SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
1. Đối tượng nào sử dụng thông tin kế toán quản trị?
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán thường được phân loại theo quan hệ với đơn vị kế
toán ( về lợi ích, về khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động của đơn vị...), theo đó đối
tượng kế toán bao gồm
 Các nhà quản lý của doanh nghiệp: là những người trực tiếp tham gia quản trị kinh
doanh, quản lý doanh nghiệp, ra các quyết định kinh doanh, chỉ đạo tác nghiệp
trực tiếp tại đơn vị, gồm có: Hội đồng quản trị, Chủ doanh nghiệp, Ban giám đốc
 Những người có lợi ích liên quan
+ Lợi ích trực tiếp: gồm có các nhà đầu tư, chủ nợ của đơn vị
+ Lợi ích gián tiếp: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan quản lý nhà nước,
cơ quan tài chính, công nhân viên, các nhà phân tích tài chính...
2. Kế toán cung cấp thông tin dưới dạng hình thức nào?
Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
3. Nêu mối quan hệ giữa tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và nguồn vốn
Là mối quan hệ chặt chẽ và không tách rời
Nguồn vốn là nguồn gốc hình thành tài sản
Nguồn vốn = nợ phải trả + vốn chủ sở hữ
Tài sản = Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn
Nguồn vốn = Tài sản
4. Phân biệt chủ sở hữu với chủ nợ
Chủ sở hữu: Mỗi doanh nghiệp đều thuộc về một người chủ nhất định mà pháp
luật thừa nhận thì gọi là chủ sở hữu của doanh nghiệp chẳng hạn như doanh
nghiệp nhà nước thì chủ sở hữu là nhà nước, doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu
là người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần thì chủ sở hữu là cổ đông
người đại diện là hội đồng quản trị
Chủ nợ: Chủ nợ là người cho một cá nhân, tổ chức khác vay một món nợ bằng tiền
hay hiện vật.
5. Vốn chủ sở hữu có thể ở dạng nào trong doanh nghiệp
Bất cứ tài sản nào
6. Nêu các nghiệp vụ làm nợ phải trả tăng?
- 331: phải trả cho ng bán
- 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước
- 334: phải trả ng Lđ
- 335: chi phí phải trả
- 336: phải trả nội bộ
- 337: thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xd
- 338: phải trả, phải nộp khác
- 341: vay và nợ thuê tài chính
- 343: trái phiếu phát hành
- 344: nhận kí quỹ, kí cược
- 347: thuế thu nhập hoãn lại phải trả
- 352: dự phòng phải trả
-353: quỹ khen thưởng, phúc lợi
- 356: quỹ phát triển KH và CN
-357: quỹ bình ổn giá
7. Nếu các nghiệp vụ làm nguồn vố tăng?
411: vốn đầu tư chủ sở hữu
412: chênh lệch đánh giá lại TS
413: chênh lệch tỉ giá hối đoái
414: quỹ đầu tư phát triển
8.Đối tượng kế toán?
Tài sản, sự vận động của tài sản, việc hđ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
9. Thời gian lưu trữ chứng từ kế toán được quy định thế nào?
Theo luật kế toán tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:
-Tổi thiếu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế
toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo
cáo tài chính;
-Tổi thiếu mười năm đối với chừng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và
lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác;
-Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về
kinh tế, an ninh, quốc phòng.
10. Phân biệt chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài?
-Chứng từ bên trong: là những chứng từ được lập trong phạm vi doanh nghiệp, không
phụ thuộc vào nội dung của nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ bên trong có loại phản ánh
quan hệ nội bộ trong đơn vị, ví dụ: phiếu xuất vật tư cho sản xuất, phiếu nhập kho sản
phẩm tư các bộ phận sản xuất... Chứng từ bên trong có thẻ phản ảnh quan hệ kinh tế
với các đơn vị bên ngoài, ví dụ: như hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao TSCĐ cho
đơn vị khác...
-Chứng từ bên ngoài là chứng từ về các nghiệp vụ có liên quan đến đơn vị kế tón
nhưng lập từ các a tăng đơn vị khác như hóa đơn giá trị gia tăng (do người bán hàng
lập), Ví dụ: Giấy báo có, Giấy báo Nợ của ngân hàng...
11. Kể tên những thông tin bắt buộc, không bắt buộc (bổ sung) trên chứng từ?
Những thông tin bắt buộc:
-Tên chứng từ
-Tên, địa chỉ và dấu ( nếu có) của đơn vị, họ tên và chữ kỹ của các cá nhân có liên
quan đến nghiệp vụ ( nơi nhận và lập chứng từ )
-Ngày lập chứng từ và số thứ tự (Số hiệu) của chứng từ
-Nội dung kinh tế cụ thẻ của nghiệp vụ
-Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị
Những thông tin không bắt buộc ( bổ sung)
-Quan hệ của chứng từ đến các loại sổ sách kế toán, tài khoản
- Quy mô kế hoạch hay định mức của nghiệp vụ
-Phương thức thực hiện (phương thức thanh toán)
-Thời gian bảo hành...
12. Những người nào phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán?
Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu
trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán
13. Trình tự xử lý chứng từ kế toán?
Bước 1: Lập chứng từ (hoặc tiếp nhận các chứng từ đã lập từ bên ngoài)
Bước 2: Kiểm tra chứng từ
Bước 3: Hoàn chỉnh chứng từ
Bước 4: Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán
Bước 4: Bảo quản và lưu trữ chứng từ
14. Nêu ví dụ các chứng từ kế toán?
Chứng từ thanh toán: phiếu thu, phiếu chi ( thanh toán bằng tiền mặt), giấy báo nợ,
báo có, sao kê ngân hàng (thanh toán bằng chuyển khoản),...
Chứng từ lao động, tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy tạm
ứng lương,...
Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ,...
Chứng từ mua bán hàng: hóa đơn giá trị gia tăng, bảng kê mua, bán hàng,...
15. Phân biệt chứng từ mệnh lệnh, chứng từ thực hiện? Cho ví dụ?
Chứng từ mệnh lệnh là chứng từ mang quyết định của chủ thể quản lý. Chứng từ
mệnh lệnh thuần túy, biểu thị nghiệp vụ kinh tế đó đã hoàn thành hay chưa, không lấy
làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
Ví dụ: các lệnh chi tiền, lệnh xuất vật tư, lệnh điều động lao động..
Chứng từ thực hiện là chứng từ phản ánh việc thực hiện mệnh lệnh của chủ thế quản
lý. Chứng từ thực hiện chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành, nó được hình thành
để ghi sổ kế toán.
Ví dụ: các loại phiếu xuất, biên lai, hóa đơn..
16. Phương pháp ghi sổ kép có đặc điểm gì? Phân biệt định khoản giản đơn và định
khoản phức tạp?
Đặc điểm của ghi sổ kép : Phản ánh kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán một cách
khoa học và chặt chẽ . Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản kế toán có liên quan
theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế đó và mối qua hệ khách quan giữa các
đối tượng kế toán
-Định khoản đơn giản là định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán. Một là tài
khoản ghi nợ, một là tài khoản ghi có
Ví dụ: Rút tiền mặt gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 100 triệu
Nợ TK 111: 100 triệu
Có TK 112: 100 triệu
-Định khoản phức tạp: là định khoản liên quan đến 3 tài khoản kế toán trở lên. Định
khoản phức tạp là sự kết hợp của 2 hay nhiều định khoản đơn giản có cùng nội dung kinh
tế với nhau
Ví dụ: Doanh nghiệp mua một tài sản cố định hữu hình trị giá 500 triệu, chưa có thuế giá
trị gia tăng 10%, chưa thanh toán cho người bán.
Nợ TK 211: 500 triệu
Nợ TK 133: 50 triệu
Có TK 331: 550 triệu
17. Tài khoản “Hao mòn tài sản cố định” là loại TK gì, kết cấu, mối quan hệ với TK 211
Hao mòn tài sản cố định là TK Tài sản 214 (Có số dư bên có)
Kết cấu TK 214:
Bên Nợ: Giá trị hao mòn tài sản cố định, Bất động sản đầu tư giảm do tài sản cố định, Bất
động sản đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư
vào đơn vị khác.
Bên Có: Giá trị hao mòn tài sản cố định, Bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao tài
sản cố định, BĐS đầu tư.
Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao
TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.
TK 214 đc tính giá trị dựa vào giá của 211 và theo số lần phân bổ
Kết cấu ngược với 211 vì là tk điều chỉnh giảm cho TK 211
18. Tài khoản 131, 331: nội dung, kết cấu, là nợ phải thu hay nợ phải trả, tài sản hay
nguồn vốn, trình bày như thế nào trên bảng cân đối kế toán
TK 331: Nợ phải trả cho người bán: (Có kết cấu là lưỡng tính) Tài khoản này dùng để
phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị với người bán, có thể mở chi tiết theo từng đối
tượng có quan hệ thanh toán. Nội dung phản ánh của TK này như sau:
Bên Nợ:
+Số tiền đã trả nợ hoặc trả trước cho người bán
+Chiếc khấu thanh toán, chiếc khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng trừ vào
số nợ phải trả
+Giá trị tài sản đã mua trả lại người bán
Bên Có:
+Số tiền phải trả cho người bán tăng trng kỳ mua chịu
+Giá trị tài sản nhận từ người bán trừ vào số tiền đã trả trước
+Số tiền trả trước còn thừa nhận lại từ người bán
Dư nợ: Số tiền trả thừa hoặc ứng trước cho người bán vào cuối kỳ
Dư Có: Số tiền còn nợ, phải trả cho người bán vào cuối kỳ
Tk 131 “Phải thu khách hàng” : Tài khoản lưỡng tính: Tài khoản này dùng để phản ánh
tình hình thanh toán giữa đơn vị với người mua, có thể mở chi tiết theo từng đối tượng có
quan hệ thanh toán và có kết cấu như sau:
Bên nợ:
+Số tiền phải thu khách hàng tăng trong kỳ do bán chịu
+ Giá bán của số sản phẩm, hàng hóa đã chuyển cho khách hàng tương ứng với số tiền đã
nhận trước
+Thanh toán cho khách hàng số tiền nhận trước còn thừa
Bên có:
+Số tiền đã thu nợ hay nhận trước của khách hàng trong kỳ
+Chiếc khấu thanh toán, chiếc khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại
chấp nhận cho khách hàng trừ vào số nợ phải thu
Dư nợ: Số tiền còn phải thu khách hàng
Dư có: Số còn phải trả khách hàng do nhận trước
19. Tài khoản điều chỉnh giảm cho TK doanh thu?
Tk 521
20. Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ vào TK 133
21. Hàng gửi bán?
TK 157: Dùng để phản ánh giá trị hàng hóa đã xuất khỏi kho của doanh nghiệp nhưng
chưa được coi là tiêu thụ do khách hàng chưa chấp nhận thanh toán hoặc hàng gửi bán
đại lý, kí gửi. Nội dung phản ánh trên tài khoản này như sau:
Bên nợ: giá trị hàng gửi bán tăng lên trong kỳ
Bên có: Giá trị hàng gửi bán được tiêu thụ hoặc nhập trử lại kho trong kỳ
Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán còn lại cuối kỳ
22. Kết cấu các tk tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập, chi phí, xác
định kết quả kinh doanh, tk điều chỉnh giảm tài sản, tk điều chỉnh giảm doanh thu?
Nhóm tài khoản tài sản có số dư thông thường bên Nợ, phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát
sinh giảm ghi bên Có; TK 1,2
- Nhóm tài khoản nguồn vốn (tài khoản nguồn vốn bao gồm tài khoản nợ phải trả và
nguồn vốn chủ sở hữu) có số dư thông thường bên Có, phát sinh tăng ghi bên Có, phát
sinh giảm ghi bên Nợ; TK 4, NỢ phải trả TK 3
- Nhóm tài khoản doanh thu không có số dư, phát sinh tăng ghi bên Có, khoản giảm trừ
doanh thu và kết chuyển doanh thu cuối kỳ ghi bên Nợ; TK 5
- Nhóm tài khoản chi phí không có số dư, phát sinh tăng ghi bên Nợ, kết chuyển chi phí
cuối kỳ ghi bên Có. TK 6,8
Tài khoản điều chỉnh giảm giá trị tài sản:
Tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (TK 129)
- Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 139)
- Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 159
- Tài khoản hao mòn tài sản cố định (TK 214
- Tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (TK 229)
Tài khoản điều chỉnh giảm cho doanh thu:
Tài khoản chiết khấu thương mại (TK 521)
- Tài khoản hàng bán bị trả lại (TK 531)
- Tài khoản giảm giá hàng bán (TK 532)
23. công thức tính số dư cuối kỳ của 1 tk? Từ đó cho biết cách xác định giá trị hàng nhập
kho, xuất kho khi đã biết các yếu tố còn lại?
Các tài khoản CHỈ CÓ số dư Bên Nợ:
Số dư cuối kỳ bên Nợ (dư Nợ cuối kỳ) = Số dưđầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ - Số
phát sinh giảm trong kỳ.
Các tài khoản CHÍ CÓ số dư Bên CóSố dư cuối kỳ bên Có (dư Có cuối kỳ) = Số dư Có
đầu kỳ - Số phát sinh bên Có trong kỳ - Số phát sinh bên Nợ trong kỳ
Các tài khoản vừa có số dư Bên Nợ, vừa có số dư bên Có (Tài khoản lưỡng tính):Trường
hợp số dư bên Nợ và cách tính như sau:
Nợ cuối kỳ = Nợ đầu kỳ + Tổng PS Nợ trong kỳ - Có đầu kỳ– Tổng PS Có trong kỳ
- Trường hợp có số dư bên Có cách tính như sau:
Có cuối kỳ = Có đầu kỳ - Tổng PS Có trong kỳ - Nợ đầu kỳ - Tổng PS Nợ trong kỳ
Các tài khoản không có số dư: Số phát sinh Bên Nợ = Số phát sinh Bên Có
-Trị giá hàng xuất kho trong kỳ=Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ+Trị giá hàng nhập kho trong
kỳ-Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ
- giá nhập= gtri trên hóa đơn+cphi mua hàng - các khoản giảm giá
24. Nhận biết nợ phải thu, nợ phải trả: 131, 141, 331, 334?
131 phải thu kh
331 phải trả ng bán
334 phải trả ng lao động
141 tạm ứng
25. Căn cứ để kế toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Chứng từ kế toán
27. Giá trị tài sản mua về (hàng tồn kho, TSCD)?
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi
phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở
địa điểm và trạng thái hiện tại.
TSCD :Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
30.000.000 đồng trở lên.
- những gì bỏ tiền ra mua mà kh đc trả lại: thuế nhập khẩu, bvmt,…vat trực tiếp
- chi phí vận chuyển,
28. phân biệt giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán? Giá thành thực tế sản phẩm tiêu
thụ trong kỳ là gì?
Giá thành sản xuất là tổng chi phí và nguồn lực mà doanh nghiệp phải tiêu tốn để sản
xuất một đơn vị sản phẩm. Nghĩa là yếu tố giá thành chỉ gắn liền với quá trình sản xuất.
Giá thành sản xuất được cấu thành từ ba loại chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
Giá vốn bán hàng là giá trị thực của hàng hóa dịch vụ chứa trong nghiệp vụ trao đổi
kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, giá vốn là trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
đã tiêu thụ trong kỳ.
29. Trong kỳ, sản xuất nhập kho 1000 sản phẩm, tổng giá thành 400.000.000đ. Xuất bán
600 sản phẩm, giá bán chưa thuế 500.000 đ/sp, thuế GTGT 10%. Chi phí bán hàng
20.000 đ/sp, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng một nửa chi phí bán hàng. Doanh nghiệp
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tính kết quả kinh doanh trong kỳ?
Giá vốn bằng 400k/1sp
Giá bán bằng 500k/1sp
 Lợi nhuận là 100k/1sp
Chi phí bán hàng là 30k
Doanh thu bằng 100-30=70K/ 1sp
 Kết quả kinh doanh trong kỳ bằng 70*600=42000K
Câu 30. Một doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp FIFO. Hàng tồn
kho đầu kỳ là 1000 kg, giá 25.000đ/kg. Ngày 2, nhập kho 1000 kg, giá 25.200 đ/kg. Ngày
7, xuất kho 1200 kg để bán với giá bán là 29.000đ/kg. Ngày 20, nhập kho 1000 kg, giá
25.100 đ/kg. Giá trị xuất kho của hàng xuất bán ngày 7?
Xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước
1000*25000+200*25200=30040000 đ/kg
Câu 31; Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu của một
sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ được tính dựa vào giá nào?
Doanh thu của 1 sản phẩm , hàng hóa tiêu thụ dựa vào giá chưa bao gồm thuế giá trị gia
tăng
32. Trong kỳ, sản xuất hoàn thành nhập kho 600 sản phẩm, biết chi phí dở dang đầu kỳ
50.000.000 đ, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 65.000.000 đ. Chi phí phát sinh trong kỳ
gồm: TK 621: 160.000.000 đ, TK 622: 130.000.000 đ, TK 627: 50.000.000 đ. Hãy cho
biết giá thành đơn vị sản phẩm
Tổng giá thành= 50+160+130+50-65=325 triệu đồng
Giá thành đơn vị sản phẩm = 325000000/ 500= 541666,67 đồng
33. Một doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp bình quân cả kỳ dự
trữ (bình quân cuối kỳ). Hàng hóa tồn kho đầu kỳ là 200 chiếc, giá 250.000 đ/chiếc. Chỉ
có 1 nghiệp vụ nhập vào ngày 3 với số lượng 300 chiếc, giá 260.000 đ/chiếc. Ngày 10,
xuất kho bán 120 chiếc. Gía trị xuất kho của hàng bán ngày 10?
Phương pháp bình quân cả kỳ
Giá xuất kho bình quân= (200*250000+300*260000)/(200+300)=256000 đ
Giá xuất kho ngày 10: 256000*120=3072000đ
34. Một doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp bình quân sau mỗi
lần nhập (bình quân liên hoàn). Hàng hóa tồn kho đầu kỳ là 300 chiếc, giá 260.000
đ/chiếc. Ngày 3, nhập kho 250 chiếc, giá 256.000 đ/chiếc. Ngày 8, xuất kho bán 150
chiếc. Ngày 20, nhập 100 chiếc, giá 253.000 đ/chiếc. Giá trị xuất kho của hàng bán ngày
8?
Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
Giá xuất kho bình quân= (300*260000+250*2560000)/(300+256)=258181.82 đ
Giá xuất kho ngày 8: 258181.82* 150=38727272.73 đ
35. Một doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp thực tế đích danh.
Hàng hóa tồn kho đầu kỳ là 5 chiếc, giá 2.500.000 đ/chiếc. Ngày 3, nhập kho 4 chiếc, giá
2.600.000 đ/chiếc. Ngày 9, xuất bán 2 chiếc (xuất kho hàng mua về ngày 3). Ngày 20,
nhập 1 chiếc, giá 2.550.000 đ/chiếc. Giá trị xuất kho của hàng bán ngày 9?
Phương pháp đích danh
Giá trị xuất kho ngày 9: 2*2600000=5200000đ
36. Bảng cân đối kế toán phản ánh thông tin gì? Biểu hiện bằng gì? Tại một thời điểm
hay trong 1 thời kỳ
Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp- cân đối tổng thể phản ánh tình hình tài sản của
doanh nghiệp trên 2 mặt : giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại 1 thời
điểm nhất định
37. Nghiệp vụ vay ngân hàng mua hàng nhập kho ảnh hưởng các khoản mục nào trên
bảng cân đối kế toán? (Tài sản tăng- nguồn vốn tăng)
Nợ TK 156
Có TK 341
38. Nghiệp vụ thu nợ khách hàng ảnh hưởng các khoản mục nào trên bảng cân đối kế
toán?
Có TK 131 ( tăng nguồn vốn –tài sản tăng)
Nợ TK 111, or TK 112
39. Nghiệp vụ “Vay ngắn hạn để trả nợ người bán” ảnh hưởng thế nào đến tài sản và
nguồn vốn chủ sở hữu? (nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm)
Nợ TK 331
Có TK 341
40. Tài khoản nào sẽ xuất hiện trên Bảng cân đối tài khoản?
Tài khoản từ 1-> 4
41. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thuộc báo cáo tài chính không? Phản ánh
thông tin gì? Tại 1 thời điểm hay trong 1 thời kỳ
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo thu nhập, báo cáo lãi và
lỗ) là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trong một kỳ kế toán cụ thể.
42. TK 611, 631 sử dụng trong pp kế toán hàng tồn kho nào?
TK 611, 631 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ
43. Trường hợp nào khi xuât kho thành phẩm, hàng hóa, kế toán không được ghi nhận giá
vốn hàng bán và doanh thu bán hang?
Hàng gửi đi bán mà khách hàng chưa chấp nhận mua
Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi
44. Sự việc nào sau đây được xác định là nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán:
ký hợp đồng với khách hàng, phỏng vấn ứng viên, ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng
thuê văn phòng, mua hàng trả ngay bằng tiền mặt, bán hàng chưa thu tiền, góp vốn
bằng tài sản cố định, nhận được đơn xin thôi việc của nhân viên, chi phí phát sinh và
đã trả tiền, nhân viên nhận quyết đinh tăng lương
45. Giá vốn của một sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ được tính dựa vào giá nào?
Dựa vào giá xuất kho của hh thành phẩm
46.Mua hàng hóa, nguyên liệu, công cụ về nhập kho, chi phí vận chuyển do người mua
chịu được hạch toán thế nào ?
Mua hàng hóa, nguyên liệu, công cụ ghi nhận tăng tài sản Nợ TK 156, TK 152,TK 155..
Khi doanh nghiệp mua hàng hóa sẽ phát sinh chi phí vận chuyển, kế toán viên tiến hành
ghi nhận các khoản chi phí này vào giá trị hàng nhập kho, bút toán ghi nhận:
Nợ TK 156, 152, 155, 211: số tiền vận chuyển được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho
hoặc nguyên giá TSCĐ
47. Trình tự và phương pháp ghi vào từng loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau
và hệ thống các sổ kế toán được gọi là gì (giáo trình trang 136,137.. 144)
Hệ thống các sổ kế toán được gọi là hình thức sổ kế toán
48. Các loại sổ của hình thức Nhật kí chung? Trong hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký
chung, căn cứ để ghi sổ Cái, sổ nhật ký chung
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: các sổ nhật ký chuyên
dùng, sổ nhật ký chung, các sổ cái các tài khoản và các sổ kế toán chi tiết
CĂN CỨ ĐỂ GHI NKC LÀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Căn cứ ghi sổ cái là NKC
49. Kỳ kế toán của đơn vị có thể là kỳ nào? Kỳ kế toán năm là năm tài chính hay năm
dương lịch
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ
thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế
toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
* Quy định chung về kỳ kế toán
- Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy
định như sau:
+ Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12
năm dương lịch.
+ Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng
của tháng cuối quý;
+ Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
50. Chứng từ mệnh lệnh như lệnh chi tiền, lệnh xuất kho có làm căn cứ ghi sổ không?
Chứng từ mệnh lệnh chỉ có giá trị về truyền đạt và ban hành chứ không được sử dụng làm
căn cứ chính thức để ghi vào sổ kế toán
51. Khoản tiền ứng trước cho người bán, tiền ứng trước của khách hàng được trình bày ở
đâu trên bảng cân đối kế toán
Khoản tiền ứng trước cho người bán: ghi bên NỢ TK 331
Khoản tiền ứng trước của khách hàng: ghi bên CÓ TK 113
52. Kế toán cung cấp thông tin dưới hình thức nào?
Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
53. Có mấy tài khoản xuất hiện trong 1 bút toán định khoản?
Số tài khoản xuất hiện trong 1 bút toán định khoản từ 2 tk trở lên
54. Số dư TK 214 được trình bày như thế nào trên bảng cân đối kế toán
Trình bày số âm ở phần tài sản
55. TK nợ phải trả và TK nguồn vốn chủ sở hữu có thể có quan hệ đối ứng với nhau
không? Nếu có cho ví dụ?
có. Dùng lợi nhuận trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi
Nợ 421/ có 353
55. Các TK tái sản có thể có quan hệ đối ứng với nhau không? Nếu có cho ví dụ?
- có. Thu nợ Kh.
Nợ 111/ có 131
55. Các TK nợ phải trả có thể có quan hệ đối ứng với nhau không? Nếu có cho ví dụ
- có. Vay Nh trả nợ ng bán
Nợ 331/ có 341
56. Nhật ký chung được ghi trên cơ sở nào? Có theo trình tự thời gian không? Có phân
biệt đối tượng không?
-Nhật ký chung được ghi trên cơ sở là căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính
hợp lệ, hợp pháp của chứng từ ( Chứng từ kế toán là hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi)
-Có theo trình từ thời gian
-Nhật ký chung không phân biệt đối tượng: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong doanh nghiệp đều được ghi vào sổ Nhật ký chung, không phân biệt đối tượng phát
sinh nghiệp vụ.
57. TK nhận ký quỹ, ký cược 344, TK hàng mua đang đi đường 151, TK ký quỹ, ký cược
244 là tài sản hay nguồn vốn
TK 344 là nợ phả trả
TK 151, 244 là tài sản
58.Thông tin của kế toán phục vụ nhu cầu ra quyết định của ai?
Hội đồng đồng quản trị, chủ doanh nghiệp, ban giám đốc
59. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các loại tài khoản nào
Doanh thu, chi phí (TK từ 5-9)
60. mỗi đơn vị có quyền mở bao nhiêu hình thức ghi sổ kế toán?
Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao
gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
61. giá thành sản phẩm sẽ thay đổi thế nào nếu giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ giảm
một nửa và các điều kiện khác không đổi?
tăng bằng giá trị giảm xuống của sản phẩm dở dang cuối kỳ
62. nếu kế toán định khoản ghi nợ mà quên ghi có hoặc ngược lại thì sẽ làm cho bảng cân
đối tài khoản bị ảnh hưởng các số liệu nào (số dư đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh)
số dư cuối kỳ và số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) được lập từ số cái tài khoản
Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm, giá trị xuất kho của nguyên vật
liệu được hạch toán Nợ TK 621/Có TK 152

More Related Content

Similar to đề cương ôn tập môn nguyên lý thống kê11

C 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánC 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánHoàng Ân
 
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptxChương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptxHuynChiV
 
Bài thuyết trình nhóm 10 2
Bài thuyết trình nhóm 10   2Bài thuyết trình nhóm 10   2
Bài thuyết trình nhóm 10 2Mo Ut
 
NHOM 2_TONG HOP BAI TT KTC 01.08.2023.pdf
NHOM 2_TONG HOP BAI TT KTC 01.08.2023.pdfNHOM 2_TONG HOP BAI TT KTC 01.08.2023.pdf
NHOM 2_TONG HOP BAI TT KTC 01.08.2023.pdftkthoatruonggia
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Lớp kế toán trưởng
 
Huongdan ttt nchuyendephaithuphaitra
Huongdan ttt nchuyendephaithuphaitraHuongdan ttt nchuyendephaithuphaitra
Huongdan ttt nchuyendephaithuphaitra0935909682
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán Lớp kế toán trưởng
 
Bài 3. Kế toán nợ phải thu.pdf
Bài 3. Kế toán nợ phải thu.pdfBài 3. Kế toán nợ phải thu.pdf
Bài 3. Kế toán nợ phải thu.pdfOanhNguyn74421
 
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...AskSock Ngô Quang Đạo
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI C...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI C...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI C...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI C...OnTimeVitThu
 
Dap An Co Giai Thich De Thi Vietinbank
Dap An Co Giai Thich De Thi VietinbankDap An Co Giai Thich De Thi Vietinbank
Dap An Co Giai Thich De Thi Vietinbankdinhnguyenvn
 
DAP AN CO GIAI THICH DE THI VIETINBANK
DAP AN CO GIAI THICH DE THI VIETINBANKDAP AN CO GIAI THICH DE THI VIETINBANK
DAP AN CO GIAI THICH DE THI VIETINBANKPham Dinh Nguyen
 
bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 bai-giảng-kế-toan-quốc-tế bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
bai-giảng-kế-toan-quốc-tếLong Nguyen
 

Similar to đề cương ôn tập môn nguyên lý thống kê11 (20)

C 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánC 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
 
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptxChương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
Chương-1_Tổng-quan-về-kế-toán_Revised-1.pptx
 
Bài thuyết trình nhóm 10 2
Bài thuyết trình nhóm 10   2Bài thuyết trình nhóm 10   2
Bài thuyết trình nhóm 10 2
 
NHOM 2_TONG HOP BAI TT KTC 01.08.2023.pdf
NHOM 2_TONG HOP BAI TT KTC 01.08.2023.pdfNHOM 2_TONG HOP BAI TT KTC 01.08.2023.pdf
NHOM 2_TONG HOP BAI TT KTC 01.08.2023.pdf
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
Huongdan ttt nchuyendephaithuphaitra
Huongdan ttt nchuyendephaithuphaitraHuongdan ttt nchuyendephaithuphaitra
Huongdan ttt nchuyendephaithuphaitra
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
 
Bài 3. Kế toán nợ phải thu.pdf
Bài 3. Kế toán nợ phải thu.pdfBài 3. Kế toán nợ phải thu.pdf
Bài 3. Kế toán nợ phải thu.pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
 
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công TyCơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
Cơ Sở Lý Luận Hoàn Thiện Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty
 
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...
Chứng từ kế toán? Phân loại chứng từ kế toán? Liên hệ thực tiễn với loại chứn...
 
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docxCơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp NEW.docx
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI C...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI C...BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI C...
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TY DƯỢC: HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI C...
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài ChínhCơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
 
Tài khoản kế toán
Tài khoản kế toánTài khoản kế toán
Tài khoản kế toán
 
Dap An Co Giai Thich De Thi Vietinbank
Dap An Co Giai Thich De Thi VietinbankDap An Co Giai Thich De Thi Vietinbank
Dap An Co Giai Thich De Thi Vietinbank
 
DAP AN CO GIAI THICH DE THI VIETINBANK
DAP AN CO GIAI THICH DE THI VIETINBANKDAP AN CO GIAI THICH DE THI VIETINBANK
DAP AN CO GIAI THICH DE THI VIETINBANK
 
bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 bai-giảng-kế-toan-quốc-tế bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
bai-giảng-kế-toan-quốc-tế
 
Bài 2 .pptx
Bài 2 .pptxBài 2 .pptx
Bài 2 .pptx
 

đề cương ôn tập môn nguyên lý thống kê11

  • 1. 1. Đối tượng nào sử dụng thông tin kế toán quản trị? Đối tượng sử dụng thông tin kế toán thường được phân loại theo quan hệ với đơn vị kế toán ( về lợi ích, về khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động của đơn vị...), theo đó đối tượng kế toán bao gồm  Các nhà quản lý của doanh nghiệp: là những người trực tiếp tham gia quản trị kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, ra các quyết định kinh doanh, chỉ đạo tác nghiệp trực tiếp tại đơn vị, gồm có: Hội đồng quản trị, Chủ doanh nghiệp, Ban giám đốc  Những người có lợi ích liên quan + Lợi ích trực tiếp: gồm có các nhà đầu tư, chủ nợ của đơn vị + Lợi ích gián tiếp: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tài chính, công nhân viên, các nhà phân tích tài chính... 2. Kế toán cung cấp thông tin dưới dạng hình thức nào? Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động 3. Nêu mối quan hệ giữa tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và nguồn vốn Là mối quan hệ chặt chẽ và không tách rời Nguồn vốn là nguồn gốc hình thành tài sản Nguồn vốn = nợ phải trả + vốn chủ sở hữ Tài sản = Tài sản dài hạn + Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn = Tài sản 4. Phân biệt chủ sở hữu với chủ nợ Chủ sở hữu: Mỗi doanh nghiệp đều thuộc về một người chủ nhất định mà pháp luật thừa nhận thì gọi là chủ sở hữu của doanh nghiệp chẳng hạn như doanh nghiệp nhà nước thì chủ sở hữu là nhà nước, doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu là người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần thì chủ sở hữu là cổ đông người đại diện là hội đồng quản trị Chủ nợ: Chủ nợ là người cho một cá nhân, tổ chức khác vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật. 5. Vốn chủ sở hữu có thể ở dạng nào trong doanh nghiệp Bất cứ tài sản nào 6. Nêu các nghiệp vụ làm nợ phải trả tăng? - 331: phải trả cho ng bán - 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước
  • 2. - 334: phải trả ng Lđ - 335: chi phí phải trả - 336: phải trả nội bộ - 337: thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xd - 338: phải trả, phải nộp khác - 341: vay và nợ thuê tài chính - 343: trái phiếu phát hành - 344: nhận kí quỹ, kí cược - 347: thuế thu nhập hoãn lại phải trả - 352: dự phòng phải trả -353: quỹ khen thưởng, phúc lợi - 356: quỹ phát triển KH và CN -357: quỹ bình ổn giá 7. Nếu các nghiệp vụ làm nguồn vố tăng? 411: vốn đầu tư chủ sở hữu 412: chênh lệch đánh giá lại TS 413: chênh lệch tỉ giá hối đoái 414: quỹ đầu tư phát triển 8.Đối tượng kế toán? Tài sản, sự vận động của tài sản, việc hđ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9. Thời gian lưu trữ chứng từ kế toán được quy định thế nào? Theo luật kế toán tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây: -Tổi thiếu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;
  • 3. -Tổi thiếu mười năm đối với chừng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; -Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. 10. Phân biệt chứng từ bên trong và chứng từ bên ngoài? -Chứng từ bên trong: là những chứng từ được lập trong phạm vi doanh nghiệp, không phụ thuộc vào nội dung của nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ bên trong có loại phản ánh quan hệ nội bộ trong đơn vị, ví dụ: phiếu xuất vật tư cho sản xuất, phiếu nhập kho sản phẩm tư các bộ phận sản xuất... Chứng từ bên trong có thẻ phản ảnh quan hệ kinh tế với các đơn vị bên ngoài, ví dụ: như hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao TSCĐ cho đơn vị khác... -Chứng từ bên ngoài là chứng từ về các nghiệp vụ có liên quan đến đơn vị kế tón nhưng lập từ các a tăng đơn vị khác như hóa đơn giá trị gia tăng (do người bán hàng lập), Ví dụ: Giấy báo có, Giấy báo Nợ của ngân hàng... 11. Kể tên những thông tin bắt buộc, không bắt buộc (bổ sung) trên chứng từ? Những thông tin bắt buộc: -Tên chứng từ -Tên, địa chỉ và dấu ( nếu có) của đơn vị, họ tên và chữ kỹ của các cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ ( nơi nhận và lập chứng từ ) -Ngày lập chứng từ và số thứ tự (Số hiệu) của chứng từ -Nội dung kinh tế cụ thẻ của nghiệp vụ -Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị Những thông tin không bắt buộc ( bổ sung) -Quan hệ của chứng từ đến các loại sổ sách kế toán, tài khoản - Quy mô kế hoạch hay định mức của nghiệp vụ -Phương thức thực hiện (phương thức thanh toán) -Thời gian bảo hành... 12. Những người nào phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán? Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán
  • 4. 13. Trình tự xử lý chứng từ kế toán? Bước 1: Lập chứng từ (hoặc tiếp nhận các chứng từ đã lập từ bên ngoài) Bước 2: Kiểm tra chứng từ Bước 3: Hoàn chỉnh chứng từ Bước 4: Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán Bước 4: Bảo quản và lưu trữ chứng từ 14. Nêu ví dụ các chứng từ kế toán? Chứng từ thanh toán: phiếu thu, phiếu chi ( thanh toán bằng tiền mặt), giấy báo nợ, báo có, sao kê ngân hàng (thanh toán bằng chuyển khoản),... Chứng từ lao động, tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, giấy tạm ứng lương,... Chứng từ hàng tồn kho: phiếu nhập kho, xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,... Chứng từ mua bán hàng: hóa đơn giá trị gia tăng, bảng kê mua, bán hàng,... 15. Phân biệt chứng từ mệnh lệnh, chứng từ thực hiện? Cho ví dụ? Chứng từ mệnh lệnh là chứng từ mang quyết định của chủ thể quản lý. Chứng từ mệnh lệnh thuần túy, biểu thị nghiệp vụ kinh tế đó đã hoàn thành hay chưa, không lấy làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Ví dụ: các lệnh chi tiền, lệnh xuất vật tư, lệnh điều động lao động.. Chứng từ thực hiện là chứng từ phản ánh việc thực hiện mệnh lệnh của chủ thế quản lý. Chứng từ thực hiện chứng minh nghiệp vụ kinh tế đã hoàn thành, nó được hình thành để ghi sổ kế toán. Ví dụ: các loại phiếu xuất, biên lai, hóa đơn.. 16. Phương pháp ghi sổ kép có đặc điểm gì? Phân biệt định khoản giản đơn và định khoản phức tạp? Đặc điểm của ghi sổ kép : Phản ánh kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán một cách khoa học và chặt chẽ . Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản kế toán có liên quan theo đúng nội dung kinh tế của nghiệp vụ kinh tế đó và mối qua hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán
  • 5. -Định khoản đơn giản là định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán. Một là tài khoản ghi nợ, một là tài khoản ghi có Ví dụ: Rút tiền mặt gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt 100 triệu Nợ TK 111: 100 triệu Có TK 112: 100 triệu -Định khoản phức tạp: là định khoản liên quan đến 3 tài khoản kế toán trở lên. Định khoản phức tạp là sự kết hợp của 2 hay nhiều định khoản đơn giản có cùng nội dung kinh tế với nhau Ví dụ: Doanh nghiệp mua một tài sản cố định hữu hình trị giá 500 triệu, chưa có thuế giá trị gia tăng 10%, chưa thanh toán cho người bán. Nợ TK 211: 500 triệu Nợ TK 133: 50 triệu Có TK 331: 550 triệu 17. Tài khoản “Hao mòn tài sản cố định” là loại TK gì, kết cấu, mối quan hệ với TK 211 Hao mòn tài sản cố định là TK Tài sản 214 (Có số dư bên có) Kết cấu TK 214: Bên Nợ: Giá trị hao mòn tài sản cố định, Bất động sản đầu tư giảm do tài sản cố định, Bất động sản đầu tư thanh lý, nhượng bán, điều động cho doanh nghiệp khác, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác. Bên Có: Giá trị hao mòn tài sản cố định, Bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao tài sản cố định, BĐS đầu tư. Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình. TK 214 đc tính giá trị dựa vào giá của 211 và theo số lần phân bổ Kết cấu ngược với 211 vì là tk điều chỉnh giảm cho TK 211 18. Tài khoản 131, 331: nội dung, kết cấu, là nợ phải thu hay nợ phải trả, tài sản hay nguồn vốn, trình bày như thế nào trên bảng cân đối kế toán TK 331: Nợ phải trả cho người bán: (Có kết cấu là lưỡng tính) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị với người bán, có thể mở chi tiết theo từng đối tượng có quan hệ thanh toán. Nội dung phản ánh của TK này như sau:
  • 6. Bên Nợ: +Số tiền đã trả nợ hoặc trả trước cho người bán +Chiếc khấu thanh toán, chiếc khấu thương mại, giảm giá hàng mua được hưởng trừ vào số nợ phải trả +Giá trị tài sản đã mua trả lại người bán Bên Có: +Số tiền phải trả cho người bán tăng trng kỳ mua chịu +Giá trị tài sản nhận từ người bán trừ vào số tiền đã trả trước +Số tiền trả trước còn thừa nhận lại từ người bán Dư nợ: Số tiền trả thừa hoặc ứng trước cho người bán vào cuối kỳ Dư Có: Số tiền còn nợ, phải trả cho người bán vào cuối kỳ Tk 131 “Phải thu khách hàng” : Tài khoản lưỡng tính: Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa đơn vị với người mua, có thể mở chi tiết theo từng đối tượng có quan hệ thanh toán và có kết cấu như sau: Bên nợ: +Số tiền phải thu khách hàng tăng trong kỳ do bán chịu + Giá bán của số sản phẩm, hàng hóa đã chuyển cho khách hàng tương ứng với số tiền đã nhận trước +Thanh toán cho khách hàng số tiền nhận trước còn thừa Bên có: +Số tiền đã thu nợ hay nhận trước của khách hàng trong kỳ +Chiếc khấu thanh toán, chiếc khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại chấp nhận cho khách hàng trừ vào số nợ phải thu Dư nợ: Số tiền còn phải thu khách hàng Dư có: Số còn phải trả khách hàng do nhận trước 19. Tài khoản điều chỉnh giảm cho TK doanh thu? Tk 521 20. Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ vào TK 133
  • 7. 21. Hàng gửi bán? TK 157: Dùng để phản ánh giá trị hàng hóa đã xuất khỏi kho của doanh nghiệp nhưng chưa được coi là tiêu thụ do khách hàng chưa chấp nhận thanh toán hoặc hàng gửi bán đại lý, kí gửi. Nội dung phản ánh trên tài khoản này như sau: Bên nợ: giá trị hàng gửi bán tăng lên trong kỳ Bên có: Giá trị hàng gửi bán được tiêu thụ hoặc nhập trử lại kho trong kỳ Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán còn lại cuối kỳ 22. Kết cấu các tk tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập, chi phí, xác định kết quả kinh doanh, tk điều chỉnh giảm tài sản, tk điều chỉnh giảm doanh thu? Nhóm tài khoản tài sản có số dư thông thường bên Nợ, phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có; TK 1,2 - Nhóm tài khoản nguồn vốn (tài khoản nguồn vốn bao gồm tài khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu) có số dư thông thường bên Có, phát sinh tăng ghi bên Có, phát sinh giảm ghi bên Nợ; TK 4, NỢ phải trả TK 3 - Nhóm tài khoản doanh thu không có số dư, phát sinh tăng ghi bên Có, khoản giảm trừ doanh thu và kết chuyển doanh thu cuối kỳ ghi bên Nợ; TK 5 - Nhóm tài khoản chi phí không có số dư, phát sinh tăng ghi bên Nợ, kết chuyển chi phí cuối kỳ ghi bên Có. TK 6,8 Tài khoản điều chỉnh giảm giá trị tài sản: Tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (TK 129) - Tài khoản dự phòng phải thu khó đòi (TK 139) - Tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (TK 159 - Tài khoản hao mòn tài sản cố định (TK 214 - Tài khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (TK 229) Tài khoản điều chỉnh giảm cho doanh thu: Tài khoản chiết khấu thương mại (TK 521) - Tài khoản hàng bán bị trả lại (TK 531) - Tài khoản giảm giá hàng bán (TK 532) 23. công thức tính số dư cuối kỳ của 1 tk? Từ đó cho biết cách xác định giá trị hàng nhập
  • 8. kho, xuất kho khi đã biết các yếu tố còn lại? Các tài khoản CHỈ CÓ số dư Bên Nợ: Số dư cuối kỳ bên Nợ (dư Nợ cuối kỳ) = Số dưđầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ - Số phát sinh giảm trong kỳ. Các tài khoản CHÍ CÓ số dư Bên CóSố dư cuối kỳ bên Có (dư Có cuối kỳ) = Số dư Có đầu kỳ - Số phát sinh bên Có trong kỳ - Số phát sinh bên Nợ trong kỳ Các tài khoản vừa có số dư Bên Nợ, vừa có số dư bên Có (Tài khoản lưỡng tính):Trường hợp số dư bên Nợ và cách tính như sau: Nợ cuối kỳ = Nợ đầu kỳ + Tổng PS Nợ trong kỳ - Có đầu kỳ– Tổng PS Có trong kỳ - Trường hợp có số dư bên Có cách tính như sau: Có cuối kỳ = Có đầu kỳ - Tổng PS Có trong kỳ - Nợ đầu kỳ - Tổng PS Nợ trong kỳ Các tài khoản không có số dư: Số phát sinh Bên Nợ = Số phát sinh Bên Có -Trị giá hàng xuất kho trong kỳ=Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ+Trị giá hàng nhập kho trong kỳ-Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ - giá nhập= gtri trên hóa đơn+cphi mua hàng - các khoản giảm giá 24. Nhận biết nợ phải thu, nợ phải trả: 131, 141, 331, 334? 131 phải thu kh 331 phải trả ng bán 334 phải trả ng lao động 141 tạm ứng 25. Căn cứ để kế toán định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh? Chứng từ kế toán 27. Giá trị tài sản mua về (hàng tồn kho, TSCD)? Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. TSCD :Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
  • 9. - những gì bỏ tiền ra mua mà kh đc trả lại: thuế nhập khẩu, bvmt,…vat trực tiếp - chi phí vận chuyển, 28. phân biệt giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán? Giá thành thực tế sản phẩm tiêu thụ trong kỳ là gì? Giá thành sản xuất là tổng chi phí và nguồn lực mà doanh nghiệp phải tiêu tốn để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Nghĩa là yếu tố giá thành chỉ gắn liền với quá trình sản xuất. Giá thành sản xuất được cấu thành từ ba loại chi phí là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá vốn bán hàng là giá trị thực của hàng hóa dịch vụ chứa trong nghiệp vụ trao đổi kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, giá vốn là trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. 29. Trong kỳ, sản xuất nhập kho 1000 sản phẩm, tổng giá thành 400.000.000đ. Xuất bán 600 sản phẩm, giá bán chưa thuế 500.000 đ/sp, thuế GTGT 10%. Chi phí bán hàng 20.000 đ/sp, chi phí quản lý doanh nghiệp bằng một nửa chi phí bán hàng. Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Tính kết quả kinh doanh trong kỳ? Giá vốn bằng 400k/1sp Giá bán bằng 500k/1sp  Lợi nhuận là 100k/1sp Chi phí bán hàng là 30k Doanh thu bằng 100-30=70K/ 1sp  Kết quả kinh doanh trong kỳ bằng 70*600=42000K Câu 30. Một doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp FIFO. Hàng tồn kho đầu kỳ là 1000 kg, giá 25.000đ/kg. Ngày 2, nhập kho 1000 kg, giá 25.200 đ/kg. Ngày 7, xuất kho 1200 kg để bán với giá bán là 29.000đ/kg. Ngày 20, nhập kho 1000 kg, giá 25.100 đ/kg. Giá trị xuất kho của hàng xuất bán ngày 7? Xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước 1000*25000+200*25200=30040000 đ/kg Câu 31; Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu của một sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ được tính dựa vào giá nào?
  • 10. Doanh thu của 1 sản phẩm , hàng hóa tiêu thụ dựa vào giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 32. Trong kỳ, sản xuất hoàn thành nhập kho 600 sản phẩm, biết chi phí dở dang đầu kỳ 50.000.000 đ, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 65.000.000 đ. Chi phí phát sinh trong kỳ gồm: TK 621: 160.000.000 đ, TK 622: 130.000.000 đ, TK 627: 50.000.000 đ. Hãy cho biết giá thành đơn vị sản phẩm Tổng giá thành= 50+160+130+50-65=325 triệu đồng Giá thành đơn vị sản phẩm = 325000000/ 500= 541666,67 đồng 33. Một doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân cuối kỳ). Hàng hóa tồn kho đầu kỳ là 200 chiếc, giá 250.000 đ/chiếc. Chỉ có 1 nghiệp vụ nhập vào ngày 3 với số lượng 300 chiếc, giá 260.000 đ/chiếc. Ngày 10, xuất kho bán 120 chiếc. Gía trị xuất kho của hàng bán ngày 10? Phương pháp bình quân cả kỳ Giá xuất kho bình quân= (200*250000+300*260000)/(200+300)=256000 đ Giá xuất kho ngày 10: 256000*120=3072000đ 34. Một doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân liên hoàn). Hàng hóa tồn kho đầu kỳ là 300 chiếc, giá 260.000 đ/chiếc. Ngày 3, nhập kho 250 chiếc, giá 256.000 đ/chiếc. Ngày 8, xuất kho bán 150 chiếc. Ngày 20, nhập 100 chiếc, giá 253.000 đ/chiếc. Giá trị xuất kho của hàng bán ngày 8? Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập Giá xuất kho bình quân= (300*260000+250*2560000)/(300+256)=258181.82 đ Giá xuất kho ngày 8: 258181.82* 150=38727272.73 đ 35. Một doanh nghiệp tính giá xuất kho hàng hóa theo phương pháp thực tế đích danh. Hàng hóa tồn kho đầu kỳ là 5 chiếc, giá 2.500.000 đ/chiếc. Ngày 3, nhập kho 4 chiếc, giá 2.600.000 đ/chiếc. Ngày 9, xuất bán 2 chiếc (xuất kho hàng mua về ngày 3). Ngày 20, nhập 1 chiếc, giá 2.550.000 đ/chiếc. Giá trị xuất kho của hàng bán ngày 9? Phương pháp đích danh Giá trị xuất kho ngày 9: 2*2600000=5200000đ 36. Bảng cân đối kế toán phản ánh thông tin gì? Biểu hiện bằng gì? Tại một thời điểm hay trong 1 thời kỳ
  • 11. Bảng cân đối kế toán là bảng tổng hợp- cân đối tổng thể phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp trên 2 mặt : giá trị tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản tại 1 thời điểm nhất định 37. Nghiệp vụ vay ngân hàng mua hàng nhập kho ảnh hưởng các khoản mục nào trên bảng cân đối kế toán? (Tài sản tăng- nguồn vốn tăng) Nợ TK 156 Có TK 341 38. Nghiệp vụ thu nợ khách hàng ảnh hưởng các khoản mục nào trên bảng cân đối kế toán? Có TK 131 ( tăng nguồn vốn –tài sản tăng) Nợ TK 111, or TK 112 39. Nghiệp vụ “Vay ngắn hạn để trả nợ người bán” ảnh hưởng thế nào đến tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu? (nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm) Nợ TK 331 Có TK 341 40. Tài khoản nào sẽ xuất hiện trên Bảng cân đối tài khoản? Tài khoản từ 1-> 4 41. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thuộc báo cáo tài chính không? Phản ánh thông tin gì? Tại 1 thời điểm hay trong 1 thời kỳ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (hay còn gọi là báo cáo thu nhập, báo cáo lãi và lỗ) là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán cụ thể. 42. TK 611, 631 sử dụng trong pp kế toán hàng tồn kho nào? TK 611, 631 chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 43. Trường hợp nào khi xuât kho thành phẩm, hàng hóa, kế toán không được ghi nhận giá vốn hàng bán và doanh thu bán hang? Hàng gửi đi bán mà khách hàng chưa chấp nhận mua Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi
  • 12. 44. Sự việc nào sau đây được xác định là nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán: ký hợp đồng với khách hàng, phỏng vấn ứng viên, ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng thuê văn phòng, mua hàng trả ngay bằng tiền mặt, bán hàng chưa thu tiền, góp vốn bằng tài sản cố định, nhận được đơn xin thôi việc của nhân viên, chi phí phát sinh và đã trả tiền, nhân viên nhận quyết đinh tăng lương 45. Giá vốn của một sản phẩm, hàng hóa đã tiêu thụ được tính dựa vào giá nào? Dựa vào giá xuất kho của hh thành phẩm 46.Mua hàng hóa, nguyên liệu, công cụ về nhập kho, chi phí vận chuyển do người mua chịu được hạch toán thế nào ? Mua hàng hóa, nguyên liệu, công cụ ghi nhận tăng tài sản Nợ TK 156, TK 152,TK 155.. Khi doanh nghiệp mua hàng hóa sẽ phát sinh chi phí vận chuyển, kế toán viên tiến hành ghi nhận các khoản chi phí này vào giá trị hàng nhập kho, bút toán ghi nhận: Nợ TK 156, 152, 155, 211: số tiền vận chuyển được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho hoặc nguyên giá TSCĐ 47. Trình tự và phương pháp ghi vào từng loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ với nhau và hệ thống các sổ kế toán được gọi là gì (giáo trình trang 136,137.. 144) Hệ thống các sổ kế toán được gọi là hình thức sổ kế toán 48. Các loại sổ của hình thức Nhật kí chung? Trong hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung, căn cứ để ghi sổ Cái, sổ nhật ký chung Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: các sổ nhật ký chuyên dùng, sổ nhật ký chung, các sổ cái các tài khoản và các sổ kế toán chi tiết CĂN CỨ ĐỂ GHI NKC LÀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN Căn cứ ghi sổ cái là NKC 49. Kỳ kế toán của đơn vị có thể là kỳ nào? Kỳ kế toán năm là năm tài chính hay năm dương lịch Theo khoản 14 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính. * Quy định chung về kỳ kế toán
  • 13. - Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau: + Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. + Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý; + Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. 50. Chứng từ mệnh lệnh như lệnh chi tiền, lệnh xuất kho có làm căn cứ ghi sổ không? Chứng từ mệnh lệnh chỉ có giá trị về truyền đạt và ban hành chứ không được sử dụng làm căn cứ chính thức để ghi vào sổ kế toán 51. Khoản tiền ứng trước cho người bán, tiền ứng trước của khách hàng được trình bày ở đâu trên bảng cân đối kế toán Khoản tiền ứng trước cho người bán: ghi bên NỢ TK 331 Khoản tiền ứng trước của khách hàng: ghi bên CÓ TK 113 52. Kế toán cung cấp thông tin dưới hình thức nào? Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động 53. Có mấy tài khoản xuất hiện trong 1 bút toán định khoản? Số tài khoản xuất hiện trong 1 bút toán định khoản từ 2 tk trở lên 54. Số dư TK 214 được trình bày như thế nào trên bảng cân đối kế toán Trình bày số âm ở phần tài sản 55. TK nợ phải trả và TK nguồn vốn chủ sở hữu có thể có quan hệ đối ứng với nhau không? Nếu có cho ví dụ? có. Dùng lợi nhuận trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi Nợ 421/ có 353 55. Các TK tái sản có thể có quan hệ đối ứng với nhau không? Nếu có cho ví dụ? - có. Thu nợ Kh. Nợ 111/ có 131
  • 14. 55. Các TK nợ phải trả có thể có quan hệ đối ứng với nhau không? Nếu có cho ví dụ - có. Vay Nh trả nợ ng bán Nợ 331/ có 341 56. Nhật ký chung được ghi trên cơ sở nào? Có theo trình tự thời gian không? Có phân biệt đối tượng không? -Nhật ký chung được ghi trên cơ sở là căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ ( Chứng từ kế toán là hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi) -Có theo trình từ thời gian -Nhật ký chung không phân biệt đối tượng: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong doanh nghiệp đều được ghi vào sổ Nhật ký chung, không phân biệt đối tượng phát sinh nghiệp vụ. 57. TK nhận ký quỹ, ký cược 344, TK hàng mua đang đi đường 151, TK ký quỹ, ký cược 244 là tài sản hay nguồn vốn TK 344 là nợ phả trả TK 151, 244 là tài sản 58.Thông tin của kế toán phục vụ nhu cầu ra quyết định của ai? Hội đồng đồng quản trị, chủ doanh nghiệp, ban giám đốc 59. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các loại tài khoản nào Doanh thu, chi phí (TK từ 5-9) 60. mỗi đơn vị có quyền mở bao nhiêu hình thức ghi sổ kế toán? Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. 61. giá thành sản phẩm sẽ thay đổi thế nào nếu giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ giảm một nửa và các điều kiện khác không đổi? tăng bằng giá trị giảm xuống của sản phẩm dở dang cuối kỳ
  • 15. 62. nếu kế toán định khoản ghi nợ mà quên ghi có hoặc ngược lại thì sẽ làm cho bảng cân đối tài khoản bị ảnh hưởng các số liệu nào (số dư đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh) số dư cuối kỳ và số phát sinh Bảng cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) được lập từ số cái tài khoản Khi xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm, giá trị xuất kho của nguyên vật liệu được hạch toán Nợ TK 621/Có TK 152