SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 9 – HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2013 – 2014
-----------------  -----------------
Câu 1: Lập biểu bản quá trình hoạt động ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925? (Thời gian / Sự kiện / Ý nghĩa,tác
dụng)
Thời gian Sự kiện Ý nghĩa, tác dụng
6/1919 Gửi tối hậu thư Vec-xai “ Bản yêu sách
của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho
nhân dân Việt Nam.
Như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân
dân, như một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ
7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ khảo lần I
những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa” của Lênin.
Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Từ
đó người hoàn tin Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ III.
12/1920 Người tán thánh Quốc tế thứ III của Lênin.
Tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.
Đánh dấu bứt ngoặc trong quá trình hoạt động cách mạng của mình
tù chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác – Lênin.
1921 Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết nhiều
bài báo “Người cùng khổ”, “Đời sống
công nhân”, “nhân đạo”,...
Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông
qua tổ chức truyền bà chũ nghĩa Mác – Lênin đến các dân tộc thuộc
đến các dân tộc thuộc địa. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân
dân đứng dậy đấu tranh.
6/1923 Dự hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu
vào ban chấp hành.
Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin qua những bài báo “Sự
thật” và “Thư tín” .
1924 Dự đại hội Quốc tế cộng sản làn V. Tại đây người trình bày tham luận nêu rõ quan điểm của mình về vị
trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ của cách
mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc.
6/1925 Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng
Thanh Niên.
Chuẩn bị về mặc tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt
Nam. Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 2: Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1930 đối với dân tộc Việt Nam và cách mạng thế giới?
*Đối với dân tộc Việt Nam:
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam:
+ Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Nhân đạo,người cùng khổ,Đường Kách Mệnh,....
+ Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925).
- Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt
Nam (6/1/1930).
- Đề ra đường lối cơ ban cho cách mạng Việt Nam, Vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách
lược vắn tắt.
*Đối với cách mạng thế giới:
- Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc...
- Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa.
- Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chũ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 3: Trình bày hoàn cảnh, quá trình ra đời của Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử và những hạn chế của ba tổ
chức này?
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát
triển manh mẽ , đặt ra yêu cầu cần phải có chính Đảng lãnh đạo .
- Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
- Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà
Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội
Việt Nam cách mạng Thanh Niên.
*Qúa trình thành lập:
Đông dương Cộng Sản Đảng:
- Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn
đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản,nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến
hành vận động thành lập Đảng cộng sản.
- Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản
Đảng, thông qua tuyên ngôn,điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
An Nam Cộng Sản Đảng:
- Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng,uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất
nhanh,nhất là ở Bắc và Trung kỳ.
- Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 8/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng
Thanh Niên ở Trung Quốc và Nam kỳ cũng đã quyêt định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng.
Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn:
- Tháng 9/1929, nhóm theo chủ nghĩa Mác trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã tách ra, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn.
*Ý nghĩa:
- Đó là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản.
- Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
*Hạn chế:
Trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành, công kích lẫn nhau,gâ y nên
tình trạng thiếu thống nhất,đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.
Câu 4: Tại sao Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập? Nội dung và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng?
*Sỡ dĩ Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập là vì:
- Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân,nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ,
đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất,chặt chẽ của một chính đảng duy nhất .
- Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau,gây nên tình trạng thiếu thống
nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ.
- Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình trên
Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Hương Cảng triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng.
 Ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
*Nội dung hội nghị:
- Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất. lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
 Hội nghị thống nhất Đảng có giá trị lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng
*Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN:
+ Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng
+ Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
+ Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN
+ Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 5: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của
Đảng?
*Sau khi lật đổ chính quyền phong kiến – đế quốc ở một số huyện xã, thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết thì các chi bộ đảng
lãnh đạo chính quyền về mọi mặc:
- Kinh tế: Xóa thuế, chia lại ruộng đất cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ,....
- Chính trị: Ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân,...
- Văn hóa – xã hội: Tuyên truyền chữ quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn xã hội,....
- Quân sự: Trấn áp bọn phản động cách mạng, thành lập đội tự vệ đỏ,...
*Lần đầu tiên nhân dân được nắm quyền về chính trị và hưởng quyền lợi về mọi mặc. Chứng tỏ đây là chính quyền của dân – vì
dân. Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 6: Hãy chứng tỏ rằng: “Phong trào đấu tranh trong những năm 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai của cách mạng Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”?
Đây là cuộc diễn tập thứ hai do Đảng lãnh đạo bởi vì:
- Vào năm 1930-1931 đã diển ra cuộc diễn tập thứ nhất.
- Phong trào dân chủ 1936-1939 là một cao trào dân chủ rộng lớn, quân chúng được giác ngộ, tập dượt đấu tranh,...
- Các tổ chức Đảng được củng cố, phát triển. Thử nghiệm chủ trương, sách lược đấu tranh trong hoàn cảnh cụ thể. Vận dụng
linh hoạt các hình thức đấu tranh.
- Góp phần chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 7: So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với Phong trào cách mạng 1936 - 1939?
Nội dung 1930 - 1931 1936 - 1939
Kẻ thù
Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến
Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không
chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp
Mục tiêu (nhiệm
vụ)
Độc lập dân tộc và người cày có ruộng
(có tính chiến lược)
Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình
(có tính sách lược)
Chủ trương, sách
lược
Chống đế quốc,giành độc lập dân tộc. Chống
địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân
cày.
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản
động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Tập hợp lực
lượng
Liên minh công nông Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực
lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ.
Hình thức đấu
tranh
Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp
pháp: bãi công,biểu tình, đấu tranh vũ trang ->
lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh.
Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp:
phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo
chí, bãi công,bãi thị, bãi khoá….
Lực lượng tham
gia
Chủ yếu là công nông
Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt
thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.
Địa bàn chủ yếu
Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công
nghiệp
Chủ yếu ở thành thị
Câu 8: Tại sao lệnh tổng khỡi nghĩa được ban bố? Chủ trương của Đảng, diễn biến của tổng khỡi nghĩa tháng tám năm 1945?
*Sỡ dĩ lễnh tổng khởi nghĩa được ban bố là vì:
- Tình hình thế giới:
+ Ở Châu Âu: tháng 5/1945, Đức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện.
+ Ở châu Á: Ngày 6 đến ngày 9/8/1945 Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Đến trưa 15/8/1945, Nhật chính thức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện.
- Tình hình trong nước: Quân Nhật ở Đông Dương và chính quyền Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Kẻ thù của dân tộc
Việt Nam đã gục ngã, thời cơ ngàn năm có một để ta vùng lên giành chính quyền.Và sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặc của Đảng (
3 lần diễn tập), được nhân dân hưởng ứng và ủng hộ.
 Thời cơ khách quan cũng như chủ quan đã đến nên Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
*Chủ trương của Đảng:
- Nghe tin phát xít Nhật đầu hàng,ngày 13 tháng 8 năm 1945,Tổng bô Việt Minh và TW Đảng thành lập Ủy Ban khởi nghĩa , ban
bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.
- Ngày 14/8 đến 15/8/1945). Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào - Tuyên Quang quyết định phát động Tổng khởi nghĩa
trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
- Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông
qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
Ý nghĩa : Chủ trương của Đảng thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao độ của dân tộc. Quyết định đến vận mạng của dân tộc.
*Diễn biến:
- Chiều ngày 16/8/1945, một đơn vị giải phóng quân từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc Tổng
khởi nghĩa.
- Từ ngày 14/8/1945 đến ngày 18/8/1945, 4 tỉnh đầu tiên giành được chính quyền là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng
Nam.
- Từ 15/8/1945 đến ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội khởi nghĩa và đã giành được chính quyền.
- Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi..
- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi.
Thắng lợi của Hà Nội, Huế, Sài gòn có tác dụng cổ vũ cho các địa phương còn lại trong cả nước vùng lên giành chính quyền.
- Đến ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công hoàn toàn trong cả nước
- Ngày 30/8/1945: Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến ở VN.
- Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập,
trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập.
Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám thành công?
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Khách quan:
+ Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh đánh bại chủ nghĩa phát xít mà trực tiếp là phát xít Nhật đã tạo ra một thời cơ thuận lợi
để nhân dân ta đứng lên giành chính quyền nhanh chóng và ít thiệt hại.
- Chủ quan:
+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất VN vì vậy, khi Đảng và mặt
trận VM phất cao ngọn cờ cứu nước, thì toàn dân nhất tề đứng lên để cứu nước.
+ Do sự lãnh đạo đúng đắn,tài tình của Đảng và Bác Hồ:
+ Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm nhất là về xd lực lượng, xd căn cứ địa. ...
+ Trong những ngày khởi nghĩa toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết tâm cao, các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt,thống nhất, chớp
thời cơ phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền....
*Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với dân tộc:
+ Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Nó đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và lật nhào chế
độ phong kiến, khai sinh nước VNDCCH, nhà nước do nhân dân làm chủ..
+Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập tự do , giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
+ Đưa Đảng cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền ….
- Đối với quốc tế:
+ Góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần II.
+ Chọc thủng khâu yếu nhất của trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
Câu 10: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ?
*Sỡ dĩ nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc là:
- Chính trị: Giặc ngoại xâm đe dọa cả 2 miền
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm
mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.Ngoài ra trên cả
nước còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp
+ Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng giữa lúc chính quyền cách mạng chưa được
củng cố.
- Kinh tế:
+ Nạn đói vẫn chưa khắc phục . Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn .
+ Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương.
- Văn hóa – xã hội:
+ Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề.
+ Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến.
 Tất cả những khó khăn trên đã diễn ra cùng một lúc, vận mệnh của dân tộc ta bị đe dọa như “Ngàn cân treo sợi tóc”
*Bên cạnh những khó khăn đó thì nước ta sau cách mạng tháng tám cũng có nhiều thuận lợi:
- Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi gắn bó với chế độ.
- Trên thế giới hệ thống XHCN đang hình thành,PTGPDT phát triển mạnh mẽ.
Câu 11: Tại sao lại có “Hiệp định Sơ Bộ” và “Tạm ước Việt – Pháp”? Ý nghĩa của việc Đảng ta ký “Hiệp định Sơ Bộ” và “Tạm
ước Việt – Pháp”?
*Hiệp định Sơ Bộ:
- Đầu năm 1946, Pháp âm mưu đưa quân ra miền bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Ngày 28/2/1946 Pháp ký hiệp ước với Tưởng Hiệp
ước Hoa – Pháp.
- Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta đứng trước 2 con đường phải lựa chọn : Hoặc cầm súng chiến đấu không cho Pháp đổ bộ lên
miền Bắc; hoặc hoà hoãn với Pháp để tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm.
 Trước tình hình đó, đảng ta quyết định hòa với Pháp để gạt Tưởng. Ngày 6/3/1946, Chính phủ ta kí “Hiệp định Sơ Bộ” với Pháp.
*Tạm ước Việt – Pháp:
- Sau khi kí Hiệp định Sơ Bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam bộ, lập chính phủ Nam kỳ tự trị, âm mưu tá c
Nam bộ ra khỏi Việt Nam  Nhân dân ta nổi dậy đấu tranh khắp nơi.
- Quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
 Trước tình hình đó, đảng ta ta quyết định nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tê, văn hóa. Ngày 14/9/1946, Chính
phủ ta kí “Tạm ước Việt – Pháp ” với Pháp.
*Ý nghĩa:
- Với việc kí Hiệp định Sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Giúp ta loại bớt một kẻ thù là 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc .
- Tạo cho ta thời gian hòa bình quí báu để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến đánh Pháp lâu dài.
- Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
Câu 12:: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
*Âm mưu của Pháp:
- Tháng 3/1947, Bôlaec được cử làm Cao ủy Pháp ở ĐD đồng thời vạch kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc
chiến tranh xâm lược.
- Ngày 7-10-1947, Pháp huy đông 12.000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc .
*Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
*Diễn biến:
- Tại Bắc Cạn, Chợ Mới địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt.
- Ở mặt trận hướng Đông: ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau(30/10/1947).
- Ở hướng tây: Ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng(24/10/1947), Khe lau(10/11/1947).
*Kết quả:
- Hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy, ngày 19-12-19 quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
- Lực lượng của địch bị tổn thất nặng nề: 6.000 tên bị diệt, 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô .
- Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành nhanh chóng.
*Ý nghĩa:
Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, đã đưa kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi
chiến lược ở Đông Dương. Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài có lợi cho ta.
Câu 13: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Thế giới:
+ Ngày 01-10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời tạo điều kiện cho ta liên lạc với
các nước XHCN .
+ Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, và các nước CHXH khác lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với nước ta
- Trong nước:
+ Pháp liên tục thất bại và ngày càng lệ thuộc Mỹ hơn.
+ Pháp âm mưu thực hiện kế hoạch Rơ Ve nhằm: Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt
Trung . Thiết lập hành lang Đông-Tây: HN - Hải Phòng – Hòa Bình – Sơn La  Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
*Chủ trương của ta:
Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm 3 mục tiêu:
- Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch,
- Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới
- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc
*Diễn biến
- 16-9-1950. ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê một cứ điểm quan trọng trên đường số 4
- Đến ngày 18/9/ 1950 ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.
- Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về.
- Đoán được ý định của địch, ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không
gặp được nhau.
- Pháp rút lần lượt khỏi Thất Khê, Na Sầm.LS…Đến ngày 22/10/1950 đường số 4 được giải phóng
*Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, khai thông được 750km từ Cao Bằng về Đình Lập, giải phóng với 35 vạn
dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây, thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản
*Ý nghĩa:
- Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.
- Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh sự trưởng thành của Bộ đội ta qua 4 năm kháng chiến.
- Qua chiến dịch này ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
- Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến .
Câu 14: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
*Âm mưu của Pháp: Trong tình hình kế hoạch NaVa bước đầu bị phá sản, Pháp quyết định tập trung xây dựng Điện Biên Phủ
thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất là 16.200 tên, chia làm 3 phân khu với 49 cứ
điểm => Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài bát khả xâm phạm”.
*Chủ trương của ta:
- Đầu tháng 12/ 1953, TW Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt địch giải phóng vùng Tây Bắc, tạo
điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
- Ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch: 4 đại doàn bộ binh, 1 đại doàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn công
binh…hàng chục nghìn tấn vũ khĩ lương thực…chuyển ra mặt trận. Đầu tháng 3-1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
*Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:
- Đợt 1, ( từ ngày 13 đến 17-3-1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng
chiến đấu 2000 tên địch.
- Đợt 2, ( từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh như
các cứ điểm E1, D1, C1, A1,… bao vây, chia cắt địch.
-Đợt 3, (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung Tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn
lại. Chiều 7-5 ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h 30 tướng cờ Đờ Caxtori cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
*Kết quả: Ta đã loại vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ
vũ khí, phương tiện chiến tranh.
*Ý nghĩa:
- Thắng lợi Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava.
- Giáng đòn quyết định vào tham vọng xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều
kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoạigiao của ta giành thắng lợi.
Câu 15: So sánh Chiến dịch Việt Bắc (1947) với Chiến dịch Biên Giới (1950)?
Nội dung so
sánh
Việt Bắc Biên Giới
Mục đích
Tiêu diệt cuộc tấn công của Pháp lên Việt
Bắc, bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não kháng
Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Khai thông con
đường liên lạc giữa ta và Trung Quốc với các nước
chiến, khai thông biên giới, mở đường liên lạc
giữa ta và quốc tế.
dân chủ trên thế giới. Mở rộng và củng cố căn cứ địa
Việt Bắc. Tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng
chiến.
Cách đánh của
chiến dịch
Chủ động tổ chức lực lượng chống lại cuộc
tiến công địch, tiến hành bao vây, mở các trận
tập tập kích, tiêu diệt các gọng kìm tiến công
của quân Pháp.
Chủ động mở chiến dịch tiến công địch, Đánh điểm
(Đông Khê), chia các hệ thống phòng ngựcủa địch
(đường số 4), phục kích tiêu diệt quân tăng viện của
Pháp.
Kết quả của
chiến dịch
Tiêu diệt cuộc tấn công của Pháp lên Việt
Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo
toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng
thành.
Giải phóng vùng biên giới Việt Trung. Thế bao vây
cả trong lẫn ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá
vỡ. Làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
Ý nghĩa của
chiến dịch
Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng
nhanh của Pháp, buộc chúng phải bị động
chuyển sang đánh lâu dài.
Là chiến dịch lớn đầu tiên của quân ta chủ động mở
và giành quyền chủ động vè chiến lược trên chiến
trường Bắc bộ.
Câu 16: Nội dung cơ bản, ý nghĩa của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
*Hoàn cảnh:
- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế
chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.
 Chính phủ ta đã ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương vào ngày 21-7-1954
*Nội dung:
- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ c ủa
3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn ĐD.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân,chuyển giao khu vực.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.Các nước Đông Dương không được tham
gia bất cứ khối liên minh quân sự nào.
- Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến
tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956.
- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ĐD
- Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.
*Ý nghĩa:
- Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đô ng Dương.
- Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nd ta, MB được giải phóng.
- Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng
chiến tranh xâm lược DĐ.
Câu 17: Tại sao nói chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cùng với Hiệp định Giơnevơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta
( 1945-1954)?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đã làm phá sản hoàn toàn kế
hoạch Nava – kế hoạch quân sự lớn nhất và cuối cùng của Pháp trong 9 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với hiệp định Giơnevơ 1954, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương
và rút quân về nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Câu 18: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ?
*Nguyên nhân thắng lợi;
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất,có lực lượng vũ trang 3 thứ quân, có hậu phương rộng lớn,
vững mạnh.
- Có liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân
chủ nhân dân và các nước khác.
*Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc
được giải phóng,chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ
vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
Câu 19: Hoàn cảnh, diễn biến , kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi 1959-1960 ?
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Mỹ - Diệm tiến hành tăng cường khủng bố đàn áp cách mạng, ra sắc lệnh “Đặc cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Thực hiện “đạo luật
10-59” công khai, chém giết người vô tội khắp miền nam.
- Trước tình hình đó, 1959: Hội nghị trung ương Đảng họp lần thứ V đề ra nghị quyết 15: Xác định con đường cơ bản của cách mạng
miền nam là khởi nghĩa giành lấy chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh
vũ trang.
 Được nghị quyết 15 soi sáng,phong trào nổi dậy khắp nơi thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre.
*Diễn biến:
- Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái, Vĩnh Thạnh (2/1959), Trà Bồng (8/1959), phong trào nhanh chóng lan rộng ra
khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre
- Ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh
chóng lan ra toàn huyện,toàn tỉnh Bến Tre, lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên…
*Kết quả: Phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch, thành lập ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu
ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo.
*Ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- Thắng lợi của phong trào “Đồng Khỡi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1946).
Câu 20: Âm mưu và thủ đoạncủa Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở Miền Nam. Những thắng lợi của
quân dân Miền Nam trong chống “chiến tranh đặc biệt”?
*Âm mưu:
- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của h ệ
thống cố vấn quân sựMĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật,phương tiện triến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cá ch mạng
và nhân dân ta.
- Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.
*Thủ đoạn:
- Mĩ đề ra kế hoạch Xtalay – Taylo nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng.
- Tăng cường viện trợ quân sự: đưa nhiều cố vấn quân sự, tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị phưong tiện chiến tranh hiện
đại…lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở MN để trực tiếp chỉ đạo quân đội SG.
- Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
- Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lương cách mạng.
- Phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn sự chi viện của MB vào MN..
*Những thắng lợi của nhân dân miền Nam trong chiến tranh đặc biệt:
Dưới sự lãnh đạo của MTDTGPMNVN quân dân MN nổi dậy tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược ( rừng núi, nong thôn,đô thị)
bằng 3 mũi giáp công ( chính trị, quân sự, binh vận) dẫ giành được những thắng lợi:
- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng
số ấp với gần 70% nông dân.
- Trên mặt trận chính trị : Nông dân ở các đô thị nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng đấu tranh chống lại sự đần áp vcủa chính quyền
Diệm nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ phật giáo và “Đội quân tóc dài”. => đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô
Đình Diệm. (1/ 11/1963 Mĩ làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm)
- Trên mặt trận quân sự:
+2/1/1963 quân dân miền Nam giành thắng lớn trong trận Ấp Bắc – Mĩ Tho => dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập
công”. Chiến thắng này chứng minh rằng quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặt biệt” của Mĩ - ngụy.
+ Đông – xuân 1964 – 1965, ta mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Bình Gĩa (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi),
Đồng Xoài (Bình Phước)… đã làm phá sản về cơ bản chiếc lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
*Ý Nghĩa: Đây là thất bại chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa
quân Mĩ vào tham chiến ở Miền Nam.
Câu 21: Âm mưu và hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Những thắng lợi tiêu biểu của Quân dân ta
trong "Chiến tranh Cục bộ?
*Âm mưu:
- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và mở rộng
chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước
đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn . Trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu .
- Mục tiêu: giành lại thế chủ động trên chiến trường bằng chiến lược “tìm diệt”, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự,
buộc ta phải đánh nhỏ hoặc rút về biên giới, tiến tới kết thúc chiến tranh.
*Hành động: Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông,vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào Miền Nam đã mở ngay cuộc hành
quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai cuộc phản công chiến lươc mùa khô (1965 – 1966 và
1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.
*Những thắng lợi tiêu biểu:
Chiến thắng Vạn Tường Quảng Ngãi,( 18 – 8-1965):
- Mờ sáng ngày 18-8 1965 Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường
nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta.
- Sau một ngày quân chủ lực cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành q uân của địch, loại khỏi vòng
chiến đấu 900 tên, bắn cháy hàng chục xe tăng, xe bọc thép, máy bay.
- Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, khẳng định quân dân ta có thể đánh thắng Mĩ trong chiến tranh cục bộ, mở
đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
Chiến thắng trong hai mùa khô:
- Mùa khô thứ nhất ( Đông – Xuân 1965-1966): Quân dân miền Nam đã đập tan các cuộc phản công chiến lược với 450 cuộc hành
quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn vào Đông Nam Bộ và Liên khu V. Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 104 000
địch, trong đó có 42 000 quân Mỹ.
- Mùa khô thứ hai (1966-1967): Quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược với 895 cuộc hành quân,trong đó có 3 cuộc
hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxon Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây
Ninh), nhằm tiêu điệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta . Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 151 000 địch, trong đó có 68 000
quân Mỹ .
- Phong trào đấu tranh của quần chúng chống ách kìm kẹp của địch, phá “ấp chiến lược” ở nông thôn diễn ra mạnh mẽ. Ở thành thị
công nhân, HSSV đấu tranh đòi Mĩ rút về nước đòi tự do dân chủ… Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của MTDTGPMNVN
được nâng cao.
Câu 22: Âm mưu và thủ đoạncủa Mĩ- Ngụy trong “Việt Nam hóa chiến tranh” . Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến
đấu chống Việt Nam hóa chiến tranh ?
*Âm mưu:
- Sau thất bại của chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lươc “Việt nam hóa chiến tranh” và mở
rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, gọi là “Đông Dương hóa chiến tranh”.
- “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ
yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy,cung cấp vũ khí và phương tiện chiến tranh.
- Tiến hành “Việt nam hóa chiến tranh” Mĩ tiếp tục dùng âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm thương vong của
người Mĩ trên chiến trường.
- Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộngchiến tranh xâm lược Campuchia (năm 1970), tăng cường
chiến tranh ở Lào (năm 1971) thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
*Thủ đoạn:
- Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền SG.
- Mở rộng chiến trangh phá hoại MB, Lào, CPC.
- Mĩ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hoàn hoãn với Liên xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.
*Những thắng lợi của quân dân ta:
- Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam thành lập, được 23 nước công nhận,có 21 nước đặt
quan hệ ngoại giao.
- Tháng 4-1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia họp,biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước Đông Dương
đoàn kết chống Mĩ.
- Tháng 4 – tháng 6 / 1970 , quân đội ta phối hợp nhân dân Campuchia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn
quân Mĩ và quân Sài Gòn
- Tháng 2 – tháng 3 / 1971, bộ đội Việt nam phối hợp với nhân dân Lào, đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719”
chiếm giữ đường 9- Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương .
- Ở thành thị, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ. Ở nông thôn,đồng bằng … quần chúng nhân dân nổi dậy chống bình
định, phá ấp chiến lược.
*Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
Ngày 30-3-1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu,rồi phát triển rộng
khắp chiến trường miền Nam.
- Kết quả: chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Ý nghĩa: giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” , buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh
xâm lược (thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”).
Câu 23: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của
Mỹ?
So sánh Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ
Giống nhau
- Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
- Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự
của Mĩ.
- Đều bị phá sản
Khác
nhau
Thời
gian
1961-1965 1965-1968
Quy
mô
Chủ yếu ở miền Nam. Chiến tranh mở rộng cả nước.
Biện
pháp
Bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mỹ chỉ huy,dựa
vào vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chiến
tranh của Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập “ấp
chiến lược”, tung gián điệp ra miền bắc, phong tỏa
Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn,
tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình
định”, tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt miền bắc.
tiến
hành
biên giới và vùng biển.
Kết quả Bị phá sản vào giữa năm 1965 Bị phá sản và cuối năm 1968
Nhận xét
Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt thể hiện ở việc vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền
Nam vừa phá hoại miền Bắc.
Câu 24: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
So sánh Chiến tranh đặc biệt Việt Nam hóa chiến tranh
Giống nhau
- Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ, đều sử dụng lực lượng chính là quân đội Sài Gòn, cùng với
vũ khí và trang thiệt bị của Mĩ.
- Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự
của Mĩ.
- Đều bị phá sản.
Khác
nhau
Thời
gian
1961-1965 1969-1973
Quy
mô
Chủ yếu ở miền nam Toàn cõi Đông Dương
Biện
pháp
tiến
hành
Bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mỹ chỉ huy,dựa
vào vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chiến
tranh của Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập “ấp
chiến lược”, tung gián điệp ra miền bắc, phong tỏa
biên giới và vùngbiển.
Bằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được
thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở
rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực
hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”
Kết quả Bị phá sản vào giữa năm 1965 Bị phá sản và cuối năm 1973
Nhận xét
Về bản chất chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và chiến lược “chiến tranh đặc biệt là giống nhau,nhưng quy
mô lớn hơn, mức độ ác liệt hơn và trang thiết bị chiến tranh nhiều và hiện đại hơn.
Câu 25: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
So sánh Chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh
Giống nhau
- Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ.
- Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự
của Mĩ.
- Đều bị phá sản.
Khác
nhau
Thời
gian
1965-1968 1969-1973
Quy
mô
Mở rộng cả nước Toàn cõi Đông Dương
Biện
pháp
tiến
hành
Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài
Gòn, tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và
“bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt
miền bắc.
Bằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được
thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở
rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực
hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Kết quả
Bị phá sản vào giữa năm 1968
Bị phá sản và cuối năm 1973
Nhận xét
Tuy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” quy mô cả Đông Dương nhưng không mạnh bằng chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”. Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở
Pa-ri.
Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước.
Câu 26: Những thành tích của quân dân Miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972) . Ý
nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” .
- Ngày 16-4-1972, Tổng thống Mĩ Nichxon chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc
(lần thứ hai).
- Từ ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng.
*Kết quả: Quân dân ta ở miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên phủ trên
không” quân dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ. Trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần hai , miền Bắc bắn rơi
735 máy bay Mĩ, bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ.
*Ý nghĩa: “Điện Biên Phủ trên không” là trận quyết định buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí
hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam (1-1973).
Câu 27: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
Nam
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Ngày 31-3-1968, sau đòn bất ngờ Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Mĩ bắt đầu nói đến thương lượng.
- Tháng 5-1968 đàm phám hai bên: VNDCCH và Hoa Kì.
- Tháng 1-1969 đàm phán bốn bên: Có thêm MTDTGPMNVN và VNCH. Cuộc đàm phán diễn ra gay gắt, nhiều lúc phải gián đoạn.
Sau thất bại trận “Điện biên phủ trên không” Mĩ buộc phải kí hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Việt Nam.
*Nội dung của hiệp định Pa ri:
- Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì cam kết rút hết quân đội của mình và quân đồng minh. Cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội
bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của
nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền,hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị .
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương .
*Ý nghĩa:
- HĐ Pa ri về VN là thắng lợi của sự kết hợp của đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường
bất khuất của quân và dân hai miền Nam, Bắc, mở ra bước ngoặc mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời
cơ thuận lợi, để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 28: Điều kiện lịch sử và chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam?
*Điều kiện lịch sử:
- Sau Hiệp định Pari, nhất là từ cuối năm 1974 đầu 1975 tình hình so sánh lực lượng có lợi cho ta : Ở miền Nam quân Mỹ đã rút v ề
nước ; Ở miền Bắc hòa bình được lập lại, công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế thu được thắng lợi
lớn, sự chi viện cho miền Nam tăng lên .
- Chiến thắng đường 14 - Phước Long chứng tỏ quân Ngụy đã suy yếu và bất lực, khả năng can thiệp của Mỹ rất hạn chế . Cách
mạng miền Nam đứng trước thời cơ thuận lợi .
*Nội dung kế hoạch:
- Bộ chính trị trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế
họach giải phóng hoàn
toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976.
- Bộ chính trị nhấn mạnh, cả năm 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức
giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.
- Cần phải tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.
Câu 29: Diển biến chính và ý nghĩa của các chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
*Chiến dịch Tây nguyên: (4-3 đến 24-3):
- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng. nhưng do địch nhận định sai hướng tiến công của quân
ta nên bố trí lực lượng ở đây mỏng, phòng thủ sơ hở …
- Ngày 4 - 3 – 1975 ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plâyku.
- Ngày 10-3, quân ta tấn công Buôn Ma Thuột mở màn chiến dịch và giành được thắng lợi.
- Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuộc, nhưng bị thất bại.
- Ngày 14-3, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, địch bị quân
ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng .
*Ý nghĩa: Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền,không thể cứu vãn được.
Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của ta từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Từ
cuối tháng 3 đến tháng 4, các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ quân và dân đã nổi dậy đánh địch
giải phóng quê hương.
*Chiến dịch Huế - Đà Nẳng: (21-3 đến 29-3):
- Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và
toàn miến Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
- Ngày 21 tháng 3 quân ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch.
- Ngày 26 tháng 3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên . Cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quãng Ngãi,
Chu Lai uy hiếp Đà Nẵng.
- Sáng 29 tháng 3 quân ta tấn công Đà Nẳng đến 3 giờ chiều Đà Nẳng hoàn toàn giải phóng.
*Ý nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy quyền, đưa cuộc tổng tiến công
và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
*Chiến dịch Hồ Chí Minh: (26-4 đến 30-4) :
- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam
trước mùa mưa.(trước tháng 5/1975) . Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên chiến dịch
Hồ Chí Minh.
- 17 giờ ngày 26-4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch , 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến vào trung tâm thành
phố.
- 10 giờ 45 ngày 30-4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Chính phủ Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên
bố đầu hàng.
- 11 giờ 30 phút,lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
*Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sửtoàn thắng,đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải
phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.
- Ngày 2-5-1975, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 30: Tại sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
- Đây là chiến dịch lớn nhất trong cuôc Tỏng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Với chiến dịch này, quân và dân ta đã đập tan trung tâm đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn, tạo ra chiến thắng có ý
nghĩa quyết định để kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, đưa cuộc khán g
chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến toàn thắng. Trên cơ sở này, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước ,
thống nhất đất nước.
 Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 31: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước?
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, độc lập, tự chủ, đúng
đắn, sáng tạo. Phương pháp đấu tranh linh hoạt.
- Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.. Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh…
- Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của 3dân tộc ở Đông Dương; Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình,
dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
*Ý nghĩa lịch sử:
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranhgiải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và
chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
- Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sửdân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Câu 32: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (giai đoạn 1986-2000)trong
hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào? Ý nghĩa của công cuộc đổi mới đó đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộ c?
*Từ Đại hội VI (12-1986) của Đảng, Việt Nam chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh lịch sử mới:
- Hoàn cảnh đất nước: Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1985), cách mạng Việt Nam đạt được những thành tựu và tiến bộ
đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào khủng hoảng,trước hết là khủng
hoảng về kinh tế xã hội.
- Hoàn cảnh thế giới: Tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật,những thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước, nhất là
đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
 Trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có những thay đổi đòi hỏi Đảng và Nhà Nước ta phải tiến hành đổi mới.
*Ý nghĩa:
- Trải qua 15 năm thực hiện với 3 kế hoạch 5 năm ( 1986-1990, 1991-1995, 1996 -2000), công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước
đã đạt những thành tựu kinh tế - xã hội.
- Đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, tăng cường sức mạng tổng hợp quốc gia, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và
cuộc sống của nhân dân, cũng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường q uốc
tế.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 KÌ II
Câu 1: Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường?
 Môi trường là nơi sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng
 Có 4 loại môi trường phổ biến: môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí và môi trường sinh vật.
Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhóm nhân tố sinh thái nào? Vai trò của các nhóm nhân tố sinh thái?
 Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
 Có 2 nhóm sinh thái chủ yếu:
 Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả những yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm,...
 Nhân tố hữu sinh: bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác, có thể ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến cơ thể sinh vật.
 Vai trò: Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật đều theo giới hạn chịu đựng cho từng cơ thể (bao gồm giới hạn
dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận). Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật phụ thuộc vào mức độ tác động
của chúng.
Câu 3: Thế nào là giới hạn sinh thái? Vì sao ở nước ta, cá chép lại sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi?
 Giới hạn sinh thái: giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh
thái.
 Cá chép sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi vì cá chép có giới hạn sinh thái rộng hơn cá rô phi (giới hạn chịu
nhiệt của cá chép là 2oC đến 44oC, của cá rô phi là 5oC đến 42oC)
Câu 4: Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.
 Sở dĩ các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng là vì: Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời
chiếu vào các cành phía trên nhiều hơn các cành phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây
yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy
nước cũng kém, nên cành phía dưới bị khô dần và sớm rụng.
Câu 5: Các cá thể khác loài sống trong cùng một khu vực có những mối quan hệ nào? Ý nghĩa của các mối quan hệ đó?
Quan hệ Đặc điểm
Hỗ trợ
Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi của các loài sinh vật
Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không
có lợi cũng không có hại.
Đối địch
Cạnh tranh
Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống
khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau
Kí sinh, nửa kí sinh
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng,
máu,...từ sinh vật đó.
Sinh vật ăn sinh vật khác
Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật ăn
sâu bọ,...
Câu 6: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?
 Hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm trong môi trường hợp lí, có đủ diện tích (hay thể tích) và có đủ nguồn
sống thì chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống thích hợp, chúng
sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể.
 Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi, không đủ nguồn sống thìcác cá thể cùng loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở.
Ngoài ra trong cuộc sống bầy đàn, các cá thể động vật còn cạnh tranh nhau trong quan hệ đực, cái.
Câu 7: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa
diễn ra mạng mẽ?
 Hiện tượng tự tỉa của các cành cây phía dưới là do chúng nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp được ít
chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lại lượng tiêu hao do hô hấp. Thêm vào đó, khi cây quang hợp kém
thì khả năng lấy nước của cây cũng kém nên những cành ở phía dưới sẽ khô héo và rụng.
 Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra mạnh mẽ.
Câu 8: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất
vật nuôi, cây trồng?
 Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát
triển tốt.
 Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở tở nên thiếu thốn,môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn,
cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt.
Câu 9: Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
 Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất
định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
 Những đặc trưng cơ bản của quần thể: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
Câu 10: Hãy nêu thành phần các nhóm tuổi trong quần thể. Ý nghĩa của mỗi nhóm tuổi.
Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái
Nhóm tuổi trước sinh sản
Các cá thể lớn nhanh,do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và
kích thước của quần thể
Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
Nhóm tuổi sau sinh sản Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể
Câu 11: Điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là gì? Tại sao?
Giống nhau: đều có các đặc điểm: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.
Khác nhau: chỉ ở quần thể người mới có các đặc điểm: pháp luật, kinh tế, xã hội, hôn nhân, giáo dục và văn hóa.
Sở dĩ có sự khác nhau đó là do con người có lao động ,tư duy, có trí thông minh, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng
sinh thái trong quần thể của mình, đồng thời có khả năng cải tạo thiên nhiên.
Câu 12: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?
 Tháp dân số trẻ có đáy rộng, do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện
tỉ lệ tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp
 Tháp dân số già có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ ệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp
Câu 13: Thế nào là một quần xã? Những tính chất cơ bản của quần xã là gì?
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các
sinh vậ trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật
trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
 Các tính chất cơ bản của quần xã:
Câu 14: Thế nào là cân bằng sinh học?
Cân bằng sinh học trong quần xã được biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã đó và luôn luôn đươc khống chế ở
một mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng)phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 15: Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ.
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống ổn định và
tương đối hoàn chỉnh.
Vì dụ: một cái ao, một cái hồ, vườn Quốc gia Cúc Phương, một con sông...là những hệ sinh thái điển hình.
Câu 16: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần cơ bản nào?
 Thành phần hữu sinh:
+Sinh vật sản xuất: thực vật quang hợp tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp từ những chất vô cơ đơn giản lấy từ môi trường.
+Sinh vật tiêu thụ: động vật sống dị dưỡng nhờ vào nguồn thức ăn do thực vật tạo ra. Đó là những loài ăn cỏ (thực vật), tiếp đó là
động vật ăn thịt bậc 1, bậc 2, bậc 3,...
+Sinh vật phân giải: (chủ yếu là các loài nấm, vi sinh vật hoại sinh) là những sinh vật dị dưỡng, biến đổi vật chất từ những thành phần
có cấu tạo phức tạp thành những chất vô cơ đơn giản nhất.
 Thành phần vô sinh:Các chất vô cơ, các chất hữu cơ và chế độ khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, bão,...)
Câu 17: Thế nào là chuỗi thức ăn? Thế nào là lưới thức ăn?
 Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.Mỗi loài trong chuỗithức ăn vừa là
sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
 Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn đồng thời tham gia vào các
chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
Câu 18: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Các yếu tố để xác định ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
là gì? Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
*Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi
trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
*Các yếu tố xác định mức ô nhiễm môi trường:
 Nguồn tài nguyên bị mất mát do dùng quá phí phạm, tạo ra lượng chất phế thải quá lớn
 Mức đầu tư để trừ khử và phòng ngừa nạn ô nhiễm
 Mức giảm sức khỏe con người
*Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra
như việc đốt cháy nhiên liệu, hoạt động trong công nghiệp giao thông vận tải, sử dụng thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ bừa bãi,....
*Tác hại của ô nhiễm môi trường là
Gây hại cho đời sống của con người và các loài sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thức vật không đúng cách có tác dụng bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con
người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và các sinh vật khác, gây ra một số bệnh di
truyền, bệnh ung thư.
Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoài các hệ sinh thái, suy thoàimôi trường sống của con người và sinh vật.
*Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Có nhiều biện pháp phòng,chống ô nhiễm môi trường như xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, xây dựng nhiều
công viên, trồng cây xanh,...
Câu 19: Những hậu quả của nạn phá rừng là gì?
 Làm xói mòn, rửa trôi đất
 Không ngăn cản được nước chảy bề mặt nên dễ gây ra lũ quét
 Mất nơi ở của các loài sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học của các loài sinh vật.
 Làm giảm lượng nước ngầm
 Làm khí hậu thay đổi, giảm lượng mưa
Câu 20: Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh. Vì sao phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh?
*Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh
 Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng một cách hợp lí sẽ được phục hồi. Đó là tài nguyên
nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật.
 Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng thì sẽ cạn kiệt dần không có khả năng phục
hồi. Tài nguyên không tái sinh gồm khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa,...
*Phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh:
Do tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận,chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu
sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
Câu 21: Vì sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
 Con người phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã là vì:
 Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp khôi phục và giữ gìn.
 Cần phải bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng
 Cần phải khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững.
 Các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:
 Tăng cường trồng rừng và bảo tồn động vật quý hiếm
 Cải tạo các hệ sinh thái đã suy thoái
 Bảo vệ tài nguyên sinh vật
Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống?
+ Thoái hóa giống là: Hiện tượng mà các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần, biểu hiện ở dấu hiệu: phát triển
chậm, chiều cao và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Nhiều dòng bộc lộ đặc điểm có hại: bị bạch tạng,thân lùn, dị dạng, hạt ít,
chống chịu kém ...
+ Nguyên nhân: do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hay giao phối gần ở động vật qua các thế hệ tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ
thể đồng hợp gen lặn gây hại tăng dần
Câu 2: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai?
Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt, có các tính trạng
hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. . Ví dụ : Lợn Đại bạch lai
với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai..
Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai
Câu 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai?
 Phöông phaùp taïo öu theá lai ôû caây troàng:
 Lai khaùc doøng: Taïo 2 doøng töï thuï phaán roài cho giao phaùn vôùi nhau
 Ví duï: ÔÛ ngoâ taïo ñöôïc ngoâ lai F1 naêng suaát cao hôn töø 25 => 30% so vôùi gioáng hieän coù
 Lai khaùc thöù: Ñeå keát hôïp giöõa taïo öu theá lai vaø taïo gioáng môùi
 Phöông phaùp taïo öu theá lai ôû vaät nuoâi:
Lai kinh teá: Laø cho giao phoái giöõa caëp vaät nuoâi boá meï thuoäc 2 doøng thuaàn khaùc nhau roài duøng
con lai F1 laøm saûn phaåm
 Ví duï: Lôïn æ Moùng Caùi x Lôïn Ñaïi Baïch => Cho lôïn con môùi sinh naëng 0.8 kg taêng troïng nhanh tæ
leä naïc cao
Câu 4: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ?
Là phép lai mà người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm,
không dùng làm giống.
Phổ biến ở nước ta là dùng con cái trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
Câu 5: Moâi tröôøng soáng cuûa sinh vaät?
- Moâi tröôøng laø nôi sinh soáng cuûa sinh vaät, bao goàm taát caû nhöõng gì bao quanh chuùng coù taùc
ñoäng tröïc tieáp hoaëc giaùn tieáp leân söï soáng, phaùt trieån, sinh saûn cuûa sinh vaät.
- Coù 4 loaïi moâi tröôøng: Moâi tröôøng nöôùc, moâi tröôøng trong ñaát, moâi tröôøng treân cạn vaø moâi
tröôøng sinh vaät
Câu 6: Caùc nhaân toá sinh thaùi cuûa moâi tröôøng?
Nhaân toá sinh thaùi laø nhöõng yeáu toá cuûa moâi tröôøng taùc ñoäng tôùi sinh vaät.
- Caùc nhaân toá sinh thaùi ñöôïc chia thaønh 3 nhoùm:
- Nhoùm nhaân toá sinh thaùi voâ sinh: bao gòm các yếu tố không sống như đất, nước, gió ….
- Nhoùm nhaân toá sinh thaùi höõu sinh: gồm các sinh vật
- Nhoùm nhaân toá sinh thaùi con người: gồm các hoạt động của con người tác động đến sinh vật
Câu 7: Giới hạn sinh thái?
- Giôùi haïn sinh thaùi laø giôùi haïn chòu ñöïng cuûa cô theå sinh vaät ñoái vôùi moät nhaân toá sinh thaùi nhaát ñònh.
- Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.
Câu 8: Aûnh höôûng cuûa aùnh saùng leân ñôøi soáng thöïc vaät?
- Aùnh saùng aûnh höôûng nhieàu tôùi ñôøi soáng thöïc vaät, laøm thay ñoåi nhöõng ñaëc ñieåm hình thaùi, sinh lí
cuûa thöïc vaät. Moãi loaïi caây thích nghi vôùi ñieàu kieän chieáu saùng khaùc nhau. Coù nhoùm caây öa saùng vaø
nhoùm caây öa boùng.
Câu 9: Aûnh höôûng cuûa aùnh saùng leân ñôøi soáng ñoäng vaät?
- Aùnh saùng aûnh höôûng tôùi ñôøi soáng ñoäng vaät, taïo ñieàu kieän cho ñoäng vaät nhaän bieát caùc vaät
vaø ñònh höôùng di chuyeån trong khoâng gian. Aùnh saùng laø nhaân toá aûnh höôûng tôùi hoaït
ñoäng,khaû naêng sinh tröôûng vaø sinh saûn cuûa ñoäng vaät. Coù nhoùm ñoäng vaät öa saùng vaø nhoùm
ñoäng vaät öa toái.
Câu 10: Aûnh höôûng cuûa nhieät ñoä leân ñôøi soáng sinh vaät?
- Nhieät ñoä moâi tröôøng coù aûnh höôûng tôùi hình thaùi hoaït, ñoäng sinh lí cuûa sinh vaät
- Ña soá caùc loaøi sinh vaät soáng trong phaïm vi nhieät ñoä töø 0 – 500C . Tuy nhieân cuõng coù moät soá
sinh vaät nhôø khaû naêng thích nghi cao neân coù khaû naêng soáng ñöôïc ôû nhieät ñoä raát thaáp hoaëc raát
cao (Vi khuaån löu huyønh soáng ôû suoái nöôùc noùng coù theå chòu ñöôïc nhieät ñoä tôùi 1130C )
- Nhôø khaû naêng thích nghi maø hình thaønh hai nhoùm sinh vaät bieán nhieät vaø sinh vaät haèng nhieät
Câu 11: Aûnh höôûng cuûa ñoä aåm leân ñôøi soáng sinh vaät?
 Sinh vaät (thöïc vaät vaø ñoäng vaät) thích nghi vôùi moâi tröøông soáng coù ñoä aåm khaùc nhau
 Hình thaønh caùc nhoùm sinh vaät
 Thöïc vaät: Nhoùm öa aåm vaø Nhoùm chòu haïn
 Ñoäng vaät: Nhoùm öa aåm vaø Nhoùm öa khoâ
Câu 12: Quan heä cuøng loaøi? YÙ nghóa?
 Caùc sinh vaät cuøng loaøi soáng gaàn nhau lieân heä vôùi nhau hình thaønh neân nhoùm caù theå
 Trong moät nhoùm caù theå coù nhöõng moái quan heä
 Hoã trôï: Sinh vaät ñöôïc baûo veä toát hôn , kieám ñöôïc nhieàu thöùc aên
 Caïnh tranh: Khi gaëp ñieàu kieän baát lôïi caùc caù theå cuøng loaøi caùc caù theå cuøng loaøi caïnh tranh
laãn nhau, ngaên ngöøa gia taêng soá löôïng caù theå vaø söï caïn kieät nguoàn thöùc aên, moät soá caù
theå coù theå taùch ra khoûi nhoùm ñeå soáng rieâng.
* YÙ nghóa: giuùp sinh vaät thích nghi ñöôïc vôùi moâi tröôøng soáng
Câu 13: Quan heä khaùc loaøi?
 Quan heä: Baûng 44: trang 132 saùch giaùo khoa
 YÙ nghóa: giuùp sinh vaät thích nghi ñöôïc vôùi moâi tröôøng soáng
Câu 14: Theá naøo laø moät quaàn theå sinh vaät?
Quaàn theå sinh vaät bao goàm caùc caù theå cuøng loaøi, cuøng soáng trong moät khu vöïc nhaát ñònh, ôû moät
thôøi ñieåm nhaát ñònh vaø coù khaû naêng sinh saûn taïo thaønh nhöõng theá heä môùi.
Ví duï: HS töï laáy
Câu 15: Nhöõng ñaëc tröng cô baûn cuûa quaàn theå?
 Tæ leä giôùi tính: Laø tæ leä giöõa soá löôïng caù theå ñöïc/soá löôïng caù theå caùi.Tæ leä naøy cho thaáy tieàm
naêng sinh saûn cuûa quaàn theå .
 Thaønh phaàn nhoùm tuoåi:- Nhoùm tröôùc sinh saûn( phía döôùi) coù vai troø chuû yeáu laøm taêng tröôûng
khoái löôïng vaø kích thöôùc quaàn theå.
 Nhoùm sinh saûn(ôû giöõa) cho thaáy khaû naêng sinh saûn cuûa caùc caù theå, quyeát ñònh möùc sinh saûn
cuûa quaàn theå .
 Nhoùm sau sinh saûn(phía treân) bieåu hieän nhöõng caù theå khoâng coøn khaû naêng sinh saûn neân
khoâng aûnh höôûng ñeán söï phaùt trieån cuûa quaàn theå .
 Maät ñoä quaàn theå: Laø soá löôïng sinh vaät coù trong moät ñôn vò dieän tích hay theå tích.Soá löôïng caù theå
trong quaàn theå bieán ñoäng theo muøa, theo naêm, phuï thuoäc vaøo nguoàn thöùc aên, nôi ôû vaø caùc ñieàu
kieän soáng cuûa moâi tröôøng
Câu 16: Aûnh höôûng cuûa moâi tröôøng tôùi quaàn theå sinh vaät?
Caùc ñieàu kieän soáng cuûa moâi tröôøng nhö khí haäu, thoå nhöôõng, nguoàn thöùc aên. . .aûnh höôûng ñeán
soá löôïng caù theå cuûa quaàn theå. Khi maät ñoä caù theå taêng quaù cao daãn tôùi thieáu thöùc aên,choã ôû,
phaùt sinh nhieàu beänh taät, nhieàu caù theå bò cheát. Khi ñoù, maät ñoä quaàn theå laïi ñöôïc ñieàu chænh trôû
veà möùc caân baèng.
Câu 17: Söï khaùc nhau giöõa quaàn theå ngöôøi vôùi caùc quaàn theå sinh vaät khaùc?
Ngoaøi nhöõng ñaëc ñieåm chung cuûa moät quaàn theå sinh vaät, quaàn theå ngöôøi coøn coù nhöõng ñaëc tröng
maø caùc quaàn theå sinh vaät khaùc khoâng coù. Ñoù laø nhöõng ñaëc tröng veà kinh teá – xaõ hoäi nhö phaùp
luaät, hoân nhaân, giaùo duïc, vaên hoùa…Söï khaùc nhau ñoù laø do con ngöôøi coù lao ñoäng vaø coù tö duy
Câu 18: YÙ nghóa cuûa söï taêng daân soá vaø phaùt trieån xaõ hoäi?
 Nhöõng ñaëc tröng veà tæ leä giôùi tính, thaønh phaàn nhoùm tuoåi, söï taêng, giaûm daân soá coù aûnh
höôûng raát lôùn tôùi chaát löôïng cuoäc soáng cuûa con ngöôøi vaø caùc chính saùch kinh teá- xaõ hoäi
cuûa moãi quoác gia.
 Ñeå coù söï phaùt trieån beàn vöõng, moãi quoác gia caàn phaûi phaùt trieån daân soá hôïp lí. Khoâng ñeå
daân soá taêng quaù nhanh daãn tôùi thieáu nôi ôû, nguoàn thöùc aên, nöôùc uoáng, oâ nhieãm moâi
tröôøng, taøn phaù röøng vaø caùc taøi nguyeân khaùc.
 Hieän nay, Vieät Nam ñang thöïc hieän Phaùp leänh daân soá nhaèm muïc ñích ñaûm baûo chaát löôïng
cuoäc soáng cuûa moãi caù nhaân, gia ñình vaø toaøn xaõ hoäi. Soá con sinh ra phaûi phuø hôïp vôùi khaû
naêng nuoâi döôõng, chaêm soùc cuûa moãi gia ñình vaø haøi hoaø vôùi söï phaùt trieån kinh teá- xaõ hoäi,
taøi nguyeân, moâi tröôøng cuûa ñaát nöôùc.
Câu 19: Theá naøo laø quaàn xaõ sinh vaät?
Quaàn xaõ sinh vaät laø taäp hôïp nhieàu quaàn theå sinh vaät thuoäc caùc loaøi khaùc nhau, cuøng soáng
trong moät khoâng gian xaùc ñònh vaø chuùng coù moái quan heä maät thieát, gaén boù vôùi nhau.
Ví duï: Quaàn xaõ ao hoà, quaàn xaõ röøng möa nhieät ñôùi
Câu 20: Quan heä giöõa ngoaïi caûnh vaø quaàn xaõ?
 Caùc nhaân toá sinh thaùi voâ sinh, höõu sinh luoân aûnh höôûng tôùi quaàn xaõ, taïo neân söï thay ñoåi.
 Soá löôïng caù theå cuûa moãi quaàn theå trong quaàn xaõ luoân luoân ñöôïc khoáng cheá ôû möùc ñoä
phuø hôïp
vôùi khaûnaêng cuûa moâi tröôøng, taïo neân söï caân baèng sinh hoïc trong quaàn xaõ.
Câu 21: Theá naøo laø moät heä sinh thaùi?
Heä sinh thaùi bao goàm quaàn xaõ sinh vaät vaø moâi tröôøng soáng cuûa quaàn xaõ (sinh caûnh). Trong heä
sinh thaùi caùc sinh vaät luoân taùc ñoäng laãn nhau vaø taùc ñoäng qua laïi vôùi caùc nhaân toá voâ sinh cuûa
moâi tröôøng taïo thaønh moät heä thoáng hoaøn chænh vaø töông ñoái oån ñònh.
* Moät heä sinh thaùi hoaøn chænh coù caùc thaønh phaàn chuû yeáu sau:
- Caùc thaønh phaàn voâ sinh: ñaát, nöôùc, thaûm muïc. . .
-Caùc thaønh phaàn hữu sinh gồm:
+ Sinh vaät saûn xuaát laø thöïc vaät
+ Sinh vaät tieâu thuï goàm: ñoäng vaät aên thöïc vaät vaø ñoäng vaät aên thòt.
+ Sinh vaät phaân giaûi nhö vi khuaån, naám.
Câu 22: Chuoãi thöùc aên, löôùi thöùc aên?
* Chuoãi thöùc aên: laø moät daõy caùc loaøi sinh vaät coù quan heä veà dinh döôõng. Trong ñoù moãi loaøi
sinh vaät laø moät maét xích, noù vöøa laø sinh vaät tieâu thuï maét xích phía sau vöøa laø sinh vaät bò maét xích phía
tröôùc tieâu thuï.
* Löôùi thöùc aên: Trong töï nhieân moät loaøi sinh vaät khoâng phaûi chæ tham gia vaøo moät chuoãi thöùc
aên maø tham gia nhieàu chuoãi thöùc aên. Caùc chuoãi coù maét xích chung taïo thaønh löôùi thöùc aên.
Moät löôùi thöùc aên hoaøn chænh bao goàm 3 thaønh phaàn chuû yeáu laø :
+sinh vaät saûn xuaát,
+sinh vaät tieâu thuï( goàm sinh vaät tieâu thuï baäc 1, baäc 2 vaø baäc 3)
+sinh vaät phaân giaûi
Câu 23: Veõ sô ñoà löôùi thöùc aên (Moái quan heä veà dinh döôõng) cuûa caùc sinh vaät sau trong moät heä
sinh thaùi?
thöïc vaät, eách, raén, saâu, chaâu chaáu, gaø, deâ, ñaïi baøng, hoå, caùo, thoû, sinh vaät phaân giaûi
Câu 24: Bieän phaùp baûo veä heä sinh thaùi röøng nhieät ñôùi?
- Nghieâm caám chaët phaù röøng böøa baõi
- Nghieâm caám saên baén ñoäng vaät ñaëc bieät laø loaøi quí
- Baûo veä nhöõng loaøi thöïc vaät vaø ñoäng vaät coù löôïng ít
- Tuyeân truyeàn yù thöùc baûo veä röøng ñeán töøng ngöôøi daân
Câu 25: Taùc ñoäng cuûa con ngöôøi tôùi moâi tröôøng qua caùc thôøi kì phaùt trieån cuûa xaõ hoäi?
Thöïcvaät
chaâuc
haá
eách Raén
Saâu
Deâ
Thoû
Gaø
Hoå
Caùo
SVPG
Ñaïi
bang
Thôøi kì nguyeân thuyû: Ñoát röøng, ñaøo hoá saên baét thuù döõ laøm giaûm dieän tích röøng
Xaõ hoäi noâng nghieäp:
Troàng troït, chaên nuoâi
Phaù röøng laøm khu daân cö , khu saûn xuaát laøm thay ñoåi ñaát vaø taàng nöôùc maët
Xaõ hoäi coâng nghieäp:
Khai thaùc taøi nguyeân böøa baõi, xaây döïng nhieàu khu coâng nghieäp laøm ñaát ñai caøng thu heïp
Löôïng raùc thaûi raát lôùn gaây oâ nhieãm moâi tröôøng
Câu 26: Taùc ñoäng cuûa con ngöôøi laøm suy thoaùi töï nhieân?
Nhieàu hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi taùc ñoäng vaøo moâi tröôøng ñaõ gaây ra haäu quaû raát xaáu
Maát caân baèng sinh thaùi
Xoùi moøn ñaát gaây luõ luït dieän roäng, haïn haùn keùo daøi aûnh höôûng maïch nöôùc ngaàm
Nhieàu loaøi sinh vaät bò maát ñaëc bieät nhieàu loaøi ñoäng vaät quí hieám coù nguy cô bò tuyeät chuûng.
Câu 27: Vai troø cuûa con ngöôøi trong vieäc baûo veä vaø caûi taïo moâi tröôøng töï nhieân?
Haïn cheá söï gia taêng daân soá
Söû duïng coù hieäu quaû nguoàn taøi nguyeân
Phaùp leänh baûo veä sinh vaät
Phuïc hoài troàng röøng
Xöû lí raùc thaûi
Lai taïo gioáng coù naêng suaát vaø phaåm chaát toát
Câu 28: OÂ nhieãm moâi tröôøng laø gì? Nguyeân nhaân laøm cho moâi tröôøng bò oâ nhieãm?
OÂ nhieãm moâi tröôøng laø hieän töôïng moâi tröøông töï nhieân bò nhieãm baån ñoàng thôøi caùc tính chaát
vaät lí hoaù hoïc, sinh hoïc cuûa moâi tröôøng bò thay ñoåi gaây taùc haïi tôùi ñôøi soáng cuûa con ngöôøi vaø
caùc sinh vaät khaùc.
OÂ nhieãm moâi tröôøng do :
Hoaït ñoäng cuûa con ngöøôi
Hoaït ñoäng cuûa töï nhieân: nuùi löûa, sinh vaät …
Câu 29: Caùc taùc nhaân chuû yeáu gaây oâ nhieãm moâi tröôøng?
* OÂ nhieãm do caùc chaát khí thaûi ra töø hoaït ñoäng coâng nghieäp vaø sinh hoaït
Caùc chaát thaûi töø nhaø maùy,phöông tieän giao thoâng, ñun naáu sinh hoaït laø CO2, SO2… gaây oâ nhieãm
khoâng khí.
* OÂ nhieãm do hoaù chaát baûo veä thöïc vaät vaø chaát ñoäc hoaù hoïc : Caùc chaát ñoäc haïi phaùt taùn vaø tích
tuï
Hoaù chaát (daïng hôi) theo nöôùc möa ñaát , tích tuï , gaây oâ nhieãm maïch nöôùc ngaàm
Hoaù chaát ( daïng hôi) theo nöôùc möa ra ao hoà , soâng, bieån tích tuï
Hoaù chaát coøn baùm vaø ngaám vaøo cô theå sinh vaät
* OÂ nhieãm do caùc chaát phoùng xaï
Gaây ñoät bieán ôû ngöôøi vaø sinh vaät
Gaây moät soá beänh di truyeàn vaø ung thö
* OÂ nhieãm do caùc chaát thaûi raén: Caùc chaát thaûi raén gaây oâ nhieãm goàm: ñoà nhöïa, giaáy vuïn, maûnh
cao su, boâng kim tieâm y teá, voâi gaïch vuïn …
* OÂ nhieãm do sinh vaät gaây beänh
+ Sinh vaät gaây beänh coù nguoàn goác töø chaát thaûi khoâng ñöôïc xöû lí (Phaân, nöôùc thaûi sinh hoaït, xaùc
ñoäng vaät)
 Sinh vaät gaây beänh vaøo cô theå gaây beänh cho ngöôøi do moät soá thoùi quen sinh hoaït nhö: aên goûi,
aên taùi, nguû khoâng maøn…
Câu 30: Bieän phaùp haïïn cheá oâ nhieãm moâi tröôøng?
- Haäu quaû cuaû oâ nhieãm moâi tröôøng: laøm aûnh höôûng tôùi söùc khoûe vaø gaây ra nhieàu beänh
cho con ngöôøi vaø sinh vaät.
- Con ngöôøi hoaøn toaøn coù theå haïn cheá oâ nhieãm moâi tröôøng: coù nhieàu bieän phaùp phoøng
choáng oâ nhieãm moâi tröôøng nhö: Xöû lí chaát thaûi coâng nghieäp vaø chaát thaûi sinh hoaït, caûi tieán
coâng ngheä ñeå coù theå saûn xuaát ít gaây oâ nhieãm, xöû duïng nhieàu loaïi naêng löôïng khoâng gaây
oâ nhieãm nhö naêng löïông gioù, naêng löôïng maët trôøi… xaây döïng nhieåu khu coâng vieân, troàng
caây xanh deå haïn cheá buïi vaø ñieàu hoøa khí haäu….Cầnà taêng cöôøng coâng taùc tuyeân truyeàn vaø
giaùo duïc ñeå naâng cao yù thöùc ,hieåu bieát cuûa con ngöôøi veà phoøng choáng oâ nhieãm moâi
tröôøng.
- Traùch nhieäm cuûa moãi ngöôøi laø phaûi haønh ñoäng ñeå phoøng choáng oâ nhieãm moâi tröôøng, goùp
phaàn baûo veä moâi tröôøng soáng cuûa chính mình vaø cho caùc theá heä mai sau.
Câu 31: Taøi nguyeân thieân nhieân laø gì? Laáy ví duï?
Taøi nguyeân thieân nhieân laø nguoàn vaät chaát sô khai ñöôïc hình thaønh vaø toàn taïi trong töï nhieân maø
con ngöôøi coù theå söû duïng cho cuoäc soáng.
Ví duï: Taøi nguyeân: Ñaát, nöôùc, gioù, thuûy trieàu, daàu moû, naêng löôïng aùnh saùng maët trôøi …
Câu 32: Caùc daïng taøi nguyeân thieân nhieân chuû yeáu?
Taøi nguyeân thieân nhieân goàm 3 daïng chuû yeáu sau:
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9
đề Cương ôn tập lịch sử 9

More Related Content

What's hot

Nhóm 2_Lịch sử Đảng.pptx
Nhóm 2_Lịch sử Đảng.pptxNhóm 2_Lịch sử Đảng.pptx
Nhóm 2_Lịch sử Đảng.pptxPhanNgcThuGiang
 
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2Vinh Xuân
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Bình Hoàng
 
100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng 100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng nataliej4
 
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam nataliej4
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sựTử Long
 
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...Topica Artificial Intelligence Lab
 
Gerakan 3 hpi
Gerakan 3 hpiGerakan 3 hpi
Gerakan 3 hpiIman Kade
 
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (14)

Nhóm 2_Lịch sử Đảng.pptx
Nhóm 2_Lịch sử Đảng.pptxNhóm 2_Lịch sử Đảng.pptx
Nhóm 2_Lịch sử Đảng.pptx
 
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
 
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7Đường lối CMĐCSVN Chương 7
Đường lối CMĐCSVN Chương 7
 
100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng 100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
100 Câu Hỏi Đáp Pháp Luật Về Phòng, Chống Tham Nhũng
 
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
Bài Giảng Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật Việt Nam
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sự
 
Luận văn: Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật, HOT
Luận văn: Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật, HOTLuận văn: Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật, HOT
Luận văn: Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản theo luật, HOT
 
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...
Làm rõ nội dung kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh t...
 
Gerakan 3 hpi
Gerakan 3 hpiGerakan 3 hpi
Gerakan 3 hpi
 
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAYLuận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
 
Luật thương mại - Slide Luật Thương Mại TS Nguyễn Nam Hà
Luật thương mại - Slide Luật Thương Mại TS Nguyễn Nam HàLuật thương mại - Slide Luật Thương Mại TS Nguyễn Nam Hà
Luật thương mại - Slide Luật Thương Mại TS Nguyễn Nam Hà
 
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
Nghiên cứu về các giai đoạn phạm tội trong pháp luật Việt Nam - TẢI FREE ZALO...
 

Similar to đề Cương ôn tập lịch sử 9

Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1nymi
 
chuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptchuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptPhPhm70
 
chuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptchuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptPhPhm70
 
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐCâu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐLee Ein
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
ôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfPHNGTRNTHTHY
 
Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.
Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.
Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.Trung Nguyễn
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namHọc viện Chính Trị Quân Sự
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_namYkazu
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.ahuyna2101
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docMcNhin12
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.dochongxuan1987
 

Similar to đề Cương ôn tập lịch sử 9 (20)

Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Gợi ý đường lối
Gợi ý đường lốiGợi ý đường lối
Gợi ý đường lối
 
chuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptchuyen de 2.ppt
chuyen de 2.ppt
 
chuyen de 2.ppt
chuyen de 2.pptchuyen de 2.ppt
chuyen de 2.ppt
 
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
 
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của ĐCâu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
Câu hỏi ôn tập đường lối cách mạng của Đ
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
ôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdfôn tập lịch sử đảng.pdf
ôn tập lịch sử đảng.pdf
 
Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.
Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.
Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh.
 
đườNg lối
đườNg lốiđườNg lối
đườNg lối
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
chuong-1-lsd.ppt
chuong-1-lsd.pptchuong-1-lsd.ppt
chuong-1-lsd.ppt
 
chuong-1-lsd.ppt
chuong-1-lsd.pptchuong-1-lsd.ppt
chuong-1-lsd.ppt
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
 
12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a12 cau tu luan d.a
12 cau tu luan d.a
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
 

đề Cương ôn tập lịch sử 9

  • 1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 9 – HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013 – 2014 -----------------  ----------------- Câu 1: Lập biểu bản quá trình hoạt động ở nước ngoài của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925? (Thời gian / Sự kiện / Ý nghĩa,tác dụng) Thời gian Sự kiện Ý nghĩa, tác dụng 6/1919 Gửi tối hậu thư Vec-xai “ Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam. Như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước đối với nhân dân, như một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ khảo lần I những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Từ đó người hoàn tin Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ III. 12/1920 Người tán thánh Quốc tế thứ III của Lênin. Tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Đánh dấu bứt ngoặc trong quá trình hoạt động cách mạng của mình tù chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác – Lênin. 1921 Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, viết nhiều bài báo “Người cùng khổ”, “Đời sống công nhân”, “nhân đạo”,... Đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức truyền bà chũ nghĩa Mác – Lênin đến các dân tộc thuộc đến các dân tộc thuộc địa. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân đứng dậy đấu tranh. 6/1923 Dự hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành. Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin qua những bài báo “Sự thật” và “Thư tín” . 1924 Dự đại hội Quốc tế cộng sản làn V. Tại đây người trình bày tham luận nêu rõ quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ của cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc. 6/1925 Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Chuẩn bị về mặc tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin. Câu 2: Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1930 đối với dân tộc Việt Nam và cách mạng thế giới? *Đối với dân tộc Việt Nam: - Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. - Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam: + Tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào nước ta thông qua các sách báo như Nhân đạo,người cùng khổ,Đường Kách Mệnh,.... + Thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ( 6/1925). - Với thiên tài và uy tín Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất – Đảng Cộng Sản Việt Nam (6/1/1930). - Đề ra đường lối cơ ban cho cách mạng Việt Nam, Vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt. *Đối với cách mạng thế giới: - Xây dựng mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng ở chính quốc... - Cỗ vũ phong trào đấu tranh chống áp bức của các nước thuộc địa. - Làm phong phú thêm kho tàng lí luận chũ nghĩa Mác – Lênin. Câu 3: Trình bày hoàn cảnh, quá trình ra đời của Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, ý nghĩa lịch sử và những hạn chế của ba tổ chức này? *Hoàn cảnh lịch sử: - Đến cuối năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc biệt là phong trào công nhân theo đường lối vô sản ngày càng phát triển manh mẽ , đặt ra yêu cầu cần phải có chính Đảng lãnh đạo . - Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. - Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên. *Qúa trình thành lập: Đông dương Cộng Sản Đảng: - Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản,nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản. - Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, thông qua tuyên ngôn,điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. An Nam Cộng Sản Đảng: - Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng,uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất nhanh,nhất là ở Bắc và Trung kỳ.
  • 2. - Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 8/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Trung Quốc và Nam kỳ cũng đã quyêt định thành lập An Nam Cộng Sản Đảng. Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn: - Tháng 9/1929, nhóm theo chủ nghĩa Mác trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã tách ra, thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. *Ý nghĩa: - Đó là xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo xu hướng cách mạng vô sản. - Đây là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. *Hạn chế: Trong quá trình tuyên truyền vận động quần chúng, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, đã tranh giành, công kích lẫn nhau,gâ y nên tình trạng thiếu thống nhất,đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ. Câu 4: Tại sao Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập? Nội dung và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng? *Sỡ dĩ Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập là vì: - Năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân,nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất,chặt chẽ của một chính đảng duy nhất . - Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau,gây nên tình trạng thiếu thống nhất, đẩy phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ. - Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình trên Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở về Hương Cảng triệu tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng.  Ngày 6/1/1930 tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản. *Nội dung hội nghị: - Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất. lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.  Hội nghị thống nhất Đảng có giá trị lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng *Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam - Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử. - Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN: + Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng + Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo. + Là bước chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt của CMVN + Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Câu 5: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng? *Sau khi lật đổ chính quyền phong kiến – đế quốc ở một số huyện xã, thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết thì các chi bộ đảng lãnh đạo chính quyền về mọi mặc: - Kinh tế: Xóa thuế, chia lại ruộng đất cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ,.... - Chính trị: Ban bố và thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân,... - Văn hóa – xã hội: Tuyên truyền chữ quốc ngữ, xóa bỏ tệ nạn xã hội,.... - Quân sự: Trấn áp bọn phản động cách mạng, thành lập đội tự vệ đỏ,... *Lần đầu tiên nhân dân được nắm quyền về chính trị và hưởng quyền lợi về mọi mặc. Chứng tỏ đây là chính quyền của dân – vì dân. Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Câu 6: Hãy chứng tỏ rằng: “Phong trào đấu tranh trong những năm 1936-1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng”? Đây là cuộc diễn tập thứ hai do Đảng lãnh đạo bởi vì: - Vào năm 1930-1931 đã diển ra cuộc diễn tập thứ nhất. - Phong trào dân chủ 1936-1939 là một cao trào dân chủ rộng lớn, quân chúng được giác ngộ, tập dượt đấu tranh,... - Các tổ chức Đảng được củng cố, phát triển. Thử nghiệm chủ trương, sách lược đấu tranh trong hoàn cảnh cụ thể. Vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. - Góp phần chuẩn bị lực lượng cho Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 7: So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với Phong trào cách mạng 1936 - 1939? Nội dung 1930 - 1931 1936 - 1939 Kẻ thù Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến Thực dân Pháp phản động và bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp Mục tiêu (nhiệm vụ) Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược) Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược) Chủ trương, sách lược Chống đế quốc,giành độc lập dân tộc. Chống địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc và phản động tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
  • 3. Tập hợp lực lượng Liên minh công nông Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ. Hình thức đấu tranh Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công,biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh. Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công,bãi thị, bãi khoá…. Lực lượng tham gia Chủ yếu là công nông Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị. Địa bàn chủ yếu Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp Chủ yếu ở thành thị Câu 8: Tại sao lệnh tổng khỡi nghĩa được ban bố? Chủ trương của Đảng, diễn biến của tổng khỡi nghĩa tháng tám năm 1945? *Sỡ dĩ lễnh tổng khởi nghĩa được ban bố là vì: - Tình hình thế giới: + Ở Châu Âu: tháng 5/1945, Đức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện. + Ở châu Á: Ngày 6 đến ngày 9/8/1945 Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. + Đến trưa 15/8/1945, Nhật chính thức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện. - Tình hình trong nước: Quân Nhật ở Đông Dương và chính quyền Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam đã gục ngã, thời cơ ngàn năm có một để ta vùng lên giành chính quyền.Và sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặc của Đảng ( 3 lần diễn tập), được nhân dân hưởng ứng và ủng hộ.  Thời cơ khách quan cũng như chủ quan đã đến nên Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. *Chủ trương của Đảng: - Nghe tin phát xít Nhật đầu hàng,ngày 13 tháng 8 năm 1945,Tổng bô Việt Minh và TW Đảng thành lập Ủy Ban khởi nghĩa , ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. - Ngày 14/8 đến 15/8/1945). Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào - Tuyên Quang quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền. - Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ý nghĩa : Chủ trương của Đảng thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao độ của dân tộc. Quyết định đến vận mạng của dân tộc. *Diễn biến: - Chiều ngày 16/8/1945, một đơn vị giải phóng quân từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa. - Từ ngày 14/8/1945 đến ngày 18/8/1945, 4 tỉnh đầu tiên giành được chính quyền là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam. - Từ 15/8/1945 đến ngày 19/8/1945, nhân dân Hà Nội khởi nghĩa và đã giành được chính quyền. - Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa ở Huế giành thắng lợi.. - Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa ở Sài Gòn giành thắng lợi. Thắng lợi của Hà Nội, Huế, Sài gòn có tác dụng cổ vũ cho các địa phương còn lại trong cả nước vùng lên giành chính quyền. - Đến ngày 28/8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công hoàn toàn trong cả nước - Ngày 30/8/1945: Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến ở VN. - Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập. Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng tám thành công? *Nguyên nhân thắng lợi: - Khách quan: + Hồng quân Liên Xô và quân Đồng Minh đánh bại chủ nghĩa phát xít mà trực tiếp là phát xít Nhật đã tạo ra một thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên giành chính quyền nhanh chóng và ít thiệt hại. - Chủ quan: + Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất VN vì vậy, khi Đảng và mặt trận VM phất cao ngọn cờ cứu nước, thì toàn dân nhất tề đứng lên để cứu nước. + Do sự lãnh đạo đúng đắn,tài tình của Đảng và Bác Hồ: + Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm nhất là về xd lực lượng, xd căn cứ địa. ... + Trong những ngày khởi nghĩa toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết tâm cao, các cấp bộ Đảng chỉ đạo linh hoạt,thống nhất, chớp thời cơ phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền.... *Ý nghĩa lịch sử: - Đối với dân tộc: + Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Nó đã đập tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật và lật nhào chế độ phong kiến, khai sinh nước VNDCCH, nhà nước do nhân dân làm chủ.. +Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập tự do , giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
  • 4. + Đưa Đảng cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền …. - Đối với quốc tế: + Góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới lần II. + Chọc thủng khâu yếu nhất của trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng. + Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới. Câu 10: Vì sao nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ? *Sỡ dĩ nói tình hình nước ta sau Cách mạng tháng 8 ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc là: - Chính trị: Giặc ngoại xâm đe dọa cả 2 miền + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.Ngoài ra trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp + Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng giữa lúc chính quyền cách mạng chưa được củng cố. - Kinh tế: + Nạn đói vẫn chưa khắc phục . Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn . + Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương. - Văn hóa – xã hội: + Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề. + Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến.  Tất cả những khó khăn trên đã diễn ra cùng một lúc, vận mệnh của dân tộc ta bị đe dọa như “Ngàn cân treo sợi tóc” *Bên cạnh những khó khăn đó thì nước ta sau cách mạng tháng tám cũng có nhiều thuận lợi: - Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi gắn bó với chế độ. - Trên thế giới hệ thống XHCN đang hình thành,PTGPDT phát triển mạnh mẽ. Câu 11: Tại sao lại có “Hiệp định Sơ Bộ” và “Tạm ước Việt – Pháp”? Ý nghĩa của việc Đảng ta ký “Hiệp định Sơ Bộ” và “Tạm ước Việt – Pháp”? *Hiệp định Sơ Bộ: - Đầu năm 1946, Pháp âm mưu đưa quân ra miền bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Ngày 28/2/1946 Pháp ký hiệp ước với Tưởng Hiệp ước Hoa – Pháp. - Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta đứng trước 2 con đường phải lựa chọn : Hoặc cầm súng chiến đấu không cho Pháp đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hoà hoãn với Pháp để tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm.  Trước tình hình đó, đảng ta quyết định hòa với Pháp để gạt Tưởng. Ngày 6/3/1946, Chính phủ ta kí “Hiệp định Sơ Bộ” với Pháp. *Tạm ước Việt – Pháp: - Sau khi kí Hiệp định Sơ Bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam bộ, lập chính phủ Nam kỳ tự trị, âm mưu tá c Nam bộ ra khỏi Việt Nam  Nhân dân ta nổi dậy đấu tranh khắp nơi. - Quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.  Trước tình hình đó, đảng ta ta quyết định nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tê, văn hóa. Ngày 14/9/1946, Chính phủ ta kí “Tạm ước Việt – Pháp ” với Pháp. *Ý nghĩa: - Với việc kí Hiệp định Sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc. - Giúp ta loại bớt một kẻ thù là 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc . - Tạo cho ta thời gian hòa bình quí báu để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến đánh Pháp lâu dài. - Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. Câu 12:: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947? *Âm mưu của Pháp: - Tháng 3/1947, Bôlaec được cử làm Cao ủy Pháp ở ĐD đồng thời vạch kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược. - Ngày 7-10-1947, Pháp huy đông 12.000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc . *Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. *Diễn biến: - Tại Bắc Cạn, Chợ Mới địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt. - Ở mặt trận hướng Đông: ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau(30/10/1947). - Ở hướng tây: Ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng(24/10/1947), Khe lau(10/11/1947). *Kết quả: - Hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy, ngày 19-12-19 quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc. - Lực lượng của địch bị tổn thất nặng nề: 6.000 tên bị diệt, 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô .
  • 5. - Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành nhanh chóng. *Ý nghĩa: Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, đã đưa kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương. Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài có lợi cho ta. Câu 13: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới thu đông 1950? *Hoàn cảnh lịch sử: - Thế giới: + Ngày 01-10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời tạo điều kiện cho ta liên lạc với các nước XHCN . + Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, và các nước CHXH khác lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với nước ta - Trong nước: + Pháp liên tục thất bại và ngày càng lệ thuộc Mỹ hơn. + Pháp âm mưu thực hiện kế hoạch Rơ Ve nhằm: Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt Trung . Thiết lập hành lang Đông-Tây: HN - Hải Phòng – Hòa Bình – Sơn La  Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai. *Chủ trương của ta: Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm 3 mục tiêu: - Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, - Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới - Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc *Diễn biến - 16-9-1950. ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê một cứ điểm quan trọng trên đường số 4 - Đến ngày 18/9/ 1950 ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. - Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về. - Đoán được ý định của địch, ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau. - Pháp rút lần lượt khỏi Thất Khê, Na Sầm.LS…Đến ngày 22/10/1950 đường số 4 được giải phóng *Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, khai thông được 750km từ Cao Bằng về Đình Lập, giải phóng với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây, thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản *Ý nghĩa: - Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông. - Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh sự trưởng thành của Bộ đội ta qua 4 năm kháng chiến. - Qua chiến dịch này ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. - Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến . Câu 14: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ? *Âm mưu của Pháp: Trong tình hình kế hoạch NaVa bước đầu bị phá sản, Pháp quyết định tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất là 16.200 tên, chia làm 3 phân khu với 49 cứ điểm => Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài bát khả xâm phạm”. *Chủ trương của ta: - Đầu tháng 12/ 1953, TW Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt địch giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào. - Ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch: 4 đại doàn bộ binh, 1 đại doàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn công binh…hàng chục nghìn tấn vũ khĩ lương thực…chuyển ra mặt trận. Đầu tháng 3-1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất. *Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt: - Đợt 1, ( từ ngày 13 đến 17-3-1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch. - Đợt 2, ( từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh như các cứ điểm E1, D1, C1, A1,… bao vây, chia cắt địch. -Đợt 3, (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung Tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7-5 ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h 30 tướng cờ Đờ Caxtori cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống. *Kết quả: Ta đã loại vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh. *Ý nghĩa: - Thắng lợi Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava. - Giáng đòn quyết định vào tham vọng xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoạigiao của ta giành thắng lợi. Câu 15: So sánh Chiến dịch Việt Bắc (1947) với Chiến dịch Biên Giới (1950)? Nội dung so sánh Việt Bắc Biên Giới Mục đích Tiêu diệt cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não kháng Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Khai thông con đường liên lạc giữa ta và Trung Quốc với các nước
  • 6. chiến, khai thông biên giới, mở đường liên lạc giữa ta và quốc tế. dân chủ trên thế giới. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến. Cách đánh của chiến dịch Chủ động tổ chức lực lượng chống lại cuộc tiến công địch, tiến hành bao vây, mở các trận tập tập kích, tiêu diệt các gọng kìm tiến công của quân Pháp. Chủ động mở chiến dịch tiến công địch, Đánh điểm (Đông Khê), chia các hệ thống phòng ngựcủa địch (đường số 4), phục kích tiêu diệt quân tăng viện của Pháp. Kết quả của chiến dịch Tiêu diệt cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành. Giải phóng vùng biên giới Việt Trung. Thế bao vây cả trong lẫn ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ. Làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp. Ý nghĩa của chiến dịch Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải bị động chuyển sang đánh lâu dài. Là chiến dịch lớn đầu tiên của quân ta chủ động mở và giành quyền chủ động vè chiến lược trên chiến trường Bắc bộ. Câu 16: Nội dung cơ bản, ý nghĩa của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương? *Hoàn cảnh: - Căn cứ vào những điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.  Chính phủ ta đã ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương vào ngày 21-7-1954 *Nội dung: - Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ c ủa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. - Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn ĐD. - Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân,chuyển giao khu vực. - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào. - Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956. - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ĐD - Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ. *Ý nghĩa: - Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đô ng Dương. - Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nd ta, MB được giải phóng. - Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược DĐ. Câu 17: Tại sao nói chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cùng với Hiệp định Giơnevơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ( 1945-1954)? - Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava – kế hoạch quân sự lớn nhất và cuối cùng của Pháp trong 9 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với hiệp định Giơnevơ 1954, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và rút quân về nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Câu 18: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ? *Nguyên nhân thắng lợi; - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. - Có chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất,có lực lượng vũ trang 3 thứ quân, có hậu phương rộng lớn, vững mạnh. - Có liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và các nước khác. *Ý nghĩa lịch sử: - Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc được giải phóng,chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. - Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Câu 19: Hoàn cảnh, diễn biến , kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi 1959-1960 ? *Hoàn cảnh lịch sử: - Mỹ - Diệm tiến hành tăng cường khủng bố đàn áp cách mạng, ra sắc lệnh “Đặc cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Thực hiện “đạo luật 10-59” công khai, chém giết người vô tội khắp miền nam.
  • 7. - Trước tình hình đó, 1959: Hội nghị trung ương Đảng họp lần thứ V đề ra nghị quyết 15: Xác định con đường cơ bản của cách mạng miền nam là khởi nghĩa giành lấy chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang.  Được nghị quyết 15 soi sáng,phong trào nổi dậy khắp nơi thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre. *Diễn biến: - Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái, Vĩnh Thạnh (2/1959), Trà Bồng (8/1959), phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre - Ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện,toàn tỉnh Bến Tre, lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên… *Kết quả: Phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch, thành lập ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo. *Ý nghĩa: - Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. - Đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công - Thắng lợi của phong trào “Đồng Khỡi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1946). Câu 20: Âm mưu và thủ đoạncủa Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở Miền Nam. Những thắng lợi của quân dân Miền Nam trong chống “chiến tranh đặc biệt”? *Âm mưu: - “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của h ệ thống cố vấn quân sựMĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật,phương tiện triến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cá ch mạng và nhân dân ta. - Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”. *Thủ đoạn: - Mĩ đề ra kế hoạch Xtalay – Taylo nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng. - Tăng cường viện trợ quân sự: đưa nhiều cố vấn quân sự, tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị phưong tiện chiến tranh hiện đại…lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở MN để trực tiếp chỉ đạo quân đội SG. - Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”. - Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lương cách mạng. - Phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn sự chi viện của MB vào MN.. *Những thắng lợi của nhân dân miền Nam trong chiến tranh đặc biệt: Dưới sự lãnh đạo của MTDTGPMNVN quân dân MN nổi dậy tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược ( rừng núi, nong thôn,đô thị) bằng 3 mũi giáp công ( chính trị, quân sự, binh vận) dẫ giành được những thắng lợi: - Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân. - Trên mặt trận chính trị : Nông dân ở các đô thị nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng đấu tranh chống lại sự đần áp vcủa chính quyền Diệm nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ phật giáo và “Đội quân tóc dài”. => đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. (1/ 11/1963 Mĩ làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm) - Trên mặt trận quân sự: +2/1/1963 quân dân miền Nam giành thắng lớn trong trận Ấp Bắc – Mĩ Tho => dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”. Chiến thắng này chứng minh rằng quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặt biệt” của Mĩ - ngụy. + Đông – xuân 1964 – 1965, ta mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Bình Gĩa (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước)… đã làm phá sản về cơ bản chiếc lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. *Ý Nghĩa: Đây là thất bại chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ở Miền Nam. Câu 21: Âm mưu và hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Những thắng lợi tiêu biểu của Quân dân ta trong "Chiến tranh Cục bộ? *Âm mưu: - Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn . Trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu . - Mục tiêu: giành lại thế chủ động trên chiến trường bằng chiến lược “tìm diệt”, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải đánh nhỏ hoặc rút về biên giới, tiến tới kết thúc chiến tranh. *Hành động: Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông,vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào Miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai cuộc phản công chiến lươc mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”. *Những thắng lợi tiêu biểu: Chiến thắng Vạn Tường Quảng Ngãi,( 18 – 8-1965): - Mờ sáng ngày 18-8 1965 Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta.
  • 8. - Sau một ngày quân chủ lực cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành q uân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên, bắn cháy hàng chục xe tăng, xe bọc thép, máy bay. - Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, khẳng định quân dân ta có thể đánh thắng Mĩ trong chiến tranh cục bộ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Chiến thắng trong hai mùa khô: - Mùa khô thứ nhất ( Đông – Xuân 1965-1966): Quân dân miền Nam đã đập tan các cuộc phản công chiến lược với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn vào Đông Nam Bộ và Liên khu V. Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 địch, trong đó có 42 000 quân Mỹ. - Mùa khô thứ hai (1966-1967): Quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược với 895 cuộc hành quân,trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxon Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu điệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta . Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 151 000 địch, trong đó có 68 000 quân Mỹ . - Phong trào đấu tranh của quần chúng chống ách kìm kẹp của địch, phá “ấp chiến lược” ở nông thôn diễn ra mạnh mẽ. Ở thành thị công nhân, HSSV đấu tranh đòi Mĩ rút về nước đòi tự do dân chủ… Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của MTDTGPMNVN được nâng cao. Câu 22: Âm mưu và thủ đoạncủa Mĩ- Ngụy trong “Việt Nam hóa chiến tranh” . Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống Việt Nam hóa chiến tranh ? *Âm mưu: - Sau thất bại của chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lươc “Việt nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, gọi là “Đông Dương hóa chiến tranh”. - “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy,cung cấp vũ khí và phương tiện chiến tranh. - Tiến hành “Việt nam hóa chiến tranh” Mĩ tiếp tục dùng âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm thương vong của người Mĩ trên chiến trường. - Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộngchiến tranh xâm lược Campuchia (năm 1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (năm 1971) thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. *Thủ đoạn: - Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền SG. - Mở rộng chiến trangh phá hoại MB, Lào, CPC. - Mĩ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hoàn hoãn với Liên xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta. *Những thắng lợi của quân dân ta: - Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam thành lập, được 23 nước công nhận,có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. - Tháng 4-1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia họp,biểu thị quyết tâm của nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết chống Mĩ. - Tháng 4 – tháng 6 / 1970 , quân đội ta phối hợp nhân dân Campuchia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn - Tháng 2 – tháng 3 / 1971, bộ đội Việt nam phối hợp với nhân dân Lào, đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn – 719” chiếm giữ đường 9- Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương . - Ở thành thị, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ. Ở nông thôn,đồng bằng … quần chúng nhân dân nổi dậy chống bình định, phá ấp chiến lược. *Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 Ngày 30-3-1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu,rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam. - Kết quả: chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. - Ý nghĩa: giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” , buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược (thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”). Câu 23: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ? So sánh Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Giống nhau - Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ. - Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. - Đều bị phá sản Khác nhau Thời gian 1961-1965 1965-1968 Quy mô Chủ yếu ở miền Nam. Chiến tranh mở rộng cả nước. Biện pháp Bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mỹ chỉ huy,dựa vào vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập “ấp chiến lược”, tung gián điệp ra miền bắc, phong tỏa Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt miền bắc.
  • 9. tiến hành biên giới và vùng biển. Kết quả Bị phá sản vào giữa năm 1965 Bị phá sản và cuối năm 1968 Nhận xét Chiến tranh cục bộ ác liệt hơn chiến tranh đặc biệt thể hiện ở việc vừa tiêu diệt quân chủ lực vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc. Câu 24: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? So sánh Chiến tranh đặc biệt Việt Nam hóa chiến tranh Giống nhau - Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ, đều sử dụng lực lượng chính là quân đội Sài Gòn, cùng với vũ khí và trang thiệt bị của Mĩ. - Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. - Đều bị phá sản. Khác nhau Thời gian 1961-1965 1969-1973 Quy mô Chủ yếu ở miền nam Toàn cõi Đông Dương Biện pháp tiến hành Bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mỹ chỉ huy,dựa vào vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, tiến hành càn quét, bình định lập “ấp chiến lược”, tung gián điệp ra miền bắc, phong tỏa biên giới và vùngbiển. Bằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh” Kết quả Bị phá sản vào giữa năm 1965 Bị phá sản và cuối năm 1973 Nhận xét Về bản chất chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và chiến lược “chiến tranh đặc biệt là giống nhau,nhưng quy mô lớn hơn, mức độ ác liệt hơn và trang thiết bị chiến tranh nhiều và hiện đại hơn. Câu 25: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “ chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”? So sánh Chiến tranh cục bộ Việt Nam hóa chiến tranh Giống nhau - Đều là chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ. - Đều nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng cách mạng, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. - Đều bị phá sản. Khác nhau Thời gian 1965-1968 1969-1973 Quy mô Mở rộng cả nước Toàn cõi Đông Dương Biện pháp tiến hành Sử dụng quân Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn, tiến hành hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”, tiến hành chiến tranh phá hoại ác liệt miền bắc. Bằng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy, chiến lược này được thực hiện bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”. Kết quả Bị phá sản vào giữa năm 1968 Bị phá sản và cuối năm 1973 Nhận xét Tuy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” quy mô cả Đông Dương nhưng không mạnh bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. đã mở ra cơ hội để quân ta bắt đầu đi đến đàm phán ở Pa-ri. Sau chiến luợc Việt Nam hóa chiến tranh, Mĩ buôc phải kí Hiệp định Pa-ri và rút quân về nước. Câu 26: Những thành tích của quân dân Miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972) . Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” .
  • 10. - Ngày 16-4-1972, Tổng thống Mĩ Nichxon chính thức tiến hành cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ hai). - Từ ngày 18 đến hết ngày 29-12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng. *Kết quả: Quân dân ta ở miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên phủ trên không” quân dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ. Trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần hai , miền Bắc bắn rơi 735 máy bay Mĩ, bắn chìm 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm phi công Mĩ. *Ý nghĩa: “Điện Biên Phủ trên không” là trận quyết định buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở miền Nam Việt Nam (1-1973). Câu 27: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam *Hoàn cảnh lịch sử: - Ngày 31-3-1968, sau đòn bất ngờ Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Mĩ bắt đầu nói đến thương lượng. - Tháng 5-1968 đàm phám hai bên: VNDCCH và Hoa Kì. - Tháng 1-1969 đàm phán bốn bên: Có thêm MTDTGPMNVN và VNCH. Cuộc đàm phán diễn ra gay gắt, nhiều lúc phải gián đoạn. Sau thất bại trận “Điện biên phủ trên không” Mĩ buộc phải kí hiệp định Pari (27-1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. *Nội dung của hiệp định Pa ri: - Hoa Kì cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. - Hoa Kì cam kết rút hết quân đội của mình và quân đồng minh. Cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. - Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. - Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền,hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị . - Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt - Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương . *Ý nghĩa: - HĐ Pa ri về VN là thắng lợi của sự kết hợp của đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân hai miền Nam, Bắc, mở ra bước ngoặc mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi, để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 28: Điều kiện lịch sử và chủ trương kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam? *Điều kiện lịch sử: - Sau Hiệp định Pari, nhất là từ cuối năm 1974 đầu 1975 tình hình so sánh lực lượng có lợi cho ta : Ở miền Nam quân Mỹ đã rút v ề nước ; Ở miền Bắc hòa bình được lập lại, công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế thu được thắng lợi lớn, sự chi viện cho miền Nam tăng lên . - Chiến thắng đường 14 - Phước Long chứng tỏ quân Ngụy đã suy yếu và bất lực, khả năng can thiệp của Mỹ rất hạn chế . Cách mạng miền Nam đứng trước thời cơ thuận lợi . *Nội dung kế hoạch: - Bộ chính trị trung ương Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 đề ra chủ trương, kế họach giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976. - Bộ chính trị nhấn mạnh, cả năm 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. - Cần phải tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân. Câu 29: Diển biến chính và ý nghĩa của các chiến dịch lớn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. *Chiến dịch Tây nguyên: (4-3 đến 24-3): - Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng. nhưng do địch nhận định sai hướng tiến công của quân ta nên bố trí lực lượng ở đây mỏng, phòng thủ sơ hở … - Ngày 4 - 3 – 1975 ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plâyku. - Ngày 10-3, quân ta tấn công Buôn Ma Thuột mở màn chiến dịch và giành được thắng lợi. - Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuộc, nhưng bị thất bại. - Ngày 14-3, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng . *Ý nghĩa: Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền,không thể cứu vãn được. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của ta từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ quân và dân đã nổi dậy đánh địch giải phóng quê hương.
  • 11. *Chiến dịch Huế - Đà Nẳng: (21-3 đến 29-3): - Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miến Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng. - Ngày 21 tháng 3 quân ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch. - Ngày 26 tháng 3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên . Cùng thời gian này ta giải phóng Tam Kỳ, Quãng Ngãi, Chu Lai uy hiếp Đà Nẵng. - Sáng 29 tháng 3 quân ta tấn công Đà Nẳng đến 3 giờ chiều Đà Nẳng hoàn toàn giải phóng. *Ý nghĩa: Chiến thắng Huế - Đà Nẵng gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy quyền, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo. *Chiến dịch Hồ Chí Minh: (26-4 đến 30-4) : - Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa.(trước tháng 5/1975) . Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. - 17 giờ ngày 26-4, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch , 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, tiến vào trung tâm thành phố. - 10 giờ 45 ngày 30-4, xe tăng ta tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ nội các Chính phủ Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - 11 giờ 30 phút,lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. *Ý nghĩa: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sửtoàn thắng,đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. - Ngày 2-5-1975, ta giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 30: Tại sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? - Đây là chiến dịch lớn nhất trong cuôc Tỏng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Với chiến dịch này, quân và dân ta đã đập tan trung tâm đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn, tạo ra chiến thắng có ý nghĩa quyết định để kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, đưa cuộc khán g chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến toàn thắng. Trên cơ sở này, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước , thống nhất đất nước.  Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Câu 31: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? *Nguyên nhân thắng lợi: - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. Phương pháp đấu tranh linh hoạt. - Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.. Có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh… - Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của 3dân tộc ở Đông Dương; Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. *Ý nghĩa lịch sử: - Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranhgiải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. - Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sửdân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. - Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 32: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (giai đoạn 1986-2000)trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào? Ý nghĩa của công cuộc đổi mới đó đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộ c? *Từ Đại hội VI (12-1986) của Đảng, Việt Nam chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh lịch sử mới: - Hoàn cảnh đất nước: Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1985), cách mạng Việt Nam đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào khủng hoảng,trước hết là khủng hoảng về kinh tế xã hội. - Hoàn cảnh thế giới: Tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật,những thay đổi tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước, nhất là đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.  Trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có những thay đổi đòi hỏi Đảng và Nhà Nước ta phải tiến hành đổi mới. *Ý nghĩa: - Trải qua 15 năm thực hiện với 3 kế hoạch 5 năm ( 1986-1990, 1991-1995, 1996 -2000), công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước đã đạt những thành tựu kinh tế - xã hội. - Đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, tăng cường sức mạng tổng hợp quốc gia, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, cũng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường q uốc tế.
  • 12. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH 9 KÌ II Câu 1: Môi trường là gì? Có mấy loại môi trường?  Môi trường là nơi sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng  Có 4 loại môi trường phổ biến: môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường trên mặt đất – không khí và môi trường sinh vật. Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Có những nhóm nhân tố sinh thái nào? Vai trò của các nhóm nhân tố sinh thái?  Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.  Có 2 nhóm sinh thái chủ yếu:  Nhân tố vô sinh: bao gồm tất cả những yếu tố không sống của thiên nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...  Nhân tố hữu sinh: bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác, có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể sinh vật.  Vai trò: Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật đều theo giới hạn chịu đựng cho từng cơ thể (bao gồm giới hạn dưới, giới hạn trên và điểm cực thuận). Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng. Câu 3: Thế nào là giới hạn sinh thái? Vì sao ở nước ta, cá chép lại sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi?  Giới hạn sinh thái: giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.  Cá chép sống được nhiều vùng khác nhau hơn cá rô phi vì cá chép có giới hạn sinh thái rộng hơn cá rô phi (giới hạn chịu nhiệt của cá chép là 2oC đến 44oC, của cá rô phi là 5oC đến 42oC) Câu 4: Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.  Sở dĩ các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng là vì: Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào các cành phía trên nhiều hơn các cành phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước cũng kém, nên cành phía dưới bị khô dần và sớm rụng. Câu 5: Các cá thể khác loài sống trong cùng một khu vực có những mối quan hệ nào? Ý nghĩa của các mối quan hệ đó? Quan hệ Đặc điểm Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi của các loài sinh vật Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,...từ sinh vật đó. Sinh vật ăn sinh vật khác Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật ăn sâu bọ,... Câu 6: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào?  Hỗ trợ: Khi sinh vật sống với nhau thành nhóm trong môi trường hợp lí, có đủ diện tích (hay thể tích) và có đủ nguồn sống thì chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện sống thích hợp, chúng sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh, sức sinh sản cao làm tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể.  Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi, không đủ nguồn sống thìcác cá thể cùng loài cạnh tranh nhau về thức ăn, nơi ở. Ngoài ra trong cuộc sống bầy đàn, các cá thể động vật còn cạnh tranh nhau trong quan hệ đực, cái. Câu 7: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạng mẽ?  Hiện tượng tự tỉa của các cành cây phía dưới là do chúng nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lại lượng tiêu hao do hô hấp. Thêm vào đó, khi cây quang hợp kém thì khả năng lấy nước của cây cũng kém nên những cành ở phía dưới sẽ khô héo và rụng.  Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra mạnh mẽ. Câu 8: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?  Trong trồng trọt: trồng cây với mật độ thích hợp, kết hợp tỉa thưa cây, chăm sóc đầy đủ, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt.  Trong chăn nuôi: Khi đàn quá đông và nhu cầu về nơi ăn, chỗ ở tở nên thiếu thốn,môi trường bị ô nhiễm ta cần tách đàn, cung cấp đầy đủ thức ăn cho chúng cùng với kết hợp vệ sinh môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt. Câu 9: Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.  Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất
  • 13. định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.  Những đặc trưng cơ bản của quần thể: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể. Câu 10: Hãy nêu thành phần các nhóm tuổi trong quần thể. Ý nghĩa của mỗi nhóm tuổi. Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái Nhóm tuổi trước sinh sản Các cá thể lớn nhanh,do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể Nhóm tuổi sau sinh sản Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể Câu 11: Điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác là gì? Tại sao? Giống nhau: đều có các đặc điểm: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong. Khác nhau: chỉ ở quần thể người mới có các đặc điểm: pháp luật, kinh tế, xã hội, hôn nhân, giáo dục và văn hóa. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do con người có lao động ,tư duy, có trí thông minh, nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể của mình, đồng thời có khả năng cải tạo thiên nhiên. Câu 12: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào?  Tháp dân số trẻ có đáy rộng, do số lượng trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp  Tháp dân số già có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu hiện tỉ ệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp Câu 13: Thế nào là một quần xã? Những tính chất cơ bản của quần xã là gì? Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vậ trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.  Các tính chất cơ bản của quần xã: Câu 14: Thế nào là cân bằng sinh học? Cân bằng sinh học trong quần xã được biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã đó và luôn luôn đươc khống chế ở một mức độ nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng)phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Câu 15: Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái là một hệ thống ổn định và tương đối hoàn chỉnh. Vì dụ: một cái ao, một cái hồ, vườn Quốc gia Cúc Phương, một con sông...là những hệ sinh thái điển hình. Câu 16: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần cơ bản nào?  Thành phần hữu sinh: +Sinh vật sản xuất: thực vật quang hợp tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp từ những chất vô cơ đơn giản lấy từ môi trường. +Sinh vật tiêu thụ: động vật sống dị dưỡng nhờ vào nguồn thức ăn do thực vật tạo ra. Đó là những loài ăn cỏ (thực vật), tiếp đó là động vật ăn thịt bậc 1, bậc 2, bậc 3,... +Sinh vật phân giải: (chủ yếu là các loài nấm, vi sinh vật hoại sinh) là những sinh vật dị dưỡng, biến đổi vật chất từ những thành phần có cấu tạo phức tạp thành những chất vô cơ đơn giản nhất.  Thành phần vô sinh:Các chất vô cơ, các chất hữu cơ và chế độ khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió, bão,...) Câu 17: Thế nào là chuỗi thức ăn? Thế nào là lưới thức ăn?  Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.Mỗi loài trong chuỗithức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.  Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn đồng thời tham gia vào các chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung tạo thành một lưới thức ăn. Câu 18: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Các yếu tố để xác định ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì? Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì? Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? *Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác. *Các yếu tố xác định mức ô nhiễm môi trường:  Nguồn tài nguyên bị mất mát do dùng quá phí phạm, tạo ra lượng chất phế thải quá lớn  Mức đầu tư để trừ khử và phòng ngừa nạn ô nhiễm  Mức giảm sức khỏe con người *Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu, hoạt động trong công nghiệp giao thông vận tải, sử dụng thuốc trừ sâu,thuốc diệt cỏ bừa bãi,.... *Tác hại của ô nhiễm môi trường là Gây hại cho đời sống của con người và các loài sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thức vật không đúng cách có tác dụng bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và các sinh vật khác, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư. Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoài các hệ sinh thái, suy thoàimôi trường sống của con người và sinh vật. *Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
  • 14. Có nhiều biện pháp phòng,chống ô nhiễm môi trường như xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh,... Câu 19: Những hậu quả của nạn phá rừng là gì?  Làm xói mòn, rửa trôi đất  Không ngăn cản được nước chảy bề mặt nên dễ gây ra lũ quét  Mất nơi ở của các loài sinh vật, làm mất cân bằng sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học của các loài sinh vật.  Làm giảm lượng nước ngầm  Làm khí hậu thay đổi, giảm lượng mưa Câu 20: Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh. Vì sao phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh? *Phân biệt tài nguyên tái sinh và không tái sinh  Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng một cách hợp lí sẽ được phục hồi. Đó là tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật.  Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử dụng thì sẽ cạn kiệt dần không có khả năng phục hồi. Tài nguyên không tái sinh gồm khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa,... *Phải sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên không tái sinh: Do tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận,chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau. Câu 21: Vì sao phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã?  Con người phải khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã là vì:  Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp khôi phục và giữ gìn.  Cần phải bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng  Cần phải khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững.  Các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:  Tăng cường trồng rừng và bảo tồn động vật quý hiếm  Cải tạo các hệ sinh thái đã suy thoái  Bảo vệ tài nguyên sinh vật Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống? + Thoái hóa giống là: Hiện tượng mà các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần, biểu hiện ở dấu hiệu: phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Nhiều dòng bộc lộ đặc điểm có hại: bị bạch tạng,thân lùn, dị dạng, hạt ít, chống chịu kém ... + Nguyên nhân: do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hay giao phối gần ở động vật qua các thế hệ tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp gen lặn gây hại tăng dần Câu 2: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai? Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt, có các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. . Ví dụ : Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai.. Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai Câu 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai?  Phöông phaùp taïo öu theá lai ôû caây troàng:  Lai khaùc doøng: Taïo 2 doøng töï thuï phaán roài cho giao phaùn vôùi nhau  Ví duï: ÔÛ ngoâ taïo ñöôïc ngoâ lai F1 naêng suaát cao hôn töø 25 => 30% so vôùi gioáng hieän coù  Lai khaùc thöù: Ñeå keát hôïp giöõa taïo öu theá lai vaø taïo gioáng môùi  Phöông phaùp taïo öu theá lai ôû vaät nuoâi: Lai kinh teá: Laø cho giao phoái giöõa caëp vaät nuoâi boá meï thuoäc 2 doøng thuaàn khaùc nhau roài duøng con lai F1 laøm saûn phaåm  Ví duï: Lôïn æ Moùng Caùi x Lôïn Ñaïi Baïch => Cho lôïn con môùi sinh naëng 0.8 kg taêng troïng nhanh tæ leä naïc cao Câu 4: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ? Là phép lai mà người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống. Phổ biến ở nước ta là dùng con cái trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Câu 5: Moâi tröôøng soáng cuûa sinh vaät? - Moâi tröôøng laø nôi sinh soáng cuûa sinh vaät, bao goàm taát caû nhöõng gì bao quanh chuùng coù taùc ñoäng tröïc tieáp hoaëc giaùn tieáp leân söï soáng, phaùt trieån, sinh saûn cuûa sinh vaät. - Coù 4 loaïi moâi tröôøng: Moâi tröôøng nöôùc, moâi tröôøng trong ñaát, moâi tröôøng treân cạn vaø moâi tröôøng sinh vaät Câu 6: Caùc nhaân toá sinh thaùi cuûa moâi tröôøng? Nhaân toá sinh thaùi laø nhöõng yeáu toá cuûa moâi tröôøng taùc ñoäng tôùi sinh vaät. - Caùc nhaân toá sinh thaùi ñöôïc chia thaønh 3 nhoùm: - Nhoùm nhaân toá sinh thaùi voâ sinh: bao gòm các yếu tố không sống như đất, nước, gió …. - Nhoùm nhaân toá sinh thaùi höõu sinh: gồm các sinh vật - Nhoùm nhaân toá sinh thaùi con người: gồm các hoạt động của con người tác động đến sinh vật Câu 7: Giới hạn sinh thái?
  • 15. - Giôùi haïn sinh thaùi laø giôùi haïn chòu ñöïng cuûa cô theå sinh vaät ñoái vôùi moät nhaân toá sinh thaùi nhaát ñònh. - Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 420C, phát triển mạnh nhất ở 300C, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết. Câu 8: Aûnh höôûng cuûa aùnh saùng leân ñôøi soáng thöïc vaät? - Aùnh saùng aûnh höôûng nhieàu tôùi ñôøi soáng thöïc vaät, laøm thay ñoåi nhöõng ñaëc ñieåm hình thaùi, sinh lí cuûa thöïc vaät. Moãi loaïi caây thích nghi vôùi ñieàu kieän chieáu saùng khaùc nhau. Coù nhoùm caây öa saùng vaø nhoùm caây öa boùng. Câu 9: Aûnh höôûng cuûa aùnh saùng leân ñôøi soáng ñoäng vaät? - Aùnh saùng aûnh höôûng tôùi ñôøi soáng ñoäng vaät, taïo ñieàu kieän cho ñoäng vaät nhaän bieát caùc vaät vaø ñònh höôùng di chuyeån trong khoâng gian. Aùnh saùng laø nhaân toá aûnh höôûng tôùi hoaït ñoäng,khaû naêng sinh tröôûng vaø sinh saûn cuûa ñoäng vaät. Coù nhoùm ñoäng vaät öa saùng vaø nhoùm ñoäng vaät öa toái. Câu 10: Aûnh höôûng cuûa nhieät ñoä leân ñôøi soáng sinh vaät? - Nhieät ñoä moâi tröôøng coù aûnh höôûng tôùi hình thaùi hoaït, ñoäng sinh lí cuûa sinh vaät - Ña soá caùc loaøi sinh vaät soáng trong phaïm vi nhieät ñoä töø 0 – 500C . Tuy nhieân cuõng coù moät soá sinh vaät nhôø khaû naêng thích nghi cao neân coù khaû naêng soáng ñöôïc ôû nhieät ñoä raát thaáp hoaëc raát cao (Vi khuaån löu huyønh soáng ôû suoái nöôùc noùng coù theå chòu ñöôïc nhieät ñoä tôùi 1130C ) - Nhôø khaû naêng thích nghi maø hình thaønh hai nhoùm sinh vaät bieán nhieät vaø sinh vaät haèng nhieät Câu 11: Aûnh höôûng cuûa ñoä aåm leân ñôøi soáng sinh vaät?  Sinh vaät (thöïc vaät vaø ñoäng vaät) thích nghi vôùi moâi tröøông soáng coù ñoä aåm khaùc nhau  Hình thaønh caùc nhoùm sinh vaät  Thöïc vaät: Nhoùm öa aåm vaø Nhoùm chòu haïn  Ñoäng vaät: Nhoùm öa aåm vaø Nhoùm öa khoâ Câu 12: Quan heä cuøng loaøi? YÙ nghóa?  Caùc sinh vaät cuøng loaøi soáng gaàn nhau lieân heä vôùi nhau hình thaønh neân nhoùm caù theå  Trong moät nhoùm caù theå coù nhöõng moái quan heä  Hoã trôï: Sinh vaät ñöôïc baûo veä toát hôn , kieám ñöôïc nhieàu thöùc aên  Caïnh tranh: Khi gaëp ñieàu kieän baát lôïi caùc caù theå cuøng loaøi caùc caù theå cuøng loaøi caïnh tranh laãn nhau, ngaên ngöøa gia taêng soá löôïng caù theå vaø söï caïn kieät nguoàn thöùc aên, moät soá caù theå coù theå taùch ra khoûi nhoùm ñeå soáng rieâng. * YÙ nghóa: giuùp sinh vaät thích nghi ñöôïc vôùi moâi tröôøng soáng Câu 13: Quan heä khaùc loaøi?  Quan heä: Baûng 44: trang 132 saùch giaùo khoa  YÙ nghóa: giuùp sinh vaät thích nghi ñöôïc vôùi moâi tröôøng soáng Câu 14: Theá naøo laø moät quaàn theå sinh vaät? Quaàn theå sinh vaät bao goàm caùc caù theå cuøng loaøi, cuøng soáng trong moät khu vöïc nhaát ñònh, ôû moät thôøi ñieåm nhaát ñònh vaø coù khaû naêng sinh saûn taïo thaønh nhöõng theá heä môùi. Ví duï: HS töï laáy Câu 15: Nhöõng ñaëc tröng cô baûn cuûa quaàn theå?  Tæ leä giôùi tính: Laø tæ leä giöõa soá löôïng caù theå ñöïc/soá löôïng caù theå caùi.Tæ leä naøy cho thaáy tieàm naêng sinh saûn cuûa quaàn theå .  Thaønh phaàn nhoùm tuoåi:- Nhoùm tröôùc sinh saûn( phía döôùi) coù vai troø chuû yeáu laøm taêng tröôûng khoái löôïng vaø kích thöôùc quaàn theå.  Nhoùm sinh saûn(ôû giöõa) cho thaáy khaû naêng sinh saûn cuûa caùc caù theå, quyeát ñònh möùc sinh saûn cuûa quaàn theå .  Nhoùm sau sinh saûn(phía treân) bieåu hieän nhöõng caù theå khoâng coøn khaû naêng sinh saûn neân khoâng aûnh höôûng ñeán söï phaùt trieån cuûa quaàn theå .  Maät ñoä quaàn theå: Laø soá löôïng sinh vaät coù trong moät ñôn vò dieän tích hay theå tích.Soá löôïng caù theå trong quaàn theå bieán ñoäng theo muøa, theo naêm, phuï thuoäc vaøo nguoàn thöùc aên, nôi ôû vaø caùc ñieàu kieän soáng cuûa moâi tröôøng Câu 16: Aûnh höôûng cuûa moâi tröôøng tôùi quaàn theå sinh vaät? Caùc ñieàu kieän soáng cuûa moâi tröôøng nhö khí haäu, thoå nhöôõng, nguoàn thöùc aên. . .aûnh höôûng ñeán soá löôïng caù theå cuûa quaàn theå. Khi maät ñoä caù theå taêng quaù cao daãn tôùi thieáu thöùc aên,choã ôû, phaùt sinh nhieàu beänh taät, nhieàu caù theå bò cheát. Khi ñoù, maät ñoä quaàn theå laïi ñöôïc ñieàu chænh trôû veà möùc caân baèng. Câu 17: Söï khaùc nhau giöõa quaàn theå ngöôøi vôùi caùc quaàn theå sinh vaät khaùc? Ngoaøi nhöõng ñaëc ñieåm chung cuûa moät quaàn theå sinh vaät, quaàn theå ngöôøi coøn coù nhöõng ñaëc tröng maø caùc quaàn theå sinh vaät khaùc khoâng coù. Ñoù laø nhöõng ñaëc tröng veà kinh teá – xaõ hoäi nhö phaùp luaät, hoân nhaân, giaùo duïc, vaên hoùa…Söï khaùc nhau ñoù laø do con ngöôøi coù lao ñoäng vaø coù tö duy Câu 18: YÙ nghóa cuûa söï taêng daân soá vaø phaùt trieån xaõ hoäi?  Nhöõng ñaëc tröng veà tæ leä giôùi tính, thaønh phaàn nhoùm tuoåi, söï taêng, giaûm daân soá coù aûnh höôûng raát lôùn tôùi chaát löôïng cuoäc soáng cuûa con ngöôøi vaø caùc chính saùch kinh teá- xaõ hoäi cuûa moãi quoác gia.
  • 16.  Ñeå coù söï phaùt trieån beàn vöõng, moãi quoác gia caàn phaûi phaùt trieån daân soá hôïp lí. Khoâng ñeå daân soá taêng quaù nhanh daãn tôùi thieáu nôi ôû, nguoàn thöùc aên, nöôùc uoáng, oâ nhieãm moâi tröôøng, taøn phaù röøng vaø caùc taøi nguyeân khaùc.  Hieän nay, Vieät Nam ñang thöïc hieän Phaùp leänh daân soá nhaèm muïc ñích ñaûm baûo chaát löôïng cuoäc soáng cuûa moãi caù nhaân, gia ñình vaø toaøn xaõ hoäi. Soá con sinh ra phaûi phuø hôïp vôùi khaû naêng nuoâi döôõng, chaêm soùc cuûa moãi gia ñình vaø haøi hoaø vôùi söï phaùt trieån kinh teá- xaõ hoäi, taøi nguyeân, moâi tröôøng cuûa ñaát nöôùc. Câu 19: Theá naøo laø quaàn xaõ sinh vaät? Quaàn xaõ sinh vaät laø taäp hôïp nhieàu quaàn theå sinh vaät thuoäc caùc loaøi khaùc nhau, cuøng soáng trong moät khoâng gian xaùc ñònh vaø chuùng coù moái quan heä maät thieát, gaén boù vôùi nhau. Ví duï: Quaàn xaõ ao hoà, quaàn xaõ röøng möa nhieät ñôùi Câu 20: Quan heä giöõa ngoaïi caûnh vaø quaàn xaõ?  Caùc nhaân toá sinh thaùi voâ sinh, höõu sinh luoân aûnh höôûng tôùi quaàn xaõ, taïo neân söï thay ñoåi.  Soá löôïng caù theå cuûa moãi quaàn theå trong quaàn xaõ luoân luoân ñöôïc khoáng cheá ôû möùc ñoä phuø hôïp vôùi khaûnaêng cuûa moâi tröôøng, taïo neân söï caân baèng sinh hoïc trong quaàn xaõ. Câu 21: Theá naøo laø moät heä sinh thaùi? Heä sinh thaùi bao goàm quaàn xaõ sinh vaät vaø moâi tröôøng soáng cuûa quaàn xaõ (sinh caûnh). Trong heä sinh thaùi caùc sinh vaät luoân taùc ñoäng laãn nhau vaø taùc ñoäng qua laïi vôùi caùc nhaân toá voâ sinh cuûa moâi tröôøng taïo thaønh moät heä thoáng hoaøn chænh vaø töông ñoái oån ñònh. * Moät heä sinh thaùi hoaøn chænh coù caùc thaønh phaàn chuû yeáu sau: - Caùc thaønh phaàn voâ sinh: ñaát, nöôùc, thaûm muïc. . . -Caùc thaønh phaàn hữu sinh gồm: + Sinh vaät saûn xuaát laø thöïc vaät + Sinh vaät tieâu thuï goàm: ñoäng vaät aên thöïc vaät vaø ñoäng vaät aên thòt. + Sinh vaät phaân giaûi nhö vi khuaån, naám. Câu 22: Chuoãi thöùc aên, löôùi thöùc aên? * Chuoãi thöùc aên: laø moät daõy caùc loaøi sinh vaät coù quan heä veà dinh döôõng. Trong ñoù moãi loaøi sinh vaät laø moät maét xích, noù vöøa laø sinh vaät tieâu thuï maét xích phía sau vöøa laø sinh vaät bò maét xích phía tröôùc tieâu thuï. * Löôùi thöùc aên: Trong töï nhieân moät loaøi sinh vaät khoâng phaûi chæ tham gia vaøo moät chuoãi thöùc aên maø tham gia nhieàu chuoãi thöùc aên. Caùc chuoãi coù maét xích chung taïo thaønh löôùi thöùc aên. Moät löôùi thöùc aên hoaøn chænh bao goàm 3 thaønh phaàn chuû yeáu laø : +sinh vaät saûn xuaát, +sinh vaät tieâu thuï( goàm sinh vaät tieâu thuï baäc 1, baäc 2 vaø baäc 3) +sinh vaät phaân giaûi Câu 23: Veõ sô ñoà löôùi thöùc aên (Moái quan heä veà dinh döôõng) cuûa caùc sinh vaät sau trong moät heä sinh thaùi? thöïc vaät, eách, raén, saâu, chaâu chaáu, gaø, deâ, ñaïi baøng, hoå, caùo, thoû, sinh vaät phaân giaûi Câu 24: Bieän phaùp baûo veä heä sinh thaùi röøng nhieät ñôùi? - Nghieâm caám chaët phaù röøng böøa baõi - Nghieâm caám saên baén ñoäng vaät ñaëc bieät laø loaøi quí - Baûo veä nhöõng loaøi thöïc vaät vaø ñoäng vaät coù löôïng ít - Tuyeân truyeàn yù thöùc baûo veä röøng ñeán töøng ngöôøi daân Câu 25: Taùc ñoäng cuûa con ngöôøi tôùi moâi tröôøng qua caùc thôøi kì phaùt trieån cuûa xaõ hoäi? Thöïcvaät chaâuc haá eách Raén Saâu Deâ Thoû Gaø Hoå Caùo SVPG Ñaïi bang
  • 17. Thôøi kì nguyeân thuyû: Ñoát röøng, ñaøo hoá saên baét thuù döõ laøm giaûm dieän tích röøng Xaõ hoäi noâng nghieäp: Troàng troït, chaên nuoâi Phaù röøng laøm khu daân cö , khu saûn xuaát laøm thay ñoåi ñaát vaø taàng nöôùc maët Xaõ hoäi coâng nghieäp: Khai thaùc taøi nguyeân böøa baõi, xaây döïng nhieàu khu coâng nghieäp laøm ñaát ñai caøng thu heïp Löôïng raùc thaûi raát lôùn gaây oâ nhieãm moâi tröôøng Câu 26: Taùc ñoäng cuûa con ngöôøi laøm suy thoaùi töï nhieân? Nhieàu hoaït ñoäng cuûa con ngöôøi taùc ñoäng vaøo moâi tröôøng ñaõ gaây ra haäu quaû raát xaáu Maát caân baèng sinh thaùi Xoùi moøn ñaát gaây luõ luït dieän roäng, haïn haùn keùo daøi aûnh höôûng maïch nöôùc ngaàm Nhieàu loaøi sinh vaät bò maát ñaëc bieät nhieàu loaøi ñoäng vaät quí hieám coù nguy cô bò tuyeät chuûng. Câu 27: Vai troø cuûa con ngöôøi trong vieäc baûo veä vaø caûi taïo moâi tröôøng töï nhieân? Haïn cheá söï gia taêng daân soá Söû duïng coù hieäu quaû nguoàn taøi nguyeân Phaùp leänh baûo veä sinh vaät Phuïc hoài troàng röøng Xöû lí raùc thaûi Lai taïo gioáng coù naêng suaát vaø phaåm chaát toát Câu 28: OÂ nhieãm moâi tröôøng laø gì? Nguyeân nhaân laøm cho moâi tröôøng bò oâ nhieãm? OÂ nhieãm moâi tröôøng laø hieän töôïng moâi tröøông töï nhieân bò nhieãm baån ñoàng thôøi caùc tính chaát vaät lí hoaù hoïc, sinh hoïc cuûa moâi tröôøng bò thay ñoåi gaây taùc haïi tôùi ñôøi soáng cuûa con ngöôøi vaø caùc sinh vaät khaùc. OÂ nhieãm moâi tröôøng do : Hoaït ñoäng cuûa con ngöøôi Hoaït ñoäng cuûa töï nhieân: nuùi löûa, sinh vaät … Câu 29: Caùc taùc nhaân chuû yeáu gaây oâ nhieãm moâi tröôøng? * OÂ nhieãm do caùc chaát khí thaûi ra töø hoaït ñoäng coâng nghieäp vaø sinh hoaït Caùc chaát thaûi töø nhaø maùy,phöông tieän giao thoâng, ñun naáu sinh hoaït laø CO2, SO2… gaây oâ nhieãm khoâng khí. * OÂ nhieãm do hoaù chaát baûo veä thöïc vaät vaø chaát ñoäc hoaù hoïc : Caùc chaát ñoäc haïi phaùt taùn vaø tích tuï Hoaù chaát (daïng hôi) theo nöôùc möa ñaát , tích tuï , gaây oâ nhieãm maïch nöôùc ngaàm Hoaù chaát ( daïng hôi) theo nöôùc möa ra ao hoà , soâng, bieån tích tuï Hoaù chaát coøn baùm vaø ngaám vaøo cô theå sinh vaät * OÂ nhieãm do caùc chaát phoùng xaï Gaây ñoät bieán ôû ngöôøi vaø sinh vaät Gaây moät soá beänh di truyeàn vaø ung thö * OÂ nhieãm do caùc chaát thaûi raén: Caùc chaát thaûi raén gaây oâ nhieãm goàm: ñoà nhöïa, giaáy vuïn, maûnh cao su, boâng kim tieâm y teá, voâi gaïch vuïn … * OÂ nhieãm do sinh vaät gaây beänh + Sinh vaät gaây beänh coù nguoàn goác töø chaát thaûi khoâng ñöôïc xöû lí (Phaân, nöôùc thaûi sinh hoaït, xaùc ñoäng vaät)  Sinh vaät gaây beänh vaøo cô theå gaây beänh cho ngöôøi do moät soá thoùi quen sinh hoaït nhö: aên goûi, aên taùi, nguû khoâng maøn… Câu 30: Bieän phaùp haïïn cheá oâ nhieãm moâi tröôøng? - Haäu quaû cuaû oâ nhieãm moâi tröôøng: laøm aûnh höôûng tôùi söùc khoûe vaø gaây ra nhieàu beänh cho con ngöôøi vaø sinh vaät. - Con ngöôøi hoaøn toaøn coù theå haïn cheá oâ nhieãm moâi tröôøng: coù nhieàu bieän phaùp phoøng choáng oâ nhieãm moâi tröôøng nhö: Xöû lí chaát thaûi coâng nghieäp vaø chaát thaûi sinh hoaït, caûi tieán coâng ngheä ñeå coù theå saûn xuaát ít gaây oâ nhieãm, xöû duïng nhieàu loaïi naêng löôïng khoâng gaây oâ nhieãm nhö naêng löïông gioù, naêng löôïng maët trôøi… xaây döïng nhieåu khu coâng vieân, troàng caây xanh deå haïn cheá buïi vaø ñieàu hoøa khí haäu….Cầnà taêng cöôøng coâng taùc tuyeân truyeàn vaø giaùo duïc ñeå naâng cao yù thöùc ,hieåu bieát cuûa con ngöôøi veà phoøng choáng oâ nhieãm moâi tröôøng. - Traùch nhieäm cuûa moãi ngöôøi laø phaûi haønh ñoäng ñeå phoøng choáng oâ nhieãm moâi tröôøng, goùp phaàn baûo veä moâi tröôøng soáng cuûa chính mình vaø cho caùc theá heä mai sau. Câu 31: Taøi nguyeân thieân nhieân laø gì? Laáy ví duï? Taøi nguyeân thieân nhieân laø nguoàn vaät chaát sô khai ñöôïc hình thaønh vaø toàn taïi trong töï nhieân maø con ngöôøi coù theå söû duïng cho cuoäc soáng. Ví duï: Taøi nguyeân: Ñaát, nöôùc, gioù, thuûy trieàu, daàu moû, naêng löôïng aùnh saùng maët trôøi … Câu 32: Caùc daïng taøi nguyeân thieân nhieân chuû yeáu? Taøi nguyeân thieân nhieân goàm 3 daïng chuû yeáu sau: