SlideShare a Scribd company logo
CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG
TRÊN MÁY TÍNH BẢNG
TDDBR
i
Lời nói đầu
Tài liệu Cẩm nang thao tác này giới thiệu trình bày chi tiết quy trình đo đếm
và báo cáo diễn biến rừng (ĐĐ&BCDBR). Để hiểu được tổng quát về Hệ thống
TDDBR cấp tỉnh, người đọc cần tham khảo Sổ tay vận hành Hệ thống TDDBR
và, để biết thêm các chi tiết trong từng hợp phần của Hệ thống TDDBR, người
đọc cần tham khảo các Hướng dẫn thực hiện, Cẩm nang thao tác, tài liệu tập
huấn khác được trình bày trong Hình 1 sau đây.
• Tài liệu tập huấn I – Tập huấn các TTTR
• Tài liệu tập huấn II – Tập huấn đo đếm và báo cáo DBR
• Tài liệu tập huấn III – Video hướng dẫn thao tác CSDL cho các Hạt Kiểm lâm
• Tài liệu tập huấn IV – Video hướng dẫn thao tác CSDL cho Chi cục Kiểm lâm
• Tài liệu tập huấn V – Kiểm soát, đảm bảo chất lượng bằng ảnh vệ tinh
• Tài liệu tập huấn VI – Kiểm soát, đảm bảo chất lượng bằng ô mẫu ngẫu nhiên
Các sách hướng dẫn
Các tài liệu tập huấn
 Hướng dẫn Thực hiện đo đếm
và báo cáo diễn biến rừng
 Hướng dẫn Quản lý cơ sở dữ
liệu (cho Hạt Kiểm lâm)
 Hướng dẫn Thực hiện tuần tra
rừng cấp bản
 Hướng dẫn dành cho người
Quản trị Hệ thống TDDBR
 Hướng dẫn Quản lý cơ sở dữ
liệu (cho Chi cục Kiểm lâm)
 Cẩm nang thao tác Ứng dụng trên
máy tính bảng
 Cẩm nang thao tác CSDL diễn
biến rừng (cho Hạt Kiểm lâm)
 Cẩm nang thao tác CSDL diễn
biến rừng (cho Chi cục Kiểm lâm)
 Cẩm nang thao tác Kiểm soát, đảm
bảo chất lượng (xác minh bằng ô
mẫu ngẫu nhiên)
 Cẩm nang thao tác Kiểm soát, đảm
bảo chất lượng (xác minh bằng ảnh
vệ tinh)
Các cẩm nang thao tác
Hình 1. Cấu trúc các tài liệu hướng dẫn được xây dựng để vận hành Hệ
thống TDDBR cấp tỉnh
ii
Mục lục
Phần I - CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG..1
Phần II - TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH BẢNG...........................2
Phần III - KIỂM TRA PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM VÀ BẢN ĐỒ NỀN............3
1. Kiểm tra phần cứng.................................................................................3
2. Kiểm tra phần mềm, các chức năng và bản đồ nền ...............................3
2.1 Chức năng thu tín hiệu vệ tinh GPS và chức năng la bàn số...........3
2.2 Kiểm tra phần mềm đo đếm và báo cáo diễn biến rừng...................6
2.3 Kiểm tra các bản đồ nền ...................................................................7
2.4 Kiểm tra tên người sử dụng đã đăng ký với hệ thống quản lý .........8
Phần IV - ĐO ĐẾM VÀ BÁO CÁO DIỄN BIẾN RỪNG................................10
1. Công tác chuẩn bị .................................................................................10
1.1 Trước khi đi thực địa.......................................................................10
1.2 Trước khi bắt đầu đo đếm...............................................................10
2. Thực hiện đo đếm diễn biến diện tích rừng ngoài thực địa ..................19
2.1 Đo đếm diện tích biến động và chụp ảnh thực địa .........................19
2.2 Nhập thông tin thực địa vào bảng thuộc tính..................................28
2.3 Kiểm tra lại số liệu đã thu thập........................................................31
3. Chuyển số liệu đã đo đếm ngoài thực địa lên máy chủ........................34
3.1 Kết nối internet (Wi-Fi) cho máy tính bảng .....................................35
3.2 Đồng bộ dữ liệu lên máy chủ ..........................................................40
Phần V - BẢO QUẢN THIẾT BỊ, NÂNG CẤP PHẦN MỀM .........................44
1. Sử dụng và bảo quản thiết bị ................................................................44
1.1 Tránh làm rơi, vỡ và bị va chạm mạnh với các vật thể khác..........44
1.2 Tránh làm ướt thiết bị......................................................................44
1.3 Sử dụng pin.....................................................................................45
1.4 Lau chùi, bảo quản và tắt máy khi không sử dụng .........................45
1.5 Làm gì khi thiết bị không sử dụng được? .......................................46
2. Nâng cấp phần mềm.............................................................................46
2.1 Quản lý thiết bị theo người dùng ....................................................46
2.2 Chuyển đổi, đăng ký lại người dùng và cài đặt lại phần mềm........46
2.3 Nâng cấp phần mềm lên một phiên bản mới..................................46
1
Phần I - CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG
Theo thiết kế, hệ thống theo dõi diễn biến rừng cấp tỉnh được vận hành theo
cơ chế được minh họa trong sơ đồ dưới đây:
Hạt Kiểm lâm
(Sở NN)
CCLN
CCKL
Tỉnh Huyện Xã
Kiểm lâm
BQL bản Người dân
Thôn bản
Tổ tuần tra rừng
Báo cáo
Kiểm tra và Đo đạc
UBND xã
Rừng chưa giaoKiểm tra và Đo đếm
Báo cáo
Công ty
Tổ chức
BQLR LLVT
Báocáo
KiểmtravàĐođạc (hợp đồng khoán bảo vệ rừng)
Đo đếm và Báo cáo
Kiểm tra
(Cung cấp số liệu)
Theo đó, các cán bộ kiểm lâm địa bàn (đối tượng chính của tài liệu hướng
dẫn này) sẽ sử dụng máy tính bảng để thực hiện quy trình đo đếm biến động
rừng ngoài thực địa và báo cáo lên cấp trên thông qua máy chủ cơ sở dữ
liệu.
2
Phần II - TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH BẢNG
Ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa được thiết kế và phát triển nhằm hỗ trợ
cho công tác khảo sát, đo đếm diện tích biến động ngoài thực địa và báo cáo
số liệu của kiểm lâm địa bàn lên cấp trên, đảm bảo được tính rẻ tiền, đơn
giản, dễ sử dụng, có độ chính xác cao. Khi sử dụng ứng dụng thu thập dữ
liệu thực địa trên máy tính bảng, có thể thay thế được các thiết bị và công cụ
sau:
- Thiết bị GPS cầm tay;
- Máy chụp ảnh kỹ thuật số có tích hợp GPS;
- La bàn;
- Bản đồ giấy;
- Phiếu khảo sát thực địa dạng giấy.
Về mặt lý thuyết, ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa có thể chạy trên bất kỳ
thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng) thuộc bất kỳ hãng sản xuất
nào có sử dụng hệ điều hành Android phiên bản 4.0 trở lên. Tuy nhiên, để
khai thác được hết các chức năng của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa,
các thiết bị dùng để chạy ứng dụng này phải đáp ứng được cấu hình sau:
- Hệ điều hành Android phiên bản 4.0 trở lên.
- Độ lớn màn hình: 5 inches trở lên;
- Có ống kính chụp ảnh phía sau máy;
- Có cảm biến thu tín hiệu vệ tinh GPS. Lưu ý: Một số dòng máy tính bảng
hoặc điện thoại thông minh chạy Android chỉ có A-GPS, chức năng này
không phù hợp với ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa;
- Có cảm biến la bàn số (True North hoặc Magnetic North);
- Có khả năng kết nối Internet không dây (WiFi).
Về mặt thực tế, để đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính và đảm bảo đủ cấu
hình nêu trên, khai thác hết các chức năng của ứng dụng thu thập dữ liệu
thực địa, khuyên dùng thiết bị máy tính bảng ASUS FonePad FE375CXG
hoặc tương đương.
Tài liệu hướng dẫn vận hành này được xây dựng trên cơ sở ứng dụng thu
thập dữ liệu thực địa phiên bản 2.0 được cài đặt trên thiết bị ASUS FonePad
FE375CXG. Với các thiết bị khác và với phiên bản sau của ứng dụng thu
thập dữ liệu thực địa, có thể có một số khác biệt cơ bản, vui lòng tham khảo
3
tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tham vấn với tác giả tài liệu
này để có thêm thông tin.
Phần III - KIỂM TRA PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM VÀ BẢN ĐỒ NỀN
Khi nhận bàn giao thiết bị từ cấp tỉnh, người dùng cần kiểm tra kỹ tình trạng
hoạt động (cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị, cũng như các ứng dụng
và bản đồ nền cần thiết.
1. Kiểm tra phần cứng
- Toàn thân máy không bị vỡ.
- Màn hình hiển thị không bị vỡ, hiển thị tốt toàn bộ các yếu tố trên màn
hình.
- Màn hình cảm ứng hoạt động tốt, nhận được cảm ứng chạm ngón tay tại
bất kỳ điểm nào.
- Cảm biến thu nhận tín hiệu vệ tinh GPS hoạt động tốt (thử bằng phần
mềm ứng dụng trong máy).
- Cảm biến la bàn số hoạt động tốt (thử bằng phần mềm ứng dụng trong
máy).
- Chức năng chụp ảnh của máy hoạt động tốt, lưu được hướng chụp ảnh
vào ảnh chụp và lưu được ảnh vào bộ nhớ máy.
- Chức năng kết nối Internet không dây (WiFi) hoạt động tốt.
- Pin và bộ sạc pin hoạt động tốt.
2. Kiểm tra phần mềm, các chức năng và bản đồ nền
2.1 Chức năng thu tín hiệu vệ tinh GPS và chức năng la bàn số.
Sử dụng phần mềm ứng dụng “GPS Test” đã được cài sẵn trong máy.
4
Đưa máy ra ngoài trời, nơi không bị che khuất bởi mái nhà, cây cối hoặc các
vật thể khác, và trong điều kiện thời tiết tốt. Khởi động máy và chạm vào biểu
tượng trên màn hình, chờ một lát để thiết bị thu tín hiệu vệ tinh, tín hiệu GPS
thu được sẽ được thể hiện trên màn hình sau:
Sai số GPS
Số vệ tinh GPS thu
được tín hiệu
Cường độ tín hiệu vệ
tinh GPS
5
Để kiểm tra chức năng la bàn số, người dùng sử dụng màn hình 3D của ứng
dụng “GPS Test”, bằng cách chạm vào ô 3D như trong hình sau:
Chạm ngón tay vào
ô này để chuyển
sang chế độ 3D
6
Tín hiệu la bàn số hoạt động tốt là khi xoay thiết bị theo các hướng khác
nhau, chữ “N” thay đổi theo. Ví dụ:
2.2 Kiểm tra phần mềm đo đếm và báo cáo diễn biến rừng.
Để kiểm tra tình trạng hoạt động của ứng dụng khảo sát thực địa (JICA
Survey), người dùng cần chạm vào biểu tượng JICA Survey trên màn hình:
Chạm vào biểu
tượng này để mở
ứng dụng
7
Ứng dụng hoạt động tốt là sau khi chạm vào biểu tượng, cửa sổ sau đây xuất
hiện:
2.3 Kiểm tra các bản đồ nền
Theo thiết kế của hệ thống, cấp tỉnh có nhiệm vụ tạo các bản đồ nền cho
từng xã và cài đặt các bản đồ nền đó cho từng thiết bị vào đầu năm. Người
La bàn số, có dao động
nếu cầm máy trên tay (La
bàn số đang hoạt động)
Các tham số về tọa
độ, hệ chiếu (GPS
đang hoạt động)
8
dùng phải kiểm tra sự đầy đủ của các bản đồ nền đó trước khi nhận máy về
sử dụng tại địa bàn.
Tùy theo từng địa phương mà số lượng bản đồ nền và tên các lớp nền có
thể khác nhau nhưng theo thiết kế, có sáu (6) lớp bản đồ nền có tên như
dưới đây:
- Lớp nền ảnh vệ tinh: TenXa_Ảnh vệ tinh
- Lớp nền địa hình (đường đồng mức): TenXa_Địa hình
- Lớp nền quy hoạch ba loại rừng: TenXa_Ba loại rừng
- Lớp nền hiện trạng rừng năm trước: TenXa_Hiện trạng (năm)
- Lớp ranh giới tiểu khu, khoảnh: TenXa_Tiểu khu – khoảnh
- Lớp ranh giới thôn bản: TenXa_Thôn bản
Ví dụ dưới đây trình bày về các lớp bản đồ nền cho thiết bị được sử dụng ở
xã Mường Mươn:
2.4 Kiểm tra tên người sử dụng đã đăng ký với hệ thống quản lý
Theo thiết kế của hệ thống, cấp tỉnh có nhiệm vụ tạo và đăng ký người dùng
ở mỗi xã cho máy tính bảng. Tùy theo nhu cầu của từng địa bàn, có thể có
xã được sử dụng nhiều hơn một (1) máy tính bảng. Người dùng cần kiểm tra
kỹ tên người dùng trên máy, đúng với địa bàn mình quản lý.
9
Người dùng có thể kiểm tra tên người dùng (tên xã) trên máy tính bảng theo
hướng dẫn bằng hình ảnh như sau:
Khi đáp ứng được các điều kiện đã kiểm tra ở trên, thiết bị máy tính bảng đã
đủ điều kiện và sẵn sàng được vận hành đo đếm biến động diện tích rừng
ngoài thực địa và gửi số liệu lên máy chủ cơ sở dữ liệu.
Lưu ý quan trọng: Do các lớp bản đồ nền được cấp tỉnh cài đặt trong máy
tương ứng với địa bàn từng xã, nếu nhận sai thiết bị thì sẽ không dùng được.
Chạm vào biểu tượng
này để mở thực đơn
Tên người dùng xuất
hiện ở đây
10
Phần IV - ĐO ĐẾM VÀ BÁO CÁO DIỄN BIẾN RỪNG
1. Công tác chuẩn bị
1.1 Trước khi đi thực địa
Ít nhất bốn tiếng đồng hồ trước khi đi thực địa, người dùng máy tính bảng
phải tiến hành các công việc chuẩn bị sau:
- Kiểm tra tình trạng thiết bị xem còn hoạt động tốt không;
- Kiểm tra tình trạng pin có đủ dùng trong ngày không (thông thường thiết
bị phải còn trên 75% pin thì mới đủ dùng để thao tác ngoài hiện trường
trong khoảng 3 giờ), nếu không đủ hoặc hết hoặc sắp hết pin thì phải sạc
thêm.
- Kiểm tra lại tên người dùng trong máy xem có đúng thiết bị của mình
không (do dữ liệu bản đồ nền được thiết lập riêng cho từng xã, nên nếu
bị nhầm máy, sẽ không có số liệu để đo đếm ngoài hiện trường);
- Kiểm tra lại lần nữa các bản đồ nền trong máy (không có bản đồ nền thì
sẽ không làm việc được ngoài hiện trường);
Trước khi bắt đầu khởi hành đi thực địa, cần tắt màn hình (nếu màn hình
chưa tắt) và bỏ thiết bị vào túi bảo quản chuyên dùng.
1.2 Trước khi bắt đầu đo đếm
Sau khi đã đến được hiện trường và trước khi bắt đầu đo đếm diện tích biến
động, người dùng máy tính bảng phải tiến hành các bước chuẩn bị sau để
đảm bảo được độ chính xác của số liệu:
a. Làm mới tín hiệu GPS.
Trong quá trình di chuyển đến hiện trường, do thiết bị ở chế độ ngủ nên có
thể dữ liệu vệ tinh không được cập nhật, do đó người dùng phải làm mới lại
tín hiệu vệ tinh trước khi tiến hành đo đếm. Thao tác như sau:
11
 Chạm vào biểu tượng dưới đây trên màn hình chính để mở ứng dụng
“GPS Test”:
 Chờ đến khi số sai số trong hình dưới đây chạy xuống dưới số 10 và
số vệ tinh GPS thu được tín hiệu lớn hơn số 7 (mất khoảng 5 phút
để đạt được các tham số này nếu người dùng đứng tại một chỗ và
trong điều kiện thời tiết trung bình. Nếu người dùng di chuyển nhiều
và thời tiết xấu, thời gian có thể lâu hơn):
Sai số GPS
Số vệ tinh GPS thu
được tín hiệu
Cường độ tín hiệu
vệ tinh GPS
12
b. Kiểm tra hoặc cài đặt lại hệ tọa độ.
Trong một số trường hợp, hệ tọa độ địa phương không được lưu lại, do đó
người dùng phải kiểm tra và nếu chưa đúng thì phải cài đặt lại. Thao tác như
sau.
Bước 1: Mở ứng dụng “JICA Survey” bằng cách chạm vào biểu tượng sau
trên màn hình chính:
Bước 2: Kiểm tra
Quan sát các dòng chữ trắng ở góc trái dưới màn hình, nếu không có tham
số hiện lên như trong hình dưới đây thì có nghĩa là chưa có hệ tọa độ hoặc
hệ tọa độ chưa cài đặt đúng.
Chạm vào biểu
tượng này để mở
ứng dụng
Hệ tọa độ chưa
đúng hoặc chưa
được cài đặt.
13
Nếu vị trí này có các tham số hiện lên như hình dưới đây thì có nghĩa là đã
cài đặt đúng hệ tọa độ (trường hợp ví dụ đối với tỉnh Điện Biên).
Nếu hệ tọa độ đã cài đặt đúng, chuyển sang phần cài đặt các lớp bản đồ nền.
Nếu chưa, người dùng phải cài đặt hệ tọa độ.
Bước 3: Cài đặt hệ tọa độ:
Để cài đặt hệ tọa độ, thao tác như sau.
- Trên màn hình chính của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, chạm vào
biểu tượng thực đơn (ba vạch trắng nằm ngang ở góc trên bên trái màn
hình), như hình sau:
Hệ tọa độ đã được
cài đặt đúng.
Chạm vào biểu
tượng này để
mở thực đơn
14
Cửa sổ thực đơn hiện ra, chạm tiếp vào chữ “Hệ chiếu”, như hình sau:
Cửa sổ Hệ chiếu hiện ra, chạm vào VN2000 và hệ tọa độ của địa phương
mình. Trong ví dụ, chọn “Điện Biên-3 độ” áp dụng cho trường hợp tỉnh Điện
Biên.
Chạm vào chữ “Hệ chiếu” để
mở các hệ chiếu.
Chạm để chọn Hệ chiếu cho
địa phương của người dùng.
15
Sau khi chọn xong Hệ chiếu (hệ tọa độ), chạm vào biểu tượng chữ S trên
nền đỏ để lưu hệ tọa độ và quay về màn hình chính, như trong hình sau:
c. Kích hoạt các lớp bản đồ nền.
Các lớp bản đồ nền đã được cấp tỉnh cài sẵn trong máy, tuy nhiên có thể
chúng chưa được kích hoạt. Người dùng cần kiểm tra và kích hoạt các lớp
bản đồ nền, thao tác như sau.
Trên màn hình chính của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, chạm vào biểu
tượng thực đơn (ba vạch trắng nằm ngang ở góc trên bên trái màn hình),
như hình sau:
Chạm vào đây để lưu lại hệ
tọa độ và trở về màn hình
chính.
Chạm vào biểu
tượng này để
mở thực đơn.
16
Cửa sổ thực đơn hiện ra, chạm tiếp vào chữ “Cấu hình”, như hình sau:
Cửa sổ Cài đặt hiện ra, chạm vào “Bản đồ Offline” và kiểm tra các lớp bản
đồ nền. Chạm vào từng lớp để có biểu tượng ở đầu các lớp để kích hoạt
chúng.
Chạm vào chữ
“Cấu hình” để
mở phần cài đặt.
Chạm vào đây để
kiểm tra các lớp nền.
Biểu tượng này có
nghĩa là lớp nền này
đã được kích hoạt.
17
Trường hợp khi chạm vào “Bản đồ Offline” nhưng chưa có lớp nào hoặc còn
thiếu lớp để kích hoạt, người dùng cần phải thêm vào các lớp cần thiết, bằng
cách chạm vào nút “Thêm”, như hình sau:
Theo thiết kế của hệ thống, các lớp bản đồ nền được lưu trong thư mục
“../Download/Ban do nen (HC)/”. Người dùng chạm vào từng lớp rồi chạm
vào chữ “Chọn” phía bên dưới để thêm vào một lớp. Lặp lại thao tác này cho
đến khi thêm đủ số lớp nền cần thiết.
Chạm vào đây để thêm
các lớp bản đồ nền.
Thư mục lưu các
lớp bản đồ nền.
Các lớp bản đồ nền
Chạm vào chữ
“Chọn” để thêm một
lớp.
18
d. Định vị lại tọa độ điểm đứng.
Tín hiệu vệ tinh GPS có thể dao động, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng
như quá trình di chuyển, do đó người dùng cần thường xuyên định vị lại điểm
đứng của mình. Thao tác rất đơn giản, như sau:
Chạm vào biểu tượng này để
định vị lại điểm đứng
Lưu ý quan trọng: Chấm tròn biểu tượng định vị (kích thước to bằng hạt
đỗ, nằm ở góc dưới bên phải màn hình ứng dụng trên thiết bị máy tính bảng) là
chỗ thường xuyên thao tác. Người dùng cần chú ý đến biểu tượng này..
 Lưu ý quan trọng:
- Phải bấm vào chữ “Chọn” cho từng lớp bản đồ nền muốn thêm;
- Lớp nào được thêm đầu tiên, lớp đó sẽ nằm dưới cùng. Nên luôn chọn
lớp nền ảnh vệ tinh đầu tiên. Nếu không, lớp ảnh vệ tinh sẽ che khuất
các lớp khác, không dùng được.
19
e. Kiểm tra, đối chiếu đối tượng ngoài thực địa và bản đồ trên máy.
Trước khi bắt đầu tiến hành khảo sát thực địa, người khảo sát cần kiểm tra
lại và đối chiếu điểm đứng ngoài thực địa và địa điểm cần khảo sát trên bản
đồ. Quan sát địa hình địa vật xung quanh, nhận dạng địa hình địa vật trên
bản đồ nền vệ tinh để đối chiếu. Nếu không đúng hoặc có nghi ngờ điểm
đứng của mình, cần xác định lại địa bàn cần khảo sát.
2. Thực hiện đo đếm diễn biến diện tích rừng ngoài thực địa
2.1 Đo đếm diện tích biến động và chụp ảnh thực địa
Ứng dụng máy tính bảng được phát triển để hỗ trợ cho người khảo sát đo
đếm diện tích biến động ngoài thực địa cùng với ảnh chụp thực địa. Để thu
được số liệu một cách chính xác, người dùng cần theo các bước thao tác
như sau:
Bước 1: Tại điểm bắt đầu đo đếm
Mở ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa lên, chờ chút cho ứng dụng chạy hết.
Sau đó, chạm vào biểu tượng trên góc trên bên phải màn hình ứng dụng,
như hình sau:
 Lưu ý quan trọng: Lớp nền ảnh vệ tinh trong máy chỉ có tác dụng giúp xác
định địa hình địa vật dễ dàng hơn. Không sử dụng dữ liệu rừng trong lớp nền ảnh
vệ tinh này để làm căn cứ báo cáo diễn biến rừng.
Chạm vào biểu tượng
này để bắt đầu đo đếm
20
Sau khi chạm vào biểu tượng trên, màn hình ứng dụng không có thay đổi gì,
mà chỉ có thanh thực đơn hiện lên dòng thông báo “Bắt đầu chế độ khoanh
vùng, hãy chờ GPS ổn định trước khi thêm điểm!” trong vài giây. Như hình
sau:
Sau đó, biểu tượng biến mất và thay vào đó là 2 biểu tượng:
Như hình sau:
Chiếc đinh ghim biến mất, thay vào đó
là các biểu tượng này.
21
Người dùng lưu điểm đầu tiên bằng cách chạm vào biểu tượng định vị (số 1)
rồi sau đó chạm vào biểu tượng dấu cộng (số 2) như trong hình sau:
Ngay sau khi chạm vào biểu tượng để tạo một điểm, ứng dụng cho phép
người khảo sát chụp ảnh thực địa ngay từng điểm mới tạo, trước khi lưu
điểm và di chuyển đến điểm tiếp theo.
Chạm biểu tượng này
để lưu điểm
Chạm vào biểu tượng này để
định vị lại điểm trước khi lưu
2
1
22
Người khảo sát có thể chụp ảnh luôn bằng cách chạm vào nút trả lời “Đồng
ý” hoặc có thể chụp ảnh thực địa tại các điểm tiếp theo bằng cách chạm vào
nút trả lời “Bỏ qua”. Như hình sau:
Hệ thống được thiết kế để lưu ảnh thực địa với một định dạng thống nhất là
chụp phong cảnh theo chiều ngang của máy tính bảng, do đó, khi chưa xoay
cho máy nằm ngang, hệ thống sẽ báo lỗi màu đỏ trên thanh trạng thái (như
hình sau) và người khảo sát chưa thể chụp ảnh.
Dòng báo lỗi phía trên khi máy
chưa nằm ngang
Và nút bấm chụp ảnh phía
dưới cũng bị ẩn đi.
23
Khi đã xoay máy nằm ngang, nút bấm chụp ảnh phía dưới sẽ được kích hoạt
và chuyển từ màu xám sang màu vàng cam, khi đó người khảo sát có thể
chụp ảnh được bằng cách chạm vào nút này. Như hình sau.
Hệ thống được thiết kế để lưu được những bức ảnh thực địa có chất lượng
tốt và không chiếm quá nhiều dung lượng bộ nhớ, do đó, sau khi chụp ảnh
thực địa, hệ thống sẽ cho phép người khảo sát tùy chọn lưu ảnh hoặc chụp
ảnh mới tại cùng điểm chụp ảnh. Như hình sau:
Nút bấm chụp ảnh đã
được kích hoạt khi máy
nằm ngang
Lưu ý quan trọng: Trong điều kiện thời tiết không tốt hoặc máy tính bảng
không thu được tín hiệu GPS từ vệ tinh, thì người dùng cũng không thể chụp
ảnh được. Do ảnh chụp cần lưu lại các tham số địa lý như tọa độ, hướng chụp
ảnh, … vào ảnh chụp.
Chạm nút này để
xoay ảnh
Chạm nút này để xóa
ảnh và chụp lại
Chạm nút này để
lưu ảnh
24
Bước 2: Tại các điểm tiếp theo
Sau khi đã lưu xong điểm đầu tiên và sau khi đã trả lời về tùy chọn chụp ảnh
thực địa, người khảo sát sẽ đi đến điểm tiếp theo để lưu điểm và chụp ảnh
thực địa. Tại các điểm tiếp theo này (trừ điểm chốt cuối cùng), người dùng
thao tác ba chạm (số 1, số 2 và số 3) như hình minh họa sau.
Chạm vào một trong hai dòng
này để chụp ảnh hoặc bỏ qua
Chạm vào biểu tượng này
để lưu điểm
Chạm vào biểu tượng này để
định vị lại trước khi lưu điểm
1
3
2
25
Và chụp ảnh tại một số điểm như thao tác ở bước trước.
Chỉnh sửa các điểm đã lưu:
Trong quá trình khảo sát ngoài thực địa, có thể có một số điểm khảo sát rất
khó tiếp cận đến đúng điểm đó, có thể do điều kiện địa hình, do chướng ngại
vật, … Ứng dụng máy tính bảng được thiết kế bao gồm cả chức năng khắc
phục việc khó tiếp cận này, bằng cách di chuyển điểm đã lưu đến tọa độ điểm
cần thiết. Thao tác như sau:
Sau khi đã chụp ảnh thực địa xong, hệ thống sẽ lưu điểm đó. Muốn di chuyển
điểm vừa lưu, người dùng cần chạm vào điểm đó và màn hình ứng dụng
chuyển sang chế độ cho phép di chuyển, như hình minh họa sau:
Sau đó, người dùng chạm và giữ biểu tượng di chuyển ở giữa màn hình,
di chuyển điểm đến vị trí mong muốn. Khi di chuyển điểm, các tham số ở góc
trên bên trái màn hình sẽ hiển thị lên các thông tin về góc di chuyển [Góc (0):],
độ dài di chuyển [K/c (m):] so với điểm gốc trước khi di chuyển. Căn cứ vào
đó, người dùng biết được đã di chuyển điểm được khoảng cách là bao nhiêu
mét và ở góc phương vị bao nhiêu độ so với điểm gốc.
Sau khi đã di chuyển điểm đến điểm mong muốn, người dùng chỉ cần thả
ngón tay khỏi màn hình, điểm mới sẽ được tự động lưu lại.
26
Bước 3: Tại điểm cuối cùng xung quanh diện tích khảo sát.
Tại điểm cuối cùng của diện tích khảo sát (không phải là điểm trùng hoặc gần
trùng với điểm đầu tiên) người khảo sát cần phải thực hiện các thao tác chốt
lại quá trình khảo sát. Thay vì chạm vào biểu tượng như khi lưu điểm ở
các điểm trước đó, người khảo sát phải chạm vào biểu tượng ở bên
cạnh, sau khi đã chạm vào nút định vị, như các bước trong hình minh họa
sau.
Lưu ý quan trọng: Hệ thống được thiết kế để lưu giữ ảnh chụp thực địa làm
bằng chứng, với số lượng ảnh tối thiểu là 1 ảnh và tối đa là 4 ảnh. Người khảo
sát cần đặc biệt chú ý điểm này vì nếu không đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu 1 ảnh,
người khảo sát không thể thao tác đóng khoanh vùng; hoặc nếu chụp quá nhiều
ảnh tại các điểm liên tiếp gần nhau, có thể bỏ lỡ những ảnh thực địa khác. Người
dùng có thể chụp nhiều hơn 4 ảnh tại mỗi khu vực mình khảo sát, sau đó có thể
lựa chọn và xóa đi những ảnh không mong muốn.
Chạm vào biểu tượng này
để chốt lại
Chạm vào biểu tượng này để
định vị lại trước khi lưu điểm
1
2
27
Tại điểm chốt này sẽ không có tùy chọn chụp ảnh sau khi chốt điểm, hệ thống
sẽ chuyển sang màn hình đề nghị lưu lại quá trình khảo sát điểm và ảnh
chụp. Nếu trong quá trình khảo sát, chưa có ảnh thực địa nào được chụp, hệ
thống sẽ báo lỗi như sau và người khảo sát phải tiếp tục khảo sát với ít nhất
một ảnh thực địa được chụp.
Nếu đã có ít nhất một ảnh thực địa được chụp, khi chạm vào biểu tượng để
chốt điểm, hệ thống sẽ cho phép lưu dữ liệu không gian của diện tích khảo
sát, như hình minh họa sau:
Sau khi chạm vào chữ “Đồng ý” để lưu lại dữ liệu không gian của diện tích
khảo sát, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ cập nhật thuộc tính. Người dùng
sẽ thao tác nhập thông tin thuộc tính ở phần 2.2 dưới đây.
Chạm vào chữ “Đồng ý” để
lưu lại dữ liệu không gian
của diện tích khảo sát
Lưu ý quan trọng: Nếu người khảo sát chạm vào chữ “Bỏ qua”, Hệ thống
sẽ cho phép người khảo sát tiếp tục lưu điểm và/hoặc chụp ảnh tại các điểm khảo
sát. Nếu muốn kết thúc việc khảo sát một diện tích, người khảo sát phải chạm
vào nút “Đồng ý”.
28
2.2 Nhập thông tin thực địa vào bảng thuộc tính
Theo thiết kế, hệ thống sẽ cho phép người khảo sát cập nhật thông tin thực
địa trực tiếp trên bảng thuộc tính được tính hợp trên máy tính bảng. Căn cứ
vào thông tin thực địa, người khảo sát cần nhập đầy đủ và chính xác vào
bảng thuộc tính.
29
Cơ sở dữ liệu hệ thống được thiết kế và xây dựng nhằm đáp ứng được yêu
cầu từ cấp trung ương về thu thập thông tin biến động rừng, và được liên kết
với nhau một cách lô-gic theo từng nhóm đối tượng. Mọi trường thông tin đều
được hiển thị rõ trên màn hình khi nhập, nên người khảo sát chỉ cần theo các
bước trên màn hình máy tính bảng để nhập đúng, đủ các thông tin cần thiết
bằng các thao tác chạm và chọn, chạm và nhập số liệu.
Có những trường số liệu theo logic, người khảo sát bắt buộc phải nhập thì
hệ thống mới cho phép lưu lại. Ví dụ, khi chọn “Đã giao – đã cho thuê” ở mục
“23. Kiểu quản lý”, thì bắt buộc phải nhập “Mã chủ rừng” và “Tên chủ rừng”
ở mục 25 và 26 bên dưới.
Trường “Thông tin bổ sung” ở cuối bảng thuộc tính dành để ghi những thông
tin khác chưa có trong bảng thuộc tính. Người khảo sát có thể ghi các thông
tin trong quá trình khảo sát, ví dụ như “Diện tích này không phải là một
biến động rừng, đây là diện tích nương rẫy canh tác liên tiếp ba năm
gần đây, đề nghị chỉnh lại số liệu nền”, …
Sau khi đã nhập xong số liệu vào bảng thuộc tính, người khảo sát cần chạm
vào biểu tượng phía góc trên bên trái màn hình ứng dụng để lưu lại
toàn bộ dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Như hình minh họa sau:
Trường hợp khi thực hiện đo đếm, người khảo sát đã chụp được nhiều hơn
4 ảnh thực địa như đã nêu ở phần trên, khi chạm vào biểu tượng hệ
Chạm vào nút này để lưu lại dữ
liệu thuộc tính và dữ liệu không
gian của diện tích khảo sát
30
thống sẽ không cho phép lưu lại và báo lỗi “Số lượng ảnh lớn hơn 4!”. Như
hình sau:
Với trường hợp này, người khảo sát phải xóa bớt ảnh đã chụp, giữ lại tối đa
4 ảnh, bằng cách chạm vào biểu tượng bên góc phải phía trên màn
hình như hình minh họa sau.
Sau khi chạm vào nút quản lý ảnh chụp thực địa như hướng dẫn trên, một
giao diện quản lý ảnh chụp hiện ra, nếu muốn xóa ảnh nào, người khảo sát
chỉ cần chạm vào ảnh đó sau đó chạm vào biểu tượng ở phía góc
phải bên dưới màn hình, như hình minh họa sau.
Chạm vào nút này để quản
lý ảnh thực địa đã chụp.
Chạm vào nút này để xóa
ảnh đã lưu trong máy.
31
Sau khi đã xoát bớt ảnh xuống 4 ảnh trở xuống, người khảo sát lưu lại dữ
liệu thuộc tính. Màn hình sẽ hiện lên dòng chữ “Đã lưu” trên nền màu xanh
như hình dưới đây, biểu thị cho việc dữ liệu thuộc tính và ảnh chụp đã được
lưu thành công.
Đến bước này, người khảo sát đã hoàn thành xong một khảo sát biến động
diện tích rừng, tuy nhiên để đảm bảo số liệu đã được thu thập đầy đủ, người
khảo sát cần phải kiểm tra lại dữ liệu (cả dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không
gian) ngay ngoài thực địa, để đảm bảo chắc chắn là dữ liệu đã được thu thập
đúng cách, đầy đủ. Thao tác theo hướng dẫn ở phần 2.3 dưới đây.
2.3 Kiểm tra lại số liệu đã thu thập
 Kiểm tra dữ liệu không gian:
Ngay sau khi chạm vào biểu tượng để lưu, hệ thống sẽ chuyển sang
màn hình cho phép xem lại đối tượng vừa được đo đếm với các thông tin về
số hiệu đối tượng, hình dạng đối tượng và thông tin tọa độ tâm lô, chi tiết như
hình sau.
32
Hình dạng diện tích khảo sát có màu xanh mờ như trong hình trên biểu thị
cho các thao tác lưu điểm đúng cách ngoài hiện trường của người khảo sát.
Trường hợp màn hình không hiển thị được màu xanh mờ như hình trên mà
chỉ có đường kẻ rất nhỏ và không có nền màu xanh mờ, nghĩa là người khảo
sát đã không thao tác đúng ở điểm chốt cuối (lỗi chồng đè đường bao ranh
giới khi người khảo sát đã cố gắng tạo thêm 1 điểm chốt ở gần hoặc cho là
đúng ngay điểm khởi đầu, nên tạo ra đường cắt so với đường cũ, hệ thống
không tính toán được). Với trường hợp này, người khảo sát phải thực hiện
lại thao tác từ đầu. Do đó, cần đặc biệt chú ý thao tác như đã hướng dẫn
trong Bước 3 phần a. nêu trên.
 Kiểm tra dữ liệu thuộc tính (và sửa lại nếu cần thiết):
Sau khi đã kiểm tra xong dữ liệu không gian như trên, người khảo sát có thể
kiểm tra và sửa lại dữ liệu thuộc tính bằng cách chạm vào biểu tượng
ở phía góc trên bên phải màn hình, như hình sau:
Sau khi chạm vào ô trên, hệ thống sẽ mở ra một tùy chọn lựa chọn, gồm
“Sửa thuộc tính”, “Xem hình ảnh”. Người khảo sát cần chọn “Sửa thuộc tính”
để xem lại và sửa lại phần dữ liệu thuộc tính.
Chạm vào biểu tượng này để xem và
sửa lại thuộc tính (nếu cần thiết)
Chạm vào “Sửa thuộc tính”
để xem và sửa lại thuộc tính
33
Sau khi đã xem và sửa xong thuộc tính, người khảo sát cần chạm vào biểu
tượng để lưu lại thông tin đã xem (sửa).
 Kiểm tra dữ liệu ảnh chụp:
Để kiểm tra dữ liệu ảnh chụp thực địa, người dùng chạm vào dòng “Xem hình
ảnh” như hình sau:
Chạm vào nút này để lưu lại dữ liệu
thuộc tính và dữ liệu không gian
của diện tích khảo sát
Chạm vào “Xem hình ảnh”
để kiểm tra lại các ảnh chụp
thực địa
34
Sau khi đã kiểm tra lại hình ảnh thực địa, người khảo sát cần chạm lại vào
nút “Hình ảnh” để lưu lại dữ liệu. Như hình sau.
Sau khi hoàn thành các bước thu thập dữ liệu không gian (dùng máy tính
bảng để lưu điểm), dữ liệu ảnh chụp thực địa (dùng máy tính bảng chụp ảnh
thực địa tại mỗi điểm khảo sát) và dữ liệu thuộc tính (nhập các thông tin thực
địa vào bảng thuộc tính trên máy tính bảng), và sau khi hoàn thành bước
kiểm tra các dữ liệu đã thu thập, người khảo sát đã hoàn thành các thao tác
ngoài thực địa và dữ liệu đã sẵn sàng để tải lên máy chủ cơ sở dữ liệu của
toàn tỉnh. Các thao tác cập nhật dữ liệu được hướng dẫn như trong phần 3
sau đây.
3. Chuyển số liệu đã đo đếm ngoài thực địa lên máy chủ
Số liệu thực địa (bao gồm số liệu không gian, số liệu ảnh thực địa và số liệu
thuộc tính) mà người khảo sát đã lưu lại trong quá trình khảo sát thực địa
mới được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị máy tính bảng. Để các số liệu này
được sử dụng ở các cấp cao hơn (từ cấp huyện lên đến cấp trung ương),
người khảo sát phải chuyển số liệu thực địa lên máy chủ cơ sở dữ liệu. Để
làm được việc này, người khảo sát cần thực hiện một số thao tác đơn giản
ở nhà hoặc văn phòng hoặc nơi nào đó có tín hiệu internet (Wi-Fi) như sau:
Chạm vào “Hình ảnh” để lưu
lại các ảnh chụp thực địa
35
3.1 Kết nối internet (Wi-Fi) cho máy tính bảng
Người dùng mang thiết bị máy tính bảng đến nơi có tín hiệu internet (Wi-Fi)
và mở chức năng kết nối mạng internet. Quan sát biểu tượng kết nối Wi-Fi
internet ở vị trí góc trên bên phải màn hình thiết bị, nếu đã có biểu tượng Wi-
Fi (như trong hình minh họa) thì bỏ qua các bước trong phần 3.1 này và thao
tác tiếp ở phần 3.2.
Nếu chưa có biểu tượng này thì phải thao tác kết nối Wi-Fi, như sau:
Trường hợp 1: Chưa từng kết nối với internet, người dùng phải tạo một kết
nối mới. Thao tác như sau:
Trên màn hình chính của thiết bị, chạm vào biểu tượng “Cài đặt”.
Tình trạng:
Đã kết nối
Tìm và chạm vào biểu tượng
này để vào phần “Cài đặt”
36
Cửa sổ mới hiện ra, chạm vào dòng “Wi-Fi” ngay trên cùng.
Cửa sổ cài đặt Wi-Fi mới hiện ra, chạm vào nút “TẮT” để bật kết nối Wi-Fi.
Chạm vào dòng này để cài
đặt một mạng Wi-Fi mới.
Chạm vào nút này
để bật Wi-Fi lên.
37
Danh sách các mạng Wi-Fi sẵn có để có thể kết nối hiện ra, mạng nào có tín
hiệu mạnh nhất (bộ phát tín hiệu đang hoạt động ở gần nhất) thường nằm ở
trên cùng.
Sau khi chạm vào dòng có tên mạng Wi-Fi mà mình có thể kết nối và có mật
khẩu để kết nối, giao diện nhập tham số kết nối hiện ra. Người dùng chỉ cần
nhập mật khẩu Wi-Fi và chạm vào “Kết nối” để kết nối Wi-Fi internet.
Chạm vào dòng tên mạng
đã biết để thiết lập kết nối.
Nhập mật khẩu Wi-Fi vào
đây
Sau đó chạm vào
đây để kết nối
38
Sau khi chạm vào “Kết nối”, nếu đúng mật khẩu thì thiết bị sẽ tự động kết nối,
và hiển thị tình trạng kết nối như hình sau:
Trường hợp 2: Thiết bị đã từng kết nối với internet với điểm phát tín hiệu
trước đó, người dùng chỉ cần bật Wi-Fi lên là có thể dùng được. Thao tác
như sau:
Vuốt nhẹ ngón tay vào góc trên bên phải màn hình chính của thiết bị, kéo
ngón tay xuống phía dưới để vào phần cài đặt nhanh:
Tình trạng:
Đã kết nối
Kéo xuống theo
chiều mũi tên
39
Giao diện “Cài đặt nhanh” hiện ra, chạm vào biểu tượng “Wi-Fi” để bật, như
hình sau:
Biểu tượng Wi-Fi sẽ chuyển màu xanh, như hình sau:
Chạm vào đây để
bật Wi-Fi
Biểu tượng Wi-Fi
đã kết nối.
40
Thoát ra màn hình chính và kiểm tra lại kết nối.
Lưu ý: Nếu biểu tượng Wi-Fi trong giao diện “Cài đặt nhanh” đã bật nhưng
chưa có biểu tượng đã kết nối như hình trên, thì cần phải thao tác kết nối
mới như Trường hợp 1.
Sau khi đã thiết lập (hoặc đã kiểm tra) kết nối Wi-Fi, thiết bị đã sẵn sàng để
đồng bộ dữ liệu thực địa lên máy chủ cơ sở dữ liệu. Thao tác đồng bộ dữ
liệu được hướng dẫn trong phần 3.2 dưới đây.
3.2 Đồng bộ dữ liệu lên máy chủ
Sau khi đã kết nối được Wi-Fi internet, người dùng thực hiện các thao tác
sau đây để đồng bộ dữ liệu lên máy chủ.
Mở ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, chạm vào biểu tượng thực đơn chính
trên màn hình ứng dụng, như hình minh họa sau.
Tình trạng:
Đã kết nối
Chạm để mở thực
đơn chính
41
Thực đơn chính được mở ra, chạm vào dòng “Đồng bộ” để mở chức năng
đồng bộ dữ liệu lên máy chủ.
Giao diện chức năng đồng bộ được mở ra, những đối tượng đã được lưu
trong thiết bị máy tính bảng nhưng chưa được đồng bộ, hoặc đã đồng bộ
nhưng có chỉnh sửa sau đó, được liệt kê trong phần “Danh sách chưa được
đồng bộ”, trong đó:
 Các đối tượng có ký hiệu là những đối tượng được thu thập
đúng, đã sẵn sàng để được chuyển lên máy chủ cơ sở dữ liệu;
 Các đối tượng có ký hiệu là những đối tượng đã được chuyển
lên chủ cơ sở dữ liệu nhưng sau đó người dùng đã chỉnh sửa một
hoặc nhiều thông tin (bao gồm chỉnh sửa ảnh chụp thực địa, thuộc
tính,…);
 Các đối tượng không nằm trong danh sách này là những đối tượng
đã được chuyển lên cơ sở dữ liệu thành công, không có chỉnh sửa
gì sau khi đã chuyển đi.
Chạm vào dòng
“Đồng bộ” để mở
chức năng
42
Để chuyển các số liệu lên máy chủ, người dùng chạm vào biểu tượng ở
góc dưới bên trái màn hình ứng dụng, như hình minh họa sau:
Dữ liệu chưa được
gửi lên CSDL.
Dữ liệu đã gửi lên
CSDL sau đó có
chỉnh sửa.
Chạm vào biểu tượng này để
chuyển dữ liệu lên CSDL.
43
Sau khi chạm vào biểu tượng , hệ thống hiện ra một giao diện thông báo
người dùng cần kiểm tra lại kết nối Internet ổn định. Người dùng cần đọc kỹ
các thông báo trên giao diện này, tránh trường hợp làm mất dữ liệu do đồng
bộ dở dang. Sau đó, chạm vào nút “Bắt đầu đồng bộ” như trong hình minh
họa sau:
Tùy thuộc vào số lượng dữ liệu, số lượng ảnh chụp thực địa cũng như tốc
độ đường truyền Wi-Fi internet, quá trình này có thể mất đến vài phút. Khi tải
dữ liệu lên máy chủ, màn hình ứng dụng hiện lên thông báo sau:
Chạm vào đây để bắt đầu
chuyển dữ liệu lên máy
chủ.
44
Khi màn hình như hình trên không còn, có nghĩa là quá trình đồng bộ dữ liệu
lên máy chủ đã xong. Những đối tượng chưa được đồng bộ thành công sẽ
hiện ra trong giao diện đồng bộ.
Sau khi hoàn thành việc đồng bộ dữ liệu lên máy chủ như đã hướng dẫn ở
trên, người khảo sát đã hoàn thành một phiên làm việc từ khâu chuẩn bị, thu
thập số liệu thực địa và cập nhật số liệu thực địa lên máy chủ. Người khảo
sát có thể tắt thiết bị sau thời điểm này.
Phần V - BẢO QUẢN THIẾT BỊ, NÂNG CẤP PHẦN MỀM
1. Sử dụng và bảo quản thiết bị
Cũng như tất cả các thiết bị điện tử khác, đặc biệt là các thiết bị điện tử cầm
tay và sử dụng ngoài trời, chiếc máy tính bảng này phải được bảo quản, sử
dụng đúng cách để đảm bảo được thời hạn sử dụng lâu dài nhất có thể.
1.1 Tránh làm rơi, vỡ và bị va chạm mạnh với các vật thể khác
Thiết bị máy tính bảng này cũng giống như điện thoại di động, rất dễ bị vỡ,
hỏng, hoặc các chức năng bị ảnh hưởng nếu sử dụng không đúng cách.
Người khảo sát phải được trang bị thêm túi đựng chuyên dụng, loại túi có thể
đeo vào người và không phải dùng tay giữ túi, thuận tiện trong quá trình di
chuyển và/hoặc vượt các chướng ngại vật trong quá trình thao tác ngoài thực
địa.
Người khảo sát không được bỏ chung thiết bị máy tính bảng với các vật thể
cứng khác trong cùng một túi đựng chuyên dụng, như dao, kéo, chìa khóa,
kìm, búa, v.v…
Người khảo sát không cố gắng dùng tay đang cầm thiết bị máy tính bảng để
cầm, kéo, bám hoặc vượt chướng ngại vật trên đường đi. Trường hợp gặp
chướng ngại vật, người khảo sát nhất thiết phải cho thiết bị máy tính bảng
vào trong túi đựng chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
1.2 Tránh làm ướt thiết bị
Người khảo sát có thể gặp mưa bất ngờ trong quá trình di chuyển hoặc đang
thao tác thu thập số liệu ngoài hiện trường. Thiết bị máy tính bảng mà người
khảo sát đang sử dụng không phải là loại thiết bị có thể chống nước, do đó,
khi gặp mưa, người khảo sát cần khẩn trương dừng ngay việc thu thập dữ
liệu và bỏ thiết bị máy tính bảng vào bên trong dụng cụ chống thấm nước
45
chuyên dụng, có thể bỏ vào trong túi ni-lon có khóa kéo hoặc bọc bên trong
áo mưa, trước khi di chuyển đến nơi trú mưa.
1.3 Sử dụng pin
Để đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt ngoài thực địa, người khảo sát cần
đảm bảo sạc pin đầy đủ (nếu trước khi sạc pin mà thiết bị còn trên 50% thì
không nên sạc) và nên mang theo sạc pin đi theo, đề phòng quá trình khảo
sát mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Với điều kiện bình thường, pin của thiết bị nếu được sạc đầy 100% thì thiết
bị có thể hoạt động liên tục với màn hình luôn sáng trong khoảng thời gian
đến 4 giờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tiết kiệm pin, người khảo sát nên tắt màn
hình thiết bị (bấm nhẹ vào nút nguồn bên cạnh máy) trước khi di chuyển hoặc
bỏ vào túi đựng chuyên dụng, cũng như nên tắt màn hình trong quá trình di
chuyển từ điểm này đến điểm khác khi thu thập số liệu thực địa.
1.4 Lau chùi, bảo quản và tắt máy khi không sử dụng
Khi không sử dụng đến, thiết bị cần được bảo quản tốt theo quy trình sau:
 Lau chùi thiết bị bằng vải mềm, không dùng các vật thể cứng để cố
gắng tác động vào thiết bị nhằm lấy một thứ gì đó dính trên thiết bị,
đặc biệt là đối với màn hình;
 Không dùng nước, xà phòng hoặc một loại chất ăn mòn khác để lau,
rửa thiết bị.
 Tắt nguồn thiết bị (tắt hoàn toàn) trước khi đưa thiết bị vào bảo quản.
 Để thiết bị vào hộp có chống ẩm, cất hộp ở nơi khô ráo, chắc chắn.
Ít nhất mỗi tháng một lần, thiết bị phải được lấy ra khỏi nơi bảo quản và sạc
pin, sử dụng trong thời gian tối thiểu 15 phút, sau đó lại tiến hành quy trình
bảo quản, cất giữ máy như trên.
Mặc dù thiết bị máy tính bảng này có thể được sử dụng với các chức năng
khác như các chức năng điện thoại, các chức năng máy tính, nhưng do thiết
bị được trang bị với mục đích sử dụng làm thiết bị đo đếm diễn biến rừng
ngoài thực địa, nên người dùng không được sử dụng thiết bị này vào những
mục đích và công việc khác ngoài đo đếm diễn biến rừng ngoài thực địa.
46
1.5 Làm gì khi thiết bị không sử dụng được?
Khi thiết bị bị hỏng kể cả về phần cứng và phần mềm, đề nghị người dùng
lập biên bản, nêu rõ tình trạng hỏng hóc của thiết bị và chuyển thiết bị về cấp
tỉnh để tiến hành những thủ tục cần thiết tiếp theo.
2. Nâng cấp phần mềm
2.1 Quản lý thiết bị theo người dùng
Theo thiết kế của hệ thống, mỗi xã (mỗi kiểm lâm địa bàn) sẽ trở thành một
người dùng/người khảo sát sử dụng máy tính bảng này. Do đó, thiết bị không
thể được cho mượn, thuê hay điều chuyển mà không có sự can thiệp của
cấp tỉnh.
2.2 Chuyển đổi, đăng ký lại người dùng và cài đặt lại phần mềm
Các trường hợp sau đây phải được cấp tỉnh giải quyết, xử lý:
 Máy bị hỏng không sử dụng được, phải đổi sang máy khác.
 Cài đặt ứng dụng mới trên các thiết bị mới.
 Điều chuyển thiết bị giữa các đơn vị (giữa các xã trong huyện hoặc
giữa các xã trong tỉnh).
2.3 Nâng cấp phần mềm lên một phiên bản mới.
Việc nâng cấp ứng dụng lên phiên bản mới hơn cũng được cấp tỉnh thực
hiện. Khi có thông báo nâng cấp phiên bản mới, người dùng cần thực hiện
các quy định cần thiết để chuyển thiết bị về tỉnh để cấp tỉnh tiến hành nâng
cấp.
Lời kết
Tài liệu này là một trong các thành quả của Dự án Quản lý rừng bền
vững vùng đầu nguồn Tây Bắc (Dự án SUSFORM-NOW) do Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho tỉnh Điện Biên.
Giai đoạn thực hiện của Dự án là từ tháng 08 năm 2010 đến tháng
08 năm 2015, các bên tham gia Dự án gồm Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên,
UBND tỉnh Điện Biên.
Để biết thêm thông tin về Dự án, vui lòng liên hệ:
Văn phòng JICA Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 11, toà nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn
Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04-3831-5005
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

Similar to CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019

Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 6 tông quan về các phần mềm trong ngành dệt may
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 6 tông quan về các phần mềm trong ngành dệt mayTài liệu cơ sở công nghệ may bài 6 tông quan về các phần mềm trong ngành dệt may
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 6 tông quan về các phần mềm trong ngành dệt may
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩaVài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vo Hieu Nghia
 
Bài Giảng GIS ICTU
Bài Giảng GIS ICTUBài Giảng GIS ICTU
Bài Giảng GIS ICTU
Ngô Doãn Tình
 
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán nguyễn đình hựu[bookbooming...
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán   nguyễn đình hựu[bookbooming...đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán   nguyễn đình hựu[bookbooming...
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán nguyễn đình hựu[bookbooming...bookbooming1
 
Báo cáo thực tập Tuần 1
Báo cáo thực tập Tuần 1Báo cáo thực tập Tuần 1
Báo cáo thực tập Tuần 1
Nat Galacticos
 
Bài tập-đánh-giá
Bài tập-đánh-giáBài tập-đánh-giá
Bài tập-đánh-giá
Kham Sang
 
Phần mềm PFD 2015- Tính toán móng cọc
Phần mềm PFD 2015- Tính toán móng cọcPhần mềm PFD 2015- Tính toán móng cọc
Phần mềm PFD 2015- Tính toán móng cọc
DaohathiepThiep
 
Network tool
Network toolNetwork tool
Network tool
Duc Nguyen
 
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS, HOT
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS, HOTĐề tài: Nghiên cứu hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS, HOT
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnchướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
Cadcamcnc Học
 
Utf8 giao trinh lr&sc
Utf8 giao trinh lr&scUtf8 giao trinh lr&sc
Utf8 giao trinh lr&scthungpin111
 
báo cáo hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu hệ thống bán cà phê
báo cáo hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu hệ thống bán cà phêbáo cáo hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu hệ thống bán cà phê
báo cáo hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu hệ thống bán cà phê
thuhuynhphonegap
 
Optisystem
OptisystemOptisystem
Báo cáo thực tập tuần 1 phạm tiến quân
Báo cáo thực tập tuần 1   phạm tiến quânBáo cáo thực tập tuần 1   phạm tiến quân
Báo cáo thực tập tuần 1 phạm tiến quânQuân Quạt Mo
 
Nghiên cứu tìm hiểu về quản lý thiết bị ngoại vi trong hđh windows.docx
Nghiên cứu tìm hiểu về quản lý thiết bị ngoại vi trong hđh windows.docxNghiên cứu tìm hiểu về quản lý thiết bị ngoại vi trong hđh windows.docx
Nghiên cứu tìm hiểu về quản lý thiết bị ngoại vi trong hđh windows.docx
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
SLIDE THCB TT 11 2018 BLĐTB XH.pptx
SLIDE THCB  TT 11  2018   BLĐTB  XH.pptxSLIDE THCB  TT 11  2018   BLĐTB  XH.pptx
SLIDE THCB TT 11 2018 BLĐTB XH.pptx
hientram5
 
Chuyên đề group policy
Chuyên đề group policyChuyên đề group policy
Chuyên đề group policy
Bình Trọng Án
 
Tems investigation-130529205724-phpapp01
Tems investigation-130529205724-phpapp01Tems investigation-130529205724-phpapp01
Tems investigation-130529205724-phpapp01
Trần Công
 
Chuong 1.pptx
Chuong 1.pptxChuong 1.pptx
Chuong 1.pptx
KhoaLngNguynAnh
 
Giao trinh tin a iuh
Giao trinh tin a iuhGiao trinh tin a iuh
Giao trinh tin a iuh
Hải Finiks Huỳnh
 

Similar to CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019 (20)

Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 6 tông quan về các phần mềm trong ngành dệt may
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 6 tông quan về các phần mềm trong ngành dệt mayTài liệu cơ sở công nghệ may bài 6 tông quan về các phần mềm trong ngành dệt may
Tài liệu cơ sở công nghệ may bài 6 tông quan về các phần mềm trong ngành dệt may
 
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩaVài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
Vài Lời nói đầu - Sách VHNghĩa
 
Bài Giảng GIS ICTU
Bài Giảng GIS ICTUBài Giảng GIS ICTU
Bài Giảng GIS ICTU
 
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán nguyễn đình hựu[bookbooming...
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán   nguyễn đình hựu[bookbooming...đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán   nguyễn đình hựu[bookbooming...
đTkh.ứng dụng tin học trong hoạt động kiểm toán nguyễn đình hựu[bookbooming...
 
Báo cáo thực tập Tuần 1
Báo cáo thực tập Tuần 1Báo cáo thực tập Tuần 1
Báo cáo thực tập Tuần 1
 
Bài tập-đánh-giá
Bài tập-đánh-giáBài tập-đánh-giá
Bài tập-đánh-giá
 
Phần mềm PFD 2015- Tính toán móng cọc
Phần mềm PFD 2015- Tính toán móng cọcPhần mềm PFD 2015- Tính toán móng cọc
Phần mềm PFD 2015- Tính toán móng cọc
 
Network tool
Network toolNetwork tool
Network tool
 
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS, HOT
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS, HOTĐề tài: Nghiên cứu hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS, HOT
Đề tài: Nghiên cứu hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh GPS, HOT
 
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnchướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
hướng dẫn sử dụng phần mềm mô phỏng sscnc
 
Utf8 giao trinh lr&sc
Utf8 giao trinh lr&scUtf8 giao trinh lr&sc
Utf8 giao trinh lr&sc
 
báo cáo hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu hệ thống bán cà phê
báo cáo hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu hệ thống bán cà phêbáo cáo hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu hệ thống bán cà phê
báo cáo hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu hệ thống bán cà phê
 
Optisystem
OptisystemOptisystem
Optisystem
 
Báo cáo thực tập tuần 1 phạm tiến quân
Báo cáo thực tập tuần 1   phạm tiến quânBáo cáo thực tập tuần 1   phạm tiến quân
Báo cáo thực tập tuần 1 phạm tiến quân
 
Nghiên cứu tìm hiểu về quản lý thiết bị ngoại vi trong hđh windows.docx
Nghiên cứu tìm hiểu về quản lý thiết bị ngoại vi trong hđh windows.docxNghiên cứu tìm hiểu về quản lý thiết bị ngoại vi trong hđh windows.docx
Nghiên cứu tìm hiểu về quản lý thiết bị ngoại vi trong hđh windows.docx
 
SLIDE THCB TT 11 2018 BLĐTB XH.pptx
SLIDE THCB  TT 11  2018   BLĐTB  XH.pptxSLIDE THCB  TT 11  2018   BLĐTB  XH.pptx
SLIDE THCB TT 11 2018 BLĐTB XH.pptx
 
Chuyên đề group policy
Chuyên đề group policyChuyên đề group policy
Chuyên đề group policy
 
Tems investigation-130529205724-phpapp01
Tems investigation-130529205724-phpapp01Tems investigation-130529205724-phpapp01
Tems investigation-130529205724-phpapp01
 
Chuong 1.pptx
Chuong 1.pptxChuong 1.pptx
Chuong 1.pptx
 
Giao trinh tin a iuh
Giao trinh tin a iuhGiao trinh tin a iuh
Giao trinh tin a iuh
 

More from phamhieu56

CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
phamhieu56
 
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
phamhieu56
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
phamhieu56
 
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
phamhieu56
 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
phamhieu56
 
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
phamhieu56
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
phamhieu56
 
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
phamhieu56
 
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
phamhieu56
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
phamhieu56
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
phamhieu56
 
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
phamhieu56
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
phamhieu56
 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
phamhieu56
 
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
phamhieu56
 
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
phamhieu56
 
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
phamhieu56
 
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
phamhieu56
 
CẨM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI NƠI...
CẨM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI NƠI...CẨM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI NƠI...
CẨM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI NƠI...
phamhieu56
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
phamhieu56
 

More from phamhieu56 (20)

CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
 
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
CẨM NANG KHÓA TU HỌC HÀM THỤ BẬC LỰC I HẢI NGOẠI_10553312092019
 
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
Cẩm nang kinh doanh tại Việt Nam_10552912092019
 
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
Cẩm nang kỹ thuật về camera IP Đầu ghi hình Hikvision_10553112092019
 
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VIỆT NAM HIỂU & NGHĨ NÓI & LÀM_10544412092019
 
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019Cải cách & tư duy lại_10544212092019
Cải cách & tư duy lại_10544212092019
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
CÁC XU HƯỚNG LỚN TOÀN CẦU TÁC ĐỘNG ĐẾN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠ...
 
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
CÁC VĂN BẢN, QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...
 
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
Các hành lang phát triển trong ASEAN_10540212092019
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 11 MÔN ĐỊA LÍ_10562212092019
 
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
CẬP NHẬT CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH LÝ CHUYỂN HÓA TIM MẠCH_10561012092019
 
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
CẨM NANG XÂY DỰNG XÃ, PHƢỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT_105605120...
 
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
CẨM NANG VÀO ĐỜI CHO NGƯỜI CƯ SĨ TẠI GIA_10560112092019
 
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
CẨM NANG Tháng 12 năm 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON B...
 
CẨM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI NƠI...
CẨM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI NƠI...CẨM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI NƠI...
CẨM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TẠI NƠI...
 
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
Cẩm nang HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰDO VIỆT NAM - HÀN QU...
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 

Recently uploaded (13)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tếchương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
chương 4 vĩ mô.pdf file bài học bộ môn kinh tế
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 

CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG_10555212092019

  • 1. CẨM NANG THAO TÁC ỨNG DỤNG TRÊN MÁY TÍNH BẢNG TDDBR
  • 2. i Lời nói đầu Tài liệu Cẩm nang thao tác này giới thiệu trình bày chi tiết quy trình đo đếm và báo cáo diễn biến rừng (ĐĐ&BCDBR). Để hiểu được tổng quát về Hệ thống TDDBR cấp tỉnh, người đọc cần tham khảo Sổ tay vận hành Hệ thống TDDBR và, để biết thêm các chi tiết trong từng hợp phần của Hệ thống TDDBR, người đọc cần tham khảo các Hướng dẫn thực hiện, Cẩm nang thao tác, tài liệu tập huấn khác được trình bày trong Hình 1 sau đây. • Tài liệu tập huấn I – Tập huấn các TTTR • Tài liệu tập huấn II – Tập huấn đo đếm và báo cáo DBR • Tài liệu tập huấn III – Video hướng dẫn thao tác CSDL cho các Hạt Kiểm lâm • Tài liệu tập huấn IV – Video hướng dẫn thao tác CSDL cho Chi cục Kiểm lâm • Tài liệu tập huấn V – Kiểm soát, đảm bảo chất lượng bằng ảnh vệ tinh • Tài liệu tập huấn VI – Kiểm soát, đảm bảo chất lượng bằng ô mẫu ngẫu nhiên Các sách hướng dẫn Các tài liệu tập huấn  Hướng dẫn Thực hiện đo đếm và báo cáo diễn biến rừng  Hướng dẫn Quản lý cơ sở dữ liệu (cho Hạt Kiểm lâm)  Hướng dẫn Thực hiện tuần tra rừng cấp bản  Hướng dẫn dành cho người Quản trị Hệ thống TDDBR  Hướng dẫn Quản lý cơ sở dữ liệu (cho Chi cục Kiểm lâm)  Cẩm nang thao tác Ứng dụng trên máy tính bảng  Cẩm nang thao tác CSDL diễn biến rừng (cho Hạt Kiểm lâm)  Cẩm nang thao tác CSDL diễn biến rừng (cho Chi cục Kiểm lâm)  Cẩm nang thao tác Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (xác minh bằng ô mẫu ngẫu nhiên)  Cẩm nang thao tác Kiểm soát, đảm bảo chất lượng (xác minh bằng ảnh vệ tinh) Các cẩm nang thao tác Hình 1. Cấu trúc các tài liệu hướng dẫn được xây dựng để vận hành Hệ thống TDDBR cấp tỉnh
  • 3. ii Mục lục Phần I - CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG..1 Phần II - TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH BẢNG...........................2 Phần III - KIỂM TRA PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM VÀ BẢN ĐỒ NỀN............3 1. Kiểm tra phần cứng.................................................................................3 2. Kiểm tra phần mềm, các chức năng và bản đồ nền ...............................3 2.1 Chức năng thu tín hiệu vệ tinh GPS và chức năng la bàn số...........3 2.2 Kiểm tra phần mềm đo đếm và báo cáo diễn biến rừng...................6 2.3 Kiểm tra các bản đồ nền ...................................................................7 2.4 Kiểm tra tên người sử dụng đã đăng ký với hệ thống quản lý .........8 Phần IV - ĐO ĐẾM VÀ BÁO CÁO DIỄN BIẾN RỪNG................................10 1. Công tác chuẩn bị .................................................................................10 1.1 Trước khi đi thực địa.......................................................................10 1.2 Trước khi bắt đầu đo đếm...............................................................10 2. Thực hiện đo đếm diễn biến diện tích rừng ngoài thực địa ..................19 2.1 Đo đếm diện tích biến động và chụp ảnh thực địa .........................19 2.2 Nhập thông tin thực địa vào bảng thuộc tính..................................28 2.3 Kiểm tra lại số liệu đã thu thập........................................................31 3. Chuyển số liệu đã đo đếm ngoài thực địa lên máy chủ........................34 3.1 Kết nối internet (Wi-Fi) cho máy tính bảng .....................................35 3.2 Đồng bộ dữ liệu lên máy chủ ..........................................................40 Phần V - BẢO QUẢN THIẾT BỊ, NÂNG CẤP PHẦN MỀM .........................44 1. Sử dụng và bảo quản thiết bị ................................................................44 1.1 Tránh làm rơi, vỡ và bị va chạm mạnh với các vật thể khác..........44 1.2 Tránh làm ướt thiết bị......................................................................44 1.3 Sử dụng pin.....................................................................................45 1.4 Lau chùi, bảo quản và tắt máy khi không sử dụng .........................45 1.5 Làm gì khi thiết bị không sử dụng được? .......................................46 2. Nâng cấp phần mềm.............................................................................46 2.1 Quản lý thiết bị theo người dùng ....................................................46 2.2 Chuyển đổi, đăng ký lại người dùng và cài đặt lại phần mềm........46 2.3 Nâng cấp phần mềm lên một phiên bản mới..................................46
  • 4.
  • 5.
  • 6. 1 Phần I - CƠ CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG Theo thiết kế, hệ thống theo dõi diễn biến rừng cấp tỉnh được vận hành theo cơ chế được minh họa trong sơ đồ dưới đây: Hạt Kiểm lâm (Sở NN) CCLN CCKL Tỉnh Huyện Xã Kiểm lâm BQL bản Người dân Thôn bản Tổ tuần tra rừng Báo cáo Kiểm tra và Đo đạc UBND xã Rừng chưa giaoKiểm tra và Đo đếm Báo cáo Công ty Tổ chức BQLR LLVT Báocáo KiểmtravàĐođạc (hợp đồng khoán bảo vệ rừng) Đo đếm và Báo cáo Kiểm tra (Cung cấp số liệu) Theo đó, các cán bộ kiểm lâm địa bàn (đối tượng chính của tài liệu hướng dẫn này) sẽ sử dụng máy tính bảng để thực hiện quy trình đo đếm biến động rừng ngoài thực địa và báo cáo lên cấp trên thông qua máy chủ cơ sở dữ liệu.
  • 7. 2 Phần II - TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH BẢNG Ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa được thiết kế và phát triển nhằm hỗ trợ cho công tác khảo sát, đo đếm diện tích biến động ngoài thực địa và báo cáo số liệu của kiểm lâm địa bàn lên cấp trên, đảm bảo được tính rẻ tiền, đơn giản, dễ sử dụng, có độ chính xác cao. Khi sử dụng ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa trên máy tính bảng, có thể thay thế được các thiết bị và công cụ sau: - Thiết bị GPS cầm tay; - Máy chụp ảnh kỹ thuật số có tích hợp GPS; - La bàn; - Bản đồ giấy; - Phiếu khảo sát thực địa dạng giấy. Về mặt lý thuyết, ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa có thể chạy trên bất kỳ thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính bảng) thuộc bất kỳ hãng sản xuất nào có sử dụng hệ điều hành Android phiên bản 4.0 trở lên. Tuy nhiên, để khai thác được hết các chức năng của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, các thiết bị dùng để chạy ứng dụng này phải đáp ứng được cấu hình sau: - Hệ điều hành Android phiên bản 4.0 trở lên. - Độ lớn màn hình: 5 inches trở lên; - Có ống kính chụp ảnh phía sau máy; - Có cảm biến thu tín hiệu vệ tinh GPS. Lưu ý: Một số dòng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh chạy Android chỉ có A-GPS, chức năng này không phù hợp với ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa; - Có cảm biến la bàn số (True North hoặc Magnetic North); - Có khả năng kết nối Internet không dây (WiFi). Về mặt thực tế, để đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính và đảm bảo đủ cấu hình nêu trên, khai thác hết các chức năng của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, khuyên dùng thiết bị máy tính bảng ASUS FonePad FE375CXG hoặc tương đương. Tài liệu hướng dẫn vận hành này được xây dựng trên cơ sở ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa phiên bản 2.0 được cài đặt trên thiết bị ASUS FonePad FE375CXG. Với các thiết bị khác và với phiên bản sau của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, có thể có một số khác biệt cơ bản, vui lòng tham khảo
  • 8. 3 tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tham vấn với tác giả tài liệu này để có thêm thông tin. Phần III - KIỂM TRA PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM VÀ BẢN ĐỒ NỀN Khi nhận bàn giao thiết bị từ cấp tỉnh, người dùng cần kiểm tra kỹ tình trạng hoạt động (cả phần cứng và phần mềm) của thiết bị, cũng như các ứng dụng và bản đồ nền cần thiết. 1. Kiểm tra phần cứng - Toàn thân máy không bị vỡ. - Màn hình hiển thị không bị vỡ, hiển thị tốt toàn bộ các yếu tố trên màn hình. - Màn hình cảm ứng hoạt động tốt, nhận được cảm ứng chạm ngón tay tại bất kỳ điểm nào. - Cảm biến thu nhận tín hiệu vệ tinh GPS hoạt động tốt (thử bằng phần mềm ứng dụng trong máy). - Cảm biến la bàn số hoạt động tốt (thử bằng phần mềm ứng dụng trong máy). - Chức năng chụp ảnh của máy hoạt động tốt, lưu được hướng chụp ảnh vào ảnh chụp và lưu được ảnh vào bộ nhớ máy. - Chức năng kết nối Internet không dây (WiFi) hoạt động tốt. - Pin và bộ sạc pin hoạt động tốt. 2. Kiểm tra phần mềm, các chức năng và bản đồ nền 2.1 Chức năng thu tín hiệu vệ tinh GPS và chức năng la bàn số. Sử dụng phần mềm ứng dụng “GPS Test” đã được cài sẵn trong máy.
  • 9. 4 Đưa máy ra ngoài trời, nơi không bị che khuất bởi mái nhà, cây cối hoặc các vật thể khác, và trong điều kiện thời tiết tốt. Khởi động máy và chạm vào biểu tượng trên màn hình, chờ một lát để thiết bị thu tín hiệu vệ tinh, tín hiệu GPS thu được sẽ được thể hiện trên màn hình sau: Sai số GPS Số vệ tinh GPS thu được tín hiệu Cường độ tín hiệu vệ tinh GPS
  • 10. 5 Để kiểm tra chức năng la bàn số, người dùng sử dụng màn hình 3D của ứng dụng “GPS Test”, bằng cách chạm vào ô 3D như trong hình sau: Chạm ngón tay vào ô này để chuyển sang chế độ 3D
  • 11. 6 Tín hiệu la bàn số hoạt động tốt là khi xoay thiết bị theo các hướng khác nhau, chữ “N” thay đổi theo. Ví dụ: 2.2 Kiểm tra phần mềm đo đếm và báo cáo diễn biến rừng. Để kiểm tra tình trạng hoạt động của ứng dụng khảo sát thực địa (JICA Survey), người dùng cần chạm vào biểu tượng JICA Survey trên màn hình: Chạm vào biểu tượng này để mở ứng dụng
  • 12. 7 Ứng dụng hoạt động tốt là sau khi chạm vào biểu tượng, cửa sổ sau đây xuất hiện: 2.3 Kiểm tra các bản đồ nền Theo thiết kế của hệ thống, cấp tỉnh có nhiệm vụ tạo các bản đồ nền cho từng xã và cài đặt các bản đồ nền đó cho từng thiết bị vào đầu năm. Người La bàn số, có dao động nếu cầm máy trên tay (La bàn số đang hoạt động) Các tham số về tọa độ, hệ chiếu (GPS đang hoạt động)
  • 13. 8 dùng phải kiểm tra sự đầy đủ của các bản đồ nền đó trước khi nhận máy về sử dụng tại địa bàn. Tùy theo từng địa phương mà số lượng bản đồ nền và tên các lớp nền có thể khác nhau nhưng theo thiết kế, có sáu (6) lớp bản đồ nền có tên như dưới đây: - Lớp nền ảnh vệ tinh: TenXa_Ảnh vệ tinh - Lớp nền địa hình (đường đồng mức): TenXa_Địa hình - Lớp nền quy hoạch ba loại rừng: TenXa_Ba loại rừng - Lớp nền hiện trạng rừng năm trước: TenXa_Hiện trạng (năm) - Lớp ranh giới tiểu khu, khoảnh: TenXa_Tiểu khu – khoảnh - Lớp ranh giới thôn bản: TenXa_Thôn bản Ví dụ dưới đây trình bày về các lớp bản đồ nền cho thiết bị được sử dụng ở xã Mường Mươn: 2.4 Kiểm tra tên người sử dụng đã đăng ký với hệ thống quản lý Theo thiết kế của hệ thống, cấp tỉnh có nhiệm vụ tạo và đăng ký người dùng ở mỗi xã cho máy tính bảng. Tùy theo nhu cầu của từng địa bàn, có thể có xã được sử dụng nhiều hơn một (1) máy tính bảng. Người dùng cần kiểm tra kỹ tên người dùng trên máy, đúng với địa bàn mình quản lý.
  • 14. 9 Người dùng có thể kiểm tra tên người dùng (tên xã) trên máy tính bảng theo hướng dẫn bằng hình ảnh như sau: Khi đáp ứng được các điều kiện đã kiểm tra ở trên, thiết bị máy tính bảng đã đủ điều kiện và sẵn sàng được vận hành đo đếm biến động diện tích rừng ngoài thực địa và gửi số liệu lên máy chủ cơ sở dữ liệu. Lưu ý quan trọng: Do các lớp bản đồ nền được cấp tỉnh cài đặt trong máy tương ứng với địa bàn từng xã, nếu nhận sai thiết bị thì sẽ không dùng được. Chạm vào biểu tượng này để mở thực đơn Tên người dùng xuất hiện ở đây
  • 15. 10 Phần IV - ĐO ĐẾM VÀ BÁO CÁO DIỄN BIẾN RỪNG 1. Công tác chuẩn bị 1.1 Trước khi đi thực địa Ít nhất bốn tiếng đồng hồ trước khi đi thực địa, người dùng máy tính bảng phải tiến hành các công việc chuẩn bị sau: - Kiểm tra tình trạng thiết bị xem còn hoạt động tốt không; - Kiểm tra tình trạng pin có đủ dùng trong ngày không (thông thường thiết bị phải còn trên 75% pin thì mới đủ dùng để thao tác ngoài hiện trường trong khoảng 3 giờ), nếu không đủ hoặc hết hoặc sắp hết pin thì phải sạc thêm. - Kiểm tra lại tên người dùng trong máy xem có đúng thiết bị của mình không (do dữ liệu bản đồ nền được thiết lập riêng cho từng xã, nên nếu bị nhầm máy, sẽ không có số liệu để đo đếm ngoài hiện trường); - Kiểm tra lại lần nữa các bản đồ nền trong máy (không có bản đồ nền thì sẽ không làm việc được ngoài hiện trường); Trước khi bắt đầu khởi hành đi thực địa, cần tắt màn hình (nếu màn hình chưa tắt) và bỏ thiết bị vào túi bảo quản chuyên dùng. 1.2 Trước khi bắt đầu đo đếm Sau khi đã đến được hiện trường và trước khi bắt đầu đo đếm diện tích biến động, người dùng máy tính bảng phải tiến hành các bước chuẩn bị sau để đảm bảo được độ chính xác của số liệu: a. Làm mới tín hiệu GPS. Trong quá trình di chuyển đến hiện trường, do thiết bị ở chế độ ngủ nên có thể dữ liệu vệ tinh không được cập nhật, do đó người dùng phải làm mới lại tín hiệu vệ tinh trước khi tiến hành đo đếm. Thao tác như sau:
  • 16. 11  Chạm vào biểu tượng dưới đây trên màn hình chính để mở ứng dụng “GPS Test”:  Chờ đến khi số sai số trong hình dưới đây chạy xuống dưới số 10 và số vệ tinh GPS thu được tín hiệu lớn hơn số 7 (mất khoảng 5 phút để đạt được các tham số này nếu người dùng đứng tại một chỗ và trong điều kiện thời tiết trung bình. Nếu người dùng di chuyển nhiều và thời tiết xấu, thời gian có thể lâu hơn): Sai số GPS Số vệ tinh GPS thu được tín hiệu Cường độ tín hiệu vệ tinh GPS
  • 17. 12 b. Kiểm tra hoặc cài đặt lại hệ tọa độ. Trong một số trường hợp, hệ tọa độ địa phương không được lưu lại, do đó người dùng phải kiểm tra và nếu chưa đúng thì phải cài đặt lại. Thao tác như sau. Bước 1: Mở ứng dụng “JICA Survey” bằng cách chạm vào biểu tượng sau trên màn hình chính: Bước 2: Kiểm tra Quan sát các dòng chữ trắng ở góc trái dưới màn hình, nếu không có tham số hiện lên như trong hình dưới đây thì có nghĩa là chưa có hệ tọa độ hoặc hệ tọa độ chưa cài đặt đúng. Chạm vào biểu tượng này để mở ứng dụng Hệ tọa độ chưa đúng hoặc chưa được cài đặt.
  • 18. 13 Nếu vị trí này có các tham số hiện lên như hình dưới đây thì có nghĩa là đã cài đặt đúng hệ tọa độ (trường hợp ví dụ đối với tỉnh Điện Biên). Nếu hệ tọa độ đã cài đặt đúng, chuyển sang phần cài đặt các lớp bản đồ nền. Nếu chưa, người dùng phải cài đặt hệ tọa độ. Bước 3: Cài đặt hệ tọa độ: Để cài đặt hệ tọa độ, thao tác như sau. - Trên màn hình chính của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, chạm vào biểu tượng thực đơn (ba vạch trắng nằm ngang ở góc trên bên trái màn hình), như hình sau: Hệ tọa độ đã được cài đặt đúng. Chạm vào biểu tượng này để mở thực đơn
  • 19. 14 Cửa sổ thực đơn hiện ra, chạm tiếp vào chữ “Hệ chiếu”, như hình sau: Cửa sổ Hệ chiếu hiện ra, chạm vào VN2000 và hệ tọa độ của địa phương mình. Trong ví dụ, chọn “Điện Biên-3 độ” áp dụng cho trường hợp tỉnh Điện Biên. Chạm vào chữ “Hệ chiếu” để mở các hệ chiếu. Chạm để chọn Hệ chiếu cho địa phương của người dùng.
  • 20. 15 Sau khi chọn xong Hệ chiếu (hệ tọa độ), chạm vào biểu tượng chữ S trên nền đỏ để lưu hệ tọa độ và quay về màn hình chính, như trong hình sau: c. Kích hoạt các lớp bản đồ nền. Các lớp bản đồ nền đã được cấp tỉnh cài sẵn trong máy, tuy nhiên có thể chúng chưa được kích hoạt. Người dùng cần kiểm tra và kích hoạt các lớp bản đồ nền, thao tác như sau. Trên màn hình chính của ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, chạm vào biểu tượng thực đơn (ba vạch trắng nằm ngang ở góc trên bên trái màn hình), như hình sau: Chạm vào đây để lưu lại hệ tọa độ và trở về màn hình chính. Chạm vào biểu tượng này để mở thực đơn.
  • 21. 16 Cửa sổ thực đơn hiện ra, chạm tiếp vào chữ “Cấu hình”, như hình sau: Cửa sổ Cài đặt hiện ra, chạm vào “Bản đồ Offline” và kiểm tra các lớp bản đồ nền. Chạm vào từng lớp để có biểu tượng ở đầu các lớp để kích hoạt chúng. Chạm vào chữ “Cấu hình” để mở phần cài đặt. Chạm vào đây để kiểm tra các lớp nền. Biểu tượng này có nghĩa là lớp nền này đã được kích hoạt.
  • 22. 17 Trường hợp khi chạm vào “Bản đồ Offline” nhưng chưa có lớp nào hoặc còn thiếu lớp để kích hoạt, người dùng cần phải thêm vào các lớp cần thiết, bằng cách chạm vào nút “Thêm”, như hình sau: Theo thiết kế của hệ thống, các lớp bản đồ nền được lưu trong thư mục “../Download/Ban do nen (HC)/”. Người dùng chạm vào từng lớp rồi chạm vào chữ “Chọn” phía bên dưới để thêm vào một lớp. Lặp lại thao tác này cho đến khi thêm đủ số lớp nền cần thiết. Chạm vào đây để thêm các lớp bản đồ nền. Thư mục lưu các lớp bản đồ nền. Các lớp bản đồ nền Chạm vào chữ “Chọn” để thêm một lớp.
  • 23. 18 d. Định vị lại tọa độ điểm đứng. Tín hiệu vệ tinh GPS có thể dao động, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như quá trình di chuyển, do đó người dùng cần thường xuyên định vị lại điểm đứng của mình. Thao tác rất đơn giản, như sau: Chạm vào biểu tượng này để định vị lại điểm đứng Lưu ý quan trọng: Chấm tròn biểu tượng định vị (kích thước to bằng hạt đỗ, nằm ở góc dưới bên phải màn hình ứng dụng trên thiết bị máy tính bảng) là chỗ thường xuyên thao tác. Người dùng cần chú ý đến biểu tượng này..  Lưu ý quan trọng: - Phải bấm vào chữ “Chọn” cho từng lớp bản đồ nền muốn thêm; - Lớp nào được thêm đầu tiên, lớp đó sẽ nằm dưới cùng. Nên luôn chọn lớp nền ảnh vệ tinh đầu tiên. Nếu không, lớp ảnh vệ tinh sẽ che khuất các lớp khác, không dùng được.
  • 24. 19 e. Kiểm tra, đối chiếu đối tượng ngoài thực địa và bản đồ trên máy. Trước khi bắt đầu tiến hành khảo sát thực địa, người khảo sát cần kiểm tra lại và đối chiếu điểm đứng ngoài thực địa và địa điểm cần khảo sát trên bản đồ. Quan sát địa hình địa vật xung quanh, nhận dạng địa hình địa vật trên bản đồ nền vệ tinh để đối chiếu. Nếu không đúng hoặc có nghi ngờ điểm đứng của mình, cần xác định lại địa bàn cần khảo sát. 2. Thực hiện đo đếm diễn biến diện tích rừng ngoài thực địa 2.1 Đo đếm diện tích biến động và chụp ảnh thực địa Ứng dụng máy tính bảng được phát triển để hỗ trợ cho người khảo sát đo đếm diện tích biến động ngoài thực địa cùng với ảnh chụp thực địa. Để thu được số liệu một cách chính xác, người dùng cần theo các bước thao tác như sau: Bước 1: Tại điểm bắt đầu đo đếm Mở ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa lên, chờ chút cho ứng dụng chạy hết. Sau đó, chạm vào biểu tượng trên góc trên bên phải màn hình ứng dụng, như hình sau:  Lưu ý quan trọng: Lớp nền ảnh vệ tinh trong máy chỉ có tác dụng giúp xác định địa hình địa vật dễ dàng hơn. Không sử dụng dữ liệu rừng trong lớp nền ảnh vệ tinh này để làm căn cứ báo cáo diễn biến rừng. Chạm vào biểu tượng này để bắt đầu đo đếm
  • 25. 20 Sau khi chạm vào biểu tượng trên, màn hình ứng dụng không có thay đổi gì, mà chỉ có thanh thực đơn hiện lên dòng thông báo “Bắt đầu chế độ khoanh vùng, hãy chờ GPS ổn định trước khi thêm điểm!” trong vài giây. Như hình sau: Sau đó, biểu tượng biến mất và thay vào đó là 2 biểu tượng: Như hình sau: Chiếc đinh ghim biến mất, thay vào đó là các biểu tượng này.
  • 26. 21 Người dùng lưu điểm đầu tiên bằng cách chạm vào biểu tượng định vị (số 1) rồi sau đó chạm vào biểu tượng dấu cộng (số 2) như trong hình sau: Ngay sau khi chạm vào biểu tượng để tạo một điểm, ứng dụng cho phép người khảo sát chụp ảnh thực địa ngay từng điểm mới tạo, trước khi lưu điểm và di chuyển đến điểm tiếp theo. Chạm biểu tượng này để lưu điểm Chạm vào biểu tượng này để định vị lại điểm trước khi lưu 2 1
  • 27. 22 Người khảo sát có thể chụp ảnh luôn bằng cách chạm vào nút trả lời “Đồng ý” hoặc có thể chụp ảnh thực địa tại các điểm tiếp theo bằng cách chạm vào nút trả lời “Bỏ qua”. Như hình sau: Hệ thống được thiết kế để lưu ảnh thực địa với một định dạng thống nhất là chụp phong cảnh theo chiều ngang của máy tính bảng, do đó, khi chưa xoay cho máy nằm ngang, hệ thống sẽ báo lỗi màu đỏ trên thanh trạng thái (như hình sau) và người khảo sát chưa thể chụp ảnh. Dòng báo lỗi phía trên khi máy chưa nằm ngang Và nút bấm chụp ảnh phía dưới cũng bị ẩn đi.
  • 28. 23 Khi đã xoay máy nằm ngang, nút bấm chụp ảnh phía dưới sẽ được kích hoạt và chuyển từ màu xám sang màu vàng cam, khi đó người khảo sát có thể chụp ảnh được bằng cách chạm vào nút này. Như hình sau. Hệ thống được thiết kế để lưu được những bức ảnh thực địa có chất lượng tốt và không chiếm quá nhiều dung lượng bộ nhớ, do đó, sau khi chụp ảnh thực địa, hệ thống sẽ cho phép người khảo sát tùy chọn lưu ảnh hoặc chụp ảnh mới tại cùng điểm chụp ảnh. Như hình sau: Nút bấm chụp ảnh đã được kích hoạt khi máy nằm ngang Lưu ý quan trọng: Trong điều kiện thời tiết không tốt hoặc máy tính bảng không thu được tín hiệu GPS từ vệ tinh, thì người dùng cũng không thể chụp ảnh được. Do ảnh chụp cần lưu lại các tham số địa lý như tọa độ, hướng chụp ảnh, … vào ảnh chụp. Chạm nút này để xoay ảnh Chạm nút này để xóa ảnh và chụp lại Chạm nút này để lưu ảnh
  • 29. 24 Bước 2: Tại các điểm tiếp theo Sau khi đã lưu xong điểm đầu tiên và sau khi đã trả lời về tùy chọn chụp ảnh thực địa, người khảo sát sẽ đi đến điểm tiếp theo để lưu điểm và chụp ảnh thực địa. Tại các điểm tiếp theo này (trừ điểm chốt cuối cùng), người dùng thao tác ba chạm (số 1, số 2 và số 3) như hình minh họa sau. Chạm vào một trong hai dòng này để chụp ảnh hoặc bỏ qua Chạm vào biểu tượng này để lưu điểm Chạm vào biểu tượng này để định vị lại trước khi lưu điểm 1 3 2
  • 30. 25 Và chụp ảnh tại một số điểm như thao tác ở bước trước. Chỉnh sửa các điểm đã lưu: Trong quá trình khảo sát ngoài thực địa, có thể có một số điểm khảo sát rất khó tiếp cận đến đúng điểm đó, có thể do điều kiện địa hình, do chướng ngại vật, … Ứng dụng máy tính bảng được thiết kế bao gồm cả chức năng khắc phục việc khó tiếp cận này, bằng cách di chuyển điểm đã lưu đến tọa độ điểm cần thiết. Thao tác như sau: Sau khi đã chụp ảnh thực địa xong, hệ thống sẽ lưu điểm đó. Muốn di chuyển điểm vừa lưu, người dùng cần chạm vào điểm đó và màn hình ứng dụng chuyển sang chế độ cho phép di chuyển, như hình minh họa sau: Sau đó, người dùng chạm và giữ biểu tượng di chuyển ở giữa màn hình, di chuyển điểm đến vị trí mong muốn. Khi di chuyển điểm, các tham số ở góc trên bên trái màn hình sẽ hiển thị lên các thông tin về góc di chuyển [Góc (0):], độ dài di chuyển [K/c (m):] so với điểm gốc trước khi di chuyển. Căn cứ vào đó, người dùng biết được đã di chuyển điểm được khoảng cách là bao nhiêu mét và ở góc phương vị bao nhiêu độ so với điểm gốc. Sau khi đã di chuyển điểm đến điểm mong muốn, người dùng chỉ cần thả ngón tay khỏi màn hình, điểm mới sẽ được tự động lưu lại.
  • 31. 26 Bước 3: Tại điểm cuối cùng xung quanh diện tích khảo sát. Tại điểm cuối cùng của diện tích khảo sát (không phải là điểm trùng hoặc gần trùng với điểm đầu tiên) người khảo sát cần phải thực hiện các thao tác chốt lại quá trình khảo sát. Thay vì chạm vào biểu tượng như khi lưu điểm ở các điểm trước đó, người khảo sát phải chạm vào biểu tượng ở bên cạnh, sau khi đã chạm vào nút định vị, như các bước trong hình minh họa sau. Lưu ý quan trọng: Hệ thống được thiết kế để lưu giữ ảnh chụp thực địa làm bằng chứng, với số lượng ảnh tối thiểu là 1 ảnh và tối đa là 4 ảnh. Người khảo sát cần đặc biệt chú ý điểm này vì nếu không đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu 1 ảnh, người khảo sát không thể thao tác đóng khoanh vùng; hoặc nếu chụp quá nhiều ảnh tại các điểm liên tiếp gần nhau, có thể bỏ lỡ những ảnh thực địa khác. Người dùng có thể chụp nhiều hơn 4 ảnh tại mỗi khu vực mình khảo sát, sau đó có thể lựa chọn và xóa đi những ảnh không mong muốn. Chạm vào biểu tượng này để chốt lại Chạm vào biểu tượng này để định vị lại trước khi lưu điểm 1 2
  • 32. 27 Tại điểm chốt này sẽ không có tùy chọn chụp ảnh sau khi chốt điểm, hệ thống sẽ chuyển sang màn hình đề nghị lưu lại quá trình khảo sát điểm và ảnh chụp. Nếu trong quá trình khảo sát, chưa có ảnh thực địa nào được chụp, hệ thống sẽ báo lỗi như sau và người khảo sát phải tiếp tục khảo sát với ít nhất một ảnh thực địa được chụp. Nếu đã có ít nhất một ảnh thực địa được chụp, khi chạm vào biểu tượng để chốt điểm, hệ thống sẽ cho phép lưu dữ liệu không gian của diện tích khảo sát, như hình minh họa sau: Sau khi chạm vào chữ “Đồng ý” để lưu lại dữ liệu không gian của diện tích khảo sát, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ cập nhật thuộc tính. Người dùng sẽ thao tác nhập thông tin thuộc tính ở phần 2.2 dưới đây. Chạm vào chữ “Đồng ý” để lưu lại dữ liệu không gian của diện tích khảo sát Lưu ý quan trọng: Nếu người khảo sát chạm vào chữ “Bỏ qua”, Hệ thống sẽ cho phép người khảo sát tiếp tục lưu điểm và/hoặc chụp ảnh tại các điểm khảo sát. Nếu muốn kết thúc việc khảo sát một diện tích, người khảo sát phải chạm vào nút “Đồng ý”.
  • 33. 28 2.2 Nhập thông tin thực địa vào bảng thuộc tính Theo thiết kế, hệ thống sẽ cho phép người khảo sát cập nhật thông tin thực địa trực tiếp trên bảng thuộc tính được tính hợp trên máy tính bảng. Căn cứ vào thông tin thực địa, người khảo sát cần nhập đầy đủ và chính xác vào bảng thuộc tính.
  • 34. 29 Cơ sở dữ liệu hệ thống được thiết kế và xây dựng nhằm đáp ứng được yêu cầu từ cấp trung ương về thu thập thông tin biến động rừng, và được liên kết với nhau một cách lô-gic theo từng nhóm đối tượng. Mọi trường thông tin đều được hiển thị rõ trên màn hình khi nhập, nên người khảo sát chỉ cần theo các bước trên màn hình máy tính bảng để nhập đúng, đủ các thông tin cần thiết bằng các thao tác chạm và chọn, chạm và nhập số liệu. Có những trường số liệu theo logic, người khảo sát bắt buộc phải nhập thì hệ thống mới cho phép lưu lại. Ví dụ, khi chọn “Đã giao – đã cho thuê” ở mục “23. Kiểu quản lý”, thì bắt buộc phải nhập “Mã chủ rừng” và “Tên chủ rừng” ở mục 25 và 26 bên dưới. Trường “Thông tin bổ sung” ở cuối bảng thuộc tính dành để ghi những thông tin khác chưa có trong bảng thuộc tính. Người khảo sát có thể ghi các thông tin trong quá trình khảo sát, ví dụ như “Diện tích này không phải là một biến động rừng, đây là diện tích nương rẫy canh tác liên tiếp ba năm gần đây, đề nghị chỉnh lại số liệu nền”, … Sau khi đã nhập xong số liệu vào bảng thuộc tính, người khảo sát cần chạm vào biểu tượng phía góc trên bên trái màn hình ứng dụng để lưu lại toàn bộ dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Như hình minh họa sau: Trường hợp khi thực hiện đo đếm, người khảo sát đã chụp được nhiều hơn 4 ảnh thực địa như đã nêu ở phần trên, khi chạm vào biểu tượng hệ Chạm vào nút này để lưu lại dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian của diện tích khảo sát
  • 35. 30 thống sẽ không cho phép lưu lại và báo lỗi “Số lượng ảnh lớn hơn 4!”. Như hình sau: Với trường hợp này, người khảo sát phải xóa bớt ảnh đã chụp, giữ lại tối đa 4 ảnh, bằng cách chạm vào biểu tượng bên góc phải phía trên màn hình như hình minh họa sau. Sau khi chạm vào nút quản lý ảnh chụp thực địa như hướng dẫn trên, một giao diện quản lý ảnh chụp hiện ra, nếu muốn xóa ảnh nào, người khảo sát chỉ cần chạm vào ảnh đó sau đó chạm vào biểu tượng ở phía góc phải bên dưới màn hình, như hình minh họa sau. Chạm vào nút này để quản lý ảnh thực địa đã chụp. Chạm vào nút này để xóa ảnh đã lưu trong máy.
  • 36. 31 Sau khi đã xoát bớt ảnh xuống 4 ảnh trở xuống, người khảo sát lưu lại dữ liệu thuộc tính. Màn hình sẽ hiện lên dòng chữ “Đã lưu” trên nền màu xanh như hình dưới đây, biểu thị cho việc dữ liệu thuộc tính và ảnh chụp đã được lưu thành công. Đến bước này, người khảo sát đã hoàn thành xong một khảo sát biến động diện tích rừng, tuy nhiên để đảm bảo số liệu đã được thu thập đầy đủ, người khảo sát cần phải kiểm tra lại dữ liệu (cả dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian) ngay ngoài thực địa, để đảm bảo chắc chắn là dữ liệu đã được thu thập đúng cách, đầy đủ. Thao tác theo hướng dẫn ở phần 2.3 dưới đây. 2.3 Kiểm tra lại số liệu đã thu thập  Kiểm tra dữ liệu không gian: Ngay sau khi chạm vào biểu tượng để lưu, hệ thống sẽ chuyển sang màn hình cho phép xem lại đối tượng vừa được đo đếm với các thông tin về số hiệu đối tượng, hình dạng đối tượng và thông tin tọa độ tâm lô, chi tiết như hình sau.
  • 37. 32 Hình dạng diện tích khảo sát có màu xanh mờ như trong hình trên biểu thị cho các thao tác lưu điểm đúng cách ngoài hiện trường của người khảo sát. Trường hợp màn hình không hiển thị được màu xanh mờ như hình trên mà chỉ có đường kẻ rất nhỏ và không có nền màu xanh mờ, nghĩa là người khảo sát đã không thao tác đúng ở điểm chốt cuối (lỗi chồng đè đường bao ranh giới khi người khảo sát đã cố gắng tạo thêm 1 điểm chốt ở gần hoặc cho là đúng ngay điểm khởi đầu, nên tạo ra đường cắt so với đường cũ, hệ thống không tính toán được). Với trường hợp này, người khảo sát phải thực hiện lại thao tác từ đầu. Do đó, cần đặc biệt chú ý thao tác như đã hướng dẫn trong Bước 3 phần a. nêu trên.  Kiểm tra dữ liệu thuộc tính (và sửa lại nếu cần thiết): Sau khi đã kiểm tra xong dữ liệu không gian như trên, người khảo sát có thể kiểm tra và sửa lại dữ liệu thuộc tính bằng cách chạm vào biểu tượng ở phía góc trên bên phải màn hình, như hình sau: Sau khi chạm vào ô trên, hệ thống sẽ mở ra một tùy chọn lựa chọn, gồm “Sửa thuộc tính”, “Xem hình ảnh”. Người khảo sát cần chọn “Sửa thuộc tính” để xem lại và sửa lại phần dữ liệu thuộc tính. Chạm vào biểu tượng này để xem và sửa lại thuộc tính (nếu cần thiết) Chạm vào “Sửa thuộc tính” để xem và sửa lại thuộc tính
  • 38. 33 Sau khi đã xem và sửa xong thuộc tính, người khảo sát cần chạm vào biểu tượng để lưu lại thông tin đã xem (sửa).  Kiểm tra dữ liệu ảnh chụp: Để kiểm tra dữ liệu ảnh chụp thực địa, người dùng chạm vào dòng “Xem hình ảnh” như hình sau: Chạm vào nút này để lưu lại dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian của diện tích khảo sát Chạm vào “Xem hình ảnh” để kiểm tra lại các ảnh chụp thực địa
  • 39. 34 Sau khi đã kiểm tra lại hình ảnh thực địa, người khảo sát cần chạm lại vào nút “Hình ảnh” để lưu lại dữ liệu. Như hình sau. Sau khi hoàn thành các bước thu thập dữ liệu không gian (dùng máy tính bảng để lưu điểm), dữ liệu ảnh chụp thực địa (dùng máy tính bảng chụp ảnh thực địa tại mỗi điểm khảo sát) và dữ liệu thuộc tính (nhập các thông tin thực địa vào bảng thuộc tính trên máy tính bảng), và sau khi hoàn thành bước kiểm tra các dữ liệu đã thu thập, người khảo sát đã hoàn thành các thao tác ngoài thực địa và dữ liệu đã sẵn sàng để tải lên máy chủ cơ sở dữ liệu của toàn tỉnh. Các thao tác cập nhật dữ liệu được hướng dẫn như trong phần 3 sau đây. 3. Chuyển số liệu đã đo đếm ngoài thực địa lên máy chủ Số liệu thực địa (bao gồm số liệu không gian, số liệu ảnh thực địa và số liệu thuộc tính) mà người khảo sát đã lưu lại trong quá trình khảo sát thực địa mới được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị máy tính bảng. Để các số liệu này được sử dụng ở các cấp cao hơn (từ cấp huyện lên đến cấp trung ương), người khảo sát phải chuyển số liệu thực địa lên máy chủ cơ sở dữ liệu. Để làm được việc này, người khảo sát cần thực hiện một số thao tác đơn giản ở nhà hoặc văn phòng hoặc nơi nào đó có tín hiệu internet (Wi-Fi) như sau: Chạm vào “Hình ảnh” để lưu lại các ảnh chụp thực địa
  • 40. 35 3.1 Kết nối internet (Wi-Fi) cho máy tính bảng Người dùng mang thiết bị máy tính bảng đến nơi có tín hiệu internet (Wi-Fi) và mở chức năng kết nối mạng internet. Quan sát biểu tượng kết nối Wi-Fi internet ở vị trí góc trên bên phải màn hình thiết bị, nếu đã có biểu tượng Wi- Fi (như trong hình minh họa) thì bỏ qua các bước trong phần 3.1 này và thao tác tiếp ở phần 3.2. Nếu chưa có biểu tượng này thì phải thao tác kết nối Wi-Fi, như sau: Trường hợp 1: Chưa từng kết nối với internet, người dùng phải tạo một kết nối mới. Thao tác như sau: Trên màn hình chính của thiết bị, chạm vào biểu tượng “Cài đặt”. Tình trạng: Đã kết nối Tìm và chạm vào biểu tượng này để vào phần “Cài đặt”
  • 41. 36 Cửa sổ mới hiện ra, chạm vào dòng “Wi-Fi” ngay trên cùng. Cửa sổ cài đặt Wi-Fi mới hiện ra, chạm vào nút “TẮT” để bật kết nối Wi-Fi. Chạm vào dòng này để cài đặt một mạng Wi-Fi mới. Chạm vào nút này để bật Wi-Fi lên.
  • 42. 37 Danh sách các mạng Wi-Fi sẵn có để có thể kết nối hiện ra, mạng nào có tín hiệu mạnh nhất (bộ phát tín hiệu đang hoạt động ở gần nhất) thường nằm ở trên cùng. Sau khi chạm vào dòng có tên mạng Wi-Fi mà mình có thể kết nối và có mật khẩu để kết nối, giao diện nhập tham số kết nối hiện ra. Người dùng chỉ cần nhập mật khẩu Wi-Fi và chạm vào “Kết nối” để kết nối Wi-Fi internet. Chạm vào dòng tên mạng đã biết để thiết lập kết nối. Nhập mật khẩu Wi-Fi vào đây Sau đó chạm vào đây để kết nối
  • 43. 38 Sau khi chạm vào “Kết nối”, nếu đúng mật khẩu thì thiết bị sẽ tự động kết nối, và hiển thị tình trạng kết nối như hình sau: Trường hợp 2: Thiết bị đã từng kết nối với internet với điểm phát tín hiệu trước đó, người dùng chỉ cần bật Wi-Fi lên là có thể dùng được. Thao tác như sau: Vuốt nhẹ ngón tay vào góc trên bên phải màn hình chính của thiết bị, kéo ngón tay xuống phía dưới để vào phần cài đặt nhanh: Tình trạng: Đã kết nối Kéo xuống theo chiều mũi tên
  • 44. 39 Giao diện “Cài đặt nhanh” hiện ra, chạm vào biểu tượng “Wi-Fi” để bật, như hình sau: Biểu tượng Wi-Fi sẽ chuyển màu xanh, như hình sau: Chạm vào đây để bật Wi-Fi Biểu tượng Wi-Fi đã kết nối.
  • 45. 40 Thoát ra màn hình chính và kiểm tra lại kết nối. Lưu ý: Nếu biểu tượng Wi-Fi trong giao diện “Cài đặt nhanh” đã bật nhưng chưa có biểu tượng đã kết nối như hình trên, thì cần phải thao tác kết nối mới như Trường hợp 1. Sau khi đã thiết lập (hoặc đã kiểm tra) kết nối Wi-Fi, thiết bị đã sẵn sàng để đồng bộ dữ liệu thực địa lên máy chủ cơ sở dữ liệu. Thao tác đồng bộ dữ liệu được hướng dẫn trong phần 3.2 dưới đây. 3.2 Đồng bộ dữ liệu lên máy chủ Sau khi đã kết nối được Wi-Fi internet, người dùng thực hiện các thao tác sau đây để đồng bộ dữ liệu lên máy chủ. Mở ứng dụng thu thập dữ liệu thực địa, chạm vào biểu tượng thực đơn chính trên màn hình ứng dụng, như hình minh họa sau. Tình trạng: Đã kết nối Chạm để mở thực đơn chính
  • 46. 41 Thực đơn chính được mở ra, chạm vào dòng “Đồng bộ” để mở chức năng đồng bộ dữ liệu lên máy chủ. Giao diện chức năng đồng bộ được mở ra, những đối tượng đã được lưu trong thiết bị máy tính bảng nhưng chưa được đồng bộ, hoặc đã đồng bộ nhưng có chỉnh sửa sau đó, được liệt kê trong phần “Danh sách chưa được đồng bộ”, trong đó:  Các đối tượng có ký hiệu là những đối tượng được thu thập đúng, đã sẵn sàng để được chuyển lên máy chủ cơ sở dữ liệu;  Các đối tượng có ký hiệu là những đối tượng đã được chuyển lên chủ cơ sở dữ liệu nhưng sau đó người dùng đã chỉnh sửa một hoặc nhiều thông tin (bao gồm chỉnh sửa ảnh chụp thực địa, thuộc tính,…);  Các đối tượng không nằm trong danh sách này là những đối tượng đã được chuyển lên cơ sở dữ liệu thành công, không có chỉnh sửa gì sau khi đã chuyển đi. Chạm vào dòng “Đồng bộ” để mở chức năng
  • 47. 42 Để chuyển các số liệu lên máy chủ, người dùng chạm vào biểu tượng ở góc dưới bên trái màn hình ứng dụng, như hình minh họa sau: Dữ liệu chưa được gửi lên CSDL. Dữ liệu đã gửi lên CSDL sau đó có chỉnh sửa. Chạm vào biểu tượng này để chuyển dữ liệu lên CSDL.
  • 48. 43 Sau khi chạm vào biểu tượng , hệ thống hiện ra một giao diện thông báo người dùng cần kiểm tra lại kết nối Internet ổn định. Người dùng cần đọc kỹ các thông báo trên giao diện này, tránh trường hợp làm mất dữ liệu do đồng bộ dở dang. Sau đó, chạm vào nút “Bắt đầu đồng bộ” như trong hình minh họa sau: Tùy thuộc vào số lượng dữ liệu, số lượng ảnh chụp thực địa cũng như tốc độ đường truyền Wi-Fi internet, quá trình này có thể mất đến vài phút. Khi tải dữ liệu lên máy chủ, màn hình ứng dụng hiện lên thông báo sau: Chạm vào đây để bắt đầu chuyển dữ liệu lên máy chủ.
  • 49. 44 Khi màn hình như hình trên không còn, có nghĩa là quá trình đồng bộ dữ liệu lên máy chủ đã xong. Những đối tượng chưa được đồng bộ thành công sẽ hiện ra trong giao diện đồng bộ. Sau khi hoàn thành việc đồng bộ dữ liệu lên máy chủ như đã hướng dẫn ở trên, người khảo sát đã hoàn thành một phiên làm việc từ khâu chuẩn bị, thu thập số liệu thực địa và cập nhật số liệu thực địa lên máy chủ. Người khảo sát có thể tắt thiết bị sau thời điểm này. Phần V - BẢO QUẢN THIẾT BỊ, NÂNG CẤP PHẦN MỀM 1. Sử dụng và bảo quản thiết bị Cũng như tất cả các thiết bị điện tử khác, đặc biệt là các thiết bị điện tử cầm tay và sử dụng ngoài trời, chiếc máy tính bảng này phải được bảo quản, sử dụng đúng cách để đảm bảo được thời hạn sử dụng lâu dài nhất có thể. 1.1 Tránh làm rơi, vỡ và bị va chạm mạnh với các vật thể khác Thiết bị máy tính bảng này cũng giống như điện thoại di động, rất dễ bị vỡ, hỏng, hoặc các chức năng bị ảnh hưởng nếu sử dụng không đúng cách. Người khảo sát phải được trang bị thêm túi đựng chuyên dụng, loại túi có thể đeo vào người và không phải dùng tay giữ túi, thuận tiện trong quá trình di chuyển và/hoặc vượt các chướng ngại vật trong quá trình thao tác ngoài thực địa. Người khảo sát không được bỏ chung thiết bị máy tính bảng với các vật thể cứng khác trong cùng một túi đựng chuyên dụng, như dao, kéo, chìa khóa, kìm, búa, v.v… Người khảo sát không cố gắng dùng tay đang cầm thiết bị máy tính bảng để cầm, kéo, bám hoặc vượt chướng ngại vật trên đường đi. Trường hợp gặp chướng ngại vật, người khảo sát nhất thiết phải cho thiết bị máy tính bảng vào trong túi đựng chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 1.2 Tránh làm ướt thiết bị Người khảo sát có thể gặp mưa bất ngờ trong quá trình di chuyển hoặc đang thao tác thu thập số liệu ngoài hiện trường. Thiết bị máy tính bảng mà người khảo sát đang sử dụng không phải là loại thiết bị có thể chống nước, do đó, khi gặp mưa, người khảo sát cần khẩn trương dừng ngay việc thu thập dữ liệu và bỏ thiết bị máy tính bảng vào bên trong dụng cụ chống thấm nước
  • 50. 45 chuyên dụng, có thể bỏ vào trong túi ni-lon có khóa kéo hoặc bọc bên trong áo mưa, trước khi di chuyển đến nơi trú mưa. 1.3 Sử dụng pin Để đảm bảo cho thiết bị hoạt động tốt ngoài thực địa, người khảo sát cần đảm bảo sạc pin đầy đủ (nếu trước khi sạc pin mà thiết bị còn trên 50% thì không nên sạc) và nên mang theo sạc pin đi theo, đề phòng quá trình khảo sát mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Với điều kiện bình thường, pin của thiết bị nếu được sạc đầy 100% thì thiết bị có thể hoạt động liên tục với màn hình luôn sáng trong khoảng thời gian đến 4 giờ. Tuy nhiên, để đảm bảo tiết kiệm pin, người khảo sát nên tắt màn hình thiết bị (bấm nhẹ vào nút nguồn bên cạnh máy) trước khi di chuyển hoặc bỏ vào túi đựng chuyên dụng, cũng như nên tắt màn hình trong quá trình di chuyển từ điểm này đến điểm khác khi thu thập số liệu thực địa. 1.4 Lau chùi, bảo quản và tắt máy khi không sử dụng Khi không sử dụng đến, thiết bị cần được bảo quản tốt theo quy trình sau:  Lau chùi thiết bị bằng vải mềm, không dùng các vật thể cứng để cố gắng tác động vào thiết bị nhằm lấy một thứ gì đó dính trên thiết bị, đặc biệt là đối với màn hình;  Không dùng nước, xà phòng hoặc một loại chất ăn mòn khác để lau, rửa thiết bị.  Tắt nguồn thiết bị (tắt hoàn toàn) trước khi đưa thiết bị vào bảo quản.  Để thiết bị vào hộp có chống ẩm, cất hộp ở nơi khô ráo, chắc chắn. Ít nhất mỗi tháng một lần, thiết bị phải được lấy ra khỏi nơi bảo quản và sạc pin, sử dụng trong thời gian tối thiểu 15 phút, sau đó lại tiến hành quy trình bảo quản, cất giữ máy như trên. Mặc dù thiết bị máy tính bảng này có thể được sử dụng với các chức năng khác như các chức năng điện thoại, các chức năng máy tính, nhưng do thiết bị được trang bị với mục đích sử dụng làm thiết bị đo đếm diễn biến rừng ngoài thực địa, nên người dùng không được sử dụng thiết bị này vào những mục đích và công việc khác ngoài đo đếm diễn biến rừng ngoài thực địa.
  • 51. 46 1.5 Làm gì khi thiết bị không sử dụng được? Khi thiết bị bị hỏng kể cả về phần cứng và phần mềm, đề nghị người dùng lập biên bản, nêu rõ tình trạng hỏng hóc của thiết bị và chuyển thiết bị về cấp tỉnh để tiến hành những thủ tục cần thiết tiếp theo. 2. Nâng cấp phần mềm 2.1 Quản lý thiết bị theo người dùng Theo thiết kế của hệ thống, mỗi xã (mỗi kiểm lâm địa bàn) sẽ trở thành một người dùng/người khảo sát sử dụng máy tính bảng này. Do đó, thiết bị không thể được cho mượn, thuê hay điều chuyển mà không có sự can thiệp của cấp tỉnh. 2.2 Chuyển đổi, đăng ký lại người dùng và cài đặt lại phần mềm Các trường hợp sau đây phải được cấp tỉnh giải quyết, xử lý:  Máy bị hỏng không sử dụng được, phải đổi sang máy khác.  Cài đặt ứng dụng mới trên các thiết bị mới.  Điều chuyển thiết bị giữa các đơn vị (giữa các xã trong huyện hoặc giữa các xã trong tỉnh). 2.3 Nâng cấp phần mềm lên một phiên bản mới. Việc nâng cấp ứng dụng lên phiên bản mới hơn cũng được cấp tỉnh thực hiện. Khi có thông báo nâng cấp phiên bản mới, người dùng cần thực hiện các quy định cần thiết để chuyển thiết bị về tỉnh để cấp tỉnh tiến hành nâng cấp.
  • 52. Lời kết Tài liệu này là một trong các thành quả của Dự án Quản lý rừng bền vững vùng đầu nguồn Tây Bắc (Dự án SUSFORM-NOW) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho tỉnh Điện Biên. Giai đoạn thực hiện của Dự án là từ tháng 08 năm 2010 đến tháng 08 năm 2015, các bên tham gia Dự án gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên, UBND tỉnh Điện Biên. Để biết thêm thông tin về Dự án, vui lòng liên hệ: Văn phòng JICA Việt Nam Địa chỉ: Tầng 11, toà nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 04-3831-5005