SlideShare a Scribd company logo
ÔN LUYỆN CHIỀU TỐI CỦA HỒ CHÍ MINH
I. MỞ BÀI
- Tác giả: vị lãnh tụ vĩ đại, cha già kính yêu….., nhà thơ lớn. Người đã để
lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ……
- Tác phẩm:
- Vấn đề cần nghị luận: bài thơ vừa là bức tranh, cuộc sống  thiết tha của
Bác với thiên nhiên, con người, cs.  Cảm nhận được chất thép, chất tình
bát ngát trong thơ Người.
II. THÂN BÀI
1. LUẬN ĐIỂM 1: KHÁI QUÁT
- Có thể nói tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh là tiếng thơ được ngân
rung từ trái tim một con người vĩ đại - dù trong hoàn cảnh đen tối vẫn ung dung
làm thơ, làm được nhiều và làm được thơ hay. Có thể coi tập thơ là một bức chân
dung tinh thần tự họa của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh với bản lĩnh, với
chất thép kiên cường, và chất tình bao la mênh mông dành cho cuộc sống.
- “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Cảm hứng bài thơ
gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm
1942. Đây là một bài thơ giản dị mà sâu sắc. Bác đã mang một tình cảm lớn lao
với nhân loại để viết nên những vần thơ chạm đáy hồn nhân thế.
LUẬN ĐIỂM 2: PHÂN TÍCH
Ý 1: HAI CÂU ĐẦU: Bức tranh thiên nhiên
Câu dẫn ý: Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối
với hình ảnh người tù ngước nhìn bầu trời dõi theo cánh chim mỏi mệt đang
bay về tổ, chòm mây lẻ loi, lững lờ trôi giữa tầng không:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
- Kế thừa vẻ đẹp tao nhã và cổ điển phương Đông, khung cảnh thiên nhiên trong
hai câu đầu đã được phác hoạ bằng những nét chấm phá, lấy điểm để vẽ diện. Nhà
thơ không nghiêng về tả mà chỉ gợi ra được một vài nét, cốt ghi lấy linh hồn của
tạo vật. Cấu trúc đăng đối, âm điệu thoáng buồn, hình ảnh thiên nhiên sơn cước
hiện ra một cách đơn sơ qua cánh chim chiều mỏi mệt đang bay về tổ và áng mây
lẻ loi, lững lờ trôi giữa tầng không.
- Hình ảnh cánh chim bay về tổ, về núi rừng thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà
là thi liệu quen thuộc của thi ca từ xưa đến nay:
+ “Chim bay về núi, tối rồi” (Ca dao)
+ “Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều),
+ “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”(BHTQ)
+ “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” (Huy Cận)
Trong thơ Bác cũng thế. “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” vừa là một nét vẽ phác họa không
gian vừa gợi ra ý niệm thời gian.
Trong thơ xưa, cánh chim quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài, mang tính ước lệ chung
chung, gợi cảm giác xa xăm, phiêu bạt chia lìa như trong thơ xưa (Cánh chim bay) mà còn
được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (Cánh chim mỏi mệt). Có thể thấy một sự gần gũi
tương đồng giữa cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn với người tù đã thấm mệt sau một
ngày vất vả lê bước đường trường. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Trong ý thơ có sự hòa hợp,
đồng điệu giữa nhà thơ và cảnh vật thiên nhiên
- Câu thơ thứ hai tiếp tục phác họa không gian, thời gian và tâm trạng:
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Câu thơ dịch chưa dịch hết ý tứ trong nguyên bản, Bác viết:
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Đám mây lẻ loi chầm chậm trôi giữa tầng không)
+ Bản dịch thơ đã làm mất đi chữ “cô” trong nguyên tác và nhịp bay chầm chậm của đám mây
được gợi nên qua từ “mạn mạn”. Chòm mây trong thơ Người không phải áng mây trắng ngàn
năm bay gợi ra cảm giác vĩnh hằng của vũ trụ: “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” trong bài
thơ“Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, cũng không phải là “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” mang
theo nỗi u uẩn, cuộc đời trong (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến mà là một chòm mây cô đơn đang
chậm chậm trôi giữa bầu trời bao la. Chòm mây như có hồn người, như mang cái tâm trạng lẻ loi,
đơn độc và như đang băn khoăn, trăn trở chầm chậm trôi chưa biết tương lai phía trước sẽ đến
đâu của người tù nơi đất khách.
Hai câu thơ trên gợi nhớ tới những câu thơ của Lí Bạch:
Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
Nhưng dường như cánh chim trong thơ của Lí Bạch mất hút vào không gian vô
tận còn cánh chim trong thơ Bác lại bay về rừng tìm chốn ngủ, là cách chim của
đời thực, hướng về cuộc sống. Áng mây chiều trong thơ Lí Bạch là áng mây gợi
cảm giác nhàn nhã, thoát tục còn áng mây trong thơ Bác lại thoáng mang tâm
trạng cô đơn của con người.
 Tiểu kết: Hai câu đầu là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình, thấm
đượm nỗi buồn của người tù nơi đất khách, qua đó thể hiện bản lĩnh kiên cường
“chất thép”, ý chí nghị lực, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hồ Chí Minh.
Ý 2: PHÂN TÍCH HAI CÂU CUỐI- BỨC TRANH ĐỜI SỐNG
Câu dẫn ý: Bên cạnh một tình yêu lớn lao dành cho thiên nhiên, Bác còn có
một tình yêu bao la dành cho cuộc sống của người lao động. Bởi lẽ, “Con
người là hoa của đất” là cái đẹp vĩnh hằng nhất. Hai câu cuối đã khắc họa
sâu sắc tình cảm lớn lao ấy:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
- Đến đây điểm nhìn của tác giả đã có sự thay đổi. Hướng về bầu trời cao rồi cuối
cùng nhìn về mặt đất, từ xa đến gần, từ hình ảnh thiên nhiên đến bức tranh sinh
hoạt của con người. Trung tâm của bức tranh không phải là bầu trời, hay cánh
chim mà là hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô. Nếu so hình ảnh con người trong thơ
Bác với Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan thì bóng dáng con
người thấp thoáng, mờ nhạt tôn lên cái hoang sơ, hùng vĩ của trời đất, còn hình
ảnh người thiếu nữ sơn cước xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, tràn đầy sức sống giữa
miền núi rừng hoang vu.
- Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định “Đó là hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời
lao động vất vả mà vẫn ấm cúng..”. Một lần nữa, người đọc nhận ra cái nhìn trìu
mến hướng về sự sống của Bác. Hai câu thơ có sắc điệu tươi vui cho thấy niềm
yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của Người.
- Hình ảnh “lò than đã rực hồng” làm sáng bừng lên khuôn mặt thiếu nữ
xay ngô, mang đến hơi ấm sưởi ấm không gian núi rừng âm u, heo hút
và làm ấm lòng người tù cách mạng. Đây chính là ngọn lửa của sinh
hoạt gia đình ấm cúng, là ngọn lửa của lao động, của sự sống tạo nên âm
hưởng lạc quan cho toàn bài.
- Điệp ngữ vắt dòng “ma bao túc – bao túc ma hoàn” thể hiện vòng quay
nhịp nhàng của cối xay ngô, vừa thể hiện dòng lưu chuyển của thời gian
từ chiều sang tối. Mặc khác, chữ “hồng” ở cuối bài thơ là sáng tạo độc
đáo của tác giả.
- Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt thơ”
(thi nhãn), hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt). Với một chữ “hồng”, Bác đã làm
sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội
vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực khuôn mặt của
cô em sau khi xay ngô tối từ đó thắp lên trong lòng người nỗi niềm ấm áp,
lạc quan.
 Tiểu kết: Hình tượng thơ có sự vận động một cách khỏe khoắn. Sự vận
động này cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lậc quan yêu đời, thể hiện một tâm
hồn luôn hướng về sự sống, về ánh sáng tương lai của nhà thơ Hồ Chí Minh.
LUẬN ĐIỂM 3; ĐÁNH GIÁ
Bài thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại, có sự kết hợp hài
hòa giữa chất thép và chất tình từ đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí
Minh
III. KB

More Related Content

Similar to CHIỀU TỐI (1).pptx

THƠ HỒ CHÍ MINH
THƠ HỒ CHÍ MINHTHƠ HỒ CHÍ MINH
THƠ HỒ CHÍ MINH
Ngoc Ha Pham
 
Cảnh khuya Rằm tháng Giêng
Cảnh khuya Rằm tháng GiêngCảnh khuya Rằm tháng Giêng
Cảnh khuya Rằm tháng Giêng
Ngoc Ha Pham
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
16LChungKin
 
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Vantieuhoc.com van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien -...
Vantieuhoc.com   van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien  -...Vantieuhoc.com   van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien  -...
Vantieuhoc.com van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien -...
tieuhocvn .info
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
nataliej4
 
Tuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptTuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.ppt
thao299200
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.pptMÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
ThyHong43096
 
Anh trang trinh chieu
Anh trang  trinh chieuAnh trang  trinh chieu
Anh trang trinh chieuhuongvuduy
 
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân DiệuBài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
hongchau206306
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
longvanhien
 
Tuần 4 bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Tuần 4 bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang DũngTuần 4 bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Tuần 4 bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Davidjames6789
 
Thuyết Trình Tràng Giang Khổ 4.pptx
Thuyết Trình Tràng Giang Khổ 4.pptxThuyết Trình Tràng Giang Khổ 4.pptx
Thuyết Trình Tràng Giang Khổ 4.pptx
FoxFox32
 
Ánh trăng
Ánh trăngÁnh trăng
Ánh trăng
Vodanh Tran
 
De thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon vanDe thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon van
05003674694
 
Thu vien-nhung-bai-van-mau-lop-11-hay-nhat
Thu vien-nhung-bai-van-mau-lop-11-hay-nhatThu vien-nhung-bai-van-mau-lop-11-hay-nhat
Thu vien-nhung-bai-van-mau-lop-11-hay-nhat
NhaMatDat
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ calechi55
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùaHung Duong
 

Similar to CHIỀU TỐI (1).pptx (20)

THƠ HỒ CHÍ MINH
THƠ HỒ CHÍ MINHTHƠ HỒ CHÍ MINH
THƠ HỒ CHÍ MINH
 
Cảnh khuya Rằm tháng Giêng
Cảnh khuya Rằm tháng GiêngCảnh khuya Rằm tháng Giêng
Cảnh khuya Rằm tháng Giêng
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
 
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
 
Vantieuhoc.com van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien -...
Vantieuhoc.com   van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien  -...Vantieuhoc.com   van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien  -...
Vantieuhoc.com van lop 12 - buc tranh thien nhien trong bai tho tay tien -...
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Tuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptTuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.ppt
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.pptMÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
MÙA XUÂN NHO NHỎ.ppt
 
Anh trang trinh chieu
Anh trang  trinh chieuAnh trang  trinh chieu
Anh trang trinh chieu
 
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân DiệuBài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
 
Tuần 4 bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Tuần 4 bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang DũngTuần 4 bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Tuần 4 bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
 
Thuyết Trình Tràng Giang Khổ 4.pptx
Thuyết Trình Tràng Giang Khổ 4.pptxThuyết Trình Tràng Giang Khổ 4.pptx
Thuyết Trình Tràng Giang Khổ 4.pptx
 
Ánh trăng
Ánh trăngÁnh trăng
Ánh trăng
 
De thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon vanDe thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon van
 
Thu vien-nhung-bai-van-mau-lop-11-hay-nhat
Thu vien-nhung-bai-van-mau-lop-11-hay-nhatThu vien-nhung-bai-van-mau-lop-11-hay-nhat
Thu vien-nhung-bai-van-mau-lop-11-hay-nhat
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùa
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

CHIỀU TỐI (1).pptx

  • 1. ÔN LUYỆN CHIỀU TỐI CỦA HỒ CHÍ MINH I. MỞ BÀI - Tác giả: vị lãnh tụ vĩ đại, cha già kính yêu….., nhà thơ lớn. Người đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ…… - Tác phẩm: - Vấn đề cần nghị luận: bài thơ vừa là bức tranh, cuộc sống  thiết tha của Bác với thiên nhiên, con người, cs.  Cảm nhận được chất thép, chất tình bát ngát trong thơ Người.
  • 2. II. THÂN BÀI 1. LUẬN ĐIỂM 1: KHÁI QUÁT - Có thể nói tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh là tiếng thơ được ngân rung từ trái tim một con người vĩ đại - dù trong hoàn cảnh đen tối vẫn ung dung làm thơ, làm được nhiều và làm được thơ hay. Có thể coi tập thơ là một bức chân dung tinh thần tự họa của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh với bản lĩnh, với chất thép kiên cường, và chất tình bao la mênh mông dành cho cuộc sống. - “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Cảm hứng bài thơ gợi lên trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm 1942. Đây là một bài thơ giản dị mà sâu sắc. Bác đã mang một tình cảm lớn lao với nhân loại để viết nên những vần thơ chạm đáy hồn nhân thế.
  • 3. LUẬN ĐIỂM 2: PHÂN TÍCH Ý 1: HAI CÂU ĐẦU: Bức tranh thiên nhiên Câu dẫn ý: Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng lúc chiều tối với hình ảnh người tù ngước nhìn bầu trời dõi theo cánh chim mỏi mệt đang bay về tổ, chòm mây lẻ loi, lững lờ trôi giữa tầng không: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” - Kế thừa vẻ đẹp tao nhã và cổ điển phương Đông, khung cảnh thiên nhiên trong hai câu đầu đã được phác hoạ bằng những nét chấm phá, lấy điểm để vẽ diện. Nhà thơ không nghiêng về tả mà chỉ gợi ra được một vài nét, cốt ghi lấy linh hồn của tạo vật. Cấu trúc đăng đối, âm điệu thoáng buồn, hình ảnh thiên nhiên sơn cước hiện ra một cách đơn sơ qua cánh chim chiều mỏi mệt đang bay về tổ và áng mây lẻ loi, lững lờ trôi giữa tầng không.
  • 4. - Hình ảnh cánh chim bay về tổ, về núi rừng thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà là thi liệu quen thuộc của thi ca từ xưa đến nay: + “Chim bay về núi, tối rồi” (Ca dao) + “Chim hôm thoi thót về rừng” (Truyện Kiều), + “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”(BHTQ) + “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” (Huy Cận) Trong thơ Bác cũng thế. “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” vừa là một nét vẽ phác họa không gian vừa gợi ra ý niệm thời gian. Trong thơ xưa, cánh chim quan sát ở trạng thái vận động bên ngoài, mang tính ước lệ chung chung, gợi cảm giác xa xăm, phiêu bạt chia lìa như trong thơ xưa (Cánh chim bay) mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong (Cánh chim mỏi mệt). Có thể thấy một sự gần gũi tương đồng giữa cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn với người tù đã thấm mệt sau một ngày vất vả lê bước đường trường. Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Trong ý thơ có sự hòa hợp, đồng điệu giữa nhà thơ và cảnh vật thiên nhiên
  • 5. - Câu thơ thứ hai tiếp tục phác họa không gian, thời gian và tâm trạng: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Câu thơ dịch chưa dịch hết ý tứ trong nguyên bản, Bác viết: Cô vân mạn mạn độ thiên không (Đám mây lẻ loi chầm chậm trôi giữa tầng không) + Bản dịch thơ đã làm mất đi chữ “cô” trong nguyên tác và nhịp bay chầm chậm của đám mây được gợi nên qua từ “mạn mạn”. Chòm mây trong thơ Người không phải áng mây trắng ngàn năm bay gợi ra cảm giác vĩnh hằng của vũ trụ: “Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” trong bài thơ“Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, cũng không phải là “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” mang theo nỗi u uẩn, cuộc đời trong (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến mà là một chòm mây cô đơn đang chậm chậm trôi giữa bầu trời bao la. Chòm mây như có hồn người, như mang cái tâm trạng lẻ loi, đơn độc và như đang băn khoăn, trăn trở chầm chậm trôi chưa biết tương lai phía trước sẽ đến đâu của người tù nơi đất khách.
  • 6. Hai câu thơ trên gợi nhớ tới những câu thơ của Lí Bạch: Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn Nhưng dường như cánh chim trong thơ của Lí Bạch mất hút vào không gian vô tận còn cánh chim trong thơ Bác lại bay về rừng tìm chốn ngủ, là cách chim của đời thực, hướng về cuộc sống. Áng mây chiều trong thơ Lí Bạch là áng mây gợi cảm giác nhàn nhã, thoát tục còn áng mây trong thơ Bác lại thoáng mang tâm trạng cô đơn của con người.  Tiểu kết: Hai câu đầu là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh ngụ tình, thấm đượm nỗi buồn của người tù nơi đất khách, qua đó thể hiện bản lĩnh kiên cường “chất thép”, ý chí nghị lực, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hồ Chí Minh.
  • 7. Ý 2: PHÂN TÍCH HAI CÂU CUỐI- BỨC TRANH ĐỜI SỐNG Câu dẫn ý: Bên cạnh một tình yêu lớn lao dành cho thiên nhiên, Bác còn có một tình yêu bao la dành cho cuộc sống của người lao động. Bởi lẽ, “Con người là hoa của đất” là cái đẹp vĩnh hằng nhất. Hai câu cuối đã khắc họa sâu sắc tình cảm lớn lao ấy: Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng (Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
  • 8. - Đến đây điểm nhìn của tác giả đã có sự thay đổi. Hướng về bầu trời cao rồi cuối cùng nhìn về mặt đất, từ xa đến gần, từ hình ảnh thiên nhiên đến bức tranh sinh hoạt của con người. Trung tâm của bức tranh không phải là bầu trời, hay cánh chim mà là hình ảnh cô gái xóm núi xay ngô. Nếu so hình ảnh con người trong thơ Bác với Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan thì bóng dáng con người thấp thoáng, mờ nhạt tôn lên cái hoang sơ, hùng vĩ của trời đất, còn hình ảnh người thiếu nữ sơn cước xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, tràn đầy sức sống giữa miền núi rừng hoang vu. - Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định “Đó là hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời lao động vất vả mà vẫn ấm cúng..”. Một lần nữa, người đọc nhận ra cái nhìn trìu mến hướng về sự sống của Bác. Hai câu thơ có sắc điệu tươi vui cho thấy niềm yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha của Người.
  • 9. - Hình ảnh “lò than đã rực hồng” làm sáng bừng lên khuôn mặt thiếu nữ xay ngô, mang đến hơi ấm sưởi ấm không gian núi rừng âm u, heo hút và làm ấm lòng người tù cách mạng. Đây chính là ngọn lửa của sinh hoạt gia đình ấm cúng, là ngọn lửa của lao động, của sự sống tạo nên âm hưởng lạc quan cho toàn bài. - Điệp ngữ vắt dòng “ma bao túc – bao túc ma hoàn” thể hiện vòng quay nhịp nhàng của cối xay ngô, vừa thể hiện dòng lưu chuyển của thời gian từ chiều sang tối. Mặc khác, chữ “hồng” ở cuối bài thơ là sáng tạo độc đáo của tác giả.
  • 10. - Chữ “hồng” trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là “con mắt thơ” (thi nhãn), hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt). Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mỏi mệt, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực khuôn mặt của cô em sau khi xay ngô tối từ đó thắp lên trong lòng người nỗi niềm ấm áp, lạc quan.  Tiểu kết: Hình tượng thơ có sự vận động một cách khỏe khoắn. Sự vận động này cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm lậc quan yêu đời, thể hiện một tâm hồn luôn hướng về sự sống, về ánh sáng tương lai của nhà thơ Hồ Chí Minh.
  • 11. LUẬN ĐIỂM 3; ĐÁNH GIÁ Bài thơ mang đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại, có sự kết hợp hài hòa giữa chất thép và chất tình từ đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh III. KB