SlideShare a Scribd company logo
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp
dạy nghề đã được quan tâm, ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường lao động. Theo đó, mục tiêu của chung của
chiến lược phát triển GDNN là: Phát triển nhanh GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số
lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong
từng giai đoạn. Đến năm 2045, GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề
cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về GDNN
trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh
tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
Trong thực tiễn triển khai chiến lược, mục tiêu của hệ thống GDNN đến năm
2025 là: Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ
các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển
trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng
cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Hiện nay GDNN đã và đang đứng trước những thách thức mới, bộc lộ nhiều
hạn chế, đó là sự thiếu hụt và mất cân đối về nhân lực trong các ngành nghề được
đào tạo phục vụ cho nhu cầu xã hội. Các DN thiếu trầm trọng nhân lực công nhân
kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong khi đó, số công nhân kỹ thuật ra trường
không đáp ứng được công việc thực tế tại các DN. Vì vậy, sau khi tuyển dụng các
DN vẫn phải đào tạo lại. Thậm chí có những DN phải đào tạo lại gần như từ đầu đã
gây ra sự lãng phí tiền của cho xã hội. Những thách thức đó đang đặt ra bức bách
hơn bao giờ hết và cần thiết phải có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để giải quyết triệt
để vấn đề này.
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, tiền thân là Trung tâm Dạy nghề và Hướng
dẫn việc làm, trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh. Trải
qua 30 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển (09/11/1991 - 09/11/2021), Nhà
2
trường đã để lại những dấu ấn trong công tác GDNN, hướng nghiệp góp phần
không nhỏ trong việc cung ứng nguồn nhân lực vào tiến trình Công nghiệp hóa -
Hiện đại hóa tỉnh nhà. Nhà trường là nơi đào tạo ra nhiều công nhân lành nghề, cán
bộ kỹ thuật cung cấp cho các DN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước
nói chung. Với thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Cục kiểm định của
Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chứng nhận là
đơn vị “Đạt cấp độ 3“ cấp độ cao nhất đối với kiểm định đào tạo nghề và được Nhà
nước phong tặng Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2016.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác GDNN của Nhà trường cũng
còn nhiều khó khăn bất cập thể hiện ở một số nét chính: Kỹ năng tay nghề của học
sinh chưa cao do chưa có điều kiện thực tập với thiết bị tiên tiến; chương trình đào
tạo của Nhà trường, trình độ giáo viên chưa cập nhật kịp với công nghệ sản xuất
mới; những năm gần đây trường gặp khó khăn về công tác tuyển sinh, đầu ra cho
học sinh chưa ổn định. Đó cũng là thực trạng khó khăn chung của hầu hết các cơ
sở GDNN trên cả nước. Để khắc phục tình trạng trên, những năm gần đây Nhà
trường đã có sự liên kết đào tạo với một số DN để đào tạo nhân lực theo đơn đặt
hàng đặc biệt là các DN hoạt động tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Bên cạnh
đó một số DN có thế mạnh về sản xuất cơ khí và xây lắp các công trình ngầm,
công trình thủy điện trên cả nước cũng là đối tác chính của Nhà trường. Song với
những kết quả đạt được, trong quá trình liên kết đào tạo còn nảy sinh nhiều vấn đề
bất cập, nổi bật là vấn đề quản lý hoạt động liên kết đào tạo.
Với những lý do nêu trên tôi chọn đề tài ‘‘ Một số giải pháp quản lý hoạt
động liên kiết đào tạo nghề giữa trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các doanh
nghiệp’’ cho khóa luận tốt nghiệp khóa học.
2. Mục đính và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng khóa luận đề xuất các giải pháp
quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các
DN, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề
Hà Tĩnh.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động liên kết đào tạo với các
Doanh nghiệp tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo với các Doanh
nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường
Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp
3. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường
Trung cấp nghề với các Doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường Trung
cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp
Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo với các Doanh
nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÀ TĨNH VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP
1.1.Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về đào tạo:
Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt
các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn tạo ra năng lực để
thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần thiết. Như vậy
đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để
họ thực hiện một nghề hay một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi
hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn
và hiệu quả của công việc chuyên môn.
1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề:
Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ
năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai. Đào tạo
nghề bao gồm 2 quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau đó là:
Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền đạt những kiến thức về lý thuyết và
thực hành để các học viên có được một trình độ kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo,
thành thục nhất định về nghề nghiệp.
Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành
của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định.
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao
động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn. Bao gồm đào tạo nghề mới, đào
tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề….
1.1.3. Khái niệm về liên kết đào tạo
Liên kết đào tạo là sự hợp tác, phối hợp giữa Cơ sở GDNN và các DN để
cùng nhau thực hiện những công việc nào đó của quá trình đào tạo nhằm góp phần
phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho đất nước đồng thời mang lại lợi ích cho
5
mỗi bên. Do vậy, quan hệ giữa Cơ sở GDNN và các DN là quan hệ cung - cầu,
quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực. Bởi vậy sự liên kết giữa các Cơ sở
GDNN và các DN là không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi bên
trong cơ chế thị trường.
Trong thực tế, liên kết đào tạo giữa Cơ sở GDNN và các DN có nhiều mức độ
khác nhau tuỳ thuộc và yêu cầu vào khả năng của mỗi bên. Các mức độ có thể kể
đến là: Liên kết toàn diện, Liên kết có giới hạn, Liên kết rời rạc
1.1.4. Khái niệm về quản lý hoạt động liên kết đào tạo
Quản lý hoạt động LKĐT là các giải pháp, cách thức để hoạt động LKĐT
được diễn ra theo hợp đồng LKĐT và đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý hoạt động LKĐT bao gồm ở các đơn vị chủ trì đào tạo, các đơn vị
phối hợp đào tạo, các Sở GD & ĐT, UBND cấp tỉnh, thành phố và Bộ GD&ĐT.
Theo quy định của Bộ GD & ĐT thì quản lý hoạt động LKĐT theo trình tự
như sau: Khi phát hiện những vướng mắc trong hoạt động liên kết, thủ trưởng hai
đơn vị liên kết có trách nhiệm cùng hợp tác với nhau để xử lý. Nếu vượt quá khả
năng xử lý của hai bên, thì đơn vị chủ trì đào tạo báo cáo cơ quan có thẩm quyền
cho phép LKĐT để xử lý; Sở Giáo dục và Đào tạo là đầu mối giúp Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tham gia quản lý hoạt động liên kết về các vấn đề sau: Tổ chức kiểm
tra, giám sát theo thẩm quyền việc thực hiện Quy định về LKĐT đối với các lớp
liên kết đặt tại địa phương mình; phát hiện và báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và
Đào tạo những trường hợp vi phạm Quy định về LKĐT của các đơn vị tham gia
liên kết tại địa bàn quản lý; Thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng (theo
yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo) và
trực tiếp chỉ đạo, giám sát hoạt động LKĐT diễn ra tại địa phương mình; Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc
thực hiện LKĐT của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
Nhìn chung, quản lý hoạt động LKĐT là một hệ thống các phương pháp, cách
thức tác động vào hoạt động LKĐT nhằm mang lại hiệu quả trong quản lý, trong
thực hiện các hợp đồng LKĐT...nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo
6
Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn rất xa về vai trò của giáo dục - đào tạo.
Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực chủ yếu hình thành, hoàn thiện nhân cách con người.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Hiền
dữ đâu phải là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Sau này, trong thư gửi
cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
năm 1945, Người chỉ rõ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trong
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhiều lần khẳng định con người xã
hội chủ nghĩa giữ vai trò là yếu tố cơ bản, là điều kiện tiên quyết: “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Thực tế đã
chứng minh điều đó, con người không chỉ là nguồn lực cơ bản mà còn là nguồn lực
của mọi nguồn lực. Trong điều kiện thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, nguồn lực con người không chỉ là dân số mà chủ yếu là dân trí, trình độ văn
hoá, trình độ lãnh đạo, quản lý, kỹ năng nghề nghiệp. Chính giáo dục - đào tạo là
lĩnh vực tạo ra nguồn nhân lực, là những người được đào tạo với chất lượng đáp
ứng nhu cầu mọi mặt ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội; tạo ra những con
người có đủ đức, đủ tài, “vừa hồng, vừa chuyên”, phát huy cao độ trí tuệ, tình cảm
để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, thực hiện thành công mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
1.3.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đào tạo nghề và liên kết đào
tạo
Đảng và Nhà nước Việt Nam ta hết sức quan tâm đến công tác đào tạo nói
chung, đào tạo nghề và liên kết đào tạo nói riêng. Do yêu cầu của sự nghiệp CNH -
HĐH đất nước, đặc biệt là những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế
từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường đặt ra những yêu cầu mới
cho công tác đào tạo nghề. Trong cơ chế thị trường, nhất là tương lai nền kinh tế tri
thức sẻ chiếm thị phần lớn, giá trị của sức lao động tuỳ thuộc vào trình độ tay
nghề, khả năng thích ứng về mọi mặt của người lao động. Để nâng cao được chất
7
lượng GDNN, đòi hỏi người lao động phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi
bản lĩnh, nắm vững kỹ năng thực hành nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội, của các
DN. Xuất phát từ những lý do trên mà hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở
GDNN và DN đã được nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thế
giới và được vận dụng vào các chính sách của Việt Nam. Điều này được cụ thể hóa
trong Luật giáo dục năm 2019, Điều lệ trường trung cấp, cao đẳng nghề năm 2021.
Cụ thể tại Nghị định 84/2020/NĐ-CP, 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề quy
định DN có thể “Thành lập cơ sở dạy nghề hoặc liên kết dạy nghề với cơ sở dạy
nghề theo phương thức dạy lý thuyết tại cơ sở dạy nghề, dạy thực hành tại DN” ;
tại Quy chế trường nghề quy định “Quá trình giáo dục đào tạo phải quán triệt
nguyên lý học đi đôi với hành, kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền
với gia đình và xã hội. Việc hình thành và phát triển các trường đào tạo nghề thuộc
DN để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật trực tiếp sản xuất của
DN và nhu cầu của xã hội ở nước ta trong thời gian qua là tất yếu khách quan. Là
nơi trực tiếp cung cấp lao động qua đào tạo nghề cho DN, phù hợp với nhu cầu
thực tế sử dụng của DN, người học được thực hành ngay trên may móc, thiết bị
đang được sử dụng ở DN.
Xuất phát từ dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước thời gian tới, từ yêu cầu
của tình hình mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định tiếp
tục “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, phát triển con người”.
Đối với giáo dục - đào tạo nói chung, ở cấp độ tổng quát, Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Điều 2
Luật Giáo dục (2019) cũng như quan điểm do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng xác định, mục tiêu của giáo dục - đào tạo nhằm đổi mới căn bản,
toàn diện, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đáp ứng ngày càng
tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của Nhân dân.
Phát triển con người toàn diện, có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ,
kỹ năng sống, nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng
8
yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, nhất là khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý liên kết đào tạo nghề giữa trường
Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp
1.3.1. Cơ chế chính sách nhà nước
Cơ chế, chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo
nghề cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo nghề nghiệp và nó được thể hiện
ở các nội dung sau: Khuyến khích hoặc kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng.
Có tạo ra môi trường bình đẳng cho các Trường cùng phát triển nâng cao chất
lượng không?; Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến,
nâng cao chất lượng; Khuyến khích hoặc hạn chế các Trường mở rộng liên kết đào
tạo và hợp tác quốc tế; Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các Trường;
Có hoặc không có các chuẩn về chất lượng đào tạo. Có hay không có hệ thống
đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo;
Các chính sách về việc làm, lao động và tiền lương của lao động sau khi học nghề,
chính sách đối với nhà giáo GDNN; Các quy định trách nhiệm giữa các nhà trường
với các DN sử dụng lao động, quan hệ giữa các nhà trường với các DN. Tóm lại:
Cơ chế, chính sách của nhà nước tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá
trình đào tạo và đầu ra của các trường dạy nghề.
1.3.2. Tính chất lao động sản xuất của doanh nghiệp
Đối với một số lĩnh vực sản xuất đòi hỏi sự lưu động về địa bàn như công
trình xây dựng thì việc kết hợp giữa kế hoạch thực tập của Nhà trường và tiến độ
công việc của DN sẽ khó khăn, điều này phải được chú ý khi ký hợp đồng liên kết.
Cần lựa chọn các địa điểm hợp lý để đảm bảo nội dung, tiến độ thực tập.
Trong tổ chức sản xuất thường được phân chia và chuyên môn hóa thành các
tổ, đội, do vậy khi liên kết cũng cần phải có những phương án cụ thể: hoặc chia
học sinh thực tập về các tổ, đội hoặc nhận trọn gói một khối lượng công việc để
học sinh thực tập sản xuất và kết hợp làm ra sản phẩm cho DN; Nền kinh tế thị
9
trường khiến cho cả DN và nhà trường luôn phải chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh
mẽ, do vậy, không nên quá kỳ vọng có thể liên kết lâu dài với một đơn vị nào đó
mà cả nhà trường và DN phải luôn luôn tiếp cận với thị trường lao động để kịp thời
giải quyết các khó khăn nảy sinh, đồng thời sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ liên
kết mới.
Vấn đề an toàn lao động có liên quan đến tính mạng con người, do vậy trong
các hợp đồng liên kết phải phân rõ trách nhiệm cho các bên liên quan: trách nhiệm
về giảng dạy, về kiểm tra, giám sát, về thực hiện an toàn cho người và máy móc,
trang thiết bị, v.v…
Để tăng sức mạnh cạnh tranh, nhiều DN sẽ đầu tư công nghệ hiện đại vào
trong sản xuất. Học sinh cần nắm chắc được nguyên lý vận hành của các công
nghệ sản xuất hiện đại ấy trước khi thực tập. Giữa Cơ sở GDNN và DN cần phải
có sự phân định rõ ràng về công tác này.
1.5.Sự cần thiết phải quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa trường
Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp
Chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN có một vai trò rất quan trọng, nhất là
trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt. Vai trò của sự liên kết này
nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và được biểu hiện ở
các khía cạnh: Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
Tranh thủ cơ sở vật chất, tài chính của DN đầu tư cho đào tạo; Thúc đẩy đổi mới
về công tác quản lý đào tạo; Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào
tạo; Nâng cao chất lượng đào tạo.
Mối liên kết giữa Trường và các DN phải được thiết lập trên quan điểm hệ
thống, có nghĩa là một mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, với nhiều phương thức,
bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của mối quan hệ này là để Trường và các DN cùng nhau
tác động để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo CNKT theo yêu cầu của sản
xuất, mà chất lượng và hiệu quả thì chịu tác động của hàng loạt nhân tố trong cũng
như ngoài Nhà trường. Những nội dung chính trong mối quan hệ này có thể liệt kê
ra như sau: Trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo các ngành nghề và trình độ
10
CNKT; Doanh nghiệp tham gia với cơ sở dạy nghề trong việc xây dựng chương
trình đào tạo; Các DN tham gia với Trường trong quá trình tổ chức đào tạo; Các
DN tham gia đánh giá học sinh trong các kỳ thi tốt nghiệp; Các DN góp phần kinh
phí cho đào tạo.
Với tính đa dạng của mô hình liên kết, vai trò quan trọng của liên kết đào tạo
và chất chất lượng của hoạt động liên kết giữa Nhà trường với các Doanh nghiệp
trong thời gian qua còn nhiều bất cập nên cần thiết phải quản lý các hoạt động liên
kết đào tạo giữa trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp
11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ
GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÀ TĨNH VỚI DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát về trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở
Lao động Thương binh và Xã hội. Nhà trường có 3 cơ sở: Cơ sở 1 tại địa chỉ 454
Hà Huy Tập Tp Hà Tĩnh; Cơ sở 2 tại thôn Ngọc Sơn, xã Thạch Ngọc, huyện Thạch
Hà; Cơ sở 3 tài xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh.
Trường có chức năng, nhiệm vụ: Đào tạo trung cấp nghề, sơ cấp nghề; Giới
thiệu việc làm, du học và xuất khẩu lao động; Đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới
đường bộ; Huấn luyện an toàn và Kiểm định thiết bị. Nhà trường có cơ cấu bộ máy
gồm: 5 khoa, 3 phòng, 4 trung tâm, với 232 cán bộ giáo viên. Cơ cấu tổ chức gồm
có:
- Ban giám hiệu: Gồm 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng
- Phòng chức năng (3 phòng): Phòng Đào tạo - Quản sinh, Phòng Kế hoạch -
Tài chính, Hành chính - Tổng hợp
- Khoa đào tạo (05 khoa): Khoa Máy thi công – Nâng, Khoa Cơ khí – Xây
dựng, Khoa Thương mại - Du lịch, Khoa Nông lâm, Khoa Bổ túc - Văn hóa
- Trung tâm (04 trung tâm): Trung tâm Du học, Giới thiệu việc làm – Xuất
khẩu lao động, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Huấn luyện An toàn và
Kiểm định thiết bị, Trung tâm Đào tạo vận hành phương tiện Thủy, Bộ
- Về quy mô đào tạo
Theo báo cáo tổng kết hằng năm của Nhà trương, bình quân từ 5.100 - 5.175
học sinh, bảo đảm chất lượng tuyển sinh đầu vào và đặc biệt chú ý nâng cao chất
lượng đào tạo nhằm đạt mục tiêu về kỹ năng nghề và phẩm chất đạo đức cho học
sinh, bởi vậy hằng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lần 1 đạt bình quân 95%.
Nhà trường đã thành lập “Trung tâm giới thiệu việc làm - Du học - Xuất khẩu
lao động”, với chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho học
sinh - sinh viên sau khi ra trường, để gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau
đào tạo; phối hợp chặt chẽ với các DN, địa phương thực hiện phương châm đào tạo
có địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng để vừa đào tạo nghề, vừa giải quyết việc làm.
12
Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường hầu hết người học nghề đều có việc làm ở các
Nhà hàng, khách sạn, các DN, tại các khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động,
tỷ lệ người học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp 03 tháng đạt tỷ lệ gần 86%.
Lực lượng lao động được Nhà trường đào tạo thực sự trở thành đội ngũ lao
động chủ lực, thợ bậc cao làm nòng cốt, cùng với lực lượng lao động qua đào tạo
của các ngành, các DN, các địa phương trong tỉnh góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội tỉnh nhà, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền công
nghiệp và góp phần nâng cao lực lượng lao động có tay nghề trong lĩnh vực thương
mại du lịch.
- Về cơ cấu nghề đào tạo nghề
Nhà trường chuyên đào tạo các nghề: Vận hành máy thi công nền; Vận hành
máy xúc - đào; Vận hành máy ủi - san gạt; Cần trục - Cầu trục; Vận hành máy
nâng hàng; Dịch vụ cảng biển; Kỹ thuật neo buộc tàu biển; Công nghệ ô tô; Sửa
chữa máy thi công xây dựng; Sửa chữa hệ thống điện ô tô; Sửa chữa, bảo trì xe gắn
máy; Vận hành, sửa chữa máy nông nghiệp; Sửa chữa động cơ tàu biển; Kỹ thuật
hàn; Chế tạo thiết bị cơ khí; Sửa chữa, bảo trì thiết bị cơ khí; Điện công nghiệp;
Điện nước; Hệ thống lạnh và điều hòa không khí; Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn;
nghiệp vụ lễ tân; May thời trang; Kỹ thuật chế biến món ăn; Thú y; Bảo vệ thực
vật; Trồng cây công nghiệp; Trồng cay ăn quả có múi; Đào tạo lái xe ô tô các
hạng: B, C, D, E, nâng hạng: FC, Kế toán DN; Công tác xã hội; Tin học; Ngoại
ngữ.
- Về đội ngũ giáo viên
Nhà trường đã có được một đội ngũ lao động có chất lượng khá cao. Lao
động có trình độ đại học, sau đại học chiếm đa số, gần hai phần ba tổng số lao
động của Nhà trường. Cụ thể, tỷ trọng lao động có trình độ đại học - sau đại học
năm 2019 chiếm 68,64% ứng với 81 người, con số này mặc dù có giảm nhẹ xuống
còn 67,41% năm 2019 tuy nhiên lại có xu hướng tăng lên vào năm 2021và chiếm
tới 69,23% tổng số lao động của Nhà trường. Những vị trí lãnh đạo chủ chốt của
Nhà trường chủ yếu là những người có trình độ Thạc sĩ, có thâm niên công tác.
Đây chính là lợi thế giúp Nhà trường có được một đội ngũ quản lý là những người
13
vừa có trình độ chuyên môn cao vừa có kinh nghiệm làm việc.
Mặt khác, tỷ trọng lao động có trình độ cao đẳng - trung cấp chiếm tỷ lệ thấp
nhất, dao động từ 11,02% đến 12,58%, tỷ lệ này mặc dù tăng qua các năm nhưng
không đáng kể. Bên cạnh đó lao động có trình độ công nhân kỹ thuật cũng chiếm
tỷ trọng không lớn và tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống qua các năm,
năm 2019 chiếm 20,34% tổng lao động thì đến năm 2021 giảm xuống và chỉ chiếm
18,18% tổng số lao động của Nhà trường. Nhìn chung lao động của Nhà trường
hiện nay đạt trình độ khá cao, trong thời gian tới nhà trường nên tiếp tục phát triển
đội ngũ nhân lực trình độ sau đại học để tạo nên một lực lượng lao động chất lượng
cao đóng góp vào quá trình đào tạo nghề của nhà trường và cũng là để cạnh tranh
với những trường nghề khác.
2.2. Thực trạng liên kết đào tạo nghề giữa trường Trung cấp nghề Hà
Tĩnh với các Doanh nghiệp
Ở Việt Nam, hợp tác giữa Cơ sở đào tạo và DN đã được Đảng và Nhà nước
chỉ đạo qua một số văn bản như: Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-
2020 đã nêu: “Đào tạo nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của
công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề; thực hiện liên kết
chặt chẽ giữa các DN, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát
triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”. Trong văn kiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 6 Trung ương Đảng khóa XI cũng đã khẳng định: “DN là trung tâm của đổi
mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị
trường khoa học công nghệ”.
Trong thời gian qua, cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp
DN tham gia giáo dục nghề nghiệp GDNN tiếp tục được cụ thể hóa và hoàn thiện.
Bộ luật Lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới, cụ thể
đã giúp DN tham gia sâu hơn, rộng hơn trong lĩnh vực GDNN như: DN được phép
thành lập cơ sở GDNN hoặc mở lớp đào tạo nghề để đào tạo, đào tạo lại, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở
GDNN đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào
tạo nghề nghiệp…
14
Đào tạo và sử dụng nhân lực có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tác
động lẫn nhau theo quan hệ cung cầu. Các cơ sở đào tạo đã nhận thức và chú trọng
đến vấn đề đào tạo theo nhu cầu. Đào tạo theo nhu cầu phải dựa trên nhu cầu của
DN về kỹ năng, kiến thức và thái độ. Để có được được những thông tin đó cần phải
thiết lập mối quan hệ chặt chẽ nhà trường và DN.
Trong những năm qua hoạt động gắn kết GDNN của của Nhà trường với DN
tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, Nhà trường đã thu hút được nhiều DN
đồng hành cùng phát triển. DN ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo
của Nhà trường, từ khâu phát triển chương trình đào tạo, tham gia đào tạo, thi,
kiểm tra đánh giá người học, tuyển dụng người học sau khi tốt nghiệp. Theo báo
cáo hằng năm cho thấy, năm 2021, trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc
làm, có nghề đạt tỷ lệ 100% với mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng, học
sinh ra trường đã tự tin tham gia công việc tại các DN, tập đoàn lớn như: Công ty
TNHH Gang thép Formosa Hà Tĩnh, Công ty lắp máy Việt Nam Lilama, Khách
sạn Mường Thanh, VinGroup, ....
Tuy nhiên, sự liên kết giữa Nhà trường và DN thời gian qua còn nhiều hạn
chế cả về phương thức, thời hạn và nội dung. Các hợp tác còn mang tính ngắn hạn,
được triển khai trong giai đoạn ngắn hạn hoặc có tính “nhiệm kỳ”, chưa có các hợp
tác thành công mang tính dài hạn giữa các bên trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Về phương thức, Nhà trường chủ yếu thực hiện hình thức nhận tài trợ từ DN;
hoạt động chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học theo đặt hàng của các
DN còn thấp. Đồng thời, nội dung hợp tác thời gian qua của Nhà trường và DN
chủ yếu ở hoạt động đào tạo, cung ứng lao động cho DN. Hợp tác trong nghiên cứu
khoa học công nghệ còn hạn chế và chưa theo kịp xu thế của thế giới.
Ngoài những thực trạng trên, còn một số hạn chế cụ thể như sau:
-Trong quá trình liên kết Doanh nghiệp chưa thực sự tham gia vào các hoạt
động đào tạo (như: xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình
thức tổ chức đào tạo...) một cách chi tiết, thường xuyên và liên tục.
-Nhà trường còn thụ động, chưa nhận thức được tầm quan trọng của liên kết
đào tạo đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
15
-Nhà trường và DN còn thiếu kinh nghiệm trong việc liên kết, hợp tác. Do đó,
liên kết có thực hiện nhưng không chặt chẽ, chưa theo kịp sự thay đổi của nền kinh
tế thị trường.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa Trường Trung
cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp
2.3.1. Thực trạng quản lý nội dung liên kết đào tạo với doanh nghiệp
Nội dung đào tạo là phần trọng tâm của quản lý quá trình đào tạo, góp phần
trực tiếp thực hiện mục tiêu đào tạo. Quản lý nội dung đào tạo bao gồm: Xây dựng
nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo; Triển khai nội dung đào tạo; Kiểm
tra đánh giá, đổi mới nội dung đào tạo. Qua báo cáo tổng kết hàng năm cho thấy
mức độ quản lý nội dung liên kết đào tạo ở mức độ khá cao, biểu hiện ở kết quả
đầu ra, học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường tỷ lệ có việc làm sau ba tháng lên đến
(85-90)%, được doanh nghiệp đánh giá cao về tay nghề và trả với mức lương trên
7 triệu đồng/tháng.
2.3.2. Thực trạng quản lý phương thức liên kết đào tạo nghề với doanh
nghiệp
Phương thức đào tạo là cách thức để truyền tải nội dung đào tạo tới đối tượng
đào tạo. Nội dung chủ yếu của phương thức đào tạo là phương pháp dạy, phương
pháp học và hình thức tổ chức dạy học. Quản lý phương thức dạy học bao gồm:
Xác định phương thức đào tạo phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo; Tổ chức
triển khai phương thức đào tạo; Đánh giá kết quả, điều chỉnh phương thức đào tạo.
Nhà trường đã có nhiều biện pháp quản lý phương thức liên kết đào tạo với
DN ở mức độ tương đối tốt. Ngoài việc tổ chức áp dụng các phương pháp giảng
dạy tiên tiến trong đào tạo, Nhà trường cũng đã chủ động thực hiện các hình thức
dạy học gắn liền với thực tập lao động sản xuất, nâng cao tay nghề cho học sinh tại
các DN, thông qua các hợp đồng thực tập, hợp đồng sản xuất, phối hợp với cán bộ
kỹ thuật của DN kèm cặp tay nghề cho học sinh.
2.3.4. Thực trạng công tác quản lý giáo viên trong liên kết đào tạo với DN
Chất lượng đội ngũ giáo viên trong Nhà trường liên quan trực tiếp đến chất
lượng đào tạo. Nội dung công tác quản lý giáo viên bao gồm (trong đó đề cập đến
16
nội dung phối hợp giảng dạy thực hành với DN): Quy hoạch đội ngũ giáo viên của
trường; Tổ chức tuyển dụng, sử dụng; Phối hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực
hành giữa Nhà trường và DN; Cơ chế chính sách, điều kiện làm việc của giáo viên;
Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên.
Công tác quản lý giáo viên trong liên kết của Nhà trường còn yếu, các cơ chế
chính sách, điều kiện làm việc của giáo viên của Nhà trường còn khó khăn. Song
bên cạnh đó nội dung phối hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành giữa Nhà trường
và DN được đánh giá cao. Qua báo cáo tổng kết Hội nghị khách hàng hàng năm tôi
được biết, thực trạng Nhà trường còn vẫn còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác tổ chức quản lý giáo viên, nhưng Nhà trường đã quan tâm và có
những giải pháp quản lý để giáo viên có điều kiện phối hợp với DN trong giảng
dạy thực hành như: Tổ chức cho giáo viên tham quan công nghệ, tìm hiểu công
nghệ mới tại DN; giáo viên quản lý học sinh tham gia thực tập sản xuất, tham gia
làm thuê cho DN…
2.3.5. Thực trạng quản lý học sinh
Chúng ta có thể hiểu học sinh vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra
của quá trình đào tạo. Công tác quản lý học sinh là yếu tố rất quan trọng quyết định
đến chất lượng đào tạo. Nội dung quản lý học sinh bao gồm: Tổ chức tuyển sinh,
biên chế theo ngành học, lớp học; Quản lý quá trình học tập, rèn luyện; Tổ chức
đánh giá, khen thưởng, kỷ luật; Quản lý thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp tại
DN; Theo dõi học sinh sau khi ra trường.
Theo báo cáo công tác chuyên môn hàng năm cho thấy có hai khâu quan
trọng là khâu tổ chức tuyển sinh và khâu theo dõi học sinh ra trường chưa được
Nhà trường thực hiện tốt. Song bên cạnh đó nội dung quản lý thực tập sản xuất tại
DN được đánh giá cao, số lượng học sinh được DN ký hợp đồng quay lại làm việc
cho doanh nghiệp sau khi thực tập là 60%, số còn lại cũng đã tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm.
2.3.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện rất quan trọng quyết định đến chất lượng
đào tạo. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo bao gồm: Sự đầu tư của
17
hai bên (Nhà trường và DN) theo cam kết; Nhu cầu sử dụng qua đào tạo; Hiệu quả
sử dụng; Phương thức tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất.
Qua báo cáo sử dụng tài sản và nhu cầu sử dụng tài sản hàng năm cho thấy
nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất trong đào tạo là rất lớn, nhưng thực tế đánh giá về
sự đầu tư của hai bên (thực chất là của DN cho Nhà trường) còn rất hạn chế. Hiệu
quả sử dụng cơ sở vật chất, phương thức tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất chủ
yếu đánh giá ở mức độ trung bình. Qua số liệu báo cáo cho thấy Nhà trường cũng
có nhiều cố gắng trong việc phát triển liên kết đào tạo với DN, song sự liên kết vẫn
còn tính chất hình thức, chủ yếu xuất phát từ phía Nhà trường, chưa thực sự dành
được sự quan tâm đầu tư về kinh tế, đầu tư về cơ sở vật chất từ phía các DN.
2.3.7. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động liên kết
đào tạo giữa Nhà trường với doanh nghiệp
Trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN, Nhà
trường và DN đều là các chủ thể của quan hệ liên kết, do vậy họ là những người
hiểu hơn ai hết các yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa Nhà trường với DN trong
đào tạo.
Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc thiết lập sự liên kết giữa Nhà trường
với DN có thể được diễn ra trong những điều kiện thuận lợi nhất. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để tăng cường sự liên kết này lên ở mức độ cao nhất nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo nghề và cuối cùng là đem lại lợi ích cho cả hai phía Nhà trường
và DN.
2.4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
2.4.1. Nguyên nhân
2.4.1.1. Một là nguyên nhân khách quan
Các nguyên nhân khách quan bao gồm hoàn cảnh lịch sử phát triển đào tạo,
cơ chế, chính sách, các điều kiện Kinh tế - Văn hoá - Xã hội, quan điểm quản lý
của Nhà nước … nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà trường và DN.
Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động
lực thúc đẩy liên kết.
- Thiếu hệ thống thông tin dự báo về nhu cầu của DN và thị trường lao động.
18
- Nội dung chương trình chưa được chuẩn hóa, thống nhất theo các nhóm
nghề và ngành đào tạo.
- Nguồn kinh phí phục vụ mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng năng lực giáo
viên cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.
- Chưa có cơ quan xuyên suốt từ trung ương tới địa phương về tư vấn, thiết
lập, điều tiết…sự liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN.
2.4.1.2. Hai là nguyên nhân chủ quan
Các nguyên nhân vi mô thuộc về phía Nhà trường và DN. Cơ bản tồn tại các
nguyên nhân sau:
vVề phía Nhà trường: Nhà trường chưa chủ động thiết lập, phát triển liên
kết, hợp tác đào tạo với phía DN. Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực thực hiện liên
kết, hợp tác đào tạo tại trường và DN. Trường chưa nhận thức được một cách đầy
đủ hoặc đã thấy được lợi ích của việc hợp tác đào tạo nói trên song chưa có khả
năng, điều kiện cũng như các giải pháp hữu hiệu để thực hiện. Trong công tác quản
lý, một số đồng chí cán bộ quản lý chưa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải
tiến chất lượng đào tạo theo hướng "cung" sang "cầu". Cán bộ làm công tác quản
lý, giúp việc hiệu trưởng chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều hành công tác đào
tạo nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa đồng bộ, chưa tương xứng với
nhiệm vụ và quy mô của các trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy
nghề còn hạn chế, đang trong giai đoạn từng bước hoàn thiện. Trường cơ bản là
chú trọng đào tạo những nghề truyền thống hoặc đào tạo theo những khả năng đã
có. Chưa tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động. Chưa kết hợp chặt
chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học của học viên, giữa học tập chính khóa
với ngoại khóa.
-Về phía DN: Chưa thực sự năng động, linh hoạt trong công tác đào tạo bồi
dưỡng, nâng cấp trình độ đội ngũ lao động của mình. Có nhu cầu sử dụng nguồn
lao động kỹ thuật nhưng chưa chủ động thiết lập mối liên kết hợp tác với các Cơ sở
GDNN. Ở nước ta, cung lao động lớn hơn cầu nên do sức ép về việc làm, người
lao động phải tự đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để có cơ hội việc làm. Vì
vậy, mặc dù sử dụng sản phẩm của đào tạo nhưng các DN chưa nhận thức đúng
19
mức về trách nhiệm trở lại đối với các Cơ sở GDNN, với đội ngũ lao động kỹ
thuật.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm
Một là Nhà trường tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên,
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức, năng lực thực hiện nhiệm vụ, đáp
ứng được xu thế phát triển của doanh nghiệp.
Hai là tăng cường mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng được
yêu cầu công nghệ phát triển, rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa Nhà trường
với doanh nghiệp.
Ba là cần xây dựng và phát triển hệ thống thông tin khâu nối giữa Nhà trường
và doanh nghiệp, để từ có có phương án điều chỉnh chương trình và phương phpas
giảng dạy.
Bốn là Nhà trường với daonh nghiệp thường hơn việc tổ chức các buổi gặp
gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thắng thắn đưa ra những nhận định còn bất cấp trong
công tác đào tạo, để từ đó hai bên kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyện hơn.
2.5. Một số vấn đề đặt ra hiện nay
Trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chất
lượng nguồn nhân lực là điều kiện nền tảng để duy trì sức cạnh tranh, hiệu quả
hoạt động của mỗi doanh nghiệp, của các cơ sở đào tạo và của cả nền kinh tế. Với
mối quan hệ hợp tác gần 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, Trường Trung cấp
nghề Hà Tĩnh đang có những bước đi vững chắc, giải pháp linh hoạt nhằm tăng
cường kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo.
Đối với Nhà trường: Nhà trường luôn coi doanh nghiệp là một bên liên quan
quan trọng trong thiết kế, phát triển Chương trình đào tạo (CTĐT); Chương trình
đào tạo cần có tỷ trọng thực hành, thực tập phù hợp (35-40%) để gia tăng kiến
thức, kỹ năng thực tế cho HSSV; trong CTĐT có thiết kế 1 số môn học chuyên
ngành có sự tham gia đồng giảng một phần bởi chuyên gia từ DN; Ngoài đưa học
sinh ra doanh nghiệp thực hành, thực tập thì cần có các hình thức hợp tác đưa
giảng viên ra doanh nghiệp để cập nhật thực tiễn sản xuất kinh doanh tại DN; coi
thực hiện các hoạt động hợp tác Nhà trường với Doang nghiệp là 1 nhiệm vụ
20
chuyên môn quan trọng như hoạt động giảng dạy và Nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, việc chọn lọc các doanh nghiệp phù hợp để hợp tác, đảm bảo
các tiêu chí, như: thiện chí của doanh nghiệp; sự hiểu biết về giáo dục của nhân sự
đầu mối của DN; lĩnh vực hoạt động, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; giá trị
cốt lõi của doanh nghiệp….
Đối với Doanh nghiệp: Về phía doanh nghiệp, cũng cần coi hợp tác với cơ sở
giáo dục là trách nhiệm xã hội và cũng là quyền lợi thiết yếu để giúp doanh nghiệp
lựa chọn được nguồn nhân lực chất lượng, tiết kiệm được chi phí, thời gian đào tạo
lại sau khi tuyển dụng do sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng ngay công
việc tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu về hợp tác giáo dục
để xây dựng văn hóa hợp tác cũng như thiện chí khi tham gia các hoạt động hợp
tác; Cần có bộ phận chức năng để làm đầu mối hợp tác, cử nhân sự phù hợp với
mỗi nội dung, hính thức hợp tác để nâng cao chất lượng hợp tác; Có kế hoạch dài
hạn về nguồn nhân lực phục vụ chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh từ đó có
kế hoạch hợp tác trong đào tạo, tuyển dụng với các cơ sở giáo dục đào tạo phù
hợp; Chọn lọc và có cam kết khi đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Nhà trường; Tạo
điều kiện để các điều khoản hợp tác được thực hiện hiệu quả.
Đối với Nhà nước: Luật Giáo dục – Nghề nghiệp, Luật Giáo dục – Đào tạo
Nhà nước đã có quy định chung về khuyến khích hợp tác Nhà trường và DN. Tuy
nhiên Nhà nước cần có chính sách cụ thể hơn để DN tích cực, chủ động hơn trong
hợp tác với các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, VD: như chính sách ưu đãi,
hỗ trợ về thuế đối với DN khi DN đầu tư cho KHCN, DN đầu tư cho các ngành,
lĩnh vực ưu tiên trong giáo dục, đào tạo,…
21
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÀ TĨNH VỚI DOANH
NGHIỆP
3.1. Phương hướng chung
- Tăng cường mối liên kết giữa chặt chẽ giữa Nhà trường với doanh ghiệp,
nhất là trong công tác đào tạo, theo phương châm học sinh phải tiếp cận được quy
trình công nghệ sản xuất ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bằng cách sau
khi học sinh hoàn thành một phần hoặc toàn phần kỹ năng nghề nghiệp (tại trường)
sẽ tiếp tục có quá trình cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp, sau đó các em lại quay
về trường để hoàn tất khóa học để tốt nghiệp.
- Tăng cường đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, doanh nghiệp hỗ
trỡ kinh phí đào tạo cho người học và đảm bảo việc làm cho người học sau khi
hoàn tất khóa học, người học ký cam kết làm việc cho doanh nghiệp, nhà trường
cam kết đào tạo theo yêu cầu và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với doanh nghiệp.
- Tăng cường tổ chức các hội thảo, hướng nghiệp giúp doanh nghiệp – Nhà
trường – người lao động có cơ hội cùng “ngồi lại” lắng nghe, chia sẻ nhằm tìm ra
hướng đào tạo chung, thiết thực.
- Nhà trường sẵn sàng chia sẻ các nguồn lực, mời chuyên gia cho doanh
nghiệp khi họ có nhu cầu, cung cấp tài liệu để họ bổ trợ kỹ năng, kiến thức.
- Nhà trường phải đầu tư vào lực lượng nội tại, đầu tư cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị, chỉnh sửa chương trình đào tạo và đào tạo giáo viên để đào tạo
ra những sinh viên chắc về lý thuyết, vẵng về thực hành.
3.2. Đề xuất các giải pháp
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải liên
kết đào tạo nghề giữa Nhà trường với các Doanh nghiệp
Nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị
trí của CBQL, Giáo viên cũng như tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao
nhận thức của CBQL, GV trong việc liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh
nghiệp.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nhằm nâng cao
22
nhận thức của CBQL, GV và DN về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc liên kết
đào tạo nghề của Nhà trường với các DN, gắn đào tạo nghề của Nhà trường với
nhu cầu của DN và của xã hội.
Tạo mối quan hệ giữa Nhà trường với doanh nghiệp, để từ đó giáo viên có thể
tiếp cận được máy móc, thiết bị tiên tiến từ doanh nghiệp mà Nhà trường chưa đáp
đáp ứng được.
Giao lưu, trao đổi, thu hút các chuyên gia trình độ cao từ doanh nghiệp tham
gia hoạt động đào tạo với tư cách là giáo viên thỉnh giảng tại Nhà trường hoặc có
thể tham gia dạy lý thuyết, dạy thực hành cơ bản, hướng dẫn thực tập sản xuất cho
học sinh, sinh viên tại các doanh nghiệp và tham gia các hội đồng đánh giá, chấm
thi tốt nghiệp.
3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề của Nhà trường
phù hợp với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp
- Nhà trường cần phối hợp với các đơn vị liên kết triển khai thực hiện đổi
mới, hiện đại hóa chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao
kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi
của công nghệ và thực tế sản xuất, theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới.
- Trên cơ sở chương trình khung do cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành,
Nhà trường cần chủ động phối hợp với các đơn vị liên kết đào tạo xin ý kiến của
các chuyên gia làm việc tại các DN, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, các cơ
sở nghiên cứu khoa học - công nghệ về chương trình, nội dung đào tạo đối với
từng ngành nghề cụ thể để làm cơ sở xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền điều
chỉnh chương trình nội dung cho phù hợp.
- Thăm dò các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực
tiễn sản xuất của DN đặt ra đối với người lao động.
- Rà soát lại các nội dung chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù
hợp với thực tiễn sản xuất.
- Điều chỉnh lại nội dung chương trình cho phù hợp thực tiễn sản xuất của
doanh nghiệp. Lựa chọn nội dung cần điều chỉnh bổ sung thích ứng với đặc thù lao
23
động của DN (chú trọng bổ sung kỹ năng mềm như: làm việc theo tổ nhóm, kỹ
năng giao tiếp, văn hóa DN, tác phong công nghiệp, an toàn lao động...)
- Xây dựng mới chương trình theo yêu cầu của DN
- Bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho giáo viên để thích ứng với nội dung
chương trình mới.
3.2.3. Tăng cường đổi mới các phương thức, hình thức liên kết đào tạo
giữa Nhà trường với các Doanh nghiệp
- Đánh giá tổng thể các hình thức, phương thức và mức độ liên kết đào tạo
với DN.
- Xây dựng kế hoạch hoàn thiện, đổi mới phương thức, hình thức và mức độ
liên kết đào tạo với DN.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra theo tiến độ dự kiến.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để có những quyết định
phù hợp với tình hình biến động thực tế của từng DN đang liên kết.
- Nhà trường chuyển từ phương thức, hình thức liên kết đào tạo giữa Nhà
trường với các Doanh nghiệp từ thế bị động sang thế chủ động, chủ động kết nối
thông tin một cách đầy đủ và liên tục, thường xuyên giữa Nhà trường với doanh
nghiệp, đây là một việc làm hết sức quan trọng và cũng rất khó khăn trong nền
kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Phải khẳng định muốn thành
công trước hết phải thành công trong kết nối thông tin.
- Phải có thông tin từ phía doanh nghiệp như: Nhu cầu, cơ cấu, tiến độ, loại
hình lao động và các điều kiện khác; Thông tin về cơ cấu công nghệ, đổi mới công
nghệ; Thông tin về chất lượng học sinh ra trường đến làm việc tại doanh nghiệp
(các điểm mạnh, yếu, khuyết điểm cần bổ sung); Thông tin về đóng góp ý kiến
trong hoàn thiện đổi mới chương trình, công nghệ, thiết bị giảng dạy…
- Chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi trong đào tạo nguồn ứng viên để tuyển
dụng nguồn nhân lực, đặt hàng, ký hợp đồng đào tạo, quyền lợi trách nhiệm trong
đào tạo tuyển dụng, sử dụng nguồn lao động có chất lượng cao tạo kết nối trách
nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của Nhà trường và doanh nghiệp.
- Chia sẻ về các kế hoạch đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, chuyển đổi
24
cơ cấu ngành nghề, mặt hàng, đổi mới thiết bị….và kế hoạch đổi mới công nghệ
sản xuất mà có liên quan đến thay đổi nguồn nhân lực cả số lượng lẫn chất lượng
và cơ cấu.
- Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để có những quyết định
phù hợp với tình hình biến động thực tế của từng DN đang liên kết.
3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm cho cán bộ, giáo viên phù hợp
với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp
- Quy hoạch đội ngũ giáo viên: Trước hết Nhà trường cần phải quy hoạch và
phối hợp với các DN quy hoạch đội ngũ giáo viên theo quy định của Nhà nước,
phân loại chất lượng đội ngũ giáo viên để có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng hợp lý,
việc quy hoạch đội ngũ giáo viên cần phải căn cứ vào nhu cầu của lao động của
từng ngành nghề, vì vậy cần phải có dự báo về nhu cầu lao động trong tỉnh, trong
nước, khu vực và thế giới để có chiến lược phát triển, đổi mới ngành nghề đào tạo
theo từng giai đoạn cụ thể, từ đó quy hoạch đôi ngũ giáoviên phù hợp với cơ cấu
ngành nghề đào tạo của Nhà trường theo từng giai đoạn cụ thể như:
+ Tiến hành điều tra cơ bản đội ngũ giáo viên;
+ Phân loại, quy hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên;
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho giáo viên ở các ngành nghề;
+ Lập kế hoạch đảm bảo ngân sách cho công tác bồi dưỡng và đào tạo giáo
viên.
3.2.5. Tăng cường đầu tư bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo phù
hợp với thực tiễn sản xuất ở các Doanh nghiệp
- Điều tra, đánh giá tổng thể thực trạng sở vật chất trang thiết bị hiện có của
Nhà trường với danh mục thiết bị tối thiểu của từng nghề cụ thể, từ đó biết được
các danh mục thiết bị và số lương yêu cầu của từng danh mục thiết bị so với quy
mô đào tạo của Nhà trường; phân loại tính năng, tác dụng của từng chủng loại để
làm cơ sở thực tế cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư bổ sung, mua sắm, trên cơ sở
huy động kinh phí từ DN và kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư bổ sung, mua sắm. Việc xây dựng kế hoạch đầu
tư mua sắm thiết bị phải được xây dựng theo từng giai đoạn hoặc theo từng năm cụ
25
thể. Nếu kế hoạch cho từng giai đoạn thì phải được xây dựng từ năm đầu của giai
đoạn đó, kế hoạch cho mối năm thì phải được xây dựng từ đầu năm và phải được
Hiệu trưởng và đơn vị chủ quản phê duyệt. căn cứ vào nguồn kinh phí hiện có
(kinh phí huy động từ DN, kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí
từ nguồn lực của Nhà trường) để xây dựng dự toán đầu tư hằng năm. Dự toán phải
được xây dựng và phê duyệt từ đầu kỳ đối với kế hoạch giai đoạn hoặc đầu năm
đối với kế hoạch một năm.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch.
+ Sau khi kế hoạch và dự toán đầu tư mua sắm được phê duyệt Nhà trường tổ
chức đấu thầu cạnh tranh để chọn Nhà thầu có uy tín cung cấp thiết bị. Thiết bị đào
tạo nghề quyết định đến chất lượng tay nghề của học sinh và khả năng đáp ứng yêu
cầu vị trí việc làm tại DN, vì vậy trong quán trình lập kế hoạch đầu tư, mua săm,
lập dự toán, phải có sự tham gia của DN
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư mua sắm,
huy động so với kế hoạch đề ra và so với yêu cầu thực tiễn sản xuất của DN.
+ Để việc kiểm tra đánh giá chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo
đầu tư, mua sắm bảo đảm chất lượng, khách quan thì quá trình kiểm tra đành giá
cần có sự tham gia của các DN
3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động liên kết
đào tạo
- Kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác của từng giáo viên.
- Kiểm tra hồ sơ, sổ sách đã được quy định của giáo viên nhưu: Giáo án lên
lớp, đề cương bài giảng, sổ tay giáo viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm…Để công tác
kiểm tra duy trì thường xuyên cần có quy định phân cấp cho các tổ chuyên môn,
khoa, phòng đào tạo, phòng công tác học sinh sinh viên kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất trong năm học.
- Kiểm tra theo dõi việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên như: kiểm tra đột
xuất, dự giờ thăm lớp để đánh giá đúng khả năng giảng dạy của giáo viên qua đó
rút kinh nghiệm về chuyên môn và năng lực sư phạm.
- Kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, nội dung và thời
26
gian sinh hoạt.
3.2.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp
Như vậy, các giải pháp quản lý đào tạo liên kết với DN được đề xuất
trên cơ sở kế thừa các thành tựu lý luận của các công trình khoa học trước đó, đồng
thời xuất phát từ thực tiễn hoạt động quản lý của Nhà trường chắc chắn sẽ có tác
dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng phù hợp
với nhu cầu của DN; góp phần thực hiện tốt các định hướng của ngành LĐ
– TB & XH, đó là đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của DN, đào tạo nghề theo địa
chỉ. Các giải pháp mà khoa luận đề xuất sẽ góp phần làm phong phú thêm các
công trình nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục trong lĩnh vực đào
tạo nghề, đồng thời có giá trị ứng dụng đối với công tác quản lý liên kết đào tạo
với DN của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo tiêu chí hiện
nay.
Mỗi giải pháp được đề xuất ở trên đều nhằm vào giải quyết một khía cạnh
của vấn đề liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở
tính đơn lẻ thì mỗi giải pháp chỉ đem lại một hiệu quả bộ phận, do vậy để đạt được
hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các giải pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ
chặt chẽ, biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống. Giải pháp này là tiền đề, là
cơ sở cho giải pháp kia, giữa chúng có sự bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau,
thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Ví dụ, trong 6 giải pháp nêu trên, chúng ta thấy giải pháp 1 làm tiền đề để
thực hiện giải pháp 2, giải pháp 3 và các giải pháp khác. Giải pháp 2 và 3 đóng
vai trò quyết định, làm trung tâm để hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp cùng đạt được
hiệu quả, v.v. Như vậy, trong thực tiễn đòi hỏi các cán bộ quản lý của nhà Trường
khi áp dụng các giải pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau
và phải coi đây là một nguyên tắc để đạt hiệu quả cao khi áp dụng.
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất
Để quản lý tốt liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh nói riêng và đối với công
tác GDNN nói chung, tác giả xin kiến nghị một số vấn đề sau:
27
3.3.1. Đối với bộ, ngành có liên quan
Về vấn đề mất cân đối trong mạng lưới GDNN: Mạng lưới các Cơ sở GDNN
chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất ở DN. Ở địa phương nào phát
triển mạnh ngành nghề gì thì nên đầu tư mở các Cơ sở GDNN đào tạo ngành nghề
đó, tránh tình trạng địa phương cần lao động ngành nghề này thì cơ sở GDNN
đóng trên địa bàn lại đào tạo ngành nghề khác. Tác giả khuyến nghị với các cấp bộ
ngành Trung ương và chính quyền địa phương có thẩm quyền khi thành lập các Cơ
sở GDNN ở địa phương nào không nên chạy theo số lượng mà phải căn cứ vào
nhu cầu nhân lực của từng nghề mà DN tại địa phương, của vùng kinh tế cần tuyển
dụng.
Về vấn đề xây dựng chương trình đào tạo: Việc áp dụng chương trình khung
là một trở ngại rất lớn đối với các Cơ sở GDNN trong việc xây dựng nội dung
chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn của DN hiện nay. Tác giả kiến nghị với Bộ
LĐ-TB&XH nghiên cứu để có thể mở rộng tỷ lệ "phần mềm" cho phép các Cơ sở
GDNN được chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn
sản xuất của DN ở địa phương mà Trường họ đóng hoặc với các DN mà họ ký hợp
đồng liên kết.
Về vấn đề đào tạo giáo viên dạy nghề: Trình độ và năng lực của giáo viên dạy
nghề hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất ở DN, có giáo viên
chỉ dạy được thực hành, có giáo viên chỉ dạy được lý thuyết, mà lý thuyết và thậm
chí ngay cả thực hành ở Trường lại luôn không ăn khớp với thực tiễn sản xuất tại
DN. Tác giả khuyến nghị cần có chính sách ưu tiên đào tạo giáo viên dạy nghề,
đào tạo người giáo viên dạy nghề đạt chuẩn so với thực tiễn sản xuất: vừa dạy
được lý thuyết vừa dạy được thực hành.
Về vấn đề quản lý: Ở các cấp quản lý đào tạo nghề từ Trung Ương đến địa
phương cần thành lập Trung tâm dự báo về nhu cầu nhân lực của các ngành nghề,
các thông tin về thị trường lao động, v.v. để làm định hướng cho công tác đào tạo,
tránh tình trạng ngành thừa vẫn đào tạo, ngành thiếu thì không được đào tạo. Các
trung tâm này có vai trò làm cầu nối giữa các Cơ sở GDNN và DN.
28
- Phải tiến hành công tác kiểm định, đánh giá chất lượng GDNN theo nhu cầu
DN, đào tạo theo địa chỉ.
- Vấn đề đào tạo đáp ứng nhu cầu của DN là đem lại lợi ích tay ba Cơ sở
GDNN, DN và người học. Tác giả xin khuyến nghị, để nâng cao chất lượng đào
tạo theo nhu cầu của DN không chỉ người học mà cả DN cần phải đóng góp kinh
phí để phục vụ đào tạo.
- Tạo cơ chế chính sách cho các DN tham gia đào tạo, phát triển Cơ sở
GDNN tại DN. Các DN có hoạt động đào tạo, chi phí đào tạo được tính trong chi
phí giá thành, được miễn giảm thuế thu nhập DN hoặc trích một phần thu nhập
trước thuế để tham gia đào tạo.
3.3.2. Đối với Cơ sở GDNN và các đơn vị tham gia liên kết
- Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, phương pháp đào tạo cho phù
hợp với nhu cầu sử dụng của các đơn vị liên kết.
- Xây dựng hệ thống cán bộ quản lý, giáo viên hướng dẫn thực hành nghề
ngay tại các đơn vị liên kết và phải coi bộ phận này như bộ phận giáo viên cơ hữu
của Nhà trường. Đồng thời xây dựng chế tài theo đúng quy định.
- Đối với đơn vị liên kết cần phải xây dựng môi trường thân thiện với Nhà
trường, gắn kết và phối hợp chặt chẽ từ khâu đầu vào là tuyển sinh cũng như trong
suốt khóa học, học sinh vào chỗ làm việc.
- Phối hợp xây dựng quy chuẩn về quy chế liên kết quy định rõ trách nhiệm
của từng bên cũng như trách nhiệm của học sinh.
29
C. PHẦN KẾT LUẬN
GDNN là một trong những vấn đề được Đảng và nhà nước rất quan tâm hiện
nay. GDNN đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Liên kết đào tạo giữa Nhà trường
với DN chính là một trong những giải pháp để thực hiện “học đi đôi với hành”,
giúp lý luận gắn liền với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo ra đội
ngũ lao động lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Qua quá
trình nghiên cứu tác giả xin rút ra một số kết luận như sau :
- Đối với Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, việc quản lý tốt hoạt động liên
kết đào tạo với các DN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề rất quan trọng,
đồng thời cũng là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Nhà trường
nhất là trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên thực tiễn đào tạo ở các Cơ sở GDNN
nói chung và ở Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh nói riêng cho thấy chất lượng đào
tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và của các DN.
Chính vì vậy đổi mới công tác GDNN, đổi mới công tác quản lý đào tạo ở các Cơ
sở GDNN đang trở thành yêu cầu cấp bách.
- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ đươc cơ sở lý luận,
những khái niệm, những quan điểm, nguyên lý giáo dục, đã trình bày được thực
trạng hoạt động GDNN nói chung và hoạt động liên kết đào tạo của Nhà trường
nói riêng. Bên cạnh những kết quả rõ rệt đạt được trong công tác đào tạo như: chất
lượng đào tạo, cơ hội có việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp có được nâng cao
song vẫn tồn tại nhiều vấn đề về nội dung, cơ chế liên kết, đặc biệt là vấn đề đổi
mới quản lý liên kết đào tạo cho phù hợp, hiệu quả.
- Qua phân tích thực trạng quản lý liên kết đào tạo ở Trường Trung cấp nghề
Hà Tĩnh trong những năm qua, khóa luận đã chỉ ra được những ưu điểm cũng như
những bất cập, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý liên
kết đào tạo giữa Nhà trường và DN.
30
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định liên kết tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp
2. Hồ Chí Minh Toàn tập (2002) , Nxb Sự thật, Hà Nội,
3. Nghị định số 139/2006/NĐ-CP của Chính phủ: “Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy
nghề”
4. Quyết định của Bộ LĐTBXH số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/10/2006
của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về phê duyệt "Quy hoạch
mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020".
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Đề án “Đào tạo nghề, giải quyết việc làm
ổn định đời sống cho người dân thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh”.
6. Phạm Khắc Vũ (1993), Cơ sở lý luận và thực tiễn phương thức tổ chức đào
tạo nghề kết hợp tại trường và cơ sở sản xuất.
7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 74/2014/QH13
ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật giáo dục nghề nghiệp.
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: Phê duyệt Đề án thành lập trường Trung
cấp nghề Hà Tĩnh.
9. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: Quyết định ban hành điều lệ trường Trung
cấp nghề Hà Tĩnh.

More Related Content

Similar to Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdf

Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc LiêuQuản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdfYêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
HongYn694844
 
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệpHợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đTạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
aminh0502
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng LôLuận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểmLuận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo NghềLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOTChất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2
Dr ruan
 

Similar to Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdf (20)

Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc LiêuQuản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Đại Học Ở Trường Đại Học Bạc Liêu
 
2
22
2
 
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdfYêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
Yêu cầu kỹ năng mềm của lao động trong thời kỳ hội nhập-12-05-2021.pdf
 
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệpHợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
Hợp tác đạo tạo nghề giữa các trường cao đẳng và doanh nghiệp
 
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đTạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
Tạo động lực cho người lao động tại trường kỹ thuật xây dựng, 9đ
 
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, ĐIỂM CAO
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAYLuận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
Luận văn: Giải pháp quản lý đào tạo nghề tại TPHCM, HAY
 
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng LôLuận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
Luận văn: Đào tạo nhân lực tại Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểmLuận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên dạy nghề trang điểm
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Giải pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển đào tạo nghề tại tỉnh Đăk Lắk, HAY
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo NghềLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
 
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
Quản lý chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa...
 
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOTChất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
Chất lượng đào tạo nghề ở các trường trung cấp tại TPHCM, HOT
 
Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2Bai tiểu luận 2
Bai tiểu luận 2
 

Bài khóa luận Nguyễn Minh Hiền K169 ĐUK ok.pdf

  • 1. 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp dạy nghề đã được quan tâm, ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường lao động. Theo đó, mục tiêu của chung của chiến lược phát triển GDNN là: Phát triển nhanh GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Đến năm 2045, GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về GDNN trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo. Trong thực tiễn triển khai chiến lược, mục tiêu của hệ thống GDNN đến năm 2025 là: Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%. Hiện nay GDNN đã và đang đứng trước những thách thức mới, bộc lộ nhiều hạn chế, đó là sự thiếu hụt và mất cân đối về nhân lực trong các ngành nghề được đào tạo phục vụ cho nhu cầu xã hội. Các DN thiếu trầm trọng nhân lực công nhân kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong khi đó, số công nhân kỹ thuật ra trường không đáp ứng được công việc thực tế tại các DN. Vì vậy, sau khi tuyển dụng các DN vẫn phải đào tạo lại. Thậm chí có những DN phải đào tạo lại gần như từ đầu đã gây ra sự lãng phí tiền của cho xã hội. Những thách thức đó đang đặt ra bức bách hơn bao giờ hết và cần thiết phải có giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để giải quyết triệt để vấn đề này. Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, tiền thân là Trung tâm Dạy nghề và Hướng dẫn việc làm, trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh. Trải qua 30 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển (09/11/1991 - 09/11/2021), Nhà
  • 2. 2 trường đã để lại những dấu ấn trong công tác GDNN, hướng nghiệp góp phần không nhỏ trong việc cung ứng nguồn nhân lực vào tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa tỉnh nhà. Nhà trường là nơi đào tạo ra nhiều công nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật cung cấp cho các DN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung. Với thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Cục kiểm định của Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chứng nhận là đơn vị “Đạt cấp độ 3“ cấp độ cao nhất đối với kiểm định đào tạo nghề và được Nhà nước phong tặng Huân chương Lao động Hạng nhất năm 2016. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác GDNN của Nhà trường cũng còn nhiều khó khăn bất cập thể hiện ở một số nét chính: Kỹ năng tay nghề của học sinh chưa cao do chưa có điều kiện thực tập với thiết bị tiên tiến; chương trình đào tạo của Nhà trường, trình độ giáo viên chưa cập nhật kịp với công nghệ sản xuất mới; những năm gần đây trường gặp khó khăn về công tác tuyển sinh, đầu ra cho học sinh chưa ổn định. Đó cũng là thực trạng khó khăn chung của hầu hết các cơ sở GDNN trên cả nước. Để khắc phục tình trạng trên, những năm gần đây Nhà trường đã có sự liên kết đào tạo với một số DN để đào tạo nhân lực theo đơn đặt hàng đặc biệt là các DN hoạt động tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Bên cạnh đó một số DN có thế mạnh về sản xuất cơ khí và xây lắp các công trình ngầm, công trình thủy điện trên cả nước cũng là đối tác chính của Nhà trường. Song với những kết quả đạt được, trong quá trình liên kết đào tạo còn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, nổi bật là vấn đề quản lý hoạt động liên kết đào tạo. Với những lý do nêu trên tôi chọn đề tài ‘‘ Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kiết đào tạo nghề giữa trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các doanh nghiệp’’ cho khóa luận tốt nghiệp khóa học. 2. Mục đính và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng khóa luận đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các DN, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
  • 3. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động liên kết đào tạo với các Doanh nghiệp tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh. - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo với các Doanh nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh. - Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp 3. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp nghề với các Doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo với các Doanh nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
  • 4. 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÀ TĨNH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1.Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về đào tạo: Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần thiết. Như vậy đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hay một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn. 1.1.2. Khái niệm về đào tạo nghề: Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai. Đào tạo nghề bao gồm 2 quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau đó là: Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền đạt những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp. Học nghề: Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định. Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn. Bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề…. 1.1.3. Khái niệm về liên kết đào tạo Liên kết đào tạo là sự hợp tác, phối hợp giữa Cơ sở GDNN và các DN để cùng nhau thực hiện những công việc nào đó của quá trình đào tạo nhằm góp phần phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực cho đất nước đồng thời mang lại lợi ích cho
  • 5. 5 mỗi bên. Do vậy, quan hệ giữa Cơ sở GDNN và các DN là quan hệ cung - cầu, quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực. Bởi vậy sự liên kết giữa các Cơ sở GDNN và các DN là không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi bên trong cơ chế thị trường. Trong thực tế, liên kết đào tạo giữa Cơ sở GDNN và các DN có nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc và yêu cầu vào khả năng của mỗi bên. Các mức độ có thể kể đến là: Liên kết toàn diện, Liên kết có giới hạn, Liên kết rời rạc 1.1.4. Khái niệm về quản lý hoạt động liên kết đào tạo Quản lý hoạt động LKĐT là các giải pháp, cách thức để hoạt động LKĐT được diễn ra theo hợp đồng LKĐT và đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý hoạt động LKĐT bao gồm ở các đơn vị chủ trì đào tạo, các đơn vị phối hợp đào tạo, các Sở GD & ĐT, UBND cấp tỉnh, thành phố và Bộ GD&ĐT. Theo quy định của Bộ GD & ĐT thì quản lý hoạt động LKĐT theo trình tự như sau: Khi phát hiện những vướng mắc trong hoạt động liên kết, thủ trưởng hai đơn vị liên kết có trách nhiệm cùng hợp tác với nhau để xử lý. Nếu vượt quá khả năng xử lý của hai bên, thì đơn vị chủ trì đào tạo báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép LKĐT để xử lý; Sở Giáo dục và Đào tạo là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham gia quản lý hoạt động liên kết về các vấn đề sau: Tổ chức kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền việc thực hiện Quy định về LKĐT đối với các lớp liên kết đặt tại địa phương mình; phát hiện và báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo những trường hợp vi phạm Quy định về LKĐT của các đơn vị tham gia liên kết tại địa bàn quản lý; Thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng (theo yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo) và trực tiếp chỉ đạo, giám sát hoạt động LKĐT diễn ra tại địa phương mình; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc thực hiện LKĐT của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý. Nhìn chung, quản lý hoạt động LKĐT là một hệ thống các phương pháp, cách thức tác động vào hoạt động LKĐT nhằm mang lại hiệu quả trong quản lý, trong thực hiện các hợp đồng LKĐT...nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đào tạo
  • 6. 6 Chủ tịch Hồ Chí Minh có tầm nhìn rất xa về vai trò của giáo dục - đào tạo. Giáo dục - đào tạo là lĩnh vực chủ yếu hình thành, hoàn thiện nhân cách con người. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Sau này, trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà năm 1945, Người chỉ rõ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhiều lần khẳng định con người xã hội chủ nghĩa giữ vai trò là yếu tố cơ bản, là điều kiện tiên quyết: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Thực tế đã chứng minh điều đó, con người không chỉ là nguồn lực cơ bản mà còn là nguồn lực của mọi nguồn lực. Trong điều kiện thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nguồn lực con người không chỉ là dân số mà chủ yếu là dân trí, trình độ văn hoá, trình độ lãnh đạo, quản lý, kỹ năng nghề nghiệp. Chính giáo dục - đào tạo là lĩnh vực tạo ra nguồn nhân lực, là những người được đào tạo với chất lượng đáp ứng nhu cầu mọi mặt ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội; tạo ra những con người có đủ đức, đủ tài, “vừa hồng, vừa chuyên”, phát huy cao độ trí tuệ, tình cảm để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, thực hiện thành công mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 1.3.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đào tạo nghề và liên kết đào tạo Đảng và Nhà nước Việt Nam ta hết sức quan tâm đến công tác đào tạo nói chung, đào tạo nghề và liên kết đào tạo nói riêng. Do yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đặc biệt là những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đào tạo nghề. Trong cơ chế thị trường, nhất là tương lai nền kinh tế tri thức sẻ chiếm thị phần lớn, giá trị của sức lao động tuỳ thuộc vào trình độ tay nghề, khả năng thích ứng về mọi mặt của người lao động. Để nâng cao được chất
  • 7. 7 lượng GDNN, đòi hỏi người lao động phải chủ động chuẩn bị tiềm lực, trau dồi bản lĩnh, nắm vững kỹ năng thực hành nghề đáp ứng yêu cầu của xã hội, của các DN. Xuất phát từ những lý do trên mà hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDNN và DN đã được nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trên thế giới và được vận dụng vào các chính sách của Việt Nam. Điều này được cụ thể hóa trong Luật giáo dục năm 2019, Điều lệ trường trung cấp, cao đẳng nghề năm 2021. Cụ thể tại Nghị định 84/2020/NĐ-CP, 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề quy định DN có thể “Thành lập cơ sở dạy nghề hoặc liên kết dạy nghề với cơ sở dạy nghề theo phương thức dạy lý thuyết tại cơ sở dạy nghề, dạy thực hành tại DN” ; tại Quy chế trường nghề quy định “Quá trình giáo dục đào tạo phải quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Việc hình thành và phát triển các trường đào tạo nghề thuộc DN để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật trực tiếp sản xuất của DN và nhu cầu của xã hội ở nước ta trong thời gian qua là tất yếu khách quan. Là nơi trực tiếp cung cấp lao động qua đào tạo nghề cho DN, phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng của DN, người học được thực hành ngay trên may móc, thiết bị đang được sử dụng ở DN. Xuất phát từ dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước thời gian tới, từ yêu cầu của tình hình mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định tiếp tục “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người”. Đối với giáo dục - đào tạo nói chung, ở cấp độ tổng quát, Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Điều 2 Luật Giáo dục (2019) cũng như quan điểm do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định, mục tiêu của giáo dục - đào tạo nhằm đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của Nhân dân. Phát triển con người toàn diện, có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ, kỹ năng sống, nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng
  • 8. 8 yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhất là khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý liên kết đào tạo nghề giữa trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp 1.3.1. Cơ chế chính sách nhà nước Cơ chế, chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo nghề nghiệp và nó được thể hiện ở các nội dung sau: Khuyến khích hoặc kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra môi trường bình đẳng cho các Trường cùng phát triển nâng cao chất lượng không?; Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến, nâng cao chất lượng; Khuyến khích hoặc hạn chế các Trường mở rộng liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế; Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các Trường; Có hoặc không có các chuẩn về chất lượng đào tạo. Có hay không có hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo; Các chính sách về việc làm, lao động và tiền lương của lao động sau khi học nghề, chính sách đối với nhà giáo GDNN; Các quy định trách nhiệm giữa các nhà trường với các DN sử dụng lao động, quan hệ giữa các nhà trường với các DN. Tóm lại: Cơ chế, chính sách của nhà nước tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình đào tạo và đầu ra của các trường dạy nghề. 1.3.2. Tính chất lao động sản xuất của doanh nghiệp Đối với một số lĩnh vực sản xuất đòi hỏi sự lưu động về địa bàn như công trình xây dựng thì việc kết hợp giữa kế hoạch thực tập của Nhà trường và tiến độ công việc của DN sẽ khó khăn, điều này phải được chú ý khi ký hợp đồng liên kết. Cần lựa chọn các địa điểm hợp lý để đảm bảo nội dung, tiến độ thực tập. Trong tổ chức sản xuất thường được phân chia và chuyên môn hóa thành các tổ, đội, do vậy khi liên kết cũng cần phải có những phương án cụ thể: hoặc chia học sinh thực tập về các tổ, đội hoặc nhận trọn gói một khối lượng công việc để học sinh thực tập sản xuất và kết hợp làm ra sản phẩm cho DN; Nền kinh tế thị
  • 9. 9 trường khiến cho cả DN và nhà trường luôn phải chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ, do vậy, không nên quá kỳ vọng có thể liên kết lâu dài với một đơn vị nào đó mà cả nhà trường và DN phải luôn luôn tiếp cận với thị trường lao động để kịp thời giải quyết các khó khăn nảy sinh, đồng thời sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ liên kết mới. Vấn đề an toàn lao động có liên quan đến tính mạng con người, do vậy trong các hợp đồng liên kết phải phân rõ trách nhiệm cho các bên liên quan: trách nhiệm về giảng dạy, về kiểm tra, giám sát, về thực hiện an toàn cho người và máy móc, trang thiết bị, v.v… Để tăng sức mạnh cạnh tranh, nhiều DN sẽ đầu tư công nghệ hiện đại vào trong sản xuất. Học sinh cần nắm chắc được nguyên lý vận hành của các công nghệ sản xuất hiện đại ấy trước khi thực tập. Giữa Cơ sở GDNN và DN cần phải có sự phân định rõ ràng về công tác này. 1.5.Sự cần thiết phải quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp Chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN có một vai trò rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt. Vai trò của sự liên kết này nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và được biểu hiện ở các khía cạnh: Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Tranh thủ cơ sở vật chất, tài chính của DN đầu tư cho đào tạo; Thúc đẩy đổi mới về công tác quản lý đào tạo; Cải tiến công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo; Nâng cao chất lượng đào tạo. Mối liên kết giữa Trường và các DN phải được thiết lập trên quan điểm hệ thống, có nghĩa là một mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực, với nhiều phương thức, bởi lẽ mục tiêu cuối cùng của mối quan hệ này là để Trường và các DN cùng nhau tác động để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo CNKT theo yêu cầu của sản xuất, mà chất lượng và hiệu quả thì chịu tác động của hàng loạt nhân tố trong cũng như ngoài Nhà trường. Những nội dung chính trong mối quan hệ này có thể liệt kê ra như sau: Trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo các ngành nghề và trình độ
  • 10. 10 CNKT; Doanh nghiệp tham gia với cơ sở dạy nghề trong việc xây dựng chương trình đào tạo; Các DN tham gia với Trường trong quá trình tổ chức đào tạo; Các DN tham gia đánh giá học sinh trong các kỳ thi tốt nghiệp; Các DN góp phần kinh phí cho đào tạo. Với tính đa dạng của mô hình liên kết, vai trò quan trọng của liên kết đào tạo và chất chất lượng của hoạt động liên kết giữa Nhà trường với các Doanh nghiệp trong thời gian qua còn nhiều bất cập nên cần thiết phải quản lý các hoạt động liên kết đào tạo giữa trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp
  • 11. 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÀ TĨNH VỚI DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát về trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Nhà trường có 3 cơ sở: Cơ sở 1 tại địa chỉ 454 Hà Huy Tập Tp Hà Tĩnh; Cơ sở 2 tại thôn Ngọc Sơn, xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà; Cơ sở 3 tài xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh. Trường có chức năng, nhiệm vụ: Đào tạo trung cấp nghề, sơ cấp nghề; Giới thiệu việc làm, du học và xuất khẩu lao động; Đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Huấn luyện an toàn và Kiểm định thiết bị. Nhà trường có cơ cấu bộ máy gồm: 5 khoa, 3 phòng, 4 trung tâm, với 232 cán bộ giáo viên. Cơ cấu tổ chức gồm có: - Ban giám hiệu: Gồm 01 Hiệu trưởng và 02 Phó hiệu trưởng - Phòng chức năng (3 phòng): Phòng Đào tạo - Quản sinh, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Hành chính - Tổng hợp - Khoa đào tạo (05 khoa): Khoa Máy thi công – Nâng, Khoa Cơ khí – Xây dựng, Khoa Thương mại - Du lịch, Khoa Nông lâm, Khoa Bổ túc - Văn hóa - Trung tâm (04 trung tâm): Trung tâm Du học, Giới thiệu việc làm – Xuất khẩu lao động, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Huấn luyện An toàn và Kiểm định thiết bị, Trung tâm Đào tạo vận hành phương tiện Thủy, Bộ - Về quy mô đào tạo Theo báo cáo tổng kết hằng năm của Nhà trương, bình quân từ 5.100 - 5.175 học sinh, bảo đảm chất lượng tuyển sinh đầu vào và đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đạt mục tiêu về kỹ năng nghề và phẩm chất đạo đức cho học sinh, bởi vậy hằng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp lần 1 đạt bình quân 95%. Nhà trường đã thành lập “Trung tâm giới thiệu việc làm - Du học - Xuất khẩu lao động”, với chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và giải quyết việc làm cho học sinh - sinh viên sau khi ra trường, để gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm sau đào tạo; phối hợp chặt chẽ với các DN, địa phương thực hiện phương châm đào tạo có địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng để vừa đào tạo nghề, vừa giải quyết việc làm.
  • 12. 12 Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường hầu hết người học nghề đều có việc làm ở các Nhà hàng, khách sạn, các DN, tại các khu công nghiệp hoặc đi xuất khẩu lao động, tỷ lệ người học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp 03 tháng đạt tỷ lệ gần 86%. Lực lượng lao động được Nhà trường đào tạo thực sự trở thành đội ngũ lao động chủ lực, thợ bậc cao làm nòng cốt, cùng với lực lượng lao động qua đào tạo của các ngành, các DN, các địa phương trong tỉnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền công nghiệp và góp phần nâng cao lực lượng lao động có tay nghề trong lĩnh vực thương mại du lịch. - Về cơ cấu nghề đào tạo nghề Nhà trường chuyên đào tạo các nghề: Vận hành máy thi công nền; Vận hành máy xúc - đào; Vận hành máy ủi - san gạt; Cần trục - Cầu trục; Vận hành máy nâng hàng; Dịch vụ cảng biển; Kỹ thuật neo buộc tàu biển; Công nghệ ô tô; Sửa chữa máy thi công xây dựng; Sửa chữa hệ thống điện ô tô; Sửa chữa, bảo trì xe gắn máy; Vận hành, sửa chữa máy nông nghiệp; Sửa chữa động cơ tàu biển; Kỹ thuật hàn; Chế tạo thiết bị cơ khí; Sửa chữa, bảo trì thiết bị cơ khí; Điện công nghiệp; Điện nước; Hệ thống lạnh và điều hòa không khí; Nghiệp vụ nhà hàng khách sạn; nghiệp vụ lễ tân; May thời trang; Kỹ thuật chế biến món ăn; Thú y; Bảo vệ thực vật; Trồng cây công nghiệp; Trồng cay ăn quả có múi; Đào tạo lái xe ô tô các hạng: B, C, D, E, nâng hạng: FC, Kế toán DN; Công tác xã hội; Tin học; Ngoại ngữ. - Về đội ngũ giáo viên Nhà trường đã có được một đội ngũ lao động có chất lượng khá cao. Lao động có trình độ đại học, sau đại học chiếm đa số, gần hai phần ba tổng số lao động của Nhà trường. Cụ thể, tỷ trọng lao động có trình độ đại học - sau đại học năm 2019 chiếm 68,64% ứng với 81 người, con số này mặc dù có giảm nhẹ xuống còn 67,41% năm 2019 tuy nhiên lại có xu hướng tăng lên vào năm 2021và chiếm tới 69,23% tổng số lao động của Nhà trường. Những vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà trường chủ yếu là những người có trình độ Thạc sĩ, có thâm niên công tác. Đây chính là lợi thế giúp Nhà trường có được một đội ngũ quản lý là những người
  • 13. 13 vừa có trình độ chuyên môn cao vừa có kinh nghiệm làm việc. Mặt khác, tỷ trọng lao động có trình độ cao đẳng - trung cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất, dao động từ 11,02% đến 12,58%, tỷ lệ này mặc dù tăng qua các năm nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó lao động có trình độ công nhân kỹ thuật cũng chiếm tỷ trọng không lớn và tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống qua các năm, năm 2019 chiếm 20,34% tổng lao động thì đến năm 2021 giảm xuống và chỉ chiếm 18,18% tổng số lao động của Nhà trường. Nhìn chung lao động của Nhà trường hiện nay đạt trình độ khá cao, trong thời gian tới nhà trường nên tiếp tục phát triển đội ngũ nhân lực trình độ sau đại học để tạo nên một lực lượng lao động chất lượng cao đóng góp vào quá trình đào tạo nghề của nhà trường và cũng là để cạnh tranh với những trường nghề khác. 2.2. Thực trạng liên kết đào tạo nghề giữa trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp Ở Việt Nam, hợp tác giữa Cơ sở đào tạo và DN đã được Đảng và Nhà nước chỉ đạo qua một số văn bản như: Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011- 2020 đã nêu: “Đào tạo nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội”. Trong văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Trung ương Đảng khóa XI cũng đã khẳng định: “DN là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học công nghệ”. Trong thời gian qua, cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích doanh nghiệp DN tham gia giáo dục nghề nghiệp GDNN tiếp tục được cụ thể hóa và hoàn thiện. Bộ luật Lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới, cụ thể đã giúp DN tham gia sâu hơn, rộng hơn trong lĩnh vực GDNN như: DN được phép thành lập cơ sở GDNN hoặc mở lớp đào tạo nghề để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phối hợp với cơ sở GDNN đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp…
  • 14. 14 Đào tạo và sử dụng nhân lực có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tác động lẫn nhau theo quan hệ cung cầu. Các cơ sở đào tạo đã nhận thức và chú trọng đến vấn đề đào tạo theo nhu cầu. Đào tạo theo nhu cầu phải dựa trên nhu cầu của DN về kỹ năng, kiến thức và thái độ. Để có được được những thông tin đó cần phải thiết lập mối quan hệ chặt chẽ nhà trường và DN. Trong những năm qua hoạt động gắn kết GDNN của của Nhà trường với DN tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, Nhà trường đã thu hút được nhiều DN đồng hành cùng phát triển. DN ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo của Nhà trường, từ khâu phát triển chương trình đào tạo, tham gia đào tạo, thi, kiểm tra đánh giá người học, tuyển dụng người học sau khi tốt nghiệp. Theo báo cáo hằng năm cho thấy, năm 2021, trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm, có nghề đạt tỷ lệ 100% với mức thu nhập từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng, học sinh ra trường đã tự tin tham gia công việc tại các DN, tập đoàn lớn như: Công ty TNHH Gang thép Formosa Hà Tĩnh, Công ty lắp máy Việt Nam Lilama, Khách sạn Mường Thanh, VinGroup, .... Tuy nhiên, sự liên kết giữa Nhà trường và DN thời gian qua còn nhiều hạn chế cả về phương thức, thời hạn và nội dung. Các hợp tác còn mang tính ngắn hạn, được triển khai trong giai đoạn ngắn hạn hoặc có tính “nhiệm kỳ”, chưa có các hợp tác thành công mang tính dài hạn giữa các bên trong khoảng 10 năm trở lại đây. Về phương thức, Nhà trường chủ yếu thực hiện hình thức nhận tài trợ từ DN; hoạt động chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học theo đặt hàng của các DN còn thấp. Đồng thời, nội dung hợp tác thời gian qua của Nhà trường và DN chủ yếu ở hoạt động đào tạo, cung ứng lao động cho DN. Hợp tác trong nghiên cứu khoa học công nghệ còn hạn chế và chưa theo kịp xu thế của thế giới. Ngoài những thực trạng trên, còn một số hạn chế cụ thể như sau: -Trong quá trình liên kết Doanh nghiệp chưa thực sự tham gia vào các hoạt động đào tạo (như: xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo...) một cách chi tiết, thường xuyên và liên tục. -Nhà trường còn thụ động, chưa nhận thức được tầm quan trọng của liên kết đào tạo đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
  • 15. 15 -Nhà trường và DN còn thiếu kinh nghiệm trong việc liên kết, hợp tác. Do đó, liên kết có thực hiện nhưng không chặt chẽ, chưa theo kịp sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề giữa Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh với các Doanh nghiệp 2.3.1. Thực trạng quản lý nội dung liên kết đào tạo với doanh nghiệp Nội dung đào tạo là phần trọng tâm của quản lý quá trình đào tạo, góp phần trực tiếp thực hiện mục tiêu đào tạo. Quản lý nội dung đào tạo bao gồm: Xây dựng nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo; Triển khai nội dung đào tạo; Kiểm tra đánh giá, đổi mới nội dung đào tạo. Qua báo cáo tổng kết hàng năm cho thấy mức độ quản lý nội dung liên kết đào tạo ở mức độ khá cao, biểu hiện ở kết quả đầu ra, học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường tỷ lệ có việc làm sau ba tháng lên đến (85-90)%, được doanh nghiệp đánh giá cao về tay nghề và trả với mức lương trên 7 triệu đồng/tháng. 2.3.2. Thực trạng quản lý phương thức liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp Phương thức đào tạo là cách thức để truyền tải nội dung đào tạo tới đối tượng đào tạo. Nội dung chủ yếu của phương thức đào tạo là phương pháp dạy, phương pháp học và hình thức tổ chức dạy học. Quản lý phương thức dạy học bao gồm: Xác định phương thức đào tạo phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo; Tổ chức triển khai phương thức đào tạo; Đánh giá kết quả, điều chỉnh phương thức đào tạo. Nhà trường đã có nhiều biện pháp quản lý phương thức liên kết đào tạo với DN ở mức độ tương đối tốt. Ngoài việc tổ chức áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trong đào tạo, Nhà trường cũng đã chủ động thực hiện các hình thức dạy học gắn liền với thực tập lao động sản xuất, nâng cao tay nghề cho học sinh tại các DN, thông qua các hợp đồng thực tập, hợp đồng sản xuất, phối hợp với cán bộ kỹ thuật của DN kèm cặp tay nghề cho học sinh. 2.3.4. Thực trạng công tác quản lý giáo viên trong liên kết đào tạo với DN Chất lượng đội ngũ giáo viên trong Nhà trường liên quan trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Nội dung công tác quản lý giáo viên bao gồm (trong đó đề cập đến
  • 16. 16 nội dung phối hợp giảng dạy thực hành với DN): Quy hoạch đội ngũ giáo viên của trường; Tổ chức tuyển dụng, sử dụng; Phối hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành giữa Nhà trường và DN; Cơ chế chính sách, điều kiện làm việc của giáo viên; Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên. Công tác quản lý giáo viên trong liên kết của Nhà trường còn yếu, các cơ chế chính sách, điều kiện làm việc của giáo viên của Nhà trường còn khó khăn. Song bên cạnh đó nội dung phối hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành giữa Nhà trường và DN được đánh giá cao. Qua báo cáo tổng kết Hội nghị khách hàng hàng năm tôi được biết, thực trạng Nhà trường còn vẫn còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức quản lý giáo viên, nhưng Nhà trường đã quan tâm và có những giải pháp quản lý để giáo viên có điều kiện phối hợp với DN trong giảng dạy thực hành như: Tổ chức cho giáo viên tham quan công nghệ, tìm hiểu công nghệ mới tại DN; giáo viên quản lý học sinh tham gia thực tập sản xuất, tham gia làm thuê cho DN… 2.3.5. Thực trạng quản lý học sinh Chúng ta có thể hiểu học sinh vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo. Công tác quản lý học sinh là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Nội dung quản lý học sinh bao gồm: Tổ chức tuyển sinh, biên chế theo ngành học, lớp học; Quản lý quá trình học tập, rèn luyện; Tổ chức đánh giá, khen thưởng, kỷ luật; Quản lý thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp tại DN; Theo dõi học sinh sau khi ra trường. Theo báo cáo công tác chuyên môn hàng năm cho thấy có hai khâu quan trọng là khâu tổ chức tuyển sinh và khâu theo dõi học sinh ra trường chưa được Nhà trường thực hiện tốt. Song bên cạnh đó nội dung quản lý thực tập sản xuất tại DN được đánh giá cao, số lượng học sinh được DN ký hợp đồng quay lại làm việc cho doanh nghiệp sau khi thực tập là 60%, số còn lại cũng đã tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. 2.3.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đào tạo Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện rất quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo bao gồm: Sự đầu tư của
  • 17. 17 hai bên (Nhà trường và DN) theo cam kết; Nhu cầu sử dụng qua đào tạo; Hiệu quả sử dụng; Phương thức tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất. Qua báo cáo sử dụng tài sản và nhu cầu sử dụng tài sản hàng năm cho thấy nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất trong đào tạo là rất lớn, nhưng thực tế đánh giá về sự đầu tư của hai bên (thực chất là của DN cho Nhà trường) còn rất hạn chế. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, phương thức tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất chủ yếu đánh giá ở mức độ trung bình. Qua số liệu báo cáo cho thấy Nhà trường cũng có nhiều cố gắng trong việc phát triển liên kết đào tạo với DN, song sự liên kết vẫn còn tính chất hình thức, chủ yếu xuất phát từ phía Nhà trường, chưa thực sự dành được sự quan tâm đầu tư về kinh tế, đầu tư về cơ sở vật chất từ phía các DN. 2.3.7. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa Nhà trường với doanh nghiệp Trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN, Nhà trường và DN đều là các chủ thể của quan hệ liên kết, do vậy họ là những người hiểu hơn ai hết các yếu tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa Nhà trường với DN trong đào tạo. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc thiết lập sự liên kết giữa Nhà trường với DN có thể được diễn ra trong những điều kiện thuận lợi nhất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng cường sự liên kết này lên ở mức độ cao nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và cuối cùng là đem lại lợi ích cho cả hai phía Nhà trường và DN. 2.4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm 2.4.1. Nguyên nhân 2.4.1.1. Một là nguyên nhân khách quan Các nguyên nhân khách quan bao gồm hoàn cảnh lịch sử phát triển đào tạo, cơ chế, chính sách, các điều kiện Kinh tế - Văn hoá - Xã hội, quan điểm quản lý của Nhà nước … nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà trường và DN. Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực thúc đẩy liên kết. - Thiếu hệ thống thông tin dự báo về nhu cầu của DN và thị trường lao động.
  • 18. 18 - Nội dung chương trình chưa được chuẩn hóa, thống nhất theo các nhóm nghề và ngành đào tạo. - Nguồn kinh phí phục vụ mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng năng lực giáo viên cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới. - Chưa có cơ quan xuyên suốt từ trung ương tới địa phương về tư vấn, thiết lập, điều tiết…sự liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN. 2.4.1.2. Hai là nguyên nhân chủ quan Các nguyên nhân vi mô thuộc về phía Nhà trường và DN. Cơ bản tồn tại các nguyên nhân sau: vVề phía Nhà trường: Nhà trường chưa chủ động thiết lập, phát triển liên kết, hợp tác đào tạo với phía DN. Thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo tại trường và DN. Trường chưa nhận thức được một cách đầy đủ hoặc đã thấy được lợi ích của việc hợp tác đào tạo nói trên song chưa có khả năng, điều kiện cũng như các giải pháp hữu hiệu để thực hiện. Trong công tác quản lý, một số đồng chí cán bộ quản lý chưa thực sự năng động, linh hoạt trong việc cải tiến chất lượng đào tạo theo hướng "cung" sang "cầu". Cán bộ làm công tác quản lý, giúp việc hiệu trưởng chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều hành công tác đào tạo nghề. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa đồng bộ, chưa tương xứng với nhiệm vụ và quy mô của các trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề còn hạn chế, đang trong giai đoạn từng bước hoàn thiện. Trường cơ bản là chú trọng đào tạo những nghề truyền thống hoặc đào tạo theo những khả năng đã có. Chưa tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học của học viên, giữa học tập chính khóa với ngoại khóa. -Về phía DN: Chưa thực sự năng động, linh hoạt trong công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cấp trình độ đội ngũ lao động của mình. Có nhu cầu sử dụng nguồn lao động kỹ thuật nhưng chưa chủ động thiết lập mối liên kết hợp tác với các Cơ sở GDNN. Ở nước ta, cung lao động lớn hơn cầu nên do sức ép về việc làm, người lao động phải tự đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để có cơ hội việc làm. Vì vậy, mặc dù sử dụng sản phẩm của đào tạo nhưng các DN chưa nhận thức đúng
  • 19. 19 mức về trách nhiệm trở lại đối với các Cơ sở GDNN, với đội ngũ lao động kỹ thuật. 2.4.2. Bài học kinh nghiệm Một là Nhà trường tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức, năng lực thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng được xu thế phát triển của doanh nghiệp. Hai là tăng cường mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu công nghệ phát triển, rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa Nhà trường với doanh nghiệp. Ba là cần xây dựng và phát triển hệ thống thông tin khâu nối giữa Nhà trường và doanh nghiệp, để từ có có phương án điều chỉnh chương trình và phương phpas giảng dạy. Bốn là Nhà trường với daonh nghiệp thường hơn việc tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, thắng thắn đưa ra những nhận định còn bất cấp trong công tác đào tạo, để từ đó hai bên kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyện hơn. 2.5. Một số vấn đề đặt ra hiện nay Trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện nền tảng để duy trì sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp, của các cơ sở đào tạo và của cả nền kinh tế. Với mối quan hệ hợp tác gần 50 doanh nghiệp trong và ngoài nước, Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh đang có những bước đi vững chắc, giải pháp linh hoạt nhằm tăng cường kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với Nhà trường: Nhà trường luôn coi doanh nghiệp là một bên liên quan quan trọng trong thiết kế, phát triển Chương trình đào tạo (CTĐT); Chương trình đào tạo cần có tỷ trọng thực hành, thực tập phù hợp (35-40%) để gia tăng kiến thức, kỹ năng thực tế cho HSSV; trong CTĐT có thiết kế 1 số môn học chuyên ngành có sự tham gia đồng giảng một phần bởi chuyên gia từ DN; Ngoài đưa học sinh ra doanh nghiệp thực hành, thực tập thì cần có các hình thức hợp tác đưa giảng viên ra doanh nghiệp để cập nhật thực tiễn sản xuất kinh doanh tại DN; coi thực hiện các hoạt động hợp tác Nhà trường với Doang nghiệp là 1 nhiệm vụ
  • 20. 20 chuyên môn quan trọng như hoạt động giảng dạy và Nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, việc chọn lọc các doanh nghiệp phù hợp để hợp tác, đảm bảo các tiêu chí, như: thiện chí của doanh nghiệp; sự hiểu biết về giáo dục của nhân sự đầu mối của DN; lĩnh vực hoạt động, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; giá trị cốt lõi của doanh nghiệp…. Đối với Doanh nghiệp: Về phía doanh nghiệp, cũng cần coi hợp tác với cơ sở giáo dục là trách nhiệm xã hội và cũng là quyền lợi thiết yếu để giúp doanh nghiệp lựa chọn được nguồn nhân lực chất lượng, tiết kiệm được chi phí, thời gian đào tạo lại sau khi tuyển dụng do sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng ngay công việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu về hợp tác giáo dục để xây dựng văn hóa hợp tác cũng như thiện chí khi tham gia các hoạt động hợp tác; Cần có bộ phận chức năng để làm đầu mối hợp tác, cử nhân sự phù hợp với mỗi nội dung, hính thức hợp tác để nâng cao chất lượng hợp tác; Có kế hoạch dài hạn về nguồn nhân lực phục vụ chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh từ đó có kế hoạch hợp tác trong đào tạo, tuyển dụng với các cơ sở giáo dục đào tạo phù hợp; Chọn lọc và có cam kết khi đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Nhà trường; Tạo điều kiện để các điều khoản hợp tác được thực hiện hiệu quả. Đối với Nhà nước: Luật Giáo dục – Nghề nghiệp, Luật Giáo dục – Đào tạo Nhà nước đã có quy định chung về khuyến khích hợp tác Nhà trường và DN. Tuy nhiên Nhà nước cần có chính sách cụ thể hơn để DN tích cực, chủ động hơn trong hợp tác với các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, VD: như chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế đối với DN khi DN đầu tư cho KHCN, DN đầu tư cho các ngành, lĩnh vực ưu tiên trong giáo dục, đào tạo,…
  • 21. 21 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÀ TĨNH VỚI DOANH NGHIỆP 3.1. Phương hướng chung - Tăng cường mối liên kết giữa chặt chẽ giữa Nhà trường với doanh ghiệp, nhất là trong công tác đào tạo, theo phương châm học sinh phải tiếp cận được quy trình công nghệ sản xuất ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bằng cách sau khi học sinh hoàn thành một phần hoặc toàn phần kỹ năng nghề nghiệp (tại trường) sẽ tiếp tục có quá trình cọ xát thực tế tại các doanh nghiệp, sau đó các em lại quay về trường để hoàn tất khóa học để tốt nghiệp. - Tăng cường đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, doanh nghiệp hỗ trỡ kinh phí đào tạo cho người học và đảm bảo việc làm cho người học sau khi hoàn tất khóa học, người học ký cam kết làm việc cho doanh nghiệp, nhà trường cam kết đào tạo theo yêu cầu và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với doanh nghiệp. - Tăng cường tổ chức các hội thảo, hướng nghiệp giúp doanh nghiệp – Nhà trường – người lao động có cơ hội cùng “ngồi lại” lắng nghe, chia sẻ nhằm tìm ra hướng đào tạo chung, thiết thực. - Nhà trường sẵn sàng chia sẻ các nguồn lực, mời chuyên gia cho doanh nghiệp khi họ có nhu cầu, cung cấp tài liệu để họ bổ trợ kỹ năng, kiến thức. - Nhà trường phải đầu tư vào lực lượng nội tại, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chỉnh sửa chương trình đào tạo và đào tạo giáo viên để đào tạo ra những sinh viên chắc về lý thuyết, vẵng về thực hành. 3.2. Đề xuất các giải pháp 3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết phải liên kết đào tạo nghề giữa Nhà trường với các Doanh nghiệp Nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của CBQL, Giáo viên cũng như tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao nhận thức của CBQL, GV trong việc liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nhằm nâng cao
  • 22. 22 nhận thức của CBQL, GV và DN về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc liên kết đào tạo nghề của Nhà trường với các DN, gắn đào tạo nghề của Nhà trường với nhu cầu của DN và của xã hội. Tạo mối quan hệ giữa Nhà trường với doanh nghiệp, để từ đó giáo viên có thể tiếp cận được máy móc, thiết bị tiên tiến từ doanh nghiệp mà Nhà trường chưa đáp đáp ứng được. Giao lưu, trao đổi, thu hút các chuyên gia trình độ cao từ doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo với tư cách là giáo viên thỉnh giảng tại Nhà trường hoặc có thể tham gia dạy lý thuyết, dạy thực hành cơ bản, hướng dẫn thực tập sản xuất cho học sinh, sinh viên tại các doanh nghiệp và tham gia các hội đồng đánh giá, chấm thi tốt nghiệp. 3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề của Nhà trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp - Nhà trường cần phối hợp với các đơn vị liên kết triển khai thực hiện đổi mới, hiện đại hóa chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất, theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. - Trên cơ sở chương trình khung do cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành, Nhà trường cần chủ động phối hợp với các đơn vị liên kết đào tạo xin ý kiến của các chuyên gia làm việc tại các DN, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ về chương trình, nội dung đào tạo đối với từng ngành nghề cụ thể để làm cơ sở xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền điều chỉnh chương trình nội dung cho phù hợp. - Thăm dò các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của DN đặt ra đối với người lao động. - Rà soát lại các nội dung chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất. - Điều chỉnh lại nội dung chương trình cho phù hợp thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp. Lựa chọn nội dung cần điều chỉnh bổ sung thích ứng với đặc thù lao
  • 23. 23 động của DN (chú trọng bổ sung kỹ năng mềm như: làm việc theo tổ nhóm, kỹ năng giao tiếp, văn hóa DN, tác phong công nghiệp, an toàn lao động...) - Xây dựng mới chương trình theo yêu cầu của DN - Bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho giáo viên để thích ứng với nội dung chương trình mới. 3.2.3. Tăng cường đổi mới các phương thức, hình thức liên kết đào tạo giữa Nhà trường với các Doanh nghiệp - Đánh giá tổng thể các hình thức, phương thức và mức độ liên kết đào tạo với DN. - Xây dựng kế hoạch hoàn thiện, đổi mới phương thức, hình thức và mức độ liên kết đào tạo với DN. - Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra theo tiến độ dự kiến. - Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để có những quyết định phù hợp với tình hình biến động thực tế của từng DN đang liên kết. - Nhà trường chuyển từ phương thức, hình thức liên kết đào tạo giữa Nhà trường với các Doanh nghiệp từ thế bị động sang thế chủ động, chủ động kết nối thông tin một cách đầy đủ và liên tục, thường xuyên giữa Nhà trường với doanh nghiệp, đây là một việc làm hết sức quan trọng và cũng rất khó khăn trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Phải khẳng định muốn thành công trước hết phải thành công trong kết nối thông tin. - Phải có thông tin từ phía doanh nghiệp như: Nhu cầu, cơ cấu, tiến độ, loại hình lao động và các điều kiện khác; Thông tin về cơ cấu công nghệ, đổi mới công nghệ; Thông tin về chất lượng học sinh ra trường đến làm việc tại doanh nghiệp (các điểm mạnh, yếu, khuyết điểm cần bổ sung); Thông tin về đóng góp ý kiến trong hoàn thiện đổi mới chương trình, công nghệ, thiết bị giảng dạy… - Chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi trong đào tạo nguồn ứng viên để tuyển dụng nguồn nhân lực, đặt hàng, ký hợp đồng đào tạo, quyền lợi trách nhiệm trong đào tạo tuyển dụng, sử dụng nguồn lao động có chất lượng cao tạo kết nối trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của Nhà trường và doanh nghiệp. - Chia sẻ về các kế hoạch đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, chuyển đổi
  • 24. 24 cơ cấu ngành nghề, mặt hàng, đổi mới thiết bị….và kế hoạch đổi mới công nghệ sản xuất mà có liên quan đến thay đổi nguồn nhân lực cả số lượng lẫn chất lượng và cơ cấu. - Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để có những quyết định phù hợp với tình hình biến động thực tế của từng DN đang liên kết. 3.2.4. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm cho cán bộ, giáo viên phù hợp với thực tiễn sản xuất của các doanh nghiệp - Quy hoạch đội ngũ giáo viên: Trước hết Nhà trường cần phải quy hoạch và phối hợp với các DN quy hoạch đội ngũ giáo viên theo quy định của Nhà nước, phân loại chất lượng đội ngũ giáo viên để có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng hợp lý, việc quy hoạch đội ngũ giáo viên cần phải căn cứ vào nhu cầu của lao động của từng ngành nghề, vì vậy cần phải có dự báo về nhu cầu lao động trong tỉnh, trong nước, khu vực và thế giới để có chiến lược phát triển, đổi mới ngành nghề đào tạo theo từng giai đoạn cụ thể, từ đó quy hoạch đôi ngũ giáoviên phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo của Nhà trường theo từng giai đoạn cụ thể như: + Tiến hành điều tra cơ bản đội ngũ giáo viên; + Phân loại, quy hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên; + Lập kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho giáo viên ở các ngành nghề; + Lập kế hoạch đảm bảo ngân sách cho công tác bồi dưỡng và đào tạo giáo viên. 3.2.5. Tăng cường đầu tư bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo phù hợp với thực tiễn sản xuất ở các Doanh nghiệp - Điều tra, đánh giá tổng thể thực trạng sở vật chất trang thiết bị hiện có của Nhà trường với danh mục thiết bị tối thiểu của từng nghề cụ thể, từ đó biết được các danh mục thiết bị và số lương yêu cầu của từng danh mục thiết bị so với quy mô đào tạo của Nhà trường; phân loại tính năng, tác dụng của từng chủng loại để làm cơ sở thực tế cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư bổ sung, mua sắm, trên cơ sở huy động kinh phí từ DN và kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia. - Xây dựng kế hoạch đầu tư bổ sung, mua sắm. Việc xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị phải được xây dựng theo từng giai đoạn hoặc theo từng năm cụ
  • 25. 25 thể. Nếu kế hoạch cho từng giai đoạn thì phải được xây dựng từ năm đầu của giai đoạn đó, kế hoạch cho mối năm thì phải được xây dựng từ đầu năm và phải được Hiệu trưởng và đơn vị chủ quản phê duyệt. căn cứ vào nguồn kinh phí hiện có (kinh phí huy động từ DN, kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí từ nguồn lực của Nhà trường) để xây dựng dự toán đầu tư hằng năm. Dự toán phải được xây dựng và phê duyệt từ đầu kỳ đối với kế hoạch giai đoạn hoặc đầu năm đối với kế hoạch một năm. - Tổ chức thực hiện kế hoạch. + Sau khi kế hoạch và dự toán đầu tư mua sắm được phê duyệt Nhà trường tổ chức đấu thầu cạnh tranh để chọn Nhà thầu có uy tín cung cấp thiết bị. Thiết bị đào tạo nghề quyết định đến chất lượng tay nghề của học sinh và khả năng đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm tại DN, vì vậy trong quán trình lập kế hoạch đầu tư, mua săm, lập dự toán, phải có sự tham gia của DN - Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị vật tư mua sắm, huy động so với kế hoạch đề ra và so với yêu cầu thực tiễn sản xuất của DN. + Để việc kiểm tra đánh giá chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đầu tư, mua sắm bảo đảm chất lượng, khách quan thì quá trình kiểm tra đành giá cần có sự tham gia của các DN 3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động liên kết đào tạo - Kiểm tra thực hiện kế hoạch công tác của từng giáo viên. - Kiểm tra hồ sơ, sổ sách đã được quy định của giáo viên nhưu: Giáo án lên lớp, đề cương bài giảng, sổ tay giáo viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm…Để công tác kiểm tra duy trì thường xuyên cần có quy định phân cấp cho các tổ chuyên môn, khoa, phòng đào tạo, phòng công tác học sinh sinh viên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong năm học. - Kiểm tra theo dõi việc thực hiện giờ lên lớp của giáo viên như: kiểm tra đột xuất, dự giờ thăm lớp để đánh giá đúng khả năng giảng dạy của giáo viên qua đó rút kinh nghiệm về chuyên môn và năng lực sư phạm. - Kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, nội dung và thời
  • 26. 26 gian sinh hoạt. 3.2.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp Như vậy, các giải pháp quản lý đào tạo liên kết với DN được đề xuất trên cơ sở kế thừa các thành tựu lý luận của các công trình khoa học trước đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn hoạt động quản lý của Nhà trường chắc chắn sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo hướng phù hợp với nhu cầu của DN; góp phần thực hiện tốt các định hướng của ngành LĐ – TB & XH, đó là đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của DN, đào tạo nghề theo địa chỉ. Các giải pháp mà khoa luận đề xuất sẽ góp phần làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục trong lĩnh vực đào tạo nghề, đồng thời có giá trị ứng dụng đối với công tác quản lý liên kết đào tạo với DN của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo tiêu chí hiện nay. Mỗi giải pháp được đề xuất ở trên đều nhằm vào giải quyết một khía cạnh của vấn đề liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tính đơn lẻ thì mỗi giải pháp chỉ đem lại một hiệu quả bộ phận, do vậy để đạt được hiệu quả tổng thể, việc áp dụng các giải pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống. Giải pháp này là tiền đề, là cơ sở cho giải pháp kia, giữa chúng có sự bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Ví dụ, trong 6 giải pháp nêu trên, chúng ta thấy giải pháp 1 làm tiền đề để thực hiện giải pháp 2, giải pháp 3 và các giải pháp khác. Giải pháp 2 và 3 đóng vai trò quyết định, làm trung tâm để hỗ trợ thúc đẩy các giải pháp cùng đạt được hiệu quả, v.v. Như vậy, trong thực tiễn đòi hỏi các cán bộ quản lý của nhà Trường khi áp dụng các giải pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau và phải coi đây là một nguyên tắc để đạt hiệu quả cao khi áp dụng. 3.3. Một số kiến nghị, đề xuất Để quản lý tốt liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh nói riêng và đối với công tác GDNN nói chung, tác giả xin kiến nghị một số vấn đề sau:
  • 27. 27 3.3.1. Đối với bộ, ngành có liên quan Về vấn đề mất cân đối trong mạng lưới GDNN: Mạng lưới các Cơ sở GDNN chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất ở DN. Ở địa phương nào phát triển mạnh ngành nghề gì thì nên đầu tư mở các Cơ sở GDNN đào tạo ngành nghề đó, tránh tình trạng địa phương cần lao động ngành nghề này thì cơ sở GDNN đóng trên địa bàn lại đào tạo ngành nghề khác. Tác giả khuyến nghị với các cấp bộ ngành Trung ương và chính quyền địa phương có thẩm quyền khi thành lập các Cơ sở GDNN ở địa phương nào không nên chạy theo số lượng mà phải căn cứ vào nhu cầu nhân lực của từng nghề mà DN tại địa phương, của vùng kinh tế cần tuyển dụng. Về vấn đề xây dựng chương trình đào tạo: Việc áp dụng chương trình khung là một trở ngại rất lớn đối với các Cơ sở GDNN trong việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn của DN hiện nay. Tác giả kiến nghị với Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu để có thể mở rộng tỷ lệ "phần mềm" cho phép các Cơ sở GDNN được chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của DN ở địa phương mà Trường họ đóng hoặc với các DN mà họ ký hợp đồng liên kết. Về vấn đề đào tạo giáo viên dạy nghề: Trình độ và năng lực của giáo viên dạy nghề hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất ở DN, có giáo viên chỉ dạy được thực hành, có giáo viên chỉ dạy được lý thuyết, mà lý thuyết và thậm chí ngay cả thực hành ở Trường lại luôn không ăn khớp với thực tiễn sản xuất tại DN. Tác giả khuyến nghị cần có chính sách ưu tiên đào tạo giáo viên dạy nghề, đào tạo người giáo viên dạy nghề đạt chuẩn so với thực tiễn sản xuất: vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành. Về vấn đề quản lý: Ở các cấp quản lý đào tạo nghề từ Trung Ương đến địa phương cần thành lập Trung tâm dự báo về nhu cầu nhân lực của các ngành nghề, các thông tin về thị trường lao động, v.v. để làm định hướng cho công tác đào tạo, tránh tình trạng ngành thừa vẫn đào tạo, ngành thiếu thì không được đào tạo. Các trung tâm này có vai trò làm cầu nối giữa các Cơ sở GDNN và DN.
  • 28. 28 - Phải tiến hành công tác kiểm định, đánh giá chất lượng GDNN theo nhu cầu DN, đào tạo theo địa chỉ. - Vấn đề đào tạo đáp ứng nhu cầu của DN là đem lại lợi ích tay ba Cơ sở GDNN, DN và người học. Tác giả xin khuyến nghị, để nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu của DN không chỉ người học mà cả DN cần phải đóng góp kinh phí để phục vụ đào tạo. - Tạo cơ chế chính sách cho các DN tham gia đào tạo, phát triển Cơ sở GDNN tại DN. Các DN có hoạt động đào tạo, chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành, được miễn giảm thuế thu nhập DN hoặc trích một phần thu nhập trước thuế để tham gia đào tạo. 3.3.2. Đối với Cơ sở GDNN và các đơn vị tham gia liên kết - Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, phương pháp đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của các đơn vị liên kết. - Xây dựng hệ thống cán bộ quản lý, giáo viên hướng dẫn thực hành nghề ngay tại các đơn vị liên kết và phải coi bộ phận này như bộ phận giáo viên cơ hữu của Nhà trường. Đồng thời xây dựng chế tài theo đúng quy định. - Đối với đơn vị liên kết cần phải xây dựng môi trường thân thiện với Nhà trường, gắn kết và phối hợp chặt chẽ từ khâu đầu vào là tuyển sinh cũng như trong suốt khóa học, học sinh vào chỗ làm việc. - Phối hợp xây dựng quy chuẩn về quy chế liên kết quy định rõ trách nhiệm của từng bên cũng như trách nhiệm của học sinh.
  • 29. 29 C. PHẦN KẾT LUẬN GDNN là một trong những vấn đề được Đảng và nhà nước rất quan tâm hiện nay. GDNN đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Liên kết đào tạo giữa Nhà trường với DN chính là một trong những giải pháp để thực hiện “học đi đôi với hành”, giúp lý luận gắn liền với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo ra đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Qua quá trình nghiên cứu tác giả xin rút ra một số kết luận như sau : - Đối với Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, việc quản lý tốt hoạt động liên kết đào tạo với các DN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề rất quan trọng, đồng thời cũng là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Nhà trường nhất là trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên thực tiễn đào tạo ở các Cơ sở GDNN nói chung và ở Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh nói riêng cho thấy chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và của các DN. Chính vì vậy đổi mới công tác GDNN, đổi mới công tác quản lý đào tạo ở các Cơ sở GDNN đang trở thành yêu cầu cấp bách. - Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm sáng tỏ đươc cơ sở lý luận, những khái niệm, những quan điểm, nguyên lý giáo dục, đã trình bày được thực trạng hoạt động GDNN nói chung và hoạt động liên kết đào tạo của Nhà trường nói riêng. Bên cạnh những kết quả rõ rệt đạt được trong công tác đào tạo như: chất lượng đào tạo, cơ hội có việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp có được nâng cao song vẫn tồn tại nhiều vấn đề về nội dung, cơ chế liên kết, đặc biệt là vấn đề đổi mới quản lý liên kết đào tạo cho phù hợp, hiệu quả. - Qua phân tích thực trạng quản lý liên kết đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh trong những năm qua, khóa luận đã chỉ ra được những ưu điểm cũng như những bất cập, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý liên kết đào tạo giữa Nhà trường và DN.
  • 30. 30 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư 05/2022/TT-BLĐTBXH quy định liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp 2. Hồ Chí Minh Toàn tập (2002) , Nxb Sự thật, Hà Nội, 3. Nghị định số 139/2006/NĐ-CP của Chính phủ: “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề” 4. Quyết định của Bộ LĐTBXH số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020". 5. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Đề án “Đào tạo nghề, giải quyết việc làm ổn định đời sống cho người dân thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”. 6. Phạm Khắc Vũ (1993), Cơ sở lý luận và thực tiễn phương thức tổ chức đào tạo nghề kết hợp tại trường và cơ sở sản xuất. 7. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật giáo dục nghề nghiệp. 8. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: Phê duyệt Đề án thành lập trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh. 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: Quyết định ban hành điều lệ trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.