SlideShare a Scribd company logo
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                GVHD: Bùi Văn Đạo

                              CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
     An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát triển đa dạng các
ngành nghề nhưng đặc biệt có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế
biến thủy sản. Nền kinh tế của tỉnh đang phát triển khá tốt, các khu vực sản xuất đều
tăng. Đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do đó ngày
càng có nhiều doanh nghiệp, công ty đã thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, kéo theo nhu cầu về vốn tăng theo để đáp ứng cho sản xuất và kinh doanh và
hiện nay tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong môi trường mở
rộng và đầu tư luôn là vấn đề bất cập gây nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết các
doanh nghiệp.
     Trước tình hình phát triển đó thì các công ty, doanh nghiệp cần có sự hổ trợ về vốn
và một trong những kênh hỗ trợ về vốn quan trọng đó là kênh Ngân hàng, ngoài Ngân
hàng Nhà nước thì các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) trong đó có Ngân
hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang (Sacombank-AG) chiếm tỷ trọng lớn
trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty, cá nhân, hộ gia đình.Vì vậy mà
nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện cho hoạt
động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao đã góp phần thúc
đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển.
     Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất quan
trọng, nó tạo ra thu nhập rất cao song rủi ro cũng nhiều. Do đó công tác tín dụng là hoạt
động quan trọng, nó mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu
nhập của ngân hàng.Vì vậy công tác quản lý, kiểm soát, định hướng phát triển cho hoạt
động tín dụng vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn rất là quan trọng. Nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề này nên em chọn“ Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
      Trong hệ thống Ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt đông chủ yếu và cũng gặp
nhiều rủi ro. Để phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng, đề tài tập trung vào phân
tích:
- Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng dựa vào các yếu tố sau: nguồn vốn huy
động, doanh số cho vay, khả năng thu nợ, tình hình dư nợ, kiểm soát nợ quá hạn và một
số chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
-Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời hạn chế rủi
ro.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007.
- Tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet.
- Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
     Trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và do thời gian thực tập có
hạn, đồng thời kiến thức khả năng có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả
tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007.


Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                    Trang 1
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                GVHD: Bùi Văn Đạo



                             CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Hoạt động huy động vốn
  2.1.1 Tiền gởi khách hàng
    Tiền gửi không kỳ hạn
      Tiền gởi thanh toán là loại tiền gởi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ
lúc nào mà không cần phải báo trước Ngân hàng biết và Ngân hàng phải đáp ứng yêu
cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên gọi là tài
khoản giao dịch.
     Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và mục đích
chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Nguồn tiền gửi thanh toán không
ổn định do đó khi sử dụng Ngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.
    Tiền gửi có kỳ hạn
       Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút
ra sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc
Ngân hàng phải trả tiền lại cho mình.Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi
đến hạn đến hạn.Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền
nên Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền
không được trả lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút
tiền đúng hạn. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của Ngân hàng và
loại tiền gửi định kỳ.
     Đối với Ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một ngày nhất định
mới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho Ngân hàng chủ động được
nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này để
cho vay rất hiệu quả.Các NHTM thường áp dụng biện pháp lãi suất để huy động
nguồn vốn này là chủ yếu.
  2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm
      Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào Ngân hàng thì được
Ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản
lý sổ và mang theo khi đến Ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số Ngân hàng đã
bỏ sổ tiết kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bảng kê lúc gửi tiền
đầu tiên và hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh. Đây cũng là nguồn vốn hoạt
động của Ngân hàng, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao. Gồm 2 loại hình.
    Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
     Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi vào, lấy ra bất kỳ lúc nào
không cần báo trước cho Ngân hàng. Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết
kiệm, dành dụm hầu để trang trải cho những chi tiêu cần thiết đồng thời có một
khoản lãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi có thể là
những người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảo
đảm an toàn hơn giữ tiền ở nhà.
    Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
       Đây là loại hình gửi tiền mà người gửi có sự thỏa thuận về thời gian với Ngân
hàng, khách hàng chỉ rút tiền khi đến thời hạn thỏa thuận. Còn trường hợp đặc biệt rút


Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                    Trang 2
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                  GVHD: Bùi Văn Đạo

ra trước thời hạn thì lãi suất thấp hơn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn lớn hơn.
  2.1.3 Kỳ phiếu Ngân hàng
     Là loại chứng từ có giá được Ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trong
xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định.Thời hạn
của kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng, có thể là:
3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.
  2.1.4 Trái phiếu Ngân hàng
      Trái phiếu Ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào Ngân hàng, nó là một
loại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán. Ở nước ta,
trái phiếu có kỳ hạn trên một năm. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì Ngân hàng
có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu
tư vào các công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn…Đối với khách hàng, trái
phiếu Ngân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro so với cổ
phiếu doanh nghiệp.
2.2 Lý luận chung về tín dụng
  2.2.1 Khái niệm về tín dụng
      Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật
hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại
với một lượng lớn hơn.
       Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc đểm sau
thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa:
     - Có sự chuyển giao quyền sử dung một lượng giá trị từ người này sang người khác.

     - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.

      - Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một
       lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.

  2.2.2 Các nguyên tắc tín dụng
     Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
     - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
      - Hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
       dụng.
  2.2.3 Các hình thức tín dụng
   - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn.
   - Căn cứ vào đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.
   - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín
     dụng tiêu dùng.
   - Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: Tín dụng thương mại, tín dụng Ngân
     hàng, tín dụng Nhà nước.



Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                       Trang 3
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                GVHD: Bùi Văn Đạo

  2.2.4 Chức năng và vai trò của tín dụng
       2.2.4.1 Chức năng
   -    Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.
   -    Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
   -    Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế.
       2.2.4.2 Vai trò
   -    Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.
   -    Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
   -    Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã
        hội.
   -    Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.
   2.2.5 Đối tượng khách hàng
    - Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam
và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản
xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống, ở trong nước
và nước ngoài.
   - Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh
doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam.
  2.2.6 Điều kiện cho vay
       Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:
    - Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. Tổ chức nước ngoài
thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác
định theo pháp luật Việt Nam.
    - Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Cá nhân nước
ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự
được xác định theo pháp luật Việt Nam.
   - Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
   - Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết.
   - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả,
phù hợp với qui định của pháp luật.
     - Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với cá nhân)
tại điạ bàn cho vay được phân công của sở Giao dịch, Chi nhánh trực thuộc Ngân
hàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng giám đốc chấp
thuận.
  2.2.7 Các phương thức cho vay
     Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức
 cho vay:




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                    Trang 4
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang               GVHD: Bùi Văn Đạo

     - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ
tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
    - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa
thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
      - Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực
hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục
vụ đời sống.
   - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay
vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu
mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
    - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa
thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ
hạn trong thời hạn cho vay.
     - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn
sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín
dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự hòng, mức
phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
      - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín
dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín
dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động
hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử
dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
    - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận
bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán
của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
  2.2.8 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay
     2.1.8.1 Thời hạn cho vay
      Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến
thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
và khách hàng.
     2.1.8.2 Lãi suất cho vay
     - Lãi suất cho vay và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biễu lãi suất và
biểu phí tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
    - Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được
ký kết hoặc được qui định trong hợp đồng tín dụng .
    - Ngân hàng có thể xem xét cho khoản miễn, giảm lãi tiền vay theo Quy chế
miễn, giảm lãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng ban hành.
  2.2.9 Bảo đảm tín dụng
    2.2.9.1 Khái niệm
      Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp


Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                   Trang 5
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang               GVHD: Bùi Văn Đạo

dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi
được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
    Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi:
   - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
    - Tài sản dung làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu( phải có giá trị và thị
   trường tiêu thụ).
    - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo
   đảm tiền vay.
    2.2.9.2 Các hình thức bảo đảm tín dụng
       Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp.
     Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của
mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay:
      - Thế chấp bất động sản.
      - Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất.
       Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cấm cố.
     Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của
mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
       Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:
      - Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa….
      - Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.
      - Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….
       Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
       Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh.
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
    Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

                     Vốn huy động
     VHĐ/TNV=                                 X 100%
                     Tổng nguồn vốn
Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Đối với
NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của Ngân hàng càng lớn.
    Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động


                        Vốn huy động có kỳ hạn
   VHĐCKH/TNV=                                          X 100%
                         Tổng nguồn vốn huy động




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                   Trang 6
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang              GVHD: Bùi Văn Đạo



 Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín
dụng. Tỷ số này càng lớn thì nguồn vốn huy động càng ổn định.
    Dư nợ / Tổng nguồn vốn

                             Dư nợ
       DN/TNV=                                X 100%
                       Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng. Nếu chỉ
tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Ngược
lại Ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng.
    Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

                        Doanh số thu nợ
     DSTN/DSCV=                             X 100%
                        Doanh số cho vay
Phản ánh một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay thì thu về được bao nhiêu đồng
nợ. Nếu tỷ lệ này càng cao thì hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngược lại nếu tỷ lệ này
thấp thì Ngân hàng có khuynh hướng gặp nhiều rủi ro vì khó thu được nợ.
    Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
                    Nợ quá hạn
   NQH/TDN=                          X 100%
                  Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng.
Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                  Trang 7
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                 GVHD: Bùi Văn Đạo



           CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
                       SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
 3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
       Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacomank thành lập ngày 21/12/1991
trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp
tác xã tín dụng: Tân Bình - Thành Công – Lữ Gia tại thành Phố Hồ Chí Minh với các
nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.Vốn
điều lệ của Sacombank tại thời điểm 1991 là 03 tỉ đồng và Ngân hàng hoạt động chủ
yếu tại các vùng ven TP.HCM.
      Sacombank đã được 3 tập đoàn tài chính quốc tế góp vốn cổ phần và chia sẽ kinh
nghiệm quản trị điều hành gồm: Công Ty Tài Chính Quốc Tế - IFC trực thuộc Ngân
hàng Thế Giới (World Bank), tập đoàn tài chính Dragon Financial Hoidings thuộc Anh
Quốc và Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ). Ngoài 3 cổ đông nước ngoài và
các đối tác chiến lược trong nước, Sacombank còn là Ngân hàng có số lượng cổ đông
đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần 33.000 cổ đông.
     Sacombank hiện có hệ thống công ty con hoạt động trong nhiều ngành nghề khác
nhau như: kiều hối (Sacomrex), chứng khoán (sacombank Securities), cho thuê tài
chính (sacombankleasing), quản lý nợ và khai tác tài sản (Sacombank – AMC).Vào
ngày 12/7/2006 tại trung tâm Giao Dịch chứng khoán TP HCM, Sacombank trở thành
Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
      Sau 17 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối Ngân hàng TMCP tại
Việt Nam với vốn điều lệ với 4.450 tỉ đồng và về mạng lưới hoạt động với 207 Chi
nhánh và phòng giao dịch, phủ kính 44 tỉnh và thành phố trong cả nước. Ngoài ra,
Sacombank còn có quan hệ với gần 9.700 đại lý của 251 Ngân hàng tại 91 quốc gia và
lãnh thổ. Mục tiêu đến 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành trong cả
nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước
ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia).
     Chiến lược của Sacombank là phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa
năng hàng đầu Việt Nam. Sacombank chú trọng nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng
mạng lưới hoạt động và hiện đại công nghệ Ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô
nguồn vốn huy động, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ phi
truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính Ngân hàng hiện đại. Mục tiêu chung của
chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi. Ngân hàng phát triển nhanh,
ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính
của khách hàng, đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia
tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên.
3.1.2 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang
 3.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn
      Năm 2007, tuy có nhiều khó khăn thách thức như hạn hán, dịch bệnh trên lúa, vật
giá tăng cao, … ảnh hưởng đến các họat động SXKD và đời sống của người dân, nhưng
với những nỗ lực chung của các TCKT và nhân dân trong tỉnh, cho nên nền Kinh tế -



Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                     Trang 8
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                 GVHD: Bùi Văn Đạo

Xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch
đặt ra hầu hết đều đạt và vượt so với kế hoạch .
      Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh An Giang năm 2007 đạt 13,63% (cao hơn 0,43% so
với Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong
15 năm qua). Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực với khu
vực dịch vụ chiếm 54,79% (tăng 2,13%), khu vực nông – lâm - thuỷ sản chiếm 32,52%
( giảm 2,04%) và khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 12,69% (giảm 0,09%).
       Thị trường XNK tiếp tục được mở rộng, đặc biệt hoạt động xuất khẩu đã có bước
tiến triển mạnh, đạt mức kỷ lục trong vòng 32 năm qua với kim ngạch XK cả năm ước
đạt 540 triệu USD, vượt 20,1% so với kế hoạch và tăng 21,62% so với cùng kỳ, trong
đó hai mặt hàng XK chủ lực của tỉnh là cá tra chiếm 61% và gạo chiếm 28% đều đạt và
vượt so với kế hoạch đề ra. Riêng hoạt động NK cả năm ước đạt 53 triệu USD, đạt 82%
so với kế hoạch và bằng 95% so cùng kỳ. Các mặt hàng NK chủ yếu là nguyên vật liệu
phục vụ cho ngành may mặc, chế biến thức ăn gia súc, hoá chất, thuốc trừ sâu, gỗ…
      Trong năm 2007, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, phát
triển và mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các
thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng được
nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đến cuối năm huy động vốn tại chỗ được 6.670 tỷ đồng (tăng
74% so năm 2006), chiếm 52% tổng dư nợ (đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong những năm
gần đây), Tổng dư nợ cho vay đạt gần 13.737 tỷ (tăng 53%), trong đó dư nợ các
NHTMQD chiếm 59%, NHTMCP chiếm 33%, hệ thống QTDND chiếm 8% (tỷ lệ này
của năm 2006 lần lượt là 75%, 17%, 8%),qua đó cho thấy năm 2007 thị phần của các
NHTMCP có chiều hướng gia tăng và các NHTMQD thì ngược lại.
  3.1.2.2 Tình hình thị trường trên địa bàn
     Trong năm 2007 do trên địa bàn có thêm 4 TCTD mở Chi nhánh (như Ngân hàng
VIBank, Việt Á, An Bình, Nam Việt) và ngày trong tháng 01/2008 đầu năm trên địa
bàn An Giang có thêm 03 TCTD mở Chi nhánh là NH Sài Gòn Hà Nội (khai trương
vào ngày 09/01/2008), Techcombank (khai trương vào ngày 11/01/2008) và VPBank
(khai trương vào ngày 16/01/2008). Dự kiến đến cuối quí 2/2008 sẽ có thêm 2 TCTD
nữa khai trương là Eximbank, NH Quân Đội.
     Việc tại 1 địa bàn tỉnh có quá nhiều TCTD (là tỉnh có nhiều TCTD chỉ đứng sau
các TP trực thuộc TW, tính đến 16/01/2008 tại An Giang có tổng cộng 47 TCTD bao
gồm 8 NHTMQD, 01 NH Chính Sách, 14 NHTMCP, 24 QTD và nếu tính điểm giao
dịch Ngân hàng là gần 110 điểm) với nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng và nguồn
nhân sự có kinh nghiệm sẽ làm cho một số nhân viên bị giao động và có thể sẽ bị lôi
kéo. Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm nhất đó là thị trường ngày càng sẽ bị thu hẹp
do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
     Trong năm 2007 Chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo các khách hàng
đại gia trên địa bàn về giao dịch với Sacombank, nhưng các khách hàng này từ lâu đã
giao dịch với các Ngân hàng TMQD, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất,
hạn mức,… cho nên số lượng khách hàng đại gia về giao dịch với Chi nhánh chưa
nhiều.
3.1.3 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang
     An Giang là một tỉnh thuộc Miền tây Nam Bộ, với năm non bảy núi, có nhiều
cửa khẩu giao thương thuận tiện với Campuchia, nếu ai có dịp về An Giang, chắc có



Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                     Trang 9
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang               GVHD: Bùi Văn Đạo

một lần viếng thăm khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tham quan các danh
lam thắng cảnh và chắc chắn có dịp đi qua một thành phố mới – nơi có môt Chi
nhánh của Sacombank - Chi nhánh An Giang toạ lạc trên đường Tôn ĐứcThắng -ngay
trung tâm thành phố Long Xuyên.
     Chi nhánh cấp 1 An Giang được hình thành trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ
văn phòng đại diện An Giang (có mặt từ tháng 11/2001), chính thức đi vào hoạt
động (theo công văn số 66 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị) vào ngày 03/08/2005 là
Chi nhánh thứ 100 trong hệ thống Sacombank theo công văn thứ 143/NHNN ngày
22/02/2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Sacombank An Giang là
Chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24) là một trong những phương tiện
hiện đại trong việc quản lý Ngân hàng.
      Hoà với xu thế phát triển chung của toàn hệ thống Sacombank - An Giang cũng
đặt mục tiêu phát triển là trở thành Ngân hàng bán lẻ -đa năng trên điạ bàn tỉnh, do đó
hệ khách hàng trọng tâm mà Sacombank hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất
kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên điạ bàn tỉnh.
3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 3.2.1 Cơ cấu tổ chức
               Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tại Sacombank An Giang


                                      Giám đốc



                                    Phó giám đốc



    Phòng            Phòng              Phòng            Phòng            Phòng
  Doanh nghiệp       Cá nhân            Hỗ trợ       Kế toán và Quỹ     Hành chánh


       Bộ phận           Bộ phận            Bộ phận           Bộ phận
      Tiếp thị DN       Tiếp thị DN        Tiếp thị DN       Tiếp thị DN

        Bộ phận          Bộ phận            Bộ phận           Bộ phận
       Thẩm định        Tiếp thị DN        Tiếp thị DN       Tiếp thị DN
          DN
                                            Bộ phận
                                           Tiếp thị DN


                                      Phòng Giao dịch




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                   Trang 10
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                GVHD: Bùi Văn Đạo

  3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
    Phòng doanh nghiệp
       •   Tiếp thị doanh nghiệp
   -   Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể như: đánh giá về
       tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho phòng tiếp thị và phát
       triển sản phẩm doanh nghiệp tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, hỗ trợ các
       đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng,…
   -   Tiếp thị và quản lý khách hàng như: xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách
       hàng, trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực
       thuộc Chi nhánh, triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho
       các sản phẩm dịch vụ,…
   -   Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp như: triển khai chương trình tập huấn, huấn
       luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc,…
   -   Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn
       khách hàng đến quầy giao dịch liên quan.
   -   Quản lý kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chi
       nhánh trong mảng chức năng được giao,…
       •   Thẩm định doanh nghiệp
   -   Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án
       theo quy định của Ngân hàng) như: phối hợp với Bộ phận Tiếp thị trong quá
       trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả
       năng quản lý của khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản
       đảm bảo của khách hàng,…
   -   Thông báo quyết dịnh cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp
       thị doanh nghiệp,…
    Phòng cá nhân
   Có chức năng và nhiệm vụ tượng tự như phòng doanh nghiệp, chỉ khác ở đối tượng
   là cá nhân.
    Phòng hỗ trợ
       •   Quản lý tín dụng
   -   Hỗ trợ công tác tín dụng như: thực hiện thủ tục đảm bảo tiền vay, tiếp nhận tài
       sản bảo đảm.
   -   Kiểm soát tín dụng như: kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho
       Ban lãnh đạo Chi nhánh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có), hoàn chỉnh
       hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có), tham gia cùng với bộ phận tín
       dụng doanh nghiệp/cá nhân kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi
       cho vay đối với khách hàng có nợ xấu, lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm,…
   -   Quản lý nợ như: quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo ngành nghề kinh
       doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia
       hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao
       hiệu quả,…



Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                    Trang 11
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                GVHD: Bùi Văn Đạo

   -   Lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận
       nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy tờ liên quan khác, tổ chức lưu trữ toàn bộ các
       bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán vá các hồ sơ đã từ chối
       cho vay đề tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu,…
       •   Thanh toán quốc tế
   -   Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như: xử lý các nghiệp vụ liên quan đến
       L/C nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu, L/C xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu
       trơn,…
   -   Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế như: xử lý các nghiệp chuyển tiền đi
       nước ngoài, thực hiện việc xác nhận mang ngoại tệ, mua bán ngoại tệ phục vụ
       nhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài hợp pháp theo đúng quy định, quy chế kinh
       doanh ngoại hối của Ngân hàng,…
   -   Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách, quản lý
       và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định,…
       •   Xử lý giao dịch
   -   Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan
       đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện các
       nghiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ, thực hiện các tác nghiệp
       về thẻ được giao, quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng của
       khách hàng,…
   -   Thực hiện các nghiệp vụ mua bán vàng, ngoại tệ theo quy định cảu Ngân hàng.
    Phòng kế toán và quỹ
       •   Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh
   -   Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh và các đơn vị trực
       thuộc Chi nhánh
   -   Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày /quý /năm
       của các đơn vị trực thuộc.
   -   Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định.
   -   Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh tra.
   -   Lập các chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do Phòng đảm trách.,…
       •   Quản lý công tác an toàn kho quỹ
     Thu chi và nhập xuất tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá như: thực hiện thu chi
tiền mặt, ngoại tệ, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được bảo quản theo
quy định, tạm ứng quỹ,..
       •   Kiểm điếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định.
       •   Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
       •   Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.
    Phòng hành chính
       •   Quản lý công tác hành chính



Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                    Trang 12
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                GVHD: Bùi Văn Đạo

   -   Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.
   -   Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh.
   -   Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý và phân phối tất cả các loại tài sản, vật
       phẩm liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh.
   -   Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của toàn Chi nhánh.
   -   Tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở kế hoạch đã được
       duyệt,…
       •   Quản lý công tác nhân sự
   -   Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ vào kế hoạch mở rộng
       mạng lưới và kết quả định biên của Chi nhánh.
   -   Phối hợp với phòng nhân sự tại Hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh.
   -   Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao đông, tham gia giải quyết các
       tranh chấp lao động tại Chi nhánh.
   -   Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc,
       bảo dưỡng trang thiết bị CNTT,…
    Phòng giao dịch
Phòng giao dịch chia làm hai bộ phận: bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận hỗ trợ.
       •   Bộ phận dịch vụ khách hàng.
   -   Tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng.
   -   Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng: phân tích thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và
       cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng,…
       •   Bộ phận hỗ trợ.
   -   Xử lý giao dịch như: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, chuyển
       tiền,…
   -   Quản lý tín dụng như: hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ.
   -   Chức năng kế toán và quỹ như: thực hiện và kiểm soát hoạt động hạch toán kế
       toán của phòng giao dịch, tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán trong
       khi chờ chuyển về Chi nhánh theo quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ,
       thực hiện công tác thu chi tiền mặt, vàng, chứng từ có giá theo quy định,…
3.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại Ngân hàng
 3.3.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các Phòng ban Hội
sở, cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền địa phương.
- Sự đoàn kết và nhiệt quyết cao của CBNV Chi nhánh An Giang đã tạo nên sức mạnh
tập thể hướng đến một mục tiêu chung là cùng nhau chung sức xây dựng một Chi
nhánh vững mạnh về mọi mặt.
- Đội ngũ CBNV trẻ -năng động -được địa phương hoá với gần 100% CBNV Chi
nhánh là người địa phương nên rất am hiểu phong tục, tập quán của địa phương, từ đó
rất thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng .



Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                    Trang 13
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang               GVHD: Bùi Văn Đạo

- Hình ảnh và thương hiệu Sacombank tại An Giang đã được nhiều người quan tâm
thông qua nhiều chương trình như: “ Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng”, quỹ học
bổng “Ươm mầm cho những ước mơ “ và chương trình “ Ghế đá nơi công cộng “,….
- Trụ sở khang trang và sạch đẹp luôn tạo ra sự mới lạ và thoải mái khi khách hàng đến
giao dịch nên đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng đến giao dịch.
- Mạng lưới và tiện ích sản phẩm dịch vụ khá nổi trội: với mạng lưới rộng lớn –208
điểm giao dịch trên toàn hệ thống như hiện nay nên rất thuận lợi trong việc phát triển
các dịch vụ đặc biệt nhất là dịch vụ chuyển tiền.
- Công tác chăm sóc khách hàng được toàn thể CBNV Chi nhánh An Giang xác định là
vũ khí cạnh tranh và là trách nhiệm của mọi người, từ đó khách hàng khi đến giao dịch
lần đầu đã tạo ấn tượng tốt về Sacombank.
- Hệ khách hàng sau hơn 02 năm hoạt động Chi nhánh An Giang đã tạo được một hệ
khách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Chi nhánh tăng trưởng, phát triển ổn định và
bền vững.
  3.3.2 Khó khăn
- Sự xuất hiện ngày càng nhiều TCTD làm cho thị phần ngày càng thu hẹp, các TCTD
đua nhau tung ra những chiêu thức lôi kéo các khách hàng của những Ngân hàng đang
hoạt động trên địa bàn trong đó có Sacombank An Giang.
- Sau thời gian dài mất khách hàng, các Ngân hàng TMQD đã “ tỉnh giấc” nên không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo lại các
khách hàng đã mất và thu hút thêm khách hàng mới, với lợi thế giá sản phẩm rẽ hơn các
Ngân hàng TMCP, cho nên đã bị các Ngân hàng TMQD tiếp thị lôi kéo.
- Do nhu cầu mở rộng mạng lưới và qui mô họat động của Chi nhánh tăng trưởng
nhanh, cho nên số lượng nhân viên cần tuyển nhiều, nghiệp vụ còn yếu chưa theo kịp
tốc độ phát triển của Chi nhánh. Trong khi đó áp lực về các chính sách thu hút nhân tài
của các TCTD mới mở tại An Giang đối với các nhân sự có năng lực và kinh nghiệm
ngày một tăng.
- Một số sản phẩm dịch vụ của Sacombank còn hạn chế: như sản phẩm thẻ tiện ích chưa
cao, một số loại phí dịch vụ cao hơn so với các TCTD khác như phí thẩm định, phí
TTQT, phí sử dụng hạn mức.
- Thủ tục cho vay đối với những món nhỏ lẻ của Sacombank còn quá nhiêu kê (do chưa
ban hành thủ tục đơn giản cho sản phẩm này) và phải đăng ký GDĐB, trong khi đó có
một số TCTD đang thực hiện thủ tục cho vay thật đơn giản và không đăng ký GDĐB
đối với những món vay dưới 50 triệu đồng.
- Đối với những sản phẩm cho vay QTD không thể phát triển do khó cạnh tranh với NH
Đông Á và NH Mỹ Xuyên về thủ tục quản lý tài sản thuế chấp, các hồ sơ vay vốn tái
thế chấp và đăng ký GDĐB.




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                   Trang 14
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang           GVHD: Bùi Văn Đạo

3.4 Quy trình cho vay
                           Hình 3.2: Quy trình cho vay

   KH            P.DVKH            P.QLTD            BGĐ        CHỨNG TỪ


    Nhu          Tiếp nhận,
    cầu         hướng dẫn HS

                  Xác minh
                   thực tế
                  đánh giá
                 Thẩm định
                 hồ sơ vay

                 Tổng hợp hồ                          Xét
                 sơ, trình ký                        duyệt
                                                                 Toàn bộ
                  Thông báo                                     Hồ sơ vay
                    từ chối         Kiểm soát
                                    hồ sơ đã
                                      duyệt
                 Thông báo
                   đồng ý


                Lập hợp đồng                                     Tờ trình đã
                 và trình ký                                     được duyệt

                                                               Giấy xác nhận
                Công chứng/                                    tình trạng nhà
                 chứng thực                                    đất
                giao dịch ĐB
 Bàn giao          (nếu có)                                    HĐ Tín dụng,
                                   Nhận HS
 bản chính                                                     HĐ Bảo đảm
                                  TSBĐ trình         Ký
  giấy tờ                         duyệt, giải        HĐ
  nhà đất                                                        Biên bản
                                    ngân
                                                                nhận TSBĐ

  Nhận tiền       Giải ngân
    vay            tiền vay                                     Phiếu chuyển
                                                                 khoản/Giấy
                                  Nhập kho                        lĩnh tiền
                                   hồ sơ

                                                                  Bản chính
                                  Lưu giữ                        giấy tờ nhà,
                                  Hồ sơ vay                          đất


Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                              Trang 15
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang          GVHD: Bùi Văn Đạo



       Bảng 3.1: Diễn giải Qui trình cấp tín dụng tại Sacombank An Giang



                 Các bước
Thời gian    STT thực hiện           Nội dung thực hiện      Hồ sơ/chứng từ

                            - Tiếp nhận hồ sơ vay.
                  Tiếp nhận                                - Sổ theo dõi;
                            - Hường dẫn các điều kiện, thủ
              1   hướng dẫn                                - Phiếu hẹn
                              tục, hồ sơ vay vốn cho khách
                    hồ sơ                                    xác minh
                              hàng
 Tối đa 5
  ngày                                                      - Bảng kiểm
                            - Xác minh hiện trạng thực tế     tra thu thập
                   Xác minh
              2               của bất động sản mới.           thông tin.
                    thực tế
                            - Định giá bất động sản         - Bảng định
                                                              giá TSBĐ

                                                           - Bảng điểm
                            - Đánh giá xếp hạn khách hàng.
 Từ 2 đến                                                   khách hàng.
                            - Thẩm định các hồ sơ vay vốn.
  5 ngày          Thẩm định                                - Thu thập hồ
              3             - Thẩm định tình hình sản xuất
tùy vào số        hồ sơ vay                                  sơ vay.
                              kinh doanh hoặc nguồn thu
 tiền vay                                                  - Báo cáo đánh
                              nhập dùng để trả nợ.
                                                             giá định tính.


                              - Lập tờ trình, đề xuất ý kiến
                                trình cho cấp có thẩm quyền - Tờ trình xét
Xét duyệt
                                phê duyệt.                   duyệt hồ sơ
trong thời        Trình hồ sơ
              4               - Thông báo cho khách hàng     vay.
gian ngắn             vay
                                chuẩn bị hồ sơ để tiến hành - Toàn bộ hồ
   nhất.                        thủ tục công chứng và đăng    sơ vay
                                ký giao dịch bảo đảm.




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                            Trang 16
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                 GVHD: Bùi Văn Đạo


                                                            - Tờ trình đã
                               - Ký HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm
                                                             duyệt
                                 tiền vay.
                                                            - HĐTD, HĐ
                               - Thực hiện công chứng,
                                                              bảo đảm đã
                                 chứng thực HĐ bảo đảm tiền
Đây là thời                                                   công chứng
                   Thủ tục bảo   vay
gian khách                                                  - Giấy chứng
               5    đảm tiền - Đăng ký GDBĐ tại cơ
  hàng tự                                                     nhận đã đăng
                      vay        quan có thẩm quyền.
 chủ động                                                     ký giao dịch
                               - Chuyển bản chính hồ sơ tài
                                                              bảo đảm.
                                 sản bảo đảm sang P. QLTD
                                                            - Bảng chính
                                 để làm thủ tục nhập kho
                                                              giấy tờ nhà
                                 qũy.
                                                              đất.

                                 - Giải ngân tiền vay cho khách
                                                                - HĐTD
                                   hàng
  Trong 1                                                       - Phiếu chuyển
               6    Giải ngân    - Chuyển hồ sơ vay của
   buổi.                                                           khoản, giấy
                                   khách hàng sang P. QLTD
                                                                   lãnh tiền.
                                   lưu giữ
                                 - Sau giải ngân, CBTD phải
                                   tiến hành kiểm tra
                    Kiểm tra
                                 - Nội dung kiểm tra lưu ý đến  Báo cáo kiểm tra
               7   sau cho vay
                                   việc sử dụng vốn vay, tình   sau cho vay
                   sau cho vay
                                   hình sản xuất kinh doanh,
                                   khả năng trả nợ.
                                                                   - Giấy nộp tiền
                                 - Khi khách hàng trả hết nợ,
                                                                     của khách
                                   tiến hành hạch toán thu nợ, lãi
                                                                     hàng
               8     Tất toán      và phí để tất toán HĐ.
                                                                   - Bản chính
                     HĐ vay      - Chuyển hồ sơ sang P.QLTD
                                                                     giấy tờ nhà
                                   để làm thủ tục giải chấp.
                                                                     đất.
3.5 Kết quả hoạt động của Sacombank An Giang trong 3 năm
       Trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh chia làm hai loại: thu từ lãi và thu ngoài
lãi. Thu từ lãi là thu từ hoạt động cho vay vốn của Chi nhánh, còn thu ngoài lãi là tiền
thu được do điều chuyển vốn đi Hội sở. Tương tự nguồn chi cũng có hai loại: chi trã lãi
là lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền còn chi ngoài lãi là lãi phải trả do nhận vốn điều
hòa từ hội sở.Tình hình hoạt động kinh doanh được thể hiện qua bảng sau:
         Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007
                                                                        ĐVT:Triệu đồng




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                      Trang 17
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                        GVHD: Bùi Văn Đạo

                                                                     Chênh lệnh 2007/2006
          Chỉ tiêu                        2006      2007
                                                                    Tuyệt đối    Tương đối
1.Thu từ lãi (lãi cho vay)            26,722       62,926             36,204        135.48
2.Chi trả lãi (trả lãi tiền
                                      5,735        23,620             17,885        311.86
gửi)
3.Thu nhập lãi (lãi ròng)             20,987       39,306             18,319         87.29
4.Thu ngoài lãi (lãi do
                                      1,560        2,871               1,311         84.04
chuyển VĐH về HS)
5.Chi ngoài lãi (lãi do
                                      5,789        11,020              5,231         90.36
nhận VĐH về HS)
6.Thu nhập ngoài lãi                  -4,230       -8,149             -3,919         92.65
7.Thu nhập trước thuế                 16,758       31,157             14,399         85.92
8.Thuế TNDN                           4,692        8,724               4,032         85.93
Thu nhập sau thuế                     12,066      22,433        10,367         85.92
                                       (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín)


            Biểu đồ 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007
                                                                               ĐVT:Triệu đồng.

            70,000                                 65,797


            60,000


            50,000


            40,000                                                             Doanh thu
                                                        34,640
                                                                               Chi phí
            30,000
                          22,492                                   22,433      Lợi nhuận
            20,000
                               11,52412,066
            10,000


                  0
                                   2006                     2007


        Từ bảng báo cáo trên ta thấy số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay tăng mạnh
  ở năm 2007. Cụ thể là tiền lãi vay thu được năm 2006 là 26,722 triệu đồng, năm 2007
  tiền lãi vay thu được là 62,926 tăng 36,204 triệu đồng so với năm 2006 ứng với tốc độ
  tăng trưởng là 135.48%. Điều này chứng mhinh rằng lợi nhuận của Chi nhánh bị ảnh


  Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                             Trang 18
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang              GVHD: Bùi Văn Đạo

hưởng rất lớn đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thu từ lãi cho vay thì Ngân
hàng phải trả lãi tiền gửi. Bên cạnh việc thu ngoài lãi năm 2007 tăng 1,311 triệu đồng
so với năm 2006, còn chi ngoài lãi năm 2007 tăng 5,231 triệu đồng so với năm 2006.
     Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2006 là 12,066 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận là
22,433 triệu đồng tăng 10,367 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 85.92%. Đạt
được kết quả đó là do trong thời gian qua Ngân hàng đã làm tương đối tốt các hoạt
động cho vay, thu nợ cũng như kiểm soát nợ quá hạn, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị, có
những chính sách cho vay với mức lãi phù hợp. Với kết quả này Chi nhánh sẽ ngày
càng phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển.
3.6 Mục tiêu và phương hướng năm 2008
 3.6.1 Mục tiêu năm 2008
- Huy động: năm 2008 ước đạt 580 tỷ đồng chiếm 8,5% thị phần của địa bàn, với 9,000
khách hàng, đến 2010 ước đạt 1,800 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 14,000
khách hàng.
- Cho vay: năm 2008 ước đạt 900 tỷ đồng chiếm 7% thị phần địa bàn, với 13,000 khách
hàng, đến 2010 ước đạt 1,500 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 28,000 khách
hàng.
- Doanh số TTQT: năm 2008 ước đạt 20 triệu USD chiếm 3% thị phần địa bàn, với 01
khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 40 triệu USD chiếm 5% thị phấn địa bàn, với 10
khách hàng.
- Thu phí dịch vụ: năm 2008 ước đạt 3 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 5 tỷ đồng
chiếm 12,5% lợi nhuận.
- Lợi nhuận trước DPRR: năm 2008 ước đạt 22 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt 40 tỷ.
 - Xếp loại Chi nhánh: Chi nhánh phấn đấu đến 30/06/2008 được tăng hạng lên loại 03
và đến 2010 là loại 02.
 3.6.2 Phương hướng năm 2008
      •   Tăng nguồn vốn huy động
- Tiếp tục thức hiện việc phân khúc khách hàng theo số dư tiền gửi để có chính sách
chăm sóc hợp lý – ưu đãi.
- Tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình quảng bá thương hiệu để tiếp thị
thu hút khách hàng.
      •   Tăng trưởng tín dụng, giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng
- Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân
tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay
vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời….
- Rà soát, phân tích đánh giá lại toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm,
không để NQH mới phát sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1% tổng dư nợ.
      •   Tăng thu dịch vụ Ngân hàng
Tiếp tục phát huy ưu thế các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnh
nội địa…
      •   Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                  Trang 19
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang              GVHD: Bùi Văn Đạo

     Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn
nhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chất
lượng cao để đáp ứng nhu cấu phát triển của Ngân hàng.
      •   Tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh tại đơn vị
- Xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh hàng năm đã đề ra.
Định kỳ hàng quí thành lập Đoàn kiểm tra chấn chỉnh để kiểm tra toàn diện các mặt
hoạt động các Phòng ban, PGD trực thuộc.
- Phân công theo dõi thực hiện lịch tự kiểm tra chấn chỉnh và đào tạo để có kế hoạch
biện pháp thực hiện.
- Tổ chức khắc phục triệt để những kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, thanh tra của Hội
sở cũng như của các cơ quan chủ quản.
      •   Các phương hướng khác
     Thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh tính chấp hành nội qui, qui chế, cũng như luôn
quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc khách hàng để làm vũ khí cạnh tranh.




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                 Trang 20
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                   GVHD: Bùi Văn Đạo

           CHƯƠNG 4:             PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
                                 SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TẠI CHI NHÁNH AN GIANG
           4.1 Phân tích tình hình huy động vốn
                 Bất kỳ một Ngân hàng nào thì vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính
           chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn hoạt động
           tốt đem lại hiệu quả cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào đảm bảo cho
           quá trình kinh doanh được thuận lợi. Một nguồn vốn đều và ổn định sẽ giúp cho Ngân
           hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn.
                 Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước
           tiên, nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được
           thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.Trong quá
           trình hoạt động Ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá
           các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh
           nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt
           động của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộng
           đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
            4.1.1 Tình hình nguồn vốn
                                            Bảng 4.1:Tình hình nguồn vốn
                                                                                    ĐVT: Triệu đồng
                    2005               2006                2007              2006/2005           2007/2006
 Khản                                                                      Tuyệt Tương         Tuyệt Tương
 mục         Doanh                Doanh
                           %                    %     Doanh số    %                đối(%
              số                    số                                      đối                 đối     đối(%)
                                                                                      )
Vốn huy                40.2                    75.7               65.7     202,80             263,41
             34,553               237,359             500,776                      586.94               110.98
động                    6                       0                  7         6                  7
Nguồn
vốn             0           0      3,927       1.25    29,001     3.81     3,927      0       25,074    638.50
UTĐT
Vốn và
              2,340    2.73        16,517      5.27    27,350     3.59     14,177   605.85    10,833    65.59
các quỹ
Nguồn                  57.0                    17.7               26.8                        148,51
             48,925                55,753             204,267              6,828    13.96               266.38
vốn khác                1                       8                  3                            4
Tổng
                                                                           227,73             447,83
nguồn        85,818        100    313,556      100    761,394     100               265.37              142.83
                                                                             8                  8
vốn
                                                (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín)




           Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                        Trang 21
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                       GVHD: Bùi Văn Đạo

                                   Biểu đồ 4.1:Tình hình nguồn vốn
                                                                                      ĐVT: Triệu đồng

                                                Tổng nguồn vốn



                                                             85,818

                                                                                 313,556




                        761,394




                                         2005         2006            2007


              Từ biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng. Tính đến năm
        2005 tổng nguồn vốn đạt được là 85,818 triệu đồng đến năm 2006 nguồn vốn đạt được
        là 313,556 triệu đồng tăng lên là 227,738 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là
        265.37% sang năm 2007 nguồn vốn đạt được là761,394 triệu đồng tiếp tục tăng 447,838
        triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 142.83% so với năm 2006.
          4.1.2 Tình hình huy động vốn
               Hiện nay các NHTM đang chạy đua với việc tăng lãi suất huy động và mức tăng
        lãi suất lên rất cao để thu hút sự hấp dẫn của các các thành phần kinh tế cũng như các cá
        thể có lượng tiền nhàn rổi. Bên cạnh việc tăng lãi suất, các Ngân hàng còn kèm theo các
        chương trình dự thưởng, quảng bá tiếp thị, treo băng gon khắp nơi,…Sacombank cũng
        đang tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các hình thức trên và trong thời
        gian qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng lên.Tình hình huy động vốn
        của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:`
                                   Bảng 4.2:Tình hình huy động vốn
                                                                                     ĐVT: Triệu đồng
                    2005              2006                2007                 2006/2005         2007/2006
Khản mục                                                                     Tuyệt Tương Tuyệt Tương
                Vốn        %       Vốn          %      Vốn        %                  đối(%
                                                                              đối       )       đối    đối(%)
  Tiền gửi      16,20   48.5                 10.7                12.7
 thanh toán       7     1         20,813      3       52,775      5          4,606    28.42      31,962   153.57
Tiền gửi tiết
kiệm KKH         387     1.16      4,182     2.16      5,506     1.33         3,794   979.51      1,324   31.66
Tiền gửi tiết   16,81    50.3     168,91     87.1     355,47     85.9        152,09              186,56
kiệm CKH          6        3         3         1         7         1            7     904.49        4     110.45
                33,41             193,90              413,75                 160,49              219,85
   Tổng           0        100       8       100         7        100           8     480.39        0     113.38



        Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                             Trang 22
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                 GVHD: Bùi Văn Đạo

                                (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)


    Tiền gửi thanh toán
      Đây là loại tiền gởi mà khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào, lãi suất của loại
tiền gởi này không cao bằng các loại tiền gởi có kỳ hạn. Mục đích chủ yếu của khách
hàng là dùng để thanh toán và các dịch vụ kèm theo phải đơn giản, thuận lợi và nhanh
chóng.
       Nguồn tiền gửi thanh toán trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Cụ thể vốn
năm 2005 đạt được là 16,207 triệu đồng, năm 2006 là 20,813 triệu đồng tăng 4,606 triệu
đồng tương ứng với số tiền 28.42% so với năm 2005. Năm 2007 vốn đạt được là 52,775
tăng 31,962 triệu đồng tương ứng với số tiền 153.57% so với năm 2006. Nguyên nhân
năm 2005 Chi nhánh mới thành lập nên công tác huy động vốn chưa được cao nhưng từ
năm 2006 đến năm 2007 Chi nhánh đã có chính sách thay đổi lãi suất linh hoạt, công tác
tiếp thị được quảng bá nhiều giới thiệu về Ngân hàng bằng các hình thức phát tờ rơi và
các chương trình rút thăm trúng thưởng, nhờ vậy mà thu hút được nhiều khách hàng.
    Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
     Đây loại tiền chiếm tỷ trọng thấp so với tổng tiền gửi, tuy nhiên số dư vẫn tăng lên
nhưng không đáng kể. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền mà khách hàng đang nhàn rổi
tạm thời mà chưa biết lúc nào sử dụng.
    Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
    Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối với
Ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì
vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định cho
Ngân hàng cho phép Ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tư.
      Tình hình số dư tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm trở lại đây đều tăng,cụ thể: năm
2005 huy động được16,816 triệu đồng; năm 2006 đạt 168,913 triệu đồng tăng 152,097
triệu đồng so với 2005, ứng với tốc độ tăng 904.49%, năm 2007 đạt 355,477 triệu
đồng tăng 186,564 triệu đồng so với năm 2006, ứng với tốc độ tăng là 110.45%. Sự
tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng
trong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hình
thức đơn giản nhất là gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút
được loại tiền gửi này đòi hỏi Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép
cạnh tranh của các NHTM và các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh.
     Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở Chi nhánh Sacombank AG
đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự
tăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh
phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.
4.2 Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm
 4.2.1 Doanh số cho vay
      Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một
NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế
mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ



Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                     Trang 23
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                        GVHD: Bùi Văn Đạo

   yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí
   kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng.


          4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn
         Hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank AG đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn
   vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ
   trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. Sacombank
   AG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn
   cố định của các đơn vị. Tình hình cho vay của Sacombank An Giang được thể hiện qua
   bảng sau:
                         Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn
                                                                               ĐVT: Triệu đồng
             2005            2006                  2007                2006/2005         2007/2006
Khản                                                                 Tuyệt Tương       Tuyệt    Tương
mục       Doanh     % Doanh            %    Doanh            %               đối(%
            số           số                    số                     đối       )       đối     đối(%)
Ngắn                 58. 381,51             1,604,51         84.1    343,01           1,222,99
hạn       38,500       3      4        69          1            7         4 890.95           7 320.56
Trung                41. 171,74                              15.8    144,24
dài hạn   27,500       7      3        21    301,714            3         3 524.52     129,971   75.68
                         553,25        10   1,906,22                 487,25           1,352,96
Tổng      66,000    100       7         0          5         100          7 738.27           8 244.55
                                    (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)
                        Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn
                                                                                 ĐVT: Triệu đồng

            1,800,000
                                                                 1,604,511
            1,600,000
            1,400,000
            1,200,000
            1,000,000
             800,000
             600,000
                                            381,514
             400,000                                                   301,714
                                                   171,743
             200,000     38,500
                              27,500
                    0
                            2005                  2006               2007

                                       Ngắn hạn     Trung dài hạn


         Từ biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cụ thể là năm
   2005 doanh số cho vay là 66,000 triệu đồng, năm 2006 là 553,257 triệu đồng tăng
   738.27% tương ứng với số tiền 487,257 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh


   Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                          Trang 24
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang               GVHD: Bùi Văn Đạo

số cho vay là 1,906,225 tăng 244.55% tương ứng với số tiền 1,352,968 triệu đồng so với
năm 2005. Năm 2005 doanh số cho vay có sự cách xa so với doanh số cho vay năm
2006 và 2007 là do năm 2005 Chi nhánh mới được chuyển đổi từ hình thức tổ tín dụng
lên Chi nhánh cấp 1 và sau thời gian hoạt động Chi nhánh đã áp dụng chính sách cho
vay phù hợp, thu tục vay đơn giản, đẩy mạnh công tác tiếp thị đã thu hút một lượng
khách hàng có nhu cầu đến vay vốn cho nên có sự tăng mạnh ở năm 2006 và 2007.
      Doanh số cho vay theo thời hạn được chia làm 2 loại: Doanh số cho vay ngắn hạn
và doanh số cho vay trung và dài hạn. Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 38,500
triệu đồng, năm 2006 là 381,514 triệu đồng tăng 890.95% tương ứng với số tiền
343,014 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 1,604,511 tăng
320.56% tương ứng với số tiền 1,222,997 triệu đồng so với năm 2005.
      Trong các hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thì hoạt động ngắn hạn
là chủ yếu đã đáp ứng nhu cầu vốn vay nhất thời cho các thành phần, ngành kinh tế
trong địa bàn hoạt động, hơn nữa An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề
nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của Ngân
hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung
vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và
đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay vốn lưu động tại Chi nhánh Sacombank
AG tập trung cho tài trợ thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho
sản xuất công nghiệp, xây dựng,…
       Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong 2 năm qua sản xuất nông nghiệp
gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản
lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở
chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua
của xã hội đã kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển.
        Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm cụ thể là năm 2005
doanh số cho vay trung và dài hạn là 27,500 triệu đồng, năm 2006 là 171,743 triệu đồng
tăng 524.52% tương ứng với số tiền 144,243 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007
doanh số cho vay là 301,714 tăng 75.68% tương ứng với số tiền 129,971 triệu đồng so
với năm 2006. Nguyên nhân của tăng doanh số trung, dài hạn là do những doanh nghiệp
vừa và nhỏ không thể huy động vốn bằng các hình thức như phát hành chứng khoán,
trái phiếu nên họ chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn là một giải pháp tốt nhất và
đây là một trong những khách hàng mà Sacombank –AG chú trọng đến. Ta thấy, doanh
số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung, dài hạn. Do trong
thời gian qua Chi nhánh tập trung vào loại hình cho vay ngắn hạn nhiều hơn.
Tóm lại: Tuy Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang mới thành lập khoản
vài năm nhưng tốc độ cho vay tăng rất nhanh. Đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2007 và
loại hình cho vay ngắn hạn là loại hình mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất
trong thời gian qua. Vì vậy mà tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn
tỷ trọng cho vay trung và dài. Điều này cho thấy kết quả sử dụng vốn có hiệu quả. Để
đạt được kết quả này Chi nhánh không ngừng cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh
của mình như: đổi mới cơ cấu quản lý, áp dụng một mức lãi suất hợp lý, chú trọng trong
công tác tiếp thị khách hàng, bên cạnh đó cũng nhờ sự nổ lực của toàn thể nhân viên.




Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                   Trang 25
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang                 GVHD: Bùi Văn Đạo




          4.2.1.2 Doanh số cho vay theo loại hình
                               Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo loại hình
                                                                             ĐVT: Triệu đồng
               2005               2006               2007            2006/2005          2007/2006
 Khoản
           Doanh             Doanh              Doanh              Tuyệt Tương       Tuyệt     Tương
  mục             %                      %                %
            số                 số                  số               đối    đối(%)     đối      đối(%)
                             298,24      53.9   1,216,78 63.8      277,44 1333.7
SXKD       20,802    31.52         3        1          5     3          1       2    918,542 307.98
                             187,41      33.8             44.4     174,10 1307.7
 Cá nhân   13,313    20.17         6        8    846,883     3          3       7    659,467 351.87
     Doanh                   110,82      20.0             19.4     103,33 1379.8
nghiệp      7,489    11.35         7        3    369,902     0          8       6    259,075 233.77
Nông                                     12.8
nghiệp      7,674    11.63    71,048        4   183,413     9.62    63,374     825.83    112,365    158.15
Tiêu dùng,                                                                     3571.1
bđs           385     0.58    14,134     2.55     33,538    1.76    13,749          7     19,404    137.29
Mua                                                                            5682.4
sắm,SCNC      250     0.38    14,456     2.61     34,648    1.82    14,206          0     20,192    139.68
Cầm cố sổ                                                   13.0               3690.1
tiển gửi    1,401     2.12    53,100     9.60   249,400        8    51,699          5    196,300    369.68
                                         14.7
CBCNV      34,846    52.80    81,535        4   138,207 7.25 46,689 133.99           56,672   69.51
CV TTC          -                319     0.06     5,169 0.27        319         -     4,850 1520.38
CV khác       642     0.94    20,422     3.69    45,066 2.36 19,780          3081    24,644 120.67
                              553,25           1,906,22          487,25            1,352,96
  Tổng     66,000      100         7     100          6   100         7 738.27            9 244.55
                                          (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài GònThương Tín)
                Hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho vay tại Chi nhánh tương đối phong phú và đa
          dạng. Từ biểu đồ trên ta thấy cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến
          là cho vay nông nghiệp, CBCNV và cầm cố sổ tiền gửi và các sản phẩm cho vay đều
          tăng qua các năm. Đặc biệt cho vay SXKD tăng mạnh năm 2006 và năm 2007. Trong
          những năm gần đây với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành,
          các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng
          sản lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn. Tình hình
          cho vay đối với từng sản phảm dịnh vụ như sau:
              Cho vay sản xuất kinh doanh
                Các tổ chức kinh tế và cá thể trong tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng
          có hiệu quả, từ đó họ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu về vốn cũng tăng
          theo, mà vốn tự có của họ không đủ để trang trãi cho các chi phí hoạt động. Vì vậy họ
          cần có nguồn vốn vay để thuận lợi trong việc sản xuất và đây cũng là lĩnh vực mà Chi
          nhánh tập trung phát triển nhiều nhất trong thời gian qua, vốn tín dụng tài trợ cho các
          loại hình này vừa đem lại lợi nhuận cao (lãi suất cho vay cao), vừa phù hợp với mục
          tiêu mà Sacombank đề ra, đồng thời bám sát mục tiêu phát triển của tỉnh. Đây là loại


          Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                    Trang 26
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang               GVHD: Bùi Văn Đạo

hình cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao (53.91%) trong tổng doanh số cho vay của Chi
nhánh.
      Năm 2005 doanh số cho vay SXKD là 20,802 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31.52%
tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay năm 2006 là 298,243 triệu đồng tăng 277,441
triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1333.72%. Doanh số
cho vay năm 2007 là 1,216,785 triệu đồng tăng 918,542 triệu đồng so với năm 2006
tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 307.98%.
      Trong hoạt động SXKD thì đối tượng cá thể chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với đối
tượng doanh nghiệp. Trong đó doanh số cho vay cá thể năm 2005 chiếm tỷ trọng
20.17%, năm 2006 tăng lên chiếm tỷ trọng 33.88% và tiếp tục ở năm 2007 chiếm tỷ
trọng 63.83%. Còn đối với tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp cũng tăng đều qua
các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng
có hiệu quả nên mở rộng rộng qui mô sản xuất, kéo theo nhu cầu vốn là rất lớn.
      Qua phân tích cho vay theo loại hình SXKD, ta thấy trong 3 năm qua chi nhánh đã
tập trung vào loại hình này khá cao (đặc biệt năm 2007 chiếm 63.83%/tổng doanh số
cho vay). Tình hình của tỉnh An Giang đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, sự ra đời
của các dự án đầu tư lớn, nhỏ ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh
nghiệp. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn trong đầu tư là rất lớn
nên cho vay đối với loại hình này có khả năng phát triển mạnh.
    Cho vay nông nghiệp
      Nông nghiệp là một trong những ngành phát tiển mạnh nhất của tỉnh, bên cạnh đó
thì ngành thủy sản cũng phát triển rất mạnh. Hiện nay tại địa bàn của tỉnh việc nuôi và
chế biến cá da trơn với số lượng rất lớn và trong những năm gần đây tình hình xuất
khẩu lương thực và thủy sản phát triển rất mạnh, kéo theo nhiều nhà đầu tư vào hai lĩnh
vực và nhu cầu vốn bổ sung cho loại hình cho vay này càng tăng thêm. Do đó để đáp
ứng nhu cầu vốn của người dân, Ngân hàng cần chuẩn bị một lượng vốn cho phù hợp
để tạo cho người dân sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
       Năm 2005 doanh số cho vay là 7,674 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là
71,048 triệu đồng tăng 63,374 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 825.83% so với năm 2005.
Năm 2007 doanh số cho vay là 183,413 triệu đồng tăng112,365 triệu đồng ứng với tốc
độ tăng 158.15% so với năm 2006. Về cơ cấu thì tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp
giảm nhẹ từ 12.84% năm 2006 xuống 9.62% năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm
này là cho vay lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên cho nên Chi nhánh có sự điều tiết đối với loại hình cho vay này. Đặc biệt là trong
những năm gần đây xuất hiện bệnh rầy nâu nhiều đã gây khó khăn cho người dân, cho
nên Chi nhánh có sự điều tiết nhằm tránh rủi ro đến mức tối thiểu, đảm bảo mục tiêu an
toàn nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng.
    Cho vay tiêu dùng, bất động sản
      Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao, đời sống của người
dân ngày càng cải thiện, vì vậy nhu cầu về vật chất và sở thích tăng theo. Một đối tượng
cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân. Doanh số cho vay của tiêu
dùng, bất động sản năm 2005 là 385 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,134
triệu đồng tăng 13,749 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3571.17% so với năm 2005. Năm
2007 doanh số cho vay là 33,538 triệu đồng tăng 19,404 triệu đồng ứng với tốc độ tăng
137.29% so với năm 2006, nhìn chung doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Năm


Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                   Trang 27
Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang               GVHD: Bùi Văn Đạo

2006 tỷ trọng 1.76% giảm xuống 1.76% năm 2007, do năm 2007. Nguyên nhân là tình
hình bất động sản có sự biến động liên tục không ổn định, còn giá cả thì tăng mạnh. Tuy
nhiên doanh số cho vay vẫn tăng qua các năm loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng
nhỏ /tổng doanh số cho vay.
    Cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở
      Đây là loại hình cho vay nhằm mua sắm, sữa chữa nhà ở, mua những trang thiết bị,
phương tiện phục vụ cho đời sống của người dân góp phần cải thiện cuộc sống. Doanh
số cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở của năm 2005 là 250 triệu đồng, năm 2006 doanh
số cho vay là 14,456 triệu đồng 14,206 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 5682.40% so với
năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 34,648 triệu đồng tăng 20,192 triệu đồng ứng
với tốc độ tăng 139.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm do việc
giải tỏa dân cư nên người dân không có nhà ở, không đủ tiền mua đất, mua nhà nên phải
vay thêm. Tuy nhiên loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh số
cho vay, vì loại hình này thời gian cho vay dài, rủi ro cao do mua nhà để không kinh
doanh nên không có sinh lời và phí thẩm định cũng cao và mất nhiều thời gian.
    Cho vay cầm cố sổ tiền gửi
      Đây là hình thức cho vay dựa vào sổ tiền gửi của khách hàng.Với loại hình cho vay
này sẽ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng do thủ tục vay rất gọn nhẹ, thời gian hoàn
tất hồ sơ nhanh.Và đây là loại hình Chi nhánh mới mở rộng thêm nhằm đa dạng hóa loại
hình cho vay để sớm trở thành một Ngân hàng bán lẽ - đa năng. Nhưng do đây không
phải là lĩnh vực đầu tư mục tiêu nên doanh số cho vay cầm cố sổ tuy tăng trưởng mạnh
nhưng tỷ trọng thì chưa cao. Đây là loại hình cho vay có nguồn thu chắc chắn và ít tốn
phí thẩm định nhất.
      Doanh số cho vay cầm cố sổ tiền gửi của năm 2005 là 1,401 triệu đồng, năm 2006
doanh số cho vay là 53,100 triệu đồng tăng 51,699 triệu đồng ứng với tốc độ tăng
3690.15% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 249,400 triệu đồng tăng
196,300 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 369.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay
tăng qua các năm và tỷ trọng cho vay cũng tăng nhưng vẫn còn thấp so tổng doanh số
cho vay. Tuy nhiên tỷ trọng vẫn tăng do Chi nhánh muốn mở rộng các loại hình cho vay
nhằm làm cho sản phẩm của Ngân hàng ngày càng đa dạng, nhanh chóng đạt được mục
tiêu đề ra.
    Cho vay cán bộ công nhân viên
        Đây là loại hình cho vay nhằm mục đích hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên cải
thiện đời sống vật chất như: mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá
nhân,... Đối với loại hình cho vay này khách hàng không cần tài sản đảm bảo. Doanh số
cho vay cán bộ công nhân viên của năm 2005 là 34,846 triệu đồng, năm 2006 doanh số
cho vay là 81,535 triệu đồng tăng 46,689 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 133.99% so với
năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 138,207 triệu đồng tăng 56,672 triệu đồng
ứng với tốc độ tăng 69.51% so với năm 2006.
      Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên tăng qua các năm, đây là loại hình mà
Chi nhánh đang tập trung thời gian tới, nó được phổ biến hầu hết các Ngân hàng. Đối
với hình thức cho vay này sẽ tạo mối quan hệ giữa Ngân hàng với cơ quan. Loại hình
cho vay này giúp cho cán bộ công nhân viên ngoài việc trang trãi cuộc sống thì còn có
thể kinh doanh nhỏ. Ngân hàng áp dụng hình thức vốn cộng lãi chia đều nên công tác
thẩm định nguồn thu nhập đối với loại hình này rất quan trọng.



Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT                                                   Trang 28
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC
BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC

More Related Content

What's hot

Đề tài Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Đề tài  Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần...Đề tài  Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Đề tài Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABankĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khTham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Linh Heo
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàng
BUG Corporation
 
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
nataliej4
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngLuận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân Hàng
Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn ...
Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn ...Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn ...
Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Thanh Hoa
 
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Đề tài  Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần...Đề tài  Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Đề tài Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...Đề tài  Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
Đề tài Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng công thương Chương ...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABankĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khTham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh kh
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
 
Thực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàngThực tập ngân hàng
Thực tập ngân hàng
 
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp, HOT 2018
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
Báo cáo thực tập tại ngân hàng NHTMCP An Bình (ABBank)
 
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay mua nhà dự án của ngân h...
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
Luận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân HàngLuận văn cao học Ngân Hàng
Luận văn cao học Ngân Hàng
 
Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn ...
Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn ...Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn ...
Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo trong cho vay trung và dài hạn ...
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
 
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
 

Viewers also liked

luan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfluan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfNguyễn Công Huy
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
dissapointed
 
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI N...
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI N...QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI N...
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI N...
vietlod.com
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngMinh Tuấn
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Thanh Hoa
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpnguyendaiphong
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dungDuc Thinh
 
BẢO MẬT VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BẢO MẬT VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬBẢO MẬT VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BẢO MẬT VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Smie Vit
 

Viewers also liked (8)

luan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfluan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdf
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
 
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI N...
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI N...QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI N...
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI N...
 
Nội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụngNội dung quy trinh tín dụng
Nội dung quy trinh tín dụng
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá rủi ro tín dụng và các biện pháp ngăn ngừa rủi ...
 
Báo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tậpBáo cáo về đơn vị thực tập
Báo cáo về đơn vị thực tập
 
Quy trinh tin dung
Quy trinh tin dungQuy trinh tin dung
Quy trinh tin dung
 
BẢO MẬT VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BẢO MẬT VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬBẢO MẬT VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BẢO MẬT VÀ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
 

Similar to BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC

Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhHạnh Ngọc
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-pTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Trần Đức Anh
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
D cuong thuc tap1
D cuong thuc tap1D cuong thuc tap1
D cuong thuc tap1biekawai
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
anh hieu
 
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà TâyGiải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
luanvantrust
 
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng ...
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng ...Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng ...
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng hay nhất
Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng hay nhất Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng hay nhất
Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng ...
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng ...Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng ...
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng ...
sividocz
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Trần Đức Anh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
nataliej4
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
anh hieu
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừaGiải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOTLuận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC (20)

Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Cơ Sở Lý Luận Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
 
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanhPhan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
Phan tich tinh hinh cho vay ngan han doi voi doanh nghiep ngoai quoc doanh
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-pTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-chat-luong-cong-tac-p
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại NHTMCP...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
BANG IN moi.doc
BANG IN moi.docBANG IN moi.doc
BANG IN moi.doc
 
D cuong thuc tap1
D cuong thuc tap1D cuong thuc tap1
D cuong thuc tap1
 
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ... Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việ...
 
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà TâyGiải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
Giải pháp việc Định giá Tài sản thế chấp bằng Bất Động Sản tại NHNo&PTNT Hà Tây
 
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng ...
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng ...Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng ...
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng ...
 
Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng hay nhất
Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng hay nhất Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng hay nhất
Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng hay nhất
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
 
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng ...
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng ...Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng ...
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng ...
 
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...Tailieu.vncty.com   luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
Tailieu.vncty.com luan-van-phan-tich-hoat-dong-tin-dung-tai-nhnn-ptnt-chi-n...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docxBÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI docx
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏNâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừaGiải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOTLuận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
Luận văn: Mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, HOT
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Nguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

BÀI IN LUÂN VĂN - NỘP BÀI.DOC

  • 1. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng đặc biệt có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nền kinh tế của tỉnh đang phát triển khá tốt, các khu vực sản xuất đều tăng. Đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty đã thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kéo theo nhu cầu về vốn tăng theo để đáp ứng cho sản xuất và kinh doanh và hiện nay tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong môi trường mở rộng và đầu tư luôn là vấn đề bất cập gây nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp. Trước tình hình phát triển đó thì các công ty, doanh nghiệp cần có sự hổ trợ về vốn và một trong những kênh hỗ trợ về vốn quan trọng đó là kênh Ngân hàng, ngoài Ngân hàng Nhà nước thì các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) trong đó có Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang (Sacombank-AG) chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty, cá nhân, hộ gia đình.Vì vậy mà nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển. Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất quan trọng, nó tạo ra thu nhập rất cao song rủi ro cũng nhiều. Do đó công tác tín dụng là hoạt động quan trọng, nó mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng.Vì vậy công tác quản lý, kiểm soát, định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn rất là quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn“ Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Trong hệ thống Ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt đông chủ yếu và cũng gặp nhiều rủi ro. Để phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng, đề tài tập trung vào phân tích: - Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng dựa vào các yếu tố sau: nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, khả năng thu nợ, tình hình dư nợ, kiểm soát nợ quá hạn và một số chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. -Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro. 1.3 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007. - Tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet. - Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và do thời gian thực tập có hạn, đồng thời kiến thức khả năng có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007. Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 1
  • 2. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Hoạt động huy động vốn 2.1.1 Tiền gởi khách hàng  Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gởi thanh toán là loại tiền gởi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước Ngân hàng biết và Ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên gọi là tài khoản giao dịch. Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và mục đích chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn định do đó khi sử dụng Ngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.  Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc Ngân hàng phải trả tiền lại cho mình.Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn đến hạn.Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền nên Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền không được trả lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút tiền đúng hạn. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của Ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ. Đối với Ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một ngày nhất định mới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho Ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này để cho vay rất hiệu quả.Các NHTM thường áp dụng biện pháp lãi suất để huy động nguồn vốn này là chủ yếu. 2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào Ngân hàng thì được Ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo khi đến Ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số Ngân hàng đã bỏ sổ tiết kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bảng kê lúc gửi tiền đầu tiên và hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh. Đây cũng là nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao. Gồm 2 loại hình.  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi vào, lấy ra bất kỳ lúc nào không cần báo trước cho Ngân hàng. Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết kiệm, dành dụm hầu để trang trải cho những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi có thể là những người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảo đảm an toàn hơn giữ tiền ở nhà.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đây là loại hình gửi tiền mà người gửi có sự thỏa thuận về thời gian với Ngân hàng, khách hàng chỉ rút tiền khi đến thời hạn thỏa thuận. Còn trường hợp đặc biệt rút Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 2
  • 3. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo ra trước thời hạn thì lãi suất thấp hơn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lớn hơn. 2.1.3 Kỳ phiếu Ngân hàng Là loại chứng từ có giá được Ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trong xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định.Thời hạn của kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng, có thể là: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng. 2.1.4 Trái phiếu Ngân hàng Trái phiếu Ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào Ngân hàng, nó là một loại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán. Ở nước ta, trái phiếu có kỳ hạn trên một năm. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì Ngân hàng có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào các công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn…Đối với khách hàng, trái phiếu Ngân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro so với cổ phiếu doanh nghiệp. 2.2 Lý luận chung về tín dụng 2.2.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn. Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc đểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa: - Có sự chuyển giao quyền sử dung một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. - Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. 2.2.2 Các nguyên tắc tín dụng Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.2.3 Các hình thức tín dụng - Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. - Căn cứ vào đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định. - Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng. - Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: Tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng Nhà nước. Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 3
  • 4. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo 2.2.4 Chức năng và vai trò của tín dụng 2.2.4.1 Chức năng - Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ. - Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. - Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế. 2.2.4.2 Vai trò - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả. - Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. - Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế. 2.2.5 Đối tượng khách hàng - Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống, ở trong nước và nước ngoài. - Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.2.6 Điều kiện cho vay Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau: - Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. Tổ chức nước ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam. - Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam. - Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phù hợp với qui định của pháp luật. - Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với cá nhân) tại điạ bàn cho vay được phân công của sở Giao dịch, Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng giám đốc chấp thuận. 2.2.7 Các phương thức cho vay Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay: Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 4
  • 5. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo - Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự hòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.2.8 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay 2.1.8.1 Thời hạn cho vay Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và khách hàng. 2.1.8.2 Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biễu lãi suất và biểu phí tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ. - Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc được qui định trong hợp đồng tín dụng . - Ngân hàng có thể xem xét cho khoản miễn, giảm lãi tiền vay theo Quy chế miễn, giảm lãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng ban hành. 2.2.9 Bảo đảm tín dụng 2.2.9.1 Khái niệm Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 5
  • 6. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi: - Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm. - Tài sản dung làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu( phải có giá trị và thị trường tiêu thụ). - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. 2.2.9.2 Các hình thức bảo đảm tín dụng  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay: - Thế chấp bất động sản. - Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất.  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cấm cố. Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây: - Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa…. - Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ. - Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay.  Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh. 2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng  Vốn huy động / Tổng nguồn vốn Vốn huy động VHĐ/TNV= X 100% Tổng nguồn vốn Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Đối với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của Ngân hàng càng lớn.  Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động Vốn huy động có kỳ hạn VHĐCKH/TNV= X 100% Tổng nguồn vốn huy động Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 6
  • 7. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Tỷ số này càng lớn thì nguồn vốn huy động càng ổn định.  Dư nợ / Tổng nguồn vốn Dư nợ DN/TNV= X 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại Ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng.  Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay Doanh số thu nợ DSTN/DSCV= X 100% Doanh số cho vay Phản ánh một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay thì thu về được bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ lệ này càng cao thì hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì Ngân hàng có khuynh hướng gặp nhiều rủi ro vì khó thu được nợ.  Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Nợ quá hạn NQH/TDN= X 100% Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 7
  • 8. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacomank thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình - Thành Công – Lữ Gia tại thành Phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.Vốn điều lệ của Sacombank tại thời điểm 1991 là 03 tỉ đồng và Ngân hàng hoạt động chủ yếu tại các vùng ven TP.HCM. Sacombank đã được 3 tập đoàn tài chính quốc tế góp vốn cổ phần và chia sẽ kinh nghiệm quản trị điều hành gồm: Công Ty Tài Chính Quốc Tế - IFC trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank), tập đoàn tài chính Dragon Financial Hoidings thuộc Anh Quốc và Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ). Ngoài 3 cổ đông nước ngoài và các đối tác chiến lược trong nước, Sacombank còn là Ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần 33.000 cổ đông. Sacombank hiện có hệ thống công ty con hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như: kiều hối (Sacomrex), chứng khoán (sacombank Securities), cho thuê tài chính (sacombankleasing), quản lý nợ và khai tác tài sản (Sacombank – AMC).Vào ngày 12/7/2006 tại trung tâm Giao Dịch chứng khoán TP HCM, Sacombank trở thành Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Sau 17 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam với vốn điều lệ với 4.450 tỉ đồng và về mạng lưới hoạt động với 207 Chi nhánh và phòng giao dịch, phủ kính 44 tỉnh và thành phố trong cả nước. Ngoài ra, Sacombank còn có quan hệ với gần 9.700 đại lý của 251 Ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ. Mục tiêu đến 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Chiến lược của Sacombank là phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam. Sacombank chú trọng nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại công nghệ Ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính Ngân hàng hiện đại. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi. Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng, đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. 3.1.2 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang 3.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Năm 2007, tuy có nhiều khó khăn thách thức như hạn hán, dịch bệnh trên lúa, vật giá tăng cao, … ảnh hưởng đến các họat động SXKD và đời sống của người dân, nhưng với những nỗ lực chung của các TCKT và nhân dân trong tỉnh, cho nên nền Kinh tế - Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 8
  • 9. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hầu hết đều đạt và vượt so với kế hoạch . Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh An Giang năm 2007 đạt 13,63% (cao hơn 0,43% so với Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong 15 năm qua). Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực với khu vực dịch vụ chiếm 54,79% (tăng 2,13%), khu vực nông – lâm - thuỷ sản chiếm 32,52% ( giảm 2,04%) và khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 12,69% (giảm 0,09%). Thị trường XNK tiếp tục được mở rộng, đặc biệt hoạt động xuất khẩu đã có bước tiến triển mạnh, đạt mức kỷ lục trong vòng 32 năm qua với kim ngạch XK cả năm ước đạt 540 triệu USD, vượt 20,1% so với kế hoạch và tăng 21,62% so với cùng kỳ, trong đó hai mặt hàng XK chủ lực của tỉnh là cá tra chiếm 61% và gạo chiếm 28% đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Riêng hoạt động NK cả năm ước đạt 53 triệu USD, đạt 82% so với kế hoạch và bằng 95% so cùng kỳ. Các mặt hàng NK chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho ngành may mặc, chế biến thức ăn gia súc, hoá chất, thuốc trừ sâu, gỗ… Trong năm 2007, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đến cuối năm huy động vốn tại chỗ được 6.670 tỷ đồng (tăng 74% so năm 2006), chiếm 52% tổng dư nợ (đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong những năm gần đây), Tổng dư nợ cho vay đạt gần 13.737 tỷ (tăng 53%), trong đó dư nợ các NHTMQD chiếm 59%, NHTMCP chiếm 33%, hệ thống QTDND chiếm 8% (tỷ lệ này của năm 2006 lần lượt là 75%, 17%, 8%),qua đó cho thấy năm 2007 thị phần của các NHTMCP có chiều hướng gia tăng và các NHTMQD thì ngược lại. 3.1.2.2 Tình hình thị trường trên địa bàn Trong năm 2007 do trên địa bàn có thêm 4 TCTD mở Chi nhánh (như Ngân hàng VIBank, Việt Á, An Bình, Nam Việt) và ngày trong tháng 01/2008 đầu năm trên địa bàn An Giang có thêm 03 TCTD mở Chi nhánh là NH Sài Gòn Hà Nội (khai trương vào ngày 09/01/2008), Techcombank (khai trương vào ngày 11/01/2008) và VPBank (khai trương vào ngày 16/01/2008). Dự kiến đến cuối quí 2/2008 sẽ có thêm 2 TCTD nữa khai trương là Eximbank, NH Quân Đội. Việc tại 1 địa bàn tỉnh có quá nhiều TCTD (là tỉnh có nhiều TCTD chỉ đứng sau các TP trực thuộc TW, tính đến 16/01/2008 tại An Giang có tổng cộng 47 TCTD bao gồm 8 NHTMQD, 01 NH Chính Sách, 14 NHTMCP, 24 QTD và nếu tính điểm giao dịch Ngân hàng là gần 110 điểm) với nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng và nguồn nhân sự có kinh nghiệm sẽ làm cho một số nhân viên bị giao động và có thể sẽ bị lôi kéo. Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm nhất đó là thị trường ngày càng sẽ bị thu hẹp do có quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2007 Chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo các khách hàng đại gia trên địa bàn về giao dịch với Sacombank, nhưng các khách hàng này từ lâu đã giao dịch với các Ngân hàng TMQD, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất, hạn mức,… cho nên số lượng khách hàng đại gia về giao dịch với Chi nhánh chưa nhiều. 3.1.3 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang An Giang là một tỉnh thuộc Miền tây Nam Bộ, với năm non bảy núi, có nhiều cửa khẩu giao thương thuận tiện với Campuchia, nếu ai có dịp về An Giang, chắc có Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 9
  • 10. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo một lần viếng thăm khu tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, tham quan các danh lam thắng cảnh và chắc chắn có dịp đi qua một thành phố mới – nơi có môt Chi nhánh của Sacombank - Chi nhánh An Giang toạ lạc trên đường Tôn ĐứcThắng -ngay trung tâm thành phố Long Xuyên. Chi nhánh cấp 1 An Giang được hình thành trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ văn phòng đại diện An Giang (có mặt từ tháng 11/2001), chính thức đi vào hoạt động (theo công văn số 66 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị) vào ngày 03/08/2005 là Chi nhánh thứ 100 trong hệ thống Sacombank theo công văn thứ 143/NHNN ngày 22/02/2005 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Sacombank An Giang là Chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24) là một trong những phương tiện hiện đại trong việc quản lý Ngân hàng. Hoà với xu thế phát triển chung của toàn hệ thống Sacombank - An Giang cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành Ngân hàng bán lẻ -đa năng trên điạ bàn tỉnh, do đó hệ khách hàng trọng tâm mà Sacombank hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh công tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ công nghiệp trên điạ bàn tỉnh. 3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.2.1 Cơ cấu tổ chức Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức tại Sacombank An Giang Giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Doanh nghiệp Cá nhân Hỗ trợ Kế toán và Quỹ Hành chánh Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Tiếp thị DN Tiếp thị DN Tiếp thị DN Tiếp thị DN Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận Thẩm định Tiếp thị DN Tiếp thị DN Tiếp thị DN DN Bộ phận Tiếp thị DN Phòng Giao dịch Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 10
  • 11. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Phòng doanh nghiệp • Tiếp thị doanh nghiệp - Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể như: đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho phòng tiếp thị và phát triển sản phẩm doanh nghiệp tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Chi nhánh thực hiện các chỉ tiêu bán hàng,… - Tiếp thị và quản lý khách hàng như: xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng, trực tiếp tiếp thị khách hàng hoặc tiếp thị theo yêu cầu của đơn vị trực thuộc Chi nhánh, triển khai thực hiện các chương trình, sự kiện quảng cáo cho các sản phẩm dịch vụ,… - Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp như: triển khai chương trình tập huấn, huấn luyện kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đơn vị trực thuộc,… - Thực hiện thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan. - Quản lý kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bộ phận tại đơn vị trực thuộc Chi nhánh trong mảng chức năng được giao,… • Thẩm định doanh nghiệp - Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng mang tính chất dự án theo quy định của Ngân hàng) như: phối hợp với Bộ phận Tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng,… - Thông báo quyết dịnh cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thị doanh nghiệp,…  Phòng cá nhân Có chức năng và nhiệm vụ tượng tự như phòng doanh nghiệp, chỉ khác ở đối tượng là cá nhân.  Phòng hỗ trợ • Quản lý tín dụng - Hỗ trợ công tác tín dụng như: thực hiện thủ tục đảm bảo tiền vay, tiếp nhận tài sản bảo đảm. - Kiểm soát tín dụng như: kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo Chi nhánh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có), hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có), tham gia cùng với bộ phận tín dụng doanh nghiệp/cá nhân kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với khách hàng có nợ xấu, lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm,… - Quản lý nợ như: quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo ngành nghề kinh doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả,… Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 11
  • 12. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo - Lưu trữ, bảo quản bản chính hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, giấy nhận nợ, giấy gia hạn nợ và các giấy tờ liên quan khác, tổ chức lưu trữ toàn bộ các bản sao hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã tất toán vá các hồ sơ đã từ chối cho vay đề tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu,… • Thanh toán quốc tế - Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế như: xử lý các nghiệp vụ liên quan đến L/C nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu, L/C xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu, nhờ thu trơn,… - Xử lý các giao dịch chuyển tiền quốc tế như: xử lý các nghiệp chuyển tiền đi nước ngoài, thực hiện việc xác nhận mang ngoại tệ, mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển tiền đi nước ngoài hợp pháp theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng,… - Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận phụ trách, quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định,… • Xử lý giao dịch - Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiền vay liên quan đến việc thu nợ, thực hiện các tác nghiệp về thẻ được giao, quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay, ngoại bảng của khách hàng,… - Thực hiện các nghiệp vụ mua bán vàng, ngoại tệ theo quy định cảu Ngân hàng.  Phòng kế toán và quỹ • Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh - Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh - Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày /quý /năm của các đơn vị trực thuộc. - Lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quy định. - Đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về thanh tra. - Lập các chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do Phòng đảm trách.,… • Quản lý công tác an toàn kho quỹ Thu chi và nhập xuất tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá như: thực hiện thu chi tiền mặt, ngoại tệ, xuất nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá được bảo quản theo quy định, tạm ứng quỹ,.. • Kiểm điếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định. • Bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá. • Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.  Phòng hành chính • Quản lý công tác hành chính Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 12
  • 13. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo - Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư. - Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh. - Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý và phân phối tất cả các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh. - Thực hiện quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng của toàn Chi nhánh. - Tham mưu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt,… • Quản lý công tác nhân sự - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ vào kế hoạch mở rộng mạng lưới và kết quả định biên của Chi nhánh. - Phối hợp với phòng nhân sự tại Hội sở trong việc tuyển dụng tại Chi nhánh. - Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao đông, tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tại Chi nhánh. - Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, bảo dưỡng trang thiết bị CNTT,…  Phòng giao dịch Phòng giao dịch chia làm hai bộ phận: bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận hỗ trợ. • Bộ phận dịch vụ khách hàng. - Tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng. - Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng: phân tích thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín dụng,… • Bộ phận hỗ trợ. - Xử lý giao dịch như: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, chuyển tiền,… - Quản lý tín dụng như: hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ. - Chức năng kế toán và quỹ như: thực hiện và kiểm soát hoạt động hạch toán kế toán của phòng giao dịch, tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán trong khi chờ chuyển về Chi nhánh theo quy định, bảo đảm tuyệt đối an toàn kho quỹ, thực hiện công tác thu chi tiền mặt, vàng, chứng từ có giá theo quy định,… 3.3 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tại Ngân hàng 3.3.1 Thuận lợi - Được sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các Phòng ban Hội sở, cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền địa phương. - Sự đoàn kết và nhiệt quyết cao của CBNV Chi nhánh An Giang đã tạo nên sức mạnh tập thể hướng đến một mục tiêu chung là cùng nhau chung sức xây dựng một Chi nhánh vững mạnh về mọi mặt. - Đội ngũ CBNV trẻ -năng động -được địa phương hoá với gần 100% CBNV Chi nhánh là người địa phương nên rất am hiểu phong tục, tập quán của địa phương, từ đó rất thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng . Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 13
  • 14. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo - Hình ảnh và thương hiệu Sacombank tại An Giang đã được nhiều người quan tâm thông qua nhiều chương trình như: “ Sacombank chạy vì sức khoẻ cộng đồng”, quỹ học bổng “Ươm mầm cho những ước mơ “ và chương trình “ Ghế đá nơi công cộng “,…. - Trụ sở khang trang và sạch đẹp luôn tạo ra sự mới lạ và thoải mái khi khách hàng đến giao dịch nên đã tạo được ấn tượng tốt với khách hàng đến giao dịch. - Mạng lưới và tiện ích sản phẩm dịch vụ khá nổi trội: với mạng lưới rộng lớn –208 điểm giao dịch trên toàn hệ thống như hiện nay nên rất thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ đặc biệt nhất là dịch vụ chuyển tiền. - Công tác chăm sóc khách hàng được toàn thể CBNV Chi nhánh An Giang xác định là vũ khí cạnh tranh và là trách nhiệm của mọi người, từ đó khách hàng khi đến giao dịch lần đầu đã tạo ấn tượng tốt về Sacombank. - Hệ khách hàng sau hơn 02 năm hoạt động Chi nhánh An Giang đã tạo được một hệ khách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Chi nhánh tăng trưởng, phát triển ổn định và bền vững. 3.3.2 Khó khăn - Sự xuất hiện ngày càng nhiều TCTD làm cho thị phần ngày càng thu hẹp, các TCTD đua nhau tung ra những chiêu thức lôi kéo các khách hàng của những Ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn trong đó có Sacombank An Giang. - Sau thời gian dài mất khách hàng, các Ngân hàng TMQD đã “ tỉnh giấc” nên không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo lại các khách hàng đã mất và thu hút thêm khách hàng mới, với lợi thế giá sản phẩm rẽ hơn các Ngân hàng TMCP, cho nên đã bị các Ngân hàng TMQD tiếp thị lôi kéo. - Do nhu cầu mở rộng mạng lưới và qui mô họat động của Chi nhánh tăng trưởng nhanh, cho nên số lượng nhân viên cần tuyển nhiều, nghiệp vụ còn yếu chưa theo kịp tốc độ phát triển của Chi nhánh. Trong khi đó áp lực về các chính sách thu hút nhân tài của các TCTD mới mở tại An Giang đối với các nhân sự có năng lực và kinh nghiệm ngày một tăng. - Một số sản phẩm dịch vụ của Sacombank còn hạn chế: như sản phẩm thẻ tiện ích chưa cao, một số loại phí dịch vụ cao hơn so với các TCTD khác như phí thẩm định, phí TTQT, phí sử dụng hạn mức. - Thủ tục cho vay đối với những món nhỏ lẻ của Sacombank còn quá nhiêu kê (do chưa ban hành thủ tục đơn giản cho sản phẩm này) và phải đăng ký GDĐB, trong khi đó có một số TCTD đang thực hiện thủ tục cho vay thật đơn giản và không đăng ký GDĐB đối với những món vay dưới 50 triệu đồng. - Đối với những sản phẩm cho vay QTD không thể phát triển do khó cạnh tranh với NH Đông Á và NH Mỹ Xuyên về thủ tục quản lý tài sản thuế chấp, các hồ sơ vay vốn tái thế chấp và đăng ký GDĐB. Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 14
  • 15. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo 3.4 Quy trình cho vay Hình 3.2: Quy trình cho vay KH P.DVKH P.QLTD BGĐ CHỨNG TỪ Nhu Tiếp nhận, cầu hướng dẫn HS Xác minh thực tế đánh giá Thẩm định hồ sơ vay Tổng hợp hồ Xét sơ, trình ký duyệt Toàn bộ Thông báo Hồ sơ vay từ chối Kiểm soát hồ sơ đã duyệt Thông báo đồng ý Lập hợp đồng Tờ trình đã và trình ký được duyệt Giấy xác nhận Công chứng/ tình trạng nhà chứng thực đất giao dịch ĐB Bàn giao (nếu có) HĐ Tín dụng, Nhận HS bản chính HĐ Bảo đảm TSBĐ trình Ký giấy tờ duyệt, giải HĐ nhà đất Biên bản ngân nhận TSBĐ Nhận tiền Giải ngân vay tiền vay Phiếu chuyển khoản/Giấy Nhập kho lĩnh tiền hồ sơ Bản chính Lưu giữ giấy tờ nhà, Hồ sơ vay đất Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 15
  • 16. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Bảng 3.1: Diễn giải Qui trình cấp tín dụng tại Sacombank An Giang Các bước Thời gian STT thực hiện Nội dung thực hiện Hồ sơ/chứng từ - Tiếp nhận hồ sơ vay. Tiếp nhận - Sổ theo dõi; - Hường dẫn các điều kiện, thủ 1 hướng dẫn - Phiếu hẹn tục, hồ sơ vay vốn cho khách hồ sơ xác minh hàng Tối đa 5 ngày - Bảng kiểm - Xác minh hiện trạng thực tế tra thu thập Xác minh 2 của bất động sản mới. thông tin. thực tế - Định giá bất động sản - Bảng định giá TSBĐ - Bảng điểm - Đánh giá xếp hạn khách hàng. Từ 2 đến khách hàng. - Thẩm định các hồ sơ vay vốn. 5 ngày Thẩm định - Thu thập hồ 3 - Thẩm định tình hình sản xuất tùy vào số hồ sơ vay sơ vay. kinh doanh hoặc nguồn thu tiền vay - Báo cáo đánh nhập dùng để trả nợ. giá định tính. - Lập tờ trình, đề xuất ý kiến trình cho cấp có thẩm quyền - Tờ trình xét Xét duyệt phê duyệt. duyệt hồ sơ trong thời Trình hồ sơ 4 - Thông báo cho khách hàng vay. gian ngắn vay chuẩn bị hồ sơ để tiến hành - Toàn bộ hồ nhất. thủ tục công chứng và đăng sơ vay ký giao dịch bảo đảm. Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 16
  • 17. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo - Tờ trình đã - Ký HĐ tín dụng, HĐ bảo đảm duyệt tiền vay. - HĐTD, HĐ - Thực hiện công chứng, bảo đảm đã chứng thực HĐ bảo đảm tiền Đây là thời công chứng Thủ tục bảo vay gian khách - Giấy chứng 5 đảm tiền - Đăng ký GDBĐ tại cơ hàng tự nhận đã đăng vay quan có thẩm quyền. chủ động ký giao dịch - Chuyển bản chính hồ sơ tài bảo đảm. sản bảo đảm sang P. QLTD - Bảng chính để làm thủ tục nhập kho giấy tờ nhà qũy. đất. - Giải ngân tiền vay cho khách - HĐTD hàng Trong 1 - Phiếu chuyển 6 Giải ngân - Chuyển hồ sơ vay của buổi. khoản, giấy khách hàng sang P. QLTD lãnh tiền. lưu giữ - Sau giải ngân, CBTD phải tiến hành kiểm tra Kiểm tra - Nội dung kiểm tra lưu ý đến Báo cáo kiểm tra 7 sau cho vay việc sử dụng vốn vay, tình sau cho vay sau cho vay hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ. - Giấy nộp tiền - Khi khách hàng trả hết nợ, của khách tiến hành hạch toán thu nợ, lãi hàng 8 Tất toán và phí để tất toán HĐ. - Bản chính HĐ vay - Chuyển hồ sơ sang P.QLTD giấy tờ nhà để làm thủ tục giải chấp. đất. 3.5 Kết quả hoạt động của Sacombank An Giang trong 3 năm Trong cơ cấu doanh thu của Chi nhánh chia làm hai loại: thu từ lãi và thu ngoài lãi. Thu từ lãi là thu từ hoạt động cho vay vốn của Chi nhánh, còn thu ngoài lãi là tiền thu được do điều chuyển vốn đi Hội sở. Tương tự nguồn chi cũng có hai loại: chi trã lãi là lãi phải trả cho khách hàng gửi tiền còn chi ngoài lãi là lãi phải trả do nhận vốn điều hòa từ hội sở.Tình hình hoạt động kinh doanh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007 ĐVT:Triệu đồng Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 17
  • 18. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Chênh lệnh 2007/2006 Chỉ tiêu 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối 1.Thu từ lãi (lãi cho vay) 26,722 62,926 36,204 135.48 2.Chi trả lãi (trả lãi tiền 5,735 23,620 17,885 311.86 gửi) 3.Thu nhập lãi (lãi ròng) 20,987 39,306 18,319 87.29 4.Thu ngoài lãi (lãi do 1,560 2,871 1,311 84.04 chuyển VĐH về HS) 5.Chi ngoài lãi (lãi do 5,789 11,020 5,231 90.36 nhận VĐH về HS) 6.Thu nhập ngoài lãi -4,230 -8,149 -3,919 92.65 7.Thu nhập trước thuế 16,758 31,157 14,399 85.92 8.Thuế TNDN 4,692 8,724 4,032 85.93 Thu nhập sau thuế 12,066 22,433 10,367 85.92 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) Biểu đồ 3.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 và 2007 ĐVT:Triệu đồng. 70,000 65,797 60,000 50,000 40,000 Doanh thu 34,640 Chi phí 30,000 22,492 22,433 Lợi nhuận 20,000 11,52412,066 10,000 0 2006 2007 Từ bảng báo cáo trên ta thấy số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay tăng mạnh ở năm 2007. Cụ thể là tiền lãi vay thu được năm 2006 là 26,722 triệu đồng, năm 2007 tiền lãi vay thu được là 62,926 tăng 36,204 triệu đồng so với năm 2006 ứng với tốc độ tăng trưởng là 135.48%. Điều này chứng mhinh rằng lợi nhuận của Chi nhánh bị ảnh Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 18
  • 19. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo hưởng rất lớn đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thu từ lãi cho vay thì Ngân hàng phải trả lãi tiền gửi. Bên cạnh việc thu ngoài lãi năm 2007 tăng 1,311 triệu đồng so với năm 2006, còn chi ngoài lãi năm 2007 tăng 5,231 triệu đồng so với năm 2006. Lợi nhuận của Ngân hàng năm 2006 là 12,066 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận là 22,433 triệu đồng tăng 10,367 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 85.92%. Đạt được kết quả đó là do trong thời gian qua Ngân hàng đã làm tương đối tốt các hoạt động cho vay, thu nợ cũng như kiểm soát nợ quá hạn, đồng thời đẩy mạnh tiếp thị, có những chính sách cho vay với mức lãi phù hợp. Với kết quả này Chi nhánh sẽ ngày càng phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. 3.6 Mục tiêu và phương hướng năm 2008 3.6.1 Mục tiêu năm 2008 - Huy động: năm 2008 ước đạt 580 tỷ đồng chiếm 8,5% thị phần của địa bàn, với 9,000 khách hàng, đến 2010 ước đạt 1,800 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 14,000 khách hàng. - Cho vay: năm 2008 ước đạt 900 tỷ đồng chiếm 7% thị phần địa bàn, với 13,000 khách hàng, đến 2010 ước đạt 1,500 tỷ đồng chiếm 10% thị phần địa bàn, với 28,000 khách hàng. - Doanh số TTQT: năm 2008 ước đạt 20 triệu USD chiếm 3% thị phần địa bàn, với 01 khách hàng, đến năm 2010 ước đạt 40 triệu USD chiếm 5% thị phấn địa bàn, với 10 khách hàng. - Thu phí dịch vụ: năm 2008 ước đạt 3 tỷ đồng và đến năm 2010 ước đạt 5 tỷ đồng chiếm 12,5% lợi nhuận. - Lợi nhuận trước DPRR: năm 2008 ước đạt 22 tỷ đồng, đến năm 2010 ước đạt 40 tỷ. - Xếp loại Chi nhánh: Chi nhánh phấn đấu đến 30/06/2008 được tăng hạng lên loại 03 và đến 2010 là loại 02. 3.6.2 Phương hướng năm 2008 • Tăng nguồn vốn huy động - Tiếp tục thức hiện việc phân khúc khách hàng theo số dư tiền gửi để có chính sách chăm sóc hợp lý – ưu đãi. - Tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình quảng bá thương hiệu để tiếp thị thu hút khách hàng. • Tăng trưởng tín dụng, giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng - Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời…. - Rà soát, phân tích đánh giá lại toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để NQH mới phát sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1% tổng dư nợ. • Tăng thu dịch vụ Ngân hàng Tiếp tục phát huy ưu thế các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnh nội địa… • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 19
  • 20. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn nhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chất lượng cao để đáp ứng nhu cấu phát triển của Ngân hàng. • Tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh tại đơn vị - Xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh hàng năm đã đề ra. Định kỳ hàng quí thành lập Đoàn kiểm tra chấn chỉnh để kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động các Phòng ban, PGD trực thuộc. - Phân công theo dõi thực hiện lịch tự kiểm tra chấn chỉnh và đào tạo để có kế hoạch biện pháp thực hiện. - Tổ chức khắc phục triệt để những kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, thanh tra của Hội sở cũng như của các cơ quan chủ quản. • Các phương hướng khác Thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh tính chấp hành nội qui, qui chế, cũng như luôn quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc khách hàng để làm vũ khí cạnh tranh. Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 20
  • 21. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TẠI CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Phân tích tình hình huy động vốn Bất kỳ một Ngân hàng nào thì vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thuận lợi. Một nguồn vốn đều và ổn định sẽ giúp cho Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên, nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.Trong quá trình hoạt động Ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. 4.1.1 Tình hình nguồn vốn Bảng 4.1:Tình hình nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Khản Tuyệt Tương Tuyệt Tương mục Doanh Doanh % % Doanh số % đối(% số số đối đối đối(%) ) Vốn huy 40.2 75.7 65.7 202,80 263,41 34,553 237,359 500,776 586.94 110.98 động 6 0 7 6 7 Nguồn vốn 0 0 3,927 1.25 29,001 3.81 3,927 0 25,074 638.50 UTĐT Vốn và 2,340 2.73 16,517 5.27 27,350 3.59 14,177 605.85 10,833 65.59 các quỹ Nguồn 57.0 17.7 26.8 148,51 48,925 55,753 204,267 6,828 13.96 266.38 vốn khác 1 8 3 4 Tổng 227,73 447,83 nguồn 85,818 100 313,556 100 761,394 100 265.37 142.83 8 8 vốn (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 21
  • 22. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo Biểu đồ 4.1:Tình hình nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng Tổng nguồn vốn 85,818 313,556 761,394 2005 2006 2007 Từ biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng. Tính đến năm 2005 tổng nguồn vốn đạt được là 85,818 triệu đồng đến năm 2006 nguồn vốn đạt được là 313,556 triệu đồng tăng lên là 227,738 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 265.37% sang năm 2007 nguồn vốn đạt được là761,394 triệu đồng tiếp tục tăng 447,838 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 142.83% so với năm 2006. 4.1.2 Tình hình huy động vốn Hiện nay các NHTM đang chạy đua với việc tăng lãi suất huy động và mức tăng lãi suất lên rất cao để thu hút sự hấp dẫn của các các thành phần kinh tế cũng như các cá thể có lượng tiền nhàn rổi. Bên cạnh việc tăng lãi suất, các Ngân hàng còn kèm theo các chương trình dự thưởng, quảng bá tiếp thị, treo băng gon khắp nơi,…Sacombank cũng đang tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các hình thức trên và trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng lên.Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:` Bảng 4.2:Tình hình huy động vốn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Khản mục Tuyệt Tương Tuyệt Tương Vốn % Vốn % Vốn % đối(% đối ) đối đối(%) Tiền gửi 16,20 48.5 10.7 12.7 thanh toán 7 1 20,813 3 52,775 5 4,606 28.42 31,962 153.57 Tiền gửi tiết kiệm KKH 387 1.16 4,182 2.16 5,506 1.33 3,794 979.51 1,324 31.66 Tiền gửi tiết 16,81 50.3 168,91 87.1 355,47 85.9 152,09 186,56 kiệm CKH 6 3 3 1 7 1 7 904.49 4 110.45 33,41 193,90 413,75 160,49 219,85 Tổng 0 100 8 100 7 100 8 480.39 0 113.38 Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 22
  • 23. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)  Tiền gửi thanh toán Đây là loại tiền gởi mà khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào, lãi suất của loại tiền gởi này không cao bằng các loại tiền gởi có kỳ hạn. Mục đích chủ yếu của khách hàng là dùng để thanh toán và các dịch vụ kèm theo phải đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng. Nguồn tiền gửi thanh toán trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Cụ thể vốn năm 2005 đạt được là 16,207 triệu đồng, năm 2006 là 20,813 triệu đồng tăng 4,606 triệu đồng tương ứng với số tiền 28.42% so với năm 2005. Năm 2007 vốn đạt được là 52,775 tăng 31,962 triệu đồng tương ứng với số tiền 153.57% so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2005 Chi nhánh mới thành lập nên công tác huy động vốn chưa được cao nhưng từ năm 2006 đến năm 2007 Chi nhánh đã có chính sách thay đổi lãi suất linh hoạt, công tác tiếp thị được quảng bá nhiều giới thiệu về Ngân hàng bằng các hình thức phát tờ rơi và các chương trình rút thăm trúng thưởng, nhờ vậy mà thu hút được nhiều khách hàng.  Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Đây loại tiền chiếm tỷ trọng thấp so với tổng tiền gửi, tuy nhiên số dư vẫn tăng lên nhưng không đáng kể. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền mà khách hàng đang nhàn rổi tạm thời mà chưa biết lúc nào sử dụng.  Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối với Ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng cho phép Ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tư. Tình hình số dư tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm trở lại đây đều tăng,cụ thể: năm 2005 huy động được16,816 triệu đồng; năm 2006 đạt 168,913 triệu đồng tăng 152,097 triệu đồng so với 2005, ứng với tốc độ tăng 904.49%, năm 2007 đạt 355,477 triệu đồng tăng 186,564 triệu đồng so với năm 2006, ứng với tốc độ tăng là 110.45%. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng trong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gửi này đòi hỏi Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các NHTM và các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở Chi nhánh Sacombank AG đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. 4.2 Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 4.2.1 Doanh số cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 23
  • 24. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank AG đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. Sacombank AG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Tình hình cho vay của Sacombank An Giang được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Khản Tuyệt Tương Tuyệt Tương mục Doanh % Doanh % Doanh % đối(% số số số đối ) đối đối(%) Ngắn 58. 381,51 1,604,51 84.1 343,01 1,222,99 hạn 38,500 3 4 69 1 7 4 890.95 7 320.56 Trung 41. 171,74 15.8 144,24 dài hạn 27,500 7 3 21 301,714 3 3 524.52 129,971 75.68 553,25 10 1,906,22 487,25 1,352,96 Tổng 66,000 100 7 0 5 100 7 738.27 8 244.55 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng 1,800,000 1,604,511 1,600,000 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 381,514 400,000 301,714 171,743 200,000 38,500 27,500 0 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung dài hạn Từ biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay là 66,000 triệu đồng, năm 2006 là 553,257 triệu đồng tăng 738.27% tương ứng với số tiền 487,257 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 24
  • 25. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo số cho vay là 1,906,225 tăng 244.55% tương ứng với số tiền 1,352,968 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2005 doanh số cho vay có sự cách xa so với doanh số cho vay năm 2006 và 2007 là do năm 2005 Chi nhánh mới được chuyển đổi từ hình thức tổ tín dụng lên Chi nhánh cấp 1 và sau thời gian hoạt động Chi nhánh đã áp dụng chính sách cho vay phù hợp, thu tục vay đơn giản, đẩy mạnh công tác tiếp thị đã thu hút một lượng khách hàng có nhu cầu đến vay vốn cho nên có sự tăng mạnh ở năm 2006 và 2007. Doanh số cho vay theo thời hạn được chia làm 2 loại: Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn. Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 38,500 triệu đồng, năm 2006 là 381,514 triệu đồng tăng 890.95% tương ứng với số tiền 343,014 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 1,604,511 tăng 320.56% tương ứng với số tiền 1,222,997 triệu đồng so với năm 2005. Trong các hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thì hoạt động ngắn hạn là chủ yếu đã đáp ứng nhu cầu vốn vay nhất thời cho các thành phần, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động, hơn nữa An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay vốn lưu động tại Chi nhánh Sacombank AG tập trung cho tài trợ thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng,… Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong 2 năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội đã kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay trung và dài hạn là 27,500 triệu đồng, năm 2006 là 171,743 triệu đồng tăng 524.52% tương ứng với số tiền 144,243 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 301,714 tăng 75.68% tương ứng với số tiền 129,971 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của tăng doanh số trung, dài hạn là do những doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể huy động vốn bằng các hình thức như phát hành chứng khoán, trái phiếu nên họ chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn là một giải pháp tốt nhất và đây là một trong những khách hàng mà Sacombank –AG chú trọng đến. Ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung, dài hạn. Do trong thời gian qua Chi nhánh tập trung vào loại hình cho vay ngắn hạn nhiều hơn. Tóm lại: Tuy Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang mới thành lập khoản vài năm nhưng tốc độ cho vay tăng rất nhanh. Đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2007 và loại hình cho vay ngắn hạn là loại hình mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất trong thời gian qua. Vì vậy mà tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng cho vay trung và dài. Điều này cho thấy kết quả sử dụng vốn có hiệu quả. Để đạt được kết quả này Chi nhánh không ngừng cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình như: đổi mới cơ cấu quản lý, áp dụng một mức lãi suất hợp lý, chú trọng trong công tác tiếp thị khách hàng, bên cạnh đó cũng nhờ sự nổ lực của toàn thể nhân viên. Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 25
  • 26. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo loại hình Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo loại hình ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Khoản Doanh Doanh Doanh Tuyệt Tương Tuyệt Tương mục % % % số số số đối đối(%) đối đối(%) 298,24 53.9 1,216,78 63.8 277,44 1333.7 SXKD 20,802 31.52 3 1 5 3 1 2 918,542 307.98 187,41 33.8 44.4 174,10 1307.7 Cá nhân 13,313 20.17 6 8 846,883 3 3 7 659,467 351.87 Doanh 110,82 20.0 19.4 103,33 1379.8 nghiệp 7,489 11.35 7 3 369,902 0 8 6 259,075 233.77 Nông 12.8 nghiệp 7,674 11.63 71,048 4 183,413 9.62 63,374 825.83 112,365 158.15 Tiêu dùng, 3571.1 bđs 385 0.58 14,134 2.55 33,538 1.76 13,749 7 19,404 137.29 Mua 5682.4 sắm,SCNC 250 0.38 14,456 2.61 34,648 1.82 14,206 0 20,192 139.68 Cầm cố sổ 13.0 3690.1 tiển gửi 1,401 2.12 53,100 9.60 249,400 8 51,699 5 196,300 369.68 14.7 CBCNV 34,846 52.80 81,535 4 138,207 7.25 46,689 133.99 56,672 69.51 CV TTC - 319 0.06 5,169 0.27 319 - 4,850 1520.38 CV khác 642 0.94 20,422 3.69 45,066 2.36 19,780 3081 24,644 120.67 553,25 1,906,22 487,25 1,352,96 Tổng 66,000 100 7 100 6 100 7 738.27 9 244.55 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài GònThương Tín) Hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho vay tại Chi nhánh tương đối phong phú và đa dạng. Từ biểu đồ trên ta thấy cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là cho vay nông nghiệp, CBCNV và cầm cố sổ tiền gửi và các sản phẩm cho vay đều tăng qua các năm. Đặc biệt cho vay SXKD tăng mạnh năm 2006 và năm 2007. Trong những năm gần đây với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng sản lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn. Tình hình cho vay đối với từng sản phảm dịnh vụ như sau:  Cho vay sản xuất kinh doanh Các tổ chức kinh tế và cá thể trong tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, từ đó họ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu về vốn cũng tăng theo, mà vốn tự có của họ không đủ để trang trãi cho các chi phí hoạt động. Vì vậy họ cần có nguồn vốn vay để thuận lợi trong việc sản xuất và đây cũng là lĩnh vực mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất trong thời gian qua, vốn tín dụng tài trợ cho các loại hình này vừa đem lại lợi nhuận cao (lãi suất cho vay cao), vừa phù hợp với mục tiêu mà Sacombank đề ra, đồng thời bám sát mục tiêu phát triển của tỉnh. Đây là loại Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 26
  • 27. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo hình cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao (53.91%) trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2005 doanh số cho vay SXKD là 20,802 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31.52% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay năm 2006 là 298,243 triệu đồng tăng 277,441 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1333.72%. Doanh số cho vay năm 2007 là 1,216,785 triệu đồng tăng 918,542 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 307.98%. Trong hoạt động SXKD thì đối tượng cá thể chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với đối tượng doanh nghiệp. Trong đó doanh số cho vay cá thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 20.17%, năm 2006 tăng lên chiếm tỷ trọng 33.88% và tiếp tục ở năm 2007 chiếm tỷ trọng 63.83%. Còn đối với tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp cũng tăng đều qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả nên mở rộng rộng qui mô sản xuất, kéo theo nhu cầu vốn là rất lớn. Qua phân tích cho vay theo loại hình SXKD, ta thấy trong 3 năm qua chi nhánh đã tập trung vào loại hình này khá cao (đặc biệt năm 2007 chiếm 63.83%/tổng doanh số cho vay). Tình hình của tỉnh An Giang đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của các dự án đầu tư lớn, nhỏ ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn trong đầu tư là rất lớn nên cho vay đối với loại hình này có khả năng phát triển mạnh.  Cho vay nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành phát tiển mạnh nhất của tỉnh, bên cạnh đó thì ngành thủy sản cũng phát triển rất mạnh. Hiện nay tại địa bàn của tỉnh việc nuôi và chế biến cá da trơn với số lượng rất lớn và trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu lương thực và thủy sản phát triển rất mạnh, kéo theo nhiều nhà đầu tư vào hai lĩnh vực và nhu cầu vốn bổ sung cho loại hình cho vay này càng tăng thêm. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, Ngân hàng cần chuẩn bị một lượng vốn cho phù hợp để tạo cho người dân sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2005 doanh số cho vay là 7,674 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 71,048 triệu đồng tăng 63,374 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 825.83% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 183,413 triệu đồng tăng112,365 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 158.15% so với năm 2006. Về cơ cấu thì tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp giảm nhẹ từ 12.84% năm 2006 xuống 9.62% năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là cho vay lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cho nên Chi nhánh có sự điều tiết đối với loại hình cho vay này. Đặc biệt là trong những năm gần đây xuất hiện bệnh rầy nâu nhiều đã gây khó khăn cho người dân, cho nên Chi nhánh có sự điều tiết nhằm tránh rủi ro đến mức tối thiểu, đảm bảo mục tiêu an toàn nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng.  Cho vay tiêu dùng, bất động sản Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, vì vậy nhu cầu về vật chất và sở thích tăng theo. Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân. Doanh số cho vay của tiêu dùng, bất động sản năm 2005 là 385 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,134 triệu đồng tăng 13,749 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3571.17% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 33,538 triệu đồng tăng 19,404 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 137.29% so với năm 2006, nhìn chung doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Năm Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 27
  • 28. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank An Giang GVHD: Bùi Văn Đạo 2006 tỷ trọng 1.76% giảm xuống 1.76% năm 2007, do năm 2007. Nguyên nhân là tình hình bất động sản có sự biến động liên tục không ổn định, còn giá cả thì tăng mạnh. Tuy nhiên doanh số cho vay vẫn tăng qua các năm loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng nhỏ /tổng doanh số cho vay.  Cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở Đây là loại hình cho vay nhằm mua sắm, sữa chữa nhà ở, mua những trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho đời sống của người dân góp phần cải thiện cuộc sống. Doanh số cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở của năm 2005 là 250 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,456 triệu đồng 14,206 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 5682.40% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 34,648 triệu đồng tăng 20,192 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 139.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm do việc giải tỏa dân cư nên người dân không có nhà ở, không đủ tiền mua đất, mua nhà nên phải vay thêm. Tuy nhiên loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh số cho vay, vì loại hình này thời gian cho vay dài, rủi ro cao do mua nhà để không kinh doanh nên không có sinh lời và phí thẩm định cũng cao và mất nhiều thời gian.  Cho vay cầm cố sổ tiền gửi Đây là hình thức cho vay dựa vào sổ tiền gửi của khách hàng.Với loại hình cho vay này sẽ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng do thủ tục vay rất gọn nhẹ, thời gian hoàn tất hồ sơ nhanh.Và đây là loại hình Chi nhánh mới mở rộng thêm nhằm đa dạng hóa loại hình cho vay để sớm trở thành một Ngân hàng bán lẽ - đa năng. Nhưng do đây không phải là lĩnh vực đầu tư mục tiêu nên doanh số cho vay cầm cố sổ tuy tăng trưởng mạnh nhưng tỷ trọng thì chưa cao. Đây là loại hình cho vay có nguồn thu chắc chắn và ít tốn phí thẩm định nhất. Doanh số cho vay cầm cố sổ tiền gửi của năm 2005 là 1,401 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 53,100 triệu đồng tăng 51,699 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3690.15% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 249,400 triệu đồng tăng 196,300 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 369.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm và tỷ trọng cho vay cũng tăng nhưng vẫn còn thấp so tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên tỷ trọng vẫn tăng do Chi nhánh muốn mở rộng các loại hình cho vay nhằm làm cho sản phẩm của Ngân hàng ngày càng đa dạng, nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.  Cho vay cán bộ công nhân viên Đây là loại hình cho vay nhằm mục đích hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống vật chất như: mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân,... Đối với loại hình cho vay này khách hàng không cần tài sản đảm bảo. Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên của năm 2005 là 34,846 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 81,535 triệu đồng tăng 46,689 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 133.99% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 138,207 triệu đồng tăng 56,672 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 69.51% so với năm 2006. Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên tăng qua các năm, đây là loại hình mà Chi nhánh đang tập trung thời gian tới, nó được phổ biến hầu hết các Ngân hàng. Đối với hình thức cho vay này sẽ tạo mối quan hệ giữa Ngân hàng với cơ quan. Loại hình cho vay này giúp cho cán bộ công nhân viên ngoài việc trang trãi cuộc sống thì còn có thể kinh doanh nhỏ. Ngân hàng áp dụng hình thức vốn cộng lãi chia đều nên công tác thẩm định nguồn thu nhập đối với loại hình này rất quan trọng. Nguyễn thị Thúy Ni – DH5KT Trang 28