SlideShare a Scribd company logo
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................................5 
Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LỰC.............................................................6 
1.1. Khái niệm chung...........................................................................................................6 
1.2. Các phương pháp đo lực ..............................................................................................6 
1.2.1. Đo lực bằng lực kế kiểu biến dạng .....................................................................6 
1.2.2. Đo lực bằng lực kế kiểu biến thành di chuyển ............................................... 14 
1.3. Một số phần t ử cân định lượng trong công nghiệp và ứng dụng thực tế ............ 16 
1.3.1. Một số loadcell thông dụng .............................................................................. 17 
1.3.2. Thông số kỹ thuật cơ bản ...................................................................................... 18 
1.3.3. Ứng dụng của loadcell ...................................................................................... 19 
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................................... 21 
2.1. Yêu cầu, nội dung ...................................................................................................... 21 
2.1.1 Sơ đồ khối hệ thố ng đo ...................................................................................... 21 
2.2. Lựa chọn thiết bị ........................................................................................................ 23 
2.2.1. Vi xử lý trung tâm.............................................................................................. 23 
2.2.2. Cảm biến Siwarex R .......................................................................................... 26 
2.2.2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................. 26 
2.2.2.2. Một số họ của Siwarex R Loadcell .............................................................. 26 
2.2.3. Sử dụng ADC nội của Atmega16 .................................................................... 28 
2.3.1. Khối nguồn ......................................................................................................... 31 
2.3.2. Khối khuếch đại (sử dụng INA125) ................................................................ 33 
2.3.3. Khối hiển thị LCD ............................................................................................. 34 
2.3.4. Khối giao tiếp máy tính..................................................................................... 35 
2.3.6. Bàn phím ............................................................................................................. 38 
2.3.6. Sơ đồ mạch nguyên lý và mạch in ................................................................... 39 
2.4. Thiết kế phần mềm .................................................................................................... 40 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 1
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
2.4.1. Lập trình cho vi điều khiển AVR .................................................................... 40 
2.4.1.1. Lưu đồ thuật toán............................................................................................ 40 
2.4.1.2. Giới thiệu phần mềm và ngôn ngữ lập trình Codevision .......................... 41 
2.4.2. Lập trình giao diện trên máy tính .................................................................... 42 
Chương 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH G IÁ SAI SỐ ......................... 49 
3.1. Kết quả thực nghiệm: ................................................................................................ 49 
3.2. Đánh giá sai số ........................................................................................................... 50 
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...................................................................... 52 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 53 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 2
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
DANH MỤC HÌNH VẼ 
Hình 1.1 Ví dụ loadcell trụ đ ặc (cảm biến đo lực lớn) (>105N) .........................................7 
Hình 1.2. Ví dụ loadcell xuyến (cảm biế n đo lực nhỏ) ( <103N ) ......................................7 
Hình 1.3. Một số loại tenzo .....................................................................................................8 
Hình 1.4. Thân cảm biến ...................................................................................................... 12 
Hình 1.5a. Cảm biến t ự do trọng lượng .............................................................................. 14 
Hình 1.5b. Cảm ứng áp từ thay đổi đường dạng thể dưới tác dụng của biến dạng lực 
chính xác................................................................................................................................. 14 
Hình1.6. Lực kế bằng dẫn kéo ............................................................................................. 15 
Hình 1.7. Lực kế bằng dẫn nén............................................................................................ 15 
Hình1.8. Lực kế bằng dẫn kéo 2 đầu dùng với cảm biến biến trở .................................. 15 
Hình1.9. Sơ đồ hỗ cảm vi sai ............................................................................................... 16 
Hình1.10a. Một số loại loadcell thông dụng ...................................................................... 16 
Hình1.10b. Ví dụ loadcell thông dụng của hãng Keli ...................................................... 16 
Hình1.10c. Ví dụ loadcell thông dụng của hãng Mettler Toledo ................................... 16 
Hình 1.11. Cân kĩ thuật ......................................................................................................... 19 
Hình 1.12. Cân xe t ải ............................................................................................................ 20 
Hình 1.13. Ứng dụng của loadcell trong cầu đường ......................................................... 20 
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc Atmega16 .................................................................................... 23 
Hình 2.2. Sơ đồ chân Atmega 16 ........................................................................................ 25 
Hình 2.3. Một số dạng đ ầu đo của Siwarex R Loadcell ................................................... 26 
Hình 2.4. Sơ đồ khối của ADC......................................... Error! Bookmark not defined. 
Hình 2.5. Giản đồ thời gian chuyển đổi của ADC ............................................................ 30 
Hình 2.6. Sai số offset........................................................................................................... 30 
Hình 2.7. Sai số khuếch đại ................................................................................................ 311 
Hình 2.8a. Sơ đồ khối t ạo nguồn +5V ................................................................................ 32 
Hình 2.8b. Sơ đồ khối t ạo nguồn -9V ................................................................................. 32 
Hình 2.9. Sơ đồ khối khuếch đại ......................................................................................... 33 
Hình 2.10. Ví dụ LCD ....................................................... Error! Bookmark not defined. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 3
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.11. Sơ đồ khối Max485 ........................................................................................... 36 
Hình 2.12. Sơ đồ khối bộ USART ...................................................................................... 38 
Hình 2.13. Sơ đồ bàn phím 4x4 ........................................................................................... 39 
Hình 2.14. Sơ đồ mạch in ..................................................................................................... 39 
Hình 2.15. Giới thiệu phần mềm lập trình codevision .. Error! Bookmark not defined. 
Hình 2.16. Khởi tạo các Port vào ra, LCD, UART ........ Error! Bookmark not defined. 
Hình 2.17. Đăng nhập hệ thống ........................................................................................... 43 
Hình 2.18. Giao diện chính .................................................................................................. 44 
Hình 2.19. Form tìm kiếm .................................................................................................... 45 
Hình 3.1. Mạch s au khi đã hoàn thiện ................................................................................ 45 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 4
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong sản xuất, dù là công nghiệp hay nông nghiệp để xác định được khối lượng 
của một vật là vô cùng cần thiết. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết so sánh khối lượng cần 
biết với một vật mẫu. Trước kia chúng ta có các hệ thống đo khối lượng dùng đối 
trọng hoặc lò xo bằng các kết cấu cơ khí, việc sử dụng các loại cân này rất cồng kềnh 
và độ chính xác không cao. Ngày nay, các quá trình hệ thống hiện đại đòi hỏi phải có 
độ chính xác rất cao trong việc đo lường của thiết bị. Vấn đề công nghệ đo phù hợp, 
hiển thị chính xác các thông số đo lường hiện là vấn đề đang được rất nhiều các kỹ sư 
tích hợp đo lường và điều khiển quan tâm. Lý do trên, TS. Nguyễn Thị Lan Hương 
đã giao cho chúng em đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Thiết kế xây dựng hệ thống cân 
định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS”. 
Đồ án tốt nghiệp là cơ hội cho mỗi sinh viên một lần nữa kiểm tra và đánh giá lại 
kiến thức mà mình đã học được sau những năm trên ghế nhà trường, trước khi bước 
vào làm việc ngoài xã hội. Trong quá trình thực tập và làm đồ án, chúng em đã được 
cô TS. Nguyễn Thị Lan Hương và KS. Nguyễn Hoài Nam hướng dẫn, chỉ bảo tận 
tình để chúng em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. 
Đồ án gồm các phần: 
Lời nói đầu 
Chương 1: Khái niệm chung về đo lực 
Chương 2: Thiết kế hệ thống 
Chương 3: Kết quả thực nghiệm và đánh giá sai số 
Kết luận và hướng phát triển 
Do sự eo hẹp về thời gian, do sự hiểu biết hạn chế của bản thân, mặc dù chúng 
em đã rất cố gắng nhưng bản đồ án này còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận 
được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung từ phía các thày cô giáo, bạn bè và những người 
quan tâm đến đề tài này. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 5
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LỰC 
1.1. Khái niệm chung 
Phạm vi đo lực rất rộng, từ những giá trị rất nhỏ đến những giá trị lớn. Từ phép 
đo tĩnh mà các lực tác động là những đại lượng không đổi đến những xung lực tác 
dụng với tốc độ rất cao như sự va chạm sóng xung kích thực tế cho thấy có lực phải đo 
có trị số từ 106 ÷108 N, nhưng có khi cần đo lực rất nhỏ 10-5 ÷10-12N, như vậy khoảng 
đo có thể từ 10-12 ÷ 108 N, tức là phạm vi đo D = 1020. Không có một thiết bị nào có 
thể đo được lực trong dải đo như vậy, ngay cả thiết bị đo hiện đại nhất, phạm vi đo 
cũng không vượt quá D=104. 
Người ta chia lực thành nhiều dải đo khác nhau, mỗi dải đo có thể sử dụng các 
phương pháp và các thiết bị khác nhau. Đặc biệt ở dải đo thấp 10-5N trở xuống phải 
dùng các phương pháp đặc biệt để đảm bảo độ chính xác yêu cầu. 
Đo lực có thể dùng các loại chuyển đổi khác nhau với các phương pháp khác 
nhau, thông thường có hai phương pháp đo. 
Phương pháp đo trực tiếp là phương pháp sử dụng các chuyển đổi có hai đại 
lượng vào tương ứng với các lực cần đo. Đại lượng ra được biến thành các tín hiệu 
điện các thông số điện. Mạch đo và chỉ thị cho kết quả đo không thông qua hệ dẫn 
truyền trung gian. Phương pháp đo gián tiếp, trong đó sử dụng các phần tử đàn hồi, các 
hệ dẫn truyền, biến lực thành di chuyển. Các chuyển đổi đo các lượng di chuyển từ đó 
suy ra đại lượng cần đo. 
Hai phương pháp trên được sử dụng rộng rãi, sử dụng phương pháp nào là tuỳ 
thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ thực hiện chúng. 
Mạch đo thường là mạch cầu, kết hợp với các tầng khuyếch đại và chỉnh lưu. 
Chỉ thị là các dụng cụ chỉ thị cơ điện, tự ghi, điện tử và các dụng cụ số. 
1.2. Các phương pháp đo lực 
1.2.1. Đo lực bằng lực kế kiểu biến dạng 
Trong loại lực kế này, lực tác dụng F gây ra ứng suất và biến dạng, sau đó biến 
dạng được biến thành điện áp hoặc tần số. 
Đây là loại cảm biến biến đổi thẳng, như vậy đòi hỏi các khâu liên đới phải có 
tính ổn định cao. Muốn vậy vật liệu làm phần tử đàn hồi phải thật ổn định, phải được 
nhiệt luyện để cho tính lặp lại thật ổn định, giảm đến tối thiểu đặc tính trễ của vật liệu 
với quá trình kéo nén và tăng nhiệt độ. 
Hình dạng cấu tạo của phần tử đàn hồi phụ thuộc vào lực cân đo: 
a) Đối với lực kế đo lực lớn, cấu tạo của lực kế như sau: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 6
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
1 
2 
140 
325 
Hình 1.1 Ví dụ loadcell trụ đặc (cảm biến đo lực lớn) (>105N) 
1: Phần tử đàn hồi 2: Cảm biến 
Phần tử đàn hồi có dạng hình trụ. Do đó biến dạng được tính: 
  
1 
F 
SE 
(1.1) 
Trong đó: S là tiết diện thanh đàn hồi 
E là module đàn hồi của lõi thép (với thép Crom: E = 180 ÷ 220 KN/mm2 
1  là biến dạng được chọn trong phạm vi đàn hồi 
Để có cài 2 nhánh hoạt động, phải dán lên phần tử đàn hồi 2 cảm biến đo biến 
dạng dọc theo chiều chịu lực của lực kế và 2 cảm biến vuông góc với góc bù nhiệt độ. 
b) Đối với lực nhỏ ta thường dùng phần tử đàn hồi kiểu hình xuyến ống 
2 
1 
90 
114 
Hình 1.2. Ví dụ locell dạng xuyến (cảm biến đo lực lớn) ( <103N ) 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 7
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
1: Phần tử đàn hồi 2: Cảm biến 
 
  
1 E 
(1.2) 
Với σ là ứng suất học xuất hiện trong phần tử biến dạng khi có lực nén. 
c) Cảm biến đo biến dạng thường dùng là điện trở lực căng (tenzo) 
Figure 
0-1 
Hình 1.3. Một số loại tenzo 
Phân loại tenzo 
Tenzo chia ra làm ba loại: 
- Tenzo dây mảnh: dây có đường kính 0,02  0,03 mm được chế tạo bằng các vật 
liệu : Nicrom, Constantan, hợp kim Platim-Iridi 
- Tenzo lá mỏng được chế tạo từ một lá kim loại mỏng có chiều dày 0,004  
0,012mm nhờ phương pháp quang khắc 
- Tenzo màng mỏng được chế tạo bằng cách cho bốc hơi kim loại lên một khung 
với hình dáng định trước 
Khi đo biến dạng 
L  
  , tenzo được dán lên đối tượng đo, lúc đối tượng đo bị 
L 
biến dạng, tenzo biến dạng theo và điện trở của tenzo thay đổi một lượng R R  . 
 
l 
  
 
R 
 
f 
Ta có:  
 
 
 
l 
R 
Hay ( ) 1  f  R  
Mặt khác ta biết: 
l 
s 
R  p. 
Trong đó: s- tiết diện dây 
l- chiều dài dây 
p- điện trở suất của dây dẫn làm tenzo 
Do đó: 
R  
s 
s 
 
 
l 
l 
 
R 
 
 
 
 
 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 8
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hay: R l s         
Trong đó: 
R  -Sự biến thiên tương đối của điện trở tenzo 
l  -Sự biến thiên tương đối theo tiết diện dây dẫn, đặc trưng cho sự thay đổi kích 
thước hình học của tenzo 
p  -Sự biến thiên tương đối của điện trở suất, đặc trưng cho sự thay đổi tính chất 
vật lý của tenzo. 
Trong cơ học ta biết: s p l K  . 2 (Kp – hệ số Poisson) 
Nếu đặt εP=mεl (m là hệ số tỷ lệ) ta có: 
1 ( 2 ) R l p   l  K  m  K 
(1.3) 
Đây là phương trình biến đổi tổng quát của tenzo 
 
 
Độ nhạy của tenzo: 1 2 R 
k    K  
m 
P 
l 
Do ứng xuất có ở trong chi tiết cần nghiên cứu có liên quan với môđun đàn hồi E của 
vật liệu làm chi tiết, ta có phương trình quan hệ giữa  và E như sau: 
 
 
 
l 
  
 
 
  
E 
l 
(1.4) 
Do đó phương trình biến đổi của tenzo có thể biểu diễn dưới dạng: 
K 
R 
 
 
 . 
E 
R  
R 
(1.5) 
Ứng suất cơ của chi tiết và dây dẫn chế tạo chuyển đổi không được vượt quá giới hạn 
đàn hồi vì điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi đặc tính của nó. 
Tính chất của tenzo 
Để các tenzo làm việc tốt trong thực tế, yêu cầu vật liệu chế tạo tenzo có độ nhạy. 
Mặt khác hệ số nhiệt độ của tenzo cần bé, vì trong kim loại, độ biến dạng tương đối l  
trong giới hạn đàn hồi không lớn hơn 2,5.10-3 do đó 1,25 10 r  . Tức là sự thay đổi 
điện trở tương đối không được qua 1% khi đối tượng đo chịu ứng suất lớn nhất. Trong 
khi đó sự đốt nóng điện trở có thể là điện trở của tenzo thay đổi một lượng cũng gần 
bằng lượng điện trở do biến dạng. Vì vậy hệ số nhiệt độ của dây dẫn điện trở càng nhỏ 
thì càng tốt, cần phải bù nhiệt độ trong mạch đo. 
Vật liệu chế tạo dây điện trở cần có điện trở suất lớn để kích thước của chuyển 
đổi nhỏ. 
Độ nhạy của các tenzo dây mảnh khác độ nhạy của vật liệu chế tạo ra vì trong 
quá trình chế tạo răng lược, phần bị uốn không chịu biến dạng theo hướng cần đo làm 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 9
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
độ nhạy giảm 25 30%. Muốn vậy phải tăng chiều dài tác dụng lo, mặt khác các phần 
uốn lại chịu lực tác dụng vuông góc với trục của tenzo gây sai số trong quá trình đo. 
Hệ số nhiệt độ của tenzo khác hệ số nhiệt độ của đối tượng đo, khi nhiệt độ thay đổi, 
gây biến dạng phụ trong quá trình đo. Các tenzo được dán lên đối tượng đo bằng các 
loại keo dán đặc biệt. 
Mạch đo 
Dùng mạch cầu đo với nguồn cung cấp là nguồn: 1 chiều, xoay chiều, hay phân 
áp. Mạch cầu đo có thể là mạch cầu 1 nhánh, 2 nhánh hay 4 nhánh hoạt động. 
Mạch cầu đo một nhánh hoạt động 
Tức là chỉ có một tenzo hoạt động. Mạch này có nguồn cung cấp là Uo, điện áp ra 
UT: 
RT - Điện trở tenzo 
R  - Độ biến thiên tương đối của điện trở tenzo khi bị biến dạng 
R1, R2, R3 -Điện trở mắc vào cầu đo 
k- Độ nhạy của vật liệu làm tenzo 
Ta có điện áp ra: 
R R R R 
(1   
) 
    
R TO 
3 2 4 
(1  
) ( ) 
  
R R R R 
     4 2 3 
(1.6) 
U U k 
   
T o 
R TO 
Ta chọn R2 =R3 =R4 = RTO = R với RTO - Điện trở tenzo khi chưa bị biến dạng. 
Điện trở tenzo RT biến thiên một lượng R và khi đó: 
T TO R  R  R 
UO 
R R 
R 
RT 
UT 
U R 
o 
 
U   k 
 
4 
T 
R 
TO 
(1.7) 
Mạch cầu đo hai nhánh hoạt động 
Là mạch cầu đo trong đó hai nhánh cầu đều được dán tenzo và cùng hoạt động. 
Mạch này có nguồn cung cấp là Uo, điện áp ra UT. Khi điện áp ra của mạch cầu đo 
tăng gấp hai lần: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 10
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
UO 
R 
RT 
UT 
U R 
O 
U k 
   
2 
T 
 
R 
TO 
(1.8) 
Với mạch cầu đo này bù nhiệt độ tốt hơn. 
Sai số do nhiệt độ bị loại trừ. 
Mạch cầu đo bốn nhánh hoạt động 
RT 
R 
Cả bốn nhánh đều được dán tenzo, khi đó điện áp ra của mạch cầu đo là lớn nhất 
và tăng gấp 4 lần so với trường hợp một nhánh hoạt động. 
U U k 
   
T 0 
R 
 
R 
TO 
(1.9) 
Những nguồn phát sinh sai số khi sử dụng tenzo: 
Sai số và phạm vi ứng dụng: Sai số của thiết bị đo dùng Tenzo chủ yếu do độ 
chính xác khắc độ của Tenzo. Không thể khắc độ trực tiếp đơn chiếc mà chúng được 
chế tạo hàng loạt và được chuẩn sơ bộ. 
Khi sử dụng cần phải có công nghệ dán chuẩn và chọn vị trí chính xác. Sai số về 
điều này có thể đạt tới 1 – 5%. 
Khi chuẩn trực tiếp cảm biến với mạch đo sai số có thể giảm đến 0,2 – 0,5% khi 
đo biến dạng tĩnh và 1 – 1,5% khi đo biến dạng động. Ngoài ra còn có sai số biến dạng 
dư của keo dán khi sấy khô, do sự dãn nở khác nhau giữa cảm biến và chi tiết dán. 
Các cảm biến loại này dùng để đo lực, áp suất, momen quay, gia tốc và các đại 
lượng khác nếu có thể biến đổi thành biến dạng đàn hồi với ứng suất không bé hơn 
(1÷2)10 
7 
N/m 
2 
. 
Sai số vì dán: 
Cảm biến điện trở có thể được dán trực tiếp lên đối tượng cần đo hoặc lên phần 
tử biến dạng của cảm biến đo cần chế tạo. Kết quả của quá trình dán được gọi là hoàn 
hảo khi và chỉ khi cảm biến đo tiếp bám trung thành mọi biến dạng của đối tượng cần 
đo hoặc của phần tử biến dạng trong cảm biến đo. Ngược lại, nếu cảm biến đo không 
tiếp bám được biến dạng của vật thể cần đo thì khi ấy hiện tượng bò (trượt) xuất hiện 
và gây nên sai số đo. 
Bằng quy trình và công nghệ dán hợp lý có thể loại trừ được ảnh hưởng của sai 
số vì dán. Quy trình và công nghệ dán phụ thuộc vào kinh nghiệm và thực nghiệm của 
chuyên gia trong lĩnh vực này. Song điều cốt lõi là phải chọn keo, xử lý bề mặt hợp lý, 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 11
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
đặt cảm biến chính xác và phải tuân thủ quy trình tẩm phủ, sấy khô...Khi chọn keo dán 
tem cần phải hết sức lưu ý các yêu cầu sau: 
- Mô đun đàn hồi của keo phải gần trùng với mô đun đàn hồi của vật liệu được 
dán cảm biến. 
- Sau khi dán, keo không thay đổi thể tích, không nứt rỗ, không bọt, không có bất 
kỳ phản ứng hoá học nào. 
- Liên kết tốt giữa cảm biến với phần tử biến dạng hoặc đối tượng cần đo. 
Sai số vì nhiệt: 
Độ nhạy cảm của tổ hợp phần tử biến dạng và cảm biến được tính bằng biểu 
thức: S = R.g/E. Trong khi ấy, phương trình biểu diễn sự phụ thuộc vào nhiệt độ của 
điện trở tem là: R = R..T; với  là hệ số nhiệt điện trở và T là số gia biến đổi 
nhiệt độ. 
Với tác động của đầu vào là biến đổi nhiệt độ và đầu ra là biến đổi điện trở thì độ 
nhạy của chuyển đổi này được tính theo định nghĩa là: 
  
  
S 
d  
R 
d  
T 
R T   
 
(1.10) 
Như ví dụ ở mục trước đã xét, độ nhạy S của chuyển đổi tổ hợp cảm biến với 
phần tử biến dạng bằng thép có độ lớn với số mũ là 10-4, điện trở bằng Konstantan có 
hệ số  với số mũ là 10-5 /0C, để tiện so sánh hãy lấy điện trở gốc của cảm biến vẫn là 
100 Ohm. Vậy độ nhạy của chuyển đổi do biến đổi nhiệt tác động ST sẽ có độ lớn với 
số mũ là 10-3. Điều đó nói lên rằng: Độ nhạy của cảm biến do tác động của gia số biến 
đổi nhiệt 1oC gây ra lớn gấp mười lần so vơí độ nhạy của cảm biến do tác động của 
ứng suất 1kG/cm2 gây ra trên tổ hợp cảm biến đo với phần tử biến dạng. 
b) Biến dạng có thể đo bằng cảm biến dây căng 
Cấu tạo của cảm biến dây căng: 
5 
274.0000 
56.0625 
10 
1 
9 8 
2 
6 
11 
7 3 
40.0801 
Hình 1.4. Thân cảm biến 
2,3 - Đầu để hiệu chỉnh tần số ban đầu của dây căng; 
4 - dây căng; 
5,6,7- Vít để giữ đầu dây căng 
8,9- Vít chỉnh lực dây căng 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 12
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
1 
2 
E 
 
e s 
e 
f 
J 
  
 
(1.11) 
Trong đó: e = biến dạng dải cần đo 
E là mô đun đàn hồi dây căng 
S = tiết diện dây căng 
J = mô men quán tính của dây căng 
Khi dao động từ trường, dây căng cảm ứng ra sức điện động, gây ra dao động 
điện áp ở đường chéo cầu, điện áp này được khuếch đại và cung cấp cho cầu do biến 
dạng. Đấy là một mạch phát có tần số f1 phụ thuộc ɛ1 tức vào lực F tác dụng lên phần 
tử đàn hồi. 
Do Δf1 = f1 – fo ta suy ra được F 
Với f1 = tần số khi có tác động của lực F 
Δf1 = f(F) được xác định từ công thức thực nghiệm dung để khắc độ lực kế 
Quan hệ này không tuyến tính, t có thể bù đặc tính phi tuyến của lực kế bằng 
phương pháp tuyến tính hóa từng đoạn. 
e) Lực kế áp điện và áp từ 
Gốm áp điện có thể coi là hộp cộng hưởng dung trong các mạch phát tần số, có 
độ ổn định cao. 
Tần số này thay đổi theo biến dạng hay theo lực tác động lên 2 mặt của điện cực. 
Ta có thể dung cảm biến này để đo lực (cụ thể là đo áp suất: F=PS). 
P - áp suất ; S là diện tích bề mặt cảm biến áp điện. 
Δf = f(F) 
Trong trường hợp này, ta phải loại trừ ảnh hưởng của nhiệt độ đến tần số cộng 
hưởng của tần cảm biến và phải có mạch bù nhiệt độ. 
Ta cũng có thể đo áp suất qua hiệu ứng ngược áp điện: q = d1F 
Với: q = điện tích ở cực của cảm biến 
d1 = hằng số áp điện của cảm biến, theo chiều trục cơ 
F = lực tác động lên mặt của cảm biến 
Đối với phần tử áp từ cũng vậy. Dưới tác dụng của lực tác dụng, từ thẩm của vật 
liệu áp từ thay đổi làm thay đổi điện cảm hoặc hỗ cảm của cuộn dây. 
f F 
( ) 
L 
 
L 
 
(1.12) 
Cảm biến áp từ dùng để đo trọng tải lớn. 
Biến thiên điên cảm hoặc hỗ cảm có thể dung trong sơ đồ cầu hay biến áp vi sai 
thành điện áp: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 13
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
p 
p 
p 
p 
Hình 1.5a. Cảm biến tự do trọng lượng 
ω2 
ω1 
ω2 
ω1 
P = 0 
P # 0 r 
90 
ω1 
ω2 
U = const 
E2 = f(F) 
Hình 1.5b. Cảm ứng áp từ thay đổi đường dạng thể dưới tác dụng của biến dạng lực 
chính xác 
Cảm biến có đường đặc tính trễ lớn nên tính ổn định thấp. 
Vật liệu Mô đun đàn hồi (Kg lực/mm2) 
Germani (Ge) – Loại n 155 
Germani – Loại p 155 
Silic (S) – Loại n 130 
Silic (S) – Loại p 190 
Thép Crom 180 ÷ 220 
Bảng 1: Mô đun đàn hồi của một số vật liệu. 
1.2.2. Đo lực bằng lực kế kiểu biến thành di chuyển 
Một phần tử hay một dầm đàn hồi, lúc chịu tác dụng của một lực, sẽ có biến dạng 
và tạo ra di chuyển. 
Đây là một hình thức khác của sự biến dạng, nhưng có những thuận lợi hơn là có 
thể nghiên cứu các kết cấu gây ra biến dạng ổn định và có giá trị lớn hơn bản thân biến 
dạng, nâng cao khả năng phân ly của thiết bị. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 14
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
a) Kết cấu: 
Kết cấu đơn giản nhất của lực kế này là một thanh đàn hồi cố định một đầu, đầu 
kia cho tác dụng lực F. 
Để đảm bảo tính ổn định cao, ta có thể dung dần kép 
Hình1.6. Lực kế bằng dẫn kéo 
Với những lực lớn hơn, ta có thể dung cơ cảm hình xuyến: 
Hình 1.7. Lực kế bằng dẫn nén 
Cấu tạo của lực kế 2 dầm kéo 2 đầu dùng với cảm biến biến trở: 
Hình1.8. Lực kế bằng dẫn kéo 2 đầu dùng với cảm biến biến trở 
b) Đo di chuyển: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 15
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Cơ cấu đàn hồi biến lực thành di chuyển bây giờ phải bố trí để đo di chuyển này, 
với độ chính xác cao. Cảm biến thường dung ở đây là cảm biến điện cảm, có độ nhạy 
cao, phân ly lớn, Cảm biến được gắn cuộn dây phần đỉnh lên điểm cố định ngoài dầm, 
lõi thép di chuyển được gắn vào dầm và có thể chuyển động trong cuộn dây phần tĩnh, 
F 
L1 
L2 
δ 
Hình1.9. Sơ đồ hỗ cảm vi sai 
Ta có: 
E  
E 
1 2 
2 
U 
  
(1.13) 
o k o k M M I M M I 
( ) ( ) 
       
2 
U 
  
(1.14) 
Δ V = ΔMωJk (1.15) 
Trong đó: ΔM = biến thiên hỗ cảm lúc lõi thép di chuyển. 
ω = tần số nguồn cimh cấp 
Ik = dòng kích từ sơ cấp 
ΔM = f(δ) 
Như vậy ΔU = g(δ) 
Quan hệ này không tuyến tính cho nên phải bố trí bù sai số phi tuyến. 
1.3. Một số phần tử cân định lượng trong công nghiệp và ứng dụng thực tế 
Bản chất phần tử cân định lượng là đo lực đã được trình bày ở chương trên. 
Chương này chỉ trình bày những phần tử thương phẩm và ứng dụng trong thực tế. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 16
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
1.3.1. Một số loadcell thông dụng 
Hình 1.100a. Một số loại loadcell thông dụng 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 17
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 1.110b. Ví dụ loadcell thông dụng của hãng Keli 
Hình 1.120c. Ví dụ loadcell thông dụng của hãng Mettler Toledo 
1.3.2. Thông số kỹ thuật cơ bản 
- Độ chính xác: Cho biết phần trăm chính xác trong phép đo. Độ chính xác phụ 
thuộc vào tính chất phi tuyến, độ trễ, độ lặp. 
- Công suất định mức: giá trị khối lượng lớn nhất mà loadcell có thể đo được. 
- Dải bù nhiệt độ: là khoảng nhiệt độ mà đầu ra loadcell được bù vào. Nếu nằm 
ngoài khoảng này, đầu ra không được đảm bảo thực hiện theo đúng chi tiết kỹ thuật đã 
được đưa ra. 
- Cấp bảo vệ: được đánh giá theo thang đo IP (Ví dụ: IP65: chống được độ ẩm và 
bụi). 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 18
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
- Điện áp cung cấp: giá trị điện áp làm việc của loadcell (thông thường đưa ra giá 
trị nhỏ nhất và lớn nhất. Ví dụ: 5÷15V) 
- Độ trễ: hiện tượng trễ khi hiển thị kết quả dẫn tới sai số trong kết quả. Thường 
được đưa ra dưới dạng % của tải trọng. 
- Trở kháng đầu vào 
- Điện trở cách điện: thông thường đo tại dòng DC 50V. Giá trị cách điện giữa 
lớp vỏ kim loại của loadcell và thiết bị kết nối dòng điện. 
- Phá hủy cơ học: giá trị tải trọng mà loadcell có thể bị phá vỡ hoặc biến dạng. 
- Giá trị đầu ra: kết quả đo được (đơn vị: mV). 
- Trở kháng đầu ra: Cho dưới dạng trở kháng được đo giữa Ex+ và Ex- trong 
điều kiện loadcell chưa kết nối hoặc hoạt động ở chế độ không tải. 
- Quá tải an toàn: là công suất mà loadcell có thể vượt qua. 
- Hệ số tác động của nhiệt độ: đại lượng được đo ở chế độ có tải, là sự thay đổi 
công suất của loadcell dưới sự thay đổi nhiệt độ (ví dụ: 0.01%/10oC: nghĩa là nếu nhiệt 
độ tăng thêm 10oC thì công suất đầy tải của loadcell tăng thêm 0.01%). 
- Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0: giống hệ số tác động của nhiệt độ nhưng 
ở chế độ không tải. 
1.3.3. Ứng dụng của loadcell 
Một ứng dụng khá phổ biến thường thấy của loadcell là được sử dụng trong các 
loại cân điện tử hiện nay. 
Hình 1.11. Cân kĩ thuật 
Từ ứng dụng trong những chiếc cân kĩ thuật đòi hỏi độ chính xác cao cho tới 
những chiếc cân có trọng tải lớn trong công nghiệp như cân xe tải. 
Cân xe tải là cân động. Để cân được một vật có trọng tải lớn và đang di chuyển 
yêu cầu đầu đọc loadcell phải có độ chính xác và độ bền cao. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 19
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 1.12. Cân xe tải 
Một số ứng dụng khác: 
- Trong ngành công nghệ cao: 
Với nền khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện nay thì loại loadcell cỡ nhỏ cũng được 
cải tiến công nghệ và tính ứng dụng cao hơn. Như hình minh hoạ, loại loadcell 
này được gắn vào đầu của ngón tay robot để xác định độ bền kéo và lực nén tác động 
vào các vật khi chúng cầm nắm hoặc nhấc lên. 
- Ứng dụng trong cầu đường: 
Các loadcell được sử dụng trong việc cảnh báo độ an toàn cầu treo. Loadcell 
được lắp đặt trên các dây cáp để đo sức căng của cáp treo và sức ép chân cầu trong 
các điều kiện giao thông và thời tiết khác nhau. Các dữ liệu thu được sẽ được gửi 
đến một hệ thống thu thập và xử lí số liệu. sau đó số liệu sẽ được xuất ra qua thiết bị 
truy xuất như điện thoại, máy tính, LCD. Từ đó có sự cảnh báo về độ an toàn của cầu. 
Từ đó tìm ra các biện pháp cần thiết để sửa chữa kịp thời. 
Hình 1.13. Ứng dụng của loadcell trong cầu đường 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 20
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 
2.1. Yêu cầu, nội dung 
Thiết kế hệ thu thập số liệu đo, ghép nối và truyền thông với máy tính. 
Thông số kỹ thuật chính: 
Độ nhạy: 2mV/V 
Khoảng đo: 0÷50Kg 
2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống đo 
Hệ thống có sơ đồ như sau: 
LCD 
ĐỐI 
TƯỢNG 
ĐO 
CẢM 
BIẾN 
MẠCH 
CẦU 
KHUẾCH 
ĐẠI 
NGUỒN 
KÍCH CHO 
CẦU &Vref 
(5V DC) 
NGUỒN 
VXL 
(5V DC) 
ADC 
10bit 
VI XỬ LÝ 
MẠCH GIAO 
TIẾP MÁY 
TÍNH 
(RS485) 
PC 
PHÍM 
CHỈNH 0 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 21
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hoạt động của hệ thống: 
Cảm biến gồm 4 tenzo được nối với nhau thành một mạch cầu. Khi không có lực 
tác động, mạch cầu này ở trạng thái cân bằng, điện áp ra bằng 0. Khi có đối đượng đo 
đặt lên, lực sẽ tác động làm thay đổi chiều dài của tenzo. Bên trong cảm biến lúc này 
mạch cầu sẽ bị lệch và sẽ tạo ra điện áp. Tuy nhiên, điện áp này rất nhỏ, ADC không 
thể đọc được. Vì vậy cần phải đưa qua một khâu khuếch đại trước khi đưa vào ADC. 
Từ giá trị điện áp sau khi qua ADC10 bit sẽ chuyển thành giá trị số 0 ÷ 1024. Từ giá 
trị số này sẽ được quy đổi ra khối lượng, sau đó hiển thị lên LCD và truyền lên máy 
tính. 
Nguồn cấp cho cầu đồng thời cũng là nguồn cấp cho Vref của ADC vì vậy sẽ 
giảm được sai số. 
R R 
U 
cc U 
U x U 
U 
R 
U 
U R 
cc 
. 
4 
x 
U 
 
VXL 
ef r U 
 (2.1) 
R 
.1024 x 
 (2.2) 
ef 
ADC 
r 
U 
N 
U 
R 
U 
Có:Ucc = ref U 
Thay (2.1) vào (2.2) cc U và ref U sẽ triệt tiêu cho nhau: 
R 
.1024 
ADC 
N 
R 
 
 
(2.3) 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 22
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
2.2. Lựa chọn thi ết bị 
2.2.1. Vi xử lý trung tâm 
ATmega16 là vi điều khiển 8 bit dựa trên kiến trúc RISC. Với khả năng thực hiện 
mỗi lệnh trong vòng một chu kỳ xung clock, ATmega16 có thể đạt được tốc độ 1 
MIPS trên mỗi MHz (1 triệu lệnh/s/MHz). 
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc Atmega16 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 23
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Tính năng của họ AVR : 
- Giao tiếp SPI đồng bộ. 
- Các đường dẫn vào/ra (I/0) lập trình được. 
- Giao tiếp I2C. 
- Bộ biến đổi ADC 10 bit. 
- Các kênh băm xung PWM. 
- Các chế độ tiết kiệm năng lượng như sleep, stand by ... vv. 
- Một bộ định thời Watchdog. 
- 3 bộ Timer/Counter 8 bit. 
- 1 bộ Timer/Counter 16 bit. 
- 1 bộ so sánh analog. 
- Bộ nhớ EEPROM. 
- Giao tiếp USART ... vv. 
Atmelga 16 có đầy đủ tính năng của họ AVR: 
- Bộ nhớ 16K(flash). 
- 512 byte (EEPROM). 
- 1K (SRAM). 
- Đóng vỏ 40 chân, trong đó có 32 chân vào ra dữ liệu chia làm 4 PORT 
A,B,C,D. Các chân này đều có chế độ pull_up resistors. 
- Giao tiếp SPI. 
- Giao tiếp I2C. 
- Có 8 kênh ADC 10 bit. 
- 1 bộ so sánh analog. 
- 4 kênh PWM. 
- 2 bộ timer/counter 8 bit, 1 bộ Timer/counter 16 bit. 
- 1 bộ định thời Watchdog. 
- 1 bộ truyền nhận UART lập trình được. 
Atmega16 là hệ vi điều khiển CMOS 8 bit tiêu thụ năng lượng ít dựa trên kiến trúc 
RISC. Bằng cách thực hiện các lệnh mạng trong 1 chu kỳ xung nhịp, Atemega16 đạt 
được tốc độ xử lý dữ liệu lên đến 1 triệu lệnh / giây với tần số 1MHz cho phép người 
thiết kế hệ thống tối ưu mức tiêu thụ năng lượng mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lý. 
Cốt lõi của AVR là sự kết hợp tập lệnh đầy đủ với 32 thanh ghi đa năng, tất cả 32 
thanh ghi này liên kết trực tiếp với khối xử lý số học và logic (ALU) cho phép 2 thanh 
ghi độc lập được truy cập bằng 1 lệnh đơn lẻ trong 1 chu kì xung nhịp. Kết quả là tốc 
độ nhanh gấp 10 lần các bộ vi điều khiển CISC thường. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 24
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.2. Sơ đồ chân Atmega 16 
Mô tả các chân : 
- Vcc và GND là 2 chân cấp nguồn cho vi điều khiển hoạt động. 
- Port A,B,C,D: là các cổng vào ra 8 bit, các chân của cổng có điện trở nối lên 
nguồn dương. Các chân ra của cổng cho phép dòng đi qua. Khi các chân là ngõ vào và 
được đặt xuống mức thấp ở bên ngoài, chúng sẽ là nguồn dòng nếu các điện trở nối lên 
nguồn dương được kích hoạt. Các chân Port A,B,C,D là 3 trạng thái khi tín hiệu reset 
ở mức tích cực ngay cả khi xung nhịp không hoạt động. Riêng Port A còn có chức 
năng là các ngõ ra tương tự và đưa đến bộ chuyển đổi AD. 
- Reset đây là chân reset cứng khởi động lại mọi hoạt động của hệ thống. 
- 2 chân Xtal1, Xtal2 các chân tạo bộ dao động ngoài cho vi điều khiển, các chân này 
được nối với thạch anh, tụ gốm. 
- Chân Vref thường nối lên 5v(Vcc), nhưng khi sử dụng bộ ADC thì chân này được sử 
dụng làm điện thế so sánh, khi đó chân này phải cấp cho nó điện áp cố định. Có thể sử 
dụng diode zener. 
- Chân Avcc thường được nối lên Vcc nhưng khi sử dụng bộ ADC thì chân này nối 
qua 1 cuộn cảm lên Vcc với mục đích ổn định điện áp cho bộ biến đổi. 
- ICP1 là chân vào cho chức năng bắt tín hiệu vào bộ timer/counter 1. 
- OC1B là chân ra PWM, ngõ so sánh của timer/counter1. 
- ALE là chân tín hiệu cho phép chứa địa chỉ được dùng để truy cập bộ nhớ ngoài. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 25
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
2.2.2. Cảm bi ến Siwarex R 
(Trong phòng thí nghiệm đã có sẵn) 
2.2.2.1. Gi ới thi ệu chung 
Siwarex R là loại cảm biến đo trọng lượng dùng điện trở lực căng (hay còn được 
gọi là Straingauges hoặc Piezoresistive). Chúng được dùng để đo các đại lượng đo 
lường như: khối lượng động, khối lượng tĩnh. 
- Siwarex R Loadcell rất đa dạng về chủng loại với dải đo từ 0 ÷ 280 tấn. Với dải 
đo này Siwarex R cho phép đo hầu hết các ứng dụng trong công nghiệp. 
- Đối với mỗi họ Siwarex R có một dải đo nhất định. 
- Sử dụng thành phần thép tinh khiết có mật độ chống oxy hóa cao. 
- Dễ dàng kết hợp với các module, dễ dàng lắp ghép và tháo rời. 
- Các họ chính của Loadcell Siwarex R gồm: CC, K, RN, BB, SB. 
2.2.2.2. Một số họ của Siwarex R Loadcell 
Hình 2.3. Một số dạng đầu đo của Siwarex R Loadcell 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 26
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Nhóm CC, K, RN: Điện trở Straingauges dán trên thanh giá đỡ là một thanh dán 
đặc biệt, có khả năng đàn hồi, tức là có khả năng trả lại vị trí cũ khi không chịu tác 
dụng của lực (Self-aligning bearing). 
Các thông số của họ Siwarex R: 
Cảm biến tại phòng thí nghiệm thuộc họ BB 
Nguyên lý của Siwarex R BB serials: 
Nguyên lý: Khi lực tác dụng vào phần động của cầu làm cho lõi thép biến dạng, 
các điện trở Tenzo phía trên bị giãn ra làm cho điện trở của chúng tăng lên, các điện 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 27
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
trở Tenzo phía dưới co lại làm cho điện trở của chúng giảm đi. Với các đấu các tenzo 
trong cầu theo kiểu không đối xứng làm cho độ nhạy của cầu tăng lên. 
Lợi dụng đặc tính này mà trong hệ truyền lực sửa dụng loadcell, ta có thể tính 
theo bài toán lực tĩnh, toàn bộ lực sẽ đặt lên các loadcell không bị tản mát, tạo nên độ 
chính xác cao của phép đo. 
Nếu như ta đưa một điện áp chuẩn, không đổi vào hai đầu của một nhánh cầu, thì 
ở hai đầu nhánh cầu còn lại ra sẽ thu được một điện áp ra tỷ lệ với lực tác dụng cần đo. 
Cảm bi ến có các thông số sau: 
- Chịu tải trọng: 50Kg 
- Độ nhạy: 2mV/V 
- Vùng điện áp cung cấp: 5V÷15V 
- Giá trị dung sai: 1% 
- Hệ số nhiệt độ: 0.05%/oC 
- Sai số: 0.1% 
- Vùng nhiệt độ hoạt động: -40oC ÷ 80oC 
- Vùng nhiệt độ lưu trữ: -40oC ÷ 90oC 
- Điện trở đầu vào: 460Ω ± 50Ω 
- Điện trở đầu ra: 350Ω ± 35Ω 
- Điện trở cách điện ≥ 5000 MΩ 
- Điện trở của cảm biến: 350Ω 
2.2.3. Sử dụng ADC nội của Atmega16 
Tính năng của ADC: 
- Độ phân giải 10 bit. 
- Mức độ lượng tử 0.5 LSB. 
- Sai số tuyệt đối 2 LSB. 
- Thời gian chuyển đổi 13 ÷ 260ns. 
- Lên đến 15kSPS ở độ phân giải tối đa. 
- 8 kênh vào đơn cực. 
- 7 kênh vào vi sai. 
- 2 kênh vào vi sai với hệ khuếch đại có thể lựa chọn 10x và 20x. 
- Tầm điện áp vào 0 ÷ Vcc. 
- Điện áp chuẩn 2.56V cho ADC sẵn để lựa chọn. 
Atmega16 có ADC xấp xỉ liên tiếp 10 bit. ADC được nối với bộ dồn kênh 8 ngõ vào, 
nó cho phép 8 điện áp ngõ vào đơn cực từ các chân Port A. Các ngõ vào đơn cực được 
so sánh với 0V (GND). 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 28
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.4. Sơ đồ khối của ADC 
Hoạt động: 
ADC chuyển giá trị điện áp Analog vào sang giá trị số 10 bit bằng phương thức 
xấp xỉ liên tiếp. Giá trị nhỏ nhất tương ứng với GND và giá trị lớn nhất tương ứng với 
điện áp trên AREF trừ đi 1 LSB. Bằng việc thay đổi giá trị các bit REFSn trong thanh 
ghi ADMUX, ta có thể chọn AVCC hay điện nguồn chuẩn 2.56V bên trong hoặc điện 
áp tham chiếu bên ngoài nối đến AREF của ADC. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 29
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.5. Giản đồ thời gian chuyển đổi của ADC 
Độ chính xác của ADC: 
ADC chuyển đổi điện áp trong tầm từ GND đến VREF trong 2n bước. Giá trị 
chuyển đổi nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 2n - 1. 
Một vài thông số mô tả sự sai lệch so với giá trị lý tưởng: 
- Offset: Độ lệch của lần chuyển đổi đầu tiên (0x0000 ÷ 0x0001) là 0.5 LSB. 
Hình 2.6. Sai số offset 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 30
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
- Gain Error: Sau khi hiệu chỉnh offset thì Gain Error được phát hiện ở lần chuyển đổi 
cuối cùng (0x3FE ÷ 0x3FF) là 1.5 LBS. 
Hình 2.7. Sai số khuếch đại 
Kết quả chuyển đổi ADC: Sau khi quá trình chuyển đổi kết thúc, kết quả chuyển 
đổi nằm trong thanh ghi ADC result (ADCL.ADCH). 
Với đầu vào đơn cực thì kết quả là: 
*1024 
Vin 
ADC 
Vref 
 
(2.4) 
Với đầu vào vi sai thì kết quả là: 
(Vpos Vneg).GAIN.512 
ADC 
Vref 
 
 
(2.5) 
2.3.1. Khối nguồn 
Điện áp lưới 220V qua Adapter tạo nguồn 9V DC, điện áp đưa qua IC ổn áp 
chuyên dụng cung cấp nguồn 5V cho các thiết bị ngoại vi trong mạch và cung cấp 
nguồn -9V cho IC khuếch đại INA125. Do mạch cấp nguồn cho vi điều khiển và các 
thiết bị ngoại vi với mỗi khối chức năng ta cung cấp nguồn để nuôi các thiết bị trong 
mạch với công suất không quá lớn nên ta sử dụng IC ổn áp 3 chân 7805 cấp nguồn 
+5V và ICL7660 cấp nguồn -9V. 
Sơ đồ mạch được vẽ như sau: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 31
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.8a. Sơ đồ khối tạo nguồn +5V 
Hình 2.8b. Sơ đồ tạo nguồn -9V 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 32
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
2.3.2. Khối khuếch đại (sử dụng INA125) 
Do tín hiệu ra của loadcell rất bé nên ta phải dùng khuếch đại trước khi đưa 
vào xử lý, như vậy để kết quả cân phản ánh chính xác nhất thì mạch khuếch đại 
phải đảm bảo nhưng yếu tố sau: 
- Khuyếch đại tuyến tính 
- Có khả năng khuyếch đại điện áp sai biệt của 2 ngõ vào. 
- Có khả năng chống nhiễu tần số công nghiệp. 
Chính vì những yếu tố trên nên ta dùng bộ khuếch đại đo lường. Bộ khuếch đại đo 
lường còn có những ưu điểm sau: 
- Trở kháng lối vào rất lớn: khác với các bộ KĐ trừ đơn giản, mạch lối vào và 
mạch phản hồi cách ly với nhau. Nguồn tín hiệu bị chịu tải chỉ bởi dòng lối vào của 
tầng khuyếch đại đo lường. 
- Có nhiễu không đáng kể ở các bộ khuếch đại trừ đơn giản, các nguồn có nhiễu 
gây ra ảnh hưởng độc lập với nhau: 
+ Có nhiễu vì nhiệt của điện trở lối vào. 
+ Có nhiễu riêng ở lối vào. 
+ Có nhiễu do dòng lối vào của khuếch đại thuật toán. 
- Các thành phần có nhiễu được khử đi hoặc là hạn chế khi sử dụng một tầng 
khuếch đại đo lường. 
- Độ không tuyến tính của hệ số khuếch đại không đáng kể. 
- Việc đặt hệ số khuếch đại rất đơn giản. Hệ số khuếch đại có thể thay đổi khi ta 
thay đổi các giá trị điện trở. 
Ta có sơ đồ mạch như sau: 
Hình 2.9. Sơ đồ khối khuếch đại 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 33
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Tính toán hệ số khuếch đại: 
Do: Nguồn cung cấp = 5V 
Độ nhạy của cảm biến là 2mV/V 
Nên áp ra tối đa của cảm biến là: 5V*2mV/V = 10mV 
Chọn Vref = 5V. 
Chọn kênh ADC 0 ở chế độ đơn kênh. Ta có: 
*1024 
Vin 
ADC 
Vref 
 
Trọng lượng tối đa 50kg ứng với 1024 mức. 
Vậy điện áp ra lớn nhất của loadcell Vin = 5V 
 Cần khuếch đại tín hiệu đầu ra của Loadcell là 10mV lên 5V. 
Vậy hệ số khuếch đại là: G = 5V/10mV = 500. 
Mà ta có: 
K 
60 
 4 
 
R 
G 
G 
 
 RG = 121Ω. 
2.3.3. Khối hiển thị LCD 
Hình 2.10. Ví dụ LCD 
Chức năng của LCD trong các thiết bị điện tử đảm nhận vai trò hiển thị các thông 
số, các thông tin muốn nhập vào hay các thông tin xử lý mà bộ điều khiển đang hoạt 
động được hiển thị ra màn hình, giúp người sử dụng giao tiếp gần hơn với quá trình 
hoạt động của hệ thống. 
Loại LCD thường sử dụng là SD – DM1602A là một màn hình LCD đơn sắc, 
hiển thị được 2 dòng với khả năng hiện thị được các kí tự trong bản mã ASCII mở 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 34
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
rộng. Nó cho phép hiển thị dữ liệu trực tiếp trên bản mạch chúng ta đã chế tạo mà 
không cần kết nối tới máy tính. Việc đấu nối thiết bị này hết sức đơn giản. Sau đây là 
bảng thống kê số chân và chức năng của nó : 
Các chân LCD 
2.3.4. Khối giao ti ếp máy tính 
Trong đồ án, chúng em sử dụng Max485. 
Thông thường các họ vi xử lý có ngõ truyền thông theo mức TTL. Và các thiết bị 
đầu cuối khác (DTE ) có cổng truyền thông là RS232. Để có thể nối mạng các thiết bị 
này ta phải chuyển từ TTL RS232 sang RS485. 
Để thực hiện việc chuyển đổi này có rất nhiều vi mạch trên thị trường, nhưng họ 
vi mạch của hãng MAXIM là phổ biến nhất hiện nay. Đó là MAX 481, MAX 483, 
MAX 485, MAX 487, MAX 488, MAX 489, MAX 490, MAX 1487. 
Tiêu biểu là vi mạch MAX 485, nó chuyển từ mức TTL sang RS_485 , truyền 
theo phương pháp Half_Duplex. 
Đặc đi ểm : 
RS485 là chuẩn giao tiếp nối tiếp bất đồng bộ cân bằng, sự truyền thông tin trên 
dây xoắn đôi bán song công ( Half _ duplex) , nghĩa là tại một thời điểm bất kỳ trên 
dây truyền chỉ có thể là một thiết bị hoặc là truyền hoặc là nhận. 
RS485 cho phép 32 bộ truyền trên bus. 
RS485 có ngõ ra 3 trạng thái. 
RS485 cho phép tốc độ truyền tối đa là 2.5Mbps. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 35
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Sơ đồ chân: 
Hình 2.11. Sơ đồ khối Max485 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 36
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
USART (Universal Synchronous and Asynchronous serial Receiver and 
Transmitter): 
Bộ Truyền Nhận Nối Tiếp Đồng Bộ Và Bất Đồng Bộ Phổ Dụng, đây là khối 
chức năng dùng cho việc truyền thông giữa vi điều khiển với các thiết bị khác. Trong 
vấn đề truyền dữ liệu số, có thể phân chia cách thức (method) truyền dữ liệu ra hai chế 
độ (mode) cơ bản là: Chế độ truyền nhận Đồng bộ (Synchronous) và Chế độ truyền 
nhận Bất đồng bộ (Asynchronous). Ngoài ra, nếu ở góc độ phần cứng thì có thể phân 
chia theo cách khác đó là: Truyền nhận dữ liệu theo kiểu Nối tiếp (serial) và Song 
song (paralell) 
Truyền Đồng Bộ: là kiểu truyền dữ liệu trong đó bộ truyền (Transmitter) và bộ 
nhận (Receiver) sử dụng chung một xung đồng hồ (clock). Do đó, hoạt động truyền và 
nhận dữ liệu diễn ra đồng thời. Xung clock đóng vai trò là tín hiệu đồng bộ cho hệ 
thống (gồm khối truyền và khối nhận). Ưu điểm của kiểu truyền đồng bộ là tốc độ 
nhanh, thích hợp khi truyền dữ liệu khối (block). 
Truyền Bất Đồng Bộ: Là kiểu truyền dữ liệu trong đó mỗi bộ truyền 
(Transmitter) và bộ nhận (Receiver) có bộ tạo xung clock riêng, tốc độ xung clock ở 
hai khối này có thể khác nhau, nhưng thường không quá 10% . Do không dùng chung 
xung clock, nên để đồng bộ quá trình truyền và nhận dữ liệu, người ta phải truyền các 
bit đồng bộ (Start, Stop,…) đi kèm với các bit dữ liệu. 
Các bộ truyền và bộ nhận sẽ dựa vào các bit đồng bộ này để quyết định khi nào 
thì sẽ thực hiện hay kết thúc quá trình truyền hoặc nhận dữ liệu. Do đó, hệ thống 
truyền không đồ bộ còn được gọi là hệ thống truyền “tự đồng bộ”. Từ hai kiểu truyền 
dữ liệu cơ bản trên, người ta đưa ra nhiều giao thức (Protocol) truyền khác nhau như: 
SPI (đồng bộ), USRT (đồng bộ), UART (bất đồng bộ),….Tuy vậy, cũng có giao thức 
truyền mà không thể xếp được vào kiểu nào: đồng bộ hay bất đồng bộ, chẳng hạn kiểu 
truyền I2C (Trong AVR gọi là TWI), tuy vậy một cách hơi gượng ép thì có thể thấy 
giao thức truyền I2C gần với kiểu đồng bộ hơn vì các thiết bị giao tiếp với nhau theo 
chuẩn I2C điều dùng chung một xung clock. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 37
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.12. Sơ đồ khối bộ USART 
2.3.6. Bàn phím 
Bàn phím đã có sẵn từ khi chúng em làm đồ án môn học ở kỳ học trước vì 
vậy chúng em muốn tận dụng trọng đồ án lần này. 
Loại 4x4 bàn phím này có 16 nút nhấn được bố trí dạng ma trận 4 hàng và 4 
cột. cách bố trí ma trận hang và cột là cách chung mà các bàn phím thường sử dụng. 
cũng giống như ma trận LED, các nút nhấn cùng hang và cùng cột được nối với nhau. 
Vì thế với bàn phím 4x4 sẽ có 8 ngõ ra. 
Trong bàn phím này nhóm chúng em chỉ sử dụng phím “A” làm phím chỉnh 0. 
Các phím còn lại có thể được sử dụng khi đồ án được mở và đòi hỏi nhiều phím bấm 
hơn. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 38
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.13. Sơ đồ bàn phím 4x4 
2.3.6. Sơ đồ mạch nguyên lý và mạch in 
Hình 2.14. Sơ đồ mạch in 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 39
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
2.4. Thi ết kế phần mềm 
2.4.1. Lập trình cho vi đi ều khi ển AVR 
2.4.1.1. Lưu đồ thuật toán 
Khởi tạo các port 
Khởi tạo UART 
Đọc giá trị ADC 10 lần ( i x ) i chạy từ 1 10 
Lấy giá trị tb 10 lần đo:Val= 
Nhấn phím A 
No 
Begin 
Khởi tạo LCD 
Khởi tạo ADC 
10 
x 
 
 
1 
10 
i 
Yes 
y 
Giá trị đọc:Val2=Val-G (ban đầu G=0) 
Gán giá trị“zero”(G) 
G=Val 
Hiển thị LCD 
Đổi Val2 ra kg (Val2/20.48) 
Theo Công thức (*) trang (47) 
Giao tiếp PC 
END 
i 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 40
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Tính toán quy đổi ra khối lượng: 
Ta có: 
Tín hiệu ra của tín hiệu vào Đọc giá trị N 
Loadcell (mV) KĐ 
ADC 
ADC 
Theo như trên đã tính: Hệ số khuếch đại G = 500 
Có: Độ nhạy = 2mV/V 
Vcc = 5V 
Vậy ngõ vào ADC là 0÷5V 
Do: 
V 
in 
*1024 r 
ef 
ADC 
V 
 
Nên: Nmax = (5/5)*1024 = 1024 
N 
Nmax 
0 mmax m (kg) 
Có: 0 kg <–> N = 0 
m = mmax = 50 Kg <–> N = Nmax = 1024 
Vậy ta có công thức liên hệ: 
m N 
m ax 
ADC 
m N 
  
m 
ax 
* 
20.48 
ADC 
N 
(*) 
2.4.1.2. Gi ới thi ệu phần mềm và ngôn ngữ l ập trình Codevision 
Lựa chọn phần mềm: Đây là phần mềm được sử dụng rất rộng rãi bởi nó được 
xây dựng trên nền ngôn ngữ lập trình C, phần mềm được viết chuyên nghiệp hướng tới 
người sử dụng bở sự đơn giản, sự hỗ trợ cao các thư viện có sẵn. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 41
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.15. Phần mềm lập trình codevision 
Hình 2.16. Khởi tạo các port vào/ra, LCD, UART 
2.4.2. Lập trình giao di ện trên máy tính 
Hiện nay có rất nhiều công cụ phần mềm hỗ trợ cho việc lập trình giao diện trên 
máy tính. Ở đây em dùng phần mềm Visual Studio 2008. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 42
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Phần mềm của em với mục đích quản lý người dùng cân điện tử, cho phép lưu lại kết 
quả đo, tìm kiếm và xuất kết quả đo ra dạng tệp tin PDF hoặc Excell. 
Hệ thống của em được thiết kế như sau: 
Hình 2.17. Đăng nhập hệ thống 
Có 2 quyền đăng nhập là: QT (quản trị) và quyền NV (nhân viên) 
- Với quyền QT có thể xem, thêm, sửa và xóa kết quả đo của tất cả mọi người. 
- Với quyền NV chỉ có thể xem lại kết quả đo của mình và không thể xem được 
kết quả đo của các nhân viên khác. 
Sau khi đăng nhập vào hệ thống: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 43
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.18. Giao diện chính 
Giao diện được thiết kế như sau: 
- Panel 1: Các thông số cổng COM 
- Panel 2: Các trạng thái khi kết nối với vi xử lý. Khi bấm nút “Kết nối”, kết quả 
từ mạch đo sẽ được truyền lên máy tính và khi bấm “Ngắt kết nối” kết quả sẽ không 
được truyền. 
Khi bấm phím “Lưu” kết quả sẽ được lưu lại trong cơ sở dữ liệu SQL. 
- Trên panel 3 có 2 tabcontrol: 
+ Tabcontrol 1: hiển thị kết quả đo được. 
+ Tabcontrol 2: thể hiện chức năng tìm kiếm: 
Có thể tìm kiếm theo: Vật đo 
Theo ngày tháng 
Theo khoảng khối lượng. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 44
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Hình 2.19. Form tìm kiếm 
- Trên cùng là các MenuStrip với các chức năng: 
+ Hệ thống: 
Quản lý người dùng: 
Nếu là quyền QT, có thể vào kiểm tra, thêm, sửa và xóa các quyền của tất cả các 
nhân viên: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 45
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Nếu là quyền NV, khi bấm vào Quản lý người dùng sẽ hiển thị ra bảng thông 
báo: 
Người dùng bấm Đăng xuất sẽ quay lại giao diện đăng nhập ban đầu. 
Nếu người dùng bấm Thoát sẽ hiện ra một cửa sổ yêu cầu: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 46
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Nếu thực sự muốn thoát khỏi toàn hệ thống ta nhấn Yes. Nếu không thì nhấn No. 
+ Báo cáo thống kê: 
Khi nhấn vào báo cáo thống kê trên MenuStrip: 
Xuất hiện giao diện báo cáo: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 47
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Sau khi nhấn Export Report ta chọn định dạng để xuất báo cáo (Excel hoặc PDF). 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 48
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Chương 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ SAI SỐ 
3.1. Kết quả thực nghiệm: 
Sau khi đã tính toán thiết kế chi tiết các khối chúng em bắt tay vào làm mạch 
thật. Với sự trợ giúp của phần mềm vẽ mạch in Altium Designer chúng em đã thiết kế 
mạch và tạo ra sản phẩm hoàn thiện như bên dưới: 
Hình 3.1. Mạch sau khi đã hoàn thiện 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 49
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
3.2. Đánh giá sai số 
Khi thiết kế tính toán 1 hệ thống đo bất kỳ việc quan trọng nhất là ta phải tính 
toán, đánh giá được sai số của hệ thống đó. Bất kỳ một hệ thống đo nào cũng có sai số 
nhưng sai số đó phải nhỏ hơn sai số cho phép để không bị ảnh hưởng tới một việc cụ 
thể khi sử dụng hệ thống đo. Trong hệ thống chúng em thiết kế cũng có sai số và sau 
đây là phân tính toán sai số: 
Từ sơ đồ khối ta thấy: sai số của hệ thống bao gồm sai số của cảm biến, sai số 
của bộ khuếch đại, sai số của ADC, sai số của vi điều khiển. nhưng sai số của vi điều 
khiển là rất nhỏ có thể bỏ qua, vì vậy ta còn 3 thành phần sai số: 
Sai số của hệ thống: 2 2 2 
   1  2  3 
Trong đó: 
1  : là sai số của cảm biến 
2  : là sai số của ADC 
3  : là sai số của bộ khuếch đại 
Sai số cảm bi ến: 
Sai số của cảm biến thường do nhiệt độ gây ra. Khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm điện 
trở cảm biến thay đổi gây ra sai số, nhiệt độ làm việc là 0o c tới 50o c 
Sai số của nhà sản xuất: 1  = 0,1% 
Sai số của ADC: 
Sai số lượng tử: 
Đây là sai số hệ thống. Giá trị của sai số lượng tử bằng một nửa của giá trị điện 
áp đặt vào để làm thay đổi một đơn vị của mã đầu ra 
Sai số do điện áp Uref: 
Sai số này sinh ra do nguồn tham chiếu bị thay đổi. 
(sai số này đã bị triệt tiêu khi điện áp cấp cho Uref cũng là điện áp cấp cho cầu) 
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của ADC: 
Mạch so sánh: 
Khoảng chuyển tiếp của tín hiệu là một yếu tố gây ra sai số bởi vì hai tín hiệu 
phải sai lệch một giá trị nhất định thì điện thế ra của mạch mới chuyển trạng thái. 
Ngoài ra ở một mức điện áp khác nhau có một mức chuyển tiếp khác nhau tạo ra sự 
không tuyến tính của mạch so sánh. Bộ so sánh cũng bị tác động của nhiệt độ. 
Độ phân giải: 
Độ phân giải càng cao thì sai số càng thấp 
ảnh hưởng của bộ dao động: khi xung nhịp đặt vào thay đổi thì độ chính xác bị kém đi 
sai số tổng của ADC: 10 1/ 2 =0,097%  2  =0,097% 
Sai số khuếch đại: 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 50
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
Mạch khuếch đại sử dụng INA125 có sai số là: 3   0,01% 
Vậy sai số của toàn bộ hệ thống là: 
2 2 2 
   1  2  3 = 2 2 2 0.1 0.097 0.01 1% 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 51
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
Kết luận 
Với thời gian 15 tuần, em hoàn thành đồ án và sẵn sàng bảo vệ. 
Đồ án của em thực hiện được những chức năng sau: 
- Đo khối lượng với sai số nhỏ đáp ứng hệ thống nhanh. 
- Truyền tin lên máy tính qua cổng COM 
- Xây dựng giao diện có kết nối cơ sở dữ liệu để lưu trữ giá trị đo và giám sát 
Hướng phát tri ển 
Mặc dù vậy để cho thiết bị có thể hoạt động tốt hơn thì ta phải bổ sung thêm các 
chức năng để hoàn thiện hơn. Do đó em xin đưa ra một số hướng phát triển mới của đồ 
án: 
- Truyền tin qua máy tính bằng cổng USB vì tốc độ truyền của USB (480Mb/s) 
lớn hơn rất nhiều so với RS232 (115Kb/s) và tiện sử dụng với công nghệ hiện đại ngày 
nay. 
- Đưa dữ liệu lên web để tiện quảng bá và chia sẻ thông tin tới người dùng. 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 52
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Trọng Quế - Phương pháp đo các đại lượng điện và không điện 
[2] Nguyễn Thị Lan Hương – Phương pháp đo, thiết bị đo 
[3] Hoàng Sĩ Hồng – Bùi Đăng Thảnh – Giáo trình đo lường điện và cảm biến 
[4] Datasheet Atmega16 
[5] Catalog Siwarex R Loadcell 
[6] Giáo trình AVR 
[7] Trần Nguyên Phong, “Giáo trình Sql”, Đại học khoa học Huế, 2004. 
[8] “Lập trình với C#” – Biên dịch từ “Profestional C#” 2nd Editions, Wrox Press ltd 
[9] http://www.hocavr.com 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 53
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
LỜI CẢM ƠN 
Khoảng thời gian 5 năm ngồi trên ghế giảng đường tại trường đại học Bách Khoa 
Hà Nội không phải là quá dài, cũng không phải quá ngắn, nhưng khoảng thời gian đó 
đã giúp chúng em học được những kiến thức không chỉ về chuyên ngành mà các thầy 
cô còn dạy cho chúng em những kĩ năng sống, làm người, những tiền đề để chúng em 
bước vào xã hội, mang sức mình cống hiến cho Tổ quốc, giúp chúng em trưởng thành 
hơn. 
Người đầu tiên chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lòng biết ơn chân 
thành nhất đến cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương. Cô như người chị, người mẹ 
bảo ban, hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ chúng em trong suốt quá 
trình làm đồ án tốt nghiệp. 
Chúng em xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cô trong bộ môn Kỹ thuật 
đo và tin học công nghiệp, thày cô đã mang đến cho chúng em những kiến thức 
chuyên ngành, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt 4 năm học tập kiến thức 
chuyên ngành, và cả những kiến thức ngoài xã hội. 
Chúng em xin chân thành cảm ơn viện Tên Lửa – viện Khoa học kỹ thuật quân 
sự và phòng thí nghiệm Cơ điện VILAS 019 thuộc viện Cơ điện nông nghiệp và Công 
nghệ sau thu hoạch đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em thực tập và tiếp cận 
những kiến thức thực tế. 
Chúng tôi xin cảm ơn tập thể lớp Kĩ thuật đo và Tin học công nghiệp 1 - K52, 
những người thường xuyên động viên, đóng góp trao đổi ý kiến và kiến thức trong 
suốt thời gian học tập tại viện Điện - trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới gia đình đã tạo mọi điều 
kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần cho con học tập và những người bạn thân luôn 
động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội. 
Hà Nôi, ngày 04 tháng 06 năm 2012 
Nhóm sinh viên 
Nguyễn Thị Sâm 
Dương Mạnh Tuấn 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 54
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
PHỤ LỤC 
/***************************************************** 
This program was produced by: Duong Manh Tuan & Nguyen Thi Sam 
Project : 
Version : 
Date : 5/22/2012 
Author : 
Company : 
Comments: 
Chip type : ATmega16 
Program type : Application 
AVR Core Clock frequency: 16.000000 MHz 
Memory model : Small 
External RAM size : 0 
Data Stack size : 256 
*****************************************************/ 
#include <mega16.h> 
#include <delay.h> 
// Alphanumeric LCD Module functions 
#include <alcd.h> 
// Standard Input/Output functions 
#include <stdio.h> 
#define ADC_VREF_TYPE 0x00 
int a,b,c,d,i,k,G=0,ADC_val2; 
#define KEYPAD_DDR DDRB 
#define KEYPAD_PORT PORTB 
#define KEYPAD_PIN PINB 
unsigned char scan_code[4]={0x0E,0x0D,0x0B,0x07}; 
unsigned char ascii_code[4][4]={ '7','8','9','/', 
'4','5','6','*', 
'1','2','3','-', 
'N','0','=','+'}; 
unsigned char key; 
unsigned char checkpad(); 
long sum=0; 
unsigned int ADC_val; 
// Read the AD conversion result 
unsigned int read_adc(unsigned char adc_input) 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 55
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
{ 
ADMUX=adc_input | (ADC_VREF_TYPE & 0xff); 
// Delay needed for the stabilization of the ADC input voltage 
delay_us(10); 
// Start the AD conversion 
ADCSRA|=0x40; 
// Wait for the AD conversion to complete 
while ((ADCSRA & 0x10)==0); 
ADCSRA|=0x10; 
return ADCW; 
} 
// Declare your global variables here 
unsigned char checkpad(){ 
unsigned char i,j,keyin; 
for(i=0;i<4;i++){ 
KEYPAD_PORT=0xFF-(1<<(i+4)); 
delay_us(10); 
keyin=KEYPAD_PIN & 0x0F; 
if(keyin!=0x0F) 
for(j=0;j<4;j++) 
if(keyin==scan_code[j]) return ascii_code[j][i]; 
} 
return 0; 
} 
void hienthi(unsigned int val ) 
{ 
d=val*10; 
k=d/20.48; 
a=k/100; 
b=(k-a*100)/10; 
c=((k-a*100)-(b*10))%10; 
lcd_gotoxy(1,0); 
lcd_putchar(a+48); 
lcd_gotoxy(2,0); 
lcd_putchar(b+48); 
lcd_gotoxy(3,0); 
lcd_putsf(","); 
lcd_gotoxy(4,0); 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 56
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
lcd_putchar(c+48); 
lcd_putsf("kg"); 
} 
void main(void) 
{ 
// Declare your local variables here 
// Input/Output Ports initialization 
// Port A initialization 
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In 
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T 
PORTA=0x00; 
DDRA=0x00; 
// Port B initialization 
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In 
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T 
PORTB=0x00; 
DDRB=0x0F; 
// Port C initialization 
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In 
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T 
PORTC=0x00; 
DDRC=0x00; 
// Port D initialization 
// Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In 
// State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T 
PORTD=0x00; 
DDRD=0x00; 
// Timer/Counter 0 initialization 
// Clock source: System Clock 
// Clock value: Timer 0 Stopped 
// Mode: Normal top=0xFF 
// OC0 output: Disconnected 
TCCR0=0x00; 
TCNT0=0x00; 
OCR0=0x00; 
// Timer/Counter 1 initialization 
// Clock source: System Clock 
// Clock value: Timer1 Stopped 
// Mode: Normal top=0xFFFF 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 57
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
// OC1A output: Discon. 
// OC1B output: Discon. 
// Noise Canceler: Off 
// Input Capture on Falling Edge 
// Timer1 Overflow Interrupt: Off 
// Input Capture Interrupt: Off 
// Compare A Match Interrupt: Off 
// Compare B Match Interrupt: Off 
TCCR1A=0x00; 
TCCR1B=0x00; 
TCNT1H=0x00; 
TCNT1L=0x00; 
ICR1H=0x00; 
ICR1L=0x00; 
OCR1AH=0x00; 
OCR1AL=0x00; 
OCR1BH=0x00; 
OCR1BL=0x00; 
// Timer/Counter 2 initialization 
// Clock source: System Clock 
// Clock value: Timer2 Stopped 
// Mode: Normal top=0xFF 
// OC2 output: Disconnected 
ASSR=0x00; 
TCCR2=0x00; 
TCNT2=0x00; 
OCR2=0x00; 
// External Interrupt(s) initialization 
// INT0: Off 
// INT1: Off 
// INT2: Off 
MCUCR=0x00; 
MCUCSR=0x00; 
// Timer(s)/Counter(s) Interrupt(s) initialization 
TIMSK=0x00; 
// USART initialization 
// Communication Parameters: 8 Data, 1 Stop, No Parity 
// USART Receiver: Off 
// USART Transmitter: On 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 58
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
// USART Mode: Asynchronous 
// USART Baud Rate: 57600 
//UCSRA=0x00; //xet khung truyen va kich hoat bo nhan du lieu 
//UCSRB=0x08; //phat du lieu 
//UCSRC=0x86; //truyen 8bit dung thanh ucsR1 
//UBRRH=0; // dong bo tan so 
//UBRRL=8; 
UCSRA=0x00; 
UCSRB=(1<<TXEN); 
UCSRC=(1<<URSEL)|(1<<UCSZ1)|(1<<UCSZ0); 
UBRRH=0; 
UBRRL=51; 
// Analog Comparator initialization 
// Analog Comparator: Off 
// Analog Comparator Input Capture by Timer/Counter 1: Off 
ACSR=0x80; 
SFIOR=0x00; 
// ADC initialization 
// ADC Clock frequency: 1000.000 kHz 
// ADC Voltage Reference: AREF pin 
// ADC Auto Trigger Source: ADC Stopped 
ADMUX=ADC_VREF_TYPE & 0xff; 
ADCSRA=0x84; 
// SPI initialization 
// SPI disabled 
SPCR=0x00; 
// TWI initialization 
// TWI disabled 
TWCR=0x00; 
// Alphanumeric LCD initialization 
// Connections specified in the 
// Project|Configure|C Compiler|Libraries|Alphanumeric LCD menu: 
// RS - PORTC Bit 0 
// RD - PORTC Bit 1 
// EN - PORTC Bit 2 
// D4 - PORTC Bit 4 
// D5 - PORTC Bit 5 
// D6 - PORTC Bit 6 
// D7 - PORTC Bit 7 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 59
Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 
// Characters/line: 8 
lcd_init(16); 
KEYPAD_PORT=0x0F; //* 
KEYPAD_DDR=0xF0; //* 
while (1) 
{ 
// Place your code here 
for(i=0; i<10;i++) 
{ 
ADC_val= read_adc(0); 
sum+=ADC_val; 
} 
ADC_val= sum/10; // lay gia tri trung binh 10 lan do 
i=0; 
sum=0; 
ADC_val= read_adc(0); //chon kenh 0, dua gia tri tu kenh 0 vao ADC_val 
ADC_val2= ADC_val-G; // chinh 0 
hienthi(ADC_val2); 
printf("%d",k);// truyen len PC 
delay_ms(100); 
key=checkpad(); //doc keypad 
lcd_gotoxy(1,1); 
if (key=='A') {lcd_putchar(key); G= ADC_val;// kiem tra phim A 
} 
} 
} 
Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 60

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG VỚI VI ĐIỀU KHIỂN LÕI MỀM VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH TR...
LUẬN VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG VỚI VI ĐIỀU KHIỂN LÕI MỀM VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH TR...LUẬN VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG VỚI VI ĐIỀU KHIỂN LÕI MỀM VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH TR...
LUẬN VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG VỚI VI ĐIỀU KHIỂN LÕI MỀM VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH TR...
KhoTi1
 
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt NamTiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đĐề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều KhiểnRobot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
PHÚ QUÝ ĐINH
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOTLuận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Văn Phong Cao
 
Bai giang-vhdl
Bai giang-vhdlBai giang-vhdl
Bai giang-vhdlhoangclick
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện ngủ gật dùng Kit Raspberry
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện ngủ gật dùng Kit RaspberryĐề tài: Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện ngủ gật dùng Kit Raspberry
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện ngủ gật dùng Kit Raspberry
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp ...
Xây dựng quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp ...Xây dựng quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp ...
Xây dựng quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, HOT
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, HOTKhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, HOT
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Dự án xây dựng salon oto
Dự án xây dựng salon otoDự án xây dựng salon oto
Dự án xây dựng salon oto
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
Điều khiển PID ứng dụng cho điều khiển thiết bị bay loại bốn động cơ.pdf
Điều khiển PID ứng dụng cho điều khiển thiết bị bay loại bốn động cơ.pdfĐiều khiển PID ứng dụng cho điều khiển thiết bị bay loại bốn động cơ.pdf
Điều khiển PID ứng dụng cho điều khiển thiết bị bay loại bốn động cơ.pdf
Man_Ebook
 
Bai tap plc
Bai tap plcBai tap plc
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đĐề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kỹ thuật điều khiển tự động trong cơ điện tử.pdf
Kỹ thuật điều khiển tự động trong cơ điện tử.pdfKỹ thuật điều khiển tự động trong cơ điện tử.pdf
Kỹ thuật điều khiển tự động trong cơ điện tử.pdf
Man_Ebook
 
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lòLập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Pham Hoang
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển trạm trộn nhiên liệu, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển trạm trộn nhiên liệu, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển trạm trộn nhiên liệu, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển trạm trộn nhiên liệu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
LUẬN VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG VỚI VI ĐIỀU KHIỂN LÕI MỀM VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH TR...
LUẬN VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG VỚI VI ĐIỀU KHIỂN LÕI MỀM VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH TR...LUẬN VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG VỚI VI ĐIỀU KHIỂN LÕI MỀM VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH TR...
LUẬN VĂN THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHÚNG VỚI VI ĐIỀU KHIỂN LÕI MỀM VÀ HỆ ĐIỀU HÀNH TR...
 
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt NamTiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
 
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đĐề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
Đề tài: Tổng quan về mobile robot, HAY, 9đ
 
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều KhiểnRobot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
 
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOTLuận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, HOT
 
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
Lập trình cỡ nhỏ - LOGO!
 
Bai giang-vhdl
Bai giang-vhdlBai giang-vhdl
Bai giang-vhdl
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện ngủ gật dùng Kit Raspberry
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện ngủ gật dùng Kit RaspberryĐề tài: Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện ngủ gật dùng Kit Raspberry
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện ngủ gật dùng Kit Raspberry
 
Xây dựng quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp ...
Xây dựng quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp ...Xây dựng quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp ...
Xây dựng quy trình chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cung cấp ...
 
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, HOT
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, HOTKhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, HOT
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, HOT
 
Dự án xây dựng salon oto
Dự án xây dựng salon otoDự án xây dựng salon oto
Dự án xây dựng salon oto
 
Điều khiển PID ứng dụng cho điều khiển thiết bị bay loại bốn động cơ.pdf
Điều khiển PID ứng dụng cho điều khiển thiết bị bay loại bốn động cơ.pdfĐiều khiển PID ứng dụng cho điều khiển thiết bị bay loại bốn động cơ.pdf
Điều khiển PID ứng dụng cho điều khiển thiết bị bay loại bốn động cơ.pdf
 
Bai tap plc
Bai tap plcBai tap plc
Bai tap plc
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống trộn sơn tự động dùng PLC S7- 200, HAY
 
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đĐề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
Đề tài: Đo tốc độ động cơ dùng 8051, HAY, 9đ
 
Kỹ thuật điều khiển tự động trong cơ điện tử.pdf
Kỹ thuật điều khiển tự động trong cơ điện tử.pdfKỹ thuật điều khiển tự động trong cơ điện tử.pdf
Kỹ thuật điều khiển tự động trong cơ điện tử.pdf
 
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lòLập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
Lập kế hoạch lao động tiền lương của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
 
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển trạm trộn nhiên liệu, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển trạm trộn nhiên liệu, HAYĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển trạm trộn nhiên liệu, HAY
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển trạm trộn nhiên liệu, HAY
 

Viewers also liked

Cambienapsuat
CambienapsuatCambienapsuat
Cambienapsuatltluc253
 
Chuong 6 cam bien do luc
Chuong 6 cam bien do lucChuong 6 cam bien do luc
Chuong 6 cam bien do luc
Đinh Công Thiện Taydo University
 
Chương 4. cảm biến đo vị trí và dịch chuyển
Chương 4. cảm biến đo vị trí và dịch chuyểnChương 4. cảm biến đo vị trí và dịch chuyển
Chương 4. cảm biến đo vị trí và dịch chuyển
Đinh Công Thiện Taydo University
 
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCDĐồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Mr Giap
 
Chương 5 cam bien do bien dang
Chương 5 cam bien do bien dangChương 5 cam bien do bien dang
Chương 5 cam bien do bien dang
Đinh Công Thiện Taydo University
 
Bai 1
Bai 1Bai 1
Bai 1
ckm2001
 
Gt co so ky thuat cnc
Gt co so ky thuat cncGt co so ky thuat cnc
Gt co so ky thuat cncHien Dinh
 
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độTìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Pham Hoang
 
Thiết bị đo lường áp suất
Thiết bị đo lường  áp suấtThiết bị đo lường  áp suất
Thiết bị đo lường áp suất
Vô Kị Lục
 
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyenBao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Đinh Công Thiện Taydo University
 
Chương 2. cam bien do quang
Chương 2. cam bien do quangChương 2. cam bien do quang
Chương 2. cam bien do quang
Đinh Công Thiện Taydo University
 
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc DuyBài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Trung Thanh Nguyen
 
Transducers for bio medical
Transducers for bio medicalTransducers for bio medical
Transducers for bio medicalSLIET
 
mayphaycn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
mayphaycn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\mayphaycn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
mayphaycn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
VI Nguyen
 
Khóa học lập trình vận hành Phay CNC
Khóa học lập trình vận hành Phay CNCKhóa học lập trình vận hành Phay CNC
Khóa học lập trình vận hành Phay CNC
Trung tâm Advance Cad
 
Khóa học phay 2D Mastercam
Khóa học phay 2D MastercamKhóa học phay 2D Mastercam
Khóa học phay 2D Mastercam
Trung tâm Advance Cad
 
Đào tạo gia công khuôn, phay 3D Mastercam)
Đào tạo gia công khuôn, phay 3D Mastercam)Đào tạo gia công khuôn, phay 3D Mastercam)
Đào tạo gia công khuôn, phay 3D Mastercam)
Trung tâm Advance Cad
 
Lập trình vận hành tiện CNC
Lập trình vận hành tiện CNCLập trình vận hành tiện CNC
Lập trình vận hành tiện CNC
Trung tâm Advance Cad
 

Viewers also liked (19)

Cambienapsuat
CambienapsuatCambienapsuat
Cambienapsuat
 
Chuong 6 cam bien do luc
Chuong 6 cam bien do lucChuong 6 cam bien do luc
Chuong 6 cam bien do luc
 
Chương 4. cảm biến đo vị trí và dịch chuyển
Chương 4. cảm biến đo vị trí và dịch chuyểnChương 4. cảm biến đo vị trí và dịch chuyển
Chương 4. cảm biến đo vị trí và dịch chuyển
 
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCDĐồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
Đồ Án Đo Điện Áp Hiển Thị Trên LCD
 
Chương 5 cam bien do bien dang
Chương 5 cam bien do bien dangChương 5 cam bien do bien dang
Chương 5 cam bien do bien dang
 
Bai 1
Bai 1Bai 1
Bai 1
 
Gt co so ky thuat cnc
Gt co so ky thuat cncGt co so ky thuat cnc
Gt co so ky thuat cnc
 
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độTìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ
 
Thiết bị đo lường áp suất
Thiết bị đo lường  áp suấtThiết bị đo lường  áp suất
Thiết bị đo lường áp suất
 
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyenBao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
Bao cao. Cam bien vi tri va cam bien dich chuyen
 
Chương 2. cam bien do quang
Chương 2. cam bien do quangChương 2. cam bien do quang
Chương 2. cam bien do quang
 
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc DuyBài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
Bài giảng Master CAM - Ths Phạm Ngọc Duy
 
Transducers for bio medical
Transducers for bio medicalTransducers for bio medical
Transducers for bio medical
 
mayphaycn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
mayphaycn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\mayphaycn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
mayphaycn\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\
 
Giaotrinhthietkex7 coban
Giaotrinhthietkex7 cobanGiaotrinhthietkex7 coban
Giaotrinhthietkex7 coban
 
Khóa học lập trình vận hành Phay CNC
Khóa học lập trình vận hành Phay CNCKhóa học lập trình vận hành Phay CNC
Khóa học lập trình vận hành Phay CNC
 
Khóa học phay 2D Mastercam
Khóa học phay 2D MastercamKhóa học phay 2D Mastercam
Khóa học phay 2D Mastercam
 
Đào tạo gia công khuôn, phay 3D Mastercam)
Đào tạo gia công khuôn, phay 3D Mastercam)Đào tạo gia công khuôn, phay 3D Mastercam)
Đào tạo gia công khuôn, phay 3D Mastercam)
 
Lập trình vận hành tiện CNC
Lập trình vận hành tiện CNCLập trình vận hành tiện CNC
Lập trình vận hành tiện CNC
 

Similar to Bao cao do an

Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.docLuận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach3.5 g va quy hoach
82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdlbuianhminh
 
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoXây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Man_Ebook
 
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]bookbooming1
 
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệuBai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
trinhvannam-90
 
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAYLuận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải Phòng
Đề tài: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải PhòngĐề tài: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải Phòng
Đề tài: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyAi cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyGiang Nguyễn
 
Fx3u 3uc programming manual (vietnamese) fixed
Fx3u 3uc programming manual (vietnamese) fixedFx3u 3uc programming manual (vietnamese) fixed
Fx3u 3uc programming manual (vietnamese) fixed
Quang Bách
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duthanh_k8_cntt
 
Huong dan su_dung_nuke_viet_3_2_full
Huong dan su_dung_nuke_viet_3_2_fullHuong dan su_dung_nuke_viet_3_2_full
Huong dan su_dung_nuke_viet_3_2_fullHoang Ty
 
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAYLuận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Sach s7 200_tap_1_1316
Sach s7 200_tap_1_1316Sach s7 200_tap_1_1316
Sach s7 200_tap_1_1316minhpv32
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhan
Lệnh Xung
 
127918321 nghien-cuu-ma-turbo
127918321 nghien-cuu-ma-turbo127918321 nghien-cuu-ma-turbo
127918321 nghien-cuu-ma-turbo
Hieu Tran
 
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Man_Ebook
 
977 win cc-tiengviet
977 win cc-tiengviet977 win cc-tiengviet
977 win cc-tiengvietddbinhtdt
 
Bai giang asp.net full
Bai giang asp.net fullBai giang asp.net full
Bai giang asp.net fullBoom Su
 
Bai giang asp.net full
Bai giang asp.net full Bai giang asp.net full
Bai giang asp.net full
Đỗ Đức Hiển
 

Similar to Bao cao do an (20)

Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.docLuận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
Luận Văn Kiến Trúc Hệ Thống Của Arm Cortex.doc
 
3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach3.5 g va quy hoach
3.5 g va quy hoach
 
82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl
 
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoXây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
 
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
 
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệuBai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
 
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAYLuận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
 
Đề tài: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải Phòng
Đề tài: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải PhòngĐề tài: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải Phòng
Đề tài: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải Phòng
 
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyAi cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
 
Fx3u 3uc programming manual (vietnamese) fixed
Fx3u 3uc programming manual (vietnamese) fixedFx3u 3uc programming manual (vietnamese) fixed
Fx3u 3uc programming manual (vietnamese) fixed
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day du
 
Huong dan su_dung_nuke_viet_3_2_full
Huong dan su_dung_nuke_viet_3_2_fullHuong dan su_dung_nuke_viet_3_2_full
Huong dan su_dung_nuke_viet_3_2_full
 
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAYLuận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Thiết kế cầu Cẩm Lĩnh-Nghi Sơn-Thanh Hóa, HAY
 
Sach s7 200_tap_1_1316
Sach s7 200_tap_1_1316Sach s7 200_tap_1_1316
Sach s7 200_tap_1_1316
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhan
 
127918321 nghien-cuu-ma-turbo
127918321 nghien-cuu-ma-turbo127918321 nghien-cuu-ma-turbo
127918321 nghien-cuu-ma-turbo
 
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
 
977 win cc-tiengviet
977 win cc-tiengviet977 win cc-tiengviet
977 win cc-tiengviet
 
Bai giang asp.net full
Bai giang asp.net fullBai giang asp.net full
Bai giang asp.net full
 
Bai giang asp.net full
Bai giang asp.net full Bai giang asp.net full
Bai giang asp.net full
 

Bao cao do an

  • 1. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................................5 Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LỰC.............................................................6 1.1. Khái niệm chung...........................................................................................................6 1.2. Các phương pháp đo lực ..............................................................................................6 1.2.1. Đo lực bằng lực kế kiểu biến dạng .....................................................................6 1.2.2. Đo lực bằng lực kế kiểu biến thành di chuyển ............................................... 14 1.3. Một số phần t ử cân định lượng trong công nghiệp và ứng dụng thực tế ............ 16 1.3.1. Một số loadcell thông dụng .............................................................................. 17 1.3.2. Thông số kỹ thuật cơ bản ...................................................................................... 18 1.3.3. Ứng dụng của loadcell ...................................................................................... 19 Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ............................................................................... 21 2.1. Yêu cầu, nội dung ...................................................................................................... 21 2.1.1 Sơ đồ khối hệ thố ng đo ...................................................................................... 21 2.2. Lựa chọn thiết bị ........................................................................................................ 23 2.2.1. Vi xử lý trung tâm.............................................................................................. 23 2.2.2. Cảm biến Siwarex R .......................................................................................... 26 2.2.2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................. 26 2.2.2.2. Một số họ của Siwarex R Loadcell .............................................................. 26 2.2.3. Sử dụng ADC nội của Atmega16 .................................................................... 28 2.3.1. Khối nguồn ......................................................................................................... 31 2.3.2. Khối khuếch đại (sử dụng INA125) ................................................................ 33 2.3.3. Khối hiển thị LCD ............................................................................................. 34 2.3.4. Khối giao tiếp máy tính..................................................................................... 35 2.3.6. Bàn phím ............................................................................................................. 38 2.3.6. Sơ đồ mạch nguyên lý và mạch in ................................................................... 39 2.4. Thiết kế phần mềm .................................................................................................... 40 Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 1
  • 2. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 2.4.1. Lập trình cho vi điều khiển AVR .................................................................... 40 2.4.1.1. Lưu đồ thuật toán............................................................................................ 40 2.4.1.2. Giới thiệu phần mềm và ngôn ngữ lập trình Codevision .......................... 41 2.4.2. Lập trình giao diện trên máy tính .................................................................... 42 Chương 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH G IÁ SAI SỐ ......................... 49 3.1. Kết quả thực nghiệm: ................................................................................................ 49 3.2. Đánh giá sai số ........................................................................................................... 50 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 53 Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 2
  • 3. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Ví dụ loadcell trụ đ ặc (cảm biến đo lực lớn) (>105N) .........................................7 Hình 1.2. Ví dụ loadcell xuyến (cảm biế n đo lực nhỏ) ( <103N ) ......................................7 Hình 1.3. Một số loại tenzo .....................................................................................................8 Hình 1.4. Thân cảm biến ...................................................................................................... 12 Hình 1.5a. Cảm biến t ự do trọng lượng .............................................................................. 14 Hình 1.5b. Cảm ứng áp từ thay đổi đường dạng thể dưới tác dụng của biến dạng lực chính xác................................................................................................................................. 14 Hình1.6. Lực kế bằng dẫn kéo ............................................................................................. 15 Hình 1.7. Lực kế bằng dẫn nén............................................................................................ 15 Hình1.8. Lực kế bằng dẫn kéo 2 đầu dùng với cảm biến biến trở .................................. 15 Hình1.9. Sơ đồ hỗ cảm vi sai ............................................................................................... 16 Hình1.10a. Một số loại loadcell thông dụng ...................................................................... 16 Hình1.10b. Ví dụ loadcell thông dụng của hãng Keli ...................................................... 16 Hình1.10c. Ví dụ loadcell thông dụng của hãng Mettler Toledo ................................... 16 Hình 1.11. Cân kĩ thuật ......................................................................................................... 19 Hình 1.12. Cân xe t ải ............................................................................................................ 20 Hình 1.13. Ứng dụng của loadcell trong cầu đường ......................................................... 20 Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc Atmega16 .................................................................................... 23 Hình 2.2. Sơ đồ chân Atmega 16 ........................................................................................ 25 Hình 2.3. Một số dạng đ ầu đo của Siwarex R Loadcell ................................................... 26 Hình 2.4. Sơ đồ khối của ADC......................................... Error! Bookmark not defined. Hình 2.5. Giản đồ thời gian chuyển đổi của ADC ............................................................ 30 Hình 2.6. Sai số offset........................................................................................................... 30 Hình 2.7. Sai số khuếch đại ................................................................................................ 311 Hình 2.8a. Sơ đồ khối t ạo nguồn +5V ................................................................................ 32 Hình 2.8b. Sơ đồ khối t ạo nguồn -9V ................................................................................. 32 Hình 2.9. Sơ đồ khối khuếch đại ......................................................................................... 33 Hình 2.10. Ví dụ LCD ....................................................... Error! Bookmark not defined. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 3
  • 4. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.11. Sơ đồ khối Max485 ........................................................................................... 36 Hình 2.12. Sơ đồ khối bộ USART ...................................................................................... 38 Hình 2.13. Sơ đồ bàn phím 4x4 ........................................................................................... 39 Hình 2.14. Sơ đồ mạch in ..................................................................................................... 39 Hình 2.15. Giới thiệu phần mềm lập trình codevision .. Error! Bookmark not defined. Hình 2.16. Khởi tạo các Port vào ra, LCD, UART ........ Error! Bookmark not defined. Hình 2.17. Đăng nhập hệ thống ........................................................................................... 43 Hình 2.18. Giao diện chính .................................................................................................. 44 Hình 2.19. Form tìm kiếm .................................................................................................... 45 Hình 3.1. Mạch s au khi đã hoàn thiện ................................................................................ 45 Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 4
  • 5. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS LỜI NÓI ĐẦU Trong sản xuất, dù là công nghiệp hay nông nghiệp để xác định được khối lượng của một vật là vô cùng cần thiết. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết so sánh khối lượng cần biết với một vật mẫu. Trước kia chúng ta có các hệ thống đo khối lượng dùng đối trọng hoặc lò xo bằng các kết cấu cơ khí, việc sử dụng các loại cân này rất cồng kềnh và độ chính xác không cao. Ngày nay, các quá trình hệ thống hiện đại đòi hỏi phải có độ chính xác rất cao trong việc đo lường của thiết bị. Vấn đề công nghệ đo phù hợp, hiển thị chính xác các thông số đo lường hiện là vấn đề đang được rất nhiều các kỹ sư tích hợp đo lường và điều khiển quan tâm. Lý do trên, TS. Nguyễn Thị Lan Hương đã giao cho chúng em đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS”. Đồ án tốt nghiệp là cơ hội cho mỗi sinh viên một lần nữa kiểm tra và đánh giá lại kiến thức mà mình đã học được sau những năm trên ghế nhà trường, trước khi bước vào làm việc ngoài xã hội. Trong quá trình thực tập và làm đồ án, chúng em đã được cô TS. Nguyễn Thị Lan Hương và KS. Nguyễn Hoài Nam hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để chúng em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Đồ án gồm các phần: Lời nói đầu Chương 1: Khái niệm chung về đo lực Chương 2: Thiết kế hệ thống Chương 3: Kết quả thực nghiệm và đánh giá sai số Kết luận và hướng phát triển Do sự eo hẹp về thời gian, do sự hiểu biết hạn chế của bản thân, mặc dù chúng em đã rất cố gắng nhưng bản đồ án này còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung từ phía các thày cô giáo, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài này. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 5
  • 6. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Chương 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LỰC 1.1. Khái niệm chung Phạm vi đo lực rất rộng, từ những giá trị rất nhỏ đến những giá trị lớn. Từ phép đo tĩnh mà các lực tác động là những đại lượng không đổi đến những xung lực tác dụng với tốc độ rất cao như sự va chạm sóng xung kích thực tế cho thấy có lực phải đo có trị số từ 106 ÷108 N, nhưng có khi cần đo lực rất nhỏ 10-5 ÷10-12N, như vậy khoảng đo có thể từ 10-12 ÷ 108 N, tức là phạm vi đo D = 1020. Không có một thiết bị nào có thể đo được lực trong dải đo như vậy, ngay cả thiết bị đo hiện đại nhất, phạm vi đo cũng không vượt quá D=104. Người ta chia lực thành nhiều dải đo khác nhau, mỗi dải đo có thể sử dụng các phương pháp và các thiết bị khác nhau. Đặc biệt ở dải đo thấp 10-5N trở xuống phải dùng các phương pháp đặc biệt để đảm bảo độ chính xác yêu cầu. Đo lực có thể dùng các loại chuyển đổi khác nhau với các phương pháp khác nhau, thông thường có hai phương pháp đo. Phương pháp đo trực tiếp là phương pháp sử dụng các chuyển đổi có hai đại lượng vào tương ứng với các lực cần đo. Đại lượng ra được biến thành các tín hiệu điện các thông số điện. Mạch đo và chỉ thị cho kết quả đo không thông qua hệ dẫn truyền trung gian. Phương pháp đo gián tiếp, trong đó sử dụng các phần tử đàn hồi, các hệ dẫn truyền, biến lực thành di chuyển. Các chuyển đổi đo các lượng di chuyển từ đó suy ra đại lượng cần đo. Hai phương pháp trên được sử dụng rộng rãi, sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ thực hiện chúng. Mạch đo thường là mạch cầu, kết hợp với các tầng khuyếch đại và chỉnh lưu. Chỉ thị là các dụng cụ chỉ thị cơ điện, tự ghi, điện tử và các dụng cụ số. 1.2. Các phương pháp đo lực 1.2.1. Đo lực bằng lực kế kiểu biến dạng Trong loại lực kế này, lực tác dụng F gây ra ứng suất và biến dạng, sau đó biến dạng được biến thành điện áp hoặc tần số. Đây là loại cảm biến biến đổi thẳng, như vậy đòi hỏi các khâu liên đới phải có tính ổn định cao. Muốn vậy vật liệu làm phần tử đàn hồi phải thật ổn định, phải được nhiệt luyện để cho tính lặp lại thật ổn định, giảm đến tối thiểu đặc tính trễ của vật liệu với quá trình kéo nén và tăng nhiệt độ. Hình dạng cấu tạo của phần tử đàn hồi phụ thuộc vào lực cân đo: a) Đối với lực kế đo lực lớn, cấu tạo của lực kế như sau: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 6
  • 7. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 1 2 140 325 Hình 1.1 Ví dụ loadcell trụ đặc (cảm biến đo lực lớn) (>105N) 1: Phần tử đàn hồi 2: Cảm biến Phần tử đàn hồi có dạng hình trụ. Do đó biến dạng được tính:   1 F SE (1.1) Trong đó: S là tiết diện thanh đàn hồi E là module đàn hồi của lõi thép (với thép Crom: E = 180 ÷ 220 KN/mm2 1  là biến dạng được chọn trong phạm vi đàn hồi Để có cài 2 nhánh hoạt động, phải dán lên phần tử đàn hồi 2 cảm biến đo biến dạng dọc theo chiều chịu lực của lực kế và 2 cảm biến vuông góc với góc bù nhiệt độ. b) Đối với lực nhỏ ta thường dùng phần tử đàn hồi kiểu hình xuyến ống 2 1 90 114 Hình 1.2. Ví dụ locell dạng xuyến (cảm biến đo lực lớn) ( <103N ) Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 7
  • 8. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 1: Phần tử đàn hồi 2: Cảm biến    1 E (1.2) Với σ là ứng suất học xuất hiện trong phần tử biến dạng khi có lực nén. c) Cảm biến đo biến dạng thường dùng là điện trở lực căng (tenzo) Figure 0-1 Hình 1.3. Một số loại tenzo Phân loại tenzo Tenzo chia ra làm ba loại: - Tenzo dây mảnh: dây có đường kính 0,02  0,03 mm được chế tạo bằng các vật liệu : Nicrom, Constantan, hợp kim Platim-Iridi - Tenzo lá mỏng được chế tạo từ một lá kim loại mỏng có chiều dày 0,004  0,012mm nhờ phương pháp quang khắc - Tenzo màng mỏng được chế tạo bằng cách cho bốc hơi kim loại lên một khung với hình dáng định trước Khi đo biến dạng L    , tenzo được dán lên đối tượng đo, lúc đối tượng đo bị L biến dạng, tenzo biến dạng theo và điện trở của tenzo thay đổi một lượng R R  .  l    R  f Ta có:     l R Hay ( ) 1  f  R  Mặt khác ta biết: l s R  p. Trong đó: s- tiết diện dây l- chiều dài dây p- điện trở suất của dây dẫn làm tenzo Do đó: R  s s   l l  R      Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 8
  • 9. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hay: R l s         Trong đó: R  -Sự biến thiên tương đối của điện trở tenzo l  -Sự biến thiên tương đối theo tiết diện dây dẫn, đặc trưng cho sự thay đổi kích thước hình học của tenzo p  -Sự biến thiên tương đối của điện trở suất, đặc trưng cho sự thay đổi tính chất vật lý của tenzo. Trong cơ học ta biết: s p l K  . 2 (Kp – hệ số Poisson) Nếu đặt εP=mεl (m là hệ số tỷ lệ) ta có: 1 ( 2 ) R l p   l  K  m  K (1.3) Đây là phương trình biến đổi tổng quát của tenzo   Độ nhạy của tenzo: 1 2 R k    K  m P l Do ứng xuất có ở trong chi tiết cần nghiên cứu có liên quan với môđun đàn hồi E của vật liệu làm chi tiết, ta có phương trình quan hệ giữa  và E như sau:    l       E l (1.4) Do đó phương trình biến đổi của tenzo có thể biểu diễn dưới dạng: K R    . E R  R (1.5) Ứng suất cơ của chi tiết và dây dẫn chế tạo chuyển đổi không được vượt quá giới hạn đàn hồi vì điều đó có thể dẫn đến sự thay đổi đặc tính của nó. Tính chất của tenzo Để các tenzo làm việc tốt trong thực tế, yêu cầu vật liệu chế tạo tenzo có độ nhạy. Mặt khác hệ số nhiệt độ của tenzo cần bé, vì trong kim loại, độ biến dạng tương đối l  trong giới hạn đàn hồi không lớn hơn 2,5.10-3 do đó 1,25 10 r  . Tức là sự thay đổi điện trở tương đối không được qua 1% khi đối tượng đo chịu ứng suất lớn nhất. Trong khi đó sự đốt nóng điện trở có thể là điện trở của tenzo thay đổi một lượng cũng gần bằng lượng điện trở do biến dạng. Vì vậy hệ số nhiệt độ của dây dẫn điện trở càng nhỏ thì càng tốt, cần phải bù nhiệt độ trong mạch đo. Vật liệu chế tạo dây điện trở cần có điện trở suất lớn để kích thước của chuyển đổi nhỏ. Độ nhạy của các tenzo dây mảnh khác độ nhạy của vật liệu chế tạo ra vì trong quá trình chế tạo răng lược, phần bị uốn không chịu biến dạng theo hướng cần đo làm Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 9
  • 10. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS độ nhạy giảm 25 30%. Muốn vậy phải tăng chiều dài tác dụng lo, mặt khác các phần uốn lại chịu lực tác dụng vuông góc với trục của tenzo gây sai số trong quá trình đo. Hệ số nhiệt độ của tenzo khác hệ số nhiệt độ của đối tượng đo, khi nhiệt độ thay đổi, gây biến dạng phụ trong quá trình đo. Các tenzo được dán lên đối tượng đo bằng các loại keo dán đặc biệt. Mạch đo Dùng mạch cầu đo với nguồn cung cấp là nguồn: 1 chiều, xoay chiều, hay phân áp. Mạch cầu đo có thể là mạch cầu 1 nhánh, 2 nhánh hay 4 nhánh hoạt động. Mạch cầu đo một nhánh hoạt động Tức là chỉ có một tenzo hoạt động. Mạch này có nguồn cung cấp là Uo, điện áp ra UT: RT - Điện trở tenzo R  - Độ biến thiên tương đối của điện trở tenzo khi bị biến dạng R1, R2, R3 -Điện trở mắc vào cầu đo k- Độ nhạy của vật liệu làm tenzo Ta có điện áp ra: R R R R (1   )     R TO 3 2 4 (1  ) ( )   R R R R      4 2 3 (1.6) U U k    T o R TO Ta chọn R2 =R3 =R4 = RTO = R với RTO - Điện trở tenzo khi chưa bị biến dạng. Điện trở tenzo RT biến thiên một lượng R và khi đó: T TO R  R  R UO R R R RT UT U R o  U   k  4 T R TO (1.7) Mạch cầu đo hai nhánh hoạt động Là mạch cầu đo trong đó hai nhánh cầu đều được dán tenzo và cùng hoạt động. Mạch này có nguồn cung cấp là Uo, điện áp ra UT. Khi điện áp ra của mạch cầu đo tăng gấp hai lần: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 10
  • 11. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS UO R RT UT U R O U k    2 T  R TO (1.8) Với mạch cầu đo này bù nhiệt độ tốt hơn. Sai số do nhiệt độ bị loại trừ. Mạch cầu đo bốn nhánh hoạt động RT R Cả bốn nhánh đều được dán tenzo, khi đó điện áp ra của mạch cầu đo là lớn nhất và tăng gấp 4 lần so với trường hợp một nhánh hoạt động. U U k    T 0 R  R TO (1.9) Những nguồn phát sinh sai số khi sử dụng tenzo: Sai số và phạm vi ứng dụng: Sai số của thiết bị đo dùng Tenzo chủ yếu do độ chính xác khắc độ của Tenzo. Không thể khắc độ trực tiếp đơn chiếc mà chúng được chế tạo hàng loạt và được chuẩn sơ bộ. Khi sử dụng cần phải có công nghệ dán chuẩn và chọn vị trí chính xác. Sai số về điều này có thể đạt tới 1 – 5%. Khi chuẩn trực tiếp cảm biến với mạch đo sai số có thể giảm đến 0,2 – 0,5% khi đo biến dạng tĩnh và 1 – 1,5% khi đo biến dạng động. Ngoài ra còn có sai số biến dạng dư của keo dán khi sấy khô, do sự dãn nở khác nhau giữa cảm biến và chi tiết dán. Các cảm biến loại này dùng để đo lực, áp suất, momen quay, gia tốc và các đại lượng khác nếu có thể biến đổi thành biến dạng đàn hồi với ứng suất không bé hơn (1÷2)10 7 N/m 2 . Sai số vì dán: Cảm biến điện trở có thể được dán trực tiếp lên đối tượng cần đo hoặc lên phần tử biến dạng của cảm biến đo cần chế tạo. Kết quả của quá trình dán được gọi là hoàn hảo khi và chỉ khi cảm biến đo tiếp bám trung thành mọi biến dạng của đối tượng cần đo hoặc của phần tử biến dạng trong cảm biến đo. Ngược lại, nếu cảm biến đo không tiếp bám được biến dạng của vật thể cần đo thì khi ấy hiện tượng bò (trượt) xuất hiện và gây nên sai số đo. Bằng quy trình và công nghệ dán hợp lý có thể loại trừ được ảnh hưởng của sai số vì dán. Quy trình và công nghệ dán phụ thuộc vào kinh nghiệm và thực nghiệm của chuyên gia trong lĩnh vực này. Song điều cốt lõi là phải chọn keo, xử lý bề mặt hợp lý, Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 11
  • 12. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS đặt cảm biến chính xác và phải tuân thủ quy trình tẩm phủ, sấy khô...Khi chọn keo dán tem cần phải hết sức lưu ý các yêu cầu sau: - Mô đun đàn hồi của keo phải gần trùng với mô đun đàn hồi của vật liệu được dán cảm biến. - Sau khi dán, keo không thay đổi thể tích, không nứt rỗ, không bọt, không có bất kỳ phản ứng hoá học nào. - Liên kết tốt giữa cảm biến với phần tử biến dạng hoặc đối tượng cần đo. Sai số vì nhiệt: Độ nhạy cảm của tổ hợp phần tử biến dạng và cảm biến được tính bằng biểu thức: S = R.g/E. Trong khi ấy, phương trình biểu diễn sự phụ thuộc vào nhiệt độ của điện trở tem là: R = R..T; với  là hệ số nhiệt điện trở và T là số gia biến đổi nhiệt độ. Với tác động của đầu vào là biến đổi nhiệt độ và đầu ra là biến đổi điện trở thì độ nhạy của chuyển đổi này được tính theo định nghĩa là:     S d  R d  T R T    (1.10) Như ví dụ ở mục trước đã xét, độ nhạy S của chuyển đổi tổ hợp cảm biến với phần tử biến dạng bằng thép có độ lớn với số mũ là 10-4, điện trở bằng Konstantan có hệ số  với số mũ là 10-5 /0C, để tiện so sánh hãy lấy điện trở gốc của cảm biến vẫn là 100 Ohm. Vậy độ nhạy của chuyển đổi do biến đổi nhiệt tác động ST sẽ có độ lớn với số mũ là 10-3. Điều đó nói lên rằng: Độ nhạy của cảm biến do tác động của gia số biến đổi nhiệt 1oC gây ra lớn gấp mười lần so vơí độ nhạy của cảm biến do tác động của ứng suất 1kG/cm2 gây ra trên tổ hợp cảm biến đo với phần tử biến dạng. b) Biến dạng có thể đo bằng cảm biến dây căng Cấu tạo của cảm biến dây căng: 5 274.0000 56.0625 10 1 9 8 2 6 11 7 3 40.0801 Hình 1.4. Thân cảm biến 2,3 - Đầu để hiệu chỉnh tần số ban đầu của dây căng; 4 - dây căng; 5,6,7- Vít để giữ đầu dây căng 8,9- Vít chỉnh lực dây căng Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 12
  • 13. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 1 2 E  e s e f J    (1.11) Trong đó: e = biến dạng dải cần đo E là mô đun đàn hồi dây căng S = tiết diện dây căng J = mô men quán tính của dây căng Khi dao động từ trường, dây căng cảm ứng ra sức điện động, gây ra dao động điện áp ở đường chéo cầu, điện áp này được khuếch đại và cung cấp cho cầu do biến dạng. Đấy là một mạch phát có tần số f1 phụ thuộc ɛ1 tức vào lực F tác dụng lên phần tử đàn hồi. Do Δf1 = f1 – fo ta suy ra được F Với f1 = tần số khi có tác động của lực F Δf1 = f(F) được xác định từ công thức thực nghiệm dung để khắc độ lực kế Quan hệ này không tuyến tính, t có thể bù đặc tính phi tuyến của lực kế bằng phương pháp tuyến tính hóa từng đoạn. e) Lực kế áp điện và áp từ Gốm áp điện có thể coi là hộp cộng hưởng dung trong các mạch phát tần số, có độ ổn định cao. Tần số này thay đổi theo biến dạng hay theo lực tác động lên 2 mặt của điện cực. Ta có thể dung cảm biến này để đo lực (cụ thể là đo áp suất: F=PS). P - áp suất ; S là diện tích bề mặt cảm biến áp điện. Δf = f(F) Trong trường hợp này, ta phải loại trừ ảnh hưởng của nhiệt độ đến tần số cộng hưởng của tần cảm biến và phải có mạch bù nhiệt độ. Ta cũng có thể đo áp suất qua hiệu ứng ngược áp điện: q = d1F Với: q = điện tích ở cực của cảm biến d1 = hằng số áp điện của cảm biến, theo chiều trục cơ F = lực tác động lên mặt của cảm biến Đối với phần tử áp từ cũng vậy. Dưới tác dụng của lực tác dụng, từ thẩm của vật liệu áp từ thay đổi làm thay đổi điện cảm hoặc hỗ cảm của cuộn dây. f F ( ) L  L  (1.12) Cảm biến áp từ dùng để đo trọng tải lớn. Biến thiên điên cảm hoặc hỗ cảm có thể dung trong sơ đồ cầu hay biến áp vi sai thành điện áp: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 13
  • 14. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS p p p p Hình 1.5a. Cảm biến tự do trọng lượng ω2 ω1 ω2 ω1 P = 0 P # 0 r 90 ω1 ω2 U = const E2 = f(F) Hình 1.5b. Cảm ứng áp từ thay đổi đường dạng thể dưới tác dụng của biến dạng lực chính xác Cảm biến có đường đặc tính trễ lớn nên tính ổn định thấp. Vật liệu Mô đun đàn hồi (Kg lực/mm2) Germani (Ge) – Loại n 155 Germani – Loại p 155 Silic (S) – Loại n 130 Silic (S) – Loại p 190 Thép Crom 180 ÷ 220 Bảng 1: Mô đun đàn hồi của một số vật liệu. 1.2.2. Đo lực bằng lực kế kiểu biến thành di chuyển Một phần tử hay một dầm đàn hồi, lúc chịu tác dụng của một lực, sẽ có biến dạng và tạo ra di chuyển. Đây là một hình thức khác của sự biến dạng, nhưng có những thuận lợi hơn là có thể nghiên cứu các kết cấu gây ra biến dạng ổn định và có giá trị lớn hơn bản thân biến dạng, nâng cao khả năng phân ly của thiết bị. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 14
  • 15. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS a) Kết cấu: Kết cấu đơn giản nhất của lực kế này là một thanh đàn hồi cố định một đầu, đầu kia cho tác dụng lực F. Để đảm bảo tính ổn định cao, ta có thể dung dần kép Hình1.6. Lực kế bằng dẫn kéo Với những lực lớn hơn, ta có thể dung cơ cảm hình xuyến: Hình 1.7. Lực kế bằng dẫn nén Cấu tạo của lực kế 2 dầm kéo 2 đầu dùng với cảm biến biến trở: Hình1.8. Lực kế bằng dẫn kéo 2 đầu dùng với cảm biến biến trở b) Đo di chuyển: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 15
  • 16. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Cơ cấu đàn hồi biến lực thành di chuyển bây giờ phải bố trí để đo di chuyển này, với độ chính xác cao. Cảm biến thường dung ở đây là cảm biến điện cảm, có độ nhạy cao, phân ly lớn, Cảm biến được gắn cuộn dây phần đỉnh lên điểm cố định ngoài dầm, lõi thép di chuyển được gắn vào dầm và có thể chuyển động trong cuộn dây phần tĩnh, F L1 L2 δ Hình1.9. Sơ đồ hỗ cảm vi sai Ta có: E  E 1 2 2 U   (1.13) o k o k M M I M M I ( ) ( )        2 U   (1.14) Δ V = ΔMωJk (1.15) Trong đó: ΔM = biến thiên hỗ cảm lúc lõi thép di chuyển. ω = tần số nguồn cimh cấp Ik = dòng kích từ sơ cấp ΔM = f(δ) Như vậy ΔU = g(δ) Quan hệ này không tuyến tính cho nên phải bố trí bù sai số phi tuyến. 1.3. Một số phần tử cân định lượng trong công nghiệp và ứng dụng thực tế Bản chất phần tử cân định lượng là đo lực đã được trình bày ở chương trên. Chương này chỉ trình bày những phần tử thương phẩm và ứng dụng trong thực tế. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 16
  • 17. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 1.3.1. Một số loadcell thông dụng Hình 1.100a. Một số loại loadcell thông dụng Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 17
  • 18. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 1.110b. Ví dụ loadcell thông dụng của hãng Keli Hình 1.120c. Ví dụ loadcell thông dụng của hãng Mettler Toledo 1.3.2. Thông số kỹ thuật cơ bản - Độ chính xác: Cho biết phần trăm chính xác trong phép đo. Độ chính xác phụ thuộc vào tính chất phi tuyến, độ trễ, độ lặp. - Công suất định mức: giá trị khối lượng lớn nhất mà loadcell có thể đo được. - Dải bù nhiệt độ: là khoảng nhiệt độ mà đầu ra loadcell được bù vào. Nếu nằm ngoài khoảng này, đầu ra không được đảm bảo thực hiện theo đúng chi tiết kỹ thuật đã được đưa ra. - Cấp bảo vệ: được đánh giá theo thang đo IP (Ví dụ: IP65: chống được độ ẩm và bụi). Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 18
  • 19. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS - Điện áp cung cấp: giá trị điện áp làm việc của loadcell (thông thường đưa ra giá trị nhỏ nhất và lớn nhất. Ví dụ: 5÷15V) - Độ trễ: hiện tượng trễ khi hiển thị kết quả dẫn tới sai số trong kết quả. Thường được đưa ra dưới dạng % của tải trọng. - Trở kháng đầu vào - Điện trở cách điện: thông thường đo tại dòng DC 50V. Giá trị cách điện giữa lớp vỏ kim loại của loadcell và thiết bị kết nối dòng điện. - Phá hủy cơ học: giá trị tải trọng mà loadcell có thể bị phá vỡ hoặc biến dạng. - Giá trị đầu ra: kết quả đo được (đơn vị: mV). - Trở kháng đầu ra: Cho dưới dạng trở kháng được đo giữa Ex+ và Ex- trong điều kiện loadcell chưa kết nối hoặc hoạt động ở chế độ không tải. - Quá tải an toàn: là công suất mà loadcell có thể vượt qua. - Hệ số tác động của nhiệt độ: đại lượng được đo ở chế độ có tải, là sự thay đổi công suất của loadcell dưới sự thay đổi nhiệt độ (ví dụ: 0.01%/10oC: nghĩa là nếu nhiệt độ tăng thêm 10oC thì công suất đầy tải của loadcell tăng thêm 0.01%). - Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0: giống hệ số tác động của nhiệt độ nhưng ở chế độ không tải. 1.3.3. Ứng dụng của loadcell Một ứng dụng khá phổ biến thường thấy của loadcell là được sử dụng trong các loại cân điện tử hiện nay. Hình 1.11. Cân kĩ thuật Từ ứng dụng trong những chiếc cân kĩ thuật đòi hỏi độ chính xác cao cho tới những chiếc cân có trọng tải lớn trong công nghiệp như cân xe tải. Cân xe tải là cân động. Để cân được một vật có trọng tải lớn và đang di chuyển yêu cầu đầu đọc loadcell phải có độ chính xác và độ bền cao. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 19
  • 20. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 1.12. Cân xe tải Một số ứng dụng khác: - Trong ngành công nghệ cao: Với nền khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện nay thì loại loadcell cỡ nhỏ cũng được cải tiến công nghệ và tính ứng dụng cao hơn. Như hình minh hoạ, loại loadcell này được gắn vào đầu của ngón tay robot để xác định độ bền kéo và lực nén tác động vào các vật khi chúng cầm nắm hoặc nhấc lên. - Ứng dụng trong cầu đường: Các loadcell được sử dụng trong việc cảnh báo độ an toàn cầu treo. Loadcell được lắp đặt trên các dây cáp để đo sức căng của cáp treo và sức ép chân cầu trong các điều kiện giao thông và thời tiết khác nhau. Các dữ liệu thu được sẽ được gửi đến một hệ thống thu thập và xử lí số liệu. sau đó số liệu sẽ được xuất ra qua thiết bị truy xuất như điện thoại, máy tính, LCD. Từ đó có sự cảnh báo về độ an toàn của cầu. Từ đó tìm ra các biện pháp cần thiết để sửa chữa kịp thời. Hình 1.13. Ứng dụng của loadcell trong cầu đường Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 20
  • 21. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Chương 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG 2.1. Yêu cầu, nội dung Thiết kế hệ thu thập số liệu đo, ghép nối và truyền thông với máy tính. Thông số kỹ thuật chính: Độ nhạy: 2mV/V Khoảng đo: 0÷50Kg 2.1.1 Sơ đồ khối hệ thống đo Hệ thống có sơ đồ như sau: LCD ĐỐI TƯỢNG ĐO CẢM BIẾN MẠCH CẦU KHUẾCH ĐẠI NGUỒN KÍCH CHO CẦU &Vref (5V DC) NGUỒN VXL (5V DC) ADC 10bit VI XỬ LÝ MẠCH GIAO TIẾP MÁY TÍNH (RS485) PC PHÍM CHỈNH 0 Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 21
  • 22. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hoạt động của hệ thống: Cảm biến gồm 4 tenzo được nối với nhau thành một mạch cầu. Khi không có lực tác động, mạch cầu này ở trạng thái cân bằng, điện áp ra bằng 0. Khi có đối đượng đo đặt lên, lực sẽ tác động làm thay đổi chiều dài của tenzo. Bên trong cảm biến lúc này mạch cầu sẽ bị lệch và sẽ tạo ra điện áp. Tuy nhiên, điện áp này rất nhỏ, ADC không thể đọc được. Vì vậy cần phải đưa qua một khâu khuếch đại trước khi đưa vào ADC. Từ giá trị điện áp sau khi qua ADC10 bit sẽ chuyển thành giá trị số 0 ÷ 1024. Từ giá trị số này sẽ được quy đổi ra khối lượng, sau đó hiển thị lên LCD và truyền lên máy tính. Nguồn cấp cho cầu đồng thời cũng là nguồn cấp cho Vref của ADC vì vậy sẽ giảm được sai số. R R U cc U U x U U R U U R cc . 4 x U  VXL ef r U  (2.1) R .1024 x  (2.2) ef ADC r U N U R U Có:Ucc = ref U Thay (2.1) vào (2.2) cc U và ref U sẽ triệt tiêu cho nhau: R .1024 ADC N R   (2.3) Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 22
  • 23. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 2.2. Lựa chọn thi ết bị 2.2.1. Vi xử lý trung tâm ATmega16 là vi điều khiển 8 bit dựa trên kiến trúc RISC. Với khả năng thực hiện mỗi lệnh trong vòng một chu kỳ xung clock, ATmega16 có thể đạt được tốc độ 1 MIPS trên mỗi MHz (1 triệu lệnh/s/MHz). Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc Atmega16 Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 23
  • 24. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Tính năng của họ AVR : - Giao tiếp SPI đồng bộ. - Các đường dẫn vào/ra (I/0) lập trình được. - Giao tiếp I2C. - Bộ biến đổi ADC 10 bit. - Các kênh băm xung PWM. - Các chế độ tiết kiệm năng lượng như sleep, stand by ... vv. - Một bộ định thời Watchdog. - 3 bộ Timer/Counter 8 bit. - 1 bộ Timer/Counter 16 bit. - 1 bộ so sánh analog. - Bộ nhớ EEPROM. - Giao tiếp USART ... vv. Atmelga 16 có đầy đủ tính năng của họ AVR: - Bộ nhớ 16K(flash). - 512 byte (EEPROM). - 1K (SRAM). - Đóng vỏ 40 chân, trong đó có 32 chân vào ra dữ liệu chia làm 4 PORT A,B,C,D. Các chân này đều có chế độ pull_up resistors. - Giao tiếp SPI. - Giao tiếp I2C. - Có 8 kênh ADC 10 bit. - 1 bộ so sánh analog. - 4 kênh PWM. - 2 bộ timer/counter 8 bit, 1 bộ Timer/counter 16 bit. - 1 bộ định thời Watchdog. - 1 bộ truyền nhận UART lập trình được. Atmega16 là hệ vi điều khiển CMOS 8 bit tiêu thụ năng lượng ít dựa trên kiến trúc RISC. Bằng cách thực hiện các lệnh mạng trong 1 chu kỳ xung nhịp, Atemega16 đạt được tốc độ xử lý dữ liệu lên đến 1 triệu lệnh / giây với tần số 1MHz cho phép người thiết kế hệ thống tối ưu mức tiêu thụ năng lượng mà vẫn đảm bảo tốc độ xử lý. Cốt lõi của AVR là sự kết hợp tập lệnh đầy đủ với 32 thanh ghi đa năng, tất cả 32 thanh ghi này liên kết trực tiếp với khối xử lý số học và logic (ALU) cho phép 2 thanh ghi độc lập được truy cập bằng 1 lệnh đơn lẻ trong 1 chu kì xung nhịp. Kết quả là tốc độ nhanh gấp 10 lần các bộ vi điều khiển CISC thường. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 24
  • 25. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.2. Sơ đồ chân Atmega 16 Mô tả các chân : - Vcc và GND là 2 chân cấp nguồn cho vi điều khiển hoạt động. - Port A,B,C,D: là các cổng vào ra 8 bit, các chân của cổng có điện trở nối lên nguồn dương. Các chân ra của cổng cho phép dòng đi qua. Khi các chân là ngõ vào và được đặt xuống mức thấp ở bên ngoài, chúng sẽ là nguồn dòng nếu các điện trở nối lên nguồn dương được kích hoạt. Các chân Port A,B,C,D là 3 trạng thái khi tín hiệu reset ở mức tích cực ngay cả khi xung nhịp không hoạt động. Riêng Port A còn có chức năng là các ngõ ra tương tự và đưa đến bộ chuyển đổi AD. - Reset đây là chân reset cứng khởi động lại mọi hoạt động của hệ thống. - 2 chân Xtal1, Xtal2 các chân tạo bộ dao động ngoài cho vi điều khiển, các chân này được nối với thạch anh, tụ gốm. - Chân Vref thường nối lên 5v(Vcc), nhưng khi sử dụng bộ ADC thì chân này được sử dụng làm điện thế so sánh, khi đó chân này phải cấp cho nó điện áp cố định. Có thể sử dụng diode zener. - Chân Avcc thường được nối lên Vcc nhưng khi sử dụng bộ ADC thì chân này nối qua 1 cuộn cảm lên Vcc với mục đích ổn định điện áp cho bộ biến đổi. - ICP1 là chân vào cho chức năng bắt tín hiệu vào bộ timer/counter 1. - OC1B là chân ra PWM, ngõ so sánh của timer/counter1. - ALE là chân tín hiệu cho phép chứa địa chỉ được dùng để truy cập bộ nhớ ngoài. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 25
  • 26. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 2.2.2. Cảm bi ến Siwarex R (Trong phòng thí nghiệm đã có sẵn) 2.2.2.1. Gi ới thi ệu chung Siwarex R là loại cảm biến đo trọng lượng dùng điện trở lực căng (hay còn được gọi là Straingauges hoặc Piezoresistive). Chúng được dùng để đo các đại lượng đo lường như: khối lượng động, khối lượng tĩnh. - Siwarex R Loadcell rất đa dạng về chủng loại với dải đo từ 0 ÷ 280 tấn. Với dải đo này Siwarex R cho phép đo hầu hết các ứng dụng trong công nghiệp. - Đối với mỗi họ Siwarex R có một dải đo nhất định. - Sử dụng thành phần thép tinh khiết có mật độ chống oxy hóa cao. - Dễ dàng kết hợp với các module, dễ dàng lắp ghép và tháo rời. - Các họ chính của Loadcell Siwarex R gồm: CC, K, RN, BB, SB. 2.2.2.2. Một số họ của Siwarex R Loadcell Hình 2.3. Một số dạng đầu đo của Siwarex R Loadcell Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 26
  • 27. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Nhóm CC, K, RN: Điện trở Straingauges dán trên thanh giá đỡ là một thanh dán đặc biệt, có khả năng đàn hồi, tức là có khả năng trả lại vị trí cũ khi không chịu tác dụng của lực (Self-aligning bearing). Các thông số của họ Siwarex R: Cảm biến tại phòng thí nghiệm thuộc họ BB Nguyên lý của Siwarex R BB serials: Nguyên lý: Khi lực tác dụng vào phần động của cầu làm cho lõi thép biến dạng, các điện trở Tenzo phía trên bị giãn ra làm cho điện trở của chúng tăng lên, các điện Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 27
  • 28. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS trở Tenzo phía dưới co lại làm cho điện trở của chúng giảm đi. Với các đấu các tenzo trong cầu theo kiểu không đối xứng làm cho độ nhạy của cầu tăng lên. Lợi dụng đặc tính này mà trong hệ truyền lực sửa dụng loadcell, ta có thể tính theo bài toán lực tĩnh, toàn bộ lực sẽ đặt lên các loadcell không bị tản mát, tạo nên độ chính xác cao của phép đo. Nếu như ta đưa một điện áp chuẩn, không đổi vào hai đầu của một nhánh cầu, thì ở hai đầu nhánh cầu còn lại ra sẽ thu được một điện áp ra tỷ lệ với lực tác dụng cần đo. Cảm bi ến có các thông số sau: - Chịu tải trọng: 50Kg - Độ nhạy: 2mV/V - Vùng điện áp cung cấp: 5V÷15V - Giá trị dung sai: 1% - Hệ số nhiệt độ: 0.05%/oC - Sai số: 0.1% - Vùng nhiệt độ hoạt động: -40oC ÷ 80oC - Vùng nhiệt độ lưu trữ: -40oC ÷ 90oC - Điện trở đầu vào: 460Ω ± 50Ω - Điện trở đầu ra: 350Ω ± 35Ω - Điện trở cách điện ≥ 5000 MΩ - Điện trở của cảm biến: 350Ω 2.2.3. Sử dụng ADC nội của Atmega16 Tính năng của ADC: - Độ phân giải 10 bit. - Mức độ lượng tử 0.5 LSB. - Sai số tuyệt đối 2 LSB. - Thời gian chuyển đổi 13 ÷ 260ns. - Lên đến 15kSPS ở độ phân giải tối đa. - 8 kênh vào đơn cực. - 7 kênh vào vi sai. - 2 kênh vào vi sai với hệ khuếch đại có thể lựa chọn 10x và 20x. - Tầm điện áp vào 0 ÷ Vcc. - Điện áp chuẩn 2.56V cho ADC sẵn để lựa chọn. Atmega16 có ADC xấp xỉ liên tiếp 10 bit. ADC được nối với bộ dồn kênh 8 ngõ vào, nó cho phép 8 điện áp ngõ vào đơn cực từ các chân Port A. Các ngõ vào đơn cực được so sánh với 0V (GND). Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 28
  • 29. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.4. Sơ đồ khối của ADC Hoạt động: ADC chuyển giá trị điện áp Analog vào sang giá trị số 10 bit bằng phương thức xấp xỉ liên tiếp. Giá trị nhỏ nhất tương ứng với GND và giá trị lớn nhất tương ứng với điện áp trên AREF trừ đi 1 LSB. Bằng việc thay đổi giá trị các bit REFSn trong thanh ghi ADMUX, ta có thể chọn AVCC hay điện nguồn chuẩn 2.56V bên trong hoặc điện áp tham chiếu bên ngoài nối đến AREF của ADC. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 29
  • 30. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.5. Giản đồ thời gian chuyển đổi của ADC Độ chính xác của ADC: ADC chuyển đổi điện áp trong tầm từ GND đến VREF trong 2n bước. Giá trị chuyển đổi nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 2n - 1. Một vài thông số mô tả sự sai lệch so với giá trị lý tưởng: - Offset: Độ lệch của lần chuyển đổi đầu tiên (0x0000 ÷ 0x0001) là 0.5 LSB. Hình 2.6. Sai số offset Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 30
  • 31. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS - Gain Error: Sau khi hiệu chỉnh offset thì Gain Error được phát hiện ở lần chuyển đổi cuối cùng (0x3FE ÷ 0x3FF) là 1.5 LBS. Hình 2.7. Sai số khuếch đại Kết quả chuyển đổi ADC: Sau khi quá trình chuyển đổi kết thúc, kết quả chuyển đổi nằm trong thanh ghi ADC result (ADCL.ADCH). Với đầu vào đơn cực thì kết quả là: *1024 Vin ADC Vref  (2.4) Với đầu vào vi sai thì kết quả là: (Vpos Vneg).GAIN.512 ADC Vref   (2.5) 2.3.1. Khối nguồn Điện áp lưới 220V qua Adapter tạo nguồn 9V DC, điện áp đưa qua IC ổn áp chuyên dụng cung cấp nguồn 5V cho các thiết bị ngoại vi trong mạch và cung cấp nguồn -9V cho IC khuếch đại INA125. Do mạch cấp nguồn cho vi điều khiển và các thiết bị ngoại vi với mỗi khối chức năng ta cung cấp nguồn để nuôi các thiết bị trong mạch với công suất không quá lớn nên ta sử dụng IC ổn áp 3 chân 7805 cấp nguồn +5V và ICL7660 cấp nguồn -9V. Sơ đồ mạch được vẽ như sau: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 31
  • 32. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.8a. Sơ đồ khối tạo nguồn +5V Hình 2.8b. Sơ đồ tạo nguồn -9V Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 32
  • 33. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 2.3.2. Khối khuếch đại (sử dụng INA125) Do tín hiệu ra của loadcell rất bé nên ta phải dùng khuếch đại trước khi đưa vào xử lý, như vậy để kết quả cân phản ánh chính xác nhất thì mạch khuếch đại phải đảm bảo nhưng yếu tố sau: - Khuyếch đại tuyến tính - Có khả năng khuyếch đại điện áp sai biệt của 2 ngõ vào. - Có khả năng chống nhiễu tần số công nghiệp. Chính vì những yếu tố trên nên ta dùng bộ khuếch đại đo lường. Bộ khuếch đại đo lường còn có những ưu điểm sau: - Trở kháng lối vào rất lớn: khác với các bộ KĐ trừ đơn giản, mạch lối vào và mạch phản hồi cách ly với nhau. Nguồn tín hiệu bị chịu tải chỉ bởi dòng lối vào của tầng khuyếch đại đo lường. - Có nhiễu không đáng kể ở các bộ khuếch đại trừ đơn giản, các nguồn có nhiễu gây ra ảnh hưởng độc lập với nhau: + Có nhiễu vì nhiệt của điện trở lối vào. + Có nhiễu riêng ở lối vào. + Có nhiễu do dòng lối vào của khuếch đại thuật toán. - Các thành phần có nhiễu được khử đi hoặc là hạn chế khi sử dụng một tầng khuếch đại đo lường. - Độ không tuyến tính của hệ số khuếch đại không đáng kể. - Việc đặt hệ số khuếch đại rất đơn giản. Hệ số khuếch đại có thể thay đổi khi ta thay đổi các giá trị điện trở. Ta có sơ đồ mạch như sau: Hình 2.9. Sơ đồ khối khuếch đại Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 33
  • 34. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Tính toán hệ số khuếch đại: Do: Nguồn cung cấp = 5V Độ nhạy của cảm biến là 2mV/V Nên áp ra tối đa của cảm biến là: 5V*2mV/V = 10mV Chọn Vref = 5V. Chọn kênh ADC 0 ở chế độ đơn kênh. Ta có: *1024 Vin ADC Vref  Trọng lượng tối đa 50kg ứng với 1024 mức. Vậy điện áp ra lớn nhất của loadcell Vin = 5V  Cần khuếch đại tín hiệu đầu ra của Loadcell là 10mV lên 5V. Vậy hệ số khuếch đại là: G = 5V/10mV = 500. Mà ta có: K 60  4  R G G   RG = 121Ω. 2.3.3. Khối hiển thị LCD Hình 2.10. Ví dụ LCD Chức năng của LCD trong các thiết bị điện tử đảm nhận vai trò hiển thị các thông số, các thông tin muốn nhập vào hay các thông tin xử lý mà bộ điều khiển đang hoạt động được hiển thị ra màn hình, giúp người sử dụng giao tiếp gần hơn với quá trình hoạt động của hệ thống. Loại LCD thường sử dụng là SD – DM1602A là một màn hình LCD đơn sắc, hiển thị được 2 dòng với khả năng hiện thị được các kí tự trong bản mã ASCII mở Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 34
  • 35. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS rộng. Nó cho phép hiển thị dữ liệu trực tiếp trên bản mạch chúng ta đã chế tạo mà không cần kết nối tới máy tính. Việc đấu nối thiết bị này hết sức đơn giản. Sau đây là bảng thống kê số chân và chức năng của nó : Các chân LCD 2.3.4. Khối giao ti ếp máy tính Trong đồ án, chúng em sử dụng Max485. Thông thường các họ vi xử lý có ngõ truyền thông theo mức TTL. Và các thiết bị đầu cuối khác (DTE ) có cổng truyền thông là RS232. Để có thể nối mạng các thiết bị này ta phải chuyển từ TTL RS232 sang RS485. Để thực hiện việc chuyển đổi này có rất nhiều vi mạch trên thị trường, nhưng họ vi mạch của hãng MAXIM là phổ biến nhất hiện nay. Đó là MAX 481, MAX 483, MAX 485, MAX 487, MAX 488, MAX 489, MAX 490, MAX 1487. Tiêu biểu là vi mạch MAX 485, nó chuyển từ mức TTL sang RS_485 , truyền theo phương pháp Half_Duplex. Đặc đi ểm : RS485 là chuẩn giao tiếp nối tiếp bất đồng bộ cân bằng, sự truyền thông tin trên dây xoắn đôi bán song công ( Half _ duplex) , nghĩa là tại một thời điểm bất kỳ trên dây truyền chỉ có thể là một thiết bị hoặc là truyền hoặc là nhận. RS485 cho phép 32 bộ truyền trên bus. RS485 có ngõ ra 3 trạng thái. RS485 cho phép tốc độ truyền tối đa là 2.5Mbps. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 35
  • 36. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Sơ đồ chân: Hình 2.11. Sơ đồ khối Max485 Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 36
  • 37. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS USART (Universal Synchronous and Asynchronous serial Receiver and Transmitter): Bộ Truyền Nhận Nối Tiếp Đồng Bộ Và Bất Đồng Bộ Phổ Dụng, đây là khối chức năng dùng cho việc truyền thông giữa vi điều khiển với các thiết bị khác. Trong vấn đề truyền dữ liệu số, có thể phân chia cách thức (method) truyền dữ liệu ra hai chế độ (mode) cơ bản là: Chế độ truyền nhận Đồng bộ (Synchronous) và Chế độ truyền nhận Bất đồng bộ (Asynchronous). Ngoài ra, nếu ở góc độ phần cứng thì có thể phân chia theo cách khác đó là: Truyền nhận dữ liệu theo kiểu Nối tiếp (serial) và Song song (paralell) Truyền Đồng Bộ: là kiểu truyền dữ liệu trong đó bộ truyền (Transmitter) và bộ nhận (Receiver) sử dụng chung một xung đồng hồ (clock). Do đó, hoạt động truyền và nhận dữ liệu diễn ra đồng thời. Xung clock đóng vai trò là tín hiệu đồng bộ cho hệ thống (gồm khối truyền và khối nhận). Ưu điểm của kiểu truyền đồng bộ là tốc độ nhanh, thích hợp khi truyền dữ liệu khối (block). Truyền Bất Đồng Bộ: Là kiểu truyền dữ liệu trong đó mỗi bộ truyền (Transmitter) và bộ nhận (Receiver) có bộ tạo xung clock riêng, tốc độ xung clock ở hai khối này có thể khác nhau, nhưng thường không quá 10% . Do không dùng chung xung clock, nên để đồng bộ quá trình truyền và nhận dữ liệu, người ta phải truyền các bit đồng bộ (Start, Stop,…) đi kèm với các bit dữ liệu. Các bộ truyền và bộ nhận sẽ dựa vào các bit đồng bộ này để quyết định khi nào thì sẽ thực hiện hay kết thúc quá trình truyền hoặc nhận dữ liệu. Do đó, hệ thống truyền không đồ bộ còn được gọi là hệ thống truyền “tự đồng bộ”. Từ hai kiểu truyền dữ liệu cơ bản trên, người ta đưa ra nhiều giao thức (Protocol) truyền khác nhau như: SPI (đồng bộ), USRT (đồng bộ), UART (bất đồng bộ),….Tuy vậy, cũng có giao thức truyền mà không thể xếp được vào kiểu nào: đồng bộ hay bất đồng bộ, chẳng hạn kiểu truyền I2C (Trong AVR gọi là TWI), tuy vậy một cách hơi gượng ép thì có thể thấy giao thức truyền I2C gần với kiểu đồng bộ hơn vì các thiết bị giao tiếp với nhau theo chuẩn I2C điều dùng chung một xung clock. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 37
  • 38. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.12. Sơ đồ khối bộ USART 2.3.6. Bàn phím Bàn phím đã có sẵn từ khi chúng em làm đồ án môn học ở kỳ học trước vì vậy chúng em muốn tận dụng trọng đồ án lần này. Loại 4x4 bàn phím này có 16 nút nhấn được bố trí dạng ma trận 4 hàng và 4 cột. cách bố trí ma trận hang và cột là cách chung mà các bàn phím thường sử dụng. cũng giống như ma trận LED, các nút nhấn cùng hang và cùng cột được nối với nhau. Vì thế với bàn phím 4x4 sẽ có 8 ngõ ra. Trong bàn phím này nhóm chúng em chỉ sử dụng phím “A” làm phím chỉnh 0. Các phím còn lại có thể được sử dụng khi đồ án được mở và đòi hỏi nhiều phím bấm hơn. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 38
  • 39. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.13. Sơ đồ bàn phím 4x4 2.3.6. Sơ đồ mạch nguyên lý và mạch in Hình 2.14. Sơ đồ mạch in Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 39
  • 40. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 2.4. Thi ết kế phần mềm 2.4.1. Lập trình cho vi đi ều khi ển AVR 2.4.1.1. Lưu đồ thuật toán Khởi tạo các port Khởi tạo UART Đọc giá trị ADC 10 lần ( i x ) i chạy từ 1 10 Lấy giá trị tb 10 lần đo:Val= Nhấn phím A No Begin Khởi tạo LCD Khởi tạo ADC 10 x   1 10 i Yes y Giá trị đọc:Val2=Val-G (ban đầu G=0) Gán giá trị“zero”(G) G=Val Hiển thị LCD Đổi Val2 ra kg (Val2/20.48) Theo Công thức (*) trang (47) Giao tiếp PC END i Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 40
  • 41. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Tính toán quy đổi ra khối lượng: Ta có: Tín hiệu ra của tín hiệu vào Đọc giá trị N Loadcell (mV) KĐ ADC ADC Theo như trên đã tính: Hệ số khuếch đại G = 500 Có: Độ nhạy = 2mV/V Vcc = 5V Vậy ngõ vào ADC là 0÷5V Do: V in *1024 r ef ADC V  Nên: Nmax = (5/5)*1024 = 1024 N Nmax 0 mmax m (kg) Có: 0 kg <–> N = 0 m = mmax = 50 Kg <–> N = Nmax = 1024 Vậy ta có công thức liên hệ: m N m ax ADC m N   m ax * 20.48 ADC N (*) 2.4.1.2. Gi ới thi ệu phần mềm và ngôn ngữ l ập trình Codevision Lựa chọn phần mềm: Đây là phần mềm được sử dụng rất rộng rãi bởi nó được xây dựng trên nền ngôn ngữ lập trình C, phần mềm được viết chuyên nghiệp hướng tới người sử dụng bở sự đơn giản, sự hỗ trợ cao các thư viện có sẵn. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 41
  • 42. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.15. Phần mềm lập trình codevision Hình 2.16. Khởi tạo các port vào/ra, LCD, UART 2.4.2. Lập trình giao di ện trên máy tính Hiện nay có rất nhiều công cụ phần mềm hỗ trợ cho việc lập trình giao diện trên máy tính. Ở đây em dùng phần mềm Visual Studio 2008. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 42
  • 43. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Phần mềm của em với mục đích quản lý người dùng cân điện tử, cho phép lưu lại kết quả đo, tìm kiếm và xuất kết quả đo ra dạng tệp tin PDF hoặc Excell. Hệ thống của em được thiết kế như sau: Hình 2.17. Đăng nhập hệ thống Có 2 quyền đăng nhập là: QT (quản trị) và quyền NV (nhân viên) - Với quyền QT có thể xem, thêm, sửa và xóa kết quả đo của tất cả mọi người. - Với quyền NV chỉ có thể xem lại kết quả đo của mình và không thể xem được kết quả đo của các nhân viên khác. Sau khi đăng nhập vào hệ thống: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 43
  • 44. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.18. Giao diện chính Giao diện được thiết kế như sau: - Panel 1: Các thông số cổng COM - Panel 2: Các trạng thái khi kết nối với vi xử lý. Khi bấm nút “Kết nối”, kết quả từ mạch đo sẽ được truyền lên máy tính và khi bấm “Ngắt kết nối” kết quả sẽ không được truyền. Khi bấm phím “Lưu” kết quả sẽ được lưu lại trong cơ sở dữ liệu SQL. - Trên panel 3 có 2 tabcontrol: + Tabcontrol 1: hiển thị kết quả đo được. + Tabcontrol 2: thể hiện chức năng tìm kiếm: Có thể tìm kiếm theo: Vật đo Theo ngày tháng Theo khoảng khối lượng. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 44
  • 45. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Hình 2.19. Form tìm kiếm - Trên cùng là các MenuStrip với các chức năng: + Hệ thống: Quản lý người dùng: Nếu là quyền QT, có thể vào kiểm tra, thêm, sửa và xóa các quyền của tất cả các nhân viên: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 45
  • 46. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Nếu là quyền NV, khi bấm vào Quản lý người dùng sẽ hiển thị ra bảng thông báo: Người dùng bấm Đăng xuất sẽ quay lại giao diện đăng nhập ban đầu. Nếu người dùng bấm Thoát sẽ hiện ra một cửa sổ yêu cầu: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 46
  • 47. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Nếu thực sự muốn thoát khỏi toàn hệ thống ta nhấn Yes. Nếu không thì nhấn No. + Báo cáo thống kê: Khi nhấn vào báo cáo thống kê trên MenuStrip: Xuất hiện giao diện báo cáo: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 47
  • 48. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Sau khi nhấn Export Report ta chọn định dạng để xuất báo cáo (Excel hoặc PDF). Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 48
  • 49. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Chương 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ SAI SỐ 3.1. Kết quả thực nghiệm: Sau khi đã tính toán thiết kế chi tiết các khối chúng em bắt tay vào làm mạch thật. Với sự trợ giúp của phần mềm vẽ mạch in Altium Designer chúng em đã thiết kế mạch và tạo ra sản phẩm hoàn thiện như bên dưới: Hình 3.1. Mạch sau khi đã hoàn thiện Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 49
  • 50. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS 3.2. Đánh giá sai số Khi thiết kế tính toán 1 hệ thống đo bất kỳ việc quan trọng nhất là ta phải tính toán, đánh giá được sai số của hệ thống đó. Bất kỳ một hệ thống đo nào cũng có sai số nhưng sai số đó phải nhỏ hơn sai số cho phép để không bị ảnh hưởng tới một việc cụ thể khi sử dụng hệ thống đo. Trong hệ thống chúng em thiết kế cũng có sai số và sau đây là phân tính toán sai số: Từ sơ đồ khối ta thấy: sai số của hệ thống bao gồm sai số của cảm biến, sai số của bộ khuếch đại, sai số của ADC, sai số của vi điều khiển. nhưng sai số của vi điều khiển là rất nhỏ có thể bỏ qua, vì vậy ta còn 3 thành phần sai số: Sai số của hệ thống: 2 2 2    1  2  3 Trong đó: 1  : là sai số của cảm biến 2  : là sai số của ADC 3  : là sai số của bộ khuếch đại Sai số cảm bi ến: Sai số của cảm biến thường do nhiệt độ gây ra. Khi nhiệt độ thay đổi sẽ làm điện trở cảm biến thay đổi gây ra sai số, nhiệt độ làm việc là 0o c tới 50o c Sai số của nhà sản xuất: 1  = 0,1% Sai số của ADC: Sai số lượng tử: Đây là sai số hệ thống. Giá trị của sai số lượng tử bằng một nửa của giá trị điện áp đặt vào để làm thay đổi một đơn vị của mã đầu ra Sai số do điện áp Uref: Sai số này sinh ra do nguồn tham chiếu bị thay đổi. (sai số này đã bị triệt tiêu khi điện áp cấp cho Uref cũng là điện áp cấp cho cầu) Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của ADC: Mạch so sánh: Khoảng chuyển tiếp của tín hiệu là một yếu tố gây ra sai số bởi vì hai tín hiệu phải sai lệch một giá trị nhất định thì điện thế ra của mạch mới chuyển trạng thái. Ngoài ra ở một mức điện áp khác nhau có một mức chuyển tiếp khác nhau tạo ra sự không tuyến tính của mạch so sánh. Bộ so sánh cũng bị tác động của nhiệt độ. Độ phân giải: Độ phân giải càng cao thì sai số càng thấp ảnh hưởng của bộ dao động: khi xung nhịp đặt vào thay đổi thì độ chính xác bị kém đi sai số tổng của ADC: 10 1/ 2 =0,097%  2  =0,097% Sai số khuếch đại: Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 50
  • 51. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS Mạch khuếch đại sử dụng INA125 có sai số là: 3   0,01% Vậy sai số của toàn bộ hệ thống là: 2 2 2    1  2  3 = 2 2 2 0.1 0.097 0.01 1% Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 51
  • 52. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Kết luận Với thời gian 15 tuần, em hoàn thành đồ án và sẵn sàng bảo vệ. Đồ án của em thực hiện được những chức năng sau: - Đo khối lượng với sai số nhỏ đáp ứng hệ thống nhanh. - Truyền tin lên máy tính qua cổng COM - Xây dựng giao diện có kết nối cơ sở dữ liệu để lưu trữ giá trị đo và giám sát Hướng phát tri ển Mặc dù vậy để cho thiết bị có thể hoạt động tốt hơn thì ta phải bổ sung thêm các chức năng để hoàn thiện hơn. Do đó em xin đưa ra một số hướng phát triển mới của đồ án: - Truyền tin qua máy tính bằng cổng USB vì tốc độ truyền của USB (480Mb/s) lớn hơn rất nhiều so với RS232 (115Kb/s) và tiện sử dụng với công nghệ hiện đại ngày nay. - Đưa dữ liệu lên web để tiện quảng bá và chia sẻ thông tin tới người dùng. Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 52
  • 53. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Trọng Quế - Phương pháp đo các đại lượng điện và không điện [2] Nguyễn Thị Lan Hương – Phương pháp đo, thiết bị đo [3] Hoàng Sĩ Hồng – Bùi Đăng Thảnh – Giáo trình đo lường điện và cảm biến [4] Datasheet Atmega16 [5] Catalog Siwarex R Loadcell [6] Giáo trình AVR [7] Trần Nguyên Phong, “Giáo trình Sql”, Đại học khoa học Huế, 2004. [8] “Lập trình với C#” – Biên dịch từ “Profestional C#” 2nd Editions, Wrox Press ltd [9] http://www.hocavr.com Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 53
  • 54. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS LỜI CẢM ƠN Khoảng thời gian 5 năm ngồi trên ghế giảng đường tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội không phải là quá dài, cũng không phải quá ngắn, nhưng khoảng thời gian đó đã giúp chúng em học được những kiến thức không chỉ về chuyên ngành mà các thầy cô còn dạy cho chúng em những kĩ năng sống, làm người, những tiền đề để chúng em bước vào xã hội, mang sức mình cống hiến cho Tổ quốc, giúp chúng em trưởng thành hơn. Người đầu tiên chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương. Cô như người chị, người mẹ bảo ban, hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Chúng em xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cô trong bộ môn Kỹ thuật đo và tin học công nghiệp, thày cô đã mang đến cho chúng em những kiến thức chuyên ngành, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt 4 năm học tập kiến thức chuyên ngành, và cả những kiến thức ngoài xã hội. Chúng em xin chân thành cảm ơn viện Tên Lửa – viện Khoa học kỹ thuật quân sự và phòng thí nghiệm Cơ điện VILAS 019 thuộc viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em thực tập và tiếp cận những kiến thức thực tế. Chúng tôi xin cảm ơn tập thể lớp Kĩ thuật đo và Tin học công nghiệp 1 - K52, những người thường xuyên động viên, đóng góp trao đổi ý kiến và kiến thức trong suốt thời gian học tập tại viện Điện - trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần cho con học tập và những người bạn thân luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Hà Nôi, ngày 04 tháng 06 năm 2012 Nhóm sinh viên Nguyễn Thị Sâm Dương Mạnh Tuấn Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 54
  • 55. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS PHỤ LỤC /***************************************************** This program was produced by: Duong Manh Tuan & Nguyen Thi Sam Project : Version : Date : 5/22/2012 Author : Company : Comments: Chip type : ATmega16 Program type : Application AVR Core Clock frequency: 16.000000 MHz Memory model : Small External RAM size : 0 Data Stack size : 256 *****************************************************/ #include <mega16.h> #include <delay.h> // Alphanumeric LCD Module functions #include <alcd.h> // Standard Input/Output functions #include <stdio.h> #define ADC_VREF_TYPE 0x00 int a,b,c,d,i,k,G=0,ADC_val2; #define KEYPAD_DDR DDRB #define KEYPAD_PORT PORTB #define KEYPAD_PIN PINB unsigned char scan_code[4]={0x0E,0x0D,0x0B,0x07}; unsigned char ascii_code[4][4]={ '7','8','9','/', '4','5','6','*', '1','2','3','-', 'N','0','=','+'}; unsigned char key; unsigned char checkpad(); long sum=0; unsigned int ADC_val; // Read the AD conversion result unsigned int read_adc(unsigned char adc_input) Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 55
  • 56. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS { ADMUX=adc_input | (ADC_VREF_TYPE & 0xff); // Delay needed for the stabilization of the ADC input voltage delay_us(10); // Start the AD conversion ADCSRA|=0x40; // Wait for the AD conversion to complete while ((ADCSRA & 0x10)==0); ADCSRA|=0x10; return ADCW; } // Declare your global variables here unsigned char checkpad(){ unsigned char i,j,keyin; for(i=0;i<4;i++){ KEYPAD_PORT=0xFF-(1<<(i+4)); delay_us(10); keyin=KEYPAD_PIN & 0x0F; if(keyin!=0x0F) for(j=0;j<4;j++) if(keyin==scan_code[j]) return ascii_code[j][i]; } return 0; } void hienthi(unsigned int val ) { d=val*10; k=d/20.48; a=k/100; b=(k-a*100)/10; c=((k-a*100)-(b*10))%10; lcd_gotoxy(1,0); lcd_putchar(a+48); lcd_gotoxy(2,0); lcd_putchar(b+48); lcd_gotoxy(3,0); lcd_putsf(","); lcd_gotoxy(4,0); Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 56
  • 57. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS lcd_putchar(c+48); lcd_putsf("kg"); } void main(void) { // Declare your local variables here // Input/Output Ports initialization // Port A initialization // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T PORTA=0x00; DDRA=0x00; // Port B initialization // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T PORTB=0x00; DDRB=0x0F; // Port C initialization // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T PORTC=0x00; DDRC=0x00; // Port D initialization // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In Func0=In // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T State0=T PORTD=0x00; DDRD=0x00; // Timer/Counter 0 initialization // Clock source: System Clock // Clock value: Timer 0 Stopped // Mode: Normal top=0xFF // OC0 output: Disconnected TCCR0=0x00; TCNT0=0x00; OCR0=0x00; // Timer/Counter 1 initialization // Clock source: System Clock // Clock value: Timer1 Stopped // Mode: Normal top=0xFFFF Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 57
  • 58. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS // OC1A output: Discon. // OC1B output: Discon. // Noise Canceler: Off // Input Capture on Falling Edge // Timer1 Overflow Interrupt: Off // Input Capture Interrupt: Off // Compare A Match Interrupt: Off // Compare B Match Interrupt: Off TCCR1A=0x00; TCCR1B=0x00; TCNT1H=0x00; TCNT1L=0x00; ICR1H=0x00; ICR1L=0x00; OCR1AH=0x00; OCR1AL=0x00; OCR1BH=0x00; OCR1BL=0x00; // Timer/Counter 2 initialization // Clock source: System Clock // Clock value: Timer2 Stopped // Mode: Normal top=0xFF // OC2 output: Disconnected ASSR=0x00; TCCR2=0x00; TCNT2=0x00; OCR2=0x00; // External Interrupt(s) initialization // INT0: Off // INT1: Off // INT2: Off MCUCR=0x00; MCUCSR=0x00; // Timer(s)/Counter(s) Interrupt(s) initialization TIMSK=0x00; // USART initialization // Communication Parameters: 8 Data, 1 Stop, No Parity // USART Receiver: Off // USART Transmitter: On Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 58
  • 59. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS // USART Mode: Asynchronous // USART Baud Rate: 57600 //UCSRA=0x00; //xet khung truyen va kich hoat bo nhan du lieu //UCSRB=0x08; //phat du lieu //UCSRC=0x86; //truyen 8bit dung thanh ucsR1 //UBRRH=0; // dong bo tan so //UBRRL=8; UCSRA=0x00; UCSRB=(1<<TXEN); UCSRC=(1<<URSEL)|(1<<UCSZ1)|(1<<UCSZ0); UBRRH=0; UBRRL=51; // Analog Comparator initialization // Analog Comparator: Off // Analog Comparator Input Capture by Timer/Counter 1: Off ACSR=0x80; SFIOR=0x00; // ADC initialization // ADC Clock frequency: 1000.000 kHz // ADC Voltage Reference: AREF pin // ADC Auto Trigger Source: ADC Stopped ADMUX=ADC_VREF_TYPE & 0xff; ADCSRA=0x84; // SPI initialization // SPI disabled SPCR=0x00; // TWI initialization // TWI disabled TWCR=0x00; // Alphanumeric LCD initialization // Connections specified in the // Project|Configure|C Compiler|Libraries|Alphanumeric LCD menu: // RS - PORTC Bit 0 // RD - PORTC Bit 1 // EN - PORTC Bit 2 // D4 - PORTC Bit 4 // D5 - PORTC Bit 5 // D6 - PORTC Bit 6 // D7 - PORTC Bit 7 Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 59
  • 60. Thiết kế xây dựng hệ thống cân định lượng sử dụng loadcell SIWAREX của SIEMENS // Characters/line: 8 lcd_init(16); KEYPAD_PORT=0x0F; //* KEYPAD_DDR=0xF0; //* while (1) { // Place your code here for(i=0; i<10;i++) { ADC_val= read_adc(0); sum+=ADC_val; } ADC_val= sum/10; // lay gia tri trung binh 10 lan do i=0; sum=0; ADC_val= read_adc(0); //chon kenh 0, dua gia tri tu kenh 0 vao ADC_val ADC_val2= ADC_val-G; // chinh 0 hienthi(ADC_val2); printf("%d",k);// truyen len PC delay_ms(100); key=checkpad(); //doc keypad lcd_gotoxy(1,1); if (key=='A') {lcd_putchar(key); G= ADC_val;// kiem tra phim A } } } Nguyễn Thị Sâm – Dương Mạnh Tuấn – ĐLTH1-K52 Trang 60