SlideShare a Scribd company logo
Mục Lục
Mục Lục ............................................................................................................1
Mở đầu: .............................................................................................................1
Chương 1.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG..............2
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG GSM. ...................................2
1.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG CHUYỂN MẠCH (SS)..............................4
1.2.1. MSC ( Mobile Switching Center)....................................................4
1.2.2. HLR(Home Location Register).........................................................5
1.2.3.VLR(Visitor Location Register). .......................................................5
1.2.4. AUC (Authencation Center) và EIR (Equipment Indification
Register)......................................................................................................5
1.3. HỆ THỐNG CON VÔ TUYẾN...........................................................6
1.3.1. BSC...................................................................................................6
1.3.2. BTS. ..................................................................................................6
1.3.3. Hệ thống chuyển mã và chuyển đổi tốc độ TRAU. ......................7
1.4. HỆ THỐNG OSS..................................................................................7
Chương 2.TỔNG QUAN VỀ TRẠM BTS CỦA VIETTEL............................8
2.1. TỔNG QUAN CỦA MỘT TRẠM BTS. .............................................8
2.1.1. Tủ nguồn AC.....................................................................................8
2.1.2. Tủ nguồn DC.....................................................................................8
2.1.3. Các thiết bị bên trong trạm BTS. ......................................................9
2.1.4. Các khối phần cứng của tủ BTS......................................................13
2.1.4.1.. DRU(Double Radio Unit)……………………………………..14
2.1.4.2. DXU(Distribution Switch Unit) - Khối chuyển mạch và phân
phối……………. ......................................................................................17
2.1.4.3... Khối điều khiển quạt FCU……………………………………20
2.1.4.4.... Khối phân phối nguồn nội bộ IDM…………………………..20
2.1.4.5...Khối cấp nguồn PSU………………………………………….21
2.1.4.6. Card ACCU/DCCU (AC Connection Unit / DC Connection
Unit) - Khối kết nối AC/DC………………………………………..….23
2.1.4.7. Y Link………………………………………………………….25
2.1.4.8. DC filter -Bộ lọc nguồn DC……………………………………25
2.1.4.9... Đặc điểm kỹ thuật của tủ RBS 2206…………………………26
2.1.4.10. Nguyên lí hoạt động của BTS………………………………29
Chương 3. VẬN HÀNH, QUẢN LÍ VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TRẠM
BTS CỦA VIETTEL.......................................................................................32
3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIÁM SÁT. .................32
3.1.1. Hiện trạng nhà trạm hiện nay và nhu cầu xây dựng hệ thống giám
sát tập trung...............................................................................................32
3.1.2.Yêu cầu của hệ thống giám sát.........................................................33
3.2. GIẢI PHÁP PHẦN CỨNG.................................................................34
3.2.1. Giải pháp.........................................................................................34
3.2.2. Thiết bị BTS Monitoring System....................................................35
3.2.3. Giao tiếp giữa BMS và Server. .......................................................40
3.3. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG................................................44
3.3.1.Yêu cầu chức năng của hệ thống:.....................................................44
3.3.2.Yêu cầu phi chức năng.....................................................................47
3.4. CÁC BIỂU ĐÔ PHÂN TÍCH. ............................................................48
3.4.1. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản lý cấu hình. ...........................49
3.4.2. Biểu đồ ca sử dụng cho Modul theo dõi giám sát thiết bị...............51
3.4.3. Biểu đồ ca sử dụng cho Module điều khiển thiết bị........................52
3.4.4. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản lý lưu trữ. ..............................54
3.4.5. Biểu đồ ca sử dụng cho module thống kê báo cáo..........................54
3.4.6. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản trị hệ thống............................56
3.5. ĐẶC TẢ MỘT SỐ CA SỬ DỤNG CHÍNH.......................................58
3.5.1. Đăng nhập. ......................................................................................58
3.5.2. Theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm.................................................60
3.5.3. Điều khiển thiết bị...........................................................................62
3.6. THIẾT KẾ HỆ THỐNG......................................................................65
3.6.1. Mô hình thiết kế hệ thống. ..............................................................65
3.6.2. Kiến trúc hệ thống...........................................................................66
3.6.2.1. Tầng dữ liệu(Data layer)………………………………………66
3.6.2.2... Tầng ứng dụng(Application Layer)…………………………..66
3.6.2.3... Tầng giao diện(Presetation Layer )…………………………..67
3.6.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu……………………………………………68
3.6.3.1. Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relationship Diagram)……68
3.6.3.2... Thiết kế các bảng trong CSDL……………………………….69
3.7. XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT................................................................74
3.7.1. Môi trường và công cụ phát triển....................................................74
3.7.1.1.. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình JAVA………………………74
3.7.1.2.. Lập trình Socket………………………………………………76
3.7.1.3..Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle……………………………….78
3.7.2. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu...............78
3.7.3. Kết quả chương trình.......................................................................79
3.7.3.1...Các thành phần của chương trình……………………………..79
3.7.3.2.Kết quả………………………………………………………….82
3.8. ỨNG CỨU THÔNG TIN BTS...........................................................88
Kết luận ...........................................................................................................98
Tài liệu tham khảo...........................................................................................99
Danh mục hình vẽ
Hình 1.1. Băng tần GSM của các nhà mạng.....................................................3
Hình 1.2. Cấu trúc mạng thông tin di động GSM.............................................3
Hình 1.3. Cấu trúc hệ thống thông tin GSM..................................................... 4
Hình 2.1. Tủ chuyển nguồn ATS ....................................................................10
Hình 2.2. Đầu đo nhiệt phòng máy .................................................................12
Hình 2.3. Đầu báo khói và đầu báo nhiệt gia tăng..........................................12
Hình 2.4. Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ...........................................13
Hình 2.5. Quạt thông gió.................................................................................13
Hình 2.6. Các khối phần cứng của tủ RBS .....................................................14
Hình 2.7. Card DRU........................................................................................14
Hình 2.8. Sơ đồ khối DRU ..............................................................................16
Hình 2.9. Card DXU........................................................................................18
Hình 2.10. Card FCU.......................................................................................20
Hình 2.11. Card IDM.......................................................................................21
Hình 2.12. Card PSU-DC................................................................................22
Hình 2.13. PSU-AC........................................................................................23
Hình 2.14. Card ACCU ...................................................................................24
Hình 2.15. Card DCCU ...................................................................................24
Hình 2.16. Bộ lọc DC......................................................................................25
Hình 2.18. Khối CDU-G và CDU-F................................................................27
Hình 2.19. Khối CXU......................................................................................28
Hình 2.20. Cấu trúc khung PCM trên giao diện Abis......................................30
Hình 3.1. BTS Monitoring System -Thiết bị giám sát điều khiển hệ thống trang
thiết bị tại mỗi nhà trạm...................................................................................35
Hình 3.2. Mở rộng các cổng I/O của PLC bằng cách lắp thêm modul nối tiếp
nhau .................................................................................................................36
Hình 3.3. Mô hình kết nối thiết bị của PLC ....................................................36
Hình 3.4. Cổng DI ...........................................................................................37
Hình 3.5. Đấu song song các sensor có đầu ra tiếp điểm thường mở..............37
Hình 3.6. Đấu nối tiếp các sensor có đầu ra tiếp điểm thường đóng...............38
Hinh 3.7. Đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính.....................................................39
Hình 3.8. Gửi điện áp Vdk đến điều khiển thiết bị..........................................40
Hình 3.9. Các luồng thông tin giữa PLC và SERVER....................................41
Hình 3.10. Sơ đồ khung cảnh toàn bộ hệ thống giám sát ,điều khiển từ xa nhà
trạm..................................................................................................................48
Hình 3.11. Biểu đồ phân rã chức năng hệ thống .............................................49
Hình 3.12. Biểu đồ usecase chức năng quản lý cấu hình ................................49
Hình 3.13. Biểu đồ usecase chức năng theo dõi giám sát thiết bị ...................51
Hình 3.14. Biểu đồ usecase chức năng điều khiển thiết bị..............................52
Hình 3.15. Biểu đồ usecase chức năng quản lý lưu trữ ...................................54
Hình 3.16. Biểu đồ usecase chức năng thống kê báo cáo................................55
Hình 3.17. Biểu đồ usecase chức năng quản trị hệ thống................................56
Hình 3.18. Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập hệ thống...............................58
Hình 3.19. Biểu đồ tuần tự theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm.......................60
Hình 3.20. Biểu đồ tuần tự quá trình điều khiển thiết bị nhà trạm ..................62
Hình 3.21. Mô hình thiết kế hệ thống..............................................................65
Hình 3.22. Sơ đồ thực thể hệ thống giám sát nhà trạm BTS ...........................68
Hình 3.23. Đặc tả bảng dữ liệu USERS ..........................................................69
Hình 3.24. Đặc tả bảng dữ liệu STATION......................................................70
Hình 3.25. Đặc tả bảng dữ liệu ROLE ............................................................70
Hình 3.26. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICE_TYPE ............................................71
Hình 3.27. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICES......................................................71
Hình 3.28. Đặc tả bảng dữ liệu PARAMETER...............................................72
Hình 3.29. Đặc tả bảng dữ liệu STATION_DEVICE.....................................72
Hình 3.30. Đặc tả bảng dữ liệu LOG_EVENT................................................73
Hình 3.31. Đặc tả bảng dữ liệu ALARM ........................................................74
Hình 3.32. Application Services......................................................................80
Hình 3.33. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm -Lựa chọn trạm mô
phỏng...............................................................................................................80
Hình 3.34. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm -Thiết lập IP và
cổng kết nối tới máy chủ .................................................................................81
Hình 3.35. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm –Mô phỏng thiết bị
tại trạm.............................................................................................................81
Hình 3.36. Màn hình đăng nhập hệ thống .......................................................82
Hình 3.37. Giao diện chương trình người dùng sau khi đăng nhập.................83
Hình 3.38. Hiển thị trạng thái kết nối,trạng thái thiết bị..................................83
Hình 3.39. Nhà trạm BTS:gửi cảnh báo cháy..................................................84
Hình 3.40. Màn hình hiển thị cảnh báo cháy cho người quản lý.....................84
Hình 3.41. Tình trạng trạm hiện tại .................................................................85
Hình 3.42. Nhà trạm nhận thông tin điều khiển ..............................................86
Hình 3.43. Trạng thái các thiết bị sau khi điều khiển .....................................87
Danh mục các từ viết tắt:
BTS: Base Transceiver Station
BMS: BTS Monitoring System
PLC: Programmable Logic Controller
ATS: Automaitc Transfer Switch
TCP/IP: Transmission Control Protocol /Internet Protocol
DI: Digital Input
DO: Digital Output
AI: Analog Input
NO: Normal Open
NC: Normal Close
CSDL: Cơ sở dữ liệu
PK: Primary Key
MSC: Mobile Switching Center
HLR: Home Location Register
VLR: Visitor Location Register
AUC: Authencation Center
EIR: Equipment Indification Register
DRU: Double Radio Unit
DXU: Dỉtibution Switch Unit
IDM: Internal Distribution Module
dTRU: double Transceiver Unit
CXU: Configuration Switch Unit
CDU: Combiner and Distribution Unit
ACCU/DCCU: AC/DC Connection Unit
FCU: Fan Control Unit
PSU: Power Supply Unit
TMA: Tower Mounted Amplifier
ASU: Antena Sharing Unit
ƯCTT: Ứng cứu thông tin
1
Mở đầu:
Trong xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh của nền kinh tế mở cửa trong
tất cả các lĩnh vực đặc biệt trong ngành kinh doanh dịch vụ, chất lượng phục
vụ và giá cả dịch vụ cung cấp cho khách hàng được đặt lên hàng đầu. Ngành
dịch vụ viễn thông là ngành kinh doanh đã có từ lâu, có một hệ thống cơ sở
hạ tầng, hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ được lắp đặt trên một địa bàn rộng.
Do ngày càng phải xây dựng thêm các nhà trạm, đầu tư thêm các hệ thống
thiết bị công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ viễn thông theo nhu cầu phát
triển của thị trường nên trị giá tài sản đầu tư ngày càng cao. Để nâng cao chất
lượng dịch vụ và giảm tối đa chi phí quản lý, tăng cường việc kiểm soát an
ninh đối với các nhà trạm thiết bị, cần phải có một giải pháp giám sát quản lý
nhà trạm tập trung từ xa, tự động hoá toàn bộ hoạt động của các thiết bị phụ
trợ để tăng tuổi thọ các thiết bị chính, giảm bớt nhân tố con người trông coi
qua đó giảm bớt rất nhiều chi phí quản lý và tận dụng được nguồn nhân lực đó
để phục vụ các nhu cầu khác. Xuất phát từ thực tiễn đó, em xin chọn đề tài
:”Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải Phòng ” để làm đồ
án tốt nghiệp. Mục tiêu của đồ án: Tìm hiểu hệ thống trang thiết bị tại nhà trạm
thu phát sóng di động BTS để đưa ra giải pháp giám sát và điều khiển từ xa
các thiết bị tại nhà trạm. Từ đó xây dựng hệ thống phần mềm giám sát và điều
khiển tập trung cho các trạm thu phát sóng di động BTS. Để hoàn thành đồ án
này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của cô Nguyễn
Thị Hương giáo viên hướng dẫn đề tài này, anh Tạ Văn Dũng là cựu sinh viên
của trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng hiện đang công tác tại trạm BTS
Viettel Tiên Lãng và toàn thể phòng ban kỹ thuật Viettel chi nhánh Tiên Lãng
Hải Phòng.
Hải Phòng, ngày 12 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tiến Hiệp
2
CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG GSM.
Hệ thống thông tin di động GSM 900, GSM 1800 là hệ thống thông tin
di động dùng băng tần xung quanh băng tần 900MHz (890 - 960MHz) và
1800 MHz (1710 - 1880) được chia thành hai dãy tần:
- Dãy tần từ 890 - 915MHz và 1710 - 1785MHz dùng cho đường
lên từ MS đến BTS (Uplink).
- Dãy tần từ 935 - 960MHz và 1805 - 1880MHz dùng cho đường
xuống từ BTS đến MS (Downlink).
Khoảng cách giữa các sóng mang trong hệ thống GSM là 200KHz mà
hệ thống GSM có 2 băng tần rộng 25MHz bao gồm 25MHz /200=125 kênh.
Trong đó kênh 0 là dãy bảo vệ còn các kênh 1- 124 được gọi là các kênh tần
số vô tuyến tuyệt đối.
Hệ thống GSM 1800 có độ rộng 75MHz bao gồm 75MHz /200=375
kênh. Trong đó kênh 0 là dãy bảo vệ còn các kênh 1- 374 được gọi là các
kênh tần số vô tuyến tuyệt đối.
Ở Việt Nam băng tần GSM 900 và GSM 1800 được cấp cho các nhà
khai thác với sự phân chia như sau:
3
Nhà khai thác Uplink ( Mhz) Downlink ( Mhz)
Vinaphone 890.4 – 898.4, 1710.1 –
1723.5
935.4 – 943.4, 1805.1 –
1818.5
Mobiphone 906.4 – 914.4, 1723.5 –
1736.7
951.4 – 959.4, 1818.5 –
1831.7
Viettel 898.4 – 906.4, 1736.7 –
1749.9
943.4 – 951.4, 1831.7 –
1844.9
Vietnammobile 837 – 875 882 - 890
Hình 1.1. Băng tần GSM của các nhà mạng
Hình 1.2. Cấu trúc mạng thông tin di động GSM.
4
Nhìn vào hình vẽ ta có thể thấy chức năng của BTS là truyền và nhận
tín hiệu vô tuyến, mã hoá và giải mã thông tin trao đổi với thiết bị điều khiển
trạm gốc (BSC).
1.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG CHUYỂN MẠCH (SS).
Hình 1.3. Cấu trúc hệ thống thông tin GSM.
1.2.1. MSC ( Mobile Switching Center).
MSC (Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động ) chịu trách nhiệm về
việc thiết lập sự kết nối các kênh lưu thông.
- Tới trạm gốc BSS.
- Tới hệ thống chuyển mạch di động MSC khác.
- Tới những mạng chuyển mạch khác (PSDN,PSTN...).
MSC còn thực hiện chức năng quản lí những vùng định vị, xử lí những
dịch vụ cơ sở, dịch vụ bổ sung, thực hiện quá trình tính cước.
5
1.2.2. HLR(Home Location Register).
HLR (Bộ định vị thường trú) quản lí toàn bộ dữ liệu thuê bao của vùng
phủ sóng của mạng. HLR là một cơ sở dữ liệu nơi mà những thuê bao di động
được tạo ra, được tách ra, được cấm hoặc được xoá đi bởi người điều hành.
1.2.3. VLR(Visitor Location Register).
Trong thời gian MS cập nhật vị trí, dữ liệu thuê bao được chuyển từ
HLR tới VLR hiện tại. Dữ liệu này được lưu trữ trong VLR trong suốt thời
gian mà MS di chuyển trong vùng này. VLR sẽ cung cấp dữ liệu cho thuê bao
bất kì lúc nào nó cần cho việc xử lí một cuộc gọi. Nếu một thuê bao di động
di chuyển đến vùng phục vụ VLR khác thì một cập nhật vị trí xảy ra lần nữa.
VLR mới yêu cầu dữ liệu thuê bao từ HLR chịu trách nhiệm về thuê bao di
động .
1.2.4. AUC (Authencation Center) và EIR (Equipment Indification
Register).
Một thuê bao muốn truy cập mạng,VLR sẽ kiểm tra Sim Card của nó
có được chấp nhận không, nghĩa là nó thực hiện sự nhận thực. VLR sử dụng
những thông số nhận thực được gọi là những bộ ba, nó được tạo ra một cách
liên tục và riêng biệt cho mỗi thuê bao di động được cung cấp bởi trung tâm
nhận thực AUC. AUC được kết hợp với HLR.
EIR kiểm tra tính hợp lệ của thuê bao dựa trên yêu cầu đặc tính thiết bị
di động quốc tế IMEI từ MS sau đó gửi nó tới bộ phận ghi nhận dạng thiết bị
EIR. Trong EIR, IMEI của toàn bộ thiết bị di động được sử dụng thì phải
phân chia thành ba danh sách:
- Danh sách màu trắng: chứa thiết bị di động được chấp nhận.
- Danh sách màu xám: chứa thiết bị di động được theo dõi.
- Danh sách màu đen: chứa thiết bị di động không được chấp
nhận.
6
EIR kiểm tra IMEI có thích hợp vào một trong ba danh sách này hay
không và chuyển kết quả tới MSC.
1.3. HỆ THỐNG CON VÔ TUYẾN.
Hệ thống con vô tuyến bao gồm:
- Thiết bị di động MS.
- Thiết bị trạm gốc BSS.
Hệ thống trạm gốc BSS bao gồm:
- Trạm thu phát gốc BTS.
- Bộ điều khiển trạm gốc BSC.
- Bộ chuyển mã và chuyển đổi tốc độ TRAU.
1.3.1. BSC.
Bộ điều khiển trạm gốc BSC cung cấp những chức năng thông minh
điều khiển mọi hoạt động của hệ thống trạm gốc (BSS). Một BSC có thể điều
khiển nhiều BTS. Nó phân phối sự kết nối các kênh lưu lượng (Traffic
Channel) từ hệ thống chuyển mạch tới các Cell vô tuyến BTS, ngoài ra nó còn
thực hiện chuyển giao cùng với MSC.
1.3.2. BTS.
BTS được thiết lập tại tâm của mỗi tế bào, nó thông tin đến các MS
thông qua giao diện vô tuyến Um, nghĩa là nó cung cấp những kết nối vô
tuyến giữa MS và BTS. BTS được xác định bằng các thông số mô tả như khả
năng truyền dẫn, tên của Cell, băng tần vô tuyến …
7
1.3.3. Hệ thống chuyển mã và chuyển đổi tốc độ TRAU.
TRAU gồm 2 chức năng:
- Thực hiện việc chuyển đổi luồng dữ liệu 64kb/s (tiếng nói, dữ
liệu) từ MSC thành luồng dữ liệu có tốc độ tương đối thấp tương
ứng với giao diện vô tuyến 16kb/s.
- Thực hiện quá trình tách ghép luồng.
1.4. HỆ THỐNG OSS.
Tất cả mọi sự hoạt động, sự kiểm tra và sự bảo trì cho tất cả những
thành phần mạng SS, BSS (BSC, BTS, TRAU) có thể thực hiện ở trung tâm
OMS, gọi là trung tâm vận hành và bảo dưỡng.
Hệ thống OMS bao gồm một hoặc nhiều OMC (OMC- R, OMC- S).
OMC được liên kết với những phần tử SS và BSS thông qua một mạng dữ
liệu gói X25.
8
CHƢƠNG 2.
TỔNG QUAN VỀ TRẠM BTS CỦA VIETTEL
2.1. TỔNG QUAN CỦA MỘT TRẠM BTS.
2.1.1. Tủ nguồn AC.
Tủ nguồn AC có chức năng chính là nhận điện từ điện lưới hoặc từ máy
phát điện (trong trường hợp mất điện) cấp nguồn xoay chiều cho: đèn và công
tác, máy điều hoà tủ nguồn, tủ nguồn DC…
Tủ nguồn AC này có những ưu điểm sau: tích hợp bộ cắt điện áp cao,
tự động chuyển đổi giữa điện máy nổ và điện lưới, bộ làm trễ khi sử dụng
điện máy nổ…
2.1.2. Tủ nguồn DC.
Tủ nguồn DC có chức năng nhận điện áp AC từ tủ nguồn AC, sau đó
chỉnh lưu và ổn áp để cấp nguồn DC(- 48V) cho các thiết bị viễn thông khác
trong trạm (tủ BTS, các thiết bị truyền dẫn…). Thiết kế của tủ này gồm có: Tủ
, ắc quy, MCU, Rectifier.
- Tủ: có các hộc để cắm Rectifier, MCU, và các ngăn để chứa ắc
quy (mỗi ngăn chứa được 4 ắc quy, mỗi ắc quy 12V).
- Rectifier: là một modul nhận điện áp xoay chiều từ tủ, chỉnh lưu
và ổn áp thành một chiều.
- MCU là một module điều khiển hoạt động của tủ, khi mất điện
chuyển sang dùng nguồn acquy, đưa ra cảnh bảo khi hỏng
rectifer, mất điện và cạn nguồn. Thông thường trong một tủ
nguồn DC có ít nhất 2 Rectifer nhằm dự phòng khi hỏng một
Rectifer (số lượng rectifer phụ thuộc vào tải mình dùng, mỗi
rectifer chịu dòng tối đa khoảng 30A). Khi mất điện tủ nguồn
DC đưa ra cảnh báo mất điện, tín hiệu này cung cấp cho tủ BTS,
9
tủ BTS sẽ đưa về trung tâm điều khiển nhờ vậy mà họ biết trạm
nào đang mất điện để triển khai máy phát điện. Trong thời gian
mất điện, tủ nguồn DC sử dụng điện từ nguồn ắc quy, khi điện
của ắc quy giảm xuống mức quy định thì cảnh báo cạn nguồn
được đưa về trung tâm kỹ thuật. Nếu lúc này không triển khai
máy phát điện thì ắc quy cạn và trạm sẽ không hoạt động (chết
trạm).
2.1.3. Các thiết bị bên trong trạm BTS.
- Tủ BTS (phụ thuộc vào nhà cung cấp, công nghệ sử dụng).
- Tủ Rectifier (thường đi kèm với nhà cung cấp tủ BTS): cơ bản
hiểu là chuyển AC->DC (với các giá trị mong muốn).
- Hệ thống Batteries (cũng thường đi kèm với nhà cung cấp tủ): cơ
bản hiểu là cung cấp điện cho tủ BTS hoạt động khi cúp điện
lưới AC.
- Hệ thống máy lạnh: đảm bảo nhiệt độ hoạt động của các thiết bị
điện tử.
- Hệ thống bảo vệ chống sét và nối đất: chức năng như tên gọi.
- Hệ thống đèn tường và đèn khẩn cấp ( hoạt động khi cúp điện
lưới giúp kỹ sư thao tác ).
- Hệ thống báo cháy và hệ thống bình chữa cháy.
- Hệ thống tủ phân phối điện.
- Tháp antenna: bức xạ trường điện từ ( kích thước loại phụ thuộc
vào nhà cung cấp, công nghệ đang sử dụng ).
- Hệ thống feeder: truyền sóng từ tủ BTS lên antena phát sóng.
- Hệ thống DDF: thường gọi là rack DDF dùng để lắp các thiết bị
truyền dẫn.
10
Ngoài những thiết bị phục vụ cho công việc giữ thông tin liên lạc giữa
các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị di động, nhà trạm còn có nhiều thiết bị
phụ trợ khác để đảm bảo nhà trạm có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Sau đây là các thiết bị phục vụ cho việc giám sát nhà trạm cụ thể là nhà trạm
BTS của Viettel ở Tiên Lãng, Hải Phòng bao gồm:
- Thiết bị giám sát hình ảnh để lưu trữ lại các thông tin cần
thiết, phục vụ cho công việc kiểm tra, theo dõi quá trình làm việc
của nhà trạm.
- Thiết bị quản lí vào ra: điều khiển việc đóng mở cửa trạm .
- Tủ chuyển nguồn ATS (Automatic Transfer Swich): là
một thiết bị quan trọng trong nhà trạm.
Hình 2.1. Tủ chuyển nguồn ATS.
Tủ chuyển nguồn ATS có các chức năng sau:
11
Giám sát nguồn điện: Tự khởi động máy nổ khi mất điện
lưới và tự động ngắt máy nổ khi có điện lưới trở lại.
Có khả năng cài đặt thời gian trễ đóng điện máy nổ kể từ
khi máy nổ bắt đầu hoạt động, hoặc thời gian đóng điện lưới từ khi
có điện lưới trở lại.
Chống dao động điện: Khi nguồn điện ổn định, hệ thống sẽ
ngắt điện đến tải để bảo vệ tải. Khi nguồn điện ổn định trở lại sau
một khoảng thời gian nhất định thì mới đóng điện đến tải.
Chức năng bảo vệ: Hệ thống có chức năng chống quá /thấp
áp, mất pha điện lưới: khi mạng điện lưới bị mất một trong ba pha,
hoặc khi mạng điện lưới ba pha xảy ra hiện tượng tăng áp hoặc thấp
áp vượt ra ngoài dải đã đặt, thì hệ thống tự động ngắt tải ra khỏi
mạng điện lưới và khởi động máy phát điện để cấp điện cho tải. Khi
mạng điện lưới thực sự ổn định sau khoảng thời gian đặt trước tuỳ ý
(từ 1 đến 10 phút) thì hệ thống sẽ tự động tắt máy phát điện và đóng
điện lưới đến tải.
Chức năng cảnh báo: cảnh báo tại chỗ và truyền tín hiệu
cảnh báo về trung tâm đối với các sự kiện.
Các thông số hoạt động cho hệ thống được cài đặt dễ dàng.
Khi được tích hợp vào hệ thống giám sát điều khiển từ xa, hệ thống
ATS và các mạch điều khiển máy nổ ngoài khả năng vận hành tự động độc
lập (chế độ auto), cần phải có thêm vận hành từ xa (chế độ remote) và chế độ
nhân công hoàn toàn (chế độ manual), có như vậy hệ thống mới có khả năng
dự phòng cao giảm thiểu rủi ro tối đa cao.
- Hệ thống đèn chiếu sáng và thiết bị điều khiển đèn chiếu sáng.
- Điều hoà : để đảm bảo nhiệt độ trong nhà trạm luôn ổn định giúp
cho các thiết bị trong nhà trạm hoạt động hiệu quả hơn. Để điều
12
khiển điều hoà cần sử dụng một thiết bị điều khiển có chức năng
sau:
Phát hiện trạng thái bật tắt điều hoà.
Có khả năng cài đặt nhiệt độ, tốc độ gió, tốc
độ quạt cho điều hoà.
- Mạch đo điện áp ắc quy.
- Đầu đo nhiệt phòng máy: để đo chính xác nhiệt độ phòng máy
cần phải sử dụng đầu đo có dải đo phù hợp (khoảng từ 0-50°C).
Hình 2.2. Đầu đo nhiệt phòng máy.
- Cảm biến khói, cảm biến cháy: để cảnh báo sớm các nguy cơ
cháy nổ gây thiệt hại cho các thiết bị trong trạm.
Hình 2.3. Đầu báo khói và đầu báo nhiệt gia tăng.
- Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ: để phát hiện đột nhập trái
phép vào nhà trạm.
13
Hình 2.4. Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ.
- Ẩm kế: đo độ ẩm trong trạm.
- Quạt thông gió: giữ cho quạt luôn khô thoáng, gia tăng tuổi thọ
cho các thiết bị trong trạm.
Hình 2.5. Quạt thông gió.
2.1.4. Các khối phần cứng của tủ BTS.
Ở đây ta sẽ xét đến các khối phần cứng của tủ BTS cụ thể, trong đồ án
này em xin được nói đến tủ RBS của Sony Ericsson.
14
Hình 2.6. Các khối phần cứng của tủ RBS.
2.1.4.1. DRU(Double Radio Unit).
DRU thực hiện giao diện kết nối giữa các kết nối Y link từ DXU và hệ
thống an ten. DRU chứa 2 bộ thu phát TRx, các bộ kết hợp, hệ thống phân
phối và các bộ lọc. DRU cùng hỗ trợ cả điều chế GMSK và 8-PSK (EDGE).
DRU chứa bộ kết hợp lai ghép có thể sử dụng để kết hợp truyền 2 Tx .
Thông qua cấu hình phần mềm DRU có thể hoạt động ở cơ chế kết hợp hay
không kết hợp. Mỗi đầu cuối Tx được gắn với một bias injector khi kết nối
với một modul điều khiển khuếch đại đỉnh tháp (TMA-CM) và cấp nguồn cho
các bộ khuếch đại đỉnh tháp (TMA). Các tính năng chính của DRU là truyền
và nhận các tín hiệu vô tuyến và xử lí các tín hiệu đó.
Hình 2.7. Card DRU.
15
DRU bao gồm các khối chính sau:
- Khối xủ lí trung tâm CPU(Cental Processing Unit).
- Khối xủ lí tín hiệu số DSP(Digital Signal Processor).
- Khối điều khiển vô tuyến (Radio Control System).
- Khối vô tuyến(Radio System).
- Hệ thống phân phối và kết hợp.
- Các bộ lọc.
16
Hình 2.8. Sơ đồ khối DRU.
a. Hệ thống CPU.
Hệ thống CPU chịu trách nhiệm điều khiển RBS. Nó gồm bộ xử lí trung
tâm, bộ nhớ, các giao diện truy nhập logic.
b. Khối xử lí tín hiệu số DSP.
Hai khối DSP thực hiện tất cả các xử lí cần thiết của tín hiệu băng cơ sở
cho 1 TR. Với đường xuống thì bao gồm mật mã và tạo ra các cụm, với đường
lên thì nó cân bằng kết hợp giải mã.
c. Khối điều khiển vô tuyến (Radio Control System).
Hai bộ điều khiển vô tuyến chịu trách nhiệm thực hiện:
- Đồng bộ điều khiển các phần khác nhau của tín hiệu vô tuyến.
- Điều chế và biến đổi D/A các tín hiệu hội thoại.
- Thu và lọc các tín hiệu vô tuyến với các bộ lựa chọn lọc kênh.
17
d. Hệ thống vô tuyến.
Mỗi hệ thống vô tuyến bao gồm 2 bộ thu và 1 bộ phát vô tuyến bao gồm
cả bộ khuếch đại công suất. Bộ thu vô tuyến nhận tín hiệu được điều chế
đường lên từ 1 hay 2 nhánh và truyền chúng lên hệ thông điều khiển vô tuyến.
Bộ phát vô tuyến phát ra các tín hiệu vô tuyến đường xuống từ tín hiệu băng
cơ sở đã được điều chế. Sau đó nó gửi các tín hiệu này tới bộ khuếch đại.
e. Hệ thống phân phối và kết hợp.
Hệ thống phân phối và kết hợp điều khiển định tuyến các tín hiệu TRX
giữa bộ thu phát vô tuyến và bộ lọc. Bộ kết hợp lai ghép kết nối một hay hai
bộ thu phát tới an ten thông qua bộ tiếp sóng điều khiển phần mềm. DRU có
thể được cấu hình cho hoạt động với các bộ kết hợp lai ghép hay cơ chế phi
kết hợp. Tín hiệu RX có thể được phân phối tới rất nhiều bộ phận khác nhau
bởi các chuyển mạch khác nhau thiết lập nhỏ nhất số an ten thu hay chia sẻ an
ten thu, hay 4 WRD (4 Way Radio Diverity ).
f. Bộ lọc.
Bộ lọc thực hiện lọc các tín hiệu TX và RX việc lọc tín hiệu RX được
TRX được thực hiện song song tới mọi cổng an ten chung. Hệ thông lọc cũng
chứa cả bias injector để cung cấp nguồn cho TMA thông qua feeder.
2.1.4.2. DXU(Distribution Switch Unit) - Khối chuyển mạch và phân
phối.
DXU là khối xử lí trung tâm của RBS. Nó hỗ trợ các giao diện tới BSC
và thu thập phát đi các cảnh báo. DXU điều khiển công suất và các thiết bị môi
trường (quạt) cho RBS. Nó có 1 Flash-card có thể bị tháo rời mỗi khi có một
DXU bị hỏng và không cần thiết phải nạp lại phần mềm cũng như cấu hình từ
BSC. DXU cũng cung cấp 4 kết nối cho truyền dẫn, nó có thể xử lí cả luồng
E1 hay T1. DXU có phần cứng hỗ trợ EDGE trên cả 12 TRx.
Các chức năng: DXU phục vụ như một nút chính trung tâm và các chức
năng chính của nó là:
18
- Cung cấp cho RBS một giao diện tới mạng truyền tải thông qua 4
cổng truyền dẫn E1/T1.
- Xử lí lưu lượng đi vào,điều khiển và giám sát thông tin gửi nó tới
các phần trong tủ RBS.
- Cung cấp các tín hiệu tham chiếu tần số và các tín hiệu đồng bộ
trong tủ RBS.
- Lưu trữ và chạy các chương trình, các chương trình được lưu trữ
trong Flash card.
- Điều khiển hệ thống nguồn và không khí.
DXU được cấu tạo từ các khối cơ bản sau:
- Hệ thống CPU.
- Hệ thống chuyển mạch.
- Bộ điều khiển giao tiếp truyền dẫn.
- Bộ hỗ trợ nguồn.
- Hệ thống đồng bộ thời gian.
- Logic hỗn hợp.
Hình 2.9. Card DXU.
19
a. Hệ thống CPU.
Là phần quan trọng nhất của DXU, đây là bộ điều khiển 32 bit được gán
vào một PPC 405 để xử lí chính các giao diện kết nối. Nó bao gồm các phần
sau:
- Bộ điều khiển I2C.
- Bộ điều khiển ethernet 10/100 Mbit/s.
- Bộ nhớ SDRAM.
- Bộ nhớ Flash.
- ASIC GARP.
- Compact Flash Card.
b. Hệ thống chuyển mạch.
Khối hệ thống này gồm các mạch xử lí lưu lượng giữa BSC và TRU. Cụ
thể là tách các TS từ liên kết A-bit và gửi chúng tới các TRU thông qua bus
nội bộ.
c. Bộ điều khiển giao tiếp truyền dẫn.
Mạch bao gồm 4 liên kết truyền dẫn và quản lí các giao diện liên kết
truyền dẫn này. Mạch cũng điều khiển lưu lượng cho 4 liên kết truyền dẫn này.
Có thể dùng với 2 loại tốc độ: E1(2,048Mbit/s), T1(1,544Mbit/s).
d. Hỗ trợ nguồn.
Bộ hỗ trợ nguồn phân phối tất cả các điện áp cần thiết cho DXU. Cấp
nguồn DC cho DXU thường là +24V.
e. Hệ thống đồng bộ thời gian.
Được sử dụng cho việc phát 1 tín hiệu là 13MHz.
f. Logic hỗn hợp.
Chức năng này bao gồm các khối:
- Đo điện áp hệ thống.
- Đo lường nhiệt độ.
- Reset nguồn.
20
g. Compact Flash Card: Có thể thay thế dễ dàng.
2.1.4.3. Khối điều khiển quạt FCU.
FCU điều khiển và giám sát trạng thái các quạt trong RBS được điều
khiển bởi DXU nó có chức năng chính là:
- Điều khiển và giám sát các quạt.
- Hiển thị trạng thái của các quạt.
- Đưa ra các cảnh báo liên quan.
- Thực hiện giao diện người máy với các quạt.
FCU sẽ tiến hành đo nhiệt độ của môi trường xung quanh và điều khiển
tăng giảm tốc độ các quạt cho phù hợp. Nếu xảy ra một vấn đề nào đó với các
quạt nó sẽ phát ra các cảnh báo và gửi tới DXU để xử lí.
Số lượng 1.
Hình 2.10. Card FCU.
2.1.4.4. Khối phân phối nguồn nội bộ IDM.
IDM phân phối nguồn +24V DC tới tất cả các khối trong RBS, các
mạch phân phối này được bảo vệ bởi các cầu chì đóng ngắt. Mỗi mạch phân
phối trong tủ có 1 công tắc trên IDM.
Số lượng :1
21
Hình 2.11. Card IDM.
2.1.4.5. Khối cấp nguồn PSU.
Khối cấp nguồn PSU bao gồm 2 loại: PSU-DC và PSU-AC.
a. PSU-DC.
PSU-DC chuyển đổi nguồn DC trong dải từ -57,6 đến -40,5V DC thành
nguồn đầu ra +27,2V DC. Công suất cực đại đầu ra là 1500W. PSU-DC bao
gồm những khối chính như:
- Bộ lọc đầu vào, bộ lọc tương thích điện từ (EMC).
- Bộ chuyển đổi DC-DC.
- Bộ lọc đầu ra.
- Các mạch giám sát và điều khiển.
22
Điện áp đầu vào trước tiên qua bộ lọc đầu vào (EMC) nơi nó được lọc
bỏ các tín hiệu thừa bức xạ ra từ hoạt động của PSU –DC. Bộ chuyển đổi
DC/DC sẽ chuyển điện áp DC thành các xung vuông. Sau đó chuyển sang
phần sơ cấp của máy biến thế. Bộ chuyển đổi sẽ giới hạn các dòng quá áp. Tại
máy biến thế điện áp được chuyển thành 24V dưới dạng xung vuông. Các
xung này sẽ được sửa sang thành DC thông qua diode chỉnh lưu. Bộ lọc đầu ra
sẽ lọc điện áp ra để ngăn ngừa các tín hiệu bức xạ không cần thiết từ PSU –
DC.
Hình 2.12. Card PSU-DC.
b. PSU- AC.
PSU - AC chuyển đổi nguồn AC trong dải từ 200 đến 250V AC thành
điện áp +24V DC. Công suất cực đại đầu ra là 1520W, PSU-AC bao gồm các
khối chính như:
- Bộ lọc đầu vào, bộ lọc EMC.
- Cầu nối.
23
- Bộ chuyển đổi tăng cường.
- Bộ chuyển đổi DC/DC.
- Lọc đầu ra, lọc EMC.
- Các mạch điều khiển và giám sát.
Điện áp đầu vào đầu tiên thông qua cầu chì nội bộ và đi vào bộ lọc đầu
vào (EMC filter) nơi dòng điện được lọc bỏ các tín hiệu không cần thiết bức
xạ ra từ hoạt động của PSU-AC sau đó đưa qua bộ chỉnh lưu cầu AC. Bộ
chuyển đổi tăng cường tạo ra các xung hình sin cùng pha với điện áp vào, điện
áp đầu ra của bộ chuyển đổi là +400V DC. Điện áp qua bộ chuyển đổi DC/DC
được dịch pha chuyển mạch mềm chuyển đổi điện áp +400V thành +24V DC
ở đầu ra. Điện áp được đưa qua bộ lọc đầu ra (EMC) để lọc bỏ các nhiễu phát
sinh trong quá trình làm việc của PSU-AC.
2.1.4.6. Card ACCU/DCCU (AC Connection Unit / DC Connection
Unit) - Khối kết nối AC/DC.
a. ACCU.
Là khối thực hiện phân phối nguồn sơ cấp đầu vào cho các PSU để thực
hiện biến đổi nguồn AC thành DC.
b. DCCU.
Phân phối nguồn DC sơ cấp tới các khối PSU-DC.
Hình 2.13. PSU-AC.
24
Hình 2.14. Card ACCU.
Hình 2.15. Card DCCU.
25
2.1.4.7. Y Link.
Là hệ thống Bus nội bộ cho phép thông tin giữa DXU với các dTRU,
ECU. Nó mang thông tin như báo hiệu TRX, tiếng và số liệu.
Ngoài ra còn có Bus định thời để mang thông tin định thời vô tuyến từ
DXU tới các dTRU.
EPC bus là sợi quang lặp truyền công suất mang thông tin điều khiển và
giám sát giữa ECU với PSU và BFU.
2.1.4.8. DC filter -Bộ lọc nguồn DC.
Thực hiện chức năng kết nối nguồn DC +24V vào tủ RBS đồng thời
làm nhiệm vụ lọc các xung DC do đóng ngắt áp ở BFU tạo điện áp DC ra ổn
định bảo vệ cho các thiết bị RBS.
Hình 2.16. Bộ lọc DC.
26
2.1.4.9. Đặc điểm kỹ thuật của tủ RBS 2206.
Hình 2.17. Tủ RBS 2206.
- Là tủ đặc trưng dùng cho trạm indoor (lắp đặt trong nhà).
- Hỗ trợ tối đa 6 đơn vị thu phát kép (tương đương 12 TRX) trên 1
tủ.
- Với 1 tủ ta có thể thiết lập được cấu hình hoạt động của trạm là 1
sector, 2 sector hoặc 3 sector do RBS2206 sử dụng 2 loại bộ kết
hợp mới (combiner) rất linh hoạt, có thể sử dụng kết hợp băng tần
GSM900/1800, GSM800/1900 hay GSM800/1800.
- Khi sử dụng kết hợp lọc (filter combiner, ký hiệu CDU-F) thì
RBS2206 hỗ trợ hoạt động 1 trong các cấu hình là 3x4(4/4/4),
2x6(6/6) và 1x12 (Omni 12) sử dụng các băng tần GSM 900 và
1800.
27
Hình 2.18. Khối CDU-G và CDU-F.
- CDU-G combiner (Combiner and Distribution Unit)- hay còn gọi
bộ phân phối và kết hợp: CDU kết hợp các tín hiệu được phát đi
từ các TRX và phân chia các tín hiệu mà nó thu được từ an ten.
Có 2 loại CDU khác nhau dùng cho GSM 900 và 1800 (CDU-F
và CDU-G) và 1 loại CDU dùng cho GSM 800 và 1900(CDU-G).
o CDU-G: có tính năng ghép lai hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản
và nhảy tần kết hợp.
o CDU-F: có tính năng kết hợp lọc hỗ trợ các cấu hình lớn
hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản. CDU-F được tối ưu hoá cho
các cấu hình lớn với công suất đầu ra tối đa trên số lượng
an ten tối thiểu.
- Các bộ lọc song công cho phép cả đường thu lẫn đường phát kết
nối tới cùng 1 an ten. Các cấu hình song công cũng cho phép
giảm thiểu số lượng an ten và feeder cần thiết cũng như hạn chế
suy hao tại các bộ kết hợp trên đường truyền.
- Cả CDU-G và CDU-F đều sẵn sàng về phần cứng để hỗ trợ
EDGE.
- CDU-G combiner có thể được cấu hình theo 2 chế độ: chế độ
dung lượng và chế độ vùng phủ. Khi hoạt động ở chế độ vùng
28
phủ, công suất tại đầu ra của nó tăng lên 3,5db và rất hiệu quả với
các site có vùng phủ sóng là nông thôn, ngoại ô hoặc khi bắt đầu
cung cấp dịch vụ cho một khu vực mới với chi phí thấp nhất. Để
hoạt động với cấu hình 4/4/4 ta phải sử dụng 3 khối CDU-G.
Khối chuyển mạch cấu hình CXU: nhiệm vụ của CXU là kết nối chéo
giữa CDU và dTRU tại đường thu. CXU giúp việc nâng cấp hoặc cấu hình lại
một tủ RBS được thuận tiện hạn chế việc di chuyển hoặc thay thế cáp RX. Các
đầu vào và ra RX trên dTRU và CDU được đặt ở những vị trí để tối thiểu hoá
số loại cáp được sử dụng kết nối giữa CXU và dTRU/CDU.
Hình 2.19. Khối CXU.
Khối khuếch đại TMA(Tower Mounted Amplifier):
Mỗi bộ khuếch đại nhiễu tối thiểu là một lựa chọn có thể được sử dụng
theo yêu cầu để bù lại suy hao do an ten –feeder và tăng cường hiệu năng cho
tất cả các bộ thu. Với mọi cấu hình, CDU-G và CDU-F đều sẵn có các bộ
TMA song công kép như là một tính năng lựa chọn. Để hỗ trợ các bộ khuếch
đại TMA trong các tủ BTS còn có thêm các bộ phận là môđul điều khiển TMA
và các bộ phun điện thế hiệu dịch (Bias injector). Bộ phun điện thế hiệu dịch
được sử dụng để cung cấp cho khối TMA điện năng 1 chiều từ khối TMA –
CM rồi đưa lên feeder vô tuyến cao tần.
Đơn vị phân tải an ten (ASU-Antenna Sharing Unit).
Là một bộ phận mới đã được tích hợp sẵn và là một tính năng lựa chọn
cho GSM 800 và GSM 1900. ASU hỗ trợ chức năng phân tải anten giữa chuẩn
TDMA 850 và GSM 800. Tại đường thu tín hiệu được đưa từ an ten đi qua
feeder tới ARP (antena reference point ) của tủ RBS 2206. Sau đó tín hiệu
được lọc rồi được khuếch đại tại khối CDU. Tại đầu ra RX của CDU tín hiệu
29
được đưa tới ASU và tại đây một phần nhỏ của tín hiệu được đưa tới đầu vào
RX của khối xử lí trung tâm RBS.
Các thông số kỹ thuật của tủ RBS2206:
Thiết bị Độ rộng mặt trước
(mm)
Độ rộng mặt bên
(mm)
Chiều cao
Tủ có lắp khung
đỡ
600 400 1850
Tủ không có
khung đỡ
600 400 1800
Trọng lượng :
Thiết bị Trọng lượng(kg)
Tủ gắn đầy đủ các khối card và có lắp
khung đỡ
230
Các yêu cầu về nguồn điện: điện năng tiêu thụ tối đa của RBS là 3855W
(đối với nguồn cung cấp là 120-250V AC). Nếu dùng cả ACCU dự phòng thì
điện năng tiêu thụ để ACCU nạp đầy có thể lên đến mức tạm thời là 5780W.
Các thông số trên được tính trong chế độ hoạt động với mức tải tối đa với điều
kiện tiêu chuẩn. Sự tiêu thụ điện năng trong quá trình hoạt động phụ thuộc vào
cấu hình trạm.
2.1.4.10.Nguyên lí hoạt động của BTS.
Nguyên lí hoạt động của BTS dựa trên quá trình xử lí các tín hiệu mà nó
nhận được từ máy di động và BSC.
a. Tín hiệu từ BSC gửi đến.
Tín hiệu từ BSC đưa tới BTS thông qua giao diện Abis trên đường
truyền PCM gồm có các tín hiệu sau:
- Tín hiệu thoại PCH (Traffic chanel).
30
- Tín hiệu báo hiệu RSL(Radio Signalling Link).
- Tín hiệu vận hành bảo dưỡng OML(Operation Maintenance Link).
- Tín hiệu truyền dẫn Qmux.
Hình 2.20. Cấu trúc khung PCM trên giao diện Abis.
Các tín hiệu này được phân bố trên PCM như sau:
- Khe thời gian TS0 được sử dụng cho mục đích đồng bộ.
- TS1 để sử dụng để truyền tín hiệu Qmux.
- Các khe thời gian còn lại được sử dụng để truyền tín hiệu TCH,
tín hiệu báo hiệu vô tuyến và tín hiệu vận hành bảo dưỡng
(RSL/OML).
- Các khe thời gian trong khung PCM được chia thành 4 nibble
mỗi nibble 16Kbps được sử dụng cho một kênh lưu lượng TCH.
- Trong khung PCM ở giao diện Abis thì một RSL chiếm toàn bộ 1
khe thời gian trong khung và số RSL phụ thuộc vào số TRX mà
một BTS có. Tức là số lượng của RSL sẽ bằng số TRX.
- Trong khung PCM còn có tín hiệu OML, tín hiệu này sử dụng
trong quá trình khai thác và bảo dưỡng. Một OML sẽ chiếm một
TS trong khung PCM và số lượng đường OML sẽ phụ thuộc vào
số BTS. Mỗi OML chỉ phục vụ cho một BTS.
31
- Ngoài ra trong BTS cải tiến cung cấp ghép kênh thống kê. Tức là
sử dụng khe thời gian 64Kbps sử dụng truyền cho 4RSL và 1
OML, tức là thực hiện quá trình ghép với 1 OML.
Cung cấp đường truyền Qmux cho giao diện Abis. Trong quá trình hoạt
động ngoài những thông tin báo hiệu và thông tin về vận hành và bảo dưỡng trạm
BTS cũng cần được điều khiển bởi BSC. Lệnh điều khiển này được đưa vào
khung thời gian PCM ở khe thời gian TS1, tín hiệu này chiếm 1 nipple 16Kbps.
Thông qua giao diện Abis nó sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến khối TRAN S. Các tín
hiệu này đầu tiên được đưa dến khối SUMA và kết cuối tại phần truyền dẫn của
khối này sau đó đưa đến các khối chức năng khác để xử lí như sau:
- Tín hiệu Qmux được kết cuối tại phần truyền dẫn để thực
hiện quá trình điều khiển truyền dẫn.
- Các tín hiệu vận hành bảo dưỡng thì kết cuối tại khối
OML, khối nhận thông tin O&M xử lí và đưa ra các lệnh
liên quan đến quá trình vận hành và bảo dưỡng.
- Các tín hiệu lưu lượng và báo hiệu sẽ được đưa đến khối
TRE ở đây sẽ thực hiện quá trình xử lí thoại và sau đó đưa
đến ANC rồi tới antena rồi phát ra môi trường vô tuyến.
b. Tín hiệu thu từ máy di động MS(Mobile Station).
Tín hiệu thu từ MS qua antena của BTS và sau đó được truyền xuống
khối ANC, khối này sẽ lọc, khuếch đại tạp âm thấp (LNA) và chia các tín hiệu
thu (Spliter) sau khi được xử lí ở khối ANC tín hiệu tiếp tục được đưa đến
khối thứ hai là khối TRE, đây là khối chịu trách nhiệm chủ yếu về quá trình xử
lí thoại như là giải điều chế, giải định dạng cụm, giải mã hoá kênh và giải mã
hoá thoại. Tín hiệu sau đó được đưa đến khối SUMA tại đây nó thực hiện ghép
các tín hiệu lại trên khung PCM quá trình này thực hiện tại phần truyền dẫn
sau đó giao diện Abis sẽ gửi đến BSC.
32
CHƢƠNG 3.
VẬN HÀNH, QUẢN LÍ VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TRẠM
BTS CỦA VIETTEL.
3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIÁM SÁT.
3.1.1. Hiện trạng nhà trạm hiện nay và nhu cầu xây dựng hệ thống
giám sát tập trung.
Thực tế hiện nay nhà trạm có hệ thống trang thiết bị rất đa dạng, mỗi
thiết bị lại được sản xuất ở nhiều hãng khác nhau, có giao diện điều khiển và
quản lí khác nhau nên việc giám sát, điều khiển trang thiết bị rất tốn kém về
công sức cũng như kinh phí.
Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra các hệ thống giám sát, điều khiển
chuyên dụng để đáp ứng như cầu giám sát từ xa và kiểm soát an ninh như:
camera, thẻ từ, đầu đọc vân tay… Phương tiện truyền dữ liệu giám sát cũng rất
khác nhau: đường điện thoại, GPRS, mạng IP… trong đó giải pháp truyền dẫn
qua mạng IP được ưu chuộng hơn cả.
Tuy nhiên mỗi hãng sản xuất chỉ làm ra một hệ thống chuyên dùng của
mình (như hệ thống giám sát qua camera, hệ thống báo động chống trộm, hệ
thống điều khiển thiết bị riêng cho từng thiết bị riêng biệt của hãng…) để chào
bán rộng rãi chứ chưa có một hãng nào đưa ra một giải pháp tổng thể có thể
tích hợp được tất cả các thông tin cần giám sát vào thành một hệ thống đồng
nhất.
Trong các trạm thu phát sóng, bản thân các hệ thống thiết bị phụ trợ ở
các nhà trạm (như máy nổ, điều hoà…) cũng không đồng bộ với nhau, không
cùng chung một giao diện quản lí, việc tích hợp vào hệ thống giám sát lại càng
trở nên khó khăn hơn, đồng thời thiết bị phụ trợ và quy mô của mỗi trạm lại
khác nhau.
33
Từ hiện trạng các hệ thống nhà trạm hiện nay cần phải quản lí tập trung
các trang thiết bị của nhà trạm. Đây là một nhu cầu thiết yếu để giảm chi phí
nhân tố con người trông coi và tận dụng được nguồn nhân lực đó để phục vụ
các nhu cầu khác, tự động hoá toàn bộ hoạt động của các thiết bị phụ trợ để
tăng tuổi thọ các thiết bị chính, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm tối đa chi
phí quản lí, tăng cường việc kiểm soát an ninh đối với các nhà trạm thiết bị.
Có như vậy nhà cung cấp dịch vụ mới có cơ hội để tăng sức cạnh tranh trong
nền kinh tế mở cửa hiện nay.
3.1.2. Yêu cầu của hệ thống giám sát.
a. Yêu cầu chung với hệ thống giám sát nhà trạm.
Từ nhu cầu thực tế và hiện trạng các hệ thống giám sát thiết bị hiện nay
đòi hỏi hệ thống giám sát cần xây dựng phải đáp ứng được các nhu cầu sau:
- Thông tin quản lí giám sát phải được truyền từ trạm lên trung tâm
qua mạng IP đã có sẵn, đảm bảo thời gian thực.
- Có khả năng quản lí tập trung nhiều nhà trạm trên diện rộng.
- Hệ thống phải có độ ổn định và tính chính xác cao.
- Hệ thống đáp ứng được các nhu cầu giám sát điều khiển sau:
o Giám sát tức thời các cảnh báo cháy nổ: khói, cháy, nhiệt
gia tăng…
o Giám sát tức thời các cảnh báo môi trường: nhiệt độ, độ
ẩm, nước ngập…
o Giám sát tức thời các cảnh báo về nguồn điện: điện lưới,
điện tải, sự cố điện 3 pha…
o Giám sát trạng thái hoạt động của các thiết bị phụ trợ: điều
hoà, máy nổ, ATS…
o Đo đạc chính xác từ xa các thông số: đo nhiệt độ, điện áp
DC/AC, dòng điện, tần số…
34
o Điều khiển tự động các thiết bị phụ trợ theo đúng quy định
: điều hoà, ATS, máy nổ…
o Điều khiển từ xa các thiết bị phụ trợ.
o Giám sát hình ảnh qua hệ thống camera, tự động ghi hình
khi có sự kiện.
o Giám sát cửa ra vào, cảnh báo hiện trạng cửa tự động mở.
- Hệ thống có khả năng tích hợp được tất cả các nhu cầu giám sát
trên vào cùng một giao diện quản lí.
- Hệ thống phải đảm bảo tính mở và độ linh hoạt để thích ứng được
với các nhà trạm khác nhau và dự phòng mở rộng trong tương lai.
b. Các yêu cầu đối với phần mềm quản lí trên Server.
- Chương trình giám sát phải phân quyền được đối với người sử
dụng, người sử dụng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.
- Chương trình giám sát phải tích hợp được tất cả các công việc
như cài đặt thông số, điều khiển, giám sát và quản lí trên cùng
một giao diện duy nhất.
- Kết nối, truyền nhận dữ liệu với hệ thống bảo vệ điện tử tại các
trạm thu phát sóng thông qua môi trường mạng theo chuẩn
TCP/IP.
- Có khả năng khai báo, mở rộng số trạm thu phát sóng .
3.2. GIẢI PHÁP PHẦN CỨNG.
3.2.1. Giải pháp.
Trong việc giám sát từ xa có vấn đề sau cần quan tâm:
- Giám sát cảnh báo: cháy nổ, đột nhập, điều hoà tắt, mất điện…
- Đo đạc chính xác các thông số: nhiệt độ, dòng áp…
- Cài đặt thông số cho các thiết bị.
- Điều khiển thiết bị từ xa.
- Giám sát camera và ghi lại hình ảnh khi có sự kiện.
35
Như vậy tại mỗi trạm sẽ sử dụng một thiết bị BMS (BTS Monitoring
System) đặc thù để đảm trách được các chức năng nói trên, đồng thời tất cả
đều phải có khả năng kết nối lên trung tâm qua địa chỉ IP và tích hợp chung và
để quản lí trên cùng một phần mềm.
Hình 3.1. BTS Monitoring System -Thiết bị giám sát điều khiển hệ thống trang
thiết bị tại mỗi nhà trạm.
3.2.2. Thiết bị BTS Monitoring System.
Thiết bị BTS Monitoring System là một sản phẩm dựa trên phần cứng
điều khiển logic lập trình (PLC-Programmable Logic Controller) của hãng
Siemens, PLC thực chất là một thiết bị được các hãng sản xuất nổi tiếng trong
lĩnh vực tự động hoá (bao gồm Siemens, Omron, Mitsubishi, Honeywell,
Allen –Bradley… ) sản xuất ra để thực hiện việc giám sát và điều khiển tự
động trong môi trường công nghiệp.
36
PLC có cấu trúc nhỏ gọn, hỗ trợ nhiều cổng có các kiểu giao diện khác
nhau cho phép kết nối đến tất cả các chủng loại cảm biến (sensor) và các thiết
bị điều khiển có trên thị trường. Khả năng mở rộng số lượng cổng giao tiếp
của PLC là rất tốt, chỉ cần lắp thêm các Modul I/O mở rộng nối tiếp nhau dưới
dạng chuỗi là xong. Tổng số lượng cổng giao tiếp được mở rộng có thể lên đến
hàng trăm, hàng ngàn tuỳ theo chủng loại PLC.
Hình 3.2. Mở rộng các cổng I/O của PLC bằng cách lắp thêm modul
nối tiếp nhau.
Dưới đây sẽ mô tả thiết bị PLC được sử dụng cho hệ thống phục vụ giải
pháp giám sát điều khiển từ xa cho các nhà trạm không người trực:
Hình 3.3. Mô hình kết nối thiết bị của PLC.
a. Cổng DI (Digital Input).
37
Cổng DI chấp nhận 2 mức tín hiệu điện: 24V tương đương logic “1” và
0V tương đương mức logic “0”. Việc đấu nối đầu ra tiếp điểm của các cảm
biến đến cổng DI rất đơn giản như sau:
Hình 3.4. Cổng DI.
Trong trường hợp muốn tiết kiệm số cổng DI sử dụng của PLC và
không cần thiết phân biệt chính xác từng sensor chúng ta có thể thực hiện việc
đấu nối song song các sensor có đầu ra tiếp điểm thường mở (NO) hoặc đấu
nối trực tiếp các sensor có đầu ra tiếp điểm thường đóng (NC) rồi đưa vào 1
cổng DI duy nhất như hình dưới đây.
Hình 3.5. Đấu song song các sensor có đầu ra tiếp điểm thường mở.
38
Hình 3.6. Đấu nối tiếp các sensor có đầu ra tiếp điểm thường đóng.
b. Cổng AI (Analog Input).
Cổng AI của PLC chấp nhận 2 kiểu tín hiệu điện tương tự đưa đến:
- Kiểu dòng chấp nhận dòng điện vào trong khoảng từ 0-20mA.
- Kiểu áp: chấp nhận điện áp vào trong khoảng từ 0-5V.
Khi nối với cảm biến có đầu ra kiểu dòng, PLC đóng vai trò như một
Ampe kế.
Khi nối với cảm biến có đầu ra kiểu áp, PLC đóng vai trò như một Vôn
kế.
PLC thực hiện việc chuyển đổi tương tự sang số (A/D) để chuyển các
tín hiệu điện sang dạng số nguyên trong dải 0-32767 một cách tuyến tính để
truyền về trung tâm (qua giao thức TCP/IP ).
Các nhà cung cấp cảm biến đo giá trị chính xác đều có hỗ trợ cổng ra 4-
20mA hoặc 0-5V để tương thích với tất cả các loại PLC khác nhau. Nói chung
việc chuyển đổi giá trị đo sang tín hiệu điện tương tự của đầu ra cảm biến đều
39
là tuyến tính trên toàn dải đo của cảm biến. Ví dụ: đầu đo nhiệt độ cho dải từ
0-50ºC cho ra dòng 4-20mA sẽ có đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính như hình
dưới đây:
Hinh 3.7. Đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính.
Khi trung tâm nhận được giá trị số hoá mà PLC gửi đến căn cứ theo đặc
tuyến trên sẽ có thể tính ngược lại giá trị thực mà cảm biến đo được. Theo
cách này hệ thống có khả năng đo được tất cả các giá trị khác nhau của trạm
như dòng điện, điện áp, tần số… miễn là phải có được cảm biến thích hợp.
c. Cổng DO (Digital Output).
Mỗi cổng ra DO của PLC ứng với một cặp tiếp điểm kiểu NO.
Người lập trình PLC có thể lập trình để điều khiển đóng (ứng với logic
1 của DO) hay mở (ứng với logic 0 của DO) cặp tiếp điểm này. Thông qua cặp
tiếp điểm DO và có thể qua một vài role trung gian, điện áp điều khiển bất kỳ
có thể được gửi đến để điều khiển thiết bị với công suất mong muốn. Qua role,
thực hiện việc phân cách hoàn toàn về điện giữa PLC và thiết bị cần điều
khiển, do đó bảo vệ được PLC. Dưới đây là hình vẽ mô tả cách thức đấu nối
để gửi 1 điện áp điều khiển Vdk đến thiết bị, Vdk có thể là điện áp 1 chiều
hoặc xoay chiều.
40
Hình 3.8. Gửi điện áp Vdk đến điều khiển thiết bị.
Theo cách này, PLC có khả năng điều khiển được tất cả các thiết bị có
giao tiếp điều khiển bằng điện áp cố định như máy nổ, điều hoà, ATS, đèn
chiếu sáng, còi báo động…là các thiết bị cần kết nối điều khiển trong nhà
trạm.
3.2.3. Giao tiếp giữa BMS và Server.
Để PLC đáp ứng được tất cả các tính năng cần thiết cho việc giám sát và
điều khiển các nhu cầu cần thiết đã đặt ra, công việc quan trọng nhất là phải
lập trình cho PLC. Chương trình điều khiển nạp vào PLC phải đáp ứng được
các nhóm chức năng cơ bản sau:
- Giao tiếp với trung tâm qua một giao thức xác định trước (chính
là giao thức TCP/IP) để nạp cấu hình cho PLC và điều khiển từ
xa.
- Tự động gửi sự kiện cảnh báo/xoá cảnh báo lên trung tâm ở tất cả
các cổng DI và AI.
- Hỗ trợ chức năng điều khiển tự động và điều khiển từ xa theo cấu
hình đã được nạp.
41
Hình 3.9. Các luồng thông tin giữa PLC và SERVER.
 Nhóm 1: Nạp cấu hình các cổng DI, AI, DO.
Luồng thông tin trao đổi 2 chiều để nạp cấu hình các cổng từ xa cho
PLC, mỗi gói tin gửi từ trung tâm cần có một gói tin phúc đáp. Thông qua nạp
cấu hình các cổng của PLC bao gồm:
42
o Định nghĩa các cổng sử dụng của PLC.
o Nghưỡng cảnh báo cho từng cổng DI hoặc AI.
o Định nghĩa cổng DO là dạng duy trì hay xung, nếu là dạng
xung cần đặt độ rộng xung cần thiết.
 Nhóm 2: Nạp các lưu đồ điều khiển tự động.
Nhóm này dùng để thiết lập các quy trình điều khiển tự động đối với các
thiết bị như máy nổ, ATS, điều hoà, đèn chiếu sáng … căn cứ theo tổ hợp sự
kiện kèm theo độ trễ thời gian đối với từng sự kiện lấy từ các cổng của PLC
theo đúng yêu cầu vận hành của người quản lí. Các mạch điều khiển này đã
được thiết kế để có thể đáp ứng được bất kì một yêu cầu điều khiển tự động
nào của nhà trạm với số lượng và chủng loại thiết bị cần điều khiển là không
hạn chế.
Nhóm này bao gồm các thông tin nạp cấu hình cho việc điều khiển tự
động định kỳ theo thời gian (ví dụ như nạp ắc quy máy nổ định kỳ hay phân
lịch hoạt động của từng điều hoà ).
Mỗi gói tin nạp cấu hình gửi từ trung tâm cũng có một phúc đáp tương
ứng từ PLC.
 Nhóm 3: Đặt thời gian thực.
Thông tin đặt thời gian thực gửi từ trung tâm bao gồm ngày, tháng, năm,
giờ, phút, giây để đồng bộ thời gian của PLC với trung tâm.
Mỗi gói tin đặt thời gian thực có một phúc đáp tương ứng từ PLC.
 Nhóm 4: Điều khiển từ xa.
Nhóm này được sử dụng để trung tâm thực hiện việc điều khiển từ xa
đối với các thiết bị điều khiển tại nhà trạm, ví dụ: để tắt máy nổ, bật/ tắt điều
hoà, bật/tắt đèn điện…
Nhờ có các lưu đồ điều khiển như đã mô tả ở nhóm 2, việc điều khiển
vận hành thiết bị theo một quy trình phức tạp vẫn có thể thực hiện được một
cách đơn giản. Nhờ có các lưu đồ thích, chỉ cần một lệnh điều khiển bật hoặc
43
tắt một cổng DO từ trung tâm là có thể vận hành được một loạt các thiết bị ở
nhà trạm theo đúng một quy trình mong muốn bằng cách liên kết tất cả các tín
hiệu lấy từ các cổng của PLC vào các lưu đồ thích hợp.
Mỗi gói tin điều khiển từ xa cũng có một gói tin phúc đáp tương ứng từ
PLC.
 Nhóm 5: Đọc sự kiện từ các cổng.
Đây là các gói tin gửi từ trung tâm yêu cầu PLC gửi trả lại các trạng
thái, giá trị của tất cả các cổng mà nó đã được cấu hình.
 Nhóm 6: Sự kiện cảnh báo /xoá cảnh báo từ các cổng DI, AI.
Đây là các gói tin được tự động gửi đi từ PLC một cách tức thời khi một
cổng DI (tất nhiên cổng này phải nằm trong danh sách các cổng sử dụng được
nạp từ trung tâm theo nhóm 1) thay đổi giá trị từ 0 lên 1 hoặc từ 1 về 0, hoặc
khi giá trị chính xác đo được từ cổng AI thay đổi từ miền không cảnh báo sang
miền cảnh báo và ngược lại. Khi gửi sự kiện lên trung tâm, PLC sẽ gửi kèm
theo giá trị thời gian thực tại thời điểm xảy ra sự kiện.
 Nhóm 7: Sự kiện ON/OFF của các cổng DO.
Khi một cổng DO thay đổi trạng thái từ OFF lên ON (sườn lên của tín
hiệu điều khiển) hoặc từ ON xuống OFF (sườn xuống của tín hiệu điều khiển),
PLC cũng gửi tức thời lên trung tâm nội dung của sự kiện này kèm theo giá trị
thời gian tại thời điểm xảy ra sự kiện.
 Nhóm 8: Gửi định kỳ ID của trạm.
Khi triển khai nhiều trạm PLC, mỗi PLC được đặt riêng một chỉ số ID
duy nhất để phân biệt với các trạm khác. Thông tin về ID của PLC được định
kỳ gửi lên trung tâm để xác nhận PLC vẫn đang hoạt động tốt.
Các nhóm 6, 7, 8 là các thông tin chỉ được gửi đi khi cần thiết cho nên
khi ở trạng thái chờ, lưu lượng thông tin chuyển từ PLC lên trung tâm là rất
nhỏ,vì vậy giúp cho trung tâm có khả năng quản lý đồng thời háng trăm đến
hàng nghàn trên mạng mà không bị quá tải.
44
3.3. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG.
3.3.1. Yêu cầu chức năng của hệ thống.
a. Quản lý cấu hình:
Cho phép thiết lập các thông số đo và các thông số điều khiển hệ thống,
yêu cầu cho modul này bao gồm:
- Thiết lập thông số cảnh báo: Thiết lập các thông số về ngưỡng
cảnh báo của nhiệt độ, độ ẩm, điện áp AC, dòng điện AC, điện áp
DC của tổ ắc quy…
- Thiết lập tham số về thời gian: Thiết lập các tham số về thời gian
như: trễ tác động, trễ cảnh báo, trễ khởi động máy lạnh…
- Thiết lập các thông số điều khiển: thiết lập các thông số điều
khiển khác bao gồm: tiếp điểm cảnh báo NC, NO, chế độ hoạt
động cho các cơ cấu chấp hành như ATS cho máy nổ, chế độ điều
khiển máy lạnh, quạt thông gió, chế độ cho phép cấm mở cửa
trạm…
b. Điều khiển thiết bị.
 Yêu cầu điều khiển hệ thống camera lắp đặt trong trạm:
o Cho phép bật/ tắt Camera.
o Cho phép giám sát hình ảnh tại trạm qua Camera IP, cho
phép trực tiếp hình ảnh tại trạm.
o Cho phép quan sát đồng thời số lượng Camera có trên
mạng.
o Cho phép điều khiển Camera quay ngang, quét dọc, zoom
từ xa hoặc chuyển đến vị trí preset (yêu cầu camera phải có
tính năng này).
 Yêu cầu đóng mở cửa từ xa.
o Cho phép đóng mở của trạm từ trung tâm điều hành.
45
o Cho phép đặt chế độ được phép/không được phép mở cửa
trạm tự động trong các tình huống có xảy ra cảnh báo cháy,
cảnh báo đột nhập hoặc cảnh báo khác.
 Yêu cầu điều khiển cơ cấu chấp hành ATS và máy nổ.
o Cho phép chuyển được chế độ hoạt động của ATS: tự
động/bằng tay.
o Cho phép điều khiển để nổ máy nổ.
o Cho phép chuyển chế độ tự động sang dùng điện lưới khi
có điện tại trạm (sau khi các thông số điện lưới tại trạm ổn
định).
 Yêu cầu điều khiển điều hoà.
o Cho phép chuyển chế độ của thiết bị điều khiển máy lạnh
(tự động/bằng tay).
o Cho phép điều khiển bật/tắt các máy lạnh có trong trạm.
o Cho phép điều khiển nhiệt độ, tốc độ quạt, góc quay.
 Yêu cầu điều khiển quạt thông gió.
o Cho phép điều khiển bật/tắt quạt thông gió.
o Cho phép điều chỉnh tốc độ quạt thông gió.
 Yêu cầu điều khiển các thiết bị khác.
o Cho phép bật tắt hệ thống điện để hỗ trợ quan sát bằng
camera ban đêm.
o Cho phép điều chỉnh độ sáng của đèn.
o Cho phép bật/ tắt hệ thống báo động báo cháy.
 Yêu cầu điều khiển nạp ac quy.
o Cho phép điều khiển nạp/không nạp ac quy (khi chạy máy
nổ thi không nạp ắc quy).
46
c. Theo dõi, giám sát.
Cho phép xác định trạng thái kết nối (online/offline) giữa trạm và
trung tâm, xác định trạm đang kết nối, trạm mất kết nối hoặc sự
cố.
Cho phép kích hoạt camera tại trạm khi có yêu cầu quan sát,
camera có thể điều chỉnh góc quay (nếu hỗ trợ tính năng này).
Cho phép ghi hình trực tiếp tại các trạm và lưu trữ trên máy chủ
trung tâm.
Cho phép quan sát chi tiết hoạt động của trạm thông qua việc hiển
thị các thông số và hệ thống bảo vệ của trạm. Các thông số được
chuyển từ trạm về trung tâm định kỳ theo yêu cầu như điện áp,
dòng điện, công suất, nhiệt độ, trạng thái, điều hoà…
Có khả năng cảnh báo khi trạm xảy ra hiện tượng đột nhập, kính
vỡ, nhiệt độ tăng, cháy, khói, ngập nước…
Có hệ thống còi báo động khi một trạm gặp sự cố. Có sự thay đổi
màu sắc trên màn hình phụ thuộc vào cấp độ của sự cố.
Cho phép người giám sát thao tác điều khiển các thiết bị được kết
nối với hệ thống bảo vệ như đang thao tác tại trạm.
d. Quản lý lƣu trữ.
Lưu trữ thông tin về cấu hình trạm (các tham số cài đặt cho các
thiết bị ) tại thời điểm gần nhất và số liệu lịch sử.
Lưu trữ thông tin về các sự kiện cảnh báo của trạm theo sự kiện
và thời gian xảy ra sự kiện.
Kết nối với hệ thống bảo vệ điện tử /hệ thống điều khiển để thu
thập các file sự kiện do camera quan sát ghi lại được.
47
e. Thống kê báo cáo.
Cho phép thống kê số lượng trạm giám sát theo pha.
Cho phép thống kê tình trạng giám sát theo từng trạm /nhiều
trạm.
Thống kê theo thời gian.
Thống kê theo sự kiện.
Thống kê theo các điều kiện tổng hợp.
Báo cáo tình trạng hoạt động của tổng đài, mạng lưới điện, điều
khiển, báo động …
f. Quản trị hệ thống.
Cho phép quản lý người dùng (user), nhóm người dùng (user
group).
Cho phép phân quyền đến từng người dùng truy cập vào hệ thống
giám sát từ xa.
Cho phép phân quyền sử dụng đến từng chức năng, theo từng
modul, theo từng cấp độ người dùng.
Hệ thống đảm bảo cơ chế bảo mật nhiều lớp (Server, Client).
Người dùng chỉ có quyền truy cập trên một số chức năng nhất
định do người quản trị hệ thống cấp quyền.
Hệ thống có khả năng thêm, bớt được người dùng, nhà trạm, thiết
bị…
Hệ thống đảm bảo khả năng backup và restore dữ liệu.
3.3.2. Yêu cầu phi chức năng.
Hệ thống phải gọn nhẹ, chạy được trên nhiều hệ điều hành khác
nhau.
Hệ thống phải đảm bảo thời gian thực, thông tin điều khiển, cảnh
báo phải được cập nhật ngay trên màn hình cho người quản lý.
48
Giao diện người dùng phải thân thiện, dễ sử dụng. Các bảng chọn
chức năng phải khoa học, thuận tiện.
Hệ thống phải có tính năng bảo mật tốt, chống được các kiểu tấn
công thông dụng (SQL Injection, XSS-cross site scripting… ).
3.4. CÁC BIỂU ĐÔ PHÂN TÍCH.
Hình 3.10. Sơ đồ khung cảnh toàn bộ hệ thống giám sát ,điều
khiển từ xa nhà trạm.
49
Hình 3.11. Biểu đồ phân rã chức năng hệ thống.
Sau đây là các ca sử dụng cho các modul chính của hệ thống giám sát và
điều khiển nhà trạm.
3.4.1. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản lý cấu hình.
Thiết lập tham số về thời gian
Thiết lập các thông số điều
khiển
Thiết lập thông số cảnh báo
Admind
Module quản lý cấu hình
Hình 3.12. Biểu đồ usecase chức năng quản lý cấu hình.
50
Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
1. UC_QLCH_01 Thiết lập thông
số cảnh báo
Admin Chức năng này cho phép
thiết lập các thông số về
ngưỡng cảnh báo của
nhiệt độ, độ ẩm, điện áp
AC, dòng điện AC, điện
áp DC của tổ ắc quy…
2. UC_QLCH_02 Thiết lập tham
số về thời gian
Admin Chức năng này cho phép
thiết lập tham số về thời
gian như trễ tác động, trễ
cảnh báo, trễ khởi động
máy lạnh…
3. UC_QLCH_03 Thiết lập các
thông số điều
khiển
Admin Chức năng này cho phép
thiết lập các thông số điều
khiển khác bao gồm: tiếp
điểm cảnh báo NC, NO,
chế độ hoạt động cho các
cơ cấu chấp hành như
ATS cho máy nổ, chế độ
điều khiển máy lạnh, quạt
thông gió, chế độ cho
phép cấm mở cửa trạm…
51
3.4.2. Biểu đồ ca sử dụng cho Modul theo dõi giám sát thiết bị.
Hình 3.13. Biểu đồ usecase chức năng theo dõi giám sát thiết bị.
Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
1. UC_TDGS_01 Theo dõi trạng
thái kết nối
Manager Chức năng này cho phép
theo dõi trạng thái kết nối
đến Server, trạng thái kết
nối giữa nhà trạm và server.
2. UC_TDGS_02 Hiển thị thông
số trạng thái
Manager Chức năng này cho phép
hiển thị thông tin trạng thái
thiết bị.
3. UC_TDGS_03 Hiển thị thông
tin cảnh báo
Manager Chức năng này cho phép
hiển thị trạng thái cảnh báo
của nhà trạm.
4. UC_TDGS_04 Nhận dữ liệu Nhà trạm
BTS
Chức năng này nhận dữ liệu
từ nhà trạm BTS gửi đến
SERVER.
Manager
Nhà
trạm
BTS
Theo dõi trạng thái kết nối
Hiển thị thông số trạng thái
Hiển thị thông tin cảnh báo
Nhận dữ liệu
xử lí dữ liệu
Quản lí luồng dữ liệu
Gửi dữ liệu
Modul theo dõi giám sát
52
5. UC_TDGS_05 Xử lý dữ liệu. Chức năng này xử lý dữ
liệu nhận được: phân tích
nội dung gói tin, xác định
loại gói tin, yêu cầu lưu
lượng.
6. UC_TDGS_06 Quản lý luồng
dữ liệu.
Chức năng này xác định dữ
liệu giám sát để gửi đến
đâu.
7. UC_TDGS_07 Gửi dữ liệu. Chức năng này gửi dữ liệu
đến Web Client để hiển thị
cho người dùng.
3.4.3. Biểu đồ ca sử dụng cho Module điều khiển thiết bị.
Hình 3.14. Biểu đồ usecase chức năng điều khiển thiết bị.
Manage
rreer Quản lí luồng dữ liệu
Điều khiển thiết bị
Nhận dữ liệu
xử lí dữ liệu
Gửi dữ liệu
Nhà
trạm
BTS
Modul điều khiển thiết bị
Manager
reer Quản lí luồng dữ liệu
53
Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
1. UC_DKTB_01 Điều khiển
thiết bị
Manager Chức năng này cho phép
điều khiển từ xa thiết bị
tại nhà trạm BTS.
2. UC_DKTB_02 Nhận dữ
liệu
Chức năng này cho phép
nhận dữ liệu Web Client
khi người sử dụng điều
khiển thiết bị trên màn
hình về server.
3. UC_DKTB_03 Xử lý dữ
liệu
Chức năng này xử lý dữ
liệu nhận được: phân tích
nội dung gói tin, xác định
loại gói tin, yêu cầu lưu
lượng.
4. UC_DKTB_04 Quản lý
luồng dữ
liệu
Chức năng này xác định
dữ liệu giám sát để gửi
đến đâu.
5. UC_TDGS_07 Gửi dữ liệu Chức năng này gửi dữ
liệu đến nhà trạm BTS để
BMS điều khiển các thiết
bị trong trạm.
54
3.4.4. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản lý lƣu trữ.
Hình 3.15. Biểu đồ usecase chức năng quản lý lưu trữ.
Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
1. UC_QLLT_01 Lưu thông tin
cấu hình trạm
Nhà trạm
BTS
Chức năng này cho phép
lưu trữ các thông tin cấu
hình trạm tại thời điểm
gần nhất.
2. UC_QLLT_02 Lưu trữ sự
kiện
Nhà trạm
BTS
Chức năng này cho phép
lưu trữ sự kiện, các sự cố
của nhà trạm.
3. UC_QLLT_03 Lưu trữ hình
ảnh
Nhà trạm
BTS
Chức năng này cho phép
lưu trữ hình ảnh thu được
từ Camera của nhà trạm.
4. UC_QLLT_04 Lưu trữ cảnh
báo
Nhà trạm
BTS
Chức năng này cho phép
lưu lại thông tin về các sự
cố tại nhà trạm.
3.4.5. Biểu đồ ca sử dụng cho module thống kê báo cáo.
Nhà
trạm
BTS
Lưu trữ thông tin
cấu hình trạm
Lưu trữ hình ảnh Lưu trữ cảnh báo
Lưu trữ các sự kiện
Modul quản lí lưu trữ
55
Hình 3.16. Biểu đồ usecase chức năng thống kê báo cáo.
Mô tả:
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
1. UC_TKBC_01 Thống kê
báo cáo
Manager Chức năng này cho phép
người quản lý thống kê
các sự kiện của nhà trạm
theo các tiêu chi khác
nhau.
2. UC_TKBC_02 Thống kê
theo trạm
Manager Chức năng này cho phép
người quản lý thống kê
các sự kiện của nhà trạm
theo tên trạm, địa chỉ
trạm, khu vực.
3. UC_TKBC_03 Thống kê
theo thời
gian
Manager Chức năng này cho phép
người quản lý thống kê
các sự kiện của nhà trạm
theo thời gian xảy ra sự
kiện.
4. UC_TKBC_04 Thống kê Manager Chức năng này cho phép
Manager
Thống kê theo trạm
Thống kê báo cáo
Báo cáo tình trạng
Thống kê theo thời gian
Thống kê theo sự kiện
Thống kê theo điều kiện
Module thống kê , báo cáo
56
theo sự
kiện
người quản lý thống kê
các sự kiện của nhà trạm
theo loại sự kiện.
5. UC_TKBC_05 Thống kê
theo điều
kiện
Manager Chức năng này cho phép
người quản lý thống kê
các sự kiện của nhà trạm
theo một số tiêu chí mà
người quản lý đưa ra.
6. UC_TKBC_06 Báo cáo
tình trạng
Manager Chức năng này cho phép
người quản lý lập báo cáo
về tình trạng thiết bị của
nhà trạm.
3.4.6. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản trị hệ thống.
Hình 3.17. Biểu đồ usecase chức năng quản trị hệ thống.
Mô tả:
Admin
Phân quyền người dùng
Quản lí người dùng
Quản lí nhà trạm thiết bị
Huỷ bỏ thiết bị
Thêm tài khoản mới
Khoá tài khoản
Thêm trạm mới
Huỷ bỏ trạm
Thêm thiết bị mới
Quản trị hệ thống
57
STT Mã Tên Tác nhân Mô tả
1. UC_QTHT_01 Phân quyền
người dùng
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin phân quyền sử
dụng cho nhân viên trong trung
tâm giám sát.
2. UC_QTHT_02 Quản lý
người dùng
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin quản lý các
thông tin về nhân viên trong
trung tâm giám sát.
3. UC_QTHT_03 Quản lý nhà
trạm thiết bị
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin quản lý nhà
trạm và các trang thiết bị nhà
trạm.
4. UC_QTHT_04 Thêm tài
khoản mới
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin tạo thêm tài
khoản mới cho nhân viên mới.
5. UC_QTHT_05 Khoá tài
khoản
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin khoá một tài
khoản không sử dụng nữa.
6. UC_QTHT_06 Thêm trạm
mới
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin thêm một trạm
mới vào hệ thống giám sát.
7. UC_QTHT_07 Huỷ bỏ
trạm
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin huỷ bỏ một
trạm ra khỏi hệ thống giám sát.
8. UC_QTHT_08 Thêm thiết
bị mới
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin thêm một thiết
bị mới vào hệ thống giám sát.
9. UC_QTHT_09 Huỷ bỏ thiết
bị
Admin Chức năng này cho phép người
quản trị Admin huỷ bỏ một
thiết bị mới ra khỏi hệ thống
giám sát.
58
3.5. ĐẶC TẢ MỘT SỐ CA SỬ DỤNG CHÍNH.
Do đồ án chỉ tập trung vào xử lý nghiệp vụ giám sát và điều khiển nên
các modul khác sẽ không được đề cập đến.
3.5.1. Đăng nhập.
Hình 3.18. Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập hệ thống.
Mô tả chi tiết:
Mã use case
Tên use case
Tác nhân
UC_DN
Đăng nhập
Admin,Manager
Mô tả Use case này cho phép người dùng đăng
nhập vào hệ thống giám sát
Điều kiện đầu vào Không
Kết quả đầu ra Người dùng đăng nhập thành công, trang
59
điều khiển được trả về cho người dùng
Luồng sự kiện chính STT Hành động
1. Admin,
Manager
Vào trang đăng
nhập, nhập
username và
password của
người dùng
2. Hệ thống Nhận dữ liệu về
username và
password của
người dùng
3. Hệ thống Mã hoá hàm bằng
SHA-1cho
password
4. Hệ thống Kiểm tra usernme
và password của
người dùng, nếu
không khớp thì trả
về cho người dùng
trang tương ứng,
nếu sai thì quay lại
trang đăng nhập
Luồng sự kiện phụ Cập nhật thời gian truy cập cuối cùng của
người dùng vào cơ sở dữ liệu.
Uses Không
Extends Không
Tần suất sử dụng Thường xuyên
60
3.5.2. Theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm.
Hình 3.19. Biểu đồ tuần tự theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm.
Mô tả chi tiết:
Mã use case
Tên use case
Tác nhân
UC_TDGS
Theo dõi giám sát hệ thống
Nhà trạm BTS.
Mô tả Use case này thực hiện chức năng
giám sát, cảnh báo các thiết bị tại nhà
trạm.
Điều kiện đầu vào Người quản lý đăng nhập thành công
61
vào hệ thống nhà trạm và web client
phải kết nối thanh công với server.
Kết quả đầu ra Trạng thái thiết bị thông tin cảnh báo
được hiển thị trên màn hình theo dõi
của người quản lý.
Luồng sự kiện chính STT Hành động
1. Nhà
trạm
BTS
Gửi thông tin về thiết
bị đến server
2. Nhận dữ liệu từ nhà
trạm BTS gửi về
3. Phân tích nội dung của
gói dữ liệu
4. Xác định địa chỉ của
người sử dụng
5. Gửi dữ liệu tới web
client
6. Hiển thị thông tin trạng
thái,thông tin cảnh báo
lên màn hình
Luồng sự kiện phụ Nếu thông tin là thông tin cảnh báo,
Server sẽ lưu sự kiện cảnh báo vào
CSDL
Uses Không
Extends Không
Tần suất sử dụng Thưòng xuyên
62
3.5.3. Điều khiển thiết bị.
Hình 3.20. Biểu đồ tuần tự quá trình điều khiển thiết bị nhà trạm.
Mô tả chi tiết:
Mã use case
Tên use case
Tác nhân
UC_DKTB
Điều khiển thiết bị
Nhà trạm BTS, Manager.
Mô tả Use case này thực hiện chức năng điều
khiển từ xa các thiết bị tại nhà trạm
BTS.
63
Điều kiện đầu vào Người quản lý đăng nhập thành công
vào hệ thống, nhà trạm và web client
phải kết nối thành công tới server.
Kết quả đầu ra Trạng thái thiết bị thay đổi theo sự
điều khiển của Manager và trạng thái
thiết bị trên màn hình theo dõi của
người quản lý thay đổi theo thiết bị
nhà trạm.
Luồng sự kiện chính STT Hành động
1. Manager Cài đặt thông số
thiết bị trên màn
hình.
2. Web
client
Gửi dữ liệu về thông
số cài đặt thiết bị về
Server.
3. Server Nhận gói dữ liệu từ
Web client.
4. Server Phân tích nội dung
của gói dữ liệu.
5. Server Xác định địa chỉ nhà
trạm BTS cần gửi
đến.
6. Server Gửi dữ liệu tới nhà
trạm.
7. Nhà trạm
BTS
Nhận thông tin điều
khiển từ Server, cài
đặt thông số điều
khiển cho thiết bị.
64
8. Nhà trạm
BTS
Gửi thông tin xác
nhận thiết bị đã được
điều khiển tới server
9. Server Gửi thông tin xác
nhận điều khiển tới
Web client.
10. Web
client
Hiển thị thông tin
trạng thái thiết bị sau
khi điều khiển.
Luồng sự kiện phụ Lưu lại thông tin điều khiển và CSDL
Uses Không
Extends Không
Tần suất sử dụng Thường xuyên
65
3.6. THIẾT KẾ HỆ THỐNG.
3.6.1. Mô hình thiết kế hệ thống.
Hình 3.21. Mô hình thiết kế hệ thống.
Mô tả:
Hệ thống giám sát nhà trạm bao gồm mạng máy tính tại Trung tâm giám
sát, kết nối với hệ thống điều khiển tại các trạm qua môi trường mạng
(TCP/IP), các thành phần của hệ thống bao gồm:
Hệ thống máy chủ (Server) có vai trò thu thập dữ liệu, quản lý và
điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống. Máy chủ giao tiếp với
hệ thống điều khiển tại trạm qua các tập lệnh (Command control).
Tất cả dữ liệu của hệ thống được lưu trữ tập trung tại Server. Hệ
thống máy chủ được chia thành các phần sau:
o Appplication Server: Xử lí các nghiệp vụ của máy tính.
o Web Server Xử lí các giao tiếp giữa người dùng và hệ
thống.
o Database Server: Lưu trữ dữ liệu của hệ thống.
Máy trạm tại trung tâm giám sát, được cấp quyền truy nhập vào
các nhà trạm theo chức năng thông qua Server. Các máy trạm kết
nối với Server thông qua mạng LAN /WAN hoặc có thể qua
66
mạng internet. Tại máy trạm, chi cần cài đặt web browser để chạy
chương trình qua Web Server.
Tại trạm BTS, các thiết bị được kết nối thành một mạng theo tiêu
chuẩn công nghiệp. Bộ điều khiển BMS tại trạm có vai trò như
một máy chủ (Master) kết nối với các môđul quản lí thiết bị
(Client), làm nhiệm vụ thu thập số liệu và chuyển về trung tâm
giám sát. Số liệu thu thập bao gồm các thông số về môi trường,
trạng thái hoạt động, tín hiệu cảnh báo… của toàn trạm. Mỗi bộ
điều khiển (BMS) được cài đặt sẵn các tập lệnh điều khiển thiết
bị, khi muốn điều khiển hay cái đặt thông số cho một thiết bị nào
đấy trong trạm, server chỉ cần gửi cú pháp lệnh đến bộ điều
khiển, bộ điều khiển sẽ cài đặt thông số cho thiết bị trong trạm.
3.6.2. Kiến trúc hệ thống.
Kiến trúc của hệ thống giám sát điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di
động BTS được chia thành 3 phần chính sau:
3.6.2.1. Tầng dữ liệu(Data layer).
Tầng dữ liệu chứa máy chủ CSDL (Database)- đóng vai trò như nền
tảng của hệ thống. Tầng dữ liệu lưu trữ các thông tin đầy đủ về các nhà trạm,
trạng thái của nhà trạm, người sử dụng… phục vụ nhu cầu báo cáo, thống kê.
Hệ thống giám sát nhà trạm BTS yêu cầu quản lý một lượng dữ liệu lớn về
thông tin cấu hình và trạng thái hoạt động của nhà trạm. Ngoài ra hệ thống còn
yêu cầu tính chính xác, bảo mật và tính sẵn sàng cao của dữ liệu.
3.6.2.2. Tầng ứng dụng(Application Layer).
Tầng logic nghiệp vụ bao gồm nhiều thành phần, là bộ phận chính của
hệ thống. Tầng ứng dụng của hệ thống được chia làm 2 phần chính:
a. Application Service.
67
Thành phần tương tác với CSDL(DAL-Data Access Layer): đóng vai
trò trung gian giữa giữa thành phần nghiệp vụ với lớp dữ liệu. Nhờ DAL mà
các thành phần nghiệp vụ không phụ thuộc vào lớp CSDL, lớp nghiệp vụ chỉ
cần sử dụng các kết quả trả về của DAL.
Thành phần gửi nhận gói tin: Nhận và gửi gói tin giữa Server và nhà
trạm, giữa Server và người quản lý.
Thành phần xử lý gói tin: Xử lý gói tin nhận được từ nhà trạm và từ
người quản lý gửi đến.
Thành phần quản lý luồng dữ liệu: xác định gói tin sẽ được chuyển tiếp
đến trạm nào hoặc người quản lý nào.
Thành phần lưu lượng hệ thống: lưu thông tin cảnh báo, thông tin cài
đặt cấu hình, thông tin điều khiển vào database.
b. Web Service.
Gồm 3 thành phần:
Thành phần gửi nhận gói tin: nhận và gửi gói tin giữa Server và người
quản lý.
Thành phần kiểm tra gói tin: xác định xem gói tin là thông tin cảnh báo
hay thông tin trạng thái.
Thành phần hiển thị thông tin: hiển thị thông tin của nhà trạm lên màn
hình người sử dụng.
3.6.2.3. Tầng giao diện(Presetation Layer ).
Ở đầu cuối, hệ thống giao tiếp với người quản lý thông qua các trình
duyệt web thông dụng như: Internet Explorer, Fire fox, Safari… Nhờ vào mô
hình tập trung và giao diện đầu cuối thông qua trình duyệt web nên việc triển
khai, mở rộng ứng dụng đơn giản và nhanh chóng, dễ quản lý và bảo trì hệ
thống ít tốn thời gian nhân lực và chi phí.
68
3.6.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Cấu trúc CSDL của hệ thống giám sát nhà trạm BTS được tổ chức như
sau:
3.6.3.1. Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relationship Diagram).
Hình 3.22. Sơ đồ thực thể hệ thống giám sát nhà trạm BTS.
69
3.6.3.2. Thiết kế các bảng trong CSDL.
a. Bảng USERS:
Bảng này lưu trữ các thông tin chi tiết người sử dụng
USERS
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data
Default
P
K
Chú thích
1. ID NUMBER(5,0) No null X Mã hệ
thống
2. USERNAM
E
VARCHAR2(200 BYTE) No null Tên đăng
nhập
3. PASS VARCHAR2(255 BYTE) No null Mật khẩu
đăng nhập
4. BIRTHDAY DATE Yes null Ngày sinh
5. SEX NUMBER(1,0) No null Giới tính
6. FULLNAM
E
VARCHAR2(255 BYTE) No null Họ tên
7. ADDRESS VARCHAR2(500 BYTE) Yes null Địa chỉ
8. TEL VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Điện thoại
9. MOBILE VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Di động
10. FAX VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Số fax
11. LASS
LOGIN
DATE No null Lần truy
nhập cuối
Hình 3.23. Đặc tả bảng dữ liệu USERS.
b. Bảng STATION:
Bảng này lưu trữ các thông tin về nhà trạm: Tên trạm, địa chỉ trạm
STATION
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data
Default
PK Chú
thích
1. ID NUMBER(10,0) No null X Mã trạm
70
2. NAME VARCHAR2(100 BYTE) Yes null Tên trạm
3. ADDRESS VARCHAR2(500 BYTE) Yes null Địa chỉ
trạm
4. IP VARCHAR2(15 BYTE) No null Địa chỉ
IP của
trạm
Hình 3.24. Đặc tả bảng dữ liệu STATION.
c. Bảng ROLE:
Bảng này phân quyền người sử dụng cho biết người dùng nào có quyền
quản lý các nhà trạm nào.
ROLE
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data
Default
PK Chú thích
1. STATION_ID NUMBER(10,0) No null Mã trạm
2. USER_ID NUMBER(5,0) Yes null Mã
người sử
dụng
Hình 3.25. Đặc tả bảng dữ liệu ROLE.
71
d. Bảng DEVICE_TYPE.
Bảng này thiết kế các loại thiết bị mà hệ thống sẽ phải giám sát, điều
khiển.
DEVICE TYPE
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data
Default
PK Chú
thích
1. ID VARCHAR2(20 BYTE) No null X Mã loại
thiết bị
2. TYPE VARCHAR2(200 BYTE) No null Loại
thiết bị
Hình 3.26. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICE_TYPE
e. Bảng DEVICES.
Bảng này lưu trữ các thông tin về thiết bị: Tên thiết bị, số serial, trạng
thái thiết bị, loại thiết bị.
DEVICES
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data
Default
PK Chú
thích
1. ID NUMBER(12,0) No null X Mã thiết
bị
2. NAME VARCHAR2(100 BYTE) Yes null Tên
thiết bị
3. SERIAL VARCHAR2(200 BYTE) Yes Null Số serial
4. STATUS VARCHAR2(200 BYTE) Yes null Trạng
thái thiết
bị
5. REMARK VARCHAR2(255 BYTE) Yes null Ghi chú
6. TYPE VARCHAR2(20 BYTE) Yes Null Mã loại
thiết bị
Hình 3.27. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICES
72
f. Bảng PARAMETER.
Bảng này cho biết mỗi loại thiết bị có các thuộc tính, tham số và các giá
trị mặc định của nó.
PARAMETER
ST
T
Tên trường Kiểu dữ liệu Nul
l
Dat
a
Def
ault
P
K
Chú
thích
1. DEVICE_TYPE VARCHAR2(20 BYTE) No null X Loại
thiết bị
2. PARAMETER VARCHAR2(1000 BYTE) No null Thuộc
tínhtham
số
3. VALUE VARCHAR2(20 BYTE) Yes null Giá trị
Hình 3.28. Đặc tả bảng dữ liệu PARAMETER
g. Bảng STATION_DEVICE.
Bảng này cho biết mỗi trạm có thiết bị nào.
STATION_DEVICE
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data
Default
PK Chú
thích
1. STATION_ID NUMBER(10,0) No null Mã trạm
2. DEVICE_ID NUMBER(12,0) No null Mã thiết
bị
Hình 3.29. Đặc tả bảng dữ liệu STATION_DEVICE
73
h. Bảng LOG_EVENT.
Bảng này lưu trữ các thông tin xảy ra tại trạm.
LOG_EVENT
STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data
Default
PK Chú
thích
1. EVENT VARCHAR2(1000 BYTE) No null Sự
kiện
2. TIMESTAMP VARCHAR2(100 BYTE) No null Thời
điểm
xảy
ra sự
kiện
3. DETAIL VARCHAR2(4000 BYTE) Yes null Mô
tả chi
tiết
Hình 3.30. Đặc tả bảng dữ liệu LOG_EVENT
i. Bảng ALARM.
Bảng này lưu trữ các thông tin về ngưỡng cảnh báo của hệ thống.
Ví dụ: nhiệt độ có ngưỡng cảnh báo là 10-40ºC. Khi hệ thống giám sát
đo được nhiệt độ trong nhà trạm có nhiệt độ thấp hơn 10ºC hoặc cao hơn 40ºC
thì hệ thống sẽ đưa cảnh báo cho người quản lý để xử lý.
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY

More Related Content

What's hot

Thiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyến
Thiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyếnThiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyến
Thiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyến
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc.vn] giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
[123doc.vn]   giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...[123doc.vn]   giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
[123doc.vn] giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
Dương Ni
 
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gianLuận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tổng quan các bộ biến đổi dùng trong lưới PV, HOT
Luận văn: Tổng quan các bộ biến đổi dùng trong lưới PV, HOTLuận văn: Tổng quan các bộ biến đổi dùng trong lưới PV, HOT
Luận văn: Tổng quan các bộ biến đổi dùng trong lưới PV, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Máy phát điện sóng biển
Máy phát điện sóng biểnMáy phát điện sóng biển
Máy phát điện sóng biển
Man_Ebook
 
Thiết kế xây dựng trạm bts phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm bt...
Thiết kế xây dựng trạm bts phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm bt...Thiết kế xây dựng trạm bts phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm bt...
Thiết kế xây dựng trạm bts phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm bt...Đinh Công Thiện Taydo University
 
6202-3 g-2g-cua-ericsson
6202-3 g-2g-cua-ericsson6202-3 g-2g-cua-ericsson
6202-3 g-2g-cua-ericsson
Nguyen Van Duy
 
Đề tài: mô hình đo thử hệ thống băng rộng trên optisystem
Đề tài: mô hình đo thử hệ thống băng rộng trên optisystem Đề tài: mô hình đo thử hệ thống băng rộng trên optisystem
Đề tài: mô hình đo thử hệ thống băng rộng trên optisystem
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Ltecông nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
PTIT HCM
 
đề Tài qui trình lắp đặt bts 3900 của công ty cổ phần viễn thông tin học điện...
đề Tài qui trình lắp đặt bts 3900 của công ty cổ phần viễn thông tin học điện...đề Tài qui trình lắp đặt bts 3900 của công ty cổ phần viễn thông tin học điện...
đề Tài qui trình lắp đặt bts 3900 của công ty cổ phần viễn thông tin học điện...Đinh Công Thiện Taydo University
 
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng, HOT
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng, HOTĐề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng, HOT
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đĐiều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bài giảng wcdma
Bài giảng wcdma Bài giảng wcdma
Bài giảng wcdma
Huynh MVT
 
Chuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmChuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmLinh Dinh
 
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARMĐề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Thiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyến
Thiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyếnThiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyến
Thiết kế anten vi dải sử dụng trong hệ thống thông tin vô tuyến
 
[123doc.vn] giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
[123doc.vn]   giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...[123doc.vn]   giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
[123doc.vn] giai-phap-quy-hoach-mang-vo-tuyen-umts-3g-va-ap-dung-trien-khai...
 
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gianLuận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
Luận văn: Ảnh hưởng của kênh Fading tới điều chế không gian
 
Luận văn: Tổng quan các bộ biến đổi dùng trong lưới PV, HOT
Luận văn: Tổng quan các bộ biến đổi dùng trong lưới PV, HOTLuận văn: Tổng quan các bộ biến đổi dùng trong lưới PV, HOT
Luận văn: Tổng quan các bộ biến đổi dùng trong lưới PV, HOT
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử  Viễn Thông, 9 Điểm.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm.docx
 
DVB-S2
DVB-S2DVB-S2
DVB-S2
 
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
Đề tài: Mô phỏng kênh truyền vô tuyến số bằng matlab, 9đ
 
Máy phát điện sóng biển
Máy phát điện sóng biểnMáy phát điện sóng biển
Máy phát điện sóng biển
 
Thiết kế xây dựng trạm bts phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm bt...
Thiết kế xây dựng trạm bts phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm bt...Thiết kế xây dựng trạm bts phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm bt...
Thiết kế xây dựng trạm bts phục vụ cho một vùng và kiểm tra hoạt động trạm bt...
 
6202-3 g-2g-cua-ericsson
6202-3 g-2g-cua-ericsson6202-3 g-2g-cua-ericsson
6202-3 g-2g-cua-ericsson
 
Đề tài: mô hình đo thử hệ thống băng rộng trên optisystem
Đề tài: mô hình đo thử hệ thống băng rộng trên optisystem Đề tài: mô hình đo thử hệ thống băng rộng trên optisystem
Đề tài: mô hình đo thử hệ thống băng rộng trên optisystem
 
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Ltecông nghệ MIMO trong 4G-Lte
công nghệ MIMO trong 4G-Lte
 
Chuong 2 he thong di dong plmn
Chuong 2 he thong di dong plmnChuong 2 he thong di dong plmn
Chuong 2 he thong di dong plmn
 
đề Tài qui trình lắp đặt bts 3900 của công ty cổ phần viễn thông tin học điện...
đề Tài qui trình lắp đặt bts 3900 của công ty cổ phần viễn thông tin học điện...đề Tài qui trình lắp đặt bts 3900 của công ty cổ phần viễn thông tin học điện...
đề Tài qui trình lắp đặt bts 3900 của công ty cổ phần viễn thông tin học điện...
 
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng, HOT
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng, HOTĐề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng, HOT
Đề tài: Thiết kế trạm BTS của MobiFone tại Hải Phòng, HOT
 
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đĐiều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
Điều khiển thiết bị điện tử bằng Android thông qua Bluetooth, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế bãi giữ xe ứng dụng công nghệ RFID và xử lý ảnh
 
Bài giảng wcdma
Bài giảng wcdma Bài giảng wcdma
Bài giảng wcdma
 
Chuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsmChuyen giao trong gsm
Chuyen giao trong gsm
 
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARMĐề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
Đề tài: Hệ thống điểm danh nhân viên sử dụng vi điều khiển ARM
 

Similar to Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY

Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụngPhần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Lac Viet Computing Corporation
 
tinh-toan-thiet-ke-va-mo-phong-he-thong-cap-phoi-tu-dong-su-dung-pheu-rung-va...
tinh-toan-thiet-ke-va-mo-phong-he-thong-cap-phoi-tu-dong-su-dung-pheu-rung-va...tinh-toan-thiet-ke-va-mo-phong-he-thong-cap-phoi-tu-dong-su-dung-pheu-rung-va...
tinh-toan-thiet-ke-va-mo-phong-he-thong-cap-phoi-tu-dong-su-dung-pheu-rung-va...
Nguyễn Hải Sứ
 
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoXây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Man_Ebook
 
Sach s7 200_tap_1_1316
Sach s7 200_tap_1_1316Sach s7 200_tap_1_1316
Sach s7 200_tap_1_1316minhpv32
 
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Pham Hoang
 
Giao trinh ly thuyet do hoa
Giao trinh ly thuyet do hoaGiao trinh ly thuyet do hoa
Giao trinh ly thuyet do hoa
Trần Đức Anh
 
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sảnĐề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhan
Lệnh Xung
 
Giao trinh ly_thuyet_do_hoa
Giao trinh ly_thuyet_do_hoaGiao trinh ly_thuyet_do_hoa
Giao trinh ly_thuyet_do_hoaHoàng Đức
 
Shop AI
Shop AIShop AI
Shop AI
danhhui2002
 
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩmThiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Madyson Christiansen
 
Đề Cương Thiết Kế Hệ Thống Tự Động Điều Chỉnh Nhiệt Độ Lò Sấy Nông Sản Thực ...
Đề Cương Thiết Kế Hệ Thống Tự Động Điều Chỉnh Nhiệt Độ Lò Sấy Nông Sản Thực ...Đề Cương Thiết Kế Hệ Thống Tự Động Điều Chỉnh Nhiệt Độ Lò Sấy Nông Sản Thực ...
Đề Cương Thiết Kế Hệ Thống Tự Động Điều Chỉnh Nhiệt Độ Lò Sấy Nông Sản Thực ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]bookbooming1
 
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Man_Ebook
 
Bai giang-vhdl
Bai giang-vhdlBai giang-vhdl
Bai giang-vhdlhoangclick
 
82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdlbuianhminh
 
Bài giảng kiến trúc máy tính
Bài giảng kiến trúc máy tínhBài giảng kiến trúc máy tính
Bài giảng kiến trúc máy tínhCao Toa
 
Giao trinh mang_may_tinh
Giao trinh mang_may_tinhGiao trinh mang_may_tinh
Giao trinh mang_may_tinhHai Nguyen
 
Nova3 m operatormanual
Nova3 m operatormanualNova3 m operatormanual
Nova3 m operatormanualthaianmedical
 

Similar to Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY (20)

Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụngPhần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
 
tinh-toan-thiet-ke-va-mo-phong-he-thong-cap-phoi-tu-dong-su-dung-pheu-rung-va...
tinh-toan-thiet-ke-va-mo-phong-he-thong-cap-phoi-tu-dong-su-dung-pheu-rung-va...tinh-toan-thiet-ke-va-mo-phong-he-thong-cap-phoi-tu-dong-su-dung-pheu-rung-va...
tinh-toan-thiet-ke-va-mo-phong-he-thong-cap-phoi-tu-dong-su-dung-pheu-rung-va...
 
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạoXây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
Xây dựng Robot tự hành dạng Nonholonomic và tổng hợp bộ điều khiển bám quỹ đạo
 
Sach s7 200_tap_1_1316
Sach s7 200_tap_1_1316Sach s7 200_tap_1_1316
Sach s7 200_tap_1_1316
 
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
 
Giao trinh ly thuyet do hoa
Giao trinh ly thuyet do hoaGiao trinh ly thuyet do hoa
Giao trinh ly thuyet do hoa
 
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sảnĐề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
Đề tài: Hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhan
 
Giao trinh ly_thuyet_do_hoa
Giao trinh ly_thuyet_do_hoaGiao trinh ly_thuyet_do_hoa
Giao trinh ly_thuyet_do_hoa
 
Shop AI
Shop AIShop AI
Shop AI
 
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩmThiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
Thiết kế hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ lò sấy nông sản thực phẩm
 
Đề Cương Thiết Kế Hệ Thống Tự Động Điều Chỉnh Nhiệt Độ Lò Sấy Nông Sản Thực ...
Đề Cương Thiết Kế Hệ Thống Tự Động Điều Chỉnh Nhiệt Độ Lò Sấy Nông Sản Thực ...Đề Cương Thiết Kế Hệ Thống Tự Động Điều Chỉnh Nhiệt Độ Lò Sấy Nông Sản Thực ...
Đề Cương Thiết Kế Hệ Thống Tự Động Điều Chỉnh Nhiệt Độ Lò Sấy Nông Sản Thực ...
 
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
Giao trinhquantrimang[bookbooming.com]
 
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
Nghiên cứu điều chỉnh khoảng giãn cách sản phẩm trong các băng chuyền​
 
Bai giang-vhdl
Bai giang-vhdlBai giang-vhdl
Bai giang-vhdl
 
82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl
 
Bài giảng kiến trúc máy tính
Bài giảng kiến trúc máy tínhBài giảng kiến trúc máy tính
Bài giảng kiến trúc máy tính
 
Giao trinh mang_may_tinh
Giao trinh mang_may_tinhGiao trinh mang_may_tinh
Giao trinh mang_may_tinh
 
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm56251639 bao-dam-chat-luong-pm
56251639 bao-dam-chat-luong-pm
 
Nova3 m operatormanual
Nova3 m operatormanualNova3 m operatormanual
Nova3 m operatormanual
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (12)

HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY

  • 1. Mục Lục Mục Lục ............................................................................................................1 Mở đầu: .............................................................................................................1 Chương 1.TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG..............2 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG GSM. ...................................2 1.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG CHUYỂN MẠCH (SS)..............................4 1.2.1. MSC ( Mobile Switching Center)....................................................4 1.2.2. HLR(Home Location Register).........................................................5 1.2.3.VLR(Visitor Location Register). .......................................................5 1.2.4. AUC (Authencation Center) và EIR (Equipment Indification Register)......................................................................................................5 1.3. HỆ THỐNG CON VÔ TUYẾN...........................................................6 1.3.1. BSC...................................................................................................6 1.3.2. BTS. ..................................................................................................6 1.3.3. Hệ thống chuyển mã và chuyển đổi tốc độ TRAU. ......................7 1.4. HỆ THỐNG OSS..................................................................................7 Chương 2.TỔNG QUAN VỀ TRẠM BTS CỦA VIETTEL............................8 2.1. TỔNG QUAN CỦA MỘT TRẠM BTS. .............................................8 2.1.1. Tủ nguồn AC.....................................................................................8 2.1.2. Tủ nguồn DC.....................................................................................8 2.1.3. Các thiết bị bên trong trạm BTS. ......................................................9 2.1.4. Các khối phần cứng của tủ BTS......................................................13 2.1.4.1.. DRU(Double Radio Unit)……………………………………..14 2.1.4.2. DXU(Distribution Switch Unit) - Khối chuyển mạch và phân phối……………. ......................................................................................17 2.1.4.3... Khối điều khiển quạt FCU……………………………………20 2.1.4.4.... Khối phân phối nguồn nội bộ IDM…………………………..20
  • 2. 2.1.4.5...Khối cấp nguồn PSU………………………………………….21 2.1.4.6. Card ACCU/DCCU (AC Connection Unit / DC Connection Unit) - Khối kết nối AC/DC………………………………………..….23 2.1.4.7. Y Link………………………………………………………….25 2.1.4.8. DC filter -Bộ lọc nguồn DC……………………………………25 2.1.4.9... Đặc điểm kỹ thuật của tủ RBS 2206…………………………26 2.1.4.10. Nguyên lí hoạt động của BTS………………………………29 Chương 3. VẬN HÀNH, QUẢN LÍ VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TRẠM BTS CỦA VIETTEL.......................................................................................32 3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIÁM SÁT. .................32 3.1.1. Hiện trạng nhà trạm hiện nay và nhu cầu xây dựng hệ thống giám sát tập trung...............................................................................................32 3.1.2.Yêu cầu của hệ thống giám sát.........................................................33 3.2. GIẢI PHÁP PHẦN CỨNG.................................................................34 3.2.1. Giải pháp.........................................................................................34 3.2.2. Thiết bị BTS Monitoring System....................................................35 3.2.3. Giao tiếp giữa BMS và Server. .......................................................40 3.3. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG................................................44 3.3.1.Yêu cầu chức năng của hệ thống:.....................................................44 3.3.2.Yêu cầu phi chức năng.....................................................................47 3.4. CÁC BIỂU ĐÔ PHÂN TÍCH. ............................................................48 3.4.1. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản lý cấu hình. ...........................49 3.4.2. Biểu đồ ca sử dụng cho Modul theo dõi giám sát thiết bị...............51 3.4.3. Biểu đồ ca sử dụng cho Module điều khiển thiết bị........................52 3.4.4. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản lý lưu trữ. ..............................54 3.4.5. Biểu đồ ca sử dụng cho module thống kê báo cáo..........................54 3.4.6. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản trị hệ thống............................56
  • 3. 3.5. ĐẶC TẢ MỘT SỐ CA SỬ DỤNG CHÍNH.......................................58 3.5.1. Đăng nhập. ......................................................................................58 3.5.2. Theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm.................................................60 3.5.3. Điều khiển thiết bị...........................................................................62 3.6. THIẾT KẾ HỆ THỐNG......................................................................65 3.6.1. Mô hình thiết kế hệ thống. ..............................................................65 3.6.2. Kiến trúc hệ thống...........................................................................66 3.6.2.1. Tầng dữ liệu(Data layer)………………………………………66 3.6.2.2... Tầng ứng dụng(Application Layer)…………………………..66 3.6.2.3... Tầng giao diện(Presetation Layer )…………………………..67 3.6.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu……………………………………………68 3.6.3.1. Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relationship Diagram)……68 3.6.3.2... Thiết kế các bảng trong CSDL……………………………….69 3.7. XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT................................................................74 3.7.1. Môi trường và công cụ phát triển....................................................74 3.7.1.1.. Tổng quan về ngôn ngữ lập trình JAVA………………………74 3.7.1.2.. Lập trình Socket………………………………………………76 3.7.1.3..Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle……………………………….78 3.7.2. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu...............78 3.7.3. Kết quả chương trình.......................................................................79 3.7.3.1...Các thành phần của chương trình……………………………..79 3.7.3.2.Kết quả………………………………………………………….82 3.8. ỨNG CỨU THÔNG TIN BTS...........................................................88 Kết luận ...........................................................................................................98 Tài liệu tham khảo...........................................................................................99
  • 4. Danh mục hình vẽ Hình 1.1. Băng tần GSM của các nhà mạng.....................................................3 Hình 1.2. Cấu trúc mạng thông tin di động GSM.............................................3 Hình 1.3. Cấu trúc hệ thống thông tin GSM..................................................... 4 Hình 2.1. Tủ chuyển nguồn ATS ....................................................................10 Hình 2.2. Đầu đo nhiệt phòng máy .................................................................12 Hình 2.3. Đầu báo khói và đầu báo nhiệt gia tăng..........................................12 Hình 2.4. Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ...........................................13 Hình 2.5. Quạt thông gió.................................................................................13 Hình 2.6. Các khối phần cứng của tủ RBS .....................................................14 Hình 2.7. Card DRU........................................................................................14 Hình 2.8. Sơ đồ khối DRU ..............................................................................16 Hình 2.9. Card DXU........................................................................................18 Hình 2.10. Card FCU.......................................................................................20 Hình 2.11. Card IDM.......................................................................................21 Hình 2.12. Card PSU-DC................................................................................22 Hình 2.13. PSU-AC........................................................................................23 Hình 2.14. Card ACCU ...................................................................................24 Hình 2.15. Card DCCU ...................................................................................24 Hình 2.16. Bộ lọc DC......................................................................................25 Hình 2.18. Khối CDU-G và CDU-F................................................................27 Hình 2.19. Khối CXU......................................................................................28 Hình 2.20. Cấu trúc khung PCM trên giao diện Abis......................................30 Hình 3.1. BTS Monitoring System -Thiết bị giám sát điều khiển hệ thống trang thiết bị tại mỗi nhà trạm...................................................................................35 Hình 3.2. Mở rộng các cổng I/O của PLC bằng cách lắp thêm modul nối tiếp nhau .................................................................................................................36
  • 5. Hình 3.3. Mô hình kết nối thiết bị của PLC ....................................................36 Hình 3.4. Cổng DI ...........................................................................................37 Hình 3.5. Đấu song song các sensor có đầu ra tiếp điểm thường mở..............37 Hình 3.6. Đấu nối tiếp các sensor có đầu ra tiếp điểm thường đóng...............38 Hinh 3.7. Đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính.....................................................39 Hình 3.8. Gửi điện áp Vdk đến điều khiển thiết bị..........................................40 Hình 3.9. Các luồng thông tin giữa PLC và SERVER....................................41 Hình 3.10. Sơ đồ khung cảnh toàn bộ hệ thống giám sát ,điều khiển từ xa nhà trạm..................................................................................................................48 Hình 3.11. Biểu đồ phân rã chức năng hệ thống .............................................49 Hình 3.12. Biểu đồ usecase chức năng quản lý cấu hình ................................49 Hình 3.13. Biểu đồ usecase chức năng theo dõi giám sát thiết bị ...................51 Hình 3.14. Biểu đồ usecase chức năng điều khiển thiết bị..............................52 Hình 3.15. Biểu đồ usecase chức năng quản lý lưu trữ ...................................54 Hình 3.16. Biểu đồ usecase chức năng thống kê báo cáo................................55 Hình 3.17. Biểu đồ usecase chức năng quản trị hệ thống................................56 Hình 3.18. Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập hệ thống...............................58 Hình 3.19. Biểu đồ tuần tự theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm.......................60 Hình 3.20. Biểu đồ tuần tự quá trình điều khiển thiết bị nhà trạm ..................62 Hình 3.21. Mô hình thiết kế hệ thống..............................................................65 Hình 3.22. Sơ đồ thực thể hệ thống giám sát nhà trạm BTS ...........................68 Hình 3.23. Đặc tả bảng dữ liệu USERS ..........................................................69 Hình 3.24. Đặc tả bảng dữ liệu STATION......................................................70 Hình 3.25. Đặc tả bảng dữ liệu ROLE ............................................................70 Hình 3.26. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICE_TYPE ............................................71 Hình 3.27. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICES......................................................71 Hình 3.28. Đặc tả bảng dữ liệu PARAMETER...............................................72 Hình 3.29. Đặc tả bảng dữ liệu STATION_DEVICE.....................................72
  • 6. Hình 3.30. Đặc tả bảng dữ liệu LOG_EVENT................................................73 Hình 3.31. Đặc tả bảng dữ liệu ALARM ........................................................74 Hình 3.32. Application Services......................................................................80 Hình 3.33. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm -Lựa chọn trạm mô phỏng...............................................................................................................80 Hình 3.34. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm -Thiết lập IP và cổng kết nối tới máy chủ .................................................................................81 Hình 3.35. Ứng dụng mô phỏng thiết bị BMS tại nhà trạm –Mô phỏng thiết bị tại trạm.............................................................................................................81 Hình 3.36. Màn hình đăng nhập hệ thống .......................................................82 Hình 3.37. Giao diện chương trình người dùng sau khi đăng nhập.................83 Hình 3.38. Hiển thị trạng thái kết nối,trạng thái thiết bị..................................83 Hình 3.39. Nhà trạm BTS:gửi cảnh báo cháy..................................................84 Hình 3.40. Màn hình hiển thị cảnh báo cháy cho người quản lý.....................84 Hình 3.41. Tình trạng trạm hiện tại .................................................................85 Hình 3.42. Nhà trạm nhận thông tin điều khiển ..............................................86 Hình 3.43. Trạng thái các thiết bị sau khi điều khiển .....................................87
  • 7. Danh mục các từ viết tắt: BTS: Base Transceiver Station BMS: BTS Monitoring System PLC: Programmable Logic Controller ATS: Automaitc Transfer Switch TCP/IP: Transmission Control Protocol /Internet Protocol DI: Digital Input DO: Digital Output AI: Analog Input NO: Normal Open NC: Normal Close CSDL: Cơ sở dữ liệu PK: Primary Key MSC: Mobile Switching Center HLR: Home Location Register VLR: Visitor Location Register AUC: Authencation Center EIR: Equipment Indification Register DRU: Double Radio Unit DXU: Dỉtibution Switch Unit IDM: Internal Distribution Module dTRU: double Transceiver Unit CXU: Configuration Switch Unit CDU: Combiner and Distribution Unit ACCU/DCCU: AC/DC Connection Unit FCU: Fan Control Unit PSU: Power Supply Unit TMA: Tower Mounted Amplifier ASU: Antena Sharing Unit ƯCTT: Ứng cứu thông tin
  • 8. 1 Mở đầu: Trong xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh của nền kinh tế mở cửa trong tất cả các lĩnh vực đặc biệt trong ngành kinh doanh dịch vụ, chất lượng phục vụ và giá cả dịch vụ cung cấp cho khách hàng được đặt lên hàng đầu. Ngành dịch vụ viễn thông là ngành kinh doanh đã có từ lâu, có một hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ được lắp đặt trên một địa bàn rộng. Do ngày càng phải xây dựng thêm các nhà trạm, đầu tư thêm các hệ thống thiết bị công nghệ mới để cung cấp các dịch vụ viễn thông theo nhu cầu phát triển của thị trường nên trị giá tài sản đầu tư ngày càng cao. Để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm tối đa chi phí quản lý, tăng cường việc kiểm soát an ninh đối với các nhà trạm thiết bị, cần phải có một giải pháp giám sát quản lý nhà trạm tập trung từ xa, tự động hoá toàn bộ hoạt động của các thiết bị phụ trợ để tăng tuổi thọ các thiết bị chính, giảm bớt nhân tố con người trông coi qua đó giảm bớt rất nhiều chi phí quản lý và tận dụng được nguồn nhân lực đó để phục vụ các nhu cầu khác. Xuất phát từ thực tiễn đó, em xin chọn đề tài :”Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel Hải Phòng ” để làm đồ án tốt nghiệp. Mục tiêu của đồ án: Tìm hiểu hệ thống trang thiết bị tại nhà trạm thu phát sóng di động BTS để đưa ra giải pháp giám sát và điều khiển từ xa các thiết bị tại nhà trạm. Từ đó xây dựng hệ thống phần mềm giám sát và điều khiển tập trung cho các trạm thu phát sóng di động BTS. Để hoàn thành đồ án này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của cô Nguyễn Thị Hương giáo viên hướng dẫn đề tài này, anh Tạ Văn Dũng là cựu sinh viên của trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng hiện đang công tác tại trạm BTS Viettel Tiên Lãng và toàn thể phòng ban kỹ thuật Viettel chi nhánh Tiên Lãng Hải Phòng. Hải Phòng, ngày 12 tháng 4 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Tiến Hiệp
  • 9. 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG GSM. Hệ thống thông tin di động GSM 900, GSM 1800 là hệ thống thông tin di động dùng băng tần xung quanh băng tần 900MHz (890 - 960MHz) và 1800 MHz (1710 - 1880) được chia thành hai dãy tần: - Dãy tần từ 890 - 915MHz và 1710 - 1785MHz dùng cho đường lên từ MS đến BTS (Uplink). - Dãy tần từ 935 - 960MHz và 1805 - 1880MHz dùng cho đường xuống từ BTS đến MS (Downlink). Khoảng cách giữa các sóng mang trong hệ thống GSM là 200KHz mà hệ thống GSM có 2 băng tần rộng 25MHz bao gồm 25MHz /200=125 kênh. Trong đó kênh 0 là dãy bảo vệ còn các kênh 1- 124 được gọi là các kênh tần số vô tuyến tuyệt đối. Hệ thống GSM 1800 có độ rộng 75MHz bao gồm 75MHz /200=375 kênh. Trong đó kênh 0 là dãy bảo vệ còn các kênh 1- 374 được gọi là các kênh tần số vô tuyến tuyệt đối. Ở Việt Nam băng tần GSM 900 và GSM 1800 được cấp cho các nhà khai thác với sự phân chia như sau:
  • 10. 3 Nhà khai thác Uplink ( Mhz) Downlink ( Mhz) Vinaphone 890.4 – 898.4, 1710.1 – 1723.5 935.4 – 943.4, 1805.1 – 1818.5 Mobiphone 906.4 – 914.4, 1723.5 – 1736.7 951.4 – 959.4, 1818.5 – 1831.7 Viettel 898.4 – 906.4, 1736.7 – 1749.9 943.4 – 951.4, 1831.7 – 1844.9 Vietnammobile 837 – 875 882 - 890 Hình 1.1. Băng tần GSM của các nhà mạng Hình 1.2. Cấu trúc mạng thông tin di động GSM.
  • 11. 4 Nhìn vào hình vẽ ta có thể thấy chức năng của BTS là truyền và nhận tín hiệu vô tuyến, mã hoá và giải mã thông tin trao đổi với thiết bị điều khiển trạm gốc (BSC). 1.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG CHUYỂN MẠCH (SS). Hình 1.3. Cấu trúc hệ thống thông tin GSM. 1.2.1. MSC ( Mobile Switching Center). MSC (Trung tâm chuyển mạch dịch vụ di động ) chịu trách nhiệm về việc thiết lập sự kết nối các kênh lưu thông. - Tới trạm gốc BSS. - Tới hệ thống chuyển mạch di động MSC khác. - Tới những mạng chuyển mạch khác (PSDN,PSTN...). MSC còn thực hiện chức năng quản lí những vùng định vị, xử lí những dịch vụ cơ sở, dịch vụ bổ sung, thực hiện quá trình tính cước.
  • 12. 5 1.2.2. HLR(Home Location Register). HLR (Bộ định vị thường trú) quản lí toàn bộ dữ liệu thuê bao của vùng phủ sóng của mạng. HLR là một cơ sở dữ liệu nơi mà những thuê bao di động được tạo ra, được tách ra, được cấm hoặc được xoá đi bởi người điều hành. 1.2.3. VLR(Visitor Location Register). Trong thời gian MS cập nhật vị trí, dữ liệu thuê bao được chuyển từ HLR tới VLR hiện tại. Dữ liệu này được lưu trữ trong VLR trong suốt thời gian mà MS di chuyển trong vùng này. VLR sẽ cung cấp dữ liệu cho thuê bao bất kì lúc nào nó cần cho việc xử lí một cuộc gọi. Nếu một thuê bao di động di chuyển đến vùng phục vụ VLR khác thì một cập nhật vị trí xảy ra lần nữa. VLR mới yêu cầu dữ liệu thuê bao từ HLR chịu trách nhiệm về thuê bao di động . 1.2.4. AUC (Authencation Center) và EIR (Equipment Indification Register). Một thuê bao muốn truy cập mạng,VLR sẽ kiểm tra Sim Card của nó có được chấp nhận không, nghĩa là nó thực hiện sự nhận thực. VLR sử dụng những thông số nhận thực được gọi là những bộ ba, nó được tạo ra một cách liên tục và riêng biệt cho mỗi thuê bao di động được cung cấp bởi trung tâm nhận thực AUC. AUC được kết hợp với HLR. EIR kiểm tra tính hợp lệ của thuê bao dựa trên yêu cầu đặc tính thiết bị di động quốc tế IMEI từ MS sau đó gửi nó tới bộ phận ghi nhận dạng thiết bị EIR. Trong EIR, IMEI của toàn bộ thiết bị di động được sử dụng thì phải phân chia thành ba danh sách: - Danh sách màu trắng: chứa thiết bị di động được chấp nhận. - Danh sách màu xám: chứa thiết bị di động được theo dõi. - Danh sách màu đen: chứa thiết bị di động không được chấp nhận.
  • 13. 6 EIR kiểm tra IMEI có thích hợp vào một trong ba danh sách này hay không và chuyển kết quả tới MSC. 1.3. HỆ THỐNG CON VÔ TUYẾN. Hệ thống con vô tuyến bao gồm: - Thiết bị di động MS. - Thiết bị trạm gốc BSS. Hệ thống trạm gốc BSS bao gồm: - Trạm thu phát gốc BTS. - Bộ điều khiển trạm gốc BSC. - Bộ chuyển mã và chuyển đổi tốc độ TRAU. 1.3.1. BSC. Bộ điều khiển trạm gốc BSC cung cấp những chức năng thông minh điều khiển mọi hoạt động của hệ thống trạm gốc (BSS). Một BSC có thể điều khiển nhiều BTS. Nó phân phối sự kết nối các kênh lưu lượng (Traffic Channel) từ hệ thống chuyển mạch tới các Cell vô tuyến BTS, ngoài ra nó còn thực hiện chuyển giao cùng với MSC. 1.3.2. BTS. BTS được thiết lập tại tâm của mỗi tế bào, nó thông tin đến các MS thông qua giao diện vô tuyến Um, nghĩa là nó cung cấp những kết nối vô tuyến giữa MS và BTS. BTS được xác định bằng các thông số mô tả như khả năng truyền dẫn, tên của Cell, băng tần vô tuyến …
  • 14. 7 1.3.3. Hệ thống chuyển mã và chuyển đổi tốc độ TRAU. TRAU gồm 2 chức năng: - Thực hiện việc chuyển đổi luồng dữ liệu 64kb/s (tiếng nói, dữ liệu) từ MSC thành luồng dữ liệu có tốc độ tương đối thấp tương ứng với giao diện vô tuyến 16kb/s. - Thực hiện quá trình tách ghép luồng. 1.4. HỆ THỐNG OSS. Tất cả mọi sự hoạt động, sự kiểm tra và sự bảo trì cho tất cả những thành phần mạng SS, BSS (BSC, BTS, TRAU) có thể thực hiện ở trung tâm OMS, gọi là trung tâm vận hành và bảo dưỡng. Hệ thống OMS bao gồm một hoặc nhiều OMC (OMC- R, OMC- S). OMC được liên kết với những phần tử SS và BSS thông qua một mạng dữ liệu gói X25.
  • 15. 8 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TRẠM BTS CỦA VIETTEL 2.1. TỔNG QUAN CỦA MỘT TRẠM BTS. 2.1.1. Tủ nguồn AC. Tủ nguồn AC có chức năng chính là nhận điện từ điện lưới hoặc từ máy phát điện (trong trường hợp mất điện) cấp nguồn xoay chiều cho: đèn và công tác, máy điều hoà tủ nguồn, tủ nguồn DC… Tủ nguồn AC này có những ưu điểm sau: tích hợp bộ cắt điện áp cao, tự động chuyển đổi giữa điện máy nổ và điện lưới, bộ làm trễ khi sử dụng điện máy nổ… 2.1.2. Tủ nguồn DC. Tủ nguồn DC có chức năng nhận điện áp AC từ tủ nguồn AC, sau đó chỉnh lưu và ổn áp để cấp nguồn DC(- 48V) cho các thiết bị viễn thông khác trong trạm (tủ BTS, các thiết bị truyền dẫn…). Thiết kế của tủ này gồm có: Tủ , ắc quy, MCU, Rectifier. - Tủ: có các hộc để cắm Rectifier, MCU, và các ngăn để chứa ắc quy (mỗi ngăn chứa được 4 ắc quy, mỗi ắc quy 12V). - Rectifier: là một modul nhận điện áp xoay chiều từ tủ, chỉnh lưu và ổn áp thành một chiều. - MCU là một module điều khiển hoạt động của tủ, khi mất điện chuyển sang dùng nguồn acquy, đưa ra cảnh bảo khi hỏng rectifer, mất điện và cạn nguồn. Thông thường trong một tủ nguồn DC có ít nhất 2 Rectifer nhằm dự phòng khi hỏng một Rectifer (số lượng rectifer phụ thuộc vào tải mình dùng, mỗi rectifer chịu dòng tối đa khoảng 30A). Khi mất điện tủ nguồn DC đưa ra cảnh báo mất điện, tín hiệu này cung cấp cho tủ BTS,
  • 16. 9 tủ BTS sẽ đưa về trung tâm điều khiển nhờ vậy mà họ biết trạm nào đang mất điện để triển khai máy phát điện. Trong thời gian mất điện, tủ nguồn DC sử dụng điện từ nguồn ắc quy, khi điện của ắc quy giảm xuống mức quy định thì cảnh báo cạn nguồn được đưa về trung tâm kỹ thuật. Nếu lúc này không triển khai máy phát điện thì ắc quy cạn và trạm sẽ không hoạt động (chết trạm). 2.1.3. Các thiết bị bên trong trạm BTS. - Tủ BTS (phụ thuộc vào nhà cung cấp, công nghệ sử dụng). - Tủ Rectifier (thường đi kèm với nhà cung cấp tủ BTS): cơ bản hiểu là chuyển AC->DC (với các giá trị mong muốn). - Hệ thống Batteries (cũng thường đi kèm với nhà cung cấp tủ): cơ bản hiểu là cung cấp điện cho tủ BTS hoạt động khi cúp điện lưới AC. - Hệ thống máy lạnh: đảm bảo nhiệt độ hoạt động của các thiết bị điện tử. - Hệ thống bảo vệ chống sét và nối đất: chức năng như tên gọi. - Hệ thống đèn tường và đèn khẩn cấp ( hoạt động khi cúp điện lưới giúp kỹ sư thao tác ). - Hệ thống báo cháy và hệ thống bình chữa cháy. - Hệ thống tủ phân phối điện. - Tháp antenna: bức xạ trường điện từ ( kích thước loại phụ thuộc vào nhà cung cấp, công nghệ đang sử dụng ). - Hệ thống feeder: truyền sóng từ tủ BTS lên antena phát sóng. - Hệ thống DDF: thường gọi là rack DDF dùng để lắp các thiết bị truyền dẫn.
  • 17. 10 Ngoài những thiết bị phục vụ cho công việc giữ thông tin liên lạc giữa các nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị di động, nhà trạm còn có nhiều thiết bị phụ trợ khác để đảm bảo nhà trạm có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. Sau đây là các thiết bị phục vụ cho việc giám sát nhà trạm cụ thể là nhà trạm BTS của Viettel ở Tiên Lãng, Hải Phòng bao gồm: - Thiết bị giám sát hình ảnh để lưu trữ lại các thông tin cần thiết, phục vụ cho công việc kiểm tra, theo dõi quá trình làm việc của nhà trạm. - Thiết bị quản lí vào ra: điều khiển việc đóng mở cửa trạm . - Tủ chuyển nguồn ATS (Automatic Transfer Swich): là một thiết bị quan trọng trong nhà trạm. Hình 2.1. Tủ chuyển nguồn ATS. Tủ chuyển nguồn ATS có các chức năng sau:
  • 18. 11 Giám sát nguồn điện: Tự khởi động máy nổ khi mất điện lưới và tự động ngắt máy nổ khi có điện lưới trở lại. Có khả năng cài đặt thời gian trễ đóng điện máy nổ kể từ khi máy nổ bắt đầu hoạt động, hoặc thời gian đóng điện lưới từ khi có điện lưới trở lại. Chống dao động điện: Khi nguồn điện ổn định, hệ thống sẽ ngắt điện đến tải để bảo vệ tải. Khi nguồn điện ổn định trở lại sau một khoảng thời gian nhất định thì mới đóng điện đến tải. Chức năng bảo vệ: Hệ thống có chức năng chống quá /thấp áp, mất pha điện lưới: khi mạng điện lưới bị mất một trong ba pha, hoặc khi mạng điện lưới ba pha xảy ra hiện tượng tăng áp hoặc thấp áp vượt ra ngoài dải đã đặt, thì hệ thống tự động ngắt tải ra khỏi mạng điện lưới và khởi động máy phát điện để cấp điện cho tải. Khi mạng điện lưới thực sự ổn định sau khoảng thời gian đặt trước tuỳ ý (từ 1 đến 10 phút) thì hệ thống sẽ tự động tắt máy phát điện và đóng điện lưới đến tải. Chức năng cảnh báo: cảnh báo tại chỗ và truyền tín hiệu cảnh báo về trung tâm đối với các sự kiện. Các thông số hoạt động cho hệ thống được cài đặt dễ dàng. Khi được tích hợp vào hệ thống giám sát điều khiển từ xa, hệ thống ATS và các mạch điều khiển máy nổ ngoài khả năng vận hành tự động độc lập (chế độ auto), cần phải có thêm vận hành từ xa (chế độ remote) và chế độ nhân công hoàn toàn (chế độ manual), có như vậy hệ thống mới có khả năng dự phòng cao giảm thiểu rủi ro tối đa cao. - Hệ thống đèn chiếu sáng và thiết bị điều khiển đèn chiếu sáng. - Điều hoà : để đảm bảo nhiệt độ trong nhà trạm luôn ổn định giúp cho các thiết bị trong nhà trạm hoạt động hiệu quả hơn. Để điều
  • 19. 12 khiển điều hoà cần sử dụng một thiết bị điều khiển có chức năng sau: Phát hiện trạng thái bật tắt điều hoà. Có khả năng cài đặt nhiệt độ, tốc độ gió, tốc độ quạt cho điều hoà. - Mạch đo điện áp ắc quy. - Đầu đo nhiệt phòng máy: để đo chính xác nhiệt độ phòng máy cần phải sử dụng đầu đo có dải đo phù hợp (khoảng từ 0-50°C). Hình 2.2. Đầu đo nhiệt phòng máy. - Cảm biến khói, cảm biến cháy: để cảnh báo sớm các nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại cho các thiết bị trong trạm. Hình 2.3. Đầu báo khói và đầu báo nhiệt gia tăng. - Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ: để phát hiện đột nhập trái phép vào nhà trạm.
  • 20. 13 Hình 2.4. Cảm biến cửa mở và cảm biến kính vỡ. - Ẩm kế: đo độ ẩm trong trạm. - Quạt thông gió: giữ cho quạt luôn khô thoáng, gia tăng tuổi thọ cho các thiết bị trong trạm. Hình 2.5. Quạt thông gió. 2.1.4. Các khối phần cứng của tủ BTS. Ở đây ta sẽ xét đến các khối phần cứng của tủ BTS cụ thể, trong đồ án này em xin được nói đến tủ RBS của Sony Ericsson.
  • 21. 14 Hình 2.6. Các khối phần cứng của tủ RBS. 2.1.4.1. DRU(Double Radio Unit). DRU thực hiện giao diện kết nối giữa các kết nối Y link từ DXU và hệ thống an ten. DRU chứa 2 bộ thu phát TRx, các bộ kết hợp, hệ thống phân phối và các bộ lọc. DRU cùng hỗ trợ cả điều chế GMSK và 8-PSK (EDGE). DRU chứa bộ kết hợp lai ghép có thể sử dụng để kết hợp truyền 2 Tx . Thông qua cấu hình phần mềm DRU có thể hoạt động ở cơ chế kết hợp hay không kết hợp. Mỗi đầu cuối Tx được gắn với một bias injector khi kết nối với một modul điều khiển khuếch đại đỉnh tháp (TMA-CM) và cấp nguồn cho các bộ khuếch đại đỉnh tháp (TMA). Các tính năng chính của DRU là truyền và nhận các tín hiệu vô tuyến và xử lí các tín hiệu đó. Hình 2.7. Card DRU.
  • 22. 15 DRU bao gồm các khối chính sau: - Khối xủ lí trung tâm CPU(Cental Processing Unit). - Khối xủ lí tín hiệu số DSP(Digital Signal Processor). - Khối điều khiển vô tuyến (Radio Control System). - Khối vô tuyến(Radio System). - Hệ thống phân phối và kết hợp. - Các bộ lọc.
  • 23. 16 Hình 2.8. Sơ đồ khối DRU. a. Hệ thống CPU. Hệ thống CPU chịu trách nhiệm điều khiển RBS. Nó gồm bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ, các giao diện truy nhập logic. b. Khối xử lí tín hiệu số DSP. Hai khối DSP thực hiện tất cả các xử lí cần thiết của tín hiệu băng cơ sở cho 1 TR. Với đường xuống thì bao gồm mật mã và tạo ra các cụm, với đường lên thì nó cân bằng kết hợp giải mã. c. Khối điều khiển vô tuyến (Radio Control System). Hai bộ điều khiển vô tuyến chịu trách nhiệm thực hiện: - Đồng bộ điều khiển các phần khác nhau của tín hiệu vô tuyến. - Điều chế và biến đổi D/A các tín hiệu hội thoại. - Thu và lọc các tín hiệu vô tuyến với các bộ lựa chọn lọc kênh.
  • 24. 17 d. Hệ thống vô tuyến. Mỗi hệ thống vô tuyến bao gồm 2 bộ thu và 1 bộ phát vô tuyến bao gồm cả bộ khuếch đại công suất. Bộ thu vô tuyến nhận tín hiệu được điều chế đường lên từ 1 hay 2 nhánh và truyền chúng lên hệ thông điều khiển vô tuyến. Bộ phát vô tuyến phát ra các tín hiệu vô tuyến đường xuống từ tín hiệu băng cơ sở đã được điều chế. Sau đó nó gửi các tín hiệu này tới bộ khuếch đại. e. Hệ thống phân phối và kết hợp. Hệ thống phân phối và kết hợp điều khiển định tuyến các tín hiệu TRX giữa bộ thu phát vô tuyến và bộ lọc. Bộ kết hợp lai ghép kết nối một hay hai bộ thu phát tới an ten thông qua bộ tiếp sóng điều khiển phần mềm. DRU có thể được cấu hình cho hoạt động với các bộ kết hợp lai ghép hay cơ chế phi kết hợp. Tín hiệu RX có thể được phân phối tới rất nhiều bộ phận khác nhau bởi các chuyển mạch khác nhau thiết lập nhỏ nhất số an ten thu hay chia sẻ an ten thu, hay 4 WRD (4 Way Radio Diverity ). f. Bộ lọc. Bộ lọc thực hiện lọc các tín hiệu TX và RX việc lọc tín hiệu RX được TRX được thực hiện song song tới mọi cổng an ten chung. Hệ thông lọc cũng chứa cả bias injector để cung cấp nguồn cho TMA thông qua feeder. 2.1.4.2. DXU(Distribution Switch Unit) - Khối chuyển mạch và phân phối. DXU là khối xử lí trung tâm của RBS. Nó hỗ trợ các giao diện tới BSC và thu thập phát đi các cảnh báo. DXU điều khiển công suất và các thiết bị môi trường (quạt) cho RBS. Nó có 1 Flash-card có thể bị tháo rời mỗi khi có một DXU bị hỏng và không cần thiết phải nạp lại phần mềm cũng như cấu hình từ BSC. DXU cũng cung cấp 4 kết nối cho truyền dẫn, nó có thể xử lí cả luồng E1 hay T1. DXU có phần cứng hỗ trợ EDGE trên cả 12 TRx. Các chức năng: DXU phục vụ như một nút chính trung tâm và các chức năng chính của nó là:
  • 25. 18 - Cung cấp cho RBS một giao diện tới mạng truyền tải thông qua 4 cổng truyền dẫn E1/T1. - Xử lí lưu lượng đi vào,điều khiển và giám sát thông tin gửi nó tới các phần trong tủ RBS. - Cung cấp các tín hiệu tham chiếu tần số và các tín hiệu đồng bộ trong tủ RBS. - Lưu trữ và chạy các chương trình, các chương trình được lưu trữ trong Flash card. - Điều khiển hệ thống nguồn và không khí. DXU được cấu tạo từ các khối cơ bản sau: - Hệ thống CPU. - Hệ thống chuyển mạch. - Bộ điều khiển giao tiếp truyền dẫn. - Bộ hỗ trợ nguồn. - Hệ thống đồng bộ thời gian. - Logic hỗn hợp. Hình 2.9. Card DXU.
  • 26. 19 a. Hệ thống CPU. Là phần quan trọng nhất của DXU, đây là bộ điều khiển 32 bit được gán vào một PPC 405 để xử lí chính các giao diện kết nối. Nó bao gồm các phần sau: - Bộ điều khiển I2C. - Bộ điều khiển ethernet 10/100 Mbit/s. - Bộ nhớ SDRAM. - Bộ nhớ Flash. - ASIC GARP. - Compact Flash Card. b. Hệ thống chuyển mạch. Khối hệ thống này gồm các mạch xử lí lưu lượng giữa BSC và TRU. Cụ thể là tách các TS từ liên kết A-bit và gửi chúng tới các TRU thông qua bus nội bộ. c. Bộ điều khiển giao tiếp truyền dẫn. Mạch bao gồm 4 liên kết truyền dẫn và quản lí các giao diện liên kết truyền dẫn này. Mạch cũng điều khiển lưu lượng cho 4 liên kết truyền dẫn này. Có thể dùng với 2 loại tốc độ: E1(2,048Mbit/s), T1(1,544Mbit/s). d. Hỗ trợ nguồn. Bộ hỗ trợ nguồn phân phối tất cả các điện áp cần thiết cho DXU. Cấp nguồn DC cho DXU thường là +24V. e. Hệ thống đồng bộ thời gian. Được sử dụng cho việc phát 1 tín hiệu là 13MHz. f. Logic hỗn hợp. Chức năng này bao gồm các khối: - Đo điện áp hệ thống. - Đo lường nhiệt độ. - Reset nguồn.
  • 27. 20 g. Compact Flash Card: Có thể thay thế dễ dàng. 2.1.4.3. Khối điều khiển quạt FCU. FCU điều khiển và giám sát trạng thái các quạt trong RBS được điều khiển bởi DXU nó có chức năng chính là: - Điều khiển và giám sát các quạt. - Hiển thị trạng thái của các quạt. - Đưa ra các cảnh báo liên quan. - Thực hiện giao diện người máy với các quạt. FCU sẽ tiến hành đo nhiệt độ của môi trường xung quanh và điều khiển tăng giảm tốc độ các quạt cho phù hợp. Nếu xảy ra một vấn đề nào đó với các quạt nó sẽ phát ra các cảnh báo và gửi tới DXU để xử lí. Số lượng 1. Hình 2.10. Card FCU. 2.1.4.4. Khối phân phối nguồn nội bộ IDM. IDM phân phối nguồn +24V DC tới tất cả các khối trong RBS, các mạch phân phối này được bảo vệ bởi các cầu chì đóng ngắt. Mỗi mạch phân phối trong tủ có 1 công tắc trên IDM. Số lượng :1
  • 28. 21 Hình 2.11. Card IDM. 2.1.4.5. Khối cấp nguồn PSU. Khối cấp nguồn PSU bao gồm 2 loại: PSU-DC và PSU-AC. a. PSU-DC. PSU-DC chuyển đổi nguồn DC trong dải từ -57,6 đến -40,5V DC thành nguồn đầu ra +27,2V DC. Công suất cực đại đầu ra là 1500W. PSU-DC bao gồm những khối chính như: - Bộ lọc đầu vào, bộ lọc tương thích điện từ (EMC). - Bộ chuyển đổi DC-DC. - Bộ lọc đầu ra. - Các mạch giám sát và điều khiển.
  • 29. 22 Điện áp đầu vào trước tiên qua bộ lọc đầu vào (EMC) nơi nó được lọc bỏ các tín hiệu thừa bức xạ ra từ hoạt động của PSU –DC. Bộ chuyển đổi DC/DC sẽ chuyển điện áp DC thành các xung vuông. Sau đó chuyển sang phần sơ cấp của máy biến thế. Bộ chuyển đổi sẽ giới hạn các dòng quá áp. Tại máy biến thế điện áp được chuyển thành 24V dưới dạng xung vuông. Các xung này sẽ được sửa sang thành DC thông qua diode chỉnh lưu. Bộ lọc đầu ra sẽ lọc điện áp ra để ngăn ngừa các tín hiệu bức xạ không cần thiết từ PSU – DC. Hình 2.12. Card PSU-DC. b. PSU- AC. PSU - AC chuyển đổi nguồn AC trong dải từ 200 đến 250V AC thành điện áp +24V DC. Công suất cực đại đầu ra là 1520W, PSU-AC bao gồm các khối chính như: - Bộ lọc đầu vào, bộ lọc EMC. - Cầu nối.
  • 30. 23 - Bộ chuyển đổi tăng cường. - Bộ chuyển đổi DC/DC. - Lọc đầu ra, lọc EMC. - Các mạch điều khiển và giám sát. Điện áp đầu vào đầu tiên thông qua cầu chì nội bộ và đi vào bộ lọc đầu vào (EMC filter) nơi dòng điện được lọc bỏ các tín hiệu không cần thiết bức xạ ra từ hoạt động của PSU-AC sau đó đưa qua bộ chỉnh lưu cầu AC. Bộ chuyển đổi tăng cường tạo ra các xung hình sin cùng pha với điện áp vào, điện áp đầu ra của bộ chuyển đổi là +400V DC. Điện áp qua bộ chuyển đổi DC/DC được dịch pha chuyển mạch mềm chuyển đổi điện áp +400V thành +24V DC ở đầu ra. Điện áp được đưa qua bộ lọc đầu ra (EMC) để lọc bỏ các nhiễu phát sinh trong quá trình làm việc của PSU-AC. 2.1.4.6. Card ACCU/DCCU (AC Connection Unit / DC Connection Unit) - Khối kết nối AC/DC. a. ACCU. Là khối thực hiện phân phối nguồn sơ cấp đầu vào cho các PSU để thực hiện biến đổi nguồn AC thành DC. b. DCCU. Phân phối nguồn DC sơ cấp tới các khối PSU-DC. Hình 2.13. PSU-AC.
  • 31. 24 Hình 2.14. Card ACCU. Hình 2.15. Card DCCU.
  • 32. 25 2.1.4.7. Y Link. Là hệ thống Bus nội bộ cho phép thông tin giữa DXU với các dTRU, ECU. Nó mang thông tin như báo hiệu TRX, tiếng và số liệu. Ngoài ra còn có Bus định thời để mang thông tin định thời vô tuyến từ DXU tới các dTRU. EPC bus là sợi quang lặp truyền công suất mang thông tin điều khiển và giám sát giữa ECU với PSU và BFU. 2.1.4.8. DC filter -Bộ lọc nguồn DC. Thực hiện chức năng kết nối nguồn DC +24V vào tủ RBS đồng thời làm nhiệm vụ lọc các xung DC do đóng ngắt áp ở BFU tạo điện áp DC ra ổn định bảo vệ cho các thiết bị RBS. Hình 2.16. Bộ lọc DC.
  • 33. 26 2.1.4.9. Đặc điểm kỹ thuật của tủ RBS 2206. Hình 2.17. Tủ RBS 2206. - Là tủ đặc trưng dùng cho trạm indoor (lắp đặt trong nhà). - Hỗ trợ tối đa 6 đơn vị thu phát kép (tương đương 12 TRX) trên 1 tủ. - Với 1 tủ ta có thể thiết lập được cấu hình hoạt động của trạm là 1 sector, 2 sector hoặc 3 sector do RBS2206 sử dụng 2 loại bộ kết hợp mới (combiner) rất linh hoạt, có thể sử dụng kết hợp băng tần GSM900/1800, GSM800/1900 hay GSM800/1800. - Khi sử dụng kết hợp lọc (filter combiner, ký hiệu CDU-F) thì RBS2206 hỗ trợ hoạt động 1 trong các cấu hình là 3x4(4/4/4), 2x6(6/6) và 1x12 (Omni 12) sử dụng các băng tần GSM 900 và 1800.
  • 34. 27 Hình 2.18. Khối CDU-G và CDU-F. - CDU-G combiner (Combiner and Distribution Unit)- hay còn gọi bộ phân phối và kết hợp: CDU kết hợp các tín hiệu được phát đi từ các TRX và phân chia các tín hiệu mà nó thu được từ an ten. Có 2 loại CDU khác nhau dùng cho GSM 900 và 1800 (CDU-F và CDU-G) và 1 loại CDU dùng cho GSM 800 và 1900(CDU-G). o CDU-G: có tính năng ghép lai hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản và nhảy tần kết hợp. o CDU-F: có tính năng kết hợp lọc hỗ trợ các cấu hình lớn hỗ trợ nhảy tần băng cơ bản. CDU-F được tối ưu hoá cho các cấu hình lớn với công suất đầu ra tối đa trên số lượng an ten tối thiểu. - Các bộ lọc song công cho phép cả đường thu lẫn đường phát kết nối tới cùng 1 an ten. Các cấu hình song công cũng cho phép giảm thiểu số lượng an ten và feeder cần thiết cũng như hạn chế suy hao tại các bộ kết hợp trên đường truyền. - Cả CDU-G và CDU-F đều sẵn sàng về phần cứng để hỗ trợ EDGE. - CDU-G combiner có thể được cấu hình theo 2 chế độ: chế độ dung lượng và chế độ vùng phủ. Khi hoạt động ở chế độ vùng
  • 35. 28 phủ, công suất tại đầu ra của nó tăng lên 3,5db và rất hiệu quả với các site có vùng phủ sóng là nông thôn, ngoại ô hoặc khi bắt đầu cung cấp dịch vụ cho một khu vực mới với chi phí thấp nhất. Để hoạt động với cấu hình 4/4/4 ta phải sử dụng 3 khối CDU-G. Khối chuyển mạch cấu hình CXU: nhiệm vụ của CXU là kết nối chéo giữa CDU và dTRU tại đường thu. CXU giúp việc nâng cấp hoặc cấu hình lại một tủ RBS được thuận tiện hạn chế việc di chuyển hoặc thay thế cáp RX. Các đầu vào và ra RX trên dTRU và CDU được đặt ở những vị trí để tối thiểu hoá số loại cáp được sử dụng kết nối giữa CXU và dTRU/CDU. Hình 2.19. Khối CXU. Khối khuếch đại TMA(Tower Mounted Amplifier): Mỗi bộ khuếch đại nhiễu tối thiểu là một lựa chọn có thể được sử dụng theo yêu cầu để bù lại suy hao do an ten –feeder và tăng cường hiệu năng cho tất cả các bộ thu. Với mọi cấu hình, CDU-G và CDU-F đều sẵn có các bộ TMA song công kép như là một tính năng lựa chọn. Để hỗ trợ các bộ khuếch đại TMA trong các tủ BTS còn có thêm các bộ phận là môđul điều khiển TMA và các bộ phun điện thế hiệu dịch (Bias injector). Bộ phun điện thế hiệu dịch được sử dụng để cung cấp cho khối TMA điện năng 1 chiều từ khối TMA – CM rồi đưa lên feeder vô tuyến cao tần. Đơn vị phân tải an ten (ASU-Antenna Sharing Unit). Là một bộ phận mới đã được tích hợp sẵn và là một tính năng lựa chọn cho GSM 800 và GSM 1900. ASU hỗ trợ chức năng phân tải anten giữa chuẩn TDMA 850 và GSM 800. Tại đường thu tín hiệu được đưa từ an ten đi qua feeder tới ARP (antena reference point ) của tủ RBS 2206. Sau đó tín hiệu được lọc rồi được khuếch đại tại khối CDU. Tại đầu ra RX của CDU tín hiệu
  • 36. 29 được đưa tới ASU và tại đây một phần nhỏ của tín hiệu được đưa tới đầu vào RX của khối xử lí trung tâm RBS. Các thông số kỹ thuật của tủ RBS2206: Thiết bị Độ rộng mặt trước (mm) Độ rộng mặt bên (mm) Chiều cao Tủ có lắp khung đỡ 600 400 1850 Tủ không có khung đỡ 600 400 1800 Trọng lượng : Thiết bị Trọng lượng(kg) Tủ gắn đầy đủ các khối card và có lắp khung đỡ 230 Các yêu cầu về nguồn điện: điện năng tiêu thụ tối đa của RBS là 3855W (đối với nguồn cung cấp là 120-250V AC). Nếu dùng cả ACCU dự phòng thì điện năng tiêu thụ để ACCU nạp đầy có thể lên đến mức tạm thời là 5780W. Các thông số trên được tính trong chế độ hoạt động với mức tải tối đa với điều kiện tiêu chuẩn. Sự tiêu thụ điện năng trong quá trình hoạt động phụ thuộc vào cấu hình trạm. 2.1.4.10.Nguyên lí hoạt động của BTS. Nguyên lí hoạt động của BTS dựa trên quá trình xử lí các tín hiệu mà nó nhận được từ máy di động và BSC. a. Tín hiệu từ BSC gửi đến. Tín hiệu từ BSC đưa tới BTS thông qua giao diện Abis trên đường truyền PCM gồm có các tín hiệu sau: - Tín hiệu thoại PCH (Traffic chanel).
  • 37. 30 - Tín hiệu báo hiệu RSL(Radio Signalling Link). - Tín hiệu vận hành bảo dưỡng OML(Operation Maintenance Link). - Tín hiệu truyền dẫn Qmux. Hình 2.20. Cấu trúc khung PCM trên giao diện Abis. Các tín hiệu này được phân bố trên PCM như sau: - Khe thời gian TS0 được sử dụng cho mục đích đồng bộ. - TS1 để sử dụng để truyền tín hiệu Qmux. - Các khe thời gian còn lại được sử dụng để truyền tín hiệu TCH, tín hiệu báo hiệu vô tuyến và tín hiệu vận hành bảo dưỡng (RSL/OML). - Các khe thời gian trong khung PCM được chia thành 4 nibble mỗi nibble 16Kbps được sử dụng cho một kênh lưu lượng TCH. - Trong khung PCM ở giao diện Abis thì một RSL chiếm toàn bộ 1 khe thời gian trong khung và số RSL phụ thuộc vào số TRX mà một BTS có. Tức là số lượng của RSL sẽ bằng số TRX. - Trong khung PCM còn có tín hiệu OML, tín hiệu này sử dụng trong quá trình khai thác và bảo dưỡng. Một OML sẽ chiếm một TS trong khung PCM và số lượng đường OML sẽ phụ thuộc vào số BTS. Mỗi OML chỉ phục vụ cho một BTS.
  • 38. 31 - Ngoài ra trong BTS cải tiến cung cấp ghép kênh thống kê. Tức là sử dụng khe thời gian 64Kbps sử dụng truyền cho 4RSL và 1 OML, tức là thực hiện quá trình ghép với 1 OML. Cung cấp đường truyền Qmux cho giao diện Abis. Trong quá trình hoạt động ngoài những thông tin báo hiệu và thông tin về vận hành và bảo dưỡng trạm BTS cũng cần được điều khiển bởi BSC. Lệnh điều khiển này được đưa vào khung thời gian PCM ở khe thời gian TS1, tín hiệu này chiếm 1 nipple 16Kbps. Thông qua giao diện Abis nó sẽ gửi tín hiệu điều khiển đến khối TRAN S. Các tín hiệu này đầu tiên được đưa dến khối SUMA và kết cuối tại phần truyền dẫn của khối này sau đó đưa đến các khối chức năng khác để xử lí như sau: - Tín hiệu Qmux được kết cuối tại phần truyền dẫn để thực hiện quá trình điều khiển truyền dẫn. - Các tín hiệu vận hành bảo dưỡng thì kết cuối tại khối OML, khối nhận thông tin O&M xử lí và đưa ra các lệnh liên quan đến quá trình vận hành và bảo dưỡng. - Các tín hiệu lưu lượng và báo hiệu sẽ được đưa đến khối TRE ở đây sẽ thực hiện quá trình xử lí thoại và sau đó đưa đến ANC rồi tới antena rồi phát ra môi trường vô tuyến. b. Tín hiệu thu từ máy di động MS(Mobile Station). Tín hiệu thu từ MS qua antena của BTS và sau đó được truyền xuống khối ANC, khối này sẽ lọc, khuếch đại tạp âm thấp (LNA) và chia các tín hiệu thu (Spliter) sau khi được xử lí ở khối ANC tín hiệu tiếp tục được đưa đến khối thứ hai là khối TRE, đây là khối chịu trách nhiệm chủ yếu về quá trình xử lí thoại như là giải điều chế, giải định dạng cụm, giải mã hoá kênh và giải mã hoá thoại. Tín hiệu sau đó được đưa đến khối SUMA tại đây nó thực hiện ghép các tín hiệu lại trên khung PCM quá trình này thực hiện tại phần truyền dẫn sau đó giao diện Abis sẽ gửi đến BSC.
  • 39. 32 CHƢƠNG 3. VẬN HÀNH, QUẢN LÍ VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TRẠM BTS CỦA VIETTEL. 3.1. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG GIÁM SÁT. 3.1.1. Hiện trạng nhà trạm hiện nay và nhu cầu xây dựng hệ thống giám sát tập trung. Thực tế hiện nay nhà trạm có hệ thống trang thiết bị rất đa dạng, mỗi thiết bị lại được sản xuất ở nhiều hãng khác nhau, có giao diện điều khiển và quản lí khác nhau nên việc giám sát, điều khiển trang thiết bị rất tốn kém về công sức cũng như kinh phí. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra các hệ thống giám sát, điều khiển chuyên dụng để đáp ứng như cầu giám sát từ xa và kiểm soát an ninh như: camera, thẻ từ, đầu đọc vân tay… Phương tiện truyền dữ liệu giám sát cũng rất khác nhau: đường điện thoại, GPRS, mạng IP… trong đó giải pháp truyền dẫn qua mạng IP được ưu chuộng hơn cả. Tuy nhiên mỗi hãng sản xuất chỉ làm ra một hệ thống chuyên dùng của mình (như hệ thống giám sát qua camera, hệ thống báo động chống trộm, hệ thống điều khiển thiết bị riêng cho từng thiết bị riêng biệt của hãng…) để chào bán rộng rãi chứ chưa có một hãng nào đưa ra một giải pháp tổng thể có thể tích hợp được tất cả các thông tin cần giám sát vào thành một hệ thống đồng nhất. Trong các trạm thu phát sóng, bản thân các hệ thống thiết bị phụ trợ ở các nhà trạm (như máy nổ, điều hoà…) cũng không đồng bộ với nhau, không cùng chung một giao diện quản lí, việc tích hợp vào hệ thống giám sát lại càng trở nên khó khăn hơn, đồng thời thiết bị phụ trợ và quy mô của mỗi trạm lại khác nhau.
  • 40. 33 Từ hiện trạng các hệ thống nhà trạm hiện nay cần phải quản lí tập trung các trang thiết bị của nhà trạm. Đây là một nhu cầu thiết yếu để giảm chi phí nhân tố con người trông coi và tận dụng được nguồn nhân lực đó để phục vụ các nhu cầu khác, tự động hoá toàn bộ hoạt động của các thiết bị phụ trợ để tăng tuổi thọ các thiết bị chính, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm tối đa chi phí quản lí, tăng cường việc kiểm soát an ninh đối với các nhà trạm thiết bị. Có như vậy nhà cung cấp dịch vụ mới có cơ hội để tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế mở cửa hiện nay. 3.1.2. Yêu cầu của hệ thống giám sát. a. Yêu cầu chung với hệ thống giám sát nhà trạm. Từ nhu cầu thực tế và hiện trạng các hệ thống giám sát thiết bị hiện nay đòi hỏi hệ thống giám sát cần xây dựng phải đáp ứng được các nhu cầu sau: - Thông tin quản lí giám sát phải được truyền từ trạm lên trung tâm qua mạng IP đã có sẵn, đảm bảo thời gian thực. - Có khả năng quản lí tập trung nhiều nhà trạm trên diện rộng. - Hệ thống phải có độ ổn định và tính chính xác cao. - Hệ thống đáp ứng được các nhu cầu giám sát điều khiển sau: o Giám sát tức thời các cảnh báo cháy nổ: khói, cháy, nhiệt gia tăng… o Giám sát tức thời các cảnh báo môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, nước ngập… o Giám sát tức thời các cảnh báo về nguồn điện: điện lưới, điện tải, sự cố điện 3 pha… o Giám sát trạng thái hoạt động của các thiết bị phụ trợ: điều hoà, máy nổ, ATS… o Đo đạc chính xác từ xa các thông số: đo nhiệt độ, điện áp DC/AC, dòng điện, tần số…
  • 41. 34 o Điều khiển tự động các thiết bị phụ trợ theo đúng quy định : điều hoà, ATS, máy nổ… o Điều khiển từ xa các thiết bị phụ trợ. o Giám sát hình ảnh qua hệ thống camera, tự động ghi hình khi có sự kiện. o Giám sát cửa ra vào, cảnh báo hiện trạng cửa tự động mở. - Hệ thống có khả năng tích hợp được tất cả các nhu cầu giám sát trên vào cùng một giao diện quản lí. - Hệ thống phải đảm bảo tính mở và độ linh hoạt để thích ứng được với các nhà trạm khác nhau và dự phòng mở rộng trong tương lai. b. Các yêu cầu đối với phần mềm quản lí trên Server. - Chương trình giám sát phải phân quyền được đối với người sử dụng, người sử dụng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. - Chương trình giám sát phải tích hợp được tất cả các công việc như cài đặt thông số, điều khiển, giám sát và quản lí trên cùng một giao diện duy nhất. - Kết nối, truyền nhận dữ liệu với hệ thống bảo vệ điện tử tại các trạm thu phát sóng thông qua môi trường mạng theo chuẩn TCP/IP. - Có khả năng khai báo, mở rộng số trạm thu phát sóng . 3.2. GIẢI PHÁP PHẦN CỨNG. 3.2.1. Giải pháp. Trong việc giám sát từ xa có vấn đề sau cần quan tâm: - Giám sát cảnh báo: cháy nổ, đột nhập, điều hoà tắt, mất điện… - Đo đạc chính xác các thông số: nhiệt độ, dòng áp… - Cài đặt thông số cho các thiết bị. - Điều khiển thiết bị từ xa. - Giám sát camera và ghi lại hình ảnh khi có sự kiện.
  • 42. 35 Như vậy tại mỗi trạm sẽ sử dụng một thiết bị BMS (BTS Monitoring System) đặc thù để đảm trách được các chức năng nói trên, đồng thời tất cả đều phải có khả năng kết nối lên trung tâm qua địa chỉ IP và tích hợp chung và để quản lí trên cùng một phần mềm. Hình 3.1. BTS Monitoring System -Thiết bị giám sát điều khiển hệ thống trang thiết bị tại mỗi nhà trạm. 3.2.2. Thiết bị BTS Monitoring System. Thiết bị BTS Monitoring System là một sản phẩm dựa trên phần cứng điều khiển logic lập trình (PLC-Programmable Logic Controller) của hãng Siemens, PLC thực chất là một thiết bị được các hãng sản xuất nổi tiếng trong lĩnh vực tự động hoá (bao gồm Siemens, Omron, Mitsubishi, Honeywell, Allen –Bradley… ) sản xuất ra để thực hiện việc giám sát và điều khiển tự động trong môi trường công nghiệp.
  • 43. 36 PLC có cấu trúc nhỏ gọn, hỗ trợ nhiều cổng có các kiểu giao diện khác nhau cho phép kết nối đến tất cả các chủng loại cảm biến (sensor) và các thiết bị điều khiển có trên thị trường. Khả năng mở rộng số lượng cổng giao tiếp của PLC là rất tốt, chỉ cần lắp thêm các Modul I/O mở rộng nối tiếp nhau dưới dạng chuỗi là xong. Tổng số lượng cổng giao tiếp được mở rộng có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn tuỳ theo chủng loại PLC. Hình 3.2. Mở rộng các cổng I/O của PLC bằng cách lắp thêm modul nối tiếp nhau. Dưới đây sẽ mô tả thiết bị PLC được sử dụng cho hệ thống phục vụ giải pháp giám sát điều khiển từ xa cho các nhà trạm không người trực: Hình 3.3. Mô hình kết nối thiết bị của PLC. a. Cổng DI (Digital Input).
  • 44. 37 Cổng DI chấp nhận 2 mức tín hiệu điện: 24V tương đương logic “1” và 0V tương đương mức logic “0”. Việc đấu nối đầu ra tiếp điểm của các cảm biến đến cổng DI rất đơn giản như sau: Hình 3.4. Cổng DI. Trong trường hợp muốn tiết kiệm số cổng DI sử dụng của PLC và không cần thiết phân biệt chính xác từng sensor chúng ta có thể thực hiện việc đấu nối song song các sensor có đầu ra tiếp điểm thường mở (NO) hoặc đấu nối trực tiếp các sensor có đầu ra tiếp điểm thường đóng (NC) rồi đưa vào 1 cổng DI duy nhất như hình dưới đây. Hình 3.5. Đấu song song các sensor có đầu ra tiếp điểm thường mở.
  • 45. 38 Hình 3.6. Đấu nối tiếp các sensor có đầu ra tiếp điểm thường đóng. b. Cổng AI (Analog Input). Cổng AI của PLC chấp nhận 2 kiểu tín hiệu điện tương tự đưa đến: - Kiểu dòng chấp nhận dòng điện vào trong khoảng từ 0-20mA. - Kiểu áp: chấp nhận điện áp vào trong khoảng từ 0-5V. Khi nối với cảm biến có đầu ra kiểu dòng, PLC đóng vai trò như một Ampe kế. Khi nối với cảm biến có đầu ra kiểu áp, PLC đóng vai trò như một Vôn kế. PLC thực hiện việc chuyển đổi tương tự sang số (A/D) để chuyển các tín hiệu điện sang dạng số nguyên trong dải 0-32767 một cách tuyến tính để truyền về trung tâm (qua giao thức TCP/IP ). Các nhà cung cấp cảm biến đo giá trị chính xác đều có hỗ trợ cổng ra 4- 20mA hoặc 0-5V để tương thích với tất cả các loại PLC khác nhau. Nói chung việc chuyển đổi giá trị đo sang tín hiệu điện tương tự của đầu ra cảm biến đều
  • 46. 39 là tuyến tính trên toàn dải đo của cảm biến. Ví dụ: đầu đo nhiệt độ cho dải từ 0-50ºC cho ra dòng 4-20mA sẽ có đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính như hình dưới đây: Hinh 3.7. Đặc tuyến chuyển đổi tuyến tính. Khi trung tâm nhận được giá trị số hoá mà PLC gửi đến căn cứ theo đặc tuyến trên sẽ có thể tính ngược lại giá trị thực mà cảm biến đo được. Theo cách này hệ thống có khả năng đo được tất cả các giá trị khác nhau của trạm như dòng điện, điện áp, tần số… miễn là phải có được cảm biến thích hợp. c. Cổng DO (Digital Output). Mỗi cổng ra DO của PLC ứng với một cặp tiếp điểm kiểu NO. Người lập trình PLC có thể lập trình để điều khiển đóng (ứng với logic 1 của DO) hay mở (ứng với logic 0 của DO) cặp tiếp điểm này. Thông qua cặp tiếp điểm DO và có thể qua một vài role trung gian, điện áp điều khiển bất kỳ có thể được gửi đến để điều khiển thiết bị với công suất mong muốn. Qua role, thực hiện việc phân cách hoàn toàn về điện giữa PLC và thiết bị cần điều khiển, do đó bảo vệ được PLC. Dưới đây là hình vẽ mô tả cách thức đấu nối để gửi 1 điện áp điều khiển Vdk đến thiết bị, Vdk có thể là điện áp 1 chiều hoặc xoay chiều.
  • 47. 40 Hình 3.8. Gửi điện áp Vdk đến điều khiển thiết bị. Theo cách này, PLC có khả năng điều khiển được tất cả các thiết bị có giao tiếp điều khiển bằng điện áp cố định như máy nổ, điều hoà, ATS, đèn chiếu sáng, còi báo động…là các thiết bị cần kết nối điều khiển trong nhà trạm. 3.2.3. Giao tiếp giữa BMS và Server. Để PLC đáp ứng được tất cả các tính năng cần thiết cho việc giám sát và điều khiển các nhu cầu cần thiết đã đặt ra, công việc quan trọng nhất là phải lập trình cho PLC. Chương trình điều khiển nạp vào PLC phải đáp ứng được các nhóm chức năng cơ bản sau: - Giao tiếp với trung tâm qua một giao thức xác định trước (chính là giao thức TCP/IP) để nạp cấu hình cho PLC và điều khiển từ xa. - Tự động gửi sự kiện cảnh báo/xoá cảnh báo lên trung tâm ở tất cả các cổng DI và AI. - Hỗ trợ chức năng điều khiển tự động và điều khiển từ xa theo cấu hình đã được nạp.
  • 48. 41 Hình 3.9. Các luồng thông tin giữa PLC và SERVER.  Nhóm 1: Nạp cấu hình các cổng DI, AI, DO. Luồng thông tin trao đổi 2 chiều để nạp cấu hình các cổng từ xa cho PLC, mỗi gói tin gửi từ trung tâm cần có một gói tin phúc đáp. Thông qua nạp cấu hình các cổng của PLC bao gồm:
  • 49. 42 o Định nghĩa các cổng sử dụng của PLC. o Nghưỡng cảnh báo cho từng cổng DI hoặc AI. o Định nghĩa cổng DO là dạng duy trì hay xung, nếu là dạng xung cần đặt độ rộng xung cần thiết.  Nhóm 2: Nạp các lưu đồ điều khiển tự động. Nhóm này dùng để thiết lập các quy trình điều khiển tự động đối với các thiết bị như máy nổ, ATS, điều hoà, đèn chiếu sáng … căn cứ theo tổ hợp sự kiện kèm theo độ trễ thời gian đối với từng sự kiện lấy từ các cổng của PLC theo đúng yêu cầu vận hành của người quản lí. Các mạch điều khiển này đã được thiết kế để có thể đáp ứng được bất kì một yêu cầu điều khiển tự động nào của nhà trạm với số lượng và chủng loại thiết bị cần điều khiển là không hạn chế. Nhóm này bao gồm các thông tin nạp cấu hình cho việc điều khiển tự động định kỳ theo thời gian (ví dụ như nạp ắc quy máy nổ định kỳ hay phân lịch hoạt động của từng điều hoà ). Mỗi gói tin nạp cấu hình gửi từ trung tâm cũng có một phúc đáp tương ứng từ PLC.  Nhóm 3: Đặt thời gian thực. Thông tin đặt thời gian thực gửi từ trung tâm bao gồm ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây để đồng bộ thời gian của PLC với trung tâm. Mỗi gói tin đặt thời gian thực có một phúc đáp tương ứng từ PLC.  Nhóm 4: Điều khiển từ xa. Nhóm này được sử dụng để trung tâm thực hiện việc điều khiển từ xa đối với các thiết bị điều khiển tại nhà trạm, ví dụ: để tắt máy nổ, bật/ tắt điều hoà, bật/tắt đèn điện… Nhờ có các lưu đồ điều khiển như đã mô tả ở nhóm 2, việc điều khiển vận hành thiết bị theo một quy trình phức tạp vẫn có thể thực hiện được một cách đơn giản. Nhờ có các lưu đồ thích, chỉ cần một lệnh điều khiển bật hoặc
  • 50. 43 tắt một cổng DO từ trung tâm là có thể vận hành được một loạt các thiết bị ở nhà trạm theo đúng một quy trình mong muốn bằng cách liên kết tất cả các tín hiệu lấy từ các cổng của PLC vào các lưu đồ thích hợp. Mỗi gói tin điều khiển từ xa cũng có một gói tin phúc đáp tương ứng từ PLC.  Nhóm 5: Đọc sự kiện từ các cổng. Đây là các gói tin gửi từ trung tâm yêu cầu PLC gửi trả lại các trạng thái, giá trị của tất cả các cổng mà nó đã được cấu hình.  Nhóm 6: Sự kiện cảnh báo /xoá cảnh báo từ các cổng DI, AI. Đây là các gói tin được tự động gửi đi từ PLC một cách tức thời khi một cổng DI (tất nhiên cổng này phải nằm trong danh sách các cổng sử dụng được nạp từ trung tâm theo nhóm 1) thay đổi giá trị từ 0 lên 1 hoặc từ 1 về 0, hoặc khi giá trị chính xác đo được từ cổng AI thay đổi từ miền không cảnh báo sang miền cảnh báo và ngược lại. Khi gửi sự kiện lên trung tâm, PLC sẽ gửi kèm theo giá trị thời gian thực tại thời điểm xảy ra sự kiện.  Nhóm 7: Sự kiện ON/OFF của các cổng DO. Khi một cổng DO thay đổi trạng thái từ OFF lên ON (sườn lên của tín hiệu điều khiển) hoặc từ ON xuống OFF (sườn xuống của tín hiệu điều khiển), PLC cũng gửi tức thời lên trung tâm nội dung của sự kiện này kèm theo giá trị thời gian tại thời điểm xảy ra sự kiện.  Nhóm 8: Gửi định kỳ ID của trạm. Khi triển khai nhiều trạm PLC, mỗi PLC được đặt riêng một chỉ số ID duy nhất để phân biệt với các trạm khác. Thông tin về ID của PLC được định kỳ gửi lên trung tâm để xác nhận PLC vẫn đang hoạt động tốt. Các nhóm 6, 7, 8 là các thông tin chỉ được gửi đi khi cần thiết cho nên khi ở trạng thái chờ, lưu lượng thông tin chuyển từ PLC lên trung tâm là rất nhỏ,vì vậy giúp cho trung tâm có khả năng quản lý đồng thời háng trăm đến hàng nghàn trên mạng mà không bị quá tải.
  • 51. 44 3.3. PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG. 3.3.1. Yêu cầu chức năng của hệ thống. a. Quản lý cấu hình: Cho phép thiết lập các thông số đo và các thông số điều khiển hệ thống, yêu cầu cho modul này bao gồm: - Thiết lập thông số cảnh báo: Thiết lập các thông số về ngưỡng cảnh báo của nhiệt độ, độ ẩm, điện áp AC, dòng điện AC, điện áp DC của tổ ắc quy… - Thiết lập tham số về thời gian: Thiết lập các tham số về thời gian như: trễ tác động, trễ cảnh báo, trễ khởi động máy lạnh… - Thiết lập các thông số điều khiển: thiết lập các thông số điều khiển khác bao gồm: tiếp điểm cảnh báo NC, NO, chế độ hoạt động cho các cơ cấu chấp hành như ATS cho máy nổ, chế độ điều khiển máy lạnh, quạt thông gió, chế độ cho phép cấm mở cửa trạm… b. Điều khiển thiết bị.  Yêu cầu điều khiển hệ thống camera lắp đặt trong trạm: o Cho phép bật/ tắt Camera. o Cho phép giám sát hình ảnh tại trạm qua Camera IP, cho phép trực tiếp hình ảnh tại trạm. o Cho phép quan sát đồng thời số lượng Camera có trên mạng. o Cho phép điều khiển Camera quay ngang, quét dọc, zoom từ xa hoặc chuyển đến vị trí preset (yêu cầu camera phải có tính năng này).  Yêu cầu đóng mở cửa từ xa. o Cho phép đóng mở của trạm từ trung tâm điều hành.
  • 52. 45 o Cho phép đặt chế độ được phép/không được phép mở cửa trạm tự động trong các tình huống có xảy ra cảnh báo cháy, cảnh báo đột nhập hoặc cảnh báo khác.  Yêu cầu điều khiển cơ cấu chấp hành ATS và máy nổ. o Cho phép chuyển được chế độ hoạt động của ATS: tự động/bằng tay. o Cho phép điều khiển để nổ máy nổ. o Cho phép chuyển chế độ tự động sang dùng điện lưới khi có điện tại trạm (sau khi các thông số điện lưới tại trạm ổn định).  Yêu cầu điều khiển điều hoà. o Cho phép chuyển chế độ của thiết bị điều khiển máy lạnh (tự động/bằng tay). o Cho phép điều khiển bật/tắt các máy lạnh có trong trạm. o Cho phép điều khiển nhiệt độ, tốc độ quạt, góc quay.  Yêu cầu điều khiển quạt thông gió. o Cho phép điều khiển bật/tắt quạt thông gió. o Cho phép điều chỉnh tốc độ quạt thông gió.  Yêu cầu điều khiển các thiết bị khác. o Cho phép bật tắt hệ thống điện để hỗ trợ quan sát bằng camera ban đêm. o Cho phép điều chỉnh độ sáng của đèn. o Cho phép bật/ tắt hệ thống báo động báo cháy.  Yêu cầu điều khiển nạp ac quy. o Cho phép điều khiển nạp/không nạp ac quy (khi chạy máy nổ thi không nạp ắc quy).
  • 53. 46 c. Theo dõi, giám sát. Cho phép xác định trạng thái kết nối (online/offline) giữa trạm và trung tâm, xác định trạm đang kết nối, trạm mất kết nối hoặc sự cố. Cho phép kích hoạt camera tại trạm khi có yêu cầu quan sát, camera có thể điều chỉnh góc quay (nếu hỗ trợ tính năng này). Cho phép ghi hình trực tiếp tại các trạm và lưu trữ trên máy chủ trung tâm. Cho phép quan sát chi tiết hoạt động của trạm thông qua việc hiển thị các thông số và hệ thống bảo vệ của trạm. Các thông số được chuyển từ trạm về trung tâm định kỳ theo yêu cầu như điện áp, dòng điện, công suất, nhiệt độ, trạng thái, điều hoà… Có khả năng cảnh báo khi trạm xảy ra hiện tượng đột nhập, kính vỡ, nhiệt độ tăng, cháy, khói, ngập nước… Có hệ thống còi báo động khi một trạm gặp sự cố. Có sự thay đổi màu sắc trên màn hình phụ thuộc vào cấp độ của sự cố. Cho phép người giám sát thao tác điều khiển các thiết bị được kết nối với hệ thống bảo vệ như đang thao tác tại trạm. d. Quản lý lƣu trữ. Lưu trữ thông tin về cấu hình trạm (các tham số cài đặt cho các thiết bị ) tại thời điểm gần nhất và số liệu lịch sử. Lưu trữ thông tin về các sự kiện cảnh báo của trạm theo sự kiện và thời gian xảy ra sự kiện. Kết nối với hệ thống bảo vệ điện tử /hệ thống điều khiển để thu thập các file sự kiện do camera quan sát ghi lại được.
  • 54. 47 e. Thống kê báo cáo. Cho phép thống kê số lượng trạm giám sát theo pha. Cho phép thống kê tình trạng giám sát theo từng trạm /nhiều trạm. Thống kê theo thời gian. Thống kê theo sự kiện. Thống kê theo các điều kiện tổng hợp. Báo cáo tình trạng hoạt động của tổng đài, mạng lưới điện, điều khiển, báo động … f. Quản trị hệ thống. Cho phép quản lý người dùng (user), nhóm người dùng (user group). Cho phép phân quyền đến từng người dùng truy cập vào hệ thống giám sát từ xa. Cho phép phân quyền sử dụng đến từng chức năng, theo từng modul, theo từng cấp độ người dùng. Hệ thống đảm bảo cơ chế bảo mật nhiều lớp (Server, Client). Người dùng chỉ có quyền truy cập trên một số chức năng nhất định do người quản trị hệ thống cấp quyền. Hệ thống có khả năng thêm, bớt được người dùng, nhà trạm, thiết bị… Hệ thống đảm bảo khả năng backup và restore dữ liệu. 3.3.2. Yêu cầu phi chức năng. Hệ thống phải gọn nhẹ, chạy được trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Hệ thống phải đảm bảo thời gian thực, thông tin điều khiển, cảnh báo phải được cập nhật ngay trên màn hình cho người quản lý.
  • 55. 48 Giao diện người dùng phải thân thiện, dễ sử dụng. Các bảng chọn chức năng phải khoa học, thuận tiện. Hệ thống phải có tính năng bảo mật tốt, chống được các kiểu tấn công thông dụng (SQL Injection, XSS-cross site scripting… ). 3.4. CÁC BIỂU ĐÔ PHÂN TÍCH. Hình 3.10. Sơ đồ khung cảnh toàn bộ hệ thống giám sát ,điều khiển từ xa nhà trạm.
  • 56. 49 Hình 3.11. Biểu đồ phân rã chức năng hệ thống. Sau đây là các ca sử dụng cho các modul chính của hệ thống giám sát và điều khiển nhà trạm. 3.4.1. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản lý cấu hình. Thiết lập tham số về thời gian Thiết lập các thông số điều khiển Thiết lập thông số cảnh báo Admind Module quản lý cấu hình Hình 3.12. Biểu đồ usecase chức năng quản lý cấu hình.
  • 57. 50 Mô tả: STT Mã Tên Tác nhân Mô tả 1. UC_QLCH_01 Thiết lập thông số cảnh báo Admin Chức năng này cho phép thiết lập các thông số về ngưỡng cảnh báo của nhiệt độ, độ ẩm, điện áp AC, dòng điện AC, điện áp DC của tổ ắc quy… 2. UC_QLCH_02 Thiết lập tham số về thời gian Admin Chức năng này cho phép thiết lập tham số về thời gian như trễ tác động, trễ cảnh báo, trễ khởi động máy lạnh… 3. UC_QLCH_03 Thiết lập các thông số điều khiển Admin Chức năng này cho phép thiết lập các thông số điều khiển khác bao gồm: tiếp điểm cảnh báo NC, NO, chế độ hoạt động cho các cơ cấu chấp hành như ATS cho máy nổ, chế độ điều khiển máy lạnh, quạt thông gió, chế độ cho phép cấm mở cửa trạm…
  • 58. 51 3.4.2. Biểu đồ ca sử dụng cho Modul theo dõi giám sát thiết bị. Hình 3.13. Biểu đồ usecase chức năng theo dõi giám sát thiết bị. Mô tả: STT Mã Tên Tác nhân Mô tả 1. UC_TDGS_01 Theo dõi trạng thái kết nối Manager Chức năng này cho phép theo dõi trạng thái kết nối đến Server, trạng thái kết nối giữa nhà trạm và server. 2. UC_TDGS_02 Hiển thị thông số trạng thái Manager Chức năng này cho phép hiển thị thông tin trạng thái thiết bị. 3. UC_TDGS_03 Hiển thị thông tin cảnh báo Manager Chức năng này cho phép hiển thị trạng thái cảnh báo của nhà trạm. 4. UC_TDGS_04 Nhận dữ liệu Nhà trạm BTS Chức năng này nhận dữ liệu từ nhà trạm BTS gửi đến SERVER. Manager Nhà trạm BTS Theo dõi trạng thái kết nối Hiển thị thông số trạng thái Hiển thị thông tin cảnh báo Nhận dữ liệu xử lí dữ liệu Quản lí luồng dữ liệu Gửi dữ liệu Modul theo dõi giám sát
  • 59. 52 5. UC_TDGS_05 Xử lý dữ liệu. Chức năng này xử lý dữ liệu nhận được: phân tích nội dung gói tin, xác định loại gói tin, yêu cầu lưu lượng. 6. UC_TDGS_06 Quản lý luồng dữ liệu. Chức năng này xác định dữ liệu giám sát để gửi đến đâu. 7. UC_TDGS_07 Gửi dữ liệu. Chức năng này gửi dữ liệu đến Web Client để hiển thị cho người dùng. 3.4.3. Biểu đồ ca sử dụng cho Module điều khiển thiết bị. Hình 3.14. Biểu đồ usecase chức năng điều khiển thiết bị. Manage rreer Quản lí luồng dữ liệu Điều khiển thiết bị Nhận dữ liệu xử lí dữ liệu Gửi dữ liệu Nhà trạm BTS Modul điều khiển thiết bị Manager reer Quản lí luồng dữ liệu
  • 60. 53 Mô tả: STT Mã Tên Tác nhân Mô tả 1. UC_DKTB_01 Điều khiển thiết bị Manager Chức năng này cho phép điều khiển từ xa thiết bị tại nhà trạm BTS. 2. UC_DKTB_02 Nhận dữ liệu Chức năng này cho phép nhận dữ liệu Web Client khi người sử dụng điều khiển thiết bị trên màn hình về server. 3. UC_DKTB_03 Xử lý dữ liệu Chức năng này xử lý dữ liệu nhận được: phân tích nội dung gói tin, xác định loại gói tin, yêu cầu lưu lượng. 4. UC_DKTB_04 Quản lý luồng dữ liệu Chức năng này xác định dữ liệu giám sát để gửi đến đâu. 5. UC_TDGS_07 Gửi dữ liệu Chức năng này gửi dữ liệu đến nhà trạm BTS để BMS điều khiển các thiết bị trong trạm.
  • 61. 54 3.4.4. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản lý lƣu trữ. Hình 3.15. Biểu đồ usecase chức năng quản lý lưu trữ. Mô tả: STT Mã Tên Tác nhân Mô tả 1. UC_QLLT_01 Lưu thông tin cấu hình trạm Nhà trạm BTS Chức năng này cho phép lưu trữ các thông tin cấu hình trạm tại thời điểm gần nhất. 2. UC_QLLT_02 Lưu trữ sự kiện Nhà trạm BTS Chức năng này cho phép lưu trữ sự kiện, các sự cố của nhà trạm. 3. UC_QLLT_03 Lưu trữ hình ảnh Nhà trạm BTS Chức năng này cho phép lưu trữ hình ảnh thu được từ Camera của nhà trạm. 4. UC_QLLT_04 Lưu trữ cảnh báo Nhà trạm BTS Chức năng này cho phép lưu lại thông tin về các sự cố tại nhà trạm. 3.4.5. Biểu đồ ca sử dụng cho module thống kê báo cáo. Nhà trạm BTS Lưu trữ thông tin cấu hình trạm Lưu trữ hình ảnh Lưu trữ cảnh báo Lưu trữ các sự kiện Modul quản lí lưu trữ
  • 62. 55 Hình 3.16. Biểu đồ usecase chức năng thống kê báo cáo. Mô tả: STT Mã Tên Tác nhân Mô tả 1. UC_TKBC_01 Thống kê báo cáo Manager Chức năng này cho phép người quản lý thống kê các sự kiện của nhà trạm theo các tiêu chi khác nhau. 2. UC_TKBC_02 Thống kê theo trạm Manager Chức năng này cho phép người quản lý thống kê các sự kiện của nhà trạm theo tên trạm, địa chỉ trạm, khu vực. 3. UC_TKBC_03 Thống kê theo thời gian Manager Chức năng này cho phép người quản lý thống kê các sự kiện của nhà trạm theo thời gian xảy ra sự kiện. 4. UC_TKBC_04 Thống kê Manager Chức năng này cho phép Manager Thống kê theo trạm Thống kê báo cáo Báo cáo tình trạng Thống kê theo thời gian Thống kê theo sự kiện Thống kê theo điều kiện Module thống kê , báo cáo
  • 63. 56 theo sự kiện người quản lý thống kê các sự kiện của nhà trạm theo loại sự kiện. 5. UC_TKBC_05 Thống kê theo điều kiện Manager Chức năng này cho phép người quản lý thống kê các sự kiện của nhà trạm theo một số tiêu chí mà người quản lý đưa ra. 6. UC_TKBC_06 Báo cáo tình trạng Manager Chức năng này cho phép người quản lý lập báo cáo về tình trạng thiết bị của nhà trạm. 3.4.6. Biểu đồ ca sử dụng cho modul quản trị hệ thống. Hình 3.17. Biểu đồ usecase chức năng quản trị hệ thống. Mô tả: Admin Phân quyền người dùng Quản lí người dùng Quản lí nhà trạm thiết bị Huỷ bỏ thiết bị Thêm tài khoản mới Khoá tài khoản Thêm trạm mới Huỷ bỏ trạm Thêm thiết bị mới Quản trị hệ thống
  • 64. 57 STT Mã Tên Tác nhân Mô tả 1. UC_QTHT_01 Phân quyền người dùng Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin phân quyền sử dụng cho nhân viên trong trung tâm giám sát. 2. UC_QTHT_02 Quản lý người dùng Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin quản lý các thông tin về nhân viên trong trung tâm giám sát. 3. UC_QTHT_03 Quản lý nhà trạm thiết bị Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin quản lý nhà trạm và các trang thiết bị nhà trạm. 4. UC_QTHT_04 Thêm tài khoản mới Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin tạo thêm tài khoản mới cho nhân viên mới. 5. UC_QTHT_05 Khoá tài khoản Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin khoá một tài khoản không sử dụng nữa. 6. UC_QTHT_06 Thêm trạm mới Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin thêm một trạm mới vào hệ thống giám sát. 7. UC_QTHT_07 Huỷ bỏ trạm Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin huỷ bỏ một trạm ra khỏi hệ thống giám sát. 8. UC_QTHT_08 Thêm thiết bị mới Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin thêm một thiết bị mới vào hệ thống giám sát. 9. UC_QTHT_09 Huỷ bỏ thiết bị Admin Chức năng này cho phép người quản trị Admin huỷ bỏ một thiết bị mới ra khỏi hệ thống giám sát.
  • 65. 58 3.5. ĐẶC TẢ MỘT SỐ CA SỬ DỤNG CHÍNH. Do đồ án chỉ tập trung vào xử lý nghiệp vụ giám sát và điều khiển nên các modul khác sẽ không được đề cập đến. 3.5.1. Đăng nhập. Hình 3.18. Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập hệ thống. Mô tả chi tiết: Mã use case Tên use case Tác nhân UC_DN Đăng nhập Admin,Manager Mô tả Use case này cho phép người dùng đăng nhập vào hệ thống giám sát Điều kiện đầu vào Không Kết quả đầu ra Người dùng đăng nhập thành công, trang
  • 66. 59 điều khiển được trả về cho người dùng Luồng sự kiện chính STT Hành động 1. Admin, Manager Vào trang đăng nhập, nhập username và password của người dùng 2. Hệ thống Nhận dữ liệu về username và password của người dùng 3. Hệ thống Mã hoá hàm bằng SHA-1cho password 4. Hệ thống Kiểm tra usernme và password của người dùng, nếu không khớp thì trả về cho người dùng trang tương ứng, nếu sai thì quay lại trang đăng nhập Luồng sự kiện phụ Cập nhật thời gian truy cập cuối cùng của người dùng vào cơ sở dữ liệu. Uses Không Extends Không Tần suất sử dụng Thường xuyên
  • 67. 60 3.5.2. Theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm. Hình 3.19. Biểu đồ tuần tự theo dõi giám sát thiết bị nhà trạm. Mô tả chi tiết: Mã use case Tên use case Tác nhân UC_TDGS Theo dõi giám sát hệ thống Nhà trạm BTS. Mô tả Use case này thực hiện chức năng giám sát, cảnh báo các thiết bị tại nhà trạm. Điều kiện đầu vào Người quản lý đăng nhập thành công
  • 68. 61 vào hệ thống nhà trạm và web client phải kết nối thanh công với server. Kết quả đầu ra Trạng thái thiết bị thông tin cảnh báo được hiển thị trên màn hình theo dõi của người quản lý. Luồng sự kiện chính STT Hành động 1. Nhà trạm BTS Gửi thông tin về thiết bị đến server 2. Nhận dữ liệu từ nhà trạm BTS gửi về 3. Phân tích nội dung của gói dữ liệu 4. Xác định địa chỉ của người sử dụng 5. Gửi dữ liệu tới web client 6. Hiển thị thông tin trạng thái,thông tin cảnh báo lên màn hình Luồng sự kiện phụ Nếu thông tin là thông tin cảnh báo, Server sẽ lưu sự kiện cảnh báo vào CSDL Uses Không Extends Không Tần suất sử dụng Thưòng xuyên
  • 69. 62 3.5.3. Điều khiển thiết bị. Hình 3.20. Biểu đồ tuần tự quá trình điều khiển thiết bị nhà trạm. Mô tả chi tiết: Mã use case Tên use case Tác nhân UC_DKTB Điều khiển thiết bị Nhà trạm BTS, Manager. Mô tả Use case này thực hiện chức năng điều khiển từ xa các thiết bị tại nhà trạm BTS.
  • 70. 63 Điều kiện đầu vào Người quản lý đăng nhập thành công vào hệ thống, nhà trạm và web client phải kết nối thành công tới server. Kết quả đầu ra Trạng thái thiết bị thay đổi theo sự điều khiển của Manager và trạng thái thiết bị trên màn hình theo dõi của người quản lý thay đổi theo thiết bị nhà trạm. Luồng sự kiện chính STT Hành động 1. Manager Cài đặt thông số thiết bị trên màn hình. 2. Web client Gửi dữ liệu về thông số cài đặt thiết bị về Server. 3. Server Nhận gói dữ liệu từ Web client. 4. Server Phân tích nội dung của gói dữ liệu. 5. Server Xác định địa chỉ nhà trạm BTS cần gửi đến. 6. Server Gửi dữ liệu tới nhà trạm. 7. Nhà trạm BTS Nhận thông tin điều khiển từ Server, cài đặt thông số điều khiển cho thiết bị.
  • 71. 64 8. Nhà trạm BTS Gửi thông tin xác nhận thiết bị đã được điều khiển tới server 9. Server Gửi thông tin xác nhận điều khiển tới Web client. 10. Web client Hiển thị thông tin trạng thái thiết bị sau khi điều khiển. Luồng sự kiện phụ Lưu lại thông tin điều khiển và CSDL Uses Không Extends Không Tần suất sử dụng Thường xuyên
  • 72. 65 3.6. THIẾT KẾ HỆ THỐNG. 3.6.1. Mô hình thiết kế hệ thống. Hình 3.21. Mô hình thiết kế hệ thống. Mô tả: Hệ thống giám sát nhà trạm bao gồm mạng máy tính tại Trung tâm giám sát, kết nối với hệ thống điều khiển tại các trạm qua môi trường mạng (TCP/IP), các thành phần của hệ thống bao gồm: Hệ thống máy chủ (Server) có vai trò thu thập dữ liệu, quản lý và điều khiển hoạt động của toàn bộ hệ thống. Máy chủ giao tiếp với hệ thống điều khiển tại trạm qua các tập lệnh (Command control). Tất cả dữ liệu của hệ thống được lưu trữ tập trung tại Server. Hệ thống máy chủ được chia thành các phần sau: o Appplication Server: Xử lí các nghiệp vụ của máy tính. o Web Server Xử lí các giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. o Database Server: Lưu trữ dữ liệu của hệ thống. Máy trạm tại trung tâm giám sát, được cấp quyền truy nhập vào các nhà trạm theo chức năng thông qua Server. Các máy trạm kết nối với Server thông qua mạng LAN /WAN hoặc có thể qua
  • 73. 66 mạng internet. Tại máy trạm, chi cần cài đặt web browser để chạy chương trình qua Web Server. Tại trạm BTS, các thiết bị được kết nối thành một mạng theo tiêu chuẩn công nghiệp. Bộ điều khiển BMS tại trạm có vai trò như một máy chủ (Master) kết nối với các môđul quản lí thiết bị (Client), làm nhiệm vụ thu thập số liệu và chuyển về trung tâm giám sát. Số liệu thu thập bao gồm các thông số về môi trường, trạng thái hoạt động, tín hiệu cảnh báo… của toàn trạm. Mỗi bộ điều khiển (BMS) được cài đặt sẵn các tập lệnh điều khiển thiết bị, khi muốn điều khiển hay cái đặt thông số cho một thiết bị nào đấy trong trạm, server chỉ cần gửi cú pháp lệnh đến bộ điều khiển, bộ điều khiển sẽ cài đặt thông số cho thiết bị trong trạm. 3.6.2. Kiến trúc hệ thống. Kiến trúc của hệ thống giám sát điều khiển từ xa trạm thu phát sóng di động BTS được chia thành 3 phần chính sau: 3.6.2.1. Tầng dữ liệu(Data layer). Tầng dữ liệu chứa máy chủ CSDL (Database)- đóng vai trò như nền tảng của hệ thống. Tầng dữ liệu lưu trữ các thông tin đầy đủ về các nhà trạm, trạng thái của nhà trạm, người sử dụng… phục vụ nhu cầu báo cáo, thống kê. Hệ thống giám sát nhà trạm BTS yêu cầu quản lý một lượng dữ liệu lớn về thông tin cấu hình và trạng thái hoạt động của nhà trạm. Ngoài ra hệ thống còn yêu cầu tính chính xác, bảo mật và tính sẵn sàng cao của dữ liệu. 3.6.2.2. Tầng ứng dụng(Application Layer). Tầng logic nghiệp vụ bao gồm nhiều thành phần, là bộ phận chính của hệ thống. Tầng ứng dụng của hệ thống được chia làm 2 phần chính: a. Application Service.
  • 74. 67 Thành phần tương tác với CSDL(DAL-Data Access Layer): đóng vai trò trung gian giữa giữa thành phần nghiệp vụ với lớp dữ liệu. Nhờ DAL mà các thành phần nghiệp vụ không phụ thuộc vào lớp CSDL, lớp nghiệp vụ chỉ cần sử dụng các kết quả trả về của DAL. Thành phần gửi nhận gói tin: Nhận và gửi gói tin giữa Server và nhà trạm, giữa Server và người quản lý. Thành phần xử lý gói tin: Xử lý gói tin nhận được từ nhà trạm và từ người quản lý gửi đến. Thành phần quản lý luồng dữ liệu: xác định gói tin sẽ được chuyển tiếp đến trạm nào hoặc người quản lý nào. Thành phần lưu lượng hệ thống: lưu thông tin cảnh báo, thông tin cài đặt cấu hình, thông tin điều khiển vào database. b. Web Service. Gồm 3 thành phần: Thành phần gửi nhận gói tin: nhận và gửi gói tin giữa Server và người quản lý. Thành phần kiểm tra gói tin: xác định xem gói tin là thông tin cảnh báo hay thông tin trạng thái. Thành phần hiển thị thông tin: hiển thị thông tin của nhà trạm lên màn hình người sử dụng. 3.6.2.3. Tầng giao diện(Presetation Layer ). Ở đầu cuối, hệ thống giao tiếp với người quản lý thông qua các trình duyệt web thông dụng như: Internet Explorer, Fire fox, Safari… Nhờ vào mô hình tập trung và giao diện đầu cuối thông qua trình duyệt web nên việc triển khai, mở rộng ứng dụng đơn giản và nhanh chóng, dễ quản lý và bảo trì hệ thống ít tốn thời gian nhân lực và chi phí.
  • 75. 68 3.6.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu. Cấu trúc CSDL của hệ thống giám sát nhà trạm BTS được tổ chức như sau: 3.6.3.1. Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relationship Diagram). Hình 3.22. Sơ đồ thực thể hệ thống giám sát nhà trạm BTS.
  • 76. 69 3.6.3.2. Thiết kế các bảng trong CSDL. a. Bảng USERS: Bảng này lưu trữ các thông tin chi tiết người sử dụng USERS STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data Default P K Chú thích 1. ID NUMBER(5,0) No null X Mã hệ thống 2. USERNAM E VARCHAR2(200 BYTE) No null Tên đăng nhập 3. PASS VARCHAR2(255 BYTE) No null Mật khẩu đăng nhập 4. BIRTHDAY DATE Yes null Ngày sinh 5. SEX NUMBER(1,0) No null Giới tính 6. FULLNAM E VARCHAR2(255 BYTE) No null Họ tên 7. ADDRESS VARCHAR2(500 BYTE) Yes null Địa chỉ 8. TEL VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Điện thoại 9. MOBILE VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Di động 10. FAX VARCHAR2(50 BYTE) Yes null Số fax 11. LASS LOGIN DATE No null Lần truy nhập cuối Hình 3.23. Đặc tả bảng dữ liệu USERS. b. Bảng STATION: Bảng này lưu trữ các thông tin về nhà trạm: Tên trạm, địa chỉ trạm STATION STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data Default PK Chú thích 1. ID NUMBER(10,0) No null X Mã trạm
  • 77. 70 2. NAME VARCHAR2(100 BYTE) Yes null Tên trạm 3. ADDRESS VARCHAR2(500 BYTE) Yes null Địa chỉ trạm 4. IP VARCHAR2(15 BYTE) No null Địa chỉ IP của trạm Hình 3.24. Đặc tả bảng dữ liệu STATION. c. Bảng ROLE: Bảng này phân quyền người sử dụng cho biết người dùng nào có quyền quản lý các nhà trạm nào. ROLE STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data Default PK Chú thích 1. STATION_ID NUMBER(10,0) No null Mã trạm 2. USER_ID NUMBER(5,0) Yes null Mã người sử dụng Hình 3.25. Đặc tả bảng dữ liệu ROLE.
  • 78. 71 d. Bảng DEVICE_TYPE. Bảng này thiết kế các loại thiết bị mà hệ thống sẽ phải giám sát, điều khiển. DEVICE TYPE STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data Default PK Chú thích 1. ID VARCHAR2(20 BYTE) No null X Mã loại thiết bị 2. TYPE VARCHAR2(200 BYTE) No null Loại thiết bị Hình 3.26. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICE_TYPE e. Bảng DEVICES. Bảng này lưu trữ các thông tin về thiết bị: Tên thiết bị, số serial, trạng thái thiết bị, loại thiết bị. DEVICES STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data Default PK Chú thích 1. ID NUMBER(12,0) No null X Mã thiết bị 2. NAME VARCHAR2(100 BYTE) Yes null Tên thiết bị 3. SERIAL VARCHAR2(200 BYTE) Yes Null Số serial 4. STATUS VARCHAR2(200 BYTE) Yes null Trạng thái thiết bị 5. REMARK VARCHAR2(255 BYTE) Yes null Ghi chú 6. TYPE VARCHAR2(20 BYTE) Yes Null Mã loại thiết bị Hình 3.27. Đặc tả bảng dữ liệu DEVICES
  • 79. 72 f. Bảng PARAMETER. Bảng này cho biết mỗi loại thiết bị có các thuộc tính, tham số và các giá trị mặc định của nó. PARAMETER ST T Tên trường Kiểu dữ liệu Nul l Dat a Def ault P K Chú thích 1. DEVICE_TYPE VARCHAR2(20 BYTE) No null X Loại thiết bị 2. PARAMETER VARCHAR2(1000 BYTE) No null Thuộc tínhtham số 3. VALUE VARCHAR2(20 BYTE) Yes null Giá trị Hình 3.28. Đặc tả bảng dữ liệu PARAMETER g. Bảng STATION_DEVICE. Bảng này cho biết mỗi trạm có thiết bị nào. STATION_DEVICE STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data Default PK Chú thích 1. STATION_ID NUMBER(10,0) No null Mã trạm 2. DEVICE_ID NUMBER(12,0) No null Mã thiết bị Hình 3.29. Đặc tả bảng dữ liệu STATION_DEVICE
  • 80. 73 h. Bảng LOG_EVENT. Bảng này lưu trữ các thông tin xảy ra tại trạm. LOG_EVENT STT Tên trường Kiểu dữ liệu Null Data Default PK Chú thích 1. EVENT VARCHAR2(1000 BYTE) No null Sự kiện 2. TIMESTAMP VARCHAR2(100 BYTE) No null Thời điểm xảy ra sự kiện 3. DETAIL VARCHAR2(4000 BYTE) Yes null Mô tả chi tiết Hình 3.30. Đặc tả bảng dữ liệu LOG_EVENT i. Bảng ALARM. Bảng này lưu trữ các thông tin về ngưỡng cảnh báo của hệ thống. Ví dụ: nhiệt độ có ngưỡng cảnh báo là 10-40ºC. Khi hệ thống giám sát đo được nhiệt độ trong nhà trạm có nhiệt độ thấp hơn 10ºC hoặc cao hơn 40ºC thì hệ thống sẽ đưa cảnh báo cho người quản lý để xử lý.