SlideShare a Scribd company logo
HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU
THỦY SẢN VIỆT NAM
v a s e p . c o m . v n
BẢN TIN
THƯƠNG MẠI THỦY SẢN
34
SỐ RA NGÀY 03/09/2021
PHÁT HÀNH THỨ 6 HÀNG TUẦN
14 Hiệp hội kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp
12
Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại
sản xuất ngay sau giãn cách
4
Tiêu điểm
	 Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản
xuất ngay sau giãn cách
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
         Doanh nghiệp & COVID-19
	 BASEAFOOD: nhận bằng khen vì thực hiện tốt“3 tại chỗ
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
         Góc nhìn Chuyên gia
	 Tỉnh tôi phòng chống dịch Covid (phần 2)
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
         Văn bản mới
	 14 Hiệp hội kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ
người lao động và doanh nghiệp
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	 Hải sản và IUU
	 Tanzania và Gambia đẩy mạnh chống khai thác IUU
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	 Giá thủy sản
	 Giá một số nguyên liệu thủy sản tại Tokyo
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	 Thống kê chung
	 Xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ ngày 1/1 - 15/8/2021
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	 Tôm
Kịp thời gỡ khó ngành tôm để đáp ứng nhu cầu cao từ các thị trường
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	 Cá tra
	 Mexico“mở cửa”, cơ hội cho cá tra Việt Nam
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	 Cá ngừ
	 Xuất khẩu cá ngừ Thái Lan giảm 29% vì Covid-19
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	 Hải sản khác
	 EU tăng nhập surimi từ Mỹ, giảm nhập bạch tuộc từ Morocco trong
nửa đầu năm nay
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	 Thị trường thủy sản thế giới
	 Bị tác động kép, các nhà gia công, chế biến của Trung Quốc phải
tăng giá
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Giấy phép xuất bản số:
13/GP - XBBT Bộ Thông tin và Truyền thông
cấp ngày 24/2/2014
Chịu trách nhiệm xuất bản
Tổng Thư ký Trương Đình Hòe
Chịu trách nhiệm nội dung
Phó Tổng Thư ký Nguyễn Hoài Nam
Thực hiện bởi VASEP.PRO
Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan,
P. Ngọc Khánh Q. Ba Đình - Hà Nội
Tel: (024) 38354496 - Fax: (024) 37715084
E-mail: vasep.pro@vasep.com.vn
Website: www.vasep.com.vn
Trưởng Ban Biên tập
Tạ Hà
Tel: (024) 38354496 (ext. 214)
Mobile: 0948 534 883
E-mail: taha@vasep.com.vn
Ban Biên tập
Tạ Thị Vân Hà
Lê Bảo Ngọc
Phùng Kim Thu
Nguyễn Thị Vân Hà
Thiết kế
Đỗ Anh Đức
PHỤ TRÁCH PHÁT HÀNH:
Nguyễn Thu Trang - Mobile: 0906 151556
Tel: +84-24 38354496 Ext 212 -
Email: nguyentrang@vasep.com.vn
4
14
10
19
9
16
12
21
33
37
46
42
Bản quyền của VASEP
All rights reserved.
Quotations or copying in whole or part only by prior agreement with VASEP
Mục lục
Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản xuất ngay sau giãn cách
Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy
sản tại các tỉnh thành phía Nam điều kiện được điều kiện“3 tại chỗ”; khoảng 30-40% DN không đủ thực
hiện“3 tại chỗ”đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà
máy để thực hiện“3 tại chỗ”.
	 14 hiệp hội kiến nghịTổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam hỗ trợ người lao động và doanh
nghiệp do khó khăn vì Covid-19
Ngày 30/8/2021, VASEP cùng 13 Hiệp hội ngành hàng gửi đã gửi Thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về các chính
sách hỗ trợ củaTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho người lao động và DN trong bối cảnh khó khăn
do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, các hiệp hội cũng đã gửiThư kiến nghị tớiTổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam để kiến nghị về vấn đề này.
	 Xuất khẩu thủy sản tháng 8/2021 giảm 36%, dự báo tiếp tục giảm trong tháng 9
Trải qua hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động 3 tại
chỗ, kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh rõ mức độ
ảnh hưởng đối với ngành thủy sản. Theo đó, trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt khoảng 520
triệu USD, giảm 36% và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực.
	 Kịp thời gỡ khó ngành tôm để đáp ứng nhu cầu cao từ các thị trường
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất
khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động,
thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ
tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.
	 Mexico“mở cửa”, cơ hội cho cá tra Việt Nam
Nhìn thấy tiềm năng ở phía trước, tuy nhiên, điều cần thiết nhất của các DN XK cá tra Việt Nam trong
thời gian này là sớm quay trở lại ổn định sản xuất sau giãn cách. Ngay từ cuối tháng 7/2021, đã có tới
50% nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL phải đóng cửa do không thực hiện được“3 tại chỗ”hoặc có ca
nhiễm Covid-19 tại địa phương. Nửa đầu tháng 8/2021, giá trị XK cá tra sang Mexico đang ở mức tăng
trưởng dương ba con số đã giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
	 Xuất khẩu cá ngừ Thái Lan giảm 29% vì Covid-19
Từ ngày 1/4/2021, làn sóng Covid-19 lần thứ 3 đã đổ bộ vào xứ sở chùa vàng và cho đến nay chưa có
dấu hiệu kết thúc. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển đường biển tăng cao đã đã khiến cho ngành chế
biến và xuất khẩu cá ngừ Thái Lan gặp khó khăn. Chỉ riêng làn sóng dịch này đã chiếm tới 96% trong
tổng số ca nhiễm và 98% trong tổng số ca tử vong tại đất nước này kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng
phát cho tới nay.
1.
2.
3.
4.
Bản tin số này có gì?
5.
6.
Bản quyền của VASEP
All rights reserved.
Quotations or copying in whole or part only by prior agreement with VASEP
4 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Tiêu Điểm
(vasep.com.vn) Theo khảo sát của
VASEP tính tới cuối tháng 8/2021,
chỉ có khoảng 30-40% doanh
nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh
thành phía Nam điều kiện được
điều kiện “3 tại chỗ”; khoảng 30-
40% DN không đủ thực hiện “3 tại
chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số
phần trăm còn lại đã tạm dừng sản
xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”.
Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì
lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-
50% tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc
nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-
60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả
vùng đã giảm từ 60-70%.
Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp là các tỉnh
có số lượng DN thủy sản ngừng hoạt động hoàn toàn
hoặc tạm ngừng sản xuất nhiều nhất để tổ chức lại
thực hiện“3 tại chỗ”.
Do nhiều địa phương thực hiện giãn cách quá lâu, công
nhân, người lao động làm việc “3 tại chỗ” đã bắt đầu
mệt mỏi và mong được về nhà, do đó các DN rất khó
khăn nếu muốn tiếp tục thực hiện“3 tại chỗ”. Ngoài ra,
việc thực hiện 3 tại chỗ đã phát sinh rất nhiều chi phí
trong khi công suất sản xuất giảm, do đó các doanh
nghiệp không thể tiếp tục trụ lâu thêm nếu không có
sự hỗ trợ của Chính phủ.
Chỉ 30-40% doanh nghiệp thủy sản đủ năng lực
phục hồi sản xuất ngay sau giãn cách
Các DN thủy sản tổ chức được“3 tại chỗ”cố gắng duy trì
lực lượng lao động chủ chốt để tiếp tục sản xuất và vận
hành nhà máy, số công nhân còn lại tạm thời cho nghỉ
việc và DN trả lương cơ bản. Những DN khác ngừng
hoạt động cho nhân viên nghỉ nhưng vẫn cố gắng duy
trì lương cho các công nhân, nhân viên nhằm giữ chân
người lao động. Riêng tại các tỉnh Cà Mau, SócTrăng,…
một số ít DN vẫn đang cố gắng duy trì số lượng công
nhân, thực hiện chia ca, phân luồng để vừa đảm bảo
sản xuất vừa đảm bảo phòng, chống dịch tại nhà máy.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 30 – 40% doanh nghiệp
có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết
thúc giãn cách xã hội, số DN còn lại rất khó hoặc cần
thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Việc
phục hồi sản xuất của DN đang bị ảnh hưởng rất lớn
bởi các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật
liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; DN
bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách
quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là
khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công
nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở
sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị Covid…
Ngoài ra, chủ trương của nhiều tỉnh thành đang thực
hiện Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu
chống dịch, do đó khả năng hồi phục sản xuất rất khó,
nếu việc tiếp tục giãn cách đến giữa tháng 9/2021 thì
nguy đứt chuỗi là rất cao và khả năng khó hồi phục lại
sản xuất như bình thường.
Do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội, các NCC giảm
công suất hoạt động hoặc thực hiện “3 tại chỗ, việc
hạn chế đi lại, chậm vận chuyển giao nhận hàng hóa
– nguyên vật liệu cho chế biến và xuất nhập khẩu, do
đó nguồn nguyên vật liệu chỉ tạm thời đủ cung cấp
cho hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn, nếu kéo
dài giãn cách XH theo chỉ thị 16 thì chuỗi cung ứng sẽ
bị đứt gãy và DN phải ngừng hoạt động do không đủ
nguyên vật liệu cho sản xuất.
Doanh nghiệp khó khăn xuất khẩu, giá tôm, cá đã
giảm mạnh
Nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn và quyết định
giá thành sản phẩm, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch
bệnh, quy định giãn cách nên DN thủy sản không thể
quy động được nguồn nguyên liệu, nguyên liệu bị đùn
ứ nên giá nhiều mặt hàng thủy sản đã giảm mạnh,
người dân không tiếp tục thả nuôi… Dự báo, nguồn
nguyên liệu từ nuôi trồng sẽ thiếu từ 20-30% và giá
nguyên liệu sẽ tăng từ 10-20% trong những tháng cuối
năm
Đối với nguyên liệu khai thác biển cũng gặp nhiều khó
khăn do ngư dân không thể đi biển đánh bắt, các cảng
cá cũng giới hạn hoặc ngưng hoạt động, dự kiến nguồn
nguyên liệu khai thác trong nước giảm thiếu 30-40% và
dự kiến giá nguyên tăng 20-30%.
Tính đến tháng 7/2021, số lượng các đơn hàng tăng 10-
20% so với năm 2020 do các thị trường NK trên thế giới
đều đã khôi phục lại. Tuy nhiên, ngay sau đó, từ đầu
tháng 8/2021, dịch bệnh Covid-19 lan rộng và nhanh
từ Tp.Hồ Chí Minh xuống miền Tây, đặc biệt từ ngày
23/8 - 15/9, toàn bộ các tỉnh Nam bộ, ĐBSCL thực hiện
Chỉ thị 16 nghiêm ngặt nên từ vận chuyển nguyên vật
liệu, đến thực hiện các thủ tục XNK, thủ tục C/O, thủ tục
cảng,….đã ảnh hưởng mạnh đến tiến độ sản xuất và
giao hàng của DN.
Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản xuất
ngay sau giãn cách
5 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Tiêu Điểm
Tính tới cuối tháng 8/2021, có tới 40-50% các đơn hàng
bị giao trễ hẹn và có khoảng 10-15% các đơn hàng bị
hủy. Ngoài ra, nhiều nhà NK đã tỏ thái độ quan ngại cho
rằng, trước mắt vẫn giữ đơn hàng nhưng có thể cân
nhắc tới việc tìm nguồn cung thay thế.
Theo các DN được khảo sát, trường hợp DN được trở lại
sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách (sau
15/9) thì khả năng lấy được các đơn hàng cho mùa lễ
cuối năm cũng rất hạn chế.
Ngoài ra, cước phí vận chuyển của các hãng tàu hiện
nay vẫn rất cao tăng từ 2-3 đến 10 lần và chưa có sự
điều chỉnh phù hợp, thêm vào đó việc book container,
book tàu cũng gặp nhiều khó khăn khi DN hoàn toàn
thụ động về thời gian và cước tàu nên đã ảnh hưởng rất
lớn đến kế hoạch vận chuyển và giá thành sản phẩm
thủy sản, làm ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh, uy tín
của DN và sự cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.
Tỷ lệ doanh nghiệp được tiêm vaccine mũi 1 đạt 30-
40%
Mặc dù hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo đưa lực lượng
công nhân tại các KCN, KCX vào diện ưu tiên tiêm
vaccine ngừa Covid-19, tuy nhiên với việc giới hạn về
lượng vaccine củaViệt Nam, theo kết quả khảo sát, tính
tới cuối tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm vaccine (mũi 1) cho
công nhân thủy sản tại miền Nam, ĐBSCL đạt trung
bình 30-40%, chưa có DN nào được triển khai tiêm mũi
2. Việc ưu tiên triển khai tiêm vaccine cho công nhân
của các địa phương thực hiện khác nhau, trong khi
nhóm DN ở tỉnh Cà Mau được tiêm vaccine nhiều và
nhanh nhất từ 90-95% công nhân thì ở các địa phương
khác như: Long An, Cần Thơ, Hậu Giang,… hay các tỉnh
ven biển miền Trung, Nam Trung Bộ như: Đà Nẵng,
Khánh Hòa… tỷ lệ tiêm rất ít và chưa phù hợp với mức
độ bùng phát dịch tại các địa phương.
VASEP cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét
thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vaccine ngừa
covid-19. Theo đó, sau những người làm tại các cơ sở y
tế và những cán bộ liên quan phải tiếp xúc với người
dân, người cao tuổi, người có bệnh nền thì thứ tự tiếp
theo là những người lao động (trongsảnxuất,lưuthông
các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công
nghiệp – thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và
sản xuất, XK thủy sản nói riêng), trong đó đặc biệt ưu
tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà
máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa
phương trong tháng 9/2021. Đặc biệt là lực lượng công
nhân ngành thủy sản làm việc trong môi trường khép
kín và ẩm ướt rất dễ lây lan dịch bệnh.
Ngoài ra,VASEP cũng đề xuất các địa phương không áp
dụng cứng nhắc quy định sản xuất“3 tại chỗ”bằng việc
hướng dẫn DN thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”
sau khi đã tiêm đủ vaccine ngừa Covid-19 và nơi ở công
nhân là một địa điểm ngoài nhà máy.
Tạ Hà
6 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Tiêu Điểm
(vasep.com.vn) Ngày 30/8/2021, Thủ tướng Chính
phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định
1447/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ
tướng Chính phủ về  tháo gỡ khó khăn  cho DN và
người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Phó Thủ
tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng Tổ công
tác.
Các Tổ phó Tổ công tác gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Tổ phó Thường trực); Bộ
trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Các thành viênTổ công tác là lãnh đạo các bộ, cơ quan:
Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội
vụ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ NN&PTNT, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN.
Tùy thuộc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác
và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Tổ công tác có thể mời thêm lãnh đạo một số cơ quan
trung ương và địa phương liên quan hoặc các tổ chức,
hiệp hội, chuyên gia để phối hợp, tham vấn thực hiện
nhiệm vụ của Tổ công tác.
Tổ công tác là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức
năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên
cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc
quan trọng, liên ngành trong việc tháo gỡ khó khăn
cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
COVID-19.
Tổ công tác có nhiệm vụ chủ động tiếp cận, nắm bắt,
tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng
mắc của DN và người dân; đề xuất với Thủ tướng
Chính phủ phương hướng, giải pháp để kịp thời chỉ
đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách,
có tính chất liên vùng, liên ngành nhằm tháo gỡ khó
khăn cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh COVID-19; phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác đặc
biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư
tại các bộ, ngành và địa phương được thành lập tại
Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ
tướng Chính phủ để cùng tham mưu cho Thủ tướng
Chính phủ giải quyết những vấn đề có liên quan.
Ngoài ra, Tổ công tác còn giúp Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địa
phương để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên
ngành nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của
DN và người dân bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19.
Đề xuất hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc của
DN, người dân thuộc chức năng, nhiệm vụ của các
cấp có thẩm quyền. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo
dõi, đôn đốc quá trình giải quyết các khó khăn, vướng
mắc của DN và người dân thuộc thẩm quyền của các
bộ, ngành, địa phương; kịp thời đề xuất khen thưởng,
kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan; thực hiện
các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ.
Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh cung
cấp thông tin, phối hợp thực hiện, cử cán bộ và giải
quyết dứt điểm các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm
quyền của cơ quan đó; mời lãnh đạo các cơ quan
trung ương và địa phương liên quan hoặc các tổ chức,
hiệp hội, chuyên gia để phối hợp, tham vấn thực hiện
nhiệm vụ của Tổ công tác.
Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính
phủ định kỳ hàng tháng, 3 tháng hoặc đột xuất theo
quyết định của Tổ trưởng Tổ công tác hoặc theo yêu
cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả,
tiến độ tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân bị ảnh
hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Nhóm giúp việc Tổ
công tác để tham mưu, giúp Tổ công tác tổ chức triển
khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác.
Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng COVID-19
7 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Tiêu Điểm
(vasep.com.vn) Ngày 30/8/2021, VASEP cùng 13
Hiệp hội ngành hàng gửi đã gửi Thư kiến nghị tới Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ
đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về
các chính sách hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam cho người lao động và DN trong bối cảnh
khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, các hiệp
hội cũng đã gửi Thư kiến nghị tới Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam để kiến nghị về vấn đề này.
Tại thư này, các hiệp hội đại diện cho cộng đồng DN
cảm ơn Tổng Liên đoàn vì đã kịp thời ban hành Quyết
định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 về hỗ trợ bữa ăn
cho công đoàn viên, người lao động đang thực hiện
“3 tại chỗ”của DN tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực
hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo chỉ thị 16/CT-
TTg. Đây là sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời của Tổng Liên
đoàn đối với DN và người lao động trong bối cảnh cực
kỳ khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên, theo khảo sát tình hình thực tế hiện nay
trong các ngành hàng xuất khẩu thì chỉ một số ít (15-
20%) các DN thực hiện được mô hình sản xuất 3 tại
chỗ, còn lại đa số các DN đều buộc phải tạm ngừng sản
xuất. Các DN đều phải chấp nhận doanh thu không
có nhưng vẫn phải chi trả các khoản định phí lớn như
thuê kho bãi-nhà xưởng, phí tồn kho, lãi suất ngân
hàng, chi trả lương chờ việc cho người lao động....
Theo tính toán sơ bộ của một công ty thủy sản quy
mô trung bình, mức thua lỗ trung bình là 10 tỷ đồng/
tháng khi DN ngưng sản xuất. Trong ngành dệt may,
một DN cỡ trung bình 4.000 lao động ngưng sản xuất,
chỉ riêng khoản chi trả công nhân 14 ngày đầu đã là
4.000 người x 2,5 triệu đồng/người (bình quân) là 10
tỷ đồng.
Hầu hết các ngành hàng của chúng tôi đều sử dụng
nhiều lao động, có điểm chung là chi phí cho người lao
động (chi phí tiền công, tiền bảo hiểm xã hỗi và kinh
phí công đoàn) là chi phí lớn nhất. Nay phải sản xuất
cầm chừng (3 tại chỗ) hoặc dừng sản xuất – công suất,
sản lượng giảm tới 70%, nhưng các chi phí liên quan
người lao động (BHXH, kinh phí công đoàn...) vẫn giữ
nguyên, và DN vẫn phải trả lương ngừng việc – khiến
khó khăn càng chồng chất, khó trụ vững dài ngày.
Với thực trạng các DN ngừng sản xuất đang gặp rất
nhiều khó khăn do dịch kéo dài và phức tạp, điều này
thực sự sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của
hàng triệu lao động, những người yếu thế và dễ bị tổn
thương nhất trong xã hội. Do vậy, để các chính sách hỗ
trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được hiệu
quả và công bằng, đáp ứng kịp thời cho lực lượng lao
động đang thực sự gặp khó khăn do đại dịch Covid 19
gây ra, 14 Hiệp hội đại diện cho nhiều ngành hàng chủ
lực củaViệt Nam đề nghịTổng Liên đoàn Lao độngViệt
Nam mở rộng thêm các nội dung hỗ trợ cho người lao
động như:
(1) Đề nghị TLĐLĐVN sửa đổi QĐ 3089/QĐ-TLĐ ngày
24/8/2021 về việc hỗ trợ tiền ăn cho người lao động tại
các DN đã và đang thực hiện“3 tại chỗ”,“1 cung đường
2 điểm đến”và DN ngừng sản xuất ở các khu vực đang
thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, không
phân biệt phạm vi áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg là toàn
tỉnh hay toàn huyện, hoặc khu vực nhỏ hơn. Nếu DN có
trụ sở ở địa điểm không áp dụng giãn cách theo Chỉ thị
16/CT-TTg nhưng địa điểm kinh doanh, chi nhánh, nhà
xưởng ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo
Chỉ thị 16/CT-TTg thì vẫn thuộc đối tượng áp dụng của
Quyết định này; và ở các khu vực, địa phương mà Ban
chỉ đạo phòng chống dịch, UBND các tỉnh/thành phố
yêu cầu DN thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường
2 điểm đến” để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo
công tác phòng chống dịch của địa phương thì vẫn
thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này.
(2) Miễn đóng kinh phí công đoàn (2% quỹ lương) từ
tháng 8/2021 đến 31/12/2021 cho các DN và người lao
động nằm trong các khu vực đang thực hiện giãn cách
theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
(3) Dừng thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công
đoàn cho DN và người lao động trước mắt đến
30/6/2022 với các điều kiện như quy định tại Nghị
quyết 68/NQ-CP về dừng nộp vào quỹ hưu trí và tử
tuất (tức là áp dụng đối với DN có 15% lao động trở lên
(kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn, thỏa thuận nghỉ
không lương) phải tạm thời nghỉ việc thay vì 50% như
quy định tại công văn số 2059/TLĐ của Tổng Liên đoàn
ngày 28/5/2021).
(4) Cho phép DN phối hợp với công đoàn cơ sở được
sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại DN trả chi phí
test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ
trợ người lao động gặp khó khăn.
Tạ Hà
14 hiệp hội kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ
người lao động và doanh nghiệp do khó khăn vì Covid-19
8 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Tiêu Điểm
(vasep.com.vn) Ngày 25/8/2021, Cục Quản lý Chất
lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã có văn
bản số 1117/QLCL-CL1 gửi cơ quan chức năng chịu
trách nhiệm kiểm soát thực phẩm NK ở các thị trường.
Theo đó, NAFIQAD đề nghị các nước chấp nhận bản
scan H/C, tờ khai do các cơ quan vùng của NAFIQAD
cấp qua email để thông quan các lô hàng thủy sản của
Việt Nam trong trường hợp bản cứng không thể được
chuyển đúng hẹn tới nước NK.
Đề nghị này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động XK các sản phẩm thủy sản Việt Nam trong bối
cảnh đại dịch Covid còn diễn biến khó lường, giao
thông đi lại khó khăn và giãn cách xã hội để phòng
chống dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến dịch vụ chuyển
phát chứng từ ở một số tỉnh thành phố.
Theo thông tin cập nhật từ NAFIQAD, hiện thị trường
Mỹ và EU đã chấp nhận yêu cầu này và đang chờ phản
hồi từ các thị trường như Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nội dung chi tiết văn bản vui lòng truy cập: http://
vasep.com.vn
Kim Thu
NAFIQAD đề nghị các nước chấp nhận bản scan H/C
(vasep.com.vn) Trải qua hơn một
tháng hoạt động trong hoàn cảnh
giãn cách xã hội và phương thức
hoạt động 3 tại chỗ, kết quả xuất
khẩu thủy sản tháng 8 giảm 36% so
với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh
rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành
thủy sản. Theo đó, trong tháng 8,
xuất khẩu thủy sản chỉ đạt khoảng
520 triệu USD, giảm 36% và giảm ở
hầu hết các sản phẩm chủ lực.
Theo kết quả khảo sát của VASEP, trong hơn 1 tháng
vừa qua, chỉ có khoảng 30-40%% các DN thủy sản tại
các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện“3 tại
chỗ”và cũng chỉ huy động được 40-50% người lao động
tham gia sản xuất, do đó công suất sản xuất trung bình
giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Chuỗi cung ứng
nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận
chuyển; DN bị mất khách hàng do thời gian thực hiện
giãn cách quá lâu, thiếu nguyên liệu sản xuất không
đảm bảo tiến độ giao hàng, thủ tục xuất nhập khẩu
bị chậm trễ ách tắc, chi phí đầu vào và chi phí vận tải
tăng…hàng loạt khó khăn chồng chất do bùng phát
dịch Covid đang và sẽ là gánh nặng cho cộng đồng
doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Trong tháng 8/2021, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực,
bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 35-40%
so với cùng kỳ năm 2020. Nhờ kết quả xuất khẩu 7 tháng
đầu năm tăng cao nên, tính cộng dồn 8 tháng đầu năm
xuất khẩu thủy sản vẫn tăng khoảng 6% đạt 5,5 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu tôm đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 4%,
xuất khẩu cá tra vẫn giữ tăng trưởng 7% đạt 980 triệu
USD. Xuất khẩu cá ngừ 8 tháng cũng tăng trên 10% đạt
460 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc
và các loại cá khác (trừ cá ngừ, cá tra) chỉ tăng nhẹ 2%
và 4%.
Nhìn chung, diễn biến Covid vẫn còn đang căng thẳng
ở các tỉnh phía Nam, nhất là ởTp. Hồ Chí Minh và một số
tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương), trong
khi việc triển khai tiêm vắc xin cho lực lượng công nhân
tại các KCN, KCX vẫn còn hạn chế và không đồng đều.
Với thực trạng đó, bức tranh sản xuất và xuất khẩu thủy
sản tháng 9 vẫn ảm đạm.
Hiện nay, một số tỉnh nam song Hậu như Sóc Trăng, Cà
Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang…kiểm soát dịch bệnh tốt
và linh hoạt nên tình hình sản xuất sẽ hồi phục sớm
hơn. Đây là những tỉnh trọng điểm về sản xuất và xuất
khẩu tôm, do vậy mặt hàng tôm được kỳ vọng sẽ giúp
hạn chế mức sụt giảm mạnh xuất khẩu thủy sản trong
những tháng cuối năm.
Xuất khẩu thủy sản tháng 8/2021 giảm 36%, dự báo tiếp tục giảm
trong tháng 9
9 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
doanh nghiệp & COVID-19
Sản xuất và chế biến cá tra tập trung chủ yếu ở các tỉnh
Bắc sông Hậu, vẫn đang nặng nề vì sản xuất 3 tại chỗ,
hơn một nửa các nhà máy phải đóng cửa, tình hình xuất
khẩu cá tra khó cải thiện trong tháng tới.
Tương tự như thế,Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam
Bộ là nơi có nhiều nhà máy và doanh nghiệp chế biến
và xuất khẩu các mặt hàng hải sản như mực, bạch tuộc,
cá ngừ, các loại cá biển khác. Với tình trạng Covid bùng
phát đỉnh điểm như hiện nay, sản xuất và xuất khẩu tại
những địa bàn này sẽ tiếp tục đình trệ trong tháng 9.
Do vậy, dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp
tục giảm ít nhất 20% đạt khoảng 660 triệu USD. Với kịch
bản từ sau tháng 9, hầu hết công nhân chế biến thủy
sản được tiêm vắc xin, các công ty không phải sản xuất
3 tại chỗ, xuất khẩu 3 tháng cuối năm sẽ hồi phục nhẹ
và có thể đạt được xuất khẩu khoảng 8,5-8,6 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu tôm dự báo đạt khoảng 3,9 - 4 tỷ
USD, cá tra khoảng 1,5 tỷ USD, xuất khẩu hải sản khoảng
3,1 tỷ USD.
Lê Hằng
Ngày 01/9/2021, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh đã
trao bằng khen cho 5 DN thực hiện tốt phương án “3
tại chỗ”, trong đó có Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất
khẩu 3 (Công ty CP Chế biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu - BASEAFOOD).
Tới công ty trao bằng khen, lãnh đạo Sở Công thương
Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận và gửi lời cảm ơn đến DN
trong việc thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa làm tốt công
tác chăm lo, bảo đảm đời sống việc làm cho người lao
động, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc
biệt là các DN có đông người lao động.
Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc
thành lập “Tổ An toàn COVID-19”, BASEAFOOD cũng
đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống
COVID-19; xây dựng các phương án phòng, chống dịch
kịp thời, có kịch bản chặt chẽ.
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến
ngày 31/8/2021, toàn tỉnh có 233 DN đang thực hiện
phương án  “3 tại chỗ”, giảm 86 DN so với 1 tuần trước.
Nguyên nhân là do thời gian giãn cách kéo dài, người
lao động không tiếp tục đồng hành cùng DN; các chi
phí thực hiện “3 tại chỗ” như xét nghiệm định kỳ, trả
thêm phụ cấp khiến DN không gồng gánh nổi. Ngoài
các DN thực hiện “3 tại chỗ”, chỉ có 14 DN thực hiện “1
cung đường, 2 điểm đến”, giảm 89 DN.
Theo đó, các DN mong muốn đẩy nhanh chiến dịch
tiêm ngừa vắc xin cho 70% người lao động trong các
KCN để bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa, không
đứt gãy chuỗi sản xuất. Theo thống kê, đã có gần 10
ngàn lao động tại các KCN được tiêm mũi 1, gần 500
người đã tiêm mũi 2. Để tiếp tục bảo vệ “vùng xanh”
tại các KCN, Ban Quản lý các KCN tỉnh yêu cầu DN tập
trung kiểm soát nguy cơ, bảo đảm an toàn cho công
nhân, người lao động tại DN. Giải pháp mới nhất là xét
nghiệm SARS-CoV-2 theo phương pháp PCR 3 ngày/
lần nhằm sàng lọc F0.
(Tổng hợp từ báo Bà Rịa - Vũng Tàu)
BASEAFOOD: nhận bằng khen vì thực hiện tốt “3 tại chỗ”
Ông Ngô Viết Hoài - Phó Tổng giám đốc BASEAFOOD
đại diện công ty nhận bằng khen
10 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Góc nhìn chuyên gia
(vasep.com.vn) Tỉnh tôi,
Sóc Trăng, vận dụng Chỉ
thị số 16/CT-TTg (CT16) của
Thủ tướng Chính phủ là
đưa ra hệ thống giải pháp
phòng chống dịch gồm
nhiều nội dung như đã nêu
ở bài trước. Sóc Trăng coi
đây là sách lược lâu dài, bởi
dự kiến dịch bệnh chưa thể
sớm kết thúc. Tỉnh chia các
xã phường thành 4 màu
theo cấp độ… mắc dịch. Mỗi màu có bộ quy định cách
xử lý các vấn đề phát sinh. Tuỳ tình hình diễn biến của
dịch, tỉnh điều chỉnh màu các vùng và công bố để thực
hiện. Có thể tốt hơn và ngược lại. Khi có màu mới, lãnh
đạo địa phương đó căn cứ bộ quy định mà thực thi, khỏi
phải tốn công xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo…
Sóc Trăng dự kiến 10 ngày sau ngày công bố sách lược
sẽ sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bước tiếp theo
phòng chống dịch tốt hơn. Ngay 2 ngày đầu thực thi
sách lược mới, có thêm vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ)
nhưng cũng có vùng từ nguy cơ cao (vùng cam) đã giảm
về vùng nguy cơ (vùng vàng). Xu thế diễn tiến các ngày
theo hướng thuận. Số ca mắc dịch có ngày tăng đột biến
khi xét nghiệm tầm soát lộ ra ổ dịch, nhưng may mắn
chuyện đó cá lẻ, những ngày sau số ca mắc giảm dần,
chủ yếu trong kiểm soát. Ca mắc ngoài cộng đồng giảm
dần, khá tích cực. Nói thật ra tôi cũng thở phào mừng
cho tỉnh, mừng cho hãng tôm tôi, và cũng mừng cho…
tôi vì nếu ca mắc bùng phát, dân tỉnh tôi vất vả, công ty
tôi thu hẹp hoạt động, người nuôi tôm không biết tiêu
thụ ra sao và tôi khó mà hoàn thành kế hoạch sản xuất
năm nay!
5 ngày sau khi tỉnh tôi công bố sách lược riêng của mình,
một tỉnh bạn tới hạn thông báo, mở nhẹ cửa để hoạt
động. Qua 3 ngày, tới tỉnh bạn thứ hai tới hạn mở cửa.
Dịch bệnh nằm phục chờ đâu đó, bất ngờ đồng loạt“nổi
dậy”ở cả hai địa phương bạn này. Lãnh đạo hai tỉnh bạn
cũng bản lĩnh, nhanh chóng quyết đoán…, lại đóng cửa
tạm thời. Một tỉnh mới mởi cửa 3 ngày, tỉnh kia 3 giờ,
phải quay quắt trở lại tiếp tục thực hiện CT16 toàn tỉnh.
Chắc chắn đây là bài học vô cùng quý giá cho lãnh đạo
tỉnh tôi. Đó là cẩn thận, là cảnh giác cao độ, không vì số
ca mắc giảm về số nhỏ nhoi mà cho rằng sắp diệt xong
dịch. Đó là phải coi trọng tiến trình xét nghiệm cộng
đồng bóc tách F0 đã đạt bao nhiêu phần trăm, mức độ
lây nhiễm ra sao. Đó là phải coi trọng hoạt động các chốt
chặn kiểm soát lưu thông và người ra vào. Đó là sự kiểm
tra, uốn nắn công tác y tế của các DN (DN) đang hoạt
độngphảiđivàothựcchấtvàhiệuquả.Đólàtăngcường
tốc độ tiêm vaccine cho người dân, trong đó chú ý các
đối tượng ưu tiên phải nhanh chóng tiêm dứt điểm mũi
2. Đó là biết tính toán nguồn lực còn hạn chế để sử dụng
lúc nào, phạm vi nào nhằm đạt hiệu quả cao hơn…
Các DN trong tỉnh tôi sau khi thực thi CT16 được 4 tuần
thì đã trở lại nề nếp như trước có dịch gần chục ngày
qua, từng bước phục hồi hoạt động dù chưa thể đạt mức
bình thường. Số lao động trong vùng đỏ không thể ra
ngoài; số trong vùng cam ra vào có chút khó khăn; từ đó
làm giảm số lao động đã có ở các DN. DN đạt cao nhất có
thể ở mức 80% thôi. DN nào xui rủi đạt 50% cũng mừng
rồi. Tuy vậy, việc sản xuất giảm không theo tỉ lệ tương
ứng, thấp hơn. Nguyên do phải thực thi giải pháp 5K và
Tỉnh tôi phòng chống dịch Covid (2)
11 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Góc nhìn chuyên gia
định kỳ tầm soát y tế làm tốn thời gian. Nhìn qua các
đồng nghiệp ở các tỉnh bạn, các DN tỉnh tôi có phần may
mắn hơn, chưa DN nào phải nghỉ hoạt động.
DN nhiều lao động tỉnh tôi tập trung vào DN chế biến
tôm và may mặc, tất cả duy trì hoạt động, điều này ít
nhiều góp phần giải quyết cùng lúc nhiều chuyện như
góp phần an sinh xã hội, duy trì chuỗi hoạt động con
tôm và hạn chế thiệt hại vi phạm các hợp đồng đã ký
kết. Tình hình khu vực nông thôn, tôi nhận thông tin
hàng ngày qua các bản tin trên TV tỉnh nhà! Biết tin lúa
hè thu đang thu hoạch, tiêu thụ tốt và giá tuy có giảm
nhưng chấp nhận được. Biết tin không có ao tôm nào ứ
đọng, tuy giá mua bán giảm có căng thẳng hơn so giá
lúa. Đây có thể là hoàn cảnh bất khả kháng nhưng nhìn
về ngày sau, còn ai thả giống nuôi tôm trong hoàn cảnh
rủi ro bủa vây thế này, dẫn tới sẽ thiếu tôm chế biến trầm
trọng tới đây! Hạt lúa, con tôm là hai thế mạnh trụ cột
của Sóc Trăng. Hai mặt hàng này không tồn ứ lúc khó
khăn là một chuyện vui vẻ của cả tỉnh. Trái cây cũng giải
cứu khá kịp thời, nhất là nhãn tỉnh tôi có sản lượng khá
lớn.
Được các việc trên, chiều sâu nhờ vào sự vận dụng thực
thi CT16 một cách linh hoạt. Đó là chia vùng, gói nhỏ
nguy cơ lại, chỉ còn các phường, xã có dịch. Vùng còn lại
không phong tỏa, khiến việc lưu thông, vận chuyển có
phần thuận lợi hơn và việc người đi lại có thuận lợi hơn
(nhưng trong kiểm soát) góp phần để các DN có nhiều
hơn lao động, duy trì nhịp độ hoạt động…Trên là thành
quả thực thi nhiệm vụ duy trì hoạt động kinh tế của tỉnh.
Đây chỉ là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai trong giai đoạn
này. Nhiệm vụ hàng đầu là lo cho sức khỏe, tính mạng
người dân, là công tác phòng chống dịch. Sau hơn chục
ngày thực thi sách lược của mình, tỉnh tôi họp sơ kết.
Thành quả phòng chống dịch thể hiện cụ thể ở bảng
bên dưới:
Từ biểu đồ dưới cho ta các nhận xét:
+ Do thực thi sách lược mới, đẩy mạnh xét nghiệm cộng
đồng, kiểm soát chặt chẻ vùng đỏ cũng như các vùng
còn lại, nên từng bước khống chế sự lây lan của dịch.
Điều này thể hiện sự chuyển biến rõ rệt, chưa đầy 2 tuần
vùng xanh tăng lên gần phân nữa đồng thời vùng đỏ,
cam giảm tương ứng. Một thành công cơ bản, nền tảng
và lớn lao.
+ Số mũi tiêm tăng nhẹ trong 10 ngày, chủ yếu chưa có
đủ vaccine.Về mặt thực thi, việc tiêm được triển ngay và
hoàn tất sớm ngay khi có vaccine. Chú ý là tỉnh có trên
13, triệu dân, tính ra tỉ lệ tiêm còn thấp.
+ Tổng số ca mắc có tăng thêm. Do khi triển khai sách
lược mới tình hình dịch chưa kiểm soát tốt, ngay sau đó
qua xét nghiệm cộng đồng đã phát hiện hai ổ dịch khá
lớn, làm tăng đột biến ca nhiễm. Đồng thời các ổ dịch cũ
vẫn còn ca mắc lẻ tẻ.Tuy nhiên, xu thế rất tốt là số ca mắc
ngoài cộng đồng thời gian những ngày gần đây đã giảm
thiểu tối đa và số ca mắc trong ngày cũng có xu hướng
giảm mạnh rõ rệt.
Khái quát chung, với sách lược riêng của mình trong vận
dụng thực thi CT16, tỉnh tôi đã kiểm soát tốt dịch bệnh;
từng bước bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và số ca mắc
có xu thế giảm rất tốt. Kết quả khả quan này không thể
không cho rằng do việc phân chia vùng, từ đó tập trung
nguồn lực kiểm soát chặt chẻ vùng đỏ giảm thiểu và tiến
tới khắc phục lây lan. Kiểm soát chu đáo các chốt liên địa
phương (tỉnh, huyện, xã) ngăn chặn mầm bệnh đầu vào.
Triển khai tiêm vaccine ưu tiên đội ngũ lái xe đường dài
nhằm hạn chế rủi ro không đáng. Đồng thời cũng chú ý
giải pháp coi trọng kiểm tra công tác phòng chống dịch
ở các DN nhằm giúp DN giảm thiểu rủi ro. Tất cả là một
hệ thống giải pháp thống nhất có tác động qua lại và
liên hoàn. Ngoài ra tỉnh còn chuẩn bị các bệnh viện theo
phương án điều trị bệnh nhân nhiễm dịch ba tầng theo
chỉ đạo từ trên.
Sau ngày 25/8/2021 các tỉnh đồng bằng đều gia hạn
thực thi CT16 cho toàn địa phương từ 1 tuần tới nửa
tháng, còn tỉnh tôi vẫn trung thành với sách lược linh
hoạt riêng của mình. Kết quả cuối cùng còn ở phía trước,
chưa thể phân định dứt khoát điểm yếu, mạnh riêng
của từng quyết sách ra sao; nhưng trong tỉnh tôi thấy
rõ 2 điểm mạnh là dịch không còn“manh động”và hoạt
động sản xuất, lưu thông trong tỉnh khá tốt, có phần ổn
thỏa hơn một số tỉnh bạn; trong tôi len lên niềm vui khó
tả và cảm thấy an tâm với sách lược phòng chống dịch
của lãnh đạo tỉnh nhà.
TS. Hồ Quốc Lực -
Nguyên Chủ tịchVASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEXVN
CHỈ SỐ THAM KHẢO ĐVT Ngày 15/8/2021(*) Ngày 27/8/2021(*)
Vùng ĐỎ Vùng 9 5
Vùng CAM Vùng 27 19
VùngVÀNG Vùng 28 24
Vùng XANH Vùng 45 61
Số mũi tiêm vaccine Mũi # 117.000 # 149.000
Tổng số ca mắc Người 609 873
Ca mắc trong ngày Người 44 16
(*): Số liệu từ Thông cáo báo chí hàng ngày của Y tế Tỉnh công bố
12 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Văn bản mới
Ngày 02/9/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa
ký ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh
thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính
nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.
Theo đó, để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình
tổng thể một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
- Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một
cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn; trong đó, tập
trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện
kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm
rà, phức tạp, không cần thiết, trọng tâm là các thủ tục
hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản
xuất, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên
quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.
- Cần tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ
tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành,
địa phương; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ;
nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi
để xảy ra trễ hẹn. 
Chỉ thị 23/CT-TTg: đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải
cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030
Ngày 26/8/2021, Chính phủ ban hành  Nghị định
80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa.
Theo đó, quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ
và vừa như sau:
(1) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình
quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của
năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không
quá 3 tỷ đồng….
(2) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sử
dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
năm không quá 100 người và tổng doanh thu của
năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của
năm  không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là
doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản (1)…
(3) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sử
dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân
năm không quá 200 người và tổng doanh thu của
năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của
năm  không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là
doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy
định tại khoản (1), (2).
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 và thay
thế Nghị định 39/2018/NĐ-CP.
Nghị định 80/2021/NĐ-CP: quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày 28/8/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
97/NQ-CP về phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm
giá điện (đợt 5) cho khách hàng sử dụng điện như đề
xuất của Bộ Công Thương.
Theo đó, giảm tiền điện cho các đối tượng khách hàng
sử dụng điện là các doanh nghiệp chế biến, bảo quản
thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, chế biến và bảo
quản rau quả và các doanh nghiệp sản xuất có kim
ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD nhưng hiện
đang gặp nhiều khó khăn do có nhà máy hoặc cơ sở
sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tại thời điểm ngày 25/8/2021 đang thực hiện
giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg.
Đối tượng được hỗ trợ giảm tiền điện đáp ứng các điều
kiện sau: Các khách hàng sử dụng điện là các nhà máy
hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tại thời điểm ngày 25/8/2021 đang
thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và
đang duy trì sản xuất trong các lĩnh vực: doanh nghiệp
chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy
sản; doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả;
doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch
xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD.
Nghị quyết 97/NQ-CP: phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá
điện (đợt 5) cho khách hàng sử dụng điện
13 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Ngày 27/8/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã có Công văn 5440/BNN-QLCL về việc thay
đổi phương thức thực hiện một số TTHC do bối cảnh
giãn cách xã hội do dịch Covid-19.
Theo đó, Bộ NN&PTNT tạm thời áp dụng thẩm định,
đánh giá trực tuyến thay thế cho việc thẩm định,
đánh giá trực tiếp tại hiện trường, cụ thể như sau:
1. Về thủ tục xác nhận cam kết hoặc chứng nhận
sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy
sản khai thác nhập khẩu theo quy định tại Thông tư
21/2018/TT-BNNPTNT; Đánh giá chỉ định, giám sát cơ
sở kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định tại Thông
tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT- BCT-BNNPTNT: Cục
Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các
đơn vị trực thuộc tạm thời thực hiện tiếp nhận hồ sơ
điện tử đề nghị xác nhận cam kết hoặc chứng nhận
sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy
sản khai thác nhập khẩu; đăng ký chỉ định phòng
kiểm nghiệm an toàn thực phẩm phục vụ quản lý
nhà nước và thực hiện đánh giá trực tuyến thay cho
hình thức trực tiếp…
2. Đối với thủ tục thẩm định, chứng nhận cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản
đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại
Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố, Ban Quản
lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Bắc Ninh, các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ tiếp
nhận hồ sơ, thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm
bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm nông lâm thủy sản bằng hình thức trực tuyến
thay thế cho việc thực hiện trực tiếp…
Nội dung chi tiết của các văn bản xin vui lòng xem tại
mục “Thư viện văn bản” trên Cổng thông tin điện
tử: http://vasep.com.vn
Nguyễn Hà
Công văn 5440/BNN-QLCL: thay đổi phương thức thực hiện một số
TTHC do bối cảnh giãn cách xã hội do dịch Covid-19
Văn bản mới
Về mức hỗ trợ giảm giá điện: Giảm 10% tiền điện (trước
thuế VAT) trên hóa đơn tiền điện cho các khách hàng
trên.
Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng
điện là 3 tháng tại các kỳ hóa đơn tiền điện tháng 9
đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11/2021.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 28/8/2021.
14 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
hải sản và iuu
(vasep.com.vn) Tanzania đang rà soát lại Luật Thuỷ sản
của nước này với mục tiêu củng cố và giúp các bên liên
quan dễ tiếp cận hơn trong cuộc chiến chống đánh bắt
bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định
(IUU).
Ông Mashimba Ndaki, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Thuỷ sản Tanzania cho biết Bà Suluhu Hassan, Tổng
thống mới của Tanzania, quyết tâm thắt chặt các quy
định hiện tại của ngành thuỷ sản để tránh thất thoát
doanh thu do hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.
Ông cho biết, các biên liên quan đến ngành thuỷ sản
trong nước có cấu kết với người nước ngoài để tiếp tục
đánh bắt IUU sẽ phải đối mặt với sự nghiêm trị của luật
pháp, vì hệ thống máy móc của Chính phủ có khả năng
theo dõi sát sao.
Nước này cũng lên kế hoạch dịch LuậtThuỷ sản từ tiếng
Anh sang tiếng Swahili (tiếng bản địa của nước này) để
giúp người dân dễ tiếp cận hơn.
Ước tính sản lượng đánh bắt hiện tại của Tanzania đạt
390.000 tấn thuỷ sản từ biển và nội địa. Chính phủ hi
vọng tăng sản lượng đánh bắt lên ít nhất 714.000 tấn
để giúp nước này đạt được mức tiêu thụ bình quân
theo đầu người 10,5kg, tăng so với mức tiêu thụ hiện
tại 8,5kg/người.
Ông Ndaki cho biết việc rà soát sẽ giúp bịt các kẽ hở mà
các ngư dân IUU đang lợi dụng để cấu kết với các đối
tác nước ngoài trong việc buôn lậu các sản phẩm thuỷ
sản. Tanzania cho biết sự hiện hiện các tàu nước ngoài
tại vùng biển của nước này có thể liên quan tới việc vận
chuyển người di cư.
Trong khi đó, cuộc chiến chống đánh bắt IUU của
Gambia đang nhận được sự thúc đẩy lớn sau khi EU,
trong chương trình hỗ trợ nghề cá của mình, đã đưa
ra một chương trình đào tạo chính thức quan sát viên
nghề cá.
Trong tháng 7/2019, Gambia đã ký một thoả thuận đối
tác nghề cá bền vững kéo dài 6 năm với Liên minh Châu
Âu để tạo cơ hội cho tác tàu EU đánh bắt tại vùng biển
nước này và đổi lại Gambia sẽ nhận được khoản tiền bồi
thường, cùng với sự hỗ trợ ngành thuỷ sản từ phía EU.
EU cho biết thoả thuận nghề cá này cho phép các tàu
của Tây Ban Nha, Hy Lạp và Pháp tới đánh bắt tại các
vùng biển của Gambia, và là một phần trong thoả thuận
mạng lưới nghề cá ngừ ở Tây Phi. Theo thoả thuận, sẽ
kéo dài tới tháng 7/205, Gambia sẽ nhận được khoản
đóng góp tài chính 550.000 EUR (tương đương 644.224
USD) từ EU mỗi năm. Một khoản đóng góp, 275.000 EUR
(tương đương 322.112 USD) sẽ được chuyển để hỗ trợ
chính sách nghề cá của Gambia. Sự hỗ trợ này có thể
bao gồm việc xây dựng năng lực giám sát, kiểm soát
và kiểm tra như một phần của các nỗ lực rộng lớn hơn
nhằm xóa bỏ hoạt động khai thác IUU trên khắp bờ
biển Tây Phi.
(Theo Seafoodsource)
Tanzania và Gambia đẩy mạnh chống khai thác IUU
(vasep.com.vn) Mỹ sẽ giúp các nước đối tác chống
đánh bắt bất hợp pháp để bảo tồn nguồn cung cấp
lương thực, cải thiện kinh tế địa phương và bảo vệ hệ
sinh thái.
Cảnh sát biển Mỹ gần đây đã hỗ trợ các quốc đảo
Thái Bình Dương như Liên bang Micronesia, quần đảo
Marshall và Paulau trong việc thực thi chống đánh bắt
bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định
(IUU). Nỗ lực này đã giúp các nước đối tác cải thiện an
ninh hàng hải và duy trì nguồn lợi hải sản, nguồn cung
cấp lương thực chính.
Khai thác IUU thường xâm phạm quyền chủ quyền của
các quốc gia ven biển. Hoạt động này đe doạ nguồn lợi
thuỷ sản, phá hoại việc quản lý nghề cá dựa trên cơ sở
khoa học và đặt các nhà sản xuất hợp pháp vào tình thế
bất lợi về kinh tế. Đánh bắt IUU cũng có liên quan đến
lao động cưỡng bức.
Trong tháng 7, Cảnh sát Biển Mỹ đã đưa ra một kế
hoạch chống đánh bắt IUU, ưu tiên trả lời các yêu cầu
của các quốc gia về đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong
chống đánh bắt bất hợp pháp. Kế hoạch này thực hiện
một chiến lược vào tháng 9/2020 nhằm kêu gọi việc
thực thi có mục tiêu và dựa trên thông tin tình báo,
cũng như hợp tác quốc tế nhiều hơn.
Ví dụ, Cảnh sát Biển Mỹ đã hợp tác với Guyana, Brazil,
Uruguay và Bồ Đào Nha vào tháng 3 để chống đánh
bắt bất hợp pháp tại Đại Tây Đương. Trong Chiến dịch
Southern Cross, các quan chức Mỹ đã thực hành các kỹ
thuật liên lạc vô tuyến với Lực lượng phòng vệ Guyanan
và đào tạo các sĩ quan Brazil về thực thi pháp Luật Hàng
hải...
(Theo Digital Military Magazine)
Nguyễn Hà
Mỹlàm thế nào để giúp các đối tác giải quyết đánh bắt bất hợp pháp?
16 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
Giá thủy sản thế giới
Giá thủy sản nội địa
giá thủy sản
Giá thủy sản tại chợ cá Tokyo, ngày 2/9/2021, Yên/Kg
Xuất xứ Giá thấp Giá cao Xuất xứ Giá thấp Giá cao
Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) Cầu gai (Loxechinus albus)
Nhật Bản 1.000 2.800 Nhật Bản (trắng, lớn, 300g) 6.000 90.000
New Zealand 1.000 1.500 Nhật Bản (trắng,TB, 150g) 2.000 2.200
CapeTown 2.000 3.200 Nhật Bản (đỏ, lớn, 300g) 7.700 26.000
Australia 1.000 1.800 Nhật Bản (đỏ,TB, 150g) 3.500 5.500
Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) Nhật Bản (100g) - -
Nhật Bản 1.000 1.700 Trung Quốc - Hàn Quốc (lớn, 280g) 6.500 9.000
CapeTown 1.200 1.200 Trung Quốc - Hàn Quốc (TB, 150g) 3.000 3.500
New Caledonia 1.000 1.600 Mỹ (lớn, 300g) 3.500 4.500
Cá ngừ vây xanh phương Nam (Thunnus obesus Lowe) Mỹ (100g) 1.000 1.100
Australia 1.500 2.800 Tôm sống Kuruma (Penaeus japonicus Bate)
New Zealand 3.000 3.000 Nhật Bản 1.500 13.500
CapeTown 2.600 4.500 Trung Quốc 3.800 13.500
Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) Tôm Cocktail (Penaeopsis akayebi)
Nhật Bản 2.000 11.000 Nhật Bản 1.600 8.500
Nhật Bản (Set net) 1.000 Tôm chì (Pandalus nipponensis Yokoya)
Nhật Bản (Sein net) 1.500 3.000 Nhật Bản 2.200 18.000
Nhật Bản (Farmed) net) Tôm Shiba (Metapenaeus joyneri)
Boston 4.200 4.800 Nhật Bản 5.000 5.000
Canada 3.000 7.500
GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN TẠI ĐỒNG THÁP, từ 27/8 – 2/9/2021
Tên mặt hàng Cỡ Giá
Cá tra thịt trắng 0,7 - 0,8 kg/con 21.000 - 22.000đ/Kg
Cá điêu hồng >300g – 1000g 34.000 - 36.000đ/Kg
Cá lóc nuôi 1 - 1,2 kg/con 44.000 - 46.000đ/Kg
Sặc rằn 8 con/Kg 28.000 - 32.000 đ/Kg
Cá thát lát >0,5kg 42.000 - 45.000 đ/Kg
Cá rô đầu vuông 4 - 5 con/Kg 25.000 - 28.000đ/Kg
Ếch 3 - 5 con/Kg 21.000 - 22.000 đ/Kg
Tôm càng xanh
15 - 25 con/kg 160.000 - 180.000 đ/Kg
Tôm trứng, càng xào 100.000 - 110.000 đ/Kg
Một số loại giống Cỡ Giá
Cá Điêu hồng Giống (cỡ 35 con/Kg) 20.000 - 22.000 đ/kg
Cá Lóc cỡ 1.200 con/Kg 110 - 140 đ/con
Tôm càng xanh
Tôm postlarva
(cỡ 80.000 – 90.000 con/Kg)
70 - 80 đ/con
Tôm toàn đực
(cỡ 100.000 con/Kg)
120 -150 đ/con
Cá tra
bột 0,8 - 1,2 đồng/con
giống (cỡ 50 - 60 con/Kg) 22.500 - 24.000 đ/kg
giống (cỡ 28 - 35 con/Kg) 20.000 - 21.500 đ/kg
giống (cỡ 85 - 100 con/Kg) -
Ếch cỡ 120 -140 con/Kg 200 - 300 đ/con
17 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
BẢNG GIÁ NGUYÊN LIỆU TẠI PHÚ YÊN, từ 20/8 – 26/8/2021
Mặt hàng Kích cỡ Dạng sản phẩm Đơn giá đ/Kg
So sánh với giá
tuần trước
Xu hướng nguồn
cung
Cá ngừ đại dương >30Kg/con Đông lạnh 106.000-107.000 0 Hàng ít
Tôm hùm
1- < 1,7Kg Tươi sống 1.600.000 -100.000 Hàng ít
<0,7 Kg Tươi sống 1.300.000 -300.000
Hàng ít
>0,7 Kg Tươi sống 1.300.000 -300.000
Tôm hùm xanh 0,2 - 0,3 kg Tươi sống 650.000 +20.000
Tôm sú (nước mặn)
50 con/ kg Tươi 170.000 0 Hàng ít
40 con/kg Tươi 220.000 0
30 con/kg Tươi 270.000 0
Tôm thẻ chân trắng 100 con/Kg Tươi 70.000 -80.000 0 Hàng ít
giá thủy sản
Giá thủy sản tại tỉnh An Giang, ngày 01/9/2021
Tên mặt hàng ĐVT Giá mua của thương lái (đồng) Giá bán tại chợ (đồng)
Cá tra thịt trắng kg 21.000 - 22.000 35.000 - 40.000
Lươn (loại 2) kg 130.000 - 140.000 170.000 - 180.000
Lươn (loại 1) kg 145.000 - 155.000 210.000 - 220.000
Ếch (nuôi) kg 30.000 - 32.000 55.000 - 60.000
Tôm càng xanh kg 175.000 - 185.000 240.000 - 250.000
Cá lóc nuôi kg 37.000 - 39.000 60.000 - 65.000
Cá nàng hai kg 44.000 - 45.000 -
Cá điêu hồng kg 33.000 - 35.000 50.000 - 55.000
Cá rô phi kg - 35.000 - 40.000
Giá thủy sản tại TP. Long Xuyên, ngày 01/9/2021
Cá tra kg 25.000 50.000
Cá điêu hồng kg 37.000 50.000
Cá rô phi kg 33.000 49.000
Cá lóc nuôi kg 40.000 60.000
Tôm càng xanh kg 210.000 260.000
Cá chim trắng kg 25.000 35.000
Cá chim trắng kg 25.000 30.000
1.600
1.400
130-140
130-140
130-140
140-150
150-160
45-50
50-50
140-150
650
550-600
750
150-160
140-150
130-140
120-130
130-135
140-150
380-420
170-180
50đ-60đ
30đ-40đ
≥ 1kg/con
0,7-1kg/con
0,5kg/con
7-8 cm
Tươi
0,5kg/con
0,8kg/con
150-200gr/con
12-15con/kg
≥ 0,5kg/con
≥ 20cm
15-20cm
≥ 20 cm
≥ 0,8 kg
≥ 1kg
0,8 - ≥ 1,6kg
0,8kg/con
0,8-1,3kg/con
7kg/con
40 con/kg
60-80con/kg
P15
P12
100-130g/con
90-100g/con
60-90g/con
50-60g/con
≥ 500
300-500g/con
200-300g/con
≥ 500g/con
10 -14cm/con
14 - < 20 cm
≥ 20cm/con
≥ 2kg
1,5-2kg
1- < 1,5kg-con
≥ 0,5
≥ 0,5kg/con
≥ 0,5kg
≥ 1kg
≥ 8kg/con
≥ 8k/con
≥ 10kg/con
≥ 10kg/con
loại I (≥ 50kg/con)
(≥ 30kg/con)
1,5kg/con
3kg/con
290-300
260-280
200-220
160-180
250-260
240-250
220-240
300-320
130-140
170-180
190-200
160-170
140-150
120-130
140-150
130-140
140-150
25-30
40-45
45-50
45-50
50-55
120-140
100-110
120-130
130-140
Quy cách Quy cách
Giá (1.000 đ/kg) Giá (1.000 đ/kg)
Mặt hàng Mặt hàng
BẢNG GIÁ NGUYÊN LIỆU TẠI KHÁNH HÒA, từ 27/8 – 2/9/2021
Ghẹ
Mực nang
Mực lá
Mực ống
CáThu
Cá mó
Cá đổng quéo
Cá đổng tía
Cá ngừ sọc dưa
Cá ngừ vây vàng
Cá ngừ mắt to
Cá cờ kiếm
Cá cờ gòn
Cá ngừ đại dương
Cá ngừ đại dương
Cá mú chấm
Cá mú tạp
Tôm hùm bông sống
Cá dấm trắng
Cá cơm săn tươi
Cá cơm trắng
Cá sơn la
Cá sơn đỏ
Cá sơn thóc
Cá nục
Cá hố
Mực ống khô
Mực lá khô
Cá hồng đỏ
Cá hồng rốc
Cá chẽm
Cá mú cọp (sống)
Cá mú đen(sống)
Cá bớp
Tôm sú
Tôm chân trắng
Tôm sú giống
Tôm chân trắng
18 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
thống kê chung
MỘT SỐ ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU CÁ TRA
THÁNG 7/2021 SANG MỸ
Nguồn: VASEP tổng hợp, số liệu mang tính chất tham khảo
HS code Tên hàng ĐVT
Giá
(USD)
ĐKTT
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 7-9 oz LBS 1,44 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; (Block) 11 LBS x 2/ thùng; size 10-14 oz LBS 1,69 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 3-5 oz LBS 1,44 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 7-9 oz LBS 1,38 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 2 LBS/ túi x 10/ thùng; size 3-7 oz LBS 1,61 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: (Block) 11 LBS x 2/thùng; size 8-10 oz LBS 1,47 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 5-7 oz LBS 1,52 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: (Block) 11 LBS x 2/thùng; size 10-12 oz LBS 1,62 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 11-13 oz LBS 1,87 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 2 LBS/ túi x 10/thùng; size 5-7 oz LBS 1,44 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 7-9 oz LBS 1,40 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 15 Lbs/thùng, size: 5/7(oz/pc). LBS 1,69 CIF
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng, size: 7/9 LBS 1,83 DDP
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; (Block) 10 LBS/ hộp X 4/ thùng; size 8-10 oz LBS 1,67 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 5-7 oz LBS 1,39 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh;15 LBS/thùng; size 7-9 oz LBS 1,49 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh;(Block) 11 LBS X 2/thùng; size: 10-12 oz LBS 1,71 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh;15 LBS/thùng; size 5-7 oz LBS 1,61 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; (Block) 10 LBS/ hộp X 4/thùng; size 6-8 oz LBS 1,54 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; (Block) 11 LBS X 2/ thùng; size 12-14 oz LBS 1,69 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 1.5 LBS/ túi X 20/thùng; size 7-9 oz LBS 1,51 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 2 LBS/ túi X 5/thùng; size 7-9 oz; LBS 1,51 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 5-7 oz LBS 1,39 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 9-11 oz LBS 1,54 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/thùng; size: 3-5 oz LBS 1,38 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 13.5 LBS/ thùng; size 7-9 oz LBS 1,36 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 9-11 oz LBS 1,54 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: (Block) 11 LBS X 2/thùng; size 8-10 oz LBS 1,47 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/thùng; size: 7-9 oz LBS 1,38 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/thùng; size: 3-5 oz LBS 1,94 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 3-5 oz LBS 1,47 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/thùng; size 9-11 oz LBS 1,77 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 15Lbs/thùng, size: 7/9(oz/pc) LBS 1,43 CIF
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 3-5 oz LBS 1,44 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 2 LBS/túi X 10 thùng; size 5-9 oz LBS 1,97 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 5-7 oz LBS 1,44 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 9-11 oz LBS 1,44 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 7-9 oz LBS 1,52 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 7-9 oz LBS 1,52 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 2.5 LBS/túi X 12/thùng; size 5-7 oz LBS 2,14 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 9-11 oz LBS 1,74 CFR
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 2-3 oz LBS 1,84 CFR
03032400 Cá tra cắt khoanh đông lạnh. Hàng đóng gói 30 Lbs/thùng,size 2.5-3cm LBS 1,37 DDP
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 2 x 11Lbs/thùng, size: 12/14(oz/pc) LBS 1,58 CIF
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 2 x 11Lbs/thùng, size: 8/10(oz/pc) LBS 1,61 CIF
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 15Lbs/thùng, size: 5/7(oz/pc) LBS 1,61 CIF
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng LBS 1,45 FOB
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng LBS 1,45 FOB
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng, size: 5/7 (oz/pc) LBS 1,32 FOB
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng, size: 3/5 (oz/pc) LBS 1,37 FOB
03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng, size: 5/7 (oz/pc) LBS 1,32 FOB
19 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
thống kê thương mại
XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT Nam TỪ 1/1 ĐẾN 15/8/2021
Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)
TOP 10 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU LỚN NHẤT(triệu USD)
Thị trường
Nửa đầu
T8/2021
So sánh
2020 (%)
Từ 1/1 –
15/8/2021
Thị phần
(%)
So sánh
2020 (%)
CPTPP 62,176 -30,5 1.359,101 25,9 6,8
Mỹ 72,673 -10,6 1.209,885 23,1 32,1
TQ và HK 34,878 -43,2 642,441 12,3 -13,2
EU 27,754 -44,5 624,222 11,9 12,9
Hàn Quốc 25,120 -24,2 462,224 8,8 1,9
Anh 7,685 -63,3 192,322 3,7 -5,0
Thái Lan 6,417 -32,2 159,960 3,1 19,1
Nga 5,410 -3,7 107,895 2,1 61,2
Đài Loan 2,454 -47,9 67,009 1,3 2,9
Israel 2,021 -39,5 43,162 0,8 36,8
Các TT khác 16,765 -12,8 370,331 7,1 11,3
TỔNG 263,353 -30,5 5.238,554 100,0 9,9
SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHÍNH (triệu USD)
Sản phẩm
Nửa đầu
T8/2021
So sánh
2020 (%)
Từ 1/1 –
15/8/2021
So sánh
2020 (%)
Tôm các loại 119,150 -34,7 2.291,545 9,4
Tôm chân trắng 91,221 -33,0 1.761,821 18,0
Tôm sú 20,470 -16,4 345,949 -2,1
Tôm hùm 0,729 -92,8 22,679 -75,3
Tôm đỏ 0,348 -75,2 13,427 2,9
Tôm khác 6,383 -38,0 147,670 3,4
Cá tra 42,768 -26,2 949,442 11,8
Cá ngừ 20,269 -28,6 440,551 14,5
Cá ngừ mã HS 16 7,178 -54,9 202,645 2,4
Cá ngừ mã HS 03 13,091 5,0 237,906 27,2
Cá các loại khác 49,470 -30,3 1.040,515 8,1
Chả cá & Surimi 14,790 2,6 244,549 35,1
Cá hồi 7,813 -27,3 156,595 -5,4
Cá nục 3,103 -21,8 74,255 25,4
Cá cơm 2,856 -66,3 66,642 6,0
Cá saba 2,870 -11,5 43,386 -6,0
Cá chẽm 2,025 -25,3 33,738 1,0
Cá Minh thái 1,371 -35,5 33,643 -5,5
Cá tuyết 0,938 -67,6 29,073 -16,3
Cá chỉ vàng 0,588 -46,3 27,032 33,2
Cá khác 13,115 -38,5 331,602 2,3
Nhuyễn thể 24,819 -16,3 421,583 10,8
Mực 10,779 -21,7 175,031 0,5
Bạch tuộc 8,027 -25,8 162,228 14,5
Nhuyễn thể HMV 5,751 32,3 79,349 39,6
Nhuyễn thể khác 0,263 -63,7 4,975 -37,6
Cua, ghẹ & Giáp xác khác 6,877 -25,4 94,917 -1,2
Cua 4,067 -33,7 53,026 -21,5
Ghẹ 2,734 -8,2 40,588 45,1
Giáp xác khác 0,075 -25,7 1,303 107,4
TỔNG TS 263,353 -30,5 5.238,554 9,9
KHÓA ĐÀO TẠO
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 ngày càng căng thẳng, Hiệp hội VASEP xin được chia sẻ các khó khăn tới cộng đồng
doanh nghiệp thuỷ sản đang phải đối mặt để giữ vững nguồn lực và duy trì sản xuất, xuất khẩu. Nhằm góp phần hỗ trợ DN
vượt qua khó khăn và thúc đẩy nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng vệ sinh thực phẩm, Hiệp hội VASEP xin gửi tới quý
DN chương trình tập huấn miễn phí dành cho đội ngũ kỹ thuật, giám sát và thực hiện công tác vệ sinh tại DN.
Là một trong những yêu cầu bắt buộc kiểm soát thuộc chương trình kiểm soát vệ sinh (SSOP) của hệ thống HACCP,
“Vệ sinh bề mặt tiếp xúc thực phẩm” đặt ra yêu cầu DN phải kiểm soát chặt chẽ công đoạn này nhằm ngăn chặn các
mối nguy tiềm ẩn, sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh và nguồn lây nhiễm, nhiễm chéo có hại thâm nhập vào sản
phẩm, qui trình sản xuất.
Để làm tốt công tác này, không những đòi hỏi cán bộ phụ trách thực hiện đúng qui trình, thao tác, mà đòi hỏi đội ngũ
thực hiện, giám sát, kỹ thuật am hiểu rõ các loại chất bẩn, phương pháp xử lý và các loại hoá chất sử dụng tương ứng.
Nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng lực thực hiện và giám sát quy trình vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ sản
xuất, biện pháp vệ sinh – làm sạch và quản lý hiệu quả công tác vệ sinh trong DN. Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội
VASEP phối hợp cùng Công ty TNHH SARAYA GREENTEK tổ chức chương trình tập huấn cho các DN, đặc biệt với sự
chia sẻ thông tin của các chuyên gia Nhật Bản: (1) Ông Shinichi Kato - Giám đốc Bộ phận Phát triển Sản phẩm, Trung tâm
Nghiên cứu Sinh Hóa của Công Ty Saraya, Nhật Bản; (2) Ông Hiroshi Shimodaira - Tổng Giám Đốc Công ty Saraya
Goodmaid (Malayia) và các chuyên gia Saraya Việt Nam.
Tổng quan chương trình:
Ban tổ chức trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp cử cán bộ tham dự chương trình:
Ban Tổ chức trân trọng kính mời Quý DN đăng ký cán bộ tham dự chương trình. Vui lòng đăng trước ngày 15/9/2021.
Chi tiết chương trình xin liên hệ Anh Ngọc Hòa, Mobile: 0989 618 724 ; email: ngochoa@vasep.com.vn.
Hoặc xem tại: http://daotao.vasep.com.vn/
- Thời gian: Thứ 5, Sáng ngày 16/9/2021 (từ 08:00 – 12:00).
- Hình thức: Trực tuyến trên ứng dụng Zoom.
- Ngôn ngữ: Có phiên dịch sang tiếng Việt
- Nội dung chính:
+ Yêu cầu cơ bản về vệ sinh và sát khuẩn trong doanh nghiệp chế biến thủy sản;
+ Hiệu quả sử dụng hóa chất vệ sinh và sát khuẩn trong công tác vệ sinh trong DN chế biến thủy sản.
+ Các sản phẩm vệ sinh và sát khuẩn phù hợp và hiệu quả cho nhà máy thủy sản tại Việt Nam.
+ Các nguyên tắc và phương pháp vệ sinh và sát khuẩn hiệu quả trong doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.
+ Ứng dụng vệ sinh và sát khuẩn – Áp dụng thực tiễn trong điều kiện các nhà máy thuỷ sản tại Việt Nam.
+ Thảo luận và hỏi đáp cùng chuyên gia.
- Thành phần tham dự: Quản lý các cấp liên quan đến chất lượng, SX, vật tư, vệ sinh. Quản đốc PX,
tổ trưởng SX, QA/QC, QLSX, Cán bộ phụ trách vệ sinh.
- Phí tham dự: MIỄN PHÍ.
Trực tuyến – Miễn phí – Ngày 16/9/2021
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VỆ SINH
VÀ LÀM SẠCH CÁC LOẠI BỀ MẶT TIẾP XÚC THỰC PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
21 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
(vasep.com.vn) Trước diễn biến
phức tạp của dịch Covid-19, từ
tháng 7/2021 đến nay tình hình sản
xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và
tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó
khăn, các nhà máy chế biến tôm
phải giảm hoạt động, thu mua tôm
bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19
chậm được khống chế, giãn cách xã
hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất
và cung ứng tôm.
Giá tôm giảm
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, mặc dù sản lượng
tôm nước lợ 8 tháng đầu năm 2021 tăng 1% so với
cùng kỳ năm 2020, nhưng giá tôm thương phẩm hiện
nay giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với năm ngoái,
thậm chí có vùng giảm hơn 20.000 đồng/kg.
Giá tôm tại Cà Mau hiện giảm liên tục, thậm chí giảm
tới 30% so với thời điểm trước dịch. Giá tôm giảm mạnh
đã tác động tiêu cực đến tình hình thả giống nuôi tôm
tại Cà Mau, hiện chỉ đạt khoảng 30-40% diện tích thả
nuôi vụ mới.
Giá tôm tại Bạc Liêu cũng giảm tới 40-50%, khiến người
nuôi tôm điêu đứng. Giá tôm tại Sóc Trăng giảm từ
10.000-20.000 đồng/kg bởi các cơ sở chế biến không
có nhu cầu nguyên liệu cao do bị thu hẹp hoạt động
còn 30-50% công suất do hoạt động “3 tại chỗ”.
Nhà máy chế biến giảm công suất
Theo phản ánh của các DN chế biến tôm tại Cà Mau,
Sóc Trăng và Bạc Liêu - ba địa phương dẫn đầu về sản
lượng và sản xuất tôm của cả nước, hiện nay, diễn biến
dịch bệnh Covid-19 phức tạp và các tỉnh đều thực hiện
giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên không chỉ việc lưu
thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm
gặp khó khăn mà các nhà máy cũng đã phải giảm công
suất chế biến 60-70%, thiếu hụt công nhân, chi phí
tăng cao.
Chi phí cho sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm
đến” rất cao vì doanh nghiệp phải thuê nhà trọ, khách
sạn, thậm chí thuê cả đội xe vận chuyển công nhân…
Vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cho nuôi tôm gặp
nhiều ách tắc khi đi qua các chốt trạm.
Tín hiệu thị trường
Những khó khăn từ khâu sản xuất, chế biến đã tác động
lên kim ngạch XK tôm. Nửa đầu tháng 8/2021, XK tôm
Việt Nam đạt 119,2 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ
năm ngoái. Dự kiến giá trị XK tôm trong cả tháng 8 năm
nay sẽ giảm từ 35-40% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, nhu cầu từ các thị trường có nhiều tín hiệu
tích cực. Thị trường Mỹ và EU đã nới lỏng giãn cách, mở
cửa trở lại và vaccine được tiêm diện rộng. Nhu cầu NK
tôm từ các thị trường này rất cao từ nay đến tháng 11
để phục vụ Noel, nhất là nhu cầu NK tôm cỡ lớn. Theo
các DN xuất khẩu, đơn hàng được ký rất nhiều, chỉ lo
sản xuất không đủ để đáp ứng.
DN giảm thu mua tôm nguyên liệu do giảm công suất
chế biến bởi hoạt động 3 tại chỗ. Điều này tác động
tới giá tôm. Người nuôi lo lắng giảm thả nuôi, nguy cơ
thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng trong quý cuối năm
nay.
Các chuyên gia khuyến cáo bà con tiếp tục thả nuôi
nhưng với mật độ thưa để thu hoạch được tôm cỡ lớn,
đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.
Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản
Minh Phú cho biết nhu cầu thị trường đối với tôm cỡ
lớn rất tốt với giá xuất cao. Để tăng công suất trong
điều kiện thiếu công nhân hiện tại, nhà máy phải tăng
sản xuất size lớn. Khuyến cáo bà con thả mật độ thưa
100-120 con/m2 so với mật độ cao trước đây là 250 –
300 con/m2. Hiện tại size 10-45 con/kg đang được ký
hợp đồng nhiều. Loại 40 con/kg đang được thị trường
Mỹ đặt hàng nhiều. Bà con yên tâm thả giống, khi tình
hình giãn cách ổn định, DN sẽ đẩy giá mua tăng lên.
Minh Phú cũng sản xuất tôm giống, Minh Phú cho biết
sẽ cùng với các đơn vị tôm giống có chính sách hỗ trợ
giảm giá, nâng chất lượng tôm giống để bà con nuôi
thành công.
Trong thời gian tới, khi việc tiêm vaccine đã đạt được
sự bao phủ nhất định, cơ quan hữu quan nên có chiến
lược phù hợp, chính sách hợp lí cho từng địa phương
để vừa phòng chống dịch vừa phát triển sản xuất, đạt
mục tiêu kép.
Các địa phương cần tăng cường các biện pháp tuyên
truyền, tiếp tục duy trì sản xuất nuôi tôm nước lợ tránh
xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu phục vụ chế
biến, xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2021 và năm
2022. Kiến nghị ngành Ngân hàng, các tổ chức tài
chính... tham gia hỗ trợ cùng nhà máy chế biến bằng
việc hạ lãi suất cho vay thu mua tôm nguyên liệu cho
người nuôi, tạo điều kiện cho tái sản xuất.
Kim Thu
Kịp thời gỡ khó ngành tôm để đáp ứng nhu cầu cao từ các thị trường
22 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
(vasep.com.vn)Tính đến hết tháng
7, tỉnh Sóc Trăng đang dẫn đầu cả
nước về xuất khẩu thủy sản với 570
triệu USD, chiếm 11,3% tổng kim
ngạch. Trong đó, xuất khẩu tôm
chiếm 94% với 535 triệu USD, còn
lại là các sản phẩm chả cá, surimi,
mực, bạch tuộc và nhuyễn thể khác.
Sóc Trăng Cà Mau Bạc Liêu dẫn đầu
cả nước về xuất khẩu tôm
Sóc Trăng cũng dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm,
chiếm gần 1/4 xuất khẩu tôm của cả nước, trong đó
95% giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh là từ tôm chân trắng,
tôm sú chỉ chiếm khoảng 4%. Hiện nay Sóc Trăng có
khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong
đó top 5 doanh nghiệp lớn nhất đều chuyên chế biến,
xuất khẩu tôm, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của tỉnh.
Đứng sát sau Sóc Trăng về doanh số XK thủy sản 7
tháng đầu năm 2021 là tỉnh Cà Mau với 543 triệu USD,
chiếm 10,7%. Cùng với Sóc Trăng, Cà Mau cũng có thế
mạnh về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm. Theo
đó, xuất khẩu tôm trong 7 tháng đầu năm nay chiếm
91% giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Mặt hàng xuất
khẩu nhiều thứ 2 là chả cá, surimi, chiếm gần 6%. Xét
riêng về sản phẩm tôm sú xuất khẩu, Cà Mau vẫn đứng
đầu cả nước, chiếm 54% kim ngạch, với trên 175 triệu
USD trong 7 tháng đầu năm. Một số công ty hiện đang
xuất khẩu nhiều tôm sú là Minh Phú, Minh Cường,
Anh Khoa, CASES, Phú Cường-Kiên Cường, Nam Việt…
Cà Mau có khoảng 60 doanh nghiệp xuất khẩu thủy
sản, trong đó top 5 gồm Minh Phú, Cases, Minh Quý,
CAMIMEX và SEAPRIMEXCO chiếm 69% xuất khẩu thủy
sản của tỉnh.
Với 269 triệu USD xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm,
Bạc Liêu đứng thứ 7 về doanh số thủy sản, nhưng về
xuất khẩu tôm, Bạc Liêu có kinh ngạch lớn thứ 3. Với
giá trị 255 triệu USD, tôm cũng chiếm gần 95% xuất
khẩu thủy sản của tỉnh, trong đó tôm chân trắng chiếm
76%, tôm sú chiếm 22%. Bạc Liêu có khoảng 30 công ty
xuất khẩu thủy sản. Những tên tuổi hàng đầu là Ngọc
Trinh, Ngọc Trí, South Vina Shrimp, Seaprodex Minh
Hải, Trang Khanh đều là những doanh nghiệp tôm lớn,
chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Tính đến nay, 3 tỉnh trọng điểm về nuôi, chế biến và
xuất khẩu tôm Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu chiếm
61% xuất khẩu tôm của cả nước. Diễn biến và kết quả
xuất khẩu tôm của Việt Nam đang và sẽ phụ thuộc và
tình hình sản xuất và xuất khẩu của 3 tỉnh. Vừa qua,
dịch Covid bùng phát mạnh ở Tp. Hồ Chí Minh và các
tỉnh phía Nam trong đó có 3 tỉnh này. Tuy nhiên, với
những quyết sách và giải pháp phòng chống dịch linh
hoạt của địa phương, đặc biệt là Sóc Trăng, dự kiến sản
xuất và xuất khẩu của Sóc Trăng và 2 tỉnh này sẽ sớm
hồi phục trong những tháng cuối năm và sẽ là động lực
khôi phục xuất khẩu thủy sản của cả nước trong thời
gian tới.
Lê Hằng
Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm
Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Sóc Trăng
(theo giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021)
STT Doanh nghiệp
1 Công ty Cổ phầnThuỷ sản SócTrăng (STAPIMEX)
2 Công ty Cổ phầnThực phẩm SaoTa (FIMEXVN)
3 Công ty CPThủy sản sạchViệt Nam (VINA CLEANFOOD)
4
Công ty Cổ phần Chế biến thủy sảnTài Kim Anh (TAIKA
SEAFOOD)
5 Công ty Cổ phần Chế biếnThủy sản Út Xi (UTXI Co.)
6 Công tyTNHH Khánh Sủng (KHANH SUNG SEAFOOD)
7
Công ty Cổ phầnThực phẩmThái Hòa (THAI HOA
FOODS)
8 Công tyTNHH Minh Đăng (MD CO.)
9
Công ty Cổ phầnThực phẩm Khang An (KHANG AN
FOODS)
10
Công tyTNHH Chế biến Hải sản XK Khánh Hoàng
(KHANH HOANG SEAPREXCO.LTD)
23 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên
liệu của Indonesia tiếp tục giảm trong tuần 33 (16-
22/8/2021).
Giá tôm chân trắng cỡ 30 con và 60 con giảm xuống
92.227 IDR/kg và 66.409 IDR/kg trong khi giá tôm cỡ 80
và 100 con giảm xuống 59.045 IDR/kg và 48.409 IDR/
kg. Tuy nhiên, giá tôm cỡ lớn 40 con/kg tăng lên 81.227
IDR/kg.
Tính theo USD, giá tôm đạt 6,40 USD/kg và 5,64 USD/kg
với 30 và 40 con/kg; 4,61 USD/kg với 60 con; 4,10 USD/
kg và 3,36 USD/kg với 80 và 100 con/kg.
Trong khi đó, giá tôm tại tỉnh sản xuất tôm chính của
Indonesia (Đông Java) giảm đối với tất cả các cỡ trong
giai đoạn này.
tôm
Indonesia: Giá tôm tiếp tục giảm trong tuần 33
24 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
(vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên
liệu cỡ nhỏ tại bang Andhra Pradesh của Ấn Độ tăng
trong tuần 33 (16-22/8/2021).
Tại bang này, giá tôm cỡ 80 con và 100 con/kg tăng 6%
và 5% so với tuần trước đó, đạt 255 INR/kg (3,65 USD/
kg) và 220 INR/kg.
Giá tại đầm tôm cỡ trung bình và lớn tăng 5% so với
tuần trước đó, đạt 305 INR/kg với 60 con/kg, tăng 4%
và 3% đạt 390 INR/kg và 490 INR/kg với 40 con và 30
con/kg.
Tính theo USD, giá tôm đạt 6,6 USD/kg và 5,26 USD/
kg với 30 và 40 con/kg; 4,11 USD với 60 con/kg và 3,44
USD/kg và 2,96 USD/kg với 80 con và 100 con/kg.
Ngược lại, giá tạiTây Bengal ổn định với tất cả các cỡ trừ
cỡ 80 và 100 con/kg tăng nhẹ đạt 210 INR và 180 INR/
kg trong tuần 33.
Giá tại đầm tôm cỡ 30 con và 40 con ổn định ở mức 395
INR/kg và 315 INR/kg trong tuần thứ 7 liên tiếp, giá tôm
cỡ 60 con đạt 250 INR/kg.
Tính theo USD, giá tôm đạt 5,32 USD/kg và 4,25 USD/
kg với 30 và 40 con/kg; 3,37 USD/kg với 60 con và 2,83
USD/kg và 2,43 USD/kg với 80 con và 100 con/kg.
Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu tại bang
Gujarat ổn định với tất cả các cỡ.
Giá tôm cỡ lớn 30 và 40 con vẫn ổn định ở mức 440 INR
và 330 INR/kg trong khi giá tôm cỡ trung bình và nhỏ,
60, 80 và 100 con/kg cũng ổn định, lần lượt đạt 280 INR,
235 INR và 200 INR/kg.
Tính theo USD, giá tôm đạt 5,93 USD/kg và 4,45 USD/kg
với 30 và 40 con; 3,77 USD/kg với 60 con; 3,17 USD/kg
và 2,70 USD/kg với 80 và 100 con/kg.
(Theo undercurrentnews)
Ấn Độ: Giá tôm cỡ nhỏ tăng ở bang Andhra Pradesh, Tây Bengal
Giá tôm cỡ 30,40 và 60 con/kg giảm xuống 92.000 IDR/
kg, 81.000 IDR/kg và 67.000 IDR/kg trong khi giá tôm cỡ
80 và 100 con/kg giảm xuống 61.000 IDR/kg và 49.000
IDR/kg trong tuần 33.
Giá tôm tất cả các cỡ ở Trung Java giảm trừ cỡ 30 con
vẫn ổn định ở mức 95.000 IDR/kg. Giá tôm cỡ 40 và 60
con giảm xuống 84.000 IDR và 67.000 IDR/kg trong khi
giá tôm cỡ 80 con và 100 con giảm xuống 56.000 IDR/
kg và 49.000 IDR/kg trong tuần 33.
Giá tôm ở Tây Nusa Tenggara cũng giảm với tất cả các
cỡ với giá tôm cỡ 30 con và 40 con/kg giảm xuống
90.000 IDR và 79.000 IDR/kg trong tuần 33.
(Theo undercurrentnews)
25 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
(vasep.com.vn) Tính tới tuần thứ 3 của tháng 8/2021,
giá tôm củaThái Lan và bang sản xuất chính của Ấn Độ,
Andhra Pradesh vẫn ở mức thấp nhất so với các nước
sản xuất tôm chính khác trên thế giới.
Tính theo USD, giá tôm của Trung Quốc, Indonesia, Việt
Nam và Ecuador vẫn cao hơn so với giá tôm của bang
Andhra Pradesh và Thái Lan.
Tuy nhiên, trong khi giá tôm Thái Lan tiếp tục đi xuống
thì giá tôm của bang Andhra Pradesh tăng nhẹ sau khi
đạt mức thấp nhất kể từ đại dịch bắt đầu bùng phát
trong tuần 28.
Giá tôm Thái Lan và Ấn Độ vẫn thấp nhất thế giới
26 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
Giá tôm nguyên liệu của Trung Quốc vẫn ổn định, ở
mức cao nhất thế giới. Giá tôm cỡ 60 con/kg tại Quảng
Đông, Trung Quốc ổn định ở mức 6,63 USD/kg trong
tuần 31 (2-8/8/2021) so với tuần trước đó.
Giá tôm Trung Quốc cao hơn gần 2 USD/kg so với giá
tôm cùng cỡ của Ecuador. Giá tôm Ecuador xếp thứ 2.
Giá tôm cỡ 60 con của Thái Lan đạt 3,82 USD/kg trong
tuần 33 trong khi giá tôm cỡ 60 con tại Andhra Pradesh
tăng 5% đạt 4,11 USD/kg trong tuần 33.
Giá tôm các cỡ của Thái Lan vẫn ở mức thấp nhất từ
năm 2018. Giá tôm đạt 3,82 USD/kg với 60 con, 3,60
USD/kg với 70 con và 3,22 USD/kg với 80 con/kg trong
tuần 33 trong khi nước này đang phải đối mặt với số ca
nhiễm Covid tăng mạnh.
Tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, giá tại đầm tôm
chân trắng đạt mức thấp nhất kể từ năm 2020 với giá
đạt 6,64 USD/kg với 60 con; 5,52 USD/kg với 80 con và
3,70 USD/kg với 120 con/kg.
Hiện người nuôi đang sản xuất nhiều tôm sú hơn do
giá tốt hơn và phục vụ tiêu thụ nội địa, theo Hiệp hội
ngành thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.
Năm2020,giátômtấtcảcáccỡcủaEcuadorgiảmmạnh
do nhu cầu NK tôm của nước này từ Trung Quốc giảm
do khó khăn gây ra bởi dịch bệnh Covid. Tuy nhiên, giá
tôm Ecuador hiện cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Nhu cầu NK tôm Ecuador từ Mỹ và EU đều ổn định.
Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu của Ecuador
đạt 6,40 USD/kg với 20/30 con; 5,55 USD/kg với 30/40;
5 USD/kg với 40/50; 4,65 USD/kg với 50/60; 4,35 USD/
kg với 60/70; 3,80 USD/kg với 70/80; 3,30 USD/kg với
80/100; 3 USD/kg với 100/120 và 2 USD/kg với 120/140
trong tuần 33.
(Theo undercurrentnews)
27 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
(vasep.com.vn) Tháng 7/2021, nhập khẩu tôm nước
ấm đông lạnh của Trung Quốc giảm 15% so với tháng
trước đó, đạt 42.000 tấn, theo số liệu của Hải quan
Trung Quốc. Giá trị NK đạt 258 triệu USD trong khi giá
NK trung bình đạt 6,12 USD/kg.
Các nhà NK tôm của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn
bởi phí kiểm tra tăng và hàng hóa bị đình trệ tại cảng
do Trung Quốc siết chặt kiểm tra hàng thủy sản NK để
phòng chống dịch Covid.
NK tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc giảm 26%
so với cùng kỳ năm 2020. So với tháng 7/2019, NK giảm
32%.
NK vào Trung Quốc từ Ecuador giảm 38% đạt 22.800
tấn. Ngược lại, NK từ Ấn Độ tăng 30% đạt 13.000 tấn.
Đầu tháng 8/2021, các nhà NK tôm củaTrung Quốc cho
biết nhu cầu nội địa Trung Quốc đang giảm do nước
này đang phải đối mặt với những khó khăn do Covid
gây ra.
Nhu cầu nội địa giảm và các vấn đề về logistic khiến NK
tôm 7 tháng đầu năm nay của Trung Quốc giảm 21%
đạt 313.000 tấn. Giá trị NK giảm 23% so với cùng kỳ
năm ngoái, đạt 1,76 tỷ USD.
(Theo undercurrentnews)
Trung Quốc: Nhập khẩu tôm giảm trong tháng 7/2021
28 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
(vasep.com.vn) Mặc dù Ấn Độ vẫn là nguồn cung tôm
lớn nhất cho Mỹ trong tháng 6/2021 nhưng Ecuador
vươn lên vị trí thứ 2 về cung cấp tôm cho Mỹ và đang
có xu hướng cạnh tranh mạnh với Ấn Độ trên thị trường
này.
Ecuador XK 22.550 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 161,7 triệu
USD trong tháng 6/2021, cao hơn Indonesia (vốn là
nguồn cung tôm lớn thứ hai cho Mỹ sau Ấn Độ).
Tháng 6/2021, tổng XK tôm của Ecuador đạt 70.000 tấn,
trị giá 415 triệu USD, tăng 25% về khối lượng và 42% về
giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá trung bình NK tôm Ecuador vào Mỹ trong tháng
6/2021 đạt 7,17 USD/kg, tăng 19% so với tháng 6/2020.
Từ trước tới nay, Ecuador là một trong những nguồn
cung tôm chân trắng giá thấp nhất cho Mỹ tuy nhiên
hiện tại giá đã tăng hơn.
Ecuador đã một vài lần trở thành nguồn cung tôm lớn
thứ 2 cho Mỹ vào tháng 4/2021 và tháng 8/2020. Tuy
nhiên, 6 tháng đầu năm nay, Ecuador là nguồn cung lớn
thứ hai cho Mỹ với lượng XK 90.289 tấn tôm, trị giá 609.5
triệu USD, tăng 86% về khối lượng và 107% về giá trị so
với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với sự gia tăng sản xuất và XK, các nhà XK tôm
Ecuador cũng đang tăng thị phần tại thị trường Mỹ ít
nhất từ tháng 7/2020 khi Trung Quốc tạm dừng NK tôm
từ một số công ty XK tôm lớn của Ecuador do lo ngại
Covid-19.
Nhìn chung, Mỹ vẫn duy trì nhu cầu ổn định về NK tôm
trong năm 2021. Nước này NK 76.474 tấn tôm, trị giá
643,4 triệu USD trong tháng 6/2021, tăng 50% về khối
Tôm Ecuador tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ
29 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
lượng và 52% về giá trị so với tháng 6/2020. Giá NK trung
bình đạt 8,41 USD/kg, tăng 2% so với tháng 6/2020 (8,28
USD/kg) tuy nhiên giảm 1% so với tháng 5/2021 (8,46
USD/kg).
Tính tới tháng 6 năm nay, Mỹ NK 403.668 tấn tôm, trị giá
3,4 tỷ USD, tăng 31% về khối lượng và 30% về giá trị so
với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 6/2021 là tháng thứ bảy
liên tiếp lượng tôm NK vào Mỹ tăng.
Ấn Độ chiếm 33% tổng NK tôm của Mỹ trong tháng
6/2021. Nước này XK sang Mỹ 25.509 tấn tôm, trị giá
210,8 triệu USD, tăng 116% về khối lượng và 105% về giá
trị so với tháng 6/2020. Sau khi sụt giảm liên tục về XK
tôm sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay do ảnh hưởng
của Covid, từ tháng 5 năm nay, XK tôm Ấn Độ sang Mỹ
đã phục hồi.
Ấn Độ là nước đứng thứ 3 thế giới về số ca tử vong do
Covid-19 sau Mỹ và Brazil với 400.000 ca. Mặc dù gặp
nhiều khó khăn, Ấn Độ vẫn XK 143.143 tấn tôm sang Mỹ,
trị giá 1,2 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 28% về
khối lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá trung bình XK tôm Ấn Độ sang Mỹ trong tháng
6/2021 đạt 8,26 USD/kg, giảm 5% so với tháng 6/2020.
Tháng 6/2021, XK tôm Indonesia sang Mỹ đạt 13.602
tấn, trị giá 118,5 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm
ngoái. Giá XK trung bình đạt 8,71 USD/kg, tăng 5% so
với cùng kỳ năm 2020. 6 tháng đầu năm nay, nước này
XK 88.883 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 666,2 triệu USD, tăng
15% về khối lượng và 16% về giá trị so với cùng kỳ năm
ngoái.
Mặc dù tổng NK tôm của Mỹ tăng trong tháng 6/2021,
NK tôm vào Mỹ từ Trung Quốc, Mexico, Thái Lan vẫn
giảm trong tháng 6.
Trung Quốc, trước đây đã từng là nguồn cung tôm lớn
nhất cho Mỹ, vẫn phải đối mặt với tác động từ cuộc
chiến thương mại với Mỹ đã kéo dài 3 năm. Trung Quốc
XK 607 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 3,4 triệu USD trong tháng
6/2021, giảm 44% về khối lượng và 40% về giá trị so với
30 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
cùng kỳ. Giá trung bình NK đạt 5,56 USD/kg, tăng 7% so
với cùng kỳ.
6 tháng đầu năm nay, Mỹ NK 3.634 tấn tôm từ Trung
Quốc, trị giá 19,2 triệu USD, giảm 36% về khối lượng và
34% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Mexico vàThái Lan cũng giảm
trong tháng 6/2021.
(Theo undercurrentnews)
KimThu
31 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021
tôm
XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM TỪ 1/1 ĐẾN 15/8/2021
Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam)
SẢN PHẨM TÔM XK TỪ 1/1 ĐẾN 15/8/2021
STT Quy cách sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%)
So sánh cùng kỳ
(%)
1
Tôm chân trắng
Trong đó: -Tôm chân trắng chế biến (thuộc mã HS16)
-Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)
1.761,821 76,9 18,0
788,522 12,4
973,299 23,0
2
Tôm sú
Trong đó: -Tôm sú chế biến khác (thuộc mã HS16)
-Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)
345,949 15,1 -2,1
39,395 -5,5
306,554 -1,6
3
Tôm biển khác
Trong đó: -Tôm loại khác chế biến đóng hộp (thuộc mã HS16)
-Tôm loại khác chế biến khác (thuộc mã HS16)
-Tôm loại khác khô (thuộc mã HS03)
-Tôm loại khác sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03)
183,775 8,0 -25,8
2,433 13,2
101,823 0,4
15,681 21,3
63,838 -51,3
Tổng XK tôm (1+2+3) 2.291,545 100,0 9,4
THỊ TRƯỜNG
Tháng
7/2021 (GT)
Nửa đầu
T8/2021
Tỷ lệ GT (%)
So với cùng
kỳ 2020 (%)
Từ 1/1 –
15/8/2021 (GT)
Tỷ lệ GT (%)
So với cùng
kỳ 2020 (%)
Mỹ 144,605 36,850 30,9 -23,3 621,471 27,1 28,6
CPTPP 99,161 26,259 22,0 -34,9 608,206 26,5 11,0
Nhật Bản 60,126 14,174 11,9 -31,0 364,586 15,9 4,1
Australia 17,607 4,988 4,2 -40,5 111,309 4,9 60,6
Canada 17,880 5,481 4,6 -42,8 103,193 4,5 3,0
Singapore 2,059 0,608 0,5 -3,8 13,353 0,6 -0,6
EU 64,533 15,521 13,0 -47,1 335,660 14,6 18,1
Đức 16,426 3,497 2,9 -44,3 87,050 3,8 31,8
Hà Lan 17,300 3,495 2,9 -62,5 85,691 3,7 6,7
Bỉ 12,016 3,021 2,5 -44,4 56,571 2,5 7,0
Pháp 5,271 1,366 1,1 -58,2 30,954 1,4 6,4
TQ&HK 46,044 15,118 12,7 -38,8 241,843 10,6 -20,4
Hồng Kông 8,360 2,877 2,4 8,1 49,444 2,2 16,4
Hàn Quốc 35,777 12,283 10,3 -25,3 216,061 9,4 0,3
Anh 29,659 6,386 5,4 -57,1 139,606 6,1 1,4
Nga 4,826 1,558 1,3 -6,3 28,644 1,2 77,1
Đài Loan 3,281 0,380 0,3 -81,1 25,156 1,1 -11,2
Các TT khác 12,938 4,795 4,0 -3,9 74,898 3,3 -3,2
TỔNG 440,824 119,150 100,0 -34,7 2.291,545 100,0 9,4
GT: Giá trị (triệu USD)
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021
Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021

More Related Content

What's hot

Xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt namXuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Cat Love
 
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat banSo tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
Advantage Logistics
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
Luu Quan
 

What's hot (19)

Word TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sảnWord TMQT thủy sản
Word TMQT thủy sản
 
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt namXuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
Xuất khẩu thuỷ sản ở việt nam
 
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt NamĐề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
Đề tài: Phân tích thực trạng của ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Khóa luận.
Khóa luận.Khóa luận.
Khóa luận.
 
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
Cap+nhat+thi+truong+det+may+17.12
 
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOTLuận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
Luận văn: Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản, HOT
 
Slide TMQT
Slide TMQTSlide TMQT
Slide TMQT
 
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat banSo tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
So tay quy dinh nhap khau thuy san vao nhat ban
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 8.2021
 
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
VCOSA Báo Cáo Thống Kê Cập Nhật Ngành Bông - Sợi - Tháng 11.2021
 
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
Ban tin thi_truong_nlts_20.4.2020
 
Quan tri du an
Quan tri du anQuan tri du an
Quan tri du an
 
Tng analysis
Tng analysisTng analysis
Tng analysis
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ NEW ZEALAND ĐẾN HOẠT ĐỘ...
 
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
[Công nghệ may] báo cáo tổng hợp tại tổng công ty cổ phần dệt may hà nội và n...
 

Similar to Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021

53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
Bảo Mơ
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Nguyễn Công Huy
 
Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa 16.09.2013 (2)
Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)
Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa 16.09.2013 (2)
thanh hoa bamboo charcoal
 

Similar to Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021 (20)

Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu g...
 
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)53 tp 2   n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
53 tp 2 n9 - tôm sú vỏ bỏ đầu đông lạnh dạng block (bài hoàn chỉnh)
 
VietnamWorks: Report on COVID-19 & Vietnam Labor Market
VietnamWorks: Report on COVID-19 & Vietnam Labor MarketVietnamWorks: Report on COVID-19 & Vietnam Labor Market
VietnamWorks: Report on COVID-19 & Vietnam Labor Market
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
 
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về nông sản, 9 ĐIỂM, HAY
 
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢNTÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
 
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
39_Đỗ Thùy Trang_20051180.pdf
 
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (36).doc
 
Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docxTiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
Tiểu luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp.docx
 
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docxTiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
Tiểu Luận Đẩy Mạnh Phát Triển Xuất Khẩu Xoài Đồng Tháp, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Phát Triển Xuất Khẩu Nông Sản Của Công Ty Intimex Trong Bối Cảnh Khủ...
Luận Văn Phát Triển Xuất Khẩu Nông Sản Của Công Ty Intimex Trong Bối Cảnh Khủ...Luận Văn Phát Triển Xuất Khẩu Nông Sản Của Công Ty Intimex Trong Bối Cảnh Khủ...
Luận Văn Phát Triển Xuất Khẩu Nông Sản Của Công Ty Intimex Trong Bối Cảnh Khủ...
 
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNGICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
ICAFIS - THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (CSR) TRONG THỦY SẢN VÀ XU THẾ THỊ TRƯỜNG
 
Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa 16.09.2013 (2)
Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa   16.09.2013 (2)
Phan tich chuoi gia tri nganh tr luong thanh hoa 16.09.2013 (2)
 
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
ICAFIS - Nâng cao sức cạnh tranh và hình ảnh ngành thủy sản thông qua thực hà...
 
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sảnSeafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
Seafood Trade Magazine - Feb 2014 - Tạp chí Thương mại Thủy sản
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
 

More from Advantage Logistics

Danh-sach-Hoi-cho-trien-lam-Bac-Au-2023.pdf
Danh-sach-Hoi-cho-trien-lam-Bac-Au-2023.pdfDanh-sach-Hoi-cho-trien-lam-Bac-Au-2023.pdf
Danh-sach-Hoi-cho-trien-lam-Bac-Au-2023.pdf
Advantage Logistics
 
Bao cao logistics chau Au thang 4.2022.pdf
Bao cao logistics chau Au thang 4.2022.pdfBao cao logistics chau Au thang 4.2022.pdf
Bao cao logistics chau Au thang 4.2022.pdf
Advantage Logistics
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
Advantage Logistics
 
Cam Nang CO Giay Chung Nhan Xuat Xu
Cam Nang CO Giay Chung Nhan Xuat XuCam Nang CO Giay Chung Nhan Xuat Xu
Cam Nang CO Giay Chung Nhan Xuat Xu
Advantage Logistics
 

More from Advantage Logistics (20)

Danh-sach-Hoi-cho-trien-lam-Bac-Au-2023.pdf
Danh-sach-Hoi-cho-trien-lam-Bac-Au-2023.pdfDanh-sach-Hoi-cho-trien-lam-Bac-Au-2023.pdf
Danh-sach-Hoi-cho-trien-lam-Bac-Au-2023.pdf
 
Chương trình phiên tư vấn xuất khẩu dừa, bưởi Việt Nam.DOC
Chương trình phiên tư vấn xuất khẩu dừa, bưởi Việt Nam.DOCChương trình phiên tư vấn xuất khẩu dừa, bưởi Việt Nam.DOC
Chương trình phiên tư vấn xuất khẩu dừa, bưởi Việt Nam.DOC
 
CV gui DN XK Trung Quoc ve kiem soat Covid 21.7.2022.pdf
CV gui DN XK Trung Quoc ve kiem soat Covid 21.7.2022.pdfCV gui DN XK Trung Quoc ve kiem soat Covid 21.7.2022.pdf
CV gui DN XK Trung Quoc ve kiem soat Covid 21.7.2022.pdf
 
Danh sách Hội viên Hiệp hội chế biến trà Đài Loan
Danh sách Hội viên Hiệp hội chế biến trà Đài LoanDanh sách Hội viên Hiệp hội chế biến trà Đài Loan
Danh sách Hội viên Hiệp hội chế biến trà Đài Loan
 
Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu tỏi Đài Bắc.docx
Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu tỏi Đài Bắc.docxDanh sách các doanh nghiệp nhập khẩu tỏi Đài Bắc.docx
Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu tỏi Đài Bắc.docx
 
Bao cao xuat nhap khau 2021.pdf
Bao cao xuat nhap khau 2021.pdfBao cao xuat nhap khau 2021.pdf
Bao cao xuat nhap khau 2021.pdf
 
Bao cao logistics chau Au thang 4.2022.pdf
Bao cao logistics chau Au thang 4.2022.pdfBao cao logistics chau Au thang 4.2022.pdf
Bao cao logistics chau Au thang 4.2022.pdf
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
 
Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc
Lệnh 248 và 249 của Trung QuốcLệnh 248 và 249 của Trung Quốc
Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc
 
Danh Sách Doanh Nghiệp Algeria Xuất Nhập Khẩu Linh Kiện Phụ Tùng Ô Tô
Danh Sách Doanh Nghiệp Algeria Xuất Nhập Khẩu Linh Kiện Phụ Tùng Ô TôDanh Sách Doanh Nghiệp Algeria Xuất Nhập Khẩu Linh Kiện Phụ Tùng Ô Tô
Danh Sách Doanh Nghiệp Algeria Xuất Nhập Khẩu Linh Kiện Phụ Tùng Ô Tô
 
Danh Sách Doanh Nghiệp Algeria Xuất Nhập Khẩu Nông Sản, Thực Phẩm
Danh Sách Doanh Nghiệp Algeria Xuất Nhập Khẩu Nông Sản, Thực PhẩmDanh Sách Doanh Nghiệp Algeria Xuất Nhập Khẩu Nông Sản, Thực Phẩm
Danh Sách Doanh Nghiệp Algeria Xuất Nhập Khẩu Nông Sản, Thực Phẩm
 
Danh Sach Doanh Nghiep Xuat Khau Uy Tin Nam 2020
Danh Sach Doanh Nghiep Xuat Khau Uy Tin Nam 2020Danh Sach Doanh Nghiep Xuat Khau Uy Tin Nam 2020
Danh Sach Doanh Nghiep Xuat Khau Uy Tin Nam 2020
 
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San Ngay 10.08.2021
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San Ngay 10.08.2021Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San Ngay 10.08.2021
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San Ngay 10.08.2021
 
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San So Ra Ngay 30.07.2021
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San So Ra Ngay 30.07.2021Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San So Ra Ngay 30.07.2021
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San So Ra Ngay 30.07.2021
 
Danh Sach So Tuyen Doanh Nghiep Xuat Khau Uy Tin Nam 2020
Danh Sach So Tuyen Doanh Nghiep Xuat Khau Uy Tin Nam 2020 Danh Sach So Tuyen Doanh Nghiep Xuat Khau Uy Tin Nam 2020
Danh Sach So Tuyen Doanh Nghiep Xuat Khau Uy Tin Nam 2020
 
Danh Sach Mot So Doanh Nghiep Tai Rumani Chuyen Ve Nhap Khau Nong San
Danh Sach Mot So Doanh Nghiep Tai Rumani Chuyen Ve Nhap Khau Nong SanDanh Sach Mot So Doanh Nghiep Tai Rumani Chuyen Ve Nhap Khau Nong San
Danh Sach Mot So Doanh Nghiep Tai Rumani Chuyen Ve Nhap Khau Nong San
 
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San ngay 31.05.2021
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San ngay 31.05.2021Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San ngay 31.05.2021
Ban Tin Thi Truong Nong Lam Thuy San ngay 31.05.2021
 
Cam Nang CO Giay Chung Nhan Xuat Xu
Cam Nang CO Giay Chung Nhan Xuat XuCam Nang CO Giay Chung Nhan Xuat Xu
Cam Nang CO Giay Chung Nhan Xuat Xu
 
Ban tin thi truong nong lam thuy san 20.05.2021
Ban tin thi truong nong lam thuy san 20.05.2021Ban tin thi truong nong lam thuy san 20.05.2021
Ban tin thi truong nong lam thuy san 20.05.2021
 
Hiệp định UKVFTA
Hiệp định UKVFTAHiệp định UKVFTA
Hiệp định UKVFTA
 

Ban Tin Thuong Mai Thuy San So Ra Ngay 3.9.2021

  • 1. HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM v a s e p . c o m . v n BẢN TIN THƯƠNG MẠI THỦY SẢN 34 SỐ RA NGÀY 03/09/2021 PHÁT HÀNH THỨ 6 HÀNG TUẦN 14 Hiệp hội kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp 12 Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản xuất ngay sau giãn cách 4
  • 2. Tiêu điểm Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản xuất ngay sau giãn cách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Doanh nghiệp & COVID-19 BASEAFOOD: nhận bằng khen vì thực hiện tốt“3 tại chỗ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Góc nhìn Chuyên gia Tỉnh tôi phòng chống dịch Covid (phần 2) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Văn bản mới 14 Hiệp hội kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hải sản và IUU Tanzania và Gambia đẩy mạnh chống khai thác IUU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giá thủy sản Giá một số nguyên liệu thủy sản tại Tokyo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thống kê chung Xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ ngày 1/1 - 15/8/2021 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tôm Kịp thời gỡ khó ngành tôm để đáp ứng nhu cầu cao từ các thị trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cá tra Mexico“mở cửa”, cơ hội cho cá tra Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cá ngừ Xuất khẩu cá ngừ Thái Lan giảm 29% vì Covid-19 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hải sản khác EU tăng nhập surimi từ Mỹ, giảm nhập bạch tuộc từ Morocco trong nửa đầu năm nay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thị trường thủy sản thế giới Bị tác động kép, các nhà gia công, chế biến của Trung Quốc phải tăng giá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Giấy phép xuất bản số: 13/GP - XBBT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 24/2/2014 Chịu trách nhiệm xuất bản Tổng Thư ký Trương Đình Hòe Chịu trách nhiệm nội dung Phó Tổng Thư ký Nguyễn Hoài Nam Thực hiện bởi VASEP.PRO Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan, P. Ngọc Khánh Q. Ba Đình - Hà Nội Tel: (024) 38354496 - Fax: (024) 37715084 E-mail: vasep.pro@vasep.com.vn Website: www.vasep.com.vn Trưởng Ban Biên tập Tạ Hà Tel: (024) 38354496 (ext. 214) Mobile: 0948 534 883 E-mail: taha@vasep.com.vn Ban Biên tập Tạ Thị Vân Hà Lê Bảo Ngọc Phùng Kim Thu Nguyễn Thị Vân Hà Thiết kế Đỗ Anh Đức PHỤ TRÁCH PHÁT HÀNH: Nguyễn Thu Trang - Mobile: 0906 151556 Tel: +84-24 38354496 Ext 212 - Email: nguyentrang@vasep.com.vn 4 14 10 19 9 16 12 21 33 37 46 42 Bản quyền của VASEP All rights reserved. Quotations or copying in whole or part only by prior agreement with VASEP Mục lục
  • 3. Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản xuất ngay sau giãn cách Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam điều kiện được điều kiện“3 tại chỗ”; khoảng 30-40% DN không đủ thực hiện“3 tại chỗ”đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện“3 tại chỗ”. 14 hiệp hội kiến nghịTổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp do khó khăn vì Covid-19 Ngày 30/8/2021, VASEP cùng 13 Hiệp hội ngành hàng gửi đã gửi Thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về các chính sách hỗ trợ củaTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho người lao động và DN trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, các hiệp hội cũng đã gửiThư kiến nghị tớiTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để kiến nghị về vấn đề này. Xuất khẩu thủy sản tháng 8/2021 giảm 36%, dự báo tiếp tục giảm trong tháng 9 Trải qua hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động 3 tại chỗ, kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành thủy sản. Theo đó, trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt khoảng 520 triệu USD, giảm 36% và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực. Kịp thời gỡ khó ngành tôm để đáp ứng nhu cầu cao từ các thị trường Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm. Mexico“mở cửa”, cơ hội cho cá tra Việt Nam Nhìn thấy tiềm năng ở phía trước, tuy nhiên, điều cần thiết nhất của các DN XK cá tra Việt Nam trong thời gian này là sớm quay trở lại ổn định sản xuất sau giãn cách. Ngay từ cuối tháng 7/2021, đã có tới 50% nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL phải đóng cửa do không thực hiện được“3 tại chỗ”hoặc có ca nhiễm Covid-19 tại địa phương. Nửa đầu tháng 8/2021, giá trị XK cá tra sang Mexico đang ở mức tăng trưởng dương ba con số đã giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu cá ngừ Thái Lan giảm 29% vì Covid-19 Từ ngày 1/4/2021, làn sóng Covid-19 lần thứ 3 đã đổ bộ vào xứ sở chùa vàng và cho đến nay chưa có dấu hiệu kết thúc. Thêm vào đó, chi phí vận chuyển đường biển tăng cao đã đã khiến cho ngành chế biến và xuất khẩu cá ngừ Thái Lan gặp khó khăn. Chỉ riêng làn sóng dịch này đã chiếm tới 96% trong tổng số ca nhiễm và 98% trong tổng số ca tử vong tại đất nước này kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cho tới nay. 1. 2. 3. 4. Bản tin số này có gì? 5. 6. Bản quyền của VASEP All rights reserved. Quotations or copying in whole or part only by prior agreement with VASEP
  • 4. 4 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Tiêu Điểm (vasep.com.vn) Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam điều kiện được điều kiện “3 tại chỗ”; khoảng 30- 40% DN không đủ thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30- 50% tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50- 60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%. Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp là các tỉnh có số lượng DN thủy sản ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng sản xuất nhiều nhất để tổ chức lại thực hiện“3 tại chỗ”. Do nhiều địa phương thực hiện giãn cách quá lâu, công nhân, người lao động làm việc “3 tại chỗ” đã bắt đầu mệt mỏi và mong được về nhà, do đó các DN rất khó khăn nếu muốn tiếp tục thực hiện“3 tại chỗ”. Ngoài ra, việc thực hiện 3 tại chỗ đã phát sinh rất nhiều chi phí trong khi công suất sản xuất giảm, do đó các doanh nghiệp không thể tiếp tục trụ lâu thêm nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ. Chỉ 30-40% doanh nghiệp thủy sản đủ năng lực phục hồi sản xuất ngay sau giãn cách Các DN thủy sản tổ chức được“3 tại chỗ”cố gắng duy trì lực lượng lao động chủ chốt để tiếp tục sản xuất và vận hành nhà máy, số công nhân còn lại tạm thời cho nghỉ việc và DN trả lương cơ bản. Những DN khác ngừng hoạt động cho nhân viên nghỉ nhưng vẫn cố gắng duy trì lương cho các công nhân, nhân viên nhằm giữ chân người lao động. Riêng tại các tỉnh Cà Mau, SócTrăng,… một số ít DN vẫn đang cố gắng duy trì số lượng công nhân, thực hiện chia ca, phân luồng để vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo phòng, chống dịch tại nhà máy. Theo kết quả khảo sát, chỉ có 30 – 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số DN còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Việc phục hồi sản xuất của DN đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; DN bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị Covid… Ngoài ra, chủ trương của nhiều tỉnh thành đang thực hiện Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch, do đó khả năng hồi phục sản xuất rất khó, nếu việc tiếp tục giãn cách đến giữa tháng 9/2021 thì nguy đứt chuỗi là rất cao và khả năng khó hồi phục lại sản xuất như bình thường. Do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội, các NCC giảm công suất hoạt động hoặc thực hiện “3 tại chỗ, việc hạn chế đi lại, chậm vận chuyển giao nhận hàng hóa – nguyên vật liệu cho chế biến và xuất nhập khẩu, do đó nguồn nguyên vật liệu chỉ tạm thời đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất trong thời gian ngắn, nếu kéo dài giãn cách XH theo chỉ thị 16 thì chuỗi cung ứng sẽ bị đứt gãy và DN phải ngừng hoạt động do không đủ nguyên vật liệu cho sản xuất. Doanh nghiệp khó khăn xuất khẩu, giá tôm, cá đã giảm mạnh Nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn và quyết định giá thành sản phẩm, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, quy định giãn cách nên DN thủy sản không thể quy động được nguồn nguyên liệu, nguyên liệu bị đùn ứ nên giá nhiều mặt hàng thủy sản đã giảm mạnh, người dân không tiếp tục thả nuôi… Dự báo, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng sẽ thiếu từ 20-30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10-20% trong những tháng cuối năm Đối với nguyên liệu khai thác biển cũng gặp nhiều khó khăn do ngư dân không thể đi biển đánh bắt, các cảng cá cũng giới hạn hoặc ngưng hoạt động, dự kiến nguồn nguyên liệu khai thác trong nước giảm thiếu 30-40% và dự kiến giá nguyên tăng 20-30%. Tính đến tháng 7/2021, số lượng các đơn hàng tăng 10- 20% so với năm 2020 do các thị trường NK trên thế giới đều đã khôi phục lại. Tuy nhiên, ngay sau đó, từ đầu tháng 8/2021, dịch bệnh Covid-19 lan rộng và nhanh từ Tp.Hồ Chí Minh xuống miền Tây, đặc biệt từ ngày 23/8 - 15/9, toàn bộ các tỉnh Nam bộ, ĐBSCL thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm ngặt nên từ vận chuyển nguyên vật liệu, đến thực hiện các thủ tục XNK, thủ tục C/O, thủ tục cảng,….đã ảnh hưởng mạnh đến tiến độ sản xuất và giao hàng của DN. Chỉ 30 - 40% doanh nghiệp thủy sản có khả năng hồi phục lại sản xuất ngay sau giãn cách
  • 5. 5 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Tiêu Điểm Tính tới cuối tháng 8/2021, có tới 40-50% các đơn hàng bị giao trễ hẹn và có khoảng 10-15% các đơn hàng bị hủy. Ngoài ra, nhiều nhà NK đã tỏ thái độ quan ngại cho rằng, trước mắt vẫn giữ đơn hàng nhưng có thể cân nhắc tới việc tìm nguồn cung thay thế. Theo các DN được khảo sát, trường hợp DN được trở lại sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách (sau 15/9) thì khả năng lấy được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng rất hạn chế. Ngoài ra, cước phí vận chuyển của các hãng tàu hiện nay vẫn rất cao tăng từ 2-3 đến 10 lần và chưa có sự điều chỉnh phù hợp, thêm vào đó việc book container, book tàu cũng gặp nhiều khó khăn khi DN hoàn toàn thụ động về thời gian và cước tàu nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch vận chuyển và giá thành sản phẩm thủy sản, làm ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh, uy tín của DN và sự cạnh tranh của thủy sản Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp được tiêm vaccine mũi 1 đạt 30- 40% Mặc dù hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo đưa lực lượng công nhân tại các KCN, KCX vào diện ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19, tuy nhiên với việc giới hạn về lượng vaccine củaViệt Nam, theo kết quả khảo sát, tính tới cuối tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm vaccine (mũi 1) cho công nhân thủy sản tại miền Nam, ĐBSCL đạt trung bình 30-40%, chưa có DN nào được triển khai tiêm mũi 2. Việc ưu tiên triển khai tiêm vaccine cho công nhân của các địa phương thực hiện khác nhau, trong khi nhóm DN ở tỉnh Cà Mau được tiêm vaccine nhiều và nhanh nhất từ 90-95% công nhân thì ở các địa phương khác như: Long An, Cần Thơ, Hậu Giang,… hay các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Trung Bộ như: Đà Nẵng, Khánh Hòa… tỷ lệ tiêm rất ít và chưa phù hợp với mức độ bùng phát dịch tại các địa phương. VASEP cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vaccine ngừa covid-19. Theo đó, sau những người làm tại các cơ sở y tế và những cán bộ liên quan phải tiếp xúc với người dân, người cao tuổi, người có bệnh nền thì thứ tự tiếp theo là những người lao động (trongsảnxuất,lưuthông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công nghiệp – thực hiện sản xuất cho xuất khẩu nói chung và sản xuất, XK thủy sản nói riêng), trong đó đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương trong tháng 9/2021. Đặc biệt là lực lượng công nhân ngành thủy sản làm việc trong môi trường khép kín và ẩm ướt rất dễ lây lan dịch bệnh. Ngoài ra,VASEP cũng đề xuất các địa phương không áp dụng cứng nhắc quy định sản xuất“3 tại chỗ”bằng việc hướng dẫn DN thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến” sau khi đã tiêm đủ vaccine ngừa Covid-19 và nơi ở công nhân là một địa điểm ngoài nhà máy. Tạ Hà
  • 6. 6 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Tiêu Điểm (vasep.com.vn) Ngày 30/8/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 1447/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về  tháo gỡ khó khăn  cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Tổ trưởng Tổ công tác. Các Tổ phó Tổ công tác gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Tổ phó Thường trực); Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Các thành viênTổ công tác là lãnh đạo các bộ, cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ NN&PTNT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN. Tùy thuộc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác và theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ công tác có thể mời thêm lãnh đạo một số cơ quan trung ương và địa phương liên quan hoặc các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia để phối hợp, tham vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác. Tổ công tác là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong việc tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Tổ công tác có nhiệm vụ chủ động tiếp cận, nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của DN và người dân; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính chất liên vùng, liên ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương được thành lập tại Quyết định số 1242/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để cùng tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề có liên quan. Ngoài ra, Tổ công tác còn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, ngành và địa phương để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của DN và người dân bị tác động bởi dịch bệnh COVID-19. Đề xuất hướng xử lý những khó khăn, vướng mắc của DN, người dân thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cấp có thẩm quyền. Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết các khó khăn, vướng mắc của DN và người dân thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương; kịp thời đề xuất khen thưởng, kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan; thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện, cử cán bộ và giải quyết dứt điểm các vấn đề vướng mắc thuộc thẩm quyền của cơ quan đó; mời lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương liên quan hoặc các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia để phối hợp, tham vấn thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác. Tổ công tác có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng tháng, 3 tháng hoặc đột xuất theo quyết định của Tổ trưởng Tổ công tác hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả, tiến độ tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Nhóm giúp việc Tổ công tác để tham mưu, giúp Tổ công tác tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Tổ công tác. Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng COVID-19
  • 7. 7 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Tiêu Điểm (vasep.com.vn) Ngày 30/8/2021, VASEP cùng 13 Hiệp hội ngành hàng gửi đã gửi Thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 về các chính sách hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho người lao động và DN trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, các hiệp hội cũng đã gửi Thư kiến nghị tới Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để kiến nghị về vấn đề này. Tại thư này, các hiệp hội đại diện cho cộng đồng DN cảm ơn Tổng Liên đoàn vì đã kịp thời ban hành Quyết định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 về hỗ trợ bữa ăn cho công đoàn viên, người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ”của DN tại địa bàn các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo chỉ thị 16/CT- TTg. Đây là sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời của Tổng Liên đoàn đối với DN và người lao động trong bối cảnh cực kỳ khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, theo khảo sát tình hình thực tế hiện nay trong các ngành hàng xuất khẩu thì chỉ một số ít (15- 20%) các DN thực hiện được mô hình sản xuất 3 tại chỗ, còn lại đa số các DN đều buộc phải tạm ngừng sản xuất. Các DN đều phải chấp nhận doanh thu không có nhưng vẫn phải chi trả các khoản định phí lớn như thuê kho bãi-nhà xưởng, phí tồn kho, lãi suất ngân hàng, chi trả lương chờ việc cho người lao động.... Theo tính toán sơ bộ của một công ty thủy sản quy mô trung bình, mức thua lỗ trung bình là 10 tỷ đồng/ tháng khi DN ngưng sản xuất. Trong ngành dệt may, một DN cỡ trung bình 4.000 lao động ngưng sản xuất, chỉ riêng khoản chi trả công nhân 14 ngày đầu đã là 4.000 người x 2,5 triệu đồng/người (bình quân) là 10 tỷ đồng. Hầu hết các ngành hàng của chúng tôi đều sử dụng nhiều lao động, có điểm chung là chi phí cho người lao động (chi phí tiền công, tiền bảo hiểm xã hỗi và kinh phí công đoàn) là chi phí lớn nhất. Nay phải sản xuất cầm chừng (3 tại chỗ) hoặc dừng sản xuất – công suất, sản lượng giảm tới 70%, nhưng các chi phí liên quan người lao động (BHXH, kinh phí công đoàn...) vẫn giữ nguyên, và DN vẫn phải trả lương ngừng việc – khiến khó khăn càng chồng chất, khó trụ vững dài ngày. Với thực trạng các DN ngừng sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch kéo dài và phức tạp, điều này thực sự sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của hàng triệu lao động, những người yếu thế và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Do vậy, để các chính sách hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được hiệu quả và công bằng, đáp ứng kịp thời cho lực lượng lao động đang thực sự gặp khó khăn do đại dịch Covid 19 gây ra, 14 Hiệp hội đại diện cho nhiều ngành hàng chủ lực củaViệt Nam đề nghịTổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam mở rộng thêm các nội dung hỗ trợ cho người lao động như: (1) Đề nghị TLĐLĐVN sửa đổi QĐ 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 về việc hỗ trợ tiền ăn cho người lao động tại các DN đã và đang thực hiện“3 tại chỗ”,“1 cung đường 2 điểm đến”và DN ngừng sản xuất ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, không phân biệt phạm vi áp dụng chỉ thị 16/CT-TTg là toàn tỉnh hay toàn huyện, hoặc khu vực nhỏ hơn. Nếu DN có trụ sở ở địa điểm không áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg nhưng địa điểm kinh doanh, chi nhánh, nhà xưởng ở các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg thì vẫn thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này; và ở các khu vực, địa phương mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch, UBND các tỉnh/thành phố yêu cầu DN thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến” để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo công tác phòng chống dịch của địa phương thì vẫn thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định này. (2) Miễn đóng kinh phí công đoàn (2% quỹ lương) từ tháng 8/2021 đến 31/12/2021 cho các DN và người lao động nằm trong các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. (3) Dừng thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn cho DN và người lao động trước mắt đến 30/6/2022 với các điều kiện như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP về dừng nộp vào quỹ hưu trí và tử tuất (tức là áp dụng đối với DN có 15% lao động trở lên (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn, thỏa thuận nghỉ không lương) phải tạm thời nghỉ việc thay vì 50% như quy định tại công văn số 2059/TLĐ của Tổng Liên đoàn ngày 28/5/2021). (4) Cho phép DN phối hợp với công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại DN trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn. Tạ Hà 14 hiệp hội kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp do khó khăn vì Covid-19
  • 8. 8 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Tiêu Điểm (vasep.com.vn) Ngày 25/8/2021, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã có văn bản số 1117/QLCL-CL1 gửi cơ quan chức năng chịu trách nhiệm kiểm soát thực phẩm NK ở các thị trường. Theo đó, NAFIQAD đề nghị các nước chấp nhận bản scan H/C, tờ khai do các cơ quan vùng của NAFIQAD cấp qua email để thông quan các lô hàng thủy sản của Việt Nam trong trường hợp bản cứng không thể được chuyển đúng hẹn tới nước NK. Đề nghị này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XK các sản phẩm thủy sản Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid còn diễn biến khó lường, giao thông đi lại khó khăn và giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến dịch vụ chuyển phát chứng từ ở một số tỉnh thành phố. Theo thông tin cập nhật từ NAFIQAD, hiện thị trường Mỹ và EU đã chấp nhận yêu cầu này và đang chờ phản hồi từ các thị trường như Hàn Quốc và Trung Quốc. Nội dung chi tiết văn bản vui lòng truy cập: http:// vasep.com.vn Kim Thu NAFIQAD đề nghị các nước chấp nhận bản scan H/C (vasep.com.vn) Trải qua hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động 3 tại chỗ, kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành thủy sản. Theo đó, trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt khoảng 520 triệu USD, giảm 36% và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực. Theo kết quả khảo sát của VASEP, trong hơn 1 tháng vừa qua, chỉ có khoảng 30-40%% các DN thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện“3 tại chỗ”và cũng chỉ huy động được 40-50% người lao động tham gia sản xuất, do đó công suất sản xuất trung bình giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; DN bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, thiếu nguyên liệu sản xuất không đảm bảo tiến độ giao hàng, thủ tục xuất nhập khẩu bị chậm trễ ách tắc, chi phí đầu vào và chi phí vận tải tăng…hàng loạt khó khăn chồng chất do bùng phát dịch Covid đang và sẽ là gánh nặng cho cộng đồng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trong tháng 8/2021, xuất khẩu tôm, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển khác đều giảm từ 35-40% so với cùng kỳ năm 2020. Nhờ kết quả xuất khẩu 7 tháng đầu năm tăng cao nên, tính cộng dồn 8 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản vẫn tăng khoảng 6% đạt 5,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 4%, xuất khẩu cá tra vẫn giữ tăng trưởng 7% đạt 980 triệu USD. Xuất khẩu cá ngừ 8 tháng cũng tăng trên 10% đạt 460 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc và các loại cá khác (trừ cá ngừ, cá tra) chỉ tăng nhẹ 2% và 4%. Nhìn chung, diễn biến Covid vẫn còn đang căng thẳng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ởTp. Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương), trong khi việc triển khai tiêm vắc xin cho lực lượng công nhân tại các KCN, KCX vẫn còn hạn chế và không đồng đều. Với thực trạng đó, bức tranh sản xuất và xuất khẩu thủy sản tháng 9 vẫn ảm đạm. Hiện nay, một số tỉnh nam song Hậu như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang…kiểm soát dịch bệnh tốt và linh hoạt nên tình hình sản xuất sẽ hồi phục sớm hơn. Đây là những tỉnh trọng điểm về sản xuất và xuất khẩu tôm, do vậy mặt hàng tôm được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế mức sụt giảm mạnh xuất khẩu thủy sản trong những tháng cuối năm. Xuất khẩu thủy sản tháng 8/2021 giảm 36%, dự báo tiếp tục giảm trong tháng 9
  • 9. 9 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 doanh nghiệp & COVID-19 Sản xuất và chế biến cá tra tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc sông Hậu, vẫn đang nặng nề vì sản xuất 3 tại chỗ, hơn một nửa các nhà máy phải đóng cửa, tình hình xuất khẩu cá tra khó cải thiện trong tháng tới. Tương tự như thế,Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ là nơi có nhiều nhà máy và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các mặt hàng hải sản như mực, bạch tuộc, cá ngừ, các loại cá biển khác. Với tình trạng Covid bùng phát đỉnh điểm như hiện nay, sản xuất và xuất khẩu tại những địa bàn này sẽ tiếp tục đình trệ trong tháng 9. Do vậy, dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 sẽ tiếp tục giảm ít nhất 20% đạt khoảng 660 triệu USD. Với kịch bản từ sau tháng 9, hầu hết công nhân chế biến thủy sản được tiêm vắc xin, các công ty không phải sản xuất 3 tại chỗ, xuất khẩu 3 tháng cuối năm sẽ hồi phục nhẹ và có thể đạt được xuất khẩu khoảng 8,5-8,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm dự báo đạt khoảng 3,9 - 4 tỷ USD, cá tra khoảng 1,5 tỷ USD, xuất khẩu hải sản khoảng 3,1 tỷ USD. Lê Hằng Ngày 01/9/2021, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh đã trao bằng khen cho 5 DN thực hiện tốt phương án “3 tại chỗ”, trong đó có Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu 3 (Công ty CP Chế biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - BASEAFOOD). Tới công ty trao bằng khen, lãnh đạo Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận và gửi lời cảm ơn đến DN trong việc thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa làm tốt công tác chăm lo, bảo đảm đời sống việc làm cho người lao động, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các DN có đông người lao động. Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thành lập “Tổ An toàn COVID-19”, BASEAFOOD cũng đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống COVID-19; xây dựng các phương án phòng, chống dịch kịp thời, có kịch bản chặt chẽ. Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đến ngày 31/8/2021, toàn tỉnh có 233 DN đang thực hiện phương án  “3 tại chỗ”, giảm 86 DN so với 1 tuần trước. Nguyên nhân là do thời gian giãn cách kéo dài, người lao động không tiếp tục đồng hành cùng DN; các chi phí thực hiện “3 tại chỗ” như xét nghiệm định kỳ, trả thêm phụ cấp khiến DN không gồng gánh nổi. Ngoài các DN thực hiện “3 tại chỗ”, chỉ có 14 DN thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến”, giảm 89 DN. Theo đó, các DN mong muốn đẩy nhanh chiến dịch tiêm ngừa vắc xin cho 70% người lao động trong các KCN để bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa, không đứt gãy chuỗi sản xuất. Theo thống kê, đã có gần 10 ngàn lao động tại các KCN được tiêm mũi 1, gần 500 người đã tiêm mũi 2. Để tiếp tục bảo vệ “vùng xanh” tại các KCN, Ban Quản lý các KCN tỉnh yêu cầu DN tập trung kiểm soát nguy cơ, bảo đảm an toàn cho công nhân, người lao động tại DN. Giải pháp mới nhất là xét nghiệm SARS-CoV-2 theo phương pháp PCR 3 ngày/ lần nhằm sàng lọc F0. (Tổng hợp từ báo Bà Rịa - Vũng Tàu) BASEAFOOD: nhận bằng khen vì thực hiện tốt “3 tại chỗ” Ông Ngô Viết Hoài - Phó Tổng giám đốc BASEAFOOD đại diện công ty nhận bằng khen
  • 10. 10 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Góc nhìn chuyên gia (vasep.com.vn) Tỉnh tôi, Sóc Trăng, vận dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Thủ tướng Chính phủ là đưa ra hệ thống giải pháp phòng chống dịch gồm nhiều nội dung như đã nêu ở bài trước. Sóc Trăng coi đây là sách lược lâu dài, bởi dự kiến dịch bệnh chưa thể sớm kết thúc. Tỉnh chia các xã phường thành 4 màu theo cấp độ… mắc dịch. Mỗi màu có bộ quy định cách xử lý các vấn đề phát sinh. Tuỳ tình hình diễn biến của dịch, tỉnh điều chỉnh màu các vùng và công bố để thực hiện. Có thể tốt hơn và ngược lại. Khi có màu mới, lãnh đạo địa phương đó căn cứ bộ quy định mà thực thi, khỏi phải tốn công xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo… Sóc Trăng dự kiến 10 ngày sau ngày công bố sách lược sẽ sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bước tiếp theo phòng chống dịch tốt hơn. Ngay 2 ngày đầu thực thi sách lược mới, có thêm vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) nhưng cũng có vùng từ nguy cơ cao (vùng cam) đã giảm về vùng nguy cơ (vùng vàng). Xu thế diễn tiến các ngày theo hướng thuận. Số ca mắc dịch có ngày tăng đột biến khi xét nghiệm tầm soát lộ ra ổ dịch, nhưng may mắn chuyện đó cá lẻ, những ngày sau số ca mắc giảm dần, chủ yếu trong kiểm soát. Ca mắc ngoài cộng đồng giảm dần, khá tích cực. Nói thật ra tôi cũng thở phào mừng cho tỉnh, mừng cho hãng tôm tôi, và cũng mừng cho… tôi vì nếu ca mắc bùng phát, dân tỉnh tôi vất vả, công ty tôi thu hẹp hoạt động, người nuôi tôm không biết tiêu thụ ra sao và tôi khó mà hoàn thành kế hoạch sản xuất năm nay! 5 ngày sau khi tỉnh tôi công bố sách lược riêng của mình, một tỉnh bạn tới hạn thông báo, mở nhẹ cửa để hoạt động. Qua 3 ngày, tới tỉnh bạn thứ hai tới hạn mở cửa. Dịch bệnh nằm phục chờ đâu đó, bất ngờ đồng loạt“nổi dậy”ở cả hai địa phương bạn này. Lãnh đạo hai tỉnh bạn cũng bản lĩnh, nhanh chóng quyết đoán…, lại đóng cửa tạm thời. Một tỉnh mới mởi cửa 3 ngày, tỉnh kia 3 giờ, phải quay quắt trở lại tiếp tục thực hiện CT16 toàn tỉnh. Chắc chắn đây là bài học vô cùng quý giá cho lãnh đạo tỉnh tôi. Đó là cẩn thận, là cảnh giác cao độ, không vì số ca mắc giảm về số nhỏ nhoi mà cho rằng sắp diệt xong dịch. Đó là phải coi trọng tiến trình xét nghiệm cộng đồng bóc tách F0 đã đạt bao nhiêu phần trăm, mức độ lây nhiễm ra sao. Đó là phải coi trọng hoạt động các chốt chặn kiểm soát lưu thông và người ra vào. Đó là sự kiểm tra, uốn nắn công tác y tế của các DN (DN) đang hoạt độngphảiđivàothựcchấtvàhiệuquả.Đólàtăngcường tốc độ tiêm vaccine cho người dân, trong đó chú ý các đối tượng ưu tiên phải nhanh chóng tiêm dứt điểm mũi 2. Đó là biết tính toán nguồn lực còn hạn chế để sử dụng lúc nào, phạm vi nào nhằm đạt hiệu quả cao hơn… Các DN trong tỉnh tôi sau khi thực thi CT16 được 4 tuần thì đã trở lại nề nếp như trước có dịch gần chục ngày qua, từng bước phục hồi hoạt động dù chưa thể đạt mức bình thường. Số lao động trong vùng đỏ không thể ra ngoài; số trong vùng cam ra vào có chút khó khăn; từ đó làm giảm số lao động đã có ở các DN. DN đạt cao nhất có thể ở mức 80% thôi. DN nào xui rủi đạt 50% cũng mừng rồi. Tuy vậy, việc sản xuất giảm không theo tỉ lệ tương ứng, thấp hơn. Nguyên do phải thực thi giải pháp 5K và Tỉnh tôi phòng chống dịch Covid (2)
  • 11. 11 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Góc nhìn chuyên gia định kỳ tầm soát y tế làm tốn thời gian. Nhìn qua các đồng nghiệp ở các tỉnh bạn, các DN tỉnh tôi có phần may mắn hơn, chưa DN nào phải nghỉ hoạt động. DN nhiều lao động tỉnh tôi tập trung vào DN chế biến tôm và may mặc, tất cả duy trì hoạt động, điều này ít nhiều góp phần giải quyết cùng lúc nhiều chuyện như góp phần an sinh xã hội, duy trì chuỗi hoạt động con tôm và hạn chế thiệt hại vi phạm các hợp đồng đã ký kết. Tình hình khu vực nông thôn, tôi nhận thông tin hàng ngày qua các bản tin trên TV tỉnh nhà! Biết tin lúa hè thu đang thu hoạch, tiêu thụ tốt và giá tuy có giảm nhưng chấp nhận được. Biết tin không có ao tôm nào ứ đọng, tuy giá mua bán giảm có căng thẳng hơn so giá lúa. Đây có thể là hoàn cảnh bất khả kháng nhưng nhìn về ngày sau, còn ai thả giống nuôi tôm trong hoàn cảnh rủi ro bủa vây thế này, dẫn tới sẽ thiếu tôm chế biến trầm trọng tới đây! Hạt lúa, con tôm là hai thế mạnh trụ cột của Sóc Trăng. Hai mặt hàng này không tồn ứ lúc khó khăn là một chuyện vui vẻ của cả tỉnh. Trái cây cũng giải cứu khá kịp thời, nhất là nhãn tỉnh tôi có sản lượng khá lớn. Được các việc trên, chiều sâu nhờ vào sự vận dụng thực thi CT16 một cách linh hoạt. Đó là chia vùng, gói nhỏ nguy cơ lại, chỉ còn các phường, xã có dịch. Vùng còn lại không phong tỏa, khiến việc lưu thông, vận chuyển có phần thuận lợi hơn và việc người đi lại có thuận lợi hơn (nhưng trong kiểm soát) góp phần để các DN có nhiều hơn lao động, duy trì nhịp độ hoạt động…Trên là thành quả thực thi nhiệm vụ duy trì hoạt động kinh tế của tỉnh. Đây chỉ là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai trong giai đoạn này. Nhiệm vụ hàng đầu là lo cho sức khỏe, tính mạng người dân, là công tác phòng chống dịch. Sau hơn chục ngày thực thi sách lược của mình, tỉnh tôi họp sơ kết. Thành quả phòng chống dịch thể hiện cụ thể ở bảng bên dưới: Từ biểu đồ dưới cho ta các nhận xét: + Do thực thi sách lược mới, đẩy mạnh xét nghiệm cộng đồng, kiểm soát chặt chẻ vùng đỏ cũng như các vùng còn lại, nên từng bước khống chế sự lây lan của dịch. Điều này thể hiện sự chuyển biến rõ rệt, chưa đầy 2 tuần vùng xanh tăng lên gần phân nữa đồng thời vùng đỏ, cam giảm tương ứng. Một thành công cơ bản, nền tảng và lớn lao. + Số mũi tiêm tăng nhẹ trong 10 ngày, chủ yếu chưa có đủ vaccine.Về mặt thực thi, việc tiêm được triển ngay và hoàn tất sớm ngay khi có vaccine. Chú ý là tỉnh có trên 13, triệu dân, tính ra tỉ lệ tiêm còn thấp. + Tổng số ca mắc có tăng thêm. Do khi triển khai sách lược mới tình hình dịch chưa kiểm soát tốt, ngay sau đó qua xét nghiệm cộng đồng đã phát hiện hai ổ dịch khá lớn, làm tăng đột biến ca nhiễm. Đồng thời các ổ dịch cũ vẫn còn ca mắc lẻ tẻ.Tuy nhiên, xu thế rất tốt là số ca mắc ngoài cộng đồng thời gian những ngày gần đây đã giảm thiểu tối đa và số ca mắc trong ngày cũng có xu hướng giảm mạnh rõ rệt. Khái quát chung, với sách lược riêng của mình trong vận dụng thực thi CT16, tỉnh tôi đã kiểm soát tốt dịch bệnh; từng bước bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và số ca mắc có xu thế giảm rất tốt. Kết quả khả quan này không thể không cho rằng do việc phân chia vùng, từ đó tập trung nguồn lực kiểm soát chặt chẻ vùng đỏ giảm thiểu và tiến tới khắc phục lây lan. Kiểm soát chu đáo các chốt liên địa phương (tỉnh, huyện, xã) ngăn chặn mầm bệnh đầu vào. Triển khai tiêm vaccine ưu tiên đội ngũ lái xe đường dài nhằm hạn chế rủi ro không đáng. Đồng thời cũng chú ý giải pháp coi trọng kiểm tra công tác phòng chống dịch ở các DN nhằm giúp DN giảm thiểu rủi ro. Tất cả là một hệ thống giải pháp thống nhất có tác động qua lại và liên hoàn. Ngoài ra tỉnh còn chuẩn bị các bệnh viện theo phương án điều trị bệnh nhân nhiễm dịch ba tầng theo chỉ đạo từ trên. Sau ngày 25/8/2021 các tỉnh đồng bằng đều gia hạn thực thi CT16 cho toàn địa phương từ 1 tuần tới nửa tháng, còn tỉnh tôi vẫn trung thành với sách lược linh hoạt riêng của mình. Kết quả cuối cùng còn ở phía trước, chưa thể phân định dứt khoát điểm yếu, mạnh riêng của từng quyết sách ra sao; nhưng trong tỉnh tôi thấy rõ 2 điểm mạnh là dịch không còn“manh động”và hoạt động sản xuất, lưu thông trong tỉnh khá tốt, có phần ổn thỏa hơn một số tỉnh bạn; trong tôi len lên niềm vui khó tả và cảm thấy an tâm với sách lược phòng chống dịch của lãnh đạo tỉnh nhà. TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịchVASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEXVN CHỈ SỐ THAM KHẢO ĐVT Ngày 15/8/2021(*) Ngày 27/8/2021(*) Vùng ĐỎ Vùng 9 5 Vùng CAM Vùng 27 19 VùngVÀNG Vùng 28 24 Vùng XANH Vùng 45 61 Số mũi tiêm vaccine Mũi # 117.000 # 149.000 Tổng số ca mắc Người 609 873 Ca mắc trong ngày Người 44 16 (*): Số liệu từ Thông cáo báo chí hàng ngày của Y tế Tỉnh công bố
  • 12. 12 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Văn bản mới Ngày 02/9/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030. Theo đó, để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình tổng thể một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: - Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, thực chất, hiệu quả hơn; trong đó, tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và các quy định thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không cần thiết, trọng tâm là các thủ tục hành chính đang gây trở ngại, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh và các thủ tục hành chính khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp. - Cần tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn.  Chỉ thị 23/CT-TTg: đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030 Ngày 26/8/2021, Chính phủ ban hành  Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: (1) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng…. (2) Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm  không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản (1)… (3) Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm  không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản (1), (2). Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/10/2021 và thay thế Nghị định 39/2018/NĐ-CP. Nghị định 80/2021/NĐ-CP: quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngày 28/8/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 97/NQ-CP về phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho khách hàng sử dụng điện như đề xuất của Bộ Công Thương. Theo đó, giảm tiền điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện là các doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, chế biến và bảo quản rau quả và các doanh nghiệp sản xuất có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD nhưng hiện đang gặp nhiều khó khăn do có nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm ngày 25/8/2021 đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Đối tượng được hỗ trợ giảm tiền điện đáp ứng các điều kiện sau: Các khách hàng sử dụng điện là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm ngày 25/8/2021 đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg và đang duy trì sản xuất trong các lĩnh vực: doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ USD. Nghị quyết 97/NQ-CP: phương án hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho khách hàng sử dụng điện
  • 13. 13 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Ngày 27/8/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Công văn 5440/BNN-QLCL về việc thay đổi phương thức thực hiện một số TTHC do bối cảnh giãn cách xã hội do dịch Covid-19. Theo đó, Bộ NN&PTNT tạm thời áp dụng thẩm định, đánh giá trực tuyến thay thế cho việc thẩm định, đánh giá trực tiếp tại hiện trường, cụ thể như sau: 1. Về thủ tục xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT; Đánh giá chỉ định, giám sát cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT- BCT-BNNPTNT: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các đơn vị trực thuộc tạm thời thực hiện tiếp nhận hồ sơ điện tử đề nghị xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu; đăng ký chỉ định phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước và thực hiện đánh giá trực tuyến thay cho hình thức trực tiếp… 2. Đối với thủ tục thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh, các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, chứng nhận điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản bằng hình thức trực tuyến thay thế cho việc thực hiện trực tiếp… Nội dung chi tiết của các văn bản xin vui lòng xem tại mục “Thư viện văn bản” trên Cổng thông tin điện tử: http://vasep.com.vn Nguyễn Hà Công văn 5440/BNN-QLCL: thay đổi phương thức thực hiện một số TTHC do bối cảnh giãn cách xã hội do dịch Covid-19 Văn bản mới Về mức hỗ trợ giảm giá điện: Giảm 10% tiền điện (trước thuế VAT) trên hóa đơn tiền điện cho các khách hàng trên. Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là 3 tháng tại các kỳ hóa đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11/2021. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 28/8/2021.
  • 14. 14 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 hải sản và iuu (vasep.com.vn) Tanzania đang rà soát lại Luật Thuỷ sản của nước này với mục tiêu củng cố và giúp các bên liên quan dễ tiếp cận hơn trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Ông Mashimba Ndaki, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thuỷ sản Tanzania cho biết Bà Suluhu Hassan, Tổng thống mới của Tanzania, quyết tâm thắt chặt các quy định hiện tại của ngành thuỷ sản để tránh thất thoát doanh thu do hoạt động đánh bắt bất hợp pháp. Ông cho biết, các biên liên quan đến ngành thuỷ sản trong nước có cấu kết với người nước ngoài để tiếp tục đánh bắt IUU sẽ phải đối mặt với sự nghiêm trị của luật pháp, vì hệ thống máy móc của Chính phủ có khả năng theo dõi sát sao. Nước này cũng lên kế hoạch dịch LuậtThuỷ sản từ tiếng Anh sang tiếng Swahili (tiếng bản địa của nước này) để giúp người dân dễ tiếp cận hơn. Ước tính sản lượng đánh bắt hiện tại của Tanzania đạt 390.000 tấn thuỷ sản từ biển và nội địa. Chính phủ hi vọng tăng sản lượng đánh bắt lên ít nhất 714.000 tấn để giúp nước này đạt được mức tiêu thụ bình quân theo đầu người 10,5kg, tăng so với mức tiêu thụ hiện tại 8,5kg/người. Ông Ndaki cho biết việc rà soát sẽ giúp bịt các kẽ hở mà các ngư dân IUU đang lợi dụng để cấu kết với các đối tác nước ngoài trong việc buôn lậu các sản phẩm thuỷ sản. Tanzania cho biết sự hiện hiện các tàu nước ngoài tại vùng biển của nước này có thể liên quan tới việc vận chuyển người di cư. Trong khi đó, cuộc chiến chống đánh bắt IUU của Gambia đang nhận được sự thúc đẩy lớn sau khi EU, trong chương trình hỗ trợ nghề cá của mình, đã đưa ra một chương trình đào tạo chính thức quan sát viên nghề cá. Trong tháng 7/2019, Gambia đã ký một thoả thuận đối tác nghề cá bền vững kéo dài 6 năm với Liên minh Châu Âu để tạo cơ hội cho tác tàu EU đánh bắt tại vùng biển nước này và đổi lại Gambia sẽ nhận được khoản tiền bồi thường, cùng với sự hỗ trợ ngành thuỷ sản từ phía EU. EU cho biết thoả thuận nghề cá này cho phép các tàu của Tây Ban Nha, Hy Lạp và Pháp tới đánh bắt tại các vùng biển của Gambia, và là một phần trong thoả thuận mạng lưới nghề cá ngừ ở Tây Phi. Theo thoả thuận, sẽ kéo dài tới tháng 7/205, Gambia sẽ nhận được khoản đóng góp tài chính 550.000 EUR (tương đương 644.224 USD) từ EU mỗi năm. Một khoản đóng góp, 275.000 EUR (tương đương 322.112 USD) sẽ được chuyển để hỗ trợ chính sách nghề cá của Gambia. Sự hỗ trợ này có thể bao gồm việc xây dựng năng lực giám sát, kiểm soát và kiểm tra như một phần của các nỗ lực rộng lớn hơn nhằm xóa bỏ hoạt động khai thác IUU trên khắp bờ biển Tây Phi. (Theo Seafoodsource) Tanzania và Gambia đẩy mạnh chống khai thác IUU (vasep.com.vn) Mỹ sẽ giúp các nước đối tác chống đánh bắt bất hợp pháp để bảo tồn nguồn cung cấp lương thực, cải thiện kinh tế địa phương và bảo vệ hệ sinh thái. Cảnh sát biển Mỹ gần đây đã hỗ trợ các quốc đảo Thái Bình Dương như Liên bang Micronesia, quần đảo Marshall và Paulau trong việc thực thi chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Nỗ lực này đã giúp các nước đối tác cải thiện an ninh hàng hải và duy trì nguồn lợi hải sản, nguồn cung cấp lương thực chính. Khai thác IUU thường xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển. Hoạt động này đe doạ nguồn lợi thuỷ sản, phá hoại việc quản lý nghề cá dựa trên cơ sở khoa học và đặt các nhà sản xuất hợp pháp vào tình thế bất lợi về kinh tế. Đánh bắt IUU cũng có liên quan đến lao động cưỡng bức. Trong tháng 7, Cảnh sát Biển Mỹ đã đưa ra một kế hoạch chống đánh bắt IUU, ưu tiên trả lời các yêu cầu của các quốc gia về đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật trong chống đánh bắt bất hợp pháp. Kế hoạch này thực hiện một chiến lược vào tháng 9/2020 nhằm kêu gọi việc thực thi có mục tiêu và dựa trên thông tin tình báo, cũng như hợp tác quốc tế nhiều hơn. Ví dụ, Cảnh sát Biển Mỹ đã hợp tác với Guyana, Brazil, Uruguay và Bồ Đào Nha vào tháng 3 để chống đánh bắt bất hợp pháp tại Đại Tây Đương. Trong Chiến dịch Southern Cross, các quan chức Mỹ đã thực hành các kỹ thuật liên lạc vô tuyến với Lực lượng phòng vệ Guyanan và đào tạo các sĩ quan Brazil về thực thi pháp Luật Hàng hải... (Theo Digital Military Magazine) Nguyễn Hà Mỹlàm thế nào để giúp các đối tác giải quyết đánh bắt bất hợp pháp?
  • 15.
  • 16. 16 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 Giá thủy sản thế giới Giá thủy sản nội địa giá thủy sản Giá thủy sản tại chợ cá Tokyo, ngày 2/9/2021, Yên/Kg Xuất xứ Giá thấp Giá cao Xuất xứ Giá thấp Giá cao Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) Cầu gai (Loxechinus albus) Nhật Bản 1.000 2.800 Nhật Bản (trắng, lớn, 300g) 6.000 90.000 New Zealand 1.000 1.500 Nhật Bản (trắng,TB, 150g) 2.000 2.200 CapeTown 2.000 3.200 Nhật Bản (đỏ, lớn, 300g) 7.700 26.000 Australia 1.000 1.800 Nhật Bản (đỏ,TB, 150g) 3.500 5.500 Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) Nhật Bản (100g) - - Nhật Bản 1.000 1.700 Trung Quốc - Hàn Quốc (lớn, 280g) 6.500 9.000 CapeTown 1.200 1.200 Trung Quốc - Hàn Quốc (TB, 150g) 3.000 3.500 New Caledonia 1.000 1.600 Mỹ (lớn, 300g) 3.500 4.500 Cá ngừ vây xanh phương Nam (Thunnus obesus Lowe) Mỹ (100g) 1.000 1.100 Australia 1.500 2.800 Tôm sống Kuruma (Penaeus japonicus Bate) New Zealand 3.000 3.000 Nhật Bản 1.500 13.500 CapeTown 2.600 4.500 Trung Quốc 3.800 13.500 Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) Tôm Cocktail (Penaeopsis akayebi) Nhật Bản 2.000 11.000 Nhật Bản 1.600 8.500 Nhật Bản (Set net) 1.000 Tôm chì (Pandalus nipponensis Yokoya) Nhật Bản (Sein net) 1.500 3.000 Nhật Bản 2.200 18.000 Nhật Bản (Farmed) net) Tôm Shiba (Metapenaeus joyneri) Boston 4.200 4.800 Nhật Bản 5.000 5.000 Canada 3.000 7.500 GIÁ MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN TẠI ĐỒNG THÁP, từ 27/8 – 2/9/2021 Tên mặt hàng Cỡ Giá Cá tra thịt trắng 0,7 - 0,8 kg/con 21.000 - 22.000đ/Kg Cá điêu hồng >300g – 1000g 34.000 - 36.000đ/Kg Cá lóc nuôi 1 - 1,2 kg/con 44.000 - 46.000đ/Kg Sặc rằn 8 con/Kg 28.000 - 32.000 đ/Kg Cá thát lát >0,5kg 42.000 - 45.000 đ/Kg Cá rô đầu vuông 4 - 5 con/Kg 25.000 - 28.000đ/Kg Ếch 3 - 5 con/Kg 21.000 - 22.000 đ/Kg Tôm càng xanh 15 - 25 con/kg 160.000 - 180.000 đ/Kg Tôm trứng, càng xào 100.000 - 110.000 đ/Kg Một số loại giống Cỡ Giá Cá Điêu hồng Giống (cỡ 35 con/Kg) 20.000 - 22.000 đ/kg Cá Lóc cỡ 1.200 con/Kg 110 - 140 đ/con Tôm càng xanh Tôm postlarva (cỡ 80.000 – 90.000 con/Kg) 70 - 80 đ/con Tôm toàn đực (cỡ 100.000 con/Kg) 120 -150 đ/con Cá tra bột 0,8 - 1,2 đồng/con giống (cỡ 50 - 60 con/Kg) 22.500 - 24.000 đ/kg giống (cỡ 28 - 35 con/Kg) 20.000 - 21.500 đ/kg giống (cỡ 85 - 100 con/Kg) - Ếch cỡ 120 -140 con/Kg 200 - 300 đ/con
  • 17. 17 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 BẢNG GIÁ NGUYÊN LIỆU TẠI PHÚ YÊN, từ 20/8 – 26/8/2021 Mặt hàng Kích cỡ Dạng sản phẩm Đơn giá đ/Kg So sánh với giá tuần trước Xu hướng nguồn cung Cá ngừ đại dương >30Kg/con Đông lạnh 106.000-107.000 0 Hàng ít Tôm hùm 1- < 1,7Kg Tươi sống 1.600.000 -100.000 Hàng ít <0,7 Kg Tươi sống 1.300.000 -300.000 Hàng ít >0,7 Kg Tươi sống 1.300.000 -300.000 Tôm hùm xanh 0,2 - 0,3 kg Tươi sống 650.000 +20.000 Tôm sú (nước mặn) 50 con/ kg Tươi 170.000 0 Hàng ít 40 con/kg Tươi 220.000 0 30 con/kg Tươi 270.000 0 Tôm thẻ chân trắng 100 con/Kg Tươi 70.000 -80.000 0 Hàng ít giá thủy sản Giá thủy sản tại tỉnh An Giang, ngày 01/9/2021 Tên mặt hàng ĐVT Giá mua của thương lái (đồng) Giá bán tại chợ (đồng) Cá tra thịt trắng kg 21.000 - 22.000 35.000 - 40.000 Lươn (loại 2) kg 130.000 - 140.000 170.000 - 180.000 Lươn (loại 1) kg 145.000 - 155.000 210.000 - 220.000 Ếch (nuôi) kg 30.000 - 32.000 55.000 - 60.000 Tôm càng xanh kg 175.000 - 185.000 240.000 - 250.000 Cá lóc nuôi kg 37.000 - 39.000 60.000 - 65.000 Cá nàng hai kg 44.000 - 45.000 - Cá điêu hồng kg 33.000 - 35.000 50.000 - 55.000 Cá rô phi kg - 35.000 - 40.000 Giá thủy sản tại TP. Long Xuyên, ngày 01/9/2021 Cá tra kg 25.000 50.000 Cá điêu hồng kg 37.000 50.000 Cá rô phi kg 33.000 49.000 Cá lóc nuôi kg 40.000 60.000 Tôm càng xanh kg 210.000 260.000 Cá chim trắng kg 25.000 35.000 Cá chim trắng kg 25.000 30.000 1.600 1.400 130-140 130-140 130-140 140-150 150-160 45-50 50-50 140-150 650 550-600 750 150-160 140-150 130-140 120-130 130-135 140-150 380-420 170-180 50đ-60đ 30đ-40đ ≥ 1kg/con 0,7-1kg/con 0,5kg/con 7-8 cm Tươi 0,5kg/con 0,8kg/con 150-200gr/con 12-15con/kg ≥ 0,5kg/con ≥ 20cm 15-20cm ≥ 20 cm ≥ 0,8 kg ≥ 1kg 0,8 - ≥ 1,6kg 0,8kg/con 0,8-1,3kg/con 7kg/con 40 con/kg 60-80con/kg P15 P12 100-130g/con 90-100g/con 60-90g/con 50-60g/con ≥ 500 300-500g/con 200-300g/con ≥ 500g/con 10 -14cm/con 14 - < 20 cm ≥ 20cm/con ≥ 2kg 1,5-2kg 1- < 1,5kg-con ≥ 0,5 ≥ 0,5kg/con ≥ 0,5kg ≥ 1kg ≥ 8kg/con ≥ 8k/con ≥ 10kg/con ≥ 10kg/con loại I (≥ 50kg/con) (≥ 30kg/con) 1,5kg/con 3kg/con 290-300 260-280 200-220 160-180 250-260 240-250 220-240 300-320 130-140 170-180 190-200 160-170 140-150 120-130 140-150 130-140 140-150 25-30 40-45 45-50 45-50 50-55 120-140 100-110 120-130 130-140 Quy cách Quy cách Giá (1.000 đ/kg) Giá (1.000 đ/kg) Mặt hàng Mặt hàng BẢNG GIÁ NGUYÊN LIỆU TẠI KHÁNH HÒA, từ 27/8 – 2/9/2021 Ghẹ Mực nang Mực lá Mực ống CáThu Cá mó Cá đổng quéo Cá đổng tía Cá ngừ sọc dưa Cá ngừ vây vàng Cá ngừ mắt to Cá cờ kiếm Cá cờ gòn Cá ngừ đại dương Cá ngừ đại dương Cá mú chấm Cá mú tạp Tôm hùm bông sống Cá dấm trắng Cá cơm săn tươi Cá cơm trắng Cá sơn la Cá sơn đỏ Cá sơn thóc Cá nục Cá hố Mực ống khô Mực lá khô Cá hồng đỏ Cá hồng rốc Cá chẽm Cá mú cọp (sống) Cá mú đen(sống) Cá bớp Tôm sú Tôm chân trắng Tôm sú giống Tôm chân trắng
  • 18. 18 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 thống kê chung MỘT SỐ ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU CÁ TRA THÁNG 7/2021 SANG MỸ Nguồn: VASEP tổng hợp, số liệu mang tính chất tham khảo HS code Tên hàng ĐVT Giá (USD) ĐKTT 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 7-9 oz LBS 1,44 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; (Block) 11 LBS x 2/ thùng; size 10-14 oz LBS 1,69 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 3-5 oz LBS 1,44 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 7-9 oz LBS 1,38 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 2 LBS/ túi x 10/ thùng; size 3-7 oz LBS 1,61 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: (Block) 11 LBS x 2/thùng; size 8-10 oz LBS 1,47 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 5-7 oz LBS 1,52 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: (Block) 11 LBS x 2/thùng; size 10-12 oz LBS 1,62 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 11-13 oz LBS 1,87 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 2 LBS/ túi x 10/thùng; size 5-7 oz LBS 1,44 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 7-9 oz LBS 1,40 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 15 Lbs/thùng, size: 5/7(oz/pc). LBS 1,69 CIF 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng, size: 7/9 LBS 1,83 DDP 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; (Block) 10 LBS/ hộp X 4/ thùng; size 8-10 oz LBS 1,67 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 5-7 oz LBS 1,39 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh;15 LBS/thùng; size 7-9 oz LBS 1,49 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh;(Block) 11 LBS X 2/thùng; size: 10-12 oz LBS 1,71 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh;15 LBS/thùng; size 5-7 oz LBS 1,61 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; (Block) 10 LBS/ hộp X 4/thùng; size 6-8 oz LBS 1,54 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; (Block) 11 LBS X 2/ thùng; size 12-14 oz LBS 1,69 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 1.5 LBS/ túi X 20/thùng; size 7-9 oz LBS 1,51 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 2 LBS/ túi X 5/thùng; size 7-9 oz; LBS 1,51 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 5-7 oz LBS 1,39 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 9-11 oz LBS 1,54 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/thùng; size: 3-5 oz LBS 1,38 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 13.5 LBS/ thùng; size 7-9 oz LBS 1,36 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 9-11 oz LBS 1,54 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: (Block) 11 LBS X 2/thùng; size 8-10 oz LBS 1,47 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/thùng; size: 7-9 oz LBS 1,38 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/thùng; size: 3-5 oz LBS 1,94 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 3-5 oz LBS 1,47 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/thùng; size 9-11 oz LBS 1,77 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 15Lbs/thùng, size: 7/9(oz/pc) LBS 1,43 CIF 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 3-5 oz LBS 1,44 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 2 LBS/túi X 10 thùng; size 5-9 oz LBS 1,97 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 5-7 oz LBS 1,44 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 9-11 oz LBS 1,44 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 15 LBS/thùng; size 7-9 oz LBS 1,52 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 7-9 oz LBS 1,52 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh: 2.5 LBS/túi X 12/thùng; size 5-7 oz LBS 2,14 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 9-11 oz LBS 1,74 CFR 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh; 15 LBS/ thùng; size 2-3 oz LBS 1,84 CFR 03032400 Cá tra cắt khoanh đông lạnh. Hàng đóng gói 30 Lbs/thùng,size 2.5-3cm LBS 1,37 DDP 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 2 x 11Lbs/thùng, size: 12/14(oz/pc) LBS 1,58 CIF 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 2 x 11Lbs/thùng, size: 8/10(oz/pc) LBS 1,61 CIF 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói 15Lbs/thùng, size: 5/7(oz/pc) LBS 1,61 CIF 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng LBS 1,45 FOB 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng LBS 1,45 FOB 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng, size: 5/7 (oz/pc) LBS 1,32 FOB 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng, size: 3/5 (oz/pc) LBS 1,37 FOB 03046200 Cá tra phi lê đông lạnh, Hàng đóng gói IQF 15 Lbs/thùng, size: 5/7 (oz/pc) LBS 1,32 FOB
  • 19. 19 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 thống kê thương mại XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT Nam TỪ 1/1 ĐẾN 15/8/2021 Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam) TOP 10 THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU LỚN NHẤT(triệu USD) Thị trường Nửa đầu T8/2021 So sánh 2020 (%) Từ 1/1 – 15/8/2021 Thị phần (%) So sánh 2020 (%) CPTPP 62,176 -30,5 1.359,101 25,9 6,8 Mỹ 72,673 -10,6 1.209,885 23,1 32,1 TQ và HK 34,878 -43,2 642,441 12,3 -13,2 EU 27,754 -44,5 624,222 11,9 12,9 Hàn Quốc 25,120 -24,2 462,224 8,8 1,9 Anh 7,685 -63,3 192,322 3,7 -5,0 Thái Lan 6,417 -32,2 159,960 3,1 19,1 Nga 5,410 -3,7 107,895 2,1 61,2 Đài Loan 2,454 -47,9 67,009 1,3 2,9 Israel 2,021 -39,5 43,162 0,8 36,8 Các TT khác 16,765 -12,8 370,331 7,1 11,3 TỔNG 263,353 -30,5 5.238,554 100,0 9,9 SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CHÍNH (triệu USD) Sản phẩm Nửa đầu T8/2021 So sánh 2020 (%) Từ 1/1 – 15/8/2021 So sánh 2020 (%) Tôm các loại 119,150 -34,7 2.291,545 9,4 Tôm chân trắng 91,221 -33,0 1.761,821 18,0 Tôm sú 20,470 -16,4 345,949 -2,1 Tôm hùm 0,729 -92,8 22,679 -75,3 Tôm đỏ 0,348 -75,2 13,427 2,9 Tôm khác 6,383 -38,0 147,670 3,4 Cá tra 42,768 -26,2 949,442 11,8 Cá ngừ 20,269 -28,6 440,551 14,5 Cá ngừ mã HS 16 7,178 -54,9 202,645 2,4 Cá ngừ mã HS 03 13,091 5,0 237,906 27,2 Cá các loại khác 49,470 -30,3 1.040,515 8,1 Chả cá & Surimi 14,790 2,6 244,549 35,1 Cá hồi 7,813 -27,3 156,595 -5,4 Cá nục 3,103 -21,8 74,255 25,4 Cá cơm 2,856 -66,3 66,642 6,0 Cá saba 2,870 -11,5 43,386 -6,0 Cá chẽm 2,025 -25,3 33,738 1,0 Cá Minh thái 1,371 -35,5 33,643 -5,5 Cá tuyết 0,938 -67,6 29,073 -16,3 Cá chỉ vàng 0,588 -46,3 27,032 33,2 Cá khác 13,115 -38,5 331,602 2,3 Nhuyễn thể 24,819 -16,3 421,583 10,8 Mực 10,779 -21,7 175,031 0,5 Bạch tuộc 8,027 -25,8 162,228 14,5 Nhuyễn thể HMV 5,751 32,3 79,349 39,6 Nhuyễn thể khác 0,263 -63,7 4,975 -37,6 Cua, ghẹ & Giáp xác khác 6,877 -25,4 94,917 -1,2 Cua 4,067 -33,7 53,026 -21,5 Ghẹ 2,734 -8,2 40,588 45,1 Giáp xác khác 0,075 -25,7 1,303 107,4 TỔNG TS 263,353 -30,5 5.238,554 9,9
  • 20. KHÓA ĐÀO TẠO Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 ngày càng căng thẳng, Hiệp hội VASEP xin được chia sẻ các khó khăn tới cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản đang phải đối mặt để giữ vững nguồn lực và duy trì sản xuất, xuất khẩu. Nhằm góp phần hỗ trợ DN vượt qua khó khăn và thúc đẩy nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng vệ sinh thực phẩm, Hiệp hội VASEP xin gửi tới quý DN chương trình tập huấn miễn phí dành cho đội ngũ kỹ thuật, giám sát và thực hiện công tác vệ sinh tại DN. Là một trong những yêu cầu bắt buộc kiểm soát thuộc chương trình kiểm soát vệ sinh (SSOP) của hệ thống HACCP, “Vệ sinh bề mặt tiếp xúc thực phẩm” đặt ra yêu cầu DN phải kiểm soát chặt chẽ công đoạn này nhằm ngăn chặn các mối nguy tiềm ẩn, sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh và nguồn lây nhiễm, nhiễm chéo có hại thâm nhập vào sản phẩm, qui trình sản xuất. Để làm tốt công tác này, không những đòi hỏi cán bộ phụ trách thực hiện đúng qui trình, thao tác, mà đòi hỏi đội ngũ thực hiện, giám sát, kỹ thuật am hiểu rõ các loại chất bẩn, phương pháp xử lý và các loại hoá chất sử dụng tương ứng. Nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng lực thực hiện và giám sát quy trình vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất, biện pháp vệ sinh – làm sạch và quản lý hiệu quả công tác vệ sinh trong DN. Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội VASEP phối hợp cùng Công ty TNHH SARAYA GREENTEK tổ chức chương trình tập huấn cho các DN, đặc biệt với sự chia sẻ thông tin của các chuyên gia Nhật Bản: (1) Ông Shinichi Kato - Giám đốc Bộ phận Phát triển Sản phẩm, Trung tâm Nghiên cứu Sinh Hóa của Công Ty Saraya, Nhật Bản; (2) Ông Hiroshi Shimodaira - Tổng Giám Đốc Công ty Saraya Goodmaid (Malayia) và các chuyên gia Saraya Việt Nam. Tổng quan chương trình: Ban tổ chức trân trọng kính mời Quý Doanh nghiệp cử cán bộ tham dự chương trình: Ban Tổ chức trân trọng kính mời Quý DN đăng ký cán bộ tham dự chương trình. Vui lòng đăng trước ngày 15/9/2021. Chi tiết chương trình xin liên hệ Anh Ngọc Hòa, Mobile: 0989 618 724 ; email: ngochoa@vasep.com.vn. Hoặc xem tại: http://daotao.vasep.com.vn/ - Thời gian: Thứ 5, Sáng ngày 16/9/2021 (từ 08:00 – 12:00). - Hình thức: Trực tuyến trên ứng dụng Zoom. - Ngôn ngữ: Có phiên dịch sang tiếng Việt - Nội dung chính: + Yêu cầu cơ bản về vệ sinh và sát khuẩn trong doanh nghiệp chế biến thủy sản; + Hiệu quả sử dụng hóa chất vệ sinh và sát khuẩn trong công tác vệ sinh trong DN chế biến thủy sản. + Các sản phẩm vệ sinh và sát khuẩn phù hợp và hiệu quả cho nhà máy thủy sản tại Việt Nam. + Các nguyên tắc và phương pháp vệ sinh và sát khuẩn hiệu quả trong doanh nghiệp chế biến thuỷ sản. + Ứng dụng vệ sinh và sát khuẩn – Áp dụng thực tiễn trong điều kiện các nhà máy thuỷ sản tại Việt Nam. + Thảo luận và hỏi đáp cùng chuyên gia. - Thành phần tham dự: Quản lý các cấp liên quan đến chất lượng, SX, vật tư, vệ sinh. Quản đốc PX, tổ trưởng SX, QA/QC, QLSX, Cán bộ phụ trách vệ sinh. - Phí tham dự: MIỄN PHÍ. Trực tuyến – Miễn phí – Ngày 16/9/2021 NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC VỆ SINH VÀ LÀM SẠCH CÁC LOẠI BỀ MẶT TIẾP XÚC THỰC PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN
  • 21. 21 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm (vasep.com.vn) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm. Giá tôm giảm Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, mặc dù sản lượng tôm nước lợ 8 tháng đầu năm 2021 tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giá tôm thương phẩm hiện nay giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với năm ngoái, thậm chí có vùng giảm hơn 20.000 đồng/kg. Giá tôm tại Cà Mau hiện giảm liên tục, thậm chí giảm tới 30% so với thời điểm trước dịch. Giá tôm giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến tình hình thả giống nuôi tôm tại Cà Mau, hiện chỉ đạt khoảng 30-40% diện tích thả nuôi vụ mới. Giá tôm tại Bạc Liêu cũng giảm tới 40-50%, khiến người nuôi tôm điêu đứng. Giá tôm tại Sóc Trăng giảm từ 10.000-20.000 đồng/kg bởi các cơ sở chế biến không có nhu cầu nguyên liệu cao do bị thu hẹp hoạt động còn 30-50% công suất do hoạt động “3 tại chỗ”. Nhà máy chế biến giảm công suất Theo phản ánh của các DN chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu - ba địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước, hiện nay, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp và các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên không chỉ việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm gặp khó khăn mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến 60-70%, thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao. Chi phí cho sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” rất cao vì doanh nghiệp phải thuê nhà trọ, khách sạn, thậm chí thuê cả đội xe vận chuyển công nhân… Vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cho nuôi tôm gặp nhiều ách tắc khi đi qua các chốt trạm. Tín hiệu thị trường Những khó khăn từ khâu sản xuất, chế biến đã tác động lên kim ngạch XK tôm. Nửa đầu tháng 8/2021, XK tôm Việt Nam đạt 119,2 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến giá trị XK tôm trong cả tháng 8 năm nay sẽ giảm từ 35-40% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhu cầu từ các thị trường có nhiều tín hiệu tích cực. Thị trường Mỹ và EU đã nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại và vaccine được tiêm diện rộng. Nhu cầu NK tôm từ các thị trường này rất cao từ nay đến tháng 11 để phục vụ Noel, nhất là nhu cầu NK tôm cỡ lớn. Theo các DN xuất khẩu, đơn hàng được ký rất nhiều, chỉ lo sản xuất không đủ để đáp ứng. DN giảm thu mua tôm nguyên liệu do giảm công suất chế biến bởi hoạt động 3 tại chỗ. Điều này tác động tới giá tôm. Người nuôi lo lắng giảm thả nuôi, nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng trong quý cuối năm nay. Các chuyên gia khuyến cáo bà con tiếp tục thả nuôi nhưng với mật độ thưa để thu hoạch được tôm cỡ lớn, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết nhu cầu thị trường đối với tôm cỡ lớn rất tốt với giá xuất cao. Để tăng công suất trong điều kiện thiếu công nhân hiện tại, nhà máy phải tăng sản xuất size lớn. Khuyến cáo bà con thả mật độ thưa 100-120 con/m2 so với mật độ cao trước đây là 250 – 300 con/m2. Hiện tại size 10-45 con/kg đang được ký hợp đồng nhiều. Loại 40 con/kg đang được thị trường Mỹ đặt hàng nhiều. Bà con yên tâm thả giống, khi tình hình giãn cách ổn định, DN sẽ đẩy giá mua tăng lên. Minh Phú cũng sản xuất tôm giống, Minh Phú cho biết sẽ cùng với các đơn vị tôm giống có chính sách hỗ trợ giảm giá, nâng chất lượng tôm giống để bà con nuôi thành công. Trong thời gian tới, khi việc tiêm vaccine đã đạt được sự bao phủ nhất định, cơ quan hữu quan nên có chiến lược phù hợp, chính sách hợp lí cho từng địa phương để vừa phòng chống dịch vừa phát triển sản xuất, đạt mục tiêu kép. Các địa phương cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, tiếp tục duy trì sản xuất nuôi tôm nước lợ tránh xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Kiến nghị ngành Ngân hàng, các tổ chức tài chính... tham gia hỗ trợ cùng nhà máy chế biến bằng việc hạ lãi suất cho vay thu mua tôm nguyên liệu cho người nuôi, tạo điều kiện cho tái sản xuất. Kim Thu Kịp thời gỡ khó ngành tôm để đáp ứng nhu cầu cao từ các thị trường
  • 22. 22 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 (vasep.com.vn)Tính đến hết tháng 7, tỉnh Sóc Trăng đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản với 570 triệu USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm 94% với 535 triệu USD, còn lại là các sản phẩm chả cá, surimi, mực, bạch tuộc và nhuyễn thể khác. Sóc Trăng Cà Mau Bạc Liêu dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm Sóc Trăng cũng dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm, chiếm gần 1/4 xuất khẩu tôm của cả nước, trong đó 95% giá trị xuất khẩu tôm của tỉnh là từ tôm chân trắng, tôm sú chỉ chiếm khoảng 4%. Hiện nay Sóc Trăng có khoảng 20 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó top 5 doanh nghiệp lớn nhất đều chuyên chế biến, xuất khẩu tôm, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Đứng sát sau Sóc Trăng về doanh số XK thủy sản 7 tháng đầu năm 2021 là tỉnh Cà Mau với 543 triệu USD, chiếm 10,7%. Cùng với Sóc Trăng, Cà Mau cũng có thế mạnh về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm. Theo đó, xuất khẩu tôm trong 7 tháng đầu năm nay chiếm 91% giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Mặt hàng xuất khẩu nhiều thứ 2 là chả cá, surimi, chiếm gần 6%. Xét riêng về sản phẩm tôm sú xuất khẩu, Cà Mau vẫn đứng đầu cả nước, chiếm 54% kim ngạch, với trên 175 triệu USD trong 7 tháng đầu năm. Một số công ty hiện đang xuất khẩu nhiều tôm sú là Minh Phú, Minh Cường, Anh Khoa, CASES, Phú Cường-Kiên Cường, Nam Việt… Cà Mau có khoảng 60 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó top 5 gồm Minh Phú, Cases, Minh Quý, CAMIMEX và SEAPRIMEXCO chiếm 69% xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Với 269 triệu USD xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm, Bạc Liêu đứng thứ 7 về doanh số thủy sản, nhưng về xuất khẩu tôm, Bạc Liêu có kinh ngạch lớn thứ 3. Với giá trị 255 triệu USD, tôm cũng chiếm gần 95% xuất khẩu thủy sản của tỉnh, trong đó tôm chân trắng chiếm 76%, tôm sú chiếm 22%. Bạc Liêu có khoảng 30 công ty xuất khẩu thủy sản. Những tên tuổi hàng đầu là Ngọc Trinh, Ngọc Trí, South Vina Shrimp, Seaprodex Minh Hải, Trang Khanh đều là những doanh nghiệp tôm lớn, chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Tính đến nay, 3 tỉnh trọng điểm về nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm Sóc Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu chiếm 61% xuất khẩu tôm của cả nước. Diễn biến và kết quả xuất khẩu tôm của Việt Nam đang và sẽ phụ thuộc và tình hình sản xuất và xuất khẩu của 3 tỉnh. Vừa qua, dịch Covid bùng phát mạnh ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong đó có 3 tỉnh này. Tuy nhiên, với những quyết sách và giải pháp phòng chống dịch linh hoạt của địa phương, đặc biệt là Sóc Trăng, dự kiến sản xuất và xuất khẩu của Sóc Trăng và 2 tỉnh này sẽ sớm hồi phục trong những tháng cuối năm và sẽ là động lực khôi phục xuất khẩu thủy sản của cả nước trong thời gian tới. Lê Hằng Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu dẫn đầu cả nước về xuất khẩu tôm Top 10 công ty xuất khẩu thủy sản tại tỉnh Sóc Trăng (theo giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2021) STT Doanh nghiệp 1 Công ty Cổ phầnThuỷ sản SócTrăng (STAPIMEX) 2 Công ty Cổ phầnThực phẩm SaoTa (FIMEXVN) 3 Công ty CPThủy sản sạchViệt Nam (VINA CLEANFOOD) 4 Công ty Cổ phần Chế biến thủy sảnTài Kim Anh (TAIKA SEAFOOD) 5 Công ty Cổ phần Chế biếnThủy sản Út Xi (UTXI Co.) 6 Công tyTNHH Khánh Sủng (KHANH SUNG SEAFOOD) 7 Công ty Cổ phầnThực phẩmThái Hòa (THAI HOA FOODS) 8 Công tyTNHH Minh Đăng (MD CO.) 9 Công ty Cổ phầnThực phẩm Khang An (KHANG AN FOODS) 10 Công tyTNHH Chế biến Hải sản XK Khánh Hoàng (KHANH HOANG SEAPREXCO.LTD)
  • 23. 23 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 (vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu của Indonesia tiếp tục giảm trong tuần 33 (16- 22/8/2021). Giá tôm chân trắng cỡ 30 con và 60 con giảm xuống 92.227 IDR/kg và 66.409 IDR/kg trong khi giá tôm cỡ 80 và 100 con giảm xuống 59.045 IDR/kg và 48.409 IDR/ kg. Tuy nhiên, giá tôm cỡ lớn 40 con/kg tăng lên 81.227 IDR/kg. Tính theo USD, giá tôm đạt 6,40 USD/kg và 5,64 USD/kg với 30 và 40 con/kg; 4,61 USD/kg với 60 con; 4,10 USD/ kg và 3,36 USD/kg với 80 và 100 con/kg. Trong khi đó, giá tôm tại tỉnh sản xuất tôm chính của Indonesia (Đông Java) giảm đối với tất cả các cỡ trong giai đoạn này. tôm Indonesia: Giá tôm tiếp tục giảm trong tuần 33
  • 24. 24 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm (vasep.com.vn) Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu cỡ nhỏ tại bang Andhra Pradesh của Ấn Độ tăng trong tuần 33 (16-22/8/2021). Tại bang này, giá tôm cỡ 80 con và 100 con/kg tăng 6% và 5% so với tuần trước đó, đạt 255 INR/kg (3,65 USD/ kg) và 220 INR/kg. Giá tại đầm tôm cỡ trung bình và lớn tăng 5% so với tuần trước đó, đạt 305 INR/kg với 60 con/kg, tăng 4% và 3% đạt 390 INR/kg và 490 INR/kg với 40 con và 30 con/kg. Tính theo USD, giá tôm đạt 6,6 USD/kg và 5,26 USD/ kg với 30 và 40 con/kg; 4,11 USD với 60 con/kg và 3,44 USD/kg và 2,96 USD/kg với 80 con và 100 con/kg. Ngược lại, giá tạiTây Bengal ổn định với tất cả các cỡ trừ cỡ 80 và 100 con/kg tăng nhẹ đạt 210 INR và 180 INR/ kg trong tuần 33. Giá tại đầm tôm cỡ 30 con và 40 con ổn định ở mức 395 INR/kg và 315 INR/kg trong tuần thứ 7 liên tiếp, giá tôm cỡ 60 con đạt 250 INR/kg. Tính theo USD, giá tôm đạt 5,32 USD/kg và 4,25 USD/ kg với 30 và 40 con/kg; 3,37 USD/kg với 60 con và 2,83 USD/kg và 2,43 USD/kg với 80 con và 100 con/kg. Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu tại bang Gujarat ổn định với tất cả các cỡ. Giá tôm cỡ lớn 30 và 40 con vẫn ổn định ở mức 440 INR và 330 INR/kg trong khi giá tôm cỡ trung bình và nhỏ, 60, 80 và 100 con/kg cũng ổn định, lần lượt đạt 280 INR, 235 INR và 200 INR/kg. Tính theo USD, giá tôm đạt 5,93 USD/kg và 4,45 USD/kg với 30 và 40 con; 3,77 USD/kg với 60 con; 3,17 USD/kg và 2,70 USD/kg với 80 và 100 con/kg. (Theo undercurrentnews) Ấn Độ: Giá tôm cỡ nhỏ tăng ở bang Andhra Pradesh, Tây Bengal Giá tôm cỡ 30,40 và 60 con/kg giảm xuống 92.000 IDR/ kg, 81.000 IDR/kg và 67.000 IDR/kg trong khi giá tôm cỡ 80 và 100 con/kg giảm xuống 61.000 IDR/kg và 49.000 IDR/kg trong tuần 33. Giá tôm tất cả các cỡ ở Trung Java giảm trừ cỡ 30 con vẫn ổn định ở mức 95.000 IDR/kg. Giá tôm cỡ 40 và 60 con giảm xuống 84.000 IDR và 67.000 IDR/kg trong khi giá tôm cỡ 80 con và 100 con giảm xuống 56.000 IDR/ kg và 49.000 IDR/kg trong tuần 33. Giá tôm ở Tây Nusa Tenggara cũng giảm với tất cả các cỡ với giá tôm cỡ 30 con và 40 con/kg giảm xuống 90.000 IDR và 79.000 IDR/kg trong tuần 33. (Theo undercurrentnews)
  • 25. 25 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm (vasep.com.vn) Tính tới tuần thứ 3 của tháng 8/2021, giá tôm củaThái Lan và bang sản xuất chính của Ấn Độ, Andhra Pradesh vẫn ở mức thấp nhất so với các nước sản xuất tôm chính khác trên thế giới. Tính theo USD, giá tôm của Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Ecuador vẫn cao hơn so với giá tôm của bang Andhra Pradesh và Thái Lan. Tuy nhiên, trong khi giá tôm Thái Lan tiếp tục đi xuống thì giá tôm của bang Andhra Pradesh tăng nhẹ sau khi đạt mức thấp nhất kể từ đại dịch bắt đầu bùng phát trong tuần 28. Giá tôm Thái Lan và Ấn Độ vẫn thấp nhất thế giới
  • 26. 26 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm Giá tôm nguyên liệu của Trung Quốc vẫn ổn định, ở mức cao nhất thế giới. Giá tôm cỡ 60 con/kg tại Quảng Đông, Trung Quốc ổn định ở mức 6,63 USD/kg trong tuần 31 (2-8/8/2021) so với tuần trước đó. Giá tôm Trung Quốc cao hơn gần 2 USD/kg so với giá tôm cùng cỡ của Ecuador. Giá tôm Ecuador xếp thứ 2. Giá tôm cỡ 60 con của Thái Lan đạt 3,82 USD/kg trong tuần 33 trong khi giá tôm cỡ 60 con tại Andhra Pradesh tăng 5% đạt 4,11 USD/kg trong tuần 33. Giá tôm các cỡ của Thái Lan vẫn ở mức thấp nhất từ năm 2018. Giá tôm đạt 3,82 USD/kg với 60 con, 3,60 USD/kg với 70 con và 3,22 USD/kg với 80 con/kg trong tuần 33 trong khi nước này đang phải đối mặt với số ca nhiễm Covid tăng mạnh. Tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, giá tại đầm tôm chân trắng đạt mức thấp nhất kể từ năm 2020 với giá đạt 6,64 USD/kg với 60 con; 5,52 USD/kg với 80 con và 3,70 USD/kg với 120 con/kg. Hiện người nuôi đang sản xuất nhiều tôm sú hơn do giá tốt hơn và phục vụ tiêu thụ nội địa, theo Hiệp hội ngành thủy sản lớn nhất của Trung Quốc. Năm2020,giátômtấtcảcáccỡcủaEcuadorgiảmmạnh do nhu cầu NK tôm của nước này từ Trung Quốc giảm do khó khăn gây ra bởi dịch bệnh Covid. Tuy nhiên, giá tôm Ecuador hiện cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Nhu cầu NK tôm Ecuador từ Mỹ và EU đều ổn định. Giá tại đầm tôm chân trắng nguyên liệu của Ecuador đạt 6,40 USD/kg với 20/30 con; 5,55 USD/kg với 30/40; 5 USD/kg với 40/50; 4,65 USD/kg với 50/60; 4,35 USD/ kg với 60/70; 3,80 USD/kg với 70/80; 3,30 USD/kg với 80/100; 3 USD/kg với 100/120 và 2 USD/kg với 120/140 trong tuần 33. (Theo undercurrentnews)
  • 27. 27 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm (vasep.com.vn) Tháng 7/2021, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc giảm 15% so với tháng trước đó, đạt 42.000 tấn, theo số liệu của Hải quan Trung Quốc. Giá trị NK đạt 258 triệu USD trong khi giá NK trung bình đạt 6,12 USD/kg. Các nhà NK tôm của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn bởi phí kiểm tra tăng và hàng hóa bị đình trệ tại cảng do Trung Quốc siết chặt kiểm tra hàng thủy sản NK để phòng chống dịch Covid. NK tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc giảm 26% so với cùng kỳ năm 2020. So với tháng 7/2019, NK giảm 32%. NK vào Trung Quốc từ Ecuador giảm 38% đạt 22.800 tấn. Ngược lại, NK từ Ấn Độ tăng 30% đạt 13.000 tấn. Đầu tháng 8/2021, các nhà NK tôm củaTrung Quốc cho biết nhu cầu nội địa Trung Quốc đang giảm do nước này đang phải đối mặt với những khó khăn do Covid gây ra. Nhu cầu nội địa giảm và các vấn đề về logistic khiến NK tôm 7 tháng đầu năm nay của Trung Quốc giảm 21% đạt 313.000 tấn. Giá trị NK giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,76 tỷ USD. (Theo undercurrentnews) Trung Quốc: Nhập khẩu tôm giảm trong tháng 7/2021
  • 28. 28 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm (vasep.com.vn) Mặc dù Ấn Độ vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ trong tháng 6/2021 nhưng Ecuador vươn lên vị trí thứ 2 về cung cấp tôm cho Mỹ và đang có xu hướng cạnh tranh mạnh với Ấn Độ trên thị trường này. Ecuador XK 22.550 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 161,7 triệu USD trong tháng 6/2021, cao hơn Indonesia (vốn là nguồn cung tôm lớn thứ hai cho Mỹ sau Ấn Độ). Tháng 6/2021, tổng XK tôm của Ecuador đạt 70.000 tấn, trị giá 415 triệu USD, tăng 25% về khối lượng và 42% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình NK tôm Ecuador vào Mỹ trong tháng 6/2021 đạt 7,17 USD/kg, tăng 19% so với tháng 6/2020. Từ trước tới nay, Ecuador là một trong những nguồn cung tôm chân trắng giá thấp nhất cho Mỹ tuy nhiên hiện tại giá đã tăng hơn. Ecuador đã một vài lần trở thành nguồn cung tôm lớn thứ 2 cho Mỹ vào tháng 4/2021 và tháng 8/2020. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, Ecuador là nguồn cung lớn thứ hai cho Mỹ với lượng XK 90.289 tấn tôm, trị giá 609.5 triệu USD, tăng 86% về khối lượng và 107% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với sự gia tăng sản xuất và XK, các nhà XK tôm Ecuador cũng đang tăng thị phần tại thị trường Mỹ ít nhất từ tháng 7/2020 khi Trung Quốc tạm dừng NK tôm từ một số công ty XK tôm lớn của Ecuador do lo ngại Covid-19. Nhìn chung, Mỹ vẫn duy trì nhu cầu ổn định về NK tôm trong năm 2021. Nước này NK 76.474 tấn tôm, trị giá 643,4 triệu USD trong tháng 6/2021, tăng 50% về khối Tôm Ecuador tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ
  • 29. 29 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm lượng và 52% về giá trị so với tháng 6/2020. Giá NK trung bình đạt 8,41 USD/kg, tăng 2% so với tháng 6/2020 (8,28 USD/kg) tuy nhiên giảm 1% so với tháng 5/2021 (8,46 USD/kg). Tính tới tháng 6 năm nay, Mỹ NK 403.668 tấn tôm, trị giá 3,4 tỷ USD, tăng 31% về khối lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 6/2021 là tháng thứ bảy liên tiếp lượng tôm NK vào Mỹ tăng. Ấn Độ chiếm 33% tổng NK tôm của Mỹ trong tháng 6/2021. Nước này XK sang Mỹ 25.509 tấn tôm, trị giá 210,8 triệu USD, tăng 116% về khối lượng và 105% về giá trị so với tháng 6/2020. Sau khi sụt giảm liên tục về XK tôm sang Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay do ảnh hưởng của Covid, từ tháng 5 năm nay, XK tôm Ấn Độ sang Mỹ đã phục hồi. Ấn Độ là nước đứng thứ 3 thế giới về số ca tử vong do Covid-19 sau Mỹ và Brazil với 400.000 ca. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, Ấn Độ vẫn XK 143.143 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 1,2 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 28% về khối lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình XK tôm Ấn Độ sang Mỹ trong tháng 6/2021 đạt 8,26 USD/kg, giảm 5% so với tháng 6/2020. Tháng 6/2021, XK tôm Indonesia sang Mỹ đạt 13.602 tấn, trị giá 118,5 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Giá XK trung bình đạt 8,71 USD/kg, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. 6 tháng đầu năm nay, nước này XK 88.883 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 666,2 triệu USD, tăng 15% về khối lượng và 16% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù tổng NK tôm của Mỹ tăng trong tháng 6/2021, NK tôm vào Mỹ từ Trung Quốc, Mexico, Thái Lan vẫn giảm trong tháng 6. Trung Quốc, trước đây đã từng là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, vẫn phải đối mặt với tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ đã kéo dài 3 năm. Trung Quốc XK 607 tấn tôm sang Mỹ, trị giá 3,4 triệu USD trong tháng 6/2021, giảm 44% về khối lượng và 40% về giá trị so với
  • 30. 30 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm cùng kỳ. Giá trung bình NK đạt 5,56 USD/kg, tăng 7% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm nay, Mỹ NK 3.634 tấn tôm từ Trung Quốc, trị giá 19,2 triệu USD, giảm 36% về khối lượng và 34% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Mexico vàThái Lan cũng giảm trong tháng 6/2021. (Theo undercurrentnews) KimThu
  • 31. 31 BẢN TIN TMTS số 34, ngày 03/09/2021 tôm XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM TỪ 1/1 ĐẾN 15/8/2021 Nguồn: VASEP (theo số liệu Hải quan Việt Nam) SẢN PHẨM TÔM XK TỪ 1/1 ĐẾN 15/8/2021 STT Quy cách sản phẩm GT (USD) Tỷ lệ GT (%) So sánh cùng kỳ (%) 1 Tôm chân trắng Trong đó: -Tôm chân trắng chế biến (thuộc mã HS16) -Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03) 1.761,821 76,9 18,0 788,522 12,4 973,299 23,0 2 Tôm sú Trong đó: -Tôm sú chế biến khác (thuộc mã HS16) -Tôm sú sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03) 345,949 15,1 -2,1 39,395 -5,5 306,554 -1,6 3 Tôm biển khác Trong đó: -Tôm loại khác chế biến đóng hộp (thuộc mã HS16) -Tôm loại khác chế biến khác (thuộc mã HS16) -Tôm loại khác khô (thuộc mã HS03) -Tôm loại khác sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03) 183,775 8,0 -25,8 2,433 13,2 101,823 0,4 15,681 21,3 63,838 -51,3 Tổng XK tôm (1+2+3) 2.291,545 100,0 9,4 THỊ TRƯỜNG Tháng 7/2021 (GT) Nửa đầu T8/2021 Tỷ lệ GT (%) So với cùng kỳ 2020 (%) Từ 1/1 – 15/8/2021 (GT) Tỷ lệ GT (%) So với cùng kỳ 2020 (%) Mỹ 144,605 36,850 30,9 -23,3 621,471 27,1 28,6 CPTPP 99,161 26,259 22,0 -34,9 608,206 26,5 11,0 Nhật Bản 60,126 14,174 11,9 -31,0 364,586 15,9 4,1 Australia 17,607 4,988 4,2 -40,5 111,309 4,9 60,6 Canada 17,880 5,481 4,6 -42,8 103,193 4,5 3,0 Singapore 2,059 0,608 0,5 -3,8 13,353 0,6 -0,6 EU 64,533 15,521 13,0 -47,1 335,660 14,6 18,1 Đức 16,426 3,497 2,9 -44,3 87,050 3,8 31,8 Hà Lan 17,300 3,495 2,9 -62,5 85,691 3,7 6,7 Bỉ 12,016 3,021 2,5 -44,4 56,571 2,5 7,0 Pháp 5,271 1,366 1,1 -58,2 30,954 1,4 6,4 TQ&HK 46,044 15,118 12,7 -38,8 241,843 10,6 -20,4 Hồng Kông 8,360 2,877 2,4 8,1 49,444 2,2 16,4 Hàn Quốc 35,777 12,283 10,3 -25,3 216,061 9,4 0,3 Anh 29,659 6,386 5,4 -57,1 139,606 6,1 1,4 Nga 4,826 1,558 1,3 -6,3 28,644 1,2 77,1 Đài Loan 3,281 0,380 0,3 -81,1 25,156 1,1 -11,2 Các TT khác 12,938 4,795 4,0 -3,9 74,898 3,3 -3,2 TỔNG 440,824 119,150 100,0 -34,7 2.291,545 100,0 9,4 GT: Giá trị (triệu USD)