SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Môn học: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tên: Bùi Minh Anh – 19034078 – DH19TQ
Em chọn đề tài 6 Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay. Lý do em chọn đề tài này vì
em muốn tìm hiểu sâu hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì? Cũng như những vấn đề
đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là gì? Và tìm ra cách khắc phục nó.
Đảng Cộng Sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước, đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mình cũng như khằng định được
vai trò lãnh đạo xuất sắc của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nước.
Như chúng ta đã biết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-
1975) là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 chứa
đựng ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn, kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh
giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một
thế kỉ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước Việt Nam, hoàn thành về cơ bản cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ trên cả nước, non sông thu về một mối. “Chiến công thắng Mỹ
là thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta, đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa Tổ quốc ta
bước hẳn vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội”
Có được thắng lợi vẻ vang đó là nhờ: Đảng đã xác định đường lối cách mạng đúng đắn,
sáng tạo, phù hợp với đặc điểm cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam – Bắc; Đảng
đã lãnh đạo phát huy đến mức cao nhất sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù;
Đảng đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng,
phương thức và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; Đảng đãchủ động, nhạy bén,
linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh cách mạng và nghệ thuật tạo và nắm thời
cơ, giành được những thắng lợi quyết định; Đảng luôn chú trọng xây dựng Đảng vững
mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ của cách mạng.
Nhìn lại 44 năm, sau ngày đất nước thống nhất (1975-2019), từ thực tiễn lịch sử, nhất
là trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng càng thấm
nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo các bài học, kinh nghiệm rút ra từ công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc.
Sau ngày thống nhất, cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH, phải đối diện với
những thách thức, khó khăn gay gắt cả trong nước, khu vực và trên trường quốc tế. Sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ nặng nề của Đảng. Trong quá trình lãnh
đạo, tuy đã có được những thành tựu quan trọng, song cũng bộc lộ những hạn chế, yếu
kém, thậm chí sai lầm, khuyết điểm. Thực tế đó đòi hỏi Đảng phải chú trọng nắm bắt
đặc điểm, thực tiễncủa đất nước, đổi mới tư duy lý luận, khắc phục bệnh giáo điều, chủ
quan, duy ý chí, nóng vội để nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan,
những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối đổi mới của Đảng
tại Đại hội VI (12-1986) đã được hoạch định trên cơ sở đó.
Đặc biệt, vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp và tình
hình đất nước có muôn vàn khó khăn, nhất là sau sự kiện chế độ XHCN ở Đông Âu và
Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch không ngừng chống phá, Đảng kiên định mục tiêu
mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, giữ vững vai trò lãnh đạo, chèo lái con
thuyền cách mạng vượt qua sóng gió, tiếp tục tiến lên, tiến hành công cuộc đổi mới đạt
nhiều thành tựu quan trọng. Đảng đã kiên trì lãnh đạo và từng bước bổ sung, hoàn thiện
đường lối đổi mới, thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội tại Đại hội VII (6-1991) và bổ sung Cương lĩnh 1991 tại Đại hội XI
của Đảng (1-2011). Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành một hệ thống các quan điểm và
nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù
hợp với thực tế của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016)
khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là kết quả của một quá trình trăn trở, tìm
tòi, tổng kết, đổi mới tư duy lý luận nhận thức đúng đắn hơn về thực tiễn cách mạng
Việt Nam của Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được những thành tựu
to lớn và rất quan trọng, đã làm biến đổi và phát triển đất nước cả về chính trị, kinh tế,
xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nâng cao và
khẳng định vị thế của đất nước trong đời sống chính trị, kinh tế của thế giới.
Về lĩnh vực kinh tế, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội, kinh tế tăng trưởng
tương đối nhanh và ổn định, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của
nhân dân không ngừng được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt
gần 7%. Tái cơ cấu nền kinh tế đạt kết quả bước đầu. Thu nhập bình quân đầu người
tăng từ 200 USD năm 1990 lên 2.200 USD năm 2015 và 2.587 USD năm 2018. Hình
thành một số ngành kinh tế mũi nhọn: dầu khí, dệt may, da giày, thủy hải sản, lương
thực, cây công nghiệp, lắp ráp linh kiện điện tử... Giải quyết vững chắc vấn đề lương
thực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành.
Kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Hiện nay, Việt Nam có
quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại
song phương với hơn 100 nước, trong đó có 20 hiệp định thế hệ mới.
Về văn hóa, xã hội: đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải
thiện rõ rệt. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống
nhân dân được cải thiện một bước. Chú trọng xây dựng văn hóa và phát triểncon người
Việt Nam phát triển toàn diện. Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt
được những kết quả tốt: tỷ lệ nghèo đói giảm từ 53 % năm 1993 xuống còn 6% năm
2015. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên
Hợp quốc đề ra.
Về xây dựng hệ thống chính trị: việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã đạt được những kết quả bước đầu. Quốc
hội đẩy mạnh xây dựng luật pháp. Nền hành chính quốc gia được cải cách một bước.
Quốc hội đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động theo hình
thức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bộ máy Chính phủ và chính quyền địa
phương được kiện toàn một bước. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên từng
bước đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới.
Về đối ngoại: Việt Nam đã phá thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo
hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc (năm 1991), Hoa Kỳ (năm 1995); gia nhập ASEAN (năm
1995); gia nhập WTO (năm 2006); mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước lớn
như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các nước tư bản phát triển: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp,
Đức, Ý…; ký kết Hiệp ước chiến lược và Hiệp ước toàn diện với nhiều nước trên thế
giới. Từng bước giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ biển, đảo với các
nước liên quan. Đồng thời, tăng cường đàm phán, ký kết các Hiệp ước Thương mại tự
do với ASEAN, EU, Mỹ…Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước,
chủ động hội nhập quốc tế.
Về quốc phòng - an ninh: thành tựu cơ bản, bao trùm là giữ vững độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và chế độ
xã hội chủ nghĩa, cơ bản giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện
có hiệu quả nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng với chống "diễn biến hòa bình", bạo
loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lợi
dụng các vấn đề dân tộc, tôngiáo, nhân quyền, để gây mất ổn định. Chú trọng xây dựng,
phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước; xây dựng lực lượng vũ trang, đặc
biệt là quân đội và công an theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây
dựng được thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Về công tác xây dựng Đảng: trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức
tạp, các thế lực thù địch tấn công toàn diện vào Đảng và chế độ chính trị của đất nước,
Đảng vẫn vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từng
bước nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thống nhất tư tưởng trên những vấn đề cơ
bản của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện mới; đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối đúng đắn; phê phán
các quan điểm sai trái đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan, phủ
nhận thành tựu của quá khứ... Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và
tầm trí tuệ của Đảng. Đảng lãnh đạo, cầm quyền thông qua Nhà nước và hệ thống chính
trị. Hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước từng bước được kiện toàn theo hướng tinh
gọn, giảm bớt đầu mối trung gian. Đến năm 2015, đội ngũ của Đảng đã lên tới 4 triệu
đảng viên trong tổng số hơn 90 triệu dân. Tiến hành đổi mới công tác cán bộ trên cơ sở
lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ;
bước đầu đổi mới phương thức lãnh đạo trên cơ sở coi trọng lãnh đạo thể chế hóa nghị
quyết, lãnh đạo xây dựng luật và pháp lệnh, khắc phục tình trạng áp đặt, bao biện, làm
thay.
Mười năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996), con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta được xác định ngày càng rõ hơn chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng đắn,
có tính độc lập, tự chủ, sáng tạo. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới với
những hình thức và bước đi phù hợp, lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào
sự nghiệp đổi mới ngày một tăng thêm; vai trò, uy tín của Đảng Cộng sản, của dân tộc
Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên Đảng cũng gặp nhiều khó khăn vì vẫn có một số phần tử ác ý tung ra những
luận điệu đả kích, chống phá trắng trợn, hoặc một số thế lực muốn lái chúng ta đi theo
con đường khác. Những luận điệu đen tốiđó cho rằng, đổi mới như vậy coi như đã xong,
nay cần xem xét lại vì đã không còn động lực. Ý kiến khác đòi hỏi phải đổi mới mạnh
mẽ hơn về chính trị để tạo thêm động lực, nếu không, trước sau cũng sẽ đưa đến tàn lụi
đất nước. Tựu trung, chủ ý thâm độc nhất cho rằng đổi mới đã cạn kiệt nguồn lực, từ
sau Đại hội XIII không đổi mới nữa, hoặc nếu có đổi mới thì đổi mới về chính trị mà
thôi.
Chúng ta có đủ luận cứ để bác bỏ các luận điệu đen tối đó. Trước hết chúng ta phải hiểu
được định nghĩa của từ đổi mới. Đổi mới là một cuộc vận động mang tính cách mạng
không ngừng để thay cái cũ bằng cái mới tốt hơn. Không phải bây giờ mà trong quá
trình cách mạng, chúng ta luôn thực hiện sự đổi mới. Công cuộc đổi mới lần này mang
tính toàn diện, tổng thể, sâu sắc, liên tục và được chuẩn bị có bài bản. Đổi mới là công
việc của chúng ta, theo cách thức và bước đi của ta. Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang
tính tất yếu. Công cuộc đó phải được triển khai một cách sâu rộng và đồng bộ, nhưng
phải cân nhắc từng đường đi nước bước cụ thể, chắc chắn.
Đổi mới vừa là sự thay thế cái cũ, vừa là sự chọn lựa cái cũ, cái hiện đang còn tác dụng
để cải biến cho nó trở nên thích dụng hơn. Đổi mới có thể coi là một sự phủ định biện
chứng: Không bao giờ phủ định sạch trơn và không bao giờ quay lại cái cũ. Đổi mới
đồng bộ, hài hòa giữa kinh tế và chính trị với mục tiêu giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đổi mới để phát triển, đồng nghĩa với phát triển, nhưng là sự phát triển trong thế ổn
định, sự phát triển theo đúng định hướng và con đường mà chúng ta đã chọn. Có người
khuyên ta: cần tư nhân hóa nhanh hơn, hội nhập thương mại nhanh hơn, phá giá đồng
tiền mạnh hơn. Lời khuyên đó dẫu có chân thành thì chúng ta cũng không thể làm như
thế. Bởi vì, hơn ai hết, chúng ta hiểu rõ tình hình thực tế của đất nước mình, và đặc biệt
quan trọng là chúng ta thực hiện đổi mới nhưng có nguyên tắc, đổi mới nhưng không
thay đổi bản chất chế độ xã hội.
Đổi mới là thực hiện bước chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế
thị trường, nhưng trong khi thực hiện cơ chế thị trường, Nhà nước phải quản lý và điều
hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường; đổi mới
để phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển đó phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội,
khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo.
Đổi mới có yêu cầu và gắn với mở cửa, hội nhập. Đổi mới có yêu cầu và gắn với sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Toàn bộ công cuộc hội nhập, mở cửa,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là để thực hiện chiến lược phát triển
nhanh và bền vững; là để xây dựng và tăng cường lực lượng sản xuất, củng cố và phát
triển quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; là để nâng tầm đất nước lên trình độ mới, tầm
cao mới. Vậy nên đổi mới chính là để hướng tới chủ nghĩa xã hội, để hiện thực quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác lập rõ ràng hơn.
Đổi mới và cải cách có cùng nội dung hướng tới cái mới, cái tốt đẹp hơn. Nhưng cải
cách thường được hiểu là những hành động nhất định, những cuộc vận động nhất định
nhằm những mục tiêu nhất định. Khi những hành động cải cách ấy, những cuộc vận
động, cải cách ấy đã đạt tới mục tiêu đề ra thì phải có hành động cải cách mới, cuộc vận
động, cải cách mới.
Còn đổi mới, theo cách hiểu của chúng ta, tuy cũng nhằm những mục tiêu nhất định
trong những thời kỳ nhất định, song do bản chất và tính tất yếu của nó, lại là một quá
trình lâu dài. Đổi mới như một dòng chảy liên tục, vận động liên tục của cả guồng máy
xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, phát động và lãnh đạo, tổ chức thực
hiện. Các Đại hội VII, VIII, IX, X, XI, XII và XIII của Đảng đều khẳng định tiếp tục
đẩy mạnh công cuộc đổi mới để đưa đất nước đi lên. Lời hiệu triệu đó rất phù hợp với
yêu cầu của thực tiễn và ý nguyện của nhân dân.
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu toàn diện, to lớn và quan trọng.
Cụm công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau mỗi năm đóng góp trên 40% nguồn thu ngân sách và
tạo ra hơn 30% việc làm cho lao động địa phương tại tỉnh Cà Mau.
Thực tiễncho thấy, không có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có công cuộc đổimới,
không có sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có được công
cuộc đổi mới theo định hướng đúng đắn.
Công cuộc đổi mới là sự lựa chọn khoa học và cách mạng nhằm mục tiêu phát triển đất
nước, trước hết là phát triển kinh tế, là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển
của cách mạng Việt Nam được đánh dấu từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(12/1986).
Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội VI đã
đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy,
trước hết là tư duy kinh tế.
Đây là một bước đột phá quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng, tạo tiền đề lý luận
cho việc triển khai đồng bộ và nhất quán các giải pháp đổi mới trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhất là giải pháp cải cách kinh tế để giải phóng sức sản xuất, thực hiện
sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong suốt thời gian dài trước đổi mới, chúng ta duy trì quá lâu nền kinh tế hiện vật, kế
hoạch, phi hàng hóa, phi thị trường, mặc dù trong giai đoạn lịch sử trước đây nền kinh
tế này có vai trò nhất định trong việc động viên sức người, sức của cho chiến tranh giải
phóng, nhưng đã trở nên bất cập, kìm hãm sự phát triển trong điều kiện mới.
Nền kinh tế nước ta đứng trước yêu cầu phải đổi mới về mọi mặt từ cơ cấu kinh tế đến
cơ chế kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với kinh tế, tổ chức bộ máy, phương thức và phương pháp lãnh đạo, quản lý, điều
hành cũng phải thay đổi.
Do đó, đổi mới là tất yếu vừa để đón kịp thời cơ, vừa chủ động chấp nhận và vượt qua
thách thức để phát triển. Đổi mới, do đó cũng là mở đường cho những nhận thức sáng
tạo, thúc đẩy mọi hành động tích cực, năng động sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, tạo
động lực cho phát triển kinh tế-xã hội và dân chủ hóa đời sống xã hội.
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu toàn diện, to lớn và quan trọng. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng
kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập
trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt
đất nước, đời sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ được phát huy và mở rộng;
đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường.
Sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng với cơ sở
vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển.
Tuyến đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng dài 24,6km được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã
rút ngắn quãng đường từ Hạ Long đi Hà Nội từ 180km xuống còn 130km; từ Hạ Long đi Hải
Phòng chỉ còn 25km thay vì 75km như trước đây.
Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị được
đẩy mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại
ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng cao.
Nếu như giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng
năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP đạt 7%...
Theo Dự thảo Báo cáo chính trị tháng 10/2020 trìnhĐại hội XIII của Đảng: Tính chung
cả thời kỳ Chiến lược 2011-2020, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm,
thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm
2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD
năm 2020.
Thực tế cho thấy trong 10 năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu được mở rộng theo
hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa đến hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ, chủ động từng bước chuyển dịch sang các nước có trình độ phát
triểncao và cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa trong nước.
Việt Nam hiện là một trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới
với tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm (từ 136% năm 2010 lên xấp
xỉ 200% vào năm 2019).
Rõ ràng là công cuộc đổi mới của chúng ta không chỉ đạt được những thành tựu to lớn
qua 35 năm thực hiện, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh với những nguồn lực phong phú
và hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao giờ cạn. Hành trình đổi mới
với sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân đã và đang kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố:
thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là động lực lớn nhất, là yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả
năng thành công của sự nghiệp cao cả trọng đại: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn tìm tòi, thử nghiệm, áp
dụng những mô hình, chiến lược công nghiệp hóa phù hợp với thực tiễn đất nước. Hội
nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) đã đưa ra quan
điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Hội nghị
nhấn mạnh quan điểm coi khoa học - công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; chỉ rõ việc cần thực hiện đồng thời hai quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa: “Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa… hình thành những mũi nhọn phát
triển kinh tế theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới”.
Vậy vấn đề được đặt ra đối với Việt Nam hiện nay chính là coi khoa học-công nghệ là
quốc sách hàng đầu, đồng thời phải thực hiện công nghiệp hóa đi đôi với hiện đại hóa
nhằm tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế, theo kịp với tốc độ phát triển của thế giới.
Vậy tại sao lại cho rằng “khoa học và công nghệ là nền tảng của cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”?
Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã nhận định, thế kỷ XXI, khoa học - công nghệ sẽ có
bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật. Do đó, Đại hội chỉ rõ
“Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để từng
bước phát triển kinh tế tri thức và nâng cao năng suất lao động.
Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiếptục nhấn mạnh: “Kết hợp chặt giữa hoạt động khoa
học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng
đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triểnkinh tế trithức”.
Đến Đại hội XI (năm 2011), Đảng ta chú trọng tiếptục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm
động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển
năm 2011) khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ
tiên tiến của thế giới”.
Đại hội XII của Đảng (năm 2016) nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công
nghệ, làm cho khoa học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan
trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức”. Với mục tiêu “đến
năm 2020 khoa học và công nghệ đạt trình độ phát triển của nhóm nước dẫn đầu
ASEAN”, tại Đại hội này, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tiếnhành
qua 3 bước là: Tạo tiền đề, điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
=》Qua các đại hội trên chúng ta có thể thấy ngay từ ban đầu Đảng đã xác định rõ
“khoa học - công nghệ “ chính là nền tảng hàng đầu, và nó vẫn luôn được tiếp tục thực
hiện, áp dụng đến ngày nay.
Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành
tựu to lớn: Đạt ngưỡng thu nhập trung bình năm 2008;nền kinh tế đạt tốcđộ tăng trưởng
cao: giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%, giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%; quy mô nền kinh tế
tăng 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 271,2 tỷ USD năm 2020. GDP bình quân đầu
người tăng từ 1331 USD năm 2010 lên 2779 USD năm 2020. “Chất lượng tăng trưởng
kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu”.
Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm
2020.
Khoa học - công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực chủ trong phát triển kinh
tế - xã hội. Tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước được tăng cường. Hiệu quả
hoạt động khoa học - công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động
đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo. Trình độ khoa học - công nghệ sản xuất được nâng
cao, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Fuhong Precision Component tại Khu công nghiệp Đình
Trám, tỉnh Bắc Giang
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, khoa học - công nghệ chưa thực
hiện đầy đủ vai trò “quốc sách hàng đầu”, chưa là động lực quan trọng nhất để phát triển
lực lượng sản xuất: “Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Công
nghiệp vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ
phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn
hạn chế”. Trong khi đó, trên thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là
công nghệ số, đang phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đếnnhiều
thời cơ nhưng cũng đặt ra không ít thách thức với tất cả các nền kinh tế.
Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nếu tích cực chuyển đổi số, phát triển
kinh tế số, xã hội số thì sẽ có cơ hội để đi cùng, vượt trước các nước trong khu vực và
trên thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra động lực,
tài nguyên mới cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tạo tiền đề cho sự hình thành bước đột phá tư
duy trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Đại hội XIII, thể hiện ở những
điểm cốt lõi sau:
Thứ nhất, thúc đẩy chuyển đổi tư duy từ phát triểnnền công nghiệp phụ thuộc, gia công,
lắp ráp sang chủ động sáng tạo, vươn lên, làm chủ công nghệ.
Để chủ động phát triển, nước ta phải thoát khỏi sự tăng trưởng dựa vào lao động giá rẻ
và nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp. Thực tế cho thấy, công nghiệp, công
nghiệp hỗ trợ nước ta còn phát triển chậm, trình độ hạn chế, nhiều nguyên liệu đầu vào
quan trọng chưa sản xuất được nên phụ thuộc lớn vào nhập khẩu; việc tham gia trong
chuỗi giá trị toàn cầu ở nhiều sản phẩm vẫn chỉ ở công đoạn cuối cùng nên giá trị gia
tăng không lớn. Đại hội XIII đánh giá: “Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng
khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp, vẫn còn
phụ thuộc vào bên ngoài”. Do vậy, Đại hội XIII chủ trương: “Thúc đẩy khởi nghiệp
sáng tạo, phát triểncác ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh
mẽ các thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư”. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất là điềukiện tiên quyết để đưa sản phẩm thương
hiệu Việt Nam lên tầm cao mới, thoát khỏi vị trí gia công, lắp ráp trong thời gian qua.
Ứng dụng, tiên phong sáng tạo, phát minh công nghệ mới có thể giúp doanh nghiệp
tăng doanh số, nâng cao vị thế doanh nghiệp và nền kinh tế. Muốn làm được điều đó
không có con đường nào khác phải dựa trênnền tảng tài nguyên trí tuệ để sáng tạo công
nghệ.
Thứ hai, chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số, dựa trên nền
tảng tri thức.
Đây là điểm mới khác biệt so với các đại hội trước, là điểm nhấn của Đại hội XIII. Ngày
nay, với sự chuyển động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong kỷ nguyên Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện, chủ động tham
gia vào quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đại hội XIII chủ trương “đẩy
mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học - công
nghệ, đổi mới sáng tạo”, trong đó con người hay tài nguyên trí tuệ là nền tảng cốt lõi,
doanh nghiệp phải là trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ, ứng dụng công nghệ số. Với lợi thế của nước đi sau, chúng ta hoàn toàn có thể
tiến thẳng vào những lĩnh vực mới của kinh tế số để có thể bứt tốc, tham gia quá trình
đó một cách chủ động, không chờ thế giới hoàn thiện công nghệ thì ta mới chuyển đổi
số. Chuyển đổi từ nền kinh tế vật lý sang nền kinh tế số là sự tối ưu hóa không giới hạn
mọi khâu, mọi quy trình sản xuất. Do vậy, nền kinh tế số và đổi mới sáng tạo trở thành
động lực quyết định tăng năng suất lao động, lợi thế cạnh tranh trong tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu.
Thứ ba, thúc đẩy chuyển đổi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sang giai đoạn
mới: thâm dụng tri thức và đột phá đổi mới sáng tạo.
Vậy vấn đề được đặt ra đối với Việt Nam hiện nay chính là làm cách nào để nền kinh tế
Việt Nam theo kịp trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nước tiên tiến trên
thế giới, và Đảng phải đề ra chính sách gì để khắc phục hạn chế này?
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chưa đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
các nước tiên tiến trên thế giới, nhưng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở
ra cơ hội để nước ta thay vì “đi sau” thì có thể nỗ lực để “đi cùng”, một số lĩnh vực mũi
nhọn, có thế mạnh, có thể phấn đấu “đi trước, vượt trước”. Đại hội XIII chủ trương
“chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa
học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao”. Chủ trương này không chỉ
nhấn mạnh phát triển khoa học - công nghệ, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo
như một định hướng trung tâm, xuyên suốt trong xu thế Cách mạng công nghiệp lần thứ
tưđang tăng tốc. Đại hội XIII xác định: “Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực
kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng
trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và
thế giới”.
Cùng với cơ hội, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đưa đến những thách
thức không nhỏ cho Việt Nam. Theo đó, khả năng tối ưu hóa các nguồn lực và sự kết
nối cung - cầu không giới hạn của nền kinh tế số tạo ra áp lực cạnh tranh kinh tế, chiến
tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực
chất lượng cao, thu hút đầu tư ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn. Những năm tới, đất
nước ta hội nhập sâu rộng hơn và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết khi tham
gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong điều kiện nền kinh tế phát triển
chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là vấn đề trình độ công nghệ, năng
suất lao động và mức độ chuyển đổi số.
Các sản phẩmcông nghệ được trưng bày tại Triển lãmCông nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản và
Triển lãm quốc tế Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam
Đại hội XIII của Đảng xác định rõ mục tiêucụ thể: Đến năm 2025, nước ta là nước đang
phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2030, nước ta là nước đang
phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, nước ta trở
thành nước phát triển, thu nhập cao.
Để có thể khắc phục hạn chế này đòi hỏi ngay từ bây giờ, Việt Nam cần tíchcực chuyển
đổi mạnh mẽ hơn sang nền kinh tế số. Quá trình này cũng yêu cầu chuyển đổi mô hình
tăng trưởng ngày càng theo chiều sâu, dựa nhiều vào tri thức, đổi mới, sáng tạo để có
sự bứt phá về năng suất lao động, sức cạnh tranh, trở thành một “mắt xích” quan trọng
không thể thiếu trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.
Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát
triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đồng thời thống nhất quan điểm
đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ
cấu lại nền kinh tế, phát triểnkinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần thực hiện thành công
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các biện pháp cụ thể:
Một là, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh trên nền tảng số.
Nền công nghiệp quốc gia vững mạnh là yếu tố nền tảng quyết định sức cạnh tranh,
năng suất lao động và quy mô của nền kinh tế. Để xây dựng nền công nghiệp quốc gia
vững mạnh, Đại hội XIII yêu cầu: Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát
triển, làm chủ công nghệ hiện đại. Phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu
mạnh, có uy tín trong khu vực và thế giới. Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ,
chất lượng nguồn nhân lực đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số nền kinh tế quốc
gia và phát triển kinh tế số. Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy
mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, tập trung phát triển công nghiệp nền tảng, nhất là
công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế,
có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển
những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Dựa trên công
nghệ mới, hiện đại để phát triển các ngành công nghiệp vẫn còn có lợi thế (chế biến
nông sản, dệt may, da giày…) tạo nhiều việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu, đóng góp
lớn vào giá trị gia tăng quốc gia. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ
cao, khu kinh tế, khu công nghiệp. Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ ngành xây
dựng đủ năng lực thiết kế, thi công các công trình xây dựng lớn, phức tạp, hiện đại, có
khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Hai là, xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm
động lực phát triển từng vùng, địa phương.
Đô thị hóa và kinh tế đô thị luôn là chiến lược trọng tâm của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Mục tiêu là hướng tới hình thành các trung tâm đô thị nhằm tạo nền tảng
hạ tầng và các nguồn lực, nhất là nguồn lực về khoa học - công nghệ cho sự phát triển
và chuyển đổi số. Đô thị luôn là trung tâm, kinh tế đô thị có sức thu hút, lan tỏa, là điều
kiện rất thuận lợi để tiếp thu, ứng dụng, nghiên cứu, sáng tạo khoa học - công nghệ. Do
vậy, phát triển đô thị, kinh tế đô thị là mắt xích quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, cần nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát quá trình đô thị
hóa, phát triển đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn;
xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc
đặc trưng về kiến trúc, văn hóa ở từng địa phương.
Ba là, thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng
nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn
minh.
Nông nghiệp, nông thôn luôn là mục tiêu quan trọng của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tư duy phát triển nông
nghiệp đòi hỏi phải trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Các yếu tố đầu vào, đầu ra và quy
trình, công nghệ sản xuất nông nghiệp cần được tối ưu hóa, hiện đại hóa dựa trên thành
tựu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, Đại hội XIII định hướng phải chủ động
phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp
sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ. Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng
vùng, từng địa phương, đổi mới tổ chức, phát triểnkinh tế hợp tác, thu hút doanh nghiệp
đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh của hàng hóa nông sản. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ,
sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông
sản trong chuỗi giá trị. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, kết
nối nông thôn với đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, phát triển mạnh
khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế số đã đặt ra yêu cầu hiện đại hóa khu vực kinh tế dịch vụ với tốc độ cao hơn.
Theo đó, Đại hội XIII xác định rõ định hướng hiện đại hóa kinh tế dịch vụ trên một số
vấn đề cơ bản: Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, viễn
thông, công nghệ thông tin, vận tải, logictics,dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháp lý…
Hiện đại hóa và mở rộng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ
y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ văn hóa, thể thao, dịch vụ
thương mại… Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại theo chuẩn
mực quốc tế.
Năm là, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bền vững dựa trên trụ cột hiện đại hóa khoa
học - công nghệ khai thác biển. Thành tựu to lớn của khoa học - công nghệ trong kỷ
nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho phép nhanh chóng hiện đại hóa để khai
thác hiệu quả, bền vững kinh tế biển. Đại hội XIII xác định rõ việc cần thiết phải dựa
trên nền tảng tiến bộ khoa học - công nghệ để tổ chức tốt việc xây dựng và quản lý
thống nhất quy hoạch không gian biển, hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và chuyên
ngành về biển đảo. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế biển.
Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và các đô thị ven biển. Đẩy mạnh đào tạo
nguồn nhân lực kinh tế biển. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ,
điều tra tài nguyên, môi trường biển. Xây dựng cơ sở dữ liệu số về biển, đảo, nâng cao
năng lực giám sát môi trường biển, dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu vùng biển, ven
biển.
Sáu là, đẩy mạnh đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện
đại.
Tập trung ưu tiên đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, cụm công trình, dự án
hạ tầng trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không kết
nối các vùng, khu vực, các khu trung tâm kinh tế, phát triển hạ tầng năng lượng, nhất là
năng lượng tái tạo, bảo đảm cung cấp đủ, ổn định năng lượng cho nền kinh tế. Phát triển
hệ thống thủy lợi, hồ, đê, đập, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, thích ứng với
biển đổi khí hậu. Xây dựng đồng bộ, hiện đại hạ tầng ở các đô thị, nhất là đô thị lớn;
tạo bứt phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, kết nối
cơ sở dữ liệu quốc gia. Chú trọng phát triển hạ tầng số và bảo đảm an ninh mạng, tạo
điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp thuận lợi, an toàn tiếp cận tài nguyên số
bởi đây là hạ tầng giữ vị trí quyết định khả năng, tốc độ chuyển đổi số, đồng thời cũng
là nền tảng để thành lập và vận hành các doanh nghiệp số trong cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư.
Vậy một vấn đề nữa được đặt ra chính là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang
diễn biến phức tạp ở Việt Nam hiện nay, Đảng và nhà nước đã đưa ra những chính
sách, biện pháp gì để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân dân?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động nhắn tin “Toàn
dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19”
Như chúng ta đã biết đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế
Việt Nam. Giống như đa số nền kinh tế trên thế giới, ở Việt Nam, các ngành công
nghiệp tư nhân bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng và đối mặt với nguy cơ dừng
sản xuất. Dịch COVID-19 còn ảnh hưởng nặng nề đến hàng hải, hậu cần hay các lĩnh
vực phân phối, bán lẻ trong nước. Có những doanh nghiệp, các hộ kinh doanh "gặp
khó khăn" hoặc đứng bên bờ vực phá sản.
Không những thế đại dịch còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của nước
ta, trải qua gần 2 năm chịu tác động của đại dịch COVID-19, các tổ chức, cá nhân
kinh doanh du lịch trên địa bàn cả nước gặp rất nhiều khó khăn; hoạt động du lịch gần
như tạm dừng toàn bộ, dẫn đến nguồn lực về tài chính của các doanh nghiệp đã cạn
kiệt, gặp khó khăn trong việc trang trải các chi phí.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thường xuyên chỉ đạo sát
sao, quyết liệt, chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệtđể phòng,
chống, ngăn chặn dịch bệnh. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt "chống dịch như chống
giặc", kiên định thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch hiệu quả đồng thời phát triển
kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đã huy động được sự vào cuộc
của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
Ngay đầu tháng 6/2021,Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 đã chính thức ra mắt
với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tính đến ngày 20/7/2021, tổng cộng số
tiền đã chuyển vào Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19: 8.185.000.000.000đ (đã
bao gồm quy đổi từ ngoại tệ về VNĐ).
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” và hiệu quả cao hơn nữa trong công tác
phòng, chống dịch, chăm lo đời sống nhân dân, Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện tốt một
số nhiệm vụ trọng tâm:
Thứ nhất, Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch
Covid-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc". Chủ động các phương án, kịch
bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất
cảnh giác, thoả mãn với những kết quả bước đầu đạt được. Tiếp tục chỉ đạo sát sao, chặt
chẽ và triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, nhất là tại các
địa phương có mật độ dân số cao, nhiều khu công nghiệp, đang xuất hiện các ổ dịch lớn
để sớm ngăn chặn, đẩy lùi; không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng.
Thứ hai, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp phát triểnkinh
tế - xã hội, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên để bảo
đảm đầy đủ nguồn lực cho phòng, chống dịch. Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp
chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế,
cơ chế, chính sách, để hỗ trợ, duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; không để gián đoạn
sản xuất. Nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vắc-xin với khách quốc tế đến một
số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh. Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ
nông sản đang vào mùa thu hoạch tại các địa phương, nhất là các địa phương có dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp. Chỉ đạo kiểm soát tốt dịch bệnh trong chăn nuôi, phòng
ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất thường. Khẩn trương
có kế hoạch dạy, học và thi phù hợp cho từng cấp học tại từng địa phương; tiếp tục phát
huy các cơ chế, chính sách, các giải pháp, các việc làm tình nghĩa để hỗ trợ có hiệu quả,
thiết thực hơn đối với công nhân, người lao động, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng
bởi dịch Covid-19.
Thứ ba, tập trung chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, huy động mọi
nguồn lực, khuyến khích xã hội hoá, phát triển "Quỹ vắc-xin" phòng, chống Covid-19,
xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước tham gia
vào lĩnh vực mua, cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 để đẩy nhanh việc mua và tổ chức
tốt việc tiêm vắc-xin cho người dân, trong đó, tập trung cho các đối tượng ở tuyến đầu
phòng, chống dịch, vùng có nguy cơ cao, người lao động trực tiếp sản xuất ở các khu
công nghiệp; nghiên cứu, xem xét việc tiêm vắc-xin cho trẻ em; sớm xây dựng, công
khai chương trình, kế hoạch tiêm vắc-xin cho người dân nhằm đạt miễn dịch cộng đồng
với lộ trình thời gian cụ thể; tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ,
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển vắc-xin trong nước; đẩy mạnh hợp tác quốc
tế trong phòng, chống dịch, tiếp cận bình đẳng trong cung cấp vắc-xin, nhất là với đối
tác, bạn bè truyền thống có tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng y khoa trong lĩnh vực sản
xuất, cung cấp vắc-xin.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ PhạmMinh Chính thămCông ty cổ phần Công nghệ sinh
học dược Nanogen - đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 Nanocovax tại Khu công
nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Thực tế cho thấy, tại các nước trên thế giới việc chủ động tiêm vắc-xin, thực hiện giãn
cách xã hội, thực hiện 5K,… vẫn là những giải pháp cần thiết, phải duy trì thường
xuyên, liên tục. Nhưng theo quan điểm riêng của em thì quan trọng nhất vẫn là ý thức
cá nhân của mỗi người, mỗi người nên có ý thức tuân thủ nghiêm túc, tự giác thực
hiện nguyên tắc 5K, cũng như hạn chế một số thói quen, sở thích, nhu cầu của bản
thân để có thể tự bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh.
Những thành quả chống dịch mà Việt Nam đạt được thời gian qua là nhờ các quyết
sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị,
các bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể trung ương và địa phương, sự tin tưởng, đồng
lòng của toàn dân. Các biện pháp phòng, chống để thích ứng an toàn với dịch bệnh
được triển khai một cách bài bản, phù hợp, trên cơ sở khoa học, từ kinh nghiệm của
Việt Nam và thế giới, phù hợp điều kiện của Việt Nam trong mỗi giai đoạn.
Khi mọi người dân đều sát cánh cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và phát huy vai trò
công dân trong phòng, chống dịch COVID-19 thì chúng ta nhất định sẽ giành chiến
thắng và vượt qua đại dịch này.
Nói tóm lại chúng ta không thể nào phủ nhận công lao to lớn của Đảng đối với đất
nước, Đảng càng ngày càng trưởng thành hơn và ngày càng khằng định vai trò lãnh
đạo xuất sắc của mình không chỉ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nước nói chung mà còn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nói riêng.
Qua đó chứng tỏ cho ta thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng chính là nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc đổi mới, bảo đảm đất nước phát triển bền vững, theo
đúng định hướng XHCN, nhằm hướng đếnmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Đó là cơ sở, nền tảng để tiếp tục xây dựng dựng đất nước phồn
vinh, hạnh phúc.

More Related Content

Similar to Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs

Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpBaking Academi
 
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docx
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docxĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docx
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docxTrnHin855771
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfChuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfDngNguyn86045
 
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxTnLc31
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam nataliej4
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Thích Hô Hấp
 
Đề cương ôn chính trị cuối khóa
Đề cương ôn chính trị cuối khóaĐề cương ôn chính trị cuối khóa
Đề cương ôn chính trị cuối khóaThư Viện Số
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfGIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfThuHTalk1
 
chuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptxchuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptxLmTrn286060
 
Duong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnDuong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnNengyong Ye
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đạ...
Toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành  Trung ương Đảng khóa XI  tại Đạ...Toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành  Trung ương Đảng khóa XI  tại Đạ...
Toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đạ...Phan Minh Trí
 

Similar to Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs (20)

Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
 
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docx
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docxĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docx
ĐLDT GẮN LIỀN CNXH ( duyệt đăng).docx_20211201090445.docx
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfChuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
 
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
 
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
Một Số Vấn Đề Về Công Tác Tuyên Giáo Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
 
Đề cương ôn chính trị cuối khóa
Đề cương ôn chính trị cuối khóaĐề cương ôn chính trị cuối khóa
Đề cương ôn chính trị cuối khóa
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfGIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
chuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptxchuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptx
 
chuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptxchuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptx
 
Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8
 
Duong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vnDuong loi cmdcs vn
Duong loi cmdcs vn
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Bài Tiểu Luận Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.doc
Bài Tiểu Luận Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.docBài Tiểu Luận Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.doc
Bài Tiểu Luận Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.doc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đạ...
Toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành  Trung ương Đảng khóa XI  tại Đạ...Toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành  Trung ương Đảng khóa XI  tại Đạ...
Toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đạ...
 

Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs

  • 1. Môn học: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Tên: Bùi Minh Anh – 19034078 – DH19TQ Em chọn đề tài 6 Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay. Lý do em chọn đề tài này vì em muốn tìm hiểu sâu hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì? Cũng như những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là gì? Và tìm ra cách khắc phục nó. Đảng Cộng Sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mình cũng như khằng định được vai trò lãnh đạo xuất sắc của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Như chúng ta đã biết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954- 1975) là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 chứa đựng ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại to lớn, kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một thế kỉ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước Việt Nam, hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước, non sông thu về một mối. “Chiến công thắng Mỹ là thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa Tổ quốc ta bước hẳn vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội”
  • 2. Có được thắng lợi vẻ vang đó là nhờ: Đảng đã xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm cách mạng Việt Nam ở cả hai miền Nam – Bắc; Đảng đã lãnh đạo phát huy đến mức cao nhất sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù; Đảng đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng, phương thức và nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; Đảng đãchủ động, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh cách mạng và nghệ thuật tạo và nắm thời cơ, giành được những thắng lợi quyết định; Đảng luôn chú trọng xây dựng Đảng vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ của cách mạng. Nhìn lại 44 năm, sau ngày đất nước thống nhất (1975-2019), từ thực tiễn lịch sử, nhất là trong lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng càng thấm nhuần sâu sắc và vận dụng sáng tạo các bài học, kinh nghiệm rút ra từ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau ngày thống nhất, cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH, phải đối diện với những thách thức, khó khăn gay gắt cả trong nước, khu vực và trên trường quốc tế. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ nặng nề của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo, tuy đã có được những thành tựu quan trọng, song cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, thậm chí sai lầm, khuyết điểm. Thực tế đó đòi hỏi Đảng phải chú trọng nắm bắt đặc điểm, thực tiễncủa đất nước, đổi mới tư duy lý luận, khắc phục bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, nóng vội để nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối đổi mới của Đảng tại Đại hội VI (12-1986) đã được hoạch định trên cơ sở đó. Đặc biệt, vào thập kỉ 90 của thế kỉ XX, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp và tình hình đất nước có muôn vàn khó khăn, nhất là sau sự kiện chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, các thế lực thù địch không ngừng chống phá, Đảng kiên định mục tiêu mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, giữ vững vai trò lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió, tiếp tục tiến lên, tiến hành công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đảng đã kiên trì lãnh đạo và từng bước bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới, thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Đại hội VII (6-1991) và bổ sung Cương lĩnh 1991 tại Đại hội XI của Đảng (1-2011). Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành một hệ thống các quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, khai phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tế của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây là kết quả của một quá trình trăn trở, tìm tòi, tổng kết, đổi mới tư duy lý luận nhận thức đúng đắn hơn về thực tiễn cách mạng Việt Nam của Đảng.
  • 3. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới ở Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đã làm biến đổi và phát triển đất nước cả về chính trị, kinh tế, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nâng cao và khẳng định vị thế của đất nước trong đời sống chính trị, kinh tế của thế giới. Về lĩnh vực kinh tế, đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội, kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm đạt gần 7%. Tái cơ cấu nền kinh tế đạt kết quả bước đầu. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 200 USD năm 1990 lên 2.200 USD năm 2015 và 2.587 USD năm 2018. Hình thành một số ngành kinh tế mũi nhọn: dầu khí, dệt may, da giày, thủy hải sản, lương thực, cây công nghiệp, lắp ráp linh kiện điện tử... Giải quyết vững chắc vấn đề lương thực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành. Kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại song phương với hơn 100 nước, trong đó có 20 hiệp định thế hệ mới. Về văn hóa, xã hội: đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. Chú trọng xây dựng văn hóa và phát triểncon người Việt Nam phát triển toàn diện. Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả tốt: tỷ lệ nghèo đói giảm từ 53 % năm 1993 xuống còn 6% năm 2015. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên Hợp quốc đề ra. Về xây dựng hệ thống chính trị: việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã đạt được những kết quả bước đầu. Quốc hội đẩy mạnh xây dựng luật pháp. Nền hành chính quốc gia được cải cách một bước. Quốc hội đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động theo hình thức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bộ máy Chính phủ và chính quyền địa phương được kiện toàn một bước. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên từng bước đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động cho phù hợp với tình hình mới. Về đối ngoại: Việt Nam đã phá thế bao vây, cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (năm 1991), Hoa Kỳ (năm 1995); gia nhập ASEAN (năm 1995); gia nhập WTO (năm 2006); mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các nước tư bản phát triển: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ý…; ký kết Hiệp ước chiến lược và Hiệp ước toàn diện với nhiều nước trên thế giới. Từng bước giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ biển, đảo với các nước liên quan. Đồng thời, tăng cường đàm phán, ký kết các Hiệp ước Thương mại tự
  • 4. do với ASEAN, EU, Mỹ…Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập quốc tế. Về quốc phòng - an ninh: thành tựu cơ bản, bao trùm là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, cơ bản giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ củng cố an ninh, quốc phòng với chống "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ; vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôngiáo, nhân quyền, để gây mất ổn định. Chú trọng xây dựng, phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước; xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là quân đội và công an theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Về công tác xây dựng Đảng: trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tấn công toàn diện vào Đảng và chế độ chính trị của đất nước, Đảng vẫn vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từng bước nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, thống nhất tư tưởng trên những vấn đề cơ bản của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới; đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối đúng đắn; phê phán các quan điểm sai trái đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan, phủ nhận thành tựu của quá khứ... Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và tầm trí tuệ của Đảng. Đảng lãnh đạo, cầm quyền thông qua Nhà nước và hệ thống chính trị. Hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước từng bước được kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối trung gian. Đến năm 2015, đội ngũ của Đảng đã lên tới 4 triệu đảng viên trong tổng số hơn 90 triệu dân. Tiến hành đổi mới công tác cán bộ trên cơ sở lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực của cán bộ; bước đầu đổi mới phương thức lãnh đạo trên cơ sở coi trọng lãnh đạo thể chế hóa nghị quyết, lãnh đạo xây dựng luật và pháp lệnh, khắc phục tình trạng áp đặt, bao biện, làm thay. Mười năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996), con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được xác định ngày càng rõ hơn chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng đắn, có tính độc lập, tự chủ, sáng tạo. Sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới với những hình thức và bước đi phù hợp, lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào sự nghiệp đổi mới ngày một tăng thêm; vai trò, uy tín của Đảng Cộng sản, của dân tộc Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tuy nhiên Đảng cũng gặp nhiều khó khăn vì vẫn có một số phần tử ác ý tung ra những luận điệu đả kích, chống phá trắng trợn, hoặc một số thế lực muốn lái chúng ta đi theo con đường khác. Những luận điệu đen tốiđó cho rằng, đổi mới như vậy coi như đã xong, nay cần xem xét lại vì đã không còn động lực. Ý kiến khác đòi hỏi phải đổi mới mạnh
  • 5. mẽ hơn về chính trị để tạo thêm động lực, nếu không, trước sau cũng sẽ đưa đến tàn lụi đất nước. Tựu trung, chủ ý thâm độc nhất cho rằng đổi mới đã cạn kiệt nguồn lực, từ sau Đại hội XIII không đổi mới nữa, hoặc nếu có đổi mới thì đổi mới về chính trị mà thôi. Chúng ta có đủ luận cứ để bác bỏ các luận điệu đen tối đó. Trước hết chúng ta phải hiểu được định nghĩa của từ đổi mới. Đổi mới là một cuộc vận động mang tính cách mạng không ngừng để thay cái cũ bằng cái mới tốt hơn. Không phải bây giờ mà trong quá trình cách mạng, chúng ta luôn thực hiện sự đổi mới. Công cuộc đổi mới lần này mang tính toàn diện, tổng thể, sâu sắc, liên tục và được chuẩn bị có bài bản. Đổi mới là công việc của chúng ta, theo cách thức và bước đi của ta. Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang tính tất yếu. Công cuộc đó phải được triển khai một cách sâu rộng và đồng bộ, nhưng phải cân nhắc từng đường đi nước bước cụ thể, chắc chắn. Đổi mới vừa là sự thay thế cái cũ, vừa là sự chọn lựa cái cũ, cái hiện đang còn tác dụng để cải biến cho nó trở nên thích dụng hơn. Đổi mới có thể coi là một sự phủ định biện chứng: Không bao giờ phủ định sạch trơn và không bao giờ quay lại cái cũ. Đổi mới đồng bộ, hài hòa giữa kinh tế và chính trị với mục tiêu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đổi mới để phát triển, đồng nghĩa với phát triển, nhưng là sự phát triển trong thế ổn định, sự phát triển theo đúng định hướng và con đường mà chúng ta đã chọn. Có người khuyên ta: cần tư nhân hóa nhanh hơn, hội nhập thương mại nhanh hơn, phá giá đồng tiền mạnh hơn. Lời khuyên đó dẫu có chân thành thì chúng ta cũng không thể làm như thế. Bởi vì, hơn ai hết, chúng ta hiểu rõ tình hình thực tế của đất nước mình, và đặc biệt quan trọng là chúng ta thực hiện đổi mới nhưng có nguyên tắc, đổi mới nhưng không thay đổi bản chất chế độ xã hội. Đổi mới là thực hiện bước chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, nhưng trong khi thực hiện cơ chế thị trường, Nhà nước phải quản lý và điều hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường; đổi mới để phát triển kinh tế, nhưng sự phát triển đó phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo. Đổi mới có yêu cầu và gắn với mở cửa, hội nhập. Đổi mới có yêu cầu và gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Toàn bộ công cuộc hội nhập, mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là để thực hiện chiến lược phát triển nhanh và bền vững; là để xây dựng và tăng cường lực lượng sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; là để nâng tầm đất nước lên trình độ mới, tầm
  • 6. cao mới. Vậy nên đổi mới chính là để hướng tới chủ nghĩa xã hội, để hiện thực quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác lập rõ ràng hơn. Đổi mới và cải cách có cùng nội dung hướng tới cái mới, cái tốt đẹp hơn. Nhưng cải cách thường được hiểu là những hành động nhất định, những cuộc vận động nhất định nhằm những mục tiêu nhất định. Khi những hành động cải cách ấy, những cuộc vận động, cải cách ấy đã đạt tới mục tiêu đề ra thì phải có hành động cải cách mới, cuộc vận động, cải cách mới. Còn đổi mới, theo cách hiểu của chúng ta, tuy cũng nhằm những mục tiêu nhất định trong những thời kỳ nhất định, song do bản chất và tính tất yếu của nó, lại là một quá trình lâu dài. Đổi mới như một dòng chảy liên tục, vận động liên tục của cả guồng máy xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, phát động và lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Các Đại hội VII, VIII, IX, X, XI, XII và XIII của Đảng đều khẳng định tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới để đưa đất nước đi lên. Lời hiệu triệu đó rất phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và ý nguyện của nhân dân. Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện, to lớn và quan trọng. Cụm công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau mỗi năm đóng góp trên 40% nguồn thu ngân sách và tạo ra hơn 30% việc làm cho lao động địa phương tại tỉnh Cà Mau. Thực tiễncho thấy, không có Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có công cuộc đổimới, không có sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản Việt Nam thì không có được công cuộc đổi mới theo định hướng đúng đắn. Công cuộc đổi mới là sự lựa chọn khoa học và cách mạng nhằm mục tiêu phát triển đất nước, trước hết là phát triển kinh tế, là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển
  • 7. của cách mạng Việt Nam được đánh dấu từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986). Với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế. Đây là một bước đột phá quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng, tạo tiền đề lý luận cho việc triển khai đồng bộ và nhất quán các giải pháp đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là giải pháp cải cách kinh tế để giải phóng sức sản xuất, thực hiện sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong suốt thời gian dài trước đổi mới, chúng ta duy trì quá lâu nền kinh tế hiện vật, kế hoạch, phi hàng hóa, phi thị trường, mặc dù trong giai đoạn lịch sử trước đây nền kinh tế này có vai trò nhất định trong việc động viên sức người, sức của cho chiến tranh giải phóng, nhưng đã trở nên bất cập, kìm hãm sự phát triển trong điều kiện mới. Nền kinh tế nước ta đứng trước yêu cầu phải đổi mới về mọi mặt từ cơ cấu kinh tế đến cơ chế kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với kinh tế, tổ chức bộ máy, phương thức và phương pháp lãnh đạo, quản lý, điều hành cũng phải thay đổi. Do đó, đổi mới là tất yếu vừa để đón kịp thời cơ, vừa chủ động chấp nhận và vượt qua thách thức để phát triển. Đổi mới, do đó cũng là mở đường cho những nhận thức sáng tạo, thúc đẩy mọi hành động tích cực, năng động sáng tạo, giải phóng sức sản xuất, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội và dân chủ hóa đời sống xã hội. Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện, to lớn và quan trọng. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ được phát huy và mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng với cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển.
  • 8. Tuyến đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng dài 24,6km được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã rút ngắn quãng đường từ Hạ Long đi Hà Nội từ 180km xuống còn 130km; từ Hạ Long đi Hải Phòng chỉ còn 25km thay vì 75km như trước đây. Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Nếu như giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP đạt 7%... Theo Dự thảo Báo cáo chính trị tháng 10/2020 trìnhĐại hội XIII của Đảng: Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011-2020, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Thực tế cho thấy trong 10 năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ động từng bước chuyển dịch sang các nước có trình độ phát triểncao và cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa trong nước.
  • 9. Việt Nam hiện là một trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm (từ 136% năm 2010 lên xấp xỉ 200% vào năm 2019). Rõ ràng là công cuộc đổi mới của chúng ta không chỉ đạt được những thành tựu to lớn qua 35 năm thực hiện, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh với những nguồn lực phong phú và hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao giờ cạn. Hành trình đổi mới với sự phù hợp giữa ý Đảng và lòng dân đã và đang kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là động lực lớn nhất, là yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng thành công của sự nghiệp cao cả trọng đại: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn tìm tòi, thử nghiệm, áp dụng những mô hình, chiến lược công nghiệp hóa phù hợp với thực tiễn đất nước. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) đã đưa ra quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Hội nghị nhấn mạnh quan điểm coi khoa học - công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chỉ rõ việc cần thực hiện đồng thời hai quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa: “Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa… hình thành những mũi nhọn phát triển kinh tế theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới”. Vậy vấn đề được đặt ra đối với Việt Nam hiện nay chính là coi khoa học-công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời phải thực hiện công nghiệp hóa đi đôi với hiện đại hóa nhằm tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế, theo kịp với tốc độ phát triển của thế giới. Vậy tại sao lại cho rằng “khoa học và công nghệ là nền tảng của cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”? Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đã nhận định, thế kỷ XXI, khoa học - công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật. Do đó, Đại hội chỉ rõ “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để từng bước phát triển kinh tế tri thức và nâng cao năng suất lao động.
  • 10. Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiếptục nhấn mạnh: “Kết hợp chặt giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triểnkinh tế trithức”. Đến Đại hội XI (năm 2011), Đảng ta chú trọng tiếptục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức”. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Đại hội XII của Đảng (năm 2016) nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức”. Với mục tiêu “đến năm 2020 khoa học và công nghệ đạt trình độ phát triển của nhóm nước dẫn đầu ASEAN”, tại Đại hội này, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tiếnhành qua 3 bước là: Tạo tiền đề, điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. =》Qua các đại hội trên chúng ta có thể thấy ngay từ ban đầu Đảng đã xác định rõ “khoa học - công nghệ “ chính là nền tảng hàng đầu, và nó vẫn luôn được tiếp tục thực hiện, áp dụng đến ngày nay. Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn: Đạt ngưỡng thu nhập trung bình năm 2008;nền kinh tế đạt tốcđộ tăng trưởng cao: giai đoạn 2011-2015 đạt 5,9%, giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8%; quy mô nền kinh tế tăng 2,4 lần từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 271,2 tỷ USD năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1331 USD năm 2010 lên 2779 USD năm 2020. “Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều sâu”. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm 2020. Khoa học - công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực chủ trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước được tăng cường. Hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo. Trình độ khoa học - công nghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
  • 11. Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Fuhong Precision Component tại Khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, khoa học - công nghệ chưa thực hiện đầy đủ vai trò “quốc sách hàng đầu”, chưa là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất: “Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế”. Trong khi đó, trên thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số, đang phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đếnnhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra không ít thách thức với tất cả các nền kinh tế. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nếu tích cực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số thì sẽ có cơ hội để đi cùng, vượt trước các nước trong khu vực và trên thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra động lực, tài nguyên mới cho sự phát triển và đổi mới sáng tạo. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tạo tiền đề cho sự hình thành bước đột phá tư duy trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Đại hội XIII, thể hiện ở những điểm cốt lõi sau: Thứ nhất, thúc đẩy chuyển đổi tư duy từ phát triểnnền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp sang chủ động sáng tạo, vươn lên, làm chủ công nghệ. Để chủ động phát triển, nước ta phải thoát khỏi sự tăng trưởng dựa vào lao động giá rẻ và nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp. Thực tế cho thấy, công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ nước ta còn phát triển chậm, trình độ hạn chế, nhiều nguyên liệu đầu vào
  • 12. quan trọng chưa sản xuất được nên phụ thuộc lớn vào nhập khẩu; việc tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu ở nhiều sản phẩm vẫn chỉ ở công đoạn cuối cùng nên giá trị gia tăng không lớn. Đại hội XIII đánh giá: “Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp, vẫn còn phụ thuộc vào bên ngoài”. Do vậy, Đại hội XIII chủ trương: “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triểncác ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất là điềukiện tiên quyết để đưa sản phẩm thương hiệu Việt Nam lên tầm cao mới, thoát khỏi vị trí gia công, lắp ráp trong thời gian qua. Ứng dụng, tiên phong sáng tạo, phát minh công nghệ mới có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số, nâng cao vị thế doanh nghiệp và nền kinh tế. Muốn làm được điều đó không có con đường nào khác phải dựa trênnền tảng tài nguyên trí tuệ để sáng tạo công nghệ. Thứ hai, chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số, dựa trên nền tảng tri thức. Đây là điểm mới khác biệt so với các đại hội trước, là điểm nhấn của Đại hội XIII. Ngày nay, với sự chuyển động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới toàn diện, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Đại hội XIII chủ trương “đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo”, trong đó con người hay tài nguyên trí tuệ là nền tảng cốt lõi, doanh nghiệp phải là trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số. Với lợi thế của nước đi sau, chúng ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào những lĩnh vực mới của kinh tế số để có thể bứt tốc, tham gia quá trình đó một cách chủ động, không chờ thế giới hoàn thiện công nghệ thì ta mới chuyển đổi số. Chuyển đổi từ nền kinh tế vật lý sang nền kinh tế số là sự tối ưu hóa không giới hạn mọi khâu, mọi quy trình sản xuất. Do vậy, nền kinh tế số và đổi mới sáng tạo trở thành động lực quyết định tăng năng suất lao động, lợi thế cạnh tranh trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ ba, thúc đẩy chuyển đổi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sang giai đoạn mới: thâm dụng tri thức và đột phá đổi mới sáng tạo. Vậy vấn đề được đặt ra đối với Việt Nam hiện nay chính là làm cách nào để nền kinh tế Việt Nam theo kịp trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các nước tiên tiến trên thế giới, và Đảng phải đề ra chính sách gì để khắc phục hạn chế này? Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chưa đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như các nước tiên tiến trên thế giới, nhưng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã mở
  • 13. ra cơ hội để nước ta thay vì “đi sau” thì có thể nỗ lực để “đi cùng”, một số lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh, có thể phấn đấu “đi trước, vượt trước”. Đại hội XIII chủ trương “chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao”. Chủ trương này không chỉ nhấn mạnh phát triển khoa học - công nghệ, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm, xuyên suốt trong xu thế Cách mạng công nghiệp lần thứ tưđang tăng tốc. Đại hội XIII xác định: “Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”. Cùng với cơ hội, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đưa đến những thách thức không nhỏ cho Việt Nam. Theo đó, khả năng tối ưu hóa các nguồn lực và sự kết nối cung - cầu không giới hạn của nền kinh tế số tạo ra áp lực cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn. Những năm tới, đất nước ta hội nhập sâu rộng hơn và phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong điều kiện nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là vấn đề trình độ công nghệ, năng suất lao động và mức độ chuyển đổi số. Các sản phẩmcông nghệ được trưng bày tại Triển lãmCông nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản và Triển lãm quốc tế Công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam
  • 14. Đại hội XIII của Đảng xác định rõ mục tiêucụ thể: Đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại; đến năm 2030, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để có thể khắc phục hạn chế này đòi hỏi ngay từ bây giờ, Việt Nam cần tíchcực chuyển đổi mạnh mẽ hơn sang nền kinh tế số. Quá trình này cũng yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngày càng theo chiều sâu, dựa nhiều vào tri thức, đổi mới, sáng tạo để có sự bứt phá về năng suất lao động, sức cạnh tranh, trở thành một “mắt xích” quan trọng không thể thiếu trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Tại Đại hội XIII, Đảng ta nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đồng thời thống nhất quan điểm đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triểnkinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các biện pháp cụ thể: Một là, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh trên nền tảng số. Nền công nghiệp quốc gia vững mạnh là yếu tố nền tảng quyết định sức cạnh tranh, năng suất lao động và quy mô của nền kinh tế. Để xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, Đại hội XIII yêu cầu: Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại. Phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu mạnh, có uy tín trong khu vực và thế giới. Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia và phát triển kinh tế số. Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, tập trung phát triển công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Dựa trên công nghệ mới, hiện đại để phát triển các ngành công nghiệp vẫn còn có lợi thế (chế biến nông sản, dệt may, da giày…) tạo nhiều việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu, đóng góp lớn vào giá trị gia tăng quốc gia. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp. Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ ngành xây dựng đủ năng lực thiết kế, thi công các công trình xây dựng lớn, phức tạp, hiện đại, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
  • 15. Hai là, xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng vùng, địa phương. Đô thị hóa và kinh tế đô thị luôn là chiến lược trọng tâm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu là hướng tới hình thành các trung tâm đô thị nhằm tạo nền tảng hạ tầng và các nguồn lực, nhất là nguồn lực về khoa học - công nghệ cho sự phát triển và chuyển đổi số. Đô thị luôn là trung tâm, kinh tế đô thị có sức thu hút, lan tỏa, là điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu, ứng dụng, nghiên cứu, sáng tạo khoa học - công nghệ. Do vậy, phát triển đô thị, kinh tế đô thị là mắt xích quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, cần nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn; xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hóa ở từng địa phương. Ba là, thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Nông nghiệp, nông thôn luôn là mục tiêu quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tư duy phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Các yếu tố đầu vào, đầu ra và quy trình, công nghệ sản xuất nông nghiệp cần được tối ưu hóa, hiện đại hóa dựa trên thành tựu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, Đại hội XIII định hướng phải chủ động phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ. Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, đổi mới tổ chức, phát triểnkinh tế hợp tác, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản trong chuỗi giá trị. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, kết nối nông thôn với đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, phát triển mạnh khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số đã đặt ra yêu cầu hiện đại hóa khu vực kinh tế dịch vụ với tốc độ cao hơn. Theo đó, Đại hội XIII xác định rõ định hướng hiện đại hóa kinh tế dịch vụ trên một số vấn đề cơ bản: Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, logictics,dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháp lý…
  • 16. Hiện đại hóa và mở rộng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ văn hóa, thể thao, dịch vụ thương mại… Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Năm là, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bền vững dựa trên trụ cột hiện đại hóa khoa học - công nghệ khai thác biển. Thành tựu to lớn của khoa học - công nghệ trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho phép nhanh chóng hiện đại hóa để khai thác hiệu quả, bền vững kinh tế biển. Đại hội XIII xác định rõ việc cần thiết phải dựa trên nền tảng tiến bộ khoa học - công nghệ để tổ chức tốt việc xây dựng và quản lý thống nhất quy hoạch không gian biển, hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và chuyên ngành về biển đảo. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế biển. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và các đô thị ven biển. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực kinh tế biển. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, điều tra tài nguyên, môi trường biển. Xây dựng cơ sở dữ liệu số về biển, đảo, nâng cao năng lực giám sát môi trường biển, dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu vùng biển, ven biển. Sáu là, đẩy mạnh đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại. Tập trung ưu tiên đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, cụm công trình, dự án hạ tầng trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không kết nối các vùng, khu vực, các khu trung tâm kinh tế, phát triển hạ tầng năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, bảo đảm cung cấp đủ, ổn định năng lượng cho nền kinh tế. Phát triển hệ thống thủy lợi, hồ, đê, đập, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, thích ứng với biển đổi khí hậu. Xây dựng đồng bộ, hiện đại hạ tầng ở các đô thị, nhất là đô thị lớn; tạo bứt phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia. Chú trọng phát triển hạ tầng số và bảo đảm an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp thuận lợi, an toàn tiếp cận tài nguyên số bởi đây là hạ tầng giữ vị trí quyết định khả năng, tốc độ chuyển đổi số, đồng thời cũng là nền tảng để thành lập và vận hành các doanh nghiệp số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vậy một vấn đề nữa được đặt ra chính là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam hiện nay, Đảng và nhà nước đã đưa ra những chính sách, biện pháp gì để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho nhân dân?
  • 17. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động nhắn tin “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID-19” Như chúng ta đã biết đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam. Giống như đa số nền kinh tế trên thế giới, ở Việt Nam, các ngành công nghiệp tư nhân bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng và đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất. Dịch COVID-19 còn ảnh hưởng nặng nề đến hàng hải, hậu cần hay các lĩnh vực phân phối, bán lẻ trong nước. Có những doanh nghiệp, các hộ kinh doanh "gặp khó khăn" hoặc đứng bên bờ vực phá sản. Không những thế đại dịch còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch của nước ta, trải qua gần 2 năm chịu tác động của đại dịch COVID-19, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn cả nước gặp rất nhiều khó khăn; hoạt động du lịch gần như tạm dừng toàn bộ, dẫn đến nguồn lực về tài chính của các doanh nghiệp đã cạn kiệt, gặp khó khăn trong việc trang trải các chi phí. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã thường xuyên chỉ đạo sát sao, quyết liệt, chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệtđể phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt "chống dịch như chống giặc", kiên định thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch hiệu quả đồng thời phát triển
  • 18. kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đã huy động được sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Ngay đầu tháng 6/2021,Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 đã chính thức ra mắt với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tính đến ngày 20/7/2021, tổng cộng số tiền đã chuyển vào Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19: 8.185.000.000.000đ (đã bao gồm quy đổi từ ngoại tệ về VNĐ). Để đảm bảo thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” và hiệu quả cao hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch, chăm lo đời sống nhân dân, Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm: Thứ nhất, Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc". Chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thoả mãn với những kết quả bước đầu đạt được. Tiếp tục chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, nhất là tại các địa phương có mật độ dân số cao, nhiều khu công nghiệp, đang xuất hiện các ổ dịch lớn để sớm ngăn chặn, đẩy lùi; không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Thứ hai, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên để bảo đảm đầy đủ nguồn lực cho phòng, chống dịch. Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, để hỗ trợ, duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; không để gián đoạn sản xuất. Nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vắc-xin với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh. Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ nông sản đang vào mùa thu hoạch tại các địa phương, nhất là các địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Chỉ đạo kiểm soát tốt dịch bệnh trong chăn nuôi, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất thường. Khẩn trương có kế hoạch dạy, học và thi phù hợp cho từng cấp học tại từng địa phương; tiếp tục phát huy các cơ chế, chính sách, các giải pháp, các việc làm tình nghĩa để hỗ trợ có hiệu quả, thiết thực hơn đối với công nhân, người lao động, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thứ ba, tập trung chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hoá, phát triển "Quỹ vắc-xin" phòng, chống Covid-19, xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước tham gia vào lĩnh vực mua, cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 để đẩy nhanh việc mua và tổ chức
  • 19. tốt việc tiêm vắc-xin cho người dân, trong đó, tập trung cho các đối tượng ở tuyến đầu phòng, chống dịch, vùng có nguy cơ cao, người lao động trực tiếp sản xuất ở các khu công nghiệp; nghiên cứu, xem xét việc tiêm vắc-xin cho trẻ em; sớm xây dựng, công khai chương trình, kế hoạch tiêm vắc-xin cho người dân nhằm đạt miễn dịch cộng đồng với lộ trình thời gian cụ thể; tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển vắc-xin trong nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch, tiếp cận bình đẳng trong cung cấp vắc-xin, nhất là với đối tác, bạn bè truyền thống có tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng y khoa trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vắc-xin. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ PhạmMinh Chính thămCông ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen - đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 Nanocovax tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh Thực tế cho thấy, tại các nước trên thế giới việc chủ động tiêm vắc-xin, thực hiện giãn cách xã hội, thực hiện 5K,… vẫn là những giải pháp cần thiết, phải duy trì thường xuyên, liên tục. Nhưng theo quan điểm riêng của em thì quan trọng nhất vẫn là ý thức cá nhân của mỗi người, mỗi người nên có ý thức tuân thủ nghiêm túc, tự giác thực hiện nguyên tắc 5K, cũng như hạn chế một số thói quen, sở thích, nhu cầu của bản thân để có thể tự bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh. Những thành quả chống dịch mà Việt Nam đạt được thời gian qua là nhờ các quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị,
  • 20. các bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể trung ương và địa phương, sự tin tưởng, đồng lòng của toàn dân. Các biện pháp phòng, chống để thích ứng an toàn với dịch bệnh được triển khai một cách bài bản, phù hợp, trên cơ sở khoa học, từ kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới, phù hợp điều kiện của Việt Nam trong mỗi giai đoạn. Khi mọi người dân đều sát cánh cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ và phát huy vai trò công dân trong phòng, chống dịch COVID-19 thì chúng ta nhất định sẽ giành chiến thắng và vượt qua đại dịch này. Nói tóm lại chúng ta không thể nào phủ nhận công lao to lớn của Đảng đối với đất nước, Đảng càng ngày càng trưởng thành hơn và ngày càng khằng định vai trò lãnh đạo xuất sắc của mình không chỉ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước nói chung mà còn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nói riêng. Qua đó chứng tỏ cho ta thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng chính là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới, bảo đảm đất nước phát triển bền vững, theo đúng định hướng XHCN, nhằm hướng đếnmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là cơ sở, nền tảng để tiếp tục xây dựng dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.