SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
www.hutech.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
PLC
Biên Soạn:
ThS. Phạm Quốc Phương
PLC
Ấn bản 2015
MỤC LỤC I
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................I
HƯỚNG DẪN........................................................................................................... IV
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC.......................................................................................... 1
1.1 TỔNG QUAN........................................................................................................ 1
1.1.1 Lịch sử phát triển ............................................................................................ 1
1.1.2 Sự khác nhau giữa hệ điều khiển dùng PLC và Relay: .......................................... 3
1.1.3 Cấu trúc PLC................................................................................................... 6
1.1.4 Chu kỳ quét.................................................................................................... 9
1.2 GIỚI THIỆU PLC HÃNG SIEMENS ...................................................................... 10
1.2.1 Logo.............................................................................................................10
1.2.2 S7-200 .........................................................................................................10
1.2.3 S7-300 .........................................................................................................12
1.2.4 S7-400 .........................................................................................................12
1.2.5 S7-1200 .......................................................................................................13
TÓM TẮT ................................................................................................................ 15
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 16
BÀI 2: PLC SIMATIC S7-200...................................................................................... 17
2.1 CẤU TRÚC......................................................................................................... 17
2.1.1 Khối xử lí trung tâm CPU.................................................................................17
2.1.2 Khối mở rộng.................................................................................................20
2.1.3 Màn hình HMI ................................................................................................23
2.2 CÁC VÙNG NHỚ ................................................................................................ 24
2.2.1 Vùng nhớ đệm ngõ vào số I: I0.x –> I15.x (x = 0 - 7) .......................................24
2.2.2 Vùng nhớ đệm ngõ ra số Q: Q0.x –> Q15.x (x = 0 - 7).......................................25
2.2.3 Vùng nhớ biến V (Variable): V0.x–V5119.7 (x = 0 - 7) .......................................25
2.2.4 Vùng nhớ M: M0.x –> M31.x (x = 0 - 7) ...........................................................25
2.2.5 Vùng nhớ bộ định thời T: T0 -> T255................................................................25
2.2.6 Vùng nhớ bộ đếm C: C0 -> C255 .....................................................................26
2.2.7 Vùng nhớ bộ đếm tốc độ cao (High speed Counter): HSC0 -> HSC5 .....................26
2.2.8 Các thanh ghi AC (Accumulators):....................................................................26
2.2.9 Vùng nhớ đặc biệt SM (Special Memory): ..........................................................27
2.2.10 Vùng nhớ cục bộ L (Local Memory Area): ........................................................27
2.2.11 Vùng nhớ ngõ vào tương tự AI (Analog Inputs): ...............................................27
2.2.12 Vùng nhớ ngõ ra tương tự AQ (Analog Outputs): ..............................................28
2.3 QUI ƯỚC ĐỊA CHỈ TRONG PLC S7-200............................................................... 29
2.3.1 Truy xuất theo bit ..........................................................................................29
2.3.2 Truy xuất theo byte (8 bit) ..............................................................................29
II MỤC LỤC
2.3.3 Truy xuất theo word (16 bit) ...........................................................................29
2.3.4 Truy xuất theo 2 word (Double word = 32 bit)...................................................30
2.3.5 Cách tính địa chỉ trong PLC (CPU 224) ..............................................................31
2.3.6 Nguyên lí hoạt động .......................................................................................31
TÓM TẮT ................................................................................................................ 33
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 33
BÀI 3: KẾT NỐI PLC – PHẦN MỀM STEP7 MICRO/WIN .............................................. 34
3.1 KẾT NỐI PLC VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI .......................................................... 34
3.1.1 Kết nối nguồn với CPU S7-200 .........................................................................34
3.1.2 Kết nối ngõ vào/ra số với ngoại vi. ...................................................................35
3.1.3 Kết nối PLC – Máy tính....................................................................................39
3.2 PHẦN MỀM STEP 7 MICRO/WIN........................................................................ 40
3.2.1 Cài đặt phần mềm STEP 7-Micro/WIN ...............................................................40
3.2.2 Các phần cơ bản trong chương trình PLC S7-200................................................42
3.2.3 Ngôn ngữ lập trình .........................................................................................45
3.2.4 Soạn thảo với phần mềm STEP7-Micro/Win V4.0................................................47
3.2.5 Tạo 1 project trong Step7-Micro/Win ................................................................55
TÓM TẮT ................................................................................................................ 58
CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 58
BÀI 4: TẬP LỆNH LẬP TRÌNH..................................................................................... 59
4.1 BIT LOGIC (CÁC LỆNH TIẾP ĐIỂM).................................................................... 59
4.1.1 Tiếp điểm ngõ vào..........................................................................................59
4.1.2 Lệnh ngõ ra...................................................................................................61
4.1.3 Lệnh S, R (Set, Reset) ....................................................................................62
4.1.4 Tiếp điểm P, N ...............................................................................................63
4.1.5 Một số tiếp điểm đặc biệt ................................................................................64
4.1.6 Các phép toán logic cơ bản..............................................................................66
4.2 VIẾT CHƯƠNG TRÌNH PLC THEO PHƯƠNG PHÁP LOGIC..................................... 69
4.2.1 Đại số BOOLE ................................................................................................69
TÓM TẮT ................................................................................................................ 74
BÀI TẬP ................................................................................................................. 74
BÀI 5: TIMER - COUNTER .......................................................................................... 78
5.1 TIMER .............................................................................................................. 78
5.1.1 Timer tạo thời gian trễ không có nhớ (Timer on delay)........................................79
5.1.2 Timer tạo thời gian trễ không có nhớ (Timer off delay) .......................................80
5.1.3 Timer tạo thời gian trễ có nhớ (Timer on delay Retentive) ...................................81
5.2 COUNTER ......................................................................................................... 84
5.2.1 Bộ đếm lên CTU .............................................................................................85
5.2.2 Bộ đếm xuống CTD ........................................................................................87
5.2.3 Bộ đếm lên – xuống CTUD...............................................................................88
TÓM TẮT ................................................................................................................ 89
MỤC LỤC III
BÀI TẬP ................................................................................................................. 90
BÀI 6: LỆNH SO SÁNH – DỊCH CHUYỂN DỮ LIỆU ....................................................... 93
6.1 LỆNH SO SÁNH DỮ LIỆU.................................................................................... 93
6.1.1 So sánh Byte .................................................................................................93
6.1.2 So sánh số Integer. ........................................................................................94
6.1.3 So sánh số Double Integer. .............................................................................95
6.1.4 So sánh số thực (Real)....................................................................................96
6.1.5 So sánh chuỗi (String). ...................................................................................97
6.2 LỆNH DI CHUYỂN DỮ LIỆU ................................................................................ 98
6.2.1 Lệnh MOV-B ..................................................................................................98
6.2.2 Lệnh MOV-W .................................................................................................99
6.2.3 Lệnh MOV-DW ...............................................................................................99
6.2.4 Lệnh MOV-R ................................................................................................100
6.2.5 Lệnh BLKMOV-B...........................................................................................101
6.2.6 Lệnh BLKMOV-W ..........................................................................................102
6.2.7 Lệnh BLKMOV-D...........................................................................................103
6.2.8 Lệnh SWAP..................................................................................................104
TÓM TẮT .............................................................................................................. 105
BÀI TẬP ............................................................................................................... 105
BÀI 7: PHÉP TOÁN SỐ HỌC. .................................................................................... 106
7.1 CÁC PHÉP TOÁN SỐ INTEGER.......................................................................... 106
7.1.1 Phép cộng trừ số Interger .............................................................................106
7.1.2 Phép cộng trừ số Interger .............................................................................107
7.1.3 Phép nhân, chia ...........................................................................................108
7.1.4 Phép nhân, chia số Integer............................................................................109
7.1.5 Phép nhân, chia số Double Integer .................................................................110
7.2 CÁC PHÉP TOÁN SỐ THỰC ............................................................................... 111
7.2.1 Phép cộng, trừ số thực..................................................................................111
7.2.2 Phép nhân, chia số thực ................................................................................112
7.2.3 Phép tính căn bậc 2 ( SQRT ).........................................................................113
TÓM TẮT .............................................................................................................. 115
BÀI TẬP ............................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 116
IV HƯỚNG DẪN
HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
PLC là một trong những môn học tiên quyết nhằm cung cấp cho người học những
kiến thức cơ bản về kỹ năng lập trình PLC. Sau khi học xong người học có khả năng
thiết kế và lập trình điều khiển một số hệ thống trong công nghiệp và dân dụng ứng
dụng PLC.
NỘI DUNG MÔN HỌC
 Bài 1. Tổng quan về PLC.
 Bài 2. PLC Simatic S7-200
 Bài 3: Kết nối PLC – Phần mềm Step7/MiccroWin.
 Bài 4: Tập lệnh lập trình
 Bài 5: Timer – Counter:
 Bài 6: Lệnh so sánh và dịch chuyển dữ liệu.
 Bài 7: Phép toán số học
KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Các môn học tiên quyết (những môn phải học trước môn này): Môn học được bố trí
vào giai đoạn lựa chọn chuyên ngành, sau khi kết thúc các môn cơ bản của ngành.
Các môn học kế tiếp (những môn học ngay sau môn này): Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật
lập trình, Kỹ thuật số.
YÊU CẦU MÔN HỌC
Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà.
CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
HƯỚNG DẪN V
Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và
làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài
học.
Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc
nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết
thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm
đánh giá như sau:
 Điểm chuyên cần: Cấm thi nếu vắng hơn 20% tiết lên lớp.
 Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, Seminar: 20%
 Điểm thi giữa kỳ: 10%
 Điểm thi cuối kỳ: 70%
 Điểm đánh giá khối lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (hoàn thành tốt nội
dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm/ tháng; bài
tập cá nhân/ học kì,…).
2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70%
 Hình thức thi: tự luận
 Thời lượng thi: 90 phút
 Sinh viên được tham khảo tài liệu hay không khi thi: được tham khảo tài liệu
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 1
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
- Nắm được lịch sử phát triển và khái niệm cơ bản về PLC.
- Biết được một số hãng sản xuất PLC.
- So sánh hệ điều khiển dùng PLC và Relay.
- Nắm vững cấu trúc cơ bản của PLC.
- Nắm được quá trình phát triển dòng PLC S7 của Siemens.
1.1 TỔNG QUAN
1.1.1 Lịch sử phát triển
Bộ điều khiển lập trình PLC (Programmable Logic Controller) được tạo ra từ ý
tưởng của một nhóm kỹ sư thuộc hãng General motors, Mỹ vào năm 1968 nhằm để
thay thế những mạch điều khiển bằng Rơle và thiết bị rời rạc, cồng kềnh. Bộ điều
khiển lập trình được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới do hãng Modicon sản
xuất có tên là Modicon 084. Các kỹ sư hãng General Motors đã đề ra các chỉ tiêu cho
bộ điều khiển lập trình như sau:
- Dễ lập trình và thay đổi chương trình điều khiển, sử dụng thích hợp trong các nhà
máy.
- Cấu trúc dạng module dễ bảo trì và sửa chữa.
- Độ tin cậy lớn trong môi trường sản xuất của nhà máy công nghiệp.
- Dùng linh kiện bán dẫn nên có kích thước nhỏ hơn mạch Rơle, với chức năng tương
đương.
- Giá thành rẻ, có khả năng cạnh tranh.
2 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
Vào giữa thập niên 70, công nghệ PLC nổi bậc nhất là điều khiển tuần tự theo chu
kỳ và theo bit dựa trên nền tảng của CPU. Thiết bị AMD 2901 và AMD 2903 trở nên
phổ biến mà ngày nay một vài loại PLC vẫn còn dựa trên nền tảng của AMD 2903. Lúc
này phần cứng cũng phát triển: Bộ nhớ lớn hơn, số lượng ngõ vào/ra nhiều hơn, nhiều
module chuyên dùng hơn. Vào năm 1976 PLC có khả năng truyền thông, dùng điều
khiển các ngõ vào/ra ở xa với khoảng cách khoảng 200m.
Thập niên 80, bằng nổ lực tiêu chuẩn hoá hệ giao tiếp với giao diện tự động hoá
của hãng General Motor (MAP-Manufactoring Automation Protocal), kích thước của
PLC giảm, có thể lập trình bằng biểu tượng trên máy tính cá nhân thay vì thiết bị lập
trình đầu cuối chuyên dụng hoặc lập trình bằng tay.
Thập niên 90, những giao diện phần mềm mới có cấu trúc lệnh giảm và cấu trúc
của những giao diện được cung cấp từ thập niên 80 đã được đổi mới. Hiện nay những
loại PLC có thể lập trình bằng ngôn ngữ sơ đồ khối (FBD), cấu trúc lệnh (STL), sơ đồ
hình thang (LAD), ngôn ngữ lập trình (SCL), lập trình đồ họa (GRAPHIC).
Có một số thuật ngữ dùng để mô tả bộ điều khiển lập trình, tuỳ vào những nước
và khu vực mà có những tên gọi khác nhau:
- PC: Programable Controller (Anh).
- PLC: Programable logic Controller (Mỹ).
- PBS: Programable Binary System (Thuỵ Điển).
Hai thuật ngữ PLC và PBS đều thể hiện bộ điều khiển lập trình làm việc với tín hiệu
nhị phân. Thực tế, hầu hết các bộ điều khiển lập trình đều có khả năng xử lý tín hiệu
liên tục (Analog) nên nó không nói lên hết khả năng của bộ điều khiển lập trình.
Vì PC được viết tắc từ Programable Controller (bộ điều khiển lập trình) nhưng máy
tính cá nhân cũng được viết tắc là PC (Personal Computer). Do vậy, để tránh nhầm
lẫn nên thường sử dụng PLC để chỉ bộ điều khiển lập trình.
Có nhiều hãng sản xuất PLC như: Siemens, Allen-Bradley, Omron, General Motor,
GE Fanuc, Modicon, Tele Monanique …
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 3
1.1.2 Sự khác nhau giữa hệ điều khiển dùng PLC và Relay:
- Sự kết nối dây không còn nữa, thay vào đó là chương trình.
- Có thể lập trình cho PLC nhờ vào các ngôn ngữ lập trình đơn giản. Đặc biệt đối với
người sử dụng không cần nhờ vào các ngôn ngữ lập trình khó khăn, cũng có thể
lập trình PLC được nhờ vào các liên kết logic cơ bản.
Như vậy, thiết bị PLC làm nhiệm vụ thay thế phần mạch điện điều khiển trong
khâu xử lý số liệu. Nhiệm vụ của sơ đồ mạch điều khiển sẽ được xác định bởi một số
hữu hạn các bước thực hiện xác định gọi là chương trình. Chương trình mô tả các
bước thực hiện gọi là một tiến trình điều khiển, tiến trình được lưu vào bộ nhớ nên
được gọi là điều khiển theo lập trình nhớ hay điều khiển khả trình.
Trên cơ sở sự khác nhau ở khâu xử lý số liệu có thể biểu diễn hai hệ điều khiển
như sau:
Hình 1.1: So sánh hệ điều khiển Relay - PLC
4 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
Dựa vào bảng so sánh trên khi muốn thay đổi nhiệm vụ điều khiển thì phải thay
đổi mạch điều khiển:
- Hệ điều khiển Relay: Phải thay đổi các phần tử mới, lắp lại mạch.
- Hệ điều khiển PLC: Chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển.
Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng relay và hệ điều khiển bằng PLC có thể
minh hoạ một cách cụ thể như sau:
Điều khiển hệ thống 3 máy bơm qua 3 khởi động từ: K1, K2, K3.
Trình tự điều khiển như sau: Các khởi động từ chỉ được phép thực hiện tuần tự,
nghĩa là K1 đóng trước, tiếp theo K2 đóng và cuối cùng K3 đóng.
Để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trên mạch điều khiển được thiết kế như sau:
Hình 1.2: Mạch điện điều khiển tuần tự 3 máy bơm
Khởi động từ K2 sẽ đóng khi công tắc S3 đóng với điều kiện là khởi động từ K1 đã
đóng trước đó. Phương thức điều khiển như vậy được gọi là điều khiển trình tự. Tiến
trình điều khiển này được thực hiện một cách cưỡng bức.
- Bốn nút nhấn S1, S2, S3, S4: Các phần tử nhập tín hiệu.
- Các tiếp điểm phụ K1, K2, K3: Các phần tử xử lý.
- Các khởi động từ K1, K2, K3: Kết quả xử lý.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 5
Nếu thay đổi mạch điện điều khiển ở các phần tử xử lý bằng hệ PLC có thể biểu
diễn hệ thống như sau:
- Phần tử vào: Các nút nhấn S1, S2, S3, S4.
- Phần tử ra: Khởi động từ K1, K2, K3, để đóng và mở ba máy bơm.
- Phần tử xử lý: Được thay thế bằng các bit nhớ trong PLC.
Hình 1.3: Các phần tử xử lý được thay thế bằng các bit nhớ trong PLC.
Nếu hệ thống ba máy bơm vẫn giữ nguyên, nhưng trình tự được thực hiện thay đổi
như sau: Chỉ đóng được hai trong ba máy bơm hoặc mỗi máy bơm có thể hoạt động
một cách độc lập.
Hình 1.4: Mạch điều khiển 3 bơm khi thay đổi yêu cầu
Như vậy theo yêu cầu mới đối với hệ thống điều khiển bằng relay điện phải thiết
kế lại mạch điều khiển, sơ đồ lắp ráp phải thực hiện lại hoàn toàn mới. Như vậy mạch
6 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
điều khiển sẽ thay đổi rất nhiều nhưng phần tử đưa tín hiệu vào và ra vẫn giữ
nguyên, chi phí cho nhiệm vụ mới sẽ cao hơn.
Nếu ta thay đổi hệ điều khiển trên bằng hệ điều khiển lập trình PLC, khi nhiệm vụ
điều khiển thay đổi thì thực hiện sẽ nhanh hơn và đơn giản hơn bằng cách thay đổi lại
chương trình.
Hệ điều khiển lập trình PLC có những ưu điểm sau:
- Thích ứng với những nhiệm vụ điều khiển khác nhau.
- Khả năng thay đổi đơn giản trong quá trình đưa thiết bị vào sử dụng.
- Tiết kiệm không gian lắp đặt.
- Tiết kiệm thời gian trong quá trình mở rộng và phát triển nhiệm vụ điều khiển
bằng cách copy các chương trình.
- Các thiết bị điều khiển theo chuẩn.
- Không cần các tiếp điểm phụ của thiết bị điều khiển.
1.1.3 Cấu trúc PLC
Các bộ điều khiển PLC được sản xuất theo dòng sản phẩm. Khi mới xuất xưởng,
PLC chưa có chương trình. Tất cả các cổng logic cơ bản, chức năng nhớ, timer,
counter .v.v... được nhà chế tạo tích hợp và được kết nối với nhau bằng chương trình
được viết bởi người dùng cho một nhiệm vụ điều khiển cụ thể nào đó.
Bộ điều khiển PLC có nhiều loại khác nhau và được phân biệt với nhau qua các
thành phần sau:
- Các ngõ vào và ra.
- Dung lượng nhớ.
- Bộ đếm (counter).
- Bộ định thời (timer).
- Bit nhớ.
- Các chức năng đặc biệt.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 7
- Tốc độ xử lý.
- Khả năng truyền thông.
Các bộ điều khiển lớn thì các thành phần trên được lắp thành các module riêng.
Đối với các bộ điều khiển nhỏ thì được tích hợp trong bộ điều khiển. Các bộ điều khiển
nhỏ này có số lượng ngõ vào/ra cho trước cố định.
Hình 1.4: Cấu trúc của một PLC
1.1.3.1 Khối vào (Module input)
Các ngõ vào của khối này sẽ được kết nối với các bộ chuyển đổi tín hiệu và biến
đổi các tín hiệu này thành tín hiệu phù hợp với tín hiệu xử lý của CPU.
Dựa vào loại tín hiệu vào sẽ có các khối ngõ vào tương ứng. Gồm có hai loại khối
vào cơ bản sau:
 Khối vào số (DI: Digital Input):
Các ngõ vào của khối này được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu nhị
phân như nút nhấn, công tắc, cảm biến tạo tín hiệu nhị phân ... Do tín hiệu tại ngõ
vào có thể có mức logic tương ứng với các điện áp khác nhau, do đó khi sử dụng cần
phải chú ý đến điện áp cần thiết cung cấp cho khối vào phải phù hợp với điện áp
tương ứng mà bộ chuyển đổi tín hiệu nhị phân tạo ra.
8 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
Ví dụ: Các nút nhấn, công tắc được nối với nguồn 24Vdc thì yêu cầu phải sử dụng
khối vào có nguồn cung cấp là 24Vdc.
 Khối vào tương tự (AI: Analog Input):
Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu tương tự (hay còn gọi là tín hiệu analog)
thành tín hiệu số. Các ngõ vào của khối này được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra
tín hiệu analog như cảm biến nhiệt độ (Thermocouple), cảm biến lưu lượng, ngõ ra
analog của biến tần... Khi sử dụng các khối vào analog cần phải chú ý đến loại tín
hiệu analog được tạo ra từ các bộ chuyển đổi (cảm biến).
Ví dụ: Các cảm biến tạo ra tín hiệu analog là dòng điện (4..20 mA) thì phải sử
dụng ngõ vào analog là loại nhận tín hiệu dòng điện (4..20 mA). Nếu cảm biến tạo ra
tín hiệu analog là điện áp (0..5V) thì phải sử dụng ngõ vào analog nhận tín hiệu là
điện áp (0..5V).
1.1.3.2 Khối ra (Module output)
Khối này có nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu sau xử lý của CPU (được gởi đến
vùng đệm ra) cung cấp cho đối tượng điều khiển như: cuộn dây, đèn báo, van từ …
Tùy thuộc vào đối tượng điều khiển nhận tín hiệu dạng nào mà sẽ có các khối ra
tương ứng.
- Khối ra số (DO: Digital Output):
Các ngõ ra của khối này được kết nối với các đối tượng điều khiển nhận tín hiệu
nhị phân như: đèn báo, cuộn dây relay...Vì đối tượng điều khiển nhận tín hiệu nhị
phân sử dụng nhiều cấp điện áp khác nhau nên khi sử dụng các khối ra số cần phải
chú ý đến điện áp cung cấp cho phù hợp.
Theo loại điện áp sử dụng, ngõ ra số được phân thành hai loại:
- Điện áp một chiều (DC: Direct Current): Gồm có hai loại ngõ ra là Transistor
và relay. Trong công nghiệp điện áp một chiều được sử dụng là 24Vdc.
- Điện áp xoay chiều (AC: Alternative Current): Gồm có hai loại ngõ ra là relay
và TRIAC.
- Khối ra tương tự (AO: Analog Output):
Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu số được gởi từ CPU đến đối tượng điều
khiển thành tín hiệu tương tự. Các ngõ ra của khối này được kết nối với các đối tượng
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 9
điều khiển nhận tín hiệu tương tự như ngõ vào analog của biến tần, van tỷ lệ ... Khi
sử dụng các ngõ ra tương tự cần chú ý đến loại tín hiệu tương tự cung cấp cho đối
tượng điều khiển có phù hợp với tín hiệu tương tự mà đối tượng điều khiển cần nhận
hay không.
Ví dụ: Ngõ vào analog của biến tần nhận tín hiệu là điện áp (0..10V) thì phải sử
dụng ngõ ra tương tự tạo ra tín hiệu analog là điện áp (0..10V).
1.1.4 Chu kỳ quét
Hình 1.5: Chu kỳ quét trong PLC
PLC thực hiện chương trình cheo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét
(scan). Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng vào số
tới vùng bộ đệm ảo ngõ vào (I), tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình. Trong
từng dòng quét, chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc. Sau
10 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộ đệm ảo ngõ
ra (Q) tới các cổng ra số. Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ
và kiểm tra lỗi.
Thời gian để PLC thực hiện được một vòng quét gọi là thời gian vòng quét (Scan
time). Thời gian vòng quét không cố định, tức là không phải vòng quét nào cũng được
thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau. Có vòng quét thực hiện lâu, có vòng
quét thực hiện nhanh tùy thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện, vào
khối lượng dữ liệu truyền thông... trong vòng quét đó.
1.2 GIỚI THIỆU PLC HÃNG SIEMENS
1.2.1 Logo
Là dòng sản phẩm loại nhỏ dùng cho các ứng dụng nhỏ với số lượng I/O ít, các
lệnh lập trình cũng chỉ hỗ trợ đơn giản. Sự hỗ trợ tốt nhất của logo là hỗ trợ thời gian
thực, điều này cho phép sử dụng logo cho các ứng dụng thời gian thực như hẹn giờ,
chạy luân phiên, ...
Hình 1.6: CPU LOGO! và HMI LOGO!
1.2.2 S7-200
Siemens xếp S7-200 vào dòng PLC cỡ nhỏ (Micro PLCs). Tuy nhiên nó có thể cung
cấp khả năng đủ cho nhiều loại ứng dụng điều khiển khác nhau. S7-200 hỗ trợ đầy dủ
các lệnh như: logic, bộ đếm, bộ định thời, các phép tính toán học phức tạp và các
hàm truyền thông…
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 11
S7-200 hỗ trợ nhiều loại module như: Digital Input, Digital Output, Analog Input,
Analog Output, AS-i (CP243-2), module điều khiển vị trí (EM253), modem (EM241),
Ethernet (CP243-1), Ethernet IT (CP243-1 IT), PROFIBUS-DP (EM277).
Phần mềm lập trình cho S7-200: Step7-Micro/Win. Ngoài ra, Siemens còn cung
cấp thêm gói AddOn cung cấp thư viện mở rộng như các hàm truyền thông với
Modbus, ...
Cáp lập trình cho S7-200 là cáp PC/PPI USB sử dụng cổng USB, hoặc PC/PPI
RS232 sử dụng cổng COM bình thường, ngoài ra, còn có thể sử dụng cáp PC/MPI. Sử
dụng các loại cáp này có thể download/upload chương trình, xem online giá trị các
biến, trạng thái chương trình đang chạy. Ngôn ngữ lập trình cho S7-200 là
LAD/STL/FBD.
Hình 1.7: Một hệ thống sử dụng PLC S7-200 sử dụng cáp MPI
Hình 1.8: Phần mềm STEP7-Micro/WIN
12 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
1.2.3 S7-300
PLC S7-300 là một dòng hoàn toàn khác với S7-200. S7-300 và S7-400 được sử
dụng chủ yếu cho các hệ thống SCADA hiện nay. S7-300 hỗ trợ các cấu trúc mạng
chuẩn của Siemens gồm: Ethernet, Profibus-DP, AS-i, Serial/Modbus, ... cho phép
người dùng xây dựng các cấu trúc mạng đáp ứng các hệ thống lớn theo nhu cầu đặc
biệt là hệ thống phân tán.
Phần mềm dùng để cấu hình và lập trình cho S7-300 là Step7 Manager. Cáp lập
trình cho S7-300 thông thường là cáp PCAdapter USB sử dụng giao thức MPI với cổng
USB. Ngôn ngữ lập trình cho S7-300 có thể là LAD/STL/FBD/SCL/GRAPH.
Hình 1.9: CPU S7-300 và một số module mở rộng
Hình 1.10: Phần mềm SIMATIC Manager
1.2.4 S7-400
S7-400 là một sự mở rộng của S7-300 với bộ nhớ lớn hơn, số lượng I/O lớn hơn,
bộ xử lý mạnh mẽ hơn, ... cho phép vận hành với các hệ thống lớn hơn nhiều so với

More Related Content

Similar to PLC, Phạm Quốc Phương

Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day du
thanh_k8_cntt
 
Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch l...
Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch l...Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch l...
Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch l...
Man_Ebook
 
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
bookbooming1
 
Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004
nhatthai1969
 
Điều khiển thích nghi cho robot NDOF trên cơ sở bộ quan sát.pdf
Điều khiển thích nghi cho robot NDOF trên cơ sở bộ quan sát.pdfĐiều khiển thích nghi cho robot NDOF trên cơ sở bộ quan sát.pdf
Điều khiển thích nghi cho robot NDOF trên cơ sở bộ quan sát.pdf
Man_Ebook
 
Bai giang-vhdl
Bai giang-vhdlBai giang-vhdl
Bai giang-vhdl
hoangclick
 
82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl
buianhminh
 
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
ducnguyenhuu
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Thân Hoàng
 
85365852 do-an-tot-nghiep (1)
85365852 do-an-tot-nghiep (1)85365852 do-an-tot-nghiep (1)
85365852 do-an-tot-nghiep (1)
huynhkhang1
 

Similar to PLC, Phạm Quốc Phương (20)

Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day du
 
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
Tìm hiểu về bộ điều khiển số TMS320F28335
 
Shop AI
Shop AIShop AI
Shop AI
 
Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch l...
Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch l...Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch l...
Nghiên cứu và xây dựng bộ bù áp nhanh cho lưới điện trung áp sử dụng nghịch l...
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắt
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắtLuận văn: Kế toán tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắt
Luận văn: Kế toán tài sản cố định tại Công ty vận tải đường sắt
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Luận văn: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình MIỄN PHÍ
Luận văn: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình MIỄN PHÍLuận văn: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình MIỄN PHÍ
Luận văn: Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình MIỄN PHÍ
 
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
Giáo trình autocad 2004[bookbooming.com]
 
Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004
 
Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004Giao trinh auto cad 2004
Giao trinh auto cad 2004
 
Điều khiển thích nghi cho robot NDOF trên cơ sở bộ quan sát.pdf
Điều khiển thích nghi cho robot NDOF trên cơ sở bộ quan sát.pdfĐiều khiển thích nghi cho robot NDOF trên cơ sở bộ quan sát.pdf
Điều khiển thích nghi cho robot NDOF trên cơ sở bộ quan sát.pdf
 
.Giao trinh Powerpoint
.Giao trinh Powerpoint.Giao trinh Powerpoint
.Giao trinh Powerpoint
 
Bai giang-vhdl
Bai giang-vhdlBai giang-vhdl
Bai giang-vhdl
 
82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl82954869 bai-giang-vhdl
82954869 bai-giang-vhdl
 
Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụngPhần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
Phần mềm kế toán Cloud AccNetC - Tài liệu hướng dẫn sử dụng
 
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tếĐồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
 
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳ
 
85365852 do-an-tot-nghiep (1)
85365852 do-an-tot-nghiep (1)85365852 do-an-tot-nghiep (1)
85365852 do-an-tot-nghiep (1)
 
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAYLuận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
Luận văn: Vận hành, quản lý, giám sát hệ thống BTS Viettel, HAY
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

PLC, Phạm Quốc Phương

  • 1. www.hutech.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM PLC Biên Soạn: ThS. Phạm Quốc Phương
  • 3. MỤC LỤC I MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................I HƯỚNG DẪN........................................................................................................... IV BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC.......................................................................................... 1 1.1 TỔNG QUAN........................................................................................................ 1 1.1.1 Lịch sử phát triển ............................................................................................ 1 1.1.2 Sự khác nhau giữa hệ điều khiển dùng PLC và Relay: .......................................... 3 1.1.3 Cấu trúc PLC................................................................................................... 6 1.1.4 Chu kỳ quét.................................................................................................... 9 1.2 GIỚI THIỆU PLC HÃNG SIEMENS ...................................................................... 10 1.2.1 Logo.............................................................................................................10 1.2.2 S7-200 .........................................................................................................10 1.2.3 S7-300 .........................................................................................................12 1.2.4 S7-400 .........................................................................................................12 1.2.5 S7-1200 .......................................................................................................13 TÓM TẮT ................................................................................................................ 15 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 16 BÀI 2: PLC SIMATIC S7-200...................................................................................... 17 2.1 CẤU TRÚC......................................................................................................... 17 2.1.1 Khối xử lí trung tâm CPU.................................................................................17 2.1.2 Khối mở rộng.................................................................................................20 2.1.3 Màn hình HMI ................................................................................................23 2.2 CÁC VÙNG NHỚ ................................................................................................ 24 2.2.1 Vùng nhớ đệm ngõ vào số I: I0.x –> I15.x (x = 0 - 7) .......................................24 2.2.2 Vùng nhớ đệm ngõ ra số Q: Q0.x –> Q15.x (x = 0 - 7).......................................25 2.2.3 Vùng nhớ biến V (Variable): V0.x–V5119.7 (x = 0 - 7) .......................................25 2.2.4 Vùng nhớ M: M0.x –> M31.x (x = 0 - 7) ...........................................................25 2.2.5 Vùng nhớ bộ định thời T: T0 -> T255................................................................25 2.2.6 Vùng nhớ bộ đếm C: C0 -> C255 .....................................................................26 2.2.7 Vùng nhớ bộ đếm tốc độ cao (High speed Counter): HSC0 -> HSC5 .....................26 2.2.8 Các thanh ghi AC (Accumulators):....................................................................26 2.2.9 Vùng nhớ đặc biệt SM (Special Memory): ..........................................................27 2.2.10 Vùng nhớ cục bộ L (Local Memory Area): ........................................................27 2.2.11 Vùng nhớ ngõ vào tương tự AI (Analog Inputs): ...............................................27 2.2.12 Vùng nhớ ngõ ra tương tự AQ (Analog Outputs): ..............................................28 2.3 QUI ƯỚC ĐỊA CHỈ TRONG PLC S7-200............................................................... 29 2.3.1 Truy xuất theo bit ..........................................................................................29 2.3.2 Truy xuất theo byte (8 bit) ..............................................................................29
  • 4. II MỤC LỤC 2.3.3 Truy xuất theo word (16 bit) ...........................................................................29 2.3.4 Truy xuất theo 2 word (Double word = 32 bit)...................................................30 2.3.5 Cách tính địa chỉ trong PLC (CPU 224) ..............................................................31 2.3.6 Nguyên lí hoạt động .......................................................................................31 TÓM TẮT ................................................................................................................ 33 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 33 BÀI 3: KẾT NỐI PLC – PHẦN MỀM STEP7 MICRO/WIN .............................................. 34 3.1 KẾT NỐI PLC VÀ CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI .......................................................... 34 3.1.1 Kết nối nguồn với CPU S7-200 .........................................................................34 3.1.2 Kết nối ngõ vào/ra số với ngoại vi. ...................................................................35 3.1.3 Kết nối PLC – Máy tính....................................................................................39 3.2 PHẦN MỀM STEP 7 MICRO/WIN........................................................................ 40 3.2.1 Cài đặt phần mềm STEP 7-Micro/WIN ...............................................................40 3.2.2 Các phần cơ bản trong chương trình PLC S7-200................................................42 3.2.3 Ngôn ngữ lập trình .........................................................................................45 3.2.4 Soạn thảo với phần mềm STEP7-Micro/Win V4.0................................................47 3.2.5 Tạo 1 project trong Step7-Micro/Win ................................................................55 TÓM TẮT ................................................................................................................ 58 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................................... 58 BÀI 4: TẬP LỆNH LẬP TRÌNH..................................................................................... 59 4.1 BIT LOGIC (CÁC LỆNH TIẾP ĐIỂM).................................................................... 59 4.1.1 Tiếp điểm ngõ vào..........................................................................................59 4.1.2 Lệnh ngõ ra...................................................................................................61 4.1.3 Lệnh S, R (Set, Reset) ....................................................................................62 4.1.4 Tiếp điểm P, N ...............................................................................................63 4.1.5 Một số tiếp điểm đặc biệt ................................................................................64 4.1.6 Các phép toán logic cơ bản..............................................................................66 4.2 VIẾT CHƯƠNG TRÌNH PLC THEO PHƯƠNG PHÁP LOGIC..................................... 69 4.2.1 Đại số BOOLE ................................................................................................69 TÓM TẮT ................................................................................................................ 74 BÀI TẬP ................................................................................................................. 74 BÀI 5: TIMER - COUNTER .......................................................................................... 78 5.1 TIMER .............................................................................................................. 78 5.1.1 Timer tạo thời gian trễ không có nhớ (Timer on delay)........................................79 5.1.2 Timer tạo thời gian trễ không có nhớ (Timer off delay) .......................................80 5.1.3 Timer tạo thời gian trễ có nhớ (Timer on delay Retentive) ...................................81 5.2 COUNTER ......................................................................................................... 84 5.2.1 Bộ đếm lên CTU .............................................................................................85 5.2.2 Bộ đếm xuống CTD ........................................................................................87 5.2.3 Bộ đếm lên – xuống CTUD...............................................................................88 TÓM TẮT ................................................................................................................ 89
  • 5. MỤC LỤC III BÀI TẬP ................................................................................................................. 90 BÀI 6: LỆNH SO SÁNH – DỊCH CHUYỂN DỮ LIỆU ....................................................... 93 6.1 LỆNH SO SÁNH DỮ LIỆU.................................................................................... 93 6.1.1 So sánh Byte .................................................................................................93 6.1.2 So sánh số Integer. ........................................................................................94 6.1.3 So sánh số Double Integer. .............................................................................95 6.1.4 So sánh số thực (Real)....................................................................................96 6.1.5 So sánh chuỗi (String). ...................................................................................97 6.2 LỆNH DI CHUYỂN DỮ LIỆU ................................................................................ 98 6.2.1 Lệnh MOV-B ..................................................................................................98 6.2.2 Lệnh MOV-W .................................................................................................99 6.2.3 Lệnh MOV-DW ...............................................................................................99 6.2.4 Lệnh MOV-R ................................................................................................100 6.2.5 Lệnh BLKMOV-B...........................................................................................101 6.2.6 Lệnh BLKMOV-W ..........................................................................................102 6.2.7 Lệnh BLKMOV-D...........................................................................................103 6.2.8 Lệnh SWAP..................................................................................................104 TÓM TẮT .............................................................................................................. 105 BÀI TẬP ............................................................................................................... 105 BÀI 7: PHÉP TOÁN SỐ HỌC. .................................................................................... 106 7.1 CÁC PHÉP TOÁN SỐ INTEGER.......................................................................... 106 7.1.1 Phép cộng trừ số Interger .............................................................................106 7.1.2 Phép cộng trừ số Interger .............................................................................107 7.1.3 Phép nhân, chia ...........................................................................................108 7.1.4 Phép nhân, chia số Integer............................................................................109 7.1.5 Phép nhân, chia số Double Integer .................................................................110 7.2 CÁC PHÉP TOÁN SỐ THỰC ............................................................................... 111 7.2.1 Phép cộng, trừ số thực..................................................................................111 7.2.2 Phép nhân, chia số thực ................................................................................112 7.2.3 Phép tính căn bậc 2 ( SQRT ).........................................................................113 TÓM TẮT .............................................................................................................. 115 BÀI TẬP ............................................................................................................... 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 116
  • 6. IV HƯỚNG DẪN HƯỚNG DẪN MÔ TẢ MÔN HỌC PLC là một trong những môn học tiên quyết nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ năng lập trình PLC. Sau khi học xong người học có khả năng thiết kế và lập trình điều khiển một số hệ thống trong công nghiệp và dân dụng ứng dụng PLC. NỘI DUNG MÔN HỌC  Bài 1. Tổng quan về PLC.  Bài 2. PLC Simatic S7-200  Bài 3: Kết nối PLC – Phần mềm Step7/MiccroWin.  Bài 4: Tập lệnh lập trình  Bài 5: Timer – Counter:  Bài 6: Lệnh so sánh và dịch chuyển dữ liệu.  Bài 7: Phép toán số học KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ Các môn học tiên quyết (những môn phải học trước môn này): Môn học được bố trí vào giai đoạn lựa chọn chuyên ngành, sau khi kết thúc các môn cơ bản của ngành. Các môn học kế tiếp (những môn học ngay sau môn này): Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật lập trình, Kỹ thuật số. YÊU CẦU MÔN HỌC Người học phải dự học đầy đủ các buổi lên lớp và làm bài tập đầy đủ ở nhà. CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
  • 7. HƯỚNG DẪN V Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học. Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm đánh giá như sau:  Điểm chuyên cần: Cấm thi nếu vắng hơn 20% tiết lên lớp.  Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, Seminar: 20%  Điểm thi giữa kỳ: 10%  Điểm thi cuối kỳ: 70%  Điểm đánh giá khối lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm/ tháng; bài tập cá nhân/ học kì,…). 2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70%  Hình thức thi: tự luận  Thời lượng thi: 90 phút  Sinh viên được tham khảo tài liệu hay không khi thi: được tham khảo tài liệu
  • 8.
  • 9. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 1 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC Sau khi học xong bài này, học viên có thể: - Nắm được lịch sử phát triển và khái niệm cơ bản về PLC. - Biết được một số hãng sản xuất PLC. - So sánh hệ điều khiển dùng PLC và Relay. - Nắm vững cấu trúc cơ bản của PLC. - Nắm được quá trình phát triển dòng PLC S7 của Siemens. 1.1 TỔNG QUAN 1.1.1 Lịch sử phát triển Bộ điều khiển lập trình PLC (Programmable Logic Controller) được tạo ra từ ý tưởng của một nhóm kỹ sư thuộc hãng General motors, Mỹ vào năm 1968 nhằm để thay thế những mạch điều khiển bằng Rơle và thiết bị rời rạc, cồng kềnh. Bộ điều khiển lập trình được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới do hãng Modicon sản xuất có tên là Modicon 084. Các kỹ sư hãng General Motors đã đề ra các chỉ tiêu cho bộ điều khiển lập trình như sau: - Dễ lập trình và thay đổi chương trình điều khiển, sử dụng thích hợp trong các nhà máy. - Cấu trúc dạng module dễ bảo trì và sửa chữa. - Độ tin cậy lớn trong môi trường sản xuất của nhà máy công nghiệp. - Dùng linh kiện bán dẫn nên có kích thước nhỏ hơn mạch Rơle, với chức năng tương đương. - Giá thành rẻ, có khả năng cạnh tranh.
  • 10. 2 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC Vào giữa thập niên 70, công nghệ PLC nổi bậc nhất là điều khiển tuần tự theo chu kỳ và theo bit dựa trên nền tảng của CPU. Thiết bị AMD 2901 và AMD 2903 trở nên phổ biến mà ngày nay một vài loại PLC vẫn còn dựa trên nền tảng của AMD 2903. Lúc này phần cứng cũng phát triển: Bộ nhớ lớn hơn, số lượng ngõ vào/ra nhiều hơn, nhiều module chuyên dùng hơn. Vào năm 1976 PLC có khả năng truyền thông, dùng điều khiển các ngõ vào/ra ở xa với khoảng cách khoảng 200m. Thập niên 80, bằng nổ lực tiêu chuẩn hoá hệ giao tiếp với giao diện tự động hoá của hãng General Motor (MAP-Manufactoring Automation Protocal), kích thước của PLC giảm, có thể lập trình bằng biểu tượng trên máy tính cá nhân thay vì thiết bị lập trình đầu cuối chuyên dụng hoặc lập trình bằng tay. Thập niên 90, những giao diện phần mềm mới có cấu trúc lệnh giảm và cấu trúc của những giao diện được cung cấp từ thập niên 80 đã được đổi mới. Hiện nay những loại PLC có thể lập trình bằng ngôn ngữ sơ đồ khối (FBD), cấu trúc lệnh (STL), sơ đồ hình thang (LAD), ngôn ngữ lập trình (SCL), lập trình đồ họa (GRAPHIC). Có một số thuật ngữ dùng để mô tả bộ điều khiển lập trình, tuỳ vào những nước và khu vực mà có những tên gọi khác nhau: - PC: Programable Controller (Anh). - PLC: Programable logic Controller (Mỹ). - PBS: Programable Binary System (Thuỵ Điển). Hai thuật ngữ PLC và PBS đều thể hiện bộ điều khiển lập trình làm việc với tín hiệu nhị phân. Thực tế, hầu hết các bộ điều khiển lập trình đều có khả năng xử lý tín hiệu liên tục (Analog) nên nó không nói lên hết khả năng của bộ điều khiển lập trình. Vì PC được viết tắc từ Programable Controller (bộ điều khiển lập trình) nhưng máy tính cá nhân cũng được viết tắc là PC (Personal Computer). Do vậy, để tránh nhầm lẫn nên thường sử dụng PLC để chỉ bộ điều khiển lập trình. Có nhiều hãng sản xuất PLC như: Siemens, Allen-Bradley, Omron, General Motor, GE Fanuc, Modicon, Tele Monanique …
  • 11. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 3 1.1.2 Sự khác nhau giữa hệ điều khiển dùng PLC và Relay: - Sự kết nối dây không còn nữa, thay vào đó là chương trình. - Có thể lập trình cho PLC nhờ vào các ngôn ngữ lập trình đơn giản. Đặc biệt đối với người sử dụng không cần nhờ vào các ngôn ngữ lập trình khó khăn, cũng có thể lập trình PLC được nhờ vào các liên kết logic cơ bản. Như vậy, thiết bị PLC làm nhiệm vụ thay thế phần mạch điện điều khiển trong khâu xử lý số liệu. Nhiệm vụ của sơ đồ mạch điều khiển sẽ được xác định bởi một số hữu hạn các bước thực hiện xác định gọi là chương trình. Chương trình mô tả các bước thực hiện gọi là một tiến trình điều khiển, tiến trình được lưu vào bộ nhớ nên được gọi là điều khiển theo lập trình nhớ hay điều khiển khả trình. Trên cơ sở sự khác nhau ở khâu xử lý số liệu có thể biểu diễn hai hệ điều khiển như sau: Hình 1.1: So sánh hệ điều khiển Relay - PLC
  • 12. 4 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC Dựa vào bảng so sánh trên khi muốn thay đổi nhiệm vụ điều khiển thì phải thay đổi mạch điều khiển: - Hệ điều khiển Relay: Phải thay đổi các phần tử mới, lắp lại mạch. - Hệ điều khiển PLC: Chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển. Sự khác nhau giữa hệ điều khiển bằng relay và hệ điều khiển bằng PLC có thể minh hoạ một cách cụ thể như sau: Điều khiển hệ thống 3 máy bơm qua 3 khởi động từ: K1, K2, K3. Trình tự điều khiển như sau: Các khởi động từ chỉ được phép thực hiện tuần tự, nghĩa là K1 đóng trước, tiếp theo K2 đóng và cuối cùng K3 đóng. Để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu trên mạch điều khiển được thiết kế như sau: Hình 1.2: Mạch điện điều khiển tuần tự 3 máy bơm Khởi động từ K2 sẽ đóng khi công tắc S3 đóng với điều kiện là khởi động từ K1 đã đóng trước đó. Phương thức điều khiển như vậy được gọi là điều khiển trình tự. Tiến trình điều khiển này được thực hiện một cách cưỡng bức. - Bốn nút nhấn S1, S2, S3, S4: Các phần tử nhập tín hiệu. - Các tiếp điểm phụ K1, K2, K3: Các phần tử xử lý. - Các khởi động từ K1, K2, K3: Kết quả xử lý.
  • 13. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 5 Nếu thay đổi mạch điện điều khiển ở các phần tử xử lý bằng hệ PLC có thể biểu diễn hệ thống như sau: - Phần tử vào: Các nút nhấn S1, S2, S3, S4. - Phần tử ra: Khởi động từ K1, K2, K3, để đóng và mở ba máy bơm. - Phần tử xử lý: Được thay thế bằng các bit nhớ trong PLC. Hình 1.3: Các phần tử xử lý được thay thế bằng các bit nhớ trong PLC. Nếu hệ thống ba máy bơm vẫn giữ nguyên, nhưng trình tự được thực hiện thay đổi như sau: Chỉ đóng được hai trong ba máy bơm hoặc mỗi máy bơm có thể hoạt động một cách độc lập. Hình 1.4: Mạch điều khiển 3 bơm khi thay đổi yêu cầu Như vậy theo yêu cầu mới đối với hệ thống điều khiển bằng relay điện phải thiết kế lại mạch điều khiển, sơ đồ lắp ráp phải thực hiện lại hoàn toàn mới. Như vậy mạch
  • 14. 6 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC điều khiển sẽ thay đổi rất nhiều nhưng phần tử đưa tín hiệu vào và ra vẫn giữ nguyên, chi phí cho nhiệm vụ mới sẽ cao hơn. Nếu ta thay đổi hệ điều khiển trên bằng hệ điều khiển lập trình PLC, khi nhiệm vụ điều khiển thay đổi thì thực hiện sẽ nhanh hơn và đơn giản hơn bằng cách thay đổi lại chương trình. Hệ điều khiển lập trình PLC có những ưu điểm sau: - Thích ứng với những nhiệm vụ điều khiển khác nhau. - Khả năng thay đổi đơn giản trong quá trình đưa thiết bị vào sử dụng. - Tiết kiệm không gian lắp đặt. - Tiết kiệm thời gian trong quá trình mở rộng và phát triển nhiệm vụ điều khiển bằng cách copy các chương trình. - Các thiết bị điều khiển theo chuẩn. - Không cần các tiếp điểm phụ của thiết bị điều khiển. 1.1.3 Cấu trúc PLC Các bộ điều khiển PLC được sản xuất theo dòng sản phẩm. Khi mới xuất xưởng, PLC chưa có chương trình. Tất cả các cổng logic cơ bản, chức năng nhớ, timer, counter .v.v... được nhà chế tạo tích hợp và được kết nối với nhau bằng chương trình được viết bởi người dùng cho một nhiệm vụ điều khiển cụ thể nào đó. Bộ điều khiển PLC có nhiều loại khác nhau và được phân biệt với nhau qua các thành phần sau: - Các ngõ vào và ra. - Dung lượng nhớ. - Bộ đếm (counter). - Bộ định thời (timer). - Bit nhớ. - Các chức năng đặc biệt.
  • 15. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 7 - Tốc độ xử lý. - Khả năng truyền thông. Các bộ điều khiển lớn thì các thành phần trên được lắp thành các module riêng. Đối với các bộ điều khiển nhỏ thì được tích hợp trong bộ điều khiển. Các bộ điều khiển nhỏ này có số lượng ngõ vào/ra cho trước cố định. Hình 1.4: Cấu trúc của một PLC 1.1.3.1 Khối vào (Module input) Các ngõ vào của khối này sẽ được kết nối với các bộ chuyển đổi tín hiệu và biến đổi các tín hiệu này thành tín hiệu phù hợp với tín hiệu xử lý của CPU. Dựa vào loại tín hiệu vào sẽ có các khối ngõ vào tương ứng. Gồm có hai loại khối vào cơ bản sau:  Khối vào số (DI: Digital Input): Các ngõ vào của khối này được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu nhị phân như nút nhấn, công tắc, cảm biến tạo tín hiệu nhị phân ... Do tín hiệu tại ngõ vào có thể có mức logic tương ứng với các điện áp khác nhau, do đó khi sử dụng cần phải chú ý đến điện áp cần thiết cung cấp cho khối vào phải phù hợp với điện áp tương ứng mà bộ chuyển đổi tín hiệu nhị phân tạo ra.
  • 16. 8 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC Ví dụ: Các nút nhấn, công tắc được nối với nguồn 24Vdc thì yêu cầu phải sử dụng khối vào có nguồn cung cấp là 24Vdc.  Khối vào tương tự (AI: Analog Input): Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu tương tự (hay còn gọi là tín hiệu analog) thành tín hiệu số. Các ngõ vào của khối này được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu analog như cảm biến nhiệt độ (Thermocouple), cảm biến lưu lượng, ngõ ra analog của biến tần... Khi sử dụng các khối vào analog cần phải chú ý đến loại tín hiệu analog được tạo ra từ các bộ chuyển đổi (cảm biến). Ví dụ: Các cảm biến tạo ra tín hiệu analog là dòng điện (4..20 mA) thì phải sử dụng ngõ vào analog là loại nhận tín hiệu dòng điện (4..20 mA). Nếu cảm biến tạo ra tín hiệu analog là điện áp (0..5V) thì phải sử dụng ngõ vào analog nhận tín hiệu là điện áp (0..5V). 1.1.3.2 Khối ra (Module output) Khối này có nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu sau xử lý của CPU (được gởi đến vùng đệm ra) cung cấp cho đối tượng điều khiển như: cuộn dây, đèn báo, van từ … Tùy thuộc vào đối tượng điều khiển nhận tín hiệu dạng nào mà sẽ có các khối ra tương ứng. - Khối ra số (DO: Digital Output): Các ngõ ra của khối này được kết nối với các đối tượng điều khiển nhận tín hiệu nhị phân như: đèn báo, cuộn dây relay...Vì đối tượng điều khiển nhận tín hiệu nhị phân sử dụng nhiều cấp điện áp khác nhau nên khi sử dụng các khối ra số cần phải chú ý đến điện áp cung cấp cho phù hợp. Theo loại điện áp sử dụng, ngõ ra số được phân thành hai loại: - Điện áp một chiều (DC: Direct Current): Gồm có hai loại ngõ ra là Transistor và relay. Trong công nghiệp điện áp một chiều được sử dụng là 24Vdc. - Điện áp xoay chiều (AC: Alternative Current): Gồm có hai loại ngõ ra là relay và TRIAC. - Khối ra tương tự (AO: Analog Output): Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu số được gởi từ CPU đến đối tượng điều khiển thành tín hiệu tương tự. Các ngõ ra của khối này được kết nối với các đối tượng
  • 17. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 9 điều khiển nhận tín hiệu tương tự như ngõ vào analog của biến tần, van tỷ lệ ... Khi sử dụng các ngõ ra tương tự cần chú ý đến loại tín hiệu tương tự cung cấp cho đối tượng điều khiển có phù hợp với tín hiệu tương tự mà đối tượng điều khiển cần nhận hay không. Ví dụ: Ngõ vào analog của biến tần nhận tín hiệu là điện áp (0..10V) thì phải sử dụng ngõ ra tương tự tạo ra tín hiệu analog là điện áp (0..10V). 1.1.4 Chu kỳ quét Hình 1.5: Chu kỳ quét trong PLC PLC thực hiện chương trình cheo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét (scan). Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng vào số tới vùng bộ đệm ảo ngõ vào (I), tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình. Trong từng dòng quét, chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc. Sau
  • 18. 10 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộ đệm ảo ngõ ra (Q) tới các cổng ra số. Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi. Thời gian để PLC thực hiện được một vòng quét gọi là thời gian vòng quét (Scan time). Thời gian vòng quét không cố định, tức là không phải vòng quét nào cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau. Có vòng quét thực hiện lâu, có vòng quét thực hiện nhanh tùy thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện, vào khối lượng dữ liệu truyền thông... trong vòng quét đó. 1.2 GIỚI THIỆU PLC HÃNG SIEMENS 1.2.1 Logo Là dòng sản phẩm loại nhỏ dùng cho các ứng dụng nhỏ với số lượng I/O ít, các lệnh lập trình cũng chỉ hỗ trợ đơn giản. Sự hỗ trợ tốt nhất của logo là hỗ trợ thời gian thực, điều này cho phép sử dụng logo cho các ứng dụng thời gian thực như hẹn giờ, chạy luân phiên, ... Hình 1.6: CPU LOGO! và HMI LOGO! 1.2.2 S7-200 Siemens xếp S7-200 vào dòng PLC cỡ nhỏ (Micro PLCs). Tuy nhiên nó có thể cung cấp khả năng đủ cho nhiều loại ứng dụng điều khiển khác nhau. S7-200 hỗ trợ đầy dủ các lệnh như: logic, bộ đếm, bộ định thời, các phép tính toán học phức tạp và các hàm truyền thông…
  • 19. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 11 S7-200 hỗ trợ nhiều loại module như: Digital Input, Digital Output, Analog Input, Analog Output, AS-i (CP243-2), module điều khiển vị trí (EM253), modem (EM241), Ethernet (CP243-1), Ethernet IT (CP243-1 IT), PROFIBUS-DP (EM277). Phần mềm lập trình cho S7-200: Step7-Micro/Win. Ngoài ra, Siemens còn cung cấp thêm gói AddOn cung cấp thư viện mở rộng như các hàm truyền thông với Modbus, ... Cáp lập trình cho S7-200 là cáp PC/PPI USB sử dụng cổng USB, hoặc PC/PPI RS232 sử dụng cổng COM bình thường, ngoài ra, còn có thể sử dụng cáp PC/MPI. Sử dụng các loại cáp này có thể download/upload chương trình, xem online giá trị các biến, trạng thái chương trình đang chạy. Ngôn ngữ lập trình cho S7-200 là LAD/STL/FBD. Hình 1.7: Một hệ thống sử dụng PLC S7-200 sử dụng cáp MPI Hình 1.8: Phần mềm STEP7-Micro/WIN
  • 20. 12 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC 1.2.3 S7-300 PLC S7-300 là một dòng hoàn toàn khác với S7-200. S7-300 và S7-400 được sử dụng chủ yếu cho các hệ thống SCADA hiện nay. S7-300 hỗ trợ các cấu trúc mạng chuẩn của Siemens gồm: Ethernet, Profibus-DP, AS-i, Serial/Modbus, ... cho phép người dùng xây dựng các cấu trúc mạng đáp ứng các hệ thống lớn theo nhu cầu đặc biệt là hệ thống phân tán. Phần mềm dùng để cấu hình và lập trình cho S7-300 là Step7 Manager. Cáp lập trình cho S7-300 thông thường là cáp PCAdapter USB sử dụng giao thức MPI với cổng USB. Ngôn ngữ lập trình cho S7-300 có thể là LAD/STL/FBD/SCL/GRAPH. Hình 1.9: CPU S7-300 và một số module mở rộng Hình 1.10: Phần mềm SIMATIC Manager 1.2.4 S7-400 S7-400 là một sự mở rộng của S7-300 với bộ nhớ lớn hơn, số lượng I/O lớn hơn, bộ xử lý mạnh mẽ hơn, ... cho phép vận hành với các hệ thống lớn hơn nhiều so với