SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
TÌNH TRẠNG ĐẠI TIỆN CỦA NGƯỜI BỆNH
PHẪU THUẬT CỘT SỐNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT CỘT SỐNG
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2022
CNĐD: Đặng Tiến Hưng
NỘI DUNG CHÍNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Đại tiện là một trong những hoạt động sống cơ bản của con người.
 Việc đại tiện giúp loại bỏ các cặn bã thức ăn thông qua hệ thống ruột có vai trò quan
trọng đảm bảo chức năng của cơ thể.
 Tuy nhiên, hoạt động sống này cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lối sống, thói
quen ăn uống, vận động, giai đoạn phát triển (trẻ em, người già, bệnh tật) và các yếu tố
tâm lý (căng thẳng, trầm cảm), phẫu thuật, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh lý
cột sống, chấn thương cột sống (CTCS) và sử dụng một số loại thuốc [1], [2].
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Táo bón và tiêu chảy là các triệu chứng rối loạn thường gặp khi có rối loạn đại tiện.
Trong đó, tỉ lệ táo bón chiếm từ 2 – 28% tùy vào cộng đồng [3]. Ở Việt Nam chưa có số
liệu thống kê cụ thể về chứng táo bón trên toàn quốc. Qua điều tra của Hà Văn Ngạc về
thói quen đại tiện ở 2127 người bình thường cho thấy số người đại tiện  4 ngày/lần
chiếm tỷ lệ 1,68% [4]. Táo bón gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh (NB), có thể làm
giảm chất lượng cuộc sống [5]. Táo bón còn có ảnh hưởng làm giảm sức khoẻ thể chất,
sức khoẻ tinh thần và hoạt động xã hội [6].
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Táo bón kéo dài có thể gây ra các chứng bệnh như trĩ, sa trực tràng, ung thư trực tràng,
chảy máu, rách hậu môn, có thể thiếu máu do mất máu; còn có thể nhiễm khuẩn tại chỗ
hay toàn thân từ các búi trĩ bị vỡ [7]. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón: do chế độ ăn
ít chất xơ, uống ít nước, thói quen nhịn đi ngoài, do thuốc, do bệnh tật, tổn thương thực
thể ở đại tràng, hậu môn trực tràng, tổn thương tuỷ sống [2]. Bên cạnh đó cũng có một số
NB bị tiêu chảy trong thời gian nằm viện khiến NB mất nước, mệt mỏi, giảm chất lượng
cuộc sống [8].
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Việc đánh giá tình trạng đại tiện của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở những NB khác
nhau. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên sử dụng công cụ đánh giá tình trạng phân đã được
chuẩn hoá như Bristol Stool Scale [9].
 Bảng này phân loại ra làm 7 loại phân, giúp người bệnh hoặc người chăm sóc có khả năng tự đánh
giá được tình trạng phân của NB. Thang điểm có độ tin cậy và đồng thuận cao khi đánh giá đặc
điểm phân của từng người [10,11].
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tại khoa Phẫu thuật cột sống (PTCS) - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Đa số người bệnh nằm lâu
trên giường, hạn chế vận động, không thể thực hiện được các hoạt động sống độc lập, trong đó có
nhiều người bệnh đi đại tiện phân nhão, nát, lỏng, phân rắn, cứng tạo thành khối hay khó đi hoặc
chưa đi lần nào trong thời gian nằm viện.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi tình trạng đại tiện của NB, từ đó đưa ra những
kế hoạch xử trí và chăm sóc sau này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tình trạng đại tiện
của NB tại khoa PTCS - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
MỤC TIÊU
Mô tả tình trạng đại tiện của người bệnh có tổn thương cột sống
tại khoa Phẫu Thuật Cột Sống – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
 Tiêu chuẩn lựa chọn:
 NB phẫu thuật CTCS và bệnh lý cột sống tại khoa PTCS.
 NB hoàn toàn tỉnh táo, có khả năng giao tiếp bình thường.
 Có sự đồng ý tham gia nghiên cứu của NB hoặc người nhà NB trong trường hợp NB dưới 18 tuổi.
Tiêu chuẩn loại trừ:
 NB khả năng giao tiếp bị hạn chế do suy giảm trí nhớ, tổn thương giác quan nghe hoặc nói.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
3.2.1. Thời gian
 Thời gian nghiên cứu: Từ 25/05/2022 đến 10/07/2022
 3.2.2 Địa điểm
 Khoa PTCS – Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức
 3.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
 3.4. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 400
người bệnh sau mổ cột sống.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.5. Công cụ nghiên cứu:
 Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm 2 phần, được dùng để đánh giá vào thời điểm người bệnh ra viện:
 Phần 1: Thu thập các thông tin tuổi, giới, chẩn đoán, tổng số ngày nằm viện, tính trạng vận động, tình trạng phẫu
thuật, cách ăn uống (đường miệng hay qua ống thông), tiền sử táo bón, số lượng nước uống hàng ngày bằng đường
uống và một số loại thuốc đang sử dụng trong thời gian nằm viện.
 Phần 2: Khai thác các thông tin về tần suất đi đại tiện của NB và sử dụng thang đánh giá tình trạng phân Bristol Stool
Scale để xác định loại phân của NB trong thời gian nằm viện. Loại 1,2: gợi ý táo bón, loại 3,4,5: loại phân lý tưởng,
loại 6,7: gợi ý tiêu chảy. Thang Bristol Stool Scale đã được dịch và đánh giá độ tin cậy trong nghiên cứu của Phùng
Thị Hạnh và cộng sự với hệ số Cronbach’s alpha là 0,8 [20].
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Loại 1: Phân tách ra các khối cứng, như hạt.
Loại 2: Giống như loại 1 nhưng tạo thành khối cứng, dài nhưng thành
tảng, lổn nhổn.
Loại 3: Thuôn dài, giống như xúc xích, có vết nứt trên bề mặt.
Loại 4: Thuôn dài, giống như xúc xích, nhưng mịn màng, mềm mại.
Loại 5: Phân mềm, cạnh cắt ngắn, thành khối rõ ràng, đại tiện dễ dàng.
Loại 6: Phân nhão, nát, mỏng dẹt.
Loại 7: Phân dạng lỏng, toàn nước.
Thang Bristol Stool Scale [9]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.6. Phân tích số liệu:
 Bằng phần mềm thống kê Excel 2016 tính toán các tỷ lệ phần trăm (%) về tình trạng đại
tiện của NB
3.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
 Tất cả những NB tham gia đã được thông báo về mục tiêu và thiết kế của nghiên cứu
trước khi tiến hành điền phiếu điều tra. Dữ liệu thu thập được đảm bảo tính bảo mật.
Những người bệnh tham gia đã được xác nhận rằng sự tham gia của họ là tự nguyện và
được tự do rời khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào họ muốn. Các thông tin thu thập được một
cách trung thực, khách quan và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
n (người
bệnh)
Tỷ lệ (%)
Giới
Nam 168 42
Nữ 232 58
Nhóm tuổi
≤ 20 tuổi 06 1,5
Từ 20 tuổi đến ≤ 60 tuổi 275 68,75
Trên 60 tuổi 119 29,75
Chẩn đoán y khoa
Bệnh lý cột sống 323 80,75
CTCS 77 19,25
Số ngày nằm viện
Dưới 5 ngày 104 26
≥ 5 ngày 296 74
Tình trạng vận động
Chỉ vận động, lăn trở và ngồi tại giường 119 29,75
Chỉ đi được trên đường phẳng có người dìu, gậy hoặc
khung trợ đỡ
110 27,5
Có thể đi không cần người dìu, gậy hoặc khung trợ đỡ 112 28
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
 Trong 400 NB
tham gia nghiên
cứu: nữ giới cao
hơn nam giới.
Nữ: 58%, Nam:
42%, tuổi trung
bình: 52,92 ±
12,82 tuổi
 Max: 82 tuổi
 Min: 10 tuổi
 Trong đó nhóm
từ 20 tuổi đến
60 tuổi chiếm tỉ
lệ cao nhất 275
NB (68,75%).
Số ngày nằm
viện trung bình
là 5,44 ± 1,71.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
n (người bệnh) Tỷ lệ (%)
Tiền sử táo bón
Có 77 19,25
không 323 80,75
Phương thức ăn uống Ăn bằng đường miệng 400 100
Số lượng nước uống hàng ngày bằng đường
uống
500ml – 1000ml 52 13
1000ml -1500ml 173 43,25
1500ml 79 19,75
> 1500ml 96 24
Các loại thuốc sử dụng
Kháng sinh (Omeusa 1g, Unasyn 1,5g) 400 100
Paracetamol 500mg 399 99,75
Bảo vệ dạ dày (Nexium 40mg) 195 48,75
Chẹn kênh calci (Amlodipin 5mg, Diovan 80mg, Nifedipine 10mg) 60 15
Nội tiết (Insulin, 21 5,25
Solumedrol 40mg 225 56,25
Chống đông (Lovenox 40mg, Gemapaxane 40mg) 5 1,25
Giảm đau sau mổ (ondansetron 8mg, Nefopam 20mg, morphin 10mg, Algesin 316 79
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
Hàng ngày 2 ngày 3 ngày Trên 4 ngày Chưa đi lần nào
2.25% 3.75% 4.75%
17.25%
72%
TỈ
LỆ
%
SỐ NGÀY
Tần suất đi đại tiện của người bệnh trong thời gian nằm viện
 Hàng ngày: 9 NB chiếm 2,25%
 Mỗi 2 ngày: 15 NB chiếm 3,75%
 Mỗi 3 ngày: 19 NB chiếm 4,75%
 Trên 4 ngày: 69 NB chiếm 17,25%
 NB chưa đi lần nào: 288 NB chiếm 72%
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
25%
61.60%
13.40%
Loại 1,2 Loại 3,4,5 Loại 6,7
Tình trạng phân của người bệnh theo thang Bristol Stool Scale.
 Trong 112 NB đi đại tiện trong thời gian nằm viện:
 Phân loại 1,2 – gợi ý táo bón: 28 NB chiếm 25%.
 Phân loại 3,4,5 – loại phân lý tưởng: 69 NB chiếm
61,6 %.
 Phân loại 6,7 – gợi ý tiêu chảy: 15 NB chiếm 13,4%.
BÀN LUẬN
 Phần lớn NB tham gia nghiên cứu bị hạn chế vận động (85,25%), với các lý do CTCS như liệt tuỷ hoàn
toàn, liệt tuỷ không hoàn toàn, không liệt tuỷ hoặc sau mổ cột sống NB vẫn còn mệt, đau đầu, hoa mắt,
chóng mặt khi vận động, đi lại. Thậm chí các hoạt động vệ sinh, đại tiểu tiện cũng được thực hiện tại
giường bệnh. Ngoài ra, NB của chúng tôi đều bị hạn chế vận động do ống thông tiểu đặt trong quá trình
phẫu thuật, truyền dịch và thuốc qua đường tĩnh mạch. Đặc biệt hầu hết NB tại khoa PTCS đều được dùng
thuốc giảm đau sau mổ (Ondansetron 8mg, Nefopam 20mg, morphin 10mg, Algesin – N 30mg/ml, Acupan
20mg, Ketorolac 60mg): 316 NB chiếm 79%. Các thuốc này được truyền liên tục qua bơm tiêm điện trong
suốt 3 ngày đầu. Việc vận động, di chuyển của NB đều bị hạn chế ít nhiều bởi những thiết bị này.
BÀN LUẬN
Trong số các loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng đại tiện của NB do tác dụng phụ của
thuốc như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy như các thuốc kháng sinh và thuốc bảo vệ dạ dày:
100% NB được dùng kháng sinh, thuốc bảo vệ dạ dày (Nexium 40mg): 195 NB chiếm 48,75% [22].
BÀN LUẬN
 Trong 288 người bệnh chưa đi đại tiện lần nào có 15 NB có thời gian nằm viện ≤ 3 ngày, còn lại
là 273 NB có thời gian nằm viện ≥ 4 ngày.
 So với nghiên cứu của Phùng Thị Hạnh và cộng sự tại khoa phẫu thuật thần kinh, thì tỷ lệ NB
không đi đại tiện lần nào của chúng tôi lớn hơn [20]. Nguyên nhân là do NB có các vấn đề về cột
sống khó khăn trong việc di chuyển khiến họ ít có nhu động ruột hơn, ngoài ra các tổn thương tủy
sống cũng làm ảnh hưởng đến chức năng đường ruột và dẫn đến táo bón [15].
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả với tỷ lệ táo bón từ 2% đến 28% [3].
Trong nghiên cứu của Phùng Thị Hạnh và cộng sự, tình trạng phân của NB tại loại 1,2 – gợi ý đến táo bón
chiếm 18,4% [20]. Trong khi tỷ lệ của chúng tôi cao hơn là 25%. Ngoài ra, có một số lượng lớn NB (72%)
chưa từng đi đại tiện lần nào. Điều này có nghĩa rằng tỷ lệ táo bón thực sự còn cao hơn nữa. Theo định
nghĩa, táo bón là có số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần [2]. Tuy nhiên, có nhiều NB tại khoa chúng tôi nằm viện
dưới một tuần. Do đó, việc đánh giá tỷ lệ táo bón chính xác còn bị hạn chế. Trong một nghiên cứu của Hồ
Thị Kim Thanh và cộng sự, tỷ lệ NB bị táo bón trên NB lão khoa là 34,7% [21]. Sự khác biệt này là một
phần là do quần thể nghiên cứu và cách chẩn đoán táo bón.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của tác giả này sử dụng thang ROME III để chẩn đoán táo bón với khi NB có ít nhất 2 trong
6 tiêu chuẩn sau: (1) Đại tiện dưới 3 lần/tuần, (2) rặn nhiều, lâu khi đại tiện, (3) phân khô cứng, màu đen
hay vón cục, (4) đại tiện xong vẫn không thấy hết phân, (5) cảm thấy như bị nghẽn tắc vùng hậu môn
trực tràng, (6) thời gian đại tiện kéo dài [23]. Việc sử dụng thang này là không hoàn toàn phù hợp với
đặc điểm NB của khoa chúng tôi do thời gian nằm viện ngắn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của
thang đo.
KẾT LUẬN
 Trong số 400 NB tham gia nghiên cứu tại khoa PTCS: 288 NB (72%) chưa đi đại tiện lần nào trong suốt
thời gian nằm viện. Tần suất đi đại tiện hàng ngày là 9 NB (2,25%), mỗi 2 ngày 15 NB (3,75%), mỗi 3
ngày 19 NB (4,75%), trên 4 ngày 69 NB (17,25%).
 Tình trạng phân khi đi đại tiện dựa theo thang đánh giá Bristol Stool Scale, 112 NB đi đại tiện khi nằm
viện: chủ yếu ở loại phân lý tưởng – loại 3,4,5 với 61,6%. Phân cứng, vón cục lổn nhổn – gợi ý táo bón
(loại 1 và loại 2) chiếm 25% và 13,4% NB đi ngoài phân từ nhão, nát đến lỏng toàn nước (loại 6,7 – gợi ý
tiêu chảy).
KHUYẾN NGHỊ
 Rối loạn đại tiện chủ yếu là táo bón trên người bệnh nội trú tại khoa phẫu thuật cột sống, là một
vấn đề rất quan trọng và thách thức với công tác chăm sóc điều dưỡng.
 Một nghiên cứu thử nghiệm với phương pháp (Masage vùng bụng, hướng dẫn NB sau mổ nên vận
động sớm nhất có thể, tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn, tăng cường rau xanh, ngũ cốc
nguyên cám, uống nhiều nước…) làm giảm tỷ lệ táo bón nên được thực hiện để đưa ra chiến lược
chăm sóc tốt nhất cho người bệnh trong suốt thời gian nằm viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Quý Châu và cộng sự (2020), Triệu chứng học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Đỗ Gia Tuyển, Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hà Thanh và cộng sự (2022), Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
3. Talley, N.J. (2004). Definitions, epidemiology, and impact of chronic constipation. Rev Gastroenterol Disord. 4
Suppl 2, 3-10.
4. Nguyễn Thế Ba, Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Hà Văn Ngạc. (2001). Tìm hiểu về thói quen đi đại tiện ở người lớn bình
thường. Tạp chí thông tin y dược. 5, 15-16.
5. Coggrave, M., P.H. Wiesel, and C. Norton. (2006). Management of faecal incontinence and constipation in adults
with central neurological diseases. Cochrane Database Syst Rev. 2, Cd002115.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6. Prichard DO, Bharucha AE. (2018). Recent advances in understanding and managing chronic constipation. F1000Res. 7:F1000 Faculty
Rev-1640. doi: 10.12688/f1000research.15900.1. PMID: 30364088; PMCID: PMC6192438.
7. Bộ môn sinh lý bệnh - miễn dịch Trường Đại học Y Hà Nội (2022), Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Elhor Gbito, K. (2009). The impact of antibiotic associated diarrhea on health related quality of life in hospitalized patients.
9. Lewis, S.J., K.W. Heaton. (1997). Stool form scale as a useful guide to intestinal transit time. Scand J Gastroenterol. 32(9), 920-924.
10. Blake, M.R., J.M. Raker, and K. Whelan. (2016). Validity and reliability of the Bristol Stool Form Scale in healthy adults and patients
with diarrhoea-predominant irritable bowel syndrome. Aliment Pharmacol Ther. 44(7), 693-703.
11. Chumpitazi, B.P., et al. (2016). Bristol Stool Form Scale Reliability and Agreement Decreases When Determining Rome III Stool
Form Designations. Neurogastroenterol Motil. 28(3), 443-8.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12. Phạm Thị Minh Đức và cộng sự (2011), Sinh lý học, dùng cho đào tạo cử nhân điều dưỡng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Vĩnh
Phúc.
13. Trần Văn Ngọc, Nguyễn Thị Lệ (2020), Sinh lý học Y khoa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
14. Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lý học, dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. ACI. (2014). Management of the Neurogenic Bowel for Adults with Spinal Cord Injuries.
16. Ebert E. (2012). Gastrointestinal involvement in spinal cord injury: a clinical perspective. J Gastrointestin Liver Dis. 21(1), 75-82.
PMID: 22457863
17. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm
sàng , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18. Crombie, Helen & Gallagher, Rose & Hall, Veronica. (2013). Assessment and management of diarrhoea. Nursing times. 109, 22-4.
19. Alhaidari, Abdullah & Matsis, Kyriakos & Coles, Carolyn & Jackson, Blake & Gibson, Annie & Carter, Jane & Tijsen, Janice & Fyson, Jeremy &
Maharaj, Dean & Haran, Cheyaanthan & Kugadas, Meera & Dalzell, Francesca & Collings, Shaun & Reid, Alice & Aitcheson, Anne & Bilik, Jane.
(2020). Constipation guideline for community and hospitalised adults at Capital and Coast District Health Board (Version 2).
10.13140/RG.2.2.34797.13282.
20. Phùng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Việt Tiến và cộng sự. (2018). Tình trạng đại tiện của NB và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật
thần kinh 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam. 23, 42-45.
21. Hồ Thị Kim Thanh và cộng sự. (2014). Điều tra tỷ lệ mắc táo bón và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa
Trung Ương. Tạp chí Nghiên cứu y học. 91(5), 73-77.
22. Bộ Y tế, (2004). Hướng dẫn điều trị và sử dụng thuốc. https://vnras.com/wp-
content/uploads/2017/09/huong_dan_dieu_tri_va_su_dung_thuoc_vnras.pdf.
23. Thompson, W.G. & Drossman, Douglas & Talley, Nicholas. (2006). Rome III diagnostic questionnaire for the adult functional GI disorders
(including alarm questions) and scoring algorithm. Rome III: The Functional Gastrointestinal Disorders. 917-951.
Thank you so much

More Related Content

Similar to 5. Mô tả tình trạng đại tiện -hưng Việt Đức 07-11-22.pptx

kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K 2...
kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K 2...kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K 2...
kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K 2...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng hóa chất ph...
Đề tài: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng hóa chất ph...Đề tài: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng hóa chất ph...
Đề tài: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng hóa chất ph...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat hellerDanh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat hellerLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet duc
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet ducDac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet duc
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet ducbacsyvuive
 
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt TuyếnHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyếnbacsyvuive
 
ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH
ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH
ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH Cam Ba Thuc
 
Co that tam vi
Co that tam viCo that tam vi
Co that tam viThanh Tran
 
3 bai bao mekong santé
3 bai bao mekong santé3 bai bao mekong santé
3 bai bao mekong santéCAM BA THUC
 
Nghien cuu dac diem chan doan va danh gia ket qua dieu tri phau thuat xoan ti...
Nghien cuu dac diem chan doan va danh gia ket qua dieu tri phau thuat xoan ti...Nghien cuu dac diem chan doan va danh gia ket qua dieu tri phau thuat xoan ti...
Nghien cuu dac diem chan doan va danh gia ket qua dieu tri phau thuat xoan ti...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Danh gia ket qua phau thuat noi soi trong dieu tri soi duong mat chinh ngoai gan
Danh gia ket qua phau thuat noi soi trong dieu tri soi duong mat chinh ngoai ganDanh gia ket qua phau thuat noi soi trong dieu tri soi duong mat chinh ngoai gan
Danh gia ket qua phau thuat noi soi trong dieu tri soi duong mat chinh ngoai ganLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nguyên lí Y học thực chứng.pdf
Nguyên lí Y học thực chứng.pdfNguyên lí Y học thực chứng.pdf
Nguyên lí Y học thực chứng.pdfjackjohn45
 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang loet ban chan va su dung giay, dep cua benh nhan dai thao duong
Thuc trang loet ban chan va su dung giay, dep cua benh nhan dai thao duongThuc trang loet ban chan va su dung giay, dep cua benh nhan dai thao duong
Thuc trang loet ban chan va su dung giay, dep cua benh nhan dai thao duongLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thậnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to 5. Mô tả tình trạng đại tiện -hưng Việt Đức 07-11-22.pptx (20)

kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K 2...
kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K 2...kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K 2...
kết quả điều trị ung thư đại trực tràng biến chứng tắc ruột tại bệnh viện K 2...
 
Kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng phác đồ FOLFOXIRI
Kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng phác đồ FOLFOXIRIKết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng phác đồ FOLFOXIRI
Kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng phác đồ FOLFOXIRI
 
Đề tài: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng hóa chất ph...
Đề tài: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng hóa chất ph...Đề tài: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng hóa chất ph...
Đề tài: Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư đại tràng di căn bằng hóa chất ph...
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...
 
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat hellerDanh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
Danh gia ket qua dieu tri benh co that tam vi bang phau thuat heller
 
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet duc
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet ducDac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet duc
Dac diem benh nhan xoan tinh hoan tai benh vien viet duc
 
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
Danh gia ket qua dieu tri viem tui thua dai trang phai tai benh vien huu nghi...
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt TuyếnHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Ung Thư Tiền Liệt Tuyến
 
ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH
ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH
ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH
 
Phau thuat mot so loai u da day co nguon goc khong tu bieu mo
Phau thuat mot so loai u da day co nguon goc khong tu bieu moPhau thuat mot so loai u da day co nguon goc khong tu bieu mo
Phau thuat mot so loai u da day co nguon goc khong tu bieu mo
 
Co that tam vi
Co that tam viCo that tam vi
Co that tam vi
 
3 bai bao mekong santé
3 bai bao mekong santé3 bai bao mekong santé
3 bai bao mekong santé
 
Nghien cuu dac diem chan doan va danh gia ket qua dieu tri phau thuat xoan ti...
Nghien cuu dac diem chan doan va danh gia ket qua dieu tri phau thuat xoan ti...Nghien cuu dac diem chan doan va danh gia ket qua dieu tri phau thuat xoan ti...
Nghien cuu dac diem chan doan va danh gia ket qua dieu tri phau thuat xoan ti...
 
Danh gia ket qua phau thuat noi soi trong dieu tri soi duong mat chinh ngoai gan
Danh gia ket qua phau thuat noi soi trong dieu tri soi duong mat chinh ngoai ganDanh gia ket qua phau thuat noi soi trong dieu tri soi duong mat chinh ngoai gan
Danh gia ket qua phau thuat noi soi trong dieu tri soi duong mat chinh ngoai gan
 
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
Nghien cuu dac diem lam sang, can lam sang va dieu tri viem tuy cap tang trig...
 
Nguyên lí Y học thực chứng.pdf
Nguyên lí Y học thực chứng.pdfNguyên lí Y học thực chứng.pdf
Nguyên lí Y học thực chứng.pdf
 
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHÁ THAI BẰNG MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN Ở VỊ T...
 
Luận án: Điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt căn
Luận án: Điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt cănLuận án: Điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt căn
Luận án: Điều trị ung thư dạ dày 1/3 dưới bằng phẫu thuật triệt căn
 
Thuc trang loet ban chan va su dung giay, dep cua benh nhan dai thao duong
Thuc trang loet ban chan va su dung giay, dep cua benh nhan dai thao duongThuc trang loet ban chan va su dung giay, dep cua benh nhan dai thao duong
Thuc trang loet ban chan va su dung giay, dep cua benh nhan dai thao duong
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt chỏm nang đơn thận
 

5. Mô tả tình trạng đại tiện -hưng Việt Đức 07-11-22.pptx

  • 1. TÌNH TRẠNG ĐẠI TIỆN CỦA NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT CỘT SỐNG TẠI KHOA PHẪU THUẬT CỘT SỐNG BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2022 CNĐD: Đặng Tiến Hưng
  • 2. NỘI DUNG CHÍNH I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
  • 3. ĐẶT VẤN ĐỀ  Đại tiện là một trong những hoạt động sống cơ bản của con người.  Việc đại tiện giúp loại bỏ các cặn bã thức ăn thông qua hệ thống ruột có vai trò quan trọng đảm bảo chức năng của cơ thể.  Tuy nhiên, hoạt động sống này cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lối sống, thói quen ăn uống, vận động, giai đoạn phát triển (trẻ em, người già, bệnh tật) và các yếu tố tâm lý (căng thẳng, trầm cảm), phẫu thuật, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh lý cột sống, chấn thương cột sống (CTCS) và sử dụng một số loại thuốc [1], [2].
  • 4. ĐẶT VẤN ĐỀ  Táo bón và tiêu chảy là các triệu chứng rối loạn thường gặp khi có rối loạn đại tiện. Trong đó, tỉ lệ táo bón chiếm từ 2 – 28% tùy vào cộng đồng [3]. Ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể về chứng táo bón trên toàn quốc. Qua điều tra của Hà Văn Ngạc về thói quen đại tiện ở 2127 người bình thường cho thấy số người đại tiện  4 ngày/lần chiếm tỷ lệ 1,68% [4]. Táo bón gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh (NB), có thể làm giảm chất lượng cuộc sống [5]. Táo bón còn có ảnh hưởng làm giảm sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và hoạt động xã hội [6].
  • 5. ĐẶT VẤN ĐỀ  Táo bón kéo dài có thể gây ra các chứng bệnh như trĩ, sa trực tràng, ung thư trực tràng, chảy máu, rách hậu môn, có thể thiếu máu do mất máu; còn có thể nhiễm khuẩn tại chỗ hay toàn thân từ các búi trĩ bị vỡ [7]. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón: do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước, thói quen nhịn đi ngoài, do thuốc, do bệnh tật, tổn thương thực thể ở đại tràng, hậu môn trực tràng, tổn thương tuỷ sống [2]. Bên cạnh đó cũng có một số NB bị tiêu chảy trong thời gian nằm viện khiến NB mất nước, mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống [8].
  • 6. ĐẶT VẤN ĐỀ  Việc đánh giá tình trạng đại tiện của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở những NB khác nhau. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên sử dụng công cụ đánh giá tình trạng phân đã được chuẩn hoá như Bristol Stool Scale [9].  Bảng này phân loại ra làm 7 loại phân, giúp người bệnh hoặc người chăm sóc có khả năng tự đánh giá được tình trạng phân của NB. Thang điểm có độ tin cậy và đồng thuận cao khi đánh giá đặc điểm phân của từng người [10,11].
  • 7. ĐẶT VẤN ĐỀ  Tại khoa Phẫu thuật cột sống (PTCS) - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Đa số người bệnh nằm lâu trên giường, hạn chế vận động, không thể thực hiện được các hoạt động sống độc lập, trong đó có nhiều người bệnh đi đại tiện phân nhão, nát, lỏng, phân rắn, cứng tạo thành khối hay khó đi hoặc chưa đi lần nào trong thời gian nằm viện.  Nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi tình trạng đại tiện của NB, từ đó đưa ra những kế hoạch xử trí và chăm sóc sau này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tình trạng đại tiện của NB tại khoa PTCS - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • 8. MỤC TIÊU Mô tả tình trạng đại tiện của người bệnh có tổn thương cột sống tại khoa Phẫu Thuật Cột Sống – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
  • 9. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu:  Tiêu chuẩn lựa chọn:  NB phẫu thuật CTCS và bệnh lý cột sống tại khoa PTCS.  NB hoàn toàn tỉnh táo, có khả năng giao tiếp bình thường.  Có sự đồng ý tham gia nghiên cứu của NB hoặc người nhà NB trong trường hợp NB dưới 18 tuổi. Tiêu chuẩn loại trừ:  NB khả năng giao tiếp bị hạn chế do suy giảm trí nhớ, tổn thương giác quan nghe hoặc nói.
  • 10. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 3.2.1. Thời gian  Thời gian nghiên cứu: Từ 25/05/2022 đến 10/07/2022  3.2.2 Địa điểm  Khoa PTCS – Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức  3.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang  3.4. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 400 người bệnh sau mổ cột sống.
  • 11. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5. Công cụ nghiên cứu:  Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm 2 phần, được dùng để đánh giá vào thời điểm người bệnh ra viện:  Phần 1: Thu thập các thông tin tuổi, giới, chẩn đoán, tổng số ngày nằm viện, tính trạng vận động, tình trạng phẫu thuật, cách ăn uống (đường miệng hay qua ống thông), tiền sử táo bón, số lượng nước uống hàng ngày bằng đường uống và một số loại thuốc đang sử dụng trong thời gian nằm viện.  Phần 2: Khai thác các thông tin về tần suất đi đại tiện của NB và sử dụng thang đánh giá tình trạng phân Bristol Stool Scale để xác định loại phân của NB trong thời gian nằm viện. Loại 1,2: gợi ý táo bón, loại 3,4,5: loại phân lý tưởng, loại 6,7: gợi ý tiêu chảy. Thang Bristol Stool Scale đã được dịch và đánh giá độ tin cậy trong nghiên cứu của Phùng Thị Hạnh và cộng sự với hệ số Cronbach’s alpha là 0,8 [20].
  • 12. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Loại 1: Phân tách ra các khối cứng, như hạt. Loại 2: Giống như loại 1 nhưng tạo thành khối cứng, dài nhưng thành tảng, lổn nhổn. Loại 3: Thuôn dài, giống như xúc xích, có vết nứt trên bề mặt. Loại 4: Thuôn dài, giống như xúc xích, nhưng mịn màng, mềm mại. Loại 5: Phân mềm, cạnh cắt ngắn, thành khối rõ ràng, đại tiện dễ dàng. Loại 6: Phân nhão, nát, mỏng dẹt. Loại 7: Phân dạng lỏng, toàn nước. Thang Bristol Stool Scale [9]
  • 13. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.6. Phân tích số liệu:  Bằng phần mềm thống kê Excel 2016 tính toán các tỷ lệ phần trăm (%) về tình trạng đại tiện của NB 3.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu  Tất cả những NB tham gia đã được thông báo về mục tiêu và thiết kế của nghiên cứu trước khi tiến hành điền phiếu điều tra. Dữ liệu thu thập được đảm bảo tính bảo mật. Những người bệnh tham gia đã được xác nhận rằng sự tham gia của họ là tự nguyện và được tự do rời khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào họ muốn. Các thông tin thu thập được một cách trung thực, khách quan và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
  • 14. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU n (người bệnh) Tỷ lệ (%) Giới Nam 168 42 Nữ 232 58 Nhóm tuổi ≤ 20 tuổi 06 1,5 Từ 20 tuổi đến ≤ 60 tuổi 275 68,75 Trên 60 tuổi 119 29,75 Chẩn đoán y khoa Bệnh lý cột sống 323 80,75 CTCS 77 19,25 Số ngày nằm viện Dưới 5 ngày 104 26 ≥ 5 ngày 296 74 Tình trạng vận động Chỉ vận động, lăn trở và ngồi tại giường 119 29,75 Chỉ đi được trên đường phẳng có người dìu, gậy hoặc khung trợ đỡ 110 27,5 Có thể đi không cần người dìu, gậy hoặc khung trợ đỡ 112 28 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu  Trong 400 NB tham gia nghiên cứu: nữ giới cao hơn nam giới. Nữ: 58%, Nam: 42%, tuổi trung bình: 52,92 ± 12,82 tuổi  Max: 82 tuổi  Min: 10 tuổi  Trong đó nhóm từ 20 tuổi đến 60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 275 NB (68,75%). Số ngày nằm viện trung bình là 5,44 ± 1,71.
  • 15. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU n (người bệnh) Tỷ lệ (%) Tiền sử táo bón Có 77 19,25 không 323 80,75 Phương thức ăn uống Ăn bằng đường miệng 400 100 Số lượng nước uống hàng ngày bằng đường uống 500ml – 1000ml 52 13 1000ml -1500ml 173 43,25 1500ml 79 19,75 > 1500ml 96 24 Các loại thuốc sử dụng Kháng sinh (Omeusa 1g, Unasyn 1,5g) 400 100 Paracetamol 500mg 399 99,75 Bảo vệ dạ dày (Nexium 40mg) 195 48,75 Chẹn kênh calci (Amlodipin 5mg, Diovan 80mg, Nifedipine 10mg) 60 15 Nội tiết (Insulin, 21 5,25 Solumedrol 40mg 225 56,25 Chống đông (Lovenox 40mg, Gemapaxane 40mg) 5 1,25 Giảm đau sau mổ (ondansetron 8mg, Nefopam 20mg, morphin 10mg, Algesin 316 79 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
  • 16. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Hàng ngày 2 ngày 3 ngày Trên 4 ngày Chưa đi lần nào 2.25% 3.75% 4.75% 17.25% 72% TỈ LỆ % SỐ NGÀY Tần suất đi đại tiện của người bệnh trong thời gian nằm viện  Hàng ngày: 9 NB chiếm 2,25%  Mỗi 2 ngày: 15 NB chiếm 3,75%  Mỗi 3 ngày: 19 NB chiếm 4,75%  Trên 4 ngày: 69 NB chiếm 17,25%  NB chưa đi lần nào: 288 NB chiếm 72%
  • 17. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25% 61.60% 13.40% Loại 1,2 Loại 3,4,5 Loại 6,7 Tình trạng phân của người bệnh theo thang Bristol Stool Scale.  Trong 112 NB đi đại tiện trong thời gian nằm viện:  Phân loại 1,2 – gợi ý táo bón: 28 NB chiếm 25%.  Phân loại 3,4,5 – loại phân lý tưởng: 69 NB chiếm 61,6 %.  Phân loại 6,7 – gợi ý tiêu chảy: 15 NB chiếm 13,4%.
  • 18. BÀN LUẬN  Phần lớn NB tham gia nghiên cứu bị hạn chế vận động (85,25%), với các lý do CTCS như liệt tuỷ hoàn toàn, liệt tuỷ không hoàn toàn, không liệt tuỷ hoặc sau mổ cột sống NB vẫn còn mệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt khi vận động, đi lại. Thậm chí các hoạt động vệ sinh, đại tiểu tiện cũng được thực hiện tại giường bệnh. Ngoài ra, NB của chúng tôi đều bị hạn chế vận động do ống thông tiểu đặt trong quá trình phẫu thuật, truyền dịch và thuốc qua đường tĩnh mạch. Đặc biệt hầu hết NB tại khoa PTCS đều được dùng thuốc giảm đau sau mổ (Ondansetron 8mg, Nefopam 20mg, morphin 10mg, Algesin – N 30mg/ml, Acupan 20mg, Ketorolac 60mg): 316 NB chiếm 79%. Các thuốc này được truyền liên tục qua bơm tiêm điện trong suốt 3 ngày đầu. Việc vận động, di chuyển của NB đều bị hạn chế ít nhiều bởi những thiết bị này.
  • 19. BÀN LUẬN Trong số các loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến tình trạng đại tiện của NB do tác dụng phụ của thuốc như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy như các thuốc kháng sinh và thuốc bảo vệ dạ dày: 100% NB được dùng kháng sinh, thuốc bảo vệ dạ dày (Nexium 40mg): 195 NB chiếm 48,75% [22].
  • 20. BÀN LUẬN  Trong 288 người bệnh chưa đi đại tiện lần nào có 15 NB có thời gian nằm viện ≤ 3 ngày, còn lại là 273 NB có thời gian nằm viện ≥ 4 ngày.  So với nghiên cứu của Phùng Thị Hạnh và cộng sự tại khoa phẫu thuật thần kinh, thì tỷ lệ NB không đi đại tiện lần nào của chúng tôi lớn hơn [20]. Nguyên nhân là do NB có các vấn đề về cột sống khó khăn trong việc di chuyển khiến họ ít có nhu động ruột hơn, ngoài ra các tổn thương tủy sống cũng làm ảnh hưởng đến chức năng đường ruột và dẫn đến táo bón [15].
  • 21. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả với tỷ lệ táo bón từ 2% đến 28% [3]. Trong nghiên cứu của Phùng Thị Hạnh và cộng sự, tình trạng phân của NB tại loại 1,2 – gợi ý đến táo bón chiếm 18,4% [20]. Trong khi tỷ lệ của chúng tôi cao hơn là 25%. Ngoài ra, có một số lượng lớn NB (72%) chưa từng đi đại tiện lần nào. Điều này có nghĩa rằng tỷ lệ táo bón thực sự còn cao hơn nữa. Theo định nghĩa, táo bón là có số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần [2]. Tuy nhiên, có nhiều NB tại khoa chúng tôi nằm viện dưới một tuần. Do đó, việc đánh giá tỷ lệ táo bón chính xác còn bị hạn chế. Trong một nghiên cứu của Hồ Thị Kim Thanh và cộng sự, tỷ lệ NB bị táo bón trên NB lão khoa là 34,7% [21]. Sự khác biệt này là một phần là do quần thể nghiên cứu và cách chẩn đoán táo bón.
  • 22. BÀN LUẬN Nghiên cứu của tác giả này sử dụng thang ROME III để chẩn đoán táo bón với khi NB có ít nhất 2 trong 6 tiêu chuẩn sau: (1) Đại tiện dưới 3 lần/tuần, (2) rặn nhiều, lâu khi đại tiện, (3) phân khô cứng, màu đen hay vón cục, (4) đại tiện xong vẫn không thấy hết phân, (5) cảm thấy như bị nghẽn tắc vùng hậu môn trực tràng, (6) thời gian đại tiện kéo dài [23]. Việc sử dụng thang này là không hoàn toàn phù hợp với đặc điểm NB của khoa chúng tôi do thời gian nằm viện ngắn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn của thang đo.
  • 23. KẾT LUẬN  Trong số 400 NB tham gia nghiên cứu tại khoa PTCS: 288 NB (72%) chưa đi đại tiện lần nào trong suốt thời gian nằm viện. Tần suất đi đại tiện hàng ngày là 9 NB (2,25%), mỗi 2 ngày 15 NB (3,75%), mỗi 3 ngày 19 NB (4,75%), trên 4 ngày 69 NB (17,25%).  Tình trạng phân khi đi đại tiện dựa theo thang đánh giá Bristol Stool Scale, 112 NB đi đại tiện khi nằm viện: chủ yếu ở loại phân lý tưởng – loại 3,4,5 với 61,6%. Phân cứng, vón cục lổn nhổn – gợi ý táo bón (loại 1 và loại 2) chiếm 25% và 13,4% NB đi ngoài phân từ nhão, nát đến lỏng toàn nước (loại 6,7 – gợi ý tiêu chảy).
  • 24. KHUYẾN NGHỊ  Rối loạn đại tiện chủ yếu là táo bón trên người bệnh nội trú tại khoa phẫu thuật cột sống, là một vấn đề rất quan trọng và thách thức với công tác chăm sóc điều dưỡng.  Một nghiên cứu thử nghiệm với phương pháp (Masage vùng bụng, hướng dẫn NB sau mổ nên vận động sớm nhất có thể, tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn, tăng cường rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, uống nhiều nước…) làm giảm tỷ lệ táo bón nên được thực hiện để đưa ra chiến lược chăm sóc tốt nhất cho người bệnh trong suốt thời gian nằm viện.
  • 25. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Quý Châu và cộng sự (2020), Triệu chứng học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Đỗ Gia Tuyển, Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hà Thanh và cộng sự (2022), Bệnh học nội khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Talley, N.J. (2004). Definitions, epidemiology, and impact of chronic constipation. Rev Gastroenterol Disord. 4 Suppl 2, 3-10. 4. Nguyễn Thế Ba, Nguyễn Thị Ngọc Thảo, Hà Văn Ngạc. (2001). Tìm hiểu về thói quen đi đại tiện ở người lớn bình thường. Tạp chí thông tin y dược. 5, 15-16. 5. Coggrave, M., P.H. Wiesel, and C. Norton. (2006). Management of faecal incontinence and constipation in adults with central neurological diseases. Cochrane Database Syst Rev. 2, Cd002115.
  • 26. TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Prichard DO, Bharucha AE. (2018). Recent advances in understanding and managing chronic constipation. F1000Res. 7:F1000 Faculty Rev-1640. doi: 10.12688/f1000research.15900.1. PMID: 30364088; PMCID: PMC6192438. 7. Bộ môn sinh lý bệnh - miễn dịch Trường Đại học Y Hà Nội (2022), Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 8. Elhor Gbito, K. (2009). The impact of antibiotic associated diarrhea on health related quality of life in hospitalized patients. 9. Lewis, S.J., K.W. Heaton. (1997). Stool form scale as a useful guide to intestinal transit time. Scand J Gastroenterol. 32(9), 920-924. 10. Blake, M.R., J.M. Raker, and K. Whelan. (2016). Validity and reliability of the Bristol Stool Form Scale in healthy adults and patients with diarrhoea-predominant irritable bowel syndrome. Aliment Pharmacol Ther. 44(7), 693-703. 11. Chumpitazi, B.P., et al. (2016). Bristol Stool Form Scale Reliability and Agreement Decreases When Determining Rome III Stool Form Designations. Neurogastroenterol Motil. 28(3), 443-8.
  • 27. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12. Phạm Thị Minh Đức và cộng sự (2011), Sinh lý học, dùng cho đào tạo cử nhân điều dưỡng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Vĩnh Phúc. 13. Trần Văn Ngọc, Nguyễn Thị Lệ (2020), Sinh lý học Y khoa, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 14. Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lý học, dùng cho đào tạo bác sĩ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 15. ACI. (2014). Management of the Neurogenic Bowel for Adults with Spinal Cord Injuries. 16. Ebert E. (2012). Gastrointestinal involvement in spinal cord injury: a clinical perspective. J Gastrointestin Liver Dis. 21(1), 75-82. PMID: 22457863 17. Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • 28. TÀI LIỆU THAM KHẢO 18. Crombie, Helen & Gallagher, Rose & Hall, Veronica. (2013). Assessment and management of diarrhoea. Nursing times. 109, 22-4. 19. Alhaidari, Abdullah & Matsis, Kyriakos & Coles, Carolyn & Jackson, Blake & Gibson, Annie & Carter, Jane & Tijsen, Janice & Fyson, Jeremy & Maharaj, Dean & Haran, Cheyaanthan & Kugadas, Meera & Dalzell, Francesca & Collings, Shaun & Reid, Alice & Aitcheson, Anne & Bilik, Jane. (2020). Constipation guideline for community and hospitalised adults at Capital and Coast District Health Board (Version 2). 10.13140/RG.2.2.34797.13282. 20. Phùng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Ngân, Nguyễn Việt Tiến và cộng sự. (2018). Tình trạng đại tiện của NB và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật thần kinh 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam. 23, 42-45. 21. Hồ Thị Kim Thanh và cộng sự. (2014). Điều tra tỷ lệ mắc táo bón và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương. Tạp chí Nghiên cứu y học. 91(5), 73-77. 22. Bộ Y tế, (2004). Hướng dẫn điều trị và sử dụng thuốc. https://vnras.com/wp- content/uploads/2017/09/huong_dan_dieu_tri_va_su_dung_thuoc_vnras.pdf. 23. Thompson, W.G. & Drossman, Douglas & Talley, Nicholas. (2006). Rome III diagnostic questionnaire for the adult functional GI disorders (including alarm questions) and scoring algorithm. Rome III: The Functional Gastrointestinal Disorders. 917-951.
  • 29. Thank you so much

Editor's Notes

  1. Kết quả tương tự nghiên cứu 124 NB của Hồ Thị Kim Thanh và cộng sự 2014 có 45,2% nam và 54,8% nữ [21].
  2. Căn cứ vào tần suất đi đại tiện và tình trạng phân của NB gợi ý có một số lượng đáng chú ý của NB có thể đã bị táo bón.