SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
Ngày 1 (15/4):
1:30pm bắt xe đi Phnom Penh: xe của Sapaco là 230k khoảng 8pm sẽ đến nơi.
Lượn lờ chợ đêm đến 11pm bắt xe đi Siem Reap: xe của Giant ibis $15
Ngày 2 (16/4):
Khoảng 5am sẽ đến SR, khởi hành đi Angkor luôn, tiền xe tuk tuk rơi tầm $15-$20
Đến hoàng hôn sẽ trải nghiệm tethered balloon (1 dạng khí cầu nhưng bị 1 cái dây giữ với
mặt đất em cũng ko biết gọi là gì): $15 cho 15 phút (còn hot balloon tự do hơn tận $100 cho
30 phút, các bạn nước ngoài cũng kêu ko xứng đáng vs tiền bỏ ra nên em loại ra khỏi danh
sách luôn)
Về dorm cất đồ, tắm rửa (tiền phòng dorm là $7). Dorm em chọn là One stop hostel.
Sau đó là lượn lờ Pub street -> Temple bar uống bia Angkor, ăn và xem múa Apsara miễn
phí )
Massage cá rỉa <3 <3 khoảng $3.
Ngày 3 (17/4):
Đi tham quan Wat Prom Rath (sau đó có thể có Tonle Sap, thú thực em ko có hứng với Tonle
Sap mấy cái đó là tùy mọi ng)
Tùy thời gian kết thúc kế hoạch buổi sáng mà bắt xe về PP (xe của Capitol $6). Em dự định
đi chuyến 8:30 hoặc 9:30am do bỏ qua Tonle Sap.
Tùy thời gian mà đến dorm nhận phòng hoặc đi Royal Palace $6
Sau đó lượn lờ Night market với đi lòng vòng thủ đô PP buổi tối, tiền xe tuk tuk chắc tầm
$15.
Về dorm nghỉ ngơi. Dorm Base Villa $5 ( có bể bơi ở dorm luôn :3).
Ngày 4 (18/4):
Tham quan Killing Fields và nghe hướng dẫn bằng audio (thấy bảo là $6)
1:30pm lên xe về SG. bus của Sapaco 230k (thấy bảo mua khứ hồi sẽ rẻ hơn nhưng em chưa
chắc)
Dự kiến chi phí: (chưa tính ăn uống và hiện tại nhóm em có 3 người nên tiền xe tuk tuk chia
3) khoảng 2M
Đi Phnom Pênh từ TP.Hồ Chí Minh
Xe bus
Từ Tp.Hồ Chí Minh, bạn có thể mua vé xe Open bus đi Siem Riep của các hãng xe:
Sapaco,…
. Xe Sapaco
Giá vé xe 11usd (hoặc 200.000đ)/khách/chuyến
– Tại Thành phố Hồ Chí Minh
* 500 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3 – Điện thoại: 08.38322 038
* 325 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – Điện thoại: 08.39203 623
* 592 Cộng Hòa, Quận Tân Bình – Điện thoại: 08.38101 466
* 309 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – Điện thoại: 08.39206 878
* 16 Đặng Thái Thân, Quận 5 – Điện thoại: 08.38537 800
– Tại Campuchia
+ 188 đường 130 Phsar thmey III – Daunpenh Pnom Penh
* 309 Preah Sihanouk Blvd, Sangkat Veal Vong, Khan 7 Makara, Pnom Penh – Điện thoại:
023 210 300 – 023 210 324
+ 213 Đường 13, Phường Chey Chum Neas, Quận Đaun Penh, TĐ PhnomPenh – Điện thoại:
012.344089
+ 0667 National Road No.6, Siem Reap, Cabodia
Giá ăn uống tại SR rẻ lắm khoang 3-5$ cho 2 người. Phòng cũng tùy loại bạn chọn từ 1-15$ (
nếu ở dorm thì rẻ lắm)
Tuk Tuk thì bạn gọi cho anh Ny: (+0855) 92936508 biết tiếng việt, mọi người trên phượt
cũng hay đi a Ny. Nhớ gọi trước cho anh ý
Bạn yên tâm dân Cam hiền và mến khách lắm.
Sokha thì là hãng xe tốt nhất ở Cam nên giá đắt hơn 1 chút, nếu bạn nhờ người Cam mua thì
sẽ rẻ hơn
Bọn mình đi Sorya giá chỉ có 5,5$/ pax mà xe cũng được mỗi tội dừng và đón trả khách hỏi
nhiêu.
Các món ăn cũng giống như khu Cholon, người VN ăn được hết
Giá ăn uống bình dân cao hơn VN khoảng 30%. Giá nhà hàng máy lạnh thường là 4 đô một
món (1 ly cafe, 1 tô phở, ...)
Giá khách sạn cũng giống VN, 10 - 30 đô/phòng/ngày. Còn ở khu phố Tây tôi hay ngủ chỉ 01
đô/ngày (phòng tập thể 10 giường), phòng riêng 4 đô (không máy lạnh), 8 đô có máy lạnh.
 Address: #434, Sok San Street, Steng Thmey Village, Svaydangkum Commune,
Siem Reap, Cambodia
 Phone: +855 17 297 777
View Location
Trước hành trình của tôi đến với khu phế tích Angkor, tôi không biết mình đã đọc bao nhiêu
sách, bao nhiêu tài liệu, bao nhiêu diễn đàn trong và ngoài nước, để tìm thông tin, để hiểu, và
để khát khao. Angkor với tôi có một phần như duyên nợ. Chẳng phải điều gì đó đã diễn ra,
mà là nỗi ao ước nằm trong tiềm thức. Một thời hoàng kim của một đế chế hùng vĩ, Angkor
giờ chỉ còn là phế tích. Càng đọc, càng nghiên cứu, tôi càng thấy thôi thúc phải được đặt chân
lên hành lang mênh mông dẫn vào đại sảnh Angkor Wat, đặt tay lên bức phù điêu tinh xảo
của Banteay Srei, để trái tim vọng tiếng đập vang vọng cả khu đền Ta prohm, và tự xám hối
trong Ma trận Địa ngục của Angkor Thom, mũi xực mùi cả của Biển Hồ Tonle Sap, và còn
nhiều, còn nhiều ước muốn nữa cứ đốt cháy tôi mỗi khi nghĩ về Angkor.
Ngày 1: 29/04 150 Km
Bà Rịa – Tây Ninh
Ăn
Ở
Nghỉ
Ngày 2: 30/4 400 Km
Tây Ninh – Siem Riep
Ăn
Ở
Nghỉ
Ngày 3: 1/5
Siemriep
Ăn
Ở
Nghỉ
Ngày 4: 2/5 350 km
Siem riep
Ăn
Ở
Nghỉ
Ngày 5: 3/5 360 km
Pnompenh – Bà Rịa
Tổng
1200 km –
50k /100 km
Xăng: 600 k
Ăn uống & vui chơi ban đêm tại Siem Reap đông đảo & nhộp nhịp nhất là vào những
ngày cuối tuần trong khoảng thứ 6 đến chủ nhật. Vào đêm chúng tôi lang thang mua
sắm tại Night Market với nhiều món lưu niệm giá rất rẻ & những cô bán hàng cũng rất dễ
thương :d
Ăn uống tại Siem Reap rất rẻ, bạn có thể tham khảo thực đơn của các hàng quán dọc 2
bên đường vào Pub Street chỉ từ $1 -> $10/món. Chúng tôi ở đây 2 đêm & thưởng thức
nhiều quán khác nhau. Xin chia sẻ quán Cambodia Soup Restaurant (Khmer and Proud
of it) nằm ngay Pub Street, theo cảm nhận của tôi ăn ở quán này mặc dù món ăn có đắc
hơn ở ngoài từ $3 trở lên nhưng thức ăn nhiều hơn & trong sạch sẽ, ngon hơn những
quán phía ngoài.
Trong 4 ngày ở Siêm Reap, tôi đến Angkor Wat tổng cộng 4 lần, 4h30 sáng ngày đầu
tiên, 4h30 sáng ngày thứ 2, 6h30 tối ngày thứ 2, trong lúc đi về từ Angkor Thom, và cả
buổi chiều cuối cùng ngày thứ 3, cho đến tận khi ánh nắng cuối cùng tắt vụt trên bầu
trời phía xa. Mọi người đã nói đúng, đừng chỉ đến với Angkor Wat có một lần, bởi trong
mỗi thời khắc, ngôi đền lớn nhất thế giới này lại bộc lộ một điều gì đó khác biệt, và chỉ
có thời khắc ấy mà thôi. Tôi học được giá trị đó nhờ Nhiếp ảnh, rằng mỗi một thời khắc
đều có giá trị như vàng nếu biết cách hưởng thụ và khám phá.
Một điều đặc biệt nhất của Angkor Wat so với các đền khác trong quần thể, ngoại trừ
việc nó là ngôi đền to lớn nhất, được xây dựng kì công nhất và cũng là ngôi đền được
bảo tồn tốt nhất, thì đó chính là hướng xây đền của Surjavarman IIV, làm cho hướng vào
của AW ngược lại với hướng mặt trời mọc. Chính vì vậy không nên đến AW vào buổi
sáng, khi ánh sáng chiếu ngược sẽ gây cảm giác khó chịu khi đi vào, thế nhưng lại tạo ra
một khung cảnh bình minh lãng mạn không gì tả nổi. Nếu đã đến thăm AW mà chưa
ngắm bình minh ở đây thì thật là thiếu sót.
Có một cách khác để hưởng thụ ánh bình minh trên Angkor Wat, đó là ngắm Angkor
theo hướng ngược lại, có nghĩa là thuận hướng mặt trời mọc. Buổi sáng thứ hai, phải
thật nhanh chân đi bộ ra phía cổng Tây của ngôi đền này, từ đây đón tia nắng đầu tiên
phủ trên đỉnh cao nhất.
Buổi chiều cuối cùng ở Siem reap, tôi chạy như ma đuổi từ Preah Kahn về Angkor, chỉ để
kịp nhìn thấy tháp trung tâm của Angkor chuyển về màu Máu như thế nào. Ngày cuối
cùng được đặt chân lên đền đài, sao cảm giác cứ nuối tiếc, và hụt hẫng.
Trời tối hẳn, cũng là lúc Angkor rực lên thứ ánh sáng nhân tạo. Một Angkor hiện đại nổi
bật giữa nền trời. Thật tuyệt là tôi vẫn được thưởng thức một kì quan trước khi nó hoàn
toàn trở thành phế tích... Thật tuyệt!
Phnom Bakheng là ngôi đến núi đầu tiên trong quần thể Angkor, nếu tính về trình tự thời
gian thì nó đứng thứ hai chỉ sau Rolous group. Có lẽ sự đổ nát nhiều làm cho ngôi đền
không còn giữ được sự hấp dẫn về kiến trúc, tuy nhiên đây lại là nơi tuyệt nhất để ngắm
cảnh hoàng hôn trên toàn khu Angkor, vì vị trí "đắc địa" của nó trên một ngọn núi!
Công việc phục chế vẫn đang tiếp diễn, phía nên sân là hàng chồng gạch đổ được xếp
lên chẳng theo một thứ tự nào. Qua những bậc thang cao hun hút là 5 tầng tháp, qua đó
dẫn đền một sân bằng phẳng. Từ đây mà phóng tầm mắt có thể thấy Angkor Wat,
Angkor Thom, thậm chí cả Biển Hồ rực rỡ dưới nắng.
Angkor Wat nhìn từ cổng phụ..
Trong hàng trăm năm, Khu phế tích Angkor tự nó đã trở thành truyền thuyết. Vào những
năm 60, những phát hiện của nông dân Cambodia sống ở rìa rừng rậm nhiệt đới quanh
hồ Tonle Sap đã làm những nhà thám hiểm Pháp phải lúng túng khi đến Đông Dương.
Những người nông dân nói rằng họ đã tìm thấy “đền thờ được chúa trời hay những người
khổng lồ xây dựng”. Các câu chuyện của họ vô tình bị những người Châu âu thực dụng
bỏ qua. Chỉ một số thực sự tin rằng đúng là có một thành phố đã mất của đế chế
Cambodia - một đế chế đã từng rất hùng mạnh và giầu có, nhưng đã đổ nát nhiều năm
trước đó.
Phát hiện của Henri Mahout về đền Annkor vào năm 1860 đã hé mở “phế tích” này với
nhân loại. Truyền thuyết trở thành sự thật và làn sóng những nhà thám hiểm, nhà
nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học đã đến Angkor để khám phá ý nghĩa của những kiến
trúc khổng lồ này. Những học giả đầu tiên không thể tin được Angkor được người
Cambodia xây dựng, mà bởi dân tộc khác, những người đã chiếm đóng và nô dịch người
Cam khoảng 2000 năm trước. Dần dần, một số bí mật đã được giải thích, những bản
khắc cố tiếng Sanskit được giải mã và lịch sử Angkor từ từ được kết nối lại, chủ yếu do
những học giả nguời Pháp những năm cuối TK 19 và đầu TK 20.
Sự thành lập vương quốc Cambodia đầu tiên- Funan, có lẽ xảy ra do sự kết hợp của
nàng tiên trong truyền thuyết và Bramin (vị thầy tu Ấn độ).
Đền thờ Angkor trải dài hơn 40 dặm quanh vùng ngoại ô Siem Reap, khoảng 192 dặm từ
thủ đô Phnom Penh của Cambodia. Chúng được xây dựng từ thế kỷ 8 đến TK 13 và được
sắp xếp phức hợp từ những toà tháp đơn làm bởi gạch đến những đền thờ đá tảng. Có 2
vị trí chính đặt đền thờ Khmer. Phía đầu tiên là Rolous nằm phía Đông Nam khoảng 10
dặm từ ngoại ô Siem Reap, nơi chỉ có ít những đền thờ đầu tiên được xây dựng. Đây là
thủ đô Khmer đầu tiên trong khu Angkor. Cuối thế kỷ 9, Yasovarman I chuyển thủ đô
đến vùng phụ cận của Siem Reap. Vị trí này lớn hơn nhiều, nơi đặt đa số điện thờ
Khmer. Nơi đây đuợc biết đến là thủ đô chính thức của Angkor. Có một số đền thờ khác
trong khu vực, một số cách Siem Reap 20 dặm. Các đền thờ Khmer cũng có thể được tìm
thấy ở nhiều nơi trên Cambodia, cũng như Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Các đền thờ chính ở Angkor
Angkor Wat
Được tôn kính như là một kiệt tác quan trọng nhất của kiến trúc Khmer, đền thờ kim tự
tháp khổng lồ này được Suryavarman II xây dựng từ năm 1113 đến 1150. Nó được bao
bọc bởi hào rộng 570 feet và dài 4 dặm. Khối lượng khổng lồ các bức phù điêu được
chạm trổ với chất lượng cao nhất và được thể hiện đẹp nhất ở Angkor.
BAKONG
Đền thờ trung tâm trong thành phố của Indravarman I tại Hariharalaya. Đây là một đền
thờ kim tự tháp lớn, diện tích khoảng 180 feet vuông nền. Nó được xây dựng vào khoảng
cuối thế kỷ 9.
BANTEAI SREI:
Đền thờ thanh tú và nhỏ nhắn này nằm cách làng Siem Reap khoảng 15 dặm, được
Jayavarman V xây dựng và hoàn thành năm 968 sau CN. Đây là một ví dụ cho ý tưởng
xây dựng đền kết hợp một số kiểu kiến trúc, và đặc trưng bởi một số chạm trổ tinh vi
trên Cẩm sa thạch (Pink Sandstone).
THE BAPHUON:
Đền thờ kim tự tháp lớn được Udayadityavarman II xây dựng từ năm 1050 đến năm
1066. Nó đặc trưng bởi những trạm trổ xinh đẹp chứa Tượng Phật nằm 131 feet.
PREAH KO
Đền thờ sớm nhất ở Rolous cách Siem Reap 10 dặm, được Indravarman I xây dựng vào
thế kỷ 9.
PREAH KHAN:
Được Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ 12, đền thờ rộng lớn này vẫn còn tốt và
đặc trưng bởi những trạm trổ tuyệt vời.
TA PROHM
Đền thở rất rộng lớn được bao phủ bởi hào rộng phức tạp. Đây là một trong những đền
đẹp nhất Angkor vì không được phục chế, nhưng lại được bao quanh bởi rừng rậm. Được
Jayavarman VII xây dựng cuối thế kỷ 12.
TAKEO
Đền thờ sa thạch được Jayavarman V xây dựng từ năm 968 đến 1001 sau CN. Đây là
một toàn tháp trung tâm lớn được bao bởi 4 toà tháp nhỏ.
một cách tham quan Angkor được giới thiệu trong A.A và LP đó là: Tham quan dựa trên
tiến trình lịch sử của nó, từ đó ta mới thấy được sự phát triển khủng khiếp của kiến trúc
Angkor.
ệ thống đền đá đầu tiên phải tính đến Phnom Bakheng (ngôi đền hoàng hôn)- vẫn xây
dựng theo hệ kiến trúc đơn giản.
Đền thờ kim tự tháp
Đền thờ Khmer được xây dựng để chứa các tượng thờ thần linh, đại diện cho ngồi nhà
đầu tiên của họ, và cũng là biểu tượng quyền lực của nhà vua.
Tuy nhiên, họ cũng xây dựng vì những mục đích khác. Trong thần thoại Hindu, lục địa
Jambudvipa là trung tâm của thế giới. Nó được bao bọc bởi sáu vòng rặng núi và bảy đại
dương và tất cả đểu được bọc bơở những bức tường đá khổng lồ. Tại chính trung tâm là
núi thần thông Mount Meru với 5 đỉnh núi. Đó chính là nhà của thần linh.
Đền thờ Angkor được xây dựng đại diện cho mái nhà của thần linh. Các hiệu quả nhất
xây dựng ngọn núi này là xây dựng bậc rút xuống như kim tự tháp, do đó có tên là “đền
thờ kim tự tháp”. Năm ngọn tháp đại diện cho các ngọn tháp Mount Meru. Các hào bao
bọc đền thờ dại diện cho biển vây quanh núi.
Phức hợp đền thờ - Kiến trúc đánh dấu sự phát triển cực thịnh của đế chế Khmer
Đền Banteai Srei cũng quan trọng trong tiến triển kiến trúc Khmer như là quần thể đền
đầu tiên. Nó được lập kế hoạch công phù và được bố trí một loạt các công trình bao
quanh một vài lăng chính.
Những công trình trên được xếp quanh sân, và mỗi sân được nối bởi con đường lớn.
Những khu nhà ít quan trọng hơn được đặt ở rìa ngoài của quần thể, khu nhà quan trọng
nhất và lăng mộ được đặt ở trung tâm
Toàn bộ quần thể được hào bao quanh. Khu vực này có một số thầy tu ở để trông mộ và
tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Dần dần hình thái này được mở rộng ra thành những quần
thể đồ sộ của Angkor Wat, Ta prohm và Bayon, trong đó có hàng ngàn thầy tu cư ngụ.
Dù không thể đi theo lịch trình này (vì các đền thờ cứ nằm rải rác không theo trình tự
thời gian) nhưng nếu cứ hiểu như thế thì... có khi đi cả tuần vẫn thấy... thú vị thật đấy
ạ!
Angkor Thom thì to khỏi nói, và thế nào bà con đi cũng phải vòng qua AT mấy lần vì đi
tour nhỏ phải lượn nhờ qua sân AT. Nhưng AT bản thân nó cũng là một kiến trúc đáng
đến, đó là một "thành phố đền thờ" gồm nhiều tổ hợp nhỏ được xây dựng dưới thời
Surjavarman VII. Nó rộng đến nỗi, tốt nhất là kiếm cha Tuk tuk nào đấy chờ ở mỗi đền
nhỏ cho chắc cú, nếu bạn muốn đi nhanh để còn... thăm thú khu đền khác.
Khu đền Angkor tồn tại ngày nay trải dài trên một diện tích rộng biểu trưng cho những
thành phố khác nhau được các vị vua liên tiếp xây dựng.
Yasovarman I (889-890 sau CN) là vị vua đầu tiên xây thủ phủ ở Angkor, mà ngày nay
là thị trấn rìa Siem Reap. Ông gọi nó là Yasodhapura và nó là điểm khởi đầu cho thành
phố và thủ phủ Angkor.
Suryavarman I đã xếp đặt thành phố mới của Angkor trong suốt nửa đầu thế kỷ 11, một
vài trong số có thể công nhận là thuộc thành phố sau đó Angkor Thom, được
Jayavarman VII (1181-1220) xây dựng. Angkor của Suryavarman là một hệ thống quảng
trường, đại lộ, đền đài, thềm hành lang và đường xá đắp cao mà trong đó, ông, triều
đình của ông và thần dân sinh sống. Thành phố được cấp nước bởi hàng loạt kênh đào và
hồ chứa lớn có tên là Barays (hồ nhân tạo dùng tưới tiêu và trữ nước), một lịch trình
được Indravarman I (877-889 sau CN) khởi tạo. Hệ thống tưới tiêu này là thiết yếu để
cung cấp cho dân số đang tăng trưởng và cho nông nghiệp, và nó là một trong những
yếu tố quan trọng nhất góp phần mở rộng thành phố.
Cả vùng được hồ nước lớn gần thành phố tưới tiêu tự nhiên cho một vài khu vực. Vào
tháng 6 mùa mưa và với mức nước cao, nước chảy xuống sông Mekong đến các nhánh
phụ ở phía đông. Hàng triệu năm trước, vì nước tràn ở những nhánh sông có bùn, nó
chảy ngược lại làm tràn đầy những chỗ đất trũng vốn được hình thành khi vùng nằm
dưới mực nước biển.
Hồ này giữ nước để tưới tiêu cho cả vùng trong suốt mùa mưa. Tuy vậy, để cung cấp
một lượng nước khổng lồ cho quan lại, triều đình, nô lệ, thê thiếp, tổng quản và kẻ giầu
có kẻ cung phụng cho triều đình, phải phát triển hệ thống tưới tiêu to lớn hơn nữa.
Indravarman I, người đã trị vì Cambodia từ năm 877 đến khoảng 889 sau CN, là người
đầu tiên gây dựng hệ thống tưới tiêu. Nó cho phép Khmer có được một thành phố đông
dân trong một diện tích nhỏ mà từ đó họ tạo ra đế chế của mình. Ông xây các hồ chứa,
gọi là Baray, và từ đây có hệ thống kênh rạch phát triển chạy từ thành phố đến nông
thôn. Qua hệ thống tưới tiêu này, mỗi năm có hơn 3 mùa lúa được trồng đề nuôi sống
dân cư Angkor.
Đền Ta Prohm
Đền được nhiều du khách đánh giá là đẹp nhất do mỗi liên hệ lạ thường với rừng rậm
bao quanh, thứ dần dần phá huỷ chính ngôi đền. Ta Prohm là đền thờ Phật rất rộng được
Jayavarman VII xây dựng và trước kia được trông coi bởi 18 vị thầy tu bậc cao và hơn
2500 vị thầy tu cấp nhỏ. Nó chưa hơn 12000 người bên trong.
Ta prohm hiện dần sau khu rừng, nhỏ bé và đổ nát, đó là cảm nhận đầu tiên của tớ.
Nhưng trong lành và yên tĩnh. Để có được không khí này, tớ đã phải dậy thật sớm, đi Ta
Prohm đầu tiên, ngược đường đi của thiên hạ! Ta Prohm là nơi tớ khát khao muốn đến.
Chính vì đi ngược đường nên con đường tớ đi vào cũng là đi từ... cửa hậu. Những cây cổ
thụ chắn ngang đường, bậy cả đá lát sảnh vào. Lá tụng vàng ruộm. Gió thổi nhè nhẹ vào
tóc! Ta Prohm quả thật khác biệt.
Góc đền nổi tiếng của Ta Prohm. Ai đến đây cũng phải có một cái ảnh làm kỉ niệm (hơ
hơ, nhưng tớ thì không có, chả hiểu sao) những rễ cây bám chặt lấy ngôi đền, hòa làm
một với những tảng đá vĩnh cửu.
Đây là nơi đặc biệt nhất của Ta Prohm, ngôi đền nhỏ nhỏ này, khi đứng trong đó, đập
tay lên ngực, sẽ thấy vang vọng như trống. Lúc đầu tớ cũng đập gần chết chả thấy kêu
gì, xuýt buột mồm chửi LP bố láo, may quá có anh tour guide dễ thương chạy ra "mày
phải làm thế này thế này"!!! Rồi vỗ ngực kêu đồm độp ... như trống thật! Giời ạ, sao
không nói sớm, tí nữa thì ham hố đến đoạn loạn nhịp tim luôn!!!
Khi ngôi đền bị bỏ hoang, rừng rậm từ từ vây quanh, làm rạn nứt và siết chặt lấy các
bức tường và bậy đá lên.Những phục chế viên người Pháp quyết định để mặc Ta Prohm
đúng như khi người ta tìm ra nó, vì vậy đến bây giờ ở đó vẫn còn sự xâm lấn tiếp tục của
rừng già.Những khối lớn cảm giác như hàng thế kỷ trước nằm đó trong cửa rừng được
che phủ bởi dương xỉ và cây bụi. Mái che bằng cây nhô ra che toàn bộ ánh nắng từ mọi
phía, tạo nên ánh nắng chiếu nửa mầu xanh rất lạ. Mọi nơi đều có côn trùng, chim, dơi,
ếch và động vật - tất thẩy đều sống trong sự đổ nát.
Thật ra mơ ước đến Angkor đã từ lâu lắm rồi. Trong Ancient Angkor có viết một đoạn:
Một trong những khung cảnh kì diệu nhất mà không phải lúc nào bạn cũng được gặp, đó
là ánh trăng đêm rằm chiếu vào những phù điêu mặt của Bayon, làm nó ánh lên như
những tượng thần đang sống. Hơn 1000 khuôn mặt Bayon lúc đó sẽ nhảy múa dưới
trăng. Phải là một ngày rằm nhé, khi ánh sáng trăng đủ sáng. Tôi tính đi tính lại. Ngày
20 chính là ngày trăng rằm. Phải đi vào lúc đó chứ! Nên lúc ấy tôi nhất quyết lên đường.
Có lẽ nếu không có những dòng tả ấy, tôi đã đi Angkor vào 10 ngày sau đó, ngày 30/4.
Vấn đề còn lại chỉ là... làm sao để cưa cẩm anh gác đền cho mình.. nằm ngủ với các mặt
tượng Bayon ở trong ấy.
Tầng hai của Bayon lập tức mang đến một cảm giác khác, không có đổ nát, không có ẩm
thấp. Đó là những hành lang và đường đi thoáng mát tuy không rộng, bao bởi những phù
điêu và tháp mặt bốn bề. Không cần nhìn đến sự khác biệt trên khuôn mặt Bayon, chỉ
cần nhìn ánh sáng thay đổi vị trí cũng đã thấy muôn ngàn sự khác biệt trên những phù
điêu mặt đó. Thật là đáng giá.
Ở thời Chou Ta Kuan (cuối thế kỷ 13), những ngọn tháp của Bayon được mạ vàng, và
mặt phía tây của ngôi đền có cầu vàng được những con sư tử vàng canh giữ. Vàng đã bị
cướp, có lẽ bởi người Thái vào giữa thế kỷ 15 khi cướp phá Angkor. Cuối thế kỷ 19,
Bayon lại chịu sự phá huỷ tàn khốc từ sự xâm lấn của rừng già. Không như Angkor Wat,
nơi trở thành lăng mộ Phật Giáo và được các sư sãi quét dọn làm cỏ qua hàng thế kỷ,
Bayon đã bỉ bỏ mặc hoàn toàn vào sự che chở của rừng già trong 450 năm.
Tầng thứ 3 của đền Bayon thật đáng giá. Có 54 ngọn tháp, mỗi ngọn có đầu tháp là 4
mặt của Avalokitesvara (Quan Thế Âm bồ tát - vị bồ tát có lòng trắc ẩn) có thể nhìn du
khách từ mọi góc độ. Các bức phù điêu ở Bayon thể hiện một cách sinh động toàn bộ đời
sống Cambodia ở tầng thứ 1, và những câu chuyện trong thần thoại Hindu ở tầng thứ 2
Các ngọn tháp mặt ở Bayon
Pierre Loti, du khách đến Angkor năm 1908 và là một trong những tác giả đầu tiên viết
về đền thờ, đã viết về những ngọn tháp và phù điêu mặt: “Những ngọn tháp, với hình bè
thấp và bậc chồng, về hình dáng có thể so sánh với hình chóp đứng khổng lồ. Chúng
giống cây trong đá, nẩy chồi trong nắng, rậm rạp sum suê…Và, nhìn từ trên cao, bốn
tượng mặt ở mỗi tháp, nhìn ra bốn phía, nhìn ra mọi nơi từ dưới mắt giống nhau và biểu
lộ sự pha trộn giữa sự mỉa mai và lòng trắc ẩn, và nụ cười hàm tiếu.Bằng sự lặp lại đầy
ám ảnh, chúng nhắc đến sự tồn tại của thần linh Angkor ở mọi nơi”
Avalokitesvara là Quán Thế Âm bồ tát, chứ không phải Phổ Hiền bồ tát.
Quán Thế Âm tượng trưng cho Từ bi, dịch là "có lòng trắc ẩn" (merci) thì chưa đủ hết ý
nghĩa. Khái niệm "từ bi" người phương Tây không có từ tương ứng.
Ngoài ra thì Lokesvara cũng chính là Quán Thế Âm bồ tát, "Phật Giáo Mahayanan" tức là
Đại thừa. Quán Thế Âm không phải "người chuẩn bị thành Phật" mà thực ra là bậc Giác
ngộ (tức là đạt Phật quả rồi) nhưng không nhập Niết Bàn, mà ở lại thế gian để cứu vớt
chúng sinh.
huôn mặt Bayon có những nụ cười đặc biệt, là vì thể hiện không chỉ đức TỪ BI của Quán
Thế Âm theo Đại thừa, mà còn cả đức HỈ XẢ nữa.
Nếu như che phần dưới của khuôn mặt, có thể thấy ánh mắt là buồn. Nếu che phần trên,
thấy nụ cười như đang vui. Vì vậy khi để cả, sẽ thấy đủ mọi trạng thái của Từ Bi Hỉ Xả.
Từ là hiền từ, thương yêu chúng sinh hơn bản thân mình
Bi là buồn, thương xót khi chúng sinh còn chìm đắm trong vô minh, trong cảnh khổ
Hỉ là vui, mừng rỡ khi thấy chúng sinh nhận thức được con đường đúng, thoát khổ
Xả là từ bỏ, sẵn sàng xả bỏ tất cả mọi thứ của mình để cứu chúng sinh
Khuôn mặt Bayon là thể hiện đủ cả bốn đức đó của Phật giáo đại thừa, mà lấy biểu
tượng là Avalokitesvara tức Quán Thế Âm. Có thể người phương Tây không hiểu được hết
văn hóa Phật giáo nên họ hay gán đức tính của Quán Thế Âm giống Đức Mẹ Maria, do đó
chỉ gán mỗi từ "merci", mà không giải thích hết được chiều sâu tôn giáo của Quán Thế
Âm.
Beng Mealea.
Tôi tình cờ quen Vanessa trên Bayon, và chúng tôi quyết định cùng nhau... rời Siem
Reap 80km để đến với Beng Mealea. Ngôi đền này không nằm trong quần thể Angkor
được đi kèm trong vé, có lẽ vì nó ở quá xa, và dĩ nhiên, chúng tôi phải bỏ thêm 5$ vé
vào cửa.
Năm 1954, Theo tư liệu người Pháop để lại tại Viện Viễn Đông bác cổ, năm 1954 các nhà
khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của đền Angkor
nằm trong khu rừng cách, nhưng hoàn toàn không có đường vào. Mãi đến năm 1965, các
toán thám hiểm phương Tây đầu tiên mới đặt chân đến khu rừng này. Và qua những tư
liệu cổ, cũng như các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Boeng Mealea
chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cũng như tất cả vàng bạc châu báu của
vương triều. Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Beng Mealea lại chìm đắm giữa
rừng hoang. Năm 2003, chính phủ khai phá một con đường mòn dẫn vào Beng Mealea.
Beng Mealea chính thức được đưa ra ánh sáng.Cửa vào của Beng Mealea đã gần như bị
sập với thời gian. Trên những tảng đá ngổn ngang vẫn còn xếp hình một con đường vào
đại sảnh, Beng Mealea ẩn hiện phía sau những cây cổ thụ rêu phong.
Một cậu bé có làn da bánh mật xuất hiện từ đâu đó. Nó muốn dẫn chúng tôi đi dọc khu
đền. Lonely Planet viết phải có người dẫn đường, nếu không có lẽ bạn sẽ lạc trong đó.
Nào ta cùng đi!
Beng Mealea thực sự là một ngôi đền đặc biệt, vì nó được xây trên một con sông. Cứ
mùa nước lên, ngôi đền như một con tàu to lớn mọc lên từ mặt nước, vì móng của ngôi
đền được xây cao hơn 3m so với mặt đất nơi chúng tôi đứng.
Cứ mỗi mùa nước lên, ngôi đền tràn ngập những bông hoa Beng Mealea nổi giữa hào
nước, chính vì vậy ngôi đền được đặt tên theo tên của loài hoa Beng mealea chỉ mọc vào
mùa nước nổi. Thật tiếc tôi đã đi vào mùa cạn nên không được tận mắt chứng kiến loài
hoa này. Hẳn nó phải đẹp thế nào mới được dùng để làm tên gọi cho một ngôi đền đẹp
đẽ thế này! Về sau, tra cứu các kiểu, cộng với đoán lên đoán xuống, tôi biết được Beng
Mealea là hoa súng/ hoặc là hoa sen. Hãy thử nghĩ một ngôi đền đẹp thế này, dường như
nổi lên giữa những bông hoa thanh nhã nhường ấy. Bất giác có cảm giác thoát tục...
Khi tôi đọc về Ta Prohm, nó được mô tả là chìm trong bóng râm của cổ thụ. Có lẽ đó là
Ta Prohm khi nó mới được khám phá lần đầu tiên. Lúc đến Beng Mealea, tôi ngỡ ngàng
vì đó gần như là Ta Prohm trong tưởng tượng. Beng Mealea yên ắng và trong lành. Cả
ngôi đền được bao phủ bởi cổ thụ. Cây cối mọc khắp nơi, rễ cây chằng chịt trên tường.
Thật ra thế này mới đúng: khi đọc hết Ancient Angkor, lý do đầu tiên để tôi khao khát về
Angkor chính là dòng sông ngàn Linga này. Tôi c ứ nhắc mãi trước chuyến đi, Sông Ngàn
Linga, không phải vì nó có... quá nhiều Linga (cái này là đương nhiên thích), mà vì sự
hiếu kì về một "pho tàng lịch sử của đế quốc Khmer tạc vào lòng sông". Thật tuyệt, tôi
luôn ngưỡng mộ những kì quan của con người tạo nên. Kbal Speal trong đầu tôi giống
như một thứ truyền thuyết được tạo nên bởi bàn tay con người.
Khi vị vua đầu tiên của đế chế Khmer tìm đất để "an cư lạc nghiệp", ngài đã tìm thấy
dòng sông này, và vì một thứ phong thủy thổ nhưỡng nào đó chỉ có ông ta mới biết, ông
đã lấy thượng nguồn Kbal Speal làm nơi khởi thủy cho đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử
Cambodia. Bằng sự hùng mạnh về người và của, nhà vua đã cho tạc trên các tảng đá
dưới lòng sông hàng nghìn bức phù điêu mô tả lịch sử của khmer, cũng như những phù
điêu về tam ngôi Hindu - tôn giáo dẫn đường của đất nước.
Nhưng khi tôi đến, sự ngớ ngẩn của tôi làm tôi chỉ đến được chặng 1 của hành trình. Còn
hàng ngàn phù điêu khác ở thượng nguồn, nơi tôi đã không đủ thông minh và kiên nhẫn
để leo tới! Hẹn một lần khác nhé, Kbal Speal
Chỉ vì quá mê mẩn Beng Mealea (cũng đáng), tí nữa thì tôi không đủ thời gian mà đi
Preah Khan. Cũng may Rolous Group bé đến nỗi... 3 cái đền đầu tiên của đế quốc Khmer
được tôi luộc trong đúng ... 30 phút. 2h chiều về đến Siem Reap, bỏ được cái mặt nạ, à
không, cái khẩu trang đen thùi lùi vì bụi đường, chúng tôi phóng như ma đuổi đến Preah
Khan. Con bé Vanessa thì hí hửng "tao đi rồi, Preah Khan chứ gì, tao đi chiều qua, nhưng
tao chỉ có mỗi hứng thú là Beng Mealea thôi đã thỏa mãn roài, còn tao thích đi với mày,
mày dẫn tao đi đâu cũng được"! Đấy, Trung Quốc nó dễ dụ thế đấy, ai bảo là Vn tòan bị
TQ dụ, tùy người .
Tại sao lại phải là Preah Khan. Vì đó là ngôi đền mà bà con LP kêu là "lãng mạn và
nguyên vẹn theo phong cách Ta Prohm". Bà con vote nó cao hơn Ta Prohm nhiều. Phải đi
chứ. Nhưng chỉ 1h thôi nhé, vì nó nằm ngay sau Angkor Thom mà! 3h chiều là bọn tôi lại
lượn về Angkor Wat, chỉ vì tôi muốn đuợc no mắt bởi ánh mặt trời hoàng hôn trên tháp
Angkor...
Trong suốt thế kỷ 7 và 8 nhiều đền đài lớn đã được xây dựng. Ô cửa bằng đá của những
đền thờ này được trạm trổ trang trí. Sa thạch được sử dụng phổ biến hơn ở thời kì
Chenla do có đường vào khai thác đá trong đồi. Trong khi gạch làm nên những nền cứng
thì không thể điêu khắc được. Sa thạch thì lại dễ trạm trổ, và thực sự vào thế kỷ 7, trạm
trổ với chất lượng cao và chi tiết tinh xảo được thể hiện trên rầm đỡ (lintel) ở những ô
cửa đền đầu tiên, ví dụ như đền ở Sambor Prei Kuk, phía Đông Angkor. Gần cuối thế kỷ
này, một số đền thờ nhở được xây dựng bằng đá hòan toàn. Một số đền tháp đơn cao
vẫn còn tồn tại ở nhiều phần của Đông Dương, bao gồm cả Cambodia.
Đi một vòng quanh Angkor Wat theo chiều kim đồng hồ, hắn thấy xa xa ba cổng nữa mà
ít người nhắc đến. Toàn bộ khu có bốn cổng theo đúng 4 hướng, cổng chính hướng Tây là
đồ sộ quy mô nhất và có cầu đá nối vào đất liền.
Bayon - khu đền đẹp nhất trong quần thể Angkor

More Related Content

Viewers also liked

Awesome week 1 guidance ppt
Awesome week 1 guidance pptAwesome week 1 guidance ppt
Awesome week 1 guidance pptewhitelo
 
The Case for Shorter Workweeks
The Case for Shorter WorkweeksThe Case for Shorter Workweeks
The Case for Shorter WorkweeksRomas Skersis
 
不能吃的秘密
不能吃的秘密不能吃的秘密
不能吃的秘密myasiaking
 
[Mercadeo]uruguay amarillasinternet,com
[Mercadeo]uruguay amarillasinternet,com[Mercadeo]uruguay amarillasinternet,com
[Mercadeo]uruguay amarillasinternet,comTrabajonline.info
 
αυτός που σ' αγαπά
αυτός που σ' αγαπάαυτός που σ' αγαπά
αυτός που σ' αγαπάdermenik
 
Biogas operational parameters
Biogas operational parametersBiogas operational parameters
Biogas operational parametersJoão Soares
 
[Mercadeo]panama amarillasinternet.formacion
[Mercadeo]panama amarillasinternet.formacion[Mercadeo]panama amarillasinternet.formacion
[Mercadeo]panama amarillasinternet.formacionTrabajonline.info
 
[Mercadeo]presentacion amarillasinternet-ok-
[Mercadeo]presentacion amarillasinternet-ok- [Mercadeo]presentacion amarillasinternet-ok-
[Mercadeo]presentacion amarillasinternet-ok- Trabajonline.info
 
[Mercadeo]paraguay amarillasinternet
[Mercadeo]paraguay amarillasinternet[Mercadeo]paraguay amarillasinternet
[Mercadeo]paraguay amarillasinternetTrabajonline.info
 
Ficha De InscripcióN Muestras De Artistica
Ficha De InscripcióN Muestras De ArtisticaFicha De InscripcióN Muestras De Artistica
Ficha De InscripcióN Muestras De Artisticaguest9772ddd7
 
Slide Share Task Terri Josie
Slide Share Task Terri JosieSlide Share Task Terri Josie
Slide Share Task Terri Josietech 4trainers
 

Viewers also liked (16)

Awesome week 1 guidance ppt
Awesome week 1 guidance pptAwesome week 1 guidance ppt
Awesome week 1 guidance ppt
 
ISSI
ISSIISSI
ISSI
 
Thermal power
Thermal powerThermal power
Thermal power
 
The Case for Shorter Workweeks
The Case for Shorter WorkweeksThe Case for Shorter Workweeks
The Case for Shorter Workweeks
 
不能吃的秘密
不能吃的秘密不能吃的秘密
不能吃的秘密
 
[Mercadeo]uruguay amarillasinternet,com
[Mercadeo]uruguay amarillasinternet,com[Mercadeo]uruguay amarillasinternet,com
[Mercadeo]uruguay amarillasinternet,com
 
αυτός που σ' αγαπά
αυτός που σ' αγαπάαυτός που σ' αγαπά
αυτός που σ' αγαπά
 
Biogas operational parameters
Biogas operational parametersBiogas operational parameters
Biogas operational parameters
 
[Mercadeo]panama amarillasinternet.formacion
[Mercadeo]panama amarillasinternet.formacion[Mercadeo]panama amarillasinternet.formacion
[Mercadeo]panama amarillasinternet.formacion
 
[Mercadeo]presentacion amarillasinternet-ok-
[Mercadeo]presentacion amarillasinternet-ok- [Mercadeo]presentacion amarillasinternet-ok-
[Mercadeo]presentacion amarillasinternet-ok-
 
[Mercadeo]paraguay amarillasinternet
[Mercadeo]paraguay amarillasinternet[Mercadeo]paraguay amarillasinternet
[Mercadeo]paraguay amarillasinternet
 
Ficha De InscripcióN Muestras De Artistica
Ficha De InscripcióN Muestras De ArtisticaFicha De InscripcióN Muestras De Artistica
Ficha De InscripcióN Muestras De Artistica
 
Office Profile 1 Rus
Office Profile 1 RusOffice Profile 1 Rus
Office Profile 1 Rus
 
Slide Share Test
Slide Share TestSlide Share Test
Slide Share Test
 
Slide Share Task Terri Josie
Slide Share Task Terri JosieSlide Share Task Terri Josie
Slide Share Task Terri Josie
 
DARE September 8, 2009
DARE September 8, 2009DARE September 8, 2009
DARE September 8, 2009
 

Similar to Campuchia

Cùng ngao du xứ sở chùa tháp
Cùng ngao du xứ sở chùa thápCùng ngao du xứ sở chùa tháp
Cùng ngao du xứ sở chùa tháptongdailyvemaybay
 
Cùng ngao du xứ sở chùa tháp
Cùng ngao du xứ sở chùa thápCùng ngao du xứ sở chùa tháp
Cùng ngao du xứ sở chùa tháptongdailyvemaybay
 
Du lịch campuchia
Du lịch campuchiaDu lịch campuchia
Du lịch campuchiasusan nguyen
 
Du lịch Sapa - Chinh phục đỉnh Fansipan dịp lễ 2/9
Du lịch Sapa - Chinh phục đỉnh Fansipan dịp lễ 2/9Du lịch Sapa - Chinh phục đỉnh Fansipan dịp lễ 2/9
Du lịch Sapa - Chinh phục đỉnh Fansipan dịp lễ 2/9iOneTour Vietnam
 
Bán vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi siem reap giá rẻ
Bán vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi siem reap giá rẻBán vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi siem reap giá rẻ
Bán vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi siem reap giá rẻthuy07baydep
 
Www odauthenao com_kinh_nghiem_du_lich_thailand_tu_tuc-gia-re
Www odauthenao com_kinh_nghiem_du_lich_thailand_tu_tuc-gia-reWww odauthenao com_kinh_nghiem_du_lich_thailand_tu_tuc-gia-re
Www odauthenao com_kinh_nghiem_du_lich_thailand_tu_tuc-gia-reDaiViet Media
 
Du lịch Sapa tết dương 2016
Du lịch Sapa tết dương 2016Du lịch Sapa tết dương 2016
Du lịch Sapa tết dương 2016iOneTour Vietnam
 
Nam vang phung van trang phan mot
Nam vang phung van trang phan motNam vang phung van trang phan mot
Nam vang phung van trang phan motHoa Bien
 
Nam Vang Phung van Trang Phan Mot
Nam Vang Phung van Trang Phan MotNam Vang Phung van Trang Phan Mot
Nam Vang Phung van Trang Phan MotHoa Bien
 
TOUR CAMPUCHIA CTY DU LỊCH THÁI ĐẠI VIỆT 1
TOUR CAMPUCHIA CTY DU LỊCH THÁI ĐẠI VIỆT 1 TOUR CAMPUCHIA CTY DU LỊCH THÁI ĐẠI VIỆT 1
TOUR CAMPUCHIA CTY DU LỊCH THÁI ĐẠI VIỆT 1 THÁI ĐẠI VIỆT 1 TRAVEL
 
Nam vang phung van trang phan mot
Nam vang phung van trang phan motNam vang phung van trang phan mot
Nam vang phung van trang phan motHoa Bien
 
Vé máy bay vietnam airlines nội bài đi phnom penh giá rẻ
Vé máy bay vietnam airlines nội bài đi phnom penh giá rẻVé máy bay vietnam airlines nội bài đi phnom penh giá rẻ
Vé máy bay vietnam airlines nội bài đi phnom penh giá rẻthuy03baydep
 
Làng nổi Tân Lập Long An - Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z.pdf
Làng nổi Tân Lập Long An - Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z.pdfLàng nổi Tân Lập Long An - Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z.pdf
Làng nổi Tân Lập Long An - Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z.pdfBò Cạp Vàng
 
Cẩm nang du lịch Phú Quốc
Cẩm nang du lịch Phú Quốc Cẩm nang du lịch Phú Quốc
Cẩm nang du lịch Phú Quốc Long Nguyen
 
Den de thien
Den de thienDen de thien
Den de thienVien tran
 
Tour trăng mật sự khởi đầu cho tình yêu thăng hoa : Đà Lạt- Thiên đường hạnh ...
Tour trăng mật sự khởi đầu cho tình yêu thăng hoa : Đà Lạt- Thiên đường hạnh ...Tour trăng mật sự khởi đầu cho tình yêu thăng hoa : Đà Lạt- Thiên đường hạnh ...
Tour trăng mật sự khởi đầu cho tình yêu thăng hoa : Đà Lạt- Thiên đường hạnh ...ionetour
 
tour du lịch miền tây 4 ngày 3 đêm mới nhất
tour du lịch miền tây 4 ngày 3 đêm mới nhấttour du lịch miền tây 4 ngày 3 đêm mới nhất
tour du lịch miền tây 4 ngày 3 đêm mới nhấtasia lotus travel
 
Hà giang hùng vỹ 3 ngày 2 đêm
Hà giang hùng vỹ 3 ngày 2 đêmHà giang hùng vỹ 3 ngày 2 đêm
Hà giang hùng vỹ 3 ngày 2 đêmiOneTour.com
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 

Similar to Campuchia (20)

Cùng ngao du xứ sở chùa tháp
Cùng ngao du xứ sở chùa thápCùng ngao du xứ sở chùa tháp
Cùng ngao du xứ sở chùa tháp
 
Cùng ngao du xứ sở chùa tháp
Cùng ngao du xứ sở chùa thápCùng ngao du xứ sở chùa tháp
Cùng ngao du xứ sở chùa tháp
 
Du lịch campuchia
Du lịch campuchiaDu lịch campuchia
Du lịch campuchia
 
Du lịch Sapa - Chinh phục đỉnh Fansipan dịp lễ 2/9
Du lịch Sapa - Chinh phục đỉnh Fansipan dịp lễ 2/9Du lịch Sapa - Chinh phục đỉnh Fansipan dịp lễ 2/9
Du lịch Sapa - Chinh phục đỉnh Fansipan dịp lễ 2/9
 
Bán vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi siem reap giá rẻ
Bán vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi siem reap giá rẻBán vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi siem reap giá rẻ
Bán vé máy bay vietnam airlines tân sân nhất đi siem reap giá rẻ
 
Www odauthenao com_kinh_nghiem_du_lich_thailand_tu_tuc-gia-re
Www odauthenao com_kinh_nghiem_du_lich_thailand_tu_tuc-gia-reWww odauthenao com_kinh_nghiem_du_lich_thailand_tu_tuc-gia-re
Www odauthenao com_kinh_nghiem_du_lich_thailand_tu_tuc-gia-re
 
Du lịch Sapa tết dương 2016
Du lịch Sapa tết dương 2016Du lịch Sapa tết dương 2016
Du lịch Sapa tết dương 2016
 
Nam vang phung van trang phan mot
Nam vang phung van trang phan motNam vang phung van trang phan mot
Nam vang phung van trang phan mot
 
Nam Vang Phung van Trang Phan Mot
Nam Vang Phung van Trang Phan MotNam Vang Phung van Trang Phan Mot
Nam Vang Phung van Trang Phan Mot
 
TOUR CAMPUCHIA CTY DU LỊCH THÁI ĐẠI VIỆT 1
TOUR CAMPUCHIA CTY DU LỊCH THÁI ĐẠI VIỆT 1 TOUR CAMPUCHIA CTY DU LỊCH THÁI ĐẠI VIỆT 1
TOUR CAMPUCHIA CTY DU LỊCH THÁI ĐẠI VIỆT 1
 
Nam vang phung van trang phan mot
Nam vang phung van trang phan motNam vang phung van trang phan mot
Nam vang phung van trang phan mot
 
Vé máy bay vietnam airlines nội bài đi phnom penh giá rẻ
Vé máy bay vietnam airlines nội bài đi phnom penh giá rẻVé máy bay vietnam airlines nội bài đi phnom penh giá rẻ
Vé máy bay vietnam airlines nội bài đi phnom penh giá rẻ
 
Làng nổi Tân Lập Long An - Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z.pdf
Làng nổi Tân Lập Long An - Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z.pdfLàng nổi Tân Lập Long An - Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z.pdf
Làng nổi Tân Lập Long An - Kinh nghiệm du lịch từ A đến Z.pdf
 
Cẩm nang du lịch Phú Quốc
Cẩm nang du lịch Phú Quốc Cẩm nang du lịch Phú Quốc
Cẩm nang du lịch Phú Quốc
 
Sapa 3 n2d bus
Sapa 3 n2d busSapa 3 n2d bus
Sapa 3 n2d bus
 
Den de thien
Den de thienDen de thien
Den de thien
 
Tour trăng mật sự khởi đầu cho tình yêu thăng hoa : Đà Lạt- Thiên đường hạnh ...
Tour trăng mật sự khởi đầu cho tình yêu thăng hoa : Đà Lạt- Thiên đường hạnh ...Tour trăng mật sự khởi đầu cho tình yêu thăng hoa : Đà Lạt- Thiên đường hạnh ...
Tour trăng mật sự khởi đầu cho tình yêu thăng hoa : Đà Lạt- Thiên đường hạnh ...
 
tour du lịch miền tây 4 ngày 3 đêm mới nhất
tour du lịch miền tây 4 ngày 3 đêm mới nhấttour du lịch miền tây 4 ngày 3 đêm mới nhất
tour du lịch miền tây 4 ngày 3 đêm mới nhất
 
Hà giang hùng vỹ 3 ngày 2 đêm
Hà giang hùng vỹ 3 ngày 2 đêmHà giang hùng vỹ 3 ngày 2 đêm
Hà giang hùng vỹ 3 ngày 2 đêm
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 

Campuchia

  • 1. Ngày 1 (15/4): 1:30pm bắt xe đi Phnom Penh: xe của Sapaco là 230k khoảng 8pm sẽ đến nơi. Lượn lờ chợ đêm đến 11pm bắt xe đi Siem Reap: xe của Giant ibis $15 Ngày 2 (16/4): Khoảng 5am sẽ đến SR, khởi hành đi Angkor luôn, tiền xe tuk tuk rơi tầm $15-$20 Đến hoàng hôn sẽ trải nghiệm tethered balloon (1 dạng khí cầu nhưng bị 1 cái dây giữ với mặt đất em cũng ko biết gọi là gì): $15 cho 15 phút (còn hot balloon tự do hơn tận $100 cho 30 phút, các bạn nước ngoài cũng kêu ko xứng đáng vs tiền bỏ ra nên em loại ra khỏi danh sách luôn) Về dorm cất đồ, tắm rửa (tiền phòng dorm là $7). Dorm em chọn là One stop hostel. Sau đó là lượn lờ Pub street -> Temple bar uống bia Angkor, ăn và xem múa Apsara miễn phí ) Massage cá rỉa <3 <3 khoảng $3. Ngày 3 (17/4): Đi tham quan Wat Prom Rath (sau đó có thể có Tonle Sap, thú thực em ko có hứng với Tonle Sap mấy cái đó là tùy mọi ng) Tùy thời gian kết thúc kế hoạch buổi sáng mà bắt xe về PP (xe của Capitol $6). Em dự định đi chuyến 8:30 hoặc 9:30am do bỏ qua Tonle Sap. Tùy thời gian mà đến dorm nhận phòng hoặc đi Royal Palace $6 Sau đó lượn lờ Night market với đi lòng vòng thủ đô PP buổi tối, tiền xe tuk tuk chắc tầm $15. Về dorm nghỉ ngơi. Dorm Base Villa $5 ( có bể bơi ở dorm luôn :3). Ngày 4 (18/4): Tham quan Killing Fields và nghe hướng dẫn bằng audio (thấy bảo là $6) 1:30pm lên xe về SG. bus của Sapaco 230k (thấy bảo mua khứ hồi sẽ rẻ hơn nhưng em chưa chắc) Dự kiến chi phí: (chưa tính ăn uống và hiện tại nhóm em có 3 người nên tiền xe tuk tuk chia 3) khoảng 2M
  • 2.
  • 3. Đi Phnom Pênh từ TP.Hồ Chí Minh Xe bus Từ Tp.Hồ Chí Minh, bạn có thể mua vé xe Open bus đi Siem Riep của các hãng xe: Sapaco,… . Xe Sapaco Giá vé xe 11usd (hoặc 200.000đ)/khách/chuyến – Tại Thành phố Hồ Chí Minh * 500 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 3, Quận 3 – Điện thoại: 08.38322 038 * 325 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – Điện thoại: 08.39203 623 * 592 Cộng Hòa, Quận Tân Bình – Điện thoại: 08.38101 466 * 309 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 – Điện thoại: 08.39206 878 * 16 Đặng Thái Thân, Quận 5 – Điện thoại: 08.38537 800 – Tại Campuchia + 188 đường 130 Phsar thmey III – Daunpenh Pnom Penh * 309 Preah Sihanouk Blvd, Sangkat Veal Vong, Khan 7 Makara, Pnom Penh – Điện thoại: 023 210 300 – 023 210 324 + 213 Đường 13, Phường Chey Chum Neas, Quận Đaun Penh, TĐ PhnomPenh – Điện thoại: 012.344089 + 0667 National Road No.6, Siem Reap, Cabodia Giá ăn uống tại SR rẻ lắm khoang 3-5$ cho 2 người. Phòng cũng tùy loại bạn chọn từ 1-15$ ( nếu ở dorm thì rẻ lắm) Tuk Tuk thì bạn gọi cho anh Ny: (+0855) 92936508 biết tiếng việt, mọi người trên phượt cũng hay đi a Ny. Nhớ gọi trước cho anh ý Bạn yên tâm dân Cam hiền và mến khách lắm. Sokha thì là hãng xe tốt nhất ở Cam nên giá đắt hơn 1 chút, nếu bạn nhờ người Cam mua thì sẽ rẻ hơn Bọn mình đi Sorya giá chỉ có 5,5$/ pax mà xe cũng được mỗi tội dừng và đón trả khách hỏi nhiêu. Các món ăn cũng giống như khu Cholon, người VN ăn được hết Giá ăn uống bình dân cao hơn VN khoảng 30%. Giá nhà hàng máy lạnh thường là 4 đô một món (1 ly cafe, 1 tô phở, ...) Giá khách sạn cũng giống VN, 10 - 30 đô/phòng/ngày. Còn ở khu phố Tây tôi hay ngủ chỉ 01 đô/ngày (phòng tập thể 10 giường), phòng riêng 4 đô (không máy lạnh), 8 đô có máy lạnh.  Address: #434, Sok San Street, Steng Thmey Village, Svaydangkum Commune, Siem Reap, Cambodia  Phone: +855 17 297 777 View Location
  • 4. Trước hành trình của tôi đến với khu phế tích Angkor, tôi không biết mình đã đọc bao nhiêu sách, bao nhiêu tài liệu, bao nhiêu diễn đàn trong và ngoài nước, để tìm thông tin, để hiểu, và để khát khao. Angkor với tôi có một phần như duyên nợ. Chẳng phải điều gì đó đã diễn ra, mà là nỗi ao ước nằm trong tiềm thức. Một thời hoàng kim của một đế chế hùng vĩ, Angkor giờ chỉ còn là phế tích. Càng đọc, càng nghiên cứu, tôi càng thấy thôi thúc phải được đặt chân lên hành lang mênh mông dẫn vào đại sảnh Angkor Wat, đặt tay lên bức phù điêu tinh xảo của Banteay Srei, để trái tim vọng tiếng đập vang vọng cả khu đền Ta prohm, và tự xám hối trong Ma trận Địa ngục của Angkor Thom, mũi xực mùi cả của Biển Hồ Tonle Sap, và còn nhiều, còn nhiều ước muốn nữa cứ đốt cháy tôi mỗi khi nghĩ về Angkor.
  • 5. Ngày 1: 29/04 150 Km Bà Rịa – Tây Ninh Ăn Ở Nghỉ Ngày 2: 30/4 400 Km Tây Ninh – Siem Riep Ăn Ở Nghỉ Ngày 3: 1/5 Siemriep Ăn Ở Nghỉ Ngày 4: 2/5 350 km Siem riep Ăn Ở Nghỉ Ngày 5: 3/5 360 km Pnompenh – Bà Rịa Tổng 1200 km – 50k /100 km Xăng: 600 k
  • 6. Ăn uống & vui chơi ban đêm tại Siem Reap đông đảo & nhộp nhịp nhất là vào những ngày cuối tuần trong khoảng thứ 6 đến chủ nhật. Vào đêm chúng tôi lang thang mua sắm tại Night Market với nhiều món lưu niệm giá rất rẻ & những cô bán hàng cũng rất dễ thương :d Ăn uống tại Siem Reap rất rẻ, bạn có thể tham khảo thực đơn của các hàng quán dọc 2 bên đường vào Pub Street chỉ từ $1 -> $10/món. Chúng tôi ở đây 2 đêm & thưởng thức nhiều quán khác nhau. Xin chia sẻ quán Cambodia Soup Restaurant (Khmer and Proud of it) nằm ngay Pub Street, theo cảm nhận của tôi ăn ở quán này mặc dù món ăn có đắc hơn ở ngoài từ $3 trở lên nhưng thức ăn nhiều hơn & trong sạch sẽ, ngon hơn những quán phía ngoài. Trong 4 ngày ở Siêm Reap, tôi đến Angkor Wat tổng cộng 4 lần, 4h30 sáng ngày đầu tiên, 4h30 sáng ngày thứ 2, 6h30 tối ngày thứ 2, trong lúc đi về từ Angkor Thom, và cả buổi chiều cuối cùng ngày thứ 3, cho đến tận khi ánh nắng cuối cùng tắt vụt trên bầu trời phía xa. Mọi người đã nói đúng, đừng chỉ đến với Angkor Wat có một lần, bởi trong mỗi thời khắc, ngôi đền lớn nhất thế giới này lại bộc lộ một điều gì đó khác biệt, và chỉ có thời khắc ấy mà thôi. Tôi học được giá trị đó nhờ Nhiếp ảnh, rằng mỗi một thời khắc đều có giá trị như vàng nếu biết cách hưởng thụ và khám phá. Một điều đặc biệt nhất của Angkor Wat so với các đền khác trong quần thể, ngoại trừ việc nó là ngôi đền to lớn nhất, được xây dựng kì công nhất và cũng là ngôi đền được bảo tồn tốt nhất, thì đó chính là hướng xây đền của Surjavarman IIV, làm cho hướng vào của AW ngược lại với hướng mặt trời mọc. Chính vì vậy không nên đến AW vào buổi sáng, khi ánh sáng chiếu ngược sẽ gây cảm giác khó chịu khi đi vào, thế nhưng lại tạo ra một khung cảnh bình minh lãng mạn không gì tả nổi. Nếu đã đến thăm AW mà chưa ngắm bình minh ở đây thì thật là thiếu sót.
  • 7. Có một cách khác để hưởng thụ ánh bình minh trên Angkor Wat, đó là ngắm Angkor theo hướng ngược lại, có nghĩa là thuận hướng mặt trời mọc. Buổi sáng thứ hai, phải thật nhanh chân đi bộ ra phía cổng Tây của ngôi đền này, từ đây đón tia nắng đầu tiên phủ trên đỉnh cao nhất. Buổi chiều cuối cùng ở Siem reap, tôi chạy như ma đuổi từ Preah Kahn về Angkor, chỉ để kịp nhìn thấy tháp trung tâm của Angkor chuyển về màu Máu như thế nào. Ngày cuối cùng được đặt chân lên đền đài, sao cảm giác cứ nuối tiếc, và hụt hẫng. Trời tối hẳn, cũng là lúc Angkor rực lên thứ ánh sáng nhân tạo. Một Angkor hiện đại nổi bật giữa nền trời. Thật tuyệt là tôi vẫn được thưởng thức một kì quan trước khi nó hoàn toàn trở thành phế tích... Thật tuyệt! Phnom Bakheng là ngôi đến núi đầu tiên trong quần thể Angkor, nếu tính về trình tự thời gian thì nó đứng thứ hai chỉ sau Rolous group. Có lẽ sự đổ nát nhiều làm cho ngôi đền không còn giữ được sự hấp dẫn về kiến trúc, tuy nhiên đây lại là nơi tuyệt nhất để ngắm cảnh hoàng hôn trên toàn khu Angkor, vì vị trí "đắc địa" của nó trên một ngọn núi! Công việc phục chế vẫn đang tiếp diễn, phía nên sân là hàng chồng gạch đổ được xếp lên chẳng theo một thứ tự nào. Qua những bậc thang cao hun hút là 5 tầng tháp, qua đó dẫn đền một sân bằng phẳng. Từ đây mà phóng tầm mắt có thể thấy Angkor Wat, Angkor Thom, thậm chí cả Biển Hồ rực rỡ dưới nắng.
  • 8. Angkor Wat nhìn từ cổng phụ.. Trong hàng trăm năm, Khu phế tích Angkor tự nó đã trở thành truyền thuyết. Vào những năm 60, những phát hiện của nông dân Cambodia sống ở rìa rừng rậm nhiệt đới quanh hồ Tonle Sap đã làm những nhà thám hiểm Pháp phải lúng túng khi đến Đông Dương. Những người nông dân nói rằng họ đã tìm thấy “đền thờ được chúa trời hay những người khổng lồ xây dựng”. Các câu chuyện của họ vô tình bị những người Châu âu thực dụng bỏ qua. Chỉ một số thực sự tin rằng đúng là có một thành phố đã mất của đế chế Cambodia - một đế chế đã từng rất hùng mạnh và giầu có, nhưng đã đổ nát nhiều năm trước đó.
  • 9. Phát hiện của Henri Mahout về đền Annkor vào năm 1860 đã hé mở “phế tích” này với nhân loại. Truyền thuyết trở thành sự thật và làn sóng những nhà thám hiểm, nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học đã đến Angkor để khám phá ý nghĩa của những kiến trúc khổng lồ này. Những học giả đầu tiên không thể tin được Angkor được người Cambodia xây dựng, mà bởi dân tộc khác, những người đã chiếm đóng và nô dịch người Cam khoảng 2000 năm trước. Dần dần, một số bí mật đã được giải thích, những bản khắc cố tiếng Sanskit được giải mã và lịch sử Angkor từ từ được kết nối lại, chủ yếu do những học giả nguời Pháp những năm cuối TK 19 và đầu TK 20. Sự thành lập vương quốc Cambodia đầu tiên- Funan, có lẽ xảy ra do sự kết hợp của nàng tiên trong truyền thuyết và Bramin (vị thầy tu Ấn độ). Đền thờ Angkor trải dài hơn 40 dặm quanh vùng ngoại ô Siem Reap, khoảng 192 dặm từ thủ đô Phnom Penh của Cambodia. Chúng được xây dựng từ thế kỷ 8 đến TK 13 và được sắp xếp phức hợp từ những toà tháp đơn làm bởi gạch đến những đền thờ đá tảng. Có 2 vị trí chính đặt đền thờ Khmer. Phía đầu tiên là Rolous nằm phía Đông Nam khoảng 10 dặm từ ngoại ô Siem Reap, nơi chỉ có ít những đền thờ đầu tiên được xây dựng. Đây là thủ đô Khmer đầu tiên trong khu Angkor. Cuối thế kỷ 9, Yasovarman I chuyển thủ đô đến vùng phụ cận của Siem Reap. Vị trí này lớn hơn nhiều, nơi đặt đa số điện thờ Khmer. Nơi đây đuợc biết đến là thủ đô chính thức của Angkor. Có một số đền thờ khác trong khu vực, một số cách Siem Reap 20 dặm. Các đền thờ Khmer cũng có thể được tìm thấy ở nhiều nơi trên Cambodia, cũng như Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Các đền thờ chính ở Angkor Angkor Wat Được tôn kính như là một kiệt tác quan trọng nhất của kiến trúc Khmer, đền thờ kim tự tháp khổng lồ này được Suryavarman II xây dựng từ năm 1113 đến 1150. Nó được bao bọc bởi hào rộng 570 feet và dài 4 dặm. Khối lượng khổng lồ các bức phù điêu được chạm trổ với chất lượng cao nhất và được thể hiện đẹp nhất ở Angkor. BAKONG Đền thờ trung tâm trong thành phố của Indravarman I tại Hariharalaya. Đây là một đền thờ kim tự tháp lớn, diện tích khoảng 180 feet vuông nền. Nó được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 9. BANTEAI SREI: Đền thờ thanh tú và nhỏ nhắn này nằm cách làng Siem Reap khoảng 15 dặm, được Jayavarman V xây dựng và hoàn thành năm 968 sau CN. Đây là một ví dụ cho ý tưởng xây dựng đền kết hợp một số kiểu kiến trúc, và đặc trưng bởi một số chạm trổ tinh vi trên Cẩm sa thạch (Pink Sandstone). THE BAPHUON: Đền thờ kim tự tháp lớn được Udayadityavarman II xây dựng từ năm 1050 đến năm 1066. Nó đặc trưng bởi những trạm trổ xinh đẹp chứa Tượng Phật nằm 131 feet. PREAH KO Đền thờ sớm nhất ở Rolous cách Siem Reap 10 dặm, được Indravarman I xây dựng vào thế kỷ 9.
  • 10. PREAH KHAN: Được Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ 12, đền thờ rộng lớn này vẫn còn tốt và đặc trưng bởi những trạm trổ tuyệt vời. TA PROHM Đền thở rất rộng lớn được bao phủ bởi hào rộng phức tạp. Đây là một trong những đền đẹp nhất Angkor vì không được phục chế, nhưng lại được bao quanh bởi rừng rậm. Được Jayavarman VII xây dựng cuối thế kỷ 12. TAKEO Đền thờ sa thạch được Jayavarman V xây dựng từ năm 968 đến 1001 sau CN. Đây là một toàn tháp trung tâm lớn được bao bởi 4 toà tháp nhỏ. một cách tham quan Angkor được giới thiệu trong A.A và LP đó là: Tham quan dựa trên tiến trình lịch sử của nó, từ đó ta mới thấy được sự phát triển khủng khiếp của kiến trúc Angkor. ệ thống đền đá đầu tiên phải tính đến Phnom Bakheng (ngôi đền hoàng hôn)- vẫn xây dựng theo hệ kiến trúc đơn giản. Đền thờ kim tự tháp Đền thờ Khmer được xây dựng để chứa các tượng thờ thần linh, đại diện cho ngồi nhà đầu tiên của họ, và cũng là biểu tượng quyền lực của nhà vua. Tuy nhiên, họ cũng xây dựng vì những mục đích khác. Trong thần thoại Hindu, lục địa Jambudvipa là trung tâm của thế giới. Nó được bao bọc bởi sáu vòng rặng núi và bảy đại dương và tất cả đểu được bọc bơở những bức tường đá khổng lồ. Tại chính trung tâm là núi thần thông Mount Meru với 5 đỉnh núi. Đó chính là nhà của thần linh. Đền thờ Angkor được xây dựng đại diện cho mái nhà của thần linh. Các hiệu quả nhất xây dựng ngọn núi này là xây dựng bậc rút xuống như kim tự tháp, do đó có tên là “đền thờ kim tự tháp”. Năm ngọn tháp đại diện cho các ngọn tháp Mount Meru. Các hào bao bọc đền thờ dại diện cho biển vây quanh núi. Phức hợp đền thờ - Kiến trúc đánh dấu sự phát triển cực thịnh của đế chế Khmer Đền Banteai Srei cũng quan trọng trong tiến triển kiến trúc Khmer như là quần thể đền đầu tiên. Nó được lập kế hoạch công phù và được bố trí một loạt các công trình bao quanh một vài lăng chính. Những công trình trên được xếp quanh sân, và mỗi sân được nối bởi con đường lớn. Những khu nhà ít quan trọng hơn được đặt ở rìa ngoài của quần thể, khu nhà quan trọng nhất và lăng mộ được đặt ở trung tâm Toàn bộ quần thể được hào bao quanh. Khu vực này có một số thầy tu ở để trông mộ và tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Dần dần hình thái này được mở rộng ra thành những quần thể đồ sộ của Angkor Wat, Ta prohm và Bayon, trong đó có hàng ngàn thầy tu cư ngụ. Dù không thể đi theo lịch trình này (vì các đền thờ cứ nằm rải rác không theo trình tự thời gian) nhưng nếu cứ hiểu như thế thì... có khi đi cả tuần vẫn thấy... thú vị thật đấy ạ!
  • 11. Angkor Thom thì to khỏi nói, và thế nào bà con đi cũng phải vòng qua AT mấy lần vì đi tour nhỏ phải lượn nhờ qua sân AT. Nhưng AT bản thân nó cũng là một kiến trúc đáng đến, đó là một "thành phố đền thờ" gồm nhiều tổ hợp nhỏ được xây dựng dưới thời Surjavarman VII. Nó rộng đến nỗi, tốt nhất là kiếm cha Tuk tuk nào đấy chờ ở mỗi đền nhỏ cho chắc cú, nếu bạn muốn đi nhanh để còn... thăm thú khu đền khác. Khu đền Angkor tồn tại ngày nay trải dài trên một diện tích rộng biểu trưng cho những thành phố khác nhau được các vị vua liên tiếp xây dựng. Yasovarman I (889-890 sau CN) là vị vua đầu tiên xây thủ phủ ở Angkor, mà ngày nay là thị trấn rìa Siem Reap. Ông gọi nó là Yasodhapura và nó là điểm khởi đầu cho thành phố và thủ phủ Angkor. Suryavarman I đã xếp đặt thành phố mới của Angkor trong suốt nửa đầu thế kỷ 11, một vài trong số có thể công nhận là thuộc thành phố sau đó Angkor Thom, được Jayavarman VII (1181-1220) xây dựng. Angkor của Suryavarman là một hệ thống quảng trường, đại lộ, đền đài, thềm hành lang và đường xá đắp cao mà trong đó, ông, triều đình của ông và thần dân sinh sống. Thành phố được cấp nước bởi hàng loạt kênh đào và hồ chứa lớn có tên là Barays (hồ nhân tạo dùng tưới tiêu và trữ nước), một lịch trình được Indravarman I (877-889 sau CN) khởi tạo. Hệ thống tưới tiêu này là thiết yếu để cung cấp cho dân số đang tăng trưởng và cho nông nghiệp, và nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần mở rộng thành phố. Cả vùng được hồ nước lớn gần thành phố tưới tiêu tự nhiên cho một vài khu vực. Vào tháng 6 mùa mưa và với mức nước cao, nước chảy xuống sông Mekong đến các nhánh phụ ở phía đông. Hàng triệu năm trước, vì nước tràn ở những nhánh sông có bùn, nó chảy ngược lại làm tràn đầy những chỗ đất trũng vốn được hình thành khi vùng nằm dưới mực nước biển. Hồ này giữ nước để tưới tiêu cho cả vùng trong suốt mùa mưa. Tuy vậy, để cung cấp một lượng nước khổng lồ cho quan lại, triều đình, nô lệ, thê thiếp, tổng quản và kẻ giầu có kẻ cung phụng cho triều đình, phải phát triển hệ thống tưới tiêu to lớn hơn nữa. Indravarman I, người đã trị vì Cambodia từ năm 877 đến khoảng 889 sau CN, là người đầu tiên gây dựng hệ thống tưới tiêu. Nó cho phép Khmer có được một thành phố đông dân trong một diện tích nhỏ mà từ đó họ tạo ra đế chế của mình. Ông xây các hồ chứa, gọi là Baray, và từ đây có hệ thống kênh rạch phát triển chạy từ thành phố đến nông thôn. Qua hệ thống tưới tiêu này, mỗi năm có hơn 3 mùa lúa được trồng đề nuôi sống dân cư Angkor. Đền Ta Prohm Đền được nhiều du khách đánh giá là đẹp nhất do mỗi liên hệ lạ thường với rừng rậm bao quanh, thứ dần dần phá huỷ chính ngôi đền. Ta Prohm là đền thờ Phật rất rộng được Jayavarman VII xây dựng và trước kia được trông coi bởi 18 vị thầy tu bậc cao và hơn 2500 vị thầy tu cấp nhỏ. Nó chưa hơn 12000 người bên trong. Ta prohm hiện dần sau khu rừng, nhỏ bé và đổ nát, đó là cảm nhận đầu tiên của tớ. Nhưng trong lành và yên tĩnh. Để có được không khí này, tớ đã phải dậy thật sớm, đi Ta Prohm đầu tiên, ngược đường đi của thiên hạ! Ta Prohm là nơi tớ khát khao muốn đến.
  • 12. Chính vì đi ngược đường nên con đường tớ đi vào cũng là đi từ... cửa hậu. Những cây cổ thụ chắn ngang đường, bậy cả đá lát sảnh vào. Lá tụng vàng ruộm. Gió thổi nhè nhẹ vào tóc! Ta Prohm quả thật khác biệt. Góc đền nổi tiếng của Ta Prohm. Ai đến đây cũng phải có một cái ảnh làm kỉ niệm (hơ hơ, nhưng tớ thì không có, chả hiểu sao) những rễ cây bám chặt lấy ngôi đền, hòa làm một với những tảng đá vĩnh cửu. Đây là nơi đặc biệt nhất của Ta Prohm, ngôi đền nhỏ nhỏ này, khi đứng trong đó, đập tay lên ngực, sẽ thấy vang vọng như trống. Lúc đầu tớ cũng đập gần chết chả thấy kêu gì, xuýt buột mồm chửi LP bố láo, may quá có anh tour guide dễ thương chạy ra "mày phải làm thế này thế này"!!! Rồi vỗ ngực kêu đồm độp ... như trống thật! Giời ạ, sao không nói sớm, tí nữa thì ham hố đến đoạn loạn nhịp tim luôn!!! Khi ngôi đền bị bỏ hoang, rừng rậm từ từ vây quanh, làm rạn nứt và siết chặt lấy các bức tường và bậy đá lên.Những phục chế viên người Pháp quyết định để mặc Ta Prohm đúng như khi người ta tìm ra nó, vì vậy đến bây giờ ở đó vẫn còn sự xâm lấn tiếp tục của rừng già.Những khối lớn cảm giác như hàng thế kỷ trước nằm đó trong cửa rừng được che phủ bởi dương xỉ và cây bụi. Mái che bằng cây nhô ra che toàn bộ ánh nắng từ mọi phía, tạo nên ánh nắng chiếu nửa mầu xanh rất lạ. Mọi nơi đều có côn trùng, chim, dơi, ếch và động vật - tất thẩy đều sống trong sự đổ nát.
  • 13. Thật ra mơ ước đến Angkor đã từ lâu lắm rồi. Trong Ancient Angkor có viết một đoạn: Một trong những khung cảnh kì diệu nhất mà không phải lúc nào bạn cũng được gặp, đó là ánh trăng đêm rằm chiếu vào những phù điêu mặt của Bayon, làm nó ánh lên như những tượng thần đang sống. Hơn 1000 khuôn mặt Bayon lúc đó sẽ nhảy múa dưới trăng. Phải là một ngày rằm nhé, khi ánh sáng trăng đủ sáng. Tôi tính đi tính lại. Ngày 20 chính là ngày trăng rằm. Phải đi vào lúc đó chứ! Nên lúc ấy tôi nhất quyết lên đường. Có lẽ nếu không có những dòng tả ấy, tôi đã đi Angkor vào 10 ngày sau đó, ngày 30/4. Vấn đề còn lại chỉ là... làm sao để cưa cẩm anh gác đền cho mình.. nằm ngủ với các mặt tượng Bayon ở trong ấy. Tầng hai của Bayon lập tức mang đến một cảm giác khác, không có đổ nát, không có ẩm thấp. Đó là những hành lang và đường đi thoáng mát tuy không rộng, bao bởi những phù điêu và tháp mặt bốn bề. Không cần nhìn đến sự khác biệt trên khuôn mặt Bayon, chỉ cần nhìn ánh sáng thay đổi vị trí cũng đã thấy muôn ngàn sự khác biệt trên những phù điêu mặt đó. Thật là đáng giá. Ở thời Chou Ta Kuan (cuối thế kỷ 13), những ngọn tháp của Bayon được mạ vàng, và mặt phía tây của ngôi đền có cầu vàng được những con sư tử vàng canh giữ. Vàng đã bị cướp, có lẽ bởi người Thái vào giữa thế kỷ 15 khi cướp phá Angkor. Cuối thế kỷ 19, Bayon lại chịu sự phá huỷ tàn khốc từ sự xâm lấn của rừng già. Không như Angkor Wat, nơi trở thành lăng mộ Phật Giáo và được các sư sãi quét dọn làm cỏ qua hàng thế kỷ, Bayon đã bỉ bỏ mặc hoàn toàn vào sự che chở của rừng già trong 450 năm. Tầng thứ 3 của đền Bayon thật đáng giá. Có 54 ngọn tháp, mỗi ngọn có đầu tháp là 4 mặt của Avalokitesvara (Quan Thế Âm bồ tát - vị bồ tát có lòng trắc ẩn) có thể nhìn du khách từ mọi góc độ. Các bức phù điêu ở Bayon thể hiện một cách sinh động toàn bộ đời sống Cambodia ở tầng thứ 1, và những câu chuyện trong thần thoại Hindu ở tầng thứ 2 Các ngọn tháp mặt ở Bayon Pierre Loti, du khách đến Angkor năm 1908 và là một trong những tác giả đầu tiên viết về đền thờ, đã viết về những ngọn tháp và phù điêu mặt: “Những ngọn tháp, với hình bè thấp và bậc chồng, về hình dáng có thể so sánh với hình chóp đứng khổng lồ. Chúng giống cây trong đá, nẩy chồi trong nắng, rậm rạp sum suê…Và, nhìn từ trên cao, bốn tượng mặt ở mỗi tháp, nhìn ra bốn phía, nhìn ra mọi nơi từ dưới mắt giống nhau và biểu lộ sự pha trộn giữa sự mỉa mai và lòng trắc ẩn, và nụ cười hàm tiếu.Bằng sự lặp lại đầy ám ảnh, chúng nhắc đến sự tồn tại của thần linh Angkor ở mọi nơi” Avalokitesvara là Quán Thế Âm bồ tát, chứ không phải Phổ Hiền bồ tát. Quán Thế Âm tượng trưng cho Từ bi, dịch là "có lòng trắc ẩn" (merci) thì chưa đủ hết ý nghĩa. Khái niệm "từ bi" người phương Tây không có từ tương ứng. Ngoài ra thì Lokesvara cũng chính là Quán Thế Âm bồ tát, "Phật Giáo Mahayanan" tức là Đại thừa. Quán Thế Âm không phải "người chuẩn bị thành Phật" mà thực ra là bậc Giác ngộ (tức là đạt Phật quả rồi) nhưng không nhập Niết Bàn, mà ở lại thế gian để cứu vớt chúng sinh. huôn mặt Bayon có những nụ cười đặc biệt, là vì thể hiện không chỉ đức TỪ BI của Quán Thế Âm theo Đại thừa, mà còn cả đức HỈ XẢ nữa. Nếu như che phần dưới của khuôn mặt, có thể thấy ánh mắt là buồn. Nếu che phần trên,
  • 14. thấy nụ cười như đang vui. Vì vậy khi để cả, sẽ thấy đủ mọi trạng thái của Từ Bi Hỉ Xả. Từ là hiền từ, thương yêu chúng sinh hơn bản thân mình Bi là buồn, thương xót khi chúng sinh còn chìm đắm trong vô minh, trong cảnh khổ Hỉ là vui, mừng rỡ khi thấy chúng sinh nhận thức được con đường đúng, thoát khổ Xả là từ bỏ, sẵn sàng xả bỏ tất cả mọi thứ của mình để cứu chúng sinh Khuôn mặt Bayon là thể hiện đủ cả bốn đức đó của Phật giáo đại thừa, mà lấy biểu tượng là Avalokitesvara tức Quán Thế Âm. Có thể người phương Tây không hiểu được hết văn hóa Phật giáo nên họ hay gán đức tính của Quán Thế Âm giống Đức Mẹ Maria, do đó chỉ gán mỗi từ "merci", mà không giải thích hết được chiều sâu tôn giáo của Quán Thế Âm. Beng Mealea. Tôi tình cờ quen Vanessa trên Bayon, và chúng tôi quyết định cùng nhau... rời Siem Reap 80km để đến với Beng Mealea. Ngôi đền này không nằm trong quần thể Angkor được đi kèm trong vé, có lẽ vì nó ở quá xa, và dĩ nhiên, chúng tôi phải bỏ thêm 5$ vé vào cửa. Năm 1954, Theo tư liệu người Pháop để lại tại Viện Viễn Đông bác cổ, năm 1954 các nhà khoa học Pháp đã có thông tin về một khu đền lớn như một phiên bản của đền Angkor nằm trong khu rừng cách, nhưng hoàn toàn không có đường vào. Mãi đến năm 1965, các toán thám hiểm phương Tây đầu tiên mới đặt chân đến khu rừng này. Và qua những tư liệu cổ, cũng như các bia ký còn đặt trong đền, người ta mới biết đền Boeng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cũng như tất cả vàng bạc châu báu của vương triều. Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền Beng Mealea lại chìm đắm giữa rừng hoang. Năm 2003, chính phủ khai phá một con đường mòn dẫn vào Beng Mealea. Beng Mealea chính thức được đưa ra ánh sáng.Cửa vào của Beng Mealea đã gần như bị sập với thời gian. Trên những tảng đá ngổn ngang vẫn còn xếp hình một con đường vào đại sảnh, Beng Mealea ẩn hiện phía sau những cây cổ thụ rêu phong. Một cậu bé có làn da bánh mật xuất hiện từ đâu đó. Nó muốn dẫn chúng tôi đi dọc khu đền. Lonely Planet viết phải có người dẫn đường, nếu không có lẽ bạn sẽ lạc trong đó. Nào ta cùng đi! Beng Mealea thực sự là một ngôi đền đặc biệt, vì nó được xây trên một con sông. Cứ mùa nước lên, ngôi đền như một con tàu to lớn mọc lên từ mặt nước, vì móng của ngôi đền được xây cao hơn 3m so với mặt đất nơi chúng tôi đứng. Cứ mỗi mùa nước lên, ngôi đền tràn ngập những bông hoa Beng Mealea nổi giữa hào nước, chính vì vậy ngôi đền được đặt tên theo tên của loài hoa Beng mealea chỉ mọc vào mùa nước nổi. Thật tiếc tôi đã đi vào mùa cạn nên không được tận mắt chứng kiến loài hoa này. Hẳn nó phải đẹp thế nào mới được dùng để làm tên gọi cho một ngôi đền đẹp đẽ thế này! Về sau, tra cứu các kiểu, cộng với đoán lên đoán xuống, tôi biết được Beng Mealea là hoa súng/ hoặc là hoa sen. Hãy thử nghĩ một ngôi đền đẹp thế này, dường như nổi lên giữa những bông hoa thanh nhã nhường ấy. Bất giác có cảm giác thoát tục... Khi tôi đọc về Ta Prohm, nó được mô tả là chìm trong bóng râm của cổ thụ. Có lẽ đó là Ta Prohm khi nó mới được khám phá lần đầu tiên. Lúc đến Beng Mealea, tôi ngỡ ngàng
  • 15. vì đó gần như là Ta Prohm trong tưởng tượng. Beng Mealea yên ắng và trong lành. Cả ngôi đền được bao phủ bởi cổ thụ. Cây cối mọc khắp nơi, rễ cây chằng chịt trên tường. Thật ra thế này mới đúng: khi đọc hết Ancient Angkor, lý do đầu tiên để tôi khao khát về Angkor chính là dòng sông ngàn Linga này. Tôi c ứ nhắc mãi trước chuyến đi, Sông Ngàn Linga, không phải vì nó có... quá nhiều Linga (cái này là đương nhiên thích), mà vì sự hiếu kì về một "pho tàng lịch sử của đế quốc Khmer tạc vào lòng sông". Thật tuyệt, tôi luôn ngưỡng mộ những kì quan của con người tạo nên. Kbal Speal trong đầu tôi giống như một thứ truyền thuyết được tạo nên bởi bàn tay con người. Khi vị vua đầu tiên của đế chế Khmer tìm đất để "an cư lạc nghiệp", ngài đã tìm thấy dòng sông này, và vì một thứ phong thủy thổ nhưỡng nào đó chỉ có ông ta mới biết, ông đã lấy thượng nguồn Kbal Speal làm nơi khởi thủy cho đế chế vĩ đại nhất trong lịch sử Cambodia. Bằng sự hùng mạnh về người và của, nhà vua đã cho tạc trên các tảng đá dưới lòng sông hàng nghìn bức phù điêu mô tả lịch sử của khmer, cũng như những phù điêu về tam ngôi Hindu - tôn giáo dẫn đường của đất nước. Nhưng khi tôi đến, sự ngớ ngẩn của tôi làm tôi chỉ đến được chặng 1 của hành trình. Còn hàng ngàn phù điêu khác ở thượng nguồn, nơi tôi đã không đủ thông minh và kiên nhẫn để leo tới! Hẹn một lần khác nhé, Kbal Speal Chỉ vì quá mê mẩn Beng Mealea (cũng đáng), tí nữa thì tôi không đủ thời gian mà đi Preah Khan. Cũng may Rolous Group bé đến nỗi... 3 cái đền đầu tiên của đế quốc Khmer được tôi luộc trong đúng ... 30 phút. 2h chiều về đến Siem Reap, bỏ được cái mặt nạ, à không, cái khẩu trang đen thùi lùi vì bụi đường, chúng tôi phóng như ma đuổi đến Preah Khan. Con bé Vanessa thì hí hửng "tao đi rồi, Preah Khan chứ gì, tao đi chiều qua, nhưng tao chỉ có mỗi hứng thú là Beng Mealea thôi đã thỏa mãn roài, còn tao thích đi với mày, mày dẫn tao đi đâu cũng được"! Đấy, Trung Quốc nó dễ dụ thế đấy, ai bảo là Vn tòan bị TQ dụ, tùy người . Tại sao lại phải là Preah Khan. Vì đó là ngôi đền mà bà con LP kêu là "lãng mạn và nguyên vẹn theo phong cách Ta Prohm". Bà con vote nó cao hơn Ta Prohm nhiều. Phải đi chứ. Nhưng chỉ 1h thôi nhé, vì nó nằm ngay sau Angkor Thom mà! 3h chiều là bọn tôi lại lượn về Angkor Wat, chỉ vì tôi muốn đuợc no mắt bởi ánh mặt trời hoàng hôn trên tháp Angkor... Trong suốt thế kỷ 7 và 8 nhiều đền đài lớn đã được xây dựng. Ô cửa bằng đá của những đền thờ này được trạm trổ trang trí. Sa thạch được sử dụng phổ biến hơn ở thời kì Chenla do có đường vào khai thác đá trong đồi. Trong khi gạch làm nên những nền cứng thì không thể điêu khắc được. Sa thạch thì lại dễ trạm trổ, và thực sự vào thế kỷ 7, trạm trổ với chất lượng cao và chi tiết tinh xảo được thể hiện trên rầm đỡ (lintel) ở những ô cửa đền đầu tiên, ví dụ như đền ở Sambor Prei Kuk, phía Đông Angkor. Gần cuối thế kỷ này, một số đền thờ nhở được xây dựng bằng đá hòan toàn. Một số đền tháp đơn cao vẫn còn tồn tại ở nhiều phần của Đông Dương, bao gồm cả Cambodia. Đi một vòng quanh Angkor Wat theo chiều kim đồng hồ, hắn thấy xa xa ba cổng nữa mà ít người nhắc đến. Toàn bộ khu có bốn cổng theo đúng 4 hướng, cổng chính hướng Tây là đồ sộ quy mô nhất và có cầu đá nối vào đất liền.
  • 16. Bayon - khu đền đẹp nhất trong quần thể Angkor