SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
Số: 1831/QĐ-TTg 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010 
QUYẾT ĐỊNH 
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO 
TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 
NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 
tháng 12 năm 2001; 
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ 
ngày 09 tháng 6 năm 2000; 
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP 
ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy 
định chi tiết một số điều của Luật Khoa học và 
Công nghệ; 
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học 
và Công nghệ, 
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1. Phê duyệt "Chương trình hỗ trợ 
ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và 
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 
nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011 - 2015 
(sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội 
dung chủ yếu sau: 
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 
TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
- Chuyển giao, ứng dụng công nghệ và 
tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo 
quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất 
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số 
hàng hóa và nông sản trên thị trường trong 
nước và ngoài nước, phát triển thị trường khoa 
học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa 
đói nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải 
thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông 
thôn bằng các giải pháp khoa học và công nghệ. 
- Liên kết và phối hợp với các Chương 
trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình kinh 
tế - xã hội khác lựa chọn và triển khai ứng dụng 
các công nghệ phù hợp để đúc rút kinh nghiệm, 
tạo căn cứ thực tiễn cho việc phổ cập các giải 
pháp công nghệ tiến bộ như một biện pháp để 
nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của 
Nhà nước nói riêng và nguồn lực của xã hội 
nói chung. 
- Đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân và 
cán bộ cơ sở nâng cao năng lực, nhằm giúp các 
địa phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn và 
triển khai các dự án ứng dụng công nghệ tiên 
tiến thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - 
xã hội của địa phương. 
2. Mục tiêu cụ thể 
- Chuyển giao và ứng dụng ít nhất 900 
công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới vào 
các khâu: sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; 
nâng cao hiệu quả sản xuất các nông sản và các 
mặt hàng phải nhập khẩu; phát triển chăn nuôi 
theo hướng công nghiệp; nuôi trồng thủy sản 
gắn với chế biến, khôi phục và phát triển ngành 
nghề nông thôn; phát triển công nghệ sử dụng 
năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng 
lượng khí sinh học (biogas); ứng dụng công 
nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn 
và miền núi, hải đảo. 
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao 
năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án 
cho ít nhất 1.000 lượt cán bộ quản lý ở địa 
phương. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 
1.800 cán bộ kỹ thuật địa phương và 40.000 
nông dân để có một mạng lưới cộng tác viên 
trực tiếp ở địa phương, những người thường 
xuyên bám sát địa bàn giúp nông dân tiếp tục 
triển khai dự án khi cán bộ chuyển giao công 
nghệ đã rút khỏi địa bàn. 
THÔNG TIN KH&CN - SỐ 4/2011 1
- Hỗ trợ hình thành ít nhất 60 doanh 
nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ mới, 
tiên tiến ở khu vực nông thôn và miền núi, 
trong đó có ít nhất 25 doanh nghiệp ứng dụng 
nông nghiệp công nghệ cao. 
- Xây dựng và triển khai các chuyên đề 
giới thiệu và phổ biến kiến thức khoa học, tập 
huấn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại 
chúng ở Trung ương và các địa phương trong 
cả nước. 
II. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 
TRÌNH 
1. Các dự án ứng dụng và chuyển giao 
khoa học và công nghệ 
Các dự án ứng dụng và chuyển giao khoa 
học và công nghệ được hình thành theo các 
nhóm gắn với các mục tiêu và nội dung cụ thể 
sau đây: 
- Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo bảo 
đảm an ninh lương thực và chất lượng gạo xuất 
khẩu. 
- Phát triển sản xuất các loại nông sản 
nhiệt đới, dược liệu có lợi thế so sánh cao (cà 
phê, điều, tiêu, chè, cao su, cây dược liệu, 
quả nhiệt đới,…) theo hướng nông nghiệp an 
toàn. 
- Nâng cao hiệu quả sản xuất các mặt 
hàng phải nhập khẩu (hàng thay thế nhập khẩu) 
như: bông, cây dầu thực vật, cây làm nguyên 
liệu giấy, nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, 
nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học 
- Ứng dụng thiết bị và công nghệ tiên 
tiến, công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất, 
chế biến, bảo quản trong các ngành nông, lâm, 
ngư, diêm nghiệp và các ngành sử dụng nguyên 
liệu tái để có giá thành hạ, chất lượng cao. 
- Ứng dụng công nghệ cao trong nông 
nghiệp để sản xuất các loại nông sản quý, các 
loại đặc sản, rau, hoa, nấm ở quy mô công 
nghiệp. 
- Phát triển nuôi thuỷ sản gắn với chế 
biến hiện đại, các hình thức nuôi công nghiệp, 
nuôi sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, bảo 
vệ nguồn lợi. 
- Phát triển chăn nuôi theo hướng công 
nghiệp, quy mô trang trại phù hợp, khép kín từ 
sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ. 
- Phát triển ngành nghề nông thôn sử 
dụng máy công cụ cải tiến, cơ khí hóa các khâu 
sản xuất, nâng cao chất lượng lao động. 
- Phát triển công nghệ sử dụng năng 
lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện nhỏ, 
năng lượng khí sinh học (biogas) phục vụ sản 
xuất và đời sống ở nông thôn. 
- Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để 
cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công 
nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, 
phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; các công nghệ 
tiên tiến về tưới tiêu, tiết kiệm nước cho vùng 
gò đồi, vùng khô hạn. 
- Xử lý môi trường nông thôn. 
- Công nghệ thông tin phục vụ công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao dân trí 
nông nghiệp, nông thôn. 
2. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ 
- Đào tạo, tập huấn ngắn hạn theo hai 
hình thức: 
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực 
quản lý và tổ chức triển khai các dự án cho đội 
ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa 
phương, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, 
khuyến ngư và cán bộ thuộc các cơ quan khoa 
học, những người trực tiếp tham gia chuyển 
giao công nghệ; 
Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho địa 
phương, tập huấn kỹ thuật cho nông dân để tạo 
mạng lưới cán bộ kỹ thuật và cộng tác viên trực 
tiếp ở địa phương tiếp tục nhân rộng và phổ cập 
các kết quả của Chương trình khi cán bộ 
chuyển giao công nghệ rút khỏi địa bàn. 
3. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền 
Hoạt động thông tin, tuyên truyền của 
Chương trình bao gồm các nội dung chính sau: 
- Xây dựng và triển khai các chuyên đề 
giới thiệu về hoạt động của Chương trình và 
phổ biến kiến thức khoa học, tập huấn kỹ thuật 
trên các phương tiện thông tin đại chúng ở 
Trung ương và địa phương. Mở rộng các hình 
thức đưa tin, viết bài trên các báo viết, tạp chí 
chuyên ngành. 
- Xuất bản các ấn phẩm về tổng kết kinh 
nghiệm, những bài học từ việc ứng dụng, 
chuyển giao, phổ biến, triển khai, nhân rộng kết 
quả và các vấn đề khác của Chương trình. 
- Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ, cơ 
sở dữ liệu chuyên gia phục vụ phổ biến khoa 
học, chuyển giao công nghệ vào địa bàn nông 
thôn và miền núi. 
Điều 2. Kinh phí thực hiện Chương trình 
THÔNG 2 TIN KH&CN SỐ 4/2011
1. Kinh phí để thực hiện Chương trình dự 
kiến là 1.200 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách sự 
nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương là 
500 tỷ đồng, từ ngân sách sự nghiệp khoa học 
và công nghệ địa phương là 100 tỷ đồng, còn 
lại là kinh phí đối ứng từ các nguồn hợp pháp 
khác. 
2. Hằng năm Bộ Khoa học và Công 
nghệ, Bộ Tài chính thống nhất cân đối kinh phí 
từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ 
Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ thuộc 
Chương trình do Trung ương trực tiếp quản lý 
và hỗ trợ các địa phương thực hiện các dự án 
được ủy quyền quản lý. 
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố 
trực thuộc Trung ương cân đối kinh phí từ ngân 
sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của các 
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng 
với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để 
thực hiện các dự án. 
Điều 3. Tổ chức thực hiện Chương trình 
1. Thời gian thực hiện Chương trình: từ 
2011 đến 2015. 
2. Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương 
trình 
- Năm 2011 - 2013: triển khai đồng bộ 
các nội dung của Chương trình. 
- Năm 2013: sơ kết tình hình và kết quả 
thực hiện, rút kinh nghiệm việc tổ chức triển 
khai thực hiện Chương trình, đồng thời tiến 
hành điều chỉnh một số nội dung, nhiệm vụ 
trong kế hoạch tổng thể của Chương trình cho 
phù hợp với thực tế. 
- Năm 2014 - 2015: tiếp tục triển khai 
các nội dung của Chương trình theo kế hoạch 
tổng thể đã điều chỉnh. 
- Năm 2015: tổng kết kết quả thực hiện 
Chương trình. 
3. Cơ quan tổ chức thực hiện Chương 
trình: 
a) Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và 
Công nghệ. 
b) Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban 
Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, 
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc 
Trung ương. 
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan có 
liên quan 
1. Bộ Khoa học và Công nghệ: 
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan 
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban 
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung 
ương sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh cơ chế 
quản lý Chương trình. 
b) Tổ chức triển khai thực hiện Chương 
trình; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và định kỳ 
hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình 
hình triển khai thực hiện Chương trình. 
c) Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình 
và Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo Chương 
trình. Ban Chỉ đạo Chương trình do Bộ trưởng 
Bộ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng ban, 
một Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 
làm Phó trưởng ban thường trực và thành viên 
Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, 
Ủy ban Dân tộc và một số Bộ, ngành có liên 
quan. 
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ 
Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung và 
điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính của Chương 
trình. 
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố 
trực thuộc Trung ương tổ chức và huy động các 
nguồn lực, lồng ghép nội dung của các dự án 
thuộc Chương trình, đặc biệt là các dự án được 
ủy quyền với các dự án thuộc Chương trình 
mục tiêu quốc gia và các Chương trình phát 
triển kinh tế - xã hội khác để chỉ đạo triển khai 
thực hiện trên địa bàn. 
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi 
hành kể từ ngày ký. 
Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ 
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc 
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, 
thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ 
quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành 
Quyết định này./. 
KT. THỦ TƯỚNG 
PHÓ THỦ TƯỚNG 
(Đã ký) 
Nguyễn Thiện Nhân 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 3
UỶ BAN NHÂN DÂN 
TỈNH HOÀ BÌNH 
Số: 1748/QĐ-UBND 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Hoà Bình, ngày 26 tháng 9 năm 2011 
QUYẾT ĐỊNH 
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng 
nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 
tháng 11 năm 2003; 
Căn cứ Quyết định số 1244/QĐ- 
TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ 
tướng Chính phủ về việc phê duyệt 
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa 
học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011- 
2015; 
Căn cứ Thông tư số 19/2011/TT-BKHCN 
ngày 26 tháng 7 năm 2011 của 
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ 
Quy định tổ chức quản lý hoạt động 
Chương trình khoa học và công nghệ 
trọng điểm nhà nước giai đoạn 2011- 
2015; 
Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ- 
UBND ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Uỷ 
ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Kế hoạch 
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 
2015; 
Xét đề nghị của Giám đốc Sở 
Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 
19/TTr-SKHCN ngày 16/9/2011, 
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1. Phê duyệt phương hướng, 
nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học 
và công nghệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 
2011-2015, với các nội dung sau: 
I. Phương hướng. 
- Phát triển khoa học và công 
nghệ phải xuất phát từ nhiệm vụ và mục 
tiêu Kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường 
sinh thái và giữ vững an ninh, quốc phòng. 
- Nghiên cứu phát triển khoa học 
và công nghệ góp phần xây dựng luận cứ 
chính sách quản lý. 
- Phát triển khoa học và công 
nghệ dựa trên “lợi thế của người đi sau” 
trên cơ sở khai thác có hiệu quả những lợi 
thế so sánh của tỉnh. 
- Ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng, 
chuyển giao công nghệ tạo bước đột phá 
về năng suất và hiệu quả trong từng ngành, 
lĩnh vực của nền kinh tế, đồng thời chú 
trọng đến tăng cường năng lực nội sinh về 
khoa học và công nghệ của tỉnh. 
- Phát triển khoa học và công 
nghệ trên cơ sở nâng cao dân trí, nguồn 
nhân lực để khai thác tiềm năng sẵn có của 
tỉnh. 
II. Mục tiêu. 
1. Mục tiêu tổng quát 
Phát triển khoa học và công nghệ 
phải góp phần đẩy nhanh quá trình Công 
nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh theo 
hướng phát triển bền vững, nhằm đạt được 
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai 
đoạn 2011-2015. Nâng cao trình độ phát 
triển khoa học và công nghệ của tỉnh lên 
mức trung bình của cả nước theo các tiêu 
chí về nguồn nhân lực khoa học và công 
nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu và triển 
khai, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, để 
hoạt động khoa học và công nghệ đủ 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
4
mạnh, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh 
tế - xã hội và trở thành công cụ đắc lực 
cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại 
hoá của tỉnh. 
2. Mục tiêu cụ thể 
- Xác định và tổ chức triển khai có 
hiêui quả các chương trình khoa học và 
công nghệ cấp tỉnh phục vụ một số ngành, 
lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng yếu như: 
Nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, 
giao thông vận tải, y tế, giáo dục và đào 
tạo, khoa học và công nghệ, thông tin và 
truyền thông, tài nguyên – môi trường, 
khoa học xã hội và nhân văn, quốc phòng, 
an ninh... 
- Nâng cao năng lực làm chủ, cải 
tiến công nghệ, xây dựng thương hiệu sản 
phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất 
lượng tiên tiến góp phần hiện đại hoá và 
tăng cường năng lực cạnh tranh của một số 
sản phẩm chủ lực trong ngành nông lâm 
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. 
- Huy động mọi tổ chức, cá nhân 
thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là 
khu vực doanh nghiệp đầu tư cho hoạt 
động khoa học và công nghệ dưới nhiều 
hình thức khác nhau để tăng các nguồn 
đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho Khoa 
học và công nghệ. Tăng cường liên kết các 
hoạt động khoa học và công nghệ với các 
cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ 
ngoài tỉnh. 
III. Nhiệm vụ khoa học và công 
nghệ chủ yếu 
1. Khoa học và công nghệ phục vụ 
phát triển nông thôn - miền núi. 
- Xây dựng mô hình ứng dụng 
tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác, phát 
triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế 
vườn nhà bằng những cây ăn quả có múi, 
chè, vườn rừng... 
- Thúc đẩy phát triển nuôi trồng 
thuỷ sản nước ngọt, chăn nuôi trâu bò thịt 
hàng hoá, lợn bản địa, cây trồng đặc sản 
tạo ra sản phẩm hàng hoá có năng suất, 
chất lượng tốt. 
- Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại 
của công nghệ sinh học (nuôi cấy mô, 
công nghệ tế bào, công nghệ gien, công 
nghệ vi sinh và enzim...) trong việc chọn 
và nhân giống cây trồng, vật nuôi; sử dụng 
rộng rãi, hợp lý các chất kích thích tăng 
trưởng, các loại phân bón sinh học, các 
chất bảo vệ thực vật sinh học. 
- Xây dựng mô hình làng nghề 
truyền thống, hỗ trợ kỹ thuật cho một số 
nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. 
- Nghiên cứu xây dựng các biện 
pháp bảo tồn và khai thác nguồn gien quý, 
dược liệu quý tại một số vùng núi của tỉnh, 
bảo tồn và phat huy những giá trị văn hóa 
đặc sắc của đồng bào các dân tộc. 
-Nghiên cứu xây dựng các giải 
pháp tăng cường nguồn nhân lực khoa học 
và công nghệ cho miền núi, đồng bào dân 
tộc, xây dựng cơ chế phù hợp để đào tạo 
nguồn nhân lực KH&CN là con em đồng 
bào dân tộc 
2. Hộ trợ KH&CN, đổi mới công 
nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn 
tỉnh. 
- Hộ trợ các doanh nghiệp trên địa 
bàn tỉnh tiếp cận và ứng dụng công nghệ 
mới, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch. 
- Từng bước thúc đẩy các doanh 
nghiệp tiến hành nghiên cứu, đổi mới công 
nghệ, tăng cường xuất khẩu trong quá 
trình hội nhập quốc tế. 
- Hỗ trợ doanh nghiệp xác lập và 
thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ, áp 
dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. 
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia 
hội chợ công nghệ, trình diễn mua bán 
công nghệ. 
- Đẩy mạnh xã hội hóa KH&CN 
bằng mô hình gắn kết giữa cơ quan quản 
lý nhà nước, nhà khoa học và doanh 
nghiệp. 
3. Lĩnh vực khoa học xã hội và 
nhân văn 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
- Nghiên cứu thực trạng và đề 
xuất giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi 
thế, khắc phục những bất lợi thế của tỉnh 
trong qua trình phát triển kinh tế-xã hội 
5 
phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà 
nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. 
- Nghiên cứu áp dụng các thành 
tựu về khoa học xã hội và nhân văn trong 
thực tiễn các hoạt động kinh tế-xã hội: 
Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế- 
xã hội, các mô hình đổi mới phù hợp với 
từng thời kỳ phát triển và đặc thù địa 
phương; 
- Nghiên cứu về nguồn nhân lực, 
bản sắc văn hóa dân tộc và cải cách hành 
chính địa phương; 
- Nghiên cứu áp dụng các thành 
tựu mới về khoa học quản lý vào các hoạt 
động quản lý nhà nước nhằm cung cấp các 
luận cứ khoa học cho việc hoạch định các 
chủ trương, chính sách của tỉnh; 
- Phát hiện và khai thác các tri 
thức và văn hóa bản địa, văn hóa dân tộc; 
- Nghiên cứu các chính sách về 
nông nghiệp, nông thôn và nông dân gắn 
với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất 
nước; 
- Nghiên cứu phong tục tập quán, 
lễ hội, văn hóa dân gian phục vụ cuộc sống 
và lao động sản xuất của các dân tộc trên 
địa bàn, đề xuất giải pháp gìn giữ bản sắc 
văn hóa trong tỉnh. 
4. Chương trình Khoa học và 
Công nghệ phục vụ sự nghiệp giáo dục 
đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 
- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ 
thuật công nghệ tiên tiến, các mô hình và 
giải pháp để nâng cao năng lực chuẩn đoán 
và điều trị, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 
Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề xuất các 
mô hình, giải pháp phòng chống và điều trị 
các bệnh, dịch nguy hiểm, các bệnh không 
lây nhiễm. Nghiên cứu mô hình và các giải 
pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả 
quản lý nhà nước về y tế như: quản lý 
dược phẩm, chất lượng , vệ sinh an toàn 
thực phẩm; vệ sinh môi trường, nâng cao 
năng lực hoạt động của y tế cơ sở... 
- Chăm lo phát triển nguồn nhân 
lực, tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân 
lành nghề. Tập trung ứng dụng các tiến bộ 
khoa học, công nghệ, các kết quả khoa học 
xã hội – nhân văn vào việc xây dựng nội 
dung đào tạo, tạo dựng cơ sỏ khoa học của 
việc phân bổ, sử dụng hợp lý đội ngũ cán 
bộ quản lý tạo điều kiện để phát huy trí 
tuệ, tài năng của họ. 
5. Lĩnh vực điều tra cơ bản, khai 
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên 
nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với 
biến đổi khí hậu. 
- Ứng dụng các công nghệ mới 
trong điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng 
tài nguyên khoáng sản, đất đai làm cơ sở 
cho việc khai thác và sử dụng hợp lý tài 
nguyên. 
- Nghiên cứu ứng dụng các công 
nghệ và phương pháp hiện đại trong quan 
trắc, thu thập, xử lý và quản lý các giữ liệu 
về tài nguyên và môi trường; 
- Nghiên cứu ứng dụng các thành 
tựu khoa học và công nghệ mới nhằm hạn 
chế, ngăn chặn xử lý suy thoái, ô nhiễm 
môi trường đặc biệt là trong các cơ sở sản 
xuất, khu công nghiệp các làng nghề. 
- Điều tra nguông gen, các giải 
pháp bảo đảm sự đa dạng sinh học; 
- Nghiên cứu sử dụng các nguông 
năng lượng mới, ứng dụng các công nghệ 
tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện 
môi trường, ứng dụng các công nghệ mới 
trong tái chế chất thải; 
- Nghiên cứu đề xuất các giải 
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. 
6. Đổi mới hệ thống quản lý nhà 
nước về KH&CN và tổ chức hoạt động về 
KH&CN. 
- Kiện toàn hệ thống quản lý 
KH&CN cấp huyện, thành phố. Xây dựng 
quy chế hoạt động của hệ thống quản lý 
KH&CN cấp huyện, cấp thành phố. 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
6
- Kiện toàn và phát triển hệ thống 
các Hội KH&CN cấp ngành và huyện, 
thành phố để nâng cao hiệu quả hoạt động. 
- Hỗ trợ một số doanh nghiệp có 
quy mô lớn hình thành các đơn vị nghiên 
cứu và triển khai phục vụ cho các hoạt 
động sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp 
thuộc một số lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực có 
thế mạnh của tỉnh. 
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng 
của khoa học và công nghệ: Tăng cường 
cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học cho 
các cơ sở nghiên cứu và triển khai của tỉnh 
theo hướng ưu tiên. 
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin 
khoa học và công nghệ và sở hữu trí tuệ để 
đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, lựa chọn công 
nghệ cho các doanh nghiệp sau đó là hệ 
thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác 
nghiên cứu khoa học và triển khai thực 
nghiệm, công tác đào tạo. 
IV. Giải pháp thực hiện 
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ 
đạo thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, 
chính quyền đối với khoa học và công 
nghệ. Gắn khoa học và công nghệ với phát 
triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ chế, 
chính sách của tỉnh: Khoa học và công 
nghệ góp phần phát triển lĩnh vực mũi 
nhọn, khâu đột phá trong tăng trưởng và 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khoa học vầ 
công nghệ góp phần phát triển nông, lâm, 
thuỷ sản và nông thôn theo hướng công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển công 
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ 
tầng, quản lý, bảo vệ tài nguyên và cải 
thiện môi trường sinh thái thực hiện phát 
triển hài hoà giữa kinh tế và xã hội. 
2. Giải pháp nhằm tăng cường 
tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh 
Hoà Bình: Xây dựng và phát triển thị 
trường khoa học và công nghệ, phát triển 
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ 
của tỉnh; phát triển các nguồn tài chính 
đầu tư cho khoa học và công nghệ; Tăng 
cường cơ sở vật chất kỹ thuật và thông tin 
cho hoạt động khoa học và công nghệ; 
khai thác, tận dụng năng lực khoa học và 
công nghệ trong nước và quốc tế; Tạo môi 
trường thể chế và các chính sách thích hợp 
để thu hút cán bộ khoa học và công nghệ 
trẻ, các chuyên gia ngoài tỉnh đến công tác 
ở tỉnh; nâng cao năng lực của đội ngũ quản 
lý khoa học và công nghệ của tỉnh. 
3. Giải pháp khoa học và công 
nghệ trong điều kiện biến đổi khí hậu: Các 
nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng phó 
với biến đổi khí hậu; xây dựng cơ chế, 
chính sách phù hợp khuyến khích tổ chức, 
cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn ứng 
dụng khoa học và công nghệ, đổi mới công 
nghệ (Công nghệ mới, công nghệ sạch 
nhằm giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm 
môi trường) trong việc khắc phục, giảm 
thiểu các tác động tiêu cực do biến đổi khí 
hậu gây nên. 
4. Giải pháp nâng cao hiệu lực, 
hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về 
khoa học và công nghệ, tăng cường công 
tác tuyên truyền về khoa học và công nghệ 
trên các phương tiện thông tin đại chúng. 
Điều 2. Giao Sở Khoa học và 
Công nghệ chủ trì, phối hợp với các 
sở,ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các 
huyện, thành phố hướng dẫn triển khai 
thực hiện.Đ 
iều 3. Quyết định này có hiệu 
lực thi hành kể từ ngày ký 
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban 
nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ 
trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban 
nhân dân các huyện, thành phố chịu trách 
nhiệm thi hành Quyết định này./. 
KT. CHỦ TỊCH 
PHÓ CHỦ TỊCH 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
(Đã ký) Nguyễn Văn Dũng 
NHIỀU TIẾN BỘ KH&CN ĐÃ 
ĐƯỢC CHUYỂN GIAO TẠI HÒA 
BÌNH 
rong ba năm (2008 – 2010), Hòa Bình 
đã “mạnh tay” chi hơn 28 tỷ đồng cho 
T 
hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và 
công nghệ (KH&CN) vào đời sống, sản xuất và 
thu được những kết quả nhất định. Hòa Bình đã 
triển khai 48 đề tài, dự án với tổng kinh phí 
thực hiện trên 15 tỷ đồng chiếm 53% kinh phí 
sự nghiệp khoa học. Đây được coi là “đòn bẩy” 
thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình. 
Biến chuyển từ những dự án 
Hoà Bình đã triển khai thành công nhiều dự án 
mang tính chiến lược, có vai trò to lớn đối với 
đời sống, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
Theo báo cáo của UBND tỉnh, tấc độ tăng trưởng 
kinh tế (GDP) quý I năm 2010 đạt 10,95%. Đơn 
cử như dự án “Xây dựng mô hình phát triển một 
số chủng loại cây ăn quả ôn đới phục vụ phát 
triển kinh tế - xã hội” tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò – 
huyện Mai Châu với kinh phí lên đến hơn 1,4 tỷ 
đã đạt được kết quả ban đầu. Dự án đã nghiệm 
thu và được đánh giá là hướng đi mới trong việc 
thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây 
trồng. Trong 3 năm thực hiện, dự án đã đào tạo, 
tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho 320 lượt 
người tham gia, xây dựng các mô hình vườn cây 
ăn quả ôn đới (đào, mận, hồng bằng giống mới, 
mỗi loại 3 ha). Bên cạnh đó, dự án còn xây dựng 
thêm nhiều vườn ươm giống và ghép cải tạo 
vườn tạp,... 
Ông Sùng A Minh, một người dân xã Pà Cò 
cho biết, từ khi dự án xây dựng mô hình phát 
triển cây ăn quả ôn đới được thực hiện, đời sống 
người dân tộc Mông đã thay đổi căn bản. Cây 
thuốc phiện được trồng thay thế bằng cây ăn quả. 
Người dân không chỉ có cái ăn, cái mặc mà còn 
có tiền dành dụm trong nhà. 
Được biết, trong thời gian tới, Hoà Bình sẽ tiếp 
tục thực hiện các dự án như: Xây dựng mô hình 
trồng và chế biến cây dược liệu theo hướng sản 
xuất hàng hoá tại huyện Cao Phong; ứng dụng 
công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp động cơ 
Diezel để cấp điện cho vùng đặc biệt khó khăn, 
… Đây là những dự án có triển vọng trong việc 
phát triển kinh tế - xã hội ở Hoà Bình. 
Trong những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ 
kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng được coi 
là nhiệm vụ trọng tâm. Có nhiều đề tài nghiên 
cứu được ứng dụng vào thực tế, đem lại hiệu quả 
cao như: phục tráng giống nếp cẩm tại huyện 
Kim Bôi, giống lúa chịu rét Đài Bắc 8 tại huyện 
Tân Lạc; chọn lọc và bảo tồn, nhân giống lợn bản 
địa tại Pà Cò – Mai Châu, sản xuất giống cá Lăng 
chấm bằng phương pháp nhân tạo; phục hồi quýt 
cổ tại xã Nam Sơn – Tân Lạc,… 
Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất giống cây 
và rau, hoa tại một số xã vùng cao huyện Tân 
Lạc gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã giúp phục hồi 
1.044 cây quýt cổ, lựa chọn cây ưu tú để sản xuất 
cây giống cung cấp cho nông dân trồng khoai 
tây, su su và xây dựng mô hình trồng hoa 
thương phẩm. Từng bước tạo ra sản phẩm hàng 
hoá để phục vụ cho liên kết 4 nhà trong sản xuất 
và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình đang được triển 
khai tại các xã vùng cao tạo thành vùng sản xuất 
hàng hoá góp phần xóa đói giảm nghèo cho tỉnh. 
Nhờ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công 
nghệ, Hòa Bình cũng đã lưu giữ được nguồn gen 
50 giống tại Kim Bôi và Thành phố Hoà Bình và 
tiến hành phục tráng được 02 giống Đài bắc số 8 
và giống nếp cẩm. Với việc thực hiện đề tài này, 
Hòa Bình đã có nhiều kết quả khả quan trong 
việc thu thập, bảo tồn các giống bản địa, lưu giữ 
nguồn gien quý, phục tráng nhiều giống lúa để 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
7 
8
mở rộng diện tích, đưa ngành nông nghiệp phát 
triển hơn nữa. 
Tiếp tục đầu tư để có những bước đi đột 
phá 
Bà Cù Việt Hà – Giám đốc Sở KH&CN Hoà 
Bình cho biết: Hoạt động KH&CN của tỉnh Hoà 
Bình hàng năm đã được triển khai 
đảm bảo kế hoạch đề ra, công 
tác tổ chức thực hiện đã có 
nhiều đổi mới, đặc biệt với 
hoạt động triển khai thực hiện 
đề tài, dự án. Các đề tài, dự án 
được chọn lọc thực hiện đã 
cung cấp luận cứ khoa học 
cho việc đề ra chủ trương, 
chính sách của tỉnh về phát 
triển kinh tế - xã hội và nghiên 
cứu ứng dụng, chuyển giao 
tiến bộ khoa học kỹ thuật phục 
vụ phát triển kinh tế nông 
nghiệp, nông thôn,đảm bảo an 
ninh lương thực. 
Việc lập thị trường KH&CN 
được quan tâm đã góp phần 
tạo điều kiện, khuyến khích 
các doanh nghiệp tìm kiếm, 
đổi mới công nghệ sản xuất, 
nâng cao chất lượng sản phẩm 
hàng hoá. 
Để khoa học thực sự tạo 
bước đột phá, Hoà Bình cần 
tăng cường hơn nữa công tác 
quản lý KH&CN địa phương, 
tăng cường công tác đào tạo, 
tăng cường dự án thuộc 
chương trình nông thôn miền 
núi, có cơ chế hỗ trợ Chương 
trình 119 của Chính Phủ 
chuyển giao công nghệ cho 
phù hợp với quy mô vừa và 
nhỏ tại địa phương. Cùng với 
đó, sẽ đẩy mạnh việc ứng 
dụng tiến bộ KH&CN tại các 
huyện trên địa bàn tỉnh để Hòa 
Bình có những bước đi đột 
phá trong thời gian tới, đưa 
mức thu nhập bình quân đầu 
người tăng lên, nền kinh tế - xã hội của tỉnh có những bước tiến dài 
hơn nữa. 
Nguyễn Trần 
(Theo báo Tin tức/TTXVN) 
GI NG NGÔ LAI M Ố ỚI GHI ĐIỂM Ở ĐẤT ĐÀ BẮC 
rạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Đà Bắc đã phối 
kết hợp với Công ty ngô Sygenta Việt Nam triển khai mô 
T 
hình khảo nghiệm giống ngô mới NK6326 với diện tích 
1.500m 2 tại xóm Trúc Sơn- xã Toàn Sơn, giống NK67 là 
3.000 m2 tại xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn. 
Theo bà Đinh Thị Quyết trưởng Trạm Khuyến nông - 
Khuyến lâm Đà Bắc: Mô hình thử nghiệm nhằm đánh giá tiềm 
năng, năng suất, sự thích ứng của giống ngô lai NK67, 
NK6326 với điều kiện sinh thái trên các loại đất đồi, đặc tính 
chịu hạn, từ đó chuyển giao cho nông dân, giúp bà con chuyển 
đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. 
Qua quá trình theo dõi sát sao tại các điểm trình diễn cho 
thấy ưu điểm nổi bật của NK67, NK6326 là : thời gian sinh 
trưởng trung bình ở miền Bắc 110 - 115 ngày, cứng cây chống 
đổ tốt ,ít sâu bệnh, chiều cao cây 190 – 210 cm, lá bi mỏng bao 
kín bắp, khi chín thân lá còn xanh( có thể tận dụng làm thức ăn 
cho trâu bò) , hạt đóng múp đầu chiều cao đóng bắp 68- 75 cm, 
chiều dài bắp 18- 20 cm,14- 16 hàng, số hạt/hàng 38- 40 hạt , tỉ 
lệ hạt/ bắp cao (90%), trọng lượng 1000 hạt 300 - 320 gam, 
màu hạt vàng cam , bóng đẹp, hàm lượng tinh bột tương đối 
cao, đặc biệt cây thân đứng lá gọn có thể trồng với mật độ dày 
57.000- 71.000 cây/ha, tiềm năng năng suất cao 11- 12 tấn/ha. 
Điểm khác biệt của NK 6326 so với các giống khác trong dòng 
ngô NK là đặc tính nông học riêng của giống có 1- 2 bắp chẽ 
nhỏ xung quanh bắp chính tuy nhiên không ảnh hưởng gì tới 
năng suất của giống. Trong quá trình trồng thí điểm vẫn còn 
một số khó khăn, trở ngại như : nông dân chưa thực hiện bón 
đúng lượng phân theo yêu cầu, đầu vụ rét đậm kéo dài, thời tiết 
khắc nghiệt nắng nóng kéo dài ở giữa vụ và cuối vụ vào thời 
điểm ngô phun râu trỗ cờ nhưng giống ngô lai NK67 và 
NK6326 vẫn cho năng suất cao. 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
Với những tỉnh miền núi 
phía Bắc như Sơn La, Hòa 
Bình,... bà con nông chủ yếu 
trồng ngô nên việc có được 
giống ngô phù hợp sẽ tạo cơ 
hội đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, mang lại thu nhập cao. Với 
nhiều đặc tính ưu việt như NK 6326 thực sự mở ra triển vọng, có 
thể triển khai sản xuất trên diện rộng, nhất là những vùng đất khô 
hạn, giúp người dân xoá nghèo, làm giàu. 
TTXVN 
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH TÌM HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG RAU AN TOÀN 
Theo thống kê mới đây, diện tích vùng 
rau toàn thành phố Hòa Bình dao động 
trong khoảng 250 ha – 300 ha. Với sản 
lượng bình quân trên 6.000 tấn/năm, đảm 
bảo 50% lượng rau phục vụ cho nhu cầu của 
cư dân trong thành phố, trong đó có khoảng 
hơn 20% lượng rau đảm bảo các tiêu chí sản 
xuất rau an toàn. 
Thống Nhất, Dân Chủ, Trung Minh, Sủ Ngòi, 
Yên Mông, Hòa Bình và Tân Hòa là những xã, 
phường tiếp tục triển khai, duy trì mô hình sản 
xuất rau an toàn. Ông Nguyễn Đức Nị - Phó 
Chủ tịch UBND xã Sủ Ngòi chia sẻ: Diện tích 
đất nông nghiệp có xu hướng thu hẹp, những 
năm qua, xã đã tập trung chỉ đạo bà con nông 
dân chuyển diện tích lúa cấy sang trồng rau 
các loại cho thu nhập khá hơn. Một số diện 
tích chân ruộng cao không cấy được cũng 
chuyển sang trồng các lọai rau, củ, quả. Hiện 
nay, xã vẫn duy trì từ 9- 10 ha rau an toàn, chủ 
yếu ở các xóm 1, 2, 4, 5 và 7 với trên 40 hộ 
tham gia. Có vài khó khăn trong sản xuất rau 
an toàn mà các hộ nông dân ở đây gặp phải là 
việc cung cấp nguồn nước tưới chưa đảm bảo, 
diện tích đất ở một vài khu, xóm chưa được 
tập trung. Tuy nhiên, với việc áp dụng các quy 
trình trồng rau an toàn, nông dân các xóm đã 
giảm bớt đáng kể chi phí phân bón, chủ động ủ 
phân xanh hoai mục để bón cho rau, vừa cải 
tạo đất mà vẫn đảm bảo chất lượng rau màu 
cung cấp ra thị trường. 
5 – 6 năm qua, các hộ gia đình ông 
Nguyễn Văn Sỏn, Nguyễn Văn Tán cùng hàng 
chục hộ khác ở xóm 5, xã Sủ Ngòi đã kiên trì 
sản xuất rau an toàn mang lại giá trị cao, thu 
nhập thường xuyên, ổn định với diện tích canh 
tác trên, dưới 1.000 m2/hộ. Ông Sỏn cho biết: 
Diện tích đất trồng rau của gia đình cho thu 
hoạch quanh năm. Làm rau an toàn tuy có cầu 
kỳ, vất vả hơn trong chăm sóc, đổi lại, sản 
phẩm rau, củ, quả làm ra đến đâu tiêu thụ hết 
đến đó. Mùa nào, thức nấy, ruộng nhà ông 
trồng đủ các loại rau như rền, đay, mồng tơi, 
ngót, cải… phục vụ thị trường. Gần như cứ 
cách vài ngày, rau nhà ông lại cho cắt, bán. 
Nhẩm tính, mỗi lần cắt, bán như vậy, ông thu 
về từ 300 – 400.000 đồng. 
Các điểm sản xuất rau an toàn đang duy trì 
ở xã Thống Nhất với 6,8 ha, Dân Chủ 6 ha, 
Trung Minh 6 ha, Sủ Ngòi 9,5 ha, Tân Hòa 2 
ha. Mới đây, với sự hỗ trợ kỹ thuật của trạm 
BVTV thành phố, mô hình sản xuất rau an 
toàn được nhân rộng tại 2 xã Yên Mông và 
Hòa Bình. Theo ông Tạ Ngọc Doanh – Phó 
phòng Kinh tế thành phố, vào vụ đông, diện 
tích rau an toàn phát triển mạnh hơn. Bà con 
tuy tích cực gieo trồng theo hướng dẫn, tập 
huấn nhưng ở một số mô hình trồng rau an 
toàn sinh học của xã Thống Nhất và Hòa Bình, 
diện tích các vụ ngày càng ít đi. Ông Doanh 
cho biết: nguyên nhân chủ yếu khiến người 
dân chưa thực sự chú trọng sản xuất rau an 
toàn, rau an toàn sinh học là phải bỏ ra tương 
đối nhiều công sức chăm sóc, trong khi đó, giá 
trị thu nhập cũng không hơn sản phẩm rau 
canh tác thông thường. Thành phố đã phối hợp 
khảo sát đánh giá mẫu đất, nước ở một số cánh 
đồng rau nhưng chưa hội đủ các điều kiện để 
công nhận và cấp chứng chỉ vùng rau an toàn. 
Thành phố đang tích cực phối hợp với 
Viện Rau, củ, quả Trung ương lập quy hoạch 
sản xuất rau an toàn với mục tiêu phấn đấu 
hoàn thành trong năm 2011 với nhiều hạng 
mục tính đến như nhà sơ chế và bảo quản rau, 
thủy lợi, giao thông, hệ thống nước tưới tiêu, 
nhà lưới kính, hệ thống cung cấp dịch vụ sản 
phẩm… Ngay sau quy hoạch, thành phố triển 
khai tổ chức để nhân dân vùng rau an toàn đi 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
9
vào sản xuất, có sản phẩm rau cung ứng ra thị 
trường. Theo đó, vùng sản xuất rau an toàn có 
diện tích gần 40 ha trồng chuyên canh tại các 
xã Dân Chủ, Thống Nhất, Sủ Ngòi, Yên 
Mông, Hòa Bình. Đồng thời, với bước quy 
hoạch vùng sản xuất rau an toàn, thành phố có 
kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành: 
kinh tế, QLTT, BVTV chức kiểm tra, giám sát 
về sản phẩm rau bên ngoài cung cấp vào thị 
trường, kiên quyết không cho sản phẩm rau 
không đảm bảo an toàn nhập vào thị trường. 
Bùi Minh 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
10
Hai gièng ®Ëu t¬ng cao s¶n míi 
I. Giống đậu tương DT2001 
1. Nguồn gốc 
Giống đậu tương DT2001 là con lai của 2 
giống đột biến DT84 x DT83 do nhóm tác 
giả đứng đầu là PGS.TS. Mai Quang Vinh và 
cộng tác viên thuộc Viện Di truyền Nông 
nghiệp chọn tạo. 
Giống đậu tương DT2001 đã được Bộ Nông 
nghiệp và PTNT công nhận chính thức và bổ 
sung vào danh mục giống cây trồng được 
phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam 
theo Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT, 
ngày 05 tháng 11 năm 2010. 
2. Những đặc tính chủ yếu 
Đậu tương DT2001 có hoa màu tím, lá hình 
tim nhọn, màu xanh đậm, lông nâu nhạt, 
chiều cao cây 45 - 65 cm, thân có 12 - 15 đốt. 
Cây sinh trưởng khoẻ, thời gian sinh trưởng 
90 - 97 ngày (dài hơn DT84 khoảng 5 ngày), 
phân cành vừa phải, cây gọn, phù hợp trồng 
thuần, quả chín màu vàng rơm, số quả chắc 
trên cây 35 - 280 quả. Hạt màu vàng rơm, 
rốn hạt xám nhạt, khối lượng 1.000 hạt 165g. 
Năng suất lý thuyết 30 - 50 tạ/ha, năng suất 
thực tế 20 - 39 tạ/ha, trung bình đạt 18 tạ/ha 
vụ xuân, đông, 25 tạ/ha vụ hè. 
Chất lượng hạt tốt, tỷ lệ prôtêin cao (43,1%), 
dầu béo 18,4% và gluxit 26,9%. Khả năng 
chống đổ khá; chống các bệnh gỉ sắt, sương 
mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ khá. Chịu 
nhiệt tốt, chịu lạnh khá. 
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật 
Giống đậu tương DT2001 thích hợp cho tất 
cả các vùng sinh thái có trồng đậu tương 
thâm canh trong cả nước, thích hợp cả 3 vụ: 
xuân, hè và đông. 
Giống đậu tương DT2001 đã được các tỉnh 
Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây cũ, 
Thái Nguyên, Điện Biên, Đăk Lăk, An 
Giang đưa vào khảo nghiệm sản xuất thành 
công cho năng suất vượt trội các giống đối 
chứng như DT84, MTD178, DN42 từ 15 - 
39% và được chấp nhận mở rộng sản xuất. 
II. Giống đậu tương HL203 
1. Nguồn gốc 
Giống đậu tương HL203 do Viện Khoa học 
kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chọn lọc từ 
giống nhập nội từ Trung tâm nghiên cứu và 
Phát triển Rau màu châu Á (AVRDC). 
Giống HL203 đã được bổ sung và danh mục 
giống cây trồng được phép sản xuất và kinh 
doanh tại Việt Nam theo Thông tư số 
65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và 
PTNT. 
2. Những đặc tính chủ yếu 
Giống đậu tương HL203 có dạng hình gọn, ít 
cành, ít lá, có thể trồng ở mật độ cao. Giống 
có khả năng chống chịu một số sâu bệnh 
chính, trong điều kiện không phun thuốc trừ 
sâu bệnh, giống vẫn cho năng suất khoảng 14 
- 15 tạ/ha trong mùa mưa. Năng suất giống 
trung bình đạt 15 - 17 tạ/ha (vụ thu đông) và 
22 tạ/ha (vụ đông xuân). 
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật 
Giống có khả năng cho năng suất cao ổn 
định và phù hợp trồng trong các mùa trồng 
tại miền Đông Nam Bộ và cao nguyên 
miền Trung. 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 11
PHÁT HIỆN SỚM BỆNH CHO 
CÂY TRỒNG 
àng năm, sự tấn công của virut và 
nấm vào cây trồng làm cho 30% 
H 
số cây trồng bị chết. Đó là lý do tại sao 
cần phải phát hiện sớm bệnh. Tuy 
nhiên, các thử nghiệm trong phòng thí 
nghiệm lại tốn kém và thường mất nhiều 
thời gian. Hiện nay, các nhà nghiên cứu 
tại Đức đang phát triển một thử nghiệm 
nhanh, giá rẻ để sử dụng tại chỗ. 
Do diễn biến của bệnh nhanh tới 
mức ít bà con nông dân khi phát hiện thì 
đã muộn không thể chống lại thiệt hại. Để 
xác định sớm bệnh cho cây trồng, người 
nông dân phải mang mẫu đến phòng thí 
nghiệm. Sau đó, các nhà nghiên cứu 
thường sử dụng phương pháp ELISA, một 
phương pháp phát hiện thông thường dựa 
vào phản ứng kháng thể-kháng nguyên. 
GS Florian Schröper thuộc Viện Sinh học 
phân tử và sinh thái ứng dụng Fraunhofer 
(IME) ở Aachen, Đức cho rằng các thử 
nghiệm nói trên tốn kém mà lại mất tới 2 
tuần mới có được kết quả xét nghiệm. 
Các nhà nghiên cứu tại IME hiện 
đã phát triển một phương pháp thử 
nghiệm mới có tốc độ nhanh để cung cấp 
cho nông dân một phương pháp phân tích 
chi phí thấp ngay tại hiện trường. Cốt lõi 
của thử nghiệm là đầu đọc từ do các nhà 
khoa học tại Viện Peter Grünberg thuộc 
Trung tâm nghiên cứu Jülich, Đức chế 
tạo. Thiết bị này có một số cuộn dây kích 
từ và sắp xếp theo từng cặp. Cuộn dây 
kích từ tạo ra từ trường tần suất cao và 
thấp, trong khi cuộn dây phát hiện đo 
trường hỗn hợp. Nếu các hạt “lọt” ra hiện 
trường, tín hiệu đo được thay đổi. Kết quả 
hiển thị trên màn hình dưới dạng milivon. 
Điều này cho phép đưa ra các kết luận về 
nồng độ của các hạt từ có tại hiện trường. 
Các nhà nghiên cứu sử dụng cơ 
chế này để theo dõi mầm bệnh. Schröper 
cho biết: Những gì chúng tôi phát hiện ra 
không chỉ là virut mà cả các hạt từ liên 
kết với các hạt virut. Đầu tiên, các hạt từ 
được bổ sung kháng thể nên có thể nhằm 
vào mục tiêu cụ thể và làm giảm các mầm 
bệnh. Theo đó, về cơ bản một hạt virut bị 
“mắc” vào một hạt từ. Để đảm bảo hạt 
virut tương xứng với hạt từ, các nhà khoa 
học sử dụng một phương pháp hoạt động 
giống như nguyên tắc ELISA. Họ đưa 
chất chiết từ thực vật vào trong một ống 
lọc rất nhỏ chứa đầy chất nền polime mà 
các kháng thể đặc trưng liên kết. Khi dung 
dịch từ cây trồng (plant solution) đi qua 
ống, các hạt virut bị mắc vào chất nền. 
Tiếp theo bước lọc, các chuyên gia bổ 
sung các hạt từ được thay đổi nhờ các 
kháng thể, làm giảm các kháng nguyên 
trong chất nền. Bước lọc tiếp theo loại bỏ 
toàn bộ các hạt không liên kết. Ống lọc 
sau đó được đặt vào thiết bị trong đầu đọc 
từ để đo nồng độ của các hạt từ. Các nhà 
nghiên cứu đã thu được kết quả khả quan 
trong các thử nghiệm ban đầu liên quan 
đến virut grapevine: các giá trị đo đã đạt 
mức độ nhạy gấp 10 lần phương pháp 
ELISA. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã 
tiến hành mở rộng thử nghiệm cho các 
mầm bệnh khác như bào tử mốc 
Aspergillus flavus. 
NASATI 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
12
NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH : 
MÔ HÌNH PHÙ HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA 
ĐÌNH 
Vũ Văn Đức 
rong những năm trở lại đây, chuyển 
dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã 
T 
trở thành vấn đề bức thiết để đưa nông 
nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Hoà 
Bình nói riêng trở thành ngành kinh tế 
hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
Mặc dù là một tỉnh miền núi, nhưng 
Hoà Bình có hệ thống sông ngòi phân bố 
tương đối đồng đều với nhiều sông lớn: 
sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông 
Lạng, sông Bùi. Đặc biệt hồ Thuỷ điện 
Sông Đà, với diện tích 8.892 ha kéo dài 
từ Sơn La đến Hoà Bình là địa điểm lý 
tưởng để nuôi trồng thuỷ sản. 
Hiện nay, phong trào nuôi cá lồng 
trên Hồ Hoà Bình đang phát triển mạnh, 
đối tượng nuôi chủ yếu là: cá Trắm cỏ, 
đặc điểm cá lớn nhanh, tận dụng thức ăn 
thừa từ sản phẩm nông nghiệp. Nhưng 
nhược điểm cá hay bị chết do dịch bệnh, 
nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Một vài 
hộ nuôi cũng đã tiến hành nuôi cá chiên, 
cá lăng nhưng do đầu tư lớn, chưa chủ 
động được con giống, thời gian nuôi dài 
và khả năng quay vòng vốn lâu nên chưa 
phát triển rộng do người dân vùng hồ 
chưa đủ điều kiện kinh tế để nuôi đại trà 
đối tượng này. Ý thức được vấn đề đó, 
năm 2010, Chi cục Thuỷ sản Hoà Bình 
phối hợp cùng Sở Khoa học và Công 
nghệ đã tiến hành xây dựng mô hình 
nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng bằng 
thức ăn công nghiệp. Sau khi kết thúc, 
mô hình được đánh giá thành công đã 
mang đến một hướng mới cho bà con 
nông dân: nuôi cá rô phi đơn tính thay cho 
các giống đã nuôi truyền thống trước đây. 
Đặc điểm cá rô phi đơn tính 
Cá rô phi là loài cá có khả năng 
sinh sản rất lớn trong ao nuôi cũng như 
các thuỷ vực tự nhiên, sinh sản nhiều lần 
trong năm (từ 6-7 lần/năm ở miền Bắc), 
còn miền Nam hầu như quanh năm. Nên 
trọng lượng cá cái bao giờ cũng nhỏ hơn 
so với cá đực, từ đặc điểm này Viện 
nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã áp 
dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật 
vào sản xuất, chuyển giới cho loài cá này 
để tạo ra đàn cá rô phi toàn đực (rô phi 
đơn tính). Mục đích là làm cho năng suất 
nuôi ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế cao. 
Trong những năm 1994 - 1997, 
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I 
đã nhập nội và thuần hóa rô phi O. 
niloticus từ Philippines và Thái Lan. 
Song song với nhập một số dòng rô phi 
có chất lượng di truyền tốt, Viện Nghiên 
cứu Nuôi trồng thủy sản I đã nhập công 
nghệ chuyển giới tính loài cá này. Ngay 
từ những năm 1995 - 1996 quy trình: 
“Công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn 
tính bằng 17α Methyltestosterone” đã 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
13
được ứng dụng ổn định ở Việt Nam và 
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1996 - 
1998, quy trình này đã được Bộ Thủy 
sản cho phép thực hiện dự án “Sản xuất 
thử, thử nghiệm Sản xuất cá giống cá rô 
phi đơn tính bằng 17α 
Methyltestosterone”. Từ năm 2002 Bộ 
Thủy sản cho phép Viện nghiên cứu 
Nuôi trồng thủy sản I chuyển giao công 
nghệ này cho tất cả các cơ sở sản xuất 
giống thủy sản trong cả nước Việt Nam. 
Chính vì thế, nguồn cung con giống rất 
chủ động và dồi dào 
Một số kết quả đạt được của mô 
hình khảo nghiệm 
Địa điểm xây dựng mô hình được lựa 
chọn là xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. 
Đây là một xã thuộc khu vực lòng hồ 
sông Đà, có nhiều hộ sản xuất có kinh 
nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc 
biệt là nuôi cá lồng. Ban chủ nhiệm đề 
tài đã tiến hành lựa chọn 10 hộ có kinh 
nghiệm và nhiệt huyết tham gia xây 
dựng mô hình. Cá được lựa chọn nuôi thí 
điểm là rô phi đơn tính dòng GIFT 
Đặc tính của cá rô phi đơn tính 
dòng GIFT, tốc độ lớn nhanh. Sau thời 
gian nuôi 5 - 7 tháng cá đạt trọng lượng từ 
0,6 - 0,8 kg/con, thịt cá thơm ngon. Đây là 
loài cá ăn tạp gồm các loại mùn bã hữu 
cơ, phân bón, rau bèo. Thức ăn tinh gồm 
cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột đậu. Đề tài 
tiến hành xây dựng 10 lồng nuôi với thể 
3 
tích 20 m 
/lồng. Mật độ nuôi 60 con/m 
3 
. 
Cỡ cá giống 5 - 7 cm/con tương đương 
10g/con; Thời gian nuôi: 06 tháng. 
Kỹ thuật làm lồng và vị trí đặt lồng: 
Lồng nuôi bằng lưới phải đảm bảo an toàn 
và phù hợp cho việc phát triển của cá. 
Kích thước lồng nuôi: Chiều dài: 4m; 
Chiều rộng: 2,5m; Chiều cao: 2m. 
Sơ đồ một lồng nuôi 
Chăm sóc, quản lý: Thức ăn: Sử dụng 
thức ăn công nghiệp viên nổi đảm bảo độ 
đạm cho sự sinh trưởng và phát triển của 
cá; Thuốc phòng: Sử dụng thuốc trong 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
14
danh mục được phép sử dụng; Vôi: 
Thường xuyên treo túi vôi để phòng bệnh 
cho cá. 
Sau 06 tháng tiến hành nuôi, kết quả 
cho thấy, cá rô phi đơn tính có tỷ lệ sống 
đến thu hoạch khá cao: trên 70%. Trọng 
lượng trung bình: 0,67 kg/con. 
Tốc độ tăng trưởng của cá khá nhanh và 
tương đối đồng đều, đặc biệt là từ tháng 
thứ 2 đến tháng thứ 5. 
So với tháng đầu tiên sau khi thả 
giống, trọng lượng cá tăng trung bình 
100g/con thì đến các tháng sau trọng 
lượng cá tăng trung bình hàng tháng cao 
hơn. Cụ thể, ở tháng thứ 2, trọng lượng 
cá tăng trung bình trong tháng là 
120g/con, tháng thứ 3 tăng 140g/con. 
Điều này cho thấy tốc độ phát triển của 
cá khá nhanh. Sau 1 tháng nuôi đầu là 
thời gian để cá thích nghi với môi 
trường mới thì cá phát triển nhanh hơn, 
cho thấy các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá của 
vùng hồ Sông Đà rất thuận lợi để cá 
sinh trưởng và phát triển, kết hợp với 
phương pháp nuôi cá trong lồng bằng 
thức ăn công nghiệp là một phương 
pháp rất hiệu quả. 
Hình ảnh cá rô phi sau 6 tháng nuôi 
theo mô hình 
Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi 
cá rô phi đơn tính trong lồng. 
Theo kết quả tính toán của mô 
hình. Với một lồng nuôi 20 m3. Bao 
gồm: Chi phí con giống; Thức ăn công 
nghiệp; Thuốc phòng; Vôi sát trùng, tẩy 
uế; Khấu hao tài sản; Công lao động; 
Lãi suất ngân hàng. Thì tổng chi phí để 
tiến hành nuôi một lứa cá (06 tháng) là 
18 triệu đồng. 
Với năng suất 30,15 kg/m3. Một 
lồng cá sẽ cho thu hoạch 603 kg cá 
thương phẩm. Với giá trên thị trường 
hiện tại. Một lồng nuôi sẽ có thể cho thu 
nhập khoảng 24 triệu đồng. Như vậy, 
sau khi trừ chi phí, người nuôi có thể 
đạt lợi nhuận khoảng 6 triệu đồng/ lồng 
nuôi. Nếu đầu tư nuôi với quy mô từ 5 
lồng trở lên, hiệu quả kinh tế là tương 
đối khả quan. 
Mô hình đã cho thấy hiệu quả của 
việc nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng 
bằng thức ăn công nghiệp cho năng suất 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
cao, sản phẩm tập trung; Đem lại hiệu 
quả kinh tế cho nông dân trong tiến trình 
hội nhập; Hướng đến việc phát triển sản 
xuất theo định hướng thị trường; Nuôi cá 
rô phi đơn tính trong lồng bằng phương 
pháp lồng lưới mở thêm một nghề mới, thu 
hút lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho 
cư dân sống ven hồ. Đồng thời nhằm khai 
thác tiềm năng mặt nước sẵn có, bảo vệ 
được môi trường và nguồn lợi thuỷ sản tự 
nhiên trên hồ Sông Đà. Hơn nữa, rô phi là 
loài ăn tạp, hộ nông dân có thể tận thu các 
sản phẩm khác làm thức ăn bổ sung cho cá: 
như cá tép; mùn, bã hữu cơ... 
Đây là mô hình có hiệu quả kinh 
tế cao và bền vững, rất phù hợp để nhân 
rộng sản xuất. 
BI N PHÁP THÚ Y V SINH Ệ Ệ PHÒNG BỆNH TRONG 
CHĂN NUÔI NGAN, VỊT 
Vệ sinh thú y và phòng bệnh là 
một khâu quan trọng không thể thiếu 
được trong quá trình chăn nuôi vịt, 
ngan đảm bảo an toàn cho người sản 
xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao 
cho quá trình đầu tư chăn nuôi. Thực tế 
sản xuất cho thấy khi con giống và 
thức ăn đã được giải quyết tốt về căn 
bản thì vệ sinh thú y và phòng bệnh 
quyết định sự thành bại của nhà chăn 
nuôi. 
Ngan, vịt được coi là vật nuôi có 
khả năng thích nghi cao nhất với điều 
kiện ngoại cảnh, chịu đựng được một 
số bất lợi của môi trường sống vịt, 
ngan vẫn thường xuyên bị một số căn 
bệnh quan trọng tấn công, gâythiệt hại 
nghiêm trọng. Một số bệnh ở vịt, ngan 
khi đã bột phát sẽ nhanh chóng lây lan 
cho cả đàn, cả vùng rộng lớn và kéo 
dài trong một thời gian mới có thể dập 
tắt được như bệnh dịch tả vịt, bệnh phó 
thương hàn, bệnh tụ huyết trùng và gần 
đây là bệnh cúm gia cầm... Chính vì 
vậy những hiểu biết cơ bản về vệ sinh 
thú y và phòng bệnh ban đầu là cần 
thiết và hỗ trợ đắc lực cho người chăn 
nuôi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. 
1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị 
chăn nuôi 
Chuồng trại đảm bảo thoáng mát 
về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì 
mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích 
sân chơi. 
- Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ 
luật lệ về công tác phòng trừ dịch 
bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có 
hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ 
nên có 1 loại vịt - ngan và nếu có 2 
đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 
ngày tuổi. 
- Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân 
chuyển hàng năm để có thời gian xử lý 
và trống chuồng. Vịt - ngan nhập về 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
15 
16
phải nuôi cách ly từ 15 - 20 ngày và 
giữ đúng nguyên tắc thú y quy định. 
- Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi 
phải được rửa để khô ráo, xung quanh 
chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp 
sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định 
kỳ bằng một số thuốc sát trùng. 
+ Vôi bột: rải vôi bột xung quanh và 
bên trong chuồng nuôi sau đó phải để 2 
- 3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa (Biện 
pháp này ít dùng vì dễ làm cho vịt, 
ngan hô hấp hít phải bụi vôi bột). 
+ Nuớc vôi: dùng nước vôi mới tôi 
quét nền chuồng, sân chơi và xung 
quanh tường phải để khô mới rải độn 
chuồng và đưa vịt, ngan vào. 
+ Dùng Formol (1-3%): Phun toàn bộ 
nền và tường chuồng. 
+ Dùng Crezil (3 – 5%) để phun. 
+ Xong hơi bằng hỗn hợp Formol và 
thuốc tím với liều lượng 17,5 gam thuốc 
tím + 35 ml formol cho 1 m3 chuồng 
nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải 
kín mới có tác dụng. 
- Độn chuồng: Độn chuồng bằng phoi 
bào, trấu hoặc rơm dạ, cỏ khô cắt ngắn. 
Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải 
được phơi khô, tiêu độc bằng các chất 
sát trùng kể trên, ủ một ngày sau đó rải 
đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng. 
Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây 
vịt, ngan ..., phải được rửa sạch sau đó 
sát trùng bằng một trong các loại thuốc 
sát trùng kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong 
chuồng trước khi nhập vịt - ngan về. 
2. Vệ sinh thức ăn, nước uống 
- Thức ăn: Đảm bảo đủ về số lượng và 
chất lượng khẩu phần không cho ngan, 
vịt ăn các loại thức ăn ôi, mốc. Thức ăn 
bị nhiễm nấm mốc chứa nhiều độc tố của 
nấm mốc là một trong các nguyên nhân 
gây chết ngan, vịt đặc biệt là vịt, ngan 
con và làm giảm tỷ lệ đẻ trứng rất 
nghiêm trọng đối với ngan, vịt sinh sản. 
Không dùng các loại thức ăn có hàm 
lượng muối cao, trong thức ăn có thể sử 
dụng chế phẩm vi sinh như EM để giảm 
thiểu việc ô nhiễm môi trường do chất 
thải của vịt, ngan. 
- Nước uống: Nước uống cho vịt, ngan 
phải là nước sạch, không dùng nước đục, 
nước ao, hồ tù đọng, nước giếng có hàm 
lượng sắt cao. Có thể dùng thuốc tím 
0,5% (5 gam cho 10 lít nước) để khử 
trùng nước uống cho vịt, ngan hoặc 
Cloramin 1% (10 gam cho 10 lít nước). 
Có thể dùng Anolit; Catolit để sát trùng 
nước thường xuyên cho vịt, ngan uống. 
3. Vệ sinh sau từng đợt chăn nuôi 
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được 
cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để 
chuẩn bị đợt chăn nuôi tiếp, để trống 
chuồng từ 7 -15 ngày. 
4. Xử lý chất thải và gia cầm chết 
Từ trước đến nay hầu như sử dụng chất 
thải và phân của chăn nuôi gia cầm cho 
trồng trọt không qua xử lý cho nên ảnh 
hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường và 
dễ lây lan dịch bệnh. 
Không sử dụng chất thải và phân của gia 
cầm khi chưa được xử lý. 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
Nước thải, nước rửa chuồng trại của 
chăn nuôi gia cầm theo hệ thống mương 
tiêu thoát về đến hố chứa và phải được 
xử lý trước khi đưa ra môi trường bên 
ngoài trang trại. Nếu lượng nước thải 
không được xử lý kịp thời sẽ gây ô 
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức 
khoẻ cộng đồng và không an toàn cho 
sản xuất. 
Phân và độn chuồng trong quá trình chăn 
nuôi được thu gom lại thành đống ở nơi 
quy định, xử lý theo phương pháp nhiệt 
sinh vật sau đó mới được sử dụng cho 
trồng trọt. 
Xác gia cầm chết phải tiến hành huỷ theo 
phương pháp thiêu đốt, không nên chôn 
sẽ làm bẩn nguồn nước ngầm và ô nhiễm 
môi trường. 
5. Lịch phòng bệnh và tiêm phòng 
Bảng 1: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt 
Ngày tuổi Vacxin, thuốc kháng sinh và cách dùng 
1-3 Phòng chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đường ruột và chống các stress 
bằng các loại kháng sinh như Ampi - coli, Tetracylin, Streptomycin, Neox, 
Neotesol ... Bổ sung vitamin như: B1, B complex, ADE hay dầu cá. 
15 - 18 - Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần 1 tiêm dưới da (cổ hay cánh). 
- Phòng vacxin H5N1 lần 1. 
- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh và chống stress sau tiêm phòng. 
28 - 46 - Phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt bằng các loại kháng 
sinh, Sulfamid và bổ sung vitamin. 
- Có thể tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng cho vịt. 
- Phòng vacxin H5N1 lần 2. 
56 - 60 Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần 2 
70 - 120 - Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1 - 2 tháng/lần liều 
trình 3 -5 ngày 
135 - 185 - Tiêm vacxin dịch tả lần 3 
- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1 - 2 tháng/lần, liều trình 
3 - 5 ngày trong thời kỳ đẻ trứng. 
210 - 220 Phòng vacxin H5N1 lần 3 
Sau khi đẻ 5 
-6 tháng 
- Tiêm nhắc lại vacxin dịch tả vịt lần 4. 
- Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1 – 2 tháng/lần. 
Bảng 2: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho ngan 
Ngày tuổi Vacxin, thuốc kháng sinh và cách dùng 
1-3 Phòng chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đường ruột và chống các stress 
bằng các loại kháng sinh như Ampi - coli, Tetracylin, Streptomycin, Neox, 
Neotesol ... Bổ sung vitamin như: B1, B complex, ADE hay dầu cá. 
18 - 25 - Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần 1 tiêm dưới da (cổ hay cánh). 
- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh và chống stress sau tiêm phòng. 
28 - 46 - Phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt bằng các loại kháng 
sinh, Sulfamid và bổ sung vitamin. 
56 - 60 Tiêm phòng vacxin dịch tả lần 2 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
17
70 - 120 - Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1 - 2 tháng/lần liều 
trình 3 -5 ngày. 
180 - 190 - Tiêm vacxin dịch tả lần 3 
- Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh trong thời kỳ đẻ trứng. 
Sau khi đẻ 6 
tháng 
- Tiêm nhắc lại vacxin dịch tả vịt lần 4. 
- Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1 – 2 tháng/lần. 
Ban biên tập 
C«ng nghiÖp – diÖn m¹o míi 
đang có sức vươn mạnh mẽ. Đ 
iểm lại những khung thời gian mươi năm 
trước mới thấy công nghiệp của tỉnh 
Bức tranh công nghiệp của tỉnh trước 
đậm chất thuần nông, giá trị SXCN quẩn quanh 
con số vài trăm tỷ đồng. Nếu không tính thủy điện 
Hòa Bình, cả tỉnh có dăm ba cơ sở sản xuất xi 
măng công nghệ đến nay đã lạc hậu, vài mươi cơ 
sở sản xuất TTCN, tăm mành, chổi chít, gạch 
ngói, đá xây dựng... Đến nay, bóng dáng công 
nghiệp sôi động ở khắp nơi, ở cả những vùng 
thuận lợi và khó khăn, góp phần tạo chuyển dịch 
lớn trong cơ cấu kinh tế. 
Mấy năm gần đây chứng kiến sức bật CN 
của tỉnh có nhiều khởi sắc. Năm 2006, tỉnh thoát 
khỏi “điểm trắng” về phát triển CN. Giai đoạn 
2006-2010, giá trị SXCN tăng trưởng bình quân 
28%/năm. Năm 2010, ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 
khoảng 28,4% so với năm 2009, đạt 100% kế 
hoạch năm. Năm 2011, tỉnh đặt mục tiêu giá trị 
SXCN đạt khoảng 3.600 tỷ đồng, tính đến nửa 
năm đã thực hiện trên 50% kế hoạch, chắc chắn 
sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch về giá trị 
SXCN cả năm. Có thể thấy đây là hiệu ứng tích 
cực từ chủ trương đúng đắn triển khai nghị quyết 
chuyên đề về thu hút đầu tư, phát triển CN của 
tỉnh với nhiều nhóm giải pháp và những chính 
sách hỗ trợ CN khả thi được thực hiện, phát huy 
tác dụng tạo nên diện mạo CN tươi mới của tỉnh. 
Theo lãnh đạo tỉnh và các ngành chức 
năng, bức tranh CN hiện nay mới là nền tảng, 
chuẩn bị cho sự tăng tốc của CN trong vài năm 
tới. Nằm kề cận các vùng động lực của thủ đô Hà 
Nội có sức lan tỏa lớn, trong tương lai, tỉnh đang 
được hưởng lợi từ những ưu thế đặc thù này sẽ là 
điều kiện hết sức thuận lợi thu hút các dòng vốn 
đầu tư phát triển CN. Cùng với đó, tỉnh đang 
quyết liệt triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ 
các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, 
đẩy mạnh CCHC, thu hút đầu tư phát triển CN. 
Tỉnh có 8 KCN nằm trong quy hoạch các KCN 
quốc gia. Đến nay, 100% KCN đã công bố quy 
hoạch chi tiết, nhiều KCN đã có nhà đầu tư hạ 
tầng, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. 17 CCN của 
tỉnh đã được quy hoạch, nhiều CCN đang được 
đầu tư hạ tầng. Những năm tới, khi các KCN, 
CCN được đầu tư hạ tầng kỹ thuật nâng cao hiệu 
quả thu hút đầu tư, phát triển CN theo quy hoạch. 
Mặt khác, nhu cầu vật liệu xây dựng tăng mạnh 
khi thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều dự án 
xây dựng và trên địa bàn tỉnh cũng đang triển 
khai hàng chục dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật sẽ 
tạo ra thị trường lớn và ổn định cho các DN sản 
xuất VLXD của tỉnh. Theo tính toán, mỗi năm sẽ 
có khoảng 30 dự án thực hiện đầu tư và 15 dự án 
đưa vào hoạt động SX-KD góp phần nâng cao 
giá trị SXCN của tỉnh. 
KCN Lương Sơn đã có dự án triệu USD 
với 19 dự án đầu tư số vốn 50,6 triệu USD và 900 
tỷ đồng, trong đó có 10 dự án đi vào hoạt động 
SX-KD. Các dự án giao thông động lực như 
đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB; QL12 B, 21 B, 
đường 12 B đang được đầu tư tạo ra lợi thế mới 
trong phát triển CN, cải thiện dân sinh. Toàn tỉnh 
cũng đã có khoảng 100 dự án đi vào hoạt động 
SX-KD, chiếm khoảng 1/3 số dự án đăng ký đầu 
tư. Mới đây, tỉnh đã thu hút được dự án tầm cỡ 
của các DN Slovensko với số vốn khoảng 378 
triệu USD, triển khai đầu tư hạ tầng KCN Lạc 
Thịnh (Yên Thủy) và các dự án SXCN trong 
KCN này. Trong bối cảnh khó khăn về lạm phát, 
siết chặt tín dụng đã có nhiều dự án SXCN lớn đi 
vào hoạt động tạo nên sức sống nội tại mạnh mẽ 
cho diện mạo CN của tỉnh. Dự án Nhà máy xi 
măng Hòa Bình công suất 1.500 tấn clanker/ngày 
đêm chính thức ra mắt sản phẩm đầu tiên trong 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
18
tháng 10 đem lại giá trị SXCN hàng trăm tỷ đồng; 
dự án xi măng Trung Sơn công suất 1,2 triệu tấn 
clanker/ngày đêm đang được giải quyết khó 
khăn để có sản phẩm vào cuối năm nay; dự án 
gạch nhẹ Phúc Sơn tổng mức đầu tư 90,4 tỷ 
đồng, công suất, quy mô 150.000 m3 sản phẩm/ 
năm, tương đương với 80 triệu viên gạch nung 
tiêu chuẩn đã chính thức đi vào hoạt động, sản 
phẩm được nhiều đối tác ký hợp đồng tiêu thụ. 
UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng 
đẩy mạnh CCHC, tổ chức đối thoại thường 
xuyên với DN, nhà đầu tư theo chuyên đề, lĩnh 
vực, kịp thời ghi nhận và triển khai những giải 
pháp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh 
doanh thuận lợi để cho DN phát triển SX là cơ 
hội mới cho sự bứt phá của CN trong những 
năm tới. 
Lê Chung 
kÕt qu¶ thanh tra chuyªn ®Ò diÖn réng vÒ s¶n phÈm 
thiÕt bÞ ®iÖn, ®iÖn tö 
Phạm Hùng Sơn 
(Chánh Thanh tra Sở) 
hực hiện Quyết định số 1379/QĐ- 
UBND ngày 08/8/2011 của UBND tỉnh 
T 
Hòa Bình về việc phê duyệt kế hoạch thanh 
tra diện rộng chuyên đề đối với các sản phẩm 
thiết bị điện, điện tử trên địa bàn tỉnh Hoà 
Bình năm 2011 theo nội dung công văn số 
700/BKHCN-TTra ngày 31/3/2011 của Bộ 
Khoa học và Công nghệ; 
Từ ngày 01 tháng 9 năm 2011 đến 
ngày 29 tháng 9 năm 2011, Đoàn Thanh tra 
(Thanh tra sở KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn 
đo lường chất lượng, Chi cục quản lý thị 
trường, Công an tỉnh) đã tiến hành thanh tra 
tại 27 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình 
theo Quyết định thanh tra số 174/QĐ-SKHCN 
ngày 30/8/2011 của Giám đốc Sở Khoa học 
và Công nghệ tỉnh Hoà Bình. 
Quá trình thanh tra, Đoàn Thanh tra đã 
phối hợp cùng Phòng Kinh tế và hạ tầng cấp 
huyện tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp 
các nội dung thanh tra và thực hiện nghiêm 
túc nội dung kế hoạch thanh tra đã được phê 
duyệt. 
Có sự phối hợp, cộng tác với Báo Hòa 
Bình, để đưa thông tin về cuộc thanh tra đến 
với các cơ quan chức năng và nhân dân một 
cách kịp thời, trung thực, khách quan. 
Kết quả thanh tra như sau: 
Trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình, tại 
thời điểm thanh tra không có cơ sở sản xuất 
và nhập khẩu sản phẩm thiết bị điện, điện tử 
mà chỉ có một số các siêu thị và cơ sở kinh 
doanh, buôn bán mặt hàng này được tập trung 
tại trung tâm thành phố Hòa Bình, ở các 
huyện còn lại thì các cơ sở kinh doanh với 
quy mô nhỏ lẻ. 
Đoàn Thanh tra tiến hành thanh tra 
thực tế trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình (10 
huyện và 01 thành phố) đối với 27 cơ sở kinh 
doanh sản phẩm thiết bị điện, điện tử. Qua 
thanh tra thực tế hầu hết các cơ sở được thanh 
tra đều có các hành vi vi phạm hành chính, 
các lỗi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng 
hóa không có nhãn phụ, nhãn hàng hóa ghi 
không đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn và 
nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo 
tính chất của hàng hóa; chưa công bố hợp quy 
(gắn dấu hợp quy CR) đối với nhóm sản phẩm 
thiết bị điện, điện tử nằm trong Quy chuẩn kỹ 
thuật Quốc gia QCVN 04: 2009/BKHCN (nồi 
cơm điện, ấm điện, máy sấy tóc, quạt điện). 
Với các lỗi vi phạm trên, Đoàn thanh 
tra đã kịp thời lập biên bản, đình chỉ lưu thông 
đối với các sản phẩm, hàng hóa vi phạm; buộc 
thu hồi toàn bộ số lượng hàng hóa vi phạm để 
khắc phục trước khi tiếp tục đưa ra lưu thông 
trên thì trường. Thanh tra Sở KH&CN đã xử 
phạt vi phạm hành chính đối với 9 cơ sở, số 
tiền là 5.600.000 đồng, số tiền trên đã thực 
nộp vào ngân sách nhà nước. 
Như vậy, cuộc thanh tra đã đạt được 
mục tiêu đề ra là: Đánh giá được thực trạng 
hiện nay đối với các sản phẩm thiết bị điện, 
điện tử đang lưu thông trên thị trường tỉnh 
Hòa Bình, qua đó có các kiến nghị, đề nghị cơ 
quan có thẩm quyền đề ra các biện pháp quản 
lý có hiệu quả hơn, nhằm tăng cường hiệu lực 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
19 
20
quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo 
lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu 
công nghiệp; Qua cuộc thanh tra, đã nâng cao 
được nhận thức và hành động của các cơ sở 
là đối tượng thanh tra về việc chấp hành các 
quy định của pháp luật về lĩnh vực tiêu 
chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa 
và sở hữu công nghiệp; đối với các cơ sở có 
sai phạm, Đoàn Thanh tra đã lập biên bản, 
bảo đảm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm 
minh các hành vi vi phạm, nhằm làm cho 
pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc 
và có hiệu quả. 
TBT HÒA BÌNH – 5 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 
Vân Phương 
(TBT Hòa Bình) 
H òa Bình là một tỉnh miền núi, có nhiều 
phát triển kinh tế chưa cao, hoạt động xuất 
đặc điểm tương đồng với đa số các tỉnh 
miền núi khác trong cả nước về mức độ 
khẩu hàng hóa còn hạn chế, chủ yếu vẫn là 
mặt hàng nông lâm sản chế biến. Mặc dù 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
vậy, cùng với việc gia nhập Tổ chức 
Thương mại Thế giới (WTO), địa phương 
cũng đặc biệt quan tâm tới các vấn đề của 
hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đặc 
biệt là vấn đề rào cản kỹ thuật trong thương 
mại. Chính vì vậy, ngay sau khi có quyết 
định số 444/2005/QĐ-TTg và quyết định số 
114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ 
tướng Chính phủ về việc triển khai thực 
hiện Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong 
thương mại (Hiệp định TBT), chuẩn bị cho 
sự gia nhập Tổ chức WTO, Sở Khoa học và 
Công nghệ Hòa Bình đã tham mưu với 
UBND tỉnh về việc thành lập Cơ quan 
Thông báo và Điểm hỏi đáp về TBT của 
tỉnh (gọi tắt là TBT Hòa Bình) đặt tại Sở 
KH&CN Hòa Bình. 
TBT Hòa Bình là đầu mối thông báo 
và điểm hỏi đáp về TBT tại tỉnh Hòa Bình 
nằm trong mạng lưới TBT Việt Nam, được 
thành lập và hoạt động theo Quyết định số 
473/QĐ-UBND ngày 08/3/2006 của UBND 
tỉnh Hòa Bình. Giống như các Điểm TBT 
khác trong mạng lưới, TBT Hòa Bình có 
nhiệm vụ: 
- Thông báo các văn bản pháp quy 
kỹ thuật, các quy trình đánh giá hợp quy 
của các nước thành viên WTO đến các cơ 
quan, tổ chức, cá nhân quan tâm trong địa 
bàn quản lý của địa phương và thông báo 
các văn bản liên quan đến vấn đề Hàng rào 
kỹ thuật trong thương mại do địa phương 
ban hành đến Văn phòng TBT Việt Nam. 
- Trả lời các câu hỏi về các văn bản 
pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình 
đánh giá sự phù hợp và các vấn đề khác liên 
quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương 
mại của Việt Nam và các nước thành viên 
WTO. 
- Phối hợp thực hiện chức năng 
thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật 
trong thương mại với các Điểm TBT khác 
trong mạng lưới TBT Việt Nam. 
- Phổ biến kiến thức về hàng rào kỹ 
thuật trong thương mại trên địa bàn tỉnh. 
Trong 5 năm xây dựng và từng bước 
phát triển, Điểm TBT Hòa Bình đã được 
Tỉnh quan tâm và tạo điều kiện đầu tư đầy 
đủ cả về cơ sở vật chất và nhân lực với 3 
cán bộ trình độ đại học và cao học trong đó 
có 1 cán bộ chuyên trách và 2 cán bộ kiêm 
nhiệm nhằm đáp ứng được về cơ bản nhu 
cầu duy trì hoạt động thường xuyên của 
Điểm TBT. Nhờ đó, TBT Hòa Bình đã dần 
trở thành một đầu mối thông tin quan trọng 
giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp trên địa 
bàn có những thông tin về TBT và các 
thông tin liên quan khác trong quá trình 
hoạch định chiến lược kinh doanh và kế 
hoạch chất lượng nhằm nâng cao khả năng 
tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh 
của sản phẩm. 
Trong quá trình hoạt động, trên cơ 
sở các văn bản quy định ở địa phương, để 
tạo điều kiện cho hoạt động thông báo và 
hỏi đáp về TBT được thuận lợi và minh 
bạch, TBT Hòa Bình đã xây dựng các quy 
trình thủ tục về hoạt động thông báo và hỏi 
đáp về TBT trong hệ thống quản lý theo 
ISO 9001:2000. Đồng thời, công tác tuyên 
truyền, phổ biến về TBT trên các phương 
tiện thông tin đại chúng cũng đã được quan 
tâm đúng mức, được duy trì thường xuyên. 
Cùng với đó, trang web TBT Hòa Bình đã 
được đầu tư xây dựng 
(http://hoabinh.tbtvn.org) nhằm đẩy mạnh 
hiệu quả của công tác tuyên truyên, phổ 
biến về TBT qua một kênh thông tin mới 
bên cạnh việc xuất bản bản tin nhanh hàng 
tháng gửi đến các Sở, ban ngành, các doanh 
nghiệp trong địa bàn tỉnh để cung cấp cho 
các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có 
liên quan về các quy định của các nước 
thành viên WTO và các thông tin pháp luật 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
21
của Việt Nam. Các thông tin xuất bản chủ 
yếu là các quy định của các nước về nông 
sản, thực phẩm, may mặc, xây dựng, ghi 
nhãn…thông tin về thị trường các nước, các 
quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, và các 
văn bản pháp luật của Việt Nam về xuất 
nhập khẩu, thuế, môi trường, tiêu chuẩn, 
chất lượng, đo lường.... 
Xét yêu cầu của giai đoạn đầu phát 
triển, ngoài việc xây dựng, củng cố về nhân 
lực, vật lực cho hoạt động của Điểm TBT 
công tác rà soát các văn bản do địa phương 
ban hành cũng được TBT Hòa Bình thực 
hiện kịp thời với tổng số gần 1000 văn bản 
ban hành giai đoạn 2008 trở về trước đã 
được soát xét hoàn thiện. 
Công tác đào tạo tập huấn về TBT 
cũng được chú trọng thực hiện: TBT Hòa 
Bình phối hợp với Văn phòng TBT Việt 
Nam tổ chức 03 lớp tập huấn cho đại diện 
các Sở, ban ngành, doanh nghiệp trong toàn 
tỉnh. Thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp 
vụ, ngoại ngữ và tin học cho cán bộ Điểm 
TBT Hòa Bình. 
Nhằm hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động 
hỏi đáp, hàng năm TBT Hòa Bình cũng 
được trang bị cơ sở dữ liệu về Tiêu chuẩn 
Việt Nam phù hợp với đặc thù hoạt động 
kinh tế của địa phương thuộc các lĩnh vực 
như: Điện, môi trường, vệ sinh an toàn thực 
phẩm, nông nghiệp, phòng cháy chữa cháy, 
quản lý chất lượng, đo lường, cơ khí, xây 
dựng, dệt da và may mặc. Đây là nguồn cơ 
sở dữ liệu giá trị nhằm hỗ trợ các doanh 
nghiệp trong việc xây dựng và áp dụng tiêu 
chuẩn vào quá trình sản xuất và trả lời các 
yêu cầu của các tổ chức, cá nhân quan tâm. 
TBT Hòa Bình cũng đã chủ động tìm 
hiểu, dịch thuật các tài liệu liên quan đến 
TBT, hoạt động xuất nhập khẩu để bổ sung 
vào kho cơ sở dữ liệu về TBT của đơn vị 
nhằm phục vụ tốt cho hoạt động thông báo 
và hỏi đáp. Tính đến hết tháng 2/2011 TBT 
Hòa Bình đã cập nhật, dịch thuật về cơ bản 
và phổ biến được gần 1200 tin cảnh báo đến 
từ các nước thành viên WTO. 
Với những khó khăn đặc thù của một 
tỉnh miền núi về trình độ dân trí, về trình độ 
phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển 
của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, 
vấn đề Hàng rào kỹ thuật trong thương mại 
ở Hòa Bình mặc dù không còn là vấn đề 
mới đối với các cơ quan quản lý nhưng vẫn 
còn là vấn đề ít được quan tâm và tương đối 
mới mẻ, khó tiếp cận và tìm hiểu trên thực 
tế đối với đại đa số người dân. Vì vậy kế 
hoạch phát triển của Điểm TBT Hòa Bình 
trước mắt vẫn chú trọng vào mục tiêu tuyên 
truyền, phổ biến kiến thức về TBT, để góp 
phần giúp doanh nghiệp và địa phương vượt 
qua các rào cản về kỹ thuật trong quá trình 
hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy, ngoài 
sự nỗ lực của các cán bộ Điểm TBT Hòa 
Bình, rất cần tiếp tục có sự hỗ trợ và ủng hộ 
của các cấp lãnh đạo để TBT Hòa Bình tiếp 
tục con đường phát triển như 5 năm vừa qua 
nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu 
được thông báo và hỏi đáp của doanh 
nghiệp và các bên quan tâm. 
BẢO HỘ QUYỀN SHTT VỀ KIỂU 
DÁNG CÔNG NGHIỆP 
Nguyễn Thị Minh Phương 
(Phòng TBT & Sở hữu trí tuệ) 
V 
iệt Nam là một quốc gia thành viên của 
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, 
do vậy vấn đề Sở hữu trí tuệ (SHTT) và bảo hộ quyền SHTT hiện đã trở thành vấn đề 
trọng điểm của quốc gia. Bảo hộ quyền 
SHTT đóng vai trò hết sức quan trọng trong 
cuộc sống thường ngày và có ảnh hưởng sâu 
sắc đến sự phát triển chung của toàn xã hội. 
Trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và kinh 
doanh, bảo hộ quyền SHTT có mối liên hệ 
mật thiết đối với các doanh nghiệp và giới 
doanh nhân. 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
22
Quyền SHTT là quyền dân sự hoàn 
toàn tự nguyện, không bắt buộc với các tổ 
chức và cá nhân. Tuy nhiên, Nhà nước 
khuyến khích các chủ thể đăng ký bảo hộ 
quyền SHTT cho các loại hình tài sản trí tuệ 
do mình sáng tạo ra để được pháp luật về 
SHTT bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 
chủ thể đó trong các hoạt động có liên quan 
đến SHTT; Quyền SHTT phát sinh trên cơ sở 
Văn bằng bảo hộ được cấp cho đối tượng 
SHTT tương ứng (Kiểu dáng công nghiệp, 
nhãn hiệu, sáng chế, chỉ dẫn địa lý,..). Nghĩa 
vụ tôn trọng quyền SHTT của người khác đã 
được xác lập là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả 
các tổ chức và cá nhân. 
Trong hoạt động thương mại, bên cạnh 
các đối tượng khác thì Kiểu dáng công 
nghiệp (KDCN) của sản phẩm cũng là một 
yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển 
của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, các doanh 
nghiệp không chỉ phải quan tâm đến công tác 
tổ chức, sản xuất, kinh doanh, phát triển thị 
trường,...mà còn phải chú ý đến việc xây 
dựng, quản lý và phát triển Kiểu dáng công 
nghiệp cho sản phẩm mà đơn vị mình đưa ra 
thị trường.Khái niệm về KDCN trong luật 
SHTT liên quan đến dáng vẻ mỹ thuật, hình 
dáng bên ngoài của sản phẩm. Chính hình 
dáng bên ngoài đó làm cho sản phẩm thu hút 
hơn đối với người tiêu dùng và sự hấp dẫn 
trực quan là yếu tố chính mà người tiêu dùng 
cân nhắc trong việc lựa chọn mua sắm hàng 
hóa, nên một sản phẩm của doanh nghiệp 
được bày bán trên thị trường thì trực quan 
ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng 
đầu tiên chính là KDCN. Mặt khác, KDCN 
giúp cho các công ty phân biệt được sản 
phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ 
cạnh tranh trên thị trường, và cải thiện, nâng 
cao hình ảnh sản phẩm của họ. Chính vì vậy, 
việc bảo hộ thỏa đáng cho KDCN là vô cùng 
cần thiết và quan trọng 
Một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm 
có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, bắt mắt, phù hợp 
với thị hiếu chung của xã hội sẽ tạo ấn tượng 
sâu sắc với người tiêu dùng, từ đó doanh 
nghiệp khẳng định được uy tín, danh tiếng 
của doanh nghiêp với khách hàng cũng như 
đảm bảo chất lượng ổn định của sản phẩm do 
đơn vị mình cung cấp ra thị trường. yếu tố về 
KDCN góp phần tạo thành Thương hiệu cho 
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giữ được 
thị phần, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế vững 
chắc, cạnh tranh được với các doanh nghiệp 
đối thủ trên thương trường sôi động hiện nay. 
Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm chính 
là một tài sản vốn của doanh nghiệp. Khi 
doanh nghiệp đăng ký bảo hộ KDCN, được 
cơ quan chức năng (Cục SHTT) cấp văn bằng 
bảo hộ KHCN cho sản phẩm của mình thì 
doanh nghiệp sẽ được pháp luật về SHTT 
đảm bảo quyền độc quyền trong việc sử 
dụng, khai thác KDCN đó, cho phép hoặc 
ngăn cấm người khác sử dụng KDCN do 
mình sở hữu hay định đoạt KDCN (chuyển 
giao quyền cho chủ thể khác với điều kiện 
chủ thể đó phải trả tiền cho việc chuyển giao 
cho doanh nghiệp mình). Đó chính là một 
trong nhiều giá trị kinh tế của KDCN được 
bảo hộ. 
Trong ngôn ngữ hàng ngày, KDCN 
thường được hiểu là hình thức tổng thể và 
chức năng của sản phẩm. Ví dụ, một đôi giày 
được coi là đẹp khi ra đi vào chân ta cảm thấy 
thoải mái, dễ chịu, tôn dáng người và kiểu 
dáng về hình thức cũng đẹp, hợp mốt, phù 
hợp thị hiếu của người mua. Đối với các nhà 
sản xuất, thiết kế sản phẩm là việc tạo ra các 
đặc điểm chức năng và mỹ thuật, có tính đến 
các yếu tố khác như khả năng thâm nhập thị 
trường, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, 
hoặc thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản, sửa 
chữa và tiêu thụ,... 
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật 
SHTT, KDCN là hình dáng bên ngoài của 
sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, 
hình khối, màu sắc, hoặc sự kết hợp những 
yếu tố này. Nhìn từ góc độ luật SHTT, 
KDCN chỉ liên quan đến các khía cạnh trang 
trí, mỹ thuật của sản phẩm. Mặc dù KDCN 
có thể có các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức 
năng, song KDCN với tư cách là một đối 
tượng SHTT chỉ liên quan đến bản chất mỹ 
thuật của một sản phẩm hoàn chỉnh. KDCN 
có chức năng thẩm mỹ là hấp dẫn thị hiếu 
người tiêu dùng bằng tính độc đáo, vẻ đẹp và 
sự bắt mắt.... 
Ví dụ: 
Các Kiểu dáng Ghế ngồi khác nhau: 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
23
KDCN liên quan đến rất nhiều sản 
phẩm công nghiệp, từ dụng cụ, thiết bị kỹ 
thuật, y tế, đến đồng hồ, đồ trang sức, đồ gia 
dụng, đồ chơi, đồ gỗ, đồ điện, ô tô, các sản 
phẩm may mặc, dụng dụ thể thao,..KDCN 
cũng quan trọng đối với bao bì, vật đựng và 
kiểu cách sản phẩm. Như vậy, sản phẩm 
mang KDCN được hiểu là đồ vật, dụng cụ, 
thiết bị, phương tiện,... thuộc mọi lĩnh vực, có 
kết cấu và chức năng nhất định, được sản 
xuất và lưu thông độc lập, có thể là toàn bộ 
sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Ví dụ: 
kiểu dáng của toàn bộ sản phẩm ô tô hoặc 
kiểu dáng của một số bộ phận của sản phẩm ô 
tô (đèn pha, lazang, cửa xe,...) 
KDCN làm tăng giá trị của sản phẩm, 
làm cho sản phẩm hấp dẫn đối với khách 
hàng, đôi khi là yếu tố duy nhất làm cho sản 
phẩm bán chạy. KDCN là kết quả của hoạt 
động sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư về vật chất 
và lao động trí tuệ. Vì vậy, việc bảo hộ các 
kiểu dáng có giá trị phải chiếm vị trí quan 
trọng trong chiến lược kinh doanh của bất cứ 
nhà thiết kế hay nhà sản xuất nào. Nhà nước 
dành sự bảo hộ chính thức cho KHCN bằng 
việc thừa nhận và bảo vệ quyền SHTT cho 
KDCN của chủ thể đó. 
KDCN chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đủ 
3 điều kiện gồm: Có tính mới, nghĩa là 
KDCN đó khác biệt đáng kể với những 
KDCN đã bị bộc lộ công khai, dưới hình thức 
sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình 
thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước 
ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu 
tiên nếu đơn đăng ký được hưởng quyền ưu 
tiên; Có tính sáng tạo, nghĩa là KDCN đó 
không thể được tạo ra mỗi cách dễ dàng đối 
với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh 
vực tương ứng; Có khả năng áp dụng công 
nghiệp, nghĩa là KDCN có thể dùng làm mẫu 
để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng 
bên ngoài là KDCN đó bằng phương pháp 
công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. 
Tuy nhiên, có một số đối tượng không 
được bảo hộ với danh nghĩa KDCN như: 
KDCN không đáp ứng các yêu cầu bảo hộ 
nêu trên; Hình dáng bên ngoài của sản phẩm 
do đặc tính của sản phẩm bắt buộc phải có 
(Ví du: hình dáng của rãnh ốc vít); Hình dáng 
bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy 
được trong quá trình sử dụng sản phẩm (ví 
dụ: hính dáng bên trong của động cơ); Hình 
dáng bên ngoài của các công trình xây dựng 
dân dụng hoặc công nghiệp (ví dụ: hình dáng 
của ngôi nhà); các KDCN chứa các biểu 
tượng hoặc ký hiệu chính thức đang được bảo 
hộ; Các kiểu dáng được xem là trái với trật tự 
hoặc đạo đức xã hội,.. 
Đăng ký KDCN là thủ tục hành chính 
do Cục SHTT tiến hành nhằm thừa nhận 
quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN. 
Hình thức đăng ký KDCN là ghi nhận 
KDCN,chủ sở hữu và tác giả KDCN vào sổ 
đăng ký quốc gia về KDCN và cấp Bằng độc 
quyền KDCN cho chủ sở hữu KDCN đó. 
KDCN được pháp luật SHTT bảo hộ trên cơ 
sở thẩm định đơn đăng ký KDCN căn cứ vào 
các quy định pháp luật hiện hành về hình thức 
và nội dung đơn. 
Những người có quyền đăng ký KDCN 
có thể là: Tác giả (người hoặc những người 
trực tiếp tạo ra KDCN bằng chính công sức 
lao động sáng tạo của bản thân mình) nếu tác 
giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất 
của chính bản thân mình để tạo ra KDCN; Tổ 
chức, cá nhân cung cấp kinh phí, phương tiện 
vật chất cho tác giả dưới hình thức thuê 
khoán, giao việc với tác giả nếu các bên 
không có thỏa thuận khác; Trường hợp nhiều 
tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư 
để tạo ra KDCN thì các tổ chức, cá nhân đó 
THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 
24
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4
Thong tin khoa hoc cong nghe so 4

More Related Content

What's hot

Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ctph moi trường photpho
Ctph moi trường photphoCtph moi trường photpho
Ctph moi trường photphoJung Brian
 
Đề tài: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông ...
Đề tài: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông ...Đề tài: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông ...
Đề tài: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (10)

Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng TrịLuận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
Luận văn: Phát triển nông nghiệp ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị
 
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà NẵngQuản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
 
Dự án xây dựng Trung tâm Chuối công nghệ cao | Dịch vụ lập dự án đầu tư - dua...
Dự án xây dựng Trung tâm Chuối công nghệ cao | Dịch vụ lập dự án đầu tư - dua...Dự án xây dựng Trung tâm Chuối công nghệ cao | Dịch vụ lập dự án đầu tư - dua...
Dự án xây dựng Trung tâm Chuối công nghệ cao | Dịch vụ lập dự án đầu tư - dua...
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
 
Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010Q hchitiet kcn.8.2010
Q hchitiet kcn.8.2010
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk LăkLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
 
Ctph moi trường photpho
Ctph moi trường photphoCtph moi trường photpho
Ctph moi trường photpho
 
Đề tài: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông ...
Đề tài: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông ...Đề tài: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông ...
Đề tài: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông ...
 

Similar to Thong tin khoa hoc cong nghe so 4

Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Bảo Phạm
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong xản xuất nông nghiệ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong xản xuất nông nghiệ...Luận Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong xản xuất nông nghiệ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong xản xuất nông nghiệ...sividocz
 
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao nataliej4
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ...Luân Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
2008123011242843
20081230112428432008123011242843
2008123011242843tuxedokaka
 
Giới thiệu về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.pptx
Giới thiệu về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.pptxGiới thiệu về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.pptx
Giới thiệu về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.pptxtungdajza
 
Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đị...
Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đị...Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đị...
Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đị...nataliej4
 
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.docLuận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.docsividocz
 

Similar to Thong tin khoa hoc cong nghe so 4 (20)

Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.Cnhhđh gắn với tri thức.
Cnhhđh gắn với tri thức.
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong xản xuất nông nghiệ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong xản xuất nông nghiệ...Luận Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong xản xuất nông nghiệ...
Luận Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong xản xuất nông nghiệ...
 
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...
Nông nghiệp công nghệ cao Vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời 990KWP -...
 
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Đại Lộc- Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Quản lý Nhà nước về Công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý Nhà nước về Công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.docQuản lý Nhà nước về Công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.doc
Quản lý Nhà nước về Công nghiệp tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luân Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ...Luân Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ...
Luân Văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ...
 
Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Đắk Lắk.docPhát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy điện năng lượng mặt trời kết hợp NNCNC tỉnh ...
 
2008123011242843
20081230112428432008123011242843
2008123011242843
 
Giới thiệu về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.pptx
Giới thiệu về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.pptxGiới thiệu về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.pptx
Giới thiệu về chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia.pptx
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
Luận văn:  Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nayLuận văn:  Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội hiện nay
 
Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đị...
Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đị...Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đị...
Nghiên cứu các giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên đị...
 
Luận văn: Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Khu Công NghiệpLuận Văn Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Khu Công Nghiệp
 
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.docLuận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
 

Thong tin khoa hoc cong nghe so 4

  • 1. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 1831/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000; Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt "Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011 - 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với các nội dung chủ yếu sau: I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung - Chuyển giao, ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của một số hàng hóa và nông sản trên thị trường trong nước và ngoài nước, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở nông thôn, góp phần xóa đói nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư ở nông thôn bằng các giải pháp khoa học và công nghệ. - Liên kết và phối hợp với các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình kinh tế - xã hội khác lựa chọn và triển khai ứng dụng các công nghệ phù hợp để đúc rút kinh nghiệm, tạo căn cứ thực tiễn cho việc phổ cập các giải pháp công nghệ tiến bộ như một biện pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của Nhà nước nói riêng và nguồn lực của xã hội nói chung. - Đào tạo, bồi dưỡng cho nông dân và cán bộ cơ sở nâng cao năng lực, nhằm giúp các địa phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn và triển khai các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2. Mục tiêu cụ thể - Chuyển giao và ứng dụng ít nhất 900 công nghệ tiên tiến và tiến bộ kỹ thuật mới vào các khâu: sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao hiệu quả sản xuất các nông sản và các mặt hàng phải nhập khẩu; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn; phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng khí sinh học (biogas); ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn và miền núi, hải đảo. - Tổ chức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án cho ít nhất 1.000 lượt cán bộ quản lý ở địa phương. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho ít nhất 1.800 cán bộ kỹ thuật địa phương và 40.000 nông dân để có một mạng lưới cộng tác viên trực tiếp ở địa phương, những người thường xuyên bám sát địa bàn giúp nông dân tiếp tục triển khai dự án khi cán bộ chuyển giao công nghệ đã rút khỏi địa bàn. THÔNG TIN KH&CN - SỐ 4/2011 1
  • 2. - Hỗ trợ hình thành ít nhất 60 doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến ở khu vực nông thôn và miền núi, trong đó có ít nhất 25 doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. - Xây dựng và triển khai các chuyên đề giới thiệu và phổ biến kiến thức khoa học, tập huấn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và các địa phương trong cả nước. II. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 1. Các dự án ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ Các dự án ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ được hình thành theo các nhóm gắn với các mục tiêu và nội dung cụ thể sau đây: - Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo bảo đảm an ninh lương thực và chất lượng gạo xuất khẩu. - Phát triển sản xuất các loại nông sản nhiệt đới, dược liệu có lợi thế so sánh cao (cà phê, điều, tiêu, chè, cao su, cây dược liệu, quả nhiệt đới,…) theo hướng nông nghiệp an toàn. - Nâng cao hiệu quả sản xuất các mặt hàng phải nhập khẩu (hàng thay thế nhập khẩu) như: bông, cây dầu thực vật, cây làm nguyên liệu giấy, nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học - Ứng dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản trong các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và các ngành sử dụng nguyên liệu tái để có giá thành hạ, chất lượng cao. - Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các loại nông sản quý, các loại đặc sản, rau, hoa, nấm ở quy mô công nghiệp. - Phát triển nuôi thuỷ sản gắn với chế biến hiện đại, các hình thức nuôi công nghiệp, nuôi sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi. - Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô trang trại phù hợp, khép kín từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ. - Phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng máy công cụ cải tiến, cơ khí hóa các khâu sản xuất, nâng cao chất lượng lao động. - Phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện nhỏ, năng lượng khí sinh học (biogas) phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. - Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; các công nghệ tiên tiến về tưới tiêu, tiết kiệm nước cho vùng gò đồi, vùng khô hạn. - Xử lý môi trường nông thôn. - Công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao dân trí nông nghiệp, nông thôn. 2. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ - Đào tạo, tập huấn ngắn hạn theo hai hình thức: Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai các dự án cho đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và cán bộ thuộc các cơ quan khoa học, những người trực tiếp tham gia chuyển giao công nghệ; Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho địa phương, tập huấn kỹ thuật cho nông dân để tạo mạng lưới cán bộ kỹ thuật và cộng tác viên trực tiếp ở địa phương tiếp tục nhân rộng và phổ cập các kết quả của Chương trình khi cán bộ chuyển giao công nghệ rút khỏi địa bàn. 3. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền Hoạt động thông tin, tuyên truyền của Chương trình bao gồm các nội dung chính sau: - Xây dựng và triển khai các chuyên đề giới thiệu về hoạt động của Chương trình và phổ biến kiến thức khoa học, tập huấn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương. Mở rộng các hình thức đưa tin, viết bài trên các báo viết, tạp chí chuyên ngành. - Xuất bản các ấn phẩm về tổng kết kinh nghiệm, những bài học từ việc ứng dụng, chuyển giao, phổ biến, triển khai, nhân rộng kết quả và các vấn đề khác của Chương trình. - Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ, cơ sở dữ liệu chuyên gia phục vụ phổ biến khoa học, chuyển giao công nghệ vào địa bàn nông thôn và miền núi. Điều 2. Kinh phí thực hiện Chương trình THÔNG 2 TIN KH&CN SỐ 4/2011
  • 3. 1. Kinh phí để thực hiện Chương trình dự kiến là 1.200 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương là 500 tỷ đồng, từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương là 100 tỷ đồng, còn lại là kinh phí đối ứng từ các nguồn hợp pháp khác. 2. Hằng năm Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính thống nhất cân đối kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình do Trung ương trực tiếp quản lý và hỗ trợ các địa phương thực hiện các dự án được ủy quyền quản lý. 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cân đối kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để thực hiện các dự án. Điều 3. Tổ chức thực hiện Chương trình 1. Thời gian thực hiện Chương trình: từ 2011 đến 2015. 2. Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình - Năm 2011 - 2013: triển khai đồng bộ các nội dung của Chương trình. - Năm 2013: sơ kết tình hình và kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, đồng thời tiến hành điều chỉnh một số nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch tổng thể của Chương trình cho phù hợp với thực tế. - Năm 2014 - 2015: tiếp tục triển khai các nội dung của Chương trình theo kế hoạch tổng thể đã điều chỉnh. - Năm 2015: tổng kết kết quả thực hiện Chương trình. 3. Cơ quan tổ chức thực hiện Chương trình: a) Cơ quan chủ trì: Bộ Khoa học và Công nghệ. b) Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan 1. Bộ Khoa học và Công nghệ: a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh cơ chế quản lý Chương trình. b) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; đôn đốc, kiểm tra, đánh giá và định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Chương trình. c) Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình và Văn phòng giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình. Ban Chỉ đạo Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng ban, một Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ làm Phó trưởng ban thường trực và thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và một số Bộ, ngành có liên quan. 2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính của Chương trình. 3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép nội dung của các dự án thuộc Chương trình, đặc biệt là các dự án được ủy quyền với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác để chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG (Đã ký) Nguyễn Thiện Nhân THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 3
  • 4. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH Số: 1748/QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hoà Bình, ngày 26 tháng 9 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Quyết định số 1244/QĐ- TTg ngày 25 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011- 2015; Căn cứ Thông tư số 19/2011/TT-BKHCN ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm nhà nước giai đoạn 2011- 2015; Căn cứ Quyết định số 1555/QĐ- UBND ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 19/TTr-SKHCN ngày 16/9/2011, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2015, với các nội dung sau: I. Phương hướng. - Phát triển khoa học và công nghệ phải xuất phát từ nhiệm vụ và mục tiêu Kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh, quốc phòng. - Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ góp phần xây dựng luận cứ chính sách quản lý. - Phát triển khoa học và công nghệ dựa trên “lợi thế của người đi sau” trên cơ sở khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh của tỉnh. - Ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tạo bước đột phá về năng suất và hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, đồng thời chú trọng đến tăng cường năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của tỉnh. - Phát triển khoa học và công nghệ trên cơ sở nâng cao dân trí, nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh. II. Mục tiêu. 1. Mục tiêu tổng quát Phát triển khoa học và công nghệ phải góp phần đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh theo hướng phát triển bền vững, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Nâng cao trình độ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh lên mức trung bình của cả nước theo các tiêu chí về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, để hoạt động khoa học và công nghệ đủ THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 4
  • 5. mạnh, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và trở thành công cụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh. 2. Mục tiêu cụ thể - Xác định và tổ chức triển khai có hiêui quả các chương trình khoa học và công nghệ cấp tỉnh phục vụ một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng yếu như: Nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, giao thông vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông, tài nguyên – môi trường, khoa học xã hội và nhân văn, quốc phòng, an ninh... - Nâng cao năng lực làm chủ, cải tiến công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến góp phần hiện đại hoá và tăng cường năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm chủ lực trong ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Huy động mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau để tăng các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho Khoa học và công nghệ. Tăng cường liên kết các hoạt động khoa học và công nghệ với các cá nhân, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài tỉnh. III. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu 1. Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông thôn - miền núi. - Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác, phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế vườn nhà bằng những cây ăn quả có múi, chè, vườn rừng... - Thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, chăn nuôi trâu bò thịt hàng hoá, lợn bản địa, cây trồng đặc sản tạo ra sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng tốt. - Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học (nuôi cấy mô, công nghệ tế bào, công nghệ gien, công nghệ vi sinh và enzim...) trong việc chọn và nhân giống cây trồng, vật nuôi; sử dụng rộng rãi, hợp lý các chất kích thích tăng trưởng, các loại phân bón sinh học, các chất bảo vệ thực vật sinh học. - Xây dựng mô hình làng nghề truyền thống, hỗ trợ kỹ thuật cho một số nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu xây dựng các biện pháp bảo tồn và khai thác nguồn gien quý, dược liệu quý tại một số vùng núi của tỉnh, bảo tồn và phat huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. -Nghiên cứu xây dựng các giải pháp tăng cường nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho miền núi, đồng bào dân tộc, xây dựng cơ chế phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực KH&CN là con em đồng bào dân tộc 2. Hộ trợ KH&CN, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Hộ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch. - Từng bước thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tăng cường xuất khẩu trong quá trình hội nhập quốc tế. - Hỗ trợ doanh nghiệp xác lập và thực hiện các quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. - Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ công nghệ, trình diễn mua bán công nghệ. - Đẩy mạnh xã hội hóa KH&CN bằng mô hình gắn kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. 3. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
  • 6. - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi thế, khắc phục những bất lợi thế của tỉnh trong qua trình phát triển kinh tế-xã hội 5 phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH. - Nghiên cứu áp dụng các thành tựu về khoa học xã hội và nhân văn trong thực tiễn các hoạt động kinh tế-xã hội: Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế- xã hội, các mô hình đổi mới phù hợp với từng thời kỳ phát triển và đặc thù địa phương; - Nghiên cứu về nguồn nhân lực, bản sắc văn hóa dân tộc và cải cách hành chính địa phương; - Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về khoa học quản lý vào các hoạt động quản lý nhà nước nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của tỉnh; - Phát hiện và khai thác các tri thức và văn hóa bản địa, văn hóa dân tộc; - Nghiên cứu các chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước; - Nghiên cứu phong tục tập quán, lễ hội, văn hóa dân gian phục vụ cuộc sống và lao động sản xuất của các dân tộc trên địa bàn, đề xuất giải pháp gìn giữ bản sắc văn hóa trong tỉnh. 4. Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, các mô hình và giải pháp để nâng cao năng lực chuẩn đoán và điều trị, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đề xuất các mô hình, giải pháp phòng chống và điều trị các bệnh, dịch nguy hiểm, các bệnh không lây nhiễm. Nghiên cứu mô hình và các giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế như: quản lý dược phẩm, chất lượng , vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường, nâng cao năng lực hoạt động của y tế cơ sở... - Chăm lo phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. Tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, các kết quả khoa học xã hội – nhân văn vào việc xây dựng nội dung đào tạo, tạo dựng cơ sỏ khoa học của việc phân bổ, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý tạo điều kiện để phát huy trí tuệ, tài năng của họ. 5. Lĩnh vực điều tra cơ bản, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. - Ứng dụng các công nghệ mới trong điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng tài nguyên khoáng sản, đất đai làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên. - Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ và phương pháp hiện đại trong quan trắc, thu thập, xử lý và quản lý các giữ liệu về tài nguyên và môi trường; - Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhằm hạn chế, ngăn chặn xử lý suy thoái, ô nhiễm môi trường đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp các làng nghề. - Điều tra nguông gen, các giải pháp bảo đảm sự đa dạng sinh học; - Nghiên cứu sử dụng các nguông năng lượng mới, ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện môi trường, ứng dụng các công nghệ mới trong tái chế chất thải; - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. 6. Đổi mới hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN và tổ chức hoạt động về KH&CN. - Kiện toàn hệ thống quản lý KH&CN cấp huyện, thành phố. Xây dựng quy chế hoạt động của hệ thống quản lý KH&CN cấp huyện, cấp thành phố. THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 6
  • 7. - Kiện toàn và phát triển hệ thống các Hội KH&CN cấp ngành và huyện, thành phố để nâng cao hiệu quả hoạt động. - Hỗ trợ một số doanh nghiệp có quy mô lớn hình thành các đơn vị nghiên cứu và triển khai phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. - Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng của khoa học và công nghệ: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị khoa học cho các cơ sở nghiên cứu và triển khai của tỉnh theo hướng ưu tiên. - Đẩy mạnh hoạt động thông tin khoa học và công nghệ và sở hữu trí tuệ để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, lựa chọn công nghệ cho các doanh nghiệp sau đó là hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm, công tác đào tạo. IV. Giải pháp thực hiện 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với khoa học và công nghệ. Gắn khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh: Khoa học và công nghệ góp phần phát triển lĩnh vực mũi nhọn, khâu đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khoa học vầ công nghệ góp phần phát triển nông, lâm, thuỷ sản và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kết cấu hạ tầng, quản lý, bảo vệ tài nguyên và cải thiện môi trường sinh thái thực hiện phát triển hài hoà giữa kinh tế và xã hội. 2. Giải pháp nhằm tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh Hoà Bình: Xây dựng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh; phát triển các nguồn tài chính đầu tư cho khoa học và công nghệ; Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và thông tin cho hoạt động khoa học và công nghệ; khai thác, tận dụng năng lực khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế; Tạo môi trường thể chế và các chính sách thích hợp để thu hút cán bộ khoa học và công nghệ trẻ, các chuyên gia ngoài tỉnh đến công tác ở tỉnh; nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý khoa học và công nghệ của tỉnh. 3. Giải pháp khoa học và công nghệ trong điều kiện biến đổi khí hậu: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ (Công nghệ mới, công nghệ sạch nhằm giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường) trong việc khắc phục, giảm thiểu các tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây nên. 4. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, tăng cường công tác tuyên truyền về khoa học và công nghệ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở,ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn triển khai thực hiện.Đ iều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
  • 8. (Đã ký) Nguyễn Văn Dũng NHIỀU TIẾN BỘ KH&CN ĐÃ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO TẠI HÒA BÌNH rong ba năm (2008 – 2010), Hòa Bình đã “mạnh tay” chi hơn 28 tỷ đồng cho T hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào đời sống, sản xuất và thu được những kết quả nhất định. Hòa Bình đã triển khai 48 đề tài, dự án với tổng kinh phí thực hiện trên 15 tỷ đồng chiếm 53% kinh phí sự nghiệp khoa học. Đây được coi là “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình. Biến chuyển từ những dự án Hoà Bình đã triển khai thành công nhiều dự án mang tính chiến lược, có vai trò to lớn đối với đời sống, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo của UBND tỉnh, tấc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I năm 2010 đạt 10,95%. Đơn cử như dự án “Xây dựng mô hình phát triển một số chủng loại cây ăn quả ôn đới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò – huyện Mai Châu với kinh phí lên đến hơn 1,4 tỷ đã đạt được kết quả ban đầu. Dự án đã nghiệm thu và được đánh giá là hướng đi mới trong việc thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong 3 năm thực hiện, dự án đã đào tạo, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho 320 lượt người tham gia, xây dựng các mô hình vườn cây ăn quả ôn đới (đào, mận, hồng bằng giống mới, mỗi loại 3 ha). Bên cạnh đó, dự án còn xây dựng thêm nhiều vườn ươm giống và ghép cải tạo vườn tạp,... Ông Sùng A Minh, một người dân xã Pà Cò cho biết, từ khi dự án xây dựng mô hình phát triển cây ăn quả ôn đới được thực hiện, đời sống người dân tộc Mông đã thay đổi căn bản. Cây thuốc phiện được trồng thay thế bằng cây ăn quả. Người dân không chỉ có cái ăn, cái mặc mà còn có tiền dành dụm trong nhà. Được biết, trong thời gian tới, Hoà Bình sẽ tiếp tục thực hiện các dự án như: Xây dựng mô hình trồng và chế biến cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hoá tại huyện Cao Phong; ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp động cơ Diezel để cấp điện cho vùng đặc biệt khó khăn, … Đây là những dự án có triển vọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Hoà Bình. Trong những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Có nhiều đề tài nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế, đem lại hiệu quả cao như: phục tráng giống nếp cẩm tại huyện Kim Bôi, giống lúa chịu rét Đài Bắc 8 tại huyện Tân Lạc; chọn lọc và bảo tồn, nhân giống lợn bản địa tại Pà Cò – Mai Châu, sản xuất giống cá Lăng chấm bằng phương pháp nhân tạo; phục hồi quýt cổ tại xã Nam Sơn – Tân Lạc,… Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất giống cây và rau, hoa tại một số xã vùng cao huyện Tân Lạc gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã giúp phục hồi 1.044 cây quýt cổ, lựa chọn cây ưu tú để sản xuất cây giống cung cấp cho nông dân trồng khoai tây, su su và xây dựng mô hình trồng hoa thương phẩm. Từng bước tạo ra sản phẩm hàng hoá để phục vụ cho liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Mô hình đang được triển khai tại các xã vùng cao tạo thành vùng sản xuất hàng hoá góp phần xóa đói giảm nghèo cho tỉnh. Nhờ nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, Hòa Bình cũng đã lưu giữ được nguồn gen 50 giống tại Kim Bôi và Thành phố Hoà Bình và tiến hành phục tráng được 02 giống Đài bắc số 8 và giống nếp cẩm. Với việc thực hiện đề tài này, Hòa Bình đã có nhiều kết quả khả quan trong việc thu thập, bảo tồn các giống bản địa, lưu giữ nguồn gien quý, phục tráng nhiều giống lúa để THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 7 8
  • 9. mở rộng diện tích, đưa ngành nông nghiệp phát triển hơn nữa. Tiếp tục đầu tư để có những bước đi đột phá Bà Cù Việt Hà – Giám đốc Sở KH&CN Hoà Bình cho biết: Hoạt động KH&CN của tỉnh Hoà Bình hàng năm đã được triển khai đảm bảo kế hoạch đề ra, công tác tổ chức thực hiện đã có nhiều đổi mới, đặc biệt với hoạt động triển khai thực hiện đề tài, dự án. Các đề tài, dự án được chọn lọc thực hiện đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề ra chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn,đảm bảo an ninh lương thực. Việc lập thị trường KH&CN được quan tâm đã góp phần tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm, đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. Để khoa học thực sự tạo bước đột phá, Hoà Bình cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý KH&CN địa phương, tăng cường công tác đào tạo, tăng cường dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, có cơ chế hỗ trợ Chương trình 119 của Chính Phủ chuyển giao công nghệ cho phù hợp với quy mô vừa và nhỏ tại địa phương. Cùng với đó, sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KH&CN tại các huyện trên địa bàn tỉnh để Hòa Bình có những bước đi đột phá trong thời gian tới, đưa mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên, nền kinh tế - xã hội của tỉnh có những bước tiến dài hơn nữa. Nguyễn Trần (Theo báo Tin tức/TTXVN) GI NG NGÔ LAI M Ố ỚI GHI ĐIỂM Ở ĐẤT ĐÀ BẮC rạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Đà Bắc đã phối kết hợp với Công ty ngô Sygenta Việt Nam triển khai mô T hình khảo nghiệm giống ngô mới NK6326 với diện tích 1.500m 2 tại xóm Trúc Sơn- xã Toàn Sơn, giống NK67 là 3.000 m2 tại xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn. Theo bà Đinh Thị Quyết trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm Đà Bắc: Mô hình thử nghiệm nhằm đánh giá tiềm năng, năng suất, sự thích ứng của giống ngô lai NK67, NK6326 với điều kiện sinh thái trên các loại đất đồi, đặc tính chịu hạn, từ đó chuyển giao cho nông dân, giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. Qua quá trình theo dõi sát sao tại các điểm trình diễn cho thấy ưu điểm nổi bật của NK67, NK6326 là : thời gian sinh trưởng trung bình ở miền Bắc 110 - 115 ngày, cứng cây chống đổ tốt ,ít sâu bệnh, chiều cao cây 190 – 210 cm, lá bi mỏng bao kín bắp, khi chín thân lá còn xanh( có thể tận dụng làm thức ăn cho trâu bò) , hạt đóng múp đầu chiều cao đóng bắp 68- 75 cm, chiều dài bắp 18- 20 cm,14- 16 hàng, số hạt/hàng 38- 40 hạt , tỉ lệ hạt/ bắp cao (90%), trọng lượng 1000 hạt 300 - 320 gam, màu hạt vàng cam , bóng đẹp, hàm lượng tinh bột tương đối cao, đặc biệt cây thân đứng lá gọn có thể trồng với mật độ dày 57.000- 71.000 cây/ha, tiềm năng năng suất cao 11- 12 tấn/ha. Điểm khác biệt của NK 6326 so với các giống khác trong dòng ngô NK là đặc tính nông học riêng của giống có 1- 2 bắp chẽ nhỏ xung quanh bắp chính tuy nhiên không ảnh hưởng gì tới năng suất của giống. Trong quá trình trồng thí điểm vẫn còn một số khó khăn, trở ngại như : nông dân chưa thực hiện bón đúng lượng phân theo yêu cầu, đầu vụ rét đậm kéo dài, thời tiết khắc nghiệt nắng nóng kéo dài ở giữa vụ và cuối vụ vào thời điểm ngô phun râu trỗ cờ nhưng giống ngô lai NK67 và NK6326 vẫn cho năng suất cao. THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
  • 10. Với những tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Hòa Bình,... bà con nông chủ yếu trồng ngô nên việc có được giống ngô phù hợp sẽ tạo cơ hội đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, mang lại thu nhập cao. Với nhiều đặc tính ưu việt như NK 6326 thực sự mở ra triển vọng, có thể triển khai sản xuất trên diện rộng, nhất là những vùng đất khô hạn, giúp người dân xoá nghèo, làm giàu. TTXVN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH TÌM HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG RAU AN TOÀN Theo thống kê mới đây, diện tích vùng rau toàn thành phố Hòa Bình dao động trong khoảng 250 ha – 300 ha. Với sản lượng bình quân trên 6.000 tấn/năm, đảm bảo 50% lượng rau phục vụ cho nhu cầu của cư dân trong thành phố, trong đó có khoảng hơn 20% lượng rau đảm bảo các tiêu chí sản xuất rau an toàn. Thống Nhất, Dân Chủ, Trung Minh, Sủ Ngòi, Yên Mông, Hòa Bình và Tân Hòa là những xã, phường tiếp tục triển khai, duy trì mô hình sản xuất rau an toàn. Ông Nguyễn Đức Nị - Phó Chủ tịch UBND xã Sủ Ngòi chia sẻ: Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng thu hẹp, những năm qua, xã đã tập trung chỉ đạo bà con nông dân chuyển diện tích lúa cấy sang trồng rau các loại cho thu nhập khá hơn. Một số diện tích chân ruộng cao không cấy được cũng chuyển sang trồng các lọai rau, củ, quả. Hiện nay, xã vẫn duy trì từ 9- 10 ha rau an toàn, chủ yếu ở các xóm 1, 2, 4, 5 và 7 với trên 40 hộ tham gia. Có vài khó khăn trong sản xuất rau an toàn mà các hộ nông dân ở đây gặp phải là việc cung cấp nguồn nước tưới chưa đảm bảo, diện tích đất ở một vài khu, xóm chưa được tập trung. Tuy nhiên, với việc áp dụng các quy trình trồng rau an toàn, nông dân các xóm đã giảm bớt đáng kể chi phí phân bón, chủ động ủ phân xanh hoai mục để bón cho rau, vừa cải tạo đất mà vẫn đảm bảo chất lượng rau màu cung cấp ra thị trường. 5 – 6 năm qua, các hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sỏn, Nguyễn Văn Tán cùng hàng chục hộ khác ở xóm 5, xã Sủ Ngòi đã kiên trì sản xuất rau an toàn mang lại giá trị cao, thu nhập thường xuyên, ổn định với diện tích canh tác trên, dưới 1.000 m2/hộ. Ông Sỏn cho biết: Diện tích đất trồng rau của gia đình cho thu hoạch quanh năm. Làm rau an toàn tuy có cầu kỳ, vất vả hơn trong chăm sóc, đổi lại, sản phẩm rau, củ, quả làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Mùa nào, thức nấy, ruộng nhà ông trồng đủ các loại rau như rền, đay, mồng tơi, ngót, cải… phục vụ thị trường. Gần như cứ cách vài ngày, rau nhà ông lại cho cắt, bán. Nhẩm tính, mỗi lần cắt, bán như vậy, ông thu về từ 300 – 400.000 đồng. Các điểm sản xuất rau an toàn đang duy trì ở xã Thống Nhất với 6,8 ha, Dân Chủ 6 ha, Trung Minh 6 ha, Sủ Ngòi 9,5 ha, Tân Hòa 2 ha. Mới đây, với sự hỗ trợ kỹ thuật của trạm BVTV thành phố, mô hình sản xuất rau an toàn được nhân rộng tại 2 xã Yên Mông và Hòa Bình. Theo ông Tạ Ngọc Doanh – Phó phòng Kinh tế thành phố, vào vụ đông, diện tích rau an toàn phát triển mạnh hơn. Bà con tuy tích cực gieo trồng theo hướng dẫn, tập huấn nhưng ở một số mô hình trồng rau an toàn sinh học của xã Thống Nhất và Hòa Bình, diện tích các vụ ngày càng ít đi. Ông Doanh cho biết: nguyên nhân chủ yếu khiến người dân chưa thực sự chú trọng sản xuất rau an toàn, rau an toàn sinh học là phải bỏ ra tương đối nhiều công sức chăm sóc, trong khi đó, giá trị thu nhập cũng không hơn sản phẩm rau canh tác thông thường. Thành phố đã phối hợp khảo sát đánh giá mẫu đất, nước ở một số cánh đồng rau nhưng chưa hội đủ các điều kiện để công nhận và cấp chứng chỉ vùng rau an toàn. Thành phố đang tích cực phối hợp với Viện Rau, củ, quả Trung ương lập quy hoạch sản xuất rau an toàn với mục tiêu phấn đấu hoàn thành trong năm 2011 với nhiều hạng mục tính đến như nhà sơ chế và bảo quản rau, thủy lợi, giao thông, hệ thống nước tưới tiêu, nhà lưới kính, hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm… Ngay sau quy hoạch, thành phố triển khai tổ chức để nhân dân vùng rau an toàn đi THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 9
  • 11. vào sản xuất, có sản phẩm rau cung ứng ra thị trường. Theo đó, vùng sản xuất rau an toàn có diện tích gần 40 ha trồng chuyên canh tại các xã Dân Chủ, Thống Nhất, Sủ Ngòi, Yên Mông, Hòa Bình. Đồng thời, với bước quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn, thành phố có kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành: kinh tế, QLTT, BVTV chức kiểm tra, giám sát về sản phẩm rau bên ngoài cung cấp vào thị trường, kiên quyết không cho sản phẩm rau không đảm bảo an toàn nhập vào thị trường. Bùi Minh THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 10
  • 12. Hai gièng ®Ëu t¬ng cao s¶n míi I. Giống đậu tương DT2001 1. Nguồn gốc Giống đậu tương DT2001 là con lai của 2 giống đột biến DT84 x DT83 do nhóm tác giả đứng đầu là PGS.TS. Mai Quang Vinh và cộng tác viên thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo. Giống đậu tương DT2001 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức và bổ sung vào danh mục giống cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam theo Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010. 2. Những đặc tính chủ yếu Đậu tương DT2001 có hoa màu tím, lá hình tim nhọn, màu xanh đậm, lông nâu nhạt, chiều cao cây 45 - 65 cm, thân có 12 - 15 đốt. Cây sinh trưởng khoẻ, thời gian sinh trưởng 90 - 97 ngày (dài hơn DT84 khoảng 5 ngày), phân cành vừa phải, cây gọn, phù hợp trồng thuần, quả chín màu vàng rơm, số quả chắc trên cây 35 - 280 quả. Hạt màu vàng rơm, rốn hạt xám nhạt, khối lượng 1.000 hạt 165g. Năng suất lý thuyết 30 - 50 tạ/ha, năng suất thực tế 20 - 39 tạ/ha, trung bình đạt 18 tạ/ha vụ xuân, đông, 25 tạ/ha vụ hè. Chất lượng hạt tốt, tỷ lệ prôtêin cao (43,1%), dầu béo 18,4% và gluxit 26,9%. Khả năng chống đổ khá; chống các bệnh gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn, lở cổ rễ khá. Chịu nhiệt tốt, chịu lạnh khá. 3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật Giống đậu tương DT2001 thích hợp cho tất cả các vùng sinh thái có trồng đậu tương thâm canh trong cả nước, thích hợp cả 3 vụ: xuân, hè và đông. Giống đậu tương DT2001 đã được các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây cũ, Thái Nguyên, Điện Biên, Đăk Lăk, An Giang đưa vào khảo nghiệm sản xuất thành công cho năng suất vượt trội các giống đối chứng như DT84, MTD178, DN42 từ 15 - 39% và được chấp nhận mở rộng sản xuất. II. Giống đậu tương HL203 1. Nguồn gốc Giống đậu tương HL203 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam chọn lọc từ giống nhập nội từ Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Rau màu châu Á (AVRDC). Giống HL203 đã được bổ sung và danh mục giống cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam theo Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT, ngày 05 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2. Những đặc tính chủ yếu Giống đậu tương HL203 có dạng hình gọn, ít cành, ít lá, có thể trồng ở mật độ cao. Giống có khả năng chống chịu một số sâu bệnh chính, trong điều kiện không phun thuốc trừ sâu bệnh, giống vẫn cho năng suất khoảng 14 - 15 tạ/ha trong mùa mưa. Năng suất giống trung bình đạt 15 - 17 tạ/ha (vụ thu đông) và 22 tạ/ha (vụ đông xuân). 3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật Giống có khả năng cho năng suất cao ổn định và phù hợp trồng trong các mùa trồng tại miền Đông Nam Bộ và cao nguyên miền Trung. THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 11
  • 13. PHÁT HIỆN SỚM BỆNH CHO CÂY TRỒNG àng năm, sự tấn công của virut và nấm vào cây trồng làm cho 30% H số cây trồng bị chết. Đó là lý do tại sao cần phải phát hiện sớm bệnh. Tuy nhiên, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lại tốn kém và thường mất nhiều thời gian. Hiện nay, các nhà nghiên cứu tại Đức đang phát triển một thử nghiệm nhanh, giá rẻ để sử dụng tại chỗ. Do diễn biến của bệnh nhanh tới mức ít bà con nông dân khi phát hiện thì đã muộn không thể chống lại thiệt hại. Để xác định sớm bệnh cho cây trồng, người nông dân phải mang mẫu đến phòng thí nghiệm. Sau đó, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp ELISA, một phương pháp phát hiện thông thường dựa vào phản ứng kháng thể-kháng nguyên. GS Florian Schröper thuộc Viện Sinh học phân tử và sinh thái ứng dụng Fraunhofer (IME) ở Aachen, Đức cho rằng các thử nghiệm nói trên tốn kém mà lại mất tới 2 tuần mới có được kết quả xét nghiệm. Các nhà nghiên cứu tại IME hiện đã phát triển một phương pháp thử nghiệm mới có tốc độ nhanh để cung cấp cho nông dân một phương pháp phân tích chi phí thấp ngay tại hiện trường. Cốt lõi của thử nghiệm là đầu đọc từ do các nhà khoa học tại Viện Peter Grünberg thuộc Trung tâm nghiên cứu Jülich, Đức chế tạo. Thiết bị này có một số cuộn dây kích từ và sắp xếp theo từng cặp. Cuộn dây kích từ tạo ra từ trường tần suất cao và thấp, trong khi cuộn dây phát hiện đo trường hỗn hợp. Nếu các hạt “lọt” ra hiện trường, tín hiệu đo được thay đổi. Kết quả hiển thị trên màn hình dưới dạng milivon. Điều này cho phép đưa ra các kết luận về nồng độ của các hạt từ có tại hiện trường. Các nhà nghiên cứu sử dụng cơ chế này để theo dõi mầm bệnh. Schröper cho biết: Những gì chúng tôi phát hiện ra không chỉ là virut mà cả các hạt từ liên kết với các hạt virut. Đầu tiên, các hạt từ được bổ sung kháng thể nên có thể nhằm vào mục tiêu cụ thể và làm giảm các mầm bệnh. Theo đó, về cơ bản một hạt virut bị “mắc” vào một hạt từ. Để đảm bảo hạt virut tương xứng với hạt từ, các nhà khoa học sử dụng một phương pháp hoạt động giống như nguyên tắc ELISA. Họ đưa chất chiết từ thực vật vào trong một ống lọc rất nhỏ chứa đầy chất nền polime mà các kháng thể đặc trưng liên kết. Khi dung dịch từ cây trồng (plant solution) đi qua ống, các hạt virut bị mắc vào chất nền. Tiếp theo bước lọc, các chuyên gia bổ sung các hạt từ được thay đổi nhờ các kháng thể, làm giảm các kháng nguyên trong chất nền. Bước lọc tiếp theo loại bỏ toàn bộ các hạt không liên kết. Ống lọc sau đó được đặt vào thiết bị trong đầu đọc từ để đo nồng độ của các hạt từ. Các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả khả quan trong các thử nghiệm ban đầu liên quan đến virut grapevine: các giá trị đo đã đạt mức độ nhạy gấp 10 lần phương pháp ELISA. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã tiến hành mở rộng thử nghiệm cho các mầm bệnh khác như bào tử mốc Aspergillus flavus. NASATI THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 12
  • 14. NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH : MÔ HÌNH PHÙ HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Vũ Văn Đức rong những năm trở lại đây, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đã T trở thành vấn đề bức thiết để đưa nông nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Hoà Bình nói riêng trở thành ngành kinh tế hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù là một tỉnh miền núi, nhưng Hoà Bình có hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều với nhiều sông lớn: sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi. Đặc biệt hồ Thuỷ điện Sông Đà, với diện tích 8.892 ha kéo dài từ Sơn La đến Hoà Bình là địa điểm lý tưởng để nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, phong trào nuôi cá lồng trên Hồ Hoà Bình đang phát triển mạnh, đối tượng nuôi chủ yếu là: cá Trắm cỏ, đặc điểm cá lớn nhanh, tận dụng thức ăn thừa từ sản phẩm nông nghiệp. Nhưng nhược điểm cá hay bị chết do dịch bệnh, nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Một vài hộ nuôi cũng đã tiến hành nuôi cá chiên, cá lăng nhưng do đầu tư lớn, chưa chủ động được con giống, thời gian nuôi dài và khả năng quay vòng vốn lâu nên chưa phát triển rộng do người dân vùng hồ chưa đủ điều kiện kinh tế để nuôi đại trà đối tượng này. Ý thức được vấn đề đó, năm 2010, Chi cục Thuỷ sản Hoà Bình phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành xây dựng mô hình nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng bằng thức ăn công nghiệp. Sau khi kết thúc, mô hình được đánh giá thành công đã mang đến một hướng mới cho bà con nông dân: nuôi cá rô phi đơn tính thay cho các giống đã nuôi truyền thống trước đây. Đặc điểm cá rô phi đơn tính Cá rô phi là loài cá có khả năng sinh sản rất lớn trong ao nuôi cũng như các thuỷ vực tự nhiên, sinh sản nhiều lần trong năm (từ 6-7 lần/năm ở miền Bắc), còn miền Nam hầu như quanh năm. Nên trọng lượng cá cái bao giờ cũng nhỏ hơn so với cá đực, từ đặc điểm này Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I đã áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển giới cho loài cá này để tạo ra đàn cá rô phi toàn đực (rô phi đơn tính). Mục đích là làm cho năng suất nuôi ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm 1994 - 1997, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã nhập nội và thuần hóa rô phi O. niloticus từ Philippines và Thái Lan. Song song với nhập một số dòng rô phi có chất lượng di truyền tốt, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã nhập công nghệ chuyển giới tính loài cá này. Ngay từ những năm 1995 - 1996 quy trình: “Công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính bằng 17α Methyltestosterone” đã THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 13
  • 15. được ứng dụng ổn định ở Việt Nam và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1996 - 1998, quy trình này đã được Bộ Thủy sản cho phép thực hiện dự án “Sản xuất thử, thử nghiệm Sản xuất cá giống cá rô phi đơn tính bằng 17α Methyltestosterone”. Từ năm 2002 Bộ Thủy sản cho phép Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I chuyển giao công nghệ này cho tất cả các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong cả nước Việt Nam. Chính vì thế, nguồn cung con giống rất chủ động và dồi dào Một số kết quả đạt được của mô hình khảo nghiệm Địa điểm xây dựng mô hình được lựa chọn là xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc. Đây là một xã thuộc khu vực lòng hồ sông Đà, có nhiều hộ sản xuất có kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá lồng. Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành lựa chọn 10 hộ có kinh nghiệm và nhiệt huyết tham gia xây dựng mô hình. Cá được lựa chọn nuôi thí điểm là rô phi đơn tính dòng GIFT Đặc tính của cá rô phi đơn tính dòng GIFT, tốc độ lớn nhanh. Sau thời gian nuôi 5 - 7 tháng cá đạt trọng lượng từ 0,6 - 0,8 kg/con, thịt cá thơm ngon. Đây là loài cá ăn tạp gồm các loại mùn bã hữu cơ, phân bón, rau bèo. Thức ăn tinh gồm cám gạo, bột ngô, bột sắn, bột đậu. Đề tài tiến hành xây dựng 10 lồng nuôi với thể 3 tích 20 m /lồng. Mật độ nuôi 60 con/m 3 . Cỡ cá giống 5 - 7 cm/con tương đương 10g/con; Thời gian nuôi: 06 tháng. Kỹ thuật làm lồng và vị trí đặt lồng: Lồng nuôi bằng lưới phải đảm bảo an toàn và phù hợp cho việc phát triển của cá. Kích thước lồng nuôi: Chiều dài: 4m; Chiều rộng: 2,5m; Chiều cao: 2m. Sơ đồ một lồng nuôi Chăm sóc, quản lý: Thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp viên nổi đảm bảo độ đạm cho sự sinh trưởng và phát triển của cá; Thuốc phòng: Sử dụng thuốc trong THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 14
  • 16. danh mục được phép sử dụng; Vôi: Thường xuyên treo túi vôi để phòng bệnh cho cá. Sau 06 tháng tiến hành nuôi, kết quả cho thấy, cá rô phi đơn tính có tỷ lệ sống đến thu hoạch khá cao: trên 70%. Trọng lượng trung bình: 0,67 kg/con. Tốc độ tăng trưởng của cá khá nhanh và tương đối đồng đều, đặc biệt là từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5. So với tháng đầu tiên sau khi thả giống, trọng lượng cá tăng trung bình 100g/con thì đến các tháng sau trọng lượng cá tăng trung bình hàng tháng cao hơn. Cụ thể, ở tháng thứ 2, trọng lượng cá tăng trung bình trong tháng là 120g/con, tháng thứ 3 tăng 140g/con. Điều này cho thấy tốc độ phát triển của cá khá nhanh. Sau 1 tháng nuôi đầu là thời gian để cá thích nghi với môi trường mới thì cá phát triển nhanh hơn, cho thấy các yếu tố thuỷ lý thuỷ hoá của vùng hồ Sông Đà rất thuận lợi để cá sinh trưởng và phát triển, kết hợp với phương pháp nuôi cá trong lồng bằng thức ăn công nghiệp là một phương pháp rất hiệu quả. Hình ảnh cá rô phi sau 6 tháng nuôi theo mô hình Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng. Theo kết quả tính toán của mô hình. Với một lồng nuôi 20 m3. Bao gồm: Chi phí con giống; Thức ăn công nghiệp; Thuốc phòng; Vôi sát trùng, tẩy uế; Khấu hao tài sản; Công lao động; Lãi suất ngân hàng. Thì tổng chi phí để tiến hành nuôi một lứa cá (06 tháng) là 18 triệu đồng. Với năng suất 30,15 kg/m3. Một lồng cá sẽ cho thu hoạch 603 kg cá thương phẩm. Với giá trên thị trường hiện tại. Một lồng nuôi sẽ có thể cho thu nhập khoảng 24 triệu đồng. Như vậy, sau khi trừ chi phí, người nuôi có thể đạt lợi nhuận khoảng 6 triệu đồng/ lồng nuôi. Nếu đầu tư nuôi với quy mô từ 5 lồng trở lên, hiệu quả kinh tế là tương đối khả quan. Mô hình đã cho thấy hiệu quả của việc nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng bằng thức ăn công nghiệp cho năng suất THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
  • 17. cao, sản phẩm tập trung; Đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trong tiến trình hội nhập; Hướng đến việc phát triển sản xuất theo định hướng thị trường; Nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng bằng phương pháp lồng lưới mở thêm một nghề mới, thu hút lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho cư dân sống ven hồ. Đồng thời nhằm khai thác tiềm năng mặt nước sẵn có, bảo vệ được môi trường và nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên trên hồ Sông Đà. Hơn nữa, rô phi là loài ăn tạp, hộ nông dân có thể tận thu các sản phẩm khác làm thức ăn bổ sung cho cá: như cá tép; mùn, bã hữu cơ... Đây là mô hình có hiệu quả kinh tế cao và bền vững, rất phù hợp để nhân rộng sản xuất. BI N PHÁP THÚ Y V SINH Ệ Ệ PHÒNG BỆNH TRONG CHĂN NUÔI NGAN, VỊT Vệ sinh thú y và phòng bệnh là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình chăn nuôi vịt, ngan đảm bảo an toàn cho người sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho quá trình đầu tư chăn nuôi. Thực tế sản xuất cho thấy khi con giống và thức ăn đã được giải quyết tốt về căn bản thì vệ sinh thú y và phòng bệnh quyết định sự thành bại của nhà chăn nuôi. Ngan, vịt được coi là vật nuôi có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện ngoại cảnh, chịu đựng được một số bất lợi của môi trường sống vịt, ngan vẫn thường xuyên bị một số căn bệnh quan trọng tấn công, gâythiệt hại nghiêm trọng. Một số bệnh ở vịt, ngan khi đã bột phát sẽ nhanh chóng lây lan cho cả đàn, cả vùng rộng lớn và kéo dài trong một thời gian mới có thể dập tắt được như bệnh dịch tả vịt, bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng và gần đây là bệnh cúm gia cầm... Chính vì vậy những hiểu biết cơ bản về vệ sinh thú y và phòng bệnh ban đầu là cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho người chăn nuôi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. 1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi. - Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh, trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại vịt - ngan và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi. - Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Vịt - ngan nhập về THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 15 16
  • 18. phải nuôi cách ly từ 15 - 20 ngày và giữ đúng nguyên tắc thú y quy định. - Chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo, xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng. + Vôi bột: rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng nuôi sau đó phải để 2 - 3 ngày rồi quét dọn lại lần nữa (Biện pháp này ít dùng vì dễ làm cho vịt, ngan hô hấp hít phải bụi vôi bột). + Nuớc vôi: dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi và xung quanh tường phải để khô mới rải độn chuồng và đưa vịt, ngan vào. + Dùng Formol (1-3%): Phun toàn bộ nền và tường chuồng. + Dùng Crezil (3 – 5%) để phun. + Xong hơi bằng hỗn hợp Formol và thuốc tím với liều lượng 17,5 gam thuốc tím + 35 ml formol cho 1 m3 chuồng nuôi, khi xông hơi đòi hỏi chuồng phải kín mới có tác dụng. - Độn chuồng: Độn chuồng bằng phoi bào, trấu hoặc rơm dạ, cỏ khô cắt ngắn. Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên, ủ một ngày sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng. Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây vịt, ngan ..., phải được rửa sạch sau đó sát trùng bằng một trong các loại thuốc sát trùng kể trên rồi chuẩn bị sẵn trong chuồng trước khi nhập vịt - ngan về. 2. Vệ sinh thức ăn, nước uống - Thức ăn: Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng khẩu phần không cho ngan, vịt ăn các loại thức ăn ôi, mốc. Thức ăn bị nhiễm nấm mốc chứa nhiều độc tố của nấm mốc là một trong các nguyên nhân gây chết ngan, vịt đặc biệt là vịt, ngan con và làm giảm tỷ lệ đẻ trứng rất nghiêm trọng đối với ngan, vịt sinh sản. Không dùng các loại thức ăn có hàm lượng muối cao, trong thức ăn có thể sử dụng chế phẩm vi sinh như EM để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường do chất thải của vịt, ngan. - Nước uống: Nước uống cho vịt, ngan phải là nước sạch, không dùng nước đục, nước ao, hồ tù đọng, nước giếng có hàm lượng sắt cao. Có thể dùng thuốc tím 0,5% (5 gam cho 10 lít nước) để khử trùng nước uống cho vịt, ngan hoặc Cloramin 1% (10 gam cho 10 lít nước). Có thể dùng Anolit; Catolit để sát trùng nước thường xuyên cho vịt, ngan uống. 3. Vệ sinh sau từng đợt chăn nuôi Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để chuẩn bị đợt chăn nuôi tiếp, để trống chuồng từ 7 -15 ngày. 4. Xử lý chất thải và gia cầm chết Từ trước đến nay hầu như sử dụng chất thải và phân của chăn nuôi gia cầm cho trồng trọt không qua xử lý cho nên ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường và dễ lây lan dịch bệnh. Không sử dụng chất thải và phân của gia cầm khi chưa được xử lý. THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
  • 19. Nước thải, nước rửa chuồng trại của chăn nuôi gia cầm theo hệ thống mương tiêu thoát về đến hố chứa và phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài trang trại. Nếu lượng nước thải không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và không an toàn cho sản xuất. Phân và độn chuồng trong quá trình chăn nuôi được thu gom lại thành đống ở nơi quy định, xử lý theo phương pháp nhiệt sinh vật sau đó mới được sử dụng cho trồng trọt. Xác gia cầm chết phải tiến hành huỷ theo phương pháp thiêu đốt, không nên chôn sẽ làm bẩn nguồn nước ngầm và ô nhiễm môi trường. 5. Lịch phòng bệnh và tiêm phòng Bảng 1: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt Ngày tuổi Vacxin, thuốc kháng sinh và cách dùng 1-3 Phòng chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đường ruột và chống các stress bằng các loại kháng sinh như Ampi - coli, Tetracylin, Streptomycin, Neox, Neotesol ... Bổ sung vitamin như: B1, B complex, ADE hay dầu cá. 15 - 18 - Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần 1 tiêm dưới da (cổ hay cánh). - Phòng vacxin H5N1 lần 1. - Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh và chống stress sau tiêm phòng. 28 - 46 - Phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt bằng các loại kháng sinh, Sulfamid và bổ sung vitamin. - Có thể tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng cho vịt. - Phòng vacxin H5N1 lần 2. 56 - 60 Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần 2 70 - 120 - Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1 - 2 tháng/lần liều trình 3 -5 ngày 135 - 185 - Tiêm vacxin dịch tả lần 3 - Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh định kỳ 1 - 2 tháng/lần, liều trình 3 - 5 ngày trong thời kỳ đẻ trứng. 210 - 220 Phòng vacxin H5N1 lần 3 Sau khi đẻ 5 -6 tháng - Tiêm nhắc lại vacxin dịch tả vịt lần 4. - Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1 – 2 tháng/lần. Bảng 2: Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho ngan Ngày tuổi Vacxin, thuốc kháng sinh và cách dùng 1-3 Phòng chống nhiễm trùng rốn, các loại bệnh đường ruột và chống các stress bằng các loại kháng sinh như Ampi - coli, Tetracylin, Streptomycin, Neox, Neotesol ... Bổ sung vitamin như: B1, B complex, ADE hay dầu cá. 18 - 25 - Tiêm phòng vacxin dịch tả vịt lần 1 tiêm dưới da (cổ hay cánh). - Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh và chống stress sau tiêm phòng. 28 - 46 - Phòng bệnh E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn vịt bằng các loại kháng sinh, Sulfamid và bổ sung vitamin. 56 - 60 Tiêm phòng vacxin dịch tả lần 2 THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 17
  • 20. 70 - 120 - Phòng bệnh bằng kháng sinh, bổ sung vitamin theo định kỳ 1 - 2 tháng/lần liều trình 3 -5 ngày. 180 - 190 - Tiêm vacxin dịch tả lần 3 - Bổ sung vitamin và kháng sinh phòng bệnh trong thời kỳ đẻ trứng. Sau khi đẻ 6 tháng - Tiêm nhắc lại vacxin dịch tả vịt lần 4. - Phòng bệnh bằng kháng sinh định kỳ 1 – 2 tháng/lần. Ban biên tập C«ng nghiÖp – diÖn m¹o míi đang có sức vươn mạnh mẽ. Đ iểm lại những khung thời gian mươi năm trước mới thấy công nghiệp của tỉnh Bức tranh công nghiệp của tỉnh trước đậm chất thuần nông, giá trị SXCN quẩn quanh con số vài trăm tỷ đồng. Nếu không tính thủy điện Hòa Bình, cả tỉnh có dăm ba cơ sở sản xuất xi măng công nghệ đến nay đã lạc hậu, vài mươi cơ sở sản xuất TTCN, tăm mành, chổi chít, gạch ngói, đá xây dựng... Đến nay, bóng dáng công nghiệp sôi động ở khắp nơi, ở cả những vùng thuận lợi và khó khăn, góp phần tạo chuyển dịch lớn trong cơ cấu kinh tế. Mấy năm gần đây chứng kiến sức bật CN của tỉnh có nhiều khởi sắc. Năm 2006, tỉnh thoát khỏi “điểm trắng” về phát triển CN. Giai đoạn 2006-2010, giá trị SXCN tăng trưởng bình quân 28%/năm. Năm 2010, ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng khoảng 28,4% so với năm 2009, đạt 100% kế hoạch năm. Năm 2011, tỉnh đặt mục tiêu giá trị SXCN đạt khoảng 3.600 tỷ đồng, tính đến nửa năm đã thực hiện trên 50% kế hoạch, chắc chắn sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch về giá trị SXCN cả năm. Có thể thấy đây là hiệu ứng tích cực từ chủ trương đúng đắn triển khai nghị quyết chuyên đề về thu hút đầu tư, phát triển CN của tỉnh với nhiều nhóm giải pháp và những chính sách hỗ trợ CN khả thi được thực hiện, phát huy tác dụng tạo nên diện mạo CN tươi mới của tỉnh. Theo lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng, bức tranh CN hiện nay mới là nền tảng, chuẩn bị cho sự tăng tốc của CN trong vài năm tới. Nằm kề cận các vùng động lực của thủ đô Hà Nội có sức lan tỏa lớn, trong tương lai, tỉnh đang được hưởng lợi từ những ưu thế đặc thù này sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi thu hút các dòng vốn đầu tư phát triển CN. Cùng với đó, tỉnh đang quyết liệt triển khai các nhóm giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đẩy mạnh CCHC, thu hút đầu tư phát triển CN. Tỉnh có 8 KCN nằm trong quy hoạch các KCN quốc gia. Đến nay, 100% KCN đã công bố quy hoạch chi tiết, nhiều KCN đã có nhà đầu tư hạ tầng, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư. 17 CCN của tỉnh đã được quy hoạch, nhiều CCN đang được đầu tư hạ tầng. Những năm tới, khi các KCN, CCN được đầu tư hạ tầng kỹ thuật nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển CN theo quy hoạch. Mặt khác, nhu cầu vật liệu xây dựng tăng mạnh khi thành phố Hà Nội đang triển khai nhiều dự án xây dựng và trên địa bàn tỉnh cũng đang triển khai hàng chục dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật sẽ tạo ra thị trường lớn và ổn định cho các DN sản xuất VLXD của tỉnh. Theo tính toán, mỗi năm sẽ có khoảng 30 dự án thực hiện đầu tư và 15 dự án đưa vào hoạt động SX-KD góp phần nâng cao giá trị SXCN của tỉnh. KCN Lương Sơn đã có dự án triệu USD với 19 dự án đầu tư số vốn 50,6 triệu USD và 900 tỷ đồng, trong đó có 10 dự án đi vào hoạt động SX-KD. Các dự án giao thông động lực như đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB; QL12 B, 21 B, đường 12 B đang được đầu tư tạo ra lợi thế mới trong phát triển CN, cải thiện dân sinh. Toàn tỉnh cũng đã có khoảng 100 dự án đi vào hoạt động SX-KD, chiếm khoảng 1/3 số dự án đăng ký đầu tư. Mới đây, tỉnh đã thu hút được dự án tầm cỡ của các DN Slovensko với số vốn khoảng 378 triệu USD, triển khai đầu tư hạ tầng KCN Lạc Thịnh (Yên Thủy) và các dự án SXCN trong KCN này. Trong bối cảnh khó khăn về lạm phát, siết chặt tín dụng đã có nhiều dự án SXCN lớn đi vào hoạt động tạo nên sức sống nội tại mạnh mẽ cho diện mạo CN của tỉnh. Dự án Nhà máy xi măng Hòa Bình công suất 1.500 tấn clanker/ngày đêm chính thức ra mắt sản phẩm đầu tiên trong THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 18
  • 21. tháng 10 đem lại giá trị SXCN hàng trăm tỷ đồng; dự án xi măng Trung Sơn công suất 1,2 triệu tấn clanker/ngày đêm đang được giải quyết khó khăn để có sản phẩm vào cuối năm nay; dự án gạch nhẹ Phúc Sơn tổng mức đầu tư 90,4 tỷ đồng, công suất, quy mô 150.000 m3 sản phẩm/ năm, tương đương với 80 triệu viên gạch nung tiêu chuẩn đã chính thức đi vào hoạt động, sản phẩm được nhiều đối tác ký hợp đồng tiêu thụ. UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh CCHC, tổ chức đối thoại thường xuyên với DN, nhà đầu tư theo chuyên đề, lĩnh vực, kịp thời ghi nhận và triển khai những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để cho DN phát triển SX là cơ hội mới cho sự bứt phá của CN trong những năm tới. Lê Chung kÕt qu¶ thanh tra chuyªn ®Ò diÖn réng vÒ s¶n phÈm thiÕt bÞ ®iÖn, ®iÖn tö Phạm Hùng Sơn (Chánh Thanh tra Sở) hực hiện Quyết định số 1379/QĐ- UBND ngày 08/8/2011 của UBND tỉnh T Hòa Bình về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra diện rộng chuyên đề đối với các sản phẩm thiết bị điện, điện tử trên địa bàn tỉnh Hoà Bình năm 2011 theo nội dung công văn số 700/BKHCN-TTra ngày 31/3/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ; Từ ngày 01 tháng 9 năm 2011 đến ngày 29 tháng 9 năm 2011, Đoàn Thanh tra (Thanh tra sở KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Chi cục quản lý thị trường, Công an tỉnh) đã tiến hành thanh tra tại 27 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình theo Quyết định thanh tra số 174/QĐ-SKHCN ngày 30/8/2011 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hoà Bình. Quá trình thanh tra, Đoàn Thanh tra đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế và hạ tầng cấp huyện tiến hành kiểm tra, xác minh trực tiếp các nội dung thanh tra và thực hiện nghiêm túc nội dung kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Có sự phối hợp, cộng tác với Báo Hòa Bình, để đưa thông tin về cuộc thanh tra đến với các cơ quan chức năng và nhân dân một cách kịp thời, trung thực, khách quan. Kết quả thanh tra như sau: Trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình, tại thời điểm thanh tra không có cơ sở sản xuất và nhập khẩu sản phẩm thiết bị điện, điện tử mà chỉ có một số các siêu thị và cơ sở kinh doanh, buôn bán mặt hàng này được tập trung tại trung tâm thành phố Hòa Bình, ở các huyện còn lại thì các cơ sở kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ. Đoàn Thanh tra tiến hành thanh tra thực tế trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình (10 huyện và 01 thành phố) đối với 27 cơ sở kinh doanh sản phẩm thiết bị điện, điện tử. Qua thanh tra thực tế hầu hết các cơ sở được thanh tra đều có các hành vi vi phạm hành chính, các lỗi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa không có nhãn phụ, nhãn hàng hóa ghi không đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn và nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa; chưa công bố hợp quy (gắn dấu hợp quy CR) đối với nhóm sản phẩm thiết bị điện, điện tử nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04: 2009/BKHCN (nồi cơm điện, ấm điện, máy sấy tóc, quạt điện). Với các lỗi vi phạm trên, Đoàn thanh tra đã kịp thời lập biên bản, đình chỉ lưu thông đối với các sản phẩm, hàng hóa vi phạm; buộc thu hồi toàn bộ số lượng hàng hóa vi phạm để khắc phục trước khi tiếp tục đưa ra lưu thông trên thì trường. Thanh tra Sở KH&CN đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 9 cơ sở, số tiền là 5.600.000 đồng, số tiền trên đã thực nộp vào ngân sách nhà nước. Như vậy, cuộc thanh tra đã đạt được mục tiêu đề ra là: Đánh giá được thực trạng hiện nay đối với các sản phẩm thiết bị điện, điện tử đang lưu thông trên thị trường tỉnh Hòa Bình, qua đó có các kiến nghị, đề nghị cơ quan có thẩm quyền đề ra các biện pháp quản lý có hiệu quả hơn, nhằm tăng cường hiệu lực THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 19 20
  • 22. quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp; Qua cuộc thanh tra, đã nâng cao được nhận thức và hành động của các cơ sở là đối tượng thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa và sở hữu công nghiệp; đối với các cơ sở có sai phạm, Đoàn Thanh tra đã lập biên bản, bảo đảm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, nhằm làm cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc và có hiệu quả. TBT HÒA BÌNH – 5 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN Vân Phương (TBT Hòa Bình) H òa Bình là một tỉnh miền núi, có nhiều phát triển kinh tế chưa cao, hoạt động xuất đặc điểm tương đồng với đa số các tỉnh miền núi khác trong cả nước về mức độ khẩu hàng hóa còn hạn chế, chủ yếu vẫn là mặt hàng nông lâm sản chế biến. Mặc dù THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011
  • 23. vậy, cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), địa phương cũng đặc biệt quan tâm tới các vấn đề của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đặc biệt là vấn đề rào cản kỹ thuật trong thương mại. Chính vì vậy, ngay sau khi có quyết định số 444/2005/QĐ-TTg và quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT), chuẩn bị cho sự gia nhập Tổ chức WTO, Sở Khoa học và Công nghệ Hòa Bình đã tham mưu với UBND tỉnh về việc thành lập Cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp về TBT của tỉnh (gọi tắt là TBT Hòa Bình) đặt tại Sở KH&CN Hòa Bình. TBT Hòa Bình là đầu mối thông báo và điểm hỏi đáp về TBT tại tỉnh Hòa Bình nằm trong mạng lưới TBT Việt Nam, được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 473/QĐ-UBND ngày 08/3/2006 của UBND tỉnh Hòa Bình. Giống như các Điểm TBT khác trong mạng lưới, TBT Hòa Bình có nhiệm vụ: - Thông báo các văn bản pháp quy kỹ thuật, các quy trình đánh giá hợp quy của các nước thành viên WTO đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm trong địa bàn quản lý của địa phương và thông báo các văn bản liên quan đến vấn đề Hàng rào kỹ thuật trong thương mại do địa phương ban hành đến Văn phòng TBT Việt Nam. - Trả lời các câu hỏi về các văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp và các vấn đề khác liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam và các nước thành viên WTO. - Phối hợp thực hiện chức năng thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại với các Điểm TBT khác trong mạng lưới TBT Việt Nam. - Phổ biến kiến thức về hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn tỉnh. Trong 5 năm xây dựng và từng bước phát triển, Điểm TBT Hòa Bình đã được Tỉnh quan tâm và tạo điều kiện đầu tư đầy đủ cả về cơ sở vật chất và nhân lực với 3 cán bộ trình độ đại học và cao học trong đó có 1 cán bộ chuyên trách và 2 cán bộ kiêm nhiệm nhằm đáp ứng được về cơ bản nhu cầu duy trì hoạt động thường xuyên của Điểm TBT. Nhờ đó, TBT Hòa Bình đã dần trở thành một đầu mối thông tin quan trọng giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn có những thông tin về TBT và các thông tin liên quan khác trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch chất lượng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trong quá trình hoạt động, trên cơ sở các văn bản quy định ở địa phương, để tạo điều kiện cho hoạt động thông báo và hỏi đáp về TBT được thuận lợi và minh bạch, TBT Hòa Bình đã xây dựng các quy trình thủ tục về hoạt động thông báo và hỏi đáp về TBT trong hệ thống quản lý theo ISO 9001:2000. Đồng thời, công tác tuyên truyền, phổ biến về TBT trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã được quan tâm đúng mức, được duy trì thường xuyên. Cùng với đó, trang web TBT Hòa Bình đã được đầu tư xây dựng (http://hoabinh.tbtvn.org) nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác tuyên truyên, phổ biến về TBT qua một kênh thông tin mới bên cạnh việc xuất bản bản tin nhanh hàng tháng gửi đến các Sở, ban ngành, các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh để cung cấp cho các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan về các quy định của các nước thành viên WTO và các thông tin pháp luật THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 21
  • 24. của Việt Nam. Các thông tin xuất bản chủ yếu là các quy định của các nước về nông sản, thực phẩm, may mặc, xây dựng, ghi nhãn…thông tin về thị trường các nước, các quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, và các văn bản pháp luật của Việt Nam về xuất nhập khẩu, thuế, môi trường, tiêu chuẩn, chất lượng, đo lường.... Xét yêu cầu của giai đoạn đầu phát triển, ngoài việc xây dựng, củng cố về nhân lực, vật lực cho hoạt động của Điểm TBT công tác rà soát các văn bản do địa phương ban hành cũng được TBT Hòa Bình thực hiện kịp thời với tổng số gần 1000 văn bản ban hành giai đoạn 2008 trở về trước đã được soát xét hoàn thiện. Công tác đào tạo tập huấn về TBT cũng được chú trọng thực hiện: TBT Hòa Bình phối hợp với Văn phòng TBT Việt Nam tổ chức 03 lớp tập huấn cho đại diện các Sở, ban ngành, doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học cho cán bộ Điểm TBT Hòa Bình. Nhằm hỗ trợ đầy đủ cho hoạt động hỏi đáp, hàng năm TBT Hòa Bình cũng được trang bị cơ sở dữ liệu về Tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với đặc thù hoạt động kinh tế của địa phương thuộc các lĩnh vực như: Điện, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, nông nghiệp, phòng cháy chữa cháy, quản lý chất lượng, đo lường, cơ khí, xây dựng, dệt da và may mặc. Đây là nguồn cơ sở dữ liệu giá trị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn vào quá trình sản xuất và trả lời các yêu cầu của các tổ chức, cá nhân quan tâm. TBT Hòa Bình cũng đã chủ động tìm hiểu, dịch thuật các tài liệu liên quan đến TBT, hoạt động xuất nhập khẩu để bổ sung vào kho cơ sở dữ liệu về TBT của đơn vị nhằm phục vụ tốt cho hoạt động thông báo và hỏi đáp. Tính đến hết tháng 2/2011 TBT Hòa Bình đã cập nhật, dịch thuật về cơ bản và phổ biến được gần 1200 tin cảnh báo đến từ các nước thành viên WTO. Với những khó khăn đặc thù của một tỉnh miền núi về trình độ dân trí, về trình độ phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vấn đề Hàng rào kỹ thuật trong thương mại ở Hòa Bình mặc dù không còn là vấn đề mới đối với các cơ quan quản lý nhưng vẫn còn là vấn đề ít được quan tâm và tương đối mới mẻ, khó tiếp cận và tìm hiểu trên thực tế đối với đại đa số người dân. Vì vậy kế hoạch phát triển của Điểm TBT Hòa Bình trước mắt vẫn chú trọng vào mục tiêu tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TBT, để góp phần giúp doanh nghiệp và địa phương vượt qua các rào cản về kỹ thuật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy, ngoài sự nỗ lực của các cán bộ Điểm TBT Hòa Bình, rất cần tiếp tục có sự hỗ trợ và ủng hộ của các cấp lãnh đạo để TBT Hòa Bình tiếp tục con đường phát triển như 5 năm vừa qua nhằm phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu được thông báo và hỏi đáp của doanh nghiệp và các bên quan tâm. BẢO HỘ QUYỀN SHTT VỀ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Nguyễn Thị Minh Phương (Phòng TBT & Sở hữu trí tuệ) V iệt Nam là một quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, do vậy vấn đề Sở hữu trí tuệ (SHTT) và bảo hộ quyền SHTT hiện đã trở thành vấn đề trọng điểm của quốc gia. Bảo hộ quyền SHTT đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống thường ngày và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và kinh doanh, bảo hộ quyền SHTT có mối liên hệ mật thiết đối với các doanh nghiệp và giới doanh nhân. THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 22
  • 25. Quyền SHTT là quyền dân sự hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc với các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích các chủ thể đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các loại hình tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra để được pháp luật về SHTT bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể đó trong các hoạt động có liên quan đến SHTT; Quyền SHTT phát sinh trên cơ sở Văn bằng bảo hộ được cấp cho đối tượng SHTT tương ứng (Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, sáng chế, chỉ dẫn địa lý,..). Nghĩa vụ tôn trọng quyền SHTT của người khác đã được xác lập là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các tổ chức và cá nhân. Trong hoạt động thương mại, bên cạnh các đối tượng khác thì Kiểu dáng công nghiệp (KDCN) của sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp không chỉ phải quan tâm đến công tác tổ chức, sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường,...mà còn phải chú ý đến việc xây dựng, quản lý và phát triển Kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm mà đơn vị mình đưa ra thị trường.Khái niệm về KDCN trong luật SHTT liên quan đến dáng vẻ mỹ thuật, hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Chính hình dáng bên ngoài đó làm cho sản phẩm thu hút hơn đối với người tiêu dùng và sự hấp dẫn trực quan là yếu tố chính mà người tiêu dùng cân nhắc trong việc lựa chọn mua sắm hàng hóa, nên một sản phẩm của doanh nghiệp được bày bán trên thị trường thì trực quan ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng đầu tiên chính là KDCN. Mặt khác, KDCN giúp cho các công ty phân biệt được sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, và cải thiện, nâng cao hình ảnh sản phẩm của họ. Chính vì vậy, việc bảo hộ thỏa đáng cho KDCN là vô cùng cần thiết và quan trọng Một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có kiểu dáng, mẫu mã đẹp, bắt mắt, phù hợp với thị hiếu chung của xã hội sẽ tạo ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng, từ đó doanh nghiệp khẳng định được uy tín, danh tiếng của doanh nghiêp với khách hàng cũng như đảm bảo chất lượng ổn định của sản phẩm do đơn vị mình cung cấp ra thị trường. yếu tố về KDCN góp phần tạo thành Thương hiệu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giữ được thị phần, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế vững chắc, cạnh tranh được với các doanh nghiệp đối thủ trên thương trường sôi động hiện nay. Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm chính là một tài sản vốn của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đăng ký bảo hộ KDCN, được cơ quan chức năng (Cục SHTT) cấp văn bằng bảo hộ KHCN cho sản phẩm của mình thì doanh nghiệp sẽ được pháp luật về SHTT đảm bảo quyền độc quyền trong việc sử dụng, khai thác KDCN đó, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng KDCN do mình sở hữu hay định đoạt KDCN (chuyển giao quyền cho chủ thể khác với điều kiện chủ thể đó phải trả tiền cho việc chuyển giao cho doanh nghiệp mình). Đó chính là một trong nhiều giá trị kinh tế của KDCN được bảo hộ. Trong ngôn ngữ hàng ngày, KDCN thường được hiểu là hình thức tổng thể và chức năng của sản phẩm. Ví dụ, một đôi giày được coi là đẹp khi ra đi vào chân ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tôn dáng người và kiểu dáng về hình thức cũng đẹp, hợp mốt, phù hợp thị hiếu của người mua. Đối với các nhà sản xuất, thiết kế sản phẩm là việc tạo ra các đặc điểm chức năng và mỹ thuật, có tính đến các yếu tố khác như khả năng thâm nhập thị trường, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, hoặc thuận lợi khi vận chuyển, bảo quản, sửa chữa và tiêu thụ,... Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật SHTT, KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Nhìn từ góc độ luật SHTT, KDCN chỉ liên quan đến các khía cạnh trang trí, mỹ thuật của sản phẩm. Mặc dù KDCN có thể có các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức năng, song KDCN với tư cách là một đối tượng SHTT chỉ liên quan đến bản chất mỹ thuật của một sản phẩm hoàn chỉnh. KDCN có chức năng thẩm mỹ là hấp dẫn thị hiếu người tiêu dùng bằng tính độc đáo, vẻ đẹp và sự bắt mắt.... Ví dụ: Các Kiểu dáng Ghế ngồi khác nhau: THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 23
  • 26. KDCN liên quan đến rất nhiều sản phẩm công nghiệp, từ dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, y tế, đến đồng hồ, đồ trang sức, đồ gia dụng, đồ chơi, đồ gỗ, đồ điện, ô tô, các sản phẩm may mặc, dụng dụ thể thao,..KDCN cũng quan trọng đối với bao bì, vật đựng và kiểu cách sản phẩm. Như vậy, sản phẩm mang KDCN được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện,... thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập, có thể là toàn bộ sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Ví dụ: kiểu dáng của toàn bộ sản phẩm ô tô hoặc kiểu dáng của một số bộ phận của sản phẩm ô tô (đèn pha, lazang, cửa xe,...) KDCN làm tăng giá trị của sản phẩm, làm cho sản phẩm hấp dẫn đối với khách hàng, đôi khi là yếu tố duy nhất làm cho sản phẩm bán chạy. KDCN là kết quả của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư về vật chất và lao động trí tuệ. Vì vậy, việc bảo hộ các kiểu dáng có giá trị phải chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bất cứ nhà thiết kế hay nhà sản xuất nào. Nhà nước dành sự bảo hộ chính thức cho KHCN bằng việc thừa nhận và bảo vệ quyền SHTT cho KDCN của chủ thể đó. KDCN chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện gồm: Có tính mới, nghĩa là KDCN đó khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai, dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên; Có tính sáng tạo, nghĩa là KDCN đó không thể được tạo ra mỗi cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng; Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là KDCN có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Tuy nhiên, có một số đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa KDCN như: KDCN không đáp ứng các yêu cầu bảo hộ nêu trên; Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính của sản phẩm bắt buộc phải có (Ví du: hình dáng của rãnh ốc vít); Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm (ví dụ: hính dáng bên trong của động cơ); Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp (ví dụ: hình dáng của ngôi nhà); các KDCN chứa các biểu tượng hoặc ký hiệu chính thức đang được bảo hộ; Các kiểu dáng được xem là trái với trật tự hoặc đạo đức xã hội,.. Đăng ký KDCN là thủ tục hành chính do Cục SHTT tiến hành nhằm thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN. Hình thức đăng ký KDCN là ghi nhận KDCN,chủ sở hữu và tác giả KDCN vào sổ đăng ký quốc gia về KDCN và cấp Bằng độc quyền KDCN cho chủ sở hữu KDCN đó. KDCN được pháp luật SHTT bảo hộ trên cơ sở thẩm định đơn đăng ký KDCN căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành về hình thức và nội dung đơn. Những người có quyền đăng ký KDCN có thể là: Tác giả (người hoặc những người trực tiếp tạo ra KDCN bằng chính công sức lao động sáng tạo của bản thân mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất của chính bản thân mình để tạo ra KDCN; Tổ chức, cá nhân cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức thuê khoán, giao việc với tác giả nếu các bên không có thỏa thuận khác; Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra KDCN thì các tổ chức, cá nhân đó THÔNG TIN KH&CN SỐ 4/2011 24