SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
1
Đề 2. Phân tíchmối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liênhệ thực tiễn Việt Nam
hiện nay.
Bài làm:
1. Khái quát về pháp luật, đạo đức
Trong xã hội loài người, trải qua thời kỳ lịch sử từ xưa đến nay, trong quá trình con
người sinh sống và phát triển, mỗi người sẽ có một nhận định, một tính cách và suy nghĩ
riêng, sẽ có những suy nghĩ trái với lẽ thường và không hợp chuẩn mực, dẫn đến những
hành động trái với lẽ tự nhiên do đó, vì vậy cần phải có một hệ thống pháp luật và đặt ra
những chuẩn mực đạo đức phù hợp.
1.1. Pháp luật
Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc
thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định
hướng của nhà nước.
 Đặc điểm chung của pháp luật
 Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
 Thể hiện ý chí của nhà nước;
 Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện;
 Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ,
văn bân quy phạm pháp luật;
 Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực
hiện.
Trên cơ sở đặc điểm về pháp luật, có thể thấy, pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:
 Thứ nhất, pháp luật có tỉnh quyền lực nhà nước:
Các quy định pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, thông qua pháp luật, nhà nước
cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì,
làm như thế nào... Với quyền lực của mình, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp ép
buộc, cưỡng chế,… khác nhau để tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu các cá nhân, tổ chức
phải tuân theo pháp luật. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp mạnh để
2
bảo vệ pháp luật, trừng phạt người phạm tội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một
cách nghiêm minh, công bằng.
 Thứ hai, pháp luật có tính quy phạm phổ biến:
Các quy định của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận
thức và hành vi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Căn cứ vào các quy định của pháp
luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải
làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó. Phạm vi tác
động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong
đời sống hàng ngày, nó điềuchỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống, pháp
luật tác động đến mọi địa phương, vùng, miền của đất nước.
 Thứ ba, pháp luật có tính hệ thống:
Bản thân pháp luật là một hệ thống các quy phạm hay các quy tắc xử sự chung. Pháp
luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng cách tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia
quan hệ xã hội đó, làm cho quan hệ phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn.
Mặc dù điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định
của pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo
nên một chỉnh thể thống nhất.
 Thứ tư, pháp luật có tính xác định về hình thức:
Ở dạng thành văn, các quy định của pháp luật được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể,
không trừu tượng, chung chung, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên
toàn xã hội.
1.2. Đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan
trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Ta có thể hiểu theo một cách chung nhất rằng: Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực
xã hội, những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm điều chỉnh hành vi đối xử giữa con người với
3
con người, giữa cá nhân với gia đình, tập thể, với xã hội,… Chúng được thực hiện bởi niềm
tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh cura dư luận xã hội. Đạo đức không chỉ là các
giá trị trong quan hệ giữa người và người, giữa con người với xã hội, mà còn là tính tự
trọng, sự tự ý thức về danh dự, nhân phẩm mỗi con người
 Chức năng của đạo đức
 Chức năng giáo dục:
Thông qua giáo dục đạo đức góp phần hình thành những quan điểm cơ bản nhất,
những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng con người cụ thể; giúp con
nguời xác lập khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tuợng xã hội. Trên cơ sở ấy, con người
tự xem xét, đánh giá đuợc tư cách, ý thức và hành vi của bản thân.
 Chức năng điều chỉnh hành vi:
Đây là chức năng quan trọng nhất, nhưng đó không phải là đặc quyền của đạo đức,
bởi trong xã hội, con người tạo ra rất nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của mình như:
pháp luật, nhận thức,... Mục đích điều chỉnh hành vi của đạo đức nhằm bảo đảm hài hòa
quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân. Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được
thực hiện chủ yếu bằng hai phương thức:
 Một là, sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích những cá nhân,
tổ chức có cách ững xử và hành vi tốt đẹp, đồng thời phê phán, lên án nghiêm khắc
những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến con người, đến cộng đồng.
 Hai là, bản thân mỗi người phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên
cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
 Chức năng nhận thức:
Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận thức và tự nhận thức, bởi nhận
thức của đạo đức là quá trình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhận thức hướng ngoại lấy
chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã hội làm đối tượng, là quá trình cá nhân đánh giá,
tiếp thu hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tự nhận thức là quá
4
trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình
với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Bằng hai quá trình nhận thức ấy con người đi
đến sự nhận biết những giá trị: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác... hướng tới giá trị bao quát
chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức này, chủ thể hình thành và phát triển thành các quan điểm
và nguyên tắc sống của mình.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Đạo đực và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thời điểm ra đời, hình thức biểu
hiện và nội dung phản ánh khác nhau, nhưng chúng có chức năng xã hội cơ bản giống nhau.
Mối quan hệ thống nhất tương quan giữa đạo đức và pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ
đạo đức chính là cái gốc của pháp luật (là pháp luật không thành văn) điều này có nghĩa là
đạo đức hình thành sớm hơn pháp luật và là một trong những nguồn cơ bản của pháp luật
trong xã hội. Không phải bất cứ lúc nào sự tương quan giữa pháp luật và đạo đức cũng
giống nhau mà ở mỗi thời kỳ tùy thuộc tình hình xã hội lúc bấy giờ tương quan giữa chúng
có sự thay đổi.
Có thể nêu ví dụ ngay ở xã hội Việt Nam qua các thời kỳ. Trong xã hội phong kiến, do
tư duy của con người lúc này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo, vì vậy các
quan hệ xã hội lúc bấy giờ vẫn do đạo đức và chiếm ưu thế hơn so với pháp luật. Bước
sang thời kỳ chiến tranh, pháp luật được bổ sung và điều chỉnh, phát triển hơn so với thời
kỳ phong kiến. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh chiến tranh có nhiều vấn đề phát sinh trong thời
chiến không thể dùng pháp luật để áp đặt được nên quy phạm đạo đức vẫn chiếm ưu thế
hơn. Sang thời bao cấp, do tư duy và đường lối chính sách chưa phù hợp nên pháp luật vẫn
chưa có sự phát triển cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, đời sống đạo đức và pháp luật
được đề cao hơn hết, con người yêu tự do, đất nước yên bình, người dân được chăm lo về
mặc tinh thần, pháp luật và đạo đức được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, khi chúng ta đang
xây dựng nền kinh tế thị trường, vấn đề giải quyết mối tương quan giữa pháp luật và đạo
đức được đặt ra là hết sức cần thiết. Bởi vì, đạo đức tuy là vấn đề mang tính trừu tượng
nhưng việc đưa đạo đức vào thực thi và áp dụng pháp luật sẽ làm quy định của pháp luật
5
mang tính thực tiễn cao, thể hiện được tinh thần nhân đạo và phù hợp với ý chí của nhân
dân.
Xét về bản chất, giữa pháp luật và đạo đức có những đặc điểm thống nhất với nhau song
cũng có những đặc điểm khác biệt. Tuy ban đầu pháp luật phải dựa trên những quy tắc đạo
đức, lấy đạo đức làm gốc xong không vì thế mà pháp luật phụ thuộc hoàn toàn vào đạo
đức. Trong thực tế pháp luật tác động trở lại đạo đức một cách trực tiếp và khá hiệu quả
theo nghĩa là nâng cấp lành mạnh hóa đời sống xã hội và củng cố các quan hệ đạo đức cũng
như phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực. Các chế tài quy định trong Hiến pháp và các
bộ luật pháp luật giúp xã hội ngăn ngừa nghiêm cấm các hành phạm tội, góp phần răng đe
những người có ý định phạm tội, nâng cao ý thức đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh
trong xã hội.
Đạo đức và pháp luật đều là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội nhất định và phản
ánh bản chất của điều kiện kinh tế xã hội đó, do vậy các quy phạm pháp luật và các quy tắc
đạo đức luôn thay đổi trong quá trình lịch sử nhằm phù hợp với đời sống thực tế. Do bản
chất có những điểm tương đồng nên pháp luật và đạo đức đều thực hiện những chức năng
xã hội cơ bản giống nhau là điều chỉnh các quan hệ xã hội và giáo dục con người.
Sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở chỗ:
 Đạo đức và pháp luật đều có chung mục đích trong quản lý đời sống xã hội nhằm
giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho con người trong xã hội.
 Pháp luật và đạo đức đều là công cụ để đảm bảo lợi ích của con người, có tác
dụng điều chỉnh quan hệ xã hội, giáo dục con người hướng đến việc thiết lập
những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.
 Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên
sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người.
 Pháp luật và đạo đức tác động trực tiếp đến hành vi của con người, hướng dẫn,
kiếm tra, đánh giá các hành vi đó theo những tiêu chí nhất định.
6
Pháp luật và đạo đức cũng là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người. Trong Bộ luật
Hình sự có quy định về tình tiết giảm nhẹ, có thể miễn trách nhiệm hình sự trong một số
trường hợp cũng đã thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta nhằm tạo cơ hội
cho những người có hành vi vi phạm pháp luật có cơ hội để hoàn lương. Như vậy, việc đưa
quan niệm đạo đức vào quy định pháp luật có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục nhân
cách, phẩm chất của con người, đồng thời điều này cũng thể hiện tinh thần nhân đạo của
Nhà nước.
 Bên cạnh sự thống nhất đó, giữa pháp luật và đạo đức có những đặc điểm
khác biệt.
Pháp luật về hệ thống quy tắc được thể hiện bằng các văn bản, luật pháp, sắc lệnh, ,…
được xây dựng trên cơ sở đời sống xã hội nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi của mọi
thành viên trong xã hội. Đằng sau hệ thống pháp luật là cả bộ máy nhà nước với những cơ
quan đặc biệt khác để đảm bảo thực thi pháp luật. Pháp luật là sản phẩm lý tính, mang tính
cưỡng chế đơn phương từ phía các cơ quan hành pháp và tư pháp, các hành vi pháp luật
được thực hiện dưới áp lực các chế tài của cơ quan hành pháp tư pháp là một công cụ quản
lý xã hội pháp luật mang nặng tính giai cấp phản ánh và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp cầm
quyền là một công cụ mà giai cấp nắm trong tay bộ máy nhà nước
Còn đạo đức là sản phẩm cảm tính được thực hiện một cách tự nguyện dựa trên tòa án
tòa án lương tâm của mỗi con người, những hành vi đạo đức được thực hiện dưới áp lực
dư luận xã hội
Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật hình thành dựa trên sự ra đời của giai cấp mang
tính tự giác để điều chỉnh quan hệ xã hội và thực hiện sự thống trị của giai cấp đó đối với
xã hội, còn đạo đức hình thành trêncon đường tự phát trong xã hội và không được thể hiện
thông qua bất cứ văn bản nào mà chủ yếu dựa vào sự tác động đến ý thức của người dân.
Do đó, đạo đức ít mang tính nghiêm minh hơn pháp luật.
Đưa ra những phân tích như trên để rút ra nhận xét, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức không nên mô tả sự khác nhau giữa chúng một cách cứng nhắc. Bởi
7
lẽ, pháp luật và đạo đức không thể tách rời nhau mà giữa chúng có mối quan hệ biện chứng
lẫn nhau. Pháp luật tác động đến đạo đức và ngược lại. Pháp luật tác động đến đạo đức để
đưa quan niệm đạo đức tiến bộ vào thực tế đời sống pháp luật. Pháp luật khẳng định, bảo
vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực của truyền thống đạo đức, đồng thời cũng
hạn chế và loại bỏ dần những quan điểm, chuẩn mực đạo đức không tiến bộ, tiêu cực.
Tất nhiên, sự tác động của đạo đức đối với pháp luật chỉ mang tính tương đối, điều này
có nghĩa chỉ những quan điểm đạo đức tiến bộ phù hợp mới đưa vào pháp luật, còn những
quan điểm đạo đức lạc hậu, lỗi thời, tiêu cực phải dần bị loại bỏ. Vì thực tế cho thấy, pháp
luật ban hành dựa trên xã hội có giai cấp cũng dễ dàng thay đổi khi có giai cấp khác thống
trị và thay thế bằng hệ thống pháp luật mới. Khi nhà nước của giai cấp thống trị mới được
xác lập và còn chưa đủ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa cần thiết để xóa bỏ triệt
để cơ sở của nền đạo đức cũ thì những tàn dư của nó vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng trong xã
hội mới.
Do đó, nếu xét về sự tác động đối với xã hội thì đạo đức có sự tác động bền lâu hơn so
với pháp luật, vì những quan niệm về đạo đức tác động trực tiếp đến ý thức và tư tưởng
của nhân dân nên việc thay đổi sẽ rất khó và cần thời gian dài. Chính vì lẽ đó nên thông
thường các quy phạm pháp luật bao giờ cũng hiện đại và dễ thích ứng với điều kiện xã hội
mới hơn so với đạo đức, vì vậy đạo đức thường lạc hậu và chậm thay đổi hơn.
3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
Hiện nay, ở nước ta có hệ thống pháp luật chặc chẽ gắn liền với những quan niệm
đạo đức đúng đắn, Có thể kể một số Luật và Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự,
Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải, Luật
Doanh nghiệp, Luật Thương mại,…
Bộ Luật được quốc hội đưa ra được đi kèm với chính sách khoan hồng thể hiện tính
nhân đạo trong pháp luật, ví dụ như chính sách khoan hồng trong luật cạnh tranh (Điều 112
Luật Cạnh tranh 2018); Luật Đặc xá được Quốc hội khóa XII biểu quyết thông qua và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2008.
8
Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện kết hôn trong Điều 8 Luật hôn nhân và gia
đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội nêu rõ độ tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên,
nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Ngoài ra các quy
định về tảo hôn và hôn nhân cận thuyết thống được liệt vào trường hợp vi phạm pháp luật,
sẽ bị phạt chế tài xử lý. Cho thấy pháp luật giúp bài trừ các hũ tục lạc hậu, những quan
niệm đạo đức sai lệch.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, các vấn đề vi phạm đạo đức như việc thường xuyên
bạo hành trong gia đình, không chung thủy, thờ ơ trước nổi đau của người khác, các thói
ăn cắp, vô lễ với người lớn,… vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, nhưng nhờ có sự phát triển của
mạng xã hội mà những vụ việc đo được đưa lên mạng và người vi phạm đạo đức phải chịu
sự phỉ báng của cộng động, đó cũng là một biện pháp giúp răn đe, cảnh tỉnh những người
có hành vi không đúng đắn, vi phạm chuẩn mực và ngược lại, những cử chỉ tốt đẹp sẽ được
mọi người biểu dương, tán thưởng trong cộng động. Ví dụ như là vụ đánh ghen ở Hồ Tây
mới đây đã gây nên xôn xao trong dư luận, và người trong cuộc được cộng động phê phán,
lên án mãnh liệt, hay vụ việc anh Nguyễn Ngọc Mạnh đỡ bé gái 3 tuổi rớt tầng 12 chung
cư, hành vi cao đẹp đó đã lan truyền ảnh hưởng và được sự tán dương từ mọi người trên
đất nước.
Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng dần hoàng thiện được bộ máy pháp luật và loại
bỏ dần những quan niệm, tư tưởng lạc hậu, không phù hợp với sự tiến bộ của khoa học –
kỹ thuật trong nhân dân. Tại đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định: “Cần tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng
pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”. Qua đó, có thể thấy hệ thống
pháp luật và tư tưởng đạo đức hiện nay được nhà nước vô cùng coi trọng và thực hiện một
cách nghiêm minh.
9
Tài liệu tham khảo
1) https://glawvn.com/phap-luat-la-gi-/
2) Luật Minh Khuê, (2021), https://luatminhkhue.vn/phap-luat-la-gi---khai-niem-
chung-ve-phap-luat.aspx
3) Th.s Mai Vân Anh, (2021). Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Tạp chí Công
Thương
4) Hoàng Thị Hạnh, (2009).Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
diễn đàn hông tin KHXH
5) https://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/dao-duc-loi-song-va-vai-tro-cua-dao-ducloi-
song-trong-doi-song-xa-
hoi.aspx#:~:text=%C4%90%E1%BA%A1o%20%C4%91%E1%BB%A9c%20l%
C3%A0%20m%E1%BB%99t%20h%C3%ACnh,%C4%91%E1%BB%93ng%2C
%20c%E1%BB%A7a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%E2%80%9D.

More Related Content

Similar to Pháp luật đạo đức

Dao duc mac lennin
Dao duc   mac lenninDao duc   mac lennin
Dao duc mac lenninxongdzomuong
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxThanhPhm170877
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiHuynh ICT
 
Dao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docDao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docPhan Be
 
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍTIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình cả năm (Bản đầy đủ)
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình cả năm (Bản đầy đủ)Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình cả năm (Bản đầy đủ)
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình cả năm (Bản đầy đủ)Mikayla Reilly
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 

Similar to Pháp luật đạo đức (20)

Dao duc mac lennin
Dao duc   mac lenninDao duc   mac lennin
Dao duc mac lennin
 
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt NamMối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptxBÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (2022).pptx
 
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đLuận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOTĐề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
 
Cơ sở lý luận và lịch sử chính sác pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ...
Cơ sở lý luận và lịch sử chính sác pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ...Cơ sở lý luận và lịch sử chính sác pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ...
Cơ sở lý luận và lịch sử chính sác pháp luật hình sự đối với các tội phạm về ...
 
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAYCơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt NamLuận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
 
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAYLuận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAYĐề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
 
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM      TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp l...
Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp l...Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp l...
Cơ sở lý luận về sự tác động của dư luận xã hội đối với việc thực hiện pháp l...
 
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luậtTiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương hauiđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương haui
 
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Tập Lớn Học Phần Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
Vai Trò Của Ý Thức Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Xây Dựng Pháp Luật Và Thực Hiệ...
 
Dao duc luat su.doc
Dao duc luat su.docDao duc luat su.doc
Dao duc luat su.doc
 
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍTIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC HÀNH VI XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
 
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình cả năm (Bản đầy đủ)
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình cả năm (Bản đầy đủ)Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình cả năm (Bản đầy đủ)
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình cả năm (Bản đầy đủ)
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 

Recently uploaded

kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docxcuonglee1
 
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docxcuonglee1
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docxcuonglee1
 
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docxcuonglee1
 
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxluat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxcuonglee1
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docxcuonglee1
 

Recently uploaded (6)

kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2.docx
 
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
648079791-123doc-Thu-Hoach-Ho-So-Dan-Su-So-07-Hvtp.docx
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-DS07 Tranh chấp Ly hôn 2 03.docx
 
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
9.1. Kịch bản Diễn án LS. DS 07 FULL TÊN.docx
 
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docxluat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
luat-su-dan-su-ho-so-7-hao-nguyet-ver-2.docx
 
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docxkich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
kich-ban-ho-so-07-mo-ta-ho-so-so-07 HNGD 02.docx
 

Pháp luật đạo đức

  • 1. 1 Đề 2. Phân tíchmối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, liênhệ thực tiễn Việt Nam hiện nay. Bài làm: 1. Khái quát về pháp luật, đạo đức Trong xã hội loài người, trải qua thời kỳ lịch sử từ xưa đến nay, trong quá trình con người sinh sống và phát triển, mỗi người sẽ có một nhận định, một tính cách và suy nghĩ riêng, sẽ có những suy nghĩ trái với lẽ thường và không hợp chuẩn mực, dẫn đến những hành động trái với lẽ tự nhiên do đó, vì vậy cần phải có một hệ thống pháp luật và đặt ra những chuẩn mực đạo đức phù hợp. 1.1. Pháp luật Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.  Đặc điểm chung của pháp luật  Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;  Thể hiện ý chí của nhà nước;  Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện;  Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án lệ, văn bân quy phạm pháp luật;  Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực hiện. Trên cơ sở đặc điểm về pháp luật, có thể thấy, pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:  Thứ nhất, pháp luật có tỉnh quyền lực nhà nước: Các quy định pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào... Với quyền lực của mình, nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp ép buộc, cưỡng chế,… khác nhau để tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải tuân theo pháp luật. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp mạnh để
  • 2. 2 bảo vệ pháp luật, trừng phạt người phạm tội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh, công bằng.  Thứ hai, pháp luật có tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó. Phạm vi tác động của pháp luật rất rộng lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong đời sống hàng ngày, nó điềuchỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống, pháp luật tác động đến mọi địa phương, vùng, miền của đất nước.  Thứ ba, pháp luật có tính hệ thống: Bản thân pháp luật là một hệ thống các quy phạm hay các quy tắc xử sự chung. Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội bằng cách tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó, làm cho quan hệ phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Mặc dù điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của pháp luật không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất.  Thứ tư, pháp luật có tính xác định về hình thức: Ở dạng thành văn, các quy định của pháp luật được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xã hội. 1.2. Đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, xuất hiện tương đối sớm và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Ta có thể hiểu theo một cách chung nhất rằng: Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực xã hội, những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm điều chỉnh hành vi đối xử giữa con người với
  • 3. 3 con người, giữa cá nhân với gia đình, tập thể, với xã hội,… Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh cura dư luận xã hội. Đạo đức không chỉ là các giá trị trong quan hệ giữa người và người, giữa con người với xã hội, mà còn là tính tự trọng, sự tự ý thức về danh dự, nhân phẩm mỗi con người  Chức năng của đạo đức  Chức năng giáo dục: Thông qua giáo dục đạo đức góp phần hình thành những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức trong từng con người cụ thể; giúp con nguời xác lập khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tuợng xã hội. Trên cơ sở ấy, con người tự xem xét, đánh giá đuợc tư cách, ý thức và hành vi của bản thân.  Chức năng điều chỉnh hành vi: Đây là chức năng quan trọng nhất, nhưng đó không phải là đặc quyền của đạo đức, bởi trong xã hội, con người tạo ra rất nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của mình như: pháp luật, nhận thức,... Mục đích điều chỉnh hành vi của đạo đức nhằm bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích cộng đồng và cá nhân. Chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức được thực hiện chủ yếu bằng hai phương thức:  Một là, sử dụng sức mạnh của dư luận để động viên, khuyến khích những cá nhân, tổ chức có cách ững xử và hành vi tốt đẹp, đồng thời phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến con người, đến cộng đồng.  Hai là, bản thân mỗi người phải tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội.  Chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của đạo đức bao gồm nhận thức và tự nhận thức, bởi nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng nội vừa hướng ngoại. Nhận thức hướng ngoại lấy chuẩn mực, giá trị, đời sống đạo đức xã hội làm đối tượng, là quá trình cá nhân đánh giá, tiếp thu hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tự nhận thức là quá
  • 4. 4 trình tự đánh giá, tự thẩm định, tự đối chiếu những nhận thức, hành vi đạo đức của mình với chuẩn mực giá trị chung của cộng đồng. Bằng hai quá trình nhận thức ấy con người đi đến sự nhận biết những giá trị: đúng - sai, tốt - xấu, thiện - ác... hướng tới giá trị bao quát chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức này, chủ thể hình thành và phát triển thành các quan điểm và nguyên tắc sống của mình. 2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức Đạo đực và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thời điểm ra đời, hình thức biểu hiện và nội dung phản ánh khác nhau, nhưng chúng có chức năng xã hội cơ bản giống nhau. Mối quan hệ thống nhất tương quan giữa đạo đức và pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ đạo đức chính là cái gốc của pháp luật (là pháp luật không thành văn) điều này có nghĩa là đạo đức hình thành sớm hơn pháp luật và là một trong những nguồn cơ bản của pháp luật trong xã hội. Không phải bất cứ lúc nào sự tương quan giữa pháp luật và đạo đức cũng giống nhau mà ở mỗi thời kỳ tùy thuộc tình hình xã hội lúc bấy giờ tương quan giữa chúng có sự thay đổi. Có thể nêu ví dụ ngay ở xã hội Việt Nam qua các thời kỳ. Trong xã hội phong kiến, do tư duy của con người lúc này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Nho giáo, vì vậy các quan hệ xã hội lúc bấy giờ vẫn do đạo đức và chiếm ưu thế hơn so với pháp luật. Bước sang thời kỳ chiến tranh, pháp luật được bổ sung và điều chỉnh, phát triển hơn so với thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh chiến tranh có nhiều vấn đề phát sinh trong thời chiến không thể dùng pháp luật để áp đặt được nên quy phạm đạo đức vẫn chiếm ưu thế hơn. Sang thời bao cấp, do tư duy và đường lối chính sách chưa phù hợp nên pháp luật vẫn chưa có sự phát triển cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, đời sống đạo đức và pháp luật được đề cao hơn hết, con người yêu tự do, đất nước yên bình, người dân được chăm lo về mặc tinh thần, pháp luật và đạo đức được quan tâm hàng đầu. Hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, vấn đề giải quyết mối tương quan giữa pháp luật và đạo đức được đặt ra là hết sức cần thiết. Bởi vì, đạo đức tuy là vấn đề mang tính trừu tượng nhưng việc đưa đạo đức vào thực thi và áp dụng pháp luật sẽ làm quy định của pháp luật
  • 5. 5 mang tính thực tiễn cao, thể hiện được tinh thần nhân đạo và phù hợp với ý chí của nhân dân. Xét về bản chất, giữa pháp luật và đạo đức có những đặc điểm thống nhất với nhau song cũng có những đặc điểm khác biệt. Tuy ban đầu pháp luật phải dựa trên những quy tắc đạo đức, lấy đạo đức làm gốc xong không vì thế mà pháp luật phụ thuộc hoàn toàn vào đạo đức. Trong thực tế pháp luật tác động trở lại đạo đức một cách trực tiếp và khá hiệu quả theo nghĩa là nâng cấp lành mạnh hóa đời sống xã hội và củng cố các quan hệ đạo đức cũng như phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực. Các chế tài quy định trong Hiến pháp và các bộ luật pháp luật giúp xã hội ngăn ngừa nghiêm cấm các hành phạm tội, góp phần răng đe những người có ý định phạm tội, nâng cao ý thức đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh trong xã hội. Đạo đức và pháp luật đều là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội nhất định và phản ánh bản chất của điều kiện kinh tế xã hội đó, do vậy các quy phạm pháp luật và các quy tắc đạo đức luôn thay đổi trong quá trình lịch sử nhằm phù hợp với đời sống thực tế. Do bản chất có những điểm tương đồng nên pháp luật và đạo đức đều thực hiện những chức năng xã hội cơ bản giống nhau là điều chỉnh các quan hệ xã hội và giáo dục con người. Sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở chỗ:  Đạo đức và pháp luật đều có chung mục đích trong quản lý đời sống xã hội nhằm giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho con người trong xã hội.  Pháp luật và đạo đức đều là công cụ để đảm bảo lợi ích của con người, có tác dụng điều chỉnh quan hệ xã hội, giáo dục con người hướng đến việc thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội.  Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau tạo nên sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người.  Pháp luật và đạo đức tác động trực tiếp đến hành vi của con người, hướng dẫn, kiếm tra, đánh giá các hành vi đó theo những tiêu chí nhất định.
  • 6. 6 Pháp luật và đạo đức cũng là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người. Trong Bộ luật Hình sự có quy định về tình tiết giảm nhẹ, có thể miễn trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cũng đã thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước ta nhằm tạo cơ hội cho những người có hành vi vi phạm pháp luật có cơ hội để hoàn lương. Như vậy, việc đưa quan niệm đạo đức vào quy định pháp luật có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất của con người, đồng thời điều này cũng thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước.  Bên cạnh sự thống nhất đó, giữa pháp luật và đạo đức có những đặc điểm khác biệt. Pháp luật về hệ thống quy tắc được thể hiện bằng các văn bản, luật pháp, sắc lệnh, ,… được xây dựng trên cơ sở đời sống xã hội nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội. Đằng sau hệ thống pháp luật là cả bộ máy nhà nước với những cơ quan đặc biệt khác để đảm bảo thực thi pháp luật. Pháp luật là sản phẩm lý tính, mang tính cưỡng chế đơn phương từ phía các cơ quan hành pháp và tư pháp, các hành vi pháp luật được thực hiện dưới áp lực các chế tài của cơ quan hành pháp tư pháp là một công cụ quản lý xã hội pháp luật mang nặng tính giai cấp phản ánh và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp cầm quyền là một công cụ mà giai cấp nắm trong tay bộ máy nhà nước Còn đạo đức là sản phẩm cảm tính được thực hiện một cách tự nguyện dựa trên tòa án tòa án lương tâm của mỗi con người, những hành vi đạo đức được thực hiện dưới áp lực dư luận xã hội Như vậy, có thể thấy rằng, pháp luật hình thành dựa trên sự ra đời của giai cấp mang tính tự giác để điều chỉnh quan hệ xã hội và thực hiện sự thống trị của giai cấp đó đối với xã hội, còn đạo đức hình thành trêncon đường tự phát trong xã hội và không được thể hiện thông qua bất cứ văn bản nào mà chủ yếu dựa vào sự tác động đến ý thức của người dân. Do đó, đạo đức ít mang tính nghiêm minh hơn pháp luật. Đưa ra những phân tích như trên để rút ra nhận xét, khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức không nên mô tả sự khác nhau giữa chúng một cách cứng nhắc. Bởi
  • 7. 7 lẽ, pháp luật và đạo đức không thể tách rời nhau mà giữa chúng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Pháp luật tác động đến đạo đức và ngược lại. Pháp luật tác động đến đạo đức để đưa quan niệm đạo đức tiến bộ vào thực tế đời sống pháp luật. Pháp luật khẳng định, bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực của truyền thống đạo đức, đồng thời cũng hạn chế và loại bỏ dần những quan điểm, chuẩn mực đạo đức không tiến bộ, tiêu cực. Tất nhiên, sự tác động của đạo đức đối với pháp luật chỉ mang tính tương đối, điều này có nghĩa chỉ những quan điểm đạo đức tiến bộ phù hợp mới đưa vào pháp luật, còn những quan điểm đạo đức lạc hậu, lỗi thời, tiêu cực phải dần bị loại bỏ. Vì thực tế cho thấy, pháp luật ban hành dựa trên xã hội có giai cấp cũng dễ dàng thay đổi khi có giai cấp khác thống trị và thay thế bằng hệ thống pháp luật mới. Khi nhà nước của giai cấp thống trị mới được xác lập và còn chưa đủ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa cần thiết để xóa bỏ triệt để cơ sở của nền đạo đức cũ thì những tàn dư của nó vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng trong xã hội mới. Do đó, nếu xét về sự tác động đối với xã hội thì đạo đức có sự tác động bền lâu hơn so với pháp luật, vì những quan niệm về đạo đức tác động trực tiếp đến ý thức và tư tưởng của nhân dân nên việc thay đổi sẽ rất khó và cần thời gian dài. Chính vì lẽ đó nên thông thường các quy phạm pháp luật bao giờ cũng hiện đại và dễ thích ứng với điều kiện xã hội mới hơn so với đạo đức, vì vậy đạo đức thường lạc hậu và chậm thay đổi hơn. 3. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay Hiện nay, ở nước ta có hệ thống pháp luật chặc chẽ gắn liền với những quan niệm đạo đức đúng đắn, Có thể kể một số Luật và Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại,… Bộ Luật được quốc hội đưa ra được đi kèm với chính sách khoan hồng thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật, ví dụ như chính sách khoan hồng trong luật cạnh tranh (Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018); Luật Đặc xá được Quốc hội khóa XII biểu quyết thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2008.
  • 8. 8 Pháp luật Việt Nam quy định điều kiện kết hôn trong Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội nêu rõ độ tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Ngoài ra các quy định về tảo hôn và hôn nhân cận thuyết thống được liệt vào trường hợp vi phạm pháp luật, sẽ bị phạt chế tài xử lý. Cho thấy pháp luật giúp bài trừ các hũ tục lạc hậu, những quan niệm đạo đức sai lệch. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, các vấn đề vi phạm đạo đức như việc thường xuyên bạo hành trong gia đình, không chung thủy, thờ ơ trước nổi đau của người khác, các thói ăn cắp, vô lễ với người lớn,… vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, nhưng nhờ có sự phát triển của mạng xã hội mà những vụ việc đo được đưa lên mạng và người vi phạm đạo đức phải chịu sự phỉ báng của cộng động, đó cũng là một biện pháp giúp răn đe, cảnh tỉnh những người có hành vi không đúng đắn, vi phạm chuẩn mực và ngược lại, những cử chỉ tốt đẹp sẽ được mọi người biểu dương, tán thưởng trong cộng động. Ví dụ như là vụ đánh ghen ở Hồ Tây mới đây đã gây nên xôn xao trong dư luận, và người trong cuộc được cộng động phê phán, lên án mãnh liệt, hay vụ việc anh Nguyễn Ngọc Mạnh đỡ bé gái 3 tuổi rớt tầng 12 chung cư, hành vi cao đẹp đó đã lan truyền ảnh hưởng và được sự tán dương từ mọi người trên đất nước. Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng dần hoàng thiện được bộ máy pháp luật và loại bỏ dần những quan niệm, tư tưởng lạc hậu, không phù hợp với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật trong nhân dân. Tại đại hội lần thứ VIII, Đảng ta khẳng định: “Cần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”. Qua đó, có thể thấy hệ thống pháp luật và tư tưởng đạo đức hiện nay được nhà nước vô cùng coi trọng và thực hiện một cách nghiêm minh.
  • 9. 9 Tài liệu tham khảo 1) https://glawvn.com/phap-luat-la-gi-/ 2) Luật Minh Khuê, (2021), https://luatminhkhue.vn/phap-luat-la-gi---khai-niem- chung-ve-phap-luat.aspx 3) Th.s Mai Vân Anh, (2021). Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Tạp chí Công Thương 4) Hoàng Thị Hạnh, (2009).Góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. diễn đàn hông tin KHXH 5) https://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/dao-duc-loi-song-va-vai-tro-cua-dao-ducloi- song-trong-doi-song-xa- hoi.aspx#:~:text=%C4%90%E1%BA%A1o%20%C4%91%E1%BB%A9c%20l% C3%A0%20m%E1%BB%99t%20h%C3%ACnh,%C4%91%E1%BB%93ng%2C %20c%E1%BB%A7a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%E2%80%9D.