SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
BẾ THỊ DỊU
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT
“BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH”
CỦA MẠC NGÔN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
BẾ THỊ DỊU
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT
“BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH”
CỦA MẠC NGÔN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khánh Thành
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Khánh Thành. Các kết quả và số liệu nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào.
Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi chú
rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên
bản của luận văn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Bế Thị Dịu
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần
Khánh Thành - người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn học, phòng Sau đại học
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả luận văn chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Bế Thị Dịu
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 4
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................ 6
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7
5. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN..................................................................... 9
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật............................................... 9
1.2. Mạc Ngôn và hành trình sáng tác.........................................................10
1.2.1 Vài nét về thân thế nhà văn Mạc Ngôn..................................................10
1.2.2. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn ...12
1.2.3. Tóm lược tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn....13
CHƢƠNG 2. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU
VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH CỦA MẠC NGÔN..................27
2.1. Nhân vật đời thƣờng qua hình ảnh ngƣời phụ nữ..............................27
2.2. Nhân vật dị biệt ......................................................................................44
2.2.1 Nhân vật kì tài – dị tật............................................................................44
2.2.2 Nhân vật trẻ thơ – người lớn..................................................................49
2.3 Nhân vật siêu nhiên.................................................................................56
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG HAI
TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH ...................62
3.1. Sự linh hoạt trong ngôi kể và điểm nhìn trần thuật..................................62
3.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ...............................62
3.1.2 Góc nhìn trần thuật ................................................................................66
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động.........73
2
3.2.1 Xây dựng nhân vật qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình.........................73
3.2.2 Xây dựng nhân vật qua hành động ........................................................76
3.3. Thủ pháp giấc mơ và ảo giác trong kiến tạo không gian ...................84
3.3.1 Thủ pháp giấc mơ...................................................................................86
3.3.2 Ảo giác....................................................................................................90
KẾT LUẬN....................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................99
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm là một trong những
nền văn học lâu đời nhất so với khu vực và trên toàn thế giới. Hiển nhiên và không
khó để nhận thấy sức ảnh hưởng của nền văn học này đối với nền văn học của các
quốc gia lân cận, và văn học Việt Nam cũng là một bộ phận không nằm ngoài vòng
ảnh hưởng đó cho đến khi văn hóa Phương Tây du nhập vào nước nhà. Trải qua các
thời kì lịch sử từ Cổ đại đến đời Đường, sang đến Minh – Thanh với những thành
tựu rực rỡ, bước vào thời đương đại, nền văn học Trung Quốc bắt đầu khởi phát
bằng những sự vận động mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử văn chương quá khứ.
Văn học đương đại Trung Quốc đã ghi dấu ấn mãnh liệt bằng sự xuất hiện của
những tên tuổi như: những tên tuổi như: những tên tuổi như: Giả Bình Ao, Mạc
Ngôn, Lưu Quốc Phương, Vệ Tuệ, Tào Đình... cùng đồng hành với các tác gia là
hàng loạt tác phẩm đặc sắc ra đời phản ánh một cách tự nhiên và chân xác hiện thực
của cuộc sống, làm nổi bật lên từng số phận của những con người trong xã hội.
Trong số đó, Mạc Ngôn được đánh giá là một trong những nhà văn đại diện tiêu
biểu của nền văn học Trung Quốc đương thời.
Văn học đương đại Trung Quốc những năm 80 của thế kỷ XX với xu thế
chung là hướng tới thẩm mĩ đã mang trong mình một diện mạo mới với những bước
đột phá và cách tân thẩm mĩ về thi pháp. Bằng những nhận thức mới mẻ về thời đại
và khả năng nắm bắt tài tình của mình về hiện thực cuộc sống, Mạc Ngôn đã thành
công trong việc thuyết phục độc giả cùng nhìn nhận, đồng cảm với nhịp đập thời đại
ông. Các sáng tác của ông chính là sản phẩm của sự kết nhuần nhuyễn những yếu tố
truyền thống với hiện đại khéo léo lôi cuốn người đọc vào thế giới của những nhân
vật – con người đương đại trong tác phẩm của mình một cách đầy tinh tế. Cũng bởi
vậy, những tác phẩm của ông có sức thu hút mãnh liệt nhiều tầng lớp độc giả trong
nước cũng như ngoài nước.
Trải qua gần 3 thập kỉ, Mạc Ngôn đã xác lập cho mình một vị thế tương đối
vững chắc trên văn đàn quốc tế. Qua đó, ta thấy được phần nào tầm ảnh hưởng và
sức quyến rũ của văn chương Mạc Ngôn. Tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong hai tiểu
4
thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn” là một vấn đề thú vị và
cần thiết. Đề tài giúp đi sâu tìm hiểu về tác giả nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc với
những tác phẩm nổi tiếng của thời đại, qua đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn
về nền văn học, văn hóa, con người nước bạn. Việc nghiên cứu đề tài đồng thời còn
có ý nghĩa khoa học phục vụ thiết thực cho công việc học tập và giảng dạy bộ môn
văn học Trung Quốc đã, đang và sẽ ngày càng được chú trọng trong các trường đại
học ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn là hai bộ tiểu
thuyết đương đại đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên
cứu trong cũng như ngoài nước bởi tính hiện thực và những nét nghệ thuật đặc sắc
của nó. Bằng con đường ngôn từ, Mạc ngôn đã tạo nên một sức lan tỏa mới cho văn
chương xứ sở khi hòa quyện phong cách độc đáo của mình giữa hiện đại và truyền
thống trong hai tác phẩm để phản ánh hiện thực. Sự xuất hiện mang đầy hơi thở của
thời đại kể từ khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc cũng như Thế giới đã tạo một
tiếng vang và dư âm không thể phủ nhận. Hai cuốn tiểu thuyết từ khi ra đời đã
khiến các nhà nghiên cứu văn chương tốn không ít giấy mực để bàn luận, song chưa
thấy có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật
và tìm hiểu kết cấu trong cả hai bộ tiểu thuyết.
Khi đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Báu vật của đời, các nhà nghiên
cứu Trung Quốc, Nhật Bản, Đức… khi đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Báu
vật của đời, đã đứng dưới góc độ xã hội hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử…
và chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Trong đó, có một nhóm các
nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phương diện chính trị đã lên tiếng bài trừ
Báu vật của đời ngay khi tác phẩm này được xuất bản tại Trung Quốc bởi Tác gia
xuất bản xã, 9/1995 vì tác phẩm đã vi phạm vào “vùng cấm” của văn học (Mạc
Ngôn và những lời tự bạch, 2004). Nhóm còn lại gồm các nhà văn nghiên cứu dưới
góc độ xã hội để tìm ra những nét độc đáo trong Báu vật của đời. Trong các bài
viết, các diễn giả đã chỉ ra những sự sáng tạo trong việc tạo ra một thủ pháp “lạ
hoá” độc đáo, cũng như những cách tân sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh
5
những huyền thoại cổ xưa như Trương Thành, Chu Ân, Ta chi-gang, Wolfgan
Kunbim... Bên cạnh đó, Các Hồng Binh, Tống Hồng Lĩnh lại tìm sự ảnh hưởng của
văn học phương Tây và Mĩ Latinh đối với Mạc Ngôn thông qua tiểu thuyết Báu vật
của đời.
Ở Việt Nam, kể từ khi ra đời hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương
hình của Mạc Ngôn được độc giả Việt Nam bắt đầu biết đến khi các bản dịch của
Trần Đình Hiến được xuất bản. Kể từ đó đến nay, các tác phẩm cũng là chủ đề được
hầu hết các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ bình luận sôi nổi trong các diễn đàn trên các
website. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đưa ra những
quan điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểu thuyết Báu vật của đời. Nhà văn
Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái nhìn tổng
quát toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt (Tài “phù phép” của Mạc
Ngôn, Báo Tiền Phong online). Trong bài “Sự sinh, sự chết, sự sống: Đọc Báu vật
của đời của Mạc Ngôn” đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong Báu vật của đời và đưa ra
những nhận định về tác giả, tác phẩm. Có người lại dựa vào Báu vật của đời để tìm
ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử
(Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung Hỷ). Trong Tiểu luận “Một số vấn đề
văn học Trung Quốc đương đại” (2007), Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét
đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch. Không thể không
kể đến cuốn "Tự sự kiểu Mạc Ngôn" (NXB Văn Học & Trung tâm Văn hóa - ngôn
ngữ Ðông Tây, 2012) của Nguyễn Thị Tịnh Thy khi bàn về lịch sử nghiên cứu các
sáng tác của Mạc Ngôn. Với đối tượng nghiên cứu là 11 tác phẩm trường thiên tiểu
thuyết của Mạc Ngôn, tác giả đã xem xét và xác định nghệ thuật tự sự của tiểu
thuyết Mạc Ngôn qua những phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian,
kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, với những phương pháp nghiên cứu đặc thù như:
phương pháp loại hình, cấu trúc – hệ thống, thống kê – phân loại, so sánh (đồng đại,
lịch đại). Cuốn sách được đánh giá là có nhiều đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn,
ngoài ra còn góp phần khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp lý thuyết tự sự học
của cả phương Đông lẫn phương Tây khi ứng dụng vào nghiên cứu các hiện tượng
văn học phương Đông mà đặc biệt là các tiểu thuyết hiện đại của Trung Quốc, đặc
6
biệt đã nêu ra một hướng tiếp cận mới trong các sáng tác của Mạc Ngôn nói riêng.
Trong bài “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc
Ngôn” của Hoàng Thị Bích Hồng đăng trên Tạp chí sông Hương, số 244 (10/ 2007),
tác giả cũng đi vào tìm hiểu sự lạ hóa trong miêu tả, kể chuyện trong tác phẩm của
Mạc Ngôn. Ngoài ra, còn có một số bài viết tiêu biểu về tác phẩm như “Thế giới
nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình”
đăng trên Tạp chí Sông Hương số 166 tháng 12-2002, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn” (2012), Luận văn Thạc sĩ của Mã Thị
Chinh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về hai tiểu thuyết Báu vật
của đời và Đàn hương hình của các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam. Chúng
tôi chưa đọc thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu về thế giới nhân vật trong hai tác
phẩm này để làm sáng tỏ được những giá trị đáng ghi nhận của các sáng tác cũng như
những sáng tạo độc đáo của nhà văn Mạc Ngôn.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Trong luận văn này, chúng tôi muốn bước đầu hướng đến mục tiêu khảo sát
và tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương
hình của Mạc Ngôn”, qua các hình tượng nhân vật có thể làm rõ tư tưởng của nhà
văn muốn gửi gắm. Bên cạnh đó tìm hiểu một kết cấu độc đáo vừa hiện đại vừa
truyền thống thông qua nghệ thuật tự sự của nhà văn Mạc Ngôn.
Đi sâu vào thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết đặc sắc chúng tôi
muốn đóng góp thêm một cái nhìn trân trọng, yêu mến và mới mẻ vào văn học
đương đại Trung Quốc cũng như cái nhìn ưu ái đối với vị tác giả đại tài này.
- Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là tìm hiểu “Thế giới nhân vật
trong hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của nhà văn Mạc Ngôn”,
trong đó đi sâu vào các hình tượng nhân vật nổi bật và kết cấu của tiểu thuyết cũng
như nghệ thuật tự sự của tác giả Mạc Ngôn thông qua hai cuốn tiểu thuyết.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu toàn
bộ những đặc điểm của cả hai tiểu thuyết mà chỉ tập trung khai thác thế giới nhân
vật cũng như nghệ thuật mà nhà văn xây dựng trong hai cuốn tiểu thuyết này. Trong
7
quá trình làm luận văn, do hạn chế về mặt ngôn ngữ nên chưa có điều kiện tiếp cận
trực tiếp với nguyên tác tác phẩm, người viết sử dụng bản dịch tiểu thuyết Báu vật
của đời của dịch giả Trần Đình Hiến do Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí
Minh ấn hành năm 2001 và bản dịch tiểu thuyết Đàn hương hình cũng của dịch giả
Trần Đình Hiến năm 2004.
Ở một phạm vi nhất định, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp một tài liệu tham
khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu hai tiểu thuyết Báu vật của đời và
Đàn hương hình nói riêng, cũng như tác giả Mạc Ngôn nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: Báu vật của đời và Đàn hương hình đều là hai tác
phẩm đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn. Phương pháp này giúp
chúng tôi hiểu bao quát tác phẩm để thấy được sự gắn kết của các hình tượng, đồng
thời thấy được đặc điểm nổi bật và mối liên hệ của các hình tượng nhân vật của
Mạc Ngôn.
- Phương pháp loại hình học: Nghiên cứu văn học từ loại hình để thấy được
các kiểu loại nhân vật tiêu tiểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn và từ đó nhận ra phong
cách nghệ thuật của nhà văn.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tiếp cận thi pháp sẽ có điều kiện khám
quan niệm của nhà văn về con người thông qua cách xây dựng hình tượng, chỉ ra
hiệu quả nghệ thuật tự sự của nhà văn trong việc xây dựng thế giới nhân vât.
Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp so sánh, khảo sát để
nắm được số lượng nhân vật, số lượng sử dụng thành ngữ, tục ngữ, các câu chuyện
dân gian... mà tác giả đã xây dựng để hiểu sâu hơn dụng ý của nhà văn. Các phương
pháp nghiên cứu phổ biến như văn hóa học, thi pháp học cũng được chúng tôi tận
dụng khai thác trong bài viết.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương 1. Khái niệm thế giới nhân vật và hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn
8
Chương 2. Loại hình nhân vật trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn
hương hình của Mạc Ngôn
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mạc Ngôn trong hai tác phẩm
Báu vật của đời và Đàn hương hình
9
CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NHÂN VẬT
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
đồng chủ biên) định nghĩa: Nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước
lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nó có chức năng
cơ bản là khái quát tính cách của con người và chức năng này cũng mang tính lịch
sử. Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của
đời sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con
người…”. Nhân vật văn học là “người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm bằng
phương tiện văn học… Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ
bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật văn học là phương
tiện để khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [6, 162].
Theo Giáo trình Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) thì: “Nhân vật văn học là
khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái
đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ
thuật ngôn từ” [5, 114].
Từ định nghĩa, ta thấy được nhân vật văn học là đối tượng mà văn học miêu tả,
thể hiện bằng những phương tiện văn học. Qua lăng kính chủ quan của tác giả, nhân
vật văn học là đối tượng có tính ước lệ so với đời sống hiện thực. Đối với mỗi nhân
vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất. Chức năng trọng yếu
của nhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát được hiện thực: “Nhân vật
chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời
kì nhất định”. Nhân vật vốn là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm
để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính
hình thức tập trung khắc họa. Mạc Ngôn đã lựa chọn những phương tiện nghệ thuật
hữu hiệu khác nhau để xây dựng thành công những hình tượng nhân vật đặc biệt có
cá tính rất riêng trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình.
Thế giới nhân vật là một hệ thống những nhân vật được xây dựng theo quan
10
niệm của nhà văn, chịu sự chi phối của tư tưởng nhà văn. Thế giới ấy là sản phẩm
tinh thần từ sáng tác nghệ thuật của tác giả, có không gian và sự sống được tổ chức,
sắp xếp một cách hợp lý dựa trên trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn. Đó là một
mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con
người, tâm lí, không gian, thời gian, xã hội… gắn liền với những quan niệm, triết lý
sống của tác giả tại thời điểm sáng tác.
Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc của
chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ môi
trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử
thế, trong giao lưu với xã hội, gia đình… Thế giới nhân vật là một bộ phận quan
trong trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, góp phần làm nên phong cách của nhà
văn. Mỗi tác giả lớn, mỗi tác phẩm lớn hay mỗi thể loại văn học đều có thế giới
nhân vật riêng, có quy luật riêng.
Tiểu thuyết Mạc Ngôn là một sân khấu lớn có khả năng quy tụ về đó dàn diễn
viên đông đảo, phong phú và sinh động. Bức tranh nhân sinh đa dạng với những nhân
vật đa sắc màu trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình sẽ cho chúng
ta những trải nghiệm thú vị về Thế giới nhân vật đặc sắc của Mạc Ngôn.
1.2. Mạc Ngôn và hành trình sáng tác
1.2.1 Vài nét về thân thế nhà văn Mạc Ngôn
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955. Lớn lên trong một
làng quê nghèo ở vùng Đông Bắc Cao Mật, thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tuổi
thơ của ông gặp nhiều khó khăn nên học chưa hết bậc tiểu học thì nghỉ. Khi các bạn
đi học thì ông lại lang thang trên cánh đồng với ngựa, dê. Có lẽ chính những năm
tháng tuổi thơ đã có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng nhà văn và mang lại cho ông
những xúc cảm để sáng tạo nên những tác phẩm sau này. “Những ấn tượng về nông
thôn là hồn, là phách trong các sáng tác của tôi. Đất, sông, hoa, trái, cây cỏ, chim
bay, thú chạy, thần thoại, truyền thuyết, ma quỷ, yêu tinh, ân nhân, cừu nhân… của
cố hương tôi là nội dung chính trong các tiểu thuyết của tôi.” [16; tr. 262]. Sau
“Cách mạng văn hóa” (1966-1976) nổ ra, Mạc Ngôn đã tham gia viết báo cho tờ
báo nhỏ “Quả tật lê tạo phản” nên đã đắc tội với thầy hiệu trưởng và bị đuổi khỏi
11
trường khi đang học dở lớp năm. Các công việc trong quá trình lớn lên của ông khá
vất vả và gần gũi với người nghèo khổ nên ông rất hiểu nỗi khổ của dân nghèo. Từ
cuộc sống lam lũ, ông quan niệm sáng tác là “sáng tác cho dân” và ông cũng vì thế
mà sáng tác từ vị trí người dân. Mạc Ngôn là người thông minh, ham học và rất đam
mê đọc sách “xem các loại “nhàn thư”, tức sách giải trí, sách tiêu khiển trở thành lạc
thú lớn nhất đời đối với tôi.” [16; tr. 277]. Tháng 2 năm 1976 ông được gọi nhập
ngũ và đây được xem là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông. Trong
quân đội, Mạc Ngôn tích cực học tập và rèn luyện. Đến ngày 1 tháng 9 năm 1984,
ông được rời khỏi quân đội đến giảng đường đại học và thực hiện “giấc mơ đại học”
của mình. Mạc Ngôn học khoa Văn thuộc học viện Nghệ thuật Quân Giải Phóng.
Năm 1985, tiểu thuyết (truyện vừa) đầu tay Củ cải đỏ trong suốt của ông xuất bản
và được dư luận chú ý. Năm 1986, Mạc Ngôn tốt nghiệp đại học, thế giới bắt đầu
biết đến tên tuổi Mạc Ngôn khi tác phẩm Cao lương đỏ được xuất bản, vị trí văn
học của ông cũng nhanh chóng được xác định sau khi đạo diễn trẻ nổi tiếng Trương
Nghệ Mưu chuyển thể tác phẩm của ông thành bộ phim cùng tên và đạt giải “Cành
cọ vàng” tại liên hoan phim Cance năm 1994. Năm 1988, Mạc Ngôn trúng tuyển
vào lớp nghiên cứu sinh sáng tác tại Học viện văn học Lỗ Tấn thuộc trường Đại
Học Sư Phạm Bắc Kinh. Năm 1991, ông tốt nghiệp với học vị Thạc sĩ. Mạc Ngôn
là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học đương đại Trung Quốc đã
được các độc giả trong và ngoài nước biết đến. Tác phẩm của ông luôn thấm đẫm
“máu và nước mắt”. Trong lời tựa quyển sách Mạc Ngôn và những lời tự bạch, ông
từng nói: “Tôi là người xuất thân từ tầng lớp hèn kém, tác phẩm của tôi chứa đầy
quan điểm thế tục. Nếu ai đó định tìm thấy những điều tao nhã sang trọng trong tác
phẩm của tôi, chắc chắn họ sẽ thất vọng. Đó là điều không thể. Người thế nào thì
nói lời thế ấy, cây nào thì quả ấy, chim nào thì tiếng hót ấy. Tôi lớn lên từ đói rét cơ
hàn, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh đau khổ và bất công, trong lòng tôi tràn đầy
sự cảm thông đối với nỗi đau của nhân loại và sự phẫn nộ đối với bất công. Do đó
tôi chỉ có thể viết ra những tác phẩm như vậy…” [18].
Phong cách ngôn ngữ tự thuật của ông là thiên biến vạn hóa, chen nhiều ca
dao thành ngữ, có hơi hướng cổ thi, danh ngôn biền ngẫu, có nhiều câu hay lời đẹp,
12
có thanh có tục làm cho lời văn và phong cách văn chương vừa hay lại vừa gần gũi
với người dân, đặc biệt là những người ở nông thôn, cũng dễ hiểu khi mà người đọc
yêu mến Mạc Ngôn bởi lẽ tiếng nói của ông như tiếng nói của chính họ. Mạc Ngôn
từng nói: “Sáng tác của tôi đang tìm lại những gì đã mất về quê hương, bởi vì thời
niên thiếu của tôi gắn liền với nông thôn.” [16; tr. 394]. Các tác phẩm của ông phần
lớn lấy cảm hứng từ quê hương và viết về quê hương, hầu hết đều xuất phát từ
những câu chuyện có thật trong đời sống giản dị. Phải là người rất nhạy cảm và yêu
quê hương thì mới có thể nắm bắt được linh hồn của quê hương, từ những câu
chuyện nhỏ được nghe, được kể hay những kỉ niệm tuổi thơ của chính mình, những
dấu ấn ông đã trải qua đều được sử dụng làm chất liệu dẫn đến những sáng tác hấp
dẫn. Tất cả những gì trải qua trong cuộc sống đều đọng lại trong trái tim nhạy cảm,
qua con mắt tinh đời của Mạc Ngôn, khiến cho mọi tác phẩm đều mang đặc trưng
rất riêng không giống bất cứ nhà văn nào, tạo nên sự khác biệt và thành công cho
nhà văn.
1.2.2. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn
Củ cải đỏ trong suốt (1986); Gia tộc cao lương đỏ (1987 - đoạt giải Tiểu
thuyết toàn quốc lần thứ 4 cùng năm, bộ phim nhựa cùng tên được chuyển thể bởi
đạo diễn Trương Nghệ Mưu, đoạt giải Gấu vàng tại liên hoan phim Berlin lần thứ
38); Cây tỏi nổi giận (1988); Mười ba bước (1989); Hoan lạc (1989) - Bạch cẩu
thiên thu giá (1989 - đoạt giải Văn học Liên hợp Đài Loan, được chuyển thể sang
kịch bản phim Ấm đoạt giải Vàng tại liên hoan phim Tokyo lần thứ 16); Báu vật
của đời (1995 - giải Văn học Đại gia - Hồng Hà lần thứ nhất (1996); Tửu quốc
(1993 - Giải Văn học nước ngoài của Pháp “Laure Bataillin 2001 (bản tiếng Pháp)”;
Truyện ngắn Mạc Ngôn (2000); Đàn hương hình (2001); Mĩ nhân băng tuyết
(2001); Người tỉnh nói chuyện mộng du; Tứ thập nhất pháo… Ngoài tiểu thuyết ra
ông còn viết 24 truyện vừa, trên 60 truyện ngắn và nhiều vở kịch cho sân khấu. Mạc
Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được
dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông đoạt giải 10 quyển sách lớn trong năm
2001 do báo Liên hợp Đài Loan trao tặng, giải Văn học Đỉnh Quân lần thứ nhất
(2002). Và vinh dự nhận các tặng thưởng: Huân chương Kỵ sĩ nghệ thuật văn hóa
13
Pháp (3/2004); Giải thưởng lớn Văn học Hoa ngữ và Thành tựu xuất sắc trong năm
(4/2004); Giải văn học quốc tế Nonino Italia lần thứ 30 (1/2005); Tiến sĩ văn học
danh dự do trường Đại học Công khai Hồng Kông trao tặng (12/2005); Chỉ trong
một thời gian ngắn, Mạc Ngôn đã nhanh chóng chiếm được vị thế trên văn đàn
trong nước và Quốc Tế. “Ngôi sao” mới này tỏa sáng và làm lu mờ đi những tên
tuổi khá nổi tiếng và quen thuộc trước đó như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng,
Vương Mông,... Thậm chí vượt qua cả nhà văn Cao Hành Kiện (đoạt giải Nobel
Văn học 2001) khi mới đây ông nhận giải Nobel Văn chương của Viện Hàn lâm
Thụy Điển (10/2012). Ban giám khảo Ủy ban Nobel đánh giá cao tác giả Mạc Ngôn
khi đưa ra nhận xét: “Thông qua việc pha trộn ảo tưởng và hiện thực, lịch sử và
tương lai, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới mà gợi nhớ người đọc đến sự phức tạp
của cuộc sống, được thể hiện trong các tác phẩm của tiểu thuyết gia lừng danh
người Mỹ William Faulkner (từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1949) và nhà văn
Columbia Garcia Marquez (giải Nobel Văn học năm 1982). Hiện ông là sáng tác
viên bậc một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Nhân dân
Trung Quốc.
1.2.3. Tóm lược tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn
Trong các sáng tác của Mạc Ngôn thì hai bộ tiểu thuyết Báu vật của đời và
Đàn hương hình là hai tác phẩm đặc sắc của nhà văn viết về số phận con người
chiếm vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển sự nghiệp văn chương của ông
nói riêng cũng như trên trường văn học đương đại Trung Quốc nói chung. Hai tác
phẩm được sáng tạo với hai phong cách độc đáo, kết hợp chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo với các câu chuyện dân gian, lịch sử và văn học đương đại. Sự hòa trộn táo bạo
này qua bàn tay nhào nặn cùng với sự nhiệt huyết của nhà văn đã thổi sinh khí vào
thế giới sống bên trong tác phẩm, tạo nên những tác phẩm bất hủ đầy sinh động,
những kiệt tác trường tồn cùng với thời gian. Cả hai tác phẩm đều được đánh giá là
những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại.
Tiểu thuyết Báu vật của đời: Cuốn tiểu thuyết dày 860 trang chữ Việt kể về
cuộc đời của một phụ nữ nhà quê Trung Hoa tên Lỗ Toàn Nhi (tức Thượng Quan
Lỗ Thị) và các con cháu của bà. Số phận của họ gắn liền với lịch sử trăm năm của
14
Trung Quốc. Lỗ Toàn Nhi chào đời không bao lâu sau quân Đức xây dựng đường
sắt đã giết chết nhiều người vô tội trong đó có cha của cô. Mẹ của Lỗ Thị thì treo cổ
tự tử chết. Lỗ Thị may mắn thoát chết và được dì dượng đón về nuôi, lên năm tuổi
Lỗ Thị được dì bó chân đau đớn đến tận xương tủy. Năm mười sáu tuổi cô bị gả cho
Thọ Hỉ, chồng bất lực không có khả năng truyền giống, mẹ chồng là bà Lã khát
khao cháu trai nối dõi tông đường, Lỗ Thị lấy giống đàn ông thiên hạ, sinh cho nhà
Thượng Quan một đàn chín đứa con gồm tám gái một trai. Lúc Lỗ Thị sinh đôi cặp
song sinh Ngọc Nữ và Kim Đồng cũng là lúc quân Nhật tấn công vùng Đông Bắc
Cao Mật, bọn chúng đã giết chết Thọ Hỉ và bố chồng của bà. Trước tình cảnh ấy bà
Lã đã trở nên bất bình thường. Một mình Lỗ Thị nuôi các con khôn lớn, và chúng tự
lựa chọn con đường riêng cho mình. Lai Đệ lấy Sa Nguyệt Lượng. Chiêu Lệ lấy Tư
Mã Khố mặc cho anh ta đã có ba vợ, cô chấp nhận làm vợ thứ tư của Tư Mã Khố và
sống cùng anh ta. Đến khi quân Nhật chính thức bao vây thôn, trong tình cảnh nguy
hiểm ấy Chiêu Đệ bế đứa con trai của bà Ba về nhà nhờ Lỗ Thị nuôi dùm và cô đã
bất chấp nguy hiểm chạy đến cối xay bột cứu Tư Mã Khố. Đứa bé trai ấy được Lỗ
Thị đặt tên là Tư Mã Lương và đưuọc bà chăm sóc và thương yêu như cháu ruột.
Lãnh Đệ có tình cảm với Hàn Chim nhưng anh ta bị bắt, cô đã trở thành Tiên Chim
sau đó. Lai Đệ cũng bỏ lại con gái cho bà Lỗ nuôi. Nạn đói ngày càng trở nên dữ
dội hơn, khiến Lỗ Thị phải bán Cầu Đệ cho một bà ngoại quốc với hy vọng Cầu Đệ
có thể được sống một cuộc sống no đủ hơn. Còn Tưởng Đệ thì cô đã bán mình cho
nhà chứa để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ và nuôi sống các em. Sau khi gia đình của
Lỗ Thị trở về nhà thì ngôi nhà của Lỗ Thị đã trở thành nơi cư trú tạm thời của tiểu
đội do chính ủy Tưởng chỉ huy. Trong khoảng thời gian này, Phán Đệ và Niệm Đệ
đã tham gia đi bộ đội góp sức cho phong trào chống Nhật giành độc lập cho quê
hương. Bà Lỗ đã hứa gả Lai Đệ cho thằng Câm để ngăn cản mối tình giữa Lai Đệ
và Sa Nguyệt Lượng. Lai Đệ đã không chấp nhận cuộc hôn nhân đó nên đã bỏ trốn
cùng Sa Nguyệt Lượng. Khi đất nước hòa bình thằng Câm được đề bạt làm tiểu đội
trưởng đã lập tức đòi Lỗ Thị trả người và anh ta đã cưỡng dâm Lãnh Đệ để trả mối
thù. Trước việc làm đó, chính ủy Tưởng quyết định cho Tôn câm và Lãnh Đệ lấy
nhau. Vào ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, Lai Đệ trở về nhà dành lại bé Sa
15
Tảo Hoa vì cô biết được âm mưu của chính ủy Tưởng đối với gia đình cô. Họ đã
viết thư cho Sa Nguyệt Lượng ép anh đầu hàng nếu không sẽ bắt bé Sa Tảo Hoa.
Nhưng Lỗ Thị không tin điều đó bà không cho phép Lai Đệ đem bé Tảo Hoa đi, Lai
Đệ đành cướp lấy bé Tảo Hoa chạy vội ra sân thì bị Chính ủy Tưởng bắt giữ, Lỗ Thị
dành lại bé Sa Tảo Hoa. Chính ủy Tưởng hy vọng Sa Nguyệt Lượng có thể quay về
chính nghĩa không nên đầu hàng quân Nhật. Khi Lai Đệ bước vào trái đông thì đã
trông thấy Sa Nguyệt Lượng treo cổ trên sàn nhà. Để trả thù cho cái chết của chồng,
Lai Đệ luôn có ý định sẽ giết chết chính ủy Tưởng nhưng lúc này giữa Phán Đệ và
chính ủy Lỗ Lập Nhân từ lâu đã có tình cảm với nhau, Phán Đệ đã mang thai. Và cả
Tiên Chim cũng mang thai với Tôn câm. Chính trong khoảng thời gian ấy quân
Nhật đầu hàng, vợ chồng Phán Đệ và Lỗ Lập Nhân quyết định đặt tên cho con là Lỗ
Thắng Lợi để ăn mừng chiến thắng. Sau một thời gian vắng bóng, Tư Mã Khố,
Chiêu Đệ và hai đứa con của mình là Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng, cùng với
Bácbít - một anh chàng Mỹ trở về quê hương Đông Bắc Cao Mật. Tư Mã Khố đã
chỉ huy cả bọn lính kỵ và lính lừa, Tư Mã Khố đã đánh đuổi đại đội bộc phá của Lỗ
Lập Nhân ra khỏi quê hương và Cao Mật trở thành nơi căn cứ của đội binh Tư Mã
Khố. Với tư cách là khách mời đặc biệt leo lên đèo Trâu Nằm xem Tư Lệnh Tư Mã
Khố và Bácbít biểu diễn kỹ thuật bay, cả Lai Đệ, Tư Mã Lương, Chiêu Đệ, Kim
Đồng, Ngọc Nữ và Tiên Chim đều được đón tiếp rất nồng hậu và nhận được sự
quan tâm rất đặc biệt. Vừa xem Tư Mã Khố và Bácbít biểu diễn kỹ thuật bay xong,
Lãnh Đệ đã nhập vào trạng thái Tiên Chim bay thẳng xuống vực. Một thời gian sau,
cả thôn Đông Bắc vô cùng náo nhiệt trước tiệc cưới linh đình của Bácbít và Niệm
Đệ. Ít lâu sau, Lỗ Lập Nhân với tư cách là đại đội trưởng kiêm chính ủy đại đội bộc
phá, anh ta đã thăng cấp gia nhập trung đoàn 17 quay trở lại Đông Bắc buộc binh
lính Chi đội Tư Mã đầu hàng. Trong cuộc chiến hỗn loạn ấy, Chiêu Đệ đã trúng đạn
và chết. Cả nhà Lỗ Thị bị Lỗ Lập Nhân bắt nhốt. Vì để trả mối thù năm xưa với Tư
Mã Khố, Lỗ Lập Nhân sai người đưa Tư Mã Khố, Bácbít và cả Niệm Đệ qua sông
Thuồng Luồng vô cùng nguy hiểm. Bè ra đến giữa sông thì chòng chành dữ dội làm
ông già Tôn và Tư Mã Khố văng xuống sông, ở trên bờ Lỗ Lập Nhân ra lệnh bắn
chết Tư Mã Khố nhưng mọi người ai cũng tin rằng anh đã trốn thoát. Sau khi bị áp
16
giải qua sông, Bácbít và Niệm Đệ phải đối đầu với cuộc tao ngộ chiến với quân
địch. Bácbít bị trúng đạn, Niệm Đệ cứ ngỡ là anh đã chết nên đã kêu gào thảm thiết
đến mức kiệt sức và nằm mê man trong đồng nho. Sau khi tỉnh dậy, Niệm Đệ bắt
đầu tìm kiếm Bácbít liên tục bảy ngày bảy đêm. Cô may mắn tìm được một ngôi
nhà để nương nhờ và chủ nhà là một người phụ nữ tên là chị Đen đã giúp cô tìm gặp
được Bátbít. Hai vợ chồng vừa gặp được nhau thì chị Đen cho nổ liền ba quả lựu
đạn, cả ba đều chết. Đến mùa thu, đại đội binh mã của trung đoàn 17 cũng rút đi, Lỗ
Lập Nhân chuyển ngành giữ chức vụ huyện trưởng kiêm đại đội trưởng đại đội của
huyện Cao Mật mới thành lập. Còn Phán Đệ được bổ nhiệm làm khu trưởng khu
Đại Lan. Trong huyện tổ chức đại hội của những người nghèo khổ nhằm mục đích
ai có nỗi khổ gì thì hãy trình bày đại hội sẽ tìm cách giải quyết. Ông lão Từ Tiên
Nhi tố cáo Tư Mã Khố đã bức tử vợ ông ta khiến mẹ ông uất ức chết. Ông yêu cầu
đại hội trả sự công bằng cho ông, bằng cách giết những đứa con của Tư Mã Khố.
Trong lúc ấy, Lỗ Thị ra sức bảo vệ cháu của mình không để cho thằng Câm bắt
chúng, nhưng bà không đủ sức bảo vệ cháu của mình, thằng Câm tay trái xách Tư
Mã Phượng, tay phải xách Tư Mã Hoàng lên bục, còn Tư Mã Lương đã lợi dụng cơ
hội người đông đúc để bỏ trốn. Cuối cùng Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng cũng bị
một người mặc áo trắng và một người mặc áo đen bắn chết. Một mùa đông nữa lại
đến và vùng Đông Bắc lại tiếp tục trở thành chiến trường, Lỗ Lập Nhân yêu cầu
mọi người hãy sơ tán đi nơi khác. Mọi người bắt đầu sống trong cảnh vất vả và đói
khát. Kim Đồng đã cố gắng cai sữa mẹ và bú sữa dê trong khoảng thời gian này.
Trong cuộc tị nạn gian khổ ấy nhiều người đã chết vì đói khát vì lạnh lẽo, dù biết
nguy hiểm nhưng sau cùng bà Lỗ quyết định quay trở về nhà. Mùa đông năm ấy,
Kim Đồng được chọn làm “Công tử Tuyết” đã trở thành niềm kiêu hãnh cho cả nhà.
Theo quy định “Công tử Tuyết” không được nói bất cứ câu nào và những người phụ
nữ đến cầu tự, đến xin được có nhiều sữa, đều vén áo lên, đưa vú đến tận tay “Công
tử Tuyết”. Ngày hôm đó, Kim Đồng sờ khoảng một trăm hai mươi cặp vú, nhưng có
lẽ ấn tượng nhất đó là cặp vú của Kim Một Vú chỉ có một bên làm Kim Đồng
không thể nào quên. Sau đó, Kim Đồng đến tuổi đi học nhưng cậu vẫn không cai
được sữa. Không lâu sau, Tư Mã Khố trở lại thôn Cao Mật bị kết tội xử bắn. Ngày
17
Kim Đồng tròn mười tám tuổi, gia đình bà Lỗ trong một ngày nhận được sáu tin
vui: Thứ nhất, gia đình bà không phải là trung nông; thứ hai mẹ chồng và bố chồng
Lỗ Thị thực chất có phản kháng lại quân Nhật nên gia đình được hưởng chính sách
ưu đãi. Ba là Kim Đồng sẽ tiếp tục được đi học cấp trung học, đồng thời Sa Tảo
Hoa cũng có dịp được học tập. Điều vui thứ tư, Tôn Bất Ngôn được vinh qui cố
hương. Thứ năm là Viện điều dưỡng quân nhân vẻ quang quyết định tuyển dụng cô
Lai Đệ là hộ lý bậc Một, cô không phải đến Viện, hàng tháng có người đưa lương
đến tận nhà. Sáu là mừng người anh hùng của chúng ta đoàn tụ với người bạn đời
Lai Đệ. Hôn lễ của hai người sẽ do Chính phủ đảm nhiệm. Như vậy trải qua bao
nhiêu oan uất, giờ đây gia đình Lỗ Thị đã nhận được sự đền bù xứng đáng. Ít lâu
sau, Kim Đồng lâm vào tình trạng mơ hồ, không làm chủ được những việc mà mình
đã làm do tương tư cô gái tên Natasa sau một thời gian trao đổi ảnh qua lại. Cũng
cùng thời gian đó, Hàn Chim quay trở về vùng Đông Bắc Cao Mật, giữa anh với Lai
Đệ đã nảy sinh tình cảm và họ đã có quan hệ xác thịt với nhau. Đến khi Tôn Bất
Ngôn phát hiện mối quan hệ giữa hai người, Lai Đệ dùng chiếc ghế đánh vào người
anh ta làm anh ta chết. Trong khi ấy, Lai Đệ đang mang thai vì thế sau khi sinh
xong cô mới bị tử hình, còn Hàn Chim thì bị xử tù chung thân. Không lâu sau, trên
đường đi phát vãng, Hàn Chim đã nhảy tàu, anh bị bánh xe nghiến thành hai đoạn.
Vì để khai khẩn cánh đồng hoang ruộng hàng vạn mẫu ở vùng Đông Bắc Cao Mật,
tất cả thanh niên nam nữ trấn Đại Lan đều trở thành công nhân nông nghiệp của
nông trường quốc doanh Thuồng Luồng. Kim Đồng đã đến nông trường nhận việc
không ngờ vợ giám đốc nông trường Lý Đỗ lại là Phán Đệ giờ chị đã đổi tên thành
Mã Thụy Liên. Trong thời gian làm việc ở nông trường, Kim Đồng quen và nhận ra
Kiều Kỳ Sa - một công nhân của nông trường chính là chị Cầu Đệ. Trại trưởng
Long Thanh Bình đã nhiều lần ép buộc Kim Đồng phải quan hệ với chị ta, nhưng
Kim Đồng không chấp nhận. Long Thanh Bình đã tự sát, trước cái chết thật đáng
thương của trại trưởng Long đã khiến cho Kim Đồng cảm động và làm thức dậy bản
năng của một người đàn ông trong anh, anh đã giúp trại trưởng Long thỏa mãn
nguyện vọng của chị trước khi cơ thể chị mất cảm giác. Sau đó, Kim Đồng quay trở
về nhà thăm mẹ, bà Lỗ đã kể cho anh nghe những chuyện đã xảy ra với bà trong lúc
18
anh vắng nhà. Ngọc Nữ tự tử do không muốn trở thành gánh nặng cho mẹ. Tưởng
Đệ quay về khi đã mang trong người mầm bệnh không thể cứu vãn, mục đích cô về
nhà lần này là để đưa hết cho mẹ số vàng và tiền mà bao năm qua cô vất vả kiếm
được, để mẹ có thể an hưởng tuổi già. Sau vài ngày Tưởng Đệ chết, hai ngày sau đó
có người lại đưa thi thể của Phán Đệ đến cổng nhà bà Lỗ khiến bà vô cùng đau khổ,
chỉ trong một khoảng thời gian ngắn bà đã vĩnh viễn mất đi hai đứa con yêu quý của
mình. Nông trường Thuồng Luồng trong khi thanh lọc đội ngũ giai cấp, tìm thấy
quyển sổ tay của Kiều Kỳ Sa trong đó ghi chép đầy đủ “cuộc tình” giữa Kim Đồng
và Long Thanh Bình. Kim Đồng bị bắt và lãnh mức án là mười lăm năm khổ sai ở
nông trường lao cải kề bên cửa sông Hoàng chảy vào biển. Mãn hạn tù, sau khi trở
về nhà, anh bị một trận ốm thập tử nhất sinh, nhờ dòng sữa ấm áp và ngọt ngào của
Kim Một Vú, Kim Đồng đã dần dần được hồi phục. Sau đó, giữa Kim Một Vú và
anh đã có những ngày tháng hoan lạc với nhau. Khi biết Kim Đồng không còn sức
lực cho những cuộc truy hoan Kim Một Vú đã đuổi Kim Đồng ra khỏi nhà mình.
Anh lang thang khắp nơi, tình cờ gặp được Cảnh Liên Liên vợ của Hàn Vẹt (con
trai của Hàn Chim và Lai Đệ), cô mời Kim Đồng về làm việc tại “Trung tâm nuôi
chim Phương Đông” của vợ chồng cô. Mục đích của Cảnh Liên Liên là muốn lợi
dụng mối quan hệ giữa Kim Đồng và cô giáo Kỷ Quỳnh Chi (giờ là thị trưởng của
ngân hàng) để có được một số vốn giúp trung tâm ngày càng phát triển hơn. Nhưng
tiếc thay Kim Đồng đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình, anh đã bị Cảnh Liên
Liên đối xử tàn nhẫn, không thể chịu đựng được những việc làm của cháu dâu Kim
Đồng đã quyết định bỏ đi. Cuối những năm 80, tòa án quyết định khu nhà dưới chân
tháp không thuộc quyền sở hữu của mẹ con Lỗ Thị. Ngôi nhà cũ của bà Lỗ đã được
trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng và người nhận tiền là Hàn Vẹt. Trong tình cảnh
ấy, mẹ con Lỗ Thị vẫn nhất quyết ở lại ngôi nhà đó dù cho máy ủi có nghiền nát bà
đi chăng nữa bà cũng không đi. Khi chiếc máy ủi sắp khởi động cũng là lúc Tư Mã
Lương, Lỗ Thắng Lợi cùng xuất hiện giải nguy cho mẹ con bà Lỗ. Sau đó, Tư Mã
Lương đã mở cho Kim Đồng một cửa hiệu tên là “THẾ GIỚI NỊT VÚ THÚ MỘT
SỪNG” và cho Kim Đồng làm ông chủ cửa hàng đó. Trong một lần đang làm việc,
anh đã bị một cô gái tên là Uông Ngân Chi mê hoặc và anh đã quan hệ với cô ta.
19
Kim Đồng không yêu Uông Ngân Chi, nhưng vì trách nhiệm anh đã cùng cô ta đi
đăng ký kết hôn. Từ đó về sau mọi việc của cửa hiệu đều do một tay cô quản lý, và
bằng khả năng của mình cô đã làm cho cửa hiệu ngày càng phát triển. Nhắc đến cửa
hiệu là người ta nhớ đến tên cô, chẳng ai còn nhớ đó là cửa hiệu của Kim Đồng. Là
một người vợ hợp pháp nhưng Uông Ngân Chi không hề quan tâm hay yêu thương
chồng mình, lúc đầu mục đích cô tiếp cận Kim Đồng là để chiếm cửa hiệu của anh,
nên giờ đây khi đã đạt được mục đích cô đối xử với anh thật tàn nhẫn. Và điều tất
nhiên đã xảy ra khi cô đã đạt được mục đích là ly hôn với Kim Đồng. Sau đó, Kim
Đồng liên tiếp nhận được những tin tức liên quan đến người thân của mình đó là tin
thị trưởng thành phố Đại Lan Lỗ Thắng Lợi bị tử hình vì nhận hối lộ một khoản tiền
cực lớn, Cảnh Liên Liên và Hàn Vẹt cũng vì tội hối lộ mà bị bắt giam. Và cái chết
của mẹ khiến Kim Đồng vô cùng đau đớn. Kết thúc truyện là hình ảnh Kim Đồng
thức thâu đêm canh mộ mẹ, sợ ông chính phủ bắt anh đào xác mẹ lên chôn tại bãi
đất hoang. Đêm đêm Kim Đồng nằm bên mộ mẹ nhắm mắt nhìn lên trời cao, ngẫm
về cuộc đời chồng chất đau thương của mẹ, anh chỉ thấy hiện lên những bầu vú. Cả
lịch sử đất nước và con người Trung Hoa được Mạc Ngôn tóm lại ở bốn chữ
“Phong nhũ phì đồn”.
Có thể nói, Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết khái quát cả một giải đoạn
lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận của các thế
hệ trong gia đình Thượng Quan. Gia đình Thượng Quan ví như một mô hình thu
nhỏ của đất nước Trung Quốc qua các thời kì lịch sử. Bởi từ những số phận nhân
vật khác nhau, lịch sử được tiếp nhận ở những góc độ khác nhau, nhờ đó mà tác
phẩm được tạo nên sức sống, sức thuyết phục nghệ thuật cao. Cái sức thuyết phục
ấy nằm ngay trong hiện thực cuộc sống được tác giả lột tả một cách trần trụi, tỉ mỉ.
Cái cụ thể cũng hàm chứa ý khái quát rộng lớn trong xã hội: chiến tranh, tệ nạn, đói
rách và khổ cực nhen nhúm tạo thành cái xấu đè nặng lên con người, át luôn cả
lương tri nhân tính. Cái nhìn của nhà văn được nâng lên một tầm cao mới có thể soi
rọi vào tận cùng góc khuất của những vấn đề nhạy cảm đầy tính bản năng trong mỗi
con người, nhưng vẫn dựa trên quan điểm của nhân dân nên độ trung thực của lịch
sử không bị bóp méo. Tác phẩm là sự tổng hòa giữa hai nền văn học phương Đông
20
và phương Tây, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cùng với một hệ
thống nhân vật đa hình dạng, sâu sắc và đầy ý nghĩa đã tạo nên sức hút mãnh liệt
mang phong cách độc đáo. Hơn thế, Báu vật của đời sử dụng lối kết cấu chằng chịt,
dày đặc bên cạnh việc sáng tạo điểm nhìn trần thuật mới lạ đưa người đọc từ bất
ngờ này đến bất ngờ khác, từ nỗi xót xa này đến nỗi xót xa khác, từ thú vị này đến
thú vị khác, từ thái cực tình cảm này đến thái cực tình cảm khác. Qua đó, một lần
nữa ta có thể thấy được sự khéo léo và tinh tường trong quan sát của nhà văn cũng
như tài năng văn học khi tái hiện lại những vấn đề nhạy cảm của lịch sử thế thời qua
lối viết tỉnh táo và đầy tinh tế.
Tiểu thuyết Đàn hƣơng hình: Tiểu thuyết Đàn hương hình là tác phẩm độc
đáo và chiếm vị trí rất quan trọng. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới của nhà
văn Mạc Ngôn trên phương diện thi pháp tiểu thuyết. Những tinh hoa trong nghệ
thuật sáng tác của Mạc Ngôn được tập trung thể hiện ở “cuốn tiểu thuyết đáng đọc
nhất hiện nay” này. Đàn hương hình là câu chuyện diễn ra tại vùng Đông Bắc - Cao
Mật vào năm 1900. Bối cảnh lịch sử được tác giả sử dụng trong Đàn hương hình là
thời kỳ chống lại quân xâm lược Đức của nhân dân Trung Quốc. Tác phẩm kể lại
cuộc đấu tranh mang tính tự phát của người dân vùng Cao Mật chống lại quân Đức,
khi chúng tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Giao Tế chạy qua thôn Cao Mật.
Nhân vật trung tâm Tôn Bính được xây dựng dựa trên nguyên mẫu một nhân vật có
thật trong lịch sử. Tôn Bính, cha đẻ Mi Nương, trong một lần để bảo vệ cho vợ
thoát khỏi cảnh đang bị lính Đức làm nhục, ông đã giết tên lính Đức đó và bị quan
huyện Tiền Đinh cho quân truy bắt. Việc giết lính Tây là việc hệ trọng và Tuần phủ
đại nhân Viên Thế Khải muốn có một bản án trừng trị đích đáng để làm gương răn
đe cho những ai có ý định tạo phản. Việc xét xử này đã được giao cho Triệu Giáp
và Tiểu Giáp trực tiếp thực hiện dưới sự giám sát của quan huyện Tiền Đinh. Ý
tưởng do Triệu Giáp đưa ra dựa trên một hình phạt mà Ung Chính đã dùng để xử tội
một người dám phóng uế gần Hoàng lăng, đó là đàn hương hình. Hình thức xử là
dùng một cái cọc bằng gỗ đàn hương đâm từ hậu môn lên gáy và sau đó người bị xử
sẽ bị trói vào gốc cây để cho chết dần. Viên Thế Khải muốn Tôn Bính phải sống
được đủ 5 ngày sau khi chịu hình phạt trên để đợi đến ngày làm lễ thông xe đoạn
21
đường sắt. Triệu Giáp đã phải suy nghĩ về các biện pháp sao cho đạt được các yêu
cầu trên của Tuần phủ đại nhân. Ông yêu cầu Đàn hương hình phải là một đài cao 2
trượng, cần 2 thanh gỗ đàn hương loại tốt nhất vót thành 2 cái cọc nhọn hình thanh
kiếm, mười sợi thừng bằng da trâu, một con gà trống trắng, gạo tẻ một trăm cân, bột
trắng một trăm cân, trứng gà một trăm quả, thịt lợn hai mươi cân, thịt trâu hai mươi
cân, nửa cân nhân sâm loại nhất, củi đun ba trăm cân... Tiểu Giáp là một anh chàng
ngây ngây ngô ngô, chuyên làm nghề giết chó, mổ lợn. Trong khi đó, Mi Nương là
một phụ nữ đẹp được so sánh ngang với Tây Thi, tháo vát và có tay nghề chế biến
món thịt chó rất tài ba. Hàng quán của cô lúc nào cũng đông khách ra vào dập dìu.
Mặc dù Tiểu Giáp đối xử với cô rất tốt nhưng Mi Nương vẫn không thể vui vẻ vì
người chồng không biết cách làm cho cô có thể có con. Trong một lần tình cờ gặp
quan lớn Tiền, cô đã bị hút hồn bởi người này và ngược lại, Mi Nương từ khi đó
cũng đã là một hình ảnh đẹp trong lòng Tiền Đinh. Sau này, hai người đã đi lại với
nhau cực kỳ mật thiết và Mi Nương đã có thai với quan huyện. Khi đó, người Đức
đang tiến hành xây dựng đoạn đường sắt đi qua vùng Cao Mật. Bọn họ đến đây gây
nhiều phiền nhiễu cho nhân dân Trung Quốc và đã gây nên nhiều hận thù trong lòng
người dân. Sự bất bình chất chứa bấy lâu lên cao khi mọi người nghe tin người Đức
hạ nhục phụ nữ. Tôn Bính đã gây họa lớn khi giết tên lính Đức để bảo vệ vợ con
mình. Nhưng năm ngày sau, chính mắt ông nhìn thấy bọn chúng giết vợ con ông
cùng hai mươi bảy người dân làng mà không thể làm được gì. Sau đó, Tôn Bính
cùng người của Nghĩa Hòa Đoàn lãnh đạo nhân dân trấn Mã Tang tấn công bọn kỹ
sư Đức đang xây dựng đường sắt, họ bắt được 5 con tin và giam trong trấn. Đến khi
người đức cùng quân đội của Viên Thế Khải bắt đầu mở đợt tấn công để giải cứu
con tin, Tôn Bính vẫn cùng người dân chiến đấu đến cùng và hạ được nhiều lính. Sợ
Tôn Bính không thể chống đỡ nổi với một đội quân chính quy và hiện đại hơn nhiều
lần, có thể khiến trấn Mã Tang bị tàn sát hết, quan lớn Tiền đích thân vào trấn chiêu
hồi Tôn Bính với hy vọng người Đức sẽ tha cho người dân. Đến khi dẫn được Tôn
Bính ra, lính Đức bắn pháo phá hủy trấn Mã Tang. Mi Nương đến xin quan huyện
Tiền Đinh đừng truy sát cha cô nhưng quan huyện không thể làm khác được. Ông
cũng rất nể Tôn Bính, một anh hùng của nhân dân Cao Mật khi đó. Mi Nương cũng
22
xin cả Triệu Giáp, cha chồng cô, là đừng xử Tôn Bính nhưng luật pháp nghiêm
minh nên Triệu Giáp không dám chối từ lệnh của Viên Thế Khải, nếu tha cho Tôn
Bính thì sẽ bị giết cả chín họ. Ông đã tìm cách sao cho Tôn Bính chết một cách anh
hùng và vẫn oai phong. Đến trước hôm mở pháp trường thì lại có chuyện xảy ra, Mi
Nương cùng với 5 người ăn mày đã chịu ơn Tôn Bính mưu toan đánh tráo tử tù.
Việc tưởng như sắp thành công thì Tôn Bính thật tỉnh dậy la hét khiến quan quân
nhanh chóng bắt được toàn bộ nhóm ăn mày, riêng Mi Nương được phu nhân quan
huyện che chở nên chạy thoát. Mặc dù kế hoạch bại lộ nhưng người tự xưng là Tôn
Bính luôn tìm cách giả điệu bộ của Tôn Bính thật hòng nhận hình phạt cao nhất về
mình. Nhìn từ xa thì không thể phân biệt được đâu là Tôn Bính thật và đâu là Tôn
Bính giả. Tuy nhiên, đến giờ thi hành án thì Triệu Giáp, vì là sui gia với Tôn Bính
nên có thể nhận ra được ông một cách chính xác. Tôn Bính vui vẻ nhận bản án còn
Triệu Giáp thì cùng Tiểu Giáp thực hiện chính xác từng bước bản án. Cọc gỗ đàn
hương bắt đầu đi sâu vào người Tôn Bính...
Theo Mạc Ngôn, trong tiểu thuyết, Tôn Bính đã được “nâng lên rất nhiều.
Ông được xây dựng thành một nhân vật anh hùng chẳng kém gì Lý Tư Thành”. Đàn
hương hình đã đặt ra những vấn đề lớn không chỉ ở thôn Đông Bắc - Cao Mật mà
còn của cả lịch sử phát triển đất nước Trung Hoa. Đó trước hết là mâu thuẫn gay gắt
giữa chính nghĩa - những người đứng lên chống lại quân xâm lược và phi nghĩa - kẻ
xâm lược. Cuộc đấu tranh của Tôn Bính, xét theo quan điểm hiện đại là hành động
ngu muội, không chịu tiếp nhận cái mới, nhưng nó đã phản ánh được thái độ phản
ứng của nhân dân Trung Quốc trước quân xâm lược. Thông qua đó, Mạc Ngôn đã
chỉ ra sự vận động trong ý thức hệ của người dân Cao Mật nói riêng và nhân dân
Trung Quốc nói chung. Một vấn đề khác được Mạc Ngôn đề cập đến trong tác
phẩm là mâu thuẫn giữa hiện đại và truyền thống. Vấn đề này không chỉ tồn tại khi
đó, mà cho đến nay, nó vẫn là vấn đề đáng được quan tâm. Trong tác phẩm, để thể
hiện vấn đề này, Mạc Ngôn đã đưa ra hai hệ thống âm thanh tồn tại song song với
nhau. Âm thanh của tuyến đường sắt Giao Tế là đại diện cho sự xuất hiện của yếu
tố hiện đại nhưng ngoại lai. Ngược lại, những làn điệu Miêu Xoang lại vang lên tiêu
biểu cho nền văn hóa dân gian truyền thống, lâu đời. Hai loại âm thanh này đã trở
23
thành nỗi ám ảnh trong từng trang viết của Mạc Ngôn. Cũng theo Mạc Ngôn, việc
xây dựng kết cấu truyện theo kiểu “chương mở đầu phải đẹp như đầu chim phượng
hoàng, phần kết thúc phải mạnh mẽ, có sức thuyết phục như đuôi con báo, phần
giữa phải phình to ra và nhiều mỡ như bụng của con lợn” (Đầu phụng - Bụng heo -
Đuôi beo) không nằm ngoài ý muốn tôn vinh giá trị nền văn hóa dân gian. Ở đây,
nền văn hóa dân gian đó chính là loại hình hý kịch Miêu Xoang - một loại hình
nghệ thuật mang đậm chất Đông Bắc Cao Mật. Với tư cách là một trong những tác
phẩm mới nhất của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Đàn hương hình rất có thể sẽ trở thành
một mốc quan trọng đánh dấu sự quay trở về với văn hóa truyền thống, với nghệ
thuật và phong tục dân gian trong sáng tác của Mạc Ngôn. Trong tiểu thuyết Đàn
hương hình, Mạc Ngôn đã khắc họa rõ nét vấn đề mâu thuẫn xã hội cơ bản - một
bên là tầng lớp thống trị và một bên là tầng lớp bị trị mà giữa hai tầng lớp này luôn
tồn tại mối quan hệ đối nghịch, trái ngược nhau về quyền lợi, về tư tưởng. Mâu
thuẫn xã hội này được bộc lộ qua một đối tượng trung gian là người Đức. Mạc
Ngôn đã rất thành công khi lột tả mối quan hệ đối lập này qua việc miêu tả rất công
phu các hình thức của hình phạt - một minh chứng cho thứ “văn hóa tàn khốc và
bạo ngược”. Trong toàn bộ tiểu thuyết, Mạc Ngôn đã miêu tả hết sức chi tiết những
hình phạt thảm khốc của xã hội phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ như Đại diêm
vương, Chém ngang lưng, Lăng trì và một kiệt tác của tác phẩm đó là Đàn hương
hình. Theo Những lời tự bạch của Mạc Ngôn, tác giả miêu tả thành công đến
mức“khiến cho hành động dã man vô nhân đạo đang ở đỉnh cao của sự thể hiện
chuyển dần sang sự thức tỉnh say mê” (18) . Nếu những hình phạt là đại diện cho
triều đình phong kiến thì những khúc hát dân dã Miêu Xoang lại là đại diện cho
tầng lớp nhân dân. Những hình phạt tàn khốc kia do giai cấp thống trị sáng tạo ra
như một “loại hình nghệ thuật” để bảo vệ địa vị thống trị của chúng. Những hình
phạt ấy đối lập hoàn toàn với làn điệu mềm mại, uyển chuyển làm mê mẩn lòng
người của những câu hát Miêu Xoang. Sinh ra từ trong lòng nhân dân, thể hiện tư
tưởng của nhân dân, hý kịch Miêu Xoang đại diện cho nhân dân trong cuộc đấu
tranh tư tưởng này. Để có thể giải quyết những vấn đề lớn đặt ra trong Đàn hương
hình, Mạc Ngôn đã rất có ý thức tổ chức một thế giới nhân vật phong phú, sinh
động. Mạc Ngôn xác định mình “đã thực hiện một sự chống chọi có tính thụt lùi và
24
một kiểu văn hóa rất Trung Quốc với tư thế của một nhà văn tiên phong, và trở về
với cách viết tiếng Hán truyền thống, và đã viết ra những tác phẩm theo kiểu Trung
Quốc thực sự” (18) .
Với phong cách mang đậm hơi hướng dân gian và đề cao tinh thần dân tộc, có
thể nói Đàn hương hình là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới của nhà văn Mạc Ngôn
trên phương diện thi pháp tiểu thuyết khi táo bạo xây dựng mâu thuẫn gay gắt giữa
chính và phi nghĩa – một bên là những người đứng lên chống lại quân xâm lược, một
bên là kẻ xâm lược vào tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, mâu thuân giữa hiện đại và
truyền thống cũng được ông đề cập đến. Thông qua đó, ông đã khéo léo chỉ ra sự vận
động trong ý thức hệ của người dân Cao Mật khi phản ánh đúng đắn thái độ phản ứng
của nhân dân lúc bấy giờ. Đồng thời, thông qua Đàn hương hình tác giả muốn đánh
một mốc quan trọng cho sự quay trở về với văn hóa truyền thống và nghệ thuật dân
gian. Vô hình chung, ông đã đặt ra một vấn đề lớn không chỉ ở thôn Đông Bắc – Cao
Mật mà còn của cả lịch sử phát triển đấtnước Trung Hoa không chỉ đã mà đến nay
vẫn được quan tâm. Mạc Ngôn đã rất thành công trong bộ tiểu thuyết khi lột trần sự
thực về một văn hóa tàn khốc và bạo ngược quia những trang văn đẫm máu, thê
lương với việc miêu tả tỉ mẩn những hình phạt thảm khốc, dã man và vô nhân tính.
Qua đó, tác giả đã khắc họa rõ nét vấn đề mâu thuẫn xã hội cơ bản, trái ngược nhau
về quyền lợi, về tư tưởng giữa hai giai cấp thống trị - bị trị thông qua đối tượng trung
gian là người Đức. Trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã xây dựng thành
công một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và sinh động. Mỗi nhân vật hiện lên
là một vấn đề của xã hội được đặt ra. Chúng tồn tại trong mối liên hệ đối lập nhau
nhưng thực chất là bổ sung cho nhau để tạo nên một xã hội đầy biến động của lịch sử.
Cuộc sống được hiện hình với nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Sự phong phú
của nó ẩn chứa trong thế giới nhân vật sinh động và điển hình của Đàn hương hình.
Các nhân vật tồn tại trong mối quan hệ đối kháng tạo thành nhiều mặt của cuộc sống
con người, đồng thời cho thấy vào thời điểm lịch sử xa xưa, tư tưởng của người dân
Trung Quốc đã có sự vận động, thức tỉnh trước vận mệnh dân tộc và thời cuộc. Thế
giới nhân vật có vai trò to lớn trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, đem
lại cho tác phẩm sức hấp dẫn riêng.
25
Tiểu kết
Mạc Ngôn đến với bạn đọc Việt Nam đến nay đã hơn 10 năm. Trong khoảng
thời gian đó, mỗi tác phẩm của Mạc Ngôn được xuất bản thường tạo được sự chú ý
dù lúc ồn ào, lúc tĩnh lặng. Cứ như thế, với chúng ta, Mạc Ngôn không còn là khách
lạ nữa, nếu như không muốn nói là đã quá quen thuộc. Không ai có thể phủ nhận
mức độ phủ sóng của tác phẩm Mạc Ngôn (đặc biệt là tiểu thuyết) trên thị trường
sách cũng như trong thị hiếu đọc ở Việt Nam. Tuy vậy, lịch sử tiếp nhận Mạc Ngôn
cũng không ít thăng trầm khi ông và tác phẩm của ông kinh qua những tán tụng lẫn
chê bai của mọi loại độc giả. Vậy nên, tìm hiểu cái “kỳ” với tư cách là sắc thái chủ
đạo trong tiểu thuyết Mạc Ngôn hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc định hướng
tiếp nhận tiểu thuyết của ông trong độc giả Việt Nam khi mà những tiểu thuyết của
ông tuy có vẻ quen nhưng lại không kém phần lạ lẫm với “tầm đón đợi” của bạn
đọc nước mình.
Mạc Ngôn sáng tác ở nhiều thể loại, từ truyện ngắn đến truyện vừa, từ truyện
dài đến tiểu thuyết,… Ở mỗi thể loại, tác phẩm của nhà văn đều có những dấu ấn
nhất định. Tiểu thuyết của ông tất nhiên không ngoại lệ. Bước vào thế giới nghệ
thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn, người đọc luôn được dẫn dắt theo một lộ trình khá thú
vị và đầy hấp dẫn dẫu cho điều mà Mạc Ngôn phản ánh không hẳn hoàn toàn mới
mẻ hay cực kỳ đặc biệt. Sức lôi cuốn mà tiểu thuyết Mạc Ngôn tạo ra nơi người tiếp
nhận đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ một trong những căn
nguyên cơ bản nhất, trọng yếu nhất đó là vì hầu hết tiểu thuyết của ông đều ít nhiều
mang màu sắc của cái “kỳ”. Sau hơn ba mươi năm cầm bút, cho ra đời một số lượng
lớn tác phẩm thuộc nhiều thể tài, thể loại khác nhau, Mạc Ngôn đã đặt được những
viên đá vững chắc trong việc xây dựng sự nghiệp văn học mà mình theo đuổi. Sự
nghiệp ấy vẫn còn là một hành trình dài ở phía trước khi ông còn ấp ủ biết bao hoài
bão văn chương, khi nguồn cảm hứng sáng tạo trong ông vẫn dồi dào, khi bút lực
của ông vẫn tràn đầy, mạnh mẽ và nhất là khi có biết bao độc giả vẫn luôn kỳ vọng
vào sáng tác của nhà văn. Với tinh thần sáng tạo, không chấp nhận sự lặp lại, tiểu
thuyết Mạc Ngôn có một diện mạo đa sắc, đa dạng dẫn đến việc khái quát những
đặc điểm của tiểu thuyết Mạc Ngôn (dẫu chỉ từ một góc độ nào đó mà ở đây là cái
26
“kỳ”) gặp nhiều trở ngại. Dễ thấy, những biểu hiện trên đây không phải là tất cả cái
“kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Những yếu tố nghệ thuật khác như kết cấu phức
hợp, hình thức thể hiện đa dạng với sự dung hợp nhiều thể loại trong lòng tiểu
thuyết,… cũng ít nhiều thể hiện chất “kỳ” trong tiểu thuyết của ông. Chính những
giá trị thiết thực mà tác phẩm của Mạc Ngôn đem đến cho văn học nước nhà, ông
xứng đáng được tôn vinh như một trong những cây bút nổi bật của văn học Trung
Quốc đương đại.
27
CHƢƠNG 2. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM
BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH CỦA MẠC NGÔN
2.1. Nhân vật đời thƣờng qua hình ảnh ngƣời phụ nữ
Báu vật của đời nguyên tác “phong nhũ phì đồn” ca ngợi vẻ đẹp phồn thực
của người phụ nữ. Về tác phẩm “phong nhũ phì đồn”, Mạc Ngôn giải thích: trên
mặt chữ nghĩa thì có nghĩa là mạnh khỏe, bầu vú căng tròn và cặp mông núng nính,
đó là cái thiêng liêng nhất, trang nghiêm nhất của người phụ nữ [18; tr.136]. Qua
tiêu đề, tác giả muốn “ca ngợi người mẹ”, hay nói một cách khác là ca ngợi người
phụ nữ, ca ngợi khả năng sinh và dưỡng của họ. Mạc Ngôn nhấn mạnh “khía cạnh
khác của tên cuốn sách là muốn châm biếm xã hội”. Còn tên gọi của cuốn sách
muốn nói lên điều gì thì Mạc Ngôn cho rằng “không biết nói thế nào” và tác giả “tin
rằng độc giả còn sáng suốt hơn” [18; tr. 138]. Ý đồ của tác giả đã biểu hiện rõ khi
mở một lối đi tự do cho người đọc trong suy nghĩ, để họ tự do hiểu bằng kinh
nghiệm của bản thân. Còn tại sao lại là “Báu vật của đời” thì dịch giả Trần Đình
Hiến đã chia sẻ “Tôi mất 3 tháng liền để tìm được cái tên Báu vật của đời cho bản
dịch, chứ không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ như cái tên
Phong nhũ phì đồn trong nguyên gốc”.
Nói đến chiến tranh là nói về đau thương và mất mát. Những người phụ nữ
trong hầu hết các tác phẩm của Mạc Ngôn phần lớn là nạn nhân của chiến tranh và
xã hội, điều đó đã khiến cho cuộc sống của họ phải gánh chịu nhiều nỗi đau thương
không thể nào bù đắp. Song trong hoàn cảnh dù nghiệt ngã như thế nào thì trong
tâm hồn của họ vẫn sáng ngời lên lòng nhân hậu vị tha, sự phản kháng mạnh mẽ để
tìm kiếm một tình yêu thực sự và cả một sức sống hết sức mãnh liệt, kiên cường,
mạnh mẽ, dũng cảm đối diện với hoàn cảnh. Trong Báu vật của đời có tổng số 25
nhân vật nữ và Lỗ Thị chính là mẫu phụ nữ điển hình hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất
cao quý của người phụ nữ trên mọi phương diện. Đất nước Trung Quốc đã trải qua
nhiều cuộc đấu tranh chống Đức, Nhật vô cùng ác liệt. Quân Nhật và Đức xâm lược
trên toàn Trung Quốc đã gây ra rất nhiều tội ác, giết người, cướp của. Cuộc sống
người dân vô cùng khổ cực. Là một nhà văn yêu nước sâu sắc, Mạc Ngôn đã tái
28
hiện lại cuộc sống của người dân trong chiến tranh. Và người phụ nữ là nạn nhân
chủ yếu của những cuộc chiến tranh tàn khốc ấy. Chiến tranh làm cho cuộc sống
của người phụ nữ trở nên thiếu thốn, khiến cho họ phải gánh chịu những nỗi đau
tinh thần to lớn khi chứng kiến những người thân của mình vì chiến tranh mà phải
hy sinh.
Trong Báu vật của đời, chiến tranh đã làm cho cuộc đời của Lỗ Thị chịu
nhiều mất mát, đau thương, bà luôn phải sống trong nước mắt. Khi còn bé, Lỗ Thị
đã sớm trở thành nạn nhân của chiến tranh. Người Đức xây dựng đường Sắt Giao -
Tế phá hoại phong thủy vùng Đông Bắc Cao Mật, tàn sát dân làng một cách dã man
đã gây ra biết bao cảnh tàn khốc. Bố của Lỗ Thị đã bị hai tên lính Đức bắn chết “Từ
nơi sâu thẳm trong đầu vang lên một tiếng “bốp” như có cái gì đó bị gãy, mặt tối
sầm và mơ hồ cảm thấy một chất dính như hồ chảy xuống mặt. Ông gục xuống!”
[16; tr. 762]. Còn mẹ của cô do linh cảm không hay nên đã treo cổ tự vẫn dưới sàn
nhà. Lỗ Thị là một trong những nạn nhân tiêu biểu cho những cuộc tàn sát của quân
Đức. Lỗ Thị đã trở thành một đứa trẻ mồ côi, và mạng sống của cô cũng rơi vào
tình cảnh “thập tử nhất sinh”, may mắn là ngày hôm sau cô và dượng Vu Bàn Vả
chạy lại cứu cô đang trong chum bột “Người mẹ bột bám đầy, chỉ còn thoi thóp. Bà
cô móc bột trong miệng mẹ ra, phát vào mông hồi lâu mẹ mới bật khóc, tiếng khóc
khản đặc.” [16; tr. 762-763]. Mạc Ngôn đã chỉ cho người đọc thấy rằng sống trong
chiến tranh con người ta phải chịu nhiều mất mát, thậm chí mạng sống của con
người cũng trở nên mỏng manh, không biết mình sẽ chết khi nào. Chiến tranh với
Đức đã cướp đi bố mẹ của Lỗ Thị, cô được bà cô và chú dượng Vu Bàn Vả nuôi
dưỡng, nhưng bà cô rất nghiêm khắc và khi lớn lên vì một con la đen bà cô đã gã
bán cô cho nhà Thượng Quan “hoặc là một con la hoặc là hai mẫu ruộng, tôi nuôi
nó mười bảy năm, không thể trắng tay!” [16; tr. 772]. Không dừng lại ở đó, quân
Nhật lại một lần nữa xâm lược còn ác liệt hơn quân Đức gấp ngàn lần và trong lần
này gia đình bà Lỗ lại phải chịu cảnh ly tán do chiến tranh gây ra. Quân Nhật đã
giết chết Thọ Hỉ chồng cô, chỉ trong phút chốc Lỗ Thị đã rơi vào cảnh “mẹ góa con
côi”. Nỗi đau mất chồng vẫn còn âm ỉ trong lòng, Lỗ Thị lại tiếp tục bị các đội viên
Đội Hỏa - mai làm nhục một cách tàn nhẫn và thô bạo trước mặt những đứa con của
29
mình “Bọn du kích luân phiên làm nhục mẹ tôi” [16; tr. 105]. Đó là những cảnh
tượng thường gặp trong chiến tranh, mà Lỗ Thị là một trong những nạn nhân của
chiến tranh khi bị chính những người cùng đất nước của mình làm nhục. Vì để thỏa
mãn nhu cầu của mình họ bất chấp tất cả và đối xử với người phụ nữ giống như một
con vật “Bọn du kích đã thỏa mãn. Chúng quẳng mẹ và chị em tôi ra ngoài đường.”
[16; tr. 105]. Thông qua chi tiết này, Mạc Ngôn đã mạnh dạn phê phán chiến tranh,
nó gây ra cho con người những nỗi đau về cả thể xác và tinh thần khi mất đi người
thân, khi bị hà hiếp, chà đạp. Qua đó, ta thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả sâu sắc
của Mạc Ngôn đối với con người, đất nước của ông nói riêng và cả thế giới nói
chung. Chiến tranh đã làm cho vùng Đông Bắc Cao Mật xơ xác tiêu điều, sản xuất
trì trệ, người dân ở đây không còn gì để ăn, Lỗ Thị cùng những đứa con của mình
phải đối diện với cái đói. Vì mong con mình có được cuộc sống no đủ, không phải
chịu cảnh đói khát Lỗ Thị tìm cách đem con mình cho người khác dù trong lòng vô
cùng xót xa. Chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh mà người phụ nữ phải đem những đứa
con mà mình đứt ruột sinh ra cho người khác “Mẹ bỗng ứa nước mắt, chuyển con
bé của Lai Đệ cho chị Tư, dang tay ôm lấy đầu chị Bảy: Bảy ơi, Cầu Đệ ơi, con yêu
của mẹ, con gặp may rồi! Nước mắt mẹ tôi như mưa xuống đầu chị Bảy.” [16; tr.
180]. Lỗ Thị cố gắng chịu đựng nỗi đau mất con, bà không cần người khác phải trả
tiền vì đã nuôi Cầu Đệ khôn lớn, mà bà chỉ cầu mong đối xử tốt với con của bà.
Lòng người mẹ ấy thật nhân hậu và vĩ đại, không lúc nào bà nghĩ cho bản thân mình
mà chỉ nghĩ cho con, còn bản thân mình đau đớn như thế nào bà cũng cố gắng chịu
đựng. Sau đó, một lần nữa, Lỗ Thị phải chứng kiến con mình ra đi, đó là Tưởng Đệ,
cô đã bán mình để có tiền lo cho mẹ và các em. Việc làm ấy của Tưởng Đệ như
ngàn mũi kim đâm vào trái tim của bà Lỗ, một người mẹ vô cùng thương con như
bà cảm thấy thật bất lực vì không có khả năng lo được cho con, khiến con phải bán
mình cho người khác, chịu nhiều điều sỉ nhục. Bà đau đến mức lòng nghẹn ngào
không thốt nên lời chỉ “lão đảo rồi ngã song soài ra nhà” [16; tr. 183]. Đối với Lỗ
Thị đây là một cú sốc to lớn về mặt tinh thần làm bà luôn sống trong sự cắn rứt và
nỗi đau đớn không lo lắng được cho con có được một cuộc sống no đủ khiến con
phải hy sinh bán thân cho người khác.
30
Cũng giống như Lỗ Thị, bà Lã mẹ chồng của Lỗ Thị cũng cùng một lúc mất
đi cả người chồng và đứa con trai, với cú sốc to lớn về mặt tinh thần đã khiến cho
bà không còn được bình thường như xưa “Bà nội nằm dưới cái cối xay ở chái tây,
ngốn hết ba mươi cân củ cải mẹ để lại, ị ra một đống phân lổn nhổn như đá cuội.
Khi mẹ vào cho bà ăn, bà ném những cục phân khô vào người mẹ.” [16; tr. 151].
Nỗi đau mất chồng, mất con đã khiến người phụ nữ ấy rơi vào trạng thái điên loạn,
không làm chủ được những hành động mà mình đã làm. Điều đó cho thấy nỗi đau
đớn trong lòng của bà Lã vì trong cùng một lúc, bà mất đi hai người thân. Chiến
tranh đã cướp đi của bà niềm hạnh phúc của một mái ấm ấp gia đình.
Đến những đứa con của Lỗ Thị mặc dù còn rất bé nhưng đã sớm trở thành
nạn nhân của chiến tranh khốc liệt. Các cô phải chứng kiến những cảnh bom đạn vô
cùng nguy hiểm, và đau xót hơn hết đó là nỗi đau mất đi ông nội và cha. Chiến
tranh đã làm cho các cô trở thành những đứa trẻ mồ côi cha, và từ đây các cô sẽ
chẳng bao giờ được sống trong tình yêu thương ấm áp của cha nữa. Vì không có cha
chăm sóc, lo lắng nên các cô phải sớm bước vào đời tìm kiếm cách để mưu sinh
“Chị Ba và chị Tư khiêng thùng gỗ, chị Hai vác cái choòng ra bờ sông Thuồng
Luồng.” [16; tr. 123] để ra bờ sông lấy nước về sử dụng, vì đang là mùa đông mọi
thứ đều đóng băng. Ở tuổi của các cô đáng lẽ phải được học hành và sống trong
vòng tay ấm áp của cha mẹ. Nhưng sự thật dường như lại quá phũ phàng, các cô chỉ
cảm nhận được sự giá băng của tâm hồn vì không được chở che, yêu thương của
cha. Không những thế “Chúng tôi đã trải qua nhiều ngày đun tuyết lấy nước, vài
trăm lần ăn một món củ cải đun bằng nước tuyết, khiến các chị ớn đến tận cổ.” [16;
tr. 122]. Trong chiến tranh những đứa trẻ không chỉ sống thiếu thốn về mặt tinh
thần mà các cô còn phải thường xuyên sống trong sự thiếu thốn lương thực. Người
dân Trung Hoa nói chung đã phải đối diện với cái đói, khiến cuộc sống của họ vô
cùng vất vả. Vì để có được miếng ăn con người thậm chí phải bỏ đi sỉ diện của
mình, tiêu biểu cho nỗi chua xót, đắng cay ấy đó chính là Hoắc Lệ Na và Kiều Kỳ
Sa. Họ là những công nhân của nông trường quốc doanh Thuồng Luồng. Sự thật
Kiều Kỳ Sa chính là Cầu Đệ đứa con mà năm xưa Lỗ Thị đã đau xót nhờ bà ngoại
quốc nuôi hộ, với ước mong con mình có thể có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
31
Để có được miếng ăn trong cảnh đói khát dữ dội, người phụ nữ phải bất chấp tất cả
làm những chuyện mình không hề mong muốn, thậm chí chấp nhận bị làm nhục.
Mạc Ngôn đã miêu tả cảnh Kiều Kỳ Sa vì để có được một miếng bánh đã phải chịu
đựng biết bao sự tủi nhục “Chị như con chó ăn vụng, mặc cho phía mông bị vùi dập
nặng nề, vẫn cố nhịn đau nuốt miếng bánh, rồi lại cố nuốt thêm mấy miếng nữa.”
[16; tr. 574]. Mạc Ngôn đã đau xót biết bao khi miêu tả cảnh người phụ nữ vì để có
được miếng ăn chấp nhận để cho người khác chà đạp, làm nhục thể xác và có lẽ
“niềm vui được miếng ăn mạnh hơn nỗi đau của cưỡng hiếp nên chị hối hả ăn cho
bằng hết, mặc cho cơ thể rung chuyển sau mỗi cú huých của Trương Rỗ.” [16; tr.
574]. Sống trong cái đói thường xuyên dạ dày của con người sẽ dần nhỏ lại không
thể chứa được một lượng thức ăn lớn, Kiều Kỳ Sa do lâu quá không được ăn nên đã
ăn thật nhiều bánh đậu và kết quả là nhận lấy cái chết thật thương tâm và khiến cho
mọi người phải đau xót, cảm thông. Cũng giống như Kiều Kỳ Sa, Hoắc Lệ Na cũng
là một nạn nhân của cái đói, cô là một con người xuất thân quyền quí, từng du học ở
Nga cũng vì một muỗng cháo mà khuất thân trước Trương Rỗ, chấp nhận quan hệ
với anh ta để có được miếng ăn. Nạn đói đã khiến cho người phụ nữ “vú dán vào
ngực, hàng tháng không còn kinh nguyệt, thì lòng tự trọng và tiết tháo sẽ không tồn
tại.” [16; tr. 572], Mạc Ngôn đã cho thấy phụ nữ là những nạn nhân của nạn đói
khủng khiếp, họ phải bán rẽ nhân phẩm và lòng tự trọng của mình để tồn tại. Có thể
khẳng định, Mạc Ngôn không đơn thuần chỉ miêu tả chiến tranh mà ông muốn tố
cáo sự ác liệt của chiến tranh đã làm cho bao người phải hy sinh, chịu nhiều mất
mát và đặc biệt là người phụ nữ.
Mạc Ngôn là một nhà văn đương đại của Trung Quốc, nhưng trong những
tác phẩm của ông, người đọc vẫn bắt gặp những phong tục của lễ giáo phong kiến
mục nát mấy ngàn năm vẫn còn tồn tại trong xã hội. Phụ nữ chính là nạn nhân của
những tập tục này, điều đó đã khiến cho cuộc sống của họ bị khinh miệt chẳng khác
nào một con vật. Người phụ nữ trở thành một công cụ, một nô lệ để phục vụ cho
mọi người. Có thể kể đến đó chính là tục bó chân của người Trung Hoa, biết bao
phụ nữ ở đất nước này đã phải chịu nỗi đau của tục bó chân khi còn bé khoảng 5
đến 7 tuổi. Đây là hủ tục từng phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến cách đây
32
khoảng 1.000 năm và chỉ áp dụng cho các cô gái trẻ. Xuất hiện từ đời nhà Đường,
đến thế kỷ 12, tục bó chân trở thành “mốt” trong giới "quý tộc", đặc biệt dành riêng
cho các kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý, vương giả. Tuy nhiên, đến cuối đời
Minh, hủ tục này lan rộng ra toàn xã hội và trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Cô gái
nào chân càng nhỏ, càng có nhiều cơ hội kén chồng danh giá. Do đó, thời kỳ này,
các bé gái Trung Quốc từ 5 đến 7 tuổi phải bắt đầu nghi lễ bó chân khi xương còn
mềm và dễ nắn. Bà và mẹ thường là những người buộc dải băng (thường dài 3m,
rộng 5cm) quấn chân những cô con gái nhỏ của họ. Dải băng quấn càng chặt, cô gái
càng có nhiều cơ hội sở hữu đôi chân đẹp sau này. Trong những năm đầu bó chân,
các cô gái sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn tột cùng và không thể đi lại được.
Nếu không có người giúp đỡ, muốn di chuyển họ phải trườn hoặc bò. Những năm
sau, gót chân bắt đầu chai cứng, vì trong suốt quá trình bó chân, các cô gái chỉ có
thể di chuyển bằng gót chứ tuyệt đối không thể đi lại bằng bàn chân hoặc các đầu
ngón chân. Quy trình làm đẹp kinh hoàng kết thúc khi những cô gái sở hữu đôi bàn
chân hoàn hảo, thường có độ dài từ 7cm - 10cm. Với kích thước không vượt quá 7,5
cm, đôi chân kỳ dị được xem là báu vật, giúp các thiếu nữ xưa nâng cao vị thế và
giá trị bản thân, dễ dàng tìm kiếm một ý trung nhân lý tưởng. Họ tin rằng, đôi bàn
chân nhỏ xíu với những lớp vải bọc dày dặn sẽ giúp níu giữ tâm hồn và bước chân
người phụ nữ quanh quẩn trong nhà, chuyên tâm tòng phu và không nghĩ tới chuyện
trăng hoa, bội nghĩa vợ chồng. Mạc Ngôn đã phản ánh vào trong tác phẩm của mình
về tập tục này với sự căm phẫn sâu sắc và thái độ xót xa, cảm thông đối với người
phụ nữ khi họ phải gánh chịu nỗi đau đớn khi bó chân.
Trong Báu vật của đời, lúc năm tuổi Toàn Nhi đã bị bà cô của mình bắt bó
chân “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết,
phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt
hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ
vỗ một lượt.” [16; tr. 764]. Không chịu được cảm giác đau, Toàn Nhi đã van xin bà
cô hết lời, nhưng đối với bà cô thì việc xiết thật chặt bàn chân cho cháu là một việc
làm thể hiện tình thương yêu đối với cháu của mình. Nỗi đau của Toàn Nhi khi ấy
chỉ được Mạc Ngôn diễn ta bằng bốn chữ “buốt đến tận óc” [16; tr. 764], nhưng đã
33
thể hiện hiện sự căm phẫn của ông đối với tập tục bó chân vô cùng tàn ác và dã
man. Đối với Toàn Nhi thì việc làm ấy chỉ mang đến cho cô nỗi đau không chỉ về
thể xác mà còn cả tâm hồn đến mức cô muốn từ bỏ tất cả. Suốt mười mấy năm Toàn
Nhi đã phải trải qua bao nhiêu đau đớn và nhỏ không biết bao nhiêu giọt nước mắt,
thậm chí cả máu. Cô cứ tưởng rằng với đôi chân nhỏ và đẹp như vậy cô sẽ lấy được
một người chồng như ý, không ngờ đến thời Dân Quốc thì tục bó chân được xem là
“tàn dư độc hại của phong kiến, là một thứ bệnh hoạn trong cuộc sống.” [16; tr.
767]. Con gái bó chân bây giờ đã không được chuộng nữa, Toàn Nhi như “phượng
hoàng lỡ bước thua xa đàn gà.” [16; tr. 772], bao nỗi đau mà cô phải chịu đựng đã
không được đền bù một cách xứng đáng, một lần nữa Toàn Nhi lại chính vì tục bó
chân ấy rơi vào hoàn cảnh thương tâm. Cô đau đớn nuốt nước mắt vào trái tim của
mình chấp nhận lấy Thọ Hỉ theo lời bảo của bà cô.
Trái ngược với Toàn Nhi, Mi Nương trong Đàn hương hình được sống trong
cuộc sống tự do, thoải mái với đôi bàn chân không bị bó, nhưng cô luôn bị dày dò
vì đôi bàn chân “quá cỡ” của mình. Cô hận mẹ ngày xưa không bó chân cho cô, cô
hổ thẹn tủi nhục trước đôi bàn chân bé xíu xinh xắn của Tiền phu nhân, Mi Nương
kêu thầm “Trời ơi, đất ơi, mẹ ơi, cha ơi, con tàn đời vì đôi chân này.” [17; tr. 208].
Có thể nói tục bó chân của người Trung Quốc đã đem đến cho người phụ nữ biết
bao nỗi đau không chỉ về thể xác mà còn đau đớn đến tận tâm hồn, nỗi đau ấy
không thể than vãn với bất cứ ai, vì sâu trong tư tưởng của người Trung Quốc, họ
đều cho rằng đó là một tập tục rất đẹp. Và biết bao người phụ nữ đã trở thành nạn
nhân của tập tục lạc hậu lỗi thời này.
Tập tục tảo hôn cổ hủ của xã hội Trung Quốc cũng được nói đến trong tác
phẩm của Mạc Ngôn. Khi những bé gái chỉ mới mười sáu tuổi chưa hiểu biết gì về
cuộc sống phức tạp diễn ra xung quanh đã bị gã đi làm dâu nhà người ta. Lỗ Toàn
Nhi trong Báu vật của đời là một nạn nhân của tục tảo hôn. Khi cô bước sang tuổi
mười sáu “Xinh tươi rực rỡ, báu vật loại một vùng Cao Mật.” [16; tr. 765], vì bà cô
ham giàu nên đã gã cô cho Thọ Hỉ, một anh chàng không biết quan tâm, lo lắng cho
vợ chỉ biết nghe theo lời của mẹ, đã đem đến cho cô không biết bao nhiêu điều cay
đắng và tủi nhục. Thọ Hỉ không có khả năng duy trì nòi giống, vì hoàn cảnh nên Lỗ
34
Thị phải đi xin giống của thiên hạ, đem về cho nhà Thượng Quan một cậu con trai.
Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn người phụ nữ thật sự không được xem trọng. Họ
không có quyền quyết định hạnh phúc của cuộc đời mình. Hạnh phúc của họ đều do
cha mẹ quyết định và được gã bán với những giá trị thấp kém từ gia đình bên
chồng. Qua đây, Mạc Ngôn cho thấy thật xót xa biết bao khi giá trị của con người
và hạnh phúc của cả một đời người thật rẻ rúng và không được xem trọng chỉ được
đánh đổi bằng một con la. Toàn Nhi phải cay đắng chấp nhận làm vợ Thọ Hỉ, mặc
dù cô chưa hề quen biết và giữa hai người cũng không có tình cảm với nhau.
Tục trọng nam khinh nữ cũng được thể hiện trong tác phẩm Báu vật của đời,
Lỗ Thị đã chịu biết bao đau khổ và nhục nhã để có được một đứa con trai. Lỗ Thị
và Thọ Hỉ lấy nhau gần ba năm mà vẫn chưa có con. Lỗ Thị đã phải chịu đựng sự
chửi mắng của mẹ chồng “Chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy
làm gì!” [16; tr. 773]. Là một người phụ nữ Lỗ Thị không có quyền nói lên những
suy nghĩ của lòng mình. Mẹ chồng xem cô như một người ở trong nhà, lúc nào cũng
bắt phải làm việc vất vả. Trước thái độ và những lời chửi mắng của mẹ chồng, Lỗ
Thị chỉ biết im lặng cúi đầu mà khóc, mẹ chồng cho rằng vì cô mà nhà Thượng
Quan sắp tuyệt tự “Cô là cái thứ gì? Ba năm rồi, đực thì không dám mong, cái thì
cũng không nốt! Ngày mai trở về nhà bà cô đi, nhà Thượng Quan không thể vì cô
mà tuyệt tự!” [16; tr]. Hầu hết các mẹ chồng đối với việc vợ chồng lấy nhau đã lâu
mà vẫn chưa có con, họ đều mặc nhiên nguyên nhân chính là do người phụ nữ và
nhân vật Lỗ Thị ở đây cũng phải chịu sự bất công ấy. Là một người phụ nữ, Lỗ Thị
nhận ra một chân lý nghiệt ngã là “Đàn bà không lấy chồng không được, sinh toàn
con gái cũng không được, dứt khoát phải sinh con trai” [16; tr. 783]. Thật chất
người ta cưới con dâu về chẳng qua để có cháu nối dõi tông đường, người phụ nữ
chẳng qua chỉ là một cái máy đẻ không hơn không kém. Nỗi đau lớn nhất của cuộc
đời Lỗ Thị là do tập tục trọng nam khinh nữ buộc phải có con trai nên bà phải ngủ
với những người đàn ông mà mình không mong muốn, vứt bỏ cả danh dự và nhân
phẩm của mình để có được một đứa con trai. Chính tục trọng nam khinh nữ vốn còn
tồn tại trong xã hội đã buộc Lỗ Thị phải làm điều tủi nhục đó. Thật nghịch lý biết
bao khi làm phụ nữ “chính chuyên”, “liệt nữ” thì chỉ chuốc lấy đau khổ, “chính
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf

More Related Content

More from TieuNgocLy

More from TieuNgocLy (20)

HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdfBÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5S TẠI BỆNH VIỆN ĐK HOÀN MỸ SÀI GÒN.pdf
 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho...
 
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdfĐàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
Đàm Phán Quốc Tế Về Biến Đổi Khí Hậu.pdf
 
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdfNâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
Nâng Cao Chất Lượng Hướng Dẫn Sinh Viên Viết Luận Văn Khoa Học.pdf
 
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
QUÂN LÝ DI SÂN VĂN HỐ LÀNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HỊA BÌNH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊ...
 
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM THỬ PHẦN MỀM VÀ ỨNG DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TRA TỰ ĐỘ...
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdfỨng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
 
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
[123doc] - tiep-can-chan-doan-va-dieu-tri-benh-gut-o-nguoi-tang-huyet-ap-tai-...
 

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BẾ THỊ DỊU THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BẾ THỊ DỊU THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khánh Thành Hà Nội - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Khánh Thành. Các kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Bế Thị Dịu
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Khánh Thành - người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn học, phòng Sau đại học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả luận văn chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tác giả Bế Thị Dịu
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 4 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................ 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7 5. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN..................................................................... 9 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật............................................... 9 1.2. Mạc Ngôn và hành trình sáng tác.........................................................10 1.2.1 Vài nét về thân thế nhà văn Mạc Ngôn..................................................10 1.2.2. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn ...12 1.2.3. Tóm lược tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn....13 CHƢƠNG 2. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH CỦA MẠC NGÔN..................27 2.1. Nhân vật đời thƣờng qua hình ảnh ngƣời phụ nữ..............................27 2.2. Nhân vật dị biệt ......................................................................................44 2.2.1 Nhân vật kì tài – dị tật............................................................................44 2.2.2 Nhân vật trẻ thơ – người lớn..................................................................49 2.3 Nhân vật siêu nhiên.................................................................................56 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH ...................62 3.1. Sự linh hoạt trong ngôi kể và điểm nhìn trần thuật..................................62 3.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ...............................62 3.1.2 Góc nhìn trần thuật ................................................................................66 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động.........73
  • 6. 2 3.2.1 Xây dựng nhân vật qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình.........................73 3.2.2 Xây dựng nhân vật qua hành động ........................................................76 3.3. Thủ pháp giấc mơ và ảo giác trong kiến tạo không gian ...................84 3.3.1 Thủ pháp giấc mơ...................................................................................86 3.3.2 Ảo giác....................................................................................................90 KẾT LUẬN....................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................99
  • 7. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm là một trong những nền văn học lâu đời nhất so với khu vực và trên toàn thế giới. Hiển nhiên và không khó để nhận thấy sức ảnh hưởng của nền văn học này đối với nền văn học của các quốc gia lân cận, và văn học Việt Nam cũng là một bộ phận không nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó cho đến khi văn hóa Phương Tây du nhập vào nước nhà. Trải qua các thời kì lịch sử từ Cổ đại đến đời Đường, sang đến Minh – Thanh với những thành tựu rực rỡ, bước vào thời đương đại, nền văn học Trung Quốc bắt đầu khởi phát bằng những sự vận động mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử văn chương quá khứ. Văn học đương đại Trung Quốc đã ghi dấu ấn mãnh liệt bằng sự xuất hiện của những tên tuổi như: những tên tuổi như: những tên tuổi như: Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Lưu Quốc Phương, Vệ Tuệ, Tào Đình... cùng đồng hành với các tác gia là hàng loạt tác phẩm đặc sắc ra đời phản ánh một cách tự nhiên và chân xác hiện thực của cuộc sống, làm nổi bật lên từng số phận của những con người trong xã hội. Trong số đó, Mạc Ngôn được đánh giá là một trong những nhà văn đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương thời. Văn học đương đại Trung Quốc những năm 80 của thế kỷ XX với xu thế chung là hướng tới thẩm mĩ đã mang trong mình một diện mạo mới với những bước đột phá và cách tân thẩm mĩ về thi pháp. Bằng những nhận thức mới mẻ về thời đại và khả năng nắm bắt tài tình của mình về hiện thực cuộc sống, Mạc Ngôn đã thành công trong việc thuyết phục độc giả cùng nhìn nhận, đồng cảm với nhịp đập thời đại ông. Các sáng tác của ông chính là sản phẩm của sự kết nhuần nhuyễn những yếu tố truyền thống với hiện đại khéo léo lôi cuốn người đọc vào thế giới của những nhân vật – con người đương đại trong tác phẩm của mình một cách đầy tinh tế. Cũng bởi vậy, những tác phẩm của ông có sức thu hút mãnh liệt nhiều tầng lớp độc giả trong nước cũng như ngoài nước. Trải qua gần 3 thập kỉ, Mạc Ngôn đã xác lập cho mình một vị thế tương đối vững chắc trên văn đàn quốc tế. Qua đó, ta thấy được phần nào tầm ảnh hưởng và sức quyến rũ của văn chương Mạc Ngôn. Tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong hai tiểu
  • 8. 4 thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn” là một vấn đề thú vị và cần thiết. Đề tài giúp đi sâu tìm hiểu về tác giả nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc với những tác phẩm nổi tiếng của thời đại, qua đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nền văn học, văn hóa, con người nước bạn. Việc nghiên cứu đề tài đồng thời còn có ý nghĩa khoa học phục vụ thiết thực cho công việc học tập và giảng dạy bộ môn văn học Trung Quốc đã, đang và sẽ ngày càng được chú trọng trong các trường đại học ở Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn là hai bộ tiểu thuyết đương đại đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu trong cũng như ngoài nước bởi tính hiện thực và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Bằng con đường ngôn từ, Mạc ngôn đã tạo nên một sức lan tỏa mới cho văn chương xứ sở khi hòa quyện phong cách độc đáo của mình giữa hiện đại và truyền thống trong hai tác phẩm để phản ánh hiện thực. Sự xuất hiện mang đầy hơi thở của thời đại kể từ khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc cũng như Thế giới đã tạo một tiếng vang và dư âm không thể phủ nhận. Hai cuốn tiểu thuyết từ khi ra đời đã khiến các nhà nghiên cứu văn chương tốn không ít giấy mực để bàn luận, song chưa thấy có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật và tìm hiểu kết cấu trong cả hai bộ tiểu thuyết. Khi đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Báu vật của đời, các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật Bản, Đức… khi đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Báu vật của đời, đã đứng dưới góc độ xã hội hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử… và chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Trong đó, có một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phương diện chính trị đã lên tiếng bài trừ Báu vật của đời ngay khi tác phẩm này được xuất bản tại Trung Quốc bởi Tác gia xuất bản xã, 9/1995 vì tác phẩm đã vi phạm vào “vùng cấm” của văn học (Mạc Ngôn và những lời tự bạch, 2004). Nhóm còn lại gồm các nhà văn nghiên cứu dưới góc độ xã hội để tìm ra những nét độc đáo trong Báu vật của đời. Trong các bài viết, các diễn giả đã chỉ ra những sự sáng tạo trong việc tạo ra một thủ pháp “lạ hoá” độc đáo, cũng như những cách tân sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh
  • 9. 5 những huyền thoại cổ xưa như Trương Thành, Chu Ân, Ta chi-gang, Wolfgan Kunbim... Bên cạnh đó, Các Hồng Binh, Tống Hồng Lĩnh lại tìm sự ảnh hưởng của văn học phương Tây và Mĩ Latinh đối với Mạc Ngôn thông qua tiểu thuyết Báu vật của đời. Ở Việt Nam, kể từ khi ra đời hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn được độc giả Việt Nam bắt đầu biết đến khi các bản dịch của Trần Đình Hiến được xuất bản. Kể từ đó đến nay, các tác phẩm cũng là chủ đề được hầu hết các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ bình luận sôi nổi trong các diễn đàn trên các website. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểu thuyết Báu vật của đời. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái nhìn tổng quát toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt (Tài “phù phép” của Mạc Ngôn, Báo Tiền Phong online). Trong bài “Sự sinh, sự chết, sự sống: Đọc Báu vật của đời của Mạc Ngôn” đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong Báu vật của đời và đưa ra những nhận định về tác giả, tác phẩm. Có người lại dựa vào Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử (Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung Hỷ). Trong Tiểu luận “Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại” (2007), Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch. Không thể không kể đến cuốn "Tự sự kiểu Mạc Ngôn" (NXB Văn Học & Trung tâm Văn hóa - ngôn ngữ Ðông Tây, 2012) của Nguyễn Thị Tịnh Thy khi bàn về lịch sử nghiên cứu các sáng tác của Mạc Ngôn. Với đối tượng nghiên cứu là 11 tác phẩm trường thiên tiểu thuyết của Mạc Ngôn, tác giả đã xem xét và xác định nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn qua những phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, với những phương pháp nghiên cứu đặc thù như: phương pháp loại hình, cấu trúc – hệ thống, thống kê – phân loại, so sánh (đồng đại, lịch đại). Cuốn sách được đánh giá là có nhiều đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn, ngoài ra còn góp phần khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp lý thuyết tự sự học của cả phương Đông lẫn phương Tây khi ứng dụng vào nghiên cứu các hiện tượng văn học phương Đông mà đặc biệt là các tiểu thuyết hiện đại của Trung Quốc, đặc
  • 10. 6 biệt đã nêu ra một hướng tiếp cận mới trong các sáng tác của Mạc Ngôn nói riêng. Trong bài “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” của Hoàng Thị Bích Hồng đăng trên Tạp chí sông Hương, số 244 (10/ 2007), tác giả cũng đi vào tìm hiểu sự lạ hóa trong miêu tả, kể chuyện trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Ngoài ra, còn có một số bài viết tiêu biểu về tác phẩm như “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình” đăng trên Tạp chí Sông Hương số 166 tháng 12-2002, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn” (2012), Luận văn Thạc sĩ của Mã Thị Chinh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam. Chúng tôi chưa đọc thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu về thế giới nhân vật trong hai tác phẩm này để làm sáng tỏ được những giá trị đáng ghi nhận của các sáng tác cũng như những sáng tạo độc đáo của nhà văn Mạc Ngôn. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Trong luận văn này, chúng tôi muốn bước đầu hướng đến mục tiêu khảo sát và tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn”, qua các hình tượng nhân vật có thể làm rõ tư tưởng của nhà văn muốn gửi gắm. Bên cạnh đó tìm hiểu một kết cấu độc đáo vừa hiện đại vừa truyền thống thông qua nghệ thuật tự sự của nhà văn Mạc Ngôn. Đi sâu vào thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết đặc sắc chúng tôi muốn đóng góp thêm một cái nhìn trân trọng, yêu mến và mới mẻ vào văn học đương đại Trung Quốc cũng như cái nhìn ưu ái đối với vị tác giả đại tài này. - Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của nhà văn Mạc Ngôn”, trong đó đi sâu vào các hình tượng nhân vật nổi bật và kết cấu của tiểu thuyết cũng như nghệ thuật tự sự của tác giả Mạc Ngôn thông qua hai cuốn tiểu thuyết. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu toàn bộ những đặc điểm của cả hai tiểu thuyết mà chỉ tập trung khai thác thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật mà nhà văn xây dựng trong hai cuốn tiểu thuyết này. Trong
  • 11. 7 quá trình làm luận văn, do hạn chế về mặt ngôn ngữ nên chưa có điều kiện tiếp cận trực tiếp với nguyên tác tác phẩm, người viết sử dụng bản dịch tiểu thuyết Báu vật của đời của dịch giả Trần Đình Hiến do Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001 và bản dịch tiểu thuyết Đàn hương hình cũng của dịch giả Trần Đình Hiến năm 2004. Ở một phạm vi nhất định, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp một tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình nói riêng, cũng như tác giả Mạc Ngôn nói chung. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống: Báu vật của đời và Đàn hương hình đều là hai tác phẩm đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn. Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bao quát tác phẩm để thấy được sự gắn kết của các hình tượng, đồng thời thấy được đặc điểm nổi bật và mối liên hệ của các hình tượng nhân vật của Mạc Ngôn. - Phương pháp loại hình học: Nghiên cứu văn học từ loại hình để thấy được các kiểu loại nhân vật tiêu tiểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn và từ đó nhận ra phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tiếp cận thi pháp sẽ có điều kiện khám quan niệm của nhà văn về con người thông qua cách xây dựng hình tượng, chỉ ra hiệu quả nghệ thuật tự sự của nhà văn trong việc xây dựng thế giới nhân vât. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp so sánh, khảo sát để nắm được số lượng nhân vật, số lượng sử dụng thành ngữ, tục ngữ, các câu chuyện dân gian... mà tác giả đã xây dựng để hiểu sâu hơn dụng ý của nhà văn. Các phương pháp nghiên cứu phổ biến như văn hóa học, thi pháp học cũng được chúng tôi tận dụng khai thác trong bài viết. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương: Chương 1. Khái niệm thế giới nhân vật và hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn
  • 12. 8 Chương 2. Loại hình nhân vật trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mạc Ngôn trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình
  • 13. 9 CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) định nghĩa: Nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người…”. Nhân vật văn học là “người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học… Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật văn học là phương tiện để khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [6, 162]. Theo Giáo trình Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) thì: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [5, 114]. Từ định nghĩa, ta thấy được nhân vật văn học là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Qua lăng kính chủ quan của tác giả, nhân vật văn học là đối tượng có tính ước lệ so với đời sống hiện thực. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất. Chức năng trọng yếu của nhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát được hiện thực: “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì nhất định”. Nhân vật vốn là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính hình thức tập trung khắc họa. Mạc Ngôn đã lựa chọn những phương tiện nghệ thuật hữu hiệu khác nhau để xây dựng thành công những hình tượng nhân vật đặc biệt có cá tính rất riêng trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình. Thế giới nhân vật là một hệ thống những nhân vật được xây dựng theo quan
  • 14. 10 niệm của nhà văn, chịu sự chi phối của tư tưởng nhà văn. Thế giới ấy là sản phẩm tinh thần từ sáng tác nghệ thuật của tác giả, có không gian và sự sống được tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý dựa trên trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, xã hội… gắn liền với những quan niệm, triết lý sống của tác giả tại thời điểm sáng tác. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, gia đình… Thế giới nhân vật là một bộ phận quan trong trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, góp phần làm nên phong cách của nhà văn. Mỗi tác giả lớn, mỗi tác phẩm lớn hay mỗi thể loại văn học đều có thế giới nhân vật riêng, có quy luật riêng. Tiểu thuyết Mạc Ngôn là một sân khấu lớn có khả năng quy tụ về đó dàn diễn viên đông đảo, phong phú và sinh động. Bức tranh nhân sinh đa dạng với những nhân vật đa sắc màu trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình sẽ cho chúng ta những trải nghiệm thú vị về Thế giới nhân vật đặc sắc của Mạc Ngôn. 1.2. Mạc Ngôn và hành trình sáng tác 1.2.1 Vài nét về thân thế nhà văn Mạc Ngôn Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955. Lớn lên trong một làng quê nghèo ở vùng Đông Bắc Cao Mật, thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tuổi thơ của ông gặp nhiều khó khăn nên học chưa hết bậc tiểu học thì nghỉ. Khi các bạn đi học thì ông lại lang thang trên cánh đồng với ngựa, dê. Có lẽ chính những năm tháng tuổi thơ đã có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng nhà văn và mang lại cho ông những xúc cảm để sáng tạo nên những tác phẩm sau này. “Những ấn tượng về nông thôn là hồn, là phách trong các sáng tác của tôi. Đất, sông, hoa, trái, cây cỏ, chim bay, thú chạy, thần thoại, truyền thuyết, ma quỷ, yêu tinh, ân nhân, cừu nhân… của cố hương tôi là nội dung chính trong các tiểu thuyết của tôi.” [16; tr. 262]. Sau “Cách mạng văn hóa” (1966-1976) nổ ra, Mạc Ngôn đã tham gia viết báo cho tờ báo nhỏ “Quả tật lê tạo phản” nên đã đắc tội với thầy hiệu trưởng và bị đuổi khỏi
  • 15. 11 trường khi đang học dở lớp năm. Các công việc trong quá trình lớn lên của ông khá vất vả và gần gũi với người nghèo khổ nên ông rất hiểu nỗi khổ của dân nghèo. Từ cuộc sống lam lũ, ông quan niệm sáng tác là “sáng tác cho dân” và ông cũng vì thế mà sáng tác từ vị trí người dân. Mạc Ngôn là người thông minh, ham học và rất đam mê đọc sách “xem các loại “nhàn thư”, tức sách giải trí, sách tiêu khiển trở thành lạc thú lớn nhất đời đối với tôi.” [16; tr. 277]. Tháng 2 năm 1976 ông được gọi nhập ngũ và đây được xem là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông. Trong quân đội, Mạc Ngôn tích cực học tập và rèn luyện. Đến ngày 1 tháng 9 năm 1984, ông được rời khỏi quân đội đến giảng đường đại học và thực hiện “giấc mơ đại học” của mình. Mạc Ngôn học khoa Văn thuộc học viện Nghệ thuật Quân Giải Phóng. Năm 1985, tiểu thuyết (truyện vừa) đầu tay Củ cải đỏ trong suốt của ông xuất bản và được dư luận chú ý. Năm 1986, Mạc Ngôn tốt nghiệp đại học, thế giới bắt đầu biết đến tên tuổi Mạc Ngôn khi tác phẩm Cao lương đỏ được xuất bản, vị trí văn học của ông cũng nhanh chóng được xác định sau khi đạo diễn trẻ nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể tác phẩm của ông thành bộ phim cùng tên và đạt giải “Cành cọ vàng” tại liên hoan phim Cance năm 1994. Năm 1988, Mạc Ngôn trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh sáng tác tại Học viện văn học Lỗ Tấn thuộc trường Đại Học Sư Phạm Bắc Kinh. Năm 1991, ông tốt nghiệp với học vị Thạc sĩ. Mạc Ngôn là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học đương đại Trung Quốc đã được các độc giả trong và ngoài nước biết đến. Tác phẩm của ông luôn thấm đẫm “máu và nước mắt”. Trong lời tựa quyển sách Mạc Ngôn và những lời tự bạch, ông từng nói: “Tôi là người xuất thân từ tầng lớp hèn kém, tác phẩm của tôi chứa đầy quan điểm thế tục. Nếu ai đó định tìm thấy những điều tao nhã sang trọng trong tác phẩm của tôi, chắc chắn họ sẽ thất vọng. Đó là điều không thể. Người thế nào thì nói lời thế ấy, cây nào thì quả ấy, chim nào thì tiếng hót ấy. Tôi lớn lên từ đói rét cơ hàn, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh đau khổ và bất công, trong lòng tôi tràn đầy sự cảm thông đối với nỗi đau của nhân loại và sự phẫn nộ đối với bất công. Do đó tôi chỉ có thể viết ra những tác phẩm như vậy…” [18]. Phong cách ngôn ngữ tự thuật của ông là thiên biến vạn hóa, chen nhiều ca dao thành ngữ, có hơi hướng cổ thi, danh ngôn biền ngẫu, có nhiều câu hay lời đẹp,
  • 16. 12 có thanh có tục làm cho lời văn và phong cách văn chương vừa hay lại vừa gần gũi với người dân, đặc biệt là những người ở nông thôn, cũng dễ hiểu khi mà người đọc yêu mến Mạc Ngôn bởi lẽ tiếng nói của ông như tiếng nói của chính họ. Mạc Ngôn từng nói: “Sáng tác của tôi đang tìm lại những gì đã mất về quê hương, bởi vì thời niên thiếu của tôi gắn liền với nông thôn.” [16; tr. 394]. Các tác phẩm của ông phần lớn lấy cảm hứng từ quê hương và viết về quê hương, hầu hết đều xuất phát từ những câu chuyện có thật trong đời sống giản dị. Phải là người rất nhạy cảm và yêu quê hương thì mới có thể nắm bắt được linh hồn của quê hương, từ những câu chuyện nhỏ được nghe, được kể hay những kỉ niệm tuổi thơ của chính mình, những dấu ấn ông đã trải qua đều được sử dụng làm chất liệu dẫn đến những sáng tác hấp dẫn. Tất cả những gì trải qua trong cuộc sống đều đọng lại trong trái tim nhạy cảm, qua con mắt tinh đời của Mạc Ngôn, khiến cho mọi tác phẩm đều mang đặc trưng rất riêng không giống bất cứ nhà văn nào, tạo nên sự khác biệt và thành công cho nhà văn. 1.2.2. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn Củ cải đỏ trong suốt (1986); Gia tộc cao lương đỏ (1987 - đoạt giải Tiểu thuyết toàn quốc lần thứ 4 cùng năm, bộ phim nhựa cùng tên được chuyển thể bởi đạo diễn Trương Nghệ Mưu, đoạt giải Gấu vàng tại liên hoan phim Berlin lần thứ 38); Cây tỏi nổi giận (1988); Mười ba bước (1989); Hoan lạc (1989) - Bạch cẩu thiên thu giá (1989 - đoạt giải Văn học Liên hợp Đài Loan, được chuyển thể sang kịch bản phim Ấm đoạt giải Vàng tại liên hoan phim Tokyo lần thứ 16); Báu vật của đời (1995 - giải Văn học Đại gia - Hồng Hà lần thứ nhất (1996); Tửu quốc (1993 - Giải Văn học nước ngoài của Pháp “Laure Bataillin 2001 (bản tiếng Pháp)”; Truyện ngắn Mạc Ngôn (2000); Đàn hương hình (2001); Mĩ nhân băng tuyết (2001); Người tỉnh nói chuyện mộng du; Tứ thập nhất pháo… Ngoài tiểu thuyết ra ông còn viết 24 truyện vừa, trên 60 truyện ngắn và nhiều vở kịch cho sân khấu. Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông đoạt giải 10 quyển sách lớn trong năm 2001 do báo Liên hợp Đài Loan trao tặng, giải Văn học Đỉnh Quân lần thứ nhất (2002). Và vinh dự nhận các tặng thưởng: Huân chương Kỵ sĩ nghệ thuật văn hóa
  • 17. 13 Pháp (3/2004); Giải thưởng lớn Văn học Hoa ngữ và Thành tựu xuất sắc trong năm (4/2004); Giải văn học quốc tế Nonino Italia lần thứ 30 (1/2005); Tiến sĩ văn học danh dự do trường Đại học Công khai Hồng Kông trao tặng (12/2005); Chỉ trong một thời gian ngắn, Mạc Ngôn đã nhanh chóng chiếm được vị thế trên văn đàn trong nước và Quốc Tế. “Ngôi sao” mới này tỏa sáng và làm lu mờ đi những tên tuổi khá nổi tiếng và quen thuộc trước đó như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông,... Thậm chí vượt qua cả nhà văn Cao Hành Kiện (đoạt giải Nobel Văn học 2001) khi mới đây ông nhận giải Nobel Văn chương của Viện Hàn lâm Thụy Điển (10/2012). Ban giám khảo Ủy ban Nobel đánh giá cao tác giả Mạc Ngôn khi đưa ra nhận xét: “Thông qua việc pha trộn ảo tưởng và hiện thực, lịch sử và tương lai, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới mà gợi nhớ người đọc đến sự phức tạp của cuộc sống, được thể hiện trong các tác phẩm của tiểu thuyết gia lừng danh người Mỹ William Faulkner (từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1949) và nhà văn Columbia Garcia Marquez (giải Nobel Văn học năm 1982). Hiện ông là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. 1.2.3. Tóm lược tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn Trong các sáng tác của Mạc Ngôn thì hai bộ tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình là hai tác phẩm đặc sắc của nhà văn viết về số phận con người chiếm vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển sự nghiệp văn chương của ông nói riêng cũng như trên trường văn học đương đại Trung Quốc nói chung. Hai tác phẩm được sáng tạo với hai phong cách độc đáo, kết hợp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các câu chuyện dân gian, lịch sử và văn học đương đại. Sự hòa trộn táo bạo này qua bàn tay nhào nặn cùng với sự nhiệt huyết của nhà văn đã thổi sinh khí vào thế giới sống bên trong tác phẩm, tạo nên những tác phẩm bất hủ đầy sinh động, những kiệt tác trường tồn cùng với thời gian. Cả hai tác phẩm đều được đánh giá là những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Tiểu thuyết Báu vật của đời: Cuốn tiểu thuyết dày 860 trang chữ Việt kể về cuộc đời của một phụ nữ nhà quê Trung Hoa tên Lỗ Toàn Nhi (tức Thượng Quan Lỗ Thị) và các con cháu của bà. Số phận của họ gắn liền với lịch sử trăm năm của
  • 18. 14 Trung Quốc. Lỗ Toàn Nhi chào đời không bao lâu sau quân Đức xây dựng đường sắt đã giết chết nhiều người vô tội trong đó có cha của cô. Mẹ của Lỗ Thị thì treo cổ tự tử chết. Lỗ Thị may mắn thoát chết và được dì dượng đón về nuôi, lên năm tuổi Lỗ Thị được dì bó chân đau đớn đến tận xương tủy. Năm mười sáu tuổi cô bị gả cho Thọ Hỉ, chồng bất lực không có khả năng truyền giống, mẹ chồng là bà Lã khát khao cháu trai nối dõi tông đường, Lỗ Thị lấy giống đàn ông thiên hạ, sinh cho nhà Thượng Quan một đàn chín đứa con gồm tám gái một trai. Lúc Lỗ Thị sinh đôi cặp song sinh Ngọc Nữ và Kim Đồng cũng là lúc quân Nhật tấn công vùng Đông Bắc Cao Mật, bọn chúng đã giết chết Thọ Hỉ và bố chồng của bà. Trước tình cảnh ấy bà Lã đã trở nên bất bình thường. Một mình Lỗ Thị nuôi các con khôn lớn, và chúng tự lựa chọn con đường riêng cho mình. Lai Đệ lấy Sa Nguyệt Lượng. Chiêu Lệ lấy Tư Mã Khố mặc cho anh ta đã có ba vợ, cô chấp nhận làm vợ thứ tư của Tư Mã Khố và sống cùng anh ta. Đến khi quân Nhật chính thức bao vây thôn, trong tình cảnh nguy hiểm ấy Chiêu Đệ bế đứa con trai của bà Ba về nhà nhờ Lỗ Thị nuôi dùm và cô đã bất chấp nguy hiểm chạy đến cối xay bột cứu Tư Mã Khố. Đứa bé trai ấy được Lỗ Thị đặt tên là Tư Mã Lương và đưuọc bà chăm sóc và thương yêu như cháu ruột. Lãnh Đệ có tình cảm với Hàn Chim nhưng anh ta bị bắt, cô đã trở thành Tiên Chim sau đó. Lai Đệ cũng bỏ lại con gái cho bà Lỗ nuôi. Nạn đói ngày càng trở nên dữ dội hơn, khiến Lỗ Thị phải bán Cầu Đệ cho một bà ngoại quốc với hy vọng Cầu Đệ có thể được sống một cuộc sống no đủ hơn. Còn Tưởng Đệ thì cô đã bán mình cho nhà chứa để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ và nuôi sống các em. Sau khi gia đình của Lỗ Thị trở về nhà thì ngôi nhà của Lỗ Thị đã trở thành nơi cư trú tạm thời của tiểu đội do chính ủy Tưởng chỉ huy. Trong khoảng thời gian này, Phán Đệ và Niệm Đệ đã tham gia đi bộ đội góp sức cho phong trào chống Nhật giành độc lập cho quê hương. Bà Lỗ đã hứa gả Lai Đệ cho thằng Câm để ngăn cản mối tình giữa Lai Đệ và Sa Nguyệt Lượng. Lai Đệ đã không chấp nhận cuộc hôn nhân đó nên đã bỏ trốn cùng Sa Nguyệt Lượng. Khi đất nước hòa bình thằng Câm được đề bạt làm tiểu đội trưởng đã lập tức đòi Lỗ Thị trả người và anh ta đã cưỡng dâm Lãnh Đệ để trả mối thù. Trước việc làm đó, chính ủy Tưởng quyết định cho Tôn câm và Lãnh Đệ lấy nhau. Vào ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, Lai Đệ trở về nhà dành lại bé Sa
  • 19. 15 Tảo Hoa vì cô biết được âm mưu của chính ủy Tưởng đối với gia đình cô. Họ đã viết thư cho Sa Nguyệt Lượng ép anh đầu hàng nếu không sẽ bắt bé Sa Tảo Hoa. Nhưng Lỗ Thị không tin điều đó bà không cho phép Lai Đệ đem bé Tảo Hoa đi, Lai Đệ đành cướp lấy bé Tảo Hoa chạy vội ra sân thì bị Chính ủy Tưởng bắt giữ, Lỗ Thị dành lại bé Sa Tảo Hoa. Chính ủy Tưởng hy vọng Sa Nguyệt Lượng có thể quay về chính nghĩa không nên đầu hàng quân Nhật. Khi Lai Đệ bước vào trái đông thì đã trông thấy Sa Nguyệt Lượng treo cổ trên sàn nhà. Để trả thù cho cái chết của chồng, Lai Đệ luôn có ý định sẽ giết chết chính ủy Tưởng nhưng lúc này giữa Phán Đệ và chính ủy Lỗ Lập Nhân từ lâu đã có tình cảm với nhau, Phán Đệ đã mang thai. Và cả Tiên Chim cũng mang thai với Tôn câm. Chính trong khoảng thời gian ấy quân Nhật đầu hàng, vợ chồng Phán Đệ và Lỗ Lập Nhân quyết định đặt tên cho con là Lỗ Thắng Lợi để ăn mừng chiến thắng. Sau một thời gian vắng bóng, Tư Mã Khố, Chiêu Đệ và hai đứa con của mình là Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng, cùng với Bácbít - một anh chàng Mỹ trở về quê hương Đông Bắc Cao Mật. Tư Mã Khố đã chỉ huy cả bọn lính kỵ và lính lừa, Tư Mã Khố đã đánh đuổi đại đội bộc phá của Lỗ Lập Nhân ra khỏi quê hương và Cao Mật trở thành nơi căn cứ của đội binh Tư Mã Khố. Với tư cách là khách mời đặc biệt leo lên đèo Trâu Nằm xem Tư Lệnh Tư Mã Khố và Bácbít biểu diễn kỹ thuật bay, cả Lai Đệ, Tư Mã Lương, Chiêu Đệ, Kim Đồng, Ngọc Nữ và Tiên Chim đều được đón tiếp rất nồng hậu và nhận được sự quan tâm rất đặc biệt. Vừa xem Tư Mã Khố và Bácbít biểu diễn kỹ thuật bay xong, Lãnh Đệ đã nhập vào trạng thái Tiên Chim bay thẳng xuống vực. Một thời gian sau, cả thôn Đông Bắc vô cùng náo nhiệt trước tiệc cưới linh đình của Bácbít và Niệm Đệ. Ít lâu sau, Lỗ Lập Nhân với tư cách là đại đội trưởng kiêm chính ủy đại đội bộc phá, anh ta đã thăng cấp gia nhập trung đoàn 17 quay trở lại Đông Bắc buộc binh lính Chi đội Tư Mã đầu hàng. Trong cuộc chiến hỗn loạn ấy, Chiêu Đệ đã trúng đạn và chết. Cả nhà Lỗ Thị bị Lỗ Lập Nhân bắt nhốt. Vì để trả mối thù năm xưa với Tư Mã Khố, Lỗ Lập Nhân sai người đưa Tư Mã Khố, Bácbít và cả Niệm Đệ qua sông Thuồng Luồng vô cùng nguy hiểm. Bè ra đến giữa sông thì chòng chành dữ dội làm ông già Tôn và Tư Mã Khố văng xuống sông, ở trên bờ Lỗ Lập Nhân ra lệnh bắn chết Tư Mã Khố nhưng mọi người ai cũng tin rằng anh đã trốn thoát. Sau khi bị áp
  • 20. 16 giải qua sông, Bácbít và Niệm Đệ phải đối đầu với cuộc tao ngộ chiến với quân địch. Bácbít bị trúng đạn, Niệm Đệ cứ ngỡ là anh đã chết nên đã kêu gào thảm thiết đến mức kiệt sức và nằm mê man trong đồng nho. Sau khi tỉnh dậy, Niệm Đệ bắt đầu tìm kiếm Bácbít liên tục bảy ngày bảy đêm. Cô may mắn tìm được một ngôi nhà để nương nhờ và chủ nhà là một người phụ nữ tên là chị Đen đã giúp cô tìm gặp được Bátbít. Hai vợ chồng vừa gặp được nhau thì chị Đen cho nổ liền ba quả lựu đạn, cả ba đều chết. Đến mùa thu, đại đội binh mã của trung đoàn 17 cũng rút đi, Lỗ Lập Nhân chuyển ngành giữ chức vụ huyện trưởng kiêm đại đội trưởng đại đội của huyện Cao Mật mới thành lập. Còn Phán Đệ được bổ nhiệm làm khu trưởng khu Đại Lan. Trong huyện tổ chức đại hội của những người nghèo khổ nhằm mục đích ai có nỗi khổ gì thì hãy trình bày đại hội sẽ tìm cách giải quyết. Ông lão Từ Tiên Nhi tố cáo Tư Mã Khố đã bức tử vợ ông ta khiến mẹ ông uất ức chết. Ông yêu cầu đại hội trả sự công bằng cho ông, bằng cách giết những đứa con của Tư Mã Khố. Trong lúc ấy, Lỗ Thị ra sức bảo vệ cháu của mình không để cho thằng Câm bắt chúng, nhưng bà không đủ sức bảo vệ cháu của mình, thằng Câm tay trái xách Tư Mã Phượng, tay phải xách Tư Mã Hoàng lên bục, còn Tư Mã Lương đã lợi dụng cơ hội người đông đúc để bỏ trốn. Cuối cùng Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng cũng bị một người mặc áo trắng và một người mặc áo đen bắn chết. Một mùa đông nữa lại đến và vùng Đông Bắc lại tiếp tục trở thành chiến trường, Lỗ Lập Nhân yêu cầu mọi người hãy sơ tán đi nơi khác. Mọi người bắt đầu sống trong cảnh vất vả và đói khát. Kim Đồng đã cố gắng cai sữa mẹ và bú sữa dê trong khoảng thời gian này. Trong cuộc tị nạn gian khổ ấy nhiều người đã chết vì đói khát vì lạnh lẽo, dù biết nguy hiểm nhưng sau cùng bà Lỗ quyết định quay trở về nhà. Mùa đông năm ấy, Kim Đồng được chọn làm “Công tử Tuyết” đã trở thành niềm kiêu hãnh cho cả nhà. Theo quy định “Công tử Tuyết” không được nói bất cứ câu nào và những người phụ nữ đến cầu tự, đến xin được có nhiều sữa, đều vén áo lên, đưa vú đến tận tay “Công tử Tuyết”. Ngày hôm đó, Kim Đồng sờ khoảng một trăm hai mươi cặp vú, nhưng có lẽ ấn tượng nhất đó là cặp vú của Kim Một Vú chỉ có một bên làm Kim Đồng không thể nào quên. Sau đó, Kim Đồng đến tuổi đi học nhưng cậu vẫn không cai được sữa. Không lâu sau, Tư Mã Khố trở lại thôn Cao Mật bị kết tội xử bắn. Ngày
  • 21. 17 Kim Đồng tròn mười tám tuổi, gia đình bà Lỗ trong một ngày nhận được sáu tin vui: Thứ nhất, gia đình bà không phải là trung nông; thứ hai mẹ chồng và bố chồng Lỗ Thị thực chất có phản kháng lại quân Nhật nên gia đình được hưởng chính sách ưu đãi. Ba là Kim Đồng sẽ tiếp tục được đi học cấp trung học, đồng thời Sa Tảo Hoa cũng có dịp được học tập. Điều vui thứ tư, Tôn Bất Ngôn được vinh qui cố hương. Thứ năm là Viện điều dưỡng quân nhân vẻ quang quyết định tuyển dụng cô Lai Đệ là hộ lý bậc Một, cô không phải đến Viện, hàng tháng có người đưa lương đến tận nhà. Sáu là mừng người anh hùng của chúng ta đoàn tụ với người bạn đời Lai Đệ. Hôn lễ của hai người sẽ do Chính phủ đảm nhiệm. Như vậy trải qua bao nhiêu oan uất, giờ đây gia đình Lỗ Thị đã nhận được sự đền bù xứng đáng. Ít lâu sau, Kim Đồng lâm vào tình trạng mơ hồ, không làm chủ được những việc mà mình đã làm do tương tư cô gái tên Natasa sau một thời gian trao đổi ảnh qua lại. Cũng cùng thời gian đó, Hàn Chim quay trở về vùng Đông Bắc Cao Mật, giữa anh với Lai Đệ đã nảy sinh tình cảm và họ đã có quan hệ xác thịt với nhau. Đến khi Tôn Bất Ngôn phát hiện mối quan hệ giữa hai người, Lai Đệ dùng chiếc ghế đánh vào người anh ta làm anh ta chết. Trong khi ấy, Lai Đệ đang mang thai vì thế sau khi sinh xong cô mới bị tử hình, còn Hàn Chim thì bị xử tù chung thân. Không lâu sau, trên đường đi phát vãng, Hàn Chim đã nhảy tàu, anh bị bánh xe nghiến thành hai đoạn. Vì để khai khẩn cánh đồng hoang ruộng hàng vạn mẫu ở vùng Đông Bắc Cao Mật, tất cả thanh niên nam nữ trấn Đại Lan đều trở thành công nhân nông nghiệp của nông trường quốc doanh Thuồng Luồng. Kim Đồng đã đến nông trường nhận việc không ngờ vợ giám đốc nông trường Lý Đỗ lại là Phán Đệ giờ chị đã đổi tên thành Mã Thụy Liên. Trong thời gian làm việc ở nông trường, Kim Đồng quen và nhận ra Kiều Kỳ Sa - một công nhân của nông trường chính là chị Cầu Đệ. Trại trưởng Long Thanh Bình đã nhiều lần ép buộc Kim Đồng phải quan hệ với chị ta, nhưng Kim Đồng không chấp nhận. Long Thanh Bình đã tự sát, trước cái chết thật đáng thương của trại trưởng Long đã khiến cho Kim Đồng cảm động và làm thức dậy bản năng của một người đàn ông trong anh, anh đã giúp trại trưởng Long thỏa mãn nguyện vọng của chị trước khi cơ thể chị mất cảm giác. Sau đó, Kim Đồng quay trở về nhà thăm mẹ, bà Lỗ đã kể cho anh nghe những chuyện đã xảy ra với bà trong lúc
  • 22. 18 anh vắng nhà. Ngọc Nữ tự tử do không muốn trở thành gánh nặng cho mẹ. Tưởng Đệ quay về khi đã mang trong người mầm bệnh không thể cứu vãn, mục đích cô về nhà lần này là để đưa hết cho mẹ số vàng và tiền mà bao năm qua cô vất vả kiếm được, để mẹ có thể an hưởng tuổi già. Sau vài ngày Tưởng Đệ chết, hai ngày sau đó có người lại đưa thi thể của Phán Đệ đến cổng nhà bà Lỗ khiến bà vô cùng đau khổ, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn bà đã vĩnh viễn mất đi hai đứa con yêu quý của mình. Nông trường Thuồng Luồng trong khi thanh lọc đội ngũ giai cấp, tìm thấy quyển sổ tay của Kiều Kỳ Sa trong đó ghi chép đầy đủ “cuộc tình” giữa Kim Đồng và Long Thanh Bình. Kim Đồng bị bắt và lãnh mức án là mười lăm năm khổ sai ở nông trường lao cải kề bên cửa sông Hoàng chảy vào biển. Mãn hạn tù, sau khi trở về nhà, anh bị một trận ốm thập tử nhất sinh, nhờ dòng sữa ấm áp và ngọt ngào của Kim Một Vú, Kim Đồng đã dần dần được hồi phục. Sau đó, giữa Kim Một Vú và anh đã có những ngày tháng hoan lạc với nhau. Khi biết Kim Đồng không còn sức lực cho những cuộc truy hoan Kim Một Vú đã đuổi Kim Đồng ra khỏi nhà mình. Anh lang thang khắp nơi, tình cờ gặp được Cảnh Liên Liên vợ của Hàn Vẹt (con trai của Hàn Chim và Lai Đệ), cô mời Kim Đồng về làm việc tại “Trung tâm nuôi chim Phương Đông” của vợ chồng cô. Mục đích của Cảnh Liên Liên là muốn lợi dụng mối quan hệ giữa Kim Đồng và cô giáo Kỷ Quỳnh Chi (giờ là thị trưởng của ngân hàng) để có được một số vốn giúp trung tâm ngày càng phát triển hơn. Nhưng tiếc thay Kim Đồng đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình, anh đã bị Cảnh Liên Liên đối xử tàn nhẫn, không thể chịu đựng được những việc làm của cháu dâu Kim Đồng đã quyết định bỏ đi. Cuối những năm 80, tòa án quyết định khu nhà dưới chân tháp không thuộc quyền sở hữu của mẹ con Lỗ Thị. Ngôi nhà cũ của bà Lỗ đã được trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng và người nhận tiền là Hàn Vẹt. Trong tình cảnh ấy, mẹ con Lỗ Thị vẫn nhất quyết ở lại ngôi nhà đó dù cho máy ủi có nghiền nát bà đi chăng nữa bà cũng không đi. Khi chiếc máy ủi sắp khởi động cũng là lúc Tư Mã Lương, Lỗ Thắng Lợi cùng xuất hiện giải nguy cho mẹ con bà Lỗ. Sau đó, Tư Mã Lương đã mở cho Kim Đồng một cửa hiệu tên là “THẾ GIỚI NỊT VÚ THÚ MỘT SỪNG” và cho Kim Đồng làm ông chủ cửa hàng đó. Trong một lần đang làm việc, anh đã bị một cô gái tên là Uông Ngân Chi mê hoặc và anh đã quan hệ với cô ta.
  • 23. 19 Kim Đồng không yêu Uông Ngân Chi, nhưng vì trách nhiệm anh đã cùng cô ta đi đăng ký kết hôn. Từ đó về sau mọi việc của cửa hiệu đều do một tay cô quản lý, và bằng khả năng của mình cô đã làm cho cửa hiệu ngày càng phát triển. Nhắc đến cửa hiệu là người ta nhớ đến tên cô, chẳng ai còn nhớ đó là cửa hiệu của Kim Đồng. Là một người vợ hợp pháp nhưng Uông Ngân Chi không hề quan tâm hay yêu thương chồng mình, lúc đầu mục đích cô tiếp cận Kim Đồng là để chiếm cửa hiệu của anh, nên giờ đây khi đã đạt được mục đích cô đối xử với anh thật tàn nhẫn. Và điều tất nhiên đã xảy ra khi cô đã đạt được mục đích là ly hôn với Kim Đồng. Sau đó, Kim Đồng liên tiếp nhận được những tin tức liên quan đến người thân của mình đó là tin thị trưởng thành phố Đại Lan Lỗ Thắng Lợi bị tử hình vì nhận hối lộ một khoản tiền cực lớn, Cảnh Liên Liên và Hàn Vẹt cũng vì tội hối lộ mà bị bắt giam. Và cái chết của mẹ khiến Kim Đồng vô cùng đau đớn. Kết thúc truyện là hình ảnh Kim Đồng thức thâu đêm canh mộ mẹ, sợ ông chính phủ bắt anh đào xác mẹ lên chôn tại bãi đất hoang. Đêm đêm Kim Đồng nằm bên mộ mẹ nhắm mắt nhìn lên trời cao, ngẫm về cuộc đời chồng chất đau thương của mẹ, anh chỉ thấy hiện lên những bầu vú. Cả lịch sử đất nước và con người Trung Hoa được Mạc Ngôn tóm lại ở bốn chữ “Phong nhũ phì đồn”. Có thể nói, Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết khái quát cả một giải đoạn lịch sử hiện đại đầy bi tráng của đất nước Trung Hoa thông qua số phận của các thế hệ trong gia đình Thượng Quan. Gia đình Thượng Quan ví như một mô hình thu nhỏ của đất nước Trung Quốc qua các thời kì lịch sử. Bởi từ những số phận nhân vật khác nhau, lịch sử được tiếp nhận ở những góc độ khác nhau, nhờ đó mà tác phẩm được tạo nên sức sống, sức thuyết phục nghệ thuật cao. Cái sức thuyết phục ấy nằm ngay trong hiện thực cuộc sống được tác giả lột tả một cách trần trụi, tỉ mỉ. Cái cụ thể cũng hàm chứa ý khái quát rộng lớn trong xã hội: chiến tranh, tệ nạn, đói rách và khổ cực nhen nhúm tạo thành cái xấu đè nặng lên con người, át luôn cả lương tri nhân tính. Cái nhìn của nhà văn được nâng lên một tầm cao mới có thể soi rọi vào tận cùng góc khuất của những vấn đề nhạy cảm đầy tính bản năng trong mỗi con người, nhưng vẫn dựa trên quan điểm của nhân dân nên độ trung thực của lịch sử không bị bóp méo. Tác phẩm là sự tổng hòa giữa hai nền văn học phương Đông
  • 24. 20 và phương Tây, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cùng với một hệ thống nhân vật đa hình dạng, sâu sắc và đầy ý nghĩa đã tạo nên sức hút mãnh liệt mang phong cách độc đáo. Hơn thế, Báu vật của đời sử dụng lối kết cấu chằng chịt, dày đặc bên cạnh việc sáng tạo điểm nhìn trần thuật mới lạ đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ nỗi xót xa này đến nỗi xót xa khác, từ thú vị này đến thú vị khác, từ thái cực tình cảm này đến thái cực tình cảm khác. Qua đó, một lần nữa ta có thể thấy được sự khéo léo và tinh tường trong quan sát của nhà văn cũng như tài năng văn học khi tái hiện lại những vấn đề nhạy cảm của lịch sử thế thời qua lối viết tỉnh táo và đầy tinh tế. Tiểu thuyết Đàn hƣơng hình: Tiểu thuyết Đàn hương hình là tác phẩm độc đáo và chiếm vị trí rất quan trọng. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới của nhà văn Mạc Ngôn trên phương diện thi pháp tiểu thuyết. Những tinh hoa trong nghệ thuật sáng tác của Mạc Ngôn được tập trung thể hiện ở “cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất hiện nay” này. Đàn hương hình là câu chuyện diễn ra tại vùng Đông Bắc - Cao Mật vào năm 1900. Bối cảnh lịch sử được tác giả sử dụng trong Đàn hương hình là thời kỳ chống lại quân xâm lược Đức của nhân dân Trung Quốc. Tác phẩm kể lại cuộc đấu tranh mang tính tự phát của người dân vùng Cao Mật chống lại quân Đức, khi chúng tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Giao Tế chạy qua thôn Cao Mật. Nhân vật trung tâm Tôn Bính được xây dựng dựa trên nguyên mẫu một nhân vật có thật trong lịch sử. Tôn Bính, cha đẻ Mi Nương, trong một lần để bảo vệ cho vợ thoát khỏi cảnh đang bị lính Đức làm nhục, ông đã giết tên lính Đức đó và bị quan huyện Tiền Đinh cho quân truy bắt. Việc giết lính Tây là việc hệ trọng và Tuần phủ đại nhân Viên Thế Khải muốn có một bản án trừng trị đích đáng để làm gương răn đe cho những ai có ý định tạo phản. Việc xét xử này đã được giao cho Triệu Giáp và Tiểu Giáp trực tiếp thực hiện dưới sự giám sát của quan huyện Tiền Đinh. Ý tưởng do Triệu Giáp đưa ra dựa trên một hình phạt mà Ung Chính đã dùng để xử tội một người dám phóng uế gần Hoàng lăng, đó là đàn hương hình. Hình thức xử là dùng một cái cọc bằng gỗ đàn hương đâm từ hậu môn lên gáy và sau đó người bị xử sẽ bị trói vào gốc cây để cho chết dần. Viên Thế Khải muốn Tôn Bính phải sống được đủ 5 ngày sau khi chịu hình phạt trên để đợi đến ngày làm lễ thông xe đoạn
  • 25. 21 đường sắt. Triệu Giáp đã phải suy nghĩ về các biện pháp sao cho đạt được các yêu cầu trên của Tuần phủ đại nhân. Ông yêu cầu Đàn hương hình phải là một đài cao 2 trượng, cần 2 thanh gỗ đàn hương loại tốt nhất vót thành 2 cái cọc nhọn hình thanh kiếm, mười sợi thừng bằng da trâu, một con gà trống trắng, gạo tẻ một trăm cân, bột trắng một trăm cân, trứng gà một trăm quả, thịt lợn hai mươi cân, thịt trâu hai mươi cân, nửa cân nhân sâm loại nhất, củi đun ba trăm cân... Tiểu Giáp là một anh chàng ngây ngây ngô ngô, chuyên làm nghề giết chó, mổ lợn. Trong khi đó, Mi Nương là một phụ nữ đẹp được so sánh ngang với Tây Thi, tháo vát và có tay nghề chế biến món thịt chó rất tài ba. Hàng quán của cô lúc nào cũng đông khách ra vào dập dìu. Mặc dù Tiểu Giáp đối xử với cô rất tốt nhưng Mi Nương vẫn không thể vui vẻ vì người chồng không biết cách làm cho cô có thể có con. Trong một lần tình cờ gặp quan lớn Tiền, cô đã bị hút hồn bởi người này và ngược lại, Mi Nương từ khi đó cũng đã là một hình ảnh đẹp trong lòng Tiền Đinh. Sau này, hai người đã đi lại với nhau cực kỳ mật thiết và Mi Nương đã có thai với quan huyện. Khi đó, người Đức đang tiến hành xây dựng đoạn đường sắt đi qua vùng Cao Mật. Bọn họ đến đây gây nhiều phiền nhiễu cho nhân dân Trung Quốc và đã gây nên nhiều hận thù trong lòng người dân. Sự bất bình chất chứa bấy lâu lên cao khi mọi người nghe tin người Đức hạ nhục phụ nữ. Tôn Bính đã gây họa lớn khi giết tên lính Đức để bảo vệ vợ con mình. Nhưng năm ngày sau, chính mắt ông nhìn thấy bọn chúng giết vợ con ông cùng hai mươi bảy người dân làng mà không thể làm được gì. Sau đó, Tôn Bính cùng người của Nghĩa Hòa Đoàn lãnh đạo nhân dân trấn Mã Tang tấn công bọn kỹ sư Đức đang xây dựng đường sắt, họ bắt được 5 con tin và giam trong trấn. Đến khi người đức cùng quân đội của Viên Thế Khải bắt đầu mở đợt tấn công để giải cứu con tin, Tôn Bính vẫn cùng người dân chiến đấu đến cùng và hạ được nhiều lính. Sợ Tôn Bính không thể chống đỡ nổi với một đội quân chính quy và hiện đại hơn nhiều lần, có thể khiến trấn Mã Tang bị tàn sát hết, quan lớn Tiền đích thân vào trấn chiêu hồi Tôn Bính với hy vọng người Đức sẽ tha cho người dân. Đến khi dẫn được Tôn Bính ra, lính Đức bắn pháo phá hủy trấn Mã Tang. Mi Nương đến xin quan huyện Tiền Đinh đừng truy sát cha cô nhưng quan huyện không thể làm khác được. Ông cũng rất nể Tôn Bính, một anh hùng của nhân dân Cao Mật khi đó. Mi Nương cũng
  • 26. 22 xin cả Triệu Giáp, cha chồng cô, là đừng xử Tôn Bính nhưng luật pháp nghiêm minh nên Triệu Giáp không dám chối từ lệnh của Viên Thế Khải, nếu tha cho Tôn Bính thì sẽ bị giết cả chín họ. Ông đã tìm cách sao cho Tôn Bính chết một cách anh hùng và vẫn oai phong. Đến trước hôm mở pháp trường thì lại có chuyện xảy ra, Mi Nương cùng với 5 người ăn mày đã chịu ơn Tôn Bính mưu toan đánh tráo tử tù. Việc tưởng như sắp thành công thì Tôn Bính thật tỉnh dậy la hét khiến quan quân nhanh chóng bắt được toàn bộ nhóm ăn mày, riêng Mi Nương được phu nhân quan huyện che chở nên chạy thoát. Mặc dù kế hoạch bại lộ nhưng người tự xưng là Tôn Bính luôn tìm cách giả điệu bộ của Tôn Bính thật hòng nhận hình phạt cao nhất về mình. Nhìn từ xa thì không thể phân biệt được đâu là Tôn Bính thật và đâu là Tôn Bính giả. Tuy nhiên, đến giờ thi hành án thì Triệu Giáp, vì là sui gia với Tôn Bính nên có thể nhận ra được ông một cách chính xác. Tôn Bính vui vẻ nhận bản án còn Triệu Giáp thì cùng Tiểu Giáp thực hiện chính xác từng bước bản án. Cọc gỗ đàn hương bắt đầu đi sâu vào người Tôn Bính... Theo Mạc Ngôn, trong tiểu thuyết, Tôn Bính đã được “nâng lên rất nhiều. Ông được xây dựng thành một nhân vật anh hùng chẳng kém gì Lý Tư Thành”. Đàn hương hình đã đặt ra những vấn đề lớn không chỉ ở thôn Đông Bắc - Cao Mật mà còn của cả lịch sử phát triển đất nước Trung Hoa. Đó trước hết là mâu thuẫn gay gắt giữa chính nghĩa - những người đứng lên chống lại quân xâm lược và phi nghĩa - kẻ xâm lược. Cuộc đấu tranh của Tôn Bính, xét theo quan điểm hiện đại là hành động ngu muội, không chịu tiếp nhận cái mới, nhưng nó đã phản ánh được thái độ phản ứng của nhân dân Trung Quốc trước quân xâm lược. Thông qua đó, Mạc Ngôn đã chỉ ra sự vận động trong ý thức hệ của người dân Cao Mật nói riêng và nhân dân Trung Quốc nói chung. Một vấn đề khác được Mạc Ngôn đề cập đến trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa hiện đại và truyền thống. Vấn đề này không chỉ tồn tại khi đó, mà cho đến nay, nó vẫn là vấn đề đáng được quan tâm. Trong tác phẩm, để thể hiện vấn đề này, Mạc Ngôn đã đưa ra hai hệ thống âm thanh tồn tại song song với nhau. Âm thanh của tuyến đường sắt Giao Tế là đại diện cho sự xuất hiện của yếu tố hiện đại nhưng ngoại lai. Ngược lại, những làn điệu Miêu Xoang lại vang lên tiêu biểu cho nền văn hóa dân gian truyền thống, lâu đời. Hai loại âm thanh này đã trở
  • 27. 23 thành nỗi ám ảnh trong từng trang viết của Mạc Ngôn. Cũng theo Mạc Ngôn, việc xây dựng kết cấu truyện theo kiểu “chương mở đầu phải đẹp như đầu chim phượng hoàng, phần kết thúc phải mạnh mẽ, có sức thuyết phục như đuôi con báo, phần giữa phải phình to ra và nhiều mỡ như bụng của con lợn” (Đầu phụng - Bụng heo - Đuôi beo) không nằm ngoài ý muốn tôn vinh giá trị nền văn hóa dân gian. Ở đây, nền văn hóa dân gian đó chính là loại hình hý kịch Miêu Xoang - một loại hình nghệ thuật mang đậm chất Đông Bắc Cao Mật. Với tư cách là một trong những tác phẩm mới nhất của Mạc Ngôn, tiểu thuyết Đàn hương hình rất có thể sẽ trở thành một mốc quan trọng đánh dấu sự quay trở về với văn hóa truyền thống, với nghệ thuật và phong tục dân gian trong sáng tác của Mạc Ngôn. Trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã khắc họa rõ nét vấn đề mâu thuẫn xã hội cơ bản - một bên là tầng lớp thống trị và một bên là tầng lớp bị trị mà giữa hai tầng lớp này luôn tồn tại mối quan hệ đối nghịch, trái ngược nhau về quyền lợi, về tư tưởng. Mâu thuẫn xã hội này được bộc lộ qua một đối tượng trung gian là người Đức. Mạc Ngôn đã rất thành công khi lột tả mối quan hệ đối lập này qua việc miêu tả rất công phu các hình thức của hình phạt - một minh chứng cho thứ “văn hóa tàn khốc và bạo ngược”. Trong toàn bộ tiểu thuyết, Mạc Ngôn đã miêu tả hết sức chi tiết những hình phạt thảm khốc của xã hội phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ như Đại diêm vương, Chém ngang lưng, Lăng trì và một kiệt tác của tác phẩm đó là Đàn hương hình. Theo Những lời tự bạch của Mạc Ngôn, tác giả miêu tả thành công đến mức“khiến cho hành động dã man vô nhân đạo đang ở đỉnh cao của sự thể hiện chuyển dần sang sự thức tỉnh say mê” (18) . Nếu những hình phạt là đại diện cho triều đình phong kiến thì những khúc hát dân dã Miêu Xoang lại là đại diện cho tầng lớp nhân dân. Những hình phạt tàn khốc kia do giai cấp thống trị sáng tạo ra như một “loại hình nghệ thuật” để bảo vệ địa vị thống trị của chúng. Những hình phạt ấy đối lập hoàn toàn với làn điệu mềm mại, uyển chuyển làm mê mẩn lòng người của những câu hát Miêu Xoang. Sinh ra từ trong lòng nhân dân, thể hiện tư tưởng của nhân dân, hý kịch Miêu Xoang đại diện cho nhân dân trong cuộc đấu tranh tư tưởng này. Để có thể giải quyết những vấn đề lớn đặt ra trong Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã rất có ý thức tổ chức một thế giới nhân vật phong phú, sinh động. Mạc Ngôn xác định mình “đã thực hiện một sự chống chọi có tính thụt lùi và
  • 28. 24 một kiểu văn hóa rất Trung Quốc với tư thế của một nhà văn tiên phong, và trở về với cách viết tiếng Hán truyền thống, và đã viết ra những tác phẩm theo kiểu Trung Quốc thực sự” (18) . Với phong cách mang đậm hơi hướng dân gian và đề cao tinh thần dân tộc, có thể nói Đàn hương hình là tác phẩm tiêu biểu cho sự đổi mới của nhà văn Mạc Ngôn trên phương diện thi pháp tiểu thuyết khi táo bạo xây dựng mâu thuẫn gay gắt giữa chính và phi nghĩa – một bên là những người đứng lên chống lại quân xâm lược, một bên là kẻ xâm lược vào tác phẩm của mình. Bên cạnh đó, mâu thuân giữa hiện đại và truyền thống cũng được ông đề cập đến. Thông qua đó, ông đã khéo léo chỉ ra sự vận động trong ý thức hệ của người dân Cao Mật khi phản ánh đúng đắn thái độ phản ứng của nhân dân lúc bấy giờ. Đồng thời, thông qua Đàn hương hình tác giả muốn đánh một mốc quan trọng cho sự quay trở về với văn hóa truyền thống và nghệ thuật dân gian. Vô hình chung, ông đã đặt ra một vấn đề lớn không chỉ ở thôn Đông Bắc – Cao Mật mà còn của cả lịch sử phát triển đấtnước Trung Hoa không chỉ đã mà đến nay vẫn được quan tâm. Mạc Ngôn đã rất thành công trong bộ tiểu thuyết khi lột trần sự thực về một văn hóa tàn khốc và bạo ngược quia những trang văn đẫm máu, thê lương với việc miêu tả tỉ mẩn những hình phạt thảm khốc, dã man và vô nhân tính. Qua đó, tác giả đã khắc họa rõ nét vấn đề mâu thuẫn xã hội cơ bản, trái ngược nhau về quyền lợi, về tư tưởng giữa hai giai cấp thống trị - bị trị thông qua đối tượng trung gian là người Đức. Trong tiểu thuyết Đàn hương hình, Mạc Ngôn đã xây dựng thành công một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và sinh động. Mỗi nhân vật hiện lên là một vấn đề của xã hội được đặt ra. Chúng tồn tại trong mối liên hệ đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau để tạo nên một xã hội đầy biến động của lịch sử. Cuộc sống được hiện hình với nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Sự phong phú của nó ẩn chứa trong thế giới nhân vật sinh động và điển hình của Đàn hương hình. Các nhân vật tồn tại trong mối quan hệ đối kháng tạo thành nhiều mặt của cuộc sống con người, đồng thời cho thấy vào thời điểm lịch sử xa xưa, tư tưởng của người dân Trung Quốc đã có sự vận động, thức tỉnh trước vận mệnh dân tộc và thời cuộc. Thế giới nhân vật có vai trò to lớn trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, đem lại cho tác phẩm sức hấp dẫn riêng.
  • 29. 25 Tiểu kết Mạc Ngôn đến với bạn đọc Việt Nam đến nay đã hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, mỗi tác phẩm của Mạc Ngôn được xuất bản thường tạo được sự chú ý dù lúc ồn ào, lúc tĩnh lặng. Cứ như thế, với chúng ta, Mạc Ngôn không còn là khách lạ nữa, nếu như không muốn nói là đã quá quen thuộc. Không ai có thể phủ nhận mức độ phủ sóng của tác phẩm Mạc Ngôn (đặc biệt là tiểu thuyết) trên thị trường sách cũng như trong thị hiếu đọc ở Việt Nam. Tuy vậy, lịch sử tiếp nhận Mạc Ngôn cũng không ít thăng trầm khi ông và tác phẩm của ông kinh qua những tán tụng lẫn chê bai của mọi loại độc giả. Vậy nên, tìm hiểu cái “kỳ” với tư cách là sắc thái chủ đạo trong tiểu thuyết Mạc Ngôn hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc định hướng tiếp nhận tiểu thuyết của ông trong độc giả Việt Nam khi mà những tiểu thuyết của ông tuy có vẻ quen nhưng lại không kém phần lạ lẫm với “tầm đón đợi” của bạn đọc nước mình. Mạc Ngôn sáng tác ở nhiều thể loại, từ truyện ngắn đến truyện vừa, từ truyện dài đến tiểu thuyết,… Ở mỗi thể loại, tác phẩm của nhà văn đều có những dấu ấn nhất định. Tiểu thuyết của ông tất nhiên không ngoại lệ. Bước vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Mạc Ngôn, người đọc luôn được dẫn dắt theo một lộ trình khá thú vị và đầy hấp dẫn dẫu cho điều mà Mạc Ngôn phản ánh không hẳn hoàn toàn mới mẻ hay cực kỳ đặc biệt. Sức lôi cuốn mà tiểu thuyết Mạc Ngôn tạo ra nơi người tiếp nhận đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ một trong những căn nguyên cơ bản nhất, trọng yếu nhất đó là vì hầu hết tiểu thuyết của ông đều ít nhiều mang màu sắc của cái “kỳ”. Sau hơn ba mươi năm cầm bút, cho ra đời một số lượng lớn tác phẩm thuộc nhiều thể tài, thể loại khác nhau, Mạc Ngôn đã đặt được những viên đá vững chắc trong việc xây dựng sự nghiệp văn học mà mình theo đuổi. Sự nghiệp ấy vẫn còn là một hành trình dài ở phía trước khi ông còn ấp ủ biết bao hoài bão văn chương, khi nguồn cảm hứng sáng tạo trong ông vẫn dồi dào, khi bút lực của ông vẫn tràn đầy, mạnh mẽ và nhất là khi có biết bao độc giả vẫn luôn kỳ vọng vào sáng tác của nhà văn. Với tinh thần sáng tạo, không chấp nhận sự lặp lại, tiểu thuyết Mạc Ngôn có một diện mạo đa sắc, đa dạng dẫn đến việc khái quát những đặc điểm của tiểu thuyết Mạc Ngôn (dẫu chỉ từ một góc độ nào đó mà ở đây là cái
  • 30. 26 “kỳ”) gặp nhiều trở ngại. Dễ thấy, những biểu hiện trên đây không phải là tất cả cái “kỳ” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Những yếu tố nghệ thuật khác như kết cấu phức hợp, hình thức thể hiện đa dạng với sự dung hợp nhiều thể loại trong lòng tiểu thuyết,… cũng ít nhiều thể hiện chất “kỳ” trong tiểu thuyết của ông. Chính những giá trị thiết thực mà tác phẩm của Mạc Ngôn đem đến cho văn học nước nhà, ông xứng đáng được tôn vinh như một trong những cây bút nổi bật của văn học Trung Quốc đương đại.
  • 31. 27 CHƢƠNG 2. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH CỦA MẠC NGÔN 2.1. Nhân vật đời thƣờng qua hình ảnh ngƣời phụ nữ Báu vật của đời nguyên tác “phong nhũ phì đồn” ca ngợi vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ. Về tác phẩm “phong nhũ phì đồn”, Mạc Ngôn giải thích: trên mặt chữ nghĩa thì có nghĩa là mạnh khỏe, bầu vú căng tròn và cặp mông núng nính, đó là cái thiêng liêng nhất, trang nghiêm nhất của người phụ nữ [18; tr.136]. Qua tiêu đề, tác giả muốn “ca ngợi người mẹ”, hay nói một cách khác là ca ngợi người phụ nữ, ca ngợi khả năng sinh và dưỡng của họ. Mạc Ngôn nhấn mạnh “khía cạnh khác của tên cuốn sách là muốn châm biếm xã hội”. Còn tên gọi của cuốn sách muốn nói lên điều gì thì Mạc Ngôn cho rằng “không biết nói thế nào” và tác giả “tin rằng độc giả còn sáng suốt hơn” [18; tr. 138]. Ý đồ của tác giả đã biểu hiện rõ khi mở một lối đi tự do cho người đọc trong suy nghĩ, để họ tự do hiểu bằng kinh nghiệm của bản thân. Còn tại sao lại là “Báu vật của đời” thì dịch giả Trần Đình Hiến đã chia sẻ “Tôi mất 3 tháng liền để tìm được cái tên Báu vật của đời cho bản dịch, chứ không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ như cái tên Phong nhũ phì đồn trong nguyên gốc”. Nói đến chiến tranh là nói về đau thương và mất mát. Những người phụ nữ trong hầu hết các tác phẩm của Mạc Ngôn phần lớn là nạn nhân của chiến tranh và xã hội, điều đó đã khiến cho cuộc sống của họ phải gánh chịu nhiều nỗi đau thương không thể nào bù đắp. Song trong hoàn cảnh dù nghiệt ngã như thế nào thì trong tâm hồn của họ vẫn sáng ngời lên lòng nhân hậu vị tha, sự phản kháng mạnh mẽ để tìm kiếm một tình yêu thực sự và cả một sức sống hết sức mãnh liệt, kiên cường, mạnh mẽ, dũng cảm đối diện với hoàn cảnh. Trong Báu vật của đời có tổng số 25 nhân vật nữ và Lỗ Thị chính là mẫu phụ nữ điển hình hội tụ đầy đủ mọi phẩm chất cao quý của người phụ nữ trên mọi phương diện. Đất nước Trung Quốc đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống Đức, Nhật vô cùng ác liệt. Quân Nhật và Đức xâm lược trên toàn Trung Quốc đã gây ra rất nhiều tội ác, giết người, cướp của. Cuộc sống người dân vô cùng khổ cực. Là một nhà văn yêu nước sâu sắc, Mạc Ngôn đã tái
  • 32. 28 hiện lại cuộc sống của người dân trong chiến tranh. Và người phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của những cuộc chiến tranh tàn khốc ấy. Chiến tranh làm cho cuộc sống của người phụ nữ trở nên thiếu thốn, khiến cho họ phải gánh chịu những nỗi đau tinh thần to lớn khi chứng kiến những người thân của mình vì chiến tranh mà phải hy sinh. Trong Báu vật của đời, chiến tranh đã làm cho cuộc đời của Lỗ Thị chịu nhiều mất mát, đau thương, bà luôn phải sống trong nước mắt. Khi còn bé, Lỗ Thị đã sớm trở thành nạn nhân của chiến tranh. Người Đức xây dựng đường Sắt Giao - Tế phá hoại phong thủy vùng Đông Bắc Cao Mật, tàn sát dân làng một cách dã man đã gây ra biết bao cảnh tàn khốc. Bố của Lỗ Thị đã bị hai tên lính Đức bắn chết “Từ nơi sâu thẳm trong đầu vang lên một tiếng “bốp” như có cái gì đó bị gãy, mặt tối sầm và mơ hồ cảm thấy một chất dính như hồ chảy xuống mặt. Ông gục xuống!” [16; tr. 762]. Còn mẹ của cô do linh cảm không hay nên đã treo cổ tự vẫn dưới sàn nhà. Lỗ Thị là một trong những nạn nhân tiêu biểu cho những cuộc tàn sát của quân Đức. Lỗ Thị đã trở thành một đứa trẻ mồ côi, và mạng sống của cô cũng rơi vào tình cảnh “thập tử nhất sinh”, may mắn là ngày hôm sau cô và dượng Vu Bàn Vả chạy lại cứu cô đang trong chum bột “Người mẹ bột bám đầy, chỉ còn thoi thóp. Bà cô móc bột trong miệng mẹ ra, phát vào mông hồi lâu mẹ mới bật khóc, tiếng khóc khản đặc.” [16; tr. 762-763]. Mạc Ngôn đã chỉ cho người đọc thấy rằng sống trong chiến tranh con người ta phải chịu nhiều mất mát, thậm chí mạng sống của con người cũng trở nên mỏng manh, không biết mình sẽ chết khi nào. Chiến tranh với Đức đã cướp đi bố mẹ của Lỗ Thị, cô được bà cô và chú dượng Vu Bàn Vả nuôi dưỡng, nhưng bà cô rất nghiêm khắc và khi lớn lên vì một con la đen bà cô đã gã bán cô cho nhà Thượng Quan “hoặc là một con la hoặc là hai mẫu ruộng, tôi nuôi nó mười bảy năm, không thể trắng tay!” [16; tr. 772]. Không dừng lại ở đó, quân Nhật lại một lần nữa xâm lược còn ác liệt hơn quân Đức gấp ngàn lần và trong lần này gia đình bà Lỗ lại phải chịu cảnh ly tán do chiến tranh gây ra. Quân Nhật đã giết chết Thọ Hỉ chồng cô, chỉ trong phút chốc Lỗ Thị đã rơi vào cảnh “mẹ góa con côi”. Nỗi đau mất chồng vẫn còn âm ỉ trong lòng, Lỗ Thị lại tiếp tục bị các đội viên Đội Hỏa - mai làm nhục một cách tàn nhẫn và thô bạo trước mặt những đứa con của
  • 33. 29 mình “Bọn du kích luân phiên làm nhục mẹ tôi” [16; tr. 105]. Đó là những cảnh tượng thường gặp trong chiến tranh, mà Lỗ Thị là một trong những nạn nhân của chiến tranh khi bị chính những người cùng đất nước của mình làm nhục. Vì để thỏa mãn nhu cầu của mình họ bất chấp tất cả và đối xử với người phụ nữ giống như một con vật “Bọn du kích đã thỏa mãn. Chúng quẳng mẹ và chị em tôi ra ngoài đường.” [16; tr. 105]. Thông qua chi tiết này, Mạc Ngôn đã mạnh dạn phê phán chiến tranh, nó gây ra cho con người những nỗi đau về cả thể xác và tinh thần khi mất đi người thân, khi bị hà hiếp, chà đạp. Qua đó, ta thấy được tấm lòng nhân đạo cao cả sâu sắc của Mạc Ngôn đối với con người, đất nước của ông nói riêng và cả thế giới nói chung. Chiến tranh đã làm cho vùng Đông Bắc Cao Mật xơ xác tiêu điều, sản xuất trì trệ, người dân ở đây không còn gì để ăn, Lỗ Thị cùng những đứa con của mình phải đối diện với cái đói. Vì mong con mình có được cuộc sống no đủ, không phải chịu cảnh đói khát Lỗ Thị tìm cách đem con mình cho người khác dù trong lòng vô cùng xót xa. Chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh mà người phụ nữ phải đem những đứa con mà mình đứt ruột sinh ra cho người khác “Mẹ bỗng ứa nước mắt, chuyển con bé của Lai Đệ cho chị Tư, dang tay ôm lấy đầu chị Bảy: Bảy ơi, Cầu Đệ ơi, con yêu của mẹ, con gặp may rồi! Nước mắt mẹ tôi như mưa xuống đầu chị Bảy.” [16; tr. 180]. Lỗ Thị cố gắng chịu đựng nỗi đau mất con, bà không cần người khác phải trả tiền vì đã nuôi Cầu Đệ khôn lớn, mà bà chỉ cầu mong đối xử tốt với con của bà. Lòng người mẹ ấy thật nhân hậu và vĩ đại, không lúc nào bà nghĩ cho bản thân mình mà chỉ nghĩ cho con, còn bản thân mình đau đớn như thế nào bà cũng cố gắng chịu đựng. Sau đó, một lần nữa, Lỗ Thị phải chứng kiến con mình ra đi, đó là Tưởng Đệ, cô đã bán mình để có tiền lo cho mẹ và các em. Việc làm ấy của Tưởng Đệ như ngàn mũi kim đâm vào trái tim của bà Lỗ, một người mẹ vô cùng thương con như bà cảm thấy thật bất lực vì không có khả năng lo được cho con, khiến con phải bán mình cho người khác, chịu nhiều điều sỉ nhục. Bà đau đến mức lòng nghẹn ngào không thốt nên lời chỉ “lão đảo rồi ngã song soài ra nhà” [16; tr. 183]. Đối với Lỗ Thị đây là một cú sốc to lớn về mặt tinh thần làm bà luôn sống trong sự cắn rứt và nỗi đau đớn không lo lắng được cho con có được một cuộc sống no đủ khiến con phải hy sinh bán thân cho người khác.
  • 34. 30 Cũng giống như Lỗ Thị, bà Lã mẹ chồng của Lỗ Thị cũng cùng một lúc mất đi cả người chồng và đứa con trai, với cú sốc to lớn về mặt tinh thần đã khiến cho bà không còn được bình thường như xưa “Bà nội nằm dưới cái cối xay ở chái tây, ngốn hết ba mươi cân củ cải mẹ để lại, ị ra một đống phân lổn nhổn như đá cuội. Khi mẹ vào cho bà ăn, bà ném những cục phân khô vào người mẹ.” [16; tr. 151]. Nỗi đau mất chồng, mất con đã khiến người phụ nữ ấy rơi vào trạng thái điên loạn, không làm chủ được những hành động mà mình đã làm. Điều đó cho thấy nỗi đau đớn trong lòng của bà Lã vì trong cùng một lúc, bà mất đi hai người thân. Chiến tranh đã cướp đi của bà niềm hạnh phúc của một mái ấm ấp gia đình. Đến những đứa con của Lỗ Thị mặc dù còn rất bé nhưng đã sớm trở thành nạn nhân của chiến tranh khốc liệt. Các cô phải chứng kiến những cảnh bom đạn vô cùng nguy hiểm, và đau xót hơn hết đó là nỗi đau mất đi ông nội và cha. Chiến tranh đã làm cho các cô trở thành những đứa trẻ mồ côi cha, và từ đây các cô sẽ chẳng bao giờ được sống trong tình yêu thương ấm áp của cha nữa. Vì không có cha chăm sóc, lo lắng nên các cô phải sớm bước vào đời tìm kiếm cách để mưu sinh “Chị Ba và chị Tư khiêng thùng gỗ, chị Hai vác cái choòng ra bờ sông Thuồng Luồng.” [16; tr. 123] để ra bờ sông lấy nước về sử dụng, vì đang là mùa đông mọi thứ đều đóng băng. Ở tuổi của các cô đáng lẽ phải được học hành và sống trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Nhưng sự thật dường như lại quá phũ phàng, các cô chỉ cảm nhận được sự giá băng của tâm hồn vì không được chở che, yêu thương của cha. Không những thế “Chúng tôi đã trải qua nhiều ngày đun tuyết lấy nước, vài trăm lần ăn một món củ cải đun bằng nước tuyết, khiến các chị ớn đến tận cổ.” [16; tr. 122]. Trong chiến tranh những đứa trẻ không chỉ sống thiếu thốn về mặt tinh thần mà các cô còn phải thường xuyên sống trong sự thiếu thốn lương thực. Người dân Trung Hoa nói chung đã phải đối diện với cái đói, khiến cuộc sống của họ vô cùng vất vả. Vì để có được miếng ăn con người thậm chí phải bỏ đi sỉ diện của mình, tiêu biểu cho nỗi chua xót, đắng cay ấy đó chính là Hoắc Lệ Na và Kiều Kỳ Sa. Họ là những công nhân của nông trường quốc doanh Thuồng Luồng. Sự thật Kiều Kỳ Sa chính là Cầu Đệ đứa con mà năm xưa Lỗ Thị đã đau xót nhờ bà ngoại quốc nuôi hộ, với ước mong con mình có thể có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • 35. 31 Để có được miếng ăn trong cảnh đói khát dữ dội, người phụ nữ phải bất chấp tất cả làm những chuyện mình không hề mong muốn, thậm chí chấp nhận bị làm nhục. Mạc Ngôn đã miêu tả cảnh Kiều Kỳ Sa vì để có được một miếng bánh đã phải chịu đựng biết bao sự tủi nhục “Chị như con chó ăn vụng, mặc cho phía mông bị vùi dập nặng nề, vẫn cố nhịn đau nuốt miếng bánh, rồi lại cố nuốt thêm mấy miếng nữa.” [16; tr. 574]. Mạc Ngôn đã đau xót biết bao khi miêu tả cảnh người phụ nữ vì để có được miếng ăn chấp nhận để cho người khác chà đạp, làm nhục thể xác và có lẽ “niềm vui được miếng ăn mạnh hơn nỗi đau của cưỡng hiếp nên chị hối hả ăn cho bằng hết, mặc cho cơ thể rung chuyển sau mỗi cú huých của Trương Rỗ.” [16; tr. 574]. Sống trong cái đói thường xuyên dạ dày của con người sẽ dần nhỏ lại không thể chứa được một lượng thức ăn lớn, Kiều Kỳ Sa do lâu quá không được ăn nên đã ăn thật nhiều bánh đậu và kết quả là nhận lấy cái chết thật thương tâm và khiến cho mọi người phải đau xót, cảm thông. Cũng giống như Kiều Kỳ Sa, Hoắc Lệ Na cũng là một nạn nhân của cái đói, cô là một con người xuất thân quyền quí, từng du học ở Nga cũng vì một muỗng cháo mà khuất thân trước Trương Rỗ, chấp nhận quan hệ với anh ta để có được miếng ăn. Nạn đói đã khiến cho người phụ nữ “vú dán vào ngực, hàng tháng không còn kinh nguyệt, thì lòng tự trọng và tiết tháo sẽ không tồn tại.” [16; tr. 572], Mạc Ngôn đã cho thấy phụ nữ là những nạn nhân của nạn đói khủng khiếp, họ phải bán rẽ nhân phẩm và lòng tự trọng của mình để tồn tại. Có thể khẳng định, Mạc Ngôn không đơn thuần chỉ miêu tả chiến tranh mà ông muốn tố cáo sự ác liệt của chiến tranh đã làm cho bao người phải hy sinh, chịu nhiều mất mát và đặc biệt là người phụ nữ. Mạc Ngôn là một nhà văn đương đại của Trung Quốc, nhưng trong những tác phẩm của ông, người đọc vẫn bắt gặp những phong tục của lễ giáo phong kiến mục nát mấy ngàn năm vẫn còn tồn tại trong xã hội. Phụ nữ chính là nạn nhân của những tập tục này, điều đó đã khiến cho cuộc sống của họ bị khinh miệt chẳng khác nào một con vật. Người phụ nữ trở thành một công cụ, một nô lệ để phục vụ cho mọi người. Có thể kể đến đó chính là tục bó chân của người Trung Hoa, biết bao phụ nữ ở đất nước này đã phải chịu nỗi đau của tục bó chân khi còn bé khoảng 5 đến 7 tuổi. Đây là hủ tục từng phổ biến ở Trung Quốc thời phong kiến cách đây
  • 36. 32 khoảng 1.000 năm và chỉ áp dụng cho các cô gái trẻ. Xuất hiện từ đời nhà Đường, đến thế kỷ 12, tục bó chân trở thành “mốt” trong giới "quý tộc", đặc biệt dành riêng cho các kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý, vương giả. Tuy nhiên, đến cuối đời Minh, hủ tục này lan rộng ra toàn xã hội và trở thành chuẩn mực của cái đẹp. Cô gái nào chân càng nhỏ, càng có nhiều cơ hội kén chồng danh giá. Do đó, thời kỳ này, các bé gái Trung Quốc từ 5 đến 7 tuổi phải bắt đầu nghi lễ bó chân khi xương còn mềm và dễ nắn. Bà và mẹ thường là những người buộc dải băng (thường dài 3m, rộng 5cm) quấn chân những cô con gái nhỏ của họ. Dải băng quấn càng chặt, cô gái càng có nhiều cơ hội sở hữu đôi chân đẹp sau này. Trong những năm đầu bó chân, các cô gái sẽ phải chịu đựng những cơn đau đớn tột cùng và không thể đi lại được. Nếu không có người giúp đỡ, muốn di chuyển họ phải trườn hoặc bò. Những năm sau, gót chân bắt đầu chai cứng, vì trong suốt quá trình bó chân, các cô gái chỉ có thể di chuyển bằng gót chứ tuyệt đối không thể đi lại bằng bàn chân hoặc các đầu ngón chân. Quy trình làm đẹp kinh hoàng kết thúc khi những cô gái sở hữu đôi bàn chân hoàn hảo, thường có độ dài từ 7cm - 10cm. Với kích thước không vượt quá 7,5 cm, đôi chân kỳ dị được xem là báu vật, giúp các thiếu nữ xưa nâng cao vị thế và giá trị bản thân, dễ dàng tìm kiếm một ý trung nhân lý tưởng. Họ tin rằng, đôi bàn chân nhỏ xíu với những lớp vải bọc dày dặn sẽ giúp níu giữ tâm hồn và bước chân người phụ nữ quanh quẩn trong nhà, chuyên tâm tòng phu và không nghĩ tới chuyện trăng hoa, bội nghĩa vợ chồng. Mạc Ngôn đã phản ánh vào trong tác phẩm của mình về tập tục này với sự căm phẫn sâu sắc và thái độ xót xa, cảm thông đối với người phụ nữ khi họ phải gánh chịu nỗi đau đớn khi bó chân. Trong Báu vật của đời, lúc năm tuổi Toàn Nhi đã bị bà cô của mình bắt bó chân “Bà dùng nẹp tre cố định chân mẹ lại, khiến mẹ gào lên như lợn bị chọc tiết, phải kẹp chặt vì tạo hình cho bàn chân nhỏ là rất quan trọng. Sau đó quấn thật chặt hết lớp này đến lớp khác những đoạn vải đã tẩm nước muối phơi khô, rồi lấy dùi gỗ vỗ một lượt.” [16; tr. 764]. Không chịu được cảm giác đau, Toàn Nhi đã van xin bà cô hết lời, nhưng đối với bà cô thì việc xiết thật chặt bàn chân cho cháu là một việc làm thể hiện tình thương yêu đối với cháu của mình. Nỗi đau của Toàn Nhi khi ấy chỉ được Mạc Ngôn diễn ta bằng bốn chữ “buốt đến tận óc” [16; tr. 764], nhưng đã
  • 37. 33 thể hiện hiện sự căm phẫn của ông đối với tập tục bó chân vô cùng tàn ác và dã man. Đối với Toàn Nhi thì việc làm ấy chỉ mang đến cho cô nỗi đau không chỉ về thể xác mà còn cả tâm hồn đến mức cô muốn từ bỏ tất cả. Suốt mười mấy năm Toàn Nhi đã phải trải qua bao nhiêu đau đớn và nhỏ không biết bao nhiêu giọt nước mắt, thậm chí cả máu. Cô cứ tưởng rằng với đôi chân nhỏ và đẹp như vậy cô sẽ lấy được một người chồng như ý, không ngờ đến thời Dân Quốc thì tục bó chân được xem là “tàn dư độc hại của phong kiến, là một thứ bệnh hoạn trong cuộc sống.” [16; tr. 767]. Con gái bó chân bây giờ đã không được chuộng nữa, Toàn Nhi như “phượng hoàng lỡ bước thua xa đàn gà.” [16; tr. 772], bao nỗi đau mà cô phải chịu đựng đã không được đền bù một cách xứng đáng, một lần nữa Toàn Nhi lại chính vì tục bó chân ấy rơi vào hoàn cảnh thương tâm. Cô đau đớn nuốt nước mắt vào trái tim của mình chấp nhận lấy Thọ Hỉ theo lời bảo của bà cô. Trái ngược với Toàn Nhi, Mi Nương trong Đàn hương hình được sống trong cuộc sống tự do, thoải mái với đôi bàn chân không bị bó, nhưng cô luôn bị dày dò vì đôi bàn chân “quá cỡ” của mình. Cô hận mẹ ngày xưa không bó chân cho cô, cô hổ thẹn tủi nhục trước đôi bàn chân bé xíu xinh xắn của Tiền phu nhân, Mi Nương kêu thầm “Trời ơi, đất ơi, mẹ ơi, cha ơi, con tàn đời vì đôi chân này.” [17; tr. 208]. Có thể nói tục bó chân của người Trung Quốc đã đem đến cho người phụ nữ biết bao nỗi đau không chỉ về thể xác mà còn đau đớn đến tận tâm hồn, nỗi đau ấy không thể than vãn với bất cứ ai, vì sâu trong tư tưởng của người Trung Quốc, họ đều cho rằng đó là một tập tục rất đẹp. Và biết bao người phụ nữ đã trở thành nạn nhân của tập tục lạc hậu lỗi thời này. Tập tục tảo hôn cổ hủ của xã hội Trung Quốc cũng được nói đến trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Khi những bé gái chỉ mới mười sáu tuổi chưa hiểu biết gì về cuộc sống phức tạp diễn ra xung quanh đã bị gã đi làm dâu nhà người ta. Lỗ Toàn Nhi trong Báu vật của đời là một nạn nhân của tục tảo hôn. Khi cô bước sang tuổi mười sáu “Xinh tươi rực rỡ, báu vật loại một vùng Cao Mật.” [16; tr. 765], vì bà cô ham giàu nên đã gã cô cho Thọ Hỉ, một anh chàng không biết quan tâm, lo lắng cho vợ chỉ biết nghe theo lời của mẹ, đã đem đến cho cô không biết bao nhiêu điều cay đắng và tủi nhục. Thọ Hỉ không có khả năng duy trì nòi giống, vì hoàn cảnh nên Lỗ
  • 38. 34 Thị phải đi xin giống của thiên hạ, đem về cho nhà Thượng Quan một cậu con trai. Trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn người phụ nữ thật sự không được xem trọng. Họ không có quyền quyết định hạnh phúc của cuộc đời mình. Hạnh phúc của họ đều do cha mẹ quyết định và được gã bán với những giá trị thấp kém từ gia đình bên chồng. Qua đây, Mạc Ngôn cho thấy thật xót xa biết bao khi giá trị của con người và hạnh phúc của cả một đời người thật rẻ rúng và không được xem trọng chỉ được đánh đổi bằng một con la. Toàn Nhi phải cay đắng chấp nhận làm vợ Thọ Hỉ, mặc dù cô chưa hề quen biết và giữa hai người cũng không có tình cảm với nhau. Tục trọng nam khinh nữ cũng được thể hiện trong tác phẩm Báu vật của đời, Lỗ Thị đã chịu biết bao đau khổ và nhục nhã để có được một đứa con trai. Lỗ Thị và Thọ Hỉ lấy nhau gần ba năm mà vẫn chưa có con. Lỗ Thị đã phải chịu đựng sự chửi mắng của mẹ chồng “Chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” [16; tr. 773]. Là một người phụ nữ Lỗ Thị không có quyền nói lên những suy nghĩ của lòng mình. Mẹ chồng xem cô như một người ở trong nhà, lúc nào cũng bắt phải làm việc vất vả. Trước thái độ và những lời chửi mắng của mẹ chồng, Lỗ Thị chỉ biết im lặng cúi đầu mà khóc, mẹ chồng cho rằng vì cô mà nhà Thượng Quan sắp tuyệt tự “Cô là cái thứ gì? Ba năm rồi, đực thì không dám mong, cái thì cũng không nốt! Ngày mai trở về nhà bà cô đi, nhà Thượng Quan không thể vì cô mà tuyệt tự!” [16; tr]. Hầu hết các mẹ chồng đối với việc vợ chồng lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có con, họ đều mặc nhiên nguyên nhân chính là do người phụ nữ và nhân vật Lỗ Thị ở đây cũng phải chịu sự bất công ấy. Là một người phụ nữ, Lỗ Thị nhận ra một chân lý nghiệt ngã là “Đàn bà không lấy chồng không được, sinh toàn con gái cũng không được, dứt khoát phải sinh con trai” [16; tr. 783]. Thật chất người ta cưới con dâu về chẳng qua để có cháu nối dõi tông đường, người phụ nữ chẳng qua chỉ là một cái máy đẻ không hơn không kém. Nỗi đau lớn nhất của cuộc đời Lỗ Thị là do tập tục trọng nam khinh nữ buộc phải có con trai nên bà phải ngủ với những người đàn ông mà mình không mong muốn, vứt bỏ cả danh dự và nhân phẩm của mình để có được một đứa con trai. Chính tục trọng nam khinh nữ vốn còn tồn tại trong xã hội đã buộc Lỗ Thị phải làm điều tủi nhục đó. Thật nghịch lý biết bao khi làm phụ nữ “chính chuyên”, “liệt nữ” thì chỉ chuốc lấy đau khổ, “chính