SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
TS. VŨ VĂN CƯƠNG – TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
KẾT CẤU BÀI GIẢNG
I.KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
II.KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
III.NỘI DUNG PL QUẢN LÝ THUẾ Ở VN
I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Khái niệm quản lý thuế
Cơ chế quản lý thuế
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế
Mục tiêu, phương pháp quản lý thuế
1.1.CÁC QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Theo nghĩa rộng: quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước
liên quan đến thuế. Bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình
thu nộp thuế vào NSNN, hoạt động xây dựng chiến lược phát triển
hệ thống thuế, ban hành pháp luật thuế và cả hoạt động kiểm tra,
giám sát việc sử dụng tiền thuế của các tổ chức thụ hưởng NSNN.
Theo nghĩa hẹp: quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế,
bao gồm việc tổ chức, quản lí, điều hành quá trình thu nộp thuế (hoạt
động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - cơ quan quản lý
thuế) trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân
là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các luật thuế.
Theo Luật thưc định :(Điều 3, Luật Quản lý thuế ): Quản lý thuế gồm:
“Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn
thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người
nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố
cáo về thuế”
1.2.Các đặc trưng cơ bản của quản lý thuế
1/ Bản chất quản lí thuế là một bộ phận của quản lý tài chính công
Do thuế là khoản thu mang tính bắt buộc biện pháp quản thuế chủ yếu là biện pháp
quản lý hành chính. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại theo xu hướng thu hẹp biện
pháp quản lý hành chính cưỡng bức, mở rộng biện pháp quản lý mang tính phục
vụ, dịch vụ.
2/ Về chủ thể trong quản lý thuế: là cơ quan quản lý thuế( cơ quan thuế, cơ quan
hải quan)… Do thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là tài sản quốc gia để phục
vụ lợi ích cho toàn xã hội. Vì thế, tham gia quản lý thuế là trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội.
3/ Đối tượng chịu sự quản lý thuế của nhà nước là người nộp thuế được xác định
trong các Luật thuế do nhà nước ban hành. Ngoài ra, đối tượng chịu sự quản lý
thuế của nhà nước còn gồm: tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm
thủ tục về thuế thay người nộp thuế và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
1.2. Các đặc trưng cơ bản của quản lý thuế
Quản lý thuế là hoạt động đặc thù, được điều
chỉnh bằng luật chuyên ngành (Luật Quản lý
thuế)
Quản lý thuế có tính chuyên môn kỹ thuật phức tạp, hiệu quả
quản lý thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trình độ năng lực
của bộ máy quản lý thuế; điều kiện cơ sở vật chất của ngành
thuế; trình độ ý thức chấp hành pháp luật thuế của người
dân; sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế và các thể
chế quản lý kinh tế xã hội có liên quan...
2. Cơ chế quản lý thuế
Trên thế giới có 2 loại cơ chế quản lý
thuế chính:
Cơ chế cơ quan thuế tính thuế (official
asessment)
Cơ chế người nộp thuế tự tính thuế (self
asessment), hay còn gọi là cơ chế người
nộp thuế tự khai, tự nộp thuế.
2.1.Cơ chế cơ quan thuế tính thuế:
Cơ chế này đòi hỏi cán bộ thuế phải kiểm tra tất cả các tờ khai thuế, các khoản
phải thu dựa trên những số liệu mà cơ quan thuế có được để xác định số thuế
chính thức phải nộp và ra thông báo thuế cho người nộp thuế.
Cơ chế này thể hiện sự ít tin tưởng của cơ quan thuế đối với người nộp thuế.
Cách thức quản lý thuế này mang tính áp đặt, nặng về sử dụng quyền lực của
cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế.
Việc cơ quan thuế tính thuế thường gây ra nhiều tranh cãi, bất đồng giữa cơ
quan quản lý và người nộp thuế về cách thức xác định số thuế phải nộp.
Người nộp thuế phải chờ đợi cơ quan thuế tính và ra thông báo mới có thể nộp
thuế, làm ảnh hưởng đến tiến độ thu thuế.
Việc xác định số thuế phải nộp trở thành trách nhiệm pháp lý của cơ quan thuế,
do đó, không khuyến khích người nộp thuế tự giác tuân thủ.
Hơn nữa, với sự gia tăng số lượng của người nộp thuế ngày càng nhanh chóng,
cơ chế cơ quan thuế tính thuế đòi hỏi nguồn nhân lực của cơ quan thuế phải
tăng lên tương ứng, dẫn đến chi phí quản lý thuế rất cao.
2.3. Cơ chế tự khai, tự nộp thuế:
Cơ chế quản lý thuế được thực hiện trên nền tảng sự tuân thủ tự giác về nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế. Người nộp thuế căn cứ các qui định của pháp luật thuế để xác định nghĩa vụ
thuế của mình, tự kê khai thuế, nộp tờ khai đúng hạn và nộp thuế theo số đã tính vào NSNN.
Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán để chứng minh các số liệu
đã kê khai.
Cơ quan thuế có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế, các
thủ tục về thuế, từ đó tự thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Cơ quan thuế tập trung nguồn lực
để giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, thông qua công tác kiểm
tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của
người nộp thuế.
Việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế đối với người nộp thuế được thực hiện trên cơ
sở phân tích thông tin, đánh giá những rủi ro để lựa chọn chính xác những trường hợp
cần thanh tra, kiểm tra. Điều này sẽ giúp khắc phục được việc thanh tra, kiểm tra tràn lan
gây lãng phí nguồn lực cho cơ quan thuế và gây phiền hà cho người nộp thuế.
Tuy nhiên, thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế cơ quan quản lý thuế thực hiện quản lý
giám sát chặt chẽ bằng phương pháp hiệu quả hơn. Cơ chế này tạo nên sự kết hợp hài
hoà vai trò của cơ quan quản lý thuế như một cơ quan công quyền thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về thuế với vai trò một cơ quan cung cấp dịch vụ thuế cho cộng đồng
DN và xã hội.
3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế
Thứ tư, mô hình kết hợp giữa
các mô hình quản lý thuế
Thứ ba, mô hình tổ chức bộ
máy theo chức năng
Thứ hai, mô hình tổ chức bộ
máy theo nhóm người nộp thuế
Thứ nhất, mô hình tổ chức quản
lý theo sắc thuế
Mô hình tổ chức quản lý thuế là việc xác
định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế
theo một nguyên tắc chủ đạo nhất định,
đồng thời xác định số lượng các bộ phận,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho
từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó;
thực hiện phân bổ nguồn nhân lực một
cách hợp lý nhằm hình thành bộ máy
quản lý thuế phù hợp, đảm bảo tính thống
nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các
chức năng quản lý thuế.
Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế
Đây là mô hình trong đó, bộ máy quản lý thuế được tổ chức thành từng bộ phận
riêng biệt để quản lý một hoặc một số loại thuế cụ thể. Mỗi phòng thực hiện tất cả
các chức năng để quản lý loại thuế mà phòng đó được phân công quản lý thu đối
với tất cả các đối tượng nộp thuế. ưu điểm:
- Tạo điều kiện để chuyên sâu quản lý từng sắc thuế, hiểu rõ phương pháp quản lý
sắc thuế một cách hiệu quả nhất, cho phép từng phòng tự phát triển các chương
trình chuyên sâu phù hợp nhất theo yêu cầu quản lý của từng sắc thuế.
- Phản ứng kịp thời với những thay đổi của luật thuế hay những biện pháp quản lý đối với từng
sắc thuế. Khi một sắc thuế nào đó thay đổi qui trình quản lý thì chỉ phải thay đổi trong một
phòng quản lý sắc thuế đó hoặc khi có sắc thuế mới phát sinh thì chỉ cần thành lập thêm một
phòng mới để quản lý sắc thuế đó. Ngoài ra, khi tổng kết đánh giá được tính hiệu quả của từng
sắc thuế, thấy rõ được ưu điểm, nhược điểm của từng sắc thuế để kịp thời có sự điều chỉnh
thích hợp.
Mô hình này phù hợp với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, có môi trường tài chính có
nhiều biến động và có các qui định khác nhau về thủ tục quản lý đối với từng loại thuế.
Mô hình này được áp dụng ở Việt Nam vào đầu những năm 90 và chủ yếu thực hiện ở cấp cơ quan Tổng cục
Thuế.Do thời gian này, chính sách thuế thường xuyên thay đổi, bổ sung và hoàn thiện. Nhiều sắc thuế mới được
nghiên cứu áp dụng. Việc áp dụng mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo sắc thuế là phù hợp.
- Bộ máy quản lý thuế khá cồng kềnh.
- Dễ xảy ra sự thông đồng giữa người nộp thuế và cán bộ quản lý thuế do mỗi bộ phận hoạt động độc lập với các
bộ phận khác, làm cho sự kiểm tra, kiểm soát giữa các bộ phận kém hiệu quả.
- Gây khó khăn trong việc tuân thủ luật thuế của người nộp thuế, bởi vì để hiểu và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế
(nghĩa vụ nộp nhiều loại thuế khác nhau), họ phải cần đến sự hỗ trợ của nhiều bộ phận trong cùng một cơ quan
thuế. Dẫn đến chi phí tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và của cơ quan thuế cao.
- Chi phí quản lý cao, hiệu suất quản lý thấp vì các chức năng quản lý bị chồng chéo giữa các bộ phận. Mỗi bộ phận
đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý trong khi có những chức năng có thể chỉ do một bộ phận quản lý
hoặc mỗi bộ phận phải có một hệ thống chương trình phầm mềm riêng phục vụ quản lý…
Mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế có những nhược điểm sau:
Thứ hai, mô hình tổ chức bộ máy theo
nhóm người nộp thuế
Là mô hình trong đó mỗi phòng/ ban chịu
trách nhiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ
và quản lý một nhóm người nộp thuế nhất
định. Chẳng hạn, Phòng quản lý thuế các
DN lớn, phòng quản lý thuế các DN vừa,
nhỏ; phòng quản lý thuế DN ngành công
nghiệp, phòng quản lý thuế ngành Hàng
không, Điện lực…hoặc phòng quản lý
thuế khu vực kinh tế quốc doanh, phòng
quản lý thuế khu vực kinh tế dân doanh…
Mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng
quản lý để quản lý thu tất cả các sắc thuế
mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ với
Nhà nước.
Mô hình này chỉ phù hợp khi việc thực hiện
các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý
thuế đã đạt đến trình độ cao, đội ngũ cán bộ
có kỹ năng. Để mô hình này áp dụng có
hiệu quả thì cơ quan quản lý thuế phải tăng
cường các chương trình kiểm tra, giám sát
nội bộ và giám sát chặt chẽ chất lượng
quản lý cũng như các quy trình thủ tục hành
chính nhằm đảm bảo tính thống nhất và
công bằng trên phạm vi toàn quốc.
Ở Việt Nam, năm 2010 đã thành lập Vụ
quản lý thuế DN lớn thuộc Tổng cục thuế để
QL
Ưu điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế
- Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế phù hợp với đặc điểm của từng loại đối tượng nộp
thuế. Do nắm rõ được đặc điểm của nhóm người nộp thuế nên cơ quan quản lý có
thể áp dụng quy trình thủ tục quản lý thuế phù hợp, nâng cao và khuyến khích tính
tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, tăng hiệu suất công việc của cán bộ thuế
nhằm đạt được mục tiêu quản lý thuế hiệu quả nhất.
- Tạo điều kiện thực hiện phương pháp quản lý và phân bổ nguồn lực phù hợp với
những rủi ro về quản lý thuế đối với các nhóm người nộp thuế khác nhau, tạo sự
an toàn cho NSNN. Thông thường, phòng quản lý các đối tượng nộp thuế lớn
thường được bố trí những cán bộ có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm quản lý
cao nhằm giám sát chặt một số đối tượng nộp thuế có số thu lớn. Sự sắp xếp này
nhằm tạo ra những biện pháp quản lý phù hợp với một nhóm đối tượng nộp thuế
đặc biệt, nâng cao hiệu quả quản lý đối với các nguồn thu lớn của NSNN.
- Là cơ sở giao nhiệm vụ rõ ràng và giám sát thực hiện, đánh giá mức độ
hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đối với một hoặc một số nhóm người
nộp thuế. Ví dụ: khi xảy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành dự toán
thu NSNN ở một loại DN hoặc một ngành nghề nào đó thì có thể qui ngay
trách nhiệm thuộc bộ phận nào.
Nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế
- Dễ dẫn đến quản lý chuyên quản khép kín, móc ngoặc, tham nhũng, tiêu cực nếu
không có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên.
- Bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao do mỗi bộ phòng đều phải thực hiện
đầy đủ các chức năng quản lý đối với nhóm người nộp thuế do phòng quản lý.
- Dễ xảy ra sự không thống nhất trong việc chỉ đạo thực hiện các luật thuế, các biện
pháp quản lý của cùng một sắc thuế nhưng đối với mỗi nhóm người nộp thuế khác
nhau, tạo ra sự không công bằng về thuế giữa những người nộp thuế.
- Không đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế khi số lượng và qui mô của người nộp
thuế thường xuyên tăng lên, hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, đa dạng,
phức tạp với hình thức sở hữu khác nhau.
Thứ ba, mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng
Là mô hình trong đó cơ quan quản lý thuế tổ chức bộ máy thành các bộ phận riêng rẽ để thực
hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong qui trình quản lý đối với tất cả các loại thuế,
như: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế, Phòng xử lý tờ khai và dữ liệu về
thuế, Phòng cưỡng chế và quản lý thu nợ, phòng Thanh tra thuế...). Mỗi phòng thực hiện một
hoặc một số chức năng quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau để quản lý đối với tất cả
các đối tượng nộp thuế theo chức năng được phân công thực hiện.
Để áp dụng có hiệu quả mô hình này đòi hỏi bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ phải hoạt động có
hiệu quả để giải quyết kịp thời các vướng mắc cho người nộp thuế. Hệ thống thông tin phải
kịp thời và thông suốt để các bộ phận chức năng sử dụng phục vụ tốt cho công việc của
mình.
Mô hình này được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế
chuyển đổi và mức độ tuân thủ pháp luật thuế còn thấp, đồng thời số lượng người nộp thuế
tăng nhanh mà thiếu hụt cán bộ quản lý có kỹ năng.
Ưu điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng
- Thích ứng với mọi sự thay đổi về chính sách thuế và người nộp thuế.
- Hiệu quả cao do công tác quản lý được chuyên môn hoá, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo
từng chức năng. Mỗi phòng/ban sắp xếp cán bộ sẽ phù hợp năng lực của từng loại cán bộ
hơn. CB có kỹ năng đặc biệt sẽ xử lý các vấn đề liên quan đến các loại thuế mới, hoặc vấn
đề mới phát sinh, các chuyên gia cao cấp tập trung xử lý các vấn đề phức tạp, còn công
việc thường ngày do cán bộ có trình độ thấp hơn xử lý.
- Tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng cường tính tự giác và giảm chi phí tuân
thủ thuế của người nộp thuế, giảm chi phí quản lý của cơ quan Thuế.
- Giảm thiểu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quản lý thuế do sự kiểm tra,
giám sát giữa các bộ phận cùng thực hiện qui trình quản lý thuế.
Nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng
Nếu người đứng đầu cơ quan thuế không quản lý chặt chẽ, cán bộ thuế trách nhiệm
không cao, để xảy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành dự toán Nhà nước giao thì
khó qui trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân nào, vì cả 4 khâu quản lý thuế đều liên quan
đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.
Do đặc tính phân đoạn trong công tác quản lý dễ dẫn tới việc mỗi bộ phận chức năng chỉ
tập trung vào một khía cạnh hẹp của người nộp thuế và tách biệt với công việc của các
bộ phận khác, thiếu bộ phận để tập hợp, điều phối hoạt động của các bộ phận chức
năng quản lý với nhau.
Chưa hoàn toàn thích ứng trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật thuế và trình độ tự
giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân nói chung và của người nộp thuế nói riêng
còn thấp và trong cơ chế giao chỉ tiêu pháp lệnh thu ngân sách.
Thứ tư, mô hình kết hợp giữa các mô hình quản lý thuế
Để phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại của các mô hình quản lý thuế
trên, nhiều nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý thuế kết hợp quản lý
vừa theo chức năng vừa theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế. Thông thường
có một số hình thức kết hợp sau:
1- Sắc thuế - Chức năng - Qui mô đối tượng; với mô hình này
nguyên tắc quản lý theo sắc thuế được coi trọng nhất.
2- Chức năng - Qui mô đối tượng - Sắc thuế, với mô hình này
nguyên tắc quản lý theo chức năng được coi trọng nhất.
3- Đối tượng (qui mô, ngành nghề) - Chức năng - Sắc thuế, với
mô hình này nguyên tắc quản lý theo đối tượng được coi trọng
nhất.
Trong 3 hình thức kết hợp trên, hình thức thứ 2 và thứ 3 được
áp dụng rộng rãi và có ưu điểm hơn.
Mô hình kết hợp Chức năng - Qui mô đối tượng - Sắc thuế:
Theo mô hình này, trong cơ quan quản lý thuế thành lập các bộ phận quản lý theo từng chức năng
quản lý thuế (bộ phận hỗ trợ người nộp thuế; bộ phận quản lý việc kê khai và kế toán thuế; bộ phận
quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế; bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế). Trong mỗi bộ phận quản lý
theo chức năng nêu trên lại hình thành các bộ phận quản lý đối với từng loại nhóm đối tượng nộp
thuế (lớn, vừa, nhỏ hoặc theo từng ngành kinh tế: hàng không, điện lực, ngân hàng...). Ví dụ: Bộ
phận hỗ trợ DN lớn; bộ phận thanh tra các tập đoàn, các tổng công ty.
Tuy nhiên, cũng có những chức năng được thành lập để quản lý đối với tất cả các người nộp thuế,
như: bộ phận kê khai, kế toán thuế sẽ quản lý việc kê khai của tất cả các đối tượng nộp thuế và theo
dõi kết quả thu thuế trong toàn ngành.
Bên cạnh các bộ phận quản lý thuế theo chức năng, một số sắc thuế (chủ yếu là thuế thu nhập cá
nhân, thuế tài sản) lại được thành lập bộ phận quản lý riêng, độc lập để quản lý các sắc thuế này.
Trong bộ phận quản lý theo sắc thuế, cũng thành lập các bộ phận quản lý theo từng chức năng như
hỗ trợ người nộp thuế, kê khai thuế thu nhập cá nhân, thanh tra thuế thu nhập cá nhân...
Mô hình kết hợp Đối tượng - Chức năng - Sắc thuế:
Bên cạnh đó, một số sắc thuế (chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản) lại
được thành lập bộ phận quản lý riêng, độc lập để quản lý các sắc thuế này và
trong từng bộ phận quản lý theo sắc thuế lại hình thành bộ phận quản lý theo từng
chức năng.
Hiện nay, một số nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng mô hình quản lý theo
nhóm đối tượng chia theo qui mô (lớn, vừa, nhỏ) hoặc theo nhóm ngành kinh tế
quan trọng (Điện lực, Hàng không, Bảo hiểm, Ngân hàng, Bưu chính viễn thông...).
Trong mỗi bộ phận quản lý theo đối tượng lại thành lập các bộ phận quản lý theo
chức năng để quản lý và thu thuế đối với người nộp thuế đó (như các bộ phận: Hỗ
trợ; Kê khai và kế toán thuế; Quản lý nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế).
4. Mục tiêu và phương pháp quản lý thuế
4.1 Mục tiêu của quản lý thuế
- Tập trung huy động đầy đủ và kịp thời các khoản thu cho NSNN dựa vào khai
thác cơ sở thuế hiện tại và tìm kiếm, khuyến khích cơ sở thuế tiềm năng, tiết giảm
chi phí quản lý thuế của nhà nước và chi phí tuân thủ của người nộp thuế.
- Phát huy tốt nhất vai trò của công cụ thuế trong nền kinh tế thị trường như vai trò
ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập và điều tiết
các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu của nhà nước đã định trong từng
thời kỳ.
- Tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế một
cách đầy đủ, kịp thời và tự nguyện theo các quy định
của luật thuế.
- Góp phần bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế khác
nhau trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bảo đảm môi trường cạnh
tranh lành mạnh, tạo động lực thúc đấy kinh tế tăng trưởng và phát triển.
- Quản lý thuế không chỉ có mục tiêu bảo đảm những quyền và lợi ích cho nhà
nước mà còn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
4.2 Phương pháp quản lý thuế
Xét về bản chất thuế và việc quản lý thuế là quyền của nhà nước, quản
lý thuế thuộc loại quản lý hành chính nhà nước, phương pháp quản lý
thuế được áp dụng chủ yếu là mệnh lệnh hành chính bắt buộc. Trong
một thời kỳ dài với quan niệm theo hướng tuyệt đối hoá này, chỉ có
quyền lực và cưỡng chế mới là biện pháp quản lý thuế có hiệu quả
nhất. Với phương thức quản lý thuế này đã là nguyên nhân chính dẫn
đến nạn quan liêu, tham nhũng và vô số các tiêu cực khác trong hệ
thống cơ quan quản lý thuế và công chức thuế.
Cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20 quản lý thuế ở hầu hết quốc gia
vẫn theo theo quan điểm truyền thống: Người nộp thuế luôn có vị trị
là đối tượng bị quản lý, bị cai trị, mọi cải cách trong quản lý thuế
đều tập trung vào những yếu tố bên trong của bộ máy quản lý thuế
nhằm tăng cường hoạt động của những cơ quan này trong hoạt
động thu thuế để đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
4.2 Phương pháp quản lý thuế
Để đạt mục tiêu này cần thay đổi chiến lược và phương pháp quản lý thuế theo hướng tiếp cận mới đó là:
“Phải coi người nộp thuế là khách hàng của cơ quan quản lý thuế” đây là cơ sở căn bản cho mọi giải pháp
đổi mới quản lý thuế.
Hệ thống quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả là phải đạt được sự vui lòng hợp tác của đa số
những người nộp thuế. Cơ quan quản lý thuế giúp đỡ người nộp thuế tuân thủ, đáp ứng
những yêu cầu của họ, tạo điều kiện cho họ tuân thủ nghĩa vụ thuế hơn là tiêu tốn quá nhiều
nguồn lực vào việc dùng sức mạnh quyền lực để ngăn chặn và hạn chế đối tượng trốn thuế,
gian lận
Kinh tế thị trường phát triển, dân chủ được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao, số lượng người nộp
thuế tăng nhanh cùng với nhiều đặc điểm phức tạp, vượt quá khả năng quản lý của cơ quan quản lý thuế…
nhiều quốc gia chuyển sang áp dụng quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
4.2. Phương pháp quản lý thuế
Khái niệm tuân thủ trên
được đo bằng 3 yếu tố:
(1) tính đầy đủ,
(2) tính tự nguyện
(3) Tính đúng thời hạn.
Cơ quan thuế cần phân biệt
mức độ tuân thủ của từng
nhóm đối tượng diễn ra ở
mức độ nào? Từ đó, có
phương pháp quản lý thích
hợp đối với từng nhóm
người nộp thuế
- Sẵng sàng tuân thủ: người nộp thuế cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý
thuế, hợp tác với cơ quan thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có thể
thay mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ. (ở cấp độ này,
người nộp thuế có đầy đủ ba chỉ số là: Nộp đủ + đúng thời gian + tự nguyện).
- Chấp nhận tuân thủ: người nộp thuế chấp nhận những yêu cầu quản lý thu
thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế.(Ở cấp độ này, người nộp thuế có hai chỉ số
tốt là: nộp đủ và nộp đúng thời gian).
- Miễn cưỡng tuân thủ: người nộp thuế có sự đối nghịch với cơ quan thuế (ở cấp
độ này, người nộp thuế chỉ thể hiện ở một chỉ số là nộp đủ).
- Từ chối tuân thủ: người nộp thuế hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của cơ
quan thuế (ở cấp độ này, người nộp thuế có ba chỉ số đều rất kém)
Từ các cấp độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế có chiến lược
và phương pháp quản lý khác nhau cho từng nhóm đối tượng khách hàng nộp thuế.
Nhóm người nộp thuế sẵng sàng tuân thủ: phương pháp quản lý áp dụng là tự quản
lý (tự điều chỉnh ) để khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện thông qua các chương trình
cụ thể như giáo dục, cung cấp các dịch vụ thuận tiện và có hiệu quả. Nếu người nộp
thuế cam kết sửa các sai phạm, họ cần được sự hỗ trợ của cơ quan thuế.
Nhóm người nộp thuế chấp nhận tuân thủ: phương pháp quản lý áp dụng là tự quản
lý có kiểm tra. Người nộp thuế có trách nhiệm sửa chữa sai phạm của họ nhưng cần
phải có cơ chế để đảm bảo rằng họ sẽ tuân thủ và cung cấp thông tin phản hồi để
đảm bảo sự tuân thủ tốt.
Nhóm người nộp thuế miễn cưỡng tuân thủ: phương pháp quản lý áp dụng là cưỡng
chế có suy xét, ở cấp độ “ mềm mỏng” đó là xem xét, phân tích việc sử dụng các
hình thức, biện pháp xử phạt để cải thiện sự tuân thủ.
Nhóm người nộp thuế từ chối tuân thủ:phương pháp quản lý áp dụng là cưỡng chế
không suy xét khi sử dụng các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật thuế, biện pháp
xử phạt sẽ được ấn định nghiêm khắc khi sự không tuân thủ bị phát hiện ở bất kỳ
hoàn cảnh nào.
Các phương pháp quản lý áp dụng sẽ linh hoạt, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ
thể của từng người nộp thuế để hướng đến mục tiêu tăng dần mức độ tuân thủ
của người nộp thuế.
4.3. Các yếu tố chi phối hành vi tuân thủ
nghĩa vụ thuế của người nộp thuế
1 Yếu tố
kinh tế:
2.Yếu tố
tâm lý,
xã hội
3. Yếu tố
chính trị,
pháp
luật
4. Các
yếu tố
khác
* Yếu tố kinh tế:
“Người nộp thuế luôn có động cơ tối ưu hóa lợi ích của họ, họ sẽ không tuân thủ thuế trừ khi chi
phí của việc không tuân thủ quá lớn so với lợi ích mà họ nhận được từ sự không tuân thủ.”, Như
vậy, với cách nhìn nhận này sự tuân thủ thuế về cơ bản bị ảnh hưởng bởi mức xử phạt vi phạm
do bị phát hiện Tần suất thanh tra thuế và xử phạt vi phạm là hai công cụ chính có thể thay thế
cho nhau hoặc kết hợp với nhau trong quản lý thuế. BP này nó có tác động tích cực đến việc ngăn
chặn hành vi trốn lậu thuế nhưng không phải là chiến lược hợp lý để tăng cường sự tuân thủ thuế.
Sự tuân thủ thuế có thể cải thiện bằng những phần thưởng vật chất đối với người nộp thuế. Nếu
xét một cách đơn thuần tức là giá trị vật chất của phần thưởng phải đủ lớn để thúc đẩy sự tuân
thủ nhưng xét dưới góc độ hiệu quả quản lý thuế nếu phần thưởng mà lớn hơn số thuế thu tăng
thêm thì không có hiệu quả. Trong thực tế có trường hợp giá trị phần thưởng nhỏ, nhưng kết quả
lại có sự tác động rất lớn đến sự tuân thủ. Bởi vậy, khi sử dụng công cụ chính sách này cần xem
xét sự tác động của phần thưởng không chỉ là lợi ích vật chất trực tiếp mà còn xem xét sự tác
động đến lợi ích tính thần và lợi ích vật chất gián tiếp khác
Chi phí tuân thủ thuế tác động lớn đến sự tuân thủ thuế. Chi phí tuân thủ tăng sẽ cản trở quyết
định tuân thủ thuế của người nộp thuế và ngược lại. Ngoài ra, lãi suất cũng là yếu tố được xem
xét trong quyết định tuân thủ của người nộp thuế dưới tác động của lãi suất có thể dẫn đến hành
vi trì hoãn việc tuân thủ thuế
* Yếu tố tâm lý, xã hội
Nhận thức về sự công bằng và bình đẳng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế của
người nộp thuế. Sự không tin tưởng do nhận thức về sự không công bằng
của hệ thống thuế tất yếu làm phát sinh các hoạt động kinh tế ngầm và dẫn
đến sự chấp nhận trốn thuế
Khi mà người nộp thuế nhận thức rằng, chính quyền và cơ quan quản lý
thuế là người đại diện và hoạt động vì lợi ích chung, coi người nộp thuế là
khách hàng thì sự tuân thủ thuế sẽ đạt được. Một chính quyền không đại
diện cho lợi ích chung (Không công tâm, trong sạch, hối lộ và tham nhũng)
sẽ giảm sự hợp tác và tăng sự chống đối của người nộp thuế.
Một hệ thống chính sách thuế và quy trình quản lý thuế đơn giản, dễ hiểu
và dễ tiếp cận, làm giảm chi phí sẽ tăng tỉ lệ tuân thủ thuế của người nộp
thuế
Mức độ chấp nhận rủi ro của người nộp thuế. Người nộp thuế đều có tâm lý sợ rủi ro và
chống lại rủi ro, phương án lựa chọn phải là phương án có độ rủi ro thấp hơn và người
nộp thuế sẽ không trốn, lậu thuế nếu có hình thức xử phạt nghiêm khắc và khả năng phát
hiện nhanh chóng, chính xác các hành vi gian lận, trốn lậu thuế của cơ quan thuế. Yếu tố
này đòi hỏi trình độ năng lực quản lý của cơ quan quản lý thuế;
sự tự chủ và độc lập trong tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Một cơ chế quản lý
thuế dân chủ, đề cao tính tự chủ cho người nộp thuế sẽ tạo tâm lý tốt, chủ động của người
nộp thuế trước nghĩa vụ thuế phải hoàn thành. Đây cũng chính là một trong những cơ sở
cho việc thực hiện cơ chế quản lý tự khai, tự nộp thuế ở nhiều quốc gia hiện nay.
Chuẩn mực xã hội và trách nhiệm của người nộp thuế trong một cộng đồng xã hội. Trong
cộng đồng, sự tuân thủ thuế đã trở thành chuẩn mực sẽ tác động đến nhận thức của
người nộp thuế rằng hầu hết mọi người đều tuân thủ, chỉ một số ít người là không tuân thủ
và bị xã hội lên án
,Dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của người nộp thuế trong một cộng đồng xã
hội. Danh tiếng vai trò của người nộp thuế sẽ tác động đến tinh thần thuế, đạo đức của bản
thân người nộp thuế
Yếu tố chính trị, pháp luật
Một là, hiệu quả của chi tiêu công, NSNN được tạo lập chủ yếu bằng nguồn thu từ thuế và được sử
dụng cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ trở lại cho người nộp thuế và
nuôi bộ máy công quyền. NSNN được sử dụng như thế nào là một trong những vấn đề được người
nộp thuế quan tâm. Nhận thức của người nộp thuế về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu công sẽ
tác động lớn đến sự tuân thủ thuế. Tham nhũng, thất thoát ngân sách, đầu tư công kém hiệu quả sẽ
là những yếu tố cản trở hành vi tuân thủ thuế tích cực.
Hai là, Chính sách thuế ổn định, có thể dự đoán, rõ ràng, đơn giản, dễ hiều và công bằng là những
tiền đề đầu tiên để đạt được sự tuân thủ cao. Người nộp thuế chỉ sẵn sàng và chấp nhận tuân thủ khi
các sắc thuế đạt được các yêu cầu trên và đó cũng là cốt lõi của một hệ thống thuế tốt.
Ba là, pháp luật quản lý thuế của nhà nước nếu đáp ứng được yêu cầu về tính ổn định, minh bạch,
rõ ràng, đơn giản, dễ hiều, dễ thực hiện của quy trình và thủ tục tuân thủ thuế sẽ làm giảm chi phí
tuân thủ, giảm rủi ro do tham nhũng và giảm sự phiền hà cho người nộp thuế. Ngoài ra, pháp luật
quản lý thuế còn phải bảo đảm được tính sẵn có, phù hợp và dễ tiếp cận của các dịch vụ hỗ trợ
thuế sẽ giúp người nộp thuế giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về luật thuế cũng như quy trình tuân
thủ. Bên cạnh đó, tính cưỡng chế hợp lý khi người nộp thuế vi phạm và tính động viên, khuyến
khích kịp thời khi người nộp thuế có tiến bộ trong tuân thủ thuế của quản lý thuế sẽ có tác động tích
cực và mang tính hiệu ứng lan tỏa, nâng cao tinh thần thuế, đạo đức thuế của người nộp thuế.
Các yếu tố khác
Thứ nhất, đặc điểm về quy mô của người nộp thuế. Đối với nhóm người nộp thuế lớn là
nhóm có đóng góp chủ yếu vào NSNN, nhóm này thường sử dụng các phương pháp tinh
vi để tối thiểu hóa thuế, thường là tránh thuế hơn trốn thuế. Đối với nhóm người nộp thuế
quy mô trung bình là nhóm có những hạn chế trong lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán và
thường hay thỏa hiệp với cán bộ thuế về nghĩa vụ thuế mà họ thực hiện. Đối với nhóm
người nộp thuế quy mô nhỏ, đặc biệt là ở khu vực bán lẻ thường không lưu giữ số liệu,
không đăng ký thuế một cách tự nguyện, chi phí tuân thủ thuế cao so với thu nhập có
được từ các hoạt động kinh tế, tỷ lệ trốn lậu thuế cao. Tuy nhiên, cách thức trốn lậu thuế
của nhóm người nộp thuế này không tinh vi và thường là đối tượng dễ bị cán bộ thuế lạm
dụng. Ngoài ra, đặc điểm về hình thức sở hữu và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của
người nộp thuế cũng có tác động nhất định đến việc tuân thủ thuế.
Thứ hai, tính phức tạp của các giao dịch tài chính của người nộp thuế. Mức độ mở cửa
nền kinh tế và sự di chuyển của các luồng vốn trong xã hội được thực hiện dễ dàng làm
cho các giao dịch tài chính của người nộp thuế trở nên phức tạp hơn và là thách thức với
các cơ quan thuế trong việc đảm bảo hành vi tuân thủ thuế. Một vấn đề nổi cộm ở các
nước đang phát triển là các giao dịch thanh toán trong xã hội vẫn chủ yếu là bằng tiền mặt,
cùng với sự phát triển nhanh chóng thương mại điện tử, các giao dịch kinh doanh khó
kiểm soát hơn đây là điều kiện tốt cho những hành vi gian lận, trốn lậu thuế.
Thứ ba, sự hiều biết nghĩa vụ thuế, quy trình tuân thủ thuế, kế toán thuế:
Hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế phụ thuộc nhiều vào yếu tố hiểu biết
về nội dung và những yêu cầu của các luật thuế và thủ tục thực hiện nghĩa vụ
thuế. Nhiều người nộp thuế có thể vui lòng tuân thủ nhưng họ không có khả
năng làm như vậy vì họ không nhận thức được hoặc không hiểu phạm vi
nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ. Điều này làm gia tăng tỉ lệ lỗi trong kê
khai và thanh toán thuế, tăng chi phí tuân thủ thuế và cản trở sự tuân thủ.
Tình trạng mù thông tin và kiến thức cơ bản về hoạt động kế toán và lưu giữ
sổ sách chiếm tỷ lệ khá cao ở các nước đang phát triển, điển hình đối với các
DN vừa và nhỏ.
Thứ tư, thời gian hoạt động, đối với các DN mới thành lập hoặc thời gian
hoạt động kinh chưa nhiều, đối tượng này thường thiếu kiến thức về luật thuế
và quy trình tuân thủ thuế, vì vậy họ là đối tượng chủ yếu của hình thức
không tuân thủ với lỗi vô ý. Các hoạt động trốn thuế hay tránh thuế thường
thô sơ, dễ bị cơ quan thuế phát hiện vì chưa có kinh nghiệm. Đối với các DN
“có tuổi” thường hiểu rõ về nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ. Vì vậy nếu
tinh thần thuế tốt, họ là những đối tượng sẵn sàng tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ
thuế. Nhưng khi tinh thần thuế yếu thì những DN này thường sử dụng những
các biện pháp làm giảm số thuế phải nộp bằng thủ đoạn tinh vi, phức tạp và
thường áp dụng biện pháp tránh thuế hơn là trốn thuế.
II. PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
4. Các yếu tố chi phối pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam
3. Mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế & pháp luật về nội dung các
sắc thuế.
2. Cấu trúc của pháp luật quản lý thuế
1.Khái niệm pháp luật quản lý thuế
1.Khái niệm pháp luật quản lý thuế
Xét về cấu trúc tổng quát, hệ thống pháp luật thuế nói chung của các nước đều được cấu
thành bởi hai bộ phận chính, bao gồm:
1.Các quy định về nội dung của các sắc thuế trong hệ thống thuế;
2. Các quy định về hình thức tổ chức và đảm bảo thực hiện (quy trình hành thu) hệ thống
thuế. Các quy định này có nhiệm vụ xác định trình tự, thủ tục hành thu thuế và quản lý
thuế cũng như xử lý vi phạm và giải quyết các tranh chấp về thuế...gọi tắt là pháp luật quản
lý thuế.
Pháp luật quản lý thuế là một bộ phận quan trọng trong pháp luật thuế ở các quốc gia, là
công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng để thực hiện công tác quản lý thuế. Pháp luật
quản lý thuế có phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý
thuế của nhà nước,
* Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ thì pháp luật quản lý
thuế điều chỉnh các nhóm quan hệ sau:
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với người nộp thuế phát sinh trong quá trình quản lý thu,
nộp các loại thuế, đây là nhóm quan hệ chủ đạo, chiếm tỷ lệ lớn trong các quan hệ mà pháp
luật quản lý thuế điều chỉnh.
- Quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản
lý thuế. (chủ yếu liên quan đến việc cung cấp thông tin về người nộp thuế và phối hợp với cơ
quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, hỗ trợ và trong cưỡng chế thi hành các quyết định
hành chính thuế).
- Quan hệ phát sinh trong nội bộ cơ quan quản lý thuế, nhóm quan hệ này liên quan đến việc
tổ chức bộ máy quản lý thuế và phân định, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cơ
quan, bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý thuế.
- Quan hệ giữa người nộp thuế với chủ thể khác có liên quan đến việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của người nộp thuế; quan hệ hợp đồng giữa người nộp thuế với tổ chức kinh doanh
dịch vụ làm thủ tục về thuế; Quan hệ giữa người nộp thuế với tổ chức tín dụng trong việc bảo
lãnh số tiền thuế hoặc thực hiện dịch vụ thanh toán tiền thuế cho người nộp thuế…
Căn cứ và nội dung hoạt động quản lý thuế,
pháp luật quản lý thuế điều chỉnh các quan hệ
quan
hệ về
đăng
ký
thuế,
khai
thuế,
nộp
thuế,
ấn
định
thuế;
hoàn
thuế,
miễn
thuế,
giảm
thuế,
xoá
nợ
tiền
thuế,
tiền
phạt;
quản
lý
thông
tin về
người
nộp
thuế;
kiểm
tra
thuế,
thanh
tra
thuế;
cưỡng
chế thi
hành
quyết
định
hành
chính
thuế;
xử lý
vi
phạm
pháp
luật về
thuế;
giải
quyết
khiếu
nại, tố
cáo về
thuế...
.
Định nghĩa pháp luật quản lý thuế
Pháp luật quản lý thuế là một bộ phận của pháp
luật thuế quy định về quyền và nghĩa vụ, trách
nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý
thuế và các chủ thể liên quan đến quản lý thuế;
quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, cách thức,
phương pháp tổ chức thực hiện các luật thuế.
2. Cấu trúc pháp luật thuế
*Căn cứ vào nguồn quy phạm pháp luật thì pháp luật
quản lý thuế có cấu trúc sau:
- Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định ở Luật Quản lý thuế và các văn bản
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Các quy phạm pháp luật này là các quy phạm
pháp luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trong quản lý thuế. Thông thường các quy
phạm pháp luật này được áp dụng để thực hiện quản lý chung các loại thuế.
- Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi
hành luật thuế. Nhóm quy phạm pháp luật này là nhóm quy phạm pháp luật quản lý thuế
có tính đặc thù được ưu tiên áp dụng để quản lý trong một loại thuế cụ thể mà không áp
dụng để quản lý các loại thuế khác.
- Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định trong các luật khác có liên quan.
Các quy phạm pháp luật này sẽ được sử dụng khi các văn bản pháp luật chuyên ngành
quản lý thuế không quy định cụ thể. Chẳng hạn, các quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố
cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế sẽ sử dụng các quy phạm trong văn bản pháp
luật về khiếu nại, tố cáo chung.
* Căn cứ vào nội dung quy phạm pháp luật quản lý thuế
- Nhóm quy phạm pháp luật quy định những vấn đề chung có tính
nguyên tắc trong quản lý thuế như: xác định phạm vi, đối tượng áp
dụng pháp luật quản lý thuế; các nguyên tắc trong quản lý thuế;
quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nộp thuế; quyền hạn, trách
nhiệm của cơ quan quản lý thuế; Trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý thuế và những vấn
đề có tính chất chung khác trong quản lý thuế;
- Bộ phận pháp luật quy định cụ thể về từng nội dung trong quản lý
thuế như: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế,
giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về người
nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết
khiếu nại, tố cáo về thuế
- Bộ phận pháp luật quy định tổ chức hoạt động của hệ thống cơ
quan quản lý thuế.
* Căn cứ vào tư cách chủ thể quản lý và biện pháp áp dụng
trong quản lý thuế
- Bộ phận pháp luật thực thi chức năng
quản lý thuế của nhà nước với tư cách là
chủ thể quyền lực trong đó cơ quan quản
lý thuế là đại diện thực thi công quyền và
biện pháp quản lý được sử dụng là biện
pháp hành chính bắt buộc; Chẳng hạn
các quy định về việc ấn định thuế, cưỡng
chế thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế…;
- Bộ phận pháp luật thực thi chức năng
quản lý mang tính phục vụ người nộp
thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện vai
trò của một cơ quan cung cấp dịch vụ
thuế cho cộng đồng DN và xã hội. Chẳng
hạn các quy định về việc hướng dẫn,
tuyên truyền, hỗ trợ giải đáp vướng mắc
về chính sách thuế, quản lý thuế và giải
quyết các thủ tục hành chính thuế cho
người nộp thuế.biện pháp quản lý được
cơ quan thuế sử dụng mang tính hành
chính phục vụ và cung cấp các dịch vụ
cho người nộp thuế.
*Căn cứ vào đối tượng áp dụng pháp luật quản lý thuế
- Bộ phận pháp
luật quy định về
địa vị pháp lý của
người nộp thuế;
- Bộ phận pháp
luật quy định về
địa vị pháp lý của
các cơ quan
quản lý thuế bao
gồm hệ thống cơ
quan thuế và cơ
quan hải quan.
- Bộ phận pháp luật quy
định về các tổ chức, cá
nhân có liên quan gồm:
các cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị xã hội,
DN, cá nhân có liên
quan đến hoạt động
phát sinh nghĩa vụ thuế,
liên quan đến việc tuân
thủ pháp luật của người
nộp thuế hoặc liên quan
đến công tác quản lý
của cơ quan quản lý
thuế.
* Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế
- Bộ phận pháp luật quy định
về các thủ tục hành chính
thuế, bảo đảm các điều kiện
cho người nộp thuế thực hiện
các quyền và nghĩa vụ thuế,
bao gồm các nội dung: Đăng
ký thuế, khai thuế, nộp thuế,
ấn định thuế; thủ tục hoàn
thuế, miễn thuế, giảm thuế;
xoá nợ tiền thuế, tiền phạt...
- Bộ phận pháp luật quy định
về giám sát và bảo đảm việc
tuân thủ pháp luật thuế của cơ
quan quản lý thuế đối với
người nộp thuế, bao gồm các
nội dung: Quản lý thông tin về
người nộp thuế; kiểm tra thuế,
thanh tra thuế, Cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính
thuế; xử lý vi phạm pháp luật
về thuế; giải quyết khiếu nại, tố
cáo về thuế.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế &
pháp luật về nội dung các sắc thuế
Dưới góc độ luật thực định để xác định quy định nào thuộc pháp luật quản lý
thuế, quy định nào thuộc pháp luật về nội dung các sắc thuế trong pháp luật
thuế thì căn cứ vào nội dung điều chỉnh của quy phạm để xác định. Pháp luật
quản lý thuế có nhiệm vụ: quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các
chủ thể trong quan hệ liên quan đến quản lý thuế; Quy định về nguyên tắc,
trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, cách thức giải quyết công việc liên
quan đến quá trình quản lý thu nộp thuế.
Thực tiễn lập pháp các nước cho thấy xây dựng pháp luật quản lý thuế có hai
xu hướng:
i) Các quy định về quản lý thuế được ghi nhận chung trong các Luật thuế;
ii) Các quy định về quản lý thuế được quy định riêng trong đạo luật gọi là
Luật Quản lý thuế để quản lý thống nhất đối với tất cả các loại thuế
Các quy định về quản lý thuế được
ghi nhận chung trong các Luật thuế
Các quy định về quản lí thuế nằm rải rác
trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác
nhau: trong các văn bản pháp luật ở từng
sắc thuế đều có quy định về quản lí thuế để
áp dụng cho loại thuế đó. Ngoài ra, các văn
bản pháp luật khác cũng có những quy định
liên quan đến công tác quản lí thuế như:
Các văn bản pháp luật về kế toán, về hoá
đơn chứng từ, về xử phạt vi phạm hành
chính, về khiếu nại, tố cáo và giải quyết
khiếu nại, tố cáo; các văn bản pháp luật về
thanh tra, kiểm tra, các văn bản pháp luật về
tổ chức bộ máy các cơ quan tài chính.
Các quy định về quản lý thuế được quy định
riêng trong Luật Quản lý thuế
Cách làm này có ưu điểm bao quát hết các nội dung quản lý thuế, nâng cao tính
pháp lý cho các quy định về quản lý thuế, bảo đảm tính đồng bộ, tạo thuận lợi
cho cơ quan quản lý thuế và người dân dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện
đầy đủ các quy định của pháp luật quản lý thuế. Đồng thời, nó làm cho hệ thống
pháp luật thuế trở nên đơn giản, rõ ràng, minh bạch hơn, tạo cơ sở và điều kiện
thuận lợi để cơ quan quản lý thuế thực hiện việc hiện đại hoá, chuyên nghiệp
hoá các hoạt động quản lý thuế của mình.
Ở nước ta, nhờ có việc ban hành Luật Quản lý thuế đã khắc phục được một hạn
chế lớn mà từng luật thuế trước đây không thể quy định. Luật Quản lý thuế Việt
Nam đã phản ánh, ghi nhận khá đầy đủ, toàn diện các nội dung của quản lý thuế
và đặc biệt có thêm nhiều nội dung mới như: Nguyên tắc quản lý thuế; Trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý thuế; Hợp
tác quốc tế về quản lý thuế; Xây dựng lực lượng quản lý thuế; Hiện đại hoá công
tác quản lý thuế; Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Thông tin về
người nộp thuế; Gia hạn nộp thuế; Xoá nợ thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế v.v.. Hoặc các vấn đề có quy định tại các luật thuế và văn bản
hướng dẫn thi hành nhưng khó có thể quy định được chi tiết, cụ thể như: Thứ tự
thanh toán tiền thuế, tiền phạt; Xử lý số tiền thuế nộp thừa; Nộp thuế trong thời
gian giải quyết khiếu nại, khiếu kiện; Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
Các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn
thuế, gian lận thuế; Cưỡng chế thu
Mối quan hệ
Pháp luật quản lý thuế (một bộ phận
của pháp luật thuế có tính độc lập
tương đối mặc dù ranh giới giữa pháp
luật quản lý thuế và pháp luật về nội
dung các sắc thuế không hoàn toàn
rạch ròi trong cách thể hiện) cho dù
được xây dựng, thiết kế theo xu hướng
nào thì giữa pháp luật quản lý thuế và
pháp luật phản ánh nội dung từng sắc
thuế bao giờ có mối quan hệ biện
chứng, thống nhất với nhau.
Mối quan hệ
Pháp luật về nội dung từng
sắc thuế là cơ sở, là tiền đề để
xây dựng và hoàn thiện pháp
luật quản lý thuế. Bởi vì, pháp
luật quản lý thuế là pháp luật
tổ chức thực hiện các luật
thuế, đưa luật thuế vào cuộc
sống, hiện thực hoá các quy
định của Luật thuế. Cho nên,
sự thay đổi pháp luật về nội
dung các sắc thuế tất yếu kéo
theo sự thay đổi ít nhiều của
pháp luật quản lý thuế, đặc
biệt là các quy định có tính
chất đặc thù của từng sắc
thuế.
Ngược lại, pháp luật quản lý
thuế có vai trò hết sức quan
trọng và tác động rất lớn đến
pháp luật về nội dung các sắc
thuế. “Hiệu quả của các Luật
thuế phụ thuộc khá lớn vào
pháp luật quản lý thuế. Cho dù
các luật thuế phản ánh chuẩn
xác, khoa học về chính sách
thuế nhưng nếu pháp luật
quản lý thuế không phù hợp và
thiếu tính khoa học thì tính
hiệu quả và mục tiêu của các
luật thuế là không đạt được” .
Mối quan hệ
Pháp luật quản lý thuế mặc dù phụ thuộc vào pháp luật quy định nội dung các sắc thuế,
nhưng nói như vậy không có nghĩa là mọi sự thay đổi của pháp luật quản lý thuế hoàn toàn
phụ thuộc vào sự thay đổi của pháp luật về nội dung từng sắc thuế, mà pháp luật quản lý
thuế còn có tính độc lập tương đối.
Sự thay đổi của pháp luật quản lý
thuế phần lớn phụ thuộc vào cơ chế
quản lý thuế của một quốc gia, phụ
thuộc vào ý thức tuân thủ luật pháp
của các thành viên trong xã hội…
Ngoài ra, pháp luật quản lý thuế không
chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với các
luật thuế mà còn có mối quan hệ chặt
chẽ với các bộ phận pháp luật khác
trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, khi xây
dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý
thuế cần có sự cân nhắc cẩn trọng để
đảm bảo tính thống nhất của hệ thống
pháp luật.
III.NỘI DUNG PL QUẢN LÝ THUẾ Ở VN
3. Pháp luật về giám sát và bảo đảm sự tuân thủ pháp
luật thuế
2.Pháp luật về thủ tục hành chính thuế
1. Các quy định chung về pháp luật quản lý thuế
1. Các quy định chung về pháp luật quản lý thuế
Các nguyên tắc trong quản lý thuế (điều 4 Luật QLT)
Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế (điều 6,7 Luật QLT)
Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế ( Điều 8,9 LQLT)
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan
tham gia quản lý thuế ( điều 10 đến điều 16)
Xây dựng lực lượng - Hiện đại hóa công tác quản lý thuế ( Điều 18,19)
Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế ( điều 20)
2. Pháp luật về thủ tục hành chính thuế
Về đăng
ký thuế:
Về khai
thuế, tính
thuế
Về ấn
định thuế
Về nộp
thuế
Về thủ tục
miễn
thuế,
giảm thuế
Về thủ tục
hoàn thuế
Về xoá nợ
tiền thuế,
tiền phạt
3. Pháp luật về giám sát và bảo đảm sự tuân thủ pháp luật thuế
2.1. Quản lý thông tin
về người nộp thuế
2.2. Thanh tra, kiểm
tra thuế
2.3. Xử lý vi phạm
pháp luật thuế
2.4. Quản lý nợ và
cưỡng chế thuế
2.5 Khiếu nại, tố cáo
và giải quyết các
tranh chấp phát sinh
trong quản lý thuế
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
TS. VŨ VĂN CƯƠNG

More Related Content

Similar to BAI_GING_PL_QUN_LY_THUE.pptx

Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Hung Nguyen
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...Thao Vy
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuếCong Tran
 
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfBài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên  Địa Bàn Tỉnh Đắk...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên  Địa Bàn Tỉnh Đắk...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to BAI_GING_PL_QUN_LY_THUE.pptx (20)

Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuếNhững bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
Những bài luận văn thạc sĩ về quản lý thuế
 
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017 Đề tài  kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
Đề tài kế toán thuế tại doanh nghiệp sản xuất hay 2017
 
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - TẢI FREE ZALO:...
 
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...Luan an tien si luat   phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
Luan an tien si luat phap luat ve quan ly thue trong nen kinh te thi truong...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huy...
 
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhânLuận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
Luận văn: Thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân
 
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn hu...
 
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docQuản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Quản Lý Thu Thuế Gtgt Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Tại Chi Cục Thuế Quận Cẩm L...
 
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
Tai lieutonghop.com --tinh-hinh_thuc_hien_luat_thue_gtgt_tai_cong_ty_co_phan_...
 
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đXử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
Xử lý vi phạm về thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Đăk Lăk, 9đ
 
Giáo trình thuế
Giáo trình thuếGiáo trình thuế
Giáo trình thuế
 
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdfBài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
Bài giảng Quản lý thuế - Trường ĐH Thương Mại.pdf
 
Luận văn: Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Quản lý thu thuế đối với hộ cá thể tại Trà Vinh, HAY
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên  Địa Bàn Tỉnh Đắk...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên  Địa Bàn Tỉnh Đắk...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thu Thuế Gtgt Đối Với Dntn Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk...
 
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng LiêmLuận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
Luận văn: Thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại huyện Vũng Liêm
 
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk LắkLuận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Đắk Lắk
 
Hoàn Thiện Quản Lý Thu Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên Địa Bà...
Hoàn Thiện Quản Lý Thu Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên Địa Bà...Hoàn Thiện Quản Lý Thu Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên Địa Bà...
Hoàn Thiện Quản Lý Thu Thuế Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên Địa Bà...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Tỉnh Kon Tum.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Tỉnh Kon Tum.docHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Tỉnh Kon Tum.doc
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Tỉnh Kon Tum.doc
 
Lv (36)
Lv (36)Lv (36)
Lv (36)
 

Recently uploaded

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 

Recently uploaded (7)

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 

BAI_GING_PL_QUN_LY_THUE.pptx

  • 1. PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ TS. VŨ VĂN CƯƠNG – TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT
  • 2. KẾT CẤU BÀI GIẢNG I.KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ II.KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ III.NỘI DUNG PL QUẢN LÝ THUẾ Ở VN
  • 3. I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ THUẾ Khái niệm quản lý thuế Cơ chế quản lý thuế Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế Mục tiêu, phương pháp quản lý thuế
  • 4. 1.1.CÁC QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ Theo nghĩa rộng: quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước liên quan đến thuế. Bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN, hoạt động xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành pháp luật thuế và cả hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thuế của các tổ chức thụ hưởng NSNN. Theo nghĩa hẹp: quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lí, điều hành quá trình thu nộp thuế (hoạt động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - cơ quan quản lý thuế) trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các luật thuế. Theo Luật thưc định :(Điều 3, Luật Quản lý thuế ): Quản lý thuế gồm: “Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế”
  • 5. 1.2.Các đặc trưng cơ bản của quản lý thuế 1/ Bản chất quản lí thuế là một bộ phận của quản lý tài chính công Do thuế là khoản thu mang tính bắt buộc biện pháp quản thuế chủ yếu là biện pháp quản lý hành chính. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại theo xu hướng thu hẹp biện pháp quản lý hành chính cưỡng bức, mở rộng biện pháp quản lý mang tính phục vụ, dịch vụ. 2/ Về chủ thể trong quản lý thuế: là cơ quan quản lý thuế( cơ quan thuế, cơ quan hải quan)… Do thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là tài sản quốc gia để phục vụ lợi ích cho toàn xã hội. Vì thế, tham gia quản lý thuế là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội. 3/ Đối tượng chịu sự quản lý thuế của nhà nước là người nộp thuế được xác định trong các Luật thuế do nhà nước ban hành. Ngoài ra, đối tượng chịu sự quản lý thuế của nhà nước còn gồm: tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế; tổ chức, cá nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.
  • 6. 1.2. Các đặc trưng cơ bản của quản lý thuế Quản lý thuế là hoạt động đặc thù, được điều chỉnh bằng luật chuyên ngành (Luật Quản lý thuế) Quản lý thuế có tính chuyên môn kỹ thuật phức tạp, hiệu quả quản lý thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trình độ năng lực của bộ máy quản lý thuế; điều kiện cơ sở vật chất của ngành thuế; trình độ ý thức chấp hành pháp luật thuế của người dân; sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế và các thể chế quản lý kinh tế xã hội có liên quan...
  • 7. 2. Cơ chế quản lý thuế Trên thế giới có 2 loại cơ chế quản lý thuế chính: Cơ chế cơ quan thuế tính thuế (official asessment) Cơ chế người nộp thuế tự tính thuế (self asessment), hay còn gọi là cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế.
  • 8. 2.1.Cơ chế cơ quan thuế tính thuế: Cơ chế này đòi hỏi cán bộ thuế phải kiểm tra tất cả các tờ khai thuế, các khoản phải thu dựa trên những số liệu mà cơ quan thuế có được để xác định số thuế chính thức phải nộp và ra thông báo thuế cho người nộp thuế. Cơ chế này thể hiện sự ít tin tưởng của cơ quan thuế đối với người nộp thuế. Cách thức quản lý thuế này mang tính áp đặt, nặng về sử dụng quyền lực của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế. Việc cơ quan thuế tính thuế thường gây ra nhiều tranh cãi, bất đồng giữa cơ quan quản lý và người nộp thuế về cách thức xác định số thuế phải nộp. Người nộp thuế phải chờ đợi cơ quan thuế tính và ra thông báo mới có thể nộp thuế, làm ảnh hưởng đến tiến độ thu thuế. Việc xác định số thuế phải nộp trở thành trách nhiệm pháp lý của cơ quan thuế, do đó, không khuyến khích người nộp thuế tự giác tuân thủ. Hơn nữa, với sự gia tăng số lượng của người nộp thuế ngày càng nhanh chóng, cơ chế cơ quan thuế tính thuế đòi hỏi nguồn nhân lực của cơ quan thuế phải tăng lên tương ứng, dẫn đến chi phí quản lý thuế rất cao.
  • 9. 2.3. Cơ chế tự khai, tự nộp thuế: Cơ chế quản lý thuế được thực hiện trên nền tảng sự tuân thủ tự giác về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Người nộp thuế căn cứ các qui định của pháp luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, tự kê khai thuế, nộp tờ khai đúng hạn và nộp thuế theo số đã tính vào NSNN. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán để chứng minh các số liệu đã kê khai. Cơ quan thuế có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế, các thủ tục về thuế, từ đó tự thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Cơ quan thuế tập trung nguồn lực để giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế đối với người nộp thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá những rủi ro để lựa chọn chính xác những trường hợp cần thanh tra, kiểm tra. Điều này sẽ giúp khắc phục được việc thanh tra, kiểm tra tràn lan gây lãng phí nguồn lực cho cơ quan thuế và gây phiền hà cho người nộp thuế. Tuy nhiên, thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế cơ quan quản lý thuế thực hiện quản lý giám sát chặt chẽ bằng phương pháp hiệu quả hơn. Cơ chế này tạo nên sự kết hợp hài hoà vai trò của cơ quan quản lý thuế như một cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thuế với vai trò một cơ quan cung cấp dịch vụ thuế cho cộng đồng DN và xã hội.
  • 10. 3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế Thứ tư, mô hình kết hợp giữa các mô hình quản lý thuế Thứ ba, mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng Thứ hai, mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế Mô hình tổ chức quản lý thuế là việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế theo một nguyên tắc chủ đạo nhất định, đồng thời xác định số lượng các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó; thực hiện phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm hình thành bộ máy quản lý thuế phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế.
  • 11. Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế Đây là mô hình trong đó, bộ máy quản lý thuế được tổ chức thành từng bộ phận riêng biệt để quản lý một hoặc một số loại thuế cụ thể. Mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng để quản lý loại thuế mà phòng đó được phân công quản lý thu đối với tất cả các đối tượng nộp thuế. ưu điểm: - Tạo điều kiện để chuyên sâu quản lý từng sắc thuế, hiểu rõ phương pháp quản lý sắc thuế một cách hiệu quả nhất, cho phép từng phòng tự phát triển các chương trình chuyên sâu phù hợp nhất theo yêu cầu quản lý của từng sắc thuế. - Phản ứng kịp thời với những thay đổi của luật thuế hay những biện pháp quản lý đối với từng sắc thuế. Khi một sắc thuế nào đó thay đổi qui trình quản lý thì chỉ phải thay đổi trong một phòng quản lý sắc thuế đó hoặc khi có sắc thuế mới phát sinh thì chỉ cần thành lập thêm một phòng mới để quản lý sắc thuế đó. Ngoài ra, khi tổng kết đánh giá được tính hiệu quả của từng sắc thuế, thấy rõ được ưu điểm, nhược điểm của từng sắc thuế để kịp thời có sự điều chỉnh thích hợp. Mô hình này phù hợp với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, có môi trường tài chính có nhiều biến động và có các qui định khác nhau về thủ tục quản lý đối với từng loại thuế.
  • 12. Mô hình này được áp dụng ở Việt Nam vào đầu những năm 90 và chủ yếu thực hiện ở cấp cơ quan Tổng cục Thuế.Do thời gian này, chính sách thuế thường xuyên thay đổi, bổ sung và hoàn thiện. Nhiều sắc thuế mới được nghiên cứu áp dụng. Việc áp dụng mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo sắc thuế là phù hợp. - Bộ máy quản lý thuế khá cồng kềnh. - Dễ xảy ra sự thông đồng giữa người nộp thuế và cán bộ quản lý thuế do mỗi bộ phận hoạt động độc lập với các bộ phận khác, làm cho sự kiểm tra, kiểm soát giữa các bộ phận kém hiệu quả. - Gây khó khăn trong việc tuân thủ luật thuế của người nộp thuế, bởi vì để hiểu và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế (nghĩa vụ nộp nhiều loại thuế khác nhau), họ phải cần đến sự hỗ trợ của nhiều bộ phận trong cùng một cơ quan thuế. Dẫn đến chi phí tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và của cơ quan thuế cao. - Chi phí quản lý cao, hiệu suất quản lý thấp vì các chức năng quản lý bị chồng chéo giữa các bộ phận. Mỗi bộ phận đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý trong khi có những chức năng có thể chỉ do một bộ phận quản lý hoặc mỗi bộ phận phải có một hệ thống chương trình phầm mềm riêng phục vụ quản lý… Mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế có những nhược điểm sau:
  • 13. Thứ hai, mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế Là mô hình trong đó mỗi phòng/ ban chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ và quản lý một nhóm người nộp thuế nhất định. Chẳng hạn, Phòng quản lý thuế các DN lớn, phòng quản lý thuế các DN vừa, nhỏ; phòng quản lý thuế DN ngành công nghiệp, phòng quản lý thuế ngành Hàng không, Điện lực…hoặc phòng quản lý thuế khu vực kinh tế quốc doanh, phòng quản lý thuế khu vực kinh tế dân doanh… Mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng quản lý để quản lý thu tất cả các sắc thuế mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ với Nhà nước. Mô hình này chỉ phù hợp khi việc thực hiện các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý thuế đã đạt đến trình độ cao, đội ngũ cán bộ có kỹ năng. Để mô hình này áp dụng có hiệu quả thì cơ quan quản lý thuế phải tăng cường các chương trình kiểm tra, giám sát nội bộ và giám sát chặt chẽ chất lượng quản lý cũng như các quy trình thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính thống nhất và công bằng trên phạm vi toàn quốc. Ở Việt Nam, năm 2010 đã thành lập Vụ quản lý thuế DN lớn thuộc Tổng cục thuế để QL
  • 14. Ưu điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế - Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế phù hợp với đặc điểm của từng loại đối tượng nộp thuế. Do nắm rõ được đặc điểm của nhóm người nộp thuế nên cơ quan quản lý có thể áp dụng quy trình thủ tục quản lý thuế phù hợp, nâng cao và khuyến khích tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, tăng hiệu suất công việc của cán bộ thuế nhằm đạt được mục tiêu quản lý thuế hiệu quả nhất. - Tạo điều kiện thực hiện phương pháp quản lý và phân bổ nguồn lực phù hợp với những rủi ro về quản lý thuế đối với các nhóm người nộp thuế khác nhau, tạo sự an toàn cho NSNN. Thông thường, phòng quản lý các đối tượng nộp thuế lớn thường được bố trí những cán bộ có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm quản lý cao nhằm giám sát chặt một số đối tượng nộp thuế có số thu lớn. Sự sắp xếp này nhằm tạo ra những biện pháp quản lý phù hợp với một nhóm đối tượng nộp thuế đặc biệt, nâng cao hiệu quả quản lý đối với các nguồn thu lớn của NSNN. - Là cơ sở giao nhiệm vụ rõ ràng và giám sát thực hiện, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách đối với một hoặc một số nhóm người nộp thuế. Ví dụ: khi xảy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành dự toán thu NSNN ở một loại DN hoặc một ngành nghề nào đó thì có thể qui ngay trách nhiệm thuộc bộ phận nào.
  • 15. Nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế - Dễ dẫn đến quản lý chuyên quản khép kín, móc ngoặc, tham nhũng, tiêu cực nếu không có sự giám sát chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên. - Bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao do mỗi bộ phòng đều phải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với nhóm người nộp thuế do phòng quản lý. - Dễ xảy ra sự không thống nhất trong việc chỉ đạo thực hiện các luật thuế, các biện pháp quản lý của cùng một sắc thuế nhưng đối với mỗi nhóm người nộp thuế khác nhau, tạo ra sự không công bằng về thuế giữa những người nộp thuế. - Không đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế khi số lượng và qui mô của người nộp thuế thường xuyên tăng lên, hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, đa dạng, phức tạp với hình thức sở hữu khác nhau.
  • 16. Thứ ba, mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng Là mô hình trong đó cơ quan quản lý thuế tổ chức bộ máy thành các bộ phận riêng rẽ để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong qui trình quản lý đối với tất cả các loại thuế, như: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế, Phòng xử lý tờ khai và dữ liệu về thuế, Phòng cưỡng chế và quản lý thu nợ, phòng Thanh tra thuế...). Mỗi phòng thực hiện một hoặc một số chức năng quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau để quản lý đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo chức năng được phân công thực hiện. Để áp dụng có hiệu quả mô hình này đòi hỏi bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ phải hoạt động có hiệu quả để giải quyết kịp thời các vướng mắc cho người nộp thuế. Hệ thống thông tin phải kịp thời và thông suốt để các bộ phận chức năng sử dụng phục vụ tốt cho công việc của mình. Mô hình này được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi và mức độ tuân thủ pháp luật thuế còn thấp, đồng thời số lượng người nộp thuế tăng nhanh mà thiếu hụt cán bộ quản lý có kỹ năng.
  • 17. Ưu điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng - Thích ứng với mọi sự thay đổi về chính sách thuế và người nộp thuế. - Hiệu quả cao do công tác quản lý được chuyên môn hoá, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng chức năng. Mỗi phòng/ban sắp xếp cán bộ sẽ phù hợp năng lực của từng loại cán bộ hơn. CB có kỹ năng đặc biệt sẽ xử lý các vấn đề liên quan đến các loại thuế mới, hoặc vấn đề mới phát sinh, các chuyên gia cao cấp tập trung xử lý các vấn đề phức tạp, còn công việc thường ngày do cán bộ có trình độ thấp hơn xử lý. - Tạo điều kiện cho người nộp thuế tăng cường tính tự giác và giảm chi phí tuân thủ thuế của người nộp thuế, giảm chi phí quản lý của cơ quan Thuế. - Giảm thiểu hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quản lý thuế do sự kiểm tra, giám sát giữa các bộ phận cùng thực hiện qui trình quản lý thuế.
  • 18. Nhược điểm của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng Nếu người đứng đầu cơ quan thuế không quản lý chặt chẽ, cán bộ thuế trách nhiệm không cao, để xảy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành dự toán Nhà nước giao thì khó qui trách nhiệm cho tổ chức và cá nhân nào, vì cả 4 khâu quản lý thuế đều liên quan đến việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Do đặc tính phân đoạn trong công tác quản lý dễ dẫn tới việc mỗi bộ phận chức năng chỉ tập trung vào một khía cạnh hẹp của người nộp thuế và tách biệt với công việc của các bộ phận khác, thiếu bộ phận để tập hợp, điều phối hoạt động của các bộ phận chức năng quản lý với nhau. Chưa hoàn toàn thích ứng trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật thuế và trình độ tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân nói chung và của người nộp thuế nói riêng còn thấp và trong cơ chế giao chỉ tiêu pháp lệnh thu ngân sách.
  • 19. Thứ tư, mô hình kết hợp giữa các mô hình quản lý thuế Để phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại của các mô hình quản lý thuế trên, nhiều nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý thuế kết hợp quản lý vừa theo chức năng vừa theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế. Thông thường có một số hình thức kết hợp sau: 1- Sắc thuế - Chức năng - Qui mô đối tượng; với mô hình này nguyên tắc quản lý theo sắc thuế được coi trọng nhất. 2- Chức năng - Qui mô đối tượng - Sắc thuế, với mô hình này nguyên tắc quản lý theo chức năng được coi trọng nhất. 3- Đối tượng (qui mô, ngành nghề) - Chức năng - Sắc thuế, với mô hình này nguyên tắc quản lý theo đối tượng được coi trọng nhất. Trong 3 hình thức kết hợp trên, hình thức thứ 2 và thứ 3 được áp dụng rộng rãi và có ưu điểm hơn.
  • 20. Mô hình kết hợp Chức năng - Qui mô đối tượng - Sắc thuế: Theo mô hình này, trong cơ quan quản lý thuế thành lập các bộ phận quản lý theo từng chức năng quản lý thuế (bộ phận hỗ trợ người nộp thuế; bộ phận quản lý việc kê khai và kế toán thuế; bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế; bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế). Trong mỗi bộ phận quản lý theo chức năng nêu trên lại hình thành các bộ phận quản lý đối với từng loại nhóm đối tượng nộp thuế (lớn, vừa, nhỏ hoặc theo từng ngành kinh tế: hàng không, điện lực, ngân hàng...). Ví dụ: Bộ phận hỗ trợ DN lớn; bộ phận thanh tra các tập đoàn, các tổng công ty. Tuy nhiên, cũng có những chức năng được thành lập để quản lý đối với tất cả các người nộp thuế, như: bộ phận kê khai, kế toán thuế sẽ quản lý việc kê khai của tất cả các đối tượng nộp thuế và theo dõi kết quả thu thuế trong toàn ngành. Bên cạnh các bộ phận quản lý thuế theo chức năng, một số sắc thuế (chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản) lại được thành lập bộ phận quản lý riêng, độc lập để quản lý các sắc thuế này. Trong bộ phận quản lý theo sắc thuế, cũng thành lập các bộ phận quản lý theo từng chức năng như hỗ trợ người nộp thuế, kê khai thuế thu nhập cá nhân, thanh tra thuế thu nhập cá nhân...
  • 21. Mô hình kết hợp Đối tượng - Chức năng - Sắc thuế: Bên cạnh đó, một số sắc thuế (chủ yếu là thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản) lại được thành lập bộ phận quản lý riêng, độc lập để quản lý các sắc thuế này và trong từng bộ phận quản lý theo sắc thuế lại hình thành bộ phận quản lý theo từng chức năng. Hiện nay, một số nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng mô hình quản lý theo nhóm đối tượng chia theo qui mô (lớn, vừa, nhỏ) hoặc theo nhóm ngành kinh tế quan trọng (Điện lực, Hàng không, Bảo hiểm, Ngân hàng, Bưu chính viễn thông...). Trong mỗi bộ phận quản lý theo đối tượng lại thành lập các bộ phận quản lý theo chức năng để quản lý và thu thuế đối với người nộp thuế đó (như các bộ phận: Hỗ trợ; Kê khai và kế toán thuế; Quản lý nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế).
  • 22. 4. Mục tiêu và phương pháp quản lý thuế 4.1 Mục tiêu của quản lý thuế - Tập trung huy động đầy đủ và kịp thời các khoản thu cho NSNN dựa vào khai thác cơ sở thuế hiện tại và tìm kiếm, khuyến khích cơ sở thuế tiềm năng, tiết giảm chi phí quản lý thuế của nhà nước và chi phí tuân thủ của người nộp thuế. - Phát huy tốt nhất vai trò của công cụ thuế trong nền kinh tế thị trường như vai trò ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu của nhà nước đã định trong từng thời kỳ. - Tăng cường sự tuân thủ thuế của người nộp thuế một cách đầy đủ, kịp thời và tự nguyện theo các quy định của luật thuế. - Góp phần bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế khác nhau trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực thúc đấy kinh tế tăng trưởng và phát triển. - Quản lý thuế không chỉ có mục tiêu bảo đảm những quyền và lợi ích cho nhà nước mà còn bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
  • 23. 4.2 Phương pháp quản lý thuế Xét về bản chất thuế và việc quản lý thuế là quyền của nhà nước, quản lý thuế thuộc loại quản lý hành chính nhà nước, phương pháp quản lý thuế được áp dụng chủ yếu là mệnh lệnh hành chính bắt buộc. Trong một thời kỳ dài với quan niệm theo hướng tuyệt đối hoá này, chỉ có quyền lực và cưỡng chế mới là biện pháp quản lý thuế có hiệu quả nhất. Với phương thức quản lý thuế này đã là nguyên nhân chính dẫn đến nạn quan liêu, tham nhũng và vô số các tiêu cực khác trong hệ thống cơ quan quản lý thuế và công chức thuế. Cho đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20 quản lý thuế ở hầu hết quốc gia vẫn theo theo quan điểm truyền thống: Người nộp thuế luôn có vị trị là đối tượng bị quản lý, bị cai trị, mọi cải cách trong quản lý thuế đều tập trung vào những yếu tố bên trong của bộ máy quản lý thuế nhằm tăng cường hoạt động của những cơ quan này trong hoạt động thu thuế để đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
  • 24. 4.2 Phương pháp quản lý thuế Để đạt mục tiêu này cần thay đổi chiến lược và phương pháp quản lý thuế theo hướng tiếp cận mới đó là: “Phải coi người nộp thuế là khách hàng của cơ quan quản lý thuế” đây là cơ sở căn bản cho mọi giải pháp đổi mới quản lý thuế. Hệ thống quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả là phải đạt được sự vui lòng hợp tác của đa số những người nộp thuế. Cơ quan quản lý thuế giúp đỡ người nộp thuế tuân thủ, đáp ứng những yêu cầu của họ, tạo điều kiện cho họ tuân thủ nghĩa vụ thuế hơn là tiêu tốn quá nhiều nguồn lực vào việc dùng sức mạnh quyền lực để ngăn chặn và hạn chế đối tượng trốn thuế, gian lận Kinh tế thị trường phát triển, dân chủ được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao, số lượng người nộp thuế tăng nhanh cùng với nhiều đặc điểm phức tạp, vượt quá khả năng quản lý của cơ quan quản lý thuế… nhiều quốc gia chuyển sang áp dụng quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.
  • 25. 4.2. Phương pháp quản lý thuế Khái niệm tuân thủ trên được đo bằng 3 yếu tố: (1) tính đầy đủ, (2) tính tự nguyện (3) Tính đúng thời hạn. Cơ quan thuế cần phân biệt mức độ tuân thủ của từng nhóm đối tượng diễn ra ở mức độ nào? Từ đó, có phương pháp quản lý thích hợp đối với từng nhóm người nộp thuế
  • 26. - Sẵng sàng tuân thủ: người nộp thuế cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, hợp tác với cơ quan thuế và tuân thủ một cách tích cực, thậm chí có thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích đối tượng khác tuân thủ. (ở cấp độ này, người nộp thuế có đầy đủ ba chỉ số là: Nộp đủ + đúng thời gian + tự nguyện). - Chấp nhận tuân thủ: người nộp thuế chấp nhận những yêu cầu quản lý thu thuế và tin tưởng vào cơ quan thuế.(Ở cấp độ này, người nộp thuế có hai chỉ số tốt là: nộp đủ và nộp đúng thời gian). - Miễn cưỡng tuân thủ: người nộp thuế có sự đối nghịch với cơ quan thuế (ở cấp độ này, người nộp thuế chỉ thể hiện ở một chỉ số là nộp đủ). - Từ chối tuân thủ: người nộp thuế hoàn toàn tách ra khỏi sự quản lý của cơ quan thuế (ở cấp độ này, người nộp thuế có ba chỉ số đều rất kém) Từ các cấp độ tuân thủ thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế có chiến lược và phương pháp quản lý khác nhau cho từng nhóm đối tượng khách hàng nộp thuế.
  • 27. Nhóm người nộp thuế sẵng sàng tuân thủ: phương pháp quản lý áp dụng là tự quản lý (tự điều chỉnh ) để khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện thông qua các chương trình cụ thể như giáo dục, cung cấp các dịch vụ thuận tiện và có hiệu quả. Nếu người nộp thuế cam kết sửa các sai phạm, họ cần được sự hỗ trợ của cơ quan thuế. Nhóm người nộp thuế chấp nhận tuân thủ: phương pháp quản lý áp dụng là tự quản lý có kiểm tra. Người nộp thuế có trách nhiệm sửa chữa sai phạm của họ nhưng cần phải có cơ chế để đảm bảo rằng họ sẽ tuân thủ và cung cấp thông tin phản hồi để đảm bảo sự tuân thủ tốt. Nhóm người nộp thuế miễn cưỡng tuân thủ: phương pháp quản lý áp dụng là cưỡng chế có suy xét, ở cấp độ “ mềm mỏng” đó là xem xét, phân tích việc sử dụng các hình thức, biện pháp xử phạt để cải thiện sự tuân thủ. Nhóm người nộp thuế từ chối tuân thủ:phương pháp quản lý áp dụng là cưỡng chế không suy xét khi sử dụng các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật thuế, biện pháp xử phạt sẽ được ấn định nghiêm khắc khi sự không tuân thủ bị phát hiện ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Các phương pháp quản lý áp dụng sẽ linh hoạt, phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng người nộp thuế để hướng đến mục tiêu tăng dần mức độ tuân thủ của người nộp thuế.
  • 28. 4.3. Các yếu tố chi phối hành vi tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế 1 Yếu tố kinh tế: 2.Yếu tố tâm lý, xã hội 3. Yếu tố chính trị, pháp luật 4. Các yếu tố khác
  • 29. * Yếu tố kinh tế: “Người nộp thuế luôn có động cơ tối ưu hóa lợi ích của họ, họ sẽ không tuân thủ thuế trừ khi chi phí của việc không tuân thủ quá lớn so với lợi ích mà họ nhận được từ sự không tuân thủ.”, Như vậy, với cách nhìn nhận này sự tuân thủ thuế về cơ bản bị ảnh hưởng bởi mức xử phạt vi phạm do bị phát hiện Tần suất thanh tra thuế và xử phạt vi phạm là hai công cụ chính có thể thay thế cho nhau hoặc kết hợp với nhau trong quản lý thuế. BP này nó có tác động tích cực đến việc ngăn chặn hành vi trốn lậu thuế nhưng không phải là chiến lược hợp lý để tăng cường sự tuân thủ thuế. Sự tuân thủ thuế có thể cải thiện bằng những phần thưởng vật chất đối với người nộp thuế. Nếu xét một cách đơn thuần tức là giá trị vật chất của phần thưởng phải đủ lớn để thúc đẩy sự tuân thủ nhưng xét dưới góc độ hiệu quả quản lý thuế nếu phần thưởng mà lớn hơn số thuế thu tăng thêm thì không có hiệu quả. Trong thực tế có trường hợp giá trị phần thưởng nhỏ, nhưng kết quả lại có sự tác động rất lớn đến sự tuân thủ. Bởi vậy, khi sử dụng công cụ chính sách này cần xem xét sự tác động của phần thưởng không chỉ là lợi ích vật chất trực tiếp mà còn xem xét sự tác động đến lợi ích tính thần và lợi ích vật chất gián tiếp khác Chi phí tuân thủ thuế tác động lớn đến sự tuân thủ thuế. Chi phí tuân thủ tăng sẽ cản trở quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế và ngược lại. Ngoài ra, lãi suất cũng là yếu tố được xem xét trong quyết định tuân thủ của người nộp thuế dưới tác động của lãi suất có thể dẫn đến hành vi trì hoãn việc tuân thủ thuế
  • 30. * Yếu tố tâm lý, xã hội Nhận thức về sự công bằng và bình đẳng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Sự không tin tưởng do nhận thức về sự không công bằng của hệ thống thuế tất yếu làm phát sinh các hoạt động kinh tế ngầm và dẫn đến sự chấp nhận trốn thuế Khi mà người nộp thuế nhận thức rằng, chính quyền và cơ quan quản lý thuế là người đại diện và hoạt động vì lợi ích chung, coi người nộp thuế là khách hàng thì sự tuân thủ thuế sẽ đạt được. Một chính quyền không đại diện cho lợi ích chung (Không công tâm, trong sạch, hối lộ và tham nhũng) sẽ giảm sự hợp tác và tăng sự chống đối của người nộp thuế. Một hệ thống chính sách thuế và quy trình quản lý thuế đơn giản, dễ hiểu và dễ tiếp cận, làm giảm chi phí sẽ tăng tỉ lệ tuân thủ thuế của người nộp thuế
  • 31. Mức độ chấp nhận rủi ro của người nộp thuế. Người nộp thuế đều có tâm lý sợ rủi ro và chống lại rủi ro, phương án lựa chọn phải là phương án có độ rủi ro thấp hơn và người nộp thuế sẽ không trốn, lậu thuế nếu có hình thức xử phạt nghiêm khắc và khả năng phát hiện nhanh chóng, chính xác các hành vi gian lận, trốn lậu thuế của cơ quan thuế. Yếu tố này đòi hỏi trình độ năng lực quản lý của cơ quan quản lý thuế; sự tự chủ và độc lập trong tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Một cơ chế quản lý thuế dân chủ, đề cao tính tự chủ cho người nộp thuế sẽ tạo tâm lý tốt, chủ động của người nộp thuế trước nghĩa vụ thuế phải hoàn thành. Đây cũng chính là một trong những cơ sở cho việc thực hiện cơ chế quản lý tự khai, tự nộp thuế ở nhiều quốc gia hiện nay. Chuẩn mực xã hội và trách nhiệm của người nộp thuế trong một cộng đồng xã hội. Trong cộng đồng, sự tuân thủ thuế đã trở thành chuẩn mực sẽ tác động đến nhận thức của người nộp thuế rằng hầu hết mọi người đều tuân thủ, chỉ một số ít người là không tuân thủ và bị xã hội lên án ,Dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của người nộp thuế trong một cộng đồng xã hội. Danh tiếng vai trò của người nộp thuế sẽ tác động đến tinh thần thuế, đạo đức của bản thân người nộp thuế
  • 32. Yếu tố chính trị, pháp luật Một là, hiệu quả của chi tiêu công, NSNN được tạo lập chủ yếu bằng nguồn thu từ thuế và được sử dụng cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ trở lại cho người nộp thuế và nuôi bộ máy công quyền. NSNN được sử dụng như thế nào là một trong những vấn đề được người nộp thuế quan tâm. Nhận thức của người nộp thuế về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu công sẽ tác động lớn đến sự tuân thủ thuế. Tham nhũng, thất thoát ngân sách, đầu tư công kém hiệu quả sẽ là những yếu tố cản trở hành vi tuân thủ thuế tích cực. Hai là, Chính sách thuế ổn định, có thể dự đoán, rõ ràng, đơn giản, dễ hiều và công bằng là những tiền đề đầu tiên để đạt được sự tuân thủ cao. Người nộp thuế chỉ sẵn sàng và chấp nhận tuân thủ khi các sắc thuế đạt được các yêu cầu trên và đó cũng là cốt lõi của một hệ thống thuế tốt. Ba là, pháp luật quản lý thuế của nhà nước nếu đáp ứng được yêu cầu về tính ổn định, minh bạch, rõ ràng, đơn giản, dễ hiều, dễ thực hiện của quy trình và thủ tục tuân thủ thuế sẽ làm giảm chi phí tuân thủ, giảm rủi ro do tham nhũng và giảm sự phiền hà cho người nộp thuế. Ngoài ra, pháp luật quản lý thuế còn phải bảo đảm được tính sẵn có, phù hợp và dễ tiếp cận của các dịch vụ hỗ trợ thuế sẽ giúp người nộp thuế giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về luật thuế cũng như quy trình tuân thủ. Bên cạnh đó, tính cưỡng chế hợp lý khi người nộp thuế vi phạm và tính động viên, khuyến khích kịp thời khi người nộp thuế có tiến bộ trong tuân thủ thuế của quản lý thuế sẽ có tác động tích cực và mang tính hiệu ứng lan tỏa, nâng cao tinh thần thuế, đạo đức thuế của người nộp thuế.
  • 33. Các yếu tố khác Thứ nhất, đặc điểm về quy mô của người nộp thuế. Đối với nhóm người nộp thuế lớn là nhóm có đóng góp chủ yếu vào NSNN, nhóm này thường sử dụng các phương pháp tinh vi để tối thiểu hóa thuế, thường là tránh thuế hơn trốn thuế. Đối với nhóm người nộp thuế quy mô trung bình là nhóm có những hạn chế trong lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán và thường hay thỏa hiệp với cán bộ thuế về nghĩa vụ thuế mà họ thực hiện. Đối với nhóm người nộp thuế quy mô nhỏ, đặc biệt là ở khu vực bán lẻ thường không lưu giữ số liệu, không đăng ký thuế một cách tự nguyện, chi phí tuân thủ thuế cao so với thu nhập có được từ các hoạt động kinh tế, tỷ lệ trốn lậu thuế cao. Tuy nhiên, cách thức trốn lậu thuế của nhóm người nộp thuế này không tinh vi và thường là đối tượng dễ bị cán bộ thuế lạm dụng. Ngoài ra, đặc điểm về hình thức sở hữu và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của người nộp thuế cũng có tác động nhất định đến việc tuân thủ thuế. Thứ hai, tính phức tạp của các giao dịch tài chính của người nộp thuế. Mức độ mở cửa nền kinh tế và sự di chuyển của các luồng vốn trong xã hội được thực hiện dễ dàng làm cho các giao dịch tài chính của người nộp thuế trở nên phức tạp hơn và là thách thức với các cơ quan thuế trong việc đảm bảo hành vi tuân thủ thuế. Một vấn đề nổi cộm ở các nước đang phát triển là các giao dịch thanh toán trong xã hội vẫn chủ yếu là bằng tiền mặt, cùng với sự phát triển nhanh chóng thương mại điện tử, các giao dịch kinh doanh khó kiểm soát hơn đây là điều kiện tốt cho những hành vi gian lận, trốn lậu thuế.
  • 34. Thứ ba, sự hiều biết nghĩa vụ thuế, quy trình tuân thủ thuế, kế toán thuế: Hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế phụ thuộc nhiều vào yếu tố hiểu biết về nội dung và những yêu cầu của các luật thuế và thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhiều người nộp thuế có thể vui lòng tuân thủ nhưng họ không có khả năng làm như vậy vì họ không nhận thức được hoặc không hiểu phạm vi nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ. Điều này làm gia tăng tỉ lệ lỗi trong kê khai và thanh toán thuế, tăng chi phí tuân thủ thuế và cản trở sự tuân thủ. Tình trạng mù thông tin và kiến thức cơ bản về hoạt động kế toán và lưu giữ sổ sách chiếm tỷ lệ khá cao ở các nước đang phát triển, điển hình đối với các DN vừa và nhỏ. Thứ tư, thời gian hoạt động, đối với các DN mới thành lập hoặc thời gian hoạt động kinh chưa nhiều, đối tượng này thường thiếu kiến thức về luật thuế và quy trình tuân thủ thuế, vì vậy họ là đối tượng chủ yếu của hình thức không tuân thủ với lỗi vô ý. Các hoạt động trốn thuế hay tránh thuế thường thô sơ, dễ bị cơ quan thuế phát hiện vì chưa có kinh nghiệm. Đối với các DN “có tuổi” thường hiểu rõ về nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ. Vì vậy nếu tinh thần thuế tốt, họ là những đối tượng sẵn sàng tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế. Nhưng khi tinh thần thuế yếu thì những DN này thường sử dụng những các biện pháp làm giảm số thuế phải nộp bằng thủ đoạn tinh vi, phức tạp và thường áp dụng biện pháp tránh thuế hơn là trốn thuế.
  • 35. II. PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 4. Các yếu tố chi phối pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 3. Mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế & pháp luật về nội dung các sắc thuế. 2. Cấu trúc của pháp luật quản lý thuế 1.Khái niệm pháp luật quản lý thuế
  • 36. 1.Khái niệm pháp luật quản lý thuế Xét về cấu trúc tổng quát, hệ thống pháp luật thuế nói chung của các nước đều được cấu thành bởi hai bộ phận chính, bao gồm: 1.Các quy định về nội dung của các sắc thuế trong hệ thống thuế; 2. Các quy định về hình thức tổ chức và đảm bảo thực hiện (quy trình hành thu) hệ thống thuế. Các quy định này có nhiệm vụ xác định trình tự, thủ tục hành thu thuế và quản lý thuế cũng như xử lý vi phạm và giải quyết các tranh chấp về thuế...gọi tắt là pháp luật quản lý thuế. Pháp luật quản lý thuế là một bộ phận quan trọng trong pháp luật thuế ở các quốc gia, là công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng để thực hiện công tác quản lý thuế. Pháp luật quản lý thuế có phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý thuế của nhà nước,
  • 37. * Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ thì pháp luật quản lý thuế điều chỉnh các nhóm quan hệ sau: - Quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với người nộp thuế phát sinh trong quá trình quản lý thu, nộp các loại thuế, đây là nhóm quan hệ chủ đạo, chiếm tỷ lệ lớn trong các quan hệ mà pháp luật quản lý thuế điều chỉnh. - Quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý thuế. (chủ yếu liên quan đến việc cung cấp thông tin về người nộp thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, hỗ trợ và trong cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế). - Quan hệ phát sinh trong nội bộ cơ quan quản lý thuế, nhóm quan hệ này liên quan đến việc tổ chức bộ máy quản lý thuế và phân định, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cơ quan, bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý thuế. - Quan hệ giữa người nộp thuế với chủ thể khác có liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế; quan hệ hợp đồng giữa người nộp thuế với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Quan hệ giữa người nộp thuế với tổ chức tín dụng trong việc bảo lãnh số tiền thuế hoặc thực hiện dịch vụ thanh toán tiền thuế cho người nộp thuế…
  • 38. Căn cứ và nội dung hoạt động quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế điều chỉnh các quan hệ quan hệ về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế... .
  • 39. Định nghĩa pháp luật quản lý thuế Pháp luật quản lý thuế là một bộ phận của pháp luật thuế quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và các chủ thể liên quan đến quản lý thuế; quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục, cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện các luật thuế.
  • 40. 2. Cấu trúc pháp luật thuế *Căn cứ vào nguồn quy phạm pháp luật thì pháp luật quản lý thuế có cấu trúc sau: - Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định ở Luật Quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Các quy phạm pháp luật này là các quy phạm pháp luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trong quản lý thuế. Thông thường các quy phạm pháp luật này được áp dụng để thực hiện quản lý chung các loại thuế. - Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế. Nhóm quy phạm pháp luật này là nhóm quy phạm pháp luật quản lý thuế có tính đặc thù được ưu tiên áp dụng để quản lý trong một loại thuế cụ thể mà không áp dụng để quản lý các loại thuế khác. - Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định trong các luật khác có liên quan. Các quy phạm pháp luật này sẽ được sử dụng khi các văn bản pháp luật chuyên ngành quản lý thuế không quy định cụ thể. Chẳng hạn, các quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế sẽ sử dụng các quy phạm trong văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo chung.
  • 41. * Căn cứ vào nội dung quy phạm pháp luật quản lý thuế - Nhóm quy phạm pháp luật quy định những vấn đề chung có tính nguyên tắc trong quản lý thuế như: xác định phạm vi, đối tượng áp dụng pháp luật quản lý thuế; các nguyên tắc trong quản lý thuế; quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nộp thuế; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế; Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý thuế và những vấn đề có tính chất chung khác trong quản lý thuế; - Bộ phận pháp luật quy định cụ thể về từng nội dung trong quản lý thuế như: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế - Bộ phận pháp luật quy định tổ chức hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý thuế.
  • 42. * Căn cứ vào tư cách chủ thể quản lý và biện pháp áp dụng trong quản lý thuế - Bộ phận pháp luật thực thi chức năng quản lý thuế của nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực trong đó cơ quan quản lý thuế là đại diện thực thi công quyền và biện pháp quản lý được sử dụng là biện pháp hành chính bắt buộc; Chẳng hạn các quy định về việc ấn định thuế, cưỡng chế thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế…; - Bộ phận pháp luật thực thi chức năng quản lý mang tính phục vụ người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện vai trò của một cơ quan cung cấp dịch vụ thuế cho cộng đồng DN và xã hội. Chẳng hạn các quy định về việc hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế.biện pháp quản lý được cơ quan thuế sử dụng mang tính hành chính phục vụ và cung cấp các dịch vụ cho người nộp thuế.
  • 43. *Căn cứ vào đối tượng áp dụng pháp luật quản lý thuế - Bộ phận pháp luật quy định về địa vị pháp lý của người nộp thuế; - Bộ phận pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý thuế bao gồm hệ thống cơ quan thuế và cơ quan hải quan. - Bộ phận pháp luật quy định về các tổ chức, cá nhân có liên quan gồm: các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, DN, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, liên quan đến việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế hoặc liên quan đến công tác quản lý của cơ quan quản lý thuế.
  • 44. * Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế - Bộ phận pháp luật quy định về các thủ tục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ thuế, bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt... - Bộ phận pháp luật quy định về giám sát và bảo đảm việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế, bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế, Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
  • 45. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật quản lý thuế & pháp luật về nội dung các sắc thuế Dưới góc độ luật thực định để xác định quy định nào thuộc pháp luật quản lý thuế, quy định nào thuộc pháp luật về nội dung các sắc thuế trong pháp luật thuế thì căn cứ vào nội dung điều chỉnh của quy phạm để xác định. Pháp luật quản lý thuế có nhiệm vụ: quy định quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ liên quan đến quản lý thuế; Quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, cách thức giải quyết công việc liên quan đến quá trình quản lý thu nộp thuế. Thực tiễn lập pháp các nước cho thấy xây dựng pháp luật quản lý thuế có hai xu hướng: i) Các quy định về quản lý thuế được ghi nhận chung trong các Luật thuế; ii) Các quy định về quản lý thuế được quy định riêng trong đạo luật gọi là Luật Quản lý thuế để quản lý thống nhất đối với tất cả các loại thuế
  • 46. Các quy định về quản lý thuế được ghi nhận chung trong các Luật thuế Các quy định về quản lí thuế nằm rải rác trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau: trong các văn bản pháp luật ở từng sắc thuế đều có quy định về quản lí thuế để áp dụng cho loại thuế đó. Ngoài ra, các văn bản pháp luật khác cũng có những quy định liên quan đến công tác quản lí thuế như: Các văn bản pháp luật về kế toán, về hoá đơn chứng từ, về xử phạt vi phạm hành chính, về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; các văn bản pháp luật về thanh tra, kiểm tra, các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tài chính.
  • 47. Các quy định về quản lý thuế được quy định riêng trong Luật Quản lý thuế Cách làm này có ưu điểm bao quát hết các nội dung quản lý thuế, nâng cao tính pháp lý cho các quy định về quản lý thuế, bảo đảm tính đồng bộ, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế và người dân dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật quản lý thuế. Đồng thời, nó làm cho hệ thống pháp luật thuế trở nên đơn giản, rõ ràng, minh bạch hơn, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý thuế thực hiện việc hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động quản lý thuế của mình. Ở nước ta, nhờ có việc ban hành Luật Quản lý thuế đã khắc phục được một hạn chế lớn mà từng luật thuế trước đây không thể quy định. Luật Quản lý thuế Việt Nam đã phản ánh, ghi nhận khá đầy đủ, toàn diện các nội dung của quản lý thuế và đặc biệt có thêm nhiều nội dung mới như: Nguyên tắc quản lý thuế; Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý thuế; Hợp tác quốc tế về quản lý thuế; Xây dựng lực lượng quản lý thuế; Hiện đại hoá công tác quản lý thuế; Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Thông tin về người nộp thuế; Gia hạn nộp thuế; Xoá nợ thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế v.v.. Hoặc các vấn đề có quy định tại các luật thuế và văn bản hướng dẫn thi hành nhưng khó có thể quy định được chi tiết, cụ thể như: Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt; Xử lý số tiền thuế nộp thừa; Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khiếu kiện; Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; Các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế; Cưỡng chế thu
  • 48. Mối quan hệ Pháp luật quản lý thuế (một bộ phận của pháp luật thuế có tính độc lập tương đối mặc dù ranh giới giữa pháp luật quản lý thuế và pháp luật về nội dung các sắc thuế không hoàn toàn rạch ròi trong cách thể hiện) cho dù được xây dựng, thiết kế theo xu hướng nào thì giữa pháp luật quản lý thuế và pháp luật phản ánh nội dung từng sắc thuế bao giờ có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau.
  • 49. Mối quan hệ Pháp luật về nội dung từng sắc thuế là cơ sở, là tiền đề để xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế. Bởi vì, pháp luật quản lý thuế là pháp luật tổ chức thực hiện các luật thuế, đưa luật thuế vào cuộc sống, hiện thực hoá các quy định của Luật thuế. Cho nên, sự thay đổi pháp luật về nội dung các sắc thuế tất yếu kéo theo sự thay đổi ít nhiều của pháp luật quản lý thuế, đặc biệt là các quy định có tính chất đặc thù của từng sắc thuế. Ngược lại, pháp luật quản lý thuế có vai trò hết sức quan trọng và tác động rất lớn đến pháp luật về nội dung các sắc thuế. “Hiệu quả của các Luật thuế phụ thuộc khá lớn vào pháp luật quản lý thuế. Cho dù các luật thuế phản ánh chuẩn xác, khoa học về chính sách thuế nhưng nếu pháp luật quản lý thuế không phù hợp và thiếu tính khoa học thì tính hiệu quả và mục tiêu của các luật thuế là không đạt được” .
  • 50. Mối quan hệ Pháp luật quản lý thuế mặc dù phụ thuộc vào pháp luật quy định nội dung các sắc thuế, nhưng nói như vậy không có nghĩa là mọi sự thay đổi của pháp luật quản lý thuế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của pháp luật về nội dung từng sắc thuế, mà pháp luật quản lý thuế còn có tính độc lập tương đối. Sự thay đổi của pháp luật quản lý thuế phần lớn phụ thuộc vào cơ chế quản lý thuế của một quốc gia, phụ thuộc vào ý thức tuân thủ luật pháp của các thành viên trong xã hội… Ngoài ra, pháp luật quản lý thuế không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với các luật thuế mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận pháp luật khác trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế cần có sự cân nhắc cẩn trọng để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
  • 51. III.NỘI DUNG PL QUẢN LÝ THUẾ Ở VN 3. Pháp luật về giám sát và bảo đảm sự tuân thủ pháp luật thuế 2.Pháp luật về thủ tục hành chính thuế 1. Các quy định chung về pháp luật quản lý thuế
  • 52. 1. Các quy định chung về pháp luật quản lý thuế Các nguyên tắc trong quản lý thuế (điều 4 Luật QLT) Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế (điều 6,7 Luật QLT) Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế ( Điều 8,9 LQLT) Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức có liên quan tham gia quản lý thuế ( điều 10 đến điều 16) Xây dựng lực lượng - Hiện đại hóa công tác quản lý thuế ( Điều 18,19) Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế ( điều 20)
  • 53. 2. Pháp luật về thủ tục hành chính thuế Về đăng ký thuế: Về khai thuế, tính thuế Về ấn định thuế Về nộp thuế Về thủ tục miễn thuế, giảm thuế Về thủ tục hoàn thuế Về xoá nợ tiền thuế, tiền phạt
  • 54. 3. Pháp luật về giám sát và bảo đảm sự tuân thủ pháp luật thuế 2.1. Quản lý thông tin về người nộp thuế 2.2. Thanh tra, kiểm tra thuế 2.3. Xử lý vi phạm pháp luật thuế 2.4. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế 2.5 Khiếu nại, tố cáo và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quản lý thuế
  • 55. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! TS. VŨ VĂN CƯƠNG