SlideShare a Scribd company logo
1 of 171
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
PHAN THỊ VI
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã ngành: 60340103
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
PHAN THỊ VI
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã ngành: 60340103
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN LƢU
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
i
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LƢU
Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ
TP.HCM ngày …… tháng 9 năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 Chủ tịch
2 Phản biện 1
3 Phản biện 2
4 Ủy viên
5 Ủy viên, Thƣ ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn sau khi luận văn đã
đƣợc sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
ii
TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 08 tháng 8 năm 2019
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phan Thị Vi Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 06/02/1984 Nơi sinh: Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1741890033
I- Tên đề tài:
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH NINH THUẬN
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thực hiện đề tài thạc sỹ “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh
Thuận” nghiên cứu bằng phƣơng pháp định tính.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù Ninh Thuận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu; đồng thời nghiên cứu
nhu cầu thị trƣờng khách du lịch từ đó định hƣớng và đề xuất giải pháp phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút
và kéo dài thời gian lƣu trú của du khách khi tới Ninh Thuận.
III- Ngày giao nhiệm vụ : 02/3/2019
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 28/7/2019
V- Cán bộ hƣớng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN LƢU
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
TS. Nguyễn Văn Lƣu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu và kết
quả của luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tôi xin cam đoan thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc,
mọi sự giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn đã đƣợc cảm ơn.
Học viên thực hiện luận văn
Phan Thị Vi
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận” được
hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc Tiến sĩ Nguyễn Văn Lưu đã nhiệt tình hướng dẫn, định
hướng nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn đúng mục đích và yêu cầu của
đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ninh Thuận, chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp du lịch, du khách đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân thành cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của Quý Thầy, Cô trực tiếp
giảng dạy trên lớp và sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 8 năm 2019
Ngƣời thực hiện luận văn
Phan Thị Vi
iii
TÓM TẮT
Luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận” đƣợc
nghiên cứu thực hiện bằng phƣơng pháp định tính ghi trong giao nhiệm vụ ngày
02/3/2019. Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng và phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận, đánh giá những điểm mạnh và điểm
yếu; đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng khách du lịch từ đó định hƣớng và đề
xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận nhằm nâng cao
tính cạnh tranh, thu hút thêm nhiều khách du lịch và kéo dài thời gian lƣu trú của
du khách khi tới Ninh Thuận.
Sau khi nêu rõ các vấn đề nhƣ tổng quan nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài trong Phần mở đầu, nội dung
chính của luận văn đƣợc phản ánh trong 3 chƣơng, cụ thể là:
Chƣơng 1, hệ thống chọn lọc lý luận về sản phẩm du lịch và sản du lịch đặc
thù, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, các yêu cầu, nguyên tắc,
phƣơng thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, kinh nghiệm phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù trong, ngoài nƣớc và bài học cho Ninh Thuận.
Chƣơng 2, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù tại Ninh Thuận. Nội dung chủ yếu là đánh giá tài nguyên du lịch và môi trƣờng
du lịch, điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, chính sách, cơ chế, thực trạng thị
trƣờng khách du lịch tới Ninh Thuận, thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
tỉnh Ninh Thuận, chỉ ra những điểm mạnh và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân
của thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận.
Chƣơng 3, trên cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành ở hai chƣơng đầu, đề
xuất một số định hƣớng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh
Thuận. Nội dung cụ thể là: định hƣớng thị trƣờng khách; định vị thƣơng hiệu và
hình ảnh đặc trƣng cho sản phẩm du lịch; định hƣớng khai thác tài nguyên du lịch;
xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; xác định không gian phát triển và các loại hình
du lịch chính, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới. Một số sản phẩm cụ thể
và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận đƣợc đề xuất.
iv
ABSTRACT
The research "Development of specific tourism products in Ninh Thuan
province" is studied and implemented by qualitative methods recorded in assigning
tasks on 2/3/2019. The thesis focuses on researching and assessing the status of
construction and development of tourism products specific to Ninh Thuan, assessing
the strengths and weaknesses; At the same time, study the market demand of tourists,
thereby orienting and proposing solutions to develop tourism products in Ninh Thuan
province in order to enhance the competitiveness, attract and prolong the stay of
tourists when coming to Ninh Thuan.
After clarifying issues such as research overview, research objectives, subjects
and scope of research and the meaning of the topic in the Introduction, the main
content of the thesis is reflected in 3 chapters, instruments could be.
Chapter 1, the system of selection of the theory of specific tourism products and
tourism products, construction and development of specific tourism products,
requirements, principles, methods of product development and development Specific
calendar, experience of developing specific tourism products in and outside the country
and lessons for Ninh Thuan.
Chapter 2, assessing the potential and actual situation of developing tourism
products in Ninh Thuan. The main content is the assessment of tourism resources and
tourism environment, infrastructure and technical conditions, policies, mechanisms and
reality of the market of tourists to Ninh Thuan, development status. specific tourism
products in Ninh Thuan province, showing the strengths and causes, limitations and
causes of the current status of tourism product development in Ninh Thuan.
Chapter 3, on the basis of theory and practice formed in the first two chapters,
proposed some orientations and solutions to develop specific tourism products in Ninh
Thuan province. The specific content is: visitor market orientation; brand positioning
and image characteristics for tourism products; orientation of exploiting tourism
resources; building specific tourism products; identify development spaces and major
types of tourism, develop new types of tourism services.
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc
WTTC : Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới
UBND : Ủy ban nhân dân
VHTTDL : Văn hoá, Thể thao và Du lịch
SPDL : Sản phẩm du lịch
SPDLĐT : Sản phẩm du lịch đặc thù
VQG : Vƣờn quốc gia
KDL : Khu du lịch
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng2.1. Hiện trạng phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
giai đoạn 2010-2017...................................................................................42
Bảng2.2. Hiện trạng khách du lịch đến các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
năm 2018...................................................................................................44
Bảng 2.3. Hiện trạng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011 ..............59
Bảng 2.4. Hiện trạng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018 ..............60
Bảng 2.5. Dự báo khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2020-2030 ....................68
Bảng 2.6. Dự báo nhu cầu phòng lƣu trú ...................................................................69
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểuđồ 2.1. Lƣợng khách du lịch đến các tỉnh, thành phố
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2018...........................................44
Biểu đồ 2.2. Tổng thu du lịch các tỉnh, TP vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 2018.....45
Biểuđồ 2.3. Hiện trạng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011 ..........60
Biểu đồ 2.4. Hiện trạng du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018............................61
Biểuđồ 2.5. Lƣợng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018.................62
Biểuđồ 2.6. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011....62
Biểuđồ 2.7. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018....63
Biểuđồ 2.8. Lƣợng khách du lịch nội địa đến Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011 ....64
Biểuđồ2.9.Lƣợng khách du lịch nội địa đến Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018 .....64
Biểu đồ 2.10. Cơ cấu khách dulịchđến Ninh Thuận phân theo loại hình du lịch
giai đoạn 2005-2011............................................................................65
Biểu đồ 2.11. Mục đích chuyến du lịch Ninh Thuận .................................................66
Biểuđồ2.12. Tổng thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011..66
Biểuđồ 2.13. Tổng thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018..67
Biểuđồ 2.14. Dự báo khách du lịch tới Ninh Thuận giai đoạn 2020-2030...............68
Biểuđồ 2.15. Các điểm tham quan, du lịch tại Ninh Thuận......................................70
Biểuđồ 2.16. Các hoạt động du lịch khách mong muốn khi tới Ninh Thuận............71
Biểuđồ2.17.Vị trí của Ninh Thuận trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
và mối liên hệ với các tỉnh khác..........................................................83
Biểuđồ 3.1. Nhóm tuổi khách du lịch đến Ninh Thuận.............................................90
Biểu đồ 3.2. Đối tƣợng khách du lịch đến Ninh Thuận ...........................................91
Biểu đồ 3.3. Loại hình du lịch mang nét đặc trƣng, độc đáo của Ninh Thuận ..........93
Biểu đồ 3.4. Phát triển không gian sản phẩm đặc thù trải nghiệm giá trị cảnh quan,
đa dạng sinh học hệ sinh thái khô hạn (savan)........................................................103
Biểu đồ 3.5. Phát triển không gian sản phẩm đặc thù trải nghiệm
tìm hiểu văn hoá Chăm .......................................................................104
Biểu đồ 3.6. Phát triển không gian sản phẩm đặc thù trải nghiệm
canh tác nông nghiệp, nuôi gia xúc vùng khô hạn..............................105
viii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT...............................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................vii
MỤC LỤC.............................................................................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................5
4. Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................7
5. Những đóng góp chính của luận văn..............................................................8
6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ .........................................10
1.1. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù.............................................10
1.1.1. Một số khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù ..........10
1.1.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch và các yếu tố cấu thành ..............................13
1.1.3. Vị trí, vai trò của đối tƣợng tham gia xây dựng sản phẩm du lịch .........18
1.2. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù........................................19
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù .................................................19
1.2.2. Hệ thống sản phẩm đặc thù.....................................................................19
1.2.3. Cấu trúc của sản phẩm du lịch đặc thù ...................................................20
1.2.4. Yêu cầu, nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc
thù...................................................................................................................................21
1.2.5. Phƣơng thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù..............23
ix
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.................23
1.3.1. Đối với sản phẩm du lịch nói chung.......................................................23
1.3.2. Đối với sản phẩm du lịch đặc thù ...........................................................26
1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong, ngoài nƣớc
và bài học cho Ninh Thuận............................................................................. 26
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở nƣớc ngoài ............26
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
tại một số địa phƣơng trong nƣớc ........................................................ 31
1.4.3. Bài học vận dụng cho Ninh Thuận .........................................................37
Tiểu kết Chƣơng 1.....................................................................................................41
Chƣơng 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN SẢN PHẨM
DU LỊCH ĐẶC THÙ TẠI TỈNH NINH THUẬN.....................42
2.1. Vị trí, vai trò của ngành Du lịch tỉnh Ninh Thuận .......................................42
2.1.1. Vị trí du lịch Ninh Thuận trong mối liên hệ du lịch khu vực.................42
2.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ..........45
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.............................................46
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trƣờng ............................................46
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá. ...................................................................52
2.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, chính sách, cơ chế. .............56
2.3. Thực trạng thị trƣờng khách du lịch tới Ninh Thuận..................................59
2.3.1. Khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận ..................................................62
2.3.2. Khách du lịch nội địa đến Ninh Thuận...................................................63
2.3.3. Cơ cấu khách du lịch phân theo loại hình du lịch...................................65
2.3.4. Thu nhập du lịch và đóng góp GRDP.....................................................66
2.3.5. Dự báo khách du lịch tới Ninh Thuận. ...................................................67
2.3.6. Nhu cầu buồng lƣu trú du lịch. ...............................................................68
2.4. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận ............69
2.4.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch. ................................................69
2.4.2. Thực trạng phát triển các khu, tuyến điểm và không gian du lịch .........71
x
2.4.3. Thực trạng xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ..............72
2.4.3.1. Về phát triển sản phẩm du lịch ......................................................72
2.4.3.2. Về phát triển sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ ..........................75
2.4.3.3. Tình hình triển khai các tuyến du lịch liên vùng, nội tỉnh.............78
2.4.3.4. Về cơ sở lƣu trú .............................................................................79
2.4.3.5. Về thực trạng nguồn nhân lực du lịch............................................79
2.5. Những hạn chế, nguyên nhân ảnh hƣởng đến phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận..................................................80
2.6. Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng, phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù, tính cạnh tranh cao của Ninh Thuận .................81
2.6.1. Những thuận lợi và cơ hội. ....................................................................82
2.6.2. Những khó khăn, thách thức...................................................................84
Tiểu kết Chƣơng 2.....................................................................................................86
Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH NINH THUẬN................87
3.1. Cơ sở để xây dựng định hƣớng .......................................................................87
3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch thời gian tới. ................................................87
3.1.2. Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam..................................................88
3.1.3. Chiến lƣợc phát triển du lịch Ninh Thuận.. ............................................89
3.2. Định hƣớng chủ yếu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận.....90
3.2.1. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch .....................................................90
3.2.2. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch ................................................92
3.2.3. Định vị thƣơng hiệu, hình ảnh đặc trƣng cho sản phẩm du lịch
và sử dụng tài nguyên du lịch .................................................................95
3.2.4. Định hƣớng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận..........95
3.2.5. Định hƣớng phát triển không gian và các loại hình du lịch chính..........99
3.2.6. Định hƣớng khai thác, phát triển các tuyến, điểm du lịch mới.............101
3.2.7. Định hƣớng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới.....................102
3.3. Đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Ninh Thuận. ............. 102
xi
3.3.1. Trải nghiệm giá trị cảnh quan, khám phá hệ thảm thực vật, săn bắt,
chinh phục đỉnh Núi Chúa ....................................................................102
3.3.2. Du lịch trải nghiệm, tìm hiểu văn hoá Chăm........................................103
3.3.3. Trải nghiệm canh tác nông nghiệp, nuôi gia xúc ở vùng khô hạn
(làm diêm dân, du mục, làm vƣờn với ngƣời dân bản địa,…)..............105
3.3.4. Du lịch nghỉ dƣỡng kết hợp vui chơi giải trí và văn hoá ẩm thực........106
3.3.5. Sản phẩm du lịch MICE chuyên nghiệp cho doanh nhân.....................107
3.3.6. Sản phẩm du lịch trải nghiệm vùng đất 360 ngày nắng,
sản phẩm du lịch thể thao giải trí..........................................................107
3.4. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận.............108
3.4.1. Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ................................109
3.4.1. Giải pháp về chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù........................................................................121
Tiểu kết Chƣơng 3......................................................................................122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................127
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài làm luận văn
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có
tính liên ngành, liên vùng, hội nhập quốc tế và xã hội hóa cao, đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia trên thế giới. Du lịch đang đƣợc coi là chiếc cầu nối mở ra để gắn kết với thế
giới, các hoạt động du lịch vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa, con
ngƣời, vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống của các
dân tộc, thúc đẩy hòa bình, tình hữu nghị và sự tiến bộ của nhân loại trên toàn thế
giới.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng
đang trên đà phát triển, lƣợng khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa
ngày càng tăng. Du lịch ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn ở trong và ngoài nƣớc,
nhiều điểm đến trong nƣớc đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của khách quốc tế.
Du lịch đang ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, đầu tƣ phát triển và
từng bƣớc khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng, dần trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn mang lại những đóng góp to lớn về kinh tế, môi trƣờng, xã hội và giá trị
tinh thần rất lớn cho mọi ngƣời.
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý
quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Với tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài, Ninh Thuận đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030 (Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011), trong đó có nội dung
phát triển du lịch Ninh Thuận. Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn; đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ phát triển du lịch.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 - tầm nhìn đến
năm 2030 đã đƣợc UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt (Quyết định số 244/QĐ-
2
UBND ngày 2/10/2013); mở ra một triển vọng mới cho ngành Du lịch Ninh Thuận,
nằm trong ƣu tiên thuộc 06 nhóm ngành kinh tế trụ cột: năng lƣợng sạch, du lịch,
nông nghiệp và thủy sản, sản xuất công nghiệp, giáo dục đào tạo và xây dựng kinh
doanh bất động sản để xây dựng chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai. Xây dựng
Ninh Thuận trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo sự khác biệt, có tính cạnh
tranh cao và có uy tín trên bản đồ du lịch của cả nƣớc. Đẩy nhanh tốc độ phát triển
du lịch để tiến kịp các địa phƣơng trong khu vực. Tăng dần tỷ trọng ngành Du lịch
trong GRDP của tỉnh, trở thành ngành kinh tế trụ cột trong phát triển kinh tế - xã
hội phƣơng vào năm 2020. Phấn đấu đƣa Ninh Thuận vào vùng trọng điểm du lịch
quốc gia, gắn với xây dựng và hình thành thƣơng hiệu du lịch Ninh Thuận; huy
động các nguồn lực đầu tƣ để tăng nhanh số lƣợng cơ sở lƣu trú, nhà hàng, điểm vui
chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ theo hƣớng văn minh, hiện đại, phục vụ chuyên
nghiệp,… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Ninh Thuận với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn
tài nguyên văn hóa độc đáo và hấp dẫn, có giá trị cao về du lịch, Ninh Thuận có đủ
những điều kiện và khả năng vƣợt trội để phát triển du lịch. Những năm qua, du lịch
Ninh Thuận đã có sự phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chƣa tƣơng xứng tiềm năng, tài nguyên và vị thế
vốn có của Ninh Thuận. Một phần vì chất lƣợng sản phẩm du lịch chƣa cao, chƣa đa
dạng, chƣa mang tính đặc thù, sức cạnh tranh còn hạn chế, chƣa thu hút đƣợc số
lƣợng lớn khách du lịch quốc tế nói chung và khách du lịch trong nƣớc nói riêng.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, để phát triển du lịch nhanh và bền vững, đòi
hỏi các điểm đến phải phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc
thù. Sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc phát triển dựa trên tính độc đáo, tính duy nhất,
nguyên bản, đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh
thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi
của du khách mà còn tạo đƣợc ấn tƣợng bởi tính độc đáo và sáng tạo.
Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh cho du lịch
không chỉ là vấn đề riêng của du lịch Ninh Thuận mà nó là bài toán chung cho các
3
tỉnh/thành phố trên cả nƣớc. Mặc dù các địa phƣơng nói chung và Ninh Thuận nói
riêng đã xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, nhƣng vẫn đang trong tình trạng
thiếu sản phẩm du lịch đặc thù, chƣa nâng cao tính cạnh tranh thu hút du khách.
Chính điều đó đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong phát triển các sản phẩm
du lịch đặc thù cho Du lịch Ninh Thuận, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch, nâng
cao tính cạnh tranh cho Du lịch Ninh Thuận trong xu thế hội nhập và phát triển.
Để cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực, đòi hỏi sản phẩm du lịch
Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng cần tạo đƣợc tính riêng biệt. Trong
khi đó sản phẩm du lịch hiện nay lại còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, sản
phẩm du lịch còn khá nghèo nàn và dƣờng nhƣ chƣa khai thác hết những giá trị về
văn hóa, nên hầu nhƣ chƣa níu chân du khách nghỉ dƣỡng dài ngày.
Hiện nay, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về
sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Thuận. Từ sự
thiếu cơ sở lý luận lẫn kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động xây dựng và phát triển
sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù, dẫn đến việc đầu tƣ phát triển
du lịch tự phát tràn lan, sản phẩm trùng lắp, thiếu tính hấp dẫn, khả năng thu hút
khách kém và thiếu tính bền vững, thì đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
tỉnh Ninh Thuận” là rất cần thiết và hữu ích cho các nhà quản lý, điều hành kinh
doanh du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Thuận là việc làm
cần thiết để cải thiện tình hình trên, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Ninh Thuận.
Đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận” đƣợc chọn làm
luận văn tốt nghiệp chính nhằm mục đích trên, mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt
động phát triển du lịch Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Dựa trên cơ sở đánh giá điều kiện phát triển du lịch Ninh Thuận; đánh giá,
phân tích những mặt tích cực và hạn chế của sản phẩm du lịch Ninh Thuận, đặc
4
điểm, thị hiếu, nhu cầu của thị trƣờng khách du lịch, học viên cao học đề xuất
phƣơng hƣớng, giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh
tranh của du lịch Ninh Thuận trong xu thế hội nhập, đáp ứng nhu cầu du khách, yêu
cầu phát triển du lịch bền vững.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu đề tài luận văn là: 1) Tổng quan những
vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng và phát triển sản phẩm du
lịch đặc thù; 2) Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến khai thác tiềm năng và
phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Ninh Thuận; 3) Nghiên cứu đánh giá thực trạng
xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận, đánh giá những điểm
mạnh và điểm yếu; đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng khách du lịch từ đó
định hƣớng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh
Thuận nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút và kéo dài thời gian lƣu trú của du
khách khi tới Ninh Thuận.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là việc xây dựng và phát triển sản phẩm
du lịch đặc thù trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến thị trƣờng khách du lịch Ninh Thuận, từ đó đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc
thù phù hợp với tài nguyên thiên nhiên, sở thích, tâm lý và nhu cầu của du khách.
Đối tƣợng tham gia khảo sát lấy ý kiến gồm cơ quan quản lý nhà nƣớc địa
phƣơng, các chuyên gia du lịch, nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, du khách, hƣớng
dẫn viên đã từng đi du lịch đến Ninh Thuận, nhân viên các khu, điểm du lịch.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch đặc
thù của một điểm đến (điểm đến Ninh Thuận).
Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2019 đến tháng
5
9/2019. Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2016 đến 2018. Số liệu sơ cấp đƣợc điều tra từ
tháng 3 - 7/2019. Giải pháp đề xuất cho các năm tiếp theo.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và trả lời 3 câu hỏi chính sau: 1) Sản phẩm du lịch
Ninh Thuận đã thu hút du khách chƣa? 2) Các yếu tố nào đang trở thành lợi thế xây
dựng sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Ninh Thuận? 3) Đâu là các giải pháp xây
dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao của du lịch Ninh
Thuận?
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
* Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả
nghiên cứu, sách báo tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ
quan quản lý du lịch và chính quyền địa phƣơng. Trên cơ sở đó đánh giá, nhận định
cụ thể để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận.
* Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng khảo sát thực địa,
điều tra phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn,
doanh nghiệp du lịch, hƣớng dẫn viên, du khách,…về những vấn đề liên quan tới
nội dung nghiên cứu.
Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Thông qua bảng hỏi điều tra sử dụng các câu
hỏi đóng có lựa chọn để đánh giá mong đợi của du khách đối với sản phẩm du lịch
và những câu hỏi mở để thu thập các ý kiến góp ý phát triển sản phẩm du lịch của
Ninh Thuận.
3.2. Phương pháp khác
3.2.1. Phương pháp phân tích thống kê
Luận văn sử dụng phƣơng pháp toán thống kê để xử lý, phân tích kết quả
điều tra thu đƣợc. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy của Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, Cục
Thống kê tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phƣơng liên quan, các doanh nghiệp du lịch
6
trên địa bàn tỉnh. Từ các nguồn số liệu trên, học viên sử dụng phƣơng pháp phân
tích thống kê để đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Ninh Thuận.
3.2.2. Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn và xin ý kiến, nhận định từ các chuyên gia, nhà quản lý du lịch,
lãnh đạo doanh nghiệp du lịch của Ninh Thuận để phỏng vấn, điều tra giúp học viên
phân tích xác thực hơn về thực trạng, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Thuận phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng.
3.2.3. Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp
Thông qua nghiên cứu, tham khảo tài liệu lý thuyết về sản phẩm du lịch của
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch, tham khảo kinh nghiệm xây
dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên thế giới nhƣ Phuket Thái Lan, đảo
JEJU Hàn Quốc, Bali (Indonesia) và các địa phƣơng trong nƣớc Quảng Ninh, Huế,
Cà Mau,… các công trình khoa học đã đƣợc công bố về phát triển sản phẩm du lịch
đặc thù, mô hình, cách làm hiệu quả trong phát triển du lịch, tác giả luận văn áp
dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu tiềm
năng sẵn có để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh
tranh cho du lịch Ninh Thuận.
3.2.4. Phương pháp so sánh
Sử dụng phƣơng pháp này để phân tích, so sánh giữa Ninh Thuận với một số
tỉnh/thành phố có điều kiện khí hậu, tài nguyên du lịch tƣơng đồng. Trên cơ sở lý
thuyết, tiêu chuẩn, mô hình sẵn có và nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh
Thuận, đề tài lựa chọn mô hình đánh giá và xây dựng tiêu chí phù hợp tiến trình
nghiên cứu.
3.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn khảo sát một số loại hình và
sản phẩm du lịch đang khai thác trên địa bàn tỉnh. Phân tích tƣ liệu thu thập đƣợc về
tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nghiên cứu các yếu tố nổi
bật, mang nét đặc trƣng, độc đáo, duy nhất, có tính cạnh tranh cao của du lịch Ninh
Thuận, các mô hình du lịch mới tác động đến phát triển du lịch Ninh Thuận và đúc
7
kết đƣợc những mặt đƣợc, những hạn chế tồn tại để đƣa ra hƣớng nghiên cứu cho
đề tài của mình.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Về mặt lý thuyết, luận văn hy vọng sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết sâu hơn,
góp phần làm phong phú nguồn tài liệu về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Kết
quả nghiên cứu góp phần chứng minh sự phù hợp của mô hình lý thuyết về phát
triển du lịch trong xu thế hội nhập, phát triển du lịch cần có sản phẩm du lịch đặc
thù, khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh ở các cấp độ, đặc biệt để Ninh Thuận có sự
khác biệt so với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ có đặc điểm tƣơng đồng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài này cung cấp các ý tƣởng cho cơ quan quản lý nhà nƣớc
về du lịch (UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận),
các nhà đầu tƣ du lịch, doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, khách du lịch.
- Kết quả nghiên cứu giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc, các sở, ban, ngành liên
quan có cái nhìn tổng thể về thực trạng du lịch Ninh Thuận. Cụ thể là các sản phẩm
du lịch của tỉnh còn đơn điệu, chƣa sử dụng tốt tài nguyên du lịch để tạo sản phẩm
du lịch độc đáo. Từ đó, đề xuất những định hƣớng, các giải pháp nhằm xây dựng,
phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của
địa phƣơng để khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của địa phƣơng nhằm
thu hút du khách, thu hút các nhà đầu tƣ du lịch góp phần phát triển du lịch Ninh
Thuận trong xu thế hội nhập.
- Đối với các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp du lịch, việc đánh giá đúng tài
nguyên du lịch, các yếu tố mang tính cạnh tranh cao, khác biệt, định hƣớng và giải
pháp của đề tài đề xuất là cơ sở để định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh, đi trƣớc đón
đầu trong kinh doanh dịch vụ du lịch, đổi mới phƣơng thức cung cấp dịch vụ, đa
dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch dựa trên yếu tố khác biệt để tạo ra sản
phẩm du lịch đặc thù, đáp ứng nhu cầu du khách, nâng cao tính cạnh tranh so với
các tỉnh thành.
8
- Kết hợp các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh, của các nhà đầu tƣ, doanh
nghiệp du lịch và sự tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, khách du lịch đến
với Ninh Thuận sẽ đƣợc trải nghiệm các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng đáp
ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng, tham quan, học tập, tìm hiểu văn hóa, vui chơi giải trí.
- Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo có ích
về phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh cho các cơ quan
quản lý về du lịch, đơn vị cùng ngành khác tại các địa bàn có đặc điểm tƣơng đồng.
5. Những đóng góp chính của luận văn
5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về sản phẩm du lịch đặc thù
và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Trong những năm qua, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
kinh tế chủ lực của nhiều quốc gia trên thế giới, đƣợc quan tâm, chú trọng phát
triển. Nghiên cứu Robert Christie Mill (1990), Tourism the International Bussiness,
U.S.A; John Wiley & Sons, INC (1991), Marketing Tourism destinations; S.Medlik
(2003), Dictionary of travel, tourism and hospitality, Butterworth - Heinemann -
Oxford; Boston, U.S.A; Daniel, Harold (2006), Portfolio Analysis of a Destinations
tourism Product Line, Presented to The Northeasterm Recreation Research
Symposium, The University of Maine; The World Tourism Organization
(UNWTO) and the European Travel Commission (ETC) (2011), Handbook on
Tourism Product Development, The World Tourism Organization, Madrid, Spain;
công trình “Introduction to travel and tourism marketing” của J. A. Bennett, Johan
Wilhelm Strydom năm 2011 là một minh họa về sự nghiên cứu chuyên sâu về sản
phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù. Các tác giả đã quan tâm và nhấn mạnh đến
bản chất, vai trò và vị trí quan trọng của các dạng sản phẩm du lịch. Đây là những
công trình có tính lý luận về hệ thống sản phẩm du lịch, trong đó có sản phẩm du
lịch đặc thù.
Về mặt cơ sở lý luận phát triển du lịch, trong nƣớc cũng có rất nhiều công
trình nghiên cứu nhƣ: Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030; Nguyễn Thị Xuân Thảo, Nguyễn Văn Tuyền (1999), Phát huy
9
những nhân tố truyền thống dân tộc trong kinh doanh dịch vụ ở nƣớc ta hiện nay,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Cẩm Thơ và cộng sự (2009), Nghiên cứu xây
dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế.
5.2. Điểm mới của luận văn đề tài
Nhìn chung đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng và phát triển
sản phẩm du lịch của một quốc gia, điểm đến. Tuy nhiên đến nay chƣa có đề tài nào
nghiên cứu về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận.
Trong quá trình công tác tại ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận với
vai trò phụ trách quảng bá, xúc tiến du lịch, tác giả luận văn mong muốn nghiên cứu
về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Ninh Thuận gắn với khai
thác tài nguyên, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa địa phƣơng.
Những điểm mới của luận văn: 1) Tổng hợp cơ sở lý luận về sản phẩm du
lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; 2) Nghiên cứu
tổng hợp đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch khi tới Ninh Thuận; 3)
Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch của Ninh Thuận; 4)
Đánh giá, tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm du lịch Ninh
Thuận; và 5) Đề xuất những định hƣớng và giải pháp xây dựng và phát triển các sản
phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao cho Ninh Thuận trong thời kỳ hội
nhập.
6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn theo hƣớng luận văn giải pháp, ngoài lời mở đầu, tài liệu
tham khảo, phụ lục. Luận văn có kết cấu 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về sản
phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù; Chƣơng 2. Tiềm năng, thực trạng phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Ninh Thuận; và Chƣơng 3. Một số định
hƣớng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận.
10
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ
1.1. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù
1.1.1. Một số khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù
a. Khái niệm sản phẩm du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang
nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên khái
niệm sản phẩm du lịch khá nhiều, quan điểm lại chƣa thống nhất. Các khái niệm
khác nhau một phần là do quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau, do góc độ
tiếp cận khác nhau.
Trong Từ điển Lữ hành và Du lịch, S.Medlik [17, tr.8] đƣa ra khái niệm:
“Sản phẩm du lịch, theo nghĩa hẹp, đƣợc hiểu là bất kỳ thứ gì du khách mua, theo
nghĩa rộng hơn, đó là một kết hợp giữa những gì du khách làm và những cơ sở giải
trí, tham quan, những phƣơng tiện và dịch vụ mà du khách sử dụng để làm cho nó
thành hiện thực”.
Theo Michael M.Coltman [1989, 4, tr.6]: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể
bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” tính hữu hình của
nó đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lƣu niệm... còn tính vô
hình đƣợc thể hiện đó là các loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác.
Theo John Wiley (1991) quan niệm: “Một khi điểm đến đƣợc mời chào bán
tức là một điểm mà du khách mong muốn đƣợc đến thăm, thì phải đƣợc phát triển
sản phẩm một cách tổng thể”.
Robert Christie Mill [16, tr.12] cho rằng sản phẩm du lịch có bốn chiều định
vị: Điểm hấp dẫn du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Vận chuyển du lịch;
Lòng hiếu khách.
Còn theo Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO) thì “sản
phẩm du lịch là tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: 1) Giá trị tài nguyên du lịch đặc
thù; 2) Các dịch vụ bổ trợ từ các cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và quản lý du
lịch; và 3) Dịch vụ gia tăng du lịch từ điểm đến”.
Điều 3, chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Sản phẩm du
11
lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch”. Nhƣ vậy, theo khái niệm này thì sản phẩm du lịch
là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhƣ: tài nguyên tự
nhiên, tài nguyên nhân văn, các dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch
vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hƣớng dẫn
và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Theo quan điểm marketing, sản phẩm du lịch đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, đơn
giản là những gì du khách mua để phục vụ cho chuyến đi du lịch (dịch vụ vận
chuyển, lƣu trú...). Đó là các sản phẩm, dịch vụ đƣợc các doanh nghiệp du lịch
hoặc các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến du lịch (thƣờng đƣợc gọi chung là các
nhà cung cấp dịch vụ du lịch (tourism service providers) cung cấp. Nhƣ vậy, sản
phẩm của doanh nghiệp lữ hành chính là các chƣơng trình du lịch đƣợc thực hiện
(sản phẩm trọn gói). Khi du khách chỉ mua và sử dụng một trong các dịch vụ trọn
gói thì đƣợc gọi là sản phẩm đơn lẻ.
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch: “Sản phẩm du lịch tổng thể của
một điểm đến là sự hòa trộn mang tính quy luật các giá trị tự nhiên và nhân văn,
các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của điểm đến. Sản
phẩm du lịch tổng thể đem lại cho du khách những ấn tƣợng và cảm xúc đặc trƣng
nhất về một điểm đến”.
Theo Tiến sĩ Trần Văn Thông: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và
dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu
ngày càng cao của du khách”.
Trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm du lịch một điểm
đến. Nên có thể hiểu sản phẩm du lịch của một điểm đến là sự hoà trộn mang tính
quy luật của các giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, các giá trị vật
thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến, kết hợp với tập
hợp các dịch vụ và những điều kiện cần thiết để thoả mãn nhu cầu và đem lại cho
du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về một điểm đến.
b. Khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù: Xây dựng thƣơng hiệu điểm đến là
một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, để một điểm
12
đến có thƣơng hiệu thì cần phải có sản phẩm đặc thù. Mỗi điểm đến cần căn cứ tiềm
năng, điều kiện cụ thể để tạo những sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ cho từng thị
trƣờng khách.
Chiến lƣợc Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 và tầm nhìn đến
năm 2020 đã xác định “Phát triển du lịch bền vững, theo định hƣớng du lịch sinh
thái và du lịch văn hóa - lịch sử, đảm bảo sự tăng trƣởng liên tục, góp phần tích cực
trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc,
xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh
trong khu vực và thế giới”. Tuy nhiên, trong đánh giá kết quả thực hiện Chiến lƣợc
Phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010 của Tổng cục Du lịch năm 2011 đã chỉ ra
hiện nay vẫn chƣa có sản phẩm du lịch đặc thù mà đối với du lịch, sự nổi bật và
khác biệt là rất quan trọng.
Vậy sản phẩm du lịch đặc thù là gì?
Hiện nay ở Việt Nam song song tồn tại 3 thuật ngữ là: sản phẩm du lịch đặc
trƣng, sản phẩm du lịch đặc thù và sản phẩm chủ lực. Thực ra, các tên gọi này có
nội hàm có phần giống nhau và có những điểm khác nhau. Do vậy xu hƣớng hiện
nay trong phát triển du lịch ở các địa phƣơng nghiêng về tên gọi sản phẩm du lịch
đặc thù. Ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay khái niệm về sản phẩm du lịch đặc
thù có một số tác giả đƣa ra trong các công trình nghiên cứu của mình.
“Sản phẩm du lịch đặc trƣng là sản phẩm mang tính chất đại diện, khác biệt so
với sản phẩm khác nhƣng không có tính duy nhất và khác biệt hoàn toàn với sản
phẩm khác” hoặc “Sản phẩm chủ lực là sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu, có
khả năng sản xuất và cung ứng với khối lƣợng lớn và năng lực cạnh tranh cao, là
trung tâm lan tỏa, lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển, đồng thời nó có thể
là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của địa phƣơng hay
vùng lãnh thổ”. Tiến sĩ Trần Văn Thông (2018, tr.12), Tài liệu nghiên cứu sản phẩm
du lịch đặc thù của TP.Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long.
Theo PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng thì “Sản phẩm du lịch đặc thù là những
sản phẩm có những đặc tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên
du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ
13
không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo đƣợc ấn tƣợng
bởi tính độc đáo và sáng tạo”. (Tài liệu hƣớng dẫn của Lớp bồi dƣỡng kiến thức
quản lý nhà nƣớc về du lịch năm 2017, trang 114, 115 và 116 “Bàn về phát triển sản
phẩm du lịch đặc thù”).
Nhƣ vậy, khi xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù thì ngoài việc phát huy các
giá trị tài nguyên có tính đặc trƣng cao nhất, còn phải tính đến tính khả thi và thị
trƣờng của các sản phẩm này. Bởi có những yếu tố độc đáo với thị trƣờng này lại
chƣa độc đáo với thị trƣờng khác, hoặc sản phẩm này đặc thù, có sức hấp dẫn với
thị trƣờng này nhƣng chỉ đặc thù chứ không hấp dẫn với thị trƣờng khác. Do vậy,
luôn phải xác định thị trƣờng trọng điểm từ đó mới xác định các sản phẩm đặc thù
cụ thể.
Theo PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh (nguyên Trƣởng khoa Du lịch ĐH Cần Thơ),
có thể hiểu: “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và nổi
bật, dựa trên thế mạnh về tài nguyên du lịch của một lãnh thổ, là cơ sở tạo thành
hình ảnh và thƣơng hiệu của điểm đến du lịch”.
Theo TS. Trần Văn Thông: “Sản phẩm đặc thù là sản phẩm mang tính khác
biệt, duy nhất, độc đáo và đặc sắc, có khả năng phân biệt giữa địa phƣơng này với
địa phƣơng khác nhằm thu hút du khách, mở rộng thị trƣờng du lịch, khai thác tốt
các tài nguyên du lịch, các tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng để phát triển du lịch
một cách bền vững”.
Theo ThS. Đoàn Thị Lộc, Phó Giám đốc Khối du lịch Nội địa Công ty
TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist: “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm
du lịch có tính duy nhất, khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm khác. Sản phẩm du
lịch đặc thù đƣợc xây dựng dựa trên tài nguyên thiên nhiên đặc thù hoặc có thể do
con ngƣời tạo ra nhƣng mang tính đặc thù, duy nhất”.
1.1.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch và các yếu tố cấu thành
a. Đặc điểm sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt, là
sản phẩm lao động cụ thể, nhƣng không biểu hiện dƣới hình thái vật chất mà vô
hình, biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ. Do vậy sản phẩm du lịch chủ yếu có 8 đặc
điểm dƣới đây:
14
1) Tính đặc trưng nổi bật (thương hiệu): Để tạo ra sự khác biệt với các đối
thủ cạnh tranh khác trên thị trƣờng, sản phẩm du lịch bắt buộc phải có nét đặc trƣng
nổi bật để tạo ra thƣơng hiệu. Các đặc trƣng nổi bật này có thể đƣợc khai thác từ các
giá trị của tài nguyên du lịch hoặc từ chất lƣợng của các loại hình dịch vụ du lịch.
2) Tính tổng hợp, tính liên kết cao: Tính tổng hợp, liên kết của sản phẩm du
lịch đƣợc quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch và tính phức hợp của nhu
cầu du lịch. Bởi vậy, đòi hỏi sự liên kết giữa doanh nghiệp du lịch và giữa ngành
Du lịch với các ngành kinh tế xã hội khác trong việc phát triển sản phẩm du lịch.
3) Tính không thể chuyển dịch: Sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc tạo ra gắn với
tài nguyên du lịch tại điểm đến và du khách chỉ có thể sử dụng sản phẩm du lịch khi
đã đến trực tiếp điểm đến mà không thể dùng thử sản phẩm trƣớc khi quyết định
mua sản phẩm hoặc trƣớc khi đi du lịch. Do vậy, việc xây dựng thƣơng hiệu và
công tác thông tin, tuyên truyền cho sản phẩm du lịch đóng vai trò quan trọng trong
bán các sản phẩm du lịch.
4) Tính thời vụ: Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính thời vụ rõ rệt.
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập
trung cao nhất của cung, cầu du lịch. Tính thời vụ trong du lịch biểu hiện ở hai mặt
đó là: Tính mùa vụ và tính thời điểm. Tính thời vụ đƣợc biểu hiện ở những loại hình
theo mùa vụ nhƣ: Du lịch biển (vào mùa hè); nghỉ núi, trƣợt tuyết (vào mùa đông),
du lịch lễ hội (mùa xuân). Tính thời điểm là thời gian tổ chức các sự kiện du lịch
hoặc sự kiện có tác động đến du lịch. Tính thời vụ có tác động không nhỏ đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để khắc phục tính thời vụ trong kinh
doanh du lịch cần tạo ra nhiều dịch vụ bổ sung hoặc những giá trị gia tăng khác.
5) Tính không thể dự trữ: Là một loại dịch vụ, nên sản phẩm du lịch không
thể dự trữ nhƣ các sản phẩm vật chất khác. Do sản phẩm du lịch không tồn tại quá
trình “sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể
nên giá trị của nó đƣợc chuyển dịch từng bƣớc trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản
phẩm. Tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất sản
phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề.
6) Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Phần lớn quá trình tạo ra và
15
tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Do vậy, để tạo ra
sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Với đặc tính này, ngƣời mua
không thể kiểm nghiệm chất lƣợng sản phẩm du lịch trƣớc khi quyết định mua và
tiêu thụ sản phẩm du lịch. Họ chỉ có thể đánh giá chất lƣợng chính xác chỉ sau khi
đã tiêu dùng sản phẩm. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà cung cấp sản phẩm
du lịch là phải thƣờng xuyên nghiên cứu, tiếp nhận đánh giá của khách đối với sản
phẩm du lịch. Đây là nhân tố quan trọng để việc kinh doanh du lịch thành công.
7) Sản phẩm du lịch mang tính dịch vụ cao, tính hữu hình thấp: Sản phẩm du
lịch về cơ bản không cụ thể, không tồn tại dƣới dạng vật thể. Thành phần chính của
sản phẩm du lịch là dịch vụ (thƣờng chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), phần vật chất
chiếm tỷ trọng nhỏ. Đặc tính này cũng chỉ ra tính đồng thời của sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm du lịch.
8) Tính dễ dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu
ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, dù chỉ thiếu một nhân tố cũng sẽ ảnh hƣởng tới toàn
bộ quá trình hình thành sản phẩm du lịch, tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du
lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch trở lên khó khăn hoặc
sản phẩm bị thay đổi so với dự kiến ban đầu. Một số nhân tố tác động nhƣ chính
sách của nhà nƣớc, của doanh nghiệp hoặc các tác động của môi trƣờng bên ngoài.
b. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch: Theo khái niệm sản phẩm du lịch
của điểm đến, có thể tổng hợp các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch của một
điểm đến thành 3 phần chính:
16
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu sản phẩm du lịch
Dịch vụ vận chuyển khách du lịch
SẢN
PHẨM
DU
LỊCH
BỔ
SUNG
CỐT
LÕI
CƠ
SỞ
HÌNH
THÀNH
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ lưu trú du lịch
Các yếu tố bổ trợ khác
Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội
Môi trường không gian cảnh quan
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch
Các hiện tượng, sự kiện TN&XH
Tài nguyên du lịch văn hóa
Dịch vụ vui chơi giải trí
Hàng hoá tiêu dùng, đồ lưu niệm
Các dịch vụ khác phục vụ khách DL
17
Nguồn: Nguyễn Thanh Long (2018), Báo cáo Nghiên cứu xây dựng và phát triển
sản phẩm du lịch đặc thù TP. Hải Phòng.
Phần cốt lõi: Là giá trị tài nguyên du lịch để hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Điểm hấp dẫn du lịch có thể là cảnh quan, chùa chiền…, có thể là lễ hội hay những
giá trị văn hóa, lịch sử thu hút khách. Điểm hấp dẫn du lịch chính là lý do để du
khách tìm tới và trải nghiệm. Nó có thể có sẵn tại địa phƣơng, đƣợc khai thác, gọt
giũa để thu hút khách. Nó có thể là những giá trị mới do sáng tạo, xây dựng mà ra.
Đây chính là yếu tố hạt nhân (cốt lõi) cực kỳ quan trọng trong việc cấu thành sản
phẩm du lịch của một điểm đến.
Phần cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch: Đây chính là các điều kiện ràng
buộc để hình thành sản phẩm du lịch tại mọi điểm đến, bao gồm: mạng lƣới cơ sở
lƣu trú nhƣ khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lƣu trú của du khách,
cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu giải trí của du
khách, hệ thống các phƣơng tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du
khách (bao gồm đƣờng xá, hệ thống điện nƣớc, viễn thông …), môi trƣờng không
gian cảnh quan, môi trƣờng kinh tế - văn hóa xã hội và các yếu tố bổ trợ khác. Các
điều kiện này đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động du lịch trong điểm đến. Nó
cho phép khách du lịch có thể tiếp cận với điểm du lịch và tới nơi có các điểm hấp
dẫn du lịch, các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Phần bổ sung: Là phần các dịch vụ, hàng hóa phục vụ khách du lịch: dịch vụ
khách sạn, nhà hàng, đồ lƣu niệm,... Ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình nhƣ
đồ ăn, thức uống, phần nhiều là các loại dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp. Đây
chính là phần bổ sung, là hạt nhân của của sản phẩm du lịch, yếu tố tham gia hoàn
thiện sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến. Yếu tố dịch vụ du lịch có khả
năng tăng giá trị của sản phẩm du lịch lên nhiều lần so với giá trị thực của nó. Việc
thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà
nhà kinh doanh cung cấp. Trên thị trƣờng du lịch, đây chính là yếu tố ảnh hƣởng
nhiều tới khả năng cạnh tranh và sự quyết định quay trở lại tiêu dùng sản phẩm du
lịch của du khách. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du
lịch luôn phải đặt các yếu tố dịch vụ lên hàng đầu.
18
Dịch vụ du lịch chính là yếu tố tham gia hoàn thiện sản phẩm du lịch tổng
thể của một điểm đến. Yếu tố dịch vụ du lịch có khả năng tăng giá trị của sản
phẩm du lịch lên gấp nhiều lần so với giá trị thực của nó. Trong thị trƣờng du lịch
thì đây chính là yếu tố có ảnh hƣởng nhiều tới khả năng cạnh tranh và có tính
quyết định tới việc quay trở lại tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách.
1.1.3. Vị trí, vai trò của đối tượng tham gia xây dựng sản phẩm du lịch
Các đối tƣợng tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch thuộc
nhiều cấp, ngành khác nhau. Mỗi đối tƣợng có vị trí, vai trò khác nhau trong xây
dựng sản phẩm và mong muốn khác nhau về lợi ích đối với sản phẩm du lịch.
a. Các nhà quản lý du lịch ở trung ương và địa phương: Giai đoạn đầu tiên
của quá trình phát triển, sản phẩm du lịch chỉ là một yếu tố phi vật chất tồn tại
dƣới dạng một công trình nghiên cứu hay một dự án qui hoạch đƣợc xây dựng bởi
ý tƣởng của các nhà quản lý và hoạch định. Sản phẩm du lịch ở giai đoạn này có
thể gọi là sản phẩm du lịch vĩ mô hay sản phẩm du lịch tổng thể - mang tính chiến
lƣợc, nó là công cụ để giúp các nhà quản lý kiểm soát đƣợc các hoạt động khai
thác tài nguyên và các hoạt động dịch vụ về loại hình, qui mô, hình thức, chất
lƣợng, giá cả, độ an toàn, mức độ tác động đến tài nguyên môi trƣờng... để đảm
bảo sự phát triển bền vững về nhiều mặt.
b. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương: Giai
đoạn tiếp theo của quá trình phát triển sản phẩm du lịch là giai đoạn các nhà đầu
tƣ, các doanh nghiệp hay dân cƣ địa phƣơng trực tiếp tham gia vào quá trình khai
thác tài nguyên du lịch để xây dựng các loại hình dịch vụ - tức là các sản phẩm du
lịch đơn lẻ. Bên cạnh các doanh nghiệp, cộng đồng địa phƣơng vừa là bộ phận cấu
thành của sản phẩm du lịch (dƣới cách nhìn của du khách) vừa là đối tƣợng tham
gia kinh doanh và sản xuất những sản phẩm du lịch đơn lẻ nhƣ: nhà nghỉ, khách
sạn mini, các homestay và các mặt hàng lƣu niệm...Một số đối tƣợng khác nhƣ:
nhà tƣ vấn thiết kế, đội ngũ nhân viên phục vụ,... họ là những ngƣời trực tiếp
đóng góp vào chất lƣợng sản phẩm du lịch.
c. Khách du lịch: Khách du lịch là ngƣời mua, ngƣời tiêu dùng sản phẩm du
lịch nhƣng chính họ cũng góp phần tạo ra sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch chỉ
19
đƣợc hoàn thành khi đƣợc chính du khách sử dụng và sau khi đã kết thúc chuyến
đi. Sự thành công của sản phẩm du lịch phụ thuộc vào thái độ, cách thức hoặc xu
hƣớng tiêu dùng của du khách. Bởi vậy, việc nghiên cứu thị trƣờng, đặc biệt là
nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, xu hƣớng tiêu dùng... của khách du lịch khi phát triển
sản phẩm du lịch là cần thiết.
1.2. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm đặc thù
Sản phẩm du lịch đặc thù có đặc tính nổi bật của sản phẩm khi so sánh với
những sản phẩm du lịch khác ở cùng lãnh thổ. Sản phẩm du lịch đặc thù chú trọng
khai thác những tài nguyên du lịch mang tính đặc trƣng thế mạnh của lãnh thổ. Ví
dụ thế mạnh tài nguyên du lịch của Ninh Thuận là cảnh quan, sinh thái biển - đảo,
vì vậy đây là loại tài nguyên du lịch cần đƣợc tập trung khai thác để tạo nên những
sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc xem là nổi bật hơn so với những sản phẩm du lịch
khác đƣợc xây dựng dựa trên việc khai thác những loại tài nguyên du lịch khác.
Sản phẩm du lịch đặc thù không chỉ quan tâm đến khai thác thế mạnh về tài
nguyên mà đặc biệt chú trọng khai thác những loại tài nguyên mang tính “duy
nhất”, “đặc sắc nhất hay nổi trội”, khác biệt so với các sản phẩm du lịch khác, so
với các vùng khác, có thể nói là độc nhất vô nhị (có thể cùng loại tài nguyên nhƣng
đặc sắc hơn. Ví dụ văn hoá Chăm cũng có ở nhiều địa phƣơng ở vùng Duyên hải
miền Trung song văn hoá Chăm ở Ninh Thuận đặc sắc hơn ở lễ hội, làng nghề).
Tính độc đáo và đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác
sản phẩm du lịch để phục vụ du khách, nhằm phát triển du lịch địa phƣơng (thể hiện
qua cách thức sử dụng kỹ thuật - công nghệ; trình độ và kỹ năng của đội ngũ nhân
lực du lịch trong việc khai thác tài nguyên du lịch khác biệt).
1.2.2. Hệ thống sản phẩm đặc thù
Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia sử dụng tài nguyên du lịch có tính
đặc sắc của một địa phƣơng trong mối quan hệ toàn quốc. Các sản phẩm này có thể
thu hút đông đảo khách du lịch và có thể xây dựng thƣơng hiệu du lịch có tính cạnh
tranh cao.
20
Sản phẩm du lịch đặc thù có tính nội vùng sử dụng tài nguyên có tính đặc sắc
của một địa phƣơng trong mối quan hệ so sánh với các địa phƣơng còn lại trong
vùng. Các sản phẩm này có thể rất hấp dẫn khách du lịch trong vùng và các vùng
lân cận, nhƣng có thể không có tính hấp dẫn toàn quốc.
Ví dụ: Sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh Ninh Thuận đạt cấp quốc gia nhƣ du
lịch sinh thái, hệ sinh thái rừng khô hạn của Vƣờn quốc gia Núi Chúa; đạt cấp vùng
du lịch sinh thái khu vực Nam Trung Bộ, Núi Chúa có hệ sinh thái thảm thực vật đa
dạng, có Khu nghỉ dƣỡng Amanơi chất lƣợng cao đạt đẳng cấp quốc tế.
1.2.3. Cấu trúc của sản phẩm du lịch đặc thù
Sự khác biệt của tài nguyên du lịch: Là cơ sở tạo nên giá trị cốt lõi của sản
phẩm du lịch đặc thù. Ví dụ: Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của Quảng Bình
đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; Vịnh Hạ Long của Quảng
Ninh là Kỳ quan thiên nhiên thế giới; Đỉnh núi Phansipang, đỉnh núi cao nhất Việt
Nam và ở 3 nƣớc Đông Dƣơng; Quần thể kiến trúc Huế là Di sản văn hóa thế giới;
Bà Nà Hills ở Thành phố Đà Nẵng; sông nƣớc, miệt vƣờn ở Đồng bằng sông Cửu
Long,... Những tài nguyên này tạo lực hấp dẫn mạnh du khách quốc tế và nội địa
đến điểm du lịch.
Kỹ thuật - công nghệ độc đáo: Là phƣơng tiện để khai thác tài nguyên du lịch
làm tăng tính hấp dẫn du khách. Ví dụ: Để khai thác du lịch biển đảo cần phƣơng
tiện vận chuyển tàu, bè. Để tạo điều kiện cho du khách tham quan Bà Nà Hills, Đà
Nẵng đã đầu tƣ thiết kế xây dựng hệ thống cáp treo hiện đại, dài nhất ở khu vực
Đông Nam Á.
Dịch vụ đặc biệt: Để góp phần khai thác tài nguyên du lịch và sử dụng có
hiệu quả phƣơng tiện kỹ thuật cần phải có đội ngũ lao động du lịch chuyên nghiệp,
giỏi về chuyên môn và kỹ năng nghề, nhƣ đội ngũ hƣớng dẫn viên, kỹ thuật viên.
Quản lý khai thác: Trong quá trình khai thác và sử dụng sản phẩm du lịch
đặc thù cần phải có đội ngủ quản lý giàu năng lực và hiệu quả quản lý cao.
Môi trường cộng đồng địa phương: Để làm tăng thêm tính hấp dẫn của sản
phẩm du lịch đặc thù thì môi trƣờng cộng đồng địa phƣơng có tính văn hóa, thân
thiện trong giao tiếp du khách mang lại tính cộng hƣởng rất cao.
21
1.2.4. Yêu cầu và nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du
lịch đặc thù
a. Các yêu cầu:
1) Yêu cầu trong phát triển sản phẩm du lịch:
- Yêu cầu chung với tất cả các loại hình dịch vụ là thông qua các hoạt động
của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên du lịch.
- Các yêu cầu riêng đối với từng loại hình dịch vụ là:
+ Dịch vụ lữ hành: Phải hoàn chỉnh và đầy đủ ở mức tối đa, phối hợp nhịp
nhàng các dịch vụ đơn lẻ theo những cách phù hợp để thỏa mãn hoàn toàn đƣợc các
thị trƣờng đa dạng của nó.
+ Dịch vụ vận chuyển: Cần tạo khả năng tiếp cận tốt nhất với tài nguyên,
không gây khói bụi và tiếng ồn và chất thải ra môi trƣờng. Qui mô và kiểu dáng hài
hòa với cảnh quan thiên nhiên, môi trƣờng xung quanh.
+ Dịch vụ lƣu trú: Có số lƣợng và qui mô phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu
khách mà không vƣợt quá sức chứa. Đảm bảo các yêu cầu sử dụng thuận lợi, tiện
nghi, vệ sinh. Qui hoạch thiết kế công trình kiến trúc phải tạo ra sức hấp dẫn tổng
thể cho điểm đến và đáp ứng tốt tâm lý thẩm mỹ của từng đối tƣợng khách.
+ Dịch vụ vui chơi giải trí: Ƣu tiên đầu tƣ loại hình vui chơi giải trí gắn với
khai thác đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trƣng riêng biệt. Vị trí, qui
mô công trình phải hài hòa với cảnh quan và không vƣợt quá khả năng chịu tải của
môi trƣờng.
+ Dịch vụ ăn uống: Ngoài tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lƣợng thực phẩm,
các dịch vụ ăn uống cần phải thông qua hoạt động của mình để giới thiệu với du
khách về phong tục, tập quán và văn hóa ẩm thực của địa phƣơng.
+ Dịch vụ liên quan đến hàng hóa: Phù hợp với nhu cầu của khách về nội
dung, chất lƣợng, thẩm mỹ và yêu cầu thời gian. Hàng hóa lƣu niệm phải mang đậm
nét đặc trƣng bản địa mà các địa phƣơng khác không có.
2) Các yêu cầu cụ thể trong quá trình phát triển SPDL đặc thù: Một là Xác
định đƣợc giá trị tài nguyên đặc sắc và sự phân bố của chúng trong không gian; Hai
là Xác định sản phẩm đặc thù và các thành phần tạo nên SPĐT; Ba là Đầu tƣ tập
22
trung: Đầu tƣ khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên đặc sắc để hình thành và
phát triển SPĐT; Bốn là Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát
triển sản phẩm du lịch đặc thù là phát triển bền vững: Nhằm thỏa mãn các nhu cầu
du lịch của thị trƣờng, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không
làm suy giảm quá nhiều chất lƣợng của tài nguyên và môi trƣờng trong tƣơng lai.
b. Các nguyên tắc chính phát triển SPDLĐT: 1) Giá trị tài nguyên đặc sắc
đƣợc xác định rõ ràng cho từng cấp độ (Quốc gia, Vùng); 2) Tập trung phát triển tại
các khu vực phân bố tài nguyên đặc sắc; 3) Nguyên tắc phát triển hệ thống:
SPDLĐT phải đƣợc phát triển một cách hệ thống và đồng bộ, đúng với chức năng
đƣợc qui định trong hệ thống. Tránh sự phát triển manh mún, trùng lặp ảnh hƣởng
đến sức hấp dẫn tổng thể và sự bền vững về cấu trúc; 4) Nguyên tắc kinh tế thị
trƣờng: Sản phẩm phải có nét đặc thù riêng biệt để tạo ra thƣơng hiệu và sức cạnh
tranh lớn trên thị trƣờng và khu vực. Sản phẩm phải đáp ứng đƣợc toàn diện các
nhu cầu đa dạng của thị trƣờng mục tiêu (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, khả
năng chi trả, khả năng tiếp cận). Sản phẩm phải phù hợp với điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội đặc thù của địa phƣơng và khả năng đầu tƣ sản xuất của doanh
nghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao; 5) Nguyên tắc bền vững môi
trƣờng (cả môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội): SPDLĐT phải góp phần bảo
tồn và tôn vinh đƣợc các giá trị tài nguyên và môi trƣờng của khu vực, phải tạo điều
kiện cho các ngành nghề cùng phát triển và thu hút đƣợc ngƣời dân địa phƣơng
tham gia.
c. Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: 1) Có điều kiện tiếp
cận thuận lợi đối với điểm tài nguyên đặc sắc; 2) Có nguồn nhân lực phù hợp về số
lƣợng và chất lƣợng đáp ứng yêu cầu phát triển SPDLĐL đặc thù; 3) Có sự liên kết
giữa các điểm đến du lịch có tài nguyên đặc sắc dựa trên cơ sở đó để tạo sự thuận
lợi cho thiết kế SPDLĐT; 4) Có nhu cầu của thị trƣờng đối với SPDLĐT của điểm
đến du lịch.
d. Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù và lực hấp dẫn của nó đối với du
khách quốc tế và nội địa: 1) Cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phƣơng; 2)
Tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trƣờng khách đặc biệt hoặc đại trà; 3) Hình
23
thành thƣơng hiệu du lịch điểm đến, của địa phƣơng; 4) Tạo ra sức cạnh tranh cho
điểm đến du lịch; 5) Là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch của điểm
đến; 6) Tạo ra động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển.
1.2.5. Phương thức xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
Với những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu, thị hiếu của du khách, cạnh
tranh thị trƣờng,...một điểm đến không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có mà
phải phát triển những sản phẩm du lịch mới vừa phù hợp thị hiếu nhu cầu du khách,
vừa bảo tồn đƣợc những giá trị tự nhiên, văn hoá của điểm đến. Những sản phẩm du
lịch đặc thù phải mang đƣợc những giá trị đặc trƣng, cốt lõi, độc đáo, duy nhất của
điểm đến. Để phát triển một sản phẩm du lịch đặc thù của một điểm đến có những
phƣơng thức sau:
Một là, Cải tiến sản phẩm du lịch đã có: Dựa vào những sản phẩm du lịch
đang khai thác, điểm đến cần nâng cao chất lƣợng của sản phẩm du lịch hiện có, bổ
sung những giá trị gia tăng về dịch vụ, hoặc định vị lại thị trƣờng cho sản phẩm du
lịch sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu mà vẫn đảm bảo đƣợc tính đặc thù.
Hai là, Xây dựng sản phẩm du lịch mới tương đối: Nghĩa là xây dựng một
vài sản phẩm du lịch, dịch vụ mới trong hệ thống sản phẩm du lịch đang khai thác
nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lƣợng tốt hơn, hoàn thiện hơn phục vụ
tốt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng mục tiêu.
Ba là, Xây dựng sản phẩm du lịch mới hoàn toàn: Dựa vào tài nguyên du
lịch (tự nhiên và văn hóa), điểm đến du lịch cần khai thác những giá trị mới, xây
dựng những sản phẩm du lịch đặc thù mới hoàn toàn, tập trung vào phân khúc thị
trƣờng du lịch mục tiêu.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù
1.3.1. Đối với sản phẩm du lịch nói chung
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên kết và tính xã hội hóa cao,
bởi vậy khi phát triển một sản phẩm mới có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến nó.
a. Các yếu tố về kinh tế: Khi tính đến cầu du lịch, các nhà kinh tế du lịch
thƣờng quan tâm hai yếu tố đó là thời gian nhàn rỗi và khả năng thanh toán. Bởi
vậy, kinh tế ảnh hƣởng rất lớn tới khả năng kích thích con ngƣời du lịch. Du lịch
24
trên thế giới phát triển rất mạnh vào giai đoạn khi nền công nghiệp của các nƣớc
Châu Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một
trong số những yếu tố quan trọng vì hoạt động du lịch thƣờng bị ảnh hƣởng mạnh
bởi các yếu tố khác nhƣ thiên tai, bệnh dịch, khủng bố,... nhƣ chiến tranh Iraq năm
2001, dịch SARS năm 2003 hoặc một số dịch cúm gia cầm và cúm lợn H1N1 năm
2009, dịch MERS năm 2012, dịch Ebola năm 2014.
b. Các yếu tố thuộc về công nghệ: Các tiến bộ về công nghệ đóng vai trò
quan trọng trong phát triển du lịch trên thế giới, nhƣ áp dụng động cơ phản lực
trong ngành hàng không, sự phát triển của công nghệ 4.0 đã hỗ trợ việc tìm kiếm
thông tin trực tuyến. Các tiến bộ công nghệ đang làm thay đổi hoạt động du lịch
toàn thế giới, do đó nếu các điểm đến du lịch không áp dụng công nghệ thông tin, từ
quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch thì điểm đến đó sẽ thất bại trƣớc
các đối thủ cạnh tranh.
c. Các yếu tố chính trị: Trƣớc đây, việc cấp visa cho du khách dựa vào yếu tố
chính trị trở thành rào cản đã làm hạn chế đến sự phát triển du lịch. Hiện nay, nhận
thức của con ngƣời thay đổi, du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn của các
quốc gia trên thế giới, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh cho khách
du lịch. Vì vậy, việc đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở lên đơn giản và thuận
tiện hơn cho du khách.
d. Các yếu tố về nhân khẩu: Nhiều nƣớc phát triển đang phải đối mặt với việc
già hóa dân số. Xu hƣớng này đồng nghĩa với xu hƣớng thiếu hụt lực lƣợng lao
động trẻ tại các nƣớc phát triển. Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển dân số từ các
nƣớc đang phát triển sang các nƣớc phát triển và xu hƣớng khách du lịch cao tuổi đi
du lịch dài ngày sang các nƣớc đang phát triển. Đây sẽ là 2 xu hƣớng chủ yếu. Một
xu hƣớng khác thuộc về nhân khẩu học là sự xói mòn của gia đình truyền thống
phƣơng tây nhƣ tỉ lệ ly hôn tăng, kết hôn muộn... Ngoài ra, sự gia tăng của các hiện
tƣợng nhƣ đồng tính, sống độc thân, những ngƣời nuôi con đơn thân đang trở thành
những phân khúc thị trƣờng mà các nhà quản lý và điều hành du lịch hƣớng đến.
đ. Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa: Quá trình toàn cầu hóa đã dẫn đến
nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hƣởng và phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc
25
gia khác cũng nhƣ bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia. Yếu tố này đang tác
động không nhỏ đến hoạt động phát triển du lịch tại các nƣớc đang phát triển. Một
số mô hình phát triển du lịch ở một số nƣớc trên thế giới đã cho thấy kinh nghiệm là
muốn hạn chế sự ảnh hƣởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa
phƣơng hóa.
e. Nhận thức về môi trường xã hội: Việc xây dựng nhận thức về bảo vệ môi
trƣờng xã hội của du khách cũng nhƣ việc tăng sự giám sát của cộng đồng địa
phƣơng trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến là yêu cầu ngày càng tăng
trong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững. Đây là vấn đề đang đƣợc đặt
ra và đƣợc quan tâm hơn trong việc phát triển và quản lý các điểm đến du lịch, nhận
thức và ý thức của khách du lịch và các khu vực tƣ nhân tại các điểm đến du lịch
cũng cần đƣợc nâng cao nhận thức của họ trong hoạt động liên quan đến việc bảo vệ
môi trƣờng tự nhiên và xã hội của điểm đến.
g. Môi trường sống và làm việc: Môi trƣờng sống và làm việc hiện đại, bận
rộn ngày nay cũng là một yếu tố cần xem xét khi phát triển sản phẩm du lịch. Nhiều
ngƣời mong muốn đƣợc đi du lịch đến một nơi khác biệt hoàn toàn với môi trƣờng
sống và làm việc hiện tại, mong ƣớc có một ngày không cần phải sử dụng máy tính,
không điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, thời gian đi du lịch ngày
càng hạn hẹp, thay vì đi du lịch dài ngày thì hiện nay các chƣơng trình du lịch ngắn
ngày đang trở lên phổ biến và nhiều ngƣời lựa chọn việc đi nhiều lần trong năm.
h. Việc tìm kiếm các trải nghiệm thực tế: Một số học giả nhƣ John Naisbitt
and Patricia Aburdene (1990) từ hai thập kỷ trƣớc đã nhận định rằng việc chuyển
đổi từ nền kinh tế dịch vụ sang nên kinh tế trải nghiệm (experience economy) đã và
đang có tác động đến việc hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mới tại các
điểm đến. Các khách du lịch ở thời hậu công nghiệp này sẽ tập trung vào việc tìm
kiếm các trải nghiệm thực tế và nhu cầu này sẽ đƣợc thể hiện trong các sản phẩm du
lịch mới.
i. Marketing: Việc sử dụng các phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu thị
trƣờng hiện đại có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ra đời một sản phẩm du lịch mới.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho các kết quả
26
chính xác hơn về các nhu cầu và xu hƣớng trong du lịch của từng thị trƣờng hoặc
từng phân khúc thị trƣờng cụ thể để các nhà quản lý du lịch có thể xây dựng đƣợc
các sản phẩm du lịch phù hợp.
k. Sự an toàn của điểm đến: Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tố
quan trọng hàng đầu khi du khách quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Hoạt động
du lịch sẽ không thể phát triển tại các điểm đến thƣờng xảy ra chiến tranh, bất ổn
chính trị đe dọa sức khỏe và an toàn của du khách. Thực tế hiện nay, một số điểm
đến ở Châu Phi, Trung Đông và Nam Á đang bị ảnh hƣởng bởi yếu tố này mặc dù
có tiềm năng du lịch lớn.
1.3.2. Đối với sản phẩm du lịch đặc thù
Ngoài những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch nói
chung, thì đối với sản phẩm du lịch đặc thù yếu tố về thị trƣờng và tính độc đáo,
nguyên bản về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa của điểm
đến cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù.
Việc tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của từng thị trƣờng khách mục tiêu và những giá
trị về tài nguyên du lịch của điểm đến sẽ giúp điểm đến có những sản phẩm đặc thù
phù hợp cho từng thị trƣờng khách.
1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong, ngoài nƣớc và bài
học cho Ninh Thuận
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở nước ngoài
a. Kinh nghiệm của Phuket, Thái Lan: Phuket là đảo lớn nhất của Thái Lan.
Thảm họa sóng thần lịch sử năm 2004 đã khiến cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
và hạ tầng của Phuket bị thiệt hại nặng nề, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát
triển du lịch. Tuy nhiên, hiện Phuket vẫn là một trong những điểm đến thu hút đông
khách du lịch của Thái Lan, thậm chí còn đông hơn so với trƣớc khi xảy ra thảm
họa. Để phát triển du lịch, Phuket tiến hành quy hoạch các khu vui chơi giải trí
riêng, xa khu dân cƣ để tránh tiếng ồn. Vì thế, các khu vui chơi giải trí có thể mở
cửa 24/24, quán bar, show diễn kéo dài tận sáng hôm sau phục vụ nhu cầu vui chơi
giải trí của du khách.
27
Một điểm đáng học tập trong cách làm du lịch của Phuket là cách thức và
công nghệ tuyên truyền, quảng bá. Bằng những chiến lƣợc quảng bá dựa trên sự
khai thác các giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch và nhu cầu, thị hiếu của
du khách; Phuket đã biến những sản phẩm và điểm đến du lịch bình thƣờng trở nên
hấp dẫn. Đảo JameBond, vịnh Maya - nơi đã từng xuất hiện trong các tác phẩm điện
ảnh của Hollywood đƣợc biến thành những điểm tham quan du lịch; các nông trại
hạt điều, nuôi ong lấy mật... trở thành các điểm đến hấp dẫn vừa thỏa mãn trí tò mò
của du khách, vừa tiêu thụ đƣợc các sản phẩm địa phƣơng. Thậm chí chỉ một điểm
ngắm mặt trời lặn cũng thu hút hàng nghìn lƣợt khách tới tham quan mỗi ngày.
(Nguồn: Tổng hợp từ các tƣ liệu về Phuket - Thái Lan)
b. Kinh nghiệm của Indonesia: Indonesia là một quốc gia hội tụ những điều
kiện thuận lợi để phát triển mô hình du lịch 3S (Sun, Sea, Sand). Để đạt đƣợc những
mục tiêu đề ra, Indonesia đã chú trọng phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch cao cấp, đồng bộ với mục tiêu thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu
của khách, đồng thời kéo dài thời gian lƣu lại của họ, đặc biệt là những khu nghỉ
dƣỡng theo hƣớng bền vững nhằm vào thị trƣờng khách nghỉ biển có khả năng chi
trả cao; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng về số lƣợng và chất lƣợng, hỗ trợ phát
triển du lịch và bảo vệ môi trƣờng nhƣ hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thu
gom và xử lý chất thải tại các khu nghỉ dƣỡng; đầu tƣ Trung tâm hội nghị quốc tế và
định hƣớng marketing bằng những sự kiện du lịch nổi bật; phát triển sản phẩm du
lịch gắn với bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở tôn trọng
ý kiến, tập tục và tƣ duy của ngƣời bản địa.
Ví dụ, xây dựng và phát triển du lịch tại Bali (Indonesia): Năm 1970, Chính
phủ Indonesia có chính sách đƣa hòn đảo Bali, một đảo lớn, nhƣng còn nghèo trở
thành một điểm đến du lịch, một trung tâm hội nghị của khu vực và quốc tế, đồng
thời làm động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của Indonesia. Họ đã nhờ chuyên
gia của Tổ chức Du lịch thế giới thực hiện quy hoạch phát triển du lịch.
- Về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài hệ thống đƣờng nội bộ còn có sân
bay quốc tế và cảng biển quốc tế để đón khách du lịch trong khu vực và trên thế
giới.
28
- Về xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch, phải tuân theo quy hoạch, các
khách sạn có chiều cao không quá ngọn cây dừa, tất cả các cơ sở kinh doanh khi
xây dựng phải có phƣơng án bảo vệ môi trƣờng. Nhà nƣớc có chính sách khuyến
khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch để thu hút khách.
- Về vấn đề thu hút khách, Chính phủ miễn thị thực cho công dân 40 nƣớc có
nguồn khách lớn đến Bali, mặc dù đến các vùng khác của Indonesia vẫn phải xin thị
thực.
- Cộng đồng dân cƣ ở Bali đƣơc đào tạo với các ngành nghề khác nhau phục
vụ khách du lịch (ca nhạc truyền thống, làm đồ thủ công, mỹ nghệ...)
- Tại Bali có trƣờng du lịch để đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn
du lịch không chỉ cho nhân viên làm việc trong các cơ sở du lịch mà còn các nhân
viên của các doanh nghiệp khác cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ Bali.
Ngày nay, Bali đã trở thành một điểm đến du lịch, một trung tâm hội nghị,
hội thảo quốc tế của khu vực và thế giới. Mỗi năm Bali đón tiếp và phục vụ khoảng
4 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế. (Nguồn: Tổng hợp từ các tƣ liệu về Bali -
Indonesia)
c. Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của du lịch
đối với nền kinh tế quốc dân, Hàn Quốc đã đƣa ra hàng loạt chính sách và chƣơng
trình cải tổ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp không khói, nhƣ
chính sách visa thông thoáng, đồng thời có chủ trƣơng cụ thể để khuyến khích du
lịch nội địa; áp dụng hoàn thuế VAT tại các khách sạn; đầu tƣ mạnh mẽ để nâng cao
sức cạnh tranh của du lịch MICE; phát triển du lịch kết hợp chữa bệnh; xây dựng
thêm các bến tàu tại các cảng biển lớn để đón tàu biển du lịch và phát triển dịch vụ
casino trên tàu; bố trí cảnh sát du lịch để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách; có
chính sách nâng cao năng lực của ngành hàng không để tăng cƣờng thu hút khách
quốc tế, cũng nhƣ tăng nguồn thu từ khách du lịch; thúc đẩy phát triển du lịch sinh
thái theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng.
Ví dụ, kinh nghiệm phát triển du lịch - Nhìn từ đảo JEJU (Hàn Quốc): Jeju là
một hòn đảo, một tỉnh tự trị đặc biệt của Hàn Quốc, có diện tích 1.849,3 km2
(gần
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf
Luan van Vi 10.8.19.pdf

More Related Content

Similar to Luan van Vi 10.8.19.pdf

Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docsividocz
 
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...nataliej4
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhMan_Ebook
 
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 06
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 06Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 06
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 06Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )Man_Ebook
 
Vai tro cua qua luu niem trong phat trien du lich tphcm
Vai tro cua qua luu niem trong phat trien du lich tphcmVai tro cua qua luu niem trong phat trien du lich tphcm
Vai tro cua qua luu niem trong phat trien du lich tphcmChau Duong
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...duanesrt
 
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docsividocz
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.docsividocz
 
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 1
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 1Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 1
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 1Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Nguyễn Ngọc Phan VănĐề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 8
Nguyễn Ngọc Phan VănĐề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 8Nguyễn Ngọc Phan VănĐề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 8
Nguyễn Ngọc Phan VănĐề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 8Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Luan van Vi 10.8.19.pdf (20)

Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình...
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tỉnh Gia Lai.doc
 
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
Phân Tích Hành Vi Và Đánh Giá Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối Với Điểm Đến Đà N...
 
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninhNghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh bắc ninh
 
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng NamLuận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển du lịch tại Tp Tam Kỳ, Quảng Nam
 
Luân Văn Phát triển loại hình du lịch Nice trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luân Văn Phát triển loại hình du lịch Nice trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.docLuân Văn Phát triển loại hình du lịch Nice trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luân Văn Phát triển loại hình du lịch Nice trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..docLuân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
Luân Văn Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Phát triển du lịch tại Mỹ Sơn..doc
 
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 06
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 06Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 06
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 06
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa khu vực phía tây yên tử ( tỉnh bắc giang )
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng TàuLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch tại Vũng Tàu
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Vai tro cua qua luu niem trong phat trien du lich tphcm
Vai tro cua qua luu niem trong phat trien du lich tphcmVai tro cua qua luu niem trong phat trien du lich tphcm
Vai tro cua qua luu niem trong phat trien du lich tphcm
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành du lịch...
 
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
Chiến lược phát triển du lịch và nhu cầu hỗ trợ quốc tế đối với ngành Du lịch...
 
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.docLuận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Luận Văn Phát triển du lịch huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ  Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển du lịch Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 1
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 1Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 1
Đề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 1
 
Nguyễn Ngọc Phan VănĐề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 8
Nguyễn Ngọc Phan VănĐề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 8Nguyễn Ngọc Phan VănĐề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 8
Nguyễn Ngọc Phan VănĐề thi viên chức chuyên ngành du lịch ( Thi Viết )đề Số 8
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 

Luan van Vi 10.8.19.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- PHAN THỊ VI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã ngành: 60340103 TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- PHAN THỊ VI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Mã ngành: 60340103 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN LƢU TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  • 3. i CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LƢU Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM ngày …… tháng 9 năm 2019. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 Chủ tịch 2 Phản biện 1 3 Phản biện 2 4 Ủy viên 5 Ủy viên, Thƣ ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn
  • 4. ii TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày 08 tháng 8 năm 2019 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Phan Thị Vi Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 06/02/1984 Nơi sinh: Hà Nội Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành MSHV: 1741890033 I- Tên đề tài: PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH NINH THUẬN II- Nhiệm vụ và nội dung: Thực hiện đề tài thạc sỹ “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận” nghiên cứu bằng phƣơng pháp định tính. Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu; đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng khách du lịch từ đó định hƣớng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút và kéo dài thời gian lƣu trú của du khách khi tới Ninh Thuận. III- Ngày giao nhiệm vụ : 02/3/2019 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 28/7/2019 V- Cán bộ hƣớng dẫn : TS. NGUYỄN VĂN LƢU CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH TS. Nguyễn Văn Lƣu
  • 5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu và kết quả của luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn đã đƣợc cảm ơn. Học viên thực hiện luận văn Phan Thị Vi
  • 6. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận” được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn sâu sắc Tiến sĩ Nguyễn Văn Lưu đã nhiệt tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn đúng mục đích và yêu cầu của đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, chuyên gia du lịch, các doanh nghiệp du lịch, du khách đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin trân thành cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của Quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy trên lớp và sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 8 năm 2019 Ngƣời thực hiện luận văn Phan Thị Vi
  • 7. iii TÓM TẮT Luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận” đƣợc nghiên cứu thực hiện bằng phƣơng pháp định tính ghi trong giao nhiệm vụ ngày 02/3/2019. Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu; đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng khách du lịch từ đó định hƣớng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút thêm nhiều khách du lịch và kéo dài thời gian lƣu trú của du khách khi tới Ninh Thuận. Sau khi nêu rõ các vấn đề nhƣ tổng quan nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài trong Phần mở đầu, nội dung chính của luận văn đƣợc phản ánh trong 3 chƣơng, cụ thể là: Chƣơng 1, hệ thống chọn lọc lý luận về sản phẩm du lịch và sản du lịch đặc thù, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, các yêu cầu, nguyên tắc, phƣơng thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong, ngoài nƣớc và bài học cho Ninh Thuận. Chƣơng 2, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Ninh Thuận. Nội dung chủ yếu là đánh giá tài nguyên du lịch và môi trƣờng du lịch, điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, chính sách, cơ chế, thực trạng thị trƣờng khách du lịch tới Ninh Thuận, thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận, chỉ ra những điểm mạnh và nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận. Chƣơng 3, trên cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành ở hai chƣơng đầu, đề xuất một số định hƣớng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận. Nội dung cụ thể là: định hƣớng thị trƣờng khách; định vị thƣơng hiệu và hình ảnh đặc trƣng cho sản phẩm du lịch; định hƣớng khai thác tài nguyên du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù; xác định không gian phát triển và các loại hình du lịch chính, phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới. Một số sản phẩm cụ thể và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận đƣợc đề xuất.
  • 8. iv ABSTRACT The research "Development of specific tourism products in Ninh Thuan province" is studied and implemented by qualitative methods recorded in assigning tasks on 2/3/2019. The thesis focuses on researching and assessing the status of construction and development of tourism products specific to Ninh Thuan, assessing the strengths and weaknesses; At the same time, study the market demand of tourists, thereby orienting and proposing solutions to develop tourism products in Ninh Thuan province in order to enhance the competitiveness, attract and prolong the stay of tourists when coming to Ninh Thuan. After clarifying issues such as research overview, research objectives, subjects and scope of research and the meaning of the topic in the Introduction, the main content of the thesis is reflected in 3 chapters, instruments could be. Chapter 1, the system of selection of the theory of specific tourism products and tourism products, construction and development of specific tourism products, requirements, principles, methods of product development and development Specific calendar, experience of developing specific tourism products in and outside the country and lessons for Ninh Thuan. Chapter 2, assessing the potential and actual situation of developing tourism products in Ninh Thuan. The main content is the assessment of tourism resources and tourism environment, infrastructure and technical conditions, policies, mechanisms and reality of the market of tourists to Ninh Thuan, development status. specific tourism products in Ninh Thuan province, showing the strengths and causes, limitations and causes of the current status of tourism product development in Ninh Thuan. Chapter 3, on the basis of theory and practice formed in the first two chapters, proposed some orientations and solutions to develop specific tourism products in Ninh Thuan province. The specific content is: visitor market orientation; brand positioning and image characteristics for tourism products; orientation of exploiting tourism resources; building specific tourism products; identify development spaces and major types of tourism, develop new types of tourism services.
  • 9. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên Hợp Quốc WTTC : Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới UBND : Ủy ban nhân dân VHTTDL : Văn hoá, Thể thao và Du lịch SPDL : Sản phẩm du lịch SPDLĐT : Sản phẩm du lịch đặc thù VQG : Vƣờn quốc gia KDL : Khu du lịch
  • 10. vi DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng2.1. Hiện trạng phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2010-2017...................................................................................42 Bảng2.2. Hiện trạng khách du lịch đến các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2018...................................................................................................44 Bảng 2.3. Hiện trạng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011 ..............59 Bảng 2.4. Hiện trạng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018 ..............60 Bảng 2.5. Dự báo khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2020-2030 ....................68 Bảng 2.6. Dự báo nhu cầu phòng lƣu trú ...................................................................69
  • 11. vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểuđồ 2.1. Lƣợng khách du lịch đến các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2018...........................................44 Biểu đồ 2.2. Tổng thu du lịch các tỉnh, TP vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 2018.....45 Biểuđồ 2.3. Hiện trạng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011 ..........60 Biểu đồ 2.4. Hiện trạng du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018............................61 Biểuđồ 2.5. Lƣợng khách du lịch đến Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018.................62 Biểuđồ 2.6. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011....62 Biểuđồ 2.7. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018....63 Biểuđồ 2.8. Lƣợng khách du lịch nội địa đến Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011 ....64 Biểuđồ2.9.Lƣợng khách du lịch nội địa đến Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018 .....64 Biểu đồ 2.10. Cơ cấu khách dulịchđến Ninh Thuận phân theo loại hình du lịch giai đoạn 2005-2011............................................................................65 Biểu đồ 2.11. Mục đích chuyến du lịch Ninh Thuận .................................................66 Biểuđồ2.12. Tổng thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005-2011..66 Biểuđồ 2.13. Tổng thu toàn ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2012-2018..67 Biểuđồ 2.14. Dự báo khách du lịch tới Ninh Thuận giai đoạn 2020-2030...............68 Biểuđồ 2.15. Các điểm tham quan, du lịch tại Ninh Thuận......................................70 Biểuđồ 2.16. Các hoạt động du lịch khách mong muốn khi tới Ninh Thuận............71 Biểuđồ2.17.Vị trí của Ninh Thuận trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và mối liên hệ với các tỉnh khác..........................................................83 Biểuđồ 3.1. Nhóm tuổi khách du lịch đến Ninh Thuận.............................................90 Biểu đồ 3.2. Đối tƣợng khách du lịch đến Ninh Thuận ...........................................91 Biểu đồ 3.3. Loại hình du lịch mang nét đặc trƣng, độc đáo của Ninh Thuận ..........93 Biểu đồ 3.4. Phát triển không gian sản phẩm đặc thù trải nghiệm giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học hệ sinh thái khô hạn (savan)........................................................103 Biểu đồ 3.5. Phát triển không gian sản phẩm đặc thù trải nghiệm tìm hiểu văn hoá Chăm .......................................................................104 Biểu đồ 3.6. Phát triển không gian sản phẩm đặc thù trải nghiệm canh tác nông nghiệp, nuôi gia xúc vùng khô hạn..............................105
  • 12. viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii ABSTRACT...............................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU ........................................................................vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................vii MỤC LỤC.............................................................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1 2. Mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................3 3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................5 4. Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................7 5. Những đóng góp chính của luận văn..............................................................8 6. Kết cấu của luận văn ...................................................................................9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ .........................................10 1.1. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù.............................................10 1.1.1. Một số khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù ..........10 1.1.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch và các yếu tố cấu thành ..............................13 1.1.3. Vị trí, vai trò của đối tƣợng tham gia xây dựng sản phẩm du lịch .........18 1.2. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù........................................19 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù .................................................19 1.2.2. Hệ thống sản phẩm đặc thù.....................................................................19 1.2.3. Cấu trúc của sản phẩm du lịch đặc thù ...................................................20 1.2.4. Yêu cầu, nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù...................................................................................................................................21 1.2.5. Phƣơng thức xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù..............23
  • 13. ix 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù.................23 1.3.1. Đối với sản phẩm du lịch nói chung.......................................................23 1.3.2. Đối với sản phẩm du lịch đặc thù ...........................................................26 1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong, ngoài nƣớc và bài học cho Ninh Thuận............................................................................. 26 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở nƣớc ngoài ............26 1.4.2. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại một số địa phƣơng trong nƣớc ........................................................ 31 1.4.3. Bài học vận dụng cho Ninh Thuận .........................................................37 Tiểu kết Chƣơng 1.....................................................................................................41 Chƣơng 2. TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỀN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TẠI TỈNH NINH THUẬN.....................42 2.1. Vị trí, vai trò của ngành Du lịch tỉnh Ninh Thuận .......................................42 2.1.1. Vị trí du lịch Ninh Thuận trong mối liên hệ du lịch khu vực.................42 2.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ..........45 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận.............................................46 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên và môi trƣờng ............................................46 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá. ...................................................................52 2.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, chính sách, cơ chế. .............56 2.3. Thực trạng thị trƣờng khách du lịch tới Ninh Thuận..................................59 2.3.1. Khách du lịch quốc tế đến Ninh Thuận ..................................................62 2.3.2. Khách du lịch nội địa đến Ninh Thuận...................................................63 2.3.3. Cơ cấu khách du lịch phân theo loại hình du lịch...................................65 2.3.4. Thu nhập du lịch và đóng góp GRDP.....................................................66 2.3.5. Dự báo khách du lịch tới Ninh Thuận. ...................................................67 2.3.6. Nhu cầu buồng lƣu trú du lịch. ...............................................................68 2.4. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận ............69 2.4.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch. ................................................69 2.4.2. Thực trạng phát triển các khu, tuyến điểm và không gian du lịch .........71
  • 14. x 2.4.3. Thực trạng xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù ..............72 2.4.3.1. Về phát triển sản phẩm du lịch ......................................................72 2.4.3.2. Về phát triển sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ ..........................75 2.4.3.3. Tình hình triển khai các tuyến du lịch liên vùng, nội tỉnh.............78 2.4.3.4. Về cơ sở lƣu trú .............................................................................79 2.4.3.5. Về thực trạng nguồn nhân lực du lịch............................................79 2.5. Những hạn chế, nguyên nhân ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận..................................................80 2.6. Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, tính cạnh tranh cao của Ninh Thuận .................81 2.6.1. Những thuận lợi và cơ hội. ....................................................................82 2.6.2. Những khó khăn, thách thức...................................................................84 Tiểu kết Chƣơng 2.....................................................................................................86 Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH NINH THUẬN................87 3.1. Cơ sở để xây dựng định hƣớng .......................................................................87 3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch thời gian tới. ................................................87 3.1.2. Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam..................................................88 3.1.3. Chiến lƣợc phát triển du lịch Ninh Thuận.. ............................................89 3.2. Định hƣớng chủ yếu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận.....90 3.2.1. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch .....................................................90 3.2.2. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch ................................................92 3.2.3. Định vị thƣơng hiệu, hình ảnh đặc trƣng cho sản phẩm du lịch và sử dụng tài nguyên du lịch .................................................................95 3.2.4. Định hƣớng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận..........95 3.2.5. Định hƣớng phát triển không gian và các loại hình du lịch chính..........99 3.2.6. Định hƣớng khai thác, phát triển các tuyến, điểm du lịch mới.............101 3.2.7. Định hƣớng phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới.....................102 3.3. Đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Ninh Thuận. ............. 102
  • 15. xi 3.3.1. Trải nghiệm giá trị cảnh quan, khám phá hệ thảm thực vật, săn bắt, chinh phục đỉnh Núi Chúa ....................................................................102 3.3.2. Du lịch trải nghiệm, tìm hiểu văn hoá Chăm........................................103 3.3.3. Trải nghiệm canh tác nông nghiệp, nuôi gia xúc ở vùng khô hạn (làm diêm dân, du mục, làm vƣờn với ngƣời dân bản địa,…)..............105 3.3.4. Du lịch nghỉ dƣỡng kết hợp vui chơi giải trí và văn hoá ẩm thực........106 3.3.5. Sản phẩm du lịch MICE chuyên nghiệp cho doanh nhân.....................107 3.3.6. Sản phẩm du lịch trải nghiệm vùng đất 360 ngày nắng, sản phẩm du lịch thể thao giải trí..........................................................107 3.4. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận.............108 3.4.1. Các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ................................109 3.4.1. Giải pháp về chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch đặc thù........................................................................121 Tiểu kết Chƣơng 3......................................................................................122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................122 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................127 PHỤ LỤC
  • 16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài làm luận văn Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, hội nhập quốc tế và xã hội hóa cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch đang đƣợc coi là chiếc cầu nối mở ra để gắn kết với thế giới, các hoạt động du lịch vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về nền văn hóa, con ngƣời, vừa góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống của các dân tộc, thúc đẩy hòa bình, tình hữu nghị và sự tiến bộ của nhân loại trên toàn thế giới. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng đang trên đà phát triển, lƣợng khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn ở trong và ngoài nƣớc, nhiều điểm đến trong nƣớc đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội, đầu tƣ phát triển và từng bƣớc khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại những đóng góp to lớn về kinh tế, môi trƣờng, xã hội và giá trị tinh thần rất lớn cho mọi ngƣời. Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh Duyên hải miền Trung. Với tầm nhìn chiến lƣợc lâu dài, Ninh Thuận đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011), trong đó có nội dung phát triển du lịch Ninh Thuận. Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ phát triển du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 - tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣợc UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt (Quyết định số 244/QĐ-
  • 17. 2 UBND ngày 2/10/2013); mở ra một triển vọng mới cho ngành Du lịch Ninh Thuận, nằm trong ƣu tiên thuộc 06 nhóm ngành kinh tế trụ cột: năng lƣợng sạch, du lịch, nông nghiệp và thủy sản, sản xuất công nghiệp, giáo dục đào tạo và xây dựng kinh doanh bất động sản để xây dựng chiến lƣợc phát triển trong tƣơng lai. Xây dựng Ninh Thuận trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo sự khác biệt, có tính cạnh tranh cao và có uy tín trên bản đồ du lịch của cả nƣớc. Đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch để tiến kịp các địa phƣơng trong khu vực. Tăng dần tỷ trọng ngành Du lịch trong GRDP của tỉnh, trở thành ngành kinh tế trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội phƣơng vào năm 2020. Phấn đấu đƣa Ninh Thuận vào vùng trọng điểm du lịch quốc gia, gắn với xây dựng và hình thành thƣơng hiệu du lịch Ninh Thuận; huy động các nguồn lực đầu tƣ để tăng nhanh số lƣợng cơ sở lƣu trú, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ theo hƣớng văn minh, hiện đại, phục vụ chuyên nghiệp,… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Ninh Thuận với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên văn hóa độc đáo và hấp dẫn, có giá trị cao về du lịch, Ninh Thuận có đủ những điều kiện và khả năng vƣợt trội để phát triển du lịch. Những năm qua, du lịch Ninh Thuận đã có sự phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn chƣa tƣơng xứng tiềm năng, tài nguyên và vị thế vốn có của Ninh Thuận. Một phần vì chất lƣợng sản phẩm du lịch chƣa cao, chƣa đa dạng, chƣa mang tính đặc thù, sức cạnh tranh còn hạn chế, chƣa thu hút đƣợc số lƣợng lớn khách du lịch quốc tế nói chung và khách du lịch trong nƣớc nói riêng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, để phát triển du lịch nhanh và bền vững, đòi hỏi các điểm đến phải phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch đặc thù. Sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc phát triển dựa trên tính độc đáo, tính duy nhất, nguyên bản, đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo đƣợc ấn tƣợng bởi tính độc đáo và sáng tạo. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh cho du lịch không chỉ là vấn đề riêng của du lịch Ninh Thuận mà nó là bài toán chung cho các
  • 18. 3 tỉnh/thành phố trên cả nƣớc. Mặc dù các địa phƣơng nói chung và Ninh Thuận nói riêng đã xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, nhƣng vẫn đang trong tình trạng thiếu sản phẩm du lịch đặc thù, chƣa nâng cao tính cạnh tranh thu hút du khách. Chính điều đó đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù cho Du lịch Ninh Thuận, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch, nâng cao tính cạnh tranh cho Du lịch Ninh Thuận trong xu thế hội nhập và phát triển. Để cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực, đòi hỏi sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng cần tạo đƣợc tính riêng biệt. Trong khi đó sản phẩm du lịch hiện nay lại còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch còn khá nghèo nàn và dƣờng nhƣ chƣa khai thác hết những giá trị về văn hóa, nên hầu nhƣ chƣa níu chân du khách nghỉ dƣỡng dài ngày. Hiện nay, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về sản phẩm, dịch vụ du lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Thuận. Từ sự thiếu cơ sở lý luận lẫn kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch đặc thù, dẫn đến việc đầu tƣ phát triển du lịch tự phát tràn lan, sản phẩm trùng lắp, thiếu tính hấp dẫn, khả năng thu hút khách kém và thiếu tính bền vững, thì đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận” là rất cần thiết và hữu ích cho các nhà quản lý, điều hành kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Thuận là việc làm cần thiết để cải thiện tình hình trên, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Ninh Thuận. Đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận” đƣợc chọn làm luận văn tốt nghiệp chính nhằm mục đích trên, mong muốn góp phần đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Dựa trên cơ sở đánh giá điều kiện phát triển du lịch Ninh Thuận; đánh giá, phân tích những mặt tích cực và hạn chế của sản phẩm du lịch Ninh Thuận, đặc
  • 19. 4 điểm, thị hiếu, nhu cầu của thị trƣờng khách du lịch, học viên cao học đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Ninh Thuận trong xu thế hội nhập, đáp ứng nhu cầu du khách, yêu cầu phát triển du lịch bền vững. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu đề tài luận văn là: 1) Tổng quan những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; 2) Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến khai thác tiềm năng và phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Ninh Thuận; 3) Nghiên cứu đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu; đồng thời nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng khách du lịch từ đó định hƣớng và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận nhằm nâng cao tính cạnh tranh, thu hút và kéo dài thời gian lƣu trú của du khách khi tới Ninh Thuận. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thị trƣờng khách du lịch Ninh Thuận, từ đó đề xuất một số sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với tài nguyên thiên nhiên, sở thích, tâm lý và nhu cầu của du khách. Đối tƣợng tham gia khảo sát lấy ý kiến gồm cơ quan quản lý nhà nƣớc địa phƣơng, các chuyên gia du lịch, nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, du khách, hƣớng dẫn viên đã từng đi du lịch đến Ninh Thuận, nhân viên các khu, điểm du lịch. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của một điểm đến (điểm đến Ninh Thuận). Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2019 đến tháng
  • 20. 5 9/2019. Số liệu thứ cấp lấy từ năm 2016 đến 2018. Số liệu sơ cấp đƣợc điều tra từ tháng 3 - 7/2019. Giải pháp đề xuất cho các năm tiếp theo. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và trả lời 3 câu hỏi chính sau: 1) Sản phẩm du lịch Ninh Thuận đã thu hút du khách chƣa? 2) Các yếu tố nào đang trở thành lợi thế xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Ninh Thuận? 3) Đâu là các giải pháp xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao của du lịch Ninh Thuận? 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Luận văn sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. * Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phƣơng. Trên cơ sở đó đánh giá, nhận định cụ thể để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Ninh Thuận. * Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng khảo sát thực địa, điều tra phỏng vấn các lãnh đạo, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, doanh nghiệp du lịch, hƣớng dẫn viên, du khách,…về những vấn đề liên quan tới nội dung nghiên cứu. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi: Thông qua bảng hỏi điều tra sử dụng các câu hỏi đóng có lựa chọn để đánh giá mong đợi của du khách đối với sản phẩm du lịch và những câu hỏi mở để thu thập các ý kiến góp ý phát triển sản phẩm du lịch của Ninh Thuận. 3.2. Phương pháp khác 3.2.1. Phương pháp phân tích thống kê Luận văn sử dụng phƣơng pháp toán thống kê để xử lý, phân tích kết quả điều tra thu đƣợc. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp tin cậy của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, Cục Thống kê tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phƣơng liên quan, các doanh nghiệp du lịch
  • 21. 6 trên địa bàn tỉnh. Từ các nguồn số liệu trên, học viên sử dụng phƣơng pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Ninh Thuận. 3.2.2. Phương pháp chuyên gia Phỏng vấn và xin ý kiến, nhận định từ các chuyên gia, nhà quản lý du lịch, lãnh đạo doanh nghiệp du lịch của Ninh Thuận để phỏng vấn, điều tra giúp học viên phân tích xác thực hơn về thực trạng, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Thuận phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng. 3.2.3. Phương pháp tham chiếu và suy diễn quy nạp Thông qua nghiên cứu, tham khảo tài liệu lý thuyết về sản phẩm du lịch của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tổng cục Du lịch, tham khảo kinh nghiệm xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trên thế giới nhƣ Phuket Thái Lan, đảo JEJU Hàn Quốc, Bali (Indonesia) và các địa phƣơng trong nƣớc Quảng Ninh, Huế, Cà Mau,… các công trình khoa học đã đƣợc công bố về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, mô hình, cách làm hiệu quả trong phát triển du lịch, tác giả luận văn áp dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu tiềm năng sẵn có để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh cho du lịch Ninh Thuận. 3.2.4. Phương pháp so sánh Sử dụng phƣơng pháp này để phân tích, so sánh giữa Ninh Thuận với một số tỉnh/thành phố có điều kiện khí hậu, tài nguyên du lịch tƣơng đồng. Trên cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn, mô hình sẵn có và nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của Ninh Thuận, đề tài lựa chọn mô hình đánh giá và xây dựng tiêu chí phù hợp tiến trình nghiên cứu. 3.2.5. Phương pháp khảo sát thực địa Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn khảo sát một số loại hình và sản phẩm du lịch đang khai thác trên địa bàn tỉnh. Phân tích tƣ liệu thu thập đƣợc về tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, nghiên cứu các yếu tố nổi bật, mang nét đặc trƣng, độc đáo, duy nhất, có tính cạnh tranh cao của du lịch Ninh Thuận, các mô hình du lịch mới tác động đến phát triển du lịch Ninh Thuận và đúc
  • 22. 7 kết đƣợc những mặt đƣợc, những hạn chế tồn tại để đƣa ra hƣớng nghiên cứu cho đề tài của mình. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Về mặt lý thuyết, luận văn hy vọng sẽ cung cấp thêm sự hiểu biết sâu hơn, góp phần làm phong phú nguồn tài liệu về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Kết quả nghiên cứu góp phần chứng minh sự phù hợp của mô hình lý thuyết về phát triển du lịch trong xu thế hội nhập, phát triển du lịch cần có sản phẩm du lịch đặc thù, khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh ở các cấp độ, đặc biệt để Ninh Thuận có sự khác biệt so với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ có đặc điểm tƣơng đồng. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu đề tài này cung cấp các ý tƣởng cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch (UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận), các nhà đầu tƣ du lịch, doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, khách du lịch. - Kết quả nghiên cứu giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc, các sở, ban, ngành liên quan có cái nhìn tổng thể về thực trạng du lịch Ninh Thuận. Cụ thể là các sản phẩm du lịch của tỉnh còn đơn điệu, chƣa sử dụng tốt tài nguyên du lịch để tạo sản phẩm du lịch độc đáo. Từ đó, đề xuất những định hƣớng, các giải pháp nhằm xây dựng, phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng để khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của địa phƣơng nhằm thu hút du khách, thu hút các nhà đầu tƣ du lịch góp phần phát triển du lịch Ninh Thuận trong xu thế hội nhập. - Đối với các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp du lịch, việc đánh giá đúng tài nguyên du lịch, các yếu tố mang tính cạnh tranh cao, khác biệt, định hƣớng và giải pháp của đề tài đề xuất là cơ sở để định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh, đi trƣớc đón đầu trong kinh doanh dịch vụ du lịch, đổi mới phƣơng thức cung cấp dịch vụ, đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch dựa trên yếu tố khác biệt để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù, đáp ứng nhu cầu du khách, nâng cao tính cạnh tranh so với các tỉnh thành.
  • 23. 8 - Kết hợp các giải pháp phát triển du lịch của tỉnh, của các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp du lịch và sự tham gia của cộng đồng dân cƣ địa phƣơng, khách du lịch đến với Ninh Thuận sẽ đƣợc trải nghiệm các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu nghỉ dƣỡng, tham quan, học tập, tìm hiểu văn hóa, vui chơi giải trí. - Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo có ích về phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh cho các cơ quan quản lý về du lịch, đơn vị cùng ngành khác tại các địa bàn có đặc điểm tƣơng đồng. 5. Những đóng góp chính của luận văn 5.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây về sản phẩm du lịch đặc thù và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Trong những năm qua, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế chủ lực của nhiều quốc gia trên thế giới, đƣợc quan tâm, chú trọng phát triển. Nghiên cứu Robert Christie Mill (1990), Tourism the International Bussiness, U.S.A; John Wiley & Sons, INC (1991), Marketing Tourism destinations; S.Medlik (2003), Dictionary of travel, tourism and hospitality, Butterworth - Heinemann - Oxford; Boston, U.S.A; Daniel, Harold (2006), Portfolio Analysis of a Destinations tourism Product Line, Presented to The Northeasterm Recreation Research Symposium, The University of Maine; The World Tourism Organization (UNWTO) and the European Travel Commission (ETC) (2011), Handbook on Tourism Product Development, The World Tourism Organization, Madrid, Spain; công trình “Introduction to travel and tourism marketing” của J. A. Bennett, Johan Wilhelm Strydom năm 2011 là một minh họa về sự nghiên cứu chuyên sâu về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù. Các tác giả đã quan tâm và nhấn mạnh đến bản chất, vai trò và vị trí quan trọng của các dạng sản phẩm du lịch. Đây là những công trình có tính lý luận về hệ thống sản phẩm du lịch, trong đó có sản phẩm du lịch đặc thù. Về mặt cơ sở lý luận phát triển du lịch, trong nƣớc cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu nhƣ: Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Nguyễn Thị Xuân Thảo, Nguyễn Văn Tuyền (1999), Phát huy
  • 24. 9 những nhân tố truyền thống dân tộc trong kinh doanh dịch vụ ở nƣớc ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Cẩm Thơ và cộng sự (2009), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế. 5.2. Điểm mới của luận văn đề tài Nhìn chung đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của một quốc gia, điểm đến. Tuy nhiên đến nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận. Trong quá trình công tác tại ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận với vai trò phụ trách quảng bá, xúc tiến du lịch, tác giả luận văn mong muốn nghiên cứu về xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Ninh Thuận gắn với khai thác tài nguyên, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa địa phƣơng. Những điểm mới của luận văn: 1) Tổng hợp cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù; 2) Nghiên cứu tổng hợp đặc điểm, thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch khi tới Ninh Thuận; 3) Nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch của Ninh Thuận; 4) Đánh giá, tổng hợp các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm du lịch Ninh Thuận; và 5) Đề xuất những định hƣớng và giải pháp xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có tính cạnh tranh cao cho Ninh Thuận trong thời kỳ hội nhập. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn theo hƣớng luận văn giải pháp, ngoài lời mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn có kết cấu 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù; Chƣơng 2. Tiềm năng, thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại tỉnh Ninh Thuận; và Chƣơng 3. Một số định hƣớng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Ninh Thuận.
  • 25. 10 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ 1.1. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù 1.1.1. Một số khái niệm sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù a. Khái niệm sản phẩm du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nên khái niệm sản phẩm du lịch khá nhiều, quan điểm lại chƣa thống nhất. Các khái niệm khác nhau một phần là do quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau, do góc độ tiếp cận khác nhau. Trong Từ điển Lữ hành và Du lịch, S.Medlik [17, tr.8] đƣa ra khái niệm: “Sản phẩm du lịch, theo nghĩa hẹp, đƣợc hiểu là bất kỳ thứ gì du khách mua, theo nghĩa rộng hơn, đó là một kết hợp giữa những gì du khách làm và những cơ sở giải trí, tham quan, những phƣơng tiện và dịch vụ mà du khách sử dụng để làm cho nó thành hiện thực”. Theo Michael M.Coltman [1989, 4, tr.6]: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” tính hữu hình của nó đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ thức ăn, đồ uống, các sản phẩm lƣu niệm... còn tính vô hình đƣợc thể hiện đó là các loại hình dịch vụ du lịch, các dịch vụ bổ trợ khác. Theo John Wiley (1991) quan niệm: “Một khi điểm đến đƣợc mời chào bán tức là một điểm mà du khách mong muốn đƣợc đến thăm, thì phải đƣợc phát triển sản phẩm một cách tổng thể”. Robert Christie Mill [16, tr.12] cho rằng sản phẩm du lịch có bốn chiều định vị: Điểm hấp dẫn du lịch; Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Vận chuyển du lịch; Lòng hiếu khách. Còn theo Tổ chức Du lịch Thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO) thì “sản phẩm du lịch là tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: 1) Giá trị tài nguyên du lịch đặc thù; 2) Các dịch vụ bổ trợ từ các cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và quản lý du lịch; và 3) Dịch vụ gia tăng du lịch từ điểm đến”. Điều 3, chƣơng I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Sản phẩm du
  • 26. 11 lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”. Nhƣ vậy, theo khái niệm này thì sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhƣ: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, các dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ lƣu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hƣớng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Theo quan điểm marketing, sản phẩm du lịch đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, đơn giản là những gì du khách mua để phục vụ cho chuyến đi du lịch (dịch vụ vận chuyển, lƣu trú...). Đó là các sản phẩm, dịch vụ đƣợc các doanh nghiệp du lịch hoặc các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến du lịch (thƣờng đƣợc gọi chung là các nhà cung cấp dịch vụ du lịch (tourism service providers) cung cấp. Nhƣ vậy, sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành chính là các chƣơng trình du lịch đƣợc thực hiện (sản phẩm trọn gói). Khi du khách chỉ mua và sử dụng một trong các dịch vụ trọn gói thì đƣợc gọi là sản phẩm đơn lẻ. Theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch: “Sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến là sự hòa trộn mang tính quy luật các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của điểm đến. Sản phẩm du lịch tổng thể đem lại cho du khách những ấn tƣợng và cảm xúc đặc trƣng nhất về một điểm đến”. Theo Tiến sĩ Trần Văn Thông: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu ngày càng cao của du khách”. Trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu sản phẩm du lịch một điểm đến. Nên có thể hiểu sản phẩm du lịch của một điểm đến là sự hoà trộn mang tính quy luật của các giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến, kết hợp với tập hợp các dịch vụ và những điều kiện cần thiết để thoả mãn nhu cầu và đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về một điểm đến. b. Khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù: Xây dựng thƣơng hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, để một điểm
  • 27. 12 đến có thƣơng hiệu thì cần phải có sản phẩm đặc thù. Mỗi điểm đến cần căn cứ tiềm năng, điều kiện cụ thể để tạo những sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ cho từng thị trƣờng khách. Chiến lƣợc Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định “Phát triển du lịch bền vững, theo định hƣớng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử, đảm bảo sự tăng trƣởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”. Tuy nhiên, trong đánh giá kết quả thực hiện Chiến lƣợc Phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010 của Tổng cục Du lịch năm 2011 đã chỉ ra hiện nay vẫn chƣa có sản phẩm du lịch đặc thù mà đối với du lịch, sự nổi bật và khác biệt là rất quan trọng. Vậy sản phẩm du lịch đặc thù là gì? Hiện nay ở Việt Nam song song tồn tại 3 thuật ngữ là: sản phẩm du lịch đặc trƣng, sản phẩm du lịch đặc thù và sản phẩm chủ lực. Thực ra, các tên gọi này có nội hàm có phần giống nhau và có những điểm khác nhau. Do vậy xu hƣớng hiện nay trong phát triển du lịch ở các địa phƣơng nghiêng về tên gọi sản phẩm du lịch đặc thù. Ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay khái niệm về sản phẩm du lịch đặc thù có một số tác giả đƣa ra trong các công trình nghiên cứu của mình. “Sản phẩm du lịch đặc trƣng là sản phẩm mang tính chất đại diện, khác biệt so với sản phẩm khác nhƣng không có tính duy nhất và khác biệt hoàn toàn với sản phẩm khác” hoặc “Sản phẩm chủ lực là sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ chủ yếu, có khả năng sản xuất và cung ứng với khối lƣợng lớn và năng lực cạnh tranh cao, là trung tâm lan tỏa, lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển, đồng thời nó có thể là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của địa phƣơng hay vùng lãnh thổ”. Tiến sĩ Trần Văn Thông (2018, tr.12), Tài liệu nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của TP.Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long. Theo PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng thì “Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có những đặc tính độc đáo/duy nhất, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) cho một lãnh thổ/điểm đến du lịch với những dịch vụ
  • 28. 13 không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu/mong đợi của du khách mà còn tạo đƣợc ấn tƣợng bởi tính độc đáo và sáng tạo”. (Tài liệu hƣớng dẫn của Lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc về du lịch năm 2017, trang 114, 115 và 116 “Bàn về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù”). Nhƣ vậy, khi xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù thì ngoài việc phát huy các giá trị tài nguyên có tính đặc trƣng cao nhất, còn phải tính đến tính khả thi và thị trƣờng của các sản phẩm này. Bởi có những yếu tố độc đáo với thị trƣờng này lại chƣa độc đáo với thị trƣờng khác, hoặc sản phẩm này đặc thù, có sức hấp dẫn với thị trƣờng này nhƣng chỉ đặc thù chứ không hấp dẫn với thị trƣờng khác. Do vậy, luôn phải xác định thị trƣờng trọng điểm từ đó mới xác định các sản phẩm đặc thù cụ thể. Theo PGS.TS. Đào Ngọc Cảnh (nguyên Trƣởng khoa Du lịch ĐH Cần Thơ), có thể hiểu: “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và nổi bật, dựa trên thế mạnh về tài nguyên du lịch của một lãnh thổ, là cơ sở tạo thành hình ảnh và thƣơng hiệu của điểm đến du lịch”. Theo TS. Trần Văn Thông: “Sản phẩm đặc thù là sản phẩm mang tính khác biệt, duy nhất, độc đáo và đặc sắc, có khả năng phân biệt giữa địa phƣơng này với địa phƣơng khác nhằm thu hút du khách, mở rộng thị trƣờng du lịch, khai thác tốt các tài nguyên du lịch, các tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng để phát triển du lịch một cách bền vững”. Theo ThS. Đoàn Thị Lộc, Phó Giám đốc Khối du lịch Nội địa Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist: “Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch có tính duy nhất, khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm khác. Sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc xây dựng dựa trên tài nguyên thiên nhiên đặc thù hoặc có thể do con ngƣời tạo ra nhƣng mang tính đặc thù, duy nhất”. 1.1.2. Đặc điểm sản phẩm du lịch và các yếu tố cấu thành a. Đặc điểm sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm đặc biệt, là sản phẩm lao động cụ thể, nhƣng không biểu hiện dƣới hình thái vật chất mà vô hình, biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ. Do vậy sản phẩm du lịch chủ yếu có 8 đặc điểm dƣới đây:
  • 29. 14 1) Tính đặc trưng nổi bật (thương hiệu): Để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trƣờng, sản phẩm du lịch bắt buộc phải có nét đặc trƣng nổi bật để tạo ra thƣơng hiệu. Các đặc trƣng nổi bật này có thể đƣợc khai thác từ các giá trị của tài nguyên du lịch hoặc từ chất lƣợng của các loại hình dịch vụ du lịch. 2) Tính tổng hợp, tính liên kết cao: Tính tổng hợp, liên kết của sản phẩm du lịch đƣợc quyết định bởi tính xã hội của hoạt động du lịch và tính phức hợp của nhu cầu du lịch. Bởi vậy, đòi hỏi sự liên kết giữa doanh nghiệp du lịch và giữa ngành Du lịch với các ngành kinh tế xã hội khác trong việc phát triển sản phẩm du lịch. 3) Tính không thể chuyển dịch: Sản phẩm du lịch thƣờng đƣợc tạo ra gắn với tài nguyên du lịch tại điểm đến và du khách chỉ có thể sử dụng sản phẩm du lịch khi đã đến trực tiếp điểm đến mà không thể dùng thử sản phẩm trƣớc khi quyết định mua sản phẩm hoặc trƣớc khi đi du lịch. Do vậy, việc xây dựng thƣơng hiệu và công tác thông tin, tuyên truyền cho sản phẩm du lịch đóng vai trò quan trọng trong bán các sản phẩm du lịch. 4) Tính thời vụ: Hoạt động du lịch là hoạt động mang tính thời vụ rõ rệt. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung, cầu du lịch. Tính thời vụ trong du lịch biểu hiện ở hai mặt đó là: Tính mùa vụ và tính thời điểm. Tính thời vụ đƣợc biểu hiện ở những loại hình theo mùa vụ nhƣ: Du lịch biển (vào mùa hè); nghỉ núi, trƣợt tuyết (vào mùa đông), du lịch lễ hội (mùa xuân). Tính thời điểm là thời gian tổ chức các sự kiện du lịch hoặc sự kiện có tác động đến du lịch. Tính thời vụ có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, để khắc phục tính thời vụ trong kinh doanh du lịch cần tạo ra nhiều dịch vụ bổ sung hoặc những giá trị gia tăng khác. 5) Tính không thể dự trữ: Là một loại dịch vụ, nên sản phẩm du lịch không thể dự trữ nhƣ các sản phẩm vật chất khác. Do sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể nên giá trị của nó đƣợc chuyển dịch từng bƣớc trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm. Tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề. 6) Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Phần lớn quá trình tạo ra và
  • 30. 15 tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Do vậy, để tạo ra sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Với đặc tính này, ngƣời mua không thể kiểm nghiệm chất lƣợng sản phẩm du lịch trƣớc khi quyết định mua và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Họ chỉ có thể đánh giá chất lƣợng chính xác chỉ sau khi đã tiêu dùng sản phẩm. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các nhà cung cấp sản phẩm du lịch là phải thƣờng xuyên nghiên cứu, tiếp nhận đánh giá của khách đối với sản phẩm du lịch. Đây là nhân tố quan trọng để việc kinh doanh du lịch thành công. 7) Sản phẩm du lịch mang tính dịch vụ cao, tính hữu hình thấp: Sản phẩm du lịch về cơ bản không cụ thể, không tồn tại dƣới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thƣờng chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), phần vật chất chiếm tỷ trọng nhỏ. Đặc tính này cũng chỉ ra tính đồng thời của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. 8) Tính dễ dao động: Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố, dù chỉ thiếu một nhân tố cũng sẽ ảnh hƣởng tới toàn bộ quá trình hình thành sản phẩm du lịch, tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch trở lên khó khăn hoặc sản phẩm bị thay đổi so với dự kiến ban đầu. Một số nhân tố tác động nhƣ chính sách của nhà nƣớc, của doanh nghiệp hoặc các tác động của môi trƣờng bên ngoài. b. Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch: Theo khái niệm sản phẩm du lịch của điểm đến, có thể tổng hợp các yếu tố cấu thành của sản phẩm du lịch của một điểm đến thành 3 phần chính:
  • 31. 16 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu sản phẩm du lịch Dịch vụ vận chuyển khách du lịch SẢN PHẨM DU LỊCH BỔ SUNG CỐT LÕI CƠ SỞ HÌNH THÀNH Tài nguyên du lịch tự nhiên Dịch vụ ăn uống Dịch vụ lưu trú du lịch Các yếu tố bổ trợ khác Môi trường kinh tế - văn hóa xã hội Môi trường không gian cảnh quan Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở hạ tầng du lịch Các hiện tượng, sự kiện TN&XH Tài nguyên du lịch văn hóa Dịch vụ vui chơi giải trí Hàng hoá tiêu dùng, đồ lưu niệm Các dịch vụ khác phục vụ khách DL
  • 32. 17 Nguồn: Nguyễn Thanh Long (2018), Báo cáo Nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù TP. Hải Phòng. Phần cốt lõi: Là giá trị tài nguyên du lịch để hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Điểm hấp dẫn du lịch có thể là cảnh quan, chùa chiền…, có thể là lễ hội hay những giá trị văn hóa, lịch sử thu hút khách. Điểm hấp dẫn du lịch chính là lý do để du khách tìm tới và trải nghiệm. Nó có thể có sẵn tại địa phƣơng, đƣợc khai thác, gọt giũa để thu hút khách. Nó có thể là những giá trị mới do sáng tạo, xây dựng mà ra. Đây chính là yếu tố hạt nhân (cốt lõi) cực kỳ quan trọng trong việc cấu thành sản phẩm du lịch của một điểm đến. Phần cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch: Đây chính là các điều kiện ràng buộc để hình thành sản phẩm du lịch tại mọi điểm đến, bao gồm: mạng lƣới cơ sở lƣu trú nhƣ khách sạn, làng du lịch để phục vụ cho nhu cầu lƣu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, hệ thống các phƣơng tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách (bao gồm đƣờng xá, hệ thống điện nƣớc, viễn thông …), môi trƣờng không gian cảnh quan, môi trƣờng kinh tế - văn hóa xã hội và các yếu tố bổ trợ khác. Các điều kiện này đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động du lịch trong điểm đến. Nó cho phép khách du lịch có thể tiếp cận với điểm du lịch và tới nơi có các điểm hấp dẫn du lịch, các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Phần bổ sung: Là phần các dịch vụ, hàng hóa phục vụ khách du lịch: dịch vụ khách sạn, nhà hàng, đồ lƣu niệm,... Ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình nhƣ đồ ăn, thức uống, phần nhiều là các loại dịch vụ do các doanh nghiệp cung cấp. Đây chính là phần bổ sung, là hạt nhân của của sản phẩm du lịch, yếu tố tham gia hoàn thiện sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến. Yếu tố dịch vụ du lịch có khả năng tăng giá trị của sản phẩm du lịch lên nhiều lần so với giá trị thực của nó. Việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh cung cấp. Trên thị trƣờng du lịch, đây chính là yếu tố ảnh hƣởng nhiều tới khả năng cạnh tranh và sự quyết định quay trở lại tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch luôn phải đặt các yếu tố dịch vụ lên hàng đầu.
  • 33. 18 Dịch vụ du lịch chính là yếu tố tham gia hoàn thiện sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến. Yếu tố dịch vụ du lịch có khả năng tăng giá trị của sản phẩm du lịch lên gấp nhiều lần so với giá trị thực của nó. Trong thị trƣờng du lịch thì đây chính là yếu tố có ảnh hƣởng nhiều tới khả năng cạnh tranh và có tính quyết định tới việc quay trở lại tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách. 1.1.3. Vị trí, vai trò của đối tượng tham gia xây dựng sản phẩm du lịch Các đối tƣợng tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm du lịch thuộc nhiều cấp, ngành khác nhau. Mỗi đối tƣợng có vị trí, vai trò khác nhau trong xây dựng sản phẩm và mong muốn khác nhau về lợi ích đối với sản phẩm du lịch. a. Các nhà quản lý du lịch ở trung ương và địa phương: Giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển, sản phẩm du lịch chỉ là một yếu tố phi vật chất tồn tại dƣới dạng một công trình nghiên cứu hay một dự án qui hoạch đƣợc xây dựng bởi ý tƣởng của các nhà quản lý và hoạch định. Sản phẩm du lịch ở giai đoạn này có thể gọi là sản phẩm du lịch vĩ mô hay sản phẩm du lịch tổng thể - mang tính chiến lƣợc, nó là công cụ để giúp các nhà quản lý kiểm soát đƣợc các hoạt động khai thác tài nguyên và các hoạt động dịch vụ về loại hình, qui mô, hình thức, chất lƣợng, giá cả, độ an toàn, mức độ tác động đến tài nguyên môi trƣờng... để đảm bảo sự phát triển bền vững về nhiều mặt. b. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cộng đồng địa phương: Giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển sản phẩm du lịch là giai đoạn các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp hay dân cƣ địa phƣơng trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác tài nguyên du lịch để xây dựng các loại hình dịch vụ - tức là các sản phẩm du lịch đơn lẻ. Bên cạnh các doanh nghiệp, cộng đồng địa phƣơng vừa là bộ phận cấu thành của sản phẩm du lịch (dƣới cách nhìn của du khách) vừa là đối tƣợng tham gia kinh doanh và sản xuất những sản phẩm du lịch đơn lẻ nhƣ: nhà nghỉ, khách sạn mini, các homestay và các mặt hàng lƣu niệm...Một số đối tƣợng khác nhƣ: nhà tƣ vấn thiết kế, đội ngũ nhân viên phục vụ,... họ là những ngƣời trực tiếp đóng góp vào chất lƣợng sản phẩm du lịch. c. Khách du lịch: Khách du lịch là ngƣời mua, ngƣời tiêu dùng sản phẩm du lịch nhƣng chính họ cũng góp phần tạo ra sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch chỉ
  • 34. 19 đƣợc hoàn thành khi đƣợc chính du khách sử dụng và sau khi đã kết thúc chuyến đi. Sự thành công của sản phẩm du lịch phụ thuộc vào thái độ, cách thức hoặc xu hƣớng tiêu dùng của du khách. Bởi vậy, việc nghiên cứu thị trƣờng, đặc biệt là nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, xu hƣớng tiêu dùng... của khách du lịch khi phát triển sản phẩm du lịch là cần thiết. 1.2. Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù có đặc tính nổi bật của sản phẩm khi so sánh với những sản phẩm du lịch khác ở cùng lãnh thổ. Sản phẩm du lịch đặc thù chú trọng khai thác những tài nguyên du lịch mang tính đặc trƣng thế mạnh của lãnh thổ. Ví dụ thế mạnh tài nguyên du lịch của Ninh Thuận là cảnh quan, sinh thái biển - đảo, vì vậy đây là loại tài nguyên du lịch cần đƣợc tập trung khai thác để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù đƣợc xem là nổi bật hơn so với những sản phẩm du lịch khác đƣợc xây dựng dựa trên việc khai thác những loại tài nguyên du lịch khác. Sản phẩm du lịch đặc thù không chỉ quan tâm đến khai thác thế mạnh về tài nguyên mà đặc biệt chú trọng khai thác những loại tài nguyên mang tính “duy nhất”, “đặc sắc nhất hay nổi trội”, khác biệt so với các sản phẩm du lịch khác, so với các vùng khác, có thể nói là độc nhất vô nhị (có thể cùng loại tài nguyên nhƣng đặc sắc hơn. Ví dụ văn hoá Chăm cũng có ở nhiều địa phƣơng ở vùng Duyên hải miền Trung song văn hoá Chăm ở Ninh Thuận đặc sắc hơn ở lễ hội, làng nghề). Tính độc đáo và đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch để phục vụ du khách, nhằm phát triển du lịch địa phƣơng (thể hiện qua cách thức sử dụng kỹ thuật - công nghệ; trình độ và kỹ năng của đội ngũ nhân lực du lịch trong việc khai thác tài nguyên du lịch khác biệt). 1.2.2. Hệ thống sản phẩm đặc thù Sản phẩm du lịch đặc thù có tính quốc gia sử dụng tài nguyên du lịch có tính đặc sắc của một địa phƣơng trong mối quan hệ toàn quốc. Các sản phẩm này có thể thu hút đông đảo khách du lịch và có thể xây dựng thƣơng hiệu du lịch có tính cạnh tranh cao.
  • 35. 20 Sản phẩm du lịch đặc thù có tính nội vùng sử dụng tài nguyên có tính đặc sắc của một địa phƣơng trong mối quan hệ so sánh với các địa phƣơng còn lại trong vùng. Các sản phẩm này có thể rất hấp dẫn khách du lịch trong vùng và các vùng lân cận, nhƣng có thể không có tính hấp dẫn toàn quốc. Ví dụ: Sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh Ninh Thuận đạt cấp quốc gia nhƣ du lịch sinh thái, hệ sinh thái rừng khô hạn của Vƣờn quốc gia Núi Chúa; đạt cấp vùng du lịch sinh thái khu vực Nam Trung Bộ, Núi Chúa có hệ sinh thái thảm thực vật đa dạng, có Khu nghỉ dƣỡng Amanơi chất lƣợng cao đạt đẳng cấp quốc tế. 1.2.3. Cấu trúc của sản phẩm du lịch đặc thù Sự khác biệt của tài nguyên du lịch: Là cơ sở tạo nên giá trị cốt lõi của sản phẩm du lịch đặc thù. Ví dụ: Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của Quảng Bình đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh là Kỳ quan thiên nhiên thế giới; Đỉnh núi Phansipang, đỉnh núi cao nhất Việt Nam và ở 3 nƣớc Đông Dƣơng; Quần thể kiến trúc Huế là Di sản văn hóa thế giới; Bà Nà Hills ở Thành phố Đà Nẵng; sông nƣớc, miệt vƣờn ở Đồng bằng sông Cửu Long,... Những tài nguyên này tạo lực hấp dẫn mạnh du khách quốc tế và nội địa đến điểm du lịch. Kỹ thuật - công nghệ độc đáo: Là phƣơng tiện để khai thác tài nguyên du lịch làm tăng tính hấp dẫn du khách. Ví dụ: Để khai thác du lịch biển đảo cần phƣơng tiện vận chuyển tàu, bè. Để tạo điều kiện cho du khách tham quan Bà Nà Hills, Đà Nẵng đã đầu tƣ thiết kế xây dựng hệ thống cáp treo hiện đại, dài nhất ở khu vực Đông Nam Á. Dịch vụ đặc biệt: Để góp phần khai thác tài nguyên du lịch và sử dụng có hiệu quả phƣơng tiện kỹ thuật cần phải có đội ngũ lao động du lịch chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn và kỹ năng nghề, nhƣ đội ngũ hƣớng dẫn viên, kỹ thuật viên. Quản lý khai thác: Trong quá trình khai thác và sử dụng sản phẩm du lịch đặc thù cần phải có đội ngủ quản lý giàu năng lực và hiệu quả quản lý cao. Môi trường cộng đồng địa phương: Để làm tăng thêm tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch đặc thù thì môi trƣờng cộng đồng địa phƣơng có tính văn hóa, thân thiện trong giao tiếp du khách mang lại tính cộng hƣởng rất cao.
  • 36. 21 1.2.4. Yêu cầu và nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch đặc thù a. Các yêu cầu: 1) Yêu cầu trong phát triển sản phẩm du lịch: - Yêu cầu chung với tất cả các loại hình dịch vụ là thông qua các hoạt động của mình để giới thiệu với du khách các giá trị đặc thù của tài nguyên du lịch. - Các yêu cầu riêng đối với từng loại hình dịch vụ là: + Dịch vụ lữ hành: Phải hoàn chỉnh và đầy đủ ở mức tối đa, phối hợp nhịp nhàng các dịch vụ đơn lẻ theo những cách phù hợp để thỏa mãn hoàn toàn đƣợc các thị trƣờng đa dạng của nó. + Dịch vụ vận chuyển: Cần tạo khả năng tiếp cận tốt nhất với tài nguyên, không gây khói bụi và tiếng ồn và chất thải ra môi trƣờng. Qui mô và kiểu dáng hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, môi trƣờng xung quanh. + Dịch vụ lƣu trú: Có số lƣợng và qui mô phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu khách mà không vƣợt quá sức chứa. Đảm bảo các yêu cầu sử dụng thuận lợi, tiện nghi, vệ sinh. Qui hoạch thiết kế công trình kiến trúc phải tạo ra sức hấp dẫn tổng thể cho điểm đến và đáp ứng tốt tâm lý thẩm mỹ của từng đối tƣợng khách. + Dịch vụ vui chơi giải trí: Ƣu tiên đầu tƣ loại hình vui chơi giải trí gắn với khai thác đặc thù của tài nguyên du lịch để tạo ra nét đặc trƣng riêng biệt. Vị trí, qui mô công trình phải hài hòa với cảnh quan và không vƣợt quá khả năng chịu tải của môi trƣờng. + Dịch vụ ăn uống: Ngoài tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lƣợng thực phẩm, các dịch vụ ăn uống cần phải thông qua hoạt động của mình để giới thiệu với du khách về phong tục, tập quán và văn hóa ẩm thực của địa phƣơng. + Dịch vụ liên quan đến hàng hóa: Phù hợp với nhu cầu của khách về nội dung, chất lƣợng, thẩm mỹ và yêu cầu thời gian. Hàng hóa lƣu niệm phải mang đậm nét đặc trƣng bản địa mà các địa phƣơng khác không có. 2) Các yêu cầu cụ thể trong quá trình phát triển SPDL đặc thù: Một là Xác định đƣợc giá trị tài nguyên đặc sắc và sự phân bố của chúng trong không gian; Hai là Xác định sản phẩm đặc thù và các thành phần tạo nên SPĐT; Ba là Đầu tƣ tập
  • 37. 22 trung: Đầu tƣ khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên đặc sắc để hình thành và phát triển SPĐT; Bốn là Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù là phát triển bền vững: Nhằm thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trƣờng, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lƣợng của tài nguyên và môi trƣờng trong tƣơng lai. b. Các nguyên tắc chính phát triển SPDLĐT: 1) Giá trị tài nguyên đặc sắc đƣợc xác định rõ ràng cho từng cấp độ (Quốc gia, Vùng); 2) Tập trung phát triển tại các khu vực phân bố tài nguyên đặc sắc; 3) Nguyên tắc phát triển hệ thống: SPDLĐT phải đƣợc phát triển một cách hệ thống và đồng bộ, đúng với chức năng đƣợc qui định trong hệ thống. Tránh sự phát triển manh mún, trùng lặp ảnh hƣởng đến sức hấp dẫn tổng thể và sự bền vững về cấu trúc; 4) Nguyên tắc kinh tế thị trƣờng: Sản phẩm phải có nét đặc thù riêng biệt để tạo ra thƣơng hiệu và sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng và khu vực. Sản phẩm phải đáp ứng đƣợc toàn diện các nhu cầu đa dạng của thị trƣờng mục tiêu (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, khả năng chi trả, khả năng tiếp cận). Sản phẩm phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phƣơng và khả năng đầu tƣ sản xuất của doanh nghiệp để tiết kiệm chi phí, đem lại lợi nhuận cao; 5) Nguyên tắc bền vững môi trƣờng (cả môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội): SPDLĐT phải góp phần bảo tồn và tôn vinh đƣợc các giá trị tài nguyên và môi trƣờng của khu vực, phải tạo điều kiện cho các ngành nghề cùng phát triển và thu hút đƣợc ngƣời dân địa phƣơng tham gia. c. Các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù: 1) Có điều kiện tiếp cận thuận lợi đối với điểm tài nguyên đặc sắc; 2) Có nguồn nhân lực phù hợp về số lƣợng và chất lƣợng đáp ứng yêu cầu phát triển SPDLĐL đặc thù; 3) Có sự liên kết giữa các điểm đến du lịch có tài nguyên đặc sắc dựa trên cơ sở đó để tạo sự thuận lợi cho thiết kế SPDLĐT; 4) Có nhu cầu của thị trƣờng đối với SPDLĐT của điểm đến du lịch. d. Vai trò của sản phẩm du lịch đặc thù và lực hấp dẫn của nó đối với du khách quốc tế và nội địa: 1) Cá biệt hóa du lịch của điểm đến, của địa phƣơng; 2) Tạo ra tính hấp dẫn cao, thu hút thị trƣờng khách đặc biệt hoặc đại trà; 3) Hình
  • 38. 23 thành thƣơng hiệu du lịch điểm đến, của địa phƣơng; 4) Tạo ra sức cạnh tranh cho điểm đến du lịch; 5) Là những điểm nhấn của hệ thống sản phẩm du lịch của điểm đến; 6) Tạo ra động lực cho các sản phẩm du lịch khác cùng phát triển. 1.2.5. Phương thức xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Với những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu, thị hiếu của du khách, cạnh tranh thị trƣờng,...một điểm đến không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có mà phải phát triển những sản phẩm du lịch mới vừa phù hợp thị hiếu nhu cầu du khách, vừa bảo tồn đƣợc những giá trị tự nhiên, văn hoá của điểm đến. Những sản phẩm du lịch đặc thù phải mang đƣợc những giá trị đặc trƣng, cốt lõi, độc đáo, duy nhất của điểm đến. Để phát triển một sản phẩm du lịch đặc thù của một điểm đến có những phƣơng thức sau: Một là, Cải tiến sản phẩm du lịch đã có: Dựa vào những sản phẩm du lịch đang khai thác, điểm đến cần nâng cao chất lƣợng của sản phẩm du lịch hiện có, bổ sung những giá trị gia tăng về dịch vụ, hoặc định vị lại thị trƣờng cho sản phẩm du lịch sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu mà vẫn đảm bảo đƣợc tính đặc thù. Hai là, Xây dựng sản phẩm du lịch mới tương đối: Nghĩa là xây dựng một vài sản phẩm du lịch, dịch vụ mới trong hệ thống sản phẩm du lịch đang khai thác nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lƣợng tốt hơn, hoàn thiện hơn phục vụ tốt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng mục tiêu. Ba là, Xây dựng sản phẩm du lịch mới hoàn toàn: Dựa vào tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa), điểm đến du lịch cần khai thác những giá trị mới, xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù mới hoàn toàn, tập trung vào phân khúc thị trƣờng du lịch mục tiêu. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản phẩm du lịch đặc thù 1.3.1. Đối với sản phẩm du lịch nói chung Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên kết và tính xã hội hóa cao, bởi vậy khi phát triển một sản phẩm mới có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến nó. a. Các yếu tố về kinh tế: Khi tính đến cầu du lịch, các nhà kinh tế du lịch thƣờng quan tâm hai yếu tố đó là thời gian nhàn rỗi và khả năng thanh toán. Bởi vậy, kinh tế ảnh hƣởng rất lớn tới khả năng kích thích con ngƣời du lịch. Du lịch
  • 39. 24 trên thế giới phát triển rất mạnh vào giai đoạn khi nền công nghiệp của các nƣớc Châu Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong số những yếu tố quan trọng vì hoạt động du lịch thƣờng bị ảnh hƣởng mạnh bởi các yếu tố khác nhƣ thiên tai, bệnh dịch, khủng bố,... nhƣ chiến tranh Iraq năm 2001, dịch SARS năm 2003 hoặc một số dịch cúm gia cầm và cúm lợn H1N1 năm 2009, dịch MERS năm 2012, dịch Ebola năm 2014. b. Các yếu tố thuộc về công nghệ: Các tiến bộ về công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch trên thế giới, nhƣ áp dụng động cơ phản lực trong ngành hàng không, sự phát triển của công nghệ 4.0 đã hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trực tuyến. Các tiến bộ công nghệ đang làm thay đổi hoạt động du lịch toàn thế giới, do đó nếu các điểm đến du lịch không áp dụng công nghệ thông tin, từ quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch thì điểm đến đó sẽ thất bại trƣớc các đối thủ cạnh tranh. c. Các yếu tố chính trị: Trƣớc đây, việc cấp visa cho du khách dựa vào yếu tố chính trị trở thành rào cản đã làm hạn chế đến sự phát triển du lịch. Hiện nay, nhận thức của con ngƣời thay đổi, du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia trên thế giới, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch. Vì vậy, việc đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở lên đơn giản và thuận tiện hơn cho du khách. d. Các yếu tố về nhân khẩu: Nhiều nƣớc phát triển đang phải đối mặt với việc già hóa dân số. Xu hƣớng này đồng nghĩa với xu hƣớng thiếu hụt lực lƣợng lao động trẻ tại các nƣớc phát triển. Điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển dân số từ các nƣớc đang phát triển sang các nƣớc phát triển và xu hƣớng khách du lịch cao tuổi đi du lịch dài ngày sang các nƣớc đang phát triển. Đây sẽ là 2 xu hƣớng chủ yếu. Một xu hƣớng khác thuộc về nhân khẩu học là sự xói mòn của gia đình truyền thống phƣơng tây nhƣ tỉ lệ ly hôn tăng, kết hôn muộn... Ngoài ra, sự gia tăng của các hiện tƣợng nhƣ đồng tính, sống độc thân, những ngƣời nuôi con đơn thân đang trở thành những phân khúc thị trƣờng mà các nhà quản lý và điều hành du lịch hƣớng đến. đ. Tính toàn cầu hóa và địa phương hóa: Quá trình toàn cầu hóa đã dẫn đến nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hƣởng và phụ thuộc ngày càng lớn vào các quốc
  • 40. 25 gia khác cũng nhƣ bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia. Yếu tố này đang tác động không nhỏ đến hoạt động phát triển du lịch tại các nƣớc đang phát triển. Một số mô hình phát triển du lịch ở một số nƣớc trên thế giới đã cho thấy kinh nghiệm là muốn hạn chế sự ảnh hƣởng của toàn cầu hóa trong du lịch thì phải tăng tính địa phƣơng hóa. e. Nhận thức về môi trường xã hội: Việc xây dựng nhận thức về bảo vệ môi trƣờng xã hội của du khách cũng nhƣ việc tăng sự giám sát của cộng đồng địa phƣơng trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến là yêu cầu ngày càng tăng trong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững. Đây là vấn đề đang đƣợc đặt ra và đƣợc quan tâm hơn trong việc phát triển và quản lý các điểm đến du lịch, nhận thức và ý thức của khách du lịch và các khu vực tƣ nhân tại các điểm đến du lịch cũng cần đƣợc nâng cao nhận thức của họ trong hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và xã hội của điểm đến. g. Môi trường sống và làm việc: Môi trƣờng sống và làm việc hiện đại, bận rộn ngày nay cũng là một yếu tố cần xem xét khi phát triển sản phẩm du lịch. Nhiều ngƣời mong muốn đƣợc đi du lịch đến một nơi khác biệt hoàn toàn với môi trƣờng sống và làm việc hiện tại, mong ƣớc có một ngày không cần phải sử dụng máy tính, không điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, thời gian đi du lịch ngày càng hạn hẹp, thay vì đi du lịch dài ngày thì hiện nay các chƣơng trình du lịch ngắn ngày đang trở lên phổ biến và nhiều ngƣời lựa chọn việc đi nhiều lần trong năm. h. Việc tìm kiếm các trải nghiệm thực tế: Một số học giả nhƣ John Naisbitt and Patricia Aburdene (1990) từ hai thập kỷ trƣớc đã nhận định rằng việc chuyển đổi từ nền kinh tế dịch vụ sang nên kinh tế trải nghiệm (experience economy) đã và đang có tác động đến việc hình thành và phát triển sản phẩm du lịch mới tại các điểm đến. Các khách du lịch ở thời hậu công nghiệp này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm các trải nghiệm thực tế và nhu cầu này sẽ đƣợc thể hiện trong các sản phẩm du lịch mới. i. Marketing: Việc sử dụng các phƣơng pháp và công cụ nghiên cứu thị trƣờng hiện đại có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ra đời một sản phẩm du lịch mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu marketing sẽ cho các kết quả
  • 41. 26 chính xác hơn về các nhu cầu và xu hƣớng trong du lịch của từng thị trƣờng hoặc từng phân khúc thị trƣờng cụ thể để các nhà quản lý du lịch có thể xây dựng đƣợc các sản phẩm du lịch phù hợp. k. Sự an toàn của điểm đến: Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu khi du khách quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển tại các điểm đến thƣờng xảy ra chiến tranh, bất ổn chính trị đe dọa sức khỏe và an toàn của du khách. Thực tế hiện nay, một số điểm đến ở Châu Phi, Trung Đông và Nam Á đang bị ảnh hƣởng bởi yếu tố này mặc dù có tiềm năng du lịch lớn. 1.3.2. Đối với sản phẩm du lịch đặc thù Ngoài những yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch nói chung, thì đối với sản phẩm du lịch đặc thù yếu tố về thị trƣờng và tính độc đáo, nguyên bản về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa của điểm đến cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù. Việc tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của từng thị trƣờng khách mục tiêu và những giá trị về tài nguyên du lịch của điểm đến sẽ giúp điểm đến có những sản phẩm đặc thù phù hợp cho từng thị trƣờng khách. 1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù trong, ngoài nƣớc và bài học cho Ninh Thuận 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù ở nước ngoài a. Kinh nghiệm của Phuket, Thái Lan: Phuket là đảo lớn nhất của Thái Lan. Thảm họa sóng thần lịch sử năm 2004 đã khiến cho hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng của Phuket bị thiệt hại nặng nề, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện Phuket vẫn là một trong những điểm đến thu hút đông khách du lịch của Thái Lan, thậm chí còn đông hơn so với trƣớc khi xảy ra thảm họa. Để phát triển du lịch, Phuket tiến hành quy hoạch các khu vui chơi giải trí riêng, xa khu dân cƣ để tránh tiếng ồn. Vì thế, các khu vui chơi giải trí có thể mở cửa 24/24, quán bar, show diễn kéo dài tận sáng hôm sau phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách.
  • 42. 27 Một điểm đáng học tập trong cách làm du lịch của Phuket là cách thức và công nghệ tuyên truyền, quảng bá. Bằng những chiến lƣợc quảng bá dựa trên sự khai thác các giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch và nhu cầu, thị hiếu của du khách; Phuket đã biến những sản phẩm và điểm đến du lịch bình thƣờng trở nên hấp dẫn. Đảo JameBond, vịnh Maya - nơi đã từng xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh của Hollywood đƣợc biến thành những điểm tham quan du lịch; các nông trại hạt điều, nuôi ong lấy mật... trở thành các điểm đến hấp dẫn vừa thỏa mãn trí tò mò của du khách, vừa tiêu thụ đƣợc các sản phẩm địa phƣơng. Thậm chí chỉ một điểm ngắm mặt trời lặn cũng thu hút hàng nghìn lƣợt khách tới tham quan mỗi ngày. (Nguồn: Tổng hợp từ các tƣ liệu về Phuket - Thái Lan) b. Kinh nghiệm của Indonesia: Indonesia là một quốc gia hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình du lịch 3S (Sun, Sea, Sand). Để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra, Indonesia đã chú trọng phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cao cấp, đồng bộ với mục tiêu thỏa mãn đầy đủ nhất các nhu cầu của khách, đồng thời kéo dài thời gian lƣu lại của họ, đặc biệt là những khu nghỉ dƣỡng theo hƣớng bền vững nhằm vào thị trƣờng khách nghỉ biển có khả năng chi trả cao; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng về số lƣợng và chất lƣợng, hỗ trợ phát triển du lịch và bảo vệ môi trƣờng nhƣ hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại các khu nghỉ dƣỡng; đầu tƣ Trung tâm hội nghị quốc tế và định hƣớng marketing bằng những sự kiện du lịch nổi bật; phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trên cơ sở tôn trọng ý kiến, tập tục và tƣ duy của ngƣời bản địa. Ví dụ, xây dựng và phát triển du lịch tại Bali (Indonesia): Năm 1970, Chính phủ Indonesia có chính sách đƣa hòn đảo Bali, một đảo lớn, nhƣng còn nghèo trở thành một điểm đến du lịch, một trung tâm hội nghị của khu vực và quốc tế, đồng thời làm động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch của Indonesia. Họ đã nhờ chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. - Về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, ngoài hệ thống đƣờng nội bộ còn có sân bay quốc tế và cảng biển quốc tế để đón khách du lịch trong khu vực và trên thế giới.
  • 43. 28 - Về xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch, phải tuân theo quy hoạch, các khách sạn có chiều cao không quá ngọn cây dừa, tất cả các cơ sở kinh doanh khi xây dựng phải có phƣơng án bảo vệ môi trƣờng. Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch để thu hút khách. - Về vấn đề thu hút khách, Chính phủ miễn thị thực cho công dân 40 nƣớc có nguồn khách lớn đến Bali, mặc dù đến các vùng khác của Indonesia vẫn phải xin thị thực. - Cộng đồng dân cƣ ở Bali đƣơc đào tạo với các ngành nghề khác nhau phục vụ khách du lịch (ca nhạc truyền thống, làm đồ thủ công, mỹ nghệ...) - Tại Bali có trƣờng du lịch để đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn du lịch không chỉ cho nhân viên làm việc trong các cơ sở du lịch mà còn các nhân viên của các doanh nghiệp khác cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ Bali. Ngày nay, Bali đã trở thành một điểm đến du lịch, một trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế của khu vực và thế giới. Mỗi năm Bali đón tiếp và phục vụ khoảng 4 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế. (Nguồn: Tổng hợp từ các tƣ liệu về Bali - Indonesia) c. Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, Hàn Quốc đã đƣa ra hàng loạt chính sách và chƣơng trình cải tổ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp không khói, nhƣ chính sách visa thông thoáng, đồng thời có chủ trƣơng cụ thể để khuyến khích du lịch nội địa; áp dụng hoàn thuế VAT tại các khách sạn; đầu tƣ mạnh mẽ để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch MICE; phát triển du lịch kết hợp chữa bệnh; xây dựng thêm các bến tàu tại các cảng biển lớn để đón tàu biển du lịch và phát triển dịch vụ casino trên tàu; bố trí cảnh sát du lịch để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách; có chính sách nâng cao năng lực của ngành hàng không để tăng cƣờng thu hút khách quốc tế, cũng nhƣ tăng nguồn thu từ khách du lịch; thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng. Ví dụ, kinh nghiệm phát triển du lịch - Nhìn từ đảo JEJU (Hàn Quốc): Jeju là một hòn đảo, một tỉnh tự trị đặc biệt của Hàn Quốc, có diện tích 1.849,3 km2 (gần