SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
Đ I H C QU C GIA TP.HCMẠ Ọ Ố
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KHOA HỌC TRẺ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NĂM HỌC 2012”
Tên công trình:
CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP
Danh sách nhóm thực hiện:
Stt Họ và tên MSSV Điện thoại
liên lạc
Email
1. Võ Thị Mai Chi K104040571 01236345512 chivtm10404b@st.uel.edu.vn
2. Trần Thị Thanh Nhung K104040629 0973688397 nhungttt10404b@st.uel.edu.vn
3. Bùi Hồng Thanh K104040648 01689099206 thanhbh10404b@st.uel.edu.vn
4. Nguyễn Thị Bảo Trân K104040672 01669766101 tranntb10404b@st.uel.edu.vn
5. Huỳnh Kim Quan Vũ K104040688 01292844332 vuhkq10404b@st.uel.edu.vn
Cán bộ hướng dẫn:
Họ và tên Học hàm,
học vị
Điện thoại
liên lạc
Email
Trần Hùng Sơn Thạc Sĩ 0909224879 sonth@uel.edu.vn
TÓM TẮT NỘI DUNG
Xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tài chính tác động đến hiêu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một chủ đề rất quan trọng, thu hút được sự
quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học. Trong các thập
niên vừa qua đã có nhiều nghiên cứu về đề tài mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp, đã nêu lên được những nội dung cơ bản về mối quan hệ
này nhưng chưa có nội dung nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu và xác định cấu trúc vốn tối
ưu cho doanh nghiệp ngành thép.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là xác định sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu
quả hoạt đông đạt được của các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Từ đó đưa ra các khuyến nghị sử dụng cấu trúc vốn phù hợp,
hiệu quả với tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp ngành thép.
Mô hình và giải thiết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lí luận…
Kết quả nghiên cứu cho thấy,
MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
HQKD: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
SXKD: Sản xuất kinh doanh
CSH: Chủ sở hữu
WACC: Chi phí vốn bình quân gia quyền
ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
TDTA:
TDT
………………
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG
…….
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
…………….
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lí do nghiên cứu:
Sản xuất thép là ngành công nghiệp mũi nhọn, là nền tảng nòng cốt cho sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam. Tuy nhiên, sự trầm lắng của thị
trường BĐS trong những năm gần đây đã làm cho ngành thép đối diện với không
ít những khó khăn và thách thức, đặc biệt là mức tiêu thụ giảm và tồn kho tăng
cao. Mặt khác, với sự biến động của giá thép, xây dựng là ngành chịu tác động
nặng nề nhất. Nguyên nhân là do các công ty xây dựng chịu áp lực lớn về tài chính
do giá thầu xây dựng bị khống chế trong khi giá thép đầu vào tăng lên, nên hàng
loạt công trình xây dựng bị trì hoãn.
Thêm vào đó, năng lực sản xuất thép nội địa yếu kém và sự phụ thuộc quá
nhiều vào phôi thép nhập khẩu, nên biến động giá thế giới có khả năng chi phối
giá trong nước. Mở rộng và phát triển ngành thép, vì vậy, trở thành ưu tiên hàng
đầu trong chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đẩy
mạnh sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu. Các thành phẩm thép đều được
Chính phủ bảo hộ bằng việc đánh thuế nhập khẩu cao kết hợp với các biện pháp
phi thuế quan. Chương trình tín dụng chỉ định được triển khai để cấp vốn cho các
DNNN. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp thép vẫn bị thua lỗ do chi phí sản xuất thép
cán trung bình ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với mức chi phí bình quân ở các
nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Một vấn đề khó khăn khác của
ngành thép Việt Nam là sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm và quy trình sản
xuất thép, giữa thép dài với thép dẹt. Trong lĩnh vực thép dài, các nhà máy cán
thép bị thừa công suất trong khi lại thiếu nhà máy sản xuất thép phôi. Sự mất cân
đối cung và cầu nội địa ngày càng rõ.
Nhìn lại hoạt động đầu tư của nhà nước vào ngành thép, thép đã và đang trở
thành lĩnh vực “có vấn đề”, tạo ra một gánh nặng to lớn lên ngân sách quốc gia.
Lợi thế so sánh của Việt Nam là ở các ngành công nghiệp chế biến thâm dụng lao
động, chứ không phải những ngành thâm dụng vốn như thép. Hơn thế nữa, Chính
phủ Việt Nam đã không mấy thành công trong lựa chọn ngành mũi nhọn do các
quyết định về kinh tế bị bóp méo mạnh bởi sự vận động của các nhóm quyền lợi
và tham nhũng. Với mức bảo hộ hiện tại, các ngành kinh tế sử dụng thép, bao gồm
xây dựng, bị tác động xấu do giá thép trong nước cao hơn hẳn giá thép thế giới.
Hơn nữa, chính sách công nghiệp bao gồm bảo hộ thương mại và tín dụng chỉ định
ngày càng mẫu thuẫn với chính sách tự do hóa thương mại. Theo lộ trình của Hiệp
định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ của AFTA thì
mức thuế nhập khẩu đối với các loại thép xây dựng có xuất xứ từ ASEAN (thép
thanh và thép cuộn) sẽ được giảm dần từ mức 40% năm 2003 xuống 15% năm
2005-2012, 5% năm 2013-2014 và 0% vào năm 2015. Thuế suất 5% sẽ được áp
dụng cho nhập khẩu phôi thép cho đến năm 2012 và sau đó là 0%. Song song với
việc giảm thuế theo CEPT, mức thuế nhập khẩu thép tối huệ quốc (MFN) áp dụng
chung cũng được giảm dần. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
ngành thép trong tương lai.
Quản trị cấu trúc vốn là một nhiệm vụ không phải dễ dàng, là một câu hỏi
lớn đặt ra cho các nhà quản trị tài chính nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung,
quản trị cấu trúc vốn một cách hiệu quả tức là có sự kết hợp giữa cơ cấu nợ và vốn
chủ sở hữu góp phần tối ưu hóa dòng tiền trong tương lai, nâng cao tỷ suất lợi
nhuận của công ty, từ đó làm gia tăng giá trị của công ty. Ngành thép với đặc thù là
tính nhạy cảm cao với sự biến động của chu kì kinh tế, gặp khó khăn trong việc
tiếp cận nguồn vốn, bên cạnh đó năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế, các yếu tố
này làm cho các doanh nghiệp hiện tại đang phải đối mặt với khả năng ngừng hoạt
động, giải thể và phá sản cao. Chính vì thế yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép cần phải nâng
cao năng lực tài chính, trình độ quản trị vốn và cấu trúc vốn một cách hiệu quả
nhất. Từ đó, góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện tại và
đồng thời hướng đến một sự phát triển lâu dài.
Đề tài đi sâu nghiên cứu ngành thép, một ngành có những đặc thù riêng và chịu sự
ảnh hưởng rất cao khi nền kinh tế biến động. Từ những nghiên cứu của nhóm, đưa
ra những khuyến nghị góp phần vào việc quản trị vốn hiệu quả, giúp các doanh
nghiệp ngành thép có thể hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong bối cảnh kinh tế
nhiều biến động hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt đông đạt được của
các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
- Đưa ra các khuyến nghị sử dụng cấu trúc vốn phù hợp, hiệu quả với tình hình
tài chính và hoạt động của doanh nghiệp ngành thép.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn Hà Nội (HNX)
tính đến cuối năm 2012.
- Phạm vi nghiên cứu: Định lượng mô hình từ năm 2007 – 2012.
4. Phương pháp thực hiện:
- Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2007-2012 của 15
công ty ngành thép đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp phân tích mô tả số liệu thống kê, kết hợp với phương pháp định
lượng dựa trên mô hình hồi qui tuyến tính để ước lượng mối quan hệ giữa
ROE, P/B, và cấu trúc vốn (D/A) với chương trình Eview.
+ Phương pháp phân tích thống kê định lượng cấu trúc vốn của các doanh
nghiệp ngành thép đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh (HOSE).
+ Phương pháp phân tích định tính mô tả làm rõ những hạn chế trong việc sử
dụng cơ cấu vốn đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề
xuất cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp ngành thép.
5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương
- Tổng quan về đề tài nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sở lí luận về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Chương 2: Phân tích thực nghiệm giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp ngành thép
- Chương 3: Khuyến nghị về sự lựa chọn cấu trúc vốn nhằm tăng hiệu quả hoạt
động cho doanh nghiệp ngành thép.
- Kết luận
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP.
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn
Không có định nghĩa chuẩn mực về khái niệm cấu trúc vốn, tuy nhiên ta có thể khái
quát như sau: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa là quan hệ về tỷ trọng
giữa nợ (debt) và vốn chủ sở hữu (equity), bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần
thường trong tổng số nguồn vốn của công ty thường được dùng để tài trợ cho quyết định
đầu tư của một doanh nghiệp. Hay nói cách khác cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm
mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử
dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh.
Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ
bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp
và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh
doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.
Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế
toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ
vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động
doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các
khoản nợ khác nhau).i
1.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt đông.
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh phải có hiệu quả, đạt được lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư ban đầu của
mình. Đây chính là động lực cơ bản thúc đẩy mọi doanh nghiệp không ngừng nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và
hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi
mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý
nghĩa khi chúng làm tăng hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên
thì điều kiện tiên quyết là sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện phục vụ tái sản xuất mở rộng, đầu tư
nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả
là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động,kích thích người lao động tăng năng suất
lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQKD) là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ và khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN nhằm đạt kết quả cao nhất
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) với chi phí thấp nhất.HQKD của
DN biểu hiện mối tương quan giữa kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình và chi
phí đầu vào. Nếu gọi H là HQKD thì H được thể hiện theo công thức toán học như sau:
Theo sản lượng:
H = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào
Hoặc theo tỷ lệ phần trăm:
H = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào
HQKD của doanh nghiệp nói chung và các công ty ngành thép nói riêng biểu hiện
mối tương quan giữa kết quả đầu ra là thu nhập của DN và chi phí đầu vào cụ thể như
sau:
Thu nhập của doanh nghiệp ngành thép: là toàn bộ khoản tiền thu được từ các hoạt
động SXKD của doanh nghiệp. Các khoản thu nhập của doanh nghiệp ngành thép bao
gồm:
− Thu nhập bán hàng hay còn gọi là doanh thu từ hoạt động đây là nội dung chủ yếu,
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của doanh nghiệp ngành thép.
− Thu nhập về tiêu thụ sản phẩm từ các hoạt động SXKD phụ của doanh nghiệp
ngành thép.
− Thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính vào các đơn vị khác, bao gồm các khoản
thu từ hoạt động liên doanh, góp vốn, đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp
− Thu nhập từ các hoạt động tài chính, bao gồm các khoản thu được từ các hoạt động
có liên quan đến huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
− Thu nhập từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường) bao gồm các khoản thu
nhập không thường xuyên, không ổn định, khó dự kiến trước như thu nhập về thanh
lý, nhượng bán tài sản cố định … thu từ các khoản nợ không ai đòi.
Chi phí của Doanh nghiệp ngành thép: Chi phí SXKD của DN là toàn bộ chi phí mà
DN phải bỏ ra để thực hiện hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định. Có rất nhiều
cách để phân loại chi phí, nếu phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành thì chi phí
bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng
máy thi công và chi phí sản xuất chung. Chi phí/Giá thành toàn bộ công trình xây lắp bao
gồm: giá thành sản phẩm xây lắp + chi phí bán giá thành sản phẩm. Trong đó, giá thành
sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi
công và chi phí sản xuất chung.
Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép
Thông thường hiệu quả kinh doanh của DN ngành thép được phản ánh qua các chỉ số:
Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN = Doanh thu – Tổng chi phí. Chỉ số này phản ánh
hiệu quả tuyệt đối phần lợi nhuận, tức là phần chênh lệch giữa kết quả đầu ra và chi phí
đầu vào và là số tiền DN thực thu được sau một quá trình hoạt động SXKD. Tuy nhiên
nhược điểm lớn nhất của chỉ số này là rất khó để so sánh HQKD giữa cácDN trong cùng
ngành nghề với nhau. Ví dụ, những DN ngành thép có quy mô lớn(tổng tài sản, nguồn
vốn lớn) thì tất nhiên sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn những DN có quy mô nhỏ, nhưng điều
này không có nghĩa là các DN lớn hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các DN nhỏ.
Như vậy, chỉ số hiệu quả tuyệt đối không cho biết khảnăng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí
các chi phí đầu vào. Để khắc phục được nhược điểm này, người ta có thể sử dụng các chỉ
số hiệu quả sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ số này cho biết bình
quân 1 đồng vốn CSH được bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD, chủ sở hữu
thu lại được bao nhiêu đồng lời. Đây là một chỉ số được sử dụng rất phổ biến bởi tính đơn
giản, dễ hiểu và dễ so sánh giữa các DN trong cùng ngành nghềvới quy mô khác nhau,
hoặc giữa các DN trong nhiều ngành nghề khác nhau, hoặc giữa nhiều hoạt động đầu tư
khác nhau như tiền gửi tiết kiệm, bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, dự án kinh
doanh … chính vì vậy nó sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài trợ nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chỉ số ROE là nó có thể dễ dàng bị bóp méo bởi các
chiến lược tài chính của nhà quản trị DN. Ví dụ, nhà quản trị có thể dự đoán được vì một
lý do gì đó mà lợi nhuận của DN có khả năng bị ảnh hưởng và suy giảm nên DN sẽ tăng
đầu tư vào dư nợ hoặc mua lại cổ phiếu từ nguồn tiền mặt tích trữ, và chính những hoạt
động này sẽ giúp DN cải thiện được đáng kể chỉ số ROE.
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân. Chỉ số này cho biết bình quân
1 đồng tài sản bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD DN sẽ thu lại được bao
nhiêu đồng lời. Đây là thước đo có thể tránh được những bóp méo có thể có do các chiến
lược tài chính của nhà quản trị DN tạo ra giống như chỉ số ROE. Chỉ số ROA có tính đến
số lượng tài sản được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Chỉ số này xác định
công ty có thể tạo ra một tỷ suất lợi nhuận ròng đủ lớn trên những tài sản của mình
1.2. Lý thuyết và cơ sở lí luận về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn mà tại đó giá trị công ty là lớn nhất, hay nói cách
khác là tối thiểu hóa chi phí tài chính (WACC) của công ty. Nếu cơ cấu vốn tác động đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thì cơ cấu vốn cũng sẽ tác động đến sức khỏe tài
chính cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động tài chính như tối
đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên tài sản, và tối đa hóa lợi ích của cổ đông là vấn
đề cốt lõi của tính hiệu quả của doanh nghiệp.
Việc đo lường hiệu quả hoạt động có thể bị tác động bởi mục tiêu của công ty mà
mục tiêu này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách đo lường hiệu quả họat động của
công ty, hoặc là đo lường hiệu quả hoạt động theo kế toán, hoặc là đo lường hiệu quả
hoạt động về mặt tài chính, về mặt thị trường. Trong đó, hiệu quả hoạt động đo lường
bằng ROA và ROE thường được sử dụng nhiều nhất.
Theo đề tài nghiên cứu của Weixu11 “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả
kinh doanh” quả nghiên cứu cho thấyHQKD bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. HQKD
có mối tương quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ < 100%. Tỷ lệ nợ có tác động
dương (+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao.
HQKD không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn. Biến SIZE có tác động dương
(+) đến HQKD khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì SIZE không có
tác động bên cạnh đó biến GROWTH không có tác động đến HQKD.
Nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007) “Xem xét ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên
hoạt động công ty ở Jordan”. Ông dùng một bảng mẫu dữ liệu thể hiện 167 công ty
Jordani trong giai đoạn 1989 – 2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố GROWTH,
SIZE, TAX có tác động dương đến HQKD. Tỷ trọng tài sản cố định có tác động âm (-)
đến HQKD. Công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tư
quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến được HQKD. Yếu tố ngành nghề kinh
doanh có tác động mạnh đến yếu tố HQKD ở một số lĩnh vực sau: bất động sản, dịch vụ
giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá.
Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola14 (2010): Nghiên cứu của các tác giả cũng
giống với những nghiên cứu trước đó của Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillaki và
chỉ nghiên cứu biến HQKD dưới góc độ tài chính được thể hiện dưới biến ROA và ROE.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD.
- TURN tác động dương (+) tới ROA, ROE
- SIZE và AGE tác động dương (+) đến ROE
- TANG tác động âm (-) tới ROA, tức là công ty có tỷ lệ TSCĐ càng cao thì
hiệu quả HQKD càng thấp, kết quả này ngược với lý thuyết nhưng lại giống
với nghiên cứu của Zeitun & Tian.
- Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể:
+ Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành in ấn và xuất bản,
ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có tác động mạnh đến
HQKD - ROA.
+ Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành xây dựng, ngành thuốc lá có tác
động mạnh đến HQKD - ROE.
Từ những nghiên cứu trên có thể đưa ra một nhận xét khái quát đó chính là hiệu quả
hoạt động có thể bị tác động bởi cơ cấu vốn. Do vậy xem xét tác động của cơ cấu vốn đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ cho chúng ta chứng cứ rõ ràng nhất về hiệu ứng
của cơ cấu vốn lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3. Mô hình một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.1. Nghiên cứu của Weixu11 (2005)
Weixu11 nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh
doanh”
Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu như sau:
- Biến phụ thuộc (Biến HQKD): tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)
- Biến độc lập (Yếu tố tác động): tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), tốc độ tăng trưởng của
tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE)
3 mô hình: quan hệ tuyến tính, quan hệ phi tuyến bậc 2 và quan hệ phi tuyến
bậc 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- HQKD bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. HQKD có mối tương quan mạnh
phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ < 100%. Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến
HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao.
- HQKD không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn.
- Biến SIZE có tác động dương (+) đến HQKD khá mạnh ở mô hình tuyến tính,
còn mô hình phi tuyến thì SIZE không có tác động.
- Biến GROWTH không có tác động đến HQKD ở cả 3 mô hình.
1.3.2. Nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007).
Tian và Zeitun thực hiện nghiên cứu “Xem xét ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên
hoạt động công ty ở Jordan”. Ông dùng một bảng mẫu dữ liệu thể hiện 167 công ty
Jordani trong giai đoạn 1989 – 2003.
Hai ông tiến hành lập 2 mô hình:
Mô hình 1 nhằm kiểm tra giả thiết khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng, quy
mô, tài sản hữu hình của một công ty sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn:
Mô hình 2 nhằm kiểm tra các giả thiết cơ cấu vốn của một công ty sẽ ảnh
hưởng lên hiệu quả thị trường của công ty trong dữ liệu của mình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Các yếu tố có tác động đến HQKD bao gồm: tỷ lệ nợ (D), tốc độ tăng trưởng
của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE), thuế (TAX), ngành
nghề kinh doanh (INDUST), tỷ trọng tài sản cố định (TANGIBILITY).
Trong đó, biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất, kết quả này cũng phù hợp với
các nghiên cứu trước đó.
- Các yếu tố có tác động dương (+) đến HQKD gồm: GROWTH, SIZE, TAX
- Tỷ trọng tài sản cố định có tác động âm (-) đến HQKD. Công ty có tỷ trọng tài
sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố
định mà không cải tiến được HQKD.
Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố HQKD ở một số
lĩnh vực sau: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá.
1.3.3. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola14 (2010):
Nghiên cứu của các tác giả cũng giống với những nghiên cứu trước đó của
Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillaki và chỉ nghiên cứu biến HQKD dưới
góc độ tài chính, được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Biến yếu tố tác động cũng
tương tự, gồm: SIZE, TANG, GROWTH, vòng quay tài sản (TURN), số năm
thành lập của công ty (AGE), ngành nghề kinh doanh (IND)
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Mức độ giải thích của mô hình hồi quy đa biến (R2 hiệu chỉnh) ở mức khá: R2
ROA = 35.5% và R2 ROE = 47%
- Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD.
- TURN tác động dương (+) tới ROA, ROE
- SIZE và AGE tác động dương (+) đến ROE
- TANG tác động âm (-) tới ROA, tức là công ty có tỷ lệ TSCĐ càng cao thì hiệu
quả HQKD càng thấp, kết quả này ngược với lý thuyết nhưng lại giống với nghiên
cứu của Zeitun & Tian.
- Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể:
+ Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành in ấn và xuất bản,
ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có tác động mạnh đến
HQKD - ROA.
+ Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành xây dựng, ngành thuốc lá có tác
động mạnh đến HQKD - ROE.
1.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu của nhóm về sự tương quan giữa cơ cấu vốn và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP.
2.1. Tổng quan về thực trạng cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngành thép hiện nay.
2.1.1. Thực trạng ngành thép từ năm 2007 đến nay:
Ngành thép Việt Nam được khởi đầu bằng sự ra đời của Khu Liên hiệp Thép Thái
Nguyên năm 1963. Sau một thời gian dài phát triển khá chậm, kể từ năm 2001 (khi Chính
phủ có quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 phê duyệt kế hoạch tổng thể
phát triển ngành thép đến năm 2010), ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển
tương đối nhanh và khả quan.
Cơ cấu chủng loại sản phẩm từng bước được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của thị trường. Trình độ công nghệ chung của toàn ngành đã được nâng lên một
bước, nhất là trong khâu cán. Hầu hết các nhà máy cán công suất vài trăm ngàn tấn được
xây dựng trong khoảng 5 năm trở lại đây đều đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến
so với khu vực, có mức độ tự động hóa tương đối cao. Công nghệ luyện thép cũng có tiến
bộ đáng kể.
Ngành thép đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp
hóa đất nước: Khả năng đáp ứng nhu cầu các sản phẩm thép của nền kinh tế ngày một
tăng, năm 2005 đạt khoảng 55,4% (riêng thép thanh và thép dây gần 100% nhu cầu), cho
thấy ngành Thép đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo các cân đối vĩ mô phục vụ
phát triển kinh tế-xã hội.
Sản lượng của ngành không ngừng gia tăng, trong 5 năm trở lại đây, sản lượng của
các doanh nghiệp sản xuất thép đã tăng lên 20-30%
Nguồn: VSA, VCSC ước tính
Trong năm 2011, lượng thép sản xuất của cả nước đạt khoảng 9 triệu tấn với sức
tiêu thụ ước tính 5,6 triệu tấn, giảm gần 10% so với năm trước. Năm 2012, sản lượng
thép sản xuất trong nước đạt khoảng 9,1 triệu tấn. Trong đó thép xây dựng đạt 5 triệu tấn,
thép ống đạt 0,6 triệu tấn, tôn mạ các loại đạt 1,3 triệu tấn, thép cán nguội đạt 1,7 triệu
tấn…
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2013, dự kiến sản lượng toàn ngành thép sẽ đạt
khoảng 9,33 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2012, đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và
xuất khẩu.
Dự kiến trong tương lai, ngành thép vẫn tiếp tục tăng trưởng. Kế hoạch tăng
trưởng ngành thép Việt Nam theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép theo Quyết
định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001:
Giai
đoạn
Mức tăng
trưởng
GDP (%)
Mức tăng
trưởng
ngành
CN (%)
Mức tăng
trưởng
ngành SX
thép (%)
Số cầu sắt
thép (triệu
tấn/năm)
Mức tiêu
thụ bình
quân đầu
người
(Kg/người
)
Sản xuất
nội địa
(%)
2005 7,5 14,08 14 6,48 78 51
2010 7,5 10,38 10 10 123 61
2015 7,0 8-9 9-9,5 16 170 62
2020 6,5 7-8 8-8,5 20 240 70
2.1.2. Đặc điểm ngành thép Việt Nam
2.1.2.1. Những thuận lợi:
- Việt Nam có khả nhiều mỏ sắt và boxit dùng trong ngành công nghiệp thép như
mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh có trữ lượng lớn và một số mỏ sắt khác ở Tuyên Quang,
Nghệ An, Hà Tĩnh. Các mỏ boxit trữ lượng lớn tập trung ở Tây Nguyên. Chúng ta có trữ
lượng than antraxit, nếu áp dụng các công nghệ luyện kim thích hợp cũng tạo thế thuận
lợi hơn nhiều nước. Ngoài ra, các nguyên liệu phụ trợ trong luyện kim hoàn toàn có thể
tự đáp ứng trong nước.
- Chi phí nhân công giá rẻ, nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng kỹ thuật và công nhân
luyện kim đủ sức đáp ứng cho sự phát triển của ngành.
- Các ngành công nghiệp đầu ra của Việt Nam rất có tiềm năng và nhận được sự
khuyến khích ưu đãi phát triển của Chính Phủ
2.1.2.2. Những khó khăn:
- Thị trường thép trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường thép thế giới.
Hiện nay Việt Nam phải phụ thuộc 50% vào nguồn phôi nhập khẩu cho hoạt động cán
thép xây dựng và 80% vào nguồn thép dẹt và thép đặc biệt nhập khẩu cho nhu cầu tiêu
thụ trong nước.
- Mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm thép.
Hoạt động sản xuất các dòng sản phẩm thép đang có sự mất cân đối, trong khi các
sản phẩm như thép xây dựng, thép ống, thép mạ kim loại và sơn phủ màu,.. lại được các
doanh nghiệp đầu tư quá mức, vượt xa nhu cầu (gần 200%), thì nhiều sản phẩm thép khác
như thép tấm, thép cuộn cán nóng, thép không gỉ, thép chế tạo, không được chú ý đầu tư.
Do đó, hiện tại mỗi năm Việt Nam phải nhập trên 5 triệu tấn thép. Lượng ngoại tệ để
nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được hàng năm lên tới
khoảng 7 tỷ USD.
- Khủng hoảng thừa sắt thép nội địa. Bắt đầu từ năm 2008, hiện tượng đầu tư
tràn lan làm vỡ quy hoạch ngành thép là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khó khăn hiện nay.
Kể cả nhà máy đang sản xuất và dự án đang xây dựng, công suất lắp đặt của ngành thép
hiện nay đã vượt gấp 2 lần nhu cầu tiêu thụ cả nước.
Năm 2012: Sản phẩm ngành thép khủng hoảng thừa nhưng vẫn phải nhập khẩu
thêm khoảng 7 tỷ USD mỗi năm. Theo Hiệp hội thép Việt nam, tính đến thời điểm này,
sản xuất và tiêu thụ của toàn ngành là thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 khoảng 10%.
Khó khăn năm 2011 đã khiến ít nhất 5 doanh nghiệp ngành thép phá sản.
Trong khi đó, đầu ra cho sản phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh thị
trường bất động sản vẫn chưa có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp xây dựng vẫn đang
điêu đứng tìm nguồn tiêu thụ thì ngành thép, một trong những ngành nguyên liệu của
công nghiệp xây dựng cũng đang chịu chung cảnh “chợ chiều” ảm đạm. Chủ tịch Hiệp
hội thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường dự báo năm 2013, tiêu thụ thép sẽ chỉ tăng
3% do thị trường bất động sản vẫn chưa thể phục hồi mạnh mẽ.
- Hoạt động đầu tư trong ngành thép không bảo đảm sự phát triển bền vững.
Như quy mô sản xuất nhỏ, hầu hết các nhà máy chỉ dừng ở công suất từ 200.000 đến
300.000 tấn/năm, vì vậy trang thiết bị công nghệ không đạt mức tiên tiến, không đủ sức
cạnh tranh trong quá trình hội nhập sâu với kinh tế khu vực và thế giới.
Hiện cả nước chỉ có 2-3 nhà máy đạt công suất trên 500.000 tấn/năm. Hai năm gần đây
xuất hiện 1-2 công ty lựa chọn công nghệ và thiết bị có công suất cỡ 1 triệu tấn/năm,
nhưng còn đang trong giai đoạn xây dựng.
- Chi phí đầu vào gia tăng, giá điện, giá xăng dầu leo thang gây khó khăn cho
sản xuất thép. Theo tính toán, giá điện hiện chiếm 6-7% giá thành sản xuất của các doanh
nghiệp thép. Để làm ra 1 tấn thép phải sử dụng khoảng 600kWh.
- Thêm vào đó là cuộc cạnh tranh không cân sức với các hàng hóa, sản phẩm
thép của Trung Quốc. Thép Trung Quốc tại Việt Nam đang có giá rẻ hơn thép trong nước,
bởi các doanh nghiệp thép Trung Quốc được hưởng lãi vay rất thấp, chỉ bằng 1/3 lãi suất
các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu. Đồng thời, với khả năng sản xuất số lượng lớn, họ
có lợi thế lớn về giá.
2.1.3. Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép hiện nay:
Do đặc thù ngành thép là ngành công nghiệp nặng vốn, đòi hỏi một lượng vốn lớn
nên các công ty thép thường có hệ số sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao. Chi phí tài chính
luôn là gánh nặng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong
suốt thời gian qua. Tuy mặt bằng lãi suất đã giảm đi khá nhiều nhưng vẫn chưa thể giảm
đi chi phí tài chính của các doanh nghiệp trong ngành.
Chúng ta cùng xem xét các số liệu về cấu trúc vốn của một số doanh nghiệp trong
ngành thép như sau:
Bảng số liệu về chỉ tiêu tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành thép đang
niêm yết giai đoạn 2007 – 2012.
Mã 2007 2008 2009 2010 2011 2012
BVG 2.64 1.83 2.13 2.58 2.60 4.32
DNY X 1.15 1.53 1.28 3.45 3.41
DTL 3.46 1.23 1.19 1.50 1.37 1.64
HLA 1.57 2.88 4.25 3.81 4.09 X
HMC 1.37 1.83 2.03 2.59 2.48 2.04
KKC 1.34 4.37 1.25 1.06 0.91 1.75
KMT 1.98 0.53 1.37 2.62 2.07 1.20
NKG 17.36 13.46 4.05 3.08 4.05 X
NVC 3.89 9.47 7.42 6.62 6.12 44.37
HSG 1.35 1.65 1.58 1.66 2.32 1.64
POM 7.03 2.15 1.71 1.71 2.03 2.40
SMC 1.90 1.88 3.98 3.51 3.13 2.63
VGS 1.32 1.94 1.25 1.23 1.42 1.65
VIS 3.54 1.85 2.44 1.85 1.52 3.28
HPG 0.48 0.30 0.99 1.21 1.20 1.22
Bình
quân
3.51 3.10 2.48 2.42 2.58 5.50
Nguồn: Số liệu tự thu thập và tính toán.
Qua bảng số liệu thống kê phía trên, chúng ta thấy tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu trong
giai đoạn 2007 – 2012 có xu hướng tăng nhưng đa phần là tăng ít, chỉ có một số công ty
là tăng mạnh như: Công ty cổ phần Nam Vang (NVC), Công ty cổ phần Hữu Liên Á
Châu (HLA). Bên cạnh đó, một số công ty giảm chỉ tiêu này như: Công ty cổ phần thép
Pomina (POM) giảm mạnh từ 7.03 lần (2007) xuống còn 2.04 lần (2011), Công ty Cổ
phần thép Nam Kim (NKG) cũng giảm mạnh từ 17.36 lần (2007) xuống còn 4.05 lần
(2011). Ta xét tỷ số Nợ/Vốn chủ sở hữu của các công ty này so với ngành, đa phần tỷ lệ
này đều thấp hơn so với ngành chỉ có một số công ty là cao hơn và thậm chí có công ty
còn cao đột biến, chẳng hạn như Công ty Cổ phần Nam Kim (NKG) vào năm 2007. Tuy
nhiên, từ năm 2010 đến nay thì chỉ tiêu này đã được các công ty ngành thép điều chỉnh
tương đương và cao hơn chỉ số ngành, đồng thời cũng không có sự chênh lệch quá nhiều
so với trước đó.
2.2. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động thông qua các thước đo.
Cấu trúc vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động và từ đó tác động đến giá
trị nội tại của công ty. Chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một cấu
trúc vốn nào là tối ưu để có thể tối đa hóa được giá trị của công ty. Tuy nhiên việc thiết
lập một cấu trúc vốn tối ưu lại dẫn đến việc đối mặt với sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi
nhuận: Khi công ty sử dụng nhiều nợ vay thì sẽ làm gia tăng rủi ro nhưng đồng thời lại
gia tăng suất sinh lời dự tính trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể, khi công ty có các dự án khả
thi và hoạt động ổn định, cùng với một cấu trúc vốn tạo ra mức đòn bẩy tài chính cao kết
hợp với mức đòn bẩy hoạt động hiệu quả thì lợi nhuận trên mỗi cổ phần sẽ tăng lên nhiều
khi có một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu. Tuy nhiên, việc sử dụng cấu trúc vốn với
mức đòn bẩy tài chính cao sẽ làm gia tăng rủi ro cho chính các doanh nghiệp vì khi công
ty gặp một số khó khăn trong vấn đề hoạt động thì chỉ một sự thay đổi nhỏ trong doanh
thu cũng đủ làm cholợi nhuận trên mỗi cổ phần sụt giảm rất nhiều. Để có thể thấy rõ tác
động của cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các doanh nghiệp thì
chúng ta cùng xem xét các số liệu và phân tích đánh giá của một số doanh nghiệp trong
ngành thép như sau:
Bảng số liệu về chỉ tiêu tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế và lãi vay và lãi
ròng của các doanh nghiệp ngành thép giai đoạn 2007 – 2012.
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Mã Chỉ tiêu
BVG D/E (lần) 2.64 1.83 2.13 2.58 2.60 4.32
EBIT (triệu
đồng)
5,661 39,245 41,842 9,648 49,945 8,598
NI (triệu
đồng)
231,484 12,777 18,848 1,237 648 -39,977
DNY D/E (lần) X 1.15 1.53 1.28 3.45 3.41
EBIT (triệu
đồng)
X -68 92,032 107,474 102,172 67,132
NI (triệu
đồng)
X -1,531 78,233 89,673 51,783 13,061
DTL D/E (lần) 3.46 1.23 1.19 1.50 1.37 1.64
EBIT (triệu
đồng)
41,400 119,430 173,841 287,180 258,519 101,551
NI (triệu
đồng)
27,898 69,291 133,792 187,615 162,385 13,185
HLA D/E (lần) 1.57 2.88 4.25 3.81 4.09 X
EBIT (triệu
đồng)
72,768 61,393 157,035 142,237 216,403 X
NI (triệu
đồng)
30,263 -19,353 67,206 15,144 16,977 X
HMC D/E (lần) 1.37 1.83 2.03 2.59 2.48 2.04
EBIT (triệu
đồng)
45,500 90,398 46,167 96,953 174,848 103,327
NI (triệu
đồng)
38,225 43,150 27,529 35,188 82,048 27,192
KKC D/E (lần) 1.34 4.37 1.25 1.06 0.91 1.75
EBIT (triệu
đồng)
36645 24,578 49,201 25,087 22,744 15,158
NI (triệu
đồng)
21,467 1,006 30,099 12,584 13,351 8,674
KMT D/E (lần) 1.98 0.53 1.37 2.62 2.07 1.20
EBIT (triệu
đồng)
14009 30,833 10,316 3,226 60,686 13,392
NI (triệu
đồng)
11,292 17,907 7,604 15,520 13,770 3,284
NKG D/E (lần) 17.36 13.46 4.05 3.08 4.05 X
EBIT (triệu
đồng)
5,192 26,795 96,011 193,804 128,219 X
NI (triệu
đồng)
5,192 5,126 74,317 104,480 11,741 X
NVC D/E (lần) 3.89 9.47 7.42 6.62 6.12 44.37
EBIT (triệu
đồng)
80,242 73,732 78,492 108,102 96,663 -22,482
NI (triệu
đồng)
34,031 -44,423 16,898 19,739 -20,069 -128,034
HSG D/E (lần) 1.35 1.65 1.58 1.66 2.32 1.64
EBIT (triệu
đồng)
237,111 292,212 280,779 183,650 418,019 751,947
NI (triệu
đồng)
151,123 198,371 189,451 215,379 160,168 368,103
POM D/E (lần) 7.03 2.15 1.71 1.71 2.03 2.40
EBIT (triệu
đồng)
81,111 575,014 932,862 894,103 702,208 288,185
NI (triệu
đồng)
27,129 445,156 504,890 658,075 404,243 4,583
SMC D/E (lần) 1.90 1.88 3.98 3.51 3.13 2.63
EBIT (triệu
đồng)
71,597 108,617 107,816 174,001 184,371 141,997
NI (triệu
đồng)
53,877 71,973 72,421 81,618 72,413 68,578
VGS D/E (lần) 1.32 1.94 1.25 1.23 1.42 1.65
EBIT (triệu
đồng)
17,113 48,862 74,980 99,623 1,124 81,444
NI (triệu
đồng)
15,145 14,647 44,956 27,505 678 12,395
VIS D/E (lần) 3.54 1.85 2.44 1.85 1.52 3.28
EBIT (triệu
đồng)
80,093 203,845 283,518 179,005 104,066 128,345
NI (triệu
đồng)
21,913 131,210 225,425 110,415 27,213 -17,776
HPG D/E (lần) 0.48 0.30 0.99 1.21 1.20 1.22
EBIT (triệu 812,564 1,083,516 1,596,456 1,931,251 2,254,726 1,745,176
đồng)
NI (triệu
đồng)
643,974 859,410 1,270,707 1,376,316 1,296,851 1,030,505
Bình
quân
D/E (lần) 3.51 3.10 2.48 2.42 2.58 5.50
EBIT (triệu
đồng)
114,358 185,227 268,090 295,690 318,314 263,369
NI (triệu
đồng)
93,787 120,666 184,162 196,699 152,947 104,906
Nguồn: Số liệu tự thu thập và tính toán.
Qua bảng số liệu thống kê phía trên, chúng ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
trong giai đoạn 2007 – 2012 có xu hướng tăng nhưng đa phần là tăng ít, chỉ có một số
công ty là tăng mạnh như: Công ty cổ phần Nam Vang (NVC), Công ty cổ phần Hữu
Liên Á Châu (HLA). Và cũng có một số công ty giảm chỉ tiêu này như: Công ty cổ phần
thép Pomina (POM) giảm mạnh từ 7.03 lần (2007) xuống còn 2.04 lần (2011), Công ty
Cổ phần thép Nam Kim (NKG) cũng giảm mạnh từ 17.36 lần (2007) xuống còn 4.05 lần
(2011). Nếu ta xét tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty này so với ngành thì ta
thấy đa phần chỉ tiêu này của các doanh nghiệp đều thấp hơn so với ngành chỉ có một số
công ty là cao hơn và thậm chí có công ty còn cao hơn rất nhiều, chặng hạn như Công ty
Cổ phần Nam Kim (NKG) vào năm 2007. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay thì chỉ tiêu
này đã được các công ty trong ngành điều chỉnh cao hơn ngành như cũng không có sự
chênh lệch quá nhiều so với trước đó.
Chỉ tiêu D/E tăng như vậy có một phần tác động đến lãi ròng của các doanh
nghiệp trong ngành, nhưng nó tác động theo các chiều hướng rất khác nhau vì nó còn
phải phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố khác. Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy có
một số công ty có chỉ tiêu D/E tăng trong giai đoạn từ 2007 – 2012 nhưng lãi ròng của
các công ty này lại biến động không giống nhau. Có một số công ty có lãi ròng tăng lên
theo xu hướng tăng của nợ chẳng hạn như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là thể
hiện rõ nhất vì ta dễ dàng thấy chỉ số D/E của công ty tăng dần qua các năm đã giúp cho
EBIT và lãi ròng của công ty tăng đều qua các năm và tăng nhanh. Nhưng cũng có một số
công ty tăng chỉ số D/E nhưng lại không giúp ích gì cho lãi ròng của doanh nghiệp, cụ thể
như: Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu (HLA) có D/E và EBIT tăng mạnh nhưng lãi
ròng lại không tăng mà còn giảm nhiều, thậm chí có năm lãi ròng là con số âm. Cụ thể là
năm 2008, khi tăng D/E từ 1.5 lần lên 3.06 lần thì chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ trong
EBIT là khoảng 19.68% đã khiến cho lãi ròng của công ty này giảm rất nhiều khoảng
157.13% và đạt con số âm. Và điều này cũng xảy ra tương tự với Công ty Cổ phần Nam
Vang vào năm 2008. Từ đây, chúng ta có thể thấy tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc vốn vừa làm
tăng lợi nhuận ròng nhưng cũng vừa tiềm ẩn những rủi ro cho chính doanh nghiệp. Cũng
vì lý do này mà một số công ty ban đầu có chỉ số D/E rất cao, chẳng hạn như Công ty Cổ
phần thép Nam Kim là 17.36 lần (2007) và Công ty Cổ phần thép Pomina là 7.03 lần
(2007). Những công ty này đã tiến hành giảm chỉ số D/E qua các năm và kết quả đạt
được là làm tăng lãi ròng của công ty qua các năm từ 2007 đến 2012.
Từ các đánh giá và nhận xét số liệu phía trên, chúng ta có thể kết luận như sau:
Việc sử dụng nợ trong công ty có những tác động lên lãi ròng mà công ty có khả năng tạo
ra. Đôi khi tỷ lệ nợ sử dụng là một công cụ tốt giúp doanh nghiệp nâng cao được lãi ròng
nhưng có lúc nó lại chứa đựng rất nhiều rủi ro cao đối với chính doanh nghiệp. Chính vì
thế, mỗi doanh nghiệp tại mỗi thời điểm khác nhau cần phải xác định được một tỷ lệ nợ
hợp lý trong cấu trúc vốn để có thể tạo ra mức lãi ròng tối đa cho doanh nghiệp của mình.
Nếu ban đầu doanh nghiệp sử dụng một cấu trúc vốn có tỷ lệ nợ thấp với mức lãi ròng
thấp thì chúng ta nên tiến hành đẩy mạnh tỷ lệ sử dụng nợ lên nhưng với tốc độ hợp lý để
có thể đạt được lãi ròng cao hơn như Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã thực hiện.
Nhưng nếu ban đầu tỷ lệ sử dụng nợ quá cao, giống như Công ty Cổ phần thép Nam Kim
và Công ty Cổ phần thép Pomina, thì khi đó chúng ta có thể thấy rủi ro tiềm ẩn của doanh
nghiệp là rất lớn, vậy nên công ty nên giảm rủi ro này xuống bằng cách điều chỉnh giảm
tỷ lệ nợ, góp phần nâng cao lãi ròng do doanh nghiệp tạo ra.
Cơ cấu vốn không chỉ ảnh hưởng đến lãi ròng của công ty mà nó còn có tác đến tỷ
số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng xem
xét và đánh giá các số liệu như sau:
Bảng vốn chủ sở hữu và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành
thép giai đoạn 2007 – 2012.
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Mã Chỉ tiêu
BVG VCSH
(triệu
đồng)
5
3,295
60
,508
9
5,329
13
0,427
13
0,886
8
9,782
ROE (%) 5
,661
39
,245
4
1,842
9
,648
4
9,945 8,598
DNY VCSH
(triệu
đồng)
14
7,913
17
9,912
33
8,126
34
9,529
36
0,090
ROE (%)
(68)
9
2,032
10
7,474
10
2,172
6
7,132
DTL VCSH
(triệu
đồng)
15
8,038
30
9,218
67
3,071
78
6,526
76
3,608
72
4,745
ROE (%) 4
1,400
11
9,430
17
3,841
28
7,180
25
8,519
10
1,551
HLA VCSH
(triệu
đồng)
27
2,176
24
7,752
28
6,828
45
3,722
47
4,685
ROE (%) 7
2,768
61
,393
15
7,035
14
2,237
21
6,403
HMC VCSH
(triệu
đồng)
19
5,345
28
7,724
30
4,906
30
2,487
34
4,866
34
1,372
ROE (%) 4
5,500
90
,398
4
6,167
9
6,953
17
4,848
10
3,327
KKC VCSH
(triệu
đồng)
7
3,923
54
,898
8
4,406
8
5,085
7
9,794
7
7,323
ROE (%) 3
6,645
24
,578
4
9,201
2
5,087
2
2,744
1
5,185
KMT VCSH
(triệu
đồng)
8
1,534
11
5,135
11
1,784
12
5,252
12
0,039
11
7,076
ROE (%) 1
4,009
30
,833
1
0,316
3
,226
6
0,686
1
3,392
NKG VCSH
(triệu
đồng)
1
6,236
21
,041
17
5,207
38
3,179
38
6,208
ROE (%) 5
,192
26
,795
9
6,011
19
3,804
12
8,219
NVC VCSH
(triệu
đồng)
23
4,912
12,935
,026
15
1,762
16
7,801
17
2,377
1
9,297
ROE (%) 8
0,242
73
,732
7
8,492
10
8,102
9
6,663
(2
2,482)
HSG VCSH
(triệu
đồng)
72
3,355
81
6,390
94
6,481
1,711
,499
1,782
,725
2,01
8,527
ROE (%) 23
7,111
29
2,212
28
0,779
18
3,650
41
8,019
75
1,947
POM VCSH
(triệu
đồng)
17
6,247
53
3,920
2,219
,514
2,826
,926
2,861
,008
2,59
0,200
ROE (%) 8
1,111
57
5,014
93
2,862
89
4,103
70
2,208
28
8,185
SMC VCSH
(triệu
đồng)
20
8,299
26
1,245
31
4,115
54
6,322
57
5,253
58
9,100
ROE (%) 7
1,597
10
8,617
10
7,816
17
4,001
18
4,371
14
1,997
VGS VCSH
(triệu
đồng)
13
2,815
14
6,454
50
0,762
49
3,922
46
8,375
48
0,774
ROE (%) 1
7,113
48
,862
7
4,980
9
9,623
1
,124
8
1,444
VIS VCSH
(triệu
đồng)
17
3,852
35
8,581
43
5,445
58
1,401
52
3,615
65
8,041
ROE (%) 8
0,093
20
3,845
28
3,518
17
9,005
10
4,066
12
8,345
HPG VCSH 3,223 4,345 5,138 6,737 7,963 8,57
(triệu
đồng) ,431 ,276 ,633 ,989 ,631 7,558
ROE (%) 81
2,564
1,083
,516
1,596
,456
1,931
,251
2,254
,726
1,74
5,176
Bình
quân
VCSH
(triệu
đồng)
53
,295
60
,508
9
5,329
13
0,427
13
0,886
8
9,782
ROE (%) 5
,661
39
,245
4
1,842
9
,648
4
9,945 8,598
Nguồn: Số liệu tự thu thập và tính toán.
Nhìn vào số liệu của bảng trên, chúng ta dễ dàng thấy được vốn chủ sở hữu của
các doanh nghiệp đều tăng trong giai đoạn 2007 – 2008. Tăng vốn chủ sở hữu trong cơ
cấu vốn một phần cũng tác động đến tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sử hữu, cụ thể theo
các số liệu này thì tác động đến ROE theo xu hướng giảm xuống. Và có đôi lúc ROE
giảm rất nhiều và là con số âm, cụ thể như trường hợp của Công ty Cổ phần Nam Vang
(NVC)vào năm 2008 và năm 2011. Điều này có thể được lý giải bởi ROE ngoài chịu ảnh
hưởng của vốn chủ sở hữu thì còn phụ thuộc vào sự thay đổi của lợi nhuận ròng mà
doanh nghiệp tạo ra, mà lợi nhuận ròng này một phần cũng chịu tác động bởi tỷ lệ sử
dụng nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên Công ty Cổ phần
Nam Vang đã tăng tỷ lệ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn quá cao so với 2007 nên khi công ty
hoạt động không tốt trong năm 2008 làm cho EBIT sụt giảm một lượng nhỏ nhưng đánh
đổi lại là một sự sụt giảm rất lớn đối với lãi ròng và khiến cho nó bị âm. Lợi nhuận ròng
âm kết hợp với việc gia tăng vốn chủ sở hữu đã khiến cho ROE sụt giảm xuống mức âm
và đẩy công ty vào tình trạng khó khăn. Đến năm 2011, mặc dù tỷ lệ D/E có giảm so với
năm 2010 nhưng nó vẫn ở mức cao, do đó vẫn tiềm ẩn rủi ro cao và làm cho lợi nhuận
ròng giảm mạnh khi công ty này tiếp tục hoạt động không tốt và công ty lại một lần nữa
phải đối mặt với ROE âm.
Tuy nhiên, không phải lúc nào ROE cũng sẽ giảm khi vốn chủ sở hữu tăng, cũng
có một vài thời điểm ROE vẫn tăng khi vốn chủ sở hữu tăng, chẳng hạn như Công ty Cổ
phần thép Pomina (POM), Công ty Cổ phần thép Việt Ý (VIS) và Công ty Cổ phần Tập
đoàn Hòa Phát (HPG) vào năm 2008, 2009. Công ty Cổ phần thép Pomina và Công ty Cổ
phần thép Việt Ý đã giảm tỷ lệ D/E nhằm giảm thiểu rủi ro và đồng thời EBIT công ty
cũng tăng nên đã làm cho lợi nhuận ròng tăng nhanh hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu
do đó ROE vẫn có xu hướng tăng. Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát thì
ngược lại, vì ban đầu D/E của công ty này thấp nên công ty đã tăng D/E vào 2008, 2009
nên từ đó góp phần đẩy mạnh sự gia tăng của lãi ròng khi công ty hoạt động tốt và mức
tăng cũng cao hơn so với vốn chủ sở hữu cho nên ROE cũng tăng.
Từ số liệu và nhận xét trên, chúng ta có thể thấy cơ cấu vốn tác động như thế nào
lên tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Khi công ty gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm
cho ROE sụt giảm, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể khắc phục được tình trạng này.
Các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành điều chỉnh tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của mình một
cách hợp lý để gia tăng ROE. Chẳng hạn như: Khi thời điểm công ty hoạt động tốt thì
doanh nghiệp có thể kết hợp vốn chủ sở hữu cao cùng với một tỷ lệ nợ cao để tận dụng sự
thay đổi lớn trong lợi nhuận ròng khi có một sự thay đổi nhỏ của EBIT. Nhưng đôi lúc
hoạt động công ty tốt nhưng ta vẫn phải giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn so với thời điểm
trước về một mức hợp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn do tỷ lệ nợ cao gây ra và
đồng thời vẫn tạo ra được mức tăng lợi nhuận ròng cao hơn mức tăng vốn chủ sở hữu.
Nhưng nếu công ty đang trong giai đoạn khó khăn thì các doanh nghiệp phải biết cách
điều chỉnh tỷ lệ nợ thấp xuống để giảm thiểu được rủi ro cho chính doanh nghiệp, đó
chính là rủi ro về sự sụt giảm quá lớn trong lợi nhuận ròng khi EBIT giảm, từ đó hạn chế
được trường hợp các công ty này phải đối diện với ROE âm.
Từ các phân tích trên, chúng ta thấy cơ cấu vốn có vai trò rất quan trọng đối với
hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì thế, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải biết xác
định cho mình một cơ cấu vốn như thế nào là phù hợp với từng thời điểm của nền kinh tế
và phù hợp với khả năng hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Từ đó, mới có thể
giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận ròng và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
(ROE), góp phần nâng cao giá trị nội tại của chính các công ty.
2.3 Phân tích mô hình và đưa ra nhận xét về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thép.
2.3.1. Mô tả các biến:
Các biến sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau:
Loại biến Ký hiệu Tên biến Cách tính Quan hệ với biến
phụ thuộc
Biến phụ
thuộc
ROE Tỷ suất
sinh lời
trên vốn
CSH
=Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH
bình quân
[Vốn CSH bình quân = (Vốn
CSH đầu kỳ + Vốn CSH cuối
kỳ)/2]
Biến độc
lập
TDTE Tỷ lệ nợ/
Vốn CSH
=Tổng Nợ phải trả/ Tổng vốn
CSH
TDTE thấp: +
TDTE cao: -
Biến độc
lập
SIZE Quy mô
của DN
= Tổng tài sản cuối kỳ +
Biến độc
lập
GROWTH Tốc độ
tăng
trưởng
của DN
= (Tổng tài sản cuối kỳ - Tổng
tài sản đầu kỳ)/Tổng tài sản
đầu kỳ
+
Biến độc
lập
TANG Tỷ trọng
của
TSCĐ
= Tài sản cố định/ Tổng tài sản +
2.3.2. Các giả thiết:
2.3.2.1. Hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.
Từ các mô hình nghiên cứu trước ta thấy một tỷ lệ nợ cao sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi
phí về thuế tức WACC giảm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên đến 1 mức
độ nào đó, khi mức vay nợ đủ cao có thể khiến cho phần lãi vay tăng cao, cao hơn chi phí
tiết kiệm được từ thuế, đồng thời cùng với nợ tăng lên kéo theo rủi ro gia tăng, chính vì
vậy hiệu quả hoạt động không thể cao hơn và sẽ giảm xuống.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ lệ nợ có tác động đến HQKD, nhưng ở các mức
tỷ lệ nợ khác nhau có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến HQKD (Zeitun &
Tian - 2007, Onaolapo & Kajola – 2010, Weixu – 2005).
Từ những nhận định trên ta đưa ra giả thiết:
Giả thiết 1: hiệu quả hoạt động (HQHĐ) và tỷ lệ nợ/ tổng tài sản (D/E) có quan hệ dương
(+) khi D/E đủ thấp.
Giả thiết 2: hiệu quả hoạt động (HQHĐ) và tỷ lệ nợ/ tổng tài sản (D/E) có quan hệ âm (-)
khi D/E cao.
2.3.2.2. Hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng tài sản.
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản hay doanh
thu. Khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của nhà đầu tư vào
doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi
doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. Vì vậy nhóm nghiên cứu đặt ra giả
thiết là
Giả thiết 3: Hiệu quả kinh doanh và sự tăng trưởng của doanh nghiệp có mối quan hệ
dương (+).
2.3.2.3. Hiệu quả hoạt động và tỷ trọng tài sản cố định.
Ngành thép có đặc thù là ngành thâm dụng vốn, với tỷ trọng tài sản cố định cao. Việc đầu
tư vào công nghệ kĩ thuật tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra thế mạnh của mình. Bên
cạnh đó việc đầu tư và tài sản cố định, công nghệ kĩ thuật giúp doanh nghiệp tăng chất
lượng cho sản phẩm, tạo uy tín, tương hiệu trên thị trường cạnh tranh. Do đó các công ty
có tỷ trọng tài sản cố định cao đươc mong đợi sẽ có hiệu quả kinh doanh cao.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ trọng tài sản cố định có tác động đến HQKD
(Zeitun & Tian - 2007, Onaolapo & Kajola – 2010). Từ những nhận định trên, nhóm
nghiên cứu đưa ra giả thuyết về hiệu quả hoạt động và tỷ trọng tài sản cố định.
Giả thiết 4: HQHĐ và tỷ trọng tài sản cố định có mối quan hệ dương (+).
2.3.2.4. Hiệu quả hoạt động và quy mô doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp ngành thép có quy mô hoạt động lớn sẽ có nhiều lợi thế với sức mạnh
về tài chính, tài sản, kỹ thuật công nghệ và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế
theo quy mô nhằm tới thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đâu ra, nhằm giảm
thiểu giá thành, tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Theo nghiên cứu của Onaolapo &
Kajola – 2010 thì: Quy mô của DN có tác động dương (+) đến HQKD.
Từ những cơ sở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thiết về hiệu quả hoạt động và quy mô
doanh nghiệp:
Giả thiết 5: HQHĐ và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ dương (+).
2.4. Mô tả số liệu và phương pháp thực hiện:
Một trong những yếu tố then chốt quyết định đến thành công của một nghiên cứu thực
nghiệm đó là việc lựa chọn và sử dụng dữ liệu để phân tích. Tùy vào từng mục đích
nghiên cứu mà dữ liệu được lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Trong nghiên cứu này, các
số liệu được lựa chọn và thu thập như sau:
- Nguồn dữ liệu: Từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp
ngành thép, cụ thể từ Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh
của cá DN.
- Thời gian: Từ 2007 – 2012.
- Danh sách: 15 doanh nghiệp trong ngành thép đang niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán Việt Nam.
- Đặc điểm dữ liệu: Có 15 DN được thu thập số liệu trong vòng 6 năm (2007 –
2012). Đây là dữ liệu được thu thập theo thứ tự thời gian hay còn gọi là dữ liệu
chuỗi thời gian. Đặc thù của dữ liệu chuỗi thời gian là rất dễ xảy ra hiện tượng
tương quan chuỗi. Do đó nhằm đơn giản hóa và hạn chế yếu tố gây nhiễu làm sai
lệch dữ liệu phân tích đồng thời làm cho chuỗi thời gian dễ phân tích, dễ giải
thích, nhóm đã sử dụng phương pháp tính trung bình. Như vậy, các chỉ số của
15 DN sẽ được tính trung bình trong 6 năm và do đó, nghiên cứu sẽ có 15 quan
sát.
- Ước lượng trong nghiên cứu này được xử lý bằng phần mềm Eview 4.0.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở Chương 1, tại Chương 2 nhóm xây dựng mô
hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các DN ngành
thép. Mô hình nghiên cứu được xây dựng là mô hình hồi quy bội; biến phụ thuộc là biến
HQHĐ được đại diện bởi chỉ số ROE; biến độc lập bao gồm các biến tỷ lệ nợ/vốn CSH,
quy mô của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của tài sản, tỷ trọng tài sản cố định trên
tổng tài sản.
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình, giả thiết nghiên cứu và trình bày các nội
dụng liên quan đến việc xử lý các dữ liệu. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã
đượ kiểm toán của 15 DN ngành thép trong khoảng thời gian 6 năm từ 2007 – 2012. Việc
xử lý dữ liệu sẽ được thực hiện trên phần mềm Eview 4.0 và kết quả nghiên cứu sẽ được
trình bày cụ thể trong Chương 3.
CHƯƠNG 3:
KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ LỰA CHỌN CẤU TRÚC VÔN HIỆU QUẢ CHO
DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP.
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.2 Các kết luận, đề xuất và khuyến nghị về công tác quản lí, chính sách vi mô và vĩ mô
để hỗ trợ doanh nghiệp ngành thép cũng như toàn bộ doanh nghiệp.
i
http://learning.stockbiz.vn/knowledge/investopedia/terms/CAPITALSTRUCTURE.aspx

More Related Content

What's hot

Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngCâu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngdissapointed
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiKetoantaichinh.net
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)Học Huỳnh Bá
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2Nguyen Phuong Thao
 
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1Vũ Ngọc Tú
 
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGLớp kế toán trưởng
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphacodonewenlong
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcHong Minh
 
Bài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDBài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDKim Trương
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânMẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânDương Hà
 
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩm
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩmPhân tích mức hạ giá thành sản phẩm
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩmĐinh Thị Vân
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tưBài giảng thẩm định dự án đầu tư
Bài giảng thẩm định dự án đầu tư
 
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàngCâu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
Câu hỏi và bài tập nghiệp vụ tín dụng ngân hàng
 
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOTGiáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
Giáo trình: Kế toán tài chính 1, HOT
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giảiBài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
BÀI TẬP KẾ TOÁN CHI PHÍ (CÓ LỜI GIẢI)
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2
 
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anhHệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
Hệ thống tài khoản kế toán bằng tiếng anh
 
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
kế toán trái phiếu phát hành- kế toán tài chính 1
 
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNGHỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Phân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mụcPhân tích các khoản mục
Phân tích các khoản mục
 
Bài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCDBài 16 đến 25-TCD
Bài 16 đến 25-TCD
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânMẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
 
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩm
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩmPhân tích mức hạ giá thành sản phẩm
Phân tích mức hạ giá thành sản phẩm
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 

Viewers also liked

Informe reunión Concejal Obras Públicas Ayuntamiento Gijón
Informe reunión Concejal Obras Públicas  Ayuntamiento GijónInforme reunión Concejal Obras Públicas  Ayuntamiento Gijón
Informe reunión Concejal Obras Públicas Ayuntamiento Gijónavnuevoroces
 
284029657-Stronger-Together-Paper-FINAL
284029657-Stronger-Together-Paper-FINAL284029657-Stronger-Together-Paper-FINAL
284029657-Stronger-Together-Paper-FINALEvan Butcher
 
Credence 15 Years Updated Jan 18 AB
Credence 15 Years Updated Jan 18 ABCredence 15 Years Updated Jan 18 AB
Credence 15 Years Updated Jan 18 ABAman Bandvi
 
Эффективная реклама: реальность или миф?
Эффективная реклама: реальность или миф?Эффективная реклама: реальность или миф?
Эффективная реклама: реальность или миф?Медиацентр BMG
 
Taller práctico 10 analisis
Taller práctico 10  analisisTaller práctico 10  analisis
Taller práctico 10 analisisangel paodi
 
Estudio de alternativas de accesos rodados al barrio de Nuevo Roces
Estudio de alternativas de accesos rodados al barrio de Nuevo RocesEstudio de alternativas de accesos rodados al barrio de Nuevo Roces
Estudio de alternativas de accesos rodados al barrio de Nuevo Rocesavnuevoroces
 
International Management Report
International Management Report International Management Report
International Management Report Conor Fitzgibbon
 
Персонал как барьер для прибыли
Персонал как барьер для прибылиПерсонал как барьер для прибыли
Персонал как барьер для прибылиМедиацентр BMG
 
W07 - Tracking Time and Costs on Work Orders (MCU)
W07 - Tracking Time and Costs on Work Orders (MCU)W07 - Tracking Time and Costs on Work Orders (MCU)
W07 - Tracking Time and Costs on Work Orders (MCU)Maintenance Connection
 

Viewers also liked (15)

Informe reunión Concejal Obras Públicas Ayuntamiento Gijón
Informe reunión Concejal Obras Públicas  Ayuntamiento GijónInforme reunión Concejal Obras Públicas  Ayuntamiento Gijón
Informe reunión Concejal Obras Públicas Ayuntamiento Gijón
 
284029657-Stronger-Together-Paper-FINAL
284029657-Stronger-Together-Paper-FINAL284029657-Stronger-Together-Paper-FINAL
284029657-Stronger-Together-Paper-FINAL
 
Credence 15 Years Updated Jan 18 AB
Credence 15 Years Updated Jan 18 ABCredence 15 Years Updated Jan 18 AB
Credence 15 Years Updated Jan 18 AB
 
Cvp
CvpCvp
Cvp
 
Эффективная реклама: реальность или миф?
Эффективная реклама: реальность или миф?Эффективная реклама: реальность или миф?
Эффективная реклама: реальность или миф?
 
Kumbara
KumbaraKumbara
Kumbara
 
Taller práctico 10 analisis
Taller práctico 10  analisisTaller práctico 10  analisis
Taller práctico 10 analisis
 
Estudio de alternativas de accesos rodados al barrio de Nuevo Roces
Estudio de alternativas de accesos rodados al barrio de Nuevo RocesEstudio de alternativas de accesos rodados al barrio de Nuevo Roces
Estudio de alternativas de accesos rodados al barrio de Nuevo Roces
 
International Management Report
International Management Report International Management Report
International Management Report
 
Ebenezer Resume
Ebenezer ResumeEbenezer Resume
Ebenezer Resume
 
Персонал как барьер для прибыли
Персонал как барьер для прибылиПерсонал как барьер для прибыли
Персонал как барьер для прибыли
 
W07 - Tracking Time and Costs on Work Orders (MCU)
W07 - Tracking Time and Costs on Work Orders (MCU)W07 - Tracking Time and Costs on Work Orders (MCU)
W07 - Tracking Time and Costs on Work Orders (MCU)
 
Este centro es una ruina
Este centro es una ruinaEste centro es una ruina
Este centro es una ruina
 
Updated cv RAMZAN
Updated cv RAMZANUpdated cv RAMZAN
Updated cv RAMZAN
 
La vida lenguaje. 3
La vida lenguaje. 3La vida lenguaje. 3
La vida lenguaje. 3
 

Similar to CAU TRUC VON CAC DOANH NGHIEP NGAN THEP VN

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Các Công Ty Khoán...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Các Công Ty Khoán...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Các Công Ty Khoán...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Các Công Ty Khoán...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Vật Liệu...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Vật Liệu...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Vật Liệu...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Vật Liệu...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senBai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senthesharingbankers
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà và khu ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà và khu ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà và khu ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà và khu ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại Công Ty Xây Dựng Sắt Thép.doc
Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại Công Ty Xây Dựng Sắt Thép.docNâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại Công Ty Xây Dựng Sắt Thép.doc
Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại Công Ty Xây Dựng Sắt Thép.docsividocz
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện....
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện....Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện....
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện....lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2012-2020
Đề tài CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2012-2020 Đề tài CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2012-2020
Đề tài CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2012-2020 nataliej4
 

Similar to CAU TRUC VON CAC DOANH NGHIEP NGAN THEP VN (20)

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công tyCác yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thép Việt Nam.
Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thép Việt Nam.Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thép Việt Nam.
Các Nhân Tố Tác Động Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thép Việt Nam.
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Các Công Ty Khoán...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Các Công Ty Khoán...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Các Công Ty Khoán...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Cấu Trúc Tài Chính Của Các Công Ty Khoán...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Doanh Nghiệp Dầu Kh...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Vật Liệu...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Vật Liệu...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Vật Liệu...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Cấu Trúc Vốn Các Doanh Nghiệp Ngành Vật Liệu...
 
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa senBai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
Bai 8 phan tich tai chinh tap doan ton hoa sen
 
Nghiên Cứu Cấu Trúc Vốn Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoá...
Nghiên Cứu Cấu Trúc Vốn Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoá...Nghiên Cứu Cấu Trúc Vốn Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoá...
Nghiên Cứu Cấu Trúc Vốn Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoá...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng ...
Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng ...Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng ...
Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng ...
 
Cấu Trúc Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Khu Vực Miền Trung Tron...
Cấu Trúc Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Khu Vực Miền Trung Tron...Cấu Trúc Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Khu Vực Miền Trung Tron...
Cấu Trúc Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Ngành Dệt May Khu Vực Miền Trung Tron...
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty c...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty c...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty c...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các công ty c...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà và khu ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà và khu ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà và khu ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà và khu ...
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại Công Ty Xây Dựng Sắt Thép.doc
Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại Công Ty Xây Dựng Sắt Thép.docNâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại Công Ty Xây Dựng Sắt Thép.doc
Nâng Cao Hiệu Quả Hệ Thống Kênh Phân Phối Tại Công Ty Xây Dựng Sắt Thép.doc
 
Phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu x...
Phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu x...Phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu x...
Phân tích cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu x...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10
Đề tài: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10Đề tài: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10
Đề tài: Hoàn thiện công tác tính giá dự thầu tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 10
 
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công tyLuận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện....
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện....Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện....
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện....
 
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tình hình sản xuất kinh doanh của công tyTình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
 
Đề tài CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2012-2020
Đề tài CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2012-2020 Đề tài CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2012-2020
Đề tài CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT GIAI ĐOẠN 2012-2020
 
Đánh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanh
Đánh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanhĐánh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanh
Đánh giá chung về hoạt động quản trị kinh doanh
 
Luận án: Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
Luận án: Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia, HAYLuận án: Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
Luận án: Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
 

CAU TRUC VON CAC DOANH NGHIEP NGAN THEP VN

  • 1. Đ I H C QU C GIA TP.HCMẠ Ọ Ố TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KHOA HỌC TRẺ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT NĂM HỌC 2012” Tên công trình: CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP Danh sách nhóm thực hiện: Stt Họ và tên MSSV Điện thoại liên lạc Email 1. Võ Thị Mai Chi K104040571 01236345512 chivtm10404b@st.uel.edu.vn 2. Trần Thị Thanh Nhung K104040629 0973688397 nhungttt10404b@st.uel.edu.vn 3. Bùi Hồng Thanh K104040648 01689099206 thanhbh10404b@st.uel.edu.vn 4. Nguyễn Thị Bảo Trân K104040672 01669766101 tranntb10404b@st.uel.edu.vn 5. Huỳnh Kim Quan Vũ K104040688 01292844332 vuhkq10404b@st.uel.edu.vn Cán bộ hướng dẫn: Họ và tên Học hàm, học vị Điện thoại liên lạc Email Trần Hùng Sơn Thạc Sĩ 0909224879 sonth@uel.edu.vn
  • 2. TÓM TẮT NỘI DUNG Xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tài chính tác động đến hiêu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một chủ đề rất quan trọng, thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học. Trong các thập niên vừa qua đã có nhiều nghiên cứu về đề tài mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đã nêu lên được những nội dung cơ bản về mối quan hệ này nhưng chưa có nội dung nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu và xác định cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp ngành thép. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là xác định sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt đông đạt được của các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó đưa ra các khuyến nghị sử dụng cấu trúc vốn phù hợp, hiệu quả với tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp ngành thép. Mô hình và giải thiết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lí luận… Kết quả nghiên cứu cho thấy,
  • 3. MỤC LỤC TÓM TẮT NỘI DUNG MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp HQKD: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh SXKD: Sản xuất kinh doanh CSH: Chủ sở hữu WACC: Chi phí vốn bình quân gia quyền ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu TDTA: TDT ……………… DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG ……. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ …………….
  • 5. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lí do nghiên cứu: Sản xuất thép là ngành công nghiệp mũi nhọn, là nền tảng nòng cốt cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam. Tuy nhiên, sự trầm lắng của thị trường BĐS trong những năm gần đây đã làm cho ngành thép đối diện với không ít những khó khăn và thách thức, đặc biệt là mức tiêu thụ giảm và tồn kho tăng cao. Mặt khác, với sự biến động của giá thép, xây dựng là ngành chịu tác động nặng nề nhất. Nguyên nhân là do các công ty xây dựng chịu áp lực lớn về tài chính do giá thầu xây dựng bị khống chế trong khi giá thép đầu vào tăng lên, nên hàng loạt công trình xây dựng bị trì hoãn. Thêm vào đó, năng lực sản xuất thép nội địa yếu kém và sự phụ thuộc quá nhiều vào phôi thép nhập khẩu, nên biến động giá thế giới có khả năng chi phối giá trong nước. Mở rộng và phát triển ngành thép, vì vậy, trở thành ưu tiên hàng đầu trong chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đẩy mạnh sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu. Các thành phẩm thép đều được Chính phủ bảo hộ bằng việc đánh thuế nhập khẩu cao kết hợp với các biện pháp phi thuế quan. Chương trình tín dụng chỉ định được triển khai để cấp vốn cho các DNNN. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp thép vẫn bị thua lỗ do chi phí sản xuất thép cán trung bình ở Việt Nam cao hơn rất nhiều so với mức chi phí bình quân ở các nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Một vấn đề khó khăn khác của ngành thép Việt Nam là sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm và quy trình sản xuất thép, giữa thép dài với thép dẹt. Trong lĩnh vực thép dài, các nhà máy cán thép bị thừa công suất trong khi lại thiếu nhà máy sản xuất thép phôi. Sự mất cân đối cung và cầu nội địa ngày càng rõ. Nhìn lại hoạt động đầu tư của nhà nước vào ngành thép, thép đã và đang trở thành lĩnh vực “có vấn đề”, tạo ra một gánh nặng to lớn lên ngân sách quốc gia. Lợi thế so sánh của Việt Nam là ở các ngành công nghiệp chế biến thâm dụng lao
  • 6. động, chứ không phải những ngành thâm dụng vốn như thép. Hơn thế nữa, Chính phủ Việt Nam đã không mấy thành công trong lựa chọn ngành mũi nhọn do các quyết định về kinh tế bị bóp méo mạnh bởi sự vận động của các nhóm quyền lợi và tham nhũng. Với mức bảo hộ hiện tại, các ngành kinh tế sử dụng thép, bao gồm xây dựng, bị tác động xấu do giá thép trong nước cao hơn hẳn giá thép thế giới. Hơn nữa, chính sách công nghiệp bao gồm bảo hộ thương mại và tín dụng chỉ định ngày càng mẫu thuẫn với chính sách tự do hóa thương mại. Theo lộ trình của Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ của AFTA thì mức thuế nhập khẩu đối với các loại thép xây dựng có xuất xứ từ ASEAN (thép thanh và thép cuộn) sẽ được giảm dần từ mức 40% năm 2003 xuống 15% năm 2005-2012, 5% năm 2013-2014 và 0% vào năm 2015. Thuế suất 5% sẽ được áp dụng cho nhập khẩu phôi thép cho đến năm 2012 và sau đó là 0%. Song song với việc giảm thuế theo CEPT, mức thuế nhập khẩu thép tối huệ quốc (MFN) áp dụng chung cũng được giảm dần. Đây là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thép trong tương lai. Quản trị cấu trúc vốn là một nhiệm vụ không phải dễ dàng, là một câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà quản trị tài chính nói riêng và toàn doanh nghiệp nói chung, quản trị cấu trúc vốn một cách hiệu quả tức là có sự kết hợp giữa cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu góp phần tối ưu hóa dòng tiền trong tương lai, nâng cao tỷ suất lợi nhuận của công ty, từ đó làm gia tăng giá trị của công ty. Ngành thép với đặc thù là tính nhạy cảm cao với sự biến động của chu kì kinh tế, gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, bên cạnh đó năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế, các yếu tố này làm cho các doanh nghiệp hiện tại đang phải đối mặt với khả năng ngừng hoạt động, giải thể và phá sản cao. Chính vì thế yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép cần phải nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản trị vốn và cấu trúc vốn một cách hiệu quả nhất. Từ đó, góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện tại và đồng thời hướng đến một sự phát triển lâu dài.
  • 7. Đề tài đi sâu nghiên cứu ngành thép, một ngành có những đặc thù riêng và chịu sự ảnh hưởng rất cao khi nền kinh tế biến động. Từ những nghiên cứu của nhóm, đưa ra những khuyến nghị góp phần vào việc quản trị vốn hiệu quả, giúp các doanh nghiệp ngành thép có thể hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt đông đạt được của các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Đưa ra các khuyến nghị sử dụng cấu trúc vốn phù hợp, hiệu quả với tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp ngành thép. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn Hà Nội (HNX) tính đến cuối năm 2012. - Phạm vi nghiên cứu: Định lượng mô hình từ năm 2007 – 2012. 4. Phương pháp thực hiện: - Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2007-2012 của 15 công ty ngành thép đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Phương pháp thực hiện: + Phương pháp phân tích mô tả số liệu thống kê, kết hợp với phương pháp định lượng dựa trên mô hình hồi qui tuyến tính để ước lượng mối quan hệ giữa ROE, P/B, và cấu trúc vốn (D/A) với chương trình Eview. + Phương pháp phân tích thống kê định lượng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). + Phương pháp phân tích định tính mô tả làm rõ những hạn chế trong việc sử dụng cơ cấu vốn đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất cơ cấu vốn hợp lý cho doanh nghiệp ngành thép.
  • 8. 5. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương - Tổng quan về đề tài nghiên cứu - Chương 1: Cơ sở lí luận về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Chương 2: Phân tích thực nghiệm giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ngành thép - Chương 3: Khuyến nghị về sự lựa chọn cấu trúc vốn nhằm tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp ngành thép. - Kết luận CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn Không có định nghĩa chuẩn mực về khái niệm cấu trúc vốn, tuy nhiên ta có thể khái quát như sau: Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ (debt) và vốn chủ sở hữu (equity), bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Hay nói cách khác cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng mua sắm tài sản, phương tiện vật chất và hoạt động kinh doanh. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Cấu trúc vốn xuất phát từ cấu trúc của Bảng cân đối kế toán. Trong Bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn cần chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận của chủ sở hữu được giữ lại đầu tư cho hoạt động doanh nghiệp và phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ (thông qua các khoản nợ khác nhau).i
  • 9. 1.1.2. Khái niệm về hiệu quả hoạt đông. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, đạt được lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư ban đầu của mình. Đây chính là động lực cơ bản thúc đẩy mọi doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng hiệu quả kinh doanh. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì điều kiện tiên quyết là sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện phục vụ tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động,kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQKD) là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ và khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) với chi phí thấp nhất.HQKD của DN biểu hiện mối tương quan giữa kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình và chi phí đầu vào. Nếu gọi H là HQKD thì H được thể hiện theo công thức toán học như sau: Theo sản lượng: H = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào Hoặc theo tỷ lệ phần trăm: H = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào HQKD của doanh nghiệp nói chung và các công ty ngành thép nói riêng biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đầu ra là thu nhập của DN và chi phí đầu vào cụ thể như sau: Thu nhập của doanh nghiệp ngành thép: là toàn bộ khoản tiền thu được từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Các khoản thu nhập của doanh nghiệp ngành thép bao gồm:
  • 10. − Thu nhập bán hàng hay còn gọi là doanh thu từ hoạt động đây là nội dung chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của doanh nghiệp ngành thép. − Thu nhập về tiêu thụ sản phẩm từ các hoạt động SXKD phụ của doanh nghiệp ngành thép. − Thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính vào các đơn vị khác, bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh, góp vốn, đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp − Thu nhập từ các hoạt động tài chính, bao gồm các khoản thu được từ các hoạt động có liên quan đến huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. − Thu nhập từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường) bao gồm các khoản thu nhập không thường xuyên, không ổn định, khó dự kiến trước như thu nhập về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định … thu từ các khoản nợ không ai đòi. Chi phí của Doanh nghiệp ngành thép: Chi phí SXKD của DN là toàn bộ chi phí mà DN phải bỏ ra để thực hiện hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định. Có rất nhiều cách để phân loại chi phí, nếu phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành thì chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Chi phí/Giá thành toàn bộ công trình xây lắp bao gồm: giá thành sản phẩm xây lắp + chi phí bán giá thành sản phẩm. Trong đó, giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép Thông thường hiệu quả kinh doanh của DN ngành thép được phản ánh qua các chỉ số: Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN = Doanh thu – Tổng chi phí. Chỉ số này phản ánh hiệu quả tuyệt đối phần lợi nhuận, tức là phần chênh lệch giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào và là số tiền DN thực thu được sau một quá trình hoạt động SXKD. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của chỉ số này là rất khó để so sánh HQKD giữa cácDN trong cùng ngành nghề với nhau. Ví dụ, những DN ngành thép có quy mô lớn(tổng tài sản, nguồn vốn lớn) thì tất nhiên sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn những DN có quy mô nhỏ, nhưng điều này không có nghĩa là các DN lớn hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các DN nhỏ. Như vậy, chỉ số hiệu quả tuyệt đối không cho biết khảnăng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí
  • 11. các chi phí đầu vào. Để khắc phục được nhược điểm này, người ta có thể sử dụng các chỉ số hiệu quả sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ số này cho biết bình quân 1 đồng vốn CSH được bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD, chủ sở hữu thu lại được bao nhiêu đồng lời. Đây là một chỉ số được sử dụng rất phổ biến bởi tính đơn giản, dễ hiểu và dễ so sánh giữa các DN trong cùng ngành nghềvới quy mô khác nhau, hoặc giữa các DN trong nhiều ngành nghề khác nhau, hoặc giữa nhiều hoạt động đầu tư khác nhau như tiền gửi tiết kiệm, bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, dự án kinh doanh … chính vì vậy nó sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài trợ nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chỉ số ROE là nó có thể dễ dàng bị bóp méo bởi các chiến lược tài chính của nhà quản trị DN. Ví dụ, nhà quản trị có thể dự đoán được vì một lý do gì đó mà lợi nhuận của DN có khả năng bị ảnh hưởng và suy giảm nên DN sẽ tăng đầu tư vào dư nợ hoặc mua lại cổ phiếu từ nguồn tiền mặt tích trữ, và chính những hoạt động này sẽ giúp DN cải thiện được đáng kể chỉ số ROE. ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân. Chỉ số này cho biết bình quân 1 đồng tài sản bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD DN sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lời. Đây là thước đo có thể tránh được những bóp méo có thể có do các chiến lược tài chính của nhà quản trị DN tạo ra giống như chỉ số ROE. Chỉ số ROA có tính đến số lượng tài sản được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Chỉ số này xác định công ty có thể tạo ra một tỷ suất lợi nhuận ròng đủ lớn trên những tài sản của mình 1.2. Lý thuyết và cơ sở lí luận về cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn mà tại đó giá trị công ty là lớn nhất, hay nói cách khác là tối thiểu hóa chi phí tài chính (WACC) của công ty. Nếu cơ cấu vốn tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thì cơ cấu vốn cũng sẽ tác động đến sức khỏe tài chính cũng như khả năng phá sản của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động tài chính như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên tài sản, và tối đa hóa lợi ích của cổ đông là vấn đề cốt lõi của tính hiệu quả của doanh nghiệp.
  • 12. Việc đo lường hiệu quả hoạt động có thể bị tác động bởi mục tiêu của công ty mà mục tiêu này có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách đo lường hiệu quả họat động của công ty, hoặc là đo lường hiệu quả hoạt động theo kế toán, hoặc là đo lường hiệu quả hoạt động về mặt tài chính, về mặt thị trường. Trong đó, hiệu quả hoạt động đo lường bằng ROA và ROE thường được sử dụng nhiều nhất. Theo đề tài nghiên cứu của Weixu11 “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh” quả nghiên cứu cho thấyHQKD bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. HQKD có mối tương quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ < 100%. Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao. HQKD không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn. Biến SIZE có tác động dương (+) đến HQKD khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì SIZE không có tác động bên cạnh đó biến GROWTH không có tác động đến HQKD. Nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007) “Xem xét ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên hoạt động công ty ở Jordan”. Ông dùng một bảng mẫu dữ liệu thể hiện 167 công ty Jordani trong giai đoạn 1989 – 2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các yếu tố GROWTH, SIZE, TAX có tác động dương đến HQKD. Tỷ trọng tài sản cố định có tác động âm (-) đến HQKD. Công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến được HQKD. Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố HQKD ở một số lĩnh vực sau: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola14 (2010): Nghiên cứu của các tác giả cũng giống với những nghiên cứu trước đó của Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillaki và chỉ nghiên cứu biến HQKD dưới góc độ tài chính được thể hiện dưới biến ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD. - TURN tác động dương (+) tới ROA, ROE - SIZE và AGE tác động dương (+) đến ROE
  • 13. - TANG tác động âm (-) tới ROA, tức là công ty có tỷ lệ TSCĐ càng cao thì hiệu quả HQKD càng thấp, kết quả này ngược với lý thuyết nhưng lại giống với nghiên cứu của Zeitun & Tian. - Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể: + Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành in ấn và xuất bản, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có tác động mạnh đến HQKD - ROA. + Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành xây dựng, ngành thuốc lá có tác động mạnh đến HQKD - ROE. Từ những nghiên cứu trên có thể đưa ra một nhận xét khái quát đó chính là hiệu quả hoạt động có thể bị tác động bởi cơ cấu vốn. Do vậy xem xét tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ cho chúng ta chứng cứ rõ ràng nhất về hiệu ứng của cơ cấu vốn lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.3. Mô hình một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.1. Nghiên cứu của Weixu11 (2005) Weixu11 nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh” Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu như sau: - Biến phụ thuộc (Biến HQKD): tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) - Biến độc lập (Yếu tố tác động): tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE) 3 mô hình: quan hệ tuyến tính, quan hệ phi tuyến bậc 2 và quan hệ phi tuyến bậc 3. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - HQKD bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ. HQKD có mối tương quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ < 100%. Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao. - HQKD không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn.
  • 14. - Biến SIZE có tác động dương (+) đến HQKD khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì SIZE không có tác động. - Biến GROWTH không có tác động đến HQKD ở cả 3 mô hình. 1.3.2. Nghiên cứu của Tian và Zeitun (2007). Tian và Zeitun thực hiện nghiên cứu “Xem xét ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên hoạt động công ty ở Jordan”. Ông dùng một bảng mẫu dữ liệu thể hiện 167 công ty Jordani trong giai đoạn 1989 – 2003. Hai ông tiến hành lập 2 mô hình: Mô hình 1 nhằm kiểm tra giả thiết khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng, quy mô, tài sản hữu hình của một công ty sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn: Mô hình 2 nhằm kiểm tra các giả thiết cơ cấu vốn của một công ty sẽ ảnh hưởng lên hiệu quả thị trường của công ty trong dữ liệu của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Các yếu tố có tác động đến HQKD bao gồm: tỷ lệ nợ (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE), thuế (TAX), ngành nghề kinh doanh (INDUST), tỷ trọng tài sản cố định (TANGIBILITY). Trong đó, biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất, kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó. - Các yếu tố có tác động dương (+) đến HQKD gồm: GROWTH, SIZE, TAX - Tỷ trọng tài sản cố định có tác động âm (-) đến HQKD. Công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến được HQKD. Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố HQKD ở một số lĩnh vực sau: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc lá. 1.3.3. Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola14 (2010):
  • 15. Nghiên cứu của các tác giả cũng giống với những nghiên cứu trước đó của Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillaki và chỉ nghiên cứu biến HQKD dưới góc độ tài chính, được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE. Biến yếu tố tác động cũng tương tự, gồm: SIZE, TANG, GROWTH, vòng quay tài sản (TURN), số năm thành lập của công ty (AGE), ngành nghề kinh doanh (IND) Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Mức độ giải thích của mô hình hồi quy đa biến (R2 hiệu chỉnh) ở mức khá: R2 ROA = 35.5% và R2 ROE = 47% - Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD. - TURN tác động dương (+) tới ROA, ROE - SIZE và AGE tác động dương (+) đến ROE - TANG tác động âm (-) tới ROA, tức là công ty có tỷ lệ TSCĐ càng cao thì hiệu quả HQKD càng thấp, kết quả này ngược với lý thuyết nhưng lại giống với nghiên cứu của Zeitun & Tian. - Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể: + Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành in ấn và xuất bản, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có tác động mạnh đến HQKD - ROA. + Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành xây dựng, ngành thuốc lá có tác động mạnh đến HQKD - ROE. 1.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu của nhóm về sự tương quan giữa cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP. 2.1. Tổng quan về thực trạng cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngành thép hiện nay. 2.1.1. Thực trạng ngành thép từ năm 2007 đến nay: Ngành thép Việt Nam được khởi đầu bằng sự ra đời của Khu Liên hiệp Thép Thái Nguyên năm 1963. Sau một thời gian dài phát triển khá chậm, kể từ năm 2001 (khi Chính
  • 16. phủ có quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010), ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triển tương đối nhanh và khả quan. Cơ cấu chủng loại sản phẩm từng bước được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Trình độ công nghệ chung của toàn ngành đã được nâng lên một bước, nhất là trong khâu cán. Hầu hết các nhà máy cán công suất vài trăm ngàn tấn được xây dựng trong khoảng 5 năm trở lại đây đều đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến so với khu vực, có mức độ tự động hóa tương đối cao. Công nghệ luyện thép cũng có tiến bộ đáng kể. Ngành thép đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước: Khả năng đáp ứng nhu cầu các sản phẩm thép của nền kinh tế ngày một tăng, năm 2005 đạt khoảng 55,4% (riêng thép thanh và thép dây gần 100% nhu cầu), cho thấy ngành Thép đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo các cân đối vĩ mô phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Sản lượng của ngành không ngừng gia tăng, trong 5 năm trở lại đây, sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất thép đã tăng lên 20-30% Nguồn: VSA, VCSC ước tính Trong năm 2011, lượng thép sản xuất của cả nước đạt khoảng 9 triệu tấn với sức tiêu thụ ước tính 5,6 triệu tấn, giảm gần 10% so với năm trước. Năm 2012, sản lượng thép sản xuất trong nước đạt khoảng 9,1 triệu tấn. Trong đó thép xây dựng đạt 5 triệu tấn, thép ống đạt 0,6 triệu tấn, tôn mạ các loại đạt 1,3 triệu tấn, thép cán nguội đạt 1,7 triệu tấn…
  • 17. Theo Bộ Công Thương, trong năm 2013, dự kiến sản lượng toàn ngành thép sẽ đạt khoảng 9,33 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2012, đáp ứng đủ nhu cầu thép trong nước và xuất khẩu. Dự kiến trong tương lai, ngành thép vẫn tiếp tục tăng trưởng. Kế hoạch tăng trưởng ngành thép Việt Nam theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép theo Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001: Giai đoạn Mức tăng trưởng GDP (%) Mức tăng trưởng ngành CN (%) Mức tăng trưởng ngành SX thép (%) Số cầu sắt thép (triệu tấn/năm) Mức tiêu thụ bình quân đầu người (Kg/người ) Sản xuất nội địa (%) 2005 7,5 14,08 14 6,48 78 51 2010 7,5 10,38 10 10 123 61 2015 7,0 8-9 9-9,5 16 170 62 2020 6,5 7-8 8-8,5 20 240 70 2.1.2. Đặc điểm ngành thép Việt Nam 2.1.2.1. Những thuận lợi: - Việt Nam có khả nhiều mỏ sắt và boxit dùng trong ngành công nghiệp thép như mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh có trữ lượng lớn và một số mỏ sắt khác ở Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các mỏ boxit trữ lượng lớn tập trung ở Tây Nguyên. Chúng ta có trữ lượng than antraxit, nếu áp dụng các công nghệ luyện kim thích hợp cũng tạo thế thuận lợi hơn nhiều nước. Ngoài ra, các nguyên liệu phụ trợ trong luyện kim hoàn toàn có thể tự đáp ứng trong nước. - Chi phí nhân công giá rẻ, nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng kỹ thuật và công nhân luyện kim đủ sức đáp ứng cho sự phát triển của ngành. - Các ngành công nghiệp đầu ra của Việt Nam rất có tiềm năng và nhận được sự khuyến khích ưu đãi phát triển của Chính Phủ 2.1.2.2. Những khó khăn:
  • 18. - Thị trường thép trong nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường thép thế giới. Hiện nay Việt Nam phải phụ thuộc 50% vào nguồn phôi nhập khẩu cho hoạt động cán thép xây dựng và 80% vào nguồn thép dẹt và thép đặc biệt nhập khẩu cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. - Mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm thép. Hoạt động sản xuất các dòng sản phẩm thép đang có sự mất cân đối, trong khi các sản phẩm như thép xây dựng, thép ống, thép mạ kim loại và sơn phủ màu,.. lại được các doanh nghiệp đầu tư quá mức, vượt xa nhu cầu (gần 200%), thì nhiều sản phẩm thép khác như thép tấm, thép cuộn cán nóng, thép không gỉ, thép chế tạo, không được chú ý đầu tư. Do đó, hiện tại mỗi năm Việt Nam phải nhập trên 5 triệu tấn thép. Lượng ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm thép trong nước chưa sản xuất được hàng năm lên tới khoảng 7 tỷ USD. - Khủng hoảng thừa sắt thép nội địa. Bắt đầu từ năm 2008, hiện tượng đầu tư tràn lan làm vỡ quy hoạch ngành thép là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khó khăn hiện nay. Kể cả nhà máy đang sản xuất và dự án đang xây dựng, công suất lắp đặt của ngành thép hiện nay đã vượt gấp 2 lần nhu cầu tiêu thụ cả nước. Năm 2012: Sản phẩm ngành thép khủng hoảng thừa nhưng vẫn phải nhập khẩu thêm khoảng 7 tỷ USD mỗi năm. Theo Hiệp hội thép Việt nam, tính đến thời điểm này, sản xuất và tiêu thụ của toàn ngành là thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011 khoảng 10%. Khó khăn năm 2011 đã khiến ít nhất 5 doanh nghiệp ngành thép phá sản. Trong khi đó, đầu ra cho sản phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa có nhiều khởi sắc, các doanh nghiệp xây dựng vẫn đang điêu đứng tìm nguồn tiêu thụ thì ngành thép, một trong những ngành nguyên liệu của công nghiệp xây dựng cũng đang chịu chung cảnh “chợ chiều” ảm đạm. Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường dự báo năm 2013, tiêu thụ thép sẽ chỉ tăng 3% do thị trường bất động sản vẫn chưa thể phục hồi mạnh mẽ. - Hoạt động đầu tư trong ngành thép không bảo đảm sự phát triển bền vững. Như quy mô sản xuất nhỏ, hầu hết các nhà máy chỉ dừng ở công suất từ 200.000 đến 300.000 tấn/năm, vì vậy trang thiết bị công nghệ không đạt mức tiên tiến, không đủ sức
  • 19. cạnh tranh trong quá trình hội nhập sâu với kinh tế khu vực và thế giới. Hiện cả nước chỉ có 2-3 nhà máy đạt công suất trên 500.000 tấn/năm. Hai năm gần đây xuất hiện 1-2 công ty lựa chọn công nghệ và thiết bị có công suất cỡ 1 triệu tấn/năm, nhưng còn đang trong giai đoạn xây dựng. - Chi phí đầu vào gia tăng, giá điện, giá xăng dầu leo thang gây khó khăn cho sản xuất thép. Theo tính toán, giá điện hiện chiếm 6-7% giá thành sản xuất của các doanh nghiệp thép. Để làm ra 1 tấn thép phải sử dụng khoảng 600kWh. - Thêm vào đó là cuộc cạnh tranh không cân sức với các hàng hóa, sản phẩm thép của Trung Quốc. Thép Trung Quốc tại Việt Nam đang có giá rẻ hơn thép trong nước, bởi các doanh nghiệp thép Trung Quốc được hưởng lãi vay rất thấp, chỉ bằng 1/3 lãi suất các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu. Đồng thời, với khả năng sản xuất số lượng lớn, họ có lợi thế lớn về giá. 2.1.3. Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thép hiện nay: Do đặc thù ngành thép là ngành công nghiệp nặng vốn, đòi hỏi một lượng vốn lớn nên các công ty thép thường có hệ số sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao. Chi phí tài chính luôn là gánh nặng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trong suốt thời gian qua. Tuy mặt bằng lãi suất đã giảm đi khá nhiều nhưng vẫn chưa thể giảm đi chi phí tài chính của các doanh nghiệp trong ngành. Chúng ta cùng xem xét các số liệu về cấu trúc vốn của một số doanh nghiệp trong ngành thép như sau: Bảng số liệu về chỉ tiêu tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết giai đoạn 2007 – 2012. Mã 2007 2008 2009 2010 2011 2012 BVG 2.64 1.83 2.13 2.58 2.60 4.32 DNY X 1.15 1.53 1.28 3.45 3.41 DTL 3.46 1.23 1.19 1.50 1.37 1.64 HLA 1.57 2.88 4.25 3.81 4.09 X HMC 1.37 1.83 2.03 2.59 2.48 2.04 KKC 1.34 4.37 1.25 1.06 0.91 1.75 KMT 1.98 0.53 1.37 2.62 2.07 1.20 NKG 17.36 13.46 4.05 3.08 4.05 X NVC 3.89 9.47 7.42 6.62 6.12 44.37
  • 20. HSG 1.35 1.65 1.58 1.66 2.32 1.64 POM 7.03 2.15 1.71 1.71 2.03 2.40 SMC 1.90 1.88 3.98 3.51 3.13 2.63 VGS 1.32 1.94 1.25 1.23 1.42 1.65 VIS 3.54 1.85 2.44 1.85 1.52 3.28 HPG 0.48 0.30 0.99 1.21 1.20 1.22 Bình quân 3.51 3.10 2.48 2.42 2.58 5.50 Nguồn: Số liệu tự thu thập và tính toán. Qua bảng số liệu thống kê phía trên, chúng ta thấy tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2007 – 2012 có xu hướng tăng nhưng đa phần là tăng ít, chỉ có một số công ty là tăng mạnh như: Công ty cổ phần Nam Vang (NVC), Công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu (HLA). Bên cạnh đó, một số công ty giảm chỉ tiêu này như: Công ty cổ phần thép Pomina (POM) giảm mạnh từ 7.03 lần (2007) xuống còn 2.04 lần (2011), Công ty Cổ phần thép Nam Kim (NKG) cũng giảm mạnh từ 17.36 lần (2007) xuống còn 4.05 lần (2011). Ta xét tỷ số Nợ/Vốn chủ sở hữu của các công ty này so với ngành, đa phần tỷ lệ này đều thấp hơn so với ngành chỉ có một số công ty là cao hơn và thậm chí có công ty còn cao đột biến, chẳng hạn như Công ty Cổ phần Nam Kim (NKG) vào năm 2007. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay thì chỉ tiêu này đã được các công ty ngành thép điều chỉnh tương đương và cao hơn chỉ số ngành, đồng thời cũng không có sự chênh lệch quá nhiều so với trước đó. 2.2. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động thông qua các thước đo. Cấu trúc vốn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động và từ đó tác động đến giá trị nội tại của công ty. Chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một cấu trúc vốn nào là tối ưu để có thể tối đa hóa được giá trị của công ty. Tuy nhiên việc thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu lại dẫn đến việc đối mặt với sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận: Khi công ty sử dụng nhiều nợ vay thì sẽ làm gia tăng rủi ro nhưng đồng thời lại gia tăng suất sinh lời dự tính trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể, khi công ty có các dự án khả thi và hoạt động ổn định, cùng với một cấu trúc vốn tạo ra mức đòn bẩy tài chính cao kết hợp với mức đòn bẩy hoạt động hiệu quả thì lợi nhuận trên mỗi cổ phần sẽ tăng lên nhiều khi có một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu. Tuy nhiên, việc sử dụng cấu trúc vốn với mức đòn bẩy tài chính cao sẽ làm gia tăng rủi ro cho chính các doanh nghiệp vì khi công
  • 21. ty gặp một số khó khăn trong vấn đề hoạt động thì chỉ một sự thay đổi nhỏ trong doanh thu cũng đủ làm cholợi nhuận trên mỗi cổ phần sụt giảm rất nhiều. Để có thể thấy rõ tác động của cấu trúc vốn ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các doanh nghiệp thì chúng ta cùng xem xét các số liệu và phân tích đánh giá của một số doanh nghiệp trong ngành thép như sau: Bảng số liệu về chỉ tiêu tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế và lãi vay và lãi ròng của các doanh nghiệp ngành thép giai đoạn 2007 – 2012. 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Mã Chỉ tiêu BVG D/E (lần) 2.64 1.83 2.13 2.58 2.60 4.32 EBIT (triệu đồng) 5,661 39,245 41,842 9,648 49,945 8,598 NI (triệu đồng) 231,484 12,777 18,848 1,237 648 -39,977 DNY D/E (lần) X 1.15 1.53 1.28 3.45 3.41 EBIT (triệu đồng) X -68 92,032 107,474 102,172 67,132 NI (triệu đồng) X -1,531 78,233 89,673 51,783 13,061 DTL D/E (lần) 3.46 1.23 1.19 1.50 1.37 1.64 EBIT (triệu đồng) 41,400 119,430 173,841 287,180 258,519 101,551 NI (triệu đồng) 27,898 69,291 133,792 187,615 162,385 13,185 HLA D/E (lần) 1.57 2.88 4.25 3.81 4.09 X EBIT (triệu đồng) 72,768 61,393 157,035 142,237 216,403 X NI (triệu đồng) 30,263 -19,353 67,206 15,144 16,977 X HMC D/E (lần) 1.37 1.83 2.03 2.59 2.48 2.04 EBIT (triệu đồng) 45,500 90,398 46,167 96,953 174,848 103,327 NI (triệu đồng) 38,225 43,150 27,529 35,188 82,048 27,192 KKC D/E (lần) 1.34 4.37 1.25 1.06 0.91 1.75 EBIT (triệu đồng) 36645 24,578 49,201 25,087 22,744 15,158 NI (triệu đồng) 21,467 1,006 30,099 12,584 13,351 8,674
  • 22. KMT D/E (lần) 1.98 0.53 1.37 2.62 2.07 1.20 EBIT (triệu đồng) 14009 30,833 10,316 3,226 60,686 13,392 NI (triệu đồng) 11,292 17,907 7,604 15,520 13,770 3,284 NKG D/E (lần) 17.36 13.46 4.05 3.08 4.05 X EBIT (triệu đồng) 5,192 26,795 96,011 193,804 128,219 X NI (triệu đồng) 5,192 5,126 74,317 104,480 11,741 X NVC D/E (lần) 3.89 9.47 7.42 6.62 6.12 44.37 EBIT (triệu đồng) 80,242 73,732 78,492 108,102 96,663 -22,482 NI (triệu đồng) 34,031 -44,423 16,898 19,739 -20,069 -128,034 HSG D/E (lần) 1.35 1.65 1.58 1.66 2.32 1.64 EBIT (triệu đồng) 237,111 292,212 280,779 183,650 418,019 751,947 NI (triệu đồng) 151,123 198,371 189,451 215,379 160,168 368,103 POM D/E (lần) 7.03 2.15 1.71 1.71 2.03 2.40 EBIT (triệu đồng) 81,111 575,014 932,862 894,103 702,208 288,185 NI (triệu đồng) 27,129 445,156 504,890 658,075 404,243 4,583 SMC D/E (lần) 1.90 1.88 3.98 3.51 3.13 2.63 EBIT (triệu đồng) 71,597 108,617 107,816 174,001 184,371 141,997 NI (triệu đồng) 53,877 71,973 72,421 81,618 72,413 68,578 VGS D/E (lần) 1.32 1.94 1.25 1.23 1.42 1.65 EBIT (triệu đồng) 17,113 48,862 74,980 99,623 1,124 81,444 NI (triệu đồng) 15,145 14,647 44,956 27,505 678 12,395 VIS D/E (lần) 3.54 1.85 2.44 1.85 1.52 3.28 EBIT (triệu đồng) 80,093 203,845 283,518 179,005 104,066 128,345 NI (triệu đồng) 21,913 131,210 225,425 110,415 27,213 -17,776 HPG D/E (lần) 0.48 0.30 0.99 1.21 1.20 1.22 EBIT (triệu 812,564 1,083,516 1,596,456 1,931,251 2,254,726 1,745,176
  • 23. đồng) NI (triệu đồng) 643,974 859,410 1,270,707 1,376,316 1,296,851 1,030,505 Bình quân D/E (lần) 3.51 3.10 2.48 2.42 2.58 5.50 EBIT (triệu đồng) 114,358 185,227 268,090 295,690 318,314 263,369 NI (triệu đồng) 93,787 120,666 184,162 196,699 152,947 104,906 Nguồn: Số liệu tự thu thập và tính toán. Qua bảng số liệu thống kê phía trên, chúng ta thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2007 – 2012 có xu hướng tăng nhưng đa phần là tăng ít, chỉ có một số công ty là tăng mạnh như: Công ty cổ phần Nam Vang (NVC), Công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu (HLA). Và cũng có một số công ty giảm chỉ tiêu này như: Công ty cổ phần thép Pomina (POM) giảm mạnh từ 7.03 lần (2007) xuống còn 2.04 lần (2011), Công ty Cổ phần thép Nam Kim (NKG) cũng giảm mạnh từ 17.36 lần (2007) xuống còn 4.05 lần (2011). Nếu ta xét tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty này so với ngành thì ta thấy đa phần chỉ tiêu này của các doanh nghiệp đều thấp hơn so với ngành chỉ có một số công ty là cao hơn và thậm chí có công ty còn cao hơn rất nhiều, chặng hạn như Công ty Cổ phần Nam Kim (NKG) vào năm 2007. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay thì chỉ tiêu này đã được các công ty trong ngành điều chỉnh cao hơn ngành như cũng không có sự chênh lệch quá nhiều so với trước đó. Chỉ tiêu D/E tăng như vậy có một phần tác động đến lãi ròng của các doanh nghiệp trong ngành, nhưng nó tác động theo các chiều hướng rất khác nhau vì nó còn phải phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố khác. Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy có một số công ty có chỉ tiêu D/E tăng trong giai đoạn từ 2007 – 2012 nhưng lãi ròng của các công ty này lại biến động không giống nhau. Có một số công ty có lãi ròng tăng lên theo xu hướng tăng của nợ chẳng hạn như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là thể hiện rõ nhất vì ta dễ dàng thấy chỉ số D/E của công ty tăng dần qua các năm đã giúp cho EBIT và lãi ròng của công ty tăng đều qua các năm và tăng nhanh. Nhưng cũng có một số công ty tăng chỉ số D/E nhưng lại không giúp ích gì cho lãi ròng của doanh nghiệp, cụ thể như: Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu (HLA) có D/E và EBIT tăng mạnh nhưng lãi
  • 24. ròng lại không tăng mà còn giảm nhiều, thậm chí có năm lãi ròng là con số âm. Cụ thể là năm 2008, khi tăng D/E từ 1.5 lần lên 3.06 lần thì chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ trong EBIT là khoảng 19.68% đã khiến cho lãi ròng của công ty này giảm rất nhiều khoảng 157.13% và đạt con số âm. Và điều này cũng xảy ra tương tự với Công ty Cổ phần Nam Vang vào năm 2008. Từ đây, chúng ta có thể thấy tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc vốn vừa làm tăng lợi nhuận ròng nhưng cũng vừa tiềm ẩn những rủi ro cho chính doanh nghiệp. Cũng vì lý do này mà một số công ty ban đầu có chỉ số D/E rất cao, chẳng hạn như Công ty Cổ phần thép Nam Kim là 17.36 lần (2007) và Công ty Cổ phần thép Pomina là 7.03 lần (2007). Những công ty này đã tiến hành giảm chỉ số D/E qua các năm và kết quả đạt được là làm tăng lãi ròng của công ty qua các năm từ 2007 đến 2012. Từ các đánh giá và nhận xét số liệu phía trên, chúng ta có thể kết luận như sau: Việc sử dụng nợ trong công ty có những tác động lên lãi ròng mà công ty có khả năng tạo ra. Đôi khi tỷ lệ nợ sử dụng là một công cụ tốt giúp doanh nghiệp nâng cao được lãi ròng nhưng có lúc nó lại chứa đựng rất nhiều rủi ro cao đối với chính doanh nghiệp. Chính vì thế, mỗi doanh nghiệp tại mỗi thời điểm khác nhau cần phải xác định được một tỷ lệ nợ hợp lý trong cấu trúc vốn để có thể tạo ra mức lãi ròng tối đa cho doanh nghiệp của mình. Nếu ban đầu doanh nghiệp sử dụng một cấu trúc vốn có tỷ lệ nợ thấp với mức lãi ròng thấp thì chúng ta nên tiến hành đẩy mạnh tỷ lệ sử dụng nợ lên nhưng với tốc độ hợp lý để có thể đạt được lãi ròng cao hơn như Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã thực hiện. Nhưng nếu ban đầu tỷ lệ sử dụng nợ quá cao, giống như Công ty Cổ phần thép Nam Kim và Công ty Cổ phần thép Pomina, thì khi đó chúng ta có thể thấy rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp là rất lớn, vậy nên công ty nên giảm rủi ro này xuống bằng cách điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ, góp phần nâng cao lãi ròng do doanh nghiệp tạo ra. Cơ cấu vốn không chỉ ảnh hưởng đến lãi ròng của công ty mà nó còn có tác đến tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng xem xét và đánh giá các số liệu như sau: Bảng vốn chủ sở hữu và tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành thép giai đoạn 2007 – 2012. 2007 2008 2009 2010 2011 2012
  • 25. Mã Chỉ tiêu BVG VCSH (triệu đồng) 5 3,295 60 ,508 9 5,329 13 0,427 13 0,886 8 9,782 ROE (%) 5 ,661 39 ,245 4 1,842 9 ,648 4 9,945 8,598 DNY VCSH (triệu đồng) 14 7,913 17 9,912 33 8,126 34 9,529 36 0,090 ROE (%) (68) 9 2,032 10 7,474 10 2,172 6 7,132 DTL VCSH (triệu đồng) 15 8,038 30 9,218 67 3,071 78 6,526 76 3,608 72 4,745 ROE (%) 4 1,400 11 9,430 17 3,841 28 7,180 25 8,519 10 1,551 HLA VCSH (triệu đồng) 27 2,176 24 7,752 28 6,828 45 3,722 47 4,685 ROE (%) 7 2,768 61 ,393 15 7,035 14 2,237 21 6,403 HMC VCSH (triệu đồng) 19 5,345 28 7,724 30 4,906 30 2,487 34 4,866 34 1,372 ROE (%) 4 5,500 90 ,398 4 6,167 9 6,953 17 4,848 10 3,327 KKC VCSH (triệu đồng) 7 3,923 54 ,898 8 4,406 8 5,085 7 9,794 7 7,323 ROE (%) 3 6,645 24 ,578 4 9,201 2 5,087 2 2,744 1 5,185 KMT VCSH (triệu đồng) 8 1,534 11 5,135 11 1,784 12 5,252 12 0,039 11 7,076 ROE (%) 1 4,009 30 ,833 1 0,316 3 ,226 6 0,686 1 3,392
  • 26. NKG VCSH (triệu đồng) 1 6,236 21 ,041 17 5,207 38 3,179 38 6,208 ROE (%) 5 ,192 26 ,795 9 6,011 19 3,804 12 8,219 NVC VCSH (triệu đồng) 23 4,912 12,935 ,026 15 1,762 16 7,801 17 2,377 1 9,297 ROE (%) 8 0,242 73 ,732 7 8,492 10 8,102 9 6,663 (2 2,482) HSG VCSH (triệu đồng) 72 3,355 81 6,390 94 6,481 1,711 ,499 1,782 ,725 2,01 8,527 ROE (%) 23 7,111 29 2,212 28 0,779 18 3,650 41 8,019 75 1,947 POM VCSH (triệu đồng) 17 6,247 53 3,920 2,219 ,514 2,826 ,926 2,861 ,008 2,59 0,200 ROE (%) 8 1,111 57 5,014 93 2,862 89 4,103 70 2,208 28 8,185 SMC VCSH (triệu đồng) 20 8,299 26 1,245 31 4,115 54 6,322 57 5,253 58 9,100 ROE (%) 7 1,597 10 8,617 10 7,816 17 4,001 18 4,371 14 1,997 VGS VCSH (triệu đồng) 13 2,815 14 6,454 50 0,762 49 3,922 46 8,375 48 0,774 ROE (%) 1 7,113 48 ,862 7 4,980 9 9,623 1 ,124 8 1,444 VIS VCSH (triệu đồng) 17 3,852 35 8,581 43 5,445 58 1,401 52 3,615 65 8,041 ROE (%) 8 0,093 20 3,845 28 3,518 17 9,005 10 4,066 12 8,345 HPG VCSH 3,223 4,345 5,138 6,737 7,963 8,57
  • 27. (triệu đồng) ,431 ,276 ,633 ,989 ,631 7,558 ROE (%) 81 2,564 1,083 ,516 1,596 ,456 1,931 ,251 2,254 ,726 1,74 5,176 Bình quân VCSH (triệu đồng) 53 ,295 60 ,508 9 5,329 13 0,427 13 0,886 8 9,782 ROE (%) 5 ,661 39 ,245 4 1,842 9 ,648 4 9,945 8,598 Nguồn: Số liệu tự thu thập và tính toán. Nhìn vào số liệu của bảng trên, chúng ta dễ dàng thấy được vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp đều tăng trong giai đoạn 2007 – 2008. Tăng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn một phần cũng tác động đến tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sử hữu, cụ thể theo các số liệu này thì tác động đến ROE theo xu hướng giảm xuống. Và có đôi lúc ROE giảm rất nhiều và là con số âm, cụ thể như trường hợp của Công ty Cổ phần Nam Vang (NVC)vào năm 2008 và năm 2011. Điều này có thể được lý giải bởi ROE ngoài chịu ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu thì còn phụ thuộc vào sự thay đổi của lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp tạo ra, mà lợi nhuận ròng này một phần cũng chịu tác động bởi tỷ lệ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên Công ty Cổ phần Nam Vang đã tăng tỷ lệ sử dụng nợ trong cơ cấu vốn quá cao so với 2007 nên khi công ty hoạt động không tốt trong năm 2008 làm cho EBIT sụt giảm một lượng nhỏ nhưng đánh đổi lại là một sự sụt giảm rất lớn đối với lãi ròng và khiến cho nó bị âm. Lợi nhuận ròng âm kết hợp với việc gia tăng vốn chủ sở hữu đã khiến cho ROE sụt giảm xuống mức âm và đẩy công ty vào tình trạng khó khăn. Đến năm 2011, mặc dù tỷ lệ D/E có giảm so với năm 2010 nhưng nó vẫn ở mức cao, do đó vẫn tiềm ẩn rủi ro cao và làm cho lợi nhuận ròng giảm mạnh khi công ty này tiếp tục hoạt động không tốt và công ty lại một lần nữa phải đối mặt với ROE âm. Tuy nhiên, không phải lúc nào ROE cũng sẽ giảm khi vốn chủ sở hữu tăng, cũng có một vài thời điểm ROE vẫn tăng khi vốn chủ sở hữu tăng, chẳng hạn như Công ty Cổ phần thép Pomina (POM), Công ty Cổ phần thép Việt Ý (VIS) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vào năm 2008, 2009. Công ty Cổ phần thép Pomina và Công ty Cổ
  • 28. phần thép Việt Ý đã giảm tỷ lệ D/E nhằm giảm thiểu rủi ro và đồng thời EBIT công ty cũng tăng nên đã làm cho lợi nhuận ròng tăng nhanh hơn mức tăng của vốn chủ sở hữu do đó ROE vẫn có xu hướng tăng. Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát thì ngược lại, vì ban đầu D/E của công ty này thấp nên công ty đã tăng D/E vào 2008, 2009 nên từ đó góp phần đẩy mạnh sự gia tăng của lãi ròng khi công ty hoạt động tốt và mức tăng cũng cao hơn so với vốn chủ sở hữu cho nên ROE cũng tăng. Từ số liệu và nhận xét trên, chúng ta có thể thấy cơ cấu vốn tác động như thế nào lên tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Khi công ty gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm cho ROE sụt giảm, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn có thể khắc phục được tình trạng này. Các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành điều chỉnh tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của mình một cách hợp lý để gia tăng ROE. Chẳng hạn như: Khi thời điểm công ty hoạt động tốt thì doanh nghiệp có thể kết hợp vốn chủ sở hữu cao cùng với một tỷ lệ nợ cao để tận dụng sự thay đổi lớn trong lợi nhuận ròng khi có một sự thay đổi nhỏ của EBIT. Nhưng đôi lúc hoạt động công ty tốt nhưng ta vẫn phải giảm tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn so với thời điểm trước về một mức hợp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn do tỷ lệ nợ cao gây ra và đồng thời vẫn tạo ra được mức tăng lợi nhuận ròng cao hơn mức tăng vốn chủ sở hữu. Nhưng nếu công ty đang trong giai đoạn khó khăn thì các doanh nghiệp phải biết cách điều chỉnh tỷ lệ nợ thấp xuống để giảm thiểu được rủi ro cho chính doanh nghiệp, đó chính là rủi ro về sự sụt giảm quá lớn trong lợi nhuận ròng khi EBIT giảm, từ đó hạn chế được trường hợp các công ty này phải đối diện với ROE âm. Từ các phân tích trên, chúng ta thấy cơ cấu vốn có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì thế, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải biết xác định cho mình một cơ cấu vốn như thế nào là phù hợp với từng thời điểm của nền kinh tế và phù hợp với khả năng hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Từ đó, mới có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận ròng và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), góp phần nâng cao giá trị nội tại của chính các công ty. 2.3 Phân tích mô hình và đưa ra nhận xét về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành thép. 2.3.1. Mô tả các biến:
  • 29. Các biến sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau: Loại biến Ký hiệu Tên biến Cách tính Quan hệ với biến phụ thuộc Biến phụ thuộc ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH =Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân [Vốn CSH bình quân = (Vốn CSH đầu kỳ + Vốn CSH cuối kỳ)/2] Biến độc lập TDTE Tỷ lệ nợ/ Vốn CSH =Tổng Nợ phải trả/ Tổng vốn CSH TDTE thấp: + TDTE cao: - Biến độc lập SIZE Quy mô của DN = Tổng tài sản cuối kỳ + Biến độc lập GROWTH Tốc độ tăng trưởng của DN = (Tổng tài sản cuối kỳ - Tổng tài sản đầu kỳ)/Tổng tài sản đầu kỳ + Biến độc lập TANG Tỷ trọng của TSCĐ = Tài sản cố định/ Tổng tài sản + 2.3.2. Các giả thiết: 2.3.2.1. Hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Từ các mô hình nghiên cứu trước ta thấy một tỷ lệ nợ cao sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí về thuế tức WACC giảm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên đến 1 mức độ nào đó, khi mức vay nợ đủ cao có thể khiến cho phần lãi vay tăng cao, cao hơn chi phí tiết kiệm được từ thuế, đồng thời cùng với nợ tăng lên kéo theo rủi ro gia tăng, chính vì vậy hiệu quả hoạt động không thể cao hơn và sẽ giảm xuống. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ lệ nợ có tác động đến HQKD, nhưng ở các mức tỷ lệ nợ khác nhau có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến HQKD (Zeitun & Tian - 2007, Onaolapo & Kajola – 2010, Weixu – 2005). Từ những nhận định trên ta đưa ra giả thiết:
  • 30. Giả thiết 1: hiệu quả hoạt động (HQHĐ) và tỷ lệ nợ/ tổng tài sản (D/E) có quan hệ dương (+) khi D/E đủ thấp. Giả thiết 2: hiệu quả hoạt động (HQHĐ) và tỷ lệ nợ/ tổng tài sản (D/E) có quan hệ âm (-) khi D/E cao. 2.3.2.2. Hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng tài sản. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp được đo lường thông qua tốc độ tăng tài sản hay doanh thu. Khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng, niềm tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, vì vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. Vì vậy nhóm nghiên cứu đặt ra giả thiết là Giả thiết 3: Hiệu quả kinh doanh và sự tăng trưởng của doanh nghiệp có mối quan hệ dương (+). 2.3.2.3. Hiệu quả hoạt động và tỷ trọng tài sản cố định. Ngành thép có đặc thù là ngành thâm dụng vốn, với tỷ trọng tài sản cố định cao. Việc đầu tư vào công nghệ kĩ thuật tiên tiến sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra thế mạnh của mình. Bên cạnh đó việc đầu tư và tài sản cố định, công nghệ kĩ thuật giúp doanh nghiệp tăng chất lượng cho sản phẩm, tạo uy tín, tương hiệu trên thị trường cạnh tranh. Do đó các công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao đươc mong đợi sẽ có hiệu quả kinh doanh cao. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ trọng tài sản cố định có tác động đến HQKD (Zeitun & Tian - 2007, Onaolapo & Kajola – 2010). Từ những nhận định trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết về hiệu quả hoạt động và tỷ trọng tài sản cố định. Giả thiết 4: HQHĐ và tỷ trọng tài sản cố định có mối quan hệ dương (+). 2.3.2.4. Hiệu quả hoạt động và quy mô doanh nghiệp. Một doanh nghiệp ngành thép có quy mô hoạt động lớn sẽ có nhiều lợi thế với sức mạnh về tài chính, tài sản, kỹ thuật công nghệ và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tới thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đâu ra, nhằm giảm thiểu giá thành, tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường. Theo nghiên cứu của Onaolapo & Kajola – 2010 thì: Quy mô của DN có tác động dương (+) đến HQKD.
  • 31. Từ những cơ sở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thiết về hiệu quả hoạt động và quy mô doanh nghiệp: Giả thiết 5: HQHĐ và quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ dương (+). 2.4. Mô tả số liệu và phương pháp thực hiện: Một trong những yếu tố then chốt quyết định đến thành công của một nghiên cứu thực nghiệm đó là việc lựa chọn và sử dụng dữ liệu để phân tích. Tùy vào từng mục đích nghiên cứu mà dữ liệu được lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Trong nghiên cứu này, các số liệu được lựa chọn và thu thập như sau: - Nguồn dữ liệu: Từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp ngành thép, cụ thể từ Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của cá DN. - Thời gian: Từ 2007 – 2012. - Danh sách: 15 doanh nghiệp trong ngành thép đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. - Đặc điểm dữ liệu: Có 15 DN được thu thập số liệu trong vòng 6 năm (2007 – 2012). Đây là dữ liệu được thu thập theo thứ tự thời gian hay còn gọi là dữ liệu chuỗi thời gian. Đặc thù của dữ liệu chuỗi thời gian là rất dễ xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi. Do đó nhằm đơn giản hóa và hạn chế yếu tố gây nhiễu làm sai lệch dữ liệu phân tích đồng thời làm cho chuỗi thời gian dễ phân tích, dễ giải thích, nhóm đã sử dụng phương pháp tính trung bình. Như vậy, các chỉ số của 15 DN sẽ được tính trung bình trong 6 năm và do đó, nghiên cứu sẽ có 15 quan sát. - Ước lượng trong nghiên cứu này được xử lý bằng phần mềm Eview 4.0. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Dựa trên cơ sở lý luận đã trình bày ở Chương 1, tại Chương 2 nhóm xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các DN ngành thép. Mô hình nghiên cứu được xây dựng là mô hình hồi quy bội; biến phụ thuộc là biến HQHĐ được đại diện bởi chỉ số ROE; biến độc lập bao gồm các biến tỷ lệ nợ/vốn CSH,
  • 32. quy mô của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của tài sản, tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình, giả thiết nghiên cứu và trình bày các nội dụng liên quan đến việc xử lý các dữ liệu. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã đượ kiểm toán của 15 DN ngành thép trong khoảng thời gian 6 năm từ 2007 – 2012. Việc xử lý dữ liệu sẽ được thực hiện trên phần mềm Eview 4.0 và kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 3. CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ SỰ LỰA CHỌN CẤU TRÚC VÔN HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP. 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.2 Các kết luận, đề xuất và khuyến nghị về công tác quản lí, chính sách vi mô và vĩ mô để hỗ trợ doanh nghiệp ngành thép cũng như toàn bộ doanh nghiệp.