SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
1
Nhà thép tiền chế
MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan.................................................................................................................3
I. Tổng quan nhà khung thép tiền chế ...................................................................3
1. Nhà thép tiền chế là gì?......................................................................................3
2. Lịch sự phát triển và hình thành nhà thép tiền chế ............................................3
3. Cấu tạo cơ bản của nhà thép tiền chế.................................................................5
4. Các loại vật liệu cơ bản xây dựng nhà thép tiền chế..........................................8
5. Ưu nhược điểm của nhà thép tiền chế..............................................................10
II. So sánh nhà khung thép tiền chế và nhà bê tông..............................................10
1. Giải pháp kết cấu..............................................................................................10
2. Độ bền ..............................................................................................................10
3. Ứng dụng..........................................................................................................11
III. Yêu cầu thiết kế nhà khung thép lắp ghép .......................................................11
1. Đảm bảo phương án kiến trúc, tính thẩm mỹ của ngôi nhà .............................11
2. Đảm bảo khả năng chịu lực..............................................................................11
3. Tối ưu vật liệu và tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư..........................................12
4. Tối ưu biện pháp vận chuyển và lắp dựng .......................................................12
IV. Các bước thi công nhà thép tiền chế ................................................................12
V. Chi phí xây dựng nhà khung thép tiền chế.......................................................15
Phần 2: Cấu tạo nhà xướng khung thép tiền chế............................................................15
I. Thông số cơ bản của nhà xưởng khung thép tiền chế......................................15
II. Thiết kế và sản xuất..........................................................................................16
1. Cắt phôi, mã .....................................................................................................17
2. Gá tổ hợp cấu kiện............................................................................................18
3. Hàn tự động......................................................................................................18
4. Nẳn thẳng cấu kiện...........................................................................................20
5. Hàn bản mã, sườn gia cường, lỗ khoan............................................................20
6. Phun bi/phun cát và vệ sinh bề mặt cấu kiện ...................................................21
7. Sơn hoàn thiện..................................................................................................22
Phần 3: Lắp dựng nhà thép tiền chế .................................................................................23
I. Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế.......................................................23
1. Tiếp nhận vật tư..............................................................................................23
2. Bảo quản vật tư ..............................................................................................24
3. Thi công lắp dựng bulong móng.....................................................................24
4. Thi công lắp dựng hệ khung ( cột, vì kèo, dầm thép)......................................24
5. Thi công lắp dựng hệ xà gồ ............................................................................26
6. Lợp mái tôn bao che.......................................................................................26
2
II. Vấn đề cần chú ý khi lắp dựng nhà thép tiền chế ...............................................27
1. Tiềm ẩn rủi ro công tác lắp dựng nhà thép tiền chế.........................................27
2. Một vài lưu ý khi thi công lắp dựng nhà thép tiền chế ....................................27
III. Giải pháp báo vệ nhà khung thép tiền chế hiệu quả ...........................................27
1. Tại sao khung nhà thép tiền chế cần được bảo về.........................................28
2. Trang bị bảo quản bề mặt bằng lớp sơn phủ chống gỉ, chống cháy..............28
3. Sử dụng thép mã kẽm cho khung nhà thép tiền chế......................................28
4. Lắp đặt thêm hệ thống không khí, làm mát, cách nhiệt ................................28
5. Đơn vị thi công nhà khung thép tiền chế uy tín............................................28
Phần 4: Đơn giá thi công nhà khung thép tiền chế.........................................................29
I. Yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá xây dựng nhà khung thép......................................29
1. Công năng của công trình...............................................................................29
2. Mặt bằng thi công...........................................................................................30
3. Quy mô xây dựng công trình..........................................................................30
4. Phương án kiến trúc công trình.......................................................................30
5. Yêu cầu tiến độ thi công công trình................................................................30
6. Thời điểm thi công .........................................................................................30
II. Đầu việc thi công nhà khung thép......................................................................30
1. Công tác móng ...............................................................................................30
2. Công tác thi công kết cấu thép........................................................................30
3. Công tác hoàn thiện........................................................................................31
III. Đơn giá thi công nhà khung thép.......................................................................31
IV. Tối ưu đơn giá thi công nhà khung thép.............................................................32
Phần 5. Ứng dụng nhà thép tiền chế trong xây dựng dân dụng và thương mại........32
I. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng nhà ở đơn lẻ........................................32
1. Giới thiệu.......................................................................................................32
2. Cấu tạo...........................................................................................................32
II. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng nhà cao tầng .................................33
1. Nhà thấp tầng lựa chọn nhà thép tiền chế .....................................................33
2. Nhà cao tầng lựa chọn nhà thép tiền chế.......................................................33
III. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng công trình thương mại, dịch vụ....34
3
Phần 1: Tổng quan
I. Tổng quan nhà khung thép tiền chế
1. Nhà thép tiền chế là gì?
 Nhà thép tiền chế – Pre-engineering building (PEB) là loại nhà được làm từ các cấu kiện
bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn.
 Một sản phẩm nhà thép tiền chế được thực hiện theo 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia
công cấu kiện và lắp dựng tại công trình.
2. Lịch sự phát triển và hình thành nhà thép tiền chế
Cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật trong xây dựng, giải pháp nhà thép tiền
chế đã được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, là thời kỳ đất nước đang là thuộc địa
của Pháp. Đa phần các công trình tại thời kỳ này là do Pháp xây dựng như Nhà hát lớn, rạp
chiếu bóng, nhà máy xe lửa, nhà máy đóng tàu, nhà máy dệt, nhà máy than, …
Những năm 1950 – 1960
Thời kỳ miền Bắc Việt Nam được độc lập, được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước
XHCN, một số công trình xây dựng nhà thép tiền chế lớn trong giai đoạn này như nhà máy
phốt phát Lâm Thao, nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy cơ khí Hà Nội, ..
4
Những năm 1954 – 1975
Thời kỳ này các công trình được xây dựng với quy mô nhỏ, lắp ráp nhanh, tháo dỡ
nhanh để phù hợp với yêu cầu sơ tán, chống chiến tranh như nhà kho, nhà xưởng bằng giàn,
….
Những năm 1975 – 1990
Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, các công trình chủ yếu là được phục hồi, xây
dựng lại, tận dụng các công trình mà nước ngoài xây dựng để phục vụ sản xuất.
Từ năm 1990 đến nay
Đây là thời kỳ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ về xây dựng. Với sự phát triển mạnh
mẽ về kinh tế và xây dựng, các công trình lớn tại Việt Nam giai đoạn này chủ yếu xây dựng
bằng kết cấu thép như Nhà thi đấu Nam Định, Nhà biểu diễn cá heo Tuần Châu, Bảo tàng
Hà Nội, khách sạn Marriott, …..
5
3. Cấu tạo cơ bản của nhà thép tiền chế
 Hệ kết cấu móng
Giống như nhà bê tông cốt thép, hệ thống móng của nhà thép tiền chế vẫn có cấu tạo là bê
tông cốt thép. Hệ thống có tác dụng truyền tải trọng bên trên xuống nền đất cứng bên dưới, tùy
vào địa chất và tải trọng của công trình, móng có thể là móng đơn, móng băng, móng bè, ….
Trước khi đổ bê tông móng, bu lông móng (hay bu lông neo) được liên kết chính xác và
chắc chắn và hệ thép móng. Bước lắp đặt bu lông móng là một bước quan trọng và đòi hỏi
độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các kết cấu kiện cột, dầm là dễ dàng, chính
6
xác. Bu lông móng hay được sử dụng là bu lông M22, M24, M30.. với cấp bền 6.6,
8.8,10.9…. tùy vào tính toán của các công trình.
 Nền nhà xưởng
Nền nhà xưởng thường được đổ bê tông dưới là lớp base và cát đầm chặt. Chiều dày bê tông
nền phụ thuộc vào tải trọng máy móc và xe di chuyển trong nhà xưởng. Mặt nền thường được
đánh bóng hoặc sơn epoxy để đảm bảo bề mặt bóng sạch trong quá trình sử dụng.
Tùy thuộc vào địa chất cũng như tính chất chịu tải của nền để lựa chọn gia cố nền cho
phù hợp (nền bê tông có thép, nền bê tông không thép hoặc thậm chí nền được gia cố bằng
cọc bê tông)
 Hệ khung kết cấu chính gồm cột, dầm, vì kèo thép
Cột thép, vì kèo là cấu tạo chính của nhà thép tiền chế, được thiết kế để đủ khả năng chịu
lực và vượt nhịp lớn có thể lên đến 100m theo yêu cầu của từng nhà xưởng.
Cột và vì kèo thường được thiết kế dạng thép H thay đổi tiết diện, hay cấu tạo dạng
dàn. Liên kết giữa cột và vì kèo thường bằng bản mã và liên kết bởi các bu lông cường độ cao.
 Cửa trời và mái canopy
Cửa trời thường đặt trên đỉnh nhà xưởng, có tác dụng lấy ánh sáng tự nhiên và thông gió
giúp nhà xưởng thông thoáng trong quá trình sản xuất.
Mái canopy là hệ thống mái sảnh có tác dụng che nắng, che mưa có kết cấu thép sử dụng
ốp aluminium, lợp bằng mái tôn hoặc kính
7
 Xà gồ và hệ giằng
Xà gồ thép mạ kẽm thường có dạng hình chữ C, Z, U… có nhiều loại chiều cao và chiều
dày khác nhau dựa vào từng bước cột và tải trọng… khoảng cách xà gồ từ 1m đến 1,4m. Nó
được kết nối với vì kèo bằng bu lông qua những bản mã hàn sẵn trên kèo, có tác dụng chính
để đỡ hệ thống mái tôn bên trên.
Hệ thống giằng đầu hồi, giằng mái, giằng xà gồ làm tăng khả năng liên kết giữa các khung.
Đảm bảo sự ổn định của kết cấu khung trong quá trình lắp dựng và kể từ khi sử dụng.
 Mái tôn, panel bao che
Mái tôn hoặc mái panel cho nhà xưởng cũng rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là mái tôn,
panel được cấu tạo thêm 1 lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc lớp bông thủy tinh giúp chống
nóng và chống ồn cho nhà xưởng.
8
4. Các loại vật liệu cơ bản xây dựng nhà thép tiền chế
Có 3 loại vật liệu cơ bản để xây dựng nhà thép tiền chế: khung thép, tôn lợp mái và tấm
bao che.
 Khung thép
Khung thép có thể nói là một trong những vật liệu chính, không thể thiếu của nhà thép
tiền chế. Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi công trình mà các chủ đầu tư có thể lựa chọn
các loại khung thép có kích thước khác nhau.
Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn và đưa ra công trình để thi công lắp
dựng. Nhờ vậy, thời gian xây dựng được rút ngắn hơn. Ngoài ra, thép có trọng lượng nhẹ
hơn so với bê tông nên giảm được áp lực trọng tải về mọi mặt.
9
 Tôn lợp mái
Ngoài khung thép, tôn được sử dụng để che chắn, lợp mái hầu hết các công trình công
nghiệp như: nhà xưởng, nhà kho, nhà xe,…Bởi tôn có trọng lượng nhẹ, đa dạng màu sắc nên
ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn. Tôn có nhiều loại, tùy vào mỗi công trình mà đưa ra
sự lựa chọn phù hợp.
Hiện nay có 3 loại tôn phổ biển: Tôn 3 lớp cách nhiệt, tôn thường 1 lớp và tôn lấy sáng.
Tuy nhiên, tôn không có khả năng cách âm nên việc giảm thiểu tiếng ồn bị hạn chế.
 Tấm bao che, định hình
10
Sau khi có khung chính và mái lợp, vách che là một phần không thể thiếu trong nhà tiền chế.
Để đảm bảo sự chắc chắn, trước đây người ta thường lựa chọn gạch để làm tường, vách
ngăn cho công trình. Nhưng gạch cần phải khai thác từ tự nhiên và phải trải qua giai đoạn
nung nấu nên làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài
ra, gạch truyền thống có trọng lượng nặng, quá trình thi công lâu. Vì thế ngày nay, người ta
thường dùng tấm bao che bằng tôn, panel hoặc các vật liệu đúc sẵn khác để thay thế cho
gạch nung truyền thống này. Loại vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu
khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt lên công trình.
5. Ưu nhược điểm của nhà thép tiền chế
a. Ưu điểm
 Tiết kiệm vật liệu phụ
 Có khả năng chịu lực tốt cùng trọng lượng nhẹ hơn so với những vật liệu khác nên sẽ
giúp giảm bớt tải trọng khi xây dựng
 Việc lắp đặt diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Thách thức mọi điều kiện thời tiết.
 Giúp tận dụng tối đa không gian nhà xưởng, dễ mở rộng quy mô khi cần
 So với nhà bê tông truyền thống, nhà tiền chế giá rẻ hơn, giúp tiết kiệm thời gian và
tiền bạc cho doanh nghiệp
 Có tính đồng bộ cao trong xây dựng.
b. Nhược điểm
 Khả năng chịu lửa kém
 Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm
 Độ bền tương đối
 Chi phí bảo dưỡng khá cao
 Tuy nhiên, những nhược điểm này đều đã được khắc phục nhờ công nghệ tiên tiến
hiện nay như:
 Đối với khung thép dễ ăn mòn: tăng độ chống ăn mòn cho thép bằng cách mạ gang, mạ
nhôm. Giải pháp này cũng góp phần làm giảm chi phí bảo dưỡng cho nhà khung thép.
 Đối với khả năng chịu lửa kém: bọc lớp chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê
tông. Bên cạnh đó, công trình nhà khung thép tiền chế cũng cần được trang bị đầy đủ
các thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
II. So sánh nhà khung thép tiền chế và nhà bê tông
1. Giải pháp kết cấu
Khác với giải pháp kết cấu nhà bê tông cốt thép truyền thống với quy trình thi công gòm
các bước: lắp dựng cốp pha, lắp dựng cốt thép và đổ bê tông tại chỗ, sử dụng bê tông và cốt
thép cùng chịu lực tốn rất nhiều thời gian và nhân công trên công trường.
Giải pháp nhà thép tiền chế được thi công hoàn toàn từ kết cấu thép. Các cấu kiện cột,
dầm, sàn được chế tạo trong nhà xưởng và vận chuyển ra lắp ráp tại công trường.
2. Độ bền
Giải pháp khung thép kết cấu với tuổi thọ tối thiểu là 30 năm, với những công trình cấp
đặc biệt như cầu đường bộ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại….. tuổi thọ khung thép có thể
thiết kế lên đến 100 năm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về độ bền cho các dự án xây dưng.
11
3. Ứng dụng
Trước đây, giải pháp khung cột kèo kết cấu thép lắp ghép chỉ sử dụng cho các công trình
nhà kho, nhà xưởng và các hạng mục công nghiệp thì ngày nay giải pháp kết cấu thép ứng
dụng cho cả vào trong dân dụng với các công trình nhà phố, showrooom, quán café, nhà
hàng, nhà cao tầng, trung tâm thương mại….
III. Yêu cầu thiết kế nhà khung thép lắp ghép
Giải pháp nhà khung thép tiền chế đòi hỏi đơn vị thiết kế và thi công có kinh nghiệm,
trình độ chuyên môn và cần đảm bảo về độ chính xác kỹ thuật cao. Do vậy giai đoạn thiết kế
cần đáp ứng 4 yêu cầu tối thiểu là
1. Đảm bảo phương án kiến trúc, tính thẩm mỹ của ngôi nhà
Kết cấu thép có thể dễ dàng uốn cong, khả năng tạo hình tốt nên có thể đáp ứng mọi ý
tưởng, mong muốn của chủ đầu tư về hình dáng kiến trúc của công trình.
2. Đảm bảo khả năng chịu lực
Các kỹ sư và kiến trúc sư cần phải tính các loại tải trọng lên công trình như tải bản thân,
tải các vật liệu hoàn thiện, hoạt tải sử dụng, tải gió… để đưa ra các thiết kế móng, khung,
sàn đảm bảo chịu lực và độ võng cho phép.
Ngoài ra, thiết kế còn phải tính toán đến cả trường hợp mở rộng diện tích cũng như nâng
tầng trong tương lai.
Khả năng chịu lực của nhà khung thép dân dụng phải được tính toán các chi tiết: tiết diện
cột, dầm, san và các chi tiết liên kết hàn và bulong.
12
3. Tối ưu vật liệu và tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư
Một công trình nhà khung thép đạt tiêu chuẩn không những đảm bảo yêu cầu về kiến
trúc, khả năng chịu lực mà còn phải được thiết kế và thi công để có một chi phí vật tư vật
liệu ở mức thấp nhất.
4. Tối ưu biện pháp vận chuyển và lắp dựng
Đa phần các dự án nhà khung thép dân dụng nằm trong phố, với mặt bằng thi công chật
hẹp nên việc tổ chức mặt bằng thi công và biện pháp thi công phải được tính toán kĩ, trành
gây ảnh hưởng và mất an toàn tới dân cư và giao thông xung quanh.
IV. Các bước thi công nhà thép tiền chế
Thi công một công trình nhà thép tiền chế đều phải trải qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn thiết kế: Tất cả các hạng mục đều phải được thiết kế chi tiết từ phương án
đến loại vật liệu sử dụng. Thông thường bản vẽ thiết kế bao gồm các bản vẽ kiến trúc,
phần kết cấu và bản vẽ điện nước.
2. Giai đoạn gia công các cấu kiện kết cấu thép như cột, dầm, sàn deck, xà gồ… tại nhà
xưởng
3. Giai đoạn thi công: Vận chuyển và thi công lắp dựng các cấu kiện thép tiền chế ngoài
công trường
13
Vì thi công trong phố với mặt bằng và điều kiện thi công phức tạp hơn nhiều các công
trình công nghiêp.
Giai đoạn thi công ngoài hiện trường quyết định sự thành công của một dự án với 4 bước:
Bước 1. Thi công phần nền móng và lắp dựng bulong chờ
Giải pháp móng cho nhà khung thép để ở cũng tương tự như nhà bê tông cốt thép. Các
giải pharp móng có thể sử dụng là móng đơn, móng băng hay móng cọc.
Trước khi đổ bô tông móng, các bu lông neo được định vị chính xác vào vị trí để chờ
liên kết với hệ cốt thép sau này.
14
Bước 2: Sản xuất các cấu kiện tại nhà xưởng
Song song với quá trình thi công phần móng, việc sản xuất các cấu kiện kết cấu thép
được tiến hành tại nhà xưởng và vận chuyển ra lắp ráp tại công trường ngay sau khi phần
móng đổ bê tông xong và bê tông đủ cường độ, đảm bảo an toàn trong quá trình lắp dựng
15
Bước 3: Lắp dựng khung kết cấu thép và hệ bao che
Sau khi hoàn thiện công tác gia công sản xuất, các cấu kiện kết cấu thép được vận
chuyển đến công trường để thi công lắp dựng
Thông thường công tác lắp dựng được hỗ trở bằng cẩu, các cấu kiện được liên kết với
nhau bằng bu lông cường độ cao.
Bước 4: Hoàn thiện ngôi nhà, lắp đặt các hệ thống thông gió, điện, nước…
Giai đoạn hoàn thiện nhà khung thép tương tự như hoàn thiện nhà bê tông cốt thép
truyền thống như công tác: xây, trát, ốp, lát, cửa, thiết bị vệ sinh…
V. Chi phí xây dựng nhà khung thép tiền chế
Như bất kỳ công trình xây dựng nào, không có một đơn giá cố định cho tất cả các công
trình. Về cơ bản đơn xây dựng nhà thép tiền chế là rẻ hơn so với giải pháp đổ bê tông cốt
thép truyền thống từ 10-30% tùy vào khối lượng và quy mô công trình.
Đơn giá xây dựng phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Địa điểm xây dựng
- Quy mô công trình
- Công năng của công trình
- Hình dáng kiến trúc
- Thời điểm xây dựng
Phần 2: Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế
I. Thông số cơ bản của nhà xưởng khung thép tiền chế
Kết cấu thép là giải pháp tối ưu trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ xưa đến nay,
ngày trước ở ta hay sử dụng khung tiệp là khung vì kèo bằng thép V, thép hộp. Từ khi công
nghệ khung thép tổ hợp tiền chế được giới thiệu thì trở thành một giải pháp không thể thay thế
cho các dự án nhà xưởng sản xuất, nhà kho và cả các hạng mục nhà văn phòng, nhà xe….
Nhà xưởng khung thép tiền chế có một số đặc trưng:
 Khẩu độ: Là khoảng cách theo phương ngang của nhà xưởng
 Bước cột: Là khoảng cách 2 cột theo phương dọc nhà. Thông thường từ 6-12m
 Chiều cao nhà: Là chiều cao cột biên, quyết định đến độ thông thoáng của nhà xưởng
 Độ dốc mái: Độ dốc mái thưởng chọn từ 10-30% để đảm bảo việc thoát nước mưa
 Tải trọng bền: Phụ thuộc vào công năng nhà xưởng như bố trí máy móc, xe hàng và xe
vận chuyển
 Tải trọng mái: Gồm tải mái tôn và tấm cách nhiệt, trần giả, hệ thống kỹ thuật, tải gió,
cẩu trục…
16
Thông số của khung kết cấu nhà xưởng
II. Thiết kế và sản xuất
Việc thiết kế nhà thép được thực hiện bởi các kỹ sư và kiến trúc sư của đơn vị thi công
sẽ tối ưu được kết cấu, các chi tiết cấu tạo và các giải pháp công năng cho nhà xưởng.
Sản xuất kết cấu thép tại nhà xưởng
17
Sau khi thống nhất được phương án kiến trúc và kết cấu, nhà thầu sẽ triển khai bản vẽ
gia công chi tiết các cấu kiện và chuyển bản vẽ xuống dưới xưởng sản xuất để chuẩn bị cho
quá trình gia công các cấu kiện kết cấu thép.
Quá trình gia công cơ bản gồm các bước:
- Cắt phôi
- Gá định hình cấu kiện
- Hàn tổ hợp
- Gá mã, gân tăng cứng
- Vệ snh cấu kiện
- Sơn chống gỉ và sơn màu
1. Cắt phôi, mã
Các cấu kiện kết cấu thép có 2 dạng:
- Thép định hình (hay thép đúc)
- Thép tổ hợp: Các cấu kiện được hàn tổ hợp từ các thép tấm lại với nhau.
Các loại vật liệu đầu vào đều có Co (chứng chỉ xuất xử) Cq (Chứng chỉ chất lượng) đầy đủ.
Thép định hình là các cấu kiện thép hình H,U,V…. được đổ khuôn từ phôi và có kích
thước nhất định. Như H300, H350, H400, I250….
Quá trình sản xuất đang nói đến các cấu kiện tổ hợp. Bản bụng, cánh của các cấu kiện
được cắt ra từ các tấm thép có các chiều dày cơ bản 6,8,10,12,14mm ….. bằng các máy
CNC và máy cắt thủy lực.
Máy cắt thép CNC
18
Máy cắt thủy lực
2. Gá tổ hợp cấu kiện
Các bản cánh, bụng của cấu kiện sau khi cắt được định vị chính xác vào vị trí và ráp
bằng các mối hàn tạm.
3. Hàn tự động
Sau khi hàn gá chính xác, cấu kiện được đưa vào máy hàn tự động. Để đảm bảo đường
hàn đúng kỹ thuật và có chất lượng tốt nhất cần người thợ có kinh nghiệm điều chỉnh dây
hàn, thuốc hàn và dòng điện hàn cho hợp lý.
Đường hàn được kiểm tra bề mặt bằng mắt thường, kiểm tra chất lượng đường hàn máy
siêu âm hoặc thử tủ, thí nghiệm macro…
19
Máy hàn tự động
Đường hàn bằng máy hàn từ động
20
4. Nẳn thẳng cấu kiện
Nhiệt độ cao của quá trình hàn làm cho các cấu kiện có thể bị cong vênh. Để đảm bảo
các cấu kiện có độ chính xác khi lắp dựng, các cấu kiện phải được cân chỉnh, nắm thẳng và
kiểm tra kỹ trước khi chuyển sang bước tiếp theo
Máy nắm giúp cấu kiện không bị cong vênh sau khi hàn
5. Hàn bản mã, sườn gia cường, lỗ khoan
Sau khi các cấu kiện được hàn và cân chỉnh, các chi tiết sườn gia cường, bản mã được
hàn tay bằng các công nhân hàn có tay nghề cao nhất để đảm bảo độ chính xác.
Hàn mã liên kết, gân tăng cứng
21
Khoan lỗ liên kết bằng máy khoan từ
6. Phun bi/phun cát và vệ sinh bề mặt cấu kiện
Cấu kiện sau khi được gia công được chuyển sang khu vực vệ sinh. Tại đây, các cấu kiện
được vệ sinh đánh gỉ bề mặt và xử lý bằng máy phun bi trước khi chuyển sang công tác sơn
là công tác hoàn thiện cuối cùng.
Sau khi hoàn thiện các cấu kiện được đưa vào máy phun bi
22
Vệ sinh cấu kiện trước khi sơn
7. Sơn hoàn thiện
Độ bền của cấu kiện thép khi thi công và trong quá trình sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào bề
mặt sơn phủ để bảo vệ cấu kiện khỏi các tác động của môi trường. Các cấu kiện được sơn 1 lớp
chống gỉ và 2 lớp sơn màu với màu sắc phụ thuộc yêu cầu của chủ đầu tư.
Sơn chống gỉ cấu kiện kết cấu thép
23
Sau đó các cấu kiện được tập kết tại bãi và kiểm tra dán tem theo số liệu cấu kiện theo bản
vẽ thiết kế. Được kiểm tra lại số lượng, kích thước bởi các kỹ sư KCS trước khi vận chuyển ra
công trường.
Chuẩn bị vận chuyển ra công trường
Phần 3: Lắp dựng nhà thép tiền chế
I. Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế
Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế thông thường có các bước cơ bản sau:
- Tiếp nhận và bảo quản vật tư
- Lắp dựng bulong móng
- Lắp dựng khung kết cấu thép
- Lắp dựng xà gồ
- Lợp mái tôn bao che
1. Tiếp nhận vật tư
Đặc điểm của nhà thép tiền chế là mọi cấu kiện được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển ra
lắp dựng tại công trường. Trong quá trình thi công nếu thiếu 1 cấu kiện hay vì cấu kiện sai lệch
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ lắp dựng trên công trường.
Vì vậy quá trình tiếp nhận vật tư cần đảm bảo đầy đủ các cấu kiện, vật tư để đảm bảo quá
trình thi công lắp dụng là liên tục. Yêu cầu có phiếu giao hàng, bên tiếp nhận vật tư ký xác nhận
đầy đủ.
24
2. Bảo quản vật tư
Vật tư trên công trường cần tập kết tại những vị trí đã được sắp sẵn để thuận tiện cho quá
trình lắp dựng từ vị trí nào trước, vị trí nào sau. Vật tư cần được kê lên cao để tránh cọ sát với
nền ảnh hưởng đến lớp sơn bề mặt, tránh bụi bẩn trên công trường và cần che bạt cẩn thận.
3. Thi công lắp dựng bulong móng
Việc lắp đặt bu lông móng là công đoạn đầu tiên của quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế.
Công tác lắp đặt bu lông móng chính xác sẽ đảm bảo việc lắp dựng các cấu kiện dầm, cột kết
cấu thép được dễ dàng và chính xác sau này.
Bulong móng cần được liên kết cứng bằng cách hàn vào hệ cốt thép móng
Thông thường, công tác lắp đặt bu lông móng triển khai sau khi công tác đặt cốt thép, cốp
pha mong hoàn thành để đảm bảo mặt bằng và độ cứng cáp ổn định của hệ cốp pha cốt thép đã
thi công. Hệ bulong móng được gông, định vị chính xác bằng máy toàn đạc, máy thủy bình và
hàn cố định vào hệ thép móng.
Công tác này thường do các thợ có kinh nghiệm đảm nhiệm. Sau khi công tác lắp đặt hoàn
thành chuẩn bị công tác đổ bê tông, bu lông được bịt đầu cẩn thận để tránh bẩn hay va chạm
làm ảnh hưởng đến đầu ren.
4. Thi công lắp dựng hệ khung ( cột, vì kèo, dầm thép)
Trước khi triển khai công tác lắp đặt hệ kết cấu thép ngoài công trường, nhà thầu thi công kết
cấu thép cần khảo sát mặt bằng hiện trạng, đường công vụ, khu vực thao tác của cẩu, vị trí tập kết
vật liệu… Từ đó lập bản vẽ thi công và biện pháp an toàn cho công tác lắp dựng kết cấu thép.
Đây là giai đoạn chính của quá trình lắp dựng nhà thép tiền chế. Tùy theo mặt bằng hiện
trạng, kích thước và khối lượng các cấu kiện kết cấu thép mà bố trí cẩu hợp lý. Việc này quyết
định đến tiến độ cũng như chi phí trực tiếp trên công trường.
Thông thường vị trí lắp đặt từ xa về gần, triển khai từ một góc rồi đẩy dần ra ngoài. Bắt đầu
từ cột và khung đầu tiên, từ đó triển khai các khung tiếp theo cho đến hết.
25
Sau đó, hệ khung cần được cân chỉnh đảm bảo độ thẳng đứng, xiết bu lông đủ cường độ và
sơn lại nếu các cấu kiện bị xước xát trong quá trình thi công.
Công tác lắp dựng cột, dầm thép.
Công tác lặp dựng cột, dầm thép
26
5. Thi công lắp dựng hệ xà gồ
Sau khi hoàn thành lắp dựng hệ khung thép và cân chỉnh, xiết toàn bộ bulong liên kết, hệ xà
gồ được đưa lên lắp vào vị trí.
Công tác lắp dựng xà gồ
6. Lợp mái tôn bao che
Cuối cùng là giai đoạn lợp mái tôn, vật liệu cách nhiệt đi kèm và hệ thống máng nước, ống
thoát nước.
Công tác lợp mái tôn và bông thủy tinh cách nhiệt
27
II. Vấn đề cần chú ý khi lắp dựng nhà thép tiền chế
1. Tiềm ẩn rủi ro công tác lắp dựng nhà thép tiền chế
Quá trình lặp dựng kết cấu thép là bước tiếp theo trong quá trình thi công nhà xưởng khung
thép tiền chế, gồm các bước:
- Thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp
- Sản xuất kết cấu thép tiền chế
- Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế
Quá trình lắp dựng nhà thép tiền chế tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về kết cấu thiết bị lẫn con người.
Hệ kết cấu dễ bị biến dạng nhất là lúc bắt đầu lắp dựng những kết cấu đầu tiên, khi đó hệ kết
cấu chưa được liên kết vào nhau nên rất dễ mất ổn định dưới tác động của các tác động bên
ngoài như gió, bão…. Hay sai lầm của lái cẩu làm va chạm vào hệ kết cấu thép đang lắp dựng.
Khi toàn bộ khung thép đã được lặp đặt hoàn chỉnh có cột, kèo, xà gồ, hệ giằng và mái tôn thì
rất khó bị sập. Vì khi đó nó đã trở thành một hệ kết cấu vững vàng. Nếu được thiết kế đúng tiêu
chuẩn thì nhà chỉ có thể sập do cháy nổ hoặc do va chạm mạnh làm biến dạng cột, dẫn đến đổ sập.
Điều kiện làm việc trên cao, nắng nóng cũng khiến công nhân mất tập trung ảnh hưởng đến
công tác an toàn.
Thực tế thời gian gần đây, có khà nhiều công trình nhà xưởng khung thép tiền chế bị mất an
toàn về lao động hoặc bị biến dạng, đổ sập. Nguyên nhân chủ yếu do những điều kiện khách
quan không lường trước được của thời tiết, nhưng cụ thể hơn vẫn do quy trình lắp dựng chưa
đúng và thiếu các biện pháp an toàn khi lắp dựng.
2. Một vài lưu ý khi thi công lắp dựng nhà thép tiền chế
- Công nhân lắp dựng luôn phải đảm bảo tính táo khi làm việc, phải đủ các thiết bị bảo hộ
khi lên kèo.
- Đảm bảo lái cẩu luôn tỉnh táo và tập trung khi làm việc, vì chỉ cần một sai sót nhỏ của lái
cẩu cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của con người và hệ kết cấu đang lắp dựng.
- Khi gặp thời tiết gió bão nên tạm dừng thi công.
- Để thi công nhà thép tiền chế an toàn thì bước đầu tiên cần lắp dựng khoang giằng cứng ở
đầu hồi. Cần thiết phải lắp đủ cột, kèo, xà gồ, giằng mái, giằng tường, tay chống xà gồ và
căng một số giằng cáp tạm từ kéo xuống các cọc neo dưới đất.
- Sau khi đã lắp hoàn thiện khoang giằng cứng, cần kiểm tra và căn chỉnh độ chính
xác của khung (cao độ, độ lệch cho phép, độ võng…) từ đó triển khai lắp các
khung tiếp theo nói tiếp vào khung giằng chính. Nếu có thể lắp đủ số lượng xà gồ
là tốt nhất, nếu không lắp thì lắp ít nhất 50% số lượng xà gồ của từng khoang, dần
dần hoàn thiện đến toàn bộ khung.
III. Giải pháp báo vệ nhà khung thép tiền chế hiệu quả
Nhà khung thép tiền chế - thành phần nòng cốt quyết định đến sự bền đẹp, an toàn của
công trình nhà thép tiền chế. Do đó phải thật kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án xây
dựng và vật liệu tốt nhất để có được nhà thép tiền chế thực sự chắc chắn và an toàn.
28
1. Tại sao khung nhà thép tiền chế cần được bảo về
Vật liệu nhà thép tiền chế hoàn toàn từ chất liệu thép. Chính điều này mang lại cho công
trình những lợi ích qua việc thi công nhanh chóng, giảm thiểu chi phí, đặc biệt là tính ổn
định và chắc chắn.
Mặt khác, thép cũng có hạn chế riêng của nó. Về mặt bản chất vật lí, thép là kim loại qua
thời gian sử dụng và chịu sự tác động của thời tiết do đó phần nào cũng bị hư hỏng do rỉ sét,
bào mòn. Để khắc phục tối đa những yếu tố bất lợi này thì con người phải đưa ra giải pháp
bảo vệ để kìm hãm sự tác động và kéo dài tuổi thọ của công trình
2. Trang bị bảo quản bề mặt bằng lớp sơn phủ chống gỉ, chống cháy.
Các yếu tố khắc tinh với thép thì trong đó không thể không kể đến nhiệt độ. Quá trình
thép bị bào mòn , biến dạng do tác động của nhiệt độ xẩy ra nhanh hơn nếu bề mặt không
được bảo quản. Chính vì điều này, nên cẩn thận ngay từ đầu trong khâu gia công kết cấu
thép. Giải pháp được nhiều chủ đầu tư sử dụng hiệu quả là sơn một lớp sơn phủ lên bề mặt
thép, tạo một khoảng không cách nhiệt độ
3. Sử dụng thép mã kẽm cho khung nhà thép tiền chế
Dưới sự tác động của các yếu tố thời tiết, nếu khung thép được trang bị một lớp mã kẽm
đóng vai trò là lớp áo giáp kiên cố, giúp bảo vệ cho kết cấu thép. Phương án này giúp bề mặt
tránh được tối thiểu hiện tượng gỉ sét thường gặp. Bên cạnh hệ sơn phủ thì giải pháp này
cũng khá hiệu quả.
4. Lắp đặt thêm hệ thống không khí, làm mát, cách nhiệt
Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, thì độ ẩm cũng tác động không hề nhỏ đến quá trình sử dụng
khung nhà thép tiền chế. Đặc biệt là những nhà xưởng có độ ẩm lớn như nhà kho đông lạnh,
nhà xưởng sản xuất thủy hải sản. Ngay từ đầu khi làm việc với đơn vị thiết kế nên đề xuất
lắp thêm hệ thống thông khí. Việc làm này vừa giảm tác động đến bề mặt thép, vừa tạo cho
không gian nhà xưởng mát mẻ, tạo môi trường làm việc hiệu quả cho công nhân nhà xưởng
và máy móc.
Ngoài các phương án trên, có thể sử dụng thêm hóa chất chống gỉ chuyên dụng. Nó cũng
đóng góp không hề nhỏ trong công tác chống ăn mòn trước tác động của thời tiết khắc nghiệt.
5. Đơn vị thi công nhà khung thép tiền chế uy tín
Các giải pháp nêu trên chỉ là một trong số nhỏ nằm trong các giải pháp bảo vệ khung nhà
thép tiền chế hiệu quả. Điều quan trọng mà bạn cần làm ngay từ đầu là chọn cho mình nhà
thầu uy tín và có tâm. Sẽ nhận được tư vấn và gợi ý phương pháp phù hợp từ đơn vị sao cho
tối ưu nhất.
29
Phần 4: Đơn giá thi công nhà khung thép tiền chế
Nhà khung thép dân dụng đang được sử dụng ngày một nhiều bởi các ưu thế vượt trội so với
giải pháp xây nhà bằng bê tông truyền thống. Nhà khung thép trong phố được sử dụng linh hoạt
và cho nhiều công năng khác nhau :
- Nhà ở dân dụng
- Nhà hàng, quán café
- Siêu thị, showroom, trung tâm thương mại
- Văn phòng
Đơn giá thi công nhà phố khung thép về cơ bản không khác nhiều so với việc thi công nhà
xưởng khung thép từ xưa đến nay, tuy nhiên vì khác biệt về quy mô cũng như mặt bằng thi công
nên đơn giá xây dựng nhà phố khung thép có một vài khác biệt.
So với giải pháp xây dựng bằng bê tông truyền thống, đơn giá xây dựng nhà khung thép
thường thấp hơn, nhưng cũng có lúc cao hươn tùy vào quy mô của công trình và điều kiện mặt
bằng thi công
I. Yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá xây dựng nhà khung thép
1. Công năng của công trình
Mỗi một công năng có không gian sử dụng và hoạt tải sử dụng khác nhau nên kích thước
các cấu kiện cột, dầm, sàn cũng khác nhau.
Ví dụ: Không gian showroom, siêu thị muốn lưới cột lớn để tạo không gian rộng, có thể lên
đến 12m, hoạt tải sử dụng đến 500kg/m2 hoặc 600kg/m2, lớn hơn nhiều so với công trình nhà
ở, nhà nghỉ dưỡng. Dẫn đến kích thước cột, dầm của dự án showroom lớn hơn, tăng khối lượng
phần kết cấu.
Không gian nhà hàng với kết cấu khung thép tiền chế
30
2. Mặt bằng thi công
Mặt bằng thi công rộng rãi, giao thông thuận lợi khác với mặt bằng chật hẹp khó khăn cho
công tác vận chuyển, tập kết vật tư và lắp dựng cơ giới hóa.
Mặt bằng chật hẹp, biện pháp lắp dựng thủ công làm việc tập kết vật tư vật liệu khó khăn,
mất nhiều thời gian và nhân công làm tăng chi phí của công trình.
3. Quy mô xây dựng công trình
Công trình có quy mô lớn hơn sẽ có đơn giá thấp hơn công trình có quy mô nhỏ, sự chênh
lệch này có thể lên đến 30% đơn giá.
4. Phương án kiến trúc công trình
Chi phí xây dựng phụ thuộc nhiều vào khối lượng vật tư vật liệu, nhất là các vật liệu hoàn
thiện như gạch ốp, lát, của đi, cửa sổ, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện….
Chi phí hoàn thiện có biên độ giao động giá lớn hơn nhiều so với chi phí phần thô.
5. Yêu cầu tiến độ thi công công trình
Đơn giá thi công nhà phố khung thép còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu tiến độ do
phải thay đổi biện pháp thi công và tăng nhân công để đẩy tiến độ công trình, dẫn đến
chi phí xây dựng tăng.
6. Thời điểm thi công
Giá vật tư vật liệu xây dựng biến động theo từng năm, thậm chí từng tháng nên đơn giá tại
thời điểm này chưa chắc đã giống thời điểm sau. Đặc biệt trong các loại vật liệu thì thép là vật
liệu có biên độ giá thay đổi lớn nhất.
II. Đầu việc thi công nhà khung thép
Thông thường công tác thi công nhà khung thép bao gồm một số đầu việc như sau
1. Công tác móng
- Công tác thi công ép cọc bê tông (nếu có)
- Công tác đào đất
- Công tác thi công bê tông lót móng
- Công tác thi công bê tông, cốt thép, cốp pha móng
- Công tác đổ đất, đầm chặt nền
2. Công tác thi công kết cấu thép
- Công tác lắp đặt bu lông móng
- Công tác gia công kết cấu thép tại xưởng sản xuất
- Công tác vận chuyển, lắp dựng khung thép tiền chế
- Công tác lắp đặt sàn deck, hệ thép sàn
- Công tác đổ bê tông sàn
31
3. Công tác hoàn thiện
- Công tác xây, trát, ốp lát
- Công tác cửa
- Công tác trần, thiết bị vệ sinh
- Công tác điện nước
- Công tác sơn bả
Lắp dựng nhà khung thép dân dụng
III. Đơn giá thi công nhà khung thép
Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá xây dựng nên rất
khó để đưa ra một đơn giá cho mọi công trình. Để biết chính xác nhất về chi phí xây
dựng công trình của mình nên liên hệ nhận báo giá cụ thể từ những công ty chuyên về
lĩnh vực thi công nhà khung thép.
Tuy nhiên, có thể tham khảo đơn giá xây dựng nhà khung thép như sau:
Hạng mục Đơn giá (đ/m2)
P.án móng nông 500k-600k
P.án móng cọc 600k-700k
Phần kết cấu 1400k-1600k
Phần hoàn thiện Tùy vào từng dự án
Đơn giá trên áp dụng cho các công trình có kết cấu cơ bản như sau:
- Phương án móng nông: hệ móng đơn BTCT có chiều sâu đào đất ~1.5m
- Móng cọc: Thông thường sử dụng cọc 200x200 dài 15m, đài móng và hệ giằng móng bê
tông cốt thép
32
- Kết cấu thép tổ hợp SS400 hoặc Q235, sơn hoàn thiện 1 lớp chống gỉ và 2 lớp màu
- Sàn deck mạ kẽm 1 lớp thép và đổ bê tông mác M250
IV.Tối ưu đơn giá thi công nhà khung thép
Nhà khung thép vẫn là một giải pháp mới mẻ với đa phần các kỹ sư xây dựng nên để có giải
pháp hợp lý và có chi phí tiết kiệm nhất, CĐT nên tham khảo tư vấn của những công ty chuyên
về kết cấu thép tiền chế, tránh việc thay đổi phương án nhiều lần trong quá trình thi công gây
phát sinh những chi phí không cần thiết và ảnh hưởng đến thời gian thi công.
Phần 5. Ứng dụng nhà thép tiền chế trong xây dựng dân dụng và thương mại
Ứng dụng của nhà thép tiền chế ngoài đặc tính bền vững và vẻ đẹp thầm mỹ thì nhà thép
tiền chế còn có rất nhiều ưu điểm khác như: tiết kiệm thời gian xây dựng, chi phí nhân công,
khả năng nâng cấp sửa chữa dễ dàng.
I.Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng nhà ở đơn lẻ
1. Giới thiệu
Nhà ở là tổ ấm của mỗi gia đình, là nơi cho ta nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả,
mệt mỏi. Thế nên việc xây dựng, thiết kế luôn được chú trọng nhiều nhất, đặc biệt tính sáng
tạo, độc đáo luôn đặt lên hàng đầu. Cũng chính vì thế, xu hướng ứng dụng nhà thép tiền chế
vào trong xây dựng nhà ở ngày càng phổ biến hơn.
Xây dựng nhà thép tiền chế dân dụng cũng tương tự như xây nhà kho, nhà xưởng hay
những công trình khác, không chỉ mạnh về kết cấu mà còn giúp tối ưu diện tích sử dụng của
không gian ngôi nhà một cách tối đa nhất.
Hơn thế nữa trong thời gian gần đây, xu hướng xây dựng hiện đại, kiểu dáng đơn giản
nhưng mạnh mẽ, phóng khoáng đang nở rộ. Thiết kế đó hoàn toàn phù hợp với đối tượng là
các gia đình trẻ trong thời đại công nghệ 4.0 như bây giờ.
Các thiết kế đó đòi hỏi tính linh hoạt trong kết cấu – Điều mà kết kếu bê tông cốt thép
khó làm được.
2. Cấu tạo
Một ngôi nhà được xây dựng với vật liệu chính là kết cấu thép sẽ gồm các bộ phận sau :
Phần khung : Là kết cấu khung thép được gia công đúng theo bản vẽ. Sau đó, chúng sẽ
được vận chuyển ra công trường để lắp đặt. Lưu ý phần khung thép cần được áp dụng các
biện pháp chống ăn mòn, chống gỉ, chống cháy để đảm bảo chất lượng cho công trình.
- Vì kèo: Đây là bộ phận được làm từ kẽm và có khả năng chống gỉ tốt, đặc biệt là khả
năng chống cong võng.
- Hệ thống vách ngăn: Phần vách ngăn được làm bằng các vật liệu cách nhiệt và thường
có độ dày xấp xỉ 100mm
- Trần: tùy vào yêu cầu của chủ đầu tư mà vật liệu trần sẽ khác nhau, nhưng thường là
sử dụng trần thạch cao.
- Hệ thống cửa: Thường thì sử dụng của khung nhôm kết hợp với pano kính sẽ đem lại
hiệu quả sử dụng và thẩm mỹ cao hơn
33
Khi lắp dựng nhà tiền chế để ở bằng toàn bộ kết cấu thép đóng vai trò rất quan trọng tạo
nên sức mạnh cho công trình, không cần sử dụng đến những bức tường mà vẫn có thể bố trí
nội thất theo cách mà bạn muốn, chi phí giả cả thấp trong khi độ bền cao và lâu dài.
II. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng nhà cao tầng
Nhà cao tầng là giải ph mang tính đột phá trong quá trình phát triển của nhân loại. Cùng
với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì quy mô và tầm cở của các tòa nhà chọc trời ngày
càng bùng nổ.
Nói đến nhà cao tầng chúng ta thường liên tưởng đến các khối bê tông đồ sộ và khô khan
Tuy nhiên, với các ưu điểm của mình, kết cấu thép và kết cấu thép liên hợp bê tông cốt
thép ngày càng được áp dụng rộng rãi thay thế và trở thành một phần quan trọng của các kết
cấu nhà cao tầng và siêu cao tầng.
1. Nhà thấp tầng lựa chọn nhà thép tiền chế
Đối với các công trình thấp tầng và đòi hỏi tiến độ thi công , chúng ta nên lựa chọn giải
pháp nhà thép tiền chế bởi các lợi ích sau:
- Đảm bảo độ an toàn và độ bền vững cho công trình: Kết cấu thép có khung chịu lực,
giúp giảm tải trọng công trình, giảm tải trọng truyền xuống móng công trình.
- Tăng diện tích, mở rộng không gian: Nhà kết cấu thép sẽ giúp người sử dụng tăng
không gian sống lên tới 20% so với nhà bê tông cốt thép bởi đã loại bỏ được sự chiếm
diện tích của cột và dầm. Hơn nữa, kết cấu thép đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc như
vượt nhịp cho không gian lớn.
- Với diện tích đất ngày càng eo hẹp như hiện nay, việc xây dựng nhà khung thép cao
tầng bằng kết cấu thép đã không còn xa lạ mà đang dần được ưa chuộng, trở thành lựa
chọn của nhiều chủ đầu tư, nhiêu doanh nghiệp
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Các cấu kiện thép có thể thiết kế với tính thẩm mỹ cao với
quy mô lớn hơn. Hơn thế nữa, không gian sử dụng kết cấu thép phù hợp với đối tượng
trẻ, năng động và sáng tạo.
- Sử dụng ít nguyên liệu rời rạc: Hầu như vật liệu chủ yếu là kết cấu thép, việc kiểm
soát chất lượng thi công nhanh và dễ dàng hơn.
- Tiết kiệm thời gian thi công do các cấu kiện thép được thiết kế và sản xuất tại nhà
máy, và được vẫn chuyển đến công trình để lắp dựng.
2. Nhà cao tầng lựa chọn nhà thép tiền chế
Đối với những tòa nhà cao tầng, nhịp khung càng lớn thì chịu lực đòi hỏi càng cao,
những lực dọc cần đảm bảo bởi trọng lực có thể lên đến 3000 tấn thép đối với những công
trình cao trên 30 tầng. Vậy nên, nếu chỉ sử dụng những giải pháp truyền thống thì tốn rất
nhiêu năm mới hoàn thành công trình
Xét về bề mặt thi công, việc sử dụng những kết cấu thép gia công sẵn giúp tiết kiệm thời
gian xây dựng và nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng. Đây là một giải pháp tối ưu đối
với dự án đòi hỏi tiến độ.
Hơn thế nữa, việc áp dụng các vật liệu mới các phương pháp thi công hiện đại giúp
phương án xây dựng nhà cao tầng bằng kết cấu thép có độ hoàn thiện không hề thua kém so
với phương pháp cổ điển là khung bê tông cốt thép toàn khối.
34
III. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng công trình thương mại, dịch vụ
Đối với các dạng công trình như showroom, cửa hàng, quán bar… thì nhà thép tiền
chế càng phát huy được hiệu quả. Những công trình này đòi hỏi thiết kế hiện đại theo
modul, không gian kiến trúc phức tạp, chủ yếu xây dựng trên đất thuê nên đòi hỏi tiến
độ thi công gấp rút.

More Related Content

What's hot

Cau hoi bao ve do an thep 2
Cau hoi bao ve do an thep 2Cau hoi bao ve do an thep 2
Cau hoi bao ve do an thep 2ebookfree
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHnguyenxuan8989898798
 
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá HuếKhung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huếshare-connect Blog
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang MinhGiáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minhshare-connect Blog
 
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNGĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNGchiennuce
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhJayTor RapPer
 
một số ài tập và đáp án cơ học kết cấu
một số ài tập và đáp án cơ học kết cấumột số ài tập và đáp án cơ học kết cấu
một số ài tập và đáp án cơ học kết cấuCửa Hàng Vật Tư
 
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1Thanh Hoa
 
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngCâu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngAnh Anh
 
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017nataliej4
 
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpHướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpTung Nguyen Xuan
 
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3 Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3 nataliej4
 
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳngđồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tập sức bền vật liệu - Bùi Trọng Lưu
Bài tập sức bền vật liệu - Bùi Trọng LưuBài tập sức bền vật liệu - Bùi Trọng Lưu
Bài tập sức bền vật liệu - Bùi Trọng LưuCửa Hàng Vật Tư
 
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCEĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCEchiennuce
 
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongThiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongHồ Việt Hùng
 
Hướng dẫn đồ án môn học Bê tông cốt thép 1 - Sàn sườn toàn khối có bản dầm ( ...
Hướng dẫn đồ án môn học Bê tông cốt thép 1 - Sàn sườn toàn khối có bản dầm ( ...Hướng dẫn đồ án môn học Bê tông cốt thép 1 - Sàn sườn toàn khối có bản dầm ( ...
Hướng dẫn đồ án môn học Bê tông cốt thép 1 - Sàn sườn toàn khối có bản dầm ( ...Vinh Nguyen
 
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giảiSức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giảiCửa Hàng Vật Tư
 

What's hot (20)

Cau hoi bao ve do an thep 2
Cau hoi bao ve do an thep 2Cau hoi bao ve do an thep 2
Cau hoi bao ve do an thep 2
 
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNHBÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI - ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
 
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá HuếKhung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
Khung bê tông cốt thép toàn khối - Lê Bá Huế
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang MinhGiáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
Giáo trình Bê tông cốt thép 1 - Phần cấu kiện cơ bản - Phan Quang Minh
 
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNGĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG 2 ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
 
một số ài tập và đáp án cơ học kết cấu
một số ài tập và đáp án cơ học kết cấumột số ài tập và đáp án cơ học kết cấu
một số ài tập và đáp án cơ học kết cấu
 
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
đề Bài và lời giải kết cấu thép 1
 
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầngLuận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
 
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móngCâu hỏi bảo vê đồ án nền móng
Câu hỏi bảo vê đồ án nền móng
 
SAP 2000
SAP 2000SAP 2000
SAP 2000
 
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
Bài giảng thiết kế cầu BTCT theo tiêu chuẩn mới TCVN 118232017
 
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệpHướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
Hướng dẫn-Thuyết minh Đồ án kết cấu thép nhà công nghiệp
 
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3 Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
Cách Tính Cầu Thang 2 Vế Dạng 3
 
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳngđồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
đồ áN btct 2 tính toán và thiết kế kết cấu khung phẳng
 
Bài tập sức bền vật liệu - Bùi Trọng Lưu
Bài tập sức bền vật liệu - Bùi Trọng LưuBài tập sức bền vật liệu - Bùi Trọng Lưu
Bài tập sức bền vật liệu - Bùi Trọng Lưu
 
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCEĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
ĐỒ ÁN BÊ TÔNG CỐT THÉP I - NUCE
 
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế PhongThiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
Thiết kế sàn nấm - GS. Ngô Thế Phong
 
Hướng dẫn đồ án môn học Bê tông cốt thép 1 - Sàn sườn toàn khối có bản dầm ( ...
Hướng dẫn đồ án môn học Bê tông cốt thép 1 - Sàn sườn toàn khối có bản dầm ( ...Hướng dẫn đồ án môn học Bê tông cốt thép 1 - Sàn sườn toàn khối có bản dầm ( ...
Hướng dẫn đồ án môn học Bê tông cốt thép 1 - Sàn sườn toàn khối có bản dầm ( ...
 
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giảiSức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
Sức bền vật liệu - Bài tập sức bền vật liệu có lời giải
 

Similar to Nhà thép tiền chế

Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn HiệuHướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn HiệuTung Nguyen Xuan
 
Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.ssuser499fca
 
TCVN5574-2018.pdf
TCVN5574-2018.pdfTCVN5574-2018.pdf
TCVN5574-2018.pdfHaiTruong60
 
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019TiLiu5
 
Dự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdfDự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdfNgaL139233
 
Đề tài: Thiết kế sàn không dầm bê tông ứng lực trước căng sau theo tiêu chuẩn...
Đề tài: Thiết kế sàn không dầm bê tông ứng lực trước căng sau theo tiêu chuẩn...Đề tài: Thiết kế sàn không dầm bê tông ứng lực trước căng sau theo tiêu chuẩn...
Đề tài: Thiết kế sàn không dầm bê tông ứng lực trước căng sau theo tiêu chuẩn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY - Gửi miễn phí ...Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TCVN 9386-2012 Thiet ke cong trinh chiu Dong dat.pdf
TCVN 9386-2012 Thiet ke cong trinh chiu Dong dat.pdfTCVN 9386-2012 Thiet ke cong trinh chiu Dong dat.pdf
TCVN 9386-2012 Thiet ke cong trinh chiu Dong dat.pdfBuiHuuTai1
 
Vaduni - Thuyết minh hộp giảm tốc 2 cấp đồng trục
Vaduni - Thuyết minh hộp giảm tốc 2 cấp đồng trụcVaduni - Thuyết minh hộp giảm tốc 2 cấp đồng trục
Vaduni - Thuyết minh hộp giảm tốc 2 cấp đồng trụcNguynVnB3
 
Tính toán thiết kế cần trục tháp sức nâng 6/1,3 tấn- tầm với lớn nhất 50m
Tính toán thiết kế cần trục tháp sức nâng 6/1,3 tấn- tầm với lớn nhất 50m Tính toán thiết kế cần trục tháp sức nâng 6/1,3 tấn- tầm với lớn nhất 50m
Tính toán thiết kế cần trục tháp sức nâng 6/1,3 tấn- tầm với lớn nhất 50m anh hieu
 
File goc 769334
File goc 769334File goc 769334
File goc 769334cokhicdnpy
 

Similar to Nhà thép tiền chế (20)

Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn HiệuHướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
Hướng dẫn đồ án kỹ thuật thi công- Thầy Doãn Hiệu
 
Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.
 
TCVN5574-2018.pdf
TCVN5574-2018.pdfTCVN5574-2018.pdf
TCVN5574-2018.pdf
 
Luận văn: Cục lưu trữ quốc gia Hà Nội, HAY
Luận văn: Cục lưu trữ quốc gia Hà Nội, HAYLuận văn: Cục lưu trữ quốc gia Hà Nội, HAY
Luận văn: Cục lưu trữ quốc gia Hà Nội, HAY
 
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
BÀI GIẢNG XÂY DỰNG CẦU 2_10435412092019
 
Dự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdfDự án đầu tư.pdf
Dự án đầu tư.pdf
 
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đĐề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
Đề tài: Máy uốn thép tự động, HAY, 9đ
 
Đề tài: Thiết kế sàn không dầm bê tông ứng lực trước căng sau theo tiêu chuẩn...
Đề tài: Thiết kế sàn không dầm bê tông ứng lực trước căng sau theo tiêu chuẩn...Đề tài: Thiết kế sàn không dầm bê tông ứng lực trước căng sau theo tiêu chuẩn...
Đề tài: Thiết kế sàn không dầm bê tông ứng lực trước căng sau theo tiêu chuẩn...
 
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY - Gửi miễn phí ...Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của máy cán công nghiệp
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của máy cán công nghiệpĐề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của máy cán công nghiệp
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của máy cán công nghiệp
 
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAYĐề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY
Đề tài: Phân tích nguyên lý hoạt động của một số máy cán, HAY
 
Luận văn: Tính toán độ võng của dầm mái bê tông cốt thép, HAY
Luận văn: Tính toán độ võng của dầm mái bê tông cốt thép, HAYLuận văn: Tính toán độ võng của dầm mái bê tông cốt thép, HAY
Luận văn: Tính toán độ võng của dầm mái bê tông cốt thép, HAY
 
TCVN 9386-2012 Thiet ke cong trinh chiu Dong dat.pdf
TCVN 9386-2012 Thiet ke cong trinh chiu Dong dat.pdfTCVN 9386-2012 Thiet ke cong trinh chiu Dong dat.pdf
TCVN 9386-2012 Thiet ke cong trinh chiu Dong dat.pdf
 
Luận văn: Tính toán Dầm bê tông cốt thép theo TCVN , HOT
Luận văn: Tính toán Dầm bê tông cốt thép theo TCVN , HOTLuận văn: Tính toán Dầm bê tông cốt thép theo TCVN , HOT
Luận văn: Tính toán Dầm bê tông cốt thép theo TCVN , HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt, HAY
Luận văn: Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt, HAYLuận văn: Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt, HAY
Luận văn: Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt, HAY
 
Vaduni - Thuyết minh hộp giảm tốc 2 cấp đồng trục
Vaduni - Thuyết minh hộp giảm tốc 2 cấp đồng trụcVaduni - Thuyết minh hộp giảm tốc 2 cấp đồng trục
Vaduni - Thuyết minh hộp giảm tốc 2 cấp đồng trục
 
Bản word
Bản wordBản word
Bản word
 
Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Kon Tum 0903034381
Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Kon Tum 0903034381Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Kon Tum 0903034381
Nhà máy sản xuất gạch không nung tỉnh Kon Tum 0903034381
 
Tính toán thiết kế cần trục tháp sức nâng 6/1,3 tấn- tầm với lớn nhất 50m
Tính toán thiết kế cần trục tháp sức nâng 6/1,3 tấn- tầm với lớn nhất 50m Tính toán thiết kế cần trục tháp sức nâng 6/1,3 tấn- tầm với lớn nhất 50m
Tính toán thiết kế cần trục tháp sức nâng 6/1,3 tấn- tầm với lớn nhất 50m
 
File goc 769334
File goc 769334File goc 769334
File goc 769334
 

Nhà thép tiền chế

  • 1. 1 Nhà thép tiền chế MỤC LỤC Phần 1: Tổng quan.................................................................................................................3 I. Tổng quan nhà khung thép tiền chế ...................................................................3 1. Nhà thép tiền chế là gì?......................................................................................3 2. Lịch sự phát triển và hình thành nhà thép tiền chế ............................................3 3. Cấu tạo cơ bản của nhà thép tiền chế.................................................................5 4. Các loại vật liệu cơ bản xây dựng nhà thép tiền chế..........................................8 5. Ưu nhược điểm của nhà thép tiền chế..............................................................10 II. So sánh nhà khung thép tiền chế và nhà bê tông..............................................10 1. Giải pháp kết cấu..............................................................................................10 2. Độ bền ..............................................................................................................10 3. Ứng dụng..........................................................................................................11 III. Yêu cầu thiết kế nhà khung thép lắp ghép .......................................................11 1. Đảm bảo phương án kiến trúc, tính thẩm mỹ của ngôi nhà .............................11 2. Đảm bảo khả năng chịu lực..............................................................................11 3. Tối ưu vật liệu và tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư..........................................12 4. Tối ưu biện pháp vận chuyển và lắp dựng .......................................................12 IV. Các bước thi công nhà thép tiền chế ................................................................12 V. Chi phí xây dựng nhà khung thép tiền chế.......................................................15 Phần 2: Cấu tạo nhà xướng khung thép tiền chế............................................................15 I. Thông số cơ bản của nhà xưởng khung thép tiền chế......................................15 II. Thiết kế và sản xuất..........................................................................................16 1. Cắt phôi, mã .....................................................................................................17 2. Gá tổ hợp cấu kiện............................................................................................18 3. Hàn tự động......................................................................................................18 4. Nẳn thẳng cấu kiện...........................................................................................20 5. Hàn bản mã, sườn gia cường, lỗ khoan............................................................20 6. Phun bi/phun cát và vệ sinh bề mặt cấu kiện ...................................................21 7. Sơn hoàn thiện..................................................................................................22 Phần 3: Lắp dựng nhà thép tiền chế .................................................................................23 I. Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế.......................................................23 1. Tiếp nhận vật tư..............................................................................................23 2. Bảo quản vật tư ..............................................................................................24 3. Thi công lắp dựng bulong móng.....................................................................24 4. Thi công lắp dựng hệ khung ( cột, vì kèo, dầm thép)......................................24 5. Thi công lắp dựng hệ xà gồ ............................................................................26 6. Lợp mái tôn bao che.......................................................................................26
  • 2. 2 II. Vấn đề cần chú ý khi lắp dựng nhà thép tiền chế ...............................................27 1. Tiềm ẩn rủi ro công tác lắp dựng nhà thép tiền chế.........................................27 2. Một vài lưu ý khi thi công lắp dựng nhà thép tiền chế ....................................27 III. Giải pháp báo vệ nhà khung thép tiền chế hiệu quả ...........................................27 1. Tại sao khung nhà thép tiền chế cần được bảo về.........................................28 2. Trang bị bảo quản bề mặt bằng lớp sơn phủ chống gỉ, chống cháy..............28 3. Sử dụng thép mã kẽm cho khung nhà thép tiền chế......................................28 4. Lắp đặt thêm hệ thống không khí, làm mát, cách nhiệt ................................28 5. Đơn vị thi công nhà khung thép tiền chế uy tín............................................28 Phần 4: Đơn giá thi công nhà khung thép tiền chế.........................................................29 I. Yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá xây dựng nhà khung thép......................................29 1. Công năng của công trình...............................................................................29 2. Mặt bằng thi công...........................................................................................30 3. Quy mô xây dựng công trình..........................................................................30 4. Phương án kiến trúc công trình.......................................................................30 5. Yêu cầu tiến độ thi công công trình................................................................30 6. Thời điểm thi công .........................................................................................30 II. Đầu việc thi công nhà khung thép......................................................................30 1. Công tác móng ...............................................................................................30 2. Công tác thi công kết cấu thép........................................................................30 3. Công tác hoàn thiện........................................................................................31 III. Đơn giá thi công nhà khung thép.......................................................................31 IV. Tối ưu đơn giá thi công nhà khung thép.............................................................32 Phần 5. Ứng dụng nhà thép tiền chế trong xây dựng dân dụng và thương mại........32 I. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng nhà ở đơn lẻ........................................32 1. Giới thiệu.......................................................................................................32 2. Cấu tạo...........................................................................................................32 II. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng nhà cao tầng .................................33 1. Nhà thấp tầng lựa chọn nhà thép tiền chế .....................................................33 2. Nhà cao tầng lựa chọn nhà thép tiền chế.......................................................33 III. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng công trình thương mại, dịch vụ....34
  • 3. 3 Phần 1: Tổng quan I. Tổng quan nhà khung thép tiền chế 1. Nhà thép tiền chế là gì?  Nhà thép tiền chế – Pre-engineering building (PEB) là loại nhà được làm từ các cấu kiện bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn.  Một sản phẩm nhà thép tiền chế được thực hiện theo 3 giai đoạn chính: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. 2. Lịch sự phát triển và hình thành nhà thép tiền chế Cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật trong xây dựng, giải pháp nhà thép tiền chế đã được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, là thời kỳ đất nước đang là thuộc địa của Pháp. Đa phần các công trình tại thời kỳ này là do Pháp xây dựng như Nhà hát lớn, rạp chiếu bóng, nhà máy xe lửa, nhà máy đóng tàu, nhà máy dệt, nhà máy than, … Những năm 1950 – 1960 Thời kỳ miền Bắc Việt Nam được độc lập, được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN, một số công trình xây dựng nhà thép tiền chế lớn trong giai đoạn này như nhà máy phốt phát Lâm Thao, nhà máy gang thép Thái Nguyên, nhà máy cơ khí Hà Nội, ..
  • 4. 4 Những năm 1954 – 1975 Thời kỳ này các công trình được xây dựng với quy mô nhỏ, lắp ráp nhanh, tháo dỡ nhanh để phù hợp với yêu cầu sơ tán, chống chiến tranh như nhà kho, nhà xưởng bằng giàn, …. Những năm 1975 – 1990 Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, các công trình chủ yếu là được phục hồi, xây dựng lại, tận dụng các công trình mà nước ngoài xây dựng để phục vụ sản xuất. Từ năm 1990 đến nay Đây là thời kỳ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ về xây dựng. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và xây dựng, các công trình lớn tại Việt Nam giai đoạn này chủ yếu xây dựng bằng kết cấu thép như Nhà thi đấu Nam Định, Nhà biểu diễn cá heo Tuần Châu, Bảo tàng Hà Nội, khách sạn Marriott, …..
  • 5. 5 3. Cấu tạo cơ bản của nhà thép tiền chế  Hệ kết cấu móng Giống như nhà bê tông cốt thép, hệ thống móng của nhà thép tiền chế vẫn có cấu tạo là bê tông cốt thép. Hệ thống có tác dụng truyền tải trọng bên trên xuống nền đất cứng bên dưới, tùy vào địa chất và tải trọng của công trình, móng có thể là móng đơn, móng băng, móng bè, …. Trước khi đổ bê tông móng, bu lông móng (hay bu lông neo) được liên kết chính xác và chắc chắn và hệ thép móng. Bước lắp đặt bu lông móng là một bước quan trọng và đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo việc lắp đặt các kết cấu kiện cột, dầm là dễ dàng, chính
  • 6. 6 xác. Bu lông móng hay được sử dụng là bu lông M22, M24, M30.. với cấp bền 6.6, 8.8,10.9…. tùy vào tính toán của các công trình.  Nền nhà xưởng Nền nhà xưởng thường được đổ bê tông dưới là lớp base và cát đầm chặt. Chiều dày bê tông nền phụ thuộc vào tải trọng máy móc và xe di chuyển trong nhà xưởng. Mặt nền thường được đánh bóng hoặc sơn epoxy để đảm bảo bề mặt bóng sạch trong quá trình sử dụng. Tùy thuộc vào địa chất cũng như tính chất chịu tải của nền để lựa chọn gia cố nền cho phù hợp (nền bê tông có thép, nền bê tông không thép hoặc thậm chí nền được gia cố bằng cọc bê tông)  Hệ khung kết cấu chính gồm cột, dầm, vì kèo thép Cột thép, vì kèo là cấu tạo chính của nhà thép tiền chế, được thiết kế để đủ khả năng chịu lực và vượt nhịp lớn có thể lên đến 100m theo yêu cầu của từng nhà xưởng. Cột và vì kèo thường được thiết kế dạng thép H thay đổi tiết diện, hay cấu tạo dạng dàn. Liên kết giữa cột và vì kèo thường bằng bản mã và liên kết bởi các bu lông cường độ cao.  Cửa trời và mái canopy Cửa trời thường đặt trên đỉnh nhà xưởng, có tác dụng lấy ánh sáng tự nhiên và thông gió giúp nhà xưởng thông thoáng trong quá trình sản xuất. Mái canopy là hệ thống mái sảnh có tác dụng che nắng, che mưa có kết cấu thép sử dụng ốp aluminium, lợp bằng mái tôn hoặc kính
  • 7. 7  Xà gồ và hệ giằng Xà gồ thép mạ kẽm thường có dạng hình chữ C, Z, U… có nhiều loại chiều cao và chiều dày khác nhau dựa vào từng bước cột và tải trọng… khoảng cách xà gồ từ 1m đến 1,4m. Nó được kết nối với vì kèo bằng bu lông qua những bản mã hàn sẵn trên kèo, có tác dụng chính để đỡ hệ thống mái tôn bên trên. Hệ thống giằng đầu hồi, giằng mái, giằng xà gồ làm tăng khả năng liên kết giữa các khung. Đảm bảo sự ổn định của kết cấu khung trong quá trình lắp dựng và kể từ khi sử dụng.  Mái tôn, panel bao che Mái tôn hoặc mái panel cho nhà xưởng cũng rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là mái tôn, panel được cấu tạo thêm 1 lớp cách nhiệt bằng túi khí hoặc lớp bông thủy tinh giúp chống nóng và chống ồn cho nhà xưởng.
  • 8. 8 4. Các loại vật liệu cơ bản xây dựng nhà thép tiền chế Có 3 loại vật liệu cơ bản để xây dựng nhà thép tiền chế: khung thép, tôn lợp mái và tấm bao che.  Khung thép Khung thép có thể nói là một trong những vật liệu chính, không thể thiếu của nhà thép tiền chế. Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi công trình mà các chủ đầu tư có thể lựa chọn các loại khung thép có kích thước khác nhau. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn và đưa ra công trình để thi công lắp dựng. Nhờ vậy, thời gian xây dựng được rút ngắn hơn. Ngoài ra, thép có trọng lượng nhẹ hơn so với bê tông nên giảm được áp lực trọng tải về mọi mặt.
  • 9. 9  Tôn lợp mái Ngoài khung thép, tôn được sử dụng để che chắn, lợp mái hầu hết các công trình công nghiệp như: nhà xưởng, nhà kho, nhà xe,…Bởi tôn có trọng lượng nhẹ, đa dạng màu sắc nên ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn. Tôn có nhiều loại, tùy vào mỗi công trình mà đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Hiện nay có 3 loại tôn phổ biển: Tôn 3 lớp cách nhiệt, tôn thường 1 lớp và tôn lấy sáng. Tuy nhiên, tôn không có khả năng cách âm nên việc giảm thiểu tiếng ồn bị hạn chế.  Tấm bao che, định hình
  • 10. 10 Sau khi có khung chính và mái lợp, vách che là một phần không thể thiếu trong nhà tiền chế. Để đảm bảo sự chắc chắn, trước đây người ta thường lựa chọn gạch để làm tường, vách ngăn cho công trình. Nhưng gạch cần phải khai thác từ tự nhiên và phải trải qua giai đoạn nung nấu nên làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, gạch truyền thống có trọng lượng nặng, quá trình thi công lâu. Vì thế ngày nay, người ta thường dùng tấm bao che bằng tôn, panel hoặc các vật liệu đúc sẵn khác để thay thế cho gạch nung truyền thống này. Loại vật liệu này có trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt lên công trình. 5. Ưu nhược điểm của nhà thép tiền chế a. Ưu điểm  Tiết kiệm vật liệu phụ  Có khả năng chịu lực tốt cùng trọng lượng nhẹ hơn so với những vật liệu khác nên sẽ giúp giảm bớt tải trọng khi xây dựng  Việc lắp đặt diễn ra nhanh chóng và đơn giản hơn. Thách thức mọi điều kiện thời tiết.  Giúp tận dụng tối đa không gian nhà xưởng, dễ mở rộng quy mô khi cần  So với nhà bê tông truyền thống, nhà tiền chế giá rẻ hơn, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp  Có tính đồng bộ cao trong xây dựng. b. Nhược điểm  Khả năng chịu lửa kém  Dễ bị ăn mòn trong điều kiện nóng ẩm  Độ bền tương đối  Chi phí bảo dưỡng khá cao  Tuy nhiên, những nhược điểm này đều đã được khắc phục nhờ công nghệ tiên tiến hiện nay như:  Đối với khung thép dễ ăn mòn: tăng độ chống ăn mòn cho thép bằng cách mạ gang, mạ nhôm. Giải pháp này cũng góp phần làm giảm chi phí bảo dưỡng cho nhà khung thép.  Đối với khả năng chịu lửa kém: bọc lớp chịu lửa như tấm gốm, sơn chống lửa, bê tông. Bên cạnh đó, công trình nhà khung thép tiền chế cũng cần được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. II. So sánh nhà khung thép tiền chế và nhà bê tông 1. Giải pháp kết cấu Khác với giải pháp kết cấu nhà bê tông cốt thép truyền thống với quy trình thi công gòm các bước: lắp dựng cốp pha, lắp dựng cốt thép và đổ bê tông tại chỗ, sử dụng bê tông và cốt thép cùng chịu lực tốn rất nhiều thời gian và nhân công trên công trường. Giải pháp nhà thép tiền chế được thi công hoàn toàn từ kết cấu thép. Các cấu kiện cột, dầm, sàn được chế tạo trong nhà xưởng và vận chuyển ra lắp ráp tại công trường. 2. Độ bền Giải pháp khung thép kết cấu với tuổi thọ tối thiểu là 30 năm, với những công trình cấp đặc biệt như cầu đường bộ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại….. tuổi thọ khung thép có thể thiết kế lên đến 100 năm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về độ bền cho các dự án xây dưng.
  • 11. 11 3. Ứng dụng Trước đây, giải pháp khung cột kèo kết cấu thép lắp ghép chỉ sử dụng cho các công trình nhà kho, nhà xưởng và các hạng mục công nghiệp thì ngày nay giải pháp kết cấu thép ứng dụng cho cả vào trong dân dụng với các công trình nhà phố, showrooom, quán café, nhà hàng, nhà cao tầng, trung tâm thương mại…. III. Yêu cầu thiết kế nhà khung thép lắp ghép Giải pháp nhà khung thép tiền chế đòi hỏi đơn vị thiết kế và thi công có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và cần đảm bảo về độ chính xác kỹ thuật cao. Do vậy giai đoạn thiết kế cần đáp ứng 4 yêu cầu tối thiểu là 1. Đảm bảo phương án kiến trúc, tính thẩm mỹ của ngôi nhà Kết cấu thép có thể dễ dàng uốn cong, khả năng tạo hình tốt nên có thể đáp ứng mọi ý tưởng, mong muốn của chủ đầu tư về hình dáng kiến trúc của công trình. 2. Đảm bảo khả năng chịu lực Các kỹ sư và kiến trúc sư cần phải tính các loại tải trọng lên công trình như tải bản thân, tải các vật liệu hoàn thiện, hoạt tải sử dụng, tải gió… để đưa ra các thiết kế móng, khung, sàn đảm bảo chịu lực và độ võng cho phép. Ngoài ra, thiết kế còn phải tính toán đến cả trường hợp mở rộng diện tích cũng như nâng tầng trong tương lai. Khả năng chịu lực của nhà khung thép dân dụng phải được tính toán các chi tiết: tiết diện cột, dầm, san và các chi tiết liên kết hàn và bulong.
  • 12. 12 3. Tối ưu vật liệu và tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư Một công trình nhà khung thép đạt tiêu chuẩn không những đảm bảo yêu cầu về kiến trúc, khả năng chịu lực mà còn phải được thiết kế và thi công để có một chi phí vật tư vật liệu ở mức thấp nhất. 4. Tối ưu biện pháp vận chuyển và lắp dựng Đa phần các dự án nhà khung thép dân dụng nằm trong phố, với mặt bằng thi công chật hẹp nên việc tổ chức mặt bằng thi công và biện pháp thi công phải được tính toán kĩ, trành gây ảnh hưởng và mất an toàn tới dân cư và giao thông xung quanh. IV. Các bước thi công nhà thép tiền chế Thi công một công trình nhà thép tiền chế đều phải trải qua 3 giai đoạn: 1. Giai đoạn thiết kế: Tất cả các hạng mục đều phải được thiết kế chi tiết từ phương án đến loại vật liệu sử dụng. Thông thường bản vẽ thiết kế bao gồm các bản vẽ kiến trúc, phần kết cấu và bản vẽ điện nước. 2. Giai đoạn gia công các cấu kiện kết cấu thép như cột, dầm, sàn deck, xà gồ… tại nhà xưởng 3. Giai đoạn thi công: Vận chuyển và thi công lắp dựng các cấu kiện thép tiền chế ngoài công trường
  • 13. 13 Vì thi công trong phố với mặt bằng và điều kiện thi công phức tạp hơn nhiều các công trình công nghiêp. Giai đoạn thi công ngoài hiện trường quyết định sự thành công của một dự án với 4 bước: Bước 1. Thi công phần nền móng và lắp dựng bulong chờ Giải pháp móng cho nhà khung thép để ở cũng tương tự như nhà bê tông cốt thép. Các giải pharp móng có thể sử dụng là móng đơn, móng băng hay móng cọc. Trước khi đổ bô tông móng, các bu lông neo được định vị chính xác vào vị trí để chờ liên kết với hệ cốt thép sau này.
  • 14. 14 Bước 2: Sản xuất các cấu kiện tại nhà xưởng Song song với quá trình thi công phần móng, việc sản xuất các cấu kiện kết cấu thép được tiến hành tại nhà xưởng và vận chuyển ra lắp ráp tại công trường ngay sau khi phần móng đổ bê tông xong và bê tông đủ cường độ, đảm bảo an toàn trong quá trình lắp dựng
  • 15. 15 Bước 3: Lắp dựng khung kết cấu thép và hệ bao che Sau khi hoàn thiện công tác gia công sản xuất, các cấu kiện kết cấu thép được vận chuyển đến công trường để thi công lắp dựng Thông thường công tác lắp dựng được hỗ trở bằng cẩu, các cấu kiện được liên kết với nhau bằng bu lông cường độ cao. Bước 4: Hoàn thiện ngôi nhà, lắp đặt các hệ thống thông gió, điện, nước… Giai đoạn hoàn thiện nhà khung thép tương tự như hoàn thiện nhà bê tông cốt thép truyền thống như công tác: xây, trát, ốp, lát, cửa, thiết bị vệ sinh… V. Chi phí xây dựng nhà khung thép tiền chế Như bất kỳ công trình xây dựng nào, không có một đơn giá cố định cho tất cả các công trình. Về cơ bản đơn xây dựng nhà thép tiền chế là rẻ hơn so với giải pháp đổ bê tông cốt thép truyền thống từ 10-30% tùy vào khối lượng và quy mô công trình. Đơn giá xây dựng phụ thuộc vào một số yếu tố như: - Địa điểm xây dựng - Quy mô công trình - Công năng của công trình - Hình dáng kiến trúc - Thời điểm xây dựng Phần 2: Cấu tạo nhà xưởng khung thép tiền chế I. Thông số cơ bản của nhà xưởng khung thép tiền chế Kết cấu thép là giải pháp tối ưu trong xây dựng nhà xưởng công nghiệp từ xưa đến nay, ngày trước ở ta hay sử dụng khung tiệp là khung vì kèo bằng thép V, thép hộp. Từ khi công nghệ khung thép tổ hợp tiền chế được giới thiệu thì trở thành một giải pháp không thể thay thế cho các dự án nhà xưởng sản xuất, nhà kho và cả các hạng mục nhà văn phòng, nhà xe…. Nhà xưởng khung thép tiền chế có một số đặc trưng:  Khẩu độ: Là khoảng cách theo phương ngang của nhà xưởng  Bước cột: Là khoảng cách 2 cột theo phương dọc nhà. Thông thường từ 6-12m  Chiều cao nhà: Là chiều cao cột biên, quyết định đến độ thông thoáng của nhà xưởng  Độ dốc mái: Độ dốc mái thưởng chọn từ 10-30% để đảm bảo việc thoát nước mưa  Tải trọng bền: Phụ thuộc vào công năng nhà xưởng như bố trí máy móc, xe hàng và xe vận chuyển  Tải trọng mái: Gồm tải mái tôn và tấm cách nhiệt, trần giả, hệ thống kỹ thuật, tải gió, cẩu trục…
  • 16. 16 Thông số của khung kết cấu nhà xưởng II. Thiết kế và sản xuất Việc thiết kế nhà thép được thực hiện bởi các kỹ sư và kiến trúc sư của đơn vị thi công sẽ tối ưu được kết cấu, các chi tiết cấu tạo và các giải pháp công năng cho nhà xưởng. Sản xuất kết cấu thép tại nhà xưởng
  • 17. 17 Sau khi thống nhất được phương án kiến trúc và kết cấu, nhà thầu sẽ triển khai bản vẽ gia công chi tiết các cấu kiện và chuyển bản vẽ xuống dưới xưởng sản xuất để chuẩn bị cho quá trình gia công các cấu kiện kết cấu thép. Quá trình gia công cơ bản gồm các bước: - Cắt phôi - Gá định hình cấu kiện - Hàn tổ hợp - Gá mã, gân tăng cứng - Vệ snh cấu kiện - Sơn chống gỉ và sơn màu 1. Cắt phôi, mã Các cấu kiện kết cấu thép có 2 dạng: - Thép định hình (hay thép đúc) - Thép tổ hợp: Các cấu kiện được hàn tổ hợp từ các thép tấm lại với nhau. Các loại vật liệu đầu vào đều có Co (chứng chỉ xuất xử) Cq (Chứng chỉ chất lượng) đầy đủ. Thép định hình là các cấu kiện thép hình H,U,V…. được đổ khuôn từ phôi và có kích thước nhất định. Như H300, H350, H400, I250…. Quá trình sản xuất đang nói đến các cấu kiện tổ hợp. Bản bụng, cánh của các cấu kiện được cắt ra từ các tấm thép có các chiều dày cơ bản 6,8,10,12,14mm ….. bằng các máy CNC và máy cắt thủy lực. Máy cắt thép CNC
  • 18. 18 Máy cắt thủy lực 2. Gá tổ hợp cấu kiện Các bản cánh, bụng của cấu kiện sau khi cắt được định vị chính xác vào vị trí và ráp bằng các mối hàn tạm. 3. Hàn tự động Sau khi hàn gá chính xác, cấu kiện được đưa vào máy hàn tự động. Để đảm bảo đường hàn đúng kỹ thuật và có chất lượng tốt nhất cần người thợ có kinh nghiệm điều chỉnh dây hàn, thuốc hàn và dòng điện hàn cho hợp lý. Đường hàn được kiểm tra bề mặt bằng mắt thường, kiểm tra chất lượng đường hàn máy siêu âm hoặc thử tủ, thí nghiệm macro…
  • 19. 19 Máy hàn tự động Đường hàn bằng máy hàn từ động
  • 20. 20 4. Nẳn thẳng cấu kiện Nhiệt độ cao của quá trình hàn làm cho các cấu kiện có thể bị cong vênh. Để đảm bảo các cấu kiện có độ chính xác khi lắp dựng, các cấu kiện phải được cân chỉnh, nắm thẳng và kiểm tra kỹ trước khi chuyển sang bước tiếp theo Máy nắm giúp cấu kiện không bị cong vênh sau khi hàn 5. Hàn bản mã, sườn gia cường, lỗ khoan Sau khi các cấu kiện được hàn và cân chỉnh, các chi tiết sườn gia cường, bản mã được hàn tay bằng các công nhân hàn có tay nghề cao nhất để đảm bảo độ chính xác. Hàn mã liên kết, gân tăng cứng
  • 21. 21 Khoan lỗ liên kết bằng máy khoan từ 6. Phun bi/phun cát và vệ sinh bề mặt cấu kiện Cấu kiện sau khi được gia công được chuyển sang khu vực vệ sinh. Tại đây, các cấu kiện được vệ sinh đánh gỉ bề mặt và xử lý bằng máy phun bi trước khi chuyển sang công tác sơn là công tác hoàn thiện cuối cùng. Sau khi hoàn thiện các cấu kiện được đưa vào máy phun bi
  • 22. 22 Vệ sinh cấu kiện trước khi sơn 7. Sơn hoàn thiện Độ bền của cấu kiện thép khi thi công và trong quá trình sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt sơn phủ để bảo vệ cấu kiện khỏi các tác động của môi trường. Các cấu kiện được sơn 1 lớp chống gỉ và 2 lớp sơn màu với màu sắc phụ thuộc yêu cầu của chủ đầu tư. Sơn chống gỉ cấu kiện kết cấu thép
  • 23. 23 Sau đó các cấu kiện được tập kết tại bãi và kiểm tra dán tem theo số liệu cấu kiện theo bản vẽ thiết kế. Được kiểm tra lại số lượng, kích thước bởi các kỹ sư KCS trước khi vận chuyển ra công trường. Chuẩn bị vận chuyển ra công trường Phần 3: Lắp dựng nhà thép tiền chế I. Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế Quy trình thi công lắp dựng nhà thép tiền chế thông thường có các bước cơ bản sau: - Tiếp nhận và bảo quản vật tư - Lắp dựng bulong móng - Lắp dựng khung kết cấu thép - Lắp dựng xà gồ - Lợp mái tôn bao che 1. Tiếp nhận vật tư Đặc điểm của nhà thép tiền chế là mọi cấu kiện được sản xuất tại nhà máy và vận chuyển ra lắp dựng tại công trường. Trong quá trình thi công nếu thiếu 1 cấu kiện hay vì cấu kiện sai lệch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ lắp dựng trên công trường. Vì vậy quá trình tiếp nhận vật tư cần đảm bảo đầy đủ các cấu kiện, vật tư để đảm bảo quá trình thi công lắp dụng là liên tục. Yêu cầu có phiếu giao hàng, bên tiếp nhận vật tư ký xác nhận đầy đủ.
  • 24. 24 2. Bảo quản vật tư Vật tư trên công trường cần tập kết tại những vị trí đã được sắp sẵn để thuận tiện cho quá trình lắp dựng từ vị trí nào trước, vị trí nào sau. Vật tư cần được kê lên cao để tránh cọ sát với nền ảnh hưởng đến lớp sơn bề mặt, tránh bụi bẩn trên công trường và cần che bạt cẩn thận. 3. Thi công lắp dựng bulong móng Việc lắp đặt bu lông móng là công đoạn đầu tiên của quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế. Công tác lắp đặt bu lông móng chính xác sẽ đảm bảo việc lắp dựng các cấu kiện dầm, cột kết cấu thép được dễ dàng và chính xác sau này. Bulong móng cần được liên kết cứng bằng cách hàn vào hệ cốt thép móng Thông thường, công tác lắp đặt bu lông móng triển khai sau khi công tác đặt cốt thép, cốp pha mong hoàn thành để đảm bảo mặt bằng và độ cứng cáp ổn định của hệ cốp pha cốt thép đã thi công. Hệ bulong móng được gông, định vị chính xác bằng máy toàn đạc, máy thủy bình và hàn cố định vào hệ thép móng. Công tác này thường do các thợ có kinh nghiệm đảm nhiệm. Sau khi công tác lắp đặt hoàn thành chuẩn bị công tác đổ bê tông, bu lông được bịt đầu cẩn thận để tránh bẩn hay va chạm làm ảnh hưởng đến đầu ren. 4. Thi công lắp dựng hệ khung ( cột, vì kèo, dầm thép) Trước khi triển khai công tác lắp đặt hệ kết cấu thép ngoài công trường, nhà thầu thi công kết cấu thép cần khảo sát mặt bằng hiện trạng, đường công vụ, khu vực thao tác của cẩu, vị trí tập kết vật liệu… Từ đó lập bản vẽ thi công và biện pháp an toàn cho công tác lắp dựng kết cấu thép. Đây là giai đoạn chính của quá trình lắp dựng nhà thép tiền chế. Tùy theo mặt bằng hiện trạng, kích thước và khối lượng các cấu kiện kết cấu thép mà bố trí cẩu hợp lý. Việc này quyết định đến tiến độ cũng như chi phí trực tiếp trên công trường. Thông thường vị trí lắp đặt từ xa về gần, triển khai từ một góc rồi đẩy dần ra ngoài. Bắt đầu từ cột và khung đầu tiên, từ đó triển khai các khung tiếp theo cho đến hết.
  • 25. 25 Sau đó, hệ khung cần được cân chỉnh đảm bảo độ thẳng đứng, xiết bu lông đủ cường độ và sơn lại nếu các cấu kiện bị xước xát trong quá trình thi công. Công tác lắp dựng cột, dầm thép. Công tác lặp dựng cột, dầm thép
  • 26. 26 5. Thi công lắp dựng hệ xà gồ Sau khi hoàn thành lắp dựng hệ khung thép và cân chỉnh, xiết toàn bộ bulong liên kết, hệ xà gồ được đưa lên lắp vào vị trí. Công tác lắp dựng xà gồ 6. Lợp mái tôn bao che Cuối cùng là giai đoạn lợp mái tôn, vật liệu cách nhiệt đi kèm và hệ thống máng nước, ống thoát nước. Công tác lợp mái tôn và bông thủy tinh cách nhiệt
  • 27. 27 II. Vấn đề cần chú ý khi lắp dựng nhà thép tiền chế 1. Tiềm ẩn rủi ro công tác lắp dựng nhà thép tiền chế Quá trình lặp dựng kết cấu thép là bước tiếp theo trong quá trình thi công nhà xưởng khung thép tiền chế, gồm các bước: - Thiết kế kết cấu thép nhà công nghiệp - Sản xuất kết cấu thép tiền chế - Quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế Quá trình lắp dựng nhà thép tiền chế tiềm ẩn nhiều rủi ro cả về kết cấu thiết bị lẫn con người. Hệ kết cấu dễ bị biến dạng nhất là lúc bắt đầu lắp dựng những kết cấu đầu tiên, khi đó hệ kết cấu chưa được liên kết vào nhau nên rất dễ mất ổn định dưới tác động của các tác động bên ngoài như gió, bão…. Hay sai lầm của lái cẩu làm va chạm vào hệ kết cấu thép đang lắp dựng. Khi toàn bộ khung thép đã được lặp đặt hoàn chỉnh có cột, kèo, xà gồ, hệ giằng và mái tôn thì rất khó bị sập. Vì khi đó nó đã trở thành một hệ kết cấu vững vàng. Nếu được thiết kế đúng tiêu chuẩn thì nhà chỉ có thể sập do cháy nổ hoặc do va chạm mạnh làm biến dạng cột, dẫn đến đổ sập. Điều kiện làm việc trên cao, nắng nóng cũng khiến công nhân mất tập trung ảnh hưởng đến công tác an toàn. Thực tế thời gian gần đây, có khà nhiều công trình nhà xưởng khung thép tiền chế bị mất an toàn về lao động hoặc bị biến dạng, đổ sập. Nguyên nhân chủ yếu do những điều kiện khách quan không lường trước được của thời tiết, nhưng cụ thể hơn vẫn do quy trình lắp dựng chưa đúng và thiếu các biện pháp an toàn khi lắp dựng. 2. Một vài lưu ý khi thi công lắp dựng nhà thép tiền chế - Công nhân lắp dựng luôn phải đảm bảo tính táo khi làm việc, phải đủ các thiết bị bảo hộ khi lên kèo. - Đảm bảo lái cẩu luôn tỉnh táo và tập trung khi làm việc, vì chỉ cần một sai sót nhỏ của lái cẩu cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của con người và hệ kết cấu đang lắp dựng. - Khi gặp thời tiết gió bão nên tạm dừng thi công. - Để thi công nhà thép tiền chế an toàn thì bước đầu tiên cần lắp dựng khoang giằng cứng ở đầu hồi. Cần thiết phải lắp đủ cột, kèo, xà gồ, giằng mái, giằng tường, tay chống xà gồ và căng một số giằng cáp tạm từ kéo xuống các cọc neo dưới đất. - Sau khi đã lắp hoàn thiện khoang giằng cứng, cần kiểm tra và căn chỉnh độ chính xác của khung (cao độ, độ lệch cho phép, độ võng…) từ đó triển khai lắp các khung tiếp theo nói tiếp vào khung giằng chính. Nếu có thể lắp đủ số lượng xà gồ là tốt nhất, nếu không lắp thì lắp ít nhất 50% số lượng xà gồ của từng khoang, dần dần hoàn thiện đến toàn bộ khung. III. Giải pháp báo vệ nhà khung thép tiền chế hiệu quả Nhà khung thép tiền chế - thành phần nòng cốt quyết định đến sự bền đẹp, an toàn của công trình nhà thép tiền chế. Do đó phải thật kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phương án xây dựng và vật liệu tốt nhất để có được nhà thép tiền chế thực sự chắc chắn và an toàn.
  • 28. 28 1. Tại sao khung nhà thép tiền chế cần được bảo về Vật liệu nhà thép tiền chế hoàn toàn từ chất liệu thép. Chính điều này mang lại cho công trình những lợi ích qua việc thi công nhanh chóng, giảm thiểu chi phí, đặc biệt là tính ổn định và chắc chắn. Mặt khác, thép cũng có hạn chế riêng của nó. Về mặt bản chất vật lí, thép là kim loại qua thời gian sử dụng và chịu sự tác động của thời tiết do đó phần nào cũng bị hư hỏng do rỉ sét, bào mòn. Để khắc phục tối đa những yếu tố bất lợi này thì con người phải đưa ra giải pháp bảo vệ để kìm hãm sự tác động và kéo dài tuổi thọ của công trình 2. Trang bị bảo quản bề mặt bằng lớp sơn phủ chống gỉ, chống cháy. Các yếu tố khắc tinh với thép thì trong đó không thể không kể đến nhiệt độ. Quá trình thép bị bào mòn , biến dạng do tác động của nhiệt độ xẩy ra nhanh hơn nếu bề mặt không được bảo quản. Chính vì điều này, nên cẩn thận ngay từ đầu trong khâu gia công kết cấu thép. Giải pháp được nhiều chủ đầu tư sử dụng hiệu quả là sơn một lớp sơn phủ lên bề mặt thép, tạo một khoảng không cách nhiệt độ 3. Sử dụng thép mã kẽm cho khung nhà thép tiền chế Dưới sự tác động của các yếu tố thời tiết, nếu khung thép được trang bị một lớp mã kẽm đóng vai trò là lớp áo giáp kiên cố, giúp bảo vệ cho kết cấu thép. Phương án này giúp bề mặt tránh được tối thiểu hiện tượng gỉ sét thường gặp. Bên cạnh hệ sơn phủ thì giải pháp này cũng khá hiệu quả. 4. Lắp đặt thêm hệ thống không khí, làm mát, cách nhiệt Bên cạnh yếu tố nhiệt độ, thì độ ẩm cũng tác động không hề nhỏ đến quá trình sử dụng khung nhà thép tiền chế. Đặc biệt là những nhà xưởng có độ ẩm lớn như nhà kho đông lạnh, nhà xưởng sản xuất thủy hải sản. Ngay từ đầu khi làm việc với đơn vị thiết kế nên đề xuất lắp thêm hệ thống thông khí. Việc làm này vừa giảm tác động đến bề mặt thép, vừa tạo cho không gian nhà xưởng mát mẻ, tạo môi trường làm việc hiệu quả cho công nhân nhà xưởng và máy móc. Ngoài các phương án trên, có thể sử dụng thêm hóa chất chống gỉ chuyên dụng. Nó cũng đóng góp không hề nhỏ trong công tác chống ăn mòn trước tác động của thời tiết khắc nghiệt. 5. Đơn vị thi công nhà khung thép tiền chế uy tín Các giải pháp nêu trên chỉ là một trong số nhỏ nằm trong các giải pháp bảo vệ khung nhà thép tiền chế hiệu quả. Điều quan trọng mà bạn cần làm ngay từ đầu là chọn cho mình nhà thầu uy tín và có tâm. Sẽ nhận được tư vấn và gợi ý phương pháp phù hợp từ đơn vị sao cho tối ưu nhất.
  • 29. 29 Phần 4: Đơn giá thi công nhà khung thép tiền chế Nhà khung thép dân dụng đang được sử dụng ngày một nhiều bởi các ưu thế vượt trội so với giải pháp xây nhà bằng bê tông truyền thống. Nhà khung thép trong phố được sử dụng linh hoạt và cho nhiều công năng khác nhau : - Nhà ở dân dụng - Nhà hàng, quán café - Siêu thị, showroom, trung tâm thương mại - Văn phòng Đơn giá thi công nhà phố khung thép về cơ bản không khác nhiều so với việc thi công nhà xưởng khung thép từ xưa đến nay, tuy nhiên vì khác biệt về quy mô cũng như mặt bằng thi công nên đơn giá xây dựng nhà phố khung thép có một vài khác biệt. So với giải pháp xây dựng bằng bê tông truyền thống, đơn giá xây dựng nhà khung thép thường thấp hơn, nhưng cũng có lúc cao hươn tùy vào quy mô của công trình và điều kiện mặt bằng thi công I. Yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá xây dựng nhà khung thép 1. Công năng của công trình Mỗi một công năng có không gian sử dụng và hoạt tải sử dụng khác nhau nên kích thước các cấu kiện cột, dầm, sàn cũng khác nhau. Ví dụ: Không gian showroom, siêu thị muốn lưới cột lớn để tạo không gian rộng, có thể lên đến 12m, hoạt tải sử dụng đến 500kg/m2 hoặc 600kg/m2, lớn hơn nhiều so với công trình nhà ở, nhà nghỉ dưỡng. Dẫn đến kích thước cột, dầm của dự án showroom lớn hơn, tăng khối lượng phần kết cấu. Không gian nhà hàng với kết cấu khung thép tiền chế
  • 30. 30 2. Mặt bằng thi công Mặt bằng thi công rộng rãi, giao thông thuận lợi khác với mặt bằng chật hẹp khó khăn cho công tác vận chuyển, tập kết vật tư và lắp dựng cơ giới hóa. Mặt bằng chật hẹp, biện pháp lắp dựng thủ công làm việc tập kết vật tư vật liệu khó khăn, mất nhiều thời gian và nhân công làm tăng chi phí của công trình. 3. Quy mô xây dựng công trình Công trình có quy mô lớn hơn sẽ có đơn giá thấp hơn công trình có quy mô nhỏ, sự chênh lệch này có thể lên đến 30% đơn giá. 4. Phương án kiến trúc công trình Chi phí xây dựng phụ thuộc nhiều vào khối lượng vật tư vật liệu, nhất là các vật liệu hoàn thiện như gạch ốp, lát, của đi, cửa sổ, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện…. Chi phí hoàn thiện có biên độ giao động giá lớn hơn nhiều so với chi phí phần thô. 5. Yêu cầu tiến độ thi công công trình Đơn giá thi công nhà phố khung thép còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu tiến độ do phải thay đổi biện pháp thi công và tăng nhân công để đẩy tiến độ công trình, dẫn đến chi phí xây dựng tăng. 6. Thời điểm thi công Giá vật tư vật liệu xây dựng biến động theo từng năm, thậm chí từng tháng nên đơn giá tại thời điểm này chưa chắc đã giống thời điểm sau. Đặc biệt trong các loại vật liệu thì thép là vật liệu có biên độ giá thay đổi lớn nhất. II. Đầu việc thi công nhà khung thép Thông thường công tác thi công nhà khung thép bao gồm một số đầu việc như sau 1. Công tác móng - Công tác thi công ép cọc bê tông (nếu có) - Công tác đào đất - Công tác thi công bê tông lót móng - Công tác thi công bê tông, cốt thép, cốp pha móng - Công tác đổ đất, đầm chặt nền 2. Công tác thi công kết cấu thép - Công tác lắp đặt bu lông móng - Công tác gia công kết cấu thép tại xưởng sản xuất - Công tác vận chuyển, lắp dựng khung thép tiền chế - Công tác lắp đặt sàn deck, hệ thép sàn - Công tác đổ bê tông sàn
  • 31. 31 3. Công tác hoàn thiện - Công tác xây, trát, ốp lát - Công tác cửa - Công tác trần, thiết bị vệ sinh - Công tác điện nước - Công tác sơn bả Lắp dựng nhà khung thép dân dụng III. Đơn giá thi công nhà khung thép Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới đơn giá xây dựng nên rất khó để đưa ra một đơn giá cho mọi công trình. Để biết chính xác nhất về chi phí xây dựng công trình của mình nên liên hệ nhận báo giá cụ thể từ những công ty chuyên về lĩnh vực thi công nhà khung thép. Tuy nhiên, có thể tham khảo đơn giá xây dựng nhà khung thép như sau: Hạng mục Đơn giá (đ/m2) P.án móng nông 500k-600k P.án móng cọc 600k-700k Phần kết cấu 1400k-1600k Phần hoàn thiện Tùy vào từng dự án Đơn giá trên áp dụng cho các công trình có kết cấu cơ bản như sau: - Phương án móng nông: hệ móng đơn BTCT có chiều sâu đào đất ~1.5m - Móng cọc: Thông thường sử dụng cọc 200x200 dài 15m, đài móng và hệ giằng móng bê tông cốt thép
  • 32. 32 - Kết cấu thép tổ hợp SS400 hoặc Q235, sơn hoàn thiện 1 lớp chống gỉ và 2 lớp màu - Sàn deck mạ kẽm 1 lớp thép và đổ bê tông mác M250 IV.Tối ưu đơn giá thi công nhà khung thép Nhà khung thép vẫn là một giải pháp mới mẻ với đa phần các kỹ sư xây dựng nên để có giải pháp hợp lý và có chi phí tiết kiệm nhất, CĐT nên tham khảo tư vấn của những công ty chuyên về kết cấu thép tiền chế, tránh việc thay đổi phương án nhiều lần trong quá trình thi công gây phát sinh những chi phí không cần thiết và ảnh hưởng đến thời gian thi công. Phần 5. Ứng dụng nhà thép tiền chế trong xây dựng dân dụng và thương mại Ứng dụng của nhà thép tiền chế ngoài đặc tính bền vững và vẻ đẹp thầm mỹ thì nhà thép tiền chế còn có rất nhiều ưu điểm khác như: tiết kiệm thời gian xây dựng, chi phí nhân công, khả năng nâng cấp sửa chữa dễ dàng. I.Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng nhà ở đơn lẻ 1. Giới thiệu Nhà ở là tổ ấm của mỗi gia đình, là nơi cho ta nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả, mệt mỏi. Thế nên việc xây dựng, thiết kế luôn được chú trọng nhiều nhất, đặc biệt tính sáng tạo, độc đáo luôn đặt lên hàng đầu. Cũng chính vì thế, xu hướng ứng dụng nhà thép tiền chế vào trong xây dựng nhà ở ngày càng phổ biến hơn. Xây dựng nhà thép tiền chế dân dụng cũng tương tự như xây nhà kho, nhà xưởng hay những công trình khác, không chỉ mạnh về kết cấu mà còn giúp tối ưu diện tích sử dụng của không gian ngôi nhà một cách tối đa nhất. Hơn thế nữa trong thời gian gần đây, xu hướng xây dựng hiện đại, kiểu dáng đơn giản nhưng mạnh mẽ, phóng khoáng đang nở rộ. Thiết kế đó hoàn toàn phù hợp với đối tượng là các gia đình trẻ trong thời đại công nghệ 4.0 như bây giờ. Các thiết kế đó đòi hỏi tính linh hoạt trong kết cấu – Điều mà kết kếu bê tông cốt thép khó làm được. 2. Cấu tạo Một ngôi nhà được xây dựng với vật liệu chính là kết cấu thép sẽ gồm các bộ phận sau : Phần khung : Là kết cấu khung thép được gia công đúng theo bản vẽ. Sau đó, chúng sẽ được vận chuyển ra công trường để lắp đặt. Lưu ý phần khung thép cần được áp dụng các biện pháp chống ăn mòn, chống gỉ, chống cháy để đảm bảo chất lượng cho công trình. - Vì kèo: Đây là bộ phận được làm từ kẽm và có khả năng chống gỉ tốt, đặc biệt là khả năng chống cong võng. - Hệ thống vách ngăn: Phần vách ngăn được làm bằng các vật liệu cách nhiệt và thường có độ dày xấp xỉ 100mm - Trần: tùy vào yêu cầu của chủ đầu tư mà vật liệu trần sẽ khác nhau, nhưng thường là sử dụng trần thạch cao. - Hệ thống cửa: Thường thì sử dụng của khung nhôm kết hợp với pano kính sẽ đem lại hiệu quả sử dụng và thẩm mỹ cao hơn
  • 33. 33 Khi lắp dựng nhà tiền chế để ở bằng toàn bộ kết cấu thép đóng vai trò rất quan trọng tạo nên sức mạnh cho công trình, không cần sử dụng đến những bức tường mà vẫn có thể bố trí nội thất theo cách mà bạn muốn, chi phí giả cả thấp trong khi độ bền cao và lâu dài. II. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng nhà cao tầng Nhà cao tầng là giải ph mang tính đột phá trong quá trình phát triển của nhân loại. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì quy mô và tầm cở của các tòa nhà chọc trời ngày càng bùng nổ. Nói đến nhà cao tầng chúng ta thường liên tưởng đến các khối bê tông đồ sộ và khô khan Tuy nhiên, với các ưu điểm của mình, kết cấu thép và kết cấu thép liên hợp bê tông cốt thép ngày càng được áp dụng rộng rãi thay thế và trở thành một phần quan trọng của các kết cấu nhà cao tầng và siêu cao tầng. 1. Nhà thấp tầng lựa chọn nhà thép tiền chế Đối với các công trình thấp tầng và đòi hỏi tiến độ thi công , chúng ta nên lựa chọn giải pháp nhà thép tiền chế bởi các lợi ích sau: - Đảm bảo độ an toàn và độ bền vững cho công trình: Kết cấu thép có khung chịu lực, giúp giảm tải trọng công trình, giảm tải trọng truyền xuống móng công trình. - Tăng diện tích, mở rộng không gian: Nhà kết cấu thép sẽ giúp người sử dụng tăng không gian sống lên tới 20% so với nhà bê tông cốt thép bởi đã loại bỏ được sự chiếm diện tích của cột và dầm. Hơn nữa, kết cấu thép đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc như vượt nhịp cho không gian lớn. - Với diện tích đất ngày càng eo hẹp như hiện nay, việc xây dựng nhà khung thép cao tầng bằng kết cấu thép đã không còn xa lạ mà đang dần được ưa chuộng, trở thành lựa chọn của nhiều chủ đầu tư, nhiêu doanh nghiệp - Đảm bảo tính thẩm mỹ: Các cấu kiện thép có thể thiết kế với tính thẩm mỹ cao với quy mô lớn hơn. Hơn thế nữa, không gian sử dụng kết cấu thép phù hợp với đối tượng trẻ, năng động và sáng tạo. - Sử dụng ít nguyên liệu rời rạc: Hầu như vật liệu chủ yếu là kết cấu thép, việc kiểm soát chất lượng thi công nhanh và dễ dàng hơn. - Tiết kiệm thời gian thi công do các cấu kiện thép được thiết kế và sản xuất tại nhà máy, và được vẫn chuyển đến công trình để lắp dựng. 2. Nhà cao tầng lựa chọn nhà thép tiền chế Đối với những tòa nhà cao tầng, nhịp khung càng lớn thì chịu lực đòi hỏi càng cao, những lực dọc cần đảm bảo bởi trọng lực có thể lên đến 3000 tấn thép đối với những công trình cao trên 30 tầng. Vậy nên, nếu chỉ sử dụng những giải pháp truyền thống thì tốn rất nhiêu năm mới hoàn thành công trình Xét về bề mặt thi công, việc sử dụng những kết cấu thép gia công sẵn giúp tiết kiệm thời gian xây dựng và nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng. Đây là một giải pháp tối ưu đối với dự án đòi hỏi tiến độ. Hơn thế nữa, việc áp dụng các vật liệu mới các phương pháp thi công hiện đại giúp phương án xây dựng nhà cao tầng bằng kết cấu thép có độ hoàn thiện không hề thua kém so với phương pháp cổ điển là khung bê tông cốt thép toàn khối.
  • 34. 34 III. Ứng dụng nhà thép tiền chế vào xây dựng công trình thương mại, dịch vụ Đối với các dạng công trình như showroom, cửa hàng, quán bar… thì nhà thép tiền chế càng phát huy được hiệu quả. Những công trình này đòi hỏi thiết kế hiện đại theo modul, không gian kiến trúc phức tạp, chủ yếu xây dựng trên đất thuê nên đòi hỏi tiến độ thi công gấp rút.