SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Mục lục Trang 
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................2 
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM.............................................................3 
1. Sơ đồ công nghệ ngành dệt – nhuộm........................................................................4 
2. Các loại thuốc nhuộm thường dung..........................................................................6 
3. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải dệt – nhuộm...................................................8 
3.1. Nguồn gốc........................................................................................................8 
3.2. Đặc tính của nước thải dệt- nhuộm................................................................10 
4. Ảnh hưởng của nước thải dệt- nhuộm đến môi trường.........................................12 
II. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT- NHUỘM......................15 
1. Cơ sở lựa chọn công nghệ.......................................................................................15 
2. Một số công nghệ xử lý nước thải dệt – nhuộm......................................................16 
2.1. Phương án 1....................................................................................................16 
2.2. Phương án 2....................................................................................................19 
2.3. Phương án 3....................................................................................................21 
III. KẾT LUẬN............................................................................................................25 
DANH MỤC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................27 
GVHD: Trần Thành Đạt. 1
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
LỜI MỞ ĐẦU 
Trong nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, ngành dệt là một trong những ngành 
đang phát triển đáng kể ở nước ta. kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả 
nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2007 tăng 17,9% so với năm 
2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; 
sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%, Sự phát triển nhanh chóng 
của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng 
may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. 
Song cùng với sự phát triển ấy là các phát sinh trong quá trình sản xuất mà tiêu biểu đến là nước 
thải. Ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng nước thải lớn để sản xuất và đồng thời thải ra một 
lượng nước thải đáng kể cho môi trường. Nhắc đến nước thải ngành dệt nhuộm là một trong 
những loại nước thải ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất hữu cơ cao, khó phân hủy, pH dao động 
từ 9- 12 do thành phần các chất tẩy. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều hóa chất độc hại được 
sử để sản xuất tạo màu: như là phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất 
tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá….Các chất này thường có chứa các ion kim loại hòa 
tan, hay kim loại nặng rất khó phân hủy trong môi trường, có thể gây ô nhiễm môi trường trầm 
trọng trong thời gian dài. Nếu chưa được xử lý và xử lý chưa đạt QCVN mà thải ra ngoài thì các 
hóa chất này có thể giết chết vi sinh vật xung quanh, làm chết cá và các loại động vật sống dưới 
nước, các chất độc này còn có thể thấm vào đất, tồn tại lâu dài và ảnh hưởng tới nguồn nước 
ngầm và bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến đời sống của con người. Ngoài ra, nước thải dệt 
nhuộm thường có độ màu rất lớn và thay đổi thường xuyên tùy loại thuốc nhuộm, và có nhiệt độ 
cao nên cần phải được xử lý triệt để đễ trước khi thải ra, tránh gây ô nhiễm môi trường. 
Trong quá trình sản xuất của ngành dệt nhuộm thì sử dụng nước nhiều và nguồn phát sinh 
ra nước thải ngành dệt nhuộm ở rất nhiều công đoạn khác nhau, thay đổi theo từng loại sản 
phẩm. Nhưng đặc trưng của loại nước thải này có pH, nhiệt độ, COD cao và độ màu tương đối 
cao. Do vậy cần có biện pháp hợp lý để quản lý được lượng nước thải này triệt để hơn. Và đó 
cũng là mục tiêu nghiên cứu đề tài “Quy Trình Cơ Bản Trong Dệt Nhuộm Và Đề Xuất Công 
Nghệ Xử Lý Nước Trong Dệt Nhuộm.” của nhóm. 
Bài viết này chắc hẳn còn vấp nhiều thiếu sót, do sự hiểu biết không được cặn kẽ và kiến thức có 
hạn. Rất mong Thầy cùng các bạn đóng góp ý kiến thêm để hiểu rõ hơn và đề tài của nhóm được 
hoàn chỉnh hơn nữa. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 2
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT- NHUỘM 
Là một trong những ngành công nghiệp lớn mạnh nhất thế giới, hàng năm, đi đôi với sức tiêu thụ 
như vũ bão của người tiêu dùng, ngành công nghiệp thời trang cũng theo đó có doanh thu khổng 
lồ. Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng trong năm 2010, giá trị của ngành công nghiệp thời trang 
đã lên tới 2.560 nghìn đô la và năm 2014 con số này sẽ còn hứa hẹn tăng tiến đáng kể bất chấp 
tình hình kinh tế của thế giới vẫn chưa hết ảm đạm. Cùng với sự phát triển đó, ngành công 
nghiệp dệt nhuộm cũng có nhiều thay đổi, nhiều nhà máy, xí nghiệp mới cũng ra đời. Với khối 
lượng hóa chất sử dụng, nước thải ngành dệt-nhuộm cũng gây ô nhiễm cao. 
1. Sơ đồ công nghệ ngành dệt - nhuộm . 
GVHD: Trần Thành Đạt. 3
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Hình 1. Sơ đồ nguyên lí công nghệ dệt nhuộm hàng sợi bông và các nguồn nước thải . 
 Các quy trình cơ bản trong công nghệ dệt - nhuộm: 
GVHD: Trần Thành Đạt. 4
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Thông thường công nghệ dệt - nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), 
nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau: 
 Làm sạch nguyên liệu: nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều. Sau 
quá trình làm sạch bông được thu dưới dạng các tấm phẳng đều. 
 Chải: các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô. 
 Kéo sợi, đánh bóng, mắc sợi: tiếp tục kéo thô tại các máy sợi con để giảm kích thước sợi, 
tăng độ bền và quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải. Tiếp tục mắc sợi là 
dồn qua các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi. 
 Hồ sợi dọc: hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hố bao quanh sợi, 
tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải. ngoài ra còn dùng các 
hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat…. 
 Dệt vải: kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc thành hình tấm vải mộc. 
 Giũ hồ: tách các thành phần của hồ bám trên vải mộc bằng phương pháp enzym (1% 
enzym, muối và các chất ngấm) hoặc axit ( dung dịch H2SO4 0.5%).Vải sau khi giũ hồ 
được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy. 
 Nấu vải: loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên như dầu mỡ, sáp...Vải được 
nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao (2 – 3 at) và ở nhiệt độ cao 
(120 – 1300 C) . Sau đó vải được giặt nhiều lần. 
 Làm bóng vải: làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các mao quản làm cho 
xơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước hơn, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. làm 
bóng vải thông thường bằng dung dịch kiềm (NaOH) có nồng độ 280-300 g/l, ở nhiệt độ 
thấp 10-200 C. sau đó vải được giặt lại nhiều lần. đốim với vải nhân tạo không cần làm 
bóng 
 Tẩy trắng: mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn. Các chất tẩy thường 
dùng là natri clorit NaClO2, natri hypoclorit NaOCl hoặc hydro peroxyte H2O2 cùng với 
các chất phụ trợ. Trong đó đối với vải bông có thể dùng chất tẩy H2O2, NaClO2, NaOCl. 
 Nhuộm vải hoàn thiện: mục đích tạo màu sắc khác nhau của vải.Thường sử dụng các loại 
thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hợp chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. phần 
thuốc nhuộm dư không gắn vào vải, đi vào nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như 
công nghệ nhuộm, loại vải cần nhuộm, độ màu yêu cầu… 
Thuốc nhuộm trong dịch nhuộm có thể ở dạng tan hay dạng phân tán. Quá trình nhuộm xảy ra 
theo 4 bước: 
GVHD: Trần Thành Đạt. 5
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
 Di chuyển các phân tử thuốc nhuộm đến bề mặt sợi. 
 Gắn màu vào bề mặt sợi. 
 Khuyết tán màu vào trong sợi, quá trình xảy ra chậm hơn quá trình trên. 
 Cố định màu và sợi. 
In hoa là tạo ra các vân hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vải trắng hoặc vải màu. Sau khi 
nhuộm và in, vải được giặt lạnh nhiều lần. Phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải và các hóa 
chất sẽ đi vào nước thải. Văng khổ, hoàn tất vải với mục đích ổn định kích thước vải, chống nhàu 
và ổn định nhiệt, trong đó sử dụng một số hóa chất chống màu, chất làm mềm và hóa chất như 
metylic, axit axetic, formaldehit. 
2. Các loại thuốc nhuộm thường dùng. 
 Thuốc nhuộm hoạt tính: các loại thuốc nhuộm trong nhóm này thường có công thức tổng 
quát là : S-F-T-X. 
Trong đó: + S: là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan. 
+ F: là phần mang màu , thường là các hợp chất Azo (-N=N-), antraquinon, acid chứa 
kim loại hoặc ftaloxiamin. 
+ T : gốc mang nhóm phản ứng. 
+ X: nhóm phản ứng. 
Loại thuốc nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem 
là tác nhân gây ung thư. 
 Thuốc nhuộm trực tiếp: hay còn gọi là thuốc nhuộm tự bắt màu, là nhửng hợp chất màu 
hòa tan trong nước. Có khả năng tự bắt màu vào một số vật liệu như: xơ xenlulo, giấy,tơ 
tằm, da, xơ polyamit một cách trực tiếp, nhờ các lực hấp phụ trong môi trường kiềm hoặc 
trung tính . 
Hầu hết thuốc nhuộm trực tiếp thuộc về nhóm azo, số ít hơn là dẫn xuất của dioxazin ftaloxianin. 
Tất cả được sãn xuất dưới dạng muối natri của acid sunfonic hay caboxilic hửu cơ.một vài 
trường hợp được sãn xuất dưới dạng muối amoni và kali nên được viết dưới dạng tổng quát là 
AR-SO3Na . 
+ AR- là gốc hửu cơ mang màu của thuốc nhuộm. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 6
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
+ ion AR –SO3 là ion mang màu, tích điện âm. 
Khi hòa tan thuốc nhuộm trong nước sẽ xảy ra phản ứng sau: R-SO3 Na → R-SO3 ‾ + Na+ 
 Thuốc nhuộm hoàn nguyên: có 2 nhóm chính , nhóm đa vòng là loại thuốc nhuộm có cấu 
tạo phân tử phức tạp chứa nhiều nhân thơm, nhiều nhóm mạch vòng, đa số là dẫn xuất 
của antra quinon và nhóm indigoit . 
Công thức tổng quát là R=C-O . Trong đó R : là hợp chất hữu cơ nhân thơm, đa vòng. 
Các nhân thơm đa vòng trong loại thuốc nhuộm này cũng là tác nhân gây ung thư, vì vậy khi 
chưa được xử lý thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 
 Thuốc nhuộm phân tán: là những hợp chất màu không tan trong nước do không chứa các 
nhóm cho tính tan như : SO3Na , - COONa . 
Thuốc nhuộm phân tán hầu hết là các hợp chất màu azo và antraquinon và nhóm amin . Dùng 
chủ yếu để nhuộm sợi tổng hợp không ưa nước. 
 Thuốc nhuộm lưu huỳnh: là nhóm thuốc nhuộm chứa mạch dị hình như : tiazol, tiazin, 
zin…, trong đó có cầu nối –S-S- dùng để nhuộm vải cotton và viscozo. 
 Thuốc nhuộm axit : thuốc nhuộm này có những đặc điểm chung là hòa tan trong nước 
thường dùng để nhuộm lông thú hoặc nhuộm da. Đa số loại thuốc nhuộm này thuộc về 
nhóm azo, một số tạo phức với kim loại. 
Công thức tổng quát có thể viết dưới dạng:Ar-SO3Na. Trong đó: Ar-SO3 : là ion mang màu. 
 Thuốc in, nhuộm pigment: có chứa nhóm azo, hoàn nguyên đa vòng, ftaloxiamin, dẫn 
xuất của antraquinon. 
 Chất tẩy trắng quang học: 
Là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu hoặc có màu vàng nhạt, có ái lực với 
xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp thụ một số tia 
trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 7
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Hình ảnh một số thuốc nhuộm 
3. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải dệt- nhuộm . 
3. 1 . Nguồn gốc: 
Các tạp chất tách ra từ vải sợi như : dầu mỡ , các tạp chất chứa Nitơ , các chất bụi bẩn dính vào 
sợi (chiếm 6% khối lượng xơ) 
Hóa chất sử dụng: hồ tinh bột , H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCL, H2O2, Na2CO3, Na2SO3… 
các loại thuốc nhuộm , các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. 
Thành phần nước thải phụ thuộc vào : đặc tính của vật liệu nhuộm , bản chất của thuốc nhuộm, 
các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng . Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn 
chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hồn tất. 
Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, 
muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động 
bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm. 
Nước thải nhuộm bao gồm các loại chính: 
- Nước thải chứa phẩm nhuộm sunfua 
- Nước thải chứa phẩm nhuộm hoạt tính 
- Nước thải do tẩy giặt. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 8
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Bảng 1. Các nguồn ô nhiễm nước thải của ngành công nghiệp dệt nhuộm: 
Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặt tính của nước thải 
Hồ sợi, rũ hồ 
Tinh bột, glucose, polyvinyl, 
alcol, nhựa… 
BOD cao (34 – 50 tổng lượng 
BOD) 
Nấu tẩy 
NaOH, chất sáp, soda, silicat, 
và sợi vải vụn 
Độ kiềm cao màu tối, BOD cao 
Tẩy trắng 
Hypoclorit, các hợp chất chứa 
Clo, axit, NaOH… 
Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD 
Tổng 
Làm bóng NaOH, tạp chất… 
Độ kiềm cao , BOD thấp 
(dưới 1% BOD tổng) 
Nhuộm 
Các loại thuốc nhuộm, axit axetic, 
các muối kim loại,… 
Độ màu rất cao BOD khá cao 
(6% BOD tổng), SS cao 
In 
Chất màu,tinh bột, dầu muối, kim loại, 
axit…. 
Độ màu cao, BOD cao 
Hoàn tất Vết tinh bột, mỡ động vật, muối… Kiềm nhẹ, BOD thấp… 
(Nguồn Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ, 2002, Thoát nước tập II- xử ký nước thải , NXB Khoa 
Học và Kỹ Thuật). 
Bảng 2. Lượng tiêu thụ nước trong dệt-nhuộm. 
Hàng dệt - nhuộm. Lượng nước tiêu thụ (m3 / 1 tấn sản phẩm). 
Vải cotton. 80 – 240 
Vải cotton dệt kim. 70 – 180 
Len. 100 – 250 
Vải polyacrylic. 10 – 70 
(Tổng công ty dệt may Việt Nam 2003). 
GVHD: Trần Thành Đạt. 9
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
3. 2 . Đặc tính của nước thải dệt- nhuộm. 
Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ thống xử lý và quản lý chất 
lượng môi trường. Sự dao động về lưu lượng và tính chất nước thải quyết định tải trọng thiết kế 
cho các công trình đơn vị. 
Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau.Chẳng hạn như 
len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và 
chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do 
các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm. 
Nước thải dệt nhuộm nhìn chung rất phức tạp và đa dạng, đã có hàng trăm loại hóa chất đặc 
trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột 
men,chất oxy hóa…được đưa vào sử dụng. Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra 12-300 
m3/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy. Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong 
môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn 
cho phép xả vào nguồn tiếp nhận. 
Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm cho nguồn xả chủ yếu do độ đục, độ màu, lượng chất hữu cơ 
và pH cao. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy keo tụ bằng phèn nhôm có thể khử 
màu hiệu quả 50-90%, đặc biệt hiệu quả cao với loại thuốc nhuộm sulfur. 
Theo nghiên cứu của CIBA GELGY Service Limited (1993) thì phèn nhôm và phèn sắt có 
thể loại bỏ 40% COD và 80% Crom tổng cộng từ 0,6mg/l xuống còn 0,1 mg/l. Nghiên cứu 
TURKMAN (1991) cho thấy với liều lượng phèn sắt 500mg/l hiệu quả khử độ đục là 98,3%. 
Bảng 3. Nồng độ, thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm. 
Chỉ tiêu Đơn vị 
Kết quả 
Nước thải hoạt tính Nước thải sunfua Nước thải tẩy 
pH 10-11 >11 >12 
COD mg/l 450-1500 10000-40000 9000-30000 
GVHD: Trần Thành Đạt. 10
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
BOD5 mg/l 200-800 2000-10000 4000-17000 
N tổng mg/l 5-15 100-1000 200-1000 
P tổng mg/l 0.7-3 7-30 10-30 
SS mg/l - - 120-1300 
Màu Pt-Co 7000-50000 10000-50000 500-2000 
Độ đục FAU 140-1500 8000-200000 1000-5000 
(Nguồn: Khoa Môi Trường – Đại học Bách Khoa TPHCM) 
Bảng 4. Lưu lượng và tính chất nước thải của một số nhà máy ở Tp.HCM. 
Tên Công 
Ty. 
Q pH 
Độ 
Màu 
COD BOD SS SO42- PO43- 
Kim 
Loại 
Nặng 
m3/ng Pt-Co mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 
Thành Công 6500 9.2 1160 280 651 98 298 0.25 
Thắng Lợi 5000 5.6 1250 350 630 95 76 1.31 0.4 
Phong Phú 3600 7.5 510 180 480 45 45 1.68 Vết 
Việt Thắng 4800 10.1 969 250 506 30 145 0.4 
Châu Á 420 7.2 560 563 98 105 0.25 0.2 
Gia Định 1300 7.2 260 130 230 85 32 0.25 
(Nguồn: Phòng quản Lý Môi Trường – Sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường Tp.HCM). 
4. Ảnh hưởng của nước thải dệt- nhuộm đến môi trường. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 11
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Nguồn nước thải phát sinh trong công nghiệp dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu 
tẩy, nhuộm và hoàn tất. 
Với các hoá chất sử dụng như trên thì khi thải ra nguồn tiếp nhận, nhất là ra các sông ngòi, ao hồ 
sẽ gây độc cho các loài thuỷ sinh. Có thể phân chia các nhóm hoá chất ra làm 3 nhóm chính: 
Nhóm 1. CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ĐỐI VỚI VI SINH VÀ CÁ: 
 Xút (NaOH) và Natri Cacbonat (Na2CO3) được dùng với số lượng lớn để nấu vải sợi bông và 
xử lý vải sợi pha (chủ yếu là Polyeste, bông). 
 Axít vô cơ (H2SO4) dùng để giặt, trung hòa xút, hiện màu thuốc nhuộm hoàn nguyên tan 
(Indigosol). 
 Clo hoạt động (nước tẩy Javen) dùng để tẩy trắng vải sợi. 
 Fomatđêhyt có trong phần chất cầm màu và các chất dùng xử lý hoàn tất. 
 Một hàm lượng kim loại nặng đi vào nước thải. 
 Tạp chất kim loại nặng có trong thuốc nhuộm sử dụng. 
- Trong một tấn xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thuỷ ngân sẽ có 4g thuỷ ngân 
(Hg). 
- Tạp chất kim loại nặng có trong thuốc nhuộm sử dụng. 
 Một lượng halogen hữu cơ độc hại đưa vào nước thải từ một số thuốc nhuộm hoàn nguyên, 
phân tán,hoạt tính, pigment… 
Nhóm 2. CÁC CHẤT KHÓ PHÂN GIẢI VI SINH: 
 Các chất giặt vòng thơm, mạch etylenoxit dài hoặc có cấu trúc mạch nhánh Alkyl. 
 Các Polyme tổng hợp bao gồm các chất hồ hoàn tất, các chất hố sợi dọc như polyvinylalcol, 
polyacrylat… 
 Phần lớn các chất làm mềm vải, các chất tạo phức trong xử lý hoàn tất. 
 Nhiều thuốc nhuộm và chất tăng trắng quang học đang sử dụng… 
Nhóm 3. CÁC CHẤT ÍT ĐỘC VÀ CÓ THỂ PHÂN GIẢI VI SINH: 
 Sơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong sơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý trước. 
 Các chất dùng để hồ sợi dọc. 
 Axit axetic (CH3COOH), axit fomic (HCOOH) để điều chỉnh pH… 
GVHD: Trần Thành Đạt. 12
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
 Tải lượng ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều loại sợi thuộc thiên nhiên hay tổng hợp, công nghệ 
nhuộm (nhuộm liên tục hay gián đoạn), công nghệ in hoa và độ hòa tan của hóa chất sử dụng. 
Khi hòa trộn nước thải của các công đoạn, thành phần nước thải có thể khái quát như sau: 
 pH: 4 – 12 ( pH = 4.5 cho công nghệ nhuộm sợi PE, pH = 11 cho công nghệ nhuộm 
sợi Cotton). 
 Nhiệt độ: dao động theo thời gian và thấp nhất là 400C. So sánh với nhiệt độ cao 
nhất không ức chế hoạt động của vi sinh là 370C thì nước thải ở đây gây ảnh hưởng 
bất lợi đến hiệu quả xử lý sinh học. 
 COD: 250 – 1500 mg 02/l ( 50 – 150 kg/tấn vải) 
 BOD5: 80 – 500 mg 02/l 
 Độ màu: 500 – 2000 Pt – Co 
 Chất rắn lơ lửng: 30 – 400 mg/l, đôi khi cao đến 1000 mg/l (trường hợp nhuộm sợi 
Cotton). 
 SS: 0 – 50 mg/l 
 Chất hoạt tính bề mặt: 10 – 50 mg/l 
Qua những số liệu vừa nêu cho thấy nước thải ngành dệt nhuộm rất độc cho hệ sinh thái nước. 
Nước thải có khả năng gây ô nhiễm nhất phát sinh từ công đoạn nhuộm do thành phần chủ yếu là 
các chất trợ nhuộm và phẩm nhuộm. Phẩm nhuộm và chất trợ nhuộm có thành phần hóa học 
phức tạp, mang tính độc hại nên có khả năng gây tác động đến môi trường. Loại phẩm nhuộm 
được nhà máy sử dụng là phẩm nhuộm trực tiếp, phẩm nhuộm phân tán và phẩm nhuộm huỳnh 
quang. Mỗi loại phẩm nhuộm có đặc điểm và tính chất hóa học khác nhau. 
Những ảnh hưởng cho các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận có 
thể tóm tắt như sau : 
 Độ kiềm cao làm tăng pH của nước, nếu pH >9 sẽ gây độc hại cho các loài thủy sinh. 
 Muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn. Nếu lượng nước thải lớn sẽ gây độc 
hại cho các loài thủy sinh do tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi 
chất của tế bào. 
 Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước gây tác hại đối với đời sống 
thuỷ sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nước. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 13
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
 Độ màu cao do dư lượng thuốc nhuộm trong nước thải gây màu cho nguồn tiếp nhận, ảnh 
hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thuỷ sinh, ảnh hưởng tới cảnh quang. Các 
chất độc nặng như sunfit kim loại nặng, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng 
tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái 
nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính đối với người và động vật. 
 Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng 
đến sự sống các loài thuỷ sinh. 
Hình ảnh về ảnh hưởng của nước thải dệt- nhuộm đến môi trường. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 14
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
II. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT- NHUỘM 
1. Cơ sở lựa chọn công nghệ. 
 Tính chất nước thải đầu vào: 
Bảng 5. Tính chất nước thải đầu vào. 
STT Thông Số Nước thải chưa xử lý. 
1 pH 8-10 
2 BOD5 860 (mg/l) 
3 COD 1200 (mg/l) 
4 SS 560 (mg/l) 
5 Độ Màu 1000 (Pt-Co) 
 Yêu cầu sau xử lý: 
Sau khi xử lý nước thải đạt loại B theo QCVN 13: 2008/BTNMT . 
Bảng 6. Tính chất nước thải sau xử lý. 
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị trung bình QCVN 13:2008 , cột B 
1 pH - 10,5 5,5 ÷ 9 
2 SS mg/l 325 100 
3 BOD5 mg/l 500 50 
4 COD mg/l 899 150 
GVHD: Trần Thành Đạt. 15
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
5 Độ màu Pt - Co 680 150 
2. Một số công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm. 
2. 1. Phương án 1: 
GVHD: Trần Thành Đạt. 16
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt - nhuộm nguồn tiếp nhận QCVN 13:2008 . 
@ Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành dệt- nhuộm: 
Nước thải dệt nhuộm sau khi qua song chắn rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng và chất rắn 
có kích thước lớn được thu gom về bể điều hòa 1. 
Trong bể điều hòa 1 có lắp đặt bơm tuần hoàn, nước bơm lên hệ thống ống phân phối nước nhằm 
làm giảm nhiệt độ của nước thải. Đồng thời máy thổi khí cấp khí vào bể điều hòa 1 nhằm xáo 
trộn ổn định nồng độ chất thải trong nước và làm giảm 1 phần nhiệt độ nước thải. Từ bể điều hòa 
1, nước thải được bể điều hòa 2 nhằm ổn định nồng độ và lưu lượng lần nữa trước khi đứa vào 
xử lý ở các công trình tiếp theo. 
Nước thải từ bể điều hòa 2 được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ các hóa chất như phèn nhôm, 
polymer được châm vào nhằm để tăng hiệu suất của quá trình keo tụ. Từ bể keo tụ nước thải tự 
chảy qua bể tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra đồng thời nhằm tạo các nhân tố có khả 
năng kết dính các chất bẩn trong nước ở dạng lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng trong 
các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc ở quá trình lọc nước với tốc độ nhanh 
và kinh tế nhất. Tại đây hóa chất polymer được châm vào đồng thời nhằm tăng hiệu suất quá 
trình tạo bông cặn. Nước thải từ bể tạo bông trước khi tự chảy qua bể lắng 1 nhằm tách các bông 
cặn hình thành ở bể tạo bông. 
Nước thải sau khi được tách SS được dẫn sang bể trung gian nhằm ổn định lưu lượng trước khi 
được bơm vào bể thổi khí. Tại bể MBBR diễn quá trình sinh học hiếu khí, không khí cấp từ các 
máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dưới bể sẽ giúp vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn 
hoạt tính) phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn 
giản như : CO2, H2O…Theo phản ứng sau : 
Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí —> H2O + CO2 + sinh khối mới +… 
Hiệu suất xử lý của bể thổi khí tính theo COD, BOD đạt khoảng 90-95%. Từ bể thổi khí, nước 
thải được dẫn sang bể lắng đợt 2. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. 
Bùn hoạt tính lắng xuống đáy và được dẫn ra bể chứa bùn thông qua hệ thống thu bùn dưới đáy, 
còn nước thải ở phía trên mặt sẽ chảy tràn sang bể khử trùng, Trong bể khử trùng, dung dịch 
Ca(OCl)2 được bơm bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước thải 
sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 13:2008/BTNMT, cột B. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 17
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Sau đó nước thải tiếp tục được dẫn qua thiết bị trộn tĩnh nhằm khử trùng lần nữa trước khi thải 
xả thải ra môi trường. 
Bùn hóa lý ở đáy bể lắng đợt 1 và bùn sinh học từ bể lắng 2 được bơm về bể chứa bùn. Tại bể 
chứa bùn, lượng bùn lắng dưới bể sẽ tiếp tục được bơm qua bể nén bùn nhằm làm giảm thêm độ 
ẩm. Tiếp tục, phần bùn sau khi nén ở phía dưới được bơm máy ép bùn để ép bùn thải thành các 
bùn khô và nước, phần bùn khô được thải bỏ như chất thải rắn công nghiệp, còn phần nước bùn 
trên bề mặt bể chứa bùn, bề nén bùn, và sau khi ép bùn được dẫn trở lại bể điều hòa 1. 
@ Ưu điểm : 
 Công nghệ được đề xuất là công nghệ tối ưu đảm bảo xử lý nước thải đầu ra đạt chất lượng. 
 Áp dụng hệ thống tuần hoàn nước thải và phương pháp xử lý hóa học giúp giảm nhiệt độ và 
độ màu của nước thải một cách tốt nhất. 
 Xử lý lượng SS, BOD, COD hiệu quả cao với phương pháp sinh học và xử lý bậc hai nối tiếp 
nhau. 
 Điều khiển vận hành đơn giản, chi phí hợp lý. 
@ Nhược điểm: 
 Nước thải ra chỉ đạt tiêu chuẩn loại B. 
 Lượng bùn sinh ra nhiều. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 18
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
2. 2. Phương án 2. 
Nước Thải. 
Bơm Nước Thải . 
Cặn Rác 
Chôn Lấp. 
Bơm Nước Thải . 
Nước Dư 
Bùn Lắng. 
Bùn Tuần Hoàn. 
Bùn Dư. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 
Hồ Thu Và Trạm Bơm. 
Thiết Bị Lượt Rác Thải 
Thổi Khí. Bể Điều Hòa. 
FeCl3. Bể Keo Tụ. NaOH. 
Bể Tạo Bông. 
Bể Lắng 1 . 
Mương Oxy Hóa . 
Bể Lắng 2. 
Hồ Sinh Vật . 
Polyme. 
Thổi Khí. 
Bể Nén Bùn. 
Máy Ép Bùn. 
Thùng Chứa Bùn. 
Bùn. 
19
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Sông. 
Chôn Lấp. 
Hình 3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm . 
@ Thuyết minh quy trình công nghệ: 
Nước thải trước tiên theo công thu gom, qua thiết bị lượt rác để giữ lại các loại rác, sau đó chảy 
vào bể điều hòa. Sau khi tập trung tại bể điều hòa, nước thải được bơm lên bể keo tụ, tạo bông. 
Trên đường ống dẫn vào bể keo tụ , có 2 đường hóa chất chậm vào là dung dịch keo tụ và dung 
dịch trợ lắng. Trong bể keo tụ có sử dụng một môtơ khuấy với tốc độ thích hợp để kích thích quá 
trình tạo bông. Các hạt bùn keo tụ tạo ra có tỉ trọng lớn lắng xuống đáy bể lắng 1, sẽ được lấy ra 
ngoài nhờ van xả đáy. Nước sau khi ra khỏi bể lắng 1 sẽ được điều chỉnh pH thích hợp trước khi 
chảy về mương oxy hóa . Sau đó nước chảy về bể lắng 2, bể lắng 2 có nhiệm vụ giúp cho việc 
tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý. Bùn lắng phần lớn được bơm tuần hoàn lại mương oxy 
hóa, lượng bùn dư được bơm vào bể nén bùn. Cuối cùng nước được thải sang hồ sinh học nhằm 
xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra sông. 
@ Ưu điểm: 
 Công nghệ đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng. 
 Cấu tạo đơn giản. 
 Không cần cán bộ vận hành có chuyên môn cao. 
 Hiệu quả xử lí BOD, COD, nitơ, photpho … cao. 
@ Nhược điểm: 
 Cần diện tích rộng, dung tích lớn gấp 3-10 lần so với bể aerotank xử lý nước thải cùng mức 
độ. 
 Tốn nhiều năng lượng khuấy trộn. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 20
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
 Nhận xét: 
Cả 2 phương án trên sẽ không được chọn vì phương án 1 tuy là điều khiển vận hành đơn giản, 
chi phí hợp lý ,nhưng nước thải ra chỉ đạt tiêu chuẩn loại B, lượng bùn sinh ra nhiều; phương án 
2 tuy là công nghệ đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng nhưng nó tốn kém, cần nhiều năng 
lượng. 
Do đó, nhóm xin đưa ra một phương án xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa lý kết 
hợp sinh học. 
2. 3. Phương án 3: 
Hình 4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm bằng pp hóa lý kết hợp sinh học. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 21
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Hình 5. MẶT CẮT VÀ MẶT PHẲNG BỂ XỤC KHÍ AEROTANK. 
a. Mặt cắt dọc. 
b. Mặt cắt ngang. 
@ Thuyết minh quy trình công nghệ: 
Nước thải thu gom đến song chắn rác sẽ được loại bỏ những tạp chất khô (vải, nilong...), sau đó 
nước thải tự chảy qua bể điều hòa và nhờ quá trình khuấy trộn kết hợp với thổi khí sơ bộ, nước 
GVHD: Trần Thành Đạt. 22
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
thải được điều hòa về lưu lượng cùng với nồng độ các chất ô nhiễm như: BOD, COD, SS,... Ở 
ngay trên bể điều hòa ta dùng bơm định lượng bơm dung dịch H2SO4 để điều chỉnh pH về trung 
tính, thuận lợi cho các công trình xử lý sau. Tiếp theo nước thải từ bể điều hòa được bơm chìm 
lên bể phản ứng có khuấy trộn để thực hiện quá trình keo tụ các hạt cặn lơ lửng sau đó được bơm 
qua bể lắng I để loại bỏ các loại cặn thô, nặng có thể gây trở ngại cho các công đoạn xử lý sau. 
Nước thải từ bể lắng I tự chảy tràn qua bể Aerotank có xáo trộn.Tại bể Aerotank quá trình sinh 
học hiếu khí xảy ra và được duy trì nhờ không khí cấp khí từ máy thổi khí, các vi sinh vật hiếu 
khí (trên bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ 
ở dạng đơn giản. Hiệu xuất xử lý của Aerotank đạt khoảng 90 – 95%. Tiếp đến nước thải được 
dẫn sang bể lắng II và diễn ra lắng cặn hoạt tính, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải phía trên 
được chảy tràn qua bể tiếp xúc khử trùng bằng dung dịch Clo, nhằm tiêu diệt vi khuẩn trước khi 
thải ra nguồn tiếp nhận. 
Bùn từ bể lắng II một phần sẽ được tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì lượng vi sinh vật có 
trong bể. Một phần cùng với lượng bùn sinh ra từ bể lắng I sẽ được chuyển vào bể chứa bùn để 
tách nước, trong giai đoạn này polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả tách nước ra khỏi 
bùn. Nước tách bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể điều hòa. Lượng bùn từ bể chứa bùn sẽ được 
chuyển sang máy nén bùn sau đó sẽ được chở đi chôn lấp. 
@ Ưu điểm: 
 Kết hợp được cả phương pháp hóa lý và sinh học. 
 Hiệu quả xử lý cao. 
 Ít tốn diện tích thích hợp với công suất thải của nhà máy. 
 Quy trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành. 
 Chi phí thấp. 
@ Nhược điểm: 
 Nước thải ra chỉ đạt tiêu chuẩn loại B. 
 Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. 
Qua công nghệ xử lý trên, nước sau xử lý đạt loại B, chất lượng nước được thể hiện qua hình 6. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 23
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Hình 6. Chất lượng nước thải dệt nhuộm sau xử lý . 
Nước sau xử lý độ màu không còn, đạt tiêu chuẩn xả thải và an toàn đối với môi trường tự nhiên. 
@ Nhiệm vụ từng công trình đơn vị: 
STT 
Công Trình 
Đơn Vị 
Nhiệm Vụ Từng Công Trình Đơn Vị. 
1 Song chắn rác 
Loại bỏ các vật có kích thước lớn như: lá khô, cành cây nhỏ, mảnh 
vụn… Ngoài ra, trong nước thải dệt nhuộm chứa nhiều xơ sợi li ti nên 
sau song chắn rác ta cần bố trí lưới chắn mịn nhằm giữ các xơ sợi có 
trong nước thải. Nước qua song chắn có vận tốc khoảng 0.6 m/s. 
Việc sử dụng song chắn rác còn giúp tránh được hiện tượng tắc nghẽn 
đường ống, mương dẫn và gây hỏng hóc bơm. 
2 Bể điều hòa. 
Điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ, tránh cặn lắng và làm thoáng 
sơ bộ.Qua đó oxy hóa 1 phần chất hữu cơ, giảm kích thước các công 
trình đơn vị phía sau và tăng hiệu quả xử lý nước thải của trạm. 
3 
Bể phản ứng-keo 
tụ. 
Sử dụng để hòa trộn các chất với nước thải nhằm điều chỉnh độ kiềm 
của nước thải, tạo ra bông cặn lớn có trọng lượng đáng kể và dễ dàng 
lắng lại khi qua bể lắng I. Ở đây sử dụng phèn nhôm để tạo ra các 
bông cặn vì phèn nhôm hòa tan trong nước tốt, chi phí thấp. 
4 Bể lắng 1. 
Giữ lại phần cặn lơ lững (SS) có trong nước thải, các bông cặn lớn 
được tạo ra từ bể phản ứng sẽ được lắng ở đây, bể lắng I sẽ làm giảm 
tải lượng chất rắn cho công trình xử lý sinh học phía sau. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 24
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
5 Bể Aerotank. 
Aerotank hay còn gọi là bể bùn hoạt tính với sinh trưởng lơ lửng. 
Trong đó quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn 
trong điều kiện sục khí liên tục. Các vi sinh vật dùng chất nền (BOD) 
và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn, chuyển hóa chúng thành chất 
trơ không tan và tạo ra tế bào mới. Quá trình chuyển hóa đó được 
thực hiện đan xen và nối tiếp nhau cho đến khi không còn thức ăn cho 
hệ vi sinh vật nữa. Nước thải sau khi xử lý sinh học hiếu khí được đưa 
qua bể lắng II. 
6 Bể lắng II. 
Bùn sinh ra từ bể Aerotank và các chất lơ lửng sẽ được lắng ở bể lắng 
II, nước thải sau lắng được dẫn vào bể tiếp xúc. Lượng bùn sinh ra từ 
bể lắng II sẽ được xả vào bể chứa bùn. 
7 Bể khử trùng. 
Khử trùng bằng Clo nhằm tiêu diệt vi sinh trước khi đưa nước đã qua 
xử lý ra hệ thống thoát nước chung, kượng vi khuẩn giảm 99%. Hóa 
chất dùng để khử trùng là nước Clo. 
8 Bể chứa bùn. 
Cặn tươi từ bể lắng 1 và bùn hoạt tính từ bể lắng 2 có độ ẩm tương 
đối cao( 99 - 99,2% đối với bùn hoạt tính và 92 - 96% đối với căn 
tươi). Bể chứa bùn có nhiệm vụ giảm độ ẩm của bùn, sau đó bùn được 
đem đi xử lý. 
9 Máy ép bùn. 
Sau khi bùn qua bể nén bùn nó sẽ tiếp tục được chuyển vào máy ép 
bùn, tại đây thực hiện quá trình làm ráo phần lớn nước trong bùn sau 
khi đã qua bể thu bùn. Nồng độ cặn sau khi làm khô trên máy đạt từ 
15% – 25%. 
III. Kết Luận. 
Ngành dệt nhuộm là ngành chiếm được vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đống 
góp đáng kể GDP cho nền kinh tế nước ta và là nguồn giải quyết việt làm cho rất nhiều lao đông. 
Tuy nhiên ngành dệt nhuộm lại là ngành cho ra môi trường một lương nước thải lớn và vô cùng 
độc hại, chi cận nguồng nước thải của một công ty dệt nhuộm không được sử lý có thể sẻ ảnh 
hưởng dến một khu vực rộng lớn xung quanh nó và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 25
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
Vì vậy để phát triển bềnh vững cần phải quan tâm đến bảo vệ môi trường cụ thể đối với ngành 
dệt nhuộm là xử lý nước thải. 
DANH MỤC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT. 
1. BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi 
sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ. 
2. COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy 
hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. 
3. SS là cặn lơ lửng. 
4. TDS là cặn hoà tan. 
5. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. 
6. BOD5 (Dilution and seeding method) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu 
cơ và sinh hóa do vi khuẩn (có trong nước nói chung và nước thải nói riêng) gây ra, với 
thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 26
Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ, 2002, Thoát nước tập II- xử ký nước thải , NXB Khoa 
Học và Kỹ Thuật. 
2. http://www.congnghemoitruong.ne t/xu-ly-nuoc-thai-nganh-det-nhuom.html . 
3. http://www.technologymag.net/vi/11/2013/ky-thuat-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom/ . 
4. http://giaiphapmoitruong.vn/cong-nghe-xu-ly/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom. 
html. 
5. http://enidc.com.vn/Client/upload/News/User_2/2010/07/04/QCVN%2013-2008_Nuoc 
%20thai%20det%20may.pdf. 
6. https://voer.edu.vn/m/vi-sinh-vat-voi-qua-trinh-xu-ly-o-nhiem-moi-truong-nuoc/ 
be64dd3f. 
GVHD: Trần Thành Đạt. 27

More Related Content

What's hot

Bài thuyết trình môn công nghệ hoàn tất kỹ thuật nhuộm in hoa
Bài thuyết trình môn công nghệ hoàn tất kỹ thuật nhuộm   in hoaBài thuyết trình môn công nghệ hoàn tất kỹ thuật nhuộm   in hoa
Bài thuyết trình môn công nghệ hoàn tất kỹ thuật nhuộm in hoaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Formaldehyde trong vải
Formaldehyde trong vảiFormaldehyde trong vải
Formaldehyde trong vảiduongle0
 
Cong ty-moi-truong-xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay
Cong ty-moi-truong-xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giayCong ty-moi-truong-xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay
Cong ty-moi-truong-xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giayTư vấn môi trường
 
Đồ Án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu Phân Xưởng Xeo – Nhà Máy Giấy Bãi Bằng_08304212092019
Đồ Án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu Phân Xưởng Xeo – Nhà Máy Giấy Bãi Bằng_08304212092019Đồ Án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu Phân Xưởng Xeo – Nhà Máy Giấy Bãi Bằng_08304212092019
Đồ Án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu Phân Xưởng Xeo – Nhà Máy Giấy Bãi Bằng_08304212092019hanhha12
 
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1Tư vấn môi trường
 

What's hot (6)

Bài thuyết trình môn công nghệ hoàn tất kỹ thuật nhuộm in hoa
Bài thuyết trình môn công nghệ hoàn tất kỹ thuật nhuộm   in hoaBài thuyết trình môn công nghệ hoàn tất kỹ thuật nhuộm   in hoa
Bài thuyết trình môn công nghệ hoàn tất kỹ thuật nhuộm in hoa
 
Formaldehyde trong vải
Formaldehyde trong vảiFormaldehyde trong vải
Formaldehyde trong vải
 
Cong ty-moi-truong-xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay
Cong ty-moi-truong-xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giayCong ty-moi-truong-xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay
Cong ty-moi-truong-xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay
 
đề Tài 8
đề Tài 8đề Tài 8
đề Tài 8
 
Đồ Án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu Phân Xưởng Xeo – Nhà Máy Giấy Bãi Bằng_08304212092019
Đồ Án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu Phân Xưởng Xeo – Nhà Máy Giấy Bãi Bằng_08304212092019Đồ Án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu Phân Xưởng Xeo – Nhà Máy Giấy Bãi Bằng_08304212092019
Đồ Án Tìm Hiểu, Nghiên Cứu Phân Xưởng Xeo – Nhà Máy Giấy Bãi Bằng_08304212092019
 
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1
Xu ly khi thai khong khi tu cong nghiep san xuat giay 1
 

Similar to Word Xln

Luận Văn Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm, Công Suất 800 M3Ngày Đê...
Luận Văn Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm, Công Suất 800 M3Ngày Đê...Luận Văn Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm, Công Suất 800 M3Ngày Đê...
Luận Văn Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm, Công Suất 800 M3Ngày Đê...tcoco3199
 
Xử lý hoàn tất len lông cừu
Xử lý hoàn tất len lông cừuXử lý hoàn tất len lông cừu
Xử lý hoàn tất len lông cừuDu Vi
 
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
san xuat sach hon nganh son nhóm 9.pptx
san xuat sach hon nganh son nhóm 9.pptxsan xuat sach hon nganh son nhóm 9.pptx
san xuat sach hon nganh son nhóm 9.pptxNguynTinVit3
 
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...nataliej4
 
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNbáo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNThuỷ Trần
 
Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng...
Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng...Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng...
Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng...Man_Ebook
 
Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4dinhnamasx
 
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Word Xln (20)

Báo cáo-2
Báo cáo-2Báo cáo-2
Báo cáo-2
 
He thong xu ly nuoc thai may mac
He thong xu ly nuoc thai may macHe thong xu ly nuoc thai may mac
He thong xu ly nuoc thai may mac
 
Luận Văn Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm, Công Suất 800 M3Ngày Đê...
Luận Văn Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm, Công Suất 800 M3Ngày Đê...Luận Văn Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm, Công Suất 800 M3Ngày Đê...
Luận Văn Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm, Công Suất 800 M3Ngày Đê...
 
Aaa
AaaAaa
Aaa
 
Aaa
AaaAaa
Aaa
 
Xử lý hoàn tất len lông cừu
Xử lý hoàn tất len lông cừuXử lý hoàn tất len lông cừu
Xử lý hoàn tất len lông cừu
 
Xln
Xln Xln
Xln
 
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAYĐề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
 
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
Nghiên cứu phương pháp oxy hóa bậc cao hệ fenton trong xử lý độ màu và cod tr...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải cho khu tái định cư 1000 dân, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải cho khu tái định cư 1000 dân, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải cho khu tái định cư 1000 dân, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải cho khu tái định cư 1000 dân, HAY
 
san xuat sach hon nganh son nhóm 9.pptx
san xuat sach hon nganh son nhóm 9.pptxsan xuat sach hon nganh son nhóm 9.pptx
san xuat sach hon nganh son nhóm 9.pptx
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT.doc
 
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
Đánh Giá Công Tác Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Của Công Ty Môi Trường Đô Thị Th...
 
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHNbáo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
báo cáo khóa luận tốt nghiệp hệ lọc nổi, Đại học KHTN, ĐH QGHN
 
Đề tài: Đánh giá môi trường nước sông Tô Lịch Hà Nội, HAY
Đề tài: Đánh giá môi trường nước sông Tô Lịch Hà Nội, HAYĐề tài: Đánh giá môi trường nước sông Tô Lịch Hà Nội, HAY
Đề tài: Đánh giá môi trường nước sông Tô Lịch Hà Nội, HAY
 
Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng...
Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng...Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng...
Nghiên cứu hiện trạng nước nhiễm dầu tại các công ty sản xuất, phân phối xăng...
 
Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, HAYLuận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy, HAY
 
hiện trạng tái chế nhựa
hiện trạng tái chế nhựahiện trạng tái chế nhựa
hiện trạng tái chế nhựa
 
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...Thao luan hoa hoc moi truong  chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
Thao luan hoa hoc moi truong chu de 11 xu ly nuoc thai published by bui van ...
 

Word Xln

  • 1. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Mục lục Trang LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................2 I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM.............................................................3 1. Sơ đồ công nghệ ngành dệt – nhuộm........................................................................4 2. Các loại thuốc nhuộm thường dung..........................................................................6 3. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải dệt – nhuộm...................................................8 3.1. Nguồn gốc........................................................................................................8 3.2. Đặc tính của nước thải dệt- nhuộm................................................................10 4. Ảnh hưởng của nước thải dệt- nhuộm đến môi trường.........................................12 II. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT- NHUỘM......................15 1. Cơ sở lựa chọn công nghệ.......................................................................................15 2. Một số công nghệ xử lý nước thải dệt – nhuộm......................................................16 2.1. Phương án 1....................................................................................................16 2.2. Phương án 2....................................................................................................19 2.3. Phương án 3....................................................................................................21 III. KẾT LUẬN............................................................................................................25 DANH MỤC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................27 GVHD: Trần Thành Đạt. 1
  • 2. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay, ngành dệt là một trong những ngành đang phát triển đáng kể ở nước ta. kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may trong năm 2007 tăng 17,9% so với năm 2006. Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%, Sự phát triển nhanh chóng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Song cùng với sự phát triển ấy là các phát sinh trong quá trình sản xuất mà tiêu biểu đến là nước thải. Ngành dệt nhuộm sử dụng một lượng nước thải lớn để sản xuất và đồng thời thải ra một lượng nước thải đáng kể cho môi trường. Nhắc đến nước thải ngành dệt nhuộm là một trong những loại nước thải ô nhiễm nặng, hàm lượng các chất hữu cơ cao, khó phân hủy, pH dao động từ 9- 12 do thành phần các chất tẩy. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều hóa chất độc hại được sử để sản xuất tạo màu: như là phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất ôxy hoá….Các chất này thường có chứa các ion kim loại hòa tan, hay kim loại nặng rất khó phân hủy trong môi trường, có thể gây ô nhiễm môi trường trầm trọng trong thời gian dài. Nếu chưa được xử lý và xử lý chưa đạt QCVN mà thải ra ngoài thì các hóa chất này có thể giết chết vi sinh vật xung quanh, làm chết cá và các loại động vật sống dưới nước, các chất độc này còn có thể thấm vào đất, tồn tại lâu dài và ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm và bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến đời sống của con người. Ngoài ra, nước thải dệt nhuộm thường có độ màu rất lớn và thay đổi thường xuyên tùy loại thuốc nhuộm, và có nhiệt độ cao nên cần phải được xử lý triệt để đễ trước khi thải ra, tránh gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình sản xuất của ngành dệt nhuộm thì sử dụng nước nhiều và nguồn phát sinh ra nước thải ngành dệt nhuộm ở rất nhiều công đoạn khác nhau, thay đổi theo từng loại sản phẩm. Nhưng đặc trưng của loại nước thải này có pH, nhiệt độ, COD cao và độ màu tương đối cao. Do vậy cần có biện pháp hợp lý để quản lý được lượng nước thải này triệt để hơn. Và đó cũng là mục tiêu nghiên cứu đề tài “Quy Trình Cơ Bản Trong Dệt Nhuộm Và Đề Xuất Công Nghệ Xử Lý Nước Trong Dệt Nhuộm.” của nhóm. Bài viết này chắc hẳn còn vấp nhiều thiếu sót, do sự hiểu biết không được cặn kẽ và kiến thức có hạn. Rất mong Thầy cùng các bạn đóng góp ý kiến thêm để hiểu rõ hơn và đề tài của nhóm được hoàn chỉnh hơn nữa. GVHD: Trần Thành Đạt. 2
  • 3. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT- NHUỘM Là một trong những ngành công nghiệp lớn mạnh nhất thế giới, hàng năm, đi đôi với sức tiêu thụ như vũ bão của người tiêu dùng, ngành công nghiệp thời trang cũng theo đó có doanh thu khổng lồ. Theo số liệu thống kê, chỉ tính riêng trong năm 2010, giá trị của ngành công nghiệp thời trang đã lên tới 2.560 nghìn đô la và năm 2014 con số này sẽ còn hứa hẹn tăng tiến đáng kể bất chấp tình hình kinh tế của thế giới vẫn chưa hết ảm đạm. Cùng với sự phát triển đó, ngành công nghiệp dệt nhuộm cũng có nhiều thay đổi, nhiều nhà máy, xí nghiệp mới cũng ra đời. Với khối lượng hóa chất sử dụng, nước thải ngành dệt-nhuộm cũng gây ô nhiễm cao. 1. Sơ đồ công nghệ ngành dệt - nhuộm . GVHD: Trần Thành Đạt. 3
  • 4. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Hình 1. Sơ đồ nguyên lí công nghệ dệt nhuộm hàng sợi bông và các nguồn nước thải .  Các quy trình cơ bản trong công nghệ dệt - nhuộm: GVHD: Trần Thành Đạt. 4
  • 5. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Thông thường công nghệ dệt - nhuộm gồm 3 quá trình cơ bản: kéo sợi, dệt vải và xử lý (nấu tẩy), nhuộm và hoàn thiện vải. Trong đó được chia thành các công đoạn sau:  Làm sạch nguyên liệu: nguyên liệu bông thô được đánh tung, làm sạch và trộn đều. Sau quá trình làm sạch bông được thu dưới dạng các tấm phẳng đều.  Chải: các sợi bông được chải song song và tạo thành các sợi thô.  Kéo sợi, đánh bóng, mắc sợi: tiếp tục kéo thô tại các máy sợi con để giảm kích thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi vào các ống sợi thích hợp cho việc dệt vải. Tiếp tục mắc sợi là dồn qua các quả ống để chuẩn bị cho công đoạn hồ sợi.  Hồ sợi dọc: hồ sợi bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hố bao quanh sợi, tăng độ bền, độ trơn và độ bóng của sợi để có thể tiến hành dệt vải. ngoài ra còn dùng các hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat….  Dệt vải: kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc thành hình tấm vải mộc.  Giũ hồ: tách các thành phần của hồ bám trên vải mộc bằng phương pháp enzym (1% enzym, muối và các chất ngấm) hoặc axit ( dung dịch H2SO4 0.5%).Vải sau khi giũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa sang nấu tẩy.  Nấu vải: loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên như dầu mỡ, sáp...Vải được nấu trong dung dịch kiềm và các chất tẩy giặt ở áp suất cao (2 – 3 at) và ở nhiệt độ cao (120 – 1300 C) . Sau đó vải được giặt nhiều lần.  Làm bóng vải: làm cho sợi cotton trương nở, làm tăng kích thước các mao quản làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn, dễ thấm nước hơn, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. làm bóng vải thông thường bằng dung dịch kiềm (NaOH) có nồng độ 280-300 g/l, ở nhiệt độ thấp 10-200 C. sau đó vải được giặt lại nhiều lần. đốim với vải nhân tạo không cần làm bóng  Tẩy trắng: mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn. Các chất tẩy thường dùng là natri clorit NaClO2, natri hypoclorit NaOCl hoặc hydro peroxyte H2O2 cùng với các chất phụ trợ. Trong đó đối với vải bông có thể dùng chất tẩy H2O2, NaClO2, NaOCl.  Nhuộm vải hoàn thiện: mục đích tạo màu sắc khác nhau của vải.Thường sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng với các hợp chất trợ nhuộm để tạo sự gắn màu của vải. phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải, đi vào nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ nhuộm, loại vải cần nhuộm, độ màu yêu cầu… Thuốc nhuộm trong dịch nhuộm có thể ở dạng tan hay dạng phân tán. Quá trình nhuộm xảy ra theo 4 bước: GVHD: Trần Thành Đạt. 5
  • 6. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN.  Di chuyển các phân tử thuốc nhuộm đến bề mặt sợi.  Gắn màu vào bề mặt sợi.  Khuyết tán màu vào trong sợi, quá trình xảy ra chậm hơn quá trình trên.  Cố định màu và sợi. In hoa là tạo ra các vân hoa có một hoặc nhiều màu trên nền vải trắng hoặc vải màu. Sau khi nhuộm và in, vải được giặt lạnh nhiều lần. Phần thuốc nhuộm dư không gắn vào vải và các hóa chất sẽ đi vào nước thải. Văng khổ, hoàn tất vải với mục đích ổn định kích thước vải, chống nhàu và ổn định nhiệt, trong đó sử dụng một số hóa chất chống màu, chất làm mềm và hóa chất như metylic, axit axetic, formaldehit. 2. Các loại thuốc nhuộm thường dùng.  Thuốc nhuộm hoạt tính: các loại thuốc nhuộm trong nhóm này thường có công thức tổng quát là : S-F-T-X. Trong đó: + S: là nhóm làm cho thuốc nhuộm có tính tan. + F: là phần mang màu , thường là các hợp chất Azo (-N=N-), antraquinon, acid chứa kim loại hoặc ftaloxiamin. + T : gốc mang nhóm phản ứng. + X: nhóm phản ứng. Loại thuốc nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là tác nhân gây ung thư.  Thuốc nhuộm trực tiếp: hay còn gọi là thuốc nhuộm tự bắt màu, là nhửng hợp chất màu hòa tan trong nước. Có khả năng tự bắt màu vào một số vật liệu như: xơ xenlulo, giấy,tơ tằm, da, xơ polyamit một cách trực tiếp, nhờ các lực hấp phụ trong môi trường kiềm hoặc trung tính . Hầu hết thuốc nhuộm trực tiếp thuộc về nhóm azo, số ít hơn là dẫn xuất của dioxazin ftaloxianin. Tất cả được sãn xuất dưới dạng muối natri của acid sunfonic hay caboxilic hửu cơ.một vài trường hợp được sãn xuất dưới dạng muối amoni và kali nên được viết dưới dạng tổng quát là AR-SO3Na . + AR- là gốc hửu cơ mang màu của thuốc nhuộm. GVHD: Trần Thành Đạt. 6
  • 7. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. + ion AR –SO3 là ion mang màu, tích điện âm. Khi hòa tan thuốc nhuộm trong nước sẽ xảy ra phản ứng sau: R-SO3 Na → R-SO3 ‾ + Na+  Thuốc nhuộm hoàn nguyên: có 2 nhóm chính , nhóm đa vòng là loại thuốc nhuộm có cấu tạo phân tử phức tạp chứa nhiều nhân thơm, nhiều nhóm mạch vòng, đa số là dẫn xuất của antra quinon và nhóm indigoit . Công thức tổng quát là R=C-O . Trong đó R : là hợp chất hữu cơ nhân thơm, đa vòng. Các nhân thơm đa vòng trong loại thuốc nhuộm này cũng là tác nhân gây ung thư, vì vậy khi chưa được xử lý thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.  Thuốc nhuộm phân tán: là những hợp chất màu không tan trong nước do không chứa các nhóm cho tính tan như : SO3Na , - COONa . Thuốc nhuộm phân tán hầu hết là các hợp chất màu azo và antraquinon và nhóm amin . Dùng chủ yếu để nhuộm sợi tổng hợp không ưa nước.  Thuốc nhuộm lưu huỳnh: là nhóm thuốc nhuộm chứa mạch dị hình như : tiazol, tiazin, zin…, trong đó có cầu nối –S-S- dùng để nhuộm vải cotton và viscozo.  Thuốc nhuộm axit : thuốc nhuộm này có những đặc điểm chung là hòa tan trong nước thường dùng để nhuộm lông thú hoặc nhuộm da. Đa số loại thuốc nhuộm này thuộc về nhóm azo, một số tạo phức với kim loại. Công thức tổng quát có thể viết dưới dạng:Ar-SO3Na. Trong đó: Ar-SO3 : là ion mang màu.  Thuốc in, nhuộm pigment: có chứa nhóm azo, hoàn nguyên đa vòng, ftaloxiamin, dẫn xuất của antraquinon.  Chất tẩy trắng quang học: Là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu hoặc có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp thụ một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím. GVHD: Trần Thành Đạt. 7
  • 8. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Hình ảnh một số thuốc nhuộm 3. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải dệt- nhuộm . 3. 1 . Nguồn gốc: Các tạp chất tách ra từ vải sợi như : dầu mỡ , các tạp chất chứa Nitơ , các chất bụi bẩn dính vào sợi (chiếm 6% khối lượng xơ) Hóa chất sử dụng: hồ tinh bột , H2SO4, CH3COOH, NaOH, NaOCL, H2O2, Na2CO3, Na2SO3… các loại thuốc nhuộm , các chất trơ, chất ngấm, chất cầm màu, chất tẩy giặt. Thành phần nước thải phụ thuộc vào : đặc tính của vật liệu nhuộm , bản chất của thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và các hóa chất khác được sử dụng . Nguồn nước thải bao gồm từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hồn tất. Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải. Các chất hồ vải với lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây ra tính độc cho thuỷ sinh của nước thải dệt nhuộm. Nước thải nhuộm bao gồm các loại chính: - Nước thải chứa phẩm nhuộm sunfua - Nước thải chứa phẩm nhuộm hoạt tính - Nước thải do tẩy giặt. GVHD: Trần Thành Đạt. 8
  • 9. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Bảng 1. Các nguồn ô nhiễm nước thải của ngành công nghiệp dệt nhuộm: Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặt tính của nước thải Hồ sợi, rũ hồ Tinh bột, glucose, polyvinyl, alcol, nhựa… BOD cao (34 – 50 tổng lượng BOD) Nấu tẩy NaOH, chất sáp, soda, silicat, và sợi vải vụn Độ kiềm cao màu tối, BOD cao Tẩy trắng Hypoclorit, các hợp chất chứa Clo, axit, NaOH… Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD Tổng Làm bóng NaOH, tạp chất… Độ kiềm cao , BOD thấp (dưới 1% BOD tổng) Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic, các muối kim loại,… Độ màu rất cao BOD khá cao (6% BOD tổng), SS cao In Chất màu,tinh bột, dầu muối, kim loại, axit…. Độ màu cao, BOD cao Hoàn tất Vết tinh bột, mỡ động vật, muối… Kiềm nhẹ, BOD thấp… (Nguồn Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ, 2002, Thoát nước tập II- xử ký nước thải , NXB Khoa Học và Kỹ Thuật). Bảng 2. Lượng tiêu thụ nước trong dệt-nhuộm. Hàng dệt - nhuộm. Lượng nước tiêu thụ (m3 / 1 tấn sản phẩm). Vải cotton. 80 – 240 Vải cotton dệt kim. 70 – 180 Len. 100 – 250 Vải polyacrylic. 10 – 70 (Tổng công ty dệt may Việt Nam 2003). GVHD: Trần Thành Đạt. 9
  • 10. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 3. 2 . Đặc tính của nước thải dệt- nhuộm. Tính chất nước thải giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, vận hành hệ thống xử lý và quản lý chất lượng môi trường. Sự dao động về lưu lượng và tính chất nước thải quyết định tải trọng thiết kế cho các công trình đơn vị. Nước thải dệt nhuộm sẽ khác nhau khi sử dụng các loại nguyên liệu khác nhau.Chẳng hạn như len và cotton thô sẽ thải ra chất bẩn tự nhiên của sợi. Nước thải này có độ màu, độ kiềm, BOD và chất lơ lửng (SS) cao. Ở loại nguyên liệu sợi tổng hợp, nguồn gây ô nhiễm chính là hóa học do các loại hóa chất sử dụng trong giai đoạn tẩy và nhuộm. Nước thải dệt nhuộm nhìn chung rất phức tạp và đa dạng, đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng như phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất tạo môi trường, tinh bột men,chất oxy hóa…được đưa vào sử dụng. Trong quá trình sản xuất, lượng nước thải ra 12-300 m3/tấn vải, chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy. Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm nặng trong môi trường sống như độ màu, pH, chất lơ lửng, BOD, COD, nhiệt độ đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn tiếp nhận. Nước thải dệt nhuộm gây ô nhiễm cho nguồn xả chủ yếu do độ đục, độ màu, lượng chất hữu cơ và pH cao. Nhiều công trình nghiên cứu trước đây cho thấy keo tụ bằng phèn nhôm có thể khử màu hiệu quả 50-90%, đặc biệt hiệu quả cao với loại thuốc nhuộm sulfur. Theo nghiên cứu của CIBA GELGY Service Limited (1993) thì phèn nhôm và phèn sắt có thể loại bỏ 40% COD và 80% Crom tổng cộng từ 0,6mg/l xuống còn 0,1 mg/l. Nghiên cứu TURKMAN (1991) cho thấy với liều lượng phèn sắt 500mg/l hiệu quả khử độ đục là 98,3%. Bảng 3. Nồng độ, thành phần tính chất nước thải dệt nhuộm. Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Nước thải hoạt tính Nước thải sunfua Nước thải tẩy pH 10-11 >11 >12 COD mg/l 450-1500 10000-40000 9000-30000 GVHD: Trần Thành Đạt. 10
  • 11. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. BOD5 mg/l 200-800 2000-10000 4000-17000 N tổng mg/l 5-15 100-1000 200-1000 P tổng mg/l 0.7-3 7-30 10-30 SS mg/l - - 120-1300 Màu Pt-Co 7000-50000 10000-50000 500-2000 Độ đục FAU 140-1500 8000-200000 1000-5000 (Nguồn: Khoa Môi Trường – Đại học Bách Khoa TPHCM) Bảng 4. Lưu lượng và tính chất nước thải của một số nhà máy ở Tp.HCM. Tên Công Ty. Q pH Độ Màu COD BOD SS SO42- PO43- Kim Loại Nặng m3/ng Pt-Co mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Thành Công 6500 9.2 1160 280 651 98 298 0.25 Thắng Lợi 5000 5.6 1250 350 630 95 76 1.31 0.4 Phong Phú 3600 7.5 510 180 480 45 45 1.68 Vết Việt Thắng 4800 10.1 969 250 506 30 145 0.4 Châu Á 420 7.2 560 563 98 105 0.25 0.2 Gia Định 1300 7.2 260 130 230 85 32 0.25 (Nguồn: Phòng quản Lý Môi Trường – Sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường Tp.HCM). 4. Ảnh hưởng của nước thải dệt- nhuộm đến môi trường. GVHD: Trần Thành Đạt. 11
  • 12. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Nguồn nước thải phát sinh trong công nghiệp dệt nhuộm là từ các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, nhuộm và hoàn tất. Với các hoá chất sử dụng như trên thì khi thải ra nguồn tiếp nhận, nhất là ra các sông ngòi, ao hồ sẽ gây độc cho các loài thuỷ sinh. Có thể phân chia các nhóm hoá chất ra làm 3 nhóm chính: Nhóm 1. CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ĐỐI VỚI VI SINH VÀ CÁ:  Xút (NaOH) và Natri Cacbonat (Na2CO3) được dùng với số lượng lớn để nấu vải sợi bông và xử lý vải sợi pha (chủ yếu là Polyeste, bông).  Axít vô cơ (H2SO4) dùng để giặt, trung hòa xút, hiện màu thuốc nhuộm hoàn nguyên tan (Indigosol).  Clo hoạt động (nước tẩy Javen) dùng để tẩy trắng vải sợi.  Fomatđêhyt có trong phần chất cầm màu và các chất dùng xử lý hoàn tất.  Một hàm lượng kim loại nặng đi vào nước thải.  Tạp chất kim loại nặng có trong thuốc nhuộm sử dụng. - Trong một tấn xút công nghiệp nếu sản xuất bằng điện cực thuỷ ngân sẽ có 4g thuỷ ngân (Hg). - Tạp chất kim loại nặng có trong thuốc nhuộm sử dụng.  Một lượng halogen hữu cơ độc hại đưa vào nước thải từ một số thuốc nhuộm hoàn nguyên, phân tán,hoạt tính, pigment… Nhóm 2. CÁC CHẤT KHÓ PHÂN GIẢI VI SINH:  Các chất giặt vòng thơm, mạch etylenoxit dài hoặc có cấu trúc mạch nhánh Alkyl.  Các Polyme tổng hợp bao gồm các chất hồ hoàn tất, các chất hố sợi dọc như polyvinylalcol, polyacrylat…  Phần lớn các chất làm mềm vải, các chất tạo phức trong xử lý hoàn tất.  Nhiều thuốc nhuộm và chất tăng trắng quang học đang sử dụng… Nhóm 3. CÁC CHẤT ÍT ĐỘC VÀ CÓ THỂ PHÂN GIẢI VI SINH:  Sơ sợi và các tạp chất thiên nhiên có trong sơ sợi bị loại bỏ trong các công đoạn xử lý trước.  Các chất dùng để hồ sợi dọc.  Axit axetic (CH3COOH), axit fomic (HCOOH) để điều chỉnh pH… GVHD: Trần Thành Đạt. 12
  • 13. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN.  Tải lượng ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều loại sợi thuộc thiên nhiên hay tổng hợp, công nghệ nhuộm (nhuộm liên tục hay gián đoạn), công nghệ in hoa và độ hòa tan của hóa chất sử dụng. Khi hòa trộn nước thải của các công đoạn, thành phần nước thải có thể khái quát như sau:  pH: 4 – 12 ( pH = 4.5 cho công nghệ nhuộm sợi PE, pH = 11 cho công nghệ nhuộm sợi Cotton).  Nhiệt độ: dao động theo thời gian và thấp nhất là 400C. So sánh với nhiệt độ cao nhất không ức chế hoạt động của vi sinh là 370C thì nước thải ở đây gây ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả xử lý sinh học.  COD: 250 – 1500 mg 02/l ( 50 – 150 kg/tấn vải)  BOD5: 80 – 500 mg 02/l  Độ màu: 500 – 2000 Pt – Co  Chất rắn lơ lửng: 30 – 400 mg/l, đôi khi cao đến 1000 mg/l (trường hợp nhuộm sợi Cotton).  SS: 0 – 50 mg/l  Chất hoạt tính bề mặt: 10 – 50 mg/l Qua những số liệu vừa nêu cho thấy nước thải ngành dệt nhuộm rất độc cho hệ sinh thái nước. Nước thải có khả năng gây ô nhiễm nhất phát sinh từ công đoạn nhuộm do thành phần chủ yếu là các chất trợ nhuộm và phẩm nhuộm. Phẩm nhuộm và chất trợ nhuộm có thành phần hóa học phức tạp, mang tính độc hại nên có khả năng gây tác động đến môi trường. Loại phẩm nhuộm được nhà máy sử dụng là phẩm nhuộm trực tiếp, phẩm nhuộm phân tán và phẩm nhuộm huỳnh quang. Mỗi loại phẩm nhuộm có đặc điểm và tính chất hóa học khác nhau. Những ảnh hưởng cho các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận có thể tóm tắt như sau :  Độ kiềm cao làm tăng pH của nước, nếu pH >9 sẽ gây độc hại cho các loài thủy sinh.  Muối trung tính làm tăng tổng hàm lượng chất rắn. Nếu lượng nước thải lớn sẽ gây độc hại cho các loài thủy sinh do tăng áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào.  Hồ tinh bột biến tính làm tăng BOD, COD của nguồn nước gây tác hại đối với đời sống thuỷ sinh do làm giảm oxy hòa tan trong nước. GVHD: Trần Thành Đạt. 13
  • 14. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN.  Độ màu cao do dư lượng thuốc nhuộm trong nước thải gây màu cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của các loài thuỷ sinh, ảnh hưởng tới cảnh quang. Các chất độc nặng như sunfit kim loại nặng, các hợp chất halogen hữu cơ (AOX) có khả năng tích tụ trong cơ thể sinh vật với hàm lượng tăng dần theo chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nguồn nước, gây ra một số bệnh mãn tính đối với người và động vật.  Hàm lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao sẽ làm giảm oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến sự sống các loài thuỷ sinh. Hình ảnh về ảnh hưởng của nước thải dệt- nhuộm đến môi trường. GVHD: Trần Thành Đạt. 14
  • 15. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. II. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT- NHUỘM 1. Cơ sở lựa chọn công nghệ.  Tính chất nước thải đầu vào: Bảng 5. Tính chất nước thải đầu vào. STT Thông Số Nước thải chưa xử lý. 1 pH 8-10 2 BOD5 860 (mg/l) 3 COD 1200 (mg/l) 4 SS 560 (mg/l) 5 Độ Màu 1000 (Pt-Co)  Yêu cầu sau xử lý: Sau khi xử lý nước thải đạt loại B theo QCVN 13: 2008/BTNMT . Bảng 6. Tính chất nước thải sau xử lý. STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị trung bình QCVN 13:2008 , cột B 1 pH - 10,5 5,5 ÷ 9 2 SS mg/l 325 100 3 BOD5 mg/l 500 50 4 COD mg/l 899 150 GVHD: Trần Thành Đạt. 15
  • 16. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 5 Độ màu Pt - Co 680 150 2. Một số công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm. 2. 1. Phương án 1: GVHD: Trần Thành Đạt. 16
  • 17. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt - nhuộm nguồn tiếp nhận QCVN 13:2008 . @ Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành dệt- nhuộm: Nước thải dệt nhuộm sau khi qua song chắn rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng và chất rắn có kích thước lớn được thu gom về bể điều hòa 1. Trong bể điều hòa 1 có lắp đặt bơm tuần hoàn, nước bơm lên hệ thống ống phân phối nước nhằm làm giảm nhiệt độ của nước thải. Đồng thời máy thổi khí cấp khí vào bể điều hòa 1 nhằm xáo trộn ổn định nồng độ chất thải trong nước và làm giảm 1 phần nhiệt độ nước thải. Từ bể điều hòa 1, nước thải được bể điều hòa 2 nhằm ổn định nồng độ và lưu lượng lần nữa trước khi đứa vào xử lý ở các công trình tiếp theo. Nước thải từ bể điều hòa 2 được bơm lên bể keo tụ, tại bể keo tụ các hóa chất như phèn nhôm, polymer được châm vào nhằm để tăng hiệu suất của quá trình keo tụ. Từ bể keo tụ nước thải tự chảy qua bể tạo bông. Quá trình keo tụ tạo bông diễn ra đồng thời nhằm tạo các nhân tố có khả năng kết dính các chất bẩn trong nước ở dạng lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc ở quá trình lọc nước với tốc độ nhanh và kinh tế nhất. Tại đây hóa chất polymer được châm vào đồng thời nhằm tăng hiệu suất quá trình tạo bông cặn. Nước thải từ bể tạo bông trước khi tự chảy qua bể lắng 1 nhằm tách các bông cặn hình thành ở bể tạo bông. Nước thải sau khi được tách SS được dẫn sang bể trung gian nhằm ổn định lưu lượng trước khi được bơm vào bể thổi khí. Tại bể MBBR diễn quá trình sinh học hiếu khí, không khí cấp từ các máy thổi khí thông qua hệ thống phân phối khí dưới bể sẽ giúp vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản như : CO2, H2O…Theo phản ứng sau : Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí —> H2O + CO2 + sinh khối mới +… Hiệu suất xử lý của bể thổi khí tính theo COD, BOD đạt khoảng 90-95%. Từ bể thổi khí, nước thải được dẫn sang bể lắng đợt 2. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy và được dẫn ra bể chứa bùn thông qua hệ thống thu bùn dưới đáy, còn nước thải ở phía trên mặt sẽ chảy tràn sang bể khử trùng, Trong bể khử trùng, dung dịch Ca(OCl)2 được bơm bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 13:2008/BTNMT, cột B. GVHD: Trần Thành Đạt. 17
  • 18. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Sau đó nước thải tiếp tục được dẫn qua thiết bị trộn tĩnh nhằm khử trùng lần nữa trước khi thải xả thải ra môi trường. Bùn hóa lý ở đáy bể lắng đợt 1 và bùn sinh học từ bể lắng 2 được bơm về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn, lượng bùn lắng dưới bể sẽ tiếp tục được bơm qua bể nén bùn nhằm làm giảm thêm độ ẩm. Tiếp tục, phần bùn sau khi nén ở phía dưới được bơm máy ép bùn để ép bùn thải thành các bùn khô và nước, phần bùn khô được thải bỏ như chất thải rắn công nghiệp, còn phần nước bùn trên bề mặt bể chứa bùn, bề nén bùn, và sau khi ép bùn được dẫn trở lại bể điều hòa 1. @ Ưu điểm :  Công nghệ được đề xuất là công nghệ tối ưu đảm bảo xử lý nước thải đầu ra đạt chất lượng.  Áp dụng hệ thống tuần hoàn nước thải và phương pháp xử lý hóa học giúp giảm nhiệt độ và độ màu của nước thải một cách tốt nhất.  Xử lý lượng SS, BOD, COD hiệu quả cao với phương pháp sinh học và xử lý bậc hai nối tiếp nhau.  Điều khiển vận hành đơn giản, chi phí hợp lý. @ Nhược điểm:  Nước thải ra chỉ đạt tiêu chuẩn loại B.  Lượng bùn sinh ra nhiều. GVHD: Trần Thành Đạt. 18
  • 19. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 2. 2. Phương án 2. Nước Thải. Bơm Nước Thải . Cặn Rác Chôn Lấp. Bơm Nước Thải . Nước Dư Bùn Lắng. Bùn Tuần Hoàn. Bùn Dư. GVHD: Trần Thành Đạt. Hồ Thu Và Trạm Bơm. Thiết Bị Lượt Rác Thải Thổi Khí. Bể Điều Hòa. FeCl3. Bể Keo Tụ. NaOH. Bể Tạo Bông. Bể Lắng 1 . Mương Oxy Hóa . Bể Lắng 2. Hồ Sinh Vật . Polyme. Thổi Khí. Bể Nén Bùn. Máy Ép Bùn. Thùng Chứa Bùn. Bùn. 19
  • 20. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Sông. Chôn Lấp. Hình 3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm . @ Thuyết minh quy trình công nghệ: Nước thải trước tiên theo công thu gom, qua thiết bị lượt rác để giữ lại các loại rác, sau đó chảy vào bể điều hòa. Sau khi tập trung tại bể điều hòa, nước thải được bơm lên bể keo tụ, tạo bông. Trên đường ống dẫn vào bể keo tụ , có 2 đường hóa chất chậm vào là dung dịch keo tụ và dung dịch trợ lắng. Trong bể keo tụ có sử dụng một môtơ khuấy với tốc độ thích hợp để kích thích quá trình tạo bông. Các hạt bùn keo tụ tạo ra có tỉ trọng lớn lắng xuống đáy bể lắng 1, sẽ được lấy ra ngoài nhờ van xả đáy. Nước sau khi ra khỏi bể lắng 1 sẽ được điều chỉnh pH thích hợp trước khi chảy về mương oxy hóa . Sau đó nước chảy về bể lắng 2, bể lắng 2 có nhiệm vụ giúp cho việc tách bùn hoạt tính và nước thải đã xử lý. Bùn lắng phần lớn được bơm tuần hoàn lại mương oxy hóa, lượng bùn dư được bơm vào bể nén bùn. Cuối cùng nước được thải sang hồ sinh học nhằm xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra sông. @ Ưu điểm:  Công nghệ đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng.  Cấu tạo đơn giản.  Không cần cán bộ vận hành có chuyên môn cao.  Hiệu quả xử lí BOD, COD, nitơ, photpho … cao. @ Nhược điểm:  Cần diện tích rộng, dung tích lớn gấp 3-10 lần so với bể aerotank xử lý nước thải cùng mức độ.  Tốn nhiều năng lượng khuấy trộn. GVHD: Trần Thành Đạt. 20
  • 21. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN.  Nhận xét: Cả 2 phương án trên sẽ không được chọn vì phương án 1 tuy là điều khiển vận hành đơn giản, chi phí hợp lý ,nhưng nước thải ra chỉ đạt tiêu chuẩn loại B, lượng bùn sinh ra nhiều; phương án 2 tuy là công nghệ đơn giản, dễ vận hành và bảo dưỡng nhưng nó tốn kém, cần nhiều năng lượng. Do đó, nhóm xin đưa ra một phương án xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học. 2. 3. Phương án 3: Hình 4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm bằng pp hóa lý kết hợp sinh học. GVHD: Trần Thành Đạt. 21
  • 22. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Hình 5. MẶT CẮT VÀ MẶT PHẲNG BỂ XỤC KHÍ AEROTANK. a. Mặt cắt dọc. b. Mặt cắt ngang. @ Thuyết minh quy trình công nghệ: Nước thải thu gom đến song chắn rác sẽ được loại bỏ những tạp chất khô (vải, nilong...), sau đó nước thải tự chảy qua bể điều hòa và nhờ quá trình khuấy trộn kết hợp với thổi khí sơ bộ, nước GVHD: Trần Thành Đạt. 22
  • 23. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. thải được điều hòa về lưu lượng cùng với nồng độ các chất ô nhiễm như: BOD, COD, SS,... Ở ngay trên bể điều hòa ta dùng bơm định lượng bơm dung dịch H2SO4 để điều chỉnh pH về trung tính, thuận lợi cho các công trình xử lý sau. Tiếp theo nước thải từ bể điều hòa được bơm chìm lên bể phản ứng có khuấy trộn để thực hiện quá trình keo tụ các hạt cặn lơ lửng sau đó được bơm qua bể lắng I để loại bỏ các loại cặn thô, nặng có thể gây trở ngại cho các công đoạn xử lý sau. Nước thải từ bể lắng I tự chảy tràn qua bể Aerotank có xáo trộn.Tại bể Aerotank quá trình sinh học hiếu khí xảy ra và được duy trì nhờ không khí cấp khí từ máy thổi khí, các vi sinh vật hiếu khí (trên bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản. Hiệu xuất xử lý của Aerotank đạt khoảng 90 – 95%. Tiếp đến nước thải được dẫn sang bể lắng II và diễn ra lắng cặn hoạt tính, bùn sẽ lắng xuống đáy bể, nước thải phía trên được chảy tràn qua bể tiếp xúc khử trùng bằng dung dịch Clo, nhằm tiêu diệt vi khuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Bùn từ bể lắng II một phần sẽ được tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì lượng vi sinh vật có trong bể. Một phần cùng với lượng bùn sinh ra từ bể lắng I sẽ được chuyển vào bể chứa bùn để tách nước, trong giai đoạn này polymer được châm vào nhằm tăng hiệu quả tách nước ra khỏi bùn. Nước tách bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể điều hòa. Lượng bùn từ bể chứa bùn sẽ được chuyển sang máy nén bùn sau đó sẽ được chở đi chôn lấp. @ Ưu điểm:  Kết hợp được cả phương pháp hóa lý và sinh học.  Hiệu quả xử lý cao.  Ít tốn diện tích thích hợp với công suất thải của nhà máy.  Quy trình công nghệ đơn giản, dễ vận hành.  Chi phí thấp. @ Nhược điểm:  Nước thải ra chỉ đạt tiêu chuẩn loại B.  Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Qua công nghệ xử lý trên, nước sau xử lý đạt loại B, chất lượng nước được thể hiện qua hình 6. GVHD: Trần Thành Đạt. 23
  • 24. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Hình 6. Chất lượng nước thải dệt nhuộm sau xử lý . Nước sau xử lý độ màu không còn, đạt tiêu chuẩn xả thải và an toàn đối với môi trường tự nhiên. @ Nhiệm vụ từng công trình đơn vị: STT Công Trình Đơn Vị Nhiệm Vụ Từng Công Trình Đơn Vị. 1 Song chắn rác Loại bỏ các vật có kích thước lớn như: lá khô, cành cây nhỏ, mảnh vụn… Ngoài ra, trong nước thải dệt nhuộm chứa nhiều xơ sợi li ti nên sau song chắn rác ta cần bố trí lưới chắn mịn nhằm giữ các xơ sợi có trong nước thải. Nước qua song chắn có vận tốc khoảng 0.6 m/s. Việc sử dụng song chắn rác còn giúp tránh được hiện tượng tắc nghẽn đường ống, mương dẫn và gây hỏng hóc bơm. 2 Bể điều hòa. Điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ, tránh cặn lắng và làm thoáng sơ bộ.Qua đó oxy hóa 1 phần chất hữu cơ, giảm kích thước các công trình đơn vị phía sau và tăng hiệu quả xử lý nước thải của trạm. 3 Bể phản ứng-keo tụ. Sử dụng để hòa trộn các chất với nước thải nhằm điều chỉnh độ kiềm của nước thải, tạo ra bông cặn lớn có trọng lượng đáng kể và dễ dàng lắng lại khi qua bể lắng I. Ở đây sử dụng phèn nhôm để tạo ra các bông cặn vì phèn nhôm hòa tan trong nước tốt, chi phí thấp. 4 Bể lắng 1. Giữ lại phần cặn lơ lững (SS) có trong nước thải, các bông cặn lớn được tạo ra từ bể phản ứng sẽ được lắng ở đây, bể lắng I sẽ làm giảm tải lượng chất rắn cho công trình xử lý sinh học phía sau. GVHD: Trần Thành Đạt. 24
  • 25. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. 5 Bể Aerotank. Aerotank hay còn gọi là bể bùn hoạt tính với sinh trưởng lơ lửng. Trong đó quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Các vi sinh vật dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn, chuyển hóa chúng thành chất trơ không tan và tạo ra tế bào mới. Quá trình chuyển hóa đó được thực hiện đan xen và nối tiếp nhau cho đến khi không còn thức ăn cho hệ vi sinh vật nữa. Nước thải sau khi xử lý sinh học hiếu khí được đưa qua bể lắng II. 6 Bể lắng II. Bùn sinh ra từ bể Aerotank và các chất lơ lửng sẽ được lắng ở bể lắng II, nước thải sau lắng được dẫn vào bể tiếp xúc. Lượng bùn sinh ra từ bể lắng II sẽ được xả vào bể chứa bùn. 7 Bể khử trùng. Khử trùng bằng Clo nhằm tiêu diệt vi sinh trước khi đưa nước đã qua xử lý ra hệ thống thoát nước chung, kượng vi khuẩn giảm 99%. Hóa chất dùng để khử trùng là nước Clo. 8 Bể chứa bùn. Cặn tươi từ bể lắng 1 và bùn hoạt tính từ bể lắng 2 có độ ẩm tương đối cao( 99 - 99,2% đối với bùn hoạt tính và 92 - 96% đối với căn tươi). Bể chứa bùn có nhiệm vụ giảm độ ẩm của bùn, sau đó bùn được đem đi xử lý. 9 Máy ép bùn. Sau khi bùn qua bể nén bùn nó sẽ tiếp tục được chuyển vào máy ép bùn, tại đây thực hiện quá trình làm ráo phần lớn nước trong bùn sau khi đã qua bể thu bùn. Nồng độ cặn sau khi làm khô trên máy đạt từ 15% – 25%. III. Kết Luận. Ngành dệt nhuộm là ngành chiếm được vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đống góp đáng kể GDP cho nền kinh tế nước ta và là nguồn giải quyết việt làm cho rất nhiều lao đông. Tuy nhiên ngành dệt nhuộm lại là ngành cho ra môi trường một lương nước thải lớn và vô cùng độc hại, chi cận nguồng nước thải của một công ty dệt nhuộm không được sử lý có thể sẻ ảnh hưởng dến một khu vực rộng lớn xung quanh nó và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. GVHD: Trần Thành Đạt. 25
  • 26. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. Vì vậy để phát triển bềnh vững cần phải quan tâm đến bảo vệ môi trường cụ thể đối với ngành dệt nhuộm là xử lý nước thải. DANH MỤC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT. 1. BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ. 2. COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. 3. SS là cặn lơ lửng. 4. TDS là cặn hoà tan. 5. QCVN : Quy chuẩn Việt Nam. 6. BOD5 (Dilution and seeding method) là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn (có trong nước nói chung và nước thải nói riêng) gây ra, với thời gian xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C. GVHD: Trần Thành Đạt. 26
  • 27. Trường CĐ Công Thương Tp.HCM. Xử Lý Nước Trong SXCN. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ, 2002, Thoát nước tập II- xử ký nước thải , NXB Khoa Học và Kỹ Thuật. 2. http://www.congnghemoitruong.ne t/xu-ly-nuoc-thai-nganh-det-nhuom.html . 3. http://www.technologymag.net/vi/11/2013/ky-thuat-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom/ . 4. http://giaiphapmoitruong.vn/cong-nghe-xu-ly/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom. html. 5. http://enidc.com.vn/Client/upload/News/User_2/2010/07/04/QCVN%2013-2008_Nuoc %20thai%20det%20may.pdf. 6. https://voer.edu.vn/m/vi-sinh-vat-voi-qua-trinh-xu-ly-o-nhiem-moi-truong-nuoc/ be64dd3f. GVHD: Trần Thành Đạt. 27