SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN
BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự đồng cảm
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ đồng cảm ra đời từ những năm cuối của thế kỷ XIX và trải qua một lịch sử
phức tạp, đa dạng về các cách tiếp cận của đồng cảm. Nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng
đi tìm cấu trúc thật sự của đồng cảm và đã mở ra nhiều cuộc tranh luận mà đến nay, có lẽ
vẫn chưa có điểm dừng. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, có một số xu hướng quang
trọng như sau:
a) Hướng thứ nhất là các nghiên cứu bàn về cấu trúc của đồng cảm. Hiện nay, đồng
cảm được nghiên cứu theo 3 xu hướng lý thuyết cơ bản sau:
(1) Đồng cảm là một quá trình cảm xúc: Những tác giả theo xu hướng cảm xúc cho
rằng đồng cảm được hiểu như là sự cảm thông, sự chia sẻ cảm xúc với người khác. Tiêu
biểu trong xu hướng này là những tác giả: Lipps. T., (1903) [49], Hoffman (1977) [41]…
(2) Đồng cảm là một quá trình nhận thức: Tiếp cận nhận thức nhấn mạnh đồng cảm
liên quan đến việc hiểu cảm xúc/cảm nhận của người khác (Kohler, 1929 [46]; theo Baron-
Cohen, Wheelwright, 2004 [22]). Kohler (1929) chứng minh rằng đồng cảm là sự hiểu biết
về cảm xúc của người khác hơn là một sự chia sẻ cảm xúc [46]. Cùng tư tưởng với ông,
Mead, G.H. (1934) [50] cũng đưa ra các quan điểm nhấn mạnh góc độ nhận thức của sự
đồng cảm
(3) Đồng cảm là quá trình nhận thức và cảm xúc: Nhiều nhà nghiên cứu đã chấp nhận
đồng cảm là một khái niệm đa chiều, trong đó cảm xúc và nhận thức ảnh hưởng lên nhau,
khó tách bạch ra được (Deutsch và Madle 1975) [31]. Sự đồng cảm phải là “sự nhận thức
dựa trên cảm xúc” Hoffman (1987) [43]…, bên cạnh quan niệm đồng cảm là “một phản
ứng cảm xúc mà trong đó, cảm thấy một cảm xúc gián tiếp giống như cảm xúc người khác
cảm thấy hoặc cảm thấy một cảm xúc gián tiếp tương tự nhưng không nhất thiết phải giống
với cảm xúc của người khác” (Eisenberg. N, 1987 [33]; Batson và cộng sự 1981 [23] )…
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Sự đồng cảm có cấu trúc đa thành tố trở nên phổ biến hơn và được sử dụng nhiều trong các
nghiên cứu ứng dụng (Davis 1996 [31]; J. Hakansson, 2003 [40]). Một số tác giả cho rằng
sự tồn tại cảm xúc và nhận thức trong đồng cảm là đương nhiên, là quy luật, là sẵn có. Nếu
thiếu đi một trong hai yếu tố thì đồng cảm sẽ không còn là đồng cảm Coke, (1978) [28].
Cùng quan niệm với tác giả trên còn có Stotland, (Kohut (1984) [47], …
b) Trên cơ sở các cấu trúc của đồng cảm, một hướng khá phát triển khi nghiên cứu
về sự đồng cảm là xây dựng các thang đo sự đồng cảm. Hướng nghiên cứu này ra đời
nhằm để đánh giá sự đồng cảm của mỗi cá nhân, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp để gia
tăng sự đồng cảm. Có thể kể đến một số thang đo, bảng hỏi tiêu biểu sau:
Bảng hỏi đồng cảm “Toronto Empathy Questionnaire” (TEQ): được phát triển bởi
Spreng và các cộng sự (2009) [56], gồm 16 items, trong bảng hỏi này, các nhà nhiên cứu
đánh giá sự đồng cảm như một quá trình cảm xúc
Thang đo đồng cảm “Balanced emotional empathy scale” (QMEE): được xây dựng
bởi Mehrabian và Epstein (1972) [51]. Đây cũng là thang đo tiếp cận đồng cảm ở khía cạnh
cảm xúc.
Thang đo đồng cảm cảm xúc “Emotional Empathy Scale” (EES): EES được phát triển
bởi Ashraf (2004) [21], được sử dụng để đánh giá các đặc điểm của sự đồng cảm về cảm
xúc ở thanh thiếu niên.
Thang đo đồng cảm “Empathy Scale” của Hogan (1969) [43]: tiếp cận đồng cảm về
mặt nhận thức.
Cho đến ngày nay, cùng với sự phát triển các cách tiếp cận đồng cảm thì việc phát
triển các thang đo mới vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
c) Một hướng khá phổ biến khi tiếp cận đồng cảm là nghiên cứu các yếu tố tác động
đến sự đồng cảm. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến đồng cảm, các tác giả quan tâm nhiều
nhất đến yếu tố cá nhân, được thể hiện trong các nghiên cứu của Davis (1983) [29]. Nghiên
cứu của Hoffman (1977) [41] cho rằng sự đồng cảm của mỗi cá nhân không chỉ bị ảnh
hưởng bởi khả năng nhận thức mà còn phụ thuộc vào khả năng phản ứng tình cảm của cá
nhân, kinh nghiệm cá nhân (Davis, 1996 [30]; Kohut, 1984 [47]). Sự đồng cảm còn chịu
sự chi phối bởi các yếu tố: độ tuổi (Laible, Carlo, Roesch, 2004) [48]; giới tính N.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Eisenberg (1987) [33]; sự bắt chước (Meltzoff và Moore 1983) [52]; bắt chước hành vi
(Forman và các cộng sự, 2004) [36]; bắt chước nét mặt kết hợp với cảm xúc nhất định
(Atkinson, 2007) [20]; yếu tố di truyền (Zahn-Waxler và các cộng sự, 1992) [70]; yếu tố
hệ thần kinh (Iacoboni và Dapretto 2006 [44], Preston và De Waal, 2002 [32] ). Bên cạnh
các yếu tố cá nhân, còn có các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự đồng cảm. Đó là yếu tố môi
trường sống, mối liên kết xã hội như bạn bè, cha mẹ với con cái và yếu tố giáo dục.
e) Một hướng khác góp phần mở rộng phạm vi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
đồng cảm là nghiên cứu quan hệ giữa sự đồng cảm với các hành vi xã hội. Hướng nghiên
cứu này nhằm khẳng định vai trò của đồng cảm trong việc điều chỉnh các hành vi xã hội,
gia tăng hành vi xã hội tích cực và giảm thiểu hành vi xã hội tiêu cực.
Có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa đồng cảm với hành vi xã hội( N.
Eisenberg, 1987 [33]). Nhiều tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo mối quan hệ đồng
cảm với hành vi xã hội (Feshbach và Feshbach, 1969) [35])…Các kết quả nghiên cứu cho
thấy, sự đồng cảm có mối quan hệ đến các hành vi xã hội như gây hấn, bắt nạt, hành vi
phạm pháp, hành vi ủng hộ xã hội.
Tóm lại, sự đồng cảm đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài khai thác trên nhiều
phương tiện, từ cách tiếp cận, đo lường sự đồng cảm đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự
đồng cảm cũng như mối quan hệ giữa đồng cảm và hành vi xã hội. Điều đó chứng tỏ tính
chất đa dạng của các nghiên cứu trong lĩnh vực này đồng thời cung cấp cho chúng ta thấy
một bức tranh toàn vẹn về đồng cảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đồng cảm chủ yếu được
tiến hành ở các nước phương Tây. Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, đồng cảm chịu
sự chi phối bởi yếu tố văn hoá xã hội, chính vì vậy, những nghiên cứu về đồng cảm ở các
nước châu Á như Việt Nam cần được tiến hành.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Trong khi đồng cảm được các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu một cách cụ thể,
chi tiết thì ở Việt Nam rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà tâm lý học trong nước
chủ yếu bàn luận nhiều đến khái niệm đồng cảm, các biểu hiện của nó. Khái niệm đồng
cảm được thể hiện rõ trong các Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng ( 2008) [1],
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nguyễn Văn Lũy, Lê quang Sơn (2009) [10]. Tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) dùng từ
thấu hiểu thay cho đồng cảm [3].
Các nhà nghiên cứu trong nước thường xem đồng cảm là một yếu tố quan trọng giúp
cho quá trình giao tiếp thành công và có hiệu quả cao, đồng thời, giúp cho các mối quan
hệ ngày càng phát triển. Hàng loạt các tác phẩm viết về giao tiếp đều xem đồng cảm như
là một kỹ năng giao tiếp hiệu quả [1], [2], [10]. Có thể cách diễn đạt là khác nhau nhưng
tựu chung vẫn là “khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào
vị trí của đối tượng để có thể vui, buồn với niềm vui, nỗi buồn của họ” [1, tr.207]. Đơn cử
như nghiên cứu của Lê Minh Nguyệt (2009) về sự tương tác giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi
thiếu niên đã cho thấy chỉ có 7,49 % cha mẹ cho rằng con mình biết đồng cảm, chia sẻ;
9,72% người con cho rằng cha mẹ mình là người biết đồng cảm, chia sẻ. Sự thiếu hụt đồng
cảm dẫn đến việc tương tác giữa cha mẹ - con gặp nhiều khó khăn thậm chí là xung đột,
mâu thuẫn [12].
Trong giao tiếp với bạn bè, sự đồng cảm được xem như là phẩm chất hàng đầu để
chọn bạn. Trong một loạt nghiên cứu về tình bạn ở học sinh trung học cơ sở, tác giả Đỗ
Thị Hạnh Phúc (2009, 2010) đã cho thấy phẩm chất “Luôn thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ
vui buồn trong cuộc sống” là 1 trong 10 phẩm chất quan trọng trong tình bạn và khi khảo
sát, học sinh trung học cơ sở đã đặt phẩm chất này vào vị trí số 1 trong sự lựa chọn của
mình [14]. Trong một kết quả của phương pháp phỏng vấn sâu, học sinh đã nói lên sự ao
ước phẩm chất này ở bạn mình [15]. Điều đó cho thấy một tình bạn đúng nghĩa và bền
vững không thể nào thiếu sự đồng cảm. Nếu một tình bạn bị thiếu hụt đồng cảm thì nguy
cơ xung đột rất cao.
Tác giả Lê Minh Nguyệt (2005) đã sử dụng một số hình thức tác động đến học sinh
trung học cơ sở nhằm hạn chế xung đột tâm lý giữa các em. Kết quả là qua một số hoạt
động như giao lưu, sinh hoạt theo chủ đề tình bạn, tình yêu, lớp thực nghiệm đã có bầu
không khí tâm lý tích cực. Học sinh đoàn kết, gắn bó và đồng cảm, hiểu nhau hơn. Từ đó,
xung đột tâm lý của các em giảm đi so với nhóm đối chứng [11]. Tuy nhiên, sự đồng cảm
của học sinh không phải là đối tượng của các nghiên cứu này. Sự đồng cảm chỉ là biến phụ
thuộc. Vấn đề đặt ra là nếu học sinh được tác động để nâng cao sự đồng cảm thì quan hệ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
bạn bè của các em có chắc chắn là tốt hơn lên, để từ đó, các em không chỉ thân thiện với
bạn bè mà còn thân thiện với mọi người - sẽ tránh được gây hấn, xung đột.
Tóm lại, ở Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về đồng cảm chưa nhiều, đồng
cảm chủ yếu được nghiên cứu trên bình diện lý luận; việc xây dựng các thang đo, bảng hỏi
cũng như khảo sát thực trạng đồng cảm ở các đối tượng khác nhau chưa được chú trọng
nhiều. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học
sinh THPT thành phố Huế càng có ý nghĩa lớn.
1.2. Khái niệm đồng cảm
Đồng cảm là năng lực quan trọng của con người. Nó giúp ta hiểu được ý định của
người khác, dự đoán được hành vi của họ và trải nghiệm cảm xúc được kích hoạt bởi cảm
xúc của họ. Nói ngắn gọn, đồng cảm giúp chúng ta tương tác hiệu quả trong xã hội. Nó
cũng được xem là “chất keo” gắn kết xã hội, hướng chúng ta đến những hành vi giúp đỡ
người khác và ngăn chặn chúng ta thực hiện các hành vi gây tổn thương người khác (Baron-
Cohen, Wheelwright, 2004; tr.163) [22].
1.2.1. Tiếp cận ở nước ngoài
Đồng cảm là một khái niệm khó định nghĩa (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004) [22].
Nhìn chung các nhà nghiên cứu nước ngoài nhìn nhận khái niệm đồng cảm dưới các cách
tiếp cận sau:
1.2.1.1. Cách tiếp cận theo xu hướng cảm xúc
Cách tiếp cận này cho rằng đồng cảm là sự phản ứng cảm xúc của một người (người
quan sát) trước trạng thái cảm xúc của người khác. Các phản ứng cảm xúc rất phong phú
và đa dạng, theo Baron-Cohen, Wheelwright (2004) [22], nhìn chung có 04 dạng sau: (1)
Những cảm nhận phù hợp với những gì quan sát (Ví dụ: Bạn cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy
người khác sợ hãi); (2) Những cảm nhận của người quan sát phù hợp tương đối với trạng
thái cảm xúc của người khác theo một số cách nào đó (Ví dụ: Bạn cảm thấy đáng tiếc khi
thấy một ai đó buồn bã); (3) Các phản ứng cảm xúc bất kỳ trước trạng thái cảm xúc của
người khác (Ví dụ: Thấy hạnh phúc khi người khác đau khổ). Đây là sự đối lập với đồng
cảm; (4) Những cảm nhận của người quan sát thể hiện sự quan tâm sâu sắc hoặc lòng trắc
ẩn với những nỗi đau khổ của người khác. Baron-Cohen, Wheelwright (2002) cho rằng các
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
biểu hiện ở nhóm 1, 2 và 4 là những khía cạnh quan trọng của đồng cảm, còn biểu hiện ở
nhóm 3 thì không phải là sự đồng cảm [22]. Tiêu chí để đánh giá sự đồng cảm là các phản
ứng cảm xúc phải phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác.
Một số tác giả khác cho rằng phản ứng cảm xúc thể hiện sự quan tâm sâu sắc hoặc
lòng trắc ẩn với những nỗi đau khổ của người khác không phải là biểu hiện của sự đồng
cảm, mà đây là biểu hiện của sự thông cảm. Vossen, Piotrowski, Valkenburg (2015) cho
rằng đồng cảm và thông cảm đều là phản ứng cảm xúc khi tiếp nhận/quan sát cảm xúc của
người khác, song ở đồng cảm, phản ứng cảm xúc này phải giống/đồng nhất với cảm xúc
của người khác; còn thông cảm, là những trải nghiệm cảm nhận thể hiện sự quan tâm và
sự đau buồn về những sự kiện gây ra đau khổ trong cuộc sống của người khác [58].
1.2.1.2. Cách tiếp cận theo xu hướng nhận thức
Tiếp cận nhận thức nhấn mạnh đồng cảm liên quan đến việc hiểu cảm xúc/cảm nhận
của người khác (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004) [22]. Kohler (1929) chứng minh rằng
đồng cảm là sự hiểu biết về cảm xúc của người khác hơn là một sự chia sẻ cảm xúc [46].
Cùng tư tưởng với Ông, G.H. Mead (1934) [50] cũng được đưa ra các quan điểm nhấn
mạnh góc độ nhận thức của sự đồng cảm. Hai ông cho rằng, đồng cảm khác với cảm thông.
Đồng cảm là một năng lực cá nhân – đảm nhận vai trò như là phương tiện để hiểu cách
người khác nhìn nhận về thế giới.
1.2.1.3. Cách tiếp cận theo xu hướng nhận thức và cảm xúc
Đây là xu hướng dung hòa tích hợp cả hai yếu tố nhận thức và cảm xúc trong khái
niệm đồng cảm. Tiếp cận này chấp nhận nhiều nhất và phổ biến nhất. Hướng này nhấn
mạnh cả về nhận thức lẫn tình cảm của đồng cảm. Nhiều nhà nghiên cứu đã chấp nhận
đồng cảm là một khái niệm đa chiều, trong đó cảm xúc và nhận thức ảnh hưởng lên nhau,
khó tách bạch ra được (N. Feshbach1969) [35]. Một số tác giả cho rằng sự tồn tại cảm xúc
và nhận thức trong đồng cảm là đương nhiên, là quy luật, là sẵn có. Từ lý luận trên, muốn
tìm hiểu về sự đồng cảm cần phải tìm hiểu cả 2 khía cạnh: Sự nhận thức, khả năng hiểu
người khác bằng quan điểm của chính họ và các phản ứng cảm xúc.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.2. Tiếp cận ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong Từ điển Tiếng Việt [13], đồng cảm được định nghĩa đơn giản: là
cùng có chung một mối cảm xúc, cảm nghĩ. Với định nghĩa này thì “máu chảy ruột mềm”
cũng có thể xem là đồng cảm. Nói cách khác, giữa thông cảm, lây lan cảm xúc với đồng
cảm không có ranh giới rõ ràng nếu không muốn nói là giống nhau. Như vậy, tính xúc cảm
trong đồng cảm được đề cao, lấn át cả vai trò của nhận thức và điều này là xu hướng chung
khi khái niệm đồng cảm được sử dụng trong mối quan hệ cá nhân.
Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa đồng cảm: “Là khả năng hiểu được những cảm xúc,
tình cảm của người khác trong giao tiếp; khả năng biết đặt mình vào vị trí của người khác
để hiểu và cảm nhận được những trải nghiệm của người khác”[1]. Tác giả Nguyễn Văn
Lũy, Lê quang Sơn (2009) đã trình bày cấu trúc đồng cảm gồm có 2 phần rõ ràng: Nhận
biết trực giác của con người về thế giới nội tâm của người khác và rung cảm bởi lòng tốt
(từ tâm) của con người đối với cái mà người khác trải qua [10]. Tác giả Trần Thị Minh
Đức (2009) dùng từ thấu hiểu thay cho đồng cảm và định nghĩa: “thấu hiểu là khả năng
nhận biết, cảm nhận, hiểu cảm xúc của người khác thông qua cử chỉ, lời nói, hành vi của
người đó”. Tác giả còn chỉ ra cấu trúc phức hợp của thấu cảm bao gồm: Kinh nghiệm, thái
độ, năng khiếu tinh tế, quá trình cảm nhận, tình cảm [3].
Như vậy, cùng với xu hướng chung của thế giới, các nhà tâm lý học Việt Nam chấp
nhận khái niệm đồng cảm đa thành tố, trong đó không thể thiếu hai yếu tố nhận thức và
tình cảm.
Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đồng cảm, trong nghiên cứu này, luận
văn hiểu khái niệm đồng cảm theo tiếp cận nhận thức và cảm xúc. Muốn tìm hiểu về sự
đồng cảm cần phải dựa trên hai khía cạnh: sự nhận thức, khả năng hiểu người khác bằng
quan điểm của chính họ và các phản ứng cảm xúc. Từ đây, đồng cảm là một khái niệm đa
chiều, biểu hiện ở mặt nhận thức và cảm xúc. Xét về phương diện lý thuyết, để đưa ra phản
ứng cảm xúc phù hợp với các tình huống, trước hết học sinh phải nhận biết và hiểu rõ cảm
xúc đó như thế nào.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.3. Biểu hiện của sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ
thông
Đồng cảm là một thành phần quan trọng của nhận thức xã hội, góp phần cho khả
năng hiểu và đáp ứng thích nghi với những cảm xúc của người khác, thành công trong giao
tiếp tình cảm, và thúc đẩy hành vi xã hội của một người (Spreng, Mckinnon, Mar và Levine,
2009) [56]. Đồng cảm được biểu hiện qua các phản ứng cảm xúc và nhận thức.
1.3.1. Biểu hiện về mặt nhận thức
Sự đồng cảm về nhận thức chính là sự hiểu biết của con người về những tâm tư, tình
cảm, hoàn cảnh của người khác. Để có sự thiết lập mối quan hệ giao tiếp tốt với người khác
trong cuộc sống hàng ngày, cá nhân cần có những hiểu biết nhất định về hoàn cảnh của
người khác. Trong cuộc sống, điều làm cho con người xích lại gần nhau, gắn bó với nhau
chính là việc chúng ta phải có sự hiểu biết lẫn nhau. Đây là khả năng mà mỗi chúng ta có
thể nhận dạng, nhận biết được cảm xúc của mình, của người khác hay môi trường xã hội
nói chung và sự ảnh hưởng của cảm xúc như thế nào đến hiệu quả của công việc. Điều này
có nghĩa là con người phải nhận biết được thời điểm xuất hiện và nguyên nhân nảy sinh
cảm xúc, nhận biết được mối liên hệ giữa tình cảm và suy nghĩ, giữa lời nói và việc làm
của bản thân và của người khác. Và điều quan trọng trong nhận thức phải nhận ra được
những cảm xúc âm tính và dương tính, từ đó chúng ta mới có sự nảy sinh đồng cảm. Hiểu
biết về những cảm xúc, hành động, trải nghiệm của người khác, cá nhân sẽ dễ cảm thông,
chia sẻ với nhau. Muốn đạt được điều đó, cá nhân phải biết đặt mình vào vị trí của người
khác, để hiểu đối tượng, hiểu những điều đối tượng đang hiểu.
Năng lực hiểu bết cảm xúc thể hiện ở chỗ hiểu được những loại cảm xúc nào là tương
tự, là đối nghịch hay pha trộn giữa các loại cảm xúc. Hiểu được cảm xúc chính là hiểu
những quy luật trong đời sống cảm xúc, chẳng hạn như sự mất mát thường kéo theo sự
buồn chán có thể làm ta không muốn tiếp xúc với người khác, sự thành công không thể
giải thích được của đối phương dễ dẫn đến cảm giác ghen tỵ…
Hiểu biết cảm xúc liên quan đến khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ
mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Thành phần này liên quan đến sự đồng cảm, tôn
trọng, thúc đẩy và truyền cảm xúc để khích lệ, an ủi người khác. Hiểu biết cảm xúc thể
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiện ở chỗ cá nhân hiểu xúc cảm, tình cảm của bản thân, nhưng nhấn mạnh ở việc cá nhân
hiểu biết cảm xúc và tình cảm của người khác, để tâm lắng nghe những mối quan tâm, cảm
xúc của họ, hiểu được nhu cầu, mong muốn được phát triển của người khác và nâng đỡ khả
năng phát triển đó.
Trong quan hệ với người khác, cá nhân có hiểu biết cảm xúc cao thường có khả năng
phán đoán, nhận ra và đáp ứng ở chừng mực tốt nhất những nhu cầu và mong muốn của
người khác. Ngoài ra cá nhân còn biết nuôi dưỡng các cơ hội thông qua các mối quan hệ
của bản thân với nhiều loại khác nhau, cá nhân còn thể hiện ở khả năng nhận ra và hiểu các
dòng cảm xúc của nhóm nào đó để có hành vi ứng xử phù hợp.
Để có được sự đồng cảm thì cá nhân phải có khả năng tự nhận thức, đọc được cảm
xúc và phân biệt được các dấu hiệu bản chất của cảm xúc bản thân và người khác. Bởi lẽ
người khác hiếm khi nói ra trực tiếp những gì diễn ra trong bản thân mà thường ẩn chứa,
che giấu trong điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ, cử động toàn thân,… mà chúng ta cần khám phá
ra được.
Bên cạnh đó, cá nhân cần phải có nhận thức về vai trò của việc hiểu, cảm thông lẫn
nhau trong cuộc sống hàng ngày. Có sự hiểu biết về điều đó sẽ thúc đẩy cá nhân tiến hành
các hành vi, hành động của mình cho phù hợp. Với sự nhận thức đúng đắn thì hành vi của
cá nhân luôn phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đó chính là một trong các biểu hiện của
sự đồng cảm.
1.3.2. Biểu hiện về mặt cảm xúc
Đồng cảm là một quá trình cảm xúc, cụ thể là sự “chia sẻ cảm xúc” của chủ thể đối
với khách thể. Đứng trước những hành vi, hoàn cảnh, tâm trạng… của người khác, con
người thường biểu lộ phản ứng của mình thông qua các quá trình cảm xúc. Điều đó được
coi như sự đồng cảm của con người với người khác. Cá nhân biết đặt mình vào vị trí của
người khác để cảm nhận những diễn biến tâm lý mà họ đã và đang trải qua. Trên cơ sở
nhận thức cảm xúc của người khác, cá nhân sẽ có những phản ứng phù hợp với suy nghĩ,
tâm trạng của họ. Sự phản ứng của cá nhân sẽ được biểu hiện, bộc lộ qua lời nói, việc làm,
qua gương mặt, giọng nói, nụ cười.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Những phản ứng cảm xúc thể hiện sự đồng cảm khá phong phú và đa dạng, song nó
phải là phản ứng cảm xúc bất kỳ mà nó phải phù hợp với các cảm xúc quan sát được
(Baron-Cohen, Wheelwright, 2004) [22]. Theo đó, về mặt cảm xúc, đồng cảm có những
biểu hiện như sau:
- Những cảm xúc nảy sinh phải phù hợp với cảm xúc của người được quan sát. Ví dụ:
Tôi cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy bạn tôi sợ hãi; Khi bạn bè của tôi buồn bã vì chuyện gì
đó, tôi thường không được vui; Tôi thấy mình đồng điệu với tâm trạng của bạn bè...
- Những phản ứng cảm xúc phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong một
số cách khác, mặc dù nó không thể hiện chính xác. Ví dụ: Tôi thấy đáng tiếc khi người
khác đau buồn.
Từ những phản ứng cảm xúc này, người đồng cảm sẽ thể hiện sự quan tâm sâu sắc và
lòng trắc ẩn với những người gặp phải những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống.
Đối lập với những biểu hiện trên là những phản ứng không quan tâm đến cảm xúc
của người khác như: Không để ý đến cảm xúc đang diễn ra ở bạn bè; thấy bạn bè tức giận,
buồn, lo lắng... vì một chuyện gì đó cũng ảnh hưởng gì đến cảm xúc đang có của bản thân;
không cảm thông với những người tự gây ra sự đau khổ cho chính bản thân họ…
1.4. Vai trò của đồng cảm trong quan hệ bạn bè đối với học sinh trung học phổ thông
Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đồng cảm góp
phần gia tăng trí tuệ cảm xúc, giúp chúng ta xây dựng tốt mối quan hệ bạn bè, góp phần
nâng cao hiệu quả giao tiếp…
1.4.1. Vai trò của đồng cảm đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúc
Theo Phan Thị Mai Hương, trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện, hiểu, sử dụng và
quản lý cảm xúc của con người để thực hiện tốt các nhiệm vụ/hoạt động trong cuộc sống
[6].
Trong tác phẩm Trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman (2007) [5], ông đã cho rằng
đồng cảm là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc. Đồng cảm
không chỉ là những phản ứng cảm xúc mà còn là năng lực nhận thức của cá nhân. Đồng
cảm phải dựa vào ý thức về bản thân; năng lực hiểu được những gì người khác cảm thấy
và khả năng thể hiện những phản ứng xúc cảm. Một ví dụ chứng minh rằng sự đồng cảm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc, các nhà nhiên cứu cũng đã nhận thấy sự đóng
góp của nó trong sự thành công của công việc. Rosenthal và các đồng nghiệp của ông tại
Harvard đã khám phá ra rằng, trong hai thế kỷ trước những người nhạy cảm trong vấn đề
xác định cảm xúc của mọi người thì họ thành công rất nhiều trong công việc cũng như
trong cuộc sống xã hội.
Những học sinh biết đồng cảm thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người
khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Đồng cảm là một sự mở rộng không biên giới, đặt
mình vào vị trí của người khác để hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của mọi người. Học
sinh có trí tuệ cảm xúc cao, càng có khả năng đồng cảm. Những học sinh nhận thức rõ về
bản thân, có đời sống tâm hồn phong phú là những học sinh có chỉ số đồng cảm cao. Thiếu
đồng cảm con người dễ vướng vào cái vòng luẩn quẩn chỉ trích, phê phán, khinh miệt, đối
đầu nhau. Thái độ đó chẳng những không giải quyết được gì mà còn tự biến mình thành
nạn nhân của chính mình. Martin Hoffman cho rằng: “Chính năng lực đồng cảm, đặt mình
vào địa vị của người khác đưa người ta đến chỗ tôn trọng một số nguyên tắc đạo đức”. Nơi
thiếu vắng sự đồng cảm là nơi dễ phát sinh bất đồng, va chạm, xung đột. Một tổ chức mà
các thành viên thiếu sự đồng cảm và chia sẻ với nhau là một tổ chức thiếu sức sống và kém
hiệu quả, dễ phát sinh xung đột. Những kẻ thù ác trong xã hội là những kẻ hoàn toàn không
có sự đồng cảm trong cuộc sống [48].
1.4.2. Vai trò của đồng cảm trong việc gia tăng các hành vi tích cực, lòng vị tha
Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng các hành vi xã hội, đặc biệt là
hành vi ủng hộ xã hội. Hành vi ủng hộ xã hội là yếu tố quan trọng để tạo nên sự đồng cảm
ở mỗi cá nhân. Theo Knickerbocker (2011) những hành vi ủng hộ xã hội chính là sự chia
sẻ, hỗ trợ, giải cứu và giúp đỡ [45]. Theo đó có thể thấy hành vi ủng hộ xã hội có liên quan
mật thiết với những hành vi tích cực hướng đến lợi ích của những cá nhân khác hơn là bản
thân. Hành vi xã hội tạo ra sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và lòng khoan dung…Đây chính
là những hành vi tích cực ảnh hưởng và chi phối đến sự đồng cảm.
Nhiều tác giả đã nhấn mạnh đến hành vi ủng hộ xã hội có liên quan một cách có ý
nghĩa với sự phát triển của thanh thiếu niên. Việc phát triển những hành vi ủng hộ xã hội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khác nhau cho thanh thiếu niên sẽ giúp cho họ có những nhận thức tích cực, biết cách làm
dịu các nỗi đau cá nhân và củng cố hình ảnh của bản thân (Carlo và Randall, 2003) [26].
Sự đồng cảm là một thành phần quan trọng, tạo động lực cho hành vi tích cực và lòng
vị tha của mỗi cá nhân. Nhà nghiên cứu học và lý luận De Waal (2008) đề xuất rằng sự
đồng cảm là một cơ chế tiến hóa nhằm thúc đẩy hành vi và lòng vị tha của mỗi con người
[32].
Đồng cảm là biết đặt mình vào vị trí của người khác, là khả năng giúp mọi người
nhận ra và phản ứng phù hợp với những cảm xúc của người khác. Nó là một trong những
yếu tố quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ lành mạnh. Sự đồng cảm đóng vai
trò rất quan trọng trong sự phát triển các hành vi tích cực, đồng cảm giúp học sinh làm chủ
cảm xúc tốt, giúp các em có khả năng điều chỉnh hành vi của bản thân một cách linh hoạt
cho phù hợp với từng điều kiện, môi trường sống khác nhau. Từ đó giúp học sinh ngăn
chặn các hành vi gây hấn đối với bạn bè và người khác. Đồng cảm tạo điều kiện cho sự
phát triển tâm lý tích cực và xây dựng mối quan hệ lành mạnh và giúp các em kiềm chế
sự hung hăng. Nếu có đồng cảm nó sẽ giúp học sinh nhận thức và phản ứng tình cảm một
cách tích cực hơn khi giải quyết vấn đề. Sự đồng cảm khuyến khích hành vi tích cực và
lòng vị tha ở mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong việc
tạo ra hành vi tích cực và lòng vị tha.
1.4.3. Vai trò của đồng cảm trong việc giảm thiểu các hành vi tiêu cực
Đồng cảm có vai trò rất quan trong việc gia tăng các hành vi xã hội và làm giảm hành
vi tiêu cực, đặc biệt là các hành vi gây hấn của học sinh. Hành vi gây hấn ảnh hưởng đến
sự đồng cảm ở mỗi cá nhân. Nhiều nhà tâm lý đã xem nó như là đối tượng để nghiên cứu
như: D. L. Espelage, S. M. Swearer (2004) [34]… Điểm chung của các nghiên cứu này là
sự đồng cảm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi gây hấn và thanh niên gây hấn có chỉ số
đồng cảm thấp hơn so với nhóm thanh niên có hành vi ủng hộ xã hội. Các tác giả cũng gửi
đi thông điệp là hành vi bạo lực, bắt nạt có thể sẽ không xảy ra khi thanh thiếu niên được
giáo dục tốt về sự đồng cảm. Nếu học sinh được giáo dục sự đồng cảm thì sẽ giảm được
hành vi gây hấn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thiếu sự đồng cảm được giả thuyết là nguyên nhân phát triển các hành vi gây hấn,
chống đối xã hội và bắt nạt bạn bè ở học sinh. Không có khả năng nhận ra và quan tâm đến
sự đau đớn, khổ cực của bạn bè khiến kẻ bắt nạt không cảm thấy có lỗi và sửa chữa hành
vi của mình. Nếu các em hiểu cảm xúc của mình và có phản ứng cảm xúc phù hợp với bạn
bè thì sẽ giảm được hành vi gây hấn.
1.4.4. Vai trò của đồng cảm trong giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ
Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ xã
hội. Học sinh có đồng cảm khi giao tiếp là các em biết đặt mình vào vị trí của người khác
đồng thời hòa cảm xúc của mình với bạn bè khi giao tiếp, biết cách giao tiếp, truyền đạt
thông tin rõ ràng, sử dụng ngôn từ lịch thiệp, nhẹ nhàng và không nói năng bừa bãi. Khi
tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh, các em không những nghe bằng tai, mà quan
trọng hơn là nghe bằng mắt và bằng cả con tim để thấu hiểu và kết nối với bạn mình. Thậm
chí ngay cả khi các em không đồng ý với những ý kiến của bạn bè, các em cũng thể hiện
sự tôn trọng bằng cách lắng nghe. Điều quan trọng là các em thể hiện sự chấp nhận và đồng
cảm với những vấn đề của người nói, không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý quan điểm khác
hoặc cố chỉ ra những suy nghĩ không đúng của bạn bè và mọi người khi giao tiếp. Đồng
cảm là việc học sinh hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của mọi người xung
quanh. Những học sinh biết đồng cảm thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của
người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Các em không bao giờ nhìn nhận vấn đề
một cách rập khôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Các em luôn sống chân thành
và cởi mở. Nhờ có đồng cảm mà học sinh nâng cao hiệu quả giao tiếp, phát triển và tăng
cường mối quan hệ với bạn bè thông qua việc hiểu biết những thông điệp từ suy nghĩ và
tình cảm của người nói.
Trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT, đồng cảm giữ một vai trò quan trọng. Các
em có sự đồng cảm thấp sẽ khó thiết lập liên kết bạn bè và điều chỉnh tình bạn cũng như
khó giải quyết được xung đột của tình bạn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.5. Các yếu tố chi phối ảnh hưởng đến sự đồng cảm
Quá trình hình thành, phát triển sự đồng cảm chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và
mỗi yếu tố điều có vai trò nhất định. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản tác động đến đồng
cảm
1.5.1. Yếu tố cá nhân
Yếu tố cá nhân, trong đó tính tích cực hoạt động của chính cá nhân là yếu tố quyết
định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển đồng cảm của cá nhân đó. Sự đồng cảm của
cá nhân có được phát huy hay không là tùy thuộc vào tính chất hoạt động, khai thác của cá
nhân đó. Sự đồng cảm cao hay thấp chủ yếu do hoạt động và giao lưu của cá nhân với môi
trường xã hội. Khả năng nhận thức của cá nhân được đề cao. Là khả năng nhận ra những
cảm xúc của riêng mình có mục đích gì và hiểu rõ căn nguyên của những cảm xúc ấy. Tự
nhận thức về bản thân cũng liên quan tới việc nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
và lòng tự trọng của mỗi người. Điều này cũng dễ hiểu vì thành phần cốt lõi của đồng cảm
là nhận thức. Người nào có khả năng nhận thức cao sẽ dễ dàng hơn trong việc hiểu người
khác.
1.5.2. Yếu tố di truyền
Di truyền không quyết định trực tiếp đến sự phát triển đồng cảm. Yếu tố di truyền là
tiền đề, nền tảng vật chất, là điều kiện cần cho sự hình thành, phát triển sự đồng cảm. Nếu
có được những đặc điểm di truyền ưu việt về hệ thần kinh, não bộ, các giác quan,…
Tác giả Zahn-Waxler và cộng sự (1992 b) đã nghiên cứu theo chiều dọc các cặp trẻ
song sinh cùng trứng và các cặp trẻ song sinh khác trứng ở lứa tuổi từ 14 đến 20 tháng. Kết
quả cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về phản ứng đồng cảm giữa các trẻ song sinh ở lứa
tuổi 14 tháng. Ở lứa tuổi 20 tháng thì có sự phản ứng khác nhau giữa trẻ song sinh cùng
trứng với trẻ song sinh khác trứng về biểu hiện của sự quan tâm, thông cảm và sự thờ ơ.
Những trẻ song sinh cùng trứng biểu hiện sự quan tâm, thông cảm với nhau cao hơn trẻ
song sinh khác trứng [59]. Kết quả của nghiên cứu này đã củng cố thêm nhận định về vai trò
quan trọng của di truyền đối với sự đồng cảm.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.5.3. Yếu tố hệ thần kinh
Có một số vùng não liên quan đến hành vi đồng cảm và sự phát triển đồng cảm. Các
tác giả Iacoboni và Dapretto (2006) đã tiến hành nghiên cứu trên loài khỉ và cho rằng, hệ
thống tế bào thần kinh gương là cơ sở thần kinh của đồng cảm. Các tác giả nghiên cứu trên
người qua kỹ thuật fMRI xác định tế bào thần kinh gương nằm trong dây thần kinh vận
động trước ở xung quanh thùy trán và thùy đỉnh [44]. Tế bào thần kinh gương phải giao
tiếp với nhiều trung khu khác nhau của não khi nhận được các kích thích cảm xúc gắn liền
với đồng cảm. Vỏ não sẽ xử lý các khía cạnh cảm xúc của đồng cảm để tạo nên phản ứng
đồng cảm (Iacoboni và Dapretto, 2006 [44]; Preston và de Waal, 2002) [54]. Như vậy, hoạt
động của các nơron thần kinh khác nhau; tốc độ xử lý thông tin của vỏ não khác nhau; sự
điều khiển phản ứng, phản xạ khác nhau sẽ tạo nên mức độ đồng cảm khác nhau ở mỗi cá
nhân.
1.5.4. Sự bắt chước
Có nhiều nghiên cứu về sự bắt chước của trẻ nhỏ. Đó là sự bắt chước về biểu hiện
khuôn mặt (Meltzoff và Moore, 1983) [52]; bắt chước hành vi (Forman và cộng sự, 2004)
[36]; bắt chước nét mặt kết hợp với cảm xúc nhất định (Atkinson, 2007) [20]….Các công
trình nghiên cứu này đã có một số kết luận giống nhau: sự bắt chước diễn ra từ rất sớm và
trẻ càng có nhiều cơ hội bắt chước thì điểm số đồng cảm càng cao và ngược lại. Thậm chí,
các tác giả còn nhấn mạnh rằng: các xu hướng bắt chước và bắt chước những kinh nghiệm
của người khác là một yếu tố không thể thiếu trong nội tâm và là điều cần thiết cho việc phát
triển khả năng đồng cảm.
1.5.5. Môi trường sống
Môi trường sống là nguồn gốc cho sự phát triển những dạng tiềm năng và chỉ có ý
nghĩa có sự tích cực hoạt động của cá nhân. Trong các yếu tố của môi trường, giáo dục là
yếu tố có vai trò chủ đạo, định hướng quá trình hình thành và phát triển sự đồng cảm của
mỗi cá nhân. Giáo dục gia đình và nhà trường là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc
bồi dưỡng, hình thành và phát triển sự đồng cảm, bên cạnh các mối quan hệ cũng có ảnh
hưởng đến sự đồng cảm.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Người Việt Nam có quan niệm “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Nếu được sống trong
một xã hội mà “người yêu người, sống để yêu nhau” thì mỗi cá nhân sẽ dùng tình thân để
ứng xử với mọi người. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả Smas, Truscott (2004) cho
rằng nam thanh thiếu niên ở thành thị có nguy cơ bị giảm sự đồng cảm vì thường xuyên
tiếp xúc với bạo lực và sử dụng bạo lực là hợp lý [57]. Điều này cho thấy môi trường giữ
vai trò là điều kiện để hình thành và phát triển đồng cảm học sinh THPT.
1.5.1.1. Giáo dục gia đình
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển đời sống xúc cảm, tình cảm của con
người trong đó có sự đồng cảm. Nhiều nhà tâm lý nước ngoài đã khẳng định sự gắn kết an
toàn giữa mẹ - con (M. P. Feldman và J. E. L. Bercovitz, 2007) [37], sự ấm áp, tình thương
và quan tâm của cha mẹ, sự gương mẫu trong đời sống tình cảm là những điều kiện không
thể thiếu để thanh thiếu niên trở thành người đồng cảm với bạn bè.
Một số tác giả trong nước cũng có quan niệm tương tự. Ví dụ như tác giả Trần Thị
Phương Thảo (2010) cho rằng gia đình (cụ thể là cha mẹ) có trí tuệ cảm xúc cao sẽ giúp
con cái biết cách làm chủ cảm xúc của mình, tỏ ra đồng cảm với người khác và điều khiển
được mối quan hệ với người khác. Những đứa con may mắn đó sẽ được “bạn bè quý trọng,
thương yêu”; “ít gây hấn”[19]. Tác giả Huỳnh Văn Sơn thì cho rằng gia đình có bầu không
khí đầy tình yêu thương, cha mẹ quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ với con cái sẽ giúp con cái
không rơi vào trạng thái thờ ơ, vô cảm [16].
Như vậy, gia đình là yếu tố đầu tiên có tầm ảnh hưởng quyết định đối với sự hình
thành và phát triển đồng cảm.
1.5.1.2. Giáo dục nhà trường
Nhà trường là gia đình thứ 2 của con người, là môi trường xã hội đầu tiên. Những
gì trẻ học được từ gia đình sẽ mang ra thực hành ở nhà trường và ngược lại. Edgar Morin
(2008) đã lên án nhà trường dạy lý thuyết sáo rỗng, thiếu hẳn mảng kiến thức về đồng cảm
trong khi con người cần sử dụng đồng cảm để vươn tới sự đồng cảm [53]. Như vậy, muốn
có một xã hội đồng cảm, nhà trường phải chung tay cùng gia đình để giáo dục sự đồng cảm
cho học sinh. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách nói chung và sự đồng cảm nói riêng.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.5.1.3. Các mối quan hệ xã hội
Sự chăm sóc hay mối quan hệ xã giữa cha mẹ - con cái (quan hệ xã hội đầu tiên) có
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tình cảm của trẻ nói chung và sự đồng cảm nói riêng.
Feldman (2007) cho thấy rằng mối liên kết thuận hòa giữa mẹ - con đo được trong năm
đầu tiên của cuộc sống (3 và 9 tháng) có liên quan trực tiếp với mức độ đồng cảm trong
những năm tuổi thơ và tuổi thanh xuân (6 và 13 tuổi). Cụ thể, các bà mẹ và trẻ sơ sinh hòa
hợp với nhau trong giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt) có sự đồng cảm cao hơn khi họ trò
chuyện với nhau trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên [37].
Sự ấm áp của gia đình đã tạo điều kiện để sự đồng cảm nảy sinh và phát triển. Những
xúc cảm trẻ nhận được từ cha mẹ giúp trẻ học được cách hiểu cảm xúc của người khác và
biểu lộ cảm xúc của mình với người khác. Chính điều này đã giúp trẻ trở thành người đồng
cảm.
Mối quan hệ bạn bè, đặc biệt là bạn bè cùng tuổi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự đồng
cảm. Các nhà lý luận cho rằng mối quan hệ ngang (bạn bè) - không giống như các mối
quan hệ cha - con - cung cấp sự bình đẳng, tương hỗ, sân chơi có tổ chức và những phẩm
chất được hình thành tạo cơ hội phong phú cho sự phát triển của khả năng nhận thức bằng
quan điểm của người khác và sự đồng cảm.
1.6. Một số yếu tố tâm sinh lý và đặc điểm quan hệ bạn bè của lứa tuổi học sinh trung
học phổ thông
1.6.1. Khái quát tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
Học sinh THPT là lứa tuổi bắt đầu từ 15 - 16 tuổi đến 17 - 18 tuổi. Đó là giai đoạn
đầu của tuổi thanh niên hay còn gọi là thời kỳ thanh niên mới lớn. Vị trí THPT - giai đoạn
của cả một thời kì bồi dưỡng kiến thức văn hóa chung đã khiến thanh niên phải nghĩ đến
tiền đồ của mình, nghĩ đến việc chuẩn bị bước vào đời và lựa chọn sự nghiệp mai sau. Ở
lứa tuổi này các em đã có sự trưởng thành về mặt tư tưởng, tâm - sinh lí, là thời kì tự xác
định về mặt xã hội, tích cực tham gia vào cuộc sống lao động, học tập để chuẩn bị cho
tương lai. Đây chính là thời kì nhân cách đang trưởng thành tiến tới ổn định.
Sự tự ý thức là một trong những đặc điểm nỗi bật trong sự phát triển nhân cách của
học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Sự tự ý thức
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm
lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc
sống. Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân
cách và năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình. Giai đoạn này, học sinh
không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí mình trong tương lai.
Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, ở thời kỳ này học sinh đã có
khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Những năng lực như
phân tích, so sánh tổng hợp cũng phát triển.
Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh đầu tuổi thanh niên rất phong phú, đa dạng.
Điều đó được quy định bởi những mối quan hệ giao tiếp của thanh niên ngày càng được
mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Trong đó nổi bật nhất
là mức độ ngày càng được bình đẳng, độc lập trong sự giao tiếp với người lớn và bạn bè
cùng độ tuổi. Đó là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên bộ mặt nhân cách của
tuổi thanh niên. Những đặc điểm nổi bật về tình cảm ở độ tuổi này biểu hiện tập trung ở
các điểm sau:
Học sinh tuổi đầu thanh niên có tình cảm yêu đời. Tuy nhiên, nếu cuộc sống thực tế
của một học sinh nào đó gặp khó khăn, trở ngại khiến họ vấp váp nhiều lần thì có thể trong
họ sẽ có một tâm trạng không tốt, chán đời. Những cảm xúc về bản thân nói chung ở lứa
tuổi đầu thanh niên thường cân bằng hơn so với tuổi thiếu niên. Các em thường không còn
sự bùng nổ những cơn xúc động mạnh, những sự nhận xét, đánh giá vội vàng như ở tuổi
thiếu niên. Do có sức sống dồi dào, có nguyện vọng mong muốn được thử sức mình nhưng
lại chưa có đủ kinh nghiệm sống và không phải mọi mục tiêu đặt ra được ý thức rõ ràng
cho nên đôi khi trong thâm tâm các em không thấy thỏa mãn, họ dễ thay đổi mục tiêu đề
ra. Những trạng thái trên được thấy rõ qua việc học sinh THPT lúc thì tự rèn luyện mình
theo một kế hoạch chặt chẽ, có ý thức, lúc thì buông thả bản thân, chơi lêu têu một cách vô
ý thức [8].
Khác hẳn với thiếu niên, hoc sinh THPT phần nào làm chủ được những cảm xúc của
mình, họ đã có thể biết cách ngụy trang những cảm xúc của bản thân, tức là biết thay đổi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cách biểu lộ tự nhiên của một tình cảm bằng cách biểu lộ khác mà thường có nội dung
ngược lại.
Học sinh THPT đã nắm được những sắc thái tình cảm một cách tinh tế hơn, chính xác
hơn so với thiếu niên. Các em không những có thể nhận biết tình cảm của người khác mà
còn hiểu cả những cách biểu lộ “ngoài khuôn mặt” của những tình cảm này của đối phương.
Khả năng này giúp cho các em có một sức cảm thụ xúc cảm tuyệt vời.
Khả năng cảm thụ cảm xúc của học sinh THPT được phát triển song song với khả
năng đồng cảm của họ. Có nhiều khả nhiều những rung động mà thiếu nhi và thiếu niên
cảm thụ một cách lơ mơ thì ở học sinh THPT chúng đã trở nên đồng cảm. Đó có thể là
những rung động trữ tình có liên quan đến tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ…Khả
năng đồng cảm phát triển làm thay đổi cách nhận xét của học sinh THPT đối với thế giới
tình cảm của con người. Các em đã có thể hiểu được phần nào những xúc cảm và tình cảm
của người khác, có thể đáp ứng lại một cách tinh tế những cảm xúc của người khác đặc biệt
là những người cùng lứa tuổi với mình.
Do sự phát triển tính chất các xúc cảm tình cảm mà các loại tình cảm ở học sinh
THPT cũng phát triển đa dạng và sâu sắc hơn.
Tình bạn ở đội tuổi này có cơ sở, có lí trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên. Ở đây,
nổi bật là tình bạn thân là đòi hỏi tất yếu của các em. Việc chọn bạn thường không ở mức
cảm tính, bề ngoài mà được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối
sống…
Đối với các bậc cha mẹ và người lớn, tình cảm của học sinh ở độ tuổi này thường
biểu lộ rõ tính tự lập, có nét riêng độc đáo của cái tôi tương đối tự do. Các em hay có tâm
lý cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng đắn, nghiêm túc những điều họ nghĩ,
những việc họ làm cũng như sự trưởng thành của họ. Bởi vậy thanh niên hay có xu hướng
lạnh nhạt, xa lánh người lớn mà tìm sự đồng tình, đồng cảm ở bạn cùng lứa tuổi. Việc duy
trì được không khí tình cảm ấm áp và hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc
rất nhiều vào sự hiểu biết của người lớn đối với các em, vào thái độ ân cần và tế nhị của
người lớn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Học sinh THPT cũng bắt đầu bộc lộ rõ những tình cảm đạo đức như khâm phục,
kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường, coi trọng những giá trị đạo đức cũng
như lương tâm.
Tình yêu nam nữ cũng bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi này. Dễ quan sát thấy những dấu
hiệu của sự phải lòng, sự xuất hiện của những mối tình đầu lãng mạn. Những biểu hiện của
tình cảm này nhìn chung phức tạp và không đồng đều.
Như vậy, tuổi học sinh THPT được đặc trưng bởi sự phân hóa sâu những phản ứng
xúc cảm và những phương thức biểu hiện trạng thái cảm xúc, cũng như bởi sự nâng cao
tính tự kiểm tra và tự điều chỉnh [8, tr.80]. Tâm trạng học sinh tuổi đầu thanh niên là ổn
định và có ý thức hơn nhiều so với thiếu niên và tương quan với phạm vi các điều kiện xã
hội rộng lớn hơn nhiều.
1.6.2. Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông
Nhu cầu tình bạn xuất hiện từ tuổi thiếu niên, song sang tuổi thanh niên nhu cầu tình
bạn phát triển cao hơn. Tình bạn của học sinh THPT có cơ sở, có lí trí và bền vững hơn
tuổi thiếu niên. Ở đây, nổi bật tình bạn của những bạn bè cùng độ tuổi, cùng giới phát triển
mạnh. Nhu cầu chọn được bạn thân là đòi hỏi tất yếu của các em. Việc chọ bạn thường
không ở mức cảm tính, bề ngoài mà được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng
cảm, lối sống…
Tình bạn ở học sinh THPT đã được nâng lên thành mức đồng chí. Khác với học sinh
trung học cơ sở, tình bạn là cùng tính cách, sở thích và thói quen…Chẳng hạn cùng thích
chơi một môn thể thao nào đó, thích đi mua sắm, thích đọc sách,thích đi chơi…
Ở lứa tuổi này, tình bạn được tiến lên một mức cao hơn đó là cùng chung lý tưởng,
chí hướng cao đẹp mà cá nhân mà họ muốn hướng tới. Đồng thời, tình bạn ở giai đoạn này
cũng đi vào chiều sâu hơn. Tiêu chí kết bạn là là sự tâm tình, thân mật, tình cảm ấm áp và
cùng phấn đấu vì một chí hướng. Một giá trị nào đó. Do sự tự ý thức phát triển mạnh nên
các em thường có nhu cầu tìm kiếm những cá tính mới lạ, khác mình để tìm tâm sự để giải
bày.
Ở lứa tuổi này học sinh có nhu cầu lớn trong tình bạn. Cảm xúc đầu tiên có được ở
người thanh niên có giáo dục tức là tình bạn chứ không phải là tình yêu, tình bạn ở tuổi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thanh niên có nhu cầu “bày tỏ nội tâm”, chia sẽ cảm xúc. Vì vậy các em hiểu bạn như là
hiểu “cái tôi” khác của mình.
Tính chất và mức độ tâm tình của thanh niên có sự khác nhau về giới, các em quan
niệm tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn rất khác nhau. Ở nữ giới, do dậy thì sớm
hơn, nên có nhu cầu bạn thân sớm hơn nam giới. Sự khác biệt giữa các cá nhân là rất lớn.
Có nhiều trường hợp, nhu cầu tình bạn xuất hiện do cô đơn và thiếu tình cảm ấm áp, hoặc
tình bạn xuất hiện và phát triển từ mối quan hệ hợp tác giữa bạn cùng học.
Tình bạn ở lứa tuổi này là sự ràng buộc đầu tiên, mang tính độc lập và sâu sắc, sẽ thúc
đẩy cho sự hình thành các mối quan hệ khác, trong đó có tình yêu.
Tình bạn thân mật cho phép đối chiếu cảm xúc, tư tưởng, ước mơ của mình với của
người khác. Với bạn, các em học cách tự bộc bạch về bản thân mình, vì vậy tình bạn có ý
nghĩa to lớn đối với các em. Xúc cảm chan chứa trong tình bạn sẽ làm cho nó trở thành
huyễn tưởng. Các em thường không chỉ lý tưởng hóa mình trong tình bạn, mà còn lí tưởng
hóa trong tình bạn trong mình.
Quan niệm của thanh niên về người bạn thường gần với hình mẫu về “cái tôi” hơn là
gần với mẫu người thật. Có nhu cầu cao trong tình bạn, nên đôi khi các em không chú ý
đến các thuộc tính thực sự của đối tượng kết bạn của mình. Đôi khi tình bạn chỉ là sự đam
mê đơn phương đối với người khác (là bạn cùng tuổi hoặc lớn hơn) . “cái tôi” khác mà
thanh niên tìm kiếm trong người bạn, phản ánh nhu cầu không ý thức nói về chính cái tôi
của mình.
Phần lớn các em kết bạn với những người cùng giới tính và cùng lứa tuổi. Ở nữ thường
có nhu cầu kết bạn với những người lớn hơn một chút. Cũng có thanh niên có nhu cầu kết
bạn với bạn nhỏ tuổi hơn nhiều. Nhưng sự kết bạn đó chứng tỏ họ có gặp khó khăn trong
giao tiếp với người cùng tuổi, do nhút nhát hoặc có yêu cầu quá cao.
Tình bạn khác giới có nhiều điểm tương tựa với tình yêu nam - nữ: say mê, nồng nàn,
chân thành, hy sinh, ghen tuông, đau khổ khi phải chia ly, có một số trường hợp từ tình bạn
đến tình yêu.
Tình bạn ở lứa tuổi học sinh THPT là một tình bạn đẹp: đó là sự vô tư, trong sáng,
hồn nhiên, chân thành. Bởi giai đoạn này tất cả chưa phải là người lớn, các thành viên trong
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tập thể chưa bị ràng buộc với nhau bởi tình cảm, vật chất, quyền lực nên chưa xuất hiện sự
bon chen, âm mưu, thủ đoạn, sống với nhau ân cần, cởi mở. Mục đích chính chỉ có học và
nghịch ngợm. Trong giai đoạn này tất cả đều sống phụ thuộc gia đình về kinh tế, nên không
có ai phụ thuộc vào ai về kinh tế cả, không có sự phân biệt giàu - nghèo trong tập thể; quan
hệ với nhau không mang tính chất vụ lợi. Tất cả đều cùng một lứa tuổi (có chăng thì chỉ
hơn, kém nhau một vài tuổi là cùng), nên dễ đồng cảm hơn, dễ hiểu nhau hơn dễ gần nhau
hơn, sẵn sàng thứ tha cho nhau. Mặt khác, tất cả các thành viên đều có chung một quê
hương, bản quán, nên không có sự “phân biệt đối xử”, không có tình trạng “đồng hương
đồng khói”, chia bè, kéo cánh, nội bộ đánh nhau.
Ở giai đoạn này sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tâm sinh lý, làm cho các thành
viên bước qua được “thời thơ bé” ( cấp I, cấp II), nên cảm nhận về tình cảm bạn bè đã cao
hơn, tự do hơn và thỏa mái hơn( nếu như học cấp I, II con trai ít dám nói chuyên, gần gũi
với các bạn gái, thì giai đoạn này, hàng rào ngăn cách đó đã bị dỡ bỏ). Hình thành một tập
thể hòa đồng, cởi mở, chan hòa. Trong khi đó, ba năm học cấp III thì lại quá ngắn ngủi nên
ai cũng muốn trân trọng và giữ gìn. Kết thúc học phổ thông, cũng chính là kết thúc một
giai đoạn cơ bản của tuổi thơ. Từ đó các em bước vào cuộc sống mới với biết bao nhiêu
những toan tính, bon chen, âm mưu, thủ đoạn để mà sống, để mà tồn tại. Chính vì vậy, các
em đã mất đi sự vô tư trong sáng, hồn nhiên.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiểu kết chương 1
Từ những vấn đề cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh
THPT được trình bày trong chương 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Đồng cảm đã được nhiều nhà nghiên cứu ngoài nước quan tâm, tuy nhiên, ở Việt
Nam đây là một vấn đề khá mới mẻ. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu “Sự đồng
cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế” là vấn đề
mang tính cấp thiết và có giá trị thực tiễn.
Đề tài xác định một só vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Các
khái niệm công cụ được sử dụng trong đê tài bao gồm: đồng cảm, biểu hiện của đồng cảm,
vai trò của đồng cảm, các yếu tố ảnh hưởng đến đồng cảm. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý
luận giúp chúng tôi xác định phương pháp và nội dung nghiên cứu thực tiễn của đề tài.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông.docx

Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
vandieunsg
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
Edot2
 

Similar to Cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông.docx (20)

Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
 
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAYLuận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
 
Bai tam li
Bai tam liBai tam li
Bai tam li
 
Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
 
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Trong Bối Cảnh Đ...
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Trong Bối Cảnh Đ...Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Trong Bối Cảnh Đ...
Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ở Trường Tiểu Học Trong Bối Cảnh Đ...
 
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
Tình hình việc đọc sách của sinh viên Trường đại học khoa học xã hội và nhân ...
 
Hành Vi Gây Hấn Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở
Hành Vi Gây Hấn Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ SởHành Vi Gây Hấn Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở
Hành Vi Gây Hấn Của Học Sinh Trường Trung Học Cơ Sở
 
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAYThành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
 
Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa...
Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa...Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa...
Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa...
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân TộcCơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân TộcCơ Sở Lý Luận  Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Đọc Chữ Tiếng Việt Của Học Sinh Lớp 1 Người Dân Tộc
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học ...
 
Max weber
Max weber  Max weber
Max weber
 
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
 
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
 
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
Cơ Sở Lý Luận Cách Thức Ứng Phó Trước Những Khó Khăn Tâm Lý Của Học Sinh T...
 

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docxCơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
 
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docxCơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
 
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.docChế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
 
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.docHoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ĐỒNG CẢM TRONG QUAN HỆ BẠN BÈ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự đồng cảm 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Thuật ngữ đồng cảm ra đời từ những năm cuối của thế kỷ XIX và trải qua một lịch sử phức tạp, đa dạng về các cách tiếp cận của đồng cảm. Nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng đi tìm cấu trúc thật sự của đồng cảm và đã mở ra nhiều cuộc tranh luận mà đến nay, có lẽ vẫn chưa có điểm dừng. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, có một số xu hướng quang trọng như sau: a) Hướng thứ nhất là các nghiên cứu bàn về cấu trúc của đồng cảm. Hiện nay, đồng cảm được nghiên cứu theo 3 xu hướng lý thuyết cơ bản sau: (1) Đồng cảm là một quá trình cảm xúc: Những tác giả theo xu hướng cảm xúc cho rằng đồng cảm được hiểu như là sự cảm thông, sự chia sẻ cảm xúc với người khác. Tiêu biểu trong xu hướng này là những tác giả: Lipps. T., (1903) [49], Hoffman (1977) [41]… (2) Đồng cảm là một quá trình nhận thức: Tiếp cận nhận thức nhấn mạnh đồng cảm liên quan đến việc hiểu cảm xúc/cảm nhận của người khác (Kohler, 1929 [46]; theo Baron- Cohen, Wheelwright, 2004 [22]). Kohler (1929) chứng minh rằng đồng cảm là sự hiểu biết về cảm xúc của người khác hơn là một sự chia sẻ cảm xúc [46]. Cùng tư tưởng với ông, Mead, G.H. (1934) [50] cũng đưa ra các quan điểm nhấn mạnh góc độ nhận thức của sự đồng cảm (3) Đồng cảm là quá trình nhận thức và cảm xúc: Nhiều nhà nghiên cứu đã chấp nhận đồng cảm là một khái niệm đa chiều, trong đó cảm xúc và nhận thức ảnh hưởng lên nhau, khó tách bạch ra được (Deutsch và Madle 1975) [31]. Sự đồng cảm phải là “sự nhận thức dựa trên cảm xúc” Hoffman (1987) [43]…, bên cạnh quan niệm đồng cảm là “một phản ứng cảm xúc mà trong đó, cảm thấy một cảm xúc gián tiếp giống như cảm xúc người khác cảm thấy hoặc cảm thấy một cảm xúc gián tiếp tương tự nhưng không nhất thiết phải giống với cảm xúc của người khác” (Eisenberg. N, 1987 [33]; Batson và cộng sự 1981 [23] )…
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Sự đồng cảm có cấu trúc đa thành tố trở nên phổ biến hơn và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu ứng dụng (Davis 1996 [31]; J. Hakansson, 2003 [40]). Một số tác giả cho rằng sự tồn tại cảm xúc và nhận thức trong đồng cảm là đương nhiên, là quy luật, là sẵn có. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố thì đồng cảm sẽ không còn là đồng cảm Coke, (1978) [28]. Cùng quan niệm với tác giả trên còn có Stotland, (Kohut (1984) [47], … b) Trên cơ sở các cấu trúc của đồng cảm, một hướng khá phát triển khi nghiên cứu về sự đồng cảm là xây dựng các thang đo sự đồng cảm. Hướng nghiên cứu này ra đời nhằm để đánh giá sự đồng cảm của mỗi cá nhân, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp để gia tăng sự đồng cảm. Có thể kể đến một số thang đo, bảng hỏi tiêu biểu sau: Bảng hỏi đồng cảm “Toronto Empathy Questionnaire” (TEQ): được phát triển bởi Spreng và các cộng sự (2009) [56], gồm 16 items, trong bảng hỏi này, các nhà nhiên cứu đánh giá sự đồng cảm như một quá trình cảm xúc Thang đo đồng cảm “Balanced emotional empathy scale” (QMEE): được xây dựng bởi Mehrabian và Epstein (1972) [51]. Đây cũng là thang đo tiếp cận đồng cảm ở khía cạnh cảm xúc. Thang đo đồng cảm cảm xúc “Emotional Empathy Scale” (EES): EES được phát triển bởi Ashraf (2004) [21], được sử dụng để đánh giá các đặc điểm của sự đồng cảm về cảm xúc ở thanh thiếu niên. Thang đo đồng cảm “Empathy Scale” của Hogan (1969) [43]: tiếp cận đồng cảm về mặt nhận thức. Cho đến ngày nay, cùng với sự phát triển các cách tiếp cận đồng cảm thì việc phát triển các thang đo mới vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. c) Một hướng khá phổ biến khi tiếp cận đồng cảm là nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự đồng cảm. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến đồng cảm, các tác giả quan tâm nhiều nhất đến yếu tố cá nhân, được thể hiện trong các nghiên cứu của Davis (1983) [29]. Nghiên cứu của Hoffman (1977) [41] cho rằng sự đồng cảm của mỗi cá nhân không chỉ bị ảnh hưởng bởi khả năng nhận thức mà còn phụ thuộc vào khả năng phản ứng tình cảm của cá nhân, kinh nghiệm cá nhân (Davis, 1996 [30]; Kohut, 1984 [47]). Sự đồng cảm còn chịu sự chi phối bởi các yếu tố: độ tuổi (Laible, Carlo, Roesch, 2004) [48]; giới tính N.
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Eisenberg (1987) [33]; sự bắt chước (Meltzoff và Moore 1983) [52]; bắt chước hành vi (Forman và các cộng sự, 2004) [36]; bắt chước nét mặt kết hợp với cảm xúc nhất định (Atkinson, 2007) [20]; yếu tố di truyền (Zahn-Waxler và các cộng sự, 1992) [70]; yếu tố hệ thần kinh (Iacoboni và Dapretto 2006 [44], Preston và De Waal, 2002 [32] ). Bên cạnh các yếu tố cá nhân, còn có các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự đồng cảm. Đó là yếu tố môi trường sống, mối liên kết xã hội như bạn bè, cha mẹ với con cái và yếu tố giáo dục. e) Một hướng khác góp phần mở rộng phạm vi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến đồng cảm là nghiên cứu quan hệ giữa sự đồng cảm với các hành vi xã hội. Hướng nghiên cứu này nhằm khẳng định vai trò của đồng cảm trong việc điều chỉnh các hành vi xã hội, gia tăng hành vi xã hội tích cực và giảm thiểu hành vi xã hội tiêu cực. Có khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa đồng cảm với hành vi xã hội( N. Eisenberg, 1987 [33]). Nhiều tác giả đã tiến hành xây dựng thang đo mối quan hệ đồng cảm với hành vi xã hội (Feshbach và Feshbach, 1969) [35])…Các kết quả nghiên cứu cho thấy, sự đồng cảm có mối quan hệ đến các hành vi xã hội như gây hấn, bắt nạt, hành vi phạm pháp, hành vi ủng hộ xã hội. Tóm lại, sự đồng cảm đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài khai thác trên nhiều phương tiện, từ cách tiếp cận, đo lường sự đồng cảm đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự đồng cảm cũng như mối quan hệ giữa đồng cảm và hành vi xã hội. Điều đó chứng tỏ tính chất đa dạng của các nghiên cứu trong lĩnh vực này đồng thời cung cấp cho chúng ta thấy một bức tranh toàn vẹn về đồng cảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đồng cảm chủ yếu được tiến hành ở các nước phương Tây. Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, đồng cảm chịu sự chi phối bởi yếu tố văn hoá xã hội, chính vì vậy, những nghiên cứu về đồng cảm ở các nước châu Á như Việt Nam cần được tiến hành. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Trong khi đồng cảm được các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết thì ở Việt Nam rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Các nhà tâm lý học trong nước chủ yếu bàn luận nhiều đến khái niệm đồng cảm, các biểu hiện của nó. Khái niệm đồng cảm được thể hiện rõ trong các Từ điển Tâm lý học của tác giả Vũ Dũng ( 2008) [1],
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nguyễn Văn Lũy, Lê quang Sơn (2009) [10]. Tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) dùng từ thấu hiểu thay cho đồng cảm [3]. Các nhà nghiên cứu trong nước thường xem đồng cảm là một yếu tố quan trọng giúp cho quá trình giao tiếp thành công và có hiệu quả cao, đồng thời, giúp cho các mối quan hệ ngày càng phát triển. Hàng loạt các tác phẩm viết về giao tiếp đều xem đồng cảm như là một kỹ năng giao tiếp hiệu quả [1], [2], [10]. Có thể cách diễn đạt là khác nhau nhưng tựu chung vẫn là “khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để có thể vui, buồn với niềm vui, nỗi buồn của họ” [1, tr.207]. Đơn cử như nghiên cứu của Lê Minh Nguyệt (2009) về sự tương tác giữa cha mẹ với con ở lứa tuổi thiếu niên đã cho thấy chỉ có 7,49 % cha mẹ cho rằng con mình biết đồng cảm, chia sẻ; 9,72% người con cho rằng cha mẹ mình là người biết đồng cảm, chia sẻ. Sự thiếu hụt đồng cảm dẫn đến việc tương tác giữa cha mẹ - con gặp nhiều khó khăn thậm chí là xung đột, mâu thuẫn [12]. Trong giao tiếp với bạn bè, sự đồng cảm được xem như là phẩm chất hàng đầu để chọn bạn. Trong một loạt nghiên cứu về tình bạn ở học sinh trung học cơ sở, tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc (2009, 2010) đã cho thấy phẩm chất “Luôn thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ vui buồn trong cuộc sống” là 1 trong 10 phẩm chất quan trọng trong tình bạn và khi khảo sát, học sinh trung học cơ sở đã đặt phẩm chất này vào vị trí số 1 trong sự lựa chọn của mình [14]. Trong một kết quả của phương pháp phỏng vấn sâu, học sinh đã nói lên sự ao ước phẩm chất này ở bạn mình [15]. Điều đó cho thấy một tình bạn đúng nghĩa và bền vững không thể nào thiếu sự đồng cảm. Nếu một tình bạn bị thiếu hụt đồng cảm thì nguy cơ xung đột rất cao. Tác giả Lê Minh Nguyệt (2005) đã sử dụng một số hình thức tác động đến học sinh trung học cơ sở nhằm hạn chế xung đột tâm lý giữa các em. Kết quả là qua một số hoạt động như giao lưu, sinh hoạt theo chủ đề tình bạn, tình yêu, lớp thực nghiệm đã có bầu không khí tâm lý tích cực. Học sinh đoàn kết, gắn bó và đồng cảm, hiểu nhau hơn. Từ đó, xung đột tâm lý của các em giảm đi so với nhóm đối chứng [11]. Tuy nhiên, sự đồng cảm của học sinh không phải là đối tượng của các nghiên cứu này. Sự đồng cảm chỉ là biến phụ thuộc. Vấn đề đặt ra là nếu học sinh được tác động để nâng cao sự đồng cảm thì quan hệ
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 bạn bè của các em có chắc chắn là tốt hơn lên, để từ đó, các em không chỉ thân thiện với bạn bè mà còn thân thiện với mọi người - sẽ tránh được gây hấn, xung đột. Tóm lại, ở Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về đồng cảm chưa nhiều, đồng cảm chủ yếu được nghiên cứu trên bình diện lý luận; việc xây dựng các thang đo, bảng hỏi cũng như khảo sát thực trạng đồng cảm ở các đối tượng khác nhau chưa được chú trọng nhiều. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT thành phố Huế càng có ý nghĩa lớn. 1.2. Khái niệm đồng cảm Đồng cảm là năng lực quan trọng của con người. Nó giúp ta hiểu được ý định của người khác, dự đoán được hành vi của họ và trải nghiệm cảm xúc được kích hoạt bởi cảm xúc của họ. Nói ngắn gọn, đồng cảm giúp chúng ta tương tác hiệu quả trong xã hội. Nó cũng được xem là “chất keo” gắn kết xã hội, hướng chúng ta đến những hành vi giúp đỡ người khác và ngăn chặn chúng ta thực hiện các hành vi gây tổn thương người khác (Baron- Cohen, Wheelwright, 2004; tr.163) [22]. 1.2.1. Tiếp cận ở nước ngoài Đồng cảm là một khái niệm khó định nghĩa (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004) [22]. Nhìn chung các nhà nghiên cứu nước ngoài nhìn nhận khái niệm đồng cảm dưới các cách tiếp cận sau: 1.2.1.1. Cách tiếp cận theo xu hướng cảm xúc Cách tiếp cận này cho rằng đồng cảm là sự phản ứng cảm xúc của một người (người quan sát) trước trạng thái cảm xúc của người khác. Các phản ứng cảm xúc rất phong phú và đa dạng, theo Baron-Cohen, Wheelwright (2004) [22], nhìn chung có 04 dạng sau: (1) Những cảm nhận phù hợp với những gì quan sát (Ví dụ: Bạn cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy người khác sợ hãi); (2) Những cảm nhận của người quan sát phù hợp tương đối với trạng thái cảm xúc của người khác theo một số cách nào đó (Ví dụ: Bạn cảm thấy đáng tiếc khi thấy một ai đó buồn bã); (3) Các phản ứng cảm xúc bất kỳ trước trạng thái cảm xúc của người khác (Ví dụ: Thấy hạnh phúc khi người khác đau khổ). Đây là sự đối lập với đồng cảm; (4) Những cảm nhận của người quan sát thể hiện sự quan tâm sâu sắc hoặc lòng trắc ẩn với những nỗi đau khổ của người khác. Baron-Cohen, Wheelwright (2002) cho rằng các
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 biểu hiện ở nhóm 1, 2 và 4 là những khía cạnh quan trọng của đồng cảm, còn biểu hiện ở nhóm 3 thì không phải là sự đồng cảm [22]. Tiêu chí để đánh giá sự đồng cảm là các phản ứng cảm xúc phải phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác. Một số tác giả khác cho rằng phản ứng cảm xúc thể hiện sự quan tâm sâu sắc hoặc lòng trắc ẩn với những nỗi đau khổ của người khác không phải là biểu hiện của sự đồng cảm, mà đây là biểu hiện của sự thông cảm. Vossen, Piotrowski, Valkenburg (2015) cho rằng đồng cảm và thông cảm đều là phản ứng cảm xúc khi tiếp nhận/quan sát cảm xúc của người khác, song ở đồng cảm, phản ứng cảm xúc này phải giống/đồng nhất với cảm xúc của người khác; còn thông cảm, là những trải nghiệm cảm nhận thể hiện sự quan tâm và sự đau buồn về những sự kiện gây ra đau khổ trong cuộc sống của người khác [58]. 1.2.1.2. Cách tiếp cận theo xu hướng nhận thức Tiếp cận nhận thức nhấn mạnh đồng cảm liên quan đến việc hiểu cảm xúc/cảm nhận của người khác (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004) [22]. Kohler (1929) chứng minh rằng đồng cảm là sự hiểu biết về cảm xúc của người khác hơn là một sự chia sẻ cảm xúc [46]. Cùng tư tưởng với Ông, G.H. Mead (1934) [50] cũng được đưa ra các quan điểm nhấn mạnh góc độ nhận thức của sự đồng cảm. Hai ông cho rằng, đồng cảm khác với cảm thông. Đồng cảm là một năng lực cá nhân – đảm nhận vai trò như là phương tiện để hiểu cách người khác nhìn nhận về thế giới. 1.2.1.3. Cách tiếp cận theo xu hướng nhận thức và cảm xúc Đây là xu hướng dung hòa tích hợp cả hai yếu tố nhận thức và cảm xúc trong khái niệm đồng cảm. Tiếp cận này chấp nhận nhiều nhất và phổ biến nhất. Hướng này nhấn mạnh cả về nhận thức lẫn tình cảm của đồng cảm. Nhiều nhà nghiên cứu đã chấp nhận đồng cảm là một khái niệm đa chiều, trong đó cảm xúc và nhận thức ảnh hưởng lên nhau, khó tách bạch ra được (N. Feshbach1969) [35]. Một số tác giả cho rằng sự tồn tại cảm xúc và nhận thức trong đồng cảm là đương nhiên, là quy luật, là sẵn có. Từ lý luận trên, muốn tìm hiểu về sự đồng cảm cần phải tìm hiểu cả 2 khía cạnh: Sự nhận thức, khả năng hiểu người khác bằng quan điểm của chính họ và các phản ứng cảm xúc.
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.2. Tiếp cận ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong Từ điển Tiếng Việt [13], đồng cảm được định nghĩa đơn giản: là cùng có chung một mối cảm xúc, cảm nghĩ. Với định nghĩa này thì “máu chảy ruột mềm” cũng có thể xem là đồng cảm. Nói cách khác, giữa thông cảm, lây lan cảm xúc với đồng cảm không có ranh giới rõ ràng nếu không muốn nói là giống nhau. Như vậy, tính xúc cảm trong đồng cảm được đề cao, lấn át cả vai trò của nhận thức và điều này là xu hướng chung khi khái niệm đồng cảm được sử dụng trong mối quan hệ cá nhân. Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa đồng cảm: “Là khả năng hiểu được những cảm xúc, tình cảm của người khác trong giao tiếp; khả năng biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm nhận được những trải nghiệm của người khác”[1]. Tác giả Nguyễn Văn Lũy, Lê quang Sơn (2009) đã trình bày cấu trúc đồng cảm gồm có 2 phần rõ ràng: Nhận biết trực giác của con người về thế giới nội tâm của người khác và rung cảm bởi lòng tốt (từ tâm) của con người đối với cái mà người khác trải qua [10]. Tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) dùng từ thấu hiểu thay cho đồng cảm và định nghĩa: “thấu hiểu là khả năng nhận biết, cảm nhận, hiểu cảm xúc của người khác thông qua cử chỉ, lời nói, hành vi của người đó”. Tác giả còn chỉ ra cấu trúc phức hợp của thấu cảm bao gồm: Kinh nghiệm, thái độ, năng khiếu tinh tế, quá trình cảm nhận, tình cảm [3]. Như vậy, cùng với xu hướng chung của thế giới, các nhà tâm lý học Việt Nam chấp nhận khái niệm đồng cảm đa thành tố, trong đó không thể thiếu hai yếu tố nhận thức và tình cảm. Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đồng cảm, trong nghiên cứu này, luận văn hiểu khái niệm đồng cảm theo tiếp cận nhận thức và cảm xúc. Muốn tìm hiểu về sự đồng cảm cần phải dựa trên hai khía cạnh: sự nhận thức, khả năng hiểu người khác bằng quan điểm của chính họ và các phản ứng cảm xúc. Từ đây, đồng cảm là một khái niệm đa chiều, biểu hiện ở mặt nhận thức và cảm xúc. Xét về phương diện lý thuyết, để đưa ra phản ứng cảm xúc phù hợp với các tình huống, trước hết học sinh phải nhận biết và hiểu rõ cảm xúc đó như thế nào.
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.3. Biểu hiện của sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông Đồng cảm là một thành phần quan trọng của nhận thức xã hội, góp phần cho khả năng hiểu và đáp ứng thích nghi với những cảm xúc của người khác, thành công trong giao tiếp tình cảm, và thúc đẩy hành vi xã hội của một người (Spreng, Mckinnon, Mar và Levine, 2009) [56]. Đồng cảm được biểu hiện qua các phản ứng cảm xúc và nhận thức. 1.3.1. Biểu hiện về mặt nhận thức Sự đồng cảm về nhận thức chính là sự hiểu biết của con người về những tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh của người khác. Để có sự thiết lập mối quan hệ giao tiếp tốt với người khác trong cuộc sống hàng ngày, cá nhân cần có những hiểu biết nhất định về hoàn cảnh của người khác. Trong cuộc sống, điều làm cho con người xích lại gần nhau, gắn bó với nhau chính là việc chúng ta phải có sự hiểu biết lẫn nhau. Đây là khả năng mà mỗi chúng ta có thể nhận dạng, nhận biết được cảm xúc của mình, của người khác hay môi trường xã hội nói chung và sự ảnh hưởng của cảm xúc như thế nào đến hiệu quả của công việc. Điều này có nghĩa là con người phải nhận biết được thời điểm xuất hiện và nguyên nhân nảy sinh cảm xúc, nhận biết được mối liên hệ giữa tình cảm và suy nghĩ, giữa lời nói và việc làm của bản thân và của người khác. Và điều quan trọng trong nhận thức phải nhận ra được những cảm xúc âm tính và dương tính, từ đó chúng ta mới có sự nảy sinh đồng cảm. Hiểu biết về những cảm xúc, hành động, trải nghiệm của người khác, cá nhân sẽ dễ cảm thông, chia sẻ với nhau. Muốn đạt được điều đó, cá nhân phải biết đặt mình vào vị trí của người khác, để hiểu đối tượng, hiểu những điều đối tượng đang hiểu. Năng lực hiểu bết cảm xúc thể hiện ở chỗ hiểu được những loại cảm xúc nào là tương tự, là đối nghịch hay pha trộn giữa các loại cảm xúc. Hiểu được cảm xúc chính là hiểu những quy luật trong đời sống cảm xúc, chẳng hạn như sự mất mát thường kéo theo sự buồn chán có thể làm ta không muốn tiếp xúc với người khác, sự thành công không thể giải thích được của đối phương dễ dẫn đến cảm giác ghen tỵ… Hiểu biết cảm xúc liên quan đến khả năng thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc. Thành phần này liên quan đến sự đồng cảm, tôn trọng, thúc đẩy và truyền cảm xúc để khích lệ, an ủi người khác. Hiểu biết cảm xúc thể
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiện ở chỗ cá nhân hiểu xúc cảm, tình cảm của bản thân, nhưng nhấn mạnh ở việc cá nhân hiểu biết cảm xúc và tình cảm của người khác, để tâm lắng nghe những mối quan tâm, cảm xúc của họ, hiểu được nhu cầu, mong muốn được phát triển của người khác và nâng đỡ khả năng phát triển đó. Trong quan hệ với người khác, cá nhân có hiểu biết cảm xúc cao thường có khả năng phán đoán, nhận ra và đáp ứng ở chừng mực tốt nhất những nhu cầu và mong muốn của người khác. Ngoài ra cá nhân còn biết nuôi dưỡng các cơ hội thông qua các mối quan hệ của bản thân với nhiều loại khác nhau, cá nhân còn thể hiện ở khả năng nhận ra và hiểu các dòng cảm xúc của nhóm nào đó để có hành vi ứng xử phù hợp. Để có được sự đồng cảm thì cá nhân phải có khả năng tự nhận thức, đọc được cảm xúc và phân biệt được các dấu hiệu bản chất của cảm xúc bản thân và người khác. Bởi lẽ người khác hiếm khi nói ra trực tiếp những gì diễn ra trong bản thân mà thường ẩn chứa, che giấu trong điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ, cử động toàn thân,… mà chúng ta cần khám phá ra được. Bên cạnh đó, cá nhân cần phải có nhận thức về vai trò của việc hiểu, cảm thông lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày. Có sự hiểu biết về điều đó sẽ thúc đẩy cá nhân tiến hành các hành vi, hành động của mình cho phù hợp. Với sự nhận thức đúng đắn thì hành vi của cá nhân luôn phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đó chính là một trong các biểu hiện của sự đồng cảm. 1.3.2. Biểu hiện về mặt cảm xúc Đồng cảm là một quá trình cảm xúc, cụ thể là sự “chia sẻ cảm xúc” của chủ thể đối với khách thể. Đứng trước những hành vi, hoàn cảnh, tâm trạng… của người khác, con người thường biểu lộ phản ứng của mình thông qua các quá trình cảm xúc. Điều đó được coi như sự đồng cảm của con người với người khác. Cá nhân biết đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận những diễn biến tâm lý mà họ đã và đang trải qua. Trên cơ sở nhận thức cảm xúc của người khác, cá nhân sẽ có những phản ứng phù hợp với suy nghĩ, tâm trạng của họ. Sự phản ứng của cá nhân sẽ được biểu hiện, bộc lộ qua lời nói, việc làm, qua gương mặt, giọng nói, nụ cười.
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Những phản ứng cảm xúc thể hiện sự đồng cảm khá phong phú và đa dạng, song nó phải là phản ứng cảm xúc bất kỳ mà nó phải phù hợp với các cảm xúc quan sát được (Baron-Cohen, Wheelwright, 2004) [22]. Theo đó, về mặt cảm xúc, đồng cảm có những biểu hiện như sau: - Những cảm xúc nảy sinh phải phù hợp với cảm xúc của người được quan sát. Ví dụ: Tôi cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy bạn tôi sợ hãi; Khi bạn bè của tôi buồn bã vì chuyện gì đó, tôi thường không được vui; Tôi thấy mình đồng điệu với tâm trạng của bạn bè... - Những phản ứng cảm xúc phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong một số cách khác, mặc dù nó không thể hiện chính xác. Ví dụ: Tôi thấy đáng tiếc khi người khác đau buồn. Từ những phản ứng cảm xúc này, người đồng cảm sẽ thể hiện sự quan tâm sâu sắc và lòng trắc ẩn với những người gặp phải những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống. Đối lập với những biểu hiện trên là những phản ứng không quan tâm đến cảm xúc của người khác như: Không để ý đến cảm xúc đang diễn ra ở bạn bè; thấy bạn bè tức giận, buồn, lo lắng... vì một chuyện gì đó cũng ảnh hưởng gì đến cảm xúc đang có của bản thân; không cảm thông với những người tự gây ra sự đau khổ cho chính bản thân họ… 1.4. Vai trò của đồng cảm trong quan hệ bạn bè đối với học sinh trung học phổ thông Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta, đồng cảm góp phần gia tăng trí tuệ cảm xúc, giúp chúng ta xây dựng tốt mối quan hệ bạn bè, góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp… 1.4.1. Vai trò của đồng cảm đối với sự phát triển trí tuệ cảm xúc Theo Phan Thị Mai Hương, trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện, hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của con người để thực hiện tốt các nhiệm vụ/hoạt động trong cuộc sống [6]. Trong tác phẩm Trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman (2007) [5], ông đã cho rằng đồng cảm là thành phần không thể thiếu trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc. Đồng cảm không chỉ là những phản ứng cảm xúc mà còn là năng lực nhận thức của cá nhân. Đồng cảm phải dựa vào ý thức về bản thân; năng lực hiểu được những gì người khác cảm thấy và khả năng thể hiện những phản ứng xúc cảm. Một ví dụ chứng minh rằng sự đồng cảm
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc, các nhà nhiên cứu cũng đã nhận thấy sự đóng góp của nó trong sự thành công của công việc. Rosenthal và các đồng nghiệp của ông tại Harvard đã khám phá ra rằng, trong hai thế kỷ trước những người nhạy cảm trong vấn đề xác định cảm xúc của mọi người thì họ thành công rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống xã hội. Những học sinh biết đồng cảm thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Đồng cảm là một sự mở rộng không biên giới, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được những suy nghĩ, cảm xúc của mọi người. Học sinh có trí tuệ cảm xúc cao, càng có khả năng đồng cảm. Những học sinh nhận thức rõ về bản thân, có đời sống tâm hồn phong phú là những học sinh có chỉ số đồng cảm cao. Thiếu đồng cảm con người dễ vướng vào cái vòng luẩn quẩn chỉ trích, phê phán, khinh miệt, đối đầu nhau. Thái độ đó chẳng những không giải quyết được gì mà còn tự biến mình thành nạn nhân của chính mình. Martin Hoffman cho rằng: “Chính năng lực đồng cảm, đặt mình vào địa vị của người khác đưa người ta đến chỗ tôn trọng một số nguyên tắc đạo đức”. Nơi thiếu vắng sự đồng cảm là nơi dễ phát sinh bất đồng, va chạm, xung đột. Một tổ chức mà các thành viên thiếu sự đồng cảm và chia sẻ với nhau là một tổ chức thiếu sức sống và kém hiệu quả, dễ phát sinh xung đột. Những kẻ thù ác trong xã hội là những kẻ hoàn toàn không có sự đồng cảm trong cuộc sống [48]. 1.4.2. Vai trò của đồng cảm trong việc gia tăng các hành vi tích cực, lòng vị tha Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng các hành vi xã hội, đặc biệt là hành vi ủng hộ xã hội. Hành vi ủng hộ xã hội là yếu tố quan trọng để tạo nên sự đồng cảm ở mỗi cá nhân. Theo Knickerbocker (2011) những hành vi ủng hộ xã hội chính là sự chia sẻ, hỗ trợ, giải cứu và giúp đỡ [45]. Theo đó có thể thấy hành vi ủng hộ xã hội có liên quan mật thiết với những hành vi tích cực hướng đến lợi ích của những cá nhân khác hơn là bản thân. Hành vi xã hội tạo ra sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và lòng khoan dung…Đây chính là những hành vi tích cực ảnh hưởng và chi phối đến sự đồng cảm. Nhiều tác giả đã nhấn mạnh đến hành vi ủng hộ xã hội có liên quan một cách có ý nghĩa với sự phát triển của thanh thiếu niên. Việc phát triển những hành vi ủng hộ xã hội
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khác nhau cho thanh thiếu niên sẽ giúp cho họ có những nhận thức tích cực, biết cách làm dịu các nỗi đau cá nhân và củng cố hình ảnh của bản thân (Carlo và Randall, 2003) [26]. Sự đồng cảm là một thành phần quan trọng, tạo động lực cho hành vi tích cực và lòng vị tha của mỗi cá nhân. Nhà nghiên cứu học và lý luận De Waal (2008) đề xuất rằng sự đồng cảm là một cơ chế tiến hóa nhằm thúc đẩy hành vi và lòng vị tha của mỗi con người [32]. Đồng cảm là biết đặt mình vào vị trí của người khác, là khả năng giúp mọi người nhận ra và phản ứng phù hợp với những cảm xúc của người khác. Nó là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ lành mạnh. Sự đồng cảm đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển các hành vi tích cực, đồng cảm giúp học sinh làm chủ cảm xúc tốt, giúp các em có khả năng điều chỉnh hành vi của bản thân một cách linh hoạt cho phù hợp với từng điều kiện, môi trường sống khác nhau. Từ đó giúp học sinh ngăn chặn các hành vi gây hấn đối với bạn bè và người khác. Đồng cảm tạo điều kiện cho sự phát triển tâm lý tích cực và xây dựng mối quan hệ lành mạnh và giúp các em kiềm chế sự hung hăng. Nếu có đồng cảm nó sẽ giúp học sinh nhận thức và phản ứng tình cảm một cách tích cực hơn khi giải quyết vấn đề. Sự đồng cảm khuyến khích hành vi tích cực và lòng vị tha ở mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hành vi tích cực và lòng vị tha. 1.4.3. Vai trò của đồng cảm trong việc giảm thiểu các hành vi tiêu cực Đồng cảm có vai trò rất quan trong việc gia tăng các hành vi xã hội và làm giảm hành vi tiêu cực, đặc biệt là các hành vi gây hấn của học sinh. Hành vi gây hấn ảnh hưởng đến sự đồng cảm ở mỗi cá nhân. Nhiều nhà tâm lý đã xem nó như là đối tượng để nghiên cứu như: D. L. Espelage, S. M. Swearer (2004) [34]… Điểm chung của các nghiên cứu này là sự đồng cảm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi gây hấn và thanh niên gây hấn có chỉ số đồng cảm thấp hơn so với nhóm thanh niên có hành vi ủng hộ xã hội. Các tác giả cũng gửi đi thông điệp là hành vi bạo lực, bắt nạt có thể sẽ không xảy ra khi thanh thiếu niên được giáo dục tốt về sự đồng cảm. Nếu học sinh được giáo dục sự đồng cảm thì sẽ giảm được hành vi gây hấn.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thiếu sự đồng cảm được giả thuyết là nguyên nhân phát triển các hành vi gây hấn, chống đối xã hội và bắt nạt bạn bè ở học sinh. Không có khả năng nhận ra và quan tâm đến sự đau đớn, khổ cực của bạn bè khiến kẻ bắt nạt không cảm thấy có lỗi và sửa chữa hành vi của mình. Nếu các em hiểu cảm xúc của mình và có phản ứng cảm xúc phù hợp với bạn bè thì sẽ giảm được hành vi gây hấn. 1.4.4. Vai trò của đồng cảm trong giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ Đồng cảm có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ xã hội. Học sinh có đồng cảm khi giao tiếp là các em biết đặt mình vào vị trí của người khác đồng thời hòa cảm xúc của mình với bạn bè khi giao tiếp, biết cách giao tiếp, truyền đạt thông tin rõ ràng, sử dụng ngôn từ lịch thiệp, nhẹ nhàng và không nói năng bừa bãi. Khi tiếp xúc với bạn bè và mọi người xung quanh, các em không những nghe bằng tai, mà quan trọng hơn là nghe bằng mắt và bằng cả con tim để thấu hiểu và kết nối với bạn mình. Thậm chí ngay cả khi các em không đồng ý với những ý kiến của bạn bè, các em cũng thể hiện sự tôn trọng bằng cách lắng nghe. Điều quan trọng là các em thể hiện sự chấp nhận và đồng cảm với những vấn đề của người nói, không nhất thiết phải cố tỏ ra đồng ý quan điểm khác hoặc cố chỉ ra những suy nghĩ không đúng của bạn bè và mọi người khi giao tiếp. Đồng cảm là việc học sinh hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của mọi người xung quanh. Những học sinh biết đồng cảm thường rất giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Các em không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Các em luôn sống chân thành và cởi mở. Nhờ có đồng cảm mà học sinh nâng cao hiệu quả giao tiếp, phát triển và tăng cường mối quan hệ với bạn bè thông qua việc hiểu biết những thông điệp từ suy nghĩ và tình cảm của người nói. Trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT, đồng cảm giữ một vai trò quan trọng. Các em có sự đồng cảm thấp sẽ khó thiết lập liên kết bạn bè và điều chỉnh tình bạn cũng như khó giải quyết được xung đột của tình bạn.
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.5. Các yếu tố chi phối ảnh hưởng đến sự đồng cảm Quá trình hình thành, phát triển sự đồng cảm chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và mỗi yếu tố điều có vai trò nhất định. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản tác động đến đồng cảm 1.5.1. Yếu tố cá nhân Yếu tố cá nhân, trong đó tính tích cực hoạt động của chính cá nhân là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển đồng cảm của cá nhân đó. Sự đồng cảm của cá nhân có được phát huy hay không là tùy thuộc vào tính chất hoạt động, khai thác của cá nhân đó. Sự đồng cảm cao hay thấp chủ yếu do hoạt động và giao lưu của cá nhân với môi trường xã hội. Khả năng nhận thức của cá nhân được đề cao. Là khả năng nhận ra những cảm xúc của riêng mình có mục đích gì và hiểu rõ căn nguyên của những cảm xúc ấy. Tự nhận thức về bản thân cũng liên quan tới việc nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và lòng tự trọng của mỗi người. Điều này cũng dễ hiểu vì thành phần cốt lõi của đồng cảm là nhận thức. Người nào có khả năng nhận thức cao sẽ dễ dàng hơn trong việc hiểu người khác. 1.5.2. Yếu tố di truyền Di truyền không quyết định trực tiếp đến sự phát triển đồng cảm. Yếu tố di truyền là tiền đề, nền tảng vật chất, là điều kiện cần cho sự hình thành, phát triển sự đồng cảm. Nếu có được những đặc điểm di truyền ưu việt về hệ thần kinh, não bộ, các giác quan,… Tác giả Zahn-Waxler và cộng sự (1992 b) đã nghiên cứu theo chiều dọc các cặp trẻ song sinh cùng trứng và các cặp trẻ song sinh khác trứng ở lứa tuổi từ 14 đến 20 tháng. Kết quả cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về phản ứng đồng cảm giữa các trẻ song sinh ở lứa tuổi 14 tháng. Ở lứa tuổi 20 tháng thì có sự phản ứng khác nhau giữa trẻ song sinh cùng trứng với trẻ song sinh khác trứng về biểu hiện của sự quan tâm, thông cảm và sự thờ ơ. Những trẻ song sinh cùng trứng biểu hiện sự quan tâm, thông cảm với nhau cao hơn trẻ song sinh khác trứng [59]. Kết quả của nghiên cứu này đã củng cố thêm nhận định về vai trò quan trọng của di truyền đối với sự đồng cảm.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.5.3. Yếu tố hệ thần kinh Có một số vùng não liên quan đến hành vi đồng cảm và sự phát triển đồng cảm. Các tác giả Iacoboni và Dapretto (2006) đã tiến hành nghiên cứu trên loài khỉ và cho rằng, hệ thống tế bào thần kinh gương là cơ sở thần kinh của đồng cảm. Các tác giả nghiên cứu trên người qua kỹ thuật fMRI xác định tế bào thần kinh gương nằm trong dây thần kinh vận động trước ở xung quanh thùy trán và thùy đỉnh [44]. Tế bào thần kinh gương phải giao tiếp với nhiều trung khu khác nhau của não khi nhận được các kích thích cảm xúc gắn liền với đồng cảm. Vỏ não sẽ xử lý các khía cạnh cảm xúc của đồng cảm để tạo nên phản ứng đồng cảm (Iacoboni và Dapretto, 2006 [44]; Preston và de Waal, 2002) [54]. Như vậy, hoạt động của các nơron thần kinh khác nhau; tốc độ xử lý thông tin của vỏ não khác nhau; sự điều khiển phản ứng, phản xạ khác nhau sẽ tạo nên mức độ đồng cảm khác nhau ở mỗi cá nhân. 1.5.4. Sự bắt chước Có nhiều nghiên cứu về sự bắt chước của trẻ nhỏ. Đó là sự bắt chước về biểu hiện khuôn mặt (Meltzoff và Moore, 1983) [52]; bắt chước hành vi (Forman và cộng sự, 2004) [36]; bắt chước nét mặt kết hợp với cảm xúc nhất định (Atkinson, 2007) [20]….Các công trình nghiên cứu này đã có một số kết luận giống nhau: sự bắt chước diễn ra từ rất sớm và trẻ càng có nhiều cơ hội bắt chước thì điểm số đồng cảm càng cao và ngược lại. Thậm chí, các tác giả còn nhấn mạnh rằng: các xu hướng bắt chước và bắt chước những kinh nghiệm của người khác là một yếu tố không thể thiếu trong nội tâm và là điều cần thiết cho việc phát triển khả năng đồng cảm. 1.5.5. Môi trường sống Môi trường sống là nguồn gốc cho sự phát triển những dạng tiềm năng và chỉ có ý nghĩa có sự tích cực hoạt động của cá nhân. Trong các yếu tố của môi trường, giáo dục là yếu tố có vai trò chủ đạo, định hướng quá trình hình thành và phát triển sự đồng cảm của mỗi cá nhân. Giáo dục gia đình và nhà trường là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc bồi dưỡng, hình thành và phát triển sự đồng cảm, bên cạnh các mối quan hệ cũng có ảnh hưởng đến sự đồng cảm.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Người Việt Nam có quan niệm “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Nếu được sống trong một xã hội mà “người yêu người, sống để yêu nhau” thì mỗi cá nhân sẽ dùng tình thân để ứng xử với mọi người. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả Smas, Truscott (2004) cho rằng nam thanh thiếu niên ở thành thị có nguy cơ bị giảm sự đồng cảm vì thường xuyên tiếp xúc với bạo lực và sử dụng bạo lực là hợp lý [57]. Điều này cho thấy môi trường giữ vai trò là điều kiện để hình thành và phát triển đồng cảm học sinh THPT. 1.5.1.1. Giáo dục gia đình Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển đời sống xúc cảm, tình cảm của con người trong đó có sự đồng cảm. Nhiều nhà tâm lý nước ngoài đã khẳng định sự gắn kết an toàn giữa mẹ - con (M. P. Feldman và J. E. L. Bercovitz, 2007) [37], sự ấm áp, tình thương và quan tâm của cha mẹ, sự gương mẫu trong đời sống tình cảm là những điều kiện không thể thiếu để thanh thiếu niên trở thành người đồng cảm với bạn bè. Một số tác giả trong nước cũng có quan niệm tương tự. Ví dụ như tác giả Trần Thị Phương Thảo (2010) cho rằng gia đình (cụ thể là cha mẹ) có trí tuệ cảm xúc cao sẽ giúp con cái biết cách làm chủ cảm xúc của mình, tỏ ra đồng cảm với người khác và điều khiển được mối quan hệ với người khác. Những đứa con may mắn đó sẽ được “bạn bè quý trọng, thương yêu”; “ít gây hấn”[19]. Tác giả Huỳnh Văn Sơn thì cho rằng gia đình có bầu không khí đầy tình yêu thương, cha mẹ quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ với con cái sẽ giúp con cái không rơi vào trạng thái thờ ơ, vô cảm [16]. Như vậy, gia đình là yếu tố đầu tiên có tầm ảnh hưởng quyết định đối với sự hình thành và phát triển đồng cảm. 1.5.1.2. Giáo dục nhà trường Nhà trường là gia đình thứ 2 của con người, là môi trường xã hội đầu tiên. Những gì trẻ học được từ gia đình sẽ mang ra thực hành ở nhà trường và ngược lại. Edgar Morin (2008) đã lên án nhà trường dạy lý thuyết sáo rỗng, thiếu hẳn mảng kiến thức về đồng cảm trong khi con người cần sử dụng đồng cảm để vươn tới sự đồng cảm [53]. Như vậy, muốn có một xã hội đồng cảm, nhà trường phải chung tay cùng gia đình để giáo dục sự đồng cảm cho học sinh. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung và sự đồng cảm nói riêng.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.5.1.3. Các mối quan hệ xã hội Sự chăm sóc hay mối quan hệ xã giữa cha mẹ - con cái (quan hệ xã hội đầu tiên) có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tình cảm của trẻ nói chung và sự đồng cảm nói riêng. Feldman (2007) cho thấy rằng mối liên kết thuận hòa giữa mẹ - con đo được trong năm đầu tiên của cuộc sống (3 và 9 tháng) có liên quan trực tiếp với mức độ đồng cảm trong những năm tuổi thơ và tuổi thanh xuân (6 và 13 tuổi). Cụ thể, các bà mẹ và trẻ sơ sinh hòa hợp với nhau trong giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt) có sự đồng cảm cao hơn khi họ trò chuyện với nhau trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên [37]. Sự ấm áp của gia đình đã tạo điều kiện để sự đồng cảm nảy sinh và phát triển. Những xúc cảm trẻ nhận được từ cha mẹ giúp trẻ học được cách hiểu cảm xúc của người khác và biểu lộ cảm xúc của mình với người khác. Chính điều này đã giúp trẻ trở thành người đồng cảm. Mối quan hệ bạn bè, đặc biệt là bạn bè cùng tuổi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự đồng cảm. Các nhà lý luận cho rằng mối quan hệ ngang (bạn bè) - không giống như các mối quan hệ cha - con - cung cấp sự bình đẳng, tương hỗ, sân chơi có tổ chức và những phẩm chất được hình thành tạo cơ hội phong phú cho sự phát triển của khả năng nhận thức bằng quan điểm của người khác và sự đồng cảm. 1.6. Một số yếu tố tâm sinh lý và đặc điểm quan hệ bạn bè của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 1.6.1. Khái quát tâm sinh lí lứa tuổi học sinh trung học phổ thông Học sinh THPT là lứa tuổi bắt đầu từ 15 - 16 tuổi đến 17 - 18 tuổi. Đó là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên hay còn gọi là thời kỳ thanh niên mới lớn. Vị trí THPT - giai đoạn của cả một thời kì bồi dưỡng kiến thức văn hóa chung đã khiến thanh niên phải nghĩ đến tiền đồ của mình, nghĩ đến việc chuẩn bị bước vào đời và lựa chọn sự nghiệp mai sau. Ở lứa tuổi này các em đã có sự trưởng thành về mặt tư tưởng, tâm - sinh lí, là thời kì tự xác định về mặt xã hội, tích cực tham gia vào cuộc sống lao động, học tập để chuẩn bị cho tương lai. Đây chính là thời kì nhân cách đang trưởng thành tiến tới ổn định. Sự tự ý thức là một trong những đặc điểm nỗi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó có ý nghĩa to lớn với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Sự tự ý thức
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, cũng như tự đánh giá khả năng của mình. Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí mình trong tương lai. Hoạt động tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, ở thời kỳ này học sinh đã có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. Những năng lực như phân tích, so sánh tổng hợp cũng phát triển. Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh đầu tuổi thanh niên rất phong phú, đa dạng. Điều đó được quy định bởi những mối quan hệ giao tiếp của thanh niên ngày càng được mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Trong đó nổi bật nhất là mức độ ngày càng được bình đẳng, độc lập trong sự giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng độ tuổi. Đó là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên bộ mặt nhân cách của tuổi thanh niên. Những đặc điểm nổi bật về tình cảm ở độ tuổi này biểu hiện tập trung ở các điểm sau: Học sinh tuổi đầu thanh niên có tình cảm yêu đời. Tuy nhiên, nếu cuộc sống thực tế của một học sinh nào đó gặp khó khăn, trở ngại khiến họ vấp váp nhiều lần thì có thể trong họ sẽ có một tâm trạng không tốt, chán đời. Những cảm xúc về bản thân nói chung ở lứa tuổi đầu thanh niên thường cân bằng hơn so với tuổi thiếu niên. Các em thường không còn sự bùng nổ những cơn xúc động mạnh, những sự nhận xét, đánh giá vội vàng như ở tuổi thiếu niên. Do có sức sống dồi dào, có nguyện vọng mong muốn được thử sức mình nhưng lại chưa có đủ kinh nghiệm sống và không phải mọi mục tiêu đặt ra được ý thức rõ ràng cho nên đôi khi trong thâm tâm các em không thấy thỏa mãn, họ dễ thay đổi mục tiêu đề ra. Những trạng thái trên được thấy rõ qua việc học sinh THPT lúc thì tự rèn luyện mình theo một kế hoạch chặt chẽ, có ý thức, lúc thì buông thả bản thân, chơi lêu têu một cách vô ý thức [8]. Khác hẳn với thiếu niên, hoc sinh THPT phần nào làm chủ được những cảm xúc của mình, họ đã có thể biết cách ngụy trang những cảm xúc của bản thân, tức là biết thay đổi
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cách biểu lộ tự nhiên của một tình cảm bằng cách biểu lộ khác mà thường có nội dung ngược lại. Học sinh THPT đã nắm được những sắc thái tình cảm một cách tinh tế hơn, chính xác hơn so với thiếu niên. Các em không những có thể nhận biết tình cảm của người khác mà còn hiểu cả những cách biểu lộ “ngoài khuôn mặt” của những tình cảm này của đối phương. Khả năng này giúp cho các em có một sức cảm thụ xúc cảm tuyệt vời. Khả năng cảm thụ cảm xúc của học sinh THPT được phát triển song song với khả năng đồng cảm của họ. Có nhiều khả nhiều những rung động mà thiếu nhi và thiếu niên cảm thụ một cách lơ mơ thì ở học sinh THPT chúng đã trở nên đồng cảm. Đó có thể là những rung động trữ tình có liên quan đến tình yêu thiên nhiên, tình yêu nam nữ…Khả năng đồng cảm phát triển làm thay đổi cách nhận xét của học sinh THPT đối với thế giới tình cảm của con người. Các em đã có thể hiểu được phần nào những xúc cảm và tình cảm của người khác, có thể đáp ứng lại một cách tinh tế những cảm xúc của người khác đặc biệt là những người cùng lứa tuổi với mình. Do sự phát triển tính chất các xúc cảm tình cảm mà các loại tình cảm ở học sinh THPT cũng phát triển đa dạng và sâu sắc hơn. Tình bạn ở đội tuổi này có cơ sở, có lí trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên. Ở đây, nổi bật là tình bạn thân là đòi hỏi tất yếu của các em. Việc chọn bạn thường không ở mức cảm tính, bề ngoài mà được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối sống… Đối với các bậc cha mẹ và người lớn, tình cảm của học sinh ở độ tuổi này thường biểu lộ rõ tính tự lập, có nét riêng độc đáo của cái tôi tương đối tự do. Các em hay có tâm lý cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng đắn, nghiêm túc những điều họ nghĩ, những việc họ làm cũng như sự trưởng thành của họ. Bởi vậy thanh niên hay có xu hướng lạnh nhạt, xa lánh người lớn mà tìm sự đồng tình, đồng cảm ở bạn cùng lứa tuổi. Việc duy trì được không khí tình cảm ấm áp và hiểu biết lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người lớn đối với các em, vào thái độ ân cần và tế nhị của người lớn.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Học sinh THPT cũng bắt đầu bộc lộ rõ những tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường, coi trọng những giá trị đạo đức cũng như lương tâm. Tình yêu nam nữ cũng bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi này. Dễ quan sát thấy những dấu hiệu của sự phải lòng, sự xuất hiện của những mối tình đầu lãng mạn. Những biểu hiện của tình cảm này nhìn chung phức tạp và không đồng đều. Như vậy, tuổi học sinh THPT được đặc trưng bởi sự phân hóa sâu những phản ứng xúc cảm và những phương thức biểu hiện trạng thái cảm xúc, cũng như bởi sự nâng cao tính tự kiểm tra và tự điều chỉnh [8, tr.80]. Tâm trạng học sinh tuổi đầu thanh niên là ổn định và có ý thức hơn nhiều so với thiếu niên và tương quan với phạm vi các điều kiện xã hội rộng lớn hơn nhiều. 1.6.2. Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông Nhu cầu tình bạn xuất hiện từ tuổi thiếu niên, song sang tuổi thanh niên nhu cầu tình bạn phát triển cao hơn. Tình bạn của học sinh THPT có cơ sở, có lí trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên. Ở đây, nổi bật tình bạn của những bạn bè cùng độ tuổi, cùng giới phát triển mạnh. Nhu cầu chọn được bạn thân là đòi hỏi tất yếu của các em. Việc chọ bạn thường không ở mức cảm tính, bề ngoài mà được xem xét một cách có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối sống… Tình bạn ở học sinh THPT đã được nâng lên thành mức đồng chí. Khác với học sinh trung học cơ sở, tình bạn là cùng tính cách, sở thích và thói quen…Chẳng hạn cùng thích chơi một môn thể thao nào đó, thích đi mua sắm, thích đọc sách,thích đi chơi… Ở lứa tuổi này, tình bạn được tiến lên một mức cao hơn đó là cùng chung lý tưởng, chí hướng cao đẹp mà cá nhân mà họ muốn hướng tới. Đồng thời, tình bạn ở giai đoạn này cũng đi vào chiều sâu hơn. Tiêu chí kết bạn là là sự tâm tình, thân mật, tình cảm ấm áp và cùng phấn đấu vì một chí hướng. Một giá trị nào đó. Do sự tự ý thức phát triển mạnh nên các em thường có nhu cầu tìm kiếm những cá tính mới lạ, khác mình để tìm tâm sự để giải bày. Ở lứa tuổi này học sinh có nhu cầu lớn trong tình bạn. Cảm xúc đầu tiên có được ở người thanh niên có giáo dục tức là tình bạn chứ không phải là tình yêu, tình bạn ở tuổi
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thanh niên có nhu cầu “bày tỏ nội tâm”, chia sẽ cảm xúc. Vì vậy các em hiểu bạn như là hiểu “cái tôi” khác của mình. Tính chất và mức độ tâm tình của thanh niên có sự khác nhau về giới, các em quan niệm tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn rất khác nhau. Ở nữ giới, do dậy thì sớm hơn, nên có nhu cầu bạn thân sớm hơn nam giới. Sự khác biệt giữa các cá nhân là rất lớn. Có nhiều trường hợp, nhu cầu tình bạn xuất hiện do cô đơn và thiếu tình cảm ấm áp, hoặc tình bạn xuất hiện và phát triển từ mối quan hệ hợp tác giữa bạn cùng học. Tình bạn ở lứa tuổi này là sự ràng buộc đầu tiên, mang tính độc lập và sâu sắc, sẽ thúc đẩy cho sự hình thành các mối quan hệ khác, trong đó có tình yêu. Tình bạn thân mật cho phép đối chiếu cảm xúc, tư tưởng, ước mơ của mình với của người khác. Với bạn, các em học cách tự bộc bạch về bản thân mình, vì vậy tình bạn có ý nghĩa to lớn đối với các em. Xúc cảm chan chứa trong tình bạn sẽ làm cho nó trở thành huyễn tưởng. Các em thường không chỉ lý tưởng hóa mình trong tình bạn, mà còn lí tưởng hóa trong tình bạn trong mình. Quan niệm của thanh niên về người bạn thường gần với hình mẫu về “cái tôi” hơn là gần với mẫu người thật. Có nhu cầu cao trong tình bạn, nên đôi khi các em không chú ý đến các thuộc tính thực sự của đối tượng kết bạn của mình. Đôi khi tình bạn chỉ là sự đam mê đơn phương đối với người khác (là bạn cùng tuổi hoặc lớn hơn) . “cái tôi” khác mà thanh niên tìm kiếm trong người bạn, phản ánh nhu cầu không ý thức nói về chính cái tôi của mình. Phần lớn các em kết bạn với những người cùng giới tính và cùng lứa tuổi. Ở nữ thường có nhu cầu kết bạn với những người lớn hơn một chút. Cũng có thanh niên có nhu cầu kết bạn với bạn nhỏ tuổi hơn nhiều. Nhưng sự kết bạn đó chứng tỏ họ có gặp khó khăn trong giao tiếp với người cùng tuổi, do nhút nhát hoặc có yêu cầu quá cao. Tình bạn khác giới có nhiều điểm tương tựa với tình yêu nam - nữ: say mê, nồng nàn, chân thành, hy sinh, ghen tuông, đau khổ khi phải chia ly, có một số trường hợp từ tình bạn đến tình yêu. Tình bạn ở lứa tuổi học sinh THPT là một tình bạn đẹp: đó là sự vô tư, trong sáng, hồn nhiên, chân thành. Bởi giai đoạn này tất cả chưa phải là người lớn, các thành viên trong
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tập thể chưa bị ràng buộc với nhau bởi tình cảm, vật chất, quyền lực nên chưa xuất hiện sự bon chen, âm mưu, thủ đoạn, sống với nhau ân cần, cởi mở. Mục đích chính chỉ có học và nghịch ngợm. Trong giai đoạn này tất cả đều sống phụ thuộc gia đình về kinh tế, nên không có ai phụ thuộc vào ai về kinh tế cả, không có sự phân biệt giàu - nghèo trong tập thể; quan hệ với nhau không mang tính chất vụ lợi. Tất cả đều cùng một lứa tuổi (có chăng thì chỉ hơn, kém nhau một vài tuổi là cùng), nên dễ đồng cảm hơn, dễ hiểu nhau hơn dễ gần nhau hơn, sẵn sàng thứ tha cho nhau. Mặt khác, tất cả các thành viên đều có chung một quê hương, bản quán, nên không có sự “phân biệt đối xử”, không có tình trạng “đồng hương đồng khói”, chia bè, kéo cánh, nội bộ đánh nhau. Ở giai đoạn này sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tâm sinh lý, làm cho các thành viên bước qua được “thời thơ bé” ( cấp I, cấp II), nên cảm nhận về tình cảm bạn bè đã cao hơn, tự do hơn và thỏa mái hơn( nếu như học cấp I, II con trai ít dám nói chuyên, gần gũi với các bạn gái, thì giai đoạn này, hàng rào ngăn cách đó đã bị dỡ bỏ). Hình thành một tập thể hòa đồng, cởi mở, chan hòa. Trong khi đó, ba năm học cấp III thì lại quá ngắn ngủi nên ai cũng muốn trân trọng và giữ gìn. Kết thúc học phổ thông, cũng chính là kết thúc một giai đoạn cơ bản của tuổi thơ. Từ đó các em bước vào cuộc sống mới với biết bao nhiêu những toan tính, bon chen, âm mưu, thủ đoạn để mà sống, để mà tồn tại. Chính vì vậy, các em đã mất đi sự vô tư trong sáng, hồn nhiên.
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiểu kết chương 1 Từ những vấn đề cơ sở lý luận về sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh THPT được trình bày trong chương 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Đồng cảm đã được nhiều nhà nghiên cứu ngoài nước quan tâm, tuy nhiên, ở Việt Nam đây là một vấn đề khá mới mẻ. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu “Sự đồng cảm trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế” là vấn đề mang tính cấp thiết và có giá trị thực tiễn. Đề tài xác định một só vấn đề lý luận cơ bản làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu. Các khái niệm công cụ được sử dụng trong đê tài bao gồm: đồng cảm, biểu hiện của đồng cảm, vai trò của đồng cảm, các yếu tố ảnh hưởng đến đồng cảm. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận giúp chúng tôi xác định phương pháp và nội dung nghiên cứu thực tiễn của đề tài.