SlideShare a Scribd company logo
1 of 3
Tín ngưỡng phồn thực ở miền Nam
đăng 07:33 16-03-2011 bởi Trần Ngô Du [ đã cập nhật 06:00 15-06-2011 ]
                                    Tín ngưỡng phồn thực ở miền Nam

                                                                                      Hoàng Xuân Phương.

Tục thờ Bà Chúa Xứ ở miền Nam nước ta là một nội dung lớn của tín ngưỡng phồn thực bắt nguồn từ tục thờ
thần đất của cư dân nông nghiệp cổ vùng Đông Nam Á. Đối tượng của việc thờ Bà Chúa Xứ gồm hai ngôi vị:
Một là Bà tức Vía Bà, Hồn Bà hiện diện dưới dạng Yoni mà thường bị lầm tưởng là bệ thờ. Hai là vị vua hay
chúa trông coi xứ sở được tin là sinh ra bởi Yoni và được thể hiện dưới dạng sinh thực khí Linga hay bức
tượng hình nhân.



                                        Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam.

Làm ra nhiều lúa gạo lương thực để duy trì cuộc sống và sinh sản đông con nhiều cháu để duy trì nòi giống là
hai căn bản của tín ngưỡng phồn thực nơi các cư dân nông nghiệp cổ. Nhận thức phồn thực bắt nguồn từ
nhóm người Indo-Mongoloid tràn xuống từ rặng Himalaya rồi theo sông Brahmaputra về phía Tây đến vùng
thung lũng Ấn-Hằng, sau đó lại tiếp tục theo sông Mêkông xuống vùng Đông Nam Á tạo nên dòng tín ngưỡng
phồn thực miền Nam.
Tín ngưỡng phồn thực cổ xưa được nhận ra nhờ tục thờ thần đất, tức Mẹ Đất, gọi là Bà, Ba Thê hay Bã Thõu
nghĩa là Bà Mẹ Thung Lũng. Mẹ Đất được tin là vị thần sinh ra con người, loài vật, cây cỏ và cả sông nước để
tưới cho cây, núi đồi làm hang cho con người trú ẩn.
Cư dân tôn thờ Mẹ Đất bằng việc đắp lên các đền thờ lộ thiên tượng hình thung lũng nơi họ đang sống, gọi là
Thành Mọi. Về sau người ta thu nhỏ nguyên dạng Thành Mọi thành bộ vật thờ gọi là Yoni để đặt trong các
đền tháp.
Có đến hàng trăm địa danh nổi tiếng đặt tên bằng “Bà”, như Bà Nà, tức Núi Chúa ở Đà Nẵng; Núi Bà Nha
Trang nơi xây Tháp Bà Pô Nagar; và núi Ba Thê, nghĩa là Bà Chúa Thung Lũng nổi lên giữa đồng bằng sông
Cửu Long bên cạnh các quần thể văn hóa Óc Eo.
Các Thành Mọi được phát hiện lần đầu ở Phước Long trong những năm 1950 khi phu đồn điền dọn đất để
trồng cao su. Lúc bấy giờ, các nhà nghiên cứu gọi kiến trúc đất tròn (circular earthwork) này là thành của
người Mọi cổ và cho rằng đó là bí ẩn Đông Nam Á vì không hiểu được ý nghĩa. Thành Lộc Ninh ở tỉnh Bình
Phước có diện tích khoảng 1.000 mét vuông, ở giữa là một nền phẳng để chỉ vùng đồng bằng thấp có các suối
nước chảy qua, vây quanh bởi hai vòng thành đất đắp cao một vài mét để chỉ núi non. Nằm ở trung tâm kiến
trúc là một gò đất đắp cao để chỉ Bà, tức vị Chúa Thung Lũng. Thành này còn giữ nét nguyên thủy cho đến
khi được tìm thấy.
Mật độ Thành Mọi khá dày ở vùng Nam Tây Nguyên và trên rặng Dangrek nằm giữa Campuchia và Thái Lan.
Chúng được đắp trong khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, kiến trúc trẻ nhất cách nay đã 2.300
năm. Nhưng khi biển rút, châu thổ mở rộng, cư dân Thành Mọi theo đồng lúa nổi tràn xuống đồng bằng đắp
lên các đền thờ mới ở Tân Hồng (Đồng Tháp) và ở Óc Eo (An Giang), mở ra nền văn minh sông nước. Đến
kỳ hải xâm tiếp theo, sóng biển đánh vỡ các vòng thành thấp bên ngoài, chừa lại gò đất trung tâm mà ta gọi là
gò nổi, biết đến nhiều nhất hiện nay là gò Óc Eo và gò Cây Thị dưới chân núi Ba Thê.
Mukha-linga (linga có tạc hình khuôn mặt thần Shiva) tìm thấy ở Ba Thê (Thoại Sơn).

Người ta nhận ra Thành Mọi hay gò nổi là các đền thờ vì ở đó không có dụng cụ sinh hoạt, dấu vết cư trú hay
các mộ táng. Trung tâm của tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy là việc tôn thờ Mẹ Đất hiện thân nơi các gò
đất đắp cao giữa các đền thờ. Chung quanh các gò nổi trong vùng Óc Eo người ta tìm thấy nhiều mảnh đất
nung có dáng như thể khuôn đúc và vòi ấm, chúng là những tế vật tượng hình sinh thực khí nam nữ mà các
đôi trai gái để lại sau các nghi lễ hôn phối. Về sau người ta xây lên trên gò đất đắp các kiến trúc gạch đá hình
tháp hay chùa nhiều tháp nhằm tượng hình núi, gọi là gò tháp và chùa tháp, để thờ các vị thần Ấn Độ như
Shiva, Vishnu, và Đức Phật.
Khi tràn xuống vùng thung lũng Ấn-Hằng, người Aryan du mục Trung Á tiếp nhận tục thờ Mẹ Đất của cư dân
nông nghiệp, nhưng đặt khái niệm phồn thực khoái lạc của cặp phối ngẫu vào Yoni, vốn là đền thờ lộ thiên
thu nhỏ. Gò nổi trung tâm Yoni chỉ Bà nay được tách rời để tạc hình dương vật gọi là Linga, để lại lỗ lõm bên
dưới để chỉ âm vật tạo nên bộ thờ khoái lạc Linga-Yoni. Khi con đường hương liệu nối liến Tây Ấn với vùng
gia vị Đông Nam Á kể từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên thì quan niệm phồn thực khoái lạc và các bộ vật thờ
Linga-Yoni cũng du nhập vào Óc Eo trước khi phát tán dọc vùng duyên hải miền Trung và ngược dòng Cửu
Long đến vương quốc Chân Lạp.
Trên thực tế dòng phồn thực khoái lạc của người Indo-Aryan không làm biến mất tính nguyên thủy của tín
ngưỡng phồn thực Đông Nam Á. Cư dân bản địa không thờ ngẫu tượng Linga-Yoni mà tin rằng các vị chúa tể
coi sóc xứ sở nơi họ đang sống được sinh ra bởi Yoni Mẹ Đất tức bởi Bà, từ đây phát sinh tục thờ Vía Bà tức
Bà Chúa Xứ. Đến lượt tín ngưỡng phồn thực Ấn Độ và các trung tâm Ấn hóa ở Đông Nam Á như Mỹ Sơn hay
Angkor cũng biến đổi theo quan niệm này. Ở đó mỗi vị vua tự thần hóa bằng việc đúc hình Linga biểu tượng
cho mình đem đặt vào lòng Yoni để cho dân chúng biết rằng mình chính là vị chúa vùng đất cai trị vì được
sinh ra bởi Mẹ Đất.
Ở miền Nam nước ta, các đền tháp hay miếu thờ Bà Chúa Xứ đều gắn kết hữu cơ với quần thể di tích quan
trọng của văn hóa Óc Eo, như Bà Chúa Xứ Nền Chùa ở Tân Hội tỉnh Kiên Giang, Bà Chúa Xứ Gò Tháp ở Mỹ
An tỉnh Đồng Tháp, Bà Chúa Xứ núi Bà Đen ở Tây Ninh và Tháp Bà Pô Nagar tức đền Bà Chúa Xứ ở Nha
Trang. Nhiều tượng thờ trong đó không rõ nguồn gốc, nhưng một số tượng được kể là được tìm thấy hoang
phế tại chỗ hoặc chôn vùi trong các yếm phù sa gần chân núi khi người Việt di cư đến khai phá vùng đất
phương Nam. Bức tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang nổi tiếng nhất, được coi là tìm thấy tại chỗ cho dù
có nhiều truyền thuyết về việc Bà được chín trinh nữ nghinh xuống từ đỉnh núi cao.
Trong khi góp nhặt từ các di tích hoang phế người ta đã không tìm thấy hoặc bỏ sót phần Yoni bên dưới vốn
là nội dung căn bản của mỗi bức tượng Bà Chúa Xứ. Chất liệu đá xanh của tượng đã bị che giấu bên trong
nhiều lớp tô trét bằng xi măng hay thạch cao, có vẻ như để hàn kín các vết nứt hay trang điểm cho bức tượng
giống Bà hơn. Trên thực tế, bức tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam là một nam nhân, một vị chúa của vùng đất. Như
vậy đối tượng của tục thờ Bà Chúa Xứ ở đây gồm hai ngôi vị: Một là Bà tức Vía Bà (hồn Bà) thể hiện dưới
dạng Yoni nằm ở phần căn bản bên dưới bức tượng, hai là nhân vật thể hiện trên bức tượng chính là vị vua
hay vị chúa cụ thể của một xứ sở.
Như vậy tục thờ Bà Chúa Xứ là một nội dung lớn của tín ngưỡng phồn thực miền Nam nước ta. Hiện tượng
lưu truyền một truyền thống xuyên qua nhiều nền văn hóa mà một số trong đó đã biến mất là điều kỳ diệu.
Niềm tin của cư dân nông nghiệp vào Mẹ Đất rất sâu đậm. Các cộng đồng dân cư thường sống trong các thung
lũng vây quanh một ngọn đồi hay một ngọn núi mà họ tin là trung tâm của Yoni và gọi đó là Bà. Nhiều buôn
làng Tây Nguyên cũng được sắp xếp theo hình Yoni gồm một ngôi nhà rông ở giữa thay cho vị trí núi Bà, bên
ngoài là một khoảnh sân rộng thể hiện thung lũng, ngoài cùng là các dãy nhà sàn xếp vòng tượng trưng cho
các rặng núi vây quanh.

More Related Content

Viewers also liked

Lịch sử các nhà ga vn
Lịch sử các nhà ga  vnLịch sử các nhà ga  vn
Lịch sử các nhà ga vn
Kelsi Luist
 
Xuồng 3 lá nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Xuồng 3 lá   nét đặc trưng trên sông nước nam bộXuồng 3 lá   nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Xuồng 3 lá nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh   nhon tinh am lanhHo bieu chanh   nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh to hong vuong van
Ho bieu chanh   to hong vuong vanHo bieu chanh   to hong vuong van
Ho bieu chanh to hong vuong van
Kelsi Luist
 
Ca dao miền nam
Ca dao miền namCa dao miền nam
Ca dao miền nam
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoi
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh do nuong nuong bao oan
Ho bieu chanh   do nuong nuong bao oanHo bieu chanh   do nuong nuong bao oan
Ho bieu chanh do nuong nuong bao oan
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh lac duong
Ho bieu chanh   lac duongHo bieu chanh   lac duong
Ho bieu chanh lac duong
Kelsi Luist
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Kelsi Luist
 

Viewers also liked (10)

Lịch sử các nhà ga vn
Lịch sử các nhà ga  vnLịch sử các nhà ga  vn
Lịch sử các nhà ga vn
 
Xuồng 3 lá nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Xuồng 3 lá   nét đặc trưng trên sông nước nam bộXuồng 3 lá   nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Xuồng 3 lá nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
 
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh   nhon tinh am lanhHo bieu chanh   nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
 
Ho bieu chanh to hong vuong van
Ho bieu chanh   to hong vuong vanHo bieu chanh   to hong vuong van
Ho bieu chanh to hong vuong van
 
Ca dao miền nam
Ca dao miền namCa dao miền nam
Ca dao miền nam
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoi
 
Ho bieu chanh do nuong nuong bao oan
Ho bieu chanh   do nuong nuong bao oanHo bieu chanh   do nuong nuong bao oan
Ho bieu chanh do nuong nuong bao oan
 
Ho bieu chanh lac duong
Ho bieu chanh   lac duongHo bieu chanh   lac duong
Ho bieu chanh lac duong
 
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 

More from Kelsi Luist

Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh   vi nghia vi tinhHo bieu chanh   vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh   thiet gia gia thietHo bieu chanh   thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh thay thong ngon
Ho bieu chanh   thay thong ngonHo bieu chanh   thay thong ngon
Ho bieu chanh thay thong ngon
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh thay chung trung so
Ho bieu chanh   thay chung trung soHo bieu chanh   thay chung trung so
Ho bieu chanh thay chung trung so
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh tu hon
Ho bieu chanh   tu honHo bieu chanh   tu hon
Ho bieu chanh tu hon
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh tinh mong
Ho bieu chanh   tinh mongHo bieu chanh   tinh mong
Ho bieu chanh tinh mong
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Ho bieu chanh   tien bac bac tienHo bieu chanh   tien bac bac tien
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh tai toi
Ho bieu chanh   tai toiHo bieu chanh   tai toi
Ho bieu chanh tai toi
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Ho bieu chanh   song thac voi tinhHo bieu chanh   song thac voi tinh
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ong cu
Ho bieu chanh   ong cuHo bieu chanh   ong cu
Ho bieu chanh ong cu
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh nguoi that chi
Ho bieu chanh   nguoi that chiHo bieu chanh   nguoi that chi
Ho bieu chanh nguoi that chi
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh no tinh
Ho bieu chanh   no tinhHo bieu chanh   no tinh
Ho bieu chanh no tinh
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhutHo bieu chanh   no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhiHo bieu chanh   no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh   nang ganh cang thuongHo bieu chanh   nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Kelsi Luist
 

More from Kelsi Luist (20)

Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh   vi nghia vi tinhHo bieu chanh   vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
 
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh   thiet gia gia thietHo bieu chanh   thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
 
Ho bieu chanh thay thong ngon
Ho bieu chanh   thay thong ngonHo bieu chanh   thay thong ngon
Ho bieu chanh thay thong ngon
 
Ho bieu chanh thay chung trung so
Ho bieu chanh   thay chung trung soHo bieu chanh   thay chung trung so
Ho bieu chanh thay chung trung so
 
Ho bieu chanh tu hon
Ho bieu chanh   tu honHo bieu chanh   tu hon
Ho bieu chanh tu hon
 
Ho bieu chanh tinh mong
Ho bieu chanh   tinh mongHo bieu chanh   tinh mong
Ho bieu chanh tinh mong
 
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Ho bieu chanh   tien bac bac tienHo bieu chanh   tien bac bac tien
Ho bieu chanh tien bac bac tien
 
Ho bieu chanh tai toi
Ho bieu chanh   tai toiHo bieu chanh   tai toi
Ho bieu chanh tai toi
 
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Ho bieu chanh   song thac voi tinhHo bieu chanh   song thac voi tinh
Ho bieu chanh song thac voi tinh
 
Ho bieu chanh ong cu
Ho bieu chanh   ong cuHo bieu chanh   ong cu
Ho bieu chanh ong cu
 
Ho bieu chanh nguoi that chi
Ho bieu chanh   nguoi that chiHo bieu chanh   nguoi that chi
Ho bieu chanh nguoi that chi
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
 
Ho bieu chanh no tinh
Ho bieu chanh   no tinhHo bieu chanh   no tinh
Ho bieu chanh no tinh
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhutHo bieu chanh   no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhiHo bieu chanh   no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
 
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh   nang ganh cang thuongHo bieu chanh   nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
 

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC Ở MIỀN NAM

  • 1. Tín ngưỡng phồn thực ở miền Nam đăng 07:33 16-03-2011 bởi Trần Ngô Du [ đã cập nhật 06:00 15-06-2011 ] Tín ngưỡng phồn thực ở miền Nam Hoàng Xuân Phương. Tục thờ Bà Chúa Xứ ở miền Nam nước ta là một nội dung lớn của tín ngưỡng phồn thực bắt nguồn từ tục thờ thần đất của cư dân nông nghiệp cổ vùng Đông Nam Á. Đối tượng của việc thờ Bà Chúa Xứ gồm hai ngôi vị: Một là Bà tức Vía Bà, Hồn Bà hiện diện dưới dạng Yoni mà thường bị lầm tưởng là bệ thờ. Hai là vị vua hay chúa trông coi xứ sở được tin là sinh ra bởi Yoni và được thể hiện dưới dạng sinh thực khí Linga hay bức tượng hình nhân. Tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam. Làm ra nhiều lúa gạo lương thực để duy trì cuộc sống và sinh sản đông con nhiều cháu để duy trì nòi giống là hai căn bản của tín ngưỡng phồn thực nơi các cư dân nông nghiệp cổ. Nhận thức phồn thực bắt nguồn từ nhóm người Indo-Mongoloid tràn xuống từ rặng Himalaya rồi theo sông Brahmaputra về phía Tây đến vùng thung lũng Ấn-Hằng, sau đó lại tiếp tục theo sông Mêkông xuống vùng Đông Nam Á tạo nên dòng tín ngưỡng phồn thực miền Nam. Tín ngưỡng phồn thực cổ xưa được nhận ra nhờ tục thờ thần đất, tức Mẹ Đất, gọi là Bà, Ba Thê hay Bã Thõu nghĩa là Bà Mẹ Thung Lũng. Mẹ Đất được tin là vị thần sinh ra con người, loài vật, cây cỏ và cả sông nước để tưới cho cây, núi đồi làm hang cho con người trú ẩn. Cư dân tôn thờ Mẹ Đất bằng việc đắp lên các đền thờ lộ thiên tượng hình thung lũng nơi họ đang sống, gọi là Thành Mọi. Về sau người ta thu nhỏ nguyên dạng Thành Mọi thành bộ vật thờ gọi là Yoni để đặt trong các đền tháp. Có đến hàng trăm địa danh nổi tiếng đặt tên bằng “Bà”, như Bà Nà, tức Núi Chúa ở Đà Nẵng; Núi Bà Nha Trang nơi xây Tháp Bà Pô Nagar; và núi Ba Thê, nghĩa là Bà Chúa Thung Lũng nổi lên giữa đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh các quần thể văn hóa Óc Eo. Các Thành Mọi được phát hiện lần đầu ở Phước Long trong những năm 1950 khi phu đồn điền dọn đất để trồng cao su. Lúc bấy giờ, các nhà nghiên cứu gọi kiến trúc đất tròn (circular earthwork) này là thành của người Mọi cổ và cho rằng đó là bí ẩn Đông Nam Á vì không hiểu được ý nghĩa. Thành Lộc Ninh ở tỉnh Bình Phước có diện tích khoảng 1.000 mét vuông, ở giữa là một nền phẳng để chỉ vùng đồng bằng thấp có các suối nước chảy qua, vây quanh bởi hai vòng thành đất đắp cao một vài mét để chỉ núi non. Nằm ở trung tâm kiến trúc là một gò đất đắp cao để chỉ Bà, tức vị Chúa Thung Lũng. Thành này còn giữ nét nguyên thủy cho đến khi được tìm thấy. Mật độ Thành Mọi khá dày ở vùng Nam Tây Nguyên và trên rặng Dangrek nằm giữa Campuchia và Thái Lan. Chúng được đắp trong khoảng thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, kiến trúc trẻ nhất cách nay đã 2.300 năm. Nhưng khi biển rút, châu thổ mở rộng, cư dân Thành Mọi theo đồng lúa nổi tràn xuống đồng bằng đắp lên các đền thờ mới ở Tân Hồng (Đồng Tháp) và ở Óc Eo (An Giang), mở ra nền văn minh sông nước. Đến kỳ hải xâm tiếp theo, sóng biển đánh vỡ các vòng thành thấp bên ngoài, chừa lại gò đất trung tâm mà ta gọi là gò nổi, biết đến nhiều nhất hiện nay là gò Óc Eo và gò Cây Thị dưới chân núi Ba Thê.
  • 2. Mukha-linga (linga có tạc hình khuôn mặt thần Shiva) tìm thấy ở Ba Thê (Thoại Sơn). Người ta nhận ra Thành Mọi hay gò nổi là các đền thờ vì ở đó không có dụng cụ sinh hoạt, dấu vết cư trú hay các mộ táng. Trung tâm của tín ngưỡng phồn thực nguyên thủy là việc tôn thờ Mẹ Đất hiện thân nơi các gò đất đắp cao giữa các đền thờ. Chung quanh các gò nổi trong vùng Óc Eo người ta tìm thấy nhiều mảnh đất nung có dáng như thể khuôn đúc và vòi ấm, chúng là những tế vật tượng hình sinh thực khí nam nữ mà các đôi trai gái để lại sau các nghi lễ hôn phối. Về sau người ta xây lên trên gò đất đắp các kiến trúc gạch đá hình tháp hay chùa nhiều tháp nhằm tượng hình núi, gọi là gò tháp và chùa tháp, để thờ các vị thần Ấn Độ như Shiva, Vishnu, và Đức Phật. Khi tràn xuống vùng thung lũng Ấn-Hằng, người Aryan du mục Trung Á tiếp nhận tục thờ Mẹ Đất của cư dân nông nghiệp, nhưng đặt khái niệm phồn thực khoái lạc của cặp phối ngẫu vào Yoni, vốn là đền thờ lộ thiên thu nhỏ. Gò nổi trung tâm Yoni chỉ Bà nay được tách rời để tạc hình dương vật gọi là Linga, để lại lỗ lõm bên dưới để chỉ âm vật tạo nên bộ thờ khoái lạc Linga-Yoni. Khi con đường hương liệu nối liến Tây Ấn với vùng gia vị Đông Nam Á kể từ thế kỷ thứ I trước Công nguyên thì quan niệm phồn thực khoái lạc và các bộ vật thờ Linga-Yoni cũng du nhập vào Óc Eo trước khi phát tán dọc vùng duyên hải miền Trung và ngược dòng Cửu Long đến vương quốc Chân Lạp. Trên thực tế dòng phồn thực khoái lạc của người Indo-Aryan không làm biến mất tính nguyên thủy của tín ngưỡng phồn thực Đông Nam Á. Cư dân bản địa không thờ ngẫu tượng Linga-Yoni mà tin rằng các vị chúa tể coi sóc xứ sở nơi họ đang sống được sinh ra bởi Yoni Mẹ Đất tức bởi Bà, từ đây phát sinh tục thờ Vía Bà tức Bà Chúa Xứ. Đến lượt tín ngưỡng phồn thực Ấn Độ và các trung tâm Ấn hóa ở Đông Nam Á như Mỹ Sơn hay Angkor cũng biến đổi theo quan niệm này. Ở đó mỗi vị vua tự thần hóa bằng việc đúc hình Linga biểu tượng cho mình đem đặt vào lòng Yoni để cho dân chúng biết rằng mình chính là vị chúa vùng đất cai trị vì được sinh ra bởi Mẹ Đất. Ở miền Nam nước ta, các đền tháp hay miếu thờ Bà Chúa Xứ đều gắn kết hữu cơ với quần thể di tích quan trọng của văn hóa Óc Eo, như Bà Chúa Xứ Nền Chùa ở Tân Hội tỉnh Kiên Giang, Bà Chúa Xứ Gò Tháp ở Mỹ An tỉnh Đồng Tháp, Bà Chúa Xứ núi Bà Đen ở Tây Ninh và Tháp Bà Pô Nagar tức đền Bà Chúa Xứ ở Nha Trang. Nhiều tượng thờ trong đó không rõ nguồn gốc, nhưng một số tượng được kể là được tìm thấy hoang phế tại chỗ hoặc chôn vùi trong các yếm phù sa gần chân núi khi người Việt di cư đến khai phá vùng đất phương Nam. Bức tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang nổi tiếng nhất, được coi là tìm thấy tại chỗ cho dù có nhiều truyền thuyết về việc Bà được chín trinh nữ nghinh xuống từ đỉnh núi cao. Trong khi góp nhặt từ các di tích hoang phế người ta đã không tìm thấy hoặc bỏ sót phần Yoni bên dưới vốn là nội dung căn bản của mỗi bức tượng Bà Chúa Xứ. Chất liệu đá xanh của tượng đã bị che giấu bên trong nhiều lớp tô trét bằng xi măng hay thạch cao, có vẻ như để hàn kín các vết nứt hay trang điểm cho bức tượng giống Bà hơn. Trên thực tế, bức tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam là một nam nhân, một vị chúa của vùng đất. Như vậy đối tượng của tục thờ Bà Chúa Xứ ở đây gồm hai ngôi vị: Một là Bà tức Vía Bà (hồn Bà) thể hiện dưới dạng Yoni nằm ở phần căn bản bên dưới bức tượng, hai là nhân vật thể hiện trên bức tượng chính là vị vua hay vị chúa cụ thể của một xứ sở. Như vậy tục thờ Bà Chúa Xứ là một nội dung lớn của tín ngưỡng phồn thực miền Nam nước ta. Hiện tượng
  • 3. lưu truyền một truyền thống xuyên qua nhiều nền văn hóa mà một số trong đó đã biến mất là điều kỳ diệu. Niềm tin của cư dân nông nghiệp vào Mẹ Đất rất sâu đậm. Các cộng đồng dân cư thường sống trong các thung lũng vây quanh một ngọn đồi hay một ngọn núi mà họ tin là trung tâm của Yoni và gọi đó là Bà. Nhiều buôn làng Tây Nguyên cũng được sắp xếp theo hình Yoni gồm một ngôi nhà rông ở giữa thay cho vị trí núi Bà, bên ngoài là một khoảnh sân rộng thể hiện thung lũng, ngoài cùng là các dãy nhà sàn xếp vòng tượng trưng cho các rặng núi vây quanh.