SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
......
Tiểu luận
Đề tài:
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Công Triêm
Nhóm thực hiện : Nguyễn Thị Thu Thủy
Nguyễn Đình Hưng
Đặng Văn Quy
Nguyễn Vũ Anh
Nguyễn Xuân Thái
Lớp cao học: LL&PP giảng dạy Vật lí
Huế, 5/2011
2
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận của việc khai thác phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử.....................3
1.1.1. Khái niệm phần mềm ..............................................................................................3
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử................3
1.2. Bài giảng điện tử e-Learning .........................................................................................5
1.2.1. Khái niệm bài giảng điện tử e-Learning..................................................................5
1.2.2. Phân biệt bài giảng điện tử e-Learning và bài giảng điện tử...................................5
1.2.3. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử E-learning .......................................................7
1.3. Sử dụng hiệu quả phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử e-Learning................8
CHƢƠNG 2: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER 7.0
ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING.....................................................................11
2.1. Một số công cụ thiết kế bài giảng e-Learning..............................................................11
2.1.1. Những phần mềm chạy độc lập.............................................................................11
2.1.2. Những phần mềm tích hợp với Microsoft PowerPoint .........................................11
2.2. Phần mềm Adobe Presenter 7.0...................................................................................12
2.2.1. Giới thiệu phần mềm.............................................................................................12
2.2.2. Ưu nhược điểm của phần mềm Adobe Presenter 7.0............................................12
2.3. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử E-Learning nhờ Adobe Presenter 7.0 .................14
2.3.1. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử E-Learning nhờ Adobe Presenter 7.0...........14
2.3.2. Khai thác các tính năng nổi bật của Adobe Presenter 7.0.....................................17
2.3.2.1. Khai báo và thiết đặt ban đầu .........................................................................17
2.3.2.2. Biên tập âm thanh...........................................................................................18
2.3.2.3. Biên tập video.................................................................................................21
2.3.2.4. Chèn câu hỏi tương tác...................................................................................22
2.3.2.5. Đóng gói bài giảng .........................................................................................24
2.4. Sử dụng bài giảng E-learning một cách hiệu quả trong dạy học ở trường phổ thông .25
CHƢƠNG 3: SẢN PHẨM ...................................................................................................28
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận của việc khai thác phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử
1.1.1. Khái niệm phần mềm
Phần mềm dạy học là một trong những chương trình ứng dụng được xây dựng
nhằm mục đích để hỗ trợ cho quá trình dạy học, là một tập hợp các câu lệnh được
viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó, để yêu cầu máy tính thực hiện các thao tác
cần thiết (cập nhật, lưu trữ, xử lí dữ liệu và kiết xuất thông tin) theo một kịch bản và
yêu cầu được định trước. Như vậy phần mềm dạy học luôn bao hàm trong nó những
tri thức của khoa học giáo dục và các kỹ thuật của công nghệ thông tin. Nói một cách
khác, phần mềm dạy học là sản phẩm được kết tinh từ hai loại chuyên gia: sư phạm
và tin học. Như vậy, không phải bất cứ một phần mềm nào hễ được sử dụng vào dạy
học đều được gọi là phần mềm dạy học, mà chỉ có thể nói đến việc khai thác những
khả năng của nó để hỗ trợ cho quá trình dạy học mà thôi. Nói chung, khi thiết kế, xây
dựng một chương trình người ta đều hướng tới việc giải quyết một bài toán (một lớp
bài toán) trong một lĩnh vực nào đấy. Tuy vậy, các chức năng được cài đặt trong
chương trình vốn chỉ để phục vụ có hiệu quả cho một lĩnh vực thì cũng có thể khai
thác để phục vụ cho một (hay một vài) lĩnh vực khác.
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng điện
tử
Trong các thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, nhiều chuyên gia tin học, các nhà
sư phạm tiêu tốn nhiều sức lực và trí tuệ tập trung nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và
sản xuất các phần mềm dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trong và ngoài
lớp học.
Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất giữa các nhóm
nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi nước trong việc thiết kế các
phần mềm dạy học. Tuy nhiên, trong vô số phần mềm dạy học hiện có đã thể hiện rất
rõ ý tưởng và các quan điểm chỉ đạo cho việc xây dựng các phần mềm dạy học như
quan niệm cổ điển, quan điểm vi thế giới, quan điểm hệ tác giả, quan điểm hệ chuyên
gia, quan điểm bài giảng điện tử, quan điểm xây dựng website.
4
Theo quan điểm bài giảng điện tử, trong Microsoft Office đi kèm hệ điều hành
Windows có phần mềm Microsoft PowerPoint có thể giúp tạo ra một loạt các công cụ
trình diễn có minh họa, từ các buổi trình bày minh họa trên màn hình máy tính đơn
giản, cho đến đầy đủ các chất liệu bao gồm các slide cho phim đèn chiếu, các tờ
bướm giới thiệu cho khán giả, các phác thảo hoặc chú giải cho diễn giả, các phim
dương bản 35mm và nhiều thức khác nữa. Sở trường chính của chương trình là gia
tăng các chất liệu cho trình diễn có tính minh họa, nhờ đó có thể thiết kế các mẫu chủ
yếu cho bài báo cáo, bài giảng với các trang tiêu đề, văn bản, các biểu bảng, bản đồ,
các hình họa, ảnh chụp được quét vào máy tính, các hoạt hình, các phim video và âm
thanh. Với các khả năng đó, các nhà sư phạm đã tận dụng nó để thiết kế bài giảng
điện tử.
Sử dụng Powerpoint để soạn các bài giảng điện tử cho phép tạo ra một tập các
slide theo cấu trúc logic của bài giảng. Mỗi một slide thường chứa đựng trên nó một
đơn vị kiến thức cần truyền thụ của bài giảng. Các slide được liên kết với nhau trong
một file và lần lượt xuất hiện theo một trật tự được quy định bởi người soạn.
Việc xây dựng bài giảng điện tử trên máy tính không chỉ cho phép lưu trữ hệ
thống các bài giảng của từng môn học theo từng năm mà còn cho phép cập nhật, sủa
đổi để nâng cao chất lượng của bài giảng theo thời gian. Trong PowerPoint, số lượng
các slide cũng như mối liên kết giữa chúng là có thể tùy biến.
Đặc điểm nổi bật của các trình ứng dụng trên Windows là chúng có thể phát huy
cao độ những khả năng đồ họa trong máy tính. Cũng như vậy, PowerPoint cho phép
tạo ra các slide với các dáng vẻ khác nhau (màu nền, kiểu chữ, màu chữ…) rất đa
dạng và phong phú, nhờ đó đã tăng cường được sự chú ý, kích thích hứng thú, tránh
được tâm lý buồn chán, mỏi mệt khi phải làm việc chỉ với bảng đen và phấn trắng.
Việc liên kết (nhúng) các file dữ liệu của hầu hết các chương trình trên
Windows đã cho PowerPoint khả năng sử dụng thêm các công cụ khác để phục vụ
cho tiến trình dạy học như: vẽ các biểu bảng, biểu đồ, xử lí các bảng tính số liệu…
Các hiệu ứng tác động lên các slide như hiệu ứng xuất hiện các dòng văn bản,
các hình vẽ, ảnh chụp…, khả năng trình diễn các hoạt ảnh, phim video, ghi âm lời
thuyết minh không chỉ đã làm cho hoạt động dạy học diễn ra phù hợp hơn với logic
của quá trình nhận thức mà còn có tác dụng làm cho thế giới khách quan được tái tạo
5
lại một cách có chọn lọc và sinh động, kích thích hứng thú, tăng cường sự chú ý và
niềm tin của học sinh trong hoạt động đó.
Việc trình bày các slide theo thời gian có thể được thực hiện ở ba chế độ tự
động, có định thời hoặc không định thời. Biết cách sử dụng hợp lí ở ba chế độ này sẽ
cho phép giám sát và khống chế được thời gian trình bày. Nhờ vậy bài giảng luôn
được theo đúng tiến độ đã được định sẵn.
Trên cở sở đó, ngày nay bài giảng điện tử có thể được thiết kế trên nhiều phần
mềm khác nhau như Publisher, ProntPage, Flash, Violet, LectureMaker…
1.2. Bài giảng điện tử e-Learning
1.2.1. Khái niệm bài giảng điện tử e-Learning
Bài giảng điện tử e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài
giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim
(video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh... và tuân thủ một trong các chuẩn như
chuẩn SCORM, AICC.
Có thể nói bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng của giáo viên được soạn
thảo trên nền web. Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line)
hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có
thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường, lớp.
Bài giảng điện tử e Learning là thể hiện cao cấp nhất của bài giảng điện tử bởi
nó có thể chứa không chỉ bài giảng text, video chèn vào bình thường mà nó còn có
cấu trúc chuẩn hoá theo định dạng SCORM, AICC để đưa vào các hệ thống quản lí
bài giảng (Learning Managment System: LMS).
Thông thường Bài giảng điện tử e Learning còn có thể có video hình ảnh giáo
viên giảng bài, có thể có bài thi kiểm tra với nhiều loại trắc nghiệm khác nhau, có thể
chat giữa giáo viên và người học, có thể thăm dò ý kiến, có thể đưa vào một cách dễ
dàng các mẩu multimedia.
1.2.2. Phân biệt bài giảng điện tử e-Learning và bài giảng điện tử
* Bài giảng điện tử
6
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch
dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển thông qua môi trường
multimedia do máy vi tính tạo ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong
môi trường multimedia, thông tin được truyền đi dưới dạng: văn bản, đồ họa, hoạt
ảnh, ảnh chụp, âm thanh và phim video.
* Phân biệt bài giảng điện tử e-Learning và bài giảng điện tử
Từ hai khái niệm về bài giảng điện tử và bài giảng điện tử e-Learing có thể thấy
rằng, khái niệm bài giảng điện tử e-Learning và khái niệm giáo án điện tử mặc dù có
nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt.
Thứ nhất, bài giảng điện tử là toàn bộ bài giảng, kế hoạch lên lớp được
multimedia hóa và được sử dụng cho người giáo viên lên lớp, có sự tương tác trực
tiếp giữa thầy và trò. Trong khi đó, bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng có khả
năng phục vụ việc tự học của học sinh mà không cần đến vai trò của giáo viên giảng
dạy. Như vậy để soạn một bài giảng điện tử e-Learning khó hơn và tốn nhiều công
sức, thời gian hơn so với soạn một bài giảng điện tử thông thường.
Thứ hai, bài giảng điện tử sau khi được soạn thảo thì chỉ có thể chạy trên máy
tính cá nhân mà không thể đưa chạy trực tuyến trên mạng internet. Trong khi đó, bài
giảng điện tử e-Learning có thể được truyền tải lên mạng internet nhờ các hệ thống
LMS của bất kì hãng nào do nó tuân thủ theo các chuẩn quốc tế như chuẩn SCORM
hay AICC. Điều này đã làm cho bài giảng điện tử e-Learning dễ dàng phổ biến cho
tất cả mọi người, thay vì sự gói gọn trong một máy tính cá nhân của một giáo viên
nào đó.
Thứ ba, do đặc thù cần có giáo viên trực tiếp giảng dạy mà bài giảng điện tử chỉ
phù hợp với hình thức học tập ở trong một lớp học cụ thể, tại một thời điểm cụ thể.
Trong khi đó, bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng của giáo viên được soạn thảo
trên nền web và được đưa vào hệ thống quản lý bài giảng trực tuyến trên mạng
internet nên nó phù hợp với hình thức học tập trực tuyến. Tại đây, học sinh có thể tự
đăng kí tham gia các khóa học và học tập trong các lớp học ảo mà không cần tới sự
có mặt của giáo viên và cũng không có sự hạn chế về không gian và thời gian học
tập. Tuy nhiên, để tạo ra một khóa học e-Learning đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ
7
mạnh, có đội ngũ chuyên gia công nghệ và khả năng thiết kế, tạo bài giảng e-
Learning của đội ngũ giáo viên.
Có thể thấy rằng soạn một bài giảng e-Learning khó hơn và tốn nhiều công sức,
thời gian hơn so với soạn một BGĐT thông thường, do bài giảng điện tử e-Learning
phải đáp ứng được nhu cầu tự học cho ngời học nên giáo viên phải dự kiến các tình
huống xảy ra khi người học tác động vào bài giảng để có phương án xử lý thích hợp.
1.2.3. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử E-learning
Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử đó là giúp người học
hiểu bài dễ hơn, đề cao tính tự học, đáp ứng tính cá thể trong học tập và giúp người
học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi. Xuất phát từ các mục tiêu đó mà chúng tôi đưa ra
các tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử e-Learning như sau:
a. Về mặt nội dung
+ Bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học phải đảm bảo đúng với chương trình, chuẩn
kiến thức kỹ năng và sách giáo khoa của lớp học, bậc học.
Nội dung bài giảng đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ
môn và nội dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học; khơi gợi được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập.
b. Về hình thức trình bày:
Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide không quá nhiều (bình
thường ≤ 30 slide /1tiết), được thiết kế phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng
giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. Nội dung các slide được thiết
kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic; hình
thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp học sinh tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của
học sinh; thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá…Khi soạn
thảo bài giảng điện tử e-Learning giáo viên cần phải chú ý nhiều tới tính logic của bài
học, vì ở đây không có sự dẫn dắt của giáo viên như trong các tiết dạy ở lớp học cụ
thể nên nếu giáo viên không chú trọng đến tính logic của bài học sẽ làm cho học sinh
khó hiểu.
c. Về khả năng multimedia hóa các đơn vị kiến thức:
8
Bài giảng phải có hình ảnh minh họa trực quan và sinh động, có âm thanh, có
video ghi giáo viên giảng bài, clips minh họa về chủ đề bài giảng.
Do tính đặc thù của bài giảng điện tử e-Learning là học sinh học trong môi
trường học tập ảo, không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, vì thế
giáo viên cần đặc biệt chuẩn bị kỹ các video giáo viên giảng bài, hay ghi âm lời bài
giảng ở những phần khó hiểu.
Ngoài ra, bài giảng phải được xuất ra dưới các định dạng chuẩn SCORM.
AICC, công cụ dễ dùng để người học có thể học Online hay Offline…ở mọi lúc, mọi
nơi.
d. Về hệ thống câu hỏi:
Các câu hỏi cần đảm bảo chính xác, thích hợp với nội dung học tập và được xây
dựng nhằm kích thích tính động não của người học, hay củng cố lại phần kiến thức
vừa được học.
e. Về nguồn tài liệu
Có nguồn tài liệu, website tham khảo phong phú liên quan tới bài học để người
đọc chủ động đọc thêm.
1.3. Sử dụng hiệu quả phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử e-
Learning
Để đảm bảo việc sử dụng phần mềm vào thiết kế bài giảng điện tử e-Learning là
mang lại hiệu quả nhất, GV cần chú ý những vấn đề sau:
* Về trình bày:
Khi trình bày, GV nên sử dụng sơ đồ khối bằng cách sử dụng các tính năng về
slide master để HS thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.
Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các
trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.
Phần lý thuyết của bài học phải thể hiện được tính trực quan, sinh động, không
quá lạm dụng nhưng cũng không quá khắt khe về hiệu ứng. Việc sử dụng hiệu ứng
hợp lý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên
trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt
động nhận thức nhằm phát triển tư duy của HS.
9
Các liên kết (hyperlink) cần được thực hiện một cách hợp lí, logic lên các đối
tượng trong bài giảng. Đây là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên
cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức
một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, HS dễ tiếp thu bài học.
* Về phần minh họa
Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử e-Learning thể hiện tính trực
quan sinh động của bài giảng. Nội dung minh họa thể hiện ở các loại sau:
- Âm thanh: bao gồm nhạc nền, nhạc cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới
thiệu hay các âm thanh đạc biệt tạo điểm nhấn cho bài. Dữ liệu âm thanh này được
đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài giảng để sử dụng
- Hình ảnh: đó là những hình nền, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nội dung bài
học
- Phim video: đây là những phim mô phỏng minh họa cho các kiến thức bài học
hay các video GV giảng bài .
Vì không yêu cầu tập trung tại một thời điểm và một địa điểm nên một khóa học
theo kiểu E-learning sẽ không bị giới hạn về số lượng người học tham gia. Mặc dù
khả năng nắm bắt và tiếp thu của từng người là rất khác nhau nhưng người thầy
không cần thiết phải bám sát, giúp đỡ từng học sinh củng cố và lấp lỗ hổng kiến thức
để đạt tới sự thấu hiểu tường tận bài học. Bởi vì một bài giảng điện tử đúng nghĩa
phải có khả năng dẫn hướng người học theo kiểu step - by - step (từng bước một) để
đi từ phần này tới phần khác một cách logic. Tuy nhiên, sự nỗ lực của người thầy nếu
vượt quá mức độ cần thiết sẽ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, triệt tiêu tính chủ động tự học,
tự tiếp thu kiến thức của người học. Vì vậy, trong quá trình sử dụng phần mềm, GV
cần có sự phối hợp linh hoạt giữa các hiệu ứng và lời giảng…để tạo logic cho bài học
đồng thời vẫn đảm bảo tính dẫn hướng cho HS tự tìm kiếm kiến thức.
* Về phần bài tập
Phần bài tập trong bài giảng điện tử là câu hỏi kiểm tra bài học và bài tập trắc
nghiệm hay hướng dẫn thực hành.
10
Cần phải có sự chuẩn bị các câu hỏi gợi ý giới thiệu nội dung mới, câu hỏi tổng
kết, đánh giá từng phần hay cả nội dung bài học, câu hỏi chuyển tiếp hay liên kết
giữa các phần, giữa chủ đề này với chủ đề khác.
Để các câu hỏi này được đưa vào bài giảng một cách sinh động, linh hoạt, thể
hiện được khả năng dẫn hướng của GV với HS, trong quá trình biên soạn bài giảng,
GV cần sử dụng các công cụ soạn thảo bài tập trắc nghiệm theo nhiều dạng câu hỏi
khác nhau. Việc xây dựng bài tập hợp lý sẽ tăng hiệu quả truyền đạt cho người học.
Trong quá trình thực hiện bài giảng, đối với những câu trả lời đúng phải thể
hiện sự cổ vũ, khích lệ người học, đối với câu trả lời sai phải thông báo lỗi, gợi ý tìm
chỗ sai và đưa ra gợi ý để HS tìm câu trả lời, cuối cùng đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh.
Để thực hiện tốt những điều này, GV cần khai thác các tính năng “thông minh” trong
việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm mà phần mềm đã được lập trình sẵn.
* Về phần đánh giá
Bài giảng điện tử E-learning có thể làm thay hoạt động giám sát, chấm bài và
cho điểm của người thầy. Hơn thế nữa, nó còn có khả năng cho biết người học đã
hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, hiểu tốt nhất ở phần nào, kém nhất ở phần nào…
Nó cũng có khả năng thống kê kết quả trên mặt bằng chung và đưa ra sự so sánh với
những người học khác. Kết quả đánh giá có thể được lưu trữ vào hồ sơ cá nhân và
ảnh hưởng ngay lập tức đến hệ thống xếp loại thứ bậc được công bố công khai
thường xuyên. Điều này giúp người học có thêm động lực phấn đấu trong học tập,
còn người thầy thì không cần phải mất quá nhiều thời gian vào việc đánh giá, xếp
loại. Vì vậy, khi sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, GV cần
chú ý sử dụng các chức năng hỗ trợ việc đánh giá kết quả học tập của HS.
11
CHƯƠNG 2
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER 7.0 ĐỂ
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING
2.1. Một số công cụ thiết kế bài giảng e-Learning
Các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử có thể phân thành 2 nhóm: nhóm
thứ nhất là nhóm các phần mềm chạy độc lập như Lecture Maker của công ty
Daulsoft Hàn Quốc, Violet của công ty Bạch Kim Việt Nam…; nhóm thứ hai là
nhóm những phần mềm tích hợp với Micosoft Powerpoint như các phần mềm iSpring
Presenter hay Adobe Presenter.
2.1.1. Những phần mềm chạy độc lập
Có rất nhiều phần mềm chạy độc lập hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng điện tử
e-Learning, tuy nhiên phổ biến và dễ sử dụng nhất là các phần mềm như: Lecture
Maker, Microsoft Producer và LCDS, Violet, Adobe Captivate, Camtasia của
Techsmith…Những phần mềm này với các công cụ chuyên dụng có thể hỗ trợ cho
giáo viên soạn thảo được những bài giảng e-Learning một cách chuyên nghiệp.
2.1.2. Những phần mềm tích hợp với Microsoft PowerPoint
Để có thể sử dụng một cách thành thạo các phần mềm hỗ trợ soạn thảo bài giảng
e-Learning chạy độc lập như đã nói ở trên thì giáo viên phải đầu tư khá nhiều thời
gian và công sức để tìm tòi và học hỏi. Tuy nhiên cũng có một cách khác giúp giáo
viên có thể tiết kiệm được thời gian và thao tác dễ dàng, tiện lợi hơn đó là sử dụng
một số phần mềm có chức năng soạn thảo bài giảng e-Learning đã được tích hợp sẵn
trong Microsoft PowerPoint.
Các phần mềm như Adobe Presenter, iSpring Presenter được tích hợp vào
Microsoft PowerPoint để bổ sung thêm các chức năng hỗ trợ xây dựng bài giảng e-
Learning theo đúng chuẩn, từ đó giáo viên có thể dễ dàng xây dựng bài giảng điện tử
trên chính phần mềm Microsoft PowerPoint quen thuộc. Một số tính năng nổi bật của
các phần mềm này như lại lời giảng của giáo viên, hiển thị hình ảnh người giảng bài,
chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash hay có thể đưa bài giảng lên giảng trực
tuyến đã góp phần làm tăng sức mạnh cho Microsoft PowerPoint, biến Microsoft
12
PowerPoint thành công cụ hỗ trợ cho việc soạn bài giảng e-Learning một cách hiệu
quả.
2.2. Phần mềm Adobe Presenter 7.0
2.2.1. Giới thiệu phần mềm
Adobe Presenter là phần mềm được cung cấp bởi hãng Adobe. Nó là phần mềm
giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có
lời thuyết minh, có các câu hỏi tương tác và khảo sát, có khả năng tạo hoạt động điều
khiển dẫn dắt chương trình.
Adobe Presenter là phần mềm được tích hợp vào Microsoft PowerPoint để hỗ
trợ cho việc soạn bài giảng điện tử, nó giúp giáo viên có thể dễ dàng tạo ra các bài
giảng điện tử e-Learning với đầy đủ các nội dung đa phương tiện, tuân thủ các tiêu
chuẩn về e-learning và có thể sử dụng bài giảng để dạy - học trực tuyến thông qua
mạng internet.
Sau khi cài đặt gói chương trình, Adobe Presenter xuất hiện với tư cách một
menu độc lập, ngang bằng với các lựa chọn khác của chương trình Microsoft
PowerPoint. Nó sẽ bổ trợ cho Microsoft Powerpoint các tính năng biên soạn bài
giảng nâng cao mà Microsoft PowerPoint không thể có được để tạo ra các bài giảng
điện tử e-Learning theo các chuẩn quy định. Bài giảng điện tử e-Learning được tạo ra
có thể đưa trực tiếp vào hệ thống quản lý tài nguyên và quản lý học tập.
2.2.2. Ưu nhược điểm của phần mềm Adobe Presenter 7.0
* Ƣu điểm
Microsoft Powerpoint là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử khá quen thuộc
với hầu hết tất cả giáo viên. Với các tính năng ưu việt, mềm dẻo, linh hoạt, kích thích
sự sáng tạo của người dùng mà nó được dùng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, phần
mềm này lại thiếu một số công cụ hỗ trợ để đáp ứng được yêu cầu soạn thảo bài
giảng e-Learning. Đây là nhược điểm rất lớn của phần mềm này so với các phần
mềm khác như Violet hay Lecture Maker. Việc cài đặt bổ sung phần mềm Adobe
Presenter 7.0 vào Microsoft Powerpoint được coi là một giải pháp hữu hiệu nhằm tận
dụng những tính năng vượt trội của Microsoft Powerpoint, đồng thời vẫn đảm bảo
thiết kế được các bài giảng e-Learning theo các chuẩn SCOM hay AICC.
13
Một ưu điểm có thể thấy rõ là do phần mềm này chạy trên nền của Microsoft
Powerpoint nên giáo viên có thể dễ dàng sử dụng mà không mất quá nhiều thời gian
cho việc tìm tòi và học hỏi do đã quen với Microsoft Powerpoint từ trước.
Mặc dù không phải là một phần mềm chạy độc lập nhưng Adobe Presenter 7.0
có đầy đủ các tính năng cần thiết để tạo được một bài giảng e-Learning chuyên
nghiệp. Một số tính năng nổi bật có thể kể đến ở đây như khả năng chèn Flash, ghi
âm trực tiếp lời giảng của giáo viên, quay phim giáo viên giảng bài và có thể chỉnh
sửa các đoạn ghi âm, hay các video ngay trên phần mềm như các công cụ chỉnh sửa
video chuyên dụng.
Cũng giống như Microsoft Powerpoint, Adobe Presenter cho phép chèn âm
thanh vào bài giảng, tuy nhiên, điểm nổi bật của Adobe Presenter so với Microsoft
Powerpoint đó là khả năng ghi âm trực tiếp từ phần mềm và khả năng đồng bộ âm
thanh chuyên nghiệp và linh hoạt không chỉ ở ở trong slide mà giữa các slide với
nhau. Điều này góp phần tạo sự mạch lạc, linh hoạt và logic cho bài dạy, từ đó giúp
người học có thể dễ dàng tự học.
Bên cạnh đó, Adobe Presenter còn có tính năng cho phép người dùng dễ dàng
soạn thảo nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khác nhau như câu hỏi trắc nghiệm điền
khuyết, trắc nghiệm nhiều lực chọn, câu hỏi ghép đôi…Đây thực sự là một tính năng
rất quan trọng hỗ trợ cho việc soạn thảo các bài giảng điện tử e-Learning bởi nó thể
hiện được khả năng tương tác giữa người dạy và người học.
Ngoài ra, phần mềm này còn cho phép xuất file dưới các định dạng chuẩn
SCOM, AICC, xuất ra CD…nên bài giảng được tạo ra có thể đưa trực tiếp vào hệ
thống Moodle quản lý tài nguyên và quản lý học tập, phục vụ cho việc học tập trực
tuyến của học sinh.
Adobe Presenter cũng có khả năng tương thích được với các chương trình khác
với nhiều mục đích khác nhau như khả năng tương thích được với chương trình
Adobe Connect, là phần mềm họp trực tuyến và học ảo nên nó có thể tạo ra môi
trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices)
miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm Flash player.
* Nhƣợc điểm
14
Ngoài những tính năng trên thì Adobe Presenter vẫn còn có những thiếu khuyết
nhất định như không có lựa chọn nhúng mã các stream trực tuyến vào các slide trình
chiếu để tăng tính tương tác và nguồn cung đa dạng cho người sử dụng (chẳng hạn
video từ Youtube). Ngoài ra, chương trình chỉ cho phép chuyển từ định dạng của
PowerPoint sang Flash một lần duy nhất tại một thời điểm.
2.3. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử E-Learning nhờ Adobe Presenter 7.0
2.3.1. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử E-Learning nhờ Adobe Presenter
7.0
Có 6 bước cơ bản để thiết kế bài giảng điện tử e-Learning:
- Xác định mục tiêu ,
- Lựa chọn kiến thức cơ bản,
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức,
- Xây dựng thư viện tư liệu,
- Lựa chọn phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học,
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói.
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học
Việc xác định mục tiêu bài học là công việc cần thiết phải có khi soạn bất kỳ
loại bài giảng nào, dù là bài giảng truyền thống hay bài giảng điện tử e-Learning. Tuy
nhiên, khác biệt với dạy học truyền thống, dạy học e-Learning là hình thức dạy và
học trong đó người học không cần phải tiếp xúc trực tiếp với người dạy. Nghĩa là
thực tế khi đó chỉ diễn ra quá trình học, còn quá trình dạy là một quá trình ảo. Vì vậy,
việc xác định đúng mục tiêu và trọng tâm của bài học đối với hình thức e-Learning
cần phải được đề cao hơn nữa.
Để xác định được mục tiêu, giáo viên cần đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các
tài kiệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt
tới. Trên cơ sở đó để xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kỹ năng lẫn
thái độ.
Bƣớc 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản
15
Để lực chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học, có thể sử dụng một phương pháp
theo quy trình các bước sau:
a. Tìm mục đích, yêu cầu của bài dạy học và của từng phần trong bài.
b. Xác định các nội dung chủ yếu của bài, của từng phần trong bài.
c. Chọn lọc các nội dung chủ yếu, những khía niệm, hệ thống khái niệm, các
mối liên hệ, các quy luật, các sự vật, hiện tượng tiêu biểu.
Bƣớc 3: Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ
bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các
loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức
được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh
tĩnh, phim, âm thanh...
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học.
Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ
internet... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay
video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng.
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt
liên kết.
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi
sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội
dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
Bƣớc 4: Xây dựng thƣ viện tƣ liệu
Sau khi có được tư liệu đầy đủ cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành
sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo cây thư mục hợp lí. Cây thư mục
hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài
giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ
đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
16
Mỗi bài giảng được đặt trong một thư mục, trong thư mục đó bao gồm các thư
mục con như: hình ảnh, âm thanh, video…Như vậy việc tìm kiếm và tiến hành soạn
thảo sẽ không mất nhiều thời gian.
Bƣớc 5: Lựa chọn phần mềm soạn thảo
Trước hết cần chia quá trình dạy học trên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ
thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide hoặc các trang của bài giảng, sau
đó xây dựng nội dung cho các trang. Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi
trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
Điều đặc biệt quan trọng đối với một bài giảng điện tử e-Learning là phải đáp
ứng được yêu cầu tự học của người học. Tuy nhiên, do đặc trưng của lớp học theo
kiểu e-Learning là người học không giao lưu, tương tác trực tiếp với các thành viên
khác cũng như với người dạy nên đương nhiên có thể có tâm lý nhàm chán, nản chí
nếu bài giảng chỉ cũng cấp đơn thuần nội dung dưới dạng text. Khắc phục hiện tượng
đó, trong quá trình soạn thảo cần phải lưu ý các vấn đề sau:
- Các kiến thức ngoài việc được cung cấp dưới dạng text, nên được minh họa
kèm theo bởi các hình ảnh, tranh vẽ, các video clip... Yêu cầu đặt ra đối với các học
liệu điện tử đa phương tiện này là phải bám sát, gần gũi với nội dung bài học, không
trừu tượng, không rườm rà và không quá bị lạm dụng.
- Người soạn phải lường trước những vấn đề mà người học sẽ thắc mắc, từ đó
lồng ghép sau mỗi nội dung quan trọng các câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi có
phương án trả lời không nên quá đơn giản, phải đủ lắt léo và đủ khó khiến người học
phải động não nhớ lại những gì vừa học. Điều này sẽ là một tác nhân kích thích
người học tập trung hơn vào bài học một cách hoàn toàn tự nhiên và tự nguyện.
- Ngoài các câu hỏi trắc nghiệm, cũng với mục đích giúp người học củng cố
kiến thức, cần thiết phải có thêm hệ thống các bài tập, câu hỏi tự luận.
Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay cấu trúc logic của
những nội dung cần trình bày.
Trong quá trình soạn thảo, cần thực hiện các liên kết hợp lý, logic lên các đối
tượng trong bài dạy. nhờ các liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh
hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ dàng tiếp thu.
17
Ở giai đoạn này, giáo viên sẽ thao tác và làm việc trên phần mềm Microsoft
PowerPoint là chủ yếu. Tuy nhiên, để soạn thảo được một bài giảng tốt, giáo viên
cũng cần biết cách khai thác triệt để các chức năng hỗ trợ trong Adobe Presenter mà
Microsoft PowerPoint không có được, như chức năng ghi âm và chèn video giảng
dạy của giáo viên, chèn flash hay chèn các câu hỏi trắc nghiệm tương tác…
Bƣớc 6: Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và đóng gói
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót,
đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện.
Sử dụng phần mềm Adobe Presenter để xuất bản (public) bài giảng thành
những định dạng phù hợp với phương thức dạy – học. Nếu sử dụng cho hệ thống
website e-Learning thì xuất bản thành gói SCORM, nếu để ghi CD hoặc dùng file
độc lập thì xuất bản dạng file tự chạy (file có phần mở rộng là *.exe hoặc file flash).
Kinh nghiệm cho thấy, không nên chạy thử từng phần trong qua trình thiết kế,
bởi đối với bài giảng điện tử elearning soạn thảo bằng phần mềm Adobe Presenter,
mỗi lần xuất bản rất mất thời gian.
2.3.2. Khai thác các tính năng nổi bật của Adobe Presenter 7.0
2.3.2.1. Khai báo và thiết đặt ban đầu
* Khai báo về người giảng
Trước khi sử dụng các tính năng của Adobe Presenter, phải ghi (Save) file
Powerpoint với một tên gọi. Tên file không được sử dụng tiếng Việt có dấu.
Một tính năng khác biệt của Adobe Presenter so với các phần mềm soạn thảo
khác đó là tính năng hiển thị tên, hình ảnh, nghề nghiệp của người giảng hay logo của
trường…Tính năng này giúp người học có thể dễ dàng nhận dạng người đang giảng
bài, đặc biệt trong một số trường hợp khi có nhiều người cùng giảng.
Để khai báo về người giảng, từ thực đơn Adobe Presenter chọn Prefernces, hộp
thoại mới xuất hiện. Trên thẻ Presenters, chọn Add… lúc này hộp thoại mới xuất
hiện với các thông tin như
Name : tên giáo viên
Job Title: chức vụ, nơi công tác
Photo: ảnh của người giảng
18
Logo: là logo của trường hay của phòng giáo dục
Email: là địa chỉ email của giáo viên
Biography : một số thông tin khác về giáo viên
Muốn thêm tên một vài người giảng, ta chọn tiếp vào ô Add… để điền thông tin
về các người giảng khác.
Để thể hiện người giảng trên bài giảng khi chạy, sau khi đã khai báo thông tin
giáo viên như trên ta tiến hành gọi các khai báo đó lên bài giảng bằng cách chọn vào
thực đơn Adobe Presenter chọn Slide Manager, hộp thoại Slide Manager xuất hiện.
Trong hộp thoại Slide Manager, ta lần lượt chọn vào mục Presented By để chọn
người giảng.
* Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu
Việc thiết lập ban đầu bao gồn thiết đặt tiêu đề cho bài giảng, thiết đặt nền
background, đặt các thông số về thời gian trong khi chạy slide…
Trên thực đơn Adobe Presenter, chọn Presenter Settings, chọn vào thẻ
Appearance. Trong thẻ này, ta gõ tiêu đề bài giảng trong ngăn Title, thay đổi giao
diện trong ngăn Theme.
2.3.2.2. Biên tập âm thanh
* Ghi âm lời giảng trực tiếp vào bài giảng
Một trong những điểm mạnh của Adobe Presenter là cho phép giáo viên ghi âm
thanh lời giảng bài để lồng vào bài giảng điện tử, cũng như cho phép đồng bộ file âm
thanh xuyên suốt với các slide khi trình bày.
Việc ghi âm thanh lời giảng đưa vào bài giảng giúp minh họa nội dung nào đó
của bài giảng, cũng như khi kết hợp với ghi hình ảnh giáo viên có thể xây dựng được
một bài giảng có khả năng giúp người học tự học mà không cần đến giáo viên giảng
bài. Đặc biệt, khi bài giảng được đưa lên mạng Internet, nó có thể giúp nhiều người
học cùng truy cập và tự học tại cùng một thời điểm.
Giáo viên có thể sử dụng rất nhiều thiết bị để ghi âm lời giảng sau đó thực hiện
chèn lời bài giảng vào trong bài. Tuy nhiên, hiện nay hầu như các máy tính xách tay
đều có micro, vì vậy giáo viên cũng có thể ghi âm trực tiếp qua máy tính xách tay cá
nhân của mình.
19
Thực hiện ghi lời giảng như sau:
Từ trình đơn Adobe Presenter ta chọn Record Audio, hộp thoại ghi âm xuất
hiện. Để ghi âm, ta chọn vào nút tròn màu đỏ, sau khi bấm 2 đến 3 giây thì bắt đầu
nói. Nếu slide có hiệu ứng nói đến hiệu ứng nào thì ta chạy hiệu ứng đó bằng việc
click vào nút Next Animation. Ghi xong bấm stop để dừng lại.
* Chèn file audio có sẵn vào bài giảng
Từ trình đơn Adobe Presenter chọn Import audio. Hộp thoại mới xuất hiện.
Chọn slide muốn chèn âm thanh vào và nhấn nút Browse để tìm file âm thanh, nhấn
OK để kết thúc.
* Chỉnh sửa âm thanh lời giảng
Khi chèn lời giảng vào bài giảng ta thường gặp một số lỗi như lời giảng bị thừa
hay thiếu, nhịp lời giảng chưa đúng…ta hoàn toàn có thể dùng chức năng chỉnh sửa
âm thanh có sẵn trong Adobe Presenter này để cắt các đoạn lời giảng thừa hay chèn
thêm lời giảng vào chỗ bất kì. Chức năng này đã làm Adobe Presenter như một công
cụ chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp hơn so với các phần mềm soạn thảo bài giảng
khác.
Để làm đượcviệc này, trên thực đơn Adobe Presenter chọn Edit audio để bật hộp
thoại lên, khi hộp thoại đã được bật lên ta chọn vào slide cần chỉnh sửa. Nhấn nút
play để nghe và quan sát hình gợn sóng để nhận dạng vị trí lời giảng lỗi hay vị trí lời
giảng cần chèn. Sau khi đã tìm được vị trí có lỗi ta thực hiện rê chuột để bôi đen phần
gợn sóng bị lỗi rồi click chuột vào biểu tượng cái kéo trên màn hình để cắt.
Ngoài ra ta cũng có thể thao tác cắt dán đoạn này sang đoạn khác, hay dán sang
slide khác như thao tác cắt dán đối với văn bản. Nếu lời giảng bị thiếu cần bổ sung
thêm ta cũng có thể tìm vị trí cần bổ sung và nhấn nút Record Audio để ghi âm bổ
sung.
Đặc biệt nếu âm thanh không đồng bộ với hiệu ứng ta có thể click chuột vào nút
click của hiệu ứng đến đúng vị trí của lời giảng. Sau khi thực hiện xong, nhấn vào nút
Save trên hộp thoại để lưu lại.
* Đồng bộ âm thanh với các slide trình chiếu
20
Để các âm thanh đã được đưa vào như đã giới thiệu ở mục a và b nếu trên, ta
cần phải thực hiện động tác đồng bộ âm thanh (đã đưa vào bài giảng) với từng slide
của bài giảng. Trước đây Powerpoint chỉ cho phép file âm thanh thể hiện trên từng
slide. Nhưng Adobe Presenter cho phép file âm thanh (lời giảng) có thể phát xuyên
suốt giữa các slide, cách làm như sau:
Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter  Edit Audio, hộp thoại sau xuất hiện:
Ta dùng chuột để kéo các thanh trượt của từng slide sao cho đoạn âm thanh (lời
giảng) nằm khớp trong khi slide đó thể hiện.
Để kiểm tra nội dung âm thanh đã khớp chính xác tới từng slide hay chưa, có
thể nhấn nút Play để nghe và kiểm tra. Nếu chưa khớp, sử dụng thanh trượt của từng
slide để tiếp tục điều chỉnh cho chính xác.
Sau khi điều chỉnh âm thanh cho các slide hoàn tất, nhấn nút ghi dữ liệu rồi
đóng hộp thoại Edit Audio.
Chú ý: sau bước này vẫn chưa thể nghe thấy âm thanh đồng bộ theo các slide
khi trình diễn slide trên Powerpoint như thông thường. Âm thanh trên chỉ có hiệu lực
trong bài giảng sau khi đã được xuất bản, xin xem ở bước (3.7) của tài liệu này.
21
2.3.2.3. Biên tập video
* Quay hình và ghi âm trực tiếp
Chức năng này cho phép giáo viên có thể ghi hình trực tiếp thông qua webcam
hoặc điện thoại di động có camera. Nhờ cách ghi hình này chúng ta có thể làm cho
bài giảng trở nên hấp dẫn, khỏi nhàm chán vì học sinh có thể nhìn thấy hình của giáo
viên khi giảng bài hoặc ghi hình các thí nghiệm cho bài học.
Để thực hiện ghi hình, trên thực đơn Adobe Presenter chọn Capture Video, hộp
thoại ghi hình xuất hiện. Nhấn vào nút Record để tiến hành ghi hình.
* Chèn video vào bài giảng
Ngoài ra ta cũng có thể chèn video vào bài giảng bằng cách chọn vào thực đơn
Import Video và chọn tới file cần chèn.
* Chỉnh sửa video
Công cụ này cho phép chúng ta chỉnh sửa đoạn video đã chèn. Trên thực đơn
Adobe Presenter chọn Edit Video. Để cắt video ta kéo cần gạt bên thanh trượt để bỏ
đi phần thức ở hai đầu.
22
2.3.2.4. Chèn câu hỏi tương tác
Chèn câu hỏi tương tác là một điểm mạnh của Adobe Presenter và cũng là tính năng
rất quan trọng trong bài giảng e-Learning. Bài giảng có thực sự mang lại hiệu quả cao
hay không phụ thuộc vào khả năng tương tác giữa người học và giáo viên thông qua
các câu hỏi trắc nghiệm tương tác thông minh. Giáo viên cần khai thác tính năng này
để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử.
Các câu hỏi trắc nghiệm khi học sinh đi thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học có
nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì
thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm
trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến
thứ, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý.
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh,
xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
23
Khi làm bài tập thì chương trình thường thể hiện các thông báo bằng tiếng Anh,
vì vậy đầu tiên giáo viên nên việt hoá chúng bằng cách vào thực đơn Adobe Presenter
và chọn Quiz Manage. Chọn nhãn Default Labels và việt hoá chúng.
Nếu muốn hiển thị điểm của học sinh ta có thể bật tính năng hiện điểm để
chương trình tự động tính điểm cho học sinh.
Có nhiều loại trắc nghiệm cho giáo viên lựa chọn để soạn bài giảng như câu hỏi
lựa chọn, câu hỏi đúng-sai, điền vào chỗ khuyết, trả lời với ý kiến ngắn, ghép đôi,
đánh giá mức độ.
Tuy nhiên, nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường thì sẽ dẫn
đến tính khô cứng của câu hỏi. Không phát huy được tính gợi mở cho người học.
Không có tác dụng phản hồi lại thông tin giúp người học tiến bộ được.
Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với
người học thông qua thẻ Option. Một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh
đặc trưng cho bài giảng điện tử.
Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những
thông tin phản hồi tương ứng bằng cách giáo viên ghi âm lời giải thích câu trả lời cho
mỗi câu hỏi.
24
2.3.2.5. Đóng gói bài giảng
Sau khi đã hoàn thiện bài giảng, ta thực hiện đóng gói thành bài giảng e-
Learning để đưa lên mạng hoặc sang đĩa CD.
Trên thực đơn Adobe Presenter chọn Pubish, khi hộp thoại mới xuất hiện ta xác
định như sau:
- Chọn nơi lưu bài giảng bằng cách click chuột vào nút Choose...
- Đánh dấu tích vào Zip package để nén lại.
Nếu muốn sang đĩa CD thì ta đánh dấu tích vào CD package, sau đó nhấn
Publish để xuất bản bài giảng.
Sau khi đóng gói ta thực hiện chạy thử bài giảng. Mở tệp bài giảng đã được
đóng gói ra và tìm đến file index.htm để chạy thử bài giảng.
Chú ý: Việc xuất bản bài giảng ra Adobe PDF cũng làm tương tự. Tuy nhiên,
máy tính phải cài đặt phần mềm Adobe Acrobat Pro 9 hoặc Acrobat Reader 9 mới có
thể thực hiện được thao tác xuất bản ra dạng Adobe PDF này.
25
2.4. Sử dụng bài giảng E-learning một cách hiệu quả trong dạy học ở
trường phổ thông
- Sử dụng để HS xem những bài giảng mà GV đã dạy ở lớp
Khi soạn thảo các bài giảng điện tử để thực hiện giảng dạy trên lớp học, giáo
viên cũng cần chuyển bài giảng đó sang bài giảng điện tử e-Learning để có thể
upload lên mạng internet cho học sinh tham khảo hoặc xem lại khi cần thiết.
Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh không thể đến lớp học được như ốm đau,
gia đình có việc bận…trong các tình huống như thế, các em sẽ không thể nghe các
thầy cô giảng lại bài mà chỉ có thể mượn vở bạn để chép lại bài. Trong nhiều tình
huống khác, do các nguyên nhân khách quan mà học sinh không thể đến lớp trong
một khoảng thời gian dài hơn thì nhất định các em sẽ bị bỏ lỡ những phần kiến thức
quan trọng và không theo kịp với các bạn cùng lớp. Trong trường hợp này, bài giảng
điện tử e-Learning phát huy hiệu quả một cách rõ rệt.
Với bài giảng điện tử e-Learning, học sinh có thể tự học qua các bài giảng mà
giáo viên đưa lên vào bất cứ thời gian nào phù hợp mà không cần phải trực tiếp lên
lớp. Các bài giảng này được soạn thảo công phu với các video giáo viên giảng bài,
ghi âm lời giảng…làm cho học sinh có cảm giác như chính giáo viên đang trực tiếp
giảng dạy.
Ngoài ra, một số học sinh có lực học yếu hoặc trung bình mặc dù đã được học
trên lớp nhưng do khả năng tiếp thu chậm nên còn có những phần chưa hiểu. Vì vậy,
các em có thể xem lại các bài giảng này tại nhà.
Tuy nhiên, để việc học tập e-Learning của học sinh có hiệu quả, trong quá trình
chuyển từ bài giảng điện tử sang bài giảng điện tử e-Learning cần chú ý tới việc chèn
thên các video giảng bài, ghi âm…để tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Đối với bài giảng điện tử thông thường thì GV khi truyền đạt sẽ hiểu logic trình bày
vì vậy có nhũng phần kiến thức GV chỉ đưa lên nhưng không giải thích, chỉ khi giảng
dạy mới trực tiếp giải thích cho học sinh hiểu. Tuy nhiên nếu sử dụng luôn bài giảng
đó cho HS tự học thì HS sẽ không hiểu. Vì thế những video giảng bài, giải thích
trong trường hợp này là rất cần thiết.
- Sử dụng để GV có thể giới thiệu các bài giảng tham khảo, kiến thức bổ trợ cho
bài học
26
Do thời lượng 45 phút hạn chế trong 1 tiết học, GV chỉ có thể tập trung dạy
những phần chính của bài, vì thế không thể truyền đạt hết tất cả những kiến thức
tham khảo. Vì vậy, những kiến thức HS học được chỉ mang tính lý thuyết, chưa sát
với thực tiễn, không đào sâu tư duy, vì thế mà kiến thức sẽ nhanh chóng bị quên
lãng.
Thông qua các bài giảng điện tử e-Learning, GV có thể cung cấp cho các em
những kiến thức bổ trợ bổ ích bên ngoài bài học như: giải bài tập, giải thích rõ các
hiện tượng vật lý liên quan tới bài học, hướng dẫn HS làm các thí nghiệm thực tế,
những tiến bộ khoa học hiện nay có liên quan tới bài học, mà SGK chưa đề cập tới
hoặc đã cập nhật lỗi thời…Những kiến thức này sẽ kích thích niềm đam mê môn học,
kích thích trí tìm tòi, học hỏi của HS
Lấy ví dụ như trong chương trình Vật lý 12 nâng cao, trong chương lượng tử
ánh sáng, bài “Sự phát quang. Laze” có đề cập về laze. Nhưng trong phạm vi chương
trình và thời lượng học trên lớp có hạn, giáo viên chỉ có thể nêu vắn tắt về nguyên tắc
hoạt động của laze, các loại laze như laze hồng ngọc, laze rắn, laze khí, laze bán dẫn
và các ứng dụng của laze trong thực tế như dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến,
dùng trong y học, dùng để khoan cắt các vật liệu trong công nghiệp.
Nếu giáo viên chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu thì học sinh cũng chỉ biết học thuộc
lòng và nhanh chóng quên ngay. Nhưng nếu giáo viên cung cấp những bài giảng điện
tử E-Learning giới thiệu sâu hơn về các loại laze, giải thích laze được sử dụng như
thế nào trong việc thông tin liên lạc, trong y học…và yêu cầu học sinh tìm hiểu qua
các bài giảng đó thì nó sẽ kích thích được óc sáng tạo của học sinh, khơi dậy cho các
em niềm đam mê Vật lý, và đặc biệt cho các em thấy được sự gần gũi giữa những lý
thuyết sách vở được học với thực tế cuộc sống sinh động.
Với những bài giảng điện tử e-learning giáo viên đưa ra, học sinh có thể tự do
lựa chọn các kiến thức tùy thuộc vào khả năng và sở thích của mỗi người. Ví dụ với
bộ môn Vật lý:
+ HS yếu có thể tham khảo các bài giảng liên quan đến giải bài tập,
+ HS khác có thể tìm hiểu về hiện tượng vật lý trong cuộc sống,
+ Hay những học sinh yêu thích và luôn muốn sáng tạo có thể tìm thấy câu trả
lời trong các bài giảng hướng dẫn HS làm thí nghiệm…
27
Mặc dù những kiến thức này không phải khó tìm kiếm đối với học sinh, nhưng
GV với vai trò là người hướng dẫn sẽ giúp HS có những định hướng tốt hơn trong
việc tìm kiếm tài liệu tham khảo và tin tưởng vào các kiến thức được cung cấp.
Ngoài ra, học sinh có thể tham khảo những kiến thức này bất cứ thời gian nào
và ở mọi lúc mọi nơi mà không có bất kì sự hạn chế về không gian và thời gian.
- Kết hợp trong mô hình các khóa học đào tạo trực tuyến của trường
Hiện nay trường phổ thông hướng đến Online hóa trường học, bao gồm Online
về quản lý, điều hành, tác nghiệp và Online về dạy và học. Website trường học phải
trở thành một địa chỉ thân thiện đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh.
Cũng vì thế mà đào tạo trực tuyến không còn gì xa lạ đối với mỗi giáo viên và học
sinh. Trong các khóa học đào tạo trực tuyến thì không thể thiếu các bài giảng điện tử
e-Learning.
Vì vậy, các bài giảng điện tử mà giáo viên upload lên mạng internet sẽ trở thành
tài nguyên chính cho các khóa học trực tuyến do trường tổ chức.
28
CHƯƠNG 3
SẢN PHẨM

More Related Content

What's hot

Slide bài giảng: Thiết kế bài giảng điện tử + elearning. Bản đầy đủ
Slide bài giảng: Thiết kế bài giảng điện tử + elearning. Bản đầy đủSlide bài giảng: Thiết kế bài giảng điện tử + elearning. Bản đầy đủ
Slide bài giảng: Thiết kế bài giảng điện tử + elearning. Bản đầy đủBùi Việt Hà
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearningShinji Huy
 
Ung dung powerpoint trong day hoc
Ung dung powerpoint trong day hocUng dung powerpoint trong day hoc
Ung dung powerpoint trong day hocPhuong Anh
 
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tửSlide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tửBùi Việt Hà
 
Th 19
Th 19Th 19
Th 19tvslh
 
Thiết kế bài giảng điện tử, elearning. Bản đầy đủ, chi tiết.
Thiết kế bài giảng điện tử, elearning. Bản đầy đủ, chi tiết.Thiết kế bài giảng điện tử, elearning. Bản đầy đủ, chi tiết.
Thiết kế bài giảng điện tử, elearning. Bản đầy đủ, chi tiết.Bùi Việt Hà
 
Tim hieu iSpring Suite 6.2.0
Tim hieu iSpring Suite 6.2.0Tim hieu iSpring Suite 6.2.0
Tim hieu iSpring Suite 6.2.0Bảo Tiên
 
Chude01 congcu ispring
Chude01 congcu ispringChude01 congcu ispring
Chude01 congcu ispringHằng Lê
 
Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết...
Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết...Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết...
Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết...jackjohn45
 
Lecturemaker
LecturemakerLecturemaker
LecturemakerTrang Thu
 
Thiết kế bài giảng điện tử cho GV môn Toán THCS, THPT
Thiết kế bài giảng điện tử cho GV môn Toán THCS, THPTThiết kế bài giảng điện tử cho GV môn Toán THCS, THPT
Thiết kế bài giảng điện tử cho GV môn Toán THCS, THPTBùi Việt Hà
 
Tập huấn giới thiệu phần mềm và dịch vụ hỗ trợ giáo viên Tiếng Việt Tiểu học
Tập huấn giới thiệu phần mềm và dịch vụ hỗ trợ giáo viên Tiếng Việt Tiểu họcTập huấn giới thiệu phần mềm và dịch vụ hỗ trợ giáo viên Tiếng Việt Tiểu học
Tập huấn giới thiệu phần mềm và dịch vụ hỗ trợ giáo viên Tiếng Việt Tiểu họcBùi Việt Hà
 
Phan mem day học lecturemaker
Phan mem day học lecturemakerPhan mem day học lecturemaker
Phan mem day học lecturemakerTruc Hoang
 
Giới thiệu các phần mềm, nhóm phần mềm Công cụ dành cho Giáo viên Tiểu học
Giới thiệu các phần mềm, nhóm phần mềm Công cụ dành cho Giáo viên Tiểu họcGiới thiệu các phần mềm, nhóm phần mềm Công cụ dành cho Giáo viên Tiểu học
Giới thiệu các phần mềm, nhóm phần mềm Công cụ dành cho Giáo viên Tiểu họcBùi Việt Hà
 
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, new updated
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, new updatedSlide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, new updated
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, new updatedBùi Việt Hà
 
Slide bài giảng về thiết kế bài giảng elearning bằng Adobe Presenter
Slide bài giảng về thiết kế bài giảng elearning bằng Adobe Presenter Slide bài giảng về thiết kế bài giảng elearning bằng Adobe Presenter
Slide bài giảng về thiết kế bài giảng elearning bằng Adobe Presenter Bùi Việt Hà
 

What's hot (18)

Slide bài giảng: Thiết kế bài giảng điện tử + elearning. Bản đầy đủ
Slide bài giảng: Thiết kế bài giảng điện tử + elearning. Bản đầy đủSlide bài giảng: Thiết kế bài giảng điện tử + elearning. Bản đầy đủ
Slide bài giảng: Thiết kế bài giảng điện tử + elearning. Bản đầy đủ
 
Bài giảng elearning
Bài giảng elearningBài giảng elearning
Bài giảng elearning
 
Ung dung powerpoint trong day hoc
Ung dung powerpoint trong day hocUng dung powerpoint trong day hoc
Ung dung powerpoint trong day hoc
 
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tửSlide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử
 
Th 19
Th 19Th 19
Th 19
 
Ispring suit
Ispring suitIspring suit
Ispring suit
 
Thiết kế bài giảng điện tử, elearning. Bản đầy đủ, chi tiết.
Thiết kế bài giảng điện tử, elearning. Bản đầy đủ, chi tiết.Thiết kế bài giảng điện tử, elearning. Bản đầy đủ, chi tiết.
Thiết kế bài giảng điện tử, elearning. Bản đầy đủ, chi tiết.
 
Tim hieu iSpring Suite 6.2.0
Tim hieu iSpring Suite 6.2.0Tim hieu iSpring Suite 6.2.0
Tim hieu iSpring Suite 6.2.0
 
Chude01 congcu ispring
Chude01 congcu ispringChude01 congcu ispring
Chude01 congcu ispring
 
Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết...
Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết...Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết...
Sáng kiến kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lập trình ứng dụng học tập cho thiết...
 
Lecturemaker
LecturemakerLecturemaker
Lecturemaker
 
Thiết kế bài giảng điện tử cho GV môn Toán THCS, THPT
Thiết kế bài giảng điện tử cho GV môn Toán THCS, THPTThiết kế bài giảng điện tử cho GV môn Toán THCS, THPT
Thiết kế bài giảng điện tử cho GV môn Toán THCS, THPT
 
Tập huấn giới thiệu phần mềm và dịch vụ hỗ trợ giáo viên Tiếng Việt Tiểu học
Tập huấn giới thiệu phần mềm và dịch vụ hỗ trợ giáo viên Tiếng Việt Tiểu họcTập huấn giới thiệu phần mềm và dịch vụ hỗ trợ giáo viên Tiếng Việt Tiểu học
Tập huấn giới thiệu phần mềm và dịch vụ hỗ trợ giáo viên Tiếng Việt Tiểu học
 
Ispring Suite 7
Ispring Suite 7Ispring Suite 7
Ispring Suite 7
 
Phan mem day học lecturemaker
Phan mem day học lecturemakerPhan mem day học lecturemaker
Phan mem day học lecturemaker
 
Giới thiệu các phần mềm, nhóm phần mềm Công cụ dành cho Giáo viên Tiểu học
Giới thiệu các phần mềm, nhóm phần mềm Công cụ dành cho Giáo viên Tiểu họcGiới thiệu các phần mềm, nhóm phần mềm Công cụ dành cho Giáo viên Tiểu học
Giới thiệu các phần mềm, nhóm phần mềm Công cụ dành cho Giáo viên Tiểu học
 
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, new updated
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, new updatedSlide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, new updated
Slide bài giảng: Thiết kế giáo án, bài giảng điện tử, new updated
 
Slide bài giảng về thiết kế bài giảng elearning bằng Adobe Presenter
Slide bài giảng về thiết kế bài giảng elearning bằng Adobe Presenter Slide bài giảng về thiết kế bài giảng elearning bằng Adobe Presenter
Slide bài giảng về thiết kế bài giảng elearning bằng Adobe Presenter
 

Similar to Sử dụng máy vi tính

P1 power point 2010
P1 power point 2010P1 power point 2010
P1 power point 2010Trần Kỳ
 
P3 power point 2010
P3 power point 2010P3 power point 2010
P3 power point 2010Trần Kỳ
 
Chude01 congcu ispring
Chude01 congcu ispringChude01 congcu ispring
Chude01 congcu ispringHằng Lê
 
Tai lieu tap huan e learning
Tai lieu tap huan e  learningTai lieu tap huan e  learning
Tai lieu tap huan e learningDuyen Do
 
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdfTập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdfHanaTiti
 
Thiết kế website học trực tuyến e learning
Thiết kế website học trực tuyến e learningThiết kế website học trực tuyến e learning
Thiết kế website học trực tuyến e learningTrinh LeMinh
 
Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Anh Tuyên
 
Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Anh Tuyên
 
Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Anh Tuyên
 
thietkebaigiangdtdetailththcs2016-160130020254.pdf
thietkebaigiangdtdetailththcs2016-160130020254.pdfthietkebaigiangdtdetailththcs2016-160130020254.pdf
thietkebaigiangdtdetailththcs2016-160130020254.pdfHaTrungKien2
 
Giai phap phong hoc tuong tac iqboard
Giai phap phong hoc tuong tac iqboardGiai phap phong hoc tuong tac iqboard
Giai phap phong hoc tuong tac iqboardHai Tran
 
Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0
Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0
Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0nataliej4
 
Huong dan su dung adobe presenter ban cap nhat
Huong dan su dung adobe presenter ban cap nhatHuong dan su dung adobe presenter ban cap nhat
Huong dan su dung adobe presenter ban cap nhatLan Nguyen
 
Phan mem day học lecturemaker
Phan mem day học lecturemakerPhan mem day học lecturemaker
Phan mem day học lecturemakerTruc Hoang
 
Thiết kế bài giảng điện tử. Dành cho GV Tiểu học, THCS, THPT
Thiết kế bài giảng điện tử. Dành cho GV Tiểu học, THCS, THPTThiết kế bài giảng điện tử. Dành cho GV Tiểu học, THCS, THPT
Thiết kế bài giảng điện tử. Dành cho GV Tiểu học, THCS, THPTBùi Việt Hà
 
Huong dan su dung Adobe Presenter
Huong dan su dung Adobe PresenterHuong dan su dung Adobe Presenter
Huong dan su dung Adobe PresenterJustin Hoang
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Sử dụng máy vi tính (20)

P1 power point 2010
P1 power point 2010P1 power point 2010
P1 power point 2010
 
P3 power point 2010
P3 power point 2010P3 power point 2010
P3 power point 2010
 
Chude01 congcu ispring
Chude01 congcu ispringChude01 congcu ispring
Chude01 congcu ispring
 
Tai lieu tap huan e learning
Tai lieu tap huan e  learningTai lieu tap huan e  learning
Tai lieu tap huan e learning
 
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdfTập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
Tập Huấn Soạn Giảng Giáo Án Điện Tử E-Learning.pdf
 
Thiết kế website học trực tuyến e learning
Thiết kế website học trực tuyến e learningThiết kế website học trực tuyến e learning
Thiết kế website học trực tuyến e learning
 
Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16
 
Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16
 
Chude01 nhom16
Chude01 nhom16Chude01 nhom16
Chude01 nhom16
 
thietkebaigiangdtdetailththcs2016-160130020254.pdf
thietkebaigiangdtdetailththcs2016-160130020254.pdfthietkebaigiangdtdetailththcs2016-160130020254.pdf
thietkebaigiangdtdetailththcs2016-160130020254.pdf
 
Giai phap phong hoc tuong tac iqboard
Giai phap phong hoc tuong tac iqboardGiai phap phong hoc tuong tac iqboard
Giai phap phong hoc tuong tac iqboard
 
Doanlythuyet nhom33
Doanlythuyet nhom33Doanlythuyet nhom33
Doanlythuyet nhom33
 
Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0
Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0
Giải pháp xây dựng và biên tập video bài giảng theo đề án đào tạo 4.0
 
Huong dan su dung adobe presenter ban cap nhat
Huong dan su dung adobe presenter ban cap nhatHuong dan su dung adobe presenter ban cap nhat
Huong dan su dung adobe presenter ban cap nhat
 
Phan mem day học lecturemaker
Phan mem day học lecturemakerPhan mem day học lecturemaker
Phan mem day học lecturemaker
 
Thiết kế bài giảng điện tử. Dành cho GV Tiểu học, THCS, THPT
Thiết kế bài giảng điện tử. Dành cho GV Tiểu học, THCS, THPTThiết kế bài giảng điện tử. Dành cho GV Tiểu học, THCS, THPT
Thiết kế bài giảng điện tử. Dành cho GV Tiểu học, THCS, THPT
 
Huong dan su dung Adobe Presenter
Huong dan su dung Adobe PresenterHuong dan su dung Adobe Presenter
Huong dan su dung Adobe Presenter
 
Cong nghedayhoc
Cong nghedayhocCong nghedayhoc
Cong nghedayhoc
 
Cdb2004c012l
Cdb2004c012lCdb2004c012l
Cdb2004c012l
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...
Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bảng tương tác trong dạy học môn tin học tại t...
 

More from www. mientayvn.com

PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER www. mientayvn.com
 
Giáo trình điện động lực học
Giáo trình điện động lực họcGiáo trình điện động lực học
Giáo trình điện động lực họcwww. mientayvn.com
 
Giới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnGiới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnwww. mientayvn.com
 
Bài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcBài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcwww. mientayvn.com
 
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngTính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngwww. mientayvn.com
 
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.comGiáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.comwww. mientayvn.com
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comwww. mientayvn.com
 
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyết
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyếtCơ học giải tích, cơ học lí thuyết
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyếtwww. mientayvn.com
 
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_maChuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_mawww. mientayvn.com
 

More from www. mientayvn.com (20)

Cơ học lý thuyết.
Cơ học lý thuyết. Cơ học lý thuyết.
Cơ học lý thuyết.
 
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
PHƯƠNG TRÌNH SÓNG SCHRÖDINGER
 
Vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử Vật lý lượng tử
Vật lý lượng tử
 
Trường điện từ
Trường điện từTrường điện từ
Trường điện từ
 
Giáo trình điện động lực học
Giáo trình điện động lực họcGiáo trình điện động lực học
Giáo trình điện động lực học
 
Vật lý đại cương
Vật lý đại cươngVật lý đại cương
Vật lý đại cương
 
Giáo trình cơ học
Giáo trình cơ họcGiáo trình cơ học
Giáo trình cơ học
 
Cơ học lí thuyết
Cơ học lí thuyếtCơ học lí thuyết
Cơ học lí thuyết
 
Giới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyếnGiới thiệu quang phi tuyến
Giới thiệu quang phi tuyến
 
Bài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cựcBài tập ánh sáng phân cực
Bài tập ánh sáng phân cực
 
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngTính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
 
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.comGiáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
Giáo trình linh kiện điện tử www.mientayvn.com
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
 
Vật lý thống kê
Vật lý thống kêVật lý thống kê
Vật lý thống kê
 
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyết
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyếtCơ học giải tích, cơ học lí thuyết
Cơ học giải tích, cơ học lí thuyết
 
Cơ học lượng tử
Cơ học lượng tửCơ học lượng tử
Cơ học lượng tử
 
Quang phi tuyến
Quang phi tuyếnQuang phi tuyến
Quang phi tuyến
 
Element structure
Element   structureElement   structure
Element structure
 
Chuong vii -_chat_ban_dan_ma
Chuong vii -_chat_ban_dan_maChuong vii -_chat_ban_dan_ma
Chuong vii -_chat_ban_dan_ma
 
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_maChuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
Chuong vi -nang_luong_cua_dien_tu_trong_tinh_the_ma
 

Sử dụng máy vi tính

  • 1. 1 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ...... Tiểu luận Đề tài: Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Lê Công Triêm Nhóm thực hiện : Nguyễn Thị Thu Thủy Nguyễn Đình Hưng Đặng Văn Quy Nguyễn Vũ Anh Nguyễn Xuân Thái Lớp cao học: LL&PP giảng dạy Vật lí Huế, 5/2011
  • 2. 2 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận của việc khai thác phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử.....................3 1.1.1. Khái niệm phần mềm ..............................................................................................3 1.1.2. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử................3 1.2. Bài giảng điện tử e-Learning .........................................................................................5 1.2.1. Khái niệm bài giảng điện tử e-Learning..................................................................5 1.2.2. Phân biệt bài giảng điện tử e-Learning và bài giảng điện tử...................................5 1.2.3. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử E-learning .......................................................7 1.3. Sử dụng hiệu quả phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử e-Learning................8 CHƢƠNG 2: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER 7.0 ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING.....................................................................11 2.1. Một số công cụ thiết kế bài giảng e-Learning..............................................................11 2.1.1. Những phần mềm chạy độc lập.............................................................................11 2.1.2. Những phần mềm tích hợp với Microsoft PowerPoint .........................................11 2.2. Phần mềm Adobe Presenter 7.0...................................................................................12 2.2.1. Giới thiệu phần mềm.............................................................................................12 2.2.2. Ưu nhược điểm của phần mềm Adobe Presenter 7.0............................................12 2.3. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử E-Learning nhờ Adobe Presenter 7.0 .................14 2.3.1. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử E-Learning nhờ Adobe Presenter 7.0...........14 2.3.2. Khai thác các tính năng nổi bật của Adobe Presenter 7.0.....................................17 2.3.2.1. Khai báo và thiết đặt ban đầu .........................................................................17 2.3.2.2. Biên tập âm thanh...........................................................................................18 2.3.2.3. Biên tập video.................................................................................................21 2.3.2.4. Chèn câu hỏi tương tác...................................................................................22 2.3.2.5. Đóng gói bài giảng .........................................................................................24 2.4. Sử dụng bài giảng E-learning một cách hiệu quả trong dạy học ở trường phổ thông .25 CHƢƠNG 3: SẢN PHẨM ...................................................................................................28
  • 3. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Cơ sở lý luận của việc khai thác phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử 1.1.1. Khái niệm phần mềm Phần mềm dạy học là một trong những chương trình ứng dụng được xây dựng nhằm mục đích để hỗ trợ cho quá trình dạy học, là một tập hợp các câu lệnh được viết theo một ngôn ngữ lập trình nào đó, để yêu cầu máy tính thực hiện các thao tác cần thiết (cập nhật, lưu trữ, xử lí dữ liệu và kiết xuất thông tin) theo một kịch bản và yêu cầu được định trước. Như vậy phần mềm dạy học luôn bao hàm trong nó những tri thức của khoa học giáo dục và các kỹ thuật của công nghệ thông tin. Nói một cách khác, phần mềm dạy học là sản phẩm được kết tinh từ hai loại chuyên gia: sư phạm và tin học. Như vậy, không phải bất cứ một phần mềm nào hễ được sử dụng vào dạy học đều được gọi là phần mềm dạy học, mà chỉ có thể nói đến việc khai thác những khả năng của nó để hỗ trợ cho quá trình dạy học mà thôi. Nói chung, khi thiết kế, xây dựng một chương trình người ta đều hướng tới việc giải quyết một bài toán (một lớp bài toán) trong một lĩnh vực nào đấy. Tuy vậy, các chức năng được cài đặt trong chương trình vốn chỉ để phục vụ có hiệu quả cho một lĩnh vực thì cũng có thể khai thác để phục vụ cho một (hay một vài) lĩnh vực khác. 1.1.2. Cơ sở lý luận của việc sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử Trong các thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, nhiều chuyên gia tin học, các nhà sư phạm tiêu tốn nhiều sức lực và trí tuệ tập trung nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và sản xuất các phần mềm dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trong và ngoài lớp học. Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất giữa các nhóm nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu cũng như trong mỗi nước trong việc thiết kế các phần mềm dạy học. Tuy nhiên, trong vô số phần mềm dạy học hiện có đã thể hiện rất rõ ý tưởng và các quan điểm chỉ đạo cho việc xây dựng các phần mềm dạy học như quan niệm cổ điển, quan điểm vi thế giới, quan điểm hệ tác giả, quan điểm hệ chuyên gia, quan điểm bài giảng điện tử, quan điểm xây dựng website.
  • 4. 4 Theo quan điểm bài giảng điện tử, trong Microsoft Office đi kèm hệ điều hành Windows có phần mềm Microsoft PowerPoint có thể giúp tạo ra một loạt các công cụ trình diễn có minh họa, từ các buổi trình bày minh họa trên màn hình máy tính đơn giản, cho đến đầy đủ các chất liệu bao gồm các slide cho phim đèn chiếu, các tờ bướm giới thiệu cho khán giả, các phác thảo hoặc chú giải cho diễn giả, các phim dương bản 35mm và nhiều thức khác nữa. Sở trường chính của chương trình là gia tăng các chất liệu cho trình diễn có tính minh họa, nhờ đó có thể thiết kế các mẫu chủ yếu cho bài báo cáo, bài giảng với các trang tiêu đề, văn bản, các biểu bảng, bản đồ, các hình họa, ảnh chụp được quét vào máy tính, các hoạt hình, các phim video và âm thanh. Với các khả năng đó, các nhà sư phạm đã tận dụng nó để thiết kế bài giảng điện tử. Sử dụng Powerpoint để soạn các bài giảng điện tử cho phép tạo ra một tập các slide theo cấu trúc logic của bài giảng. Mỗi một slide thường chứa đựng trên nó một đơn vị kiến thức cần truyền thụ của bài giảng. Các slide được liên kết với nhau trong một file và lần lượt xuất hiện theo một trật tự được quy định bởi người soạn. Việc xây dựng bài giảng điện tử trên máy tính không chỉ cho phép lưu trữ hệ thống các bài giảng của từng môn học theo từng năm mà còn cho phép cập nhật, sủa đổi để nâng cao chất lượng của bài giảng theo thời gian. Trong PowerPoint, số lượng các slide cũng như mối liên kết giữa chúng là có thể tùy biến. Đặc điểm nổi bật của các trình ứng dụng trên Windows là chúng có thể phát huy cao độ những khả năng đồ họa trong máy tính. Cũng như vậy, PowerPoint cho phép tạo ra các slide với các dáng vẻ khác nhau (màu nền, kiểu chữ, màu chữ…) rất đa dạng và phong phú, nhờ đó đã tăng cường được sự chú ý, kích thích hứng thú, tránh được tâm lý buồn chán, mỏi mệt khi phải làm việc chỉ với bảng đen và phấn trắng. Việc liên kết (nhúng) các file dữ liệu của hầu hết các chương trình trên Windows đã cho PowerPoint khả năng sử dụng thêm các công cụ khác để phục vụ cho tiến trình dạy học như: vẽ các biểu bảng, biểu đồ, xử lí các bảng tính số liệu… Các hiệu ứng tác động lên các slide như hiệu ứng xuất hiện các dòng văn bản, các hình vẽ, ảnh chụp…, khả năng trình diễn các hoạt ảnh, phim video, ghi âm lời thuyết minh không chỉ đã làm cho hoạt động dạy học diễn ra phù hợp hơn với logic của quá trình nhận thức mà còn có tác dụng làm cho thế giới khách quan được tái tạo
  • 5. 5 lại một cách có chọn lọc và sinh động, kích thích hứng thú, tăng cường sự chú ý và niềm tin của học sinh trong hoạt động đó. Việc trình bày các slide theo thời gian có thể được thực hiện ở ba chế độ tự động, có định thời hoặc không định thời. Biết cách sử dụng hợp lí ở ba chế độ này sẽ cho phép giám sát và khống chế được thời gian trình bày. Nhờ vậy bài giảng luôn được theo đúng tiến độ đã được định sẵn. Trên cở sở đó, ngày nay bài giảng điện tử có thể được thiết kế trên nhiều phần mềm khác nhau như Publisher, ProntPage, Flash, Violet, LectureMaker… 1.2. Bài giảng điện tử e-Learning 1.2.1. Khái niệm bài giảng điện tử e-Learning Bài giảng điện tử e-Learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng (authoring tools), có khả năng tích hợp đa phương tiện (multimedia) gồm phim (video), hình ảnh, đồ họa, hoạt hình, âm thanh... và tuân thủ một trong các chuẩn như chuẩn SCORM, AICC. Có thể nói bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng của giáo viên được soạn thảo trên nền web. Bài giảng e-Learning có thể dùng để học ngoại tuyến (off-line) hoặc trực tuyến (online) và có khả năng tương tác với người học, giúp người học có thể tự học mà không cần đến thầy dạy, không cần đến trường, lớp. Bài giảng điện tử e Learning là thể hiện cao cấp nhất của bài giảng điện tử bởi nó có thể chứa không chỉ bài giảng text, video chèn vào bình thường mà nó còn có cấu trúc chuẩn hoá theo định dạng SCORM, AICC để đưa vào các hệ thống quản lí bài giảng (Learning Managment System: LMS). Thông thường Bài giảng điện tử e Learning còn có thể có video hình ảnh giáo viên giảng bài, có thể có bài thi kiểm tra với nhiều loại trắc nghiệm khác nhau, có thể chat giữa giáo viên và người học, có thể thăm dò ý kiến, có thể đưa vào một cách dễ dàng các mẩu multimedia. 1.2.2. Phân biệt bài giảng điện tử e-Learning và bài giảng điện tử * Bài giảng điện tử
  • 6. 6 Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền đi dưới dạng: văn bản, đồ họa, hoạt ảnh, ảnh chụp, âm thanh và phim video. * Phân biệt bài giảng điện tử e-Learning và bài giảng điện tử Từ hai khái niệm về bài giảng điện tử và bài giảng điện tử e-Learing có thể thấy rằng, khái niệm bài giảng điện tử e-Learning và khái niệm giáo án điện tử mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Thứ nhất, bài giảng điện tử là toàn bộ bài giảng, kế hoạch lên lớp được multimedia hóa và được sử dụng cho người giáo viên lên lớp, có sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò. Trong khi đó, bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng có khả năng phục vụ việc tự học của học sinh mà không cần đến vai trò của giáo viên giảng dạy. Như vậy để soạn một bài giảng điện tử e-Learning khó hơn và tốn nhiều công sức, thời gian hơn so với soạn một bài giảng điện tử thông thường. Thứ hai, bài giảng điện tử sau khi được soạn thảo thì chỉ có thể chạy trên máy tính cá nhân mà không thể đưa chạy trực tuyến trên mạng internet. Trong khi đó, bài giảng điện tử e-Learning có thể được truyền tải lên mạng internet nhờ các hệ thống LMS của bất kì hãng nào do nó tuân thủ theo các chuẩn quốc tế như chuẩn SCORM hay AICC. Điều này đã làm cho bài giảng điện tử e-Learning dễ dàng phổ biến cho tất cả mọi người, thay vì sự gói gọn trong một máy tính cá nhân của một giáo viên nào đó. Thứ ba, do đặc thù cần có giáo viên trực tiếp giảng dạy mà bài giảng điện tử chỉ phù hợp với hình thức học tập ở trong một lớp học cụ thể, tại một thời điểm cụ thể. Trong khi đó, bài giảng điện tử e-Learning là bài giảng của giáo viên được soạn thảo trên nền web và được đưa vào hệ thống quản lý bài giảng trực tuyến trên mạng internet nên nó phù hợp với hình thức học tập trực tuyến. Tại đây, học sinh có thể tự đăng kí tham gia các khóa học và học tập trong các lớp học ảo mà không cần tới sự có mặt của giáo viên và cũng không có sự hạn chế về không gian và thời gian học tập. Tuy nhiên, để tạo ra một khóa học e-Learning đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ
  • 7. 7 mạnh, có đội ngũ chuyên gia công nghệ và khả năng thiết kế, tạo bài giảng e- Learning của đội ngũ giáo viên. Có thể thấy rằng soạn một bài giảng e-Learning khó hơn và tốn nhiều công sức, thời gian hơn so với soạn một BGĐT thông thường, do bài giảng điện tử e-Learning phải đáp ứng được nhu cầu tự học cho ngời học nên giáo viên phải dự kiến các tình huống xảy ra khi người học tác động vào bài giảng để có phương án xử lý thích hợp. 1.2.3. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử E-learning Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử đó là giúp người học hiểu bài dễ hơn, đề cao tính tự học, đáp ứng tính cá thể trong học tập và giúp người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi. Xuất phát từ các mục tiêu đó mà chúng tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử e-Learning như sau: a. Về mặt nội dung + Bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học phải đảm bảo đúng với chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và sách giáo khoa của lớp học, bậc học. Nội dung bài giảng đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học; khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập. b. Về hình thức trình bày: Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide không quá nhiều (bình thường ≤ 30 slide /1tiết), được thiết kế phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. Nội dung các slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic; hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp học sinh tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của học sinh; thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá…Khi soạn thảo bài giảng điện tử e-Learning giáo viên cần phải chú ý nhiều tới tính logic của bài học, vì ở đây không có sự dẫn dắt của giáo viên như trong các tiết dạy ở lớp học cụ thể nên nếu giáo viên không chú trọng đến tính logic của bài học sẽ làm cho học sinh khó hiểu. c. Về khả năng multimedia hóa các đơn vị kiến thức:
  • 8. 8 Bài giảng phải có hình ảnh minh họa trực quan và sinh động, có âm thanh, có video ghi giáo viên giảng bài, clips minh họa về chủ đề bài giảng. Do tính đặc thù của bài giảng điện tử e-Learning là học sinh học trong môi trường học tập ảo, không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, vì thế giáo viên cần đặc biệt chuẩn bị kỹ các video giáo viên giảng bài, hay ghi âm lời bài giảng ở những phần khó hiểu. Ngoài ra, bài giảng phải được xuất ra dưới các định dạng chuẩn SCORM. AICC, công cụ dễ dùng để người học có thể học Online hay Offline…ở mọi lúc, mọi nơi. d. Về hệ thống câu hỏi: Các câu hỏi cần đảm bảo chính xác, thích hợp với nội dung học tập và được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, hay củng cố lại phần kiến thức vừa được học. e. Về nguồn tài liệu Có nguồn tài liệu, website tham khảo phong phú liên quan tới bài học để người đọc chủ động đọc thêm. 1.3. Sử dụng hiệu quả phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử e- Learning Để đảm bảo việc sử dụng phần mềm vào thiết kế bài giảng điện tử e-Learning là mang lại hiệu quả nhất, GV cần chú ý những vấn đề sau: * Về trình bày: Khi trình bày, GV nên sử dụng sơ đồ khối bằng cách sử dụng các tính năng về slide master để HS thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Phần lý thuyết của bài học phải thể hiện được tính trực quan, sinh động, không quá lạm dụng nhưng cũng không quá khắt khe về hiệu ứng. Việc sử dụng hiệu ứng hợp lý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của HS.
  • 9. 9 Các liên kết (hyperlink) cần được thực hiện một cách hợp lí, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, HS dễ tiếp thu bài học. * Về phần minh họa Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử e-Learning thể hiện tính trực quan sinh động của bài giảng. Nội dung minh họa thể hiện ở các loại sau: - Âm thanh: bao gồm nhạc nền, nhạc cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới thiệu hay các âm thanh đạc biệt tạo điểm nhấn cho bài. Dữ liệu âm thanh này được đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài giảng để sử dụng - Hình ảnh: đó là những hình nền, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nội dung bài học - Phim video: đây là những phim mô phỏng minh họa cho các kiến thức bài học hay các video GV giảng bài . Vì không yêu cầu tập trung tại một thời điểm và một địa điểm nên một khóa học theo kiểu E-learning sẽ không bị giới hạn về số lượng người học tham gia. Mặc dù khả năng nắm bắt và tiếp thu của từng người là rất khác nhau nhưng người thầy không cần thiết phải bám sát, giúp đỡ từng học sinh củng cố và lấp lỗ hổng kiến thức để đạt tới sự thấu hiểu tường tận bài học. Bởi vì một bài giảng điện tử đúng nghĩa phải có khả năng dẫn hướng người học theo kiểu step - by - step (từng bước một) để đi từ phần này tới phần khác một cách logic. Tuy nhiên, sự nỗ lực của người thầy nếu vượt quá mức độ cần thiết sẽ làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, triệt tiêu tính chủ động tự học, tự tiếp thu kiến thức của người học. Vì vậy, trong quá trình sử dụng phần mềm, GV cần có sự phối hợp linh hoạt giữa các hiệu ứng và lời giảng…để tạo logic cho bài học đồng thời vẫn đảm bảo tính dẫn hướng cho HS tự tìm kiếm kiến thức. * Về phần bài tập Phần bài tập trong bài giảng điện tử là câu hỏi kiểm tra bài học và bài tập trắc nghiệm hay hướng dẫn thực hành.
  • 10. 10 Cần phải có sự chuẩn bị các câu hỏi gợi ý giới thiệu nội dung mới, câu hỏi tổng kết, đánh giá từng phần hay cả nội dung bài học, câu hỏi chuyển tiếp hay liên kết giữa các phần, giữa chủ đề này với chủ đề khác. Để các câu hỏi này được đưa vào bài giảng một cách sinh động, linh hoạt, thể hiện được khả năng dẫn hướng của GV với HS, trong quá trình biên soạn bài giảng, GV cần sử dụng các công cụ soạn thảo bài tập trắc nghiệm theo nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Việc xây dựng bài tập hợp lý sẽ tăng hiệu quả truyền đạt cho người học. Trong quá trình thực hiện bài giảng, đối với những câu trả lời đúng phải thể hiện sự cổ vũ, khích lệ người học, đối với câu trả lời sai phải thông báo lỗi, gợi ý tìm chỗ sai và đưa ra gợi ý để HS tìm câu trả lời, cuối cùng đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh. Để thực hiện tốt những điều này, GV cần khai thác các tính năng “thông minh” trong việc thiết kế câu hỏi trắc nghiệm mà phần mềm đã được lập trình sẵn. * Về phần đánh giá Bài giảng điện tử E-learning có thể làm thay hoạt động giám sát, chấm bài và cho điểm của người thầy. Hơn thế nữa, nó còn có khả năng cho biết người học đã hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, hiểu tốt nhất ở phần nào, kém nhất ở phần nào… Nó cũng có khả năng thống kê kết quả trên mặt bằng chung và đưa ra sự so sánh với những người học khác. Kết quả đánh giá có thể được lưu trữ vào hồ sơ cá nhân và ảnh hưởng ngay lập tức đến hệ thống xếp loại thứ bậc được công bố công khai thường xuyên. Điều này giúp người học có thêm động lực phấn đấu trong học tập, còn người thầy thì không cần phải mất quá nhiều thời gian vào việc đánh giá, xếp loại. Vì vậy, khi sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, GV cần chú ý sử dụng các chức năng hỗ trợ việc đánh giá kết quả học tập của HS.
  • 11. 11 CHƯƠNG 2 KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER 7.0 ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING 2.1. Một số công cụ thiết kế bài giảng e-Learning Các phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử có thể phân thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là nhóm các phần mềm chạy độc lập như Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn Quốc, Violet của công ty Bạch Kim Việt Nam…; nhóm thứ hai là nhóm những phần mềm tích hợp với Micosoft Powerpoint như các phần mềm iSpring Presenter hay Adobe Presenter. 2.1.1. Những phần mềm chạy độc lập Có rất nhiều phần mềm chạy độc lập hỗ trợ cho việc xây dựng bài giảng điện tử e-Learning, tuy nhiên phổ biến và dễ sử dụng nhất là các phần mềm như: Lecture Maker, Microsoft Producer và LCDS, Violet, Adobe Captivate, Camtasia của Techsmith…Những phần mềm này với các công cụ chuyên dụng có thể hỗ trợ cho giáo viên soạn thảo được những bài giảng e-Learning một cách chuyên nghiệp. 2.1.2. Những phần mềm tích hợp với Microsoft PowerPoint Để có thể sử dụng một cách thành thạo các phần mềm hỗ trợ soạn thảo bài giảng e-Learning chạy độc lập như đã nói ở trên thì giáo viên phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để tìm tòi và học hỏi. Tuy nhiên cũng có một cách khác giúp giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian và thao tác dễ dàng, tiện lợi hơn đó là sử dụng một số phần mềm có chức năng soạn thảo bài giảng e-Learning đã được tích hợp sẵn trong Microsoft PowerPoint. Các phần mềm như Adobe Presenter, iSpring Presenter được tích hợp vào Microsoft PowerPoint để bổ sung thêm các chức năng hỗ trợ xây dựng bài giảng e- Learning theo đúng chuẩn, từ đó giáo viên có thể dễ dàng xây dựng bài giảng điện tử trên chính phần mềm Microsoft PowerPoint quen thuộc. Một số tính năng nổi bật của các phần mềm này như lại lời giảng của giáo viên, hiển thị hình ảnh người giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash hay có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến đã góp phần làm tăng sức mạnh cho Microsoft PowerPoint, biến Microsoft
  • 12. 12 PowerPoint thành công cụ hỗ trợ cho việc soạn bài giảng e-Learning một cách hiệu quả. 2.2. Phần mềm Adobe Presenter 7.0 2.2.1. Giới thiệu phần mềm Adobe Presenter là phần mềm được cung cấp bởi hãng Adobe. Nó là phần mềm giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh, có các câu hỏi tương tác và khảo sát, có khả năng tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình. Adobe Presenter là phần mềm được tích hợp vào Microsoft PowerPoint để hỗ trợ cho việc soạn bài giảng điện tử, nó giúp giáo viên có thể dễ dàng tạo ra các bài giảng điện tử e-Learning với đầy đủ các nội dung đa phương tiện, tuân thủ các tiêu chuẩn về e-learning và có thể sử dụng bài giảng để dạy - học trực tuyến thông qua mạng internet. Sau khi cài đặt gói chương trình, Adobe Presenter xuất hiện với tư cách một menu độc lập, ngang bằng với các lựa chọn khác của chương trình Microsoft PowerPoint. Nó sẽ bổ trợ cho Microsoft Powerpoint các tính năng biên soạn bài giảng nâng cao mà Microsoft PowerPoint không thể có được để tạo ra các bài giảng điện tử e-Learning theo các chuẩn quy định. Bài giảng điện tử e-Learning được tạo ra có thể đưa trực tiếp vào hệ thống quản lý tài nguyên và quản lý học tập. 2.2.2. Ưu nhược điểm của phần mềm Adobe Presenter 7.0 * Ƣu điểm Microsoft Powerpoint là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử khá quen thuộc với hầu hết tất cả giáo viên. Với các tính năng ưu việt, mềm dẻo, linh hoạt, kích thích sự sáng tạo của người dùng mà nó được dùng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, phần mềm này lại thiếu một số công cụ hỗ trợ để đáp ứng được yêu cầu soạn thảo bài giảng e-Learning. Đây là nhược điểm rất lớn của phần mềm này so với các phần mềm khác như Violet hay Lecture Maker. Việc cài đặt bổ sung phần mềm Adobe Presenter 7.0 vào Microsoft Powerpoint được coi là một giải pháp hữu hiệu nhằm tận dụng những tính năng vượt trội của Microsoft Powerpoint, đồng thời vẫn đảm bảo thiết kế được các bài giảng e-Learning theo các chuẩn SCOM hay AICC.
  • 13. 13 Một ưu điểm có thể thấy rõ là do phần mềm này chạy trên nền của Microsoft Powerpoint nên giáo viên có thể dễ dàng sử dụng mà không mất quá nhiều thời gian cho việc tìm tòi và học hỏi do đã quen với Microsoft Powerpoint từ trước. Mặc dù không phải là một phần mềm chạy độc lập nhưng Adobe Presenter 7.0 có đầy đủ các tính năng cần thiết để tạo được một bài giảng e-Learning chuyên nghiệp. Một số tính năng nổi bật có thể kể đến ở đây như khả năng chèn Flash, ghi âm trực tiếp lời giảng của giáo viên, quay phim giáo viên giảng bài và có thể chỉnh sửa các đoạn ghi âm, hay các video ngay trên phần mềm như các công cụ chỉnh sửa video chuyên dụng. Cũng giống như Microsoft Powerpoint, Adobe Presenter cho phép chèn âm thanh vào bài giảng, tuy nhiên, điểm nổi bật của Adobe Presenter so với Microsoft Powerpoint đó là khả năng ghi âm trực tiếp từ phần mềm và khả năng đồng bộ âm thanh chuyên nghiệp và linh hoạt không chỉ ở ở trong slide mà giữa các slide với nhau. Điều này góp phần tạo sự mạch lạc, linh hoạt và logic cho bài dạy, từ đó giúp người học có thể dễ dàng tự học. Bên cạnh đó, Adobe Presenter còn có tính năng cho phép người dùng dễ dàng soạn thảo nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khác nhau như câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm nhiều lực chọn, câu hỏi ghép đôi…Đây thực sự là một tính năng rất quan trọng hỗ trợ cho việc soạn thảo các bài giảng điện tử e-Learning bởi nó thể hiện được khả năng tương tác giữa người dạy và người học. Ngoài ra, phần mềm này còn cho phép xuất file dưới các định dạng chuẩn SCOM, AICC, xuất ra CD…nên bài giảng được tạo ra có thể đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle quản lý tài nguyên và quản lý học tập, phục vụ cho việc học tập trực tuyến của học sinh. Adobe Presenter cũng có khả năng tương thích được với các chương trình khác với nhiều mục đích khác nhau như khả năng tương thích được với chương trình Adobe Connect, là phần mềm họp trực tuyến và học ảo nên nó có thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm Flash player. * Nhƣợc điểm
  • 14. 14 Ngoài những tính năng trên thì Adobe Presenter vẫn còn có những thiếu khuyết nhất định như không có lựa chọn nhúng mã các stream trực tuyến vào các slide trình chiếu để tăng tính tương tác và nguồn cung đa dạng cho người sử dụng (chẳng hạn video từ Youtube). Ngoài ra, chương trình chỉ cho phép chuyển từ định dạng của PowerPoint sang Flash một lần duy nhất tại một thời điểm. 2.3. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử E-Learning nhờ Adobe Presenter 7.0 2.3.1. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử E-Learning nhờ Adobe Presenter 7.0 Có 6 bước cơ bản để thiết kế bài giảng điện tử e-Learning: - Xác định mục tiêu , - Lựa chọn kiến thức cơ bản, - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức, - Xây dựng thư viện tư liệu, - Lựa chọn phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học, - Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói. Bƣớc 1: Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học Việc xác định mục tiêu bài học là công việc cần thiết phải có khi soạn bất kỳ loại bài giảng nào, dù là bài giảng truyền thống hay bài giảng điện tử e-Learning. Tuy nhiên, khác biệt với dạy học truyền thống, dạy học e-Learning là hình thức dạy và học trong đó người học không cần phải tiếp xúc trực tiếp với người dạy. Nghĩa là thực tế khi đó chỉ diễn ra quá trình học, còn quá trình dạy là một quá trình ảo. Vì vậy, việc xác định đúng mục tiêu và trọng tâm của bài học đối với hình thức e-Learning cần phải được đề cao hơn nữa. Để xác định được mục tiêu, giáo viên cần đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài kiệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới. Trên cơ sở đó để xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kỹ năng lẫn thái độ. Bƣớc 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản
  • 15. 15 Để lực chọn kiến thức cơ bản của bài dạy học, có thể sử dụng một phương pháp theo quy trình các bước sau: a. Tìm mục đích, yêu cầu của bài dạy học và của từng phần trong bài. b. Xác định các nội dung chủ yếu của bài, của từng phần trong bài. c. Chọn lọc các nội dung chủ yếu, những khía niệm, hệ thống khái niệm, các mối liên hệ, các quy luật, các sự vật, hiện tượng tiêu biểu. Bƣớc 3: Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh... - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng. - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. Bƣớc 4: Xây dựng thƣ viện tƣ liệu Sau khi có được tư liệu đầy đủ cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo cây thư mục hợp lí. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
  • 16. 16 Mỗi bài giảng được đặt trong một thư mục, trong thư mục đó bao gồm các thư mục con như: hình ảnh, âm thanh, video…Như vậy việc tìm kiếm và tiến hành soạn thảo sẽ không mất nhiều thời gian. Bƣớc 5: Lựa chọn phần mềm soạn thảo Trước hết cần chia quá trình dạy học trên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide hoặc các trang của bài giảng, sau đó xây dựng nội dung cho các trang. Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip... Điều đặc biệt quan trọng đối với một bài giảng điện tử e-Learning là phải đáp ứng được yêu cầu tự học của người học. Tuy nhiên, do đặc trưng của lớp học theo kiểu e-Learning là người học không giao lưu, tương tác trực tiếp với các thành viên khác cũng như với người dạy nên đương nhiên có thể có tâm lý nhàm chán, nản chí nếu bài giảng chỉ cũng cấp đơn thuần nội dung dưới dạng text. Khắc phục hiện tượng đó, trong quá trình soạn thảo cần phải lưu ý các vấn đề sau: - Các kiến thức ngoài việc được cung cấp dưới dạng text, nên được minh họa kèm theo bởi các hình ảnh, tranh vẽ, các video clip... Yêu cầu đặt ra đối với các học liệu điện tử đa phương tiện này là phải bám sát, gần gũi với nội dung bài học, không trừu tượng, không rườm rà và không quá bị lạm dụng. - Người soạn phải lường trước những vấn đề mà người học sẽ thắc mắc, từ đó lồng ghép sau mỗi nội dung quan trọng các câu hỏi trắc nghiệm. Các câu hỏi có phương án trả lời không nên quá đơn giản, phải đủ lắt léo và đủ khó khiến người học phải động não nhớ lại những gì vừa học. Điều này sẽ là một tác nhân kích thích người học tập trung hơn vào bài học một cách hoàn toàn tự nhiên và tự nguyện. - Ngoài các câu hỏi trắc nghiệm, cũng với mục đích giúp người học củng cố kiến thức, cần thiết phải có thêm hệ thống các bài tập, câu hỏi tự luận. Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày. Trong quá trình soạn thảo, cần thực hiện các liên kết hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài dạy. nhờ các liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ dàng tiếp thu.
  • 17. 17 Ở giai đoạn này, giáo viên sẽ thao tác và làm việc trên phần mềm Microsoft PowerPoint là chủ yếu. Tuy nhiên, để soạn thảo được một bài giảng tốt, giáo viên cũng cần biết cách khai thác triệt để các chức năng hỗ trợ trong Adobe Presenter mà Microsoft PowerPoint không có được, như chức năng ghi âm và chèn video giảng dạy của giáo viên, chèn flash hay chèn các câu hỏi trắc nghiệm tương tác… Bƣớc 6: Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và đóng gói Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter để xuất bản (public) bài giảng thành những định dạng phù hợp với phương thức dạy – học. Nếu sử dụng cho hệ thống website e-Learning thì xuất bản thành gói SCORM, nếu để ghi CD hoặc dùng file độc lập thì xuất bản dạng file tự chạy (file có phần mở rộng là *.exe hoặc file flash). Kinh nghiệm cho thấy, không nên chạy thử từng phần trong qua trình thiết kế, bởi đối với bài giảng điện tử elearning soạn thảo bằng phần mềm Adobe Presenter, mỗi lần xuất bản rất mất thời gian. 2.3.2. Khai thác các tính năng nổi bật của Adobe Presenter 7.0 2.3.2.1. Khai báo và thiết đặt ban đầu * Khai báo về người giảng Trước khi sử dụng các tính năng của Adobe Presenter, phải ghi (Save) file Powerpoint với một tên gọi. Tên file không được sử dụng tiếng Việt có dấu. Một tính năng khác biệt của Adobe Presenter so với các phần mềm soạn thảo khác đó là tính năng hiển thị tên, hình ảnh, nghề nghiệp của người giảng hay logo của trường…Tính năng này giúp người học có thể dễ dàng nhận dạng người đang giảng bài, đặc biệt trong một số trường hợp khi có nhiều người cùng giảng. Để khai báo về người giảng, từ thực đơn Adobe Presenter chọn Prefernces, hộp thoại mới xuất hiện. Trên thẻ Presenters, chọn Add… lúc này hộp thoại mới xuất hiện với các thông tin như Name : tên giáo viên Job Title: chức vụ, nơi công tác Photo: ảnh của người giảng
  • 18. 18 Logo: là logo của trường hay của phòng giáo dục Email: là địa chỉ email của giáo viên Biography : một số thông tin khác về giáo viên Muốn thêm tên một vài người giảng, ta chọn tiếp vào ô Add… để điền thông tin về các người giảng khác. Để thể hiện người giảng trên bài giảng khi chạy, sau khi đã khai báo thông tin giáo viên như trên ta tiến hành gọi các khai báo đó lên bài giảng bằng cách chọn vào thực đơn Adobe Presenter chọn Slide Manager, hộp thoại Slide Manager xuất hiện. Trong hộp thoại Slide Manager, ta lần lượt chọn vào mục Presented By để chọn người giảng. * Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu Việc thiết lập ban đầu bao gồn thiết đặt tiêu đề cho bài giảng, thiết đặt nền background, đặt các thông số về thời gian trong khi chạy slide… Trên thực đơn Adobe Presenter, chọn Presenter Settings, chọn vào thẻ Appearance. Trong thẻ này, ta gõ tiêu đề bài giảng trong ngăn Title, thay đổi giao diện trong ngăn Theme. 2.3.2.2. Biên tập âm thanh * Ghi âm lời giảng trực tiếp vào bài giảng Một trong những điểm mạnh của Adobe Presenter là cho phép giáo viên ghi âm thanh lời giảng bài để lồng vào bài giảng điện tử, cũng như cho phép đồng bộ file âm thanh xuyên suốt với các slide khi trình bày. Việc ghi âm thanh lời giảng đưa vào bài giảng giúp minh họa nội dung nào đó của bài giảng, cũng như khi kết hợp với ghi hình ảnh giáo viên có thể xây dựng được một bài giảng có khả năng giúp người học tự học mà không cần đến giáo viên giảng bài. Đặc biệt, khi bài giảng được đưa lên mạng Internet, nó có thể giúp nhiều người học cùng truy cập và tự học tại cùng một thời điểm. Giáo viên có thể sử dụng rất nhiều thiết bị để ghi âm lời giảng sau đó thực hiện chèn lời bài giảng vào trong bài. Tuy nhiên, hiện nay hầu như các máy tính xách tay đều có micro, vì vậy giáo viên cũng có thể ghi âm trực tiếp qua máy tính xách tay cá nhân của mình.
  • 19. 19 Thực hiện ghi lời giảng như sau: Từ trình đơn Adobe Presenter ta chọn Record Audio, hộp thoại ghi âm xuất hiện. Để ghi âm, ta chọn vào nút tròn màu đỏ, sau khi bấm 2 đến 3 giây thì bắt đầu nói. Nếu slide có hiệu ứng nói đến hiệu ứng nào thì ta chạy hiệu ứng đó bằng việc click vào nút Next Animation. Ghi xong bấm stop để dừng lại. * Chèn file audio có sẵn vào bài giảng Từ trình đơn Adobe Presenter chọn Import audio. Hộp thoại mới xuất hiện. Chọn slide muốn chèn âm thanh vào và nhấn nút Browse để tìm file âm thanh, nhấn OK để kết thúc. * Chỉnh sửa âm thanh lời giảng Khi chèn lời giảng vào bài giảng ta thường gặp một số lỗi như lời giảng bị thừa hay thiếu, nhịp lời giảng chưa đúng…ta hoàn toàn có thể dùng chức năng chỉnh sửa âm thanh có sẵn trong Adobe Presenter này để cắt các đoạn lời giảng thừa hay chèn thêm lời giảng vào chỗ bất kì. Chức năng này đã làm Adobe Presenter như một công cụ chỉnh sửa âm thanh chuyên nghiệp hơn so với các phần mềm soạn thảo bài giảng khác. Để làm đượcviệc này, trên thực đơn Adobe Presenter chọn Edit audio để bật hộp thoại lên, khi hộp thoại đã được bật lên ta chọn vào slide cần chỉnh sửa. Nhấn nút play để nghe và quan sát hình gợn sóng để nhận dạng vị trí lời giảng lỗi hay vị trí lời giảng cần chèn. Sau khi đã tìm được vị trí có lỗi ta thực hiện rê chuột để bôi đen phần gợn sóng bị lỗi rồi click chuột vào biểu tượng cái kéo trên màn hình để cắt. Ngoài ra ta cũng có thể thao tác cắt dán đoạn này sang đoạn khác, hay dán sang slide khác như thao tác cắt dán đối với văn bản. Nếu lời giảng bị thiếu cần bổ sung thêm ta cũng có thể tìm vị trí cần bổ sung và nhấn nút Record Audio để ghi âm bổ sung. Đặc biệt nếu âm thanh không đồng bộ với hiệu ứng ta có thể click chuột vào nút click của hiệu ứng đến đúng vị trí của lời giảng. Sau khi thực hiện xong, nhấn vào nút Save trên hộp thoại để lưu lại. * Đồng bộ âm thanh với các slide trình chiếu
  • 20. 20 Để các âm thanh đã được đưa vào như đã giới thiệu ở mục a và b nếu trên, ta cần phải thực hiện động tác đồng bộ âm thanh (đã đưa vào bài giảng) với từng slide của bài giảng. Trước đây Powerpoint chỉ cho phép file âm thanh thể hiện trên từng slide. Nhưng Adobe Presenter cho phép file âm thanh (lời giảng) có thể phát xuyên suốt giữa các slide, cách làm như sau: Gọi lệnh từ menu Adobe Presenter Edit Audio, hộp thoại sau xuất hiện: Ta dùng chuột để kéo các thanh trượt của từng slide sao cho đoạn âm thanh (lời giảng) nằm khớp trong khi slide đó thể hiện. Để kiểm tra nội dung âm thanh đã khớp chính xác tới từng slide hay chưa, có thể nhấn nút Play để nghe và kiểm tra. Nếu chưa khớp, sử dụng thanh trượt của từng slide để tiếp tục điều chỉnh cho chính xác. Sau khi điều chỉnh âm thanh cho các slide hoàn tất, nhấn nút ghi dữ liệu rồi đóng hộp thoại Edit Audio. Chú ý: sau bước này vẫn chưa thể nghe thấy âm thanh đồng bộ theo các slide khi trình diễn slide trên Powerpoint như thông thường. Âm thanh trên chỉ có hiệu lực trong bài giảng sau khi đã được xuất bản, xin xem ở bước (3.7) của tài liệu này.
  • 21. 21 2.3.2.3. Biên tập video * Quay hình và ghi âm trực tiếp Chức năng này cho phép giáo viên có thể ghi hình trực tiếp thông qua webcam hoặc điện thoại di động có camera. Nhờ cách ghi hình này chúng ta có thể làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, khỏi nhàm chán vì học sinh có thể nhìn thấy hình của giáo viên khi giảng bài hoặc ghi hình các thí nghiệm cho bài học. Để thực hiện ghi hình, trên thực đơn Adobe Presenter chọn Capture Video, hộp thoại ghi hình xuất hiện. Nhấn vào nút Record để tiến hành ghi hình. * Chèn video vào bài giảng Ngoài ra ta cũng có thể chèn video vào bài giảng bằng cách chọn vào thực đơn Import Video và chọn tới file cần chèn. * Chỉnh sửa video Công cụ này cho phép chúng ta chỉnh sửa đoạn video đã chèn. Trên thực đơn Adobe Presenter chọn Edit Video. Để cắt video ta kéo cần gạt bên thanh trượt để bỏ đi phần thức ở hai đầu.
  • 22. 22 2.3.2.4. Chèn câu hỏi tương tác Chèn câu hỏi tương tác là một điểm mạnh của Adobe Presenter và cũng là tính năng rất quan trọng trong bài giảng e-Learning. Bài giảng có thực sự mang lại hiệu quả cao hay không phụ thuộc vào khả năng tương tác giữa người học và giáo viên thông qua các câu hỏi trắc nghiệm tương tác thông minh. Giáo viên cần khai thác tính năng này để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Các câu hỏi trắc nghiệm khi học sinh đi thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học có nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến thứ, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
  • 23. 23 Khi làm bài tập thì chương trình thường thể hiện các thông báo bằng tiếng Anh, vì vậy đầu tiên giáo viên nên việt hoá chúng bằng cách vào thực đơn Adobe Presenter và chọn Quiz Manage. Chọn nhãn Default Labels và việt hoá chúng. Nếu muốn hiển thị điểm của học sinh ta có thể bật tính năng hiện điểm để chương trình tự động tính điểm cho học sinh. Có nhiều loại trắc nghiệm cho giáo viên lựa chọn để soạn bài giảng như câu hỏi lựa chọn, câu hỏi đúng-sai, điền vào chỗ khuyết, trả lời với ý kiến ngắn, ghép đôi, đánh giá mức độ. Tuy nhiên, nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường thì sẽ dẫn đến tính khô cứng của câu hỏi. Không phát huy được tính gợi mở cho người học. Không có tác dụng phản hồi lại thông tin giúp người học tiến bộ được. Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học thông qua thẻ Option. Một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài giảng điện tử. Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông tin phản hồi tương ứng bằng cách giáo viên ghi âm lời giải thích câu trả lời cho mỗi câu hỏi.
  • 24. 24 2.3.2.5. Đóng gói bài giảng Sau khi đã hoàn thiện bài giảng, ta thực hiện đóng gói thành bài giảng e- Learning để đưa lên mạng hoặc sang đĩa CD. Trên thực đơn Adobe Presenter chọn Pubish, khi hộp thoại mới xuất hiện ta xác định như sau: - Chọn nơi lưu bài giảng bằng cách click chuột vào nút Choose... - Đánh dấu tích vào Zip package để nén lại. Nếu muốn sang đĩa CD thì ta đánh dấu tích vào CD package, sau đó nhấn Publish để xuất bản bài giảng. Sau khi đóng gói ta thực hiện chạy thử bài giảng. Mở tệp bài giảng đã được đóng gói ra và tìm đến file index.htm để chạy thử bài giảng. Chú ý: Việc xuất bản bài giảng ra Adobe PDF cũng làm tương tự. Tuy nhiên, máy tính phải cài đặt phần mềm Adobe Acrobat Pro 9 hoặc Acrobat Reader 9 mới có thể thực hiện được thao tác xuất bản ra dạng Adobe PDF này.
  • 25. 25 2.4. Sử dụng bài giảng E-learning một cách hiệu quả trong dạy học ở trường phổ thông - Sử dụng để HS xem những bài giảng mà GV đã dạy ở lớp Khi soạn thảo các bài giảng điện tử để thực hiện giảng dạy trên lớp học, giáo viên cũng cần chuyển bài giảng đó sang bài giảng điện tử e-Learning để có thể upload lên mạng internet cho học sinh tham khảo hoặc xem lại khi cần thiết. Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh không thể đến lớp học được như ốm đau, gia đình có việc bận…trong các tình huống như thế, các em sẽ không thể nghe các thầy cô giảng lại bài mà chỉ có thể mượn vở bạn để chép lại bài. Trong nhiều tình huống khác, do các nguyên nhân khách quan mà học sinh không thể đến lớp trong một khoảng thời gian dài hơn thì nhất định các em sẽ bị bỏ lỡ những phần kiến thức quan trọng và không theo kịp với các bạn cùng lớp. Trong trường hợp này, bài giảng điện tử e-Learning phát huy hiệu quả một cách rõ rệt. Với bài giảng điện tử e-Learning, học sinh có thể tự học qua các bài giảng mà giáo viên đưa lên vào bất cứ thời gian nào phù hợp mà không cần phải trực tiếp lên lớp. Các bài giảng này được soạn thảo công phu với các video giáo viên giảng bài, ghi âm lời giảng…làm cho học sinh có cảm giác như chính giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, một số học sinh có lực học yếu hoặc trung bình mặc dù đã được học trên lớp nhưng do khả năng tiếp thu chậm nên còn có những phần chưa hiểu. Vì vậy, các em có thể xem lại các bài giảng này tại nhà. Tuy nhiên, để việc học tập e-Learning của học sinh có hiệu quả, trong quá trình chuyển từ bài giảng điện tử sang bài giảng điện tử e-Learning cần chú ý tới việc chèn thên các video giảng bài, ghi âm…để tăng tính tương tác giữa giáo viên và học sinh. Đối với bài giảng điện tử thông thường thì GV khi truyền đạt sẽ hiểu logic trình bày vì vậy có nhũng phần kiến thức GV chỉ đưa lên nhưng không giải thích, chỉ khi giảng dạy mới trực tiếp giải thích cho học sinh hiểu. Tuy nhiên nếu sử dụng luôn bài giảng đó cho HS tự học thì HS sẽ không hiểu. Vì thế những video giảng bài, giải thích trong trường hợp này là rất cần thiết. - Sử dụng để GV có thể giới thiệu các bài giảng tham khảo, kiến thức bổ trợ cho bài học
  • 26. 26 Do thời lượng 45 phút hạn chế trong 1 tiết học, GV chỉ có thể tập trung dạy những phần chính của bài, vì thế không thể truyền đạt hết tất cả những kiến thức tham khảo. Vì vậy, những kiến thức HS học được chỉ mang tính lý thuyết, chưa sát với thực tiễn, không đào sâu tư duy, vì thế mà kiến thức sẽ nhanh chóng bị quên lãng. Thông qua các bài giảng điện tử e-Learning, GV có thể cung cấp cho các em những kiến thức bổ trợ bổ ích bên ngoài bài học như: giải bài tập, giải thích rõ các hiện tượng vật lý liên quan tới bài học, hướng dẫn HS làm các thí nghiệm thực tế, những tiến bộ khoa học hiện nay có liên quan tới bài học, mà SGK chưa đề cập tới hoặc đã cập nhật lỗi thời…Những kiến thức này sẽ kích thích niềm đam mê môn học, kích thích trí tìm tòi, học hỏi của HS Lấy ví dụ như trong chương trình Vật lý 12 nâng cao, trong chương lượng tử ánh sáng, bài “Sự phát quang. Laze” có đề cập về laze. Nhưng trong phạm vi chương trình và thời lượng học trên lớp có hạn, giáo viên chỉ có thể nêu vắn tắt về nguyên tắc hoạt động của laze, các loại laze như laze hồng ngọc, laze rắn, laze khí, laze bán dẫn và các ứng dụng của laze trong thực tế như dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến, dùng trong y học, dùng để khoan cắt các vật liệu trong công nghiệp. Nếu giáo viên chỉ dừng lại ở chỗ giới thiệu thì học sinh cũng chỉ biết học thuộc lòng và nhanh chóng quên ngay. Nhưng nếu giáo viên cung cấp những bài giảng điện tử E-Learning giới thiệu sâu hơn về các loại laze, giải thích laze được sử dụng như thế nào trong việc thông tin liên lạc, trong y học…và yêu cầu học sinh tìm hiểu qua các bài giảng đó thì nó sẽ kích thích được óc sáng tạo của học sinh, khơi dậy cho các em niềm đam mê Vật lý, và đặc biệt cho các em thấy được sự gần gũi giữa những lý thuyết sách vở được học với thực tế cuộc sống sinh động. Với những bài giảng điện tử e-learning giáo viên đưa ra, học sinh có thể tự do lựa chọn các kiến thức tùy thuộc vào khả năng và sở thích của mỗi người. Ví dụ với bộ môn Vật lý: + HS yếu có thể tham khảo các bài giảng liên quan đến giải bài tập, + HS khác có thể tìm hiểu về hiện tượng vật lý trong cuộc sống, + Hay những học sinh yêu thích và luôn muốn sáng tạo có thể tìm thấy câu trả lời trong các bài giảng hướng dẫn HS làm thí nghiệm…
  • 27. 27 Mặc dù những kiến thức này không phải khó tìm kiếm đối với học sinh, nhưng GV với vai trò là người hướng dẫn sẽ giúp HS có những định hướng tốt hơn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo và tin tưởng vào các kiến thức được cung cấp. Ngoài ra, học sinh có thể tham khảo những kiến thức này bất cứ thời gian nào và ở mọi lúc mọi nơi mà không có bất kì sự hạn chế về không gian và thời gian. - Kết hợp trong mô hình các khóa học đào tạo trực tuyến của trường Hiện nay trường phổ thông hướng đến Online hóa trường học, bao gồm Online về quản lý, điều hành, tác nghiệp và Online về dạy và học. Website trường học phải trở thành một địa chỉ thân thiện đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Cũng vì thế mà đào tạo trực tuyến không còn gì xa lạ đối với mỗi giáo viên và học sinh. Trong các khóa học đào tạo trực tuyến thì không thể thiếu các bài giảng điện tử e-Learning. Vì vậy, các bài giảng điện tử mà giáo viên upload lên mạng internet sẽ trở thành tài nguyên chính cho các khóa học trực tuyến do trường tổ chức.