SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
Download to read offline
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 1/16
TRANG KIỂM SOÁT BAN HÀNH, SỬA ĐỔI
Lần ban hành,
ngày ban hành
Trang
sửa đổi
Nội dung ban hành, sửa đổi
01
15/5/2010
Ban hành áp dụng lần đầu
02
15/7/2010
Ban hành áp dụng (sửa đổi lần 01)
03
25/8/2011
Toàn bộ
Chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với quy định
của pháp luật và tình hình thực tế tại Công ty
DANH SÁCH PHÂN PHỐI TÀI LIỆU
STT Đơn vị được nhận tài liệu
Nhận bản photo
(ghi rõ số lượng)
Nhận file mềm (đánh dấu
“X” vào nếu được nhận)
1
Phụ trách ATLĐ Khối Sản xuất Công ty
mẹ
01 X
2 Phụ trách y tế Công ty mẹ 01 X
3 Phụ trách Công đoàn Công ty mẹ 01 X
4
Phụ trách kỷ luật công nghiệp Công ty
mẹ
01 X
5
Phụ trách Pháp lý công nghiệp Công ty
mẹ
01 X
6 Mạ NOF 01 X
7 Mạ màu 01 X
8 Bảo trì cơ 01 X
9 Bảo trì điện 01 X
10 Bảo trì gia công cơ khí 01 X
11 BP Kho 01 X
12 BP VSMT 01 X
13 Các đơn vị khác X
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 2/16
MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
1 Mục đích 3
2 Phạm vi áp dụng 3
3 Tài liệu tham khảo 3
4 Định nghĩa, từ viết tắt 3
5 Nội dung của hướng dẫn 4
5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy bảo hộ lao động 4
5.2 Chế độ hoạt động của Hội đồng Bảo hộ lao động 4
5.3 Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm 5
5.4 Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao
động
10
5.5. Quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp 11
5.6 Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh
lao động
11
5.7 Quản lý thiết bị đo lường 12
5.8 Trang bị phương tiện bảo hộ lao động 12
5.9 Thực hiện kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động 12
5.10 Khi xảy ra tai nạn lao động cần thực hiện 15
6 Biểu mẫu sử dụng 16
7 Các hồ sơ cần phải có đối với công tác ATLĐ – VSMT - PCCC 16
8 Danh mục các văn bản pháp luật bắt buộc về ATLĐ – VSMT - PCCC 16
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 3/16
1. MỤC ĐÍCH
Hướng dẫn việc thực hiện công tác bảo hộ lao động đối với các phòng ban có liên quan nhằm
phối hợp thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động trong Công ty.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Hướng dẫn này được áp dụng đối với các phòng ban, tổ sản xuất thuộc Hệ thống sản xuất –
Hoa Sen Group.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT: Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức thực hiện
công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.
4. ĐỊNH NGHĨA, TỪ VIẾT TẮT
− ATLĐ : An toàn lao động
− ATVSV : An toàn vệ sinh viên
− AT - VSLĐ : An toàn - vệ sinh lao động
− BHLĐ : Bảo hộ lao động
− CB-CNV : Cán bộ - công nhân viên
− CLKT - BHLĐ - VSMT : Chất lượng Kỹ thuật - Bảo hộ Lao động - Vệ sinh Môi trường
− ĐKLĐ : Điều kiện lao động
− NLĐ : Người lao động
− NSDLĐ : Người sử dụng lao động
− PCCC : Phòng cháy chữa cháy
− PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân
− VSMT : Vệ sinh môi trường
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 4/16
5. NỘI DUNG CỦA HƯỚNG DẪN.
5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy bảo hộ lao động:
5.2. Chế độ hoạt động của Ban AT – VSLĐ.
STT NỘI DUNG THỜI GIAN
THÀNH PHẦN
THAM GIA
TRÁCH NHIỆM
CHÍNH
1 -Tổ chức họp Hội đồng
BHLĐ 06 tháng, 01 năm
06 tháng,
01 năm
- Hội đồng BHLĐ;
- Công đoàn;
- Trưởng các
phòng/ban.
Phụ trách ATLĐ
chịu trách nhiệm
triển khai tổ chức
và báo cáo.
2
-Tổ chức kiểm tra công tác
ATLĐ – VSMT – PCCC
hàng quý, 06 tháng, 01 năm
Hàng quý, 06
tháng, 01 năm
- Phụ trách ATLĐ;
- Công đoàn;
- Phụ trách sản xuất,
Bảo trì cơ điện, Tổ
trưởng các tổ, Kỷ luật
công nghiệp.
Phụ trách ATLĐ
lập kế hoạch chi
tiết triển khai
3 -Tổ chức kiểm tra công tác Hàng tháng - Phụ trách ATLĐ, Kỷ Phụ trách ATLĐ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(GIÁM ĐỐC)
HỘI ĐỒNG BẢO HỘ
LAO ĐỘNG
PHỤ TRÁCH
ATLĐ
AN TOÀN VIÊN & NHÂN
VIÊN Y TẾ
CÔNG NHÂN VIÊN
PHỤ TRÁCH
BẢO TRÌ CƠ – ĐIỆN
PHỤ TRÁCH
SẢN XUẤT
TỔ BẢO TRÌCA SẢN XUẤT
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 5/16
STT NỘI DUNG THỜI GIAN
THÀNH PHẦN
THAM GIA
TRÁCH NHIỆM
CHÍNH
ATLĐ – VSMT – PCCC
hàng tháng
luật công nghiệp, An
toàn vệ sinh viên
lập kế hoạch chi
tiết triển khai
4
-Kiểm tra ATLĐ – VSMT –
PCCC tại khu vực làm việc
của mỗi tổ, xưởng trước khi
bắt đầu làm việc, trong giờ
và khi hết ca làm việc
Hàng ngày - An toàn vệ sinh viên
An toàn vệ sinh
viên
5
-Báo cáo kết quả công tác
ATLĐ – VSMT – PCCC tại
khu vực làm việc của mỗi tổ,
xưởng
Hàng ngày - An toàn vệ sinh viên
An toàn vệ sinh
viên báo cáo cho
Phụ trách ATLĐ
và Quản đốc
6
-Báo cáo kết quả công tác
ATLĐ – VSMT – PCCC toàn
công ty cho Ban Giám đốc
Cuối mỗi tuần
- Trong cuộc họp giao
ban tuần
Phụ trách ATLĐ
5.3. Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm
5.3.1. Hội đồng BHLĐ:
Hội đồng BHLĐ bao gồm:
− Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng.
− Đại diện của Ban chấp hành công đoàn công ty và Phó giám đốc điều hành sản xuất làm
Phó chủ tịch Hội đồng.
− Phụ trách an toàn lao động: là Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng.
Hội đồng bảo hộ lao động có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
− Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây
dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động và các
biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp của Công ty.
− Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động ở Công ty theo
định kỳ 6 tháng và hằng năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, có
quyền đề xuất người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.
5.3.2. Công đoàn Công ty
a. Nhiệm vụ:
− Thay mặt người lao động tham gia xây dựng và ký thoả ước lao động tập thể trong đó có
các điều khoản về an toàn - vệ sinh lao động.
− Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các
quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; giám sát việc chấp hành quy chuẩn,
tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những nguy cơ thiếu an
toàn, vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những việc làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình
kỹ thuật an toàn.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 6/16
− Tham khảo lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công việc sau: xây dựng nội
quy, quy chế quản lý an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao
động; đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an
toàn, sức khỏe người lao động; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động an toàn - vệ sinh lao
động của công đoàn ở cơ sở để tham gia với người sử dụng lao động.
− Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh phong trào bảo
đảm an toàn - vệ sinh lao động; động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến
cải tiến thiết bị, máy, công nghệ nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức lao
động.
− Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bảo hộ lao động
cho cán bộ công đoàn và mạng lưới an toàn - vệ sinh viên, người lao động.
b. Quyền hạn:
− Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng các quy chế, nội quy quản lý về
an toàn - vệ sinh lao động.
− Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra do cơ sở
lao động tổ chức để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, thực hiện
các chế độ chính sách an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn, sức
khỏe cho người lao động.
− Kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và
phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật.
− Tham gia điều tra tai nạn lao động; tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra,
kiểm tra về công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở lao động.
5.3.3. Phụ trách An toàn lao động của Công ty
− Phối hợp với trưởng các đơn vị xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao
động của ông ty.
− Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của
Nhà nước và các nội quy, quy định về an toàn lao động của lãnh đạo Công ty đến các cấp
và người lao động; đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao
động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành.
− Dự thảo kế hoạch an toàn lao động hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các
phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch
an toàn lao động.
− Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, các trưởng đơn vị xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động, phòng chống cháy nổ; quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử
dụng các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
− Phối hợp với phòng hành chính nhân sự, bộ phận kỹ thuật, các trưởng bộ phận tổ chức huấn
luyện về an toàn lao động cho người lao động.
− Phối hợp với bộ phận vệ sinh môi trường tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường
lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động
các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 7/16
− Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, nội quy an toàn lao động; tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh
lao động trong phạm vi công ty và đề xuất biện pháp khắc phục.
− Chịu trách nhiệm chính trong việc lập biên bản, điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động
xảy ra trong Công ty, báo cáo cho Trưởng BP, Ban CLKT – BHLĐ - VSMT và Ban Tổng
Giám đốc.
− Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị
của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
− Cán bộ an toàn lao động phải thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất, nhất là những nơi
làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc
thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
− Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và
kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn lao động.
− Tham gia ý kiến về mặt an toàn và vệ sinh lao động trong các cuộc họp về xây dựng kế
hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp
nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở
rộng.
− Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu
người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biên pháp cần
thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo người sử dụng lao động.
5.3.4. Phụ trách sản xuất và phụ trách bảo trì cơ, điện
− Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo.
− Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát.
− Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và người lao động thuộc quyền quản
lý thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và các quy định về
an toàn lao động.
− Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch an toàn lao động, xử lý kịp thời các thiếu
sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan
đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải
quyết của phân xưởng.
− Tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả.
− Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn;
− Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với
các máy, thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự
cố;
− Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động;
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 8/16
− Phối hợp với phụ trách an toàn lao động theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định, và xin
cấp giấy phép sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn,
vệ sinh lao động;
5.3.5. An toàn vệ sinh viên
a. Nhiệm vụ:
− Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về
an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân;
− Giám sát các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi
phạm về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ; phát hiện những trường
hợp mất an toàn của máy, thiết bị.
− Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việc
an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn
đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ.
− Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện
pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an
toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc.
b. Quyền hạn:
− Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn- vệ sinh
viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian thực
hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất.
− Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an
toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.
− Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do
công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.
5.3.6. Bộ phận y tế
a. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận y tế:
− Tham mưu cho người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của
người lao động.
− Thực hiện khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động và sơ cứu, cấp cứu các trường
hợp tai nạn lao động.
− Phối hợp với bộ phận hành chính, bộ phận ATLĐ tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám
bệnh nghề nghiệp cho NLĐ; lưu giữ và theo dõi hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh
nghề nghiệp (nếu có).
− Quản lý số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cấp cứu.
− Tham gia xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các
phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp cứu có
hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn.
− Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm cho người lao động tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ phận an toàn – vệ sinh
lao động để triển khai thực hiện đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 9/16
lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao
động.
− Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố có
hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp dự phòng các bệnh
có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông
thường tại nơi làm việc.
− Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh lao động của cơ
sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao sức khỏe
cho người lao động.
− Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định lượng hiện
vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hại
đến sức khỏe.
− Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành (nếu có) để
quản lý sức khỏe của người lao động; tiếp nhận và thực hiện đầy đủ chỉ đạo về chuyên môn
nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành.
− Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người lao động
đối với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có).
b. Quyền hạn của bộ phận y tế:
− Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và
kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.
− Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định
việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm
hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời
phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
− Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về vệ sinh lao động.
− Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ,
ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác.
5.3.7. Trưởng ca sản xuất và Tổ trưởng các tổ
− Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp
hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt các trang bị, phương
tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế.
− Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh; kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ
chức thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an
toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.
− Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng không đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất
mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có
biện pháp giải quyết kịp thời.
− Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về
an toàn lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ.
− Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và
kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 10/16
nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời với
phân xưởng để xử lý.
5.3.8. Phụ trách Nhân sự và Phụ trách kỷ luật công nghiệp
− Phối hợp với phụ trách an toàn lao động và các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ an
toàn lao động, đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện an toàn và vệ sinh lao
động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng
chống độc hại, bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội...;
− Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân công để thực hiện các nội dung, biện pháp đề
ra trong kế hoạch an toàn lao động.
− Phụ trách kỷ luật công nghiệp phối hợp với bộ phận an toàn lao động trong việc điều tra và
xử lý tai nạn lao động.
5.4. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
5.4.1. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động:
Hàng năm, Phụ trách an toàn lao động phối hợp với các tổ sản xuất lập kế hoạch bảo hộ lao
động trình Ban Giám đốc phê duyệt và tiến hành thực hiện.
Kế hoạch bảo hộ lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian hoàn thành,
phân công tổ chức thực hiện. Nội dung của kế hoạch ít nhất phải có các thông tin sau:
− Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;
− Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc: lắp đặt hệ thống
thông gió, hút bụi, hút hơi khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, hệ thống chống
rung sóc; cách ly vi sinh vật gây hại; cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh; đo kiểm môi trường lao
động...;
− Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
− Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;
− Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động.
Việc xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động phải tuân thủ theo HD.BHLĐ.BM01 của hướng dẫn
này.
5.4.2. Kế hoạch huấn luyện an toàn lao động:
Trong kế hoạch bảo hộ lao động hằng năm phải bao gồm cả kế hoạch huấn luyện an toàn lao
động cho người lao động theo Thông tư số 37/2005/TTBLĐTBXH ngày 29/12/2005, nội dung
bao gồm:
** Những quy định chung về AT-VSLĐ:
− Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn – vệ sinh lao động.
− Quyền và nghĩa vụ của người lao động; các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động đối với
người lao động.
− Nội quy ATLĐ, những kiến thức cơ bản về KTAT – VSLĐ.
− ĐKLĐ, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng
ngừa.
− Xử lý tình huống và các phương pháp sơ cấp cứu.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 11/16
− Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.
− Các biện pháp tự cải thiện ĐKLĐ.
* Những quy định cụ thể về AT-VSLĐ tại nơi làm việc:
− Đặc điểm SX, các quy trình làm việc, quy định AT-VSLĐ bắt buộc người lao động phải
tuân thủ.
− Các yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa.
− Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ ngoài việc huấn luyện
như trên cũng phải được huấn luyện kỹ hơn về quy trình làm việc và xử lý sự cố.
Giảng viên: có kinh nghiệm, được bồi dưỡng nghiệp vụ về AT-VSLĐ và do NSDLĐ quyết
định.
* Hình thức và thời gian huấn luyện:
− Huấn luyện lần đầu: Người mới tuyển dụng, học nghề, tập nghề, thử việc tại Công ty.
Thời gian: + Ít nhất là 2 ngày;
+ Đối với NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ phải
được huấn luyện ít nhất là 3 ngày.
− Huấn luyện định kỳ: NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện lại để NLĐ nắm vững các quy định
ATLĐ, VSLĐ.
Thời gian: tùy thuộc vào yêu cầu nhưng ít nhất 1năm/1 lần và ít nhất 2 ngày/lần.
− Người lao động khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi công
nghệ, sau khi nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên phải được huấn luyện lại.
− Sau khi huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, người lao động phải ký vào Sổ theo dõi
công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo HD.BHLĐ.BM02.
5.5. Quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.
− Hằng năm, Bộ phận ATLĐ – VSMT – PCCN phải tổ chức đo đạc các yếu tố môi trường lao
động và lưu trữ hồ sơ theo dõi kết quả đo đạc ít nhất 10 năm sau khi dây chuyền sản xuất
liên quan không còn sử dụng.
− Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng. Bộ phận nhân sự sản xuất căn cứ
vào kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp.
− Hằng năm, bộ phận An toàn lao động kết hợp với bộ phận hành chính- nhân sự tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề.
− Đối với người lao động làm các công việc độc hại, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thì
phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
− Người bị bệnh nghề nghiệp phải có hồ sơ quản lý riêng theo HD.BHLĐ.BM03
5.6. Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Công ty phải thực hiện việc đăng ký và kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng và tiến hành kiểm định lại nếu hết hạn
kiểm định; phải thường xuyên kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, ngăn ngừa khi phát hiện ra
có nguy cơ gây ra sự cố.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 12/16
Lập sổ theo dõi các đối tượng thuộc diện kiểm định và đăng ký để quản lý, tiến hành kiểm định
kịp thời khi đến thời hạn. Hàng năm rà soát các đối tượng phải đăng ký, kiểm định thuộc phạm
vi quản lý của mình để thực hiện việc đăng ký, kiểm định theo đúng quy định của pháp luật;
lập kế hoạch kiểm định đối tượng để đề nghị cơ quan kiểm định tiến hành kiểm định.
Hồ sơ cần thiết:
− Danh mục máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo HD.BHLĐ.BM04;
− Kế hoạch kiểm định hằng năm theo HD.BHLĐ.BM05;
− Sổ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo
HD.BHLĐ.BM06;
5.7. Quản lý thiết bị đo lường
− Lập danh mục thiết bị đo lường theo HD.BHLĐ.BM07;
− Kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo lường theo HD.BHLĐ.BM08.
5.8. Trang bị phương tiện bảo hộ lao động
− Phụ trách ATLĐ kết hợp với các Trưởng đơn vị xây dựng định mức và tiêu chuẩn trang bị
PTBVCN cho từng vị trí/công việc theo QT.CPBH.BM01.
− Hàng năm, phụ trách ATLĐ của Công ty phải xây dựng kế hoạch mua sắm PTBVCN theo
mục số 3 của HD.BHLĐ.BM01 và trang bị cho công nhân theo QT.CPBH.BM03 - Sổ cấp
phát phương tiện bảo vệ cá nhân.
− Phụ trách ATLĐ phải hướng dẫn người lao động cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
đúng quy cách. Lập danh sách công nhân được hướng dẫn theo HD.BHLĐ.BM.09.
5.9. Thực hiện kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động
5.9.1. Nội dung kiểm tra
− Việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động như: khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều
tra, thống kê tai nạn lao động,...;
− Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn.
− Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành.
− Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc
như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống rung,
chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước...;
− Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng
cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế.
− Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động.
− Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.
− Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc
kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại.
− Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao
động.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 13/16
− Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người lao động.
− Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về bảo hộ lao
động của người lao động.
− Trách nhiệm quản lý công tác bảo hộ lao động và phong trào quần chúng về bảo hộ lao
động.
5.9.2. Hình thức kiểm tra
Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp
kiểm tra;
− Kiểm tra chuyên đề từng nội dung;
− Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày;
− Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão;
− Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn;
− Kiểm tra định kỳ để xem rồi nhắc nhở hoặc chấm điểm để xột duyệt thi đua;
− Ngoài ra có thể áp dụng kiểm tra đột xuất (không báo trước).
5.9.3. Tổ chức việc kiểm tra theo định kỳ
− Kiểm tra định kỳ 06 tháng, 01 năm: do Ban AT – VSLĐ chủ trì, Phụ trách ATLĐ chịu trách
nhiệm triển khai.
− Kiểm tra định kỳ hàng tháng: Phụ trách ATLĐ trực tiếp tiến hành tổ chức kiểm tra và báo
cáo kết quả công việc theo quy định.
− Trình tự kiểm tra như sau:
+ Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra.
+ Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ, đội sản xuất.
+ Tiến hành kiểm tra:
 Quản đốc phân xưởng (nếu là kiểm tra ở phân xưởng) phải báo cáo tóm tắt tình hình
thực hiện công tác bảo hộ lao động với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biện
pháp khắc phục thiếu sót toàn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng; dẫn
đoàn kiểm tra đi xem xét thực tế và trả lời các câu hỏi, cũng như tiếp thu các chỉ dẫn
của đoàn kiểm tra.
 Mọi vị trí sản xuất đều phải được kiểm tra.
+ Ghi nhận kết quả kiểm tra:
 Đoàn kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra
theo HD.VSMT.BM01.
 Trong quá trình kiếm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm an toàn lao động thì lập
Biên bản vi phạm an toàn lao động theo BM.XLCN.01, và nếu phát hiện có nguy cơ
không an toàn thì lập Phiếu báo phát hiện nguy cơ mất an toàn theo
HD.BHLĐ.BM10.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 14/16
+ Khắc phục kết quả kiểm tra:
 Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn
tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thực
hiện;
 Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở; tổng
hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với
cấp dưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện.
5.9.4. Tự kiểm tra ở tổ sản xuất
− Mỗi an toàn vệ sinh viên chịu trách nhiệm kiểm tra ATLĐ – VSMT – PCCC tại khu vực của
mình trước, trong và sau khi làm việc.
− Việc tự kiểm tra ở tổ phải tiến hành vào đầu giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầu
vào một công việc mới, vì vậy cần phải được làm nhanh, gọn theo trình tự sau đây:
+ Mỗi an toàn vệ sinh viên trong tổ đầu giờ làm việc hàng ngày có nhiệm vụ quan sát tình
trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, điện, mặt bằng sản xuất, dụng cụ
phương tiện phòng cháy chữa cháy, dụng cụ phương tiện cấp cứu sự cố v.v... và báo cáo
tổ trưởng/ quản đốc và Phụ trách ATLĐ những thiếu sót hoặc các nguy cơ gây tai nạn
lao động hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ (nếu có).
+ Tổ trưởng/Quản đốc sau khi nhận được các thông tin về tình trạng mất an toàn có nhiệm
vụ kiểm tra lại các tồn tại được tổ viên phát hiện, hướng dẫn hoặc bàn bạc với công nhân
trong tổ, với Phụ trách ATLĐ các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra tai nạn lao động;
+ Đối với những nguy cơ mà khả năng tổ không tự giải quyết được thì phải thực hiện biện
pháp tạm thời để phòng tránh xảy ra tai nạn lao động, sau đó ghi vào sổ kiểm tra và báo
cáo ngay với quản đốc phân xưởng để được giải quyết.
+ Trong quá trình kiểm tra, an toàn vệ sinh viên ghi nhận vào Sổ kiểm tra hằng ngày theo
HD.BHLĐ.BM11, ký xác nhận và bàn giao cho ca sau.
 Sổ kiểm tra về an toàn và vệ sinh lao động phải được quản lý, lưu giữ theo chế độ
quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết.
 Mọi trường hợp phản ảnh kiến nghị đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đề xuất đều phải
được ghi chép và ký nhận vào sổ kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động để có cơ sở
xác định trách nhiệm.
 Trong quá trình kiếm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm an toàn lao động thì lập
Biên bản vi phạm an toàn lao động theo BM.XLCN.01, và nếu phát hiện có nguy cơ
không an toàn thì lập Phiếu báo phát hiện nguy cơ mất an toàn theo
HD.BHLĐ.BM09.
+ Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện các trường hợp suýt xảy ra tai nạn lao động thì
ATVSV phải nắm bắt sự việc, ghi vào sổ kiểm tra hằng ngày và báo lại cho Tổ
trưởng/Quản đốc và Phụ trách ATLĐ để tìm biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Hằng
tháng, phụ trách ATLĐ chịu trách nhiệm thống kê các trường hợp suýt bị TNLĐ theo
HD.BHLĐ.BM12.
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Mã số: HD.BHLĐ
Lần ban hành: 03
Ngày ban hành: 25/8/2011
Trang: 15/16
5.10.Khi xảy ra tai nạn lao động cần thực hiện:
− Khi xảy ra tai nạn lao động, Đoàn điều tra tiến hành điều tra, lập biên bản điều tra TNLĐ
theo QT.TNLĐ.BM03, rút kinh nghiệm và phổ biến cho người lao động biết để hạn chế việc
tái lập lại những tai nạn, sự cố tương tự.
− Người khai báo: Khi phát hiện tai nạn lao động, người phát hiện phải báo ngay cho
ATVSV/Quản đốc/Nhân viên y tế/Phụ trách ATLĐ. Phụ trách ATLĐ thông báo đến các
thành viên trong đoàn điều tra TNLĐ để tiến hành điều tra, xử lý TNLĐ
− Thời gian khai báo: trong vòng 24 giờ.
− Tổ chức đoàn điều tra:
+ Thành phần đoàn điều tra của Công ty gồm: người sử dụng lao động hoặc người được
ủy quyền; đại diện công đoàn cơ sở; Phụ trách công tác ATVSLĐ. Trong đó:
 Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền: Trưởng đoàn điều tra.
 Đại diện công đoàn cơ sở: Thành viên.
 Phụ trách an toàn lao động: Thành viên.
+ Những người tham dự điều tra:
 Phụ trách kỷ luật công nghiệp.
 Đại diện đơn vị xảy ra tai nạn lao động
− Quá trình điều tra phải tìm hiểu rõ các nguồn gốc gây ra sự cố, tai nạn lao động. Phân tích
và đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng tránh tai
nạn lao động tái diễn.
− Khai báo kịp thời cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nếu trường hợp tai
nạn lao động nặng hoặc nghiêm trọng theo QT.TNLĐ.BM01 (xin ý kiến chỉ đạo của Ban
Giám đốc trước khi khai báo).
− Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động,
Công ty phải thống kê tất cả những vụ tai nạn lao động làm người lao động thuộc quyền
quản lý phải nghỉ việc từ một ngày trở lên vào Sổ thống kê tai nạn lao động theo
QT.TNLĐ.BM05.
− Công ty phải tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng và một năm tình hình tai nạn lao động
theo QT.TNLĐ.BM04, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác
thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn Lao động cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 7 đối với báo
cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm. Nếu
không có tai nạn lao động thì cơ sở ghi rõ là "không tai nạn lao động”.
− Đối với người bị tai nạn lao động phải tổ chức sơ cấp cứu, điều trị cứu chữa người bị nạn ổn
định thương tật. Thực hiện chế độ giám định thương tật và chế độ bồi thường, trợ cấp cho
người lao động bị tai nạn theo quy định của pháp luật.
− Định kỳ, Phụ trách ATLĐ báo cáo công tác BHLĐ cho Sở Lao động - Thương binh & Xã
hội, và Liên đoàn lao động tỉnh theo HD.BHLĐ.BM13
2. hdcongtacbaoholaodong

More Related Content

What's hot

Quy trinh xu ly chat thai nguy hai
Quy trinh xu ly chat thai nguy haiQuy trinh xu ly chat thai nguy hai
Quy trinh xu ly chat thai nguy hai
Ho Crisis
 
Báo cáo an toàn lao động
Báo cáo an toàn lao độngBáo cáo an toàn lao động
Báo cáo an toàn lao động
Bao Van Pham
 
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
atvsld
 
An toàn hoá chất
An toàn hoá chấtAn toàn hoá chất
An toàn hoá chất
Bảo Mơ
 

What's hot (20)

Quy trinh xu ly chat thai nguy hai
Quy trinh xu ly chat thai nguy haiQuy trinh xu ly chat thai nguy hai
Quy trinh xu ly chat thai nguy hai
 
An toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chungAn toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chung
 
Huấn luyện ATVSLĐ.2023.pptx
Huấn luyện ATVSLĐ.2023.pptxHuấn luyện ATVSLĐ.2023.pptx
Huấn luyện ATVSLĐ.2023.pptx
 
Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp
Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấpKế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp
Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp
 
Báo cáo an toàn lao động
Báo cáo an toàn lao độngBáo cáo an toàn lao động
Báo cáo an toàn lao động
 
AN TOAN HOA CHAT.ppt
AN TOAN HOA CHAT.pptAN TOAN HOA CHAT.ppt
AN TOAN HOA CHAT.ppt
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO AN TOÀN - SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG - HSE
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO AN TOÀN - SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG - HSECHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO AN TOÀN - SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG - HSE
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO AN TOÀN - SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG - HSE
 
BAI GIANG AT.pptx
BAI GIANG AT.pptxBAI GIANG AT.pptx
BAI GIANG AT.pptx
 
Tài liệu hướng dẫn GSP
Tài liệu hướng dẫn GSPTài liệu hướng dẫn GSP
Tài liệu hướng dẫn GSP
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
NHẬN DIỆN RỦI RO
NHẬN DIỆN RỦI RONHẬN DIỆN RỦI RO
NHẬN DIỆN RỦI RO
 
An toàn trong hàn điện
An toàn trong hàn điệnAn toàn trong hàn điện
An toàn trong hàn điện
 
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
 
An toàn hoá chất
An toàn hoá chấtAn toàn hoá chất
An toàn hoá chất
 
An toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.pdf
An toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.pdfAn toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.pdf
An toàn vệ sinh lao động khi làm việc trên cao.pdf
 
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
 
Phương án phòng cháy chữa cháy của hoa sen security
Phương án phòng cháy chữa cháy của hoa sen securityPhương án phòng cháy chữa cháy của hoa sen security
Phương án phòng cháy chữa cháy của hoa sen security
 
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
AN TOAN HOA CHAT 1.ppt
AN TOAN HOA CHAT 1.pptAN TOAN HOA CHAT 1.ppt
AN TOAN HOA CHAT 1.ppt
 
Bai thuyet trinh ky thuat bao quan dung cu thuy tinh
Bai thuyet trinh ky thuat bao quan dung cu thuy tinhBai thuyet trinh ky thuat bao quan dung cu thuy tinh
Bai thuyet trinh ky thuat bao quan dung cu thuy tinh
 

Viewers also liked

An toàn khi làm việc với hoá chất
An toàn khi làm việc với hoá chấtAn toàn khi làm việc với hoá chất
An toàn khi làm việc với hoá chất
Hữu Nghĩa Đặng
 

Viewers also liked (9)

Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, độc hại
Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, độc hạiNhận biết các yếu tố nguy hiểm, độc hại
Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, độc hại
 
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...
Tiêu chuẩn OHSAS 18001-2007 - Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghềnghiệp...
 
4. qtgiaiquyetkhieunaikhachhang
4. qtgiaiquyetkhieunaikhachhang4. qtgiaiquyetkhieunaikhachhang
4. qtgiaiquyetkhieunaikhachhang
 
Cam nang an toan
Cam nang an toanCam nang an toan
Cam nang an toan
 
đồ áN ngành may công tác đảm bảo an toàn lao động trong xí nghiệp may bình phát
đồ áN ngành may công tác đảm bảo an toàn lao động trong xí nghiệp may bình phátđồ áN ngành may công tác đảm bảo an toàn lao động trong xí nghiệp may bình phát
đồ áN ngành may công tác đảm bảo an toàn lao động trong xí nghiệp may bình phát
 
An toàn khi làm việc với hoá chất
An toàn khi làm việc với hoá chấtAn toàn khi làm việc với hoá chất
An toàn khi làm việc với hoá chất
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam ViệtKế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
Kế hoạch bảo vệ môi trường Sao Nam Việt
 
an toan lao dong
an toan lao dong an toan lao dong
an toan lao dong
 
AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐIỆN
AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐIỆNAN TOÀN LAO ĐỘNG ĐIỆN
AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐIỆN
 

Similar to 2. hdcongtacbaoholaodong

11.quy dinh huan luyen atld
11.quy dinh huan luyen atld11.quy dinh huan luyen atld
11.quy dinh huan luyen atld
suuvuclc
 
Tham luan ve cong tac atvsv
Tham luan ve cong tac atvsvTham luan ve cong tac atvsv
Tham luan ve cong tac atvsv
Thảo Vũ
 

Similar to 2. hdcongtacbaoholaodong (20)

Tt07 2016 (n1,2)
Tt07 2016 (n1,2)Tt07 2016 (n1,2)
Tt07 2016 (n1,2)
 
Quản lý an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp ở Kon Tum
Quản lý an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp ở Kon TumQuản lý an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp ở Kon Tum
Quản lý an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp ở Kon Tum
 
AN TOÀN CHUNG.ppt
AN TOÀN CHUNG.pptAN TOÀN CHUNG.ppt
AN TOÀN CHUNG.ppt
 
Luận Văn Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công ngh...
Luận Văn Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công ngh...Luận Văn Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công ngh...
Luận Văn Quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công ngh...
 
11.quy dinh huan luyen atld
11.quy dinh huan luyen atld11.quy dinh huan luyen atld
11.quy dinh huan luyen atld
 
An toàn lao động theo thông tư mời
An toàn lao động theo thông tư mờiAn toàn lao động theo thông tư mời
An toàn lao động theo thông tư mời
 
Học An toàn lao động 6 nhóm theo Nghị định 44 mới
Học An toàn lao động 6 nhóm theo Nghị định 44 mớiHọc An toàn lao động 6 nhóm theo Nghị định 44 mới
Học An toàn lao động 6 nhóm theo Nghị định 44 mới
 
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
 
Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015
 
Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015Luat an toan va sinh lao dong 2015
Luat an toan va sinh lao dong 2015
 
Học AN toàn Lao động 6 nhóm theo nghị định 44/Cấp chứng chỉ theo đúng quy địn...
Học AN toàn Lao động 6 nhóm theo nghị định 44/Cấp chứng chỉ theo đúng quy địn...Học AN toàn Lao động 6 nhóm theo nghị định 44/Cấp chứng chỉ theo đúng quy địn...
Học AN toàn Lao động 6 nhóm theo nghị định 44/Cấp chứng chỉ theo đúng quy địn...
 
Luận Văn Qlnn Về Vệ Sinh Và An Toàn Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bà...
Luận Văn Qlnn Về Vệ Sinh Và An Toàn Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bà...Luận Văn Qlnn Về Vệ Sinh Và An Toàn Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bà...
Luận Văn Qlnn Về Vệ Sinh Và An Toàn Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Trên Địa Bà...
 
Tham luan ve cong tac atvsv
Tham luan ve cong tac atvsvTham luan ve cong tac atvsv
Tham luan ve cong tac atvsv
 
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXHThông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý An Toàn ...
Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý An Toàn ...Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý An Toàn ...
Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý An Toàn ...
 
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXHThông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH
Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý...
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý...Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý...
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý...
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý...Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý...
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản Lý...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản L...
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản L...Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản L...
Luận Văn Nghiên Cứu Đề Xuất Áp Dụng Tiêu Chuẩn Iso 45001 Vào Hệ Thống Quản L...
 
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các do...
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các do...Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các do...
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các do...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

2. hdcongtacbaoholaodong

  • 1.
  • 2. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 1/16 TRANG KIỂM SOÁT BAN HÀNH, SỬA ĐỔI Lần ban hành, ngày ban hành Trang sửa đổi Nội dung ban hành, sửa đổi 01 15/5/2010 Ban hành áp dụng lần đầu 02 15/7/2010 Ban hành áp dụng (sửa đổi lần 01) 03 25/8/2011 Toàn bộ Chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại Công ty DANH SÁCH PHÂN PHỐI TÀI LIỆU STT Đơn vị được nhận tài liệu Nhận bản photo (ghi rõ số lượng) Nhận file mềm (đánh dấu “X” vào nếu được nhận) 1 Phụ trách ATLĐ Khối Sản xuất Công ty mẹ 01 X 2 Phụ trách y tế Công ty mẹ 01 X 3 Phụ trách Công đoàn Công ty mẹ 01 X 4 Phụ trách kỷ luật công nghiệp Công ty mẹ 01 X 5 Phụ trách Pháp lý công nghiệp Công ty mẹ 01 X 6 Mạ NOF 01 X 7 Mạ màu 01 X 8 Bảo trì cơ 01 X 9 Bảo trì điện 01 X 10 Bảo trì gia công cơ khí 01 X 11 BP Kho 01 X 12 BP VSMT 01 X 13 Các đơn vị khác X
  • 3. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 2/16 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Mục đích 3 2 Phạm vi áp dụng 3 3 Tài liệu tham khảo 3 4 Định nghĩa, từ viết tắt 3 5 Nội dung của hướng dẫn 4 5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy bảo hộ lao động 4 5.2 Chế độ hoạt động của Hội đồng Bảo hộ lao động 4 5.3 Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm 5 5.4 Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 10 5.5. Quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp 11 5.6 Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động 11 5.7 Quản lý thiết bị đo lường 12 5.8 Trang bị phương tiện bảo hộ lao động 12 5.9 Thực hiện kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động 12 5.10 Khi xảy ra tai nạn lao động cần thực hiện 15 6 Biểu mẫu sử dụng 16 7 Các hồ sơ cần phải có đối với công tác ATLĐ – VSMT - PCCC 16 8 Danh mục các văn bản pháp luật bắt buộc về ATLĐ – VSMT - PCCC 16
  • 4. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 3/16 1. MỤC ĐÍCH Hướng dẫn việc thực hiện công tác bảo hộ lao động đối với các phòng ban có liên quan nhằm phối hợp thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động trong Công ty. 2. PHẠM VI ÁP DỤNG Hướng dẫn này được áp dụng đối với các phòng ban, tổ sản xuất thuộc Hệ thống sản xuất – Hoa Sen Group. 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT: Thông tư liên tịch hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động. 4. ĐỊNH NGHĨA, TỪ VIẾT TẮT − ATLĐ : An toàn lao động − ATVSV : An toàn vệ sinh viên − AT - VSLĐ : An toàn - vệ sinh lao động − BHLĐ : Bảo hộ lao động − CB-CNV : Cán bộ - công nhân viên − CLKT - BHLĐ - VSMT : Chất lượng Kỹ thuật - Bảo hộ Lao động - Vệ sinh Môi trường − ĐKLĐ : Điều kiện lao động − NLĐ : Người lao động − NSDLĐ : Người sử dụng lao động − PCCC : Phòng cháy chữa cháy − PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân − VSMT : Vệ sinh môi trường
  • 5. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 4/16 5. NỘI DUNG CỦA HƯỚNG DẪN. 5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy bảo hộ lao động: 5.2. Chế độ hoạt động của Ban AT – VSLĐ. STT NỘI DUNG THỜI GIAN THÀNH PHẦN THAM GIA TRÁCH NHIỆM CHÍNH 1 -Tổ chức họp Hội đồng BHLĐ 06 tháng, 01 năm 06 tháng, 01 năm - Hội đồng BHLĐ; - Công đoàn; - Trưởng các phòng/ban. Phụ trách ATLĐ chịu trách nhiệm triển khai tổ chức và báo cáo. 2 -Tổ chức kiểm tra công tác ATLĐ – VSMT – PCCC hàng quý, 06 tháng, 01 năm Hàng quý, 06 tháng, 01 năm - Phụ trách ATLĐ; - Công đoàn; - Phụ trách sản xuất, Bảo trì cơ điện, Tổ trưởng các tổ, Kỷ luật công nghiệp. Phụ trách ATLĐ lập kế hoạch chi tiết triển khai 3 -Tổ chức kiểm tra công tác Hàng tháng - Phụ trách ATLĐ, Kỷ Phụ trách ATLĐ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (GIÁM ĐỐC) HỘI ĐỒNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG PHỤ TRÁCH ATLĐ AN TOÀN VIÊN & NHÂN VIÊN Y TẾ CÔNG NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH BẢO TRÌ CƠ – ĐIỆN PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT TỔ BẢO TRÌCA SẢN XUẤT
  • 6. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 5/16 STT NỘI DUNG THỜI GIAN THÀNH PHẦN THAM GIA TRÁCH NHIỆM CHÍNH ATLĐ – VSMT – PCCC hàng tháng luật công nghiệp, An toàn vệ sinh viên lập kế hoạch chi tiết triển khai 4 -Kiểm tra ATLĐ – VSMT – PCCC tại khu vực làm việc của mỗi tổ, xưởng trước khi bắt đầu làm việc, trong giờ và khi hết ca làm việc Hàng ngày - An toàn vệ sinh viên An toàn vệ sinh viên 5 -Báo cáo kết quả công tác ATLĐ – VSMT – PCCC tại khu vực làm việc của mỗi tổ, xưởng Hàng ngày - An toàn vệ sinh viên An toàn vệ sinh viên báo cáo cho Phụ trách ATLĐ và Quản đốc 6 -Báo cáo kết quả công tác ATLĐ – VSMT – PCCC toàn công ty cho Ban Giám đốc Cuối mỗi tuần - Trong cuộc họp giao ban tuần Phụ trách ATLĐ 5.3. Tổ chức bộ máy và phân công trách nhiệm 5.3.1. Hội đồng BHLĐ: Hội đồng BHLĐ bao gồm: − Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng. − Đại diện của Ban chấp hành công đoàn công ty và Phó giám đốc điều hành sản xuất làm Phó chủ tịch Hội đồng. − Phụ trách an toàn lao động: là Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng. Hội đồng bảo hộ lao động có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: − Tham gia, tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của Công ty. − Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động ở Công ty theo định kỳ 6 tháng và hằng năm. Trong kiểm tra, nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, có quyền đề xuất người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó. 5.3.2. Công đoàn Công ty a. Nhiệm vụ: − Thay mặt người lao động tham gia xây dựng và ký thoả ước lao động tập thể trong đó có các điều khoản về an toàn - vệ sinh lao động. − Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động; giám sát việc chấp hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời những nguy cơ thiếu an toàn, vệ sinh trong sản xuất, đấu tranh với những việc làm bừa, làm ẩu, vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn.
  • 7. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 6/16 − Tham khảo lấy ý kiến tập thể người lao động khi tiến hành các công việc sau: xây dựng nội quy, quy chế quản lý an toàn - vệ sinh lao động; xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động; đánh giá việc thực hiện các chế độ chính sách bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe người lao động; tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động an toàn - vệ sinh lao động của công đoàn ở cơ sở để tham gia với người sử dụng lao động. − Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động để đẩy mạnh phong trào bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động; động viên khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến thiết bị, máy, công nghệ nhằm cải thiện môi trường làm việc, giảm nhẹ sức lao động. − Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác bảo hộ lao động cho cán bộ công đoàn và mạng lưới an toàn - vệ sinh viên, người lao động. b. Quyền hạn: − Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng các quy chế, nội quy quản lý về an toàn - vệ sinh lao động. − Tổ chức đoàn kiểm tra độc lập của Công đoàn hoặc tham gia các đoàn tự kiểm tra do cơ sở lao động tổ chức để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, thực hiện các chế độ chính sách an toàn - vệ sinh lao động và các biện pháp bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người lao động. − Kiến nghị với người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp an toàn - vệ sinh lao động và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật. − Tham gia điều tra tai nạn lao động; tham dự các cuộc họp kết luận của các đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn - vệ sinh lao động tại cơ sở lao động. 5.3.3. Phụ trách An toàn lao động của Công ty − Phối hợp với trưởng các đơn vị xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động của ông ty. − Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước và các nội quy, quy định về an toàn lao động của lãnh đạo Công ty đến các cấp và người lao động; đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành. − Dự thảo kế hoạch an toàn lao động hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch an toàn lao động. − Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, các trưởng đơn vị xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. − Phối hợp với phòng hành chính nhân sự, bộ phận kỹ thuật, các trưởng bộ phận tổ chức huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động. − Phối hợp với bộ phận vệ sinh môi trường tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động.
  • 8. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 7/16 − Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, nội quy an toàn lao động; tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi công ty và đề xuất biện pháp khắc phục. − Chịu trách nhiệm chính trong việc lập biên bản, điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong Công ty, báo cáo cho Trưởng BP, Ban CLKT – BHLĐ - VSMT và Ban Tổng Giám đốc. − Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. − Cán bộ an toàn lao động phải thường xuyên đi sát các bộ phận sản xuất, nhất là những nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao động để kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. − Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn lao động. − Tham gia ý kiến về mặt an toàn và vệ sinh lao động trong các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị mới xây dựng, lắp đặt hoặc sau cải tạo, mở rộng. − Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ (nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biên pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo người sử dụng lao động. 5.3.4. Phụ trách sản xuất và phụ trách bảo trì cơ, điện − Bố trí người lao động làm việc đúng nghề được đào tạo. − Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, không sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện làm việc an toàn, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát. − Thực hiện và kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và người lao động thuộc quyền quản lý thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và các quy định về an toàn lao động. − Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch an toàn lao động, xử lý kịp thời các thiếu sót qua kiểm tra, các kiến nghị của các tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra có liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề ngoài khả năng giải quyết của phân xưởng. − Tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả. − Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn; − Biên soạn, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy, thiết bị, hoá chất và từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố; − Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động;
  • 9. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 8/16 − Phối hợp với phụ trách an toàn lao động theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định, và xin cấp giấy phép sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; 5.3.5. An toàn vệ sinh viên a. Nhiệm vụ: − Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; − Giám sát các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị. − Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việc an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ. − Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc. b. Quyền hạn: − Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn- vệ sinh viên; riêng đối với an toàn - vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất. − Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động. − Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức. 5.3.6. Bộ phận y tế a. Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận y tế: − Tham mưu cho người sử dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động. − Thực hiện khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao động và sơ cứu, cấp cứu các trường hợp tai nạn lao động. − Phối hợp với bộ phận hành chính, bộ phận ATLĐ tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ; lưu giữ và theo dõi hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có). − Quản lý số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cấp cứu. − Tham gia xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng các phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm sơ cấp cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn. − Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở lao động; phối hợp với bộ phận an toàn – vệ sinh lao động để triển khai thực hiện đo, kiểm tra, giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường
  • 10. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 9/16 lao động, hướng dẫn các phân xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động. − Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các biện pháp dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc. − Hằng năm kiểm tra, giám sát môi trường lao động; quản lý hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở; đề xuất các khuyến nghị và biện pháp cải thiện điều kiện lao động và nâng cao sức khỏe cho người lao động. − Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật (cơ cấu định lượng hiện vật, cách thức tổ chức bồi dưỡng) cho những người làm việc trong điều kiện lao động có hại đến sức khỏe. − Phối hợp và nhận sự chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành (nếu có) để quản lý sức khỏe của người lao động; tiếp nhận và thực hiện đầy đủ chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của y tế địa phương và y tế Bộ, ngành. − Thực hiện các báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của người lao động đối với cơ quan y tế địa phương và y tế Bộ, ngành (nếu có). b. Quyền hạn của bộ phận y tế: − Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động. − Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các dấu hiệu vi phạm hoặc các nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe, bệnh tật, ốm đau cho người lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này. − Đình chỉ việc sử dụng các chất không bảo đảm quy định về vệ sinh lao động. − Tham gia các cuộc họp, hội nghị và giao dịch với cơ quan y tế địa phương hoặc y tế Bộ, ngành để nâng cao nghiệp vụ và phối hợp công tác. 5.3.7. Trưởng ca sản xuất và Tổ trưởng các tổ − Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; quản lý sử dụng tốt các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện kỹ thuật an toàn và cấp cứu y tế. − Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn và vệ sinh; kết hợp với an toàn vệ sinh viên của tổ chức thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất. − Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng không đảm bảo an toàn vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời. − Kiểm điểm đánh giá tình trạng an toàn vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về an toàn lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ. − Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ
  • 11. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 10/16 nếu thấy có nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời với phân xưởng để xử lý. 5.3.8. Phụ trách Nhân sự và Phụ trách kỷ luật công nghiệp − Phối hợp với phụ trách an toàn lao động và các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ an toàn lao động, đào tạo, nâng cao tay nghề kết hợp với huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng chống độc hại, bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội...; − Đảm bảo việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân công để thực hiện các nội dung, biện pháp đề ra trong kế hoạch an toàn lao động. − Phụ trách kỷ luật công nghiệp phối hợp với bộ phận an toàn lao động trong việc điều tra và xử lý tai nạn lao động. 5.4. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và huấn luyện an toàn vệ sinh lao động. 5.4.1. Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động: Hàng năm, Phụ trách an toàn lao động phối hợp với các tổ sản xuất lập kế hoạch bảo hộ lao động trình Ban Giám đốc phê duyệt và tiến hành thực hiện. Kế hoạch bảo hộ lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Nội dung của kế hoạch ít nhất phải có các thông tin sau: − Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; − Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc: lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hút hơi khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, hệ thống chống rung sóc; cách ly vi sinh vật gây hại; cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh; đo kiểm môi trường lao động...; − Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; − Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; − Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động. Việc xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động phải tuân thủ theo HD.BHLĐ.BM01 của hướng dẫn này. 5.4.2. Kế hoạch huấn luyện an toàn lao động: Trong kế hoạch bảo hộ lao động hằng năm phải bao gồm cả kế hoạch huấn luyện an toàn lao động cho người lao động theo Thông tư số 37/2005/TTBLĐTBXH ngày 29/12/2005, nội dung bao gồm: ** Những quy định chung về AT-VSLĐ: − Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn – vệ sinh lao động. − Quyền và nghĩa vụ của người lao động; các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động đối với người lao động. − Nội quy ATLĐ, những kiến thức cơ bản về KTAT – VSLĐ. − ĐKLĐ, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa. − Xử lý tình huống và các phương pháp sơ cấp cứu.
  • 12. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 11/16 − Công dụng, cách sử dụng và bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân. − Các biện pháp tự cải thiện ĐKLĐ. * Những quy định cụ thể về AT-VSLĐ tại nơi làm việc: − Đặc điểm SX, các quy trình làm việc, quy định AT-VSLĐ bắt buộc người lao động phải tuân thủ. − Các yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa. − Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ ngoài việc huấn luyện như trên cũng phải được huấn luyện kỹ hơn về quy trình làm việc và xử lý sự cố. Giảng viên: có kinh nghiệm, được bồi dưỡng nghiệp vụ về AT-VSLĐ và do NSDLĐ quyết định. * Hình thức và thời gian huấn luyện: − Huấn luyện lần đầu: Người mới tuyển dụng, học nghề, tập nghề, thử việc tại Công ty. Thời gian: + Ít nhất là 2 ngày; + Đối với NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ phải được huấn luyện ít nhất là 3 ngày. − Huấn luyện định kỳ: NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện lại để NLĐ nắm vững các quy định ATLĐ, VSLĐ. Thời gian: tùy thuộc vào yêu cầu nhưng ít nhất 1năm/1 lần và ít nhất 2 ngày/lần. − Người lao động khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi công nghệ, sau khi nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên phải được huấn luyện lại. − Sau khi huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu, người lao động phải ký vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo HD.BHLĐ.BM02. 5.5. Quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp. − Hằng năm, Bộ phận ATLĐ – VSMT – PCCN phải tổ chức đo đạc các yếu tố môi trường lao động và lưu trữ hồ sơ theo dõi kết quả đo đạc ít nhất 10 năm sau khi dây chuyền sản xuất liên quan không còn sử dụng. − Người lao động phải được khám sức khỏe khi tuyển dụng. Bộ phận nhân sự sản xuất căn cứ vào kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp. − Hằng năm, bộ phận An toàn lao động kết hợp với bộ phận hành chính- nhân sự tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. − Đối với người lao động làm các công việc độc hại, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp thì phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định. − Người bị bệnh nghề nghiệp phải có hồ sơ quản lý riêng theo HD.BHLĐ.BM03 5.6. Quản lý máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Công ty phải thực hiện việc đăng ký và kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng và tiến hành kiểm định lại nếu hết hạn kiểm định; phải thường xuyên kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, ngăn ngừa khi phát hiện ra có nguy cơ gây ra sự cố.
  • 13. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 12/16 Lập sổ theo dõi các đối tượng thuộc diện kiểm định và đăng ký để quản lý, tiến hành kiểm định kịp thời khi đến thời hạn. Hàng năm rà soát các đối tượng phải đăng ký, kiểm định thuộc phạm vi quản lý của mình để thực hiện việc đăng ký, kiểm định theo đúng quy định của pháp luật; lập kế hoạch kiểm định đối tượng để đề nghị cơ quan kiểm định tiến hành kiểm định. Hồ sơ cần thiết: − Danh mục máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo HD.BHLĐ.BM04; − Kế hoạch kiểm định hằng năm theo HD.BHLĐ.BM05; − Sổ bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo HD.BHLĐ.BM06; 5.7. Quản lý thiết bị đo lường − Lập danh mục thiết bị đo lường theo HD.BHLĐ.BM07; − Kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo lường theo HD.BHLĐ.BM08. 5.8. Trang bị phương tiện bảo hộ lao động − Phụ trách ATLĐ kết hợp với các Trưởng đơn vị xây dựng định mức và tiêu chuẩn trang bị PTBVCN cho từng vị trí/công việc theo QT.CPBH.BM01. − Hàng năm, phụ trách ATLĐ của Công ty phải xây dựng kế hoạch mua sắm PTBVCN theo mục số 3 của HD.BHLĐ.BM01 và trang bị cho công nhân theo QT.CPBH.BM03 - Sổ cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân. − Phụ trách ATLĐ phải hướng dẫn người lao động cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách. Lập danh sách công nhân được hướng dẫn theo HD.BHLĐ.BM.09. 5.9. Thực hiện kiểm tra về an toàn - vệ sinh lao động 5.9.1. Nội dung kiểm tra − Việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động như: khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động,...; − Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn. − Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành. − Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống rung, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước...; − Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế. − Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động. − Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. − Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại. − Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động.
  • 14. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 13/16 − Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ người lao động. − Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về bảo hộ lao động của người lao động. − Trách nhiệm quản lý công tác bảo hộ lao động và phong trào quần chúng về bảo hộ lao động. 5.9.2. Hình thức kiểm tra Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra; − Kiểm tra chuyên đề từng nội dung; − Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày; − Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão; − Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn; − Kiểm tra định kỳ để xem rồi nhắc nhở hoặc chấm điểm để xột duyệt thi đua; − Ngoài ra có thể áp dụng kiểm tra đột xuất (không báo trước). 5.9.3. Tổ chức việc kiểm tra theo định kỳ − Kiểm tra định kỳ 06 tháng, 01 năm: do Ban AT – VSLĐ chủ trì, Phụ trách ATLĐ chịu trách nhiệm triển khai. − Kiểm tra định kỳ hàng tháng: Phụ trách ATLĐ trực tiếp tiến hành tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả công việc theo quy định. − Trình tự kiểm tra như sau: + Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra. + Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ, đội sản xuất. + Tiến hành kiểm tra:  Quản đốc phân xưởng (nếu là kiểm tra ở phân xưởng) phải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục thiếu sót toàn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng; dẫn đoàn kiểm tra đi xem xét thực tế và trả lời các câu hỏi, cũng như tiếp thu các chỉ dẫn của đoàn kiểm tra.  Mọi vị trí sản xuất đều phải được kiểm tra. + Ghi nhận kết quả kiểm tra:  Đoàn kiểm tra ghi nhận kết quả kiểm tra và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra theo HD.VSMT.BM01.  Trong quá trình kiếm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm an toàn lao động thì lập Biên bản vi phạm an toàn lao động theo BM.XLCN.01, và nếu phát hiện có nguy cơ không an toàn thì lập Phiếu báo phát hiện nguy cơ mất an toàn theo HD.BHLĐ.BM10.
  • 15. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 14/16 + Khắc phục kết quả kiểm tra:  Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thực hiện;  Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp dưới và giao cho các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện. 5.9.4. Tự kiểm tra ở tổ sản xuất − Mỗi an toàn vệ sinh viên chịu trách nhiệm kiểm tra ATLĐ – VSMT – PCCC tại khu vực của mình trước, trong và sau khi làm việc. − Việc tự kiểm tra ở tổ phải tiến hành vào đầu giờ làm việc hàng ngày và trước khi bắt đầu vào một công việc mới, vì vậy cần phải được làm nhanh, gọn theo trình tự sau đây: + Mỗi an toàn vệ sinh viên trong tổ đầu giờ làm việc hàng ngày có nhiệm vụ quan sát tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, điện, mặt bằng sản xuất, dụng cụ phương tiện phòng cháy chữa cháy, dụng cụ phương tiện cấp cứu sự cố v.v... và báo cáo tổ trưởng/ quản đốc và Phụ trách ATLĐ những thiếu sót hoặc các nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ (nếu có). + Tổ trưởng/Quản đốc sau khi nhận được các thông tin về tình trạng mất an toàn có nhiệm vụ kiểm tra lại các tồn tại được tổ viên phát hiện, hướng dẫn hoặc bàn bạc với công nhân trong tổ, với Phụ trách ATLĐ các biện pháp loại trừ để tránh xảy ra tai nạn lao động; + Đối với những nguy cơ mà khả năng tổ không tự giải quyết được thì phải thực hiện biện pháp tạm thời để phòng tránh xảy ra tai nạn lao động, sau đó ghi vào sổ kiểm tra và báo cáo ngay với quản đốc phân xưởng để được giải quyết. + Trong quá trình kiểm tra, an toàn vệ sinh viên ghi nhận vào Sổ kiểm tra hằng ngày theo HD.BHLĐ.BM11, ký xác nhận và bàn giao cho ca sau.  Sổ kiểm tra về an toàn và vệ sinh lao động phải được quản lý, lưu giữ theo chế độ quản lý tài liệu hiện hành để truy cứu khi cần thiết.  Mọi trường hợp phản ảnh kiến nghị đề xuất và tiếp nhận kiến nghị đề xuất đều phải được ghi chép và ký nhận vào sổ kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động để có cơ sở xác định trách nhiệm.  Trong quá trình kiếm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm an toàn lao động thì lập Biên bản vi phạm an toàn lao động theo BM.XLCN.01, và nếu phát hiện có nguy cơ không an toàn thì lập Phiếu báo phát hiện nguy cơ mất an toàn theo HD.BHLĐ.BM09. + Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện các trường hợp suýt xảy ra tai nạn lao động thì ATVSV phải nắm bắt sự việc, ghi vào sổ kiểm tra hằng ngày và báo lại cho Tổ trưởng/Quản đốc và Phụ trách ATLĐ để tìm biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Hằng tháng, phụ trách ATLĐ chịu trách nhiệm thống kê các trường hợp suýt bị TNLĐ theo HD.BHLĐ.BM12.
  • 16. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã số: HD.BHLĐ Lần ban hành: 03 Ngày ban hành: 25/8/2011 Trang: 15/16 5.10.Khi xảy ra tai nạn lao động cần thực hiện: − Khi xảy ra tai nạn lao động, Đoàn điều tra tiến hành điều tra, lập biên bản điều tra TNLĐ theo QT.TNLĐ.BM03, rút kinh nghiệm và phổ biến cho người lao động biết để hạn chế việc tái lập lại những tai nạn, sự cố tương tự. − Người khai báo: Khi phát hiện tai nạn lao động, người phát hiện phải báo ngay cho ATVSV/Quản đốc/Nhân viên y tế/Phụ trách ATLĐ. Phụ trách ATLĐ thông báo đến các thành viên trong đoàn điều tra TNLĐ để tiến hành điều tra, xử lý TNLĐ − Thời gian khai báo: trong vòng 24 giờ. − Tổ chức đoàn điều tra: + Thành phần đoàn điều tra của Công ty gồm: người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền; đại diện công đoàn cơ sở; Phụ trách công tác ATVSLĐ. Trong đó:  Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền: Trưởng đoàn điều tra.  Đại diện công đoàn cơ sở: Thành viên.  Phụ trách an toàn lao động: Thành viên. + Những người tham dự điều tra:  Phụ trách kỷ luật công nghiệp.  Đại diện đơn vị xảy ra tai nạn lao động − Quá trình điều tra phải tìm hiểu rõ các nguồn gốc gây ra sự cố, tai nạn lao động. Phân tích và đưa ra các giải pháp khắc phục, đề ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng tránh tai nạn lao động tái diễn. − Khai báo kịp thời cho Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nếu trường hợp tai nạn lao động nặng hoặc nghiêm trọng theo QT.TNLĐ.BM01 (xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc trước khi khai báo). − Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố biên bản điều tra tai nạn lao động, Công ty phải thống kê tất cả những vụ tai nạn lao động làm người lao động thuộc quyền quản lý phải nghỉ việc từ một ngày trở lên vào Sổ thống kê tai nạn lao động theo QT.TNLĐ.BM05. − Công ty phải tổng hợp và báo cáo định kỳ 6 tháng và một năm tình hình tai nạn lao động theo QT.TNLĐ.BM04, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác thuộc thành phần đoàn điều tra tai nạn Lao động cấp tỉnh trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm. Nếu không có tai nạn lao động thì cơ sở ghi rõ là "không tai nạn lao động”. − Đối với người bị tai nạn lao động phải tổ chức sơ cấp cứu, điều trị cứu chữa người bị nạn ổn định thương tật. Thực hiện chế độ giám định thương tật và chế độ bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn theo quy định của pháp luật. − Định kỳ, Phụ trách ATLĐ báo cáo công tác BHLĐ cho Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, và Liên đoàn lao động tỉnh theo HD.BHLĐ.BM13