SlideShare a Scribd company logo
1 of 4
Định nghĩa vật chất của Lê- Nin và ý nghĩa của nó.

      Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2500 năm, ngay từ
lúc mới ra đời, xung quanh vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữ chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời giống như mọi phạm trú khác, phạm trù vật
chất có quá trình phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người với sự
hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất, cái tồn tại một
cách vĩnh cữu tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng. Vào
thời cổ đại các Triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của
nó, tức là những vật thể hữu hình, đang tồn tại ở thế giới bên ngoài.

Ở Trung Hoa cổ đại, các nhà duy vật coi khí là thực thể của thế giới, ở Ấn độ cổ đại phái
Nyaya coi nguyên tử là thực thể của thế giới, ở Hy lạp cổ đại Talet coi thực thể của thế giới là
nước, Anaximen coi thực thể ấy là khí còn Hêraclit coi thực thể ấy là lửa. Phủ nhận quan
điểm thực thể thế giới là một chất cụ thể, coi thực thể thế giới là 4 chất Đất, nước, lửa, không
khí. Anaximadrơ cho rằng thực thể của thế giới là một bản nguyên không xác định về chất và
vô cùng, vô tận về mặt lượng, đó là aperôn. Đỉnh cao của thuyết duy vật cổ đại về vật chất đó
là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmôcrít. Nguyên tử là các phần cực nhỏ, cứng, không thể
xâm nhập, không cảm giác được, nguyên tử có thể nhận biết bằng tư duy. Còn các nhà duy
tâm thì cho rằng (Platon) Vật chất là cái không tồn tại, tồn tại là cái phi vật chất, bản nguyên
của                    tinh                 thần                     siêu                  nhiên.
Thời kỳ phục hưng đặc biệt là thời kỳ cận đại thế kỷ thư 17 - 18, vật chất được đồng nhất với
vật thể, với nguyên tử hay ête, sự thống trị của quan điểm máy móc, siêu hình về vận động
của vật chất. Thời kỳ này trong chủ nghĩa duy tâm đáng kể nhất là Becơli, Hium.., Becơli
tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể nhận thức tuyên bố "tồn tại nghĩa là được tri giác"

Từ nữa thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 trung tâm Triết học chuyển từ Anh và Pháp sang Đức, tại đây
chủ nghĩa duy tâm thống trị. Hêghen - nhà duy tâm điển hình xem toàn bộ thế giới tự nhiên,
thực tiễn chỉ là sự biểu hiện, sự triển khai ý niệm hay tinh thần tuyệt đối..

Sự khủng hoảng của thế giới quan trong vật lý cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sự ra đời của chủ
nghĩa duy tâm vật lý học, quan niệm duy tâm - bất khả tri về cái gọi là "vật chất biến mất."

Định nghĩa vật chất của Lênin trong tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán. V.I. Lênin đã định nghĩa "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ một thực
tại khách quan được đem lại co con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác".

Lập luận của Lênin khẳng định vật chất không biến mất, chỉ có quan niệm cũ xưa lỗi thời về
vật chất là không còn phù hợp nữa, cần có một cách hiểu mới về phạm trù vật chất trên cơ sở
khái      quát    các     thành     tựu    của     khoa      học      và     nhận     thức.
Vật chất là một phạm trù Triết học bởi vì đó là sự xác định "góc độ" của việc xem xét để
tránh nhầm lẫn giữa quan niệm của Triết học về bản chất của vật chất với các quan niệm của
khoa học tự nhiên về cấu trúc và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng vật chất khác
nhau.

Vật chất là một phạm trù rộng lớn nhất nên không thể định nghĩa bằng cách thông thường
trong logic học, đem quy khái niệm cần định nghĩa về khái niệm rộng hơn. Vật chất chỉ có
thể định nghĩa bằng cách đặt nó trong quan hệ đối lập với ý thức, xem cái nào có trước, cái
nào quyết định cái nào.

Vật chất là thực tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức con người. Vật chất là vô cùng
vô tận, nó có vô vàn các thuộc tính khác nhau rất đa dạng và phong phú mà khoa học ngày
càng phát triển thì càng tìm ra, phát hiện thêm những thuộc tính mới của nó. Trong tất cả các
thuộc tính của vật chất thì thuộc tính thực tại khách quan, tức là sự tồn tại bên ngoài và độc
lập với ý thức con người là thuộc tính chung, vĩnh hằng với mọi dạng, mọi đối tượng khác
nhau của vật chất, chính vì vậy V.I Lênin xem thực tại khách quan là thuộc tính duy nhất của
vật chất.

Thuộc tính tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức chính là tiêu chuẩn để phân biệt
cái gì là vật chất cái gì không phải là vật chất cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống xã hội. Tất
cả những cái gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người đều là những dạng khác
nhau của vật chất. Ví dụ: những quan hệ kinh tế - xã hội, quan hệ sản xuất của xã hội... tuy
khôngtồn tại dưới dạng vật thể, cũng không mang thuộc tính khối lượng, năng lượng, cũng
không có cấu trúc phân tử, nguyên tử những chúng tồn tại khách quan, có trước ý thức và
quyết định ý thức, bởi vậy chúng chính là vật chất dưới dạng xã hội. Thuộc tính này cũng là
tiêu chuẩn để khẳng định thế giới vật chất có tồn tại thật sự, tồn tại do chính nó hay không.
Bởi vậy thuộc tính đó là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm.

Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại chụp
lại, phản ánh nghĩa là vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải tồn tại trừu tượng mà là
tồn tại hiện thực, cụ thể, cảm tính. Khi vất chất tác động lên các giác quan của con người thì
gây ra cảm giác ở con người, đem lại cho con người sự nhận thức về chính nó, như vậy khả
năng nhận thức của con người đối với vật chất chính là xuất phát từ thuộc tính tồn tại cảm
tính tức là sự tồn tại của bản thân vật chất.

Bởi vậy về nguyên tắc đối với vật chất, thì chỉ có cái con người chưa nhận thức được chứ
không thể có cái con người không thể nhận thức được. Đó chính là cơ sở để khoa học đấu
tranh chống lại "thuyết không thể biết"

Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác tức lànó là nguồn gốc, nguyên nhân của
cảm giác, của ý thức, nó có trước ý thức và tạo nên nội dung của ý thức. Còn cảm giác hay ý
thức là sự chép lại chụp lại, phản ánh, nó có sau so với vật chất. Rõ ràng vật chất là tính thứ
nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất quyết định ý thức.

Định nghĩa vật chất của Lênin khắc phục được tính trực quan siêu hình, máy móc trong quan
niệm vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, do đó làm cho chủ nghĩa duy vật phát triển lên một
trình độ mới, trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, tạo cơ sở khoa học cho sự thống nhất
giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa lịch sử. Định nghĩa này cũng chính cơ sở
khoa học và là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, cả duy tâm khách quan
lẫn duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một cách có hiệu quả để đảm bảo sự đứng
vững cho chủ nghĩa duy vật trước sự phát triển mới của khoa học tự nhiên.
Định nghĩa vật chất của Lênin cũng trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho
các nhà khoa học nghiên cứu thế giới vật chất, động viên cổ vũ họ tin ở khả năng nhận thức
của con người, tiếp tục đi sâu, khám phá những thuộc tính mới của vật chất. Do vậy, định
nghĩa này đã có tác dụng đưa khoa học tự nhiên và nhất là vật lý học thoát khỏi khủng hoảng
vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 để tiếp tục tiến lên. Cho đến nay, mặc dù khoa học đã tiến
lên một bước rất dài so với định nghĩa vật chất của Lênin (được viết trong tác phẩm Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán được Lênin viết năm 1908 và xuất bản
năm 1909) nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị . Định nghĩa này vẫn là tiêu chuẩn để phân biệt
thế     giới     quan       duy     vật      và      thế    giới     quan      duy     tâm.


CÂU 2: Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức của con người là sản phẩm của quá
trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Do đó, cần xem xét nguồn gốc của ý thức trên
cảhai mặt tự nhiên và xã hội.

Nguồn gốc tự nhiên

 Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy
vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức
cao là bộ óc con người.

 Bộ óc con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội
và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên
nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ
thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều
kiện. Hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc
người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn
thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Ý thức là chức năng của bộ óc người, là hình ảnh
tinh thần phản ánh thế giới khách quan; nhưng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài hoạt
động        sinh        lý       thần        kinh        của       bộ       óc         người.

Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc
phản       ánh     lại    tác   động     đó    thì   cũng    không     thể    có    ý  thức.
 Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ
lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng
phát     triển   từ     thấp    đến     cao    với     nhiều      hình   thức    khác     nhau.
      - Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua các
quá trình biến đổi cơ, lý, hoá.
- Phản ánh sinh học trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi
trình độ phát triển của thế giới sinh vật:

 + Tính kích thích: Thể hiện ở thực vật, động vật bậc thấp, đã có sự chọn lọc trước những tác
động của môi trường.

+ Tính cảm ứng: Thể hiện ở động vật bậc cao có hệ thần kinh, xuất hiện do những tác động từ
bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng lại. Nó hoàn thiện hơn tính kích thích, được
thực hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường
thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện.

+ Tâm lý động vật: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với các quá trình hình
thành các phản xạ có điều kiện, thông qua các cảm giác, tri giác, biểu tượng ở động vật có hệ
thần kinh trung ương

  - Phản ánh ý thức: Gắn liền với quá trình chuyển hoá từ vượn thành người. Đó là hình thức
phản ánh mới, đặc trưng của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người.

 Như vậy, sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người là nguồn gốc tự nhiên của ý
thức

Nguồn gốc xã hội

Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Điều kiện
quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn
ngữ          và          các         quan          hệ          xã          hội.
- Lao động đem lại cho con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng 2 tay. Điều này cùng với
chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển hoá từ vượn thành
người, từ tâm lý động vật thành ý thức. Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là
con người đã có ý thức về mục đích của hoạt động biến đổi thế giới.
        - Trong quá trình lao động, con người tác động vào các đối tượng hiện thực, làm
chúng bộc lộ những đặc tính và quy luật vận động của mình qua những hiện tượng nhất định.
Những hiện tượng đó tác động vào bộ óc con người gây nên những cảm giác, tri giác, biểu
tượng. Nhưng quá trình hình thành ý thức không phải là do tác động thuần túy tự nhiên của
thế giới khách quan vào bộ óc con người, mà chủ yếu là do hoạt động lao động chủ động của
con người cải tạo thế giới khách quan nên ý thức bao giờ cũng là ý thức của con người hoạt
động xã hội. Quá trình lao động của con người tác động vào thế giới đã làm cho ý thức không
ngừng phát triển, mở rộng hiểu biết của con người về những thuộc tính mới của sự vật. Từ
đó, năng lực tư duy trừu tượng của con người dần dần hình thành và phát triển.

    - Lao động ngay từ đầu đã liên kết con người lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu,
 khách quan. Mối liên hệ đó không ngừng được củng cố và phát triển đến mức làm nảy sinh
 ở họ một nhu cầu "cần thiết phải nói với nhau một cái gì đó", tức là phương tiện vật chất để
 biểu đạt sự vật và các quan hệ của chúng. Đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu
 vật chất mang nội dung ý thức. Theo Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện
 thực trực tiếp của tư tưởng; không có ngôn ngữ thì con người không thể có ý thức.

More Related Content

Featured

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellSaba Software
 

Featured (20)

Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them wellGood Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
Good Stuff Happens in 1:1 Meetings: Why you need them and how to do them well
 

địNh nghĩa vật chất của lê

  • 1. Định nghĩa vật chất của Lê- Nin và ý nghĩa của nó. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2500 năm, ngay từ lúc mới ra đời, xung quanh vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời giống như mọi phạm trú khác, phạm trù vật chất có quá trình phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người với sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất, cái tồn tại một cách vĩnh cữu tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng. Vào thời cổ đại các Triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó, tức là những vật thể hữu hình, đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. Ở Trung Hoa cổ đại, các nhà duy vật coi khí là thực thể của thế giới, ở Ấn độ cổ đại phái Nyaya coi nguyên tử là thực thể của thế giới, ở Hy lạp cổ đại Talet coi thực thể của thế giới là nước, Anaximen coi thực thể ấy là khí còn Hêraclit coi thực thể ấy là lửa. Phủ nhận quan điểm thực thể thế giới là một chất cụ thể, coi thực thể thế giới là 4 chất Đất, nước, lửa, không khí. Anaximadrơ cho rằng thực thể của thế giới là một bản nguyên không xác định về chất và vô cùng, vô tận về mặt lượng, đó là aperôn. Đỉnh cao của thuyết duy vật cổ đại về vật chất đó là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmôcrít. Nguyên tử là các phần cực nhỏ, cứng, không thể xâm nhập, không cảm giác được, nguyên tử có thể nhận biết bằng tư duy. Còn các nhà duy tâm thì cho rằng (Platon) Vật chất là cái không tồn tại, tồn tại là cái phi vật chất, bản nguyên của tinh thần siêu nhiên. Thời kỳ phục hưng đặc biệt là thời kỳ cận đại thế kỷ thư 17 - 18, vật chất được đồng nhất với vật thể, với nguyên tử hay ête, sự thống trị của quan điểm máy móc, siêu hình về vận động của vật chất. Thời kỳ này trong chủ nghĩa duy tâm đáng kể nhất là Becơli, Hium.., Becơli tuyệt đối hoá vai trò của chủ thể nhận thức tuyên bố "tồn tại nghĩa là được tri giác" Từ nữa thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 trung tâm Triết học chuyển từ Anh và Pháp sang Đức, tại đây chủ nghĩa duy tâm thống trị. Hêghen - nhà duy tâm điển hình xem toàn bộ thế giới tự nhiên, thực tiễn chỉ là sự biểu hiện, sự triển khai ý niệm hay tinh thần tuyệt đối.. Sự khủng hoảng của thế giới quan trong vật lý cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm vật lý học, quan niệm duy tâm - bất khả tri về cái gọi là "vật chất biến mất." Định nghĩa vật chất của Lênin trong tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. V.I. Lênin đã định nghĩa "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ một thực tại khách quan được đem lại co con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác". Lập luận của Lênin khẳng định vật chất không biến mất, chỉ có quan niệm cũ xưa lỗi thời về vật chất là không còn phù hợp nữa, cần có một cách hiểu mới về phạm trù vật chất trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học và nhận thức. Vật chất là một phạm trù Triết học bởi vì đó là sự xác định "góc độ" của việc xem xét để tránh nhầm lẫn giữa quan niệm của Triết học về bản chất của vật chất với các quan niệm của
  • 2. khoa học tự nhiên về cấu trúc và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng vật chất khác nhau. Vật chất là một phạm trù rộng lớn nhất nên không thể định nghĩa bằng cách thông thường trong logic học, đem quy khái niệm cần định nghĩa về khái niệm rộng hơn. Vật chất chỉ có thể định nghĩa bằng cách đặt nó trong quan hệ đối lập với ý thức, xem cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào. Vật chất là thực tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức con người. Vật chất là vô cùng vô tận, nó có vô vàn các thuộc tính khác nhau rất đa dạng và phong phú mà khoa học ngày càng phát triển thì càng tìm ra, phát hiện thêm những thuộc tính mới của nó. Trong tất cả các thuộc tính của vật chất thì thuộc tính thực tại khách quan, tức là sự tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người là thuộc tính chung, vĩnh hằng với mọi dạng, mọi đối tượng khác nhau của vật chất, chính vì vậy V.I Lênin xem thực tại khách quan là thuộc tính duy nhất của vật chất. Thuộc tính tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất cái gì không phải là vật chất cả trong tự nhiên lẫn trong đời sống xã hội. Tất cả những cái gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người đều là những dạng khác nhau của vật chất. Ví dụ: những quan hệ kinh tế - xã hội, quan hệ sản xuất của xã hội... tuy khôngtồn tại dưới dạng vật thể, cũng không mang thuộc tính khối lượng, năng lượng, cũng không có cấu trúc phân tử, nguyên tử những chúng tồn tại khách quan, có trước ý thức và quyết định ý thức, bởi vậy chúng chính là vật chất dưới dạng xã hội. Thuộc tính này cũng là tiêu chuẩn để khẳng định thế giới vật chất có tồn tại thật sự, tồn tại do chính nó hay không. Bởi vậy thuộc tính đó là cơ sở khoa học để đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại chụp lại, phản ánh nghĩa là vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải tồn tại trừu tượng mà là tồn tại hiện thực, cụ thể, cảm tính. Khi vất chất tác động lên các giác quan của con người thì gây ra cảm giác ở con người, đem lại cho con người sự nhận thức về chính nó, như vậy khả năng nhận thức của con người đối với vật chất chính là xuất phát từ thuộc tính tồn tại cảm tính tức là sự tồn tại của bản thân vật chất. Bởi vậy về nguyên tắc đối với vật chất, thì chỉ có cái con người chưa nhận thức được chứ không thể có cái con người không thể nhận thức được. Đó chính là cơ sở để khoa học đấu tranh chống lại "thuyết không thể biết" Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác tức lànó là nguồn gốc, nguyên nhân của cảm giác, của ý thức, nó có trước ý thức và tạo nên nội dung của ý thức. Còn cảm giác hay ý thức là sự chép lại chụp lại, phản ánh, nó có sau so với vật chất. Rõ ràng vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất quyết định ý thức. Định nghĩa vật chất của Lênin khắc phục được tính trực quan siêu hình, máy móc trong quan niệm vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ, do đó làm cho chủ nghĩa duy vật phát triển lên một trình độ mới, trở thành chủ nghĩa duy vật biện chứng, tạo cơ sở khoa học cho sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa lịch sử. Định nghĩa này cũng chính cơ sở
  • 3. khoa học và là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, cả duy tâm khách quan lẫn duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một cách có hiệu quả để đảm bảo sự đứng vững cho chủ nghĩa duy vật trước sự phát triển mới của khoa học tự nhiên. Định nghĩa vật chất của Lênin cũng trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho các nhà khoa học nghiên cứu thế giới vật chất, động viên cổ vũ họ tin ở khả năng nhận thức của con người, tiếp tục đi sâu, khám phá những thuộc tính mới của vật chất. Do vậy, định nghĩa này đã có tác dụng đưa khoa học tự nhiên và nhất là vật lý học thoát khỏi khủng hoảng vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 để tiếp tục tiến lên. Cho đến nay, mặc dù khoa học đã tiến lên một bước rất dài so với định nghĩa vật chất của Lênin (được viết trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán được Lênin viết năm 1908 và xuất bản năm 1909) nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị . Định nghĩa này vẫn là tiêu chuẩn để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. CÂU 2: Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Do đó, cần xem xét nguồn gốc của ý thức trên cảhai mặt tự nhiên và xã hội. Nguồn gốc tự nhiên Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Ý thức là chức năng của bộ óc người, là hình ảnh tinh thần phản ánh thế giới khách quan; nhưng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác. Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao với nhiều hình thức khác nhau. - Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá.
  • 4. - Phản ánh sinh học trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật: + Tính kích thích: Thể hiện ở thực vật, động vật bậc thấp, đã có sự chọn lọc trước những tác động của môi trường. + Tính cảm ứng: Thể hiện ở động vật bậc cao có hệ thần kinh, xuất hiện do những tác động từ bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng lại. Nó hoàn thiện hơn tính kích thích, được thực hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện. + Tâm lý động vật: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với các quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện, thông qua các cảm giác, tri giác, biểu tượng ở động vật có hệ thần kinh trung ương - Phản ánh ý thức: Gắn liền với quá trình chuyển hoá từ vượn thành người. Đó là hình thức phản ánh mới, đặc trưng của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người. Như vậy, sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức Nguồn gốc xã hội Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. - Lao động đem lại cho con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng 2 tay. Điều này cùng với chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển hoá từ vượn thành người, từ tâm lý động vật thành ý thức. Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con người đã có ý thức về mục đích của hoạt động biến đổi thế giới. - Trong quá trình lao động, con người tác động vào các đối tượng hiện thực, làm chúng bộc lộ những đặc tính và quy luật vận động của mình qua những hiện tượng nhất định. Những hiện tượng đó tác động vào bộ óc con người gây nên những cảm giác, tri giác, biểu tượng. Nhưng quá trình hình thành ý thức không phải là do tác động thuần túy tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc con người, mà chủ yếu là do hoạt động lao động chủ động của con người cải tạo thế giới khách quan nên ý thức bao giờ cũng là ý thức của con người hoạt động xã hội. Quá trình lao động của con người tác động vào thế giới đã làm cho ý thức không ngừng phát triển, mở rộng hiểu biết của con người về những thuộc tính mới của sự vật. Từ đó, năng lực tư duy trừu tượng của con người dần dần hình thành và phát triển. - Lao động ngay từ đầu đã liên kết con người lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu, khách quan. Mối liên hệ đó không ngừng được củng cố và phát triển đến mức làm nảy sinh ở họ một nhu cầu "cần thiết phải nói với nhau một cái gì đó", tức là phương tiện vật chất để biểu đạt sự vật và các quan hệ của chúng. Đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Theo Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng; không có ngôn ngữ thì con người không thể có ý thức.