SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung
Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật
giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh
hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử[1] và
khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường...




             Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm tại chùa Bút Tháp, 1656

Lịch sử
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện
cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là
trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết
về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của
Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189[2].

Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm
trực tiếp thành quot;Bụtquot;[, từ quot;Bụtquot; được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt
Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa[2], Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu
giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại
thừa đến từ Trung Quốc mà từ quot;Bụtquot; bị mất đi và được thay thế bởi từ quot;Phậtquot;. Trong
tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành quot;Phật đàquot;, quot;Phật đồquot; rồi được rút gọn thành
quot;Phậtquot;.

Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo
phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc
sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai
đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh
đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20,
mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh
mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh
Hòa và Thiện Chiếu [3].

Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

   •   từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát
       triển rộng khắp;
   •   thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;
   •   từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái;
   •   từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng.

Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật
tông.

Thiền tông




Chùa Dâu tỉnh Bắc Ninh xây khoảng thế kỉ thứ 3, tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu Việt Nam

Thiền tông (còn được biết là Zen hay Ch'an) là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn
Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6.
quot;Thiềnquot; là cách gọi tắt của quot;Thiền naquot; (Dhyana), có nghĩa là quot;Tĩnh tâmquot;, chủ trương tập
trung trí tuệ để quán định (thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Theo
Thiền tông, quot;thiềnquot; không phải là quot;suy nghĩquot; vì suy nghĩ là quot;tâm vọng tưởngquot;, làm phân
tâm và mầm mống của sanh tử luân hồi Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung
toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng đốn ngộ. Yêu cầu đó chỉ có
những kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu thiền thì nhiều nhưng người chứng ngộ
quả thật rất là hiếm hoi. Tuy nhiên lịch sử Thiền tông ở Việt Nam cũng có một lịch sử rõ
ràng hơn cả.
Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi
(Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580,
tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền
cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ[6]. Dòng thiền tu
thứ hai do Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơ,
thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyền được đến 17 đời[6].
Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm
Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tại chùa
Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời[6]. Năm 1299, vua Trần
Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở
núi Yên Tử, thuộc huyện UÔNG BÍ, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước
đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái
Tào Động dưới thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà
Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán (Liễu Quán là tên một vị tổ thuộc dòng
Lâm Tế) vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế dưới thời nhà Nguyễn (miền Trung,
và sau này phát triển ở miền Nam).

Thiền tông Việt Nam đề cao cái quot;tâmquot;[7]: quot;Phật ở tại tâmquot;, tâm là Niết Bàn, hay Phật.
Trần Nhân Tông viết:

quot;Nơi mình có ngọc, tìm đâu nữa
Trước cảnh vô tâm, ấy đạo Thiền.quot;

Tịnh độ tông

Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di
Đà. Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay. Phật Thích Ca Mầu Ni
có lần thuyết giảng: quot;Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm,
nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổiquot;.

Trong Tịnh Độ tông, có tồn tại một cõi Phật cụ thể, gọi là Thế giới Cực Lạc do đức Phật
A Di Đà (tiếng Phạn: Amitabha) làm giáo chủ. Việc tu hành được mở rộng ra những hành
động đơn giản như đi thăm chùa, tụng danh Phật A Di Đà. Nhờ cách như vậy mà Tịnh Độ
tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đi đến đâu ta cũng gặp người dân tụng
niệm câu quot;Nam mô A Di Đà Phậtquot; (có nghĩa là quot;Nguyện quy theo đức Phật A Di Đàquot;).
Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt từ rất lâu đời.

Mật tông

Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu tụng niệm các
mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ. Cũng còn gọi là Lạt Ma tông, Mật tông là sự hợp
nhất giới luật của thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) và nghi thức tác pháp của Kim
Cương thừa. Bước quyết định trong nghi thức này là lễ Quán Đỉnh (Abhiseka) do một vị
sư cả (guru hay quot;lạt maquot;) ban phép cho người đệ tử được nhập thiền định tâm vào một vị
Phật cụ thể bằng cách đọc chân âm (mantra), suy niệm đồ hình Mạn đà la (mandala) và
thực thi ấn quyết (mudra) để đạt đến độ thăng hoa loại bỏ ý niệm nhị nguyên (duality)
đặng nhập vào Chân Như, vào cõi Không. Trạng thái đó được biểu tượng bằng Kim
cương chử (Vajra). Để làm chủ được các nghi thức tác pháp của Mật tông (còn gọi là
Kim Cương thừa - Vajrayana) thì điều tiên quyết là phải thấu hiểu giáo nghĩa của Bát-
nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita) của Long Thọ và Vô Trước. Giáo nghĩa Bát-nhã-ba-
la-mật-đa được gọi là quot;Nhân thừaquot;, và giáo nghĩa Kim Cương thừa được gọi là quot;Quả
thừaquot;. Tương truyền rằng Mật tông do đức Phật Đại Nhật khởi xướng. Mật tông có hai bộ
kinh cơ bản là Đại Nhật kinh và Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh. Như vậy, từ thế
kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ 7, Thiền tông Việt Nam mang đậm giáo nghĩa Tam Luận tông của
Long Thọ, mà đặc biệt là tư tưởng Bát-nhã-ba-la-mật-đa của Long Thọ và Vô Trước. Các
thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp mà nhiều
vị rất có uy tín với triều đình và biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền
sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ 12),... đều làm cố vấn cho nhà
vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo
dài mãi đến thế kỉ 19[cần dẫn nguồn]. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có
hình thức tu tập quot;Tổng Trì Tam Muộiquot; (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến
của Mật giáo (Tantrism), dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để
giữ được thân, khẩu, ý. Ở Hoa Lư (Ninh Bình), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ
10[10] có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một
thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện.

Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh
chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp
thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,...

Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều
đó là khế lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là
Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam
và các nước khác.

Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý
Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được
bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát

Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì
sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng. Tùy theo phong tục tập quán
của mỗi quốc gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo). Nói một cách khác thì có thể tùy
nghi phương tiện theo từng vùng miền để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất
đi bản sắc của Phật giáo là ứng hợp với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sanh.

Tên gọi tuy có khác nhưng giáo lý vẫn là một nên gọi là khế lý, dù một mà không phải
một, nên có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái Lan, v.v. tất
cả đều có tên chung là Phật giáo, bảo rằng giống cũng được nhưng bảo rằng không thì là
sai. Đây gọi là khế cơ là bản địa hóa, hay sắc thái Phật giáo của từng vùng miền.
Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa,
khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt
Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những
thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê, Lý Trần đều là những lúc Phật giáo cũng
song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù
được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo
Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam

Tính tổng hợp
Tổng hợp là một trong những đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, chính vì thế tổng hợp
là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.

Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống

Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu
và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp.
Tuy nhiên bốn vị thần này đã được quot;Phật hóaquot;. Các pho tượng này thường được gọi
tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các
tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ
32 tướng tốt cùng 80 vẽ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế,
những khế ấn, và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn v.v. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với
nhau tạo nên các ngôi chùa quot;tiền Phật, hậu thầnquot; hay quot;tiền Phật, hậu Mẫuquot;. Người Việt
Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ
trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất.

Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo

Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng
thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh,
Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa.
Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và
Bồ Tát.

Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, la hán
của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với
Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo
vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng
Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam.

Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác

Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật
giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho
giáo để làm nên quot;Tam giáo đồng nguyênquot; (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và quot;Tam giáo
đồng quyquot; (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho
giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của
con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh quot;Tam giáo tổ sưquot; với Thích Ca Mâu Ni ở giữa,
Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt

Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình
thành Đạo Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là quot;Thiên nhân hợp nhấtquot; và quot;Vạn
giáo nhất lýquot;.

Tính hài hòa âm dương

Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy
nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam
có phần thiên về nữ tính.

Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành quot;Phật ông -
Phật bàquot;. Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của
vùng Nam Á nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những
vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị
Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa
Hương, Bà chúa Ba).

Tính linh hoạt

Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là quot;tùy
duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyênquot; nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ
thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn không
xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví dụ: Các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi
chung là Phật, Phật Bà Quan Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),...
Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc
xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương
còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

Phật giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là Đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh
Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu
hành tại gia. Phật giáo Hòa Hảo thể hiện rất rõ tính tổng hợp và tính linh hoạt của Phật
giáo Việt Nam. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu
ở đồng bằng Nam bộ.

Thực chất Phật giáo Hòa Hảo là tiếp nối của một tông phái Phật giáo có từ gần một trăm
năm trước ở đồng bằng Nam bộ có tên là Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An
(Đoàn Minh Huyên) sáng lập vào năm 1849 tại vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Tiếp sau
Phật Thày Tây An là Phật Trùm, Ngô Lợi (Đức Bổn Sư) rồi đến Huỳnh Phú Sổ. Thời kỳ
Huỳnh Phú Sổ là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo Hòa Hảo.
Giáo lý là sự kết hợp của Tịnh Độ tông với Đạo Ông Bà. Tôn chỉ là quot;Học Phật Tu Nhânquot;,
noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết quot;Tứ ân (ơn)quot;:
cha mẹ, đất nước, tam bảo (Phật-Pháp-Tăng), nhân loại.

Cách thức tu hành của Phật giáo Hòa Hảo rất đơn giản là quot;tu hành tại giaquot;. Người quot;cư sĩ
tại giaquot; cúng lạy vào hai buổi sớm mai và chiều tối với 16 lạy như một bài thể dục tòan
thân ở quot;bàn thông thiênquot;, ăn chay một tháng 4 ngày để cơ thể khỏe mạnh; thờ trần đỏ
hoặc trần dà với ý nghĩa hòa hợp; không chấp nhận mê tín dị đoan (không đốt vàng mã,
không cúng tà thần...); thực hành tiết kiệm triệt để như không dâng cúng thực phẩm cho
Phật chỉ cúng bông hoa nước sạch, không ăn thịt trâu, chó, bò để giữ sức kéo...; không
hình thức: không đúc tượng, không chuông mõ, quot;tử thì tángquot;, không có hàng giáo phẩm
và không có tổ chức đạo (trước năm 1947).

Phật giáo và Văn hóa Việt
Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết Phật
giáo trong văn hóa Việt khá đậm nét. Nhiều người Việt theo lệ ăn chay vào những ngày
mồng một hay ngày rằm.

Trong văn học thì truyện Nôm bình dân kể lại truyện Bà Chúa Ba tức truyện Quan âm
chùa Hương. Nghệ thuật trình diễn có vở chèo Quan Âm Thị Kính. Truyện Kiều của Tố
như Nguyễn Du cũng hàm chứa nhiều tư tưởng Phật giáo.

Văn chương truyền khẩu thì số tục ngữ ca dao liên quan đến Phật giáo rất đa dạng.

Khuyên người thì có:

       Dù xây chín đợt phù-đồ
       Không bằng làm phúc cứu cho một người

Nhận xét nhân thế thì có:

       Hiền như Bụt
       Oan Thị Kính
       Đi với Bụt mặc áo cà-sa
       Đi với ma mặc áo giấy
       Miệng thì nam-mô
       Bụng bồ dao găm

Châm biếm thì có:

       Trao lược cho sư
       Nhất sư nhì vãi
       Quay đầu trở lại
       Nhất vãi nhì sư[14].
Tổ chức Giáo hội Phật giáo và Chính sự
Phật giáo Việt Nam có vai trò chính sự qua nhiều triều đại. Thời nhà Đinh, nhà tiền Lê,
nhà Lý, và nhà Trần đã nhiều vị cao tăng được triều đình trọng dụng như thiền sư Vạn
Hạnh, Khuông Việt, Pháp Loa, v.v. ra giúp tham chính và cố vấn.

Vào cuối thời Pháp thuộc năm 1951 Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời. Đây là tổ chức
đầu tiên với ý định thống nhất các tổ chức rời rạc. Tổng hội thành công trong việc liên kết
tất cả các thành phần Phật giáo Đại thừa khắp ba miền Nam, Trung Bắc. Tuy nhiên Tổng
hội không có cơ cấu điều hành ngoài việc mở đường liên lạc.

Khoảng thập niên 1960 Phật giáo lại có mặt trên chính trường Việt Nam Cộng hòa.

Lịch sử Phật giáo Việt Nam
Hiện vẫn chưa định được chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam.
Một nghiên cứu cho rằng đạo Phật vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ
hai trước Công nguyên, đánh dấu bằng truyện quot;Nhất Dạ Trạchquot; trong tập Lĩnh Nam trích
quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang.

Lịch sử
Thời kì đầu: đạo Phật truyền vào Việt Nam




         Chùa Dâu tại tỉnh Bắc Ninh, một cổ tự thuộc loại xưa nhất ở Việt Nam

Dựa trên giả thiết đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến
thế kỉ thứ hai trước CN thì có thể nhận xét rằng đạo Phật đó có tính chất nguyên thủy,
hay Thượng tọa bộ (Theravada). Chữ quot;Buddhaquot; được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt
là quot;Bụtquot;; dân gian coi Bụt như một vị tiên hay xuất hiện để giúp đỡ người nghèo khổ,
hiền lành. Nhiều nghiên cứu xác nhận đạo Phật được truyền trực tiếp vào Việt Nam, thời
đó gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, từ Ấn Độ theo đường biển chứ
không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. [1] [2]

Tại Giao Chỉ

Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam từ lúc nào? Đây không phải là câu hỏi mới đây mà
đã có hàng nghìn năm nay, thể hiện trong câu Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên
(542-607) ( trình vua Trung Hoa Tùy Cao Tổ) để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan theo Thiền
Uyển Tập Anh:

quot;Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang
Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người,
dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ
Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển
thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong
làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300
người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí
một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không
cần đến dạy dỗ.quot;

Dưới thời A-dục vương trị vì tại Ấn Độ (từ năm 273 đến 232 trước CN), nhờ sự ủng hộ
của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn Độ. Các thương
nhân người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo Phật mới
mẻ đến xứ này. Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyền đạo, góp phần lập ra
trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt
Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương Đông đầu Công
nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (nay thuộc Trung Quốc). [2]

Còn theo Lĩnh Nam trích quái, truyện quot;Nhất Dạ Trạchquot; thì Chử Đồng Tử là Phật tử người
Việt đầu tiên, theo học đạo với nhà sư Phật Quang. Truyện viết:

quot;Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán kính thờ Tiên Dung (và) Đồng Tử làm chúa.
Có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: quot;Quí nhân hãy bỏ ra một dật vàng năm
nay cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quí, đến sang năm được lãi mười dậtquot;.
Tiên Dung vui mừng bảo Đồng Tử: quot;Vợ chồng ta là bởi Trời mà nên. Nhưng cái ăn cái
mặc là do người làm lấy. Nay nên đem một dật vàng cùng thương nhân ra nước ngoài
mua vật quí để sinh sốngquot;. Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi buôn án lênh đênh ra khắp
nước ngoài. Có núi Quỳnh Viên trên núi có am nhỏ. Thương nhân ghé thuyền vào lấy
nước. Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có một tiểu Tăng tên Phật Quang truyền pháp
cho Đồng Tử. Đồng Tử ở lại để nghe pháp, đưa vàng cho thương nhân đi mua hàng. Đến
lúc thương nhân trở về lại tới am đó chở Đồng Tử trở về nhà. Nhà sư bèn tặng cho Đồng
Tử một cây gậy và một cái nón, vừa bảo: quot;Các việc linh thông đều ở đó rồi!. Đồng Tử trở
về, đem đạo Phật nói hết với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ nghề
buôn để cùng Đồng Tử du phương tìm thầy học đạoquot;.

Tại Chăm Pa

Dựa vào cổ sử Hán như Tiền Hán Thư, Hậu Hán Thư cùng các di chỉ khảo cổ như Óc Eo,
Sa Huỳnh đã cho thấy vùng biển phía Nam Việt Nam, xưa thuộc vương quốc Chăm Pa đã
nhộn nhịp thương thuyền không những của các quốc gia thuộc văn minh Ấn Độ, mà cả
những quốc gia xa xôi của nền văn minh La Mã. Cho nên, việc truyền bá Phật giáo vào
vùng đất này là một sự kiện thích đáng. [cần dẫn nguồn] Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy tại làng
Võ Cảnh ở Nha Trang được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ thứ hai
CN viết bằng tiếng Phạn. Để Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào
thời này, nền văn minh Ấn Độ lúc đó có tư tưởng chính yếu là đạo Phật phải truyền bá tại
đây qua thời gian dài, tối thiểu cũng phải mất hàng trăm năm. Từ đó cũng dẫn tới giả
thiết sư Phật Quang người truyền đạo cho Chử Đồng Tử, nếu không là người Ấn, thì phải
là người Chăm đi từ phía nam tới Giao Chỉ. Nghĩa là đạo Phật có mặt ở Chăm Pa, hay
miền Nam Việt Nam ngày nay, còn sớm hơn miền Bắc Việt tức Giao Chỉ ngày ấy. [1]

Thời Bắc thuộc

Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại năm 43 CN, đất Giao Chỉ thành thuộc địa của
nhiều triều đại Trung Hoa gần một ngàn năm tuy có độc lập vài thời điểm. Thời kì dài
này đạo Phật tại đây phát triển mạnh mẽ hơn, xuất hiện nhiều tông phái, nhiều cao tăng.

Trước thời nhà Đường




Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư của Thiền phái quan trọng đầu tiên tại Việt Nam là Tì-ni-đa-lưu-chi.

Người đầu tiên là Khương Tăng Hội, sống tại Giao Chỉ khoảng thế kỉ thứ ba CN. Một số
ý kiến xem ông là thiền sư đầu tiên của Việt Nam. Tất nhiên từ quot;Thiềnquot; của ông có khác
biệt với phương pháp mà Bồ Đề Đạt Ma sẽ truyền sau này, vì ông sinh trước tới hai thế
kỉ.[cần dẫn nguồn] Ông biên tập nhiều kinh sách, sang Đông Ngô bấy giờ là thời Tam Quốc
truyền đạo và để lại dấu ấn nơi này.

Kế đến là Mâu Tử (hay Mâu Bác). Cần biết rằng Giao Chỉ tuy nội thuộc nhà Hán nhưng
vì ở quá xa và vì phong tục văn hóa khác biệt với người Hán nên thư tịch Trung Hoa kể
cả Hậu Hán Thư, hầu như không hề đề cập đến. Tác phẩm đạo Phật đầu tiên bằng Hán tự
lại được viết tại Giao Chỉ năm 189 CN, đó là cuốn Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, một người
Trung Hoa trước theo Lão giáo, về sau cư ngụ tại Giao Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và
trở thành một Phật tử rất thuần thành.

Vào cuối thế kỉ thứ sáu (khoảng năm 580), thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi vào Việt Nam mang
theo đạo Thiền của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, và như vậy Thiền tông chính thức xuất hiện tại
xứ này. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập quot;Tổng
Trì Tam Muộiquot; (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật tông (Tantra),
dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. Ở
Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình, Việt Nam), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10 có khắc
bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ
biến của Mật tông, đã được phát hiện. Như vậy, rất có thể Mật tông, một nhánh quan
trọng của đạo Phật, đã xuất hiện ở đây nếu không cùng thời điểm thì cũng sau Thiền tông
không quá lâu.

Thời nhà Đường




  Ngài Huệ Năng, tổ sư Thiền nam tông có nhiều ảnh hưởng tại Giao Châu đời Đường.

Vào năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông vốn là đồ đệ sư Bách Trượng Hoài Hải mang
theo tư tưởng quot;đốn ngộquot; của Nam tông do ngài Huệ Năng sáng lập vào nơi này. Ông
cùng với thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi và thiền sư Thảo Đường sau này được Thiền Uyển Tập
Anh, một cổ thư xưa nhất của Thiền tông Việt Nam, xem là tổ sư của ba Thiền phái lớn
tại xứ này.

Một ý kiến cho rằng Lục Tổ Huệ Năng là người Việt. [5] Tuy phân tích trong nghiên cứu
này còn nhiều chỗ chưa xác đáng, tuy vậy nó cũng cung cấp vài điểm đáng lưu tâm, nhất
là xét văn phong chép trong Pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm học trò lưu lại lời giảng
của ngài Huệ Năng. [cần dẫn nguồn]

Tuy nhiên, cũng tương tự lịch sử Giao Châu thời Bắc thuộc còn nhiều khoảng trống, có
nhiều nhân vật và sự kiện khác của đạo Phật tại đây không được ghi chép lại, tạo ra suy
nghĩ chưa đầy đủ về tình hình đạo Phật hiện thời. Học giả Lê Quý Ðôn nói: “Các bậc
cao tăng nước ta không phải ít; trong khoảng thuộc Tấn thuộc Ðường, tất nhiên có nhiều
điều đáng ghi chép, nhưng ghi chép thiếu sót” (Kiến Văn Tiểu Lục).

Sách Ðại Ðường Cầu Pháp Cao Tăng Truyện của Nghĩa Tịnh (682 - 727) có chép tiểu sử
sáu vị tăng sĩ Việt Nam từng qua Ấn Ðộ du học vào cuối thế kỷ thứ bảy đầu thế kỷ thứ
tám. Ðó là các vị: Vận Kỳ, Giải Thoát Thiên, Khuy Xung, Huệ Diệm, Trí Hành, Ðại
Thừa Ðăng.

   •   Pháp sư Vận Kỳ từng vân du với thiền sư Ðàm Nhuận người Trung Hoa, Ðàm
       Nhuận cũng từng lưu lại Giao Châu một thời gian. Vận Kỳ giỏi Phạn ngữ và Hán
       ngữ. Ông thọ giới cụ túc (tỳ khưu) với Jnanaphadra (Trí Hiền) ở đảo Java. Tại đây
       thiền sư Hội Ninh người Trung Hoa đang dịch với thầy ông là Jnanaphadra cuốn
       Ðại Niết Bàn của hệ phái Đại thừa. Dịch xong hai ông nhờ Vận Kỳ đem về dâng
       cho vua Ðường. Vận Kỳ ghé qua Giao Châu trước khi qua Ðường trao kinh, rồi
lại trở lại Giao Châu thuyết pháp cho cả hai giới tăng và tục. Sau đó, Vận Kỳ trở
       lại Java. Ông gặp thầy là Jnanaphadra, nhưng không gặp Hội Ninh, vì ông này đã
       đi Ấn Ðộ. Nghĩa Tịnh cho biết ông đã gặp Vận Kỳ ở Ấn Ðộ khi ông khoảng 30
       tuổi.

   •   Pháp sư Giải Thoát Thiên từng qua Ấn Ðộ bằng đường thủy, tham bái Bồ Ðề Ðạo
       Tràng (Ðại Giác Tự) và các thánh tich quanh đó. Tên Phạn ngữ của ông là Mộc
       Xoa Ðề Bà (Moksadeva). Ông mất lúc khoảng 25 tuổi.

   •   Pháp sư Khuy Xung, tên Phạn ngữ là Chất Ðát La Ðề Bà (Citradeva), cùng một
       thiền sư Trung Hoa tên là Minh Viễn đi thuyền qua Tích Lan rồi lên Ấn Ðộ. Minh
       Viễn chuyên về Thiền học, đã gặp Khuy Xung ở Giao Châu. Họ đi đến đâu thì thu
       thập thêm kinh điển đến đó. Họ có đến Bồ Ðề Ðạo Tràng và thành Vương Xá.
       Ðến khi tới được rừng Trúc Lâm thì Khuy Xung ngã bệnh và mất tại đây.

   •   Pháp sư Huệ Diệm là đệ tử của thiền sư Vô Hành người Trung Hoa. Ông họ Hứa,
       đã cùng du hành đi Tích Lan và ở luôn tu học tại đây.

   •   Pháp sư Trí Hành người Ái Châu (Thanh hóa), tên Phạn ngữ là Bát Nhã Ðề Bà
       (Prajnadeva). Ông đi Ấn Ðộ bằng thuyền và chiêm bái đủ các Phật tích. Ông đi
       lên miền bắc vùng sông Hằng và ở tại đó tu chùa Tín Giả. Ông viên tịch ở đây lúc
       50 tuổi.

   •   Thiền sư Ðại Thừa Ðăng, tên Phạn ngữ là Ma Ha Dạ Na Bát Ðịa Dĩ Ba
       (Mahayanapradipa). Ông xuất gia ở Dvararati, Ấn Ðộ; sau đó theo sứ thần nhà
       Ðường là Diệm Tự về Trường An. Tới chùa Từ Ân ông gặp pháp sư Huyền Trang
       xin thọ giới tỳ kheo. Sau một thời gian tu học, ông trở về Giao Châu rồi lại đi
       Tích Lan bằng đường biển. Sau đó ông tới Nam Ấn Ðộ, rồi đi thẳng lên miền
       Ðông. Ông ở lại đây 12 năm, học thông Phạn ngữ. Ông đã chú giải tác phẩm
       Duyên Sinh Luận (Nidana-sastra) và một số kinh điển khác. Khi Nghiã Tịnh sang
       Ðông Ấn Ðộ thì gặp ông. Nghĩa Tịnh rủ ông cùng đi về miền Trung, trước là tới
       học viện Na Lan Ðà (Nalanda), rồi Vajrasana rồi Vaisali, và Kusinara nơi đức
       Phật nhập diệt. Ông ở lại đây tu học, thỉnh thoảng lại vân du, cuối cùng mất ở đây
       tại chùa Prinirvana lúc tuổi chừng quá 60.

Sách Ðại Ðường Câu Pháp Cao Tăng Truyện cũng có ghi chép tiểu sử một số thiền sư
Trung Hoa trên đường đi Ấn Ðộ đã từng ghé lại Giao Châu. Ðó là các vị Minh Viễn, Huệ
Mạng, Vô Hành, Ðàm Nhuận, và Trí Hoằng. Ngoài ra còn có một vị thiền sư người
Khương Cư tên Samghavarma (Tăng Già Bạt Ma) đã từ Trung Hoa sang Giao Châu mục
đích để đi hái thuốc cho vua Đường. Ông tới đây vào lúc nạn đói đang hoành hành, người
và vật chết như rạ. Ông phân phát thực phẩm và y dược ngay giữa đường cho những
người đói và bệnh. Xúc động về cảnh khổ, ông thường vừa lo việc cứu trợ vừa khóc,
khiến người bấy giờ thường gọi ông là “vị Bồ Tát hay khóc”. Ông bị nhọt ở chân và chết
lúc 60 tuổi.
Sách An Nam Chí của Cao Hùng Trưng viết vào đời nhà Minh cũng có ghi chép về vài vị
tăng sĩ không thấy Thiền Uyển Tập Anh nhắc đến:

   •   Thiền sư Tam Mạch, người châu Tam Ðới, triều Lý, xuất gia tại chùa Gián Ân, tu
       hành đắc đạo, có thể bay lên trời giữa ban ngày.

   •   Thiền sư Vô Châu, người huyện Phi Lộc, cao lớn, tướng mạo dị kỳ, râu dài, lập
       am trên núi Sư Tử Phong, tu chúng Vân Hoa Tam Muội, mỗi khi giảng kinh thì
       hào quang phóng xạ. Ông mất lúc 83 tuổi.

   •   Pháp sư Ma Ni, người huyện Lê Bình, tu ở Ðại Tiên Thánh Nhan, bảy năm thành
       đạo, hàng long phục hổ và cầu mưa cầu tạnh không gì không linh nghiệm.

   •   Tứ Quán Huệ Thông là một vị ni sư, quê huyện Chí Linh, xuất gia năm 12 tuổi,
       thị tịch lúc 84 tuổi.

Những tài liệu trên cho thấy trong các thế kỷ thứ bảy và thứ tám, thiền tông tại Việt Nam
có nhiều người học rộng, thông hiểu cả Phạn ngữ lẫn Hán ngữ. Thiền sư Ðại Thừa Ðăng
giỏi Phạn ngữ đến trình độ đã chú giải những tác phẩm Phạn ngữ bằng Phạn ngữ. Phụng
Ðình và Duy Giám được mời qua cung Ðường giảng kinh. Thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ vào
tận trong rúi để bái yết Vô Ngại. Thi sĩ Trương Tịch cũng vào tận trong núi để bái yết
Nhật Nam tăng. Nhiều người như Vận Kỳ và Ðại Thừa Ðăng đã vân du cả hai xứ Trung
Hoa và Ấn Ðộ để mở rộng kiến thức và hành đạo. Tuy sự cai trị của nhà Ðường đối với
Giao Châu rất khắc nghiệt, và tuy chính quyền đô hộ tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiến
triển của học thuật và văn hóa Giao Châu, nhưng giới thiền sư tại Giao Châu đã có
phương tiện để theo đuổi sự tu học và hành đạo của mình.

Thời Lý Trần




                Chùa Dận, hay Cổ Pháp tự, nơi khởi đầu triều đại nhà Lý

Sau một nghìn năm Bắc Thuộc, năm 905 Giao Châu chính thức độc lập. Năm 1009 Lý
Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kì gần 400
năm phát triển bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Đạo Phật thời này cũng không là ngoại
lệ, đã phát triển đến đỉnh cao và tham dự vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất nước. Khởi
đầu là Lý Thái Tổ đã được sư Lý Khánh Vân trụ trì chùa Dận nuôi dạy, sau này được sư
Vạn Hạnh giúp sức để lập ra nhà Lý.
Thời nhà Lý

Nhà Lý ra đời đã đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, nhiều triều vua nối tiếp nhau đã thực
hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học mà còn qua đó phát triển
một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa.

Một dấu ấn quan trọng thời này là việc khai sinh Thiền phái Thảo Đường. Tuy nhiên, vì
khuynh hướng thiên trí thức và văn chương, thiền phái Thảo Ðường không cắm rễ được
trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học. Thiền
Uyển Tập Anh tuy có ghi lại tên họ 19 vị thuộc thiền phái Thảo Ðường nhưng không thể
ghi lại tiểu sử, niên đại các bài truyền thừa của mỗi vị.

Đạo Phật thời nhà Lý có nhiều ảnh hưởng không chỉ với dân thường mà cả vua quan. Có
chín trên 19 vị của Thiền phái Thảo Đường là cư sĩ mà phần lớn là vua quan, trong đó có
ba vị vua là Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, và Lý Cao Tông. [7] Rất nhiều thiền sư đời Lý
tham gia chính sự mà không tham dự chính quyền. [8]




                     Chùa Một Cột được xây dựng vào thời nhà Lý

Rất nhiều công trình chùa chiền, tượng tháp được xây dựng mà một trong số đó là An
Nam Tứ Đại Khí gồm có: tháp Báo Thiên, chuông Quy Ðiền, đỉnh Phổ Minh và tượng
Quỳnh Lâm.

Về lối sống của người dân thời bấy giờ, học giả Hoàng Xuân Hãn viết trong tác phẩm
quot;Lý Thường Kiệtquot;: “Ðời Lý có thể gọi là đời thuần nhất trong lịch sử nước ta. Ðó chính
là ảnh hưởng của đạo Phật”. Còn Đại Việt Sử ký Toàn thư chép:

   •   Năm 1065, vua Lý Thánh Tông, trong một phiên xử kiện ở điện Thiên Khánh, đã
       chỉ vào công chúa Ðộng Thiên đứng hầu bên cạnh mà bảo ngục lại rằng: “Lòng
       ta yêu con ta, cũng như lòng cha mẹ dân yêu dân, dân không biết mà mắc vào
       hình pháp, ta rất lấy làm thương. Từ nay về sau, không cứ gì tội nặng nhẹ, đều
       nhất luật khoan giảm.

   •   Mùa đông năm Ất mùi 1055, trời giá rét, vua đã bảo với các quan: “Trẫm ở
       trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến
       người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian mà không
       được no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có thể chết không nơi
nương tựa, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi
       ngày cho ăn hai bữa cơm”.

Thời nhà Trần




       Chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Nhà Trần lên nắm quyền tiếp tục kế thừa và phát triển thêm nền tảng xã hội đã có từ thời
Lý trong đó có đạo Phật. Nét nổi bật nhất của đạo Phật thời kì này so với thời trước là sự
ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt sáng lập mà tổ sư chính là vị vua
rời bỏ chính sự để xuất gia Trần Nhân Tông.

Một điểm nổi bật khác là sách Thiền Uyển Tập Anh (hay Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục),
cổ thư xưa nhất còn giữ lại được đến nay viết về đạo Phật tại Việt Nam, đã được kết tập
vào thời này. Đây là một tập sách nói về các vị thiền sư Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ sáu
đến thế kỷ thứ mười ba. Sách này bắt đầu được biên tập vào khoảng trước năm 1134 cho
đến đầu thế kỷ thứ mười ba thì hoàn tất. Cũng cần nói thêm là không phải cổ thư đạo
Phật thời Lý Trần nói chung là ít ỏi mà do chính sách cai trị của nhà Minh khi xâm lược
Đại Việt đầu thế kỉ 15 nên phần lớn di sản thời này đã bị tịch thu và tận diệt.

Số lượng chùa chiền cũng như tăng sĩ tăng lên rất nhiều, có lẽ là nhiều nhất trong lịch sử
Việt Nam nếu so với tương quan số dân ngày ấy. Các chùa cũng như tăng sĩ được nhiều
ưu đãi lớn không chỉ từ phía vua quan nhà Trần mà còn từ nhân dân. Sách Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ chép:

“Các chùa như Hoàng Giang, Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh...
dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa dân số
thường. Nhất là huyện Ðông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng
lên, làng lớn có hơn mười chùa, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu: ngoài bao bằng lũy,
trong tô vàng son...” [13]

Sự ưu ái quá mức dành cho giới xuất gia cho đến cuối thời nhà Trần đã tạo ra một số dấu
hiệu khởi đầu cho sự suy thoái của đạo Phật sau này.
Từ thời Hậu Lê đến năm 1858




            Nhục thể thiền sư Vũ Khắc Minh, thế kỉ 17, ở chùa Đậu, Hà Nội.
                              Bài chi tiết: Đạo Phật thời Hậu Lê

Đạo Phật như đã biết đạt đến cực thịnh vào thời nhà Trần rồi bắt đầu suy thoái vào thời
nhà Hậu Lê, mà hai nguyên nhân chính phải kể ra là: nguyên nhân nội tại trong chính đạo
Phật, và nguyên nhân ngoại tại từ sự phát triển của Khổng giáo (hay Nho giáo).

Thứ nhất là nguyên nhân nội tại. Khi đạo Phật được vua chúa quý trọng thì các nhà quyền
quý và trăm họ đều hướng vào. Chùa chiền càng nhiều thì nếp sống thanh quy càng khó
bảo đảm được. Tăng chúng càng đông thì càng có nhiều phần tử bất hảo làm hại thanh
danh tăng đoàn, sự kính trọng càng nhiều thì niềm kiêu hãnh càng thêm cao. Sự cúng
dường càng hậu thì sự ỷ lại càng tăng. Đây là biểu hiện của sự suy thoái.

Thứ hai, nguyên nhân ngoại tại. Như đã biết, thời Lý Trần nhiều thiền sư tham dự chính
sự và có tiếng nói quan trọng với vua quan. Vào cuối thế kỉ 14, Hồ Quý Ly vốn xuất thân
Nho học trong quá trình tiếm quyền nhà Trần đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm
ảnh hưởng của đạo Phật. Thêm nữa, nhiều nhà Nho vốn trọng từ chương, tự cho mình là
độc tôn trí thức nên không ưa đạo Phật vốn trọng tinh thần bao dung. Chẳng hạn các đại
thần Lê Quát, Trương Hán Siêu đã công khai chỉ trích đạo Phật.

Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 cùng chính sách tận diệt nền
văn hóa độc lập của đất nước đã hủy diệt không chỉ truyền thống của đạo Phật tại Việt
Nam mà là cả truyền thống dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, và nhất là từ khi vua
Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc học thì đạo Phật chính thức suy thoái trong
một thời gian kéo dài đến mấy trăm năm.
Thời chúa Nguyễn tại Đàng Trong




               Chùa Thiên Mụ ở Huế ngày nay, được xây dựng năm 1601.

Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) sau khi vào trấn thủ đất Thuận Hóa đã để
ý đến việc lập chùa. Năm 1601, ông bắt đầu cho xây dựng chùa Thiên Mụ ở xã Hà khê,
huyện Hương Trà (thuộc Huế ngày nay). Năm sau, vào ngày Vu Lan, ông đến chùa Thiên
Mụ lập trai đàn và làm lễ bố thí, lại cho dựng chùa Sùng Hóa trên nền một ngôi chùa cổ ở
xã Triêm Ân, huyện Phú Vang. Năm 1607, cho lập chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu, Quảng
Nam. Năm 1609, lập chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch, Quảng Bình. Sau khi ông dựng
xong dinh Quảng Nam ở xã Cần Húc lại cho lập một ngôi chùa gần đó là chùa Long
Hưng. Có thể ý chúa Nguyễn muốn lấy đạo Phật làm chỗ dựa tinh thần cho công trình lập
quốc của dòng họ Nguyễn. Cho nên sau này, các chúa Nguyễn đều tỏ vẻ sùng đạo Phật.
Còn nhân dân Ðàng Trong cũng nghênh đón các vị du tăng Trung Quốc với một tấm lòng
chân thật, mặn nồng. Trong thời đại chuyển tiếp giữa hai triều Minh Thanh, nhiều cao
tăng Trung Hoa đã tới Ðàng Trong hành hóa. Một phần quan trọng của những tổ đình
hiện nay là do các thiền sư Trung Hoa sáng lập.

Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) là một Phật tử pháp danh Hưng Long, còn có hiệu
là Thiên Túng Ðạo nhân do ngài Thạch Liêm, một danh tăng thuộc phái thiền Tào Ðộng
Trung Quốc đặt, và được xem là truyền thừa chánh tông đời thứ 30 của dòng thiền này.
Bốn năm sau khi lên ngôi chúa, ông thọ Bồ tát giới và thường tự ví mình là Duy Ma Cật.
Ông chủ trương lấy tinh thần Phật pháp định hướng cho đời sống dân tộc và có quan hệ
mật thiết với sư Thạch Liêm. Ngài Thạch Liêm đã có lần trình bày với chúa quan điểm trị
nước theo tinh thần Phật giáo, được giải thích qua ý nghĩa quot;trai giớiquot; đối với một vị quân
vương: quot;Trai giới là làm cho quốc gia từ trên xuống dưới được thanh lý chỉnh tề, không
một người nào không ngồi đúng chỗ, không một việc nào chẳng giải quyết được chính
đáng. Làm được như thế mới là sự trai giới viên mãn của một ông vuaquot;. Chúa Nguyễn
Phúc Chu đã cho xây dựng và trùng tu nhiều ngôi danh lam tại Thuận Hóa như trùng tu
chùa Thúy Vân, chùa Linh Mụ... Sai người sang Trung Quốc thỉnh bộ Ðại tạng kinh, xây
Tàng kinh lâu để bảo quản.

Dòng Lâm Tế, một nhánh Thiền nam tông quan trọng của tổ sư Lâm Tế Nghĩa Huyền
(?-866) từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam vào thế kỉ 17 rồi phát triển mạnh tại Đàng
Trong. Từ thời điểm này trở đi xuất hiện nhiều cao tăng thuộc dòng này như các sư Viên
Minh và Viên Khoan ở Quảng Trị, Minh Hoằng Tử Dung khai sơn chùa Từ Ðàm, sư
Giác Phong sáng lập chùa Báo Quốc tại Huế, sư Pháp Bảo lập chùa Chúc Thánh ở Quảng
Nam, sư Nguyên Thiều sáng lập các chùa Thập Tháp Di Ðà tại Bình Ðịnh, chùa Quốc Ân
và Hà Trung tại Thuận Hóa (Huế), trong đó ngài Nguyên Thiều đã thành lập nên các
dòng truyền thừa theo phả hệ Thập Tháp và Quốc Ân, ngài Pháp Bảo thành lập nên dòng
truyền thừa hệ Chúc Thánh. Ngoài các dòng trên, tại Đàng Trong có một hệ truyền thừa
ảnh hưởng rất sâu rộng cho đến hôm nay, đó là dòng Liễu Quán, do sư Liễu Quán thành
lập. [20]

Thời chúa Trịnh tại Đàng Ngoài

Như đã biết đạo Phật thời Hậu Lê không còn thịnh bằng thời Lý Trần. Khi đất nước chia
hai thành Đàng Ngoài và Đàng Trong thì tại Đàng Ngoài đạo Phật không phổ biến như ở
Đàng Trong. Vào thế kỉ 17, dòng Thiền Tào Động (do các ngài Tào Sơn Bản Tịch
(840-901) và Ðộng Sơn Lương Giới (807-869) sáng lập) từ Trung Hoa truyền vào Việt
Nam và có nhiều ảnh hưởng tại Đàng Ngoài. Nhiều chùa ở Hà Nội như chùa Trấn Quốc,
Hàm Long, Hòe Nhai... đến nay vẫn được xem là truyền thừa của dòng thiền này.




                             Chùa Thầy ở Hà Nội ngày nay

100 năm nhiều biến cố
       Bài chi tiết: Đạo Phật thời hiện đại

Năm 1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu gần 100 năm Việt Nam bị thực dân đô
hộ. Chính quyền thực dân đã dùng nhiều phương kế nhằm tiêu diệt truyền thống lịch sử
và văn hóa Việt Nam. Đạo Phật lúc này đứng trước nguy cơ mất còn do chính sách hủy
diệt có hệ thống của người Pháp. Đến giữa thế kỉ 20, tuy đất nước bị chia hai nhưng nhìn
chung chính sách của hai thể chế cầm quyền rất khác nhau này với đạo Phật cũng không
tích cực hơn thời Pháp thuộc được bao nhiêu.

Thời Pháp thuộc

Một trong những cái cớ chủ yếu mà người Pháp dựa vào để xâm lược Việt Nam là chính
sách kì thị Thiên Chúa giáo của nhà Nguyễn. Cho nên sau khi đạt được mục tiêu, chính
quyền thực dân ra sức ủng hộ tuyệt đối để tôn giáo này lan rộng khắp nơi, mà biện pháp
cụ thể và trực tiếp nhất là phá hủy đạo Phật bằng nhiều hình thức khác nhau. Số chùa
chiền bị phá đi rất nhiều, mà không ít trong số đó sau này trở thành cơ sở của Thiên Chúa
giáo. Chẳng hạn nhà thờ Đức Bà tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ La Vang tại Quảng
Trị xưa vốn là vị trí của hai ngôi chùa đã bị người Pháp phá hủy và giao lại cho tôn giáo
mới theo chân họ vào Việt Nam.

Đầu thế kỉ 20 thế giới bắt đầu tìm lại và nghiên cứu các di sản của đạo Phật. Còn tại Việt
Nam, bên cạnh chính sách kì thị của người Pháp thì trước đó nhà Nguyễn do độc tôn Nho
học nên đạo Phật không được quan tâm. Bản thân đạo Phật cũng tự làm suy yếu do một
số cách hành trì đạo pháp không đúng đắn lại được phổ biến nhiều nơi. Trước tình hình
đó, một phong trào chấn hưng và cải tổ là cần thiết. Phong trào chấn hưng Phật giáo có
thể nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại
miền Trung, và thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong trào.
Nhiều hội Phật học, nhiều trường giảng dạy Phật học được thành lập. Nhiều ấn phẩm như
sách, báo, tạp chí viết về đạo Phật ra đời. Thậm chí nhiều vị xuất thân Nho học như Trần
Trọng Kim, Bùi Kỷ cũng tham dự vào.




Sư Thích Quảng Ðức tự thiêu để phản đối chính sách kì thị đạo Phật của tổng thống Ngô
Đình Diệm.

Sau năm 1954

Tại miền nam, bấy giờ là nước Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền của tổng thống Ngô
Đình Diệm lại càng kì thị đạo Phật một cách công khai và quyết liệt. Trong những năm
cầm quyền, ông dùng quyền hạn của mình để đàn áp đạo Phật bằng nhiều cách khác nhau
mà đỉnh điểm là sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 để phản đối sự kì thị
này [2].




         Tượng Kim Thân Phật Tổ ở chùa Long Sơn, Nha Trang ngày nay.

Tại miền bắc, bấy giờ là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, do theo đuổi chủ nghĩa
Marx-Lenin nên chính quyền hạn chế hoạt động tín ngưỡng của người dân, kiểm soát gắt
gao đạo Phật cũng như các tôn giáo khác, kể cả tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ những hậu quả do chính sách này với đạo Phật
tại miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này.

Từ năm 1975, chính quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục thực
hiện chính sách của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với đạo Phật cũng như nhiều tôn giáo
khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đến 2008, đạo Phật và các tôn giáo khác đã
được tự do phát triển hơn trước, thể hiện qua nhiều chùa chiền được trùng tu hoặc xây
mới, nhiều sự kiện được tổ chức, cũng như số lượng khá lớn ấn phẩm về đạo Phật được
xuất bản.

Tại Việt Nam hiện nay, đạo Phật là tín ngưỡng được nhiều người dân tôn thờ nhất cùng
với đạo thờ phụng tổ tiên truyền thống. Tất cả các tông phái quan trọng của đạo Phật như
Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, đạo Phật nguyên thuỷ đều được người dân hành trì,
tu tập.

Những mốc thời gian quan trọng




                            Chùa Dơi ở Sóc Trăng ngày nay.

   •   Thế kỉ thứ 3 - thế kỉ thứ 2 trước CN: đạo Phật nguyên thủy truyền vào Giao Chỉ
       và Chăm Pa.
   •   Năm 189 CN: Lý Hoặc Luận, tác phẩm về đạo Phật bằng chữ Hán đầu tiên được
       Mâu Tử viết tại Giao Chỉ.
   •   Năm 247 CN: Khương Tăng Hội thiền sư người Việt đầu tiên sang Đông Ngô
       truyền đạo.
   •   Năm 580: thành lập Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi.
   •   Năm 820: thành lập Thiền phái Vô Ngôn Thông theo Thiền nam tông.
   •   Năm 1009: nhà Lý ra đời, mở đầu cho thời cực thịnh của đạo Phật tại Việt Nam
       kéo dài 400 năm.
   •   Năm 1069: thành lập Thiền phái Thảo Đường.
   •   Năm 1299: thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Thiền phái lớn đầu tiên của
       người Việt.
   •   Năm 1400: nhà Trần mất; nhà Hậu Lê tôn Nho học làm quốc giáo; đạo Phật chính
       thức suy thoái.
•     Thế kỉ 17: hai dòng Thiền nam tông quan trọng là Lâm Tế và Tào Động truyền
          vào từ Trung Hoa, phát triển tại Đàng Trong và Đàng Ngoài.
    •     Năm 1858: Pháp xâm lược Việt Nam; đạo Phật thêm một lần suy thoái do chính
          sách của nhiều chính quyền kế tiếp nhau trong hơn 100 năm.

Sơ kết
Đạo Phật kể từ khi truyền vào Việt Nam đến nay trải hơn 2000 năm đã dần dần đi vào
tâm thức, ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt. Tuy có
nhiều thịnh suy do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật từ
lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong di sản
lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam.

                    Thiền sư Việt Nam




Sơ khai

    •     Khương Tăng Hội, Mâu Tử

Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi

    •     Pháp Hiền, Huệ Nghiêm, Thanh Biện
    •     Định Không, La Quý An, Vô Ngại
    •     Pháp Thuận, Thiền Ông, Sùng Phạm
    •     Ma Ha, Pháp Bảo, Vạn Hạnh
    •     Định Huệ, Đạo Hạnh, Trì Bát
    •     Thuần Chân, Đạo Pháp, Huệ Sinh
    •     Minh Không, Bản Tịch, Thiền Nham
    •     Quảng Phúc, Khánh Hỉ, Giới Không
    •     Pháp Dung, Thảo Nhất, Trí Thiền
    •     Đạo Lâm, Chân Không, Tịnh Thiền
    •     Diệu Nhân, Viên Học, Viên Thông,
    •     Y Sơn

Thiền phái Vô Ngôn Thông

    •     Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong
    •     Khuông Việt, Đa Bảo, Định Hương
    •     Thiền Lão, Viên Chiếu, Cứu Chỉ
    •     Bảo Tính, Minh Tâm, Quảng Trí
    •     Lý Thái Tông, Thông Biện, Đa Vân
    •     Mãn Giác, Ngộ Ấn, Biện Tài
    •     Đạo Huệ, Bảo Giám, Không Lộ
    •     Bản Tịnh, Bảo Giác, Viên Trí
    •     Giác Hải, Trí Thiền, Tịnh Giới
    •     Tịnh Không, Đại Xả, Tín Học
    •     Trường Nguyên, Tĩnh Lực, Trí Bảo
•   Minh Trí, Quảng Nghiêm, Thường Chiếu
    •   Trí Thông, Thần Nghi, Thông Thiền
    •   Hiện Quang, Tức Lự, Ứng Thuận

Thiền phái Thảo Đường

    •   Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá
    •   Ngô Ích, Hoằng Minh, Không Lộ, Định Giác
    •   Đỗ Anh Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Đạt Mạn
    •   Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Đỗ Thường
    •   Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

    •   Thông Thiền, Nhật Thiển, Tức Lự
    •   Chí Nhàn, Ứng Thuận, Tiêu Dao
    •   Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông
    •   Trần Nhân Tông, Thạch Kim
    •   Pháp Loa, Hương Sơn, Pháp Cổ
    •   Huyền Quang, Cảnh Huy, Quế Đường

    •   Hương Hải


Thích-ca Mâu-ni




 Tượng Phật đứng của miền Gandhara thời cổ tại miền Bắc Pakistan ngày nay, thế kỷ 1,
                                 Musée Guimet

Thích-ca Mâu-ni (zh. 釋迦牟尼, sa. śākyamuni, pi. sakkamuni, dịch nghĩa là “Trí giả
trầm lặng (muni) của dòng Thích-ca”. Đây là danh hiệu của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (sa.
siddhārtha gautama, zh. 悉達多 瞿曇), người sáng lập Phật giáo. Thái tử Tất-đạt-đa
mang tên này sau khi từ bỏ các vị thầy và tự mình tìm đường giải thoát. Danh hiệu
“Thích-ca Mâu-ni” thường được dùng để chỉ vị Phật lịch sử đã từng sống trên Trái Đất
này, nhằm phân biệt với các vị Phật khác.

Dòng Thích-ca vốn là vương tộc, cai trị một trong 16 vương quốc của Ấn Độ thời bấy
giờ, ngày nay thuộc miền Nam Nepal. Kinh đô thời đó là Ca-tì-la-vệ (sa. kapilavastu), là
nơi Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha là Tịnh Phạn (sa. śuddhodana, pi.
suddhodana), trị vì tiểu vương quốc Thích-ca.

Thời bấy giờ, tiểu vương quốc dòng Thích-ca có một hội đồng trưởng lão tham gia quốc
sự, nhưng vương quốc này bị phụ thuộc vào nước Kiêu-tát-la (sa. kośala). Ngay trong
thời Phật còn tại thế, tiểu vương quốc Thích-ca bị một quốc vương của Kiêu-tát-la đem
quân xâm chiếm và tiêu diệt gần hết. Sau khi Phật thành đạo và trở lại Ca-tì-la-vệ giảng
dạy, nhiều vị trong dòng dõi Thích-ca xin gia nhập Tăng-già. Tại đó, người thợ cạo Ưu-
ba-li (sa., pi. upāli) xin gia nhập, trở thành tăng sĩ trước và vì vậy được xem cao quý hơn
các vị lĩnh đạo trong hoàng gia gia nhập sau.

Người giác ngộ
Phật là người đã dứt khỏi Luân hồi (sa. saṃsāra), đạt giác ngộ hoàn toàn, đạt Giải thoát,
chứng Niết-bàn. Nội dung quan trọng nhất của giáo pháp giác ngộ là Tứ diệu đế. Phật là
người đã vượt qua mọi tham ái (sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), là người biết phân biệt thiện ác,
nhưng tâm không vướng mắc vào các phân biệt đó. Sau khi chết, một vị Phật không còn
tái sinh.

Người ta phân biệt hai quả vị Phật: Độc Giác Phật (sa. pratyeka-buddha), là người hoàn
toàn giác ngộ, nhưng không giáo hóa, và Tam-miệu-tam-phật-đà (sa. samyak-
saṃbuddha), dịch ý là Bậc Chính Đẳng Chính Giác, người giáo hóa chúng sinh về những
điều mình chứng ngộ. Một Chính Đẳng Chính Giác là một vị đã đạt Nhất thiết trí (sa.
sarvajñatā), Mười lực (Thập lực, sa. daśabala), chứng Bốn tự tin (Tứ vô sở uý). Vị Phật
của thời đại chúng ta là Thích-ca Mâu-ni. Phật Thích-ca—một nhân vật lịch sử có thật—
không phải là vị Phật đầu tiên và duy nhất. Trong những kinh Tiểu thừa nguyên thủy,
người ta đã nhắc các vị Phật trong các thời đại trước: Tì-bà-thi (sa. vipaśyin, pi. vipassi),
Thi-khí (sa. śikin, pi. sikhī), Tì-xá-phù (sa. viśvabhū, pi. vessabhū), Ca-la-ca-tôn-đại (sa.
krakuccanda, pi. kakusandha), Câu-na-hàm (sa., pi. konagāmana) và Ca-diếp (sa.
kāśyapa, pi. kassapa). Vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai để tiếp tục hoằng pháp là Di-
lặc (sa. maitreya, pi. metteyya). Trong kinh sách, người ta còn nhắc đến 13 vị Phật khác
mà vị quan trọng nhất là Phật Nhiên Đăng (sa., pi. dīpaṅkara). Trong thời quá khứ, Phật
Thích-ca là người tu khổ hạnh mang tên Thiện Huệ (sa., pi. sumedha), đệ tử của Phật
Nhiên Đăng. Lịch sử các vị Phật được ghi trong Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).

Bắt đầu con đường tiến đến Phật quả, một vị Bồ Tát phát nguyện trước một vị Phật, quyết
tâm thành đạo giác ngộ. Trải qua vô lượng kiếp, vị Bồ Tát đó thực hành mười hạnh Ba-
la-mật-đa. Trước khi sinh lần cuối, vị đó thường giáo hóa ở cung trời Đâu-suất (sa.
tuṣita). Khi sinh lần cuối vị Phật sẽ mang trong người Ba mươi hai tướng tốt, Tám mươi
vẻ đẹp khác cũng như đã đạt 37 Bồ-đề phần. Các vị Phật khi sinh ra thì mẹ của các vị sẽ
chết bảy ngày sau đó. Lúc lớn lên, đến thời kì thích hợp, các vị Phật sẽ sống không nhà
và sau khi giác ngộ sẽ thành lập Tăng-già. Lúc Phật nhập Niết-bàn là cũng là lúc chấm
dứt quá trình đạt đạo.

Phật tính
Phật tính, được xem là gốc của mọi hiện tượng; mọi hiện tượng là biểu hiện của Phật
tính. Nếu phái Tiểu thừa chỉ công nhận mỗi thời đại chỉ có một vị Phật, và vị này là phải
là một nhân vật lịch sử và là đạo sư giáo hóa, thì Đại thừa cho rằng có vô số vị Phật được
biểu hiện khác nhau. Theo quan điểm Tam thân (sa. trikāya) của Đại thừa thì Phật tính
biểu hiện qua ba dạng chính và mỗi dạng Phật biểu hiện một tính chất của Chân như.

Các dạng siêu việt của Phật tính, Chân như (xem Phật gia) được kể là các vị Phật A-di-
đà, Đại Nhật, Bảo Sinh, Bất Động, Bất Không Thành Tựu, Kim Cương Tát-đóa. Các vị
này là thầy của các vị Bồ Tát và là giáo chủ của các Tịnh độ. Các dạng Phật siêu việt của
Chân như đều có tính chất siêu thế gian, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, vô lượng thọ.
Theo quan điểm Tam thân thì Báo thân Phật (sa. saṃbhogakāya) chính là hình ảnh lí
tưởng của các vị Bồ Tát tự tạo nên để theo đó mà tu học. Báo thân lại chính là Chân tâm
của Ứng thân, hay Hóa thân (sa. nirmāṇakāya), là thân của Phật có dạng con người sống
trên địa cầu. Khoảng năm 750 sau Công nguyên, sau khi Kim cương thừa ra đời thì trong
các trường phái Đại thừa cũng chấp nhận ngoài Pháp thân (sa. dharmakāya) có thêm năm
vị Phật chuyển hóa từ Pháp thân đó, được gọi là Ngũ Phật hay Phật gia, vì mỗi một vị
Phật đó được xem có thêm một vị Phật lịch sử (từng sống trên địa cầu) và một vị Bồ Tát
đi kèm:

   1. Cùng với Phật Đại Nhật là vị Ca-la-ca-tôn-đại (sa. krakuccanda) và Phổ Hiền Bồ
      Tát (sa. samantabhadra).
   2. Cùng với Phật Bất Động (sa. akṣobhya) là vị Ka-na-ca-mâu-ni (sa. kanakamuni)
      và Kim Cương Thủ Bồ Tát (vajrapāṇi).
   3. Cùng với Phật Bảo Sinh là vị Phật lịch sử Ca-diếp (sa. kāśyapa) và Bảo Thủ Bồ
      Tát (ratnapāṇi).
   4. Cùng với Phật Bất Không Thành Tựu là vị Phật Di-lặc và Phổ Chuỳ Thủ Bồ Tát
      (viśvapāṇi).
   5. Cùng với Phật A-di-đà là Phật Thích-ca Mâu-ni và Quán Thế Âm Bồ Tát (sa.
      avalokiteśvara).

Phật lực
Một điểm giống của Phật giáo đối với các tôn giáo lớn khác trên thế giới là vị thần tối cao
của Phật giáo- đức Phật tổ-, trong niềm tin của Phật tử, có khả năng vô hạn, thể hiện qua
bốn chữ quot;Phật pháp vô biênquot;. Trong các tôn giáo khác thì người ta có từ quot;Thiên chúa toàn
năngquot;. Tất cả những danh xưng trên đều thể hiện không có gì mà các vị thần tối cao
không làm được và không ai cao hơn các vị thần này.
Quan điểm này rất mạnh trong lòng tin của những người bình dân. Trong văn học dân
gian hay trong văn học bác học Trung quốc (Tây du ký), cùng như trong các câu chuyện
về đức Phật, người ta bắt gặp các vị thần như Thượng đế, thần Mưa, Gió, Sấm, Chớp,...
đều có thể bị đánh bại trước một nhân vật nào khác, song khi Phật xuất hiện thì mọi đối
thủ đầu phải chịu sự ràng buộc.

Quán Thế Âm




                            Tượng Quán Thế Âm thế kỷ 16

Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara, ja. kanzeon; bo. spyan ras gzigs སྤྱན་
རས་གཟིགས་), cũng gọi là Quán Tự Tại, Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tát (sa.
bodhisattva) quan trọng nhất trong Đại thừa (sa. mahāyāna). Có nhiều luận giải khác
nhau về nguyên nghĩa tên ngài. Có người hiểu “īśvara” là một “người nam” quán chiếu
thế giới, có người hiểu “svara” là “Âm”, tức là vị Bồ Tát lắng nghe mọi tiếng thế gian.


Nhìn chung, Quán Thế Âm là thể hiện lòng Bi (sa., pi. karuṇā), một trong hai dạng của
Phật tính. Vì vậy, có khi người ta đặt tên cho Bồ Tát là bậc Đại Bi (sa. mahākāruṇika).
Dạng kia của Phật tính là Trí huệ (Bát-nhã, sa. prajñā), là đặc tính được Bồ Tát Văn-thù-
sư-lợi (sa. mañjuśrī) thể hiện. Quán Thế Âm là vị Bồ Tát thể hiện nguyện lực của Phật A-
di-đà (sa. amitābha) và được xem như quyến thuộc của vi Phật này (Tịnh độ tông). Với
lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng
sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy. Trong nhân gian, Quán Thế Âm là vị bảo
hộ tránh khỏi tai hoạ và hay được phụ nữ không con cầu tự.

Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số
đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi
11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy
Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người
cầm hoa sen, sa. padmapāṇi) hay nhành dương liễu và một bình nước Cam-lộ (sa.
amṛta). Số tay của Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống.

Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu
của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba
đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo
một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả.

Đôi lúc Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được trình bày dưới một dạng ít thấy, đó là “Sư Tử
Hống Quán Tự Tại” (獅子吼觀自在, sa. siṃhanāda-lokeśvara). Dưới dạng này, Bồ Tát
là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong cùi (lepra). Mắt Bồ Tát đang
nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên
vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ
tà (bệnh) bên phải. Sư tử Bồ Tát cưỡi xuất phát từ một sự tích. Tương truyền rằng, có một
con sư tử sinh được một con nhưng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên
thật to và nhờ tiếng rống uy dũng này, nó làm cho con nó sống lại. Vì thế mà có sự liên
hệ giữa tên của Sư Tử Hống Quán Tự Tại (“giọng sư tử”) với nghề nghiệp của một dược
sĩ “gọi người sống lại”.

Một thuyết khác giải thích tích của 11 đầu và nghìn tay: lúc Quán Thế Âm quán chiếu
cảnh khổ của chúng sinh thì đầu Bồ Tát đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A-di-đà xếp các
mảnh đó lại thành 11 đầu. Xuất phát từ nguyện lực cứu độ mọi chúng sinh, thân Bồ Tát
mọc ra nghìn tay, trong mỗi tay có một mắt. Quán Thế Âm cũng hay được vẽ là kẻ cứu
độ chúng sinh trong sáu nẻo Luân hồi (Lục đạo): trong súc sinh, Quán Thế Âm đầu ngựa,
hoặc cưỡi sư tử; trong địa ngục, là kẻ có nghìn cánh tay; trong cõi A-tu-la, là kẻ có 11
đầu.

Tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật, Quán Thế Âm có tên là Quan Âm, hay được trình
bày dưới dạng “Phật Bà”. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm (bo. chenresi [spzan ras gzigs]) là
“người bảo vệ xứ tuyết” và có ảnh hưởng trung tâm trong truyền thống Phật giáo tại đây.
Người ta xem Bồ Tát là cha đẻ của dân tộc Tây Tạng và nhờ Ngài mà Phật giáo được
truyền bá qua nhà vua Tùng-tán Cương-bố (bo. songten gampo, 620-649), được xem là
một hiện thân của Quán Thế Âm. Đạt-lại Lạt-ma và Cát-mã-ba (bo. karmapa) cũng được
xem là hiện thân của Quán Thế Âm. Câu Man-tra OṂ MA-NI PAD-ME HŪṂ được
xem là thuộc tính của Quán Thế Âm, là thần chú đầu tiên truyền đến Tây Tạng và ngày
nay được tụng đọc nhiều nhất. Tranh tượng của Bồ Tát được biểu diễn bằng một người có
11 đầu và ngàn cánh tay hoặc trong dạng có bốn tay, ngồi toà sen.
A-di-đà




        Pho tượng Phật A-di-đà khổng lồ ở Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản

A-di-đà hay A Di Đà (zh. 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng
Phạn: amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là quot;vô lượng quangquot; - quot;ánh sáng vô
lượngquot;; amitāyus có nghĩa là quot;vô lượng thọquot; - quot;thọ mệnh vô lượngquot;.

Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực
lạc (sa. sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung
Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ.

Trong lịch sử đạo Phật, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Phép
niệm A-di-đà là một cách tu dưỡng mới của Phật tử, không phải trải qua vô số kiếp. Đây
là cách tu dưỡng dựa vào Tha lực, dựa vào đại nguyện của một vị Phật-một phép tu
quot;nhanh chóng, dễ dàngquot; hơn chứ không phải dựa vào tự lực của chính mình. Đó là phép
tu nhất tâm niệm danh hiệu quot;Nam-mô A-di-đà Phậtquot; lúc lâm chung để được sinh vào cõi
Cực lạc.

•


Những miêu tả về Phật A-di-đà
Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào khoảng
thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu
đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A-di-đà bắt ấn thiền định,
tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ. Những trái cây trong bình bát tượng
trưng cho trí huệ phong phú. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai con công là
biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, người ta tin rằng con
công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì.

Tượng A Di Đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn
xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngồi hoặc đứng trên
tòa sen

Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng
ngọc quí, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỉ khâu, đầu cạo trọc, một dạng tiền kiếp của
phật A Di Đà. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền
hay ấn giáo hóa. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (sa.
avalokiteśvara), đứng bên trái và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta), đứng bên phải.
Có khi người ta trình bày Phật A-di-đà đứng chung với Phật Dược Sư (sa.
bhaiṣajyaguru-buddha).

Tương truyền rằng một trong số những kiếp luân hồi của A-di-đà từng là một nhà vua.
Sau khi phát tâm mộ đạo, vị vua này từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỉ-khâu với tên là
Pháp Tạng (sa. dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng
sinh tái sinh vào cõi Cực lạc của mình và cũng sẽ thành Phật. Phật A-di-đà lập 48 đại
nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát.

48 đại nguyện của Phật A-di-đà
   1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi
      chẳng lấy ngôi chánh giác.
   2. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở
      lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   3. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng
      ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   4. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu
      người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   5. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu
      là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   6. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối
      thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi
      chánh giác.
   7. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu
      là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết,
      thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   8. Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối
      thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì
      tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   9. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu
      là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy
      ngôi chánh giác.
10. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ
    tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
11. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết
    đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
12. Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến
    trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
13. Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do
    tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
14. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm
    được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Đại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng
    nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng
    lấy ngôi chánh giác.
15. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng
    được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy
    ngôi chánh giác.
16. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà còn nghe danh từ bất thiện
    thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
17. Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen
    xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
18. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh
    về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi
    chánh giác.
19. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các
    công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và
    đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy
    ngôi chánh giác.
20. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi,
    chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về
    nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
21. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai
    tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
22. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo
    tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng
    sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu
    hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng
    chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh
    của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi
    chẳng lấy ngôi chánh giác.
23. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường
    chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi
    nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
24. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức
    mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng
    lấy ngôi chánh giác.
25. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí
    thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
26. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na
    la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
27. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang
    nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết
    được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi
    chánh giác.
28. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt
    mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì
    tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
29. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết
    kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
30. Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn
    lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
31. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất
    khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương
    mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
32. Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài,
    ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm
    ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy
    xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu
    hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
33. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới
    mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn
    hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
34. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới
    mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các
    thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
35. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười
    phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người
    nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi
    chánh giác.
36. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười
    phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến
    thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
37. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới
    mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui
    mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu
    không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
38. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy
    nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên
    thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
39. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng
    như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
40. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật
    trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi
thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu
       không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   41. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu
       tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì
       tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   42. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu
       tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý,
       cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh
       định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   43. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu
       tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi
       chánh giác.
   44. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu
       tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì
       tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   45. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu
       tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc
       thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như
       vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   46. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi
       người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi
       chẳng lấy ngôi chánh giác.
   47. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu
       tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
   48. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu
       tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các
       Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

Như Lai
Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ tathāgata
của tiếng Phạn. Chiết tự của tathāgata là tathā + āgata, và có thể được hiểu là quot;Người đã
đến như thếquot; hoặc quot;Người đã đến từ cõi như nhưquot;. Như Lai là danh hiệu chỉ một Thánh
nhân đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính đẳng chính giác (sa. samyaksambuddha).
Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật.

Theo ý nghĩa nguyên thuỷ thì danh từ Như Lai không phải là một quot;danh hiệuquot;. Phật
Thích-ca Cồ-đàm sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất quot;taquot;, quot;tôiquot; trong lúc
giảng dạy, thuyết Pháp và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài.

Với sự phát triển của Phật giáo theo thời gian, ý nghĩa của danh từ Như Lai đã biến đổi.
Trong Đại thừa, Như Lai chỉ Ứng thân (sa. nirmāṇakāya, Tam thân) của Phật. Đó là con
người toàn hảo, có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau, có Thập lực (sa. daśabala)
của một vị Phật. Như Lai cũng là sự biểu hiện cụ thể của Chân như (sa. tathatā), thể tính
của vũ trụ, được xem là sứ giả trực tiếp của Chân như, là gạch nối giữa hiện tượng và bản
thể. Trong nhiều trường hợp, Như Lai được xem là đồng nghĩa với Trí huệ (sa. prajñā) và
tính Không (sa. śūnyatā).

Tất-đạt-đa Cồ-đàm
Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên phiên âm từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama của vị Phật lịch
sử Thích-ca Mâu-ni. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là quot;người đã hoàn tất (siddha) ý
nghĩa [cuộc sống] (artha)quot;. Đôi lúc ta cũng tìm thấy cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành,
Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy
Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật
giáo.

Bối cảnh và gia thế




                      Nhà tiên tri Asita, tiên đoán vận mệnh thái tử.




                      Từ Utta Pradesh có thể đến được Kapilavastu

Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 566 (hay 563) trước Công nguyên trong một gia đình hoàng
tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Ca-tì-la-vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu) thuộc
Nepal ngày nay. Cha của Tất-đạt-đa là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là
hoàng hậu Ma-da (sa., pi. māyādevī), đản sinh Tất-đạt-đa trong khu vực vườn Lâm-Tỳ-Ni
(zh. 嵐毘尼, sa. lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Hi-
mã-lạp sơn (sa. himālaya) và sông Hằng (sa gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa:
tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.
Về mặt chính trị vùng đồng bằng sông Hằng thời đó có 4 vương quốc chính là:

   1. Kiêu-tát-la (zh. 憍薩羅, sa. kośala, pi. kosala), thủ đô là Xá-vệ (舍衛, sa.
      śrāvastī, pi. sāvatthī) nằm về phía bắc sông Hằng.
   2. Tiểu quốc Vaṃsā nằm phía Tây nam Kiêu-tát-la.
   3. Tiểu quốc Avanti ở miền nam của Vaṃsā và Kiêu-tát-la, trải dài tới phía nam
      sông Hằng. Sau này, có Ma-ha-ca-chiên-diên là một người dân nước này là đại đệ
      tử của đức Phật (sa. mahākātyāyana, pi. mahākaccāna).
   4. Vương quốc Ma-kiệt-đà (sa., pi. magadha) nằm về phía tây của Avanti và nam
      của sông Hằng.

Ngoài ra còn rất nhiều các bộ tộc nhỏ ở phía đông của Kiêu-tát-la và phía bắc của Ma-
kiệt-đà. Xã hội trong thời kỳ này phân hóa về tư tưởng rất phức tạp và bao gồm nhiều
đẳng cấp xã hội, đạo Bà-la-môn đang hưng thịnh, những giai cấp thấp bị khinh rẻ và
không được luật pháp bảo vệ.

Có nhiều truyền thuyết về thái tử Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ
thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng nhập vào người mình. Thái tử sinh ra từ hông
bên mặt của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói:

       Aggo `ham asmi lokassa,            Ta là người cao quý nhất thế gian
       Jeṭṭho `ham asmi lokassa,          Ta là người giỏi nhất thế gian
       Seṭṭho `ham asmi lokassa,          Ta là người kiệt xuất nhất thế gian
       Ayam antimā jāti,                  Đây là lần tái sinh cuối cùng
       Natthi dāni punabbhavo.            Bây giờ không còn tái sinh!
       (Theo Trường bộ kinh (pi. pīghanikāya), Đại phẩm (pi. mahāvagga), kinh Đại
       thành tựu, (mahāpadānasutta), kinh văn Hán tạng dịch đoạn văn trên là quot;Thiên
       thượng địa hạ duy ngã độc tônquot;, nghĩa là quot;Trên trời dưới đất chỉ có ta là người
       đáng tôn kínhquot;) và dưới mỗi bước chân của thái tử phát sinh một đoá sen. Ngày
       nay, trong tranh tượng còn thấy tích này.




                             Đền thờ công chúa Da-du-đà-la

Ngay lúc sinh ra, Tất-đạt-đa đã có đầy đủ hảo tướng (Tam thập nhị hảo tướng). Các nhà
tiên tri cho rằng Tất-đạt-đa sẽ trở thành hoặc một đại đế hay một bậc giác ngộ. 7 ngày sau
khi sinh thì mẹ mất, Tất-đạt-đa được người dì là Ma-ha-ba-xà-ba-đề (zh. 摩呵波闍波提,
sa. mahāprajāpatī) chăm sóc. Năm lên 16 tuổi, Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa Da-du-
đà-la (zh. 耶輸陀羅, sa. yaśodharā).
Vua cha Tịnh Phạn dĩ nhiên không muốn thái tử đi tu nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng,
nhất là không để Tất-đạt-đa tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, sau bốn lần ra bốn cửa thành
và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử phát tâm rồi từ biệt
hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương truyền rằng, bốn cảnh ngộ vừa kể là những
cảnh tượng do các vị thiên nhân tạo ra nhằm nhắc nhở Tất-đạt-đa lên đường tu học Phật
quả. Thái tử thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu
sĩ chính là cuộc đời của Tất-đạt-đa.




Giấc mơ thấy voi trắng Hoàng hậu Maya trên
                                           Thái tử ra đời từ hông Phạn Vương và
nhập vào mình của      xe ngựa ghé qua
                                           bên phải, gần Lumbini đoàn tùy tùng
Maya                   Lumbini

Xuất gia và thành đạo




                                          Lahầula
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn
Lich Su Phat Giao Vn

More Related Content

What's hot

Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanforeman
 
Su Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu BanSu Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu Banguest83eef9
 
TOT về truyền thông
TOT về truyền thôngTOT về truyền thông
TOT về truyền thôngforeman
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngnataliej4
 
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcNguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcVuKirikou
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvieforeman
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Little Daisy
 
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH nataliej4
 
Mpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 VMpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 Vhsplastic
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ nataliej4
 
Vải thái tuấn
Vải thái tuấnVải thái tuấn
Vải thái tuấnSansanluc
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 

What's hot (19)

Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
 
Su Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu BanSu Bi An Cua Tu Ban
Su Bi An Cua Tu Ban
 
TOT về truyền thông
TOT về truyền thôngTOT về truyền thông
TOT về truyền thông
 
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòngbáo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
báo cáo thực tập tại bưu điện hải phòng
 
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcNguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
 
Cd Dproceedingvie
Cd DproceedingvieCd Dproceedingvie
Cd Dproceedingvie
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
Chiêm Tinh Cơ Bản - Phần 1
 
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
BÀI GIẢNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH
 
Mpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 VMpp01 512 Om01 V
Mpp01 512 Om01 V
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
Vải thái tuấn
Vải thái tuấnVải thái tuấn
Vải thái tuấn
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 

Similar to Lich Su Phat Giao Vn

Van Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic GroupsVan Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic Groupsbaointer
 
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí MinhGiáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH nataliej4
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngVuKirikou
 
Trí Thông Minh Tính Dục
Trí Thông Minh Tính Dục Trí Thông Minh Tính Dục
Trí Thông Minh Tính Dục nataliej4
 
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va CanadaPhan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canadaforeman
 
An Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn VersionAn Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn Versionforeman
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSnataliej4
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử nataliej4
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Tehsplastic
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangforeman
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienforeman
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sốnglenho
 
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong ThủyÝ Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong ThủyPhong Linh Gems
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongforeman
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH nataliej4
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomforeman
 

Similar to Lich Su Phat Giao Vn (20)

Van Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic GroupsVan Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic Groups
 
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí MinhGiáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Co Vang
Co VangCo Vang
Co Vang
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
 
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần CôngChủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
Chủ nghĩa khoa học xã hội - Cửu Dương Thần Công
 
Trí Thông Minh Tính Dục
Trí Thông Minh Tính Dục Trí Thông Minh Tính Dục
Trí Thông Minh Tính Dục
 
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va CanadaPhan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
 
An Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn VersionAn Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn Version
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Te
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dienBo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
Bo cam nang dao tao va thong tin ve Phat trien nong thon toan dien
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
 
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong ThủyÝ Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
Ý Nghĩa Của Mặt Dây Chuyền Đồng Điếu Đá Phong Thủy
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP NHÂN CÁCH
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
 
Genou 2
Genou 2Genou 2
Genou 2
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Lich Su Phat Giao Vn

  • 1. Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử[1] và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường... Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm tại chùa Bút Tháp, 1656 Lịch sử Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189[2]. Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành quot;Bụtquot;[, từ quot;Bụtquot; được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa[2], Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ quot;Bụtquot; bị mất đi và được thay thế bởi từ quot;Phậtquot;. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành quot;Phật đàquot;, quot;Phật đồquot; rồi được rút gọn thành quot;Phậtquot;. Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc
  • 2. sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu [3]. Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn: • từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp; • thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh; • từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái; • từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hưng. Đại thừa có ba tông phái được truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông. Thiền tông Chùa Dâu tỉnh Bắc Ninh xây khoảng thế kỉ thứ 3, tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu Việt Nam Thiền tông (còn được biết là Zen hay Ch'an) là một tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma (Boddidharma) sáng lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 6. quot;Thiềnquot; là cách gọi tắt của quot;Thiền naquot; (Dhyana), có nghĩa là quot;Tĩnh tâmquot;, chủ trương tập trung trí tuệ để quán định (thiền) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Theo Thiền tông, quot;thiềnquot; không phải là quot;suy nghĩquot; vì suy nghĩ là quot;tâm vọng tưởngquot;, làm phân tâm và mầm mống của sanh tử luân hồi Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức và thời gian cộng với phải có khả năng đốn ngộ. Yêu cầu đó chỉ có những kẻ căn cơ cao mới có được nên người tu thiền thì nhiều nhưng người chứng ngộ quả thật rất là hiếm hoi. Tuy nhiên lịch sử Thiền tông ở Việt Nam cũng có một lịch sử rõ ràng hơn cả.
  • 3. Dòng thiền tu thứ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam do nhà sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) lập ra. Ông là người Ấn Độ, qua Trung Quốc rồi đến Việt Nam vào năm 580, tu tại chùa Pháp Vân (hay chùa Dâu), thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh và truyền cho tổ thứ hai là Pháp Hiền. Dòng thiền này truyền được đến 19 thế hệ[6]. Dòng thiền tu thứ hai do Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc lập ra vào năm 820, tu tại chùa Kiến Sơ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Dòng thiền này truyền được đến 17 đời[6]. Dòng thiền thứ ba do Thảo Đường, người Trung Quốc, vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành và được vua Lý Thánh Tông giải phóng khỏi kiếp nô lệ và cho mở đạo tại chùa Khai Quốc vào năm 1069. Dòng thiền này truyền được đến 6 đời[6]. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông, dưới sự hướng dẫn của thiền sư Tuệ Trung Thượng Sỹ, xuất gia và lên tu ở núi Yên Tử, thuộc huyện UÔNG BÍ, Quảng Ninh, thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và lập nên Thiền phái Trúc Lâm. Sau này, một số thiền phái khác xuất hiện như phái Tào Động dưới thời Trịnh-Nguyễn, phái Liên Tôn vào thế kỷ 16-19 (có trụ sở tại chùa Bà Đá và chùa Liên Phái, Hà Nội), phái Liễu Quán (Liễu Quán là tên một vị tổ thuộc dòng Lâm Tế) vào thế kỷ 18 (miền Trung), phái Lâm Tế dưới thời nhà Nguyễn (miền Trung, và sau này phát triển ở miền Nam). Thiền tông Việt Nam đề cao cái quot;tâmquot;[7]: quot;Phật ở tại tâmquot;, tâm là Niết Bàn, hay Phật. Trần Nhân Tông viết: quot;Nơi mình có ngọc, tìm đâu nữa Trước cảnh vô tâm, ấy đạo Thiền.quot; Tịnh độ tông Tịnh độ tông là một tông phái Phật giáo, chủ trương tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà. Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay. Phật Thích Ca Mầu Ni có lần thuyết giảng: quot;Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổiquot;. Trong Tịnh Độ tông, có tồn tại một cõi Phật cụ thể, gọi là Thế giới Cực Lạc do đức Phật A Di Đà (tiếng Phạn: Amitabha) làm giáo chủ. Việc tu hành được mở rộng ra những hành động đơn giản như đi thăm chùa, tụng danh Phật A Di Đà. Nhờ cách như vậy mà Tịnh Độ tông là tông phái phổ biến khắp cõi Việt Nam. Đi đến đâu ta cũng gặp người dân tụng niệm câu quot;Nam mô A Di Đà Phậtquot; (có nghĩa là quot;Nguyện quy theo đức Phật A Di Đàquot;). Tượng Phật A Di Đà là tượng có mặt ở khắp mọi nơi và có mặt từ rất lâu đời. Mật tông Mật tông là một tông phái Phật giáo chủ trương sử dụng những phép tu tụng niệm các mật chú để đạt đến chân lý giác ngộ. Cũng còn gọi là Lạt Ma tông, Mật tông là sự hợp nhất giới luật của thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) và nghi thức tác pháp của Kim Cương thừa. Bước quyết định trong nghi thức này là lễ Quán Đỉnh (Abhiseka) do một vị sư cả (guru hay quot;lạt maquot;) ban phép cho người đệ tử được nhập thiền định tâm vào một vị Phật cụ thể bằng cách đọc chân âm (mantra), suy niệm đồ hình Mạn đà la (mandala) và thực thi ấn quyết (mudra) để đạt đến độ thăng hoa loại bỏ ý niệm nhị nguyên (duality)
  • 4. đặng nhập vào Chân Như, vào cõi Không. Trạng thái đó được biểu tượng bằng Kim cương chử (Vajra). Để làm chủ được các nghi thức tác pháp của Mật tông (còn gọi là Kim Cương thừa - Vajrayana) thì điều tiên quyết là phải thấu hiểu giáo nghĩa của Bát- nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita) của Long Thọ và Vô Trước. Giáo nghĩa Bát-nhã-ba- la-mật-đa được gọi là quot;Nhân thừaquot;, và giáo nghĩa Kim Cương thừa được gọi là quot;Quả thừaquot;. Tương truyền rằng Mật tông do đức Phật Đại Nhật khởi xướng. Mật tông có hai bộ kinh cơ bản là Đại Nhật kinh và Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh. Như vậy, từ thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ 7, Thiền tông Việt Nam mang đậm giáo nghĩa Tam Luận tông của Long Thọ, mà đặc biệt là tư tưởng Bát-nhã-ba-la-mật-đa của Long Thọ và Vô Trước. Các thiền sư thuộc Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi không chỉ uyên thâm về Phật pháp mà nhiều vị rất có uy tín với triều đình và biểu thị rõ ý thức độc lập tự chủ của đất nước. Các thiền sư Pháp Thuận, Ma Ha (thế kỉ thứ 10), Sùng Phạm (thế kỉ 12),... đều làm cố vấn cho nhà vua không chỉ việc đạo mà cả việc đời, việc ngoại giao. Dòng Tì Ni Đa Lưu Chi còn kéo dài mãi đến thế kỉ 19[cần dẫn nguồn]. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập quot;Tổng Trì Tam Muộiquot; (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism), dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. Ở Hoa Lư (Ninh Bình), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10[10] có khắc bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện. Khi vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hòa lẫn vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma, chữa bệnh,... Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam Trên bước đường truyền bá và hội nhập, Phật giáo luôn luôn cố gắng thực hiện hai điều đó là khế lý và khế cơ. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác. Khế lý là nói về mặt tư tưởng nhờ khế lý nên dù ở thời gian và không gian nào, giáo lý Phật-đà vẫn hợp với chân lý, tư tưởng vẫn luôn luôn phong phú, sâu sắc mà vẫn giữ được bản chất của mình và chỉ có một vị đó là vị giải thoát Khế cơ thiên trọng về mặt lịch sử nhờ khế cơ nên dù trong hoàn cảnh và quốc độ nào thì sự sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt cũng luôn luôn đa dạng. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi quốc gia mà vẫn không hề mất gốc (Phật giáo). Nói một cách khác thì có thể tùy nghi phương tiện theo từng vùng miền để truyền bá giáo lý Phật-đà nhưng không làm mất đi bản sắc của Phật giáo là ứng hợp với mọi tầng lớp và căn cơ chúng sanh. Tên gọi tuy có khác nhưng giáo lý vẫn là một nên gọi là khế lý, dù một mà không phải một, nên có lắm tên Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Thái Lan, v.v. tất cả đều có tên chung là Phật giáo, bảo rằng giống cũng được nhưng bảo rằng không thì là sai. Đây gọi là khế cơ là bản địa hóa, hay sắc thái Phật giáo của từng vùng miền.
  • 5. Khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam đã được các vị thiền sư người Việt bản địa hóa, khiến Phật giáo hòa mình vào lòng dân tộc tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã cùng sinh tồn cùng dân tộc. Điểm này dễ dàng nhận thấy trong những thời đại hưng thịnh của đất nước như Đinh, Lê, Lý Trần đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh và các vị thiền sư có vị trí quan trọng trong các triều đại đó. Dù được bản địa hóa để quyện mình vào lòng dân tộc nhưng tam tạng kinh điển Phật giáo Việt Nam vẫn được truyền thừa trong suốt hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam Tính tổng hợp Tổng hợp là một trong những đặc tính của lối tư duy nông nghiệp, chính vì thế tổng hợp là đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam. Tổng hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống Phật giáo thờ Phật trong chùa, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là thờ thần trong miếu và thờ Mẫu trong phủ, bốn vị thần được thờ nhiều nhất là Tứ pháp: Mây-Mưa-Sấm-Chớp. Tuy nhiên bốn vị thần này đã được quot;Phật hóaquot;. Các pho tượng này thường được gọi tượng Phật Pháp Vân, Phật Pháp Vũ, Phật Pháp Lôi và Phật Pháp Điện, trên thực tế các tượng này hoàn toàn điêu khắc theo tiêu chuẩn của một pho tượng Phật. Nghĩa là đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẽ đẹp, mà một trong những nét tiêu biểu chính là tướng nhục kế, những khế ấn, và khuôn mặt đầy lòng từ mẫn v.v. Các hệ thống thờ phụ này tổng hợp với nhau tạo nên các ngôi chùa quot;tiền Phật, hậu thầnquot; hay quot;tiền Phật, hậu Mẫuquot;. Người Việt Nam đưa các vị Thần, Thánh, Mẫu, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc... vào thờ trong chùa. Đa số các chùa còn để cả bia hậu, bát nhang cho các linh hồn đã khuất. Tổng hợp giữa các tông phái Phật giáo Các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam trộn lẫn với nhau. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo. Nhiều vị thiền sư đời Lý như Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,... đều giỏi pháp thuật và có tài thần thông biến hóa. Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát. Các điện thờ ở chùa miền Bắc có vô cùng phong phú các loại tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa. Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng Phật nhỏ khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam. Tổng hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên quot;Tam giáo đồng nguyênquot; (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và quot;Tam giáo đồng quyquot; (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của
  • 6. con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh quot;Tam giáo tổ sưquot; với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão Tử ở bên trái, Khổng Tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt Ngoài ra Phật giáo Việt Nam còn được hòa trộn với tất cả các tôn giáo khác để hình thành Đạo Cao Đài vào thập niên 1920 với quan điểm là quot;Thiên nhân hợp nhấtquot; và quot;Vạn giáo nhất lýquot;. Tính hài hòa âm dương Sau tính tổng hợp, hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối tư duy nông nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam có phần thiên về nữ tính. Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành quot;Phật ông - Phật bàquot;. Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải. Ngoài ra người Việt còn có những vị Phật riêng của mình như Man Nương Phật Mẫu (tên khác: Phật Mẫu), Quan Âm Thị Kính (tên khác: Quan Âm Tống Tử), Quan Âm Diệu Thiện (tên khác: Phật Bà Chùa Hương, Bà chúa Ba). Tính linh hoạt Phật giáo Việt Nam còn có một đặc điểm là rất linh hoạt, mà nhà Phật thường gọi là quot;tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyênquot; nghĩa là tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người ta có thể tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau. Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật. Ví dụ: Các vị bồ tát, các vị hòa thượng đều được gọi chung là Phật, Phật Bà Quan Âm (vốn là bồ tát), Phật Di Lặc (vốn là hòa thượng),... Ngoài ra Phật ở Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa và dân dã: ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc xoăn), ông Nhịn ăn mà mặc (chỉ Thích Ca Tuyết Sơn),... Trên đầu Phật Bà Chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà rất truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Phật giáo Hòa Hảo Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là Đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Phật giáo Hòa Hảo thể hiện rất rõ tính tổng hợp và tính linh hoạt của Phật giáo Việt Nam. Số tín đồ Đạo Hòa Hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Nam bộ. Thực chất Phật giáo Hòa Hảo là tiếp nối của một tông phái Phật giáo có từ gần một trăm năm trước ở đồng bằng Nam bộ có tên là Bửu Sơn Kỳ Hương do Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) sáng lập vào năm 1849 tại vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Tiếp sau Phật Thày Tây An là Phật Trùm, Ngô Lợi (Đức Bổn Sư) rồi đến Huỳnh Phú Sổ. Thời kỳ Huỳnh Phú Sổ là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo Hòa Hảo.
  • 7. Giáo lý là sự kết hợp của Tịnh Độ tông với Đạo Ông Bà. Tôn chỉ là quot;Học Phật Tu Nhânquot;, noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết quot;Tứ ân (ơn)quot;: cha mẹ, đất nước, tam bảo (Phật-Pháp-Tăng), nhân loại. Cách thức tu hành của Phật giáo Hòa Hảo rất đơn giản là quot;tu hành tại giaquot;. Người quot;cư sĩ tại giaquot; cúng lạy vào hai buổi sớm mai và chiều tối với 16 lạy như một bài thể dục tòan thân ở quot;bàn thông thiênquot;, ăn chay một tháng 4 ngày để cơ thể khỏe mạnh; thờ trần đỏ hoặc trần dà với ý nghĩa hòa hợp; không chấp nhận mê tín dị đoan (không đốt vàng mã, không cúng tà thần...); thực hành tiết kiệm triệt để như không dâng cúng thực phẩm cho Phật chỉ cúng bông hoa nước sạch, không ăn thịt trâu, chó, bò để giữ sức kéo...; không hình thức: không đúc tượng, không chuông mõ, quot;tử thì tángquot;, không có hàng giáo phẩm và không có tổ chức đạo (trước năm 1947). Phật giáo và Văn hóa Việt Phật giáo đã thấm nhuần vào cách suy tư và sinh hoạt của người Việt nên dấu vết Phật giáo trong văn hóa Việt khá đậm nét. Nhiều người Việt theo lệ ăn chay vào những ngày mồng một hay ngày rằm. Trong văn học thì truyện Nôm bình dân kể lại truyện Bà Chúa Ba tức truyện Quan âm chùa Hương. Nghệ thuật trình diễn có vở chèo Quan Âm Thị Kính. Truyện Kiều của Tố như Nguyễn Du cũng hàm chứa nhiều tư tưởng Phật giáo. Văn chương truyền khẩu thì số tục ngữ ca dao liên quan đến Phật giáo rất đa dạng. Khuyên người thì có: Dù xây chín đợt phù-đồ Không bằng làm phúc cứu cho một người Nhận xét nhân thế thì có: Hiền như Bụt Oan Thị Kính Đi với Bụt mặc áo cà-sa Đi với ma mặc áo giấy Miệng thì nam-mô Bụng bồ dao găm Châm biếm thì có: Trao lược cho sư Nhất sư nhì vãi Quay đầu trở lại Nhất vãi nhì sư[14].
  • 8. Tổ chức Giáo hội Phật giáo và Chính sự Phật giáo Việt Nam có vai trò chính sự qua nhiều triều đại. Thời nhà Đinh, nhà tiền Lê, nhà Lý, và nhà Trần đã nhiều vị cao tăng được triều đình trọng dụng như thiền sư Vạn Hạnh, Khuông Việt, Pháp Loa, v.v. ra giúp tham chính và cố vấn. Vào cuối thời Pháp thuộc năm 1951 Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời. Đây là tổ chức đầu tiên với ý định thống nhất các tổ chức rời rạc. Tổng hội thành công trong việc liên kết tất cả các thành phần Phật giáo Đại thừa khắp ba miền Nam, Trung Bắc. Tuy nhiên Tổng hội không có cơ cấu điều hành ngoài việc mở đường liên lạc. Khoảng thập niên 1960 Phật giáo lại có mặt trên chính trường Việt Nam Cộng hòa. Lịch sử Phật giáo Việt Nam Hiện vẫn chưa định được chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam. Một nghiên cứu cho rằng đạo Phật vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, đánh dấu bằng truyện quot;Nhất Dạ Trạchquot; trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang. Lịch sử Thời kì đầu: đạo Phật truyền vào Việt Nam Chùa Dâu tại tỉnh Bắc Ninh, một cổ tự thuộc loại xưa nhất ở Việt Nam Dựa trên giả thiết đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước CN thì có thể nhận xét rằng đạo Phật đó có tính chất nguyên thủy, hay Thượng tọa bộ (Theravada). Chữ quot;Buddhaquot; được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là quot;Bụtquot;; dân gian coi Bụt như một vị tiên hay xuất hiện để giúp đỡ người nghèo khổ, hiền lành. Nhiều nghiên cứu xác nhận đạo Phật được truyền trực tiếp vào Việt Nam, thời đó gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. [1] [2] Tại Giao Chỉ Đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam từ lúc nào? Đây không phải là câu hỏi mới đây mà đã có hàng nghìn năm nay, thể hiện trong câu Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên
  • 9. (542-607) ( trình vua Trung Hoa Tùy Cao Tổ) để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan theo Thiền Uyển Tập Anh: quot;Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ.quot; Dưới thời A-dục vương trị vì tại Ấn Độ (từ năm 273 đến 232 trước CN), nhờ sự ủng hộ của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều xứ sở bên ngoài Ấn Độ. Các thương nhân người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉ buôn bán và mang theo đạo Phật mới mẻ đến xứ này. Sau đó đến lượt các tăng sĩ người Ấn tới đây truyền đạo, góp phần lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam), một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương Đông đầu Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (nay thuộc Trung Quốc). [2] Còn theo Lĩnh Nam trích quái, truyện quot;Nhất Dạ Trạchquot; thì Chử Đồng Tử là Phật tử người Việt đầu tiên, theo học đạo với nhà sư Phật Quang. Truyện viết: quot;Thương nhân nước ngoài tới lui buôn bán kính thờ Tiên Dung (và) Đồng Tử làm chúa. Có một khách buôn lớn đến bảo Tiên Dung rằng: quot;Quí nhân hãy bỏ ra một dật vàng năm nay cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quí, đến sang năm được lãi mười dậtquot;. Tiên Dung vui mừng bảo Đồng Tử: quot;Vợ chồng ta là bởi Trời mà nên. Nhưng cái ăn cái mặc là do người làm lấy. Nay nên đem một dật vàng cùng thương nhân ra nước ngoài mua vật quí để sinh sốngquot;. Đồng Tử bèn cùng thương nhân đi buôn án lênh đênh ra khắp nước ngoài. Có núi Quỳnh Viên trên núi có am nhỏ. Thương nhân ghé thuyền vào lấy nước. Đồng Tử lên am dạo chơi. Trong am có một tiểu Tăng tên Phật Quang truyền pháp cho Đồng Tử. Đồng Tử ở lại để nghe pháp, đưa vàng cho thương nhân đi mua hàng. Đến lúc thương nhân trở về lại tới am đó chở Đồng Tử trở về nhà. Nhà sư bèn tặng cho Đồng Tử một cây gậy và một cái nón, vừa bảo: quot;Các việc linh thông đều ở đó rồi!. Đồng Tử trở về, đem đạo Phật nói hết với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ, bèn bỏ cả quán chợ nghề buôn để cùng Đồng Tử du phương tìm thầy học đạoquot;. Tại Chăm Pa Dựa vào cổ sử Hán như Tiền Hán Thư, Hậu Hán Thư cùng các di chỉ khảo cổ như Óc Eo, Sa Huỳnh đã cho thấy vùng biển phía Nam Việt Nam, xưa thuộc vương quốc Chăm Pa đã nhộn nhịp thương thuyền không những của các quốc gia thuộc văn minh Ấn Độ, mà cả những quốc gia xa xôi của nền văn minh La Mã. Cho nên, việc truyền bá Phật giáo vào vùng đất này là một sự kiện thích đáng. [cần dẫn nguồn] Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy tại làng Võ Cảnh ở Nha Trang được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ thứ hai
  • 10. CN viết bằng tiếng Phạn. Để Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thời này, nền văn minh Ấn Độ lúc đó có tư tưởng chính yếu là đạo Phật phải truyền bá tại đây qua thời gian dài, tối thiểu cũng phải mất hàng trăm năm. Từ đó cũng dẫn tới giả thiết sư Phật Quang người truyền đạo cho Chử Đồng Tử, nếu không là người Ấn, thì phải là người Chăm đi từ phía nam tới Giao Chỉ. Nghĩa là đạo Phật có mặt ở Chăm Pa, hay miền Nam Việt Nam ngày nay, còn sớm hơn miền Bắc Việt tức Giao Chỉ ngày ấy. [1] Thời Bắc thuộc Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại năm 43 CN, đất Giao Chỉ thành thuộc địa của nhiều triều đại Trung Hoa gần một ngàn năm tuy có độc lập vài thời điểm. Thời kì dài này đạo Phật tại đây phát triển mạnh mẽ hơn, xuất hiện nhiều tông phái, nhiều cao tăng. Trước thời nhà Đường Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư của Thiền phái quan trọng đầu tiên tại Việt Nam là Tì-ni-đa-lưu-chi. Người đầu tiên là Khương Tăng Hội, sống tại Giao Chỉ khoảng thế kỉ thứ ba CN. Một số ý kiến xem ông là thiền sư đầu tiên của Việt Nam. Tất nhiên từ quot;Thiềnquot; của ông có khác biệt với phương pháp mà Bồ Đề Đạt Ma sẽ truyền sau này, vì ông sinh trước tới hai thế kỉ.[cần dẫn nguồn] Ông biên tập nhiều kinh sách, sang Đông Ngô bấy giờ là thời Tam Quốc truyền đạo và để lại dấu ấn nơi này. Kế đến là Mâu Tử (hay Mâu Bác). Cần biết rằng Giao Chỉ tuy nội thuộc nhà Hán nhưng vì ở quá xa và vì phong tục văn hóa khác biệt với người Hán nên thư tịch Trung Hoa kể cả Hậu Hán Thư, hầu như không hề đề cập đến. Tác phẩm đạo Phật đầu tiên bằng Hán tự lại được viết tại Giao Chỉ năm 189 CN, đó là cuốn Lý Hoặc Luận của Mâu Tử, một người Trung Hoa trước theo Lão giáo, về sau cư ngụ tại Giao Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và trở thành một Phật tử rất thuần thành. Vào cuối thế kỉ thứ sáu (khoảng năm 580), thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi vào Việt Nam mang theo đạo Thiền của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, và như vậy Thiền tông chính thức xuất hiện tại xứ này. Đặc biệt, các thiền sư dòng Tì Ni Đa Lưu Chi thường có hình thức tu tập quot;Tổng Trì Tam Muộiquot; (Dharani samadhi), một hình thức tu tập phổ biến của Mật tông (Tantra), dùng chân âm kết hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ được thân, khẩu, ý. Ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình, Việt Nam), một cột kinh Phật bằng đá vào thế kỉ thứ 10 có khắc
  • 11. bài thần chú Phật Đỉnh Tối Thắng Đà La Ni (Usnisavijaya dharani), một thần chú phổ biến của Mật tông, đã được phát hiện. Như vậy, rất có thể Mật tông, một nhánh quan trọng của đạo Phật, đã xuất hiện ở đây nếu không cùng thời điểm thì cũng sau Thiền tông không quá lâu. Thời nhà Đường Ngài Huệ Năng, tổ sư Thiền nam tông có nhiều ảnh hưởng tại Giao Châu đời Đường. Vào năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông vốn là đồ đệ sư Bách Trượng Hoài Hải mang theo tư tưởng quot;đốn ngộquot; của Nam tông do ngài Huệ Năng sáng lập vào nơi này. Ông cùng với thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi và thiền sư Thảo Đường sau này được Thiền Uyển Tập Anh, một cổ thư xưa nhất của Thiền tông Việt Nam, xem là tổ sư của ba Thiền phái lớn tại xứ này. Một ý kiến cho rằng Lục Tổ Huệ Năng là người Việt. [5] Tuy phân tích trong nghiên cứu này còn nhiều chỗ chưa xác đáng, tuy vậy nó cũng cung cấp vài điểm đáng lưu tâm, nhất là xét văn phong chép trong Pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm học trò lưu lại lời giảng của ngài Huệ Năng. [cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, cũng tương tự lịch sử Giao Châu thời Bắc thuộc còn nhiều khoảng trống, có nhiều nhân vật và sự kiện khác của đạo Phật tại đây không được ghi chép lại, tạo ra suy nghĩ chưa đầy đủ về tình hình đạo Phật hiện thời. Học giả Lê Quý Ðôn nói: “Các bậc cao tăng nước ta không phải ít; trong khoảng thuộc Tấn thuộc Ðường, tất nhiên có nhiều điều đáng ghi chép, nhưng ghi chép thiếu sót” (Kiến Văn Tiểu Lục). Sách Ðại Ðường Cầu Pháp Cao Tăng Truyện của Nghĩa Tịnh (682 - 727) có chép tiểu sử sáu vị tăng sĩ Việt Nam từng qua Ấn Ðộ du học vào cuối thế kỷ thứ bảy đầu thế kỷ thứ tám. Ðó là các vị: Vận Kỳ, Giải Thoát Thiên, Khuy Xung, Huệ Diệm, Trí Hành, Ðại Thừa Ðăng. • Pháp sư Vận Kỳ từng vân du với thiền sư Ðàm Nhuận người Trung Hoa, Ðàm Nhuận cũng từng lưu lại Giao Châu một thời gian. Vận Kỳ giỏi Phạn ngữ và Hán ngữ. Ông thọ giới cụ túc (tỳ khưu) với Jnanaphadra (Trí Hiền) ở đảo Java. Tại đây thiền sư Hội Ninh người Trung Hoa đang dịch với thầy ông là Jnanaphadra cuốn Ðại Niết Bàn của hệ phái Đại thừa. Dịch xong hai ông nhờ Vận Kỳ đem về dâng cho vua Ðường. Vận Kỳ ghé qua Giao Châu trước khi qua Ðường trao kinh, rồi
  • 12. lại trở lại Giao Châu thuyết pháp cho cả hai giới tăng và tục. Sau đó, Vận Kỳ trở lại Java. Ông gặp thầy là Jnanaphadra, nhưng không gặp Hội Ninh, vì ông này đã đi Ấn Ðộ. Nghĩa Tịnh cho biết ông đã gặp Vận Kỳ ở Ấn Ðộ khi ông khoảng 30 tuổi. • Pháp sư Giải Thoát Thiên từng qua Ấn Ðộ bằng đường thủy, tham bái Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ðại Giác Tự) và các thánh tich quanh đó. Tên Phạn ngữ của ông là Mộc Xoa Ðề Bà (Moksadeva). Ông mất lúc khoảng 25 tuổi. • Pháp sư Khuy Xung, tên Phạn ngữ là Chất Ðát La Ðề Bà (Citradeva), cùng một thiền sư Trung Hoa tên là Minh Viễn đi thuyền qua Tích Lan rồi lên Ấn Ðộ. Minh Viễn chuyên về Thiền học, đã gặp Khuy Xung ở Giao Châu. Họ đi đến đâu thì thu thập thêm kinh điển đến đó. Họ có đến Bồ Ðề Ðạo Tràng và thành Vương Xá. Ðến khi tới được rừng Trúc Lâm thì Khuy Xung ngã bệnh và mất tại đây. • Pháp sư Huệ Diệm là đệ tử của thiền sư Vô Hành người Trung Hoa. Ông họ Hứa, đã cùng du hành đi Tích Lan và ở luôn tu học tại đây. • Pháp sư Trí Hành người Ái Châu (Thanh hóa), tên Phạn ngữ là Bát Nhã Ðề Bà (Prajnadeva). Ông đi Ấn Ðộ bằng thuyền và chiêm bái đủ các Phật tích. Ông đi lên miền bắc vùng sông Hằng và ở tại đó tu chùa Tín Giả. Ông viên tịch ở đây lúc 50 tuổi. • Thiền sư Ðại Thừa Ðăng, tên Phạn ngữ là Ma Ha Dạ Na Bát Ðịa Dĩ Ba (Mahayanapradipa). Ông xuất gia ở Dvararati, Ấn Ðộ; sau đó theo sứ thần nhà Ðường là Diệm Tự về Trường An. Tới chùa Từ Ân ông gặp pháp sư Huyền Trang xin thọ giới tỳ kheo. Sau một thời gian tu học, ông trở về Giao Châu rồi lại đi Tích Lan bằng đường biển. Sau đó ông tới Nam Ấn Ðộ, rồi đi thẳng lên miền Ðông. Ông ở lại đây 12 năm, học thông Phạn ngữ. Ông đã chú giải tác phẩm Duyên Sinh Luận (Nidana-sastra) và một số kinh điển khác. Khi Nghiã Tịnh sang Ðông Ấn Ðộ thì gặp ông. Nghĩa Tịnh rủ ông cùng đi về miền Trung, trước là tới học viện Na Lan Ðà (Nalanda), rồi Vajrasana rồi Vaisali, và Kusinara nơi đức Phật nhập diệt. Ông ở lại đây tu học, thỉnh thoảng lại vân du, cuối cùng mất ở đây tại chùa Prinirvana lúc tuổi chừng quá 60. Sách Ðại Ðường Câu Pháp Cao Tăng Truyện cũng có ghi chép tiểu sử một số thiền sư Trung Hoa trên đường đi Ấn Ðộ đã từng ghé lại Giao Châu. Ðó là các vị Minh Viễn, Huệ Mạng, Vô Hành, Ðàm Nhuận, và Trí Hoằng. Ngoài ra còn có một vị thiền sư người Khương Cư tên Samghavarma (Tăng Già Bạt Ma) đã từ Trung Hoa sang Giao Châu mục đích để đi hái thuốc cho vua Đường. Ông tới đây vào lúc nạn đói đang hoành hành, người và vật chết như rạ. Ông phân phát thực phẩm và y dược ngay giữa đường cho những người đói và bệnh. Xúc động về cảnh khổ, ông thường vừa lo việc cứu trợ vừa khóc, khiến người bấy giờ thường gọi ông là “vị Bồ Tát hay khóc”. Ông bị nhọt ở chân và chết lúc 60 tuổi.
  • 13. Sách An Nam Chí của Cao Hùng Trưng viết vào đời nhà Minh cũng có ghi chép về vài vị tăng sĩ không thấy Thiền Uyển Tập Anh nhắc đến: • Thiền sư Tam Mạch, người châu Tam Ðới, triều Lý, xuất gia tại chùa Gián Ân, tu hành đắc đạo, có thể bay lên trời giữa ban ngày. • Thiền sư Vô Châu, người huyện Phi Lộc, cao lớn, tướng mạo dị kỳ, râu dài, lập am trên núi Sư Tử Phong, tu chúng Vân Hoa Tam Muội, mỗi khi giảng kinh thì hào quang phóng xạ. Ông mất lúc 83 tuổi. • Pháp sư Ma Ni, người huyện Lê Bình, tu ở Ðại Tiên Thánh Nhan, bảy năm thành đạo, hàng long phục hổ và cầu mưa cầu tạnh không gì không linh nghiệm. • Tứ Quán Huệ Thông là một vị ni sư, quê huyện Chí Linh, xuất gia năm 12 tuổi, thị tịch lúc 84 tuổi. Những tài liệu trên cho thấy trong các thế kỷ thứ bảy và thứ tám, thiền tông tại Việt Nam có nhiều người học rộng, thông hiểu cả Phạn ngữ lẫn Hán ngữ. Thiền sư Ðại Thừa Ðăng giỏi Phạn ngữ đến trình độ đã chú giải những tác phẩm Phạn ngữ bằng Phạn ngữ. Phụng Ðình và Duy Giám được mời qua cung Ðường giảng kinh. Thi sĩ Thẩm Thuyên Kỳ vào tận trong rúi để bái yết Vô Ngại. Thi sĩ Trương Tịch cũng vào tận trong núi để bái yết Nhật Nam tăng. Nhiều người như Vận Kỳ và Ðại Thừa Ðăng đã vân du cả hai xứ Trung Hoa và Ấn Ðộ để mở rộng kiến thức và hành đạo. Tuy sự cai trị của nhà Ðường đối với Giao Châu rất khắc nghiệt, và tuy chính quyền đô hộ tìm mọi cách để ngăn chặn sự tiến triển của học thuật và văn hóa Giao Châu, nhưng giới thiền sư tại Giao Châu đã có phương tiện để theo đuổi sự tu học và hành đạo của mình. Thời Lý Trần Chùa Dận, hay Cổ Pháp tự, nơi khởi đầu triều đại nhà Lý Sau một nghìn năm Bắc Thuộc, năm 905 Giao Châu chính thức độc lập. Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kì gần 400 năm phát triển bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Đạo Phật thời này cũng không là ngoại lệ, đã phát triển đến đỉnh cao và tham dự vào nhiều sự kiện hệ trọng của đất nước. Khởi đầu là Lý Thái Tổ đã được sư Lý Khánh Vân trụ trì chùa Dận nuôi dạy, sau này được sư Vạn Hạnh giúp sức để lập ra nhà Lý.
  • 14. Thời nhà Lý Nhà Lý ra đời đã đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo, nhiều triều vua nối tiếp nhau đã thực hiện rất nhiều Phật sự, không chỉ góp phần phát triển việc tu học mà còn qua đó phát triển một nền văn hóa riêng của Đại Việt khác biệt với Trung Hoa. Một dấu ấn quan trọng thời này là việc khai sinh Thiền phái Thảo Đường. Tuy nhiên, vì khuynh hướng thiên trí thức và văn chương, thiền phái Thảo Ðường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học. Thiền Uyển Tập Anh tuy có ghi lại tên họ 19 vị thuộc thiền phái Thảo Ðường nhưng không thể ghi lại tiểu sử, niên đại các bài truyền thừa của mỗi vị. Đạo Phật thời nhà Lý có nhiều ảnh hưởng không chỉ với dân thường mà cả vua quan. Có chín trên 19 vị của Thiền phái Thảo Đường là cư sĩ mà phần lớn là vua quan, trong đó có ba vị vua là Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, và Lý Cao Tông. [7] Rất nhiều thiền sư đời Lý tham gia chính sự mà không tham dự chính quyền. [8] Chùa Một Cột được xây dựng vào thời nhà Lý Rất nhiều công trình chùa chiền, tượng tháp được xây dựng mà một trong số đó là An Nam Tứ Đại Khí gồm có: tháp Báo Thiên, chuông Quy Ðiền, đỉnh Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. Về lối sống của người dân thời bấy giờ, học giả Hoàng Xuân Hãn viết trong tác phẩm quot;Lý Thường Kiệtquot;: “Ðời Lý có thể gọi là đời thuần nhất trong lịch sử nước ta. Ðó chính là ảnh hưởng của đạo Phật”. Còn Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: • Năm 1065, vua Lý Thánh Tông, trong một phiên xử kiện ở điện Thiên Khánh, đã chỉ vào công chúa Ðộng Thiên đứng hầu bên cạnh mà bảo ngục lại rằng: “Lòng ta yêu con ta, cũng như lòng cha mẹ dân yêu dân, dân không biết mà mắc vào hình pháp, ta rất lấy làm thương. Từ nay về sau, không cứ gì tội nặng nhẹ, đều nhất luật khoan giảm. • Mùa đông năm Ất mùi 1055, trời giá rét, vua đã bảo với các quan: “Trẫm ở trong cung nào lò sưởi ngự, nào áo lót cầu mà còn rét như thế này, nghĩ đến người tù giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa biết rõ ngay gian mà không được no bụng, áo không kín mình, gió rét khổ thân, hoặc có thể chết không nơi
  • 15. nương tựa, trẫm rất thương xót. Vậy hạ lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và mỗi ngày cho ăn hai bữa cơm”. Thời nhà Trần Chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Nhà Trần lên nắm quyền tiếp tục kế thừa và phát triển thêm nền tảng xã hội đã có từ thời Lý trong đó có đạo Phật. Nét nổi bật nhất của đạo Phật thời kì này so với thời trước là sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do người Việt sáng lập mà tổ sư chính là vị vua rời bỏ chính sự để xuất gia Trần Nhân Tông. Một điểm nổi bật khác là sách Thiền Uyển Tập Anh (hay Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục), cổ thư xưa nhất còn giữ lại được đến nay viết về đạo Phật tại Việt Nam, đã được kết tập vào thời này. Đây là một tập sách nói về các vị thiền sư Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ mười ba. Sách này bắt đầu được biên tập vào khoảng trước năm 1134 cho đến đầu thế kỷ thứ mười ba thì hoàn tất. Cũng cần nói thêm là không phải cổ thư đạo Phật thời Lý Trần nói chung là ít ỏi mà do chính sách cai trị của nhà Minh khi xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 nên phần lớn di sản thời này đã bị tịch thu và tận diệt. Số lượng chùa chiền cũng như tăng sĩ tăng lên rất nhiều, có lẽ là nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam nếu so với tương quan số dân ngày ấy. Các chùa cũng như tăng sĩ được nhiều ưu đãi lớn không chỉ từ phía vua quan nhà Trần mà còn từ nhân dân. Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chép: “Các chùa như Hoàng Giang, Ðồng Cổ, An Sinh, Yên Tử, Phổ Minh, Ngọc Thanh... dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng ni nhiều bằng nửa dân số thường. Nhất là huyện Ðông Triều, sự sùng thượng lại càng quá lắm: chùa chiền dựng lên, làng lớn có hơn mười chùa, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu: ngoài bao bằng lũy, trong tô vàng son...” [13] Sự ưu ái quá mức dành cho giới xuất gia cho đến cuối thời nhà Trần đã tạo ra một số dấu hiệu khởi đầu cho sự suy thoái của đạo Phật sau này.
  • 16. Từ thời Hậu Lê đến năm 1858 Nhục thể thiền sư Vũ Khắc Minh, thế kỉ 17, ở chùa Đậu, Hà Nội. Bài chi tiết: Đạo Phật thời Hậu Lê Đạo Phật như đã biết đạt đến cực thịnh vào thời nhà Trần rồi bắt đầu suy thoái vào thời nhà Hậu Lê, mà hai nguyên nhân chính phải kể ra là: nguyên nhân nội tại trong chính đạo Phật, và nguyên nhân ngoại tại từ sự phát triển của Khổng giáo (hay Nho giáo). Thứ nhất là nguyên nhân nội tại. Khi đạo Phật được vua chúa quý trọng thì các nhà quyền quý và trăm họ đều hướng vào. Chùa chiền càng nhiều thì nếp sống thanh quy càng khó bảo đảm được. Tăng chúng càng đông thì càng có nhiều phần tử bất hảo làm hại thanh danh tăng đoàn, sự kính trọng càng nhiều thì niềm kiêu hãnh càng thêm cao. Sự cúng dường càng hậu thì sự ỷ lại càng tăng. Đây là biểu hiện của sự suy thoái. Thứ hai, nguyên nhân ngoại tại. Như đã biết, thời Lý Trần nhiều thiền sư tham dự chính sự và có tiếng nói quan trọng với vua quan. Vào cuối thế kỉ 14, Hồ Quý Ly vốn xuất thân Nho học trong quá trình tiếm quyền nhà Trần đã thực hiện một số biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của đạo Phật. Thêm nữa, nhiều nhà Nho vốn trọng từ chương, tự cho mình là độc tôn trí thức nên không ưa đạo Phật vốn trọng tinh thần bao dung. Chẳng hạn các đại thần Lê Quát, Trương Hán Siêu đã công khai chỉ trích đạo Phật. Ngoài ra, việc nhà Minh xâm lược Đại Việt đầu thế kỉ 15 cùng chính sách tận diệt nền văn hóa độc lập của đất nước đã hủy diệt không chỉ truyền thống của đạo Phật tại Việt Nam mà là cả truyền thống dân tộc. Từ khi nhà Hậu Lê thành lập, và nhất là từ khi vua Lê Thánh Tông suy Khổng giáo làm quốc học thì đạo Phật chính thức suy thoái trong một thời gian kéo dài đến mấy trăm năm.
  • 17. Thời chúa Nguyễn tại Đàng Trong Chùa Thiên Mụ ở Huế ngày nay, được xây dựng năm 1601. Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) sau khi vào trấn thủ đất Thuận Hóa đã để ý đến việc lập chùa. Năm 1601, ông bắt đầu cho xây dựng chùa Thiên Mụ ở xã Hà khê, huyện Hương Trà (thuộc Huế ngày nay). Năm sau, vào ngày Vu Lan, ông đến chùa Thiên Mụ lập trai đàn và làm lễ bố thí, lại cho dựng chùa Sùng Hóa trên nền một ngôi chùa cổ ở xã Triêm Ân, huyện Phú Vang. Năm 1607, cho lập chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu, Quảng Nam. Năm 1609, lập chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch, Quảng Bình. Sau khi ông dựng xong dinh Quảng Nam ở xã Cần Húc lại cho lập một ngôi chùa gần đó là chùa Long Hưng. Có thể ý chúa Nguyễn muốn lấy đạo Phật làm chỗ dựa tinh thần cho công trình lập quốc của dòng họ Nguyễn. Cho nên sau này, các chúa Nguyễn đều tỏ vẻ sùng đạo Phật. Còn nhân dân Ðàng Trong cũng nghênh đón các vị du tăng Trung Quốc với một tấm lòng chân thật, mặn nồng. Trong thời đại chuyển tiếp giữa hai triều Minh Thanh, nhiều cao tăng Trung Hoa đã tới Ðàng Trong hành hóa. Một phần quan trọng của những tổ đình hiện nay là do các thiền sư Trung Hoa sáng lập. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) là một Phật tử pháp danh Hưng Long, còn có hiệu là Thiên Túng Ðạo nhân do ngài Thạch Liêm, một danh tăng thuộc phái thiền Tào Ðộng Trung Quốc đặt, và được xem là truyền thừa chánh tông đời thứ 30 của dòng thiền này. Bốn năm sau khi lên ngôi chúa, ông thọ Bồ tát giới và thường tự ví mình là Duy Ma Cật. Ông chủ trương lấy tinh thần Phật pháp định hướng cho đời sống dân tộc và có quan hệ mật thiết với sư Thạch Liêm. Ngài Thạch Liêm đã có lần trình bày với chúa quan điểm trị nước theo tinh thần Phật giáo, được giải thích qua ý nghĩa quot;trai giớiquot; đối với một vị quân vương: quot;Trai giới là làm cho quốc gia từ trên xuống dưới được thanh lý chỉnh tề, không một người nào không ngồi đúng chỗ, không một việc nào chẳng giải quyết được chính đáng. Làm được như thế mới là sự trai giới viên mãn của một ông vuaquot;. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho xây dựng và trùng tu nhiều ngôi danh lam tại Thuận Hóa như trùng tu chùa Thúy Vân, chùa Linh Mụ... Sai người sang Trung Quốc thỉnh bộ Ðại tạng kinh, xây Tàng kinh lâu để bảo quản. Dòng Lâm Tế, một nhánh Thiền nam tông quan trọng của tổ sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-866) từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam vào thế kỉ 17 rồi phát triển mạnh tại Đàng Trong. Từ thời điểm này trở đi xuất hiện nhiều cao tăng thuộc dòng này như các sư Viên Minh và Viên Khoan ở Quảng Trị, Minh Hoằng Tử Dung khai sơn chùa Từ Ðàm, sư
  • 18. Giác Phong sáng lập chùa Báo Quốc tại Huế, sư Pháp Bảo lập chùa Chúc Thánh ở Quảng Nam, sư Nguyên Thiều sáng lập các chùa Thập Tháp Di Ðà tại Bình Ðịnh, chùa Quốc Ân và Hà Trung tại Thuận Hóa (Huế), trong đó ngài Nguyên Thiều đã thành lập nên các dòng truyền thừa theo phả hệ Thập Tháp và Quốc Ân, ngài Pháp Bảo thành lập nên dòng truyền thừa hệ Chúc Thánh. Ngoài các dòng trên, tại Đàng Trong có một hệ truyền thừa ảnh hưởng rất sâu rộng cho đến hôm nay, đó là dòng Liễu Quán, do sư Liễu Quán thành lập. [20] Thời chúa Trịnh tại Đàng Ngoài Như đã biết đạo Phật thời Hậu Lê không còn thịnh bằng thời Lý Trần. Khi đất nước chia hai thành Đàng Ngoài và Đàng Trong thì tại Đàng Ngoài đạo Phật không phổ biến như ở Đàng Trong. Vào thế kỉ 17, dòng Thiền Tào Động (do các ngài Tào Sơn Bản Tịch (840-901) và Ðộng Sơn Lương Giới (807-869) sáng lập) từ Trung Hoa truyền vào Việt Nam và có nhiều ảnh hưởng tại Đàng Ngoài. Nhiều chùa ở Hà Nội như chùa Trấn Quốc, Hàm Long, Hòe Nhai... đến nay vẫn được xem là truyền thừa của dòng thiền này. Chùa Thầy ở Hà Nội ngày nay 100 năm nhiều biến cố Bài chi tiết: Đạo Phật thời hiện đại Năm 1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu gần 100 năm Việt Nam bị thực dân đô hộ. Chính quyền thực dân đã dùng nhiều phương kế nhằm tiêu diệt truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam. Đạo Phật lúc này đứng trước nguy cơ mất còn do chính sách hủy diệt có hệ thống của người Pháp. Đến giữa thế kỉ 20, tuy đất nước bị chia hai nhưng nhìn chung chính sách của hai thể chế cầm quyền rất khác nhau này với đạo Phật cũng không tích cực hơn thời Pháp thuộc được bao nhiêu. Thời Pháp thuộc Một trong những cái cớ chủ yếu mà người Pháp dựa vào để xâm lược Việt Nam là chính sách kì thị Thiên Chúa giáo của nhà Nguyễn. Cho nên sau khi đạt được mục tiêu, chính quyền thực dân ra sức ủng hộ tuyệt đối để tôn giáo này lan rộng khắp nơi, mà biện pháp cụ thể và trực tiếp nhất là phá hủy đạo Phật bằng nhiều hình thức khác nhau. Số chùa chiền bị phá đi rất nhiều, mà không ít trong số đó sau này trở thành cơ sở của Thiên Chúa
  • 19. giáo. Chẳng hạn nhà thờ Đức Bà tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ La Vang tại Quảng Trị xưa vốn là vị trí của hai ngôi chùa đã bị người Pháp phá hủy và giao lại cho tôn giáo mới theo chân họ vào Việt Nam. Đầu thế kỉ 20 thế giới bắt đầu tìm lại và nghiên cứu các di sản của đạo Phật. Còn tại Việt Nam, bên cạnh chính sách kì thị của người Pháp thì trước đó nhà Nguyễn do độc tôn Nho học nên đạo Phật không được quan tâm. Bản thân đạo Phật cũng tự làm suy yếu do một số cách hành trì đạo pháp không đúng đắn lại được phổ biến nhiều nơi. Trước tình hình đó, một phong trào chấn hưng và cải tổ là cần thiết. Phong trào chấn hưng Phật giáo có thể nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong trào. Nhiều hội Phật học, nhiều trường giảng dạy Phật học được thành lập. Nhiều ấn phẩm như sách, báo, tạp chí viết về đạo Phật ra đời. Thậm chí nhiều vị xuất thân Nho học như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ cũng tham dự vào. Sư Thích Quảng Ðức tự thiêu để phản đối chính sách kì thị đạo Phật của tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau năm 1954 Tại miền nam, bấy giờ là nước Việt Nam Cộng Hoà, chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm lại càng kì thị đạo Phật một cách công khai và quyết liệt. Trong những năm cầm quyền, ông dùng quyền hạn của mình để đàn áp đạo Phật bằng nhiều cách khác nhau mà đỉnh điểm là sự kiện nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu năm 1963 để phản đối sự kì thị này [2]. Tượng Kim Thân Phật Tổ ở chùa Long Sơn, Nha Trang ngày nay. Tại miền bắc, bấy giờ là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, do theo đuổi chủ nghĩa Marx-Lenin nên chính quyền hạn chế hoạt động tín ngưỡng của người dân, kiểm soát gắt
  • 20. gao đạo Phật cũng như các tôn giáo khác, kể cả tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ những hậu quả do chính sách này với đạo Phật tại miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này. Từ năm 1975, chính quyền nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với đạo Phật cũng như nhiều tôn giáo khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đến 2008, đạo Phật và các tôn giáo khác đã được tự do phát triển hơn trước, thể hiện qua nhiều chùa chiền được trùng tu hoặc xây mới, nhiều sự kiện được tổ chức, cũng như số lượng khá lớn ấn phẩm về đạo Phật được xuất bản. Tại Việt Nam hiện nay, đạo Phật là tín ngưỡng được nhiều người dân tôn thờ nhất cùng với đạo thờ phụng tổ tiên truyền thống. Tất cả các tông phái quan trọng của đạo Phật như Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, đạo Phật nguyên thuỷ đều được người dân hành trì, tu tập. Những mốc thời gian quan trọng Chùa Dơi ở Sóc Trăng ngày nay. • Thế kỉ thứ 3 - thế kỉ thứ 2 trước CN: đạo Phật nguyên thủy truyền vào Giao Chỉ và Chăm Pa. • Năm 189 CN: Lý Hoặc Luận, tác phẩm về đạo Phật bằng chữ Hán đầu tiên được Mâu Tử viết tại Giao Chỉ. • Năm 247 CN: Khương Tăng Hội thiền sư người Việt đầu tiên sang Đông Ngô truyền đạo. • Năm 580: thành lập Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi. • Năm 820: thành lập Thiền phái Vô Ngôn Thông theo Thiền nam tông. • Năm 1009: nhà Lý ra đời, mở đầu cho thời cực thịnh của đạo Phật tại Việt Nam kéo dài 400 năm. • Năm 1069: thành lập Thiền phái Thảo Đường. • Năm 1299: thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Thiền phái lớn đầu tiên của người Việt. • Năm 1400: nhà Trần mất; nhà Hậu Lê tôn Nho học làm quốc giáo; đạo Phật chính thức suy thoái.
  • 21. Thế kỉ 17: hai dòng Thiền nam tông quan trọng là Lâm Tế và Tào Động truyền vào từ Trung Hoa, phát triển tại Đàng Trong và Đàng Ngoài. • Năm 1858: Pháp xâm lược Việt Nam; đạo Phật thêm một lần suy thoái do chính sách của nhiều chính quyền kế tiếp nhau trong hơn 100 năm. Sơ kết Đạo Phật kể từ khi truyền vào Việt Nam đến nay trải hơn 2000 năm đã dần dần đi vào tâm thức, ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt. Tuy có nhiều thịnh suy do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt, góp phần không nhỏ trong di sản lịch sử và văn hóa của đất nước Việt Nam. Thiền sư Việt Nam Sơ khai • Khương Tăng Hội, Mâu Tử Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi • Pháp Hiền, Huệ Nghiêm, Thanh Biện • Định Không, La Quý An, Vô Ngại • Pháp Thuận, Thiền Ông, Sùng Phạm • Ma Ha, Pháp Bảo, Vạn Hạnh • Định Huệ, Đạo Hạnh, Trì Bát • Thuần Chân, Đạo Pháp, Huệ Sinh • Minh Không, Bản Tịch, Thiền Nham • Quảng Phúc, Khánh Hỉ, Giới Không • Pháp Dung, Thảo Nhất, Trí Thiền • Đạo Lâm, Chân Không, Tịnh Thiền • Diệu Nhân, Viên Học, Viên Thông, • Y Sơn Thiền phái Vô Ngôn Thông • Cảm Thành, Thiện Hội, Vân Phong • Khuông Việt, Đa Bảo, Định Hương • Thiền Lão, Viên Chiếu, Cứu Chỉ • Bảo Tính, Minh Tâm, Quảng Trí • Lý Thái Tông, Thông Biện, Đa Vân • Mãn Giác, Ngộ Ấn, Biện Tài • Đạo Huệ, Bảo Giám, Không Lộ • Bản Tịnh, Bảo Giác, Viên Trí • Giác Hải, Trí Thiền, Tịnh Giới • Tịnh Không, Đại Xả, Tín Học • Trường Nguyên, Tĩnh Lực, Trí Bảo
  • 22. Minh Trí, Quảng Nghiêm, Thường Chiếu • Trí Thông, Thần Nghi, Thông Thiền • Hiện Quang, Tức Lự, Ứng Thuận Thiền phái Thảo Đường • Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá • Ngô Ích, Hoằng Minh, Không Lộ, Định Giác • Đỗ Anh Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Đạt Mạn • Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Đỗ Thường • Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử • Thông Thiền, Nhật Thiển, Tức Lự • Chí Nhàn, Ứng Thuận, Tiêu Dao • Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thái Tông • Trần Nhân Tông, Thạch Kim • Pháp Loa, Hương Sơn, Pháp Cổ • Huyền Quang, Cảnh Huy, Quế Đường • Hương Hải Thích-ca Mâu-ni Tượng Phật đứng của miền Gandhara thời cổ tại miền Bắc Pakistan ngày nay, thế kỷ 1, Musée Guimet Thích-ca Mâu-ni (zh. 釋迦牟尼, sa. śākyamuni, pi. sakkamuni, dịch nghĩa là “Trí giả trầm lặng (muni) của dòng Thích-ca”. Đây là danh hiệu của Tất-đạt-đa Cồ-đàm (sa. siddhārtha gautama, zh. 悉達多 瞿曇), người sáng lập Phật giáo. Thái tử Tất-đạt-đa
  • 23. mang tên này sau khi từ bỏ các vị thầy và tự mình tìm đường giải thoát. Danh hiệu “Thích-ca Mâu-ni” thường được dùng để chỉ vị Phật lịch sử đã từng sống trên Trái Đất này, nhằm phân biệt với các vị Phật khác. Dòng Thích-ca vốn là vương tộc, cai trị một trong 16 vương quốc của Ấn Độ thời bấy giờ, ngày nay thuộc miền Nam Nepal. Kinh đô thời đó là Ca-tì-la-vệ (sa. kapilavastu), là nơi Phật sinh ra và trưởng thành. Vua cha là Tịnh Phạn (sa. śuddhodana, pi. suddhodana), trị vì tiểu vương quốc Thích-ca. Thời bấy giờ, tiểu vương quốc dòng Thích-ca có một hội đồng trưởng lão tham gia quốc sự, nhưng vương quốc này bị phụ thuộc vào nước Kiêu-tát-la (sa. kośala). Ngay trong thời Phật còn tại thế, tiểu vương quốc Thích-ca bị một quốc vương của Kiêu-tát-la đem quân xâm chiếm và tiêu diệt gần hết. Sau khi Phật thành đạo và trở lại Ca-tì-la-vệ giảng dạy, nhiều vị trong dòng dõi Thích-ca xin gia nhập Tăng-già. Tại đó, người thợ cạo Ưu- ba-li (sa., pi. upāli) xin gia nhập, trở thành tăng sĩ trước và vì vậy được xem cao quý hơn các vị lĩnh đạo trong hoàng gia gia nhập sau. Người giác ngộ Phật là người đã dứt khỏi Luân hồi (sa. saṃsāra), đạt giác ngộ hoàn toàn, đạt Giải thoát, chứng Niết-bàn. Nội dung quan trọng nhất của giáo pháp giác ngộ là Tứ diệu đế. Phật là người đã vượt qua mọi tham ái (sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), là người biết phân biệt thiện ác, nhưng tâm không vướng mắc vào các phân biệt đó. Sau khi chết, một vị Phật không còn tái sinh. Người ta phân biệt hai quả vị Phật: Độc Giác Phật (sa. pratyeka-buddha), là người hoàn toàn giác ngộ, nhưng không giáo hóa, và Tam-miệu-tam-phật-đà (sa. samyak- saṃbuddha), dịch ý là Bậc Chính Đẳng Chính Giác, người giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ. Một Chính Đẳng Chính Giác là một vị đã đạt Nhất thiết trí (sa. sarvajñatā), Mười lực (Thập lực, sa. daśabala), chứng Bốn tự tin (Tứ vô sở uý). Vị Phật của thời đại chúng ta là Thích-ca Mâu-ni. Phật Thích-ca—một nhân vật lịch sử có thật— không phải là vị Phật đầu tiên và duy nhất. Trong những kinh Tiểu thừa nguyên thủy, người ta đã nhắc các vị Phật trong các thời đại trước: Tì-bà-thi (sa. vipaśyin, pi. vipassi), Thi-khí (sa. śikin, pi. sikhī), Tì-xá-phù (sa. viśvabhū, pi. vessabhū), Ca-la-ca-tôn-đại (sa. krakuccanda, pi. kakusandha), Câu-na-hàm (sa., pi. konagāmana) và Ca-diếp (sa. kāśyapa, pi. kassapa). Vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai để tiếp tục hoằng pháp là Di- lặc (sa. maitreya, pi. metteyya). Trong kinh sách, người ta còn nhắc đến 13 vị Phật khác mà vị quan trọng nhất là Phật Nhiên Đăng (sa., pi. dīpaṅkara). Trong thời quá khứ, Phật Thích-ca là người tu khổ hạnh mang tên Thiện Huệ (sa., pi. sumedha), đệ tử của Phật Nhiên Đăng. Lịch sử các vị Phật được ghi trong Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya). Bắt đầu con đường tiến đến Phật quả, một vị Bồ Tát phát nguyện trước một vị Phật, quyết tâm thành đạo giác ngộ. Trải qua vô lượng kiếp, vị Bồ Tát đó thực hành mười hạnh Ba- la-mật-đa. Trước khi sinh lần cuối, vị đó thường giáo hóa ở cung trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Khi sinh lần cuối vị Phật sẽ mang trong người Ba mươi hai tướng tốt, Tám mươi vẻ đẹp khác cũng như đã đạt 37 Bồ-đề phần. Các vị Phật khi sinh ra thì mẹ của các vị sẽ
  • 24. chết bảy ngày sau đó. Lúc lớn lên, đến thời kì thích hợp, các vị Phật sẽ sống không nhà và sau khi giác ngộ sẽ thành lập Tăng-già. Lúc Phật nhập Niết-bàn là cũng là lúc chấm dứt quá trình đạt đạo. Phật tính Phật tính, được xem là gốc của mọi hiện tượng; mọi hiện tượng là biểu hiện của Phật tính. Nếu phái Tiểu thừa chỉ công nhận mỗi thời đại chỉ có một vị Phật, và vị này là phải là một nhân vật lịch sử và là đạo sư giáo hóa, thì Đại thừa cho rằng có vô số vị Phật được biểu hiện khác nhau. Theo quan điểm Tam thân (sa. trikāya) của Đại thừa thì Phật tính biểu hiện qua ba dạng chính và mỗi dạng Phật biểu hiện một tính chất của Chân như. Các dạng siêu việt của Phật tính, Chân như (xem Phật gia) được kể là các vị Phật A-di- đà, Đại Nhật, Bảo Sinh, Bất Động, Bất Không Thành Tựu, Kim Cương Tát-đóa. Các vị này là thầy của các vị Bồ Tát và là giáo chủ của các Tịnh độ. Các dạng Phật siêu việt của Chân như đều có tính chất siêu thế gian, thân tâm hoàn toàn thanh tịnh, vô lượng thọ. Theo quan điểm Tam thân thì Báo thân Phật (sa. saṃbhogakāya) chính là hình ảnh lí tưởng của các vị Bồ Tát tự tạo nên để theo đó mà tu học. Báo thân lại chính là Chân tâm của Ứng thân, hay Hóa thân (sa. nirmāṇakāya), là thân của Phật có dạng con người sống trên địa cầu. Khoảng năm 750 sau Công nguyên, sau khi Kim cương thừa ra đời thì trong các trường phái Đại thừa cũng chấp nhận ngoài Pháp thân (sa. dharmakāya) có thêm năm vị Phật chuyển hóa từ Pháp thân đó, được gọi là Ngũ Phật hay Phật gia, vì mỗi một vị Phật đó được xem có thêm một vị Phật lịch sử (từng sống trên địa cầu) và một vị Bồ Tát đi kèm: 1. Cùng với Phật Đại Nhật là vị Ca-la-ca-tôn-đại (sa. krakuccanda) và Phổ Hiền Bồ Tát (sa. samantabhadra). 2. Cùng với Phật Bất Động (sa. akṣobhya) là vị Ka-na-ca-mâu-ni (sa. kanakamuni) và Kim Cương Thủ Bồ Tát (vajrapāṇi). 3. Cùng với Phật Bảo Sinh là vị Phật lịch sử Ca-diếp (sa. kāśyapa) và Bảo Thủ Bồ Tát (ratnapāṇi). 4. Cùng với Phật Bất Không Thành Tựu là vị Phật Di-lặc và Phổ Chuỳ Thủ Bồ Tát (viśvapāṇi). 5. Cùng với Phật A-di-đà là Phật Thích-ca Mâu-ni và Quán Thế Âm Bồ Tát (sa. avalokiteśvara). Phật lực Một điểm giống của Phật giáo đối với các tôn giáo lớn khác trên thế giới là vị thần tối cao của Phật giáo- đức Phật tổ-, trong niềm tin của Phật tử, có khả năng vô hạn, thể hiện qua bốn chữ quot;Phật pháp vô biênquot;. Trong các tôn giáo khác thì người ta có từ quot;Thiên chúa toàn năngquot;. Tất cả những danh xưng trên đều thể hiện không có gì mà các vị thần tối cao không làm được và không ai cao hơn các vị thần này.
  • 25. Quan điểm này rất mạnh trong lòng tin của những người bình dân. Trong văn học dân gian hay trong văn học bác học Trung quốc (Tây du ký), cùng như trong các câu chuyện về đức Phật, người ta bắt gặp các vị thần như Thượng đế, thần Mưa, Gió, Sấm, Chớp,... đều có thể bị đánh bại trước một nhân vật nào khác, song khi Phật xuất hiện thì mọi đối thủ đầu phải chịu sự ràng buộc. Quán Thế Âm Tượng Quán Thế Âm thế kỷ 16 Quán Thế Âm (zh. 觀世音, sa. avalokiteśvara, ja. kanzeon; bo. spyan ras gzigs སྤྱན་ རས་གཟིགས་), cũng gọi là Quán Tự Tại, Quan Âm, là một trong những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) quan trọng nhất trong Đại thừa (sa. mahāyāna). Có nhiều luận giải khác nhau về nguyên nghĩa tên ngài. Có người hiểu “īśvara” là một “người nam” quán chiếu thế giới, có người hiểu “svara” là “Âm”, tức là vị Bồ Tát lắng nghe mọi tiếng thế gian. Nhìn chung, Quán Thế Âm là thể hiện lòng Bi (sa., pi. karuṇā), một trong hai dạng của Phật tính. Vì vậy, có khi người ta đặt tên cho Bồ Tát là bậc Đại Bi (sa. mahākāruṇika). Dạng kia của Phật tính là Trí huệ (Bát-nhã, sa. prajñā), là đặc tính được Bồ Tát Văn-thù- sư-lợi (sa. mañjuśrī) thể hiện. Quán Thế Âm là vị Bồ Tát thể hiện nguyện lực của Phật A- di-đà (sa. amitābha) và được xem như quyến thuộc của vi Phật này (Tịnh độ tông). Với lòng từ bi vô lượng, Quán Thế Âm thể hiện sức mạnh huyền diệu cứu giúp mọi chúng sinh quán tưởng đến mình lúc gặp hiểm nguy. Trong nhân gian, Quán Thế Âm là vị bảo hộ tránh khỏi tai hoạ và hay được phụ nữ không con cầu tự. Trong các loại tranh tượng về Quán Thế Âm, người ta thấy có 33 dạng, khác nhau về số đầu, tay và các đặc tính. Thông thường ta thấy tượng Bồ Tát có ngàn tay ngàn mắt, có khi 11 đầu. Trên đầu có khi có tượng A-di-đà, xem như đặc điểm chính. Trên tay có khi thấy
  • 26. Bồ Tát cầm hoa sen hồng, vì vậy nên Quán Thế Âm cũng có tên là Liên Hoa Thủ (người cầm hoa sen, sa. padmapāṇi) hay nhành dương liễu và một bình nước Cam-lộ (sa. amṛta). Số tay của Bồ Tát biểu hiện khả năng cứu độ chúng sinh trong mọi tình huống. Trong tranh tượng với 11 đầu thì Quán Thế Âm mang 9 đầu của chín vị Bồ Tát, một đầu của một vị Phật và cuối cùng là đầu của Phật A-di-đà. Cứ mỗi ba đầu tượng trưng là ba đặc tính: từ bi với chúng sinh khổ nạn, quyết tâm đối trị cái xấu, hoan hỉ với cái tốt. Theo một cách nhìn khác thì 11 đầu biểu tượng cho mười cấp của Thập địa và Phật quả. Đôi lúc Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được trình bày dưới một dạng ít thấy, đó là “Sư Tử Hống Quán Tự Tại” (獅子吼觀自在, sa. siṃhanāda-lokeśvara). Dưới dạng này, Bồ Tát là một Dược sư, đặc biệt cứu độ những người bệnh phong cùi (lepra). Mắt Bồ Tát đang nhìn bệnh nhân và mắt chính giữa (huệ nhãn) đang tập trung chẩn bệnh. Hai bảo vật bên vai cũng là những dụng cụ của một dược sĩ, bình sắc thuốc bên trái của Bồ Tát và đao trừ tà (bệnh) bên phải. Sư tử Bồ Tát cưỡi xuất phát từ một sự tích. Tương truyền rằng, có một con sư tử sinh được một con nhưng con chết ngay sau khi sinh. Đau đớn quá nó rống lên thật to và nhờ tiếng rống uy dũng này, nó làm cho con nó sống lại. Vì thế mà có sự liên hệ giữa tên của Sư Tử Hống Quán Tự Tại (“giọng sư tử”) với nghề nghiệp của một dược sĩ “gọi người sống lại”. Một thuyết khác giải thích tích của 11 đầu và nghìn tay: lúc Quán Thế Âm quán chiếu cảnh khổ của chúng sinh thì đầu Bồ Tát đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A-di-đà xếp các mảnh đó lại thành 11 đầu. Xuất phát từ nguyện lực cứu độ mọi chúng sinh, thân Bồ Tát mọc ra nghìn tay, trong mỗi tay có một mắt. Quán Thế Âm cũng hay được vẽ là kẻ cứu độ chúng sinh trong sáu nẻo Luân hồi (Lục đạo): trong súc sinh, Quán Thế Âm đầu ngựa, hoặc cưỡi sư tử; trong địa ngục, là kẻ có nghìn cánh tay; trong cõi A-tu-la, là kẻ có 11 đầu. Tại Trung Quốc, Việt Nam và Nhật, Quán Thế Âm có tên là Quan Âm, hay được trình bày dưới dạng “Phật Bà”. Tại Tây Tạng, Quán Thế Âm (bo. chenresi [spzan ras gzigs]) là “người bảo vệ xứ tuyết” và có ảnh hưởng trung tâm trong truyền thống Phật giáo tại đây. Người ta xem Bồ Tát là cha đẻ của dân tộc Tây Tạng và nhờ Ngài mà Phật giáo được truyền bá qua nhà vua Tùng-tán Cương-bố (bo. songten gampo, 620-649), được xem là một hiện thân của Quán Thế Âm. Đạt-lại Lạt-ma và Cát-mã-ba (bo. karmapa) cũng được xem là hiện thân của Quán Thế Âm. Câu Man-tra OṂ MA-NI PAD-ME HŪṂ được xem là thuộc tính của Quán Thế Âm, là thần chú đầu tiên truyền đến Tây Tạng và ngày nay được tụng đọc nhiều nhất. Tranh tượng của Bồ Tát được biểu diễn bằng một người có 11 đầu và ngàn cánh tay hoặc trong dạng có bốn tay, ngồi toà sen.
  • 27. A-di-đà Pho tượng Phật A-di-đà khổng lồ ở Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản A-di-đà hay A Di Đà (zh. 阿彌陀) là danh từ phiên âm có gốc từ hai chữ trong tiếng Phạn: amitābha và amitāyus. Amitābha dịch nghĩa là quot;vô lượng quangquot; - quot;ánh sáng vô lượngquot;; amitāyus có nghĩa là quot;vô lượng thọquot; - quot;thọ mệnh vô lượngquot;. Đây là tên của một vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Đại thừa. A-di-đà trụ trì cõi Cực lạc (sa. sukhāvatī) ở phương Tây. Phật A-di-đà được tôn thờ trong Tịnh độ tông tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Tây Tạng, tượng trưng cho Từ bi và Trí huệ. Trong lịch sử đạo Phật, việc tôn xưng A-di-đà là một mốc phát triển quan trọng. Phép niệm A-di-đà là một cách tu dưỡng mới của Phật tử, không phải trải qua vô số kiếp. Đây là cách tu dưỡng dựa vào Tha lực, dựa vào đại nguyện của một vị Phật-một phép tu quot;nhanh chóng, dễ dàngquot; hơn chứ không phải dựa vào tự lực của chính mình. Đó là phép tu nhất tâm niệm danh hiệu quot;Nam-mô A-di-đà Phậtquot; lúc lâm chung để được sinh vào cõi Cực lạc. • Những miêu tả về Phật A-di-đà Trong lịch sử Phật giáo thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử, vào khoảng thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên. Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A-di-đà bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ. Những trái cây trong bình bát tượng trưng cho trí huệ phong phú. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai con công là
  • 28. biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, người ta tin rằng con công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì. Tượng A Di Đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc áo cà sa, ngồi hoặc đứng trên tòa sen Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quí, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỉ khâu, đầu cạo trọc, một dạng tiền kiếp của phật A Di Đà. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai Bồ Tát, đó là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara), đứng bên trái và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta), đứng bên phải. Có khi người ta trình bày Phật A-di-đà đứng chung với Phật Dược Sư (sa. bhaiṣajyaguru-buddha). Tương truyền rằng một trong số những kiếp luân hồi của A-di-đà từng là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, vị vua này từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỉ-khâu với tên là Pháp Tạng (sa. dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh tái sinh vào cõi Cực lạc của mình và cũng sẽ thành Phật. Phật A-di-đà lập 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát. 48 đại nguyện của Phật A-di-đà 1. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 2. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sau khi mạng chung còn trở lại ba ác đạo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 3. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều thân màu vàng ròng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 4. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi sắc thân chẳng đồng có kẻ xấu người đẹp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 5. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng biết túc mạng, tối thiểu là biết sự việc trong trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 6. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhãn, tối thiểu là thấy trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 7. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thiên nhĩ, tối thiểu là nghe lời thuyết pháp của trăm ngàn ức na do tha chư Phật và chẳng thọ trì hết, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 8. Giả sư khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được tha tâm trí, tối thiểu là biết tâm niệm của chúng sanh trong trăm ngàn ức na do tha cõi nước, thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 9. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng được thần túc, tối thiểu là khoảng một niệm qua đến trăm ngàn ức na do tha nước Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
  • 29. 10. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi nếu sanh lòng tưởng nghĩ tham chấp thân thể thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 11. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn ở nước tôi, chẳng an trụ định tụ quyết đến diệt độ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 12. Giả sử khi tôi thành Phật, quang minh có hạn lượng, tối thiểu chẳng chiếu đến trăm ngàn ức na do tha cõi nước chư Phật thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 13. Giả sử khi tôi thành Phật, thọ mạng có hạn lượng, tối thiểu là trăm ngàn ức na do tha kiếp thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 14. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng Thanh Văn trong nước tôi mà có người tính đếm được, nhẫn đến chúng sanh trong cõi Đại Thiên đều thành bực Duyên Giác cùng nhau chung tính đếm suốt trăm nghìn kiếp mà biết được số lượng ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 15. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi thọ mạng không ai hạn lượng được, trừ họ có bổn nguyện dài ngắn tự tại. Nếu chẳng như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 16. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi mà còn nghe danh từ bất thiện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 17. Giả sử khi tôi thành Phật, mười phương vô lượng chư Phật chẳng đều ngợi khen xưng tụng danh hiệu của tôi thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 18. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 19. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 20. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương nghe danh hiệu của tôi, chuyên nhớ nước tôi, trồng những cội công đức, chí tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi mà chẳng được toại nguyện thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 21. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi chẳng đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhơn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 22. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 23. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi thừa thần lực Phật đi cúng dường chư Phật, khoảng bữa ăn nếu không đến khắp vô số vô lượng ức na do tha cõi nước thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 24. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi ở trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có đủ theo ý muốn thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 25. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng thể diễn nói nhứt thiết trí thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
  • 30. 26. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi chẳng được thân Kim Cương Na la diên thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 27. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn và tất cả vạn vật trong nước tôi trang nghiêm thanh tịnh sáng rỡ hình sắc đặc biệt lạ lùng vi tột diệu không ai lường biết được, dầu là có thiên nhãn mà biện biệt được danh số ấy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 28. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi, nhẫn đến người công đức ít nhứt mà chẳng thấy biết đạo tràng thọ màu sáng vô lượng cao bốn trăm muôn dặm thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 29. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát trong nước tôi nếu đọc tụng thọ trì diễn thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 30. Giả sử khi tôi thành Phật, trí huệ biện tài của Bồ tát trong nước tôi mà có hạn lượng thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 31. Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi thanh tịnh soi thấy tất cả vô lượng vô số bất khả tư nghị thế giới chư Phật mười phương, như gương sáng soi hiện hình gương mặt, nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 32. Giả sử khi tôi thành Phật, từ mặt đất lên đến hư không, những cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa, tất cả vạn vật trong nước tôi đều dùng vô lượng châu báu, trăm ngàn thứ hương hiệp lại làm thành xinh đẹp kỳ lạ hơn hàng thiên nhơn. Hương ấy xông khắp vô lượng thế giới mười phương. Bồ Tát nghe mùi hương ấy đều tu hạnh Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 33. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương, được quang minh tôi chiếu đến thân, thân họ nhu nhuyến hơn hẳn hàng thiên nhơn. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 34. Giả sử khi tôi thành Phật, những loài chúng sanh của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi mà chẳng được Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn các thâm tổng trì thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 35. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng nữ nhơn của vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi vui mừng tin ưa phát tâm Bồ đề nhàm ghét thân người nữ, nếu sau khi chết mà họ còn sanh thân người nữ lại thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 36. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất tư nghì thế giới mười phương thế giới nghe danh hiệu tôi sau khi thọ chung thường tu phạm hạnh đến thành Phật đạo. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 37. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 38. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi muốn được y phục liền tùy nguyện hiện đến, y phục đẹp đúng pháp như Phật khen ngợ tự nhiên mặc trên thân. Nếu còn phải may cắt nhuộm giặt thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 39. Giả sử khi tôi thành Phật, hàng thiên nhơn nước tôi hưởng thọ khoái lạc chẳng như bực lậu tận Tỳ Kheo thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 40. Giả sử khi tôi thành Phật, Bồ Tát nước tôi tùy ý muốn thấy vô lượng nước Phật trang nghiêm thanh tịnh mười phương thì liền được toại nguyện, đều được soi
  • 31. thấy ở trong những cây báu, như thấy mặt mình hiện rõ trong gương sáng. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 41. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó đến lúc thành Phật nếu các căn thân còn thiếu xấu chẳng được đầy đủ thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 42. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được thanh tịnh giải thoát tam muội, khoảng một lúc phát ý, cúng dường vô lượng bất khả tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà không mất tâm chánh định. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 43. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi, sau lúc thọ chung sanh nhà tôn quý. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 44. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hớn hở tu hạnh Bồ Tát đầy đủ cội công đức. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 45. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi thảy đều chứng được phổ đẳng tam muội, an trụ trong tam muội nầy đến lúc thành Phật thường thấy vô lượng bất khả tư nghị tất cả chư Phật. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 46. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở trong nước tôi tùy chí nguyện của mỗi người muốn được nghe pháp liền tự nhiên được nghe. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 47. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đến bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. 48. Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở quốc độ phương khác nghe danh hiệu tôi mà chẳng liền được đệ nhứt nhẫn, đệ nhị nhẫn và đệ tam pháp nhẫn, nơi các Phật pháp chẳng liền được bực bất thối chuyển thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác. Như Lai Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ tathāgata của tiếng Phạn. Chiết tự của tathāgata là tathā + āgata, và có thể được hiểu là quot;Người đã đến như thếquot; hoặc quot;Người đã đến từ cõi như nhưquot;. Như Lai là danh hiệu chỉ một Thánh nhân đã đến bậc giác ngộ cao nhất, bậc Chính đẳng chính giác (sa. samyaksambuddha). Như Lai là một trong mười danh hiệu của một vị Phật. Theo ý nghĩa nguyên thuỷ thì danh từ Như Lai không phải là một quot;danh hiệuquot;. Phật Thích-ca Cồ-đàm sử dụng danh từ này để tránh sử dụng ngôi thứ nhất quot;taquot;, quot;tôiquot; trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp và đây cũng là một phong cách biểu lộ sự khiêm tốn của Ngài. Với sự phát triển của Phật giáo theo thời gian, ý nghĩa của danh từ Như Lai đã biến đổi. Trong Đại thừa, Như Lai chỉ Ứng thân (sa. nirmāṇakāya, Tam thân) của Phật. Đó là con người toàn hảo, có thể xuất hiện dưới mọi dạng khác nhau, có Thập lực (sa. daśabala) của một vị Phật. Như Lai cũng là sự biểu hiện cụ thể của Chân như (sa. tathatā), thể tính của vũ trụ, được xem là sứ giả trực tiếp của Chân như, là gạch nối giữa hiện tượng và bản
  • 32. thể. Trong nhiều trường hợp, Như Lai được xem là đồng nghĩa với Trí huệ (sa. prajñā) và tính Không (sa. śūnyatā). Tất-đạt-đa Cồ-đàm Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên phiên âm từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama của vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là quot;người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)quot;. Đôi lúc ta cũng tìm thấy cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật giáo. Bối cảnh và gia thế Nhà tiên tri Asita, tiên đoán vận mệnh thái tử. Từ Utta Pradesh có thể đến được Kapilavastu Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 566 (hay 563) trước Công nguyên trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Ca-tì-la-vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu) thuộc Nepal ngày nay. Cha của Tất-đạt-đa là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Ma-da (sa., pi. māyādevī), đản sinh Tất-đạt-đa trong khu vực vườn Lâm-Tỳ-Ni (zh. 嵐毘尼, sa. lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Hi- mã-lạp sơn (sa. himālaya) và sông Hằng (sa gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.
  • 33. Về mặt chính trị vùng đồng bằng sông Hằng thời đó có 4 vương quốc chính là: 1. Kiêu-tát-la (zh. 憍薩羅, sa. kośala, pi. kosala), thủ đô là Xá-vệ (舍衛, sa. śrāvastī, pi. sāvatthī) nằm về phía bắc sông Hằng. 2. Tiểu quốc Vaṃsā nằm phía Tây nam Kiêu-tát-la. 3. Tiểu quốc Avanti ở miền nam của Vaṃsā và Kiêu-tát-la, trải dài tới phía nam sông Hằng. Sau này, có Ma-ha-ca-chiên-diên là một người dân nước này là đại đệ tử của đức Phật (sa. mahākātyāyana, pi. mahākaccāna). 4. Vương quốc Ma-kiệt-đà (sa., pi. magadha) nằm về phía tây của Avanti và nam của sông Hằng. Ngoài ra còn rất nhiều các bộ tộc nhỏ ở phía đông của Kiêu-tát-la và phía bắc của Ma- kiệt-đà. Xã hội trong thời kỳ này phân hóa về tư tưởng rất phức tạp và bao gồm nhiều đẳng cấp xã hội, đạo Bà-la-môn đang hưng thịnh, những giai cấp thấp bị khinh rẻ và không được luật pháp bảo vệ. Có nhiều truyền thuyết về thái tử Tất-đạt-đa. Có thuyết cho rằng một đêm bà mẹ nằm mơ thấy một vị Bồ Tát với dạng con voi trắng nhập vào người mình. Thái tử sinh ra từ hông bên mặt của mẹ, sau đó đi bảy bước, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất, nói: Aggo `ham asmi lokassa, Ta là người cao quý nhất thế gian Jeṭṭho `ham asmi lokassa, Ta là người giỏi nhất thế gian Seṭṭho `ham asmi lokassa, Ta là người kiệt xuất nhất thế gian Ayam antimā jāti, Đây là lần tái sinh cuối cùng Natthi dāni punabbhavo. Bây giờ không còn tái sinh! (Theo Trường bộ kinh (pi. pīghanikāya), Đại phẩm (pi. mahāvagga), kinh Đại thành tựu, (mahāpadānasutta), kinh văn Hán tạng dịch đoạn văn trên là quot;Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tônquot;, nghĩa là quot;Trên trời dưới đất chỉ có ta là người đáng tôn kínhquot;) và dưới mỗi bước chân của thái tử phát sinh một đoá sen. Ngày nay, trong tranh tượng còn thấy tích này. Đền thờ công chúa Da-du-đà-la Ngay lúc sinh ra, Tất-đạt-đa đã có đầy đủ hảo tướng (Tam thập nhị hảo tướng). Các nhà tiên tri cho rằng Tất-đạt-đa sẽ trở thành hoặc một đại đế hay một bậc giác ngộ. 7 ngày sau khi sinh thì mẹ mất, Tất-đạt-đa được người dì là Ma-ha-ba-xà-ba-đề (zh. 摩呵波闍波提, sa. mahāprajāpatī) chăm sóc. Năm lên 16 tuổi, Tất-đạt-đa kết hôn với công chúa Da-du- đà-la (zh. 耶輸陀羅, sa. yaśodharā).
  • 34. Vua cha Tịnh Phạn dĩ nhiên không muốn thái tử đi tu nên dạy dỗ cho con rất kỹ lưỡng, nhất là không để Tất-đạt-đa tiếp xúc với cảnh khổ. Tuy thế, sau bốn lần ra bốn cửa thành và thấy cảnh người già, người bệnh, người chết và một vị tu sĩ, thái tử phát tâm rồi từ biệt hoàng cung, sống cảnh không nhà. Tương truyền rằng, bốn cảnh ngộ vừa kể là những cảnh tượng do các vị thiên nhân tạo ra nhằm nhắc nhở Tất-đạt-đa lên đường tu học Phật quả. Thái tử thấy rằng ba cảnh đầu tượng trưng cho cái Khổ trong thế gian và hình ảnh tu sĩ chính là cuộc đời của Tất-đạt-đa. Giấc mơ thấy voi trắng Hoàng hậu Maya trên Thái tử ra đời từ hông Phạn Vương và nhập vào mình của xe ngựa ghé qua bên phải, gần Lumbini đoàn tùy tùng Maya Lumbini Xuất gia và thành đạo Lahầula