SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
Download to read offline
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
Thực tiễn và hiểu biết về thực thi lâm luật, quản
trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và nhu
cầu thông tin, đào tạo về FLEGT của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
Thực tiễn và hiểu biết về thực thi lâm luật, quản
trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và nhu
cầu thông tin, đào tạo về FLEGT của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
http://FlegtVpa.com
http://www.facebook.com/FlegtVpa
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
1. GIỚI THIỆU.........................................................................................................................1
2. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GỖ VÀ QUÁ TRÌNH
ĐÀM PHÁN FLEGT/VPA Ở VIỆT NAM.............................................................................2
2.1. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các chính sách liên quan ở Việt Nam........................2
2.2. Quá trình đàm phán FLEGT/VPA.....................................................................................3
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.................................................................5
3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát..............................................................................................5
3.1.1. Đối tượng ..................................................................................................................5
3.1.2. Phạm vi khảo sát .......................................................................................................7
3.2. Phương pháp và công cụ thực hiện....................................................................................8
3.2.1. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có sẵn ...............................................................8
3.2.2. Khảo sát tại các tỉnh ..................................................................................................9
3.2.3. Khảo sát thực tế tại các tỉnh ......................................................................................9
3.2.4. Hạn chế của khảo sát...............................................................................................10
4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ......................................................................................................10
4.1. Thu thập và phân tích thông tin trực tuyến......................................................................10
4.2. Tham vấn các bên liên quan ............................................................................................12
4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá nhu cầu từ các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tại
các tỉnh....................................................................................................................................13
4.3.1. Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ..............................13
4.3.2. Vai trò của các Hiệp hội Gỗ đối với doanh nghiệp trong vấn đề FLEGT-VPA .....26
4.3.3. Nhận thức, thái độ và hiểu biết của cơ quan truyền thông về FLEGT-VPA ..........28
4.4. Kết quả khảo sát nhu cầu thông tin và nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực ...................34
4.4.1. Nhu cầu nâng cao năng lực và hỗ trợ khác từ các doanh nghiệp để có thể thực thi
FLEGT-VPA hiệu quả ......................................................................................................34
4.4.2. Nhu cầu thông tin, đào tạo về FLEGT/VPA – Hiệp hội .........................................41
4.4.3. Nhu cầu thông tin và đào tạo về FLEGT/VPA của báo chí và truyền thông..........41
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................42
5.1. Kết luận............................................................................................................................42
5.2. Khuyến nghị.....................................................................................................................44
PHỤ LỤC ................................................................................................................................47
Phụ lục 1. Tài Liệu tham khảo................................................................................................47
Phụ lục 2. Lịch khảo sát và danh sách cán bộ tham gia phỏng vấn........................................47
Phụ lục 3. Danh sách các tổ chức và người trả lời phỏng vấn................................................48
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn ........................................................................................56
Phụ lục 5. Giấy chứng nhận của một số doanh nghiệp đã khảo sát........................................76
Phụ lục 6. Ảnh khảo sát chụp ở một số doanh nghiệp............................................................85
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Biến đổi khí hậuBĐKH
Chế biến gỗCBG
Công ty cổ phầnCTCP
Doanh nghiệp chế biến gỗDNCBG
Doanh nghiệp nhà nướcDNNN
Doanh nghiệp nhỏ và vừaDNNVV
Ban quản lý rừng châu ÂuEFI
Hội đồng châu ÂuEC
Liên minh châu ÂuEU
Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp QuốcFAO
Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sảnFLEGT
Hội đồng quản lý rừngFSC
Tổ chức Hợp tác Phát triển ĐứcGIZ
Tổ chức phi chính phủNGO
Nông nghiệp và Phát triển nông thônNN&PTNT
Trung tâm phát triển nông thôn bền vữngSRD
Sản xuất kinh doanhSXKD
Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp gỗTLAS
Trách nhiệm hữu hạnTNHH
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamVCCI
Hiệp định đối tác tự nguyệnVPA
Xã hội dân sựXHDS
Xuất nhập khẩuXNK
Tổ chức thương mại thế giớiWTO
Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giớiWWF
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1: Sơ đồ tổ chức đàm phán FLEGT/VPA của Việt Nam 4
Hình 2:10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA từ năm 2010
đến nay
12
Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất cơ bản của ngành gỗ 15
Hình 4: Kênh tiếp nhận thông tin về FLEGT/VPAhiện nay của doanh nghiệp 22
Hình 5: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các lĩnh vực trong kế hoạch
hành động FLEGT
23
Hình 6: Các khâu có vị trí quan trọng trong hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp
đối với doanh nghiệp
25
Hình 7: Các lĩnh vực truyền thông liên quan đến FLEGT-VPA 29
Hình 8: Lĩnh vực báo chí đánh giá là quan trọng trong FLGET/VPA 30
Hình 9: Báo chí đã biết FLEGT/VPA tự đánh giá mức độ quan trọng 31
Hình 10: Khảo sát các cơ quan truyền thông về những nội dung quan trọng
trong 7 nội dung của FLEGT
32
Hình 11: 14 bài báo chỉ có 1 bài về chủ đề FLEGT/VPA 33
Hình 12: Khảo sát hình thức nhận thông tin về FLEGT/VPA của doanh
nghiệp
35
Hình 13: Khảo sát hình thức nhận thông tin qua ấn phẩm 36
Hình 14: Những nội dung quan tâm của doanh nghiệp khi chưa biết rõ về
FLEGT/VPA
37
Hình 15: Các phương tiện và hình thức kết nối internet của doanh nghiệp 40
TÓM TẮT
Việt Nam dự kiến kết thúc đàm phán về FLEGT/VPA vào tháng 10 năm 2014. Với
mục đích hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ quan truyền thông và các hiệp hội, cung
cấp thông tin hiệu quả cho các doanh nghiệp chế biến gỗ (CBG) ở Việt Nam, chương
trình FLEGT của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc
(EU-FAO-FLEGT) hỗ trợ Trung tâm Giáo dục và Phát triển thực hiện dự án: “Nâng
cao năng lực cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong
quá trình thực thi FLEGT” từ 13 tháng 2 năm 2014 trong thời hạn 1 năm.
Để có cơ sở xây dựng các hoạt động truyền thông và cung cấp thông tin của dự án,
Trung tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) phối hợp với VCCI tiến hành đánh giá
nhu cầu của các doanh nghiệp và năng lực của các hiệp hội cũng như các cơ quan báo
chí về năng lực cung cấp thông tin và truyền thông. Khảo sát tiến hành tại 6 tỉnh/thành
(Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương, Hồ Chí Minh và Hà Nội), trong đó
có các trung tâm CBG lớn ở Việt Nam. Khảo sát tập trung tìm hiểu kiến thức, thái độ
và thực tiễn về quản lý rừng bền vững, gỗ hợp pháp, hiểu biết về FLEGT và nhu cầu
thông tin về FLEGT (điều tra thông qua đánh giá kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện
nay của các doanh nghiệp).
Sau khi tham vấn các tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm thiết kế và tiến hành khảo sát thử
tại Hà Nội và Bắc Ninh để hoàn thiện các phiếu phỏng vấn với các đối tượng: doanh
nghiệp, hiệp hội và báo chí. Khảo sát thực tế tại các tỉnh hành từ ngày 1 đến ngày 23
tháng 4 năm 2014 và phỏng vấn được 81, cơ quan và tổ chức, trong đó có 71 doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Kết quả phân tích và đánh giá nhu cầu
dựa trên phỏng vấn và điều tra thực hiện tại 63 doanh nghiệp Việt Nam (không tính 8
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI).
Kết quả cho thấy, chỉ có 57% doanh nghiệp biết về FLEGT-VPA, 75% doanh nghiệp
chưa biết các nội dung chủ yếu của FLEGT-VPA. Điều đáng nói là 73% các doanh
nghiệp này đang xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất sang E chiếm 51% thị
phần xuất khẩu. Doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn khi yêu cầu các giấy tờ chứng
minh nguồn gốc gỗ hợp pháp khi thu mua gỗ trong dân một phần do nhận thức của
người dân, một phần do thói quen lưu trữ hồ sơ hạn chế của người dân và sự thiếu
thống nhất về các yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ. Hiện nay,
các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc gỗ từ
nguồn nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu từ một số nước láng giềng.
Các hiệp hội gỗ và lâm sản đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia đàm phán,
cung cấp thông tin cho đoàn đàm phán, nhưng chưa thể hiện rõ vai trò đại diện cũng
như cung cấp thông tin hiệu quả cho doanh nghiệp. Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS)
trong đó có hiệp hội, và các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng chưa hợp tác hiệu quả
với các cơ quan truyền thông. Vì vậy, các thông tin trên các phương tiện truyền thông
đến nay cũng chưa nhiều và hiểu biết của các nhà báo về vấn đề này vẫn còn hạn chế.
Để cung cấp thông tin phù hợp cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi FLEGT, cần
đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức XHDS, NGO, và các cơ quan truyền thông. Mặt
khác, cần đa dạng hóa hình thức và các kênh truyền thông, cung cấp thông tin tận dụng
cả các kênh truyền thông truyền thống và các kênh truyền thông mới (mạng xã hội).
1
1. GIỚI THIỆU
Ngoài nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, Việt Nam đang nhập khẩu một số lượng gỗ
khá lớn từ các nước trong khu vực, bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia và
Trung Quốc. Sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay đang xuất khẩu sang hơn 100 quốc
gia, bao gồm các thị trường cao cấp và có ý thức về môi trường như ở các nước Châu
Âu, Mỹ, Nhật Bản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Việt Nam cần nhập khẩu gỗ
từ nhiều nước, trong đó có các nước có nguy cơ sử dụng gỗ từ các nguồn không hợp
pháp. Vì vậy, việc ký kết và thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) gắn với quá
trình tham gia Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) sẽ
giúp cải thiện ngành thương mại lâm sản của Việt Nam theo hướng minh bạch và hợp
pháp. Tham gia FLEGT/VPA cũng thúc đẩy mục tiêu quản lý rừng bền vững và quản
trị doanh nghiệp tốt hơn.
Việt Nam tham gia đàm phán VPA/FLEGT với Liên minh Châu Âu (E ) từ tháng 10
năm 2010. Cho đến nay, Việt Nam và E đã tiến hành 20 cuộc họp trực tuyến, 7 phiên
họp cấp chuyên viên và 3 phiên đàm phán cấp cao, hai bên đã đàm phán hầu hết các
phụ lục kỹ thuật và đã thống nhất căn bản 7/9 phụ lục. Dự kiến đàm phán sẽ kết thúc
vào tháng 10 năm 2014.
Dự án: “Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan
truyền thông trong quá trình thực thi FLEGT” là một trong những dự án trong khuôn
khổ chương trình FLEGT của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Nông Lương của Liên
Hợp Quốc (E -FAO-FLEGT). Dự án có thời hạn 1 năm từ 13 tháng 2 năm 2014, do
Trung tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) phối hợp với Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt nam (VCCI) thực hiện.
Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp và
các cơ quan truyền thông, giúp họ hiểu và tham gia chủ động, tích cực vào quá trình
FLEGT. Để đạt được mục tiêu đó, dự án tiến hành các hoạt động sau: Đánh giá nhu
cầu thông tin của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ và các cơ quan có liên
quan; Tổ chức hội thảo đào tạo cho truyền thông về các vấn đề liên quan đến FLEGT;
Thực hiện kế hoạch truyền thông về các vấn đề FLEGT nhằm cung cấp thông tin cho
cộng đồng doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn; Xây dựng và xuất bản tài liệu cung
cấp thông tin cho các doanh nghiệp; Thiết lập một trang web về FLEGT/ VPA và các
vấn đề liên quan cho các doanh nghiệp.
Một trong những hoạt động đầu tiên của dự án là đánh giá nhu cầu thông tin về các
vấn đề liên quan đến FLEGT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và các bên
liên quan (chủ yếu là các hiệp hội doanh nghiệp và các NGO).
Khảo sát và đánh giá do Trung tâm phối hợp với VCCI (chi nhánh miền Trung) thực
hiện, nhằm mục tiêu xác định khoảng trống thông tin và xác định nhu cầu thông tin và
truyền thông về các vấn đề liên quan đến FLEGT đối với các DNNVV. Khảo sát được
tiến hành tại Hà Nội và các tỉnh/thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đánh giá được dùng làm cơ sở
để tiến hành các hoạt động tiếp theo của dự án.
2
Báo cáo gồm các phần chủ yếu sau:
 Nội dung và phương pháp đánh giá: Phần này sẽ nêu rõ nội dung, đối tượng,
địa bàn, phạm vi đánh giá; Lý do và tiêu chí lựa chọn địa bàn và các loại hình
doanh nghiệp tham gia đánh giá; Một số hạn chế của đánh giá là những điểm
mà đánh giá này chưa xem xét được do thời gian và kinh phí hạn chế.
 Lược khảo tài liệu: Tổng hợp các thông tin thu thập được từ các tài liệu sẵn có,
chủ yếu liên quan đến quá trình đàm phán FLEGT/VPA, tình hình chung của
ngành chế biến gỗ (CBG) tại Việt Nam, thực trạng truyền thông về FLEGT,
những kết quả tham vấn tại Hà Nội cũng được tóm tắt và mô tả ở đây.
 Kết quả khảo sát thực tế: kết quả từ phỏng vấn các doanh nghiệp, các hiệp hội
và đại diện truyền thông được trình bày trong phần này. Phần này tổng hợp kiến
thức, thái độ và thực tiễn hiện tại của ba nhóm đối tượng này và nhu cầu nâng
cao năng lực và cung cấp thông tin cũng như cam kết hợp tác và khả năng đóng
góp và mức độ sẵn sàng tham gia của từng nhóm đối tượng.
 Kết luận và khuyến nghị: Phần này đưa ra một số kết luận và khuyến nghị qua
quá trình đánh giá, nhằm cung cấp thông tin cho dự án cũng như các tổ chức
liên quan đã và đang có các hoạt động liên quan đến FLEGT/VPA tham khảo,
xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao năng lực liên quan đến doanh
nghiệp và truyền thông trong lĩnh vực FLEGT-VPA.
2. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GỖ VÀ QUÁ
TRÌNH ĐÀM PHÁN FLEGT/VPA Ở VIỆT NAM1
2.1. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các chính sách liên quan ở Việt Nam2
Ngành công nghiệp chế biến gỗ (CBG) có sự phát triển nhanh, mạnh trong thời kỳ từ
năm 2000 đến nay. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến tăng liên tục với tốc
độ tăng trưởng cao. Việt Nam Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hơn 100 quốc gia
trên thế giới, chiếm khoảng gần 4% thương mại đồ gỗ nội thất trên thế giới, đứng thứ 6
trên thế giới, thứ 2 ở châu Á. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Trung
Quốc, Nhật và Châu Âu.3
Ngành công nghiệp CBG đã sử dụng trực tiếp khoảng một nửa triệu lao động, và sử
dụng hàng triệu m3
gỗ nguyên liệu từ rừng trồng, gián tiếp góp phần giải quyết việc
làm và thu nhập cho hàng triệu hộ gia đình nông dân.
Trong năm 2010, ngành công nghiệp CBG cả nước đã sử dụng khoảng 7,43 triệu m3
gỗ nguyên liệu (quy theo gỗ tròn) được cung cấp từ các nguồn trong nhập khẩu và
trong nước. Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước khai thác từ 2 nguồn chính là rừng tự
nhiên và rừng trồng.
1
Thông tin phần này tổng hợp từ các tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau
2
Tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản
3
Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày
18 tháng 4 năm 2014
3
Do nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước không đáp ứng về số lượng, chất lượng,
chủng loại cho công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ đồ mộc xuất khẩu, nên các doanh
nghiệp CBG đã phải nhập khẩu gỗ xẻ, gỗ tròn, các loại ván nhân tạo ngày càng tăng từ
1,1 tỷ SD năm 2010 dự kiến năm 2014 tăng lên đến 1,9 tỷ SD.
Nhà nước đã có rất nhiều chính sách ủng hộ ngành công nghiệp CBG. Đến năm 2010
đã có 13 luật và 26 văn bản dưới luật liên quan đến chế biến và thương mại gỗ. Chính
phủ đã và đang thực hiện kế hoạch tái cơ cấu sản phẩm gỗ, sử dụng gỗ nguyên liệu,
quy mô doanh nghiệp CBG, và các làng nghề mộc. Những đề án và chính sách tái cơ
cấu này nhằm mục đích tăng cường lợi thế cạnh tranh xuất khẩu và hàng hóa sản xuất
có giá trị gia tăng cao. Theo quy hoạch ngành gỗ của Tổng cục Lâm nghiệp, trong
tương lai, ngành gỗ sẽ hạn chế việc chế biến và xuất khẩu dăm gỗ, tiến tới ngừng xuất
khẩu mặt hàng này vào năm 2020. Ngành gỗ sẽ tập trung vào sản xuất và xuất khẩu đồ
gỗ trong nhà, đồ gỗ ngoài trời và ván sàn. Dự kiến, từ nay đến 2030, Việt Nam vẫn
tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu gỗ, nhưng phấn đấu giảm dần tỷ lệ gỗ nhập khẩu.
Đến hết năm 2013,Việt Nam đã có trên 3.500 DNCBG và có năm trung tâm CBG lớn
được hình thành tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định và
Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong những năm tới, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tập trung rà
soát, củng cố và nâng cấp các DNCBG quy mô lớn, liên doanh liên kết với các cụm
công nghiệp, điểm chế biến gỗ, có quy mô thích hợp nhằm tận dụng tối đa nguồn
nguyên liệu và sản xuất các phụ kiện cho các cơ sở sản xuất khác trong vùng và là nơi
đào tạo nguồn nhân lực của ngành CBG. Ngoài ra Bộ cũng sẽ tập trung nguồn lực
nhằm phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ, các cơ sở sản
xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền
thống, tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển các dịch vụ hỗ trợ.
2.2. Quá trình đàm phán FLEGT/VPA4
Việt Nam và Liên minh Châu Âu (E ) chính thức đàm phán Hiệp định đối tác tự
nguyện (Voluntary Partnership Agreement - viết tắt là VPA), về thực thi luật, quản trị
rừng và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (viết tắt là FLEGT) từ tháng 11 năm 2010.
Hiệp định VPA/FLEGT là hiệp định thương mại cấp chính phủ giữa E và chính phủ
của các quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào E nhằm tăng cường thực
thi luật pháp để kiểm soát nguồn gốc gỗ thông qua hệ thống cấp phép FLEGT. Cơ
quan chủ trì đàm phán hiệp định VPA/FLEGT về phía Việt Nam là Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn với sự tham gia của các Bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Công
thương, Tài chính và Hiệp hội gỗ lâm sản Việt Nam (xem hình 1). Cơ quan chủ trì
đàm phán phía E là Tổng cục Môi trường thuộc phái đoàn E tại Brussels, Bỉ với sự
hỗ trợ của các chuyên gia của Viện Quản lý rừng Châu Âu (EFI).5
Định nghĩa gỗ hợp pháp Việt Nam thuộc Phụ lục 2 của Hiệp định VPA/FLEGT là một
trong những phụ lục quan trọng nhất của hiệp định. Định nghĩa gỗ hợp pháp được thể
hiện dưới dạng bảng mô tả (bảng ma trận) tập hợp các các qui định luật pháp của Việt
4
Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày
18 tháng 4 năm 2014
5
Tổng cục Lâm nghiệp (2014). Báo cáo quá trình xây dựng và tham vấn về định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam
4
Nam liên quan đến khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến đến khi xuất khẩu gỗ
sản phẩm gỗ bao gồm cả các qui định về đất đai, lao động, môi trường, tài chính mà
các chủ rừng, hộ gia đình, các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải tuân thủ.
Định nghĩa gỗ hợp pháp là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng và vận hành Hệ
thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) và cấp phép FLEGT sau này.
Tham gia VPA sẽ giúp Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp
CBG, vì khi có giấy chứng nhận FLEGT, các doanh nghiệp không phải làm trách
nhiệm giải trình gỗ. Hơn nữa, tham gia FLEGT-VPA cũng góp phần thực hiện chủ
trương hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam và thúc đẩy quản trị rừng
bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.Nội dung đàm phán VPA bao gồm: i) Danh
mục hàng hóa VPA; ii) Định nghĩa gỗ hợp pháp; iii) Kiểm soát chuỗi cung; iv) Hệ
thống xác minh gỗ hợp pháp TLAS; v) Quy trình cấp phép FLEGT và vi) Giám sát
độc lập.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức đàm phán FLEGT/VPA của Việt Nam6
Cho đến nay, Việt Nam và E đã tiến hành 20 cuộc họp trực tuyến 7 phiên họp cấp
chuyên viên và 3 phiên đàm phán cấp cao, hai bên đã đàm phán hầu hết các phụ lục kỹ
thuật và đã căn bản thống nhất 7/9 phụ lục.
Trong quá trình đàm phán, cho đến nay vẫn còn tồn tại một số vướng mắc: các vấn đề
về kiểm soát gỗ nhập khẩu, gỗ cao su, gỗ cây phân tán và gỗ thu hoạch được ở vườn
6
Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày
18 tháng 4 năm 2014
ĐOÀN ĐÀM PHÁN (TWG)
(Bộ NN&PTNT, Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ
Công thương, Bộ Tài chính,
Tổng cục hậu cần)
BAN CHỈ ĐẠO (SOM)
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trưởng ban
(Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính,
Bộ Tư pháp, Tổng cục hậu cần, Hiệp hội gỗ)
Tham
vấn với
các bên
liên
quan
Tổ công tác về
định nghĩa gỗ
hợp pháp
Tổ công tác về hệ
thống đảm bảo tính
hợp pháp của gỗ
TLAS
Tổ công tác về
lời văn Hiệp định
Văn
phòng
thường
trực
5
nhà; làm thế nào để vừa đảm bảo hệ thống kiểm soát, xác minh đáp ứng được nhu cầu
của E nhưng phải đảm bảo hạn chế phát sinh thủ tục hành chính, không ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và không tăng chi phí sản xuất.Tuy
vậy, dự kiến hai bên sẽ kết thúc đàm phán vào tháng 10 năm 2014.
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát
3.1.1. Đối tượng
Khảo sát tập trung vào 3 nhóm đối tượng chính gồm (i) Các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến gỗ (ii) Các hiệp hội doanh nghiệp và
hiệp hội ngành chế biến gỗ (iii) Các cơ quan truyền thông hoạt động trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, sản xuất chế biến gỗ từ Trung ương đến địa phương.
Trong ba nhóm đối tượng khảo sát thì nhóm đối tượng chính là các doanh nghiệp sản
xuất, chế biến, kinh doanh, và cung ứng dịch vụ trong ngành gỗ.
Trong quá trình thiết kế khảo sát, Trung tâm cũng gặp gỡ và tham vấn ý kiến cũng như
đánh giá nhu cầu của các cơ quan liên quan và các tổ chức hiện nay có dự án liên quan
đến VPA/FLEGT để xác định nhu cầu thông tin và những khoảng trống về thông tin
liên quan đến FLEGT VPA.
Tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tiến hành khảo sát, phỏng vấn7
Loại hình doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát đa dạng, gồm: doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) bao gồm cả các chi nhánh; Công ty cổ phần (CTCP), Công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Mặc dù doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) không phải là đối tượng chính trong khảo sát nhưng nhóm
khảo sát cũng có đánh giá đối tượng này nhằm hiểu thêm thực tiễn của các công ty
này, để xem có thể có những khuyến nghị và đề xuất đối với các doanh nghiệp Việt
Nam, vì dù sao họ cũng phải chịu ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật Việt Nam. Các
tiêu chí cụ thể khi chọn các doanh nghiệp được trình bày dưới đây:
Tiêu chí 1: Qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp dưới 5 tỷ đồng
Đa số các DNCBG thường có quy mô nhỏ. Trong 3.930 DNCBG, doanh nghiệp có
quy mô vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng chiếm 15,83%; doanh nghiệp có qui mô vốn đầu tư
từ 1 - 5 tỷ đồng là 47,84%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 5 - 10 tỷ đồng là 12,54%;
doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 10 - 50 tỷ đồng là 15,95%; doanh nghiệp có vốn đầu tư
từ 50 - 200 tỷ đồng là 5,73%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 200 - 500 tỷ đồng là
1,53%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng là 0,59%. Chính vì thế nhóm ưu
tiên chọn các DNCBG có qui mô đầu tư dưới 5 tỷ VNĐ để khảo sát và phỏng vấn sâu.
7
Các thông tin cơ sở dùng làm căn cứ xây dựng các tiêu chí doanh nghiệp tham gia khảo sát dựa vào nguồn
thông tin từ: “Đề án tái cơ cấu kinh tế lâm nghiệp” của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, năm 2013
6
Tiêu chí 2: Qui mô sử dụng lao động của doanh nghiệpdưới 50 người
Đa số các DNCBG có quy mô lao động nhỏ và trình độ tay nghề thấp. 76,74% số
doanh nghiệp có dưới 50 lao động; 13,31% có từ 50 - 199 lao động; 2,98% có từ 200 -
299 lao động; 2,85% có từ 300 - 499 lao động; 2,29% có từ 500 – 999 lao động; và
1,83% có từ 1.000 - 4.999 lao động.Tỷ lệ lao động chế biến gỗ (CBG) có trình độ đại
học và cao đẳng thấp, số công nhân kỹ thuật và công nhân lao động trực tiếp được đào
tạo với các chuyên môn sâu không nhiều, phần lớn lao động có trình độ tay nghề thấp,
làm theo các hợp đồng mùa vụ. Chính vì vậy, nhóm khảo sát cũng ưu tiên khảo sát các
doanh nghiệp CBG có số lao động dưới 50 người.
Tiêu chí 3: Tình hình trang thiết bị ở doanh nghiệp ở mức trung bình, có khả
năng xuất khẩu trực tiếp
Hiện tại, hơn 50% số DNCBG có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế,
sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc gia
công (sơ chế) nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp có quy mô lớn. Số còn lại có thiết
bị và công nghệ ở mức độ trung bình khá của thế giới (Có khoảng 970 doanh nghiệp
của các tổ chức và cá nhân trong nước và 421 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài). Chính vì thế, nhóm đánh giá đề xuất chọn các DNCBG có tình trạng trang thiết
bị ở mức độ trung bình, nhưng có khả năng sản xuất thành phẩm, có thể xuất khẩu trực
tiếp sang các nước E để phỏng vấn sâu.
Tiêu chí 4:Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ không ngừng được mở rộng. Nếu năm 2003 sản
phẩm gỗ Việt Nam chỉ xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia thì đến nay đã có mặt tại trên
100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào 3 thị trường trọng điểm là Mỹ
chiếm trên 36,3%, E chiếm gần 15,4% và Nhật Bản chiếm 15,1%. Chính vì thế,
nhóm khảo sát chọn các doanh nghiệp có khả năng sản xuất thành phẩm, có thể xuất
khẩu trực tiếp sang các nước E và các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu hoặc sản
phẩm cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ngoài ra, nhóm khảo sát cũng chọn các hiệp hội và các cơ quan báo chí truyền thông
có liên quan đến FLEGT tạo các tỉnh để phỏng vấn.
Địa bàn khảo sát
Căn cứ vào những tiêu chí nêu ở trên, khảo sát lựa chọn các doanh nghiệp đóng trên
địa bàn 6 tỉnh/thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương,
thành phố Hồ Chí Minh, với các lý do sau:
 Hai tỉnh Bình Định và Bình Dương là hai tỉnh đã thu hút sự đầu tư của phần lớn
doanh nghiệp chế biến gỗ;
 Thành Phố Đà Nẵng là đơn vị cấp tỉnh có khả năng thu hút trung bình về đầu tư
trong ngành gỗ;
 Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh có khả năng thu hút đầu tư kém hơn, nhiều
doanh nghiệp gỗ quy mô nhỏ đóng trên địa bàn này;
7
 Tại Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn này có cả
cơ sở tại Bình Dương.
Vì vậy, khảo sát tại các địa bàn này có thể thu thập được những thông tin phản ánh
được nhu cầu chung về nâng cao nhận thức FLEGT/VPA cho Việt Nam.
Dựa trên danh sách các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản do Hiệp Hội Chế biến Gỗ
và Lâm sản Việt Nam(Vietfores) cung cấp, nhóm khảo sát chọn địa điểm có tập trung
nhiều doanh nghiệp để phỏng vấn và điều tra tại các tỉnh như sau:
 Đà Nẵng: Các doanh nghiệp đóng tại Thành phố Đà Nẵng, khu công nghiệp
(KCN) như Hòa Khánh;
 Quảng Nam: Các doanh nghiệp đóng tại Cụm công nghiệp (CCN) Tân An,
CCN Bắc Chu Lai, Nam Chu Lai;
 Quảng Ngãi: Các doanh nghiệp đóng tại KCN Dung Quất; CCN Bình Chánh,
KCN Quảng Phú;
 Bình Định: Các doanh nghiệp đóng tại Thành phố Quy Nhơn, KCN Phú Tài,
KCN Phước An;
 Bình Dương: Các doanh nghiệp đóng tại KCN Thuận An, KCN Tân Uyên;
 Thành phố Hồ Chí Minh: Các doanh nghiệp đóng tại địa bàn thành phố và tại
các CCN Nhị Xuân, KCN Tân Tạo.
Nhóm đánh giá lên danh sách dự kiến phỏng vấn các doanh nghiệp và VCCI tiến hành
liên hệ với các doanh nghiệp để tiến hành phỏng vấn. Những doanh nghiệp nào không
liên hệ được hoặc không quan tâm, không sẵn sàng cung cấp thông tin thì VCCI chủ
động liên hệ với các doanh nghiệp khác với cùng các tiêu chí, cùng địa bàn để thay
thế.
Nhóm khảo sát cũng đồng thời tiến hành phỏng vấn với các hiệp hội doanh nghiệp và
đại diện các cơ quan truyền thông đóng trên địa bàn các tỉnh này.
Khảo sát tại các tỉnh tiến hành trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 23 tháng 4 năm
2014. Trong thời gian này, nhóm khảo sát tiến hành phỏng vấn được 71 doanh nghiệp,
4 hiệp hội, và 6 cơ quan đại diện truyền thông và báo chí tại các tỉnh. Chi tiết xin xem
lịch khảo sát tại phục lục số 2. Danh sách các doanh nghiệp và các đơn vị tham gia
phỏng vấn xin xem trong phụ lục 3.
3.1.2. Phạm vi khảo sát
Đánh giá bao gồm ba phần chính: Phần đầu tiên, khảo sát tập trung vào tìm hiểu kiến
thức, thái độ, và thực tiễn trong DNNVV về các vấn đề sản xuất gỗ hợp pháp, quản lý
rừng bền vững, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Phần thứ hai tập trung vào đánh
giá năng lực hiện tại về các vấn đề liên quan đến FLEGT/VPA cho cả truyền thông,
các hiệp hội và doanh nghiệp. Phần thứ ba tập trung vào việc đánh giá nhu cầu thông
tin và đào tạo nhằm xây dựng năng lực cho các nhóm liên quan khác nhau. Khảo sát
cũng sẽ xác định phương pháp tốt nhất và nội dung phù hợp nhất để truyền thông đến
8
được các nhóm dựa trên kết quả của hai phần trước. Chi tiết nội dung và phạm vi khảo
sát với các nhóm đối tượng mô tả cụ thể dưới đây.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và chế biến gỗ
Nhóm đánh giá tập trung tìm hiểu mức độ nhận thức, kiến thức, thái độ và thực tiễn
hiện nay của các doanh nghiệp liên quan đến thực thi lâm luật và thương mại lâm sản,
hiểu biết về gỗ hợp pháp và FLEGT/VPA và những nhu cầu về thông tin, kênh thông
tin và nguồn thông tin liên quan. Thông qua việc đánh giá mức độ sẵn sàng và nhận
thức của các doanh nghiệp, nhóm khảo sát tìm hiểu và xác định nhu cầu thông tin và
nâng cao năng lực của nhóm đối tượng này. Ngoài ra khảo sát cũng tìm hiểu thêm nhu
cầu và thực tế của doanh nghiệp về nội dung, hình thức và thời lượng tập huấn (nếu họ
có nhu cầu tập huấn, thông tin) cũng như hình thức thông tin phù hợp cho lãnh đạo và
người lao động của doanh nghiệp.
Đối với hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội gỗ
Khảo sát tập trung vào đánh giá thái độ, thực tiễn và năng lực cung cấp thông tin hiện
tại của các hiệp hội cho hội viên về FLEGT/VPA. Các hoạt động đã, đang và sẽ thực
hiện trong đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các hội viên, vấn đề thông tin và
truyền thông liên quan đến FLEGT/VPA của hiệp hội hiện nay. Từ đó, đưa ra các đề
xuất cụ thể nhằm tăng cường năng lực cung cấp thông tin về FLEGT-VPA và hỗ trợ
trong quá trình thực hiện VPA cho các hội viên một cách hiệu quả nhất.
Đối với các tổ chức truyền thông
Khảo sát đánh giá kiến thức, thái độ và thực tiễn, năng lực thông tin hiện tại liên quan
đến thực thi lâm luật và thương mại lâm sản và khả năng hợp tác giữa truyền thông, dự
án và các bên liên quan nhằm xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả về chủ đề
FLEGT/VPA cho doanh nghiệp và cộng đồng. Khảo sát cũng tìm hiểu những thực tiễn
hiện nay mà truyền thông đang thực hiện nhằm cung cấp thông tin cho công chúng về
các chủ đề có liên quan và đề xuất cụ thể và cơ chế hợp tác hiệu quả giữa cơ quan
truyền thông, dự án và các bên liên quan nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức về
FLEGT/VPA ở Việt Nam.
3.2. Phương pháp và công cụ thực hiện
3.2.1. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có sẵn
Để có tài liệu phục vụ nghiên cứu và có một bức tranh toàn cảnh về tình hình đàm
phán FLEGT/VPA ở Việt Nam, nhóm đã thu thập các bài báo, tài liệu tập huấn, báo
cáo liên quan đến chủ đề FLEGT/VPA trong và ngoài nước. Các ấn phẩm, tài liệu, báo
cáo tại các hội nghị, hội thảo về FLEGT/VPA đã thực hiện ở Việt Nam trong vòng 5
năm (từ 2010 đến 2014), đặc biệt là các văn bản pháp quy, dự thảo, góp ý dự thảo liên
quan đến ngành gỗ và FLEGT/VPA ở Việt Nam cũng như các chính sách liên quan từ
doanh nghiệp, hiệp hội, truyền thông từ trung ương đến địa phương đều được thu thập
và nghiên cứu. Những tài liệu này sẽ được nhóm dự án tiếp tục nghiên cứu, tham khảo
và sử dụng trong quá trình truyền thông và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp
trong thời gian dự án.
9
Ngoài ra, nhóm cũng tìm kiếm và thu thập các bài báo, văn bản, tài liệu trực tuyến với
các công cụ tìm kiếm chủ yếu ở Việt Nam là Google và Bing. Để việc tìm kiếm được
khách quan, nghiên cứu được tiến hành với trình duyệt Chrome ở chế độ ẩn danh, sử
dụng tính năng tìm kiếm nâng cao theo phạm vi thời gian và địa điểm. Trên cơ sở kết
quả tìm được, những phân tích sâu hơn về tần suất từ khóa, loại hình truyền thông,
nguồn thông tin chủ yếu về chủ để FLEGT/VPA cũng được thực hiện. Những thông
tin này cũng sẽ rất hữu ích đối với việc xây dựng các trang thông tin liên quan đến
FLEGT-VPA tại Việt Nam.
3.2.2. Khảo sát tại các tỉnh
Thiết kế phiếu điều tra
Dựa trên các thông tin thu thập và tổng hợp, nhóm thiết kế phiếu điều tra thu thập
thông tin theo các nội dung và phạm vi đã đề cập ở phần trên. Sau khi thiết kế và nhiều
vòng lấy ý kiến chuyên gia, nhóm khảo sát tiến hành thử nghiệm phiếu tại Hà Nội và
tỉnh Bắc Ninh với đại diện hai doanh nghiệp, hai cơ quan truyền thông, và hai hiệp hội
(ngày 26-27 tháng 3 năm 2014). Sau khi thử nghiệm phiếu và có thêm ý kiến từ các
chuyên gia, nhóm hoàn thiện phiếu điều tra và tiến hành khảo sát chính thức vào ngày
1 tháng 4 năm 2014. Phiếu phỏng vấn, xin xem trong phụ lục 4 và danh sách các đơn
vị tham gia phỏng vấn xin xem trong phụ lục 3.
Tham vấn các bên liên quan
Trong quá trình thu thập thông tin, thiết kế khảo sát, nhóm nghiên cứu cũng đồng thời
tiến hành tham vấn các bên liên quan từ phía nhà tài trợ E -FAO, các cơ quan chính
phủ, VCCI, Vietfores, thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT, nhằm thu thập thêm
thông tin, tài liệu sẵn có về FLEGT/VPA cũng như các hoạt động dự án đang và sẽ
diễn ra liên quan đến FLEGT/VPA trong những năm tới, đặc biệt các hoạt động liên
quan tới truyền thông. Ngoài ra nhóm đánh giá cũng trình bày sơ bộ về kế hoạch đánh
giá và khảo sát trong khuôn khổ dự án để lấy thêm ý kiến góp ý về tiêu chí lựa chọn
các doanh nghiệp, phương pháp, nội dung, các câu hỏi cụ thể, v.v.. Danh sách các tổ
chức tham vấn xem thêm trong phụ lục 3.
3.2.3. Khảo sát thực tế tại các tỉnh
Khảo sát thực tế được tiến hành tại sáu tỉnh/thành phố từ ngày 01 tháng 04 năm 2014
đến ngày 23 tháng 04 năm 2014. Lịch khảo sát chi tiết xin xem tại phụ lục số 2.
Thành phần nhóm khảo sát, gồm ba cán bộ và chuyên gia từ Trung tâm và hai cán bộ
từ chi nhánh VCCI miền Trung và đại diện VCCI tại các tỉnh. Tại mỗi tỉnh, thành phố,
nhóm khảo sát được chia thành hai nhóm và tiến hành khảo sát theo danh sách doanh
nghiệp đã được lựa chọn. Mỗi nhóm có một cán bộ hoặc tư vấn của trung tâm làm
trưởng nhóm và thành viên khác từ VCCI địa phương. Trong quá trình khảo sát, kết
quả đánh giá được xử lý sơ bộ và gửi về Trung tâm tại Hà Nội để nhóm chuyên gia tại
Hà Nội có thể góp ý, điều chỉnh cách hỏi hoặc gợi ý các nội dung thông tin cần khai
thác thêm tại các tỉnh/thành.
10
3.2.4. Hạn chế của khảo sát
Trong quá trình khảo sát tại các tỉnh, nhóm khảo sát nhận thấy các doanh nghiệp có sử
dụng gỗ từ các hộ gia đình, và các doanh nghiệp quy mô nhỏ không có đăng ký kinh
doanh. Nhưng do thời gian hạn chế, nhóm khảo sát cũng chưa tiếp cận được với các hộ
gia đình hoặc cơ sở chế biến dạng này tham gia trong quá trình cung ứng nguyên liệu
hoặc sản phẩm cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Vì vậy nhu cầu về thông tin và hỗ
trợ của các doanh nghiệp tư nhân quy mô rất nhỏ hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh
hộ gia đình, cần được tìm hiểu và khảo sát thêm. Hơn nữa, khảo sát cũng chỉ tập trung
tìm hiểu thực trạng hiểu biết, thái độ và thực tiễn của doanh nghiệp liên quan đến thực
thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (nguồn gỗ gốc xuất xứ gỗ). Một số
vấn đề liên quan khác như lao động và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp CBG
cần tìm hiểu thêm vì đây cũng là những yêu cầu khi Việt nam tham gia FLEGT-VPA.
4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
4.1. Thu thập và phân tích thông tin trực tuyến
Nhóm nghiên cứu đã thu được gần 300 tài liệu ấn phẩm số dưới dạng tài liệu “.PDF”
hoặc có đuôi “.DOC”, gồm các tài liệu và tin tức liên quan đến hệ thống luật pháp, tính
hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt nam và Liên minh Châu Âu (EU), các ấn
phẩm truyền thông, bài viết chuyên đề và các tài liệu liên quan (Danh mục tài liệu
tham khảo xem ở phụ lục số 1).
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tìm được 338 tin, bài viết và tài liệu trực tuyến liên
quan đến chủ đề FLEGT/VPA trong thời gian 5 năm từ 1 tháng 1 năm 2010 đến 25
tháng 5 năm 2014. Tùy theo giai đoạn đàm phán mà số lượng tin bài có khác nhau, đặc
biệt là trong 5 tháng đầu năm 2014, số lượng tin bài nhiều hơn cả năm 2013, do có
nhiều sự kiện của các dự án mới khởi động vào đầu năm 2014. Thông tin thu thập
được chủ yếu từ các nguồn sau:
 Từ cơ quan chính phủ (địa chỉ có dạng gov.vn): chiếm 20% thông tin thu thập
trực tuyến từ các nguồn chính thống từ các cơ quan có thẩm quyền của chính
phủ. Các nguồn tin thường xuyên này là nguồn trích dẫn, tham khảo tin cậy cho
các cơ quan truyền thông, báo đài và các tổ chức liên quan. Tuy nhiên nguồn
thông tin này nằm trong trng của tổng cccuj và các thông tin mang tính kỹ thuật
nên các doanh nghiệp chưa tiếp cận được.
 Từ hiệp hội, viện, trung tâm nghiên cứu, và các NGO: chiếm 33% thông tin
thu thập được. Những nguồn tin này có xu hướng tăng trong những năm gần
đây, thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các
nhóm đối tượng từ các tổ chức này. Các nguồn thông tin này cũng chủ yếu lấy
nguồn thông tin từ tổng cục, kết hợp với các sự kiện, các hoạt động của các dự
án liên quan đến FLEGT.
 Từ báo chí trực tuyến (có giấy phép xuất bản): chiếm 36% thông tin thu thập
được. Nguồn tin này có xu hướng tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm 2014, do
liên quan đến các sự kiện của các dự án mới khởi động đầu năm nay. Chủ yếu
đề cập đến các sự kiện, các hoạt động dự án, ít bài phân tích sâu về các vấn đề
liên quan.
11
 Từ trang tin của các công ty: Mặc dù các công ty sản xuất, kinh doanh và chế
biến gỗ là đối tượng chịu tác động chính của việc ký kết VPA và thực thi
FLEGT nhưng chỉ có 8% số tin bài xuất phát từ các Website công ty. Một trong
những lý do là nhiều công ty chưa có Website. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng
chưa quan tâm đến chủ đề FLEGT/VPA. Chủ yếu thông tin lấy từ các nguồn
trên.
 Từ mạng xã hội (facebook, blog,...): Phân tích cũng cho thấy vai trò của các
kênh truyền thông mới như mạng xã hội (facebook, blog công ty hay tổ chức,
youtube...) cũng đóng góp khoảng 4% trong tin bài trực tuyến về chủ đề
FLEGT/VPA.
Tần suất đưa tin về FLEGT/VPA theo tháng cũng được phân tích và cho thấy tháng 3,
5, 8, 11 thường có nhiều tin và bài liên quan đến FLEGT/VPA, trong khi tháng 2, 7, 10
thường ít tin và bài liên quan. Những thời điểm có nhiều tin bài chủ yếu liên quan đến
các vòng đàm phán (tháng 8 năm 2010, vòng thứ 2 vào tháng 11 năm 2011, vòng thứ 3
vào tháng 3 năm 2013,.v.v), hoặc các sự kiện hội thảo, tập huấn góp ý cho các dự thảo
định nghĩa gỗ hợp pháp, TLAS của Tổng Cục lâm nghiệp (góp ý dự thảo số 5 vào
tháng 5 năm 2012, dự thảo 6.3 tháng 11 năm 2013,…). Các bài viết chủ yếu là đưa tin
về các sự kiện. Số lượng phóng sự, bài viết chuyên đề rải đều trong năm (ví dụ như:
Làng nghề gỗ trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD tại Việt Nam của Gỗ Việt số
45 tháng 12 năm 2012) còn ít. Riêng năm 2014 có rất nhiều hoạt động thông tin về
FLEGT/VPA giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 liên quan đến các dự án mới liên quan
đếnFLEGT/VPA và các hoạt động liên quan đến các vòng đàm phán cuối.
Thống kê 10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA trong 5 năm (2010
đến tháng 5 năm 2014) cho thấy vai trò của trang thông tin Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ
NN&PTNT cũng như vai trò ngày càng tăng của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS),
trung tâm nghiên cứu, và báo chí trong việc truyền thông về FLEGT/VPA (xem hình
2).
12
Hình 2:10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA
từ năm 2010 đến nay
4.2. Tham vấn các bên liên quan
Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 nhóm đánh giá và đại diện Trung tâm tiến hành
và tham gia 14 cuộc họp, hội thảo, tham vấn tại Hà Nội với đại diện các cơ quan như:
Liên minh Châu Âu (E ), Tổ chức Lương Nông của Liên Hợp Quốc (FAO), Trung
tâm WTO thuộc VCCI, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Trung tâm Phát triển
Nông thôn Bền vững (SRD), đại diện của Viện Lâm nghiệp Châu Âu (EFI), v.v…Mục
đích của các cuộc họp tham vấn này là giới thiệu những mục tiêu và các hoạt động của
dự án nhằm tham vấn ý kiến vào quá trình thực hiện dự án và tìm hiểu khả năng hợp
tác và chia sẻ thông tin trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, nhóm cũng trình bày
những nội dung sẽ đánh giá trong thời gian tới và có gửi thông tin chi tiết các nội dung
đánh giá đến những tổ chức quan tâm và góp ý thêm.
Quá trình tham vấn cho thấy, bắt đầu từ năm 2014, có thêm rất nhiều hoạt động liên
quan đến FLEGT/VPA nhằm thúc đẩy quá trình đàm phán và tăng cường cung cấp
thông tin và năng cao năng lực cho các cơ quan liên quan. Đáng kể là 3 dự án mới của
EU liên quan đến lĩnh vực này và các dự án trong khuôn khổ chương trình E -FAO
FLEGT. Thêm vào đó, những dự án mới bắt đầu năm nay đều có đánh giá nhu cầu,
khảo sát hoặc nghiên cứu liên quan đến các nhóm đối tượng mà mình phục vụ, và một
số hoạt động liên quan đến truyền thông. Chính vì vậy, việc điều phối và hợp tác giữa
các cơ quan liên quan trong lĩnh vực này là rất quan trọng nhằm huy động tối đa nguồn
lực và có bức tranh toàn cảnh về những lĩnh vực cần hỗ trợ Việt Nam trong quá trình
tham gia và thực hiện FLEGT/VPA. Quá trình tham vấn cũng cho thấy, có rất nhiều tổ
chức trong và ngoài nước cũng có dự định hay kế hoạch làm các sản phẩm truyền
thông có thể liên quan đến FLEGT. Mặc dù mỗi tổ chức hoặc chương trình đều có mục
tiêu, hoạt động và đối tượng phục vụ khác nhau nhưng việc điều phối và chia sẻ thông
tin sẽ rất cần thiết vì tất cả các hoạt động dự kiến đều phục vụ mục tiêu cuối cùng là hỗ
trợ việc thực hiện hiệu quả FLEGT/VPA ở Việt Nam.
Về phần đánh giá nhu cầu, các tổ chức đều cho rằng, cần đánh giá thêm về năng lực
cung cấp thông tin truyền thông của các cơ quan có liên quan khác (ví dụ: các tổ chức
XHDS và NGO) để có thể có các hoạt động phù hợp nhằm tăng cường cung cấp thông
tin cho các nhóm đối tượng khác nhau, chứ không chỉ doanh nghiệp, vì các phương
tiện truyền thông đại chúng sẽ cung cấp thông tin cho công chúng chứ không chỉ cho
doanh nghiệp CBG. Nhiều ý kiến góp ý nên tập trung tìm hiểu và đánh giá thực trạng
ở các DNCBG, vì nguồn gỗ nhập khẩu sử dụng trong chế biến gỗ ngày càng tăng, và
vì vậy có nguy cơ sử dụng gỗ từ các nguồn không rõ nguồn gốc. Các ý kiến đóng góp
vào quá trình đánh giá, cũng như những ý kiến đóng góp điều chỉnh các câu hỏi hay
phiếu điều tra đều được nhóm đánh giá tiếp nhận, xem xét và điều chỉnh hợp lý.
13
4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá nhu cầu từ các doanh nghiệp và các cơ quan
liên quan tại các tỉnh
Khảo sát tại các tỉnh tiến hành từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 22 tháng 4 năm 2014. Trong
thời gian này, nhóm khảo sát đã đã tiến hành 81 cuộc phỏng vấn tại các tỉnh, trong đó
có: 71 doanh nghiệp, 4 đại diện hiệp hội (không kể VCCI và các hiệp hội tại Hà Nội)
và 6 đại diện truyền thông (Danh sách các đơn vị được phỏng vấn, xin xem thêm trong
phụ lục 3). Ngoài ra, Trung tâm cũng tiến hành phỏng vấn với các hiệp hội ở Hà Nội,
Bắc Ninh, và một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, những phỏng vấn đó tiến hành trong
quá trình thử nghiệm phiếu và sau đó phiếu có điều chỉnh và thay đổi nên chúng tôi
không thống kê các phiếu đó vào kết quả.Tuy vậy, một số ý kiến và khuyến nghị của
họ cũng đều được xem xét và tổng hợp vào phần kết luận và khuyến nghị.
Kết quả khảo sát được tổng hợp và trình bày theo hai phần. Phần 1 tập trung vào nhận
thức, hiểu biết và thái độ liên quan đến gỗ hợp pháp, thực thi lâm luật và FLEGT.
Phần 2 tập trung vào đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin, đào tạo và nâng cao năng
lực cung cấp thông tin cho các hiệp hội và các cơ quan truyền thông. Các phần báo cáo
tổng hợp chia ra theo ba nhóm đối tương được khảo sát: doanh nghiệp, các hiệp hội và
đại diện truyền thông.
4.3.1. Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ8
4.3.1.1. Thông tin chung về các doanh nghiệp được phỏng vấn
Quy mô và loại hình doanh nghiệp
Khảo sát tiến hành với 71 doanh nghiệp, trong đó có 55 doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
(chiếm 77%), 8 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), (chiếm 11.5%) và 8 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài - FDI (chiếm 11.5%). Các doanh nghiệp FDI không phải là đối
tượng của dự án, nên khi tổng hợp và xử lý kết quả chúng tôi không tính các doanh
nghiệp này mà chỉ tóm tắt các kết quả phỏng vấn dưới đây.
Tóm tắt kết quả khảo sát từ 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Trong số 8 doanh nghiệp FDI được khảo sát có một doanh nghiệp mới thành lập đó là
Công ty TNHH MTV INNOVGREEN Chu Lai – Quảng Nam, công ty này mới có 30
lao động, chuyên sản xuất xuất khẩu dăm gỗ và chưa xuất khẩu lần nào. 7 doanh
nghiệp FDI còn lại có quy mô doanh nghiệp từ 140 đến 1.800 lao động, giá trị xuất
khẩu năm 2013 dao động từ 7 triệu SD đến 26 triệu USD, riêng có Công ty TNHH
gỗ Chấn Phong – Bình Dương với 390 lao động có giá trị xuất khẩu năm 2013 là
192.033 USD. 6 trong 8 doanh nghiệp này nhập khẩu gỗ từ các nước Canada, Mỹ,
Đức, Pháp, Đan mạch, Newzeland, Chile, …. 2 trong 8 doanh nghiệp thu mua gỗ tại
rừng trồng ở Việt Nam. 100% doanh nghiệp FDI đều đã biết về khái niệm gỗ hợp
pháp và có quan tâm đến việc sử dụng gỗ hợp pháp trong sản xuất. 4/8 doanh nghiệp
biết đến khái niệm gỗ hợp pháp qua yêu cầu của khách hàng, 3 doanh nghiệp biết đến
qua internet và 2 doanh nghiệp biết đến gỗ hợp pháp qua kiểm lâm. Các doanh nghiệp
8
Kết quả tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn theo phiếu hỏi
14
nhập khẩu gỗ từ nước ngoài đã có chứng nhận FSC/COC, kiểm dịch thực vật, chứng
nhận xuất xứ,…. 2 doanh nghiệp mua gỗ trong nước đã có giấy chứng nhận của kiểm
lâm và chính quyền địa phương và họ đang tiến hành làm COC9
. Tuy nhiên, chỉ 4
trong số 8 doanh nghiệp có biết về FLEGT/VPA, các doanh nghiệp biết về
FLEGT/VPA chủ yếu là do tìm hiểu trên internet. Một doanh nghiệp biết đến
FLEGT/VPA qua hội thảo đó là Công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế - thành phố Hồ
Chí Minh. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ về việc cấp giấy phép FLEGT
như thế nào và có cần thiết hay không. Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt
Nhật – Đà Nẵng thì cho rằng FSC đã là chứng chỉ quản lý rừng bền vững rồi nên chưa
cần có thêm chứng chỉ khác. 7/8 doanh nghiệp trả lời sẵn sàng bỏ ra 1/2 hoặc 1 ngày
để tham gia tập huấn, 5/8 doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp kinh phí cho tập huấn,
100% doanh nghiệp đều cho rằng VCCI và Hiệp hội là những đơn vị cung cấp thông
tin hiệu quả. Chỉ có 3 doanh nghiệp lựa chọn hình thức cung cấp thông tin qua ấn
phẩm. Các doanh nghiệp đều cho rằng, cần đẩy mạnh vai trò của truyền thông hơn
trong việc cung cấp thông tin, ví dụ như, phóng sự ngắn về FLEGT. 100% các doanh
nghiệp này đều có máy tính kết nối internet và 100% người đại diện trả lời đều sử
dụng điện thoại có kết nối internet qua cả Wifi và 3G. Chính vì vậy, theo họ việc tạo
một website riêng về FLEGT là cần thiết và có ích cho doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp Việt Nam
Kết quả khảo sát tổng hợp dựa trên kết quả phỏng vấn từ 63 doanh nghiệp trong nước.
Trong số 63 doanh nghiệp trong nước có 31 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu
hạn (TNHH) hai thành viên trở lên (chiếm 49.20%) và 24 doanh nghiệp là công ty cổ
phần (CTCP) (chiếm 38.10%), 8 công ty TNHH một thành viên (12.70%). Trong các
doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, số lao động nữ chiếm khoảng 46%.
Thành phần tham gia phỏng vấn và quy mô lao động của doanh nghiệp
Trong số 63 đại diện doanh nghiệp trong nước tham gia phỏng vấn có 45 người (chiếm
71%) giữ chức vụ quản lý10
, 18 người còn lại (29%) là cán bộ phụ trách kinh doanh
hoặc xuất nhập khẩu.
Trong số 63 doanh nghiệp Việt Nam, 19 doanh nghiệp (30%) có dưới 50 lao động, 14
doanh nghiệp (22%) có số lao động từ 50 đến 300 người, 13 doanh nghiệp (21%) có số
lao động từ 300 đến 500 người và 17 doanh nghiệp (26%) có trên 500 lao động.
9
2 doanh nghiệp thu mua gỗ trong nước là Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật – Đà Nẵng và
Công ty TNHH MTV INNOVGREEN Chu Lai – Quảng Nam
10
4 Tổng giám đốc, 1 Phó Tổng giám đốc, 16 Giám đốc, 10 Phó giám đốc, 12 Trưởng phòng và 2 phó phóng (kế
toán, kế hoạch, kinh doanh
15
Tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất cơ bản của các doanh nghiệp chế biến gỗ
16
Thông qua mô tả của các doanh nghiệp, nhóm khảo sát có thể sơ lược quá trình quản
lý sản xuất và chế biến sản phẩm lý từ đầu vào đến đầu ra của các doanh nghiệp theo
sơ đồ trong hình 3 dưới đây.
Trong số 63 doanh nghiệp được phỏng vấn, có 59 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp
thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Quy mô của 59 doanh
nghiệp này như sau: 6 doanh nghiệp có dưới 50 lao động, 13 doanh nghiệp có từ 50
đến 100 lao động, 25 doanh nghiệp có từ 100 đến 500 lao động, 9 doanh nghiệp có từ
500 đến 100 lao động, 6 doanh nghiệp có trên 100 lao động.
Trong số 59 doanh nghiệp này, có 48 doanh nghiệp (81,36%) xuất khẩu trực tiếp, 4
doanh nghiệp (6,7%) xuất khẩu qua các công ty khác, và 7 doanh nghiệp (11,86 %) có
cả hai hình thức vừa xuất trực tiếp và vừa xuất qua hợp đồng với công ty khác.
Kim ngạch xuất khẩu trung bình của các doanh nghiệp được khảo sát trong 2 năm liên
tiếp (2012 và 2013) có xu hướng tăng, phù hợp với xu hướng tăng trong kim ngạch
xuất khẩu ngành gỗ theo số liệu trong báo cáo từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Sản phẩm của các công ty được khảo sát chủ yếu là mặt hàng sản phẩm gỗ (73% sản
phẩm là gỗ nội, ngoại thất, ván sàn, khung ghế sô pha,...). 17% số công ty sản xuất
dăm gỗ, chủ yếu tập trung ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.6% công ty cung
cấp gỗ nguyên liệu.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn là là các nước
EU (chiếm 51%), Mỹ (chiếm 12%), một phần sang Trung Quốc (16%) và thị trường
nội địa (8%), thị trường Nhật (4%) và các thị trường khác như Úc, Canada, Hàn Quốc,
Hồng Kông, Đài loan, Malaysia (9%). Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp tham gia
khảo sát đều là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu và sẽ chịu ảnh hưởng
nhiều của FLEGT/VPA.
Trong 63 doanh nghiệp trong nước được khảo sát, có 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ,
các doanh nghiệp còn lại chỉ thu mua từ hộ dân hoặc từ các đại lý trong nước. Quy mô
của 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ như sau: 5 doanh nghiệp có dưới 50 lao động, 9
doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 19doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động,
11 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 4 doanh nghiệp có trên 1000 lao
động.
Trong số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có 25 doanh nghiệp (49%) nhập khẩu trực
tiếp, 15 doanh nghiệp (29%) nhập khẩu qua công ty khác như công ty Phú Tài, Thanh
Hòa, Hoàng Phúc, Mẫu Sơn, Interwood,... 11 doanh nghiệp (22%) nhập theo cả 2 hình
thức trên.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các công ty nhập khẩu gỗ là E , có 30/51 (chiếm
58.82%) doanh nghiệp xuất khẩu sang E từ 70% sản lượng trở lên, trong đó có 7
doanh nghiệp xuất khẩu 100% sang thị trường E , một số thì trường khác mà các công
ty còn lại thường xuất sang là: Úc, New Zealand Mỹ, Argentina, Nhật, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Philipin, Ả rập, Isarel, Nam Phi,…
17
Các công ty chỉ dùng nguyên liệu nội địa thì chủ yếu sản xuất dăm gỗ, đồ nội thất
ngoài trời và trong nhà, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu (chủ yếu xuất
sang Úc, Hàn quốc , Đài Loan, Mỹ, có một ít sang E và Trung đông)
Trong các công ty có sử dụng gỗ nhập khẩu, ước tính có 47/51 doanh nghiệp (92.16%)
nhập khẩu gỗ từ nước ngoài đã có chứng chỉ FSC 11
.Các nước cung cấp nguyên liệu
chủ yếu là Brazil, rugoay, Malaysia, Chilê, Cộng đồng Các Quốc gia Độc lập (SNG),
Costa Rica,... Thông thường, khi đối tác không yêu cầu gỗ có chứng chỉ FSC thì các
doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong nước (ví dụ: tràm bông vàng, tếch, bạch
đàn,...), các loại gỗ này có giấy tờ chứng nhận của kiểm lâm và chính quyền địa
phương như: giấy phép khai thác, bảng kê lâm sản, giấy chứng nhận kiểm lâm, giấy
chứng nhận ủy ban nhân dân xã, huyện,12
….
3.3.1.2.Kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi
lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp)
Mức độ quan tâm tới nguồn gốc, xuất xứ gỗ hợp pháp
Phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều khẳng định sự quan tâm đến nguồn
gốc xuất xứ của gỗ sử dụng trong doanh nghiệp mình. Trong 63 doanh nghiệp khảo sát
thì có 58 doanh nghiệp (chiếm 92%) doanh nghiệp đã có các giấy tờ chứng nhận
nguồn gốc sản phẩm gỗ là hợp pháp (ví dụ như FSC và/hoặc các loại giấy chứng nhận
khác). 5 doanh nghiệp còn lại không trả lời. Khi được hỏi về mức độ quan tâm của
doanh nghiệp đối với nguồn gốc gỗ, trong số 61doanh nghiệp trả lời (2 doanh nghiệp
không trả lời) thì có 3 doanh nghiệp (chiếm 5%) trả lời chưa quan tâm đến nguồn gốc
xuất xứ gỗ, với lý do 3 doanh nghiệp này xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường Hồng
Kông, Trung Quốc và Nam Phi và khách hàng của họ không yêu cầu phải có giấy tờ
chứng minh gỗ hợp pháp.
Trong số 63 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 58 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp
thông tin về các bằng chứng và chứng nhận mà hiện nay họ có. Trong số đó, có 26
doanh nghiệp (45%) có chứng nhận FSC, 11 doanh nghiệp (19%) có các giấy chứng
nhận khác, 21 doanh nghiệp (36%) có cả chứng nhận FSC và các loại chứng nhận
khác. Những giấy tờ và bằng chứng mà các công ty cung cấp cho nhóm khảo sát bao
gồm (xem ví dụ một số bản chứng nhận do các doanh nghiệp cung cấp tại phụ lục 5):
 Đối với gỗ nhập khẩu: Ngoài chứng chỉ do FSC cấp ra thì còn có một số chứng
nhận khác, ví dụ như: Chuỗi hành trình sản phẩm (COC), Chương trình chứng
thực chứng chỉ rừng (PEFC)13.
 Với gỗ nội địa thu mua qua các đại lý hoặc thu mua trực tiếp từ dân: Các
doanh nghiệp có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ như: giấy phép khai
thác, bảng kê lâm sản, hóa đơn, giấy chứng nhận địa phương (xã, huyện), giấy
chứng nhận của kiểm lâm, hồ sơ thanh lý, hợp đồng vận chuyển,…
11
Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp (Hội đồng quản lý rừng – Forest Stewardship Council)
12
Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp
13
Liệt kê từ các cuộc phỏng vấn với doanh nghiệp
18
 Các giấy chứng nhận khác:Ngoài các chứng nhận về gỗ một số doanh nghiệp
còn có chứng nhận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp BSCI,14
chứng nhận là
thành viên lâm sản Việt Nam (GFTN)15
, chứng nhận chất lượng sản phẩm
ISO…
Phần lớn doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng đã biết về khái niệm gỗ hợp pháp.
Có đến 60 doanh nghiệp (98%) trả lời là đã biết khái niệm gỗ hợp pháp (1 doanh
nghiệp trả lời chưa biết, 2 doanh nghiệp không trả lời). 100% các doanh nghiệp muốn
sử dụng gỗ hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp biết và
quan tâm đến gỗ hợp pháp chủ yếu từ yêu cầu của khách hàng khi xuất hàng sang
những thị trường khắt khe về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ như châu Âu. Có 4
doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp tự tìm hiểu thông tin về Thông tư 01/2012/TT-
BNN&PTNT, Quy chế liên minh E số 995/2010 của nghị viện và hội đồng E .16
Ngoài ra, họ còn tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan từ các ngành như kiểm lâm,
hải quan, hiệp hội gỗ, hay một số tổ chức như GIZ, WWF, TFT thông qua các trang
web hay hội thảo tập huấn.
Nhận thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi lâm
luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp)
Các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều nhận thức được những lợi ích của việc sử
dụng gỗ hợp pháp mang lại, như: làm tăng uy tín doanh nghiệp, mang lại thêm khách
hàng mới, dễ quản lý theo dõi, lưu trữ hồ sơ nhập xuất từng lô gỗ, dễ quản lý tình trạng
tiêu hao vật tư, sử dụng và tồn kho cũng như dễ dàng chứng minh sự quan tâm và trách
nhiệm của doanh nghiệp gỗ trong việc góp phần hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp và
giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, thì các doanh nghiệp cũng nêu một số trở ngại khiến
cho việc sử dụng gỗ hợp pháp ở doanh nghiệp gặp ít nhiều khó khăn.
”Việc thích ứng với yêu cầu về gỗ hợp pháp của FLEGT với các doanh nghiệp quy mô
khác nhau là khác nhau. Nếu không có sự chuẩn bị và hỗ trợ cho các doanh nghiệp
quy mô nhỏ hơn thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, và các doanh
nghiệp nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn vì những doanh nghiệp này thường thu mua gỗ
trong nước. Các doanh nghiệp lớn có thương hiệu, uy tín, nguồn lực dồi dào, thường
xuyên nhập khẩu gỗ có nguồn gốc hợp pháp và đã có các chứng chỉ liên quan như
FSC-COC sẽ dễ thích ứng, tuân thủ hơn những doanh nghiệp nhỏ có tiềm lực hạn chế.
Nếu không được áp dụng hợp lý, đồng bộ, chi phí sử dụng gỗ hợp pháp có thể cao hơn
làm tăng giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (đặc biệt là các
doanh nghiệp quy mô nhỏ)”
14
BSCI (Business Social Compliance Initiative)là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh
doanh
15
Mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN) là thành viên của Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu
(GFTN) thuộc tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF)
16
4 doanh nghiệp tự tìm hiểu về khái niệm gỗ hợp pháp qua thông tư 01/2012/TT-BNN&PTNT: Công ty TNHH
Trường Sơn và Công ty TNNH Thế Vũ – Bình Định, Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi – Đà Nẵng, Công ty
TNHH Thương mại và Sản xuất dịch vụ Trường Thịnh – Thành phố Hồ Chí Minh
19
-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Bình Định-
Gỗ thu mua trong nước thường gặp khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc gỗ do
người dân thiếu hiểu biết, không biết các loại giấy tờ cần cấp cho bên thu mua, thủ tục
hành chính chứng nhận của cơ quan chức năng về nguồn gốc còn rườm rà, mất thời
gian.
“Gỗ đều có nguồn gốc. Với gỗ cao su bên công ty em có mua từ công ty Kôm tum.
Công ty này lại mua gỗ từ công ty 15 về xẻ. Công ty 15 xuất hóa đơn cây cho Kômtum.
Giữa 2 bên sẽ có hợp đồng đấu thầu, biên bản thanh lý và họ sẽ có cung cấp chứng từ
cho công ty mình. Khi Komtum bán cho mình sẽ xuất hóa đơn gỗ cùng bản kê lâm sản,
chỉ cần có xác nhận của công ty là gỗ trong nước. Còn với gỗ nhập thì phải có xác
nhận của kiểm lâm. Nhà nước không công chứng cho dấu của công ty thương mại, nên
công ty đóng dấu sao y của công ty và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mình.
Khoảng 20% gỗ mua của một số công ty khác khi mình yêu cầu cung cấp chứng từ gặp
khó khăn không đủ giấy tờ, ví dụ công ty Hùng Tính ở Bình dương”
-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương-
Một số khó khăn hiện nay các doanh nghiệp gặp phải khi có yêu cầu chứng minh
nguồn gốc gỗ
Nhiều doanh nghiệp cho rằng hiện nay yêu cầu bên bán nguyên liệu trong nước cung
cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc là rất khó khăn, thủ tục mất thời gian, gây tốn kém
cho doanh nghiệp. Nói chung, về thủ tục giấy tờ vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến tình
trạng nhiều khi hàng đã tới cảng rồi mà không xuất được, có khi lên đến vài tháng.
Một số doanh nghiệp khi có đơn hàng mới bắt đầu mua nguyên liệu đầu vào, chứ
không mua sẵn nguyên liệu. Một đơn hàng thường mất 6 đến 8 tuần. Nếu mặt hàng
mới phải yêu cầu có bản vẽ thiết kế từ đầu thì thời gian mất hơn 2 tháng.
Một số doanh nghiệp cho rằng, theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nhận thức
được vấn đề sử dụng gỗ hợp pháp, nhưng khi doanh nghiệp yêu cầu người dân cung
cấp giấy tờ chứng minh, do họ chưa quen với việc này và không quan tâm đến chứng
minh nguồn gốc, nên người dân nghĩ doanh nghiệp gây khó dễ và bán cho các nơi
khác. Vì vậy theo các doanh nghiệp, cần cung cấp thông tin hiệu quả giúp nâng cao
nhận thức cho người dân khi doanh nghiệp đi thu mua gỗ sẽ thuận lợi hơn.
“Mấy năm trước, có tình trạng một số doanh nghiệp mượn sổ đỏ người dân làm gì đó
nên bây giờ người dân rất ngại trong việc cung cấp những chứng từ liên quan đến sổ
đỏ cho doanh nghiệp. FSC cần nguồn gốc, cần sổ đỏ, khi yêu cầu họ không sẵn sàng
cung cấp, họ nói gỗ có bấy nhiêu thôi thích thì mua”
-Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi-
Các doanh nghiệp cũng cho rằng, trên thực tế, nguồn gỗ tràm của các nơi cung cấp
hiện nay còn lộn xộn, chưa thật sự sạch, nhiều khi hết hàng trong nước phải nhập từ
nước thứ 3 như Campuchia không có nguồn gốc rõ ràng, hoặc gỗ tràm rừng trồng chưa
20
đủ độ lớn. Cũng có nhiều trường hợp trong gỗ này có trộn lẫn với gỗ vườn, và những
gỗ này không được ủy ban nhân dân xã cung cấp giấy chứng nhận.
Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, một số văn bản pháp luật hiện hành để áp dụng
về nguồn gốc ở Việt Nam, chưa rõ ràng đầy đủ, hoặc các cơ quan có liên quan chưa
hiểu một cách thống nhất làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Những điều này nhiều khi
làm cho doanh nghiệp chậm trễ xuất hàng lên đến mấy tháng do hải quan yêu cầu xác
nhận mà cơ quan kiểm lâm không đồng ý xác nhận. Cuối cùng doanh nghiệp tự xác
nhận và cam kết tự chịu trách nhiệm về gỗ của mình. Hay ví dụ như gỗ nhóm 7, kiểm
lâm thường coi như củi vụn và không xác nhận, hải quan không cho xuất, gây khó
khăn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã có uy tín trong ngành này và quan tâm
đến phát triển bền vững, sẵn sàng mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp nhưng nếu những
thông tư, nghị định chưa rõ ràng, đầy đủ chi tiết dẫn đến doanh nghiệp chưa hiểu rõ để
yêu cầu nhà cung cấp dẫn đến có thể một số gỗ và sản phẩm bị tồn.
“Ví dụ gỗ nhà nước trồng, qua bao nhiêu năm đủ tuổi rồi thì đấu thầu khai thác, đơn
vị trúng thầu tiến hành khai thác thì nguồn gốc rõ ràng từ A-Z nhưng lại không xuất
được vì không có dấu xác nhận của kiểm lâm. Trong khi đó chính quyền địa phương
(ủy ban nhân dân) xác nhận cho người dân thì hải quan lại chấp nhận và xuất được.
Có trường hợp thì trồng 1000 cây đem ra xã, xã xác nhận, một bộ hồ sơ đầy đủ có
khai thác, trung thầu, … vẫn không xuất được do thiếu dấu kiểm lâm”
-Phỏng vấn tại một doanh nghiệp ở Thuận An, Bình Dương-
Cũng theo một số doanh nghiệp có sử dụng gỗ cao su làm nguyên liệu thì, 95-96% gỗ
cao su là gỗ rừng trồng, và theo doanh nghiệp thì nói chung đây là gỗ là hợp pháp,
nhưng nhiều khi cũng gặp khó khăn khi sử dụng nguồn gỗ này. Vì vậy, nên định nghĩa
lại rõ ràng thế nào là gỗ rừng trồng, cây cao su thành cây công nghiệp, sau khi khai
thác hết rồi có quyền chặt và khai thác giống như những cây công nghiệp khác, ví dụ
cây nhãn, vì cây cao su không phải là loại cây rừng trồng như các loại khác.17
Một số doanh nghiệp cũng nêu trở ngại chính là hồ sơ chứng minh hiện nay không rõ
ràng. Hồ sơ để chứng minh với khách hàng hiện nay thường là các giấy tờ kiểm chứng
của kiểm lâm, nhưng các mẫu hồ sơ hiện nay viết tay nhiều, chữ khó nhìn, khi chứng
nhận cũng không rõ ràng. Thêm vào đó, hồ sơ cũng lưu trữ không tốt nên hay bị mất.
Nếu là hàng gỗ có chứng chỉ FSC, doanh nghiệp thường xuyên phải lên trang mạng để
kiểm tra xem giấy chứng chỉ FSC của nơi mình sắp nhập nguyên liệu có còn giá trị
không. Các hồ sơ đầy đủ thường là gồm hợp đồng, hóa đơn, bảng kiểm (thông tin về
hàng: khối lượng, kích thước, nguồn).
Theo một số doanh nghiệp thì nguồn gỗ họ sử dụng ở các doanh nghiệp hiện nay,
không phải là phi pháp mà hoàn toàn hợp pháp những vẫn chưa được các nhà nhập
khẩu Châu Âu chấp nhận, do cách thể hiện và giấy tờ của mình chưa chuẩn và rõ ràng
như ở nước ngoài. Ví dụ, gỗ cây keo khai thác từ rừng trồng là hoàn toàn hợp pháp,
nhưng các doanh nghiệp nhiều khi cũng khó khăn khi chứng minh tính minh bạch của
17
Ý kiến của một số doanh nghiệp ở Bình Định
21
nó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hỗ trợ về hành chính (thủ tục giấy tờ rõ ràng và
thống nhất) để có thể chứng minh tốt nguồn gốc của các nguồn này.
Nhìn chung, về các bằng chứng gỗ hợp pháp có một số doanh nghiệp cho rằng vì hiện
nay doanh nghiệp vẫn chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển gỗ từ nơi thu
mua đến nơi lưu trữ, sản xuất nên việc đảm bảo 100% gỗ hợp pháp là rất khó, cần có
những quy định, biện pháp kiểm soát và chế tài cụ thể cho khâu vận chuyển nguyên
liệu gỗ.
3.3.1.3.Hiểu biết và kênh thông tin tiếp nhận về FLEGT/VPA hiện tại của các doanh
nghiệp
Trong các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 34 trong số 60 doanh nghiệp (chiếm
57%) trả lời đã biết đến FLEGT-VPA, còn 26 doanh nghiệp (chiếm 43%) chưa biết gì
về FLEGT-VPA. 3 doanh nghiệp còn lại không có câu trả lời. Quy mô của 34 doanh
nghiệp đã biết về FLEGT-VPA như sau: 3 doanh nghiệp có số lao động dưới 50, 4
doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 11 doanh nghiệp có trên 100-300 lao động, 3
doanh nghiệp có trên 300 đến 500 lao động, 7 doanh nghiệp có trên 500 đến 1000 lao
động và 5 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động.18
Mặc dù, có đến 57% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng họ đã biết thông tin về
FLEGT/VPA, nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp như Công ty TNHH một thành
viên Anh Khôi, Công ty Cổ phần Cẩm Hà là đã chủ động tìm hiểu về FLEGT/VPA và
có hiểu biết rất tốt về FLEGT-VPA. Những doanh nghiệp khác đã biết về FLEGT-
VPA nhưng không nắm rõ các nội dung chủ yếu khi được hỏi. Những doanh nghiệp có
biết thông tin về FLEGT/VPA là những doanh nghiệp lớn, giá trị sản lượng xuất khẩu
hàng năm thường trên 2 triệu SD. Ví dụ ở Bình Dương, phỏng vấn 20 doanh nghiệp
thì có đến 14 doanh nghiệp trả lời đã biết thông tin về FLEGT. Ở Đà Nẵng cả 5 doanh
nghiệp tham gia phỏng vấn đều trả lời có biết thông tin về FLEGT. Tuy nhiên, mức độ
hiểu biết về FLEGT-VPA của các doanh nghiệp là khác nhau. Những doanh nghiệp trả
lời không biết gì về FLEGT/VPA thường là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản
lượng xuất khẩu hàng năm thường dưới 1 triệu SD, chủ yếu là các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn Quảng Nam và Quảng Ngãi. Các doanh nghiệp hầu hết trả lời quan
tâm và biết đến hiệp định FLEGT là do yêu cầu của khách hàng, đối tác.
Khảo sát cho thấy, cho đến nay, các doanh nghiệp thường biết thông tin về FLEGT
qua các hội thảo, các lớp tập huấn của các tổ chức và của hiệp hội gỗ (18/34 doanh
nghiệp, chiếm 54%)19
, qua internet (7/34 doanh nghiệp chiếm 20%)20
. Xin xem hình 4
dưới đây.
18
Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Dưới 300 lao động; dưới 100 tỉ là DNNVV trong
ngành lâm sản.
http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&d
ocument_id=88612
19
Trong đó có: 1 doanh nghiệp có 18 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động , 9 doanh nghiệp có
từ 100 đến 300 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động, 3 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao
động và 1 doanh nghiệp có trên 1000 lao động
22
Hình 4: Kênh tiếp nhận thông tin về FLEGT/VPA
hiện nay của doanh nghiệp
Trong số 34 doanh nghiệp đã biết về FLEGT, thì 13 doanh nghiệp (chiếm 38%) cho
rằng lĩnh vực‘Đẩy mạnh quản trị rừng’ là quan trọng nhất vì cho rằng khi quản trị rừng
tốt giúp xác thực tính hợp pháp của gỗ tốt hơn và thúc đẩy việc thực thi lâm luật dễ
dàng hơn và tác động tích cực đến môi trường. 9 doanh nghiệp (chiếm 26%) cho rằng
“Thực thi lâm luật” có vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam còn tồn tại tình
trạng khai thác gỗ lậu, gây khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ cho
doanh nghiệp khi thu mua trong nước. Thực thi lâm luật tốt sẽ tác động đến toàn bộ hệ
thống luật pháp liên quan như đất đai, trồng và khai thác gỗ rừng trồng, đến khâu chế
biến, mua bán xuất khẩu, thuế phí, vận chuyển, môi trường từ đó giúp doanh nghiệp
xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp, tăng uy tín doanh nghiệp và uy tín của nghành gỗ
Việt Nam trên thị trường quốc tế.
8 doanh nghiệp (24%) cho rằng “Phát triển thương mại lâm sản” là quan trọng vì giúp
cải thiện khả năng tiếp cận thị trường E , tăng sự công khai minh bạch trong mua bán
thương mại giữa Việt nam và E , tăng ngân sách địa phương và thúc đẩy kinh tế phát
triển. Còn lại 4 doanh nghiệp không có câu trả lời.
20
Trong đó có: 1 doanh nghiệp có 85 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động, 1 doanh nghiệp có
320 lao động, 3 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động
23
Hai lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm nhất trong 7 lĩnh vực thuộc kế hoạch
hành động FLEGT là: ‘Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ’ và ‘Khuyến khích thực thi các
chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến từ gỗ hợp pháp’. Không có doanh
nghiệp nào chọn hỗ trợ sáng kiến của các khu vực tư nhân (hình 5).
Hình 5: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các lĩnh vực
trong kế hoạch hành động FLEGT
Các doanh nghiệp cho rằng: “Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ có vai trò quan trọng” và
‘Khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến từ gỗ
hợp pháp’ có vai trò quan trọng. Hai nội dung này sẽ giúp hạn chế chặn phá rừng, khai
thác gỗ chưa đủ tuổi và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến và
xuất khẩu gỗ sang thị trường E .
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng các doanh nghiệp cần được hỗ trợ thông tin,
kiến thức về FLEGT, hướng dẫn thủ tục hành chính, tránh sự chồng chéo, thắt nút khi
ban hành các quy định pháp luật để họ có thể nhận thức và tích cực tham gia. Ngoài ra,
cần có hướng dẫn doanh nghiệp tìm kiếm nguồn gỗ hợp pháp để sản xuất, hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chứng nhận gỗ hợp pháp đối với gỗ nguyên liệu
thu mua từ rừng trồng của dân, cung cấp thông tin cụ thể, đầy đủ về các yêu cầu từ thị
24
trường E (hướng dẫn kỹ thuật, quy định, tiêu chuẩn của E ); cấp phép FLEGT miễn
phí cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường E .
Tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) đã đi đến xây dựng các dự
thảo về định nghĩa gỗ hợp pháp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư) và định nghĩa gỗ hợp pháp đối với các loại hình tổ chức (như công ty, hiệp hội lâm
sản).
Trong số 30 doanh nghiệp trả lời câu hỏi này thì có 17 doanh nghiệp (chiếm 53%) cho
rằng họ đã biết về định nghĩa gỗ hợp pháp áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, và có thể kể ra một nguyên tắc như: Gỗ hợp pháp là gỗ có nguồn gốc,
xuất xứ; Gỗ khai thác có giấy phép khai thác, được lập bảng kê lâm sản có cơ quan Ủy
ban nhân dân các cấp xác nhận; Khai thác gỗ trong nước, tuân thủ các khâu xử lý gỗ,
vận chuyển mua bán gỗ, chế biến gỗ, xuất khẩu, thuế và lao động theo quy định của
pháp luật; Có giấy phép xuất xưởng, khai thác, vận chuyển, lưu kho xuất khẩu hợp
pháp. 13 doanh nghiệp còn lại (47%) chưa biết về những khái niệm này.
Tương tự, 16 doanh nghiệp (53%) cho rằng họ đã biết khái niệm gỗ hợp pháp với loại
hình tổ chức như công ty, hiệp hội lâm sản và kể ra một số nguyên tắc như: Khai thác
gỗ trong nước tuân thủ về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng và quản lý môi trường;
Tuân thủ các quy định nhập khẩu gỗ, các quy định về vận chuyển mua bán gỗ, các quy
định về xuất khẩu, các quy định về thuế, quy định về người lao động; Có giấy phép
trồng rừng, giấy phép khai thác lâm sản, bảng kê lâm sản được kiểm lâm sở tại xác
nhận; Nguồn cung cấp gỗ hợp pháp; Công ty bán nguyên liệu phải có chứng nhận
trồng rừng. 14 doanh nghiệp còn lại (47%) chưa biết đến các khái niệm này.
Trong các khâu thuộc hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) được nhập khẩu vào EU
gồm có: Kiểm soát sản xuất gỗ; Chế biến gỗ; Xác minh nội bộ; Cấp phép; Giám sát
độc lập. 29 trong số 34 doanh nghiệp (85%) đã biết về FLEGT và đưa ra 49 ý kiến
(tổng hợp trong hình 6). 18/49 ý kiến (37%) cho rằng “Kiểm soát sản xuất gỗ” có vai
trò quan trọng nhất vì cần kiểm soát gỗ ngay từ đầu vào và suốt quá trình sản xuất để
dễ dàng chứng minh cho khách hàng nguồn nguyên liệu hợp pháp, tránh được việc
khai thác rừng chưa đủ tuổi, tăng uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường
quốc tế. Bên cạnh đó, việc cấp phép cần tiến hành rõ ràng tạo điều kiện cho doanh
nghiệp xúc tiến nhanh và đúng các hoạt động sản xuất, xuất khẩu theo hiệp định. Việc
xác minh nội bộ chính xác để cấp phép cho các doanh nghiệp cũng tương tự như việc
cấp cho các doanh nghiệp một thẻ thông hành vào thị trường châu Âu. 11 doanh
nghiệp (chiếm 22%) cho rằng “Giám sát độc lập”, một trong những nội dung của
TLAS, có vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp còn lại cho rằng khâu cấp phép, chế
biến gỗ và xác minh nội bộ có vai trò quan trọng (tương ứng: 9/49 hay 18 %, 7/49 hay
14%, và 4/49 hay 8%).
25
Hình 6: Thứ tự ưu tiên và/ hoặc yếu tố quan trọng để đảm bảo việc thực hiện tốt hệ
thống đảm bảo gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp
Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng với đối tác ở Châu Âu,
một trong các yêu cầu do đối tác đưa ra là bắt buộc phải có một bên thứ ba làm trung
gian xác minh, kiểm định quá trình sản xuất xem có đạt yêu cầu của họ không, chi phí
thuê giám sát độc lập này có thể do khách hàng trả hoặc doanh nghiệp tự chi trả tùy
theo đàm phán ở mỗi hợp đồng cụ thể. Hiện nay trên thế giới có một số đơn vị giám
sát độc lập có văn phòng ở Việt Nam như SGS Việt Nam (công ty mẹ ở Thụy Sĩ) hay
Quỹ Bảo tồn Rừng Nhiệt đới21
(TFT) hướng dẫn và giám định quá trình thu mua
nguyên liệu hợp pháp (ví dụ công ty Cẩm Hà tại Quảng Nam là một khách hàng của
TFT). Giám sát độc lập không phải là doanh nghiệp cũng không phải cơ quan chính
phủ nên họ mang lại sự minh bạch và uy tín cho doanh nghiệp mặc dù phải tốn chi phí
cho giám sát. Giám sát độc lập cũng giúp doanh nghiệp quan tâm, cẩn trọng hơn trong
hoạt động kinh doanh sản xuất, kiểm soát quá trình chế biến gỗ, tránh pha trộn gỗ
không rõ nguồn gốc. Ngoài ra giám sát độc lập cũng thường xuyên thông tin cập nhật
những yêu cầu mới từ khách hàng hoặc những quy định mới từ thị trường cũng như
hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thành những thủ tục pháp lý theo đúng yêu cầu.
Trong số 34 doanh nghiệp đã biết về FLEGT, có 29 doanh nghiệp (88%) trả lời và đưa
ra ý kiến về những yêu cầu quan trọng để có thể thực hiện được: Hệ thống luật pháp
tin cậy; Cơ cấu hành chính; Hệ thống kỹ thuật để xác minh tính hợp pháp của gỗ. 19
trong số 29 doanh nghiệp trả lời câu này (chiếm 66% ) cho rằng: “Hệ thống kỹ thuật
để xác minh tính hợp pháp của gỗ” có vai trò quan trọng nhất, bên cạnh “hệ thống luật
pháp tin cậy” và “cơ cấu hành chính”. Cả ba nội dung này đều có mối liên hệ chặt chẽ,
thúc đẩy lẫn nhau.
7/29 doanh nghiệp (chiếm 24%) cho rằng “Hệ thống luật pháp tin cậy” sẽ hỗ trợ doanh
nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu hợp pháp; “Cơ cấu hành chính” nên giảm bớt
các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa và hệ thống hành chính điện tử, có
các hệ thống kỹ thuật, hệ thống thống tin, hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi
21
(Tropical Forest Trust), ghi theo liệt kê của các doanh nghiệp.
26
cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh. Chỉ có 3 doanh nghiệp (chiếm 10%) cho rằng
cơ cấu hành chính có vai trò quan trọng.Còn lại 4 doanh nghiệp trong số những doanh
nghiệp đã trả lời có hiểu biết về FLEGT không có ý kiến gì.
28/34 doanh nghiệp (82%) đã biết về FLEGT có câu trả lời về TLAS trong đó 21/28
doanh nghiệp đã biết về FLEGT nhưng chưa biết về dự thảo TLAS (chiếm 75%). Số
đã biết là 7/28 (25%) cũng đa phần chỉ nghe nói đến và không nắm được các chi tiết và
nội dung về TLAS.
4.3.2. Vai trò của các Hiệp hội Gỗ đối với doanh nghiệp trong vấn đề FLEGT-VPA
Tất cả các hiệp hội gỗ tại Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương và thành phố Hồ Chí
Minh và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đều đã có những hoạt động liên quan đến
FLEGT/VPA, ví dụ như: Hội thảo về chủ đề FLEGT/VPA do Hiệp hội Mỹ nghệ và
chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA); các hội thảo do TFT tổ chức từ năm
2011, 2012, 2013. Ngoài ra các hiệp hội cũng có cơ hội tiếp cận các văn bản pháp quy
của E liên quan đến gỗ như: văn bản số 995, 60722
. Các hiệp hội cũng có ý kiến tham
mưu và góp ý cho tổng cục lâm nghiệp về dự thảo định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) và hệ
thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS).
Trong số bốn hiệp hội gỗ địa phương, thì có một hiệp hội có có cán bộ chuyên trách
truyền thông (Bình Dương), hai hiệp hội có cán bộ kiêm nhiệm là HAWA và hiệp hội
Bình Định. Hiệp hội ở Đà Nẵng không có cán bộ phụ trách truyền thông. Phụ trách
công tác truyền thông của hiệp hội thường do chủ tịch hoặc phó chủ tịch trực tiếp làm
hoặc do một cán bộ hành chính phụ trách kiêm nhiệm.
HAWA và hiệp hội ở Bình Định có bài viết trên báo Nông nghiệp Việt nam, báo địa
phương (báo Bình Định).Ngoài ra hai hiệp hội này cũng có các hoạt động tập huấn cho
hội viên và các bên liên quan như sở NN&PTNT, Sở công thương.
Thường khi có các sự kiện, truyền thông tự chủ động đến và đưa tin nếu quan tâm, các
hiệp hội chưa chủ động có liên hệ và cung cấp thông tin cho truyền thông. Các hiệp
hội phần lớn thông tin cung cấp cho báo chí dưới hình thức phỏng vấn cá nhân hoặc tài
liệu phát tại hội thảo. Các hiệp hội hoạt động chủ yếu nhờ hội phí hoặc tài trợ từ các
hội viên nên chưa có kinh phí riêng cho công tác truyền thông.
Hoạt động truyền thông đã tiến hành cho đến nay, sử dụng các kênh truyền thông trên
truyền hình và báo giấy. Kinh phí thường do các tổ chức tài trợ. Ví dụ như, hợp tác với
Forest Trend thực hiện phóng sự trên VTV223
. Hoặc lớp tập huấn do GIZ tài trợ, hiệp
hội mời truyền thông đưa tin, làm phóng sự tại địa bàn dự án.
22
Quy chế số 995/2010 (2010) của Nghị viện và Hội đồng châu Âu quy định đối với những nhà kinh doanh đưa
gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường; Qui chế số 607/2012 (2012) của Nghị viện và Hội đồng châu Âu hướng dẫn
thực hiện qui chế 995/2010
23
Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế:
http://www.youtube.com/watch?v=EDC6O3bn4IQ&list=PLun_dpPBjlMK_hsT_wNbDK7sAjcn2rqJJ, truy cập
ngày 7/7/2013; Chuyện ở xưởng xẻ: http://www.youtube.com/watch?v=TFgwmQq7ly0, truy cập ngày
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

More Related Content

Similar to Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015Minh Vu
 
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).finalBao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).finalMinh Vu
 
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. finalThong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. finalMinh Vu
 
Ced flegt project brief. v
Ced flegt project brief. vCed flegt project brief. v
Ced flegt project brief. vMinh Vu
 
Chương trình Hội Thảo Tổng kết Dự án FLEGT VPA
Chương trình Hội Thảo Tổng kết Dự án FLEGT VPAChương trình Hội Thảo Tổng kết Dự án FLEGT VPA
Chương trình Hội Thảo Tổng kết Dự án FLEGT VPAMinh Vu
 
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7Minh Vu
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Minh Vu
 
Chương trình dự kiến hội thảo flegt-vpa tại Hà nội, 9/7 tại khách sạng Green ...
Chương trình dự kiến hội thảo flegt-vpa tại Hà nội, 9/7 tại khách sạng Green ...Chương trình dự kiến hội thảo flegt-vpa tại Hà nội, 9/7 tại khách sạng Green ...
Chương trình dự kiến hội thảo flegt-vpa tại Hà nội, 9/7 tại khách sạng Green ...Minh Vu
 
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn versionTna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn versionMinh Vu
 
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...tienquangdn
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpMinh Vu
 
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_finalBản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_finalMinh Vu
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconMinh Vu
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...hanhha12
 
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueNhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueHung Nguyen
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namNham Ngo
 

Similar to Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014 (20)

Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015
 
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).finalBao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final
 
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. finalThong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
Thong cao bao chi hoi thao flegt. july 09. final
 
Ced flegt project brief. v
Ced flegt project brief. vCed flegt project brief. v
Ced flegt project brief. v
 
Chương trình Hội Thảo Tổng kết Dự án FLEGT VPA
Chương trình Hội Thảo Tổng kết Dự án FLEGT VPAChương trình Hội Thảo Tổng kết Dự án FLEGT VPA
Chương trình Hội Thảo Tổng kết Dự án FLEGT VPA
 
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016
 
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
Bao cao danh gia cuoi cung 30.09
 
Chương trình dự kiến hội thảo flegt-vpa tại Hà nội, 9/7 tại khách sạng Green ...
Chương trình dự kiến hội thảo flegt-vpa tại Hà nội, 9/7 tại khách sạng Green ...Chương trình dự kiến hội thảo flegt-vpa tại Hà nội, 9/7 tại khách sạng Green ...
Chương trình dự kiến hội thảo flegt-vpa tại Hà nội, 9/7 tại khách sạng Green ...
 
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn versionTna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
 
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.20184 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
4 cach tiep can va phuong phap danh gia hue 7.9.2018
 
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_finalBản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
Bản tin tiến độ dự án flegt số 2 quý iii&iv năm 1_final
 
Một số giải pháp cao chất lượng bán hàng cá nhân tại Công ty, HAY!
Một số giải pháp cao chất lượng bán hàng cá nhân tại Công ty, HAY!Một số giải pháp cao chất lượng bán hàng cá nhân tại Công ty, HAY!
Một số giải pháp cao chất lượng bán hàng cá nhân tại Công ty, HAY!
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Marketing thương hiệu 9 điểm hay 2017
Chuyên đề tốt nghiệp Marketing thương hiệu 9 điểm hay 2017Chuyên đề tốt nghiệp Marketing thương hiệu 9 điểm hay 2017
Chuyên đề tốt nghiệp Marketing thương hiệu 9 điểm hay 2017
 
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tueNhung dieu chua biet ve so huu tri tue
Nhung dieu chua biet ve so huu tri tue
 
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt namMarketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam
 

More from Minh Vu

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterMinh Vu
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocMinh Vu
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoMinh Vu
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoMinh Vu
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Minh Vu
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamMinh Vu
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Minh Vu
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalMinh Vu
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedMinh Vu
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development annaMinh Vu
 
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Minh Vu
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalMinh Vu
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forumMinh Vu
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoiMinh Vu
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final Minh Vu
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Minh Vu
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Minh Vu
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Minh Vu
 
New media vu anhminh_20 thang 5
New media vu anhminh_20 thang 5New media vu anhminh_20 thang 5
New media vu anhminh_20 thang 5Minh Vu
 
Over viewcedfaoflegt
Over viewcedfaoflegtOver viewcedfaoflegt
Over viewcedfaoflegtMinh Vu
 

More from Minh Vu (20)

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hoc
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt final
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development anna
 
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_final
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5
 
New media vu anhminh_20 thang 5
New media vu anhminh_20 thang 5New media vu anhminh_20 thang 5
New media vu anhminh_20 thang 5
 
Over viewcedfaoflegt
Over viewcedfaoflegtOver viewcedfaoflegt
Over viewcedfaoflegt
 

Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT-VPA do CED thực hiện năm 2014

  • 1. Hà Nội, tháng 7 năm 2014 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ Thực tiễn và hiểu biết về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và nhu cầu thông tin, đào tạo về FLEGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ Thực tiễn và hiểu biết về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) và nhu cầu thông tin, đào tạo về FLEGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam http://FlegtVpa.com http://www.facebook.com/FlegtVpa
  • 2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ 1. GIỚI THIỆU.........................................................................................................................1 2. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GỖ VÀ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN FLEGT/VPA Ở VIỆT NAM.............................................................................2 2.1. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các chính sách liên quan ở Việt Nam........................2 2.2. Quá trình đàm phán FLEGT/VPA.....................................................................................3 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.................................................................5 3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát..............................................................................................5 3.1.1. Đối tượng ..................................................................................................................5 3.1.2. Phạm vi khảo sát .......................................................................................................7 3.2. Phương pháp và công cụ thực hiện....................................................................................8 3.2.1. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có sẵn ...............................................................8 3.2.2. Khảo sát tại các tỉnh ..................................................................................................9 3.2.3. Khảo sát thực tế tại các tỉnh ......................................................................................9 3.2.4. Hạn chế của khảo sát...............................................................................................10 4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ......................................................................................................10 4.1. Thu thập và phân tích thông tin trực tuyến......................................................................10 4.2. Tham vấn các bên liên quan ............................................................................................12 4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá nhu cầu từ các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tại các tỉnh....................................................................................................................................13 4.3.1. Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ..............................13 4.3.2. Vai trò của các Hiệp hội Gỗ đối với doanh nghiệp trong vấn đề FLEGT-VPA .....26 4.3.3. Nhận thức, thái độ và hiểu biết của cơ quan truyền thông về FLEGT-VPA ..........28 4.4. Kết quả khảo sát nhu cầu thông tin và nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực ...................34 4.4.1. Nhu cầu nâng cao năng lực và hỗ trợ khác từ các doanh nghiệp để có thể thực thi FLEGT-VPA hiệu quả ......................................................................................................34 4.4.2. Nhu cầu thông tin, đào tạo về FLEGT/VPA – Hiệp hội .........................................41 4.4.3. Nhu cầu thông tin và đào tạo về FLEGT/VPA của báo chí và truyền thông..........41 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................42 5.1. Kết luận............................................................................................................................42 5.2. Khuyến nghị.....................................................................................................................44 PHỤ LỤC ................................................................................................................................47 Phụ lục 1. Tài Liệu tham khảo................................................................................................47 Phụ lục 2. Lịch khảo sát và danh sách cán bộ tham gia phỏng vấn........................................47 Phụ lục 3. Danh sách các tổ chức và người trả lời phỏng vấn................................................48 Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn ........................................................................................56 Phụ lục 5. Giấy chứng nhận của một số doanh nghiệp đã khảo sát........................................76 Phụ lục 6. Ảnh khảo sát chụp ở một số doanh nghiệp............................................................85
  • 3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Biến đổi khí hậuBĐKH Chế biến gỗCBG Công ty cổ phầnCTCP Doanh nghiệp chế biến gỗDNCBG Doanh nghiệp nhà nướcDNNN Doanh nghiệp nhỏ và vừaDNNVV Ban quản lý rừng châu ÂuEFI Hội đồng châu ÂuEC Liên minh châu ÂuEU Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp QuốcFAO Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sảnFLEGT Hội đồng quản lý rừngFSC Tổ chức Hợp tác Phát triển ĐứcGIZ Tổ chức phi chính phủNGO Nông nghiệp và Phát triển nông thônNN&PTNT Trung tâm phát triển nông thôn bền vữngSRD Sản xuất kinh doanhSXKD Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp gỗTLAS Trách nhiệm hữu hạnTNHH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NamVCCI Hiệp định đối tác tự nguyệnVPA Xã hội dân sựXHDS Xuất nhập khẩuXNK Tổ chức thương mại thế giớiWTO Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giớiWWF
  • 4. DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Trang Hình 1: Sơ đồ tổ chức đàm phán FLEGT/VPA của Việt Nam 4 Hình 2:10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA từ năm 2010 đến nay 12 Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất cơ bản của ngành gỗ 15 Hình 4: Kênh tiếp nhận thông tin về FLEGT/VPAhiện nay của doanh nghiệp 22 Hình 5: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các lĩnh vực trong kế hoạch hành động FLEGT 23 Hình 6: Các khâu có vị trí quan trọng trong hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp 25 Hình 7: Các lĩnh vực truyền thông liên quan đến FLEGT-VPA 29 Hình 8: Lĩnh vực báo chí đánh giá là quan trọng trong FLGET/VPA 30 Hình 9: Báo chí đã biết FLEGT/VPA tự đánh giá mức độ quan trọng 31 Hình 10: Khảo sát các cơ quan truyền thông về những nội dung quan trọng trong 7 nội dung của FLEGT 32 Hình 11: 14 bài báo chỉ có 1 bài về chủ đề FLEGT/VPA 33 Hình 12: Khảo sát hình thức nhận thông tin về FLEGT/VPA của doanh nghiệp 35 Hình 13: Khảo sát hình thức nhận thông tin qua ấn phẩm 36 Hình 14: Những nội dung quan tâm của doanh nghiệp khi chưa biết rõ về FLEGT/VPA 37 Hình 15: Các phương tiện và hình thức kết nối internet của doanh nghiệp 40
  • 5. TÓM TẮT Việt Nam dự kiến kết thúc đàm phán về FLEGT/VPA vào tháng 10 năm 2014. Với mục đích hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ quan truyền thông và các hiệp hội, cung cấp thông tin hiệu quả cho các doanh nghiệp chế biến gỗ (CBG) ở Việt Nam, chương trình FLEGT của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (EU-FAO-FLEGT) hỗ trợ Trung tâm Giáo dục và Phát triển thực hiện dự án: “Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong quá trình thực thi FLEGT” từ 13 tháng 2 năm 2014 trong thời hạn 1 năm. Để có cơ sở xây dựng các hoạt động truyền thông và cung cấp thông tin của dự án, Trung tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) phối hợp với VCCI tiến hành đánh giá nhu cầu của các doanh nghiệp và năng lực của các hiệp hội cũng như các cơ quan báo chí về năng lực cung cấp thông tin và truyền thông. Khảo sát tiến hành tại 6 tỉnh/thành (Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương, Hồ Chí Minh và Hà Nội), trong đó có các trung tâm CBG lớn ở Việt Nam. Khảo sát tập trung tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực tiễn về quản lý rừng bền vững, gỗ hợp pháp, hiểu biết về FLEGT và nhu cầu thông tin về FLEGT (điều tra thông qua đánh giá kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của các doanh nghiệp). Sau khi tham vấn các tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm thiết kế và tiến hành khảo sát thử tại Hà Nội và Bắc Ninh để hoàn thiện các phiếu phỏng vấn với các đối tượng: doanh nghiệp, hiệp hội và báo chí. Khảo sát thực tế tại các tỉnh hành từ ngày 1 đến ngày 23 tháng 4 năm 2014 và phỏng vấn được 81, cơ quan và tổ chức, trong đó có 71 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Kết quả phân tích và đánh giá nhu cầu dựa trên phỏng vấn và điều tra thực hiện tại 63 doanh nghiệp Việt Nam (không tính 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI). Kết quả cho thấy, chỉ có 57% doanh nghiệp biết về FLEGT-VPA, 75% doanh nghiệp chưa biết các nội dung chủ yếu của FLEGT-VPA. Điều đáng nói là 73% các doanh nghiệp này đang xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất sang E chiếm 51% thị phần xuất khẩu. Doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn khi yêu cầu các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp khi thu mua gỗ trong dân một phần do nhận thức của người dân, một phần do thói quen lưu trữ hồ sơ hạn chế của người dân và sự thiếu thống nhất về các yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ. Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc gỗ từ nguồn nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu từ một số nước láng giềng. Các hiệp hội gỗ và lâm sản đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia đàm phán, cung cấp thông tin cho đoàn đàm phán, nhưng chưa thể hiện rõ vai trò đại diện cũng như cung cấp thông tin hiệu quả cho doanh nghiệp. Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) trong đó có hiệp hội, và các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng chưa hợp tác hiệu quả với các cơ quan truyền thông. Vì vậy, các thông tin trên các phương tiện truyền thông đến nay cũng chưa nhiều và hiểu biết của các nhà báo về vấn đề này vẫn còn hạn chế. Để cung cấp thông tin phù hợp cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi FLEGT, cần đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức XHDS, NGO, và các cơ quan truyền thông. Mặt khác, cần đa dạng hóa hình thức và các kênh truyền thông, cung cấp thông tin tận dụng cả các kênh truyền thông truyền thống và các kênh truyền thông mới (mạng xã hội).
  • 6. 1 1. GIỚI THIỆU Ngoài nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, Việt Nam đang nhập khẩu một số lượng gỗ khá lớn từ các nước trong khu vực, bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Trung Quốc. Sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện nay đang xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia, bao gồm các thị trường cao cấp và có ý thức về môi trường như ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Việt Nam cần nhập khẩu gỗ từ nhiều nước, trong đó có các nước có nguy cơ sử dụng gỗ từ các nguồn không hợp pháp. Vì vậy, việc ký kết và thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) gắn với quá trình tham gia Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) sẽ giúp cải thiện ngành thương mại lâm sản của Việt Nam theo hướng minh bạch và hợp pháp. Tham gia FLEGT/VPA cũng thúc đẩy mục tiêu quản lý rừng bền vững và quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Việt Nam tham gia đàm phán VPA/FLEGT với Liên minh Châu Âu (E ) từ tháng 10 năm 2010. Cho đến nay, Việt Nam và E đã tiến hành 20 cuộc họp trực tuyến, 7 phiên họp cấp chuyên viên và 3 phiên đàm phán cấp cao, hai bên đã đàm phán hầu hết các phụ lục kỹ thuật và đã thống nhất căn bản 7/9 phụ lục. Dự kiến đàm phán sẽ kết thúc vào tháng 10 năm 2014. Dự án: “Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong quá trình thực thi FLEGT” là một trong những dự án trong khuôn khổ chương trình FLEGT của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (E -FAO-FLEGT). Dự án có thời hạn 1 năm từ 13 tháng 2 năm 2014, do Trung tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) thực hiện. Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông, giúp họ hiểu và tham gia chủ động, tích cực vào quá trình FLEGT. Để đạt được mục tiêu đó, dự án tiến hành các hoạt động sau: Đánh giá nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ và các cơ quan có liên quan; Tổ chức hội thảo đào tạo cho truyền thông về các vấn đề liên quan đến FLEGT; Thực hiện kế hoạch truyền thông về các vấn đề FLEGT nhằm cung cấp thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn; Xây dựng và xuất bản tài liệu cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp; Thiết lập một trang web về FLEGT/ VPA và các vấn đề liên quan cho các doanh nghiệp. Một trong những hoạt động đầu tiên của dự án là đánh giá nhu cầu thông tin về các vấn đề liên quan đến FLEGT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và các bên liên quan (chủ yếu là các hiệp hội doanh nghiệp và các NGO). Khảo sát và đánh giá do Trung tâm phối hợp với VCCI (chi nhánh miền Trung) thực hiện, nhằm mục tiêu xác định khoảng trống thông tin và xác định nhu cầu thông tin và truyền thông về các vấn đề liên quan đến FLEGT đối với các DNNVV. Khảo sát được tiến hành tại Hà Nội và các tỉnh/thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đánh giá được dùng làm cơ sở để tiến hành các hoạt động tiếp theo của dự án.
  • 7. 2 Báo cáo gồm các phần chủ yếu sau:  Nội dung và phương pháp đánh giá: Phần này sẽ nêu rõ nội dung, đối tượng, địa bàn, phạm vi đánh giá; Lý do và tiêu chí lựa chọn địa bàn và các loại hình doanh nghiệp tham gia đánh giá; Một số hạn chế của đánh giá là những điểm mà đánh giá này chưa xem xét được do thời gian và kinh phí hạn chế.  Lược khảo tài liệu: Tổng hợp các thông tin thu thập được từ các tài liệu sẵn có, chủ yếu liên quan đến quá trình đàm phán FLEGT/VPA, tình hình chung của ngành chế biến gỗ (CBG) tại Việt Nam, thực trạng truyền thông về FLEGT, những kết quả tham vấn tại Hà Nội cũng được tóm tắt và mô tả ở đây.  Kết quả khảo sát thực tế: kết quả từ phỏng vấn các doanh nghiệp, các hiệp hội và đại diện truyền thông được trình bày trong phần này. Phần này tổng hợp kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện tại của ba nhóm đối tượng này và nhu cầu nâng cao năng lực và cung cấp thông tin cũng như cam kết hợp tác và khả năng đóng góp và mức độ sẵn sàng tham gia của từng nhóm đối tượng.  Kết luận và khuyến nghị: Phần này đưa ra một số kết luận và khuyến nghị qua quá trình đánh giá, nhằm cung cấp thông tin cho dự án cũng như các tổ chức liên quan đã và đang có các hoạt động liên quan đến FLEGT/VPA tham khảo, xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao năng lực liên quan đến doanh nghiệp và truyền thông trong lĩnh vực FLEGT-VPA. 2. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGÀNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GỖ VÀ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN FLEGT/VPA Ở VIỆT NAM1 2.1. Ngành công nghiệp chế biến gỗ và các chính sách liên quan ở Việt Nam2 Ngành công nghiệp chế biến gỗ (CBG) có sự phát triển nhanh, mạnh trong thời kỳ từ năm 2000 đến nay. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng cao. Việt Nam Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang hơn 100 quốc gia trên thế giới, chiếm khoảng gần 4% thương mại đồ gỗ nội thất trên thế giới, đứng thứ 6 trên thế giới, thứ 2 ở châu Á. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Châu Âu.3 Ngành công nghiệp CBG đã sử dụng trực tiếp khoảng một nửa triệu lao động, và sử dụng hàng triệu m3 gỗ nguyên liệu từ rừng trồng, gián tiếp góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ gia đình nông dân. Trong năm 2010, ngành công nghiệp CBG cả nước đã sử dụng khoảng 7,43 triệu m3 gỗ nguyên liệu (quy theo gỗ tròn) được cung cấp từ các nguồn trong nhập khẩu và trong nước. Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước khai thác từ 2 nguồn chính là rừng tự nhiên và rừng trồng. 1 Thông tin phần này tổng hợp từ các tài liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau 2 Tổng hợp từ các báo cáo của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn và Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản 3 Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày 18 tháng 4 năm 2014
  • 8. 3 Do nguồn cung gỗ nguyên liệu trong nước không đáp ứng về số lượng, chất lượng, chủng loại cho công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ đồ mộc xuất khẩu, nên các doanh nghiệp CBG đã phải nhập khẩu gỗ xẻ, gỗ tròn, các loại ván nhân tạo ngày càng tăng từ 1,1 tỷ SD năm 2010 dự kiến năm 2014 tăng lên đến 1,9 tỷ SD. Nhà nước đã có rất nhiều chính sách ủng hộ ngành công nghiệp CBG. Đến năm 2010 đã có 13 luật và 26 văn bản dưới luật liên quan đến chế biến và thương mại gỗ. Chính phủ đã và đang thực hiện kế hoạch tái cơ cấu sản phẩm gỗ, sử dụng gỗ nguyên liệu, quy mô doanh nghiệp CBG, và các làng nghề mộc. Những đề án và chính sách tái cơ cấu này nhằm mục đích tăng cường lợi thế cạnh tranh xuất khẩu và hàng hóa sản xuất có giá trị gia tăng cao. Theo quy hoạch ngành gỗ của Tổng cục Lâm nghiệp, trong tương lai, ngành gỗ sẽ hạn chế việc chế biến và xuất khẩu dăm gỗ, tiến tới ngừng xuất khẩu mặt hàng này vào năm 2020. Ngành gỗ sẽ tập trung vào sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ trong nhà, đồ gỗ ngoài trời và ván sàn. Dự kiến, từ nay đến 2030, Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên liệu gỗ, nhưng phấn đấu giảm dần tỷ lệ gỗ nhập khẩu. Đến hết năm 2013,Việt Nam đã có trên 3.500 DNCBG và có năm trung tâm CBG lớn được hình thành tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định và Quảng Nam – Đà Nẵng. Trong những năm tới, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp các DNCBG quy mô lớn, liên doanh liên kết với các cụm công nghiệp, điểm chế biến gỗ, có quy mô thích hợp nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu và sản xuất các phụ kiện cho các cơ sở sản xuất khác trong vùng và là nơi đào tạo nguồn nhân lực của ngành CBG. Ngoài ra Bộ cũng sẽ tập trung nguồn lực nhằm phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến gỗ quy mô nhỏ, các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho người dân và phát triển các dịch vụ hỗ trợ. 2.2. Quá trình đàm phán FLEGT/VPA4 Việt Nam và Liên minh Châu Âu (E ) chính thức đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (Voluntary Partnership Agreement - viết tắt là VPA), về thực thi luật, quản trị rừng và thương mại gỗ và sản phẩm gỗ (viết tắt là FLEGT) từ tháng 11 năm 2010. Hiệp định VPA/FLEGT là hiệp định thương mại cấp chính phủ giữa E và chính phủ của các quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào E nhằm tăng cường thực thi luật pháp để kiểm soát nguồn gốc gỗ thông qua hệ thống cấp phép FLEGT. Cơ quan chủ trì đàm phán hiệp định VPA/FLEGT về phía Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự tham gia của các Bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Công thương, Tài chính và Hiệp hội gỗ lâm sản Việt Nam (xem hình 1). Cơ quan chủ trì đàm phán phía E là Tổng cục Môi trường thuộc phái đoàn E tại Brussels, Bỉ với sự hỗ trợ của các chuyên gia của Viện Quản lý rừng Châu Âu (EFI).5 Định nghĩa gỗ hợp pháp Việt Nam thuộc Phụ lục 2 của Hiệp định VPA/FLEGT là một trong những phụ lục quan trọng nhất của hiệp định. Định nghĩa gỗ hợp pháp được thể hiện dưới dạng bảng mô tả (bảng ma trận) tập hợp các các qui định luật pháp của Việt 4 Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày 18 tháng 4 năm 2014 5 Tổng cục Lâm nghiệp (2014). Báo cáo quá trình xây dựng và tham vấn về định nghĩa gỗ hợp pháp của Việt Nam
  • 9. 4 Nam liên quan đến khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến đến khi xuất khẩu gỗ sản phẩm gỗ bao gồm cả các qui định về đất đai, lao động, môi trường, tài chính mà các chủ rừng, hộ gia đình, các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải tuân thủ. Định nghĩa gỗ hợp pháp là cơ sở quan trọng để Việt Nam xây dựng và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) và cấp phép FLEGT sau này. Tham gia VPA sẽ giúp Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp CBG, vì khi có giấy chứng nhận FLEGT, các doanh nghiệp không phải làm trách nhiệm giải trình gỗ. Hơn nữa, tham gia FLEGT-VPA cũng góp phần thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam và thúc đẩy quản trị rừng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.Nội dung đàm phán VPA bao gồm: i) Danh mục hàng hóa VPA; ii) Định nghĩa gỗ hợp pháp; iii) Kiểm soát chuỗi cung; iv) Hệ thống xác minh gỗ hợp pháp TLAS; v) Quy trình cấp phép FLEGT và vi) Giám sát độc lập. Hình 1: Sơ đồ tổ chức đàm phán FLEGT/VPA của Việt Nam6 Cho đến nay, Việt Nam và E đã tiến hành 20 cuộc họp trực tuyến 7 phiên họp cấp chuyên viên và 3 phiên đàm phán cấp cao, hai bên đã đàm phán hầu hết các phụ lục kỹ thuật và đã căn bản thống nhất 7/9 phụ lục. Trong quá trình đàm phán, cho đến nay vẫn còn tồn tại một số vướng mắc: các vấn đề về kiểm soát gỗ nhập khẩu, gỗ cao su, gỗ cây phân tán và gỗ thu hoạch được ở vườn 6 Bộ NN&PTNT (2014). Tổng hợp từ các báo cáo trong Hội thảo tham vấn quốc gia về hiệp định VPA/FLEGT, ngày 18 tháng 4 năm 2014 ĐOÀN ĐÀM PHÁN (TWG) (Bộ NN&PTNT, Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tổng cục hậu cần) BAN CHỈ ĐẠO (SOM) Thứ trưởng Bộ NN&PTNT trưởng ban (Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tổng cục hậu cần, Hiệp hội gỗ) Tham vấn với các bên liên quan Tổ công tác về định nghĩa gỗ hợp pháp Tổ công tác về hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ TLAS Tổ công tác về lời văn Hiệp định Văn phòng thường trực
  • 10. 5 nhà; làm thế nào để vừa đảm bảo hệ thống kiểm soát, xác minh đáp ứng được nhu cầu của E nhưng phải đảm bảo hạn chế phát sinh thủ tục hành chính, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và không tăng chi phí sản xuất.Tuy vậy, dự kiến hai bên sẽ kết thúc đàm phán vào tháng 10 năm 2014. 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 3.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát 3.1.1. Đối tượng Khảo sát tập trung vào 3 nhóm đối tượng chính gồm (i) Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và chế biến gỗ (ii) Các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội ngành chế biến gỗ (iii) Các cơ quan truyền thông hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, sản xuất chế biến gỗ từ Trung ương đến địa phương. Trong ba nhóm đối tượng khảo sát thì nhóm đối tượng chính là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh, và cung ứng dịch vụ trong ngành gỗ. Trong quá trình thiết kế khảo sát, Trung tâm cũng gặp gỡ và tham vấn ý kiến cũng như đánh giá nhu cầu của các cơ quan liên quan và các tổ chức hiện nay có dự án liên quan đến VPA/FLEGT để xác định nhu cầu thông tin và những khoảng trống về thông tin liên quan đến FLEGT VPA. Tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tiến hành khảo sát, phỏng vấn7 Loại hình doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát đa dạng, gồm: doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bao gồm cả các chi nhánh; Công ty cổ phần (CTCP), Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Mặc dù doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không phải là đối tượng chính trong khảo sát nhưng nhóm khảo sát cũng có đánh giá đối tượng này nhằm hiểu thêm thực tiễn của các công ty này, để xem có thể có những khuyến nghị và đề xuất đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vì dù sao họ cũng phải chịu ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật Việt Nam. Các tiêu chí cụ thể khi chọn các doanh nghiệp được trình bày dưới đây: Tiêu chí 1: Qui mô vốn đầu tư của doanh nghiệp dưới 5 tỷ đồng Đa số các DNCBG thường có quy mô nhỏ. Trong 3.930 DNCBG, doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng chiếm 15,83%; doanh nghiệp có qui mô vốn đầu tư từ 1 - 5 tỷ đồng là 47,84%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 5 - 10 tỷ đồng là 12,54%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 10 - 50 tỷ đồng là 15,95%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 50 - 200 tỷ đồng là 5,73%; doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 200 - 500 tỷ đồng là 1,53%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng là 0,59%. Chính vì thế nhóm ưu tiên chọn các DNCBG có qui mô đầu tư dưới 5 tỷ VNĐ để khảo sát và phỏng vấn sâu. 7 Các thông tin cơ sở dùng làm căn cứ xây dựng các tiêu chí doanh nghiệp tham gia khảo sát dựa vào nguồn thông tin từ: “Đề án tái cơ cấu kinh tế lâm nghiệp” của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, năm 2013
  • 11. 6 Tiêu chí 2: Qui mô sử dụng lao động của doanh nghiệpdưới 50 người Đa số các DNCBG có quy mô lao động nhỏ và trình độ tay nghề thấp. 76,74% số doanh nghiệp có dưới 50 lao động; 13,31% có từ 50 - 199 lao động; 2,98% có từ 200 - 299 lao động; 2,85% có từ 300 - 499 lao động; 2,29% có từ 500 – 999 lao động; và 1,83% có từ 1.000 - 4.999 lao động.Tỷ lệ lao động chế biến gỗ (CBG) có trình độ đại học và cao đẳng thấp, số công nhân kỹ thuật và công nhân lao động trực tiếp được đào tạo với các chuyên môn sâu không nhiều, phần lớn lao động có trình độ tay nghề thấp, làm theo các hợp đồng mùa vụ. Chính vì vậy, nhóm khảo sát cũng ưu tiên khảo sát các doanh nghiệp CBG có số lao động dưới 50 người. Tiêu chí 3: Tình hình trang thiết bị ở doanh nghiệp ở mức trung bình, có khả năng xuất khẩu trực tiếp Hiện tại, hơn 50% số DNCBG có quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc gia công (sơ chế) nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp có quy mô lớn. Số còn lại có thiết bị và công nghệ ở mức độ trung bình khá của thế giới (Có khoảng 970 doanh nghiệp của các tổ chức và cá nhân trong nước và 421 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Chính vì thế, nhóm đánh giá đề xuất chọn các DNCBG có tình trạng trang thiết bị ở mức độ trung bình, nhưng có khả năng sản xuất thành phẩm, có thể xuất khẩu trực tiếp sang các nước E để phỏng vấn sâu. Tiêu chí 4:Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ không ngừng được mở rộng. Nếu năm 2003 sản phẩm gỗ Việt Nam chỉ xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia thì đến nay đã có mặt tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung vào 3 thị trường trọng điểm là Mỹ chiếm trên 36,3%, E chiếm gần 15,4% và Nhật Bản chiếm 15,1%. Chính vì thế, nhóm khảo sát chọn các doanh nghiệp có khả năng sản xuất thành phẩm, có thể xuất khẩu trực tiếp sang các nước E và các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu hoặc sản phẩm cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, nhóm khảo sát cũng chọn các hiệp hội và các cơ quan báo chí truyền thông có liên quan đến FLEGT tạo các tỉnh để phỏng vấn. Địa bàn khảo sát Căn cứ vào những tiêu chí nêu ở trên, khảo sát lựa chọn các doanh nghiệp đóng trên địa bàn 6 tỉnh/thành: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, với các lý do sau:  Hai tỉnh Bình Định và Bình Dương là hai tỉnh đã thu hút sự đầu tư của phần lớn doanh nghiệp chế biến gỗ;  Thành Phố Đà Nẵng là đơn vị cấp tỉnh có khả năng thu hút trung bình về đầu tư trong ngành gỗ;  Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh có khả năng thu hút đầu tư kém hơn, nhiều doanh nghiệp gỗ quy mô nhỏ đóng trên địa bàn này;
  • 12. 7  Tại Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn này có cả cơ sở tại Bình Dương. Vì vậy, khảo sát tại các địa bàn này có thể thu thập được những thông tin phản ánh được nhu cầu chung về nâng cao nhận thức FLEGT/VPA cho Việt Nam. Dựa trên danh sách các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản do Hiệp Hội Chế biến Gỗ và Lâm sản Việt Nam(Vietfores) cung cấp, nhóm khảo sát chọn địa điểm có tập trung nhiều doanh nghiệp để phỏng vấn và điều tra tại các tỉnh như sau:  Đà Nẵng: Các doanh nghiệp đóng tại Thành phố Đà Nẵng, khu công nghiệp (KCN) như Hòa Khánh;  Quảng Nam: Các doanh nghiệp đóng tại Cụm công nghiệp (CCN) Tân An, CCN Bắc Chu Lai, Nam Chu Lai;  Quảng Ngãi: Các doanh nghiệp đóng tại KCN Dung Quất; CCN Bình Chánh, KCN Quảng Phú;  Bình Định: Các doanh nghiệp đóng tại Thành phố Quy Nhơn, KCN Phú Tài, KCN Phước An;  Bình Dương: Các doanh nghiệp đóng tại KCN Thuận An, KCN Tân Uyên;  Thành phố Hồ Chí Minh: Các doanh nghiệp đóng tại địa bàn thành phố và tại các CCN Nhị Xuân, KCN Tân Tạo. Nhóm đánh giá lên danh sách dự kiến phỏng vấn các doanh nghiệp và VCCI tiến hành liên hệ với các doanh nghiệp để tiến hành phỏng vấn. Những doanh nghiệp nào không liên hệ được hoặc không quan tâm, không sẵn sàng cung cấp thông tin thì VCCI chủ động liên hệ với các doanh nghiệp khác với cùng các tiêu chí, cùng địa bàn để thay thế. Nhóm khảo sát cũng đồng thời tiến hành phỏng vấn với các hiệp hội doanh nghiệp và đại diện các cơ quan truyền thông đóng trên địa bàn các tỉnh này. Khảo sát tại các tỉnh tiến hành trong thời gian từ ngày 1 đến ngày 23 tháng 4 năm 2014. Trong thời gian này, nhóm khảo sát tiến hành phỏng vấn được 71 doanh nghiệp, 4 hiệp hội, và 6 cơ quan đại diện truyền thông và báo chí tại các tỉnh. Chi tiết xin xem lịch khảo sát tại phục lục số 2. Danh sách các doanh nghiệp và các đơn vị tham gia phỏng vấn xin xem trong phụ lục 3. 3.1.2. Phạm vi khảo sát Đánh giá bao gồm ba phần chính: Phần đầu tiên, khảo sát tập trung vào tìm hiểu kiến thức, thái độ, và thực tiễn trong DNNVV về các vấn đề sản xuất gỗ hợp pháp, quản lý rừng bền vững, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Phần thứ hai tập trung vào đánh giá năng lực hiện tại về các vấn đề liên quan đến FLEGT/VPA cho cả truyền thông, các hiệp hội và doanh nghiệp. Phần thứ ba tập trung vào việc đánh giá nhu cầu thông tin và đào tạo nhằm xây dựng năng lực cho các nhóm liên quan khác nhau. Khảo sát cũng sẽ xác định phương pháp tốt nhất và nội dung phù hợp nhất để truyền thông đến
  • 13. 8 được các nhóm dựa trên kết quả của hai phần trước. Chi tiết nội dung và phạm vi khảo sát với các nhóm đối tượng mô tả cụ thể dưới đây. Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và chế biến gỗ Nhóm đánh giá tập trung tìm hiểu mức độ nhận thức, kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của các doanh nghiệp liên quan đến thực thi lâm luật và thương mại lâm sản, hiểu biết về gỗ hợp pháp và FLEGT/VPA và những nhu cầu về thông tin, kênh thông tin và nguồn thông tin liên quan. Thông qua việc đánh giá mức độ sẵn sàng và nhận thức của các doanh nghiệp, nhóm khảo sát tìm hiểu và xác định nhu cầu thông tin và nâng cao năng lực của nhóm đối tượng này. Ngoài ra khảo sát cũng tìm hiểu thêm nhu cầu và thực tế của doanh nghiệp về nội dung, hình thức và thời lượng tập huấn (nếu họ có nhu cầu tập huấn, thông tin) cũng như hình thức thông tin phù hợp cho lãnh đạo và người lao động của doanh nghiệp. Đối với hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội gỗ Khảo sát tập trung vào đánh giá thái độ, thực tiễn và năng lực cung cấp thông tin hiện tại của các hiệp hội cho hội viên về FLEGT/VPA. Các hoạt động đã, đang và sẽ thực hiện trong đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho các hội viên, vấn đề thông tin và truyền thông liên quan đến FLEGT/VPA của hiệp hội hiện nay. Từ đó, đưa ra các đề xuất cụ thể nhằm tăng cường năng lực cung cấp thông tin về FLEGT-VPA và hỗ trợ trong quá trình thực hiện VPA cho các hội viên một cách hiệu quả nhất. Đối với các tổ chức truyền thông Khảo sát đánh giá kiến thức, thái độ và thực tiễn, năng lực thông tin hiện tại liên quan đến thực thi lâm luật và thương mại lâm sản và khả năng hợp tác giữa truyền thông, dự án và các bên liên quan nhằm xây dựng một kế hoạch truyền thông hiệu quả về chủ đề FLEGT/VPA cho doanh nghiệp và cộng đồng. Khảo sát cũng tìm hiểu những thực tiễn hiện nay mà truyền thông đang thực hiện nhằm cung cấp thông tin cho công chúng về các chủ đề có liên quan và đề xuất cụ thể và cơ chế hợp tác hiệu quả giữa cơ quan truyền thông, dự án và các bên liên quan nhằm thúc đẩy nâng cao nhận thức về FLEGT/VPA ở Việt Nam. 3.2. Phương pháp và công cụ thực hiện 3.2.1. Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có sẵn Để có tài liệu phục vụ nghiên cứu và có một bức tranh toàn cảnh về tình hình đàm phán FLEGT/VPA ở Việt Nam, nhóm đã thu thập các bài báo, tài liệu tập huấn, báo cáo liên quan đến chủ đề FLEGT/VPA trong và ngoài nước. Các ấn phẩm, tài liệu, báo cáo tại các hội nghị, hội thảo về FLEGT/VPA đã thực hiện ở Việt Nam trong vòng 5 năm (từ 2010 đến 2014), đặc biệt là các văn bản pháp quy, dự thảo, góp ý dự thảo liên quan đến ngành gỗ và FLEGT/VPA ở Việt Nam cũng như các chính sách liên quan từ doanh nghiệp, hiệp hội, truyền thông từ trung ương đến địa phương đều được thu thập và nghiên cứu. Những tài liệu này sẽ được nhóm dự án tiếp tục nghiên cứu, tham khảo và sử dụng trong quá trình truyền thông và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong thời gian dự án.
  • 14. 9 Ngoài ra, nhóm cũng tìm kiếm và thu thập các bài báo, văn bản, tài liệu trực tuyến với các công cụ tìm kiếm chủ yếu ở Việt Nam là Google và Bing. Để việc tìm kiếm được khách quan, nghiên cứu được tiến hành với trình duyệt Chrome ở chế độ ẩn danh, sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao theo phạm vi thời gian và địa điểm. Trên cơ sở kết quả tìm được, những phân tích sâu hơn về tần suất từ khóa, loại hình truyền thông, nguồn thông tin chủ yếu về chủ để FLEGT/VPA cũng được thực hiện. Những thông tin này cũng sẽ rất hữu ích đối với việc xây dựng các trang thông tin liên quan đến FLEGT-VPA tại Việt Nam. 3.2.2. Khảo sát tại các tỉnh Thiết kế phiếu điều tra Dựa trên các thông tin thu thập và tổng hợp, nhóm thiết kế phiếu điều tra thu thập thông tin theo các nội dung và phạm vi đã đề cập ở phần trên. Sau khi thiết kế và nhiều vòng lấy ý kiến chuyên gia, nhóm khảo sát tiến hành thử nghiệm phiếu tại Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh với đại diện hai doanh nghiệp, hai cơ quan truyền thông, và hai hiệp hội (ngày 26-27 tháng 3 năm 2014). Sau khi thử nghiệm phiếu và có thêm ý kiến từ các chuyên gia, nhóm hoàn thiện phiếu điều tra và tiến hành khảo sát chính thức vào ngày 1 tháng 4 năm 2014. Phiếu phỏng vấn, xin xem trong phụ lục 4 và danh sách các đơn vị tham gia phỏng vấn xin xem trong phụ lục 3. Tham vấn các bên liên quan Trong quá trình thu thập thông tin, thiết kế khảo sát, nhóm nghiên cứu cũng đồng thời tiến hành tham vấn các bên liên quan từ phía nhà tài trợ E -FAO, các cơ quan chính phủ, VCCI, Vietfores, thành viên mạng lưới VNGO-FLEGT, nhằm thu thập thêm thông tin, tài liệu sẵn có về FLEGT/VPA cũng như các hoạt động dự án đang và sẽ diễn ra liên quan đến FLEGT/VPA trong những năm tới, đặc biệt các hoạt động liên quan tới truyền thông. Ngoài ra nhóm đánh giá cũng trình bày sơ bộ về kế hoạch đánh giá và khảo sát trong khuôn khổ dự án để lấy thêm ý kiến góp ý về tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp, phương pháp, nội dung, các câu hỏi cụ thể, v.v.. Danh sách các tổ chức tham vấn xem thêm trong phụ lục 3. 3.2.3. Khảo sát thực tế tại các tỉnh Khảo sát thực tế được tiến hành tại sáu tỉnh/thành phố từ ngày 01 tháng 04 năm 2014 đến ngày 23 tháng 04 năm 2014. Lịch khảo sát chi tiết xin xem tại phụ lục số 2. Thành phần nhóm khảo sát, gồm ba cán bộ và chuyên gia từ Trung tâm và hai cán bộ từ chi nhánh VCCI miền Trung và đại diện VCCI tại các tỉnh. Tại mỗi tỉnh, thành phố, nhóm khảo sát được chia thành hai nhóm và tiến hành khảo sát theo danh sách doanh nghiệp đã được lựa chọn. Mỗi nhóm có một cán bộ hoặc tư vấn của trung tâm làm trưởng nhóm và thành viên khác từ VCCI địa phương. Trong quá trình khảo sát, kết quả đánh giá được xử lý sơ bộ và gửi về Trung tâm tại Hà Nội để nhóm chuyên gia tại Hà Nội có thể góp ý, điều chỉnh cách hỏi hoặc gợi ý các nội dung thông tin cần khai thác thêm tại các tỉnh/thành.
  • 15. 10 3.2.4. Hạn chế của khảo sát Trong quá trình khảo sát tại các tỉnh, nhóm khảo sát nhận thấy các doanh nghiệp có sử dụng gỗ từ các hộ gia đình, và các doanh nghiệp quy mô nhỏ không có đăng ký kinh doanh. Nhưng do thời gian hạn chế, nhóm khảo sát cũng chưa tiếp cận được với các hộ gia đình hoặc cơ sở chế biến dạng này tham gia trong quá trình cung ứng nguyên liệu hoặc sản phẩm cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Vì vậy nhu cầu về thông tin và hỗ trợ của các doanh nghiệp tư nhân quy mô rất nhỏ hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh hộ gia đình, cần được tìm hiểu và khảo sát thêm. Hơn nữa, khảo sát cũng chỉ tập trung tìm hiểu thực trạng hiểu biết, thái độ và thực tiễn của doanh nghiệp liên quan đến thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (nguồn gỗ gốc xuất xứ gỗ). Một số vấn đề liên quan khác như lao động và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp CBG cần tìm hiểu thêm vì đây cũng là những yêu cầu khi Việt nam tham gia FLEGT-VPA. 4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 4.1. Thu thập và phân tích thông tin trực tuyến Nhóm nghiên cứu đã thu được gần 300 tài liệu ấn phẩm số dưới dạng tài liệu “.PDF” hoặc có đuôi “.DOC”, gồm các tài liệu và tin tức liên quan đến hệ thống luật pháp, tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt nam và Liên minh Châu Âu (EU), các ấn phẩm truyền thông, bài viết chuyên đề và các tài liệu liên quan (Danh mục tài liệu tham khảo xem ở phụ lục số 1). Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã tìm được 338 tin, bài viết và tài liệu trực tuyến liên quan đến chủ đề FLEGT/VPA trong thời gian 5 năm từ 1 tháng 1 năm 2010 đến 25 tháng 5 năm 2014. Tùy theo giai đoạn đàm phán mà số lượng tin bài có khác nhau, đặc biệt là trong 5 tháng đầu năm 2014, số lượng tin bài nhiều hơn cả năm 2013, do có nhiều sự kiện của các dự án mới khởi động vào đầu năm 2014. Thông tin thu thập được chủ yếu từ các nguồn sau:  Từ cơ quan chính phủ (địa chỉ có dạng gov.vn): chiếm 20% thông tin thu thập trực tuyến từ các nguồn chính thống từ các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ. Các nguồn tin thường xuyên này là nguồn trích dẫn, tham khảo tin cậy cho các cơ quan truyền thông, báo đài và các tổ chức liên quan. Tuy nhiên nguồn thông tin này nằm trong trng của tổng cccuj và các thông tin mang tính kỹ thuật nên các doanh nghiệp chưa tiếp cận được.  Từ hiệp hội, viện, trung tâm nghiên cứu, và các NGO: chiếm 33% thông tin thu thập được. Những nguồn tin này có xu hướng tăng trong những năm gần đây, thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhóm đối tượng từ các tổ chức này. Các nguồn thông tin này cũng chủ yếu lấy nguồn thông tin từ tổng cục, kết hợp với các sự kiện, các hoạt động của các dự án liên quan đến FLEGT.  Từ báo chí trực tuyến (có giấy phép xuất bản): chiếm 36% thông tin thu thập được. Nguồn tin này có xu hướng tăng đột biến trong 4 tháng đầu năm 2014, do liên quan đến các sự kiện của các dự án mới khởi động đầu năm nay. Chủ yếu đề cập đến các sự kiện, các hoạt động dự án, ít bài phân tích sâu về các vấn đề liên quan.
  • 16. 11  Từ trang tin của các công ty: Mặc dù các công ty sản xuất, kinh doanh và chế biến gỗ là đối tượng chịu tác động chính của việc ký kết VPA và thực thi FLEGT nhưng chỉ có 8% số tin bài xuất phát từ các Website công ty. Một trong những lý do là nhiều công ty chưa có Website. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đến chủ đề FLEGT/VPA. Chủ yếu thông tin lấy từ các nguồn trên.  Từ mạng xã hội (facebook, blog,...): Phân tích cũng cho thấy vai trò của các kênh truyền thông mới như mạng xã hội (facebook, blog công ty hay tổ chức, youtube...) cũng đóng góp khoảng 4% trong tin bài trực tuyến về chủ đề FLEGT/VPA. Tần suất đưa tin về FLEGT/VPA theo tháng cũng được phân tích và cho thấy tháng 3, 5, 8, 11 thường có nhiều tin và bài liên quan đến FLEGT/VPA, trong khi tháng 2, 7, 10 thường ít tin và bài liên quan. Những thời điểm có nhiều tin bài chủ yếu liên quan đến các vòng đàm phán (tháng 8 năm 2010, vòng thứ 2 vào tháng 11 năm 2011, vòng thứ 3 vào tháng 3 năm 2013,.v.v), hoặc các sự kiện hội thảo, tập huấn góp ý cho các dự thảo định nghĩa gỗ hợp pháp, TLAS của Tổng Cục lâm nghiệp (góp ý dự thảo số 5 vào tháng 5 năm 2012, dự thảo 6.3 tháng 11 năm 2013,…). Các bài viết chủ yếu là đưa tin về các sự kiện. Số lượng phóng sự, bài viết chuyên đề rải đều trong năm (ví dụ như: Làng nghề gỗ trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD tại Việt Nam của Gỗ Việt số 45 tháng 12 năm 2012) còn ít. Riêng năm 2014 có rất nhiều hoạt động thông tin về FLEGT/VPA giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 liên quan đến các dự án mới liên quan đếnFLEGT/VPA và các hoạt động liên quan đến các vòng đàm phán cuối. Thống kê 10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA trong 5 năm (2010 đến tháng 5 năm 2014) cho thấy vai trò của trang thông tin Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cũng như vai trò ngày càng tăng của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS), trung tâm nghiên cứu, và báo chí trong việc truyền thông về FLEGT/VPA (xem hình 2).
  • 17. 12 Hình 2:10 nguồn đưa tin trực tuyến hàng đầu về FLEGT/VPA từ năm 2010 đến nay 4.2. Tham vấn các bên liên quan Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 nhóm đánh giá và đại diện Trung tâm tiến hành và tham gia 14 cuộc họp, hội thảo, tham vấn tại Hà Nội với đại diện các cơ quan như: Liên minh Châu Âu (E ), Tổ chức Lương Nông của Liên Hợp Quốc (FAO), Trung tâm WTO thuộc VCCI, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), đại diện của Viện Lâm nghiệp Châu Âu (EFI), v.v…Mục đích của các cuộc họp tham vấn này là giới thiệu những mục tiêu và các hoạt động của dự án nhằm tham vấn ý kiến vào quá trình thực hiện dự án và tìm hiểu khả năng hợp tác và chia sẻ thông tin trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, nhóm cũng trình bày những nội dung sẽ đánh giá trong thời gian tới và có gửi thông tin chi tiết các nội dung đánh giá đến những tổ chức quan tâm và góp ý thêm. Quá trình tham vấn cho thấy, bắt đầu từ năm 2014, có thêm rất nhiều hoạt động liên quan đến FLEGT/VPA nhằm thúc đẩy quá trình đàm phán và tăng cường cung cấp thông tin và năng cao năng lực cho các cơ quan liên quan. Đáng kể là 3 dự án mới của EU liên quan đến lĩnh vực này và các dự án trong khuôn khổ chương trình E -FAO FLEGT. Thêm vào đó, những dự án mới bắt đầu năm nay đều có đánh giá nhu cầu, khảo sát hoặc nghiên cứu liên quan đến các nhóm đối tượng mà mình phục vụ, và một số hoạt động liên quan đến truyền thông. Chính vì vậy, việc điều phối và hợp tác giữa các cơ quan liên quan trong lĩnh vực này là rất quan trọng nhằm huy động tối đa nguồn lực và có bức tranh toàn cảnh về những lĩnh vực cần hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tham gia và thực hiện FLEGT/VPA. Quá trình tham vấn cũng cho thấy, có rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cũng có dự định hay kế hoạch làm các sản phẩm truyền thông có thể liên quan đến FLEGT. Mặc dù mỗi tổ chức hoặc chương trình đều có mục tiêu, hoạt động và đối tượng phục vụ khác nhau nhưng việc điều phối và chia sẻ thông tin sẽ rất cần thiết vì tất cả các hoạt động dự kiến đều phục vụ mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ việc thực hiện hiệu quả FLEGT/VPA ở Việt Nam. Về phần đánh giá nhu cầu, các tổ chức đều cho rằng, cần đánh giá thêm về năng lực cung cấp thông tin truyền thông của các cơ quan có liên quan khác (ví dụ: các tổ chức XHDS và NGO) để có thể có các hoạt động phù hợp nhằm tăng cường cung cấp thông tin cho các nhóm đối tượng khác nhau, chứ không chỉ doanh nghiệp, vì các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ cung cấp thông tin cho công chúng chứ không chỉ cho doanh nghiệp CBG. Nhiều ý kiến góp ý nên tập trung tìm hiểu và đánh giá thực trạng ở các DNCBG, vì nguồn gỗ nhập khẩu sử dụng trong chế biến gỗ ngày càng tăng, và vì vậy có nguy cơ sử dụng gỗ từ các nguồn không rõ nguồn gốc. Các ý kiến đóng góp vào quá trình đánh giá, cũng như những ý kiến đóng góp điều chỉnh các câu hỏi hay phiếu điều tra đều được nhóm đánh giá tiếp nhận, xem xét và điều chỉnh hợp lý.
  • 18. 13 4.3. Kết quả khảo sát và đánh giá nhu cầu từ các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan tại các tỉnh Khảo sát tại các tỉnh tiến hành từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 22 tháng 4 năm 2014. Trong thời gian này, nhóm khảo sát đã đã tiến hành 81 cuộc phỏng vấn tại các tỉnh, trong đó có: 71 doanh nghiệp, 4 đại diện hiệp hội (không kể VCCI và các hiệp hội tại Hà Nội) và 6 đại diện truyền thông (Danh sách các đơn vị được phỏng vấn, xin xem thêm trong phụ lục 3). Ngoài ra, Trung tâm cũng tiến hành phỏng vấn với các hiệp hội ở Hà Nội, Bắc Ninh, và một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, những phỏng vấn đó tiến hành trong quá trình thử nghiệm phiếu và sau đó phiếu có điều chỉnh và thay đổi nên chúng tôi không thống kê các phiếu đó vào kết quả.Tuy vậy, một số ý kiến và khuyến nghị của họ cũng đều được xem xét và tổng hợp vào phần kết luận và khuyến nghị. Kết quả khảo sát được tổng hợp và trình bày theo hai phần. Phần 1 tập trung vào nhận thức, hiểu biết và thái độ liên quan đến gỗ hợp pháp, thực thi lâm luật và FLEGT. Phần 2 tập trung vào đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin, đào tạo và nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các hiệp hội và các cơ quan truyền thông. Các phần báo cáo tổng hợp chia ra theo ba nhóm đối tương được khảo sát: doanh nghiệp, các hiệp hội và đại diện truyền thông. 4.3.1. Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ8 4.3.1.1. Thông tin chung về các doanh nghiệp được phỏng vấn Quy mô và loại hình doanh nghiệp Khảo sát tiến hành với 71 doanh nghiệp, trong đó có 55 doanh nghiệp tư nhân (DNTN) (chiếm 77%), 8 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), (chiếm 11.5%) và 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - FDI (chiếm 11.5%). Các doanh nghiệp FDI không phải là đối tượng của dự án, nên khi tổng hợp và xử lý kết quả chúng tôi không tính các doanh nghiệp này mà chỉ tóm tắt các kết quả phỏng vấn dưới đây. Tóm tắt kết quả khảo sát từ 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Trong số 8 doanh nghiệp FDI được khảo sát có một doanh nghiệp mới thành lập đó là Công ty TNHH MTV INNOVGREEN Chu Lai – Quảng Nam, công ty này mới có 30 lao động, chuyên sản xuất xuất khẩu dăm gỗ và chưa xuất khẩu lần nào. 7 doanh nghiệp FDI còn lại có quy mô doanh nghiệp từ 140 đến 1.800 lao động, giá trị xuất khẩu năm 2013 dao động từ 7 triệu SD đến 26 triệu USD, riêng có Công ty TNHH gỗ Chấn Phong – Bình Dương với 390 lao động có giá trị xuất khẩu năm 2013 là 192.033 USD. 6 trong 8 doanh nghiệp này nhập khẩu gỗ từ các nước Canada, Mỹ, Đức, Pháp, Đan mạch, Newzeland, Chile, …. 2 trong 8 doanh nghiệp thu mua gỗ tại rừng trồng ở Việt Nam. 100% doanh nghiệp FDI đều đã biết về khái niệm gỗ hợp pháp và có quan tâm đến việc sử dụng gỗ hợp pháp trong sản xuất. 4/8 doanh nghiệp biết đến khái niệm gỗ hợp pháp qua yêu cầu của khách hàng, 3 doanh nghiệp biết đến qua internet và 2 doanh nghiệp biết đến gỗ hợp pháp qua kiểm lâm. Các doanh nghiệp 8 Kết quả tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn theo phiếu hỏi
  • 19. 14 nhập khẩu gỗ từ nước ngoài đã có chứng nhận FSC/COC, kiểm dịch thực vật, chứng nhận xuất xứ,…. 2 doanh nghiệp mua gỗ trong nước đã có giấy chứng nhận của kiểm lâm và chính quyền địa phương và họ đang tiến hành làm COC9 . Tuy nhiên, chỉ 4 trong số 8 doanh nghiệp có biết về FLEGT/VPA, các doanh nghiệp biết về FLEGT/VPA chủ yếu là do tìm hiểu trên internet. Một doanh nghiệp biết đến FLEGT/VPA qua hội thảo đó là Công ty Liên doanh đồ gỗ Quốc tế - thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ về việc cấp giấy phép FLEGT như thế nào và có cần thiết hay không. Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật – Đà Nẵng thì cho rằng FSC đã là chứng chỉ quản lý rừng bền vững rồi nên chưa cần có thêm chứng chỉ khác. 7/8 doanh nghiệp trả lời sẵn sàng bỏ ra 1/2 hoặc 1 ngày để tham gia tập huấn, 5/8 doanh nghiệp sẵn sàng đóng góp kinh phí cho tập huấn, 100% doanh nghiệp đều cho rằng VCCI và Hiệp hội là những đơn vị cung cấp thông tin hiệu quả. Chỉ có 3 doanh nghiệp lựa chọn hình thức cung cấp thông tin qua ấn phẩm. Các doanh nghiệp đều cho rằng, cần đẩy mạnh vai trò của truyền thông hơn trong việc cung cấp thông tin, ví dụ như, phóng sự ngắn về FLEGT. 100% các doanh nghiệp này đều có máy tính kết nối internet và 100% người đại diện trả lời đều sử dụng điện thoại có kết nối internet qua cả Wifi và 3G. Chính vì vậy, theo họ việc tạo một website riêng về FLEGT là cần thiết và có ích cho doanh nghiệp. Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp Việt Nam Kết quả khảo sát tổng hợp dựa trên kết quả phỏng vấn từ 63 doanh nghiệp trong nước. Trong số 63 doanh nghiệp trong nước có 31 doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên (chiếm 49.20%) và 24 doanh nghiệp là công ty cổ phần (CTCP) (chiếm 38.10%), 8 công ty TNHH một thành viên (12.70%). Trong các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, số lao động nữ chiếm khoảng 46%. Thành phần tham gia phỏng vấn và quy mô lao động của doanh nghiệp Trong số 63 đại diện doanh nghiệp trong nước tham gia phỏng vấn có 45 người (chiếm 71%) giữ chức vụ quản lý10 , 18 người còn lại (29%) là cán bộ phụ trách kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu. Trong số 63 doanh nghiệp Việt Nam, 19 doanh nghiệp (30%) có dưới 50 lao động, 14 doanh nghiệp (22%) có số lao động từ 50 đến 300 người, 13 doanh nghiệp (21%) có số lao động từ 300 đến 500 người và 17 doanh nghiệp (26%) có trên 500 lao động. 9 2 doanh nghiệp thu mua gỗ trong nước là Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật – Đà Nẵng và Công ty TNHH MTV INNOVGREEN Chu Lai – Quảng Nam 10 4 Tổng giám đốc, 1 Phó Tổng giám đốc, 16 Giám đốc, 10 Phó giám đốc, 12 Trưởng phòng và 2 phó phóng (kế toán, kế hoạch, kinh doanh
  • 20. 15 Tình hình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất cơ bản của các doanh nghiệp chế biến gỗ
  • 21. 16 Thông qua mô tả của các doanh nghiệp, nhóm khảo sát có thể sơ lược quá trình quản lý sản xuất và chế biến sản phẩm lý từ đầu vào đến đầu ra của các doanh nghiệp theo sơ đồ trong hình 3 dưới đây. Trong số 63 doanh nghiệp được phỏng vấn, có 59 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Quy mô của 59 doanh nghiệp này như sau: 6 doanh nghiệp có dưới 50 lao động, 13 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 25 doanh nghiệp có từ 100 đến 500 lao động, 9 doanh nghiệp có từ 500 đến 100 lao động, 6 doanh nghiệp có trên 100 lao động. Trong số 59 doanh nghiệp này, có 48 doanh nghiệp (81,36%) xuất khẩu trực tiếp, 4 doanh nghiệp (6,7%) xuất khẩu qua các công ty khác, và 7 doanh nghiệp (11,86 %) có cả hai hình thức vừa xuất trực tiếp và vừa xuất qua hợp đồng với công ty khác. Kim ngạch xuất khẩu trung bình của các doanh nghiệp được khảo sát trong 2 năm liên tiếp (2012 và 2013) có xu hướng tăng, phù hợp với xu hướng tăng trong kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ theo số liệu trong báo cáo từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Sản phẩm của các công ty được khảo sát chủ yếu là mặt hàng sản phẩm gỗ (73% sản phẩm là gỗ nội, ngoại thất, ván sàn, khung ghế sô pha,...). 17% số công ty sản xuất dăm gỗ, chủ yếu tập trung ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.6% công ty cung cấp gỗ nguyên liệu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn là là các nước EU (chiếm 51%), Mỹ (chiếm 12%), một phần sang Trung Quốc (16%) và thị trường nội địa (8%), thị trường Nhật (4%) và các thị trường khác như Úc, Canada, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài loan, Malaysia (9%). Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang châu Âu và sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của FLEGT/VPA. Trong 63 doanh nghiệp trong nước được khảo sát, có 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ, các doanh nghiệp còn lại chỉ thu mua từ hộ dân hoặc từ các đại lý trong nước. Quy mô của 51 doanh nghiệp nhập khẩu gỗ như sau: 5 doanh nghiệp có dưới 50 lao động, 9 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 19doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động, 11 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 4 doanh nghiệp có trên 1000 lao động. Trong số các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ có 25 doanh nghiệp (49%) nhập khẩu trực tiếp, 15 doanh nghiệp (29%) nhập khẩu qua công ty khác như công ty Phú Tài, Thanh Hòa, Hoàng Phúc, Mẫu Sơn, Interwood,... 11 doanh nghiệp (22%) nhập theo cả 2 hình thức trên. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các công ty nhập khẩu gỗ là E , có 30/51 (chiếm 58.82%) doanh nghiệp xuất khẩu sang E từ 70% sản lượng trở lên, trong đó có 7 doanh nghiệp xuất khẩu 100% sang thị trường E , một số thì trường khác mà các công ty còn lại thường xuất sang là: Úc, New Zealand Mỹ, Argentina, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philipin, Ả rập, Isarel, Nam Phi,…
  • 22. 17 Các công ty chỉ dùng nguyên liệu nội địa thì chủ yếu sản xuất dăm gỗ, đồ nội thất ngoài trời và trong nhà, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu (chủ yếu xuất sang Úc, Hàn quốc , Đài Loan, Mỹ, có một ít sang E và Trung đông) Trong các công ty có sử dụng gỗ nhập khẩu, ước tính có 47/51 doanh nghiệp (92.16%) nhập khẩu gỗ từ nước ngoài đã có chứng chỉ FSC 11 .Các nước cung cấp nguyên liệu chủ yếu là Brazil, rugoay, Malaysia, Chilê, Cộng đồng Các Quốc gia Độc lập (SNG), Costa Rica,... Thông thường, khi đối tác không yêu cầu gỗ có chứng chỉ FSC thì các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu trong nước (ví dụ: tràm bông vàng, tếch, bạch đàn,...), các loại gỗ này có giấy tờ chứng nhận của kiểm lâm và chính quyền địa phương như: giấy phép khai thác, bảng kê lâm sản, giấy chứng nhận kiểm lâm, giấy chứng nhận ủy ban nhân dân xã, huyện,12 …. 3.3.1.2.Kiến thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp) Mức độ quan tâm tới nguồn gốc, xuất xứ gỗ hợp pháp Phần lớn các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều khẳng định sự quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của gỗ sử dụng trong doanh nghiệp mình. Trong 63 doanh nghiệp khảo sát thì có 58 doanh nghiệp (chiếm 92%) doanh nghiệp đã có các giấy tờ chứng nhận nguồn gốc sản phẩm gỗ là hợp pháp (ví dụ như FSC và/hoặc các loại giấy chứng nhận khác). 5 doanh nghiệp còn lại không trả lời. Khi được hỏi về mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với nguồn gốc gỗ, trong số 61doanh nghiệp trả lời (2 doanh nghiệp không trả lời) thì có 3 doanh nghiệp (chiếm 5%) trả lời chưa quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ gỗ, với lý do 3 doanh nghiệp này xuất khẩu chủ yếu qua các thị trường Hồng Kông, Trung Quốc và Nam Phi và khách hàng của họ không yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh gỗ hợp pháp. Trong số 63 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 58 doanh nghiệp sẵn lòng cung cấp thông tin về các bằng chứng và chứng nhận mà hiện nay họ có. Trong số đó, có 26 doanh nghiệp (45%) có chứng nhận FSC, 11 doanh nghiệp (19%) có các giấy chứng nhận khác, 21 doanh nghiệp (36%) có cả chứng nhận FSC và các loại chứng nhận khác. Những giấy tờ và bằng chứng mà các công ty cung cấp cho nhóm khảo sát bao gồm (xem ví dụ một số bản chứng nhận do các doanh nghiệp cung cấp tại phụ lục 5):  Đối với gỗ nhập khẩu: Ngoài chứng chỉ do FSC cấp ra thì còn có một số chứng nhận khác, ví dụ như: Chuỗi hành trình sản phẩm (COC), Chương trình chứng thực chứng chỉ rừng (PEFC)13.  Với gỗ nội địa thu mua qua các đại lý hoặc thu mua trực tiếp từ dân: Các doanh nghiệp có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ như: giấy phép khai thác, bảng kê lâm sản, hóa đơn, giấy chứng nhận địa phương (xã, huyện), giấy chứng nhận của kiểm lâm, hồ sơ thanh lý, hợp đồng vận chuyển,… 11 Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp (Hội đồng quản lý rừng – Forest Stewardship Council) 12 Theo trả lời phỏng vấn từ các doanh nghiệp 13 Liệt kê từ các cuộc phỏng vấn với doanh nghiệp
  • 23. 18  Các giấy chứng nhận khác:Ngoài các chứng nhận về gỗ một số doanh nghiệp còn có chứng nhận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp BSCI,14 chứng nhận là thành viên lâm sản Việt Nam (GFTN)15 , chứng nhận chất lượng sản phẩm ISO… Phần lớn doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng đã biết về khái niệm gỗ hợp pháp. Có đến 60 doanh nghiệp (98%) trả lời là đã biết khái niệm gỗ hợp pháp (1 doanh nghiệp trả lời chưa biết, 2 doanh nghiệp không trả lời). 100% các doanh nghiệp muốn sử dụng gỗ hợp pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp biết và quan tâm đến gỗ hợp pháp chủ yếu từ yêu cầu của khách hàng khi xuất hàng sang những thị trường khắt khe về chất lượng và nguồn gốc xuất xứ như châu Âu. Có 4 doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp tự tìm hiểu thông tin về Thông tư 01/2012/TT- BNN&PTNT, Quy chế liên minh E số 995/2010 của nghị viện và hội đồng E .16 Ngoài ra, họ còn tìm hiểu thêm thông tin từ các cơ quan từ các ngành như kiểm lâm, hải quan, hiệp hội gỗ, hay một số tổ chức như GIZ, WWF, TFT thông qua các trang web hay hội thảo tập huấn. Nhận thức, thái độ và thực tiễn hiện nay của doanh nghiệp liên quan thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (nguồn gốc xuất xứ gỗ hợp pháp) Các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều nhận thức được những lợi ích của việc sử dụng gỗ hợp pháp mang lại, như: làm tăng uy tín doanh nghiệp, mang lại thêm khách hàng mới, dễ quản lý theo dõi, lưu trữ hồ sơ nhập xuất từng lô gỗ, dễ quản lý tình trạng tiêu hao vật tư, sử dụng và tồn kho cũng như dễ dàng chứng minh sự quan tâm và trách nhiệm của doanh nghiệp gỗ trong việc góp phần hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, thì các doanh nghiệp cũng nêu một số trở ngại khiến cho việc sử dụng gỗ hợp pháp ở doanh nghiệp gặp ít nhiều khó khăn. ”Việc thích ứng với yêu cầu về gỗ hợp pháp của FLEGT với các doanh nghiệp quy mô khác nhau là khác nhau. Nếu không có sự chuẩn bị và hỗ trợ cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn thì sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, và các doanh nghiệp nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn vì những doanh nghiệp này thường thu mua gỗ trong nước. Các doanh nghiệp lớn có thương hiệu, uy tín, nguồn lực dồi dào, thường xuyên nhập khẩu gỗ có nguồn gốc hợp pháp và đã có các chứng chỉ liên quan như FSC-COC sẽ dễ thích ứng, tuân thủ hơn những doanh nghiệp nhỏ có tiềm lực hạn chế. Nếu không được áp dụng hợp lý, đồng bộ, chi phí sử dụng gỗ hợp pháp có thể cao hơn làm tăng giá sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ)” 14 BSCI (Business Social Compliance Initiative)là bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh 15 Mạng lưới kinh doanh lâm sản Việt Nam (VFTN) là thành viên của Mạng lưới kinh doanh lâm sản toàn cầu (GFTN) thuộc tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) 16 4 doanh nghiệp tự tìm hiểu về khái niệm gỗ hợp pháp qua thông tư 01/2012/TT-BNN&PTNT: Công ty TNHH Trường Sơn và Công ty TNNH Thế Vũ – Bình Định, Công ty TNHH Một thành viên Anh Khôi – Đà Nẵng, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất dịch vụ Trường Thịnh – Thành phố Hồ Chí Minh
  • 24. 19 -Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Bình Định- Gỗ thu mua trong nước thường gặp khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc gỗ do người dân thiếu hiểu biết, không biết các loại giấy tờ cần cấp cho bên thu mua, thủ tục hành chính chứng nhận của cơ quan chức năng về nguồn gốc còn rườm rà, mất thời gian. “Gỗ đều có nguồn gốc. Với gỗ cao su bên công ty em có mua từ công ty Kôm tum. Công ty này lại mua gỗ từ công ty 15 về xẻ. Công ty 15 xuất hóa đơn cây cho Kômtum. Giữa 2 bên sẽ có hợp đồng đấu thầu, biên bản thanh lý và họ sẽ có cung cấp chứng từ cho công ty mình. Khi Komtum bán cho mình sẽ xuất hóa đơn gỗ cùng bản kê lâm sản, chỉ cần có xác nhận của công ty là gỗ trong nước. Còn với gỗ nhập thì phải có xác nhận của kiểm lâm. Nhà nước không công chứng cho dấu của công ty thương mại, nên công ty đóng dấu sao y của công ty và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mình. Khoảng 20% gỗ mua của một số công ty khác khi mình yêu cầu cung cấp chứng từ gặp khó khăn không đủ giấy tờ, ví dụ công ty Hùng Tính ở Bình dương” -Phỏng vấn một doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương- Một số khó khăn hiện nay các doanh nghiệp gặp phải khi có yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ Nhiều doanh nghiệp cho rằng hiện nay yêu cầu bên bán nguyên liệu trong nước cung cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc là rất khó khăn, thủ tục mất thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Nói chung, về thủ tục giấy tờ vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng nhiều khi hàng đã tới cảng rồi mà không xuất được, có khi lên đến vài tháng. Một số doanh nghiệp khi có đơn hàng mới bắt đầu mua nguyên liệu đầu vào, chứ không mua sẵn nguyên liệu. Một đơn hàng thường mất 6 đến 8 tuần. Nếu mặt hàng mới phải yêu cầu có bản vẽ thiết kế từ đầu thì thời gian mất hơn 2 tháng. Một số doanh nghiệp cho rằng, theo yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nhận thức được vấn đề sử dụng gỗ hợp pháp, nhưng khi doanh nghiệp yêu cầu người dân cung cấp giấy tờ chứng minh, do họ chưa quen với việc này và không quan tâm đến chứng minh nguồn gốc, nên người dân nghĩ doanh nghiệp gây khó dễ và bán cho các nơi khác. Vì vậy theo các doanh nghiệp, cần cung cấp thông tin hiệu quả giúp nâng cao nhận thức cho người dân khi doanh nghiệp đi thu mua gỗ sẽ thuận lợi hơn. “Mấy năm trước, có tình trạng một số doanh nghiệp mượn sổ đỏ người dân làm gì đó nên bây giờ người dân rất ngại trong việc cung cấp những chứng từ liên quan đến sổ đỏ cho doanh nghiệp. FSC cần nguồn gốc, cần sổ đỏ, khi yêu cầu họ không sẵn sàng cung cấp, họ nói gỗ có bấy nhiêu thôi thích thì mua” -Phỏng vấn một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi- Các doanh nghiệp cũng cho rằng, trên thực tế, nguồn gỗ tràm của các nơi cung cấp hiện nay còn lộn xộn, chưa thật sự sạch, nhiều khi hết hàng trong nước phải nhập từ nước thứ 3 như Campuchia không có nguồn gốc rõ ràng, hoặc gỗ tràm rừng trồng chưa
  • 25. 20 đủ độ lớn. Cũng có nhiều trường hợp trong gỗ này có trộn lẫn với gỗ vườn, và những gỗ này không được ủy ban nhân dân xã cung cấp giấy chứng nhận. Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, một số văn bản pháp luật hiện hành để áp dụng về nguồn gốc ở Việt Nam, chưa rõ ràng đầy đủ, hoặc các cơ quan có liên quan chưa hiểu một cách thống nhất làm doanh nghiệp gặp khó khăn. Những điều này nhiều khi làm cho doanh nghiệp chậm trễ xuất hàng lên đến mấy tháng do hải quan yêu cầu xác nhận mà cơ quan kiểm lâm không đồng ý xác nhận. Cuối cùng doanh nghiệp tự xác nhận và cam kết tự chịu trách nhiệm về gỗ của mình. Hay ví dụ như gỗ nhóm 7, kiểm lâm thường coi như củi vụn và không xác nhận, hải quan không cho xuất, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã có uy tín trong ngành này và quan tâm đến phát triển bền vững, sẵn sàng mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp nhưng nếu những thông tư, nghị định chưa rõ ràng, đầy đủ chi tiết dẫn đến doanh nghiệp chưa hiểu rõ để yêu cầu nhà cung cấp dẫn đến có thể một số gỗ và sản phẩm bị tồn. “Ví dụ gỗ nhà nước trồng, qua bao nhiêu năm đủ tuổi rồi thì đấu thầu khai thác, đơn vị trúng thầu tiến hành khai thác thì nguồn gốc rõ ràng từ A-Z nhưng lại không xuất được vì không có dấu xác nhận của kiểm lâm. Trong khi đó chính quyền địa phương (ủy ban nhân dân) xác nhận cho người dân thì hải quan lại chấp nhận và xuất được. Có trường hợp thì trồng 1000 cây đem ra xã, xã xác nhận, một bộ hồ sơ đầy đủ có khai thác, trung thầu, … vẫn không xuất được do thiếu dấu kiểm lâm” -Phỏng vấn tại một doanh nghiệp ở Thuận An, Bình Dương- Cũng theo một số doanh nghiệp có sử dụng gỗ cao su làm nguyên liệu thì, 95-96% gỗ cao su là gỗ rừng trồng, và theo doanh nghiệp thì nói chung đây là gỗ là hợp pháp, nhưng nhiều khi cũng gặp khó khăn khi sử dụng nguồn gỗ này. Vì vậy, nên định nghĩa lại rõ ràng thế nào là gỗ rừng trồng, cây cao su thành cây công nghiệp, sau khi khai thác hết rồi có quyền chặt và khai thác giống như những cây công nghiệp khác, ví dụ cây nhãn, vì cây cao su không phải là loại cây rừng trồng như các loại khác.17 Một số doanh nghiệp cũng nêu trở ngại chính là hồ sơ chứng minh hiện nay không rõ ràng. Hồ sơ để chứng minh với khách hàng hiện nay thường là các giấy tờ kiểm chứng của kiểm lâm, nhưng các mẫu hồ sơ hiện nay viết tay nhiều, chữ khó nhìn, khi chứng nhận cũng không rõ ràng. Thêm vào đó, hồ sơ cũng lưu trữ không tốt nên hay bị mất. Nếu là hàng gỗ có chứng chỉ FSC, doanh nghiệp thường xuyên phải lên trang mạng để kiểm tra xem giấy chứng chỉ FSC của nơi mình sắp nhập nguyên liệu có còn giá trị không. Các hồ sơ đầy đủ thường là gồm hợp đồng, hóa đơn, bảng kiểm (thông tin về hàng: khối lượng, kích thước, nguồn). Theo một số doanh nghiệp thì nguồn gỗ họ sử dụng ở các doanh nghiệp hiện nay, không phải là phi pháp mà hoàn toàn hợp pháp những vẫn chưa được các nhà nhập khẩu Châu Âu chấp nhận, do cách thể hiện và giấy tờ của mình chưa chuẩn và rõ ràng như ở nước ngoài. Ví dụ, gỗ cây keo khai thác từ rừng trồng là hoàn toàn hợp pháp, nhưng các doanh nghiệp nhiều khi cũng khó khăn khi chứng minh tính minh bạch của 17 Ý kiến của một số doanh nghiệp ở Bình Định
  • 26. 21 nó. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hỗ trợ về hành chính (thủ tục giấy tờ rõ ràng và thống nhất) để có thể chứng minh tốt nguồn gốc của các nguồn này. Nhìn chung, về các bằng chứng gỗ hợp pháp có một số doanh nghiệp cho rằng vì hiện nay doanh nghiệp vẫn chưa quản lý được toàn bộ quá trình vận chuyển gỗ từ nơi thu mua đến nơi lưu trữ, sản xuất nên việc đảm bảo 100% gỗ hợp pháp là rất khó, cần có những quy định, biện pháp kiểm soát và chế tài cụ thể cho khâu vận chuyển nguyên liệu gỗ. 3.3.1.3.Hiểu biết và kênh thông tin tiếp nhận về FLEGT/VPA hiện tại của các doanh nghiệp Trong các doanh nghiệp tham gia phỏng vấn, có 34 trong số 60 doanh nghiệp (chiếm 57%) trả lời đã biết đến FLEGT-VPA, còn 26 doanh nghiệp (chiếm 43%) chưa biết gì về FLEGT-VPA. 3 doanh nghiệp còn lại không có câu trả lời. Quy mô của 34 doanh nghiệp đã biết về FLEGT-VPA như sau: 3 doanh nghiệp có số lao động dưới 50, 4 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động, 11 doanh nghiệp có trên 100-300 lao động, 3 doanh nghiệp có trên 300 đến 500 lao động, 7 doanh nghiệp có trên 500 đến 1000 lao động và 5 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động.18 Mặc dù, có đến 57% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng họ đã biết thông tin về FLEGT/VPA, nhưng chỉ có một số ít doanh nghiệp như Công ty TNHH một thành viên Anh Khôi, Công ty Cổ phần Cẩm Hà là đã chủ động tìm hiểu về FLEGT/VPA và có hiểu biết rất tốt về FLEGT-VPA. Những doanh nghiệp khác đã biết về FLEGT- VPA nhưng không nắm rõ các nội dung chủ yếu khi được hỏi. Những doanh nghiệp có biết thông tin về FLEGT/VPA là những doanh nghiệp lớn, giá trị sản lượng xuất khẩu hàng năm thường trên 2 triệu SD. Ví dụ ở Bình Dương, phỏng vấn 20 doanh nghiệp thì có đến 14 doanh nghiệp trả lời đã biết thông tin về FLEGT. Ở Đà Nẵng cả 5 doanh nghiệp tham gia phỏng vấn đều trả lời có biết thông tin về FLEGT. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết về FLEGT-VPA của các doanh nghiệp là khác nhau. Những doanh nghiệp trả lời không biết gì về FLEGT/VPA thường là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản lượng xuất khẩu hàng năm thường dưới 1 triệu SD, chủ yếu là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Quảng Nam và Quảng Ngãi. Các doanh nghiệp hầu hết trả lời quan tâm và biết đến hiệp định FLEGT là do yêu cầu của khách hàng, đối tác. Khảo sát cho thấy, cho đến nay, các doanh nghiệp thường biết thông tin về FLEGT qua các hội thảo, các lớp tập huấn của các tổ chức và của hiệp hội gỗ (18/34 doanh nghiệp, chiếm 54%)19 , qua internet (7/34 doanh nghiệp chiếm 20%)20 . Xin xem hình 4 dưới đây. 18 Theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Dưới 300 lao động; dưới 100 tỉ là DNNVV trong ngành lâm sản. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&d ocument_id=88612 19 Trong đó có: 1 doanh nghiệp có 18 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 50 đến 100 lao động , 9 doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 300 đến 500 lao động, 3 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động và 1 doanh nghiệp có trên 1000 lao động
  • 27. 22 Hình 4: Kênh tiếp nhận thông tin về FLEGT/VPA hiện nay của doanh nghiệp Trong số 34 doanh nghiệp đã biết về FLEGT, thì 13 doanh nghiệp (chiếm 38%) cho rằng lĩnh vực‘Đẩy mạnh quản trị rừng’ là quan trọng nhất vì cho rằng khi quản trị rừng tốt giúp xác thực tính hợp pháp của gỗ tốt hơn và thúc đẩy việc thực thi lâm luật dễ dàng hơn và tác động tích cực đến môi trường. 9 doanh nghiệp (chiếm 26%) cho rằng “Thực thi lâm luật” có vai trò quan trọng trong bối cảnh Việt Nam còn tồn tại tình trạng khai thác gỗ lậu, gây khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ cho doanh nghiệp khi thu mua trong nước. Thực thi lâm luật tốt sẽ tác động đến toàn bộ hệ thống luật pháp liên quan như đất đai, trồng và khai thác gỗ rừng trồng, đến khâu chế biến, mua bán xuất khẩu, thuế phí, vận chuyển, môi trường từ đó giúp doanh nghiệp xác minh nguồn gốc gỗ hợp pháp, tăng uy tín doanh nghiệp và uy tín của nghành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế. 8 doanh nghiệp (24%) cho rằng “Phát triển thương mại lâm sản” là quan trọng vì giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường E , tăng sự công khai minh bạch trong mua bán thương mại giữa Việt nam và E , tăng ngân sách địa phương và thúc đẩy kinh tế phát triển. Còn lại 4 doanh nghiệp không có câu trả lời. 20 Trong đó có: 1 doanh nghiệp có 85 lao động, 2 doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động, 1 doanh nghiệp có 320 lao động, 3 doanh nghiệp có từ 500 đến 1000 lao động
  • 28. 23 Hai lĩnh vực được các doanh nghiệp quan tâm nhất trong 7 lĩnh vực thuộc kế hoạch hành động FLEGT là: ‘Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ’ và ‘Khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến từ gỗ hợp pháp’. Không có doanh nghiệp nào chọn hỗ trợ sáng kiến của các khu vực tư nhân (hình 5). Hình 5: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến các lĩnh vực trong kế hoạch hành động FLEGT Các doanh nghiệp cho rằng: “Hỗ trợ các quốc gia sản xuất gỗ có vai trò quan trọng” và ‘Khuyến khích thực thi các chính sách mua gỗ hợp pháp và sản phẩm chế biến từ gỗ hợp pháp’ có vai trò quan trọng. Hai nội dung này sẽ giúp hạn chế chặn phá rừng, khai thác gỗ chưa đủ tuổi và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ sang thị trường E . Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng các doanh nghiệp cần được hỗ trợ thông tin, kiến thức về FLEGT, hướng dẫn thủ tục hành chính, tránh sự chồng chéo, thắt nút khi ban hành các quy định pháp luật để họ có thể nhận thức và tích cực tham gia. Ngoài ra, cần có hướng dẫn doanh nghiệp tìm kiếm nguồn gỗ hợp pháp để sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc chứng nhận gỗ hợp pháp đối với gỗ nguyên liệu thu mua từ rừng trồng của dân, cung cấp thông tin cụ thể, đầy đủ về các yêu cầu từ thị
  • 29. 24 trường E (hướng dẫn kỹ thuật, quy định, tiêu chuẩn của E ); cấp phép FLEGT miễn phí cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường E . Tiến trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) đã đi đến xây dựng các dự thảo về định nghĩa gỗ hợp pháp (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) và định nghĩa gỗ hợp pháp đối với các loại hình tổ chức (như công ty, hiệp hội lâm sản). Trong số 30 doanh nghiệp trả lời câu hỏi này thì có 17 doanh nghiệp (chiếm 53%) cho rằng họ đã biết về định nghĩa gỗ hợp pháp áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, và có thể kể ra một nguyên tắc như: Gỗ hợp pháp là gỗ có nguồn gốc, xuất xứ; Gỗ khai thác có giấy phép khai thác, được lập bảng kê lâm sản có cơ quan Ủy ban nhân dân các cấp xác nhận; Khai thác gỗ trong nước, tuân thủ các khâu xử lý gỗ, vận chuyển mua bán gỗ, chế biến gỗ, xuất khẩu, thuế và lao động theo quy định của pháp luật; Có giấy phép xuất xưởng, khai thác, vận chuyển, lưu kho xuất khẩu hợp pháp. 13 doanh nghiệp còn lại (47%) chưa biết về những khái niệm này. Tương tự, 16 doanh nghiệp (53%) cho rằng họ đã biết khái niệm gỗ hợp pháp với loại hình tổ chức như công ty, hiệp hội lâm sản và kể ra một số nguyên tắc như: Khai thác gỗ trong nước tuân thủ về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng và quản lý môi trường; Tuân thủ các quy định nhập khẩu gỗ, các quy định về vận chuyển mua bán gỗ, các quy định về xuất khẩu, các quy định về thuế, quy định về người lao động; Có giấy phép trồng rừng, giấy phép khai thác lâm sản, bảng kê lâm sản được kiểm lâm sở tại xác nhận; Nguồn cung cấp gỗ hợp pháp; Công ty bán nguyên liệu phải có chứng nhận trồng rừng. 14 doanh nghiệp còn lại (47%) chưa biết đến các khái niệm này. Trong các khâu thuộc hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) được nhập khẩu vào EU gồm có: Kiểm soát sản xuất gỗ; Chế biến gỗ; Xác minh nội bộ; Cấp phép; Giám sát độc lập. 29 trong số 34 doanh nghiệp (85%) đã biết về FLEGT và đưa ra 49 ý kiến (tổng hợp trong hình 6). 18/49 ý kiến (37%) cho rằng “Kiểm soát sản xuất gỗ” có vai trò quan trọng nhất vì cần kiểm soát gỗ ngay từ đầu vào và suốt quá trình sản xuất để dễ dàng chứng minh cho khách hàng nguồn nguyên liệu hợp pháp, tránh được việc khai thác rừng chưa đủ tuổi, tăng uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc cấp phép cần tiến hành rõ ràng tạo điều kiện cho doanh nghiệp xúc tiến nhanh và đúng các hoạt động sản xuất, xuất khẩu theo hiệp định. Việc xác minh nội bộ chính xác để cấp phép cho các doanh nghiệp cũng tương tự như việc cấp cho các doanh nghiệp một thẻ thông hành vào thị trường châu Âu. 11 doanh nghiệp (chiếm 22%) cho rằng “Giám sát độc lập”, một trong những nội dung của TLAS, có vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp còn lại cho rằng khâu cấp phép, chế biến gỗ và xác minh nội bộ có vai trò quan trọng (tương ứng: 9/49 hay 18 %, 7/49 hay 14%, và 4/49 hay 8%).
  • 30. 25 Hình 6: Thứ tự ưu tiên và/ hoặc yếu tố quan trọng để đảm bảo việc thực hiện tốt hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp đối với doanh nghiệp Hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng với đối tác ở Châu Âu, một trong các yêu cầu do đối tác đưa ra là bắt buộc phải có một bên thứ ba làm trung gian xác minh, kiểm định quá trình sản xuất xem có đạt yêu cầu của họ không, chi phí thuê giám sát độc lập này có thể do khách hàng trả hoặc doanh nghiệp tự chi trả tùy theo đàm phán ở mỗi hợp đồng cụ thể. Hiện nay trên thế giới có một số đơn vị giám sát độc lập có văn phòng ở Việt Nam như SGS Việt Nam (công ty mẹ ở Thụy Sĩ) hay Quỹ Bảo tồn Rừng Nhiệt đới21 (TFT) hướng dẫn và giám định quá trình thu mua nguyên liệu hợp pháp (ví dụ công ty Cẩm Hà tại Quảng Nam là một khách hàng của TFT). Giám sát độc lập không phải là doanh nghiệp cũng không phải cơ quan chính phủ nên họ mang lại sự minh bạch và uy tín cho doanh nghiệp mặc dù phải tốn chi phí cho giám sát. Giám sát độc lập cũng giúp doanh nghiệp quan tâm, cẩn trọng hơn trong hoạt động kinh doanh sản xuất, kiểm soát quá trình chế biến gỗ, tránh pha trộn gỗ không rõ nguồn gốc. Ngoài ra giám sát độc lập cũng thường xuyên thông tin cập nhật những yêu cầu mới từ khách hàng hoặc những quy định mới từ thị trường cũng như hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thành những thủ tục pháp lý theo đúng yêu cầu. Trong số 34 doanh nghiệp đã biết về FLEGT, có 29 doanh nghiệp (88%) trả lời và đưa ra ý kiến về những yêu cầu quan trọng để có thể thực hiện được: Hệ thống luật pháp tin cậy; Cơ cấu hành chính; Hệ thống kỹ thuật để xác minh tính hợp pháp của gỗ. 19 trong số 29 doanh nghiệp trả lời câu này (chiếm 66% ) cho rằng: “Hệ thống kỹ thuật để xác minh tính hợp pháp của gỗ” có vai trò quan trọng nhất, bên cạnh “hệ thống luật pháp tin cậy” và “cơ cấu hành chính”. Cả ba nội dung này đều có mối liên hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau. 7/29 doanh nghiệp (chiếm 24%) cho rằng “Hệ thống luật pháp tin cậy” sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu hợp pháp; “Cơ cấu hành chính” nên giảm bớt các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa và hệ thống hành chính điện tử, có các hệ thống kỹ thuật, hệ thống thống tin, hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi 21 (Tropical Forest Trust), ghi theo liệt kê của các doanh nghiệp.
  • 31. 26 cho doanh nghiệp trong việc kinh doanh. Chỉ có 3 doanh nghiệp (chiếm 10%) cho rằng cơ cấu hành chính có vai trò quan trọng.Còn lại 4 doanh nghiệp trong số những doanh nghiệp đã trả lời có hiểu biết về FLEGT không có ý kiến gì. 28/34 doanh nghiệp (82%) đã biết về FLEGT có câu trả lời về TLAS trong đó 21/28 doanh nghiệp đã biết về FLEGT nhưng chưa biết về dự thảo TLAS (chiếm 75%). Số đã biết là 7/28 (25%) cũng đa phần chỉ nghe nói đến và không nắm được các chi tiết và nội dung về TLAS. 4.3.2. Vai trò của các Hiệp hội Gỗ đối với doanh nghiệp trong vấn đề FLEGT-VPA Tất cả các hiệp hội gỗ tại Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đều đã có những hoạt động liên quan đến FLEGT/VPA, ví dụ như: Hội thảo về chủ đề FLEGT/VPA do Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA); các hội thảo do TFT tổ chức từ năm 2011, 2012, 2013. Ngoài ra các hiệp hội cũng có cơ hội tiếp cận các văn bản pháp quy của E liên quan đến gỗ như: văn bản số 995, 60722 . Các hiệp hội cũng có ý kiến tham mưu và góp ý cho tổng cục lâm nghiệp về dự thảo định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) và hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (TLAS). Trong số bốn hiệp hội gỗ địa phương, thì có một hiệp hội có có cán bộ chuyên trách truyền thông (Bình Dương), hai hiệp hội có cán bộ kiêm nhiệm là HAWA và hiệp hội Bình Định. Hiệp hội ở Đà Nẵng không có cán bộ phụ trách truyền thông. Phụ trách công tác truyền thông của hiệp hội thường do chủ tịch hoặc phó chủ tịch trực tiếp làm hoặc do một cán bộ hành chính phụ trách kiêm nhiệm. HAWA và hiệp hội ở Bình Định có bài viết trên báo Nông nghiệp Việt nam, báo địa phương (báo Bình Định).Ngoài ra hai hiệp hội này cũng có các hoạt động tập huấn cho hội viên và các bên liên quan như sở NN&PTNT, Sở công thương. Thường khi có các sự kiện, truyền thông tự chủ động đến và đưa tin nếu quan tâm, các hiệp hội chưa chủ động có liên hệ và cung cấp thông tin cho truyền thông. Các hiệp hội phần lớn thông tin cung cấp cho báo chí dưới hình thức phỏng vấn cá nhân hoặc tài liệu phát tại hội thảo. Các hiệp hội hoạt động chủ yếu nhờ hội phí hoặc tài trợ từ các hội viên nên chưa có kinh phí riêng cho công tác truyền thông. Hoạt động truyền thông đã tiến hành cho đến nay, sử dụng các kênh truyền thông trên truyền hình và báo giấy. Kinh phí thường do các tổ chức tài trợ. Ví dụ như, hợp tác với Forest Trend thực hiện phóng sự trên VTV223 . Hoặc lớp tập huấn do GIZ tài trợ, hiệp hội mời truyền thông đưa tin, làm phóng sự tại địa bàn dự án. 22 Quy chế số 995/2010 (2010) của Nghị viện và Hội đồng châu Âu quy định đối với những nhà kinh doanh đưa gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường; Qui chế số 607/2012 (2012) của Nghị viện và Hội đồng châu Âu hướng dẫn thực hiện qui chế 995/2010 23 Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: http://www.youtube.com/watch?v=EDC6O3bn4IQ&list=PLun_dpPBjlMK_hsT_wNbDK7sAjcn2rqJJ, truy cập ngày 7/7/2013; Chuyện ở xưởng xẻ: http://www.youtube.com/watch?v=TFgwmQq7ly0, truy cập ngày