SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006
1
Tạp chí bảo vệ thực vật
Tòa soạn: Viện Bảo vệ thực vật, Từ Liêm, Hà Nội
ĐT: 8389724 - Fax: 8363563
Email: nipp-tonghop@hn.vnn.vn
Cục Bảo vệ thực vật, 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 8573808 - Fax: 5330043
Email: lkh@fpt.vn
ISSN 0868-2801
Năm thứ XXXV
Số 1 - 2006
Môc lôc
Contents
trang
chñ tr−¬ng ®−êng lèi
1. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống rầy nâu 3
2. Chỉ thị của Bộ NN và PTNT về việc phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long 5
Kết quả nghiên cứu khoa học
3. Trần Đăng Hòa, Takagi Masami - Đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi đục
lá hành Liriomyza chinensis (Kato) 7
Morphological and biological characteristics of the stone leek leafminer
Liriomyza chinensis (Kato)
4. Trần Thị Việt Hà, Nguyễn Hữu Đạt, Bùi Cách Tuyến, Lê Đình Đôn - ảnh
hưởng của biện pháp xử lý nhiệt lên sự phát triển của nấm Fusarium lateritium
gây đốm quả thanh long 13
Heat treatment on Fusarium laterium damaging dragon fruits
5. Nguyễn Thanh Bình, Đàng Năng Bửu, Đặng Minh Tâm, Nguyễn Ngọc Triển,
Hoàng Thị Mỹ Lệ và CS - Kết quả chọn lọc giống bông cỏ số 6 kháng bệnh
xanh lùn 17
Results of sereening on asian cotton varietty No6 for cotton blue disease
resistance
6. Đoàn Thị Thanh - Phân lập, chẩn đoán bệnh bạc lá lúa bằng kỹ thuật phân tử và
bảo quản nguồn bệnh cho nghiên cứu 20
Identification of rice bacterial leaf blight Xanthomonas oryzae by PCR
chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006
2
7. Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt, Phạm Văn Lầm - Một số dẫn liệu về thiên địch
của sâu hại cây mãng cầu xiêm (Anrona muricata L). ở Bình Chánh (TP. HCM) 24
Findings species composition of natural enemies habiting on soursop (Annona
muricata L.) at Binh Chanh district (Ho Chi Minh city)
Chỉ đạo bảo vệ thực vật
8. Cục BVTV - Một số kết quả phòng chống rầy nâu hại lúa tại các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long 30
9. Hoàng Văn Thông - Những nhiệm vụ công tác trọng tâm của ngành Bảo vệ thực
vật năm 2006 32
10. Đinh Văn Đức - Chủ động phòng trừ sinh vật hại lúa vụ Đông Xuân 2005 -
2006 35
11. Vũ Khắc Nhượng - Hiện tượng đốm lá - nứt thân cây dưa hấu và các biện pháp
ngăn ngừa 37
Trao đổi thông tin và kinh nghiệm
12. Cục Bảo vệ thực vật - Chương trình IPM quốc gia Việt Nam 39
13. Viện Bảo vệ thực vật - Sâu vòi voi hại cói ở Nga Sơn, Thanh Hóa 40
14. Chi cục BVTV Quảng Ngãi - Đánh giá hiệu lực một số thuốc trừ sâu sinh học
đối với sâu xanh và sâu tơ hại cây cải bẹ. 42
15. Ban Biên tập - Hoạt động Tạp chí Tạp chí Bảo vệ thực vật năm 2005 43
chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006
3
CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RẦY NÂU
ĐIỆN KHẨN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ,
Văn hóa thông tin;
- Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Báo
Nhân dân.
Số: 207/TTg-NN, ngày 15 tháng 02 năm 2006
Hiện nay, ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có hàng chục ngàn ha lúa vụ đông xuân, vụ 3
đang bị nhiễm rầy và bệnh đạo ôn, trong đó có hàng ngàn ha nhiễm nặng rầy nâu. Mật độ rầy phổ biến
3000 con /m2
, nơi cao 5000 - 6000 con/m2
, cá biệt trên 10.000 con /m2
. Mặc dù các địa phương, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các biện pháp dập, phòng chống dịch, nhưng do mật
độ rầy quá cao nên đã có một số diện tích bị cháy đặc biệt là trên các giống lúa nhiễm nặng. Theo dự
báo của cơ quan bảo vệ thực vật thời gian tới sẽ có đợt rầy non nở rộ, mật độ rầy cao tương tự đợt vừa
qua và sẽ gây hại trà lúa đông xuân muộn giai đoạn trỗ bông, nếu không được phòng trừ kịp thời, rầy
có khả năng gây cháy trên diện rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và sản lượng lúa đông
xuân. Để chủ động dập tắt rầy nâu và bệnh đạo ôn không để lây lan, Thủ tướng Chính phủ chị thị:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo và huy
động mọi nguồn lực tại địa phương, phát động toàn dân tham gia chiến dịch dập tắt rầy nâu, cứu lúa
theo chỉ đạo cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan bảo vệ thực vật địa
phương, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở
địa phương, nghiêm cấm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh để tăng giá và bán
thuốc giả, thuốc kém phẩm chất; chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách địa phương
năm 2006 về thiên tai dịch bệnh để hỗ trợ ngay việc mua hóa chất bảo vệ thực vật và chi phí cho công
tác phòng chống dịch.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng
đồng bằng sông Cửu Long và cơ quan bảo vệ thực vật các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác
dập tắt dịch, bệnh, nhất là các tỉnh đang bị nhiễm rầy nâu nặng; chỉ đạo các công ty kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật cung ứng đầy đủ thuốc đặc hiệu để dập tắt dịch rầy nâu, bệnh đạo ôn và các đối tượng
gây hại khác; tổ chức tốt công tác dự tính, dự báo tình hình rầy nâu và các loại sâu, bệnh khác và
thông báo kịp thời cho các địa phương và nhân dân biết để chủ động dập tắt dịch và phòng trừ; hướng
dẫn nông dân chuyển đổi mùa vụ sản xuất và sử dụng cơ cấu giống lúa phù hợp có năng suất, chất
chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006
4
lượng cao, ít có khả năng bị nhiễm rầy nâu, sâu bệnh khác.
3. Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long thông tin kịp thời dự báo tình hình rầy
nâu, sâu, bệnh và các biện pháp phòng trừ để mọi người dân chủ động dập tắt và phòng trừ dịch bệnh
đạt kết quả.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- VPCP:BTCN, các PCN: Nguyễn Công Sự, Nguyễn
Quốc Huy, Trần Quốc Toán, các Vụ: KTTH, KH,
VX, TH;
- Người Phát ngôn của Thủ tướng;
- Lưu VT, NN (3).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––– ––––––––––––––––––––––––––––
chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006
5
Số: 12/2006/CT-BNN Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2006
CHỈ THỊ
Về việc phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Trước tình hình rầy nâu gây hại trên diện rộng vụ lúa đông xuân 2005 - 2006 ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện khẩn số 267/TTg-NN ngày 15/02/2006 chỉ thị
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và các
Bộ, ngành liên quan về công tác phòng trừ rầy nâu hại lúa.
Ngày 16/02/2006 tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội
nghị quán triệt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện khẩn nói trên. Để thực hiện nghiêm túc,
có hiệu quả Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng trừ và ngăn chặn sự lây lan của
rầy nâu, bảo vệ tốt lúa đông xuân đến cuối vụ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị
thực hiện các nhiệm vụ cấp bách sau:
1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu ở các cấp để chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng trừ rầy
nâu hại lúa đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thành lập Ban chỉ đạo trung ương. Tại các địa phương, Ban chỉ đạo tỉnh /thành phố do Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, Ban chỉ đạo huyện, xã do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện, xã thành lập.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động lực lượng ngành Bảo vệ thực vật, Trồng trọt
và Khuyến nông của tỉnh /thành phố xuống cơ sở để nắm tình hình và tham gia công tác phòng trừ rầy
nâu, trong trường hợp có dịch nặng phải huy động tối đa nhân lực và kinh phí để dập tắt dịch.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các đoàn kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ
thực vật trên địa bàn để ngăn chận và xử lý nghiêm các trường hợp bán thuốc kém chất lượng, thuốc
giả hoặc nâng giá thuốc. Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo kiểm tra ở một số vùng trọng điểm.
4. Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh /thành phố liên tục theo dõi diễn
biến tình hình dịch bệnh trên lúa đông xuân, thực hiện công tác dự tính, dự báo về rầy nâu và bệnh đạo
ôn để cung cấp thông tin và hướng dẫn kịp thời đến nông dân, đồng thời cung cấp cho các cơ quan
thông tin đại chúng để đưa tin.
5. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn cho nông dân
được thực hiện dưới các hình thức:
- Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Trung tâm khuyến nông quốc gia in một triệu tờ bướm để phân
phát đến nông dân và các đại lý thuốc bảo vệ thực vật (phát lại cho nông dân khi họ đến mua thuốc),
làm phim ngắn cung cấp cho các đài truyền hình trung ương, địa phương và sang ra đĩa CD để phân
phát cho các địa phương làm tài liệu tuyên truyền.
- Ở địa phương đang có lúa bị nhiễm rầy nâu hay có nguy cơ cao lây nhiễm rầy nâu, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm khuyến nông tỉnh /thành
chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006
6
phố tổ chức tập huấn tại chỗ, đầu bờ cho nông dân về biện pháp phòng chống rầy nâu, nhất là sử dụng
đúng thuốc bảo vệ thực vật.
6. Cục Trồng trọt chủ trì phối hợp với các Viện, trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong vùng đánh giá cụ thể mức độ nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn qua thực tế trên đồng ruộng của các
giống lúa đang được sử dụng trong sản xuất; đánh giá hiệu quả của chương trình "3 giảm 3 tăng" đối
với giảm mức độ nhiễm sâu bệnh; đề xuất việc điều chỉnh cơ cấu giống lúa cho vụ hè thu tới ở đồng
bằng sông Cửu Long.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thủ
trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện khẩn trương các nội dung nêu trên cho đến cuối vụ lúa
đông xuân 2006 và báo cáo thường xuyên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực
hiện chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để báo cáo);
- Sở NN -PTNT các tỉnh /thành ĐBSCL;
- Các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ;
- Các cơ quan thông tin đại chúng;
- Lưu.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Bùi Bá Bæng
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
7
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH VẬT HỌC CỦA
RUỒI ĐỤC LÁ HÀNH Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae)
MORPHOLOGICAL AND BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE STONE
LEEK LEAFMINER Liriomyza chinensis (Kato)
(Diptera: Agromyzidae)
Trần Đăng Hòa (1)
Takagi Masami(2)
Abstract
The stone leek leafminer, Liriomyza chinensis (Kato), has become a serious pest on Allium spp. in
Vietnam. However, the knowledge of L. chinenis is still limited.
The morphology of L. chinensis adults collected from Vietnam and Japan was described. To
distinguish different larval instars, some morphological characteristics such as the lengths of mouth
hook, cephalopharyngeal skeleton, body and mine were measured. The lengths of mouth hook and
cephalopharyngeal skeleton of first, second and third instars were 0.021 mm and 0.089 mm, 0.054 mm
and 0.165 mm, and 0.092 mm and 0.261 mm, respectively.
The biology of the leafminer on japanese bunching onion was investigated at constant temperatures
of 20, 25 and 30o
C and a photoperiod of 16L: 8D. Developmental time for the immature stages was
35.3, 22.5 and 17.1 days at 20, 25 and 30o
C, respectively; pupal development lasted slightly longer
than the combined egg and larval stages. The females laid a mean of 108 eggs and fed on 1013.9
punctures during an average lifespan of 9 days at 25o
C.
Keywords: Liriomyza chinensis (Kato), mouth hook, cephalopharyngeal skeleton.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ruồi đục lá hành, Liriomyza chinensis (Kato),
gây hại nghiêm trọng trên hành (Allium spp.) tại
Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản,
Singapore, Thái Lan, Trung Quốc (Chen et al.,
2003; Shiao, 2004; Spencer, 1973). Trong những
năm gần đây, ruồi đục lá hành gây hại trên hầu
hết các vùng trồng hành ở Việt Nam (Tran et al.,
2005a). Ruồi đục lá thường phát sinh nhanh và
lứa gối nhau nên nông dân đã sử dụng nhiều loại
thuốc trừ sâu với tần suất và nồng độ phun rất
cao nhưng hiệu quả trừ ruồi đục lá hành không
cao. Phun thuốc hóa học không đúng đã ảnh
hưởng đến quần thể ong ký sinh và làm tăng tính
kháng thuốc của ruồi đục lá dẫn đến mật độ ruồi
tăng trên đồng ruộng (Tran & Takagi, 2005b;
Tran et al., 2005).
Nhận biết chính xác đặc điểm hình thái, các
đặc điểm sinh học sinh thái của ruồi đục lá hành
là cơ sở cho việc xác định các biện pháp phòng
trừ hợp lý. Bài viết này cung cấp một số dẫn liệu
về hình thái, thời gian vòng đời, khả năng sống
và đẻ trứng của ruồi đục lá hành.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Phương pháp nuôi sâu: Ruồi đục lá L.
chinensis được nuôi trên giống hành lá Allium1. Trường ĐHNL Huế
2. ĐH Kyushu, Nhật Bản
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
8
fistulosum L. tại phòng thí nghiệm Côn trùng
thiên địch Đại học Kyushu, Nhật Bản. Mỗi cây
hành được trồng trong chậu nhựa đường kính
9cm. 15 chậu nhựa này đặt vào một khay nhựa
(32 x 44 x 6cm). Đặt các khay này trong nhà kính
có nhiệt độ 20±5o
C và ẩm độ 60±10%. Thả 100
ruồi trưởng thành loài L. chinensis (50 đực +50
cái) vào lồng nhựa (45 x 30 x 45cm) có 6 cây
hành ở giai đoạn 2-3 lá. Sau 24 giờ, lấy các chậu
hành này ra, phủ một tờ giấy thấm (đường kính
11cm) trên mỗi chậu hành để ngăn sâu non hóa
nhộng trong đất. Sau đó đưa vào tủ nuôi sâu
(nhiệt độ 25o
C, ẩm độ 70-80% và chế độ chiếu
sáng là 16h sáng và 8h tối). Có nhộng thì để vào
đĩa Petri (đường kính 9cm) có chứa đất ẩm và đặt
trong tủ nuôi sâu. Khi trưởng thành vũ hóa sử
dụng làm thí nghiệm tiếp theo.
Mô tả hình thái của trưởng thành: Vào
tháng 3 và 6 năm 2004 và tháng 3 và tháng 7 năm
2005, các lá hành bị ruồi đục lá được thu từ vùng
trồng hành ở Thanh Hóa, Huế, Quảng Nam đem
về phòng thí nghiệm Bộ môn BVTV (Trường
ĐHNL Huế). Ruồi trưởng thành vũ hóa từ các lá
hành bị hại được thu và bảo quản trong ethanol
70%. Mẫu vật được TS Akeo Iwasaki (Trung tâm
NCNN Hokkaido, Nhật Bản) giám định tên khoa
học. Hình thái của ruồi đục lá hành được mô tả
theo Spencer (1973) và Shiao (2004).
Phân biệt tuổi sâu non: Sau khi thấy đường
đục xuất hiện trên lá hành, tiến hành thu sâu non
12 giờ /lần và cho vào lọ có ethanol 70%. Đo
kích thước cơ thể, chiều dài đường đục, móc
miệng và xương họng của sâu non các tuổi theo
Petitt (1990), Tran & Takagi (2005a).
Theo dõi thời gian phát dục các pha ở nhiệt
độ khác nhau: Cho 6 cây hành có trứng mới đẻ
của ruồi L. chinensis vào tủ nuôi sâu ở các nhiệt
độ ổn định là 20, 25 và 30o
C, với chế độ 16h
sáng: 8h tối. Theo dõi thời gian trứng nở 12
giờ/lần. Sau khi trứng nở (đường đục xuất hiện),
dùng bút dạ đánh dấu đường đục. Sử dụng các
sâu non nở cùng một thời gian để xác định thời
gian phát dục của sâu non. Theo dõi thờì gian
phát dục của chúng 12 giờ /lần. Khi nhộng xuất
hiện, thu chúng để riêng rẽ trong đĩa Petri (đường
kính 6cm) có đất ẩm. Theo dõi thời gian vũ hóa
trưởng thành. Ngay sau khi vũ hóa, cho 2 trưởng
thành đực và 1 trưởng thành cái vào một lồng
nhựa (35 x 20 x 25cm) có 1 cây hành. Không cho
ruồi ăn thêm. Đặt các lồng nhựa này trong tủ nuôi
sâu ở nhiệt độ 25o
C, chế độ 16h sáng: 8h tối.
Thay cây hành hàng ngày. Nếu trưởng thành đực
chết thì cho trưởng thành đực mới vũ hóa vào
lồng cho đến khi trưởng thành cái chết. Hàng
ngày đếm số lượng vết châm và trứng do mỗi
trưởng thành cái đẻ; ghi nhận thời gian sống của
trưởng thành.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái của trưởng thành
Tất cả 251 cá thể ruồi đục lá trên ruộng hành
thu được ở Thanh Hóa, Huế và Quảng Nam đều
thuộc loài ruồi đục lá hành Liriomyza chinensis
(Kato) (Diptera: Agromyzidae). Hình thái của
trưởng thành ruồi đục lá hành thu được ở Việt
Nam giống với ruồi đục lá hành nuôi ở Trung
tâm nghiên cứu nông nghiệp Fukuoka, Nhật Bản.
Trưởng thành là một loài ruồi nhỏ, sải cánh
rộng 1,6-1, 9 mm. Đầu, phía trước mặt, phía sau
mắt kép có màu vàng. Gốc lông thẳng đứng phía
ngoài đỉnh đầu có màu đen, gốc lông phía trong
có màu vàng. Đây là đặc điểm quan trọng để
phân biệt sự khác nhau của các loài đục lá thuộc
giống Liriomyza. Râu đầu 3 đốt có góc cạnh.
Mảnh cứng scutellum và mảnh ngực giữa
mesonotum có màu đen. Bụng có màu đen. Mặt
lưng bụng không có rãnh dọc màu vàng. Độ dài
của rãnh dọc này là đặc điểm cơ bản để phân biệt
L. chinenis với L. sativae, L. bryoniae, L.
huidobrensis, L. trifolii và L. brassicae (Shiao,
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
9
2004). Trưởng thành cái có ống đẻ trứng cứng,
dài, màu đen (hình 1).
Hình 1. Phần bụng của ruồi đục lá hành
L. chinensis: Ruồi đực (1), ruồi cái (2)
3.2. Phân biệt tuổi sâu non
Sâu non có 3 tuổi. để phân biệt tuổi sâu non,
có thể dựa vào kích thước cơ thể và độ dài đường
đục (bảng 1). Tuy nhiên, kích thước cơ thể và độ
dài đường đục có thể thay đổi tùy thuộc vào mật
độ sâu non trên một đơn vị diện tích lá. Khi mật
độ sâu non cao xảy ra hiện tượng cạnh tranh giữa
các cá thể nên kích thước sẽ giảm (Petitt &
Wietlisbach, 1992).
Bảng 1. Chiều dài móc miệng, xương họng, cơ thể và đường đục của
sâu non ruồi đục lá hành L. chinensis ở nhiệt độ 250
C
Tuổi sâu non Tuổi 1 N Tuổi 2 N Tuổi 3 N
Móc miệng
(mm)
0,021±0,0003
(0,018-0,026)
42 0,054±0,0004
(0,042-0,064)
103 0,092±0,0012
(0,076-0,113)
56
Xương họng
(mm)
0,089±0,0014
(0,065-0,114)
42 0,165±0,0018
(0,126-0,203)
103 0,261±0,0037
(0,213-0,314)
56
Cơ thể
(mm)
0,685±0,023
(0,425-0,97)
34 1,429±0,039
(0,831-2,35)
105 2,61±0,066
(1,68-3,63)
61
Đường đục
(mm)
6,4 ± 0,59
(2,3 - 13,9)
21 12,2 ± 0,89
(5,2 - 19,2)
21 37,2 ± 2,68
(10,8 - 63,9)
21
N (số cá thể theo dõi); (giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất)
Khi so sánh sự khác nhau giữa các tuổi sâu non
của ruồi đục lá L. trifolii, Minkenber (1999) nhận
thấy rằng chiều dài móc miệng của sâu non là một
đặc điểm phân biệt quan trọng. Tuy nhiên Head et al.
(2002) lại phát hiện có sự trùng lặp về chiều dài móc
miệng giữa sâu non các tuổi của ruồi đục lá L.
huidobrensis. Chúng tôi đã sử dụng cả hai chỉ tiêu
chiều dài móc miệng và xương họng (hình 2) để
phân biệt tuổi sâu non của ruồi đục lá hành L.
chinensis. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng không
có sự trùng lặp về chiều dài móc miệng và xương
họng giữa 3 tuổi của sâu non ruồi đục lá hành (hình
3).
Hình 2. Móc miệng và xương họng của sâu non
ruồi đục lá hành L. chinensis
Hình 3. Sự liên hệ giữa chiều dài móc miệng và
xương họng của sâu non các tuổi của ruồi đục lá
hành L. chinensis
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
10
3.3. Thời gian phát dục của các giai đoạn
trước trưởng thành
Thời gian phát dục của trứng, sâu non các
tuổi và nhộng của loài L. chinensis phụ thuộc
vào nhiệt độ. Trong khoảng 20-30o
C, nhiệt độ
càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn
(bảng 2). Ruồi đẻ trứng trong mô lá. Thời gian
phát dục của trứng là 2,3; 3,4 và 5,5 ngày
tương ứng ở nhiệt độ 30, 25 và 20o
C. Sâu non
tuổi 1 lột xác thành tuổi 2 sau 1, 2 đến 2,3
ngày. Thời gian phát dục của tuổi 2 là 0, 8 đến
2,6 ngày. Thời gian phát dục của tuổi 3 từ 1, 9
đến 2,9 ngày. Cuối tuổi 3, sâu non đục 1 lỗ
thoát ra ngoài đường đục, rơi xuống đất hóa
nhộng. Thời gian phát dục của nhộng là 10,9;
13,6 và 22,0 ngày ở nhiệt độ 30, 25 và 20o
C
(tương ứng).
Bảng 2. Thời gian phát dục các pha của ruồi đục lá hành
L. chinensis ở nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ
(o
C)
Thời gian phát dục các pha (ngày)
Trứng Sâu tuổi 1 Sâu tuổi 2 Sâu tuổi 3 Nhộng
20 5,5±0,02 a
(224)
2,3±0,06 a
(43)
2,6±0,05 a
(48)
2,9±0,09 a
(98)
22,0±0,1 a
(46)
25 3,4±0,06 b
(50)
1,5±0,06 b
(35)
1,7±0,05 b
(72)
2,3±0,07 b
(61)
13,6±0,08 b
(68)
30 2,3±0,02 c
(339)
1,2±0,03 b
(39)
0,8±0,03 c
(44)
1,9±0,07 b
(58)
10,9±0,09 c
(29)
Trung bình của một giai đoạn phát dục ở các nhiệt độ khác nhau có cùng chữ là không khác nhau
có ý nghĩa bởi phương pháp so sánh Turkey’s HSD, phân tích phương sai (ANOVA) một nhân tố,
P<0,05.
Giá trị trong ngoặc là số cá thể theo dõi
Khi áp dụng các biện pháp hóa học cũng như
sinh học để phòng trừ một loài sâu hại thì hiệu
lực tiêu diệt sâu khác nhau giữa các tuổi sâu. Hầu
hết các loại thuốc trừ sâu có hiệu lực cao hơn đối
với sâu non tuổi 1 so với sâu non tuổi 3 của ruồi
đục lá L. trifolii (Parrella et al., 1982). Petitt &
Wietlishbach (1993) đã tìm thấy khả năng ký
sinh sâu non tuổi 2 và tuổi 3 ruồi đục lá L.
sativae của ong Opius dissitus (Hym:
Braconidae) là cao hơn so với tuổi 1. Vì vậy, số
liệu về thời gian phát dục của ruồi đục lá hành L.
chinensis ở các điều kiện nhiệt độ (bảng 2) có thể
sử dụng để điều tra xác định tỷ lệ các giai đoạn
phát dục của ruồi đục lá trên đồng ruộng, từ đó xác
định thời gian áp dụng các biện pháp phòng trừ
hợp lý.
3.4. Thời gian sống, khả năng ăn thêm và
đẻ trứng của trưởng thành
Ở nhiệt độ 25o
C, trưởng thành cái sống trung
bình 9 ngày. Trong khoảng thời gian đó, mỗi
trưởng thành cái đẻ được 108 trứng và châm
1013, 9 vết châm để ăn thêm. Ruồi trưởng thành
cái đẻ trứng sau khi vũ hóa 2,4 ngày và sau đẻ
trứng sống trung bình 0,6 ngày (bảng 3).
Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục lá hành L. chinensis ở 25o
C
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
11
Chỉ tiêu theo dõi Các giá trị theo dõi (TB±SE)
Ăn thêm (số vết châm) 1013,9 ± 199,1 (191 - 2592 )
Thời gian sống (ngày) 9,0 ± 1,1 (4 - 14)
Đẻ trứng (số đường đục) 108,0 ± 22,3 (17 - 281)
Thời gian trước đẻ trứng (ngày) 2,4 ± 0,7 (0 - 8)
Thời gian sau đẻ trứng (ngày) 0,6 ± 0,2 (0 - 2)
Số cá thể theo dõi 11
Giá trị trong ngoặc là giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất
Sự gây hại của ruồi đục lá hành L. chinensis
trên cây hành rất giống với các loài ruồi đục lá
khác thuộc giống Liriomyza: sâu non đục trong
lá, ăn biểu bì lá; trưởng thành cái dùng ống đẻ
trứng châm lên lá để đẻ trứng hoặc ăn thêm.
Trưởng thành ăn dịch tiết ra từ các vết châm
(Parrella, 1987). Trưởng thành cái chỉ đẻ trứng
vào khoảng 10% số vết châm (Tran & Takagi,
2005a). Vết châm trên lá làm giảm quang hợp
của cây và có thể làm chết cây con (Elmore &
Ranney, 1954). Vì vậy khả năng ăn thêm của
trưởng thành cũng là một chỉ tiêu để đánh giá
thiệt hại do ruồi đục lá gây nên. Thời gian sống
và khả năng đẻ trứng của ruồi đục lá phụ thuộc
vào nhiệt độ và thức ăn (Parrella, 1987). Trong
thí nghiệm này trưởng thành không được ăn
thêm. Tuy nhiên, trên đồng ruộng, trưởng thành
có thể ăn thêm mật hoa, chất bài tiết của rệp…
nên thời gian sống có thể kéo dài và khả năng đẻ
trứng có thể nhiều hơn. Một số nghiên cứu đã
khẳng định sự tương quan thuận giữa tính ăn
thêm, thời gian sống và khả năng đẻ trứng của
sâu đục lá (Minkenberg, 1990; Tran & Takagi,
2005a).
IV. KẾT LUẬN
- Ruồi đục lá hành ở Việt Nam là loài
Liriomyza chinenis (Kato) thuộc họ
Agromyzidae, bộ hai cánh Diptera. Sâu non của
L. chinensis có 3 tuổi. Dựa vào kích thước móc
miệng và xương họng để phân biệt tuổi sâu non
là chính xác nhất.
- Thời gian phát dục pha trứng, sâu non các
tuổi và nhộng của L. chinensis phụ thuộc vào
nhiệt độ. Trong khoảng 20-300
C, nhiệt độ
càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn.
Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành
là 35,3; 22,5 và 17,1 ngày tương ứng ở nhiệt
độ 20, 25 và 30o
C.
- Ở nhiệt độ 25o
C, trưởng thành cái sống
trung bình 9 ngày, đẻ 108 trứng và châm 1013, 9
vết châm để ăn thêm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chen, X. X., X. Y. Lang, Z. H. Xu, J. H. He
and Y. Ma, 2003. The occurrence of leafminers
and their parasitoids on vegetables and weeds
in Hangzhou area, Southeast China.
BioControl, 48: 515-527
Head, J., K. F. A. Walters and S. Langton,
2002. Utilisation of morphological features in
life table studies of Liriomyza huidobrensis
(Dipt., Agromyzidae) developing in lecttuce. J.
Appl. Ent., 126: 349-354
Parrella, M. P., 1987. Biology of Liriomyza.
Ann. Rev. Entomol., 32: 201-224
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
12
Parrella, M. P., K. L. Robb and P.
Morishita, 1982. Response of Liriomyza trifolii
(Diptera: Agromyzidae) larvae to insecticides,
with notes about efficacy testing. J. Econ.
Entomol., 75: 1104-1108
Petitt, F. L., 1990. Distinguishing larval
instars of the vegetable leafminer, Liriomyza
sativae (Diptera: Agromyzidae). Flo. Entomol.,
73: 280-286
Petitt, F. L. and D. O. Wietlisbach, 1992.
Intraspecific competition among same-aged
larvae of Liriomyza sativae (Diptera:
Agromyzidae) in lima bean primary leaves.
Environ. Entomol. 21: 136-140
Petitt, F. L. and D. O. Wietlisbach, 1993.
Effects of host instar and size on parasization
efficiency and life history parameters of Opius
dissitus. Entomol. Exp. Appl., 66: 227-236
Shiao, S. F., 2004. Morphological diagnosis
of six Liriomyza species (Diptera:
Agromyzidae) of quarantine importance in
Taiwan. Appl. Entomol. Zool., 39: 27-39
Spencer, K. A., 1973. Agromyzidae
(Diptera) of economic importance. Dr. W. Junk
B. V., Publishers, The Hague
Tran, D. H. and M. Takagi, 2005a.
Developmental biology of Liriomyza chinensis
(Diptera: Agromyzidae) on Onion. J. Fac.
Agr., Kyushu Univ., 50: 375-382.
Tran, D. H. and M. Takagi, 2005b.
Susceptibility of the stone leek leafminer
Liriomyza chinensis (Dip.: Agromyzidae) to
insecticides. J. Fac. Agr., Kyushu Univ., 50:
383-390
Tran, D. H., M. Takagi and K. Takasu,
2005. Toxicity of selective insecticides to
Neochrysocharis formosa (Westwood)
(Hymenoptera: Eulophidae), a parasitoid of the
American serpentine leafminer Liriomyza
trifolii (Burgess) (Diptera: Agrizomydae). J.
Fac.Agr. Kyushu Univ. 50: 109-118.
ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ NHIỆT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NẤM Fusarium lateritium GÂY ĐỐM QUẢ THANH LONG
HEAT TREATMENT ON Fusarium laterium DAMAGING DRAGON FRUITS
Trần Thị Việt Hà (1)
, Nguyễn Hữu Đạt (1)
,
Bùi Cách Tuyến (2) )
, Lê Đình Đôn (2)
Abstract
Dragon trees growing in Bình Thuận and Long An province in Vietnam were infected with Fusarium
fungus to cause several spots on surface of fruits, which named as Dragon fruit spot disease. Agent attacks on
fruits in field condition and still develops during storage and marketing leading to reduce the price and loss the
quality. This study we treated the infected dragon fruits using vapor heat method at 46.5°C for 5, 10, 20, and
30 min. After treated, the fruits were storied in 25°C and 5°C for examination of spore survive, disease area,
and development of fungal hypha inside of fruit tissues. Results indicated that a long exposure to heat was to
reduce the disease area, to inhibit the spore germination and hypha development. We found that at 5°C, the
growth of Fusarium lateritium was arrested leading to a suggestion that storage condition could play an
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
13
important role to suppression of Dragon fruit spot disease. Taken together, using vapor heat treatment at
46,5°C for 20 min not only was an effective method to kill the fruit fly, Bactrocera dorsalis Hendel, (Dat,
N.H., 2001) but also was a good method for disinfestion of Dragon fruits to reduce the severity of Fusarium
spots when combined with storage condition at 5°C.
Keywords: Fusarium laterium, dragon fruit spot disease, heat treatment.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thanh long là một trong các loại cây ăn qủa
được trồng với diện tích khá lớn ở các tỉnh phía
Nam nước ta, đã tạo ra khối lượng khá lớn nông
sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu. Cũng
như những cây trồng khác, thanh long cũng bị
một số loại sâu, bệnh gây hại. Các tác giả Trần
Thị Việt Hà, Nguyễn Hữu Đạt và cộng tác viên
(2004) đã xác định bên ngoài và bên trong vỏ qủa
thanh long có một số ký sinh gây hại đã làm giảm
phẩm chất, thời gian bảo quản, xuất khẩu. Để diệt
ruồi đục q?a (Bactrocera dorsalis Hendel,
Bactrocera correcta) hại qủa thanh long, áp dụng
biện pháp xử lý hơi nóng 46,5 o
C trong 20 phút
đạt kết quả cao (Nguyễn Hữu Đạt và cộng tác
viên, 2004). Xác định ảnh hưởng của biện pháp
xử lý nhiệt đối với nấm ký sinh trên q? a thanh
long như thế nào, chúng tôi thực hiện đề tài
"Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý
nhiệt lên sự phát triển của nấm Fusarium
lateritium gây đốm quả thanh long" nhằm khuyến
cáo áp dụng vào thực tiễn sản xuất, phục vụ cho
công tác xuất khẩu và xây dựng thương hiệu sản
phẩm thanh long xuất khẩu của Việt Nam.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm về thời gian xử lý nhiệt và mức độ
bệnh, tiến hành trên qủa thanh long ruột trắng
Long An, có cùng độ chín, trọng lượng 300 g
/qủa, bị bệnh đốm do nấm Fusarium lateritium
gây ra (T.T.V.Hà, 2004). Nhiệt độ xử lý là 46,5
o
C, thời gian xử lý 5, 10, 20, 30 phút, đối chứng
không xử lý nhiệt, số quả thí nghiệm 450. Thí
nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên lặp
lại ba lần. Qủa thanh long sau mỗi lần xử lý được
bảo quản ở hai điều kiện 25 o
C và 5 o
C. Đánh giá
tác động của phương pháp xử lý nhiệt lên sự phát
triển của nấm trên mô vỏ qủa sau các thời gian
xử lý bằng kính hiển vi (vỏ qủa được nhuộm màu
bằng dung dịch Lactophenol với 0,01% Cotton
blue); xác định khả năng nảy mầm của bào tử
nấm trong vết bệnh sau các thời gian xử lý nhiệt.
Phân tích ANOVA và trắc nghiệm Duncan được
sử dụng đánh giá kết quả của thí nghiệm.
Phân cấp hại như sau.
Cấp 0, vỏ qủa không có bệnh;
Cấp 1, có 1 - 2% diện tích vỏ qủa bị bệnh
Cấp 2, có >2 - 5% diện tích vỏ quả bị bệnh
Cấp3,có>5-8%diệntíchvỏqủabịbệnh
Cấp 4, có > 8 - 10% diện tích vỏ qủa bị bệnh
Cấp 5, có >10 - 30% diện tích vỏ qủa bị bệnh
Cấp 6, có > 30% diện tích vỏ qủa bị bệnh.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Qủa thanh long bị nấm Fusarium lateritium
xâm nhiễm, gây các vết bệnh hình tròn nhỏ màu
trắng xám, có hoặc không có đốm màu đen nằm
rải rác trên mặt và trong vỏ qủa. Bệnh phát triển
ăn sâu vào mô qủa gây thối qủa. (Ảnh bìa 3).
Nghiên cứu tác động của biện pháp xử lý
nhiệt diệt ruồi đục qủa đến nấm ký sinh bên
ngoài, bên trong vỏ quả thanh long, chúng tôi đã
thu được kết qủa sau.
1. Trung tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu
IIT, Tp. Hồ Chí Minh,
2. Trường Đại Học Nông Lâm, Thủ Đức, Tp.Hồ Chí
Minh.
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
14
Bảng 1. Sự phát triển của sợi nấm Fusarium lateritium
trong mô vỏ qủa thanh long sau xử lý
Công thức
1 NSXL 3 NSXL 6 NSXL
Cấp 1 Cấp 5 Cấp 1 Cấp 5 Cấp 1 Cấp 5
Không xử lý nhiệt x x x x x x
Xử lý 46,5 0
C – 5 phút - - x x x x
46,5 0
C – 10 phút - - x x x x
46,5 0
C – 20 phút - - x x x x
46,5 0
C – 30 phút - - x x x x
x: có sợi nấm phát triển trong mô vỏ qủa thanh long,
-: Không có sợi nấm trong mô vỏ quả; NSXL: ngày sau xử lý nhiệt.
Xử lý quả thanh long bị bệnh ở nhiệt độ
46,5o
C ít ảnh hưởng tới sức sống của bào tử, qủa
bị bệnh càng nặng hiệu quả xử lý càng thấp.
Bảng 2. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm F. lateritium
gây bệnh trên qủa thanh long bảo quản ơ ỷ250
C sau khi xử lý
Công thức
Tỉ lệ nảy mầm (%)của bào tử nấmc Trung bình
công thứcCấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5
1
ngày
sau
xử
lý
Không xử lý 0,0 3,3 3,3 20,8 31,9 11,9 b
Xử lý 46,50
C-5 phút 0,0 0,0 1,2 12,6 33,3 9,4 b
Xử lý 46,50
C-10 phút 0,0 0,0 9,1 10,0 29,1 9,6 b
Xử lý 46,50
C-20 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 a
Xử lý 46,50
C-30 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 a
Trung bình cấp bệnh 0,0 a 0,7 a 2,7 ab 8,7 b 18,9 b
6
ngày
sau
xử
lý
Không xử lý 44,4 53,6 70,5 74,3 84,7 65,5 d
Xử lý 46,50
C-5 phút 30,9 26,3 36,2 67,1 72,7 46,6 c
Xử lý 46,50
C-10 phút 24,6 26,5 37,2 48,4 64,9 40,3 bc
Xử lý 46,50
C-20 phút 8,0 24,5 27,7 29,0 35,0 24,8 a
Xử lý 46,50
C-30 phút 24,4 23,9 32,4 44,1 54,1 35,8b
Trung bình cấp bệnh 26,5 a 30,9 a 40,8 b 52,6 c 62,1 d
Xử lý quả thanh long ở nhiệt độ 46,50
C và với
thời gian xử lý kéo dài 20 – 30 phút có thể làm
giảm và làm chậm quá trình nảy mầm của bào tử
nấm khi bảo quản qủa sau xử ly trong điều kiện
nhiệt độ 25 0
C.
Bảng 2. Tỉ lệ nảy mầm của bào tử nấm F. lateritium
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
15
gây bệnh trên qủa thanh long bảo quản ở 50
C sau khi xử lý
Công thức
Tỉ lệ nảy mầm (%)của bào tử nấmc Trung bình
công thứcCấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5
1
ngày
sau
xử lý
Không xử lý 0,0 3,3 0,0 19,4 30,5 11,9 b
Xử lý 46,50
C-5 phút 0,0 0,0 3,3 16,5 23,6 9,4 b
Xử lý 46,50
C-10 phút 0,0 0,0 8,3 11,1 23,6 9,6 b
Xử lý 46,50
C-20 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 a
Xử lý 46,50
C-30 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 a
Trung bình cấp bệnh 0,0 a 0,7 a 2,9 a 9,4 b 15,5 c
Các mẫu quả thanh long sau xử lý nhiệt
điều kiện nhiệt độ 46,50
C và bảo quản ở
các kho lạnh 5o
C, tỷ lệ bào tử nấm nảy
mầm đều thấp hơn so với khi bảo quản ở
điều kiện 25o
C.
Bảng 4. Gia tăng diện tích đốm bệnh trên quả thanh long
sau xử lý nhiệt 9 ngày trong điều kiện bảo quản ở 250
C
Công thức
Diện tích nhiễm bệnh ở các cấp tăng lên (%)so với diện
tích bệnh ban đầu.s
Trung bình
công thức
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5
Không xử lý 21,7 30,0 45,0 48,3 53,3
39,7 c
Xử lý 46,50
C-5 phút 19,3 23,3 8,67 38,3 40,0 25,9 b
Xử lý 46,50
C-10 phút 18,3 10,0 21,0 16,0 9,3 14,9 a
Xử lý 46,50
C-20 phút 13,3 10,0 13,3 20,0 25,0 16,3 a
Xử lý 46,50
C-30 phút 8,0 10,0 13,3 18,3 20,0 13,9 a
Trung bình cấp bệnh 16,1 a 16,7 a 20,3 a 28,2 b 29,5 b
Xử lý nhiệt đối với qủa thanh long ở nhiệt độ
46,50
C hạn chế ruồi đục qủa, sau đó bảo quản ở
điều kiện nhiệt độ phòng 250
C, chỉ có tác dụng
làm giảm sự phát triển của bệnh do nấm gây ra
sau thời gian bảo quản.
IV- KếT LUậN
Xử lý nhiệt đối với qủa thanh long ở 46,50
C
để diệt ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel
và Bactrocera correcta trong thời gian 20-30
phút, sau đó kết hợp bảo quản trong phòng lạnh
nhiệt độ 50
C có tác dụng tốt hạn chế phát triển
của bệnh đốm thối bên trong và bên ngoài qủa do
nấm Fusarium lateritium. Nếu không có kho lạnh
mà phải bảo quản trong điều kiện thông thường
thì cần phải chọn lọc loại bỏ tất cả các qủa đã cóự
dấu vết bệnh dù lớn hay nhỏ trước khi đưa vào
xử lý.
T ÀI LI ỆU THAM K H ẢO
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
16
1. Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Văn Tuất,
2004. Kết quả sử dụng hơi nóng xử lý ruồi đục
quả (Bactrocera dorsalis Hendel) hại xoài sau
thu hoạch. Tạp chí bảo vệ thực vật (3): 27-31.
2-Trần Thị Việt Hà, 2004. Bệnh hại trên cây
thanh long và ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt
bằng hơi nước nóng đến tác nhân gây bệnh và phẩm
chất trái thanh long sau thu hoạch. Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông
Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
3- Dhingra O.K. and Sinclair J.B,1989. Basic
plant pathology method, CRC Press, Inc.
Bocaraton, Florida, pp.11.
4- Barkai – Golan R. and Phillips DJ., 1991.
Post- harvest heat treatment of fresh fruit and
vegetables for decay control. Plant Disease 75:
1085- 1089
5- Heather N.W., 1994. Quarantine
disinfestation of Tropical Fruits: Non - chemical
options. In: ACIAR Proceedings Series No.50, pp
272-278.
6- Mamat N. and Husain M. 1993. Proposed
Stadardisation of Protocols for Quarantine
treatment of Fruit. Post-harvest handling
of tropical fruits. CIAR PROCEEDINGS,
No.50.pp 226- 229.
KÕt qu¶ chän läc gièng b«ng cá sè 6
kh¸ng bÖnh xanh lïn
RESULTS OF SCREENING ON ASIAN COTTON VARIETY No
6
FOR COTTON BLUE DISEASE RESISTANCE
Nguyễn Thị Thanh Bình, Đàng Năng Bửu,
Đặng Minh Tâm, Nguuyễn Ngọc Triển,
Hoàng Thị Mỹ Lệ và CS
Viện nghiên cứu và phát triển cây bông.
Abstract
Cotton blue disease (CBD) is the most important disorder for cotton plant in Vietnam. It appears in
all cotton grown areas and usually causes serious damage. CBD control depends mainly on applying
aphicides, this may lead to american bollworm outbreak and environment pollution. The best control
measure is utilizing varieties resistant to CBD, but all the cultivated varieties are upland (Gossypium
hirsutum) and susceptible to CBD. So identifying resistance to CBD resourse is necessary. We have
investigated many Asian cotton (Gossypium arboreum) cultivars, using two methods of CBD
inoculating: By aphids transmission and by grafting. After 6 crop seasons studying and selecting, we
have defined some resistant lines from Asian cotton variety No 6 . They are highly resistant to CBD in
the last two selecting seasons with non of susceptible plants. The resistance gives rise to creation of
upland cotton cultivars resistant to CBD in the future, but there is difficulty deriving from the genetic
difference between upland and asian cotton species. We need to transfer this resistance from asian
cotton to upland by mean of interspecific crossing or genetic engineering.
Keywords: cotton blue disiease, asian cotton.
1. Më ®Çu
Xanh lùn (XL) là bệnh gây hại quan trọng
nhất cho cây bông ở nước ta. Hiện nay bệnh đã
xuất hiện ở tất cả các vùng bông ở Việt Nam và
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
17
là một trong những nguyên nhân chính làm giảm
năng suất bông, gây khó khăn cho việc mở rộng
diện tích bông. XL được lây lan trong tự nhiên
nhờ môi giới là rệp bông (Aphis gossypii) và
được cho là do virut gây ra [1, 4]. Công tác
phòng trừ bệnh XL chủ yếu dựa vào biện pháp
hoá học nên dễ gây bùng phát sâu đục quả bông
và ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng giống bông
kháng bệnh là hướng tốt nhất, nhưng tất cả các
giống bông sản xuất đều thuộc loài bông luồi
(Gossypium hirsutum) và đều nhiễm bệnh XL [1].
Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn gen kháng bệnh XL ở
các loài bông khác để tạo tiền đề cho công tác tạo
giống kháng XL trong tương lai là rất cần thiết, các
nhà nghiên cứu ở Trung Phi cho rằng tính kháng
bệnh XL có nguồn gốc từ bông cỏ châu Á
(Gossypium arboreum) [3]. Trong nhiều năm qua
chúng tôi đã nghiên cứu trên các giống bông cỏ
châu Á trong tập đoàn bông của Viện NC và PT
cây bông và phát hiện giống bông cỏ số 6 có khả
năng kháng bệnh XL. Từ đó chúng tôi đã tiến hành
chọn lọc nhiều lần để có dòng bông cỏ 6 kháng
bệnh cao. Nghiên cứu này là một phần của dự án
Đầu tư nghiên cứu giống bông 2001-2005.
2. Ph−¬ng ph¸p
Vật liệu: Giống bông cỏ châu Á số 6 và một
số giống khác làm đối chứng.
Thời gian và địa điểm: Nghiên cứu được thực
hiện từ năm 2000 đến 2005 tại Viện NC và PT
cây bông (Ninh Thuận).
Lây bệnh nhân tạo: bằng 2 phương pháp.
- Truyền rệp: Ở giai đoạn cây bông con được
3-5 ngày tuổi truyền rệp mang nguồn bệnh XL 15
con/cây, cho chích hút trên cây bông 48 giờ.
- Ghép cây: ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi nếu
cây chưa bị bệnh thì ghép với cây bệnh XL theo
phương pháp ghép áp.
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh và thời gian ủ bệnh.
Những cây không bị bệnh được tự thụ để làm
thuần và chọn lọc theo đặc điểm hình thái, chất
lượng và năng suất xơ.
3. kÕt qu¶ vµ th¶o luËn [2]
- Vụ đông xuân 2000: Chúng tôi bắt đầu chọn
lọc giống bông cỏ số 6 từ nguồn vật liệu ban đầu
là hạt giống của vườn tập đoàn bông. Để thấy
được tính kháng của giống bông cỏ 6, chúng tôi
đánh giá giống này cùng với giống bông cỏ số 7
và giống bông luồi D16-2. Giống cỏ 6 chỉ bị
bệnh 12,2% với thời gian ủ bệnh dài nhất là 26,4
ngày, trong khi cỏ 7 bị bệnh đến 73,0% với thời
gian ủ bệnh ngắn hơn, giống bông luồi D16-2
(đối chứng) bị bệnh 100% với thời gian ủ bệnh
chỉ 11,3 ngày (bảng 1). Điều này chứng tỏ giống
cỏ 6 có khả năng kháng bệnh XL. Trong số
những cây không bị nhiễm bệnh của giống cỏ 6
chúng tôi đã chọn được 20 cây theo đặc điểm
hình thái, năng suất cao và chất lượng xơ tốt.
Bảng 1. Kết quả lây nhiễm bệnh xanh lùn vụ đông xuân năm 2000 (Ninh Thuận)
Giống bông
Số cây
nghiên cứu
Tỷ lệ bệnh (%)
Thời gian ủ
bệnh (ngày)
Số cây chọn
Cỏ 6 82 12,2 26,4 20
Cỏ 7 74 73,0 21,6 0
D16-2 (Đối chứng) 10 100 11,3 -
- Từ vụ mùa 2000 đến vụ đông xuân năm
2005: Chúng tôi tiếp tục chọn lọc 5 vụ nữa, sử
dụng giống bông cỏ số 3 làm đối chứng (cũng là
bông cỏ châu Á). Cho đến vụ thứ 4 (vụ mùa năm
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
18
2003) chúng tôi vẫn chọn cá tuyển, từ vụ thứ 5
(vụ mùa 2004) thì quần tuyển theo dòng. Qua
mỗi vụ chúng tôi loại bỏ tất cả những dòng có
cây bị nhiễm bệnh XL, chỉ chọn số dòng hoàn
toàn không bị nhiễm bệnh để tiếp tục nghiên cứu.
Kết quả chọn lọc được trình bày trong bảng 2.
Có thể thấy, càng qua chọn lọc tỷ lệ nhiễm bệnh
XL của các dòng còn lại càng giảm dần, khả năng
kháng bệnh ngày càng cao. Trong 2 vụ cuối, một
số dòng bông cỏ 6 không bị nhiễm bệnh, trong
khi giống bông cỏ số 3 lại bị nhiễm bệnh rất cao,
có tỷ lệ bệnh 98,0% và 95,8%.
Như vậy, qua 6 vụ nghiên cứu và chọn lọc
chúng tôi đã làm thuần và chọn được một số dòng
bông cỏ 6 có khả năng kháng cao đối với bệnh
XL. Các dòng đó là C6-17-12-02-02, C6-17-12-
02-03, C6-17-12-02-04 và C6-17-12-05-01. Việc
phát hiện và chọn lọc được một số dòng bông cỏ 6
kháng bệnh XL đã mở ra triển vọng cho công tác
tạo giống bông luồi kháng bệnh xanh lùn. Tuy
nhiên, vì bông luồi và bông cỏ là 2 loài bông khác
nhau, có số nhiễm sắc thể khác nhau nên việc
chuyển gen sẽ gặp khó khăn. Chúng tôi có hướng
sẽ dùng phương pháp lai xa (với sự giúp đỡ của
các nhà chọn giống Pháp và Bỉ) hoặc kỹ thuật sinh
học phân tử để khắc phục khó khăn nêu trên.
Bảng 2. Kết quả chọn lọc một số dòng bông cỏ 6 kháng bệnh xanh lùn
(2000-2005, Ninh Thuận)
Thời
gian
Giống bông *
Số cây
nghiên cứu
Tỷ lệ bệnh
(%)
Thời gian ủ
bệnh (ngày)
Số cây chọn
Vụ mùa
2000
C6-03 15 53,3 22,7 0
C6-09 12 0 - 6
C6-17 14 0 - 3
C6-25 16 18,7 28,3 0
C6-26 12 0 - 6
C6-32 11 9,1 34,0 0
Vụ đông
xuân
2001
C6-09-01 14 7,1 65,0 0
C6-09-02 14 0 - 5
C6-17-08 14 0 - 5
C6-17-12 13 0 - 5
C6-26-02 10 0 - 5
C6-26-04 14 7,1 80,0 0
C6-26-11 12 0 - 0
Vụ mùa
2003
C6-17-12-02 4 0 - 4
C6-17-12-05 2 0 - 2
C6-26-02-01 5 0 - 5
C6-26-02-02 2 0 - 2
C6-26-02-03 8 0 - 8
C6-26-02-05 4 0 - 4
Vụ mùa
2004
C6-17-12-02-02 33 0 - 33
C6-17-12-02-03 29 0 - 29
C6-17-12-02-04 25 0 - 25
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
19
C6-17-12-05-01 20 0 - 20
C6-17-12-05-02 27 3,7 40,0 0
C6-26-02-01-01 20 0 - 20
C6-26-02-02-01 24 0 - 24
C6-26-02-03-01 24 4,2 25,0 0
C6-26-02-05-01 26 0 - 26
Cỏ 3 (Đ.chứng) 50 98,0 26,3 -
Vụ đông
xuân
2005
C6-17-12-02-02 43 0 - 43
C6-17-12-02-03 43 0 - 43
C6-17-12-02-04 22 0 - 22
C6-17-12-05-01 23 0 - 23
Cỏ 3 (Đ.chứng) 24 95,8 41,3 -
Ghi chú: * Các dòng của giống bông cỏ số 6 có tên bắt đầu bằng C6.
4. kÕt luËn vµ ®Ò nghÞ
Chúng tôi đã nghiên cứu và chọn lọc được
một số dòng bông cỏ 6 (C6-17-12-02-02, C6-17-
12-02-03, C6-17-12-02-04 và C6-17-12-05-01)
kháng bệnh xanh lùn, khả năng ứng dụng các
dòng này để tạo giống bông luồi kháng bệnh
xanh lùn là có thể, nhưng cần tìm biện pháp khắc
phục sự khác biệt về di truyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thanh Bình (1999), Nghiên
cứu bệnh xanh lùn bông ở phía Nam và một số
biện pháp phòng trừ. Luận án TS Nông nghiệp,
Hà Nội. 160 trang.
2. Nguyễn Thị Thanh Bình và ctv. (2000-
2005), Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn lọc một
số dòng bông cỏ 6 kháng bệnh xanh lùn hàng
năm. Viện nghiên cứu và phát triển cây bông.
3. Mahama A. et Cauquil J. (1976), La
selection de varietes resistantes a la maladie
bleue du cotonnier dans l’Empire Centrafricaine.
Cot. Fib. Trop. 71: 439-446.
4. Vaissayre M. (1971), Nouvelle contribution
à l’etude de la maladie bleue du cotonnier.
Rapport de Station Centrale de Bambari (RCA) et
IRCT, Paris. 20p.
PHÂN LẬP, CHẨN ĐOÁN BỆNH BẠC LÁ LÚA BẰNG KỸ THUẬT PHÂN TỬ VÀ BẢO
QUẢN NGUỒN BỆNH CHO NGHIÊN CỨU
DENTIFICATION OF RICE BACTERIAL LEAF
BLIGHT Xanthomonas oryzae BY PCR
Đoàn Thị Thanh
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
20
Abstract
Bacterial blight (BB) is one of the most destructive disease of rice plants in almost rice growing countries in
both temperature and tropical regions especially in Asia. This is also a major disease of rice in Viet nam. This
disease is multiplicate increase during the past 10 years in the Northern Vietnam in both two seasons of rice. We
@collected 0 isolates of the bacterial leaf bright of rice from various regions of Northern Vietnam. The
identification of Xanthomonas oryzae (X.oryzae) species by PCR showed that: There are 29 isolates of X.oryzae
@by using primers X R - @F and X R -R2. Time preservation of X.oryzae in liquid glycerol last one year, in skim
milk medium over one year and in water only two months.
Keywords: Xanthomonas oryzae, PCR.
. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bạc lá nguyên nhân do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv oryzae gây nên, là một
trong những bệnh hại nguy hiểm đối với cây lúa
trong cả hai vụ: vụ xuân và vụ mùa ở nước ta.
Những năm gần đây bệnh gây thiệt hại rất nặng,
đặc biệt là trên các giống lúa lai và những giống
lúa thuần nhập nội từ Trung quốc. Do vậy cần
xác định chính xác nguồn bệnh làm vật liệu cho
công tác chọn tạo giống là cần thiết. Do vậy,
chúng tôi đã tiến hành thu thập. phân lập và xác
định nguồn bệnh bạc lá bằng kỹ thuật PCR. Bảo
quản nguồn bệnh phân lập được để làm vật liệu
nghiên cứu.
. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu nghiên c @ứu bao gồm 0 nguồn
bệnh được thu thập từ các vùng trồng lúa ở miền
Bắc Việt Nam.
- Các môi trường để phân lập và bảo quản vi
khuẩn và hoá chất cần thiết để chạy PCR xác
định nòi vi khuẩn bạc lá lúa.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phân lập nòi vi khuẩn bạc lá lúa trên môi
trường Wakimoto, 1995.
- Phương pháp lây nhiễm theo GS.TS.S.Taura
(2000).
- Phương pháp PCR để xác định nòi vi khuẩn
theo GS.TS.S.Taura (2000).
- Phương pháp bảo quản của Wakimoto
(1995) và
nguy Hwang (1998).
. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
.1. Thu thập nguồn bệnh
Chúng tôi đã thu thập nguồn bệnh từ các vùng
trồng lúa ở miền Bắc Việt nam. Kết quả thu được
ở bảng 1.
Bảng1. Danh sách các isolates đã thu thập
STT Nơi thu thập STT Nơi thu thập
1 Dòng vi khuẩn chuẩn từ
RR
17 VAS
, Hà Nội - 6
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
21
2 An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây 18 Sơn Tây, Hà Tây
@ An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây 19 TT xã, Sơn Tây, Hà Tây
4 VAS
, Hà Tây
20 Sơn Tây, Hà Tây
5 Hoài Đức, Hà Tây 21 Văn Giang, Hư @ng ên -1
6 Đồng Hỷ, Thái Nguyên 22 Văn Giang, Hư @ng ên -2
7 Đồng Hỷ, Thái Nguyên @2 Trại TN Lai Cách, Hư @ng ên -1
8 ĐH Nông Lâm, Thái Nguyên 24 Trại TN Lai Cách, Hư @ng ên -2
9 Thanh Trì, Hà Nội 25 Trư @ờng NN, Việt ên, Bắc Giang
10 VAS
, Hà nội -1
26 Đông Hưng, Thái Bình
11 VAS
, Hà nội -2
27 Hưng Hà, Thái Bình
12 VAS
, Hà nội -@
28 Thái Thuỵ, Thái Bình
@1 Quế Võ, Bắc Ninh -1 29 Gia Lâm, Hà Nội
14 Quế Võ, Bắc Ninh -2 0 Trâu Quì, Hà Nội
15 VAS
, Hà nội -4
1 Văn Giang, Hư @ng ên
16 VAS
, Hà nội -5
.2. Lây nguồn bệnh để xác định isolates là
bệnh Xanthomnas oryzae
- Trước xác định bệnh tiến hành lây thử lên
dòng mẫn cảm là
R24 để thử độc tính của vi khuẩn sau bảo quản.
- Tạo dung dịch lây nhiễm: Sau 48 giờ vi
khuẩn nuôi cấy trong môi trường Wakimoto mọc.
Khi đó ta lấy một vòng vi khuẩn hoà với 10 ml
nước tạo dung dịch có nồng độ vi khuẩn từ 108
-
109
/ 1 ml nước. Đem dung dịch đó đi lây nhiễm.
- Lây nhiễm mỗi chủng 1 cây, mỗi cây cắt toàn
bộ lá có trên cây đó. Kết quả ở hình 1. 1 2 4
Hình 1. Lây nhiễm nguồn bệnh
để thử độc tính
1, 2. Nguồn có đ ộc tính cao; . Nguồn có độc tính
trung bình, 4. Nguồn kháng bệnh.
. . Ly trích DNA
Tất cả các isolates đựơc nuôi cấy trên môi
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
22
trường Wakimoto, 1995. sau 49 giờ để chiết tách
AND. Phương pháp chiết tách ADN thep phương
pháp của Wakimoto, 1995.
.4. Xác định bệnh bạc lá bằng phương
pháp PCR
Xác định bệnh bạc lá lúa nhờ cặp mồi của
@X R - @F và X R -R2 theo phương páhp của
@Adachi và ku (2000).
.4.1. Phản ứng PCR
+ Hoá chất cần cho phản ứng PCR
Hoá chất cần cho phản ứng gồm Taq bufer,
Trí-HCL, KCl, Trion X-100, Taq polymera,
MgCl2, dNPT, DNA khuôn,vv..
+ Nhân gen
Sau khi đã hoàn chỉnh các mẫu ly trích DNA
trên ta tiến hành nhân gen. Đặt các mẫu vào trong
máy nhân gen theo một chu kỳ nhiệt nhất định,
đối với gen bệnh bạc lá chúng tôi dùng một chu
kỳ nhiệt riêng.
.4.2. Điện di sản phẩm PCR
Sau khi kết thúc phản ứng PCR, tiến hành
chạy điện di sản phẩm nhân gen, chạy điện với
agarose 2%.:
Sau khi đã pha trộn đầy đ @ủ, ủ chúng ở 70
C trong
Water bath ho @ặc ven trong vòng 6 tiếng, hoặc có thể
ủ qua đêm. Tiếp đó chạy điện di sản phẩm gen cắt
bằng agarose 2%. Lúc này có thể phân biệt được các
vạch.
Thường điện di dòng điện có hiệu điện thế là
60V, cường độ dòng điện l @à 200 mA trong 0 phút.
Trong trường hợp muốn có kết quả nhanh có thể
chạy với dòng điện 100 V, cường độ dòng điện 200
mA trong 15 phút. Tuỳ từng trường hợp mà có thể
xử lý cường độ, hiệu điện thế cũng như thời gian
khác nhau.
.5. Kết quả phản ứng PCR để xác định
bệnh bạc lá từ các isolates
Sau khi điện di, quan sát các vạch trên gel,
chúng tôi thu được kết quả ở hình 2:
Hình 2. Xác định nguồn vi khuẩn
X.oryzae bằng PCR
- Đường 1: Gồm các isolates từ 1-15: số 1 là
nguồn bệnh chuẩn X.oryzae
- Đường 2: số isolates từ 16- 0: số isolates
theo thứ tự của bảng 1.
Kết quả ở hình 2 cho th @ấy 0 isolates thu thập
đều là vi khuẩn X.oryzae vì vạch băng trùng với
vạch băng số 1 dòng chuẩn của vi khuẩn
X.oryzae.
.6. Các phương pháp bảo quản vi khuẩn
X.oryzae
- Phương pháp bảo quản bằng nước cất: sau
khi cấy vi khuẩn 2- ngày trên môi trường SPA
(môi trường Wakimoto, 1995). Lấy 0.2ml dịch
khuẩn ở nồng độ 104
tế bào /ml cho vào 1ml nước
cất vô trùng, lắc đều và bảo quản ở 6-80
C. Sau 1,
@2, , 4 tháng cấy chuyển 1 lần để xác định mức
độ sống sót của tế bào vi khuẩn.
- Phương pháp bảo quản bằng phủ dung dịch
glycerol: Lấy 0.2ml dịch khuẩn ở nồng độ 104 -6
tế
bào /ml cho vào 1ml nước cất vô trùng, lắc đều
và bảo quản ở 6-80
C. Sau 4, 8, 12 tháng cấy
chuyển 1 lần để xác định mức độ sống sót của tế
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
23
bào vi khuẩn.
- Phương pháp bảo quản vi khuẩn trong băng:
Lấy 0.2ml dịch khuẩn ở nồng độ 104 -6
tế bào /ml
cho vào 1ml nước cất vô trùng, lắc đều và bảo
quản ở 6-80
C. Sau 4, 8, 12 tháng cấy chuyển 1
lần để xác định mức độ sống sót của tế bào vi
khuẩn.
Kết quả đựơc ghi nhận ở bảng 2:
Bảng 2. Mức độ sống sót của tế bào vi khuẩn qua các giai đoạn bảo quản
Phương pháp
bảo quản
Đường kính khuẩn
lạc (mm)
Tỷ lệ sống (%)
Thời gian mọc
(giờ)
Trong nước cất
1 tháng
2 tháng
tháng
4 tháng
0.60
@0. 0
0.10
0
100
65
15
0
48
50
56
0
Trong glycerol
4 tháng
8 tháng
12 tháng
16 tháng
0.66
0.67
0.65
0.60
100
100
98
40
48
48
48
54
Trong Skim milk
4 tháng
8 tháng
12 tháng
16 tháng
0.68
0.70
0.68
0.69
100
100
100
98
48
48
48
48
Kết quả ở bảng 2 cho thấy bảo quản vi khuẩn
X.oryzae trong nước cất chỉ được 1-2 tháng,
trong glycerol khoảng 12 tháng, trong Skim milk
là trên 16 tháng.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
1. Thu thập đư @ợc 0 isolates ở các vùng khác
nhau để phân lập bệnh bạc lá lúa.
2. Chẩn đoán được 29 isolates là vi khuẩn
X.oryzae bằng kỹ thuật PCR do sử dụng cặp mồi
chọn lọc.
4.2. Đề nghị: Cần nghiên cứu và thu thập
thêm nhiều nguồn vi khuẩn bạc lá lúa trên các
vùng bị bệnh hại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
@1. Adachi.N. and T. ku, 2000. PCR
mediated detection of Xanthomonas oryzae pv.
ryzae by aplification of 16S- 2 S rDNA spacer
sequence. @@J. Gen.Plant Pathol. 66: 0- 09.
2.
zuka, A and kaku, H, 2000. A historical review of
bacterial blight of race. Bull. Nati.
nst. Agrobiol. Resour. 15:1-207.
. Suwas, T. 1962. Studies on the culture
media of Xanthomonas oryzae ( yeda et.
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
24
shiyama)
4. Wakimoto, S, 1995. Studies on multipulication
of P
phage (Xanthomonas oryzae bacteriophage) 1.
neăstep growth experiment under variuos
condition @. Sci.Bull.Fac.Agric. Kyushu niv. 15:
151-160 (in Lapanese with
nglish summary).
5. Phan Hữu Tôn, 2004. Chiến lược chọn tạo
giống lúa chống chịu bệnh bạc lá miền Bắc Việt
nam. Hội nghị quốc tế Quốc gia về chọn tạo
giống lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp, tr.115-120,
2004.
MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠ
CÂY
MÃNG CẦU XIÊM (Annona muricata L.) Ở BÌNH CHÁNH (TP. HỒ CHÍ MINH)
FINDINGS ON SPECIES COMPOSITION OF NATURAL ENEMIES HABITTING ON
SOURSOP (Annona muricata L.) AT BINH CHANH DISTRICT
(HO CHI MINH CITY)
Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt (1)
Phạm Văn Lầm (2)
Abstract
The studies on natural enemies associated with soursop has been conducted during 2001-2004 at
Binh Chanh district (Ho Chi Minh City). At least 40 species of natural enemies were collected on
soursop trees at Binh Chanh district. Among them, 38 species have been identified scientific name.
They were concentrated in orders of Coleptera (14 species or 35.0% of total collected species) and
Hymenoptera (13 species or 32.5%).
The present status of natural enemies on soursop at Binh Chanh district is very different. In great
number of recorded species of natural enemies have low and very low present status. Especially, some
species as Chilocorus gressitti, Lemnia melanota, Synonycha grandis, Aphidius sp. are rare. Only 3
species as Scymnus bipunctatus, Scutellista cyanea, Oecophylla smaragdina are very common.
Keywords: Natural enemies, soursop.
I. MỞ ĐẦU
Vùng đất phèn mặn phía Tây Nam Tp. Hồ Chí
Minh có tiềm năng phát triển cây mãng cầu xiêm
ghép trên gốc bình bát. Mãng cầu xiêm ở đây chủ
yếu được trồng theo mô hình ao -vườn. Cây
mãng cầu xiêm bị rất nhiều sâu hại tấn công (1).
Nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu đã được sử dụng
để phòng chống chúng. Sử dụng những thuốc trừ
sâu với độ độc cao như supracide, fastox... dẫn
đến chết cá dưới ao, gây tổn thất kinh tế đáng kể
cho nhiều hộ nông dân. Ngoài ra, sử dụng thuốc
trừ sâu nhiều còn gây ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe người lao động, làm nghèo quần thể thiên
địch tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại
bùng phát số lượng.1. §H N«ng L©m Tp. HCM
2. ViÖn BVTV
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
25
Để phát huy ích lợi của mô hình ao -vườn,
góp phần ổn định năng suất và chất lượng quả,
nghề trồng cây mãng cầu xiêm đang đòi hỏi
nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Ngoài
vấn đề tạo giống tốt và kỹ thuật canh tác tiên tiến,
việc nghiên cứu ứng dụng hợp lý các biện pháp
phòng chống sâu hại theo hướng IPM đóng vai
trò rất quan trọng.
Biện pháp sinh học là một trong những biện
pháp quan trọng của chiến lược IPM. Nghiên cứu
ứng dụng biện pháp sinh học là một nhu cầu để
phát triển chiến lược IPM trên cây mãng cầu
xiêm. Những nghiên cứu về vấn đề này đối với
cây mãng cầu xiêm ở nước ta chưa được quan
tâm.
Để góp tài liệu về lĩnh vực này, dưới đây cung
cấp kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần
thiên địch của sâu hại cây mãng cầu xiêm tại
Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh).
II. VẬT LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
- Vườn mãng cầu xiêm canh tác tự nhiên của
nông dân
- Các dụng cụ bắt côn trùng, bảo quản mẫu
côn trùng và nuôi côn trùng.
- Tài liệu giám định.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra thu thập thiên địch theo phương
pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997). Tiến
hành điều tra định kỳ (10 ngày /lần) và cố định
tại 3 xã trồng mãng cầu xiêm ở Bình Chánh.
Mỗi xã điều tra 3-5 vườn (mỗi vườn có ≥ 200
cây mãng cầu xiêm). Mỗi vườn điều tra ngẫu
nhiên 50 cây. Trên cây điều tra cả 4 hướng của
tán lá. Quan sát để phát hiện sâu hại, thiên địch
và đánh giá mức độ phổ biến của chúng. Nếu
phát hiện thấy thiên địch, tiến hành quan sát
hoạt động săn mồi hay ký sinh của chúng trước
khi thu bắt.
Thu bắt tất cả các đối tượng sâu hại và
thiên địch gặp được trong điều tra. Có thể thu
bằng vợt hoặc bằng tay. Mẫu vật thu được ở
giai đoạn phát dục trước pha trưởng thành thì
được tiến hành nuôi trong phòng thí nghiệm
cho đến khi xuất hiện trưởng thành hoặc ra ký
sinh (nếu bị ký sinh). Tất cả các mẫu vật thu
được đều làm tiêu bản để xác định tên khoa
học.
Ngoài ra, tiến hành điều tra bổ sung theo
tuyến ở các địa điểm khác nhau vào lúc cây mãng
cầu xiêm ra lộc, ra hoa, có quả hoặc theo đợt phát
sinh của sâu hại.
Việc xác định tên khoa học của thiên địch
được dựa vào tài liệu phân loại của H. Đ. Nhuận
(1982, 1983), Quayle (1941), Richard, Gorham,
(1991).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thành phần thiên địch của sâu hại cây
mãng cầu xiêm tại Bình Chánh (Tp. HCM)
Trong thời gian 2001-2004, tiến hành điều tra
thành phần thiên địch của sâu hại cây mãng cầu
xiêm tại Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh. Đã thu
thập được 40 loài thiên địch của sâu hại trên cây
mãng cầu xiêm. Chúng thuộc 7 bộ côn trùng và 2
bộ nấm. Bộ cánh cứng Coleoptera có số loài thu
được nhiều nhất (14 loài hay chiếm 35,0% tổng
số loài). Bộ cánh màng Hymenoptera đã thu được
13 loài (chiếm 32,5%). Các bộ còn lại, mỗi bộ
mới chỉ phát hiện được 1-3 loài (bảng 1).
Bảng 1. Số lượng loài thiên địch đã thu được trên cây mãng cầu xiêm
ở Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh, 2001-2004)
Tên bộ Số lượng loài đã phát hiện Số loài đã
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
26
Số loài Tỷ lệ (%) định danh
Odonata - Chuồn chuồn 2 5,0 2
Mantodea - Bọ ngựa 2 5,0 2
Coleoptera - Cánh cứng 14 35,0 14
Neuroptera - Cánh mạch 3 7,5 3
Lepidoptera - Cánh vảy 2 5,0 2
Hymenoptera - Cánh màng 13 32,5 11
Diptera - Hai cánh 2 5,0 2
Moniliales - Nấm 1 2,5 1
Entomophthorales - Nấm 1 2,5 1
Tổng số 40 100 38
Trong số 40 loài thiên địch thu được trên cây
mãng cầu xiêm ở Bình Chánh, đã xác định được
tên khoa học cho 38 loài, đạt 95,0% tổng số loài
đã phát hiện. Các loài thiên địch đã định danh
được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Các loài thiên địch trên cây mãng cầu xiêm
ở Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh, 2005)
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Vật chủ /con mồi HD
Odonata: Coenagrionidae
1 Agriocnemis feminia feminia
Brauer
Chuồn chuồn kim Các loài bọ rầy và côn trùng
biết bay
+
2 Agriocnemis pymaea Rambur Chuồn chuồn kim Các loài bọ rầy và côn trùng
biết bay
+
Mantodea: Mantidae
3 Hierodula sp. Bọ ngựa Nhiều loài sâu +
Mantodea: Mantispidae
4 Mantispa sp. Bọ ngựa giả Nhiều loài sâu -
Coleoptera: Coccinellidae
5 Chilocorus gressitti (?) Bọ rùa đen Pulvinaria sp. -
6 Chilocorus sp. Bọ rùa đỏ cam Pulvinaria sp. +++
7 Coccinella transversalis Fabr. Bọ rùa chữ nhân A. gossypii, T. aurantii +
8 Cryptogonus sp. (?) Bọ rùa 2 chấm vàng
cam
A. gossypii, T. aurantii +
9 Cryptolaemus sp. Bọ rùa ngực và chóp
cánh trước vàng
A. gossypii, T. aurantii +
10 Lemnia melanota Mulsant Bọ rùa chữ x Nhiều loài rệp muội -
11 Menochilus sexmaculatus
Fabr.
Bọ rùa 6 vệt đen A. gossypii, T. aurantii ++
12 Rodolia sp. Bọ rùa vàng cam Icerya aegyptiaca ++
13 Scymnus bipunctatus Kugel. Bọ rùa 2 chấm Dysmicoccus brevipes, ++++
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
27
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Vật chủ /con mồi HD
Planococcus lilacinus,
Pseudococcus citri,
Ferisia virgata,
Maconellicoccus hirsutus
14 Scymnus sp.1 Bọ rùa 2 chấm vàng
loang
Aphis gossypii,
Toxoptera aurantii
++
15 Scymnus sp.2 Bọ rùa 4 chấm vàng A. gossypii, T. aurantii,
Ceroplastes ruscii
+
16 Stethorus sp.1 Bọ rùa đen nhỏ Nhện nhỏ hại cây ++
17 Stethorus sp.2 Bọ rùa đen nhỏ Nhện nhỏ hại cây ++
18 Synonycha grandis Thunb. Bọ rùa khổng lồ Nhiều loài rệp muội và bọ
rầy
-
Neuroptera: Chrysopydae
19 Chrysopa sp.2 Bọ mắt vàng màu xanh Rệp sáp giả họ
Pseudococcidae
+
20 Chrysopa sp.1 Bọmắtvàngmàuxanh Dysmicoccus brevipes +
Neuroptera: Hemerobidae
21 Hemerobius sp. Bọ cánh mạch nâu A. gossypii, T. aurantii ++
Lepidoptera: Noctuidae
22 Eublemma amabilis Moore Sâu ăn rệp sáp D. brevipes,
P. lilacinus, C. rusci,
Pulvinaria sp.,
Crystallotesta sp.
+++
Lepidoptera: Lycaenidae
23 Spalgis epius Westwood Sâu ăn rệp sáp giả D. brevipes, P. lilacinus +
Hymenoptera: Braconidae
24 Apanteles sp. Ong kén trắng ấu trùng Homona
dificilis
+
25 Macrocentrus sp. Ong vàng ấu trùng Squamura
disciplaga
Hymenoptera: Aphidiidae
26 Aphidius sp. Ong ký sinh rệp muội Aphis gossypii,
Toxoptera aurantii
-
Hymenoptera: Chalcididae
27 Brachymeria sp.1 Ong đen đùi to Nhộng Graphium
agamemnon
++
28 Brachymeria sp.2 Ong đen đùi to Nhộng Oeiketicus sp. +
Hymenoptera: Pteromalidae
29 Scutellista cyanea Motsch Ong đen Trứng Ceroplastes ruscii ++++
Hymenoptera: Encyrtidae
30 Chưa định danh Ong vàng Maconellicocus hirsutus ++
kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006
28
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Vật chủ /con mồi HD
31 Anagyrus ananatis Gahan Ong vàng Dysmicoccus brevipes +
32 Anagyrus sp. Ong vàng Planococcus lilacinus +
33 Metaphicus sp. Ong vàng Ceroplastes ruscii +
Hymenoptera: Aphelinidae
34 Chưa định danh Ong đen ấu trùng C. ruscii +
Hymenoptera: Formicidae
35 Oecophylla smaragdina Fabr. Kiến vàng Nhiều loài sâu hại ++++
36 Solenopsis geminate Fabr. Kiến lửa Nhộng S. disciplaga +
Diptera: Syrphidae
37 Allograpta sp. Ruồi vàng ăn rệp A. gossypii, T. aurantii +++
38 Dideopsis sp. Ruồi vàng cánh đen A. gossypii, T. aurantii ++
Moniliales: Miniliaceae
39 Beauverina basiana (Bals.)
Vuill.
Nấm trắng Pulvinaria sp. +
Entomophthorales: Entomophthoraceae
40 Entomophthora sp. Nấm Pulvinaria sp. +
Ghi chú:
HD: Mức độ hiện diện - : Rất ít, tần xuất bắt gặp 5%;
++ : Trung bình, tần xuất bắt gặp 11-35%; + : ít, tần xuất bắt gặp 5-10%.
++++: Rất nhiều, tần xuất bắt gặp 50%. +++ : Nhiều, tần xuất bắt gặp 36-50%.
2. Mức độ phổ biến của các loài thiên địch
chính
Phần lớn những loài thiên địch đã ghi nhận
được trên cây mãng cầu xiêm ở Bình Chánh (Tp.
Hồ Chí Minh) có mức độ phổ biến rất thấp. Sự
hiện diện của nhiều loài chỉ ở mức độ ít, với tần
xuất bắt gặp thấp 5-10%. Có một số loài chỉ xuất
hiện rất ít, với tần xuất bắt gặp dưới 5% như loài
Chilocorus gressitti, Lemnia melanota,
Synonycha grandis, Aphidius sp. Một số loài
khác xuất hiện ở mức trung bình, với tần xuất bắt
gặp là 11-35% (như Menochilus sexmaculatus,
Rodolia sp., Scymnus sp.1, Stethorus spp.,
Brachymeria sp.1, Hemerobius sp., Dideopsis
sp.). Các loài Chilocorus sp., Eublemma
amabilis, Allograpta sp. có sự hiện diện nhiều,
với tần suất bắt gặp 36-50%. Những loài này ít
nhiều biểu hiện một cách khá rõ khả năng hạn
chế mật độ một số loài sâu hại. Chỉ có 3 loài
(Scymnus bipunctatus, Scutellista cyanea,
Oecophylla smaragdina) xuất hiện rất phổ biến
với tần xuất bắt gặp 50% (bảng 2). Những loài
này có vai trò rất quan trọng trong hạn chế số
lượng một số sâu hại chính trên cây mãng cầu
xiêm ở vùng Bình Chánh.
IV. KẾT LUẬN
Trên cây mãng cầu xiêm ở Bình Chánh Tp.
Hồ Chí Minh, đã phát hiện được 40 loài thiên
địch, thuộc 7 bộ côn trùng và 2 bộ nấm. Các loài
thiên địch tập trung chủ yếu ở bộ cánh cứng
Coleoptera và bộ cánh màng Hymenoptera. Đã
xác định được tên khoa học cho 38 loài.
Trong số các loài thiên địch đã phát hiện
được, những thiên địch quan trọng của rệp sáp
giả là Scymnus bipunctatus, Eublemma
amabilis, Spalgis epius, Chrysopa sp.1,
kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006
29
Chrysopa sp.2, Rodolia sp. Thiên địch quan
trọng của rệp sáp mềm Ceroplastes ruscii là
Eublemma amabilis, Scutellista cyanea, Thiên
địch quan trọng của rệp sáp mềm nâu
Pulvinaria sp. là Chilocorus sp., Eublemma
amabilis và nấm ký sinh. Thiên địch quan
trọng của rệp muội là Menochilus
sexmaculatus, Allograpta sp., Dideopsis sp.,
Hemerobius sp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt, Phạm Văn
Lầm, 2005. Thành phần sâu hại mãng cầu xiêm
(Annona muricata L.) tại Bình Chánh Tp. Hồ Chí
Minh. Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học
toàn quốc lần thứ 5, Nxb Nông nghiệp, tr. 441-
445.
2. Hoàng Đức Nhuận (1982), Bọ rùa
(Coleoptera: Coccinellidae) ở Việt Nam. Tập 1,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Hoàng Đức Nhuận (1983), Bọ rùa
(Coleoptera: Coccinellidae) ở Việt Nam.
Tập 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
4. Quayle H. J., 1941. Insects of Citrus and
Other Subtropical fruit. Comstock, Publishing
Company, Inc. Ithca, New York, 583 pages.
5. Viện Bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp
nghiên cứu Bảo vệ thực vật, tập 1: Phương pháp
điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên
địch của chúng. Nxb Nông nghiệp, 100 trang.
chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt VTV - Sè 1/2006
30
MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG RẦY NÂU HẠI LÚA
TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Cục BVTV
1. Tình hình cây trồng và rầy nâu hại lúa
Diện tích lúa vụ đông xuân tại các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long gieo cấy khoảng 1.549.1900
ha, hiện nay lúa đông xuân đã thu hoạch được
khoảng 420.000 ha, năng suất bình quân 4,5 - 7
tấn /ha; có 952.000 ha lúa đông xuân đang giai
đoạn đòng - trỗ và khoảng 100.000 ha đang giai
đoạn đẻ nhánh.
Các giống lúa chủ lực được gieo trồng tại các
tỉnh ĐBSCL là: Jasmine, OM 1490, OM 2514,
OM 2717, VNĐ 95 - 20, OM 2517, OMCS 2000,
OM 3536, IR 64, ST1, MTL 250, IR 50404...,
đây là các giống nhiễm rầy và nhiễm bệnh đạo
ôn.
Diễn biến tình hình rầy nâu
Vụ lúa đông xuân 2005 - 2006 gieo sạ khá
sớm (tháng 10/2005) trong khi diện tích lúa vụ 3
còn nhiều nên ngay từ tháng 11/2005 vùng đồng
bằng sông Cửu Long đã có khoảng 27 ngàn ha
lúa bị nhiễm rầy; đến ngày 8/2/2006 có khoảng
64.900 ha bị nhiễm rầy, trong đó có 4.600 ha bị
nhiễm nặng, có 30 ha bị cháy từng chòm thiệt hại
ở mức 10 - 15% năng suất, 10 ha bị cháy từng
chòm bị thiệt hại ở mức 20 - 50% năng suất, 5 ha
bị thiệt hại ở mức 70% năng suất. Diện tích nhiễm
rầy phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Vĩnh
Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP Cần
Thơ; đến ngày 20/2/2006 toàn vùng có 86.700 ha
bị nhiễm rầy, trong đó 1.900 ha bị nặng.
Đến ngày 23/02/2006 diện tích nhiễm rầy chỉ
còn 39.716 ha, trong đó chỉ có 1420 ha nhiễm
nặng. Mật độ rầy tại nơi nặng phổ biến 3000 c
/m2
, cao 5000 - 6000 c/m2
, cá biệt trên 10.000 c
/m2
. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng trừ rầy
nâu, diện tích nhiễm rầy đang giảm dần, không
còn diện tích bị cháy rầy (bảng 1, 2).
Đạt được kết quả trên là do cơ quan chuyên
ngành thực hiện nghiêm túc công điện của Thủ
tướng Chính phủ, chỉ thị của Bộ trưởng, đã kết
hợp với chính quyền các cấp, chỉ đạo quyết liệt
và hướng dẫn nông dân phòng trừ tích cực nên
chưa có thiệt hại lớn do rầy gây ra.
Ngoài ra, hiện nay diện tích lúa bị bệnh đạo
ôn lá toàn vùng khoảng 30.000 ha, trong đó có
1.280 ha bị nhiễm nặng.
Bảng 1. Diện tích nhiễm rầy nâu của các tỉnh
vùng ĐBSCL theo thời gian (HA)
Ngày, tháng,
năm
Diện tích
nhiễm
Nhiễm
nặng
Diện tích
cháy rầy
Tháng
11/2005
27.000 - 0
8/02/2006 64.900 4.600 60
20/02/2006 86.700 1.900 0
23/02/2006 39.176 1.420 0
Kết hợp với phòng trừ rầy nâu, các địa
phương đã hướng dẫn nông dân phòng trừ đạo ôn
lá và đạo ôn cổ bông nên hầu hết diện tích lúa
đông xuân vẫn được bảo vệ an toàn, chưa có diện
tích nào bị bệnh đạo ôn gây hại nặng ảnh hưởng
đến năng suất.
Bảng 2. Diện tích nhiễm rầy nâu
của các tỉnh vùng ĐBSCL (ha)
(đến ngày 23/02/2006)
Tỉnh
Tổng diện
tích nhiễm
Nhiễm
nặng
Diện tích
cháy
Sóc Trăng 3.114 0 0
chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt BVTV - Sè 1/2006
31
Hậu Giang
TP. Cần Thơ
Vĩnh Long
Trà Vinh
An Giang
Kiên Giang
Đồng Tháp
Tiền Giang
Bến Tre
Long An
290
1.115
2.072
156
4.917
450
7.757
2.355
155
17.265
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1.420
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Tổng số 39.716 1.420 0
2.Nguyênnhânchủyếudẫn đếnsựbùngphátrầy
nâutrongthờigianvừaqua
- Điều kiện thời tiết thuận lợi, có những cơn
mưa trái mùa, mùa mưa đến sớm;
- Diện tích lúa vụ 3 cao, chủ yếu gieo trồng
bằng các giống nhiễm rầy; đây là điều kiện thuận
lợi để rầy tích lũy về số lượng và là nguồn rầy
chủ yếu chuyển sang gây hại lúa vụ đông xuân;
- Các giống lúa gieo cấy phổ biến ngoài sản xuất
đều là các giống nhiễm rầy, trong đó có 60% diện
tích gieo cấy các giống nhiễm rầy nặng 40% diện
tích gieo cấy các giống nhiễm rầy ở mức trung bình
đến nhẹ;
- Tập quán gieo sạ dày, bón phân chưa cân
đối;
3. Tình hình sâu bệnh từ nay đến cuối vụ
- Rầy nâu lứa mới tiếp tục nở từ nay đến khoảng
5/3/2006 và tiếp tục gây hại trà lúa đông xuân muộn
giai đoạn làm đòng - trỗ bông, phân bố ở hầu hết các
tỉnh vùng ĐBSCL.
- Bệnh đạo ôn cổ bông cũng có khả năng gây hại
các giốnglúa nhiễmgiai đoạn trỗ bông.
4. Các chủ trương, biện pháp đã triển khai
Thủ tướng Chính phủ ra công điện số 267/TTg -
NN ngày 15/02/2006 về việc phòng trừ rầy nâu hại
lúa ở các tỉnh ĐBSCL.
Đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội
nghị do lãnh đạo Bộ chủ trì có sự tham gia của
cơ quan liên quan trong Bộ, lãnh đạo Sở Nông
nghiệp - PTNT các tỉnh ĐBSCL, các Viện,
Trường liên quan, một số doanh nghiệp kinh
doanh thuốc BVTV, các cơ quan thông tin đại
chúng để bàn các biện pháp cấp bách phòng
trừ rầy nâu và Bộ đã chỉ đạo các Cục, các
Viện, các Trường đại học kết hợp với các địa
phương hướng dẫn nông dân diệt trừ rầy hiệu
quả; các công ty cung ứng đầy đủ, kịp thời các
loại thuốc có hiệu lực diệt trừ rầy cao, chất
lượng tốt và giá cả ổn định.
Đã thành lập Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nây ở
các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tại
Quyết định số 448 QĐ/BNN - BVTV ngày
17/2/2006; đồng thời các địa phương thành lập
ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu hại lúa tới cấp xã
để huy động lực lượng tập trung chỉ đạo bảo vệ
lúa đông xuân từ nay tới cuối vụ.
Đã ra chỉ thị số 12/2006/CT - BNN - BVTV
ngày 21/2/2006 về việc phòng trừ rầy nâu hại lúa
ở các tỉnh vùng ĐBSCL.
Ngay sau khi rầy nâu và bệnh đạo ôn xuất
hiện, ngày 8/2/2006, Cục BVTV đã tổ chức cuộc
họp với lãnh đạo Chi cục BVTV các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long và một số cơ quan chuyên
môn có liên quan để bàn biện pháp phòng trừ.
Trong đó chú trọng việc tổ chức cho cán bộ
thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc
diễn biến của rầy nâu, xác định những nơi có mật
độ cao cần phòng trừ. Tham mưu cho địa phương
tổ chức và chỉ đạo nông dân phòng trừ, chỉ phun
thuốc những nơi có mật độ cao, không dùng các
loại thuốc có khả năng làm bùng phát rầy... Phối
hợp với các cấp chính quyền tăng cường công tác
thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các ngành chức
năng tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc
BVTV ở địa phương nhằm hạn chế tình trạng lạm
dụng tăng giá và bán thuốc giả, thuốc kém phẩm
chất.
Đã thành lập nhiều đoàn công tác do Lãnh đạo
chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt VTV - Sè 1/2006
32
Cục BVTV trực tiếp làm trưởng đoàn đi kiểm tra,
chỉ đạo việc phòng trừ rầy nâu tại hầu hết các
tỉnh vùng ĐBSCL.
Cục đã thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành
để thanh tra việc kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn hại lúa
từ ngày 20/2 đến ngày 20/3/2006. Đoàn thanh tra
của Cục sẽ kết hợp với thanh tra chuyên ngành
Bảo vệ  KDTV của các tỉnh tổ chức thanh tra
theo nội dung trên.
Đã kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc
gia bằng nguồn kinh phí của 5 Công ty cung ứng
thuốc BVTV (Công ty Bayer, Công ty Syngenta,
Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn, Công ty vật tư
BVTV H.A.I) in 1 triệu tờ rơi hướng dẫn biện pháp
phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn phát đến tận tay
nông dân.
Hiện nay, Cục BVTV vẫn thường xuyên chỉ
đạo các tỉnh bám sát đồng ruộng, hướng dẫn
nông dân chủ động phòng trừ rầy nâu và các loại
sâu bệnh khác quyết tâm bảo vệ thắng lợi vụ lúa
đông xuân 2005 - 2006.
5. Một số kiến nghị
Để khống chế sự gây hại của sâu bệnh và
công tác phòng trừ rầy nâu đạt hiệu quả cao, Cục
Bảo vệ thực vật đề nghị Bộ Nông nghiệp 
PTNT:
- Chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm
túc tinh thần chỉ đạo của Bộ theo nội dung chỉ thị
số 12/2006/CT - BNN - BVTV ngày 21/2/2006,
cụ thể:
Xác định cơ cấu giống lúa theo hướng giảm
dần diện tích gieo trồng lúa nhiễm sâu bệnh;
Mở rộng diện tích ứng dụng 3 giảm 3 tăng
kèm với sử dụng giống xác nhận, chất lượng tốt;
- Tăng cường mạng lưới cán bộ nông nghiệp ở
cơ sở.
NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
CỦA NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2006
Hoàng Văn Thông
Cục Bảo vệ thực vật
Năm 2006 là năm đầu thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ 2 của thế kỷ 21, thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế, xã hội của
Đảng và Chính phủ. Mục tiêu phát triển nông
nghiệp năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT là Tiếp tục xây dựng một nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất
lượng và sức cạnh tranh cao, bền vững trên cơ
sở ứng dụng những thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến. Xây dựng nông thôn xã hội chủ
nghĩa có kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất
phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển, đời sống nông dân được nâng cao cả về
vật chất, văn hoá và tinh thần. Thực hiện các
mục tiêu trên, trong năm 2006 ngành Bảo vệ
thực vật (BVTV) sẽ thực hiện các nội dung và
nhiệm vụ: Công tác BVTV với việc nâng cao
hiệu quả phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên
thực vật góp phần đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia theo hướng sản xuất nông nghiệp an
toàn, bền vững và kiểm dịch thực vật (KDTV)
phục vụ xuất nhập khẩu phù hợp với việc hoà
nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Để thực hiện nội dung và nhiệm vụ nêu trên
chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt BVTV - Sè 1/2006
33
toàn ngành triển khai 05 chương trình trọng
điểm sau:
1. Chương trình phòng trừ dịch hại tài
nguyên thực vật theo hướng chuyển đổi cơ cấu
cây trồng đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia.
2. Chương trình KDTV phục vụ xuất nhập
khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Chương trình cải cách hành chính nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về BVTV,
KDTV và thuốc BVTV, tăng cường công tác
thanh kiểm tra.
4. Chương trình đẩy mạnh chuyển giao ứng
dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo vệ
và kiểm dịch thực vật, trọng tâm là mở rộng
mô hình 3 giảm 3 tăng trong phạm vi toàn quốc
(ở vùng thâm canh lúa) áp dụng công nghệ tin
học vào phục vụ sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất nông nghiệp an toàn và bền
vững.
5. Chương trình kiểm soát dư lượng thuốc
BVTV, kiểm tra giám sát tiêu thụ một số loại
nông sản phục vụ cho vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Những giải pháp thực hiện
1. Nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, cơ
cấu giống cây trồng, lịch thời vụ, sinh trưởng
cây trồng và tình hình dịch hại trên các cây
trồng: lúa, ngô, cà phê, chè, tiêu, cây điều, cây
ăn quả và các loại cây trồng phục vụ cho
chuyển đổi cơ cấu của từng vùng, từng miền.
Dự báo sát tình hình phát sinh gây hại của đối
tượng dịch hại chủ yếu. Chú ý đến đối tượng có
khả năng gây thành dịch. Đề xuất và chỉ đạo
các biện pháp phòng trừ kịp thời nhằm hạn chế
đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra.
Chủ động phối hợp với các ngành kiểm lâm,
ban quản lý rừng, các lâm trường nắm tình hình
và phòng trừ dịch hại trên cây rừng đặc biệt là
sâu róm hại thông.
2. Phối hợp với các cơ quan, các ngành, các
tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quản lý
tốt hàng nông lâm sản xuất nhập khẩu để kiểm
dịch thực vật. Tăng cường trang thiết bị kỹ
thuật và năng lực, trình độ cán bộ kỹ thuật
KDTV. Phấn đấu kiểm dịch 250.000 lô hàng có
khối lượng 16 triệu tấn hàng xuất nhập khẩu.
Phát hiện ngăn chặn kịp thời sâu bệnh đối
tượng KDTV từ nước ngoài vào Việt Nam.
Theo dõi điều tra tình hình dịch hại đối với
giống cây trồng nhập nội thông qua mạng lưới
KDTV nội địa.
3. Đề xuất, xây dựng, sửa đổi bổ sung các
văn bản qui phạm pháp luật, điều lệ KDTV,
xây dựng các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn cơ
sở, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành
về BVTV, KDTV, thuốc BVTV cho phù hợp
với các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các điều
kiện khi Việt Nam gia nhập WTO và triển khai
chương trình thực hiện hiệp định SPS.
Củng cố hệ thống tổ chức chuyên ngành
BVTV từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt
là xây dựng, củng cố màng lưới BVTV cơ sở.
Đề xuất với các cấp có thẩm quyền các chủ
trương, chính sách đối với màng lưới BVTV tại
cơ sở phù hợp với tình hình phát triển sản xuất
nông nghiệp của từng địa phương.
4. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch thanh
tra, kiểm tra theo kế hoạch Bộ Nông nghiệp và
PTNT giao và kế hoạch thanh, kiểm tra chuyên
ngành thuộc thẩm quyền quản lý của vùng.
5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước
về nhập khẩu, gia công và sử dụng thuốc
BVTV ở Việt Nam. Tiếp tục xem xét đề nghị
Bộ Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấm
và hạn chế một số loại thuốc BVTV ở Việt
Nam. Tập huấn hướng dẫn nông dân sử dụng
an toàn và hiệu quả thuốc BVTV trên các loại
chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt VTV - Sè 1/2006
34
cây trồng đặc biệt là trồng rau, cây ăn quả và
cây chè.
6. Đẩy mạnh việc triển khai các nội dung
chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, mở
rộng diện tích trồng và tiêu thụ rau an toàn
trong phạm vi toàn quốc (kiểm soát ô nhiễm và
hoá chất tồn dư trong nông sản, thực phẩm).
7. Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu, đưa
tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo vệ sản
xuất, phục vụ cho xuất nhập khẩu nông sản.
Mở rộng triển khai chương trình 3 giảm 3 tăng
trên các vùng lúa cao sản trong phạm vi cả
nước. Mở rộng mô hình quản lý dinh dưỡng
quản lý nước và dịch hại trên cây lúa. Tiếp tục
duy trì và đẩy mạnh việc nhân nuôi và thả ong
ký sinh đẻ trừ bọ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh
phía Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ.
8. Đẩy mạnh việc nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ công nhân,
viên chức trong toàn ngành và đầu tư trang
thiết bị kỹ thuật đáp ứng kịp thời với việc phát
triển khoa học công nghệ và phục vụ kịp thời
cho việc hội nhập kinh tế quốc tế.
9. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại
chúng (báo, đài, truyền hình) của Trung ương
và các địa phương, tuyên truyền, hướng dẫn bà
con nông dân và các ngành có liên quan thực
hiện các qui định của pháp luật về công tác
BVTV, KDTV, thuốc BVTV và thanh tra
chuyên ngành bảo vệ và KDTV và tuyên truyền
về việc áp dụng các mô hình đưa tiến bộ khoa
học công nghệ vào phục vụ sản xuất nông lâm
nghiệp.
10. Tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của Bộ
Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh, thành phố trực
thuộc TW, các Sở Nông nghiệp và PTNT, phối
hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các
ngành từ Trung ương đến địa phương để thực
hiện tốt những nhiệm vụ của toàn ngành trong
năm 2006.
CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRỪ SINH VẬT HẠI LÚA
VỤ ĐÔNG XUÂN 2005 - 2006
TS Đinh Văn Đức
Cục Bảo vệ thực vËt
Tình hình thời tiết và sản xuất vụ đông
xuân 2005 - 2006
Xu hướng thời tiết
Theo dự báo của đài khí tượng thủy văn quốc
gia, thời tiết vụ đông xuân 2005 - 2006 sẽ diễn
biến khá phức tạp, khả năng từ cuối tháng 2 đến
tháng 4 nhiệt độ ở mức cao hơn TBNN. Ở miền
Bắc, các tháng đầu vụ khô hạn, ít mưa, số ngày
mưa nhỏ, mưa phùn ít hơn năm trước, giữa và
cuối vụ xấp xỉ TBNN. Các tỉnh miền Nam, đầu
vụ trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, nhiệt
độ thấp, trưa nắng gay gắt. Tuy nhiên, số giờ
nắng ít, buổi chiều có mưa ở nhiều địa phương,
thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại
nhất là rầy nâu và bệnh đạo ôn.
Tình hình sản xuất lúa vụ đông xuân 2005 -
2006
Cơ cấu giống:
- Các tỉnh miền Bắc tập trung gieo cấy chủ
yếu là các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc có
tiềm năng cho năng suất cao.
+ Trà xuân sớm các giống chủ lực: Xi23;
X21; DT10; 13/2...
+ Trà xuân trung gồm các giống: C70; C71;
chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt BVTV - Sè 1/2006
35
Nếp TK90...
+ Trà xuân muộn gồm các giống: Q5; Khang
dân 18; Bắc thơm số 7; Tạp giao, Nhị ưu 838, D
ưu 527...
- Các tỉnh miền Nam nông dân gieo sạ chủ
yếu những giống lúa thuộc bộ giống xuất khẩu
như IR64, OM1490, MC2000, VND95-20, MTL
250; các giống lúa thơm đặc sản (Jasmine 85,
Nam thơm, Nàng thơm, Hương lài, nếp VD85 -
20,ST3, OM3536) và một số giống lúa có phẩm
chất tốt như AS996, OM997, OM2031, OM2517,
OM2395... hiện đang chiếm hơn 80% diện tích
gieo sạ ở các địa phương.
Thời vụ:
- Đa số các tỉnh miền Bắc, xu hướng giảm trà
xuân sớm và xuân trung, tăng trà xuân muộn,
vùng đồng bằng sông Hồng tỷ lệ trà xuân muộn
chiếm 80 - 90%, các tỉnh vùng trung du miền núi
và khu 4 chiếm 60 - 70%. Do ảnh hưởng đợt rét
đậm, rét hại kéo dài làm một số diện tích trà mạ
sớm bị chết rét, tỷ lệ 20 - 25%, cá biệt 100% số
dảnh. Hạn nặng, nước đổ ải thiếu nên việc làm
đất gieo cấy gặp khó khăn, một số diện tích lúa
có khả năng sẽ phải chuyển sang gieo trồng cây
khác. Đến đầu tháng 2/2006, lúa đông xuân sớm
hiện đang giai đoạn đẻ nhánh, lúa xuân chính vụ
đang hồi xanh đẻ nhánh, lúa xuân muộn đang
cấy.
- Các tỉnh miền Nam, do ảnh hưởng của hạn ở
một số tỉnh nên tổng diện tích gieo sạ chỉ đạt
khoảng 90% kế hoạch. Đến đầu tháng 2/2006, lúa
đông xuân sớm hiện đang giai đoạn trỗ - chín, lúa
đông xuân chính vụ đang giai đoạn mạ - đẻ
nhánh.
Dự kiến một số sinh vật gây hại chính trên
lúa vụ Đông xuân 2005 - 2006
Các tỉnh miền Bắc
Khả năng sinh vật hại lúa vụ đông xuân 2005
- 2006 sẽ cao hơn so với vụ đông xuân 2004 -
2005.
- Sâu cuốn lá nhỏ
+ Bướm lứa 1 rộ từ đầu đến giữa tháng 3 sâu
non hại diện hẹp lúa sớm vào cuối tháng 3 đầu
tháng 4 mật độ thấp.
+ Bướm lứa 2 rộ khoảng trung tuần tháng 4,
sâu non hại diện rộng trên lúa chính vụ - muộn
giai đoạn đứng cái - làm đòng. Các tỉnh vùng
đồng bằng và trung du mật độ phổ biến 5 - 10 cao
hơn 50 c /m2
, các tỉnh ven biển mật độ 30 - 40
c/m2
nơi cao hàng trăm c /m2
.
+ Bướm lứa 3 rộ trung tuần tháng 5, sâu non hại
diện hẹp lúa muộn, nơi cao trên 100 c /m2
. Mật độ
sâu và diện tích nhiễm khả năng cao hơn vụ đông
xuân 2004 - 2005.
- Rầy nâu và rầy lưng trắng
+ Lứa 1 rầy cám rộ giữa đến cuối tháng 3, hại
diện hẹp lúa sớm mật độ 20 - 30 c/m2
cao trên
100 c /m2
.
+ Lứa 2 rầy cám rộ từ giữa đến cuối tháng 4
hại chủ yếu trên lúa sớm - chính vụ giai đoạn ôm
đòng - ngậm sữa trên các giống DT10, Bắc thơm
số 7, IR64... diện phân bố rộng mật độ phổ biến
500 - 1000 c/m2
cao 5000 - 6000 c/m2
, cháy ổ
nhỏ vào cuối tháng 4 - đầu tháng 5.
+ Lứa 3 rầy cám rộ từ giữa đến cuối tháng 5
trên lúa chính vụ - muộn giai đoạn ngậm sữa - đỏ
đuôi mật độ 1000 - 1500 cao hàng vạn c /m2
, khả
năng cháy nhiều ổ từ trung tuần tháng 5 - đầu
tháng 6, diện tích nhiễm và mật độ khả năng cao
hơn vụ xuân năm 2005.
- Bệnh đạo ôn
+ Bệnh đạo ôn lá: phát triển mạnh giai đoạn
lúa đẻ nhánh từ trung tuần tháng 3 trên lúa sớm,
cao điểm hại từ cuối tháng 3 - giữa tháng 4 phân
bố rộng trên nhiều giống D ưu 527, Nhị ưu 838,
nếp, tạp giao... có thể gây chết lụi nhiều ổ nhỏ.
+ Bệnh đạo ôn cổ bông: phát sinh từ cuối
tháng 4, phát triển mạnh từ đầu - giữa tháng 5,
diện phân bố và mức độ hại tương đương vụ
Ruoi duc la hanh
Ruoi duc la hanh
Ruoi duc la hanh
Ruoi duc la hanh
Ruoi duc la hanh
Ruoi duc la hanh
Ruoi duc la hanh
Ruoi duc la hanh
Ruoi duc la hanh

More Related Content

Similar to Ruoi duc la hanh

Nam Dược công ty dược phẩm việt nam slide pp
Nam Dược công ty dược phẩm việt nam slide ppNam Dược công ty dược phẩm việt nam slide pp
Nam Dược công ty dược phẩm việt nam slide pp
hello882248
 
Silede mới
Silede mớiSilede mới
Silede mới
Tony Han
 
Chế phẩm sinh học weh1 2
Chế phẩm sinh học weh1 2Chế phẩm sinh học weh1 2
Chế phẩm sinh học weh1 2
chephamsinhhoc105
 

Similar to Ruoi duc la hanh (20)

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
 
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
 
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
Đề tài: Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm ...
 
Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Tại Tỉn...
Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Tại Tỉn...Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Tại Tỉn...
Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Tại Tỉn...
 
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
 
Nghien cuu thuc trang moi truong, suc khoe cua nguoi chan nuoi gia cam va gia...
Nghien cuu thuc trang moi truong, suc khoe cua nguoi chan nuoi gia cam va gia...Nghien cuu thuc trang moi truong, suc khoe cua nguoi chan nuoi gia cam va gia...
Nghien cuu thuc trang moi truong, suc khoe cua nguoi chan nuoi gia cam va gia...
 
Da dang sinh hoc
Da dang sinh hocDa dang sinh hoc
Da dang sinh hoc
 
Y te cong dong
Y te cong dongY te cong dong
Y te cong dong
 
Thuyết minh dự án đầu tư khu bảo tồn dược liệu kết hợp du lịch Phú Quốc - www...
Thuyết minh dự án đầu tư khu bảo tồn dược liệu kết hợp du lịch Phú Quốc - www...Thuyết minh dự án đầu tư khu bảo tồn dược liệu kết hợp du lịch Phú Quốc - www...
Thuyết minh dự án đầu tư khu bảo tồn dược liệu kết hợp du lịch Phú Quốc - www...
 
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
Nghien cuu thuc trang nhiem ky sinh trung sot ret va bien phap ket hop quan d...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BÙI QUANG XUÂN. NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY TS. BÙI QUANG XUÂN. NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
TS. BÙI QUANG XUÂN. NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC HIỆN NAY
 
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệpĐịa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Địa lý kinh tế Nông - Lâm - Ngư nghiệp
 
Cv chỉ đạo pc dich
Cv chỉ đạo pc dichCv chỉ đạo pc dich
Cv chỉ đạo pc dich
 
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰMGIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
GIÁO TRÌNH MÔ PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI TẰM
 
BaocaoRau-PhanThiet.ppt
BaocaoRau-PhanThiet.pptBaocaoRau-PhanThiet.ppt
BaocaoRau-PhanThiet.ppt
 
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng ngh...
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng ngh...Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng ngh...
Quy định pháp luật việt nam về bảo vệ môi trường, nghiên cứu tại các làng ngh...
 
Nam Dược công ty dược phẩm việt nam slide pp
Nam Dược công ty dược phẩm việt nam slide ppNam Dược công ty dược phẩm việt nam slide pp
Nam Dược công ty dược phẩm việt nam slide pp
 
Silede mới
Silede mớiSilede mới
Silede mới
 
Gt su dungthuocbvtv
Gt su dungthuocbvtvGt su dungthuocbvtv
Gt su dungthuocbvtv
 
Chế phẩm sinh học weh1 2
Chế phẩm sinh học weh1 2Chế phẩm sinh học weh1 2
Chế phẩm sinh học weh1 2
 

More from THÁM TỬ SÀI GÒN T&T

More from THÁM TỬ SÀI GÒN T&T (20)

Cong ty tham tu uy tin tai tphcm (thamtu.com)
Cong ty tham tu uy tin tai tphcm (thamtu.com)Cong ty tham tu uy tin tai tphcm (thamtu.com)
Cong ty tham tu uy tin tai tphcm (thamtu.com)
 
Bi quyet diet con trung trong vuon
Bi quyet diet con trung trong vuonBi quyet diet con trung trong vuon
Bi quyet diet con trung trong vuon
 
Ruoi bat moi 2
Ruoi bat moi 2Ruoi bat moi 2
Ruoi bat moi 2
 
Ruoi duc trai
Ruoi duc traiRuoi duc trai
Ruoi duc trai
 
Luan an hoa chat phun diet muoi
Luan an hoa chat phun diet muoiLuan an hoa chat phun diet muoi
Luan an hoa chat phun diet muoi
 
Dich vu dieu tra (dieutra.net)
Dich vu dieu tra (dieutra.net)Dich vu dieu tra (dieutra.net)
Dich vu dieu tra (dieutra.net)
 
Tham tu tu sai gon (thamtutusaigon.com)
Tham tu tu sai gon (thamtutusaigon.com)Tham tu tu sai gon (thamtutusaigon.com)
Tham tu tu sai gon (thamtutusaigon.com)
 
Thue tham tu (thamtutu.asia)
Thue tham tu (thamtutu.asia)Thue tham tu (thamtutu.asia)
Thue tham tu (thamtutu.asia)
 
Cong ty tham tu (thamtutu.net)
Cong ty tham tu (thamtutu.net)Cong ty tham tu (thamtutu.net)
Cong ty tham tu (thamtutu.net)
 
Van phong tham tu (thamtutu.biz)
Van phong tham tu (thamtutu.biz)Van phong tham tu (thamtutu.biz)
Van phong tham tu (thamtutu.biz)
 
Dich vu tham tu (thamtutu.com)
Dich vu tham tu (thamtutu.com)Dich vu tham tu (thamtutu.com)
Dich vu tham tu (thamtutu.com)
 
Tham tu (thamtu.biz)
Tham tu (thamtu.biz)Tham tu (thamtu.biz)
Tham tu (thamtu.biz)
 
Cho sinh vien vay tien lai re (taichinhsinhvien3k.com)
Cho sinh vien vay tien lai re (taichinhsinhvien3k.com)Cho sinh vien vay tien lai re (taichinhsinhvien3k.com)
Cho sinh vien vay tien lai re (taichinhsinhvien3k.com)
 
Thuoc chua benh (benhvathuoc.com)
Thuoc chua benh (benhvathuoc.com)Thuoc chua benh (benhvathuoc.com)
Thuoc chua benh (benhvathuoc.com)
 
Trang tin tuc hay (somotblog.com)
Trang tin tuc hay (somotblog.com)Trang tin tuc hay (somotblog.com)
Trang tin tuc hay (somotblog.com)
 
Thiet ke website dep (somotseo.com)
Thiet ke website dep (somotseo.com)Thiet ke website dep (somotseo.com)
Thiet ke website dep (somotseo.com)
 
Cong ty tham tu (thamtu.com)
Cong ty tham tu (thamtu.com)Cong ty tham tu (thamtu.com)
Cong ty tham tu (thamtu.com)
 
Dich vu tham tu (thamtuchuyennghiep.com)
Dich vu tham tu (thamtuchuyennghiep.com)Dich vu tham tu (thamtuchuyennghiep.com)
Dich vu tham tu (thamtuchuyennghiep.com)
 
Nhan dat ga cung (gacung.com)
Nhan dat ga cung (gacung.com)Nhan dat ga cung (gacung.com)
Nhan dat ga cung (gacung.com)
 
Nha dat xoi che cung (xoichetuyetlan.com)
Nha dat xoi che cung (xoichetuyetlan.com)Nha dat xoi che cung (xoichetuyetlan.com)
Nha dat xoi che cung (xoichetuyetlan.com)
 

Ruoi duc la hanh

  • 1. chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006 1 Tạp chí bảo vệ thực vật Tòa soạn: Viện Bảo vệ thực vật, Từ Liêm, Hà Nội ĐT: 8389724 - Fax: 8363563 Email: nipp-tonghop@hn.vnn.vn Cục Bảo vệ thực vật, 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội ĐT: 8573808 - Fax: 5330043 Email: lkh@fpt.vn ISSN 0868-2801 Năm thứ XXXV Số 1 - 2006 Môc lôc Contents trang chñ tr−¬ng ®−êng lèi 1. Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống rầy nâu 3 2. Chỉ thị của Bộ NN và PTNT về việc phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 5 Kết quả nghiên cứu khoa học 3. Trần Đăng Hòa, Takagi Masami - Đặc điểm hình thái và sinh học của ruồi đục lá hành Liriomyza chinensis (Kato) 7 Morphological and biological characteristics of the stone leek leafminer Liriomyza chinensis (Kato) 4. Trần Thị Việt Hà, Nguyễn Hữu Đạt, Bùi Cách Tuyến, Lê Đình Đôn - ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt lên sự phát triển của nấm Fusarium lateritium gây đốm quả thanh long 13 Heat treatment on Fusarium laterium damaging dragon fruits 5. Nguyễn Thanh Bình, Đàng Năng Bửu, Đặng Minh Tâm, Nguyễn Ngọc Triển, Hoàng Thị Mỹ Lệ và CS - Kết quả chọn lọc giống bông cỏ số 6 kháng bệnh xanh lùn 17 Results of sereening on asian cotton varietty No6 for cotton blue disease resistance 6. Đoàn Thị Thanh - Phân lập, chẩn đoán bệnh bạc lá lúa bằng kỹ thuật phân tử và bảo quản nguồn bệnh cho nghiên cứu 20 Identification of rice bacterial leaf blight Xanthomonas oryzae by PCR
  • 2. chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006 2 7. Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt, Phạm Văn Lầm - Một số dẫn liệu về thiên địch của sâu hại cây mãng cầu xiêm (Anrona muricata L). ở Bình Chánh (TP. HCM) 24 Findings species composition of natural enemies habiting on soursop (Annona muricata L.) at Binh Chanh district (Ho Chi Minh city) Chỉ đạo bảo vệ thực vật 8. Cục BVTV - Một số kết quả phòng chống rầy nâu hại lúa tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 30 9. Hoàng Văn Thông - Những nhiệm vụ công tác trọng tâm của ngành Bảo vệ thực vật năm 2006 32 10. Đinh Văn Đức - Chủ động phòng trừ sinh vật hại lúa vụ Đông Xuân 2005 - 2006 35 11. Vũ Khắc Nhượng - Hiện tượng đốm lá - nứt thân cây dưa hấu và các biện pháp ngăn ngừa 37 Trao đổi thông tin và kinh nghiệm 12. Cục Bảo vệ thực vật - Chương trình IPM quốc gia Việt Nam 39 13. Viện Bảo vệ thực vật - Sâu vòi voi hại cói ở Nga Sơn, Thanh Hóa 40 14. Chi cục BVTV Quảng Ngãi - Đánh giá hiệu lực một số thuốc trừ sâu sinh học đối với sâu xanh và sâu tơ hại cây cải bẹ. 42 15. Ban Biên tập - Hoạt động Tạp chí Tạp chí Bảo vệ thực vật năm 2005 43
  • 3. chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006 3 CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG RẦY NÂU ĐIỆN KHẨN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện: - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long; - Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa thông tin; - Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân. Số: 207/TTg-NN, ngày 15 tháng 02 năm 2006 Hiện nay, ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có hàng chục ngàn ha lúa vụ đông xuân, vụ 3 đang bị nhiễm rầy và bệnh đạo ôn, trong đó có hàng ngàn ha nhiễm nặng rầy nâu. Mật độ rầy phổ biến 3000 con /m2 , nơi cao 5000 - 6000 con/m2 , cá biệt trên 10.000 con /m2 . Mặc dù các địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các biện pháp dập, phòng chống dịch, nhưng do mật độ rầy quá cao nên đã có một số diện tích bị cháy đặc biệt là trên các giống lúa nhiễm nặng. Theo dự báo của cơ quan bảo vệ thực vật thời gian tới sẽ có đợt rầy non nở rộ, mật độ rầy cao tương tự đợt vừa qua và sẽ gây hại trà lúa đông xuân muộn giai đoạn trỗ bông, nếu không được phòng trừ kịp thời, rầy có khả năng gây cháy trên diện rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và sản lượng lúa đông xuân. Để chủ động dập tắt rầy nâu và bệnh đạo ôn không để lây lan, Thủ tướng Chính phủ chị thị: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực tại địa phương, phát động toàn dân tham gia chiến dịch dập tắt rầy nâu, cứu lúa theo chỉ đạo cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan bảo vệ thực vật địa phương, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương, nghiêm cấm và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng dịch bệnh để tăng giá và bán thuốc giả, thuốc kém phẩm chất; chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách địa phương năm 2006 về thiên tai dịch bệnh để hỗ trợ ngay việc mua hóa chất bảo vệ thực vật và chi phí cho công tác phòng chống dịch. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long và cơ quan bảo vệ thực vật các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác dập tắt dịch, bệnh, nhất là các tỉnh đang bị nhiễm rầy nâu nặng; chỉ đạo các công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cung ứng đầy đủ thuốc đặc hiệu để dập tắt dịch rầy nâu, bệnh đạo ôn và các đối tượng gây hại khác; tổ chức tốt công tác dự tính, dự báo tình hình rầy nâu và các loại sâu, bệnh khác và thông báo kịp thời cho các địa phương và nhân dân biết để chủ động dập tắt dịch và phòng trừ; hướng dẫn nông dân chuyển đổi mùa vụ sản xuất và sử dụng cơ cấu giống lúa phù hợp có năng suất, chất
  • 4. chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006 4 lượng cao, ít có khả năng bị nhiễm rầy nâu, sâu bệnh khác. 3. Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long thông tin kịp thời dự báo tình hình rầy nâu, sâu, bệnh và các biện pháp phòng trừ để mọi người dân chủ động dập tắt và phòng trừ dịch bệnh đạt kết quả. Nơi nhận: - Như trên; - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; - VPCP:BTCN, các PCN: Nguyễn Công Sự, Nguyễn Quốc Huy, Trần Quốc Toán, các Vụ: KTTH, KH, VX, TH; - Người Phát ngôn của Thủ tướng; - Lưu VT, NN (3). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG (đã ký) Nguyễn Tấn Dũng BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––– ––––––––––––––––––––––––––––
  • 5. chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006 5 Số: 12/2006/CT-BNN Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2006 CHỈ THỊ Về việc phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Trước tình hình rầy nâu gây hại trên diện rộng vụ lúa đông xuân 2005 - 2006 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện khẩn số 267/TTg-NN ngày 15/02/2006 chỉ thị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và các Bộ, ngành liên quan về công tác phòng trừ rầy nâu hại lúa. Ngày 16/02/2006 tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị quán triệt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện khẩn nói trên. Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Công điện khẩn của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng trừ và ngăn chặn sự lây lan của rầy nâu, bảo vệ tốt lúa đông xuân đến cuối vụ, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị thực hiện các nhiệm vụ cấp bách sau: 1. Thành lập Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu ở các cấp để chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng trừ rầy nâu hại lúa đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban chỉ đạo trung ương. Tại các địa phương, Ban chỉ đạo tỉnh /thành phố do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, Ban chỉ đạo huyện, xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, xã thành lập. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huy động lực lượng ngành Bảo vệ thực vật, Trồng trọt và Khuyến nông của tỉnh /thành phố xuống cơ sở để nắm tình hình và tham gia công tác phòng trừ rầy nâu, trong trường hợp có dịch nặng phải huy động tối đa nhân lực và kinh phí để dập tắt dịch. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các đoàn kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn để ngăn chận và xử lý nghiêm các trường hợp bán thuốc kém chất lượng, thuốc giả hoặc nâng giá thuốc. Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo kiểm tra ở một số vùng trọng điểm. 4. Cục Bảo vệ thực vật chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh /thành phố liên tục theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trên lúa đông xuân, thực hiện công tác dự tính, dự báo về rầy nâu và bệnh đạo ôn để cung cấp thông tin và hướng dẫn kịp thời đến nông dân, đồng thời cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng để đưa tin. 5. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn cho nông dân được thực hiện dưới các hình thức: - Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Trung tâm khuyến nông quốc gia in một triệu tờ bướm để phân phát đến nông dân và các đại lý thuốc bảo vệ thực vật (phát lại cho nông dân khi họ đến mua thuốc), làm phim ngắn cung cấp cho các đài truyền hình trung ương, địa phương và sang ra đĩa CD để phân phát cho các địa phương làm tài liệu tuyên truyền. - Ở địa phương đang có lúa bị nhiễm rầy nâu hay có nguy cơ cao lây nhiễm rầy nâu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm khuyến nông tỉnh /thành
  • 6. chñ tr−¬ng ®−êng lèi BVTV - Sè 1/2006 6 phố tổ chức tập huấn tại chỗ, đầu bờ cho nông dân về biện pháp phòng chống rầy nâu, nhất là sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật. 6. Cục Trồng trọt chủ trì phối hợp với các Viện, trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong vùng đánh giá cụ thể mức độ nhiễm rầy nâu và bệnh đạo ôn qua thực tế trên đồng ruộng của các giống lúa đang được sử dụng trong sản xuất; đánh giá hiệu quả của chương trình "3 giảm 3 tăng" đối với giảm mức độ nhiễm sâu bệnh; đề xuất việc điều chỉnh cơ cấu giống lúa cho vụ hè thu tới ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện khẩn trương các nội dung nêu trên cho đến cuối vụ lúa đông xuân 2006 và báo cáo thường xuyên về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện chỉ thị này. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); - Bộ trưởng Cao Đức Phát (để báo cáo); - Sở NN -PTNT các tỉnh /thành ĐBSCL; - Các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ; - Các cơ quan thông tin đại chúng; - Lưu. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (đã ký) Bùi Bá Bæng
  • 7. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 7 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH VẬT HỌC CỦA RUỒI ĐỤC LÁ HÀNH Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae) MORPHOLOGICAL AND BIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF THE STONE LEEK LEAFMINER Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae) Trần Đăng Hòa (1) Takagi Masami(2) Abstract The stone leek leafminer, Liriomyza chinensis (Kato), has become a serious pest on Allium spp. in Vietnam. However, the knowledge of L. chinenis is still limited. The morphology of L. chinensis adults collected from Vietnam and Japan was described. To distinguish different larval instars, some morphological characteristics such as the lengths of mouth hook, cephalopharyngeal skeleton, body and mine were measured. The lengths of mouth hook and cephalopharyngeal skeleton of first, second and third instars were 0.021 mm and 0.089 mm, 0.054 mm and 0.165 mm, and 0.092 mm and 0.261 mm, respectively. The biology of the leafminer on japanese bunching onion was investigated at constant temperatures of 20, 25 and 30o C and a photoperiod of 16L: 8D. Developmental time for the immature stages was 35.3, 22.5 and 17.1 days at 20, 25 and 30o C, respectively; pupal development lasted slightly longer than the combined egg and larval stages. The females laid a mean of 108 eggs and fed on 1013.9 punctures during an average lifespan of 9 days at 25o C. Keywords: Liriomyza chinensis (Kato), mouth hook, cephalopharyngeal skeleton. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ruồi đục lá hành, Liriomyza chinensis (Kato), gây hại nghiêm trọng trên hành (Allium spp.) tại Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc (Chen et al., 2003; Shiao, 2004; Spencer, 1973). Trong những năm gần đây, ruồi đục lá hành gây hại trên hầu hết các vùng trồng hành ở Việt Nam (Tran et al., 2005a). Ruồi đục lá thường phát sinh nhanh và lứa gối nhau nên nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu với tần suất và nồng độ phun rất cao nhưng hiệu quả trừ ruồi đục lá hành không cao. Phun thuốc hóa học không đúng đã ảnh hưởng đến quần thể ong ký sinh và làm tăng tính kháng thuốc của ruồi đục lá dẫn đến mật độ ruồi tăng trên đồng ruộng (Tran & Takagi, 2005b; Tran et al., 2005). Nhận biết chính xác đặc điểm hình thái, các đặc điểm sinh học sinh thái của ruồi đục lá hành là cơ sở cho việc xác định các biện pháp phòng trừ hợp lý. Bài viết này cung cấp một số dẫn liệu về hình thái, thời gian vòng đời, khả năng sống và đẻ trứng của ruồi đục lá hành. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nuôi sâu: Ruồi đục lá L. chinensis được nuôi trên giống hành lá Allium1. Trường ĐHNL Huế 2. ĐH Kyushu, Nhật Bản
  • 8. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 8 fistulosum L. tại phòng thí nghiệm Côn trùng thiên địch Đại học Kyushu, Nhật Bản. Mỗi cây hành được trồng trong chậu nhựa đường kính 9cm. 15 chậu nhựa này đặt vào một khay nhựa (32 x 44 x 6cm). Đặt các khay này trong nhà kính có nhiệt độ 20±5o C và ẩm độ 60±10%. Thả 100 ruồi trưởng thành loài L. chinensis (50 đực +50 cái) vào lồng nhựa (45 x 30 x 45cm) có 6 cây hành ở giai đoạn 2-3 lá. Sau 24 giờ, lấy các chậu hành này ra, phủ một tờ giấy thấm (đường kính 11cm) trên mỗi chậu hành để ngăn sâu non hóa nhộng trong đất. Sau đó đưa vào tủ nuôi sâu (nhiệt độ 25o C, ẩm độ 70-80% và chế độ chiếu sáng là 16h sáng và 8h tối). Có nhộng thì để vào đĩa Petri (đường kính 9cm) có chứa đất ẩm và đặt trong tủ nuôi sâu. Khi trưởng thành vũ hóa sử dụng làm thí nghiệm tiếp theo. Mô tả hình thái của trưởng thành: Vào tháng 3 và 6 năm 2004 và tháng 3 và tháng 7 năm 2005, các lá hành bị ruồi đục lá được thu từ vùng trồng hành ở Thanh Hóa, Huế, Quảng Nam đem về phòng thí nghiệm Bộ môn BVTV (Trường ĐHNL Huế). Ruồi trưởng thành vũ hóa từ các lá hành bị hại được thu và bảo quản trong ethanol 70%. Mẫu vật được TS Akeo Iwasaki (Trung tâm NCNN Hokkaido, Nhật Bản) giám định tên khoa học. Hình thái của ruồi đục lá hành được mô tả theo Spencer (1973) và Shiao (2004). Phân biệt tuổi sâu non: Sau khi thấy đường đục xuất hiện trên lá hành, tiến hành thu sâu non 12 giờ /lần và cho vào lọ có ethanol 70%. Đo kích thước cơ thể, chiều dài đường đục, móc miệng và xương họng của sâu non các tuổi theo Petitt (1990), Tran & Takagi (2005a). Theo dõi thời gian phát dục các pha ở nhiệt độ khác nhau: Cho 6 cây hành có trứng mới đẻ của ruồi L. chinensis vào tủ nuôi sâu ở các nhiệt độ ổn định là 20, 25 và 30o C, với chế độ 16h sáng: 8h tối. Theo dõi thời gian trứng nở 12 giờ/lần. Sau khi trứng nở (đường đục xuất hiện), dùng bút dạ đánh dấu đường đục. Sử dụng các sâu non nở cùng một thời gian để xác định thời gian phát dục của sâu non. Theo dõi thờì gian phát dục của chúng 12 giờ /lần. Khi nhộng xuất hiện, thu chúng để riêng rẽ trong đĩa Petri (đường kính 6cm) có đất ẩm. Theo dõi thời gian vũ hóa trưởng thành. Ngay sau khi vũ hóa, cho 2 trưởng thành đực và 1 trưởng thành cái vào một lồng nhựa (35 x 20 x 25cm) có 1 cây hành. Không cho ruồi ăn thêm. Đặt các lồng nhựa này trong tủ nuôi sâu ở nhiệt độ 25o C, chế độ 16h sáng: 8h tối. Thay cây hành hàng ngày. Nếu trưởng thành đực chết thì cho trưởng thành đực mới vũ hóa vào lồng cho đến khi trưởng thành cái chết. Hàng ngày đếm số lượng vết châm và trứng do mỗi trưởng thành cái đẻ; ghi nhận thời gian sống của trưởng thành. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái của trưởng thành Tất cả 251 cá thể ruồi đục lá trên ruộng hành thu được ở Thanh Hóa, Huế và Quảng Nam đều thuộc loài ruồi đục lá hành Liriomyza chinensis (Kato) (Diptera: Agromyzidae). Hình thái của trưởng thành ruồi đục lá hành thu được ở Việt Nam giống với ruồi đục lá hành nuôi ở Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Fukuoka, Nhật Bản. Trưởng thành là một loài ruồi nhỏ, sải cánh rộng 1,6-1, 9 mm. Đầu, phía trước mặt, phía sau mắt kép có màu vàng. Gốc lông thẳng đứng phía ngoài đỉnh đầu có màu đen, gốc lông phía trong có màu vàng. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt sự khác nhau của các loài đục lá thuộc giống Liriomyza. Râu đầu 3 đốt có góc cạnh. Mảnh cứng scutellum và mảnh ngực giữa mesonotum có màu đen. Bụng có màu đen. Mặt lưng bụng không có rãnh dọc màu vàng. Độ dài của rãnh dọc này là đặc điểm cơ bản để phân biệt L. chinenis với L. sativae, L. bryoniae, L. huidobrensis, L. trifolii và L. brassicae (Shiao,
  • 9. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 9 2004). Trưởng thành cái có ống đẻ trứng cứng, dài, màu đen (hình 1). Hình 1. Phần bụng của ruồi đục lá hành L. chinensis: Ruồi đực (1), ruồi cái (2) 3.2. Phân biệt tuổi sâu non Sâu non có 3 tuổi. để phân biệt tuổi sâu non, có thể dựa vào kích thước cơ thể và độ dài đường đục (bảng 1). Tuy nhiên, kích thước cơ thể và độ dài đường đục có thể thay đổi tùy thuộc vào mật độ sâu non trên một đơn vị diện tích lá. Khi mật độ sâu non cao xảy ra hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể nên kích thước sẽ giảm (Petitt & Wietlisbach, 1992). Bảng 1. Chiều dài móc miệng, xương họng, cơ thể và đường đục của sâu non ruồi đục lá hành L. chinensis ở nhiệt độ 250 C Tuổi sâu non Tuổi 1 N Tuổi 2 N Tuổi 3 N Móc miệng (mm) 0,021±0,0003 (0,018-0,026) 42 0,054±0,0004 (0,042-0,064) 103 0,092±0,0012 (0,076-0,113) 56 Xương họng (mm) 0,089±0,0014 (0,065-0,114) 42 0,165±0,0018 (0,126-0,203) 103 0,261±0,0037 (0,213-0,314) 56 Cơ thể (mm) 0,685±0,023 (0,425-0,97) 34 1,429±0,039 (0,831-2,35) 105 2,61±0,066 (1,68-3,63) 61 Đường đục (mm) 6,4 ± 0,59 (2,3 - 13,9) 21 12,2 ± 0,89 (5,2 - 19,2) 21 37,2 ± 2,68 (10,8 - 63,9) 21 N (số cá thể theo dõi); (giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất) Khi so sánh sự khác nhau giữa các tuổi sâu non của ruồi đục lá L. trifolii, Minkenber (1999) nhận thấy rằng chiều dài móc miệng của sâu non là một đặc điểm phân biệt quan trọng. Tuy nhiên Head et al. (2002) lại phát hiện có sự trùng lặp về chiều dài móc miệng giữa sâu non các tuổi của ruồi đục lá L. huidobrensis. Chúng tôi đã sử dụng cả hai chỉ tiêu chiều dài móc miệng và xương họng (hình 2) để phân biệt tuổi sâu non của ruồi đục lá hành L. chinensis. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng không có sự trùng lặp về chiều dài móc miệng và xương họng giữa 3 tuổi của sâu non ruồi đục lá hành (hình 3). Hình 2. Móc miệng và xương họng của sâu non ruồi đục lá hành L. chinensis Hình 3. Sự liên hệ giữa chiều dài móc miệng và xương họng của sâu non các tuổi của ruồi đục lá hành L. chinensis
  • 10. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 10 3.3. Thời gian phát dục của các giai đoạn trước trưởng thành Thời gian phát dục của trứng, sâu non các tuổi và nhộng của loài L. chinensis phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong khoảng 20-30o C, nhiệt độ càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn (bảng 2). Ruồi đẻ trứng trong mô lá. Thời gian phát dục của trứng là 2,3; 3,4 và 5,5 ngày tương ứng ở nhiệt độ 30, 25 và 20o C. Sâu non tuổi 1 lột xác thành tuổi 2 sau 1, 2 đến 2,3 ngày. Thời gian phát dục của tuổi 2 là 0, 8 đến 2,6 ngày. Thời gian phát dục của tuổi 3 từ 1, 9 đến 2,9 ngày. Cuối tuổi 3, sâu non đục 1 lỗ thoát ra ngoài đường đục, rơi xuống đất hóa nhộng. Thời gian phát dục của nhộng là 10,9; 13,6 và 22,0 ngày ở nhiệt độ 30, 25 và 20o C (tương ứng). Bảng 2. Thời gian phát dục các pha của ruồi đục lá hành L. chinensis ở nhiệt độ khác nhau Nhiệt độ (o C) Thời gian phát dục các pha (ngày) Trứng Sâu tuổi 1 Sâu tuổi 2 Sâu tuổi 3 Nhộng 20 5,5±0,02 a (224) 2,3±0,06 a (43) 2,6±0,05 a (48) 2,9±0,09 a (98) 22,0±0,1 a (46) 25 3,4±0,06 b (50) 1,5±0,06 b (35) 1,7±0,05 b (72) 2,3±0,07 b (61) 13,6±0,08 b (68) 30 2,3±0,02 c (339) 1,2±0,03 b (39) 0,8±0,03 c (44) 1,9±0,07 b (58) 10,9±0,09 c (29) Trung bình của một giai đoạn phát dục ở các nhiệt độ khác nhau có cùng chữ là không khác nhau có ý nghĩa bởi phương pháp so sánh Turkey’s HSD, phân tích phương sai (ANOVA) một nhân tố, P<0,05. Giá trị trong ngoặc là số cá thể theo dõi Khi áp dụng các biện pháp hóa học cũng như sinh học để phòng trừ một loài sâu hại thì hiệu lực tiêu diệt sâu khác nhau giữa các tuổi sâu. Hầu hết các loại thuốc trừ sâu có hiệu lực cao hơn đối với sâu non tuổi 1 so với sâu non tuổi 3 của ruồi đục lá L. trifolii (Parrella et al., 1982). Petitt & Wietlishbach (1993) đã tìm thấy khả năng ký sinh sâu non tuổi 2 và tuổi 3 ruồi đục lá L. sativae của ong Opius dissitus (Hym: Braconidae) là cao hơn so với tuổi 1. Vì vậy, số liệu về thời gian phát dục của ruồi đục lá hành L. chinensis ở các điều kiện nhiệt độ (bảng 2) có thể sử dụng để điều tra xác định tỷ lệ các giai đoạn phát dục của ruồi đục lá trên đồng ruộng, từ đó xác định thời gian áp dụng các biện pháp phòng trừ hợp lý. 3.4. Thời gian sống, khả năng ăn thêm và đẻ trứng của trưởng thành Ở nhiệt độ 25o C, trưởng thành cái sống trung bình 9 ngày. Trong khoảng thời gian đó, mỗi trưởng thành cái đẻ được 108 trứng và châm 1013, 9 vết châm để ăn thêm. Ruồi trưởng thành cái đẻ trứng sau khi vũ hóa 2,4 ngày và sau đẻ trứng sống trung bình 0,6 ngày (bảng 3). Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh học của ruồi đục lá hành L. chinensis ở 25o C
  • 11. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 11 Chỉ tiêu theo dõi Các giá trị theo dõi (TB±SE) Ăn thêm (số vết châm) 1013,9 ± 199,1 (191 - 2592 ) Thời gian sống (ngày) 9,0 ± 1,1 (4 - 14) Đẻ trứng (số đường đục) 108,0 ± 22,3 (17 - 281) Thời gian trước đẻ trứng (ngày) 2,4 ± 0,7 (0 - 8) Thời gian sau đẻ trứng (ngày) 0,6 ± 0,2 (0 - 2) Số cá thể theo dõi 11 Giá trị trong ngoặc là giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất Sự gây hại của ruồi đục lá hành L. chinensis trên cây hành rất giống với các loài ruồi đục lá khác thuộc giống Liriomyza: sâu non đục trong lá, ăn biểu bì lá; trưởng thành cái dùng ống đẻ trứng châm lên lá để đẻ trứng hoặc ăn thêm. Trưởng thành ăn dịch tiết ra từ các vết châm (Parrella, 1987). Trưởng thành cái chỉ đẻ trứng vào khoảng 10% số vết châm (Tran & Takagi, 2005a). Vết châm trên lá làm giảm quang hợp của cây và có thể làm chết cây con (Elmore & Ranney, 1954). Vì vậy khả năng ăn thêm của trưởng thành cũng là một chỉ tiêu để đánh giá thiệt hại do ruồi đục lá gây nên. Thời gian sống và khả năng đẻ trứng của ruồi đục lá phụ thuộc vào nhiệt độ và thức ăn (Parrella, 1987). Trong thí nghiệm này trưởng thành không được ăn thêm. Tuy nhiên, trên đồng ruộng, trưởng thành có thể ăn thêm mật hoa, chất bài tiết của rệp… nên thời gian sống có thể kéo dài và khả năng đẻ trứng có thể nhiều hơn. Một số nghiên cứu đã khẳng định sự tương quan thuận giữa tính ăn thêm, thời gian sống và khả năng đẻ trứng của sâu đục lá (Minkenberg, 1990; Tran & Takagi, 2005a). IV. KẾT LUẬN - Ruồi đục lá hành ở Việt Nam là loài Liriomyza chinenis (Kato) thuộc họ Agromyzidae, bộ hai cánh Diptera. Sâu non của L. chinensis có 3 tuổi. Dựa vào kích thước móc miệng và xương họng để phân biệt tuổi sâu non là chính xác nhất. - Thời gian phát dục pha trứng, sâu non các tuổi và nhộng của L. chinensis phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong khoảng 20-300 C, nhiệt độ càng cao thì thời gian phát dục càng ngắn. Thời gian phát dục từ trứng đến trưởng thành là 35,3; 22,5 và 17,1 ngày tương ứng ở nhiệt độ 20, 25 và 30o C. - Ở nhiệt độ 25o C, trưởng thành cái sống trung bình 9 ngày, đẻ 108 trứng và châm 1013, 9 vết châm để ăn thêm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chen, X. X., X. Y. Lang, Z. H. Xu, J. H. He and Y. Ma, 2003. The occurrence of leafminers and their parasitoids on vegetables and weeds in Hangzhou area, Southeast China. BioControl, 48: 515-527 Head, J., K. F. A. Walters and S. Langton, 2002. Utilisation of morphological features in life table studies of Liriomyza huidobrensis (Dipt., Agromyzidae) developing in lecttuce. J. Appl. Ent., 126: 349-354 Parrella, M. P., 1987. Biology of Liriomyza. Ann. Rev. Entomol., 32: 201-224
  • 12. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 12 Parrella, M. P., K. L. Robb and P. Morishita, 1982. Response of Liriomyza trifolii (Diptera: Agromyzidae) larvae to insecticides, with notes about efficacy testing. J. Econ. Entomol., 75: 1104-1108 Petitt, F. L., 1990. Distinguishing larval instars of the vegetable leafminer, Liriomyza sativae (Diptera: Agromyzidae). Flo. Entomol., 73: 280-286 Petitt, F. L. and D. O. Wietlisbach, 1992. Intraspecific competition among same-aged larvae of Liriomyza sativae (Diptera: Agromyzidae) in lima bean primary leaves. Environ. Entomol. 21: 136-140 Petitt, F. L. and D. O. Wietlisbach, 1993. Effects of host instar and size on parasization efficiency and life history parameters of Opius dissitus. Entomol. Exp. Appl., 66: 227-236 Shiao, S. F., 2004. Morphological diagnosis of six Liriomyza species (Diptera: Agromyzidae) of quarantine importance in Taiwan. Appl. Entomol. Zool., 39: 27-39 Spencer, K. A., 1973. Agromyzidae (Diptera) of economic importance. Dr. W. Junk B. V., Publishers, The Hague Tran, D. H. and M. Takagi, 2005a. Developmental biology of Liriomyza chinensis (Diptera: Agromyzidae) on Onion. J. Fac. Agr., Kyushu Univ., 50: 375-382. Tran, D. H. and M. Takagi, 2005b. Susceptibility of the stone leek leafminer Liriomyza chinensis (Dip.: Agromyzidae) to insecticides. J. Fac. Agr., Kyushu Univ., 50: 383-390 Tran, D. H., M. Takagi and K. Takasu, 2005. Toxicity of selective insecticides to Neochrysocharis formosa (Westwood) (Hymenoptera: Eulophidae), a parasitoid of the American serpentine leafminer Liriomyza trifolii (Burgess) (Diptera: Agrizomydae). J. Fac.Agr. Kyushu Univ. 50: 109-118. ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ NHIỆT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM Fusarium lateritium GÂY ĐỐM QUẢ THANH LONG HEAT TREATMENT ON Fusarium laterium DAMAGING DRAGON FRUITS Trần Thị Việt Hà (1) , Nguyễn Hữu Đạt (1) , Bùi Cách Tuyến (2) ) , Lê Đình Đôn (2) Abstract Dragon trees growing in Bình Thuận and Long An province in Vietnam were infected with Fusarium fungus to cause several spots on surface of fruits, which named as Dragon fruit spot disease. Agent attacks on fruits in field condition and still develops during storage and marketing leading to reduce the price and loss the quality. This study we treated the infected dragon fruits using vapor heat method at 46.5°C for 5, 10, 20, and 30 min. After treated, the fruits were storied in 25°C and 5°C for examination of spore survive, disease area, and development of fungal hypha inside of fruit tissues. Results indicated that a long exposure to heat was to reduce the disease area, to inhibit the spore germination and hypha development. We found that at 5°C, the growth of Fusarium lateritium was arrested leading to a suggestion that storage condition could play an
  • 13. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 13 important role to suppression of Dragon fruit spot disease. Taken together, using vapor heat treatment at 46,5°C for 20 min not only was an effective method to kill the fruit fly, Bactrocera dorsalis Hendel, (Dat, N.H., 2001) but also was a good method for disinfestion of Dragon fruits to reduce the severity of Fusarium spots when combined with storage condition at 5°C. Keywords: Fusarium laterium, dragon fruit spot disease, heat treatment. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh long là một trong các loại cây ăn qủa được trồng với diện tích khá lớn ở các tỉnh phía Nam nước ta, đã tạo ra khối lượng khá lớn nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu. Cũng như những cây trồng khác, thanh long cũng bị một số loại sâu, bệnh gây hại. Các tác giả Trần Thị Việt Hà, Nguyễn Hữu Đạt và cộng tác viên (2004) đã xác định bên ngoài và bên trong vỏ qủa thanh long có một số ký sinh gây hại đã làm giảm phẩm chất, thời gian bảo quản, xuất khẩu. Để diệt ruồi đục q?a (Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera correcta) hại qủa thanh long, áp dụng biện pháp xử lý hơi nóng 46,5 o C trong 20 phút đạt kết quả cao (Nguyễn Hữu Đạt và cộng tác viên, 2004). Xác định ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt đối với nấm ký sinh trên q? a thanh long như thế nào, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt lên sự phát triển của nấm Fusarium lateritium gây đốm quả thanh long" nhằm khuyến cáo áp dụng vào thực tiễn sản xuất, phục vụ cho công tác xuất khẩu và xây dựng thương hiệu sản phẩm thanh long xuất khẩu của Việt Nam. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm về thời gian xử lý nhiệt và mức độ bệnh, tiến hành trên qủa thanh long ruột trắng Long An, có cùng độ chín, trọng lượng 300 g /qủa, bị bệnh đốm do nấm Fusarium lateritium gây ra (T.T.V.Hà, 2004). Nhiệt độ xử lý là 46,5 o C, thời gian xử lý 5, 10, 20, 30 phút, đối chứng không xử lý nhiệt, số quả thí nghiệm 450. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên lặp lại ba lần. Qủa thanh long sau mỗi lần xử lý được bảo quản ở hai điều kiện 25 o C và 5 o C. Đánh giá tác động của phương pháp xử lý nhiệt lên sự phát triển của nấm trên mô vỏ qủa sau các thời gian xử lý bằng kính hiển vi (vỏ qủa được nhuộm màu bằng dung dịch Lactophenol với 0,01% Cotton blue); xác định khả năng nảy mầm của bào tử nấm trong vết bệnh sau các thời gian xử lý nhiệt. Phân tích ANOVA và trắc nghiệm Duncan được sử dụng đánh giá kết quả của thí nghiệm. Phân cấp hại như sau. Cấp 0, vỏ qủa không có bệnh; Cấp 1, có 1 - 2% diện tích vỏ qủa bị bệnh Cấp 2, có >2 - 5% diện tích vỏ quả bị bệnh Cấp3,có>5-8%diệntíchvỏqủabịbệnh Cấp 4, có > 8 - 10% diện tích vỏ qủa bị bệnh Cấp 5, có >10 - 30% diện tích vỏ qủa bị bệnh Cấp 6, có > 30% diện tích vỏ qủa bị bệnh. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Qủa thanh long bị nấm Fusarium lateritium xâm nhiễm, gây các vết bệnh hình tròn nhỏ màu trắng xám, có hoặc không có đốm màu đen nằm rải rác trên mặt và trong vỏ qủa. Bệnh phát triển ăn sâu vào mô qủa gây thối qủa. (Ảnh bìa 3). Nghiên cứu tác động của biện pháp xử lý nhiệt diệt ruồi đục qủa đến nấm ký sinh bên ngoài, bên trong vỏ quả thanh long, chúng tôi đã thu được kết qủa sau. 1. Trung tâm Kiểm Dịch Thực Vật Sau Nhập Khẩu IIT, Tp. Hồ Chí Minh, 2. Trường Đại Học Nông Lâm, Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
  • 14. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 14 Bảng 1. Sự phát triển của sợi nấm Fusarium lateritium trong mô vỏ qủa thanh long sau xử lý Công thức 1 NSXL 3 NSXL 6 NSXL Cấp 1 Cấp 5 Cấp 1 Cấp 5 Cấp 1 Cấp 5 Không xử lý nhiệt x x x x x x Xử lý 46,5 0 C – 5 phút - - x x x x 46,5 0 C – 10 phút - - x x x x 46,5 0 C – 20 phút - - x x x x 46,5 0 C – 30 phút - - x x x x x: có sợi nấm phát triển trong mô vỏ qủa thanh long, -: Không có sợi nấm trong mô vỏ quả; NSXL: ngày sau xử lý nhiệt. Xử lý quả thanh long bị bệnh ở nhiệt độ 46,5o C ít ảnh hưởng tới sức sống của bào tử, qủa bị bệnh càng nặng hiệu quả xử lý càng thấp. Bảng 2. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm F. lateritium gây bệnh trên qủa thanh long bảo quản ơ ỷ250 C sau khi xử lý Công thức Tỉ lệ nảy mầm (%)của bào tử nấmc Trung bình công thứcCấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 1 ngày sau xử lý Không xử lý 0,0 3,3 3,3 20,8 31,9 11,9 b Xử lý 46,50 C-5 phút 0,0 0,0 1,2 12,6 33,3 9,4 b Xử lý 46,50 C-10 phút 0,0 0,0 9,1 10,0 29,1 9,6 b Xử lý 46,50 C-20 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 a Xử lý 46,50 C-30 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 a Trung bình cấp bệnh 0,0 a 0,7 a 2,7 ab 8,7 b 18,9 b 6 ngày sau xử lý Không xử lý 44,4 53,6 70,5 74,3 84,7 65,5 d Xử lý 46,50 C-5 phút 30,9 26,3 36,2 67,1 72,7 46,6 c Xử lý 46,50 C-10 phút 24,6 26,5 37,2 48,4 64,9 40,3 bc Xử lý 46,50 C-20 phút 8,0 24,5 27,7 29,0 35,0 24,8 a Xử lý 46,50 C-30 phút 24,4 23,9 32,4 44,1 54,1 35,8b Trung bình cấp bệnh 26,5 a 30,9 a 40,8 b 52,6 c 62,1 d Xử lý quả thanh long ở nhiệt độ 46,50 C và với thời gian xử lý kéo dài 20 – 30 phút có thể làm giảm và làm chậm quá trình nảy mầm của bào tử nấm khi bảo quản qủa sau xử ly trong điều kiện nhiệt độ 25 0 C. Bảng 2. Tỉ lệ nảy mầm của bào tử nấm F. lateritium
  • 15. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 15 gây bệnh trên qủa thanh long bảo quản ở 50 C sau khi xử lý Công thức Tỉ lệ nảy mầm (%)của bào tử nấmc Trung bình công thứcCấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 1 ngày sau xử lý Không xử lý 0,0 3,3 0,0 19,4 30,5 11,9 b Xử lý 46,50 C-5 phút 0,0 0,0 3,3 16,5 23,6 9,4 b Xử lý 46,50 C-10 phút 0,0 0,0 8,3 11,1 23,6 9,6 b Xử lý 46,50 C-20 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 a Xử lý 46,50 C-30 phút 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 a Trung bình cấp bệnh 0,0 a 0,7 a 2,9 a 9,4 b 15,5 c Các mẫu quả thanh long sau xử lý nhiệt điều kiện nhiệt độ 46,50 C và bảo quản ở các kho lạnh 5o C, tỷ lệ bào tử nấm nảy mầm đều thấp hơn so với khi bảo quản ở điều kiện 25o C. Bảng 4. Gia tăng diện tích đốm bệnh trên quả thanh long sau xử lý nhiệt 9 ngày trong điều kiện bảo quản ở 250 C Công thức Diện tích nhiễm bệnh ở các cấp tăng lên (%)so với diện tích bệnh ban đầu.s Trung bình công thức Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 Không xử lý 21,7 30,0 45,0 48,3 53,3 39,7 c Xử lý 46,50 C-5 phút 19,3 23,3 8,67 38,3 40,0 25,9 b Xử lý 46,50 C-10 phút 18,3 10,0 21,0 16,0 9,3 14,9 a Xử lý 46,50 C-20 phút 13,3 10,0 13,3 20,0 25,0 16,3 a Xử lý 46,50 C-30 phút 8,0 10,0 13,3 18,3 20,0 13,9 a Trung bình cấp bệnh 16,1 a 16,7 a 20,3 a 28,2 b 29,5 b Xử lý nhiệt đối với qủa thanh long ở nhiệt độ 46,50 C hạn chế ruồi đục qủa, sau đó bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng 250 C, chỉ có tác dụng làm giảm sự phát triển của bệnh do nấm gây ra sau thời gian bảo quản. IV- KếT LUậN Xử lý nhiệt đối với qủa thanh long ở 46,50 C để diệt ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera correcta trong thời gian 20-30 phút, sau đó kết hợp bảo quản trong phòng lạnh nhiệt độ 50 C có tác dụng tốt hạn chế phát triển của bệnh đốm thối bên trong và bên ngoài qủa do nấm Fusarium lateritium. Nếu không có kho lạnh mà phải bảo quản trong điều kiện thông thường thì cần phải chọn lọc loại bỏ tất cả các qủa đã cóự dấu vết bệnh dù lớn hay nhỏ trước khi đưa vào xử lý. T ÀI LI ỆU THAM K H ẢO
  • 16. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 16 1. Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Văn Tuất, 2004. Kết quả sử dụng hơi nóng xử lý ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis Hendel) hại xoài sau thu hoạch. Tạp chí bảo vệ thực vật (3): 27-31. 2-Trần Thị Việt Hà, 2004. Bệnh hại trên cây thanh long và ảnh hưởng của biện pháp xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng đến tác nhân gây bệnh và phẩm chất trái thanh long sau thu hoạch. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. 3- Dhingra O.K. and Sinclair J.B,1989. Basic plant pathology method, CRC Press, Inc. Bocaraton, Florida, pp.11. 4- Barkai – Golan R. and Phillips DJ., 1991. Post- harvest heat treatment of fresh fruit and vegetables for decay control. Plant Disease 75: 1085- 1089 5- Heather N.W., 1994. Quarantine disinfestation of Tropical Fruits: Non - chemical options. In: ACIAR Proceedings Series No.50, pp 272-278. 6- Mamat N. and Husain M. 1993. Proposed Stadardisation of Protocols for Quarantine treatment of Fruit. Post-harvest handling of tropical fruits. CIAR PROCEEDINGS, No.50.pp 226- 229. KÕt qu¶ chän läc gièng b«ng cá sè 6 kh¸ng bÖnh xanh lïn RESULTS OF SCREENING ON ASIAN COTTON VARIETY No 6 FOR COTTON BLUE DISEASE RESISTANCE Nguyễn Thị Thanh Bình, Đàng Năng Bửu, Đặng Minh Tâm, Nguuyễn Ngọc Triển, Hoàng Thị Mỹ Lệ và CS Viện nghiên cứu và phát triển cây bông. Abstract Cotton blue disease (CBD) is the most important disorder for cotton plant in Vietnam. It appears in all cotton grown areas and usually causes serious damage. CBD control depends mainly on applying aphicides, this may lead to american bollworm outbreak and environment pollution. The best control measure is utilizing varieties resistant to CBD, but all the cultivated varieties are upland (Gossypium hirsutum) and susceptible to CBD. So identifying resistance to CBD resourse is necessary. We have investigated many Asian cotton (Gossypium arboreum) cultivars, using two methods of CBD inoculating: By aphids transmission and by grafting. After 6 crop seasons studying and selecting, we have defined some resistant lines from Asian cotton variety No 6 . They are highly resistant to CBD in the last two selecting seasons with non of susceptible plants. The resistance gives rise to creation of upland cotton cultivars resistant to CBD in the future, but there is difficulty deriving from the genetic difference between upland and asian cotton species. We need to transfer this resistance from asian cotton to upland by mean of interspecific crossing or genetic engineering. Keywords: cotton blue disiease, asian cotton. 1. Më ®Çu Xanh lùn (XL) là bệnh gây hại quan trọng nhất cho cây bông ở nước ta. Hiện nay bệnh đã xuất hiện ở tất cả các vùng bông ở Việt Nam và
  • 17. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 17 là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất bông, gây khó khăn cho việc mở rộng diện tích bông. XL được lây lan trong tự nhiên nhờ môi giới là rệp bông (Aphis gossypii) và được cho là do virut gây ra [1, 4]. Công tác phòng trừ bệnh XL chủ yếu dựa vào biện pháp hoá học nên dễ gây bùng phát sâu đục quả bông và ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng giống bông kháng bệnh là hướng tốt nhất, nhưng tất cả các giống bông sản xuất đều thuộc loài bông luồi (Gossypium hirsutum) và đều nhiễm bệnh XL [1]. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn gen kháng bệnh XL ở các loài bông khác để tạo tiền đề cho công tác tạo giống kháng XL trong tương lai là rất cần thiết, các nhà nghiên cứu ở Trung Phi cho rằng tính kháng bệnh XL có nguồn gốc từ bông cỏ châu Á (Gossypium arboreum) [3]. Trong nhiều năm qua chúng tôi đã nghiên cứu trên các giống bông cỏ châu Á trong tập đoàn bông của Viện NC và PT cây bông và phát hiện giống bông cỏ số 6 có khả năng kháng bệnh XL. Từ đó chúng tôi đã tiến hành chọn lọc nhiều lần để có dòng bông cỏ 6 kháng bệnh cao. Nghiên cứu này là một phần của dự án Đầu tư nghiên cứu giống bông 2001-2005. 2. Ph−¬ng ph¸p Vật liệu: Giống bông cỏ châu Á số 6 và một số giống khác làm đối chứng. Thời gian và địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2000 đến 2005 tại Viện NC và PT cây bông (Ninh Thuận). Lây bệnh nhân tạo: bằng 2 phương pháp. - Truyền rệp: Ở giai đoạn cây bông con được 3-5 ngày tuổi truyền rệp mang nguồn bệnh XL 15 con/cây, cho chích hút trên cây bông 48 giờ. - Ghép cây: ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi nếu cây chưa bị bệnh thì ghép với cây bệnh XL theo phương pháp ghép áp. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ bệnh và thời gian ủ bệnh. Những cây không bị bệnh được tự thụ để làm thuần và chọn lọc theo đặc điểm hình thái, chất lượng và năng suất xơ. 3. kÕt qu¶ vµ th¶o luËn [2] - Vụ đông xuân 2000: Chúng tôi bắt đầu chọn lọc giống bông cỏ số 6 từ nguồn vật liệu ban đầu là hạt giống của vườn tập đoàn bông. Để thấy được tính kháng của giống bông cỏ 6, chúng tôi đánh giá giống này cùng với giống bông cỏ số 7 và giống bông luồi D16-2. Giống cỏ 6 chỉ bị bệnh 12,2% với thời gian ủ bệnh dài nhất là 26,4 ngày, trong khi cỏ 7 bị bệnh đến 73,0% với thời gian ủ bệnh ngắn hơn, giống bông luồi D16-2 (đối chứng) bị bệnh 100% với thời gian ủ bệnh chỉ 11,3 ngày (bảng 1). Điều này chứng tỏ giống cỏ 6 có khả năng kháng bệnh XL. Trong số những cây không bị nhiễm bệnh của giống cỏ 6 chúng tôi đã chọn được 20 cây theo đặc điểm hình thái, năng suất cao và chất lượng xơ tốt. Bảng 1. Kết quả lây nhiễm bệnh xanh lùn vụ đông xuân năm 2000 (Ninh Thuận) Giống bông Số cây nghiên cứu Tỷ lệ bệnh (%) Thời gian ủ bệnh (ngày) Số cây chọn Cỏ 6 82 12,2 26,4 20 Cỏ 7 74 73,0 21,6 0 D16-2 (Đối chứng) 10 100 11,3 - - Từ vụ mùa 2000 đến vụ đông xuân năm 2005: Chúng tôi tiếp tục chọn lọc 5 vụ nữa, sử dụng giống bông cỏ số 3 làm đối chứng (cũng là bông cỏ châu Á). Cho đến vụ thứ 4 (vụ mùa năm
  • 18. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 18 2003) chúng tôi vẫn chọn cá tuyển, từ vụ thứ 5 (vụ mùa 2004) thì quần tuyển theo dòng. Qua mỗi vụ chúng tôi loại bỏ tất cả những dòng có cây bị nhiễm bệnh XL, chỉ chọn số dòng hoàn toàn không bị nhiễm bệnh để tiếp tục nghiên cứu. Kết quả chọn lọc được trình bày trong bảng 2. Có thể thấy, càng qua chọn lọc tỷ lệ nhiễm bệnh XL của các dòng còn lại càng giảm dần, khả năng kháng bệnh ngày càng cao. Trong 2 vụ cuối, một số dòng bông cỏ 6 không bị nhiễm bệnh, trong khi giống bông cỏ số 3 lại bị nhiễm bệnh rất cao, có tỷ lệ bệnh 98,0% và 95,8%. Như vậy, qua 6 vụ nghiên cứu và chọn lọc chúng tôi đã làm thuần và chọn được một số dòng bông cỏ 6 có khả năng kháng cao đối với bệnh XL. Các dòng đó là C6-17-12-02-02, C6-17-12- 02-03, C6-17-12-02-04 và C6-17-12-05-01. Việc phát hiện và chọn lọc được một số dòng bông cỏ 6 kháng bệnh XL đã mở ra triển vọng cho công tác tạo giống bông luồi kháng bệnh xanh lùn. Tuy nhiên, vì bông luồi và bông cỏ là 2 loài bông khác nhau, có số nhiễm sắc thể khác nhau nên việc chuyển gen sẽ gặp khó khăn. Chúng tôi có hướng sẽ dùng phương pháp lai xa (với sự giúp đỡ của các nhà chọn giống Pháp và Bỉ) hoặc kỹ thuật sinh học phân tử để khắc phục khó khăn nêu trên. Bảng 2. Kết quả chọn lọc một số dòng bông cỏ 6 kháng bệnh xanh lùn (2000-2005, Ninh Thuận) Thời gian Giống bông * Số cây nghiên cứu Tỷ lệ bệnh (%) Thời gian ủ bệnh (ngày) Số cây chọn Vụ mùa 2000 C6-03 15 53,3 22,7 0 C6-09 12 0 - 6 C6-17 14 0 - 3 C6-25 16 18,7 28,3 0 C6-26 12 0 - 6 C6-32 11 9,1 34,0 0 Vụ đông xuân 2001 C6-09-01 14 7,1 65,0 0 C6-09-02 14 0 - 5 C6-17-08 14 0 - 5 C6-17-12 13 0 - 5 C6-26-02 10 0 - 5 C6-26-04 14 7,1 80,0 0 C6-26-11 12 0 - 0 Vụ mùa 2003 C6-17-12-02 4 0 - 4 C6-17-12-05 2 0 - 2 C6-26-02-01 5 0 - 5 C6-26-02-02 2 0 - 2 C6-26-02-03 8 0 - 8 C6-26-02-05 4 0 - 4 Vụ mùa 2004 C6-17-12-02-02 33 0 - 33 C6-17-12-02-03 29 0 - 29 C6-17-12-02-04 25 0 - 25
  • 19. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 19 C6-17-12-05-01 20 0 - 20 C6-17-12-05-02 27 3,7 40,0 0 C6-26-02-01-01 20 0 - 20 C6-26-02-02-01 24 0 - 24 C6-26-02-03-01 24 4,2 25,0 0 C6-26-02-05-01 26 0 - 26 Cỏ 3 (Đ.chứng) 50 98,0 26,3 - Vụ đông xuân 2005 C6-17-12-02-02 43 0 - 43 C6-17-12-02-03 43 0 - 43 C6-17-12-02-04 22 0 - 22 C6-17-12-05-01 23 0 - 23 Cỏ 3 (Đ.chứng) 24 95,8 41,3 - Ghi chú: * Các dòng của giống bông cỏ số 6 có tên bắt đầu bằng C6. 4. kÕt luËn vµ ®Ò nghÞ Chúng tôi đã nghiên cứu và chọn lọc được một số dòng bông cỏ 6 (C6-17-12-02-02, C6-17- 12-02-03, C6-17-12-02-04 và C6-17-12-05-01) kháng bệnh xanh lùn, khả năng ứng dụng các dòng này để tạo giống bông luồi kháng bệnh xanh lùn là có thể, nhưng cần tìm biện pháp khắc phục sự khác biệt về di truyền. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thanh Bình (1999), Nghiên cứu bệnh xanh lùn bông ở phía Nam và một số biện pháp phòng trừ. Luận án TS Nông nghiệp, Hà Nội. 160 trang. 2. Nguyễn Thị Thanh Bình và ctv. (2000- 2005), Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn lọc một số dòng bông cỏ 6 kháng bệnh xanh lùn hàng năm. Viện nghiên cứu và phát triển cây bông. 3. Mahama A. et Cauquil J. (1976), La selection de varietes resistantes a la maladie bleue du cotonnier dans l’Empire Centrafricaine. Cot. Fib. Trop. 71: 439-446. 4. Vaissayre M. (1971), Nouvelle contribution à l’etude de la maladie bleue du cotonnier. Rapport de Station Centrale de Bambari (RCA) et IRCT, Paris. 20p. PHÂN LẬP, CHẨN ĐOÁN BỆNH BẠC LÁ LÚA BẰNG KỸ THUẬT PHÂN TỬ VÀ BẢO QUẢN NGUỒN BỆNH CHO NGHIÊN CỨU DENTIFICATION OF RICE BACTERIAL LEAF BLIGHT Xanthomonas oryzae BY PCR Đoàn Thị Thanh Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
  • 20. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 20 Abstract Bacterial blight (BB) is one of the most destructive disease of rice plants in almost rice growing countries in both temperature and tropical regions especially in Asia. This is also a major disease of rice in Viet nam. This disease is multiplicate increase during the past 10 years in the Northern Vietnam in both two seasons of rice. We @collected 0 isolates of the bacterial leaf bright of rice from various regions of Northern Vietnam. The identification of Xanthomonas oryzae (X.oryzae) species by PCR showed that: There are 29 isolates of X.oryzae @by using primers X R - @F and X R -R2. Time preservation of X.oryzae in liquid glycerol last one year, in skim milk medium over one year and in water only two months. Keywords: Xanthomonas oryzae, PCR. . ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh bạc lá nguyên nhân do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv oryzae gây nên, là một trong những bệnh hại nguy hiểm đối với cây lúa trong cả hai vụ: vụ xuân và vụ mùa ở nước ta. Những năm gần đây bệnh gây thiệt hại rất nặng, đặc biệt là trên các giống lúa lai và những giống lúa thuần nhập nội từ Trung quốc. Do vậy cần xác định chính xác nguồn bệnh làm vật liệu cho công tác chọn tạo giống là cần thiết. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành thu thập. phân lập và xác định nguồn bệnh bạc lá bằng kỹ thuật PCR. Bảo quản nguồn bệnh phân lập được để làm vật liệu nghiên cứu. . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu nghiên c @ứu bao gồm 0 nguồn bệnh được thu thập từ các vùng trồng lúa ở miền Bắc Việt Nam. - Các môi trường để phân lập và bảo quản vi khuẩn và hoá chất cần thiết để chạy PCR xác định nòi vi khuẩn bạc lá lúa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phân lập nòi vi khuẩn bạc lá lúa trên môi trường Wakimoto, 1995. - Phương pháp lây nhiễm theo GS.TS.S.Taura (2000). - Phương pháp PCR để xác định nòi vi khuẩn theo GS.TS.S.Taura (2000). - Phương pháp bảo quản của Wakimoto (1995) và nguy Hwang (1998). . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .1. Thu thập nguồn bệnh Chúng tôi đã thu thập nguồn bệnh từ các vùng trồng lúa ở miền Bắc Việt nam. Kết quả thu được ở bảng 1. Bảng1. Danh sách các isolates đã thu thập STT Nơi thu thập STT Nơi thu thập 1 Dòng vi khuẩn chuẩn từ RR 17 VAS , Hà Nội - 6
  • 21. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 21 2 An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây 18 Sơn Tây, Hà Tây @ An Khánh, Hoài Đức, Hà Tây 19 TT xã, Sơn Tây, Hà Tây 4 VAS , Hà Tây 20 Sơn Tây, Hà Tây 5 Hoài Đức, Hà Tây 21 Văn Giang, Hư @ng ên -1 6 Đồng Hỷ, Thái Nguyên 22 Văn Giang, Hư @ng ên -2 7 Đồng Hỷ, Thái Nguyên @2 Trại TN Lai Cách, Hư @ng ên -1 8 ĐH Nông Lâm, Thái Nguyên 24 Trại TN Lai Cách, Hư @ng ên -2 9 Thanh Trì, Hà Nội 25 Trư @ờng NN, Việt ên, Bắc Giang 10 VAS , Hà nội -1 26 Đông Hưng, Thái Bình 11 VAS , Hà nội -2 27 Hưng Hà, Thái Bình 12 VAS , Hà nội -@ 28 Thái Thuỵ, Thái Bình @1 Quế Võ, Bắc Ninh -1 29 Gia Lâm, Hà Nội 14 Quế Võ, Bắc Ninh -2 0 Trâu Quì, Hà Nội 15 VAS , Hà nội -4 1 Văn Giang, Hư @ng ên 16 VAS , Hà nội -5 .2. Lây nguồn bệnh để xác định isolates là bệnh Xanthomnas oryzae - Trước xác định bệnh tiến hành lây thử lên dòng mẫn cảm là R24 để thử độc tính của vi khuẩn sau bảo quản. - Tạo dung dịch lây nhiễm: Sau 48 giờ vi khuẩn nuôi cấy trong môi trường Wakimoto mọc. Khi đó ta lấy một vòng vi khuẩn hoà với 10 ml nước tạo dung dịch có nồng độ vi khuẩn từ 108 - 109 / 1 ml nước. Đem dung dịch đó đi lây nhiễm. - Lây nhiễm mỗi chủng 1 cây, mỗi cây cắt toàn bộ lá có trên cây đó. Kết quả ở hình 1. 1 2 4 Hình 1. Lây nhiễm nguồn bệnh để thử độc tính 1, 2. Nguồn có đ ộc tính cao; . Nguồn có độc tính trung bình, 4. Nguồn kháng bệnh. . . Ly trích DNA Tất cả các isolates đựơc nuôi cấy trên môi
  • 22. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 22 trường Wakimoto, 1995. sau 49 giờ để chiết tách AND. Phương pháp chiết tách ADN thep phương pháp của Wakimoto, 1995. .4. Xác định bệnh bạc lá bằng phương pháp PCR Xác định bệnh bạc lá lúa nhờ cặp mồi của @X R - @F và X R -R2 theo phương páhp của @Adachi và ku (2000). .4.1. Phản ứng PCR + Hoá chất cần cho phản ứng PCR Hoá chất cần cho phản ứng gồm Taq bufer, Trí-HCL, KCl, Trion X-100, Taq polymera, MgCl2, dNPT, DNA khuôn,vv.. + Nhân gen Sau khi đã hoàn chỉnh các mẫu ly trích DNA trên ta tiến hành nhân gen. Đặt các mẫu vào trong máy nhân gen theo một chu kỳ nhiệt nhất định, đối với gen bệnh bạc lá chúng tôi dùng một chu kỳ nhiệt riêng. .4.2. Điện di sản phẩm PCR Sau khi kết thúc phản ứng PCR, tiến hành chạy điện di sản phẩm nhân gen, chạy điện với agarose 2%.: Sau khi đã pha trộn đầy đ @ủ, ủ chúng ở 70 C trong Water bath ho @ặc ven trong vòng 6 tiếng, hoặc có thể ủ qua đêm. Tiếp đó chạy điện di sản phẩm gen cắt bằng agarose 2%. Lúc này có thể phân biệt được các vạch. Thường điện di dòng điện có hiệu điện thế là 60V, cường độ dòng điện l @à 200 mA trong 0 phút. Trong trường hợp muốn có kết quả nhanh có thể chạy với dòng điện 100 V, cường độ dòng điện 200 mA trong 15 phút. Tuỳ từng trường hợp mà có thể xử lý cường độ, hiệu điện thế cũng như thời gian khác nhau. .5. Kết quả phản ứng PCR để xác định bệnh bạc lá từ các isolates Sau khi điện di, quan sát các vạch trên gel, chúng tôi thu được kết quả ở hình 2: Hình 2. Xác định nguồn vi khuẩn X.oryzae bằng PCR - Đường 1: Gồm các isolates từ 1-15: số 1 là nguồn bệnh chuẩn X.oryzae - Đường 2: số isolates từ 16- 0: số isolates theo thứ tự của bảng 1. Kết quả ở hình 2 cho th @ấy 0 isolates thu thập đều là vi khuẩn X.oryzae vì vạch băng trùng với vạch băng số 1 dòng chuẩn của vi khuẩn X.oryzae. .6. Các phương pháp bảo quản vi khuẩn X.oryzae - Phương pháp bảo quản bằng nước cất: sau khi cấy vi khuẩn 2- ngày trên môi trường SPA (môi trường Wakimoto, 1995). Lấy 0.2ml dịch khuẩn ở nồng độ 104 tế bào /ml cho vào 1ml nước cất vô trùng, lắc đều và bảo quản ở 6-80 C. Sau 1, @2, , 4 tháng cấy chuyển 1 lần để xác định mức độ sống sót của tế bào vi khuẩn. - Phương pháp bảo quản bằng phủ dung dịch glycerol: Lấy 0.2ml dịch khuẩn ở nồng độ 104 -6 tế bào /ml cho vào 1ml nước cất vô trùng, lắc đều và bảo quản ở 6-80 C. Sau 4, 8, 12 tháng cấy chuyển 1 lần để xác định mức độ sống sót của tế
  • 23. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 23 bào vi khuẩn. - Phương pháp bảo quản vi khuẩn trong băng: Lấy 0.2ml dịch khuẩn ở nồng độ 104 -6 tế bào /ml cho vào 1ml nước cất vô trùng, lắc đều và bảo quản ở 6-80 C. Sau 4, 8, 12 tháng cấy chuyển 1 lần để xác định mức độ sống sót của tế bào vi khuẩn. Kết quả đựơc ghi nhận ở bảng 2: Bảng 2. Mức độ sống sót của tế bào vi khuẩn qua các giai đoạn bảo quản Phương pháp bảo quản Đường kính khuẩn lạc (mm) Tỷ lệ sống (%) Thời gian mọc (giờ) Trong nước cất 1 tháng 2 tháng tháng 4 tháng 0.60 @0. 0 0.10 0 100 65 15 0 48 50 56 0 Trong glycerol 4 tháng 8 tháng 12 tháng 16 tháng 0.66 0.67 0.65 0.60 100 100 98 40 48 48 48 54 Trong Skim milk 4 tháng 8 tháng 12 tháng 16 tháng 0.68 0.70 0.68 0.69 100 100 100 98 48 48 48 48 Kết quả ở bảng 2 cho thấy bảo quản vi khuẩn X.oryzae trong nước cất chỉ được 1-2 tháng, trong glycerol khoảng 12 tháng, trong Skim milk là trên 16 tháng. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận 1. Thu thập đư @ợc 0 isolates ở các vùng khác nhau để phân lập bệnh bạc lá lúa. 2. Chẩn đoán được 29 isolates là vi khuẩn X.oryzae bằng kỹ thuật PCR do sử dụng cặp mồi chọn lọc. 4.2. Đề nghị: Cần nghiên cứu và thu thập thêm nhiều nguồn vi khuẩn bạc lá lúa trên các vùng bị bệnh hại. TÀI LIỆU THAM KHẢO @1. Adachi.N. and T. ku, 2000. PCR mediated detection of Xanthomonas oryzae pv. ryzae by aplification of 16S- 2 S rDNA spacer sequence. @@J. Gen.Plant Pathol. 66: 0- 09. 2. zuka, A and kaku, H, 2000. A historical review of bacterial blight of race. Bull. Nati. nst. Agrobiol. Resour. 15:1-207. . Suwas, T. 1962. Studies on the culture media of Xanthomonas oryzae ( yeda et.
  • 24. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 24 shiyama) 4. Wakimoto, S, 1995. Studies on multipulication of P phage (Xanthomonas oryzae bacteriophage) 1. neăstep growth experiment under variuos condition @. Sci.Bull.Fac.Agric. Kyushu niv. 15: 151-160 (in Lapanese with nglish summary). 5. Phan Hữu Tôn, 2004. Chiến lược chọn tạo giống lúa chống chịu bệnh bạc lá miền Bắc Việt nam. Hội nghị quốc tế Quốc gia về chọn tạo giống lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp, tr.115-120, 2004. MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU HẠ CÂY MÃNG CẦU XIÊM (Annona muricata L.) Ở BÌNH CHÁNH (TP. HỒ CHÍ MINH) FINDINGS ON SPECIES COMPOSITION OF NATURAL ENEMIES HABITTING ON SOURSOP (Annona muricata L.) AT BINH CHANH DISTRICT (HO CHI MINH CITY) Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt (1) Phạm Văn Lầm (2) Abstract The studies on natural enemies associated with soursop has been conducted during 2001-2004 at Binh Chanh district (Ho Chi Minh City). At least 40 species of natural enemies were collected on soursop trees at Binh Chanh district. Among them, 38 species have been identified scientific name. They were concentrated in orders of Coleptera (14 species or 35.0% of total collected species) and Hymenoptera (13 species or 32.5%). The present status of natural enemies on soursop at Binh Chanh district is very different. In great number of recorded species of natural enemies have low and very low present status. Especially, some species as Chilocorus gressitti, Lemnia melanota, Synonycha grandis, Aphidius sp. are rare. Only 3 species as Scymnus bipunctatus, Scutellista cyanea, Oecophylla smaragdina are very common. Keywords: Natural enemies, soursop. I. MỞ ĐẦU Vùng đất phèn mặn phía Tây Nam Tp. Hồ Chí Minh có tiềm năng phát triển cây mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát. Mãng cầu xiêm ở đây chủ yếu được trồng theo mô hình ao -vườn. Cây mãng cầu xiêm bị rất nhiều sâu hại tấn công (1). Nhiều loại thuốc hóa học trừ sâu đã được sử dụng để phòng chống chúng. Sử dụng những thuốc trừ sâu với độ độc cao như supracide, fastox... dẫn đến chết cá dưới ao, gây tổn thất kinh tế đáng kể cho nhiều hộ nông dân. Ngoài ra, sử dụng thuốc trừ sâu nhiều còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động, làm nghèo quần thể thiên địch tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại bùng phát số lượng.1. §H N«ng L©m Tp. HCM 2. ViÖn BVTV
  • 25. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 25 Để phát huy ích lợi của mô hình ao -vườn, góp phần ổn định năng suất và chất lượng quả, nghề trồng cây mãng cầu xiêm đang đòi hỏi nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Ngoài vấn đề tạo giống tốt và kỹ thuật canh tác tiên tiến, việc nghiên cứu ứng dụng hợp lý các biện pháp phòng chống sâu hại theo hướng IPM đóng vai trò rất quan trọng. Biện pháp sinh học là một trong những biện pháp quan trọng của chiến lược IPM. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học là một nhu cầu để phát triển chiến lược IPM trên cây mãng cầu xiêm. Những nghiên cứu về vấn đề này đối với cây mãng cầu xiêm ở nước ta chưa được quan tâm. Để góp tài liệu về lĩnh vực này, dưới đây cung cấp kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần thiên địch của sâu hại cây mãng cầu xiêm tại Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh). II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu - Vườn mãng cầu xiêm canh tác tự nhiên của nông dân - Các dụng cụ bắt côn trùng, bảo quản mẫu côn trùng và nuôi côn trùng. - Tài liệu giám định. Phương pháp nghiên cứu Điều tra thu thập thiên địch theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997). Tiến hành điều tra định kỳ (10 ngày /lần) và cố định tại 3 xã trồng mãng cầu xiêm ở Bình Chánh. Mỗi xã điều tra 3-5 vườn (mỗi vườn có ≥ 200 cây mãng cầu xiêm). Mỗi vườn điều tra ngẫu nhiên 50 cây. Trên cây điều tra cả 4 hướng của tán lá. Quan sát để phát hiện sâu hại, thiên địch và đánh giá mức độ phổ biến của chúng. Nếu phát hiện thấy thiên địch, tiến hành quan sát hoạt động săn mồi hay ký sinh của chúng trước khi thu bắt. Thu bắt tất cả các đối tượng sâu hại và thiên địch gặp được trong điều tra. Có thể thu bằng vợt hoặc bằng tay. Mẫu vật thu được ở giai đoạn phát dục trước pha trưởng thành thì được tiến hành nuôi trong phòng thí nghiệm cho đến khi xuất hiện trưởng thành hoặc ra ký sinh (nếu bị ký sinh). Tất cả các mẫu vật thu được đều làm tiêu bản để xác định tên khoa học. Ngoài ra, tiến hành điều tra bổ sung theo tuyến ở các địa điểm khác nhau vào lúc cây mãng cầu xiêm ra lộc, ra hoa, có quả hoặc theo đợt phát sinh của sâu hại. Việc xác định tên khoa học của thiên địch được dựa vào tài liệu phân loại của H. Đ. Nhuận (1982, 1983), Quayle (1941), Richard, Gorham, (1991). III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Thành phần thiên địch của sâu hại cây mãng cầu xiêm tại Bình Chánh (Tp. HCM) Trong thời gian 2001-2004, tiến hành điều tra thành phần thiên địch của sâu hại cây mãng cầu xiêm tại Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh. Đã thu thập được 40 loài thiên địch của sâu hại trên cây mãng cầu xiêm. Chúng thuộc 7 bộ côn trùng và 2 bộ nấm. Bộ cánh cứng Coleoptera có số loài thu được nhiều nhất (14 loài hay chiếm 35,0% tổng số loài). Bộ cánh màng Hymenoptera đã thu được 13 loài (chiếm 32,5%). Các bộ còn lại, mỗi bộ mới chỉ phát hiện được 1-3 loài (bảng 1). Bảng 1. Số lượng loài thiên địch đã thu được trên cây mãng cầu xiêm ở Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh, 2001-2004) Tên bộ Số lượng loài đã phát hiện Số loài đã
  • 26. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 26 Số loài Tỷ lệ (%) định danh Odonata - Chuồn chuồn 2 5,0 2 Mantodea - Bọ ngựa 2 5,0 2 Coleoptera - Cánh cứng 14 35,0 14 Neuroptera - Cánh mạch 3 7,5 3 Lepidoptera - Cánh vảy 2 5,0 2 Hymenoptera - Cánh màng 13 32,5 11 Diptera - Hai cánh 2 5,0 2 Moniliales - Nấm 1 2,5 1 Entomophthorales - Nấm 1 2,5 1 Tổng số 40 100 38 Trong số 40 loài thiên địch thu được trên cây mãng cầu xiêm ở Bình Chánh, đã xác định được tên khoa học cho 38 loài, đạt 95,0% tổng số loài đã phát hiện. Các loài thiên địch đã định danh được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Các loài thiên địch trên cây mãng cầu xiêm ở Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh, 2005) TT Tên khoa học Tên Việt Nam Vật chủ /con mồi HD Odonata: Coenagrionidae 1 Agriocnemis feminia feminia Brauer Chuồn chuồn kim Các loài bọ rầy và côn trùng biết bay + 2 Agriocnemis pymaea Rambur Chuồn chuồn kim Các loài bọ rầy và côn trùng biết bay + Mantodea: Mantidae 3 Hierodula sp. Bọ ngựa Nhiều loài sâu + Mantodea: Mantispidae 4 Mantispa sp. Bọ ngựa giả Nhiều loài sâu - Coleoptera: Coccinellidae 5 Chilocorus gressitti (?) Bọ rùa đen Pulvinaria sp. - 6 Chilocorus sp. Bọ rùa đỏ cam Pulvinaria sp. +++ 7 Coccinella transversalis Fabr. Bọ rùa chữ nhân A. gossypii, T. aurantii + 8 Cryptogonus sp. (?) Bọ rùa 2 chấm vàng cam A. gossypii, T. aurantii + 9 Cryptolaemus sp. Bọ rùa ngực và chóp cánh trước vàng A. gossypii, T. aurantii + 10 Lemnia melanota Mulsant Bọ rùa chữ x Nhiều loài rệp muội - 11 Menochilus sexmaculatus Fabr. Bọ rùa 6 vệt đen A. gossypii, T. aurantii ++ 12 Rodolia sp. Bọ rùa vàng cam Icerya aegyptiaca ++ 13 Scymnus bipunctatus Kugel. Bọ rùa 2 chấm Dysmicoccus brevipes, ++++
  • 27. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 27 TT Tên khoa học Tên Việt Nam Vật chủ /con mồi HD Planococcus lilacinus, Pseudococcus citri, Ferisia virgata, Maconellicoccus hirsutus 14 Scymnus sp.1 Bọ rùa 2 chấm vàng loang Aphis gossypii, Toxoptera aurantii ++ 15 Scymnus sp.2 Bọ rùa 4 chấm vàng A. gossypii, T. aurantii, Ceroplastes ruscii + 16 Stethorus sp.1 Bọ rùa đen nhỏ Nhện nhỏ hại cây ++ 17 Stethorus sp.2 Bọ rùa đen nhỏ Nhện nhỏ hại cây ++ 18 Synonycha grandis Thunb. Bọ rùa khổng lồ Nhiều loài rệp muội và bọ rầy - Neuroptera: Chrysopydae 19 Chrysopa sp.2 Bọ mắt vàng màu xanh Rệp sáp giả họ Pseudococcidae + 20 Chrysopa sp.1 Bọmắtvàngmàuxanh Dysmicoccus brevipes + Neuroptera: Hemerobidae 21 Hemerobius sp. Bọ cánh mạch nâu A. gossypii, T. aurantii ++ Lepidoptera: Noctuidae 22 Eublemma amabilis Moore Sâu ăn rệp sáp D. brevipes, P. lilacinus, C. rusci, Pulvinaria sp., Crystallotesta sp. +++ Lepidoptera: Lycaenidae 23 Spalgis epius Westwood Sâu ăn rệp sáp giả D. brevipes, P. lilacinus + Hymenoptera: Braconidae 24 Apanteles sp. Ong kén trắng ấu trùng Homona dificilis + 25 Macrocentrus sp. Ong vàng ấu trùng Squamura disciplaga Hymenoptera: Aphidiidae 26 Aphidius sp. Ong ký sinh rệp muội Aphis gossypii, Toxoptera aurantii - Hymenoptera: Chalcididae 27 Brachymeria sp.1 Ong đen đùi to Nhộng Graphium agamemnon ++ 28 Brachymeria sp.2 Ong đen đùi to Nhộng Oeiketicus sp. + Hymenoptera: Pteromalidae 29 Scutellista cyanea Motsch Ong đen Trứng Ceroplastes ruscii ++++ Hymenoptera: Encyrtidae 30 Chưa định danh Ong vàng Maconellicocus hirsutus ++
  • 28. kÕt qu¶ nghiªn cøu khoa häc VTV - Sè 1/2006 28 TT Tên khoa học Tên Việt Nam Vật chủ /con mồi HD 31 Anagyrus ananatis Gahan Ong vàng Dysmicoccus brevipes + 32 Anagyrus sp. Ong vàng Planococcus lilacinus + 33 Metaphicus sp. Ong vàng Ceroplastes ruscii + Hymenoptera: Aphelinidae 34 Chưa định danh Ong đen ấu trùng C. ruscii + Hymenoptera: Formicidae 35 Oecophylla smaragdina Fabr. Kiến vàng Nhiều loài sâu hại ++++ 36 Solenopsis geminate Fabr. Kiến lửa Nhộng S. disciplaga + Diptera: Syrphidae 37 Allograpta sp. Ruồi vàng ăn rệp A. gossypii, T. aurantii +++ 38 Dideopsis sp. Ruồi vàng cánh đen A. gossypii, T. aurantii ++ Moniliales: Miniliaceae 39 Beauverina basiana (Bals.) Vuill. Nấm trắng Pulvinaria sp. + Entomophthorales: Entomophthoraceae 40 Entomophthora sp. Nấm Pulvinaria sp. + Ghi chú: HD: Mức độ hiện diện - : Rất ít, tần xuất bắt gặp 5%; ++ : Trung bình, tần xuất bắt gặp 11-35%; + : ít, tần xuất bắt gặp 5-10%. ++++: Rất nhiều, tần xuất bắt gặp 50%. +++ : Nhiều, tần xuất bắt gặp 36-50%. 2. Mức độ phổ biến của các loài thiên địch chính Phần lớn những loài thiên địch đã ghi nhận được trên cây mãng cầu xiêm ở Bình Chánh (Tp. Hồ Chí Minh) có mức độ phổ biến rất thấp. Sự hiện diện của nhiều loài chỉ ở mức độ ít, với tần xuất bắt gặp thấp 5-10%. Có một số loài chỉ xuất hiện rất ít, với tần xuất bắt gặp dưới 5% như loài Chilocorus gressitti, Lemnia melanota, Synonycha grandis, Aphidius sp. Một số loài khác xuất hiện ở mức trung bình, với tần xuất bắt gặp là 11-35% (như Menochilus sexmaculatus, Rodolia sp., Scymnus sp.1, Stethorus spp., Brachymeria sp.1, Hemerobius sp., Dideopsis sp.). Các loài Chilocorus sp., Eublemma amabilis, Allograpta sp. có sự hiện diện nhiều, với tần suất bắt gặp 36-50%. Những loài này ít nhiều biểu hiện một cách khá rõ khả năng hạn chế mật độ một số loài sâu hại. Chỉ có 3 loài (Scymnus bipunctatus, Scutellista cyanea, Oecophylla smaragdina) xuất hiện rất phổ biến với tần xuất bắt gặp 50% (bảng 2). Những loài này có vai trò rất quan trọng trong hạn chế số lượng một số sâu hại chính trên cây mãng cầu xiêm ở vùng Bình Chánh. IV. KẾT LUẬN Trên cây mãng cầu xiêm ở Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh, đã phát hiện được 40 loài thiên địch, thuộc 7 bộ côn trùng và 2 bộ nấm. Các loài thiên địch tập trung chủ yếu ở bộ cánh cứng Coleoptera và bộ cánh màng Hymenoptera. Đã xác định được tên khoa học cho 38 loài. Trong số các loài thiên địch đã phát hiện được, những thiên địch quan trọng của rệp sáp giả là Scymnus bipunctatus, Eublemma amabilis, Spalgis epius, Chrysopa sp.1,
  • 29. kÕt qu¶ nghiªn cøu khãa häc BVTV - Sè 1/2006 29 Chrysopa sp.2, Rodolia sp. Thiên địch quan trọng của rệp sáp mềm Ceroplastes ruscii là Eublemma amabilis, Scutellista cyanea, Thiên địch quan trọng của rệp sáp mềm nâu Pulvinaria sp. là Chilocorus sp., Eublemma amabilis và nấm ký sinh. Thiên địch quan trọng của rệp muội là Menochilus sexmaculatus, Allograpta sp., Dideopsis sp., Hemerobius sp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Nga, Nguyễn Thị Chắt, Phạm Văn Lầm, 2005. Thành phần sâu hại mãng cầu xiêm (Annona muricata L.) tại Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh. Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Nxb Nông nghiệp, tr. 441- 445. 2. Hoàng Đức Nhuận (1982), Bọ rùa (Coleoptera: Coccinellidae) ở Việt Nam. Tập 1, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Hoàng Đức Nhuận (1983), Bọ rùa (Coleoptera: Coccinellidae) ở Việt Nam. Tập 2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Quayle H. J., 1941. Insects of Citrus and Other Subtropical fruit. Comstock, Publishing Company, Inc. Ithca, New York, 583 pages. 5. Viện Bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật, tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. Nxb Nông nghiệp, 100 trang.
  • 30. chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt VTV - Sè 1/2006 30 MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG RẦY NÂU HẠI LÚA TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cục BVTV 1. Tình hình cây trồng và rầy nâu hại lúa Diện tích lúa vụ đông xuân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy khoảng 1.549.1900 ha, hiện nay lúa đông xuân đã thu hoạch được khoảng 420.000 ha, năng suất bình quân 4,5 - 7 tấn /ha; có 952.000 ha lúa đông xuân đang giai đoạn đòng - trỗ và khoảng 100.000 ha đang giai đoạn đẻ nhánh. Các giống lúa chủ lực được gieo trồng tại các tỉnh ĐBSCL là: Jasmine, OM 1490, OM 2514, OM 2717, VNĐ 95 - 20, OM 2517, OMCS 2000, OM 3536, IR 64, ST1, MTL 250, IR 50404..., đây là các giống nhiễm rầy và nhiễm bệnh đạo ôn. Diễn biến tình hình rầy nâu Vụ lúa đông xuân 2005 - 2006 gieo sạ khá sớm (tháng 10/2005) trong khi diện tích lúa vụ 3 còn nhiều nên ngay từ tháng 11/2005 vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có khoảng 27 ngàn ha lúa bị nhiễm rầy; đến ngày 8/2/2006 có khoảng 64.900 ha bị nhiễm rầy, trong đó có 4.600 ha bị nhiễm nặng, có 30 ha bị cháy từng chòm thiệt hại ở mức 10 - 15% năng suất, 10 ha bị cháy từng chòm bị thiệt hại ở mức 20 - 50% năng suất, 5 ha bị thiệt hại ở mức 70% năng suất. Diện tích nhiễm rầy phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ; đến ngày 20/2/2006 toàn vùng có 86.700 ha bị nhiễm rầy, trong đó 1.900 ha bị nặng. Đến ngày 23/02/2006 diện tích nhiễm rầy chỉ còn 39.716 ha, trong đó chỉ có 1420 ha nhiễm nặng. Mật độ rầy tại nơi nặng phổ biến 3000 c /m2 , cao 5000 - 6000 c/m2 , cá biệt trên 10.000 c /m2 . Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu, diện tích nhiễm rầy đang giảm dần, không còn diện tích bị cháy rầy (bảng 1, 2). Đạt được kết quả trên là do cơ quan chuyên ngành thực hiện nghiêm túc công điện của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị của Bộ trưởng, đã kết hợp với chính quyền các cấp, chỉ đạo quyết liệt và hướng dẫn nông dân phòng trừ tích cực nên chưa có thiệt hại lớn do rầy gây ra. Ngoài ra, hiện nay diện tích lúa bị bệnh đạo ôn lá toàn vùng khoảng 30.000 ha, trong đó có 1.280 ha bị nhiễm nặng. Bảng 1. Diện tích nhiễm rầy nâu của các tỉnh vùng ĐBSCL theo thời gian (HA) Ngày, tháng, năm Diện tích nhiễm Nhiễm nặng Diện tích cháy rầy Tháng 11/2005 27.000 - 0 8/02/2006 64.900 4.600 60 20/02/2006 86.700 1.900 0 23/02/2006 39.176 1.420 0 Kết hợp với phòng trừ rầy nâu, các địa phương đã hướng dẫn nông dân phòng trừ đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông nên hầu hết diện tích lúa đông xuân vẫn được bảo vệ an toàn, chưa có diện tích nào bị bệnh đạo ôn gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất. Bảng 2. Diện tích nhiễm rầy nâu của các tỉnh vùng ĐBSCL (ha) (đến ngày 23/02/2006) Tỉnh Tổng diện tích nhiễm Nhiễm nặng Diện tích cháy Sóc Trăng 3.114 0 0
  • 31. chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt BVTV - Sè 1/2006 31 Hậu Giang TP. Cần Thơ Vĩnh Long Trà Vinh An Giang Kiên Giang Đồng Tháp Tiền Giang Bến Tre Long An 290 1.115 2.072 156 4.917 450 7.757 2.355 155 17.265 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1.420 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng số 39.716 1.420 0 2.Nguyênnhânchủyếudẫn đếnsựbùngphátrầy nâutrongthờigianvừaqua - Điều kiện thời tiết thuận lợi, có những cơn mưa trái mùa, mùa mưa đến sớm; - Diện tích lúa vụ 3 cao, chủ yếu gieo trồng bằng các giống nhiễm rầy; đây là điều kiện thuận lợi để rầy tích lũy về số lượng và là nguồn rầy chủ yếu chuyển sang gây hại lúa vụ đông xuân; - Các giống lúa gieo cấy phổ biến ngoài sản xuất đều là các giống nhiễm rầy, trong đó có 60% diện tích gieo cấy các giống nhiễm rầy nặng 40% diện tích gieo cấy các giống nhiễm rầy ở mức trung bình đến nhẹ; - Tập quán gieo sạ dày, bón phân chưa cân đối; 3. Tình hình sâu bệnh từ nay đến cuối vụ - Rầy nâu lứa mới tiếp tục nở từ nay đến khoảng 5/3/2006 và tiếp tục gây hại trà lúa đông xuân muộn giai đoạn làm đòng - trỗ bông, phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng ĐBSCL. - Bệnh đạo ôn cổ bông cũng có khả năng gây hại các giốnglúa nhiễmgiai đoạn trỗ bông. 4. Các chủ trương, biện pháp đã triển khai Thủ tướng Chính phủ ra công điện số 267/TTg - NN ngày 15/02/2006 về việc phòng trừ rầy nâu hại lúa ở các tỉnh ĐBSCL. Đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội nghị do lãnh đạo Bộ chủ trì có sự tham gia của cơ quan liên quan trong Bộ, lãnh đạo Sở Nông nghiệp - PTNT các tỉnh ĐBSCL, các Viện, Trường liên quan, một số doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV, các cơ quan thông tin đại chúng để bàn các biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu và Bộ đã chỉ đạo các Cục, các Viện, các Trường đại học kết hợp với các địa phương hướng dẫn nông dân diệt trừ rầy hiệu quả; các công ty cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại thuốc có hiệu lực diệt trừ rầy cao, chất lượng tốt và giá cả ổn định. Đã thành lập Ban chỉ đạo phòng trừ rầy nây ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Quyết định số 448 QĐ/BNN - BVTV ngày 17/2/2006; đồng thời các địa phương thành lập ban chỉ đạo phòng trừ rầy nâu hại lúa tới cấp xã để huy động lực lượng tập trung chỉ đạo bảo vệ lúa đông xuân từ nay tới cuối vụ. Đã ra chỉ thị số 12/2006/CT - BNN - BVTV ngày 21/2/2006 về việc phòng trừ rầy nâu hại lúa ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Ngay sau khi rầy nâu và bệnh đạo ôn xuất hiện, ngày 8/2/2006, Cục BVTV đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo Chi cục BVTV các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số cơ quan chuyên môn có liên quan để bàn biện pháp phòng trừ. Trong đó chú trọng việc tổ chức cho cán bộ thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nắm chắc diễn biến của rầy nâu, xác định những nơi có mật độ cao cần phòng trừ. Tham mưu cho địa phương tổ chức và chỉ đạo nông dân phòng trừ, chỉ phun thuốc những nơi có mật độ cao, không dùng các loại thuốc có khả năng làm bùng phát rầy... Phối hợp với các cấp chính quyền tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm soát việc kinh doanh thuốc BVTV ở địa phương nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng tăng giá và bán thuốc giả, thuốc kém phẩm chất. Đã thành lập nhiều đoàn công tác do Lãnh đạo
  • 32. chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt VTV - Sè 1/2006 32 Cục BVTV trực tiếp làm trưởng đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo việc phòng trừ rầy nâu tại hầu hết các tỉnh vùng ĐBSCL. Cục đã thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành để thanh tra việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn hại lúa từ ngày 20/2 đến ngày 20/3/2006. Đoàn thanh tra của Cục sẽ kết hợp với thanh tra chuyên ngành Bảo vệ KDTV của các tỉnh tổ chức thanh tra theo nội dung trên. Đã kết hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia bằng nguồn kinh phí của 5 Công ty cung ứng thuốc BVTV (Công ty Bayer, Công ty Syngenta, Công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn, Công ty vật tư BVTV H.A.I) in 1 triệu tờ rơi hướng dẫn biện pháp phòng trừ rầy nâu và bệnh đạo ôn phát đến tận tay nông dân. Hiện nay, Cục BVTV vẫn thường xuyên chỉ đạo các tỉnh bám sát đồng ruộng, hướng dẫn nông dân chủ động phòng trừ rầy nâu và các loại sâu bệnh khác quyết tâm bảo vệ thắng lợi vụ lúa đông xuân 2005 - 2006. 5. Một số kiến nghị Để khống chế sự gây hại của sâu bệnh và công tác phòng trừ rầy nâu đạt hiệu quả cao, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Bộ Nông nghiệp PTNT: - Chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Bộ theo nội dung chỉ thị số 12/2006/CT - BNN - BVTV ngày 21/2/2006, cụ thể: Xác định cơ cấu giống lúa theo hướng giảm dần diện tích gieo trồng lúa nhiễm sâu bệnh; Mở rộng diện tích ứng dụng 3 giảm 3 tăng kèm với sử dụng giống xác nhận, chất lượng tốt; - Tăng cường mạng lưới cán bộ nông nghiệp ở cơ sở. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT NĂM 2006 Hoàng Văn Thông Cục Bảo vệ thực vật Năm 2006 là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 của thế kỷ 21, thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Chính phủ. Mục tiêu phát triển nông nghiệp năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT là Tiếp tục xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao, bền vững trên cơ sở ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Xây dựng nông thôn xã hội chủ nghĩa có kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nông dân được nâng cao cả về vật chất, văn hoá và tinh thần. Thực hiện các mục tiêu trên, trong năm 2006 ngành Bảo vệ thực vật (BVTV) sẽ thực hiện các nội dung và nhiệm vụ: Công tác BVTV với việc nâng cao hiệu quả phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia theo hướng sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững và kiểm dịch thực vật (KDTV) phục vụ xuất nhập khẩu phù hợp với việc hoà nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Để thực hiện nội dung và nhiệm vụ nêu trên
  • 33. chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt BVTV - Sè 1/2006 33 toàn ngành triển khai 05 chương trình trọng điểm sau: 1. Chương trình phòng trừ dịch hại tài nguyên thực vật theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 2. Chương trình KDTV phục vụ xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Chương trình cải cách hành chính nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về BVTV, KDTV và thuốc BVTV, tăng cường công tác thanh kiểm tra. 4. Chương trình đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trọng tâm là mở rộng mô hình 3 giảm 3 tăng trong phạm vi toàn quốc (ở vùng thâm canh lúa) áp dụng công nghệ tin học vào phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững. 5. Chương trình kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, kiểm tra giám sát tiêu thụ một số loại nông sản phục vụ cho vệ sinh an toàn thực phẩm. Những giải pháp thực hiện 1. Nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, cơ cấu giống cây trồng, lịch thời vụ, sinh trưởng cây trồng và tình hình dịch hại trên các cây trồng: lúa, ngô, cà phê, chè, tiêu, cây điều, cây ăn quả và các loại cây trồng phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu của từng vùng, từng miền. Dự báo sát tình hình phát sinh gây hại của đối tượng dịch hại chủ yếu. Chú ý đến đối tượng có khả năng gây thành dịch. Đề xuất và chỉ đạo các biện pháp phòng trừ kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Chủ động phối hợp với các ngành kiểm lâm, ban quản lý rừng, các lâm trường nắm tình hình và phòng trừ dịch hại trên cây rừng đặc biệt là sâu róm hại thông. 2. Phối hợp với các cơ quan, các ngành, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quản lý tốt hàng nông lâm sản xuất nhập khẩu để kiểm dịch thực vật. Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật và năng lực, trình độ cán bộ kỹ thuật KDTV. Phấn đấu kiểm dịch 250.000 lô hàng có khối lượng 16 triệu tấn hàng xuất nhập khẩu. Phát hiện ngăn chặn kịp thời sâu bệnh đối tượng KDTV từ nước ngoài vào Việt Nam. Theo dõi điều tra tình hình dịch hại đối với giống cây trồng nhập nội thông qua mạng lưới KDTV nội địa. 3. Đề xuất, xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản qui phạm pháp luật, điều lệ KDTV, xây dựng các qui trình, qui phạm, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành về BVTV, KDTV, thuốc BVTV cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các điều kiện khi Việt Nam gia nhập WTO và triển khai chương trình thực hiện hiệp định SPS. Củng cố hệ thống tổ chức chuyên ngành BVTV từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là xây dựng, củng cố màng lưới BVTV cơ sở. Đề xuất với các cấp có thẩm quyền các chủ trương, chính sách đối với màng lưới BVTV tại cơ sở phù hợp với tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của từng địa phương. 4. Triển khai thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch Bộ Nông nghiệp và PTNT giao và kế hoạch thanh, kiểm tra chuyên ngành thuộc thẩm quyền quản lý của vùng. 5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nhập khẩu, gia công và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam. Tiếp tục xem xét đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấm và hạn chế một số loại thuốc BVTV ở Việt Nam. Tập huấn hướng dẫn nông dân sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV trên các loại
  • 34. chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt VTV - Sè 1/2006 34 cây trồng đặc biệt là trồng rau, cây ăn quả và cây chè. 6. Đẩy mạnh việc triển khai các nội dung chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng diện tích trồng và tiêu thụ rau an toàn trong phạm vi toàn quốc (kiểm soát ô nhiễm và hoá chất tồn dư trong nông sản, thực phẩm). 7. Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào bảo vệ sản xuất, phục vụ cho xuất nhập khẩu nông sản. Mở rộng triển khai chương trình 3 giảm 3 tăng trên các vùng lúa cao sản trong phạm vi cả nước. Mở rộng mô hình quản lý dinh dưỡng quản lý nước và dịch hại trên cây lúa. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc nhân nuôi và thả ong ký sinh đẻ trừ bọ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh phía Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ. 8. Đẩy mạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ công nhân, viên chức trong toàn ngành và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng kịp thời với việc phát triển khoa học công nghệ và phục vụ kịp thời cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. 9. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình) của Trung ương và các địa phương, tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân và các ngành có liên quan thực hiện các qui định của pháp luật về công tác BVTV, KDTV, thuốc BVTV và thanh tra chuyên ngành bảo vệ và KDTV và tuyên truyền về việc áp dụng các mô hình đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp. 10. Tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các Sở Nông nghiệp và PTNT, phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để thực hiện tốt những nhiệm vụ của toàn ngành trong năm 2006. CHỦ ĐỘNG PHÒNG TRỪ SINH VẬT HẠI LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2005 - 2006 TS Đinh Văn Đức Cục Bảo vệ thực vËt Tình hình thời tiết và sản xuất vụ đông xuân 2005 - 2006 Xu hướng thời tiết Theo dự báo của đài khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết vụ đông xuân 2005 - 2006 sẽ diễn biến khá phức tạp, khả năng từ cuối tháng 2 đến tháng 4 nhiệt độ ở mức cao hơn TBNN. Ở miền Bắc, các tháng đầu vụ khô hạn, ít mưa, số ngày mưa nhỏ, mưa phùn ít hơn năm trước, giữa và cuối vụ xấp xỉ TBNN. Các tỉnh miền Nam, đầu vụ trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, nhiệt độ thấp, trưa nắng gay gắt. Tuy nhiên, số giờ nắng ít, buổi chiều có mưa ở nhiều địa phương, thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát sinh gây hại nhất là rầy nâu và bệnh đạo ôn. Tình hình sản xuất lúa vụ đông xuân 2005 - 2006 Cơ cấu giống: - Các tỉnh miền Bắc tập trung gieo cấy chủ yếu là các giống lúa lai, lúa thuần Trung Quốc có tiềm năng cho năng suất cao. + Trà xuân sớm các giống chủ lực: Xi23; X21; DT10; 13/2... + Trà xuân trung gồm các giống: C70; C71;
  • 35. chØ ®¹o b¶o vÖ thùc vËt BVTV - Sè 1/2006 35 Nếp TK90... + Trà xuân muộn gồm các giống: Q5; Khang dân 18; Bắc thơm số 7; Tạp giao, Nhị ưu 838, D ưu 527... - Các tỉnh miền Nam nông dân gieo sạ chủ yếu những giống lúa thuộc bộ giống xuất khẩu như IR64, OM1490, MC2000, VND95-20, MTL 250; các giống lúa thơm đặc sản (Jasmine 85, Nam thơm, Nàng thơm, Hương lài, nếp VD85 - 20,ST3, OM3536) và một số giống lúa có phẩm chất tốt như AS996, OM997, OM2031, OM2517, OM2395... hiện đang chiếm hơn 80% diện tích gieo sạ ở các địa phương. Thời vụ: - Đa số các tỉnh miền Bắc, xu hướng giảm trà xuân sớm và xuân trung, tăng trà xuân muộn, vùng đồng bằng sông Hồng tỷ lệ trà xuân muộn chiếm 80 - 90%, các tỉnh vùng trung du miền núi và khu 4 chiếm 60 - 70%. Do ảnh hưởng đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm một số diện tích trà mạ sớm bị chết rét, tỷ lệ 20 - 25%, cá biệt 100% số dảnh. Hạn nặng, nước đổ ải thiếu nên việc làm đất gieo cấy gặp khó khăn, một số diện tích lúa có khả năng sẽ phải chuyển sang gieo trồng cây khác. Đến đầu tháng 2/2006, lúa đông xuân sớm hiện đang giai đoạn đẻ nhánh, lúa xuân chính vụ đang hồi xanh đẻ nhánh, lúa xuân muộn đang cấy. - Các tỉnh miền Nam, do ảnh hưởng của hạn ở một số tỉnh nên tổng diện tích gieo sạ chỉ đạt khoảng 90% kế hoạch. Đến đầu tháng 2/2006, lúa đông xuân sớm hiện đang giai đoạn trỗ - chín, lúa đông xuân chính vụ đang giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Dự kiến một số sinh vật gây hại chính trên lúa vụ Đông xuân 2005 - 2006 Các tỉnh miền Bắc Khả năng sinh vật hại lúa vụ đông xuân 2005 - 2006 sẽ cao hơn so với vụ đông xuân 2004 - 2005. - Sâu cuốn lá nhỏ + Bướm lứa 1 rộ từ đầu đến giữa tháng 3 sâu non hại diện hẹp lúa sớm vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 mật độ thấp. + Bướm lứa 2 rộ khoảng trung tuần tháng 4, sâu non hại diện rộng trên lúa chính vụ - muộn giai đoạn đứng cái - làm đòng. Các tỉnh vùng đồng bằng và trung du mật độ phổ biến 5 - 10 cao hơn 50 c /m2 , các tỉnh ven biển mật độ 30 - 40 c/m2 nơi cao hàng trăm c /m2 . + Bướm lứa 3 rộ trung tuần tháng 5, sâu non hại diện hẹp lúa muộn, nơi cao trên 100 c /m2 . Mật độ sâu và diện tích nhiễm khả năng cao hơn vụ đông xuân 2004 - 2005. - Rầy nâu và rầy lưng trắng + Lứa 1 rầy cám rộ giữa đến cuối tháng 3, hại diện hẹp lúa sớm mật độ 20 - 30 c/m2 cao trên 100 c /m2 . + Lứa 2 rầy cám rộ từ giữa đến cuối tháng 4 hại chủ yếu trên lúa sớm - chính vụ giai đoạn ôm đòng - ngậm sữa trên các giống DT10, Bắc thơm số 7, IR64... diện phân bố rộng mật độ phổ biến 500 - 1000 c/m2 cao 5000 - 6000 c/m2 , cháy ổ nhỏ vào cuối tháng 4 - đầu tháng 5. + Lứa 3 rầy cám rộ từ giữa đến cuối tháng 5 trên lúa chính vụ - muộn giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi mật độ 1000 - 1500 cao hàng vạn c /m2 , khả năng cháy nhiều ổ từ trung tuần tháng 5 - đầu tháng 6, diện tích nhiễm và mật độ khả năng cao hơn vụ xuân năm 2005. - Bệnh đạo ôn + Bệnh đạo ôn lá: phát triển mạnh giai đoạn lúa đẻ nhánh từ trung tuần tháng 3 trên lúa sớm, cao điểm hại từ cuối tháng 3 - giữa tháng 4 phân bố rộng trên nhiều giống D ưu 527, Nhị ưu 838, nếp, tạp giao... có thể gây chết lụi nhiều ổ nhỏ. + Bệnh đạo ôn cổ bông: phát sinh từ cuối tháng 4, phát triển mạnh từ đầu - giữa tháng 5, diện phân bố và mức độ hại tương đương vụ