SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
Download to read offline
v1.0013110214 1
BÀI 3
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên: TS. Đàm Quang Vinh
Đại học Kinh tế quốc dân
v1.0013110214 2
1. Các dòng Thương mại và Đầu tư trong ASEAN sẽ thay đổi như thế nào
dưới tác động của AFTA?
2. Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như
thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam?
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN
• Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA - ASEAN Free Trade Area) là
một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN.
Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các
hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải
quan giữa các nước.
• Hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu
nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung
là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam được yêu cầu tham
gia AFTA khi được kết nạp vào khối này.
• Việt Nam tham gia chương trình AFTA từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Việt Nam đồng
ý cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất là 2018.
v1.0013110214 3
MỤC TIÊU
• Giúp sinh viên tìm hiểu những nhân tố quốc tế tác động đến hoạt động của
các doanh nghiệp (môi trường kinh doanh quốc tế).
• Giúp sinh viên nghiên cứu các vấn đề chính sách, thực tiễn vận động của
các dòng hàng hóa (Thương mại quốc tế), tư bản (FDI, thị trường tài chính
quốc tế) và các khuôn khổ hợp tác quốc tế (Liên kết kinh tế khu vực).
v1.0013110214 4
Thương mại quốc tế
NỘI DUNG
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Vai trò của thị trường tài chính quốc tế
Liên kết kinh tế khu vực
v1.0013110214 5
1. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế
1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế
1.3. Can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế
v1.0013110214 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
• Khái niệm thương mại quốc tế: Tất cả các hoạt động
buôn bán, trao đổi hàng hóa vượt qua biên giới quốc gia
đều được gọi là thương mại quốc tế.
• Đặc điểm của thương mại quốc tế ngày nay:
 Quy mô ngày càng được mở rộng.
 Các mặt hàng chế biến là chủ yếu.
 Ngoại tệ mạnh tạo lợi thế lớn cho quốc gia.
 Chủ yếu tập trung ở khối các nước giàu.
• Ý nghĩa của thương mại quốc tế:
 Khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia;
 Mở rộng thị trường;
 Đa dạng hoá cung cầu;
 Thúc đẩy chuyên môn hoá quốc tế;
 Tạo công ăn việc làm;
 Đa dạng hóa cơ hội kinh doanh.
v1.0013110214 7
1.2. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.2.1. Chủ nghĩa trọng thương
1.2.2. Lợi thế tuyệt đối
1.2.3. Lợi thế tương đối
1.2.4. Lý thuyết Hechsher-Ohlin
1.2.5. Lý thuyết vòng đời sản phẩm
1.2.6. Lý thuyết thương mại mới
1.2.7. Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình "Viên Kim cương" của Porter
v1.0013110214 8
1.2.1. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
• Lý thuyết thương mại quốc tế đầu tiên, xuất hiện
vào giữa thế kỷ 16, tại nước Anh.
• Vàng và bạc là những tài sản chủ yếu của quốc
gia và là những yếu tố quyết định đến sức mạnh
của thương mại.
• Trong thời kỳ này, vàng và bạc được sử dụng
trong thanh toán giữa các quốc gia.
• Nguyên lý của chủ nghĩa trọng thương là: duy trì
thặng dư thương mại.
• Tăng cường sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt
động thương mại.
v1.0013110214 9
1.2.2. LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI
Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một mặt
hàng khi việc sản xuất ra mặt hàng đó có hiệu quả cao
hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác (Adam Smith, 1776,
“Của cải của các dân tộc“ - the Wealth of Nations).
v1.0013110214 10
1.2.3. LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI
• D. Ricardo phát hiện ra rằng thương mại quốc tế
vẫn có thể xảy ra ngay cả khi một quốc gia có lợi
thế tuyệt đối trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng
(Principles of Political Economy, 1817).
• Các quốc gia nên xuất khẩu các loại hàng hoá đem
lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
• Lý thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế tương
đối xuất hiện do có sự khác biệt về năng suất.
v1.0013110214 11
1.2.4. LÝ THUYẾT HECHSHER - OHLIN
Hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển Eli
Heckscher (1919) và Bertil Ohlin (1933) đã đưa
ra cách giải thích khác về lợi thế tương đối:
• Lợi thế tương đối nảy sinh do có sự khác
nhau về các yếu tố sản xuất. Đó chính là
các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản
xuất: đất đai, lao động và tư bản.
• Các yếu tố sản xuất càng dồi dào thì chi phí
sản xuất càng thấp.
• Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng
mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một
cách tương đối các yếu tố sản xuất dồi dào
của quốc gia đó và ngược lại.
v1.0013110214 12
1.2.5. LÝ THUYẾT VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM
• Vào giữa thập kỷ 60, Raymond Vernon
đưa ra lý thuyết vòng đời sản phẩm. Lý
thuyết này dựa trên những quan sát
của ông trong phần lớn thế kỷ 20.
• Lý thuyết này đã giải thích cho việc dịch
chuyển của các ngành công nghiệp
chín muồi từ Mỹ sang các địa điểm sản
xuất mới có chi phí sản xuất thấp hơn.
• Lý thuyết của Vernon là rất hữu ích để
giải thích mô hình thương mại quốc tế
vào thời kỳ nền kinh tế toàn cầu do Mỹ
thống trị, nhưng tính thích hợp của lý
thuyết này lại rất hạn chế trong thế giới
hiện đại.
v1.0013110214 13
1.2.6. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI
• “Lợi thế người đi đầu” (first-mover advantages), là những lợi thế về kinh tế và
chiến lược kinh doanh dành cho những người đầu tiên tham gia vào ngành công
nghiệp mới.
• Theo lý thuyết thương mại mới, các quốc gia có thể xuất khẩu một số sản phẩm nhất
định chỉ đơn giản là vì họ có một công ty tham gia đầu tiên vào ngành công nghiệp đó.
v1.0013110214 14
1.2.7. LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA MÔ HÌNH “VIÊN KIM CƯƠNG” CỦA PORTER
Porter đưa ra 4 thuộc tính của môi trường cạnh tranh mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Đó là:
• Các yếu tố sản xuất: khả năng của quốc gia về các yếu tố sản xuất như lao động có kỹ
năng cao hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp
nhất định.
• Nhu cầu trong nước: nhu cầu tự nhiên của thị trường trong nước về sản phẩm hay dịch
vụ của ngành công nghiệp đó.
• Các ngành công nghiệp bổ trợ: quốc gia đó có hay không có các ngành công nghiệp bổ
trợ cho ngành công nghiệp phải cạnh tranh quốc tế.
• Về chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh: các điều kiện thể chế của quốc gia về việc
thành lập, tổ chức hoạt động, quản lý và cạnh tranh giữa các công ty trong nước.
v1.0013110214 15
1.2.7. LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA MÔ HÌNH “VIÊN KIM CƯƠNG” CỦA PORTER
VIÊN KIM CƯƠNG CỦA PORTER
Chiến lược công ty,
cấu trúc và sự cạnh tranh
Các ngành công nghiệp
bổ trợ và có liên quan
Các yếu tố
sản xuất
Nhu cầu
trong nước
v1.0013110214 16
1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CHỐNG LẠI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU.
KINH
KINH
T
TẾ
Ế
TẠO SỨC MẠNH CHO ĐẤT NƯỚC.
CH
CHÍ
ÍNH
NH
TR
TRỊ
Ị
HỌC HỎI CÁC NỀN VĂN HÓA.
VĂN
VĂN
H
HÓ
ÓA
A
Tại sao chính phủ phải can thiệp vào thương mại quốc tế?
BẢO VỆ BẢN SẮC QUỐC GIA.
BẢO VỆ QUYỀN LỢI QUỐC GIA.
TRỢ GIÚP DN TRONG NƯỚC.
v1.0013110214 17
1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY
Thúc đẩy
Các
hiệp định
Tài trợ
xuất khẩu
Trợ cấp
v1.0013110214 18
1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY
CẤM VẬN
THƯƠNG MẠI
THUẾ
QUAN
• Công cụ kinh tế đánh
vào hàng hóa được
đưa ra hay đưa vào
môi trường quốc gia
chia làm 3 loại:
 Thuế xuất khẩu
 Thuế nhập khẩu
 Thuế quá cảnh
• Được áp dụng với
mọi loại mặt hàng
• Mạnh hơn so với hạn
ngạch và thuế quan.
Cấm toàn bộ quan hệ
về thương mại.
• Có thể áp dụng cho
mọi loại hàng hóa.
• Là một biện pháp hết
sức tiêu cực.
PHI THUẾ
• Nhóm các công cụ hành chính
gây khó cho hàng hóa đưa
vào hoặc đưa ra khỏi biên giới
quốc gia.
• Một số công cụ chính: hạn
ngạch, hạn chế xuất khẩu tự
nguyện, những quy định về tỷ
lệ nội địa hóa, chính sách
chống bán phá giá…
• Được áp dụng cho một số loại
mặt hàng.
v1.0013110214 19
2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
2.1. Tổng quan về nguồn vốn FDI
2.2. Lý thuyết về FDI
2.3. Can thiệp của chính phủ vào dòng vốn FDI
v1.0013110214 20
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN FDI
2.1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
2.1.2. Hình thức FDI
2.1.3. Mục tiêu của FDI
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn FDI
2.1.5. Lý do dẫn đến việc FDI phát triển nhanh
2.1.6. Vai trò của FDI đối với nước thực hiện đầu tư
2.1.7. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư
v1.0013110214 21
2.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
• Là hành động đầu tư quốc tế mà quyền sở hữu
và quyền quản lý vốn đầu tư đi liền với nhau
(Nguyễn Thị Hường, 2003).
• FDI là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp
dịch vụ, buôn bán tại nước nhận đầu tư. Hình
thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lập
một pháp nhân riêng như công ty liên doanh,
công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công
ty nước ngoài.
• FDI góp phần làm tăng GDP, thúc đẩy quá trình
chuyển giao công nghệ và phương thức quản
lý, giải quyết việc làm…
v1.0013110214 22
2.1.2. HÌNH THỨC FDI
• Đầu tư mới: nhằm xây dựng nhà máy
mới hoặc mở rộng nhà máy/dây chuyền
hiện có.
• Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp
nhập là hình thức FDI trong đó hai hay
nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang
hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một
doanh nghiệp này (có thể đang hoạt
động ở nước nhận đầu tư hay ở nước
ngoài) mua lại một doanh nghiệp có
vốn FDI ở nước nhận đầu tư.
v1.0013110214 23
2.1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DÒNG VỐN FDI
• Sự ổn định về chính trị;
• Các chính sách kinh tế;
• Hệ thống pháp luật đầu tư;
• Mức độ phát triển kinh tế;
• Các nhân tố khác: Vị trí địa lí, tài nguyên
khoáng sản…
v1.0013110214 24
2.1.4. LÝ DO DẪN ĐẾN VIỆC FDI PHÁT TRIỂN NHANH
• Các nhà kinh doanh coi đầu tư trực tiếp
nước ngoài như một cách để phá vỡ hàng
rào thương mại.
• Sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ trong
chính trị và kinh tế thế giới.
• Thể chế quốc tế và sự tự do hoá đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
 WTO quan tâm đến các luật lệ của
chính phủ trong quản lý FDI.
 WTO đẩy mạnh tự do, nới lỏng luật lệ
trong điều hành FDI, đặc biệt là trong
dịch vụ.
v1.0013110214 25
2.1.5. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Ảnh hưởng tích cực:
• Tăng tổng sản phẩm quốc dân;
• Khai thác, sử dụng triệt để lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư;
• Tránh được những rào cản bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi;
• Chuyển giao công nghệ cũ;
• Mở rộng thương mại, thúc đẩy R&D;
• Củng cố và bành trướng thế lực chính trị, tránh xung đột song phương;
• Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư;
• Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định;
• Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế;
• Giúp phân tán rủi ro, do tình hình kinh tế - chính trị bất ổn;
• Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả.
v1.0013110214 26
2.1.5. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Ảnh hưởng tiêu cực:
• Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư;
• Dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư;
• Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ;
• Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn
kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt hậu của
nước chủ vốn đầu tư.
v1.0013110214 27
2.1.6. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ
Lợi ích đối với nước nhận đầu tư:
Lợi ích
Lợi ích quốc gia của nước
nhận đầu tư
Lợi ích của các công ty đa
quốc gia
Thời gian
v1.0013110214 28
2.1.6. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ
• Tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu;
• Thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
• Tác động tích cực tới cán cân thanh toán;
• Tạo ra công ăn, việc làm cho người lao động;
• Là nguồn thu ngân sách lớn.
Ảnh hưởng tiêu cực:
• Sự phụ thuộc nước ngoài về công nghệ;
• Sự can thiệp của nước ngoài vào các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế;
• Ảnh hưởng và làm thay đổi các giá trị văn hóa;
• Có thể gia tăng khoảng cách giàu nghèo;
• Có thể thâm hụt cán cân thanh toán.
Ảnh hưởng tích cực:
• Thu hút vốn đầu tư;
• Nhận chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý;
• Phát triển được các ngành và các vùng;
• Nâng cao khả năng cạnh tranh nội địa và kinh
doanh tư nhân;
v1.0013110214 29
2.2. LÝ THUYẾT VỀ FDI
2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang
2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc
v1.0013110214 30
2.2.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO CHIỀU NGANG
• Đầu tư trực tiếp vào một ngành kinh doanh ở nước
ngoài giống như ngành kinh doanh của công ty ở
trong nước.
• Lý do của FDI theo chiều ngang:
 Chi phí vận chuyển: thích hợp với sản phẩm có
giá trị thấp/trọng lượng lớn (xi măng, nước
ngọt, thức ăn gia súc...).
 Thị trường không hoàn hảo:
 Rào cản trong thương mại quốc tế;
 Rào cản chuyển giao bí quyết sản xuất.
 Theo sát những đối thủ cạnh tranh: Những gì
một công ty làm có tác động trực tiếp lên các
công ty cạnh tranh lớn và buộc có một sự phản
hồi lại đúng như vậy.
v1.0013110214 31
2.2.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO CHIỀU NGANG (tiếp theo)
 Chu kỳ sống của sản phẩm:
 Raymond Vernon đề cập đến đầu tư vào một
quốc gia khi thị trường sở tại đủ lớn;
 Chu kỳ sống của công nghệ: FDI có thể kéo
dài chu kỳ khai thác.
 Lợi thế đặc biệt từ vị trí địa lý: FDI sẽ tìm kiếm
hiệu quả từ sự gắn kết các lợi thế của nhà đầu tư
với lợi thế đặc biệt từ vị trí địa lý, ví dụ:
 Đầu tư khai thác, chế biết dầu mỏ tại khu vực
có mỏ dầu: Vốn, công nghệ, kỹ năng + lợi thế
địa lý;
 Electrolux đầu tư tại TQ: Lao động rẻ, đông,
được đào tạo tốt + lợi thế địa lý;
 Silicon Valley…
v1.0013110214 32
2.2.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO CHIỀU DỌC
• Đầu tư lên thượng nguồn: nguồn vốn FDI
được rót ngược cho một ngành công nghiệp
nước ngoài khi họ cung cấp đầu vào cho
quá trình sản xuất trong nước của một công
ty (BP, Shell…).
• Đầu tư xuống hạ nguồn: hình thức đầu tư
vào một ngành công nghiệp nước ngoài đã
bán sản phẩm do hãng sản xuất ra ở trong
nước (Volkswagen đầu tư vào Mỹ hệ thống
phân phối).
v1.0013110214 33
2.2.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO CHIỀU DỌC
Lý do của FDI theo chiều dọc:
• Quan điểm chiến lược:
 Bằng việc liên kết theo chiều dọc đầu vào
để kiểm soát toàn bộ nguồn nguyên liệu thô
thì một hãng có thể gia tăng các rào cản
đầu vào và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra
khỏi ngành.
 Những nỗ lực nhằm loại bỏ các rào cản do
các công ty đang hoạt động trong nước đó
tạo nên.
• Những yếu tố không hoàn hảo của thị trường:
giống như tình huống của đầu tư chiều ngang.
v1.0013110214 34
2.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO DÒNG VỐN FDI
Nguyên nhân can thiệp FDI của các quốc gia nhận đầu tư:
• Cán cân thanh toán.
• Các chính phủ cũng thường có can thiệp tới FDI nhằm huy động các nguồn lực cùng
những lợi ích từ bên ngoài như công nghệ, kỹ năng quản lý và lao động.
v1.0013110214 35
2.3.1. NGUYÊN NHÂN CAN THIỆP FDI CỦA CÁC QUỐC GIA ĐI ĐẦU TƯ
• Do các ảnh hưởng tiêu cực:
 FDI dẫn tới việc mất đi các nguồn lực của
các quốc gia đi đầu tư.
 Ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán của
chính quốc do mất thị trường xuất khẩu.
 Tăng tỉ lệ thất nghiệp ở chính quốc.
• Do các mặt tích cực:
 FDI có thể làm tăng khả năng cạnh tranh lâu
dài của các quốc gia đi đầu tư.
 Kéo dài tuổi thọ công nghệ đã lạc hậu đồng
thời phát triển các ngành công nghệ triển
vọng trong nước.
v1.0013110214 36
2.3.2. CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
• Các biện pháp hạn chế FDI của các nước
nhận đầu tư:
 Các biện pháp hạn chế quyền sở hữu.
 Yêu cầu về nội dung hoạt động.
• Các biện pháp khuyến khích FDI của các
nước nhận đầu tư:
 Đưa ra các chính sách ưu đãi về tài chính:
ưu đãi về thuế, lãi suất.
 Củng cố cơ sở hạ tầng: Xây dựng cảng
biển, đường cao tốc, phát triển hệ thống liên
lạc, viễn thông.
 Xây dựng quan hệ chiến lược với các tập
đoàn lớn.
v1.0013110214 37
2.3.2. CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (tiếp theo)
• Các biện pháp hạn chế FDI của các quốc
gia đi đầu tư:
 Áp dụng mức thuế suất cao đối với thu
nhập tại nước ngoài của các công ty.
 Áp dụng các hình thức xử phạt hoặc
nghiêm cấm đầu tư vào các ngành, các
quốc gia cụ thể.
• Các biện pháp khuyến khích FDI của các
quốc gia đi đầu tư:
 Bảo hiểm rủi do cho các dự án FDI.
 Cho vay vốn để mở rộng đầu tư.
 Miễn thuế hoặc đưa ra các ưu đãi về thuế.
 Gây áp lực chính trị để các quốc gia khác
nới lỏng hạn chế đầu tư với các công ty
trong nước.
v1.0013110214 38
3. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
3.1. Tổng quan về thị trường tài chính quốc tế
3.2. Ý nghĩa đối với kinh doanh
v1.0013110214 39
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
3.1.1. Thị trường vốn quốc tế - International capital market
3.1.2. Thị trường ngoại hối
Tổng hoà các mối quan hệ cung - cầu về vốn
THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
(financial market)
Thị trường tiền tệ
(money market)
Thị trường vốn
(capital market)
TT tín dụng ngắn
hạn qua NHTM
Thị trường ngoại
hối (foreign
exchange market)
TT tín dụng dài
hạn (t>1 năm)
TT chứng khoán
(security market)
v1.0013110214 40
3.1.1. THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ - International capital market
• Mạng lưới bao gồm các cá nhân, các công ty,
các thể chế tài chính và các chính phủ đầu tư
hay vay tiền bên ngoài biên giới quốc gia
(Nguyễn Thị Hường, 2003).
• Các ngân hàng quốc tế lớn đóng vai trò trung
tâm trên thị trường vốn quốc tế.
• Thị trường này bao gồm:
 Những giao dịch chính thức (khi những
người bán và những người mua gặp gỡ để
buôn bán các công cụ tài chính);
 Các giao dịch trên mạng điện tử.
v1.0013110214 41
3.1.1. THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ - International capital market (tiếp theo)
• Trung tâm tài chính hải ngoại:
 Lãnh thổ mà hoạt động tài chính ở đó chịu
rất ít điều tiết và cũng chịu rất ít, thậm chí
không chịu thuế.
 Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội tốt (đặc biệt
viễn thông chất lượng rất cao).
 Nguồn cung cấp vốn (và thường là vốn rẻ)
cho các công ty có hoạt động mang tính đa
quốc gia.
• Những lợi ích của thị trường vốn toàn cầu:
 Hạ thấp chi phí vốn;
 Tăng lượng vốn cho vay;
 Cung cấp nhiều cơ hội đầu tư hơn;
 Phân tán những rủi ro (rủi ro đặc thù và rủi
ro hệ thống).
v1.0013110214 42
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Khái niệm của thị trường ngoại hối:
• Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung
toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ.
• Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung
tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại
người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần.
• EBS và Reuters’ deadling 3000 là hai nền tảng trao đổi FX liên ngân hàng chính. Thị
trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau.
v1.0013110214 43
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
• Đặc điểm của thị trường ngoại hối:
 Khối lượng giao dịch khổng lồ, tính thanh khoản cao;
 Phân tán địa lý toàn cầu;
 Hoạt động liên tục 24 giờ một ngày, ngoại trừ những
ngày cuối tuần, tức là, giao dịch từ 20:15 GMT ngày
Chủ nhật cho đến 22:00 GMT thứ Sáu;
 Sự đa dạng của các yếu tố có ảnh hưởng đến các tỷ
giá hối đoái;
 Các biên của lợi nhuận tương đối là thấp so với các
thị trường thu nhập cố định khác.
• Chức năng của thị trường ngoại hối:
 Chuyển đổi tiền tệ;
 Giảm thiểu rủi ro hối đoái;
 Hỗ trợ thương mại, đầu tư quốc tế và đầu cơ tiền tệ
quốc tế.
v1.0013110214 44
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
Thị trường tiền tệ EURO – EURO currency market
• EURO currency là bất kỳ đồng tiền nào được gửi bên
ngoài quốc gia xuất xứ của nó (euro dollars, euro
yên, euro deutsch mark, euro franc, va euro pound).
• Euro currency market là việc vay và cho vay một
đồng tiền nào đó diễn ra ở bên ngoài quốc gia có
đơn vị tiền tệ này.
• Yếu tố chính tạo nên thị trường euro currency hấp
dẫn đối với cả người gửi và người vay là việc thiếu
các quy định của chính phủ (không đưa ra quy định
về tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Điều này làm chi phí của
euro curency thấp hơn.
• Khả năng một ngân hàng phá sản làm cho người gửi
bị mất tiền gửi là lớn hơn.
• Các khoản vay quốc tế luôn chứa đựng rủi ro hối
đoái cho công ty.
v1.0013110214 45
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
Các giao dịch kinh doanh ngoại hối:
SPOT FORWARD FUTURES
SWAP OPTIONS
OTC - OTC
EXCHANGE
CENTER
PRIMARY
OPERATIONS
(Nghiệp vụ sơ cấp)
DERIVATIVE
OPERATIONS
(Nghiệp vụ phái sinh)
FOREX
v1.0013110214 46
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
Hợp đồng giao ngay – Spot contract
Spot là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán
một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại
thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán
trong vòng hai (2) ngày làm việc tiếp theo.
• Chiếm tỷ trọng lớn;
• Chênh lệch tỷ giá nhỏ.
v1.0013110214 47
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
Hợp đồng kỳ hạn – Forward contract
• Hợp đồng kì hạn là một thoả thuận giữa hai
bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào
một thời điểm định trước trong tương lai.
• Giao dịch ở hiện tại và kết thúc ở tương lai.
• Trên thế giới nghiệp vụ kỳ hạn được giao dịch
rất phổ biến trên thị trường giao dịch qua quầy
OTC, do đó thỏa mãn được hầu hết các đối tác
có nhu cầu bảo hiểm rủi ro, mà chủ yếu là các
ngân hàng và các công ty xuất nhập khẩu.
Nhưng tại Việt Nam thì những giao dịch này vẫn
còn rất hạn chế.
v1.0013110214 48
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
Hợp đồng tương lai – Futures contract
Hợp đồng kì hạn được tiêu chuẩn hoá, giao dịch trên các thị trường tập trung gọi là hợp đồng
tương lai (futures contract).
Tiêu chí so sánh Future Forward
Địa điểm giao dịch Thực hiện tại sở GD Thực hiện tại OTC
Gíá trị hơp đồng Tiêu chuẩn hóa Tùy thuộc vào hai bên thỏa thuận
Đồng tiền giao dịch Được chuẩn hóa Tất cả các đồng tiền
Mức độ biến động tỷ giá
hàng ngày
Được giới hạn bởi sở GD Theo thỏa thuận giữa các bên
Mẫu Hợp đồng Chuẩn hóa Tự do thỏa thuận
Ngày giá trị hợp đồng Có giá trị nhất định trong tương lai Có giá trị theo hợp đồng
Ý nghĩa Ăn đầu cơ chênh lệch tỷ giá Chủ yếu mang tính phòng ngừa rủi ro
Kết thúc hợp đồng
HĐ TT theo ngày, có thể kết thúc
vào thời điểm bất kì
Chỉ TT khi hết hạn HĐ kết thúc bằng
việc giao nhận thật
v1.0013110214 49
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
Hợp đồng quyền chọn – Option contract
• Giao dịch ở hiện tại và kết thúc ở tương lai.
• Người giữ hợp đồng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình.
v1.0013110214 50
3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo)
Hợp đồng hoán đổi – Swap contract
• Giao dịch này tương đương với hai giao dịch đồng thời, một giao dịch mua bán ngoại tệ giao
ngay và một giao dịch kỳ hạn mua bán ngoại tệ trong tương lai nhưng theo chiều ngược lại.
• Giao dịch trao đổi này có kỳ hạn nhất định, hết thời hạn này khách hàng nhận lại loại tiền
dùng để trao đổi và trả cho ngân hàng loại tiền đã vay.
• Hoạt động mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết hợp đồng tại thời điểm
hôm nay.
• Số lượng mua vào và bán ra của đồng tiền này là bằng nhau.
• Ngày giá trị hợp đồng mua vào và bán ra là khác nhau.
v1.0013110214 51
VÍ DỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ
• Apple lắp máy tính xách tay tại Mỹ, nhưng màn hình lại làm tại Nhật Bản. Apple cũng
bán 1 số sản phẩm máy tính xách tay đã hoàn thiện sang Nhật Bản. Vì vậy, cũng như
nhiều công ty, Apple vừa mua tại Nhật vừa bán hàng sang Nhật, giả sử Apple cần đổi 1
triệu USD sang đồng yên để trả cho các nhà cung cấp màn hình vào ngày hôm nay.
Apple cũng biết rằng 90 ngày tới họ sẽ nhận được 120 triệu yên từ những nhà nhập
khẩu máy tính hoàn thiện người Nhật. Công ty sẽ muốn chuyển số tiền yên này sang
đồng USD để sử dụng tại Mỹ. Giả sử tỷ giá giao ngay hôm nay là 1 USD = 120 JPY, và
tỷ giá kỳ hạn trong 90 ngày tới là 1 USD = 110 JPY. Apple bán 1 triệu USD cho ngân
hàng của mình để lấy 120 triệu yên dùng để thanh toán cho nhà cung cấp Nhật Bản.
• Cùng lúc đó, Apple tham gia 1 hợp đồng kỳ hạn 90 ngày với ngân hàng của mình để đổi
120 triệu yên sang đô la Mỹ. Vì vậy, trong 90 ngày sau, Apple sẽ nhận được 1,09 triệu
USD (120 triệu yên /110 =1,09 tr USD). Do đồng Yên được bán với giá cao hơn trên thị
trường kỳ hạn 90 ngày, Apple đã kết thúc với mức USD có được nhiều hơn lúc ban đầu
(mặc dù điều ngược lại cũng có thể xảy ra). Hoạt động hoán đổi chỉ giống như nghiệp vụ
kỳ hạn ở một điểm quan trọng: Cho phép Apple tự đảm bảo phòng tránh rủi ro hối đoái.
Bằng việc thực hiện hoạt động hoán đổi, hôm nay Apple đã biết rằng số tiền 120 triệu
yên công ty nhận được trong 90 ngày tới sẽ tương đương 1,09 triệu USD.
v1.0013110214 52
3.2. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI KINH DOANH
Rủi ro hối đoái và chi phí về vốn
• Những biến đổi bất lợi trong tỷ giá hối
đoái có thể làm tăng đáng kể chi phí của
những khoản vay bằng tiền nước ngoài.
• Khi một hãng vay vốn từ thị trường vốn
toàn cầu, nó phải tính toán lợi ích của lãi
suất thấp và rủi ro của sự tăng lên trong
chi phí vốn thực tế do những thay đổi tỷ
giá bất lợi.
v1.0013110214 53
3.2. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI KINH DOANH
Các công ty kinh doanh quốc tế sử dụng thị trường ngoại hối trên 4 lĩnh vực:
• Thứ nhất, thu nhập từ nước ngoài;
• Thứ hai, khi phải thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ cho một hãng nước ngoài;
• Thứ ba, khi họ có tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư ngắn hạn vào thị trường tiền tệ;
• Cuối cùng, thị trường hối đoái được sử dụng như một công cụ đầu cơ tiền.
v1.0013110214 54
4. LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC
4.1. Khái niệm và các cấp độ hội nhập kinh tế
4.2. Tác động của liên kết kinh tế khu vực
4.3. Tác động của liên kết kinh tế đối với doanh nghiệp
v1.0013110214 55
4.1. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC
• Hội nhập kinh tế quốc tế = Mở cửa kinh tế + tham gia phân công lao động quốc tế.
• Liên kết kinh tế khu vực là các bước đi cụ thể để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.
• Liên kết kinh tế khu vực được thực hiện với nhiều mô hình và cấp độ khác nhau, tùy
thuộc điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia.
v1.0013110214 56
4.1. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC
Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp độ liên kết kinh tế khu vực
Di chuyển tự do của vốn
và lao động
Chính sách thương mại chung
với các quốc gia ngoài khối
Phối hợp chính sách vĩ mô
về kinh tế
Liên minh chính trị
Khu vực
mậu dịch tự do
Liên minh thuế quan
Thị trường chung
• Tự do hóa thương mại nội khối
• Từng quốc gia độc lập trong chính sách
thương mại ngoại khối
Hình thành các thể chế siêu quốc gia hướng
đến các mục tiêu chung về kinh tế - chính trị
Liên minh
kinh tế
v1.0013110214 57
4.2. TÁC ĐỘNG LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC
• Kinh tế:
 Khai thác lợi thế quốc gia;
 Thúc đẩy cải cách trong nước;
 …
• Chính trị:
 Luật chơi chung, sân chơi chung;
 Duy trì hòa bình;
 …
• Cơ hội:
 Tạo lập mậu dịch;
 Sự nhất trí cao hơn;
 Lợi ích khác.
• Thách thức:
 Chuyển hướng mậu dịch;
 Chuyển dịch việc làm;
 Hy sinh chủ quyền quốc gia.
v1.0013110214 58
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
• Những cơ hội: Các hãng có thể giảm được
đáng kể chi phí sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nhờ sự mở rộng của thị trường thông
qua việc: tăng quy mô sản xuất, giảm các
rào cản thương mại, thuận lợi hoá trong
liên kết kinh doanh.
• Những thách thức: gia tăng cạnh tranh.
v1.0013110214 59
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Cơ hội Thách thức
Tiếp cận được nhiều nguồn lực chất lượng
cao hơn trong khi chi phí sử dụng có thể
được giảm bớt.
Phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh,có
nhiều ưu thế về nguồn lực hơn hẳn.
Mở rộng quy mô sản xuất dựa trên những
điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam kết hợp
với môi trường kinh doanh mới.
Đứng trước nguy cơ mất dần thị trường
trong nước do ảnh hưởng của cạnh tranh
và tâm lý tiêu dùng của người dân.
Có khả năng mở rộng thị trường cho sản
phẩm ra toàn cầu cạnh tranh với sản phẩm
của các quốc gia khác.
Những khó khăn thuộc về thể chế và luật
lệ khi tham gia thị trường trên thế giới.
Được hưởng ưu đãi so với doanh nghiệp
ngoài khối.
Tác động đối với các doanh nghiệp Việt Nam
v1.0013110214 60
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Các dòng Thương mại và Đầu tư trong ASEAN sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động
của AFTA?
• Tự do hoá thương mại tác động đến tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch.
• Giá nhập khẩu giảm, thương mại nội khối tăng (tính toán sơ bộ khoảng 25%).
• Một khi khối lượng buôn bán thay đổi và có sự chuyển dịch mạnh, sẽ dẫn tới thay đổi cơ cấu
các ngành sản xuất trong các nước thành viên.
• Tuy nhiên, ở từng nước, những thay đổi trong sản xuất sẽ khác nhau, dựa trên lợi thế so
sánh của từng nước.
• Các tập đoàn đa quốc gia dựa theo đây sẽ phân bố lại mạng lưới sản xuất, cơ cấu đầu tư
theo khu vực chứ không theo quốc gia riêng lẻ nữa.
• Tạo lập mậu dịch nghĩa là thông qua việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do của các quốc
gia, quá trình tạo lập mậu dịch được hình thành và thể hiện ở việc mở rộng khả năng xuất -
nhập khẩu giữa các nước thành viên; Chuyển hướng mậu dịch nghĩa là thay vì phải nhập
hàng hóa từ các nước ngoài khu vực với mức giá cao hoặc tự sản xuất với chi phí tốn kém,
quốc gia thành viên có quyền lựa chọn nhập khẩu hàng hóa của các nước trong khu vực với
mức giá thấp hơn do có những ưu đãi về thuế quan.
Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN
v1.0013110214 61
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN
Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt
động thương mại và đầu tư tại Việt Nam?
Dự báo chuỗi sản xuất trong ASEAN dưới tác động của AFTA
Lào, Campuchia:
• Nguyên liệu thô,
sơ chế (gỗ,
khoáng sản)
• Sản xuất năng
lượng (thủy điện…)
• …
Việt Nam, Philipine, Myanma
• Công nghiệp chế biến (giấy, sản
phẩm từ gỗ…)
• Công nghiệp thâm dụng lao động
(dệt may, luyện kim, cơ khí…)
• Một số ngành công nghiệp điện tử
và các cấu phần đơn lẻ của một số
ngành công nghệ cao (linh kiện và
thiết bị điện tử, linh kiện ô tô…)
• …
Singapore, Malaysia,
Thái Lan
• Ngành có ưu thế về
vốn, công nghệ
• Dịch vụ tài chính
nghiên cứu khoa học
v1.0013110214 62
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN
Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt
động thương mại và đầu tư tại Việt Nam?
• Với Việt Nam các ngành sản xuất có tỷ lệ tăng nhanh nhất sẽ là các ngành sử dụng
nhiều lao động và nguyên vật liệu như công nghiệp dệt, may mặc, công nghiệp chế
biến gỗ, giấy.
• Thương mại nội khối của Việt Nam sẽ tăng nhanh.
• Với Việt Nam các ngành sản xuất có tỷ lệ tăng nhanh nhất sẽ là các ngành sử dụng
nhiều lao động và nguyên vật liệu như công nghiệp dệt, may mặc, công nghiệp chế
biến gỗ, giấy. Những quốc gia trong ASEAN phát triển hơn như Singapore, Malaysia,
Thái Lan sẽ phát triển những ngành có ưu thế về vốn, công nghệ.
v1.0013110214 63
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Nhân tố nào sau đây thuộc môi trường quốc tế?
A. Tìm kiếm địa điểm sản xuất tại Việt Nam của Canon.
B. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu của Cà Phê Trung Nguyên.
C. Luồng vốn FDI và hàng hóa thương mại toàn cầu.
D. Di chuyển vốn của hãng Disnayland sang Nhật và Trung Quốc.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Luồng vốn FDI và hàng hóa thương mại toàn cầu.
• Giải thích: Luồng luận chuyển vốn và hàng hóa trên phạm vi toàn cầu tạo nên môi
trường quốc tế. Các nội dung khác là công việc của doanh nghiệp.
v1.0013110214 64
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Thuộc tính nào sau đây không được nêu ra trong Mô hình "Viên Kim cương"
của Porter?
A. Các yếu tố sản xuất.
B. Các công ty nhập khẩu để bán.
C. Nhu cầu trong nước.
D. Các ngành công nghiệp bổ trợ.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. Các công ty nhập khẩu để bán
• Giải thích: 4 thuộc tính trong mô hình viên kim cương của Porter là: Các yếu tố sản
xuất; Nhu cầu trong nước; Các ngành công nghiệp bổ trợ; Chiến lược công ty, cấu
trúc và sự cạnh tranh.
v1.0013110214 65
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Chính phủ có thể có biện pháp gì làm thay đổi các nhân tố trong mô hình “viên kim
cương” của M.Porter để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia?
Trả lời:
• Chính phủ có thể có tác động tích cực hay tiêu cực đến mỗi nhân tố của Viên kim
cương. Các yếu tố sản xuất có thể bị tác động bởi các chính sách trợ cấp, chính sách
hướng về thị trường vốn, chính sách hướng về giáo dục...
• Chính phủ cũng có thể tác động đến nhu cầu trong nước thông qua các quy định về
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay các đạo luật tác động đến nhu cầu của người
mua. Chính sách của chính phủ có thể tác động đến các ngành bổ trợ và có liên quan
thông qua các quy định có tác động đến cạnh tranh trong nước như các qui định trên
thị trường vốn, chính sách thuế, luật chống độc quyền…
• Chính phủ cũng có thể tạo ra các định hướng quốc gia tác động đến chiến lược và cấu
trúc công ty.
v1.0013110214 66
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Thương mại quốc tế mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với các công ty kinh doanh
quốc tế.
• FDI thỏa mãn nhiều mục tiêu quan trọng của các công ty kinh doanh quốc tế cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
• Các quyết định về thương mại và đầu tư quốc tế phải được cân nhắc trên cơ sở hiểu
biết đầy đủ về lý thuyết thương mại, đầu tư quốc tế; các nhân tố thực tiễn và chính
sách của nước sở tại.
• Thị trường tài chính quốc tế là nơi các công ty có thể tìm kiếm được các lợi ích lớn
về nguồn vốn cũng như quản lý rủi ro tài chính.
• Các mô hình liên kết kinh tế khu vực vừa tạo ra các cơ hội, đồng thời cũng tạo ra
nhiều thách thức cho các doanh nghiệp.

More Related Content

Similar to NEU_IBS101_Bai3_v1.0013109216.pdf

BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 
C1. Tong quan TCQT
C1. Tong quan TCQTC1. Tong quan TCQT
C1. Tong quan TCQTGIALANG
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Nguyễn Công Huy
 
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamLuanvan84
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Kiên Trần
 
Tcqt presentation chương nhập môn
Tcqt presentation chương nhập mônTcqt presentation chương nhập môn
Tcqt presentation chương nhập mônthaonhi1994
 
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSE
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSEThiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSE
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSEluanvantrust
 
527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf
527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf
527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf2113819
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...OnTimeVitThu
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfBùi Quang Xuân
 

Similar to NEU_IBS101_Bai3_v1.0013109216.pdf (20)

BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Kinh doanh quoc te - C2
Kinh doanh quoc te - C2Kinh doanh quoc te - C2
Kinh doanh quoc te - C2
 
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wtoCo hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
Co hoi thach thuc,doanh nghiep,wto
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Khu Công Nghiệp, Khu Chế...
 
19257
1925719257
19257
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
C1. Tong quan TCQT
C1. Tong quan TCQTC1. Tong quan TCQT
C1. Tong quan TCQT
 
Silde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tếSilde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tế
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
 
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
 
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
Câu hỏi môn Quan hệ Kinh tế quốc tế (có đáp án)
 
Tcqt presentation chương nhập môn
Tcqt presentation chương nhập mônTcqt presentation chương nhập môn
Tcqt presentation chương nhập môn
 
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSE
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSEThiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSE
Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư 3 cổ phiếu tại HOSE
 
527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf
527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf
527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY C...
 
Kdqt 2021 mr.huy_c1
Kdqt 2021 mr.huy_c1Kdqt 2021 mr.huy_c1
Kdqt 2021 mr.huy_c1
 
Kinh doanh quoc te C1
Kinh doanh quoc te C1Kinh doanh quoc te C1
Kinh doanh quoc te C1
 
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBCGiáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
Giáo trình kinh doanh quốc tế - Việt Nam IBC
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

NEU_IBS101_Bai3_v1.0013109216.pdf

  • 1. v1.0013110214 1 BÀI 3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ Giảng viên: TS. Đàm Quang Vinh Đại học Kinh tế quốc dân
  • 2. v1.0013110214 2 1. Các dòng Thương mại và Đầu tư trong ASEAN sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của AFTA? 2. Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam? TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN • Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA - ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. • Hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. • Việt Nam tham gia chương trình AFTA từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất là 2018.
  • 3. v1.0013110214 3 MỤC TIÊU • Giúp sinh viên tìm hiểu những nhân tố quốc tế tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp (môi trường kinh doanh quốc tế). • Giúp sinh viên nghiên cứu các vấn đề chính sách, thực tiễn vận động của các dòng hàng hóa (Thương mại quốc tế), tư bản (FDI, thị trường tài chính quốc tế) và các khuôn khổ hợp tác quốc tế (Liên kết kinh tế khu vực).
  • 4. v1.0013110214 4 Thương mại quốc tế NỘI DUNG Đầu tư trực tiếp nước ngoài Vai trò của thị trường tài chính quốc tế Liên kết kinh tế khu vực
  • 5. v1.0013110214 5 1. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế 1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế 1.3. Can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế
  • 6. v1.0013110214 6 1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ • Khái niệm thương mại quốc tế: Tất cả các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa vượt qua biên giới quốc gia đều được gọi là thương mại quốc tế. • Đặc điểm của thương mại quốc tế ngày nay:  Quy mô ngày càng được mở rộng.  Các mặt hàng chế biến là chủ yếu.  Ngoại tệ mạnh tạo lợi thế lớn cho quốc gia.  Chủ yếu tập trung ở khối các nước giàu. • Ý nghĩa của thương mại quốc tế:  Khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia;  Mở rộng thị trường;  Đa dạng hoá cung cầu;  Thúc đẩy chuyên môn hoá quốc tế;  Tạo công ăn việc làm;  Đa dạng hóa cơ hội kinh doanh.
  • 7. v1.0013110214 7 1.2. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.2.1. Chủ nghĩa trọng thương 1.2.2. Lợi thế tuyệt đối 1.2.3. Lợi thế tương đối 1.2.4. Lý thuyết Hechsher-Ohlin 1.2.5. Lý thuyết vòng đời sản phẩm 1.2.6. Lý thuyết thương mại mới 1.2.7. Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình "Viên Kim cương" của Porter
  • 8. v1.0013110214 8 1.2.1. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG • Lý thuyết thương mại quốc tế đầu tiên, xuất hiện vào giữa thế kỷ 16, tại nước Anh. • Vàng và bạc là những tài sản chủ yếu của quốc gia và là những yếu tố quyết định đến sức mạnh của thương mại. • Trong thời kỳ này, vàng và bạc được sử dụng trong thanh toán giữa các quốc gia. • Nguyên lý của chủ nghĩa trọng thương là: duy trì thặng dư thương mại. • Tăng cường sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động thương mại.
  • 9. v1.0013110214 9 1.2.2. LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một mặt hàng khi việc sản xuất ra mặt hàng đó có hiệu quả cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác (Adam Smith, 1776, “Của cải của các dân tộc“ - the Wealth of Nations).
  • 10. v1.0013110214 10 1.2.3. LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI • D. Ricardo phát hiện ra rằng thương mại quốc tế vẫn có thể xảy ra ngay cả khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng (Principles of Political Economy, 1817). • Các quốc gia nên xuất khẩu các loại hàng hoá đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất. • Lý thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế tương đối xuất hiện do có sự khác biệt về năng suất.
  • 11. v1.0013110214 11 1.2.4. LÝ THUYẾT HECHSHER - OHLIN Hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển Eli Heckscher (1919) và Bertil Ohlin (1933) đã đưa ra cách giải thích khác về lợi thế tương đối: • Lợi thế tương đối nảy sinh do có sự khác nhau về các yếu tố sản xuất. Đó chính là các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất: đất đai, lao động và tư bản. • Các yếu tố sản xuất càng dồi dào thì chi phí sản xuất càng thấp. • Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối các yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó và ngược lại.
  • 12. v1.0013110214 12 1.2.5. LÝ THUYẾT VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM • Vào giữa thập kỷ 60, Raymond Vernon đưa ra lý thuyết vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này dựa trên những quan sát của ông trong phần lớn thế kỷ 20. • Lý thuyết này đã giải thích cho việc dịch chuyển của các ngành công nghiệp chín muồi từ Mỹ sang các địa điểm sản xuất mới có chi phí sản xuất thấp hơn. • Lý thuyết của Vernon là rất hữu ích để giải thích mô hình thương mại quốc tế vào thời kỳ nền kinh tế toàn cầu do Mỹ thống trị, nhưng tính thích hợp của lý thuyết này lại rất hạn chế trong thế giới hiện đại.
  • 13. v1.0013110214 13 1.2.6. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI • “Lợi thế người đi đầu” (first-mover advantages), là những lợi thế về kinh tế và chiến lược kinh doanh dành cho những người đầu tiên tham gia vào ngành công nghiệp mới. • Theo lý thuyết thương mại mới, các quốc gia có thể xuất khẩu một số sản phẩm nhất định chỉ đơn giản là vì họ có một công ty tham gia đầu tiên vào ngành công nghiệp đó.
  • 14. v1.0013110214 14 1.2.7. LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA MÔ HÌNH “VIÊN KIM CƯƠNG” CỦA PORTER Porter đưa ra 4 thuộc tính của môi trường cạnh tranh mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Đó là: • Các yếu tố sản xuất: khả năng của quốc gia về các yếu tố sản xuất như lao động có kỹ năng cao hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định. • Nhu cầu trong nước: nhu cầu tự nhiên của thị trường trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành công nghiệp đó. • Các ngành công nghiệp bổ trợ: quốc gia đó có hay không có các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành công nghiệp phải cạnh tranh quốc tế. • Về chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh: các điều kiện thể chế của quốc gia về việc thành lập, tổ chức hoạt động, quản lý và cạnh tranh giữa các công ty trong nước.
  • 15. v1.0013110214 15 1.2.7. LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA MÔ HÌNH “VIÊN KIM CƯƠNG” CỦA PORTER VIÊN KIM CƯƠNG CỦA PORTER Chiến lược công ty, cấu trúc và sự cạnh tranh Các ngành công nghiệp bổ trợ và có liên quan Các yếu tố sản xuất Nhu cầu trong nước
  • 16. v1.0013110214 16 1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CHỐNG LẠI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU. KINH KINH T TẾ Ế TẠO SỨC MẠNH CHO ĐẤT NƯỚC. CH CHÍ ÍNH NH TR TRỊ Ị HỌC HỎI CÁC NỀN VĂN HÓA. VĂN VĂN H HÓ ÓA A Tại sao chính phủ phải can thiệp vào thương mại quốc tế? BẢO VỆ BẢN SẮC QUỐC GIA. BẢO VỆ QUYỀN LỢI QUỐC GIA. TRỢ GIÚP DN TRONG NƯỚC.
  • 17. v1.0013110214 17 1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY Thúc đẩy Các hiệp định Tài trợ xuất khẩu Trợ cấp
  • 18. v1.0013110214 18 1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CẤM VẬN THƯƠNG MẠI THUẾ QUAN • Công cụ kinh tế đánh vào hàng hóa được đưa ra hay đưa vào môi trường quốc gia chia làm 3 loại:  Thuế xuất khẩu  Thuế nhập khẩu  Thuế quá cảnh • Được áp dụng với mọi loại mặt hàng • Mạnh hơn so với hạn ngạch và thuế quan. Cấm toàn bộ quan hệ về thương mại. • Có thể áp dụng cho mọi loại hàng hóa. • Là một biện pháp hết sức tiêu cực. PHI THUẾ • Nhóm các công cụ hành chính gây khó cho hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi biên giới quốc gia. • Một số công cụ chính: hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, những quy định về tỷ lệ nội địa hóa, chính sách chống bán phá giá… • Được áp dụng cho một số loại mặt hàng.
  • 19. v1.0013110214 19 2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1. Tổng quan về nguồn vốn FDI 2.2. Lý thuyết về FDI 2.3. Can thiệp của chính phủ vào dòng vốn FDI
  • 20. v1.0013110214 20 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN FDI 2.1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.1.2. Hình thức FDI 2.1.3. Mục tiêu của FDI 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn FDI 2.1.5. Lý do dẫn đến việc FDI phát triển nhanh 2.1.6. Vai trò của FDI đối với nước thực hiện đầu tư 2.1.7. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư
  • 21. v1.0013110214 21 2.1.1. KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) • Là hành động đầu tư quốc tế mà quyền sở hữu và quyền quản lý vốn đầu tư đi liền với nhau (Nguyễn Thị Hường, 2003). • FDI là sự đầu tư thông qua sản xuất, cung cấp dịch vụ, buôn bán tại nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này thường dẫn đến sự thành lập một pháp nhân riêng như công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài. • FDI góp phần làm tăng GDP, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý, giải quyết việc làm…
  • 22. v1.0013110214 22 2.1.2. HÌNH THỨC FDI • Đầu tư mới: nhằm xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng nhà máy/dây chuyền hiện có. • Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư.
  • 23. v1.0013110214 23 2.1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DÒNG VỐN FDI • Sự ổn định về chính trị; • Các chính sách kinh tế; • Hệ thống pháp luật đầu tư; • Mức độ phát triển kinh tế; • Các nhân tố khác: Vị trí địa lí, tài nguyên khoáng sản…
  • 24. v1.0013110214 24 2.1.4. LÝ DO DẪN ĐẾN VIỆC FDI PHÁT TRIỂN NHANH • Các nhà kinh doanh coi đầu tư trực tiếp nước ngoài như một cách để phá vỡ hàng rào thương mại. • Sự thay đổi đột ngột và mạnh mẽ trong chính trị và kinh tế thế giới. • Thể chế quốc tế và sự tự do hoá đầu tư trực tiếp nước ngoài.  WTO quan tâm đến các luật lệ của chính phủ trong quản lý FDI.  WTO đẩy mạnh tự do, nới lỏng luật lệ trong điều hành FDI, đặc biệt là trong dịch vụ.
  • 25. v1.0013110214 25 2.1.5. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ Ảnh hưởng tích cực: • Tăng tổng sản phẩm quốc dân; • Khai thác, sử dụng triệt để lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư; • Tránh được những rào cản bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi; • Chuyển giao công nghệ cũ; • Mở rộng thương mại, thúc đẩy R&D; • Củng cố và bành trướng thế lực chính trị, tránh xung đột song phương; • Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; • Giúp xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định; • Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế; • Giúp phân tán rủi ro, do tình hình kinh tế - chính trị bất ổn; • Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả.
  • 26. v1.0013110214 26 2.1.5. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC THỰC HIỆN ĐẦU TƯ Ảnh hưởng tiêu cực: • Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư; • Dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư; • Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ; • Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư.
  • 27. v1.0013110214 27 2.1.6. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ Lợi ích đối với nước nhận đầu tư: Lợi ích Lợi ích quốc gia của nước nhận đầu tư Lợi ích của các công ty đa quốc gia Thời gian
  • 28. v1.0013110214 28 2.1.6. VAI TRÒ CỦA FDI ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ • Tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu; • Thúc đẩy qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; • Tác động tích cực tới cán cân thanh toán; • Tạo ra công ăn, việc làm cho người lao động; • Là nguồn thu ngân sách lớn. Ảnh hưởng tiêu cực: • Sự phụ thuộc nước ngoài về công nghệ; • Sự can thiệp của nước ngoài vào các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế; • Ảnh hưởng và làm thay đổi các giá trị văn hóa; • Có thể gia tăng khoảng cách giàu nghèo; • Có thể thâm hụt cán cân thanh toán. Ảnh hưởng tích cực: • Thu hút vốn đầu tư; • Nhận chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý; • Phát triển được các ngành và các vùng; • Nâng cao khả năng cạnh tranh nội địa và kinh doanh tư nhân;
  • 29. v1.0013110214 29 2.2. LÝ THUYẾT VỀ FDI 2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang 2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc
  • 30. v1.0013110214 30 2.2.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO CHIỀU NGANG • Đầu tư trực tiếp vào một ngành kinh doanh ở nước ngoài giống như ngành kinh doanh của công ty ở trong nước. • Lý do của FDI theo chiều ngang:  Chi phí vận chuyển: thích hợp với sản phẩm có giá trị thấp/trọng lượng lớn (xi măng, nước ngọt, thức ăn gia súc...).  Thị trường không hoàn hảo:  Rào cản trong thương mại quốc tế;  Rào cản chuyển giao bí quyết sản xuất.  Theo sát những đối thủ cạnh tranh: Những gì một công ty làm có tác động trực tiếp lên các công ty cạnh tranh lớn và buộc có một sự phản hồi lại đúng như vậy.
  • 31. v1.0013110214 31 2.2.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO CHIỀU NGANG (tiếp theo)  Chu kỳ sống của sản phẩm:  Raymond Vernon đề cập đến đầu tư vào một quốc gia khi thị trường sở tại đủ lớn;  Chu kỳ sống của công nghệ: FDI có thể kéo dài chu kỳ khai thác.  Lợi thế đặc biệt từ vị trí địa lý: FDI sẽ tìm kiếm hiệu quả từ sự gắn kết các lợi thế của nhà đầu tư với lợi thế đặc biệt từ vị trí địa lý, ví dụ:  Đầu tư khai thác, chế biết dầu mỏ tại khu vực có mỏ dầu: Vốn, công nghệ, kỹ năng + lợi thế địa lý;  Electrolux đầu tư tại TQ: Lao động rẻ, đông, được đào tạo tốt + lợi thế địa lý;  Silicon Valley…
  • 32. v1.0013110214 32 2.2.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO CHIỀU DỌC • Đầu tư lên thượng nguồn: nguồn vốn FDI được rót ngược cho một ngành công nghiệp nước ngoài khi họ cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất trong nước của một công ty (BP, Shell…). • Đầu tư xuống hạ nguồn: hình thức đầu tư vào một ngành công nghiệp nước ngoài đã bán sản phẩm do hãng sản xuất ra ở trong nước (Volkswagen đầu tư vào Mỹ hệ thống phân phối).
  • 33. v1.0013110214 33 2.2.2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO CHIỀU DỌC Lý do của FDI theo chiều dọc: • Quan điểm chiến lược:  Bằng việc liên kết theo chiều dọc đầu vào để kiểm soát toàn bộ nguồn nguyên liệu thô thì một hãng có thể gia tăng các rào cản đầu vào và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh ra khỏi ngành.  Những nỗ lực nhằm loại bỏ các rào cản do các công ty đang hoạt động trong nước đó tạo nên. • Những yếu tố không hoàn hảo của thị trường: giống như tình huống của đầu tư chiều ngang.
  • 34. v1.0013110214 34 2.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO DÒNG VỐN FDI Nguyên nhân can thiệp FDI của các quốc gia nhận đầu tư: • Cán cân thanh toán. • Các chính phủ cũng thường có can thiệp tới FDI nhằm huy động các nguồn lực cùng những lợi ích từ bên ngoài như công nghệ, kỹ năng quản lý và lao động.
  • 35. v1.0013110214 35 2.3.1. NGUYÊN NHÂN CAN THIỆP FDI CỦA CÁC QUỐC GIA ĐI ĐẦU TƯ • Do các ảnh hưởng tiêu cực:  FDI dẫn tới việc mất đi các nguồn lực của các quốc gia đi đầu tư.  Ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán của chính quốc do mất thị trường xuất khẩu.  Tăng tỉ lệ thất nghiệp ở chính quốc. • Do các mặt tích cực:  FDI có thể làm tăng khả năng cạnh tranh lâu dài của các quốc gia đi đầu tư.  Kéo dài tuổi thọ công nghệ đã lạc hậu đồng thời phát triển các ngành công nghệ triển vọng trong nước.
  • 36. v1.0013110214 36 2.3.2. CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI • Các biện pháp hạn chế FDI của các nước nhận đầu tư:  Các biện pháp hạn chế quyền sở hữu.  Yêu cầu về nội dung hoạt động. • Các biện pháp khuyến khích FDI của các nước nhận đầu tư:  Đưa ra các chính sách ưu đãi về tài chính: ưu đãi về thuế, lãi suất.  Củng cố cơ sở hạ tầng: Xây dựng cảng biển, đường cao tốc, phát triển hệ thống liên lạc, viễn thông.  Xây dựng quan hệ chiến lược với các tập đoàn lớn.
  • 37. v1.0013110214 37 2.3.2. CÁC CÔNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (tiếp theo) • Các biện pháp hạn chế FDI của các quốc gia đi đầu tư:  Áp dụng mức thuế suất cao đối với thu nhập tại nước ngoài của các công ty.  Áp dụng các hình thức xử phạt hoặc nghiêm cấm đầu tư vào các ngành, các quốc gia cụ thể. • Các biện pháp khuyến khích FDI của các quốc gia đi đầu tư:  Bảo hiểm rủi do cho các dự án FDI.  Cho vay vốn để mở rộng đầu tư.  Miễn thuế hoặc đưa ra các ưu đãi về thuế.  Gây áp lực chính trị để các quốc gia khác nới lỏng hạn chế đầu tư với các công ty trong nước.
  • 38. v1.0013110214 38 3. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 3.1. Tổng quan về thị trường tài chính quốc tế 3.2. Ý nghĩa đối với kinh doanh
  • 39. v1.0013110214 39 3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 3.1.1. Thị trường vốn quốc tế - International capital market 3.1.2. Thị trường ngoại hối Tổng hoà các mối quan hệ cung - cầu về vốn THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (financial market) Thị trường tiền tệ (money market) Thị trường vốn (capital market) TT tín dụng ngắn hạn qua NHTM Thị trường ngoại hối (foreign exchange market) TT tín dụng dài hạn (t>1 năm) TT chứng khoán (security market)
  • 40. v1.0013110214 40 3.1.1. THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ - International capital market • Mạng lưới bao gồm các cá nhân, các công ty, các thể chế tài chính và các chính phủ đầu tư hay vay tiền bên ngoài biên giới quốc gia (Nguyễn Thị Hường, 2003). • Các ngân hàng quốc tế lớn đóng vai trò trung tâm trên thị trường vốn quốc tế. • Thị trường này bao gồm:  Những giao dịch chính thức (khi những người bán và những người mua gặp gỡ để buôn bán các công cụ tài chính);  Các giao dịch trên mạng điện tử.
  • 41. v1.0013110214 41 3.1.1. THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ - International capital market (tiếp theo) • Trung tâm tài chính hải ngoại:  Lãnh thổ mà hoạt động tài chính ở đó chịu rất ít điều tiết và cũng chịu rất ít, thậm chí không chịu thuế.  Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội tốt (đặc biệt viễn thông chất lượng rất cao).  Nguồn cung cấp vốn (và thường là vốn rẻ) cho các công ty có hoạt động mang tính đa quốc gia. • Những lợi ích của thị trường vốn toàn cầu:  Hạ thấp chi phí vốn;  Tăng lượng vốn cho vay;  Cung cấp nhiều cơ hội đầu tư hơn;  Phân tán những rủi ro (rủi ro đặc thù và rủi ro hệ thống).
  • 42. v1.0013110214 42 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Khái niệm của thị trường ngoại hối: • Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. • Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần. • EBS và Reuters’ deadling 3000 là hai nền tảng trao đổi FX liên ngân hàng chính. Thị trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau.
  • 43. v1.0013110214 43 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo) • Đặc điểm của thị trường ngoại hối:  Khối lượng giao dịch khổng lồ, tính thanh khoản cao;  Phân tán địa lý toàn cầu;  Hoạt động liên tục 24 giờ một ngày, ngoại trừ những ngày cuối tuần, tức là, giao dịch từ 20:15 GMT ngày Chủ nhật cho đến 22:00 GMT thứ Sáu;  Sự đa dạng của các yếu tố có ảnh hưởng đến các tỷ giá hối đoái;  Các biên của lợi nhuận tương đối là thấp so với các thị trường thu nhập cố định khác. • Chức năng của thị trường ngoại hối:  Chuyển đổi tiền tệ;  Giảm thiểu rủi ro hối đoái;  Hỗ trợ thương mại, đầu tư quốc tế và đầu cơ tiền tệ quốc tế.
  • 44. v1.0013110214 44 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo) Thị trường tiền tệ EURO – EURO currency market • EURO currency là bất kỳ đồng tiền nào được gửi bên ngoài quốc gia xuất xứ của nó (euro dollars, euro yên, euro deutsch mark, euro franc, va euro pound). • Euro currency market là việc vay và cho vay một đồng tiền nào đó diễn ra ở bên ngoài quốc gia có đơn vị tiền tệ này. • Yếu tố chính tạo nên thị trường euro currency hấp dẫn đối với cả người gửi và người vay là việc thiếu các quy định của chính phủ (không đưa ra quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Điều này làm chi phí của euro curency thấp hơn. • Khả năng một ngân hàng phá sản làm cho người gửi bị mất tiền gửi là lớn hơn. • Các khoản vay quốc tế luôn chứa đựng rủi ro hối đoái cho công ty.
  • 45. v1.0013110214 45 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo) Các giao dịch kinh doanh ngoại hối: SPOT FORWARD FUTURES SWAP OPTIONS OTC - OTC EXCHANGE CENTER PRIMARY OPERATIONS (Nghiệp vụ sơ cấp) DERIVATIVE OPERATIONS (Nghiệp vụ phái sinh) FOREX
  • 46. v1.0013110214 46 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo) Hợp đồng giao ngay – Spot contract Spot là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai (2) ngày làm việc tiếp theo. • Chiếm tỷ trọng lớn; • Chênh lệch tỷ giá nhỏ.
  • 47. v1.0013110214 47 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo) Hợp đồng kỳ hạn – Forward contract • Hợp đồng kì hạn là một thoả thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó vào một thời điểm định trước trong tương lai. • Giao dịch ở hiện tại và kết thúc ở tương lai. • Trên thế giới nghiệp vụ kỳ hạn được giao dịch rất phổ biến trên thị trường giao dịch qua quầy OTC, do đó thỏa mãn được hầu hết các đối tác có nhu cầu bảo hiểm rủi ro, mà chủ yếu là các ngân hàng và các công ty xuất nhập khẩu. Nhưng tại Việt Nam thì những giao dịch này vẫn còn rất hạn chế.
  • 48. v1.0013110214 48 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo) Hợp đồng tương lai – Futures contract Hợp đồng kì hạn được tiêu chuẩn hoá, giao dịch trên các thị trường tập trung gọi là hợp đồng tương lai (futures contract). Tiêu chí so sánh Future Forward Địa điểm giao dịch Thực hiện tại sở GD Thực hiện tại OTC Gíá trị hơp đồng Tiêu chuẩn hóa Tùy thuộc vào hai bên thỏa thuận Đồng tiền giao dịch Được chuẩn hóa Tất cả các đồng tiền Mức độ biến động tỷ giá hàng ngày Được giới hạn bởi sở GD Theo thỏa thuận giữa các bên Mẫu Hợp đồng Chuẩn hóa Tự do thỏa thuận Ngày giá trị hợp đồng Có giá trị nhất định trong tương lai Có giá trị theo hợp đồng Ý nghĩa Ăn đầu cơ chênh lệch tỷ giá Chủ yếu mang tính phòng ngừa rủi ro Kết thúc hợp đồng HĐ TT theo ngày, có thể kết thúc vào thời điểm bất kì Chỉ TT khi hết hạn HĐ kết thúc bằng việc giao nhận thật
  • 49. v1.0013110214 49 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo) Hợp đồng quyền chọn – Option contract • Giao dịch ở hiện tại và kết thúc ở tương lai. • Người giữ hợp đồng có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình.
  • 50. v1.0013110214 50 3.1.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI (tiếp theo) Hợp đồng hoán đổi – Swap contract • Giao dịch này tương đương với hai giao dịch đồng thời, một giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay và một giao dịch kỳ hạn mua bán ngoại tệ trong tương lai nhưng theo chiều ngược lại. • Giao dịch trao đổi này có kỳ hạn nhất định, hết thời hạn này khách hàng nhận lại loại tiền dùng để trao đổi và trả cho ngân hàng loại tiền đã vay. • Hoạt động mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết hợp đồng tại thời điểm hôm nay. • Số lượng mua vào và bán ra của đồng tiền này là bằng nhau. • Ngày giá trị hợp đồng mua vào và bán ra là khác nhau.
  • 51. v1.0013110214 51 VÍ DỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ • Apple lắp máy tính xách tay tại Mỹ, nhưng màn hình lại làm tại Nhật Bản. Apple cũng bán 1 số sản phẩm máy tính xách tay đã hoàn thiện sang Nhật Bản. Vì vậy, cũng như nhiều công ty, Apple vừa mua tại Nhật vừa bán hàng sang Nhật, giả sử Apple cần đổi 1 triệu USD sang đồng yên để trả cho các nhà cung cấp màn hình vào ngày hôm nay. Apple cũng biết rằng 90 ngày tới họ sẽ nhận được 120 triệu yên từ những nhà nhập khẩu máy tính hoàn thiện người Nhật. Công ty sẽ muốn chuyển số tiền yên này sang đồng USD để sử dụng tại Mỹ. Giả sử tỷ giá giao ngay hôm nay là 1 USD = 120 JPY, và tỷ giá kỳ hạn trong 90 ngày tới là 1 USD = 110 JPY. Apple bán 1 triệu USD cho ngân hàng của mình để lấy 120 triệu yên dùng để thanh toán cho nhà cung cấp Nhật Bản. • Cùng lúc đó, Apple tham gia 1 hợp đồng kỳ hạn 90 ngày với ngân hàng của mình để đổi 120 triệu yên sang đô la Mỹ. Vì vậy, trong 90 ngày sau, Apple sẽ nhận được 1,09 triệu USD (120 triệu yên /110 =1,09 tr USD). Do đồng Yên được bán với giá cao hơn trên thị trường kỳ hạn 90 ngày, Apple đã kết thúc với mức USD có được nhiều hơn lúc ban đầu (mặc dù điều ngược lại cũng có thể xảy ra). Hoạt động hoán đổi chỉ giống như nghiệp vụ kỳ hạn ở một điểm quan trọng: Cho phép Apple tự đảm bảo phòng tránh rủi ro hối đoái. Bằng việc thực hiện hoạt động hoán đổi, hôm nay Apple đã biết rằng số tiền 120 triệu yên công ty nhận được trong 90 ngày tới sẽ tương đương 1,09 triệu USD.
  • 52. v1.0013110214 52 3.2. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI KINH DOANH Rủi ro hối đoái và chi phí về vốn • Những biến đổi bất lợi trong tỷ giá hối đoái có thể làm tăng đáng kể chi phí của những khoản vay bằng tiền nước ngoài. • Khi một hãng vay vốn từ thị trường vốn toàn cầu, nó phải tính toán lợi ích của lãi suất thấp và rủi ro của sự tăng lên trong chi phí vốn thực tế do những thay đổi tỷ giá bất lợi.
  • 53. v1.0013110214 53 3.2. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI KINH DOANH Các công ty kinh doanh quốc tế sử dụng thị trường ngoại hối trên 4 lĩnh vực: • Thứ nhất, thu nhập từ nước ngoài; • Thứ hai, khi phải thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ cho một hãng nước ngoài; • Thứ ba, khi họ có tiền nhàn rỗi và muốn đầu tư ngắn hạn vào thị trường tiền tệ; • Cuối cùng, thị trường hối đoái được sử dụng như một công cụ đầu cơ tiền.
  • 54. v1.0013110214 54 4. LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC 4.1. Khái niệm và các cấp độ hội nhập kinh tế 4.2. Tác động của liên kết kinh tế khu vực 4.3. Tác động của liên kết kinh tế đối với doanh nghiệp
  • 55. v1.0013110214 55 4.1. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC • Hội nhập kinh tế quốc tế = Mở cửa kinh tế + tham gia phân công lao động quốc tế. • Liên kết kinh tế khu vực là các bước đi cụ thể để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế. • Liên kết kinh tế khu vực được thực hiện với nhiều mô hình và cấp độ khác nhau, tùy thuộc điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia.
  • 56. v1.0013110214 56 4.1. KHÁI NIỆM LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC Sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp độ liên kết kinh tế khu vực Di chuyển tự do của vốn và lao động Chính sách thương mại chung với các quốc gia ngoài khối Phối hợp chính sách vĩ mô về kinh tế Liên minh chính trị Khu vực mậu dịch tự do Liên minh thuế quan Thị trường chung • Tự do hóa thương mại nội khối • Từng quốc gia độc lập trong chính sách thương mại ngoại khối Hình thành các thể chế siêu quốc gia hướng đến các mục tiêu chung về kinh tế - chính trị Liên minh kinh tế
  • 57. v1.0013110214 57 4.2. TÁC ĐỘNG LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC • Kinh tế:  Khai thác lợi thế quốc gia;  Thúc đẩy cải cách trong nước;  … • Chính trị:  Luật chơi chung, sân chơi chung;  Duy trì hòa bình;  … • Cơ hội:  Tạo lập mậu dịch;  Sự nhất trí cao hơn;  Lợi ích khác. • Thách thức:  Chuyển hướng mậu dịch;  Chuyển dịch việc làm;  Hy sinh chủ quyền quốc gia.
  • 58. v1.0013110214 58 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP • Những cơ hội: Các hãng có thể giảm được đáng kể chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhờ sự mở rộng của thị trường thông qua việc: tăng quy mô sản xuất, giảm các rào cản thương mại, thuận lợi hoá trong liên kết kinh doanh. • Những thách thức: gia tăng cạnh tranh.
  • 59. v1.0013110214 59 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Cơ hội Thách thức Tiếp cận được nhiều nguồn lực chất lượng cao hơn trong khi chi phí sử dụng có thể được giảm bớt. Phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh,có nhiều ưu thế về nguồn lực hơn hẳn. Mở rộng quy mô sản xuất dựa trên những điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam kết hợp với môi trường kinh doanh mới. Đứng trước nguy cơ mất dần thị trường trong nước do ảnh hưởng của cạnh tranh và tâm lý tiêu dùng của người dân. Có khả năng mở rộng thị trường cho sản phẩm ra toàn cầu cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác. Những khó khăn thuộc về thể chế và luật lệ khi tham gia thị trường trên thế giới. Được hưởng ưu đãi so với doanh nghiệp ngoài khối. Tác động đối với các doanh nghiệp Việt Nam
  • 60. v1.0013110214 60 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Các dòng Thương mại và Đầu tư trong ASEAN sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của AFTA? • Tự do hoá thương mại tác động đến tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch. • Giá nhập khẩu giảm, thương mại nội khối tăng (tính toán sơ bộ khoảng 25%). • Một khi khối lượng buôn bán thay đổi và có sự chuyển dịch mạnh, sẽ dẫn tới thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong các nước thành viên. • Tuy nhiên, ở từng nước, những thay đổi trong sản xuất sẽ khác nhau, dựa trên lợi thế so sánh của từng nước. • Các tập đoàn đa quốc gia dựa theo đây sẽ phân bố lại mạng lưới sản xuất, cơ cấu đầu tư theo khu vực chứ không theo quốc gia riêng lẻ nữa. • Tạo lập mậu dịch nghĩa là thông qua việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do của các quốc gia, quá trình tạo lập mậu dịch được hình thành và thể hiện ở việc mở rộng khả năng xuất - nhập khẩu giữa các nước thành viên; Chuyển hướng mậu dịch nghĩa là thay vì phải nhập hàng hóa từ các nước ngoài khu vực với mức giá cao hoặc tự sản xuất với chi phí tốn kém, quốc gia thành viên có quyền lựa chọn nhập khẩu hàng hóa của các nước trong khu vực với mức giá thấp hơn do có những ưu đãi về thuế quan. Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN
  • 61. v1.0013110214 61 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam? Dự báo chuỗi sản xuất trong ASEAN dưới tác động của AFTA Lào, Campuchia: • Nguyên liệu thô, sơ chế (gỗ, khoáng sản) • Sản xuất năng lượng (thủy điện…) • … Việt Nam, Philipine, Myanma • Công nghiệp chế biến (giấy, sản phẩm từ gỗ…) • Công nghiệp thâm dụng lao động (dệt may, luyện kim, cơ khí…) • Một số ngành công nghiệp điện tử và các cấu phần đơn lẻ của một số ngành công nghệ cao (linh kiện và thiết bị điện tử, linh kiện ô tô…) • … Singapore, Malaysia, Thái Lan • Ngành có ưu thế về vốn, công nghệ • Dịch vụ tài chính nghiên cứu khoa học
  • 62. v1.0013110214 62 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam? • Với Việt Nam các ngành sản xuất có tỷ lệ tăng nhanh nhất sẽ là các ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như công nghiệp dệt, may mặc, công nghiệp chế biến gỗ, giấy. • Thương mại nội khối của Việt Nam sẽ tăng nhanh. • Với Việt Nam các ngành sản xuất có tỷ lệ tăng nhanh nhất sẽ là các ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như công nghiệp dệt, may mặc, công nghiệp chế biến gỗ, giấy. Những quốc gia trong ASEAN phát triển hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan sẽ phát triển những ngành có ưu thế về vốn, công nghệ.
  • 63. v1.0013110214 63 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Nhân tố nào sau đây thuộc môi trường quốc tế? A. Tìm kiếm địa điểm sản xuất tại Việt Nam của Canon. B. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu của Cà Phê Trung Nguyên. C. Luồng vốn FDI và hàng hóa thương mại toàn cầu. D. Di chuyển vốn của hãng Disnayland sang Nhật và Trung Quốc. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Luồng vốn FDI và hàng hóa thương mại toàn cầu. • Giải thích: Luồng luận chuyển vốn và hàng hóa trên phạm vi toàn cầu tạo nên môi trường quốc tế. Các nội dung khác là công việc của doanh nghiệp.
  • 64. v1.0013110214 64 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Thuộc tính nào sau đây không được nêu ra trong Mô hình "Viên Kim cương" của Porter? A. Các yếu tố sản xuất. B. Các công ty nhập khẩu để bán. C. Nhu cầu trong nước. D. Các ngành công nghiệp bổ trợ. Trả lời: • Đáp án đúng là: B. Các công ty nhập khẩu để bán • Giải thích: 4 thuộc tính trong mô hình viên kim cương của Porter là: Các yếu tố sản xuất; Nhu cầu trong nước; Các ngành công nghiệp bổ trợ; Chiến lược công ty, cấu trúc và sự cạnh tranh.
  • 65. v1.0013110214 65 CÂU HỎI TỰ LUẬN Chính phủ có thể có biện pháp gì làm thay đổi các nhân tố trong mô hình “viên kim cương” của M.Porter để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia? Trả lời: • Chính phủ có thể có tác động tích cực hay tiêu cực đến mỗi nhân tố của Viên kim cương. Các yếu tố sản xuất có thể bị tác động bởi các chính sách trợ cấp, chính sách hướng về thị trường vốn, chính sách hướng về giáo dục... • Chính phủ cũng có thể tác động đến nhu cầu trong nước thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay các đạo luật tác động đến nhu cầu của người mua. Chính sách của chính phủ có thể tác động đến các ngành bổ trợ và có liên quan thông qua các quy định có tác động đến cạnh tranh trong nước như các qui định trên thị trường vốn, chính sách thuế, luật chống độc quyền… • Chính phủ cũng có thể tạo ra các định hướng quốc gia tác động đến chiến lược và cấu trúc công ty.
  • 66. v1.0013110214 66 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Thương mại quốc tế mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với các công ty kinh doanh quốc tế. • FDI thỏa mãn nhiều mục tiêu quan trọng của các công ty kinh doanh quốc tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. • Các quyết định về thương mại và đầu tư quốc tế phải được cân nhắc trên cơ sở hiểu biết đầy đủ về lý thuyết thương mại, đầu tư quốc tế; các nhân tố thực tiễn và chính sách của nước sở tại. • Thị trường tài chính quốc tế là nơi các công ty có thể tìm kiếm được các lợi ích lớn về nguồn vốn cũng như quản lý rủi ro tài chính. • Các mô hình liên kết kinh tế khu vực vừa tạo ra các cơ hội, đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp.