SlideShare a Scribd company logo
1 of 15
Download to read offline
KINH DOANH QUỐC TẾ
CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA
1. Toàn cầu hóa
Định nghĩa: Sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế thế giới.
Xu hướng làm mất đi tính biệt lập của nền kinh tế quốc gia để hướng tới một thị trường khổng lồ trên phạm vi toàn cầu.
Toàn cầu hóa gồm hai mặt:
- Toàn cầu hóa thị trường
- Toàn cầu hóa sản xuất
Câu hỏi: Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng. Nó mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, vì thế tất cả các quốc gia
ngày nay đều ủng hộ toàn cầu hóa?
- Không, điển hình phải kể đến Triều Tiên không tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
1.1. Toàn cầu hóa thị trường
Định nghĩa: Việc sáp nhập của các thị trường quốc gia riêng biệt và tách rời nhau thành các thị trường khu vực, châu lục và hướng tới
một thị trường toàn cầu.
Động lực tiến hành toàn cầu hóa thị trường:
- Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại làm cho hoạt động mua bán quốc tế trở nên dễ dàng hơn.
- Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng bắt đầu hội tụ theo một số tiêu chuẩn toàn cầu.
- Các doanh nghiệp góp phần tạo nên xu hướng này bằng việc cung cấp các sản phẩm cơ bản tương tự nhau (đồng nhất hành vi
NTD)
Câu hỏi: Toàn cầu hóa thị trường đồng nghĩa với việc sản phẩm ngày càng đồng nhất, và những khác biệt địa phương/quốc gia ngày
càng ít ý nghĩa?
- Không. Sự khác biệt lớn vẫn tồn tại giữa các thị trường quốc gia, bao gồm thị hiếu và sở thích của NTD, các kênh phân phối, hệ thống
giá trị văn hóa kèm theo, hệ thống kinh doanh và các quy định pháp lý.
- Ví dụ: McDonald’s là một tập đoàn nổi tiếng về việc mở rộng kinh doanh toàn cầu. Còn văn hóa Ấn Độ giáo sùng kính hình ảnh loài bò
cái. Chính vì thế Ấn Độ đã mang đến một thách thức không nhỏ cho McDonald’s. Bởi McDonald’s bỏ tinh chất bò trong dầu để thức ăn
được thơm ngon hơn, việc này đã gặp phải làn sóng phản đối, chỉ trích và tẩy chay của những người theo đạo Hồi ở Ấn Độ.
Thị trường mang tính toàn cầu hóa rộng rãi nhất hiện tại là thị trường các loại hàng công nghiệp và nguyên vật liệu phục vụ cho các
nhu cầu phổ biến trên toàn thế giới (hàng tự do lưu thông).
- Nhôm, dầu thô, lúa mì, mạch vi xử lý, DRAMs (chip bộ nhớ máy tính), máy bay dân dụng thương mại, các sản phẩm phần mềm máy
tính, tài sản tài chính từ tín phiếu kho bạc Mỹ cho đến trái phiếu Châu Âu và hợp đồng tương lai về chỉ số Nikkei hay đồng Euro.
1.2. Toàn cầu hóa sản xuất
Định nghĩa: Xu hướng của những công ty riêng lẻ phân tán các bộ phần trong quy trình sản xuất tới nhiều địa điểm khác nhau trên
toàn thế giới để khai thác lợi thế do sự khác biệt chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất.
Động lực tiến hành toàn cầu hóa sản xuất:
- Hạ thấp toàn diện cơ cấu chi phí (do chênh lệch về tiền lương)
- Cải tiến chất lượng hoặc tính năng sản phẩm
Ví dụ: Máy bay dân dụng thương mại Boeing 777, 8 nhà cung Nhật Bản chế tạo các bộ phần như thân máy bay, cửa ra vào và đôi cánh; 1
nhà cung Singapore chế tạo bộ phận hạ cánh ở đầu máy bay, 3 nhà cung Italia chế tạo bộ phần điều chỉnh gió… Khoảng 30% chiếc máy bay
được cung cấp bởi nước ngoài.
Câu hỏi: Toàn cầu hóa sản xuất đồng nghĩa với việc giờ đây các doanh nghiệp có thể dịch chuyển tất cả các bộ phần sản xuất của họ
đến nơi sản xuất thuận lợi nhất cho họ (tốt nhất hoặc rẻ nhất)?
- Không. Vì các hàng rào cản trong đầu tư nước ngoài trực tiếp, chi phí vận tải và các vấn đề liên quan đến rủi ro kinh tế và chính trị sẽ
gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nỗ lực phân bố tối ưu các hoạt động sản xuất của họ tới nhiều địa điểm trên toàn cầu.
- Ví dụ: Những quy định của chính phủ về cơ bản đã làm hạn chế khả năng của các bệnh viện trong việc thuê ngoài xử lý đọc kết quả nội
soi MRI từ các nước đang phát triển có những chuyên gia về X quang làm việc với giá rẻ hơn.
2. Các định chế toàn cầu
2.1. Mục đích
- Giúp quản lý, điều tiết, kiểm soát thị trường toàn cầu
- Thúc đẩy việc thiets lập các hiệp định đa phương để chi phối hệ thống kinh doanh toàn cầu
2.2. Các định chế
Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch - GATT
- Cắt giảm thuế
Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại, diễn đàn đàm phán, giám sát, trừng phạt và phân xử
- Áp đặt giảm thuế theo lộ trình đối với Việt Nam
Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF
- Duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ quốc tế (Cho bất cứ quốc gia nào vay (vỡ nợ, kém phát triển) -> Yêu cầu cải cách chính sách
Ngân hàng Thế giới - WB
- Thúc đẩy phát triển kinh tế (cho vay ở quốc gia kém phát triển, lãi suất thấp để chính phủ bị khó khăn về vốn của các quốc gia
nghèo thực hiện ước muốn đầu tư vào những cơ sở hạ tầng trọng yếu (xây dựng và đường bộ)
Liên Hợp Quốc
- Thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác.
G20
- Xây dựng một cơ chế phối hợp chính sách để đối phó với khủng hoảng tài chính tại các quốc gia đang phát triển.
- Diễn đàn để thông qua đó các nước lớn nỗ lực khởi động một cơ chế phối hợp chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu
bắt nguồn từ Mỹ, rồi nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, mở ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ năm
1981.
3. Động lực của toàn cầu hóa
3.1. Cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư
Vấn đề Từ năm 1920 - 1930, nhiều quốc gia xây dựng các rào cản nghiêm ngặt
đối với hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Biểu hiện Thuế nhập khẩu cao đối với hàng chế tạo
Mục tiêu Bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa trước những đối thủ cạnh tranh
nước ngoài
Hệ quả Sự trả đũa bằng những chính sách thương mại kiểu “làm nghèo nước láng
giềng”, các quốc gia ngày càng nâng cao hàng rào thương mại để chống lại
nhau.
Suy giảm nhu cầu trên toàn thế giới và góp phần tạo ra cuộc Đại Suy
Thoái những năm 1930
Bài học Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước công nghiệp phát triển phương
Tây cam kết tháo dỡ những rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa,
dịch vụ và vốn giữa các quốc gia.
Thuận lợi Cho phép các doanh nghiệp xem xét thị trường trên phạm vi toàn cầu
Cho phép các doanh nghiệp bố trí sản xuất ở địa điểm tối ưu cho hoạt
động kinh doanh
3.2. Sự thay đổi công nghệ
- Hoạt động viễn thông đang tạo ra công chúng toàn cầu
- Hoạt động vận tải tạo ra ngôi làng toàn cầu.
3.2.1. Bộ vi xử lý, mạng viễn thông và Internet
Chi phí của các hoạt động truyền thông toàn cầu giảm mạnh, kéo theo giảm chi phí điều phối và kiểm soát của tổ chức toàn cầu.
Ví dụ: Từ năm 1930 - 1990, chi phí của một cuộc điện thoại 3 phút từ New York tới London đã giảm từ 244,65 USD xuống còn 3,2 USD. Đến
năm 1998, giảm xuống còn 36 cent.
3.2.2. Công nghệ vận tải
● Phát triển máy bay phản lực dân dụng: Giảm thời gian cần thiết để di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, rút ngắn khoảng
cách thực tế trên toàn cầu
● Máy bay vận tải hàng hóa khổng lồ
● Sự ra đời của container: (Cách mạng hóa hoạt động vận tải): Giảm chi phí vận chuyển hàng hóa đường dài.
3.3. Những hàm ý của toàn cầu hóa sản xuất
● Chi phí vận tải liên quan đến toàn cầu hóa giảm xuống, việc phân tán sản xuất trên nhiều địa điểm khác nhau về mặt địa lý trở nền
kinh tế hơn.
● Chi phí xử lý thông tin và truyền thông thực tế đã giảm mạnh
=> Các diễn biến này giúp cho một công ty có thể thiết lập và quản lý một hệ thống sản xuất phân tán trên toàn cầu, càng thuận lợi hơn
cho quá trình toàn cầu hóa sản xuất.
Ví dụ: Hãng Dell đã sử dụng Internet để phối hợp và kiểm soát hệ thống sản xuất phân tán trên toàn cầu => Lưu giữ hàng tồn kho chỉ có 3
ngày tại các địa điểm chế tạo chúng.
3.4. Những hàm ý của toàn cầu hóa thị trường
Mạng lưới truyền thông toàn cầu với chi phí thấp, như mạng WWW, đã hỗ trợ cho việc hình thành chợ điện tử toàn cầu.
Hoạt động vận tải chi phí thấp đã làm cho việc vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới trở nên kinh tế hơn
Ví dụ: Nhờ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có chi phí giảm rất mạnh mà người ta có thể cắt hoa hồng trồng ở Ecuador để hai ngày
sau đem bán tại New York.
Toàn cầu hóa thị trường Toàn cầu hóa sản xuất
Phối hợp hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu
Cắt giảm chi phí (Mở rộng)
Đưa hàng hóa tiếp cận các thị trường xa
Cắt giảm chi phí
5. Sự thay đổi về nhân khẩu học của nền kinh tế toàn cầu
Bốn sự kiện thực tế đã mô tả rõ ràng tính chất nhân khẩu học của nền kinh tế toàn cầu:
● Thứ nhất là sự thống trị của Mỹ trong nền kinh tế thế giới và bức tranh thương mại của thế giới.
● Thứ hai là sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài trực tiếp trên thế giới
● Thứ ba là thể thống trị của các công ty đa quốc gia qui mô lớn của Mỹ trên trường kinh doanh quốc tế.
● Thứ tư là có khoảng một nửa thế giới - các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của nước cộng sản - đã cấm cửa đối với các doanh
nghiệp kinh doanh quốc tế của phương Tây.
5.1. Sự thay đổi sản lượng (GDP) và bức tranh thương mại thế giới
● Vai trò của kinh tế Mỹ đạt đến đỉnh cao vào những năm 1060 và suy giảm dần cho đến ngày nay
● Các cường quốc công nghiệp phương Tây khác cũng chứng kiến sự suy giảm vai trò kinh tế của mình
● Sự nổi lên của các nền kinh tế Đông Á và các nước đang phát triển khác.
5.2. Sự thay đổi bức tranh đầu tư trực tiếp nước ngoài
● Vai trò kinh tế của các nước công nghiệp cũ suy giảm, kéo theo sự suy giảm trong tỷ trọng vốn FDI của họ (với Pháp là ngoại lệ)
● Sự nổi lên của các nước đang phát triển trong vai trò là nước đi đầu tư
● “Sự thần kỳ Nhật Bản” biến mất
● Kinh tế thế giới phát triển theo chu kỳ, hai cuộc khủng hoảng năm 1997 và năm 2007 kéo theo sự sụt giảm của FDI
● Các nước đang phát triển ngày nay đã thu hút FDI ngang ngửa các nước phát triển.
5.3. Sự thay đổi bản chất công ty đa quốc gia
● Tỷ lệ công ty đa quốc gia của Mỹ ngày càng giảm
● Ngày càng nhiều doanh nghiệp đa quốc gia quy mô vừa và nhỏ
6. Cuộc tranh luận về toàn cầu hóa
6.1. Việc làm và thu nhập:
Phản đối Ủng hộ
Người lao động ở các nước phát triển mất việc làm vào tay người
lao động từ các nước đang phát triển
Đúng, nhưng vì vậy chúng ta mua được hàng hóa rẻ hơn và lợi ích
cho toàn xã hội lớn hơn tổn thất.
Mức sống của lao động phổ thông ở các nước phát triển giảm đi Không, mức sống của họ có tăng, tuy tăng chậm hơn mức sống của
những người lao động có trình độ, khiến khoảng cách thu nhập
tăng
Lao động phổ thông ở các nước phát triển mất việc là do tác động
của công nghệ hơn là toàn cầu hóa.
Ví dụ: Công ty sản sản xuất quần áo của Mỹ Hardwood Industries đã đóng cửa các cơ sở sản xuất tại Mỹ, nơi có chi phí nhân công đến 9 USD
một giờ, để di chuyển sản xuất đến Honduras, nơi mà công nhân dệt may chỉ nhận 48 cent một giờ. Chính vì sự di chuyển của các hoạt động
sản xuất như thế này mà mức lương của người Mỹ tầng lớp dưới đã giảm đi đáng kể trong vòng một phần tư thế kỷ vừa qua.
6.2. Chính sách lao động và môi trường:
Ủng hộ Phản đối
Các công ty dịch chuyển nhà máy từ các nước phát triển đến các
nước nghèo để lợi dụng pháp luật lỏng lẻo, gây ô nhiễm môi người
và vi phạm luật lao động
Việc các công ty dời nhà máy đến các nước nghèo khiến kinh tế các
quốc gia này phát triển, và có số liệu chứng tỏ khi kinh tế càng phát
triển, mức độ ô nhiễm càng giảm xuống, các quốc gia chú ý hơn đến
quyền lợi người lao động
Lượng khí thải CO2 vẫn tăng lên khi các nước giàu lên Đó không phải là hệ quả của toàn cầu hóa, đó là do các nước theo
đuổi lợi ích của riêng mình và không thỏa thuận được với nhau về
việc cắt giảm khí thải.
Ví dụ: Việc xả thải không qua xử lý của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của tập đoàn nhựa
Formosa Plastics Group Đài Loan đã hủy hoại môi trường sinh thái biển một số tỉnh miền Trung, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và việc làm
của các ngư dân kiếm sống phụ thuộc vào việc đánh bắt.
6.3. Chủ quyền quốc gia:
Ủng hộ Phản đối
Các quốc gia toàn cầu (WTO, UN) ấp đặt các phán quyết lên các
quốc gia, làm suy giảm chủ quyền của các quốc gia
Việc tham gia các tổ chức toàn cầu mang lại rất nhiều lợi ích và
hoàn toàn mang tính tự nguyện. Các quốc gia đã hiểu rõ luật chơi
trước khi tham gia và có quyền rời bỏ tổ chức nếu muốn
Ví dụ: WTO ra đời năm 1995 để giám sát hệ thống thương mại TG - được thành lập theo Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch. WTO
giải quyết các tranh chấp thương mại giữa 155 QG ký kết GATT. Cơ quan xử lý tranh chấp có thể đưa ra phán quyết trên căn bản của luật lệ
hiện hành để buộc một nước thành viên phải thay đổi những chính sách thương mại vi phạm các quy định của GATT. Nếu thành viên vi phạm
từ chối tuân thủ luật lệ hiện hành, WTO sẽ cho phép các nước thành viên khác áp đặt những biện pháp trừng phạt thương mại thích đáng đối
với bên vi phạm.
6.4. Đói nghèo trên thế giới:
Ủng hộ Phản đối
Toàn cầu hóa làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo (từ 1870 đến
1990, khoảng cách thu nhập của 17 nước giàu nhất thế và phần còn
lại của thế giới đã tăng từ 2.4 lần lên 4.5 lần.
Toàn cầu hóa đã giúp rất nhiều quốc gia thoát nghèo (trường hợp
của các nước Đông Á)
Các nước nghèo (đặc biệt ở Châu Phi) vẫn tiếp tục nghèo là do
những vấn đề của đất nước họ (tham nhũng, nợ nước ngoài cao,
thảm họa tự nhiên,...) Chứ không phải do toàn cầu hóa
Ví dụ: Năm 1870, thu nhập bình quân đầu người của 17 QG giàu nhất thế giới gấp 2,4 lần so với thu nhập bình quân đầu người của tất cả các
QG còn lại. Năm 1990, khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm QG tương ứng này đã mở rộng đến 4,5 lần.
CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ GIỮA CÁC QUỐC GIA
Kinh tế chính trị: thể hiện sự phụ thuộc của hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, hệ thống pháp lý của một quốc gia
● Các hệ thống này có tác động qua lại lẫn nhau
● Các hệ thống này ảnh hưởng đến mức độ phát triển của một quốc gia
Câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp lại phải quan tâm đến sự khác biệt về kinh tế chính trị giữa các quốc gia.
Trả lời: Vì sự khác biệt về kinh tế chính trị ở mỗi quốc gia là khác nhau. Hệ thống chính trị khác nhau dẫn đến hệ thống pháp luật khác nhau.
Ví dụ: Nhai kẹo singum ở Singapore là việc bị cấm và nếu bã kẹo singum dính ở nơi công cộng thì sẽ bị phát 1000$. Trong khi đó, nhai kẹo
singum nơi công cộng ở các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… thì không bị cấm.
1. Hệ thống chính trị
Định nghĩa: Hệ thống chính trị là hệ thống chính quyền của một quốc gia.
Có hai chiều tiếp cận:
● Chiều thứ nhất, mức độ nổi bật của chủ nghĩa tập thể so với chủ nghĩa cá nhân.
● Chiều thứ hai, mức độ dân chủ hay chuyên chế.
Hệ thống theo chủ nghĩa tập thể có xu hướng chuyên chế. Còn hệ thống theo chủ nghĩa cá nhân có xu hướng dân chủ.
1.1. Chủ nghĩa tập thể
Định nghĩa: Hệ thống chính trị ưu tiên quyền lợi tập thể so với lợi ích và tự do cá nhân.
Quyền của cá nhân có thể bị giới hạn để đạt được lợi ích của xã hội
Xuất phát từ triết lý của Plato: Quyền lợi cá nhân có thể hy sinh vì mục đích chung, tài sản nên sở hữu chung.
Quan điểm về Nhà nước chủ nghĩa tập thể của C.Marx được thực hiện theo hai con đường:
● Chủ nghĩa xã hội
● Dân chủ xã hội
Đặc điểm của chủ nghĩa tập thể
● Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong nền kinh tế cao
● Chính sách phúc lợi
● Chính sách thuế
Câu hỏi: Hệ thống chính trị theo chủ nghĩa tập thể có những điểm tích cực và tiêu cực nào đối với doanh nghiệp?
Trả lời:
Tích cực và tiêu cực của chủ nghĩa tập thể:
Tích cực Tiêu cực
- Ít kiện tụng
- Ít biểu tình đình công trong giới lao động
- Chính sách thuế tạo ra công bằng phân cấp giai cấp không
quá lớn
Can thiệp sâu vào nền kinh tế
- Một số ngành kinh doanh nhà nước nắm độc quyền hoặc
Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ lớn
- Các tiêu chuẩn lao động cao về môi trường
- Thuế thu nhập Doanh nghiệp cao
1.2. Chủ nghĩa cá nhân
Định nghĩa: Chủ nghĩa cá nhân đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu
Xuất phát từ nhà triết học Aristotle: Sự khác biệt của cá nhân và sở hữu tư nhân nên được tôn trọng.
Giới lãnh đạo ở các quốc gia này quan niệm: Sở hữu tư nhân hiệu quả hơn và nó sẽ kích thích tiến bộ xã hội hơn.
Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ở hai vấn đề chính
● Tự do cá nhân và tự thể hiện
● Phúc lợi xã hội tốt nhất là cho phép cá nhân tự theo đuổi lợi ích kinh tế của mình
Câu hỏi: Hệ thống chính trị theo chủ nghĩa cá nhân có những điểm tích cực và tiêu cực nào đối với doanh nghiệp?
Trả lời:
Tích cực Tiêu cực
- Lĩnh vực kinh doanh ít bị giới hạn
- Nhà nước cam kết chống độc quyền mạnh mẽ
- Doanh nghiệp có nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ
lao động
- Người lao động ít thỏa mãn hơn, hiện tượng, biểu tình, bãi
công diễn ra phổ biến
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn
1.3. Dân chủ và độc tài
Dân chủ: Chính quyền vì người dân và được bầu nên bởi công dân
Độc tài: Một người hoặc một đằng chính trị nắm quyền lãnh đạo đất nước không thông qua bầu cử quốc thao túng bầu cử
1.3.1. Chế độ dân chủ
Có hai dạng dân chủ:
Dân chủ thuần túy Dân chủ đại nghị
Được ra đời ở bang Athens, quy định tất cả các công dân được tham
gia ào biểu quyết các vấn đề quốc gia
Nhân dân quản lý nhà nước thông qu các đại diện của mình trong
Quốc Hội
Hoạt động theo nguyên tắc: Tam quyền phân lập (các nhánh có sự kiểm soát lẫn nhau để khống chế quyền lực)
Đảm bảo những quyền cơ bản của công dân: Tự do ngôn luận, tự do theo đuổi lợi ích kinh tế, quyền bầu cử và giám sát cơ quan Nhà
nước.
Quy định tiêu biểu:
- Quyền cá nhân được tự do phát biểu và tụ tập
- Tự do thông tin
- Bầu cử đều đặn, qua đó những người dân đủ tư cách sẽ được quyền bỏ phiếu
- Quyền bầu cử nói chung
- Nhiệm kỳ của đại diện được bầu
- Một hệ thống tòa án công bằng độc lập với hệ thống chính trị
- Một bộ máy chính quyền phí chính trị
- Một lực lượng cảnh sát và vũ trang chính trị
- Tương đối tự do trong việc truy cập thông tin quốc gia
1.3.2. Chế độ chuyên chế
Đặc điểm:
- Có quyền lực thông qua áp đặt
- Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp (thâu tóm quyền lực vô hạn trong tay)
- Sự tham gia hạn chế của người dân
Ví dụ:
Bầu cử (không minh bạch và thường xuyên áp đặt): Nước Nga, Putin đã sửa đổi hiến pháp để kéo dài kỳ hạn của tổng thống, các ứng cử
viên đối lập bị áp đặt, bất bớ và thủ tiêu…
Ả Rập: Không cho phép bầu cử diễn ra ở nước mình (độc tài thần quyền) - gia đình hoàng gia (không có hiến pháp, không bầu cử, không
đảng đối lập)
Câu hỏi: Kinh doanh ở các quốc gia chuyên chế/ độc tài có thể đối mặt với các rủi ro nào?
Trả lời:
● Sung công, công quốc hữu hóa tài sản doanh nghiệp
● Nguy cơ quốc gia chịu trừng phạt cấm vận từ nền dân chủ phương Tây
● Những vấn nạn của nền chuyên chế: quan liêu, tham nhũng, đặc quyền
Các hình thức chính quyền độc tài:
Đặc điểm Độc tài thần quyền Độc tài bộ lạc Độc tài cánh hữu
Lãnh đạo Đảng, tổ chức hay cá
nhân điều hành theo
các nguyên tắc tôn
giáo độc quyền nắm
giữ
Xuất hiện ở các quốc gia
châu Phi như Zimbabwe,
Tanzania, Uganda và
Kenya. Đảng phái chính
trị đại diện cho quyền lợi
của một bộ tộc cụ thể
nào đs (thường không
phải là bộ tốc lớn nhất)
lên nắm quyền lực
Được hỗ trợ bởi lực
lượng quân đội, trong
đó một số trường hợp,
chính phủ được thành
lập trên cơ sở các quan
chức quân đội. (Chế độ
Phát-Xít Đức, Ý 1930
1940, Indonesia. Đài
Loan, Singapore,
Philippin trước năm
80)
Căn cứ Trên cơ sở đạo Hồi
(Iran và Arab Saudi)
Đặc điểm Cho phép đôi chút tự
do cá nhân về chính trị.
Công khai phản đối ý
tưởng về chủ nghĩa xã
hội hay chủ nghĩa cộng
sản
Câu hỏi: Một quốc gia theo hệ thống dân chủ là một môi trường kinh doanh tốt hơn so với một quốc gia theo hệ thống chuyên chế
(độc tài). Quan điểm của bạn?
Trả lời: Theo lý thuyết thì CDDC tốt hơn cho sự phát triển tuy nhiên không phải lúc nào cũng đúng.
Hệ thống dân chủ là yếu tố cấu thành môi trường Kinh doanh nhưng không đảm bảo tuyệt đối cho sự thuận lợi của kinh doanh.
Ngược lại, 1 quốc gia độc tài những lãnh đạo có những quyết sách kinh tế đúng đắn sẽ giúp quốc gia đó trở nên hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Trường hợp ⅚ hiện tượng kinh tế ở Đông Á.
Ví dụ:
● Ấn Độ (sau khi giành độc lập từ người Anh vào năm 1947) là sự yếu kém về các nguyên tắc pháp luật, kinh doanh làm đất nước suy
thoái. Ví dụ như quyền tự do cư trú, từ đó tạo ra những khu ổ chuột khổng lồ (người thất học, y tế yếu kém, tội phạm… )
=> Ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.
● Trong ngôn ngữ: Người Singapore, Lý Quang Diệu chọn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh để thuận tiện giao tiếp giữa các quốc gia.
Còn Ấn độ (theo chế độ dân chủ) nên sử dụng 2 ngôn ngữ chính và 22 ngôn ngữ đồng chính. Trong khi đó Trung Quốc (dấu hiệu của
chế độ độc tài) chọn cách thống nhất ngôn ngữ, trong học tập và giao tiếp bằng tiếng Bắc Kinh.
2. Hệ thống kinh tế
2.1. Hệ thống kinh tế
2.2. Mối liên hệ giữa tư tưởng chính trị và hệ thống kinh tế
Có sự gắn kết giữa triết lý chính trị của giới cầm quyền và hệ thống kinh tế mà quốc gia đó áp dụng.
● Các quốc gia theo chủ nghĩa tập thể sẽ xây dựng nền kinh tế hỗn hợp
● Các quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân ủng hộ mạnh mẽ nền kinh tế thị trường
=> Triết lý chính trị nào thì sẽ xác định hệ thống kinh tế đó
Ranh giới giữa kinh tế thị trường và kinh tế hỗn hợp thường không rõ ràng, sự phân loại chỉ mang tính tương đối
Những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong nền kinh tế thị trường chính là những vấn đề mà họ gặp phải khi kinh doanh tại một quốc
gia theo chủ nghĩa cá nhân trong chính trị. Ví dụ như sự cạnh tranh cao, sự bất mãn của người lao động…
Ngược lại, ở một quốc gia có hệ thống kinh tế hỗn hợp, doanh nghiệp cũng sẽ gặp một số vấn đề như mức thuế cao, các tiêu chuẩn a sinh xã
hội, sự động quyền của Nhà nước…
3. Hệ thống pháp luật
Định nghĩa: Những quy tắc hay luật lệ điều khiển hành vi mà thông qua đó luật pháp được thực thi và các vi phạm bị trừng phạt.
Ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế:
- Điều tiết hoạt động kinh doanh
- Xác định hình thức kinh doanh
- Thiết lập quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia
Yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật:
- Hệ thống chính trị
- Hệ thống kinh tế
- Lịch sử và truyền thống: hệ thống thông luật áp dụng tại các nước Anh Mỹ và hệ thống thuộc địa
- Văn hóa
Câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp lại phải quan tâm đến pháp luật và sự khác biệt trong hệ thống pháp luật của các quốc gia?
Trả lời: Vì Hệ thống pháp lý bị hệ thống chính trị chi phối, chính phủ của một quốc gia sẽ xác định khuôn khổ pháp lý, trong đó các công ty sẽ
tiến hành kinh doanh và thông thường các luật điều tiết kinh doanh sẽ có phản ánh hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị.
Ví dụ: Những quốc gia thiên về chủ nghĩa tập thể sẽ có xu hướng ban hành những luật khắt khe nhằm hạn chế các doanh nghiệp tư nhân,
trong khi các đạo luật được ban hành bởi chính phủ của các quốc gia dân chủ, nơi mà chủ nghĩa cá nhân chiếm ưu thế lại có xu hướng ủng hộ
doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng.
3.1. Sự khác biệt trong hệ thống pháp luật
Có 3 dạng pháp luật chính: Thông luật, dân luật, luật thần quyền
Đặc điểm Thông luật Dân luật
Nước áp dụng Anh, Hoa Kỳ + Thuộc địa cũ của Anh Hơn 80 quốc gia Pháp, Đức, Bắc Âu, Nhật,
Nga
Nguồn luật Tiền lệ án + Diễn giải của thẩm phán Luật thành văn
Vai trò của thẩm phán Quan trọng Không được diễn giải, chỉ áp dụng
=> Hạn chế
Luật thần quyền (Luật tôn giáo)
Luật dựa trên các điều răn dạy của tôn giáo
● Luật Hồi giáo thực ra là các tiêu chuẩn đạo đức điều chỉnh các hành vji trong cuộc sống
● Các xếp loại này còn chưa thống nhất
● Các quốc gia theo đạo Hồi có hệ thống pháp luật pha trộn giữa hệ thống thông luật hoặc dân luật và luật hồi giáo.
Ví dụ: Hệ thống ngân hàng Hồi Giáo
Câu hỏi: So sánh những ưu và nhược điểm của hai hệ thống Thông luật và Dân luật?
Trả lời:
Thông luật Dân luật
Nguồn luật đồ sợ (các tiền lệ án liên quan) Nguồn luật tinh gọn (hơn so với thông luật)
Có tính linh hoạt cao
=> Gây ra sự không phục từng vì quyết định của thẩm phán (hệ
thống tạo ra luật)
Ít có tính linh hoạt
Thẩm phán đóng vai trò diễn giải Thẩm phán và luật sư thi hành luật
=> Hệ luật sư Thông luật chi phí cao hơn luật sư Dân luật
4. Quyền sở hữu tài sản
Định nghĩa: Chỉ một tài sản, qua đó một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh nắm giữ tên pháp lý, cũng như tài sản mà họ sở hữu.
Các quốc gia khác nhau về mức độ bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
Ví dụ:
● Quyền sở hữu tài sản: Đất đai, nhà cửa, thiết bị, vốn, quyền sở hữu khoáng sản, cơ sở kinh doanh
● Quyền sở hữu trí tuệ: Bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu hàng hóa
Quyền sở hữu có thể bị xâm phạm theo 2 cách:
- Hành động cá nhân: Trộm cắp (VN đang làm không tốt như việc gửi túi trong siêu thị), tổng tiền (VN đang làm tốt)
- Hành động công (tịch thu, sung công) và tham nhũng (VN đang làm không tốt nhưng đang cải thiện 79/163 quốc gia trên thế giới:
Tuy nhiên VN có cơ chế trừng phạt chứ không có cơ chế ngăn chặn)
Hành động cửa quyền và tham
nhũng
Tài sản trí tuệ
Định nghĩa Hành động xâm phạm quyền sở
hữu phát sinh khi chính trị gia,
quan chức sử dụng quyền lực để
kiếm thêm thu nhập
Tải sản trí tuệ là các sản phẩm của
hoạt động trí tuệ
Bao gồm Tịch thu
Sung công
Tham nhũng
Sở hữu trí tuệ
Bằng sáng chế
Nhãn hiệu hàng hóa
Hệ quả ảnh
hưởng tới
kinh doanh
Làm giảm động lực kinh doanh
của DN
Gia tăng chi phí và rủi ro cho DN
(dịch vụ bảo vệ, tiền hối lộ… )
Hành vi đưa hối lộ còn khiến DN
chịu sự trừng phạt của chính phủ
nhà nước
Doanh nghiệp trong nước không còn
động lực để đầu tư vào nghiên cứu
phát triển, khiến nền kinh tế trở nên
kém sáng tạo
Tạo ấn tượng xấu đối với DN nước
ngoại, làm giảm động lực đầu tư
Hệ quả ảnh
hưởng tới
môi trường
Ô nhiễm môi trường
Khai thác bừa bãi, hao hụt tài
nguyên
Hành động Luật chống tham nhũng nước
ngoài
Hệ thống luật Mỹ điều chỉnh
những hành vi liên quan đến
hành động hối lộ và bất quy tắc
trong kinh doanh quốc tế
Công ước Paris về Bảo hộ Quyền sở
hữu trí tuệ
Vận động các quốc gia ký các thỏa
thuận về cam kết bảo vệ tài sản trí
tuệ
Tăng cường các biện pháp thực thi
pháp luật
Nộp đơn kiện lên tòa án nước sở tại
5. Luật về an toàn sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm
Định nghĩa: Trách nhiệm của công ty và các thành viên trong trường hợp sản phẩm gây thương tích, thiệt mạng hay thiệt hại cho người sử
dụng
Luật đối với sản phẩm vi phạm quy định:
- Luật dân sự: nghĩa vụ thanh toán cho các thiệt hại cũng như tổn thất tài chính
- Luật về trách nghiệm
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Quy định Chặt chẽ Kém chặt chẽ
Yêu cầu trách nhiệm Cao Không cao
Hệ thống Đứng về phía người tiêu Bảo vệ người tiêu dùng ít được
dùng trong trường hợp xảy
ra xung đột lợi ích
thực thi trên thực tế
Ảnh hưởng tới doanh nghiệp:
- Chi phí cao cho việc đáp ứng yêu cầu
- Đối mặt thường xuyên với các vụ kiện từ khách hàng
6. Kinh tế - chính trị
Những chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế:
Tổng thu nhập quốc gia (GNI) Thước đo đánh giá hoạt động kinh tế của một
nước, được tính bằng tổng thu nhập hằng năm
của người dân nước đó
Ngang giá sức mua (PPP) Ph ương thức điều chỉnh tổng sản phẩm quốc
hội trên đài người đã phản ánh sự khác biệt
trong chi phí sinh hoạt
GDP Phản ánh sức mạnh của một nền kinh tế, đối
với doanh nghiệp phản ánh quy mô của thị
trường
GDP đầu người Phản ánh mức độ giàu có của người dân một
quốc gia (Ví dụ: Slide)
Tốc độ tăng GDP Phản ánh triển vọng của một nền kinh tế,
giúp các doanh nghiệp dự đoán về cơ hội kinh
doanh tại một quốc gia
Quốc gia đang phát triển tăng trưởng nhanh
hơn quốc gia phát triển)
Chỉ số phát triển con người (HDI) Amartya Sen: Hướng vào năng lực và cơ hội
mang lại cho người dân nước đó. (tiến trình
mở rộng quyền tự do)
HDI đánh giá chất lượng cuộc sống ở các quốc
gia khác nhau. Thước đo HDI:
- Tuổi thọ trung bình
- Thành tựu về giáo dục
- Thu nhập bình quân có đủ cho những
nhu cầu cơ bản của cuộc không không
6.1. Kinh tế chính trị và tăng trưởng kinh tế
Sáng tạo bao gồm:
- Sản phẩm mới
- Quy trình mới
- Tổ chức mới
- Thông lệ quản trị mới
- Chiến lược mới
Ví dụ: Chiến lược xây dựng các cửa hàng đồ chơi theo mô hình nhà kho diện tích lớn và sau đó quảng bá rầm rộ đồng thời chiết khấu giảm
giá để bán hàng của công ty Toys “R” Us. (It’s sáng tạo)
Mục đích của sáng tạo và các hoạt động kinh doanh:
● Giúp phát triển kinh tế bằng việc tạo sản phẩm và thị trường mới mà trước đây chưa từng hiện hữu
● Giúp tăng hiệu suất lao động và sử dụng vốn => đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế
Sáng tạo còn được coi là sản phẩm của kinh doanh
Câu hỏi: Vì sao sự ảnh hưởng của kinh tế chính trị tác động đến phát triển kinh tế?
Trả lời:
Nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường: Con người tự do kinh doanh, bất kì
ý tưởng đột phá thì hoàn toàn tự do kiếm tiền từ ý tưởng đó thông
qua khởi nghiệp.
Trong nền kinh tế kế hoạch: Nhà nước sở hữu toàn bộ phương
tiện sản xuất. Dẫn đến cá nhân các chủ doanh nghiệp có rất ít các
yếu tố khích lệ về mặt kinh tế để ddauw ra sáng kiến mới có giá trị
(vì nhà nước là người hưởng lợi)
Trong nền kinh tế hỗn hợp cũng tương tự kt kế hoạch): nhất là ở
các lĩnh vực mà nhà nước chiếm độc quyền: than mỏ
Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản Đảm bảo điều kiện cho sáng tạo, hoạt động kinh doanh và tăng
trưởng kinh tế
Hệ thống chính trị ổn định và đảm bảo hai vấn đề trên (dân
chủ)
Mô hình dân chủ: Hệ thống kinh tế thị trường, bảo hộ quyền sở
hữu mạnh mẽ và tăng trưởng kinh tế
Mô hình độc tài: Ít đồng cảm với người dân, xu hướng lợi dụng bộ
máy nhà nước để làm lợi cho cá nhân, xâm phạm quyền sở hữu và
kìm hãm phát triển kinh tế
=> Chính quyền dân chủ mang lại tăng trưởng kinh tế dài hạn cao
hơn rất nhiều so với các chính phủ độc tài - ngay cả khi họ có sự
đồng cảm với người dân
Phát triển kinh tế dẫn tới dân chủ Dân chủ không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của tiến trình
phát triển kinh tế sơ khai nhưng dân chủ có thể là hệ quả của tiến
trình dẫn đến dân chủ cao hơn
Địa lý, giáo dục và phát triển kinh tế Nước có biển tăng trưởng nhanh hơn 0,7% so với nước không có
biển
Nước nhiệt đới tăng trưởng nhanh hơn 1,3% so với nước ôn đới
Đông Á có giáo dục bậc cao tăng trưởng nhanh hơn các nước châu
Phi và Mĩ Latinh
6.2. Sức hấp dẫn của tổng thể thị trường
Lợi ích Chi phí Rủi ro
Lợi ích thương mại dài hạn:
- Hàm số của quy mô thị trường
(GDP)
Yếu tố quyết định chi phí:
- Chính trị
- Kinh tế
Yếu tố quyết định rủi ro:
- Chính trị
- Kinh tế
- Mức độ giàu có hiện tại (sức mua)
của người tiêu dùng
- Mức độ giàu có trong tương lai
Lợi thế người dẫn đầu: Lợi thế của những
người thâm nhập sớm vào thị trường
Bất lợi người đến sau: khó khăn mà người
tới sau đối mặt
Lợi ích lâu dài được chỉ báo bằng:
- Hệ thống kinh tế (tự do)
- Quyền sở hữu (được bảo hộ)
- Quy mô thị trường (về mặt dân số)
- Luật pháp
Đối với chính trị:
- Tốn kém do hối lộ (các nước chuyên
chế > xã hội dân chủ)
Đối với kinh tế:
- Tốn kém hơn ở các thị trường sơ
khai và kém phát triển
Đối với luật pháp:
- Tốn kém hơn ở các nước mà luật và
quy định tại địa phương đặt ra các
tiêu chuẩn ngặt nghèo về an toàn
sản phẩm, an toàn nơi làm việc, ô
nhiễm môi trường
- Pháp luật
Rủi ro chính trị:
- Xu hướng cao hơn ở các nước (tiềm
tàng) bất ổn và rối loạn trật tự xã hội
- Đình công, biểu tình, khủng bố và
xung đột bạo lực
- Ở các nước có nhiều hơn một sắc tốc,
các hệ tư tưởng xung đột nhau để
tranh giành quyền lực kiểm soát
chính trị
- Ở những nơi nhà nước điều hành
kinh tế yếu kém dẫn tới lạm phát cao
và mức sống suy giảm hoặc ở các
nước nằm dọc theo “đường nứt gãy”
giữa các nền văn minh
Rủi ro kinh tế
Rủi ro pháp luật
=> Sức hấp dẫn của một quốc gia căn cứ vào sự cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro khi hoạt động ở nước đó.
Tóm lại:
● Rủi ro và chi phí sẽ thấp nếu kinh doanh ở các nước có nền kinh tế phát triển và đi theo chế độ dân chủ lâu dài.
● Rủi ro và chi phí sẽ cao nếu kinh doanh ở các nước kém phát triển và bất ổn chính trị triền miên.
Tuy nhiên, lợi ích tiềm năng dài hạn không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển kinh tế hiện tại của một quốc gia và ổn định về chính trị
mà còn liên quan tới tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến trong tương lai (các nước kém phát triển hơn thì có thể năng lực phát triển lớn hơn)
=> Rủi ro - chi phí - kinh tế có thể có lợi hơn đối với các nước phát triển và đang phát triển ổn định về chính trị - noi đi theo hệ thống thị
trường tự do và tỷ lệ lạm phát và nợ khu vực tư nhận không lên xuống bất thường.
=> Việc đánh đổi này sẽ gây nhiều thiệt hại nhất ở các nước đang phát triển thiếu ổn định về chính trị và đi theo mô hình kinh tế chỉ huy
hoặc hỗn hợp hơn ở các nước đang phát triển trong tình trạng bong bóng đầu cơ tài chính dẫn tới xin vay tràn lan
CHƯƠNG 3: SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA GIỮA CÁC QUỐC GIA
1. Văn hóa
Định nghĩa: Văn hóa là một hệ thống giá trị và chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người và khi kết hợp lại thì nó cấu thành nên
cách sống.
● Giá trị: những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một công động người tin là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng mong muốn.
(Trong đầu)
○ Giá trị cung cấp ngữ cảnh mà theo đó chuẩn mực xã hội hình thành và điều chỉnh, tạo thành nền tảng của văn hóa
(Định hình chuẩn mực)
● Chuẩn mực: những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xử hợp lý trong từng tình huống cụ thể (Hành động).
○ Bao gồm:
Đặc điểm Lề thói Tập tục
Khái niệm Quy tắc thông thường của cuộc sống
hằng ngày
Những chuẩn mực được xem như là
tâm điểm vận hành của xã hội và các
hoạt động xã hội
Ý nghĩa đạo đức Ít Nhiều
Vi phạm Không phải vấn đề nghiêm trọng
Bị coi là lập dị, nhưng không bị coi là
ác hay xấu
Quan trọng
Vi phạm tập tục có thể bị trừng phạt
nghiêm trọng
Bao gồm Nghi thức & cách hành xử đặc trưng Cáo buộc chống lại hành vi trộm cắp,
ngoại tình, loạn luận và ăn thịt đồng
loại
=> Ban hành thành luật
=> Xã hội: Một nhóm người chia sẻ một tập hợp chung những giá trị và chuẩn mực.
2. Văn hóa, xã hội và quốc gia
- Mối tương quan giữa xã hội và quốc gia không phải lúc nào cũng 1:1
- Quốc gia là thực thể chính trị, có thể chưa một hoặc nhiều nền văn hóa (Việt Nam, dân tộc khác nhau)
- Một nền văn hóa có thể tồn tại ở nhiều quốc gia (toàn cầu hóa, văn hóa Á Đông)
3. Yếu tố quyết định văn hóa
Hệ thống giá trị và chuẩn mực của văn hóa
- Tôn giáo
- Triết lý chính trị
- Triết lý kinh tế
- Giáo dục
- Ngôn ngữ
- Cấu trúc xã hội
3.1. Cấu trúc xã hội
Cấu trúc xã hội - việc tổ chức cơ bản của một xã hội.
2 khía cạnh:
- Mức độ nhìn nhận cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội trong tương quan so với tập thể
- Mức độ một xã hội phân chia giai cấp hay đẳng cấp
3.1.1. Cá nhân và tập thể (Slide)
3.1.2. Sự phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội - việc phân định cấp bậc trong xã hội dựa trên các yếu tố như nguồn gốc gia đình, nghề nghiệp và thu nhập.
Phân biệt xã hội có phần tầng nhiều hay ít dựa trên hai yếu tố:
- Mức độ dịch chuyển giữa các tầng lớp xã hội
- Tầm quan trọng gắn với tầng lớp xã hội trong bối cảnh kinh doanh
Đẳng cấp (Ấn Độ) Giai cấp (Anh, VN)
Mức độ Phân tầng khép kín Phân tầng mở
Quyết định bởi Nguồn gốc gia đình
Thay đổi vị thế Không thể Có thể (thông qua may mắn
hoặc thành công)
Tầm quan trọng: Sự phân cấp trong một xã hội là quan trọng nếu nó ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức kinh doanh
=> Ý thức giai cấp: Điều kiện mà trong đó mọi người có xu hướng nhận thức bản thân dựa trên xuất thân giai cấp của mình, Điều này
định hình các mối quan hệ của họ với thành viên của các tầng lớp khác
=> Mối quan hệ đối kháng giữa quản lý và tầng lớp lao động làm gia tăng chi phí sản xuất ở các quốc gia có sự khác biệt giai cấp sâu sắc
3.2. Tôn giáo và đạo đức
Sáng lập Phân bố Hệ quả kinh tế
Cơ
đốc
giáo
Jesus Christo
(người Do Thái -
Israel)
Rộng rãi nhất thế giới
(Châu Âu, châu Mỹ)
1. Cởi trói tư tưởng về tôn giáo
2. Làm việc chăm chỉ, tạo ra của cải
3. Tiết chế nhu cầu và tích lũy
Hồi
giáo
Nhà tiên tri
Muhammad
(sáng lập ở Ả rập
xê út Mecca)
Bắc Phi, Trung Đông,
Nam Á, Indonesia, Ấn
Độ...
1. Khuyến khích hoạt động KD, KH
có đạo đức (kiếm lợi nhuận chính
đáng, không lợi dụng người khác)
2. Con người quản lý cho Allah (bảo
vệ quyền tư hữu nhưng người giữ
tài sản là người ủy thác chứ không
hẳn là người sở hữu
Ấn
Độ
giáo
Không có người
lập cụ thể. Tôn
giáo > 2 triệu
thần. 3 thần tối
cao: Brahma -
Vishnu - Shiva
Tiểu lục địa Ấn Độ 1. Hệ thống đẳng cấp chia rẽ mối
quan hệ giữa người với người
2. Lớp tu nghiệp, cách thức cực
đoan
=> Con người mất động lực kinh
doanh
Phật
giáo
Siddhartha
Gautama (Đức
phật) Ấn Độ -
Nepal
Đông Nam Á
Tiểu thừa: ĐNA (trừ
VN)
Đại thừa: TQ, VN
1. Không có đẳng cấp (xóa bỏ đẳng
cấp)
=> Mqh người người bình đẳng, làm
việc hiệu quả hơn
2. Hành vi KD có chừng mực
Nho
giáo
Khổng tử TQ, HQ, NB, VN 1. Lòng trung thành
2. Nghĩa vụ tương hỗ
3. Sự trung trực
Còn lại coi trong Slide
CHƯƠNG 4: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

More Related Content

Similar to 527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf

Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếthaojip
 
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Dam phuc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docNguyễn Công Huy
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...nataliej4
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docNguyễn Công Huy
 

Similar to 527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf (20)

Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bai giang tpp 1
Bai giang tpp 1Bai giang tpp 1
Bai giang tpp 1
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Kdqt 2021 mr.huy_c1
Kdqt 2021 mr.huy_c1Kdqt 2021 mr.huy_c1
Kdqt 2021 mr.huy_c1
 
Kinh doanh quoc te C1
Kinh doanh quoc te C1Kinh doanh quoc te C1
Kinh doanh quoc te C1
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
QT186.doc
QT186.docQT186.doc
QT186.doc
 
Qtkdqt
QtkdqtQtkdqt
Qtkdqt
 
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tếThuyết trình Kinh tế quốc tế
Thuyết trình Kinh tế quốc tế
 
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
 
Ch19 ngoai thuong va pt
Ch19 ngoai thuong va ptCh19 ngoai thuong va pt
Ch19 ngoai thuong va pt
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
 
Khoá Luận Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Sản Của Công Ty.
Khoá Luận Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Sản Của Công Ty.Khoá Luận Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Sản Của Công Ty.
Khoá Luận Thúc Đẩy Xuất Khẩu Mặt Hàng Thủy Sản Của Công Ty.
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (15).doc
 

Recently uploaded

TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 

Recently uploaded (7)

TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 

527723128-Lý-thuyết-Kinh-doanh-quốc-tế-học.pdf

  • 1. KINH DOANH QUỐC TẾ CHƯƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA 1. Toàn cầu hóa Định nghĩa: Sự thay đổi theo hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của nền kinh tế thế giới. Xu hướng làm mất đi tính biệt lập của nền kinh tế quốc gia để hướng tới một thị trường khổng lồ trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa gồm hai mặt: - Toàn cầu hóa thị trường - Toàn cầu hóa sản xuất Câu hỏi: Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng. Nó mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, vì thế tất cả các quốc gia ngày nay đều ủng hộ toàn cầu hóa? - Không, điển hình phải kể đến Triều Tiên không tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. 1.1. Toàn cầu hóa thị trường Định nghĩa: Việc sáp nhập của các thị trường quốc gia riêng biệt và tách rời nhau thành các thị trường khu vực, châu lục và hướng tới một thị trường toàn cầu. Động lực tiến hành toàn cầu hóa thị trường: - Việc dỡ bỏ các rào cản thương mại làm cho hoạt động mua bán quốc tế trở nên dễ dàng hơn. - Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng bắt đầu hội tụ theo một số tiêu chuẩn toàn cầu. - Các doanh nghiệp góp phần tạo nên xu hướng này bằng việc cung cấp các sản phẩm cơ bản tương tự nhau (đồng nhất hành vi NTD) Câu hỏi: Toàn cầu hóa thị trường đồng nghĩa với việc sản phẩm ngày càng đồng nhất, và những khác biệt địa phương/quốc gia ngày càng ít ý nghĩa? - Không. Sự khác biệt lớn vẫn tồn tại giữa các thị trường quốc gia, bao gồm thị hiếu và sở thích của NTD, các kênh phân phối, hệ thống giá trị văn hóa kèm theo, hệ thống kinh doanh và các quy định pháp lý. - Ví dụ: McDonald’s là một tập đoàn nổi tiếng về việc mở rộng kinh doanh toàn cầu. Còn văn hóa Ấn Độ giáo sùng kính hình ảnh loài bò cái. Chính vì thế Ấn Độ đã mang đến một thách thức không nhỏ cho McDonald’s. Bởi McDonald’s bỏ tinh chất bò trong dầu để thức ăn được thơm ngon hơn, việc này đã gặp phải làn sóng phản đối, chỉ trích và tẩy chay của những người theo đạo Hồi ở Ấn Độ. Thị trường mang tính toàn cầu hóa rộng rãi nhất hiện tại là thị trường các loại hàng công nghiệp và nguyên vật liệu phục vụ cho các nhu cầu phổ biến trên toàn thế giới (hàng tự do lưu thông). - Nhôm, dầu thô, lúa mì, mạch vi xử lý, DRAMs (chip bộ nhớ máy tính), máy bay dân dụng thương mại, các sản phẩm phần mềm máy tính, tài sản tài chính từ tín phiếu kho bạc Mỹ cho đến trái phiếu Châu Âu và hợp đồng tương lai về chỉ số Nikkei hay đồng Euro. 1.2. Toàn cầu hóa sản xuất Định nghĩa: Xu hướng của những công ty riêng lẻ phân tán các bộ phần trong quy trình sản xuất tới nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới để khai thác lợi thế do sự khác biệt chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất. Động lực tiến hành toàn cầu hóa sản xuất: - Hạ thấp toàn diện cơ cấu chi phí (do chênh lệch về tiền lương) - Cải tiến chất lượng hoặc tính năng sản phẩm Ví dụ: Máy bay dân dụng thương mại Boeing 777, 8 nhà cung Nhật Bản chế tạo các bộ phần như thân máy bay, cửa ra vào và đôi cánh; 1 nhà cung Singapore chế tạo bộ phận hạ cánh ở đầu máy bay, 3 nhà cung Italia chế tạo bộ phần điều chỉnh gió… Khoảng 30% chiếc máy bay được cung cấp bởi nước ngoài. Câu hỏi: Toàn cầu hóa sản xuất đồng nghĩa với việc giờ đây các doanh nghiệp có thể dịch chuyển tất cả các bộ phần sản xuất của họ đến nơi sản xuất thuận lợi nhất cho họ (tốt nhất hoặc rẻ nhất)?
  • 2. - Không. Vì các hàng rào cản trong đầu tư nước ngoài trực tiếp, chi phí vận tải và các vấn đề liên quan đến rủi ro kinh tế và chính trị sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nỗ lực phân bố tối ưu các hoạt động sản xuất của họ tới nhiều địa điểm trên toàn cầu. - Ví dụ: Những quy định của chính phủ về cơ bản đã làm hạn chế khả năng của các bệnh viện trong việc thuê ngoài xử lý đọc kết quả nội soi MRI từ các nước đang phát triển có những chuyên gia về X quang làm việc với giá rẻ hơn. 2. Các định chế toàn cầu 2.1. Mục đích - Giúp quản lý, điều tiết, kiểm soát thị trường toàn cầu - Thúc đẩy việc thiets lập các hiệp định đa phương để chi phối hệ thống kinh doanh toàn cầu 2.2. Các định chế Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch - GATT - Cắt giảm thuế Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO - Thúc đẩy tự do hóa thương mại, diễn đàn đàm phán, giám sát, trừng phạt và phân xử - Áp đặt giảm thuế theo lộ trình đối với Việt Nam Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF - Duy trì trật tự trong hệ thống tiền tệ quốc tế (Cho bất cứ quốc gia nào vay (vỡ nợ, kém phát triển) -> Yêu cầu cải cách chính sách Ngân hàng Thế giới - WB - Thúc đẩy phát triển kinh tế (cho vay ở quốc gia kém phát triển, lãi suất thấp để chính phủ bị khó khăn về vốn của các quốc gia nghèo thực hiện ước muốn đầu tư vào những cơ sở hạ tầng trọng yếu (xây dựng và đường bộ) Liên Hợp Quốc - Thúc đẩy hòa bình, an ninh và hợp tác. G20 - Xây dựng một cơ chế phối hợp chính sách để đối phó với khủng hoảng tài chính tại các quốc gia đang phát triển. - Diễn đàn để thông qua đó các nước lớn nỗ lực khởi động một cơ chế phối hợp chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, rồi nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, mở ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ năm 1981. 3. Động lực của toàn cầu hóa 3.1. Cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư Vấn đề Từ năm 1920 - 1930, nhiều quốc gia xây dựng các rào cản nghiêm ngặt đối với hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Biểu hiện Thuế nhập khẩu cao đối với hàng chế tạo Mục tiêu Bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài Hệ quả Sự trả đũa bằng những chính sách thương mại kiểu “làm nghèo nước láng giềng”, các quốc gia ngày càng nâng cao hàng rào thương mại để chống lại nhau. Suy giảm nhu cầu trên toàn thế giới và góp phần tạo ra cuộc Đại Suy Thoái những năm 1930 Bài học Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước công nghiệp phát triển phương
  • 3. Tây cam kết tháo dỡ những rào cản đối với dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các quốc gia. Thuận lợi Cho phép các doanh nghiệp xem xét thị trường trên phạm vi toàn cầu Cho phép các doanh nghiệp bố trí sản xuất ở địa điểm tối ưu cho hoạt động kinh doanh 3.2. Sự thay đổi công nghệ - Hoạt động viễn thông đang tạo ra công chúng toàn cầu - Hoạt động vận tải tạo ra ngôi làng toàn cầu. 3.2.1. Bộ vi xử lý, mạng viễn thông và Internet Chi phí của các hoạt động truyền thông toàn cầu giảm mạnh, kéo theo giảm chi phí điều phối và kiểm soát của tổ chức toàn cầu. Ví dụ: Từ năm 1930 - 1990, chi phí của một cuộc điện thoại 3 phút từ New York tới London đã giảm từ 244,65 USD xuống còn 3,2 USD. Đến năm 1998, giảm xuống còn 36 cent. 3.2.2. Công nghệ vận tải ● Phát triển máy bay phản lực dân dụng: Giảm thời gian cần thiết để di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, rút ngắn khoảng cách thực tế trên toàn cầu ● Máy bay vận tải hàng hóa khổng lồ ● Sự ra đời của container: (Cách mạng hóa hoạt động vận tải): Giảm chi phí vận chuyển hàng hóa đường dài. 3.3. Những hàm ý của toàn cầu hóa sản xuất ● Chi phí vận tải liên quan đến toàn cầu hóa giảm xuống, việc phân tán sản xuất trên nhiều địa điểm khác nhau về mặt địa lý trở nền kinh tế hơn. ● Chi phí xử lý thông tin và truyền thông thực tế đã giảm mạnh => Các diễn biến này giúp cho một công ty có thể thiết lập và quản lý một hệ thống sản xuất phân tán trên toàn cầu, càng thuận lợi hơn cho quá trình toàn cầu hóa sản xuất. Ví dụ: Hãng Dell đã sử dụng Internet để phối hợp và kiểm soát hệ thống sản xuất phân tán trên toàn cầu => Lưu giữ hàng tồn kho chỉ có 3 ngày tại các địa điểm chế tạo chúng. 3.4. Những hàm ý của toàn cầu hóa thị trường Mạng lưới truyền thông toàn cầu với chi phí thấp, như mạng WWW, đã hỗ trợ cho việc hình thành chợ điện tử toàn cầu. Hoạt động vận tải chi phí thấp đã làm cho việc vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới trở nên kinh tế hơn Ví dụ: Nhờ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có chi phí giảm rất mạnh mà người ta có thể cắt hoa hồng trồng ở Ecuador để hai ngày sau đem bán tại New York. Toàn cầu hóa thị trường Toàn cầu hóa sản xuất Phối hợp hoạt động kinh doanh trên phạm vi toàn cầu Cắt giảm chi phí (Mở rộng) Đưa hàng hóa tiếp cận các thị trường xa Cắt giảm chi phí 5. Sự thay đổi về nhân khẩu học của nền kinh tế toàn cầu Bốn sự kiện thực tế đã mô tả rõ ràng tính chất nhân khẩu học của nền kinh tế toàn cầu: ● Thứ nhất là sự thống trị của Mỹ trong nền kinh tế thế giới và bức tranh thương mại của thế giới. ● Thứ hai là sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài trực tiếp trên thế giới ● Thứ ba là thể thống trị của các công ty đa quốc gia qui mô lớn của Mỹ trên trường kinh doanh quốc tế.
  • 4. ● Thứ tư là có khoảng một nửa thế giới - các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của nước cộng sản - đã cấm cửa đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của phương Tây. 5.1. Sự thay đổi sản lượng (GDP) và bức tranh thương mại thế giới ● Vai trò của kinh tế Mỹ đạt đến đỉnh cao vào những năm 1060 và suy giảm dần cho đến ngày nay ● Các cường quốc công nghiệp phương Tây khác cũng chứng kiến sự suy giảm vai trò kinh tế của mình ● Sự nổi lên của các nền kinh tế Đông Á và các nước đang phát triển khác. 5.2. Sự thay đổi bức tranh đầu tư trực tiếp nước ngoài ● Vai trò kinh tế của các nước công nghiệp cũ suy giảm, kéo theo sự suy giảm trong tỷ trọng vốn FDI của họ (với Pháp là ngoại lệ) ● Sự nổi lên của các nước đang phát triển trong vai trò là nước đi đầu tư ● “Sự thần kỳ Nhật Bản” biến mất ● Kinh tế thế giới phát triển theo chu kỳ, hai cuộc khủng hoảng năm 1997 và năm 2007 kéo theo sự sụt giảm của FDI ● Các nước đang phát triển ngày nay đã thu hút FDI ngang ngửa các nước phát triển. 5.3. Sự thay đổi bản chất công ty đa quốc gia ● Tỷ lệ công ty đa quốc gia của Mỹ ngày càng giảm ● Ngày càng nhiều doanh nghiệp đa quốc gia quy mô vừa và nhỏ 6. Cuộc tranh luận về toàn cầu hóa 6.1. Việc làm và thu nhập: Phản đối Ủng hộ Người lao động ở các nước phát triển mất việc làm vào tay người lao động từ các nước đang phát triển Đúng, nhưng vì vậy chúng ta mua được hàng hóa rẻ hơn và lợi ích cho toàn xã hội lớn hơn tổn thất. Mức sống của lao động phổ thông ở các nước phát triển giảm đi Không, mức sống của họ có tăng, tuy tăng chậm hơn mức sống của những người lao động có trình độ, khiến khoảng cách thu nhập tăng Lao động phổ thông ở các nước phát triển mất việc là do tác động của công nghệ hơn là toàn cầu hóa. Ví dụ: Công ty sản sản xuất quần áo của Mỹ Hardwood Industries đã đóng cửa các cơ sở sản xuất tại Mỹ, nơi có chi phí nhân công đến 9 USD một giờ, để di chuyển sản xuất đến Honduras, nơi mà công nhân dệt may chỉ nhận 48 cent một giờ. Chính vì sự di chuyển của các hoạt động sản xuất như thế này mà mức lương của người Mỹ tầng lớp dưới đã giảm đi đáng kể trong vòng một phần tư thế kỷ vừa qua. 6.2. Chính sách lao động và môi trường: Ủng hộ Phản đối Các công ty dịch chuyển nhà máy từ các nước phát triển đến các nước nghèo để lợi dụng pháp luật lỏng lẻo, gây ô nhiễm môi người và vi phạm luật lao động Việc các công ty dời nhà máy đến các nước nghèo khiến kinh tế các quốc gia này phát triển, và có số liệu chứng tỏ khi kinh tế càng phát triển, mức độ ô nhiễm càng giảm xuống, các quốc gia chú ý hơn đến quyền lợi người lao động Lượng khí thải CO2 vẫn tăng lên khi các nước giàu lên Đó không phải là hệ quả của toàn cầu hóa, đó là do các nước theo
  • 5. đuổi lợi ích của riêng mình và không thỏa thuận được với nhau về việc cắt giảm khí thải. Ví dụ: Việc xả thải không qua xử lý của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của tập đoàn nhựa Formosa Plastics Group Đài Loan đã hủy hoại môi trường sinh thái biển một số tỉnh miền Trung, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và việc làm của các ngư dân kiếm sống phụ thuộc vào việc đánh bắt. 6.3. Chủ quyền quốc gia: Ủng hộ Phản đối Các quốc gia toàn cầu (WTO, UN) ấp đặt các phán quyết lên các quốc gia, làm suy giảm chủ quyền của các quốc gia Việc tham gia các tổ chức toàn cầu mang lại rất nhiều lợi ích và hoàn toàn mang tính tự nguyện. Các quốc gia đã hiểu rõ luật chơi trước khi tham gia và có quyền rời bỏ tổ chức nếu muốn Ví dụ: WTO ra đời năm 1995 để giám sát hệ thống thương mại TG - được thành lập theo Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch. WTO giải quyết các tranh chấp thương mại giữa 155 QG ký kết GATT. Cơ quan xử lý tranh chấp có thể đưa ra phán quyết trên căn bản của luật lệ hiện hành để buộc một nước thành viên phải thay đổi những chính sách thương mại vi phạm các quy định của GATT. Nếu thành viên vi phạm từ chối tuân thủ luật lệ hiện hành, WTO sẽ cho phép các nước thành viên khác áp đặt những biện pháp trừng phạt thương mại thích đáng đối với bên vi phạm. 6.4. Đói nghèo trên thế giới: Ủng hộ Phản đối Toàn cầu hóa làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo (từ 1870 đến 1990, khoảng cách thu nhập của 17 nước giàu nhất thế và phần còn lại của thế giới đã tăng từ 2.4 lần lên 4.5 lần. Toàn cầu hóa đã giúp rất nhiều quốc gia thoát nghèo (trường hợp của các nước Đông Á) Các nước nghèo (đặc biệt ở Châu Phi) vẫn tiếp tục nghèo là do những vấn đề của đất nước họ (tham nhũng, nợ nước ngoài cao, thảm họa tự nhiên,...) Chứ không phải do toàn cầu hóa Ví dụ: Năm 1870, thu nhập bình quân đầu người của 17 QG giàu nhất thế giới gấp 2,4 lần so với thu nhập bình quân đầu người của tất cả các QG còn lại. Năm 1990, khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm QG tương ứng này đã mở rộng đến 4,5 lần. CHƯƠNG 2: SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ GIỮA CÁC QUỐC GIA Kinh tế chính trị: thể hiện sự phụ thuộc của hệ thống chính trị, hệ thống kinh tế, hệ thống pháp lý của một quốc gia ● Các hệ thống này có tác động qua lại lẫn nhau ● Các hệ thống này ảnh hưởng đến mức độ phát triển của một quốc gia Câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp lại phải quan tâm đến sự khác biệt về kinh tế chính trị giữa các quốc gia. Trả lời: Vì sự khác biệt về kinh tế chính trị ở mỗi quốc gia là khác nhau. Hệ thống chính trị khác nhau dẫn đến hệ thống pháp luật khác nhau. Ví dụ: Nhai kẹo singum ở Singapore là việc bị cấm và nếu bã kẹo singum dính ở nơi công cộng thì sẽ bị phát 1000$. Trong khi đó, nhai kẹo singum nơi công cộng ở các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… thì không bị cấm. 1. Hệ thống chính trị Định nghĩa: Hệ thống chính trị là hệ thống chính quyền của một quốc gia. Có hai chiều tiếp cận: ● Chiều thứ nhất, mức độ nổi bật của chủ nghĩa tập thể so với chủ nghĩa cá nhân. ● Chiều thứ hai, mức độ dân chủ hay chuyên chế.
  • 6. Hệ thống theo chủ nghĩa tập thể có xu hướng chuyên chế. Còn hệ thống theo chủ nghĩa cá nhân có xu hướng dân chủ. 1.1. Chủ nghĩa tập thể Định nghĩa: Hệ thống chính trị ưu tiên quyền lợi tập thể so với lợi ích và tự do cá nhân. Quyền của cá nhân có thể bị giới hạn để đạt được lợi ích của xã hội Xuất phát từ triết lý của Plato: Quyền lợi cá nhân có thể hy sinh vì mục đích chung, tài sản nên sở hữu chung. Quan điểm về Nhà nước chủ nghĩa tập thể của C.Marx được thực hiện theo hai con đường: ● Chủ nghĩa xã hội ● Dân chủ xã hội Đặc điểm của chủ nghĩa tập thể ● Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong nền kinh tế cao ● Chính sách phúc lợi ● Chính sách thuế Câu hỏi: Hệ thống chính trị theo chủ nghĩa tập thể có những điểm tích cực và tiêu cực nào đối với doanh nghiệp? Trả lời: Tích cực và tiêu cực của chủ nghĩa tập thể: Tích cực Tiêu cực - Ít kiện tụng - Ít biểu tình đình công trong giới lao động - Chính sách thuế tạo ra công bằng phân cấp giai cấp không quá lớn Can thiệp sâu vào nền kinh tế - Một số ngành kinh doanh nhà nước nắm độc quyền hoặc Doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ lớn - Các tiêu chuẩn lao động cao về môi trường - Thuế thu nhập Doanh nghiệp cao 1.2. Chủ nghĩa cá nhân Định nghĩa: Chủ nghĩa cá nhân đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu Xuất phát từ nhà triết học Aristotle: Sự khác biệt của cá nhân và sở hữu tư nhân nên được tôn trọng. Giới lãnh đạo ở các quốc gia này quan niệm: Sở hữu tư nhân hiệu quả hơn và nó sẽ kích thích tiến bộ xã hội hơn. Chủ nghĩa cá nhân thể hiện ở hai vấn đề chính ● Tự do cá nhân và tự thể hiện ● Phúc lợi xã hội tốt nhất là cho phép cá nhân tự theo đuổi lợi ích kinh tế của mình Câu hỏi: Hệ thống chính trị theo chủ nghĩa cá nhân có những điểm tích cực và tiêu cực nào đối với doanh nghiệp? Trả lời: Tích cực Tiêu cực - Lĩnh vực kinh doanh ít bị giới hạn - Nhà nước cam kết chống độc quyền mạnh mẽ - Doanh nghiệp có nhiều quyền lực hơn trong mối quan hệ lao động - Người lao động ít thỏa mãn hơn, hiện tượng, biểu tình, bãi công diễn ra phổ biến - Mức độ cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn 1.3. Dân chủ và độc tài Dân chủ: Chính quyền vì người dân và được bầu nên bởi công dân Độc tài: Một người hoặc một đằng chính trị nắm quyền lãnh đạo đất nước không thông qua bầu cử quốc thao túng bầu cử
  • 7. 1.3.1. Chế độ dân chủ Có hai dạng dân chủ: Dân chủ thuần túy Dân chủ đại nghị Được ra đời ở bang Athens, quy định tất cả các công dân được tham gia ào biểu quyết các vấn đề quốc gia Nhân dân quản lý nhà nước thông qu các đại diện của mình trong Quốc Hội Hoạt động theo nguyên tắc: Tam quyền phân lập (các nhánh có sự kiểm soát lẫn nhau để khống chế quyền lực) Đảm bảo những quyền cơ bản của công dân: Tự do ngôn luận, tự do theo đuổi lợi ích kinh tế, quyền bầu cử và giám sát cơ quan Nhà nước. Quy định tiêu biểu: - Quyền cá nhân được tự do phát biểu và tụ tập - Tự do thông tin - Bầu cử đều đặn, qua đó những người dân đủ tư cách sẽ được quyền bỏ phiếu - Quyền bầu cử nói chung - Nhiệm kỳ của đại diện được bầu - Một hệ thống tòa án công bằng độc lập với hệ thống chính trị - Một bộ máy chính quyền phí chính trị - Một lực lượng cảnh sát và vũ trang chính trị - Tương đối tự do trong việc truy cập thông tin quốc gia 1.3.2. Chế độ chuyên chế Đặc điểm: - Có quyền lực thông qua áp đặt - Thiếu sự đảm bảo từ hiến pháp (thâu tóm quyền lực vô hạn trong tay) - Sự tham gia hạn chế của người dân Ví dụ: Bầu cử (không minh bạch và thường xuyên áp đặt): Nước Nga, Putin đã sửa đổi hiến pháp để kéo dài kỳ hạn của tổng thống, các ứng cử viên đối lập bị áp đặt, bất bớ và thủ tiêu… Ả Rập: Không cho phép bầu cử diễn ra ở nước mình (độc tài thần quyền) - gia đình hoàng gia (không có hiến pháp, không bầu cử, không đảng đối lập) Câu hỏi: Kinh doanh ở các quốc gia chuyên chế/ độc tài có thể đối mặt với các rủi ro nào? Trả lời: ● Sung công, công quốc hữu hóa tài sản doanh nghiệp ● Nguy cơ quốc gia chịu trừng phạt cấm vận từ nền dân chủ phương Tây ● Những vấn nạn của nền chuyên chế: quan liêu, tham nhũng, đặc quyền Các hình thức chính quyền độc tài: Đặc điểm Độc tài thần quyền Độc tài bộ lạc Độc tài cánh hữu Lãnh đạo Đảng, tổ chức hay cá nhân điều hành theo các nguyên tắc tôn giáo độc quyền nắm giữ Xuất hiện ở các quốc gia châu Phi như Zimbabwe, Tanzania, Uganda và Kenya. Đảng phái chính trị đại diện cho quyền lợi của một bộ tộc cụ thể nào đs (thường không phải là bộ tốc lớn nhất) lên nắm quyền lực Được hỗ trợ bởi lực lượng quân đội, trong đó một số trường hợp, chính phủ được thành lập trên cơ sở các quan chức quân đội. (Chế độ Phát-Xít Đức, Ý 1930 1940, Indonesia. Đài Loan, Singapore, Philippin trước năm
  • 8. 80) Căn cứ Trên cơ sở đạo Hồi (Iran và Arab Saudi) Đặc điểm Cho phép đôi chút tự do cá nhân về chính trị. Công khai phản đối ý tưởng về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản Câu hỏi: Một quốc gia theo hệ thống dân chủ là một môi trường kinh doanh tốt hơn so với một quốc gia theo hệ thống chuyên chế (độc tài). Quan điểm của bạn? Trả lời: Theo lý thuyết thì CDDC tốt hơn cho sự phát triển tuy nhiên không phải lúc nào cũng đúng. Hệ thống dân chủ là yếu tố cấu thành môi trường Kinh doanh nhưng không đảm bảo tuyệt đối cho sự thuận lợi của kinh doanh. Ngược lại, 1 quốc gia độc tài những lãnh đạo có những quyết sách kinh tế đúng đắn sẽ giúp quốc gia đó trở nên hấp dẫn cho doanh nghiệp. Trường hợp ⅚ hiện tượng kinh tế ở Đông Á. Ví dụ: ● Ấn Độ (sau khi giành độc lập từ người Anh vào năm 1947) là sự yếu kém về các nguyên tắc pháp luật, kinh doanh làm đất nước suy thoái. Ví dụ như quyền tự do cư trú, từ đó tạo ra những khu ổ chuột khổng lồ (người thất học, y tế yếu kém, tội phạm… ) => Ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. ● Trong ngôn ngữ: Người Singapore, Lý Quang Diệu chọn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh để thuận tiện giao tiếp giữa các quốc gia. Còn Ấn độ (theo chế độ dân chủ) nên sử dụng 2 ngôn ngữ chính và 22 ngôn ngữ đồng chính. Trong khi đó Trung Quốc (dấu hiệu của chế độ độc tài) chọn cách thống nhất ngôn ngữ, trong học tập và giao tiếp bằng tiếng Bắc Kinh. 2. Hệ thống kinh tế 2.1. Hệ thống kinh tế 2.2. Mối liên hệ giữa tư tưởng chính trị và hệ thống kinh tế Có sự gắn kết giữa triết lý chính trị của giới cầm quyền và hệ thống kinh tế mà quốc gia đó áp dụng. ● Các quốc gia theo chủ nghĩa tập thể sẽ xây dựng nền kinh tế hỗn hợp ● Các quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân ủng hộ mạnh mẽ nền kinh tế thị trường => Triết lý chính trị nào thì sẽ xác định hệ thống kinh tế đó Ranh giới giữa kinh tế thị trường và kinh tế hỗn hợp thường không rõ ràng, sự phân loại chỉ mang tính tương đối Những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong nền kinh tế thị trường chính là những vấn đề mà họ gặp phải khi kinh doanh tại một quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân trong chính trị. Ví dụ như sự cạnh tranh cao, sự bất mãn của người lao động… Ngược lại, ở một quốc gia có hệ thống kinh tế hỗn hợp, doanh nghiệp cũng sẽ gặp một số vấn đề như mức thuế cao, các tiêu chuẩn a sinh xã hội, sự động quyền của Nhà nước… 3. Hệ thống pháp luật Định nghĩa: Những quy tắc hay luật lệ điều khiển hành vi mà thông qua đó luật pháp được thực thi và các vi phạm bị trừng phạt. Ảnh hưởng đến kinh doanh quốc tế: - Điều tiết hoạt động kinh doanh - Xác định hình thức kinh doanh - Thiết lập quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia Yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật:
  • 9. - Hệ thống chính trị - Hệ thống kinh tế - Lịch sử và truyền thống: hệ thống thông luật áp dụng tại các nước Anh Mỹ và hệ thống thuộc địa - Văn hóa Câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp lại phải quan tâm đến pháp luật và sự khác biệt trong hệ thống pháp luật của các quốc gia? Trả lời: Vì Hệ thống pháp lý bị hệ thống chính trị chi phối, chính phủ của một quốc gia sẽ xác định khuôn khổ pháp lý, trong đó các công ty sẽ tiến hành kinh doanh và thông thường các luật điều tiết kinh doanh sẽ có phản ánh hệ tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị. Ví dụ: Những quốc gia thiên về chủ nghĩa tập thể sẽ có xu hướng ban hành những luật khắt khe nhằm hạn chế các doanh nghiệp tư nhân, trong khi các đạo luật được ban hành bởi chính phủ của các quốc gia dân chủ, nơi mà chủ nghĩa cá nhân chiếm ưu thế lại có xu hướng ủng hộ doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng. 3.1. Sự khác biệt trong hệ thống pháp luật Có 3 dạng pháp luật chính: Thông luật, dân luật, luật thần quyền Đặc điểm Thông luật Dân luật Nước áp dụng Anh, Hoa Kỳ + Thuộc địa cũ của Anh Hơn 80 quốc gia Pháp, Đức, Bắc Âu, Nhật, Nga Nguồn luật Tiền lệ án + Diễn giải của thẩm phán Luật thành văn Vai trò của thẩm phán Quan trọng Không được diễn giải, chỉ áp dụng => Hạn chế Luật thần quyền (Luật tôn giáo) Luật dựa trên các điều răn dạy của tôn giáo ● Luật Hồi giáo thực ra là các tiêu chuẩn đạo đức điều chỉnh các hành vji trong cuộc sống ● Các xếp loại này còn chưa thống nhất ● Các quốc gia theo đạo Hồi có hệ thống pháp luật pha trộn giữa hệ thống thông luật hoặc dân luật và luật hồi giáo. Ví dụ: Hệ thống ngân hàng Hồi Giáo Câu hỏi: So sánh những ưu và nhược điểm của hai hệ thống Thông luật và Dân luật? Trả lời: Thông luật Dân luật Nguồn luật đồ sợ (các tiền lệ án liên quan) Nguồn luật tinh gọn (hơn so với thông luật) Có tính linh hoạt cao => Gây ra sự không phục từng vì quyết định của thẩm phán (hệ thống tạo ra luật) Ít có tính linh hoạt Thẩm phán đóng vai trò diễn giải Thẩm phán và luật sư thi hành luật => Hệ luật sư Thông luật chi phí cao hơn luật sư Dân luật 4. Quyền sở hữu tài sản Định nghĩa: Chỉ một tài sản, qua đó một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh nắm giữ tên pháp lý, cũng như tài sản mà họ sở hữu. Các quốc gia khác nhau về mức độ bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Ví dụ: ● Quyền sở hữu tài sản: Đất đai, nhà cửa, thiết bị, vốn, quyền sở hữu khoáng sản, cơ sở kinh doanh ● Quyền sở hữu trí tuệ: Bằng sáng chế, bản quyền và nhãn hiệu hàng hóa Quyền sở hữu có thể bị xâm phạm theo 2 cách:
  • 10. - Hành động cá nhân: Trộm cắp (VN đang làm không tốt như việc gửi túi trong siêu thị), tổng tiền (VN đang làm tốt) - Hành động công (tịch thu, sung công) và tham nhũng (VN đang làm không tốt nhưng đang cải thiện 79/163 quốc gia trên thế giới: Tuy nhiên VN có cơ chế trừng phạt chứ không có cơ chế ngăn chặn) Hành động cửa quyền và tham nhũng Tài sản trí tuệ Định nghĩa Hành động xâm phạm quyền sở hữu phát sinh khi chính trị gia, quan chức sử dụng quyền lực để kiếm thêm thu nhập Tải sản trí tuệ là các sản phẩm của hoạt động trí tuệ Bao gồm Tịch thu Sung công Tham nhũng Sở hữu trí tuệ Bằng sáng chế Nhãn hiệu hàng hóa Hệ quả ảnh hưởng tới kinh doanh Làm giảm động lực kinh doanh của DN Gia tăng chi phí và rủi ro cho DN (dịch vụ bảo vệ, tiền hối lộ… ) Hành vi đưa hối lộ còn khiến DN chịu sự trừng phạt của chính phủ nhà nước Doanh nghiệp trong nước không còn động lực để đầu tư vào nghiên cứu phát triển, khiến nền kinh tế trở nên kém sáng tạo Tạo ấn tượng xấu đối với DN nước ngoại, làm giảm động lực đầu tư Hệ quả ảnh hưởng tới môi trường Ô nhiễm môi trường Khai thác bừa bãi, hao hụt tài nguyên Hành động Luật chống tham nhũng nước ngoài Hệ thống luật Mỹ điều chỉnh những hành vi liên quan đến hành động hối lộ và bất quy tắc trong kinh doanh quốc tế Công ước Paris về Bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ Vận động các quốc gia ký các thỏa thuận về cam kết bảo vệ tài sản trí tuệ Tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật Nộp đơn kiện lên tòa án nước sở tại 5. Luật về an toàn sản phẩm và trách nhiệm sản phẩm Định nghĩa: Trách nhiệm của công ty và các thành viên trong trường hợp sản phẩm gây thương tích, thiệt mạng hay thiệt hại cho người sử dụng Luật đối với sản phẩm vi phạm quy định: - Luật dân sự: nghĩa vụ thanh toán cho các thiệt hại cũng như tổn thất tài chính - Luật về trách nghiệm Các nước phát triển Các nước đang phát triển Quy định Chặt chẽ Kém chặt chẽ Yêu cầu trách nhiệm Cao Không cao Hệ thống Đứng về phía người tiêu Bảo vệ người tiêu dùng ít được
  • 11. dùng trong trường hợp xảy ra xung đột lợi ích thực thi trên thực tế Ảnh hưởng tới doanh nghiệp: - Chi phí cao cho việc đáp ứng yêu cầu - Đối mặt thường xuyên với các vụ kiện từ khách hàng 6. Kinh tế - chính trị Những chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế: Tổng thu nhập quốc gia (GNI) Thước đo đánh giá hoạt động kinh tế của một nước, được tính bằng tổng thu nhập hằng năm của người dân nước đó Ngang giá sức mua (PPP) Ph ương thức điều chỉnh tổng sản phẩm quốc hội trên đài người đã phản ánh sự khác biệt trong chi phí sinh hoạt GDP Phản ánh sức mạnh của một nền kinh tế, đối với doanh nghiệp phản ánh quy mô của thị trường GDP đầu người Phản ánh mức độ giàu có của người dân một quốc gia (Ví dụ: Slide) Tốc độ tăng GDP Phản ánh triển vọng của một nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp dự đoán về cơ hội kinh doanh tại một quốc gia Quốc gia đang phát triển tăng trưởng nhanh hơn quốc gia phát triển) Chỉ số phát triển con người (HDI) Amartya Sen: Hướng vào năng lực và cơ hội mang lại cho người dân nước đó. (tiến trình mở rộng quyền tự do) HDI đánh giá chất lượng cuộc sống ở các quốc gia khác nhau. Thước đo HDI: - Tuổi thọ trung bình - Thành tựu về giáo dục - Thu nhập bình quân có đủ cho những nhu cầu cơ bản của cuộc không không 6.1. Kinh tế chính trị và tăng trưởng kinh tế Sáng tạo bao gồm: - Sản phẩm mới - Quy trình mới - Tổ chức mới - Thông lệ quản trị mới - Chiến lược mới Ví dụ: Chiến lược xây dựng các cửa hàng đồ chơi theo mô hình nhà kho diện tích lớn và sau đó quảng bá rầm rộ đồng thời chiết khấu giảm giá để bán hàng của công ty Toys “R” Us. (It’s sáng tạo)
  • 12. Mục đích của sáng tạo và các hoạt động kinh doanh: ● Giúp phát triển kinh tế bằng việc tạo sản phẩm và thị trường mới mà trước đây chưa từng hiện hữu ● Giúp tăng hiệu suất lao động và sử dụng vốn => đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế Sáng tạo còn được coi là sản phẩm của kinh doanh Câu hỏi: Vì sao sự ảnh hưởng của kinh tế chính trị tác động đến phát triển kinh tế? Trả lời: Nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường: Con người tự do kinh doanh, bất kì ý tưởng đột phá thì hoàn toàn tự do kiếm tiền từ ý tưởng đó thông qua khởi nghiệp. Trong nền kinh tế kế hoạch: Nhà nước sở hữu toàn bộ phương tiện sản xuất. Dẫn đến cá nhân các chủ doanh nghiệp có rất ít các yếu tố khích lệ về mặt kinh tế để ddauw ra sáng kiến mới có giá trị (vì nhà nước là người hưởng lợi) Trong nền kinh tế hỗn hợp cũng tương tự kt kế hoạch): nhất là ở các lĩnh vực mà nhà nước chiếm độc quyền: than mỏ Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản Đảm bảo điều kiện cho sáng tạo, hoạt động kinh doanh và tăng trưởng kinh tế Hệ thống chính trị ổn định và đảm bảo hai vấn đề trên (dân chủ) Mô hình dân chủ: Hệ thống kinh tế thị trường, bảo hộ quyền sở hữu mạnh mẽ và tăng trưởng kinh tế Mô hình độc tài: Ít đồng cảm với người dân, xu hướng lợi dụng bộ máy nhà nước để làm lợi cho cá nhân, xâm phạm quyền sở hữu và kìm hãm phát triển kinh tế => Chính quyền dân chủ mang lại tăng trưởng kinh tế dài hạn cao hơn rất nhiều so với các chính phủ độc tài - ngay cả khi họ có sự đồng cảm với người dân Phát triển kinh tế dẫn tới dân chủ Dân chủ không phải lúc nào cũng là nguyên nhân của tiến trình phát triển kinh tế sơ khai nhưng dân chủ có thể là hệ quả của tiến trình dẫn đến dân chủ cao hơn Địa lý, giáo dục và phát triển kinh tế Nước có biển tăng trưởng nhanh hơn 0,7% so với nước không có biển Nước nhiệt đới tăng trưởng nhanh hơn 1,3% so với nước ôn đới Đông Á có giáo dục bậc cao tăng trưởng nhanh hơn các nước châu Phi và Mĩ Latinh 6.2. Sức hấp dẫn của tổng thể thị trường Lợi ích Chi phí Rủi ro Lợi ích thương mại dài hạn: - Hàm số của quy mô thị trường (GDP) Yếu tố quyết định chi phí: - Chính trị - Kinh tế Yếu tố quyết định rủi ro: - Chính trị - Kinh tế
  • 13. - Mức độ giàu có hiện tại (sức mua) của người tiêu dùng - Mức độ giàu có trong tương lai Lợi thế người dẫn đầu: Lợi thế của những người thâm nhập sớm vào thị trường Bất lợi người đến sau: khó khăn mà người tới sau đối mặt Lợi ích lâu dài được chỉ báo bằng: - Hệ thống kinh tế (tự do) - Quyền sở hữu (được bảo hộ) - Quy mô thị trường (về mặt dân số) - Luật pháp Đối với chính trị: - Tốn kém do hối lộ (các nước chuyên chế > xã hội dân chủ) Đối với kinh tế: - Tốn kém hơn ở các thị trường sơ khai và kém phát triển Đối với luật pháp: - Tốn kém hơn ở các nước mà luật và quy định tại địa phương đặt ra các tiêu chuẩn ngặt nghèo về an toàn sản phẩm, an toàn nơi làm việc, ô nhiễm môi trường - Pháp luật Rủi ro chính trị: - Xu hướng cao hơn ở các nước (tiềm tàng) bất ổn và rối loạn trật tự xã hội - Đình công, biểu tình, khủng bố và xung đột bạo lực - Ở các nước có nhiều hơn một sắc tốc, các hệ tư tưởng xung đột nhau để tranh giành quyền lực kiểm soát chính trị - Ở những nơi nhà nước điều hành kinh tế yếu kém dẫn tới lạm phát cao và mức sống suy giảm hoặc ở các nước nằm dọc theo “đường nứt gãy” giữa các nền văn minh Rủi ro kinh tế Rủi ro pháp luật => Sức hấp dẫn của một quốc gia căn cứ vào sự cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro khi hoạt động ở nước đó. Tóm lại: ● Rủi ro và chi phí sẽ thấp nếu kinh doanh ở các nước có nền kinh tế phát triển và đi theo chế độ dân chủ lâu dài. ● Rủi ro và chi phí sẽ cao nếu kinh doanh ở các nước kém phát triển và bất ổn chính trị triền miên. Tuy nhiên, lợi ích tiềm năng dài hạn không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển kinh tế hiện tại của một quốc gia và ổn định về chính trị mà còn liên quan tới tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến trong tương lai (các nước kém phát triển hơn thì có thể năng lực phát triển lớn hơn) => Rủi ro - chi phí - kinh tế có thể có lợi hơn đối với các nước phát triển và đang phát triển ổn định về chính trị - noi đi theo hệ thống thị trường tự do và tỷ lệ lạm phát và nợ khu vực tư nhận không lên xuống bất thường. => Việc đánh đổi này sẽ gây nhiều thiệt hại nhất ở các nước đang phát triển thiếu ổn định về chính trị và đi theo mô hình kinh tế chỉ huy hoặc hỗn hợp hơn ở các nước đang phát triển trong tình trạng bong bóng đầu cơ tài chính dẫn tới xin vay tràn lan CHƯƠNG 3: SỰ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA GIỮA CÁC QUỐC GIA 1. Văn hóa Định nghĩa: Văn hóa là một hệ thống giá trị và chuẩn mực được chia sẻ giữa một nhóm người và khi kết hợp lại thì nó cấu thành nên cách sống. ● Giá trị: những quan niệm trừu tượng về những thứ mà một công động người tin là tốt, thuộc về lẽ phải và đáng mong muốn. (Trong đầu) ○ Giá trị cung cấp ngữ cảnh mà theo đó chuẩn mực xã hội hình thành và điều chỉnh, tạo thành nền tảng của văn hóa (Định hình chuẩn mực) ● Chuẩn mực: những quy định và quy tắc xã hội đặt ra những hành vi ứng xử hợp lý trong từng tình huống cụ thể (Hành động). ○ Bao gồm: Đặc điểm Lề thói Tập tục Khái niệm Quy tắc thông thường của cuộc sống hằng ngày Những chuẩn mực được xem như là tâm điểm vận hành của xã hội và các hoạt động xã hội Ý nghĩa đạo đức Ít Nhiều
  • 14. Vi phạm Không phải vấn đề nghiêm trọng Bị coi là lập dị, nhưng không bị coi là ác hay xấu Quan trọng Vi phạm tập tục có thể bị trừng phạt nghiêm trọng Bao gồm Nghi thức & cách hành xử đặc trưng Cáo buộc chống lại hành vi trộm cắp, ngoại tình, loạn luận và ăn thịt đồng loại => Ban hành thành luật => Xã hội: Một nhóm người chia sẻ một tập hợp chung những giá trị và chuẩn mực. 2. Văn hóa, xã hội và quốc gia - Mối tương quan giữa xã hội và quốc gia không phải lúc nào cũng 1:1 - Quốc gia là thực thể chính trị, có thể chưa một hoặc nhiều nền văn hóa (Việt Nam, dân tộc khác nhau) - Một nền văn hóa có thể tồn tại ở nhiều quốc gia (toàn cầu hóa, văn hóa Á Đông) 3. Yếu tố quyết định văn hóa Hệ thống giá trị và chuẩn mực của văn hóa - Tôn giáo - Triết lý chính trị - Triết lý kinh tế - Giáo dục - Ngôn ngữ - Cấu trúc xã hội 3.1. Cấu trúc xã hội Cấu trúc xã hội - việc tổ chức cơ bản của một xã hội. 2 khía cạnh: - Mức độ nhìn nhận cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ chức xã hội trong tương quan so với tập thể - Mức độ một xã hội phân chia giai cấp hay đẳng cấp 3.1.1. Cá nhân và tập thể (Slide) 3.1.2. Sự phân tầng xã hội Phân tầng xã hội - việc phân định cấp bậc trong xã hội dựa trên các yếu tố như nguồn gốc gia đình, nghề nghiệp và thu nhập. Phân biệt xã hội có phần tầng nhiều hay ít dựa trên hai yếu tố: - Mức độ dịch chuyển giữa các tầng lớp xã hội - Tầm quan trọng gắn với tầng lớp xã hội trong bối cảnh kinh doanh Đẳng cấp (Ấn Độ) Giai cấp (Anh, VN) Mức độ Phân tầng khép kín Phân tầng mở Quyết định bởi Nguồn gốc gia đình Thay đổi vị thế Không thể Có thể (thông qua may mắn hoặc thành công) Tầm quan trọng: Sự phân cấp trong một xã hội là quan trọng nếu nó ảnh hưởng tới hoạt động của các tổ chức kinh doanh
  • 15. => Ý thức giai cấp: Điều kiện mà trong đó mọi người có xu hướng nhận thức bản thân dựa trên xuất thân giai cấp của mình, Điều này định hình các mối quan hệ của họ với thành viên của các tầng lớp khác => Mối quan hệ đối kháng giữa quản lý và tầng lớp lao động làm gia tăng chi phí sản xuất ở các quốc gia có sự khác biệt giai cấp sâu sắc 3.2. Tôn giáo và đạo đức Sáng lập Phân bố Hệ quả kinh tế Cơ đốc giáo Jesus Christo (người Do Thái - Israel) Rộng rãi nhất thế giới (Châu Âu, châu Mỹ) 1. Cởi trói tư tưởng về tôn giáo 2. Làm việc chăm chỉ, tạo ra của cải 3. Tiết chế nhu cầu và tích lũy Hồi giáo Nhà tiên tri Muhammad (sáng lập ở Ả rập xê út Mecca) Bắc Phi, Trung Đông, Nam Á, Indonesia, Ấn Độ... 1. Khuyến khích hoạt động KD, KH có đạo đức (kiếm lợi nhuận chính đáng, không lợi dụng người khác) 2. Con người quản lý cho Allah (bảo vệ quyền tư hữu nhưng người giữ tài sản là người ủy thác chứ không hẳn là người sở hữu Ấn Độ giáo Không có người lập cụ thể. Tôn giáo > 2 triệu thần. 3 thần tối cao: Brahma - Vishnu - Shiva Tiểu lục địa Ấn Độ 1. Hệ thống đẳng cấp chia rẽ mối quan hệ giữa người với người 2. Lớp tu nghiệp, cách thức cực đoan => Con người mất động lực kinh doanh Phật giáo Siddhartha Gautama (Đức phật) Ấn Độ - Nepal Đông Nam Á Tiểu thừa: ĐNA (trừ VN) Đại thừa: TQ, VN 1. Không có đẳng cấp (xóa bỏ đẳng cấp) => Mqh người người bình đẳng, làm việc hiệu quả hơn 2. Hành vi KD có chừng mực Nho giáo Khổng tử TQ, HQ, NB, VN 1. Lòng trung thành 2. Nghĩa vụ tương hỗ 3. Sự trung trực Còn lại coi trong Slide CHƯƠNG 4: VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ