SlideShare a Scribd company logo
1
Mục lục
CHUYÊN ĐỀ 1: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ....................................................................................................6
I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA..................................................................................................................6
1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa......................................................6
a. Phân công lao động xã hội....................................................................................................6
b. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất............................................6
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa...............................................................................6
a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa..........................................................................................6
b. Ưu thế của sảnxuất hàng hóa...............................................................................................7
II. Hàng hóa....................................................................................................................................7
1. Hàng hóa và hai thuộc tính cơ bản của nó.................................................................................7
2. Hai thuộc tính của hàng hóa.....................................................................................................7
a. Giá trị sử dụng.....................................................................................................................7
b. Giá trị..................................................................................................................................7
3. Tính hai mặt của lao động sảnxuất hàng hóa............................................................................8
a. Lao động cụ thể...................................................................................................................8
b. Lao động trừu tượng............................................................................................................8
4. Lượng giá trị của hàng hóa.......................................................................................................8
a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa...........................................................................................8
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa...........................................................8
III. Tiền tệ ....................................................................................................................................9
1. Sự phát triển các hình thái giá trị..............................................................................................9
2. Bản chất của tiền tệ...............................................................................................................10
3. Quy luậtlưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát.........................................................................10
a. Quy luậtlưu thông tiền tệ ..................................................................................................10
b. Lạm phát:..........................................................................................................................10
4. Quy luật giá trị.......................................................................................................................11
a. Nội dung và yêu cầu của quyluật giá trị...............................................................................11
b. Tác động của quy luật giá trị...............................................................................................11
2
CHUYÊN ĐỀ 2: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ................................................................................13
I. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản.........................................................................................13
1. Công thức chung của tư bản...................................................................................................13
2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản............................................................................13
3. Hàng hóa sức lao động...........................................................................................................13
a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.............................................13
b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động...........................................................................14
II. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong CNTB .......................................................................14
1. Sự thốngnhất giữaquá trình sản xuấtra giátrị sử dụngvà quá trình sản xuấtra giátrị thặng dư
14
2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.................15
a. Bản chất của tư bản ...........................................................................................................15
b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.....................................................................................15
3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư..............................................................15
a. Tỷ suất giá trị thặng dư.......................................................................................................15
b. Khối lượng giá trị thặng dư.................................................................................................16
4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư..............................................................................16
a. Phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư tuyệt đối .................................................................16
b. Phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư tương đối................................................................16
5. Sản xuất giá trị thặng dư- quyluật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản................................17
III. Tiền công..............................................................................................................................17
1. Bản chất của tiền công...........................................................................................................17
2. Các hình thức cơ bản của tiền công.........................................................................................17
a. Tiền công tính theo thời gian..............................................................................................17
b. Tiền công tính theo sản phẩm.............................................................................................17
3. Tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công.....................18
a. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế...........................................................................18
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của tiền công ....................................................18
IV. Tích lũy tư bản.......................................................................................................................18
1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản................................................................................18
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản......................................................18
3. Quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa ..........................................................................19
3
V. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư và các hình thái tư bản..................................................19
1. Chi phí sảnxuất tư bản chủ nghĩa,lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.............................................19
a. Chi phí sảnxuất tư bản chủ nghĩa (k)...................................................................................19
b. Lợi nhuận (p).....................................................................................................................19
c. Tỷ suất lợi nhuận (p’) .........................................................................................................20
d. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.................................................................20
2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất...................................................................................20
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường........................................20
b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành giá trị bình quân ..............................................21
c. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất.....................................................21
CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN XÃ HỘI VÀ TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI........22
I. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN........................................................................................22
1. Tuần hoàn của tư bản............................................................................................................22
a. Giai đoạn mua: T–H ...........................................................................................................22
b. Giai đoạn SX:.....................................................................................................................22
c. Giai đoạn Bán: H’ - T’..........................................................................................................22
2. Chu chuyển của tư bản ..........................................................................................................23
a. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm:................................................................................23
3. Phương thức chu chuyển của TB.............................................................................................23
a. Tư bản cố định...................................................................................................................23
b. Tư bản lưu động................................................................................................................24
II. TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI....................................................................................................24
1. Một số khái niệm...................................................................................................................24
2. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội...............................................................................25
3. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn......................................25
4. Lý luận tái sản xuất tư bảnxã hội............................................................................................26
III. Khủng hoảng kinh tế trong CNTB............................................................................................26
1. Bản chất và nguyên nhân khủng hoảng kinh tế trong CNTB......................................................26
2. Chu kỳ kinh tế........................................................................................................................26
CHUYÊNĐỀ 4: HỌC THUYẾT KINH TẾ VỀ CHỦ NGHĨATƯ BẢN ĐỘCQUYỀN VÀ CHỦ NGHĨATƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN NHÀ NƯỚC..........................................................................................................................27
I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền ......................................................................................................27
4
1. Bước chuyển từ TBCN tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền.................................................27
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền ..............................................................27
a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.......................................................................27
b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính..............................................................................28
c. Xuất khẩu tư bản...............................................................................................................28
d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền.................................................29
e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc............................................29
3. Sự hoạt động của quyluật giá trị và quyluật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền...29
a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn CNTB độc quyền..............................29
b. Biểuhiệnhoạtđộng của quyluật giátrị và quyluật giátrị thặngdư trong giai đoạn chủ nghĩa
tư bản độc quyền......................................................................................................................29
II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.......................................................................................30
1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước......................30
a. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ....................................30
b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ............................................................30
2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước.........................................................30
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền vàd nhà nước ..............................................30
b. Sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nước...........................................31
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.............................................................................31
III. Chủ nghĩa tư bản ngày nay và những biểu hiện mới của nó......................................................32
1. Những biểu hiện mới về năm đặc điềm của CNTB độc quyền...................................................32
2. Những biểu hiện mới tong cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước....................32
3. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB ngày nay............................................................32
IV. Vai trò, hạn chế vàxu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại ......................................33
1. Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sảnxuất xã hội.................................................33
2. Những hạn chế của CNTB.......................................................................................................33
3. Xu hướng vận động của CNTB................................................................................................33
CHUYÊN ĐỀ 5: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA....35
I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân......................................................................................35
1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử....................................................................................35
a. Khái niệm giai cấp công nhân..............................................................................................35
b. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...............................................................................35
5
2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân....................................36
a. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa...........................36
b. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân................................................................36
3. Vai trò của Đảng cộngsản trong quá trình thực hiệnsứmệnhcủa mình lịchsử của giai cấp công
nhân............................................................................................................................................37
a. Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân .......................37
b. Mối quan hệ giữa đảng cộng sản và giai cấp công nhân........................................................37
II. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.......................................................................................................37
1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó................................................................37
2. Mục tiêu, độnglực và nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.......................................38
a. Mục tiêu:...........................................................................................................................38
b. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa............................................................................38
c. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa............................................................................38
3. Liênminhgiữagiai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và các tầng lớplaođộng khác trongcách
mạng xã hội chủ nghĩa...................................................................................................................39
III. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa...........................................................................39
1. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ................................39
CHUYÊNĐỀ 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUYLUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH
MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...............................................................................................................40
6
CHUYÊN ĐỀ 1: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai
điêu kiện sau đây:
a. Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề
khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một
hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến
rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải có mối
liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.
b. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản
xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, người nào sở
hữu tư liệu sản xuất thì người đó sở hữu sản phẩm lao động. Chính quan hệ sở hữu
khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với
nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ
thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu
dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải
trao đổi dưới những hình thái hàng hóa.
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
 Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người sản
xuất ra nó tiêu dùng.
 Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là giá
trị sử dụng.
7
 Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang
tính xã hội
b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa
 Sự phát triển sản xuất hàng hóa dẫn đến chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày
càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ.
 Tạo động lực thúc đẩy người sản xuất tăng năng suất lao động xã hội, thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển bằng cách cải tiến khoa học kỹ thuật.
 Sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù
hợp với xu thế thời đại ngày nay.
 Thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài nước.
II. Hàng hóa
1. Hàng hóa và hai thuộc tính cơ bản của nó
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở
dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình).
2. Hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.
a. Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của
vật thể hàng hóa quyết định. Do đó, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
b. Giá trị
Hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau là do chúng đều là sản phẩm
của lao động và đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động
là cơ sở chung để so sánh, để trao đổi giữa hàng hóa với nhau. Lao động hao phí để
8
sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Vì vậy,
giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
3. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hóa là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
quyết định. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và
lao động trừu tượng
a. Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng
riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng.
b. Lao động trừu tượng
Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thần kinh
của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó
như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng.
4. Lượng giá trị của hàng hóa
a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa
Thước đo giá trị của hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao
động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
nào đó trong những điều kiện sản xuất trung bình của xã hội , với trình độ thành
thạo trung bình , trình độ trang thiết bị trung bình và một cường độ lao động trung
bình trong xã hội đó.
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
 Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
9
Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược
lại năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng
nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết
tinh và tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động xã hội.
 Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của
hàng hoá. Có 2 mức độ phức tạp của lao động là lao động giản đơn và lao động
phức tạp.
Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp. Để
thuận tiện cho trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị trao
đổi và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy,
lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản
đơn trung bình.
III. Tiền tệ
1. Sự phát triển các hình thái giá trị
Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa được biểu hiện thông
qua bốn hình thái cụ thể sau đây:
 Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
 Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
 Hình thái chung của giá trị
 Hình thái tiền tệ
10
2. Bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho
các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hóa.
Chức năng của tiền tệ: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh
toán, phương tiện cất giữ và tiền tệ thế giới
3. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát
a. Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông
hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
Công thức tổng quát để xác định lượng tiền trong lưu thông là:
𝑀 =
𝑃 × 𝑄
𝑉
Trong đó:
M: là phương tiện cần thiết cho lưu thông
P: là mức giá cả
Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
b. Lạm phát:
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một
thời gian nhất định. Nó là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới, đó là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện
trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế.
Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành:
 Lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng dưới 111% năm)
 Lạm phát phi mã (trên 10%/năm)
 Siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa).
11
4. Quy luật giá trị
a. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị
 Nội dung:
Nội dung của quy luật giá trị: đòihỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở giá trị xã hội (hao phí lao động xã hội cần thiết)
 Yêu cầu của quy luật giá trị:
 Đối với nhà sản xuất: phải sản xuất ra hàng hóa với giá trị cá biệt bằng
hoặc thấp hơn giá trị xã hội.
 Trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá.
b. Tác động của quy luật giá trị
 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự
biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quyluật cung
- cầu:
o Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa
sản xuất ra có lãi, bán chạy
o Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu,
giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi.
o Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị.
 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc
đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Do đòi hỏi của quy luật giá trị người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt
nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao.
Từ đó, kích thích cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm
12
chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá
trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội.
 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành
người giàu, người nghèo.
13
CHUYÊN ĐỀ 2: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
I. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản
1. Công thức chung của tư bản
C.Mác gọi công thức T - H - T là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của
mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản
thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay.
2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài
lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu
thông. Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản. Để
giải quyết những mâu thuẫn này. C.Mác chỉ rõ: "phải lấy những quy luật nội tại
của lưu thông hàng hóa làm cơ sở...
3. Hàng hóa sức lao động
a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng
hóa
Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người,
trong nhân cách sinh lộng của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm
cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích
Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
 Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao
động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
 Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại
buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống.
14
b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
 Giá trị hàng hóa sức lao động:
Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định một cách gián tiếp thông qua giá trị
những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
 Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản
xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
 Phí tổn đào tạo người công nhân.
 Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái
người công nhân.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức
lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Giá trị sử dụng của hàng
hoá sức lao động có chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể
tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
II. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong CNTB
1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá
trình sản xuất ra giá trị thặng dư
C.Mác viết: "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo
ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự
thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản
xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của
nền sản xuất hàng hóa".
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới đổi ra ngoài giá trị sức lao động do
công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá
15
trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức
lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.
2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến
và tư bản khả biến
a. Bản chất của tư bản
Bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư
sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra.
b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào
sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng. Giá trị của nó, được C.Mác gọi là tư bản
bất biến (ký hiệu là c).
Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao
động trừu lượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng,
được C.Mác gọi là tư bản khá biến (ký hiệu là v).
3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
a. Tỷ suất giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản
khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Nếu ký hiệu m' là tỷ suất giá trị thặng dư, thì m’ được xác định bằng công thức:
𝑚′
=
𝑚
𝑣
× 100%
Trong đó:
m’ : Tỷ suất giá trị thặng dư
m : Giá trị thặng dư
v : Tư bản khả biến
Tỷ suất giá trị thặng dư được tính theo công thức khác:
16
𝑚′
=
𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑡ℎặ𝑛𝑔 𝑑ư
𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑡ấ𝑡 𝑦ế𝑢
× 100%
b. Khối lượng giá trị thặng dư
Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản
khả biến đã được sử dụng.
Nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư thì M được xác định bằng công thức:
𝑀 = 𝑚 × 𝑉 ℎ𝑎𝑦 𝑀 =
𝑚
𝑣
× 𝑉
Trong đó:
v: tư bản khả biến đại biểu cho giá trị 1 sức lao động
V: Tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động
4. Hai phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được
thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện
thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng
phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.
b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một
cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã
hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất
ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối.
 Giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao
động cá biệt, làm cho giá trị củ biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
17
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư
bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao
động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa.
5. Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ
nghĩa tư bản
Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ
sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản vì:
 Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân tạo ra
 Theo đuổi giá trị thặng dư ngày càng co là mục đích của các nhà tư bản.
Phương tiện để có được giá trị thặng dư là tang cường độ lao động, kéo dài
ngày lao động, tăng năng suất lao động, tìm kiếm kỹ thuật, công nghệ mới.
III. Tiền công
1. Bản chất của tiền công
Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của
giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài
thành giá cả của lao động.
2. Các hình thức cơ bản của tiền công
a. Tiền công tính theo thời gian
Tiền công, tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay
nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhản (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn.
b. Tiền công tính theo sảnphẩm
Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm hay số luợng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân
đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.
18
3. Tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế và các nhân tố ảnh hưởng
đến tiền công
a. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao
động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử đụng để tái sản xuất sức lao
động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế.
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và
dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.
b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của tiền công
 Sự biến đổi của giá trị sức lao động
 Sự biến đổi của nhu cầu của người lao động
 Tình trạng thất nghiệp
 Lạm phát
 Sự phân biệt khi trả công lao động
 Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
IV. Tích lũy tư bản
1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản
Tíchlũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay thực
chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa một phần giá trị thặng
Động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản là quy luật giá trị thặng dư, quy luật kinh tế tuyệt
đối của CNTB
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản
 Trình độ bóc lột giá trị thặng dư
 Năng suất lao động
 Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng
 Đại lượng tư bản ứng trước
19
3. Quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa
Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngàycàng tăng
 Tíchtụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản
hóa giá trị thặng dư.
 Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt
lớn.
Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
V. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư và các hình thái tư bản
1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k)
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để
sản xuất hàng hóa hay là phần bù lại giá trị của những tư liệu sản xuất (c) và giá trị
sức lao động (v) để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
Công thức:
w= c+v+m , k= c+ v
Trong đó:
k : Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
w: Giá trị hàng hóa
c: Tư bản bất biến
v: Tư bản khả biến
m : Giá trị thặng dư
b. Lợi nhuận (p)
Giá trị thặng dư so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của
toàn bộ tư bản ứng trước, sẽ mang hình thức chuyển hóa là lợi nhuận.
20
Công thức:
w = k + p
c. Tỷ suất lợi nhuận (p’)
Tỷ suất lợi nhuận (p’) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất tư
bản chủ nghĩa
Công thức:
𝑝′
=
𝑚
𝑐 + 𝑣
× 100%
Trong đó :
p’ : tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
d. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
 Tỷ suất giá trị thặng dư
 Cấu tạo hữu cơ của tư bản
 Tốc độ chu chuyển của tư bản
 Tiết kiệm tư bản bất biến
2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sảnxuất
a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị
trường
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một
ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi
nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh, các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao
năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá sản xuất ra thấp hơn giá trị
xã hội của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị
trường) của từng loại hàng hoá. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác
21
nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề
công nhân...) khác nhau, cho nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên
thị trường các hàng hoá phải bán theo giá trị xã hội - giá trị thị trường.
b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành giá trị bình
quân
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau,
nhằn mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là, nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao
hơn.
Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là
phân phôi tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau.
Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và
giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
 Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và
tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, ký hiệu là 𝑃′̅
Nếu ký hiệu 𝑃′̅ là tỷ suất lợi nhuận bình quân thì:
𝑃′
=
∑ 𝑚
∑(𝑐 + 𝑣)
× 100%
 Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những lượng tư bản
bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau, ký hiệu: p
𝑝̅ = 𝑝′̅ × 𝑘
c. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất
Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Nếu ký hiệu
giá cả sản xuất là Gsx là:
𝐺̅ 𝑠𝑥 = 𝑘 + 𝑝̅
22
CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN XÃ HỘI VÀ
TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI
I. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN
1. Tuần hoàn của tư bản
Tuần hoàn của tư bản là sự chuyển biến liên tiếp của tư bản qua 3 giai đoạn, trải
qua 3 hình thái là tư bản tiền tê, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa, để rồi trở về
hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn. Công thức:
TLSX
T – H … SX … H’ – T’
SLĐ
Ba giai đoạn tuần hoàn:
a. Giai đoạn mua: T–H
 Tư bản thực hiện chức năng biến hoá hình thái từ tư bản tiền thành tư bản sản
xuất.
b. Giai đoạn SX:
TLSX
H … SX … H’
SLĐ
 Tư liệu sản xuất và sức lao động kết hợp với nhau tạo thành quá trình sản
xuất.
 Kết thúc giai đoạn này tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá
c. Giai đoạn Bán: H’ - T’
 Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá biến thành tư bản tiền.
Tuần hoàn chỉ diễn ra trôi chảy và liên tục nếu thỏa mãn 2 điều kiện đó là:
23
 Các giai đoạn vận động tuần hoàn phải liên tục, không gián đoạn
 Tư bản tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái và không bị gián đoạnt
2. Chu chuyển của tư bản
Chu chuyển của tư bản chỉ về sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại không
ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt.
a. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm:
Thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn gọi là thời gian chu chuyển
của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời
gian lưu thông.
Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng
dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển và được tính
theo công thức
𝑛 =
𝐶𝐻
𝑐ℎ
Trong đó:
n - tốc độ chu chuyển của tư bản;
CH - thời gian 1 năm (12 tháng);
ch - thời hạn chu chuyển của 1 loại TB
3. Phương thức chu chuyển của TB
Căn cứ vào phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận tư bản, tư bản
sản xuất được phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động.
a. Tư bản cố định
Là bộ phận của tư bản sản xuất được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất,
nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào trong giá trị sản phẩm và tồn tại
dưới hình thái hiện vật là máy móc, thiết bị, nhà xưởng…
24
TBCĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển dần vào giá trị SP trong nhiều
chu kỳ SX.
Trong quá trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần. Có hai loại hao mòn:
 Hao mòn hữu hình
 Hao mòn vô hình
KHCN phát triển, các máy móc thiết bị được SX ra với :
 Chi phí thấp hơn ;
 Có hiệu suất cao hơn ;
 Mẫu mã đẹp hơn.
Vì vậy các máy móc thế hệ trước nó tuy còn nguyên giá trị sử dụng nhưng giá trị
đã giảm.
b. Tư bản lưu động
Là bộ phận của tư bản sản xuất, mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể
hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hóa đã bán
xong. Tư bản lưu động tồn tại dưới hình thái hiện vật là nguyên nhiên vật liệu, vật
rẻ tiền mau hỏng và tiền lương.
TBLĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm
trong 1chu kỳ sản xuất.
II. TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI
1. Một số khái niệm
Tư bản xã hội: là tổng số tư bản cá biệt hoạt động đan xen lẫn nhau, tác động
nhau, tạo tiền đề cho nhau
Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong năm:
+ Về giá trị nó bao gồm C + V + m.
25
+ Về mặt hiện vật gồm:  TLSX (tư liệu sản xuất).  TLTD (tư liệu tiêu dùng).
Bộ phận của tổng sản phẩm xã hội thể hiện số giá trị mới sáng tạo ra (V + m) gọi là
thu nhập quốc dân.
 Những giả định của Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội
Tiền đề để phân tích tái SX và lưu thông của tư bản XH
 Chia nền SX xã hội thành hai khu vực:
 Khu vực 1: SX TLSX.
 Khu vực 2: SX TLTD.
 Chia tổng SP xã hội về hai mặt:
 Giá trị.
 Hình thái vật chất.
Để phân tích tái sản xuất tư bản xã hội, mác nêu các giả định:
+ Toàn bộ C được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong 1 năm.
+ Chỉ có 2 giai cấp: tư sản và vô sản trong phương thức SX TBCN thuần túy.
+ Hàng hóa được mua bán theo đúng giá trị (giá cả bằng giá trị).
+ m’ = 100%. + Cấu tạo C / V không thay đổi. + Không xét đến ngoại thương.
2. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội
 Điều kiện thứ nhất: I (V + M) = II C
 Điều kiện thứ hai: I(C + V + M) = IC + IIC
 Điều kiện thứ ba: II (C + V + M) = I (V + M) + II (V + M)
3. Điều kiện thực hiện tổng sảnphẩm xã hội trong tái sản xuất giản
đơn.
 Điều kiện thứ nhất: I (V + M) > II C
 Điều kiện thứ hai: I (C + V + M) > I C + II C
26
 Điều kiện thứ ba: II (C + V + M) < 1 (V + M) < II (V + M)
4. Lý luận tái sản xuất tư bản xã hội
Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến
sản xuất tư liệu sản xuất đểtạo ra tư liệu tiêu dùng; và cuối cùng chậm nhất là sự
phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dung. Đó cũng là nội dung của quy luật ưu tiên
phát triển sản xuất tư liệu sản xuất. Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất
tư bản mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ.
III. Khủng hoảng kinh tế trong CNTB.
1. Bản chất và nguyên nhân khủng hoảng kinh tế trong CNTB
Bản chất của khủng hoảng kinh tế TBCN là khủng hoảng SX “thừa”, biểu hiện là
hàng hóa không tiêu thụ được, dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, doanh nghiệp phá sản
thất nghiệp cao.
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế do mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu
thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng SX với chế độ sở hữu
tư nhân về TLSX. Mâu thuẫn này biểu hiện:
 Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ
và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
 Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư
bảnvới sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng.
 Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
2. Chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian của nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa vận động giữa hai cuộc khủng hoảng, từ cuộc khủng hoảng kinh tế này tới
cuộc khủng hoảng kinh tế khác. Thường một chu kỳ kinh tế bao gồm 4 giai đoạn:
khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh.
27
CHUYÊN ĐỀ 4: HỌC THUYẾT KINH TẾ VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
1. Bước chuyển từ TBCN tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do
những nguyên nhân chủ yếu sau:
 Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung tư bản từ đó hình thành các tập đoàn tư bản lớn.
 Sự tác động của các quy luật kinh tế ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ
cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
 Cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các
nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp
ngày càng to lớn.
 Tác động cuộc khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích
tụ và tập trung tư bản.
 Sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc
đấy tập trung sản xuất tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền
a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào
trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục
đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.
Những hình thức độc quyền cơ bản là:
28
 Cácten (Cartel) là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp
nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ
hạn thanh toán, …
 Xanhđica (Syndicate) là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn
cácten.
 Tơrớt (Trust) là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm
thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý.
 Côngxoócxiom (Consortium) là một hình thức độc quyền có trình độ và quy
mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên.
b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
 Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số
ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền
các nhà công nghiệp.
 Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc
quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản
gọi là các đầu sỏ tài chính. Các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình
thông qua chế độ tham dự.
c. Xuất khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá
trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản
Xuất khẩu tư bản có hai hình thức đầu tư:
 Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh
doanh thu lợi nhuận cao.
 Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức. Xét về chủ sở hữu tư
bản, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản
tư nhân.
29
d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
Quá trình tíchtụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về
quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập
đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế
quốc
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia
thế giới về lãnh thổ. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng
cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các
nguồn nguyên liêu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm
thuộc địa càng quyết liệt hơn".
3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư
trong giai đoạn CNTB độc quyền
a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn
CNTB độc quyền
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do.
Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó còn
làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn. Cố 3
loại cạnh tranh:
 Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền vi các xí nghiệp ngoài độc quyền.
 Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
 Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
b. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị
thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị thặng dư biểu hiện
thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Quy luật này phản ánh quan hệ thống trị
30
và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và
trên toàn thế giới.
II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
1. Nguyên nhân hình thành và bản chấtcủa chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước
a. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước
 Lực lượng sản xuất phát triển cao, xã hội hóa sản xuất đòi hỏi sự can thiệp
của nhà nước tư sản vào các hoạt động kinh tế.
 Sự phát triển của phân công lao động xã hộinh, hình thành một số ngành, lĩnh
vực mà tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng thực hiện đòi hỏi
phải có sự tham gia, điều tiết của nhà nước
 Sự thống trị của độc quyền đã tạo nên sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với
giai cấp vô sản và nhân dân lao động đòi hỏi sự tham gia điều tiết của nhà
nước.
 Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột
giữa các nước đòi hỏi sự tham gia điều tiết của nhà nước.
b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Về bản chất, CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền
tư nhân vơi sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thể chế thống nhất, trong đó
nhà nước bảo vệ lợi íchcủa các tổ chức độc quyền và làm giảm bớt những mâu
thuẫn của CNTB.
2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền vàd nhà nước
Các tổ chức độc quyền tìm cách đưa người vào trong bộ máy nhà nước nhằm đỡ
đầu, chi phối chính sách của nhà nước phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền.
31
Đồng thời, nhà nước cũng đưa người vào giám sát hoạt động của các tổ chức độc
quyền.
b. Sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà
nước
Sở hữu nhà nước tang lên trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ những
lĩnh vực mà tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm; kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội,…
Sở hữu nhà nước được hình thành thông qua hình thức: xây dựng mới, mua lại các
doanh nghiệp tư nhân, góp vốn cổ phần, mở rộng các doanh nghiệp nhà nước có
sẵn.
Sở hữu nhà nước có vai trò:
 Mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản.
 Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào
những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.
 Làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá trình
kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền.
c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế và
thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính
sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân,
toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc
quyền.
32
III. Chủ nghĩa tư bản ngày nay và những biểu hiện mới của nó
1. Những biểu hiện mới về năm đặc điềm của CNTB độc quyền
 Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công ty
độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và
nhỏ
 Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài
chính
 Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh,nhưng
quy mô,chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát
triển mới
 Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng
quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa
nền kinh tế
 Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình
thức cạnh tranh và thống trị mới
2. Những biểu hiện mới tong cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc
quyền nhà nước
 Tỷ trọng của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân được nâng lên.
 Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ.
 Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình
tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều.
 Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng
hơn.
 Các công cụ và phạm vi điều tiết của nhà nước cũng đa dạng và mở rộng hơn
3. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB ngày nay
 Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất
 Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức
33
 Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp
 Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổilớn
 Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường
 Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống
kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế
 Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường
IV. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại
1. Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội
 Giải phóng loài người ra khỏi “Đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến
 Phát triển lực lượng sản xuất
 Thực hiện xã hội hoá sản xuất
 Xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, phát triển phân
công lao động chuyên môn hóa
 Thiết lập lên nền dân chủ tư sản
2. Những hạn chế của CNTB
 Sự ra đời của CNTB gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc
thuộc địa, làm phá sản những người sản xuất nhỏ và bóc lột lao động làm thuê.
 Sự tồn tại và phát triển của CNTB gắn liền với việc bóc lột lao động làm thuê,
từ đó, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động
 Sự phát triển của CNTB đã gây ra những cuộc chiến tranh đẫm máu, làm chết
hàng triệu người vô tội
 Sự phát triển của CNTB làm phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước
tư bản với các nước đang phát triển và giữa các tầng lớp dân cư trong các nước
tư bản.
3. Xu hướng vận động của CNTB
 Những thành tựu và hạn chế trên đây của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của
34
lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất.
 CNTB ngày nay vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến
động, mâu thuẫn bên trong và ngoài nước. Tuy nhên, những mâu thuẫn này vẫn
là những thách thức và đe dọa sự tồn vong của CNTB
35
CHUYÊN ĐỀ 5: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ
CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử
a. Khái niệm giai cấp công nhân
 Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng
với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực
lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản
tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật
chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp
công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải
làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các
nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư
liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã
hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ
 Quan niệm hiện nay về giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân là những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp
và lao động trong ngành dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp.
b. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân cần phải trải qua hai bước:
 Bước thứ nhất "... giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị" và "Giai cấp
vô sán Chiếm lạy chinh quyền nhà nước".
36
 Bước thứ hai: "... giai cấp vô sản dùng sự thống trị của mình để từng bước
đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những
công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước" tiến hành tổ chức xây dựng xã hội
mới - xã hội chủ nghĩa.
Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau: giai cấp công nhân không thực hiện được
bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là
quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
a. Địa vị kinh tế - xã hội của giaicấp công nhân trong xã hội
tư bản chủ nghĩa
Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất gắn liền với lực lượng sản xuất tiên
tiến trong xã hội tư bản
Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp, nên khi nền sản xuất
công nghiệp hiện đại phát triển, giai cấp công nhân có xu hướng ngày càng đông
Trong xã hội tư bản giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, phải đi làm
thuê, bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột
Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân trở thành
giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ có khả năng thực hiện được sứ mệnh
lịch sử đó là: khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản
và xây dựng xã hội mới; khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động khác chống
chủ nghĩa tư bản ; khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị
áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
b. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
 Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, có tinh thần cách mạng triệt để
nhất
 Giai cấp công nhân có tổ chức kỷ luật cao
37
 Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế
3. Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh của
mình lịch sử của giaicấp công nhân
a. Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính đảng của
giai cấpcông nhân
Khi đảng cộng sản ra đời, thông qua sự lãnh đạo của đảng, giai cấp công nhân nhận
thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấu
tranh cách mạng, từ đó tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động, thực
hiện việc lật đổ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp mình, giải phóng toàn xã hội
và tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi mặt.
b. Mối quan hệ giữa đảng cộng sản và giai cấp công nhân
Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Đảng viên là những người được trang bị lý luận, nắm được quan điểm, đường lối
của đảng, do vậy "họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ
những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản" . Cán bộ, đảng
viên phải tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối của đảng tới các tầng lớp
nhân dân làm cho quần chúng nhân dân hiểu và phải bằng hành động gương mẫu
của mình để tập hợp, lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các phong trào cách mạng.
II. Cáchmạng xã hội chủ nghĩa
1. Cáchmạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ
nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp
công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao dộng xây
dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn gay gắt
giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản
xuất đã trở nên lỗi thời.
38
2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cuộc cáchmạng xã hội chủ
nghĩa
a. Mục tiêu:
Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công
nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền
của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột.
Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công
nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động và công cuộc tổ chức một xã hội
mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình
trạng dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác.
Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà
nước, giai cấp vô sản tự xóa bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị.
b. Động lực của cáchmạng xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân
lao động ra khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
cho họ, do vậy thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong
suốt quá trình cách mạng.
Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
c. Nội dung của cáchmạng xã hội chủ nghĩa
Trên lĩnh vực chính trị: Nội dung trước tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đập
tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân,
nhân dân lao động; đưa những người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị
làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là tiếp tục phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa.
Trên lĩnh vực kinh tế: Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi
của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao
năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
39
Trên lĩnh vực tư tương - văn hóa: Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân cùng
quần chúng nhân dân lao động đã trở thành những người làm chủ những tư liệu sản
xuất chủ yếu trong xã hội, do vậy, họ cũng là những người sáng tạo ra những giá trị
tinh thần.
3. Liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấpnông dân và các
tầng lớp lao động khác trong cáchmạng xã hội chủ nghĩa
Ở những nước khi mà giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác còn là lực
lượng đông đảo trong xã hội thì cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được
thắng lợi nếu giai cấp công nhân thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn kết của lực
lượng cách mạng, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông.
III. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
Sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phải có những điều
kiện nhất định, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đạt
đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên đông đảo, mâu
thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản. Mặt khác, từ thực tiễn cách mạng, giai cấp công
nhân phải giác ngộ cách mạng, phải xây dựng được chính đảng cách mạng, phải
kiên quyết đấu tranh giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản khi có thời cơ
cách mạng. Cách mạng không tự diễn ra, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ.
1. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa
 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
 Chủ nghĩa xã hội
 Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
40
CHUYÊN ĐỀ 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY
LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Để bảo vệ thành quả cách mạng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sau
khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân phải nắm vững công cụ
chuyên chính, phải xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh, trở thành một
công cụ trấn áp các thế lực thù địch đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa là thành quả tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
thắng lợi; sự hình thành dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về
chất của dân chủ - chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động.
Trong tiến trình lịch sử nhân loại, sự ra đời và thay thế nhau của các phương thức
sản xuất đã dẫn đến sự biến đổivề hình thức, tính chất, quy mô và kết cấu gia đình.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một tiết chế cơ sở đặc thù của xã hội, là cầu
nối giữa các thành viên gia đình với xã hội; là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc,
sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội.
Dân tộc và quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa là một nội
dung quan trọng trong toàn bộ nội dung của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Xã
hội mới từng bước tạo ra những điều kiện để xây dựng quan hệ hợp tác giữa các
dân tộc. Việc giải quyết vấn đề dân tộc có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát
triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc; thực chất là xác lập quan
hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia trên các lĩnh vực kinh
tế, chính trị, xã hội và ngôn ngữ.
Theo Mac – Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách
hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan, đây là một vấn đề tế nhị nhạy cảm và
phức tạp. Tuy đây là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất nhưng tôn giáo đã in
sâu vào đời sống tinh thần, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ; có
ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì
vậy, việc kế thừa , bảo tồn và phát huy văn hóa (có chọn lọc) của nhân loại, trong
đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.
41
Do đó chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay luôn quan tâm và phát
triển chế độ an sinh xã hội, nâng cao môi trường sống của người dân, thực hiện tôn
trọng và bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có nêu:
 Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi
ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của
công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt
nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
 Bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các
công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách,
pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp,... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
công nhân.
 Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
 Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực
hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng.
 Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn
hóa, tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Phát huy trí tuệ,
kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội và gia
đình; giúp đỡ người già không nơi nương tựa.
 Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước
ta. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
 Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy
những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều
kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức
42
tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp
tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động
phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.

More Related Content

What's hot

Benh ly bang quang
Benh ly bang quangBenh ly bang quang
Benh ly bang quangNguyen Binh
 
Cách Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học Thành Đông Điểm Cao.doc
Cách Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học Thành Đông Điểm Cao.docCách Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học Thành Đông Điểm Cao.doc
Cách Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học Thành Đông Điểm Cao.doc
luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN DÀY DÍN...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN DÀY DÍN...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN DÀY DÍN...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN DÀY DÍN...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viênCat Tuong
 
Các bệnh hô hấp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái Nguyên
Các bệnh hô hấp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái NguyênCác bệnh hô hấp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái Nguyên
Các bệnh hô hấp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.pptBài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
SoM
 
Chuyenhoaprotein
ChuyenhoaproteinChuyenhoaprotein
Chuyenhoaprotein
Kanist BB
 
Lý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếLý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về Thuế
VitHong102712
 
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Luật kinh tế: Công ty hợp danh
Luật kinh tế: Công ty hợp danhLuật kinh tế: Công ty hợp danh
Luật kinh tế: Công ty hợp danh
Eric Nhan Le
 
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
anhtai11
 
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNGPHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
Tín Nguyễn-Trương
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMCÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
SoM
 
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
NguynHngXun1
 

What's hot (20)

Benh ly bang quang
Benh ly bang quangBenh ly bang quang
Benh ly bang quang
 
Cách Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học Thành Đông Điểm Cao.doc
Cách Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học Thành Đông Điểm Cao.docCách Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học Thành Đông Điểm Cao.doc
Cách Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học Thành Đông Điểm Cao.doc
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN DÀY DÍN...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN DÀY DÍN...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN DÀY DÍN...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP CHO BỆNH NHÂN DÀY DÍN...
 
Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356
 
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên[Luật kt] cty tnhh một thành viên
[Luật kt] cty tnhh một thành viên
 
Các bệnh hô hấp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái Nguyên
Các bệnh hô hấp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái NguyênCác bệnh hô hấp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái Nguyên
Các bệnh hô hấp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái Nguyên
 
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.pptBài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
 
Chuyenhoaprotein
ChuyenhoaproteinChuyenhoaprotein
Chuyenhoaprotein
 
Lý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về ThuếLý thuyết chung về Thuế
Lý thuyết chung về Thuế
 
Virus
VirusVirus
Virus
 
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi  0918755356
Thuyết minh dự án Chế biến Nam Dược tỉnh Quảng Ngãi 0918755356
 
Luật kinh tế: Công ty hợp danh
Luật kinh tế: Công ty hợp danhLuật kinh tế: Công ty hợp danh
Luật kinh tế: Công ty hợp danh
 
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoagiáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
giáo trình chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa
 
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356 Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
Thuyết minh dự án Nấm ăn liền tại Hà Nội | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Hoa sinh hoc
Hoa sinh hocHoa sinh hoc
Hoa sinh hoc
 
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNGPHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
PHÚC MẠC VÀ PHÂN KHU Ổ BỤNG
 
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMCÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
124 cau-tu-tuong-lecture-notes-13
 

Similar to Tóm tắt NLCB của CN Mác-Lênin

Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệuBai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
trinhvannam-90
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005hung bonglau
 
Sach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le netSach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le net
Hung Nguyen
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribank
dissapointed
 
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
GPMT bê tông Hàm Yên.docx
GPMT bê tông Hàm Yên.docxGPMT bê tông Hàm Yên.docx
GPMT bê tông Hàm Yên.docx
LaCng1
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfNguyễn Công Huy
 
Hdsd kiot viet ver10
Hdsd kiot viet ver10Hdsd kiot viet ver10
Hdsd kiot viet ver10
phanmemquanlybanhangKiotViet
 
Co so ly thuyet ve bao mat
Co so ly thuyet ve bao matCo so ly thuyet ve bao mat
Co so ly thuyet ve bao mat
apofisvn
 
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
3 dmax
3 dmax3 dmax
3 dmax
xuanthi_bk
 
BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP; MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ QUỸ GEN CÂY TRỒNG
BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP; MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ QUỸ GEN CÂY TRỒNG BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP; MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ QUỸ GEN CÂY TRỒNG
BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP; MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ QUỸ GEN CÂY TRỒNG
nataliej4
 
Huong dan su_dung_cns_accounting_3
Huong dan su_dung_cns_accounting_3Huong dan su_dung_cns_accounting_3
Huong dan su_dung_cns_accounting_3Hoang Tu
 
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAYLuận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Shop AI
Shop AIShop AI
Shop AI
danhhui2002
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 

Similar to Tóm tắt NLCB của CN Mác-Lênin (20)

Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệuBai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bai giang hệ quản trị cơ sở dữ liệu
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
Huong dan thi hanh luat dau tu 2005
 
Sach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le netSach kinh te luat ts le net
Sach kinh te luat ts le net
 
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đLuận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện quy chế trả lương tại công ty thuốc lá, 9đ
 
Sổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng AgribankSổ tay tín dụng Agribank
Sổ tay tín dụng Agribank
 
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
 
GPMT bê tông Hàm Yên.docx
GPMT bê tông Hàm Yên.docxGPMT bê tông Hàm Yên.docx
GPMT bê tông Hàm Yên.docx
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
 
Hdsd kiot viet ver10
Hdsd kiot viet ver10Hdsd kiot viet ver10
Hdsd kiot viet ver10
 
Co so ly thuyet ve bao mat
Co so ly thuyet ve bao matCo so ly thuyet ve bao mat
Co so ly thuyet ve bao mat
 
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
 
Dieule23 4-2011
Dieule23 4-2011Dieule23 4-2011
Dieule23 4-2011
 
Vpk ban caobach_niemyet
Vpk ban caobach_niemyetVpk ban caobach_niemyet
Vpk ban caobach_niemyet
 
3 dmax
3 dmax3 dmax
3 dmax
 
BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP; MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ QUỸ GEN CÂY TRỒNG
BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP; MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ QUỸ GEN CÂY TRỒNG BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP; MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ QUỸ GEN CÂY TRỒNG
BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP; MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ QUỸ GEN CÂY TRỒNG
 
Huong dan su_dung_cns_accounting_3
Huong dan su_dung_cns_accounting_3Huong dan su_dung_cns_accounting_3
Huong dan su_dung_cns_accounting_3
 
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAYLuận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
Luận văn: Quá trình tạo bùn hạt hiếu khí trên mô hình SBR, HAY
 
Shop AI
Shop AIShop AI
Shop AI
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 

Tóm tắt NLCB của CN Mác-Lênin

  • 1. 1 Mục lục CHUYÊN ĐỀ 1: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ....................................................................................................6 I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA..................................................................................................................6 1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa......................................................6 a. Phân công lao động xã hội....................................................................................................6 b. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất............................................6 2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa...............................................................................6 a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa..........................................................................................6 b. Ưu thế của sảnxuất hàng hóa...............................................................................................7 II. Hàng hóa....................................................................................................................................7 1. Hàng hóa và hai thuộc tính cơ bản của nó.................................................................................7 2. Hai thuộc tính của hàng hóa.....................................................................................................7 a. Giá trị sử dụng.....................................................................................................................7 b. Giá trị..................................................................................................................................7 3. Tính hai mặt của lao động sảnxuất hàng hóa............................................................................8 a. Lao động cụ thể...................................................................................................................8 b. Lao động trừu tượng............................................................................................................8 4. Lượng giá trị của hàng hóa.......................................................................................................8 a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa...........................................................................................8 b. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa...........................................................8 III. Tiền tệ ....................................................................................................................................9 1. Sự phát triển các hình thái giá trị..............................................................................................9 2. Bản chất của tiền tệ...............................................................................................................10 3. Quy luậtlưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát.........................................................................10 a. Quy luậtlưu thông tiền tệ ..................................................................................................10 b. Lạm phát:..........................................................................................................................10 4. Quy luật giá trị.......................................................................................................................11 a. Nội dung và yêu cầu của quyluật giá trị...............................................................................11 b. Tác động của quy luật giá trị...............................................................................................11
  • 2. 2 CHUYÊN ĐỀ 2: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ................................................................................13 I. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản.........................................................................................13 1. Công thức chung của tư bản...................................................................................................13 2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản............................................................................13 3. Hàng hóa sức lao động...........................................................................................................13 a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.............................................13 b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động...........................................................................14 II. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong CNTB .......................................................................14 1. Sự thốngnhất giữaquá trình sản xuấtra giátrị sử dụngvà quá trình sản xuấtra giátrị thặng dư 14 2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.................15 a. Bản chất của tư bản ...........................................................................................................15 b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.....................................................................................15 3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư..............................................................15 a. Tỷ suất giá trị thặng dư.......................................................................................................15 b. Khối lượng giá trị thặng dư.................................................................................................16 4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư..............................................................................16 a. Phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư tuyệt đối .................................................................16 b. Phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư tương đối................................................................16 5. Sản xuất giá trị thặng dư- quyluật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản................................17 III. Tiền công..............................................................................................................................17 1. Bản chất của tiền công...........................................................................................................17 2. Các hình thức cơ bản của tiền công.........................................................................................17 a. Tiền công tính theo thời gian..............................................................................................17 b. Tiền công tính theo sản phẩm.............................................................................................17 3. Tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công.....................18 a. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế...........................................................................18 b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của tiền công ....................................................18 IV. Tích lũy tư bản.......................................................................................................................18 1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản................................................................................18 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản......................................................18 3. Quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa ..........................................................................19
  • 3. 3 V. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư và các hình thái tư bản..................................................19 1. Chi phí sảnxuất tư bản chủ nghĩa,lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.............................................19 a. Chi phí sảnxuất tư bản chủ nghĩa (k)...................................................................................19 b. Lợi nhuận (p).....................................................................................................................19 c. Tỷ suất lợi nhuận (p’) .........................................................................................................20 d. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.................................................................20 2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất...................................................................................20 a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường........................................20 b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành giá trị bình quân ..............................................21 c. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất.....................................................21 CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN XÃ HỘI VÀ TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI........22 I. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN........................................................................................22 1. Tuần hoàn của tư bản............................................................................................................22 a. Giai đoạn mua: T–H ...........................................................................................................22 b. Giai đoạn SX:.....................................................................................................................22 c. Giai đoạn Bán: H’ - T’..........................................................................................................22 2. Chu chuyển của tư bản ..........................................................................................................23 a. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm:................................................................................23 3. Phương thức chu chuyển của TB.............................................................................................23 a. Tư bản cố định...................................................................................................................23 b. Tư bản lưu động................................................................................................................24 II. TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI....................................................................................................24 1. Một số khái niệm...................................................................................................................24 2. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội...............................................................................25 3. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn......................................25 4. Lý luận tái sản xuất tư bảnxã hội............................................................................................26 III. Khủng hoảng kinh tế trong CNTB............................................................................................26 1. Bản chất và nguyên nhân khủng hoảng kinh tế trong CNTB......................................................26 2. Chu kỳ kinh tế........................................................................................................................26 CHUYÊNĐỀ 4: HỌC THUYẾT KINH TẾ VỀ CHỦ NGHĨATƯ BẢN ĐỘCQUYỀN VÀ CHỦ NGHĨATƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC..........................................................................................................................27 I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền ......................................................................................................27
  • 4. 4 1. Bước chuyển từ TBCN tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền.................................................27 2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền ..............................................................27 a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.......................................................................27 b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính..............................................................................28 c. Xuất khẩu tư bản...............................................................................................................28 d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền.................................................29 e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc............................................29 3. Sự hoạt động của quyluật giá trị và quyluật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền...29 a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn CNTB độc quyền..............................29 b. Biểuhiệnhoạtđộng của quyluật giátrị và quyluật giátrị thặngdư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền......................................................................................................................29 II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.......................................................................................30 1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước......................30 a. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ....................................30 b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ............................................................30 2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước.........................................................30 a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền vàd nhà nước ..............................................30 b. Sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nước...........................................31 c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.............................................................................31 III. Chủ nghĩa tư bản ngày nay và những biểu hiện mới của nó......................................................32 1. Những biểu hiện mới về năm đặc điềm của CNTB độc quyền...................................................32 2. Những biểu hiện mới tong cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước....................32 3. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB ngày nay............................................................32 IV. Vai trò, hạn chế vàxu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại ......................................33 1. Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sảnxuất xã hội.................................................33 2. Những hạn chế của CNTB.......................................................................................................33 3. Xu hướng vận động của CNTB................................................................................................33 CHUYÊN ĐỀ 5: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA....35 I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân......................................................................................35 1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử....................................................................................35 a. Khái niệm giai cấp công nhân..............................................................................................35 b. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân...............................................................................35
  • 5. 5 2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân....................................36 a. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa...........................36 b. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân................................................................36 3. Vai trò của Đảng cộngsản trong quá trình thực hiệnsứmệnhcủa mình lịchsử của giai cấp công nhân............................................................................................................................................37 a. Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính đảng của giai cấp công nhân .......................37 b. Mối quan hệ giữa đảng cộng sản và giai cấp công nhân........................................................37 II. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.......................................................................................................37 1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó................................................................37 2. Mục tiêu, độnglực và nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.......................................38 a. Mục tiêu:...........................................................................................................................38 b. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa............................................................................38 c. Nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa............................................................................38 3. Liênminhgiữagiai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và các tầng lớplaođộng khác trongcách mạng xã hội chủ nghĩa...................................................................................................................39 III. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa...........................................................................39 1. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ................................39 CHUYÊNĐỀ 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUYLUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...............................................................................................................40
  • 6. 6 CHUYÊN ĐỀ 1: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA 1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điêu kiện sau đây: a. Phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hòi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau. b. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, người nào sở hữu tư liệu sản xuất thì người đó sở hữu sản phẩm lao động. Chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa. 2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa  Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng.  Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng.
  • 7. 7  Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang tính xã hội b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa  Sự phát triển sản xuất hàng hóa dẫn đến chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ.  Tạo động lực thúc đẩy người sản xuất tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển bằng cách cải tiến khoa học kỹ thuật.  Sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.  Thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa trong và ngoài nước. II. Hàng hóa 1. Hàng hóa và hai thuộc tính cơ bản của nó Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình). 2. Hai thuộc tính của hàng hóa Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. a. Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Do đó, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. b. Giá trị Hai hàng hóa khác nhau có thể trao đổi được với nhau là do chúng đều là sản phẩm của lao động và đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh, để trao đổi giữa hàng hóa với nhau. Lao động hao phí để
  • 8. 8 sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Vì vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. 3. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Hai thuộc tính của hàng hóa là do tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa quyết định. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là lao động cụ thể và lao động trừu tượng a. Lao động cụ thể Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng, và kết quả riêng. b. Lao động trừu tượng Lao động của người sản xuất hàng hoá, nếu coi đó là sự hao phí óc, sức thần kinh của sức cơ bắp nói chung của con người, chứ không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào, thì gọi là lao động trừu tượng. 4. Lượng giá trị của hàng hóa a. Thước đo lượng giá trị hàng hóa Thước đo giá trị của hàng hóa là thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất trung bình của xã hội , với trình độ thành thạo trung bình , trình độ trang thiết bị trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó. b. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa  Năng suất lao động Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
  • 9. 9 Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng xuất lao động xã hội.  Mức độ phức tạp của lao động Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hoá. Có 2 mức độ phức tạp của lao động là lao động giản đơn và lao động phức tạp. Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp. Để thuận tiện cho trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị trao đổi và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Như vậy, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình. III. Tiền tệ 1. Sự phát triển các hình thái giá trị Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa được biểu hiện thông qua bốn hình thái cụ thể sau đây:  Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên  Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng  Hình thái chung của giá trị  Hình thái tiền tệ
  • 10. 10 2. Bản chất của tiền tệ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Chức năng của tiền tệ: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất giữ và tiền tệ thế giới 3. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát a. Quy luật lưu thông tiền tệ Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định. Công thức tổng quát để xác định lượng tiền trong lưu thông là: 𝑀 = 𝑃 × 𝑄 𝑉 Trong đó: M: là phương tiện cần thiết cho lưu thông P: là mức giá cả Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ b. Lạm phát: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Nó là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế. Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành:  Lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng dưới 111% năm)  Lạm phát phi mã (trên 10%/năm)  Siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa).
  • 11. 11 4. Quy luật giá trị a. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị  Nội dung: Nội dung của quy luật giá trị: đòihỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội (hao phí lao động xã hội cần thiết)  Yêu cầu của quy luật giá trị:  Đối với nhà sản xuất: phải sản xuất ra hàng hóa với giá trị cá biệt bằng hoặc thấp hơn giá trị xã hội.  Trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. b. Tác động của quy luật giá trị  Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quyluật cung - cầu: o Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy o Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. o Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị.  Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Do đòi hỏi của quy luật giá trị người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao. Từ đó, kích thích cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm
  • 12. 12 chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội.  Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
  • 13. 13 CHUYÊN ĐỀ 2: HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản 1. Công thức chung của tư bản C.Mác gọi công thức T - H - T là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. 2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản. Để giải quyết những mâu thuẫn này. C.Mác chỉ rõ: "phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ sở... 3. Hàng hóa sức lao động a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh lộng của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:  Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.  Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống.
  • 14. 14 b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động  Giá trị hàng hóa sức lao động: Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định một cách gián tiếp thông qua giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:  Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.  Phí tổn đào tạo người công nhân.  Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.  Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. II. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong CNTB 1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư C.Mác viết: "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hóa". Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới đổi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá
  • 15. 15 trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới. 2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến a. Bản chất của tư bản Bản chất của tư bản là phản ánh quan hệ sản xuất xã hội mà trong đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra. b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng. Giá trị của nó, được C.Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c). Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu lượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C.Mác gọi là tư bản khá biến (ký hiệu là v). 3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư a. Tỷ suất giá trị thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Nếu ký hiệu m' là tỷ suất giá trị thặng dư, thì m’ được xác định bằng công thức: 𝑚′ = 𝑚 𝑣 × 100% Trong đó: m’ : Tỷ suất giá trị thặng dư m : Giá trị thặng dư v : Tư bản khả biến Tỷ suất giá trị thặng dư được tính theo công thức khác:
  • 16. 16 𝑚′ = 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑡ℎặ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔 𝑡ấ𝑡 𝑦ế𝑢 × 100% b. Khối lượng giá trị thặng dư Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng. Nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư thì M được xác định bằng công thức: 𝑀 = 𝑚 × 𝑉 ℎ𝑎𝑦 𝑀 = 𝑚 𝑣 × 𝑉 Trong đó: v: tư bản khả biến đại biểu cho giá trị 1 sức lao động V: Tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động 4. Hai phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi và giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối. b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để kéo dài một cách tương ứng thời gian lao động thặng dư trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này được gọi là giá trị thặng dư tương đối.  Giá trị thặng dư siêu ngạch Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị củ biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
  • 17. 17 Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa. 5. Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản vì:  Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân tạo ra  Theo đuổi giá trị thặng dư ngày càng co là mục đích của các nhà tư bản. Phương tiện để có được giá trị thặng dư là tang cường độ lao động, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động, tìm kiếm kỹ thuật, công nghệ mới. III. Tiền công 1. Bản chất của tiền công Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá cả của lao động. 2. Các hình thức cơ bản của tiền công a. Tiền công tính theo thời gian Tiền công, tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhản (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn. b. Tiền công tính theo sảnphẩm Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số luợng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.
  • 18. 18 3. Tiền công danh nghĩa, tiền công thực tế và các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công a. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử đụng để tái sản xuất sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế. Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. b. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của tiền công  Sự biến đổi của giá trị sức lao động  Sự biến đổi của nhu cầu của người lao động  Tình trạng thất nghiệp  Lạm phát  Sự phân biệt khi trả công lao động  Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân IV. Tích lũy tư bản 1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản Tíchlũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa một phần giá trị thặng Động cơ thúc đẩy tích lũy tư bản là quy luật giá trị thặng dư, quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản  Trình độ bóc lột giá trị thặng dư  Năng suất lao động  Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng  Đại lượng tư bản ứng trước
  • 19. 19 3. Quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngàycàng tăng  Tíchtụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư.  Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản V. Hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư và các hình thái tư bản 1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận a. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa hay là phần bù lại giá trị của những tư liệu sản xuất (c) và giá trị sức lao động (v) để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản. Công thức: w= c+v+m , k= c+ v Trong đó: k : Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa w: Giá trị hàng hóa c: Tư bản bất biến v: Tư bản khả biến m : Giá trị thặng dư b. Lợi nhuận (p) Giá trị thặng dư so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, sẽ mang hình thức chuyển hóa là lợi nhuận.
  • 20. 20 Công thức: w = k + p c. Tỷ suất lợi nhuận (p’) Tỷ suất lợi nhuận (p’) là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa Công thức: 𝑝′ = 𝑚 𝑐 + 𝑣 × 100% Trong đó : p’ : tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa d. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận  Tỷ suất giá trị thặng dư  Cấu tạo hữu cơ của tư bản  Tốc độ chu chuyển của tư bản  Tiết kiệm tư bản bất biến 2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sảnxuất a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch. Biện pháp cạnh tranh, các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành nên giá trị xã hội (giá trị thị trường) của từng loại hàng hoá. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác
  • 21. 21 nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân...) khác nhau, cho nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá phải bán theo giá trị xã hội - giá trị thị trường. b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành giá trị bình quân Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằn mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức là, nơi nào có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là phân phôi tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau. Kết quả của cạnh tranh giữa các ngành là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.  Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu là 𝑃′̅ Nếu ký hiệu 𝑃′̅ là tỷ suất lợi nhuận bình quân thì: 𝑃′ = ∑ 𝑚 ∑(𝑐 + 𝑣) × 100%  Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những lượng tư bản bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau, ký hiệu: p 𝑝̅ = 𝑝′̅ × 𝑘 c. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Nếu ký hiệu giá cả sản xuất là Gsx là: 𝐺̅ 𝑠𝑥 = 𝑘 + 𝑝̅
  • 22. 22 CHUYÊN ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN XÃ HỘI VÀ TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI I. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN 1. Tuần hoàn của tư bản Tuần hoàn của tư bản là sự chuyển biến liên tiếp của tư bản qua 3 giai đoạn, trải qua 3 hình thái là tư bản tiền tê, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa, để rồi trở về hình thái ban đầu với lượng giá trị lớn hơn. Công thức: TLSX T – H … SX … H’ – T’ SLĐ Ba giai đoạn tuần hoàn: a. Giai đoạn mua: T–H  Tư bản thực hiện chức năng biến hoá hình thái từ tư bản tiền thành tư bản sản xuất. b. Giai đoạn SX: TLSX H … SX … H’ SLĐ  Tư liệu sản xuất và sức lao động kết hợp với nhau tạo thành quá trình sản xuất.  Kết thúc giai đoạn này tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá c. Giai đoạn Bán: H’ - T’  Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá biến thành tư bản tiền. Tuần hoàn chỉ diễn ra trôi chảy và liên tục nếu thỏa mãn 2 điều kiện đó là:
  • 23. 23  Các giai đoạn vận động tuần hoàn phải liên tục, không gián đoạn  Tư bản tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái và không bị gián đoạnt 2. Chu chuyển của tư bản Chu chuyển của tư bản chỉ về sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển của tư bản nói lên tốc độ vận động của tư bản cá biệt. a. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm: Thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn gọi là thời gian chu chuyển của tư bản. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn. Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển và được tính theo công thức 𝑛 = 𝐶𝐻 𝑐ℎ Trong đó: n - tốc độ chu chuyển của tư bản; CH - thời gian 1 năm (12 tháng); ch - thời hạn chu chuyển của 1 loại TB 3. Phương thức chu chuyển của TB Căn cứ vào phương thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ phận tư bản, tư bản sản xuất được phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động. a. Tư bản cố định Là bộ phận của tư bản sản xuất được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào trong giá trị sản phẩm và tồn tại dưới hình thái hiện vật là máy móc, thiết bị, nhà xưởng…
  • 24. 24 TBCĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển dần vào giá trị SP trong nhiều chu kỳ SX. Trong quá trình hoạt động, tư bản cố định bị hao mòn dần. Có hai loại hao mòn:  Hao mòn hữu hình  Hao mòn vô hình KHCN phát triển, các máy móc thiết bị được SX ra với :  Chi phí thấp hơn ;  Có hiệu suất cao hơn ;  Mẫu mã đẹp hơn. Vì vậy các máy móc thế hệ trước nó tuy còn nguyên giá trị sử dụng nhưng giá trị đã giảm. b. Tư bản lưu động Là bộ phận của tư bản sản xuất, mà giá trị của nó sau một thời kỳ sản xuất, có thể hoàn lại hoàn toàn cho nhà tư bản dưới hình thức tiền tệ, sau khi hàng hóa đã bán xong. Tư bản lưu động tồn tại dưới hình thái hiện vật là nguyên nhiên vật liệu, vật rẻ tiền mau hỏng và tiền lương. TBLĐ có đặc điểm: sử dụng toàn bộ, giá trị chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm trong 1chu kỳ sản xuất. II. TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI 1. Một số khái niệm Tư bản xã hội: là tổng số tư bản cá biệt hoạt động đan xen lẫn nhau, tác động nhau, tạo tiền đề cho nhau Tổng sản phẩm xã hội: là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong năm: + Về giá trị nó bao gồm C + V + m.
  • 25. 25 + Về mặt hiện vật gồm:  TLSX (tư liệu sản xuất).  TLTD (tư liệu tiêu dùng). Bộ phận của tổng sản phẩm xã hội thể hiện số giá trị mới sáng tạo ra (V + m) gọi là thu nhập quốc dân.  Những giả định của Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội Tiền đề để phân tích tái SX và lưu thông của tư bản XH  Chia nền SX xã hội thành hai khu vực:  Khu vực 1: SX TLSX.  Khu vực 2: SX TLTD.  Chia tổng SP xã hội về hai mặt:  Giá trị.  Hình thái vật chất. Để phân tích tái sản xuất tư bản xã hội, mác nêu các giả định: + Toàn bộ C được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong 1 năm. + Chỉ có 2 giai cấp: tư sản và vô sản trong phương thức SX TBCN thuần túy. + Hàng hóa được mua bán theo đúng giá trị (giá cả bằng giá trị). + m’ = 100%. + Cấu tạo C / V không thay đổi. + Không xét đến ngoại thương. 2. Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội  Điều kiện thứ nhất: I (V + M) = II C  Điều kiện thứ hai: I(C + V + M) = IC + IIC  Điều kiện thứ ba: II (C + V + M) = I (V + M) + II (V + M) 3. Điều kiện thực hiện tổng sảnphẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn.  Điều kiện thứ nhất: I (V + M) > II C  Điều kiện thứ hai: I (C + V + M) > I C + II C
  • 26. 26  Điều kiện thứ ba: II (C + V + M) < 1 (V + M) < II (V + M) 4. Lý luận tái sản xuất tư bản xã hội Sản xuất tư liệu sản xuất để tạo ra tư liệu sản xuất phát triển nhanh nhất, sau đến sản xuất tư liệu sản xuất đểtạo ra tư liệu tiêu dùng; và cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dung. Đó cũng là nội dung của quy luật ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất. Quy luật này là quy luật kinh tế của tái sản xuất tư bản mở rộng trong điều kiện kỹ thuật ngày càng tiến bộ. III. Khủng hoảng kinh tế trong CNTB. 1. Bản chất và nguyên nhân khủng hoảng kinh tế trong CNTB Bản chất của khủng hoảng kinh tế TBCN là khủng hoảng SX “thừa”, biểu hiện là hàng hóa không tiêu thụ được, dẫn đến sản xuất bị thu hẹp, doanh nghiệp phá sản thất nghiệp cao. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế do mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng SX với chế độ sở hữu tư nhân về TLSX. Mâu thuẫn này biểu hiện:  Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.  Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bảnvới sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng.  Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản. 2. Chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận động giữa hai cuộc khủng hoảng, từ cuộc khủng hoảng kinh tế này tới cuộc khủng hoảng kinh tế khác. Thường một chu kỳ kinh tế bao gồm 4 giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi, hưng thịnh.
  • 27. 27 CHUYÊN ĐỀ 4: HỌC THUYẾT KINH TẾ VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền 1. Bước chuyển từ TBCN tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:  Sự phát triển cao của lực lượng sản xuất thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản từ đó hình thành các tập đoàn tư bản lớn.  Sự tác động của các quy luật kinh tế ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.  Cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.  Tác động cuộc khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.  Sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đấy tập trung sản xuất tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. 2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Những hình thức độc quyền cơ bản là:
  • 28. 28  Cácten (Cartel) là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán, …  Xanhđica (Syndicate) là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten.  Tơrớt (Trust) là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý.  Côngxoócxiom (Consortium) là một hình thức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính  Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp.  Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là các đầu sỏ tài chính. Các đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. c. Xuất khẩu tư bản Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản Xuất khẩu tư bản có hai hình thức đầu tư:  Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao.  Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức. Xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân chia thành xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân.
  • 29. 29 d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền Quá trình tíchtụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế. e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liêu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn". 3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn CNTB độc quyền a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn CNTB độc quyền Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại nó còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn. Cố 3 loại cạnh tranh:  Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền vi các xí nghiệp ngoài độc quyền.  Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau  Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền b. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao. Quy luật này phản ánh quan hệ thống trị
  • 30. 30 và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tư bản và trên toàn thế giới. II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 1. Nguyên nhân hình thành và bản chấtcủa chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước a. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước  Lực lượng sản xuất phát triển cao, xã hội hóa sản xuất đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước tư sản vào các hoạt động kinh tế.  Sự phát triển của phân công lao động xã hộinh, hình thành một số ngành, lĩnh vực mà tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng thực hiện đòi hỏi phải có sự tham gia, điều tiết của nhà nước  Sự thống trị của độc quyền đã tạo nên sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động đòi hỏi sự tham gia điều tiết của nhà nước.  Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột giữa các nước đòi hỏi sự tham gia điều tiết của nhà nước. b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước Về bản chất, CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền tư nhân vơi sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thể chế thống nhất, trong đó nhà nước bảo vệ lợi íchcủa các tổ chức độc quyền và làm giảm bớt những mâu thuẫn của CNTB. 2. Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền vàd nhà nước Các tổ chức độc quyền tìm cách đưa người vào trong bộ máy nhà nước nhằm đỡ đầu, chi phối chính sách của nhà nước phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền.
  • 31. 31 Đồng thời, nhà nước cũng đưa người vào giám sát hoạt động của các tổ chức độc quyền. b. Sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nước Sở hữu nhà nước tang lên trong các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ những lĩnh vực mà tư nhân không muốn làm hoặc không có khả năng làm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,… Sở hữu nhà nước được hình thành thông qua hình thức: xây dựng mới, mua lại các doanh nghiệp tư nhân, góp vốn cổ phần, mở rộng các doanh nghiệp nhà nước có sẵn. Sở hữu nhà nước có vai trò:  Mở rộng sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.  Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn.  Làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều tiết một số quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản độc quyền. c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản Hệ thống điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà nước. Nó bao gồm bộ máy quản lý gắn với hệ thống chính sách, công cụ có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền.
  • 32. 32 III. Chủ nghĩa tư bản ngày nay và những biểu hiện mới của nó 1. Những biểu hiện mới về năm đặc điềm của CNTB độc quyền  Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ  Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính  Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh,nhưng quy mô,chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới  Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa nền kinh tế  Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị mới 2. Những biểu hiện mới tong cơ chế điều tiết kinh tế của CNTB độc quyền nhà nước  Tỷ trọng của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân được nâng lên.  Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ.  Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội tăng lên nhiều.  Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng hơn.  Các công cụ và phạm vi điều tiết của nhà nước cũng đa dạng và mở rộng hơn 3. Những nét mới trong sự phát triển của CNTB ngày nay  Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất  Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức
  • 33. 33  Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp  Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổilớn  Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường  Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế  Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường IV. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại 1. Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội  Giải phóng loài người ra khỏi “Đêm trường trung cổ” của xã hội phong kiến  Phát triển lực lượng sản xuất  Thực hiện xã hội hoá sản xuất  Xây dựng được tác phong công nghiệp cho người lao động, phát triển phân công lao động chuyên môn hóa  Thiết lập lên nền dân chủ tư sản 2. Những hạn chế của CNTB  Sự ra đời của CNTB gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược, cướp bóc thuộc địa, làm phá sản những người sản xuất nhỏ và bóc lột lao động làm thuê.  Sự tồn tại và phát triển của CNTB gắn liền với việc bóc lột lao động làm thuê, từ đó, dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động  Sự phát triển của CNTB đã gây ra những cuộc chiến tranh đẫm máu, làm chết hàng triệu người vô tội  Sự phát triển của CNTB làm phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn giữa các nước tư bản với các nước đang phát triển và giữa các tầng lớp dân cư trong các nước tư bản. 3. Xu hướng vận động của CNTB  Những thành tựu và hạn chế trên đây của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của
  • 34. 34 lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.  CNTB ngày nay vẫn đang tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến động, mâu thuẫn bên trong và ngoài nước. Tuy nhên, những mâu thuẫn này vẫn là những thách thức và đe dọa sự tồn vong của CNTB
  • 35. 35 CHUYÊN ĐỀ 5: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử a. Khái niệm giai cấp công nhân  Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ  Quan niệm hiện nay về giai cấp công nhân Giai cấp công nhân là những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp và lao động trong ngành dịch vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp. b. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cần phải trải qua hai bước:  Bước thứ nhất "... giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị" và "Giai cấp vô sán Chiếm lạy chinh quyền nhà nước".
  • 36. 36  Bước thứ hai: "... giai cấp vô sản dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước" tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau: giai cấp công nhân không thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng bước thứ hai là quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. 2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân a. Địa vị kinh tế - xã hội của giaicấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất gắn liền với lực lượng sản xuất tiên tiến trong xã hội tư bản Giai cấp công nhân là con đẻ của nền sản xuất công nghiệp, nên khi nền sản xuất công nghiệp hiện đại phát triển, giai cấp công nhân có xu hướng ngày càng đông Trong xã hội tư bản giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê, bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ có khả năng thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó là: khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới; khả năng đoàn kết với các giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản ; khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc. b. Đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân  Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong, có tinh thần cách mạng triệt để nhất  Giai cấp công nhân có tổ chức kỷ luật cao
  • 37. 37  Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế 3. Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh của mình lịch sử của giaicấp công nhân a. Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính đảng của giai cấpcông nhân Khi đảng cộng sản ra đời, thông qua sự lãnh đạo của đảng, giai cấp công nhân nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân lao động, thực hiện việc lật đổ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp mình, giải phóng toàn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi mặt. b. Mối quan hệ giữa đảng cộng sản và giai cấp công nhân Đảng cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng viên là những người được trang bị lý luận, nắm được quan điểm, đường lối của đảng, do vậy "họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản" . Cán bộ, đảng viên phải tuyên truyền phổ biến quan điểm, đường lối của đảng tới các tầng lớp nhân dân làm cho quần chúng nhân dân hiểu và phải bằng hành động gương mẫu của mình để tập hợp, lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các phong trào cách mạng. II. Cáchmạng xã hội chủ nghĩa 1. Cáchmạng xã hội chủ nghĩa và nguyên nhân của nó Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao dộng xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời.
  • 38. 38 2. Mục tiêu, động lực và nội dung của cuộc cáchmạng xã hội chủ nghĩa a. Mục tiêu: Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải đoàn kết với những người lao động khác thực hiện lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị, áp bức, bóc lột. Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động và công cuộc tổ chức một xã hội mới về mọi mặt, thực hiện xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để không còn tình trạng dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác. Đến giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản, khi đó không còn giai cấp, không còn nhà nước, giai cấp vô sản tự xóa bỏ mình với tư cách là giai cấp thống trị. b. Động lực của cáchmạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục đích giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động ra khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, đưa lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ, do vậy thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân lao động trong suốt quá trình cách mạng. Giai cấp công nhân vừa là giai cấp lãnh đạo, vừa là động lực chủ yếu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. c. Nội dung của cáchmạng xã hội chủ nghĩa Trên lĩnh vực chính trị: Nội dung trước tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động; đưa những người lao động từ địa vị nô lệ làm thuê lên địa vị làm chủ xã hội. Bước tiếp theo là tiếp tục phát triển sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trên lĩnh vực kinh tế: Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
  • 39. 39 Trên lĩnh vực tư tương - văn hóa: Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân cùng quần chúng nhân dân lao động đã trở thành những người làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội, do vậy, họ cũng là những người sáng tạo ra những giá trị tinh thần. 3. Liên minh giữa giai cấpcông nhân với giai cấpnông dân và các tầng lớp lao động khác trong cáchmạng xã hội chủ nghĩa Ở những nước khi mà giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác còn là lực lượng đông đảo trong xã hội thì cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi nếu giai cấp công nhân thực hiện được sự liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác nhằm tạo nên khối đại đoàn kết của lực lượng cách mạng, trong đó nòng cốt là liên minh công - nông. III. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa Sự xuất hiện của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phải có những điều kiện nhất định, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản đạt đến một mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản. Mặt khác, từ thực tiễn cách mạng, giai cấp công nhân phải giác ngộ cách mạng, phải xây dựng được chính đảng cách mạng, phải kiên quyết đấu tranh giành lấy chính quyền từ tay giai cấp tư sản khi có thời cơ cách mạng. Cách mạng không tự diễn ra, chủ nghĩa tư bản không tự sụp đổ. 1. Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa  Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội  Chủ nghĩa xã hội  Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa
  • 40. 40 CHUYÊN ĐỀ 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬT TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Để bảo vệ thành quả cách mạng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sau khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân phải nắm vững công cụ chuyên chính, phải xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh, trở thành một công cụ trấn áp các thế lực thù địch đi ngược lại với lợi ích của nhân dân. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thành quả tất yếu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi; sự hình thành dân chủ xã hội chủ nghĩa đánh dấu bước phát triển mới về chất của dân chủ - chế độ dân chủ cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động. Trong tiến trình lịch sử nhân loại, sự ra đời và thay thế nhau của các phương thức sản xuất đã dẫn đến sự biến đổivề hình thức, tính chất, quy mô và kết cấu gia đình. Gia đình là một tế bào của xã hội, là một tiết chế cơ sở đặc thù của xã hội, là cầu nối giữa các thành viên gia đình với xã hội; là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Dân tộc và quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng trong toàn bộ nội dung của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Xã hội mới từng bước tạo ra những điều kiện để xây dựng quan hệ hợp tác giữa các dân tộc. Việc giải quyết vấn đề dân tộc có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định, phát triển hay khủng hoảng, tan rã của một quốc gia dân tộc; thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và ngôn ngữ. Theo Mac – Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan, đây là một vấn đề tế nhị nhạy cảm và phức tạp. Tuy đây là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất nhưng tôn giáo đã in sâu vào đời sống tinh thần, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ; có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống. Vì vậy, việc kế thừa , bảo tồn và phát huy văn hóa (có chọn lọc) của nhân loại, trong đó có đạo đức tôn giáo là cần thiết.
  • 41. 41 Do đó chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay luôn quan tâm và phát triển chế độ an sinh xã hội, nâng cao môi trường sống của người dân, thực hiện tôn trọng và bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có nêu:  Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới. Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.  Bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.  Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.  Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển tài năng.  Quan tâm chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện để người cao tuổi hưởng thụ văn hóa, tiếp cận thông tin, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội và gia đình; giúp đỡ người già không nơi nương tựa.  Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.  Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức
  • 42. 42 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.