SlideShare a Scribd company logo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ THÔNG BÁO
(V/v: Hành vi vi phạm đối với nhãn hiệu STANDA-RS)
Kính gửi: TẤT CẢ CÁC CÔNG TY- CÁ NHÂN ĐANG SẢN XUẤT ỔN ÁP-
BIẾN ÁP STANDA, DẤU HIỆU STANDA TẠI VIỆT NAM.
CÔNG TY CỔ PHẦN STANDA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN ỔN ÁP STANDA
CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAP VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH ĐIỆN MÁY CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX VÀ PHÂN PHỐI BIẾN ÁP STANDA
CÔNG TY CỔ PHẦN TM & SX THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT PHÁP
CÔNG TY TNHH MÁY STANDA VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH ỔN ÁP VÀ BIẾN ÁP STANDA TIÊU CHUẨN
VIỆT
CÔNG TY TNHH MTV GIA DỤNG VÀ ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TIÊU CHUẨN VIỆT
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN 368
CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH CHẤT LƯỢNG VIỆT
CÔNG TY TNHH STANDA TIÊU CHUẨN VIỆT
CÔNG TY TNHH SX & TM GOLDEN VIỆT
CÔNG TY TNHH SX & TM ATQ
CÔNG TY CỔ PHẦN STANDA CHẤT LƯỢNG VIỆT
HỘ KINH DOANH CÁ THỂ NGUYỄN VĂN MẠNH
CÔNG TY CỔ PHẦN ỔN ÁP LIOA & STANDA VIỆT NAM
ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI ỔN ÁP LÊ DU
CÔNG TY TNHH ỔN ÁP BIẾN ÁP STANDA TUẤN NAM
Trước hết, Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Redsun và Công ty Cổ phần Tiêu
Chuẩn Việt (Sau đây xin gọi tắt cả hai công ty là "Chủ Sở Hữu" thương hiệu
STANDA-RS) xin gửi đến Quý Công ty lời chào trân trọng.
Hôm nay ngày 15 tháng 05 năm 2020, Chủ Sở Hữu gửi Thư Thông báo này đến Quý Các
công ty, cá nhân để thông báo về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn
hiệu(STANDA-RS) đã được bảo hộ, cụ thể như sau:
1. Quyền của Chủ Sở Hữu đối với nhãn hiệu
Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Redsun và Công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt là
đồng sở hữu đối với nhãn hiệu “STANDA - RS” đã được bảo hộ theo Giấy chứng nhận
đăng ký nhãn hiệu số 348945 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 27/04/2020 cho các sản
phẩm thuộc nhóm 9: Máy ổn áp; máy biến thế (điện).
Do đó, chúng tôi là chủ sở hữu hợp pháp duy nhất của nhãn hiệu “STANDA - RS” và có
đầy đủ quyền hạn theo điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó có các quyền tài sản như
sau:
“a, Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp […];
b, Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp […];
c, Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp […]”.
2. Bằng chứng xâm phạm
Thời gian qua, Chủ Sở Hữu phát hiện Quý Công ty đã có các hành vi xâm phạm quyền
sở hữu đối với nhãn hiệu “STANDA - RS” của chúng tôi đã được pháp luật bảo hộ với các
hành vi cụ thể sau đây:
- Quý Công ty, Cá nhân đang sản xuất ổn áp, biến áp mang nhãn hiệu “STANDA”
xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “STANDA - RS” của chủ sở hữu chúng
tôi trong quá trình kinh doanh.
- Quý Công ty đã sử dụng dấu hiệu STANDA để cấu thành tên doanh nghiệp của
mình.
- Quý Công ty đã sử dụng tên miền [……….] có chứa yếu tố “STANDA” bị coi là
trùng lặp/ tương tự(3) với nhãn hiệu “STANDA - RS”.
3. Nhận định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu
“STANDA - RS”
- Khoản 1 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp: “Không
được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã
được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự
chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước
khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ
tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về
sở hữu công nghiệp”.
- Khoản 2 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:“Doanh nghiệp phải tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì
doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên”.
- Khoản 1, điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm phạm đối
với nhãn hiệu như sau:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu
nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng
với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo
nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá,
dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng
hoá, dịch vụ;
- Điểm a, khoản 1, điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về hành vi cạnh
tranh không lành mạnh:
“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động
kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ; […]”
- Điều 226, Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 53 Điều 1
Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc
chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng,
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặcphạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm.”;
Như vậy, hành vi sử dụng dấu hiệu “STANDA” vừa là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ đối với nhãn hiệu, vừa là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm lợi dụng uy tín
doanh nghiệp, gây nhầm lẫn với người tiêu dùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động kinh doanh của Chủ Sở Hữu. Hành vi này đồng thời cũng được coi là một tội danh
theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi theo Bộ luật Hình sự năm
2017.
4. Hậu quả pháp lý của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn
hiệu “STANDA - RS”
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Quý Công ty sẽ phải chịu các hậu quả
pháp lý nặng nề theo các quy định pháp luật được chúng tôi trích dẫn như dưới đây:
- Nghĩa vụ dân sự: Căn cứ Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Các biện pháp
dân sự xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
"Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
4. Buộc bồi thường thiệt hại;
5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục
đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử
dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ."
- Xử phạt hành chính: Căn cứ điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
"1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định
tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị
áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện
được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí
tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức,
cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện
pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích
thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và
phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về
sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền
của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí
tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản
xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố
vi phạm trên hàng hoá.
4. Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít nhất bằng
giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần
giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được."
Quy định chi tiết tại Điều 11 và Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP mức phạt cao
nhất lên tới 250.000.000 đồng
- Chế tài hình sự: Căn cứ Khoản 4 Điều 226, Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử phạt như sau:
Đối với cá nhân:
"Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000
đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng
trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
01 năm đến 05 năm."
Đối với pháp nhân thương mại:
"Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
5. Yêu cầu của Chủ Sở Hữu
Căn cứ pháp lý: Điều 198, Luật Sở hữu trí tuệ:Quyền tự bảo vệ
"1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm
dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình."
Để tránh các thiệt hại và tranh chấp không đáng có, bằng văn bản này, Chủ Sở Hữu chính
thức yêu cầu Quý Công ty:
- Ngay lập tức dừng việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, phân phối, chào bán sản
phẩm máy ổn áp hoặc bất kỳ sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc
tương đương với sản phẩm được bảo hộcó chứa dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự
với nhãn hiệu “STANDA RS” đang được được bảo hộ của chúng tôi.
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày đề tại thông báo này, thực hiện tiêu hủy hoặc loại
bỏ các sản phẩm, bao bì, tem nhãn, vật liệu, phương tiện và các vật phẩm vi phạm
gắn nhãn hiệuSTANDA trùng và tương tự với nhãn hiệu “STANDA RS” với sự
chứng kiến của cán bộ, nhân viên của Chủ Sở Hữu hoặc gửi báo cáo bằng ảnh
chụp, video đến Chủ Sở Hữu.
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày đề tại thông báo này, thực hiên thủ tục đổi tên
doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố STANDA tương tự với nhãn hiệu "STANDA-RS" đang
được bảo hộ của chúng tôi.
- Trong vòng 15 ngày tiến hành thủ tục thay đổi thông tin tên miền, loại bỏ yếu tố
STANDA tương tự với nhãn hiệu "STANDA-RS" đang được bảo hộ của chúng tôi.
- Đồng thời thông báo công khai về việc đổi tên doanh nghiệp. thay đổi thông tin
tên miền tới các đại lý, nhà phân phối và đăng tải thông thông tin công khai trên
website của Công ty
- Cam kết rằng Quý công ty sẽ không thực hiệnbất cứ hành vi nào xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp củanhãn hiệu "STANDA-RS" Chủ Sở Hữu.
Chúng tôi xin gửi Bản cam kết kèm thư này để Quý Công ty ký, đóng dấu.Nếu hết ngày
30/05/2020, chúng tôi không nhận được văn bản từ phía Quý công ty, điều này sẽ được
hiểu là Quý công ty đã cố tình thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của
chúng tôi. Do đó, chúng tôi buộc phải yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi
xâm phạm của Quý công ty theo quy định của pháp luật bao gồm nhưng không giới hạn
ở việc tố cáo hành vi này trước cơ quan công an, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi
xâm phạm của Quý công ty gây ra.
Chúng tôi hy vọng rằng Quý công ty sẽ đáp lại thiện chí của chúng tôi bằng cách hợp tác
một cách đầy đủ trong việc thực hiện các yêu cầu trên đây.
Địa chỉ liên hệ của chúng tôi:
Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Redsun
BÙI ĐÌNH THAO – ĐT:0912307206
Địa chỉ: 34-36 Phố Vĩnh Hưng, P.Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn.
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VÀ SẢN XUẤT REDSUN
CÔNG TY CỔ PHẦN
TIÊU CHUẨN VIỆT
GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HĐQT
BÙI ĐÌNH THAO NGUYỄN VŨ LONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
Tôi, Người ký tên dưới đây,
Họ và tên: [……………………….]
Chức danh: [……………………….]
là Người đại diện theo pháp luật của[……………………………………………………..]
Địa chỉ tại: [……………………….]
bằng văn bản này thừa nhận và cam kết như sau:
Tôi xác nhận Công ty [tên của bên vi phạm]đã nhận thư đề
ngày[……………………….] của đồng sở hữu Công ty cổ phần Tiêu Chuẩn Việtvà Công
ty …. Redsun về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “STANDA
RS”. Chúng tôi nhận thức rằng các hành vi của chúng tôi như đề cập trong thư là hành vi
xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp của Công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt và Công ty
Cổ phần thương mại và sản xuất Redsun.
Kể từ ngày ký công văn này, chúng tôi cam kết và tuân thủ tuyệt đối các vấn đề sau:
- Chúng tôi cam kết về việc sẽdừng việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, phân phối,
chào bán sản phẩm máy ổn áp hoặc bất kỳ sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản
phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm được bảo hộ có chứa dấu hiệu trùng
lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu “STANDA- RS” đang được được bảo hộ của Quý
Công ty.
- Thực hiện việc tiêu hủy hoặc loại bỏ các sản phẩm, bao bì, tem nhãn, vật liệu,
phương tiện và các vật phẩm vi phạm gắn nhãn hiệu trùng và tương tự với nhãn
hiệu “STANDA RS” với sự chứng kiến của cán bộ, nhân viên của Quý Công ty
hoặc gửi báo cáo bằng ảnh chụp, clip đến Quý Công ty trước ngày 30/05/2020.
- Thu hồi toàn bộ sản phẩm xâm phạm trên thị trường Việt Nam;
- Sẽ không thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của
Công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt và Công ty cổ phần thương mại và sản
xuấtRedsun.
Nếu vi phạm các nội dung đã cam kết trên đây, tôi/ chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn các hậu
quả pháp lý phát sinh từ việc vi phạm các điều đã cam kết.
Hà Nội, ngày ..…tháng…...năm 2020
CÔNG TY ……………………..

More Related Content

Similar to Thu thong bao ve nhan hieu STANDA-RS

Dụng Ý Xấu – Bí Quyết Chứng Minh Dụng Ý Xấu Và Giành Lại Nhãn Hiệu.pdf
Dụng Ý Xấu – Bí Quyết Chứng Minh Dụng Ý Xấu Và Giành Lại Nhãn Hiệu.pdfDụng Ý Xấu – Bí Quyết Chứng Minh Dụng Ý Xấu Và Giành Lại Nhãn Hiệu.pdf
Dụng Ý Xấu – Bí Quyết Chứng Minh Dụng Ý Xấu Và Giành Lại Nhãn Hiệu.pdf
KenfoxLaw
 
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại việt nam
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại việt namđăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại việt nam
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại việt nam
Lương Văn Hiếu
 
Xâm phạm thương hiệu
Xâm phạm thương hiệuXâm phạm thương hiệu
Xâm phạm thương hiệu
Hoa Le
 
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOTXâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệpBảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
SBLAW
 
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
nataliej4
 
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Dulie
 
Luận văn: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệ
Luận văn: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệLuận văn: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệ
Luận văn: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAYĐề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Bảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp
Bảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệpBảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp
Bảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp
SBLAW
 
THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM
THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAMTHUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM
THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM
SBLAW
 
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Co che thong bao va go bo vi pham chong lai cac xam pham shtt tren moi truong...
Co che thong bao va go bo vi pham chong lai cac xam pham shtt tren moi truong...Co che thong bao va go bo vi pham chong lai cac xam pham shtt tren moi truong...
Co che thong bao va go bo vi pham chong lai cac xam pham shtt tren moi truong...
KENFOX IP & Law Office
 
Co nhan hieu cung khong the xu ly hanh vi vi pham cua nguoi khac, vi dau nen ...
Co nhan hieu cung khong the xu ly hanh vi vi pham cua nguoi khac, vi dau nen ...Co nhan hieu cung khong the xu ly hanh vi vi pham cua nguoi khac, vi dau nen ...
Co nhan hieu cung khong the xu ly hanh vi vi pham cua nguoi khac, vi dau nen ...
KENFOX IP & Law Office
 
Sử dụng nhãn hiệu hoặc sẽ mất quyền nhãn hiệu
Sử dụng nhãn hiệu hoặc sẽ mất quyền nhãn hiệuSử dụng nhãn hiệu hoặc sẽ mất quyền nhãn hiệu
Sử dụng nhãn hiệu hoặc sẽ mất quyền nhãn hiệu
KENFOX IP & Law Office
 
Môn thi LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MẶT HÀNG - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ...
Môn thi LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MẶT HÀNG - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ...Môn thi LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MẶT HÀNG - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ...
Môn thi LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MẶT HÀNG - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
So sánh pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh
So sánh pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranhSo sánh pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh
So sánh pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh
Tài Bùi Trọng
 
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAYPháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Thu thong bao ve nhan hieu STANDA-RS (20)

Dụng Ý Xấu – Bí Quyết Chứng Minh Dụng Ý Xấu Và Giành Lại Nhãn Hiệu.pdf
Dụng Ý Xấu – Bí Quyết Chứng Minh Dụng Ý Xấu Và Giành Lại Nhãn Hiệu.pdfDụng Ý Xấu – Bí Quyết Chứng Minh Dụng Ý Xấu Và Giành Lại Nhãn Hiệu.pdf
Dụng Ý Xấu – Bí Quyết Chứng Minh Dụng Ý Xấu Và Giành Lại Nhãn Hiệu.pdf
 
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại việt nam
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại việt namđăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại việt nam
đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại việt nam
 
Xâm phạm thương hiệu
Xâm phạm thương hiệuXâm phạm thương hiệu
Xâm phạm thương hiệu
 
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOTXâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, HOT
 
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệpBảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
 
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
 
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
 
Luận văn: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệ
Luận văn: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệLuận văn: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệ
Luận văn: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo luật sở hữu trí tuệ
 
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAYĐề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
Đề tài: Hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật, HAY
 
Bảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp
Bảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệpBảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp
Bảo vệ tài sản sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp
 
THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM
THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAMTHUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM
THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM
 
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
Tiểu luận Pháp luật hiện hành quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp ...
 
Co che thong bao va go bo vi pham chong lai cac xam pham shtt tren moi truong...
Co che thong bao va go bo vi pham chong lai cac xam pham shtt tren moi truong...Co che thong bao va go bo vi pham chong lai cac xam pham shtt tren moi truong...
Co che thong bao va go bo vi pham chong lai cac xam pham shtt tren moi truong...
 
Co nhan hieu cung khong the xu ly hanh vi vi pham cua nguoi khac, vi dau nen ...
Co nhan hieu cung khong the xu ly hanh vi vi pham cua nguoi khac, vi dau nen ...Co nhan hieu cung khong the xu ly hanh vi vi pham cua nguoi khac, vi dau nen ...
Co nhan hieu cung khong the xu ly hanh vi vi pham cua nguoi khac, vi dau nen ...
 
Sử dụng nhãn hiệu hoặc sẽ mất quyền nhãn hiệu
Sử dụng nhãn hiệu hoặc sẽ mất quyền nhãn hiệuSử dụng nhãn hiệu hoặc sẽ mất quyền nhãn hiệu
Sử dụng nhãn hiệu hoặc sẽ mất quyền nhãn hiệu
 
Môn thi LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MẶT HÀNG - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ...
Môn thi LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MẶT HÀNG - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ...Môn thi LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MẶT HÀNG - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ...
Môn thi LÝ THUYẾT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ MẶT HÀNG - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ...
 
So sánh pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh
So sánh pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranhSo sánh pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh
So sánh pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh
 
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAYPháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOTLuận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
Luận văn: Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, HOT
 
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
Luận án: Pháp luật về tên thương mại doanh nghiệp ở Việt Nam - Gửi miễn phí q...
 

Thu thong bao ve nhan hieu STANDA-RS

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THƯ THÔNG BÁO (V/v: Hành vi vi phạm đối với nhãn hiệu STANDA-RS) Kính gửi: TẤT CẢ CÁC CÔNG TY- CÁ NHÂN ĐANG SẢN XUẤT ỔN ÁP- BIẾN ÁP STANDA, DẤU HIỆU STANDA TẠI VIỆT NAM. CÔNG TY CỔ PHẦN STANDA VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN ỔN ÁP STANDA CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAP VIỆT NAM CÔNG TY TNHH ĐIỆN MÁY CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX VÀ PHÂN PHỐI BIẾN ÁP STANDA CÔNG TY CỔ PHẦN TM & SX THIẾT BỊ ĐIỆN VIỆT PHÁP CÔNG TY TNHH MÁY STANDA VIỆT NAM CÔNG TY TNHH ỔN ÁP VÀ BIẾN ÁP STANDA TIÊU CHUẨN VIỆT CÔNG TY TNHH MTV GIA DỤNG VÀ ĐIỆN CƠ THỐNG NHẤT CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TIÊU CHUẨN VIỆT CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN 368 CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH CHẤT LƯỢNG VIỆT CÔNG TY TNHH STANDA TIÊU CHUẨN VIỆT CÔNG TY TNHH SX & TM GOLDEN VIỆT CÔNG TY TNHH SX & TM ATQ CÔNG TY CỔ PHẦN STANDA CHẤT LƯỢNG VIỆT HỘ KINH DOANH CÁ THỂ NGUYỄN VĂN MẠNH CÔNG TY CỔ PHẦN ỔN ÁP LIOA & STANDA VIỆT NAM ĐẠI LÝ PHÂN PHỐI ỔN ÁP LÊ DU CÔNG TY TNHH ỔN ÁP BIẾN ÁP STANDA TUẤN NAM
  • 2. Trước hết, Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Redsun và Công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt (Sau đây xin gọi tắt cả hai công ty là "Chủ Sở Hữu" thương hiệu STANDA-RS) xin gửi đến Quý Công ty lời chào trân trọng. Hôm nay ngày 15 tháng 05 năm 2020, Chủ Sở Hữu gửi Thư Thông báo này đến Quý Các công ty, cá nhân để thông báo về việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu(STANDA-RS) đã được bảo hộ, cụ thể như sau: 1. Quyền của Chủ Sở Hữu đối với nhãn hiệu Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Redsun và Công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt là đồng sở hữu đối với nhãn hiệu “STANDA - RS” đã được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 348945 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 27/04/2020 cho các sản phẩm thuộc nhóm 9: Máy ổn áp; máy biến thế (điện). Do đó, chúng tôi là chủ sở hữu hợp pháp duy nhất của nhãn hiệu “STANDA - RS” và có đầy đủ quyền hạn theo điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó có các quyền tài sản như sau: “a, Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp […]; b, Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp […]; c, Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp […]”. 2. Bằng chứng xâm phạm Thời gian qua, Chủ Sở Hữu phát hiện Quý Công ty đã có các hành vi xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “STANDA - RS” của chúng tôi đã được pháp luật bảo hộ với các hành vi cụ thể sau đây: - Quý Công ty, Cá nhân đang sản xuất ổn áp, biến áp mang nhãn hiệu “STANDA” xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu “STANDA - RS” của chủ sở hữu chúng tôi trong quá trình kinh doanh. - Quý Công ty đã sử dụng dấu hiệu STANDA để cấu thành tên doanh nghiệp của mình. - Quý Công ty đã sử dụng tên miền [……….] có chứa yếu tố “STANDA” bị coi là trùng lặp/ tương tự(3) với nhãn hiệu “STANDA - RS”. 3. Nhận định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “STANDA - RS” - Khoản 1 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp: “Không
  • 3. được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp”. - Khoản 2 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:“Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên”. - Khoản 1, điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu như sau: “1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; - Điểm a, khoản 1, điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh: “1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh: a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ; […]” - Điều 226, Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
  • 4. “1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặcphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”; Như vậy, hành vi sử dụng dấu hiệu “STANDA” vừa là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, vừa là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm lợi dụng uy tín doanh nghiệp, gây nhầm lẫn với người tiêu dùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Chủ Sở Hữu. Hành vi này đồng thời cũng được coi là một tội danh theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi theo Bộ luật Hình sự năm 2017. 4. Hậu quả pháp lý của hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “STANDA - RS” Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Quý Công ty sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý nặng nề theo các quy định pháp luật được chúng tôi trích dẫn như dưới đây: - Nghĩa vụ dân sự: Căn cứ Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về Các biện pháp dân sự xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: "Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại; 5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ." - Xử phạt hành chính: Căn cứ điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
  • 5. "1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh cáo; b) Phạt tiền. 2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. 3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá. 4. Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được." Quy định chi tiết tại Điều 11 và Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP mức phạt cao nhất lên tới 250.000.000 đồng - Chế tài hình sự: Căn cứ Khoản 4 Điều 226, Bộ luật Hình sự năm 2015, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử phạt như sau: Đối với cá nhân:
  • 6. "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." Đối với pháp nhân thương mại: "Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm." 5. Yêu cầu của Chủ Sở Hữu Căn cứ pháp lý: Điều 198, Luật Sở hữu trí tuệ:Quyền tự bảo vệ "1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm
  • 7. dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình." Để tránh các thiệt hại và tranh chấp không đáng có, bằng văn bản này, Chủ Sở Hữu chính thức yêu cầu Quý Công ty: - Ngay lập tức dừng việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, phân phối, chào bán sản phẩm máy ổn áp hoặc bất kỳ sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm được bảo hộcó chứa dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu “STANDA RS” đang được được bảo hộ của chúng tôi. - Trong vòng 15 ngày kể từ ngày đề tại thông báo này, thực hiện tiêu hủy hoặc loại bỏ các sản phẩm, bao bì, tem nhãn, vật liệu, phương tiện và các vật phẩm vi phạm gắn nhãn hiệuSTANDA trùng và tương tự với nhãn hiệu “STANDA RS” với sự chứng kiến của cán bộ, nhân viên của Chủ Sở Hữu hoặc gửi báo cáo bằng ảnh chụp, video đến Chủ Sở Hữu. - Trong vòng 15 ngày kể từ ngày đề tại thông báo này, thực hiên thủ tục đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố STANDA tương tự với nhãn hiệu "STANDA-RS" đang được bảo hộ của chúng tôi. - Trong vòng 15 ngày tiến hành thủ tục thay đổi thông tin tên miền, loại bỏ yếu tố STANDA tương tự với nhãn hiệu "STANDA-RS" đang được bảo hộ của chúng tôi. - Đồng thời thông báo công khai về việc đổi tên doanh nghiệp. thay đổi thông tin tên miền tới các đại lý, nhà phân phối và đăng tải thông thông tin công khai trên website của Công ty - Cam kết rằng Quý công ty sẽ không thực hiệnbất cứ hành vi nào xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp củanhãn hiệu "STANDA-RS" Chủ Sở Hữu. Chúng tôi xin gửi Bản cam kết kèm thư này để Quý Công ty ký, đóng dấu.Nếu hết ngày 30/05/2020, chúng tôi không nhận được văn bản từ phía Quý công ty, điều này sẽ được hiểu là Quý công ty đã cố tình thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Do đó, chúng tôi buộc phải yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm của Quý công ty theo quy định của pháp luật bao gồm nhưng không giới hạn
  • 8. ở việc tố cáo hành vi này trước cơ quan công an, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm của Quý công ty gây ra. Chúng tôi hy vọng rằng Quý công ty sẽ đáp lại thiện chí của chúng tôi bằng cách hợp tác một cách đầy đủ trong việc thực hiện các yêu cầu trên đây. Địa chỉ liên hệ của chúng tôi: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất Redsun BÙI ĐÌNH THAO – ĐT:0912307206 Địa chỉ: 34-36 Phố Vĩnh Hưng, P.Vĩnh Hưng, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội. Trân trọng cảm ơn. CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT REDSUN CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊU CHUẨN VIỆT GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HĐQT BÙI ĐÌNH THAO NGUYỄN VŨ LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
  • 9. BẢN CAM KẾT Tôi, Người ký tên dưới đây, Họ và tên: [……………………….] Chức danh: [……………………….] là Người đại diện theo pháp luật của[……………………………………………………..] Địa chỉ tại: [……………………….] bằng văn bản này thừa nhận và cam kết như sau: Tôi xác nhận Công ty [tên của bên vi phạm]đã nhận thư đề ngày[……………………….] của đồng sở hữu Công ty cổ phần Tiêu Chuẩn Việtvà Công ty …. Redsun về việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “STANDA RS”. Chúng tôi nhận thức rằng các hành vi của chúng tôi như đề cập trong thư là hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp của Công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt và Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Redsun. Kể từ ngày ký công văn này, chúng tôi cam kết và tuân thủ tuyệt đối các vấn đề sau: - Chúng tôi cam kết về việc sẽdừng việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, phân phối, chào bán sản phẩm máy ổn áp hoặc bất kỳ sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm được bảo hộ có chứa dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu “STANDA- RS” đang được được bảo hộ của Quý Công ty. - Thực hiện việc tiêu hủy hoặc loại bỏ các sản phẩm, bao bì, tem nhãn, vật liệu, phương tiện và các vật phẩm vi phạm gắn nhãn hiệu trùng và tương tự với nhãn hiệu “STANDA RS” với sự chứng kiến của cán bộ, nhân viên của Quý Công ty hoặc gửi báo cáo bằng ảnh chụp, clip đến Quý Công ty trước ngày 30/05/2020. - Thu hồi toàn bộ sản phẩm xâm phạm trên thị trường Việt Nam; - Sẽ không thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt và Công ty cổ phần thương mại và sản xuấtRedsun. Nếu vi phạm các nội dung đã cam kết trên đây, tôi/ chúng tôi sẽ chịu hoàn toàn các hậu quả pháp lý phát sinh từ việc vi phạm các điều đã cam kết. Hà Nội, ngày ..…tháng…...năm 2020