SlideShare a Scribd company logo
BÁO CÁO THỰC TẬP
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM (VIETINBANK)-PGD ĐĂK ĐOA (GIALAI)
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam (Viettinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai)
Giới thiệu ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ
năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam.
Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh
và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng
khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm
VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn,
Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung
tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II – Cửa Lò.
Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á,
Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành
và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương
mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.
Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước
phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển
các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Thông tin ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – PGD huyện Đăk Đoa
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank PGD huyện Đăk Đoa
Trụ sở chính: Đường Nguyễn Huệ, Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai.
Số điện thoại: 0269 3894 919
Số Fax: 0269 3894 919
Sứ mệnh
Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch
vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.
Tầm nhìn
Trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc
tế.
Giá trị cốt lõi
– Hướng đến khách hàng;
– Hướng đến sự hoàn hảo;
– Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại;
– Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp;
– Sự tôn trọng;
– Bảo vệ và phát triển thương hiệu;
– Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Triết lý kinh doanh
– An toàn, hiệu quả và bền vững;
– Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;
– Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.
1.2 Mô hình tổ chức
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - PGD
huyện Đăk Đoa
(PGD huyện Đăk Đoa)
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ phòng ban
 Khối kinh doanh
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ
khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; Trực tiếp đề xuất hạn mức,
giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, giải ngân cho vay, theo dõi, quản lý tình hình
hoạt động của khách hàng. Cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng là tổ chức kinh
tế.
Phòng bán lẻ: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; bán sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng. Quản lý hoạt động của 06 PGD;
đầu mối phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của chi nhánh. Các phòng Giao dịch:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng
như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân
hàng điện tử, dịch vụ thẻ .
 Khối hoạt động
Phòng Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp;
Tổ thông tin điện
toán
PHÒNG BÁN LẺ
Tổ bảo vệ
PHÒNG KẾ
TOÁN GIAO
DỊCH
Tổ Tài trợ
Thương mại
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
PHÒNG TIỀN
TỆ KHO QUỸ
PHÒNG TỔNG
HỢP
PHÒNG KHÁCH
HÀNG DOANH
NGHIỆP
KHỐI HỖ TRỢ
KHỐI VẬN
HÀNH
KHỐI HOẠT
ĐỘNG
KHỐI KINH
DOANH
BAN GIÁM ĐỐC
Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch
kinh doanh; Thực hiện nhiệm vụ tính toán và trích lập DPRR; Xử lý thu hồi nợ xấu và
nợ xử lý rủi ro; Quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro tác nghiệp; Thực hiện các công tác
nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.
 Khối vận hành
Phòng kế toán giao dịch: Trực tiếp quản lý tài khoản và tiếp nhận hồ sơ và
giao dịch với khách hàng. Cung cấp các dịch vụ về thanh toán chuyển tiền, ngoại hối
và dịch vụ khác cho khách hàng. Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi
tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế
toán; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hướng dẫn triển khai thực hiện
chế độ tài chính, kế toán, quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi
tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công
nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin;
bảo mật và đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt.
Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và
xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh
tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý
kho quỹ.
 Khối hỗ trợ
Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác
tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý
công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng
lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản
phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật
chất cho hoạt động của Chi nhánh.
Tổ bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của chi
nhánh.
1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Viettinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) trong 3 năm trở lại đây
1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 1.1. Hoạt động huy động vốn của PGD Đăk Đoa
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2017/2016
So sánh
2018/2017
2016 2017 2018 Số tiền % Số tiền %
1.TGKH 44.175 55.571,3 83.495,8 11.396 25,80 27.925 50,25
2.TGTCTD 4.545 5.412 21.198 867 19,08 15.786 291,69
TNVHĐ 48.720 60.983,1 104.694 12.263 25,17 43.711 71,68
Tổng nguồn vốn huy động tại PGD Đăk Đoa đến 31/12/2018 đạt 104.684 triệu đồng,
tăng 71,68% so với năm 2017. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh.
Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh, chi nhánh đã đẩy mạnh công
tác tiếp thị, khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, lượng khách hàng
đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng tăng về số lượng cũng như chất
lượng.
Những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn nói trên là nhờ vào chính
sách lãi suất tương đối cạnh tranh so với thị trường, các sản phẩm đã đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, cuối năm 2018 PGD đã triển khai chương trình tặng
quà khách hàng tiết kiệm với những phần quà giá trị dành cho khách hàng và nhận
được những phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng.
1.3.2 Hoạt động tín dụng
PGD Đăk Đoa thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng là các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy
tờ có giá khác, bảo lãnh… theo quy định của Vietinbank và của pháp luật. Bảng 1.2:
Hoạt động tín dụng tại PGD Đăk Đoa
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
2016 2017
2018 So sánh
2017/2016
So sánh
2018/2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn
hạn
215.728,
5
80,86
479.815,
9
92,47 839.340 92,89
264.08
7
122,42
359.524,
1
74,93
Trung
hạn 51.051
19,17
39.044,
8
7,53
64.232,
6
7,11 -12.006 -23,5225.187,8 64,51
DS cho
vay
266.779,
5
100,00 518.860,7
100,00
903.572,
6
100,0
0
252.08
1
94,49
384.711,
9
74,15
Trong thời gian qua, PGD Đăk Đoa có nhiều cố gắng trong công tác phát triển khách
hàng vay vốn, điều này được thể hiện ở số lượng khách hàng và dư nợ cho vay của chi
nhánh tăng mạnh so với năm trước. Dư nợ cho vay của PGD Đăk Đoa đến ngày
31/12/2018 là 903.572,6 triệu đồng, tăng 71,15% so với năm 2017, trong đó vay ngắn
hạn là 839.340 triệu đồng
Năm 2018 cũng ghi nhận những nỗ lực đáng kể của PGD Đăk Đoa trong công tác
cải tiến quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Các công tác phân loại
và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín
dụng được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà số dư nợ xấu có sự cắt giảm
đáng kể (giảm hơn một nửa so với năm 2017).
Chất lượng tín dụng của Vietinbank được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự
phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt
động của ngân hàng.
Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Dư nợ tập trung vào một số ngành như đóng tàu, than, du lịch…Chi nhánh đã đưa ra
rất nhiều chính sách khách hàng phù hợp và bước đầu thu hút được một số khách hàng
Bưu điện về giao dịch.
1.3.3 Kết quả kinh doanh
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - PGD
huyện Đăk Đoa
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018
1 Tổng thu nhập 432.855 447.213 348.276
1.1 Thu lãi tiền vay 255.851 245.002 194.851
1.2 Thu lãi điều hòa 162.196 185.744 139.576
1.3 Thu dịch vụ 7.222 5.164 6.315
1.4 Thu khác 7.586 11.303 7.534
2 Tổng chi phí 387.672 391.208 297.184
2.1 Chi phí trả lãi 122.924 127.084 261.591
2.2 Chi phí trả lãi điều hòa 233.394 224.923 1.065
2.2 Trích lập DPRR trong năm 6.562 4.621 8.407
2.3 Chi phí tiền lương 17.435 18.040 14.697
2.4 Chi phí khác 7.357 16.540 11.424
3 Lợi nhuận trước thuế 45.183 56.005 51.092
Nguồn: PGD huyện Đăk Đoa năm 2016-2018
Do các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -
PGD huyện Đăk Đoa luôn tăng trưởng với chất lượng các dịch vụ ngân hàng khá tốt
nên lợi nhuận thu được của Ngân hàng khá cao.
Năm 2016 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt trên 45 tỷ, tăng 125% so với
năm 2015; Năm 2017 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 56 tỷ, tăng 25% so với
năm 2016. Năm 2018 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 51 tỷ giảm 8.72% so với
năm 2017 là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước ngày càng tăng.
Trong tổng số nguồn thu của Chi nhánh, thu từ lãi cho vay vẫn chiếm một tỷ lệ
cao khoảng trên 60% trong tổng nguồn thu của Ngân hàng; Thu từ các dịch vụ ngoài
tín dụng chiếm một tỷ lệ thấp chỉ vào khoảng trên 1% trong tổng số nguồn thu của
Ngân hàng.
Trong cơ cấu chi, chi trả lãi tiền gửi luôn chiếm một tỷ lệ cao chiếm khoảng 30-
35% tổng chi, chi trả lãi cho vốn điều hòa FTP khoảng 35-40% (Chi nhánh cho vay
nhiều hơn huy động) còn lại là các khoản chi lương và chi khác chiếm một tỷ lệ thấp.
Điều này chứng tỏ chi nhánh tiết kiệm các khoản chi cho bộ máy hành chính nên hiệu
quả hoạt động của Chi nhánh rất tốt.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)- PGD HUYỆN ĐĂK
ĐOA (GIA LAI)
2.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại – Những vấn đề lý
luận cơ bản.
2.1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
2.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng cũng được cải thiện
và nâng cao, chuyển hoá dần theo hướng đa năng. Tuy nhiên đến nay cũng chưa có
một khái niệm thống nhất nào về ngân hàng thương mại. Lý do là có rất nhiều nhà
kinh tế có quan điểm khác nhau, đứng trên giác độ khác nhau nên mỗi người lại có
định nghĩa không giống nhau. Mặt khác, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua
chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Cách tiếp
cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch
vụ mà chúng cung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục
các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán
và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào
trong nền kinh tế”. Theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997
thì: “Ngân hàng là loại tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và hoạt động, các loại
hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển,
ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”.
2.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Trung gian tài chính
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển
tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sụ tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền
kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu
dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2)
các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn
các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm.
Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Điều
này tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi.
Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm.
Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong
một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ
cấp phát hoặc hùn vốn.
Những chủ thể tạm thời thừa vốn sẽ là những người cho vay đầu tiên và ngược lại
là những chủ thể tạm thời thiếu vốn cũng sẽ là những người đi vay cuối cùng của hệ
thống tài chính. Trong nền kinh tế, có những cá nhân, tổ chức có nhu cầu vốn vào các
thời điểm khác nhau gây hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời. Ngân hàng là người
trung gian có vai trò huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các
chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng…đảm bảo sự vận động liên tục của nền kinh tế và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người
tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người
đầu tư (tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó mà khuyến khích đầu tư.
Một đóng góp khác của ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay
nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền. Thực
tế các ngân hàng tham gia vào kinh doanh rủi ro. Ngân hàng cũng thoả mãn nhu cầu
thanh khoản của nhiều khách hàng.
Một lý do nữa làm cho ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năng thẩm
định thông tin. Sự phân bổ không đồng đều thông tin và năng lực phân tích thông tin
được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thi
trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh
nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn những công cụ với các
yếu tố rủi ro - lợi nhuận hấp dẫn nhất.
1.1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán
Tiền – vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các
ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại. Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện
thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng
phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được
nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh
toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu
thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu
thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền giấy.
Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc
gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát hành (in) tiền giấy
vào một tổ chức hoặc là Bộ tài chính hoặc là Ngân hàng Trung ương (NHTW). Từ đó
chấm dứt việc các NHTM tạo ra các giấy bạc của riêng mình.
Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy
nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được
hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao
gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (Mo), thứ hai là số dư trên
tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân hàng, thứ ba là tiền gửi
trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn…
Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng
tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay
(hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra
M1).
Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền
gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách
hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tức
làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra
các khoản cho vay mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay
lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi
(tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng).
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lượng tiền gửi mà hệ thống ngân hàng tạo ra chịu
tác động trực tiếp của các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt bắt buộc,
tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi không phải là tiền gửi
thanh toán…
1.1.2.3 Trung gian thanh toán
Bên cạnh chức năng trung gian tài chính và tạo phương tiện thanh toán, các
NHTM còn thực hiện một chức năng quan trọng khác nữa là trung gian thanh toán
giữa các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị kinh tế trong xã hội. Việc làm trung gian thanh
toán của NHTM đã phát triển đến tầm mức đa dạng và hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều nhận thấy ngân hàng là trung tâm thanh toán lớn nhất hiện nay. Thay mặt
khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh
toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa cho khách hàng
nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại
thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi
khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua
NHTW hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng
càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy,
công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lí tìm cách áp
dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống
nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa
các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã
làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm
thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
2.1.1.3 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Khái niệm và vai trò cho vay của NHTM trong nền kinh tế
Trong thực tế, thuật ngữ cho vay được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ngay cả
trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh. Trong quan hệ tài chính, cho vay có
thể hiểu theo các nghĩa sau:
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang
chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì cho vay được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ
người cho vay sang người đi vay.
- Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì cho vay là
một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi
vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác); trong đó bên cho vay chuyển giao tài
sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có
trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán.
Cho vay (tín dụng) là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Ngay từ khi mới
bắt đầu, các NHTM đã luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiện việc cho vay. Hình thức
tín dụng truyền thống của NHTM là cho vay ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản, giúp
khách hàng mua hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu; sau đó mở rộng thành nhiều hình
thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng các chứng khoán, bằng
giấy tờ lưu kho hoặc không cần thế chấp. Các NHTM lớn hiện nay thực hiện đa dạng
các hình thức tín dụng từ cho vay (tiền) ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh cho khách (để
khách hàng có thể phát hành các chứng khoán huy động vốn, mua hàng mà chưa cần
trả tiền ngay, hoặc vay của người thứ ba…), mua các tài sản để cho thuê…Đối với các
NHTM Việt Nam thì hoạt động cho vay đang là lĩnh vực chủ đạo chiếm tỷ trọng từ
70% - 80% doanh thu.
Vai trò hoạt động cho vay của NHTM trong nền kinh tế bao gồm:
 Trong quá trình luân chuyển vốn của các doanh nghiệp thực hiện quá trình sản
xuất kinh doanh, hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò trung gian lúc tạm thời
thiếu vốn và trung gian để giải quyết vốn ứ đọng ở nơi này bù đắp sự tạm thời thiếu
hụt ở nơi khác. Trong phạm vi đó, hoạt động cho vay đóng vai trò điều hoà vốn từ nơi
tạm thời thừa vốn đến nơi thiếu vốn mà không làm tăng thêm hay giảm bớt tổng thu
nhập trong nền kinh tế.
 Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong
nền kinh tế, doanh nghiệp chủ động chọn lĩnh vực đầu tư để mang lại hiệu quả cao
nhất nhưng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế phải có sự cân đối trong cơ cấu kinh tế
giữa các vùng lãnh thổ, các ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế nhất là những
ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành kém phát triển nhưng cần thiết cho nền kinh tế.
Thông qua chính sách tín dụng, lãi suất sẽ là đòn bẩy kích thích đầu tư phát triển, góp
phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế nói chung.
 Cho vay tác động đến chế độ hạch toán kinh tế. Các doanh nghiệp có sử dụng
phải trả lãi nên phải tính đúng, tính đủ, hạch toán kịp thời, tính toán giảm giá thành,
tăng vòng quay vốn, nâng cao chất lượng sử dụng vốn, lợi nhuận đầu tư vào các ngành
có lợi nhuận cao… giúp các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất đúng đắn.
Có thể nói rằng, hoạt động cho vay của các NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với
toàn bộ nền kinh tế. Nó giúp cho ngành công nghiệp có vốn mua trang thiết bị, máy
móc, dây chuyền công nghệ tiên tiến, quyền sở hữu công nghiệp…; giúp cho người
nông dân có khả năng mua hạt giống, thức ăn, phân bón…; các sản phẩm sản xuất ra
có thể được vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhờ sự tài trợ của ngân
hàng đối với các xí nghiệp vận tải…
1.1.3.2 Các hình thức cho vay của NHTM
* Theo mục đích sử dụng: cho vay được chia thành 4 loại
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây
dựng bất động sản nhà ở, đất đai; bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại
và dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp: là những khoản vay để bổ sung và sử dụng cho các
doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như:
phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua
sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải các chi phí thông thường của cuộc
sống.
* Theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng, được sử
dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi
tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với các NHTM thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng
cao nhất.
- Cho vay trung và dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 1 năm, khi cho
vay trung và dài hạn cần chú ý một số điểm sau:
Một là Vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, phương án. Cho vay trung và dài hạn
để giảm bớt rủi ro thì ngoài việc quy định vay phải có tài sản đảm bảo, ngân hàng còn
quy định khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh
doanh và đời sống. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án cao hay thấp tuỳ thuộc
vào mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án.
Hai là Thời hạn trả nợ và nguồn trả nợ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của dự
án đầu tư. Tuy nhiên, thời hạn trả nợ cũng có thể rút ngắn trong trường hợp hiệu quả
của dự án mang lại cao. Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp ngân hàng thu được nợ chắc
chắn nhưng đôi khi ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Các khoản
cho vay trung và dài hạn được dùng chủ yếu cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định nên
nguồn trả nợ chính của khoản vay này là từ nguồn khấu hao và một phần lợi nhuận do
dự án đầu tư mang lại.
Ba là Giải ngân trong cho vay trung và dài hạn: đối với khoản cho vay này có thể
giải ngân một hoặc nhiều lần nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng tiền vay đúng
mục đích. Ngân hàng không cho rút vốn khi các nhu cầu chi tiêu liên quan đến dự án
chưa phát sinh.
Bốn là Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn
hạn. Nó có thể là lãi suất cố định trong suốt thời kỳ vay vốn, cũng có thể là lãi suất
biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường. Việc thu tiền lãi có thể theo kỳ hạn
tháng, quý, năm dựa vào số dư ở mỗi kỳ hạn trả nợ và lãi suất cho vay. Khách hàng có
thể trả tiền lãi cùng nợ gốc tại mỗi kỳ hạn trả nợ hoặc trả tiền lãi vào một ngày nào đó
trong kỳ.
2.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Có nhiều khái niệm về cho vay
Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng. Thông qua hoạt động
cho vay, ngân hàng thực hiện phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được
trong xã về với lượng giá trị lớn hơn ban đầu.
Cho vay là quyền của ngân hàng với tư cách là người cho vay ( chủ nợ) yêu cầu
khách hàng của mình- người đi vay phải tuân thủ những điều kiện nhất định tạo ràng
buộc pháp lý bảo đảm người cho vay có thể thu hồi vốn( cả gốc và lãi) sau một thời
gian nhất định. Những điều kiện vay cụ thể dựa trên cơ sở mức độ tin tưởng, tín nhiệm
lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng
Cho vay là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể ( NHTM và người cho vay) trong
đó NHTM chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất
định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn( gốc và lãi) cho bên
cho vay vô điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận.
Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cung ứng vốn cho mục đích chi tiêu của
cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp
cho người tiêu dùng trang trải nhu cầu cuộc sống trước khi họ có khả năng về tài chính
để thụ hưởng.
2.1.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Quy trình thực hiện một khoản CVTD cũng giống như những khoản vay thông thường
của ngân hàng nhưng do CVTD liên quan đến một khối lượng khách hàng lớn, mỗi
món vay thường nhỏ lẻ nên ngân hàng phải có những phương pháp thẩm định khác
nhau đối với từng nhóm khách hàng.
Những thủ tục xin vay
a. Những thủ tục xin vay
Mỗi ngân hàng đều có những thủ tục cho vay nói chung và CVTD nói riêng khác
nhau. Nếu khách hàng muốn vay tiền thì phải tuân thủ theo những quy định của ngân
hàng đưa ra để ít nhất ngân hàng cũng nắm được những thông tin cần thiết về khách
hàng của mình. Các thủ tục do ngân hàng quy định thường bao gồm:
- Đơn xin vay: khách hàng sẽ làm đơn trước khi vay tiền. Đơn xin vay phải ghi
rõ và đầy đủ mục đích vay, thời hạn vay, thời hạn hoàn trả cả gốc và lãi.
- Các tài liệu liên quan đến bản thân người vay như: quốc tịch, tuổi, nơi thường
trú, chứng minh nhân dân, hộ khẩu. Ngoài ra còn phải liệt kê một số thông tin nghề
nghiệp, thu nhập, tình trạng gia đình, học vấn…
- Các tài liệu thuyết minh khoản vay: mức vốn tự có, nhu cầu chi phí…Nếu
ngân hàng thấy cần thiết phải có tài sản thế chấp, vật cầm cố hay cam kết bảo lãnh thì
ngân hàng sẽ thông báo với khách hàng.
b. Trình tự xét duyệt cho vay
Sau khi hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết, cán bộ tín dụng sẽ thẩm định
các điều kiện cho vay và gửi hồ sơ cùng báo cáo thẩm định tới trưởng phòng tín dụng
phê duyệt. Nếu những thủ tục của người vay được ngân hàng chấp nhận thì ngân hàng
sẽ tiến hành lập hợp đồng tín dụng.
- Ngân hàng quyết định cho vay thì sẽ xem xét khách hàng có đủ các yếu tố
pháp lý không. VD: Người vị thành niên là một trong những đối tượng không được
phép vay dưới bất kỳ hình thức nào vì mọi yêu cầu thanh toán nợ đối với họ đều không
có giá trị
- Theo luật thì những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp
hành án không được phép vay ngân hàng trừ khi toà án ban lệnh phục hồi. Ngoài ra
những người tâm thần cũng không được hưởng tín dụng do họ không hiểu biết gì về
bản chất của giao dich cho vay.
Trình tự xét duyệt cho vay
Theo dõi nợ và thu nợ
- Những khoản khách hàng vay phải được sử dụng đúng mục đích, không trái
pháp luật, không buôn lậu…
- Năng lực hoàn trả món vay của khách hàng cũng là một yếu tố mà ngân hàng
quan tâm. Ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng có khả năng chi trả khoản vay hay không
rồi mới quyết định cho vay.
c. Theo dõi nợ và thu nợ
Việc theo dõi nợ mang lại cho ngân hàng hàng loạt các thông số cần thiết nhằm
xử lý kịp thời với từng tình huống xảy ra.
Khi đến hạn, ngân hàng tiến hành thu nợ cả gốc và lãi. Nếu người vay không có
khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể gia hạn cho khách hàng một khoảng thời gian
nhất định mà ngân hàng và khách hàng cùng thoả thuận. Nếu khách hàng cố tình lừa
dối hay không thể trả nợ thì ngân hàng phải áp dụng các chính sách như thông báo nợ
quá hạn đến công ty nơi người vay làm việc, thanh lý tài sản đảm bảo, phong toả tài
khoản tiền gửi…
2.1.2.3. Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
- Quy mô mỗi khoản vay nhỏ lẻ nhưng số lượng người vay nhiều: các cá nhân
hoặc hộ gia đình đến ngân hàng cần vay một khoản tiền nào đó thì thường có nhu cầu
về vốn không lớn lắm vì những hàng hoá tiêu dùng có giá trị không lớn so với những
loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các
khoản CVTD lại có số lượng rất lớn, đa dạng do nhu cầu của con người không bao giờ
có giới hạn.
- Lãi suất của các khoản CVTD hầu hết là đều cao so với những khoản vay
khác trong ngân hàng do độ rủi ro của khoản vay này cao và khó kiểm soát. Người đi
vay có thể bị thất nghiệp đột ngột, bị tai nạn… không một ngân hàng nào có thể tránh
được những rủi ro này, họ phải học cách chấp nhận và tìm mọi cách để giảm thiểu rủi
ro mà khoản vay gây ra mà lãi suất cho vay cao là một trong những cách bù đắp rủi ro
hữu hiệu.
- Các khoản CVTD có chi phí khá lớn, việc thẩm định khoản cho vay thường là
tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Thực tế điều này do quy mô một khoản vay mang lại.
Chi phí cho bất kỳ một khoản vay nào cũng bao gồm phần thẩm định khách hàng, chi
phí đi lại, chi phí thông tin…; ngoài ra ngân hàng còn phải chịu chi phí quản lý các
khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng nhưng do khoản vay nhỏ nên tính bình
quân ra, chi phí của nó không kém với chi phí của việc cho vay một khoản lớn khác.
- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ của nền
kinh tế. Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mọi người lạc quan về
tương lai. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều hộ gia đình cảm thấy
không tin tưởng và đặc biệt, khi họ thấy tình trạng thất nghiệp gia tăng thì họ sẽ hạn
chế việc vay tiền từ ngân hàng.
- Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết tới nhu
cầu vay tiêu dùng của khách hàng.
- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng thường không cao. Tư cách
của khách hàng cũng là một yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro đối với khoản vay
tiêu dùng bởi vì khó xác định nhưng lại rất quan trọng trong quyết định sự hoàn trả của
khoản vay.
2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng
của ngân hàng thương mại
2.1.3.1 Những nhân tố chủ quan
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu
dùng. Chiến lược được hiểu là tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn về phương
hướng, quy mô, thị trường, lợi thế, nguồn lực, môi trường ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh, giá trị kỳ vọng mà những người trong và ngoài doanh nghiệp cần.
Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên một
thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản
phẩm,đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai
thác và tạo ra các cơ hội mới… Cũng giống như một doanh nghiệp, một NHTM không
có chiến lược kinh doanh rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh. Dựa trên cơ
sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động,
lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra
; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay tiêu dùng như : kế
hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự.
Chính sách tín dụng
Các khoản vay là tài sản lớn nhất của một ngân hàng. Sự lành mạnh của danh
mục cho vay quyết định thu nhập của ngân hàng, cũng như tính hiệu quả của nó. Ngân
hàng luôn tìm mọi cách cung cấp tối đa các dịch vụ tín dụng nhưng phải theo nguyên
tắc thận trọng, an toàn và thanh khoản. Chính sách tín dụng là các nguyên tắc cơ bản
chi phối mở rộng tín dụng.Một chính sách tín dụng được hoạch định tốt phù hợp với
quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và
hiệu quả cho vay tiêu dùng nói riêng bao gồm việc mở rộng cho vay và quản trị tốt rủi
ro tín dụng của ngân hàng. Các yếu tố cơ bản của một chính sách tín dụng bao gồm :
Các yếu tố về mặt pháp luật : Ngân hàng phải đưa ra các giới hạn cho vay hợp
pháp một cách rõ ràng để tránh việc vi phạm những quy định của ngân hàng về vấn đề
này.
Quy mô tối đa trong danh mục cho vay.
Cơ cấu danh mục cho vay : ngân hàng sẽ chỉ ra các loại cho vay mà ngân hàng
sẽ và không thực hiện, cũng như số lượng mỗi loại là bao nhiêu trong tổng danh mục
cho vay.
Uỷ quyền cho vay : Mỗi thành viên được uỷ nhiệm cho vay phải biết chính xác
mức tín dụng, cũng như các trường hợp được phép quyết định cho vay. Phạm vi uỷ
quyền cho vay tuỳ thuộc vào hội đồng quản trị của ngân hàng. Sự khác nhau về phạm
vi uỷ quyền cho vay do nhiều yếu tố quyết định như quy mô hoạt động, mạng lưới chi
nhánh, loại vay, kinh nghiệm và khả năng nhân viên, nhu cầu của lĩnh vực ngân hàng
cho vay và việc ngân hàng nhắm đến tăng trưởng hay chất lượng.
Định giá : phí tài trợ cho việc vay phải bù đắp được chi phí huy động vốn, chi
phí mở rộng và quản lý tín dụng, chi phí rủi ro thời hạn và chi phí rủi ro tín dụng.
Những tiêu chuẩn về chất lượng tín dụng : Ngân hàng quyết định những tiêu
chuẩn định tính cho những khoản tín dụng được phép thực hiện. Những tiêu chuẩn đưa
ra phụ thuộc vào định hướng phát triển của ngân hàng. Ngân hàng có thể lựa chọn các
danh mục cho vay có chất lượng cao, lãi suất thấp, mức tổn thất do không thu hồi thấp
hoặc các khoản cho vay với lãi suất cao, rủi ro cao hơn, định hướng tăng trưởng nhanh
hơn.
Thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ.
Giám sát tín dụng : Chính sách tín dụng tốt sẽ phải cung cấp một lộ trình theo
dõi và cách thức giám sát các khoản cho vay thích hợp. Một phương pháp hay hệ
thống theo dõi phải bảo đảm:
- Phân loại các khoản vay.
- Có giấy đề nghị vay vốn cho các khoản vay.
- Có lịch trình trả nợ vay cụ thể đã thoả thuận với người vay tại thời điểm cho
vay.
- Phải cung cấp đầy đủ thông tin dưới dạng các báo cáo tài chính thích hợp và
các thông báo của nhân viên cho vay về những thông tin thường xuyên của khách hàng
trong một hồ sơ tín dụng.
- Xem xét định kỳ các khoản cho vay, sớm phát hiện sự suy giảm chất lượng
tín dụng.
- Hướng dẫn xử lý các tài sản có vấn đề và thu hồi các khoản tín dụng được
quan tâm đặc biệt.
.Việc xây dựng chính sách tín dụng phải dựa vào : nhu cầu vốn của khách hàng;
khả năng sinh lời và rủi ro tiềm tang của khách hàng; chính sách của chính phủ và
NHNN; quy mô, kết cấu tính ổn định của các khoản tiền gửi, vào mục tiêu theo đuổi
của ngân hàng; vào chất lượng cán bộ tín dụng… . Nó là kim chỉ nam cho hoạt động
của tất cả nhân viên và lãnh đạo ngân hàng. Nó là cơ sở tham khảo và các tiêu chuẩn
mà theo đó cán bộ cho vay tự tin thực hiện công việc, cũng như khi quyết định mở
rộng tín dụng trong quyền hạn được phép. Nó tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt
động tín dụng, tạo sự liên kết giữa các phòng ban để hướng tời mục tiêu kinh doanh đề
ra trong giới hạn rủi ro được tính toán. Nó giúp cho ngân hàng thiết lập kế hoạch kinh
doanh dài hạn để hoạt động một cách chủ động, thay vì phản ứng bị động với chính
sách của đối thủ cạnh tranh.
Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hang trong
việc cấp tín dụng. Quy trình tín dụng được chia thành các giai đoạn : lập hồ sơ tín
dụng, thẩm định ( hay còn gọi là phân tích tín dụng ), quyết định tín dụng, giải ngân,
giám sát, thu hồi nợ và thanh lý tín dụng. bao gồm các bước từ chuẩn bị cho vay, phát
tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đến khi thu hồi nợ. Các giai đoạn có mối quan
hệ mật thiệt với nhau. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp
theo và tác động đến chất lượng công việc của giai đoạn sau.
Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy
trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội
dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại khác nhau. Việc xây dựng
một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị
góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh số. Bởi vì :
- Quy trình tín dụng làm cơ sở cho xây dựng mô hình tổ chức thích hợp tại
ngân hàng. Nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận chức năng được xác định rõ ràng
các công việc liên quan đến hoạt động cho vay từ đó làm cơ sở phân định trách nhiệm
ở từng vị trí. Nó như là một quy phạm nghiệp vụ bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân
hàng và thường được in thành văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện thống nhất những
nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nhân viên ngân hàng sẽ biết được trách nhiệm phải
thực hiện, mối quan hệ với các đồng nghiệp, vai trò trong toàn bộ quy trình.
- Dựa vào quy trình, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với
quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng. Các thủ tục cho
vay thích hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay, kỹ thuật phân tích nhằm
cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, nhưng không gây phiền hà cho khách hàng.
- Quy trình tín dụng là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh
chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua kiểm soát thực hiện quy
trình tín dụng nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công
việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để kiểm soát
được những rủi ro khi cấp tín dụng.
Chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ
hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về
khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực
hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ . Vì vậy, cán bộ tín dụng là nhân tố quan
trọng đầu tiên và quyết đinh đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Điều này đòi hỏi
một cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân
tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách
hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt…. Nhờ
có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt
động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Sự thành công của một hợp đồng tín dụng còn phụ thuộc vào thái độ phục vụ
của cán bộ tín dụng. Đối với mỗi khách hàng, họ sẽ nhớ rất lâu và nói rất nhiều về
những điểm không hài lòng mà khởi nguồn của những thông tin đó là thái độ và khả
năng phục vụ của nhân viên ngân hàng. Đặc biệt thông qua kênh truyền miệng, nó có
tác dụng lan truyền rất nhanh. Vì vậy, chính cách thức làm việc chuyên nghiệp và sự
phục vụ tận tình của cán bộ tín dụng sẽ là lợi thế cạnh tranh quan trọng so vơi các ngân
hàng khác trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tác phong chuyên nghiệp của cán bộ tín
dụng không chỉ đem lại sự thành công cho hợp đồng tín dụng mà còn đem lại cho ngân
hàng nhiều hợp đồng tín dụng tiềm năng.
Với mỗi cán bộ tín dụng, không chỉ yêu cầu về trình độ chuyên môn mà cái
quan trọng hàng đầu là đạo đức nghề nghiệp. Một cán bộ tín dụng phải có tính trung
thực, liêm khiết để đưa ra những quyết định đúng đắn vừa có lợi cho ngân hàng, vừa
thuận tiện cho khách hàng.
Công tác thông tin.
Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay nói chung
và cho vay tiêu dùng nói riêng. Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực
hiện phân tích tín dụng để, đánh giá khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về
sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm
kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng
kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn
chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó là cơ sở để cho ra quyết định tín dụng, chấp thuận
hay không chấp thuận cho vay. Thông tin có thể được cung cấp từ nhiều nguồn khác
nhau : từ hồ sơ đề nghị cấp vốn của khách hàng; hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng, hoặc từ
các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt từ trung tâm thông tin phòng ngừa
rủi ro của hệ thống các định chế tài chính ; từ các cơ quan chức năng như thuế, pháp
luật…các ấn bản báo chi, các phương tiện thông tin đại chúng, từ phỏng vấn trực tiếp
khách hàng hoặc người thân của họ; thậm chí từ nguồn thông tin đi mua. Sô lượng,
chất lượng thông tin ảnh hưởng đến tính đúng đắn, phù hợp của quyết định đưa ra. Do
vậy công tác thông tin có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay.
Kiểm soát nội bộ.
Nhờ hoạt động kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo ngân hàng có được cái nhìn toàn
cảnh về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Định kỳ hoặc đột xuất, kiểm soát
viên tiến hành kiểm soát. Mức độ phát hiện nhanh chóng các sai sót, nguyên nhân gây
ra sai sót và biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng.
Trình độ công nghệ của ngân hàng.
Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú
phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Đặc biệt với hoạt động cho
vay tiêu dùng với đặc điểm số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải
thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay, với hệ thống công nghệ phát triển
vừa tiết kiệm được thời gian công sức cán bộ tín dụng vừa nhằm hạn chế tối đa sự
nhầm lẫn, sai sót trong quá trình khách hàng có quan hệ với khách hàng.
2.1.3.2 Những nhân tố khách quan
a Nhân tố từ khách hàng
Năng lực tài chính của khách hàng.
Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tâm đầu tiên về khách hàng của
mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được chấp nhận khi khách hàng đáp ứng
đầy đủ những yêu cầu của khách hàng mà trước hết là phải có năng lực tài chính đủ
lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lượng với
những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn
định.
Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng.
Hiệu quả cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức khách hàng. Đạo
đức của khách hàng vay được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của
họ. Năng lực pháp lý của khách hàng được đánh giá qua việc khách hàng không vi phạm
các quy định trong, trước và sau khi cho vay. Mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với
khách hàng được đánh giá thông qua những yếu tố về thu nhập, tài sản đảm bảo, sự sẵn
lòng trả nợ của khách hàng.
b. Nhân tố từ đơn vị hỗ trợ hoạt động của ngân hàng.
Môi trường kinh tế, xã hội.
Đây là nhân tố đầu tiên được nhắc đến đầu tiên khi xem xét ảnh hưởng đối với
hoạt động cho vay tiêu dùng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, xã hội ổn định,
đời sống dân cư được cải thiện , nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống từ đó mà gia
tăng. Với mức thu nhập cao và ổn định, nhu cầu tận hưởng các sản phẩm dịch vụ có
giá trị lớn, chất lượng cao được hình thành. Điều đó thúc đẩy mở rộng cho vay tiêu
dùng. Mặt khác, sự ổn định về thu nhập của người dân cũng đảm bảo cho khả năng thu
nợ của các cho vay tiêu dùng. Đồng nghĩa với hiệu quả cho vay tiêu dùng được nâng
cao.
Môi trường pháp lý.
Tạo môi trường pháp luật giúp cho hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra trôi chảy,
an toàn và hiệu quả theo khuôn khổ thống nhất. Môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện
rất lớn cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng.
Môi trường văn hoá.
Môi trường văn hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu
dùng. Mỗi nền văn hoá có nét riêng đặc thù, từ đó chi phối đến thói quen chi tiêu, mua
sắm của các tầng lớp dân cư… Do đó, nó có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu
dùng của ngân hàng
2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai)
2.2.1 Cơ sở pháp lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam (Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai)
Từ đầu năm 2017, để có cơ sở theo dõi, giám sát chặt chẽ và toàn diện diễn biến
cho vay đối với lĩnh vực này NHNN đã bổ sung các biểu mẫu thống kê yêu cầu các
TCTD báo cáo đầy đủ phạm vi CVTD như bổ sung nhu cầu vay vốn để trả phí nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở; sửa chữa nhà ở bao gồm cả nguồn trả
nợ từ lương và không phải từ lương...
Bên cạnh đó, NHNN đã hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay của
TCTD đối với khách hàng nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động cho vay. Cụ thể,
tại Khoản 3, điều 13 Thông tư 39 NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD
đối với khách hàng đã rất tiến bộ khi quy định tất cả các hình thức lãi suất đều phải
quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và
thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế.
Một văn bản pháp lý quan trọng nữa là Thông tư số 43/2016/NHNN quy định
riêng về hoạt động CVTD của công ty tài chính. Trong Thông tư 43, NHNN yêu cầu
công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất CVTD áp dụng thống nhất trong
từng thời kỳ, bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, lãi suất cho vay thấp nhất đối với
từng sản phẩm CVTD để đảm bảo minh bạch, công khai về lãi suất của công ty tài
chính…
Ngoài ra, NHNN yêu cầu TCTD tăng cường thanh tra, giám sát tuân thủ quy
định pháp luật về cho vay nhằm hạn chế rủi ro, giảm chi phí dự phòng xử lý rủi ro, từ
đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Và mới đây nhất NHNN ban hành văn bản yêu
cầu các NH nghiêm túc thực hiện cũng như tuân thủ quy định lãi suất, thu hồi nợ phải
đúng quy định.
2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam (Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai)
2.2.2.1 Sản phẩm vay mua nhà
- Khách hàng: cá nhân có nhu cầu hỗ trợ vốn mua/nhận chuyển nhượng BĐS (nhà, căn
hộ, đất ở).
- Tiện ích nổi bật:
+ Đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng liên quan đến mua/nhận chuyển nhượng
BĐS (nhà, căn hộ, đất ở).
+ Thời hạn vay tối đa lên đến 15 năm.
+ Chấp nhận TSĐB hình thành từ vốn vay (nếu là căn hộ thì VIETINBANK và đơn vị
chủ dự án phải có hợp đồng kiên kết).
-Sự khác nhau của thủ tục đảm bảo tiền vay giữa BĐS có liên kết và BĐS không liên
kết:
+ Bất động sản có liên kết: Ký thỏa thuận ba bên gồm: VIETINBANK, khách hàng,
chủ đầu tư.
Tùy theo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ, có thể công chứng hợp đồng thế
chấp theo quy định đối với từng dự án cụ thể.
+ Bất động sản không liên kết: Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp theo quy
định.
2.2.2.2 Sản phẩm vay mua xe ô tô
Sản phẩm vay mua xe ô tô
- Khách hàng: cá nhân có nhu cầu mua xe ô tô với mục đích tiêu dùng.
- Tiện ích nổi bật:
+ Đáp ứng mọi nhu cầu mua xe ô tô với thủ tục đơn giản và nhanh nhất.
+ TSĐB là chính chiếc xe được mua.
+ Thời gian giải quyết đối với hồ sơ hợp lệ trong vòng 24h.
2.2.2.3 Sản phẩm vay du học
- Khách hàng: người đi du học (nước ngoài/Việt Nam) hoặc thân nhân (hàng thừa kế
thứ nhất, thứ 2 và ba) của những đối tượng này.
- Tiện ích nổi bật: đáp ứng các nhu cầu của khách hàng khi du học:
+ Thanh toán chi phí du học (học phí và sinh hoạt phí) trong suốt quá trình du học.
+ Cấp hạn mức tín dụng đảm bảo năng lực tài chính bổ túc hồ sơ du học.
+ Phát hành thư bảo lãnh thanh toán bổ túc hồ sơ du học.
2.2.2.4 Sản phẩm vay tiêu dùng khác
- Khách hàng: tất cả các nhu cầu tiêu dùng (bao gồm xây dựng, sửa chữa nhà và mua
xe ô tô đảm bảo bằng BĐS…), ngoại trừ:
+ Chuyển nhượng BĐS.
+ Mua xe ô tô đảm bảo bằng chính chiếc xe được mua.
+ Du học, chứng minh năng lực tài chính.
- Tiện ích nổi bật:
+ Đáp ứng mọi nhu cầu cá nhân với thủ tục đơn giản.
+ Chấp nhận BĐS chưa có giấy tờ hoàn chỉnh.
- Khách hàng: cá nhân có thu nhập bình quân trong 6 tháng gần nhất trên 3trđ/tháng
thuộc các đối tượng sau:
+ Cán bộ nhân viên đã ký hợp đồng lao động chính thức, đang làm việc tại các ngành
nghề, công ty được VIETINBANK chấp nhận.
+ Cá nhân có thu nhập ổn định.
- Khách hàng: cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn khi chưa thực hiên tất toán thẻ tiền gửi
do VIETINBANK, VIETINBANK hoặc các TCTD khác phát hành và không sử dụng
dịch vụ thấu chi.
Trường hợp cầm cố bằng thẻ tiền gửi VIETINBANK hoặc các TCTD khác phát hành
thì phải có giấy xác nhận phong tỏa tài khoản của đơn vị phát hành.
- Khách hàng: cá nhân nữ thuộc các đối tượng:
+ Cán bộ nhân viên tốt nghiệp Cao đẳng trở lên, trả lương qua NH, thu nhập bình quân
6 tháng gần nhất tối thiểu 3trđ, có hợp đồng lao động chính thức được các đơn vị tại
VIETINBANK chấp nhận.
+ Thu nhập bình quân 6 tháng gần nhất tối thiểu 10trđ
2.2.3 Điều kiện vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Viettinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai)
Phạm vi điều chỉnh: Các sản phẩm cho vay nhằm phục vụ cho các nhu cầu cấp tín
dụng để thực hiện các phương án phục vụ đời sống ở trong nước và ngoài nước.
Đối tượng khách hàng: các cá nhân Việt Nam và nước ngoài
Điều kiện vay vốn
VIETINBANK xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch
dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật tại Việt
Nam.
+ Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn (KT3) tại địa bàn cho vay được phân
công của các chi nhánh. Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn được thực hiện theo
quy định về phân định địa bàn cấp tín dụng của Tổng giám đốc.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có phương án vay phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo hoàn trả nợ vay
trong thời hạn cam kết.
+ Có thu nhập của bản than và/hoặc gia đình ổn định.
+ Có TSĐB tiền vay theo quy định của VIETINBANK trừ trường hợp vay không có
TSĐB phải được hội đồng quản trị của VIETINBANK chấp thuận.
Mục đích sử dụng vốn
VIETINBANK xem xét cho khách hàng vay để sử dụng vào các mục đích sau:
+ Giao dịch bất động sản
+ Mua sắm các sản phẩm bao gồm: xe ô tô các loại, các máy móc thiết bị, vật dụng
phục vụ cho sinh hoạt gia đình.
+ Sử dụng các sản phẩm dịch vụ bao gồm: học tập trong nước và nước ngoài; đi làm
việc hoặc đi du lịch ở nước ngoài; các dịch vụ y tế.
+ Mua sắm các sản phẩm, dịch vụ và/hoặc thực hiện các hoạt động khác phục vụ đời
sống.
Hồ sơ vay vốn
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng cần cung cấp các loại giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn
(KT3)
+ Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
+ Phương án phục vụ đời sống, kế hoạch sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo
Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSĐB được quy định như sau:
Bảng 2.1 Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa của một số TSĐB được VIETINBANK chấp
nhận.
STT
Loại tài sản đảm bảo
Tỷ lệ cấp tín
dụng tối đa
1
Tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do VIETINBANK
phát hành
100%
2
Tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do TCTD khác
phát hành
90%
3 Vàng, kim loại quý, đá quý (2)
4 Tiền mặt 100%
5 Giấy tờ có giá do chính phủ phát hành 100%
6 Bộ chứng từ LC xuất khẩu được VIETINBANK chấp nhận 95%
7 Chứng khoán do TCTD khác phát hành (3)
8 Chứng khoán do doanh nghiệp phát hành (3)
9 Bất động sản 70%
10 Quyền sử dụng đất, quyền thuê đất 70%
11 Nhà xưởng, kho 70%
12 Phương tiện vận chuyển 70%
13 Máy móc thiết bị 60%
14 Hàng hóa, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm 80%
Ghi chú: (1) Có khấu trừ tiền lãi vay
(2) Khi cho vay sẽ thỏa thuận với khách hàng về tỷ lệ cho vay và biện pháp xử lý của
VIETINBANK khi giá thị trường của TSĐB biến động, ảnh hưởng đến khoản vay.
(3) Do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ sau khi được hội đồng quản trị
chấp thuận.
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn quy định dưới đây:
+ Cho vay nhận chuyển nhượng BĐS: thời hạn cấp tín dụng không quá 15 năm
+ Cho vay xây dựng, sửa nhà: thời hạn cấp tín dụng không quá 15 năm.
+ Cho vay đi học trong nước hoặc nước ngoài: thời hạn cho vay phù hợp với thời gian
đi học nhưng không vượt quá 10 năm.
+ Cho vay mua xe ô tô và TSĐB là chính xe mua: thời hạn cho vay không quá 5 năm.
+ Các trường hợp khác: thời hạn cho vay không quá 15 năm
Các trường hợp cho vay vượt thời hạn trên phải được Tổng giám đốc (hoặc người
được phân quyền) chấp thuận
Mức cho vay, loại tiền vay
Mức cho vay tối đa 100% nhu cầu nhưng không vượt quá tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so
với giá trị của TSĐB được quy định
Các trường hợp cho vay vượt quá mức nêu trên phải được Tổng giám đốc (hoặc người
được phân quyền) chấp thuận.
Lãi suất và phí cho vay
Lãi suất cho vay và phí liên quan đến khoản vay được áp dụng theo biểu lãi suất
và biểu phí tín dụng của VIETINBANK trong từng thời kỳ.
Phương thức cho vay
VIETINBANK thỏa thuận với khách hàng một trong các phương thức cho vay sau:
+ Cho vay từng lần (trả nợ cuối kỳ, nhiều kỳ): tiền lãi tính theo số dư nợ giảm dần.
Phương thức trả nợ cuối kỳ chỉ áp dụng đối với cho vay ngắn hạn.
+ Cho vay trả góp hàng tháng, tính lãi theo vốn cộng lãi chia đều cho các tháng.
+ Cho vay thông qua nghệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Trường hợp này,
ngoài các quy định nêu tại quy chế, các chi nhánh thực hiện các quy định khác trong
các quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng của VIETINBANK.
Trường hợp cho vay theo các phương thức khác phải được Tổng giám đốc
(hoặc người được ủy quyền) chấp thuận.
Kiểm tra, giám sát vốn vay
+ Kiểm tra trước khi cho vay
Khi nhận được đề nghị vay vốn của khách hàng, người có trách nhiệm được
phân công tiến hành kiểm tra, xác minh và thẩm định:
Hồ sơ vay vốn
Tính khả thi của phương án phục vụ đời sống, kế hoạch sử dụng vốn và hoàn
trả nợ vay
Thực trạng hoạt động tạo thu nhập của khách hàng và/hoặc gia đình; khả năng
trả nợ của khách hàng
Tình trạng pháp lý và giá trị TSĐB
Tính phù hợp của khoản vay so với các quy định tại chính sách tín dụng của
VIETINBANK.
Trong quá trình kiểm tra, xác minh, thẩm định, những người có trách nhiệm cần
thu thập thêm các nguồn thông tin khách quan khác cùng với sự phán đoán chủ quan
và dựa vào kết quả chấm điểm tín dụng khách hàng để có thể đưa ra các đề xuất phù
hợp.
+ Kiểm tra trong khi cho vay
Những người có trách nhiệm phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu để xác định tính
chính xác, đầy đủ và hợp lệ của các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết có liên quan đến
khoản vay trước khi giải ngân.
+ Kiểm tra sau khi cho vay
Sau khi giải ngân, người có trách nhiệm được phân công phải tiến hành kiểm
tra việc sử dụng vốn và thực hiện phương án vay vốn, tình hình hoạt động tạo thu
nhập, tình trạng TSĐB.
Bảo lãnh vay vốn
VIETINBANK không khuyến khích việc cho vay đối với khách hàng bằng sự
bảo lãnh của bên thứ ba, nhất là trong trường hợp mối quan hệ giữa khách hàng và bên
bảo lãnh không phải là mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột.
Trường hợp các chi nhánh xét thấy có thể cho vay với sự bảo lãnh của bên thứ ba thì
phải tuân thủ các quy định sau:
+ Người có trách nhiệm được phân công phải tiếp xúc trực tiếp với bên bảo lãnh để
xác minh về sở hữu TSĐB tiền vay, sự tự nguyện trong việc bảo lãnh, mối quan hệ
giữa người bảo lãnh và người vay, lý do của việc bảo lãnh, báo cáo thực trạng tài
chính, năng lực pháp luật và hành vi dân sự của người bảo lãnh, đồng thời thông báo
cho bên bảo lãnh biết nghĩa vụ phải trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả
nợ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
+ Khi xúc tiến các thủ tục cho vay, các chi nhánh phải yêu cầu người bảo lãnh ký tên
trên tất cả các giấy tờ có liên quan đến món vay như: giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng
bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng và phải trực tiếp kiểm tra đối chiếu để đảm bảo
tính chính xác về các chứng từ và chữ ký của bên bảo lãnh.
+ Tổng giám đốc có thể hướng dẫn khác về thủ tục ký hợp đồng cấp phát tín dụng liên
quan đến bên bảo lãnh nhưng phải đảm bảo về mặt pháp lý trong việc ràng buộc trách
nhiệm của bên bảo lãnh.
+ Trường hợp khách hàng cần vay khoản vốn mới cũng do người thứ ba bảo lãnh, phải
yêu cầu người bảo lãnh lập lại thủ tục như khoản vay mới.
+ Phải xem người bảo lãnh cũng có nghĩa vụ giống như người vay, do đó phải thông
báo cho họ về tình hình thiếu lãi, thời hạn trả nợ, tình hình gia hạn nợ…của người vay.
+ Trường hợp đã quá hạn mà người vay chưa trả cũng phải thông báo kịp thời để
người bảo lãnh có bước chuẩn bị trả thay.
2.2.4 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai)
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình CVTD
Phê duyệt
Thẩm định
Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết
Quản lý và thu hồi nợ
Tất toán nợ vay
Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của
khách hàng
Diễn giải sơ đồ:
Bước 1: CVKH thực hiện tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu cấp tín
dụng. CVKH hàng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định;
nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hồ sơ khách hàng đồng thời báo cáo lại
Trưởng phòng trực tiếp quản lý hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi,
hỗ trợ.
Bước 2: CVKH thực hiện công tác xác minh, thẩm định hồ sơ của khách hàng làm cơ
sở tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt, ghi ý kiến vào tờ trình cấp tín dụng.
Bước 3: cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ theo hạn mức phán quyết cấp tín dụng.
Bước 4: hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết.
Kiểm soát viên tín dụng kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều
kiện cấp tín dụng nếu có; lập hợp đồng tín dụng.
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch
đảm bảo, nhận hồ sơ TSĐB bản gốc từ khách hàng.
Giao dịch viên tín dụng thực hiện các thủ tục giải ngân trên hệ thống.
Bước 5: chuyên viên quản lý nợ theo dõi danh mục dư nợ phát sinh; lập danh sách
khách hàng đáo hạn vốn, lãi trong 10 ngày tới và khách hàng đã trễ hạn, quá hạn vốn,
lãi gửi chuyên viên khách hàng đôn đốc thu nợ.
CVKH tiến hành kiểm tra sau khi cấp tín dụng kể cả khi khách hàng có phát sinh nợ
xấu.
Bước 6: sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ (bao gồm
vốn gốc, lãi và phí phát sinh) CVKH, kiểm soát viên tín dụng, chuyên viên quản lý hồ
sơ TSĐB tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng.
Bước 7: lưu hồ sơ.
Việc quản lý và hoàn trả hồ sơ TSĐB của khách hàng thực hiện theo quy trình quản lý
hồ sơ TSĐB hiện hành.
Bộ phận quản lý tín dụng lưu hồ sơ tất toán tại chi nhánh trong 1 năm, sau đó chuyển
về kho lưu trữ.
2.2.5 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai)
2.2.5.1 Phân tích nguồn vốn huy động
Bảng 2.2 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK - PGD ĐĂK ĐOA 2016
- 2018
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2017/2016
So sánh
2018/2017
2016 2017 2018 Số tiền % Số tiền %
1.TGKH 44.175 55.571,3 83.495,8 11.396 25,80 27.925 50,25
a. TGTT 9.274 11.092,1 16.276,4 1.818,1 19,60 5.184,3 46,74
- TKKKH 4.562 6.792,1 14.276,4 2.230,1 48,88 7.484,3 110,19
- TKCKH 4.712 4.300 2.000 -412 -8,74 -2.300 -53,49
b. TGTK 21.359 24.839,2 33.562,4 3.480,2 16,29 8.723,2 35,12
- TKKKH 439 688,5 1.127,6 249,5 56,83 439,1 63,78
- TKCKH 20.920 24.150,8 32.434,8 3.230,8 15,44 8.284 34,30
c. TGK 13.542 19.640 33.657 6.098 45,03 14.017 71,37
2.TGTCTD 4.545 5.412 21.198 867 19,08 15.786 291,69
TNVHĐ 48.720 60.983,1 104.694 12.263 25,17 43.711 71,68
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Tổng nguồn vốn của PGD Đăk Đoa ngày càng gia tăng và đi vào ổn định. Tỉ
trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng qua các năm. Cụ
thể, tỉ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn vào năm 2016 là 15,48%, năm
2017 nguồn vốn huy động chiếm 17,31% trên tổng nguồn vốn, tăng 1,82% so với năm
2016. Đến năm 2018, tỉ trọng này là 25,39%, tăng 8,08% so với năm trước. Sự gia
tăng về nguồn vốn huy động này là do trong năm 2018, Chi nhánh đã thực hiện một số
chương trình khuyến mãi như gửi tiết kiệm có quà tặng, miễn phí làm thẻ, miễn phí
thường niên cho thẻ, liên kết với các doanh nghiệp để chi trả lương qua thẻ cho cán bộ,
công nhân viên. Qua đó, cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách để thu hút nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho
Chi nhánh, làm giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào Hội Sở về nguồn vốn kinh doanh.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt
động của Ngân hàng nên Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Hội Sở MSB, nên
làm tăng chi phí cho Chi nhánh, bởi vì chi phí đi vay luôn cao hơn chi phí Ngân hàng
trả lãi tiền gửi. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng cao hơn nữa nguồn
vốn huy động mà chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, tuy nguồn vốn này không
ổn định nhưng nó lại đáp ứng được nhu cầu vốn cho Ngân hàng.
Tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong thời gian qua luôn tăng. Vốn huy động của
Ngân hàng được hình thành chủ yếu từ tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư và tiền
gửi của các TCTD khác. Tình hình nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:
Những năm vừa qua việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp không ít khó
khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách
hàng, Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực, năng động và kịp thời để gia tăng
nguồn vốn huy động, bên cạnh đó luôn chú trọng thái độ phục vụ khách hàng, không
để khách phải mất thời gian chờ đợi khi đến gửi tiền và rút tiền ở Ngân hàng, nên thu
hút lượng tiền rất lớn.
2.2.5.2 Phân tích doanh số cho vay:
a. Doanh số cho vay tiêu dùng qua 3 năm
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng
đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã
thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
Bảng 2.3. TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY
ĐVT: Triệu đồng
2016 2017 2018
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Theo kỳ
hạn
Ngắn hạn 215.728,5 80,86 479.815,9 92,47 839.34 92,89
Trung dài
hạn
51.051 19,17 39.044,8 7,53 64.232,6 7,11
Theo
TPKT
Dân cư 113.815 43 197.341,2 38 349.373,2 39
TCKT 62.208 23 212.611,5 41 265.292,8 29
TCTD 90.756,5 34 108.908 21 288.906,6 32
Tổng 266.779,5 100,00 518.860,7 100,00 903.572,6 100,00
(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)
DSCV của PGD liên tục tăng qua các năm. Trong 3 năm qua ta thấy, DSCV
năm 2016 đạt 1266.779,5 triệu đồng, năm 2017 đạt 518.860,7 triệu đồng, tăng
252.081 triệu đồng, với tốc độ tăng 94% so với năm 2016. Và năm 2018 đạt
903.572,6 triệu đồng, tăng 384.712 triệu đồng, với tốc độ tăng 74% so với năm
2017. DSCV năm 2018 có sự tăng trưởng cao là do PGD đang trong giai đoạn mở
rộng và phát triển chi nhánh nên tìm kiếm nhiều khách hàng mới mở rộng quan hệ tín
dụng. Thêm nữa, trong năm này tình hình kinh tế khó khăn do đó cả các tiểu thương
cũng như các doanh nghiệp đều cần sự hỗ trợ về vốn của Ngân hàng hơn để tiếp tục
hoạt động sản xuất kinh doanh.
b. Cho vay theo thời hạn
Theo thời hạn cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn hạn,
cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, ở Ngân hàng Vietinbank - PGD Đăk Đoa hiện
nay chưa phát sinh cho vay dài hạn.
Bảng 2.4 TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2016 2017
2018 So sánh
2017/2016
So sánh
2018/2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn
hạn
215.728,5 80,86 479.815,9 92,47 839.340 92,89 264.087 122,42 359.524,1 74,93
Trung
hạn
51.051 19,17 39.044,8 7,53 64.232,6 7,11 -12.006 -23,52 25.187,8 64,51
DS cho
vay
266.779,5100,00 518.860,7 100,00 903.572,6100,00 252.081 94,49 384.711,9 74,15
(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)
BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH TỈ TRỌNG TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI
HẠN CỦA VIETINBANK - PGD ĐĂK ĐOA 2016 - 2018
93%
7%
2018
Ngắn hạn Trung hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong doanh số cho vay thì doanh số cho vay
ngắn hạn năm 2016 là 215.728,5 triệu đồng, năm 2017 là 479.815,9 triệu đồng; tăng
252.081 triệu đồng tương ứng tăng 94,49% so với năm 2016. Sang năm 20174, doanh
số cho vay ngắn hạn là 839.340 triệu đồng; tăng 74,93% so với năm 2017 với số tuyệt
đối là 359.524,1 triệu đồng. Trong doanh số cho vay của Chi nhánh thì cho vay ngắn
hạn chiếm tỉ trọng rất lớn, cụ thể năm 2016 tỉ trong cho vay ngắn hạn trong doanh số
cho vay là 80,86 %, năm 2017 là 92,47 % và đến năm 2018 lại tiếp tục tăng lên là
92,89%. Nguyên nhân là do nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành nghề nhưng
phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn, sản xuất nông nghiệp theo thời vụ
thường là dưới 1 năm nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn
hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ
xuất nhập khẩu, tài trợ chế biến nông sản, thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp và xây dựng đồng thời đáp ứng tiêu dùng cá nhân.
 Doanh số cho vay trung hạn: Mục đích của tín dụng trung hạn là nhằm giúp đỡ
khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị
sản xuất. Năm 2016 là 51.051 triệu đồng, năm 2017 là 39.044,8 triệu đồng; giảm
12.006 triệu đồng với tỉ lệ giảm là 23,52%. Đến năm 2018, doanh số vay trung hạn
64.232,6 triệu đồng, tăng 25.187,8 triệu đồng so với năm 2017 tương đương với tỉ lệ
tăng 64,51%. Nguyên nhân là do nhu cầu đời sống của người dân lúc này tăng cao,
mặt khác nhu cầu trao đổi mua bán cũng tăng, quy trình sản xuất kinh doanh cũng
được mở rộng.
Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao. Đây
là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong
81%
19%
2016
Ngắn hạn Trung hạn
92%
8%
2017
Ngắn hạn Trung hạn
những năm qua. Đối với cho vay trung hạn, mặc dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong
tổng doanh số cho vay nhưng cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay và nâng
cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho thấy Chi nhánh đầu tư cao trong
lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động cho các thành
phần kinh tế.
Doanh số cho vay trung hạn của năm 2017 giảm so với năm 2016. Nguyên nhân
một phần là do biến động kinh tế của địa phương, một phần là do cho vay trung
hạn với thời gian kéo dài chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh luôn có những xem xét cẩn trọng khi cho
vay trung hạn. Tuy nhiên, đến năm 2018 doanh số cho vay trung hạn tăng lên vì
kinh tế địa phương ngày càng phát triển, một số doanh nghiệp nằm trong khu công
nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị phục
vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp nên làm cho doanh số cho vay trung hạn gia
tăng.
c. Cho vay theo thành phần kinh tế
Doanh số cho vay của VIETINBANK - PGD ĐĂK ĐOA qua ba năm có sự tiến
triển khá. Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5. TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
2016 2017 2018
Chênh lệch
2017/2016
Chênh lệch
2018/2017
số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % số tiền %
Dân
cư
113.815 43 197.341,2 38
349.373,
2
39
83.526,
2
73,3
9
152.032
77,0
4
TCKT
62.208
23 212.611,5 41
265.292,
8
29
150.40
4
241,78
52.681,
3
24,7
8
TCTD
khác
90.756,5
34
108.908 21 288.906,6 32
18.151,
5
20,0
0
179.998,6
165,2
8
DS cho
vay
266.779,
5
100 518.860,7 100
903.572,
6
100
252.08
1
94,49
384.711,
9
74,15
(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)
 Doanh số cho vay dân cư:
Năm 2016, doanh số cho vay dân cư là 113.815 triệu đồng. Sang năm 2017,
doanh số này là 197.341,2 triệu đồng; tăng 83.526,2 triệu đồng tương ứng tăng 73,39%
so với năm 2016. Đến năm 2018, doanh số cho vay của dân cư là 349.373,2 triệu; tăng
152.032 triệu đồng, với tỉ lệ tăng là 77,04% so với năm 2017.
Doanh số cho vay dân cư chiếm tỉ trọng tương đối lớn khoảng 40% tổng doanh
số cho vay. Nguyên nhân là đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân được
cải thiện nhiều hơn, do đó doanh số cho vay theo thành phần kinh tế này được Ngân
hàng chú trọng nhiều nhất. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay có
thế chấp và cầm cố chứng từ có giá. Họ vay để mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa
nhà cửa, vay tiền để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, còn cho vay đối với cán bộ
công nhân viên thì rất ít. Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng, mặt khác cho vay
thành phần kinh tế này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo mới được
cho vay nhưng giá trị tài sản thế chấp, đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với số tiền mà
họ được vay, nguồn trả nợ của họ cũng được đảm bảo hơn, vì thế Ngân hàng cho vay
theo thành phần kinh tế này là nhiều nhất.
 Doanh số cho vay các tổ chức kinh tế:
Theo tình hình cho vay ở bảng trên cho thấy doanh số cho vay các TCKT trong
năm qua có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2017, doanh số cho vay các TCKT là
212.611,5 triệu đồng, tăng so với năm 2016 là 150.404 triệu đồng với tỉ lệ tăng là
241,78 %. Đến năm 2018, doanh số cho vay là 265.292,8 triệu đồng; tăng 52.681,3
triệu đồng so với năm 2017, tỉ lệ tăng 24,78% tốc độ tăng chậm hơn so với năm trước.
Tuy nhiên, do chính sách mở cửa Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế này, đồng
thời do thay đổi trong quan hệ tín dụng và quy chế cho vay đã tạo điều kiện cho việc
cho vay theo thành phần kinh tế này phát triển cao. Do có nhiều TCKT xuất hiện, sự
cạnh tranh rất cao và gay gắt, vì thế các TCKT hiện đang nổ lực hết sức để khẳng định
mình trong thị trường. Vì thế, nhu cầu về nguồn vốn để sản xuất kinh doanh là một
nhu cầu tất yếu nên có nhiều TCKT vay vốn của Ngân hàng nên việc cho vay của
Ngân hàng cũng gia tăng.
 Doanh số cho vay các TCTD khác:
Đây là loại hình kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây do người
dân có nhu cầu vay vốn ngày càng cao để sản xuất kinh doanh, do đó trên địa bàn
TP.HCM hiện nay đã có rất nhiều Quỹ tín dụng được thành lập. Doanh số cho vay các
TCTD đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng trưởng mạnh vào năm 2018. Cụ thể là năm
2017 đạt 108.908 triệu đồng tăng 18.151,5 triệu đồng, tương ứng 20% so với cùng kỳ
năm 2016, đến năm 2018 doanh số cho vay đạt 288.906,6 triệu đồng tăng 179.998,6
triệu đồng, tương ứng tăng 165,28 % so với năm 2017. Có được những kết quả đó là
do sự tích cực của Cán bộ tín dụng với thái độ phục vụ ân cần, chu đáo để giữ kháh
hàng cũ và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới do mối quan hệ. Bên cạnh đó là do
sự hình thành của nhiều TCTD kháctrên địa bàn cũng góp phần làm gia tăng doanh số
này.
2.2.5.3 Phân tích tình hình thu nợ:
a. Tình hình thu nợ qua các năm
Bảng 2.6 TÌNH HÌNH THU NỢ
2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
Theo kỳ
hạn
Ngắn hạn 150.912 429.235,5 818.149 278323 284.4 388914 190.6
Trung dài
hạn
33.409,1 70.468,8 69.349,2
37059 210.9 -1119 98.4
Theo
TPKT
Dân cư 79.556,5 203.678,2 326.500,9 124122 256.0 122822 160.3
TCKT 40.055 209.207,2 285.405,1 169152 522.3 76198 136.4
TCTD
khác
64.709,6 86.818,9 275.592,2
22109 134.2 188774 317.4
Tổng 184.321,1 499.704,3 887.498,2 315382 271.1 387794 177.6
(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)
Bảng trên cho ta thấy tình hình thu nợ qua các năm. Tình hình thu nợ tăng dần qua
các năm. Nếu năm 2016, thu nợ là 184.321,1 trđ thì đến cùng kỳ năm 2017 tăng lên
499.704,3 triệu, tăng 315.382 triệu tương ứng tỷ lệ tăng 271.1%. Và trong năm 2018,
thu nợ tăng lên 887.498,2 trđ, tăng 177.6% so với năm 2017.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng thu nợ trong thời gian qua là cao là do PGD Đăk
Đoa thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng an toàn phù hợp với diễn biến của thị
trường.
b. Thu nợ theo thời hạn:
Doanh số cho vay thực chất chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng, mức độ
tập trung vốn vay của một loại tín dụng nhất định mà chưa thể hiện được kết quả sử
dụng vốn vay có hiệu quả hay không cả về phía Ngân hàng và doanh nghiệp. Việc sử
dụng vốn vay có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào công tác thu nợ của Ngân hàng
cũng như việc trả nợ của khách hàng, nếu Ngân hàng thu nợ hay khách hàng trả nợ
luôn trước hoặc đúng hạn thì xem như số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý
và hiệu quả, từ đó cho thấy đồng vốn có thể luân chuyển một cách dễ dàng. Theo
nguyên tắc vay vốn trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc
và lãi theo đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, từ đó có thể nói
doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng ở mỗi thời kỳ. Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu nợ để thấy
được hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 2.5 TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
2016
2017 2018 So sánh
2017/2016
So sánh
2018/2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Số
tiền
% Số tiền %
Ngắn
hạn
150.912
81,8
7
429.235,
5
85,89 818.149
92,1
9
278.32
4
184.43
388.913,
5
90,61
Trung
hạn
33.409,1 18,13 70.468,8 14,10 69.349,2 7,81
37.059
,7
110.93 -1.119,6 -1,59
DS
thu nợ
184.321,1
100
499.704,3 100 887.498,2 100
315.38
3
171,11 387.793,9 77,60
(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)
TỶ TRỌNG THU NỢ THEO THỜI HẠN 2016-2018
Qua các năm, tổng doanh số thu nợ của Vietinbank - PGD Đăk Đoa đều tăng
đáng kể. Năm 2017, doanh số thu nợ đạt 499.704,3 triệu đồng; tăng 315.383 triệu so
với năm 2016 với tỉ lệ tăng 171,11%. Đến năm 2018, doanh số thu nợ là 887.498,2
triệu đồng tăng 77,60% so với năm 2017. Trong đó, thu nợ ngắn hạn 2017 tăng
278.324 triệu đồng, thu nợ trung hạn tăng 37.059,7 triệu đồng so với năm 2016. Đến
năm 2018, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 818.149 triệu đồng; tăng 90,61% so với năm
2017 với số tuyệt đối tăng là 388.913,5 triệu đồng. Đóng góp vào sự gia tăng của
doanh số thu nợ, còn có thu nợ trung hạn nhưng năm 2018 thu nợ trung hạn lại giảm
hơn so với năm 2017 là lại giảm -1.119,6 triệu đồng tương ứng vơi tỉ lệ giảm 1,59%.
Doanh số thu nợ đạt kết quả tốt là do Ngân hàng đã sàng lọc khách hàng, thẩm
định thận trọng tình hình tài chính cũng như nguồn chi trả chính của đối tượng vay vốn
nhằm đảm bảo nguồn thu đúng thời hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cân nhắc rất kỹ đối
với dự án trung và dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro. Do các năm qua, kim ngạch
xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như gạo, chăn
nuôi... tăng lên đáng kể, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã
tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.
c. Thu nợ theo thành phần kinh tế:
Doanh số cho vay ngày càng tăng, chính vì vậy làm cho doanh số thu nợ của
Ngân hàng qua ba năm cũng tăng lên đáng kể. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh
tế của Ngân hàng được thể hiện ở bảng sau:
82%
18%
2016
Ngắnhạn Trung hạn
86%
14%
2017
Ngắnhạn Trung hạn
92%
8%
2018
Ngắnhạn Trung hạn
Bảng 2.7 TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017
Năm
2018
So sánh
2017/2016
So sánh
2018/2017
Số
tiền
% Số tiền %
- Dân cư 79.556,5 203.678,2 326.500,9
124.12
2
156,02
122.822,
7
60,30
- Tổ chức kinh tế 40.055 209.207,2 285.405,1 169.152 422,3 76.197,
9
36,42
- Tổ chức tín dụng
khác
64.709,6 86.818,9 275.592,2 22.109,
3
34,17 188.773,
3
217,43
Doanh số thu nợ 184.321,1 499.704,3 887.498,2 315.383 171,11 387.793,
9
77,60
(Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)
 Doanh số thu nợ của dân cư: Năm 2017, doanh số thu nợ của Ngân hàng là
499.704,3 triệu đồng, tăng 315.383 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 171,11% so với năm
2016. Trong đó doanh số thu nợ của dân cư chiếm tỉ trọng là 40,76% trong cơ cấu
doanh số thu nợ năm 2017. Đến năm 2018, doanh số thu nợ của dân là 326.500,9 triệu
đồng, tăng 122.822,7 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 60,3% so với năm 2017.
Tuy nhiên, về cơ cấu tỉ trọng trong tổng doanh số thu nợ thì nó giảm còn 36,79% trong
doanh số thu nợ.
 Doanh số thu nợ của các TCKT: Năm 2016 doanh số thu nợ của thành phần
này là 40.055 triệu đồng và chiếm 21,73% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2017,
doanh số này là 209.207,2 triệu đồng tăng 169.152 triệu đồng với tỉ lệ tăng đáng kể là
422,3%. Đến năm 2018, doanh số này tăng lên 36,42% so với năm 2017 với số tuyệt
đối là 285.405,1 triệu. Doanh số này vào năm 2018 chiếm tỉ trọng 32,16 % trong
doanh số thu nợ của Ngân hàng.
 Doanh số thu nợ của các TCTD: Năm 2017 doanh số thu nợ là 86.818,9 triệu
đồng tăng 22.109,3 triệu đồng tương ứng tăng với tỉ lệ là 34,17%. Đến năm 2018,
doanh số thu nợ là 275.592,2 triệu đồng và tăng 217,43% so với năm 2017.
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

More Related Content

Similar to Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

slide vn update q4.2016
slide vn update q4.2016slide vn update q4.2016
slide vn update q4.2016
hero_hn
 
Slide ir new vn update q2.2014
Slide  ir new vn update q2.2014Slide  ir new vn update q2.2014
Slide ir new vn update q2.2014
bibi8x0883
 
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toanGioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
ngothithungan1
 
Giới thiệu VietinBank năm 2019
Giới thiệu VietinBank năm 2019Giới thiệu VietinBank năm 2019
Giới thiệu VietinBank năm 2019
ngothithungan1
 
Gioi thieu 2019 kiem toan out
Gioi thieu 2019 kiem toan outGioi thieu 2019 kiem toan out
Gioi thieu 2019 kiem toan out
ngothithungan1
 
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ - hay nhất
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ  - hay nhấtMẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ  - hay nhất
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ - hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015 Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
bibi8x0883
 
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Gioi thieu vietin bank q2.2015
Gioi thieu vietin bank q2.2015Gioi thieu vietin bank q2.2015
Gioi thieu vietin bank q2.2015
bibi8x0883
 
Vietin bank q2.2015
Vietin bank q2.2015Vietin bank q2.2015
Vietin bank q2.2015
bibi8x0883
 
2.slide vn update q4.2015 out
2.slide vn update q4.2015  out2.slide vn update q4.2015  out
2.slide vn update q4.2015 out
Nguyễn Anh Tài
 
vn update 2015 kiem toan out
vn update 2015 kiem toan   outvn update 2015 kiem toan   out
vn update 2015 kiem toan out
Nguyễn Anh Tài
 
Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05
bibi8x0883
 
slide vn update 2015 kiem toan out
slide vn update 2015 kiem toan   outslide vn update 2015 kiem toan   out
slide vn update 2015 kiem toan out
Nguyễn Anh Tài
 
slide vn update 2015 kiem toan out
slide vn update 2015 kiem toan   outslide vn update 2015 kiem toan   out
slide vn update 2015 kiem toan out
Nguyễn Anh Tài
 
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docxThực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
luanvantrust
 
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
ngothithungan1
 
slide vn update q2.2017 out
slide vn update q2.2017 outslide vn update q2.2017 out
slide vn update q2.2017 out
hero_hn
 

Similar to Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (20)

slide vn update q4.2016
slide vn update q4.2016slide vn update q4.2016
slide vn update q4.2016
 
Slide ir new vn update q2.2014
Slide  ir new vn update q2.2014Slide  ir new vn update q2.2014
Slide ir new vn update q2.2014
 
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toanGioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
Gioi thieu VietinBank 2019 kiem toan
 
Giới thiệu VietinBank năm 2019
Giới thiệu VietinBank năm 2019Giới thiệu VietinBank năm 2019
Giới thiệu VietinBank năm 2019
 
Gioi thieu 2019 kiem toan out
Gioi thieu 2019 kiem toan outGioi thieu 2019 kiem toan out
Gioi thieu 2019 kiem toan out
 
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ - hay nhất
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ  - hay nhấtMẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ  - hay nhất
Mẫu báo cáo công việc thực tập tại ngân hàng VietBank, 9đ - hay nhất
 
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015 Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
Slide gioi thieu VietinBank Quy 2 - 2015
 
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
Gioithieuvietinban_Nhận làm slide Miss HUYỀN 0984990180
 
Gioi thieu vietin bank q2.2015
Gioi thieu vietin bank q2.2015Gioi thieu vietin bank q2.2015
Gioi thieu vietin bank q2.2015
 
Vietin bank q2.2015
Vietin bank q2.2015Vietin bank q2.2015
Vietin bank q2.2015
 
2.slide vn update q4.2015 out
2.slide vn update q4.2015  out2.slide vn update q4.2015  out
2.slide vn update q4.2015 out
 
vn update 2015 kiem toan out
vn update 2015 kiem toan   outvn update 2015 kiem toan   out
vn update 2015 kiem toan out
 
Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05Gioi thieu vietin bank 2015.05
Gioi thieu vietin bank 2015.05
 
slide vn update 2015 kiem toan out
slide vn update 2015 kiem toan   outslide vn update 2015 kiem toan   out
slide vn update 2015 kiem toan out
 
slide vn update 2015 kiem toan out
slide vn update 2015 kiem toan   outslide vn update 2015 kiem toan   out
slide vn update 2015 kiem toan out
 
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
Giải Pháp Hạn Chế Rủi Ro Trong Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Vietc...
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docxThực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng công thương Việt Nam, 9 điểm.docx
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụ...
 
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
Gioi thieu VietinBank Quy 1/2020
 
slide vn update q2.2017 out
slide vn update q2.2017 outslide vn update q2.2017 out
slide vn update q2.2017 out
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
 
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

  • 1. BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
  • 2. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)-PGD ĐĂK ĐOA (GIALAI) 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) Giới thiệu ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II – Cửa Lò. Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.
  • 3. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Thông tin ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – PGD huyện Đăk Đoa Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank PGD huyện Đăk Đoa Trụ sở chính: Đường Nguyễn Huệ, Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai. Số điện thoại: 0269 3894 919 Số Fax: 0269 3894 919 Sứ mệnh Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. Tầm nhìn Trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế. Giá trị cốt lõi – Hướng đến khách hàng; – Hướng đến sự hoàn hảo; – Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại; – Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp; – Sự tôn trọng; – Bảo vệ và phát triển thương hiệu; – Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Triết lý kinh doanh – An toàn, hiệu quả và bền vững; – Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương; – Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank. Slogan: Nâng giá trị cuộc sống. 1.2 Mô hình tổ chức
  • 4. 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - PGD huyện Đăk Đoa (PGD huyện Đăk Đoa) 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ phòng ban  Khối kinh doanh Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, giải ngân cho vay, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng là tổ chức kinh tế. Phòng bán lẻ: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng. Quản lý hoạt động của 06 PGD; đầu mối phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của chi nhánh. Các phòng Giao dịch: Trực tiếp giao dịch với khách hàng; Huy động vốn; Cung ứng các sản phẩm tín dụng như cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ .  Khối hoạt động Phòng Tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Tổ thông tin điện toán PHÒNG BÁN LẺ Tổ bảo vệ PHÒNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH Tổ Tài trợ Thương mại PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI HỖ TRỢ KHỐI VẬN HÀNH KHỐI HOẠT ĐỘNG KHỐI KINH DOANH BAN GIÁM ĐỐC
  • 5. Xây dựng, triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện nhiệm vụ tính toán và trích lập DPRR; Xử lý thu hồi nợ xấu và nợ xử lý rủi ro; Quản lý rủi ro hoạt động và rủi ro tác nghiệp; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.  Khối vận hành Phòng kế toán giao dịch: Trực tiếp quản lý tài khoản và tiếp nhận hồ sơ và giao dịch với khách hàng. Cung cấp các dịch vụ về thanh toán chuyển tiền, ngoại hối và dịch vụ khác cho khách hàng. Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán; Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính; Hướng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Tổ Điện toán: Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; bảo mật và đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt. Phòng tiền tệ kho quỹ: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ.  Khối hỗ trợ Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lương, thi đua khen thưởng của Chi nhánh. Kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; Thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh. Tổ bảo vệ: Đảm bảo an toàn tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 1.3 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) trong 3 năm trở lại đây 1.3.1 Hoạt động huy động vốn Bảng 1.1. Hoạt động huy động vốn của PGD Đăk Đoa ĐVT: Triệu đồng
  • 6. Chỉ tiêu Năm So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 2016 2017 2018 Số tiền % Số tiền % 1.TGKH 44.175 55.571,3 83.495,8 11.396 25,80 27.925 50,25 2.TGTCTD 4.545 5.412 21.198 867 19,08 15.786 291,69 TNVHĐ 48.720 60.983,1 104.694 12.263 25,17 43.711 71,68 Tổng nguồn vốn huy động tại PGD Đăk Đoa đến 31/12/2018 đạt 104.684 triệu đồng, tăng 71,68% so với năm 2017. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh. Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh, chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, lượng khách hàng đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn nói trên là nhờ vào chính sách lãi suất tương đối cạnh tranh so với thị trường, các sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, cuối năm 2018 PGD đã triển khai chương trình tặng quà khách hàng tiết kiệm với những phần quà giá trị dành cho khách hàng và nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng. 1.3.2 Hoạt động tín dụng PGD Đăk Đoa thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng cho khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh… theo quy định của Vietinbank và của pháp luật. Bảng 1.2: Hoạt động tín dụng tại PGD Đăk Đoa Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 215.728, 5 80,86 479.815, 9 92,47 839.340 92,89 264.08 7 122,42 359.524, 1 74,93 Trung hạn 51.051 19,17 39.044, 8 7,53 64.232, 6 7,11 -12.006 -23,5225.187,8 64,51
  • 7. DS cho vay 266.779, 5 100,00 518.860,7 100,00 903.572, 6 100,0 0 252.08 1 94,49 384.711, 9 74,15 Trong thời gian qua, PGD Đăk Đoa có nhiều cố gắng trong công tác phát triển khách hàng vay vốn, điều này được thể hiện ở số lượng khách hàng và dư nợ cho vay của chi nhánh tăng mạnh so với năm trước. Dư nợ cho vay của PGD Đăk Đoa đến ngày 31/12/2018 là 903.572,6 triệu đồng, tăng 71,15% so với năm 2017, trong đó vay ngắn hạn là 839.340 triệu đồng Năm 2018 cũng ghi nhận những nỗ lực đáng kể của PGD Đăk Đoa trong công tác cải tiến quy trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Các công tác phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà số dư nợ xấu có sự cắt giảm đáng kể (giảm hơn một nửa so với năm 2017). Chất lượng tín dụng của Vietinbank được duy trì và kiểm soát chặt chẽ, lượng dự phòng rủi ro tín dụng cũng được kiểm soát thường xuyên, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Đối tượng khách hàng chính của chi nhánh thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ tập trung vào một số ngành như đóng tàu, than, du lịch…Chi nhánh đã đưa ra rất nhiều chính sách khách hàng phù hợp và bước đầu thu hút được một số khách hàng Bưu điện về giao dịch. 1.3.3 Kết quả kinh doanh Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - PGD huyện Đăk Đoa Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 1 Tổng thu nhập 432.855 447.213 348.276 1.1 Thu lãi tiền vay 255.851 245.002 194.851 1.2 Thu lãi điều hòa 162.196 185.744 139.576 1.3 Thu dịch vụ 7.222 5.164 6.315 1.4 Thu khác 7.586 11.303 7.534 2 Tổng chi phí 387.672 391.208 297.184 2.1 Chi phí trả lãi 122.924 127.084 261.591
  • 8. 2.2 Chi phí trả lãi điều hòa 233.394 224.923 1.065 2.2 Trích lập DPRR trong năm 6.562 4.621 8.407 2.3 Chi phí tiền lương 17.435 18.040 14.697 2.4 Chi phí khác 7.357 16.540 11.424 3 Lợi nhuận trước thuế 45.183 56.005 51.092 Nguồn: PGD huyện Đăk Đoa năm 2016-2018 Do các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - PGD huyện Đăk Đoa luôn tăng trưởng với chất lượng các dịch vụ ngân hàng khá tốt nên lợi nhuận thu được của Ngân hàng khá cao. Năm 2016 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh đạt trên 45 tỷ, tăng 125% so với năm 2015; Năm 2017 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 56 tỷ, tăng 25% so với năm 2016. Năm 2018 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 51 tỷ giảm 8.72% so với năm 2017 là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước ngày càng tăng. Trong tổng số nguồn thu của Chi nhánh, thu từ lãi cho vay vẫn chiếm một tỷ lệ cao khoảng trên 60% trong tổng nguồn thu của Ngân hàng; Thu từ các dịch vụ ngoài tín dụng chiếm một tỷ lệ thấp chỉ vào khoảng trên 1% trong tổng số nguồn thu của Ngân hàng. Trong cơ cấu chi, chi trả lãi tiền gửi luôn chiếm một tỷ lệ cao chiếm khoảng 30- 35% tổng chi, chi trả lãi cho vốn điều hòa FTP khoảng 35-40% (Chi nhánh cho vay nhiều hơn huy động) còn lại là các khoản chi lương và chi khác chiếm một tỷ lệ thấp. Điều này chứng tỏ chi nhánh tiết kiệm các khoản chi cho bộ máy hành chính nên hiệu quả hoạt động của Chi nhánh rất tốt.
  • 9. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)- PGD HUYỆN ĐĂK ĐOA (GIA LAI) 2.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại – Những vấn đề lý luận cơ bản. 2.1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 2.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng cũng được cải thiện và nâng cao, chuyển hoá dần theo hướng đa năng. Tuy nhiên đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất nào về ngân hàng thương mại. Lý do là có rất nhiều nhà kinh tế có quan điểm khác nhau, đứng trên giác độ khác nhau nên mỗi người lại có định nghĩa không giống nhau. Mặt khác, các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 thì: “Ngân hàng là loại tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. 2.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Trung gian tài chính Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sụ tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng. Điều
  • 10. này tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Những chủ thể tạm thời thừa vốn sẽ là những người cho vay đầu tiên và ngược lại là những chủ thể tạm thời thiếu vốn cũng sẽ là những người đi vay cuối cùng của hệ thống tài chính. Trong nền kinh tế, có những cá nhân, tổ chức có nhu cầu vốn vào các thời điểm khác nhau gây hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời. Ngân hàng là người trung gian có vai trò huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng…đảm bảo sự vận động liên tục của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy trung gian tài chính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm, đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư (tăng thu nhập cho người đầu tư) từ đó mà khuyến khích đầu tư. Một đóng góp khác của ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửi tiền. Thực tế các ngân hàng tham gia vào kinh doanh rủi ro. Ngân hàng cũng thoả mãn nhu cầu thanh khoản của nhiều khách hàng. Một lý do nữa làm cho ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năng thẩm định thông tin. Sự phân bổ không đồng đều thông tin và năng lực phân tích thông tin được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệu quả của thi trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi có chuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựa chọn những công cụ với các yếu tố rủi ro - lợi nhuận hấp dẫn nhất. 1.1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán Tiền – vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại. Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng. Giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy, ban đầu các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu
  • 11. thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiền giấy. Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát hành (in) tiền giấy vào một tổ chức hoặc là Bộ tài chính hoặc là Ngân hàng Trung ương (NHTW). Từ đó chấm dứt việc các NHTM tạo ra các giấy bạc của riêng mình. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu. Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận. Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (Mo), thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân hàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn… Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1). Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lượng tiền gửi mà hệ thống ngân hàng tạo ra chịu tác động trực tiếp của các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt bắt buộc, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi không phải là tiền gửi thanh toán… 1.1.2.3 Trung gian thanh toán Bên cạnh chức năng trung gian tài chính và tạo phương tiện thanh toán, các NHTM còn thực hiện một chức năng quan trọng khác nữa là trung gian thanh toán giữa các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị kinh tế trong xã hội. Việc làm trung gian thanh toán của NHTM đã phát triển đến tầm mức đa dạng và hầu hết các quốc gia trên thế
  • 12. giới đều nhận thấy ngân hàng là trung tâm thanh toán lớn nhất hiện nay. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua NHTW hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lí tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. 2.1.1.3 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.3.1 Khái niệm và vai trò cho vay của NHTM trong nền kinh tế Trong thực tế, thuật ngữ cho vay được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh. Trong quan hệ tài chính, cho vay có thể hiểu theo các nghĩa sau: - Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì cho vay được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay. - Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì cho vay là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác); trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán. Cho vay (tín dụng) là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Ngay từ khi mới bắt đầu, các NHTM đã luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiện việc cho vay. Hình thức tín dụng truyền thống của NHTM là cho vay ngắn hạn có bảo đảm bằng tài sản, giúp khách hàng mua hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu; sau đó mở rộng thành nhiều hình thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằng các chứng khoán, bằng
  • 13. giấy tờ lưu kho hoặc không cần thế chấp. Các NHTM lớn hiện nay thực hiện đa dạng các hình thức tín dụng từ cho vay (tiền) ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh cho khách (để khách hàng có thể phát hành các chứng khoán huy động vốn, mua hàng mà chưa cần trả tiền ngay, hoặc vay của người thứ ba…), mua các tài sản để cho thuê…Đối với các NHTM Việt Nam thì hoạt động cho vay đang là lĩnh vực chủ đạo chiếm tỷ trọng từ 70% - 80% doanh thu. Vai trò hoạt động cho vay của NHTM trong nền kinh tế bao gồm:  Trong quá trình luân chuyển vốn của các doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò trung gian lúc tạm thời thiếu vốn và trung gian để giải quyết vốn ứ đọng ở nơi này bù đắp sự tạm thời thiếu hụt ở nơi khác. Trong phạm vi đó, hoạt động cho vay đóng vai trò điều hoà vốn từ nơi tạm thời thừa vốn đến nơi thiếu vốn mà không làm tăng thêm hay giảm bớt tổng thu nhập trong nền kinh tế.  Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp chủ động chọn lĩnh vực đầu tư để mang lại hiệu quả cao nhất nhưng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế phải có sự cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa các vùng lãnh thổ, các ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế nhất là những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành kém phát triển nhưng cần thiết cho nền kinh tế. Thông qua chính sách tín dụng, lãi suất sẽ là đòn bẩy kích thích đầu tư phát triển, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế nói chung.  Cho vay tác động đến chế độ hạch toán kinh tế. Các doanh nghiệp có sử dụng phải trả lãi nên phải tính đúng, tính đủ, hạch toán kịp thời, tính toán giảm giá thành, tăng vòng quay vốn, nâng cao chất lượng sử dụng vốn, lợi nhuận đầu tư vào các ngành có lợi nhuận cao… giúp các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất đúng đắn. Có thể nói rằng, hoạt động cho vay của các NHTM có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế. Nó giúp cho ngành công nghiệp có vốn mua trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ tiên tiến, quyền sở hữu công nghiệp…; giúp cho người nông dân có khả năng mua hạt giống, thức ăn, phân bón…; các sản phẩm sản xuất ra có thể được vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhờ sự tài trợ của ngân hàng đối với các xí nghiệp vận tải… 1.1.3.2 Các hình thức cho vay của NHTM * Theo mục đích sử dụng: cho vay được chia thành 4 loại
  • 14. - Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai; bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay công nghiệp: là những khoản vay để bổ sung và sử dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp - Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu… - Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải các chi phí thông thường của cuộc sống. * Theo thời hạn cho vay - Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng, được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với các NHTM thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. - Cho vay trung và dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 1 năm, khi cho vay trung và dài hạn cần chú ý một số điểm sau: Một là Vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, phương án. Cho vay trung và dài hạn để giảm bớt rủi ro thì ngoài việc quy định vay phải có tài sản đảm bảo, ngân hàng còn quy định khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án cao hay thấp tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án. Hai là Thời hạn trả nợ và nguồn trả nợ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của dự án đầu tư. Tuy nhiên, thời hạn trả nợ cũng có thể rút ngắn trong trường hợp hiệu quả của dự án mang lại cao. Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp ngân hàng thu được nợ chắc chắn nhưng đôi khi ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng chủ yếu cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định nên nguồn trả nợ chính của khoản vay này là từ nguồn khấu hao và một phần lợi nhuận do dự án đầu tư mang lại. Ba là Giải ngân trong cho vay trung và dài hạn: đối với khoản cho vay này có thể giải ngân một hoặc nhiều lần nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích. Ngân hàng không cho rút vốn khi các nhu cầu chi tiêu liên quan đến dự án
  • 15. chưa phát sinh. Bốn là Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Nó có thể là lãi suất cố định trong suốt thời kỳ vay vốn, cũng có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường. Việc thu tiền lãi có thể theo kỳ hạn tháng, quý, năm dựa vào số dư ở mỗi kỳ hạn trả nợ và lãi suất cho vay. Khách hàng có thể trả tiền lãi cùng nợ gốc tại mỗi kỳ hạn trả nợ hoặc trả tiền lãi vào một ngày nào đó trong kỳ. 2.1.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 2.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Có nhiều khái niệm về cho vay Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được trong xã về với lượng giá trị lớn hơn ban đầu. Cho vay là quyền của ngân hàng với tư cách là người cho vay ( chủ nợ) yêu cầu khách hàng của mình- người đi vay phải tuân thủ những điều kiện nhất định tạo ràng buộc pháp lý bảo đảm người cho vay có thể thu hồi vốn( cả gốc và lãi) sau một thời gian nhất định. Những điều kiện vay cụ thể dựa trên cơ sở mức độ tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng Cho vay là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể ( NHTM và người cho vay) trong đó NHTM chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn( gốc và lãi) cho bên cho vay vô điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận. Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cung ứng vốn cho mục đích chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp cho người tiêu dùng trang trải nhu cầu cuộc sống trước khi họ có khả năng về tài chính để thụ hưởng. 2.1.2.2 Quy trình cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Quy trình thực hiện một khoản CVTD cũng giống như những khoản vay thông thường của ngân hàng nhưng do CVTD liên quan đến một khối lượng khách hàng lớn, mỗi món vay thường nhỏ lẻ nên ngân hàng phải có những phương pháp thẩm định khác nhau đối với từng nhóm khách hàng. Những thủ tục xin vay
  • 16. a. Những thủ tục xin vay Mỗi ngân hàng đều có những thủ tục cho vay nói chung và CVTD nói riêng khác nhau. Nếu khách hàng muốn vay tiền thì phải tuân thủ theo những quy định của ngân hàng đưa ra để ít nhất ngân hàng cũng nắm được những thông tin cần thiết về khách hàng của mình. Các thủ tục do ngân hàng quy định thường bao gồm: - Đơn xin vay: khách hàng sẽ làm đơn trước khi vay tiền. Đơn xin vay phải ghi rõ và đầy đủ mục đích vay, thời hạn vay, thời hạn hoàn trả cả gốc và lãi. - Các tài liệu liên quan đến bản thân người vay như: quốc tịch, tuổi, nơi thường trú, chứng minh nhân dân, hộ khẩu. Ngoài ra còn phải liệt kê một số thông tin nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng gia đình, học vấn… - Các tài liệu thuyết minh khoản vay: mức vốn tự có, nhu cầu chi phí…Nếu ngân hàng thấy cần thiết phải có tài sản thế chấp, vật cầm cố hay cam kết bảo lãnh thì ngân hàng sẽ thông báo với khách hàng. b. Trình tự xét duyệt cho vay Sau khi hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết, cán bộ tín dụng sẽ thẩm định các điều kiện cho vay và gửi hồ sơ cùng báo cáo thẩm định tới trưởng phòng tín dụng phê duyệt. Nếu những thủ tục của người vay được ngân hàng chấp nhận thì ngân hàng sẽ tiến hành lập hợp đồng tín dụng. - Ngân hàng quyết định cho vay thì sẽ xem xét khách hàng có đủ các yếu tố pháp lý không. VD: Người vị thành niên là một trong những đối tượng không được phép vay dưới bất kỳ hình thức nào vì mọi yêu cầu thanh toán nợ đối với họ đều không có giá trị - Theo luật thì những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án không được phép vay ngân hàng trừ khi toà án ban lệnh phục hồi. Ngoài ra những người tâm thần cũng không được hưởng tín dụng do họ không hiểu biết gì về bản chất của giao dich cho vay. Trình tự xét duyệt cho vay Theo dõi nợ và thu nợ
  • 17. - Những khoản khách hàng vay phải được sử dụng đúng mục đích, không trái pháp luật, không buôn lậu… - Năng lực hoàn trả món vay của khách hàng cũng là một yếu tố mà ngân hàng quan tâm. Ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng có khả năng chi trả khoản vay hay không rồi mới quyết định cho vay. c. Theo dõi nợ và thu nợ Việc theo dõi nợ mang lại cho ngân hàng hàng loạt các thông số cần thiết nhằm xử lý kịp thời với từng tình huống xảy ra. Khi đến hạn, ngân hàng tiến hành thu nợ cả gốc và lãi. Nếu người vay không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể gia hạn cho khách hàng một khoảng thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng cùng thoả thuận. Nếu khách hàng cố tình lừa dối hay không thể trả nợ thì ngân hàng phải áp dụng các chính sách như thông báo nợ quá hạn đến công ty nơi người vay làm việc, thanh lý tài sản đảm bảo, phong toả tài khoản tiền gửi… 2.1.2.3. Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại - Quy mô mỗi khoản vay nhỏ lẻ nhưng số lượng người vay nhiều: các cá nhân hoặc hộ gia đình đến ngân hàng cần vay một khoản tiền nào đó thì thường có nhu cầu về vốn không lớn lắm vì những hàng hoá tiêu dùng có giá trị không lớn so với những loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên các khoản CVTD lại có số lượng rất lớn, đa dạng do nhu cầu của con người không bao giờ có giới hạn. - Lãi suất của các khoản CVTD hầu hết là đều cao so với những khoản vay khác trong ngân hàng do độ rủi ro của khoản vay này cao và khó kiểm soát. Người đi vay có thể bị thất nghiệp đột ngột, bị tai nạn… không một ngân hàng nào có thể tránh được những rủi ro này, họ phải học cách chấp nhận và tìm mọi cách để giảm thiểu rủi ro mà khoản vay gây ra mà lãi suất cho vay cao là một trong những cách bù đắp rủi ro hữu hiệu. - Các khoản CVTD có chi phí khá lớn, việc thẩm định khoản cho vay thường là tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Thực tế điều này do quy mô một khoản vay mang lại. Chi phí cho bất kỳ một khoản vay nào cũng bao gồm phần thẩm định khách hàng, chi phí đi lại, chi phí thông tin…; ngoài ra ngân hàng còn phải chịu chi phí quản lý các
  • 18. khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng nhưng do khoản vay nhỏ nên tính bình quân ra, chi phí của nó không kém với chi phí của việc cho vay một khoản lớn khác. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế. Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mọi người lạc quan về tương lai. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều hộ gia đình cảm thấy không tin tưởng và đặc biệt, khi họ thấy tình trạng thất nghiệp gia tăng thì họ sẽ hạn chế việc vay tiền từ ngân hàng. - Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. - Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng thường không cao. Tư cách của khách hàng cũng là một yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro đối với khoản vay tiêu dùng bởi vì khó xác định nhưng lại rất quan trọng trong quyết định sự hoàn trả của khoản vay. 2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 2.1.3.1 Những nhân tố chủ quan Chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay tiêu dùng. Chiến lược được hiểu là tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn về phương hướng, quy mô, thị trường, lợi thế, nguồn lực, môi trường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, giá trị kỳ vọng mà những người trong và ngoài doanh nghiệp cần. Chiến lược kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản phẩm,đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Cũng giống như một doanh nghiệp, một NHTM không có chiến lược kinh doanh rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh. Dựa trên cơ sở một chiến lược kinh doanh được xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra ; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay tiêu dùng như : kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự. Chính sách tín dụng Các khoản vay là tài sản lớn nhất của một ngân hàng. Sự lành mạnh của danh
  • 19. mục cho vay quyết định thu nhập của ngân hàng, cũng như tính hiệu quả của nó. Ngân hàng luôn tìm mọi cách cung cấp tối đa các dịch vụ tín dụng nhưng phải theo nguyên tắc thận trọng, an toàn và thanh khoản. Chính sách tín dụng là các nguyên tắc cơ bản chi phối mở rộng tín dụng.Một chính sách tín dụng được hoạch định tốt phù hợp với quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả cho vay tiêu dùng nói riêng bao gồm việc mở rộng cho vay và quản trị tốt rủi ro tín dụng của ngân hàng. Các yếu tố cơ bản của một chính sách tín dụng bao gồm : Các yếu tố về mặt pháp luật : Ngân hàng phải đưa ra các giới hạn cho vay hợp pháp một cách rõ ràng để tránh việc vi phạm những quy định của ngân hàng về vấn đề này. Quy mô tối đa trong danh mục cho vay. Cơ cấu danh mục cho vay : ngân hàng sẽ chỉ ra các loại cho vay mà ngân hàng sẽ và không thực hiện, cũng như số lượng mỗi loại là bao nhiêu trong tổng danh mục cho vay. Uỷ quyền cho vay : Mỗi thành viên được uỷ nhiệm cho vay phải biết chính xác mức tín dụng, cũng như các trường hợp được phép quyết định cho vay. Phạm vi uỷ quyền cho vay tuỳ thuộc vào hội đồng quản trị của ngân hàng. Sự khác nhau về phạm vi uỷ quyền cho vay do nhiều yếu tố quyết định như quy mô hoạt động, mạng lưới chi nhánh, loại vay, kinh nghiệm và khả năng nhân viên, nhu cầu của lĩnh vực ngân hàng cho vay và việc ngân hàng nhắm đến tăng trưởng hay chất lượng. Định giá : phí tài trợ cho việc vay phải bù đắp được chi phí huy động vốn, chi phí mở rộng và quản lý tín dụng, chi phí rủi ro thời hạn và chi phí rủi ro tín dụng. Những tiêu chuẩn về chất lượng tín dụng : Ngân hàng quyết định những tiêu chuẩn định tính cho những khoản tín dụng được phép thực hiện. Những tiêu chuẩn đưa ra phụ thuộc vào định hướng phát triển của ngân hàng. Ngân hàng có thể lựa chọn các danh mục cho vay có chất lượng cao, lãi suất thấp, mức tổn thất do không thu hồi thấp hoặc các khoản cho vay với lãi suất cao, rủi ro cao hơn, định hướng tăng trưởng nhanh hơn. Thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ. Giám sát tín dụng : Chính sách tín dụng tốt sẽ phải cung cấp một lộ trình theo dõi và cách thức giám sát các khoản cho vay thích hợp. Một phương pháp hay hệ thống theo dõi phải bảo đảm:
  • 20. - Phân loại các khoản vay. - Có giấy đề nghị vay vốn cho các khoản vay. - Có lịch trình trả nợ vay cụ thể đã thoả thuận với người vay tại thời điểm cho vay. - Phải cung cấp đầy đủ thông tin dưới dạng các báo cáo tài chính thích hợp và các thông báo của nhân viên cho vay về những thông tin thường xuyên của khách hàng trong một hồ sơ tín dụng. - Xem xét định kỳ các khoản cho vay, sớm phát hiện sự suy giảm chất lượng tín dụng. - Hướng dẫn xử lý các tài sản có vấn đề và thu hồi các khoản tín dụng được quan tâm đặc biệt. .Việc xây dựng chính sách tín dụng phải dựa vào : nhu cầu vốn của khách hàng; khả năng sinh lời và rủi ro tiềm tang của khách hàng; chính sách của chính phủ và NHNN; quy mô, kết cấu tính ổn định của các khoản tiền gửi, vào mục tiêu theo đuổi của ngân hàng; vào chất lượng cán bộ tín dụng… . Nó là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả nhân viên và lãnh đạo ngân hàng. Nó là cơ sở tham khảo và các tiêu chuẩn mà theo đó cán bộ cho vay tự tin thực hiện công việc, cũng như khi quyết định mở rộng tín dụng trong quyền hạn được phép. Nó tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo sự liên kết giữa các phòng ban để hướng tời mục tiêu kinh doanh đề ra trong giới hạn rủi ro được tính toán. Nó giúp cho ngân hàng thiết lập kế hoạch kinh doanh dài hạn để hoạt động một cách chủ động, thay vì phản ứng bị động với chính sách của đối thủ cạnh tranh. Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hang trong việc cấp tín dụng. Quy trình tín dụng được chia thành các giai đoạn : lập hồ sơ tín dụng, thẩm định ( hay còn gọi là phân tích tín dụng ), quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát, thu hồi nợ và thanh lý tín dụng. bao gồm các bước từ chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đến khi thu hồi nợ. Các giai đoạn có mối quan hệ mật thiệt với nhau. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng công việc của giai đoạn sau. Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội
  • 21. dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại khác nhau. Việc xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh số. Bởi vì : - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho xây dựng mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận chức năng được xác định rõ ràng các công việc liên quan đến hoạt động cho vay từ đó làm cơ sở phân định trách nhiệm ở từng vị trí. Nó như là một quy phạm nghiệp vụ bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện thống nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nhân viên ngân hàng sẽ biết được trách nhiệm phải thực hiện, mối quan hệ với các đồng nghiệp, vai trò trong toàn bộ quy trình. - Dựa vào quy trình, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng. Các thủ tục cho vay thích hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay, kỹ thuật phân tích nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, nhưng không gây phiền hà cho khách hàng. - Quy trình tín dụng là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng. Chất lượng cán bộ tín dụng Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ . Vì vậy, cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng đầu tiên và quyết đinh đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Điều này đòi hỏi một cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân tích, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn được những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tư cách đạo đức tốt…. Nhờ có những cán bộ như vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Sự thành công của một hợp đồng tín dụng còn phụ thuộc vào thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng. Đối với mỗi khách hàng, họ sẽ nhớ rất lâu và nói rất nhiều về
  • 22. những điểm không hài lòng mà khởi nguồn của những thông tin đó là thái độ và khả năng phục vụ của nhân viên ngân hàng. Đặc biệt thông qua kênh truyền miệng, nó có tác dụng lan truyền rất nhanh. Vì vậy, chính cách thức làm việc chuyên nghiệp và sự phục vụ tận tình của cán bộ tín dụng sẽ là lợi thế cạnh tranh quan trọng so vơi các ngân hàng khác trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Tác phong chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng không chỉ đem lại sự thành công cho hợp đồng tín dụng mà còn đem lại cho ngân hàng nhiều hợp đồng tín dụng tiềm năng. Với mỗi cán bộ tín dụng, không chỉ yêu cầu về trình độ chuyên môn mà cái quan trọng hàng đầu là đạo đức nghề nghiệp. Một cán bộ tín dụng phải có tính trung thực, liêm khiết để đưa ra những quyết định đúng đắn vừa có lợi cho ngân hàng, vừa thuận tiện cho khách hàng. Công tác thông tin. Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Trên cơ sở nguồn thông tin nhận được, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để, đánh giá khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó là cơ sở để cho ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay. Thông tin có thể được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau : từ hồ sơ đề nghị cấp vốn của khách hàng; hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng, hoặc từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt từ trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của hệ thống các định chế tài chính ; từ các cơ quan chức năng như thuế, pháp luật…các ấn bản báo chi, các phương tiện thông tin đại chúng, từ phỏng vấn trực tiếp khách hàng hoặc người thân của họ; thậm chí từ nguồn thông tin đi mua. Sô lượng, chất lượng thông tin ảnh hưởng đến tính đúng đắn, phù hợp của quyết định đưa ra. Do vậy công tác thông tin có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay. Kiểm soát nội bộ. Nhờ hoạt động kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo ngân hàng có được cái nhìn toàn cảnh về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Định kỳ hoặc đột xuất, kiểm soát viên tiến hành kiểm soát. Mức độ phát hiện nhanh chóng các sai sót, nguyên nhân gây ra sai sót và biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng.
  • 23. Trình độ công nghệ của ngân hàng. Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Đặc biệt với hoạt động cho vay tiêu dùng với đặc điểm số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay, với hệ thống công nghệ phát triển vừa tiết kiệm được thời gian công sức cán bộ tín dụng vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình khách hàng có quan hệ với khách hàng. 2.1.3.2 Những nhân tố khách quan a Nhân tố từ khách hàng Năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng mà trước hết là phải có năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lượng với những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định. Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng. Hiệu quả cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức khách hàng. Đạo đức của khách hàng vay được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của họ. Năng lực pháp lý của khách hàng được đánh giá qua việc khách hàng không vi phạm các quy định trong, trước và sau khi cho vay. Mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng được đánh giá thông qua những yếu tố về thu nhập, tài sản đảm bảo, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng. b. Nhân tố từ đơn vị hỗ trợ hoạt động của ngân hàng. Môi trường kinh tế, xã hội. Đây là nhân tố đầu tiên được nhắc đến đầu tiên khi xem xét ảnh hưởng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, xã hội ổn định, đời sống dân cư được cải thiện , nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống từ đó mà gia tăng. Với mức thu nhập cao và ổn định, nhu cầu tận hưởng các sản phẩm dịch vụ có giá trị lớn, chất lượng cao được hình thành. Điều đó thúc đẩy mở rộng cho vay tiêu dùng. Mặt khác, sự ổn định về thu nhập của người dân cũng đảm bảo cho khả năng thu nợ của các cho vay tiêu dùng. Đồng nghĩa với hiệu quả cho vay tiêu dùng được nâng
  • 24. cao. Môi trường pháp lý. Tạo môi trường pháp luật giúp cho hoạt động cho vay tiêu dùng diễn ra trôi chảy, an toàn và hiệu quả theo khuôn khổ thống nhất. Môi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng. Môi trường văn hoá. Môi trường văn hoá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Mỗi nền văn hoá có nét riêng đặc thù, từ đó chi phối đến thói quen chi tiêu, mua sắm của các tầng lớp dân cư… Do đó, nó có ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng 2.2 Thực trạng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) 2.2.1 Cơ sở pháp lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) Từ đầu năm 2017, để có cơ sở theo dõi, giám sát chặt chẽ và toàn diện diễn biến cho vay đối với lĩnh vực này NHNN đã bổ sung các biểu mẫu thống kê yêu cầu các TCTD báo cáo đầy đủ phạm vi CVTD như bổ sung nhu cầu vay vốn để trả phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở; sửa chữa nhà ở bao gồm cả nguồn trả nợ từ lương và không phải từ lương... Bên cạnh đó, NHNN đã hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động cho vay. Cụ thể, tại Khoản 3, điều 13 Thông tư 39 NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng đã rất tiến bộ khi quy định tất cả các hình thức lãi suất đều phải quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế. Một văn bản pháp lý quan trọng nữa là Thông tư số 43/2016/NHNN quy định riêng về hoạt động CVTD của công ty tài chính. Trong Thông tư 43, NHNN yêu cầu công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất CVTD áp dụng thống nhất trong từng thời kỳ, bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm CVTD để đảm bảo minh bạch, công khai về lãi suất của công ty tài chính…
  • 25. Ngoài ra, NHNN yêu cầu TCTD tăng cường thanh tra, giám sát tuân thủ quy định pháp luật về cho vay nhằm hạn chế rủi ro, giảm chi phí dự phòng xử lý rủi ro, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Và mới đây nhất NHNN ban hành văn bản yêu cầu các NH nghiêm túc thực hiện cũng như tuân thủ quy định lãi suất, thu hồi nợ phải đúng quy định. 2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) 2.2.2.1 Sản phẩm vay mua nhà - Khách hàng: cá nhân có nhu cầu hỗ trợ vốn mua/nhận chuyển nhượng BĐS (nhà, căn hộ, đất ở). - Tiện ích nổi bật: + Đáp ứng tất cả nhu cầu của khách hàng liên quan đến mua/nhận chuyển nhượng BĐS (nhà, căn hộ, đất ở). + Thời hạn vay tối đa lên đến 15 năm. + Chấp nhận TSĐB hình thành từ vốn vay (nếu là căn hộ thì VIETINBANK và đơn vị chủ dự án phải có hợp đồng kiên kết). -Sự khác nhau của thủ tục đảm bảo tiền vay giữa BĐS có liên kết và BĐS không liên kết: + Bất động sản có liên kết: Ký thỏa thuận ba bên gồm: VIETINBANK, khách hàng, chủ đầu tư. Tùy theo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ, có thể công chứng hợp đồng thế chấp theo quy định đối với từng dự án cụ thể. + Bất động sản không liên kết: Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp theo quy định. 2.2.2.2 Sản phẩm vay mua xe ô tô Sản phẩm vay mua xe ô tô - Khách hàng: cá nhân có nhu cầu mua xe ô tô với mục đích tiêu dùng. - Tiện ích nổi bật: + Đáp ứng mọi nhu cầu mua xe ô tô với thủ tục đơn giản và nhanh nhất. + TSĐB là chính chiếc xe được mua. + Thời gian giải quyết đối với hồ sơ hợp lệ trong vòng 24h.
  • 26. 2.2.2.3 Sản phẩm vay du học - Khách hàng: người đi du học (nước ngoài/Việt Nam) hoặc thân nhân (hàng thừa kế thứ nhất, thứ 2 và ba) của những đối tượng này. - Tiện ích nổi bật: đáp ứng các nhu cầu của khách hàng khi du học: + Thanh toán chi phí du học (học phí và sinh hoạt phí) trong suốt quá trình du học. + Cấp hạn mức tín dụng đảm bảo năng lực tài chính bổ túc hồ sơ du học. + Phát hành thư bảo lãnh thanh toán bổ túc hồ sơ du học. 2.2.2.4 Sản phẩm vay tiêu dùng khác - Khách hàng: tất cả các nhu cầu tiêu dùng (bao gồm xây dựng, sửa chữa nhà và mua xe ô tô đảm bảo bằng BĐS…), ngoại trừ: + Chuyển nhượng BĐS. + Mua xe ô tô đảm bảo bằng chính chiếc xe được mua. + Du học, chứng minh năng lực tài chính. - Tiện ích nổi bật: + Đáp ứng mọi nhu cầu cá nhân với thủ tục đơn giản. + Chấp nhận BĐS chưa có giấy tờ hoàn chỉnh. - Khách hàng: cá nhân có thu nhập bình quân trong 6 tháng gần nhất trên 3trđ/tháng thuộc các đối tượng sau: + Cán bộ nhân viên đã ký hợp đồng lao động chính thức, đang làm việc tại các ngành nghề, công ty được VIETINBANK chấp nhận. + Cá nhân có thu nhập ổn định. - Khách hàng: cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn khi chưa thực hiên tất toán thẻ tiền gửi do VIETINBANK, VIETINBANK hoặc các TCTD khác phát hành và không sử dụng dịch vụ thấu chi. Trường hợp cầm cố bằng thẻ tiền gửi VIETINBANK hoặc các TCTD khác phát hành thì phải có giấy xác nhận phong tỏa tài khoản của đơn vị phát hành. - Khách hàng: cá nhân nữ thuộc các đối tượng: + Cán bộ nhân viên tốt nghiệp Cao đẳng trở lên, trả lương qua NH, thu nhập bình quân 6 tháng gần nhất tối thiểu 3trđ, có hợp đồng lao động chính thức được các đơn vị tại VIETINBANK chấp nhận. + Thu nhập bình quân 6 tháng gần nhất tối thiểu 10trđ
  • 27. 2.2.3 Điều kiện vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) Phạm vi điều chỉnh: Các sản phẩm cho vay nhằm phục vụ cho các nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các phương án phục vụ đời sống ở trong nước và ngoài nước. Đối tượng khách hàng: các cá nhân Việt Nam và nước ngoài Điều kiện vay vốn VIETINBANK xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật tại Việt Nam. + Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn (KT3) tại địa bàn cho vay được phân công của các chi nhánh. Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn được thực hiện theo quy định về phân định địa bàn cấp tín dụng của Tổng giám đốc. + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Có phương án vay phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết. + Có thu nhập của bản than và/hoặc gia đình ổn định. + Có TSĐB tiền vay theo quy định của VIETINBANK trừ trường hợp vay không có TSĐB phải được hội đồng quản trị của VIETINBANK chấp thuận. Mục đích sử dụng vốn VIETINBANK xem xét cho khách hàng vay để sử dụng vào các mục đích sau: + Giao dịch bất động sản + Mua sắm các sản phẩm bao gồm: xe ô tô các loại, các máy móc thiết bị, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt gia đình. + Sử dụng các sản phẩm dịch vụ bao gồm: học tập trong nước và nước ngoài; đi làm việc hoặc đi du lịch ở nước ngoài; các dịch vụ y tế. + Mua sắm các sản phẩm, dịch vụ và/hoặc thực hiện các hoạt động khác phục vụ đời sống. Hồ sơ vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng cần cung cấp các loại giấy tờ sau: + Giấy đề nghị vay vốn
  • 28. + CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (KT3) + Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. + Phương án phục vụ đời sống, kế hoạch sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. + Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị TSĐB được quy định như sau: Bảng 2.1 Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa của một số TSĐB được VIETINBANK chấp nhận. STT Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa 1 Tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do VIETINBANK phát hành 100% 2 Tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành 90% 3 Vàng, kim loại quý, đá quý (2) 4 Tiền mặt 100% 5 Giấy tờ có giá do chính phủ phát hành 100% 6 Bộ chứng từ LC xuất khẩu được VIETINBANK chấp nhận 95% 7 Chứng khoán do TCTD khác phát hành (3) 8 Chứng khoán do doanh nghiệp phát hành (3) 9 Bất động sản 70% 10 Quyền sử dụng đất, quyền thuê đất 70% 11 Nhà xưởng, kho 70% 12 Phương tiện vận chuyển 70% 13 Máy móc thiết bị 60% 14 Hàng hóa, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm 80% Ghi chú: (1) Có khấu trừ tiền lãi vay (2) Khi cho vay sẽ thỏa thuận với khách hàng về tỷ lệ cho vay và biện pháp xử lý của VIETINBANK khi giá thị trường của TSĐB biến động, ảnh hưởng đến khoản vay. (3) Do Tổng giám đốc quy định trong từng thời kỳ sau khi được hội đồng quản trị chấp thuận.
  • 29. Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn quy định dưới đây: + Cho vay nhận chuyển nhượng BĐS: thời hạn cấp tín dụng không quá 15 năm + Cho vay xây dựng, sửa nhà: thời hạn cấp tín dụng không quá 15 năm. + Cho vay đi học trong nước hoặc nước ngoài: thời hạn cho vay phù hợp với thời gian đi học nhưng không vượt quá 10 năm. + Cho vay mua xe ô tô và TSĐB là chính xe mua: thời hạn cho vay không quá 5 năm. + Các trường hợp khác: thời hạn cho vay không quá 15 năm Các trường hợp cho vay vượt thời hạn trên phải được Tổng giám đốc (hoặc người được phân quyền) chấp thuận Mức cho vay, loại tiền vay Mức cho vay tối đa 100% nhu cầu nhưng không vượt quá tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị của TSĐB được quy định Các trường hợp cho vay vượt quá mức nêu trên phải được Tổng giám đốc (hoặc người được phân quyền) chấp thuận. Lãi suất và phí cho vay Lãi suất cho vay và phí liên quan đến khoản vay được áp dụng theo biểu lãi suất và biểu phí tín dụng của VIETINBANK trong từng thời kỳ. Phương thức cho vay VIETINBANK thỏa thuận với khách hàng một trong các phương thức cho vay sau: + Cho vay từng lần (trả nợ cuối kỳ, nhiều kỳ): tiền lãi tính theo số dư nợ giảm dần. Phương thức trả nợ cuối kỳ chỉ áp dụng đối với cho vay ngắn hạn. + Cho vay trả góp hàng tháng, tính lãi theo vốn cộng lãi chia đều cho các tháng. + Cho vay thông qua nghệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Trường hợp này, ngoài các quy định nêu tại quy chế, các chi nhánh thực hiện các quy định khác trong các quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng của VIETINBANK. Trường hợp cho vay theo các phương thức khác phải được Tổng giám đốc (hoặc người được ủy quyền) chấp thuận. Kiểm tra, giám sát vốn vay + Kiểm tra trước khi cho vay Khi nhận được đề nghị vay vốn của khách hàng, người có trách nhiệm được phân công tiến hành kiểm tra, xác minh và thẩm định:
  • 30. Hồ sơ vay vốn Tính khả thi của phương án phục vụ đời sống, kế hoạch sử dụng vốn và hoàn trả nợ vay Thực trạng hoạt động tạo thu nhập của khách hàng và/hoặc gia đình; khả năng trả nợ của khách hàng Tình trạng pháp lý và giá trị TSĐB Tính phù hợp của khoản vay so với các quy định tại chính sách tín dụng của VIETINBANK. Trong quá trình kiểm tra, xác minh, thẩm định, những người có trách nhiệm cần thu thập thêm các nguồn thông tin khách quan khác cùng với sự phán đoán chủ quan và dựa vào kết quả chấm điểm tín dụng khách hàng để có thể đưa ra các đề xuất phù hợp. + Kiểm tra trong khi cho vay Những người có trách nhiệm phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu để xác định tính chính xác, đầy đủ và hợp lệ của các loại giấy tờ, chứng từ cần thiết có liên quan đến khoản vay trước khi giải ngân. + Kiểm tra sau khi cho vay Sau khi giải ngân, người có trách nhiệm được phân công phải tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn và thực hiện phương án vay vốn, tình hình hoạt động tạo thu nhập, tình trạng TSĐB. Bảo lãnh vay vốn VIETINBANK không khuyến khích việc cho vay đối với khách hàng bằng sự bảo lãnh của bên thứ ba, nhất là trong trường hợp mối quan hệ giữa khách hàng và bên bảo lãnh không phải là mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột. Trường hợp các chi nhánh xét thấy có thể cho vay với sự bảo lãnh của bên thứ ba thì phải tuân thủ các quy định sau: + Người có trách nhiệm được phân công phải tiếp xúc trực tiếp với bên bảo lãnh để xác minh về sở hữu TSĐB tiền vay, sự tự nguyện trong việc bảo lãnh, mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người vay, lý do của việc bảo lãnh, báo cáo thực trạng tài chính, năng lực pháp luật và hành vi dân sự của người bảo lãnh, đồng thời thông báo cho bên bảo lãnh biết nghĩa vụ phải trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả nợ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.
  • 31. + Khi xúc tiến các thủ tục cho vay, các chi nhánh phải yêu cầu người bảo lãnh ký tên trên tất cả các giấy tờ có liên quan đến món vay như: giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng và phải trực tiếp kiểm tra đối chiếu để đảm bảo tính chính xác về các chứng từ và chữ ký của bên bảo lãnh. + Tổng giám đốc có thể hướng dẫn khác về thủ tục ký hợp đồng cấp phát tín dụng liên quan đến bên bảo lãnh nhưng phải đảm bảo về mặt pháp lý trong việc ràng buộc trách nhiệm của bên bảo lãnh. + Trường hợp khách hàng cần vay khoản vốn mới cũng do người thứ ba bảo lãnh, phải yêu cầu người bảo lãnh lập lại thủ tục như khoản vay mới. + Phải xem người bảo lãnh cũng có nghĩa vụ giống như người vay, do đó phải thông báo cho họ về tình hình thiếu lãi, thời hạn trả nợ, tình hình gia hạn nợ…của người vay. + Trường hợp đã quá hạn mà người vay chưa trả cũng phải thông báo kịp thời để người bảo lãnh có bước chuẩn bị trả thay. 2.2.4 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) Hình 2.2: Sơ đồ quy trình CVTD Phê duyệt Thẩm định Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết Quản lý và thu hồi nợ Tất toán nợ vay Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng
  • 32. Diễn giải sơ đồ: Bước 1: CVKH thực hiện tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng. CVKH hàng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định; nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hồ sơ khách hàng đồng thời báo cáo lại Trưởng phòng trực tiếp quản lý hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi, hỗ trợ. Bước 2: CVKH thực hiện công tác xác minh, thẩm định hồ sơ của khách hàng làm cơ sở tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt, ghi ý kiến vào tờ trình cấp tín dụng. Bước 3: cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ theo hạn mức phán quyết cấp tín dụng. Bước 4: hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết. Kiểm soát viên tín dụng kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng nếu có; lập hợp đồng tín dụng. Nhân viên hỗ trợ kinh doanh thực hiện công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo, nhận hồ sơ TSĐB bản gốc từ khách hàng. Giao dịch viên tín dụng thực hiện các thủ tục giải ngân trên hệ thống. Bước 5: chuyên viên quản lý nợ theo dõi danh mục dư nợ phát sinh; lập danh sách khách hàng đáo hạn vốn, lãi trong 10 ngày tới và khách hàng đã trễ hạn, quá hạn vốn, lãi gửi chuyên viên khách hàng đôn đốc thu nợ. CVKH tiến hành kiểm tra sau khi cấp tín dụng kể cả khi khách hàng có phát sinh nợ xấu. Bước 6: sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ (bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh) CVKH, kiểm soát viên tín dụng, chuyên viên quản lý hồ sơ TSĐB tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng. Bước 7: lưu hồ sơ. Việc quản lý và hoàn trả hồ sơ TSĐB của khách hàng thực hiện theo quy trình quản lý hồ sơ TSĐB hiện hành.
  • 33. Bộ phận quản lý tín dụng lưu hồ sơ tất toán tại chi nhánh trong 1 năm, sau đó chuyển về kho lưu trữ. 2.2.5 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)- PGD huyện Đăk Đoa (Gia Lai) 2.2.5.1 Phân tích nguồn vốn huy động Bảng 2.2 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETINBANK - PGD ĐĂK ĐOA 2016 - 2018 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 2016 2017 2018 Số tiền % Số tiền % 1.TGKH 44.175 55.571,3 83.495,8 11.396 25,80 27.925 50,25 a. TGTT 9.274 11.092,1 16.276,4 1.818,1 19,60 5.184,3 46,74 - TKKKH 4.562 6.792,1 14.276,4 2.230,1 48,88 7.484,3 110,19 - TKCKH 4.712 4.300 2.000 -412 -8,74 -2.300 -53,49 b. TGTK 21.359 24.839,2 33.562,4 3.480,2 16,29 8.723,2 35,12 - TKKKH 439 688,5 1.127,6 249,5 56,83 439,1 63,78 - TKCKH 20.920 24.150,8 32.434,8 3.230,8 15,44 8.284 34,30 c. TGK 13.542 19.640 33.657 6.098 45,03 14.017 71,37 2.TGTCTD 4.545 5.412 21.198 867 19,08 15.786 291,69 TNVHĐ 48.720 60.983,1 104.694 12.263 25,17 43.711 71,68 (Nguồn: Phòng Kế toán) Tổng nguồn vốn của PGD Đăk Đoa ngày càng gia tăng và đi vào ổn định. Tỉ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, tỉ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn vào năm 2016 là 15,48%, năm 2017 nguồn vốn huy động chiếm 17,31% trên tổng nguồn vốn, tăng 1,82% so với năm 2016. Đến năm 2018, tỉ trọng này là 25,39%, tăng 8,08% so với năm trước. Sự gia tăng về nguồn vốn huy động này là do trong năm 2018, Chi nhánh đã thực hiện một số chương trình khuyến mãi như gửi tiết kiệm có quà tặng, miễn phí làm thẻ, miễn phí thường niên cho thẻ, liên kết với các doanh nghiệp để chi trả lương qua thẻ cho cán bộ, công nhân viên. Qua đó, cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho
  • 34. Chi nhánh, làm giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào Hội Sở về nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàng nên Ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ Hội Sở MSB, nên làm tăng chi phí cho Chi nhánh, bởi vì chi phí đi vay luôn cao hơn chi phí Ngân hàng trả lãi tiền gửi. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động mà chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, tuy nguồn vốn này không ổn định nhưng nó lại đáp ứng được nhu cầu vốn cho Ngân hàng. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong thời gian qua luôn tăng. Vốn huy động của Ngân hàng được hình thành chủ yếu từ tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCTD khác. Tình hình nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau: Những năm vừa qua việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng, Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực, năng động và kịp thời để gia tăng nguồn vốn huy động, bên cạnh đó luôn chú trọng thái độ phục vụ khách hàng, không để khách phải mất thời gian chờ đợi khi đến gửi tiền và rút tiền ở Ngân hàng, nên thu hút lượng tiền rất lớn. 2.2.5.2 Phân tích doanh số cho vay: a. Doanh số cho vay tiêu dùng qua 3 năm Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. Bảng 2.3. TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY ĐVT: Triệu đồng 2016 2017 2018 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 215.728,5 80,86 479.815,9 92,47 839.34 92,89 Trung dài hạn 51.051 19,17 39.044,8 7,53 64.232,6 7,11 Theo TPKT
  • 35. Dân cư 113.815 43 197.341,2 38 349.373,2 39 TCKT 62.208 23 212.611,5 41 265.292,8 29 TCTD 90.756,5 34 108.908 21 288.906,6 32 Tổng 266.779,5 100,00 518.860,7 100,00 903.572,6 100,00 (Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp) DSCV của PGD liên tục tăng qua các năm. Trong 3 năm qua ta thấy, DSCV năm 2016 đạt 1266.779,5 triệu đồng, năm 2017 đạt 518.860,7 triệu đồng, tăng 252.081 triệu đồng, với tốc độ tăng 94% so với năm 2016. Và năm 2018 đạt 903.572,6 triệu đồng, tăng 384.712 triệu đồng, với tốc độ tăng 74% so với năm 2017. DSCV năm 2018 có sự tăng trưởng cao là do PGD đang trong giai đoạn mở rộng và phát triển chi nhánh nên tìm kiếm nhiều khách hàng mới mở rộng quan hệ tín dụng. Thêm nữa, trong năm này tình hình kinh tế khó khăn do đó cả các tiểu thương cũng như các doanh nghiệp đều cần sự hỗ trợ về vốn của Ngân hàng hơn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Cho vay theo thời hạn Theo thời hạn cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, ở Ngân hàng Vietinbank - PGD Đăk Đoa hiện nay chưa phát sinh cho vay dài hạn. Bảng 2.4 TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 215.728,5 80,86 479.815,9 92,47 839.340 92,89 264.087 122,42 359.524,1 74,93 Trung hạn 51.051 19,17 39.044,8 7,53 64.232,6 7,11 -12.006 -23,52 25.187,8 64,51 DS cho vay 266.779,5100,00 518.860,7 100,00 903.572,6100,00 252.081 94,49 384.711,9 74,15 (Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp) BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH TỈ TRỌNG TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA VIETINBANK - PGD ĐĂK ĐOA 2016 - 2018
  • 36. 93% 7% 2018 Ngắn hạn Trung hạn Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2016 là 215.728,5 triệu đồng, năm 2017 là 479.815,9 triệu đồng; tăng 252.081 triệu đồng tương ứng tăng 94,49% so với năm 2016. Sang năm 20174, doanh số cho vay ngắn hạn là 839.340 triệu đồng; tăng 74,93% so với năm 2017 với số tuyệt đối là 359.524,1 triệu đồng. Trong doanh số cho vay của Chi nhánh thì cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn, cụ thể năm 2016 tỉ trong cho vay ngắn hạn trong doanh số cho vay là 80,86 %, năm 2017 là 92,47 % và đến năm 2018 lại tiếp tục tăng lên là 92,89%. Nguyên nhân là do nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn, sản xuất nông nghiệp theo thời vụ thường là dưới 1 năm nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ chế biến nông sản, thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng đồng thời đáp ứng tiêu dùng cá nhân.  Doanh số cho vay trung hạn: Mục đích của tín dụng trung hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất. Năm 2016 là 51.051 triệu đồng, năm 2017 là 39.044,8 triệu đồng; giảm 12.006 triệu đồng với tỉ lệ giảm là 23,52%. Đến năm 2018, doanh số vay trung hạn 64.232,6 triệu đồng, tăng 25.187,8 triệu đồng so với năm 2017 tương đương với tỉ lệ tăng 64,51%. Nguyên nhân là do nhu cầu đời sống của người dân lúc này tăng cao, mặt khác nhu cầu trao đổi mua bán cũng tăng, quy trình sản xuất kinh doanh cũng được mở rộng. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao. Đây là khoản mục chủ yếu tạo nên sự gia tăng của doanh số thu nợ của Ngân hàng trong 81% 19% 2016 Ngắn hạn Trung hạn 92% 8% 2017 Ngắn hạn Trung hạn
  • 37. những năm qua. Đối với cho vay trung hạn, mặc dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Điều này cho thấy Chi nhánh đầu tư cao trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn, chủ yếu là cho vay bổ sung vốn lưu động cho các thành phần kinh tế. Doanh số cho vay trung hạn của năm 2017 giảm so với năm 2016. Nguyên nhân một phần là do biến động kinh tế của địa phương, một phần là do cho vay trung hạn với thời gian kéo dài chứa đựng nhiều rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh luôn có những xem xét cẩn trọng khi cho vay trung hạn. Tuy nhiên, đến năm 2018 doanh số cho vay trung hạn tăng lên vì kinh tế địa phương ngày càng phát triển, một số doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp nên làm cho doanh số cho vay trung hạn gia tăng. c. Cho vay theo thành phần kinh tế Doanh số cho vay của VIETINBANK - PGD ĐĂK ĐOA qua ba năm có sự tiến triển khá. Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5. TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % Dân cư 113.815 43 197.341,2 38 349.373, 2 39 83.526, 2 73,3 9 152.032 77,0 4 TCKT 62.208 23 212.611,5 41 265.292, 8 29 150.40 4 241,78 52.681, 3 24,7 8 TCTD khác 90.756,5 34 108.908 21 288.906,6 32 18.151, 5 20,0 0 179.998,6 165,2 8 DS cho vay 266.779, 5 100 518.860,7 100 903.572, 6 100 252.08 1 94,49 384.711, 9 74,15 (Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)  Doanh số cho vay dân cư:
  • 38. Năm 2016, doanh số cho vay dân cư là 113.815 triệu đồng. Sang năm 2017, doanh số này là 197.341,2 triệu đồng; tăng 83.526,2 triệu đồng tương ứng tăng 73,39% so với năm 2016. Đến năm 2018, doanh số cho vay của dân cư là 349.373,2 triệu; tăng 152.032 triệu đồng, với tỉ lệ tăng là 77,04% so với năm 2017. Doanh số cho vay dân cư chiếm tỉ trọng tương đối lớn khoảng 40% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân được cải thiện nhiều hơn, do đó doanh số cho vay theo thành phần kinh tế này được Ngân hàng chú trọng nhiều nhất. Hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay có thế chấp và cầm cố chứng từ có giá. Họ vay để mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa, vay tiền để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, còn cho vay đối với cán bộ công nhân viên thì rất ít. Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng, mặt khác cho vay thành phần kinh tế này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo mới được cho vay nhưng giá trị tài sản thế chấp, đảm bảo của họ lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay, nguồn trả nợ của họ cũng được đảm bảo hơn, vì thế Ngân hàng cho vay theo thành phần kinh tế này là nhiều nhất.  Doanh số cho vay các tổ chức kinh tế: Theo tình hình cho vay ở bảng trên cho thấy doanh số cho vay các TCKT trong năm qua có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2017, doanh số cho vay các TCKT là 212.611,5 triệu đồng, tăng so với năm 2016 là 150.404 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 241,78 %. Đến năm 2018, doanh số cho vay là 265.292,8 triệu đồng; tăng 52.681,3 triệu đồng so với năm 2017, tỉ lệ tăng 24,78% tốc độ tăng chậm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, do chính sách mở cửa Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế này, đồng thời do thay đổi trong quan hệ tín dụng và quy chế cho vay đã tạo điều kiện cho việc cho vay theo thành phần kinh tế này phát triển cao. Do có nhiều TCKT xuất hiện, sự cạnh tranh rất cao và gay gắt, vì thế các TCKT hiện đang nổ lực hết sức để khẳng định mình trong thị trường. Vì thế, nhu cầu về nguồn vốn để sản xuất kinh doanh là một nhu cầu tất yếu nên có nhiều TCKT vay vốn của Ngân hàng nên việc cho vay của Ngân hàng cũng gia tăng.  Doanh số cho vay các TCTD khác: Đây là loại hình kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây do người dân có nhu cầu vay vốn ngày càng cao để sản xuất kinh doanh, do đó trên địa bàn TP.HCM hiện nay đã có rất nhiều Quỹ tín dụng được thành lập. Doanh số cho vay các
  • 39. TCTD đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng trưởng mạnh vào năm 2018. Cụ thể là năm 2017 đạt 108.908 triệu đồng tăng 18.151,5 triệu đồng, tương ứng 20% so với cùng kỳ năm 2016, đến năm 2018 doanh số cho vay đạt 288.906,6 triệu đồng tăng 179.998,6 triệu đồng, tương ứng tăng 165,28 % so với năm 2017. Có được những kết quả đó là do sự tích cực của Cán bộ tín dụng với thái độ phục vụ ân cần, chu đáo để giữ kháh hàng cũ và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới do mối quan hệ. Bên cạnh đó là do sự hình thành của nhiều TCTD kháctrên địa bàn cũng góp phần làm gia tăng doanh số này. 2.2.5.3 Phân tích tình hình thu nợ: a. Tình hình thu nợ qua các năm Bảng 2.6 TÌNH HÌNH THU NỢ 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 150.912 429.235,5 818.149 278323 284.4 388914 190.6 Trung dài hạn 33.409,1 70.468,8 69.349,2 37059 210.9 -1119 98.4 Theo TPKT Dân cư 79.556,5 203.678,2 326.500,9 124122 256.0 122822 160.3 TCKT 40.055 209.207,2 285.405,1 169152 522.3 76198 136.4 TCTD khác 64.709,6 86.818,9 275.592,2 22109 134.2 188774 317.4 Tổng 184.321,1 499.704,3 887.498,2 315382 271.1 387794 177.6 (Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp) Bảng trên cho ta thấy tình hình thu nợ qua các năm. Tình hình thu nợ tăng dần qua các năm. Nếu năm 2016, thu nợ là 184.321,1 trđ thì đến cùng kỳ năm 2017 tăng lên 499.704,3 triệu, tăng 315.382 triệu tương ứng tỷ lệ tăng 271.1%. Và trong năm 2018, thu nợ tăng lên 887.498,2 trđ, tăng 177.6% so với năm 2017. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng thu nợ trong thời gian qua là cao là do PGD Đăk Đoa thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng an toàn phù hợp với diễn biến của thị
  • 40. trường. b. Thu nợ theo thời hạn: Doanh số cho vay thực chất chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng, mức độ tập trung vốn vay của một loại tín dụng nhất định mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không cả về phía Ngân hàng và doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào công tác thu nợ của Ngân hàng cũng như việc trả nợ của khách hàng, nếu Ngân hàng thu nợ hay khách hàng trả nợ luôn trước hoặc đúng hạn thì xem như số lượng vốn đó được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, từ đó cho thấy đồng vốn có thể luân chuyển một cách dễ dàng. Theo nguyên tắc vay vốn trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng tín dụng đã ký kết, từ đó có thể nói doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng ở mỗi thời kỳ. Vì vậy chúng ta cần phân tích doanh số thu nợ để thấy được hiệu quả sử dụng vốn. Bảng 2.5 TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 150.912 81,8 7 429.235, 5 85,89 818.149 92,1 9 278.32 4 184.43 388.913, 5 90,61 Trung hạn 33.409,1 18,13 70.468,8 14,10 69.349,2 7,81 37.059 ,7 110.93 -1.119,6 -1,59 DS thu nợ 184.321,1 100 499.704,3 100 887.498,2 100 315.38 3 171,11 387.793,9 77,60 (Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp) TỶ TRỌNG THU NỢ THEO THỜI HẠN 2016-2018
  • 41. Qua các năm, tổng doanh số thu nợ của Vietinbank - PGD Đăk Đoa đều tăng đáng kể. Năm 2017, doanh số thu nợ đạt 499.704,3 triệu đồng; tăng 315.383 triệu so với năm 2016 với tỉ lệ tăng 171,11%. Đến năm 2018, doanh số thu nợ là 887.498,2 triệu đồng tăng 77,60% so với năm 2017. Trong đó, thu nợ ngắn hạn 2017 tăng 278.324 triệu đồng, thu nợ trung hạn tăng 37.059,7 triệu đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 818.149 triệu đồng; tăng 90,61% so với năm 2017 với số tuyệt đối tăng là 388.913,5 triệu đồng. Đóng góp vào sự gia tăng của doanh số thu nợ, còn có thu nợ trung hạn nhưng năm 2018 thu nợ trung hạn lại giảm hơn so với năm 2017 là lại giảm -1.119,6 triệu đồng tương ứng vơi tỉ lệ giảm 1,59%. Doanh số thu nợ đạt kết quả tốt là do Ngân hàng đã sàng lọc khách hàng, thẩm định thận trọng tình hình tài chính cũng như nguồn chi trả chính của đối tượng vay vốn nhằm đảm bảo nguồn thu đúng thời hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cân nhắc rất kỹ đối với dự án trung và dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro. Do các năm qua, kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như gạo, chăn nuôi... tăng lên đáng kể, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. c. Thu nợ theo thành phần kinh tế: Doanh số cho vay ngày càng tăng, chính vì vậy làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm cũng tăng lên đáng kể. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng được thể hiện ở bảng sau: 82% 18% 2016 Ngắnhạn Trung hạn 86% 14% 2017 Ngắnhạn Trung hạn 92% 8% 2018 Ngắnhạn Trung hạn
  • 42. Bảng 2.7 TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền % Số tiền % - Dân cư 79.556,5 203.678,2 326.500,9 124.12 2 156,02 122.822, 7 60,30 - Tổ chức kinh tế 40.055 209.207,2 285.405,1 169.152 422,3 76.197, 9 36,42 - Tổ chức tín dụng khác 64.709,6 86.818,9 275.592,2 22.109, 3 34,17 188.773, 3 217,43 Doanh số thu nợ 184.321,1 499.704,3 887.498,2 315.383 171,11 387.793, 9 77,60 (Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp)  Doanh số thu nợ của dân cư: Năm 2017, doanh số thu nợ của Ngân hàng là 499.704,3 triệu đồng, tăng 315.383 triệu đồng với tỉ lệ tăng là 171,11% so với năm 2016. Trong đó doanh số thu nợ của dân cư chiếm tỉ trọng là 40,76% trong cơ cấu doanh số thu nợ năm 2017. Đến năm 2018, doanh số thu nợ của dân là 326.500,9 triệu đồng, tăng 122.822,7 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 60,3% so với năm 2017. Tuy nhiên, về cơ cấu tỉ trọng trong tổng doanh số thu nợ thì nó giảm còn 36,79% trong doanh số thu nợ.  Doanh số thu nợ của các TCKT: Năm 2016 doanh số thu nợ của thành phần này là 40.055 triệu đồng và chiếm 21,73% trong tổng doanh số thu nợ. Đến năm 2017, doanh số này là 209.207,2 triệu đồng tăng 169.152 triệu đồng với tỉ lệ tăng đáng kể là 422,3%. Đến năm 2018, doanh số này tăng lên 36,42% so với năm 2017 với số tuyệt đối là 285.405,1 triệu. Doanh số này vào năm 2018 chiếm tỉ trọng 32,16 % trong doanh số thu nợ của Ngân hàng.  Doanh số thu nợ của các TCTD: Năm 2017 doanh số thu nợ là 86.818,9 triệu đồng tăng 22.109,3 triệu đồng tương ứng tăng với tỉ lệ là 34,17%. Đến năm 2018, doanh số thu nợ là 275.592,2 triệu đồng và tăng 217,43% so với năm 2017.