SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA
Tên đề tài:
ĐÔ THỊ HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN ĐÔ HÀ NỘI
Mã số đề tài: QG.14.63
Chủ nhiệm đề tài: Ths Bùi Văn Tuấn
Hà Nội, 2017
1
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội
1.2. Mã số: QG.14.63
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác
Vai trò thực
hiện đề tài
1 Ths Bùi Văn Tuấn Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Chủ nhiệm đề
tài
2 Ths Giang Văn Trọng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Thư ký
3 PGS.TS Hoàng Thu Hương Trường Đại học KHXH&NV
4 Ths Nguyễn Đức Minh Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Thành viên
5 Ths Nguyễn Quang Anh Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Thành viên
6 Ths Trần Thị Hiên Viện NC Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia
Việt Nam
Thành viên
7 Ths Bùi Khắc Hải Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (T45) Thành viên
8 Ths Nguyễn Hoa Ngọc Viện NC Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia
Việt Nam
Thành viên
9 Ths Đặng Ngọc Hà Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Thành viên
1.4. Đơn vị chủ trì: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 11 năm 2017
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 4 năm 2014 đến tháng năm 2017
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý
kiến của Cơ quan quản lý).
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 100 triệu đồng.
PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề
Đô thị hóa (ĐTH) với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, xã hội của một vùng, một khu vực, một đơn vị hay một cộng đồng xã hội từ
nông thôn sang thành thị. Trong đó, chuyển đổi sinh kế của cộng đồng dân cư dưới tác động
của đô thị hóa là một trong những vấn đề nổi cộm, cấp thiết cần nhận được nhiều sự quan
tâm. Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người. Sinh kế có
thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô hộ gia
đình1
. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, đây là chủ đề không chỉ nhận được sự quan tâm đặc
biệt của các nhà chuyên gia, nhà khoa học mà còn nhận được sự quan tâm của nhà quản lý,
1
Chambers, R. and G. R. Conway (1991). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century, IDS
Discussion Paper No 296.
2
hoạch định chính sách. Trên thế giới, đã có nhiều thành tựu quan trọng nghiên cứ u đến sinh
kế cộng đồng dưới tác động của ĐTH. Các công trình bước đầu gắn với các khái niệm và
phương pháp từ các nghiên cứu đói nghèo ở nông thôn. Điển hình như nghiên cứu của
Chambers, Robert (1983) lập luận rằng hộ gia đình có thu nhập thấp hướng tới sinh kế bền
vững thông qua việc chống lại tính dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro và bất an bằng cách thế
chấp cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình2
. Carney (1998), thì cho rằng sinh kế bao gồm các
khả năng, tài sản (gồm cả vật chất, nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để sống3
. Cục
Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và tổ chức CARE Quốc tế đã phát triển khung lý
thuyết về sinh kế, sinh kế bền vững. Dựa trên khung lý thuyết này, rất nhiều các nghiên cứu
đã được triển khai và mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn. Các chính sách để
xác định sinh kế cho cộng đồng dân cư theo hướng bền vững được xác định liên quan chặt
chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và liên quan đến các yếu tố bên ngoài. Tiêu biểu cho các
nghiên cứu này là Ellis (2000), đã chỉ ra mức độ quan hệ của tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh
kế và cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách
cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo.
Nghiên cứu khẳng định sự bền vững của sinh kế cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng và chính
sách phát triển sinh kế4
…. Không nằm ngoài xu thế của các học giả trên thế giới, các nhà
nghiên trong nước đã và đang quan tâm đến chủ đề này. Hơn một thập kỷ trở lại đây, có
nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sinh kế dưới tác động của đô thị hóa, như Hoàng
Xuân Thành (2005) với “Chuyển đổi sinh kế giữa nông thôn và thành thị vùng đồng bằng
sông Hồng”, Nguyễn Văn Sửu “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ven đô Hà
Nội”5
đã tập trung phân tích về các tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế
của người nông dân. Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị “Nghiên cứu về sinh kế
của người nghèo sau tái định cư tại Hà Nội”6
đã nhấn mạnh việc làm thế nào để người dân
nghèo thích nghi với cuộc sống mới này, những khó khăn họ phải đối diện và họ cần được
hỗ trợ như thế nào để phát triển sinh kế bền vững,…Mỗi công trình lại có một hướng tiếp cận
nghiên cứu riêng, tập hợp lại tạo thành một bức tranh đa dạng, phong phú về sinh kế cộng đồng
có ý nghĩa gợi mở vấn đề, cung cấp nhiều thông tin có giá trị làm cơ sở cho việc nghiên cứu
sinh kế cộng đồng dân cư ven đô dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay.
Hà Nội cùng với TP Hồ Chí Minh là hai đô thị có tốc độ ĐTH cao nhất trong cả nước,
với xu hướng lan tỏa từ trung tâm ra ngoại vi, kiểu “vết dầu loang”. Quá trình này đã hình thành
nên những vùng chuyển tiếp, vùng đệm với những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa khá đặc
thù, điển hình với tên gọi “vùng ven đô”7
. Trong hơn hai thập niên qua, vùng ven Hà Nội đã và
2
Chambers, Robert (1983), Rural development: Putting the last first, Longman Scientific & Technical, co-published in the
United States with John Wiley & Sons, Inc., New York.
3
Carney, Diana (1998), Sustainable rural livelihoods, Russell Press Ltd, Nottingham.
4
Ellis, Frank (2000), Rural livelihoods and diversity in developing countries, Oxford University Press, Oxford.
5
Nguyễn Văn Sửu “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ven đô Hà Nội”, NXB Trí thức, Hà Nội, 2014.
6 http://www.vidothi.org/news/165-nghien-cuu-ve-sinh-ke-cua-nguoi-ngheo-sau-tai-dinh-cu-tai-ha-noi
7
Khái niệm “vùng ven-peri-urban” là một vùng nóng đang có chuyển động đô thị hóa. Vùng này là điểm quá độ, là khu
đệm giữa nông thôn và thành thị, giữa cái yên tĩnh và cái sôi động, giữa cái chặt chẽ của nông thôn và cái thoáng mở của
3
đang có những chuyển biến nhanh, làm đổi thay và có tác động trực tiếp đến chuyển đổi sinh kế
của cộng đồng dân cư ở khu vực này. Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm là hai quận mới nằm ở
khu vực ven đô phía Tây Bắc TP Hà Nội, chịu sự tác động của đô thị hóa nhanh đã làm cho
kinh tế - xã hội của Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm phát triển mạnh mẽ. Trước những năm
2000, huyện Từ Liêm là một huyện thuần nông, thì đến gày 27 tháng 12 năm 2013, Từ Liêm đã
được tách và thành lập thành hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm của TP Hà Nội.
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu muốn làm rõ và khẳng định vai trò của các nhân tố
đô thị hóa đối với sự biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm
hiê ̣n nay. Nghiên cứu trường hợp Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, Hà Nội như là một mô hình
về biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven dưới sự tác động của đô thị hoá.
Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu của đề tài “Đô thị hóa tác động
đến sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô Hà Nội”, mã số QG.14.63 (đề tài cấp Đại học
Quốc gia Hà Nội), được thực hiện trong năm 2014, với dung lượng mẫu 300 hộ gia đình được
chọn ngẫu nhiên thuận tiện, và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 18.0. Bài viết tập trung
phân tích đánh giá thực trạng biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư quận Nam Từ Liêm, Bắc
Từ Liêm dưới tác động của đô thị hóa, xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ gia
đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phát triển
sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô dưới
tác động của quá trình đô thị hóa, qua đó đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho
cộng đồng dân cư ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích, xử lý số liệu
3.1.1. Phương pháp
3.1.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu sơ cấp (các báo cáo, các tư liệu về ĐTH và biến đổi
dân số, sinh kế của các ban, ngành chức năng).
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (các báo cáo khoa học về nghiên cứu chuyên
sâu lĩnh ĐTH và biến đổi xã hội). Bài đăng tạp chí, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu
khoa học, luận án, kỷ yếu hội thảo khoa học,…. về khung sinh kế, các văn kiện báo cáo
đánh giá của các tổ chức, các nhà khoa học về sinh kế và vấn đề sử dụng nguồn vốn sinh kế
của người dân nông thôn... Phương pháp này được sử dụng để so sánh-tổng hợp các nguồn
tài liệu, số liệu có liên quan đến nghiên cứu, nhằm đưa ra khái quát thực trạng nguồn sinh kế
thành thị, là nơi chuyển đổi nhu cầu của nông thôn vào dân đô thị, và ngược lại mang lối sống của đô thị vào nông dân.
Nói một cách ngắn gọn nhất, “vùng ven” hay “vùng ven đô” là vùng trung gian giữa nội thị (nơi đã hoàn thành cơ bản quá
trình đô thị hóa) với khu vực ngoại thành (nơi còn đậm chất nông thôn, mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình đô thị hóa)
của một đô thị cụ thể. Xem thêm Michael Leaf (2010), Những biên giới đô thị mới: Quá trình đô thị hóa vùng ven đô và
(tái) lãnh thổ hóa ở Đông Nam á, Việt Nam học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ 3, Việt Nam: Hội nhập và Phát triển,
Tập IV, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 461.
4
của người dân ven đô trong bối cảnh đô thị hoá hiện nay
3.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu khu vực học
Phương pháp nghiên cứu khu vực học lấy không gian văn hóa - xã hội, bao gồm các
lĩnh vực hoạt động của cộng đồng dân cư và quan hệ tương tác giữa con người làm đối
tượng nghiên cứu. Mục đích khi sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu là nhằm đạt tới
những nhận thức tổng hợp về một không gian văn hóa xã hội, tìm ra những đặc thù về biến
đổi sinh kế của cộng đồng dân cư trong không gian xã hội - văn hóa của một vùng, khu vực
ven đô. Cụ thể ở đây là nghiên cứu cộng đồng dân cư quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong
quá trình ĐTH, nhóm nghiên cứu quan niệm cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
là một không gian kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
nằm trong hệ thống tổng thể vùng ven đô của toàn TP Hà Nội để có thể xác định được những
đặc trưng cơ bản của cấu trúc xã hội nghề nghiệp, cấu trúc sinh kế ở khu vực này.
3.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành
Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành nhằm đạt tới những nhận thức tổng hợp,
toàn diện và sâu sắc. Trong trường hợp nghiên cứu về cộng đồng dân cư ven đô khi tiến
hành điều tra điền dã ở một địa bàn cụ thể, tác giả có thể sử dụng các phương pháp và cách
tiếp cận khác nhau như: Liên ngành và Khu vực học, Xã hội học, Nhân học, Địa lý, … để
nghiên cứu, giải thích các hiện tượng biến đổi sinh kế diễn ra ở cộng đồng dân cư vùng ven
dưới tác động của quá trình ĐTH. Tuy vậy chúng tôi thấy rằng, phương thức tổ chức hiệu
quả nhất cho nghiên cứu liên ngành trong phạm vi của đề tài nghiên cứu về chủ đề cộng
đồng dân cư khu vực ven đô là tổ chức nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia của
nhiều ngành chuyên môn khác nhau, tiến hành điều tra khảo sát thực địa, nghiên cứu tổng
hợp, hỗn hợp, trao đổi, thảo luận các vấn đề về biến đổi sinh kế của cộng đồng khu vực ven
đô dưới tác động của quá trình ĐTH.
3.1.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Đề tài sử sụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi với 300 hộ gia đình. Trên cơ
cở các đặc trưng về khu vực cư trú, giới tính, tuổi tác, mức sống, trình độ học vấn của tổng
thể nghiên cứu, chúng tôi xác định cơ cấu mẫu là 300 (mức độ tin cậy là 99,7%, sai số
không vượt quá 10%). Về địa bàn cư trú, căn cứ vào tổng dân số hiện có của 6 phường
chúng tôi chọn mỗi phường 50 hộ để phỏng vấn, phân theo giới tính có 43,3% nữ, 56,7%
nam. Theo trình độ học vấn có 0,9% không biết chữ; tiểu học (18,1%); trung học cơ sở
(42,8%); trung học phổ thông (22,6%); trung cấp (4,8%); cao đẳng, đại học (10,2%); sau đại
học (0,6%). Phân theo mức sống có 4,1% số người có mức sống khá giả; 89,2% số người có
mức sống trung bình và 6,6% số người nghèo đói. Phân theo nhóm tuổi, có 6,5% số người
được phỏng vấn thuộc nhóm 18- 30 tuổi; 8,3% thuộc nhóm 31 - 40 tuổi, 18,5% thuộc nhóm
41 - 50 tuổi; 19,1% thuộc nhóm 51 - 60 tuổi và 25,4% là nhóm tuổi trên 60. Phân theo nghề
nghiệp, nông dân (27,0%); công nhân (5,9%); kinh doanh, buôn bán (30,2%); thợ thủ công
(3,9%); cán bộ công chức (5,7%); nội trợ (7,2%); nghỉ hưu (10,7%); nghề tự do (8,1%) và
nghề khác chiếm 1,1%. Khung lấy mẫu là toàn bộ người dân hai quận Nam Từ Liêm, Bắc
5
Từ Liêm, TP Hà Nội trong độ tuổi lao động. Người được phỏng vấn là chủ hộ hoặc đại diện
chủ hộ (vợ hoặc chồng).
Bảng hỏi trước khi được sử dụng để điều tra chính thức đã được tiến hành điều tra
thử trên 30 khách thể để đảm bảo độ tin cậy của mỗi thang đo thông qua hệ số anpha
Cronbach α. Nếu α ≥ 0.7 thì thang đo có độ tin cậy và có thể sử dụng điều tra trên diện rộng.
Kết quả kiểm định từ quá trình điều tra thử cho thấy các thang đo được xây dựng trong bảng
hỏi có độ tin cậy và có thể áp dụng vào điều tra trên diện rộng phục vụ cho việc nghiên cứu
của luận án.
- Phỏng vấn sâu: Thông qua việc chọn mẫu, nhóm nghiên cứu tiến hành 30 phỏng
vấn sâu, đối tuợng là các nhà quản lý về các mảng: nông nghiệp, đô thị, dân số, lao động
việc làm, ưu đãi/trợ giúp xã hội,... đại diện nhóm mất đất hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề
phi nông nghiệp.
Phỏng vấn sâu chủ yếu về những vấn đề cụ thể như xu hướng chuyển đổi nghề,
những chính sách cụ thể của địa phương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, thực trạng
sử dụng các nguồn vốn sinh kế trong những năm qua; khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh
kế của người dân; yếu tố thúc đẩy và cản trở người dân tiếp cận nguồn lực. Đây là những
thông tin định tính quan trọng phục vụ cho nghiên cứu.
- Thảo luận nhóm: nghiên cứu tiến hành 6 thảo luận nhóm, mỗi phường 01 thảo luận
nhóm tập trung, đối tuợng tham gia là lãnh đạo các cấp và các nhà quản lý có liên quan tới
các vấn đề: đô thị, dân cư, lao động việc làm, trợ giúp xã hội, địa chính, …hoặc những hộ
gia đình mất đất hoặc chuyển đổi sang các nghề phi nông nghiệp.
Nhóm nghiên cứu luôn ý thức được rằng mỗi phương pháp và kỹ thuật được sử dụng
cần phải phù hợp với từng nội dung nghiên cứu cụ thể và phải được đặt trong các mối quan
hệ tổng thể để có thể nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện toàn bộ quá trình hình
thành, biến đổi, các chiều tác động của đô thị hóa đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven
đô hiện nay. Đến đây phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành được sử dụng như một
phương pháp chủ công trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
3.1.2. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu định lượng được xử lý bằng những công cụ phần mềm hỗ trợ như:
SPSS for Windows 20.0.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu sinh kế
Trong bối công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn và các khu vực ven đô
hiện nay, vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của lĩnh vực
khoa học xã hội, dưới sự tiếp cận đơn ngành, liên ngành và đa ngành. Trong đó tiếp cận lý
thuyết sinh kế bền vững dựa trên cơ sở khung sinh kế bền vững được coi là một cách tiếp cận
toàn diện về sinh kế của con người trong các bối cảnh khác nhau.
Về mặt khái niệm, sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên
cứu sau này đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và Conway (1992), trong đó,
sinh kế, theo cách hiểu đơn giản nhất, là phương tiện để kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ
6
hơn của Chambers và Conway về sinh kế là:“sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các
hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người”. Sinh kế là bền vững “khi nó có thể
giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng
cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và
mang lại lợi ích cho các sinh kế khác ở cả cấp địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và
dài hạn”8
. Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình,
thôn, vùng... nhưng phổ biến nhất là cấp hộ gia đình. Dựa trên khái niệm về sinh kế bền vững
của Chambers và Conway (1992), Scoones (1998) đã đưa ra định nghĩa về sinh kế “bao gồm
khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động
cần thiết làm phương tiện sống của con người. Sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giải
quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khả năng
và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên”9
. Năm 2001, cơ
quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về sinh kế để hướng dẫn
cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các
hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người”10
.
Khung sinh kế, khi tiếp cận sinh kế, chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích các khía
cạnh kinh tế - xã hội, mà cần phải phân tích khung sinh kế. Khung sinh kế là một công cụ
được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của con người và tác
động qua lại giữa chúng.
Hình 1: Phân tích khung sinh kế của DFID (2001)
Phân tích tài sản sinh kế hộ theo DFID (2001) bao gồm 5 nguồn vốn chính: (1) Nguồn
vốn tự nhiên; (2) Nguồn vốn con người; (3) Nguồn vốn xã hội; (4) Nguồn vốn tài chính; (5)
Nguồn vốn vật chất.
(1) Nguồn vốn tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên
8
Chambers, R. a. (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS, IDS Discussion Paper
No 296.
9
Scoones, I. (1998). Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis. Institute of Development Studies, 1998 -
Developing countries.
10
DFID (2001), “Susstainable Livelihoods Guidance Sheets”, DFID Report.
7
mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế.
(2) Nguồn vốn vật chất: bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bàn hỗ trợ cho các hoạt
động sinh kế, như: đường giao thông, nhà ở, năng thông tin,...
(3) Nguồn vốn tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để
đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, các khoản
vay, các khoản thu nhập,...
(4) Nguồn vốn con người: bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao
động, sức khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này giúp con người thực hiện các
chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế khác nhau. Ở cấp hộ
gia đình, nguồn vốn con người là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng lao động
và nó thay đổi tùy theo qui mô hộ gia đình.
(5) Nguồn vốn xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã
hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu bao gồm các
mạng lưới xã hội, thành viên của các tổ chức cộng đồng,...
Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng
thay đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét nguồn vốn, không chỉ xem xét hiện trạng
các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó
như thế nào ở trong tương lai.
Một số lý thuyết được nhóm nghiên cứu vận dụng trong nghiên cứu là lý thuyết vốn xã
hội, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, các lý thuyết này đều có điếm mạnh và hạn chế nhưng chúng
bổ sung cho nhau, là nền tảng quan trọng để nhóm nghiên cứu lý giải các sự kiện cũng như bối
cảnh của quá trình nghiên cứu. Đô thị hóa vùng ven đã và đang là tiến trình được kỳ vọng nhằm
thay đổi và xây dựng bộ mặt mới cho nông nghiệp, nông thôn ven đô. Mọi chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước không có mục đích nào khác ngoài việc nâng cao giá trị lao động
và chất lượng cuộc sống cho người nông dân nói chung và nông dân ven đô nói riêng. Trong
bối cảnh đó, chính sách thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa vừa là cơ hội, nhưng cũng đồng thời là thách thức cho nhiều nhóm xã hội ở khu vực này.
Việc lựa chọn một chiến lược sinh kế bền vững gắn với quá trình giải quyết việc làm tăng thu
nhập, cải thiện mức sống... không chỉ là mong muốn của nhiều hộ nông dân bị mất đất, mà nó
còn là thước đo quá trình đô thị hóa bền vững khu vực ven đô Hà Nội.
4.2. Biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm
dưới tác động của quá trình đô thị hóa
4.2.1. Biến đổi nguồn vốn sinh kế
Nguồn vốn sinh kế là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ
thống tài sản quốc gia, nguồn vốn con người, vốn vật chất,…, có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực, mỗi vùng lãnh thổ nhất định. Nằm trong
vùng ven đô, cơ cấu kinh tế - xã hội của quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong những
năm gần đây có nhiều biến đổi theo lực cuốn của đô thị hóa, kéo theo sự biến đổi các nguồn
vốn sinh kế của cộng đồng dân cư.
8
4.2.1.1. Nguồn vốn con người
Năm 2014, với dân số trên 55,4 vạn người, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có nguồn
lao động dồi dào, đây là lực lượng tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình.
Theo kết quả khảo sát của đề tài các gia đình đều có từ 2-3 lao động chính, số lao động chính
là nữ thấp hơn so với lao động nam (43,1% so với 56,9%). Trong đó lao động có trình độ học
vấn THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 43,5%; tiểu học 25,8%, cao đẳng, đại học 13,9%, trung cấp,
dạy nghề 16,8%. Chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện giúp các hộ gia đình theo đuổi các
chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Từ Liêm sau khi được tách
thành hai quận mới là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và
chuyển đổi mô hình sinh kế được chú trọng. Năm 2014 trên địa bàn các phường của hai quận
trên đã tổ chức tập huấn và hướng nghiệp và chuyển đổi nghề cho hơn 450 hộ gia đình với
gần 800 lao động. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc chuyển đổi và phát triển sinh kế bền vững
cho cộng đồng dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Theo ý kiến của các khách thể
khảo sát, đa số người dân cho rằng trong tương lai Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cần tâ ̣p
trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chiếm 73.1% và 25.9% là tỷ lê ̣ người dân
được hỏi cho rằng cần phát triển nguồn nhân lực phổ thông. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như
hiện nay, nguồn nhân lực cần có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc và
là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, nâng cao mức sống trong
quá trình chuyển đổi.
4.2.1.2. Nguồn lực vật chất
Hiện nay, cơ sở hạ tầng hai quận mới của Thủ đô đã và đang được xây dựng theo
hướng đô thị hiện đại, khớp nối hạ tầng giữa khu dân cư truyền thống và các khu đô thị mới.
Hệ thống đường giao thông được mở rộng và xây dựng mới; trường học, trạm y tế, nhà văn
hoá được bổ sung nâng cấp, không gian công cộng được mở rộng,… Theo quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội, đến năm 2020, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm cơ bản hoàn thành hạ tầng
kinh tế - xã hội, đặc biệt hệ thống hạ tầng khung và nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị.
Tuy vậy, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm tập trung
nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của thủ
đô. Bên cạnh những thuật lợi, cơ sở hạ tầng hiện nay ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cũng
còn không ít khó khăn, đây là điểm yếu lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Mạng lưới giao thông tuy đã phát triển rộng khắp song tỷ lệ được cứng hóa còn thấp, nhiều
tuyến đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng, các tuyến đường quan trọng xây dựng chưa theo
quy chuẩn, chật hẹp, chất lượng thấp, không đảm bảo cho lưu thông hàng hóa; giao thông nội
đồng ít được đầu tư. Và theo đánh giá của lãnh đạo của các quận này, hiện nay mật độ đường
hiện tại đang thấp hơn so với tiêu chuẩn và thiếu hụt, đặc biệt là hệ thống giao thông khung
chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và sản xuất của dân cư. Song dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
thành phố Hà Nội, quận đã và đang phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, năng động, vượt
qua khó khăn, thách thức nhằm phấn đấu xây dựng quận phát triển toàn diện, bền vững.
4.2.1.3. Nguồn lực tài chính
Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã dẫn đến
9
việc thu thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, quá trình này đã tạo nên một dòng vốn tài
chính lớn chảy vào cộng đồng, vào từng hộ dân cư và đây là một khoản tài chính lớn đối với
các hộ gia đình. Đô thị hóa cũng làm cho giá đất ở khu vực này tăng lên chóng mặt, bình
quân có giá tới 70 - 90 triệu đồng một mét vuông và thậm chí có những vị trí đẹp, mặt
đường còn cao hơn rất nhiều. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong khoảng 10 năm
trở lại đây ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có trên 80% các hộ gia đình bán đất ở với những
mức độ khác nhau, đối tượng mua đất chủ yếu là người từ nội đô Hà Nội và người dân ở các
địa phương khác đến làm việc,….
Về tiếp cận các nguồn vốn khác, theo kết quả khảo sát về tình hình vay vốn làm ăn của
cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cho thấy có 48,6% trong số những người
được hỏi trả lời có vay vốn để làm ăn, phát triển kinh kế gia đình. Nguồn vốn vay chủ yếu từ
các ngân hàng 61,0%, từ quỹ tín dụng 28,4%, vay từ người thân, bạn bè nhưng chiếm tỷ lệ
không cao và chỉ vay được số lượng ít với thời gian ngắn để phục vụ chi tiêu sinh hoạt trước
mắt chứ không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất. Mặt khác, việc sử dụng vốn sao cho phù
hợp và đạt hiệu quả là một nhu cầu quan trọng và cần thiết đối với cộng đồng dân cư trong bối
cảnh hiện nay, có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của các hộ gia đình. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của cộng đồng là trình độ
học vấn, loại hình sinh kế của hộ, số thành viên trong gia đình, việc tham gia tổ chức xã hội.
4.2.1.4. Nguồn lực tự nhiên
Ở thời điểm hiện tại, nguồn lực tự nhiên không còn là thế mạnh đối với sinh kế của
cộng đồng dân cư ven đô. Mục tiêu mở rộng và phát triển đô thị của thành phố Hà Nội và
quận đã thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp, hệ quả dẫn đến một số phường như Mỹ
Đình, Phú Diễn, Cổ Nhuế 1, Xuân Đỉnh đất nông nghiệp hầu như không còn, nhường chỗ
cho việc xây dựng các khu đô thị, đường giao thông, khu thương mại, văn phòng, bến xe và
nhiều cơ sở hạ tầng khác. Theo dự báo thời gian tới, đô thị hóa sẽ diễn ra với tốc độ nhanh
hơn nhiều lần so với thời gian qua, đòi hỏi phải có sự tính toán trước tất cả các vấn đề của
đời sống kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất. Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cần có
mô hình quản lý, tổ chức sản xuất và hướng phát triển hài hòa, bền vừng.
4.2.1.5. Nguồn lực xã hội
Quá trình đô thị hóa đã, đang tác động rất mạnh đến sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp
và một số tập quán trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Trong bối cảnh ấy, người dân
ven đô nói chung và cộng đồng dân cư các quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm dường như
đang tìm cách cố kết với nhau hơn, giúp nhau trong đời sống và lao động sản xuất, tham gia vào
các hoạt động của tập thể, của dòng họ và hàng xóm, láng giềng, qua đó tạo dựng được nguồn
vốn xã hội với biểu hiện cụ thể là niềm tin, có đi có lại, mở rộng mối quan hệ trong kinh doanh,
làm ăn, buôn bán.
10
Bảng: Quan hệ và hình thức hợp tác trong phát triển tiểu thủ công nghiệp (%)
Hình thức
Quan hệ
Chung vốn
để sản xuất
Cùng
tham gia
sản xuất
Trao đôi
thông tin
kinh nghiệm
Hỗ trơ
tiêu thụ
sản phẩm
Anh em họ hàng 23,1 39,5 4,6 27,8
Người cùng xóm - 47,4 10,8 36,5
Người ngoài xóm, cùng làng 6,5 51,3 6,7 32,3
Người ngoài làng 3,1 46,9 6,3 40,6
Bạn bè 7,7 46,2 38,5 7,7
Có nhiều hình thức hợp tác, hỗ trợ nhau trong làm ăn kinh tế dù không cần huy động
nguồn vốn lớn như các ngành nghề khác, nhưng để sản xuất có hiệu quả, sản phẩm có chất
lượng thì cần một lượng tài chính nhất định để duy trì hoạt động. Như trong phần quan điểm
lý thuyết vốn xã hội đã đề cập đến, thì trong những điều kiện nhất định vốn xã hội có thể được
chuyển thành vốn kinh tế. Ở đây, cộng đồng dân cư quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã
huy động nguồn vốn xã hội của mình trong mạng lưới xã hội như anh em họ hàng, làng xóm
thân cận, hay người thân quen, bạn bè để huy động nguồn vốn kinh tế. Hình thức chung vốn
để sản xuất sẽ giúp các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp huy động được nguồn vốn
cần thiết để phục vụ cho sản xuất và mở rộng quy mô. Điều này cho thấy, người dân ở Nam
Từ Liêm và Bắc Từ Liêm nói riêng và khu vực ven đô nói chung đã biết khai thác nguồn vốn
xã hội mà mình đã và đang tạo ra để tìm kiếm sự thuận lợi trong phát triển kinh tế hộ và đây
cũng chính là hệ quả tích cực của tính cố kết cộng đồng ở khu vực này trong quá trình có
nhiều biến đổi như hiện nay.
4.2.2. Chiến lược sinh kế của cộng đồng dân cư có nhiều biến đổi
Dưới tác động của quá trình ĐTH, chiến lược sinh kế của cộng đồng dân cư quận Nam
Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có sự biến đổi sâu sắc. Sự thay đổi đó được thể hiện rõ qua quá trình
chuyển đổi nghề nghiệp, mô hình sinh kế, đánh giá của người dân về chất lượng cuộc sống và
sự thay đổi mức sống của các hộ gia đình.
4.2.2.1. Biến đổi mô hình sinh kế nông nghiệp
Nền kinh tế trước đây của quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm chủ yếu là nông nghiệp.
Tuy nhiên dưới tác động của quá trình ĐTH, trong giai đoạn 2010 -2014 với sự xuất hiện của
các khu đô thị mới, các trung tâm kinh tế, văn hóa, thể thao và một loạt dự án phát triển cơ sở
hạ tầng, hệ thống giao thông đô thị đã lấy trên 90% diện tích đất nông nghiệp của hai quận Nam
Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Theo số liệu của Chi cục Thống kê năm 2014 của quận Nam Từ Liêm
và Bắc Từ Liêm, tổng diện tích đất nông nghiệp hiện còn khoảng 1.208.3ha, trong đó diện tích
đất trồng lúa là 148.5ha. Do vậy, lao động nông nghiệp ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm thời
gian gần đây giảm mạnh, nhiều hộ dân bỏ nghề nông vốn đã gắn bó với họ bao đời nay, không
ít các hộ gia đình buộc phải đưa ra chiến lược sinh kế mới, chuyển đổi nghề nghiệp cho các
thành viên trong gia đình nhằm thích ứng với điều kiện sống mới trong bối cảnh hiện nay.
Chayanov lý luận rằng, nông dân giỏi trong việc đặt ra các chiến lược sinh kế để đối phó và có
11
thể sử dụng để kiểm soát việc triển khai lao động hộ gia đình để đáp ứng những cơ hội mới11
.
Việc giảm tỷ lệ cư dân nông nghiệp là rõ nét nhất và phù hợp với xu thế thị hóa ở quận Nam Từ
Liêm, Bắc Từ Liêm dưới tác động của quá trình đô thị hóa.
Theo số liệu của Chi cục Thống kê quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cho thấy, sự
chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra ở hầu hết các hộ nông dân (86,5%), đặc biệt là sau khi hai
quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm được thành lập. Người dân chuyển dần từ nông nghiệp
sang công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, đặc biệt là các
hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ, xây nhà cho thuê và các nghề tự do khác,… tỷ trọng
các ngành này tăng nhanh hàng năm. Kết quả nghiên cứu chọn mẫu tại quận Nam Từ Liêm,
Bắc Từ Liêm năm 2014 của đề tài cho thấy, gần nửa số hộ đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp,
trong đó có 48,2 % số hộ có một người chuyển việc làm; 29,5% số hộ có 2 người chuyển
việc làm; 11,8% số hộ có 3 người trở lên chuyển việc làm. Còn lại 10,5% số hộ vẫn chưa
chuyển đổi nghề nghiệp việc làm. Lý do chuyển đổi nghề nghiệp là do bị thu hồi hết hoặc
thiếu đất canh tác và canh tác nông nghiệp không hiệu quả.
Biểu đồ: Số lượng người trong hộ chuyển đổi nghề (2000- 2014) (%)
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Đa số các đối tượng khảo sát đều trả lời chuyển sang làm các ngành nghề phi nông
nghiệp: kinh doanh, buôn bán nhỏ, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, làm bún, cốm, làm may, xe
ôm, đi chợ, một số lao động được vào làm trong khu CN và có nhiều lao động chưa có việc làm.
Biểu đồ: Việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất (%)
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Lý do chuyển đổi công việc là do diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh (98%), người
dân không còn tư liệu sản suất, nên bắt buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp. Cũng có không ít
lý do cho rằng họ muốn chuyển đổi công viê ̣c là do công viê ̣c hiê ̣n ta ̣i có thu nhâ ̣p thấp,
không ổn đi ̣
nh, cần chuyển đổi công việc để tăng thu nhập (69,5%). Bên cạnh đó, nhiều hộ
gia đình cũng cho rằng do nhu cầu các ngành nghề dịch vụ, buôn bán ở khu vực này ngày
càng tăng mạnh, nên họ mong muốn chuyển đổi công viê ̣c cho phù hợp với nhu cầu hiện nay
11
Chayanov, A. (1998.). The New Pal grave Dictionary of Economics. London: Vol.l, Macmillan.
12
ở địa phương. Điều này có thể dễ hiểu vì hiê ̣n nay có rất nhiều người phải làm công viê ̣c trái
nghề. Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có những tiêu chí lựa chọn khác nhau. Có
người đề cao mức thu nhập, nhưng có người lại không đề cao mức thu nhập bằng tính ổn định
của công viê ̣c cũng như thu nhập. Sắp xếp nhóm 3 lý do khiến người dân muốn chuyển đổi
nghề nghiê ̣p được nhiều người dân lựa chọn như sau: 1/Thu nhập cao 34,1%; 2/Công viê ̣c ổn
định 31,8%; 3/Công viê ̣c phù hợp với khả năng 29,6%.
Khi được hỏi về công viê ̣c mà người dân mong muốn được chuyển đổi, kết quả nhận
được là 58,5% tỷ lê ̣người dân mong muốn được chuyển qua làm nghề kinh doanh buôn bán
và di ̣
ch vụ, đây là điều dễ hiểu vì các ngành này đem la ̣i thu nhâ ̣p và lợi nhuâ ̣n cao. Thứ hai
là công nhân, viên chứ c 29,4%, thứ ba là công nghiê ̣p và tiểu thủ công nghiê ̣p chiếm 8%,
0,2% chọn nghề nghiệp khác. Như vâ ̣y hai nhóm ngành nghề hiê ̣n nay được người dân lựa
chọn mốn chuyển đổi nhiều nhất là nghề kinh doanh buôn bán và di ̣
ch vụvà làm công nhân,
viên chứ c. Bởi hai nhóm ngành này có thể đem la ̣i thu nhâ ̣p ung ơ có tính ổn đi ̣
nh.
Trong một cuộc nghiên cứu khác về định hướng nghề nghiệp của nông dân ngoại
thành bị thu hồi đất nông nghiệp, chúng tôi cũng đã thu được kết quả tương tự. Thực tế, vùng
ven đô Hà Nội nói chung và hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, nói riêng sau khi thu hồi
đất nông nghiệp để phát triển đô thị, hiện có quá nhiều lao động dư thừa, nên việc tìm kiếm
cho mình một công việc có thu nhập ổn định trong bối cảnh đô thị hóa là một việc làm cũng
không hề đơn giản đối với các hộ nông dân. Một phần vì tâm lý muốn sự ổn định, không thích
phiêu lưu, mạo hiểm nên không ít người dân muốn được chuyển qua làm nghề kinh doanh
buôn bán và di ̣
ch vụvà các nghề tiểu thủ công nghiê ̣p. Tóm lại, trước cơn bão đô thị hóa hoạt
động sinh kế truyền thống của người dân ở khu vực ven đô Hà Nội nói chung và các quận
quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm nói riêng đang đối mặt với sự phát triển không bền vững,
sinh kế truyền thống đang mất đi nhanh chóng và diễn ra từng ngày, do không còn tư liệu sản
suất – đất nông nghiệp. Nền nông nghiệp ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đang phải chịu
hai tác động của quá trình ĐTH, một là “sự xâm lấn”, hai là “sự phá vỡ kết cấu” và thu nhập
từ nông nghiệp của người nông dân đang bộc lộ “nền sản xuất nông nghiệp bị đứt gãy”.
4.2.2.2. Mô hình sinh kế hỗn hợp
Đô thị hóa đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ tác động nên chiến lược sinh kế của cộng
đồng dân cư bị mất đất nông nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều hộ gia đình chuyển
đổi từ mô hình sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang mô hình sinh kế hỗn hợp. Mô hình
sinh kế nông nghiệp kết hợp cùng phi nông nghiệp đang được coi là mô hình sinh kế chủ đạo ở
quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong những năm gần đây, đặc biệt đối với các hộ gia đình ở
các phường Xuân Phương, Minh Khai, Tây Mỗ, Đại Mỗ - những địa bàn đất nông nghiệp chưa
thực sự mất hết. Đối với nhóm nông dân không bị mất đất nông nghiệp nhiều như ở các phường
Thượng Cát, Liên Mạc, Mỗ Lao hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn được diễn ra bình thường.
Với nhóm nông dân bị mất toàn bộ diện tích đất hoặc bị mất một phần đất nông nghiệp, sinh kế
vẫn gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mô hình sinh kế hỗn hợp có mức thu nhập bình
quân cao hơn thu nhập bình quân của nhóm hộ có sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
13
Nguồn thu của các hộ thuộc nhóm sinh kế hỗn hợp khá đa dạng, bên cạnh nguồn thu nhập từ
trồng lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ, nhóm hộ này còn có nguồn thu khác từ ngành nghề phụ, kinh
doanh dịch vụ vừa và nhỏ hoặc di làm thuê. Trong chiến lược sinh kế mà các nhóm hộ gia
đình lựa chọn, các nguồn lực sản xuất như lao động, diện tích trồng trọt, chăn nuôi chưa
được sử dụng một cách thực sự hiệu quả.
Với các chiến lược sinh kế đa dạng (sinh kế ưu tiên phi nông nghiệp và sinh kế hỗn
hợp), các nhóm xã hội ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm khá linh hoạt trong việc lựa chọn một
mô hình phù hợp với tài sản sinh kế của chính họ. Người nông dân đã tỏ ra thích nghi khá
nhanh chóng và làm chủ đời sống kinh tế của chính họ, đồng thời tìm kiếm những cơ hội tốt
hơn nhằm cải thiện sinh kế trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực này.
4.2.2.3. Sự phát triển của các mô hình sinh kế phi nông nghiệp
- Hoạt động sinh kế kinh doanh nhà trọ phát triển mạnh mẽ
Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp với nội thành Hà Nội, hệ thống giao thông thuận lợi
cùng với tốc độ ĐTH nhanh đã kéo theo dòng người di cư đổ về quận Nam Từ Liêm, Bắc
Từ Liêm ngày một tăng. Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, có khoảng trên 30 vạn
học sinh, sinh viên, công nhân, lao động tự do,… đang học tập và làm việc trên địa các
quận, huyện của Hà Nội có nhu cầu thuê nhà trọ tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Bên
cạnh đó, với việc xuất hiện ngày càng nhiều các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, nhiều hộ
dân ở trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đã chuyển từ làm nông nghiệp
thành những người chủ đất quy mô nhỏ, xây nhà trọ cho thuê trên đất ngụ cư của gia đình.
Số lượng phòng trọ của các hộ gia đình không cố định tùy thuộc vào diện tích đất rộng hay
hẹp. Có nhà diện tích đất rộng thì xây những dãy trọ lớn với số lượng lên tới hàng chục
phòng, những gia đình diện tích đất ít thì chỉ xây dựng 2 hoặc 5 phòng cho thuê. Thời điểm
đầu, các hộ dân xây dựng phòng trọ cho thuê duy nhất dưới hình thức nhà cấp bốn lợp mái
tôn hoặc proximang, một số gia đình còn cải tạo nhà hoặc bếp thành phòng cho thuê, thường
thì cả khu trọ sẽ dùng chung bể nước, nhà tắm, khu vệ sinh, một số thì dùng chung với chủ
trọ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa nhiều khu trọ được xây cao tầng, có phòng khép
kín để đáp ứng nhu cầu thuê trọ ngày càng tăng. Kinh doanh nhà trọ trở thành hoạt động
sinh kế mới phát triển mạnh, ổn định và là nguồn thu nhập chủ yếu đối với nhiều hộ gia
đình ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm hiện nay, đặc biệt là ở các phường Trung Văn, Mễ
Trì, Mỹ Đình, Minh Khai, Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc có nhiều hộ gia đình xây
chung cư mini hoặc nhà trọ cao cấp cho người nước ngoài thuê. Theo số liệu của phòng tạp
trú tạm vắng, phường Mễ Trì hàng năm có khoảng 200-300 người nước ngoài đến đăng ký
tạm trú và thuê nhà, trong khi đó phường Mỹ Đình là khoảng 450 người. Tính đến năm
2014, hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội có khoảng trên 2000 hộ gia đình xây
nhà trọ cho thuê. Nếu so với năm 2000, 2005 thì số lượng nhà trọ trên địa bàn hai quận Nam Từ
Liêm, Bắc Từ Liêm hiện nay tăng lên chóng mặt. Hiện nay, hộ gia đình có ít thì 3 đến 5 phòng,
nhà nhiều 15 đến 30 phòng cho thuê; đặc biệt, trong năm 2014 có trên 300 hộ dân ở các phường
Mễ Trì, Minh Khai, Cầu Diễn, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc xây dựng phòng trọ lên tới 35 và 40
phòng trọ/hộ. Tạo nên mật độ nhà cho thuê trọ dày đặc, với đủ chất lượng phòng cho thuê, đáp
14
ứng nhu cầu đa dạng của công nhân thuê trọ.
Giá phòng trọ cho thuê trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong những
năm gần đây tăng nhiều so với năm 2000, dao động trong khoảng 800 đến 1200 ngàn
đồng/phòng, chưa tính tiền điện, nước, internet hoặc tiền gửi xe.... Trung bình, tiền thu nhập
từ cho thuê nhà trọ của các hộ gia đình dao động từ 2.000.000 đồng đến hàng chục triệu
đồng/tháng, tùy theo số lượng phòng cho thuê của các hộ gia đình. Tuy nhiên, với nhiều hộ
gia đình không có nhà trọ cho thuê thì đây là một thiệt thòi lớn, là nguyên nhân quan trọng
làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa các hộ gia đình vốn là nông dân trước đây.
Đất đai bị thu hồi, người nông dân bị tách rời khói đồng ruộng và không có việc làm
ổn định thì hình thức cho thuê phòng trọ là phương thức mưu sinh đơn giản, hợp lí lại cho thu
nhập cao và ổn định đối với nhiều hộ gia đình ở hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong
thời gian qua. Đây là một hình thức kinh doanh ít rủi ro, không cần đầu tư nhiều chất xám so
với một số loại hình sinh kế khác. Do đó, nhiều hộ gia đình có đất đua nhau làm nhà cho thuê
là điều dễ hiểu ở vùng quê này. Cũng cần phải nhìn nhận rõ ràng là hiện tượng xây nhà trọ
cho thuê trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã và đang diễn ra
một cách tràn lan, không theo một quy hoạch nào cả, phá vỡ không gian nhà ở truyền thống.
- Hoạt động sinh kế buôn bán và dịch vụ tăng nhanh
Hoạt động buôn bán và dịch vụ là tập hợp những hoạt động đến từ nhiều công việc,
nghề khác nhau như buôn bán tự do, tạp hóa, hoa quả, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cắt tóc gội
đầu, kinh doanh nhà nghỉ, lái xe, sửa xe, dịch vụ trông xe, xe ôm,... Từ năm 2000 đến 2014,
các hoạt động buôn bán nhỏ có điều kiện phát triển trong không gian cư trú của cộng đồng
dân cư hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Đây là kết quả tất yếu mà quá trình chuyển đổi
mục đích sử dụng đất đã tạo ra, nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt của nền kinh tế, đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và số lượng lớn công nhân, các doanh
nghiệp trên địa bàn. Hiện có khoảng 38% hộ gia đình ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có
thu nhập chính từ hoạt động sinh kế buôn bán và dịch vụ. Đây là một con số rất có ý nghĩa.
Nó cho thấy thành phần lao động dịch vụ thương mại và buôn bán nhỏ đã xuất hiện và có
chiều hướng ngày càng phát triển ở khu vực này trong bối cảnh ĐTH. Điều mà những người
nông dân vốn làm nông nghiệp trước đây chưa từng nghỉ đến, thì nay họ đã coi trọng các
ngành nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ tại địa phương và xem đây là một loại hình sinh kế quan
trọng đối với họ trong thời điểm hiện tại và tương lai. Tuy vậy, theo quan sát và số liệu từ
phòng Thống kê huyện thì loại hình sinh kế này chủ yếu diễn ra ở cấp độ cá nhân, còn xét trên
quy mô hộ gia đình thì chuyển đổi chưa nhiều.
Hoạt động dịch vụ kinh doanh, buôn bán vừa và nhỏ ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ
Liêm chủ yếu tập trung ở dọc hai bên các trục đường, với hoạt động kinh doanh đa dạng12
.
Nếu như dân địa phương làm chủ các cửa hàng tạp hóa, lương thực thực phẩm, quán cóc vỉa
1212
Trong đợt khảo sát tháng 12/2014, nhóm nghiên cứu đã thống kê dọc đường lớn vào phường Mễ Trì quận Nam Từ
Liêmcó rất nhiều cửa hàng buôn bán nhỏ: 35 cửa hàng quần áo, 78 cửa hàng tạp hóa, 28 cửa hàng hoa quả, 16 cửa hàng
bán và sửa chữa điện thoại, 41 hiệu cắt tóc, gội đầu. Đa số là do người từ nơi khác đến kinh doanh, với giá thuê cửa hàng
từ 2 đến 5 triệu đồng/1 tháng tùy theo diện tích và vị trí đẹp của cửa hàng cho thuê
15
hè có quy mô vừa và nhỏ thì đa số các cửa hàng có quy mô lớn (điện thoại, đồ lưu niệm, mỹ
phẩm, quần áo giày dép, nhà nghỉ, ăn uống,...) do người nhập cư bỏ vốn kinh doanh. Các hoạt
động buôn bán và dịch vụ phát triển rầm rộ đã và đang lấn chiếm không gian công cộng và
ách tắc giao thông vào các giờ tan tầm trở thành thói quen thường nhật với người dân hai
quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm ngay trong không gian cư trú.
Bên cạnh các loại hình sinh kế chính, một số hoạt động sinh kế mới cũng nảy sinh,
tưởng như đơn giản nhưng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho nhiều hộ gia đình ở quận
Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong bối cảnh đô thị hóa, tiêu biểu ở đây phải kể đến hoạt
động bán “nước trà đá”13
, “trông trẻ”, “ship hàng”, “bán hàng qua mạng internet”… Đối
tượng tham gia bán nước rất đa dạng, đủ mọi tầng lớp, từ học sinh, sinh viên đến lao động
nông nghiệp, thậm chí là công chức. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, trên địa bàn hai
quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có khoảng trên 2000 người dân đã và đang tham gia các
loại hình sinh kế mới này, và tập trung chủ yếu ở các phường có tốc độ đô thị hóa cao, có
các khu vui chơi giải trí hoặc các phường có các trường đại học, cao đẳng và trung cấp như
Mễ Trì, Mễ Đình, Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Trung Văn,... Nó cho thấy sức hút do thu nhập từ
hoạt động này mang lại cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn trong
nó nhiều rủi ro, không ổn định, đôi khi sự tranh giành địa bàn bán nước cũng diễn ra quyết
liệt giữa các đối tượng tham gia. Rõ ràng, sự gia tăng các hoạt động sinh kế mới đã và đang
làm cho đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư vùng ven đô nói chung và hai quận Nam Từ
Liêm, Bắc Từ Liêm nói riêng hiện nay được nâng cao hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên,
nếu xem xét kỹ thì đây là những hoạt động sinh kế bấp bênh, không bền vững. Điều này được
thể hiện rõ nhất ở các hoạt động kinh doanh nhà trọ và sự phát triển các loại hình dịch vụ,
buôn bán nhỏ lẻ, bởi sự phát triển của các loại hình sinh kế này đều được kích thích từ yếu tố
người dân nhập cư.
- Nghề công nhân tăng nhanh
Đầu thập niên 2000, với sự xuất hiện của các khu công nghiệp vừa và nhỏ, như: khu CN
Nam Thăng Long, và các doanh nghiệp, nhà máy,… đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động là
con em các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Với sự
phát triển và mở rộng của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đã thúc đẩy lực lượng lao
động công nhân trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm tăng lên nhanh chóng. Nếu
như năm 2000, tỷ lệ lao động là công nhân trong toàn huyện chiếm 8,3%, thì đến 2005 con số
này đã tăng lên 18,5% và đến năm 2014 tăng lên khoảng gần 32%. Ngoài việc tuyển dụng công
nhân trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm hàng năm các khu công nghiệp vừa và
nhỏ đóng trên địa bàn huyện cũng tuyển một lượng lớn lao động từ các địa phương lân cận, đây
cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng các loại hình sinh kế kèm theo, như đã phân tích ở trên.
13
Theo quan sát của chúng tôi ở các điểm không gian công cộng trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm như
công viên, điểm dừng xe buýt, vỉa hè các tuyết đường làng ngõ xóm…., đều có sự hiện diện của các quán trà đá, nước giải
khát. Đặc biệt ở quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, nằm trên địa bàn các phường Mễ Trì, Mỹ Đình. Vào các
buổi tối có hàng trăm quán nước, quán bán đồ ăn vặt, bán đồ ăn nhanh, thập chí cả các quán nhậu di động…. được bày bán
rất đông đúc và hoạt động rất sôi nổi.
16
4.2.3. Kết quả sinh kế và một số biến đổi mức sống của cộng đồng dân cư
Kết quả sinh kế được xem là thành tựu mà hộ dân đạt được do việc thực hiện các
chiến lược sinh kế của họ. ĐTH đã tạo ra nhiều cơ hội để người dân thay đổi chiến lược sinh
kế của cá nhân và hộ gia đình cho phù hợp với điều kiện mới và tạo ra nhiều biến đổi về
điều kiện sống. Đồng thời bối cảnh này cũng có những tác động không nhỏ tới các nhóm xã
hội theo cả hai chiều hướng tích cực – thúc đẩy tăng trưởng và tiêu cực – làm gia tăng các
khác biệt và phân tầng xã hội, thể hiện sự thích ứng của người dân dưới tác động của quá
trình ĐTH.
4.2.3.1. Tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp tăng
Tác động của quá trình đô thị hóa vùng ven đô đối với quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ
Liêm là rất rõ nét đối với sinh kế của nhiều nhóm hộ nông dân. Việc hình thành các khu,
cụm công nghiệp và khu đô thị, trung tâm thương mại đã thu hút hàng nghìn lao động từ
trong nội tỉnh và ngoại tỉnh đến làm việc. Nắm bắt được nhu cầu đó, người dân Nam Từ
Liêm, Bắc Từ Liêm nói riêng và vùng ven đô nói chúng đã đầu tư xây dựng nhà cửa, phòng
ốc cho thuê, tạo việc làm phi nông nghiệp cho các thành viên trong gia đình. Mặt khác, với
việc người dân không còn đất nông nghiệp, chính quyền quận đã đẩy mạnh thực hiện các
chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp theo hướng dịch
vụ nhằm tạo ra thị trường lao động, việc làm cho người dân. Bên cạnh đó là các dự án ngắn
hạn đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Trong giai đoạn từ năm 2000
đến 2014 đã triển khai hơn 700 dự án lao động việc làm với tổng số tiền cho vay 64,87 tỷ
đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 15.843 lao động14
.
Quá trình ĐTH đã hình thành các trung tâm kinh tế, dịch vụ, thương mại và các khu,
cụm công nghiệp trên địa bàn các phường của Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đã thu hút hàng
nghìn lao động từ các địa bàn khác đến làm việc. Ngoài ra hàng năm Nam Từ Liêm và Bắc
Từ Liêm còn tiếp nhận một lượng lớn học sinh, sinh viên và lao động trong nội đô ra tạm
trú. Đặc biệt, theo số liệu của cán phòng tạp trú, tạm vắng của công an phường Mễ Trì, hàng
năm có 400-500 người nước ngoài đến làm thủ tục đăng ký tạm trú để thuê nhà trên địa bàn
phường Mễ trì. Nắm bắt được cơ hội này, người dân ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã
đầu tư xây dựng nhà và phòng cho thuê, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho các thành
viên trong gia đình, đây được coi là một trong những nguồn thu quan trọng và ổn định nhất
trong bối cảnh đô thị hóa của nhiều hộ gia đình mất đất nông nghiệp. Việc chuyển từ nông
dân sang công nhân thu nhập của họ khoảng 3.000.000đ – 5.000.000 triệu đồng/tháng có thể
bằng thu nhập làm nông nghiệp trong cả năm.
Việc người dân linh hoạt trong chuyển đổi mô hình sinh kế, từ mô hình sinh kế nông
nghiệp sang mô hình phi nông nghiệp đã tạo điều kiện và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho
người lao động. Với mức thu nhập tương đối ổn định, việc làm bên trong và bên ngoài khu
công nghiệp đã giúp người dân từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như
tinh thần của bản thân và gia đình. Điều này cho thấy với sự giảm nhanh của lao động nông
14
UBND huyện Từ Liêm (2010), Đề án phát triển nông thôn mới giai đoạn (2010-2015), tr.12
17
nghiệp đã tạo cơ hội cho lao động trong các ngành phi nông nghiệp và hỗn hợp tăng nhanh.
4.2.3.2. Mức sống hộ gia đình tăng
Sự biến đổi trong đời sống kinh tế được ghi nhận một cách rõ nét trong mức thu nhập
và cơ cấu nguồn thu nhập của người dân ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Theo số liệu
thống kê hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, thu nhập bình quân đầu người đã liên tục
tăng trong thời gian qua. Nếu như năm 2000 thu nhập bình quân đầu người ở Từ Liêm còn
dưới 8 – 10 triệu đồng/người/năm thì đến 2014 con số này đã tăng lên 45 – 50 triệu
đồng/người/năm. Trong khi đó, các loại hình kinh tế tư nhân, cá thể cũng đã hình thành và
phát triển mạnh trên địa bàn hai quận này trong những năm gần đây, đặc biệt là các địa bàn
có làng nghề truyền thống như phường Cổ Nhuế (may mặc), Mễ Trì (Cốm, Bún), Trung
Văn (Tái chế nhựa), Xuân Đỉnh (mứt hoa quả),….
Bảng: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình qua các giai đoạn (%)
Trước
năm 2000
2001 -
2005
2006 -
2010
2011 -
2014
1. Sản xuất nông nghiệp 60,5 44,8 26,2 8,3
2. Lương công nhân 5,0 8,6 9,6 10,2
3. Lương cán bộ công chức nhà nước 5,2 6,2 5,7 6,2
4. Lương đi làm thuê, nghề tự do 4,3 7,9 6,2 6,2
5. Buôn bán, dịch vụ 8,3 14,8 30,0 34,3
6. Lương hưu, trợ cấp chính sách 1,2 3,6 6,0 9,4
7. Cho thuê nhà, phòng trọ 0,7 6,3 15,0 35,2
8. Nguồn khác 3,3 2,4 2,9 3,1
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Từ bảng số liệu trên cho thấy quá trình ĐTH đã tác động đến chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp và nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm từ các
ngành nghề của người dân đã hoàn toàn thay đổi. Nếu trước năm 2000 thu nhập chủ yếu của
người dân là từ nông nghiệp chiếm 60,5%, thì đến năm 2014 thu nhập từ các ngành nghề
thuộc trong sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 67,2%, nông nghiệp chỉ còn
8,3%. Với các điều kiện ĐTH khác nhau, nguồn thu cũng có những sự khác biệt. Ở các
phường Mễ Trì, Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Xuân Đỉnh, Trung Văn nguồn thu chính của các hộ gia
đình chủ yếu là từ những việc làm phi nông nghiệp, như buôn bán, dịch vụ nhỏ (49,78%); làm
thuê, làm mướn – lao động giản đơn (18,65%). Phường Cổ Nhuế nguồn thu chính của các hộ
chủ yếu từ buôn bán, làm dịch vụ hoặc các ngành nghề thuộc loại hình kinh tế cá thể. Đặc
biệt, trong tổng số hộ khảo sát có 59% hộ có nguồn thu từ cho thuê nhà (nhà trọ) hoặc đất, với
tỷ lệ chiếm 23,6% trong tổng cơ cấu thu của hộ/tháng. Phường Thượng Cát, Xuân Phương,
Liên Mạc tuy là khu vực phần lớn các hộ còn làm nông, với 32,4% hộ có làm nông nghiệp,
nhưng nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn thu
của hộ. Nguồn thu chính của các hộ ở khu vực này vẫn là từ những việc làm phi nông nghiệp,
chủ yếu từ buôn bán, làm dịch vụ hoặc cho thuê nhà trọ. Số hộ có nhà trọ cho thuê, thu nhập
từ kinh doanh nhà trọ chiếm tỷ trọng trong cơ cấu nguồn thu năm 2014 của những hộ đó là
32,5%. Có thể thấy cơ cấu nguồn thu từ cho thuê nhà trọ, hoặc cho thuê đất, điều này cho thấy
rõ những tác động của quá trình ĐTH trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Tỷ
18
lệ thuận với việc làm gia tăng là mức độ thu nhập của người dân được cải thiện và mức thu
nhập này cao hơn nhiều lần so với mô hình sinh kế nông nghiệp vốn chỉ dựa vào đất như
trước đây của người dân.
Tuy thu nhập mang tầm quan trọng hàng đầu, nhưng chi tiêu mới phản ánh được mức
sống thực tế của hộ gia đình. Các khoản chi tiêu trong đời sống sống hàng ngày của người
dân ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm tăng rất nhanh trong hơn thập niên qua và đặc biệt trong
những năm gần đây. Nếu so sánh tốc độ tăng thu nhập trong cùng thời kỳ là 16,2% thì tốc
độ tăng chi tương ứng với tốc độ tăng thu nhập – một chỉ báo lành mạnh trong cân đối thu
nhập – chi tiêu của người dân. Riêng đối với tầng lớp thu nhập thấp nhất thì tổng chi tiêu
vượt quá tổng thu nhập.
Bảng: Các khoản chi tiêu của gia đình năm 2014 so với trước năm 2000 (%)
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Trong tổng số chi tiêu cho đời sống hàng ngày thì chi không phải ăn, uống ngày càng
nhiều hơn, bình quân tăng 23,7% /năm. Đây chính là các khoản chi về y tế, giáo dục, nhà ở, đi
lại, ăn mặc, sinh hoạt, giải trí, văn hóa, truyền thông, liên lạc…Điều này cho thấy đời sống của
người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu ung các sản phẩm hàng hóa phi lương thực,
thực phẩm ngày càng tăng lên. Chi ăn, uống, hút tăng không nhiều nhưng xét về chi tiết thì
phần chi thực phẩm tăng tương đối cao, bình quân 14,67%/năm, trong khi đó phần chi lương
thực giảm một cách tương đối. Như vậy, sau khi đã ổn định “ăn no” thì người dân ngày càng
quan tâm đến việc “ăn ngon” và “mặc đẹp” và những nhu cầu cao cấp hơn trong cuộc sống.
Nổi bật trong các khoản chi tiêu đó là khoản chi cho việc sửa sang và xây dựng nhà
cửa của các hộ gia đình ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm trong giai đoạn này. Với số tiền
nhận được từ bồi thường, hỗ trợ do bị mất đất sản xuất, các hộ dân đã sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau, trong đó ưu tiên hàng đầu dành để xây dựng, sửa sang nhà cửa. Theo
kết quả khảo sát, nếu như năm 2000 trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, nhà
cửa của các hộ dân chủ yếu thuộc loại nhà cấp 4 hoặc nhà một tầng mái bằng thì sau hơn
một thập niên các loại nhà tạm, nhà cấp 4 ở khu vực này đã được thay thế bằng loại nhà bán
kiên cố rất nhiều và thậm chí có 30% số hộ xây nhà kiên cố trở lên. Các điều kiện sinh hoạt
cũng như các loại đồ ung và tiện nghi sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng có sự thay đổi
lớn. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các loại đồ ung và tiện nghi sinh hoạt trong gia đình ở
Trước 2000 Năm 2014
1. Ăn uống 61,2 27,9
2. Mặc 1,0 0,7
3. Khám chữa bệnh 4,3 7,6
4. Giáo dục 8,3 17,9
5. Sửa chữa, xây mới nhà cửa 40,0 63,4
6. Sản xuất, kinh doanh 2,9 39,5
7. Ma chay, hiếu, hỉ 3,6 7,9
8. Điện/nước/vệ sinh/chất đốt 8,3 10,2
9. Giải trí, du lịch 0,2 21,0
10. Gửi tiết kiệm 0,5 1,4
19
Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có mức tương đương với các hộ trong khu vực nội thành của
thành phố. Ngoài những vật dụng như xe gắn máy, tivi, đầu máy video, trong các hộ gia
đình cũng xuất hiện nhiều đồ ung hiện đại như: máy tính (48,3%); máy giặt (58,3%). Đây
là hiện tượng khá phổ biến sau khi các hộ gia đình nhận tiền đền bù hoặc bán đất.
Biểu đồ: Đồ dung và tiện nghi sinh hoạt của hộ dân trước và sau khi lên quận (%)
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Việc mua sắm, tiêu ung của các hộ dân ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong thời
gian qua, đặc biệt là sau khi được đền bù tiền thu hồi đất không phản ánh tính cách “cần
kiệm vốn có của nhà nông”. Trong chừng mực nào đó họ có một cơ hội đột ngột được kích
thích để tiêu ung. Cơ hội ấy là số tiền đền bù vào đất mất đi, dĩ nhiên đã được tiêu ung
và hình mẫu tiêu ung không phải là sự cần kiệm vốn có của nhà nông mà hướng theo mô
hình xã hội tiêu thụ ở thành thị15
. Sự thay đổi đời sống của nhiều gia đình theo chiều hướng
tích cực được thể hiện cụ thể hơn ở sự đánh giá khách quan của người dân về kinh tế của gia
đình họ so với trước những năm 2000.
12,0
68,0
19,1
0,9
Tăng mạnh
Tăng chút ít
Như cũ
Giảm chút ít
Biểu đồ: Kinh tế của hộ gia đình năm 2014 so với trước năm 2000 (%)
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Kết quả khảo sát cho thấy trong số những người được hỏi có tới 68% cho biết khá
hơn so với trước năm 2000. Qua nghiên cứu, có thể thấy những mặt tốt nhất ở Nam Từ
Liêm, Bắc Từ Liêm trong quá trình ĐTH là đem lại sự hài lòng cao của người dân trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, điện lưới, nước sạch sinh hoạt, thu gom rác
thải, trồng cây xanh. Dưới tác động của đô thị hóa, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình
hiê ̣n nay ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm so với những năm trước theo đánh giá tương quan
về giới tính, đi ̣
a bàn cư trú, nghề nghiê ̣p đều có tỷ lê ̣cao cho rằng kinh tế gia đình đã khá
hơn những năm trước đây. Do vâ ̣y mà đời sống vâ ̣t chất, tinh thần của người dân được nâng
lên, có nhiều thay đổi tích cực. Nhìn chung, đây là kết quả của việc phát triển kinh tế đã
15
Đỗ Thái Đồng (1995), Đời sống cư dân ven đô dưới áp lực đô thị hoá, Trung tâm KHXH & NV TP Hồ Chí Minh.
20
hướng tới việc thay đổi đời sống của cộng đồng dân cư theo tác động ngày càng tốt hơn,
tăng trưởng hơn.
4.3. Sự thích ứng của cộng đồng
Qua nghiên cứu về biến đổi các loại hình sinh kế của cộng đồng dân cư hai quận
Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm dưới tác động của đô thị hóa cho thấy sự thích ứng của người
dân trước những thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp, mô hình sinh kế của hộ gia đình cho phù
hợp với điều kiện môi trường sống mới. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự thay đổi nhận
thức, thái độ, cách ứng xử, hành vi cũng như là các hoạt động chuyển đổi công việc của các
hộ gia đình ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, nếu loại
trừ những người đã hết tuổi lao động thì có 7,8% số người được hỏi thường xuyên có việc
làm, 20,2% không thường xuyên có việc làm. Như vậy, có thể nói, ở một mức độ nhất định,
về vấn đề việc làm, gần 4/5 số dân hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm thích ứng được
với những thay đổi nghề nghiệp, việc làm với những yêu cầu mới của hoạt động nghề
nghiệp dưới tác động của đô thị hoá. Tuy nhiên, mức độ thích ứng của từng nhóm dân cư có
sự khác nhau, tuỳ theo các khía cạnh khác nhau của vấn đề việc làm.
Bảng: Những khó khăn của cộng đồng dân cư liên quan đến việc làm (%)
Có Không
Kiến thức lạc hậu so với công việc hiện nay 38,5 61,5
Khó thích ứng được với những đòi hỏi mới của công việc 22,5 77,5
Không đủ sức khoẻ để thực hiện tốt công việc 28,0 72,0
Thiếu sự tự tin trong công việc 10,8 89,2
Không đủ vốn để phát triển công việc hiện nay 31,6 68,4
Không đủ điều kiện để học một nghề cụ thể 11,5 83,5
Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Theo tự đánh giá của các khách thể thường xuyên có việc làm thì họ hầu như không
gặp khó khăn gì lớn, kể cả khó khăn chủ quan và khách quan, trong công việc như kiến thức
chuyên môn, sự say mê, hứng thú nghề, sự tự tin..., ngoại trừ khoảng ¼ số người có khó khăn
về vốn để phát triển công việc. Có lẽ chính vì thế mà với phần lớn trong số họ, tính ổn định
của việc làm được duy trì: 89,1% không chuyển đổi việc làm. Chỉ có 10,9% số người có
chuyển đổi việc làm trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến thời điểm khảo sát với lý do
chuyển đổi việc làm nhằm tăng thêm thu nhập.
Mặt khác, quá trình dần hình thành một thị trường lao động tự do theo hướng mở,
hoạt động theo cơ chế cung – cầu, với lực lượng lao động đông đảo, một viễn cảnh tốc độ
đô thị hoá nhanh chóng đã tạo ra cho người lao động những lo lắng, e ngại. Vấn đề này nếu
không được giải quyết thì trong tương lai khả năng thích ứng với công việc của họ sẽ giảm
sút. Như vậy, có thể nói khá nhiều người dân lao động ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm thích
ứng được với những đòi hỏi của công việc trong bối cảnh đô thị hóa, nhưng khả năng thích
ứng của họ ra sao trong tương lai, khi sự phát triển của huyện đã đạt mức cao hơn và có
những đòi hỏi cao hơn đối với chất lượng lao động, thì còn là vấn đề bỏ ngỏ.
Khác biệt giữa các nhóm dân cư trong thích ứng với những thay đổi nghề nghiệp,
việc làm ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong bối cảnh đô thị hóa. Quá trình giải phóng mặt
21
bằng, tái định cư cũng có tác động tới khả năng thích ứng đối với những thay đổi việc làm
của các nhóm hộ khác nhau. Trong số những hộ bị ảnh hưởng có nhiều người không thường
xuyên có việc làm và có ít hộ thường xuyên có việc làm hơn so với nhóm không bị ảnh
hưởng (68,1% so với 79,5% - thường xuyên có việc làm và 31,9% so với 20,5% không
thường xuyên có việc làm). Trong số những hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp thì những hộ bị di
dời hoàn toàn có nhiều người không thường xuyên có việc làm hơn cả (34,8% so với 17,9%
- nhóm bị mất một phần đất nhưng không ảnh hưởng đến nhà và 11,1% - nhóm bị mất một
phần nhà nhưng không phải di dời). Thực trạng bị di dời hoàn toàn để giải phóng mặt bằng
đã tạo ra cho người dân rất nhiều khó khăn liên quan đến việc làm, đặc biệt là với những
người làm nghề kinh doanh buôn bán tư nhân, làm nghề tự do. Những người này sẽ mất địa
điểm kinh doanh buôn bán, mất địa bàn hành nghề và khách hàng quen thuộc, các mối quan
hệ làm ăn trước kia bị phá vỡ… và tình trạng này buộc họ phải tìm kiếm, xác lập lại điều
kiện hành nghề ở địa bàn cư trú mới. Mà trên thực tế điều này không dễ, bởi địa bàn cư trú
mới của họ thường là những khu vực dân cư mới hình thành, số lượng và tính ổn định lượng
dân, đồng nghĩa với lượng người tiêu ung không cao. Những khó khăn khách quan như
vậy buộc những hộ phải di dời hoàn toàn phải tích cực và nỗ lực thích ứng nhiều hơn để có
được việc làm mới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm nghiên cứu này được tiến hành thì hiệu
quả thích ứng với việc làm của không ít người còn chưa được như mong muốn.
4.4. Giải pháp chuyển đổi và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư
ven đô dưới tác động của đô thị hóa
4.4.1. Nhóm giải pháp phát triển các nguồn vốn sinh kế
- Giải pháp về nguồn vốn con người
Nâng cao trình độ lao động cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp. Chính
quyền các cấp cần có những chính sách đào tạo nghề và tái đào tạo nghề cho những người bị
thu hồi đất nhằm giúp họ tìm kiếm những việc làm phi nông nghiệp. Thành lập các trung
tâm dạy nghề, mở cá khóa đào tạo ngắn hạn kéo dài, tập trung chủ yếu vào các công việc
liên quan đến các làng nghề, các khu công nghiệp đã, đang và sắp thành lập hay các công
việc đơn giản như: Lái xe taxi, may mặc, dịch vụ nấu ăn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…
Đây là một giải pháp hiệu quả giúp người dân thích nghi với những biến đổi về nghề nghiệp
và sinh kế, tiếp đó là thúc đẩy đa dạng ngành nghề cho cộng đồng dân cư. Song song với
các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ học vấn là các chính sách chuyển đổi ngành nghề,
định hướng nghề nghiệp, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động giúp họ tìm
kiếm được những công việc phi nông nghiệp bền vững.
- Giải pháp về nguồn vốn tài chính:
Cần có những chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, tạo hành lang pháp lý thuận
lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các thế mạnh của
vùng ven đô như thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, thương mại và
dịch dụ,… Khai thác tiềm năng vốn trong cộng đồng dân cư, kích thích người dân tự bỏ vốn
đầu tư cho Nhà nước, các tổ chức kinh tế vay để tạo nguồn vốn đầu tư; thực hành tiết kiê ̣m
trong toàn xã hội, khuyến khích và có chính sách hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, khuyến khích
22
người dân tham gia các công trình công cộng ven đô. Chính quyền cũng có thể đề xuất các
giải pháp hợp tác cùng người dân góp vốn xây dựng các công trình công cộng, các dự án
nhỏ có tính kinh tế và khả thi cao.
- Giải pháp về nguồn vốn xã hội
Xây dựng niềm tin xã hội, cần đảm bảo tốt vấn đề an ninh xã hội đồng thời người
dân cần xây dựng các quan hệ có tính thường xuyên, liên tục và tương tác trực tiếp, xây
dựng một cộng đồng văn minh đô thị. Các chuẩn mực và giá trị là một hệ cấu trúc rất phức
tạp, đan xen lẫn nhau. Các nhóm xã hội ở khu vực ven đô cần có sự đoàn kết, cùng nhau
phát triển, dần dần tạo dựng một giá trị cốt lõi của cộng đồng phù hợp với tình hình xã hội
hiện tại. Tổ chức các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vận động tốt các hộ gia
đình tham gia các phong trào xây dựng văn hóa mới, phường văn minh đô thị. Phát huy vai
trò của các tổ chức xã hội, xây dựng tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ trong đời sống xã
hội; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp phát của cá nhân và cộng đồng và đáp ứng nhu
cầu vui chơi giải trí…
- Giải pháp về nguồn vốn tự nhiên
Quy hoạch nguồn vốn đất đai, sự quá tải của khu vực đô thị đã làm giảm chất lượng
sống như ô nhiễm, khan hiếm thực phẩm sạch, ách tắc giao thông, không gian riêng bị thu
hẹp… Chính điều đó đã khiến nhu cầu tìm kiếm nơi ở ven đô ngày một tăng cao. Xu hướng
này đã tăng lên đáng kể khi chính phủ có kế hoạch di chuyển các đơn vị hành chính sự nghiệp
trong nội đô ra vùng ven. Do đó vùng ven đô cần quy hoạch diện tích đất ở phù hợp với sự
phát triển bền vững của từng địa phương. Mặt khác, diện tích đất sản xuất vùng ven đô ngày
càng thu thẹp theo sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Do đó chính quyền
cần có quy hoạch dài hạn, giữ một diện tích đất sản xuất nhất định tạo điều kiện cho nông
nghiệp dịch vụ đô thị phát triển.
- Giải pháp về nguồn vốn vật chất
Bên cạnh các giải pháp trên, giải pháp về nguồn vốn vật chất là một phần không thể
thiếu trong hệ thống đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn sinh kế của cộng đồng dân cư
ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay.
Quy hoạch, xây dựng các khu đô thị cùng với sự phát triển kinh tế của vùng ven đô.
Các hộ gia đình cần có các giải pháp như sử dụng nguồn tài chính sẵn có, góp vốn, vay vốn,
thuê… đầu tư nhiều hơn ung ơ sở và công cụ sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật để quá trình sản xuất đạt được năng suất cao hơn. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức
tài chính, tín dụng cần có các biện pháp hỗ trợ kịp thời những dự án có tính khả thi và hiệu
quả cao.
4.4.2. Nhóm giải pháp đa dạng hóa hoạt động sinh kế
-Liên kết với các doanh nghiệp giải quyết việc làm tại các khu, cụm công nghiệp có
trên địa bàn ven đô, cùng với sự xuất hiện của các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, cộng đồng dân cư ven đô đạt được một cơ hội tốt chuyển dịch ngành nghề. Các
doanh nghiệp tại đây sau khi tuyển dụng, đào tạo nghề, thử việc sẽ tuyển một số lượng lớn
người lao động vùng ven đô và các địa phương khác. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề
23
thất nghiệp mà còn kéo theo sự phát triển của các hoạt động sản xuất và dịch vụ khác như
kinh doanh nhà trọ, buôn bán tự do, sản xuất hàng tiêu ung, v.v..
- Thực hiện đa dạng hoá việc làm và chú ý việc làm tại chỗ, tạo việc làm tại chỗ có
một ý nghĩa quan trọng không chỉ với vấn đề lao động việc làm cho nông dân sau thu hồi
đất mà còn với sự phát triển nói chung của khu vực nông thôn và của cả quốc gia. Trên thế
giới, tạo việc làm phi nông nghiệp tại các vùng nông thôn là một trong những giải pháp
chính giúp thay đổi bộ mặt nông thôn tại nhiều quốc gia. Đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn được cải thiện cũng có nghĩa làm gia tăng cơ hội việc làm trên cả hai lĩnh vực nông
nghiệp và phi nông nghiệp. Khi việc làm tại khu vực nông thôn cũng như nông nghiệp được
cải thiện cũng đồng nghĩa với áp lực phải cải thiện về cầu lao động, thu nhập, điều kiện làm
việc tại các khu vực công nghiệp, dịch vụ có sử dụng lao động của khu vực nông thôn sẽ
tăng lên. Do đặc thù của lao động nông thôn là phần lớn lao động chưa qua đào tạo nghề,
không có trình độ chuyên môn cũng như những kỹ năng trong sản xuất, vì vậy, để đáp ứng
nhu cầu giải quyết lao động dư thừa và tạo thêm việc làm cho nông dân khi thu hồi đất đòi
hỏi chúng ta bên cạnh việc phát triển những ngành công nghệ cao thì cũng phải phát triển
những ngành ở trình độ kỹ thuật trung bình. Đây là một trong những phương thức tạo việc
làm một cách hiệu quả và ổn định cho số lao động này theo phương châm “ly nông bất ly
hương” nhằm tránh sức ép về việc làm cho khu vực thành thị.
- Xây dựng, phát triển nông nghiệp dịch vụ, quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển,
đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về sức khỏe người dân ngày càng nâng cao. Theo
đó thực phẩm sạch đang có nhiều thị trường rất lớn rất lớn, tập trung chủ yếu ở các đô thị.
Trong khi đó các vùng ven đô lại có lợi thế vị trí gần các thị trường lớn này, có diện tích đất
lớn, có điều kiện phát triển nông nghiệp dịch vụ, xây dựng các trang trại, mô hình chăn nuôi
trồng trọt đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, chính quyền các vùng ven đô, các
hộ gia đình cần nắm bắt cơ hội này, có giải pháp phát triển nông nghiệp dịch vụ, xây dựng
những cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, cơ sở chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn, xây dựng uy tín trên
thị trường. Trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp không còn cần quy hoạch sử
dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, nhất là đất canh tác. Cố gắng duy trì diện tích đất trồng lúa, bảo
đảm vững chắc an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài trong quy hoạch phát triển kinh tế
của vùng ven đô. Gắn chặt quy hoạch sản xuất nông nghiệp với quy hoạch phát triển công
nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện để người dân giải quyết được việc làm tại chỗ.
- Xây dựng các mô hình kinh doanh nhà trọ, như phân tích ở trên, quá trình đô thị
hóa ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và khu vực ven đô diễn ra mạnh mẽ, với sự xuất hiện
của các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, và văn hóa thể thao. Bên cạnh đó
hệ thống đường giao thông được xây dựng và mở rộng rút ngắn khoảng cách giữa vùng ven
với nội đô. Hệ thống văn phòng các công ty, doanh nghiệp phát triển,… Nam Từ Liêm, Bắc
Từ Liêm và vùng ven đô trở thành một lực hút rất lớn đối với các doanh nghiệp, công ty đầu
tư và các luồng di cư. Hơn nữa, chính sách giãn dân của thành phố, quá trình đô thị hóa
mạnh đã làm cho các trường đại học cao đẳng xuất hiện ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và
các vùng ven đô ngày càng nhiều.… Điều này tạo điều kiện cho những hộ gia đình bị mất
24
đất, không còn tham gia sản xuất nông nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội này. Họ chỉ cần đầu
tư một số vốn và xây dựng nhà trọ cho thuê. Những nhà trọ này với ưu điểm giá rẻ, rộng rãi,
đầy đủ tiện nghi không kém trong nội thành, giao thông thuận lợi, dịch vụ công cộng phát
triển, sẽ là những thế mạnh cạnh tranh lớn thu hút sinh viên, người lao động tìm về nhập cư,
tạm trú. Do vậy cần có những mô hình nhà trọ hiện đại, là một chiến lược sinh kế lâu dài và
bền vững tạo ra nguồn thu nhập cao và ổn định cho cộng đồng dân cư ở Nam Từ Liêm, Bắc
Từ Liêm và các vùng ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay.
- Xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, trong các đô thị đông đúc chật hẹp, nhu cầu về
không gian vui chơi giải trí, thư giãn cuối tuần của người dân là rất cao. Do đó, Nam Từ Liêm,
Bắc Từ Liêm và các vùng ven đô Hà Nội có được điều kiện tự nhiên thuận lợi, có các di tích
lịch sử, các làng nghề, làng văn hóa cổ truyền, ... cần có các giải pháp quy hoạch cụ thể xây
dựng các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, giải trí để thu hút một lượng lớn khách thăm quan du
lịch tạo công ăn việc làm, các mô hình sinh kế tự do phát triển ở khu vực này này. Đây là một
hướng giải pháp cần phát triển hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân mất đất
nông nghiệp ở khu vực này.
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các hộ gia đình ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
và các vùng ven đô Hà Nội có được lợi thế rất lớn về đất thổ cư, đất phi nông nghiệp do đó
cùng với những cơn sốt đất ven đô, họ nắm trong tay một lượng tài sản rất lớn. Đây không
phải là một giải pháp bền vững nhưng là giải pháp khả quan trong một tương lai gần. Việc
chuyển quyền sử dụng một phần đất của mình sẽ tạo điều kiện cho người dân ở khu vực này
có một số vốn ban đầu khá lớn trong tay để tiến hành chuyển đổi ngành nghề, sinh kế.
Ngoài ra, giải pháp này góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tăng số lượng dân cư, tạo
ra một thị trường tiềm năng cho kinh tế vùng ven đô phát triển.
- Phát triển các loại hình kinh doanh, buôn bán, thương mại dịch vụ, hỗ trợ hình thức
cho vay vốn ban đầu, hỗ trợ phương tiện sinh kế ban đầu để tạo điều kiện cho họ làm dịch
vụ và buôn bán; Hình thành các khu giải trí có tính thương mại và dịch vụ, liên kết đào tạo
nghề; Hình thành các nhóm sinh kế lao động giúp việc nhà: thành lập các trung tâm môi
giới, trung tâm giới thiệu việc làm để tìm việc và phân công giới thiệu người làm.
4.4.3. Nâng cao năng lực thực hiện chính sách sinh kế cộng đồng dân cư ven đô
Đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn phục vụ cho việc
chuyển đổi và nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư. Cơ cấu kinh tế cần tiếp tục chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông
nghiệp. Đa dạng hóa nguồn thu nhập có thể là một chiến lược sinh kế hộ nhằm khai thác tối
đa tiềm năng sinh kế hộ trong bối cảnh hiện nay.
5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Dưới tác động của đô thị hóa, nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư đã có sự chuyển
biên tích cực từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ hộ gia đình. Trong bối cảnh đó, cộng đồng dân cư
Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đã khá linh hoạt trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực
này một cách hợp lý. Trong đó nguồn vốn vật chất và nguồn vốn nhân lực có sự thay đổi nhanh
25
nhất, là điều kiện cơ bản làm thay đổi cơ hội cho các chiến lược sinh kế của người dân. Khi
nguồn vốn tự nhiên bị thu hẹp, người nông dân có xu hướng sử dụng các nguồn lực khác như
vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội, thì nguồn
nhân lực và nguồn lực tài chính của địa phương vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là nguồn lực vật
chất. Vì vậy, vẫn còn không ít những hộ gia đình ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và khu vực ven
đô chưa có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, sinh kế, khiến thu nhập còn thấp. Họ có thể có chỗ
ở khang trang hơn, nhưng lại bị xáo trộn về công ăn việc làm, một khó khăn đáng kể trong hoạt
động sinh kế, kèm theo những ảnh hưởng về tâm lý, tinh thần của các hộ gia đình này.
Sinh kế của cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đã có những thay đổi sâu
sắc trong thời gian qua, từ mô hình sinh kế nông nghiệp (sinh kế dựa vào đất), các hộ nông
dân đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong việc lựa chọn các mô hình sinh kế đa dạng (sinh kế
phi nông nghiệp, sinh kế hỗn hợp). Đây là xu hướng tất yếu, khi diện tích đất nông nghiệp
ngày càng thu hẹp và thu nhập từ sinh kế nông nghiệp không tăng so với các mô hình sinh kế
phi nông nghiệp khác. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân tiếp cận tốt các
nguồn lực sinh kế thì sự chuyển đổi, nâng cao mô hình sinh kế và đem lại nguồn nhu nhập
càng rõ nét và ngược lại.
Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi từ sinh kể truyền thống sang mô hình sinh kế hiện
đại đã mang lại nhiều giá trị lớn lao. Tỷ lệ người có việc làm gia tăng, thu nhập nâng cao và
mức sống được cải thiện đáng kể là một thực tế đang diễn ra tại Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
nói riêng và khu vực ven đô nói chung trong trong hai thập niên gần đây.
Bên cạnh những thuận lợi cho việc chuyển đổi và nâng cao sinh kế, cộng đồng dân cư
Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và khu vực ven đô còn gặp không ít khó khăn. Nguồn nhân lực
đông về số lượng nhưng còn hạn chế về trình độ tay nghề. Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao
thông tuy đã phát triển rộng khắp, song chưa đáp ứng yêu cầu đi lại và vận tải, ảnh hưởng đến
sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân. Hơn nữa chuyển sang môi trường xã hội nông thôn mới,
môi trường đô thị, mọi chi phí sinh hoạt đều đắt đỏ hơn và còn phát sinh nhiều khoản chi phí
mới. So với thời kỳ làm nông nghiệp, thì không ít hộ dân trở nên thiếu thốn nhiều thứ, khiến
cuộc sống trở nên bấp bênh.
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417

More Related Content

Similar to đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417

Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...
NuioKila
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa, Nghi...
Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa, Nghi...Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa, Nghi...
Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa, Nghi...
Man_Ebook
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt NamLuận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417 (20)

Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Lối sống thanh niên nông thôn ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà NộiLuận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
Luận văn: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố Đà Nă...
 
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN ...
 
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docxCơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch bền vững.docx
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
Luận văn: Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vữngLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành theo hướng phát triển bền vững
 
Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa, Nghi...
Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa, Nghi...Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa, Nghi...
Đời sống tinh thần của người Kơho ở Lâm Đồng trong quá trình đô thị hóa, Nghi...
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt NamLuận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
Luận án: Vai trò của an sinh xã hội đối với tiến bộ xã hội Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAYLuận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
Luận văn: Chính sách quản lý trật tự đô thị quận Hải Châu, HAY
 
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, HOT - Gửi miễn ph...
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
jackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
jackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
jackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
jackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (12)

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội 6837417

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tên đề tài: ĐÔ THỊ HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VEN ĐÔ HÀ NỘI Mã số đề tài: QG.14.63 Chủ nhiệm đề tài: Ths Bùi Văn Tuấn Hà Nội, 2017
  • 2. 1 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1.1. Tên đề tài: Đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội 1.2. Mã số: QG.14.63 1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài 1 Ths Bùi Văn Tuấn Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Chủ nhiệm đề tài 2 Ths Giang Văn Trọng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Thư ký 3 PGS.TS Hoàng Thu Hương Trường Đại học KHXH&NV 4 Ths Nguyễn Đức Minh Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Thành viên 5 Ths Nguyễn Quang Anh Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Thành viên 6 Ths Trần Thị Hiên Viện NC Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Thành viên 7 Ths Bùi Khắc Hải Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (T45) Thành viên 8 Ths Nguyễn Hoa Ngọc Viện NC Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Thành viên 9 Ths Đặng Ngọc Hà Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Thành viên 1.4. Đơn vị chủ trì: Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN 1.5. Thời gian thực hiện: 1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016 1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 11 năm 2017 1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 4 năm 2014 đến tháng năm 2017 1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có): (Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý). 1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 100 triệu đồng. PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặt vấn đề Đô thị hóa (ĐTH) với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của một vùng, một khu vực, một đơn vị hay một cộng đồng xã hội từ nông thôn sang thành thị. Trong đó, chuyển đổi sinh kế của cộng đồng dân cư dưới tác động của đô thị hóa là một trong những vấn đề nổi cộm, cấp thiết cần nhận được nhiều sự quan tâm. Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con người. Sinh kế có thể được xem xét ở các mức độ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sinh kế quy mô hộ gia đình1 . Trong bối cảnh phát triển hiện nay, đây là chủ đề không chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà chuyên gia, nhà khoa học mà còn nhận được sự quan tâm của nhà quản lý, 1 Chambers, R. and G. R. Conway (1991). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century, IDS Discussion Paper No 296.
  • 3. 2 hoạch định chính sách. Trên thế giới, đã có nhiều thành tựu quan trọng nghiên cứ u đến sinh kế cộng đồng dưới tác động của ĐTH. Các công trình bước đầu gắn với các khái niệm và phương pháp từ các nghiên cứu đói nghèo ở nông thôn. Điển hình như nghiên cứu của Chambers, Robert (1983) lập luận rằng hộ gia đình có thu nhập thấp hướng tới sinh kế bền vững thông qua việc chống lại tính dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro và bất an bằng cách thế chấp cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình2 . Carney (1998), thì cho rằng sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (gồm cả vật chất, nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để sống3 . Cục Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và tổ chức CARE Quốc tế đã phát triển khung lý thuyết về sinh kế, sinh kế bền vững. Dựa trên khung lý thuyết này, rất nhiều các nghiên cứu đã được triển khai và mở rộng các khung lý thuyết cho sinh kế nông thôn. Các chính sách để xác định sinh kế cho cộng đồng dân cư theo hướng bền vững được xác định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và liên quan đến các yếu tố bên ngoài. Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Ellis (2000), đã chỉ ra mức độ quan hệ của tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế và xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu khẳng định sự bền vững của sinh kế cộng đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng và chính sách phát triển sinh kế4 …. Không nằm ngoài xu thế của các học giả trên thế giới, các nhà nghiên trong nước đã và đang quan tâm đến chủ đề này. Hơn một thập kỷ trở lại đây, có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về sinh kế dưới tác động của đô thị hóa, như Hoàng Xuân Thành (2005) với “Chuyển đổi sinh kế giữa nông thôn và thành thị vùng đồng bằng sông Hồng”, Nguyễn Văn Sửu “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ven đô Hà Nội”5 đã tập trung phân tích về các tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế của người nông dân. Trung tâm Hành động vì Sự phát triển Đô thị “Nghiên cứu về sinh kế của người nghèo sau tái định cư tại Hà Nội”6 đã nhấn mạnh việc làm thế nào để người dân nghèo thích nghi với cuộc sống mới này, những khó khăn họ phải đối diện và họ cần được hỗ trợ như thế nào để phát triển sinh kế bền vững,…Mỗi công trình lại có một hướng tiếp cận nghiên cứu riêng, tập hợp lại tạo thành một bức tranh đa dạng, phong phú về sinh kế cộng đồng có ý nghĩa gợi mở vấn đề, cung cấp nhiều thông tin có giá trị làm cơ sở cho việc nghiên cứu sinh kế cộng đồng dân cư ven đô dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay. Hà Nội cùng với TP Hồ Chí Minh là hai đô thị có tốc độ ĐTH cao nhất trong cả nước, với xu hướng lan tỏa từ trung tâm ra ngoại vi, kiểu “vết dầu loang”. Quá trình này đã hình thành nên những vùng chuyển tiếp, vùng đệm với những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa khá đặc thù, điển hình với tên gọi “vùng ven đô”7 . Trong hơn hai thập niên qua, vùng ven Hà Nội đã và 2 Chambers, Robert (1983), Rural development: Putting the last first, Longman Scientific & Technical, co-published in the United States with John Wiley & Sons, Inc., New York. 3 Carney, Diana (1998), Sustainable rural livelihoods, Russell Press Ltd, Nottingham. 4 Ellis, Frank (2000), Rural livelihoods and diversity in developing countries, Oxford University Press, Oxford. 5 Nguyễn Văn Sửu “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ven đô Hà Nội”, NXB Trí thức, Hà Nội, 2014. 6 http://www.vidothi.org/news/165-nghien-cuu-ve-sinh-ke-cua-nguoi-ngheo-sau-tai-dinh-cu-tai-ha-noi 7 Khái niệm “vùng ven-peri-urban” là một vùng nóng đang có chuyển động đô thị hóa. Vùng này là điểm quá độ, là khu đệm giữa nông thôn và thành thị, giữa cái yên tĩnh và cái sôi động, giữa cái chặt chẽ của nông thôn và cái thoáng mở của
  • 4. 3 đang có những chuyển biến nhanh, làm đổi thay và có tác động trực tiếp đến chuyển đổi sinh kế của cộng đồng dân cư ở khu vực này. Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm là hai quận mới nằm ở khu vực ven đô phía Tây Bắc TP Hà Nội, chịu sự tác động của đô thị hóa nhanh đã làm cho kinh tế - xã hội của Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm phát triển mạnh mẽ. Trước những năm 2000, huyện Từ Liêm là một huyện thuần nông, thì đến gày 27 tháng 12 năm 2013, Từ Liêm đã được tách và thành lập thành hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm của TP Hà Nội. Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu muốn làm rõ và khẳng định vai trò của các nhân tố đô thị hóa đối với sự biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm hiê ̣n nay. Nghiên cứu trường hợp Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, Hà Nội như là một mô hình về biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven dưới sự tác động của đô thị hoá. Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu của đề tài “Đô thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô Hà Nội”, mã số QG.14.63 (đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội), được thực hiện trong năm 2014, với dung lượng mẫu 300 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên thuận tiện, và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 18.0. Bài viết tập trung phân tích đánh giá thực trạng biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm dưới tác động của đô thị hóa, xác định những nhân tố thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hóa hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô dưới tác động của quá trình đô thị hóa, qua đó đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích, xử lý số liệu 3.1.1. Phương pháp 3.1.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu sơ cấp (các báo cáo, các tư liệu về ĐTH và biến đổi dân số, sinh kế của các ban, ngành chức năng). Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp (các báo cáo khoa học về nghiên cứu chuyên sâu lĩnh ĐTH và biến đổi xã hội). Bài đăng tạp chí, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, kỷ yếu hội thảo khoa học,…. về khung sinh kế, các văn kiện báo cáo đánh giá của các tổ chức, các nhà khoa học về sinh kế và vấn đề sử dụng nguồn vốn sinh kế của người dân nông thôn... Phương pháp này được sử dụng để so sánh-tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến nghiên cứu, nhằm đưa ra khái quát thực trạng nguồn sinh kế thành thị, là nơi chuyển đổi nhu cầu của nông thôn vào dân đô thị, và ngược lại mang lối sống của đô thị vào nông dân. Nói một cách ngắn gọn nhất, “vùng ven” hay “vùng ven đô” là vùng trung gian giữa nội thị (nơi đã hoàn thành cơ bản quá trình đô thị hóa) với khu vực ngoại thành (nơi còn đậm chất nông thôn, mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình đô thị hóa) của một đô thị cụ thể. Xem thêm Michael Leaf (2010), Những biên giới đô thị mới: Quá trình đô thị hóa vùng ven đô và (tái) lãnh thổ hóa ở Đông Nam á, Việt Nam học, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần thứ 3, Việt Nam: Hội nhập và Phát triển, Tập IV, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 461.
  • 5. 4 của người dân ven đô trong bối cảnh đô thị hoá hiện nay 3.1.1.2. Phương pháp nghiên cứu khu vực học Phương pháp nghiên cứu khu vực học lấy không gian văn hóa - xã hội, bao gồm các lĩnh vực hoạt động của cộng đồng dân cư và quan hệ tương tác giữa con người làm đối tượng nghiên cứu. Mục đích khi sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu là nhằm đạt tới những nhận thức tổng hợp về một không gian văn hóa xã hội, tìm ra những đặc thù về biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư trong không gian xã hội - văn hóa của một vùng, khu vực ven đô. Cụ thể ở đây là nghiên cứu cộng đồng dân cư quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong quá trình ĐTH, nhóm nghiên cứu quan niệm cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm là một không gian kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm nằm trong hệ thống tổng thể vùng ven đô của toàn TP Hà Nội để có thể xác định được những đặc trưng cơ bản của cấu trúc xã hội nghề nghiệp, cấu trúc sinh kế ở khu vực này. 3.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành Phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành nhằm đạt tới những nhận thức tổng hợp, toàn diện và sâu sắc. Trong trường hợp nghiên cứu về cộng đồng dân cư ven đô khi tiến hành điều tra điền dã ở một địa bàn cụ thể, tác giả có thể sử dụng các phương pháp và cách tiếp cận khác nhau như: Liên ngành và Khu vực học, Xã hội học, Nhân học, Địa lý, … để nghiên cứu, giải thích các hiện tượng biến đổi sinh kế diễn ra ở cộng đồng dân cư vùng ven dưới tác động của quá trình ĐTH. Tuy vậy chúng tôi thấy rằng, phương thức tổ chức hiệu quả nhất cho nghiên cứu liên ngành trong phạm vi của đề tài nghiên cứu về chủ đề cộng đồng dân cư khu vực ven đô là tổ chức nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia của nhiều ngành chuyên môn khác nhau, tiến hành điều tra khảo sát thực địa, nghiên cứu tổng hợp, hỗn hợp, trao đổi, thảo luận các vấn đề về biến đổi sinh kế của cộng đồng khu vực ven đô dưới tác động của quá trình ĐTH. 3.1.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học - Phỏng vấn bằng bảng hỏi Đề tài sử sụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi với 300 hộ gia đình. Trên cơ cở các đặc trưng về khu vực cư trú, giới tính, tuổi tác, mức sống, trình độ học vấn của tổng thể nghiên cứu, chúng tôi xác định cơ cấu mẫu là 300 (mức độ tin cậy là 99,7%, sai số không vượt quá 10%). Về địa bàn cư trú, căn cứ vào tổng dân số hiện có của 6 phường chúng tôi chọn mỗi phường 50 hộ để phỏng vấn, phân theo giới tính có 43,3% nữ, 56,7% nam. Theo trình độ học vấn có 0,9% không biết chữ; tiểu học (18,1%); trung học cơ sở (42,8%); trung học phổ thông (22,6%); trung cấp (4,8%); cao đẳng, đại học (10,2%); sau đại học (0,6%). Phân theo mức sống có 4,1% số người có mức sống khá giả; 89,2% số người có mức sống trung bình và 6,6% số người nghèo đói. Phân theo nhóm tuổi, có 6,5% số người được phỏng vấn thuộc nhóm 18- 30 tuổi; 8,3% thuộc nhóm 31 - 40 tuổi, 18,5% thuộc nhóm 41 - 50 tuổi; 19,1% thuộc nhóm 51 - 60 tuổi và 25,4% là nhóm tuổi trên 60. Phân theo nghề nghiệp, nông dân (27,0%); công nhân (5,9%); kinh doanh, buôn bán (30,2%); thợ thủ công (3,9%); cán bộ công chức (5,7%); nội trợ (7,2%); nghỉ hưu (10,7%); nghề tự do (8,1%) và nghề khác chiếm 1,1%. Khung lấy mẫu là toàn bộ người dân hai quận Nam Từ Liêm, Bắc
  • 6. 5 Từ Liêm, TP Hà Nội trong độ tuổi lao động. Người được phỏng vấn là chủ hộ hoặc đại diện chủ hộ (vợ hoặc chồng). Bảng hỏi trước khi được sử dụng để điều tra chính thức đã được tiến hành điều tra thử trên 30 khách thể để đảm bảo độ tin cậy của mỗi thang đo thông qua hệ số anpha Cronbach α. Nếu α ≥ 0.7 thì thang đo có độ tin cậy và có thể sử dụng điều tra trên diện rộng. Kết quả kiểm định từ quá trình điều tra thử cho thấy các thang đo được xây dựng trong bảng hỏi có độ tin cậy và có thể áp dụng vào điều tra trên diện rộng phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án. - Phỏng vấn sâu: Thông qua việc chọn mẫu, nhóm nghiên cứu tiến hành 30 phỏng vấn sâu, đối tuợng là các nhà quản lý về các mảng: nông nghiệp, đô thị, dân số, lao động việc làm, ưu đãi/trợ giúp xã hội,... đại diện nhóm mất đất hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề phi nông nghiệp. Phỏng vấn sâu chủ yếu về những vấn đề cụ thể như xu hướng chuyển đổi nghề, những chính sách cụ thể của địa phương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh kế trong những năm qua; khả năng tiếp cận các nguồn vốn sinh kế của người dân; yếu tố thúc đẩy và cản trở người dân tiếp cận nguồn lực. Đây là những thông tin định tính quan trọng phục vụ cho nghiên cứu. - Thảo luận nhóm: nghiên cứu tiến hành 6 thảo luận nhóm, mỗi phường 01 thảo luận nhóm tập trung, đối tuợng tham gia là lãnh đạo các cấp và các nhà quản lý có liên quan tới các vấn đề: đô thị, dân cư, lao động việc làm, trợ giúp xã hội, địa chính, …hoặc những hộ gia đình mất đất hoặc chuyển đổi sang các nghề phi nông nghiệp. Nhóm nghiên cứu luôn ý thức được rằng mỗi phương pháp và kỹ thuật được sử dụng cần phải phù hợp với từng nội dung nghiên cứu cụ thể và phải được đặt trong các mối quan hệ tổng thể để có thể nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện toàn bộ quá trình hình thành, biến đổi, các chiều tác động của đô thị hóa đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hiện nay. Đến đây phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành được sử dụng như một phương pháp chủ công trong quá trình nghiên cứu của đề tài. 3.1.2. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu - Các số liệu định lượng được xử lý bằng những công cụ phần mềm hỗ trợ như: SPSS for Windows 20.0. 4. Tổng kết kết quả nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu sinh kế Trong bối công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn và các khu vực ven đô hiện nay, vấn đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của lĩnh vực khoa học xã hội, dưới sự tiếp cận đơn ngành, liên ngành và đa ngành. Trong đó tiếp cận lý thuyết sinh kế bền vững dựa trên cơ sở khung sinh kế bền vững được coi là một cách tiếp cận toàn diện về sinh kế của con người trong các bối cảnh khác nhau. Về mặt khái niệm, sinh kế thường xuyên được sử dụng và trích dẫn trong các nghiên cứu sau này đều dựa trên ý tưởng về sinh kế của Chambers và Conway (1992), trong đó, sinh kế, theo cách hiểu đơn giản nhất, là phương tiện để kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ
  • 7. 6 hơn của Chambers và Conway về sinh kế là:“sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người”. Sinh kế là bền vững “khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích cho các sinh kế khác ở cả cấp địa phương và cấp toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn”8 . Sinh kế có thể được nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như cá nhân, hộ gia đình, thôn, vùng... nhưng phổ biến nhất là cấp hộ gia đình. Dựa trên khái niệm về sinh kế bền vững của Chambers và Conway (1992), Scoones (1998) đã đưa ra định nghĩa về sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng; duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên”9 . Năm 2001, cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đưa ra khái niệm về sinh kế để hướng dẫn cho các hoạt động hỗ trợ của mình, theo đó, sinh kế “bao gồm khả năng, nguồn lực cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống cho con người”10 . Khung sinh kế, khi tiếp cận sinh kế, chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội, mà cần phải phân tích khung sinh kế. Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của con người và tác động qua lại giữa chúng. Hình 1: Phân tích khung sinh kế của DFID (2001) Phân tích tài sản sinh kế hộ theo DFID (2001) bao gồm 5 nguồn vốn chính: (1) Nguồn vốn tự nhiên; (2) Nguồn vốn con người; (3) Nguồn vốn xã hội; (4) Nguồn vốn tài chính; (5) Nguồn vốn vật chất. (1) Nguồn vốn tự nhiên: bao gồm các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên 8 Chambers, R. a. (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS, IDS Discussion Paper No 296. 9 Scoones, I. (1998). Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis. Institute of Development Studies, 1998 - Developing countries. 10 DFID (2001), “Susstainable Livelihoods Guidance Sheets”, DFID Report.
  • 8. 7 mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế. (2) Nguồn vốn vật chất: bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bàn hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế, như: đường giao thông, nhà ở, năng thông tin,... (3) Nguồn vốn tài chính: bao gồm các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, các khoản vay, các khoản thu nhập,... (4) Nguồn vốn con người: bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này giúp con người thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế khác nhau. Ở cấp hộ gia đình, nguồn vốn con người là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng lao động và nó thay đổi tùy theo qui mô hộ gia đình. (5) Nguồn vốn xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu bao gồm các mạng lưới xã hội, thành viên của các tổ chức cộng đồng,... Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thay đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét nguồn vốn, không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai. Một số lý thuyết được nhóm nghiên cứu vận dụng trong nghiên cứu là lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, các lý thuyết này đều có điếm mạnh và hạn chế nhưng chúng bổ sung cho nhau, là nền tảng quan trọng để nhóm nghiên cứu lý giải các sự kiện cũng như bối cảnh của quá trình nghiên cứu. Đô thị hóa vùng ven đã và đang là tiến trình được kỳ vọng nhằm thay đổi và xây dựng bộ mặt mới cho nông nghiệp, nông thôn ven đô. Mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước không có mục đích nào khác ngoài việc nâng cao giá trị lao động và chất lượng cuộc sống cho người nông dân nói chung và nông dân ven đô nói riêng. Trong bối cảnh đó, chính sách thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa vừa là cơ hội, nhưng cũng đồng thời là thách thức cho nhiều nhóm xã hội ở khu vực này. Việc lựa chọn một chiến lược sinh kế bền vững gắn với quá trình giải quyết việc làm tăng thu nhập, cải thiện mức sống... không chỉ là mong muốn của nhiều hộ nông dân bị mất đất, mà nó còn là thước đo quá trình đô thị hóa bền vững khu vực ven đô Hà Nội. 4.2. Biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm dưới tác động của quá trình đô thị hóa 4.2.1. Biến đổi nguồn vốn sinh kế Nguồn vốn sinh kế là tổng thể vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn vốn con người, vốn vật chất,…, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực, mỗi vùng lãnh thổ nhất định. Nằm trong vùng ven đô, cơ cấu kinh tế - xã hội của quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong những năm gần đây có nhiều biến đổi theo lực cuốn của đô thị hóa, kéo theo sự biến đổi các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng dân cư.
  • 9. 8 4.2.1.1. Nguồn vốn con người Năm 2014, với dân số trên 55,4 vạn người, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có nguồn lao động dồi dào, đây là lực lượng tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình. Theo kết quả khảo sát của đề tài các gia đình đều có từ 2-3 lao động chính, số lao động chính là nữ thấp hơn so với lao động nam (43,1% so với 56,9%). Trong đó lao động có trình độ học vấn THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 43,5%; tiểu học 25,8%, cao đẳng, đại học 13,9%, trung cấp, dạy nghề 16,8%. Chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện giúp các hộ gia đình theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Từ Liêm sau khi được tách thành hai quận mới là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề và chuyển đổi mô hình sinh kế được chú trọng. Năm 2014 trên địa bàn các phường của hai quận trên đã tổ chức tập huấn và hướng nghiệp và chuyển đổi nghề cho hơn 450 hộ gia đình với gần 800 lao động. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc chuyển đổi và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Theo ý kiến của các khách thể khảo sát, đa số người dân cho rằng trong tương lai Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cần tâ ̣p trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chiếm 73.1% và 25.9% là tỷ lê ̣ người dân được hỏi cho rằng cần phát triển nguồn nhân lực phổ thông. Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, nguồn nhân lực cần có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc và là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, nâng cao mức sống trong quá trình chuyển đổi. 4.2.1.2. Nguồn lực vật chất Hiện nay, cơ sở hạ tầng hai quận mới của Thủ đô đã và đang được xây dựng theo hướng đô thị hiện đại, khớp nối hạ tầng giữa khu dân cư truyền thống và các khu đô thị mới. Hệ thống đường giao thông được mở rộng và xây dựng mới; trường học, trạm y tế, nhà văn hoá được bổ sung nâng cấp, không gian công cộng được mở rộng,… Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đến năm 2020, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm cơ bản hoàn thành hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt hệ thống hạ tầng khung và nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị. Tuy vậy, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm tập trung nhiều đầu mối giao thông đường bộ quan trọng có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của thủ đô. Bên cạnh những thuật lợi, cơ sở hạ tầng hiện nay ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cũng còn không ít khó khăn, đây là điểm yếu lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Mạng lưới giao thông tuy đã phát triển rộng khắp song tỷ lệ được cứng hóa còn thấp, nhiều tuyến đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng, các tuyến đường quan trọng xây dựng chưa theo quy chuẩn, chật hẹp, chất lượng thấp, không đảm bảo cho lưu thông hàng hóa; giao thông nội đồng ít được đầu tư. Và theo đánh giá của lãnh đạo của các quận này, hiện nay mật độ đường hiện tại đang thấp hơn so với tiêu chuẩn và thiếu hụt, đặc biệt là hệ thống giao thông khung chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và sản xuất của dân cư. Song dưới sự lãnh đạo trực tiếp của thành phố Hà Nội, quận đã và đang phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, năng động, vượt qua khó khăn, thách thức nhằm phấn đấu xây dựng quận phát triển toàn diện, bền vững. 4.2.1.3. Nguồn lực tài chính Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã dẫn đến
  • 10. 9 việc thu thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp, quá trình này đã tạo nên một dòng vốn tài chính lớn chảy vào cộng đồng, vào từng hộ dân cư và đây là một khoản tài chính lớn đối với các hộ gia đình. Đô thị hóa cũng làm cho giá đất ở khu vực này tăng lên chóng mặt, bình quân có giá tới 70 - 90 triệu đồng một mét vuông và thậm chí có những vị trí đẹp, mặt đường còn cao hơn rất nhiều. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, trong khoảng 10 năm trở lại đây ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm có trên 80% các hộ gia đình bán đất ở với những mức độ khác nhau, đối tượng mua đất chủ yếu là người từ nội đô Hà Nội và người dân ở các địa phương khác đến làm việc,…. Về tiếp cận các nguồn vốn khác, theo kết quả khảo sát về tình hình vay vốn làm ăn của cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cho thấy có 48,6% trong số những người được hỏi trả lời có vay vốn để làm ăn, phát triển kinh kế gia đình. Nguồn vốn vay chủ yếu từ các ngân hàng 61,0%, từ quỹ tín dụng 28,4%, vay từ người thân, bạn bè nhưng chiếm tỷ lệ không cao và chỉ vay được số lượng ít với thời gian ngắn để phục vụ chi tiêu sinh hoạt trước mắt chứ không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất. Mặt khác, việc sử dụng vốn sao cho phù hợp và đạt hiệu quả là một nhu cầu quan trọng và cần thiết đối với cộng đồng dân cư trong bối cảnh hiện nay, có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của các hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của cộng đồng là trình độ học vấn, loại hình sinh kế của hộ, số thành viên trong gia đình, việc tham gia tổ chức xã hội. 4.2.1.4. Nguồn lực tự nhiên Ở thời điểm hiện tại, nguồn lực tự nhiên không còn là thế mạnh đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô. Mục tiêu mở rộng và phát triển đô thị của thành phố Hà Nội và quận đã thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp, hệ quả dẫn đến một số phường như Mỹ Đình, Phú Diễn, Cổ Nhuế 1, Xuân Đỉnh đất nông nghiệp hầu như không còn, nhường chỗ cho việc xây dựng các khu đô thị, đường giao thông, khu thương mại, văn phòng, bến xe và nhiều cơ sở hạ tầng khác. Theo dự báo thời gian tới, đô thị hóa sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với thời gian qua, đòi hỏi phải có sự tính toán trước tất cả các vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất. Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cần có mô hình quản lý, tổ chức sản xuất và hướng phát triển hài hòa, bền vừng. 4.2.1.5. Nguồn lực xã hội Quá trình đô thị hóa đã, đang tác động rất mạnh đến sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và một số tập quán trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất. Trong bối cảnh ấy, người dân ven đô nói chung và cộng đồng dân cư các quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm dường như đang tìm cách cố kết với nhau hơn, giúp nhau trong đời sống và lao động sản xuất, tham gia vào các hoạt động của tập thể, của dòng họ và hàng xóm, láng giềng, qua đó tạo dựng được nguồn vốn xã hội với biểu hiện cụ thể là niềm tin, có đi có lại, mở rộng mối quan hệ trong kinh doanh, làm ăn, buôn bán.
  • 11. 10 Bảng: Quan hệ và hình thức hợp tác trong phát triển tiểu thủ công nghiệp (%) Hình thức Quan hệ Chung vốn để sản xuất Cùng tham gia sản xuất Trao đôi thông tin kinh nghiệm Hỗ trơ tiêu thụ sản phẩm Anh em họ hàng 23,1 39,5 4,6 27,8 Người cùng xóm - 47,4 10,8 36,5 Người ngoài xóm, cùng làng 6,5 51,3 6,7 32,3 Người ngoài làng 3,1 46,9 6,3 40,6 Bạn bè 7,7 46,2 38,5 7,7 Có nhiều hình thức hợp tác, hỗ trợ nhau trong làm ăn kinh tế dù không cần huy động nguồn vốn lớn như các ngành nghề khác, nhưng để sản xuất có hiệu quả, sản phẩm có chất lượng thì cần một lượng tài chính nhất định để duy trì hoạt động. Như trong phần quan điểm lý thuyết vốn xã hội đã đề cập đến, thì trong những điều kiện nhất định vốn xã hội có thể được chuyển thành vốn kinh tế. Ở đây, cộng đồng dân cư quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã huy động nguồn vốn xã hội của mình trong mạng lưới xã hội như anh em họ hàng, làng xóm thân cận, hay người thân quen, bạn bè để huy động nguồn vốn kinh tế. Hình thức chung vốn để sản xuất sẽ giúp các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp huy động được nguồn vốn cần thiết để phục vụ cho sản xuất và mở rộng quy mô. Điều này cho thấy, người dân ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm nói riêng và khu vực ven đô nói chung đã biết khai thác nguồn vốn xã hội mà mình đã và đang tạo ra để tìm kiếm sự thuận lợi trong phát triển kinh tế hộ và đây cũng chính là hệ quả tích cực của tính cố kết cộng đồng ở khu vực này trong quá trình có nhiều biến đổi như hiện nay. 4.2.2. Chiến lược sinh kế của cộng đồng dân cư có nhiều biến đổi Dưới tác động của quá trình ĐTH, chiến lược sinh kế của cộng đồng dân cư quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có sự biến đổi sâu sắc. Sự thay đổi đó được thể hiện rõ qua quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, mô hình sinh kế, đánh giá của người dân về chất lượng cuộc sống và sự thay đổi mức sống của các hộ gia đình. 4.2.2.1. Biến đổi mô hình sinh kế nông nghiệp Nền kinh tế trước đây của quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm chủ yếu là nông nghiệp. Tuy nhiên dưới tác động của quá trình ĐTH, trong giai đoạn 2010 -2014 với sự xuất hiện của các khu đô thị mới, các trung tâm kinh tế, văn hóa, thể thao và một loạt dự án phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đô thị đã lấy trên 90% diện tích đất nông nghiệp của hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Theo số liệu của Chi cục Thống kê năm 2014 của quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm, tổng diện tích đất nông nghiệp hiện còn khoảng 1.208.3ha, trong đó diện tích đất trồng lúa là 148.5ha. Do vậy, lao động nông nghiệp ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm thời gian gần đây giảm mạnh, nhiều hộ dân bỏ nghề nông vốn đã gắn bó với họ bao đời nay, không ít các hộ gia đình buộc phải đưa ra chiến lược sinh kế mới, chuyển đổi nghề nghiệp cho các thành viên trong gia đình nhằm thích ứng với điều kiện sống mới trong bối cảnh hiện nay. Chayanov lý luận rằng, nông dân giỏi trong việc đặt ra các chiến lược sinh kế để đối phó và có
  • 12. 11 thể sử dụng để kiểm soát việc triển khai lao động hộ gia đình để đáp ứng những cơ hội mới11 . Việc giảm tỷ lệ cư dân nông nghiệp là rõ nét nhất và phù hợp với xu thế thị hóa ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Theo số liệu của Chi cục Thống kê quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cho thấy, sự chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra ở hầu hết các hộ nông dân (86,5%), đặc biệt là sau khi hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm được thành lập. Người dân chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ, xây nhà cho thuê và các nghề tự do khác,… tỷ trọng các ngành này tăng nhanh hàng năm. Kết quả nghiên cứu chọn mẫu tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm năm 2014 của đề tài cho thấy, gần nửa số hộ đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp, trong đó có 48,2 % số hộ có một người chuyển việc làm; 29,5% số hộ có 2 người chuyển việc làm; 11,8% số hộ có 3 người trở lên chuyển việc làm. Còn lại 10,5% số hộ vẫn chưa chuyển đổi nghề nghiệp việc làm. Lý do chuyển đổi nghề nghiệp là do bị thu hồi hết hoặc thiếu đất canh tác và canh tác nông nghiệp không hiệu quả. Biểu đồ: Số lượng người trong hộ chuyển đổi nghề (2000- 2014) (%) Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Đa số các đối tượng khảo sát đều trả lời chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp: kinh doanh, buôn bán nhỏ, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, làm bún, cốm, làm may, xe ôm, đi chợ, một số lao động được vào làm trong khu CN và có nhiều lao động chưa có việc làm. Biểu đồ: Việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất (%) Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Lý do chuyển đổi công việc là do diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh (98%), người dân không còn tư liệu sản suất, nên bắt buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp. Cũng có không ít lý do cho rằng họ muốn chuyển đổi công viê ̣c là do công viê ̣c hiê ̣n ta ̣i có thu nhâ ̣p thấp, không ổn đi ̣ nh, cần chuyển đổi công việc để tăng thu nhập (69,5%). Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng cho rằng do nhu cầu các ngành nghề dịch vụ, buôn bán ở khu vực này ngày càng tăng mạnh, nên họ mong muốn chuyển đổi công viê ̣c cho phù hợp với nhu cầu hiện nay 11 Chayanov, A. (1998.). The New Pal grave Dictionary of Economics. London: Vol.l, Macmillan.
  • 13. 12 ở địa phương. Điều này có thể dễ hiểu vì hiê ̣n nay có rất nhiều người phải làm công viê ̣c trái nghề. Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có những tiêu chí lựa chọn khác nhau. Có người đề cao mức thu nhập, nhưng có người lại không đề cao mức thu nhập bằng tính ổn định của công viê ̣c cũng như thu nhập. Sắp xếp nhóm 3 lý do khiến người dân muốn chuyển đổi nghề nghiê ̣p được nhiều người dân lựa chọn như sau: 1/Thu nhập cao 34,1%; 2/Công viê ̣c ổn định 31,8%; 3/Công viê ̣c phù hợp với khả năng 29,6%. Khi được hỏi về công viê ̣c mà người dân mong muốn được chuyển đổi, kết quả nhận được là 58,5% tỷ lê ̣người dân mong muốn được chuyển qua làm nghề kinh doanh buôn bán và di ̣ ch vụ, đây là điều dễ hiểu vì các ngành này đem la ̣i thu nhâ ̣p và lợi nhuâ ̣n cao. Thứ hai là công nhân, viên chứ c 29,4%, thứ ba là công nghiê ̣p và tiểu thủ công nghiê ̣p chiếm 8%, 0,2% chọn nghề nghiệp khác. Như vâ ̣y hai nhóm ngành nghề hiê ̣n nay được người dân lựa chọn mốn chuyển đổi nhiều nhất là nghề kinh doanh buôn bán và di ̣ ch vụvà làm công nhân, viên chứ c. Bởi hai nhóm ngành này có thể đem la ̣i thu nhâ ̣p ung ơ có tính ổn đi ̣ nh. Trong một cuộc nghiên cứu khác về định hướng nghề nghiệp của nông dân ngoại thành bị thu hồi đất nông nghiệp, chúng tôi cũng đã thu được kết quả tương tự. Thực tế, vùng ven đô Hà Nội nói chung và hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, nói riêng sau khi thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị, hiện có quá nhiều lao động dư thừa, nên việc tìm kiếm cho mình một công việc có thu nhập ổn định trong bối cảnh đô thị hóa là một việc làm cũng không hề đơn giản đối với các hộ nông dân. Một phần vì tâm lý muốn sự ổn định, không thích phiêu lưu, mạo hiểm nên không ít người dân muốn được chuyển qua làm nghề kinh doanh buôn bán và di ̣ ch vụvà các nghề tiểu thủ công nghiê ̣p. Tóm lại, trước cơn bão đô thị hóa hoạt động sinh kế truyền thống của người dân ở khu vực ven đô Hà Nội nói chung và các quận quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm nói riêng đang đối mặt với sự phát triển không bền vững, sinh kế truyền thống đang mất đi nhanh chóng và diễn ra từng ngày, do không còn tư liệu sản suất – đất nông nghiệp. Nền nông nghiệp ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đang phải chịu hai tác động của quá trình ĐTH, một là “sự xâm lấn”, hai là “sự phá vỡ kết cấu” và thu nhập từ nông nghiệp của người nông dân đang bộc lộ “nền sản xuất nông nghiệp bị đứt gãy”. 4.2.2.2. Mô hình sinh kế hỗn hợp Đô thị hóa đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ tác động nên chiến lược sinh kế của cộng đồng dân cư bị mất đất nông nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy, có nhiều hộ gia đình chuyển đổi từ mô hình sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang mô hình sinh kế hỗn hợp. Mô hình sinh kế nông nghiệp kết hợp cùng phi nông nghiệp đang được coi là mô hình sinh kế chủ đạo ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong những năm gần đây, đặc biệt đối với các hộ gia đình ở các phường Xuân Phương, Minh Khai, Tây Mỗ, Đại Mỗ - những địa bàn đất nông nghiệp chưa thực sự mất hết. Đối với nhóm nông dân không bị mất đất nông nghiệp nhiều như ở các phường Thượng Cát, Liên Mạc, Mỗ Lao hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn được diễn ra bình thường. Với nhóm nông dân bị mất toàn bộ diện tích đất hoặc bị mất một phần đất nông nghiệp, sinh kế vẫn gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mô hình sinh kế hỗn hợp có mức thu nhập bình quân cao hơn thu nhập bình quân của nhóm hộ có sinh kế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
  • 14. 13 Nguồn thu của các hộ thuộc nhóm sinh kế hỗn hợp khá đa dạng, bên cạnh nguồn thu nhập từ trồng lúa và chăn nuôi nhỏ lẻ, nhóm hộ này còn có nguồn thu khác từ ngành nghề phụ, kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ hoặc di làm thuê. Trong chiến lược sinh kế mà các nhóm hộ gia đình lựa chọn, các nguồn lực sản xuất như lao động, diện tích trồng trọt, chăn nuôi chưa được sử dụng một cách thực sự hiệu quả. Với các chiến lược sinh kế đa dạng (sinh kế ưu tiên phi nông nghiệp và sinh kế hỗn hợp), các nhóm xã hội ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm khá linh hoạt trong việc lựa chọn một mô hình phù hợp với tài sản sinh kế của chính họ. Người nông dân đã tỏ ra thích nghi khá nhanh chóng và làm chủ đời sống kinh tế của chính họ, đồng thời tìm kiếm những cơ hội tốt hơn nhằm cải thiện sinh kế trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực này. 4.2.2.3. Sự phát triển của các mô hình sinh kế phi nông nghiệp - Hoạt động sinh kế kinh doanh nhà trọ phát triển mạnh mẽ Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp với nội thành Hà Nội, hệ thống giao thông thuận lợi cùng với tốc độ ĐTH nhanh đã kéo theo dòng người di cư đổ về quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm ngày một tăng. Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, có khoảng trên 30 vạn học sinh, sinh viên, công nhân, lao động tự do,… đang học tập và làm việc trên địa các quận, huyện của Hà Nội có nhu cầu thuê nhà trọ tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Bên cạnh đó, với việc xuất hiện ngày càng nhiều các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, nhiều hộ dân ở trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đã chuyển từ làm nông nghiệp thành những người chủ đất quy mô nhỏ, xây nhà trọ cho thuê trên đất ngụ cư của gia đình. Số lượng phòng trọ của các hộ gia đình không cố định tùy thuộc vào diện tích đất rộng hay hẹp. Có nhà diện tích đất rộng thì xây những dãy trọ lớn với số lượng lên tới hàng chục phòng, những gia đình diện tích đất ít thì chỉ xây dựng 2 hoặc 5 phòng cho thuê. Thời điểm đầu, các hộ dân xây dựng phòng trọ cho thuê duy nhất dưới hình thức nhà cấp bốn lợp mái tôn hoặc proximang, một số gia đình còn cải tạo nhà hoặc bếp thành phòng cho thuê, thường thì cả khu trọ sẽ dùng chung bể nước, nhà tắm, khu vệ sinh, một số thì dùng chung với chủ trọ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa nhiều khu trọ được xây cao tầng, có phòng khép kín để đáp ứng nhu cầu thuê trọ ngày càng tăng. Kinh doanh nhà trọ trở thành hoạt động sinh kế mới phát triển mạnh, ổn định và là nguồn thu nhập chủ yếu đối với nhiều hộ gia đình ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm hiện nay, đặc biệt là ở các phường Trung Văn, Mễ Trì, Mỹ Đình, Minh Khai, Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc có nhiều hộ gia đình xây chung cư mini hoặc nhà trọ cao cấp cho người nước ngoài thuê. Theo số liệu của phòng tạp trú tạm vắng, phường Mễ Trì hàng năm có khoảng 200-300 người nước ngoài đến đăng ký tạm trú và thuê nhà, trong khi đó phường Mỹ Đình là khoảng 450 người. Tính đến năm 2014, hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội có khoảng trên 2000 hộ gia đình xây nhà trọ cho thuê. Nếu so với năm 2000, 2005 thì số lượng nhà trọ trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm hiện nay tăng lên chóng mặt. Hiện nay, hộ gia đình có ít thì 3 đến 5 phòng, nhà nhiều 15 đến 30 phòng cho thuê; đặc biệt, trong năm 2014 có trên 300 hộ dân ở các phường Mễ Trì, Minh Khai, Cầu Diễn, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc xây dựng phòng trọ lên tới 35 và 40 phòng trọ/hộ. Tạo nên mật độ nhà cho thuê trọ dày đặc, với đủ chất lượng phòng cho thuê, đáp
  • 15. 14 ứng nhu cầu đa dạng của công nhân thuê trọ. Giá phòng trọ cho thuê trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong những năm gần đây tăng nhiều so với năm 2000, dao động trong khoảng 800 đến 1200 ngàn đồng/phòng, chưa tính tiền điện, nước, internet hoặc tiền gửi xe.... Trung bình, tiền thu nhập từ cho thuê nhà trọ của các hộ gia đình dao động từ 2.000.000 đồng đến hàng chục triệu đồng/tháng, tùy theo số lượng phòng cho thuê của các hộ gia đình. Tuy nhiên, với nhiều hộ gia đình không có nhà trọ cho thuê thì đây là một thiệt thòi lớn, là nguyên nhân quan trọng làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa các hộ gia đình vốn là nông dân trước đây. Đất đai bị thu hồi, người nông dân bị tách rời khói đồng ruộng và không có việc làm ổn định thì hình thức cho thuê phòng trọ là phương thức mưu sinh đơn giản, hợp lí lại cho thu nhập cao và ổn định đối với nhiều hộ gia đình ở hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong thời gian qua. Đây là một hình thức kinh doanh ít rủi ro, không cần đầu tư nhiều chất xám so với một số loại hình sinh kế khác. Do đó, nhiều hộ gia đình có đất đua nhau làm nhà cho thuê là điều dễ hiểu ở vùng quê này. Cũng cần phải nhìn nhận rõ ràng là hiện tượng xây nhà trọ cho thuê trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đã và đang diễn ra một cách tràn lan, không theo một quy hoạch nào cả, phá vỡ không gian nhà ở truyền thống. - Hoạt động sinh kế buôn bán và dịch vụ tăng nhanh Hoạt động buôn bán và dịch vụ là tập hợp những hoạt động đến từ nhiều công việc, nghề khác nhau như buôn bán tự do, tạp hóa, hoa quả, dịch vụ ăn uống, dịch vụ cắt tóc gội đầu, kinh doanh nhà nghỉ, lái xe, sửa xe, dịch vụ trông xe, xe ôm,... Từ năm 2000 đến 2014, các hoạt động buôn bán nhỏ có điều kiện phát triển trong không gian cư trú của cộng đồng dân cư hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Đây là kết quả tất yếu mà quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã tạo ra, nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt của nền kinh tế, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và số lượng lớn công nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn. Hiện có khoảng 38% hộ gia đình ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có thu nhập chính từ hoạt động sinh kế buôn bán và dịch vụ. Đây là một con số rất có ý nghĩa. Nó cho thấy thành phần lao động dịch vụ thương mại và buôn bán nhỏ đã xuất hiện và có chiều hướng ngày càng phát triển ở khu vực này trong bối cảnh ĐTH. Điều mà những người nông dân vốn làm nông nghiệp trước đây chưa từng nghỉ đến, thì nay họ đã coi trọng các ngành nghề dịch vụ, buôn bán nhỏ tại địa phương và xem đây là một loại hình sinh kế quan trọng đối với họ trong thời điểm hiện tại và tương lai. Tuy vậy, theo quan sát và số liệu từ phòng Thống kê huyện thì loại hình sinh kế này chủ yếu diễn ra ở cấp độ cá nhân, còn xét trên quy mô hộ gia đình thì chuyển đổi chưa nhiều. Hoạt động dịch vụ kinh doanh, buôn bán vừa và nhỏ ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm chủ yếu tập trung ở dọc hai bên các trục đường, với hoạt động kinh doanh đa dạng12 . Nếu như dân địa phương làm chủ các cửa hàng tạp hóa, lương thực thực phẩm, quán cóc vỉa 1212 Trong đợt khảo sát tháng 12/2014, nhóm nghiên cứu đã thống kê dọc đường lớn vào phường Mễ Trì quận Nam Từ Liêmcó rất nhiều cửa hàng buôn bán nhỏ: 35 cửa hàng quần áo, 78 cửa hàng tạp hóa, 28 cửa hàng hoa quả, 16 cửa hàng bán và sửa chữa điện thoại, 41 hiệu cắt tóc, gội đầu. Đa số là do người từ nơi khác đến kinh doanh, với giá thuê cửa hàng từ 2 đến 5 triệu đồng/1 tháng tùy theo diện tích và vị trí đẹp của cửa hàng cho thuê
  • 16. 15 hè có quy mô vừa và nhỏ thì đa số các cửa hàng có quy mô lớn (điện thoại, đồ lưu niệm, mỹ phẩm, quần áo giày dép, nhà nghỉ, ăn uống,...) do người nhập cư bỏ vốn kinh doanh. Các hoạt động buôn bán và dịch vụ phát triển rầm rộ đã và đang lấn chiếm không gian công cộng và ách tắc giao thông vào các giờ tan tầm trở thành thói quen thường nhật với người dân hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm ngay trong không gian cư trú. Bên cạnh các loại hình sinh kế chính, một số hoạt động sinh kế mới cũng nảy sinh, tưởng như đơn giản nhưng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho nhiều hộ gia đình ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong bối cảnh đô thị hóa, tiêu biểu ở đây phải kể đến hoạt động bán “nước trà đá”13 , “trông trẻ”, “ship hàng”, “bán hàng qua mạng internet”… Đối tượng tham gia bán nước rất đa dạng, đủ mọi tầng lớp, từ học sinh, sinh viên đến lao động nông nghiệp, thậm chí là công chức. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có khoảng trên 2000 người dân đã và đang tham gia các loại hình sinh kế mới này, và tập trung chủ yếu ở các phường có tốc độ đô thị hóa cao, có các khu vui chơi giải trí hoặc các phường có các trường đại học, cao đẳng và trung cấp như Mễ Trì, Mễ Đình, Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Trung Văn,... Nó cho thấy sức hút do thu nhập từ hoạt động này mang lại cho nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn trong nó nhiều rủi ro, không ổn định, đôi khi sự tranh giành địa bàn bán nước cũng diễn ra quyết liệt giữa các đối tượng tham gia. Rõ ràng, sự gia tăng các hoạt động sinh kế mới đã và đang làm cho đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư vùng ven đô nói chung và hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm nói riêng hiện nay được nâng cao hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì đây là những hoạt động sinh kế bấp bênh, không bền vững. Điều này được thể hiện rõ nhất ở các hoạt động kinh doanh nhà trọ và sự phát triển các loại hình dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ, bởi sự phát triển của các loại hình sinh kế này đều được kích thích từ yếu tố người dân nhập cư. - Nghề công nhân tăng nhanh Đầu thập niên 2000, với sự xuất hiện của các khu công nghiệp vừa và nhỏ, như: khu CN Nam Thăng Long, và các doanh nghiệp, nhà máy,… đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động là con em các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Với sự phát triển và mở rộng của các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đã thúc đẩy lực lượng lao động công nhân trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2000, tỷ lệ lao động là công nhân trong toàn huyện chiếm 8,3%, thì đến 2005 con số này đã tăng lên 18,5% và đến năm 2014 tăng lên khoảng gần 32%. Ngoài việc tuyển dụng công nhân trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm hàng năm các khu công nghiệp vừa và nhỏ đóng trên địa bàn huyện cũng tuyển một lượng lớn lao động từ các địa phương lân cận, đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng các loại hình sinh kế kèm theo, như đã phân tích ở trên. 13 Theo quan sát của chúng tôi ở các điểm không gian công cộng trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm như công viên, điểm dừng xe buýt, vỉa hè các tuyết đường làng ngõ xóm…., đều có sự hiện diện của các quán trà đá, nước giải khát. Đặc biệt ở quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, nằm trên địa bàn các phường Mễ Trì, Mỹ Đình. Vào các buổi tối có hàng trăm quán nước, quán bán đồ ăn vặt, bán đồ ăn nhanh, thập chí cả các quán nhậu di động…. được bày bán rất đông đúc và hoạt động rất sôi nổi.
  • 17. 16 4.2.3. Kết quả sinh kế và một số biến đổi mức sống của cộng đồng dân cư Kết quả sinh kế được xem là thành tựu mà hộ dân đạt được do việc thực hiện các chiến lược sinh kế của họ. ĐTH đã tạo ra nhiều cơ hội để người dân thay đổi chiến lược sinh kế của cá nhân và hộ gia đình cho phù hợp với điều kiện mới và tạo ra nhiều biến đổi về điều kiện sống. Đồng thời bối cảnh này cũng có những tác động không nhỏ tới các nhóm xã hội theo cả hai chiều hướng tích cực – thúc đẩy tăng trưởng và tiêu cực – làm gia tăng các khác biệt và phân tầng xã hội, thể hiện sự thích ứng của người dân dưới tác động của quá trình ĐTH. 4.2.3.1. Tỷ lệ việc làm phi nông nghiệp tăng Tác động của quá trình đô thị hóa vùng ven đô đối với quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm là rất rõ nét đối với sinh kế của nhiều nhóm hộ nông dân. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp và khu đô thị, trung tâm thương mại đã thu hút hàng nghìn lao động từ trong nội tỉnh và ngoại tỉnh đến làm việc. Nắm bắt được nhu cầu đó, người dân Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm nói riêng và vùng ven đô nói chúng đã đầu tư xây dựng nhà cửa, phòng ốc cho thuê, tạo việc làm phi nông nghiệp cho các thành viên trong gia đình. Mặt khác, với việc người dân không còn đất nông nghiệp, chính quyền quận đã đẩy mạnh thực hiện các chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp theo hướng dịch vụ nhằm tạo ra thị trường lao động, việc làm cho người dân. Bên cạnh đó là các dự án ngắn hạn đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2014 đã triển khai hơn 700 dự án lao động việc làm với tổng số tiền cho vay 64,87 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho 15.843 lao động14 . Quá trình ĐTH đã hình thành các trung tâm kinh tế, dịch vụ, thương mại và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn các phường của Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đã thu hút hàng nghìn lao động từ các địa bàn khác đến làm việc. Ngoài ra hàng năm Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm còn tiếp nhận một lượng lớn học sinh, sinh viên và lao động trong nội đô ra tạm trú. Đặc biệt, theo số liệu của cán phòng tạp trú, tạm vắng của công an phường Mễ Trì, hàng năm có 400-500 người nước ngoài đến làm thủ tục đăng ký tạm trú để thuê nhà trên địa bàn phường Mễ trì. Nắm bắt được cơ hội này, người dân ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm đã đầu tư xây dựng nhà và phòng cho thuê, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đây được coi là một trong những nguồn thu quan trọng và ổn định nhất trong bối cảnh đô thị hóa của nhiều hộ gia đình mất đất nông nghiệp. Việc chuyển từ nông dân sang công nhân thu nhập của họ khoảng 3.000.000đ – 5.000.000 triệu đồng/tháng có thể bằng thu nhập làm nông nghiệp trong cả năm. Việc người dân linh hoạt trong chuyển đổi mô hình sinh kế, từ mô hình sinh kế nông nghiệp sang mô hình phi nông nghiệp đã tạo điều kiện và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Với mức thu nhập tương đối ổn định, việc làm bên trong và bên ngoài khu công nghiệp đã giúp người dân từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của bản thân và gia đình. Điều này cho thấy với sự giảm nhanh của lao động nông 14 UBND huyện Từ Liêm (2010), Đề án phát triển nông thôn mới giai đoạn (2010-2015), tr.12
  • 18. 17 nghiệp đã tạo cơ hội cho lao động trong các ngành phi nông nghiệp và hỗn hợp tăng nhanh. 4.2.3.2. Mức sống hộ gia đình tăng Sự biến đổi trong đời sống kinh tế được ghi nhận một cách rõ nét trong mức thu nhập và cơ cấu nguồn thu nhập của người dân ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Theo số liệu thống kê hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, thu nhập bình quân đầu người đã liên tục tăng trong thời gian qua. Nếu như năm 2000 thu nhập bình quân đầu người ở Từ Liêm còn dưới 8 – 10 triệu đồng/người/năm thì đến 2014 con số này đã tăng lên 45 – 50 triệu đồng/người/năm. Trong khi đó, các loại hình kinh tế tư nhân, cá thể cũng đã hình thành và phát triển mạnh trên địa bàn hai quận này trong những năm gần đây, đặc biệt là các địa bàn có làng nghề truyền thống như phường Cổ Nhuế (may mặc), Mễ Trì (Cốm, Bún), Trung Văn (Tái chế nhựa), Xuân Đỉnh (mứt hoa quả),…. Bảng: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình qua các giai đoạn (%) Trước năm 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2014 1. Sản xuất nông nghiệp 60,5 44,8 26,2 8,3 2. Lương công nhân 5,0 8,6 9,6 10,2 3. Lương cán bộ công chức nhà nước 5,2 6,2 5,7 6,2 4. Lương đi làm thuê, nghề tự do 4,3 7,9 6,2 6,2 5. Buôn bán, dịch vụ 8,3 14,8 30,0 34,3 6. Lương hưu, trợ cấp chính sách 1,2 3,6 6,0 9,4 7. Cho thuê nhà, phòng trọ 0,7 6,3 15,0 35,2 8. Nguồn khác 3,3 2,4 2,9 3,1 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Từ bảng số liệu trên cho thấy quá trình ĐTH đã tác động đến chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm từ các ngành nghề của người dân đã hoàn toàn thay đổi. Nếu trước năm 2000 thu nhập chủ yếu của người dân là từ nông nghiệp chiếm 60,5%, thì đến năm 2014 thu nhập từ các ngành nghề thuộc trong sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 67,2%, nông nghiệp chỉ còn 8,3%. Với các điều kiện ĐTH khác nhau, nguồn thu cũng có những sự khác biệt. Ở các phường Mễ Trì, Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Xuân Đỉnh, Trung Văn nguồn thu chính của các hộ gia đình chủ yếu là từ những việc làm phi nông nghiệp, như buôn bán, dịch vụ nhỏ (49,78%); làm thuê, làm mướn – lao động giản đơn (18,65%). Phường Cổ Nhuế nguồn thu chính của các hộ chủ yếu từ buôn bán, làm dịch vụ hoặc các ngành nghề thuộc loại hình kinh tế cá thể. Đặc biệt, trong tổng số hộ khảo sát có 59% hộ có nguồn thu từ cho thuê nhà (nhà trọ) hoặc đất, với tỷ lệ chiếm 23,6% trong tổng cơ cấu thu của hộ/tháng. Phường Thượng Cát, Xuân Phương, Liên Mạc tuy là khu vực phần lớn các hộ còn làm nông, với 32,4% hộ có làm nông nghiệp, nhưng nguồn thu từ trồng trọt và chăn nuôi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của hộ. Nguồn thu chính của các hộ ở khu vực này vẫn là từ những việc làm phi nông nghiệp, chủ yếu từ buôn bán, làm dịch vụ hoặc cho thuê nhà trọ. Số hộ có nhà trọ cho thuê, thu nhập từ kinh doanh nhà trọ chiếm tỷ trọng trong cơ cấu nguồn thu năm 2014 của những hộ đó là 32,5%. Có thể thấy cơ cấu nguồn thu từ cho thuê nhà trọ, hoặc cho thuê đất, điều này cho thấy rõ những tác động của quá trình ĐTH trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Tỷ
  • 19. 18 lệ thuận với việc làm gia tăng là mức độ thu nhập của người dân được cải thiện và mức thu nhập này cao hơn nhiều lần so với mô hình sinh kế nông nghiệp vốn chỉ dựa vào đất như trước đây của người dân. Tuy thu nhập mang tầm quan trọng hàng đầu, nhưng chi tiêu mới phản ánh được mức sống thực tế của hộ gia đình. Các khoản chi tiêu trong đời sống sống hàng ngày của người dân ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm tăng rất nhanh trong hơn thập niên qua và đặc biệt trong những năm gần đây. Nếu so sánh tốc độ tăng thu nhập trong cùng thời kỳ là 16,2% thì tốc độ tăng chi tương ứng với tốc độ tăng thu nhập – một chỉ báo lành mạnh trong cân đối thu nhập – chi tiêu của người dân. Riêng đối với tầng lớp thu nhập thấp nhất thì tổng chi tiêu vượt quá tổng thu nhập. Bảng: Các khoản chi tiêu của gia đình năm 2014 so với trước năm 2000 (%) Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Trong tổng số chi tiêu cho đời sống hàng ngày thì chi không phải ăn, uống ngày càng nhiều hơn, bình quân tăng 23,7% /năm. Đây chính là các khoản chi về y tế, giáo dục, nhà ở, đi lại, ăn mặc, sinh hoạt, giải trí, văn hóa, truyền thông, liên lạc…Điều này cho thấy đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu ung các sản phẩm hàng hóa phi lương thực, thực phẩm ngày càng tăng lên. Chi ăn, uống, hút tăng không nhiều nhưng xét về chi tiết thì phần chi thực phẩm tăng tương đối cao, bình quân 14,67%/năm, trong khi đó phần chi lương thực giảm một cách tương đối. Như vậy, sau khi đã ổn định “ăn no” thì người dân ngày càng quan tâm đến việc “ăn ngon” và “mặc đẹp” và những nhu cầu cao cấp hơn trong cuộc sống. Nổi bật trong các khoản chi tiêu đó là khoản chi cho việc sửa sang và xây dựng nhà cửa của các hộ gia đình ở Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm trong giai đoạn này. Với số tiền nhận được từ bồi thường, hỗ trợ do bị mất đất sản xuất, các hộ dân đã sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó ưu tiên hàng đầu dành để xây dựng, sửa sang nhà cửa. Theo kết quả khảo sát, nếu như năm 2000 trên địa bàn hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, nhà cửa của các hộ dân chủ yếu thuộc loại nhà cấp 4 hoặc nhà một tầng mái bằng thì sau hơn một thập niên các loại nhà tạm, nhà cấp 4 ở khu vực này đã được thay thế bằng loại nhà bán kiên cố rất nhiều và thậm chí có 30% số hộ xây nhà kiên cố trở lên. Các điều kiện sinh hoạt cũng như các loại đồ ung và tiện nghi sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng có sự thay đổi lớn. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các loại đồ ung và tiện nghi sinh hoạt trong gia đình ở Trước 2000 Năm 2014 1. Ăn uống 61,2 27,9 2. Mặc 1,0 0,7 3. Khám chữa bệnh 4,3 7,6 4. Giáo dục 8,3 17,9 5. Sửa chữa, xây mới nhà cửa 40,0 63,4 6. Sản xuất, kinh doanh 2,9 39,5 7. Ma chay, hiếu, hỉ 3,6 7,9 8. Điện/nước/vệ sinh/chất đốt 8,3 10,2 9. Giải trí, du lịch 0,2 21,0 10. Gửi tiết kiệm 0,5 1,4
  • 20. 19 Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm có mức tương đương với các hộ trong khu vực nội thành của thành phố. Ngoài những vật dụng như xe gắn máy, tivi, đầu máy video, trong các hộ gia đình cũng xuất hiện nhiều đồ ung hiện đại như: máy tính (48,3%); máy giặt (58,3%). Đây là hiện tượng khá phổ biến sau khi các hộ gia đình nhận tiền đền bù hoặc bán đất. Biểu đồ: Đồ dung và tiện nghi sinh hoạt của hộ dân trước và sau khi lên quận (%) Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Việc mua sắm, tiêu ung của các hộ dân ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi được đền bù tiền thu hồi đất không phản ánh tính cách “cần kiệm vốn có của nhà nông”. Trong chừng mực nào đó họ có một cơ hội đột ngột được kích thích để tiêu ung. Cơ hội ấy là số tiền đền bù vào đất mất đi, dĩ nhiên đã được tiêu ung và hình mẫu tiêu ung không phải là sự cần kiệm vốn có của nhà nông mà hướng theo mô hình xã hội tiêu thụ ở thành thị15 . Sự thay đổi đời sống của nhiều gia đình theo chiều hướng tích cực được thể hiện cụ thể hơn ở sự đánh giá khách quan của người dân về kinh tế của gia đình họ so với trước những năm 2000. 12,0 68,0 19,1 0,9 Tăng mạnh Tăng chút ít Như cũ Giảm chút ít Biểu đồ: Kinh tế của hộ gia đình năm 2014 so với trước năm 2000 (%) Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Kết quả khảo sát cho thấy trong số những người được hỏi có tới 68% cho biết khá hơn so với trước năm 2000. Qua nghiên cứu, có thể thấy những mặt tốt nhất ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong quá trình ĐTH là đem lại sự hài lòng cao của người dân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông, điện lưới, nước sạch sinh hoạt, thu gom rác thải, trồng cây xanh. Dưới tác động của đô thị hóa, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình hiê ̣n nay ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm so với những năm trước theo đánh giá tương quan về giới tính, đi ̣ a bàn cư trú, nghề nghiê ̣p đều có tỷ lê ̣cao cho rằng kinh tế gia đình đã khá hơn những năm trước đây. Do vâ ̣y mà đời sống vâ ̣t chất, tinh thần của người dân được nâng lên, có nhiều thay đổi tích cực. Nhìn chung, đây là kết quả của việc phát triển kinh tế đã 15 Đỗ Thái Đồng (1995), Đời sống cư dân ven đô dưới áp lực đô thị hoá, Trung tâm KHXH & NV TP Hồ Chí Minh.
  • 21. 20 hướng tới việc thay đổi đời sống của cộng đồng dân cư theo tác động ngày càng tốt hơn, tăng trưởng hơn. 4.3. Sự thích ứng của cộng đồng Qua nghiên cứu về biến đổi các loại hình sinh kế của cộng đồng dân cư hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm dưới tác động của đô thị hóa cho thấy sự thích ứng của người dân trước những thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp, mô hình sinh kế của hộ gia đình cho phù hợp với điều kiện môi trường sống mới. Điều này được thể hiện rất rõ qua sự thay đổi nhận thức, thái độ, cách ứng xử, hành vi cũng như là các hoạt động chuyển đổi công việc của các hộ gia đình ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, nếu loại trừ những người đã hết tuổi lao động thì có 7,8% số người được hỏi thường xuyên có việc làm, 20,2% không thường xuyên có việc làm. Như vậy, có thể nói, ở một mức độ nhất định, về vấn đề việc làm, gần 4/5 số dân hai quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm thích ứng được với những thay đổi nghề nghiệp, việc làm với những yêu cầu mới của hoạt động nghề nghiệp dưới tác động của đô thị hoá. Tuy nhiên, mức độ thích ứng của từng nhóm dân cư có sự khác nhau, tuỳ theo các khía cạnh khác nhau của vấn đề việc làm. Bảng: Những khó khăn của cộng đồng dân cư liên quan đến việc làm (%) Có Không Kiến thức lạc hậu so với công việc hiện nay 38,5 61,5 Khó thích ứng được với những đòi hỏi mới của công việc 22,5 77,5 Không đủ sức khoẻ để thực hiện tốt công việc 28,0 72,0 Thiếu sự tự tin trong công việc 10,8 89,2 Không đủ vốn để phát triển công việc hiện nay 31,6 68,4 Không đủ điều kiện để học một nghề cụ thể 11,5 83,5 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2014 tại quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm Theo tự đánh giá của các khách thể thường xuyên có việc làm thì họ hầu như không gặp khó khăn gì lớn, kể cả khó khăn chủ quan và khách quan, trong công việc như kiến thức chuyên môn, sự say mê, hứng thú nghề, sự tự tin..., ngoại trừ khoảng ¼ số người có khó khăn về vốn để phát triển công việc. Có lẽ chính vì thế mà với phần lớn trong số họ, tính ổn định của việc làm được duy trì: 89,1% không chuyển đổi việc làm. Chỉ có 10,9% số người có chuyển đổi việc làm trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến thời điểm khảo sát với lý do chuyển đổi việc làm nhằm tăng thêm thu nhập. Mặt khác, quá trình dần hình thành một thị trường lao động tự do theo hướng mở, hoạt động theo cơ chế cung – cầu, với lực lượng lao động đông đảo, một viễn cảnh tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đã tạo ra cho người lao động những lo lắng, e ngại. Vấn đề này nếu không được giải quyết thì trong tương lai khả năng thích ứng với công việc của họ sẽ giảm sút. Như vậy, có thể nói khá nhiều người dân lao động ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm thích ứng được với những đòi hỏi của công việc trong bối cảnh đô thị hóa, nhưng khả năng thích ứng của họ ra sao trong tương lai, khi sự phát triển của huyện đã đạt mức cao hơn và có những đòi hỏi cao hơn đối với chất lượng lao động, thì còn là vấn đề bỏ ngỏ. Khác biệt giữa các nhóm dân cư trong thích ứng với những thay đổi nghề nghiệp, việc làm ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm trong bối cảnh đô thị hóa. Quá trình giải phóng mặt
  • 22. 21 bằng, tái định cư cũng có tác động tới khả năng thích ứng đối với những thay đổi việc làm của các nhóm hộ khác nhau. Trong số những hộ bị ảnh hưởng có nhiều người không thường xuyên có việc làm và có ít hộ thường xuyên có việc làm hơn so với nhóm không bị ảnh hưởng (68,1% so với 79,5% - thường xuyên có việc làm và 31,9% so với 20,5% không thường xuyên có việc làm). Trong số những hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp thì những hộ bị di dời hoàn toàn có nhiều người không thường xuyên có việc làm hơn cả (34,8% so với 17,9% - nhóm bị mất một phần đất nhưng không ảnh hưởng đến nhà và 11,1% - nhóm bị mất một phần nhà nhưng không phải di dời). Thực trạng bị di dời hoàn toàn để giải phóng mặt bằng đã tạo ra cho người dân rất nhiều khó khăn liên quan đến việc làm, đặc biệt là với những người làm nghề kinh doanh buôn bán tư nhân, làm nghề tự do. Những người này sẽ mất địa điểm kinh doanh buôn bán, mất địa bàn hành nghề và khách hàng quen thuộc, các mối quan hệ làm ăn trước kia bị phá vỡ… và tình trạng này buộc họ phải tìm kiếm, xác lập lại điều kiện hành nghề ở địa bàn cư trú mới. Mà trên thực tế điều này không dễ, bởi địa bàn cư trú mới của họ thường là những khu vực dân cư mới hình thành, số lượng và tính ổn định lượng dân, đồng nghĩa với lượng người tiêu ung không cao. Những khó khăn khách quan như vậy buộc những hộ phải di dời hoàn toàn phải tích cực và nỗ lực thích ứng nhiều hơn để có được việc làm mới. Tuy nhiên, cho đến thời điểm nghiên cứu này được tiến hành thì hiệu quả thích ứng với việc làm của không ít người còn chưa được như mong muốn. 4.4. Giải pháp chuyển đổi và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô dưới tác động của đô thị hóa 4.4.1. Nhóm giải pháp phát triển các nguồn vốn sinh kế - Giải pháp về nguồn vốn con người Nâng cao trình độ lao động cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp. Chính quyền các cấp cần có những chính sách đào tạo nghề và tái đào tạo nghề cho những người bị thu hồi đất nhằm giúp họ tìm kiếm những việc làm phi nông nghiệp. Thành lập các trung tâm dạy nghề, mở cá khóa đào tạo ngắn hạn kéo dài, tập trung chủ yếu vào các công việc liên quan đến các làng nghề, các khu công nghiệp đã, đang và sắp thành lập hay các công việc đơn giản như: Lái xe taxi, may mặc, dịch vụ nấu ăn, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe,… Đây là một giải pháp hiệu quả giúp người dân thích nghi với những biến đổi về nghề nghiệp và sinh kế, tiếp đó là thúc đẩy đa dạng ngành nghề cho cộng đồng dân cư. Song song với các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ học vấn là các chính sách chuyển đổi ngành nghề, định hướng nghề nghiệp, giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người lao động giúp họ tìm kiếm được những công việc phi nông nghiệp bền vững. - Giải pháp về nguồn vốn tài chính: Cần có những chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các thế mạnh của vùng ven đô như thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, thương mại và dịch dụ,… Khai thác tiềm năng vốn trong cộng đồng dân cư, kích thích người dân tự bỏ vốn đầu tư cho Nhà nước, các tổ chức kinh tế vay để tạo nguồn vốn đầu tư; thực hành tiết kiê ̣m trong toàn xã hội, khuyến khích và có chính sách hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, khuyến khích
  • 23. 22 người dân tham gia các công trình công cộng ven đô. Chính quyền cũng có thể đề xuất các giải pháp hợp tác cùng người dân góp vốn xây dựng các công trình công cộng, các dự án nhỏ có tính kinh tế và khả thi cao. - Giải pháp về nguồn vốn xã hội Xây dựng niềm tin xã hội, cần đảm bảo tốt vấn đề an ninh xã hội đồng thời người dân cần xây dựng các quan hệ có tính thường xuyên, liên tục và tương tác trực tiếp, xây dựng một cộng đồng văn minh đô thị. Các chuẩn mực và giá trị là một hệ cấu trúc rất phức tạp, đan xen lẫn nhau. Các nhóm xã hội ở khu vực ven đô cần có sự đoàn kết, cùng nhau phát triển, dần dần tạo dựng một giá trị cốt lõi của cộng đồng phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Tổ chức các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vận động tốt các hộ gia đình tham gia các phong trào xây dựng văn hóa mới, phường văn minh đô thị. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, xây dựng tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp phát của cá nhân và cộng đồng và đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí… - Giải pháp về nguồn vốn tự nhiên Quy hoạch nguồn vốn đất đai, sự quá tải của khu vực đô thị đã làm giảm chất lượng sống như ô nhiễm, khan hiếm thực phẩm sạch, ách tắc giao thông, không gian riêng bị thu hẹp… Chính điều đó đã khiến nhu cầu tìm kiếm nơi ở ven đô ngày một tăng cao. Xu hướng này đã tăng lên đáng kể khi chính phủ có kế hoạch di chuyển các đơn vị hành chính sự nghiệp trong nội đô ra vùng ven. Do đó vùng ven đô cần quy hoạch diện tích đất ở phù hợp với sự phát triển bền vững của từng địa phương. Mặt khác, diện tích đất sản xuất vùng ven đô ngày càng thu thẹp theo sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Do đó chính quyền cần có quy hoạch dài hạn, giữ một diện tích đất sản xuất nhất định tạo điều kiện cho nông nghiệp dịch vụ đô thị phát triển. - Giải pháp về nguồn vốn vật chất Bên cạnh các giải pháp trên, giải pháp về nguồn vốn vật chất là một phần không thể thiếu trong hệ thống đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Quy hoạch, xây dựng các khu đô thị cùng với sự phát triển kinh tế của vùng ven đô. Các hộ gia đình cần có các giải pháp như sử dụng nguồn tài chính sẵn có, góp vốn, vay vốn, thuê… đầu tư nhiều hơn ung ơ sở và công cụ sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để quá trình sản xuất đạt được năng suất cao hơn. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng cần có các biện pháp hỗ trợ kịp thời những dự án có tính khả thi và hiệu quả cao. 4.4.2. Nhóm giải pháp đa dạng hóa hoạt động sinh kế -Liên kết với các doanh nghiệp giải quyết việc làm tại các khu, cụm công nghiệp có trên địa bàn ven đô, cùng với sự xuất hiện của các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cộng đồng dân cư ven đô đạt được một cơ hội tốt chuyển dịch ngành nghề. Các doanh nghiệp tại đây sau khi tuyển dụng, đào tạo nghề, thử việc sẽ tuyển một số lượng lớn người lao động vùng ven đô và các địa phương khác. Điều này không chỉ giải quyết vấn đề
  • 24. 23 thất nghiệp mà còn kéo theo sự phát triển của các hoạt động sản xuất và dịch vụ khác như kinh doanh nhà trọ, buôn bán tự do, sản xuất hàng tiêu ung, v.v.. - Thực hiện đa dạng hoá việc làm và chú ý việc làm tại chỗ, tạo việc làm tại chỗ có một ý nghĩa quan trọng không chỉ với vấn đề lao động việc làm cho nông dân sau thu hồi đất mà còn với sự phát triển nói chung của khu vực nông thôn và của cả quốc gia. Trên thế giới, tạo việc làm phi nông nghiệp tại các vùng nông thôn là một trong những giải pháp chính giúp thay đổi bộ mặt nông thôn tại nhiều quốc gia. Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được cải thiện cũng có nghĩa làm gia tăng cơ hội việc làm trên cả hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Khi việc làm tại khu vực nông thôn cũng như nông nghiệp được cải thiện cũng đồng nghĩa với áp lực phải cải thiện về cầu lao động, thu nhập, điều kiện làm việc tại các khu vực công nghiệp, dịch vụ có sử dụng lao động của khu vực nông thôn sẽ tăng lên. Do đặc thù của lao động nông thôn là phần lớn lao động chưa qua đào tạo nghề, không có trình độ chuyên môn cũng như những kỹ năng trong sản xuất, vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giải quyết lao động dư thừa và tạo thêm việc làm cho nông dân khi thu hồi đất đòi hỏi chúng ta bên cạnh việc phát triển những ngành công nghệ cao thì cũng phải phát triển những ngành ở trình độ kỹ thuật trung bình. Đây là một trong những phương thức tạo việc làm một cách hiệu quả và ổn định cho số lao động này theo phương châm “ly nông bất ly hương” nhằm tránh sức ép về việc làm cho khu vực thành thị. - Xây dựng, phát triển nông nghiệp dịch vụ, quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về sức khỏe người dân ngày càng nâng cao. Theo đó thực phẩm sạch đang có nhiều thị trường rất lớn rất lớn, tập trung chủ yếu ở các đô thị. Trong khi đó các vùng ven đô lại có lợi thế vị trí gần các thị trường lớn này, có diện tích đất lớn, có điều kiện phát triển nông nghiệp dịch vụ, xây dựng các trang trại, mô hình chăn nuôi trồng trọt đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, chính quyền các vùng ven đô, các hộ gia đình cần nắm bắt cơ hội này, có giải pháp phát triển nông nghiệp dịch vụ, xây dựng những cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, cơ sở chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn, xây dựng uy tín trên thị trường. Trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp không còn cần quy hoạch sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, nhất là đất canh tác. Cố gắng duy trì diện tích đất trồng lúa, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài trong quy hoạch phát triển kinh tế của vùng ven đô. Gắn chặt quy hoạch sản xuất nông nghiệp với quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện để người dân giải quyết được việc làm tại chỗ. - Xây dựng các mô hình kinh doanh nhà trọ, như phân tích ở trên, quá trình đô thị hóa ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và khu vực ven đô diễn ra mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ, và văn hóa thể thao. Bên cạnh đó hệ thống đường giao thông được xây dựng và mở rộng rút ngắn khoảng cách giữa vùng ven với nội đô. Hệ thống văn phòng các công ty, doanh nghiệp phát triển,… Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và vùng ven đô trở thành một lực hút rất lớn đối với các doanh nghiệp, công ty đầu tư và các luồng di cư. Hơn nữa, chính sách giãn dân của thành phố, quá trình đô thị hóa mạnh đã làm cho các trường đại học cao đẳng xuất hiện ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và các vùng ven đô ngày càng nhiều.… Điều này tạo điều kiện cho những hộ gia đình bị mất
  • 25. 24 đất, không còn tham gia sản xuất nông nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội này. Họ chỉ cần đầu tư một số vốn và xây dựng nhà trọ cho thuê. Những nhà trọ này với ưu điểm giá rẻ, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi không kém trong nội thành, giao thông thuận lợi, dịch vụ công cộng phát triển, sẽ là những thế mạnh cạnh tranh lớn thu hút sinh viên, người lao động tìm về nhập cư, tạm trú. Do vậy cần có những mô hình nhà trọ hiện đại, là một chiến lược sinh kế lâu dài và bền vững tạo ra nguồn thu nhập cao và ổn định cho cộng đồng dân cư ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và các vùng ven đô trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. - Xây dựng các khu vui chơi, nghỉ dưỡng, trong các đô thị đông đúc chật hẹp, nhu cầu về không gian vui chơi giải trí, thư giãn cuối tuần của người dân là rất cao. Do đó, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và các vùng ven đô Hà Nội có được điều kiện tự nhiên thuận lợi, có các di tích lịch sử, các làng nghề, làng văn hóa cổ truyền, ... cần có các giải pháp quy hoạch cụ thể xây dựng các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, giải trí để thu hút một lượng lớn khách thăm quan du lịch tạo công ăn việc làm, các mô hình sinh kế tự do phát triển ở khu vực này này. Đây là một hướng giải pháp cần phát triển hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân mất đất nông nghiệp ở khu vực này. - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các hộ gia đình ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và các vùng ven đô Hà Nội có được lợi thế rất lớn về đất thổ cư, đất phi nông nghiệp do đó cùng với những cơn sốt đất ven đô, họ nắm trong tay một lượng tài sản rất lớn. Đây không phải là một giải pháp bền vững nhưng là giải pháp khả quan trong một tương lai gần. Việc chuyển quyền sử dụng một phần đất của mình sẽ tạo điều kiện cho người dân ở khu vực này có một số vốn ban đầu khá lớn trong tay để tiến hành chuyển đổi ngành nghề, sinh kế. Ngoài ra, giải pháp này góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, tăng số lượng dân cư, tạo ra một thị trường tiềm năng cho kinh tế vùng ven đô phát triển. - Phát triển các loại hình kinh doanh, buôn bán, thương mại dịch vụ, hỗ trợ hình thức cho vay vốn ban đầu, hỗ trợ phương tiện sinh kế ban đầu để tạo điều kiện cho họ làm dịch vụ và buôn bán; Hình thành các khu giải trí có tính thương mại và dịch vụ, liên kết đào tạo nghề; Hình thành các nhóm sinh kế lao động giúp việc nhà: thành lập các trung tâm môi giới, trung tâm giới thiệu việc làm để tìm việc và phân công giới thiệu người làm. 4.4.3. Nâng cao năng lực thực hiện chính sách sinh kế cộng đồng dân cư ven đô Đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn phục vụ cho việc chuyển đổi và nâng cao sinh kế cho cộng đồng dân cư. Cơ cấu kinh tế cần tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp. Đa dạng hóa nguồn thu nhập có thể là một chiến lược sinh kế hộ nhằm khai thác tối đa tiềm năng sinh kế hộ trong bối cảnh hiện nay. 5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận Dưới tác động của đô thị hóa, nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư đã có sự chuyển biên tích cực từ cấp độ cộng đồng đến cấp độ hộ gia đình. Trong bối cảnh đó, cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đã khá linh hoạt trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực này một cách hợp lý. Trong đó nguồn vốn vật chất và nguồn vốn nhân lực có sự thay đổi nhanh
  • 26. 25 nhất, là điều kiện cơ bản làm thay đổi cơ hội cho các chiến lược sinh kế của người dân. Khi nguồn vốn tự nhiên bị thu hẹp, người nông dân có xu hướng sử dụng các nguồn lực khác như vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của mình. Tuy nhiên, bên cạnh điểm mạnh của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội, thì nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính của địa phương vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là nguồn lực vật chất. Vì vậy, vẫn còn không ít những hộ gia đình ở Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và khu vực ven đô chưa có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp, sinh kế, khiến thu nhập còn thấp. Họ có thể có chỗ ở khang trang hơn, nhưng lại bị xáo trộn về công ăn việc làm, một khó khăn đáng kể trong hoạt động sinh kế, kèm theo những ảnh hưởng về tâm lý, tinh thần của các hộ gia đình này. Sinh kế của cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đã có những thay đổi sâu sắc trong thời gian qua, từ mô hình sinh kế nông nghiệp (sinh kế dựa vào đất), các hộ nông dân đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong việc lựa chọn các mô hình sinh kế đa dạng (sinh kế phi nông nghiệp, sinh kế hỗn hợp). Đây là xu hướng tất yếu, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và thu nhập từ sinh kế nông nghiệp không tăng so với các mô hình sinh kế phi nông nghiệp khác. Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân tiếp cận tốt các nguồn lực sinh kế thì sự chuyển đổi, nâng cao mô hình sinh kế và đem lại nguồn nhu nhập càng rõ nét và ngược lại. Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi từ sinh kể truyền thống sang mô hình sinh kế hiện đại đã mang lại nhiều giá trị lớn lao. Tỷ lệ người có việc làm gia tăng, thu nhập nâng cao và mức sống được cải thiện đáng kể là một thực tế đang diễn ra tại Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm nói riêng và khu vực ven đô nói chung trong trong hai thập niên gần đây. Bên cạnh những thuận lợi cho việc chuyển đổi và nâng cao sinh kế, cộng đồng dân cư Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và khu vực ven đô còn gặp không ít khó khăn. Nguồn nhân lực đông về số lượng nhưng còn hạn chế về trình độ tay nghề. Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông tuy đã phát triển rộng khắp, song chưa đáp ứng yêu cầu đi lại và vận tải, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân. Hơn nữa chuyển sang môi trường xã hội nông thôn mới, môi trường đô thị, mọi chi phí sinh hoạt đều đắt đỏ hơn và còn phát sinh nhiều khoản chi phí mới. So với thời kỳ làm nông nghiệp, thì không ít hộ dân trở nên thiếu thốn nhiều thứ, khiến cuộc sống trở nên bấp bênh.