SlideShare a Scribd company logo
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS Ở VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Đỗ Tuấn Minh
Lớp KTB62CL
Tóm tắt:
Blockchain là một công nghệ kĩ thuật số mới nổi và đang phát triển đã được ứng dụng
thành công trong rất nhiều các ngành nghề khác nhau như tài chính, y tế, nông nghiệp…Từ đó
cho thấy blockchain sẽ là một công nghệ đột phá và đầy hứa hẹn trong ngành logistics. Bài báo
này sẽ nghiên cứu tổng quan về khái niệm blockchain và xu hướng ứng dụng của công nghệ
này trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và
phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài báo cũng sẽ đưa ra đánh giá toàn
diện về cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp thích nghi và ứng dụng
công nghệ trong quản trị và điều hành doanh nghiệp của mình.
Từ khóa: blockchain, logistics, chuỗi cung ứng
Abstract
Blockchain is a new and expanding digital technology that has been effectively used in
several sectors, including banking, healthcare, agriculture, etc. It demonstrates that blockchain
will be a ground-breaking and promising technology for the logistics sector. This article will
study an overview of the blockchain concept and application trends of this technology in the
field of logistics and supply chain management in order to improve competitiveness and develop
logistics services in Vietnam. On that basis, the article will also make a comprehensive
assessment of opportunities, and challenges and offer solutions to help businesses adapt and
apply technology in their business administration and operation.
Keywords: blockchain, logistics, supply chain
1. Giới thiệu
2. Tổng quan về blockchain
2.1. Khái niệm blockchain
Blockchain là một công nghệ sổ cái phân tán cho phép ghi lại các giao dịch giữa
những người tham gia một cách an toàn và lâu dài. Blockchain thay thế một cách
hiệu quả nhu cầu về người trung gian trước đây và hoạt động như bên thứ ba đáng
tin cậy để xác minh, ghi lại và điều phối các giao dịch bằng cách "chia sẻ" cơ sở dữ
liệu giữa nhiều bên. (Kiickelhaus & Chung, 2018).
Theo một định nghĩa khác: Blockchain là công nghệ cơ sở dữ liệu thông minh, là
xương sống của gần như tất cả các loại tiền điện tử. Bằng cách phân phối các bản
sao cơ sở dữ liệu giống hệt nhau trên toàn bộ mạng, blockchain khiến cho việc hack
hoặc gian lận hệ thống trở nên rất khó khăn. Mặc dù tiền điện tử là cách sử dụng phổ
biến nhất cho blockchain hiện nay, nhưng công nghệ này mang lại tiềm năng phục
vụ rất nhiều ứng dụng. (Rodeck & Curry, 2022).
Về tổng quan, có thể hiểu blockchain là một cơ sở dữ liệu cho phép trao đổi thông
tin minh bạch bằng cách phân phối các bản sao cơ sở dữ liệu giống nhau. Do không
thể xóa hay sửa đổi dữ liệu của thông tin đã lưu nên dữ liệu sẽ luôn nhất quán theo
trình tự thời gian. Cũng chính vì sự minh bạch, bảo mật và an toàn mà blockchain có
tiềm năng ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau
2.2. Hoạt động của blockchain
2.2.1. Hash
Hash trong blockchain là một quy trình dùng để chuyển đổi bất cứ dạng dữ
liệu nào thành một đoạn văn bản mã hóa có độ dài cố định duy nhất. Bất kể độ
dài, thể loại, kích thước của dữ liệu đều có thể tạo ra hash cho bất cứ phần nào
của dữ liệu
Mỗi khối (block) sẽ chứa một số dữ liệu, hash của khối và hash của khối
trước. Dữ liệu được lưu trữ bên trong khối phụ thuộc vào loại blockchain. Ví dụ
như blockchain của bitcoin sẽ chứa những dữ liệu chi tiết về giao dịch bao gồm:
người gửi, người nhận và lượng tiền được gửi.
Mỗi khối cũng chứa một hash riêng hoạt động như một cách duy nhất để
xác định khối và toàn bộ dữ liệu của khối. Một khi khối được tạo ra, hash cũng
sẽ xuất hiện. Thay đổi dữ liệu bên trong khối sẽ làm hash thay đổi hay nói cách
khác: hash luôn định vị được những thay đổi dữ liệu trong khối.
Yếu tố thứ 3 bên trong mỗi khối chính là hash của khối trước. Đây chính
là cách để tạo ra một chuỗi các khối và biến blockchain trở nên an toàn và bảo
mật
Hash: 1M4T Hash: 8X4J Hash: 3N0U
Hash khối trước: 0000 Hash khối trước: 1M4T Hash khối trước: 8X4J
Như hình đã minh họa, mỗi khối đều có hash riêng và hash của khối trước
đó. Vì vậy khối thứ 3 sẽ có hash của khối thứ 2 và khối thứ 2 lại có hash của khối
thứ 1. Khối đầu tiên trong chuỗi (khối nguồn gốc) sẽ không thể nối đến khối trước
đó thông qua hash. Bất cứ can thiệp nào lên khối sẽ làm thay đổi hash, điều này
sẽ khiến tất cả các khối trở nên không hợp lệ do thiếu sự đồng bộ với hash của
khối trước đó
Nhưng chỉ sự dụng một mình hash là chưa đủ để ngăn chặn sự giả mạo.
Các máy tính hiện đại có thể tính toán nhanh của trăm ngàn hash mỗi giây. Điều
này khiến cho chuối khối có thể bị xâm nhập bằng cách can thiệp vào toàn bộ
khối và tính toán lại các hash
2.2.2. Proof-of-work (POW)
Proof-of-work (POW) là một cơ chế đồng thuận phi tập trung yêu cầu các
thành viên mạng nỗ lực giải quyết một số thập lục phân được mã hóa.
Cơ chế này sẽ làm chậm lại việc hình thành các khối mới. Ví dụ như
Bitcoin phải mất 10 phút để tính toán POW và thêm một khối mới vào chuỗi. Vì
vậy chỉ cần đổi vị trí 1 khối sẽ phải tính toán lại POW cho các khối tiếp theo.
Điều này sẽ ngăn chặn việc xáo trộn giữa các khối
2.2.3. Mạng lưới Peer-to-peer (P2P)
Mạng lưới Peer-to-peer (P2P) được dựa trên nguyên tắc phân cấp, cho
phép người dùng mạng thực hiện các giao dịch mà không cần sử dụng người
trung gian hoặc máy chủ trung tâm. Hay nói cách khác là không cần quản trị viên
để theo dõi các giao dịch của người dùng trên mạng. Thay vào đó, các mạng
ngang hàng làm việc cùng nhau để thực hiện các trao đổi
Bất cứ ai cũng có quyền tham gia mạng lưới P2P. Khi ai đó gia nhập, họ
sẽ nhận được bản sao đầy đủ của chuối khối. Họ có thể dùng bản sao này để xác
minh trình tự của chuỗi khối ban đầu. Khi một khối mới được thêm vào, nó sẽ
được gửi cho tất cả mọi người cùng mạng lưới và được xác minh để tránh giả
mạo
Tất cả mọi người trong mạng lưới tạo ra sự đồng thuận. Họ sẽ cùng bỏ
phiếu (>50%) nếu khối nào hợp lệ hoặc không hợp lệ
2.3. Phân loại chuỗi khối
Chuỗi khối có thể được chia làm 3 loại dự trên nguyên tắc đọc dữ liệu, quyền ghi
và quyền tham gia mạng lưới
 Chuỗi khối công khai (Public blockchain): bất kì ai cũng có thể tham gia mà
không bị giới hạn
 Chuỗi khối riêng tư (Permissioned or private blockchain): cho phép các tổ
chức đặt quyền kiểm soát đối với những người có thể truy cập dữ liệu chuỗi
khối. Chỉ những người dùng được cấp quyền mới có thể truy cập các bộ dữ
liệu cụ thể
 Chuỗi khối liên kết (Federated or consortium blockchain): Được kiểm soát
chặt chẽ bởi quy trình đồng bởi một số bên liên quan được chọn trước
2.4. Đặc tính của chuỗi khối
 Tính bất biến: Tất cả các thông tin giao dịch đều được lưu trữ trong khối. Các
khối này đều chứa hash của khối trước đó và được xác nhận bởi tất cả những
thành viên trong mạng lưới P2P. Vì vậy, hầu như là không thể để chỉnh sửa
hay giả mạo các giao dịch
 Khả năng truy xuất: Người dùng có thể truy xuất ngược lại tất các giao dịch
trong chuỗi khối. Điều này cho phép tính minh bạch tốt hơn so với các phương
thức lưu trữ thông tin truyền thống
 Tính bảo mật: Thông tin và dữ liệu trong chuỗi khối được phân phối và tuyệt
đối an toàn
2.5. Ứng dụng của blockchain trong chuỗi cung ứng
Trong chuỗi cung ứng sản xuất, thông tin và dữ liệu từ rất nhiều bên khác
nhau như nhà cung cấp, nhà sản xuất, các bên trung gian, nhà phân phối, đại
lý…được tạo ra liên lục trong thời gian thực. Blockchain hoạt động như một
nguồn dữ liệu lưu trữ thông tin có khả năng phân phối với tính bảo mật và minh
bạch cao. Hệ thống cũng đảm bảo rằng chỉ có những người dùng chính mới có
quyền thêm thông tin mới và những người tham gia khác chỉ có quyền theo dõi
đơn hàng.
Chính vì thế, các bên khác nhau hay khách hàng có thể truy xuất dữ liệu
nguồn gốc sản phẩm và các giai đoạn khác nhau mà sản phẩm đã trải qua. Dữ
liệu bất biến và chính xác càng làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng. Hệ
thống theo dõi này cũng giúp các nhà sản xuất giảm chi phí chung liên quan đến
quá trình thu hồi và xác định sản phẩm
Hợp đồng thông minh (Smart contract): Là một giao thức giao dịch điện
tử kĩ thuật số nhằm xác minh hoặc thực thi việc đàm phán và thực hiện các điều
khoản của hợp đồng pháp lý cơ bản được thiết kế để đáp ứng các điều kiện hợp
đồng chung bao gồm thanh toán, nghĩa vụ pháp lý và thực thi mà không có bên
thứ ba. Hợp đồng thông minh nhắm mục tiêu giảm chi phí giao dịch bao gồm chi
phí bên thứ ba và thực thi bằng cách thực hiện các giao dịch có thể theo dõi và
bất biến bằng cách ứng dụng blockchain. Tuy nhiên, vai trò của hợp đồng thông
minh có thể vượt xa việc giảm chi phí và tối ưu hóa các luồng trong chuỗi cung
ứng. Nó mở ra cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia
các quy trình kinh doanh của nhiều tổ chức, tạo ra môi trường mở và hài hòa
nhằm nhận ra khả năng tham gia công bằng của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào
chuỗi cung ứng. (Gunnar Prause, 2019).

More Related Content

Similar to ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS Ở VIỆT NAM.docx

Polygon: Giải Pháp Mở Rộng Được Đơn Giản Hóa
Polygon: Giải Pháp Mở Rộng Được Đơn Giản HóaPolygon: Giải Pháp Mở Rộng Được Đơn Giản Hóa
Polygon: Giải Pháp Mở Rộng Được Đơn Giản Hóa
Blog Tiền Số
 
Tác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam. Phần 2.pdf
Tác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam. Phần 2.pdfTác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam. Phần 2.pdf
Tác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam. Phần 2.pdf
Minh350628
 
BitCoin+ & BlockChain
BitCoin+ & BlockChain BitCoin+ & BlockChain
BitCoin+ & BlockChain
Huy Hòa Lê
 
6 Điều Bạn Cần Biết Về Avalanche (AVAX)
6 Điều Bạn Cần Biết Về Avalanche (AVAX)6 Điều Bạn Cần Biết Về Avalanche (AVAX)
6 Điều Bạn Cần Biết Về Avalanche (AVAX)
Blog Tiền Số
 
Khám Phá Hệ Sinh Thái Solana
Khám Phá Hệ Sinh Thái SolanaKhám Phá Hệ Sinh Thái Solana
Khám Phá Hệ Sinh Thái Solana
Blog Tiền Số
 
Hipt Bitcoin+ Forum: Grand Opening
Hipt Bitcoin+ Forum: Grand OpeningHipt Bitcoin+ Forum: Grand Opening
Hipt Bitcoin+ Forum: Grand Opening
Huy Hòa Lê
 
7 Điều Bạn Cần Biết Về Harmony (ONE)
7 Điều Bạn Cần Biết Về Harmony (ONE)7 Điều Bạn Cần Biết Về Harmony (ONE)
7 Điều Bạn Cần Biết Về Harmony (ONE)
Blog Tiền Số
 
6 Điều Bạn Cần Biết Về Theta Network (THETA)
6 Điều Bạn Cần Biết Về Theta Network (THETA)6 Điều Bạn Cần Biết Về Theta Network (THETA)
6 Điều Bạn Cần Biết Về Theta Network (THETA)
Blog Tiền Số
 
Khám Phá Hệ Sinh Thái Binance
Khám Phá Hệ Sinh Thái BinanceKhám Phá Hệ Sinh Thái Binance
Khám Phá Hệ Sinh Thái Binance
Blog Tiền Số
 
Web 3.0: Sự Phát Triển Tiếp Theo Của Internet
Web 3.0: Sự Phát Triển Tiếp Theo Của InternetWeb 3.0: Sự Phát Triển Tiếp Theo Của Internet
Web 3.0: Sự Phát Triển Tiếp Theo Của Internet
Blog Tiền Số
 
WhitePaper TrustDex Token (TDC)
WhitePaper TrustDex Token (TDC) WhitePaper TrustDex Token (TDC)
WhitePaper TrustDex Token (TDC)
Quốc Hiền Lê
 
Blockchain hype or hope
Blockchain hype or hopeBlockchain hype or hope
Blockchain hype or hope
Quoc Hoan Bui
 
Tran Anh Dung - Cong nghe blockchain va minh bach tai chinh
Tran Anh Dung - Cong nghe blockchain va minh bach tai chinhTran Anh Dung - Cong nghe blockchain va minh bach tai chinh
Tran Anh Dung - Cong nghe blockchain va minh bach tai chinh
Security Bootcamp
 
11 Điều Bạn Cần Biết Về Near Protocol
11 Điều Bạn Cần Biết Về Near Protocol11 Điều Bạn Cần Biết Về Near Protocol
11 Điều Bạn Cần Biết Về Near Protocol
Blog Tiền Số
 
Công nghệ Blockchain và mối quan hệ của nó với quản lý chuỗi cung ứng bền vữn...
Công nghệ Blockchain và mối quan hệ của nó với quản lý chuỗi cung ứng bền vữn...Công nghệ Blockchain và mối quan hệ của nó với quản lý chuỗi cung ứng bền vữn...
Công nghệ Blockchain và mối quan hệ của nó với quản lý chuỗi cung ứng bền vữn...
NguynThThyDung31
 
10_DACK_PhanNgoHoangLong.pptx
10_DACK_PhanNgoHoangLong.pptx10_DACK_PhanNgoHoangLong.pptx
10_DACK_PhanNgoHoangLong.pptx
PhanNgHongLong
 
S2-5.-KardiaChain-1-Ông-Nguyễn-Ngọc-Hưng-Chủ-tịch-Công-ty-Cổ-phần-Công-nghệ-K...
S2-5.-KardiaChain-1-Ông-Nguyễn-Ngọc-Hưng-Chủ-tịch-Công-ty-Cổ-phần-Công-nghệ-K...S2-5.-KardiaChain-1-Ông-Nguyễn-Ngọc-Hưng-Chủ-tịch-Công-ty-Cổ-phần-Công-nghệ-K...
S2-5.-KardiaChain-1-Ông-Nguyễn-Ngọc-Hưng-Chủ-tịch-Công-ty-Cổ-phần-Công-nghệ-K...
congtran88
 
HieuT.Nguyen_Overview_of_BlockChain.pptx
HieuT.Nguyen_Overview_of_BlockChain.pptxHieuT.Nguyen_Overview_of_BlockChain.pptx
HieuT.Nguyen_Overview_of_BlockChain.pptx
HieuNguyen327971
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdfỨng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
TieuNgocLy
 

Similar to ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS Ở VIỆT NAM.docx (20)

Polygon: Giải Pháp Mở Rộng Được Đơn Giản Hóa
Polygon: Giải Pháp Mở Rộng Được Đơn Giản HóaPolygon: Giải Pháp Mở Rộng Được Đơn Giản Hóa
Polygon: Giải Pháp Mở Rộng Được Đơn Giản Hóa
 
Tác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam. Phần 2.pdf
Tác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam. Phần 2.pdfTác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam. Phần 2.pdf
Tác động của công nghệ Blockchain đến nền kinh tế Việt Nam. Phần 2.pdf
 
BitCoin+ & BlockChain
BitCoin+ & BlockChain BitCoin+ & BlockChain
BitCoin+ & BlockChain
 
6 Điều Bạn Cần Biết Về Avalanche (AVAX)
6 Điều Bạn Cần Biết Về Avalanche (AVAX)6 Điều Bạn Cần Biết Về Avalanche (AVAX)
6 Điều Bạn Cần Biết Về Avalanche (AVAX)
 
Khám Phá Hệ Sinh Thái Solana
Khám Phá Hệ Sinh Thái SolanaKhám Phá Hệ Sinh Thái Solana
Khám Phá Hệ Sinh Thái Solana
 
Hipt Bitcoin+ Forum: Grand Opening
Hipt Bitcoin+ Forum: Grand OpeningHipt Bitcoin+ Forum: Grand Opening
Hipt Bitcoin+ Forum: Grand Opening
 
7 Điều Bạn Cần Biết Về Harmony (ONE)
7 Điều Bạn Cần Biết Về Harmony (ONE)7 Điều Bạn Cần Biết Về Harmony (ONE)
7 Điều Bạn Cần Biết Về Harmony (ONE)
 
6 Điều Bạn Cần Biết Về Theta Network (THETA)
6 Điều Bạn Cần Biết Về Theta Network (THETA)6 Điều Bạn Cần Biết Về Theta Network (THETA)
6 Điều Bạn Cần Biết Về Theta Network (THETA)
 
Khám Phá Hệ Sinh Thái Binance
Khám Phá Hệ Sinh Thái BinanceKhám Phá Hệ Sinh Thái Binance
Khám Phá Hệ Sinh Thái Binance
 
Web 3.0: Sự Phát Triển Tiếp Theo Của Internet
Web 3.0: Sự Phát Triển Tiếp Theo Của InternetWeb 3.0: Sự Phát Triển Tiếp Theo Của Internet
Web 3.0: Sự Phát Triển Tiếp Theo Của Internet
 
WhitePaper TrustDex Token (TDC)
WhitePaper TrustDex Token (TDC) WhitePaper TrustDex Token (TDC)
WhitePaper TrustDex Token (TDC)
 
Blockchain hype or hope
Blockchain hype or hopeBlockchain hype or hope
Blockchain hype or hope
 
Tran Anh Dung - Cong nghe blockchain va minh bach tai chinh
Tran Anh Dung - Cong nghe blockchain va minh bach tai chinhTran Anh Dung - Cong nghe blockchain va minh bach tai chinh
Tran Anh Dung - Cong nghe blockchain va minh bach tai chinh
 
11 Điều Bạn Cần Biết Về Near Protocol
11 Điều Bạn Cần Biết Về Near Protocol11 Điều Bạn Cần Biết Về Near Protocol
11 Điều Bạn Cần Biết Về Near Protocol
 
Công nghệ Blockchain và mối quan hệ của nó với quản lý chuỗi cung ứng bền vữn...
Công nghệ Blockchain và mối quan hệ của nó với quản lý chuỗi cung ứng bền vữn...Công nghệ Blockchain và mối quan hệ của nó với quản lý chuỗi cung ứng bền vữn...
Công nghệ Blockchain và mối quan hệ của nó với quản lý chuỗi cung ứng bền vữn...
 
10_DACK_PhanNgoHoangLong.pptx
10_DACK_PhanNgoHoangLong.pptx10_DACK_PhanNgoHoangLong.pptx
10_DACK_PhanNgoHoangLong.pptx
 
S2-5.-KardiaChain-1-Ông-Nguyễn-Ngọc-Hưng-Chủ-tịch-Công-ty-Cổ-phần-Công-nghệ-K...
S2-5.-KardiaChain-1-Ông-Nguyễn-Ngọc-Hưng-Chủ-tịch-Công-ty-Cổ-phần-Công-nghệ-K...S2-5.-KardiaChain-1-Ông-Nguyễn-Ngọc-Hưng-Chủ-tịch-Công-ty-Cổ-phần-Công-nghệ-K...
S2-5.-KardiaChain-1-Ông-Nguyễn-Ngọc-Hưng-Chủ-tịch-Công-ty-Cổ-phần-Công-nghệ-K...
 
ssl1
ssl1ssl1
ssl1
 
HieuT.Nguyen_Overview_of_BlockChain.pptx
HieuT.Nguyen_Overview_of_BlockChain.pptxHieuT.Nguyen_Overview_of_BlockChain.pptx
HieuT.Nguyen_Overview_of_BlockChain.pptx
 
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdfỨng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
Ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý chứng chỉ đào tạo.pdf
 

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS Ở VIỆT NAM.docx

  • 1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG LOGISTICS Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đỗ Tuấn Minh Lớp KTB62CL Tóm tắt: Blockchain là một công nghệ kĩ thuật số mới nổi và đang phát triển đã được ứng dụng thành công trong rất nhiều các ngành nghề khác nhau như tài chính, y tế, nông nghiệp…Từ đó cho thấy blockchain sẽ là một công nghệ đột phá và đầy hứa hẹn trong ngành logistics. Bài báo này sẽ nghiên cứu tổng quan về khái niệm blockchain và xu hướng ứng dụng của công nghệ này trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài báo cũng sẽ đưa ra đánh giá toàn diện về cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp giúp các doanh nghiệp thích nghi và ứng dụng công nghệ trong quản trị và điều hành doanh nghiệp của mình. Từ khóa: blockchain, logistics, chuỗi cung ứng Abstract Blockchain is a new and expanding digital technology that has been effectively used in several sectors, including banking, healthcare, agriculture, etc. It demonstrates that blockchain will be a ground-breaking and promising technology for the logistics sector. This article will study an overview of the blockchain concept and application trends of this technology in the field of logistics and supply chain management in order to improve competitiveness and develop logistics services in Vietnam. On that basis, the article will also make a comprehensive assessment of opportunities, and challenges and offer solutions to help businesses adapt and apply technology in their business administration and operation. Keywords: blockchain, logistics, supply chain 1. Giới thiệu 2. Tổng quan về blockchain 2.1. Khái niệm blockchain Blockchain là một công nghệ sổ cái phân tán cho phép ghi lại các giao dịch giữa những người tham gia một cách an toàn và lâu dài. Blockchain thay thế một cách hiệu quả nhu cầu về người trung gian trước đây và hoạt động như bên thứ ba đáng tin cậy để xác minh, ghi lại và điều phối các giao dịch bằng cách "chia sẻ" cơ sở dữ liệu giữa nhiều bên. (Kiickelhaus & Chung, 2018).
  • 2. Theo một định nghĩa khác: Blockchain là công nghệ cơ sở dữ liệu thông minh, là xương sống của gần như tất cả các loại tiền điện tử. Bằng cách phân phối các bản sao cơ sở dữ liệu giống hệt nhau trên toàn bộ mạng, blockchain khiến cho việc hack hoặc gian lận hệ thống trở nên rất khó khăn. Mặc dù tiền điện tử là cách sử dụng phổ biến nhất cho blockchain hiện nay, nhưng công nghệ này mang lại tiềm năng phục vụ rất nhiều ứng dụng. (Rodeck & Curry, 2022). Về tổng quan, có thể hiểu blockchain là một cơ sở dữ liệu cho phép trao đổi thông tin minh bạch bằng cách phân phối các bản sao cơ sở dữ liệu giống nhau. Do không thể xóa hay sửa đổi dữ liệu của thông tin đã lưu nên dữ liệu sẽ luôn nhất quán theo trình tự thời gian. Cũng chính vì sự minh bạch, bảo mật và an toàn mà blockchain có tiềm năng ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau 2.2. Hoạt động của blockchain 2.2.1. Hash Hash trong blockchain là một quy trình dùng để chuyển đổi bất cứ dạng dữ liệu nào thành một đoạn văn bản mã hóa có độ dài cố định duy nhất. Bất kể độ dài, thể loại, kích thước của dữ liệu đều có thể tạo ra hash cho bất cứ phần nào của dữ liệu Mỗi khối (block) sẽ chứa một số dữ liệu, hash của khối và hash của khối trước. Dữ liệu được lưu trữ bên trong khối phụ thuộc vào loại blockchain. Ví dụ như blockchain của bitcoin sẽ chứa những dữ liệu chi tiết về giao dịch bao gồm: người gửi, người nhận và lượng tiền được gửi. Mỗi khối cũng chứa một hash riêng hoạt động như một cách duy nhất để xác định khối và toàn bộ dữ liệu của khối. Một khi khối được tạo ra, hash cũng sẽ xuất hiện. Thay đổi dữ liệu bên trong khối sẽ làm hash thay đổi hay nói cách khác: hash luôn định vị được những thay đổi dữ liệu trong khối.
  • 3. Yếu tố thứ 3 bên trong mỗi khối chính là hash của khối trước. Đây chính là cách để tạo ra một chuỗi các khối và biến blockchain trở nên an toàn và bảo mật Hash: 1M4T Hash: 8X4J Hash: 3N0U Hash khối trước: 0000 Hash khối trước: 1M4T Hash khối trước: 8X4J Như hình đã minh họa, mỗi khối đều có hash riêng và hash của khối trước đó. Vì vậy khối thứ 3 sẽ có hash của khối thứ 2 và khối thứ 2 lại có hash của khối thứ 1. Khối đầu tiên trong chuỗi (khối nguồn gốc) sẽ không thể nối đến khối trước đó thông qua hash. Bất cứ can thiệp nào lên khối sẽ làm thay đổi hash, điều này sẽ khiến tất cả các khối trở nên không hợp lệ do thiếu sự đồng bộ với hash của khối trước đó Nhưng chỉ sự dụng một mình hash là chưa đủ để ngăn chặn sự giả mạo. Các máy tính hiện đại có thể tính toán nhanh của trăm ngàn hash mỗi giây. Điều này khiến cho chuối khối có thể bị xâm nhập bằng cách can thiệp vào toàn bộ khối và tính toán lại các hash 2.2.2. Proof-of-work (POW) Proof-of-work (POW) là một cơ chế đồng thuận phi tập trung yêu cầu các thành viên mạng nỗ lực giải quyết một số thập lục phân được mã hóa. Cơ chế này sẽ làm chậm lại việc hình thành các khối mới. Ví dụ như Bitcoin phải mất 10 phút để tính toán POW và thêm một khối mới vào chuỗi. Vì vậy chỉ cần đổi vị trí 1 khối sẽ phải tính toán lại POW cho các khối tiếp theo. Điều này sẽ ngăn chặn việc xáo trộn giữa các khối 2.2.3. Mạng lưới Peer-to-peer (P2P) Mạng lưới Peer-to-peer (P2P) được dựa trên nguyên tắc phân cấp, cho phép người dùng mạng thực hiện các giao dịch mà không cần sử dụng người
  • 4. trung gian hoặc máy chủ trung tâm. Hay nói cách khác là không cần quản trị viên để theo dõi các giao dịch của người dùng trên mạng. Thay vào đó, các mạng ngang hàng làm việc cùng nhau để thực hiện các trao đổi Bất cứ ai cũng có quyền tham gia mạng lưới P2P. Khi ai đó gia nhập, họ sẽ nhận được bản sao đầy đủ của chuối khối. Họ có thể dùng bản sao này để xác minh trình tự của chuỗi khối ban đầu. Khi một khối mới được thêm vào, nó sẽ được gửi cho tất cả mọi người cùng mạng lưới và được xác minh để tránh giả mạo Tất cả mọi người trong mạng lưới tạo ra sự đồng thuận. Họ sẽ cùng bỏ phiếu (>50%) nếu khối nào hợp lệ hoặc không hợp lệ 2.3. Phân loại chuỗi khối Chuỗi khối có thể được chia làm 3 loại dự trên nguyên tắc đọc dữ liệu, quyền ghi và quyền tham gia mạng lưới  Chuỗi khối công khai (Public blockchain): bất kì ai cũng có thể tham gia mà không bị giới hạn  Chuỗi khối riêng tư (Permissioned or private blockchain): cho phép các tổ chức đặt quyền kiểm soát đối với những người có thể truy cập dữ liệu chuỗi khối. Chỉ những người dùng được cấp quyền mới có thể truy cập các bộ dữ liệu cụ thể  Chuỗi khối liên kết (Federated or consortium blockchain): Được kiểm soát chặt chẽ bởi quy trình đồng bởi một số bên liên quan được chọn trước 2.4. Đặc tính của chuỗi khối  Tính bất biến: Tất cả các thông tin giao dịch đều được lưu trữ trong khối. Các khối này đều chứa hash của khối trước đó và được xác nhận bởi tất cả những thành viên trong mạng lưới P2P. Vì vậy, hầu như là không thể để chỉnh sửa hay giả mạo các giao dịch  Khả năng truy xuất: Người dùng có thể truy xuất ngược lại tất các giao dịch trong chuỗi khối. Điều này cho phép tính minh bạch tốt hơn so với các phương thức lưu trữ thông tin truyền thống  Tính bảo mật: Thông tin và dữ liệu trong chuỗi khối được phân phối và tuyệt đối an toàn 2.5. Ứng dụng của blockchain trong chuỗi cung ứng Trong chuỗi cung ứng sản xuất, thông tin và dữ liệu từ rất nhiều bên khác nhau như nhà cung cấp, nhà sản xuất, các bên trung gian, nhà phân phối, đại lý…được tạo ra liên lục trong thời gian thực. Blockchain hoạt động như một
  • 5. nguồn dữ liệu lưu trữ thông tin có khả năng phân phối với tính bảo mật và minh bạch cao. Hệ thống cũng đảm bảo rằng chỉ có những người dùng chính mới có quyền thêm thông tin mới và những người tham gia khác chỉ có quyền theo dõi đơn hàng. Chính vì thế, các bên khác nhau hay khách hàng có thể truy xuất dữ liệu nguồn gốc sản phẩm và các giai đoạn khác nhau mà sản phẩm đã trải qua. Dữ liệu bất biến và chính xác càng làm tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng. Hệ thống theo dõi này cũng giúp các nhà sản xuất giảm chi phí chung liên quan đến quá trình thu hồi và xác định sản phẩm Hợp đồng thông minh (Smart contract): Là một giao thức giao dịch điện tử kĩ thuật số nhằm xác minh hoặc thực thi việc đàm phán và thực hiện các điều khoản của hợp đồng pháp lý cơ bản được thiết kế để đáp ứng các điều kiện hợp đồng chung bao gồm thanh toán, nghĩa vụ pháp lý và thực thi mà không có bên thứ ba. Hợp đồng thông minh nhắm mục tiêu giảm chi phí giao dịch bao gồm chi phí bên thứ ba và thực thi bằng cách thực hiện các giao dịch có thể theo dõi và bất biến bằng cách ứng dụng blockchain. Tuy nhiên, vai trò của hợp đồng thông minh có thể vượt xa việc giảm chi phí và tối ưu hóa các luồng trong chuỗi cung ứng. Nó mở ra cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia các quy trình kinh doanh của nhiều tổ chức, tạo ra môi trường mở và hài hòa nhằm nhận ra khả năng tham gia công bằng của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi cung ứng. (Gunnar Prause, 2019).