SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CÙ KIM LONG
CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN THẠC SĨ
Hà Nội - 2011
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CÙ KIM LONG
CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM
Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số:
TIỂU LUẬN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ái Việt
TS. Lê Quang Minh
Hà Nội - 2011
iv
MỤC LỤC
BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT........................................................................1
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................2
1. Sự cần thiết của đề tài.............................................................................................2
2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................3
6. Cấu trúc của Tiểu luận............................................................................................3
Chƣơng 1: CÁC CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT
NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƢỚC .......................................................................4
1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1996 ...................................................................................4
1.2. Giai đoạn từ năm 1996-2000 ...............................................................................5
1.3. Giai đoạn từ năm 2001-2005 ...............................................................................6
1.4. Giai đoạn từ năm 2006-2010 ...............................................................................7
1.5. Kết luận Chƣơng 1...............................................................................................9
Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT
VIỆT NAM ...................................................................................................................12
2.1. Hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT .....................................................................12
2.1.1. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng trong CQNN........................................12
2.1.2. Hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và cộng đồng .......13
2.1.3. Hạ tầng viễn thông......................................................................................14
2.2. Hoạt động ứng dụng CNTT trong CQNN .........................................................15
2.2.1. Ứng dụng thƣ điện tử và điều hành công việc qua mạng...........................15
2.2.2. Triển khai các ứng dụng nội bộ..................................................................17
2.2.3. Hoạt động cung cấp thông tin qua Cổng/Trang thông tin điện tử..............17
2.2.4. Triển khai DVCTT .....................................................................................18
2.3. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và ngƣời dân..........................................18
2.3.1. Ứng dụng phần mềm và Internet trong doanh nghiệp................................18
2.3.2. Ứng dụng CNTT của ngƣời dân.................................................................20
2.4. Nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT-TT.......................................................20
2.5. Đánh giá của thế giới về CNTT-TT Việt Nam trong thời gian qua ..................21
2.6. Kết luận Chƣơng 2.............................................................................................22
Chƣơng 3: CHỦ TRƢƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT
TRIỂN CNTT GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020.........23
v
3.1. Mục tiêu .............................................................................................................23
3.1.1. Mục tiêu chung...........................................................................................23
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................23
3.2. Quan điểm chỉ đạo .............................................................................................25
3.3. Các nhiệm vụ cần giải quyết..............................................................................26
3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT ...............................................................26
3.3.2. Phát triển công nghiệp CNTT ....................................................................26
3.3.3. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng CNTT-TT..................................27
3.3.4. Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập đến ngƣời
dân ........................................................................................................................27
3.3.5. Ứng dụng CNTT hiệu quả trong CQNN, doanh nghiệp và ngƣời dân ......28
3.3.6. Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT......................28
3.4. Các giải pháp chính sách chiến lƣợc..................................................................29
3.4.1. Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức............29
3.4.2. Tích cực xã hội hóa đầu tƣ cho CNTT-TT, đặc biệt là phát triển hạ tầng
viễn thông băng rộng............................................................................................29
3.4.3. Đầu tƣ đột phá có trọng tâm, trọng điểm ...................................................29
3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện thể chế .................................................................30
3.4.5. Một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá.............................................30
3.4.6. Học tập kinh nghiệm quốc tế......................................................................31
3.5. Kết luận Chƣơng 3.............................................................................................32
KẾT LUẬN...................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................37
PHỤ LỤC 1: Danh mục các văn bản đáng chú ý..........................................................38
PHỤ LỤC 2: Xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên Website/Portal của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ...............................................................................................................42
PHỤ LỤC 3: Xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên Website/Portal của các địa
phƣơng...........................................................................................................................43
PHỤ LỤC 4: Danh sách các dịch vụ hành chính công mức độ 3 của các Bộ ..............45
PHỤ LỤC 5: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều
hành...............................................................................................................................46
PHỤ LỤC 6: Số lƣợng ngƣời sử dụng Internet hàng năm............................................46
1
BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
CNTT-TT Công nghệ thông tin và Truyền thông
Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông
CQNN Cơ quan nhà nƣớc
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
DVCTT Dịch vụ công trực tuyến
GDĐT Giao dịch điện tử
Y2K Year Two Kilo - Sự cố năm 2000
VinaREN Vietnam Research and Education Network -
Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam
TEIN Trans-Eurasia Information Network - Mạng
Thông tin xuyên Á-Âu
NOC Network Operation Center - Trung tâm Điều
hành Mạng
CRM Customer Relationship Management - Quản lý
quan hệ khách hàng
SCM Supply Chain Management - Quản lý chuỗi
cung ứng
ERP Enterprise Resource Planning - Quản trị nguồn
lực doanh nghiệp
2
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản nhằm
thúc đẩy phát triển CNTT tại Việt Nam. Đặc biệt, từ năm những năm 90 đến nay, các
chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT ngày càng đƣợc
nhấn mạnh và đƣợc cụ thể hóa bằng nhiều văn bản quan trọng, góp phần nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT đối với công
cuộc đổi mới đất nƣớc. CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát
triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nƣớc ta
nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,
thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng
cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo
an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chƣa có bất cứ một đề tài nào nghiên cứu các chủ
trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các cán bộ lãnh đạo và cộng đồng
CNTT tại Việt Nam nắm đƣợc các chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát
triển CNTT qua các giai đoạn từ trƣớc năm 1996; 1996-2000; 2001-2005 và từ 2006
đến nay. Hơn nữa, đề tài cũng nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc về phát triển CNTT thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các
giải pháp trong giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020. Chính vì vậy, đây
là đề tài hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
+ Nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách thúc đẩy phát triển CNTT qua từng giai
đoạn: trƣớc năm 1996, 1996-2000, 2001-2005 và 2006 2010. Các kết quả đạt đƣợc về
phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam đến năm 2011.
+ Nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thông qua mục
tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp chính sách về phát triển CNTT
tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020.
3
+ Hệ thống lại các văn bản hƣớng dẫn thi hành các Luật GDĐT và Luật CNTT
làm căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xây dựng các đề án, dự án CNTT.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn
giúp các nhà lãnh đạo có đƣợc cách nhìn tổng quan về chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu
cũng cung cấp cho các nhà quản lý có những căn cứ để hoạch định chính sách chiến
lƣợc và xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phát triển CNTT cho đơn vị mình phù
hợp với các chủ trƣơng phát triển CNTT của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp cho cộng đồng CNTT tại Việt Nam có đƣợc
những hiểu biết nhất định về tình hình và xu thế phát triển CNTT tại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, phạm vi nội dung chính sẽ tập trung nghiên cứu
các chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển, ứng dụng CNTT
thông qua một số văn bản tiêu biểu của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và Thủ tƣớng
Chính phủ đã ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam.
Phạm vi thời gian sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua các giai đoạn từ năm 2011 trở
về trƣớc, giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý luận thông qua việc nghiên cứu tài liệu,
đánh giá, phân tích, tổng hợp các chủ trƣơng chung Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
CNTT tại Việt Nam.
6. Cấu trúc của Tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Tiểu
luận đƣợc chia làm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trƣớc.
Chƣơng 2: Hiện trạng ứng dụng và phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam.
Chƣơng 3: Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020.
4
Chƣơng 1: CÁC CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI
VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƢỚC
Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt
Nam từ năm 2011 trở về trƣớc có nhiều thay đổi qua các giai đoạn và ngày càng đƣợc
quan tâm và đầu tƣ phát triển một cách toàn diện. Các chủ trƣơng, chính sách đó có thể
chia thành một số giai đoạn chính sau đây.
1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1996
Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng vận
dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Với việc thành lập Phòng Toán học tính toán
(Phòng Máy tính) theo Quyết định số 101-KHKT/QĐ ngày 24/05/1968 của Chủ nhiệm
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc cho thấy chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc
về ứng dụng máy tính để giải những bài toán do thực tế sản xuất và chiến đấu đề ra, có
khối lƣợng tính toán lớn. Cụ thể là, đến ngày 22/06/1968, chiếc máy tính điện tử đầu
tiên (Minsk-22) do Chính phủ Liên Xô tài trợ đã về tới Việt Nam. Trong giai đoạn từ
năm 1969-1975, máy tính Minsk-22 đã thực hiện nhiều tính toán khoa học kỹ thuật
phục vụ dân sự và quân sự góp phần hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và
nhiệm vụ chiến đấu.
Sau khi thống nhất đất nƣớc, Hội đồng Chính phủ đã hai lần ra các Nghị quyết
(số 173-CP/1975 và số 245-CP/1976) về tăng cƣờng ứng dụng toán học và máy tính
điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cƣờng quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả
nƣớc. Ngày 10/07/1976, Hội đồng Chính phủ đã ký Quyết định số 108-CP về việc
thành lập Cục Máy tính điện tử trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc.
Cục Máy tính điện tử này có thể nói là tiền thân của các đơn vị chuyên trách về CNTT
hiện nay và cũng là đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm quản lý thống nhất ngành máy
tính điện tử trong cả nƣớc lúc bấy giờ.
Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
đã đƣợc nhấn mạnh và cụ thể hóa trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Chính phủ,
đáng kể là, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học
và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành
khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,...". Nghị quyết Hội nghị lần thứ
VII Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá VII) ngày 30/07/1994 xác định: "Ưu tiên ứng
dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và
tin học hoá nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần
thứ VIII nhấn mạnh: "ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo
ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình
thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"... Văn bản
5
tiêu biểu nhất trong giai đoạn này chính là Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của
Chính phủ về phát triển CNTT của nƣớc ta trong những năm 90. Nghị quyết số 49/CP
đã khái quát tình hình CNTT của nƣớc ta, khẳng định quan điểm, mục tiêu và nội dung
phát triển CNTT ở nƣớc ta đến năm 2000 và đề ra biện pháp lớn để thực hiện chủ
trƣơng quan trọng này. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tại Nghị quyết
số 49/CP đã nêu rõ “...tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong
những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước...”.
1.2. Giai đoạn từ năm 1996-2000
Để cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
CNTT trong những năm 90, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
211/TTg ngày 07/04/1995 phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về CNTT giai đoạn 1996-
1998, nhằm mục tiêu xây dựng những nền móng bƣớc đầu vững chắc cho một kết cấu
hạ tầng về thông tin trong xã hội có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin
trong quản lý nhà nƣớc và trong các hoạt động kinh tế - xã hội; đồng thời tích cực xây
dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn
của đất nƣớc, góp phần chuẩn bị cho nƣớc ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi
bƣớc vào thế kỷ 21. Đến tháng 04/2000, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao không
chính thức lần thứ 4 tại Singapore, Chính phủ đã ký kết Hiệp định khung E-ASEAN,
trong đó, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, chủ trƣơng phát triển CNTT, đặc biệt công nghiệp phần mềm luôn
đƣợc ƣu tiên phát triển. Để cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển
công nghiệp phần mềm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày
05/06/2000 về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005,
với mục tiêu: “Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có
tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hóa và phát triển bền vững các ngành kinh
tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia. Phát
huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn
nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới. Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị
sản lượng khoảng 500 triệu USD”.
Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm cũng đƣợc
Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP nêu rõ: “Công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế
mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi
để khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư
và phát triển ngành công nghiệp này. Nhà nước khuyến khích và ưu đãi tối đa việc
phát triển công nghiệp phần mềm. Bước đầu, chú trọng hình thức xuất khẩu qua gia
công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Ðồng thời, mở rộng thị trường
trong nước, trước mắt tập trung phát triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem
6
lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu. Nhanh
chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp
phần mềm của Việt Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới. Kết hợp
chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo và sản xuất làm tiền
đề cho các bước phát triển tiếp theo trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Ðặc biệt
khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ trong lĩnh vực này.”.
1.3. Giai đoạn từ năm 2001-2005
Trong giai đoạn này, nhận thức của toàn xã hội về CNTT đã đƣợc nâng lên, hạ
tầng kỹ thuật và truyền thông đã đƣợc trang bị và phát triển theo hƣớng hiện đại, nguồn
nhân lực về CNTT cũng tăng lên. Tuy nhiên, CNTT của Việt Nam tại thời điểm này vẫn
đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nƣớc
trên thế giới và khu vực. Trƣớc tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng
khóa VIII đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với mục
tiêu đến năm 2010, CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục
tiêu cơ bản sau đây:
“+ CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những
yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.
+ Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc
độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
+ Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển
hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP
của cả nước ngày càng tăng.”[1].
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nêu trên, Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị
đã ra chủ trƣơng:
“1- Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách
phát triển so với các nước đi trước.
2- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải
ứng dụng CNTT để phát triển.
[1] Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII.
7
3- Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, phải
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, đảm bảo được tốc
độ và chất lượng cao, giá cước rẻ.
4- Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định
đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT.
5- Phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là
phát triển công nghiệp phần mềm.”.
Một trong số những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng về ứng dụng CNTT đối với các
cơ quan Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn 2001-2005 mà Bộ Chính trị yêu cầu là:
“...các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển
khai ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động theo phương châm bảo đảm tiết kiệm, thiết
thực và hiệu quả lâu dài. Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là
bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường
xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả...”[2].
Để cụ thể hóa nhiệm vụ này và đồng bộ hóa với Chƣơng trình cải cách hành
chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số
112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 Phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính
nhà nƣớc giai đoạn 2001-2005, đảm bảo mục tiêu đến năm 2005, về cơ bản xây dựng
và đƣa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ, nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Lãnh đạo các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phƣơng các cấp.
Cũng trong giai đoạn này, một đạo luật quan trọng đã đƣợc Quốc hội khóa XI
thông qua đó chính là Luật GDĐT số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, quy định về
GDĐT trong hoạt động CQNN; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các
lĩnh vực khác. Chính sách phát triển và ứng dụng GDĐT đã đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt
ƣu tiên, khuyến khích phát triển để hỗ trợ việc triển khai các DVCTT, triển khai
thƣơng mại điện tử và tin học hóa hoạt động của CQNN. Tại Điều 6 Luật GDĐT đã
nêu rõ: “Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên
quan đến GDĐT.”.
1.4. Giai đoạn từ năm 2006-2010
Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt
Nam tiếp tục đƣợc nhấn mạnh và cụ thể hóa bằng một văn bản quan trọng nhất trong
[2] Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII.
8
lĩnh vực CNTT đó chính là Luật CNTT của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006. Tại Điều 5 Luật CNTT đã nêu rõ:
+ Ƣu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã
hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
+ Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công
nghiệp CNTT phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nội
địa và xuất khẩu.
+ Khuyến khích đầu tƣ cho lĩnh vực CNTT.
+ Ƣu tiên dành một khoản ngân sách nhà nƣớc để ứng dụng CNTT trong một số
lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.
+ Có chính sách ƣu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển
CNTT đối với nông nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; ngƣời dân
tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn.
+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát
triển CNTT.
+ Tăng cƣờng giao lƣu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá
nhân Việt Nam ở nƣớc ngoài trong lĩnh vực CNTT.
Song song với các chính sách của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển CNTT
thì chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng đƣợc đặc biệt ƣu tiên, cụ thể tại
Điều 42 Luật CNTT đã nêu:
+ Nhà nƣớc có chính sách phát triển quy mô và tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo
nguồn nhân lực CNTT.
+ Chƣơng trình, dự án ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát
triển CNTT phải có hạng mục đào tạo nhân lực CNTT.
+ Tổ chức, cá nhân đƣợc khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo nhân lực CNTT
theo quy định của pháp luật.
+ Cơ sở đào tạo đƣợc hƣởng ƣu đãi trong hoạt động đào tạo về CNTT tƣơng
đƣơng với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
+ Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ giáo viên, sinh viên và học sinh trong hệ thống
giáo dục quốc dân truy nhập Internet tại các cơ sở giáo dục.
Nhà nƣớc cũng có chính sách ƣu đãi, ƣu tiên tạo lập nền công nghiệp CNTT,
đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số, khuyến khích
9
các nhà đầu tƣ tham gia hoạt động đầu tƣ mạo hiểm vào lĩnh vực CNTT, các chính
sách này cũng đã đƣợc nêu rất rõ tại Điều 48 Luật CNTT, cụ thể là:
+ Nhà nƣớc có chính sách ƣu đãi, ƣu tiên đầu tƣ phát triển công nghiệp CNTT,
đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung để trở thành một
ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.
+ Nhà nƣớc khuyến khích các nhà đầu tƣ tham gia hoạt động đầu tƣ mạo hiểm
vào lĩnh vực công nghiệp CNTT, đầu tƣ phát triển và cung cấp thiết bị số giá rẻ.
Để cụ thể hóa và đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát
triển CNTT đã nêu trên đi vào cuộc sống, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ
tƣớng Chính phủ và các Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản hƣớng dẫn quan trọng,
chi tiết xin xem tại Phụ lục 1 kèm theo. Tóm lại, giai đoạn 2006-2010 chính là giai
đoạn thực hiện tốt nhất việc hoàn thiện cơ bản về môi trƣờng pháp lý trong lĩnh vực
CNTT tại Việt Nam.
1.5. Kết luận Chƣơng 1
Những nghiên cứu về các chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát
triển CNTT tại Việt Nam ở chƣơng này cho thấy chủ trƣơng về ứng dụng máy tính
điện tử có từ rất sớm, ngay từ cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trƣớc,
máy tính điện tử đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phục
vụ chiến đấu của đất nƣớc.
Ngay sau khi thống nhất đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng tăng
cƣờng ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cƣờng quản
lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nƣớc. Tuy nhiên, đến năm 1990, nƣớc ta cơ
bản vẫn là một nƣớc lạc hậu về CNTT; nhận thức của toàn xã hội về vài trò và ý nghĩa
quan trọng của CNTT còn rất thấp; hạ tầng kỹ thuật và truyền thông còn yếu; số cán
bộ chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực CNTT còn quá ít; công nghiệp CNTT vẫn
chƣa đủ sức để hình thành một ngành công nghiệp CNTT, ...
Trƣớc tình hình trên đòi hỏi nƣớc ta phải nhanh chóng phát triển CNTT trong
mọi lĩnh vực hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý Nhà
nƣớc, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đẩy mạnh hơn nữa tiến trình đổi
mới toàn diện đất nƣớc. Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về
"Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90" đã đánh dấu một sự kiện quan
trọng trong lịch sử phát triển CNTT của nƣớc ta.
Ngày 01/12/1997, Việt Nam đã tham gia mạng Internet toàn cầu, đây là dấu
mốc không thể nào quên đƣợc của những ngƣời làm Internet Việt Nam. Đây cũng là
một thách thức rất lớn đối với CNTT của Việt Nam trong việc xử lý sự cố Y2K và các
vấn đề về an toàn an ninh thông tin.
10
Đến năm 2000, nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của
CNTT đã đƣợc nâng lên một bƣớc nhƣng vẫn còn rất hạn chế. Nguồn nhân lực về CNTT
tại Việt Nam tăng lên đáng kể nhƣng chất lƣợng đào tạo, trình độ chuyên môn chƣa thể
đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế của xã hội. Hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT phát triển nhanh
theo hƣớng hiện đại hoá nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tốc độ, chất lƣợng và
giá cƣớc cho ứng dụng và phát triển CNTT. Đầu tƣ cho CNTT đã tăng lên nhƣng còn
nhỏ giọt, chƣa đủ mức cần thiết. Quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực CNTT vẫn còn phân tán
và chƣa hiệu quả. Các chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển công nghiệp
phần mềm cũng đƣợc quan tâm đặc biệt nhƣng mới chỉ là bắt đầu. Vì vậy, đánh giá
chung về tình hình phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2000 vẫn còn ở tình trạng
lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nƣớc trên thế giới và
trong khu vực.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về
vai trò của CNTT chƣa đầy đủ; thực hiện chƣa triệt để các chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc; chƣa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình cơ cấu lại sản
xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng và sự
quản lý của Nhà nƣớc; chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và
phát triển CNTT; quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực máy tính, viễn thông và thông
tin điện tử chƣa thống nhất, thiếu đồng bộ, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh lành
mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet, chƣa coi đầu tƣ cho xây dựng
hạ tầng thông tin là loại đầu tƣ xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội.
Trƣớc tình hình phát triển CNTT ở nƣớc ta nhƣ vậy, Bộ Chính trị đã ban hành
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây có thể coi là một trong
những văn bản quan trọng nhất đã khẳng định rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Chỉ thị số 58-CT/TW ban hành đƣợc
coi là bƣớc phát triển mới trong tƣ duy lý luận và sự lãnh đạo của Đảng ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW, việc ứng dụng và phát triển CNTT
ở nƣớc ta đã có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp bƣớc đầu cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cải cách hành chính, ... thông qua hàng loạt các chƣơng trình, kế
hoạch, đề án, dự án ứng dụng và phát triển CNTT. Đến năm 2010, nhận thức về tầm
quan trọng của CNTT đƣợc nâng cao trong xã hội. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc
về CNTT đã từng bƣớc đƣợc kiện toàn. Môi trƣơng pháp lý tƣơng đối hoàn thiện, tạo
điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và truyền
thông đã đạt trình độ hiện đại về công nghệ, đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản của xã hội.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành cũng nhƣ trong công tác chuyên môn đã từng bƣớc đổi mới. Ứng dụng CNTT
11
trong xã hội, ngƣời dân và doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống
đào tạo nguồn nhân lực CNTT phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức đào tạo.
Công nghiệp CNTT-TT đã thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực
của nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu quan trọng song kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa đáp
ứng đƣợc một số mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản đề ra trong Chỉ thị 58-CT/TW đó là
CNTT vẫn chƣa trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển
kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. CNTT của Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với các nƣớc
tiên tiến trong khu vực, chƣa đạt mục tiêu “CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực”. Việc ứng dụng CNTT chƣa có tác dụng đổi mới hẳn lề lối làm việc, chƣa
tạo đƣợc thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và ngƣời dân. Thị trƣờng công nghiệp
CNTT còn nhỏ. Năng lực quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực hiện chƣa theo kịp tình
hình phát triển. Đầu tƣ cho ứng dụng CNTT còn ít, chia các khoản đầu tƣ nhỏ. Các hệ
thống còn bị cô lập, thiếu tính tƣơng hợp, không thành hệ thống thống nhất, trao đổi
thông tin còn rất kém, không có chìa khóa nào để chuẩn hóa, ...
Tóm lại, trong các giai đoạn đã trình bày ở trên, chủ trƣơng, chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc luôn luôn xác định CNTT phải trở thành động lực quan trọng góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2001-2010. Việc nhìn nhận, tổng kết, đánh giá lại việc thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW
là rất quan trọng để định hƣớng ngành CNTT-TT tiếp tục phát triển trong giai đoạn
tới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công chiến lƣợc đƣa đất nƣớc cơ bản
trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PRBài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOTLuận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
hanhha12
 
Cac yeu to lam thoa man su hai long khach hang
Cac yeu to lam thoa man su hai long khach hangCac yeu to lam thoa man su hai long khach hang
Cac yeu to lam thoa man su hai long khach hang
Thuy Lam
 
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAYĐề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu khoa học Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Chỗ Điện Tử Của Ngư...
Nghiên cứu khoa học Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Chỗ Điện Tử Của Ngư...Nghiên cứu khoa học Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Chỗ Điện Tử Của Ngư...
Nghiên cứu khoa học Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Chỗ Điện Tử Của Ngư...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
Toan Pham
 
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viênLuận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
nataliej4
 
Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ...
Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ...Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ...
Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ...
luanvantrust
 
Hệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng onlineHệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng online
Han Nguyen
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
nguyeminh thai
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin ở trường trung học phổ thông v...
 
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
Luận văn: Tác động của căng thẳng trong công việc đến sự cam kết của nhân viê...
 
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PRBài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
Bài mẫu Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOTLuận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
 
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trường trung họ...
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Cac yeu to lam thoa man su hai long khach hang
Cac yeu to lam thoa man su hai long khach hangCac yeu to lam thoa man su hai long khach hang
Cac yeu to lam thoa man su hai long khach hang
 
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAYĐề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
 
Nghiên cứu khoa học Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Chỗ Điện Tử Của Ngư...
Nghiên cứu khoa học Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Chỗ Điện Tử Của Ngư...Nghiên cứu khoa học Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Chỗ Điện Tử Của Ngư...
Nghiên cứu khoa học Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đặt Chỗ Điện Tử Của Ngư...
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động truyền thông xã hội qua Facebook, HAY
 
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viênLuận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
Luận văn: Đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo của sinh viên
 
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAYLuận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
Luận văn: Thái độ đối với hoạt động thực tập của sinh viên, HAY
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ...
Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ...Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ...
Các giải pháp vận dụng marketing điện tử cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt ...
 
Hệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng onlineHệ thống quản lý bán hàng online
Hệ thống quản lý bán hàng online
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 

Similar to Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việt Nam

Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề án chuyển đổi số quốc gia
Đề án chuyển đổi số quốc giaĐề án chuyển đổi số quốc gia
Đề án chuyển đổi số quốc gia
Nguyen Ly
 
20230606203930.893.pdf
20230606203930.893.pdf20230606203930.893.pdf
20230606203930.893.pdf
NgoNganHa2
 
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
sunflower_micro
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành p...
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành p...Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành p...
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành p...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
SnowWolf InGalaxy
 
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
sunflower_micro
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
nataliej4
 
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tinThực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 

Similar to Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việt Nam (20)

Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
 
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
Luận văn: Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thô...
 
Đề án chuyển đổi số quốc gia
Đề án chuyển đổi số quốc giaĐề án chuyển đổi số quốc gia
Đề án chuyển đổi số quốc gia
 
20230606203930.893.pdf
20230606203930.893.pdf20230606203930.893.pdf
20230606203930.893.pdf
 
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
 
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
Chiến lược phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin tại trung tâm chỉ đạo t...
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành p...
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành p...Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành p...
Luận Văn Tốt Nghiệp Phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn thành p...
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
 
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAYĐề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam, HAY
 
MAR50.doc
MAR50.docMAR50.doc
MAR50.doc
 
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
Tai lieu-nhung-dieu-can-biet-ve-cntt-05.2020
 
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
Nghiên cứu và ứng dụng ITIL cho quản lý dịch vụ đám mây nội bộ trong doanh ng...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, 9 ĐIỂM
 
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
Xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt...
 
baocao1
baocao1baocao1
baocao1
 
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tinThực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
Thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam thông qua công nghệ thông tin
 
Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Nguyenthetiep
NguyenthetiepNguyenthetiep
Nguyenthetiep
 

More from sunflower_micro

Giải pháp ảo hóa máy chủ cho một doanh nghiệp phần mềm nhỏ và ứng dụng
Giải pháp ảo hóa máy chủ cho một doanh nghiệp phần mềm nhỏ và ứng dụngGiải pháp ảo hóa máy chủ cho một doanh nghiệp phần mềm nhỏ và ứng dụng
Giải pháp ảo hóa máy chủ cho một doanh nghiệp phần mềm nhỏ và ứng dụng
sunflower_micro
 
Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh phục vụ việc nâng cao chất lượng nhận dạng ...
Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh phục vụ việc nâng cao chất lượng nhận dạng ...Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh phục vụ việc nâng cao chất lượng nhận dạng ...
Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh phục vụ việc nâng cao chất lượng nhận dạng ...
sunflower_micro
 
Ứng dụng smartcity tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân...
Ứng dụng smartcity tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân...Ứng dụng smartcity tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân...
Ứng dụng smartcity tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân...
sunflower_micro
 
Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nh...
Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nh...Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nh...
Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nh...
sunflower_micro
 
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
sunflower_micro
 
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu họcXây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
sunflower_micro
 
Hệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đình
Hệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đìnhHệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đình
Hệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đình
sunflower_micro
 
Dự án quản lý nội dung cho trang báo điện tử
Dự án quản lý nội dung cho trang báo điện tửDự án quản lý nội dung cho trang báo điện tử
Dự án quản lý nội dung cho trang báo điện tử
sunflower_micro
 
Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT ch...
Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT ch...Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT ch...
Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT ch...
sunflower_micro
 
Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và...
Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và...Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và...
Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và...
sunflower_micro
 
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây dựng hệ th...
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây dựng hệ th...Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây dựng hệ th...
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây dựng hệ th...
sunflower_micro
 
Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) trong hệ thống thông ti...
Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) trong hệ thống thông ti...Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) trong hệ thống thông ti...
Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) trong hệ thống thông ti...
sunflower_micro
 
Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của th...
Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của th...Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của th...
Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của th...
sunflower_micro
 
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tếBệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
sunflower_micro
 
Giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa
Giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóaGiải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa
Giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa
sunflower_micro
 
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phốNghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
sunflower_micro
 
Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp kiểm thử tự động phần mềm
Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp kiểm thử tự động phần mềmNghiên cứu và ứng dụng giải pháp kiểm thử tự động phần mềm
Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp kiểm thử tự động phần mềm
sunflower_micro
 

More from sunflower_micro (17)

Giải pháp ảo hóa máy chủ cho một doanh nghiệp phần mềm nhỏ và ứng dụng
Giải pháp ảo hóa máy chủ cho một doanh nghiệp phần mềm nhỏ và ứng dụngGiải pháp ảo hóa máy chủ cho một doanh nghiệp phần mềm nhỏ và ứng dụng
Giải pháp ảo hóa máy chủ cho một doanh nghiệp phần mềm nhỏ và ứng dụng
 
Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh phục vụ việc nâng cao chất lượng nhận dạng ...
Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh phục vụ việc nâng cao chất lượng nhận dạng ...Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh phục vụ việc nâng cao chất lượng nhận dạng ...
Nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ảnh phục vụ việc nâng cao chất lượng nhận dạng ...
 
Ứng dụng smartcity tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân...
Ứng dụng smartcity tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân...Ứng dụng smartcity tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân...
Ứng dụng smartcity tại thành phố Amsterdam (Hà Lan) và đề xuất giải pháp phân...
 
Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nh...
Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nh...Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nh...
Nghiên cứu công nghệ mã vạch hai chiều và đề xuất dự án ứng dụng nghiệp vụ nh...
 
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
 
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu họcXây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường trung học phổ thông và tiểu học
 
Hệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đình
Hệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đìnhHệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đình
Hệ thống giám sát và cảnh báo sử dụng cảm biến và camera trong gia đình
 
Dự án quản lý nội dung cho trang báo điện tử
Dự án quản lý nội dung cho trang báo điện tửDự án quản lý nội dung cho trang báo điện tử
Dự án quản lý nội dung cho trang báo điện tử
 
Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT ch...
Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT ch...Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT ch...
Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT ch...
 
Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và...
Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và...Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và...
Tìm hiểu công nghệ ảo hóa và đề xuất mô hình triển khai cho các đơn vị vừa và...
 
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây dựng hệ th...
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây dựng hệ th...Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây dựng hệ th...
Nghiên cứu ứng dụng phương pháp kiến trúc cơ quan xí nghiệp để xây dựng hệ th...
 
Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) trong hệ thống thông ti...
Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) trong hệ thống thông ti...Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) trong hệ thống thông ti...
Nghiên cứu các chuẩn OGC (Open Geospatial Consortium) trong hệ thống thông ti...
 
Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của th...
Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của th...Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của th...
Lập dự án đầu tư xây dựng phần mềm quản lý tài sản hệ thống thoát nước của th...
 
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tếBệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
Bệnh án điện tử và ứng dụng trong y tế
 
Giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa
Giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóaGiải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa
Giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu trên nền tảng ảo hóa
 
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phốNghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
 
Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp kiểm thử tự động phần mềm
Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp kiểm thử tự động phần mềmNghiên cứu và ứng dụng giải pháp kiểm thử tự động phần mềm
Nghiên cứu và ứng dụng giải pháp kiểm thử tự động phần mềm
 

Recently uploaded

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (12)

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÙ KIM LONG CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM TIỂU LUẬN THẠC SĨ Hà Nội - 2011
  • 2. ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CÙ KIM LONG CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin Mã số: TIỂU LUẬN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ái Việt TS. Lê Quang Minh Hà Nội - 2011
  • 3. iv MỤC LỤC BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT........................................................................1 MỞ ĐẦU.........................................................................................................................2 1. Sự cần thiết của đề tài.............................................................................................2 2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................3 6. Cấu trúc của Tiểu luận............................................................................................3 Chƣơng 1: CÁC CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƢỚC .......................................................................4 1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1996 ...................................................................................4 1.2. Giai đoạn từ năm 1996-2000 ...............................................................................5 1.3. Giai đoạn từ năm 2001-2005 ...............................................................................6 1.4. Giai đoạn từ năm 2006-2010 ...............................................................................7 1.5. Kết luận Chƣơng 1...............................................................................................9 Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT VIỆT NAM ...................................................................................................................12 2.1. Hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT .....................................................................12 2.1.1. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng trong CQNN........................................12 2.1.2. Hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và cộng đồng .......13 2.1.3. Hạ tầng viễn thông......................................................................................14 2.2. Hoạt động ứng dụng CNTT trong CQNN .........................................................15 2.2.1. Ứng dụng thƣ điện tử và điều hành công việc qua mạng...........................15 2.2.2. Triển khai các ứng dụng nội bộ..................................................................17 2.2.3. Hoạt động cung cấp thông tin qua Cổng/Trang thông tin điện tử..............17 2.2.4. Triển khai DVCTT .....................................................................................18 2.3. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và ngƣời dân..........................................18 2.3.1. Ứng dụng phần mềm và Internet trong doanh nghiệp................................18 2.3.2. Ứng dụng CNTT của ngƣời dân.................................................................20 2.4. Nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT-TT.......................................................20 2.5. Đánh giá của thế giới về CNTT-TT Việt Nam trong thời gian qua ..................21 2.6. Kết luận Chƣơng 2.............................................................................................22 Chƣơng 3: CHỦ TRƢƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN CNTT GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020.........23
  • 4. v 3.1. Mục tiêu .............................................................................................................23 3.1.1. Mục tiêu chung...........................................................................................23 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................23 3.2. Quan điểm chỉ đạo .............................................................................................25 3.3. Các nhiệm vụ cần giải quyết..............................................................................26 3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT ...............................................................26 3.3.2. Phát triển công nghiệp CNTT ....................................................................26 3.3.3. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng CNTT-TT..................................27 3.3.4. Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập đến ngƣời dân ........................................................................................................................27 3.3.5. Ứng dụng CNTT hiệu quả trong CQNN, doanh nghiệp và ngƣời dân ......28 3.3.6. Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT......................28 3.4. Các giải pháp chính sách chiến lƣợc..................................................................29 3.4.1. Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức............29 3.4.2. Tích cực xã hội hóa đầu tƣ cho CNTT-TT, đặc biệt là phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng............................................................................................29 3.4.3. Đầu tƣ đột phá có trọng tâm, trọng điểm ...................................................29 3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện thể chế .................................................................30 3.4.5. Một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá.............................................30 3.4.6. Học tập kinh nghiệm quốc tế......................................................................31 3.5. Kết luận Chƣơng 3.............................................................................................32 KẾT LUẬN...................................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................37 PHỤ LỤC 1: Danh mục các văn bản đáng chú ý..........................................................38 PHỤ LỤC 2: Xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên Website/Portal của các Bộ, cơ quan ngang Bộ...............................................................................................................42 PHỤ LỤC 3: Xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên Website/Portal của các địa phƣơng...........................................................................................................................43 PHỤ LỤC 4: Danh sách các dịch vụ hành chính công mức độ 3 của các Bộ ..............45 PHỤ LỤC 5: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành...............................................................................................................................46 PHỤ LỤC 6: Số lƣợng ngƣời sử dụng Internet hàng năm............................................46
  • 5. 1 BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin và Truyền thông Bộ TT&TT Bộ Thông tin và Truyền thông CQNN Cơ quan nhà nƣớc NSNN Ngân sách nhà nƣớc DVCTT Dịch vụ công trực tuyến GDĐT Giao dịch điện tử Y2K Year Two Kilo - Sự cố năm 2000 VinaREN Vietnam Research and Education Network - Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam TEIN Trans-Eurasia Information Network - Mạng Thông tin xuyên Á-Âu NOC Network Operation Center - Trung tâm Điều hành Mạng CRM Customer Relationship Management - Quản lý quan hệ khách hàng SCM Supply Chain Management - Quản lý chuỗi cung ứng ERP Enterprise Resource Planning - Quản trị nguồn lực doanh nghiệp
  • 6. 2 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản nhằm thúc đẩy phát triển CNTT tại Việt Nam. Đặc biệt, từ năm những năm 90 đến nay, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT ngày càng đƣợc nhấn mạnh và đƣợc cụ thể hóa bằng nhiều văn bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT đối với công cuộc đổi mới đất nƣớc. CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nƣớc ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chƣa có bất cứ một đề tài nào nghiên cứu các chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các cán bộ lãnh đạo và cộng đồng CNTT tại Việt Nam nắm đƣợc các chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT qua các giai đoạn từ trƣớc năm 1996; 1996-2000; 2001-2005 và từ 2006 đến nay. Hơn nữa, đề tài cũng nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp trong giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020. Chính vì vậy, đây là đề tài hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là: + Nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách thúc đẩy phát triển CNTT qua từng giai đoạn: trƣớc năm 1996, 1996-2000, 2001-2005 và 2006 2010. Các kết quả đạt đƣợc về phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam đến năm 2011. + Nêu rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp chính sách về phát triển CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020.
  • 7. 3 + Hệ thống lại các văn bản hƣớng dẫn thi hành các Luật GDĐT và Luật CNTT làm căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xây dựng các đề án, dự án CNTT. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn giúp các nhà lãnh đạo có đƣợc cách nhìn tổng quan về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cung cấp cho các nhà quản lý có những căn cứ để hoạch định chính sách chiến lƣợc và xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phát triển CNTT cho đơn vị mình phù hợp với các chủ trƣơng phát triển CNTT của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp cho cộng đồng CNTT tại Việt Nam có đƣợc những hiểu biết nhất định về tình hình và xu thế phát triển CNTT tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, phạm vi nội dung chính sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua một số văn bản tiêu biểu của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam. Phạm vi thời gian sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua các giai đoạn từ năm 2011 trở về trƣớc, giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu lý luận thông qua việc nghiên cứu tài liệu, đánh giá, phân tích, tổng hợp các chủ trƣơng chung Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. 6. Cấu trúc của Tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Tiểu luận đƣợc chia làm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trƣớc. Chƣơng 2: Hiện trạng ứng dụng và phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam. Chƣơng 3: Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hƣớng đến năm 2020.
  • 8. 4 Chƣơng 1: CÁC CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƢỚC Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trƣớc có nhiều thay đổi qua các giai đoạn và ngày càng đƣợc quan tâm và đầu tƣ phát triển một cách toàn diện. Các chủ trƣơng, chính sách đó có thể chia thành một số giai đoạn chính sau đây. 1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1996 Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Với việc thành lập Phòng Toán học tính toán (Phòng Máy tính) theo Quyết định số 101-KHKT/QĐ ngày 24/05/1968 của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc cho thấy chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về ứng dụng máy tính để giải những bài toán do thực tế sản xuất và chiến đấu đề ra, có khối lƣợng tính toán lớn. Cụ thể là, đến ngày 22/06/1968, chiếc máy tính điện tử đầu tiên (Minsk-22) do Chính phủ Liên Xô tài trợ đã về tới Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1969-1975, máy tính Minsk-22 đã thực hiện nhiều tính toán khoa học kỹ thuật phục vụ dân sự và quân sự góp phần hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chiến đấu. Sau khi thống nhất đất nƣớc, Hội đồng Chính phủ đã hai lần ra các Nghị quyết (số 173-CP/1975 và số 245-CP/1976) về tăng cƣờng ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cƣờng quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nƣớc. Ngày 10/07/1976, Hội đồng Chính phủ đã ký Quyết định số 108-CP về việc thành lập Cục Máy tính điện tử trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc. Cục Máy tính điện tử này có thể nói là tiền thân của các đơn vị chuyên trách về CNTT hiện nay và cũng là đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm quản lý thống nhất ngành máy tính điện tử trong cả nƣớc lúc bấy giờ. Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc nhấn mạnh và cụ thể hóa trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, đáng kể là, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,...". Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá VII) ngày 30/07/1994 xác định: "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: "ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"... Văn bản
  • 9. 5 tiêu biểu nhất trong giai đoạn này chính là Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT của nƣớc ta trong những năm 90. Nghị quyết số 49/CP đã khái quát tình hình CNTT của nƣớc ta, khẳng định quan điểm, mục tiêu và nội dung phát triển CNTT ở nƣớc ta đến năm 2000 và đề ra biện pháp lớn để thực hiện chủ trƣơng quan trọng này. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc tại Nghị quyết số 49/CP đã nêu rõ “...tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước...”. 1.2. Giai đoạn từ năm 1996-2000 Để cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT trong những năm 90, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 211/TTg ngày 07/04/1995 phê duyệt Chƣơng trình quốc gia về CNTT giai đoạn 1996- 1998, nhằm mục tiêu xây dựng những nền móng bƣớc đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nƣớc và trong các hoạt động kinh tế - xã hội; đồng thời tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớc, góp phần chuẩn bị cho nƣớc ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bƣớc vào thế kỷ 21. Đến tháng 04/2000, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ 4 tại Singapore, Chính phủ đã ký kết Hiệp định khung E-ASEAN, trong đó, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, chủ trƣơng phát triển CNTT, đặc biệt công nghiệp phần mềm luôn đƣợc ƣu tiên phát triển. Để cụ thể hóa chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển công nghiệp phần mềm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05/06/2000 về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005, với mục tiêu: “Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hóa và phát triển bền vững các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia. Phát huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới. Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị sản lượng khoảng 500 triệu USD”. Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm cũng đƣợc Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP nêu rõ: “Công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này. Nhà nước khuyến khích và ưu đãi tối đa việc phát triển công nghiệp phần mềm. Bước đầu, chú trọng hình thức xuất khẩu qua gia công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Ðồng thời, mở rộng thị trường trong nước, trước mắt tập trung phát triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem
  • 10. 6 lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu. Nhanh chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để công nghiệp phần mềm của Việt Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo và sản xuất làm tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Ðặc biệt khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực này.”. 1.3. Giai đoạn từ năm 2001-2005 Trong giai đoạn này, nhận thức của toàn xã hội về CNTT đã đƣợc nâng lên, hạ tầng kỹ thuật và truyền thông đã đƣợc trang bị và phát triển theo hƣớng hiện đại, nguồn nhân lực về CNTT cũng tăng lên. Tuy nhiên, CNTT của Việt Nam tại thời điểm này vẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nƣớc trên thế giới và khu vực. Trƣớc tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Với mục tiêu đến năm 2010, CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau đây: “+ CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. + Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới. + Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.”[1]. Để thực hiện đƣợc các mục tiêu nêu trên, Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị đã ra chủ trƣơng: “1- Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. 2- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải ứng dụng CNTT để phát triển. [1] Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII.
  • 11. 7 3- Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, đảm bảo được tốc độ và chất lượng cao, giá cước rẻ. 4- Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT. 5- Phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là phát triển công nghiệp phần mềm.”. Một trong số những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng về ứng dụng CNTT đối với các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn 2001-2005 mà Bộ Chính trị yêu cầu là: “...các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động theo phương châm bảo đảm tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài. Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả...”[2]. Để cụ thể hóa nhiệm vụ này và đồng bộ hóa với Chƣơng trình cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 Phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2005, đảm bảo mục tiêu đến năm 2005, về cơ bản xây dựng và đƣa vào hoạt động hệ thống thông tin điện tử của Đảng và Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phƣơng các cấp. Cũng trong giai đoạn này, một đạo luật quan trọng đã đƣợc Quốc hội khóa XI thông qua đó chính là Luật GDĐT số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, quy định về GDĐT trong hoạt động CQNN; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thƣơng mại và các lĩnh vực khác. Chính sách phát triển và ứng dụng GDĐT đã đƣợc Nhà nƣớc đặc biệt ƣu tiên, khuyến khích phát triển để hỗ trợ việc triển khai các DVCTT, triển khai thƣơng mại điện tử và tin học hóa hoạt động của CQNN. Tại Điều 6 Luật GDĐT đã nêu rõ: “Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến GDĐT.”. 1.4. Giai đoạn từ năm 2006-2010 Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam tiếp tục đƣợc nhấn mạnh và cụ thể hóa bằng một văn bản quan trọng nhất trong [2] Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII.
  • 12. 8 lĩnh vực CNTT đó chính là Luật CNTT của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006. Tại Điều 5 Luật CNTT đã nêu rõ: + Ƣu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. + Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công nghiệp CNTT phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nội địa và xuất khẩu. + Khuyến khích đầu tƣ cho lĩnh vực CNTT. + Ƣu tiên dành một khoản ngân sách nhà nƣớc để ứng dụng CNTT trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT. + Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. + Có chính sách ƣu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT đối với nông nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời có hoàn cảnh khó khăn. + Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển CNTT. + Tăng cƣờng giao lƣu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nƣớc ngoài trong lĩnh vực CNTT. Song song với các chính sách của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển CNTT thì chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng đƣợc đặc biệt ƣu tiên, cụ thể tại Điều 42 Luật CNTT đã nêu: + Nhà nƣớc có chính sách phát triển quy mô và tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực CNTT. + Chƣơng trình, dự án ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển CNTT phải có hạng mục đào tạo nhân lực CNTT. + Tổ chức, cá nhân đƣợc khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo nhân lực CNTT theo quy định của pháp luật. + Cơ sở đào tạo đƣợc hƣởng ƣu đãi trong hoạt động đào tạo về CNTT tƣơng đƣơng với doanh nghiệp sản xuất phần mềm. + Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ giáo viên, sinh viên và học sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân truy nhập Internet tại các cơ sở giáo dục. Nhà nƣớc cũng có chính sách ƣu đãi, ƣu tiên tạo lập nền công nghiệp CNTT, đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số, khuyến khích
  • 13. 9 các nhà đầu tƣ tham gia hoạt động đầu tƣ mạo hiểm vào lĩnh vực CNTT, các chính sách này cũng đã đƣợc nêu rất rõ tại Điều 48 Luật CNTT, cụ thể là: + Nhà nƣớc có chính sách ƣu đãi, ƣu tiên đầu tƣ phát triển công nghiệp CNTT, đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung để trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân. + Nhà nƣớc khuyến khích các nhà đầu tƣ tham gia hoạt động đầu tƣ mạo hiểm vào lĩnh vực công nghiệp CNTT, đầu tƣ phát triển và cung cấp thiết bị số giá rẻ. Để cụ thể hóa và đƣa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT đã nêu trên đi vào cuộc sống, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ và các Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản hƣớng dẫn quan trọng, chi tiết xin xem tại Phụ lục 1 kèm theo. Tóm lại, giai đoạn 2006-2010 chính là giai đoạn thực hiện tốt nhất việc hoàn thiện cơ bản về môi trƣờng pháp lý trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam. 1.5. Kết luận Chƣơng 1 Những nghiên cứu về các chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam ở chƣơng này cho thấy chủ trƣơng về ứng dụng máy tính điện tử có từ rất sớm, ngay từ cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trƣớc, máy tính điện tử đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ chiến đấu của đất nƣớc. Ngay sau khi thống nhất đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng tăng cƣờng ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cƣờng quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nƣớc. Tuy nhiên, đến năm 1990, nƣớc ta cơ bản vẫn là một nƣớc lạc hậu về CNTT; nhận thức của toàn xã hội về vài trò và ý nghĩa quan trọng của CNTT còn rất thấp; hạ tầng kỹ thuật và truyền thông còn yếu; số cán bộ chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực CNTT còn quá ít; công nghiệp CNTT vẫn chƣa đủ sức để hình thành một ngành công nghiệp CNTT, ... Trƣớc tình hình trên đòi hỏi nƣớc ta phải nhanh chóng phát triển CNTT trong mọi lĩnh vực hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đẩy mạnh hơn nữa tiến trình đổi mới toàn diện đất nƣớc. Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về "Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90" đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển CNTT của nƣớc ta. Ngày 01/12/1997, Việt Nam đã tham gia mạng Internet toàn cầu, đây là dấu mốc không thể nào quên đƣợc của những ngƣời làm Internet Việt Nam. Đây cũng là một thách thức rất lớn đối với CNTT của Việt Nam trong việc xử lý sự cố Y2K và các vấn đề về an toàn an ninh thông tin.
  • 14. 10 Đến năm 2000, nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của CNTT đã đƣợc nâng lên một bƣớc nhƣng vẫn còn rất hạn chế. Nguồn nhân lực về CNTT tại Việt Nam tăng lên đáng kể nhƣng chất lƣợng đào tạo, trình độ chuyên môn chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế của xã hội. Hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT phát triển nhanh theo hƣớng hiện đại hoá nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tốc độ, chất lƣợng và giá cƣớc cho ứng dụng và phát triển CNTT. Đầu tƣ cho CNTT đã tăng lên nhƣng còn nhỏ giọt, chƣa đủ mức cần thiết. Quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực CNTT vẫn còn phân tán và chƣa hiệu quả. Các chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm cũng đƣợc quan tâm đặc biệt nhƣng mới chỉ là bắt đầu. Vì vậy, đánh giá chung về tình hình phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2000 vẫn còn ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò của CNTT chƣa đầy đủ; thực hiện chƣa triệt để các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; chƣa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc; chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT; quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực máy tính, viễn thông và thông tin điện tử chƣa thống nhất, thiếu đồng bộ, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet, chƣa coi đầu tƣ cho xây dựng hạ tầng thông tin là loại đầu tƣ xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội. Trƣớc tình hình phát triển CNTT ở nƣớc ta nhƣ vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây có thể coi là một trong những văn bản quan trọng nhất đã khẳng định rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển CNTT tại Việt Nam. Chỉ thị số 58-CT/TW ban hành đƣợc coi là bƣớc phát triển mới trong tƣ duy lý luận và sự lãnh đạo của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW, việc ứng dụng và phát triển CNTT ở nƣớc ta đã có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp bƣớc đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải cách hành chính, ... thông qua hàng loạt các chƣơng trình, kế hoạch, đề án, dự án ứng dụng và phát triển CNTT. Đến năm 2010, nhận thức về tầm quan trọng của CNTT đƣợc nâng cao trong xã hội. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về CNTT đã từng bƣớc đƣợc kiện toàn. Môi trƣơng pháp lý tƣơng đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và truyền thông đã đạt trình độ hiện đại về công nghệ, đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản của xã hội. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành cũng nhƣ trong công tác chuyên môn đã từng bƣớc đổi mới. Ứng dụng CNTT
  • 15. 11 trong xã hội, ngƣời dân và doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức đào tạo. Công nghiệp CNTT-TT đã thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu quan trọng song kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa đáp ứng đƣợc một số mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản đề ra trong Chỉ thị 58-CT/TW đó là CNTT vẫn chƣa trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta. CNTT của Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với các nƣớc tiên tiến trong khu vực, chƣa đạt mục tiêu “CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Việc ứng dụng CNTT chƣa có tác dụng đổi mới hẳn lề lối làm việc, chƣa tạo đƣợc thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và ngƣời dân. Thị trƣờng công nghiệp CNTT còn nhỏ. Năng lực quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực hiện chƣa theo kịp tình hình phát triển. Đầu tƣ cho ứng dụng CNTT còn ít, chia các khoản đầu tƣ nhỏ. Các hệ thống còn bị cô lập, thiếu tính tƣơng hợp, không thành hệ thống thống nhất, trao đổi thông tin còn rất kém, không có chìa khóa nào để chuẩn hóa, ... Tóm lại, trong các giai đoạn đã trình bày ở trên, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc luôn luôn xác định CNTT phải trở thành động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010. Việc nhìn nhận, tổng kết, đánh giá lại việc thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW là rất quan trọng để định hƣớng ngành CNTT-TT tiếp tục phát triển trong giai đoạn tới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công chiến lƣợc đƣa đất nƣớc cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.