SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phạm Trường Giang
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LŨ
PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phạm Trường Giang
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LŨ
PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM
Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số : 60440224
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN DUY KIỀU
Hà Nội – Năm 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU.......................................3
1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Lam.........................................3
1.1.1 Vị trí địa lý lưu vực sông Lam ......................................................................3
1.1.2 Đặc điểm địa hình...........................................................................................3
1.1.3 Đặc điểm thảm phủ thực vật...........................................................................4
1.1.4 Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng ....................................................................4
1.1.5 Hệ thống sông ngòi.........................................................................................5
1.1.6 Đặc điểm khí hậu trên lưu vực sông ..............................................................7
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội trên lưu vực sông Lam ............................................13
1.2.1 Tình hình dân cư...........................................................................................13
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trên lưu vực sông Lam....................................13
1.2.3 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ......................................14
1.3 Nhận xét..........................................................................................................14
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM..........15
2.1 Nguyên nhân hình thành lũ trên lưu vực sông Lam. .......................................15
2.2. Diễn biến lũ theo không gian .........................................................................17
2.2.1 Mực nước lũ ................................................................................................17
2.2.2 Lưu lượng lũ................................................................................................18
2.3. Diễn biến lũ theo thời gian .............................................................................23
2.4 Tổ hợp lũ trên lưu vực sông Lam...................................................................24
2.5. Đặc điểm ngập lụt lưu vực sông Lam ............................................................41
2.5.1. Diện tích ngập lụt. .......................................................................................41
2.5.2. Mức độ ngập lụt trên lưu vực sông Lam.....................................................42
2.6 Nhận xét..........................................................................................................42
Chương 3: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT HẠ LƯU SÔNG LAM ........43
3.1. Lựa chọn mô hình xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ lưu sông Lam.............43
3.1.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình NAM-MIKE11..............................................43
3.1.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-RAS......................................................45
3.1.3 Mô hình HEC-GeoRAS...............................................................................47
3.2 Tính toán lượng nhập khu giữa .......................................................................48
3.2.1. Yêu cầu số liệu ...........................................................................................48
3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng mô phỏng ......................................................48
3.2.3. Hiệu chỉnh và kiểm nghiêm mô hình ..........................................................49
3.3 Tính toán dòng chảy lũ....................................................................................60
3.4 Tính toán lũ thiết kế........................................................................................71
3.5 Mô phỏng lũ năm 1978 ..................................................................................71
3.6 Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam .................................................76
3.6.1 Xây dựng miền tính phần hạ lưu lưu vực sông Lam....................................77
3.6.2 Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam ......................79
3.7 Nhận xét..........................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................85
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Lam ...............................7
Hình 2.1: Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ....................................................16
Hình 2.2: Lượng mưa trung bình năm và mùa lũ trên lưu vực sông Lam ................16
Hình 2.3: Quá trình mưa, lũ từ ngày 16-29/IX/1978 tại các trạm trên lưu vực
sông Lam ..................................................................................................................26
Hình 2.4: Quá trình mưa, lũ từ ngày 07-22/X/1988 tại các trạm trên lưu vực sông
Lam ...........................................................................................................................28
Hình 2.5: Đường quá trình mưa, lũ từ ngày 10-30/IX/2002 tại các trạm chính trên
lưu vực sông Lam......................................................................................................30
Hình 2.6: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên lưu vực sông
Lam............................................................................................................................32
Hình 2.7: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên lưu vực sông
Lam............................................................................................................................33
Hình 2.8: Quá trình mưa, lũ từ ngày 28/IX - 28/X/2007 tại các trạm chính trên lưu
vực sông Lam............................................................................................................40
Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng của mô hình NAM.........................................................44
Hình 3.2 Lược đồ sai phân mô hình HEC-RAS......................................................46
Hình 3.3: Chức năng tự động hiệu chỉnh thông số MIKE NAM..............................51
Hình 3.4: Đường quá trình thực đo và ính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2002..............52
Hình 3.5: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Yên Thượng, trận lũ 2002 ......52
Hình 3.6: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Nghĩa Khánh, trận lũ
2002 ............................................................................................................. 52
Hình 3.7: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Hòa Duyệt, trận lũ
2002...........................................................................................................................52
Hình 3.8: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Sơn Diệm, trận lũ ............53
2002...........................................................................................................................53
Hình 3.9: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2007 ............53
Hình 3.10: Đường quá trình thực đo và ính toán tại trạm Yên Thượng, trận lũ 2007...53
Hình 3.14: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2010 ..........55
Hình 3.29 Sơ đồ tính toán thủy lực mạng lưới sông ...............................................62
Hình 3.30 Sơ đồ tính toán mặt cắt sông...................................................................63
Hình 3.31 Thông số nhám của mô hình HEC-RAS.................................................64
Hình 3.53 Đường tần suất Qmax các năm tại trạm Nam Đàn .................................72
Hình 3.54 Đường tần suất Qmax các năm tại trạm Chợ Tràng ...............................73
Hình 3.55: Menu chạy mô hình HEC-RAS ..............................................................73
Hình 3.56: Đường quá trình lũ 1978 tại Đô Lương mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................74
Hình 3.57: Đường quá trình lũ 1978 tại Yên Thượng mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................74
Hình 3.58: Đường quá trình lũ 1978 tại Nam Đàn mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................75
Hình 3.59: Đường quá trình lũ 1978 tại Linh Cảm mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................75
Hình 3.60: Đường quá trình lũ 1978 tại Chợ Tràng mô phỏng bằng mô hình
HEC-RAS .................................................................................................................76
Hình 3.61: Quy trình xây dựng bản đồ ngập lụt bằng mô hình HEC-GeoRAS .......76
Hình 3.62 Trích xuất kết quả của mô hình thủy lực HEC-RAS ..............................77
Hình 3.63: Trích xuất giá trị mực nước lớn nhất ứng với trận lũ tháng năm 1978...78
Hình 3.64: Thiết lập kết quả mô phỏng thủy lực và địa hình hạ du sông Lam.........79
Hình 3.65 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam năm 1978 ..........................................79
Hình 3.66 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam tần suất 1%........................................80
Hình 3.67 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam tần suất 0.5%.....................................80
Hình 3.68 Kết quả tính mức độ ngập và diện ngập...................................................81
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam...................................................6
Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực
sông Lam ................................................................................................................9
Bảng 1-3. Độ ẩm không khí tương đối tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực
sông Lam .................................................................................................................9
Bảng 1-4. Lượng bốc hơi tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam....10
Bảng 1-5. Đặc trưng lượng mưa tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam .11
Bảng 1-6. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông Lam .............................13
Bảng 2-1: Mực nước lũ thực đo tại một số vị trí...................................................18
Bảng 2.2: Khả năng xuất hiện lũ vào các tháng trong năm trên lưu vực sông Lam..23
Bảng 2.3 Đặc trưng trận lũ từ 15-29/IX/1978 ....................................................26
Bảng 2.4: Đặc trưng trận lũ từ 11-20/X/1988 ......................................................27
Bảng 2.5: Đặc trưng trận lũ từ 18-22/IX/2002......................................................29
Bảng 2.6: Đặc trưng lũ từ 04 - 09/VIII/2007.........................................................31
Bảng 2.7: Đặc trưng trận lũ từ 01-06/X/2007 .......................................................33
Bảng 2.8: Lượng mưa (mm) trận lũ các năm 2007, 2010 .....................................34
Bảng 2.9: Đặc trưng trận lũ từ 30/IX- 05/X/2010.................................................36
Bảng 2.10: Đặc trưng trận lũ từ 13- 19/X/2010 ....................................................37
Bảng 2.11 Tổ hợp lượng nước lũ lớn theo lũ điển hình .......................................40
Bảng 2.12 Tỷ lệ gặp gỡ các trận lũ trên các nhánh sông......................................41
Bảng 3.1 : Đánh giá kết quả dự báo ......................................................................49
Bảng 3.2 Các thông số cần hiệu chỉnh và giới hạn của chúng............................51
Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hiệu chỉnh mô hình.................................53
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu đặc trưng lũ phục vụ cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu
vực sông Lam” được hoàn thành vào tháng 12 năm 2014. Trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn thạc sỹ, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân thành và nhiệt
tình của các phó giáo sư, tiến sĩ, giáo viên của trường, cùng cán bộ của phòng Đào
tạo sau Đại học. Nhân đây tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các các giảng
viên khoa Thủy văn – Khí tượng – Hải Dương học, các anh chị em đồng nghiệp đã
nhiệt tình đóng góp, trao đổi nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Trần Duy Kiều
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo và cung cấp các thông tin cần thiết cho
luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy
văn trung ương, cùng đồng nghiệp của phòng Dự báo thủy văn Bắc Bộ; phòng Dự
báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ và gia đình lời cảm ơn chân thành
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành tốt luận văn này.
Do thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên luận văn này không tránh
khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp,
chỉ bảo của Thầy, Cô giáo và các đồng nghiệp để quá trình học tập, nghiên cứu
được hoàn thiện hơn.
Hà nội, tháng 12 năm 2014
Học viên
Phạm Trường Giang
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây ở miền Trung, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn
với mức độ trầm trọng hơn, đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người của cải và môi
trường sinh thái... Những kết quả nghiên cứu về lũ lụt trên thế giới đã có những
nhận định: Thiên tai lũ lụt ngày càng gia tăng là do biến động về khí hậu toàn cầu
và tác động của con người đã làm cho môi trường tự nhiên bị phá hủy. Việc giảm
nhẹ thiệt hại do lũ lụt đang là một vấn đề hết sức cấp bách được nhiều tổ chức và
các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu.
Lũ lụt miền Trung nói chung và lưu vực sông Lam nói riêng là một trong
những tai biến thiên nhiên, kết quả của quá trình tập trung nước với khối lượng lớn
và tràn vào các vùng địa hình thấp, gây ngập lụt trên diện rộng, không chỉ gây tổn
hại nặng nề về người và của ở thời điểm đó mà còn tác động tiêu cực lâu dài đến
môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và các hoạt động kinh tế xã
hội. Nghiên cứu các giải pháp phòng lũ lụt được nhiều quốc gia quan tâm và hướng
tiếp cận là sự kết hợp giữa giải pháp phi công trình và công trình. Giải pháp công
trình thường được sử dụng là xây dựng các hồ chứa, đê điều, cải tạo lòng sông…
Các giải pháp phi công trình là trồng rừng, bảo vệ rừng; xây dựng và vận hành các
phương án phòng tránh lũ và di dân lúc cần thiết khi có thông tin dự báo và cảnh
báo chính xác.
Để đưa ra được giải pháp hiệu quả trong phòng, chống lũ thì rất cần thiết
phải có nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu về lũ.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn “Nghiên cứu đặc trưng lũ phục vụ
cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam“ làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Mục đích của luận văn
+ Nghiên cứu đặc trưng lũ trên lưu vực sông Lam
+ Xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu vực sông
Lam
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Dòng chảy lũ trên lưu vực sông Lam
+ Phạm vi nghiên cứu: Trong mùa lũ trên lưu vực sông Lam
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp kế thừa, ý kiến chuyên gia
+ Mô hình toán thủy văn thủy lực
5. Bố cục của luận văn
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM
Chương 3: CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM
3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Lam
1.1.1 Vị trí địa lý lưu vực sông Lam
Lưu vực sông Lam nằm ở vị trí từ 18o
15'05" - 20o
10'30" vĩ độ Bắc và
103o
14'10" - 105o
15'20" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Chu, sông
Bạng. Phía Tây giáp lưu vực sông MêKông. Phía Tây Nam giáp lưu vực sông
Gianh. Phía Đông giáp lưu vực sông Cảm, biển Đông. Diện tích toàn bộ lưu vực là
27.200 km2
, phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 65,2% diện tích toàn bộ lưu
vực, phần diện tích còn lại 9.470 km2
thuộc đất Xiêng Khoảng của Lào chiếm
34,8% diện tích lưu vực. Diện tích phần đá vôi là 273 km2
chiếm 1% diện tích lưu
vực; vùng núi cao 19.486 km2
chiếm 71,6% diện tích lưu vực, vùng bán sơn địa, đồi
núi thấp và trung du khoảng 5.604 km2
, vùng đồng bằng là 2.110 km2
. Dòng chính
sông Cả có chiều dài là 531 km; đoạn sông chảy qua lãnh thổ Lào là 170 km, còn lại
361 km sông chảy qua hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rồi đổ ra biển Đông tại Cửa
Hội. Sông Cả hợp với sông La tại Trường Xá và chảy ra biển Đông – gọi là sông
Lam. [2]
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Lưu vực sông Lam phần thuộc lãnh thổ Việt Nam có thể phân chia 3 dạng
địa hình chính:
- Vùng đồi núi cao: Vùng này thuộc 9 huyện miền núi của Nghệ An và Hà Tĩnh bao
gồm: Kỳ Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa
Đàn, Hương Sơn, Hương Khê. Vùng đồi núi cao gồm các dãy núi chạy dài theo
hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, tạo nên những thung lũng sông hẹp và dốc nối
hình thành những sông nhánh lớn như Nậm Mô, Huổi Nguyên, sông Hiếu, sông
Giăng, sông La. Xen kẽ với những dãy núi lớn thường có những dãy núi đá vôi như
ở thượng nguồn sông Hiếu. [2]
- Vùng trung du: Bao gồm các huyện như Anh Sơn, Tân Kỳ, một phần đất đai của
Hương Sơn, Hương Khê, Thanh Chương. Diện tích vùng trung du thường hẹp nằm
ở hạ lưu các sông nhánh lớn cấp I. Đây là vùng đồi trọc với độ cao từ 300-400m xen
4
kẽ là đồng bằng ven sông của các thung lũng hẹp có độ cao trung bình từ 15- 25m.
Vùng trung du chịu ảnh hưởng của lũ khá lớn, nhất là những trận lũ lớn, đất thường
bị xói mòn, rửa trôi mạnh, lớp đất sỏi cát thường bị nước lũ mang về, bồi lấp diện
tích canh tác vùng bãi sông gây trở ngại cho sản xuất.
- Vùng đồng bằng hạ du sông Lam: Có độ cao trung bình từ 6 - 8m ở vùng tiếp giáp
với vùng đồi núi thấp, hoặc từ 0,5 - 2,0m ở vùng ven biển. Vùng đồng bằng thường
bị chia cắt bởi hệ thống sông suối hoặc các kênh đào chuyển nước hoặc giao thông.
1.1.3 Đặc điểm thảm phủ thực vật
Lưu vực sông Lam có rừng tập trung chủ yếu thuộc 6 huyện miền núi Nghệ
An và hai huyện Hương Sơn, Hương Khê thuộc Hà Tĩnh.
Trên địa phận Việt Nam, diện tích rừng bị giảm nhanh do tốc độ phát triển
dân số cao ở miền núi, cùng với tập quán du canh du cư của đồng bào các dân tộc.
Năm 1943 có khoảng 1,2 triệu ha rừng, đến nay diện tích đất có rừng chiếm khoảng
35,5% diện tích tự nhiên, so với diện tích đất của các huyện miền núi và Hương
Khê, Hương Sơn thì diện tích đất có rừng chiếm đến 43%. Diện tích rừng giàu và
rừng trung bình toàn lưu vực phần Việt Nam chỉ còn chiếm khoảng 12 ÷ 14%.
1.1.4 Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng
a. Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu của Cục địa chất Việt Nam, bản đồ địa chất và khoáng sản Việt
Nam tỷ lệ 1/200.000 địa chất và khoáng sản tờ Vinh (GEOLOGY AND MINERAL
RESOURCES OF VINH SHEET), trong vùng nghiên cứu xuất lộ gần như đầy đủ
địa tầng địa chất có tuổi từ cổ đến trẻ.
Toàn bộ lưu vực sông Lam thuộc hai đới kiến tạo chính là đới kiến tạo sông
Lam và đới oằn võng Sầm Nưa, ngoài ra còn có đới nâng Phu Hoạt. Trong đó:
- Phía Bắc vùng nghiên cứu thuộc đới nâng Phu Hoạt.
- Từ Nghĩa Đàn trở xuống gần dòng chính sông Cả thuộc đới oằn võng
Sầm Nưa.
- Phần còn lại là thuộc đới kiến tạo sông Cả.
5
Về địa chất thủy văn, nước dưới đất trong vùng nghiên cứu có nhiều hạn chế,
không phong phú. Vấn đề này được giải thích trên cơ sở cấu tạo địa chất, đặc điểm
địa mạo, điều kiện khí tượng thủy văn. Trên toàn vùng nghiên cứu nhận thấy: các
đất đá có khả năng chứa nước chiếm một khối lượng không lớn so với các loại đất
đá thấm nước kém và chứa nước kém. Mặt khác do địa hình bị phân cắt mạnh, sườn
núi dốc, độ dốc lòng sông, suối lớn làm cho nước không có điều kiện tích tụ lại mà
thoát nhanh ra các hệ thống sông suối lớn.
b. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn các loại đất chính và phân bố
ở trên lưu vực sông Lam là:
+ Đất phù sa và đất cát ven biển
+ Đất bùn lầy
+ Đất mặn
+ Đất Feralitic mùn vàng nhạt trên núi
Vùng đồng bằng sông Lam có các loại đất chủ yếu là đất phù sa và đất cát
ven biển, đất bùn lầy, đất mặn và đất Feralitic điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi.
Đất đai vùng trung du khá đa dạng: Các loại đất chua, đất glây hoặc glây
mạnh úng nước.
Do phải chịu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố địa lý, địa hình, khí hậu,
lớp phủ bề mặt … nên đất đai ở vùng đồng bằng và trung du sông Lam được xếp
vào loại kém màu mỡ.
1.1.5 Hệ thống sông ngòi
- Mạng lưới sông suối
Đường phân thủy phía Bắc và Đông Bắc của lưu vực chảy qua vùng đồi núi
thấp của Nghệ An với độ cao trung bình từ 400 ÷ 600m, vùng núi cao của huyện
Quế Phong với độ cao trên 1000m và vùng núi cao của tỉnh Xiêng Khoảng
(CHDCND Lào) có những đỉnh núi như Phu Hoạt cao trên 2000m. Phía Tây lưu
vực là dãy Trường Sơn với những đỉnh núi cao trên 2000m (như Phu Xai Leng cao
2.711m). Càng về phía Nam, Tây Nam đường phân thủy của lưu vực đi qua những
6
đồi núi thấp có độ cao đỉnh từ 1300 ÷ 1800m. Đến địa phận tỉnh Hà Tĩnh, độ dốc
bình quân của toàn lưu vực là 1,8‰, mật độ lưới sông đạt 0,87 km/km2
. (Bảng 1.1)
- Đặc điểm hệ thống sông Lam
Cùng với dòng chính sông Lam có hai nhánh sông lớn nhất là sông Hiếu và sông La
Bảng 1-1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam
TT Luu vực F (km2
)
Lsông
(km)
Độ cao
bq(m)
Độ dốc
bqlv
(%o)
Bbq (m)
Mật số
lưới sông
km/km2
Hệ số
không
đối
xứng
Hệ số
hình
dạng lưu
vực
1 Sông Cả 27.200 531 294 1,83 89 0,60 -0,14 0,29
2 S. Nậm Mô 3.970 173 960 2,57 38,2 0,22 0,27
3 S. Giăng 1.050 77 492 1,72 15,8 -0,09 0,24
4 Sông Hiếu 5.340 228 303 1,30 32,5 0,71 0,02 0,20
5 Sông La 3.210 135 362 2,82 46,6 0,87 0,53 0,68
Nguồn: [“Trung tâm Dự báo KTTV TW”]
+ Bốn lưu vực sông nhánh lớn cấp I của sông Lam là Nậm Mô, Sông Hiếu, sông La
và sông Giăng có tổng diện tích chiếm trên 50% diện tích toàn bộ lưu vực sông Lam
và đóng góp một lượng nước đáng kể và nguồn nước sông Lam.
Phần lớn lưu vực sông thuộc dạng đồi núi bị chia cắt mạnh. Sông suối có độ dốc
lớn, vùng trung du nối chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng hẹp cho nên khi có
mưa lớn, lũ tập trung nhanh, ít bị điều tiết dẫn tới nước lũ tập trung về đồng bằng
rất nhanh gặp mưa lớn ở hạ du và triều cường thường gây lũ lụt trên diện rộng.
7
Hình 1.1 Bản đồ mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Lam
1.1.6 Đặc điểm khí hậu trên lưu vực sông
Lưu vực sông Lam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm
chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu khí quyển sau:
- Khối không khí cực đới lục địa Châu Á biến tính mạnh khi di chuyển từ Bắc
về phía Nam bán cầu. Hoạt động của khối không khí này từ tháng XI tới tháng III
năm sau, gây nên thời tiết lạnh, khô vào các tháng mùa đông và mưa phùn.
- Khối không khí xích đạo Thái Bình Dương với hướng gió Đông Nam hoạt
động mạnh từ tháng V tới tháng X và mạnh nhất vào tháng IX, X. Đặc điểm của khối
không khí này là nóng ẩm mưa nhiều, gây nên nhiều nhiễu động thời tiết như bão, áp
thấp nhiệt đới. Những nhiễu động thời tiết có thể đơn thuần là một hình thế thời tiết
gây mưa hoặc tổ hợp nhiều hình thế thời tiết như bão và áp thấp, áp thấp nhiệt đới
kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn trên diện rộng tạo nên lũ lụt nghiêm trọng
trên lưu vực sông Lam.
- Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương với hướng gió Tây Nam hoạt động mạnh
vào các tháng V, VI, VII, VIII và mạnh nhất vào tháng VII. Khối không khí này
8
nóng và khô, ít mưa thường gọi là gió Tây Nam. Ảnh hưởng của gió Tây Nam đã
làm nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất tăng rất nhanh. Nhiệt độ không khí đạt tới 40 -
420
C, nhiệt độ đất đạt tới 50 - 600
C. [10]
Nhân tố khí hậu kết hợp với yếu tố địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu
giữa các vùng khá sâu sắc. Phần phía Bắc và Đông Bắc của lưu vực mang đặc điểm
của vùng khí hậu chuyển tiếp từ Bắc Bộ và Trung Bộ. Với mùa mưa đến sớm hơn ở
phía Nam, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra vào tháng VIII, ba tháng có lượng mưa
lớn nhất là tháng VII, VIII, IX. Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp nhất là vào tháng I, về
phía Nam của lưu vực ảnh hưởng của các hoàn lưu phương Bắc yếu hơn, nhiệt độ
tăng dần, mùa mưa đến chậm hơn và kết thúc sớm, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra
vào tháng IX, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là VIII, IX, X. Những vùng được bao
bọc bởi các dãy núi, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam ít hơn
dần, lượng mưa năm khá nhỏ như vùng Cửa Rào, Khe Bố, có năm lượng mưa chỉ đạt
từ 500 - 700mm.
Những vùng có điều kiện địa hình thuận lợi cho việc đón gió (dạng phễu) đã
tạo nên những tâm mưa lớn trên lưu vực như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông
Giăng với lượng mưa năm trung bình đạt 2.000 - 2.400mm.
a. Nhiệt độ
Mùa lạnh từ tháng XII tới tháng II và lạnh nhất là tháng I. Thời kỳ này lưu
vực ảnh hưởng chủ yếu của khối không khí cực đới lục địa Châu Á. Tuỳ theo sự
ảnh hưởng của khối không khí này tới các vùng trên lưu vực mà cho chế độ nhiệt
về mùa đông khác nhau. Vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình cao hơn ở miền núi
(Bảng 1.3) Nhiệt độ trung bình tháng I tại đồng bằng cao hơn ở vùng núi thượng
nguồn sông Hiếu. Nhưng ở vùng thung lũng Cửa Rào nhiệt độ tháng I, II lại cao
hơn ở đồng bằng. Nguyên nhân chính là do vùng này được bao bọc bởi các dãy
núi cao làm hạn chế sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc, mùa đông trở nên ấm
hơn. Nhiệt độ tối thấp đạt 4o
C ở Vinh (tháng I/1914), -0,5o
C ở Quỳ Châu (I/1974),
1,7o
C ở Cửa Rào tháng I/1974.
9
Mùa lũ từ tháng V tới tháng VIII với nhiệt độ trung bình tháng đạt từ 27 -
290
C. Tháng nóng nhất là tháng VII do hoạt động mạnh của gió Tây Nam (Bảng 1.2).
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 42,1o
C tháng VI/1912 tại Vinh, 42,7o
C tháng V/1966
tại Cửa Rào, 42,1o
C tháng V/1931 tại Tây Hiếu.
Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên
lưu vực sông Lam [10]
Đơn vị: o
C
Trạm
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Quỳ Châu 16,6 17,9 20,9 24,4 27,0 27,8 27,9 27,1 26,0 23,8 20,6 17,6 23,1
Tây Hiếu 16,2 17,4 20,3 24,0 27,2 28,1 28,4 27,3 26,0 23,6 20,5 17,5 23,0
Cửa Rào 17,5 18,9 21,8 25,2 27,4 28,0 28,1 27,3 26,2 24,1 20,9 18,2 23,6
Con Cuông 17,0 18,1 20,9 24,7 27,5 28,3 28,7 27,0 26,3 24,0 21,0 18,1 23,5
Đô Lương 17,2 18,2 20,6 24,2 27,3 28,7 29,1 27,9 26,4 24,3 21,3 18,6 23,7
Vinh 17,0 17,9 20,3 24,1 27,7 29,2 29,6 28,7 26,8 24,4 21,6 18,9 23,9
Quỳnh Lưu 17,0 17,6 20,1 23,7 27,5 28,9 29,4 28,3 26,8 24,4 21,4 18,5 23,6
Hương Khê 17,0 18,1 20,3 24,6 27,5 28,5 29,0 27,7 25,9 23,7 20,7 18,2 23,5
b. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình đạt thấp nhất vào tháng VII, cao nhất vào tháng II, III (Bảng 1.3)
Bảng 1-3. Độ ẩm không khí tương đối tháng, năm tại một số vị trí trên
lưu vực sông Lam
Đơn vị: %
Trạm
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Quỳ Châu 87,0 87,0 87,0 85,0 83,0 85,0 85,0 88,0 88,0 88,0 88,0 87,0 86,0
Tây Hiếu 87,0 89,0 82,0 86,0 81,0 82,0 80,0 85,0 88,0 87,0 87,0 86,0 86,0
Cửa Rào 81,0 80,0 79,0 78,0 78,0 80,0 79,0 80,0 85,0 85,0 85,0 82,0 81,0
Con Cuông 89,0 89,0 89,0 85,0 81,0 81,0 78,0 84,0 87,0 88,0 88,0 87,0 86,0
Đô Lương 88,0 89,0 90,0 88,0 83,0 80,0 78,0 84,0 88,0 87,0 86,0 85,0 88,0
Vinh 89,0 91,0 99,0 88,0 82,0 76,0 74,0 80,0 87,0 86,0 89,0 89,0 85,0
Quỳnh Lưu 86,0 88,0 90,0 84,0 84,0 81,0 78,0 84,0 87,0 88,0 88,0 87,0 86,0
Hương Khê 91,0 91,0 90,0 86,0 80,0 78,0 74,0 81,0 87,0 88,0 88,0 89,0 85,0
10
c. Bốc hơi
Lượng bốc hơi năm đo bằng ống Piche toàn vùng dao động từ 700 – 1000 mm.
Vùng ven biển do tốc độ gió trung bình lớn hơn nên bốc hơi đạt cao hơn ở vùng núi.
(Bảng 1.4). Lượng bốc hơi đạt cao nhất vào tháng VII và nhỏ nhất vào tháng II.
Bảng 1-4. Lượng bốc hơi háng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam
Đơn vị: %
Trạm
Tháng
Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Quỳ Châu 43,0 40,9 52,7 72,5 85,6 78,8 79,0 57,3 50,4 49,7 46,7 47,3 704
Tây Hiếu 47,7 37,1 47,8 71,7 109,0 108,0 116,0 78,0 57,0 59,2 52,5 52,4 835
Cửa Rào 59,0 62,4 81,3 93,2 105,0 89,2 96,9 71,6 55,9 51,6 45,7 55,2 857
Con Cuông 43,8 39,9 52,7 74,4 103,3 102,1 116,8 82,1 55,2 50,5 44,5 47,6 813
Đô Lương 40,0 33,3 40,2 53,0 83,8 109,0 129,0 83,9 55,0 54,6 50,0 51,1 789
Vinh 39,4 28,9 35,5 54,1 110,0 155,0 180,0 121,0 65,6 59,9 54,7 50,5 954
Quỳnh Lưu 56,1 42,9 44,2 53,4 102,0 127,0 159,0 103,0 69,8 76,2 77,0 72,3 983
Hương Khê 40,4 34,3 42,3 68,5 126,0 143,0 188,0 122,0 66,7 59,3 52,3 47,0 1.007
d. Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Lam biến động khá lớn
giữa các vùng.
- Từ 1.122  1.700 mm ở vùng ít mưa như Khe Bố, Mường Xén, Cửa Rào, hạ
sông Hiếu.
- Từ 1.800  2.500 mm ở vùng mưa vừa và lớn như thượng nguồn sông Hiếu,
vùng sông Giăng, khu giữa từ Cửa Rào - Nghĩa Khánh tới Dừa.
- Từ 2.200  2.400 mm ở vùng mưa trung bình như vùng sông Ngàn Phố,
Ngàn Sâu.
- Vùng đồng bằng ven biển lượng mưa năm đạt 1.800  1.900mm.
Tâm mưa lớn nhất nằm ở thượng nguồn sông Hiếu, thượng nguồn sông Ngàn
Phố, Ngàn Sâu.
11
Mùa mưa thay đổi theo từng vị trí của lưu vực. Thượng nguồn sông Cả, sông
Hiếu mùa mưa từ tháng V và kết thúc vào tháng X. Lượng mưa tháng lớn nhất vào
tháng VIII, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII, IX. Càng về phía
Nam mùa mưa muộn dần, bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, XI. Tháng
có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII, IX, X, như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu.
Cường độ mưa lớn nhất xảy ra khi có bão đổ bộ vào. Lượng mưa 1 ngày lớn
nhất có thể đạt 788mm (ngày 27/9/1978) và 3 ngày lớn nhất 958mm ở Đô Lương.
Lượng mưa 1 giờ cao nhất đạt 142mm trong trận mưa ngày 8/10/1965 tại Vinh.
Tháng VIII, IX, X dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển dần về phía Nam kết hợp
với các loại hình thế thời tiết gây mưa lớn như áp thấp nhiệt đới, bão đã tạo ra
những trận mưa lớn kéo dài từ 3 - 10 ngày gây lũ lớn trên các triền sông.
Lượng mưa hai tháng IX, X đạt tới 40% lượng mưa năm. Lượng mưa tháng
IX, X phân bố không đều trên lưu vực. Vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng của mưa
do bão gây ra, lượng mưa hai tháng đạt 1.000 - 1.100mm. Càng về phía thượng lưu
dòng chính lượng mưa hai tháng giảm dần do ảnh hưởng ít của bão chỉ đạt 500 -
800mm.
Bảng 1-5. Đặc trưng lượng mưa tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam
Đơn vị: mm
Trạm
%
Tháng Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Quỳ Châu 26,2 27,8 36,2 69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747
(%) 1,5 1,6 2,1 4,0 8,2 8,0 6,4 13,0 23,1 22,9 6,8 2,4 100
Tây Hiếu 40,0 27,6 48,1 102,9 199,0 148,6 120,8 231,9 408,6 412,2 130,1 38,9 1.909
(%) 2,1 1,4 2,5 5,4 10,4 7,8 6,3 12,1 21,4 21,6 6,8 2,0 100
Nghĩa Khánh 65,0 51,3 55,3 83,9 219,4 146,0 135,7 271,3 514,3 550,0 212,4 100,0 2.405
(%) 2,7 2,1 2,3 3,5 9,1 6,1 5,6 11,3 21,4 22,9 8,8 4,2 100
Sông Con 36,8 29,4 41,5 68,0 148,3 128,0 123,6 212,9 419,9 454,7 148,3 50,4 1.862
(%) 2,0 1,6 2,2 3,7 8,0 6,9 6,6 11,4 22,6 24,4 8,0 2,7 100
Mường Xén 41,0 33,2 41,2 61,5 125,1 122,0 97,0 216,1 464,3 552,3 179,2 69,6 2.003
(%) 2,0 1,7 2,1 3,1 6,2 6,1 4,8 10,8 23,2 27,6 8,9 3,5 100
12
Trạm
%
Tháng Năm
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Cửa Rào 53,7 41,5 48,9 67,5 136,0 114,7 117,1 200,9 495,6 540,8 179,3 68,2 2.064
(%) 2,6 2,0 2,4 3,3 6,6 5,6 5,7 9,7 24,0 26,2 8,7 3,3 100
Con Cuông 77,9 60,8 53,1 66,4 145,2 120,6 115,2 222,5 541,7 578,1 240,4 82,1 2.304
(%) 3,4 2,6 2,3 2,9 6,3 5,2 5,0 9,7 23,5 25,1 10,4 3,6 100
Dừa 31,9 25,4 36,6 62,7 134,9 126,4 102,4 184,3 540,3 553,5 188,3 63,5 2.050
(%) 1,6 1,2 1,8 3,1 6,6 6,2 5,0 9,0 26,4 27,0 9,2 3,1 100
Đô Lương 26,2 27,8 36,2 69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747
(%) 1,5 1,6 2,1 4,0 8,2 8,0 6,4 13,0 23,1 22,9 6,8 2,4 100
Nam Đàn 65,0 51,3 55,3 83,9 219,4 146,0 135,7 271,3 514,3 550,0 212,4 100,0 2.405
(%) 2,7 2,1 2,3 3,5 9,1 6,1 5,6 11,3 21,4 22,9 8,8 4,2 100
Hoà Duyệt 36,8 29,4 41,5 68,0 148,3 128,0 123,6 212,9 419,9 454,7 148,3 50,4 1.862
(%) 2,0 1,6 2,2 3,7 8,0 6,9 6,6 11,4 22,6 24,4 8,0 2,7 100
Sơn Diệm 41,0 33,2 41,2 61,5 125,1 122,0 97,0 216,1 464,3 552,3 179,2 69,6 2.003
(%) 2,0 1,7 2,1 3,1 6,2 6,1 4,8 10,8 23,2 27,6 8,9 3,5 100
Linh Cảm 53,7 41,5 48,9 67,5 136,0 114,7 117,1 200,9 495,6 540,8 179,3 68,2 2.064
(%) 2,6 2,0 2,4 3,3 6,6 5,6 5,7 9,7 24,0 26,2 8,7 3,3 100
Chợ Tràng 77,9 60,8 53,1 66,4 145,2 120,6 115,2 222,5 541,7 578,1 240,4 82,1 2.304
(%) 3,4 2,6 2,3 2,9 6,3 5,2 5,0 9,7 23,5 25,1 10,4 3,6 100
Vinh 31,9 25,4 36,6 62,7 134,9 126,4 102,4 184,3 540,3 553,5 188,3 63,5 2.050
(%) 1,6 1,2 1,8 3,1 6,6 6,2 5,0 9,0 26,4 27,0 9,2 3,1 100
Nghi Xuân 26,2 27,8 36,2 69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747
(%) 1,5 1,6 2,1 4,0 8,2 8,0 6,4 13,0 23,1 22,9 6,8 2,4 100
Đại Lộc 40,0 27,6 48,1 102,9 199,0 148,6 120,8 231,9 408,6 412,2 130,1 38,9 1.909
(%) 2,1 1,4 2,5 5,4 10,4 7,8 6,3 12,1 21,4 21,6 6,8 2,0 100
Nguồn: [“Trung tâm KTTV TW”]
Nhìn chung lượng mưa giảm dần từ hạ du lên thượng nguồn. Vùng mưa lớn
thường tập trung ở trung lưu sông Cả.
13
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội trên lưu vực sông Lam
1.2.1 Tình hình dân cư
Tổng số dân trên lưu vực là 3.800.000 người, chiếm 84,59% dân số của cả
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,98%/năm, cơ cấu
dân số là 20% dân đô thị và 80% ở vùng nông thôn. Số dân trong độ tuổi lao động
chiếm 45% dân số, được phân chia theo các ngành nghề như sau: Nông nghiệp
69%, công nghiệp 12%, giáo dục đào tạo 3,5%, xây dựg 3,26%, lâm nghiệp quốc
doanh 1,16%, giao thông 1,0% còn lại là các ngành nghề khác. Nguồn nhân lực dồi
dào với giá nhân công thấp là một lợi thế để thu hút đầu tư và tham gia vào lực
lượng lao động xuất khẩu của cả nước.
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trên lưu vực sông Lam
- Tốc độ tăng trưởng bình quân, khá đồng đều giữa các vùng trên lưu vực sông
- Nông lâm ngư nghiệp phía Nam lưu vực sông có tốc độ tăng trưởng cao hơn ở phía
Bắc từ 1,27-1,38 lần
- Công nghiệp thì ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Nghệ An cao hơn so với Hà Tĩnh
1,2 lần
- Dịch vụ tăng cao từ 1,05-1,07 lần (Bảng 1.6)
Bảng 1-6. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông Lam
Đơn vị %
Nguồn: [“Viện KTTV”]
- So với thời kỳ trước năm 2010, những năm gần đây: Mức độ tăng trưởng cao hơn
từ 1,17-1,29 lần; trong đó tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Việc tăng trưởng mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ là những nhân tố tác động
đến diễn biến lũ trên lưu vực sông.
Tỉnh
Năm 2010 Năm 2020
Tốc độ
Tăng
trưởng
Công
nghiệp
Dịch vụ
Nông
nghiệp
Tốc độ
Tăng
trưởng
Công
nghiệp
Dịch vụ
Nông
nghiệp
Nghệ An 8,5÷9,5 30÷31 44÷45 24÷26 10,5 45÷46 36÷38 17÷18
Hà Tĩnh 8-9 25 42 33 11 23÷25 43÷41 24
14
1.2.3 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
Kinh tế Nghệ An, Hà Tĩnh cũng nằm trong khung phát triển kinh tế của cả
nước.
Tỉnh Nghệ An dự kiến thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 là 2000
USD. Hà Tĩnh là 1.525 USD. Về định hướng Nghệ An sẽ trở thành trung tâm kinh
tế - văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ. Việc tăng trưởng kinh tế này còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: Xã hội, tự nhiên, cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển kinh tế
của từng tỉnh. Nhưng rõ ràng để phát triển kinh tế bền vững thì rất cần thiết phải có
nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai do lũ cho lưu
vực sông Lam.
1.3 Nhận xét
- Vị trí địa lý lưu vực sông Lam khá thuận lợi để khi có Bão đổ bộ, gây mưa
lớn, sinh lũ cho lưu vực trung và hạ lưu sông Lam.
- Địa hình phía Tây của lưu vực sông tiếp giáp dãy Trường Sơn có độ cao
cao nhất và thấp dần ra phía Biển, đồng thời bị chia cắt mạnh đã tạo ra thế nằm
nghiêng như một bề mặt hứng nước, tạo thuận lợi khi có mưa lớn sinh lũ gây ngập
lụt hạ lưu.
- Với điều kiện địa lý, khí hậu riêng biệt đồng thời chịu ảnh hưởng của Bão
và các hình thế thời tiết gây mưa - lũ lớn thì cần thiết có nghiên cứu sâu về đặc điểm
lũ trên lưu vực sông, từ đó là cơ sở để cảnh báo ngập lụt cho hạ lưu sông Lam.
15
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM
2.1 Nguyên nhân hình thành lũ trên lưu vực sông Lam.
Dạng hình thế thời tiết gây mưa lớn ở hạ du sông Lam có thể tóm tắt một số
dạng như sau:
- Mưa lớn do không khí lạnh phía Bắc tràn xuống kết hợp với rãnh thấp phía Tây.
Loại mưa này xảy ra vào đầu mùa hè.
- Bão liên tiếp đổ bộ vào trong thời gian ngắn.
- Bão tan thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng.
- Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới.
- Áp thấp nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc Tây Bắc gặp không khí lạnh tăng cường
gây mưa lớn trên diện rộng, loại hình thế này thường gây lũ lớn.
Những hình thế thời tiết hoặc xuất hiện độc lập hoặc tổ hợp nhiều hình thế thời tiết
gây mưa đã xuất hiện trên lưu vực gây lũ lớn hoặc đặc biệt lớn ở hạ du sông Lam.
Hậu quả của nó là những trận lũ lụt nghiêm trọng vào tháng IX/1978, X/1988,
IX/2002; X/2010
Khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào lưu vực sông thì ở Nghệ An,
Hà Tĩnh có mưa rất lớn kéo dài 1 - 3 ngày. Lượng mưa trận đạt 50 - 60% lượng
mưa năm.
- Lượng mưa phụ thuộc hướng di chuyển của Bão. Nếu bão di chuyển vào từ phía
Nam của Nghệ An thì mưa lớn xảy ra ở sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu như cơn bão số 2
đổ bộ vào Đà Nẵng di chuyển lên phía Bắc gây ra mưa lớn 25/V/1989 tại sông
Ngàn Phố, Ngàn Sâu gây lũ đặc biệt lớn.
16
Hình 2.1: Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm
Qua (hình 2.1), ta thấy lượng mưa phân bố không đều theo không gian, phân
bố lớn dần từ Nam ra Bắc và từ Đông sang Tây.
+ Phân phối mưa năm theo mùa:
Hình 2.2: Lượng mưa trung bình năm và mùa lũ trên lưu vực sông Lam
+ Phân phối mưa năm theo tháng:
Vùng trung, hạ du sông Lam mùa mưa dịch chuyển dần bắt đầu từ tháng VI và kết
thúc vào tháng X, XI. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII, IX, X. Càng dần
17
về phía nam của lưu vực mùa mưa bắt đầu từ tháng VIII và kết thúc tháng X như
vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu.
Mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam từ thượng nguồn về hạ du.
Trong mùa mưa thường xuất hiện 2 đỉnh cực trị. Tháng V, VI do hoạt động mạnh
gió mùa Tây Nam và gió Tín Phong Bắc bán cầu. Sự hội tụ giữa hai luồng gió này
gây nên mưa tiểu mãn vào tháng V, VI gây lũ tiểu mãn trong mùa mưa. Tổng lượng
mưa hai tháng này có vùng chiếm tới 20% lượng mưa năm ở các trạm thượng
nguồn sông Cả, Ngàn Phố, Ngàn Sâu. Trận lũ tiểu mãn lớn như tháng V/1943,
tháng V/1989. Đặc biệt là trận mưa tháng V/1989 gây lũ lịch sử trên sông Ngàn
Phố. Lượng mưa 1 ngày max đạt 483mm ngày 26/V/1989 tại Kim Cương, 296mm
ngày 26/V/1989 tại Hoà Duyệt.
Sang tháng VIII, IX, X dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển dần về phía Nam kết
hợp với các loại hình thế thời tiết gây mưa lớn như áp thấp nhiệt đới, bão đã tạo ra
những trận mưa lớn kéo dài từ 3  10 ngày gây lũ lớn trên các triền sông.
Lượng mưa hai tháng IX, X đạt tới 40% lượng mưa năm. Lượng mưa tháng IX, X
phân bố không đều trên lưu vực. Biến động lượng mưa theo thời gian khá mạnh mẽ.
2.2. Diễn biến lũ theo không gian
2.2.1 Mực nước lũ
Thượng nguồn sông Lam tại Cửa Rào mực nước lũ lớn nhất vào VIII/1973
với Hmax = 76,3m. Từ Dừa trở về hạ du mực nước lũ lớn nhất xuất hiện trận lũ tháng
IX/1978 với Hmax = 19,71m tại Đô Lương. Tại Nam Đàn mực nước lũ lớn nhất thực
đo là 9,64m, Bến Thủy 5,68m vào IX/1978.
Trên sông Hiếu mực nước lũ lớn nhất đạt Hmax = 80,05m vào ngày 14/X/1988 tại
Quỳ Châu.
Trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm mực nước lớn nhất là 15,82 m vào ngày
20/IX/2002. Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt, mực nước lớn nhất là vào năm
1960 với Hmax = 12,74m ngày 5/X, tiếp đến là trận lũ năm 2002 với Hmax = 11,78m
ngày 20/IX. Mực nước lớn nhất tại Linh Cảm trên sông La xuất hiện vào năm 1978
với Hmax = 7,83m ngày 29/IX tiếp đến là trận lũ năm 2002, Hmax = 7,7m ngày 21/ IX
18
Bảng 2-1: Mực nước lũ thực đo tại một số vị trí
Đơn vị : m
TT Trạm Sông Hmax (m) Thời gian
1 Cửa Rào Cả 76,3 27/VIII/1973
2 Dừa Cả 24,98 18/X/1988
3 Đô Lương Cả 19,71 28/IX/1978
4 Yên Thượng Cả 12,38 28/IX/1978
5 Nam Đàn Cả 9,64 29/IX/1978
6 Bến Thủy Cả 5,68 28/IX/1978
7 Cửa Hội Lam 4,71 13/X/1989
8 Quỳ Châu Hiếu 80,05 14/X/1988
9 Sơn Diệm Ngàn Phố 15,82 20/IX/2002
10 Hòa Duyệt Ngàn Sâu 12,74 5/X/1960
11 Linh Cảm La 7,83 29/IX/1978
Nguồn: [“Trung tâm Dự báo KTTV TW”]
Thống kê theo trận lũ lớn nhất đã xảy ra (Bảng 2.1) cho thấy:
- Mực nước lũ lớn nhất vùng trung lưu trên sông Cả xảy ra từ trận lũ tháng
IX/1978 nhưng vùng thượng nguồn sông Cả là lũ tháng VIII/1973.
- Mực nước lũ lớn nhất trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm là trận lũ tháng
IX/2002 trong khi đó trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt là trận lũ tháng X/1960
2.2.2 Lưu lượng lũ
Trên dòng chính sông Lam tại Cửa Rào lưu lượng lũ lớn nhất trung bình
nhiều năm đạt 2190 m3
/s. Lũ lớn nhất là vào năm 1973 với lưu lượng đỉnh lũ đạt
là 5690 m3
/s tiếp theo là các trận lũ 1963 với Qmax = 5350 m3
/s ngày 25/VII/1963,
trận lũ năm 1980 với Qmax = 4600 m3
/s ngày 17/IX/1980, trận lũ năm 1988 với Qmax
= 3890 m3
/s ngày 18/X/1988. Trận lũ tháng IX/1978 đạt 2560 m3
/s ngày
28/IX/1978.
19
Trên sông Hiếu tại Quỳ Châu, số liệu quan trắc lưu lượng lũ trung bình đạt
1470 m3
/s. Lưu lượng lũ lớn nhất tại Quỳ Châu xảy ra vào 14/X/1988 với Qmax =
2870m3
/s, tiếp theo các trận lũ năm 1980 Qmax = 2730 m3
/s ngày 7/IX/1980, lũ năm
1966 Qmax = 2530 m3
/s, lũ năm 1991 với Qmax = 2430 m3
/s ngày 18/VIII, lũ năm
1962 với Qmax = 2410 m3
/s ngày 28/IX.
Lưu lượng lũ lớn nhất tại Dừa 10200 m3
/s ngày 28/IX/1978, tiếp theo là trận
lũ năm 1988 với Qmax = 8840 m3
/s ngày 18/X/1988, trận lũ 1963 Qmax = 8630 m3
/s
ngày 26/7/1963, trận lũ 1973 Qmax = 7300 m3
/s ngày 27/VIII/1973.
Như vậy, ở thượng nguồn sông Cả lũ năm 1973 có lưu lượng lũ lớn nhất
nhưng tại Dừa có sự nhập lưu của sông Hiếu, lũ năm 1973 còn có đỉnh lũ thấp hơn
đỉnh lũ vào các năm 1978, 1988, 1963.
Trên sông Giăng, dòng chảy lũ trung bình nhiều năm tại Thác Muối là 1190
m3
/s. Lũ lớn nhất tại Thác Muối là vào năm 1974 với Qmax = 5150 m3
/s.
Tại Yên Thượng có sự gia nhập của lượng nước khu giữa đặc biệt là lượng
nước lũ của lưu vực sông Giăng. Lưu lượng lũ lớn nhất trung bình đạt 4110 m3
/s.
Lưu lượng lũ lớn nhất hoàn nguyên tại Yên Thượng là 13180 m3
/s ngày
28/IX/1978, tiếp theo là các trận lũ tháng X/1988 với Qmax = 10280 m3
/s ngày
19/X/1988, trận lũ năm 1996 với Qmax = 6210 m3
/s ngày 25/IX/1996.
Biến động dòng chảy lũ trên dòng chính sông Lam khá lớn, tại Cửa Rào năm
1973 Qmax = 5690 m3
/s, năm lũ nhỏ nhất Qmax= 634 m3
/s ngày 4/VII/1998, năm
1976 không có bão đổ bộ ảnh hưởng, Qmax = 1190 m3
/s ngày 14/VIII/1976. Tại
Dừa, năm có lưu lượng lũ nhỏ nhất đạt 862 m3
/s ngày 4/VII/1998 lũ trên các sông
nhánh lớn.
Trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm lưu lượng lũ lớn nhất trung bình nhiều
năm đạt 1730 m3
/s. Lũ đạt trị số lớn nhất là vào tháng IX/2002 với Qmax = 5200
m3
/s. Sau đó là các trận lũ tháng V/1989 với Qmax = 4400 m3
/s ngày 26/V. Năm
1960 có Qmax = 3820 m3
/s, vào tháng X/1988 Qmax = 3820 m3
/s và tháng IX/1978
với Qmax = 3630 m3
/s.
20
Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt, lũ lớn nhất trung bình nhiều năm là 1890
m3
/s. Lũ lớn nhất là trận lũ năm 1960 với Qmax = 3880 m3
/s, tiếp theo là các trận lũ
1979, 1983, 1978 và 2002. Lũ năm 2002 trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt xét về
độ lớn Qmax chỉ ở vị trí thứ 5 sau các trận lũ 1960, 1979, 1983, 1978 trong khi đó
trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm, lũ lớn nhất xảy ra vào tháng 9/2002.
Năm 1973 là năm xảy ra lũ lớn nhất ở thượng nguồn sông Cả, mực nước lớn
nhất đạt tới 57,34m tương ứng với lưu lượng là 5690 m3
/s ngày 27/VIII/1973 và
tổng lượng lũ 7 ngày max 1590.106
m3
chiếm 65,7 % tổng lượng lũ 7 ngày tại Dừa
và 62,5% lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Trong khi đó bên sông Hiếu tại Nghĩa
Khánh, trận lũ tương ứng chỉ chiếm 27,2% lượng lũ 7 ngày tại Dừa và 24,7% tổng
lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Thành phần lượng lũ khu giữa từ Cửa Rào, Nghĩa
Khánh tới Dừa chiếm tỷ lệ 10,9% lượng lũ 7 ngày tại Dừa 9,5% lượng lũ 7 ngày tại
Yên Thượng.
Tháng IX/1978 lũ lớn nhất tại Cửa Rào chỉ ở mức trung bình. Mực nước lũ
của năm này còn thấp hơn mực nước lũ của các năm 1962, 1963, 1971, 1972, 1980,
1988. Lưu lượng lớn nhất tại Cửa Rào là 2560m3
/s tương ứng với mực nước 51,09m
ngày 28/IX/1978. Tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất là 734.106
m3
chiếm 24% tổng
lượng lũ 7 ngày tương ứng tại Dừa và 14,6% tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất tại Yên
Thượng. Bên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh trận lũ này có tổng lượng lũ 7 ngày khá
lớn đạt 800.106
m3
chiếm 26,1% tổng lượng lũ tại Dừa, 15,9% tổng lượng lũ 7 ngày
tại Yên Thượng. Thành phần lượng lũ ở khu giữa từ Cửa Rào, Nghĩa Khánh tới Dừa
chiếm tỷ lệ 49,9% lượng lũ 7 ngày tại Dừa và 30,5% lượng lũ 7 ngày lớn nhất ở
Yên Thượng.
Tại Cửa Rào X/1988 lưu lượng lũ lớn nhất là 3890 m3
/s và tổng lượng lũ 7
ngày lớn nhất đạt tới 1403.106
m3
. Trận lũ này tại Cửa Rào thuộc loại lớn nhưng còn
thấp hơn mực nước lũ tháng VII/1963, tháng VIII/1973, tháng IX/1980. Thành phần
lượng lũ 7 ngày tại Cửa Rào chiếm 37,7% lượng lũ 7 ngày tại Dừa và chiếm 28,6%
lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Tại Nghĩa Khánh bên sông Hiếu trận lũ tháng
21
X/1988 có tổng lượng lũ 7 ngày là 1527.106
m3
chiếm 41,1 % tổng lượng lũ 7 ngày
tại Dừa và chiếm 31,1% tổng lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng.
Về lưu lượng lũ lớn nhất tại Nghĩa Khánh trên sông Hiếu được xếp theo thứ
tự như sau: lớn nhất là lũ 1962, rồi đến lũ tháng IX/1978, tháng X/1988. Về tổng
lượng lũ 7 ngày lớn nhất là trận lũ tháng 10/1988 sau đó là trận lũ tháng IX/1962,
tháng IX/1978.
Từ Dừa tới Yên Thượng thường có lượng mưa lớn, dòng chảy được tăng lên
do sự nhập lưu của các sông suối nhất là sông Giăng. Thành phần lượng lũ 7 ngày
tương ứng với lượng lũ 7 ngày lớn nhất ở Yên Thượng chiếm tỷ lệ trung bình là
23,4% lượng lũ 7 ngày lớn nhất ở Yên Thượng. Tỷ lệ tham gia về lượng lũ này xấp
xỉ tỷ lệ lượng lũ 7 ngày của sông Hiếu tại Nghĩa Khánh mặc dù diện tích của nó nhỏ
hơn nhiều. Khu vực này nằm trong vùng mưa lớn và chịu ảnh hưởng mạnh của bão,
lượng mưa một ngày có cường độ rất lớn đạt tới 782 mm tại Đô Lương, 684 mm tại
Dừa trong trận mưa bão tháng IX/1978. Lượng mưa lớn tập trung trong thời gian
ngắn xảy ra trên diện rộng đã tạo nên những con lũ lớn ở khu giữa tập trung rất
nhanh về dòng chính đã làm cho mực nước lũ lên rất nhanh. Thời gian truyền lũ từ
Dừa tới Đô Lương, từ Đô Lương tới Yên Thượng rút ngắn lại so với thời gian
truyền lũ trung bình gây khó khăn cho việc chống lũ.
Tại Thác Muối trên sông Giăng, lưu lượng lớn nhất thực đo trong trận lũ
tháng IX/1978 là 5150 m3
/s và tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất trong trận lũ tháng
IX/1978 lên tới 802.106
m3
chiếm tới 20% tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất tại Yên
Thượng trong trận lũ này. Tại Thác Muối thành phần lượng lũ 7 ngày tương ứng với
7 ngày lớn nhất của Yên Thượng chiếm tỷ lệ trung bình là 9,1% tổng lượng lũ 7
ngày tại Yên Thượng.
Qua Yên Thượng nước lũ chảy về vùng đồng bằng hạ du sông Cả. Những
năm lũ lớn như trận lũ tháng IX/1978, tháng X/1988 đã gây ra tình trạng ngập úng
lớn, do khả năng thoát lũ lòng sông có hạn, do sự gặp gỡ lũ lớn bên sông La và do
ảnh hưởng của triều cường.
Ở hạ du sông Cả, nước lũ không chỉ phụ thuộc vào lũ dòng chính sông Cả
mà còn phụ thuộc vào nước lũ sông La.
22
Sông La là hợp lưu giữa hai sông nhánh Ngàn Phố và Ngàn Sâu. Xét về thứ tự
xuất hiện lưu lượng nước lũ lớn nhất, tại Sơn Diệm trên sông Ngàn Phố mực nước
lũ lớn nhất xảy ra vào các năm 2002, 1989, 1960, 1988, 1978, 1983. Trên sông
Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt xảy ra vào các năm 1960, 1979, 1983, 1978, 2002.
Trên cơ sở tài liệu thực đo về dòng chảy của các trận lũ điển hình tại 11 vị trí
(Mường Xén, Dừa, Đô Lương, Yên Thượng, Nam Đàn, Sơn Diệm, Hòa Duyệt,
Linh Cảm, Chợ Tràng) giai đoạn 1960 – 2013 ta thấy các trận lũ xảy ra gây ngập lụt
nghiêm trọng trên các lưu vực sông Cả, Hiếu, La, Lam có thời kì lụt và cường độ là
khác nhau. Sự phân bố và diễn biến xảy ra là không đồng nhất về số lượng cũng
như năm xuất hiện, ví dụ như:
- Trên sông Cả tại Dừa, Yên Thượng, Nam Đàn, lũ năm 1978 là lũ lớn nhất
trong khi đó tại Mường Xén lũ năm 1978 chỉ là lũ lớn thứ 3 sau trận lũ năm 2005 và
1973, trên sông Hiếu lũ năm 1978 không phải là lũ lớn nhất.
- Trên sông La, tại Linh Cảm lũ năm 1978 là lũ lịch sử, tại Sơn Diệm trên
sông Ngàn Phố, lũ năm 1978 chỉ là lũ lớn thứ 2 sau lũ lịch sử năm 2002, tại Hòa
Duyệt trên sông Ngàn Sâu, lũ năm 1978 không thuộc một trong 5 trận lũ lớn nhất.
- Trên sông Cả, tại Dừa những năm lũ lớn nhất: 1963, 1973, 1978, 1980 và
1988, những trận lũ lớn đều là lũ kép, trong đó lũ năm 1978 là lũ lớn nhất với lưu
lượng đỉnh lũ đạt 10.200 m3
/s. Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhiều lần, độ dốc rất
lớn. Tại Yên Thượng những năm lũ lớn nhất: 1973, 1978, 1980 1988 và 1996, đôi
khi cũng xuất hiện lũ kép
- Lũ lớn nhất xảy ra trên các sông như sau: Thượng nguồn sông Cả (phần lớn
diện tích ở bên Lào) xảy ra năm 2011; sông Cả năm 1978; sông Hiếu, thượng nguồn
năm 2007, hạ nguồn năm 1962; sông Ngàn Phố năm 2002 và sông Ngàn Sâu năm
2010. Lũ lịch sử trên các sông xảy ra lệch pha nhau.
Cũng tương tự như thời kì lụt, biên độ lũ trên sông Lam biến đổi khá lớn
(khoảng 9 m), tuy nhiên có những trận lũ lớn, có thể lên đến trên 11m như trận lũ
tháng IX/2002 tại Chu Lễ trên sông Ngàn Sâu, đặc biệt có trận lũ biên độ lũ rất cao
lên đến 13,56 m như trận lũ tháng VIII/2007 tại Chu Lễ. Cường suất lũ lên lớn, có
khi đến trên 2 m/giờ ở nhiều nơi cùng trong trận lũ trên cùng một sông. Chẳng hạn
23
như trận lũ tháng VIII/2007 trên sông Ngàn Sâu, tại trạm Chu Lễ và Hòa Duyệt có
cường suất lũ lên lớn nhất đều trên 2 m/giờ.
2.3. Diễn biến lũ theo thời gian
Lũ sông Lam có thể chia làm hai thời kỳ lũ chính là lũ tiểu mãn và lũ chính
vụ. Lũ tiểu mãn vào khoảng tháng V, VI do hoạt động mạnh của tín phong bắc bán
cầu và gió mùa Tây Nam. Lũ chính vụ vào khoảng tháng IX, X, XI do hoạt động
của các hình thế thời tiết gây mưa lớn.
Thời gian bắt đầu, kết thúc mùa lũ và thời gian xuất hiện lũ lớn trên dòng
chính sông Lam và các dòng nhánh là khác nhau.
Trên dòng chính sông Lam mùa lũ bắt đầu từ tháng VII, vào tháng VI có thể có lũ
tiểu mãn, ở thượng nguồn kết thúc vào tháng XI, ở trung lưu kết thúc vào tháng XI.
Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng VIII ở thượng nguồn, tháng IX ở trung lưu
và hạ lưu.
Sông Hiếu mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII, kết thúc vào tháng XI. Lũ lớn nhất
thường xuất hiện vào tháng X.
Sông La mùa lũ bắt đầu từ đầu tháng IX, kết thúc vào tháng XI, có thể kết
thúc muộn vào tháng XII. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào cuối tháng IX hoặc đầu
tháng X.
Bảng 2.2: Khả năng xuất hiện lũ vào các tháng trong năm trên lưu vực sông Lam
TT Trạm Sông VI VII VIII IX X XI XII
1 Cửa Rào Lam 6,0 17,6 52,9 23,5
2 Dừa Lam 3,45 6,9 17,4 37,9 31,03 3,45
3 Thác Muối Giăng 6,25 12,5 43,8 18,8 18,8
4 Nghĩa Khánh Hiếu 3,57 17,9 35,7 32,1 10,7
5 Yên Thượng Lam 5,0 15,0 45,0 25,0 10,0
6 Bến Thủy Lam 3,57 28,6 50,0 14,3 3,57
7 Sơn Diệm Ngàn Phố 3,84 3,84 50,0 30,7 11,54
8 Hòa Duyệt Ngàn Sâu 3,45 10,34 37,9 41,4 6,89
9 Linh Cảm La 7,42 37,03 44,4 11,1
Nguồn: [“Trung tâm Dự báo KTTV TW”]
24
Qua phân tích những trận lũ xảy ra trong gần 40 năm lại đây cho ta thấy, có
19 năm mực nước lũ lớn nhất tại Nam Đàn trùng với mực nước lũ lớn nhất tại Linh
Cảm trên sông Lam (đạt tần suất xấp xỉ 50%). Thời gian lũ kéo dài có liên quan đến
hình thế thời tiết gây mưa, phân bố mưa theo thời gian, khả năng thoát lũ do cơ sở
hạ tầng, triều cường và cả tác động lũ lớn trên sông Lam. Lũ lớn nhất thường xuất
hiện vào tháng IX trên sông Ngàn Phố, tháng X trên sông Ngàn Sâu. Do mức độ tập
trung lũ và khả năng xảy ra lũ lớn nhất ở các vùng không đồng thời đã phần nào
giảm bớt được nguy cơ gây lũ lớn ở hạ du. Tuy nhiên, cũng có những năm, do mưa
bão lớn trên diện rộng, lũ đặc biệt lớn xảy ra đồng đều trên toàn bộ hệ thống sông
như năm 1978. Mực nước lũ tại Linh Cảm trên sông Lam không chỉ phụ thuộc vào
nước lũ các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu đổ về mà còn chịu ảnh hưởng nước vật của
lũ sông Cả. Trong trường hợp lũ dòng chính sông Cả xuất hiện đồng bộ với lũ các
sông bên hệ thống sông Lam thì mực nước lũ ở Linh Cảm rất cao như các năm
1978, 1960, 1988, 1983, 2010.
Theo thống kê các trận lũ từ mức BĐ2 trở lên trong vòng 40 năm trở lại đây
cho ta thấy, thời gian duy trì lũ ở mức cao (trên BĐ3) trung bình ở thượng lưu ngắn,
chỉ khoảng 6 - 12 giờ; ở hạ lưu: 1 - 2 ngày (tại Nam Đàn) và 1 ngày (tại Linh Cảm).
Tuy nhiên, trong những trận lũ đặc biệt lớn thì thời gian duy trì lũ trên BĐ3 cũng
khá dài, như trận lũ lịch sử năm 1978 tại Nam Đàn và Linh Cảm kéo dài tới 5 ngày;
trận lũ năm 1988 kéo dài tới 8 ngày tại Nam Đàn và 4 ngày tại Linh Cảm… Đặc
tính chung, lũ lớn nhất trong năm ở vùng hạ du thường xuất hiện muộn hơn so với
đỉnh lũ năm ở thượng nguồn khoảng một tháng. Càng về hạ du lòng sông được mở
rộng, nước lũ bị điều tiết mạnh, do ảnh hưởng của thuỷ triều nên thời gian duy trì
đỉnh lũ kéo dài, thời gian nước rút chậm, thời gian duy trì mực nước lũ ở mực nước
cao lâu hơn ảnh hưởng tới việc bảo vệ đê và sản xuất nông nghiệp.
2.4 Tổ hợp lũ trên lưu vực sông Lam
a. Trận mưa lũ lớn tháng IX năm 1978.
Đây là trận lũ kép lịch sử với hai đỉnh ở hạ du lưu vực sông Lam.
25
Đợt lũ thứ nhất: Từ ngày 17 – 18/IX, lũ trên các sông bắt đầu lên và đạt đỉnh vào
các ngày từ 21 - 23/IX. Cường suất trung bình từ 3 - 6cm/h, riêng sông Ngàn Phố
lên nhanh hơn với cường suất trung bình từ 19 - 25cm/h. Biên độ lũ lên trên sông
Ngàn Phố là 7,28m, các sông khác từ 4,0 - 6,0m. Trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố
xuất hiện đỉnh vào ngày 21, hạ lưu sông La xuất hiện ngày 23. Đỉnh lũ tại Nam
Đàn: 7,98m, cao hơn báo động 3 (BĐ3) là 0,08m; sông La tại Linh Cảm: 5,95m,
trên BĐ2: 0,45m. Mặc dù lũ trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã xuống từ trưa ngày
21, thời gian chảy truyền từ Hòa Duyệt và Sơn Diệm về Linh Cảm trung bình là 9 -
12h nhưng đến tận ngày 23, mực nước tại Linh Cảm mới đạt đỉnh, như vậy có sự
dồn ứ nước từ Nam Đàn sang Linh Cảm.
Đợt thứ 2: Lũ trên sông Cả - La chưa kịp rút trong trận lũ đợt đầu lại được bổ sung
thêm đợt lũ thứ 2. Cường suất lũ lên trung bình của đợt lũ thứ 2 tại Nam Đàn:
4,8cm/h, tại Linh Cảm: 5,1cm/h; cường suất lũ lên lớn nhất tại Nam Đàn: 20cm/h,
tại Linh Cảm: 22cm/h. Đỉnh lũ đợt sau lớn hơn đợt trước. Đỉnh lũ tại Nam Đàn:
10,38m (hoàn nguyên), trên BĐ3: 2,48m; tại Sơn Diệm: 14,06m, trên BĐ3: 1,06m;
tại Hòa Duyệt: 11,40m, trên BĐ3: 0,90m; tại Linh Cảm: 7,75m, trên BĐ3: 1,25m
(Bảng 2.5, hình 2.3). Lưu lượng lũ lớn nhất thực đo tại Yên Thượng 9.000m3
/s, tại
Sơn Diệm: 3.630m3
/s, tại Hoà Duyệt: 2.880m3
/s. Mực nước tại Bến Thuỷ thực đo
5,08m, hoàn nguyên 6,16m, tại Cửa Hội là 2,14m.
Trên lưu vực sông Lam, tại Sơn Diệm (Ngàn Phố) và Hòa Duyệt (Ngàn Sâu),
trận lũ năm 1978 không phải là trận lũ lớn, mực nước đỉnh lũ tại Hòa Duyệt là
11,40m, tương ứng với tần suất 16,67%, thấp hơn đỉnh lũ năm 2002, 2007, 2010; tại
Sơn Diệm: 14,05m, tương ứng với tần suất: 13,89%, thấp hơn đỉnh lũ năm 2002,
1988; nhưng mực nước tại Linh Cảm thì lại lớn nhất trong chuỗi năm đo đạc (Hmax
= 7,75m, ứng với tần suất: 2,78%), và mực nước tại Nam Đàn cũng lớn nhất trong
chuỗi năm đo đạc (Hmax= 10,38m, tương ứng với tần suất 2,78%), điều này chứng
tỏ có sự dồn ứ nước từ hạ lưu lên.
26
Bảng 2.3 Đặc trưng trận lũ từ 15-29/IX/1978
Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb
So sánh cấp
BĐ
Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (m)
(cm) (cm)
Cả Nam Đàn 07h/17 380 07h/23 798 418 144 3 >III(0,08)
17h/26 682 04h/29 1038 282 59 5 >III(2,48)
Ngàn Phố Sơn Diệm 19h/16 483 01h/18 1225 742 30 25 <III(0,75)
09h/20 779 08h/21 1211 432 22 19 >II(0,61)
07h/26 614 07h/27 1406 792 24 33 >III(1,06)
Ngàn Sâu Hòa Duyệt 07h/17 480 14h/21 1086 606 103 6 >III(0,36)
11h/26 704 17h/28 1140 436 54 8 >III(0,90)
Lam Linh Cảm 14h/17 191 07h/23 595 404 137 3 >II(0,45)
13h/26 469 01h/29 775 306 60 5 >III(1,25)
Hình 2.3: Quá trình mưa, lũ từ ngày 16-29/IX/1978 tại các trạm trên lưu vực sông Lam
b. Trận mưa, lũ lớn tháng X năm 1988.
Trên hệ thống sông Lam đã xuất hiện lũ kép hai đỉnh với đỉnh sau lớn hơn
đỉnh trước. Biên độ lũ lên tại các vị trí trên sông lớn, từ 6,0 - 9,7m; cường suất lũ
27
lên lớn nhất tại Sơn Diệm: 100cm/h. Đến ngày 15 - 16/X, mực nước hạ lưu sông
Lam lần lượt xuất hiện đỉnh. Đỉnh lũ tại Linh Cảm là 5,97m, dưới BĐ3: 0,53m.
Tuy nhiên, đến ngày 16-18, do xuất hiện mưa lớn dẫn đến lũ hạ lưu tiếp tục lên
và đến ngày 18-19 mới đạt đỉnh. Đỉnh lũ tại Nam Đàn: 9,41m (14h/19), trên
BĐ3: 1,51m, thấp hơn đỉnh lũ năm 1978 là 0,97m; tại Sơn Diệm: 14,61m
(04h/17), trên BĐ3: 1,61m; tại Hòa Duyệt: 11,04m (11h/17), trên BĐ3: 0,54m;
tại Linh Cảm: 7,30m (18h/18), trên BĐ3: 0,80m, thấp hơn đỉnh lũ năm 1978 là
0,45m (Bảng 2.4, hình 2.4).
Bảng 2.4: Đặc trưng trận lũ từ 11-20/X/1988
Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb So sánh cấp
Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) BĐ (m)
(cm) (cm)
Cả Nam Đàn 07h/12 271 14h/19 941 670 175 4 >III (1,51)
Ngàn Phố Sơn Diệm 07h/11 487 06h/14 1244 757 71 11 <III (0,56)
07h/16 764 04h/17 1461 697 21 33 >III(1,61)
Ngàn Sâu Chu Lễ 07h/11 432 19h/12 1372 940 36 26 >III(0,22)
7h/16 1141 04h/17 1405 264 21 13 >III(0,55)
Ngàn Sâu Hòa Duyệt 07h/12 216 13h/14 1061 845 54 16 >III(0,11)
13h/16 916 11h/17 1104 188 22 9 >III(0,54)
La Linh Cảm 01h/12 95 19h/15 597 502 90 6 <III (0,53)
13h/16 591 18h/18 730 139 50 3 >III (0,80)
Đợt lũ này do ảnh hưởng liên tiếp của nhiều hình thế thời tiết gây mưa lớn
trên diện rộng và kéo dài trong nhiều ngày, mưa với cường độ lớn nên lũ lên rất
nhanh, ác liệt và hiếm thấy. Lũ trên sông Ngàn Phố năm 1988 lớn hơn năm 1978
một ít, tại Sơn Diệm (Ngàn Phố), mực nước đỉnh lũ là 14,60m, tương ứng với tần
suất 8,33%, cao hơn đỉnh lũ năm 1978 nhưng đỉnh lũ tại Hòa Duyệt (Ngàn Sâu) ở
28
mức: 11,04m, tương ứng với tần suất: 22%, thấp hơn đỉnh lũ năm 1978, lũ lớn
không đồng thời trên hai nhánh Ngàn Phố và Ngàn Sâu nên đỉnh lũ tại Linh Cảm
thấp hơn đỉnh lũ năm 1978; đỉnh lũ tại Nam Đàn cũng thấp hơn năm 1978 và duy trì
trên mức báo động 3 khoảng 8 ngày, tại Linh Cảm khoảng 4 ngày; như vậy tống
lượng lũ là rất lớn. Lũ sông La lớn khiến việc thoát lũ ở sông Cả kém, mặt khác
trong thời gian lũ lớn ở hạ lưu sông Lam lại trùng với thủy triều ở Cửa Hội đang
trong chu kỳ nước cao (2,40m), tổ hợp bất lợi giữa lũ cao ở sông Cả và sông La xảy
ra đồng thời kết hợp với triều cao ở vùng cửa sông khiến việc thoát lũ rất khó khăn,
gây ngập úng lớn trên diện rộng và kéo dài trong nhiều ngày.
Hình 2.4: Quá trình mưa, lũ từ ngày 07-22/X/1988 tại các trạm trên
lưu vực sông Lam
c. Trận mưa, lũ lớn tháng IX năm 2002.
Do mưa to với cường độ lớn làm mực nước trên hệ thống sông Lam lên rất
nhanh. Trên sông Ngàn Phố, đỉnh lũ tại Sơn Diệm là 15,82m (lúc 20h/20/IX), cao
hơn mực nước lũ năm 1989 là 0,47m và cao hơn BĐ3 là 2,82m. Biên độ lũ lên là
11,03m; cường suất lũ lên trung bình 16,5cm/h, lớn nhất 159cm/h, tương đương với
29
cường suất lũ lên của trận lũ tháng V/1989 (163cm/giờ). Cường suất lũ lớn nhất tại
Sơn Diệm trong trận lũ này cũng lớn hơn cường suất lớn nhất tại các trạm lân cận từ
1,03-2,86 lần
Trên sông Ngàn Sâu, mực nước đỉnh lũ tại Chu Lễ: 14,54m (24h/21), cao hơn
BĐ3: 1,04m; biên độ lũ lên: 11,43m; cường suất lũ lên trung bình 11,9cm/h, lớn
nhất đạt 156cm/h. Mực nước đỉnh lũ tại Hoà Duyệt là 11,77m (1h/22/IX), cao hơn
BĐ3 là 1,27m; biên độ lũ lên 9,96m; cường suất lũ lên trung bình 11,1cm/h, lớn
nhất 60cm/h. Lưu lượng lũ lớn nhất là 2.740m3
/s (2h/21/IX).
Mực nước tại Linh Cảm đạt 7,71m (7h/21/IX), trên BĐ3 là 1,21m; biên độ lũ
lên là: 7,56m; cường suất lũ lên trung bình 10,5cm/h, lớn nhất 56cm/h. Mực nước
đỉnh lũ tại Linh Cảm đợt này đạt thứ 3 trong liệt tài liệu quan trắc, thấp hơn đỉnh lũ
năm 1978 là 0,04m. (Bảng 2.5, hình 2.5)
Bảng 2.5: Đặc trưng trận lũ từ 18-22/IX/2002
Sông Trạm Chân lũ Đỉnh lũ  Tlên Ilêntb Imax So sánh
G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) BĐ (m)
Cả
Yên
Thượng 19h/18 403 09h/22 930 527 86 6 14
- Nam Đàn 01h/18 330 04h/22 782 452 99 5 11 <BĐIII (0,08)
Ngàn Phố Sơn Diệm 01h/18 479 20h/20 1582 1103 67 16 160 >BĐIII (2,82)
Ngàn Sâu Chu Lễ 01h/18 311 24h/21 1454 1143 96 12 156 >BĐIII (1.04)
Ngàn Sâu Hòa Duyệt 07h/18 181 01h/22 1177 996 90 11 60 >BĐIII (1,27)
Lam Linh Cảm 07h/18 15 07h/21 771 756 72 11 56 >BĐIII (1,21)
Trong 42 giờ lũ lên, lưu lượng tại Sơn Diệm tăng từ 43m3
/s lên đến
5.200m3
/s, gấp 121 lần. Mực nước lớn nhất vượt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm
là 390cm, vượt BĐ3 là 2,82m. Lưu lượng lớn nhất Qmax = 5.200m3
/s lớn gấp 3,3 lần
Qmax trung bình nhiều năm (1.569m3
/s) nhưng vẫn thấp hơn lưu lượng đỉnh lũ
V/1989 với Qmax là 6.470m3
/s và đạt thứ hai trong liệt số liệu quan trắc. Biên độ lũ
30
đạt 11,03m, cao hơn so với năm 1989 (10,92m) là 11cm và là biên độ mực nước lớn
thứ nhất trong 36 năm gần đây. Hạ lưu sông Cả tại Nam Đàn: Mực nước đỉnh lũ tại
Nam Đàn: 7,82m (04h/22), thấp hơn BĐ3: 0,08m; biên độ lũ lên: 4,52m; cường suất
lũ lên lớn nhất là: 11cm/h.
Hình 2.5: Đường quá trình mưa, lũ từ ngày 10-30/IX/2002 tại các trạm chính trên
lưu vực sông Lam.
Mưa với cường suất lớn, tập trung trong phạm vi hẹp đã gây ra lũ quét tàn
phá khốc liệt trên diện rộng các huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh như Hương
Sơn, Hương Khê, Vụ Quang. Trận lũ lịch sử kinh hoàng trong khoảng 70 năm ở
Hương Sơn, Hương Khê này có sức tàn phá lớn, để lại thiệt hại khủng khiếp về
người và của.
d. Trận mưa, lũ lớn tháng VIII năm 2007.
Trận lũ thứ nhất: Từ ngày 05 - 08/VIII, trên các sông ở Hà Tĩnh đã xuất hiện
một đợt lũ vừa và lớn với biên độ lũ lên trên các sông từ 5 - 13m. Đặc biệt, trên
sông Ngàn Sâu lũ lên nhanh với cường suất và biên độ lũ lớn; cường suất lũ lên lớn
nhất tại Chu Lễ: 52cm/h, tại Hòa Duyệt: 74cm/h. Biên độ lũ lên tại Chu Lễ là
31
13,57m, tại Hòa Duyệt: 10,64m và là biên độ lớn nhất trong chuỗi số liệu quan trắc
36 năm gần đây. Đỉnh lũ sông Ngàn Sâu lũ thuộc loại đặc biệt lớn, lũ lịch sử. Đỉnh
lũ trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ là 16,13m (06h/07/VIII), trên BĐ3: 2,63m, cao
hơn lũ lịch sử năm 1996: 0,71m; tại Hòa Duyệt: 12,15m (21h/8/VIII), trên BĐ3:
1,65m, lưu lượng lớn nhất đạt 3.520m3
/s, đứng thứ hai trong chuỗi số liệu quan trắc
từ năm 1975 đến nay. Đỉnh lũ trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm là 10,38m, trên
mức BĐ1: 0,38m; sông La tại Linh Cảm: 5,47m (4h/9/VIII), xấp xỉ mức BĐ2 (Bảng
2.6, hình 2.6). Do lũ lớn chỉ xảy ra trên nhánh sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố chỉ
xuất hiện lũ nhỏ, tổng lượng lũ về hạ lưu không lớn lắm nên đỉnh lũ tại Linh Cảm ở
mức thấp chỉ xấp xỉ mức BĐ2.
Bảng 2.6: Đặc trưng lũ từ 04 - 09/VIII/2007
Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb Imax
So sánh cấp
BĐ
Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) (m)
(cm) (cm)
Cả Yên thượng 07h/05 221 13h/09 436 215 102 2 8 <BĐI
- Nam Đàn 07h/05 155 15h/09 387 232 104 2 8 <BĐI
Ngàn Sâu Chu Lễ 19h/04 256 6h/08 1613 1357 83 16 52 >LS (0,71)
- Hòa Duyệt 19h/04 151 21h/08 1215 1064 98 11 74 >BĐIII(2,15)
Ngàn Phố Sơn Diệm 01h/04 471 07h/08 1038 567 102 6 96 >BĐI(0,38)
La Linh Cảm 02h/06 7 04h/09 547 540 74 7 40 ~BĐII
32
Hình 2.6: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên
lưu vực sông Lam
e. Trận mưa, lũ lớn tháng X/2007:
Từ ngày 03 - 06/X/2007, trên hệ thống sông cả đã xuất hiện 1 đợt lũ lớn với
biên độ lũ lên từ 4,0 - 9,0m; như tại Yên Thượng: 7,40m, Nam Đàn: 5,94m, Chu Lễ:
9,53m, Sơn Diệm: 7,93m. Cường suất lũ lên trung bình ở hạ lưu sông La từ 11-
18cm/h, tại thượng lưu từ 40 – 100cm. Những nơi có cường suất lũ lên lớn như tại
Chu Lễ là 101cm/h, tại Hòa Duyệt: 40cm/h, tại Sơn Diệm: 74cm/h. Đỉnh lũ ở hạ lưu
sông Cả và sông Ngàn Phố lên trên mức BĐ3, sông Ngàn Sâu còn dưới mức BĐ3.
Do lũ lớn không đồng thời xảy ra trên hai nhánh Ngàn Sâu và Ngàn Phố nên đỉnh lũ
ở hạ lưu sông La không lớn, tại Linh Cảm chỉ lên mức 4,58m, trên BĐ1: 0,08m
(Bảng 2.7, hình 2.7).
33
Bảng 2.7: Đặc trưng trận lũ từ 01-06/X/2007
Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb Imax So sánh cấp
Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) BĐ
(cm) (cm) (m)
Cả Yên thượng 07h/03 238 10h/08 978 740 123 6 23
- Nam Đàn 07h/03 180 07h/08 796 594 120 5 20 >BĐIII (0,06)
Ngàn Sâu Chu Lễ 07h/02 326 13h/04 1279 953 54 18 101 <BĐIII (0,71)
- Hòa Duyệt 19h/01 229 11h/04 949 720 64 11 40 <BĐIII (1,01)
Ngàn Phố Sơn Diệm 13h/01 509 04h/04 1302 793 63 13 74 >BĐIII (0,02)
Lam Linh Cảm 01h/03 24 18h/04 458 434 41 11 22 >BĐI (0,08)
Hình 2.7: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên
lưu vực sông Lam
f. Trận mưa, lũ lớn tháng X năm 2010.
-Trận mưa lớn thứ 2 từ ngày 14 ÷ 19/X/2010:
Từ ngày 14-19/X, do ảnh hưởng của không khí lạnh với đới gió Đông Bắc
hoạt động mạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới qua Trung Trung Bộ và nhiễu động
trong đới gió Đông trên cao.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra một đợt mưa rất lớn thứ 2 trong tháng ,
vùng tâm mưa ở lưu vực sông Ngàn Sâu và hạ lưu sông La. Tổng lượng mưa từ
34
ngày 14 - 19/X, ở vùng đồng bằng từ 700 - 1250mm như: Hà Tĩnh: 1225mm, Cẩm
Nhượng: 1152mm, Thạch Đồng: 1254mm; lưu vực sông Ngàn Sâu lượng phổ biến
từ 950-1100mm như tại Chu Lễ: 1092mm; Hòa Duyệt: 1056mm....; lưu vực sông
Ngàn Phố và hạ lưu sông Cả từ 600 - 970mm. Mưa đặc biệt lớn đã xảy ra từ ngày
15 - 17 với lượng mưa 24h phổ biến từ 200 - 500mm. Trên lưu vực sông Ngàn Sâu,
lượng mưa ngày lớn nhất phổ biến ở mức 500mm như tại Chu Lễ: 548mm, tương
ứng với tần suất: 3,33%, lớn nhất trong chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1960 đến
nay; tại Hương Khê: 480mm, tương ứng với tần suất: 3,9%, tương đương với lượng
mưa lịch sử đã xảy ra; tại Hòa Duyệt: 502mm, tương ứng với tần suất: 6,25% (Bảng
2.8- hình 2.8). Lượng mưa lớn nhất trong 6 giờ tại Vinh là 310mm, 1 giờ: 109mm;
tại Hương Khê trong 6 giờ là 301mm, 1 giờ: 82mm; tại Hà Tĩnh trong 6 giờ đo
được 283mm, 1 giờ: 113mm; tại Chu Lễ trong 6 giờ: 284mm, 1 giờ: 85mm...
Đợt mưa này xảy ra trên diện rộng, kéo dài trong nhiều ngày với cường
suất và tổng lượng lớn trên hầu khắp lưu vực. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 10
ngày, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra hai trận mưa đặc biệt lớn. Tổng lượng mưa
bằng gần 80% tổng lượng mưa cả năm và đạt từ (130-171)% tổng lượng mưa
bình quân nhiều năm.
Bảng 2.8: Lượng mưa (mm) trận lũ các năm 2007, 2010
Lượng mưa lũ năm 2007 Lượng mưa lũ năm 2010
Trạm
X7ng
tb
X1ng
max
Ngày
Tháng
X7ng
max
Ngày
Tháng
X1ng
max
Ngày
Tháng
X7ng
max
Ngày
Tháng
Hương Khê 470 399,7 8/VIII 1155 5-11/VIII 480 16/X 998 13-19/X
Chu Lễ 477 353,1 7/VIII 898,3 5-11/VIII 548 16/X 1072 13-19/X
Hoà Duyệt 486 213,2 7/VIII 570,1 5-11/VIII 502 16/X 1076 13-19/X
Hương Sơn 412 183,4 6/VIII 393,4 4-10/VIII 202 15/X 614 13-19/X
Sơn Diệm 397 127,5 8/VIII 329,1 4-10/VIII 255 15/X 701 13-19/X
Linh Cảm 443 297,8 6/VIII 650,8 2-8/VIII 751 18/X 1503 13-19/X
Hà Tĩnh 557 427 8/VIII 613,7 5-11/VIII 456 16/X 1261 13-19/X
C. Nhượng 580 351 16/X 1172 13-19/X
Kỳ Anh 582 573,1 7/VIII 702 30/X-5/XI 232 5/X 680 13-19/X
35
Trận lũ đầu tháng X/2010
Do mưa lớn, lũ trên các sông ở Hà Tĩnh lên rất nhanh và đã xuất hiện một
đợt lũ lớn với biên độ lũ lên trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 11,86m, tại Hòa Duyệt:
9,25m; trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 6,11m; trên sông La tại Linh Cảm:
3,66m. Thời gian lũ lên trên sông Ngàn Sâu tương đối dài, tại Chu Lễ: 78 giờ, Hòa
Duyệt: 106 giờ. Thời gian duy trì lũ trên mức BĐ3 ở Chu Lễ và Hòa Duyệt khoảng
66 - 67 giờ, thời gian duy trì đỉnh lũ tại Chu Lễ và Hòa Duyệt dài 5 - 6 giờ. Cường
suất lũ lên lớn nhất trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ là 1,08m/giờ (ngày 02/X), trên
sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 0,82m/giờ. Mực nước đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu tại
Chu Lễ đạt 15,02m (1giờ ngày 04/X), trên BĐ3: 1,52m; tại Hoà Duyệt: 11,39m (09
giờ ngày 05/X), trên BĐ3: 0,89m, xuất hiện sau đỉnh lũ Chu Lễ 32 giờ trên đoạn dài
40km; tại Linh Cảm là 5,14 m dưới mức BĐ2 là 0,36 m. Các hồ lớn như Kẻ Gỗ đạt
mực nước 31,95m phải xả tràn 490m3
/s; hồ sông Rác đạt mực nước 91,60m phải xả
tràn 60m3
/s trong nhiều ngày. Lũ lớn đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi
thuộc lưu vực sông Ngàn Sâu, vùng trũng và đồng bằng các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh.
Trong đợt lũ này, do nhà máy thủy điện Hố Hô bị sự cố, khiến nước trong lòng đập
thủy điện Hố Hô cao, tràn ngập qua thân đập đến 1,5m, lượng nước đo được lên tới
khoảng 40 triệu m3
nước.
Từ mực nước tại Chu Lễ - Hoà Duyệt và thời gian truyền đỉnh lũ trên đoạn
này cho thấy sông Ngàn Sâu bị ách tắc mạnh đoạn từ cầu Đại Lợi đến ngã ba sông
đoạn nhập lưu giữa sông Ngàn Trươi và sông Ngàn Sâu nên mặc dù mực nước Hoà
Duyệt thấp nhưng mực nước tại Chu Lễ vẫn rất cao, mặt khác do các hồ thủy điện
và hồ thủy lợi xả lũ khiến mực nước đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu lên cao và kéo dài
trong nhiều ngày gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi. Trong trận lũ này, lũ lớn
chỉ xảy ra trên sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đỉnh lũ ở mức thấp (dưới BĐ2), mặt
khác thời gian lũ xuất hiện không đồng thời, đỉnh lũ trên sông Ngàn Phố xuất hiện
sớm hơn sông Ngàn Sâu khoảng 2 ngày nên tổng lượng về hạ lưu không lớn khiến
mực nước tại Linh Cảm chỉ đạt mức 5,14m (< BĐ2)
36
Bảng 2.9: Đặc trưng trận lũ từ 30/IX- 05/X/2010
Chân lũ Đỉnh lũ
H Tlên Ilêntb Imax
So sánh
cấp BĐ
Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) (m)
(cm) (cm)
Cả Dừa 07h/30 1445 01h/04 1662 217 90 2 6
-
Yên
Thượng
19h/30 192 19h/03 506 314 72 4 21
- Nam Đàn 07h/01 133 19h/03 439 306 60 5 19
Ngàn
Sâu
Chu Lễ 19h/30 316 1h/4 1502 1186 78 15 108
>BĐIII
(1,52m)
- Hòa Duyệt 19h/30 214 9h/5 1139 925 106 9 44
>BĐIII
(0,89m)
Ngàn
Phố
Sơn Kim 01h/01 2090 01h/03 2441 351 48 7 53
- Sơn Diệm 7h/30 507 8h/3 1118 611 17 36 82
<BĐII
(0,32m)
Lam Linh Cảm 21h/1 148 18h/5 514 366 93 4 17
<BĐII
(0,36m)
- Cửa Hội 23h/30 -81 14h/04 159 240
Cẩm
Nhượng
Cẩm
Nhượng
24h/30 -70 11h/04 160 230
Trận lũ giữa tháng X/2010
Do mưa cường độ lớn kết hợp với mực nước chân lũ cao (do chưa rút hết từ
đợt lũ trước) nên lũ diễn ra rất ác liệt, đỉnh lũ rất cao, cường suất lũ lên khá lớn,
nước lũ tập trung nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài nhiều ngày trên hầu hết
các huyện và TP. Hà Tĩnh. Biên độ lũ lên trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 10,73m,
tại Hòa Duyệt: 8,94m; trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 7,09m; trên sông La tại
Linh Cảm: 6,90m. Cường suất lũ lên lớn nhất trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ là
0,53m/giờ (ngày 16/X), trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 1,41m/giờ (ngày 15/X).
37
Đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuất hiện lúc 19h ngày 16/X/2010 là
16,56m, trên BĐ3: 3,06m (vượt mức lũ lịch sử xảy ra năm 2007: 0,43m); tại Hòa
Duyệt đỉnh lũ xuất hiện lúc 9 giờ ngày 17/X là 12,83m (vượt lũ lịch sử năm 1960:
0,09m), tương ứng với tần suất: 2,78%. Đỉnh lũ trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm
xuất hiện lúc 8h ngày 17/X là 12,99m, ở mức BĐ3. Đỉnh lũ trên sông La tại Linh
Cảm là 7,28m, lúc 23 giờ ngày 17/X, vượt mức BĐ3: 0,78m; đỉnh lũ trên sông Cả
tại Nam Đàn là 7,44m lúc 4 giờ ngày 19/X, dưới mức BĐ3: 0,46m (Bảng 2.12).
Mực nước hồ Kẻ Gỗ là 32,09m và phải xả tràn với lưu lượng 400m3
/s và hồ Sông
Rác là 23,0m, xả tràn với lưu lượng 330m3
/s.
Đợt lũ này đã gây vỡ một số hồ chứa nước nhỏ thuộc 2 tỉnh Nghệ An (hồ
Xuân Dương), Hà Tĩnh (hồ Khe Mơ) và đê Rú Trí thuộc sông Ngàn Sâu, hồ Kẻ Gỗ
đã xả lũ nhiều ngày liền. Thành phố Hà Tĩnh và 7 xã chìm trong nước, nhiều nơi
trong tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt tại 3 huyện Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê bị
ngập sâu tới 4 - 6m. Lũ đặc biệt lớn trên sông chính kết hợp với triều cường và lũ hạ
lưu sông Cả xảy ra đồng thời làm tình hình thoát lũ ở hạ lưu rất chậm khiến mực
nước đỉnh lũ hạ lưu sông La (tại Linh Cảm) duy trì ở mức cao, trên mức BĐ3
(6,50m) trong nhiều ngày (khoảng 68h) gây ngập lụt lịch sử ở vùng hạ lưu rộng
nhất, sâu nhất và kéo dài nhiều ngày nhất từ trước tới nay tại tỉnh Hà Tĩnh.
Bảng 2.10: Đặc trưng trận lũ từ 13- 19/X/2010
Chân lũ Đỉnh lũ
H Tlên Ilêntb Imax
So sánh
cấp BĐ
Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) (m)
(cm) (cm)
Cả Dừa 21h/16 1604 15h/19 2089 485 66 7.3485 26
>BĐIII
(0,39m)
-
Yên
Thượng
1h/15 293 5h/19 884 591 100 6 15
- Nam Đàn 22h/14 239 4h/19 744 505 102 5 14
<BĐIII
(0,46m)
Ngàn
Sâu
Chu Lễ 19h/14 583 19h/16 1656 1073 48 22 53
>BĐIII
(3,06m),
>LLS
38
Chân lũ Đỉnh lũ
H Tlên Ilêntb Imax
So sánh
cấp BĐ
Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) (m)
(cm) (cm)
2007:
0,43m
-
Hòa
Duyệt
19h/14 389 9h/16 1283 894 38 24 30
>BĐIII
(2,33m),
>LLS
1960:
0,09m
Ngàn
Phố
Sơn Kim 19h/14 2107 05h/15 2516 409 10 41 100
-
Sơn
Diệm
7h/14 590 8h/17 1299 709 73 10 141 ~BĐIII
Lam
Linh
cảm
2h/15 38 23h/17 728 690 69 10 54
>BĐIII
(0,78m)
- Cửa Hội 23h/14 -82 13h/18 181 263
Cẩm
Nhượng
Cẩm
Nhượng
24h/13 -89 11h/16 151 240
39
40
Hình 2.8: Quá trình mưa, lũ từ ngày 28/IX - 28/X/2007 tại các trạm chính trên
lưu vực sông Lam
* Tổ hợp lũ trên lưu vực sông Lam
Về lưu lượng lũ: Theo số liệu trận lũ điển hình năm 1978 và năm 1988 cho thấy sự
đóng góp lũ hạ lưu như sau
- So với lưu lượng lũ tại Dừa thì lượng lũ 5 ngày và 7 ngày của trận lũ tháng
9/1978 và tháng 9/1988 tại Mường Xén chiếm 6% đến 9%, tại Nghĩa Khánh chiếm
37% đến 42%. Lượng lũ trên sông Nậm Mộ đóng góp vào lũ sông Cả tại Dừa bằng
khoảng 20% so với lượng lũ đóng góp vào sông Hiếu.
Bảng 2.11 Tổ hợp lượng nước lũ lớn theo lũ điển hình [3]
Trận lũ Lượng lũ 5 ngày max Lượng lũ 7 ngày max
Dừa Mường
Xén
Nghĩa
Khánh
Dừa Mường
Xén
Nghĩa
Khánh
9/1978, lượng lũ (106
m3
)
So với Dừa (%)
2.73
100
242
8,9
1.04
38,2
3.09
100
283
9,2
1.16
37,4
10/1988, lượng lũ (106
m3
)
So với Dừa (%)
2.91
100
175
6,0
1.24
42,5
3.73
100
224
6,0
1.51
40,5
41
 Lũ sông Cả - sông La với lũ sông Lam
Sông Cả (Yên Thượng), sông La (Sơn Diệm và Hòa Duyệt) trận lũ 9/1978 tại
Yên Thượng có W5ngayMax = 3.188 triệu m3
, tại Sơn Diệm có W5ngayMax = 460
triệu m3
, tại Hòa Duyệt và Sơn Diệm có W5ngayMax = 1.181 triệu m3
. Nếu coi
lượng gia nhập khu giữa từ Sơn Diệm-Hòa Duyệt đến Chợ Tràng và lượng gia
nhập khu giữa từ Yên Thượng về Chợ Tràng là tương đương thì lượng lũ lớn
nhất trên sông La đóng góp vào lũ sông Lam bằng khoảng 37% so với lượng lũ
lớn nhất của sông Cả đóng góp vào lũ sông Lam.
Bảng 2.12 Tỷ lệ gặp gỡ các trận lũ trên các nhánh sông [3]
Mức độ lũ S. Cả + S.Lam S. La + S.Lam S.La + S.Cả + S.Lam
Số trận gặp
nhau
Tỷ lệ
(%)
Số trận
gặp nhau
Tỷ lệ
(%)
Số trận gặp
nhau
Tỷ lệ
(%)
Lũ lớn nhất
của năm
22/47 46,8 13/47 27,6 5/47 10,6
Lũ lớn 5/15 33,3 4/15 26,7 1/15 6,7
2.5. Đặc điểm ngập lụt lưu vực sông Lam
2.5.1. Diện tích ngập lụt.
- Trận tháng IX/1978, Do mưa lớn, một số đập và kênh bị phá gây ngập úng
nặng ở đồng bằng. Diện ngập là 21.000ha.
- Trong năm 2002 lũ đã tràn đê chậm lũ (hữu sông Cả), gây ngập 5 xã thuộc
huyện Nam Đàn và một số xã thuộc huyện Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh
Sơn... ngập 420ha.
- Năm 2006 do ảnh hưởng của bão số 5 và số 6 trên lưu vực sông Lam có lũ
lớn, đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn bị ngập lụt, sạt lở.
Nhiều cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng. Diện tích lúa, hoa màu bị ngập
4.764ha.
Trận lũ tháng VIII/2007 làm 23.182ha diện tích lúa bị úng ngập. Nhiều tuyến
đường giao thông bị ngập sâu.
42
- Trận lũ tháng X/2010 tại Hà Tĩnh ngập lụt diện rộng 178/262 xã của tất cả
12 huyện, thành phố, thị xã (Hương Khê 22/22 xã; Vũ Quang 12/12 xã; Hương Sơn
20/31 xã; Đức Thọ 27/28 xã; Cẩm Xuyên 15/27 xã; Thạch Hà 31/31 xã; Can Lộc
22/23 xã; Lộc Hà 09/13 xã; thành phố Hà Tĩnh 16/16 phường xã; thị xã Hồng Lĩnh
3 phường; Nghi Xuân 05/19 xã. Trong trận lũ vừa qua thời gian ngập úng vùng này
lên tới hơn 20 ngày.
- Năm 2011, xảy ra trận lũ lịch sử ở thượng nguồn sông Lam, trận lũ đã làm
ngập trắng 14329 ha diện tích lúa canh tác và hoa màu.
2.5.2. Mức độ ngập lụt trên lưu vực sông Lam
- Năm 1978, do mưa bão số 9, hầu hết diện tích canh tác, nhiều làng xã đã
ngập chìm trong nước. Nhiều nơi ngập sâu 2-3m, quốc lộ số 1A có nhiều nơi ngập
sâu 0,8 - 1,2m.
- Trong năm 2002 là một trong những năm đã xảy ra thiệt hại rất lớn, lũ đã
gây ngập lụt nghiêm trọng có nơi ngập sâu từ 3,0 – 4,0m. (18-22/IX)
- Năm 2006 có 8.988 ngôi nhà bị ngập chìm trong nước sâu từ 0,3 - 3,0 m chủ
yếu ở các huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và Đức Thọ.
- Trận lũ tháng X/2010 đã làm ngập lụt 105 xã sâu tới 2 – 3m; có nơi tới 6m,
tuyến đường sắt Bắc – Nam nhiều km bị ngập sâu 0,5 – 1,5m. Các tuyến đường tỉnh
lộ, giao thông nông thôn bị ngập 1 – 2m.
- Năm 2011, trận lũ đã làm ngập hoàn toàn các xã Phương Điền, Phương Mỹ,
Hương Giang huyện Hương Khê và Đức Lĩnh, Đước Hương, Đức Lĩnh, Đức Bống,
Hương Thọ, Ân Phú huyện Vũ Quang. Tuyến đường Quôc lộ 15A đoạn khe Giao đi
Phúc Đồng, Hương Khê bị chia cất hoàn toàn, có chổ ngập sâu tới 1,2 m.
2.6 Nhận xét
Nguyên nhân để gây nên lũ lớn và ngập lụt ở lưu vực sông Lam trong những
năm gần đây là sự tổ hợp của các nhân tố mưa, địa hình và hoạt động của con người
nhưng trong đó mưa lớn là yếu tố có tính quyết định. Đây là nguyên nhân biến đổi
nhanh mà mỗi khi mưa lớn xảy ra do địa hình thuận lợi, khả năng sinh dòng chảy
mặt lớn, tập trung nước nhanh.
43
Chương 3: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT HẠ LƯU SÔNG LAM
3.1. Lựa chọn mô hình xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ lưu sông Lam
3.1.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình NAM-MIKE11
Mô hình NAM là mô hình và cải tiến của mô hình Nielsen-Hansen, được công
bố trong tạp chí “Nordic Hydrology” năm 1973 và sau này được Viện Thủy lực Đan
Mạch phát triển và đổi thành NAM (từ 3 từ viết tắt tiếng Đan Mạch của mô hình mưa –
dòng chảy). Mô hình gồm 4 bể chứa, nguyên lý tính toán trong mỗi bể chứa là giải
phương trình cân bằng nước. Điều khác biệt so với mô hình TANK là dòng chảy từ các
bể chứa vào sông, tính theo mô hình TANK là theo quy luật tuyến tính còn tính theo mô
hình NAM là theo quy luật phi tính (dạng đường cong nước rút).
Mô hình NAM là mô hình thuỷ văn mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy diễn
ra trên lưu vực. Là một mô hình toán thủy văn, mô hình Nam bao gồm một tập hợp các
biểu thức toán học đơn gian để mô phỏng các quá trình trong chu trình thuỷ văn. Mô
hình Nam là mô hình nhận thức, tất định, thông số tập trung. Đây là một modun tính
mưa từ dòng chảy trong bộ phần mềm thương mại MIKE 11 do Viện Thủy lực Đan
Mạch xây dựng và phát triển.
Mô hình NAM mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy một cách liên tục thông
qua việc tính toán cân bằng nước ở bốn bể chứa thẳng đứng, có tác dụng qua lại lẫn
nhau để diễn tả các tính chất vật lý của lưu vực. Các bể chứa đó gồm:
- Bể tuyết (chỉ áp dụng cho vùng có tuyết)
- Bể mặt
- Bể sát mặt hay bể tầng rễ cây
- Bể ngầm
44
Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng của mô hình NAM
Dữ liêu đầu vào của mô hình là mưa, bốc hơi tiềm năng, và nhiệt độ (chỉ áp
dụng cho vùng có tuyết. Kết quả đầu ra của mô hình là dòng chảy trên lưu vực, mực
nước ngầm, và các thông tin khác trong chu trình thuỷ văn, như sự thay đổi tạm thời
của độ ẩm của đất và khả năng bổ xung nước ngầm. Dòng chảy lưu vực được phân
một cách gần đúng thành dòng chảy mặt, dòng chảy sát mặt, dòng chảy ngầm.
Mô hình NAM thuộc loại mô hình tất định, thông số tập trung, và là mô hình
mô phỏng liên tục. Mô hình NAM hiện nay được sử dụng rất nhiều nơi trên thế giới
và gần đây cũng hay được sử dụng ở Việt Nam. Những ứng dụng chủ yếu của mô
hình NAM bao gồm:
45
- Phân tích thủy văn: Phân phối dòng chảy, Ước tính thấm và bốc hơi
- Dự báo lũ: Dòng chảy lưu vực nhỏ đổ vào mô hình sông, Liên kết với các
mô hình khí tượng.
- Kéo dài số liệu dòng chảy: Phục hồi những số liệu bị thiếu, Cơ sở xác định
các giá trị cực đoan.
- Dự báo dòng chảy kiệt: Phục vụ tưới
3.1.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-RAS
Mô hình HEC-RAS phiên bản version 4.1. do quân đội Mỹ xây dựng và phát
triển và cho phép sử dụng miễn phí. Mô hình có khả năng tính toán thủy lực, bùn
cát, chất lượng nước. Mô hình mô phỏng chi tiết mạng lưới kênh sông, lòng sông,
bãi sông, các ô ruộng; các kết cấu thủy lực trên sông như đập tràn, cống, cầu... có
khả năng tự động hóa cao trong việc nhập số liệu, nội suy mặt cắt ngang. Mô hình
này được dùng để tính toán thủy lực trên sông.
Hệ phương trình cơ bản gồm 2 phương trình liên tục và động lượng:
Phương trình liên tục :
Phương trình liên tục mô tả định luật bảo toàn khối lượng cho hệ một chiều
Trong đó :
x : Khoảng cách dọc theo kênh
t : Thời gian
Q : Lưu lượng; A : Diện tích mặt cắt ngang
S : Lượng trữ; ql : Lưu lượng chảy vào từ bên, trên một đơn vị chiều dài
Phương trình trên có thể được viết cho lòng dẫn và bãi
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam
Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitruaLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10
demonvsangel
 
Vien tham - 6 giai doan anh
Vien tham - 6 giai doan anhVien tham - 6 giai doan anh
Vien tham - 6 giai doan anhttungbmt
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận án: Mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệtLuận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thôngBáo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Hieu Nguyen Trung
 
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của EinsteinTóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Lam Nguyen
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAYLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
nataliej4
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
Ngô Doãn Tình
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
luanvantrust
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh tháiBai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh thái
hoangngocha
 
Kỹ thuật điện tử - bài tập diode
Kỹ thuật điện tử - bài tập diodeKỹ thuật điện tử - bài tập diode
Kỹ thuật điện tử - bài tập diode
canhbao
 

What's hot (20)

Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitruaLuận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp chất xúc tác trên nền cacbon nitrua
 
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10
Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 10
 
Vien tham - 6 giai doan anh
Vien tham - 6 giai doan anhVien tham - 6 giai doan anh
Vien tham - 6 giai doan anh
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận án: Mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận án: Mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Mô hình phát triển khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệtLuận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
 
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thôngBáo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
Báo cáo Nhập môn kỹ thuật Điện tử viễn thông
 
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của EinsteinTóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
Tóm tắt thuyết tương đối hẹp của Einstein
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAYLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt tại TP Phủ Lý, HAY
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯ...
 
Nhân cách
Nhân cáchNhân cách
Nhân cách
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
 
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đLuận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
Luận văn: Hành vi giao tiếp có văn hóa của sinh viên, HAY, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Bai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh tháiBai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh thái
 
Kỹ thuật điện tử - bài tập diode
Kỹ thuật điện tử - bài tập diodeKỹ thuật điện tử - bài tập diode
Kỹ thuật điện tử - bài tập diode
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam

Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đLuận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
nataliej4
 
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đLuận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đTác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha TrangNghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đLuận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
nataliej4
 
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đLuận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đLuận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu tại sông Thạch Hãn - Gửi miễn...
Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu tại sông Thạch Hãn - Gửi miễn...Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu tại sông Thạch Hãn - Gửi miễn...
Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu tại sông Thạch Hãn - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu, HOT, 9đ
Đề tài: Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu, HOT, 9đĐề tài: Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu, HOT, 9đ
Đề tài: Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOTĐề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đLuận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bao cao de xuat danh muc ca mau final
Bao cao de xuat danh muc ca mau  finalBao cao de xuat danh muc ca mau  final
Bao cao de xuat danh muc ca mau final
LeNhuong
 
Luận văn trường đại học Khóa học tự nhiên Hà Nội, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn trường đại học Khóa học tự nhiên Hà Nội, HAY, 9 ĐIỂMLuận văn trường đại học Khóa học tự nhiên Hà Nội, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn trường đại học Khóa học tự nhiên Hà Nội, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảyLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam (20)

Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đLuận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
Luận văn: Ứng dụng công nghệ Gen vận hành liên hồ chứa, 9đ
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
 
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đLuận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
Luận văn: Chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích, HAY, 9đ
 
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đTác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
Tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá, 9đ
 
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha TrangNghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ tại Nha Trang
 
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đLuận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu động lực học của sóng sau đới sóng đổ, 9đ
 
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
PHƢƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG LŨ, LỤT VÙNG HẠ DU ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG
 
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đLuận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
 
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đLuận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
Luận văn: Mô hình Athen vận hành liên hồ chứa tại sông Ba, 9đ
 
Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu tại sông Thạch Hãn - Gửi miễn...
Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu tại sông Thạch Hãn - Gửi miễn...Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu tại sông Thạch Hãn - Gửi miễn...
Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu tại sông Thạch Hãn - Gửi miễn...
 
Đề tài: Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu, HOT, 9đ
Đề tài: Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu, HOT, 9đĐề tài: Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu, HOT, 9đ
Đề tài: Khảo sát biến đổi dòng chảy do biến đổi khí hậu, HOT, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOTĐề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
Đề tài: Phân bố bức xạ sóng dài và lượng mưa tại Việt Nam, HOT
 
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN -  TẢI FREE ZALO: 093 ...
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU HẠN HÁN - TẢI FREE ZALO: 093 ...
 
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đLuận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
Luận văn: Tính toán cân bằng nước hệ thống sông Cầu, HOT, 9đ
 
Bao cao de xuat danh muc ca mau final
Bao cao de xuat danh muc ca mau  finalBao cao de xuat danh muc ca mau  final
Bao cao de xuat danh muc ca mau final
 
Luận văn trường đại học Khóa học tự nhiên Hà Nội, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn trường đại học Khóa học tự nhiên Hà Nội, HAY, 9 ĐIỂMLuận văn trường đại học Khóa học tự nhiên Hà Nội, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn trường đại học Khóa học tự nhiên Hà Nội, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu tại Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
Luận văn: Nghiên cứu phân vùng khí hậu khu vực Tây Nguyên
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảyLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến cực trị dòng chảy
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Luận văn: Nghiên cứu đặc trưng lũ cảnh báo ngập lụt sông Lam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Trường Giang NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LŨ PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Phạm Trường Giang NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG LŨ PHỤC VỤ CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM Chuyên ngành: Thủy văn học Mã số : 60440224 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN DUY KIỀU Hà Nội – Năm 2014
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU.......................................3 1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Lam.........................................3 1.1.1 Vị trí địa lý lưu vực sông Lam ......................................................................3 1.1.2 Đặc điểm địa hình...........................................................................................3 1.1.3 Đặc điểm thảm phủ thực vật...........................................................................4 1.1.4 Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng ....................................................................4 1.1.5 Hệ thống sông ngòi.........................................................................................5 1.1.6 Đặc điểm khí hậu trên lưu vực sông ..............................................................7 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội trên lưu vực sông Lam ............................................13 1.2.1 Tình hình dân cư...........................................................................................13 1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trên lưu vực sông Lam....................................13 1.2.3 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 ......................................14 1.3 Nhận xét..........................................................................................................14 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM..........15 2.1 Nguyên nhân hình thành lũ trên lưu vực sông Lam. .......................................15 2.2. Diễn biến lũ theo không gian .........................................................................17 2.2.1 Mực nước lũ ................................................................................................17 2.2.2 Lưu lượng lũ................................................................................................18 2.3. Diễn biến lũ theo thời gian .............................................................................23 2.4 Tổ hợp lũ trên lưu vực sông Lam...................................................................24 2.5. Đặc điểm ngập lụt lưu vực sông Lam ............................................................41 2.5.1. Diện tích ngập lụt. .......................................................................................41 2.5.2. Mức độ ngập lụt trên lưu vực sông Lam.....................................................42 2.6 Nhận xét..........................................................................................................42 Chương 3: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT HẠ LƯU SÔNG LAM ........43 3.1. Lựa chọn mô hình xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ lưu sông Lam.............43
  • 4. 3.1.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình NAM-MIKE11..............................................43 3.1.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-RAS......................................................45 3.1.3 Mô hình HEC-GeoRAS...............................................................................47 3.2 Tính toán lượng nhập khu giữa .......................................................................48 3.2.1. Yêu cầu số liệu ...........................................................................................48 3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng mô phỏng ......................................................48 3.2.3. Hiệu chỉnh và kiểm nghiêm mô hình ..........................................................49 3.3 Tính toán dòng chảy lũ....................................................................................60 3.4 Tính toán lũ thiết kế........................................................................................71 3.5 Mô phỏng lũ năm 1978 ..................................................................................71 3.6 Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam .................................................76 3.6.1 Xây dựng miền tính phần hạ lưu lưu vực sông Lam....................................77 3.6.2 Kết quả xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam ......................79 3.7 Nhận xét..........................................................................................................82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................85
  • 5. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bản đồ mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Lam ...............................7 Hình 2.1: Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm ....................................................16 Hình 2.2: Lượng mưa trung bình năm và mùa lũ trên lưu vực sông Lam ................16 Hình 2.3: Quá trình mưa, lũ từ ngày 16-29/IX/1978 tại các trạm trên lưu vực sông Lam ..................................................................................................................26 Hình 2.4: Quá trình mưa, lũ từ ngày 07-22/X/1988 tại các trạm trên lưu vực sông Lam ...........................................................................................................................28 Hình 2.5: Đường quá trình mưa, lũ từ ngày 10-30/IX/2002 tại các trạm chính trên lưu vực sông Lam......................................................................................................30 Hình 2.6: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên lưu vực sông Lam............................................................................................................................32 Hình 2.7: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên lưu vực sông Lam............................................................................................................................33 Hình 2.8: Quá trình mưa, lũ từ ngày 28/IX - 28/X/2007 tại các trạm chính trên lưu vực sông Lam............................................................................................................40 Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng của mô hình NAM.........................................................44 Hình 3.2 Lược đồ sai phân mô hình HEC-RAS......................................................46 Hình 3.3: Chức năng tự động hiệu chỉnh thông số MIKE NAM..............................51 Hình 3.4: Đường quá trình thực đo và ính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2002..............52 Hình 3.5: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Yên Thượng, trận lũ 2002 ......52 Hình 3.6: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Nghĩa Khánh, trận lũ 2002 ............................................................................................................. 52 Hình 3.7: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Hòa Duyệt, trận lũ 2002...........................................................................................................................52 Hình 3.8: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Sơn Diệm, trận lũ ............53 2002...........................................................................................................................53 Hình 3.9: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2007 ............53
  • 6. Hình 3.10: Đường quá trình thực đo và ính toán tại trạm Yên Thượng, trận lũ 2007...53 Hình 3.14: Đường quá trình thực đo và tính toán tại trạm Dừa, trận lũ 2010 ..........55 Hình 3.29 Sơ đồ tính toán thủy lực mạng lưới sông ...............................................62 Hình 3.30 Sơ đồ tính toán mặt cắt sông...................................................................63 Hình 3.31 Thông số nhám của mô hình HEC-RAS.................................................64 Hình 3.53 Đường tần suất Qmax các năm tại trạm Nam Đàn .................................72 Hình 3.54 Đường tần suất Qmax các năm tại trạm Chợ Tràng ...............................73 Hình 3.55: Menu chạy mô hình HEC-RAS ..............................................................73 Hình 3.56: Đường quá trình lũ 1978 tại Đô Lương mô phỏng bằng mô hình HEC-RAS .................................................................................................................74 Hình 3.57: Đường quá trình lũ 1978 tại Yên Thượng mô phỏng bằng mô hình HEC-RAS .................................................................................................................74 Hình 3.58: Đường quá trình lũ 1978 tại Nam Đàn mô phỏng bằng mô hình HEC-RAS .................................................................................................................75 Hình 3.59: Đường quá trình lũ 1978 tại Linh Cảm mô phỏng bằng mô hình HEC-RAS .................................................................................................................75 Hình 3.60: Đường quá trình lũ 1978 tại Chợ Tràng mô phỏng bằng mô hình HEC-RAS .................................................................................................................76 Hình 3.61: Quy trình xây dựng bản đồ ngập lụt bằng mô hình HEC-GeoRAS .......76 Hình 3.62 Trích xuất kết quả của mô hình thủy lực HEC-RAS ..............................77 Hình 3.63: Trích xuất giá trị mực nước lớn nhất ứng với trận lũ tháng năm 1978...78 Hình 3.64: Thiết lập kết quả mô phỏng thủy lực và địa hình hạ du sông Lam.........79 Hình 3.65 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam năm 1978 ..........................................79 Hình 3.66 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam tần suất 1%........................................80 Hình 3.67 Bản đồ ngập lụt hạ lưu sông Lam tần suất 0.5%.....................................80 Hình 3.68 Kết quả tính mức độ ngập và diện ngập...................................................81
  • 7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1-1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam...................................................6 Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam ................................................................................................................9 Bảng 1-3. Độ ẩm không khí tương đối tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam .................................................................................................................9 Bảng 1-4. Lượng bốc hơi tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam....10 Bảng 1-5. Đặc trưng lượng mưa tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam .11 Bảng 1-6. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông Lam .............................13 Bảng 2-1: Mực nước lũ thực đo tại một số vị trí...................................................18 Bảng 2.2: Khả năng xuất hiện lũ vào các tháng trong năm trên lưu vực sông Lam..23 Bảng 2.3 Đặc trưng trận lũ từ 15-29/IX/1978 ....................................................26 Bảng 2.4: Đặc trưng trận lũ từ 11-20/X/1988 ......................................................27 Bảng 2.5: Đặc trưng trận lũ từ 18-22/IX/2002......................................................29 Bảng 2.6: Đặc trưng lũ từ 04 - 09/VIII/2007.........................................................31 Bảng 2.7: Đặc trưng trận lũ từ 01-06/X/2007 .......................................................33 Bảng 2.8: Lượng mưa (mm) trận lũ các năm 2007, 2010 .....................................34 Bảng 2.9: Đặc trưng trận lũ từ 30/IX- 05/X/2010.................................................36 Bảng 2.10: Đặc trưng trận lũ từ 13- 19/X/2010 ....................................................37 Bảng 2.11 Tổ hợp lượng nước lũ lớn theo lũ điển hình .......................................40 Bảng 2.12 Tỷ lệ gặp gỡ các trận lũ trên các nhánh sông......................................41 Bảng 3.1 : Đánh giá kết quả dự báo ......................................................................49 Bảng 3.2 Các thông số cần hiệu chỉnh và giới hạn của chúng............................51 Bảng 3.3: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hiệu chỉnh mô hình.................................53
  • 8. LỜI CẢM ƠN Luận văn “Nghiên cứu đặc trưng lũ phục vụ cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam” được hoàn thành vào tháng 12 năm 2014. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sỹ, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình của các phó giáo sư, tiến sĩ, giáo viên của trường, cùng cán bộ của phòng Đào tạo sau Đại học. Nhân đây tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các các giảng viên khoa Thủy văn – Khí tượng – Hải Dương học, các anh chị em đồng nghiệp đã nhiệt tình đóng góp, trao đổi nhiều ý kiến quý báu cho luận văn này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Trần Duy Kiều đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo và cung cấp các thông tin cần thiết cho luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương, cùng đồng nghiệp của phòng Dự báo thủy văn Bắc Bộ; phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ và gia đình lời cảm ơn chân thành đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành tốt luận văn này. Do thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của Thầy, Cô giáo và các đồng nghiệp để quá trình học tập, nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Hà nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Phạm Trường Giang
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Những năm gần đây ở miền Trung, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn với mức độ trầm trọng hơn, đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người của cải và môi trường sinh thái... Những kết quả nghiên cứu về lũ lụt trên thế giới đã có những nhận định: Thiên tai lũ lụt ngày càng gia tăng là do biến động về khí hậu toàn cầu và tác động của con người đã làm cho môi trường tự nhiên bị phá hủy. Việc giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt đang là một vấn đề hết sức cấp bách được nhiều tổ chức và các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu. Lũ lụt miền Trung nói chung và lưu vực sông Lam nói riêng là một trong những tai biến thiên nhiên, kết quả của quá trình tập trung nước với khối lượng lớn và tràn vào các vùng địa hình thấp, gây ngập lụt trên diện rộng, không chỉ gây tổn hại nặng nề về người và của ở thời điểm đó mà còn tác động tiêu cực lâu dài đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội. Nghiên cứu các giải pháp phòng lũ lụt được nhiều quốc gia quan tâm và hướng tiếp cận là sự kết hợp giữa giải pháp phi công trình và công trình. Giải pháp công trình thường được sử dụng là xây dựng các hồ chứa, đê điều, cải tạo lòng sông… Các giải pháp phi công trình là trồng rừng, bảo vệ rừng; xây dựng và vận hành các phương án phòng tránh lũ và di dân lúc cần thiết khi có thông tin dự báo và cảnh báo chính xác. Để đưa ra được giải pháp hiệu quả trong phòng, chống lũ thì rất cần thiết phải có nghiên cứu chi tiết và chuyên sâu về lũ. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn “Nghiên cứu đặc trưng lũ phục vụ cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam“ làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích của luận văn + Nghiên cứu đặc trưng lũ trên lưu vực sông Lam + Xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cảnh báo ngập lụt hạ lưu lưu vực sông Lam
  • 10. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng: Dòng chảy lũ trên lưu vực sông Lam + Phạm vi nghiên cứu: Trong mùa lũ trên lưu vực sông Lam 4. Phương pháp nghiên cứu + Thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu + Phương pháp thống kê + Phương pháp kế thừa, ý kiến chuyên gia + Mô hình toán thủy văn thủy lực 5. Bố cục của luận văn Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM Chương 3: CẢNH BÁO NGẬP LỤT HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG LAM
  • 11. 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Lam 1.1.1 Vị trí địa lý lưu vực sông Lam Lưu vực sông Lam nằm ở vị trí từ 18o 15'05" - 20o 10'30" vĩ độ Bắc và 103o 14'10" - 105o 15'20" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Chu, sông Bạng. Phía Tây giáp lưu vực sông MêKông. Phía Tây Nam giáp lưu vực sông Gianh. Phía Đông giáp lưu vực sông Cảm, biển Đông. Diện tích toàn bộ lưu vực là 27.200 km2 , phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam chiếm 65,2% diện tích toàn bộ lưu vực, phần diện tích còn lại 9.470 km2 thuộc đất Xiêng Khoảng của Lào chiếm 34,8% diện tích lưu vực. Diện tích phần đá vôi là 273 km2 chiếm 1% diện tích lưu vực; vùng núi cao 19.486 km2 chiếm 71,6% diện tích lưu vực, vùng bán sơn địa, đồi núi thấp và trung du khoảng 5.604 km2 , vùng đồng bằng là 2.110 km2 . Dòng chính sông Cả có chiều dài là 531 km; đoạn sông chảy qua lãnh thổ Lào là 170 km, còn lại 361 km sông chảy qua hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Hội. Sông Cả hợp với sông La tại Trường Xá và chảy ra biển Đông – gọi là sông Lam. [2] 1.1.2 Đặc điểm địa hình Lưu vực sông Lam phần thuộc lãnh thổ Việt Nam có thể phân chia 3 dạng địa hình chính: - Vùng đồi núi cao: Vùng này thuộc 9 huyện miền núi của Nghệ An và Hà Tĩnh bao gồm: Kỳ Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Hương Sơn, Hương Khê. Vùng đồi núi cao gồm các dãy núi chạy dài theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, tạo nên những thung lũng sông hẹp và dốc nối hình thành những sông nhánh lớn như Nậm Mô, Huổi Nguyên, sông Hiếu, sông Giăng, sông La. Xen kẽ với những dãy núi lớn thường có những dãy núi đá vôi như ở thượng nguồn sông Hiếu. [2] - Vùng trung du: Bao gồm các huyện như Anh Sơn, Tân Kỳ, một phần đất đai của Hương Sơn, Hương Khê, Thanh Chương. Diện tích vùng trung du thường hẹp nằm ở hạ lưu các sông nhánh lớn cấp I. Đây là vùng đồi trọc với độ cao từ 300-400m xen
  • 12. 4 kẽ là đồng bằng ven sông của các thung lũng hẹp có độ cao trung bình từ 15- 25m. Vùng trung du chịu ảnh hưởng của lũ khá lớn, nhất là những trận lũ lớn, đất thường bị xói mòn, rửa trôi mạnh, lớp đất sỏi cát thường bị nước lũ mang về, bồi lấp diện tích canh tác vùng bãi sông gây trở ngại cho sản xuất. - Vùng đồng bằng hạ du sông Lam: Có độ cao trung bình từ 6 - 8m ở vùng tiếp giáp với vùng đồi núi thấp, hoặc từ 0,5 - 2,0m ở vùng ven biển. Vùng đồng bằng thường bị chia cắt bởi hệ thống sông suối hoặc các kênh đào chuyển nước hoặc giao thông. 1.1.3 Đặc điểm thảm phủ thực vật Lưu vực sông Lam có rừng tập trung chủ yếu thuộc 6 huyện miền núi Nghệ An và hai huyện Hương Sơn, Hương Khê thuộc Hà Tĩnh. Trên địa phận Việt Nam, diện tích rừng bị giảm nhanh do tốc độ phát triển dân số cao ở miền núi, cùng với tập quán du canh du cư của đồng bào các dân tộc. Năm 1943 có khoảng 1,2 triệu ha rừng, đến nay diện tích đất có rừng chiếm khoảng 35,5% diện tích tự nhiên, so với diện tích đất của các huyện miền núi và Hương Khê, Hương Sơn thì diện tích đất có rừng chiếm đến 43%. Diện tích rừng giàu và rừng trung bình toàn lưu vực phần Việt Nam chỉ còn chiếm khoảng 12 ÷ 14%. 1.1.4 Đặc điểm địa chất - thổ nhưỡng a. Đặc điểm địa chất Theo tài liệu của Cục địa chất Việt Nam, bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200.000 địa chất và khoáng sản tờ Vinh (GEOLOGY AND MINERAL RESOURCES OF VINH SHEET), trong vùng nghiên cứu xuất lộ gần như đầy đủ địa tầng địa chất có tuổi từ cổ đến trẻ. Toàn bộ lưu vực sông Lam thuộc hai đới kiến tạo chính là đới kiến tạo sông Lam và đới oằn võng Sầm Nưa, ngoài ra còn có đới nâng Phu Hoạt. Trong đó: - Phía Bắc vùng nghiên cứu thuộc đới nâng Phu Hoạt. - Từ Nghĩa Đàn trở xuống gần dòng chính sông Cả thuộc đới oằn võng Sầm Nưa. - Phần còn lại là thuộc đới kiến tạo sông Cả.
  • 13. 5 Về địa chất thủy văn, nước dưới đất trong vùng nghiên cứu có nhiều hạn chế, không phong phú. Vấn đề này được giải thích trên cơ sở cấu tạo địa chất, đặc điểm địa mạo, điều kiện khí tượng thủy văn. Trên toàn vùng nghiên cứu nhận thấy: các đất đá có khả năng chứa nước chiếm một khối lượng không lớn so với các loại đất đá thấm nước kém và chứa nước kém. Mặt khác do địa hình bị phân cắt mạnh, sườn núi dốc, độ dốc lòng sông, suối lớn làm cho nước không có điều kiện tích tụ lại mà thoát nhanh ra các hệ thống sông suối lớn. b. Đặc điểm thổ nhưỡng Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn các loại đất chính và phân bố ở trên lưu vực sông Lam là: + Đất phù sa và đất cát ven biển + Đất bùn lầy + Đất mặn + Đất Feralitic mùn vàng nhạt trên núi Vùng đồng bằng sông Lam có các loại đất chủ yếu là đất phù sa và đất cát ven biển, đất bùn lầy, đất mặn và đất Feralitic điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi. Đất đai vùng trung du khá đa dạng: Các loại đất chua, đất glây hoặc glây mạnh úng nước. Do phải chịu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố địa lý, địa hình, khí hậu, lớp phủ bề mặt … nên đất đai ở vùng đồng bằng và trung du sông Lam được xếp vào loại kém màu mỡ. 1.1.5 Hệ thống sông ngòi - Mạng lưới sông suối Đường phân thủy phía Bắc và Đông Bắc của lưu vực chảy qua vùng đồi núi thấp của Nghệ An với độ cao trung bình từ 400 ÷ 600m, vùng núi cao của huyện Quế Phong với độ cao trên 1000m và vùng núi cao của tỉnh Xiêng Khoảng (CHDCND Lào) có những đỉnh núi như Phu Hoạt cao trên 2000m. Phía Tây lưu vực là dãy Trường Sơn với những đỉnh núi cao trên 2000m (như Phu Xai Leng cao 2.711m). Càng về phía Nam, Tây Nam đường phân thủy của lưu vực đi qua những
  • 14. 6 đồi núi thấp có độ cao đỉnh từ 1300 ÷ 1800m. Đến địa phận tỉnh Hà Tĩnh, độ dốc bình quân của toàn lưu vực là 1,8‰, mật độ lưới sông đạt 0,87 km/km2 . (Bảng 1.1) - Đặc điểm hệ thống sông Lam Cùng với dòng chính sông Lam có hai nhánh sông lớn nhất là sông Hiếu và sông La Bảng 1-1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông Lam TT Luu vực F (km2 ) Lsông (km) Độ cao bq(m) Độ dốc bqlv (%o) Bbq (m) Mật số lưới sông km/km2 Hệ số không đối xứng Hệ số hình dạng lưu vực 1 Sông Cả 27.200 531 294 1,83 89 0,60 -0,14 0,29 2 S. Nậm Mô 3.970 173 960 2,57 38,2 0,22 0,27 3 S. Giăng 1.050 77 492 1,72 15,8 -0,09 0,24 4 Sông Hiếu 5.340 228 303 1,30 32,5 0,71 0,02 0,20 5 Sông La 3.210 135 362 2,82 46,6 0,87 0,53 0,68 Nguồn: [“Trung tâm Dự báo KTTV TW”] + Bốn lưu vực sông nhánh lớn cấp I của sông Lam là Nậm Mô, Sông Hiếu, sông La và sông Giăng có tổng diện tích chiếm trên 50% diện tích toàn bộ lưu vực sông Lam và đóng góp một lượng nước đáng kể và nguồn nước sông Lam. Phần lớn lưu vực sông thuộc dạng đồi núi bị chia cắt mạnh. Sông suối có độ dốc lớn, vùng trung du nối chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng hẹp cho nên khi có mưa lớn, lũ tập trung nhanh, ít bị điều tiết dẫn tới nước lũ tập trung về đồng bằng rất nhanh gặp mưa lớn ở hạ du và triều cường thường gây lũ lụt trên diện rộng.
  • 15. 7 Hình 1.1 Bản đồ mạng lưới trạm KTTV trên lưu vực sông Lam 1.1.6 Đặc điểm khí hậu trên lưu vực sông Lưu vực sông Lam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu khí quyển sau: - Khối không khí cực đới lục địa Châu Á biến tính mạnh khi di chuyển từ Bắc về phía Nam bán cầu. Hoạt động của khối không khí này từ tháng XI tới tháng III năm sau, gây nên thời tiết lạnh, khô vào các tháng mùa đông và mưa phùn. - Khối không khí xích đạo Thái Bình Dương với hướng gió Đông Nam hoạt động mạnh từ tháng V tới tháng X và mạnh nhất vào tháng IX, X. Đặc điểm của khối không khí này là nóng ẩm mưa nhiều, gây nên nhiều nhiễu động thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới. Những nhiễu động thời tiết có thể đơn thuần là một hình thế thời tiết gây mưa hoặc tổ hợp nhiều hình thế thời tiết như bão và áp thấp, áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây mưa lớn trên diện rộng tạo nên lũ lụt nghiêm trọng trên lưu vực sông Lam. - Khối không khí nhiệt đới Ấn Độ Dương với hướng gió Tây Nam hoạt động mạnh vào các tháng V, VI, VII, VIII và mạnh nhất vào tháng VII. Khối không khí này
  • 16. 8 nóng và khô, ít mưa thường gọi là gió Tây Nam. Ảnh hưởng của gió Tây Nam đã làm nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất tăng rất nhanh. Nhiệt độ không khí đạt tới 40 - 420 C, nhiệt độ đất đạt tới 50 - 600 C. [10] Nhân tố khí hậu kết hợp với yếu tố địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu giữa các vùng khá sâu sắc. Phần phía Bắc và Đông Bắc của lưu vực mang đặc điểm của vùng khí hậu chuyển tiếp từ Bắc Bộ và Trung Bộ. Với mùa mưa đến sớm hơn ở phía Nam, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra vào tháng VIII, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII, IX. Mùa lạnh nhiệt độ xuống thấp nhất là vào tháng I, về phía Nam của lưu vực ảnh hưởng của các hoàn lưu phương Bắc yếu hơn, nhiệt độ tăng dần, mùa mưa đến chậm hơn và kết thúc sớm, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra vào tháng IX, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là VIII, IX, X. Những vùng được bao bọc bởi các dãy núi, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam ít hơn dần, lượng mưa năm khá nhỏ như vùng Cửa Rào, Khe Bố, có năm lượng mưa chỉ đạt từ 500 - 700mm. Những vùng có điều kiện địa hình thuận lợi cho việc đón gió (dạng phễu) đã tạo nên những tâm mưa lớn trên lưu vực như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, sông Giăng với lượng mưa năm trung bình đạt 2.000 - 2.400mm. a. Nhiệt độ Mùa lạnh từ tháng XII tới tháng II và lạnh nhất là tháng I. Thời kỳ này lưu vực ảnh hưởng chủ yếu của khối không khí cực đới lục địa Châu Á. Tuỳ theo sự ảnh hưởng của khối không khí này tới các vùng trên lưu vực mà cho chế độ nhiệt về mùa đông khác nhau. Vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình cao hơn ở miền núi (Bảng 1.3) Nhiệt độ trung bình tháng I tại đồng bằng cao hơn ở vùng núi thượng nguồn sông Hiếu. Nhưng ở vùng thung lũng Cửa Rào nhiệt độ tháng I, II lại cao hơn ở đồng bằng. Nguyên nhân chính là do vùng này được bao bọc bởi các dãy núi cao làm hạn chế sự xâm nhập của gió mùa Đông Bắc, mùa đông trở nên ấm hơn. Nhiệt độ tối thấp đạt 4o C ở Vinh (tháng I/1914), -0,5o C ở Quỳ Châu (I/1974), 1,7o C ở Cửa Rào tháng I/1974.
  • 17. 9 Mùa lũ từ tháng V tới tháng VIII với nhiệt độ trung bình tháng đạt từ 27 - 290 C. Tháng nóng nhất là tháng VII do hoạt động mạnh của gió Tây Nam (Bảng 1.2). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 42,1o C tháng VI/1912 tại Vinh, 42,7o C tháng V/1966 tại Cửa Rào, 42,1o C tháng V/1931 tại Tây Hiếu. Bảng 1-2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam [10] Đơn vị: o C Trạm Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quỳ Châu 16,6 17,9 20,9 24,4 27,0 27,8 27,9 27,1 26,0 23,8 20,6 17,6 23,1 Tây Hiếu 16,2 17,4 20,3 24,0 27,2 28,1 28,4 27,3 26,0 23,6 20,5 17,5 23,0 Cửa Rào 17,5 18,9 21,8 25,2 27,4 28,0 28,1 27,3 26,2 24,1 20,9 18,2 23,6 Con Cuông 17,0 18,1 20,9 24,7 27,5 28,3 28,7 27,0 26,3 24,0 21,0 18,1 23,5 Đô Lương 17,2 18,2 20,6 24,2 27,3 28,7 29,1 27,9 26,4 24,3 21,3 18,6 23,7 Vinh 17,0 17,9 20,3 24,1 27,7 29,2 29,6 28,7 26,8 24,4 21,6 18,9 23,9 Quỳnh Lưu 17,0 17,6 20,1 23,7 27,5 28,9 29,4 28,3 26,8 24,4 21,4 18,5 23,6 Hương Khê 17,0 18,1 20,3 24,6 27,5 28,5 29,0 27,7 25,9 23,7 20,7 18,2 23,5 b. Độ ẩm Độ ẩm trung bình đạt thấp nhất vào tháng VII, cao nhất vào tháng II, III (Bảng 1.3) Bảng 1-3. Độ ẩm không khí tương đối tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam Đơn vị: % Trạm Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quỳ Châu 87,0 87,0 87,0 85,0 83,0 85,0 85,0 88,0 88,0 88,0 88,0 87,0 86,0 Tây Hiếu 87,0 89,0 82,0 86,0 81,0 82,0 80,0 85,0 88,0 87,0 87,0 86,0 86,0 Cửa Rào 81,0 80,0 79,0 78,0 78,0 80,0 79,0 80,0 85,0 85,0 85,0 82,0 81,0 Con Cuông 89,0 89,0 89,0 85,0 81,0 81,0 78,0 84,0 87,0 88,0 88,0 87,0 86,0 Đô Lương 88,0 89,0 90,0 88,0 83,0 80,0 78,0 84,0 88,0 87,0 86,0 85,0 88,0 Vinh 89,0 91,0 99,0 88,0 82,0 76,0 74,0 80,0 87,0 86,0 89,0 89,0 85,0 Quỳnh Lưu 86,0 88,0 90,0 84,0 84,0 81,0 78,0 84,0 87,0 88,0 88,0 87,0 86,0 Hương Khê 91,0 91,0 90,0 86,0 80,0 78,0 74,0 81,0 87,0 88,0 88,0 89,0 85,0
  • 18. 10 c. Bốc hơi Lượng bốc hơi năm đo bằng ống Piche toàn vùng dao động từ 700 – 1000 mm. Vùng ven biển do tốc độ gió trung bình lớn hơn nên bốc hơi đạt cao hơn ở vùng núi. (Bảng 1.4). Lượng bốc hơi đạt cao nhất vào tháng VII và nhỏ nhất vào tháng II. Bảng 1-4. Lượng bốc hơi háng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam Đơn vị: % Trạm Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quỳ Châu 43,0 40,9 52,7 72,5 85,6 78,8 79,0 57,3 50,4 49,7 46,7 47,3 704 Tây Hiếu 47,7 37,1 47,8 71,7 109,0 108,0 116,0 78,0 57,0 59,2 52,5 52,4 835 Cửa Rào 59,0 62,4 81,3 93,2 105,0 89,2 96,9 71,6 55,9 51,6 45,7 55,2 857 Con Cuông 43,8 39,9 52,7 74,4 103,3 102,1 116,8 82,1 55,2 50,5 44,5 47,6 813 Đô Lương 40,0 33,3 40,2 53,0 83,8 109,0 129,0 83,9 55,0 54,6 50,0 51,1 789 Vinh 39,4 28,9 35,5 54,1 110,0 155,0 180,0 121,0 65,6 59,9 54,7 50,5 954 Quỳnh Lưu 56,1 42,9 44,2 53,4 102,0 127,0 159,0 103,0 69,8 76,2 77,0 72,3 983 Hương Khê 40,4 34,3 42,3 68,5 126,0 143,0 188,0 122,0 66,7 59,3 52,3 47,0 1.007 d. Chế độ mưa Lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực sông Lam biến động khá lớn giữa các vùng. - Từ 1.122  1.700 mm ở vùng ít mưa như Khe Bố, Mường Xén, Cửa Rào, hạ sông Hiếu. - Từ 1.800  2.500 mm ở vùng mưa vừa và lớn như thượng nguồn sông Hiếu, vùng sông Giăng, khu giữa từ Cửa Rào - Nghĩa Khánh tới Dừa. - Từ 2.200  2.400 mm ở vùng mưa trung bình như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu. - Vùng đồng bằng ven biển lượng mưa năm đạt 1.800  1.900mm. Tâm mưa lớn nhất nằm ở thượng nguồn sông Hiếu, thượng nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu.
  • 19. 11 Mùa mưa thay đổi theo từng vị trí của lưu vực. Thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu mùa mưa từ tháng V và kết thúc vào tháng X. Lượng mưa tháng lớn nhất vào tháng VIII, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VII, VIII, IX. Càng về phía Nam mùa mưa muộn dần, bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, XI. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII, IX, X, như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu. Cường độ mưa lớn nhất xảy ra khi có bão đổ bộ vào. Lượng mưa 1 ngày lớn nhất có thể đạt 788mm (ngày 27/9/1978) và 3 ngày lớn nhất 958mm ở Đô Lương. Lượng mưa 1 giờ cao nhất đạt 142mm trong trận mưa ngày 8/10/1965 tại Vinh. Tháng VIII, IX, X dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển dần về phía Nam kết hợp với các loại hình thế thời tiết gây mưa lớn như áp thấp nhiệt đới, bão đã tạo ra những trận mưa lớn kéo dài từ 3 - 10 ngày gây lũ lớn trên các triền sông. Lượng mưa hai tháng IX, X đạt tới 40% lượng mưa năm. Lượng mưa tháng IX, X phân bố không đều trên lưu vực. Vùng đồng bằng chịu ảnh hưởng của mưa do bão gây ra, lượng mưa hai tháng đạt 1.000 - 1.100mm. Càng về phía thượng lưu dòng chính lượng mưa hai tháng giảm dần do ảnh hưởng ít của bão chỉ đạt 500 - 800mm. Bảng 1-5. Đặc trưng lượng mưa tháng, năm tại một số vị trí trên lưu vực sông Lam Đơn vị: mm Trạm % Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Quỳ Châu 26,2 27,8 36,2 69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747 (%) 1,5 1,6 2,1 4,0 8,2 8,0 6,4 13,0 23,1 22,9 6,8 2,4 100 Tây Hiếu 40,0 27,6 48,1 102,9 199,0 148,6 120,8 231,9 408,6 412,2 130,1 38,9 1.909 (%) 2,1 1,4 2,5 5,4 10,4 7,8 6,3 12,1 21,4 21,6 6,8 2,0 100 Nghĩa Khánh 65,0 51,3 55,3 83,9 219,4 146,0 135,7 271,3 514,3 550,0 212,4 100,0 2.405 (%) 2,7 2,1 2,3 3,5 9,1 6,1 5,6 11,3 21,4 22,9 8,8 4,2 100 Sông Con 36,8 29,4 41,5 68,0 148,3 128,0 123,6 212,9 419,9 454,7 148,3 50,4 1.862 (%) 2,0 1,6 2,2 3,7 8,0 6,9 6,6 11,4 22,6 24,4 8,0 2,7 100 Mường Xén 41,0 33,2 41,2 61,5 125,1 122,0 97,0 216,1 464,3 552,3 179,2 69,6 2.003 (%) 2,0 1,7 2,1 3,1 6,2 6,1 4,8 10,8 23,2 27,6 8,9 3,5 100
  • 20. 12 Trạm % Tháng Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cửa Rào 53,7 41,5 48,9 67,5 136,0 114,7 117,1 200,9 495,6 540,8 179,3 68,2 2.064 (%) 2,6 2,0 2,4 3,3 6,6 5,6 5,7 9,7 24,0 26,2 8,7 3,3 100 Con Cuông 77,9 60,8 53,1 66,4 145,2 120,6 115,2 222,5 541,7 578,1 240,4 82,1 2.304 (%) 3,4 2,6 2,3 2,9 6,3 5,2 5,0 9,7 23,5 25,1 10,4 3,6 100 Dừa 31,9 25,4 36,6 62,7 134,9 126,4 102,4 184,3 540,3 553,5 188,3 63,5 2.050 (%) 1,6 1,2 1,8 3,1 6,6 6,2 5,0 9,0 26,4 27,0 9,2 3,1 100 Đô Lương 26,2 27,8 36,2 69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747 (%) 1,5 1,6 2,1 4,0 8,2 8,0 6,4 13,0 23,1 22,9 6,8 2,4 100 Nam Đàn 65,0 51,3 55,3 83,9 219,4 146,0 135,7 271,3 514,3 550,0 212,4 100,0 2.405 (%) 2,7 2,1 2,3 3,5 9,1 6,1 5,6 11,3 21,4 22,9 8,8 4,2 100 Hoà Duyệt 36,8 29,4 41,5 68,0 148,3 128,0 123,6 212,9 419,9 454,7 148,3 50,4 1.862 (%) 2,0 1,6 2,2 3,7 8,0 6,9 6,6 11,4 22,6 24,4 8,0 2,7 100 Sơn Diệm 41,0 33,2 41,2 61,5 125,1 122,0 97,0 216,1 464,3 552,3 179,2 69,6 2.003 (%) 2,0 1,7 2,1 3,1 6,2 6,1 4,8 10,8 23,2 27,6 8,9 3,5 100 Linh Cảm 53,7 41,5 48,9 67,5 136,0 114,7 117,1 200,9 495,6 540,8 179,3 68,2 2.064 (%) 2,6 2,0 2,4 3,3 6,6 5,6 5,7 9,7 24,0 26,2 8,7 3,3 100 Chợ Tràng 77,9 60,8 53,1 66,4 145,2 120,6 115,2 222,5 541,7 578,1 240,4 82,1 2.304 (%) 3,4 2,6 2,3 2,9 6,3 5,2 5,0 9,7 23,5 25,1 10,4 3,6 100 Vinh 31,9 25,4 36,6 62,7 134,9 126,4 102,4 184,3 540,3 553,5 188,3 63,5 2.050 (%) 1,6 1,2 1,8 3,1 6,6 6,2 5,0 9,0 26,4 27,0 9,2 3,1 100 Nghi Xuân 26,2 27,8 36,2 69,0 143,6 139,0 112,0 227,5 403,9 399,5 119,4 42,7 1.747 (%) 1,5 1,6 2,1 4,0 8,2 8,0 6,4 13,0 23,1 22,9 6,8 2,4 100 Đại Lộc 40,0 27,6 48,1 102,9 199,0 148,6 120,8 231,9 408,6 412,2 130,1 38,9 1.909 (%) 2,1 1,4 2,5 5,4 10,4 7,8 6,3 12,1 21,4 21,6 6,8 2,0 100 Nguồn: [“Trung tâm KTTV TW”] Nhìn chung lượng mưa giảm dần từ hạ du lên thượng nguồn. Vùng mưa lớn thường tập trung ở trung lưu sông Cả.
  • 21. 13 1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội trên lưu vực sông Lam 1.2.1 Tình hình dân cư Tổng số dân trên lưu vực là 3.800.000 người, chiếm 84,59% dân số của cả hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,98%/năm, cơ cấu dân số là 20% dân đô thị và 80% ở vùng nông thôn. Số dân trong độ tuổi lao động chiếm 45% dân số, được phân chia theo các ngành nghề như sau: Nông nghiệp 69%, công nghiệp 12%, giáo dục đào tạo 3,5%, xây dựg 3,26%, lâm nghiệp quốc doanh 1,16%, giao thông 1,0% còn lại là các ngành nghề khác. Nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công thấp là một lợi thế để thu hút đầu tư và tham gia vào lực lượng lao động xuất khẩu của cả nước. 1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trên lưu vực sông Lam - Tốc độ tăng trưởng bình quân, khá đồng đều giữa các vùng trên lưu vực sông - Nông lâm ngư nghiệp phía Nam lưu vực sông có tốc độ tăng trưởng cao hơn ở phía Bắc từ 1,27-1,38 lần - Công nghiệp thì ngược lại, tốc độ tăng trưởng của Nghệ An cao hơn so với Hà Tĩnh 1,2 lần - Dịch vụ tăng cao từ 1,05-1,07 lần (Bảng 1.6) Bảng 1-6. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trên lưu vực sông Lam Đơn vị % Nguồn: [“Viện KTTV”] - So với thời kỳ trước năm 2010, những năm gần đây: Mức độ tăng trưởng cao hơn từ 1,17-1,29 lần; trong đó tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và dịch vụ. - Việc tăng trưởng mạnh mẽ về công nghiệp và dịch vụ là những nhân tố tác động đến diễn biến lũ trên lưu vực sông. Tỉnh Năm 2010 Năm 2020 Tốc độ Tăng trưởng Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Tốc độ Tăng trưởng Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Nghệ An 8,5÷9,5 30÷31 44÷45 24÷26 10,5 45÷46 36÷38 17÷18 Hà Tĩnh 8-9 25 42 33 11 23÷25 43÷41 24
  • 22. 14 1.2.3 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Kinh tế Nghệ An, Hà Tĩnh cũng nằm trong khung phát triển kinh tế của cả nước. Tỉnh Nghệ An dự kiến thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 là 2000 USD. Hà Tĩnh là 1.525 USD. Về định hướng Nghệ An sẽ trở thành trung tâm kinh tế - văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ. Việc tăng trưởng kinh tế này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Xã hội, tự nhiên, cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển kinh tế của từng tỉnh. Nhưng rõ ràng để phát triển kinh tế bền vững thì rất cần thiết phải có nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai do lũ cho lưu vực sông Lam. 1.3 Nhận xét - Vị trí địa lý lưu vực sông Lam khá thuận lợi để khi có Bão đổ bộ, gây mưa lớn, sinh lũ cho lưu vực trung và hạ lưu sông Lam. - Địa hình phía Tây của lưu vực sông tiếp giáp dãy Trường Sơn có độ cao cao nhất và thấp dần ra phía Biển, đồng thời bị chia cắt mạnh đã tạo ra thế nằm nghiêng như một bề mặt hứng nước, tạo thuận lợi khi có mưa lớn sinh lũ gây ngập lụt hạ lưu. - Với điều kiện địa lý, khí hậu riêng biệt đồng thời chịu ảnh hưởng của Bão và các hình thế thời tiết gây mưa - lũ lớn thì cần thiết có nghiên cứu sâu về đặc điểm lũ trên lưu vực sông, từ đó là cơ sở để cảnh báo ngập lụt cho hạ lưu sông Lam.
  • 23. 15 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM LŨ VÀ NGẬP LỤT LƯU VỰC SÔNG LAM 2.1 Nguyên nhân hình thành lũ trên lưu vực sông Lam. Dạng hình thế thời tiết gây mưa lớn ở hạ du sông Lam có thể tóm tắt một số dạng như sau: - Mưa lớn do không khí lạnh phía Bắc tràn xuống kết hợp với rãnh thấp phía Tây. Loại mưa này xảy ra vào đầu mùa hè. - Bão liên tiếp đổ bộ vào trong thời gian ngắn. - Bão tan thành áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng. - Không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. - Áp thấp nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc Tây Bắc gặp không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn trên diện rộng, loại hình thế này thường gây lũ lớn. Những hình thế thời tiết hoặc xuất hiện độc lập hoặc tổ hợp nhiều hình thế thời tiết gây mưa đã xuất hiện trên lưu vực gây lũ lớn hoặc đặc biệt lớn ở hạ du sông Lam. Hậu quả của nó là những trận lũ lụt nghiêm trọng vào tháng IX/1978, X/1988, IX/2002; X/2010 Khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp vào lưu vực sông thì ở Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa rất lớn kéo dài 1 - 3 ngày. Lượng mưa trận đạt 50 - 60% lượng mưa năm. - Lượng mưa phụ thuộc hướng di chuyển của Bão. Nếu bão di chuyển vào từ phía Nam của Nghệ An thì mưa lớn xảy ra ở sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu như cơn bão số 2 đổ bộ vào Đà Nẵng di chuyển lên phía Bắc gây ra mưa lớn 25/V/1989 tại sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu gây lũ đặc biệt lớn.
  • 24. 16 Hình 2.1: Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm Qua (hình 2.1), ta thấy lượng mưa phân bố không đều theo không gian, phân bố lớn dần từ Nam ra Bắc và từ Đông sang Tây. + Phân phối mưa năm theo mùa: Hình 2.2: Lượng mưa trung bình năm và mùa lũ trên lưu vực sông Lam + Phân phối mưa năm theo tháng: Vùng trung, hạ du sông Lam mùa mưa dịch chuyển dần bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X, XI. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng VIII, IX, X. Càng dần
  • 25. 17 về phía nam của lưu vực mùa mưa bắt đầu từ tháng VIII và kết thúc tháng X như vùng sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu. Mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam từ thượng nguồn về hạ du. Trong mùa mưa thường xuất hiện 2 đỉnh cực trị. Tháng V, VI do hoạt động mạnh gió mùa Tây Nam và gió Tín Phong Bắc bán cầu. Sự hội tụ giữa hai luồng gió này gây nên mưa tiểu mãn vào tháng V, VI gây lũ tiểu mãn trong mùa mưa. Tổng lượng mưa hai tháng này có vùng chiếm tới 20% lượng mưa năm ở các trạm thượng nguồn sông Cả, Ngàn Phố, Ngàn Sâu. Trận lũ tiểu mãn lớn như tháng V/1943, tháng V/1989. Đặc biệt là trận mưa tháng V/1989 gây lũ lịch sử trên sông Ngàn Phố. Lượng mưa 1 ngày max đạt 483mm ngày 26/V/1989 tại Kim Cương, 296mm ngày 26/V/1989 tại Hoà Duyệt. Sang tháng VIII, IX, X dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển dần về phía Nam kết hợp với các loại hình thế thời tiết gây mưa lớn như áp thấp nhiệt đới, bão đã tạo ra những trận mưa lớn kéo dài từ 3  10 ngày gây lũ lớn trên các triền sông. Lượng mưa hai tháng IX, X đạt tới 40% lượng mưa năm. Lượng mưa tháng IX, X phân bố không đều trên lưu vực. Biến động lượng mưa theo thời gian khá mạnh mẽ. 2.2. Diễn biến lũ theo không gian 2.2.1 Mực nước lũ Thượng nguồn sông Lam tại Cửa Rào mực nước lũ lớn nhất vào VIII/1973 với Hmax = 76,3m. Từ Dừa trở về hạ du mực nước lũ lớn nhất xuất hiện trận lũ tháng IX/1978 với Hmax = 19,71m tại Đô Lương. Tại Nam Đàn mực nước lũ lớn nhất thực đo là 9,64m, Bến Thủy 5,68m vào IX/1978. Trên sông Hiếu mực nước lũ lớn nhất đạt Hmax = 80,05m vào ngày 14/X/1988 tại Quỳ Châu. Trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm mực nước lớn nhất là 15,82 m vào ngày 20/IX/2002. Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt, mực nước lớn nhất là vào năm 1960 với Hmax = 12,74m ngày 5/X, tiếp đến là trận lũ năm 2002 với Hmax = 11,78m ngày 20/IX. Mực nước lớn nhất tại Linh Cảm trên sông La xuất hiện vào năm 1978 với Hmax = 7,83m ngày 29/IX tiếp đến là trận lũ năm 2002, Hmax = 7,7m ngày 21/ IX
  • 26. 18 Bảng 2-1: Mực nước lũ thực đo tại một số vị trí Đơn vị : m TT Trạm Sông Hmax (m) Thời gian 1 Cửa Rào Cả 76,3 27/VIII/1973 2 Dừa Cả 24,98 18/X/1988 3 Đô Lương Cả 19,71 28/IX/1978 4 Yên Thượng Cả 12,38 28/IX/1978 5 Nam Đàn Cả 9,64 29/IX/1978 6 Bến Thủy Cả 5,68 28/IX/1978 7 Cửa Hội Lam 4,71 13/X/1989 8 Quỳ Châu Hiếu 80,05 14/X/1988 9 Sơn Diệm Ngàn Phố 15,82 20/IX/2002 10 Hòa Duyệt Ngàn Sâu 12,74 5/X/1960 11 Linh Cảm La 7,83 29/IX/1978 Nguồn: [“Trung tâm Dự báo KTTV TW”] Thống kê theo trận lũ lớn nhất đã xảy ra (Bảng 2.1) cho thấy: - Mực nước lũ lớn nhất vùng trung lưu trên sông Cả xảy ra từ trận lũ tháng IX/1978 nhưng vùng thượng nguồn sông Cả là lũ tháng VIII/1973. - Mực nước lũ lớn nhất trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm là trận lũ tháng IX/2002 trong khi đó trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt là trận lũ tháng X/1960 2.2.2 Lưu lượng lũ Trên dòng chính sông Lam tại Cửa Rào lưu lượng lũ lớn nhất trung bình nhiều năm đạt 2190 m3 /s. Lũ lớn nhất là vào năm 1973 với lưu lượng đỉnh lũ đạt là 5690 m3 /s tiếp theo là các trận lũ 1963 với Qmax = 5350 m3 /s ngày 25/VII/1963, trận lũ năm 1980 với Qmax = 4600 m3 /s ngày 17/IX/1980, trận lũ năm 1988 với Qmax = 3890 m3 /s ngày 18/X/1988. Trận lũ tháng IX/1978 đạt 2560 m3 /s ngày 28/IX/1978.
  • 27. 19 Trên sông Hiếu tại Quỳ Châu, số liệu quan trắc lưu lượng lũ trung bình đạt 1470 m3 /s. Lưu lượng lũ lớn nhất tại Quỳ Châu xảy ra vào 14/X/1988 với Qmax = 2870m3 /s, tiếp theo các trận lũ năm 1980 Qmax = 2730 m3 /s ngày 7/IX/1980, lũ năm 1966 Qmax = 2530 m3 /s, lũ năm 1991 với Qmax = 2430 m3 /s ngày 18/VIII, lũ năm 1962 với Qmax = 2410 m3 /s ngày 28/IX. Lưu lượng lũ lớn nhất tại Dừa 10200 m3 /s ngày 28/IX/1978, tiếp theo là trận lũ năm 1988 với Qmax = 8840 m3 /s ngày 18/X/1988, trận lũ 1963 Qmax = 8630 m3 /s ngày 26/7/1963, trận lũ 1973 Qmax = 7300 m3 /s ngày 27/VIII/1973. Như vậy, ở thượng nguồn sông Cả lũ năm 1973 có lưu lượng lũ lớn nhất nhưng tại Dừa có sự nhập lưu của sông Hiếu, lũ năm 1973 còn có đỉnh lũ thấp hơn đỉnh lũ vào các năm 1978, 1988, 1963. Trên sông Giăng, dòng chảy lũ trung bình nhiều năm tại Thác Muối là 1190 m3 /s. Lũ lớn nhất tại Thác Muối là vào năm 1974 với Qmax = 5150 m3 /s. Tại Yên Thượng có sự gia nhập của lượng nước khu giữa đặc biệt là lượng nước lũ của lưu vực sông Giăng. Lưu lượng lũ lớn nhất trung bình đạt 4110 m3 /s. Lưu lượng lũ lớn nhất hoàn nguyên tại Yên Thượng là 13180 m3 /s ngày 28/IX/1978, tiếp theo là các trận lũ tháng X/1988 với Qmax = 10280 m3 /s ngày 19/X/1988, trận lũ năm 1996 với Qmax = 6210 m3 /s ngày 25/IX/1996. Biến động dòng chảy lũ trên dòng chính sông Lam khá lớn, tại Cửa Rào năm 1973 Qmax = 5690 m3 /s, năm lũ nhỏ nhất Qmax= 634 m3 /s ngày 4/VII/1998, năm 1976 không có bão đổ bộ ảnh hưởng, Qmax = 1190 m3 /s ngày 14/VIII/1976. Tại Dừa, năm có lưu lượng lũ nhỏ nhất đạt 862 m3 /s ngày 4/VII/1998 lũ trên các sông nhánh lớn. Trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm lưu lượng lũ lớn nhất trung bình nhiều năm đạt 1730 m3 /s. Lũ đạt trị số lớn nhất là vào tháng IX/2002 với Qmax = 5200 m3 /s. Sau đó là các trận lũ tháng V/1989 với Qmax = 4400 m3 /s ngày 26/V. Năm 1960 có Qmax = 3820 m3 /s, vào tháng X/1988 Qmax = 3820 m3 /s và tháng IX/1978 với Qmax = 3630 m3 /s.
  • 28. 20 Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt, lũ lớn nhất trung bình nhiều năm là 1890 m3 /s. Lũ lớn nhất là trận lũ năm 1960 với Qmax = 3880 m3 /s, tiếp theo là các trận lũ 1979, 1983, 1978 và 2002. Lũ năm 2002 trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt xét về độ lớn Qmax chỉ ở vị trí thứ 5 sau các trận lũ 1960, 1979, 1983, 1978 trong khi đó trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm, lũ lớn nhất xảy ra vào tháng 9/2002. Năm 1973 là năm xảy ra lũ lớn nhất ở thượng nguồn sông Cả, mực nước lớn nhất đạt tới 57,34m tương ứng với lưu lượng là 5690 m3 /s ngày 27/VIII/1973 và tổng lượng lũ 7 ngày max 1590.106 m3 chiếm 65,7 % tổng lượng lũ 7 ngày tại Dừa và 62,5% lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Trong khi đó bên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh, trận lũ tương ứng chỉ chiếm 27,2% lượng lũ 7 ngày tại Dừa và 24,7% tổng lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Thành phần lượng lũ khu giữa từ Cửa Rào, Nghĩa Khánh tới Dừa chiếm tỷ lệ 10,9% lượng lũ 7 ngày tại Dừa 9,5% lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Tháng IX/1978 lũ lớn nhất tại Cửa Rào chỉ ở mức trung bình. Mực nước lũ của năm này còn thấp hơn mực nước lũ của các năm 1962, 1963, 1971, 1972, 1980, 1988. Lưu lượng lớn nhất tại Cửa Rào là 2560m3 /s tương ứng với mực nước 51,09m ngày 28/IX/1978. Tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất là 734.106 m3 chiếm 24% tổng lượng lũ 7 ngày tương ứng tại Dừa và 14,6% tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất tại Yên Thượng. Bên sông Hiếu tại Nghĩa Khánh trận lũ này có tổng lượng lũ 7 ngày khá lớn đạt 800.106 m3 chiếm 26,1% tổng lượng lũ tại Dừa, 15,9% tổng lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Thành phần lượng lũ ở khu giữa từ Cửa Rào, Nghĩa Khánh tới Dừa chiếm tỷ lệ 49,9% lượng lũ 7 ngày tại Dừa và 30,5% lượng lũ 7 ngày lớn nhất ở Yên Thượng. Tại Cửa Rào X/1988 lưu lượng lũ lớn nhất là 3890 m3 /s và tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất đạt tới 1403.106 m3 . Trận lũ này tại Cửa Rào thuộc loại lớn nhưng còn thấp hơn mực nước lũ tháng VII/1963, tháng VIII/1973, tháng IX/1980. Thành phần lượng lũ 7 ngày tại Cửa Rào chiếm 37,7% lượng lũ 7 ngày tại Dừa và chiếm 28,6% lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Tại Nghĩa Khánh bên sông Hiếu trận lũ tháng
  • 29. 21 X/1988 có tổng lượng lũ 7 ngày là 1527.106 m3 chiếm 41,1 % tổng lượng lũ 7 ngày tại Dừa và chiếm 31,1% tổng lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Về lưu lượng lũ lớn nhất tại Nghĩa Khánh trên sông Hiếu được xếp theo thứ tự như sau: lớn nhất là lũ 1962, rồi đến lũ tháng IX/1978, tháng X/1988. Về tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất là trận lũ tháng 10/1988 sau đó là trận lũ tháng IX/1962, tháng IX/1978. Từ Dừa tới Yên Thượng thường có lượng mưa lớn, dòng chảy được tăng lên do sự nhập lưu của các sông suối nhất là sông Giăng. Thành phần lượng lũ 7 ngày tương ứng với lượng lũ 7 ngày lớn nhất ở Yên Thượng chiếm tỷ lệ trung bình là 23,4% lượng lũ 7 ngày lớn nhất ở Yên Thượng. Tỷ lệ tham gia về lượng lũ này xấp xỉ tỷ lệ lượng lũ 7 ngày của sông Hiếu tại Nghĩa Khánh mặc dù diện tích của nó nhỏ hơn nhiều. Khu vực này nằm trong vùng mưa lớn và chịu ảnh hưởng mạnh của bão, lượng mưa một ngày có cường độ rất lớn đạt tới 782 mm tại Đô Lương, 684 mm tại Dừa trong trận mưa bão tháng IX/1978. Lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn xảy ra trên diện rộng đã tạo nên những con lũ lớn ở khu giữa tập trung rất nhanh về dòng chính đã làm cho mực nước lũ lên rất nhanh. Thời gian truyền lũ từ Dừa tới Đô Lương, từ Đô Lương tới Yên Thượng rút ngắn lại so với thời gian truyền lũ trung bình gây khó khăn cho việc chống lũ. Tại Thác Muối trên sông Giăng, lưu lượng lớn nhất thực đo trong trận lũ tháng IX/1978 là 5150 m3 /s và tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất trong trận lũ tháng IX/1978 lên tới 802.106 m3 chiếm tới 20% tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất tại Yên Thượng trong trận lũ này. Tại Thác Muối thành phần lượng lũ 7 ngày tương ứng với 7 ngày lớn nhất của Yên Thượng chiếm tỷ lệ trung bình là 9,1% tổng lượng lũ 7 ngày tại Yên Thượng. Qua Yên Thượng nước lũ chảy về vùng đồng bằng hạ du sông Cả. Những năm lũ lớn như trận lũ tháng IX/1978, tháng X/1988 đã gây ra tình trạng ngập úng lớn, do khả năng thoát lũ lòng sông có hạn, do sự gặp gỡ lũ lớn bên sông La và do ảnh hưởng của triều cường. Ở hạ du sông Cả, nước lũ không chỉ phụ thuộc vào lũ dòng chính sông Cả mà còn phụ thuộc vào nước lũ sông La.
  • 30. 22 Sông La là hợp lưu giữa hai sông nhánh Ngàn Phố và Ngàn Sâu. Xét về thứ tự xuất hiện lưu lượng nước lũ lớn nhất, tại Sơn Diệm trên sông Ngàn Phố mực nước lũ lớn nhất xảy ra vào các năm 2002, 1989, 1960, 1988, 1978, 1983. Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt xảy ra vào các năm 1960, 1979, 1983, 1978, 2002. Trên cơ sở tài liệu thực đo về dòng chảy của các trận lũ điển hình tại 11 vị trí (Mường Xén, Dừa, Đô Lương, Yên Thượng, Nam Đàn, Sơn Diệm, Hòa Duyệt, Linh Cảm, Chợ Tràng) giai đoạn 1960 – 2013 ta thấy các trận lũ xảy ra gây ngập lụt nghiêm trọng trên các lưu vực sông Cả, Hiếu, La, Lam có thời kì lụt và cường độ là khác nhau. Sự phân bố và diễn biến xảy ra là không đồng nhất về số lượng cũng như năm xuất hiện, ví dụ như: - Trên sông Cả tại Dừa, Yên Thượng, Nam Đàn, lũ năm 1978 là lũ lớn nhất trong khi đó tại Mường Xén lũ năm 1978 chỉ là lũ lớn thứ 3 sau trận lũ năm 2005 và 1973, trên sông Hiếu lũ năm 1978 không phải là lũ lớn nhất. - Trên sông La, tại Linh Cảm lũ năm 1978 là lũ lịch sử, tại Sơn Diệm trên sông Ngàn Phố, lũ năm 1978 chỉ là lũ lớn thứ 2 sau lũ lịch sử năm 2002, tại Hòa Duyệt trên sông Ngàn Sâu, lũ năm 1978 không thuộc một trong 5 trận lũ lớn nhất. - Trên sông Cả, tại Dừa những năm lũ lớn nhất: 1963, 1973, 1978, 1980 và 1988, những trận lũ lớn đều là lũ kép, trong đó lũ năm 1978 là lũ lớn nhất với lưu lượng đỉnh lũ đạt 10.200 m3 /s. Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhiều lần, độ dốc rất lớn. Tại Yên Thượng những năm lũ lớn nhất: 1973, 1978, 1980 1988 và 1996, đôi khi cũng xuất hiện lũ kép - Lũ lớn nhất xảy ra trên các sông như sau: Thượng nguồn sông Cả (phần lớn diện tích ở bên Lào) xảy ra năm 2011; sông Cả năm 1978; sông Hiếu, thượng nguồn năm 2007, hạ nguồn năm 1962; sông Ngàn Phố năm 2002 và sông Ngàn Sâu năm 2010. Lũ lịch sử trên các sông xảy ra lệch pha nhau. Cũng tương tự như thời kì lụt, biên độ lũ trên sông Lam biến đổi khá lớn (khoảng 9 m), tuy nhiên có những trận lũ lớn, có thể lên đến trên 11m như trận lũ tháng IX/2002 tại Chu Lễ trên sông Ngàn Sâu, đặc biệt có trận lũ biên độ lũ rất cao lên đến 13,56 m như trận lũ tháng VIII/2007 tại Chu Lễ. Cường suất lũ lên lớn, có khi đến trên 2 m/giờ ở nhiều nơi cùng trong trận lũ trên cùng một sông. Chẳng hạn
  • 31. 23 như trận lũ tháng VIII/2007 trên sông Ngàn Sâu, tại trạm Chu Lễ và Hòa Duyệt có cường suất lũ lên lớn nhất đều trên 2 m/giờ. 2.3. Diễn biến lũ theo thời gian Lũ sông Lam có thể chia làm hai thời kỳ lũ chính là lũ tiểu mãn và lũ chính vụ. Lũ tiểu mãn vào khoảng tháng V, VI do hoạt động mạnh của tín phong bắc bán cầu và gió mùa Tây Nam. Lũ chính vụ vào khoảng tháng IX, X, XI do hoạt động của các hình thế thời tiết gây mưa lớn. Thời gian bắt đầu, kết thúc mùa lũ và thời gian xuất hiện lũ lớn trên dòng chính sông Lam và các dòng nhánh là khác nhau. Trên dòng chính sông Lam mùa lũ bắt đầu từ tháng VII, vào tháng VI có thể có lũ tiểu mãn, ở thượng nguồn kết thúc vào tháng XI, ở trung lưu kết thúc vào tháng XI. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng VIII ở thượng nguồn, tháng IX ở trung lưu và hạ lưu. Sông Hiếu mùa lũ bắt đầu từ tháng VIII, kết thúc vào tháng XI. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng X. Sông La mùa lũ bắt đầu từ đầu tháng IX, kết thúc vào tháng XI, có thể kết thúc muộn vào tháng XII. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào cuối tháng IX hoặc đầu tháng X. Bảng 2.2: Khả năng xuất hiện lũ vào các tháng trong năm trên lưu vực sông Lam TT Trạm Sông VI VII VIII IX X XI XII 1 Cửa Rào Lam 6,0 17,6 52,9 23,5 2 Dừa Lam 3,45 6,9 17,4 37,9 31,03 3,45 3 Thác Muối Giăng 6,25 12,5 43,8 18,8 18,8 4 Nghĩa Khánh Hiếu 3,57 17,9 35,7 32,1 10,7 5 Yên Thượng Lam 5,0 15,0 45,0 25,0 10,0 6 Bến Thủy Lam 3,57 28,6 50,0 14,3 3,57 7 Sơn Diệm Ngàn Phố 3,84 3,84 50,0 30,7 11,54 8 Hòa Duyệt Ngàn Sâu 3,45 10,34 37,9 41,4 6,89 9 Linh Cảm La 7,42 37,03 44,4 11,1 Nguồn: [“Trung tâm Dự báo KTTV TW”]
  • 32. 24 Qua phân tích những trận lũ xảy ra trong gần 40 năm lại đây cho ta thấy, có 19 năm mực nước lũ lớn nhất tại Nam Đàn trùng với mực nước lũ lớn nhất tại Linh Cảm trên sông Lam (đạt tần suất xấp xỉ 50%). Thời gian lũ kéo dài có liên quan đến hình thế thời tiết gây mưa, phân bố mưa theo thời gian, khả năng thoát lũ do cơ sở hạ tầng, triều cường và cả tác động lũ lớn trên sông Lam. Lũ lớn nhất thường xuất hiện vào tháng IX trên sông Ngàn Phố, tháng X trên sông Ngàn Sâu. Do mức độ tập trung lũ và khả năng xảy ra lũ lớn nhất ở các vùng không đồng thời đã phần nào giảm bớt được nguy cơ gây lũ lớn ở hạ du. Tuy nhiên, cũng có những năm, do mưa bão lớn trên diện rộng, lũ đặc biệt lớn xảy ra đồng đều trên toàn bộ hệ thống sông như năm 1978. Mực nước lũ tại Linh Cảm trên sông Lam không chỉ phụ thuộc vào nước lũ các sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu đổ về mà còn chịu ảnh hưởng nước vật của lũ sông Cả. Trong trường hợp lũ dòng chính sông Cả xuất hiện đồng bộ với lũ các sông bên hệ thống sông Lam thì mực nước lũ ở Linh Cảm rất cao như các năm 1978, 1960, 1988, 1983, 2010. Theo thống kê các trận lũ từ mức BĐ2 trở lên trong vòng 40 năm trở lại đây cho ta thấy, thời gian duy trì lũ ở mức cao (trên BĐ3) trung bình ở thượng lưu ngắn, chỉ khoảng 6 - 12 giờ; ở hạ lưu: 1 - 2 ngày (tại Nam Đàn) và 1 ngày (tại Linh Cảm). Tuy nhiên, trong những trận lũ đặc biệt lớn thì thời gian duy trì lũ trên BĐ3 cũng khá dài, như trận lũ lịch sử năm 1978 tại Nam Đàn và Linh Cảm kéo dài tới 5 ngày; trận lũ năm 1988 kéo dài tới 8 ngày tại Nam Đàn và 4 ngày tại Linh Cảm… Đặc tính chung, lũ lớn nhất trong năm ở vùng hạ du thường xuất hiện muộn hơn so với đỉnh lũ năm ở thượng nguồn khoảng một tháng. Càng về hạ du lòng sông được mở rộng, nước lũ bị điều tiết mạnh, do ảnh hưởng của thuỷ triều nên thời gian duy trì đỉnh lũ kéo dài, thời gian nước rút chậm, thời gian duy trì mực nước lũ ở mực nước cao lâu hơn ảnh hưởng tới việc bảo vệ đê và sản xuất nông nghiệp. 2.4 Tổ hợp lũ trên lưu vực sông Lam a. Trận mưa lũ lớn tháng IX năm 1978. Đây là trận lũ kép lịch sử với hai đỉnh ở hạ du lưu vực sông Lam.
  • 33. 25 Đợt lũ thứ nhất: Từ ngày 17 – 18/IX, lũ trên các sông bắt đầu lên và đạt đỉnh vào các ngày từ 21 - 23/IX. Cường suất trung bình từ 3 - 6cm/h, riêng sông Ngàn Phố lên nhanh hơn với cường suất trung bình từ 19 - 25cm/h. Biên độ lũ lên trên sông Ngàn Phố là 7,28m, các sông khác từ 4,0 - 6,0m. Trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố xuất hiện đỉnh vào ngày 21, hạ lưu sông La xuất hiện ngày 23. Đỉnh lũ tại Nam Đàn: 7,98m, cao hơn báo động 3 (BĐ3) là 0,08m; sông La tại Linh Cảm: 5,95m, trên BĐ2: 0,45m. Mặc dù lũ trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã xuống từ trưa ngày 21, thời gian chảy truyền từ Hòa Duyệt và Sơn Diệm về Linh Cảm trung bình là 9 - 12h nhưng đến tận ngày 23, mực nước tại Linh Cảm mới đạt đỉnh, như vậy có sự dồn ứ nước từ Nam Đàn sang Linh Cảm. Đợt thứ 2: Lũ trên sông Cả - La chưa kịp rút trong trận lũ đợt đầu lại được bổ sung thêm đợt lũ thứ 2. Cường suất lũ lên trung bình của đợt lũ thứ 2 tại Nam Đàn: 4,8cm/h, tại Linh Cảm: 5,1cm/h; cường suất lũ lên lớn nhất tại Nam Đàn: 20cm/h, tại Linh Cảm: 22cm/h. Đỉnh lũ đợt sau lớn hơn đợt trước. Đỉnh lũ tại Nam Đàn: 10,38m (hoàn nguyên), trên BĐ3: 2,48m; tại Sơn Diệm: 14,06m, trên BĐ3: 1,06m; tại Hòa Duyệt: 11,40m, trên BĐ3: 0,90m; tại Linh Cảm: 7,75m, trên BĐ3: 1,25m (Bảng 2.5, hình 2.3). Lưu lượng lũ lớn nhất thực đo tại Yên Thượng 9.000m3 /s, tại Sơn Diệm: 3.630m3 /s, tại Hoà Duyệt: 2.880m3 /s. Mực nước tại Bến Thuỷ thực đo 5,08m, hoàn nguyên 6,16m, tại Cửa Hội là 2,14m. Trên lưu vực sông Lam, tại Sơn Diệm (Ngàn Phố) và Hòa Duyệt (Ngàn Sâu), trận lũ năm 1978 không phải là trận lũ lớn, mực nước đỉnh lũ tại Hòa Duyệt là 11,40m, tương ứng với tần suất 16,67%, thấp hơn đỉnh lũ năm 2002, 2007, 2010; tại Sơn Diệm: 14,05m, tương ứng với tần suất: 13,89%, thấp hơn đỉnh lũ năm 2002, 1988; nhưng mực nước tại Linh Cảm thì lại lớn nhất trong chuỗi năm đo đạc (Hmax = 7,75m, ứng với tần suất: 2,78%), và mực nước tại Nam Đàn cũng lớn nhất trong chuỗi năm đo đạc (Hmax= 10,38m, tương ứng với tần suất 2,78%), điều này chứng tỏ có sự dồn ứ nước từ hạ lưu lên.
  • 34. 26 Bảng 2.3 Đặc trưng trận lũ từ 15-29/IX/1978 Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb So sánh cấp BĐ Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (m) (cm) (cm) Cả Nam Đàn 07h/17 380 07h/23 798 418 144 3 >III(0,08) 17h/26 682 04h/29 1038 282 59 5 >III(2,48) Ngàn Phố Sơn Diệm 19h/16 483 01h/18 1225 742 30 25 <III(0,75) 09h/20 779 08h/21 1211 432 22 19 >II(0,61) 07h/26 614 07h/27 1406 792 24 33 >III(1,06) Ngàn Sâu Hòa Duyệt 07h/17 480 14h/21 1086 606 103 6 >III(0,36) 11h/26 704 17h/28 1140 436 54 8 >III(0,90) Lam Linh Cảm 14h/17 191 07h/23 595 404 137 3 >II(0,45) 13h/26 469 01h/29 775 306 60 5 >III(1,25) Hình 2.3: Quá trình mưa, lũ từ ngày 16-29/IX/1978 tại các trạm trên lưu vực sông Lam b. Trận mưa, lũ lớn tháng X năm 1988. Trên hệ thống sông Lam đã xuất hiện lũ kép hai đỉnh với đỉnh sau lớn hơn đỉnh trước. Biên độ lũ lên tại các vị trí trên sông lớn, từ 6,0 - 9,7m; cường suất lũ
  • 35. 27 lên lớn nhất tại Sơn Diệm: 100cm/h. Đến ngày 15 - 16/X, mực nước hạ lưu sông Lam lần lượt xuất hiện đỉnh. Đỉnh lũ tại Linh Cảm là 5,97m, dưới BĐ3: 0,53m. Tuy nhiên, đến ngày 16-18, do xuất hiện mưa lớn dẫn đến lũ hạ lưu tiếp tục lên và đến ngày 18-19 mới đạt đỉnh. Đỉnh lũ tại Nam Đàn: 9,41m (14h/19), trên BĐ3: 1,51m, thấp hơn đỉnh lũ năm 1978 là 0,97m; tại Sơn Diệm: 14,61m (04h/17), trên BĐ3: 1,61m; tại Hòa Duyệt: 11,04m (11h/17), trên BĐ3: 0,54m; tại Linh Cảm: 7,30m (18h/18), trên BĐ3: 0,80m, thấp hơn đỉnh lũ năm 1978 là 0,45m (Bảng 2.4, hình 2.4). Bảng 2.4: Đặc trưng trận lũ từ 11-20/X/1988 Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb So sánh cấp Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) BĐ (m) (cm) (cm) Cả Nam Đàn 07h/12 271 14h/19 941 670 175 4 >III (1,51) Ngàn Phố Sơn Diệm 07h/11 487 06h/14 1244 757 71 11 <III (0,56) 07h/16 764 04h/17 1461 697 21 33 >III(1,61) Ngàn Sâu Chu Lễ 07h/11 432 19h/12 1372 940 36 26 >III(0,22) 7h/16 1141 04h/17 1405 264 21 13 >III(0,55) Ngàn Sâu Hòa Duyệt 07h/12 216 13h/14 1061 845 54 16 >III(0,11) 13h/16 916 11h/17 1104 188 22 9 >III(0,54) La Linh Cảm 01h/12 95 19h/15 597 502 90 6 <III (0,53) 13h/16 591 18h/18 730 139 50 3 >III (0,80) Đợt lũ này do ảnh hưởng liên tiếp của nhiều hình thế thời tiết gây mưa lớn trên diện rộng và kéo dài trong nhiều ngày, mưa với cường độ lớn nên lũ lên rất nhanh, ác liệt và hiếm thấy. Lũ trên sông Ngàn Phố năm 1988 lớn hơn năm 1978 một ít, tại Sơn Diệm (Ngàn Phố), mực nước đỉnh lũ là 14,60m, tương ứng với tần suất 8,33%, cao hơn đỉnh lũ năm 1978 nhưng đỉnh lũ tại Hòa Duyệt (Ngàn Sâu) ở
  • 36. 28 mức: 11,04m, tương ứng với tần suất: 22%, thấp hơn đỉnh lũ năm 1978, lũ lớn không đồng thời trên hai nhánh Ngàn Phố và Ngàn Sâu nên đỉnh lũ tại Linh Cảm thấp hơn đỉnh lũ năm 1978; đỉnh lũ tại Nam Đàn cũng thấp hơn năm 1978 và duy trì trên mức báo động 3 khoảng 8 ngày, tại Linh Cảm khoảng 4 ngày; như vậy tống lượng lũ là rất lớn. Lũ sông La lớn khiến việc thoát lũ ở sông Cả kém, mặt khác trong thời gian lũ lớn ở hạ lưu sông Lam lại trùng với thủy triều ở Cửa Hội đang trong chu kỳ nước cao (2,40m), tổ hợp bất lợi giữa lũ cao ở sông Cả và sông La xảy ra đồng thời kết hợp với triều cao ở vùng cửa sông khiến việc thoát lũ rất khó khăn, gây ngập úng lớn trên diện rộng và kéo dài trong nhiều ngày. Hình 2.4: Quá trình mưa, lũ từ ngày 07-22/X/1988 tại các trạm trên lưu vực sông Lam c. Trận mưa, lũ lớn tháng IX năm 2002. Do mưa to với cường độ lớn làm mực nước trên hệ thống sông Lam lên rất nhanh. Trên sông Ngàn Phố, đỉnh lũ tại Sơn Diệm là 15,82m (lúc 20h/20/IX), cao hơn mực nước lũ năm 1989 là 0,47m và cao hơn BĐ3 là 2,82m. Biên độ lũ lên là 11,03m; cường suất lũ lên trung bình 16,5cm/h, lớn nhất 159cm/h, tương đương với
  • 37. 29 cường suất lũ lên của trận lũ tháng V/1989 (163cm/giờ). Cường suất lũ lớn nhất tại Sơn Diệm trong trận lũ này cũng lớn hơn cường suất lớn nhất tại các trạm lân cận từ 1,03-2,86 lần Trên sông Ngàn Sâu, mực nước đỉnh lũ tại Chu Lễ: 14,54m (24h/21), cao hơn BĐ3: 1,04m; biên độ lũ lên: 11,43m; cường suất lũ lên trung bình 11,9cm/h, lớn nhất đạt 156cm/h. Mực nước đỉnh lũ tại Hoà Duyệt là 11,77m (1h/22/IX), cao hơn BĐ3 là 1,27m; biên độ lũ lên 9,96m; cường suất lũ lên trung bình 11,1cm/h, lớn nhất 60cm/h. Lưu lượng lũ lớn nhất là 2.740m3 /s (2h/21/IX). Mực nước tại Linh Cảm đạt 7,71m (7h/21/IX), trên BĐ3 là 1,21m; biên độ lũ lên là: 7,56m; cường suất lũ lên trung bình 10,5cm/h, lớn nhất 56cm/h. Mực nước đỉnh lũ tại Linh Cảm đợt này đạt thứ 3 trong liệt tài liệu quan trắc, thấp hơn đỉnh lũ năm 1978 là 0,04m. (Bảng 2.5, hình 2.5) Bảng 2.5: Đặc trưng trận lũ từ 18-22/IX/2002 Sông Trạm Chân lũ Đỉnh lũ  Tlên Ilêntb Imax So sánh G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) BĐ (m) Cả Yên Thượng 19h/18 403 09h/22 930 527 86 6 14 - Nam Đàn 01h/18 330 04h/22 782 452 99 5 11 <BĐIII (0,08) Ngàn Phố Sơn Diệm 01h/18 479 20h/20 1582 1103 67 16 160 >BĐIII (2,82) Ngàn Sâu Chu Lễ 01h/18 311 24h/21 1454 1143 96 12 156 >BĐIII (1.04) Ngàn Sâu Hòa Duyệt 07h/18 181 01h/22 1177 996 90 11 60 >BĐIII (1,27) Lam Linh Cảm 07h/18 15 07h/21 771 756 72 11 56 >BĐIII (1,21) Trong 42 giờ lũ lên, lưu lượng tại Sơn Diệm tăng từ 43m3 /s lên đến 5.200m3 /s, gấp 121 lần. Mực nước lớn nhất vượt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm là 390cm, vượt BĐ3 là 2,82m. Lưu lượng lớn nhất Qmax = 5.200m3 /s lớn gấp 3,3 lần Qmax trung bình nhiều năm (1.569m3 /s) nhưng vẫn thấp hơn lưu lượng đỉnh lũ V/1989 với Qmax là 6.470m3 /s và đạt thứ hai trong liệt số liệu quan trắc. Biên độ lũ
  • 38. 30 đạt 11,03m, cao hơn so với năm 1989 (10,92m) là 11cm và là biên độ mực nước lớn thứ nhất trong 36 năm gần đây. Hạ lưu sông Cả tại Nam Đàn: Mực nước đỉnh lũ tại Nam Đàn: 7,82m (04h/22), thấp hơn BĐ3: 0,08m; biên độ lũ lên: 4,52m; cường suất lũ lên lớn nhất là: 11cm/h. Hình 2.5: Đường quá trình mưa, lũ từ ngày 10-30/IX/2002 tại các trạm chính trên lưu vực sông Lam. Mưa với cường suất lớn, tập trung trong phạm vi hẹp đã gây ra lũ quét tàn phá khốc liệt trên diện rộng các huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh như Hương Sơn, Hương Khê, Vụ Quang. Trận lũ lịch sử kinh hoàng trong khoảng 70 năm ở Hương Sơn, Hương Khê này có sức tàn phá lớn, để lại thiệt hại khủng khiếp về người và của. d. Trận mưa, lũ lớn tháng VIII năm 2007. Trận lũ thứ nhất: Từ ngày 05 - 08/VIII, trên các sông ở Hà Tĩnh đã xuất hiện một đợt lũ vừa và lớn với biên độ lũ lên trên các sông từ 5 - 13m. Đặc biệt, trên sông Ngàn Sâu lũ lên nhanh với cường suất và biên độ lũ lớn; cường suất lũ lên lớn nhất tại Chu Lễ: 52cm/h, tại Hòa Duyệt: 74cm/h. Biên độ lũ lên tại Chu Lễ là
  • 39. 31 13,57m, tại Hòa Duyệt: 10,64m và là biên độ lớn nhất trong chuỗi số liệu quan trắc 36 năm gần đây. Đỉnh lũ sông Ngàn Sâu lũ thuộc loại đặc biệt lớn, lũ lịch sử. Đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ là 16,13m (06h/07/VIII), trên BĐ3: 2,63m, cao hơn lũ lịch sử năm 1996: 0,71m; tại Hòa Duyệt: 12,15m (21h/8/VIII), trên BĐ3: 1,65m, lưu lượng lớn nhất đạt 3.520m3 /s, đứng thứ hai trong chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1975 đến nay. Đỉnh lũ trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm là 10,38m, trên mức BĐ1: 0,38m; sông La tại Linh Cảm: 5,47m (4h/9/VIII), xấp xỉ mức BĐ2 (Bảng 2.6, hình 2.6). Do lũ lớn chỉ xảy ra trên nhánh sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố chỉ xuất hiện lũ nhỏ, tổng lượng lũ về hạ lưu không lớn lắm nên đỉnh lũ tại Linh Cảm ở mức thấp chỉ xấp xỉ mức BĐ2. Bảng 2.6: Đặc trưng lũ từ 04 - 09/VIII/2007 Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb Imax So sánh cấp BĐ Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) (m) (cm) (cm) Cả Yên thượng 07h/05 221 13h/09 436 215 102 2 8 <BĐI - Nam Đàn 07h/05 155 15h/09 387 232 104 2 8 <BĐI Ngàn Sâu Chu Lễ 19h/04 256 6h/08 1613 1357 83 16 52 >LS (0,71) - Hòa Duyệt 19h/04 151 21h/08 1215 1064 98 11 74 >BĐIII(2,15) Ngàn Phố Sơn Diệm 01h/04 471 07h/08 1038 567 102 6 96 >BĐI(0,38) La Linh Cảm 02h/06 7 04h/09 547 540 74 7 40 ~BĐII
  • 40. 32 Hình 2.6: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên lưu vực sông Lam e. Trận mưa, lũ lớn tháng X/2007: Từ ngày 03 - 06/X/2007, trên hệ thống sông cả đã xuất hiện 1 đợt lũ lớn với biên độ lũ lên từ 4,0 - 9,0m; như tại Yên Thượng: 7,40m, Nam Đàn: 5,94m, Chu Lễ: 9,53m, Sơn Diệm: 7,93m. Cường suất lũ lên trung bình ở hạ lưu sông La từ 11- 18cm/h, tại thượng lưu từ 40 – 100cm. Những nơi có cường suất lũ lên lớn như tại Chu Lễ là 101cm/h, tại Hòa Duyệt: 40cm/h, tại Sơn Diệm: 74cm/h. Đỉnh lũ ở hạ lưu sông Cả và sông Ngàn Phố lên trên mức BĐ3, sông Ngàn Sâu còn dưới mức BĐ3. Do lũ lớn không đồng thời xảy ra trên hai nhánh Ngàn Sâu và Ngàn Phố nên đỉnh lũ ở hạ lưu sông La không lớn, tại Linh Cảm chỉ lên mức 4,58m, trên BĐ1: 0,08m (Bảng 2.7, hình 2.7).
  • 41. 33 Bảng 2.7: Đặc trưng trận lũ từ 01-06/X/2007 Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb Imax So sánh cấp Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) BĐ (cm) (cm) (m) Cả Yên thượng 07h/03 238 10h/08 978 740 123 6 23 - Nam Đàn 07h/03 180 07h/08 796 594 120 5 20 >BĐIII (0,06) Ngàn Sâu Chu Lễ 07h/02 326 13h/04 1279 953 54 18 101 <BĐIII (0,71) - Hòa Duyệt 19h/01 229 11h/04 949 720 64 11 40 <BĐIII (1,01) Ngàn Phố Sơn Diệm 13h/01 509 04h/04 1302 793 63 13 74 >BĐIII (0,02) Lam Linh Cảm 01h/03 24 18h/04 458 434 41 11 22 >BĐI (0,08) Hình 2.7: Quá trình mưa, lũ từ ngày 01-31/VIII/2007 tại các trạm trên lưu vực sông Lam f. Trận mưa, lũ lớn tháng X năm 2010. -Trận mưa lớn thứ 2 từ ngày 14 ÷ 19/X/2010: Từ ngày 14-19/X, do ảnh hưởng của không khí lạnh với đới gió Đông Bắc hoạt động mạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới qua Trung Trung Bộ và nhiễu động trong đới gió Đông trên cao. Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra một đợt mưa rất lớn thứ 2 trong tháng , vùng tâm mưa ở lưu vực sông Ngàn Sâu và hạ lưu sông La. Tổng lượng mưa từ
  • 42. 34 ngày 14 - 19/X, ở vùng đồng bằng từ 700 - 1250mm như: Hà Tĩnh: 1225mm, Cẩm Nhượng: 1152mm, Thạch Đồng: 1254mm; lưu vực sông Ngàn Sâu lượng phổ biến từ 950-1100mm như tại Chu Lễ: 1092mm; Hòa Duyệt: 1056mm....; lưu vực sông Ngàn Phố và hạ lưu sông Cả từ 600 - 970mm. Mưa đặc biệt lớn đã xảy ra từ ngày 15 - 17 với lượng mưa 24h phổ biến từ 200 - 500mm. Trên lưu vực sông Ngàn Sâu, lượng mưa ngày lớn nhất phổ biến ở mức 500mm như tại Chu Lễ: 548mm, tương ứng với tần suất: 3,33%, lớn nhất trong chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1960 đến nay; tại Hương Khê: 480mm, tương ứng với tần suất: 3,9%, tương đương với lượng mưa lịch sử đã xảy ra; tại Hòa Duyệt: 502mm, tương ứng với tần suất: 6,25% (Bảng 2.8- hình 2.8). Lượng mưa lớn nhất trong 6 giờ tại Vinh là 310mm, 1 giờ: 109mm; tại Hương Khê trong 6 giờ là 301mm, 1 giờ: 82mm; tại Hà Tĩnh trong 6 giờ đo được 283mm, 1 giờ: 113mm; tại Chu Lễ trong 6 giờ: 284mm, 1 giờ: 85mm... Đợt mưa này xảy ra trên diện rộng, kéo dài trong nhiều ngày với cường suất và tổng lượng lớn trên hầu khắp lưu vực. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 10 ngày, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra hai trận mưa đặc biệt lớn. Tổng lượng mưa bằng gần 80% tổng lượng mưa cả năm và đạt từ (130-171)% tổng lượng mưa bình quân nhiều năm. Bảng 2.8: Lượng mưa (mm) trận lũ các năm 2007, 2010 Lượng mưa lũ năm 2007 Lượng mưa lũ năm 2010 Trạm X7ng tb X1ng max Ngày Tháng X7ng max Ngày Tháng X1ng max Ngày Tháng X7ng max Ngày Tháng Hương Khê 470 399,7 8/VIII 1155 5-11/VIII 480 16/X 998 13-19/X Chu Lễ 477 353,1 7/VIII 898,3 5-11/VIII 548 16/X 1072 13-19/X Hoà Duyệt 486 213,2 7/VIII 570,1 5-11/VIII 502 16/X 1076 13-19/X Hương Sơn 412 183,4 6/VIII 393,4 4-10/VIII 202 15/X 614 13-19/X Sơn Diệm 397 127,5 8/VIII 329,1 4-10/VIII 255 15/X 701 13-19/X Linh Cảm 443 297,8 6/VIII 650,8 2-8/VIII 751 18/X 1503 13-19/X Hà Tĩnh 557 427 8/VIII 613,7 5-11/VIII 456 16/X 1261 13-19/X C. Nhượng 580 351 16/X 1172 13-19/X Kỳ Anh 582 573,1 7/VIII 702 30/X-5/XI 232 5/X 680 13-19/X
  • 43. 35 Trận lũ đầu tháng X/2010 Do mưa lớn, lũ trên các sông ở Hà Tĩnh lên rất nhanh và đã xuất hiện một đợt lũ lớn với biên độ lũ lên trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 11,86m, tại Hòa Duyệt: 9,25m; trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 6,11m; trên sông La tại Linh Cảm: 3,66m. Thời gian lũ lên trên sông Ngàn Sâu tương đối dài, tại Chu Lễ: 78 giờ, Hòa Duyệt: 106 giờ. Thời gian duy trì lũ trên mức BĐ3 ở Chu Lễ và Hòa Duyệt khoảng 66 - 67 giờ, thời gian duy trì đỉnh lũ tại Chu Lễ và Hòa Duyệt dài 5 - 6 giờ. Cường suất lũ lên lớn nhất trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ là 1,08m/giờ (ngày 02/X), trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 0,82m/giờ. Mực nước đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ đạt 15,02m (1giờ ngày 04/X), trên BĐ3: 1,52m; tại Hoà Duyệt: 11,39m (09 giờ ngày 05/X), trên BĐ3: 0,89m, xuất hiện sau đỉnh lũ Chu Lễ 32 giờ trên đoạn dài 40km; tại Linh Cảm là 5,14 m dưới mức BĐ2 là 0,36 m. Các hồ lớn như Kẻ Gỗ đạt mực nước 31,95m phải xả tràn 490m3 /s; hồ sông Rác đạt mực nước 91,60m phải xả tràn 60m3 /s trong nhiều ngày. Lũ lớn đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi thuộc lưu vực sông Ngàn Sâu, vùng trũng và đồng bằng các tỉnh Nghệ An- Hà Tĩnh. Trong đợt lũ này, do nhà máy thủy điện Hố Hô bị sự cố, khiến nước trong lòng đập thủy điện Hố Hô cao, tràn ngập qua thân đập đến 1,5m, lượng nước đo được lên tới khoảng 40 triệu m3 nước. Từ mực nước tại Chu Lễ - Hoà Duyệt và thời gian truyền đỉnh lũ trên đoạn này cho thấy sông Ngàn Sâu bị ách tắc mạnh đoạn từ cầu Đại Lợi đến ngã ba sông đoạn nhập lưu giữa sông Ngàn Trươi và sông Ngàn Sâu nên mặc dù mực nước Hoà Duyệt thấp nhưng mực nước tại Chu Lễ vẫn rất cao, mặt khác do các hồ thủy điện và hồ thủy lợi xả lũ khiến mực nước đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu lên cao và kéo dài trong nhiều ngày gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi. Trong trận lũ này, lũ lớn chỉ xảy ra trên sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố đỉnh lũ ở mức thấp (dưới BĐ2), mặt khác thời gian lũ xuất hiện không đồng thời, đỉnh lũ trên sông Ngàn Phố xuất hiện sớm hơn sông Ngàn Sâu khoảng 2 ngày nên tổng lượng về hạ lưu không lớn khiến mực nước tại Linh Cảm chỉ đạt mức 5,14m (< BĐ2)
  • 44. 36 Bảng 2.9: Đặc trưng trận lũ từ 30/IX- 05/X/2010 Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb Imax So sánh cấp BĐ Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) (m) (cm) (cm) Cả Dừa 07h/30 1445 01h/04 1662 217 90 2 6 - Yên Thượng 19h/30 192 19h/03 506 314 72 4 21 - Nam Đàn 07h/01 133 19h/03 439 306 60 5 19 Ngàn Sâu Chu Lễ 19h/30 316 1h/4 1502 1186 78 15 108 >BĐIII (1,52m) - Hòa Duyệt 19h/30 214 9h/5 1139 925 106 9 44 >BĐIII (0,89m) Ngàn Phố Sơn Kim 01h/01 2090 01h/03 2441 351 48 7 53 - Sơn Diệm 7h/30 507 8h/3 1118 611 17 36 82 <BĐII (0,32m) Lam Linh Cảm 21h/1 148 18h/5 514 366 93 4 17 <BĐII (0,36m) - Cửa Hội 23h/30 -81 14h/04 159 240 Cẩm Nhượng Cẩm Nhượng 24h/30 -70 11h/04 160 230 Trận lũ giữa tháng X/2010 Do mưa cường độ lớn kết hợp với mực nước chân lũ cao (do chưa rút hết từ đợt lũ trước) nên lũ diễn ra rất ác liệt, đỉnh lũ rất cao, cường suất lũ lên khá lớn, nước lũ tập trung nhanh, gây ngập lụt nghiêm trọng, kéo dài nhiều ngày trên hầu hết các huyện và TP. Hà Tĩnh. Biên độ lũ lên trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ: 10,73m, tại Hòa Duyệt: 8,94m; trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 7,09m; trên sông La tại Linh Cảm: 6,90m. Cường suất lũ lên lớn nhất trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ là 0,53m/giờ (ngày 16/X), trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm: 1,41m/giờ (ngày 15/X).
  • 45. 37 Đỉnh lũ trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ xuất hiện lúc 19h ngày 16/X/2010 là 16,56m, trên BĐ3: 3,06m (vượt mức lũ lịch sử xảy ra năm 2007: 0,43m); tại Hòa Duyệt đỉnh lũ xuất hiện lúc 9 giờ ngày 17/X là 12,83m (vượt lũ lịch sử năm 1960: 0,09m), tương ứng với tần suất: 2,78%. Đỉnh lũ trên sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm xuất hiện lúc 8h ngày 17/X là 12,99m, ở mức BĐ3. Đỉnh lũ trên sông La tại Linh Cảm là 7,28m, lúc 23 giờ ngày 17/X, vượt mức BĐ3: 0,78m; đỉnh lũ trên sông Cả tại Nam Đàn là 7,44m lúc 4 giờ ngày 19/X, dưới mức BĐ3: 0,46m (Bảng 2.12). Mực nước hồ Kẻ Gỗ là 32,09m và phải xả tràn với lưu lượng 400m3 /s và hồ Sông Rác là 23,0m, xả tràn với lưu lượng 330m3 /s. Đợt lũ này đã gây vỡ một số hồ chứa nước nhỏ thuộc 2 tỉnh Nghệ An (hồ Xuân Dương), Hà Tĩnh (hồ Khe Mơ) và đê Rú Trí thuộc sông Ngàn Sâu, hồ Kẻ Gỗ đã xả lũ nhiều ngày liền. Thành phố Hà Tĩnh và 7 xã chìm trong nước, nhiều nơi trong tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt tại 3 huyện Vũ Quang, Hương Sơn và Hương Khê bị ngập sâu tới 4 - 6m. Lũ đặc biệt lớn trên sông chính kết hợp với triều cường và lũ hạ lưu sông Cả xảy ra đồng thời làm tình hình thoát lũ ở hạ lưu rất chậm khiến mực nước đỉnh lũ hạ lưu sông La (tại Linh Cảm) duy trì ở mức cao, trên mức BĐ3 (6,50m) trong nhiều ngày (khoảng 68h) gây ngập lụt lịch sử ở vùng hạ lưu rộng nhất, sâu nhất và kéo dài nhiều ngày nhất từ trước tới nay tại tỉnh Hà Tĩnh. Bảng 2.10: Đặc trưng trận lũ từ 13- 19/X/2010 Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb Imax So sánh cấp BĐ Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) (m) (cm) (cm) Cả Dừa 21h/16 1604 15h/19 2089 485 66 7.3485 26 >BĐIII (0,39m) - Yên Thượng 1h/15 293 5h/19 884 591 100 6 15 - Nam Đàn 22h/14 239 4h/19 744 505 102 5 14 <BĐIII (0,46m) Ngàn Sâu Chu Lễ 19h/14 583 19h/16 1656 1073 48 22 53 >BĐIII (3,06m), >LLS
  • 46. 38 Chân lũ Đỉnh lũ H Tlên Ilêntb Imax So sánh cấp BĐ Sông Trạm G.N.T Hc G.N.T Hđ (cm) (giờ) (cm/h) (cm/h) (m) (cm) (cm) 2007: 0,43m - Hòa Duyệt 19h/14 389 9h/16 1283 894 38 24 30 >BĐIII (2,33m), >LLS 1960: 0,09m Ngàn Phố Sơn Kim 19h/14 2107 05h/15 2516 409 10 41 100 - Sơn Diệm 7h/14 590 8h/17 1299 709 73 10 141 ~BĐIII Lam Linh cảm 2h/15 38 23h/17 728 690 69 10 54 >BĐIII (0,78m) - Cửa Hội 23h/14 -82 13h/18 181 263 Cẩm Nhượng Cẩm Nhượng 24h/13 -89 11h/16 151 240
  • 47. 39
  • 48. 40 Hình 2.8: Quá trình mưa, lũ từ ngày 28/IX - 28/X/2007 tại các trạm chính trên lưu vực sông Lam * Tổ hợp lũ trên lưu vực sông Lam Về lưu lượng lũ: Theo số liệu trận lũ điển hình năm 1978 và năm 1988 cho thấy sự đóng góp lũ hạ lưu như sau - So với lưu lượng lũ tại Dừa thì lượng lũ 5 ngày và 7 ngày của trận lũ tháng 9/1978 và tháng 9/1988 tại Mường Xén chiếm 6% đến 9%, tại Nghĩa Khánh chiếm 37% đến 42%. Lượng lũ trên sông Nậm Mộ đóng góp vào lũ sông Cả tại Dừa bằng khoảng 20% so với lượng lũ đóng góp vào sông Hiếu. Bảng 2.11 Tổ hợp lượng nước lũ lớn theo lũ điển hình [3] Trận lũ Lượng lũ 5 ngày max Lượng lũ 7 ngày max Dừa Mường Xén Nghĩa Khánh Dừa Mường Xén Nghĩa Khánh 9/1978, lượng lũ (106 m3 ) So với Dừa (%) 2.73 100 242 8,9 1.04 38,2 3.09 100 283 9,2 1.16 37,4 10/1988, lượng lũ (106 m3 ) So với Dừa (%) 2.91 100 175 6,0 1.24 42,5 3.73 100 224 6,0 1.51 40,5
  • 49. 41  Lũ sông Cả - sông La với lũ sông Lam Sông Cả (Yên Thượng), sông La (Sơn Diệm và Hòa Duyệt) trận lũ 9/1978 tại Yên Thượng có W5ngayMax = 3.188 triệu m3 , tại Sơn Diệm có W5ngayMax = 460 triệu m3 , tại Hòa Duyệt và Sơn Diệm có W5ngayMax = 1.181 triệu m3 . Nếu coi lượng gia nhập khu giữa từ Sơn Diệm-Hòa Duyệt đến Chợ Tràng và lượng gia nhập khu giữa từ Yên Thượng về Chợ Tràng là tương đương thì lượng lũ lớn nhất trên sông La đóng góp vào lũ sông Lam bằng khoảng 37% so với lượng lũ lớn nhất của sông Cả đóng góp vào lũ sông Lam. Bảng 2.12 Tỷ lệ gặp gỡ các trận lũ trên các nhánh sông [3] Mức độ lũ S. Cả + S.Lam S. La + S.Lam S.La + S.Cả + S.Lam Số trận gặp nhau Tỷ lệ (%) Số trận gặp nhau Tỷ lệ (%) Số trận gặp nhau Tỷ lệ (%) Lũ lớn nhất của năm 22/47 46,8 13/47 27,6 5/47 10,6 Lũ lớn 5/15 33,3 4/15 26,7 1/15 6,7 2.5. Đặc điểm ngập lụt lưu vực sông Lam 2.5.1. Diện tích ngập lụt. - Trận tháng IX/1978, Do mưa lớn, một số đập và kênh bị phá gây ngập úng nặng ở đồng bằng. Diện ngập là 21.000ha. - Trong năm 2002 lũ đã tràn đê chậm lũ (hữu sông Cả), gây ngập 5 xã thuộc huyện Nam Đàn và một số xã thuộc huyện Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh Sơn... ngập 420ha. - Năm 2006 do ảnh hưởng của bão số 5 và số 6 trên lưu vực sông Lam có lũ lớn, đường giao thông tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn bị ngập lụt, sạt lở. Nhiều cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng. Diện tích lúa, hoa màu bị ngập 4.764ha. Trận lũ tháng VIII/2007 làm 23.182ha diện tích lúa bị úng ngập. Nhiều tuyến đường giao thông bị ngập sâu.
  • 50. 42 - Trận lũ tháng X/2010 tại Hà Tĩnh ngập lụt diện rộng 178/262 xã của tất cả 12 huyện, thành phố, thị xã (Hương Khê 22/22 xã; Vũ Quang 12/12 xã; Hương Sơn 20/31 xã; Đức Thọ 27/28 xã; Cẩm Xuyên 15/27 xã; Thạch Hà 31/31 xã; Can Lộc 22/23 xã; Lộc Hà 09/13 xã; thành phố Hà Tĩnh 16/16 phường xã; thị xã Hồng Lĩnh 3 phường; Nghi Xuân 05/19 xã. Trong trận lũ vừa qua thời gian ngập úng vùng này lên tới hơn 20 ngày. - Năm 2011, xảy ra trận lũ lịch sử ở thượng nguồn sông Lam, trận lũ đã làm ngập trắng 14329 ha diện tích lúa canh tác và hoa màu. 2.5.2. Mức độ ngập lụt trên lưu vực sông Lam - Năm 1978, do mưa bão số 9, hầu hết diện tích canh tác, nhiều làng xã đã ngập chìm trong nước. Nhiều nơi ngập sâu 2-3m, quốc lộ số 1A có nhiều nơi ngập sâu 0,8 - 1,2m. - Trong năm 2002 là một trong những năm đã xảy ra thiệt hại rất lớn, lũ đã gây ngập lụt nghiêm trọng có nơi ngập sâu từ 3,0 – 4,0m. (18-22/IX) - Năm 2006 có 8.988 ngôi nhà bị ngập chìm trong nước sâu từ 0,3 - 3,0 m chủ yếu ở các huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và Đức Thọ. - Trận lũ tháng X/2010 đã làm ngập lụt 105 xã sâu tới 2 – 3m; có nơi tới 6m, tuyến đường sắt Bắc – Nam nhiều km bị ngập sâu 0,5 – 1,5m. Các tuyến đường tỉnh lộ, giao thông nông thôn bị ngập 1 – 2m. - Năm 2011, trận lũ đã làm ngập hoàn toàn các xã Phương Điền, Phương Mỹ, Hương Giang huyện Hương Khê và Đức Lĩnh, Đước Hương, Đức Lĩnh, Đức Bống, Hương Thọ, Ân Phú huyện Vũ Quang. Tuyến đường Quôc lộ 15A đoạn khe Giao đi Phúc Đồng, Hương Khê bị chia cất hoàn toàn, có chổ ngập sâu tới 1,2 m. 2.6 Nhận xét Nguyên nhân để gây nên lũ lớn và ngập lụt ở lưu vực sông Lam trong những năm gần đây là sự tổ hợp của các nhân tố mưa, địa hình và hoạt động của con người nhưng trong đó mưa lớn là yếu tố có tính quyết định. Đây là nguyên nhân biến đổi nhanh mà mỗi khi mưa lớn xảy ra do địa hình thuận lợi, khả năng sinh dòng chảy mặt lớn, tập trung nước nhanh.
  • 51. 43 Chương 3: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT HẠ LƯU SÔNG LAM 3.1. Lựa chọn mô hình xây dựng bản đồ ngập lụt cho hạ lưu sông Lam 3.1.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình NAM-MIKE11 Mô hình NAM là mô hình và cải tiến của mô hình Nielsen-Hansen, được công bố trong tạp chí “Nordic Hydrology” năm 1973 và sau này được Viện Thủy lực Đan Mạch phát triển và đổi thành NAM (từ 3 từ viết tắt tiếng Đan Mạch của mô hình mưa – dòng chảy). Mô hình gồm 4 bể chứa, nguyên lý tính toán trong mỗi bể chứa là giải phương trình cân bằng nước. Điều khác biệt so với mô hình TANK là dòng chảy từ các bể chứa vào sông, tính theo mô hình TANK là theo quy luật tuyến tính còn tính theo mô hình NAM là theo quy luật phi tính (dạng đường cong nước rút). Mô hình NAM là mô hình thuỷ văn mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy diễn ra trên lưu vực. Là một mô hình toán thủy văn, mô hình Nam bao gồm một tập hợp các biểu thức toán học đơn gian để mô phỏng các quá trình trong chu trình thuỷ văn. Mô hình Nam là mô hình nhận thức, tất định, thông số tập trung. Đây là một modun tính mưa từ dòng chảy trong bộ phần mềm thương mại MIKE 11 do Viện Thủy lực Đan Mạch xây dựng và phát triển. Mô hình NAM mô phỏng quá trình mưa – dòng chảy một cách liên tục thông qua việc tính toán cân bằng nước ở bốn bể chứa thẳng đứng, có tác dụng qua lại lẫn nhau để diễn tả các tính chất vật lý của lưu vực. Các bể chứa đó gồm: - Bể tuyết (chỉ áp dụng cho vùng có tuyết) - Bể mặt - Bể sát mặt hay bể tầng rễ cây - Bể ngầm
  • 52. 44 Hình 3.1: Sơ đồ mô phỏng của mô hình NAM Dữ liêu đầu vào của mô hình là mưa, bốc hơi tiềm năng, và nhiệt độ (chỉ áp dụng cho vùng có tuyết. Kết quả đầu ra của mô hình là dòng chảy trên lưu vực, mực nước ngầm, và các thông tin khác trong chu trình thuỷ văn, như sự thay đổi tạm thời của độ ẩm của đất và khả năng bổ xung nước ngầm. Dòng chảy lưu vực được phân một cách gần đúng thành dòng chảy mặt, dòng chảy sát mặt, dòng chảy ngầm. Mô hình NAM thuộc loại mô hình tất định, thông số tập trung, và là mô hình mô phỏng liên tục. Mô hình NAM hiện nay được sử dụng rất nhiều nơi trên thế giới và gần đây cũng hay được sử dụng ở Việt Nam. Những ứng dụng chủ yếu của mô hình NAM bao gồm:
  • 53. 45 - Phân tích thủy văn: Phân phối dòng chảy, Ước tính thấm và bốc hơi - Dự báo lũ: Dòng chảy lưu vực nhỏ đổ vào mô hình sông, Liên kết với các mô hình khí tượng. - Kéo dài số liệu dòng chảy: Phục hồi những số liệu bị thiếu, Cơ sở xác định các giá trị cực đoan. - Dự báo dòng chảy kiệt: Phục vụ tưới 3.1.2 Cơ sở lý thuyết của mô hình HEC-RAS Mô hình HEC-RAS phiên bản version 4.1. do quân đội Mỹ xây dựng và phát triển và cho phép sử dụng miễn phí. Mô hình có khả năng tính toán thủy lực, bùn cát, chất lượng nước. Mô hình mô phỏng chi tiết mạng lưới kênh sông, lòng sông, bãi sông, các ô ruộng; các kết cấu thủy lực trên sông như đập tràn, cống, cầu... có khả năng tự động hóa cao trong việc nhập số liệu, nội suy mặt cắt ngang. Mô hình này được dùng để tính toán thủy lực trên sông. Hệ phương trình cơ bản gồm 2 phương trình liên tục và động lượng: Phương trình liên tục : Phương trình liên tục mô tả định luật bảo toàn khối lượng cho hệ một chiều Trong đó : x : Khoảng cách dọc theo kênh t : Thời gian Q : Lưu lượng; A : Diện tích mặt cắt ngang S : Lượng trữ; ql : Lưu lượng chảy vào từ bên, trên một đơn vị chiều dài Phương trình trên có thể được viết cho lòng dẫn và bãi