SlideShare a Scribd company logo
1. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Tháng Tám năm 1945,
Đảng và chính quyền cách mạng đã có những chủ trương, đường lối để có thể vượt
qua tình thế trên (1945-1946):
1.1 Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn
về tài chính:
 Xây dựng chính quyền cách mạng:
- Để cải thiện “chính quyền non trẻ” công tác xây dựng chính quyền cách mạng được
tiến hành tích cực. Nhằm khẳng định địa vị pháp lý của nhà nước Việt Nam, Đảng
và Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức cuộc bầu cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội
và thành lập Chính phủ chính thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển
cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để
gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn
lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử.
Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công
dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do,
bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”. Ngày 6/1/1946 cuộc bầu cử được tiến hành,
có hơn 89% số cử tri đã đi bỏ phiếu và 333 đại biểu trúng cử. Tại phiên họp đầu tiên
ngày 2/3/1946, Quốc hội quyết định:
+ Lập ra Chính phủ chính thức do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
+ Lập Ban soạn thảo bản Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm trưởng ban và ngày
9/11/1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946).
+ Bầu cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban thường trực (Chủ tịch) Quốc hội.
- Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên mang nhiều ý nghĩa, không những là sự
hợp pháp hóa, chính đáng hóa quyền lực của Nhà nước mà còn là giải pháp mang
tính gốc rễ, căn bản để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giai cấp, đảng phái
trong điều kiện hòa bình. Cuộc Tổng tuyển cử vĩ đại đầy ý nghĩa đó thắng lợi do có
sách lược ứng phó khéo léo: Giương cao ngọn cờ đoàn kết, tất cả vì mục tiêu độc
lập dân tộc với những giải pháp “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đầy nghệ thuật, không
phải sử dụng bạo lực trong điều kiện “chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù
đến thế”.
 Nhiệm vụ “diệt giặc đói”:
- Như nhiệm vụ lớn đã được xác định bước đầu tiên là giải quyết “giặc đói”. Trước
tình hình nạn đói hoành hành, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng, đề xuất và
gương mẫu thực hiện phong trào hũ gạo cứu đói, mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng
với phong trào ''Tuần lễ vàng''. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ở khắp các
địa phương trên cả nước nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi. Một phong trào quyên
góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... được phát động mạnh mẽ. chỉ
sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều, giải quyết kịp
thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân.
 Nhiệm vụ “diệt giặc dốt”:
- Một ngày sau khi giành được độc lập, trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến
dịch chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong
6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Hồ Chủ tịch nói "Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu" và nhấn mạnh "Dốt là dại, dại thì hèn”. Vì vậy, không chịu dại, không chịu
hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng
của nhân dân các nước dân chủ mới". Ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh
thành lập Nha Bình dân học vụ đảm đương nhiệm vụ “diệt giặc dốt”, xóa nạn mù
chữ. Việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người.
Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên8 tuổi phải biết đọc, biết viết
chữ quốc ngữ. Với nhiều hình thức phong phú và được sự hưởng ứng của đông đảo
nhân dân, cùng với sự tận tụy của những người thực hiện, chỉ trong một năm 2,5
triệu người đã biết đọc biết viết.
 Giải quyết khó khăn về tài chính:
- Đối với nạn tài chính khan hiếm, trước mắt Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng”,
“Quỹ độc lập”, nhằm động viên sự đóng góp của đồng bào toàn quốc ủng hộ nền
độc lập của đất nước. Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân đã tự nguyện góp được 370
kg vàng, 20 triệuđồng vào Quỹ độclập, 40 triệuđồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.
- Mặt khác, về lâu dài để ổn định nền tài chính, Chính phủ đã phát hành tiền mới và
tổ chức thuế khoá. Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam
trong cả nước.
 Nhiệm vụ diệt giặc ngoại xâm:
- Khi tình hình kinh tế, văn hóa xã hội được ổn định phần nào nhờ các chính sách hợp
lý, nhiệm vụ cấp bách tiếptheo là diệt giặc ngoại xâm. Dựa trên tình hình căng thẳng
của nước ta kết hợp với những cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối
với cách mạng Việt Nam, Đảng ta xác định: quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt
Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của
nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh
vào chúng. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân
nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống
Pháp ở miền Nam.
- Đầu năm 1946, Pháp đứng trước tình hình kinh tế kiệt quệ và chính trị không ổn
định, nhận viện trợ từ Mỹ, trở thành đồng minh đắc lực của Mỹ trong cuộc chiến
ngăn chặn “làn sóng cộng sản”. Ở Việt Nam, vấp phải cuộc chiến đấu ngoan cường
của nhân dân ta, Pháp mưu tính kế hoạch thỏa thuận với Anh, Mỹ, Tưởng để được
thay chân Tưởng, đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa
- Pháp được ký kết ở Trùng Khánh, với hai điểm chính:
+ Một là, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc như
Quảng Châu Loan và nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt
Nam như cho họ khai thác một đặc khu tại hải cảng Hải Phòng, miễn thuế cho hàng
hóa của Trung Hoa vận chuyển sang miền Bắc Việt Nam.
+ Hai là, chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung
Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam.
- Về cơ bản, hiệp ước này chính là giao dịch mua bán miền Bắc giữa Pháp và Tưởng,
trong đó, Pháp là người mua, quân Tưởng là kẻ bán. Quân đội Pháp được phép trở
lại miền Bắc Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm
vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất
Trung Quốc cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng, tạo điều kiện cho quân
Tưởng đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Bản hiệp ước này cũng
đặt Chính phủ và nhân dân ta đứng trước tình thế đối mặt trực tiếp với hai kẻ thù
xâm lược lớn là Pháp và Tưởng, trong khi thực lực cách mạng còn non trẻ.
- Trước tình hình đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhanh chóng nhận định, đánh
giá âm mưu, ý đồ chính trị của Pháp và Tưởng và ra bản chỉ thị “Tình hình và chủ
trường”, ngày 3/3/1946. Bản chỉ thị nêu rõ chủ trương tạm thời “dàn hòa với Pháp”,
nhân nhượng về lợi ích kinh tế, nhưng đòi Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự
quyết của Việt Nam. “Lợi dụng thời gian hòa hoãn với Pháp để diệt bọn phản động
bên trong, tay sai Tàu trắng, trừ những hành động khiêu khích ly gián ta với Pháp”,
đuổi nhanh quân Tưởng về nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm, vốn đã gây cho ta
rất nhiều khó khăn. Sáng 6/3/1946: quân Tưởng nổ súng vào tàu chiến Pháp ở cảng
Hải Phòng, giao tranh gây ra thiệt hại cả 2 bên. Trước tình hình thù trong giặc ngoài,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phá vỡ thế bế tắc ký với đại diện Pháp Sainteny Hiệp định
sơ bộ.
- Tại ngôi nhà số 38 Lý Thái tổ, Hà Nội, 9/3/1946 đã diễn ra lễ kí kết hiệp định sơ bộ
với những nội dung chính:
1. Chính phủ Pháp Công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự
do, có chính phủ, có nghị viện có quân đội có tài chính của mình nằm trong liên
bang Đông Dương và khối liên hiệp Pháp.
2. Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân đội Tưởng (phải
rút khỏi Việt nam chậm nhất 31/3/1946) và sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
3. Cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội Sài Gòn học Paris với nội dung
quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài.
- Với những điều khoản của hiệp định sơ bộ quân đội tưởng giới Thạch không có lý
do gì để lại Việt Nam. Tuy nhiên sau khi hiệp định được ký kết một số lực lượng
chính trị phản động đã xuyên các bôi nhọ chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong
bức thư gửi đồng bào Nam Bộ bác Hồ tuyên bố: “Hồ Chí Minh không phải là kẻ
bán nước”. Như vậy, Hiệp định sơ bộ giữa ta và Pháp là một bước nhân nhượng của
chính quyền ta với thực dân Pháp nhằm đánh đuổi quân Tưởng.
- Lập trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Chính phủ Việt Nam được nhân dân
Pháp và thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên do dã tâm cướp bằng được nước ta nên
giới cầm quyền Pháp đã phá hoại mọi nỗ lực hòa bình của chúng ta và Hội nghị
Phôngtennơblô thất bại. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã ký với
Mutê đại điện của Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946 với nhiều nhân nhượng nhằm
kéo dài thời gian hòa hoãn và bảo đảm an toàn cho phái đoàn ta trên đường trở về.
- Tuy nhiên, ta càng nhân nhượng, địch càng lấn tới, thực dân Pháp bội ước, quyết
tâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, tướng Pháp Mô-li-e vỗ ngực đòi
tước vũ khí của lực lượng vũ trang Việt Nam. Pháp đã tổ chức nhiều vụ gây hấn ở
Lai Châu, Bắc Ninh, Hồng Gai, Hải Dương và ngay tại thủ đô Hà Nội. Đặc biệt
nghiêm trọng là Pháp đã tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn. Nhận thấy không thể kéo
dài hòa bình, càng không thể nhân nhượng thêm ngày 18-19/12/1946, Hồ Chủ tịch
đã chủ trì hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động
cuộc kháng chiến chống Pháp trên toàn quốc với tinh thần ‘‘thà hy sinh tất cả chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ’’.
- Dưới sự khiêu khích của Pháp, ngày 19/12/1946 từ Nhang Trầm, Chương Mỹ, Hà
Tây, đài tiếng nói Việt Nam đã phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác
Hồ. Vào khoảng 20h30p ngày 19/12, pháo đài Láng thuộc phường Láng Thượng đã
bắn phát đạn đầu tiên vào thành Hà Nội, mở đầu toàn quốc kháng chiến.
- Ngay sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh chủ tịch, tổng chỉ huy
lực lượng vũ trang Võ Nguyên giáp đã mệnh lệnh: “tổ quốc lâm nguy giờ chiến đấu
đã đến. Các dân tộc vùng đứng dậy bằng tất cả sức mạnh của những con người vừa
được chút khỏi cuộc đời nô lệ, được là dân của một nước độc lập”.
- Như vậy, bằng những sách lược khéo léo, Đảng ta đã đuổi được quân Tưởng về
nước, nhân nhượng với Pháp. Tuy nhiên, càng nhân nhượng bao nhiêu, Pháp lại
khiêu khích, bội ước bấy nhiêu, nhận thấy không thể kéo dài được hòa bình, chính
quyền ta đã quyết tâm ‘‘thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ’’. Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác
Hồ, nhân dân ta vùng lên đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, mở ra một giai đoạn
lịch sử mới – giai đoạn 1946 – 1954.
2.
 Ý nghĩa lịch sử: Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của
Đảng giai đoạn 1945 - 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và mang lại những ý nghĩa hết sức
to lớn.
- Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới -
chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp được thành lập, Hiến pháp được ban hành. Bộ máy chính
quyền từ Trung ương đến địa phương các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ
chuyên chính như Vệ quốc đoàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường.
Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội
Việt Nam được thành lập.
- Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia săn xuất, xây dựng ngân
quỹ quốc gia. Các lĩnh vực đảo xuất được hồi phục. Cuối 1995, nạn đói cơ bản
được đẩy lùi. Năm 1996, đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng
11 /1996,giấy bạc “Cụ Hồ” được phát hành. Đà mở lại các trường lớp và tổ chức
khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã
bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội, tập tục lạc hậu.
- Về bảo vệ chính quyền cách mạng. Bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong
nội bộ kẻ thù, Đảng thực hiện sách lược nhân nhượng với quân Tưởng để giữ
vùng chính quyền. Khi pháp kéo quân ra Bắc, ta lại mau lẹ bộ chỉ đạo chọn giải
pháp hóa hoãn, để buộc Tưởng rút về nước. “Tam ước 14/09/1946"đã tạo điều
kiện cho quân dân ta có them thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
 Đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng;
xây dựng những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới - chế độ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực
tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó.
- Các biện pháp giải quyết khó khăn nhằm phục vụ quyền lợi của nhân dân lao
động, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
- Xây dựng được khối công nông liên minh vững chắc, làm cho nhân dân tin tưởng
gắn bó với chính quyền mới.
- Thể hiện tinh thần yêu nước của dán tộc ta.
- Tạo ra sức mạnh tống hợp để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
 Bài học kinh nghiệm:
Bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến
kiến quốc giai đoạn 1945-1946 là: phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào
dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để xây lợi dụng mâu thuẫn
trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên
tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh
cụ thể. Tận dụng khả năng hoà hoàn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền
nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh
lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
 Bài học đối với bản thân:
- Quả thực, sự nghiệp của Đảng ta thật là vĩ đại. Chúng ta có quyền tự hào về
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của Bác Hồ. Mỗi thành, tỉnh, mỗi địa phương
trong nước đều có quyền tự hào về sự đóng góp của mình vào sự nghiệp cách
mạng chung của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh…Việc nghiên
cứu lịch sử Đảng có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như về thực tiễn. Đối với một
sinh viên như em, việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử, những đường lối chủ
trương của Đảng trong mỗi giai đoạn, thời kì đem lại rất nhiều bài học ý nghĩa.
Cách Đảng ta lãnh đạo đất nước trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” không
chỉ khơi dậy niềm tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng mà còn mang lại
cho cá nhân em những kinh nghiệm quý báu khi giải quyết đồng thời nhiều khó
khăn trong cuộc sống.
- Điều đầu tiênmà em học hỏi được là “không ngủ quên trên chiến thắng”. Sau sự
thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta không vì thắng lợi đó
mà lơ là những vấn đề đang hiện hữu. Em cũng nhận ra rằng, trước tình hình
phức tạp, nhiều thử thách, chúng ta cần xác định đúng, đủ vấn đề mà mình đang
gặp phải cũng như Đảng ta đã nhận ra được bốn khó khăn lớn nhất mà Đảng
đang đối mặt đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và chính quyền còn non
trẻ. Không chỉ phải xác định đúng, đủ vấn đề, chúng ta còn cần đi vào đánh giá
tình hình cụ thể và đưa ra được những hướng giải quyết đúng đắn. Việc ôm đồm,
vội vàng muốn giải quyết tất cả vấn đề cùng một lúc sẽ không đem lại hiệu quả
tốt, mà chúng ta cần xác định được vấn đề nào cần giải quyết trước, vấn đề nào
là cấp bách nhất lúc bấy giờ. Cá nhân em rút ra được rằng, chúng ta nên ưu tiên
giải quyết những vấn đề nội bộ trước, không ngừng cải thiện những yếu kém,
thiếu sót, tôi luyện bản thân trở nên mạnh mẽ rồi mới có đủ sức lực để đương
đầu với những khó khăn từ những tác động bên ngoài. Như một thành ngữ mà
em vẫn thường nghe “có thực mới vực được đạo”, phải ăn no, phải có sức khỏe
mới có thể chuyên tâm học tập và làm việc thật tốt.
- Khi đã nhìn nhận được những vấn đề cần giải quyết, chúng ta cần có những sách
lược cụ thể, đúng đắn cho từng khó khăn. Những chủ trường đường lối mà Đảng
ta đề ra để giải quyết bốn khó khăn lớn đã thực sự hiệu quả, đem lại những kết
quả đáng tự hào. Trong những sách lược đó, em cũng học hỏi được một điều,
rằng đôi khi lùi bước, nhẫn nhịn không phải là hèn nhát mà lùi chính là để tiến.
Đảng ta đã khéo léo nhân nhượng với Pháp để đuổi được quân Tưởng, giảm bớt
số lượng kẻ thù mà mình phải đối mặt, khi sự nhân nhượng đã chạm đến giới
hạn, chính quyền ta sẵn sàng đứng lên đáp trả lại bọn thực dân.
- Một bài học nữa mà em nhận thấy sự đúng đắn của nó trong mọi thời đại đó
chính là bài học về việc tiếp thu tri thức. Như Bác Hồ đã từng nói "Một dân tộc
dốt là một dân tộc yếu", nhận định của Bác đã, đang và sẽ đúng. Khi chúng ta
không có tri thức, chúng ta sẽ bị lạc hậu so với người khác, so với thế giới. Kiến
thức ngoài kia là vô vàn, bởi vậy mỗi cá nhân cần không ngừng tích lũy vốn hiểu
biết của mình từng ngày, “học tập là một việc suốt đời”. Đối với học sinh, sinh
viên như em, ngoài những kiến thức được thầy cô giảng dạy trên lớp, mỗi cá
nhân cũng cần có ý thức tự trau dồi cho mình những kiến thức thực tiễn, những
hiểu biết về văn hóa – xã hội, v.v... Cũng trong sự kiện lịch sự về nhiệm vụ “diệt
giặc dốt” chúng ta cũng có thể nhận thấy, việc học không phân biệt tuổi tác, giới
tính, nghề nghiệp, từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam đến nữ, từ nông dân đến công
nhân,...
Có thể nói, lịch sử không hề khô khan như nhiều người vẫn than thở. Mỗi trang sử là một
niềm tự hào dân tộc, mỗi một giai đoạn, thời kì đều chứa đựng những bài học quý báu
không chỉ về công tác xây dựng Đảng, giữ gìn nền độc lập tự do của đất nước mà đó còn
là những bài học về tác phong, về lối tư duy mà mỗi cá nhân đều có thể noi theo.

More Related Content

Similar to LSĐ demo.docx

Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).pptTuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
DuyBo41
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
TranLy59
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
Ho Quang Thanh
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
AnhNguyenLeTram
 
chuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptxchuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptx
NguyenDucXuan1
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đào Trần
 
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí MinhTiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chương ii
Chương iiChương ii
Chương ii
duongbaphuc
 
Nhom 1 duong loi khang chien chong phap cua dang cong san 1946-1954.pptx
Nhom 1 duong loi khang chien chong phap cua dang cong san 1946-1954.pptxNhom 1 duong loi khang chien chong phap cua dang cong san 1946-1954.pptx
Nhom 1 duong loi khang chien chong phap cua dang cong san 1946-1954.pptx
TngCm8
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loianhquanb7
 
Chương 3.pptx
Chương 3.pptxChương 3.pptx
Chương 3.pptx
nguyentuantruongwork
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1nymi
 
đề Cương ôn tập
đề Cương ôn tậpđề Cương ôn tập
đề Cương ôn tập
Hang186
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdf
PhamBaNam
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Nhóm 6 tuần 1 - lsđ
Nhóm 6   tuần 1 - lsđNhóm 6   tuần 1 - lsđ
Nhóm 6 tuần 1 - lsđ
thaothao thaonguyen
 
Tài liệu bỏ túi môn đường lối
Tài liệu bỏ túi môn đường lốiTài liệu bỏ túi môn đường lối
Tài liệu bỏ túi môn đường lối
Sùng A Tô
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtSusutryoh
 

Similar to LSĐ demo.docx (20)

Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).pptTuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
Tuần 2. Tuyên ngôn độc lập ( Tác phẩm).ppt
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 2.pdf
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
 
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
 
chuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptxchuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptx
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
 
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí MinhTiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Tiểu luận: Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Chương ii
Chương iiChương ii
Chương ii
 
Nhom 1 duong loi khang chien chong phap cua dang cong san 1946-1954.pptx
Nhom 1 duong loi khang chien chong phap cua dang cong san 1946-1954.pptxNhom 1 duong loi khang chien chong phap cua dang cong san 1946-1954.pptx
Nhom 1 duong loi khang chien chong phap cua dang cong san 1946-1954.pptx
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loi
 
Chương 3.pptx
Chương 3.pptxChương 3.pptx
Chương 3.pptx
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
đề Cương ôn tập
đề Cương ôn tậpđề Cương ôn tập
đề Cương ôn tập
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdf
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...TIỂU LUẬN  Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
TIỂU LUẬN Mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởn...
 
Nhóm 6 tuần 1 - lsđ
Nhóm 6   tuần 1 - lsđNhóm 6   tuần 1 - lsđ
Nhóm 6 tuần 1 - lsđ
 
Tài liệu bỏ túi môn đường lối
Tài liệu bỏ túi môn đường lốiTài liệu bỏ túi môn đường lối
Tài liệu bỏ túi môn đường lối
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

LSĐ demo.docx

  • 1. 1. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Tháng Tám năm 1945, Đảng và chính quyền cách mạng đã có những chủ trương, đường lối để có thể vượt qua tình thế trên (1945-1946): 1.1 Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính:  Xây dựng chính quyền cách mạng: - Để cải thiện “chính quyền non trẻ” công tác xây dựng chính quyền cách mạng được tiến hành tích cực. Nhằm khẳng định địa vị pháp lý của nhà nước Việt Nam, Đảng và Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức cuộc bầu cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội và thành lập Chính phủ chính thức. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”. Ngày 6/1/1946 cuộc bầu cử được tiến hành, có hơn 89% số cử tri đã đi bỏ phiếu và 333 đại biểu trúng cử. Tại phiên họp đầu tiên ngày 2/3/1946, Quốc hội quyết định: + Lập ra Chính phủ chính thức do Cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. + Lập Ban soạn thảo bản Hiến pháp do Hồ Chí Minh làm trưởng ban và ngày 9/11/1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946). + Bầu cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban thường trực (Chủ tịch) Quốc hội. - Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên mang nhiều ý nghĩa, không những là sự hợp pháp hóa, chính đáng hóa quyền lực của Nhà nước mà còn là giải pháp mang tính gốc rễ, căn bản để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giai cấp, đảng phái trong điều kiện hòa bình. Cuộc Tổng tuyển cử vĩ đại đầy ý nghĩa đó thắng lợi do có sách lược ứng phó khéo léo: Giương cao ngọn cờ đoàn kết, tất cả vì mục tiêu độc lập dân tộc với những giải pháp “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đầy nghệ thuật, không phải sử dụng bạo lực trong điều kiện “chưa bao giờ trên đất nước ta có nhiều kẻ thù đến thế”.  Nhiệm vụ “diệt giặc đói”: - Như nhiệm vụ lớn đã được xác định bước đầu tiên là giải quyết “giặc đói”. Trước tình hình nạn đói hoành hành, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào hũ gạo cứu đói, mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng với phong trào ''Tuần lễ vàng''. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ở khắp các địa phương trên cả nước nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi. Một phong trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”... được phát động mạnh mẽ. chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu được khá nhiều, giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân.  Nhiệm vụ “diệt giặc dốt”: - Một ngày sau khi giành được độc lập, trong buổi họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến
  • 2. dịch chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Hồ Chủ tịch nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và nhấn mạnh "Dốt là dại, dại thì hèn”. Vì vậy, không chịu dại, không chịu hèn, cho nên thanh toán nạn mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng của nhân dân các nước dân chủ mới". Ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ đảm đương nhiệm vụ “diệt giặc dốt”, xóa nạn mù chữ. Việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Với nhiều hình thức phong phú và được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, cùng với sự tận tụy của những người thực hiện, chỉ trong một năm 2,5 triệu người đã biết đọc biết viết.  Giải quyết khó khăn về tài chính: - Đối với nạn tài chính khan hiếm, trước mắt Chính phủ phát động “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, nhằm động viên sự đóng góp của đồng bào toàn quốc ủng hộ nền độc lập của đất nước. Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân đã tự nguyện góp được 370 kg vàng, 20 triệuđồng vào Quỹ độclập, 40 triệuđồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng. - Mặt khác, về lâu dài để ổn định nền tài chính, Chính phủ đã phát hành tiền mới và tổ chức thuế khoá. Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.  Nhiệm vụ diệt giặc ngoại xâm: - Khi tình hình kinh tế, văn hóa xã hội được ổn định phần nào nhờ các chính sách hợp lý, nhiệm vụ cấp bách tiếptheo là diệt giặc ngoại xâm. Dựa trên tình hình căng thẳng của nước ta kết hợp với những cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta xác định: quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam. - Đầu năm 1946, Pháp đứng trước tình hình kinh tế kiệt quệ và chính trị không ổn định, nhận viện trợ từ Mỹ, trở thành đồng minh đắc lực của Mỹ trong cuộc chiến ngăn chặn “làn sóng cộng sản”. Ở Việt Nam, vấp phải cuộc chiến đấu ngoan cường của nhân dân ta, Pháp mưu tính kế hoạch thỏa thuận với Anh, Mỹ, Tưởng để được thay chân Tưởng, đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh, với hai điểm chính: + Một là, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc như Quảng Châu Loan và nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt Nam như cho họ khai thác một đặc khu tại hải cảng Hải Phòng, miễn thuế cho hàng hóa của Trung Hoa vận chuyển sang miền Bắc Việt Nam. + Hai là, chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam. - Về cơ bản, hiệp ước này chính là giao dịch mua bán miền Bắc giữa Pháp và Tưởng, trong đó, Pháp là người mua, quân Tưởng là kẻ bán. Quân đội Pháp được phép trở
  • 3. lại miền Bắc Việt Nam thay thế cho quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Đổi lại, Pháp cũng đã trả lại các tô giới của mình trên đất Trung Quốc cho chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng, tạo điều kiện cho quân Tưởng đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Bản hiệp ước này cũng đặt Chính phủ và nhân dân ta đứng trước tình thế đối mặt trực tiếp với hai kẻ thù xâm lược lớn là Pháp và Tưởng, trong khi thực lực cách mạng còn non trẻ. - Trước tình hình đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhanh chóng nhận định, đánh giá âm mưu, ý đồ chính trị của Pháp và Tưởng và ra bản chỉ thị “Tình hình và chủ trường”, ngày 3/3/1946. Bản chỉ thị nêu rõ chủ trương tạm thời “dàn hòa với Pháp”, nhân nhượng về lợi ích kinh tế, nhưng đòi Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của Việt Nam. “Lợi dụng thời gian hòa hoãn với Pháp để diệt bọn phản động bên trong, tay sai Tàu trắng, trừ những hành động khiêu khích ly gián ta với Pháp”, đuổi nhanh quân Tưởng về nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm, vốn đã gây cho ta rất nhiều khó khăn. Sáng 6/3/1946: quân Tưởng nổ súng vào tàu chiến Pháp ở cảng Hải Phòng, giao tranh gây ra thiệt hại cả 2 bên. Trước tình hình thù trong giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phá vỡ thế bế tắc ký với đại diện Pháp Sainteny Hiệp định sơ bộ. - Tại ngôi nhà số 38 Lý Thái tổ, Hà Nội, 9/3/1946 đã diễn ra lễ kí kết hiệp định sơ bộ với những nội dung chính: 1. Chính phủ Pháp Công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện có quân đội có tài chính của mình nằm trong liên bang Đông Dương và khối liên hiệp Pháp. 2. Việt Nam đồng ý để 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân đội Tưởng (phải rút khỏi Việt nam chậm nhất 31/3/1946) và sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. 3. Cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội Sài Gòn học Paris với nội dung quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài. - Với những điều khoản của hiệp định sơ bộ quân đội tưởng giới Thạch không có lý do gì để lại Việt Nam. Tuy nhiên sau khi hiệp định được ký kết một số lực lượng chính trị phản động đã xuyên các bôi nhọ chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bức thư gửi đồng bào Nam Bộ bác Hồ tuyên bố: “Hồ Chí Minh không phải là kẻ bán nước”. Như vậy, Hiệp định sơ bộ giữa ta và Pháp là một bước nhân nhượng của chính quyền ta với thực dân Pháp nhằm đánh đuổi quân Tưởng. - Lập trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Chính phủ Việt Nam được nhân dân Pháp và thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên do dã tâm cướp bằng được nước ta nên giới cầm quyền Pháp đã phá hoại mọi nỗ lực hòa bình của chúng ta và Hội nghị Phôngtennơblô thất bại. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đã ký với Mutê đại điện của Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946 với nhiều nhân nhượng nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn và bảo đảm an toàn cho phái đoàn ta trên đường trở về. - Tuy nhiên, ta càng nhân nhượng, địch càng lấn tới, thực dân Pháp bội ước, quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, tướng Pháp Mô-li-e vỗ ngực đòi tước vũ khí của lực lượng vũ trang Việt Nam. Pháp đã tổ chức nhiều vụ gây hấn ở Lai Châu, Bắc Ninh, Hồng Gai, Hải Dương và ngay tại thủ đô Hà Nội. Đặc biệt nghiêm trọng là Pháp đã tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn. Nhận thấy không thể kéo
  • 4. dài hòa bình, càng không thể nhân nhượng thêm ngày 18-19/12/1946, Hồ Chủ tịch đã chủ trì hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Pháp trên toàn quốc với tinh thần ‘‘thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ’’. - Dưới sự khiêu khích của Pháp, ngày 19/12/1946 từ Nhang Trầm, Chương Mỹ, Hà Tây, đài tiếng nói Việt Nam đã phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác Hồ. Vào khoảng 20h30p ngày 19/12, pháo đài Láng thuộc phường Láng Thượng đã bắn phát đạn đầu tiên vào thành Hà Nội, mở đầu toàn quốc kháng chiến. - Ngay sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh chủ tịch, tổng chỉ huy lực lượng vũ trang Võ Nguyên giáp đã mệnh lệnh: “tổ quốc lâm nguy giờ chiến đấu đã đến. Các dân tộc vùng đứng dậy bằng tất cả sức mạnh của những con người vừa được chút khỏi cuộc đời nô lệ, được là dân của một nước độc lập”. - Như vậy, bằng những sách lược khéo léo, Đảng ta đã đuổi được quân Tưởng về nước, nhân nhượng với Pháp. Tuy nhiên, càng nhân nhượng bao nhiêu, Pháp lại khiêu khích, bội ước bấy nhiêu, nhận thấy không thể kéo dài được hòa bình, chính quyền ta đã quyết tâm ‘‘thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ’’. Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, nhân dân ta vùng lên đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược, mở ra một giai đoạn lịch sử mới – giai đoạn 1946 – 1954. 2.  Ý nghĩa lịch sử: Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945 - 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và mang lại những ý nghĩa hết sức to lớn. - Về chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành cần thiết Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập, Hiến pháp được ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương các cơ quan tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ quốc đoàn, Công an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập. - Về kinh tế, văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia săn xuất, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực đảo xuất được hồi phục. Cuối 1995, nạn đói cơ bản được đẩy lùi. Năm 1996, đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11 /1996,giấy bạc “Cụ Hồ” được phát hành. Đà mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội, tập tục lạc hậu. - Về bảo vệ chính quyền cách mạng. Bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng thực hiện sách lược nhân nhượng với quân Tưởng để giữ vùng chính quyền. Khi pháp kéo quân ra Bắc, ta lại mau lẹ bộ chỉ đạo chọn giải
  • 5. pháp hóa hoãn, để buộc Tưởng rút về nước. “Tam ước 14/09/1946"đã tạo điều kiện cho quân dân ta có them thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.  Đã bảo vệ được nền độc lập của đất nước, giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới - chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó. - Các biện pháp giải quyết khó khăn nhằm phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. - Xây dựng được khối công nông liên minh vững chắc, làm cho nhân dân tin tưởng gắn bó với chính quyền mới. - Thể hiện tinh thần yêu nước của dán tộc ta. - Tạo ra sức mạnh tống hợp để đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.  Bài học kinh nghiệm: Bài học kinh nghiệm trong hoạch định và chỉ đạo thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc giai đoạn 1945-1946 là: phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dựa vào dân để xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Triệt để xây lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính, coi sự nhân nhượng có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong hoàn cảnh cụ thể. Tận dụng khả năng hoà hoàn để xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân, đồng thời đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.  Bài học đối với bản thân: - Quả thực, sự nghiệp của Đảng ta thật là vĩ đại. Chúng ta có quyền tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của Bác Hồ. Mỗi thành, tỉnh, mỗi địa phương trong nước đều có quyền tự hào về sự đóng góp của mình vào sự nghiệp cách mạng chung của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh…Việc nghiên cứu lịch sử Đảng có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như về thực tiễn. Đối với một sinh viên như em, việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử, những đường lối chủ trương của Đảng trong mỗi giai đoạn, thời kì đem lại rất nhiều bài học ý nghĩa. Cách Đảng ta lãnh đạo đất nước trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” không chỉ khơi dậy niềm tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng mà còn mang lại cho cá nhân em những kinh nghiệm quý báu khi giải quyết đồng thời nhiều khó khăn trong cuộc sống. - Điều đầu tiênmà em học hỏi được là “không ngủ quên trên chiến thắng”. Sau sự thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta không vì thắng lợi đó mà lơ là những vấn đề đang hiện hữu. Em cũng nhận ra rằng, trước tình hình phức tạp, nhiều thử thách, chúng ta cần xác định đúng, đủ vấn đề mà mình đang gặp phải cũng như Đảng ta đã nhận ra được bốn khó khăn lớn nhất mà Đảng đang đối mặt đó là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và chính quyền còn non trẻ. Không chỉ phải xác định đúng, đủ vấn đề, chúng ta còn cần đi vào đánh giá tình hình cụ thể và đưa ra được những hướng giải quyết đúng đắn. Việc ôm đồm, vội vàng muốn giải quyết tất cả vấn đề cùng một lúc sẽ không đem lại hiệu quả tốt, mà chúng ta cần xác định được vấn đề nào cần giải quyết trước, vấn đề nào
  • 6. là cấp bách nhất lúc bấy giờ. Cá nhân em rút ra được rằng, chúng ta nên ưu tiên giải quyết những vấn đề nội bộ trước, không ngừng cải thiện những yếu kém, thiếu sót, tôi luyện bản thân trở nên mạnh mẽ rồi mới có đủ sức lực để đương đầu với những khó khăn từ những tác động bên ngoài. Như một thành ngữ mà em vẫn thường nghe “có thực mới vực được đạo”, phải ăn no, phải có sức khỏe mới có thể chuyên tâm học tập và làm việc thật tốt. - Khi đã nhìn nhận được những vấn đề cần giải quyết, chúng ta cần có những sách lược cụ thể, đúng đắn cho từng khó khăn. Những chủ trường đường lối mà Đảng ta đề ra để giải quyết bốn khó khăn lớn đã thực sự hiệu quả, đem lại những kết quả đáng tự hào. Trong những sách lược đó, em cũng học hỏi được một điều, rằng đôi khi lùi bước, nhẫn nhịn không phải là hèn nhát mà lùi chính là để tiến. Đảng ta đã khéo léo nhân nhượng với Pháp để đuổi được quân Tưởng, giảm bớt số lượng kẻ thù mà mình phải đối mặt, khi sự nhân nhượng đã chạm đến giới hạn, chính quyền ta sẵn sàng đứng lên đáp trả lại bọn thực dân. - Một bài học nữa mà em nhận thấy sự đúng đắn của nó trong mọi thời đại đó chính là bài học về việc tiếp thu tri thức. Như Bác Hồ đã từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", nhận định của Bác đã, đang và sẽ đúng. Khi chúng ta không có tri thức, chúng ta sẽ bị lạc hậu so với người khác, so với thế giới. Kiến thức ngoài kia là vô vàn, bởi vậy mỗi cá nhân cần không ngừng tích lũy vốn hiểu biết của mình từng ngày, “học tập là một việc suốt đời”. Đối với học sinh, sinh viên như em, ngoài những kiến thức được thầy cô giảng dạy trên lớp, mỗi cá nhân cũng cần có ý thức tự trau dồi cho mình những kiến thức thực tiễn, những hiểu biết về văn hóa – xã hội, v.v... Cũng trong sự kiện lịch sự về nhiệm vụ “diệt giặc dốt” chúng ta cũng có thể nhận thấy, việc học không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, từ người già đến trẻ nhỏ, từ nam đến nữ, từ nông dân đến công nhân,... Có thể nói, lịch sử không hề khô khan như nhiều người vẫn than thở. Mỗi trang sử là một niềm tự hào dân tộc, mỗi một giai đoạn, thời kì đều chứa đựng những bài học quý báu không chỉ về công tác xây dựng Đảng, giữ gìn nền độc lập tự do của đất nước mà đó còn là những bài học về tác phong, về lối tư duy mà mỗi cá nhân đều có thể noi theo.