SlideShare a Scribd company logo
1 of 157
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
Họ và tên sinh viên: ..............................
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 - 2011
Tháng 7/2011.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
Tác giả
.............................
Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn
Tháng 7 năm 2011.
i
TÓM TẮT
Đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty
cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” bao gồm các nội dung
chính sau:
 Tổng quan về Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007:
 Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
 Cấu trúc và yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống OHSAS 18001:2007.
 Tình hình áp dụng OHSAS OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam.
 Tổng quan về Công ty cổ phần Đường Biên Hòa:
 Giới thiệu chung về Công ty.
 Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty.
 Điều kiện môi trường tại Công ty.
 Hiện trạng quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Công ty.
 Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quản lý OH&S hiện tại của Công ty, kết hợp với tình
hình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, thực tế sản xuất và các điều kiện của Công
ty đề tài đã xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo OHSAS 18001:2007 theo các bước
sau:
 Xác định phạm vi áp dụng và thành lập ban quản lý về An toàn và sức khỏe
nghề nghiệp tại Công ty.
 Xây dựng chính sách OH&S.
 Nêu lên các bước xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề
nghiệp cho Công ty.
 Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 nhằm
phục vụ cho việc kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp tại Công ty.
 Kết luận và kiến nghị: trình bày các nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp cải
tiến hệ thống quản lý OH&S hiện tại của Công ty.
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÓM TẮT ................................................................................................................................ i
MỤC LỤC...............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................................ vi
Chương 1 MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI...................................................................................................2
1.3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI..............................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..............................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3
2.1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007.............................................3
2.1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ...................................................3
2.1.2. Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007 ..............................................................4
2.1.3. Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007.................................................................4
2.1.4. Sự đổi mới của OHSAS 18001:2007 so với OHSAS 18001:1999 ..................5
2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007 ......................................................5
2.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong áp dụng OHSAS 18001:2007.............................5
2.2.2. Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam ......................................7
2.2.3. Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống ......................................................7
Chương 3 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA....................8
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP ĐBH..................................................................8
3.1.1. Giới thiệu chung .....................................................................................................8
3.1.2. Vị trí địa lý ..............................................................................................................8
3.1.3. Diện tích cơ sở ........................................................................................................9
3.1.4. Cơ cấu tổ chức tại Công ty....................................................................................9
3.1.5. Nguyên nhiên liệu, hóa chất và máy móc thiết bị được sử dụng................... 10
3.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CP ĐBH................... 12
3.3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CP ĐBH................................. 13
3.3.1. Môi trường không khí xung quanh.................................................................... 13
3.3.2. Nước thải .............................................................................................................. 14
3.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại .................................................................... 15
3.4. HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI CÔNG TY CP ĐBH........................................ 16
3.4.1. Hệ thống quản lý OH&S và công tác thực hiện ATVSLĐ tại Công ty ........ 16
iii
3.4.2. Kết quả thực hiện OH&S.................................................................................... 20
3.4.3. Đánh giá khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 vào Công ty CP ĐBH .... 22
Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN
OHSAS 18001:2007............................................................................................................. 23
4.1. PHẠM VI HỆ THỐNG OH&S............................................................................ 23
4.2. THÀNH LẬP BAN OH&S.................................................................................... 23
4.3. CHÍNH SÁCH OH&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH ................................. 24
4.3.1. Xây dựng chính sách OH&S.............................................................................. 24
4.3.2. Phổ biến chính sách OH&S................................................................................ 24
4.4. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO...................................... 25
4.4.1. Mục đích ............................................................................................................... 25
4.4.2. Nội dung ............................................................................................................... 25
4.4.3. Tài liệu tham chiếu.............................................................................................. 28
4.5. KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH................................................................................... 28
4.5.1. Mục đích ............................................................................................................... 28
4.5.2. Nội dung ............................................................................................................... 28
4.5.3. Tài liệu tham chiếu.............................................................................................. 34
4.6. YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC ................................... 34
4.6.1. Mục đích ............................................................................................................... 34
4.6.2. Nội dung ............................................................................................................... 35
4.6.3. Tài liệu tham chiếu.............................................................................................. 36
4.7. MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH.................................................................... 36
4.7.1. Mục đích ............................................................................................................... 36
4.7.2. Nội dung ............................................................................................................... 36
4.8. NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN ................. 39
4.8.1. Mục đích ............................................................................................................... 39
4.8.2. Nội dung ............................................................................................................... 39
4.9. ĐÀO TẠO, NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC..................................................... 40
4.9.1. Mục đích ............................................................................................................... 40
4.9.2. Nội dung ............................................................................................................... 40
4.9.3. Tài liệu tham chiếu.............................................................................................. 41
4.10. TRAO ĐỔI THÔNG TIN, SỰ THAM GIA THAM VẤN........................... 41
4.10.1. Mục đích............................................................................................................. 41
4.10.2. Nội dung ............................................................................................................. 41
4.10.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 42
4.11. SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU......................................................... 42
4.11.1. Mục đích............................................................................................................. 42
iv
4.11.2. Nội dung ............................................................................................................. 42
4.11.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 43
4.12. CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP .......................... 43
4.12.1. Mục đích............................................................................................................. 43
4.12.2. Nội dung ............................................................................................................. 43
4.12.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 44
4.13. GIÁM SÁT ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.................................... 44
4.13.1. Mục đích............................................................................................................. 44
4.13.2. Nội dung ............................................................................................................. 44
4.13.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 45
4.14. ĐIỀU TRA SỰ CỐ................................................................................................ 45
4.14.1. Mục đích............................................................................................................. 45
4.14.2. Nội dung ............................................................................................................. 45
4.14.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 46
4.15. SỰ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG
NGỪA................................................................................................................................ 46
4.15.1. Mục đích............................................................................................................. 46
4.15.2. Nội dung ............................................................................................................. 46
4.15.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 47
4.16. KIỂM SOÁT HỒ SƠ............................................................................................ 47
4.16.1. Mục đích............................................................................................................. 47
4.16.2. Nội dung ............................................................................................................. 47
4.16.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 48
4.17. ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ............................................................................................. 48
4.17.1. Mục đích............................................................................................................. 48
4.17.2. Nội dung ............................................................................................................. 48
4.17.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 49
4.18. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ............................................................................ 49
4.18.1. Mục đích............................................................................................................. 49
4.18.2. Nội dung ............................................................................................................. 49
4.18.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 49
Chương 5 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ....................................................................... 50
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 50
5.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 51
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
BHLĐ Bảo hộ lao động
BNN Bệnh nghề nghiệp
BM Biểu mẫu
BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh xã hội
BYT Bộ Y tế
Công ty CP ĐBH Công ty cổ phần đường Biên Hòa.
ĐDLĐ Đại diện lãnh đạo
HDCV Hướng dẫn công việc
HĐPN Hành động phòng ngừa
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải
NLĐ Người lao động
OH&S(Occupational Health and Safety) An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
PCCC Phòng cháy chữa cháy
PCCN Phòng chống cháy nổ
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TNLĐ Tai nạn lao động
TT Thủ tục
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
ƯPTTKC Ứng phó tình trạng khẩn cấp
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Diện tích các công trình tại Công ty CP ĐBH ...................................................9
Bảng 3.2: Tổng số lao động làm việc tại các bộ phận ......................................................10
Bảng 3.3: Nguyên liệu đầu vào trong một tháng tại Công ty CP ĐBH..........................10
Bảng 3.4: Danh mục máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa. ............11
Bảng 3.5: Môi trường không khí xung quanh....................................................................14
Bảng 3.6: Kết quả đo mẫu khí phân xưởng sản xuất ........................................................14
Bảng 3.7: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty CP ĐBH ......................16
Bảng 3.8: Các trường hợp được cấp phát trang thiết bị BHLĐ.......................................19
Bảng 3.9: Kết quả thực hiện OH&S tại Công ty CP ĐBH...............................................20
Bảng 4.1: Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp phòng ngừa.......29
Bảng 4.2: Danh sách các mối nguy có hành động phòng ngừa ngay trong năm nay ...30
Bảng 4.3: Danh sách các mối nguy có hành động phòng ngừa ngay trong năm tới.....31
Bảng 4.4: Một số hướng dẫn công việc được sử dụng trong hệ thống...........................34
Bảng 4.5: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S................................37
Bảng 4.6: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra, ban hành tài liệu.........................................42
Bảng 4.7: Thời gian lưu trữ các loại hồ sơ .........................................................................47
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001: 2007............................................................4
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất đường tinh luyện tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa12
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức ban OH&S của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa..............23
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ phân cấp tài liệu của hệ thống OH&S tại Công ty ..............................42
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 1 SVTH:
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển, cơ cấu nền
kinh tế chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Nhiều nhà máy
công nghiệp đi vào hoạt động thu hút hàng triệu lao động vào làm việc. Cùng với sự
gia tăng số người lao động công nghiệp thì các vụ TNLĐ – BNN cũng không ngừng
tăng lên.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2010 cả nước có
5.125 vụ tai nạn lao động làm 5.307 người bị nạn. So với năm 2009 giảm 18% về số
vụ, 17,11% số nạn nhân nhưng số người chết tăng 9,27%, số người bị thương nặng
tăng 3,19%. Qua đó cho thấy mức độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng trong lao động là
không hề giảm mà có xu hướng tăng cao.
Sức khỏe người lao động là nhân tố quyết định đến năng suất lao động cũng như
khối lượng sản phẩm được làm ra. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển sớm hơn
nước ta vấn đề bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho người lao động sớm được quan tâm. Vấn
đề này có thể được thể hiện gián tiếp qua trách nhiệm của công ty đối với xã hội như
Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 ban hành vào năm 1997 hay trực tiếp như bộ
Tiêu chuẩn OHSAS 18000 ban hành vào năm 1999.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) đưa ra
nhằm mục tiêu quản lý OH&S một cách hệ thống và hiệu quả. Đây là bộ tiêu chuẩn
được sử dụng phổ biến nhất tại nước ta để quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
“Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại công ty cổ
phần Đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” là hướng đi mới giúp
doanh nghiệp chăm lo tốt hơn cho sức khỏe người lao động tạo tiền đề cho việc cải
tiến công tác OH&S của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 2 SVTH:
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ, tình hình TNLĐ – BNN cho người lao động
tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa.
 Nghiên cứu nhằm đề xuất xây dựng hệ thống quản lý OH&S tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa.
1.3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
 Xem xét các vấn đề môi trường và an toàn lao động có liên quan đến hoạt động sản
xuất tại phân xưởng đường luyện của Công ty.
 Tìm hiểu công tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty.
 Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và Hệ thống các văn bản pháp luật và các tiêu
chuẩn về an toàn vệ sinh lao động.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Nghiên cứu qua tài liệu của Công ty và bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000, các văn bản
pháp luật có liên quan đến OH&S.
 Ghi chép, khảo sát trực tiếp hiện trạng môi trường lao động tại Công ty.
 Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn công nhân viên qua bảng câu hỏi.
 Phân tích tổng hợp số liệu, đối chiếu số liệu với các quy định, tiêu chuẩn nhằm tìm
ra điểm cần cải thiện của hệ thống.
 Phân tích chuyên gia: Trực tiếp hoặc gián tiếp tham khảo, hướng dẫn, nhận xét,
đánh giá của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 3 SVTH:
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
2.1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu
trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng
dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65) cho phù hợp với luật pháp của
Anh về sức khỏe và nghề nghiệp, và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký
chứng nhận.
Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các hướng
dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe thành tài liệu
hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800. Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh bằng
cách kết hợp hai sự tiếp cận : tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo hệ
thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn BS 8800 cũng
như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất
bắt buộc. Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của
mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận.
Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý an toàn và sức khỏe đã tạo ra
cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn
OHSAS 18001:1999 hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe – Các yêu cầu, với sự cộng
tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ
thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với phiên
bản mới OHSAS 18001:2007 không phải là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này
được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 4 SVTH:
2.1.2. Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống quản lý OH&S được xây dựng dựa trên mô hình quản lý
P-D-C-A (Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung chính sau:
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001: 2007
 Thiết lập chính sách an toàn
 Lập kế hoạch
 Thực hiện và điều hành
 Kiểm tra và hành động khắc phục
 Xem xét của lãnh đạo.
2.1.3. Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đưa ra những yêu cầu cho một hệ thống quản lý
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để một tổ chức có thể kiểm soát những rủi ro về sức
khỏe và an toàn nghề nghiệp của tổ chức và cải tiến công tác thực hiện OH&S.
 Xác định phạm vi áp dụng của hệ thống;
 Thiết lập chính sách cho OH&S;
 Hoạch định về việc nhận dạng, đánh giá và kiểm soát mối nguy;
 Các yêu cầu của luật pháp;
 Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý OH&S;
 Áp dụng và điều hành;
Chính sách
OH&S
Lập kế hoạch
Thực hiện và
điều hành
Kiểm tra
Xem xét của
lãnh đạo
Cải tiến liên tục
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 5 SVTH:
 Cấu trúc và trách nhiệm;
 Đào tạo, nhận thức và năng lực;
 Tư vấn và thông tin;
 Tài liệu;
 Kiểm soát tài liệu;
 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp;
 Khắc phục và phòng ngừa;
 Đo lường và giám sát việc thực hiện;
 Tai nạn, sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa;
 Hồ sơ và quản lý hồ sơ;
 Đánh giá;
 Xem xét của lãnh đạo.
2.1.4. Sự đổi mới của OHSAS 18001:2007 so với OHSAS 18001:1999
OHSAS 18001:2007 tương thích hơn với ISO 14001:2004 và ISO 9001:2000, so
với tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999. Một số thay đổi sau:
 Tầm quan trọng của "sức khoẻ" được nhấn mạnh hơn.
 Là tiêu chuẩn chứ không phải quy định.
 Thuật ngữ “Rủi ro có thể chịu đựng” thay bằng “Rủi ro có thể chấp nhận”.
 Định nghĩa mối nguy không còn đề cập đến những tổn thất như hư hỏng tài sản, tổn
hại môi trường làm việc.
 Điều khoản 4.3.3 và 4.3.4 kết hợp chung.
 Điều khoản mới 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp.
 Yêu cầu mới về sự tham gia tham vấn tại điều khoản 4.4.3.2.
 Yêu cầu mới về điều tra sự cố tại điều khoản 4.5.3.1.
2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007
2.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong áp dụng OHSAS 18001:2007
2.2.1.1. Thuận lợi
 Về mặt thị trường
 Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ
OHSAS 18001:2007 như là một điều kiện bắt buộc.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 6 SVTH:
 Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
 Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động quản
lý OH&S.
 Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động (yếu tố quan trọng nhất
trong một tổ chức) và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S.
 Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
 Về mặt kinh tế
 Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã
hội.
 Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.
 Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.
 Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
 Quản lý rủi ro
 Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
 Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
 Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
 Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
 Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
 Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
 Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
2.2.1.2. Khó khăn
 Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến quản lý An toàn và sức khỏe
nghề nghiệp nhưng chưa quản lý theo hệ thống.
 Các doanh nghiệp còn đang phải đối phó với các khó khăn trong sản xuất.
 Trình độ quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cao.
 Các cấp lãnh đạo chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài của khi áp dụng OHSAS 18000 mà
chỉ quan tâm đến những lợi ích ngắn hạn.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 7 SVTH:
 Chi phí để xây dựng hệ thống tương đối lớn, các chi phí chủ yếu liên quan đến việc
mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho việc quản lý an toàn sức khỏe
nghề nghiệp, phí tư vấn và phí chứng nhận.
2.2.2. Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan và nhận thấy được tầm
quan trọng của hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 nên việc áp
dụng tiêu chuẩn này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế.
Trên thực tế các công ty ở nước ta hiện nay áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001
chủ yếu là các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà việc áp dụng
tiêu chuẩn như là một điều bắt buộc từ công ty mẹ hay những tập đoàn lớn có tiềm lực
về tài chính.
Các doanh nghiệp ở nước ta đã áp dụng thành công hệ thống này là tập đoàn
Thiên Long, ximăng Tây Đô, Petro Gas Việt Nam, Bao Bì Giấy Nhôm New Toyo, Kết
cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS), Vedan Việt Nam, Điện tử SamSung
Việt Nam, Zamil Steel Việt Nam, Doosan Việt Nam, Foster’s Việt Nam, ….
2.2.3. Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống
Để xây dựng thành công HTQL OH&S cần :
 Triển khai hệ thống phải xuất phát từ sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất.
 Cần phải quan tâm đến việc đào tạo về mặt nhận thức về an toàn sức khỏe nghề
nghiệp cho những người liên quan.
 Hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ
ràng trong thời gian triển kkhai dự án.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 8 SVTH:
Chương 3
TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP ĐBH
3.1.1. Giới thiệu chung
 Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
 Tên giao dịch: Bien Hoa Sugar Joint Stock Company.
 Địa chỉ: Đường số 1 – Khu công nghiệp Biên Hòa 1 – Tỉnh Đồng Nai.
 Điện thoại: (+84) - 061.3836199.
 Fax: (+84) - 061.3836213.
 Email: bsc@hcm.vnn.vn
 Website: www.bhs.vn
3.1.2. Vị trí địa lý
Công ty cổ phần đường Biên Hòa với tổng diện tích mặt bằng 166.767 m2 nằm
phía Đông Nam thành phố Biên Hòa ngay ngã ba đường trọng điểm có thể đi vào
thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh thành phía Bắc một cách
thuận lợi.
 Phía Đông: giáp Đường số 1-Khu Công nghiệp.
 Phía Tây: giáp Đường số 4-Khu Công nghiệp.
 Phía Nam: Trung tâm Kỹ thuật Chất lượng 3, nhà dân và Công ty TNHH Cogido.
 Phía Bắc: giáp Công ty gạch Đồng Nai và Công ty bêtông Biên Hòa.
Công ty cách cảng Đồng Nai 2 km về phía Đông, là con đường thủy đóng vai trò
quan trọng trong vận chuyển hàng hóa ở khu vực Đông Nam Bộ.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 9 SVTH:
3.1.3. Diện tích cơ sở
Công ty cổ phần đường Biên Hòa có diện tích 166.767 m2 trong đó diện tích xây
dựng là 150.287 m2, gồm các khu như bảng sau:
Bảng 3.1: Diện tích các công trình tại Công ty CP ĐBH
STT Công trình Diện tích (m2)
1 Căn tin 1.445
2 Cây xanh 16.480
3 Đường nội bộ 98.957
4 Hệ thống kho chứa 28.334
5 Kho than 716
6 Khu văn phòng 1.716
7 Khu vực hồ giải nhiệt, bơm nước sông 8.794
8 Khu xử lý nước thải 3.730
9 Lò hơi 590
10 Nhà xe 490
11 Phân xưởng cơ điện 750
12 Phân xưởng Đường luyện 1.685
13 Phân xưởng rượu màu 1.120
14 Trạm cân 360
15 Trạm y tế, nhà ăn 1.600
Tổng 166.767
Nguồn: Công ty cổ phần đường Biên Hòa.
Sơ đồ bố trí mặt bằng các công trình tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa (Phụ
lục 1-A).
3.1.4. Cơ cấu tổ chức tại Công ty
Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần đường Biên Hòa (Phụ lục 1–B)
Tính đến tháng 3/2011 tổng số lao động làm việc tại nhà máy đường Biên Hòa là
392 người, chia làm 14 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất. Số lao động làm việc tại
các bộ phận được phân bổ như sau:
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 10 SVTH:
Bảng 3.2: Tổng số lao động làm việc tại các bộ phận
STT Bộ phận Ký hiệu Số lượng (người)
1 Ban giám đốc BGĐ 4
2 Công đoàn CĐ 1
3 Phòng nhân sự P.NS 41
4 Phòng dịch vụ P.DV 33
5 Phòng Tài chính – Kế toán P.TC-KT 12
6 Phòng Kinh doanh P.KD 52
7 Phòng Kỹ thuật – Vật tư P.KT-VT 24
8 Phòng Kế hoạch – Thị trường P.KH-TT 6
9 Phòng Quản lý chất lượng P.QM 19
10 Phòng Xuất Nhập khẩu P.XNK 5
11 Ban quản lý dự án QLDA 2
12 Phòng Kiểm soát nội bộ P.KSNB 2
13 Phòng Đầu tư – Phát triển P.ĐT-PT 4
14 Phòng Quản lý Nông nghiệp P.QLNN 7
15 Phân xưởng đường luyện PXĐ 160
16 Phân xưởng rượu PXR 17
17 Trạm y tế YT 4
Tổng 392
Nguồn: Công ty cổ phần Đường Biên Hòa
3.1.5. Nguyên nhiên liệu, hóa chất và máy móc thiết bị được sử dụng
3.1.5.1. Nguyên nhiên liệu, hóa chất
Bảng liệt kê các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và nhu cầu sử dụng
chúng trong một tháng.
Bảng 3.3: Nguyên liệu đầu vào trong một tháng tại Công ty CP ĐBH
Tên nguyên liệu hóa chất Đơn vị Số lượng
Nguyên vật liệu
Đường thô Tấn 6.400
Than đá Tấn 2.333
Cồn 96% (loại tinh luyện) Lít 14.875
Hương liệu kg 53
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 11 SVTH:
Tên nguyên liệu hóa chất Đơn vị Số lượng
Hóa chất
NaOH Tấn 25
HCOOH Tấn 0,12
Muối ăn Tấn 50
Vôi Tấn 34
Than hoạt tính Tấn 8
Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, 8/2010.
3.1.5.2. Máy móc thiết bị
Bảng 3.4: Danh mục máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa.
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Xuất xứ
1 Cột cacbonat hóa Cột 4 Nhật
2 Cột trao đổi ion Cột 5 Nhật
3 Hệ thống cấp nước thủy cục Tháp 1 -
4 Lò hơi Cái 1 Hàn Quốc
5 Máy bơm nước sông Cái 5
6 Máy đóng gói Cái 4 Hàn Quốc
7 Máy ép bùn Cái 1 Nhật
8 Máy hàn điện Cái 3 -
9 Máy hàn que Cái 4 -
10 Máy hòa tan đường đường Cái 4 Nhật
11 Máy lọc nước đường Cái 13 Nhật
11 Máy ly tâm Cái 9 Nhật
12 Máy phát điện Cái 1 Nhật
13 Máy sàng Cái 1 -
14 Máy sấy Cái 2 Nhật
15 Máy trộn đường Cái 1 Tự chế
16 Palăng Cái 6 Trung Quốc
17 Nồi nấu đường Cái 5 Nhật
18 Quạt gió Cái 6 -
19 Silô Cái 2 -
20 Thang máy Cái 1 Nhật
21 Thùng chứa đường non Thùng 9 Nhật
22 Xe nâng Cái 3 Nhật
Nguồn: Công ty CP Đường Biên Hòa.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 12 SVTH:
3.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CP ĐBH
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất đường tinh luyện tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa
Nước
Nước
Sữa vôi
ĐƯỜNG THÔ
LÀM AFF
LY TÂM
AFF
HÒA TAN
GIA VÔI
CACBONAT HÓA
LỌC I
THAN HÓA
LỌC AN TOÀN I
TẨY MÀU BẰNG
TRAO ĐỔI ION
LỌC AN TOÀN II
LỌC II
BỒI TINH, LY TÂM
NẤU
ĐƯỜNG
Mật Aff
Nước
bùn
PHỐI TRỘN
SẤY, LÀM NGUỘI
SÀNG
LỌC
BÙN
Nước lọc
Nước than
Nước than
tái dụng
SILO Không khí
Mật
Thành phẩm
Bã bùn
Vôi
Than
CO2
BAO GÓI
Đường cục, bụi
HỒI DUNG
Bột trợ lọc
Mật rỉ
Nước
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 13 SVTH:
Thuyết minh quy trình sản xuất đường tinh luyện tại phân xưởng đường luyện –
Công ty cổ phần đường Biên Hòa (Phụ lục 1-C).
3.3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CP ĐBH
Các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến OH&S của CB-CNV nhà máy bao gồm
các yếu tố: nước thải, khí thải, nhiệt dư, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn, chất thải rắn
nguy hại.
3.3.1. Môi trường không khí xung quanh
 Bụi
 Nhập than vào kho chứa, nạp than vào lò đốt.
 Bụi từ quá trình nhập vôi cục: Tại đây vôi sau khi nhập vẫn còn để rãi rác trên
nền nhà, sau một thời gian (5-7 giờ) vôi sẽ hút ẩm ngoài không khí trở thành bột, gây
ra bụi khi có gió thổi qua.
 Bụi từ quá trình lấy xỉ và tro ra khỏi lò đốt.
 Bụi phát sinh từ công đoạn sàng, sấy đường sau ly tâm.
 Sự di chuyển phương tiện giao thông cuốn bụi từ mặt đường vào không khí.
 Khí thải
 Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào Công ty.
 Khí thải từ lò hơi công suất 30 tấn hơi/giờ, sử dụng nhiên liệu đốt là than đá.
Thành phần chất ô nhiễm là SO2, NOx, CO... Lượng khí thải này được xử lý qua hệ
thống gồm tháp rửa khí và buồng lắng bụi trước khi thải ra môi trường.
 Nhiệt độ, tiếng ồn, độ rung
 Nhiệt thất thoát từ lò hơi, ống dẫn hơi và sự tỏa nhiệt của các máy móc được
gia nhiệt đặc biệt là các nồi nấu đường.
 Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị của dây
chuyền nấu đường, hoạt động của hệ thống quạt gió lò hơi, máy phát điện. Ngoài ra,
còn phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông.
Kết quả đo kiểm tra môi trường không khí xung quanh trong khuôn viên nhà máy
và môi trường khu vực sản xuất được thể hiện qua Bảng 3.5 và Bảng 3.6.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 14 SVTH:
Bảng 3.5: Môi trường không khí xung quanh
STT Thông số Đơn vị Phương pháp thử
Kết quả QCVN
05:2009K1 K3
1 Độ ồn dBA TCVN 5508:1991 6-65 70-74 -
2 Nồng độ bụi lơ lửng mg/m3 TCVN 5067:1995 0,19 0,12 0,3
3 Nồng độ SO2 mg/m3 TCN 351-98 0,08 0,10 0,35
4 Nồng độ CO mg/m3 TCN 352-98 <1 <1 30
Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, 8/2010.
Bảng 3.6: Kết quả đo mẫu khí phân xưởng sản xuất
STT Thông số Đơn vị Phương pháp thử
Kết quả
K2
TCVN
3733:2002
1 Nhiệt độ oC TCVN 5508:1991 34,6 32
2 Độ ẩm % TCVN 5508:1991 66,3 80
3 Độ ồn dBA TCVN 5508:1991 80-82 <85
4 Nồng độ bụi lơ lửng mg/m3 TCVN 5067:1995 0,40 6
5 Nồng độ SO2 mg/m3 TCN 351-98 0,80 5
6 Nồng độ NO2 mg/m3 TQKT-1993 0,044 5
7 Nồng độ CO mg/m3 TCN 352-98 <1 20
Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, 8/2010.
Chú thích: K1: Khu vực văn phòng công ty.
K2: Phân xưởng đường.
K3: Khu vực kho đường thô.
3.3.2. Nước thải
 Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất ước tính khoảng 768m3/ngày.đêm.
Thành phần nước thải có hàm lượng COD cao 1.500 mgO2/lit. Chủ yếu phát sinh từ
các công đoạn sau:
 Nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm khoảng 1m3/ngày.đêm. Thành phần ô
nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ và hóa chất.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 15 SVTH:
 Nước thải phát sinh từ quá trình rửa nồi nấu đường, rửa thiết bị trao đổi iôn,
rửa thiết bị, sàn nhà khoảng 769 m3/ngày.đêm. Thành phần nước thải chứa hàm lượng
chất rắn lơ lửng cao, chất hữu cơ, vi sinh, ván dầu mỡ, muối vô cơ.
 Ngoài ra nước thải còn phát sinh từ hệ thống xử lý khói thải lò hơi khoảng 250
m3/ngày.đêm, qua hệ thống bể lọc trước khi thải vào sông Đồng Nai cùng với nước
giải nhiệt máy phát điện. Thành phần nước thải chứa chủ yếu hàm lượng các chất lơ
lửng và pH thấp. Nước giải nhiệt nồi nấu đường và và máy phát điện được xem như là
nước sạch với khoảng 14.000m3/ngày.đêm.
 Nước thải sinh hoạt
Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của toàn thể nhân viên với lưu lượng khoảng
20m3/ngày.đêm. Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất
rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật và dầu mỡ. Lượng nước thải này được xử
lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn trước khi đi vào hệ thống xử lý của Công ty.
 Hệ thống mương dẫn nước mưa
Là một hệ thống hở nên thường xuyên bị lấp bởi đất đá trên đường giao thông
gây ra hiện tượng ứ đọng nước cục bộ tại một số vị trí làm phát sinh mùi hôi gây ảnh
hưởng đến sức khỏe công nhân.
3.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại
 Chất thải rắn sinh hoạt
Phát sinh từ công tác văn phòng, nhà vệ sinh, nhà ăn tập thể của cán bộ công
nhân viên trong Công ty bao gồm: thực phẩm thừa, bao bì, nilon, giấy vụn… khối
lượng khoảng 33 kg/ngày.
 Chất thải rắn công nghiệp
Hoạt động sản xuất của Công ty phát sinh khoảng 703.663 kg/ tháng bao gồm:
 Các loại bao bì, túi nilon, thùng carton, thùng nhựa chứa các nguyên phụ liệu,
miểng chai dùng trong công nghệ sản xuất rượu.
 Các phôi kim loại từ quá trình gia công cơ khí. Sắt thép phế liệu từ quá trình
thay thế, sửa chữa thiết bị.
 Xỉ, tro từ quá trình đốt lò hơi.
 Bùn than thu hồi từ hệ thống hồ lọc.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 16 SVTH:
 Bùn thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất của phân xưởng đường và từ
HTXLNT.
 Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất, thành phần và khối
lượng chất thải nguy hại phát sinh từ Công ty CP ĐBH được trình bày trong bảng 3.7.
Bảng 3.7: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty CP ĐBH
STT Loại chất thải
Mã số chất
thải nguy hại
Số lượng
đăng kí (kg)
Số lượng trung
bình/tháng (kg)
1 Acquy 19061 154 4,2
2 Bóng đèn huỳnh quang 160106 0,5 3,3
3 Cặn dầu mazut 170601 10 0,8
4
Thùng phi rỗng chứa
mỡ bôi trơn
180101 17 17
5 Giẻ lau dính dầu mỡ 180201 12 0,8
Tổng 62,5 26,1
Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, 8/2010.
3.4. HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI CÔNG TY CP ĐBH
3.4.1. Hệ thống quản lý OH&S và công tác thực hiện ATVSLĐ tại Công ty
3.4.1.1. Hội đồng bảo hộ lao động
Được thành lập theo quyết định số 15/QĐ-BHS-NS, ngày 11 tháng 1 năm 2008.
Hội đồng gồm 22 thành viên bao gồm đại diện lãnh đạo, phòng nhân sự, trạm y tế,
quản đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan.
Mỗi thành viên trong hội đồng được phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Nhìn
chung, mỗi thành viên chịu trách nhiệm tham mưu, tham vấn cho cấp lãnh đạo cao hơn
và Ban lãnh đạo Công ty về công tác BHLĐ, AT-VSLĐ, chịu trách nhiệm kiểm tra,
đôn đốc công tác thực hiện quy chế AT-VSLĐ, công tác cấp phát phương tiện BHLĐ
tại bộ phận do mình quản lý.
3.4.1.2. Tổ chức công đoàn
Tổ chức công đoàn của Công ty được thành lập từ năm 1975, số lượng đoàn viên
hiện nay là 354 người, được tổ chức theo chiều dọc từ cấp Công ty đến các phòng ban,
phân xưởng trong toàn Công ty.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 17 SVTH:
Tổ chức công đoàn trong Công ty có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của CB-CNV, kiểm tra việc thực hiện luật và chính sách đối với NLĐ. Tham gia
các đoàn tự kiểm tra về công tác BHLĐ do Công ty tổ chức, tuyên truyền công tác
BHLĐ, phát động các phong trào thi đua xanh – sạch – đẹp, đảm bảo ATLĐ.
3.4.1.3. Trạm y tế
Gồm 1 y sĩ, 3 y tá, có trách nhiệm:
 Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho NLĐ tại Công ty bao gồm: thiết
lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của NLĐ, lập kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ,
thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động.
 Thực hiện tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ và chuyển tuyến kịp thời đối với những
trường hợp cần thiết. Thực hiện công tác bảo hiểm y tế và các hoạt động khác nhằm
chăm sóc sức khỏe cho CB-CNV trong Công ty.
3.4.1.4. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
Nhằm nâng cao công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATVSLĐ, Công ty đã
thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại tất cả các phòng ban trong Công ty. Các
thành viên trong mạng lưới có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
 Đôn đốc người trong tổ chức thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ
sinh thiết bị máy móc, nơi làm việc, chế độ chính sách BHLĐ.
 Kiểm tra phát hiện các vi phạm về an ATVSLĐ, thực hiện chính sách BHLĐ.
Đấu tranh phê phán, ngăn chặn các hiện tượng làm bừa, làm ẩu của mọi người lao
động.
 Tham gia góp ý với tổ chức, thực hiện các biện pháp ATVSLĐ, PCCN, tham
gia điều tra TNLĐ.
 Kiến nghị với tổ chức, thực hiện chế độ chính sách BHLĐ hoặc phản ánh lên
trên những vấn đề không giải quyết được.
3.4.1.5. Nội quy ATLĐ và Quy trình vận hành an toàn
Công ty kiểm soát việc thực hiện công tác OH&S tại Công ty thông qua các nội
quy lao động, nội quy PCCC và các quy trình vận hành an toàn, các hướng dẫn công
việc đối với các hoạt động sản xuất và vận hành máy móc thiết bị:
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 18 SVTH:
 Nội quy an toàn lao động được phổ biến đến tất cả các công nhân viên làm
việc trong Công ty giúp công nhân viên hiểu rõ và thực hiện cam kết chấp hành những
nội quy an toàn lao động của Công ty.
 Quy trình vận hành an toàn được áp dụng đối với các máy móc và các khâu
sản xuất và vận hành có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
 Các hướng dẫn công việc cho công nhân viên theo từng bộ phận chức năng.
3.4.1.6. Công tác huấn luyện OH&S
Công ty đã tổ chức thực hiện huấn luyện ATVSLĐ, BHLĐ cho người lao động
1lần/năm theo luật định. Năm 2010, Công ty đã tổ chức huấn luyện định kỳ cho
346/392 lao động đạt tỉ lệ 88,26%, trong đó huấn luyện lại 210 người. (Theo báo cáo
định kỳ về BHLĐ của Công ty CP ĐBH lên Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng
Nai, tháng 01/2011).
Công ty phối hợp với trung tâm kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn lao
động thành phố Hồ Chí Minh đến huấn luyện cho NLĐ. Sau khi các lớp huấn luyện
kết thúc NLĐ đều phải làm bài kiểm tra và bài thu hoạch nộp lại cho Công ty chấm
điểm, nếu không đạt sẽ tổ chức huấn luyện lại.
Ngoài việc huấn luyện các phần kiến thức chung về OH&S thì Công ty cũng tổ
chức huấn luyện cho NLĐ làm việc tại các vị trí nguy hiểm và thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về lao động. Năm 2010 có các nội dung huấn luyện sau:
 An toàn điện và dụng cụ tự động 30 người.
 Hàn áp lực 6 người.
 Vận hành turbin 6 người.
 An toàn hóa chất 6 người.
 Vận hành lò hơi 30 người.
3.4.1.7. Cấp phát trang thiết bị BHLĐ
Theo yêu cầu của công việc và nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho công nhân
lao động làm việc trong Công ty, lãnh đạo Công ty đã ban hành các quy định về việc
cấp phát trang thiết bị BHLĐ đối với người lao động ở từng khu vực và chức năng
công việc thực hiện.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 19 SVTH:
Các quy định của Công ty về cấp phát trang thiết bị BHLĐ được trình bày trong
Bảng 3.8.
Bảng 3.8: Các trường hợp được cấp phát trang thiết bị BHLĐ
STT Công việc Điều kiện làm việc Trang thiết bị
Thời gian sử
dụng
1 Nhập than Tiếp xúc bụi
- Khẩu trang
- Giăng tay
- Quần áo bảo hộ
- Giày
- Mủ vải
15 ngày
1 tháng
6 tháng
1 năm
3 tháng
2 Lò hơi
Tiếp xúc bụi, nhiệt
độ cao, ồn, rung
- Khẩu trang
- Giăng tay
- Mủ vải
- Nút tai
- Ủng
15 ngày
1 tháng
3 tháng
1 năm
6 tháng
3
Vận hành
máy ly tâm
Tiếp xúc với tiếng
ồn, nhiệt độ cao
- Nút tai
- Dép
- Quần áo bảo hộ
- Giăng tay
1 năm
6 tháng
6 tháng
1 tháng
4
Bộ phận nấu
đường
Tiếp xúc với nhiệt
độ cao
- Dép
- Quần áo bảo hộ
- Giăng tay
6 tháng
6 tháng
1 tháng
5
Bộ phân bảo
trì
- Quần áo bảo hộ
- Nón an toàn
- Dây an toàn
- Giày bảo hộ
- Mặt nạ hàn
6 tháng
2 năm
Làm việc trên cao
1 năm
-
3.4.1.8. Phòng chống cháy nổ (PCCN)
 Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Nhằm đảm bảo an toàn toàn tính mạng, tài sản trong Công ty do cháy nổ gây ra,
Công ty đã thiết lập hệ thống PCCC trong toàn Công ty:
 Về mặt chính sách: Công ty ban hành các nội quy về PCCC trong toàn bộ
Công ty, nguyên tắc PCCC được đưa vào hướng dẫn công việc tại một số khu vực có
tiềm năng xảy ra hiện tượng cháy nổ như trạm xăng, phân xưởng rượu,...
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 20 SVTH:
 Về trang thiết bị: Hàng năm Công ty thực hiện kiểm tra, di tu, bảo dưỡng và
mua mới các thiết bị PCCC và chỉ định nhân sự chịu trách nhiệm cụ thể cho từng khu
vực.
 An toàn điện và chống sét
 Nhà máy hiện sử dụng song song hai hệ thống cung cấp điện. Hệ thống điện
lưới quốc gia cung cấp cho trạm bơm nước sông và khu xử lý nước thải. Máy phát
điện cung cấp điện cho các phân xưởng sản xuất.
 Các máy móc thiết bị sử dụng điện tại nhà máy được nối đất an toàn và định
kỳ kiểm tra 1 lần/năm nhằm phát hiện các nguy cơ mất an toàn.
 Trên nóc các nhà kho, phân xưởng, silô đường được gắn các cột thu sét để bảo
vệ các công trình. Hệ thống chống sét được kiểm tra định kỳ theo năm.
3.4.2. Kết quả thực hiện OH&S
Kết quả công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty được thể hiện đầy đủ trong
các bản báo cáo định kỳ về Bảo hộ lao động lên Ban quản lý các Khu công nghiệp
Đồng Nai.
Năm 2010, Công ty đã tổ khám sức khỏe định kỳ với kết quả phân loại sức khỏe
như sau:
 Tổng số cán bộ công nhân viên: 392 người (nữ chiếm 166 người).
 Tổng số khám: 358 người.
 Đạt tỉ lệ: 91,3%.
Bảng 3.9: Kết quả thực hiện OH&S tại Công ty CP ĐBH
STT Chỉ tiêu về BHLĐ
Số liệu, kết
quả
1
Lao động của Công ty
- Tổng số lao động
- Nam
- Nữ
392
226
166
2
Tình hình tai nạn lao động
- Số vụ TNLĐ
- Số vụ có người chết
- Số người bị TNLĐ
- Trong đó nữ
47
0
47
11
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 21 SVTH:
STT Chỉ tiêu về BHLĐ
Số liệu, kết
quả
3
Công tác huấn luyện ATLĐ
- Số người được huấn luyện BHLĐ
- Số người được huấn luyện lại
346
210
4
Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
Số thiết bị được kiểm định và cấp phép
15
15
5
Môi trường làm việc
- Chật chội
- Ẩm ướt
- Nóng quá
- Ồn
- Lạnh quá
- Hơi khí độc
0
0
4%
4%
0
0
6
Kết quả phân loại sức khỏe người lao động
- Loại I (Rất khỏe)
- Loại II (Khỏe)
- Loại III (Trung bình)
- Loại IV (Yếu)
- Loại V (Rất yếu)
63
133
138
48
10
7
Bệnh nghề nghiệp
- Bệnh mắt
- Viêm tai-mũi-họng
- Nhiễm trùng tiểu
- Bệnh ngoài da
- Điếc nghề nghiệp
115
64
0
0
3
8
Chi phí cơ sở cho công tác OH&S
Tổng chi cho công tác BHLĐ
- Thiết bị AT-VSLĐ
- Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động
- Phương tiện bảo hộ cá nhân
- Tuyên truyền, huấn luyện
- PCCC
- Cấp cứu điều trị TNLĐ, BNN
- Chi phí bồi thường cho người lao động
1.076.375.864
6.450.000
13.934.600
379.430.000
621.486.264
39.780.000
2.295.000
13.000.000
Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo định kỳ về BHLĐ, năm 2010.
Các ca TNLĐ xảy ra tại Công ty là do người lao động bất cẩn, vi phạm quy trình
vận hành thiết bị.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 22 SVTH:
3.4.3. Đánh giá khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 vào Công ty CP ĐBH
Những thuận lợi của Công ty khi xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007:
 Công ty định hướng phát triển bền vững, lâu dài và mở rộng thị trường nên ban lãnh
đạo quyết tâm xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
Ban lãnh đạo đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực, tài lực cần thiết để xây dựng và
duy trì hệ thống quản lý OH&S tại Công ty.
 Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO
9001:2000 từ tháng 02/2004 (hệ thống này hiện đang được xem xét tiến hành chuyển
đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008) và đang tiến hành xây dựng hệ thống
quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm HACCP nên Công ty đã làm quen với các khái
niệm, tiếp cận với cách quản lý theo ISO, biết cách xây dựng các thủ tục, biểu mẫu
liên quan (OHSAS là một tiêu chuẩn được xây dựng với cấu trúc và cách tiếp cận
tương tự như ISO).
 Bộ phận an toàn lao động Công ty được tổ chức hoàn chỉnh, làm việc có trách
nhiệm và hiệu quả.
 Hàng năm Công ty đều mở các khóa huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động, lớp an
toàn vận hành thiết bị máy móc và an toàn hóa chất cho CB-CNV trong Công ty. Định
kỳ 6 tháng ban lãnh đạo Công ty phối hợp với ban an toàn lao động, công đoàn, phòng
y tế và ban quản đốc các phân xưởng kiểm tra tình trạng tuân thủ các nội quy về an
toàn lao động trong toàn Công ty.
Bên cạnh đó công ty cũng còn gặp một số khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 vào công ty:
 Ý thức chấp hành ATVSLĐ của một bộ phận NLĐ còn hạn chế.
 Một số hệ thống công trình của công ty đã xuống cấp khi áp dụng OHSAS cần phải
thay thế sửa chữa như: hệ thống ống dẫn hơi, một số máy ly tâm, ....
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 23 SVTH:
Chương 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU
CHUẨN OHSAS 18001:2007
4.1. PHẠM VI HỆ THỐNG OH&S
Nhằm quản lý tốt nhất các vấn đề OH&S trong hệ thống được thiết lập, lãnh đạo
cao nhất Công ty xác định các vị trí/khu vực mà ở đó hệ thống được áp dụng.
Trong giai đoạn đầu hệ thống được xây dựng ở các khu vực sau: phân xưởng
đường luyện, khu vực lò hơi, kho đường thô tại nhà máy Biên Hòa, đường số 1 - Khu
Công nghiệp Biên Hòa 1 - Tỉnh Đồng Nai.
4.2. THÀNH LẬP BAN OH&S
Nhằm quản lý tốt các vấn đề OH&S trong hệ thống và đáp ứng các yêu cầu của
tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, căn cứ vào cơ cấu tổ chức Công ty, tổng giám đốc
Công ty quyết định thành lập ban OH&S với số lượng và thành phần như sau:
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức ban OH&S của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa.
Thư ký
Trưởng ban OH&S (Trưởng ban ISO)
Phó ban OH&S (Thành viên BGĐ) Phó ban OH&S (Cán bộ an toàn)
Thành viên Ban OH&S
Đại diện các
phân xưởng
Đại diện các
phòng ban
Đại diện
khách hàng
Đại diện các
đơn vị cung
ứng dịch vụ
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 24 SVTH:
4.3. CHÍNH SÁCH OH&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH
4.3.1. Xây dựng chính sách OH&S
Căn cứ vào những ý kiến của các thành viên Ban OH&S, các bộ phận của hệ
thống quản lý và tình hình thực tế quản lý OH&S của Công ty. Ban lãnh đạo Công ty
họp và quyết định nội dung chính sách OH&S của Công ty. Chính sách OH&S phải
được lãnh đạo cao nhất công Công ty phê duyệt.
4.3.2. Phổ biến chính sách OH&S
Chính sách OH&S cần phải được lập thành văn bản và có các biện pháp thực
hiện, duy trì thông tin liên lạc với các nhân viên và các bên liên quan. Chính sách
OH&S cần phải được phổ biến đến các đối tượng sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
CHÍNH SÁCH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Công ty cổ phần Đường Biên Hòa nhận thấy An toàn Sức khỏe nghề nghiệp
là vấn đề quan trọng, có vai trò quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự
phát triển của công ty và lợi ích chính đáng của người lao động.
CÔNG TY CP ĐƯỜNG BIÊN HÒA CAM KẾT
1. Tạo dựng và cung cấp môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe
cho toàn bộ CB-CNV làm việc dưới sự kiểm soát của công ty theo yêu cầu
của pháp luật.
2. Thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe nghề nghiệp
theo yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
3. Thiết lập, theo dõi và kiểm soát mục tiêu OH&S tại tất cả các vị trí, hoạt
động được thực hiện tại công ty.
4. Tất cả các cán bộ nhân viên trong Công ty có trách nhiệm tuân thủ và thực
hiện đầy đủ nội quy và chính sách của Công ty.
Biên Hòa, ngày ...... tháng...... năm 2011.
TỔNG GIÁM ĐỐC
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 25 SVTH:
 Nhân viên làm việc tại Công ty: phổ biến thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền,
dán nội dung chính sách tại cửa ra vào của các nhà xưởng, nhà ăn, phòng họp, phòng
tiếp khách và các phòng ban trong Công ty.
 Đối với nhà thầu: cung cấp các nội dung trong chính sách OH&S của Công ty và
yêu cầu các nhà thầu cam kết thực hiện sau khi ký hợp đồng.
 Đối với khách và các đối tượng khác: Đưa các chính sách OH&S lên trang web của
Công ty, các tài liệu quảng bá và các báo cáo với các bên hữu quan.
4.4. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
4.4.1. Mục đích
Nhận dạng sớm các mối nguy hiểm ở tất cả các bộ phận trong phạm vi của hệ
thống có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của người lao động nhằm đảm
bảo rằng các rủi ro liên quan đến các mối nguy này được đánh giá, kiểm soát thích hợp
và được thực thi để quản lý các sự cố liên quan.
4.4.2. Nội dung
4.4.2.1. Nhu cầu nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Việc nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro được thực hiện tại tất cả các bộ
phận, hoạt động thuộc sự kiểm soát của hệ thống.
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro bổ sung khi:
 Các thay đổi hay đề xuất thay đổi trong Công ty về hoạt động, nguyên vật liệu, máy
móc/thiết bị.
 Các điều chỉnh đối với hệ thống quản lý OH&S, bao gồm những thay đổi tạm thời
và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và hoạt động.
 Các thay đổi của các văn bản, yêu cầu pháp luật liên quan đến việc đánh giá rủi ro
và thực hiện các kiểm soát cần thiết.
 Thay đổi thiết kế khu làm việc, quy trình, lắp đặt máy móc/thiết bị, thủ tục vận hành
và tổ chức làm việc xem xét đến khả năng thích nghi của con người.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 26 SVTH:
4.4.2.2. Tiến trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Trách
nhiệm
Tiến trình Mô tả công việc/Tài liệu
Tất cả các bộ
phận
- Đánh giá định kỳ 6 tháng 1 lần
- Hoặc đánh giá bổ sung khi cần
Các bộ phận
liên quan
- Các phòng ban sẽ thực hiện
Bảng mô tả các mối nguy và rủi ro
(BM-01-01)
- Nhập dữ liệu vào hồ sơ
Các bộ phận
phận liên
quan
- Nhân viên phụ trách cho điểm
vào Bảng đánh giá mức độ rủi ro
các mối nguy (BM-01-02)
Ban OH&S
& Các bộ
phận liên
quan
- Tiến hành đánh giá lại và ghi
nhận trong các biên bản cuộc họp
Ban OH&S
- Tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro
lập thành Bảng kế hoạch hành
động vì OH&S (BM-01-03)
Ban OH&S
& Các bộ
phận liên
quan
- Họp tham vấn ý kiến của công
nhân viên trong Công ty về kế
hoạch hành động vì OH&S
Ban OH&S
- Chỉnh sửa lại tài liệu cho phù
hợp với các nội dung thảo luận và
tham vấn.
ĐDLĐ và
Ban giám
đốc
- Xem xét và phê duyệt Bảng kế
hoạch hành động vì OH&S (BM-
01-03)
Ban OH&S
- Cập nhật vào Danh mục các loại
hồ sơ được kiểm soát (BM-10-01)
4.4.2.3. Đánh giá mối nguy
Các mối nguy sẽ được đánh giá thông qua 5 tiêu chí sau:
 Đánh giá mức độ rủi ro của mối nguy (R):
Tần suất xảy ra sự cố.
Khả năng ảnh hưởng.
Khả năng tiếp cận.
Nhận diện các mối nguy
Đánh giá rủi ro
Nhu cầu nhận diện mối
nguy & đánh giá rủi ro
Thảo luận &
đánh giá lại
Ban hành và lưu hồ sơ
Đạt
Không
Chỉnh sửa và trình duyệt
Xem xét và phê
duyệt
Không
Duyệt
Lập kế hoạch hành động vì OH&S
Thảo luận và tham vấn
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 27 SVTH:
 Khả năng ngăn ngừa rủi ro từ mối nguy (N):
Khả năng bảo vệ.
Đào tạo, năng lực và nhận thức.
Trong phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp
theo OHSAS 18001:2007 tại Công ty CP ĐBH có 38 mối nguy được nhận diện và mô
tả dựa theo các 5 tiêu chí trên. (Xem phụ lục 3 - Phần nhận diện và mô tả rủi ro).
Đánh giá rủi ro cho mối nguy theo phương pháp cho điểm, từng mối nguy được
cho điểm dựa trên 3 tiêu chí. Mức độ rủi ro của mối nguy là tổng tất cả các tiêu chí với
nhau và điểm rủi ro là điểm âm.
 Đối với tai nạn lao động
Điểm
đánh
giá
Khả năng ảnh
hưởng
Khả
năng tiếp
cận
Tần
suất xảy
ra sự cố
Khả năng
bảo vệ
Sự huấn luyện và
nhận thức
1
Xây xát nhẹ, chỉ cần
sơ cứu tại chỗ, sử
dụng tủ thuốc tại
chỗ.
≤ 1
lần/năm
Chưa
bao giờ
xảy ra
Có PPE
nhưng không
sử dụng hoặc
không trang
bị
CB-CNV không
được đào tạo hoặc
không nhận thức về
mối nguy.
2
Tổn thương có thể
chữa lành, không để
lại di chứng;
Đến trạm y tế;
Hoặc nghỉ < 5 ngày.
Hàng
tháng
≤ 1
lần/năm
Chỉ có PPE
được trang bị
và sử dụng
CB-CNV không
được đào tạo nhưng
được cảnh báo về
mối nguy.
3
Những tổn thương
không thể chữa lành
đ và để lại di chứng;
Phải nhập viện;
Hoặc nghỉ > 5 ngày
Hàng tuần
≤ 3
lần/năm
Có biện pháp
bảo vệ chung,
có các biển
báo an toàn,
trang bị PPE
Công nhân viên
được đào tạo và
cảnh báo về mối
nguy.
4
Đe dọa mạng sống;
Hoặc ở cấp ba
nhưng có 2 người bị
nạn
Hàng
ngày
> 3
lần/năm
Máy móc phù
hợp, tuân thủ
các biện pháp
và quy trình
an toàn
Công nhân viên định
kỳ được đào tạo,
nhận thức rõ mối
nguy và biết cách
phòng tránh.
Mức độ rủi ro (R) = - (Khả năng ảnh hưởng + Khả năng tiếp cận + Tần suất xảy ra sự cố)
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 28 SVTH:
 Đối với bệnh nghề nghiệp
STT
Khả năng ảnh
hưởng
Khả
năng
tiếp cận
Tần suất
xảy ra sự cố
Khả năng bảo
vệ
Sự huấn luyện
1
Mệt mỏi trong lao
động (Có khả năng
hồi phục hoàn toàn
sau nghỉ ngơi)
≤1
lần/tháng
Không có
trường hợp
mệt mỏi hoặc
bị suy giảm
sức khỏe
Được trang bị
PPE nhưng
không sử
dụng hoặc
không trang bị
Công nhân viên
không được đào
tạo hoặc không
nhận thức về mối
nguy, hành động
nguy hiểm
2
Sức khỏe bị giảm
sút (loại I xuống
loại II,.v.v…)
≤ 1
lần/tuần
Số ca giảm
sức khỏe
<10%/năm
Chỉ có PPE
được trang bị
và sử dụng
Không được đào
tạo nhưng công
nhân viên được
cảnh báo về mối
nguy.
3
Bị các bệnh nghề
nghiệp liên quan có
thể điều trị
Hàng
ngày
Số ca giảm
sức khỏe từ
10% /năm 
30%/năm
Có các biện
pháp bảo vệ
chung, có các
biển báo an
toàn, trang bị
bảo hộ
Công nhân viên
được đào tạo và
cảnh báo về mối
nguy.
4
Bị các bệnh nghề
nghiệp liên quan,
ảnh hưởng lâu dài
và có thể gây tử
vong
Hàng giờ
Số ca giảm
sức khỏe >
30%
Máy móc phù
hợp, tuân thủ
các biện pháp
và quy trình
an toàn
Công nhân viên
định kỳ được đào
tạo, nhận thức rõ
mối nguy và biết
cách phòng tránh.
4.4.3. Tài liệu tham chiếu
Phụ lục 3: Thủ tục Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro TT – 01.
4.5. KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH
4.5.1. Mục đích
Nhằm kiểm soát và đảm bảo rằng các biện pháp ngăn ngừa nhằm loại bỏ các mối
nguy được thực hiện.
4.5.2. Nội dung
4.5.2.1. Kiểm soát và ngăn ngừa mối nguy
a. Xác định mối nguy cần ưu tiên kiểm soát
Đánh giá khả năng ngăn ngừa cho mối nguy theo phương pháp cho điểm, từng
mối nguy được cho điểm dựa trên 2 tiêu chí. Khả năng ngăn ngừa của mối nguy là
tổng 2 các tiêu chí với nhau và điểm đánh giá là điểm dương.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 29 SVTH:
Mối nguy nào có điểm đánh giá mối nguy (N + R) thấp sẽ ưu tiên thực hiện
kiểm soát trước. Trường hợp 2 mối nguy có điểm đánh giá mối nguy (N + R) bằng
nhau thì mối nguy nào có mức độ rủi ro (R) cao hơn sẽ tiến hành kiểm soát trước.
b. Phân loại mối nguy và xét thứ tự ưu tiên khắc phục và phòng ngừa
Bảng 4.1: Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp phòng ngừa
Điểm đánh
giá mối nguy
Mức độ Tính ưu tiên
Số
lượng
Ghi chú
(-10) - (-8) Cực kỳ nguy hiểm Dừng ngay hoạt động 0
(-7) - (-4) Rất nguy hiểm Ngăn chặn trong năm nay 7 Bảng 4.2
(-3) - (-1) Nguy hiểm Ngăn chặn trong năm tới 22 Bảng 4.3
0 - 5 Rủi ro có thể chấp nhận Không cần HĐPN 9
c. Thực hiện các hành động kiểm soát điều hành
Sau khi các mối nguy được nhận dạng, CB-CNV đề xuất các biện pháp kiểm
soát, ban OH&S tổng hợp, ghi vào bảng kế hoạch hành động OH&S và trình cho ban
lãnh đạo Công ty xem xét trước khi phân phối tới các bộ phận liên quan.
Tiến trình thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy.
Trách
nhiệm
Tiến trình Mô tả công việc/ Tài liệu
Ban
OH&S
- Bảng kế hoạch hành động vì
OH&S được phân phối tới các bộ
phận liên quan
Các bộ
phận liên
quan
- Các bộ phận liên quan tổ chức
thực hiện theo kế hoạch đã đề ra
Ban
OH&S &
các Bộ
phận liên
quan
- Các bộ phận tự kiểm tra và gửi
hồ sơ về kết quả thực hiện cho
ban OH&S.
- Ban OH&S kiểm tra tính xác
thực của các hồ sơ và tổng kết
định kỳ 1 lần/tháng
Ban
OH&S
- Nếu kiểm tra là đạt: lưu hồ sơ
chứng minh kết quả thực hiện.
- Nếu kiểm tra không đạt thì yêu
cầu các bộ phận liên quan thực
hiện lại.
Thực hiện
Kế hoạch hành động
vì OH&S
Kiểm tra
Lưu hồ sơ
Đạt
Không
Khả năng ngăn ngừa (N) = + (Khả năng bảo vệ + Sự huấn luyện và nhận thức)
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
GVHD: ThS. Trang 30 SVTH:
Bảng đánh giá mối nguy và các hành động kiểm soát mối nguy được trình bày trong bảng 4.2 và bảng 4.3.
Bảng 4.2: Danh sách các mối nguy có hành động phòng ngừa ngay trong năm nay
STT
Kí
hiệu
Hoạt động/Vị
trí
Nhận diện các yếu tố
nguy hiểm
R N Hành động phòng ngừa
Trách nhiệm
thực hiện
1 H17
- Đẩy các thùng
chứa xỉ
- Các thùng chứa xỉ có
thể va vào nhau do
đường dốc, thùng nặng
-10 5
- Thường xuyên nhắc nhở NLĐ về mối nguy
này.
- Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi thực
hiện công viêc này.
- Trưởng ca
- NLĐ
2 H24
- Pha than hoạt
tính
- Máng tôn treo lơ
lửng thấp (1,55 m)
-9 4
- Tháo bỏ máng tôn này.
- Chạy lại đường dây điện qua vị trí này
- Phân xưởng
cơ điện.
3 H6 - Cửa vào kho - Thấp (1,5 m) -9 4
- Thay khung cửa mới cao hơn (≥ 1,8 m).
- Trong khi chờ thay cửa mới, lắp đặt biển
báo nguy hiểm.
- Phân xưởng
cơ điện.
4 H14
- Hoạt động của
các quạt thổi
- Tiếng ồn cao -9 4
- Thường xuyên nhắc nhở NLĐ thực hiện
đeo nút tai chống ồn.
- Thay mới ngay nút tai khi có hư hỏng.
- Nghiên cứu, cải tạo hệ thống cấp gió cho
lò hơi
- Trưởng ca.
- NLĐ.
- Phòng kỹ
thuật vật tư.
5 H2
- Thoát miệng
bao đường
- Công nhân dùng dao
để thoát chỉ bao đường
-10 6
- Trang bị bao tay cho công nhân.
- Cảnh báo công nhân về mối nguy này.
- Phòng nhân
sự.
- Trưởng ca.
6 H16
- Chuyển xỉ lên
xe tải
- Công nhân đứng trên
mảnh ván rộng 18cm
để điều khiển palăng và
đổ tro vào xe.
-8 4
- Thiết kế vị trí đứng cho công nhân.
- Trong thời gian chờ lắp đặt, nhắc nhở CB-
CNV đề phòng rủ ro có thể bất ngờ có thể
xảy ra.
- Phòng kỹ
thuật vật tư.
- Trưởng ca.
7 H30
- Cửa từ nhà
xưởng thông qua
khu nhập vôi
- Người bên trong nhà
xưởng đi ra khi đang
nhập vôi
-8 4
- Lắp đặt biển báo nguy hiểm bên trong nhà.
- Nhắc nhở CB-CNV khóa cửa bên ngoài
khi tiên hành nhập vôi.
- Phân xưởng
cơ điện.
- Trưởng ca.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
GVHD: ThS. Trang 31 SVTH:
Bảng 4.3: Danh sách các mối nguy có hành động phòng ngừa ngay trong năm tới
STT
Kí
hiệu
Hoạt động/Vị
trí
Nhận diện các yếu tố
nguy hiểm
R N Hành động phòng ngừa
Trách nhiệm
thực hiện
1 H15 - Lấy tro - Bụi phát sinh nhiều -9 6
- Cải tạo hệ thống lấy tro hiện có.
- Nhắc nhở CB-CNV đeo khẩu trang khi đi
qua khu vực này, tránh tiếp xúc lâu dài trong
khu vực này.
- Phân xưởng
cơ điện.
- Trưởng ca.
2 H31
- Hoạt động của
máy ly tâm
- Tiếng ồn cao -8 5
- Nhắc nhở CB-CNV đeo nút tai.
- Đẩy nhanh tiến trình thay thế máy ly tâm
đã cũ
- Trưởng ca.
- Phòng kỹ
thuật vật tư.
3 H10
- Thu đường đổ
tại chân các gầu
múc
- Làm việc tại nơi chật
hẹp
-8 5
- Cảnh báo mối nguy này cho công nhân.
- Trang bị thiết bị lao động phù hợp cho.
- Trưởng ca.
- Phòng kỹ
thuật vật tư.
4 H11
- Băng tải
đường qua
xưởng sản xuất
- Độ dốc cao (10o)
- Còn nhiều rác, cây
gậy nằm ngang cản trở
đường đi
-8 5
- Lắp đặt biển cảnh báo ở 2 đầu để cảnh báo
cho nhân viên và khách.
- Tăng tần suất vệ sinh (2 lần/tuần)
- Phân xưởng
cơ điện.
- Quản đốc.
5 H18
- Vận chuyển
tro từ buồng
lắng bụi lên xe
- Công nhân mang vát
bao tro 30 kg đi trên
chính những bao tro
gập ghềnh
-7 4
- Thay đổi quy trình vận chuyển bằng cách
lắp đặt hệ thống palăng.
- Phòng kỹ
thuật vật tư.
- Phân xưởng
cơ điện.
6 H19 - Tháp rữa bụi
- Cầu thang (15 m)
không có vòng bảo vệ
-7 4 - Lắp đặt vòng bảo vệ.
- Phân xưởng
cơ điện.
7 H26
- Nhập vôi
- Vôi cục rơi trúng
người
-7 4
- Trang bị mũ bảo hộ cho công nhân làm
việc.
- Nhắc nhở NLĐ thận trọng khi chuẩn bị vôi
.
- Phòng kỹ
thuật vật tư.
- Trưởng ca.
8 H28
- Băng tải va vào ống
dẫn hơi, dây điện
-7 4
- Nhắc nhở người điều khiển palăng thực hiện
đúng quy trình vận hành an toàn.
- Trưởng ca
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
GVHD: ThS. Trang 32 SVTH:
STT
Kí
hiệu
Hoạt động/Vị
trí
Nhận diện các yếu tố
nguy hiểm
R N Hành động phòng ngừa
Trách nhiệm
thực hiện
9 H29
- Đưa bao đựng
vôi xuống
- Bao vôi được bó
thành bó và vứt xuống
từ tầng 3.
-7 4
- Nghiêm cấm NLĐ tái diễn hành vi này.
- Lập điều khoản xử phạt cho hành vi này.
- Lập hướng dẫn công việc cho công tác
nhập vôi.
- Quản đốc.
- NLĐ
10 H12
- Lò hơi và các
ống dẫn hơi
- Nước lò hơi bị nhiễm
đường dẫn đến hiện
tượng ăn mòn đường
ống dẫn hơi
-10 8
- Tăng cường công tác thu và kiểm nghiệm
mẫu nước cấp lò hơi.
- Bảo trì, sửa chữa, thay thế tất cả các đường
ống dẫn hơi bị rò rỉ.
- Phòng kiểm
nghiệm
- Phân xưởng
cơ điện
11 H23 - Đập than - Bụi phát sinh nhiều -9 7 - Lắp đặt thêm tấm chắn nơi lưới sàng.
- Phân xưởng
cơ điện
12 H1
- Xe tải vào
chuyển đường
vào kho
- Xe tải de lui -9 7
- Nhắc nhở lái xe thực hiện cẩn thận
- Đối với nhà thầu: Đưa điều khoản quy định về
tuân thủ an toàn vào hợp đồng khi giao nhận
hàng tại Công ty.
- Trưởng ca.
- Ban OH&S
13 H22 - Nhập than - Nồng độ bụi cao -9 7
- Cải tạo hệ thống nhập than hiện tại bằng
cách gắn hệ thống rung thay cho làm việc
bằng tay của NLĐ.
- Nhắc nhở công nhân đeo khẩu trang.
- Phòng kỹ
thuật vật tư.
- Phân xưởng
cơ điện.
- NLĐ.
14 H36 - Chất đống
- Công nhân vát nặng
(50kg) đi trên bao
đường
-9 7 - Nhắc nhở NLĐ về mối nguy này. - Trưởng ca.
15 H25
- Đưa vôi lên
silô
- Bụi vôi phát sinh
nhiều
-8 6
- Nhắc nhở CB-CNV qua lại khu vực mang
khẩu trang bảo vệ, tránh tiếp xúc với bụi trong
thời gian dài.
- Lắp đặt các tấm chắn gió trên tầng 3 tại
khu vực tiếp nhận vôi.
-
- Trưởng ca.
- Phân xưởng
cơ điện.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
GVHD: ThS. Trang 33 SVTH:
STT
Kí
hiệu
Hoạt động/Vị
trí
Nhận diện các yếu tố
nguy hiểm
R N Hành động phòng ngừa
Trách nhiệm
thực hiện
16 H9
- Cầu thang lên
băng tải trên nóc
- Bụi đường bám và
lâu ngày tan chảy
- Độ dốc cao (60o)
-7 5
- Tăng cường công tác vệ sinh.
- Bố trí thêm vệ sinh viên cho khu vực này.
- Vệ sinh viên.
- Quản đốc.
17 H21 - Tách khí CO2 - Tủ điện bị nước nhỏ -7 5 - Sửa chửa đường ống hỏng.
- Phân xưởng
cơ điện.
18 H35
- Thí nghiệm,
phân tích mẫu
- Bị hóa chất văng
trúng, dính lên da.
-8 7
- Nhắc nhở CB-CNV tuân thủ đúng nội quy
phòng thí nghiệm.
- Trưởng ca.
19 H8
- Sàn trên hành
lang băng tải
- Mất vệ sinh -7 6
- Tăng cường công tác vệ sinh.
- Bố trí thêm vệ sinh viên cho khu vực này.
- Vệ sinh viên.
- Quản đốc.
20 H32 - Nấu đường
- Nhiệt độ cao (36oC)
- Độ rung lớn
-7 7
- Lắp đặt thêm hệ thống thông gió.
- Thay đổi các thiết bị cũ bằng các thiết bị
mới.-
- Lập danh sách các thiết bị cần thay đổi và
dự toán ngân sách.
- Phân xưởng
cơ điện.
- Phòng kỹ
thuật vật tư.
21 H5
- Hành lang hộp
chứa đường
- Còn nhiều rác, cây
sắt nằm ngang gây vấp
ngã
-6 5
- Tăng cường công tác vệ sinh.
- Bố trí thêm vệ sinh viên cho khu vực này.
- Vệ sinh viên.
- Quản đốc.
22 H20
- Cầu thang bắt
qua buồng lắng
bụi
- Chỉ có thang sắt
thường bắt ngang
không có tay vịn
-6 5
- Dở bỏ thang này, thay thế bằng thang leo
có vòng bảo vệ.
- Phân xưởng
cơ điện
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 34 SVTH:
4.5.2.2. Hướng dẫn công việc
Các HDCV hiện có của Công ty cần được cập nhật thường xuyên nhằm hạn chế
tối đa khả năng xảy ra của các mối nguy, tạo điều kiện cho CB – CNV trong Công ty
cần nắm vững các quy tắc và tuân thủ các quy trình an toàn trong quá trình sản xuất.
Bảng 4.4: Một số hướng dẫn công việc được sử dụng trong hệ thống
STT Tên hướng dẫn công việc Ký hiệu
1 Hướng dẫn công việc vệ sinh phân xưởng đường HDCV-02-01
2 Hướng dẫn công việc vệ sinh công nghiệp HDCV-02-02
3 Hướng dẫn công việc nấu xút các nồi đường HDCV-02-03
4 Hướng dẫn công việc hòa diện máy phát HDCV-02-04
5 Hướng dẫn kiểm soát khu vực lò hơi – turbin HDCV-02-05
6 Hướng dẫn vận hành vis tải HDCV-02-06
7 Hướng dẫn công việc pha muối khu Resin HDCV-02-07
8 Hướng dẫn bôi trơn thiết bị HDCV-02-08
9 Hướng dẫn bảo dưỡng máy sấy HDCV-02-09
10 Hướng dẫn công việc bảo dưỡng động cơ HDCV-02-10
4.5.3. Tài liệu tham chiếu
Phụ lục 3: Thủ tục Kiểm soát và điều hành: TT – 02.
4.6. YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC
4.6.1. Mục đích
Bảo đảm rằng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến OH&S
có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, dịch vụ của Công ty sẽ nhận biết, cập nhật
và thực hiện đúng trong hệ thống.
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 35 SVTH:
4.6.2. Nội dung
4.6.2.1. Cập nhật các yêu cầu mới của pháp luật và các yêu cầu khác
Tiến trình cập nhất các yêu cầu mới của pháp luật và các yêu cầu khác
Trách
nhiệm
Tiến trình Mô tả công việc/tài liệu
Ban
OH&S
- Cập nhật hàng tháng
(BM-03-02: Bảng theo dõi
thu thập văn bản pháp luật
và yêu cầu khác)
ĐDLĐ
- Xem xét lần 1 (BM-03-
02: Bảng theo dõi thu thập
văn bản pháp luật và yêu
cầu khác)
Giám đốc/
Phó giám
đốc
- Xem xét lần 2 và phê
duyệt
ĐDLĐ
- BM-03-01: Danh mục
các văn bản pháp luật và
các yêu cầu khác
Ban
OH&S/
Thủ
trưởng đơn
vị/ĐDLĐ
-
Tổng giám
đốc
-
Phòng
Nhân sự
- Triển khai các văn bản
đã được cập nhật đến các
phòng ban và các bộ phận
liên quan trong Công ty
BM-03-01
4.6.2.2. Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Định kỳ 3 tháng ban OH&S phải kiểm tra cập nhật lại yêu cầu pháp luật và các
yêu cầu khác, thông qua tình hình cụ thể của thực tế sản xuất ban OH&S đánh giá tình
hình tuân thủ các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác của tất cả các mối nguy và
rủi ro trong Công ty.
Dựa trên thực trạng đáp ứng yêu cầu pháp luật về OH&S và các yêu cầu khác,
ĐDLĐ triển khai thông tin cho việc xem xét của lãnh đạo.
Không
Duyệt
Ban hành và phân
phối
Thu thập các yêu cầu pháp
luật và các yêu cầu khác
Xem xét
Duyệt
Cập nhật vào “Danh mục
các yêu cầu pháp luật và
các yêu cầu khác
Cập nhật lại các mục tiêu,
chỉ tiêu, chương trình
OH&S
Không cần
cập nhật
Không cần
cập nhật
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần
đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
GVHD: ThS. Trang 36 SVTH:
4.6.3. Tài liệu tham chiếu
Phụ lục: Thủ tục Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác TT - 03.
4.7. MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH
4.7.1. Mục đích
Tổ chức cần phải thiết lập di trì các mục tiêu, chương trình OH&S nhằm kiểm
soát tốt các rủi ro và làm cơ sở đánh giá mức độ hiệu quả của việc áp dụng hiệu thống
quản lý OH&S tại Công ty.
4.7.2. Nội dung
Tổ chức phải thiết lập duy trì mục tiêu, chương trình ở dạng văn bản tại mỗi cấp,
mỗi bộ phận có liên quan đến OH&S. Các mục tiêu này phải đo được khi cần thiết và
nhất quán với chính sách OH&S. Khi thiết lập mục tiêu chương trình cần xác định rõ
trách nhiệm cho từng mục tiêu ở mỗi cấp mỗi bộ phận. Các mục tiêu chương trình sẽ
được thiết lập cho thời hạn 1 năm. Khi cần thiết chương trình sẽ được sửa đổi để đảm
bảo bảo các mục tiêu sẽ đạt được.
4.7.2.1. Tiến trình thực hiện
Trách
nhiệm
Tiến trình Mô tả công việc/ tài liệu
Giám Đốc
- Ban Giám đốc đưa ra ý kiến chỉ
đạo chung
Ban quản
đốc các
phân
xưởng
- Các bộ phận đề xuất mục tiêu
và chỉ tiêu của bộ phận mình,
trưởng bộ phận xem xét.
- Sau đó tổng hợp mục tiêu và
chỉ tiêu và trình Giám đốc xem
xét và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Dựa vào mục tiêu và chỉ tiêu,
thực hiện các giải pháp đã lên kế
hoạch thực hiện
- Kết quả đạt được báo cáo với
Ban Giám đốc hàng tháng.
ĐDLĐ - Những hạng mục không đạt sẽ
được phân tích và lập kế hoạch
khắc phục.
- Kế hoạch khắc phục sẽ được
thực hiện cho đến khi hoàn thành.
Ban
OH&S
Hoàn thành hành động khắc
phục
Theo dõi
Ý kiến chỉ đạo
Lập mục tiêu của bộ phận
Thực hiện
Báo cáo hàng tháng
Theo dõi hành
động khắc phục
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
GVHD: ThS. Trang 37 SVTH:
Qua quá trình nghiên cứu và xem xét các điều kiện thực tế của Công ty và tại các bộ phận, các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình
hành động vì OH&S của Công ty được thiết lập. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S được thể hiện qua Bảng 4.5:
Bảng 4.5: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S
STT Nội dung mục tiêu
Chỉ tiêu
toàn
phân
xưởng
Chỉ tiêu của bộ
phận/phòng ban
Chương trình hành động
Thời
gian
hoàn
thành
Người
chịu trách
nhiệm
Biện pháp, tài
liệu, hồ sơ
kiểm soátBộ
phận
Chỉ tiêu
1
Đảm bảo NLĐ ý thức
và trang bị đầy đủ trang
bị BHLĐ
92%
Lò hơi 85% - Ban hành quy chế kiểm
tra, giám sát việc sử dụng
trang bị BHLĐ, xử phạt các
trường hợp vi phạm.
- Tuyên truyền việc sử
dụng đầy đủ trang bị
BHLĐ.
- Trang bị đầy đủ phương
tiện BHLĐ
03 tháng
- Ban
OH&S.
- Quản
đốc phân
xưởng
- Phòng
nhân sự
- Hàng tháng,
quản đốc phân
xưởng báo cáo
với Ban
OH&S.
- Nội quy quy
chế sử dụng
trang bị BHLĐ
Nấu
đường
95%
Ly tâm 95%
Kho
chứa
90%
2
Giảm số ngày nghỉ về
tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp
600 h/
năm
Lò hơi
200
h/năm
- Trang bị đầy đủ các thiết
bị bảo hộ lao động.
- Đảm bảo trang bị đầy đủ
các biển báo nguy hiểm tại
nơi có nguy cơ gây ra tai
nạn lao động.
- Đảm bảo sự sẵn có của
các HDCV.
- Kiểm tra, bảo trì thường
xuyên máy móc, thiết bị.
1 năm
- Phòng
nhân sự
- Ban
OH&S
- Quản
đốc phân
xưởng
- Phân
xưởng cơ
điện.
- Định kỳ
hàng tháng
Ban OH&S
kiểm tra công
tác ATVSLĐ.
- Kết quả
kiểm tra máy
móc.
Nấu
đường
100
h/năm
Ly tâm
100
h/năm
Kho
chứa
200
h/năm
Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007
GVHD: ThS. Trang 38 SVTH:
STT Nội dung mục tiêu
Chỉ tiêu
toàn
phân
xưởng
Chỉ tiêu của bộ
phận/phòng ban
Chương trình hành động
Thời
gian
hoàn
thành
Người
chịu trách
nhiệm
Biện pháp, tài
liệu, hồ sơ
kiểm soátBộ
phận
Chỉ tiêu
3
Đảm bảo NLĐ được
khám sức khỏe định kỳ
1 năm 1 lần
95%
Phân
xưởng
đường
95%
- Lập kế hoạch khám sức
khỏe và thông báo trên
bảng tin y tế.
1 năm
- Trạm y
tế
- Phòng
nhân sự
- Kế hoạch
khám sức
khỏe.
4
Đảm bảo tất cả NLĐ
được đào tạo về OH&S
4 giờ/
người/
năm
Phân
xưởng
đường
90%
- Lập kế hoạch đào tạo
- Chuẩn bị thiết bị, tài liệu
để đào tạo
- Theo dõi tiến độ và
chương trình đào tạo
- Lập hồ sơ kết quả đào tạo
1 năm
- Ban
OH&S
- Phòng
nhân sự.
- Hồ sơ đào
tạo OH&S.
5
Đảm bảo tuân thủ các
yêu cầu pháp luật
Số vụ vi
phạm: 0
vụ
Phân
xưởng
đường
100%
- Cập nhật các yêu cầu
pháp luật thường xuyên và
đầy đủ.
- Tổ chức thực hiện, đáp
ứng đúng và đầy đủ các yêu
cầu đó.
3 tháng
- Ban
OH&S.
- Danh mục
các yêu cầu.
6
Giảm số lượng NLĐ
làm việc trong môi
trường quá nóng
Giảm 30
người
Lò hơi Giảm 10
- Tăng cường thêm quạt
gió
3 tháng - Phân
xưởng cơ
điện
- Kết quả
kiểm tra
ATLĐ.Nấu
đường
Giảm 20 - Cải tạo hệ thống quạt hút 1 năm
7
Giảm số lượng NLĐ
làm việc trong môi
trường quá ồn
Giảm 20
người
Ly tâm Giảm 20
- Thay thế các máy ly tâm
cũ bằng máy mới.
1 năm
- Phòng
kỹ thuất
vật tư
- Kế hoạch
thay thế thiết
bị.
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

More Related Content

What's hot

What's hot (16)

Đề tài: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngĐề tài: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Đề tài: Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty công nghiệp nhựa, HOT
 
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAYLuận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
Luận văn: Phân tích tình hình sản xuất của công ty thủy sản, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
Đề tài Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Thế K...
 
Đề tài: Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty thép
Đề tài: Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty thépĐề tài: Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty thép
Đề tài: Kế toán tiền lương và khoản trích theo lương tại công ty thép
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí Hoàng Minh, 9đ
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí Hoàng Minh, 9đĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí Hoàng Minh, 9đ
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại Công ty cơ khí Hoàng Minh, 9đ
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tuyển than, HOT
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tuyển than, HOTĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tuyển than, HOT
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty tuyển than, HOT
 
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cơ Khí, HOT
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cơ Khí, HOTĐề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cơ Khí, HOT
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cơ Khí, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty...
 
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình, 9đKế toán nguyên vật liệu tại Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình, 9đ
Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xuất nhập khẩu Quảng Bình, 9đ
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Bao Bì Hà Nội, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Bao Bì Hà Nội, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Bao Bì Hà Nội, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Bao Bì Hà Nội, HAY
 
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệuĐề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
Đề tài tốt nghiệp: Hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại công ty Phúc Thịnh, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại công ty Phúc Thịnh, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại công ty Phúc Thịnh, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán vốn bằng tiền tại công ty Phúc Thịnh, HOT
 

Similar to KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

Similar to KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 (20)

Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam CườngĐề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
 
Đề tài: Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp ở Hải Phòng
Đề tài: Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp ở Hải PhòngĐề tài: Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp ở Hải Phòng
Đề tài: Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp ở Hải Phòng
 
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đTuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
Tuyên truyền an toàn vệ sinh lao động tại công ty Khí cụ Điện, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Đề tài: Chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế tại Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế tại Hà Nội, HAYĐề tài: Chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế tại Hà Nội, HAY
Đề tài: Chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...
Luận án: Xử lý phenol trong nước thải bằng ozon hóa kết hợp xúc tác - Gửi miễ...
 
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm xã hội tại huyện An Dương, Hải Phòng
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm xã hội tại huyện An Dương, Hải PhòngĐề tài: Phát triển Bảo hiểm xã hội tại huyện An Dương, Hải Phòng
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm xã hội tại huyện An Dương, Hải Phòng
 
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế domesco ...
 
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOTĐề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
Đề tài: Đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ thương mại, HOT
 
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
Phát triển và đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại đầu tư ...
 
Giải pháp kế toán tiền lương và tiết kiệm chi phí tiền lương, HOT
Giải pháp kế toán tiền lương và tiết kiệm chi phí tiền lương, HOTGiải pháp kế toán tiền lương và tiết kiệm chi phí tiền lương, HOT
Giải pháp kế toán tiền lương và tiết kiệm chi phí tiền lương, HOT
 
Tiết kiệm chi phí tiền lương trên một sản phẩm tại Công ty điện, HOT
Tiết kiệm chi phí tiền lương trên một sản phẩm tại Công ty điện, HOTTiết kiệm chi phí tiền lương trên một sản phẩm tại Công ty điện, HOT
Tiết kiệm chi phí tiền lương trên một sản phẩm tại Công ty điện, HOT
 
Ảnh hưởng của sóng siêu âm 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu
Ảnh hưởng của sóng siêu âm 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu Ảnh hưởng của sóng siêu âm 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu
Ảnh hưởng của sóng siêu âm 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu
 
Ảnh hưởng của sóng siêu âm 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu
Ảnh hưởng của sóng siêu âm 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấuẢnh hưởng của sóng siêu âm 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu
Ảnh hưởng của sóng siêu âm 40KHz đến hiệu quả biến tính vỏ trấu
 
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn BìnhLuận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
Luận văn: Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình
 
Luận văn: Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, HOT
Luận văn: Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, HOTLuận văn: Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, HOT
Luận văn: Tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, HOT
 

Recently uploaded

Recently uploaded (9)

Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm-HACCP theo TCV...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu ứng dụng vỏ bưởi trong xử lý môi trường
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu ứng dụng vỏ bưởi trong xử lý môi trườngĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu ứng dụng vỏ bưởi trong xử lý môi trường
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu ứng dụng vỏ bưởi trong xử lý môi trường
 
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương phá...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành ph...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành ph...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành ph...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu, so sánh khả năng xử lý rác thải nhà bếp thành ph...
 
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác t...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác t...Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác t...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác t...
 
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên...Đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên...
 
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ...Đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ...
Đồ án tốt nghiệp Đánh giá tác động môi trường của nhà máy khoai mì Thiên Lộc ...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng th...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng th...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng th...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng th...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu cải tạo môi trường bãi chôn lấp Gò Cát và xây dựn...
 

KLTN: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 Họ và tên sinh viên: .............................. Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khóa: 2007 - 2011 Tháng 7/2011.
  • 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 Tác giả ............................. Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường Giáo viên hướng dẫn Tháng 7 năm 2011.
  • 3. i TÓM TẮT Đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” bao gồm các nội dung chính sau:  Tổng quan về Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007:  Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.  Cấu trúc và yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.  Lợi ích của việc áp dụng hệ thống OHSAS 18001:2007.  Tình hình áp dụng OHSAS OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam.  Tổng quan về Công ty cổ phần Đường Biên Hòa:  Giới thiệu chung về Công ty.  Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty.  Điều kiện môi trường tại Công ty.  Hiện trạng quản lý An toàn vệ sinh lao động tại Công ty.  Trên cơ sở đánh giá hiện trạng quản lý OH&S hiện tại của Công ty, kết hợp với tình hình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, thực tế sản xuất và các điều kiện của Công ty đề tài đã xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo OHSAS 18001:2007 theo các bước sau:  Xác định phạm vi áp dụng và thành lập ban quản lý về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty.  Xây dựng chính sách OH&S.  Nêu lên các bước xây dựng hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp cho Công ty.  Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 nhằm phục vụ cho việc kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại Công ty.  Kết luận và kiến nghị: trình bày các nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp cải tiến hệ thống quản lý OH&S hiện tại của Công ty.
  • 4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ....................................................................... Error! Bookmark not defined. TÓM TẮT ................................................................................................................................ i MỤC LỤC...............................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ............................................................................................................ vi Chương 1 MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI...................................................................................................2 1.3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI..............................................................2 1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..............................................................................2 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................3 2.1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007.............................................3 2.1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ...................................................3 2.1.2. Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007 ..............................................................4 2.1.3. Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007.................................................................4 2.1.4. Sự đổi mới của OHSAS 18001:2007 so với OHSAS 18001:1999 ..................5 2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007 ......................................................5 2.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong áp dụng OHSAS 18001:2007.............................5 2.2.2. Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam ......................................7 2.2.3. Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống ......................................................7 Chương 3 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA....................8 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP ĐBH..................................................................8 3.1.1. Giới thiệu chung .....................................................................................................8 3.1.2. Vị trí địa lý ..............................................................................................................8 3.1.3. Diện tích cơ sở ........................................................................................................9 3.1.4. Cơ cấu tổ chức tại Công ty....................................................................................9 3.1.5. Nguyên nhiên liệu, hóa chất và máy móc thiết bị được sử dụng................... 10 3.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CP ĐBH................... 12 3.3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CP ĐBH................................. 13 3.3.1. Môi trường không khí xung quanh.................................................................... 13 3.3.2. Nước thải .............................................................................................................. 14 3.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại .................................................................... 15 3.4. HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI CÔNG TY CP ĐBH........................................ 16 3.4.1. Hệ thống quản lý OH&S và công tác thực hiện ATVSLĐ tại Công ty ........ 16
  • 5. iii 3.4.2. Kết quả thực hiện OH&S.................................................................................... 20 3.4.3. Đánh giá khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 vào Công ty CP ĐBH .... 22 Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007............................................................................................................. 23 4.1. PHẠM VI HỆ THỐNG OH&S............................................................................ 23 4.2. THÀNH LẬP BAN OH&S.................................................................................... 23 4.3. CHÍNH SÁCH OH&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH ................................. 24 4.3.1. Xây dựng chính sách OH&S.............................................................................. 24 4.3.2. Phổ biến chính sách OH&S................................................................................ 24 4.4. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO...................................... 25 4.4.1. Mục đích ............................................................................................................... 25 4.4.2. Nội dung ............................................................................................................... 25 4.4.3. Tài liệu tham chiếu.............................................................................................. 28 4.5. KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH................................................................................... 28 4.5.1. Mục đích ............................................................................................................... 28 4.5.2. Nội dung ............................................................................................................... 28 4.5.3. Tài liệu tham chiếu.............................................................................................. 34 4.6. YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC ................................... 34 4.6.1. Mục đích ............................................................................................................... 34 4.6.2. Nội dung ............................................................................................................... 35 4.6.3. Tài liệu tham chiếu.............................................................................................. 36 4.7. MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH.................................................................... 36 4.7.1. Mục đích ............................................................................................................... 36 4.7.2. Nội dung ............................................................................................................... 36 4.8. NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN ................. 39 4.8.1. Mục đích ............................................................................................................... 39 4.8.2. Nội dung ............................................................................................................... 39 4.9. ĐÀO TẠO, NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC..................................................... 40 4.9.1. Mục đích ............................................................................................................... 40 4.9.2. Nội dung ............................................................................................................... 40 4.9.3. Tài liệu tham chiếu.............................................................................................. 41 4.10. TRAO ĐỔI THÔNG TIN, SỰ THAM GIA THAM VẤN........................... 41 4.10.1. Mục đích............................................................................................................. 41 4.10.2. Nội dung ............................................................................................................. 41 4.10.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 42 4.11. SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU......................................................... 42 4.11.1. Mục đích............................................................................................................. 42
  • 6. iv 4.11.2. Nội dung ............................................................................................................. 42 4.11.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 43 4.12. CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP .......................... 43 4.12.1. Mục đích............................................................................................................. 43 4.12.2. Nội dung ............................................................................................................. 43 4.12.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 44 4.13. GIÁM SÁT ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.................................... 44 4.13.1. Mục đích............................................................................................................. 44 4.13.2. Nội dung ............................................................................................................. 44 4.13.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 45 4.14. ĐIỀU TRA SỰ CỐ................................................................................................ 45 4.14.1. Mục đích............................................................................................................. 45 4.14.2. Nội dung ............................................................................................................. 45 4.14.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 46 4.15. SỰ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC PHÒNG NGỪA................................................................................................................................ 46 4.15.1. Mục đích............................................................................................................. 46 4.15.2. Nội dung ............................................................................................................. 46 4.15.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 47 4.16. KIỂM SOÁT HỒ SƠ............................................................................................ 47 4.16.1. Mục đích............................................................................................................. 47 4.16.2. Nội dung ............................................................................................................. 47 4.16.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 48 4.17. ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ............................................................................................. 48 4.17.1. Mục đích............................................................................................................. 48 4.17.2. Nội dung ............................................................................................................. 48 4.17.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 49 4.18. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ............................................................................ 49 4.18.1. Mục đích............................................................................................................. 49 4.18.2. Nội dung ............................................................................................................. 49 4.18.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................ 49 Chương 5 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ....................................................................... 50 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 50 5.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 51
  • 7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BHLĐ Bảo hộ lao động BNN Bệnh nghề nghiệp BM Biểu mẫu BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh xã hội BYT Bộ Y tế Công ty CP ĐBH Công ty cổ phần đường Biên Hòa. ĐDLĐ Đại diện lãnh đạo HDCV Hướng dẫn công việc HĐPN Hành động phòng ngừa HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải NLĐ Người lao động OH&S(Occupational Health and Safety) An toàn và sức khỏe nghề nghiệp PCCC Phòng cháy chữa cháy PCCN Phòng chống cháy nổ QCVN Quy chuẩn Việt Nam TNLĐ Tai nạn lao động TT Thủ tục TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam ƯPTTKC Ứng phó tình trạng khẩn cấp
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Diện tích các công trình tại Công ty CP ĐBH ...................................................9 Bảng 3.2: Tổng số lao động làm việc tại các bộ phận ......................................................10 Bảng 3.3: Nguyên liệu đầu vào trong một tháng tại Công ty CP ĐBH..........................10 Bảng 3.4: Danh mục máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa. ............11 Bảng 3.5: Môi trường không khí xung quanh....................................................................14 Bảng 3.6: Kết quả đo mẫu khí phân xưởng sản xuất ........................................................14 Bảng 3.7: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty CP ĐBH ......................16 Bảng 3.8: Các trường hợp được cấp phát trang thiết bị BHLĐ.......................................19 Bảng 3.9: Kết quả thực hiện OH&S tại Công ty CP ĐBH...............................................20 Bảng 4.1: Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp phòng ngừa.......29 Bảng 4.2: Danh sách các mối nguy có hành động phòng ngừa ngay trong năm nay ...30 Bảng 4.3: Danh sách các mối nguy có hành động phòng ngừa ngay trong năm tới.....31 Bảng 4.4: Một số hướng dẫn công việc được sử dụng trong hệ thống...........................34 Bảng 4.5: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S................................37 Bảng 4.6: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra, ban hành tài liệu.........................................42 Bảng 4.7: Thời gian lưu trữ các loại hồ sơ .........................................................................47 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001: 2007............................................................4 Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất đường tinh luyện tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa12 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức ban OH&S của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa..............23 Sơ đồ 4.2: Sơ đồ phân cấp tài liệu của hệ thống OH&S tại Công ty ..............................42
  • 9. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 1 SVTH: Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm vừa qua nền kinh tế nước ta có nhiều biến chuyển, cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Nhiều nhà máy công nghiệp đi vào hoạt động thu hút hàng triệu lao động vào làm việc. Cùng với sự gia tăng số người lao động công nghiệp thì các vụ TNLĐ – BNN cũng không ngừng tăng lên. Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2010 cả nước có 5.125 vụ tai nạn lao động làm 5.307 người bị nạn. So với năm 2009 giảm 18% về số vụ, 17,11% số nạn nhân nhưng số người chết tăng 9,27%, số người bị thương nặng tăng 3,19%. Qua đó cho thấy mức độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng trong lao động là không hề giảm mà có xu hướng tăng cao. Sức khỏe người lao động là nhân tố quyết định đến năng suất lao động cũng như khối lượng sản phẩm được làm ra. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển sớm hơn nước ta vấn đề bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho người lao động sớm được quan tâm. Vấn đề này có thể được thể hiện gián tiếp qua trách nhiệm của công ty đối với xã hội như Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 ban hành vào năm 1997 hay trực tiếp như bộ Tiêu chuẩn OHSAS 18000 ban hành vào năm 1999. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) đưa ra nhằm mục tiêu quản lý OH&S một cách hệ thống và hiệu quả. Đây là bộ tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất tại nước ta để quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại công ty cổ phần Đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007” là hướng đi mới giúp doanh nghiệp chăm lo tốt hơn cho sức khỏe người lao động tạo tiền đề cho việc cải tiến công tác OH&S của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
  • 10. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 2 SVTH: 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI  Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ, tình hình TNLĐ – BNN cho người lao động tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa.  Nghiên cứu nhằm đề xuất xây dựng hệ thống quản lý OH&S tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa. 1.3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI  Xem xét các vấn đề môi trường và an toàn lao động có liên quan đến hoạt động sản xuất tại phân xưởng đường luyện của Công ty.  Tìm hiểu công tác quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty.  Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và Hệ thống các văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động. 1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN  Nghiên cứu qua tài liệu của Công ty và bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000, các văn bản pháp luật có liên quan đến OH&S.  Ghi chép, khảo sát trực tiếp hiện trạng môi trường lao động tại Công ty.  Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn công nhân viên qua bảng câu hỏi.  Phân tích tổng hợp số liệu, đối chiếu số liệu với các quy định, tiêu chuẩn nhằm tìm ra điểm cần cải thiện của hệ thống.  Phân tích chuyên gia: Trực tiếp hoặc gián tiếp tham khảo, hướng dẫn, nhận xét, đánh giá của nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan.
  • 11. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 3 SVTH: Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 2.1.1. Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 Năm 1991, Ủy ban sức khỏe và an toàn ở nước Anh (các tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm đẩy mạnh các qui định về sức khỏe và an toàn) đã giới thiệu các hướng dẫn về quản lý sức khỏe và an toàn (Gọi tắt là HSG 65) cho phù hợp với luật pháp của Anh về sức khỏe và nghề nghiệp, và chưa phải là tiêu chuẩn tổng quát để đăng ký chứng nhận. Nhằm phát triển rộng rãi hơn, Viện tiêu chuẩn Anh quốc đã phát triển các hướng dẫn tổng quát cho việc thực thi hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe thành tài liệu hướng dẫn theo tiêu chuẩn BS 8800. Hướng dẫn này đã xây dựng và điều chỉnh bằng cách kết hợp hai sự tiếp cận : tiếp cận theo hướng dẫn HSG 65 và tiếp cận theo hệ thống quản lý về môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Tiêu chuẩn BS 8800 cũng như HSG 65 vẫn là một hướng dẫn và không có những điều khoản nào mang tính chất bắt buộc. Do vậy, các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn BS 8800 trong các hoạt động của mình có thể phát triển một cách đầy đủ và hiệu quả hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhưng không thể chứng nhận. Nhu cầu phát triển mạnh mẽ về tiêu chuẩn quản lý an toàn và sức khỏe đã tạo ra cho Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) thực hiện phát hành phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999 hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe – Các yêu cầu, với sự cộng tác của các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới. Dựa vào tiêu chuẩn này, hệ thống quản lý của các tổ chức có thể được đánh giá và cấp giấy chứng nhận. Với phiên bản mới OHSAS 18001:2007 không phải là tiêu chuẩn của BSI mà tiêu chuẩn này được hình thành do sự đóng góp của 10 tổ chức chứng nhận hàng đầu trên thế giới.
  • 12. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 4 SVTH: 2.1.2. Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007 Cấu trúc của hệ thống quản lý OH&S được xây dựng dựa trên mô hình quản lý P-D-C-A (Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung chính sau: Sơ đồ 2.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001: 2007  Thiết lập chính sách an toàn  Lập kế hoạch  Thực hiện và điều hành  Kiểm tra và hành động khắc phục  Xem xét của lãnh đạo. 2.1.3. Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007 Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đưa ra những yêu cầu cho một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để một tổ chức có thể kiểm soát những rủi ro về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của tổ chức và cải tiến công tác thực hiện OH&S.  Xác định phạm vi áp dụng của hệ thống;  Thiết lập chính sách cho OH&S;  Hoạch định về việc nhận dạng, đánh giá và kiểm soát mối nguy;  Các yêu cầu của luật pháp;  Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý OH&S;  Áp dụng và điều hành; Chính sách OH&S Lập kế hoạch Thực hiện và điều hành Kiểm tra Xem xét của lãnh đạo Cải tiến liên tục
  • 13. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 5 SVTH:  Cấu trúc và trách nhiệm;  Đào tạo, nhận thức và năng lực;  Tư vấn và thông tin;  Tài liệu;  Kiểm soát tài liệu;  Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp;  Khắc phục và phòng ngừa;  Đo lường và giám sát việc thực hiện;  Tai nạn, sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa;  Hồ sơ và quản lý hồ sơ;  Đánh giá;  Xem xét của lãnh đạo. 2.1.4. Sự đổi mới của OHSAS 18001:2007 so với OHSAS 18001:1999 OHSAS 18001:2007 tương thích hơn với ISO 14001:2004 và ISO 9001:2000, so với tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999. Một số thay đổi sau:  Tầm quan trọng của "sức khoẻ" được nhấn mạnh hơn.  Là tiêu chuẩn chứ không phải quy định.  Thuật ngữ “Rủi ro có thể chịu đựng” thay bằng “Rủi ro có thể chấp nhận”.  Định nghĩa mối nguy không còn đề cập đến những tổn thất như hư hỏng tài sản, tổn hại môi trường làm việc.  Điều khoản 4.3.3 và 4.3.4 kết hợp chung.  Điều khoản mới 4.5.2 Đánh giá sự phù hợp.  Yêu cầu mới về sự tham gia tham vấn tại điều khoản 4.4.3.2.  Yêu cầu mới về điều tra sự cố tại điều khoản 4.5.3.1. 2.2. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS 18001:2007 2.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong áp dụng OHSAS 18001:2007 2.2.1.1. Thuận lợi  Về mặt thị trường  Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18001:2007 như là một điều kiện bắt buộc.
  • 14. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 6 SVTH:  Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.  Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động quản lý OH&S.  Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động (yếu tố quan trọng nhất trong một tổ chức) và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S.  Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.  Về mặt kinh tế  Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội.  Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.  Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.  Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.  Quản lý rủi ro  Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.  Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.  Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).  Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận  Được sự đảm bảo của bên thứ ba.  Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.  Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá. 2.2.1.2. Khó khăn  Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp nhưng chưa quản lý theo hệ thống.  Các doanh nghiệp còn đang phải đối phó với các khó khăn trong sản xuất.  Trình độ quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cao.  Các cấp lãnh đạo chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài của khi áp dụng OHSAS 18000 mà chỉ quan tâm đến những lợi ích ngắn hạn.
  • 15. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 7 SVTH:  Chi phí để xây dựng hệ thống tương đối lớn, các chi phí chủ yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho việc quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, phí tư vấn và phí chứng nhận. 2.2.2. Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan và nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 nên việc áp dụng tiêu chuẩn này ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế. Trên thực tế các công ty ở nước ta hiện nay áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001 chủ yếu là các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà việc áp dụng tiêu chuẩn như là một điều bắt buộc từ công ty mẹ hay những tập đoàn lớn có tiềm lực về tài chính. Các doanh nghiệp ở nước ta đã áp dụng thành công hệ thống này là tập đoàn Thiên Long, ximăng Tây Đô, Petro Gas Việt Nam, Bao Bì Giấy Nhôm New Toyo, Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PVC-MS), Vedan Việt Nam, Điện tử SamSung Việt Nam, Zamil Steel Việt Nam, Doosan Việt Nam, Foster’s Việt Nam, …. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống Để xây dựng thành công HTQL OH&S cần :  Triển khai hệ thống phải xuất phát từ sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất.  Cần phải quan tâm đến việc đào tạo về mặt nhận thức về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho những người liên quan.  Hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong thời gian triển kkhai dự án.
  • 16. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 8 SVTH: Chương 3 TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP ĐBH 3.1.1. Giới thiệu chung  Tên doanh nghiệp: Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.  Tên giao dịch: Bien Hoa Sugar Joint Stock Company.  Địa chỉ: Đường số 1 – Khu công nghiệp Biên Hòa 1 – Tỉnh Đồng Nai.  Điện thoại: (+84) - 061.3836199.  Fax: (+84) - 061.3836213.  Email: bsc@hcm.vnn.vn  Website: www.bhs.vn 3.1.2. Vị trí địa lý Công ty cổ phần đường Biên Hòa với tổng diện tích mặt bằng 166.767 m2 nằm phía Đông Nam thành phố Biên Hòa ngay ngã ba đường trọng điểm có thể đi vào thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh thành phía Bắc một cách thuận lợi.  Phía Đông: giáp Đường số 1-Khu Công nghiệp.  Phía Tây: giáp Đường số 4-Khu Công nghiệp.  Phía Nam: Trung tâm Kỹ thuật Chất lượng 3, nhà dân và Công ty TNHH Cogido.  Phía Bắc: giáp Công ty gạch Đồng Nai và Công ty bêtông Biên Hòa. Công ty cách cảng Đồng Nai 2 km về phía Đông, là con đường thủy đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa ở khu vực Đông Nam Bộ.
  • 17. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 9 SVTH: 3.1.3. Diện tích cơ sở Công ty cổ phần đường Biên Hòa có diện tích 166.767 m2 trong đó diện tích xây dựng là 150.287 m2, gồm các khu như bảng sau: Bảng 3.1: Diện tích các công trình tại Công ty CP ĐBH STT Công trình Diện tích (m2) 1 Căn tin 1.445 2 Cây xanh 16.480 3 Đường nội bộ 98.957 4 Hệ thống kho chứa 28.334 5 Kho than 716 6 Khu văn phòng 1.716 7 Khu vực hồ giải nhiệt, bơm nước sông 8.794 8 Khu xử lý nước thải 3.730 9 Lò hơi 590 10 Nhà xe 490 11 Phân xưởng cơ điện 750 12 Phân xưởng Đường luyện 1.685 13 Phân xưởng rượu màu 1.120 14 Trạm cân 360 15 Trạm y tế, nhà ăn 1.600 Tổng 166.767 Nguồn: Công ty cổ phần đường Biên Hòa. Sơ đồ bố trí mặt bằng các công trình tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa (Phụ lục 1-A). 3.1.4. Cơ cấu tổ chức tại Công ty Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần đường Biên Hòa (Phụ lục 1–B) Tính đến tháng 3/2011 tổng số lao động làm việc tại nhà máy đường Biên Hòa là 392 người, chia làm 14 phòng ban và 2 phân xưởng sản xuất. Số lao động làm việc tại các bộ phận được phân bổ như sau:
  • 18. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 10 SVTH: Bảng 3.2: Tổng số lao động làm việc tại các bộ phận STT Bộ phận Ký hiệu Số lượng (người) 1 Ban giám đốc BGĐ 4 2 Công đoàn CĐ 1 3 Phòng nhân sự P.NS 41 4 Phòng dịch vụ P.DV 33 5 Phòng Tài chính – Kế toán P.TC-KT 12 6 Phòng Kinh doanh P.KD 52 7 Phòng Kỹ thuật – Vật tư P.KT-VT 24 8 Phòng Kế hoạch – Thị trường P.KH-TT 6 9 Phòng Quản lý chất lượng P.QM 19 10 Phòng Xuất Nhập khẩu P.XNK 5 11 Ban quản lý dự án QLDA 2 12 Phòng Kiểm soát nội bộ P.KSNB 2 13 Phòng Đầu tư – Phát triển P.ĐT-PT 4 14 Phòng Quản lý Nông nghiệp P.QLNN 7 15 Phân xưởng đường luyện PXĐ 160 16 Phân xưởng rượu PXR 17 17 Trạm y tế YT 4 Tổng 392 Nguồn: Công ty cổ phần Đường Biên Hòa 3.1.5. Nguyên nhiên liệu, hóa chất và máy móc thiết bị được sử dụng 3.1.5.1. Nguyên nhiên liệu, hóa chất Bảng liệt kê các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và nhu cầu sử dụng chúng trong một tháng. Bảng 3.3: Nguyên liệu đầu vào trong một tháng tại Công ty CP ĐBH Tên nguyên liệu hóa chất Đơn vị Số lượng Nguyên vật liệu Đường thô Tấn 6.400 Than đá Tấn 2.333 Cồn 96% (loại tinh luyện) Lít 14.875 Hương liệu kg 53
  • 19. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 11 SVTH: Tên nguyên liệu hóa chất Đơn vị Số lượng Hóa chất NaOH Tấn 25 HCOOH Tấn 0,12 Muối ăn Tấn 50 Vôi Tấn 34 Than hoạt tính Tấn 8 Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, 8/2010. 3.1.5.2. Máy móc thiết bị Bảng 3.4: Danh mục máy móc, thiết bị tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa. STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Xuất xứ 1 Cột cacbonat hóa Cột 4 Nhật 2 Cột trao đổi ion Cột 5 Nhật 3 Hệ thống cấp nước thủy cục Tháp 1 - 4 Lò hơi Cái 1 Hàn Quốc 5 Máy bơm nước sông Cái 5 6 Máy đóng gói Cái 4 Hàn Quốc 7 Máy ép bùn Cái 1 Nhật 8 Máy hàn điện Cái 3 - 9 Máy hàn que Cái 4 - 10 Máy hòa tan đường đường Cái 4 Nhật 11 Máy lọc nước đường Cái 13 Nhật 11 Máy ly tâm Cái 9 Nhật 12 Máy phát điện Cái 1 Nhật 13 Máy sàng Cái 1 - 14 Máy sấy Cái 2 Nhật 15 Máy trộn đường Cái 1 Tự chế 16 Palăng Cái 6 Trung Quốc 17 Nồi nấu đường Cái 5 Nhật 18 Quạt gió Cái 6 - 19 Silô Cái 2 - 20 Thang máy Cái 1 Nhật 21 Thùng chứa đường non Thùng 9 Nhật 22 Xe nâng Cái 3 Nhật Nguồn: Công ty CP Đường Biên Hòa.
  • 20. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 12 SVTH: 3.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG TẠI CÔNG TY CP ĐBH Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất đường tinh luyện tại Công ty cổ phần Đường Biên Hòa Nước Nước Sữa vôi ĐƯỜNG THÔ LÀM AFF LY TÂM AFF HÒA TAN GIA VÔI CACBONAT HÓA LỌC I THAN HÓA LỌC AN TOÀN I TẨY MÀU BẰNG TRAO ĐỔI ION LỌC AN TOÀN II LỌC II BỒI TINH, LY TÂM NẤU ĐƯỜNG Mật Aff Nước bùn PHỐI TRỘN SẤY, LÀM NGUỘI SÀNG LỌC BÙN Nước lọc Nước than Nước than tái dụng SILO Không khí Mật Thành phẩm Bã bùn Vôi Than CO2 BAO GÓI Đường cục, bụi HỒI DUNG Bột trợ lọc Mật rỉ Nước
  • 21. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 13 SVTH: Thuyết minh quy trình sản xuất đường tinh luyện tại phân xưởng đường luyện – Công ty cổ phần đường Biên Hòa (Phụ lục 1-C). 3.3. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CP ĐBH Các điều kiện môi trường ảnh hưởng đến OH&S của CB-CNV nhà máy bao gồm các yếu tố: nước thải, khí thải, nhiệt dư, tiếng ồn, độ rung, chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại. 3.3.1. Môi trường không khí xung quanh  Bụi  Nhập than vào kho chứa, nạp than vào lò đốt.  Bụi từ quá trình nhập vôi cục: Tại đây vôi sau khi nhập vẫn còn để rãi rác trên nền nhà, sau một thời gian (5-7 giờ) vôi sẽ hút ẩm ngoài không khí trở thành bột, gây ra bụi khi có gió thổi qua.  Bụi từ quá trình lấy xỉ và tro ra khỏi lò đốt.  Bụi phát sinh từ công đoạn sàng, sấy đường sau ly tâm.  Sự di chuyển phương tiện giao thông cuốn bụi từ mặt đường vào không khí.  Khí thải  Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào Công ty.  Khí thải từ lò hơi công suất 30 tấn hơi/giờ, sử dụng nhiên liệu đốt là than đá. Thành phần chất ô nhiễm là SO2, NOx, CO... Lượng khí thải này được xử lý qua hệ thống gồm tháp rửa khí và buồng lắng bụi trước khi thải ra môi trường.  Nhiệt độ, tiếng ồn, độ rung  Nhiệt thất thoát từ lò hơi, ống dẫn hơi và sự tỏa nhiệt của các máy móc được gia nhiệt đặc biệt là các nồi nấu đường.  Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị của dây chuyền nấu đường, hoạt động của hệ thống quạt gió lò hơi, máy phát điện. Ngoài ra, còn phát sinh do hoạt động của các phương tiện giao thông. Kết quả đo kiểm tra môi trường không khí xung quanh trong khuôn viên nhà máy và môi trường khu vực sản xuất được thể hiện qua Bảng 3.5 và Bảng 3.6.
  • 22. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 14 SVTH: Bảng 3.5: Môi trường không khí xung quanh STT Thông số Đơn vị Phương pháp thử Kết quả QCVN 05:2009K1 K3 1 Độ ồn dBA TCVN 5508:1991 6-65 70-74 - 2 Nồng độ bụi lơ lửng mg/m3 TCVN 5067:1995 0,19 0,12 0,3 3 Nồng độ SO2 mg/m3 TCN 351-98 0,08 0,10 0,35 4 Nồng độ CO mg/m3 TCN 352-98 <1 <1 30 Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, 8/2010. Bảng 3.6: Kết quả đo mẫu khí phân xưởng sản xuất STT Thông số Đơn vị Phương pháp thử Kết quả K2 TCVN 3733:2002 1 Nhiệt độ oC TCVN 5508:1991 34,6 32 2 Độ ẩm % TCVN 5508:1991 66,3 80 3 Độ ồn dBA TCVN 5508:1991 80-82 <85 4 Nồng độ bụi lơ lửng mg/m3 TCVN 5067:1995 0,40 6 5 Nồng độ SO2 mg/m3 TCN 351-98 0,80 5 6 Nồng độ NO2 mg/m3 TQKT-1993 0,044 5 7 Nồng độ CO mg/m3 TCN 352-98 <1 20 Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, 8/2010. Chú thích: K1: Khu vực văn phòng công ty. K2: Phân xưởng đường. K3: Khu vực kho đường thô. 3.3.2. Nước thải  Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất ước tính khoảng 768m3/ngày.đêm. Thành phần nước thải có hàm lượng COD cao 1.500 mgO2/lit. Chủ yếu phát sinh từ các công đoạn sau:  Nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm khoảng 1m3/ngày.đêm. Thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ và hóa chất.
  • 23. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 15 SVTH:  Nước thải phát sinh từ quá trình rửa nồi nấu đường, rửa thiết bị trao đổi iôn, rửa thiết bị, sàn nhà khoảng 769 m3/ngày.đêm. Thành phần nước thải chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, chất hữu cơ, vi sinh, ván dầu mỡ, muối vô cơ.  Ngoài ra nước thải còn phát sinh từ hệ thống xử lý khói thải lò hơi khoảng 250 m3/ngày.đêm, qua hệ thống bể lọc trước khi thải vào sông Đồng Nai cùng với nước giải nhiệt máy phát điện. Thành phần nước thải chứa chủ yếu hàm lượng các chất lơ lửng và pH thấp. Nước giải nhiệt nồi nấu đường và và máy phát điện được xem như là nước sạch với khoảng 14.000m3/ngày.đêm.  Nước thải sinh hoạt Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của toàn thể nhân viên với lưu lượng khoảng 20m3/ngày.đêm. Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật và dầu mỡ. Lượng nước thải này được xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn trước khi đi vào hệ thống xử lý của Công ty.  Hệ thống mương dẫn nước mưa Là một hệ thống hở nên thường xuyên bị lấp bởi đất đá trên đường giao thông gây ra hiện tượng ứ đọng nước cục bộ tại một số vị trí làm phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. 3.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại  Chất thải rắn sinh hoạt Phát sinh từ công tác văn phòng, nhà vệ sinh, nhà ăn tập thể của cán bộ công nhân viên trong Công ty bao gồm: thực phẩm thừa, bao bì, nilon, giấy vụn… khối lượng khoảng 33 kg/ngày.  Chất thải rắn công nghiệp Hoạt động sản xuất của Công ty phát sinh khoảng 703.663 kg/ tháng bao gồm:  Các loại bao bì, túi nilon, thùng carton, thùng nhựa chứa các nguyên phụ liệu, miểng chai dùng trong công nghệ sản xuất rượu.  Các phôi kim loại từ quá trình gia công cơ khí. Sắt thép phế liệu từ quá trình thay thế, sửa chữa thiết bị.  Xỉ, tro từ quá trình đốt lò hơi.  Bùn than thu hồi từ hệ thống hồ lọc.
  • 24. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 16 SVTH:  Bùn thải công nghiệp từ hoạt động sản xuất của phân xưởng đường và từ HTXLNT.  Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu từ quá trình sản xuất, thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ Công ty CP ĐBH được trình bày trong bảng 3.7. Bảng 3.7: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty CP ĐBH STT Loại chất thải Mã số chất thải nguy hại Số lượng đăng kí (kg) Số lượng trung bình/tháng (kg) 1 Acquy 19061 154 4,2 2 Bóng đèn huỳnh quang 160106 0,5 3,3 3 Cặn dầu mazut 170601 10 0,8 4 Thùng phi rỗng chứa mỡ bôi trơn 180101 17 17 5 Giẻ lau dính dầu mỡ 180201 12 0,8 Tổng 62,5 26,1 Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo giám sát chất lượng môi trường định kỳ, 8/2010. 3.4. HIỆN TRẠNG ATVSLĐ TẠI CÔNG TY CP ĐBH 3.4.1. Hệ thống quản lý OH&S và công tác thực hiện ATVSLĐ tại Công ty 3.4.1.1. Hội đồng bảo hộ lao động Được thành lập theo quyết định số 15/QĐ-BHS-NS, ngày 11 tháng 1 năm 2008. Hội đồng gồm 22 thành viên bao gồm đại diện lãnh đạo, phòng nhân sự, trạm y tế, quản đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan. Mỗi thành viên trong hội đồng được phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Nhìn chung, mỗi thành viên chịu trách nhiệm tham mưu, tham vấn cho cấp lãnh đạo cao hơn và Ban lãnh đạo Công ty về công tác BHLĐ, AT-VSLĐ, chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc công tác thực hiện quy chế AT-VSLĐ, công tác cấp phát phương tiện BHLĐ tại bộ phận do mình quản lý. 3.4.1.2. Tổ chức công đoàn Tổ chức công đoàn của Công ty được thành lập từ năm 1975, số lượng đoàn viên hiện nay là 354 người, được tổ chức theo chiều dọc từ cấp Công ty đến các phòng ban, phân xưởng trong toàn Công ty.
  • 25. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 17 SVTH: Tổ chức công đoàn trong Công ty có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CB-CNV, kiểm tra việc thực hiện luật và chính sách đối với NLĐ. Tham gia các đoàn tự kiểm tra về công tác BHLĐ do Công ty tổ chức, tuyên truyền công tác BHLĐ, phát động các phong trào thi đua xanh – sạch – đẹp, đảm bảo ATLĐ. 3.4.1.3. Trạm y tế Gồm 1 y sĩ, 3 y tá, có trách nhiệm:  Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho NLĐ tại Công ty bao gồm: thiết lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của NLĐ, lập kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động.  Thực hiện tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ và chuyển tuyến kịp thời đối với những trường hợp cần thiết. Thực hiện công tác bảo hiểm y tế và các hoạt động khác nhằm chăm sóc sức khỏe cho CB-CNV trong Công ty. 3.4.1.4. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên Nhằm nâng cao công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATVSLĐ, Công ty đã thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại tất cả các phòng ban trong Công ty. Các thành viên trong mạng lưới có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:  Đôn đốc người trong tổ chức thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh thiết bị máy móc, nơi làm việc, chế độ chính sách BHLĐ.  Kiểm tra phát hiện các vi phạm về an ATVSLĐ, thực hiện chính sách BHLĐ. Đấu tranh phê phán, ngăn chặn các hiện tượng làm bừa, làm ẩu của mọi người lao động.  Tham gia góp ý với tổ chức, thực hiện các biện pháp ATVSLĐ, PCCN, tham gia điều tra TNLĐ.  Kiến nghị với tổ chức, thực hiện chế độ chính sách BHLĐ hoặc phản ánh lên trên những vấn đề không giải quyết được. 3.4.1.5. Nội quy ATLĐ và Quy trình vận hành an toàn Công ty kiểm soát việc thực hiện công tác OH&S tại Công ty thông qua các nội quy lao động, nội quy PCCC và các quy trình vận hành an toàn, các hướng dẫn công việc đối với các hoạt động sản xuất và vận hành máy móc thiết bị:
  • 26. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 18 SVTH:  Nội quy an toàn lao động được phổ biến đến tất cả các công nhân viên làm việc trong Công ty giúp công nhân viên hiểu rõ và thực hiện cam kết chấp hành những nội quy an toàn lao động của Công ty.  Quy trình vận hành an toàn được áp dụng đối với các máy móc và các khâu sản xuất và vận hành có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.  Các hướng dẫn công việc cho công nhân viên theo từng bộ phận chức năng. 3.4.1.6. Công tác huấn luyện OH&S Công ty đã tổ chức thực hiện huấn luyện ATVSLĐ, BHLĐ cho người lao động 1lần/năm theo luật định. Năm 2010, Công ty đã tổ chức huấn luyện định kỳ cho 346/392 lao động đạt tỉ lệ 88,26%, trong đó huấn luyện lại 210 người. (Theo báo cáo định kỳ về BHLĐ của Công ty CP ĐBH lên Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, tháng 01/2011). Công ty phối hợp với trung tâm kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động thành phố Hồ Chí Minh đến huấn luyện cho NLĐ. Sau khi các lớp huấn luyện kết thúc NLĐ đều phải làm bài kiểm tra và bài thu hoạch nộp lại cho Công ty chấm điểm, nếu không đạt sẽ tổ chức huấn luyện lại. Ngoài việc huấn luyện các phần kiến thức chung về OH&S thì Công ty cũng tổ chức huấn luyện cho NLĐ làm việc tại các vị trí nguy hiểm và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động. Năm 2010 có các nội dung huấn luyện sau:  An toàn điện và dụng cụ tự động 30 người.  Hàn áp lực 6 người.  Vận hành turbin 6 người.  An toàn hóa chất 6 người.  Vận hành lò hơi 30 người. 3.4.1.7. Cấp phát trang thiết bị BHLĐ Theo yêu cầu của công việc và nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho công nhân lao động làm việc trong Công ty, lãnh đạo Công ty đã ban hành các quy định về việc cấp phát trang thiết bị BHLĐ đối với người lao động ở từng khu vực và chức năng công việc thực hiện.
  • 27. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 19 SVTH: Các quy định của Công ty về cấp phát trang thiết bị BHLĐ được trình bày trong Bảng 3.8. Bảng 3.8: Các trường hợp được cấp phát trang thiết bị BHLĐ STT Công việc Điều kiện làm việc Trang thiết bị Thời gian sử dụng 1 Nhập than Tiếp xúc bụi - Khẩu trang - Giăng tay - Quần áo bảo hộ - Giày - Mủ vải 15 ngày 1 tháng 6 tháng 1 năm 3 tháng 2 Lò hơi Tiếp xúc bụi, nhiệt độ cao, ồn, rung - Khẩu trang - Giăng tay - Mủ vải - Nút tai - Ủng 15 ngày 1 tháng 3 tháng 1 năm 6 tháng 3 Vận hành máy ly tâm Tiếp xúc với tiếng ồn, nhiệt độ cao - Nút tai - Dép - Quần áo bảo hộ - Giăng tay 1 năm 6 tháng 6 tháng 1 tháng 4 Bộ phận nấu đường Tiếp xúc với nhiệt độ cao - Dép - Quần áo bảo hộ - Giăng tay 6 tháng 6 tháng 1 tháng 5 Bộ phân bảo trì - Quần áo bảo hộ - Nón an toàn - Dây an toàn - Giày bảo hộ - Mặt nạ hàn 6 tháng 2 năm Làm việc trên cao 1 năm - 3.4.1.8. Phòng chống cháy nổ (PCCN)  Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) Nhằm đảm bảo an toàn toàn tính mạng, tài sản trong Công ty do cháy nổ gây ra, Công ty đã thiết lập hệ thống PCCC trong toàn Công ty:  Về mặt chính sách: Công ty ban hành các nội quy về PCCC trong toàn bộ Công ty, nguyên tắc PCCC được đưa vào hướng dẫn công việc tại một số khu vực có tiềm năng xảy ra hiện tượng cháy nổ như trạm xăng, phân xưởng rượu,...
  • 28. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 20 SVTH:  Về trang thiết bị: Hàng năm Công ty thực hiện kiểm tra, di tu, bảo dưỡng và mua mới các thiết bị PCCC và chỉ định nhân sự chịu trách nhiệm cụ thể cho từng khu vực.  An toàn điện và chống sét  Nhà máy hiện sử dụng song song hai hệ thống cung cấp điện. Hệ thống điện lưới quốc gia cung cấp cho trạm bơm nước sông và khu xử lý nước thải. Máy phát điện cung cấp điện cho các phân xưởng sản xuất.  Các máy móc thiết bị sử dụng điện tại nhà máy được nối đất an toàn và định kỳ kiểm tra 1 lần/năm nhằm phát hiện các nguy cơ mất an toàn.  Trên nóc các nhà kho, phân xưởng, silô đường được gắn các cột thu sét để bảo vệ các công trình. Hệ thống chống sét được kiểm tra định kỳ theo năm. 3.4.2. Kết quả thực hiện OH&S Kết quả công tác an toàn vệ sinh lao động tại Công ty được thể hiện đầy đủ trong các bản báo cáo định kỳ về Bảo hộ lao động lên Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai. Năm 2010, Công ty đã tổ khám sức khỏe định kỳ với kết quả phân loại sức khỏe như sau:  Tổng số cán bộ công nhân viên: 392 người (nữ chiếm 166 người).  Tổng số khám: 358 người.  Đạt tỉ lệ: 91,3%. Bảng 3.9: Kết quả thực hiện OH&S tại Công ty CP ĐBH STT Chỉ tiêu về BHLĐ Số liệu, kết quả 1 Lao động của Công ty - Tổng số lao động - Nam - Nữ 392 226 166 2 Tình hình tai nạn lao động - Số vụ TNLĐ - Số vụ có người chết - Số người bị TNLĐ - Trong đó nữ 47 0 47 11
  • 29. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 21 SVTH: STT Chỉ tiêu về BHLĐ Số liệu, kết quả 3 Công tác huấn luyện ATLĐ - Số người được huấn luyện BHLĐ - Số người được huấn luyện lại 346 210 4 Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ Số thiết bị được kiểm định và cấp phép 15 15 5 Môi trường làm việc - Chật chội - Ẩm ướt - Nóng quá - Ồn - Lạnh quá - Hơi khí độc 0 0 4% 4% 0 0 6 Kết quả phân loại sức khỏe người lao động - Loại I (Rất khỏe) - Loại II (Khỏe) - Loại III (Trung bình) - Loại IV (Yếu) - Loại V (Rất yếu) 63 133 138 48 10 7 Bệnh nghề nghiệp - Bệnh mắt - Viêm tai-mũi-họng - Nhiễm trùng tiểu - Bệnh ngoài da - Điếc nghề nghiệp 115 64 0 0 3 8 Chi phí cơ sở cho công tác OH&S Tổng chi cho công tác BHLĐ - Thiết bị AT-VSLĐ - Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động - Phương tiện bảo hộ cá nhân - Tuyên truyền, huấn luyện - PCCC - Cấp cứu điều trị TNLĐ, BNN - Chi phí bồi thường cho người lao động 1.076.375.864 6.450.000 13.934.600 379.430.000 621.486.264 39.780.000 2.295.000 13.000.000 Nguồn: Công ty CP ĐBH, Báo cáo định kỳ về BHLĐ, năm 2010. Các ca TNLĐ xảy ra tại Công ty là do người lao động bất cẩn, vi phạm quy trình vận hành thiết bị.
  • 30. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 22 SVTH: 3.4.3. Đánh giá khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 vào Công ty CP ĐBH Những thuận lợi của Công ty khi xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007:  Công ty định hướng phát triển bền vững, lâu dài và mở rộng thị trường nên ban lãnh đạo quyết tâm xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Ban lãnh đạo đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực, tài lực cần thiết để xây dựng và duy trì hệ thống quản lý OH&S tại Công ty.  Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 từ tháng 02/2004 (hệ thống này hiện đang được xem xét tiến hành chuyển đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008) và đang tiến hành xây dựng hệ thống quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm HACCP nên Công ty đã làm quen với các khái niệm, tiếp cận với cách quản lý theo ISO, biết cách xây dựng các thủ tục, biểu mẫu liên quan (OHSAS là một tiêu chuẩn được xây dựng với cấu trúc và cách tiếp cận tương tự như ISO).  Bộ phận an toàn lao động Công ty được tổ chức hoàn chỉnh, làm việc có trách nhiệm và hiệu quả.  Hàng năm Công ty đều mở các khóa huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động, lớp an toàn vận hành thiết bị máy móc và an toàn hóa chất cho CB-CNV trong Công ty. Định kỳ 6 tháng ban lãnh đạo Công ty phối hợp với ban an toàn lao động, công đoàn, phòng y tế và ban quản đốc các phân xưởng kiểm tra tình trạng tuân thủ các nội quy về an toàn lao động trong toàn Công ty. Bên cạnh đó công ty cũng còn gặp một số khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 vào công ty:  Ý thức chấp hành ATVSLĐ của một bộ phận NLĐ còn hạn chế.  Một số hệ thống công trình của công ty đã xuống cấp khi áp dụng OHSAS cần phải thay thế sửa chữa như: hệ thống ống dẫn hơi, một số máy ly tâm, ....
  • 31. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 23 SVTH: Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 4.1. PHẠM VI HỆ THỐNG OH&S Nhằm quản lý tốt nhất các vấn đề OH&S trong hệ thống được thiết lập, lãnh đạo cao nhất Công ty xác định các vị trí/khu vực mà ở đó hệ thống được áp dụng. Trong giai đoạn đầu hệ thống được xây dựng ở các khu vực sau: phân xưởng đường luyện, khu vực lò hơi, kho đường thô tại nhà máy Biên Hòa, đường số 1 - Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 - Tỉnh Đồng Nai. 4.2. THÀNH LẬP BAN OH&S Nhằm quản lý tốt các vấn đề OH&S trong hệ thống và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007, căn cứ vào cơ cấu tổ chức Công ty, tổng giám đốc Công ty quyết định thành lập ban OH&S với số lượng và thành phần như sau: Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức ban OH&S của Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa. Thư ký Trưởng ban OH&S (Trưởng ban ISO) Phó ban OH&S (Thành viên BGĐ) Phó ban OH&S (Cán bộ an toàn) Thành viên Ban OH&S Đại diện các phân xưởng Đại diện các phòng ban Đại diện khách hàng Đại diện các đơn vị cung ứng dịch vụ
  • 32. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 24 SVTH: 4.3. CHÍNH SÁCH OH&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH 4.3.1. Xây dựng chính sách OH&S Căn cứ vào những ý kiến của các thành viên Ban OH&S, các bộ phận của hệ thống quản lý và tình hình thực tế quản lý OH&S của Công ty. Ban lãnh đạo Công ty họp và quyết định nội dung chính sách OH&S của Công ty. Chính sách OH&S phải được lãnh đạo cao nhất công Công ty phê duyệt. 4.3.2. Phổ biến chính sách OH&S Chính sách OH&S cần phải được lập thành văn bản và có các biện pháp thực hiện, duy trì thông tin liên lạc với các nhân viên và các bên liên quan. Chính sách OH&S cần phải được phổ biến đến các đối tượng sau: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA CHÍNH SÁCH AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Công ty cổ phần Đường Biên Hòa nhận thấy An toàn Sức khỏe nghề nghiệp là vấn đề quan trọng, có vai trò quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phát triển của công ty và lợi ích chính đáng của người lao động. CÔNG TY CP ĐƯỜNG BIÊN HÒA CAM KẾT 1. Tạo dựng và cung cấp môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe cho toàn bộ CB-CNV làm việc dưới sự kiểm soát của công ty theo yêu cầu của pháp luật. 2. Thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý An toàn Sức khỏe nghề nghiệp theo yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. 3. Thiết lập, theo dõi và kiểm soát mục tiêu OH&S tại tất cả các vị trí, hoạt động được thực hiện tại công ty. 4. Tất cả các cán bộ nhân viên trong Công ty có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đầy đủ nội quy và chính sách của Công ty. Biên Hòa, ngày ...... tháng...... năm 2011. TỔNG GIÁM ĐỐC
  • 33. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 25 SVTH:  Nhân viên làm việc tại Công ty: phổ biến thông qua các buổi tập huấn, tuyên truyền, dán nội dung chính sách tại cửa ra vào của các nhà xưởng, nhà ăn, phòng họp, phòng tiếp khách và các phòng ban trong Công ty.  Đối với nhà thầu: cung cấp các nội dung trong chính sách OH&S của Công ty và yêu cầu các nhà thầu cam kết thực hiện sau khi ký hợp đồng.  Đối với khách và các đối tượng khác: Đưa các chính sách OH&S lên trang web của Công ty, các tài liệu quảng bá và các báo cáo với các bên hữu quan. 4.4. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO 4.4.1. Mục đích Nhận dạng sớm các mối nguy hiểm ở tất cả các bộ phận trong phạm vi của hệ thống có khả năng ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của người lao động nhằm đảm bảo rằng các rủi ro liên quan đến các mối nguy này được đánh giá, kiểm soát thích hợp và được thực thi để quản lý các sự cố liên quan. 4.4.2. Nội dung 4.4.2.1. Nhu cầu nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro Việc nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro được thực hiện tại tất cả các bộ phận, hoạt động thuộc sự kiểm soát của hệ thống. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro bổ sung khi:  Các thay đổi hay đề xuất thay đổi trong Công ty về hoạt động, nguyên vật liệu, máy móc/thiết bị.  Các điều chỉnh đối với hệ thống quản lý OH&S, bao gồm những thay đổi tạm thời và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và hoạt động.  Các thay đổi của các văn bản, yêu cầu pháp luật liên quan đến việc đánh giá rủi ro và thực hiện các kiểm soát cần thiết.  Thay đổi thiết kế khu làm việc, quy trình, lắp đặt máy móc/thiết bị, thủ tục vận hành và tổ chức làm việc xem xét đến khả năng thích nghi của con người.
  • 34. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 26 SVTH: 4.4.2.2. Tiến trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc/Tài liệu Tất cả các bộ phận - Đánh giá định kỳ 6 tháng 1 lần - Hoặc đánh giá bổ sung khi cần Các bộ phận liên quan - Các phòng ban sẽ thực hiện Bảng mô tả các mối nguy và rủi ro (BM-01-01) - Nhập dữ liệu vào hồ sơ Các bộ phận phận liên quan - Nhân viên phụ trách cho điểm vào Bảng đánh giá mức độ rủi ro các mối nguy (BM-01-02) Ban OH&S & Các bộ phận liên quan - Tiến hành đánh giá lại và ghi nhận trong các biên bản cuộc họp Ban OH&S - Tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro lập thành Bảng kế hoạch hành động vì OH&S (BM-01-03) Ban OH&S & Các bộ phận liên quan - Họp tham vấn ý kiến của công nhân viên trong Công ty về kế hoạch hành động vì OH&S Ban OH&S - Chỉnh sửa lại tài liệu cho phù hợp với các nội dung thảo luận và tham vấn. ĐDLĐ và Ban giám đốc - Xem xét và phê duyệt Bảng kế hoạch hành động vì OH&S (BM- 01-03) Ban OH&S - Cập nhật vào Danh mục các loại hồ sơ được kiểm soát (BM-10-01) 4.4.2.3. Đánh giá mối nguy Các mối nguy sẽ được đánh giá thông qua 5 tiêu chí sau:  Đánh giá mức độ rủi ro của mối nguy (R): Tần suất xảy ra sự cố. Khả năng ảnh hưởng. Khả năng tiếp cận. Nhận diện các mối nguy Đánh giá rủi ro Nhu cầu nhận diện mối nguy & đánh giá rủi ro Thảo luận & đánh giá lại Ban hành và lưu hồ sơ Đạt Không Chỉnh sửa và trình duyệt Xem xét và phê duyệt Không Duyệt Lập kế hoạch hành động vì OH&S Thảo luận và tham vấn
  • 35. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 27 SVTH:  Khả năng ngăn ngừa rủi ro từ mối nguy (N): Khả năng bảo vệ. Đào tạo, năng lực và nhận thức. Trong phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp theo OHSAS 18001:2007 tại Công ty CP ĐBH có 38 mối nguy được nhận diện và mô tả dựa theo các 5 tiêu chí trên. (Xem phụ lục 3 - Phần nhận diện và mô tả rủi ro). Đánh giá rủi ro cho mối nguy theo phương pháp cho điểm, từng mối nguy được cho điểm dựa trên 3 tiêu chí. Mức độ rủi ro của mối nguy là tổng tất cả các tiêu chí với nhau và điểm rủi ro là điểm âm.  Đối với tai nạn lao động Điểm đánh giá Khả năng ảnh hưởng Khả năng tiếp cận Tần suất xảy ra sự cố Khả năng bảo vệ Sự huấn luyện và nhận thức 1 Xây xát nhẹ, chỉ cần sơ cứu tại chỗ, sử dụng tủ thuốc tại chỗ. ≤ 1 lần/năm Chưa bao giờ xảy ra Có PPE nhưng không sử dụng hoặc không trang bị CB-CNV không được đào tạo hoặc không nhận thức về mối nguy. 2 Tổn thương có thể chữa lành, không để lại di chứng; Đến trạm y tế; Hoặc nghỉ < 5 ngày. Hàng tháng ≤ 1 lần/năm Chỉ có PPE được trang bị và sử dụng CB-CNV không được đào tạo nhưng được cảnh báo về mối nguy. 3 Những tổn thương không thể chữa lành đ và để lại di chứng; Phải nhập viện; Hoặc nghỉ > 5 ngày Hàng tuần ≤ 3 lần/năm Có biện pháp bảo vệ chung, có các biển báo an toàn, trang bị PPE Công nhân viên được đào tạo và cảnh báo về mối nguy. 4 Đe dọa mạng sống; Hoặc ở cấp ba nhưng có 2 người bị nạn Hàng ngày > 3 lần/năm Máy móc phù hợp, tuân thủ các biện pháp và quy trình an toàn Công nhân viên định kỳ được đào tạo, nhận thức rõ mối nguy và biết cách phòng tránh. Mức độ rủi ro (R) = - (Khả năng ảnh hưởng + Khả năng tiếp cận + Tần suất xảy ra sự cố)
  • 36. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 28 SVTH:  Đối với bệnh nghề nghiệp STT Khả năng ảnh hưởng Khả năng tiếp cận Tần suất xảy ra sự cố Khả năng bảo vệ Sự huấn luyện 1 Mệt mỏi trong lao động (Có khả năng hồi phục hoàn toàn sau nghỉ ngơi) ≤1 lần/tháng Không có trường hợp mệt mỏi hoặc bị suy giảm sức khỏe Được trang bị PPE nhưng không sử dụng hoặc không trang bị Công nhân viên không được đào tạo hoặc không nhận thức về mối nguy, hành động nguy hiểm 2 Sức khỏe bị giảm sút (loại I xuống loại II,.v.v…) ≤ 1 lần/tuần Số ca giảm sức khỏe <10%/năm Chỉ có PPE được trang bị và sử dụng Không được đào tạo nhưng công nhân viên được cảnh báo về mối nguy. 3 Bị các bệnh nghề nghiệp liên quan có thể điều trị Hàng ngày Số ca giảm sức khỏe từ 10% /năm  30%/năm Có các biện pháp bảo vệ chung, có các biển báo an toàn, trang bị bảo hộ Công nhân viên được đào tạo và cảnh báo về mối nguy. 4 Bị các bệnh nghề nghiệp liên quan, ảnh hưởng lâu dài và có thể gây tử vong Hàng giờ Số ca giảm sức khỏe > 30% Máy móc phù hợp, tuân thủ các biện pháp và quy trình an toàn Công nhân viên định kỳ được đào tạo, nhận thức rõ mối nguy và biết cách phòng tránh. 4.4.3. Tài liệu tham chiếu Phụ lục 3: Thủ tục Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro TT – 01. 4.5. KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH 4.5.1. Mục đích Nhằm kiểm soát và đảm bảo rằng các biện pháp ngăn ngừa nhằm loại bỏ các mối nguy được thực hiện. 4.5.2. Nội dung 4.5.2.1. Kiểm soát và ngăn ngừa mối nguy a. Xác định mối nguy cần ưu tiên kiểm soát Đánh giá khả năng ngăn ngừa cho mối nguy theo phương pháp cho điểm, từng mối nguy được cho điểm dựa trên 2 tiêu chí. Khả năng ngăn ngừa của mối nguy là tổng 2 các tiêu chí với nhau và điểm đánh giá là điểm dương.
  • 37. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 29 SVTH: Mối nguy nào có điểm đánh giá mối nguy (N + R) thấp sẽ ưu tiên thực hiện kiểm soát trước. Trường hợp 2 mối nguy có điểm đánh giá mối nguy (N + R) bằng nhau thì mối nguy nào có mức độ rủi ro (R) cao hơn sẽ tiến hành kiểm soát trước. b. Phân loại mối nguy và xét thứ tự ưu tiên khắc phục và phòng ngừa Bảng 4.1: Phân loại mức độ rủi ro và thứ tự thực hiện các giải pháp phòng ngừa Điểm đánh giá mối nguy Mức độ Tính ưu tiên Số lượng Ghi chú (-10) - (-8) Cực kỳ nguy hiểm Dừng ngay hoạt động 0 (-7) - (-4) Rất nguy hiểm Ngăn chặn trong năm nay 7 Bảng 4.2 (-3) - (-1) Nguy hiểm Ngăn chặn trong năm tới 22 Bảng 4.3 0 - 5 Rủi ro có thể chấp nhận Không cần HĐPN 9 c. Thực hiện các hành động kiểm soát điều hành Sau khi các mối nguy được nhận dạng, CB-CNV đề xuất các biện pháp kiểm soát, ban OH&S tổng hợp, ghi vào bảng kế hoạch hành động OH&S và trình cho ban lãnh đạo Công ty xem xét trước khi phân phối tới các bộ phận liên quan. Tiến trình thực hiện các biện pháp kiểm soát mối nguy. Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc/ Tài liệu Ban OH&S - Bảng kế hoạch hành động vì OH&S được phân phối tới các bộ phận liên quan Các bộ phận liên quan - Các bộ phận liên quan tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã đề ra Ban OH&S & các Bộ phận liên quan - Các bộ phận tự kiểm tra và gửi hồ sơ về kết quả thực hiện cho ban OH&S. - Ban OH&S kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ và tổng kết định kỳ 1 lần/tháng Ban OH&S - Nếu kiểm tra là đạt: lưu hồ sơ chứng minh kết quả thực hiện. - Nếu kiểm tra không đạt thì yêu cầu các bộ phận liên quan thực hiện lại. Thực hiện Kế hoạch hành động vì OH&S Kiểm tra Lưu hồ sơ Đạt Không Khả năng ngăn ngừa (N) = + (Khả năng bảo vệ + Sự huấn luyện và nhận thức)
  • 38. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 30 SVTH: Bảng đánh giá mối nguy và các hành động kiểm soát mối nguy được trình bày trong bảng 4.2 và bảng 4.3. Bảng 4.2: Danh sách các mối nguy có hành động phòng ngừa ngay trong năm nay STT Kí hiệu Hoạt động/Vị trí Nhận diện các yếu tố nguy hiểm R N Hành động phòng ngừa Trách nhiệm thực hiện 1 H17 - Đẩy các thùng chứa xỉ - Các thùng chứa xỉ có thể va vào nhau do đường dốc, thùng nặng -10 5 - Thường xuyên nhắc nhở NLĐ về mối nguy này. - Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi thực hiện công viêc này. - Trưởng ca - NLĐ 2 H24 - Pha than hoạt tính - Máng tôn treo lơ lửng thấp (1,55 m) -9 4 - Tháo bỏ máng tôn này. - Chạy lại đường dây điện qua vị trí này - Phân xưởng cơ điện. 3 H6 - Cửa vào kho - Thấp (1,5 m) -9 4 - Thay khung cửa mới cao hơn (≥ 1,8 m). - Trong khi chờ thay cửa mới, lắp đặt biển báo nguy hiểm. - Phân xưởng cơ điện. 4 H14 - Hoạt động của các quạt thổi - Tiếng ồn cao -9 4 - Thường xuyên nhắc nhở NLĐ thực hiện đeo nút tai chống ồn. - Thay mới ngay nút tai khi có hư hỏng. - Nghiên cứu, cải tạo hệ thống cấp gió cho lò hơi - Trưởng ca. - NLĐ. - Phòng kỹ thuật vật tư. 5 H2 - Thoát miệng bao đường - Công nhân dùng dao để thoát chỉ bao đường -10 6 - Trang bị bao tay cho công nhân. - Cảnh báo công nhân về mối nguy này. - Phòng nhân sự. - Trưởng ca. 6 H16 - Chuyển xỉ lên xe tải - Công nhân đứng trên mảnh ván rộng 18cm để điều khiển palăng và đổ tro vào xe. -8 4 - Thiết kế vị trí đứng cho công nhân. - Trong thời gian chờ lắp đặt, nhắc nhở CB- CNV đề phòng rủ ro có thể bất ngờ có thể xảy ra. - Phòng kỹ thuật vật tư. - Trưởng ca. 7 H30 - Cửa từ nhà xưởng thông qua khu nhập vôi - Người bên trong nhà xưởng đi ra khi đang nhập vôi -8 4 - Lắp đặt biển báo nguy hiểm bên trong nhà. - Nhắc nhở CB-CNV khóa cửa bên ngoài khi tiên hành nhập vôi. - Phân xưởng cơ điện. - Trưởng ca.
  • 39. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 31 SVTH: Bảng 4.3: Danh sách các mối nguy có hành động phòng ngừa ngay trong năm tới STT Kí hiệu Hoạt động/Vị trí Nhận diện các yếu tố nguy hiểm R N Hành động phòng ngừa Trách nhiệm thực hiện 1 H15 - Lấy tro - Bụi phát sinh nhiều -9 6 - Cải tạo hệ thống lấy tro hiện có. - Nhắc nhở CB-CNV đeo khẩu trang khi đi qua khu vực này, tránh tiếp xúc lâu dài trong khu vực này. - Phân xưởng cơ điện. - Trưởng ca. 2 H31 - Hoạt động của máy ly tâm - Tiếng ồn cao -8 5 - Nhắc nhở CB-CNV đeo nút tai. - Đẩy nhanh tiến trình thay thế máy ly tâm đã cũ - Trưởng ca. - Phòng kỹ thuật vật tư. 3 H10 - Thu đường đổ tại chân các gầu múc - Làm việc tại nơi chật hẹp -8 5 - Cảnh báo mối nguy này cho công nhân. - Trang bị thiết bị lao động phù hợp cho. - Trưởng ca. - Phòng kỹ thuật vật tư. 4 H11 - Băng tải đường qua xưởng sản xuất - Độ dốc cao (10o) - Còn nhiều rác, cây gậy nằm ngang cản trở đường đi -8 5 - Lắp đặt biển cảnh báo ở 2 đầu để cảnh báo cho nhân viên và khách. - Tăng tần suất vệ sinh (2 lần/tuần) - Phân xưởng cơ điện. - Quản đốc. 5 H18 - Vận chuyển tro từ buồng lắng bụi lên xe - Công nhân mang vát bao tro 30 kg đi trên chính những bao tro gập ghềnh -7 4 - Thay đổi quy trình vận chuyển bằng cách lắp đặt hệ thống palăng. - Phòng kỹ thuật vật tư. - Phân xưởng cơ điện. 6 H19 - Tháp rữa bụi - Cầu thang (15 m) không có vòng bảo vệ -7 4 - Lắp đặt vòng bảo vệ. - Phân xưởng cơ điện. 7 H26 - Nhập vôi - Vôi cục rơi trúng người -7 4 - Trang bị mũ bảo hộ cho công nhân làm việc. - Nhắc nhở NLĐ thận trọng khi chuẩn bị vôi . - Phòng kỹ thuật vật tư. - Trưởng ca. 8 H28 - Băng tải va vào ống dẫn hơi, dây điện -7 4 - Nhắc nhở người điều khiển palăng thực hiện đúng quy trình vận hành an toàn. - Trưởng ca
  • 40. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 32 SVTH: STT Kí hiệu Hoạt động/Vị trí Nhận diện các yếu tố nguy hiểm R N Hành động phòng ngừa Trách nhiệm thực hiện 9 H29 - Đưa bao đựng vôi xuống - Bao vôi được bó thành bó và vứt xuống từ tầng 3. -7 4 - Nghiêm cấm NLĐ tái diễn hành vi này. - Lập điều khoản xử phạt cho hành vi này. - Lập hướng dẫn công việc cho công tác nhập vôi. - Quản đốc. - NLĐ 10 H12 - Lò hơi và các ống dẫn hơi - Nước lò hơi bị nhiễm đường dẫn đến hiện tượng ăn mòn đường ống dẫn hơi -10 8 - Tăng cường công tác thu và kiểm nghiệm mẫu nước cấp lò hơi. - Bảo trì, sửa chữa, thay thế tất cả các đường ống dẫn hơi bị rò rỉ. - Phòng kiểm nghiệm - Phân xưởng cơ điện 11 H23 - Đập than - Bụi phát sinh nhiều -9 7 - Lắp đặt thêm tấm chắn nơi lưới sàng. - Phân xưởng cơ điện 12 H1 - Xe tải vào chuyển đường vào kho - Xe tải de lui -9 7 - Nhắc nhở lái xe thực hiện cẩn thận - Đối với nhà thầu: Đưa điều khoản quy định về tuân thủ an toàn vào hợp đồng khi giao nhận hàng tại Công ty. - Trưởng ca. - Ban OH&S 13 H22 - Nhập than - Nồng độ bụi cao -9 7 - Cải tạo hệ thống nhập than hiện tại bằng cách gắn hệ thống rung thay cho làm việc bằng tay của NLĐ. - Nhắc nhở công nhân đeo khẩu trang. - Phòng kỹ thuật vật tư. - Phân xưởng cơ điện. - NLĐ. 14 H36 - Chất đống - Công nhân vát nặng (50kg) đi trên bao đường -9 7 - Nhắc nhở NLĐ về mối nguy này. - Trưởng ca. 15 H25 - Đưa vôi lên silô - Bụi vôi phát sinh nhiều -8 6 - Nhắc nhở CB-CNV qua lại khu vực mang khẩu trang bảo vệ, tránh tiếp xúc với bụi trong thời gian dài. - Lắp đặt các tấm chắn gió trên tầng 3 tại khu vực tiếp nhận vôi. - - Trưởng ca. - Phân xưởng cơ điện.
  • 41. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 33 SVTH: STT Kí hiệu Hoạt động/Vị trí Nhận diện các yếu tố nguy hiểm R N Hành động phòng ngừa Trách nhiệm thực hiện 16 H9 - Cầu thang lên băng tải trên nóc - Bụi đường bám và lâu ngày tan chảy - Độ dốc cao (60o) -7 5 - Tăng cường công tác vệ sinh. - Bố trí thêm vệ sinh viên cho khu vực này. - Vệ sinh viên. - Quản đốc. 17 H21 - Tách khí CO2 - Tủ điện bị nước nhỏ -7 5 - Sửa chửa đường ống hỏng. - Phân xưởng cơ điện. 18 H35 - Thí nghiệm, phân tích mẫu - Bị hóa chất văng trúng, dính lên da. -8 7 - Nhắc nhở CB-CNV tuân thủ đúng nội quy phòng thí nghiệm. - Trưởng ca. 19 H8 - Sàn trên hành lang băng tải - Mất vệ sinh -7 6 - Tăng cường công tác vệ sinh. - Bố trí thêm vệ sinh viên cho khu vực này. - Vệ sinh viên. - Quản đốc. 20 H32 - Nấu đường - Nhiệt độ cao (36oC) - Độ rung lớn -7 7 - Lắp đặt thêm hệ thống thông gió. - Thay đổi các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới.- - Lập danh sách các thiết bị cần thay đổi và dự toán ngân sách. - Phân xưởng cơ điện. - Phòng kỹ thuật vật tư. 21 H5 - Hành lang hộp chứa đường - Còn nhiều rác, cây sắt nằm ngang gây vấp ngã -6 5 - Tăng cường công tác vệ sinh. - Bố trí thêm vệ sinh viên cho khu vực này. - Vệ sinh viên. - Quản đốc. 22 H20 - Cầu thang bắt qua buồng lắng bụi - Chỉ có thang sắt thường bắt ngang không có tay vịn -6 5 - Dở bỏ thang này, thay thế bằng thang leo có vòng bảo vệ. - Phân xưởng cơ điện
  • 42. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 34 SVTH: 4.5.2.2. Hướng dẫn công việc Các HDCV hiện có của Công ty cần được cập nhật thường xuyên nhằm hạn chế tối đa khả năng xảy ra của các mối nguy, tạo điều kiện cho CB – CNV trong Công ty cần nắm vững các quy tắc và tuân thủ các quy trình an toàn trong quá trình sản xuất. Bảng 4.4: Một số hướng dẫn công việc được sử dụng trong hệ thống STT Tên hướng dẫn công việc Ký hiệu 1 Hướng dẫn công việc vệ sinh phân xưởng đường HDCV-02-01 2 Hướng dẫn công việc vệ sinh công nghiệp HDCV-02-02 3 Hướng dẫn công việc nấu xút các nồi đường HDCV-02-03 4 Hướng dẫn công việc hòa diện máy phát HDCV-02-04 5 Hướng dẫn kiểm soát khu vực lò hơi – turbin HDCV-02-05 6 Hướng dẫn vận hành vis tải HDCV-02-06 7 Hướng dẫn công việc pha muối khu Resin HDCV-02-07 8 Hướng dẫn bôi trơn thiết bị HDCV-02-08 9 Hướng dẫn bảo dưỡng máy sấy HDCV-02-09 10 Hướng dẫn công việc bảo dưỡng động cơ HDCV-02-10 4.5.3. Tài liệu tham chiếu Phụ lục 3: Thủ tục Kiểm soát và điều hành: TT – 02. 4.6. YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC 4.6.1. Mục đích Bảo đảm rằng các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan đến OH&S có ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, dịch vụ của Công ty sẽ nhận biết, cập nhật và thực hiện đúng trong hệ thống.
  • 43. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 35 SVTH: 4.6.2. Nội dung 4.6.2.1. Cập nhật các yêu cầu mới của pháp luật và các yêu cầu khác Tiến trình cập nhất các yêu cầu mới của pháp luật và các yêu cầu khác Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc/tài liệu Ban OH&S - Cập nhật hàng tháng (BM-03-02: Bảng theo dõi thu thập văn bản pháp luật và yêu cầu khác) ĐDLĐ - Xem xét lần 1 (BM-03- 02: Bảng theo dõi thu thập văn bản pháp luật và yêu cầu khác) Giám đốc/ Phó giám đốc - Xem xét lần 2 và phê duyệt ĐDLĐ - BM-03-01: Danh mục các văn bản pháp luật và các yêu cầu khác Ban OH&S/ Thủ trưởng đơn vị/ĐDLĐ - Tổng giám đốc - Phòng Nhân sự - Triển khai các văn bản đã được cập nhật đến các phòng ban và các bộ phận liên quan trong Công ty BM-03-01 4.6.2.2. Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Định kỳ 3 tháng ban OH&S phải kiểm tra cập nhật lại yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, thông qua tình hình cụ thể của thực tế sản xuất ban OH&S đánh giá tình hình tuân thủ các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác của tất cả các mối nguy và rủi ro trong Công ty. Dựa trên thực trạng đáp ứng yêu cầu pháp luật về OH&S và các yêu cầu khác, ĐDLĐ triển khai thông tin cho việc xem xét của lãnh đạo. Không Duyệt Ban hành và phân phối Thu thập các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Xem xét Duyệt Cập nhật vào “Danh mục các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Cập nhật lại các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình OH&S Không cần cập nhật Không cần cập nhật
  • 44. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 36 SVTH: 4.6.3. Tài liệu tham chiếu Phụ lục: Thủ tục Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác TT - 03. 4.7. MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH 4.7.1. Mục đích Tổ chức cần phải thiết lập di trì các mục tiêu, chương trình OH&S nhằm kiểm soát tốt các rủi ro và làm cơ sở đánh giá mức độ hiệu quả của việc áp dụng hiệu thống quản lý OH&S tại Công ty. 4.7.2. Nội dung Tổ chức phải thiết lập duy trì mục tiêu, chương trình ở dạng văn bản tại mỗi cấp, mỗi bộ phận có liên quan đến OH&S. Các mục tiêu này phải đo được khi cần thiết và nhất quán với chính sách OH&S. Khi thiết lập mục tiêu chương trình cần xác định rõ trách nhiệm cho từng mục tiêu ở mỗi cấp mỗi bộ phận. Các mục tiêu chương trình sẽ được thiết lập cho thời hạn 1 năm. Khi cần thiết chương trình sẽ được sửa đổi để đảm bảo bảo các mục tiêu sẽ đạt được. 4.7.2.1. Tiến trình thực hiện Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc/ tài liệu Giám Đốc - Ban Giám đốc đưa ra ý kiến chỉ đạo chung Ban quản đốc các phân xưởng - Các bộ phận đề xuất mục tiêu và chỉ tiêu của bộ phận mình, trưởng bộ phận xem xét. - Sau đó tổng hợp mục tiêu và chỉ tiêu và trình Giám đốc xem xét và điều chỉnh nếu cần thiết. - Dựa vào mục tiêu và chỉ tiêu, thực hiện các giải pháp đã lên kế hoạch thực hiện - Kết quả đạt được báo cáo với Ban Giám đốc hàng tháng. ĐDLĐ - Những hạng mục không đạt sẽ được phân tích và lập kế hoạch khắc phục. - Kế hoạch khắc phục sẽ được thực hiện cho đến khi hoàn thành. Ban OH&S Hoàn thành hành động khắc phục Theo dõi Ý kiến chỉ đạo Lập mục tiêu của bộ phận Thực hiện Báo cáo hàng tháng Theo dõi hành động khắc phục
  • 45. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 37 SVTH: Qua quá trình nghiên cứu và xem xét các điều kiện thực tế của Công ty và tại các bộ phận, các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S của Công ty được thiết lập. Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S được thể hiện qua Bảng 4.5: Bảng 4.5: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S STT Nội dung mục tiêu Chỉ tiêu toàn phân xưởng Chỉ tiêu của bộ phận/phòng ban Chương trình hành động Thời gian hoàn thành Người chịu trách nhiệm Biện pháp, tài liệu, hồ sơ kiểm soátBộ phận Chỉ tiêu 1 Đảm bảo NLĐ ý thức và trang bị đầy đủ trang bị BHLĐ 92% Lò hơi 85% - Ban hành quy chế kiểm tra, giám sát việc sử dụng trang bị BHLĐ, xử phạt các trường hợp vi phạm. - Tuyên truyền việc sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ. - Trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ 03 tháng - Ban OH&S. - Quản đốc phân xưởng - Phòng nhân sự - Hàng tháng, quản đốc phân xưởng báo cáo với Ban OH&S. - Nội quy quy chế sử dụng trang bị BHLĐ Nấu đường 95% Ly tâm 95% Kho chứa 90% 2 Giảm số ngày nghỉ về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 600 h/ năm Lò hơi 200 h/năm - Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động. - Đảm bảo trang bị đầy đủ các biển báo nguy hiểm tại nơi có nguy cơ gây ra tai nạn lao động. - Đảm bảo sự sẵn có của các HDCV. - Kiểm tra, bảo trì thường xuyên máy móc, thiết bị. 1 năm - Phòng nhân sự - Ban OH&S - Quản đốc phân xưởng - Phân xưởng cơ điện. - Định kỳ hàng tháng Ban OH&S kiểm tra công tác ATVSLĐ. - Kết quả kiểm tra máy móc. Nấu đường 100 h/năm Ly tâm 100 h/năm Kho chứa 200 h/năm
  • 46. Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty cổ phần đường Biên Hòa theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 GVHD: ThS. Trang 38 SVTH: STT Nội dung mục tiêu Chỉ tiêu toàn phân xưởng Chỉ tiêu của bộ phận/phòng ban Chương trình hành động Thời gian hoàn thành Người chịu trách nhiệm Biện pháp, tài liệu, hồ sơ kiểm soátBộ phận Chỉ tiêu 3 Đảm bảo NLĐ được khám sức khỏe định kỳ 1 năm 1 lần 95% Phân xưởng đường 95% - Lập kế hoạch khám sức khỏe và thông báo trên bảng tin y tế. 1 năm - Trạm y tế - Phòng nhân sự - Kế hoạch khám sức khỏe. 4 Đảm bảo tất cả NLĐ được đào tạo về OH&S 4 giờ/ người/ năm Phân xưởng đường 90% - Lập kế hoạch đào tạo - Chuẩn bị thiết bị, tài liệu để đào tạo - Theo dõi tiến độ và chương trình đào tạo - Lập hồ sơ kết quả đào tạo 1 năm - Ban OH&S - Phòng nhân sự. - Hồ sơ đào tạo OH&S. 5 Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp luật Số vụ vi phạm: 0 vụ Phân xưởng đường 100% - Cập nhật các yêu cầu pháp luật thường xuyên và đầy đủ. - Tổ chức thực hiện, đáp ứng đúng và đầy đủ các yêu cầu đó. 3 tháng - Ban OH&S. - Danh mục các yêu cầu. 6 Giảm số lượng NLĐ làm việc trong môi trường quá nóng Giảm 30 người Lò hơi Giảm 10 - Tăng cường thêm quạt gió 3 tháng - Phân xưởng cơ điện - Kết quả kiểm tra ATLĐ.Nấu đường Giảm 20 - Cải tạo hệ thống quạt hút 1 năm 7 Giảm số lượng NLĐ làm việc trong môi trường quá ồn Giảm 20 người Ly tâm Giảm 20 - Thay thế các máy ly tâm cũ bằng máy mới. 1 năm - Phòng kỹ thuất vật tư - Kế hoạch thay thế thiết bị.