SlideShare a Scribd company logo
1
KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH
DOANH THAN HÀ NỘI.
MÃ TÀI LIỆU: 80581
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
2
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoà nhập cùng xu thế của nền kinh tế thế giới. Nước ta chú trọng đến
khai thác và khám phá tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng. Trong đó sản xuất
than là ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn
công nghiệp hóa nước ta hiện nay, nhu cầu than cho các ngành công nghiệp
như điện, xi măng, phân bón, hóa chất ngày càng tăng và đặc biệt việc xuất
khẩu than cũng đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Trong những năm qua hòa cùng sự nghiệp đổi mới và phát triển chung
của đất nước, ngành công nghiệp khai thác cũng không ngừng đổi mới, phát
triển và đạt được những thành tựu to lớn. Trong cơ chế thị trường hiện nay,
Nhà nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp đối với các doanh nghiệp nói chung và các
doanh nghiệp ngành than nói riêng. Tuy nhiên trong nền kinh tế vận hành theo
cơ chế thị trường được áp dụng ở Việt Nam hiện nay ngành than đã gặp khó
khăn.
Trong công nghiệp sản xuất than, hao phí lao động cho một tấn than còn
quá lớn, chi phí tiền lương tuy chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành
song cũng chưa tương xứng với hao phí lao động của công nhân nên đời sống
của công nhân ngành than còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là sự thách thức
đối với ngành công nghiệp sản xuất than và điều đó cũng đặt cho ngành than
nhiều bài toán.
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì việc quản lý vật tư, tiền vốn,
bảo vệ tài sản của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được,
điều này thực hiện tốt hay không là do bộ phận kế toán có kiểm tra xử lý kịp
thời những thông tin thu nhập được một cách chính xác không. Nhất là trong
điều kiện hiện nay mọi trách nhiệm đều gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp
những như mỗi người, mọi doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh
nhưng phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình thì công tác kế toán càng
3
có tầm quan trọng hơn để giúp doanh nghiệp lãnh đạo chỉ đạo kinh doanh đạt
hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ những lý do trên đồng thời qua quá trình học tập và nghiên
cứu ở trường và thời gian thực tập tại công ty được sự hướng dẫn nhiệt tình của
các thầy cô giáo và cô chú anh chị trong phòng kế toán của công ty. Em đã
mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: "Kế toán tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả kinh doanh" tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội.
Tuy nhiên trong thời gian thực tập được sự quan tâm của nhà trường và
đặc biệt là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc cùng với sự giúp đỡ và quan tâm chỉ
đạo của các cô chú tại Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Nhưng do trình độ và kinh nghiệm có hạn nên bài viết của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng
như bạn đọc quan tâm tới.
Hà Nội, tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Trần Xuân Hưng
4
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trước đây là công ty cung
ứng than - xi măng Hà Nội, được thành lập 09/12/1974 theo quyết định số
1878/ĐT-QLKT của Bộ điện than nhằm thực hiện quyết định số 254/CP ngày
22/11/1974 của Hội đồng chính phủ về việc chuyển chức năng cung ứng than
về Bộ Điện than với tên gọi ban đầu là công ty quản lý và phân phối than Hà
Nội. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1975 với nhiệm vụ tổ
chức thu mua, cung ứng than theo kế hoạch đáp ứng cho nhu cầu sử dụng than
của các hoạt động trọng điểm trung ương và địa phương trên địa bàn các tỉnh:
Hà Nội, Hà Tây, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu. Do yêu cầu hoạt động và nhiệm
vụ đòi hỏi nên đến nay công ty đã qua nhiều lần đổi tên khác nhau.
Từ 1975 đến 1981 mang tên: "Công ty quản lý và phân phối than Hà
Nội" trực thuộc Tổng công ty quản lý và phân phối than Bộ Điện Than.
Từ 1988 công ty có biến động tổ chức theo quyết định của Bộ Năng
lượng ngày 01/01/1988 sát nhập xí nghiệp cơ khí vận tải và công ty cung ứng
than Hà Nội và thời điểm này cán bộ công nhân viên của công ty có 735 người.
Ngày 30/6/1993 theo chủ trương của Nhà nước, Bộ Năng lượng đã ban
hành quyết định số 498/NL-TCC "công ty cung ứng than Hà Nội" được đổi tên
thành " Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội" trực thuộc Tổng công ty
chế biến và kinh doanh than Việt Nam. Công ty chuyên làm nhiệm vụ kinh
doanh và sản xuất, chế biến than sinh hoạt phục vụ các nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt của các hộ tiêu thụ thuộc địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận các tỉnh Hà
Tây, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu.
Ngày 10/10/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 563/TTĐ thành
lập "Tổng công ty than Việt Nam" để chấn chỉnh và lập lại trật tự trong khai
thác sản xuất và kinh doanh than, tách ra 3 miền: "Công ty chế biến và kinh
5
doanh than miền bắc, công ty chế biến và kinh doanh than miền nam, công ty
chế biến và kinh doanh than miền trung. Công ty kinh doanh và chế biến than
Hà Nội là một trong số 10 công ty trực thuộc dưới sự phân cấp và quản lý trực
tiếp của công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc.
Ngày 14 tháng 10 năm 2003, tổng giám đốc công ty than Việt Nam ban
hành quyết định số 1690/QĐ-TCCB về việc đổi tên công ty kinh doanh và chế
biến than Hà Nội thành Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội thuộc công
ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc. Công ty chế biến và kinh doanh than
Hà Nội có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, hạch toán kinh
tế phụ thuộc và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn do công ty chế biến
và kinh doanh than miền Bắc giao.
Trụ sở chế biến và kinh doanh than Hà Nội đặt tại số 5 Phan Đình Giót -
Thanh Xuân - Hà Nội.
Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển công ty chế biến và kinh doanh
than Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng kể như:
Năm 1995 được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3
Năm 1999 được tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3 trong
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, Đảng bộ công ty được công
nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong nhiều năm.
6
Một số chỉ tiêu của 3 năm gần đây
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
- Số vốn kinh doanh 10.000.000.000 20.000.000.000 32.000.000.000
- Doanh thu bán hàng 20.000.000.000 32.600.000.000 48.000.000.000
- Thu nhập chịu thuế
của doanh nghiệp
5.600.000.000 9.128.000.000 13.440.000.000
- Số lượng công nhân
viên
850 880 920
- Thu nhập bình quân
1 người/tháng
900.000 1.000.000 1.500.000.000
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả mà công ty đạt được từ năm 2004 -
2006 rất khả quan. Nguồn vốn hoạt động của công ty chủ yếu là nguồn vốn lưu
động. Hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng mở rộng số lượng công nhân
viên ngày một nhiều. Do đó, sản phẩm hoàn thành đạt kết quả cao. Đem lại lợi
nhuận cao cho công ty, đời sống cán bộ công nhân viên dần ổn định. Từ đó, ta
có thể thấy công ty đang trên đà phát triển rất có triển vọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng
- Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty chế biến và
kinh doanh than miền Bắc và đặt dưới sự quản lý của Bộ Năng lượng chức năng
của công ty do đó cũng thay đổi theo cơ chế quản lý Nhà nước.
- Trong cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp, công ty đảm nhận
chức năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân mà chủ yếu là trên địa
bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Tây, Sơn La, Lai Châu, Hòa
Bình.
7
- Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước giao quyền tự chủ sản
xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế công ty cũng chuyển hẳn sang chức
năng kinh doanh và chế biến than với nguyên tắc "lời ăn lỗ chịu" như tất cả các
đơn vị kinh doanh khác.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng và tổ chức chiến lược kinh doanh
- Quản lý khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đặc biệt là
nguồn vốn ngân sách cấp.
- Tuân thủ các chế độ và chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà
nước và của ngành.
Ngoài ra công ty còn có nghĩa vụ khác đối với nền kinh tế xã hội, như
bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty chế
biến và kinh doanh than Hà Nội
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Bộ máy quản lý của công ty có kết cấu theo mô hình trực tuyết từ Ban
giám đốc xuống các phòng ban phân xưởng.
- Giám đốc: loài người có quyền hành lãnh đạo cao nhất, chịu trách
nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trước sự
quản lý của cơ quan cấp trên. Bên cạnh đó giám đốc công ty còn chỉ đạo trực
tiếp phòng kế toán, phòng kỹ thuật kế hoạch sản xuất, phòng an toàn lao động,
phòng vật tư, phòng bảo vệ, phòng kiến thiết cơ bản.
8
Sơ đồ bộ máy điều hành sản xuất của công ty
GIÁM ĐỐC
Phòng kỹ thuật
sản xuất KCS
Phòng kế toán Phòng an toàn
lao động
Phòng bảo vệ
PCCC
Phòng vật tư
Tổ điện Cơ khí Máy Tổ xe
9
- Có quyền tổ chức thực hiện các Quyết định của Hội đồng quản trị.
Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty,
thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Ban hành quy
chế quản lý nội bộ công ty, kí kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị
phương án; bố trí cơ cấu tổ chức công ty trình báo cáo quyết toán tài chính hàng
năm lên hội đồng cổ đông, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử lý các
sai phạm trong công ty tuyển dụng lao động theo các hợp động ngắn hạn.
* Các phòng chức năng:
- Phòng kế toán: giúp giám đốc quản lý tài chính, quản lý kinh tế phát
sinh đảm nhiệm lĩnh vực quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời còn
làm nhiệm vụ báo cáo tình hình tài chính với cơ quan chức năng và hạch toán
lỗ lãi.
- Phòng kỹ thuật kế hoạch sản xuất KCS: Tham mưu cho giám đốc và
các thiết kế, các bản vẽ và kế hoạch sản xuất, lập báo cáo dự toán khối lượng
vật tư cần thiết cho việc chế biến than. Đồng thời giám sát thi công, kiểm tra
độ chính xác, tính kỹ thuật của các đơn vị tổ đội sản xuất như chất lượng sản
phẩm kỹ thuật trong sản xuất.
- Phòng an toàn lao động: tham mưu cho giám đốc về sự đảm bảo an toàn
trong lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng vật tư: có nhiệm vụ khai thác tìm hiểu nguồn vật tư theo sự chỉ
đạo của cấp trên về chất lượng giá thành chủng loại mà công ty thường dùng
vào việc sản xuất.
- Phòng bảo vệ phòng cháy chữa cháy: có nhiệm vụ trông coi giữ gìn vật
tư, thiết bị tài sản đảm bảo an ninh trong công ty. Cung cấp trang thiết bị phòng
cháy chữa cháy kịp thời.
3.2. Tổ chức bộ máy kế toán
* Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu của phòng kế toán
Do đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ hình thức và phương pháp
kế toán cũng thay đổi cho phù hợp và cụ thể.
10
Bộ máy kế toán của Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có hình
thức tổ chức tập trung. Mọi công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán
từ việc thu thập kiểm tra chứng từ ghi sổ chi tiết đến việc lập các báo cáo kinh
tế.
Bộ phận kế toán chính là cánh tay đắc lực của giám đốc. Nó cung cấp
các thông tin về tình hình tài chính của công ty. Qua các số liệu kế toán ban
giám đốc và phòng ban chức năng nắm bắt được tình hình hoạt động của công
ty để ra quyết định quản lý phù hợp. Toàn bộ công tác tài chính kế toán đều
được thực hiện trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối trên phòng tài chính của
công ty. Tại các tổ đội không tổ chức phòng kế toán mà chỉ bố trí các cán bộ
kế toán với nhiệm vụ tập hợp các số liệu và ghi chép ban đầu gửi về phòng kế
toán.
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm nhiều phần hành có mối quan hệ
mật thiết với nhau, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát sử dụng tài sản, nguồn vốn
theo chế độ tài chính hiện hành, thông qua tình hình thu, chi doanh thu lợi nhuận
để giám sát tiến độ thi công và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng
thời thông qua các khoản mục giá thành và chỉ tiêu giá thành, giám sát tình hình
hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong công ty.
Phòng kế toán của công ty gồm 8 người được đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của giám đốc công ty và các kế toán ở các trạm. Tất cả đều được đào tạo
qua các trường lớp chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học. Đứng đầu là kế
toán trưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính, báo
cáo kế toán tài chính định kỳ.
11
Sơ đồ bộ máy kế toán công ty
 Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo mọi công việc kế toán
từ việc lập chứng từ, vào sổ sách, hạch toán… đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp
sổ sách và quyết toán tài chính kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao về
tính xác thực của các thông tin kế toán trong tất cả các mảng kế toán được lập.
Bộ phận kế toán mua hàng: có nhiệm vụ quản lý hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh ở khâu mua hàng thu nhập các chứng từ về mua hàng vào
các sổ chi tiết hàng mua theo chủng loại số lượng và giá.
Bộ phận kế toán hàng bán: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh ở khâu bán hàng. Thu nhập các hóa đơn bán hàng và các chứng từ
khác phục vụ việc bán hàng phân loại chúng theo từng đơn vị bán, vào sổ chi
tiết hàng bán vào sổ tổng hợp.
Bộ phận kế toán thanh toán: theo dõi việc thanh toán với người bán và
người mua của các trạm kinh doanh. Theo dõi việc thực hiện chế độ công nợ
của các đơn vị kinh doanh và chế biến. Thanh toán lương và bảo hiểm.
Bộ phận kế toán quỹ: Tổng hợp các phiếu thu, phiếu chi, lệnh chi và sổ quỹ.
Kế toán trưởng
Bộ phận
kế toán
mua hàng
Bộ phận
kế toán
bán hàng
Bộ phận
kế toán
thanh toán
Bộ phận
kế toán
quỹ
Bộ phận
kế toán
hàng tồn
kho
Bộ phận
kế toán
TSCĐ
Bộ phận
kế toán
tổng hợp
Nhân viên kế toán
ở các trạm
12
Bộ phận kế toán tồn kho: căn cứ vào số liệu nhập, xuất, tồn của các trạm
để vào sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn.
Bộ phận kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và khấu hao
TSCĐ.
Bộ phận kế toán tổng hợp: căn cứ vào sổ sách kế toán và các chứng từ
vào bảng tổng hợp cân đối kế toán và các báo cáo kế toán.
Các nhân viên kế toán ở trạm: lập chứng từ ban đầu về hàng mua, hàng
bán thu chi tiền mặt vào các sổ chi tiết.
3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký - chứng từ với hệ thống
sổ sách tương đối đầy đủ bao gồm: các bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng
từ, sổ cái.
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Chứng từ -
chứng từ số 8
Nhật ký
- chứng từ số 8
Sổ cái TK 131, 156, 632,
641, 642, 511, 531, 911
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết
TK156,632,641,642,
511,911
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng kê
số 8, 9
13
Quan hệ đối chiếu
4. Quy trình công nghệ sản xuất ………
5. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất
kinh doanh
* Thuận lợi
- Địa điểm công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trụ sở đặt tại số
5 Phan Đình Giót- Thanh Xuân - Hà Nội gần đường quốc lộ 1A là cửa ngõ của
thủ đô Hà Nội, thuận lợi gần khu công nghiệp rất thuận lợi cho việc vận chuyển
than.
- Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có toàn bộ công nhân viên
nắm vững chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong công việc.
- Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội kinh doanh mặt hàng chủ
yếu là than. Do đó, đáp ứng tối đa nhu cầu về than cho sản xuất và kinh doanh
cho các hộ tiêu thụ.
Nhập nguyên vật liệu
Chế biến
Hoàn thiện
Nhập kho
14
- Công ty chế biến và kinh doanh Hà Nội là công ty thuộc hình thức sở
hữu Nhà nước, do đó vốn để kinh doanh do ngân sách Nhà nước cấp, do đó đáp
ứng tốt nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
* Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì công ty chế biến và kinh doanh cũng gặp
những khó khăn đó là trên thị trường nhu cầu than để phục vụ sản xuất là rất
nhiều nguồn tài nguyên than thì còn hạn chế, do đó vấn đề đặt ra cho công ty
là phải làm thế nào vừa phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu than để phục vụ sản xuất
mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta.
15
PHẦN II CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN
I.KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
Kế toán vốn bằng tiền là hình thức thu chi, thường xuyên được xảy ra
hàng ngày trên tất cả các đơn vị. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng
tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ hoặc
mua sắm vật tư hàng hóa để sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả việc mua bán
hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền phản ánh khả
năng thanh toán ngay của doanh nghiệp.
Hạch toán vốn bằng tiền tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội
sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, vốn bằng tiền trong
công ty bao gồm:
+ Tiền mặt tại quý
+ Tiền gửi ngân hàng
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, mọi đơn vị phải có số vốn nhất định
số vốn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất lớn hay nhỏ. Nguồn
hình thành của đơn vị. Cho dù tiến hành ở bất kỳ nguồn nào thì công tác thu,
chi, tiền mặt tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội yêu cầu vẫn phải
"chi trả và thu đủ".
1. Kế toán tiền mặt
Là toàn bộ số tiền đang được bảo quản trong két sắt của công ty theo
hình thái biểu hiện của tiền trong quỹ đó là tiền Việt Nam
- Tài khoản sử dụng"
Tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là một đơn vị sản xuất
kinh doanh nên tài khoản sử dụng là tài khoản 111 (tiền Việt Nam).
Không hạch toán ngoại tệ: vàng, bạc, kim khí, đá quý
- Chứng từ sử dụng: gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng
- Sổ sách sử dụng: sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu chi , nhật ký sổ cái
- Sơ đồ luân chuyển chứng từ
16
- Trình tự ghi sổ:
Hàng tháng tại phòng kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
các chứng từ gốc, giấy đề nghị chi, lịch chi… thủ quỹ lập phiếu thu, phiếu chi,
giấy thanh toán tạm ứng… Đồng thời phản ánh vào sổ quỹ tiền mặt, nhật ký
thu chi và cuối ngày gửi sổ quỹ cùng chứng từ gốc cho kế toán phản ánh vào
nhật ký sổ cái. Dựa vào các số liệu đã ghi trong sổ sách kế toán kiểm tra và đối
chiếu số liệu trong Nhật ký sổ cái với sổ quỹ, nhật ký thu chi và căn cứ vào số
liệu trên nhật ký sổ cái kế toán lập báo cáo tài chính.
+ Sổ quỹ tiền mặt:
- Tác dụng: dùng để phản ánh tình hình thu chi tiền quỹ tiền mặt Việt
Nam tại công ty. Đây là cơ sở để thủ quỹ kiểm tra giám sát tình hình tiền mặt
tại đơn vị mình tại quỹ do mình quản lý.
- Cơ sở lập: Là các phiếu thu, phiếu chi đã được thực hiện nhập xuất quỹ
tại công ty.
- Phương pháp lập: Sổ quỹ được lập theo tháng và được chi tiết theo từng
chứng từ. Sổ đóng thành quyển do kế toán vốn bằng tiền và thủ quỹ cùng ghi
khi phát sinh các nghiệp vụ thu chi. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thủ quỹ
và kế toán cùng ghi vào sổ quỹ theo nguyên tắc là một mỗi chứng từ là ghi một
lần vào các cột phù hợp. Đầu trang số phải ghi số trang trước chuyển snag số
Sổ qũy tiền mặt
Phiếu thu, phiếu chi Nhật ký sổ cái
Nhật ký thu chi TM
17
này. Cuối trang phải cộng, chuyển trang sau. Cuối tháng phải khóa sổ tính số
dư cuối tháng phải đảm bảo sự khớp đúng số liệu kế toán của công ty với sổ
của thủ quỹ.
SỔ QUỸ TIỀN MẶT
Năm………Quyển số
Loại quỹ tiền VNĐ ĐV: 1000đ
Nhật
ký
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Số tiền
Ghi
chú
SH NT Thu Chi Tồn
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1: Tồn đầu kỳ
………………………
………………………
2: Cộng phát sinh
3: Tồn cuối kỳ
+ Cột 1; 2; 3: Ghi hàng ngày tháng ghi sổ, số liệu của phiếu thu, phiếu
chi, giấy thanh toán tạm ứng.
+ Cột 4: Ghi nội dung tóm tắt thu, chi.
+ Cột 5: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng
+ Cột 6,7: Ghi số tiền thực nhập, thực xuất tại quỹ
+ Cột 8: Ghi số tiền tồn quỹ đầu ngày, cuối ngày, số ngày phải khớp với
số tiền mặt có trong quỹ.
+ Cột 9: Ký xác nhận của kế toán sau khi đã kiểm tra đối chiếu với thủ
quỹ.
* Nhật ký thu tiền:
+ Tác dụng: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 111 đối ứng với
bên có của các tài khoản liên quan.
18
+ Cơ sở lập: Khi mở nhật ký thu là sổ quỹ kèm theo các chứng từ gốc có
liên quan.
+ Phương pháp lập: Đầu tháng khi mở nhật ký thu căn cứ vào số dư cuối
tháng của sổ này, tháng trước để ghi vào sổ dư đầu tháng này. Số dư cuối ngày
được tính bằng công thức:
Số dư cuối ngày = Số dư cuối ngày trước + Số phát sinh nợ trong ngày
(trên nhật ký thu) - Số phát sinh có trong ngày (trên nhật ký chi)
Số dư này phải khớp đúng với số dư tiền mặt hiện có tại quỹ cuối ngày.
Cuối tháng khóa sổ nhật ký thu xác định tổng số phát sinh bên nợ TK
111, đối ứng bên có các tài khoản liên quan, tính số dư cuối tháng.
* Nhật ký chi tiền:
- Tác dụng: Dùng để phản ánh số phát sinh bên có TK 111 (phần chi) đối
ứng với bên nợ tài khoản liên quan.
- Căn cứ lập: Là các sổ quỹ kèm theo các chứng từ gốc như phiếu chi
hóa đơn.
- Phương pháp lập: Nhật ký được mở hàng ngày mỗi nghiệp vụ phát sinh
trên chứng từ được ghi một dòng trên Nhật ký chi theo thứ tự thời gian.
Cuối tháng hoặc cuối khóa Nhật ký chi xác định tổng số phát sinh bên
có tài khoản 111, đối ứng nợ của các tài khoản khác có liên quan.
2. Tiền gửi Ngân hàng:
- Tài khoản sử dụng: TK 1121: tiền Việt Nam
- Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có
- Sổ sách kế toán sử dụng là số chi tiết theo dõi tiền gửi Ngân hàng: Nhật
ký sổ cái, số tiền gửi ngân hàng.
- Quy trình luân chuyển chứng từ.
19
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
- Khi nhận được giấy báo nợ, giấy báo có hoặc bảng kê của ngân hàng
gửi đến cho kế toán của công ty khi có phát sinh vào số tiền gửi ngân hàng sau
đó vào sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng vào sổ Nhật ký sổ cái.
SỐ TIỀN GỬI
Nơi mở tài khoản giao dịch:……………………………………………..
Số hiệu tài khoản nơi gửi:………………………………………………..
Loại tiền gửi:…………………………………………………………….
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
Ghi chú
Số
hiệu
Ngày
tháng
Gửi vào Rút ra Còn lại
1 2 3 4 5 6 7 8
Dư đầu kỳ
Tồn cuối kỳ
- Giấy báo nợ
- Giấy báo có
Số tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết tiền gửi
Nhật ký - Sổ cái
20
* Số tiền gửi Ngân hàng:
- Tác dụng: Dùng để theo dõi hạch toán chi tiết tình hình tiền gửi ngân
hàng theo từng nơi gửi, từng loại gửi theo chỉ tiêu số gửi vào, rút ra, số còn lại.
- Cơ sở lập: Cơ sở lập số tiền gửi ngân hàng là các giấy báo nợ, giấy báo
có mà kế toán nhận được tiến hành phân loại sau đó được ghi vào sổ tiền gửi.
- Phương pháp lập: Mỗi loại tiền gửi được theo dõi riêng trên một quyển
sổ, ghi rõ nơi gửi mở tài khoản giao dịch cũng như số hiệu tài khoản tại nơi
giao dịch. Cuối tháng tổng cộng số tiền gửi vào hay rút ra chi tiêu từ đó tính ra
số tiền gửi còn lại tại Ngân hàng để chuyển sang tháng sau, và số liệu này được
đối chiếu với ngân hàng kho bạc.
II. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Đặc điểm
- Tài khoản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản
khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
- Theo quy định trong chế độ kế toán hiện hành, tài sản cố định là những
tài sản có giá trị trên 10 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định có đặc điểm là:
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ được hình
thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ.
+ Giá trị của tài sản cố định bị hao mòn dần và chuyển dần từng phần
vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Chứng từ sổ sách sử dụng
- Hóa đơn mua tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định, biên
bản thanh lý tài sản cố định, thẻ tài sản cố định, sổ tài sản cố định, sổ theo dõi
tài sản cố định, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, Nhật ký sổ cái.
21
3. Quy trình luân chuyển chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
4. Trình tự ghi sổ
Hàng ngày, hàng tháng khi phát sinh nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định.
Kế toán dựa vào chứng từ gốc: Hóa đơn mua, biên bản giao nhận, biên bản
thanh lý nhượng bán.
Kế toán phản ánh vào sổ tài sản cố định, sổ theo dõi tài sản cố định và
ghi vào Nhật ký sổ cái. Hàng tháng dựa vào các chứng từ gốc và sổ cái tài sản
cố định kế toán lập bảng khấu hao tháng và ghi vào Nhật ký sổ cái.
* Số tài sản cố định:
- Tác dụng: sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt
chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm tài sản
cố định.
- Căn cứ lập: Việc ghi chép vào sổ tài sản cố định căn cứ vào biên bản
giao nhận và thanh lý tài sản cố định.
Sổ TSCĐ Bảng tính khấu hao
TSCĐ
Hoá đơn, chứng từ
tăng giảm TSCĐ
Nhật ký sổ cái
Sổ theo dõi TSCĐ
22
- Phương pháp lập: sổ tài sản cố định mở cho cả năm hoặc một số năm
được ghi chi tiết cho từng tài sản cố định theo từng nhóm, từng loại. Đối với
trường hợp tăng tài sản cố định, kế toán căn cứ vào biên bản giao ghi nhận vào
sổ chi tiết, mỗi tài sản cố định được ghi một dòng vào các cột tương ứng.
Khi sử dụng tài sản cố định, cuối năm tính toán số khấu hao tài sản cố
định tính ghi vào cột khấu hao tài sản cố định, chi tiết theo cột năm.
23
SỔ TÀI KHOẢN THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
Năm 200….
Tên đơn vị sử dụng (Phòng, ban hoặc người sử dụng…)
Ghi tăng TS và công cụ lao động Ghi giảm TS và công cụ lao động
Ghi chú
Chứng từ Tên nhãn hiện quy cách
TSCĐ và
Công cụ dụng cụ lao động
ĐVT
Số
lượng
Đơn giá Số tiền
Chứng từ
Lý do
Số
lượng
Số tiền
SH NTN
Ngày……. tháng…….năm…………..
Người ghi sổ Kế toán trưởng
24
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng…..năm……….
Doanh nghiệp……………………………
Số
TT
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
khấu
hao
(%)
Nơi sử dụng
Toàn DN
TK 627-Chi phí sản xuất chung TK 641
chi phí
bán
hàng
TK 642
chi phí
quản lý
DN
TK 241
XDCB
dở dang
TK 142
chi phí
trả
trước
TK 335
chi phí
phải trả
Nguyên
giá
Khấu
hao
Phân
xưởng
(SP)
Phân
xưởng
(SP)
Phân
xưởng
(SP)
….. ….. ….. …..
Ngày……. tháng…….năm…………..
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
25
Khi giảm tài sản cố định căn cứ vào biên bản thanh lý, biên bản giao
nhận… kế toán ghi vào sổ giảm tài sản cố định theo các cột tương ứng.
* Sổ theo dõi tài sản cố định
- Tác dụng: Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng giảm tài sản cố định
và dụng cụ tại nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản cố định đã được trang bị cho
các phòng, ban và làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê tài sản định
kỳ.
- Cơ sở lập: Cơ sở để lập sổ theo dõi tài sản cố định là các biên bản giao
nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý nhượng bán tài sản cố định.
- Phương pháp lập: sổ được lập cho từng nơi sử dụng, cho từng năm, mỗi
phòng, ban lập hai quyển. Mỗi loại tài sản ghi một hoặc một số trang cho cả hai
phần tăng và giảm.
* Bảng tính khấu hao tài sản cố định.
- Tác dụng : Bảng này dùng để tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
cho các đối tượng sử dụng.
- Cơ sở lập: công ty áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng
theo phương pháp này kế toán liệt kê toàn bộ tài sản cố định hiện có của công
ty theo chỉ tiêu nguyên giá, tỷ lệ khấu hao lấy trên số tài sản cố định và tính
mức khấu hao của từng tài sản cố định. Sau đó, tiến hành tổng cộng. Số tổng
cộng chính là mức trích khấu hao tổng tài sản trong đơn vị.
Công thức:
Mức khấu hao tháng = Error!
Mức khấu hao năm = Error!
III. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
- Khái niệm:
Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp
hao phí sức lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương
là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động các doanh nghiệp sử dụng tiền
26
lương để làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần lao động là nhân tố thúc
đẩy để tăng năng suất lao động.
Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động đảm bảo cho sản xuất kinh doanh
được diễn ra liên tục doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, CPCĐ.
- Tài khoản sử dụng:
+ TK 334: Phải trả công nhân viên
+ TK 338: Phải chả phải nộp khác
+ TK 3382: Kinh phí công đoàn
+ TK 3383: Bảo hiểm xã hội
+ TK 3384: Bảo hiểm y tế
- Sổ sách chứng từ sử dụng:
+ Bảng chấm công
Bảng thanh toán lương tổ, đội
+ Phiếu nghỉ, lương BHXH
Bảng thanh toán tiền lương toàn doanh nghiệp
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Nhật ký sổ cái
* Quy trình luân chuyển chứng từ:
Chứng từ gốc Bảng
chấm công
Bảng thanh
toán lương tổ
Bảng thanh toán
lương đội
Bảng thanh toán
tiền lương toàn
DN
Bảng phân bổ
và BHXH
Nhật ký sổ cái
27
- Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và tiền lương như bảng chấm công,
sổ hàng ngày làm việc thực tế, phiếu nghỉ BHXH,… ta tính ra được bảng thanh
toán lương tổ, đội. Sau đó dựa vào số lượng số công nhân tổ đội để tổng cộng
được bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp tổng kết cuối tháng, đồng thời
kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Rồi từ bảng
phân bổ kế toán tiến hành vào sổ nhật ký sổ cái.
- Trình tự hạch toán tiền lương của công ty chế biến và kinh doanh than
Hà Nội. Do đặc điểm loại hình và ngành nghề sản xuất là chế biến và cung cấp
than nên công ty áp dụng trả lương theo sản phẩm và thời gian.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: áp dụng đối với công nhân thuộc
khối sản xuất trong các tổ đội. Phục vụ cho sản xuất chế tạo sản phẩm công
trình. Công ty căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu định mức trong
kinh tế kỹ thuật sản xuất dự toán mức lương trả cho người lao động theo chỉ
tiêu khối lượng công việc hoàn thành.
Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm công việc hoàn thành đảm bảo
chất lượng x Đơn giá tiền lương sản phẩm công việc.
- Hình thức trả lương theo thời gian:
Là hình thức tính lương thời gian làm việc, cấp bậc, kỹ thuật và thang
lương của người lao động.
Tiền lương thời gian phải trả = Error! x Số công thực tế
- Việc trả lương cho công nhân viên được tiến hành theo 2 kỳ:
+ Kỳ I: Tạm ứng cho những người có tham gia lao động trong tháng.
+ Kỳ II: Căn cứ vào bảng thanh toán lương công ty, công ty thanh toán
nốt số tiền còn lại được lĩnh trong tháng đó. Cho công nhân viên sau khi đã trừ
đi các khoản khấu trừ.
* Bảng chấm công
28
- Tác dụng: Dùng để theo dõi ngày công làm việc thực tế, nghỉ việc
ngừng việc, nghỉ BHXH, trả thang lương cho từng người quản lý lao động trong
đơn vị.
- Cơ sở lập: Hàng ngày tổ trưởng (ban, phòng, nhóm…) hoặc người ủy
quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng
người trong ngày.
- Phương pháp lập: bảng chấm công được lập từng tháng, mỗi bộ phận
(phòng , ban, tổ, nhóm….) lập một bảng chấm công.
Hàng ngày tổ trưởng các phòng ban sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để
chấm công cho từng người.
Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm
công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ
BHXH,… về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và
BHXH. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người
tính ra số công theo từng loại tương ứng. Bảng chấm công được lưu lại phòng
kế toán cùng các chứng từ có liên quan.
* Bảng thanh toán lương:
- Tác dụng: Là các chứng từ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao
động, kiểm tra thanh toán lương cho người lao động làm việc trong các đơn vị
sản xuất kinh doanh, đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương.
- Cơ sở lập: là các chứng từ về lao động tiền lương như: Bảng chấm công,
bảng tính phụ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn
thành…
- Phương pháp lập: Bảng chấm công được lập hàng tháng theo từng bộ
phận (phòng, ban, tổ đội) tương ứng với bảng chấm công… Mỗi người được
theo dõi trên một dòng. Căn cứ vào các chứng từ liên quan bộ phận kế toán lập
bảng thanh toán lương chuyển cho kế toán duyệt làm căn cứ lập phiếu chi và
phát lương. Mỗi lần lĩnh lương người lao động trực tiếp ký vào cột ký nhận.
29
IV. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa, vật liệu
chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật
liệu được chuyển hết 1 lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
Trong quá trình sản xuất dưới tác động của vật liệu lao động vật liệu bị
tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Hiện nay nhiệm vụ
chủ yếu của công ty là kinh doanh về chế biến là không nhiều.
Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa được liên thông và bán rộng rãi
cho nên công ty muốn tiết kiệm đồng vốn bỏ ra, sử dụng vốn có hiệu quả mà
vẫn đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, nên các vật liệu mua vè đều theo
đúng kế hoạch.
Khi mua hàng về kiểm tra chất lượng, số lượng rồi cấp phát sử dụng nguy
(nhập xuất thẳng). Nguồn nhập vật liệu chủ yếu ở nhiều nơi, khi cần thiết có
nhu cầu mới ô tô và xe tải của công ty. Công ty không có dự trữ nên khi có nhu
cầu mua và cấp phát sử dụng ngay.
Hàng ngày các trạm, đơn vị và đối tượng sử dụng nhiên liệu như xăng,
dầu, báo cáo kế hoạch sử dụng vật tư để phòng kế hoạch báo cáo lên công ty
để mua vật tư rồi cấp phát luôn kịp thời và nhanh chóng, không làm ảnh hưởng
đến quá trình kinh doanh và để chế biến than của công ty.
Vì vậy, nguồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ của công ty sử dụng
vào kinh doanh và chế biến là rất ít, không đáng kể, nếu có sử dụng vào việc
sản xuất kinh doanh thì lại cấp phát luôn cho các đơn vị, các trạm trực thuộc
công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội.
30
PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà
nước, có tổ chức hạch toán độc lập, tự tìm đối tác trong kinh doanh từ khâu
chuẩn bị đầu vào mua vật tư để sản xuất cho đến khâu tiêu thụ hàng hóa do
mình sản xuất ra, chính vì vậy mà đối với công ty thì vấn đề lợi nhuận là mục
tiêu quan trọng và cơ bản.
Như chúng ta đã biết, lợi nhuận chỉ được tạo ra khi doanh thu bán hàng
hóa, dịch vụ lớn hơn chi phí bỏ ra để tạo ra chính sản phẩm dịch vụ đó và điều
này được coi là nguyên lý của hoạt động kinh doanh.
Thông thường chi phí sản xuất sản phẩm là chi phí cao nhất trong các
loại chi phí phải bỏ ra ở các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp, vì vậy chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu xem xét
phân tích các yếu tố cấu thành lên chi phí sản xuất sản phẩm để tìm ra những
biện pháp tối thiểu hóa chi phí từ đó để hạ giá thành mà không làm thay đổi
chất lượng sản phẩm. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường hiện nay nếu cùng
một loại sản phẩm có chất lượng, mẫu mã bao bì, chế độ dịch vụ sau bán
hàng…. như nhau thì giá thành là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Nếu giá
thành sản phẩm bán thấp hơn thì hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn khả năng
cạnh tranh tăng lên và doanh nghiệp có cơ hội hơn trong việc chiếm lĩnh thị
trường. Từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên, tăng tích lũy tái đầu tư
mở rộng sản xuất, góp phần cải thiện đời sống của người lao động, tiết kiệm
được tài nguyên thiên nhiên cho quốc gia.
Như vậy, chi phí và giá thành có mối quan hệ khăng khít với nhau trong
chỉ tiêu hệ thống kinh tế - tài chính của doanh nghiệp sản xuất, chúng được coi
là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong từng chu kỳ kinh tế. Vì thế công tác hạch toán chi phí và tính giá
31
thành sản phẩm luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ công tác hạch toán
của doanh nghiệp.
Khi ngồi trên ghế nhà trường sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô giáo
cùng với sự giúp đỡ của bạn bè em đã hiểu được tầm quan trọng của công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sau thời gian ngắn thực
tập ở công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội em đã mạnh dạn đi sâu nghiên
cứu và làm khóa luận với đề tài: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội".
II. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THEO CHUYÊN ĐỀ
1. Thuận lợi
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có bộ máy kế toán gọn nhẹ,
bố trí công việc phù hợp với khả năng của nhân viên nên hoạt động hạch toán
hiệu quả, năng động.
Hình thức ghi sổ: Nhật ký sổ cái phù hợp với đặc điểm sản xuất của công
ty dễ hiểu đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng cần sử dụng.
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm dựa trên hợp đồng đặt hàng của khách hàng. Thêm vào
đó khách hàng chủ yếu đặt những hợp đồng lớn, sản xuất trong thời gian tương
đối dài nên công tác hạch toán ít gặp khó khăn trong phân chia chi phí.
Công ty đã tính giá thành khá hợp lý nên giá thành sản xuất phù hợp với
yêu cầu của doanh nghiệp cũng như khách hàng, vì vậy ngày càng có nhiều
khách hàng đặt hàng với công ty ở mọi mẫu mã chủng loại.
2. Khó khăn
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước,
có đội ngũ nhân viên trong công ty chưa có kinh nghiệm do tuyển chọn từ địa
bàn lân cận. Công ty có nhiều nhân viên nên tay nghề chưa cao nên làm việc
có lúc chưa hiệu quả gây chậm hàng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
32
Quản lý chi phí qua nhiều công đoạn nên xác định tính toán có một số
khó khăn.
III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC KẾ TOÁN THEO CHUYÊN ĐỀ
1.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại Công ty chế biến và kinh
doanh than Hà Nội
Trong cơ chế bao cấp công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội chủ
yếu bán than theo chỉ thị của cấp trên. Nhưng chỉ khi chuyển sang nền kinh tế
mới, công ty phải tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh, tự tìm khách hàng để
tiêu thụ hàng hóa. Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong
tình hình cạnh tranh. Hiện nay ở công ty đang tồn tại hai phương thức bán hàng
đó là bán thân theo hợp đồng và bán lẻ.
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội đang có rất nhiều khách
hàng chủ yếu là khách hàng quen thuộc lâu năm (khách hàng truyền thống) và
thị trường kinh doanh rộng khắp cả nước.
Phương thức thanh toán của công ty chủ yếu là bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản.
Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết hàng
hóa và tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
1.2. Các phương pháp tiêu thụ hàng hóa tại công ty
Hiện nay công ty đang áp dụng hai phương pháp bán hàng sau:
1.2.1. Bán than theo hợp đồng
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa
các bên ký kết về công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa
thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quyết định rõ ràng về quyền lợi mỗi
bên để xây dựng và thực hiện được kế hoạch của mình (Điều 1 trong pháp lệnh
hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989).
33
Hợp đồng bán thân của công ty là hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai
công ty một bên là công ty than và bên là nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu sử
dụng than. Việc triển khai thực hiện hợp đồng được các trạm trực tiếp thực
hiện.
Bán thanh theo hợp đồng gồm 2 hình thức:
Bán than qua kho của trạm gửi bán.
Dựa vào hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa công ty và khách hàng, tạm tiến
hành điều động, xe, bốc than lên xe rồi vận chuyển đến địa điểm để hàng đã ghi
trong hợp đồng. Bên mua cử cán bộ đến theo dõi việc quân hành. Sau khi hai
bên cùng xác nhận về số lượng và chủng loại than giống trong hợp đồng đã ghi
thì nhân viên kế toán trạm viết phiếu giao hàng cho từng xe, trạm cử cán bộ
theo xe đến tận nơi giao hàng. Cuối ngày, căn cứ vào phiếu giao hàng (mẫu số
1) kế toán lập một hóa đơn tài chính và gửi hóa đơn tài chính đó cùng phiếu
giao hàng về phòng kế toán của công ty. Thủ kho của trạm là người lập thẻ là
người theo dõi nhập, xuất, tồn, kho. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn GTGT (mẫu
số 2) được viết làm 4 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên giữ lại trạm, 1 liên
giao cho lái xe làm chứng từ đi trên đường, 1 liên gửi cùng hàng hóa và phòng
kế toán công ty.
Ví dụ: Trạm than Vĩnh Tuy bán than cho công ty gốm xây dựng Từ Sơn
than cám 6 với giá bán 315.000đ/tấn với khối lượng là 10 tấn vào ngày 16 tháng
12 năm 2006 vận chuyển bằng ô tô.
Tại trạm, kế toán viết giấy giao hàng cho khách hàng sau khi khách hàng
đã xem xét hàng hóa.
PHIẾU GIAO HÀNG
Số: 3028839
Ngày 16/12/2006
Đơn vị nhận: Công ty Gốm xây dựng Từ Sơn
34
Tên người nhận: Anh Thành
Loại hàng: Cám 6
Ô tô: 29K 03 - 06
Số lượng: 10 tấn
Người lập biểu Người nhận hàng Trạm trưởng
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
* Bán than giao tay ba:
Than được chuyển về đến cảng, trạm không tiến hành bốc lên bãi mà bán
trực tiếp cho khách hàng đã gửi cám bán buôn đến tận nơi trực tiếp nhận hàng.
Trong trường hợp này, kế toán trạm viết hóa đơn bán hàng (hoá đơn GTGT)
như bán qua kho của trạm nhưng khi thêm điều kiện hàng nhập xuất thẳng trên
hóa đơn bán hàng.
1.2.2. Phương thức bán lẻ than
Khi khách hàng đến mua hàng của các trạm, sau khi xem hàng cẩn than,
phù hợp yêu cầu của mình của công ty mình khách hàng vào phòng nghiệp vụ
tiến hành lập phiếu giao hàng (theo mẫu ở phần bán qua kho). Trên phiếu giao
hàng kế toán trạm cũng ghi đầy đủ về số lượng, loại hàng theo yêu cầu của
khách hàng. Khách hàng cầm phiếu giao hàng tiến hành bốc xếp hàng lên xe
(phương tiện vận chuyển do khách tự do) và cân hàng hóa phải đúng đủ so với
phiếu giao hàng đã lập. sau khi đã lấy hàng, khách hàng vào tổ nghiệp vụ để
nộp tiền, kế toán viết phiếu thu tiền nếu khách hàng muốn lập hóa đơn GTGT
(có hoặc không có) có đầy đủ chữ ký và dấu của trạm thì khách hàng mới được
lấy được hàng ra khỏi trạm.
Cuối ngày kế toán trạm tổ hợp phiếu giao hàng của khách hàng. Đối với
những hàng không lấy hóa đơn GTGT gửi vào công ty (hóa đơn kèm với phiếu
giao hàng), cũng như bán than qua kho của trạm, kế toán trạm cũng lập làm 3
liên: một liên giao cho khách hàng, một liên giữ lại trạm, một liên gửi về phòng
kế toán của công ty.
35
Như vậy, kế toán trạm chỉ có nhiệm vụ lập các chứng từ ban đầu, thu
nhận, kiểm tra và gửi chúng từ định kỳ về phòng kế toán của công ty. Việc hạch
toán ghi chép sổ sách kế toán là nhiệm vụ của phòng kế toán công ty.
1.3. Các phương thức thanh toán.
Khi có quan hệ thanh toán với khách hàng thì kế toán công ty sử dụng
tài khoản 131 đề theo dõi và mở sổ theo dõi đối với tài khoản 131 sổ chi tiết
bán hàng, bảng kê số 11, báo cáo hàng bán trong tháng, bảng kê số 1, bảng kê
số 2.
1.4 Các phương thức thanh toán
Khi có quan hệ thanh toán với khách hàng thì kế toán công ty sử dụng
tài khoản 131 để theo dõi và mở sổ theo dõi đối với tài khoản 131 sổ chi tiết
bán hàng, bảng kê số 11, báo cáo hàng bán trong tháng, bảng kê số 1, bảng kê
số 2.
Trường hợp khách hàng thanh toán ngaydễ làmtiền mặt, sau khi nhận
được hóa đơn , khách hàng mang đến thủ quỹ để làm thủ tục nộp tiền. Thủ quỹ
sau khi thu tiền đóng dấu "đã thu tiền" vào hóa đơn và ghi vào sổ quỹ. Khách
hàng mang hóa đơn xuống kho để lấy hàng, thủ kho căn cứ vào hóa đơn đó để
giao hàng cho khách hàng theo đúng chủng loại và số lượng ghi trên hóa đơn
và giữ lại liên 3 làm căn cứ để ghi thẻ kho. Hóa đơn sau khi ghi thẻ kho được
tập hợp để gửi lên phòng kế toán.
Trường hợp khách hàng thanh toán chậm theo hợp đồng kinh tế sau khi
nhận hóa đơn từ phòng kinh doanh, khách hàng phải xin xác nhận của kế toán.
36
Bảng kê số 2
Ghi nợ TK 112, ghi Có các TK liên quan
Tháng 12/2006
Đơn vị tính: Đồng
Số dư đầu kỳ: 291.035.100
Sao kênh Ghi nợ TK 111, ghi Có TK liên quan
Tổng cộng
STT Ngày TK 131 TK 136.8 TK 334 TK 338.3 TK 338.8 TK 515 TK 641
1 1/12 14.884.450 14.884.450
2 9/12 683.010.201 683.010.201
3 12/12 7.250.000 7.250.000
4 15/12 200.000.000 200.000.000
5 16/12 158.000.000 158.000.000
6 17/12 200.000.000 200.000.000
7 18/12 161.228.650 161.228.650
8 22/12 200.000.000 300.000.000
9 23/12 0 4.562.000
10 24/12 7.152.800 7.152.800
11 25/12 354.380.000 381.692.296
12 26/12 200.000.000 207.512.450
13 27/12 187.696.000 187.696.320
14 30/12 400.000.000 400.000.000
15 31/12 314.760.900 1.106.941 315.867.841
Tổng cộng 3.088.367.621 100.000.000 4.562.000 813.450 6.699.000 1.106.941 27.308.296 3.228.857.308
Ngày….tháng….năm 2007
Số dư cuối kỳ: 339.004.893
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký, họ tên)
37
CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB
CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN
BÁO CÁO HÀNG BÁN
Tháng 12 năm 2006
STT Chủng loại Đơn vị tính Số lượng Tiền vốn Tiền bán
I Than cục tấn 1.071,920 400.714.110 416.044.000
Than don tấn 1.011,800 396.292.557 410.536.000
Than cục xô tấn 6,120 4.421.553 5.508.000
II Than cám tấn 38.277,327 9.945.731.025 10.145.276.269
Than cám 5 tấn 4.012,478 1.218.989.928 1.307.708.985
…………. …………. ……… ……… ………..
Cộng 43.797,007 10.962.647,360 12.030.883.230
Ngày….tháng…..năm………….
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký, họ tên)
38
CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB
CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN
BẢNG KÊ SỐ 11
"Phải thu của khách hàng" (TK 131)
ĐVT: đồng
Stt
Tên người
mua
Số dư đầu
tháng
Ghi nợ Ghi Có TK 131,ghi Nợ các TK
Số dư
cuối tháng
TK 511 TK 331
Công nợ
TK 131
TK 111 TK 112 Cộng có 131
I Trạm than
Vĩnh Tuy
1.309.357.027 2.162.460.217 108.123.464 2.270.583.681 1.937.932.220 926.025.550 2.863.957.770 715.982.938
II Cửa hàng I
Vĩnh Tuy
578.780.587 1.594.330.200 79.716.498 1.674.046.698 945.920.000 1.033.610.210 1.978.930.201 273.897.084
III Cửa hàng
II Vĩnh
Tuy
(176.883.250) 1.066.641.478 53.332.072 111.973.550 1.318.460.750 192.533.720 1.510.994.470 (567.904.170)
IV Cửa hàng
III Vĩnh
Tuy
(434.581.678) 1.530.242.650 76.512.129 1.606.754.779 741.483.101 - 1.741.483.101 569.310.000
V Trạm Giáp
Nhị
287.941.505 2.248.246.000 112.412.299 2.360.658.299 2.058.102.299 400.000.000 2.458.102.299 190.497.505
39
VI Trạm Ô
Cát
- 946.837.146 47.341.862 994.179.008 964.533.658 29.645.350 - -
VII Trạm Cổ
Loa
654.390.010 1.654.993.745 82.749.684 1.737.743.429 1.784.150.810 507.152.800 2.291.303.610 100.829.829
Tổng cộng 2.219.004.201 11.203.751.436 560.188.008 11.763.939.444 10.750.582.838 3.088.367.621 13.838.950.459 143.993.186
CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB
CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN
SỔ CHI BÁN HÀNG
Tháng 12 năm 2006
Trạm Ô Cách
Số
bảng
kê
Hoá đơn
Diễn giải
Chủng
loại
Thang cám
6 giá bán
350.000đ/t
lượng bán:
tấn
Than cám
chế biến giá
bán
304.7000đ/t
lượng bán:
tấn
…
Tổng cộng
Số
Ngày
tháng
Lượng
bán tấn
Tiền bán
đồng
Tiền thuế
GTGT
đồng
Tổng cộng
tiền thanh
toán (đồng)
01 914 01/12 Công ty An Bình Cám
CB
12,50 ……. 12,50 4.375.000 218.750 4.593.750
40
915 04/12 Công ty Que Hàn Cám
CB
33,312 ….… 33,312 10.152.165 507.608 10.659.773
… …. ….. ……………. …. ….. …. ……. …. ….. …. …..
12,50 33,312 ……. 2.820,062 946.837.146 47.341.862 994.179.008
Kế toán
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
41
1.5. Kế toán thuế GTGT
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội áp dụng phương pháp tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Khi khách hàng mua hàng nhân viên phòng kinh doanh sẽ tập hợp hoá đơn
bán hàng, chứng từ được chia làm 3 liên:
Liên 1: Lưu tại phòng kế toán
Liên 2: Liên đỏ giao cho khách hàng
Liên 3: Dùng trong thanh toán
42
Mẫu thuế GTGT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
================
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
Liên 3: (Dùng thanh toán)
Ngày 4 tháng 12 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội
Địa chỉ: Số 5 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội
Số tài khoản: MS: 0100100720-1
Điện thoại:
Họ tên người mua: Ông Chương
Tên đơn vị:
Địa chỉ: Bắc Ninh Số tài khoản
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0100107437-1
Stt Tên hàng hoá,
dịch vụ
ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1 * 2
1 Than cám 6 Tấn 10 315.000 3.150.000
2 Than don Tấn 15 430.000 6.450.000
A
Cộng tiền hàng: 9.600.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 960.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 10.560.000
Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn
43
Cuối tháng kế toán công ty lập tờ khai thuế GTGT trong tháng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
================
TỜ KHAI THUẾ GTGT
Tháng 12 năm 2006
(Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
Tên cơ sở: Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội
Địa chỉ: Số 5 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội
Mã số thuế: 0100100689 - 001 - 1
Đơn vị tính: VNĐ
TT Chỉ tiêu kê khai
Doanh số chưa
có thuế GTGT
Thuế GTGT
1 Hàng hoá dịch vụ đầu ra 12.301.019.594 642.914.823
2 Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT 12.301.019.594 642.914.823
a Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0%
b Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 5% 11.203.751.436 560.188.008
c Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 10% 827.268.158 82.726.815
d Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 20%
3 Hàng hoá dịch vụ mua vào 13.629.751.436 679.993.384
4 Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào 13.629.751.436 679.993.384
5 Thuế GTGT được khấu trừ X 679.993.384
6 Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái X (37.009.561)
(-) trong kỳ (tiền thuế 2-5)
7 Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua X 207.403.252
a Nộp thiếu X
b Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ X 207.403.252
8 Thuế GTGT nộp trong tháng X
9 Thuế GTGT được hoàn trả trong tháng X (244.481.813)
10 Thuế GTGT phải nộp trong tháng này X
Số tiền thuế được hoàn trong tháng (ghi bằng chữ): Hai trăm bốn mươi bốn
triệu bốn trăm tám mốt ngàn tám trăm mười ba đồng.
Nơi gửi tờ khai Hà Nội, ngày…tháng…năm 2007
44
Địa chỉ: Cục thuế Hà Nội Cơ quan thuế nhận tờ khai
1.6. Phương pháp và trình tự hạch toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán bao gồm: tiền than, tiền vận chuyển từ mỏ về tiền bốc xếp
từ tàu lên ô tô, tiền vận chuyển vào kho bãi công ty.
Các bước tính giá trị vốn hàng bán:
Bước 1: Đối với hàng mua tại công ty, xí nghiệp khác trong ngành thì kế
toán căn cứ vào hoá đơn GTGT mua hàng để tính giá trị hàng nhập kho trong kỳ.
Công ty sử dụng bảng kê số 8 để liệt kê lượng hàng hoá mua vào (theo từng chủng
loại), số tiền trả cho người cung cấp, chi phí trong quá trình mua hàng (cước vận
chuyển, cước bốc xếp, vận chuyển và đỗ bãi). Kế toán hạch toán nghiệp vụ này
như sau:
Nợ TK 156: Hàng hoá
Có TK 331.1: Số tiền mua than
Có TK 331.2: Cước phí vận chuyển, bốc xếp và đỗ bãi
Bước 2: Xác định giá vốn bình quân hàng bán
Giá vốn của than được công ty xác định theo phương pháp bình quân gia
quyền của từng chủng loại than theo công thức sau:
Gi¸ vèn b×nh qu©n than; tiªu thô trong kú theo; tõng chñng lo¹i =
Error!
Bước 3: Xác định giá vốn than xuất kho:
TrÞ gi¸ than xuÊt kho; trong kú theo tõng; chñng lo¹i =
Gi¸ vèn b×nh qu©n than; tiªu thô trong kú theo; tõng chñng lo¹i x
Sè l-îng than; tiªu thô
Sau khi tính được trị giá vốn than xác định tiêu thụ trong kỳ thì kế toán ghi
theo bút toán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
45
Có TK 156: Hàng hoá
46
1.7. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán
hàng
Doanh thu bán hàng của công ty được hạch toán trên TK 511, và được theo
dõi trên sổ chi tiết 511 và sổ cái TK 511.
CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB
CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN
BẢNG KÊ SỐ 9
TÍNH GIÁ THỰC TẾ HÀNG HOÁ
Tháng 12 năm 2006
Đơn vị tính: đồng
Stt Chỉ tiêu TK 156.1 TK 156.2 Tổng cộng
I Số dư cuối tháng 6.317.978.560 1.173.112.075 7.491.090.635
II Phát sinh trong tháng 13.397.608.201 2.520.764.645 15.918.372.855
1 Ghi Có TK 331 8.917.588.408 1.432.242.430 10.349.830.838
2 Ghi có TK 151 666.179.450 - 666.179.450
3 Ghi Có TK 154 3.813.840.352 1.088.522.215 4.902.362.567
III Cộng số dư đầu tháng và
phát sinh trong tháng
19.715.586.770 3.693.876.720 23.409.463.490
IV Xuất trong tháng 13.290.176.200 2.509.989.352 15.808.459.552
- Xuất bán 9.484.329.848 1.478.317.512 10.962.647.360
- Xuất chế biến 3.813.840.352 1.031.671.840 4.845.512.192
V Hàng gửi bán - -
VI Tồn cuối tháng 6.407.416.570 1.183.887.368 7.001.303.938
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
47
Số dư đầu năm
Nợ Có
6.053.779.811
SỔ CÁI TK 156: HÀNG HOÁ
Năm 2006
ĐVT: đồng
Stt
Ghi có các TK đối
ứng
Nợ với TK này
Tháng 1 … Tháng 12 Tổng cộng
151 459.990.281 … 666.179.450 4.566.831.683
154 2.054.719.376 … 4.902.362.567 26.854.460.754
331.1 1.584.299.047 … 8.917.588.408 45.153.979.500
331.2 444.184.038 … 1.432.242.430 8.775.864.736
336.3.1 …
1 Cộng PS Nợ 4.543.192.742 … 15.918.372.855 85.415.332.273
2 Cộng PS Có 4.726.451.244 … 15.808.159.552 83.867.806.145
3 Số dư Nợ
cuối tháng Có
5.870.521.308 … 7.601.303.938 7.601.303.938
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
48
SỔ CÁI TK 632: GIÁ VỐN HÀNG BÁN
Năm 2006
ĐVT: đồng
Stt
Ghi có các TK đối
ứng
Nợ với TK này
Tháng 1 … Tháng 12 Tổng cộng
156.1 2.250.385.295 … 9.484.329.848 48.420.252.648
156.2 440.377.740 … 1.478.317.512 8.866.628.210
1 Cộng PS Nợ 2.690.736.035 … 10.962.647.360 57.286.880.858
2 Cộng PS Có 2.690.736.035 … 10.962.647.360 57.286.880.858
3 Số dư Nợ
cuối tháng Có
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
SỔ CÁI TK 511: DOANH THU BÁN HÀNG
Năm 2006
ĐVT: đồng
Stt
Ghi có các TK đối
ứng
Nợ với TK này
Tháng 1 … Tháng 12 Tổng cộng
911 3.044.812.549 … 11.928.135.920 62.520.133.287
1 Cộng PS Nợ 3.044.812.549 … 11.928.135.920 62.520.133.287
2 Cộng PS Có 3.044.812.549 … 11.928.135.920 62.520.133.287
3 Số dư Nợ
cuối tháng Có
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006
49
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Trong hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty, thì công ty vẫn sử dụng tài
khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Nhưng công ty không áp dụng
chính sách này. Do đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với các khoản giảm trừ
này ở công ty là bằng 0.
2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
2.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội chỉ là một đơn vị trực thuộc
của công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc cho nên quy mô tổ chức bộ máy
quản lý công ty là không lớn, chỉ bao gồm ban giám đốc và ba phòng ban chức
năng. Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán thống kê, phòng kế hoạch và thị
trường nhưng doanh thu hàng năm đạt gần 30 đồng và sản lượng tiêu thụ than đạt
hơn 120.000 tấn than các loại. Ngoài ra vì là công ty hạch toán trực thuộc công ty
chế biến và kinh doanh than miền Bắc nên không hạch toán chi phí QLDN. Chính
vì vậy mà công ty không có sự tách hạch giữa CPBH và CPQLDN, mà gộp chung
CPQLDN vào CPBH. Trên thực tế CPBH tại công ty gồm những khoản chi phí
sau:
Chi phí nhân viên:
Chi phí nhân viên bao gồm: tiền lương CBCNV, BHYT, BHXH, KPCĐ
Căn cứ vào kết quả kinh doanh của từng cá nhân, của từng trạm và tính chất
công việc của nhân viên khối văn phòng công ty mà xét duyệt hệ số lương kinh
doanh của từng CBCNV.
Hạch toán chi phí nhân viên:
Ngày 10 hàng tháng, khi tạm ứng lương cho CBCNV, căn cứ vào bảng thanh
toán lương kỳ I, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111
50
Cuối tháng khi quyết toán căn cứ vào doanh thu thực hiện và đơn giá tiền
lương hưởng kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 334
Khi quyết toán lương sẽ trả trừ lương tạm ứng trên bảng thanh toán lương
kỳ 2 và thanh toán tiếp.
Nợ TK 334
Có TK 111
Hàng tháng khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 338.2
Có TK 338.3
Có TK 338.4
Chi phí CCDC
Đối với chi phí CCDC, khi xuất dùng vào hoạt động bán hàng và QLDN thì
phân bổ 100% giá trị vào chi phí bán hàng. Tại công ty, tuy số lượng công cụ sử
dụng vào BPBH và CPQLDN lớn nhưng giá trị thành phần nhỏ nên tổng giá trị
cũng không lớn. Do vậy khi xuất dùng phân bổ 100% giá trị vào CPBH tại tháng
đó cũng không làm ảnh hưởng đột biến kết quả kinh doanh trong kỳ do doanh thu
có thể bù đắp được khoản chi phí này.
Hạch toán chi phí CCDC
Khi CCDC mua về chuyển thẳng vào bộ phận bán hàng hoặc bộ phận quản
lý kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 133.1
Có TK 111, 112, 331
Khi công cụ mua về nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 153
Nợ TK 133.1
51
Có TK 111, 112, 331
Khi xuất kho công cụ lao động cho bộ phận quản lý thuộc bộ phận bán hàng
kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 153
Căn cứ vào chứng từ, phiếu xuất kho, thẻ kho…. chi phí công cụ trong tháng
3 năm 2006 là 4685,1 (đơn vị: 1000 đồng) kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 153
Chi phí KHTSCĐ
Kế toán sử dụng phương pháp tính khấu hao bình quân
Tại công ty toàn bộ chi phí khấu hao ở bộ phận bán hành và bộ phận QLDN
được hạch toán vào chi phí bán hàng.
Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Hàng tháng trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí bán hàng kế toán
ghi:
Nợ TK 641
Có TK 214
ĐT ghi: Nợ TK 009
Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Tại công ty, chi phí gồm 7 tiểu mục chi phí chính, trong đó chi phí vận
chuyển chiếm tỷ trọng lớn nhất do đó chức năng của công ty là mua than ở mỏ và
bán than cho các đơn vị sử dụng công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trên
địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận nên chi phí vận chuyển phục vụ cho hoạt động
bán hàng là rất lớn. Công việc này thường do một số đơn vị kinh doanh vận tải cố
định đảm nhận và thực hiện trên cơ sở các hợp đồng do công ty chế biến và kinh
doanh than Hà Nội đã ký kết.
Bên cạnh đó để phục vụ cho việc vận chuyển than tới các khách hàng công
ty còn phải mất thêm một khoản chi phí bốc xếp. Công việc này được thực hiện
52
bởi đội bốc vác thuê ngoài và trả công theo hình thức khoán, thanh toán ngay sau
khi công việc hoàn thành.
Các khoản chi phí thường xuyên phát sinh như điện thoại, điện nước, thuê
kho bãi, bảo quản sửa chữa thường xuyên phục vụ cho bộ phận quản lý và bộ phận
bán hàng.
Ngoài ra công ty còn tồn tại nhiều khoản chi phí, dịch vụ mua ngoài gọi
chung là chi phí khác.
Hạch toán chi phí bán hàng được phản ánh trên tài khoản 641 - CPBH
Hạch toán chi phí phục vụ mua ngoài và chi phí khác:
Khi phát sinh chi phí dịch vụ và các khoản chi phí khác bằng tiền, kế toán
hạch toán.
Nợ TK 641
Có TK 111, 112, 331
Căn cứ vào chứng từ, bảng kê 1,2 tổng chi phí khác bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 641
Có TK 111, 112
Có TK 333.7
Có TK 336.2
2.2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ
Việc xác định kết quả tiêu thụ, công ty sử dụng tài khoản (xác định kết quả
tiêu thụ) và sử dụng hình thức NKCT với hệ thống các bảng kê, sổ cái, báo cáo tài
chính tương đối đầy đủ.
53
CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB
CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN
BÁO CÁO CHI PHÍ BÁN HÀNG
Tháng 12 năm 2006
Đơn vị tính: đồng
STT Khoản mục Tổng số KD than KD khác
Tổng cộng 5.457.783.296 5.457.783.296 -
I Chi phí nhân viên 1.685.662.619 1.685.662.619 -
1 Tiền lương CBCNV 1.412.239.969 1.412.239.969 -
2 Tiền ăn ca CBCNV 112.765.000 112.765.000 -
3 BHXH 112.831.489 112.831.489 -
4 BHYT 16.176.000 16.176.000 -
5 KPCĐ 31.650.161 31.650.161 -
II Chi phí vật liệu bao bì - - -
III Chi phí dụng cụ 42.486.495 42.486.495 -
……………. … … -
IV Chi phí khác bằng tiền 637.161.422 637.161.422 -
54
SỔ CÁI TK 641: CHI PHÍ BÁN HÀNG
Năm 2006
Đơn vị tính: đồng
Stt
Ghi có các TK
đối ứng với
TK này
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …. Tháng 12 Cộng
111 233.755.886 167.077.681 223.554.680 …. 448.226.830 3.202.992.597
112 20.182.992 18.080.972 314.648.892 …. 31.195.300 299.840.991
141 4.056.800 4.653.900 4.285.600 …. 4.821.300 48.262.500
153 136.364 3.350.000 …. 9.470.000 42.486.495
214 12.120.229 12.120.229 12.120.229 …. 12.278.240 146.864.847
1 Cộng số PS Nợ 334.663.635 267.624.029 334.367.994 …. 1.016.457.604 5.457.783.296
2 Cộng số PS Có 334.663.635 267.624.029 334.367.994 …. 1.016.457.604 5.457.783.296
Số dư cuối
tháng
Nợ
Có
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
55
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (B02-DN)
Tháng 12 năm 2006
Phần I: Lãi, Lỗ
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Mã số Tổng cộng Kinh doanh
than
Kinh doanh
khác
Tổng doanh thu 01 63.055.664.154 63.023.997.609 31.666.545
Trong đó: Doanh thu XK 03 - - -
Các khoản giảm trừ 04 - - -
Giảm giá hàng bán 05 - - -
Hàng bán bị trả lại 06 - - -
Thuế TTĐB, thuế XK 07 - - -
1. Doanh thu thuần 10 - - -
2. Giá vốn hàng bán 11 63.023.997.609 63.023.997.609 -
3. Lợi tức gộp 20 57.286.880.858 57.286.880.858 -
4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.737.116.751 5.737.116.751 -
5. Chi phí hoạt động tài chính 22 31.666.545 - 31.666.545
6. Chi phí bán hàng 23 - - -
7. Chi phí bán hàng 24 5.457.783.296 5.457.783.296 -
8. Chênh lệch KQKD nội bộ 25 - - -
9. Thu nhập khác 30 279.333.455 279.333.455 -
10. Chi phí khác 32 - - -
11. Lợi nhuận khác 40 - - -
12. Tổng chênh lệch KQKD nội bộ 50 311.000.000 279.333.455 31.666.545
13. Chênh lệch KQKD nội bộ phải
nộp
51 311.000.000 279.333.455 31.666.545
14. Chênh lệch KQKD nội bộ còn
lại
60 - - -
56
IV. MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN HÀ NỘI
1. Một số nhận xét đánh giá
Công ty chế biến và kinh doanh thanh Hà Nội có chỗ đứng vững chắc trong
nền kinh tế thị trường.
Công ty luôn tự hào về sản phẩm mẫu mã mà mình sản xuất ra đáp ứng nhu
cầu trong nước. Công ty luôn đặt mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ hợp đồng ký
kết với khách hàng lên trên và đảm bảo chất lượng quy trình công nghệ sản phẩm
lên hàng đầu, vì thế mà công ty luôn nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách
hàng từ nhiều nơi gửi về. Công ty luôn mở rộng thị trường. Đạt được kết quả như
vậy là nhờ công ty có một đội ngũ cán bộ luôn nỗ lực tìm tòi sáng tạo để đưa ra
những giải pháp cải tiến trong cơ cấu quản lý cũng như trong quy trình công nghệ
sản xuất. Bên cạnh đó là lòng nhiệt tình lao động hăng say của công nhân viên
trong toàn công ty, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất kinh doanh
cho công ty. Và tạo công việc ổn định cho cán bộ công nhân viên trong công ty,
góp một phần của cải vật chất cho xã hội mà còn là một nhân tố thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Một trong những công cụ quản lý đắc lực là tổ chức công tác kế toán tại
công ty. Với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn và làm việc với tinh
thần trách nhiệm cao đã góp phần không nhỏ tạo nên chỗ đứng vững chắc trong
nền kinh tế thị trường cũng như uy tín khách hàng trong cả nước.
Công ty đã tổ chức tương đối tốt công tác hoạch toán kế toán, mỗi phần
hành kế toán đều được tiến hành nhanh chóng và phản ánh kịp thời trên sổ sách
cung cấp thông tin một cách đầy đủ chính xác nhất cho nhà lãnh đạo, các đối tượng
quan tâm đến tính hình tài chính của công ty, có thể đề ra những quyết định đúng
đắn và thích hợp.
57
Tuy vậy, công tác kế toán tại công ty vẫn còn một số tồn tại chưa được khắc
phục như:
- Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ mà công ty áp
dụng hiện nay là phương pháp thẻ song song. Ưu điểm của phương pháp này là
cách ghi chép tương đối đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên công ty thực hiện từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ do vậy công tác nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ rất nhiều khiến cho việc ghi chép vào sổ sách tốn nhiều thời gian và công
sức do bị ghi chép trùng lặp. Vì vậy công ty cũng nên nghiên cứu áp dụng một
phương pháp khác cho phù hợp.
- Công tác ghi chép phản ánh vào sổ sách chưa rõ ràng, chưa thực sự chính
xác. Việc sửa chữa sổ sách đôi khi còn chưa tuân thủ theo quy tắc gây khó khăn
cho công tác kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán.
2. Một số ý kiến đề xuất
- Về hình thức kế toán mà công ty áp dụng: công ty áp dụng hình thức kế
toán "Nhật ký chứng từ". Hình thức này hiện nay đang được áp dụng khá phổ biến.
Loại hình thức tổ chức kế toán này có rất nhiều ưu điểm. Với đội ngũ kế toán có
hình thức tổ chức kế toán này có rất nhiều ưu điểm. Với đội ngũ kế toán có trình
độ chuyên môn tương đối vững vàng công tác kế toán. Công ty có thể hoàn toàn
áp dụng hình thức này "Nhật ký chứng từ". Vào công tác kế toán công ty. Hình
thức này sẽ giúp cho công tác quản lý chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn.
+ Việc ghi sổ kế toán được kết hợp giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi
tiết theo hệ thống theo thứ tự thời gian.
+ Việc kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên bảng nhật ký chứng từ được thường
xuyên, chặt chẽ nhờ mẫu số được bố trí theo quan hệ đối ứng tài khoản.
+ Đồng thời giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán kịp thời cung cấp
số liệu cho việc tổng hợp tài liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính lập báo cáo tài
chính.
- Việc ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán cũng như một số quy tắc
kế toán chưa thực sự được cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán thực hiện
58
đúng quy tắc, vấn đề này công ty nên thường xuyên hơn trong công việc giám sát
tổ chức công kế toán tại công ty. Điều này rất quan trọng để đảm bảo tính trung
thực chính xác của các thông tin do kế toán cung cấp. Các thông tin này cho biết
tính trung thực và chính xác sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin có thể
đưa ra những quyết định đúng đắn và thích hợp nhất.
* Trên đây là một số ý kiến đánh giá và nhận xét nhằm hoàn thiện công tác
kế toán tại công ty.
Mong rằng quý công ty sẽ nghiên cứu và có thể áp dụng một số những ý
kiến và giải pháp trên nếu thấy thích hợp góp phần cho công tác quản lý tại công
ty ngày một hoàn thiện hơn và hy vọng trong tương lai không xa công ty sẽ trở
thành một trong những doanh nghiệp trẻ có triển vọng nhất tại Việt Nam.
* Kiến nghị cải tiến chương trình giảng dạy của nhà trường cho phù hợp với
thực tế.
- Một số kiến nghị:
Trên thực tế thì các hình thức kế toán mà công ty áp dụng rất đa dạng. Do
vậy, các mẫu số không giống với các mẫu số được giới thiệu trong chương trình
giảng dạy. Vì vậy, nhà trường nên có một số quyển sổ chuyên giới thiệu các mẫu
số sách theo hình thức tổ chức kế toán thường xuyên được áp dụng rộng rãi trong
các doanh nghiệp, để khi ra thực tế sinh viên được chủ động và có thể thích ứng
nhanh chóng với mọi phương thức ghi chép trên các hình thức sổ sách khác nhau.
Hiện nay các doanh nghiệp ứng dụng nhiều phần mềm máy tính khác nhau
vào công tác quản lý kế toán. Các phần mềm kế toán này được sử dụng rất rộng
rãi. Do vậy, ngoài phần mềm kế toán AF5 được giới thiệu trong chương trình khác
được ứng dụng trong thực tế điều này sẽ giúp sinh viên khi thực tập cũng như khi
ra trường có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết mà doanh nghiệp đòi hỏi.
59
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường hiện nay sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt và khốc
liệt để có chỗ đứng vững chắc thì mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác quản
lý kinh tế tại doanh nghiệp mình. Có thể công tác quản lý kinh tế luôn là nền tảng
vững chắc nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do vậy,
công tác quản lý phải được tổ chức thật khoa học và hợp lý trong mọi khâu từ khâu
tổ chức quản lý sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong đó công tác hạch toán kế toán
luôn đóng vai trò quan trọng giám sát mọi hoạt động từ khi bắt đầu sản xuất cho
đến khi kết thúc quá trình sản xuất và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Thực tế chứng tỏ công tác kế toán là công cụ quản lý đắc lực trong công tác
tổ chức quản lý kinh tế. Thông tin do kế toán cung cấp là một bộ phận quan trọng
trong hệ thống thông tin kinh tế toàn doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin kế toán
cung cấp các nhà quản lý kinh tế, các chủ doanh nghiệp, ban Giám đốc, Hội đồng
quản trị, các chủ đầu tư… biết được tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn khi đề ra các biện pháp và các
phương pháp hướng phát triển cho doanh nghiệp mình.
Sau khi đã đi sâu vào công tác nhập vật liệu công cụ dụng cụ em càng hiểu
thêm tầm quan trọng của mỗi phần hành kế toán. Mỗi phần hành kế toán để được
thực hiện rất chi tiết và đòi hỏi tính trung thực chính xác cao.
Trong công tác kế toán nhập nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại công ty
a thấy để tiến hành sản xuất kinh doanh thì khâu tổ chức và quản lý sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả nguồn tài sản này sẽ là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất và
tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy tối đa sức cạnh tranh trên thị trường. Không
chỉ riêng công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội mà tất cả các doanh nghiệp
đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nguồn nguyên vật liệu - công cụ
dụng cụ luôn là nguồn tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất
kinh doanh và giá thành sản phẩm. Quản lý tốt và khoa học kết hợp với sử dụng
tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài sản này là một yêu cầu cần thiết giúp doanh nghiệp
60
có thể tăng lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm và tạo ưu thế cạnh tranh với các sản
phẩm khác trên thị trường .
Tóm lại, kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ là một phần rất quan
trọng trong công tác hạch toán kế toán tại mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Do vậy phải thường xuyên có những biện pháp nhằm kiểm tra giám sát tình
hình sử dụng và bảo quản nguồn nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Xuân Hưng
61
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................................... 4
I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp............................................................ 4
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp........................... 4
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty......................................................... 6
3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty chế biến và
kinh doanh than Hà Nội ............................................................................ 7
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp ................................... 7
3.2. Tổ chức bộ máy kế toán................................................................ 9
3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ........................................................ 12
4. Quy trình công nghệ sản xuất ……… ................................................ 13
PHẦN II: CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN………………………………13
I.Kế toán vốn bằng tiền............................................................................... 15
1. Kế toán tiền mặt .................................................................................. 15
2. Tiền gửi Ngân hàng: ........................................................................... 18
II. Kế toán tài sản cố định ........................................................................... 20
1. Đặc điểm ............................................................................................. 20
2. Chứng từ sổ sách sử dụng................................................................... 20
3. Quy trình luân chuyển chứng từ ......................................................... 21
4. Trình tự ghi sổ..................................................................................... 21
III. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................................ 25
IV. Kế toán nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ ......................................... 29
PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ ............................................................................. 30
I. Lý do chọn chuyên đề.............................................................................. 30
II. Những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng tới công tác kế toán theo chuyên đề
..................................................................................................................... 31
62
1. Thuận lợi ............................................................................................. 31
2. Khó khăn............................................................................................. 31
III. Nội dung công việc kế toán theo chuyên đề......................................... 32
1.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại Công ty chế biến và kinh doanh
than Hà Nội ............................................................................................. 32
1.2. Các phương pháp tiêu thụ hàng hóa tại công ty............................... 32
1.2.1. Bán than theo hợp đồng ............................................................ 32
1.2.2. Phương thức bán lẻ than ........................................................... 34
1.3. Các phương thức thanh toán. ........................................................... 35
1.4 Các phương thức thanh toán ............................................................. 35
1.5. Kế toán thuế GTGT.......................................................................... 41
1.6. Phương pháp và trình tự hạch toán giá vốn hàng bán...................... 44
1.7. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
................................................................................................................. 46
2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ........................................................ 49
2.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp......... 49
2.2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ ................................................ 52
IV. Một số nhận xét đánh giá và ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế
toán tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội................................. 56
1. Một số nhận xét đánh giá.................................................................... 56
2. Một số ý kiến đề xuất.......................................................................... 57
KẾT LUẬN.................................................................................................... 59

More Related Content

Similar to Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SơnKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
bctntlvn (121).pdf
bctntlvn (121).pdfbctntlvn (121).pdf
bctntlvn (121).pdfLuanvan84
 
Tải Miễn Phí - Tiểu luận về hoạt động xuất nhập khẩu.doc
Tải Miễn Phí - Tiểu luận về hoạt động xuất nhập khẩu.docTải Miễn Phí - Tiểu luận về hoạt động xuất nhập khẩu.doc
Tải Miễn Phí - Tiểu luận về hoạt động xuất nhập khẩu.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thép An Thịnh, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thép An Thịnh, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thép An Thịnh, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thép An Thịnh, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công ty sản xuất mặt hàng kim khí
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công ty sản xuất mặt hàng kim khíĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu công ty sản xuất mặt hàng kim khí
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công ty sản xuất mặt hàng kim khí
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂMBài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Nước Khoáng Khánh Hoà.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Nước Khoáng Khánh Hoà.docNâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Nước Khoáng Khánh Hoà.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Nước Khoáng Khánh Hoà.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pThanhxuan Pham
 
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi  măng Hà Tiên- Kiên Giang.docQuản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi  măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docxNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
luanvantrust
 
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đĐề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doan...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doan...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doan...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doan...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền
nataliej4
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
luanvantrust
 
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Royal Scent
 

Similar to Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội. (20)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty SơnKế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Sơn
 
bctntlvn (121).pdf
bctntlvn (121).pdfbctntlvn (121).pdf
bctntlvn (121).pdf
 
Tải Miễn Phí - Tiểu luận về hoạt động xuất nhập khẩu.doc
Tải Miễn Phí - Tiểu luận về hoạt động xuất nhập khẩu.docTải Miễn Phí - Tiểu luận về hoạt động xuất nhập khẩu.doc
Tải Miễn Phí - Tiểu luận về hoạt động xuất nhập khẩu.doc
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thép An Thịnh, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thép An Thịnh, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thép An Thịnh, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thép An Thịnh, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công ty sản xuất mặt hàng kim khí
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công ty sản xuất mặt hàng kim khíĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu công ty sản xuất mặt hàng kim khí
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu công ty sản xuất mặt hàng kim khí
 
QT073.doc
QT073.docQT073.doc
QT073.doc
 
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂMBài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
Bài mẫu khóa luận Công tác quản lý tài sản cố định, 9 ĐIỂM
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Nước Khoáng Khánh Hoà.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Nước Khoáng Khánh Hoà.docNâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Nước Khoáng Khánh Hoà.doc
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại Công ty Nước Khoáng Khánh Hoà.doc
 
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-pDoko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
Doko.vn 22520-giai-phap-nham-nang-cao-chat-luong-san-p
 
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi  măng Hà Tiên- Kiên Giang.docQuản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi  măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
Quản lý và sử dụng lao động ở Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên- Kiên Giang.doc
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docxNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đĐề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
Đề tài: Cung ứng, dự trữ và sử dụng vật tư tại Công ty cao su, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty mây tre xuất khẩu - Gửi miễ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty mây tre, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hoàn thiện công tác thù lao lao động công ty Thế Kỷ, 9 ĐIỂM!
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doan...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doan...Chuyên Đề Tốt Nghiệp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doan...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Xác Định Kết Quả Kinh Doan...
 
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Mỏ Tuyển Đồng Sin Quyền
 
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công Ty Cổ Phần may Thăng ...
 
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
luanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
luanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
luanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
luanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
luanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
luanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
luanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
luanvantrust
 
Định vị sản phẩm dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi...
Định vị sản phẩm dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi...Định vị sản phẩm dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi...
Định vị sản phẩm dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi...
luanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 
Định vị sản phẩm dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi...
Định vị sản phẩm dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi...Định vị sản phẩm dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi...
Định vị sản phẩm dịch vụ Internet ADSL của công ty cổ phần viễn thông FPT chi...
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (10)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội.

  • 1. 1 KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN HÀ NỘI. MÃ TÀI LIỆU: 80581 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. 2 LỜI NÓI ĐẦU Để hoà nhập cùng xu thế của nền kinh tế thế giới. Nước ta chú trọng đến khai thác và khám phá tiềm năng mà thiên nhiên đã ban tặng. Trong đó sản xuất than là ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa nước ta hiện nay, nhu cầu than cho các ngành công nghiệp như điện, xi măng, phân bón, hóa chất ngày càng tăng và đặc biệt việc xuất khẩu than cũng đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Trong những năm qua hòa cùng sự nghiệp đổi mới và phát triển chung của đất nước, ngành công nghiệp khai thác cũng không ngừng đổi mới, phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước đã xóa bỏ chế độ bao cấp đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ngành than nói riêng. Tuy nhiên trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường được áp dụng ở Việt Nam hiện nay ngành than đã gặp khó khăn. Trong công nghiệp sản xuất than, hao phí lao động cho một tấn than còn quá lớn, chi phí tiền lương tuy chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành song cũng chưa tương xứng với hao phí lao động của công nhân nên đời sống của công nhân ngành than còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là sự thách thức đối với ngành công nghiệp sản xuất than và điều đó cũng đặt cho ngành than nhiều bài toán. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì việc quản lý vật tư, tiền vốn, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được, điều này thực hiện tốt hay không là do bộ phận kế toán có kiểm tra xử lý kịp thời những thông tin thu nhập được một cách chính xác không. Nhất là trong điều kiện hiện nay mọi trách nhiệm đều gắn liền với quyền lợi của doanh nghiệp những như mỗi người, mọi doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhưng phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình thì công tác kế toán càng
  • 3. 3 có tầm quan trọng hơn để giúp doanh nghiệp lãnh đạo chỉ đạo kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ những lý do trên đồng thời qua quá trình học tập và nghiên cứu ở trường và thời gian thực tập tại công ty được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo và cô chú anh chị trong phòng kế toán của công ty. Em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài: "Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh" tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội. Tuy nhiên trong thời gian thực tập được sự quan tâm của nhà trường và đặc biệt là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc cùng với sự giúp đỡ và quan tâm chỉ đạo của các cô chú tại Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Nhưng do trình độ và kinh nghiệm có hạn nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cũng như bạn đọc quan tâm tới. Hà Nội, tháng 5 năm 2007 Sinh viên Trần Xuân Hưng
  • 4. 4 PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trước đây là công ty cung ứng than - xi măng Hà Nội, được thành lập 09/12/1974 theo quyết định số 1878/ĐT-QLKT của Bộ điện than nhằm thực hiện quyết định số 254/CP ngày 22/11/1974 của Hội đồng chính phủ về việc chuyển chức năng cung ứng than về Bộ Điện than với tên gọi ban đầu là công ty quản lý và phân phối than Hà Nội. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1975 với nhiệm vụ tổ chức thu mua, cung ứng than theo kế hoạch đáp ứng cho nhu cầu sử dụng than của các hoạt động trọng điểm trung ương và địa phương trên địa bàn các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu. Do yêu cầu hoạt động và nhiệm vụ đòi hỏi nên đến nay công ty đã qua nhiều lần đổi tên khác nhau. Từ 1975 đến 1981 mang tên: "Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội" trực thuộc Tổng công ty quản lý và phân phối than Bộ Điện Than. Từ 1988 công ty có biến động tổ chức theo quyết định của Bộ Năng lượng ngày 01/01/1988 sát nhập xí nghiệp cơ khí vận tải và công ty cung ứng than Hà Nội và thời điểm này cán bộ công nhân viên của công ty có 735 người. Ngày 30/6/1993 theo chủ trương của Nhà nước, Bộ Năng lượng đã ban hành quyết định số 498/NL-TCC "công ty cung ứng than Hà Nội" được đổi tên thành " Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội" trực thuộc Tổng công ty chế biến và kinh doanh than Việt Nam. Công ty chuyên làm nhiệm vụ kinh doanh và sản xuất, chế biến than sinh hoạt phục vụ các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của các hộ tiêu thụ thuộc địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận các tỉnh Hà Tây, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu. Ngày 10/10/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 563/TTĐ thành lập "Tổng công ty than Việt Nam" để chấn chỉnh và lập lại trật tự trong khai thác sản xuất và kinh doanh than, tách ra 3 miền: "Công ty chế biến và kinh
  • 5. 5 doanh than miền bắc, công ty chế biến và kinh doanh than miền nam, công ty chế biến và kinh doanh than miền trung. Công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội là một trong số 10 công ty trực thuộc dưới sự phân cấp và quản lý trực tiếp của công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc. Ngày 14 tháng 10 năm 2003, tổng giám đốc công ty than Việt Nam ban hành quyết định số 1690/QĐ-TCCB về việc đổi tên công ty kinh doanh và chế biến than Hà Nội thành Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội thuộc công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc. Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế phụ thuộc và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn do công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc giao. Trụ sở chế biến và kinh doanh than Hà Nội đặt tại số 5 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng kể như: Năm 1995 được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 Năm 1999 được tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3 trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, Đảng bộ công ty được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong nhiều năm.
  • 6. 6 Một số chỉ tiêu của 3 năm gần đây Năm Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Số vốn kinh doanh 10.000.000.000 20.000.000.000 32.000.000.000 - Doanh thu bán hàng 20.000.000.000 32.600.000.000 48.000.000.000 - Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp 5.600.000.000 9.128.000.000 13.440.000.000 - Số lượng công nhân viên 850 880 920 - Thu nhập bình quân 1 người/tháng 900.000 1.000.000 1.500.000.000 Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả mà công ty đạt được từ năm 2004 - 2006 rất khả quan. Nguồn vốn hoạt động của công ty chủ yếu là nguồn vốn lưu động. Hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng mở rộng số lượng công nhân viên ngày một nhiều. Do đó, sản phẩm hoàn thành đạt kết quả cao. Đem lại lợi nhuận cao cho công ty, đời sống cán bộ công nhân viên dần ổn định. Từ đó, ta có thể thấy công ty đang trên đà phát triển rất có triển vọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty a. Chức năng - Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc và đặt dưới sự quản lý của Bộ Năng lượng chức năng của công ty do đó cũng thay đổi theo cơ chế quản lý Nhà nước. - Trong cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp, công ty đảm nhận chức năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân mà chủ yếu là trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Tây, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình.
  • 7. 7 - Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế công ty cũng chuyển hẳn sang chức năng kinh doanh và chế biến than với nguyên tắc "lời ăn lỗ chịu" như tất cả các đơn vị kinh doanh khác. b. Nhiệm vụ: - Xây dựng và tổ chức chiến lược kinh doanh - Quản lý khai thác và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đặc biệt là nguồn vốn ngân sách cấp. - Tuân thủ các chế độ và chính sách quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước và của ngành. Ngoài ra công ty còn có nghĩa vụ khác đối với nền kinh tế xã hội, như bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. 3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Bộ máy quản lý của công ty có kết cấu theo mô hình trực tuyết từ Ban giám đốc xuống các phòng ban phân xưởng. - Giám đốc: loài người có quyền hành lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trước sự quản lý của cơ quan cấp trên. Bên cạnh đó giám đốc công ty còn chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán, phòng kỹ thuật kế hoạch sản xuất, phòng an toàn lao động, phòng vật tư, phòng bảo vệ, phòng kiến thiết cơ bản.
  • 8. 8 Sơ đồ bộ máy điều hành sản xuất của công ty GIÁM ĐỐC Phòng kỹ thuật sản xuất KCS Phòng kế toán Phòng an toàn lao động Phòng bảo vệ PCCC Phòng vật tư Tổ điện Cơ khí Máy Tổ xe
  • 9. 9 - Có quyền tổ chức thực hiện các Quyết định của Hội đồng quản trị. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, kí kết hợp đồng nhân danh công ty, kiến nghị phương án; bố trí cơ cấu tổ chức công ty trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên hội đồng cổ đông, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử lý các sai phạm trong công ty tuyển dụng lao động theo các hợp động ngắn hạn. * Các phòng chức năng: - Phòng kế toán: giúp giám đốc quản lý tài chính, quản lý kinh tế phát sinh đảm nhiệm lĩnh vực quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời còn làm nhiệm vụ báo cáo tình hình tài chính với cơ quan chức năng và hạch toán lỗ lãi. - Phòng kỹ thuật kế hoạch sản xuất KCS: Tham mưu cho giám đốc và các thiết kế, các bản vẽ và kế hoạch sản xuất, lập báo cáo dự toán khối lượng vật tư cần thiết cho việc chế biến than. Đồng thời giám sát thi công, kiểm tra độ chính xác, tính kỹ thuật của các đơn vị tổ đội sản xuất như chất lượng sản phẩm kỹ thuật trong sản xuất. - Phòng an toàn lao động: tham mưu cho giám đốc về sự đảm bảo an toàn trong lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty. - Phòng vật tư: có nhiệm vụ khai thác tìm hiểu nguồn vật tư theo sự chỉ đạo của cấp trên về chất lượng giá thành chủng loại mà công ty thường dùng vào việc sản xuất. - Phòng bảo vệ phòng cháy chữa cháy: có nhiệm vụ trông coi giữ gìn vật tư, thiết bị tài sản đảm bảo an ninh trong công ty. Cung cấp trang thiết bị phòng cháy chữa cháy kịp thời. 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán * Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu của phòng kế toán Do đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ hình thức và phương pháp kế toán cũng thay đổi cho phù hợp và cụ thể.
  • 10. 10 Bộ máy kế toán của Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có hình thức tổ chức tập trung. Mọi công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán từ việc thu thập kiểm tra chứng từ ghi sổ chi tiết đến việc lập các báo cáo kinh tế. Bộ phận kế toán chính là cánh tay đắc lực của giám đốc. Nó cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của công ty. Qua các số liệu kế toán ban giám đốc và phòng ban chức năng nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty để ra quyết định quản lý phù hợp. Toàn bộ công tác tài chính kế toán đều được thực hiện trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối trên phòng tài chính của công ty. Tại các tổ đội không tổ chức phòng kế toán mà chỉ bố trí các cán bộ kế toán với nhiệm vụ tập hợp các số liệu và ghi chép ban đầu gửi về phòng kế toán. Bộ máy kế toán của công ty bao gồm nhiều phần hành có mối quan hệ mật thiết với nhau, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát sử dụng tài sản, nguồn vốn theo chế độ tài chính hiện hành, thông qua tình hình thu, chi doanh thu lợi nhuận để giám sát tiến độ thi công và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời thông qua các khoản mục giá thành và chỉ tiêu giá thành, giám sát tình hình hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong công ty. Phòng kế toán của công ty gồm 8 người được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc công ty và các kế toán ở các trạm. Tất cả đều được đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học. Đứng đầu là kế toán trưởng, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác tài chính, báo cáo kế toán tài chính định kỳ.
  • 11. 11 Sơ đồ bộ máy kế toán công ty  Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo mọi công việc kế toán từ việc lập chứng từ, vào sổ sách, hạch toán… đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp sổ sách và quyết toán tài chính kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm cao về tính xác thực của các thông tin kế toán trong tất cả các mảng kế toán được lập. Bộ phận kế toán mua hàng: có nhiệm vụ quản lý hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở khâu mua hàng thu nhập các chứng từ về mua hàng vào các sổ chi tiết hàng mua theo chủng loại số lượng và giá. Bộ phận kế toán hàng bán: có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở khâu bán hàng. Thu nhập các hóa đơn bán hàng và các chứng từ khác phục vụ việc bán hàng phân loại chúng theo từng đơn vị bán, vào sổ chi tiết hàng bán vào sổ tổng hợp. Bộ phận kế toán thanh toán: theo dõi việc thanh toán với người bán và người mua của các trạm kinh doanh. Theo dõi việc thực hiện chế độ công nợ của các đơn vị kinh doanh và chế biến. Thanh toán lương và bảo hiểm. Bộ phận kế toán quỹ: Tổng hợp các phiếu thu, phiếu chi, lệnh chi và sổ quỹ. Kế toán trưởng Bộ phận kế toán mua hàng Bộ phận kế toán bán hàng Bộ phận kế toán thanh toán Bộ phận kế toán quỹ Bộ phận kế toán hàng tồn kho Bộ phận kế toán TSCĐ Bộ phận kế toán tổng hợp Nhân viên kế toán ở các trạm
  • 12. 12 Bộ phận kế toán tồn kho: căn cứ vào số liệu nhập, xuất, tồn của các trạm để vào sổ tổng hợp nhập, xuất, tồn. Bộ phận kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Bộ phận kế toán tổng hợp: căn cứ vào sổ sách kế toán và các chứng từ vào bảng tổng hợp cân đối kế toán và các báo cáo kế toán. Các nhân viên kế toán ở trạm: lập chứng từ ban đầu về hàng mua, hàng bán thu chi tiền mặt vào các sổ chi tiết. 3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Hiện nay công ty đang sử dụng hình thức Nhật ký - chứng từ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ bao gồm: các bảng kê, bảng phân bổ, nhật ký chứng từ, sổ cái. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Chứng từ - chứng từ số 8 Nhật ký - chứng từ số 8 Sổ cái TK 131, 156, 632, 641, 642, 511, 531, 911 Báo cáo tài chính Sổ kế toán chi tiết TK156,632,641,642, 511,911 Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê số 8, 9
  • 13. 13 Quan hệ đối chiếu 4. Quy trình công nghệ sản xuất ……… 5. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh * Thuận lợi - Địa điểm công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trụ sở đặt tại số 5 Phan Đình Giót- Thanh Xuân - Hà Nội gần đường quốc lộ 1A là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, thuận lợi gần khu công nghiệp rất thuận lợi cho việc vận chuyển than. - Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có toàn bộ công nhân viên nắm vững chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong công việc. - Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội kinh doanh mặt hàng chủ yếu là than. Do đó, đáp ứng tối đa nhu cầu về than cho sản xuất và kinh doanh cho các hộ tiêu thụ. Nhập nguyên vật liệu Chế biến Hoàn thiện Nhập kho
  • 14. 14 - Công ty chế biến và kinh doanh Hà Nội là công ty thuộc hình thức sở hữu Nhà nước, do đó vốn để kinh doanh do ngân sách Nhà nước cấp, do đó đáp ứng tốt nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì công ty chế biến và kinh doanh cũng gặp những khó khăn đó là trên thị trường nhu cầu than để phục vụ sản xuất là rất nhiều nguồn tài nguyên than thì còn hạn chế, do đó vấn đề đặt ra cho công ty là phải làm thế nào vừa phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu than để phục vụ sản xuất mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của nước ta.
  • 15. 15 PHẦN II CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN I.KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN Kế toán vốn bằng tiền là hình thức thu chi, thường xuyên được xảy ra hàng ngày trên tất cả các đơn vị. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ hoặc mua sắm vật tư hàng hóa để sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả việc mua bán hoặc thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy, quy mô vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp. Hạch toán vốn bằng tiền tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, vốn bằng tiền trong công ty bao gồm: + Tiền mặt tại quý + Tiền gửi ngân hàng Để tiến hành sản xuất kinh doanh, mọi đơn vị phải có số vốn nhất định số vốn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất lớn hay nhỏ. Nguồn hình thành của đơn vị. Cho dù tiến hành ở bất kỳ nguồn nào thì công tác thu, chi, tiền mặt tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội yêu cầu vẫn phải "chi trả và thu đủ". 1. Kế toán tiền mặt Là toàn bộ số tiền đang được bảo quản trong két sắt của công ty theo hình thái biểu hiện của tiền trong quỹ đó là tiền Việt Nam - Tài khoản sử dụng" Tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên tài khoản sử dụng là tài khoản 111 (tiền Việt Nam). Không hạch toán ngoại tệ: vàng, bạc, kim khí, đá quý - Chứng từ sử dụng: gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng - Sổ sách sử dụng: sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu chi , nhật ký sổ cái - Sơ đồ luân chuyển chứng từ
  • 16. 16 - Trình tự ghi sổ: Hàng tháng tại phòng kế toán căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các chứng từ gốc, giấy đề nghị chi, lịch chi… thủ quỹ lập phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng… Đồng thời phản ánh vào sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu chi và cuối ngày gửi sổ quỹ cùng chứng từ gốc cho kế toán phản ánh vào nhật ký sổ cái. Dựa vào các số liệu đã ghi trong sổ sách kế toán kiểm tra và đối chiếu số liệu trong Nhật ký sổ cái với sổ quỹ, nhật ký thu chi và căn cứ vào số liệu trên nhật ký sổ cái kế toán lập báo cáo tài chính. + Sổ quỹ tiền mặt: - Tác dụng: dùng để phản ánh tình hình thu chi tiền quỹ tiền mặt Việt Nam tại công ty. Đây là cơ sở để thủ quỹ kiểm tra giám sát tình hình tiền mặt tại đơn vị mình tại quỹ do mình quản lý. - Cơ sở lập: Là các phiếu thu, phiếu chi đã được thực hiện nhập xuất quỹ tại công ty. - Phương pháp lập: Sổ quỹ được lập theo tháng và được chi tiết theo từng chứng từ. Sổ đóng thành quyển do kế toán vốn bằng tiền và thủ quỹ cùng ghi khi phát sinh các nghiệp vụ thu chi. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi thủ quỹ và kế toán cùng ghi vào sổ quỹ theo nguyên tắc là một mỗi chứng từ là ghi một lần vào các cột phù hợp. Đầu trang số phải ghi số trang trước chuyển snag số Sổ qũy tiền mặt Phiếu thu, phiếu chi Nhật ký sổ cái Nhật ký thu chi TM
  • 17. 17 này. Cuối trang phải cộng, chuyển trang sau. Cuối tháng phải khóa sổ tính số dư cuối tháng phải đảm bảo sự khớp đúng số liệu kế toán của công ty với sổ của thủ quỹ. SỔ QUỸ TIỀN MẶT Năm………Quyển số Loại quỹ tiền VNĐ ĐV: 1000đ Nhật ký ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT Thu Chi Tồn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1: Tồn đầu kỳ ……………………… ……………………… 2: Cộng phát sinh 3: Tồn cuối kỳ + Cột 1; 2; 3: Ghi hàng ngày tháng ghi sổ, số liệu của phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng. + Cột 4: Ghi nội dung tóm tắt thu, chi. + Cột 5: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng + Cột 6,7: Ghi số tiền thực nhập, thực xuất tại quỹ + Cột 8: Ghi số tiền tồn quỹ đầu ngày, cuối ngày, số ngày phải khớp với số tiền mặt có trong quỹ. + Cột 9: Ký xác nhận của kế toán sau khi đã kiểm tra đối chiếu với thủ quỹ. * Nhật ký thu tiền: + Tác dụng: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 111 đối ứng với bên có của các tài khoản liên quan.
  • 18. 18 + Cơ sở lập: Khi mở nhật ký thu là sổ quỹ kèm theo các chứng từ gốc có liên quan. + Phương pháp lập: Đầu tháng khi mở nhật ký thu căn cứ vào số dư cuối tháng của sổ này, tháng trước để ghi vào sổ dư đầu tháng này. Số dư cuối ngày được tính bằng công thức: Số dư cuối ngày = Số dư cuối ngày trước + Số phát sinh nợ trong ngày (trên nhật ký thu) - Số phát sinh có trong ngày (trên nhật ký chi) Số dư này phải khớp đúng với số dư tiền mặt hiện có tại quỹ cuối ngày. Cuối tháng khóa sổ nhật ký thu xác định tổng số phát sinh bên nợ TK 111, đối ứng bên có các tài khoản liên quan, tính số dư cuối tháng. * Nhật ký chi tiền: - Tác dụng: Dùng để phản ánh số phát sinh bên có TK 111 (phần chi) đối ứng với bên nợ tài khoản liên quan. - Căn cứ lập: Là các sổ quỹ kèm theo các chứng từ gốc như phiếu chi hóa đơn. - Phương pháp lập: Nhật ký được mở hàng ngày mỗi nghiệp vụ phát sinh trên chứng từ được ghi một dòng trên Nhật ký chi theo thứ tự thời gian. Cuối tháng hoặc cuối khóa Nhật ký chi xác định tổng số phát sinh bên có tài khoản 111, đối ứng nợ của các tài khoản khác có liên quan. 2. Tiền gửi Ngân hàng: - Tài khoản sử dụng: TK 1121: tiền Việt Nam - Chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có - Sổ sách kế toán sử dụng là số chi tiết theo dõi tiền gửi Ngân hàng: Nhật ký sổ cái, số tiền gửi ngân hàng. - Quy trình luân chuyển chứng từ.
  • 19. 19 Ghi chú Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng - Khi nhận được giấy báo nợ, giấy báo có hoặc bảng kê của ngân hàng gửi đến cho kế toán của công ty khi có phát sinh vào số tiền gửi ngân hàng sau đó vào sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng vào sổ Nhật ký sổ cái. SỐ TIỀN GỬI Nơi mở tài khoản giao dịch:…………………………………………….. Số hiệu tài khoản nơi gửi:……………………………………………….. Loại tiền gửi:……………………………………………………………. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Gửi vào Rút ra Còn lại 1 2 3 4 5 6 7 8 Dư đầu kỳ Tồn cuối kỳ - Giấy báo nợ - Giấy báo có Số tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết tiền gửi Nhật ký - Sổ cái
  • 20. 20 * Số tiền gửi Ngân hàng: - Tác dụng: Dùng để theo dõi hạch toán chi tiết tình hình tiền gửi ngân hàng theo từng nơi gửi, từng loại gửi theo chỉ tiêu số gửi vào, rút ra, số còn lại. - Cơ sở lập: Cơ sở lập số tiền gửi ngân hàng là các giấy báo nợ, giấy báo có mà kế toán nhận được tiến hành phân loại sau đó được ghi vào sổ tiền gửi. - Phương pháp lập: Mỗi loại tiền gửi được theo dõi riêng trên một quyển sổ, ghi rõ nơi gửi mở tài khoản giao dịch cũng như số hiệu tài khoản tại nơi giao dịch. Cuối tháng tổng cộng số tiền gửi vào hay rút ra chi tiêu từ đó tính ra số tiền gửi còn lại tại Ngân hàng để chuyển sang tháng sau, và số liệu này được đối chiếu với ngân hàng kho bạc. II. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Đặc điểm - Tài khoản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. - Theo quy định trong chế độ kế toán hiện hành, tài sản cố định là những tài sản có giá trị trên 10 triệu đồng trở lên và thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tài sản cố định có đặc điểm là: + Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. + Giá trị của tài sản cố định bị hao mòn dần và chuyển dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Chứng từ sổ sách sử dụng - Hóa đơn mua tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, thẻ tài sản cố định, sổ tài sản cố định, sổ theo dõi tài sản cố định, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định, Nhật ký sổ cái.
  • 21. 21 3. Quy trình luân chuyển chứng từ Ghi chú: Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng 4. Trình tự ghi sổ Hàng ngày, hàng tháng khi phát sinh nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định. Kế toán dựa vào chứng từ gốc: Hóa đơn mua, biên bản giao nhận, biên bản thanh lý nhượng bán. Kế toán phản ánh vào sổ tài sản cố định, sổ theo dõi tài sản cố định và ghi vào Nhật ký sổ cái. Hàng tháng dựa vào các chứng từ gốc và sổ cái tài sản cố định kế toán lập bảng khấu hao tháng và ghi vào Nhật ký sổ cái. * Số tài sản cố định: - Tác dụng: sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi giảm tài sản cố định. - Căn cứ lập: Việc ghi chép vào sổ tài sản cố định căn cứ vào biên bản giao nhận và thanh lý tài sản cố định. Sổ TSCĐ Bảng tính khấu hao TSCĐ Hoá đơn, chứng từ tăng giảm TSCĐ Nhật ký sổ cái Sổ theo dõi TSCĐ
  • 22. 22 - Phương pháp lập: sổ tài sản cố định mở cho cả năm hoặc một số năm được ghi chi tiết cho từng tài sản cố định theo từng nhóm, từng loại. Đối với trường hợp tăng tài sản cố định, kế toán căn cứ vào biên bản giao ghi nhận vào sổ chi tiết, mỗi tài sản cố định được ghi một dòng vào các cột tương ứng. Khi sử dụng tài sản cố định, cuối năm tính toán số khấu hao tài sản cố định tính ghi vào cột khấu hao tài sản cố định, chi tiết theo cột năm.
  • 23. 23 SỔ TÀI KHOẢN THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Năm 200…. Tên đơn vị sử dụng (Phòng, ban hoặc người sử dụng…) Ghi tăng TS và công cụ lao động Ghi giảm TS và công cụ lao động Ghi chú Chứng từ Tên nhãn hiện quy cách TSCĐ và Công cụ dụng cụ lao động ĐVT Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền SH NTN Ngày……. tháng…….năm………….. Người ghi sổ Kế toán trưởng
  • 24. 24 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng…..năm………. Doanh nghiệp…………………………… Số TT Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) Nơi sử dụng Toàn DN TK 627-Chi phí sản xuất chung TK 641 chi phí bán hàng TK 642 chi phí quản lý DN TK 241 XDCB dở dang TK 142 chi phí trả trước TK 335 chi phí phải trả Nguyên giá Khấu hao Phân xưởng (SP) Phân xưởng (SP) Phân xưởng (SP) ….. ….. ….. ….. Ngày……. tháng…….năm………….. Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
  • 25. 25 Khi giảm tài sản cố định căn cứ vào biên bản thanh lý, biên bản giao nhận… kế toán ghi vào sổ giảm tài sản cố định theo các cột tương ứng. * Sổ theo dõi tài sản cố định - Tác dụng: Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng giảm tài sản cố định và dụng cụ tại nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản cố định đã được trang bị cho các phòng, ban và làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê tài sản định kỳ. - Cơ sở lập: Cơ sở để lập sổ theo dõi tài sản cố định là các biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý nhượng bán tài sản cố định. - Phương pháp lập: sổ được lập cho từng nơi sử dụng, cho từng năm, mỗi phòng, ban lập hai quyển. Mỗi loại tài sản ghi một hoặc một số trang cho cả hai phần tăng và giảm. * Bảng tính khấu hao tài sản cố định. - Tác dụng : Bảng này dùng để tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng. - Cơ sở lập: công ty áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng theo phương pháp này kế toán liệt kê toàn bộ tài sản cố định hiện có của công ty theo chỉ tiêu nguyên giá, tỷ lệ khấu hao lấy trên số tài sản cố định và tính mức khấu hao của từng tài sản cố định. Sau đó, tiến hành tổng cộng. Số tổng cộng chính là mức trích khấu hao tổng tài sản trong đơn vị. Công thức: Mức khấu hao tháng = Error! Mức khấu hao năm = Error! III. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG - Khái niệm: Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí sức lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động các doanh nghiệp sử dụng tiền
  • 26. 26 lương để làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần lao động là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Để đảm bảo tái sản xuất sức lao động đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục doanh nghiệp phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản trích BHXH, BHYT, CPCĐ. - Tài khoản sử dụng: + TK 334: Phải trả công nhân viên + TK 338: Phải chả phải nộp khác + TK 3382: Kinh phí công đoàn + TK 3383: Bảo hiểm xã hội + TK 3384: Bảo hiểm y tế - Sổ sách chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công Bảng thanh toán lương tổ, đội + Phiếu nghỉ, lương BHXH Bảng thanh toán tiền lương toàn doanh nghiệp + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Nhật ký sổ cái * Quy trình luân chuyển chứng từ: Chứng từ gốc Bảng chấm công Bảng thanh toán lương tổ Bảng thanh toán lương đội Bảng thanh toán tiền lương toàn DN Bảng phân bổ và BHXH Nhật ký sổ cái
  • 27. 27 - Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và tiền lương như bảng chấm công, sổ hàng ngày làm việc thực tế, phiếu nghỉ BHXH,… ta tính ra được bảng thanh toán lương tổ, đội. Sau đó dựa vào số lượng số công nhân tổ đội để tổng cộng được bảng thanh toán lương toàn doanh nghiệp tổng kết cuối tháng, đồng thời kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Rồi từ bảng phân bổ kế toán tiến hành vào sổ nhật ký sổ cái. - Trình tự hạch toán tiền lương của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội. Do đặc điểm loại hình và ngành nghề sản xuất là chế biến và cung cấp than nên công ty áp dụng trả lương theo sản phẩm và thời gian. - Hình thức trả lương theo sản phẩm: áp dụng đối với công nhân thuộc khối sản xuất trong các tổ đội. Phục vụ cho sản xuất chế tạo sản phẩm công trình. Công ty căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu định mức trong kinh tế kỹ thuật sản xuất dự toán mức lương trả cho người lao động theo chỉ tiêu khối lượng công việc hoàn thành. Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm công việc hoàn thành đảm bảo chất lượng x Đơn giá tiền lương sản phẩm công việc. - Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức tính lương thời gian làm việc, cấp bậc, kỹ thuật và thang lương của người lao động. Tiền lương thời gian phải trả = Error! x Số công thực tế - Việc trả lương cho công nhân viên được tiến hành theo 2 kỳ: + Kỳ I: Tạm ứng cho những người có tham gia lao động trong tháng. + Kỳ II: Căn cứ vào bảng thanh toán lương công ty, công ty thanh toán nốt số tiền còn lại được lĩnh trong tháng đó. Cho công nhân viên sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ. * Bảng chấm công
  • 28. 28 - Tác dụng: Dùng để theo dõi ngày công làm việc thực tế, nghỉ việc ngừng việc, nghỉ BHXH, trả thang lương cho từng người quản lý lao động trong đơn vị. - Cơ sở lập: Hàng ngày tổ trưởng (ban, phòng, nhóm…) hoặc người ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày. - Phương pháp lập: bảng chấm công được lập từng tháng, mỗi bộ phận (phòng , ban, tổ, nhóm….) lập một bảng chấm công. Hàng ngày tổ trưởng các phòng ban sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để chấm công cho từng người. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ BHXH,… về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và BHXH. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng. Bảng chấm công được lưu lại phòng kế toán cùng các chứng từ có liên quan. * Bảng thanh toán lương: - Tác dụng: Là các chứng từ thanh toán tiền lương phụ cấp cho người lao động, kiểm tra thanh toán lương cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, đồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương. - Cơ sở lập: là các chứng từ về lao động tiền lương như: Bảng chấm công, bảng tính phụ cấp, phiếu xác nhận thời gian lao động hoặc công việc hoàn thành… - Phương pháp lập: Bảng chấm công được lập hàng tháng theo từng bộ phận (phòng, ban, tổ đội) tương ứng với bảng chấm công… Mỗi người được theo dõi trên một dòng. Căn cứ vào các chứng từ liên quan bộ phận kế toán lập bảng thanh toán lương chuyển cho kế toán duyệt làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Mỗi lần lĩnh lương người lao động trực tiếp ký vào cột ký nhận.
  • 29. 29 IV. KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ Vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hóa, vật liệu chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết 1 lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình sản xuất dưới tác động của vật liệu lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Hiện nay nhiệm vụ chủ yếu của công ty là kinh doanh về chế biến là không nhiều. Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa được liên thông và bán rộng rãi cho nên công ty muốn tiết kiệm đồng vốn bỏ ra, sử dụng vốn có hiệu quả mà vẫn đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, nên các vật liệu mua vè đều theo đúng kế hoạch. Khi mua hàng về kiểm tra chất lượng, số lượng rồi cấp phát sử dụng nguy (nhập xuất thẳng). Nguồn nhập vật liệu chủ yếu ở nhiều nơi, khi cần thiết có nhu cầu mới ô tô và xe tải của công ty. Công ty không có dự trữ nên khi có nhu cầu mua và cấp phát sử dụng ngay. Hàng ngày các trạm, đơn vị và đối tượng sử dụng nhiên liệu như xăng, dầu, báo cáo kế hoạch sử dụng vật tư để phòng kế hoạch báo cáo lên công ty để mua vật tư rồi cấp phát luôn kịp thời và nhanh chóng, không làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và để chế biến than của công ty. Vì vậy, nguồn nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ của công ty sử dụng vào kinh doanh và chế biến là rất ít, không đáng kể, nếu có sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh thì lại cấp phát luôn cho các đơn vị, các trạm trực thuộc công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội.
  • 30. 30 PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, có tổ chức hạch toán độc lập, tự tìm đối tác trong kinh doanh từ khâu chuẩn bị đầu vào mua vật tư để sản xuất cho đến khâu tiêu thụ hàng hóa do mình sản xuất ra, chính vì vậy mà đối với công ty thì vấn đề lợi nhuận là mục tiêu quan trọng và cơ bản. Như chúng ta đã biết, lợi nhuận chỉ được tạo ra khi doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ lớn hơn chi phí bỏ ra để tạo ra chính sản phẩm dịch vụ đó và điều này được coi là nguyên lý của hoạt động kinh doanh. Thông thường chi phí sản xuất sản phẩm là chi phí cao nhất trong các loại chi phí phải bỏ ra ở các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vì vậy chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu xem xét phân tích các yếu tố cấu thành lên chi phí sản xuất sản phẩm để tìm ra những biện pháp tối thiểu hóa chi phí từ đó để hạ giá thành mà không làm thay đổi chất lượng sản phẩm. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường hiện nay nếu cùng một loại sản phẩm có chất lượng, mẫu mã bao bì, chế độ dịch vụ sau bán hàng…. như nhau thì giá thành là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Nếu giá thành sản phẩm bán thấp hơn thì hàng hóa sẽ bán được nhiều hơn khả năng cạnh tranh tăng lên và doanh nghiệp có cơ hội hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên, tăng tích lũy tái đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần cải thiện đời sống của người lao động, tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên cho quốc gia. Như vậy, chi phí và giá thành có mối quan hệ khăng khít với nhau trong chỉ tiêu hệ thống kinh tế - tài chính của doanh nghiệp sản xuất, chúng được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng chu kỳ kinh tế. Vì thế công tác hạch toán chi phí và tính giá
  • 31. 31 thành sản phẩm luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ công tác hạch toán của doanh nghiệp. Khi ngồi trên ghế nhà trường sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô giáo cùng với sự giúp đỡ của bạn bè em đã hiểu được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Sau thời gian ngắn thực tập ở công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và làm khóa luận với đề tài: "Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội". II. NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO CHUYÊN ĐỀ 1. Thuận lợi Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội có bộ máy kế toán gọn nhẹ, bố trí công việc phù hợp với khả năng của nhân viên nên hoạt động hạch toán hiệu quả, năng động. Hình thức ghi sổ: Nhật ký sổ cái phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty dễ hiểu đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng cần sử dụng. Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên hợp đồng đặt hàng của khách hàng. Thêm vào đó khách hàng chủ yếu đặt những hợp đồng lớn, sản xuất trong thời gian tương đối dài nên công tác hạch toán ít gặp khó khăn trong phân chia chi phí. Công ty đã tính giá thành khá hợp lý nên giá thành sản xuất phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp cũng như khách hàng, vì vậy ngày càng có nhiều khách hàng đặt hàng với công ty ở mọi mẫu mã chủng loại. 2. Khó khăn Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước, có đội ngũ nhân viên trong công ty chưa có kinh nghiệm do tuyển chọn từ địa bàn lân cận. Công ty có nhiều nhân viên nên tay nghề chưa cao nên làm việc có lúc chưa hiệu quả gây chậm hàng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
  • 32. 32 Quản lý chi phí qua nhiều công đoạn nên xác định tính toán có một số khó khăn. III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC KẾ TOÁN THEO CHUYÊN ĐỀ 1.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Trong cơ chế bao cấp công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội chủ yếu bán than theo chỉ thị của cấp trên. Nhưng chỉ khi chuyển sang nền kinh tế mới, công ty phải tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh, tự tìm khách hàng để tiêu thụ hàng hóa. Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong tình hình cạnh tranh. Hiện nay ở công ty đang tồn tại hai phương thức bán hàng đó là bán thân theo hợp đồng và bán lẻ. Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội đang có rất nhiều khách hàng chủ yếu là khách hàng quen thuộc lâu năm (khách hàng truyền thống) và thị trường kinh doanh rộng khắp cả nước. Phương thức thanh toán của công ty chủ yếu là bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Công ty áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết hàng hóa và tính giá hàng hóa xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. 1.2. Các phương pháp tiêu thụ hàng hóa tại công ty Hiện nay công ty đang áp dụng hai phương pháp bán hàng sau: 1.2.1. Bán than theo hợp đồng Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quyết định rõ ràng về quyền lợi mỗi bên để xây dựng và thực hiện được kế hoạch của mình (Điều 1 trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989).
  • 33. 33 Hợp đồng bán thân của công ty là hợp đồng kinh tế được ký kết giữa hai công ty một bên là công ty than và bên là nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu sử dụng than. Việc triển khai thực hiện hợp đồng được các trạm trực tiếp thực hiện. Bán thanh theo hợp đồng gồm 2 hình thức: Bán than qua kho của trạm gửi bán. Dựa vào hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa công ty và khách hàng, tạm tiến hành điều động, xe, bốc than lên xe rồi vận chuyển đến địa điểm để hàng đã ghi trong hợp đồng. Bên mua cử cán bộ đến theo dõi việc quân hành. Sau khi hai bên cùng xác nhận về số lượng và chủng loại than giống trong hợp đồng đã ghi thì nhân viên kế toán trạm viết phiếu giao hàng cho từng xe, trạm cử cán bộ theo xe đến tận nơi giao hàng. Cuối ngày, căn cứ vào phiếu giao hàng (mẫu số 1) kế toán lập một hóa đơn tài chính và gửi hóa đơn tài chính đó cùng phiếu giao hàng về phòng kế toán của công ty. Thủ kho của trạm là người lập thẻ là người theo dõi nhập, xuất, tồn, kho. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn GTGT (mẫu số 2) được viết làm 4 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên giữ lại trạm, 1 liên giao cho lái xe làm chứng từ đi trên đường, 1 liên gửi cùng hàng hóa và phòng kế toán công ty. Ví dụ: Trạm than Vĩnh Tuy bán than cho công ty gốm xây dựng Từ Sơn than cám 6 với giá bán 315.000đ/tấn với khối lượng là 10 tấn vào ngày 16 tháng 12 năm 2006 vận chuyển bằng ô tô. Tại trạm, kế toán viết giấy giao hàng cho khách hàng sau khi khách hàng đã xem xét hàng hóa. PHIẾU GIAO HÀNG Số: 3028839 Ngày 16/12/2006 Đơn vị nhận: Công ty Gốm xây dựng Từ Sơn
  • 34. 34 Tên người nhận: Anh Thành Loại hàng: Cám 6 Ô tô: 29K 03 - 06 Số lượng: 10 tấn Người lập biểu Người nhận hàng Trạm trưởng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) * Bán than giao tay ba: Than được chuyển về đến cảng, trạm không tiến hành bốc lên bãi mà bán trực tiếp cho khách hàng đã gửi cám bán buôn đến tận nơi trực tiếp nhận hàng. Trong trường hợp này, kế toán trạm viết hóa đơn bán hàng (hoá đơn GTGT) như bán qua kho của trạm nhưng khi thêm điều kiện hàng nhập xuất thẳng trên hóa đơn bán hàng. 1.2.2. Phương thức bán lẻ than Khi khách hàng đến mua hàng của các trạm, sau khi xem hàng cẩn than, phù hợp yêu cầu của mình của công ty mình khách hàng vào phòng nghiệp vụ tiến hành lập phiếu giao hàng (theo mẫu ở phần bán qua kho). Trên phiếu giao hàng kế toán trạm cũng ghi đầy đủ về số lượng, loại hàng theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng cầm phiếu giao hàng tiến hành bốc xếp hàng lên xe (phương tiện vận chuyển do khách tự do) và cân hàng hóa phải đúng đủ so với phiếu giao hàng đã lập. sau khi đã lấy hàng, khách hàng vào tổ nghiệp vụ để nộp tiền, kế toán viết phiếu thu tiền nếu khách hàng muốn lập hóa đơn GTGT (có hoặc không có) có đầy đủ chữ ký và dấu của trạm thì khách hàng mới được lấy được hàng ra khỏi trạm. Cuối ngày kế toán trạm tổ hợp phiếu giao hàng của khách hàng. Đối với những hàng không lấy hóa đơn GTGT gửi vào công ty (hóa đơn kèm với phiếu giao hàng), cũng như bán than qua kho của trạm, kế toán trạm cũng lập làm 3 liên: một liên giao cho khách hàng, một liên giữ lại trạm, một liên gửi về phòng kế toán của công ty.
  • 35. 35 Như vậy, kế toán trạm chỉ có nhiệm vụ lập các chứng từ ban đầu, thu nhận, kiểm tra và gửi chúng từ định kỳ về phòng kế toán của công ty. Việc hạch toán ghi chép sổ sách kế toán là nhiệm vụ của phòng kế toán công ty. 1.3. Các phương thức thanh toán. Khi có quan hệ thanh toán với khách hàng thì kế toán công ty sử dụng tài khoản 131 đề theo dõi và mở sổ theo dõi đối với tài khoản 131 sổ chi tiết bán hàng, bảng kê số 11, báo cáo hàng bán trong tháng, bảng kê số 1, bảng kê số 2. 1.4 Các phương thức thanh toán Khi có quan hệ thanh toán với khách hàng thì kế toán công ty sử dụng tài khoản 131 để theo dõi và mở sổ theo dõi đối với tài khoản 131 sổ chi tiết bán hàng, bảng kê số 11, báo cáo hàng bán trong tháng, bảng kê số 1, bảng kê số 2. Trường hợp khách hàng thanh toán ngaydễ làmtiền mặt, sau khi nhận được hóa đơn , khách hàng mang đến thủ quỹ để làm thủ tục nộp tiền. Thủ quỹ sau khi thu tiền đóng dấu "đã thu tiền" vào hóa đơn và ghi vào sổ quỹ. Khách hàng mang hóa đơn xuống kho để lấy hàng, thủ kho căn cứ vào hóa đơn đó để giao hàng cho khách hàng theo đúng chủng loại và số lượng ghi trên hóa đơn và giữ lại liên 3 làm căn cứ để ghi thẻ kho. Hóa đơn sau khi ghi thẻ kho được tập hợp để gửi lên phòng kế toán. Trường hợp khách hàng thanh toán chậm theo hợp đồng kinh tế sau khi nhận hóa đơn từ phòng kinh doanh, khách hàng phải xin xác nhận của kế toán.
  • 36. 36 Bảng kê số 2 Ghi nợ TK 112, ghi Có các TK liên quan Tháng 12/2006 Đơn vị tính: Đồng Số dư đầu kỳ: 291.035.100 Sao kênh Ghi nợ TK 111, ghi Có TK liên quan Tổng cộng STT Ngày TK 131 TK 136.8 TK 334 TK 338.3 TK 338.8 TK 515 TK 641 1 1/12 14.884.450 14.884.450 2 9/12 683.010.201 683.010.201 3 12/12 7.250.000 7.250.000 4 15/12 200.000.000 200.000.000 5 16/12 158.000.000 158.000.000 6 17/12 200.000.000 200.000.000 7 18/12 161.228.650 161.228.650 8 22/12 200.000.000 300.000.000 9 23/12 0 4.562.000 10 24/12 7.152.800 7.152.800 11 25/12 354.380.000 381.692.296 12 26/12 200.000.000 207.512.450 13 27/12 187.696.000 187.696.320 14 30/12 400.000.000 400.000.000 15 31/12 314.760.900 1.106.941 315.867.841 Tổng cộng 3.088.367.621 100.000.000 4.562.000 813.450 6.699.000 1.106.941 27.308.296 3.228.857.308 Ngày….tháng….năm 2007 Số dư cuối kỳ: 339.004.893 Người lập (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên)
  • 37. 37 CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN BÁO CÁO HÀNG BÁN Tháng 12 năm 2006 STT Chủng loại Đơn vị tính Số lượng Tiền vốn Tiền bán I Than cục tấn 1.071,920 400.714.110 416.044.000 Than don tấn 1.011,800 396.292.557 410.536.000 Than cục xô tấn 6,120 4.421.553 5.508.000 II Than cám tấn 38.277,327 9.945.731.025 10.145.276.269 Than cám 5 tấn 4.012,478 1.218.989.928 1.307.708.985 …………. …………. ……… ……… ……….. Cộng 43.797,007 10.962.647,360 12.030.883.230 Ngày….tháng…..năm…………. Người lập (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên)
  • 38. 38 CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN BẢNG KÊ SỐ 11 "Phải thu của khách hàng" (TK 131) ĐVT: đồng Stt Tên người mua Số dư đầu tháng Ghi nợ Ghi Có TK 131,ghi Nợ các TK Số dư cuối tháng TK 511 TK 331 Công nợ TK 131 TK 111 TK 112 Cộng có 131 I Trạm than Vĩnh Tuy 1.309.357.027 2.162.460.217 108.123.464 2.270.583.681 1.937.932.220 926.025.550 2.863.957.770 715.982.938 II Cửa hàng I Vĩnh Tuy 578.780.587 1.594.330.200 79.716.498 1.674.046.698 945.920.000 1.033.610.210 1.978.930.201 273.897.084 III Cửa hàng II Vĩnh Tuy (176.883.250) 1.066.641.478 53.332.072 111.973.550 1.318.460.750 192.533.720 1.510.994.470 (567.904.170) IV Cửa hàng III Vĩnh Tuy (434.581.678) 1.530.242.650 76.512.129 1.606.754.779 741.483.101 - 1.741.483.101 569.310.000 V Trạm Giáp Nhị 287.941.505 2.248.246.000 112.412.299 2.360.658.299 2.058.102.299 400.000.000 2.458.102.299 190.497.505
  • 39. 39 VI Trạm Ô Cát - 946.837.146 47.341.862 994.179.008 964.533.658 29.645.350 - - VII Trạm Cổ Loa 654.390.010 1.654.993.745 82.749.684 1.737.743.429 1.784.150.810 507.152.800 2.291.303.610 100.829.829 Tổng cộng 2.219.004.201 11.203.751.436 560.188.008 11.763.939.444 10.750.582.838 3.088.367.621 13.838.950.459 143.993.186 CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN SỔ CHI BÁN HÀNG Tháng 12 năm 2006 Trạm Ô Cách Số bảng kê Hoá đơn Diễn giải Chủng loại Thang cám 6 giá bán 350.000đ/t lượng bán: tấn Than cám chế biến giá bán 304.7000đ/t lượng bán: tấn … Tổng cộng Số Ngày tháng Lượng bán tấn Tiền bán đồng Tiền thuế GTGT đồng Tổng cộng tiền thanh toán (đồng) 01 914 01/12 Công ty An Bình Cám CB 12,50 ……. 12,50 4.375.000 218.750 4.593.750
  • 40. 40 915 04/12 Công ty Que Hàn Cám CB 33,312 ….… 33,312 10.152.165 507.608 10.659.773 … …. ….. ……………. …. ….. …. ……. …. ….. …. ….. 12,50 33,312 ……. 2.820,062 946.837.146 47.341.862 994.179.008 Kế toán (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
  • 41. 41 1.5. Kế toán thuế GTGT Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Khi khách hàng mua hàng nhân viên phòng kinh doanh sẽ tập hợp hoá đơn bán hàng, chứng từ được chia làm 3 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế toán Liên 2: Liên đỏ giao cho khách hàng Liên 3: Dùng trong thanh toán
  • 42. 42 Mẫu thuế GTGT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ================ Mẫu số: 01 GTKT-3LL Liên 3: (Dùng thanh toán) Ngày 4 tháng 12 năm 2006 Đơn vị bán hàng: Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Địa chỉ: Số 5 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội Số tài khoản: MS: 0100100720-1 Điện thoại: Họ tên người mua: Ông Chương Tên đơn vị: Địa chỉ: Bắc Ninh Số tài khoản Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0100107437-1 Stt Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 * 2 1 Than cám 6 Tấn 10 315.000 3.150.000 2 Than don Tấn 15 430.000 6.450.000 A Cộng tiền hàng: 9.600.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 960.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 10.560.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu năm trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn
  • 43. 43 Cuối tháng kế toán công ty lập tờ khai thuế GTGT trong tháng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ================ TỜ KHAI THUẾ GTGT Tháng 12 năm 2006 (Dùng cho cơ sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Tên cơ sở: Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Địa chỉ: Số 5 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội Mã số thuế: 0100100689 - 001 - 1 Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu kê khai Doanh số chưa có thuế GTGT Thuế GTGT 1 Hàng hoá dịch vụ đầu ra 12.301.019.594 642.914.823 2 Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT 12.301.019.594 642.914.823 a Hàng hoá xuất khẩu thuế suất 0% b Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 5% 11.203.751.436 560.188.008 c Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 10% 827.268.158 82.726.815 d Hàng hoá dịch vụ chịu thuế suất 20% 3 Hàng hoá dịch vụ mua vào 13.629.751.436 679.993.384 4 Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào 13.629.751.436 679.993.384 5 Thuế GTGT được khấu trừ X 679.993.384 6 Thuế GTGT phải nộp (+) hoặc được thoái X (37.009.561) (-) trong kỳ (tiền thuế 2-5) 7 Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua X 207.403.252 a Nộp thiếu X b Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ X 207.403.252 8 Thuế GTGT nộp trong tháng X 9 Thuế GTGT được hoàn trả trong tháng X (244.481.813) 10 Thuế GTGT phải nộp trong tháng này X Số tiền thuế được hoàn trong tháng (ghi bằng chữ): Hai trăm bốn mươi bốn triệu bốn trăm tám mốt ngàn tám trăm mười ba đồng. Nơi gửi tờ khai Hà Nội, ngày…tháng…năm 2007
  • 44. 44 Địa chỉ: Cục thuế Hà Nội Cơ quan thuế nhận tờ khai 1.6. Phương pháp và trình tự hạch toán giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán bao gồm: tiền than, tiền vận chuyển từ mỏ về tiền bốc xếp từ tàu lên ô tô, tiền vận chuyển vào kho bãi công ty. Các bước tính giá trị vốn hàng bán: Bước 1: Đối với hàng mua tại công ty, xí nghiệp khác trong ngành thì kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT mua hàng để tính giá trị hàng nhập kho trong kỳ. Công ty sử dụng bảng kê số 8 để liệt kê lượng hàng hoá mua vào (theo từng chủng loại), số tiền trả cho người cung cấp, chi phí trong quá trình mua hàng (cước vận chuyển, cước bốc xếp, vận chuyển và đỗ bãi). Kế toán hạch toán nghiệp vụ này như sau: Nợ TK 156: Hàng hoá Có TK 331.1: Số tiền mua than Có TK 331.2: Cước phí vận chuyển, bốc xếp và đỗ bãi Bước 2: Xác định giá vốn bình quân hàng bán Giá vốn của than được công ty xác định theo phương pháp bình quân gia quyền của từng chủng loại than theo công thức sau: Gi¸ vèn b×nh qu©n than; tiªu thô trong kú theo; tõng chñng lo¹i = Error! Bước 3: Xác định giá vốn than xuất kho: TrÞ gi¸ than xuÊt kho; trong kú theo tõng; chñng lo¹i = Gi¸ vèn b×nh qu©n than; tiªu thô trong kú theo; tõng chñng lo¹i x Sè l-îng than; tiªu thô Sau khi tính được trị giá vốn than xác định tiêu thụ trong kỳ thì kế toán ghi theo bút toán: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
  • 45. 45 Có TK 156: Hàng hoá
  • 46. 46 1.7. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng của công ty được hạch toán trên TK 511, và được theo dõi trên sổ chi tiết 511 và sổ cái TK 511. CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN BẢNG KÊ SỐ 9 TÍNH GIÁ THỰC TẾ HÀNG HOÁ Tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: đồng Stt Chỉ tiêu TK 156.1 TK 156.2 Tổng cộng I Số dư cuối tháng 6.317.978.560 1.173.112.075 7.491.090.635 II Phát sinh trong tháng 13.397.608.201 2.520.764.645 15.918.372.855 1 Ghi Có TK 331 8.917.588.408 1.432.242.430 10.349.830.838 2 Ghi có TK 151 666.179.450 - 666.179.450 3 Ghi Có TK 154 3.813.840.352 1.088.522.215 4.902.362.567 III Cộng số dư đầu tháng và phát sinh trong tháng 19.715.586.770 3.693.876.720 23.409.463.490 IV Xuất trong tháng 13.290.176.200 2.509.989.352 15.808.459.552 - Xuất bán 9.484.329.848 1.478.317.512 10.962.647.360 - Xuất chế biến 3.813.840.352 1.031.671.840 4.845.512.192 V Hàng gửi bán - - VI Tồn cuối tháng 6.407.416.570 1.183.887.368 7.001.303.938 Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
  • 47. 47 Số dư đầu năm Nợ Có 6.053.779.811 SỔ CÁI TK 156: HÀNG HOÁ Năm 2006 ĐVT: đồng Stt Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 … Tháng 12 Tổng cộng 151 459.990.281 … 666.179.450 4.566.831.683 154 2.054.719.376 … 4.902.362.567 26.854.460.754 331.1 1.584.299.047 … 8.917.588.408 45.153.979.500 331.2 444.184.038 … 1.432.242.430 8.775.864.736 336.3.1 … 1 Cộng PS Nợ 4.543.192.742 … 15.918.372.855 85.415.332.273 2 Cộng PS Có 4.726.451.244 … 15.808.159.552 83.867.806.145 3 Số dư Nợ cuối tháng Có 5.870.521.308 … 7.601.303.938 7.601.303.938 Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 48. 48 SỔ CÁI TK 632: GIÁ VỐN HÀNG BÁN Năm 2006 ĐVT: đồng Stt Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 … Tháng 12 Tổng cộng 156.1 2.250.385.295 … 9.484.329.848 48.420.252.648 156.2 440.377.740 … 1.478.317.512 8.866.628.210 1 Cộng PS Nợ 2.690.736.035 … 10.962.647.360 57.286.880.858 2 Cộng PS Có 2.690.736.035 … 10.962.647.360 57.286.880.858 3 Số dư Nợ cuối tháng Có Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) SỔ CÁI TK 511: DOANH THU BÁN HÀNG Năm 2006 ĐVT: đồng Stt Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 … Tháng 12 Tổng cộng 911 3.044.812.549 … 11.928.135.920 62.520.133.287 1 Cộng PS Nợ 3.044.812.549 … 11.928.135.920 62.520.133.287 2 Cộng PS Có 3.044.812.549 … 11.928.135.920 62.520.133.287 3 Số dư Nợ cuối tháng Có Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006
  • 49. 49 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Trong hệ thống tài khoản sử dụng tại công ty, thì công ty vẫn sử dụng tài khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Nhưng công ty không áp dụng chính sách này. Do đó các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đối với các khoản giảm trừ này ở công ty là bằng 0. 2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ 2.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội chỉ là một đơn vị trực thuộc của công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc cho nên quy mô tổ chức bộ máy quản lý công ty là không lớn, chỉ bao gồm ban giám đốc và ba phòng ban chức năng. Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán thống kê, phòng kế hoạch và thị trường nhưng doanh thu hàng năm đạt gần 30 đồng và sản lượng tiêu thụ than đạt hơn 120.000 tấn than các loại. Ngoài ra vì là công ty hạch toán trực thuộc công ty chế biến và kinh doanh than miền Bắc nên không hạch toán chi phí QLDN. Chính vì vậy mà công ty không có sự tách hạch giữa CPBH và CPQLDN, mà gộp chung CPQLDN vào CPBH. Trên thực tế CPBH tại công ty gồm những khoản chi phí sau: Chi phí nhân viên: Chi phí nhân viên bao gồm: tiền lương CBCNV, BHYT, BHXH, KPCĐ Căn cứ vào kết quả kinh doanh của từng cá nhân, của từng trạm và tính chất công việc của nhân viên khối văn phòng công ty mà xét duyệt hệ số lương kinh doanh của từng CBCNV. Hạch toán chi phí nhân viên: Ngày 10 hàng tháng, khi tạm ứng lương cho CBCNV, căn cứ vào bảng thanh toán lương kỳ I, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111
  • 50. 50 Cuối tháng khi quyết toán căn cứ vào doanh thu thực hiện và đơn giá tiền lương hưởng kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 334 Khi quyết toán lương sẽ trả trừ lương tạm ứng trên bảng thanh toán lương kỳ 2 và thanh toán tiếp. Nợ TK 334 Có TK 111 Hàng tháng khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 338.2 Có TK 338.3 Có TK 338.4 Chi phí CCDC Đối với chi phí CCDC, khi xuất dùng vào hoạt động bán hàng và QLDN thì phân bổ 100% giá trị vào chi phí bán hàng. Tại công ty, tuy số lượng công cụ sử dụng vào BPBH và CPQLDN lớn nhưng giá trị thành phần nhỏ nên tổng giá trị cũng không lớn. Do vậy khi xuất dùng phân bổ 100% giá trị vào CPBH tại tháng đó cũng không làm ảnh hưởng đột biến kết quả kinh doanh trong kỳ do doanh thu có thể bù đắp được khoản chi phí này. Hạch toán chi phí CCDC Khi CCDC mua về chuyển thẳng vào bộ phận bán hàng hoặc bộ phận quản lý kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 133.1 Có TK 111, 112, 331 Khi công cụ mua về nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 153 Nợ TK 133.1
  • 51. 51 Có TK 111, 112, 331 Khi xuất kho công cụ lao động cho bộ phận quản lý thuộc bộ phận bán hàng kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 153 Căn cứ vào chứng từ, phiếu xuất kho, thẻ kho…. chi phí công cụ trong tháng 3 năm 2006 là 4685,1 (đơn vị: 1000 đồng) kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 153 Chi phí KHTSCĐ Kế toán sử dụng phương pháp tính khấu hao bình quân Tại công ty toàn bộ chi phí khấu hao ở bộ phận bán hành và bộ phận QLDN được hạch toán vào chi phí bán hàng. Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ Hàng tháng trích khấu hao TSCĐ và phân bổ vào chi phí bán hàng kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 214 ĐT ghi: Nợ TK 009 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tại công ty, chi phí gồm 7 tiểu mục chi phí chính, trong đó chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn nhất do đó chức năng của công ty là mua than ở mỏ và bán than cho các đơn vị sử dụng công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội trên địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận nên chi phí vận chuyển phục vụ cho hoạt động bán hàng là rất lớn. Công việc này thường do một số đơn vị kinh doanh vận tải cố định đảm nhận và thực hiện trên cơ sở các hợp đồng do công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội đã ký kết. Bên cạnh đó để phục vụ cho việc vận chuyển than tới các khách hàng công ty còn phải mất thêm một khoản chi phí bốc xếp. Công việc này được thực hiện
  • 52. 52 bởi đội bốc vác thuê ngoài và trả công theo hình thức khoán, thanh toán ngay sau khi công việc hoàn thành. Các khoản chi phí thường xuyên phát sinh như điện thoại, điện nước, thuê kho bãi, bảo quản sửa chữa thường xuyên phục vụ cho bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng. Ngoài ra công ty còn tồn tại nhiều khoản chi phí, dịch vụ mua ngoài gọi chung là chi phí khác. Hạch toán chi phí bán hàng được phản ánh trên tài khoản 641 - CPBH Hạch toán chi phí phục vụ mua ngoài và chi phí khác: Khi phát sinh chi phí dịch vụ và các khoản chi phí khác bằng tiền, kế toán hạch toán. Nợ TK 641 Có TK 111, 112, 331 Căn cứ vào chứng từ, bảng kê 1,2 tổng chi phí khác bằng tiền, kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 111, 112 Có TK 333.7 Có TK 336.2 2.2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ Việc xác định kết quả tiêu thụ, công ty sử dụng tài khoản (xác định kết quả tiêu thụ) và sử dụng hình thức NKCT với hệ thống các bảng kê, sổ cái, báo cáo tài chính tương đối đầy đủ.
  • 53. 53 CÔNG TY CB VÀ KD THAN MB CÔNG TY CB VÀ KD THAN HN BÁO CÁO CHI PHÍ BÁN HÀNG Tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: đồng STT Khoản mục Tổng số KD than KD khác Tổng cộng 5.457.783.296 5.457.783.296 - I Chi phí nhân viên 1.685.662.619 1.685.662.619 - 1 Tiền lương CBCNV 1.412.239.969 1.412.239.969 - 2 Tiền ăn ca CBCNV 112.765.000 112.765.000 - 3 BHXH 112.831.489 112.831.489 - 4 BHYT 16.176.000 16.176.000 - 5 KPCĐ 31.650.161 31.650.161 - II Chi phí vật liệu bao bì - - - III Chi phí dụng cụ 42.486.495 42.486.495 - ……………. … … - IV Chi phí khác bằng tiền 637.161.422 637.161.422 -
  • 54. 54 SỔ CÁI TK 641: CHI PHÍ BÁN HÀNG Năm 2006 Đơn vị tính: đồng Stt Ghi có các TK đối ứng với TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 …. Tháng 12 Cộng 111 233.755.886 167.077.681 223.554.680 …. 448.226.830 3.202.992.597 112 20.182.992 18.080.972 314.648.892 …. 31.195.300 299.840.991 141 4.056.800 4.653.900 4.285.600 …. 4.821.300 48.262.500 153 136.364 3.350.000 …. 9.470.000 42.486.495 214 12.120.229 12.120.229 12.120.229 …. 12.278.240 146.864.847 1 Cộng số PS Nợ 334.663.635 267.624.029 334.367.994 …. 1.016.457.604 5.457.783.296 2 Cộng số PS Có 334.663.635 267.624.029 334.367.994 …. 1.016.457.604 5.457.783.296 Số dư cuối tháng Nợ Có Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2006 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 55. 55 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (B02-DN) Tháng 12 năm 2006 Phần I: Lãi, Lỗ Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Tổng cộng Kinh doanh than Kinh doanh khác Tổng doanh thu 01 63.055.664.154 63.023.997.609 31.666.545 Trong đó: Doanh thu XK 03 - - - Các khoản giảm trừ 04 - - - Giảm giá hàng bán 05 - - - Hàng bán bị trả lại 06 - - - Thuế TTĐB, thuế XK 07 - - - 1. Doanh thu thuần 10 - - - 2. Giá vốn hàng bán 11 63.023.997.609 63.023.997.609 - 3. Lợi tức gộp 20 57.286.880.858 57.286.880.858 - 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 5.737.116.751 5.737.116.751 - 5. Chi phí hoạt động tài chính 22 31.666.545 - 31.666.545 6. Chi phí bán hàng 23 - - - 7. Chi phí bán hàng 24 5.457.783.296 5.457.783.296 - 8. Chênh lệch KQKD nội bộ 25 - - - 9. Thu nhập khác 30 279.333.455 279.333.455 - 10. Chi phí khác 32 - - - 11. Lợi nhuận khác 40 - - - 12. Tổng chênh lệch KQKD nội bộ 50 311.000.000 279.333.455 31.666.545 13. Chênh lệch KQKD nội bộ phải nộp 51 311.000.000 279.333.455 31.666.545 14. Chênh lệch KQKD nội bộ còn lại 60 - - -
  • 56. 56 IV. MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THAN HÀ NỘI 1. Một số nhận xét đánh giá Công ty chế biến và kinh doanh thanh Hà Nội có chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Công ty luôn tự hào về sản phẩm mẫu mã mà mình sản xuất ra đáp ứng nhu cầu trong nước. Công ty luôn đặt mục tiêu hoàn thành đúng tiến độ hợp đồng ký kết với khách hàng lên trên và đảm bảo chất lượng quy trình công nghệ sản phẩm lên hàng đầu, vì thế mà công ty luôn nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách hàng từ nhiều nơi gửi về. Công ty luôn mở rộng thị trường. Đạt được kết quả như vậy là nhờ công ty có một đội ngũ cán bộ luôn nỗ lực tìm tòi sáng tạo để đưa ra những giải pháp cải tiến trong cơ cấu quản lý cũng như trong quy trình công nghệ sản xuất. Bên cạnh đó là lòng nhiệt tình lao động hăng say của công nhân viên trong toàn công ty, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất kinh doanh cho công ty. Và tạo công việc ổn định cho cán bộ công nhân viên trong công ty, góp một phần của cải vật chất cho xã hội mà còn là một nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Một trong những công cụ quản lý đắc lực là tổ chức công tác kế toán tại công ty. Với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao đã góp phần không nhỏ tạo nên chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị trường cũng như uy tín khách hàng trong cả nước. Công ty đã tổ chức tương đối tốt công tác hoạch toán kế toán, mỗi phần hành kế toán đều được tiến hành nhanh chóng và phản ánh kịp thời trên sổ sách cung cấp thông tin một cách đầy đủ chính xác nhất cho nhà lãnh đạo, các đối tượng quan tâm đến tính hình tài chính của công ty, có thể đề ra những quyết định đúng đắn và thích hợp.
  • 57. 57 Tuy vậy, công tác kế toán tại công ty vẫn còn một số tồn tại chưa được khắc phục như: - Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ mà công ty áp dụng hiện nay là phương pháp thẻ song song. Ưu điểm của phương pháp này là cách ghi chép tương đối đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên công ty thực hiện từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ do vậy công tác nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ rất nhiều khiến cho việc ghi chép vào sổ sách tốn nhiều thời gian và công sức do bị ghi chép trùng lặp. Vì vậy công ty cũng nên nghiên cứu áp dụng một phương pháp khác cho phù hợp. - Công tác ghi chép phản ánh vào sổ sách chưa rõ ràng, chưa thực sự chính xác. Việc sửa chữa sổ sách đôi khi còn chưa tuân thủ theo quy tắc gây khó khăn cho công tác kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán. 2. Một số ý kiến đề xuất - Về hình thức kế toán mà công ty áp dụng: công ty áp dụng hình thức kế toán "Nhật ký chứng từ". Hình thức này hiện nay đang được áp dụng khá phổ biến. Loại hình thức tổ chức kế toán này có rất nhiều ưu điểm. Với đội ngũ kế toán có hình thức tổ chức kế toán này có rất nhiều ưu điểm. Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng công tác kế toán. Công ty có thể hoàn toàn áp dụng hình thức này "Nhật ký chứng từ". Vào công tác kế toán công ty. Hình thức này sẽ giúp cho công tác quản lý chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn. + Việc ghi sổ kế toán được kết hợp giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết theo hệ thống theo thứ tự thời gian. + Việc kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên bảng nhật ký chứng từ được thường xuyên, chặt chẽ nhờ mẫu số được bố trí theo quan hệ đối ứng tài khoản. + Đồng thời giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính lập báo cáo tài chính. - Việc ghi chép và phản ánh vào sổ sách kế toán cũng như một số quy tắc kế toán chưa thực sự được cán bộ công nhân viên trong phòng kế toán thực hiện
  • 58. 58 đúng quy tắc, vấn đề này công ty nên thường xuyên hơn trong công việc giám sát tổ chức công kế toán tại công ty. Điều này rất quan trọng để đảm bảo tính trung thực chính xác của các thông tin do kế toán cung cấp. Các thông tin này cho biết tính trung thực và chính xác sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và thích hợp nhất. * Trên đây là một số ý kiến đánh giá và nhận xét nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty. Mong rằng quý công ty sẽ nghiên cứu và có thể áp dụng một số những ý kiến và giải pháp trên nếu thấy thích hợp góp phần cho công tác quản lý tại công ty ngày một hoàn thiện hơn và hy vọng trong tương lai không xa công ty sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp trẻ có triển vọng nhất tại Việt Nam. * Kiến nghị cải tiến chương trình giảng dạy của nhà trường cho phù hợp với thực tế. - Một số kiến nghị: Trên thực tế thì các hình thức kế toán mà công ty áp dụng rất đa dạng. Do vậy, các mẫu số không giống với các mẫu số được giới thiệu trong chương trình giảng dạy. Vì vậy, nhà trường nên có một số quyển sổ chuyên giới thiệu các mẫu số sách theo hình thức tổ chức kế toán thường xuyên được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, để khi ra thực tế sinh viên được chủ động và có thể thích ứng nhanh chóng với mọi phương thức ghi chép trên các hình thức sổ sách khác nhau. Hiện nay các doanh nghiệp ứng dụng nhiều phần mềm máy tính khác nhau vào công tác quản lý kế toán. Các phần mềm kế toán này được sử dụng rất rộng rãi. Do vậy, ngoài phần mềm kế toán AF5 được giới thiệu trong chương trình khác được ứng dụng trong thực tế điều này sẽ giúp sinh viên khi thực tập cũng như khi ra trường có thể đáp ứng các yêu cầu cần thiết mà doanh nghiệp đòi hỏi.
  • 59. 59 KẾT LUẬN Trong cơ chế thị trường hiện nay sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt và khốc liệt để có chỗ đứng vững chắc thì mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác quản lý kinh tế tại doanh nghiệp mình. Có thể công tác quản lý kinh tế luôn là nền tảng vững chắc nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do vậy, công tác quản lý phải được tổ chức thật khoa học và hợp lý trong mọi khâu từ khâu tổ chức quản lý sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong đó công tác hạch toán kế toán luôn đóng vai trò quan trọng giám sát mọi hoạt động từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi kết thúc quá trình sản xuất và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế chứng tỏ công tác kế toán là công cụ quản lý đắc lực trong công tác tổ chức quản lý kinh tế. Thông tin do kế toán cung cấp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thông tin kinh tế toàn doanh nghiệp. Trên cơ sở thông tin kế toán cung cấp các nhà quản lý kinh tế, các chủ doanh nghiệp, ban Giám đốc, Hội đồng quản trị, các chủ đầu tư… biết được tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn khi đề ra các biện pháp và các phương pháp hướng phát triển cho doanh nghiệp mình. Sau khi đã đi sâu vào công tác nhập vật liệu công cụ dụng cụ em càng hiểu thêm tầm quan trọng của mỗi phần hành kế toán. Mỗi phần hành kế toán để được thực hiện rất chi tiết và đòi hỏi tính trung thực chính xác cao. Trong công tác kế toán nhập nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại công ty a thấy để tiến hành sản xuất kinh doanh thì khâu tổ chức và quản lý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài sản này sẽ là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất và tạo điều kiện để doanh nghiệp phát huy tối đa sức cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ riêng công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội mà tất cả các doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nguồn nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ luôn là nguồn tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm. Quản lý tốt và khoa học kết hợp với sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài sản này là một yêu cầu cần thiết giúp doanh nghiệp
  • 60. 60 có thể tăng lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm và tạo ưu thế cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường . Tóm lại, kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ là một phần rất quan trọng trong công tác hạch toán kế toán tại mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Do vậy phải thường xuyên có những biện pháp nhằm kiểm tra giám sát tình hình sử dụng và bảo quản nguồn nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trần Xuân Hưng
  • 61. 61 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.......................................................... 4 I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp............................................................ 4 1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp........................... 4 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty......................................................... 6 3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội ............................................................................ 7 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp ................................... 7 3.2. Tổ chức bộ máy kế toán................................................................ 9 3.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán ........................................................ 12 4. Quy trình công nghệ sản xuất ……… ................................................ 13 PHẦN II: CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN………………………………13 I.Kế toán vốn bằng tiền............................................................................... 15 1. Kế toán tiền mặt .................................................................................. 15 2. Tiền gửi Ngân hàng: ........................................................................... 18 II. Kế toán tài sản cố định ........................................................................... 20 1. Đặc điểm ............................................................................................. 20 2. Chứng từ sổ sách sử dụng................................................................... 20 3. Quy trình luân chuyển chứng từ ......................................................... 21 4. Trình tự ghi sổ..................................................................................... 21 III. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương................................ 25 IV. Kế toán nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ ......................................... 29 PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ ............................................................................. 30 I. Lý do chọn chuyên đề.............................................................................. 30 II. Những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng tới công tác kế toán theo chuyên đề ..................................................................................................................... 31
  • 62. 62 1. Thuận lợi ............................................................................................. 31 2. Khó khăn............................................................................................. 31 III. Nội dung công việc kế toán theo chuyên đề......................................... 32 1.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội ............................................................................................. 32 1.2. Các phương pháp tiêu thụ hàng hóa tại công ty............................... 32 1.2.1. Bán than theo hợp đồng ............................................................ 32 1.2.2. Phương thức bán lẻ than ........................................................... 34 1.3. Các phương thức thanh toán. ........................................................... 35 1.4 Các phương thức thanh toán ............................................................. 35 1.5. Kế toán thuế GTGT.......................................................................... 41 1.6. Phương pháp và trình tự hạch toán giá vốn hàng bán...................... 44 1.7. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng ................................................................................................................. 46 2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ........................................................ 49 2.1. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp......... 49 2.2. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ ................................................ 52 IV. Một số nhận xét đánh giá và ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội................................. 56 1. Một số nhận xét đánh giá.................................................................... 56 2. Một số ý kiến đề xuất.......................................................................... 57 KẾT LUẬN.................................................................................................... 59