SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
Download to read offline
rình
“IPLlànơitiếpsứcchongườitrẻtrênhànhtrìnhthựchọc,khaiphóngvàchuyên
sâu để trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú”
Thư của Chương trình IPL
I. TỔNG QUAN VỀ IPL
1. Tên gọi chính thức
2. Mô tả chung về IPL
3. Một số cột mốc của IPL
II. TINH THẦN IPL
1. Sứ mệnh của IPL
2. Mục tiêu của IPL
3. Nhiệm vụ của IPL
4. Tinh thần IPL
5. Giá trị IPL
6. Hành trình IPL
7. IPL và 3 Câu chuyện
III. TUYỂN SINH - ĐÀO TẠO - TRẢI NGHIỆM
A. Giai đoạn tuyển sinh
1. Điều kiện dự tuyển
2. Thời hạn dự tuyển
3. Các vòng thi tuyển
B. Giai đoạn đào tạo
1. Triết lý giáo dục
2. Mô hình đào tạo của IPL
- Các cấu phần đào tạo chính
- Các hoạt động song song
- Thực hiện Đề án tốt nghiệp
C. Giai đoạn trải nghiệm
IV. HỌC BỔNG IPL
1. Quỹ IPL
2. Học bổng IPL
V. CHƯƠNG TRÌNH“ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI”
1. Đôi nét về Chương trình“Đáp đền tiếp nối”(Pay it forward)
2. Mục đích và ý nghĩa của Chương trình“Đáp đền tiếp nối”
VI. PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh các thế hệ Học viên IPL đầu tiên
Phụ lục 2: Danh sách Hội đồng Sáng lập dự án IPL
Phụ lục 3: Đôi nét về Trường PACE - Đơn vị điều hành IPL
3
4
4
4
5
6
6
6
6
6
7
7
8
11
11
11
11
11
13
21
14
18
19
23
25
25
26
26
27
27
27
28
29
30
MỤC LỤC
2
THỰC HỌC ĐỂ KHAI PHÓNG!
Quý vị đang cầm trên tay tài liệu giới thiệu về IPL - một dự án giáo dục phi chính phủ, phi lợi
nhuận và phi tôn giáo, được khai lập với sứ mệnh góp phần phát triển cá nhân và phát triển cộng
đồng thông qua một chương trình đào tạo đặc biệt, với tinh thần cốt lõi là “Thực học để khai phóng”.
Việt Nam, từ những thế hệ chỉ miệt mài lao động
với mong ước sao cho có cái ăn cái mặc, đến nay
đã có nhiều người, nhất là những người trẻ đã
dám nghĩ xa hơn và nghĩ lớn hơn đến chuyện đua
tranh cùng bạn bè quốc tế trong nhiều ngành nghề,
lĩnh vực để hướng đến một xã hội thịnh vượng và
văn minh.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong cuộc
đua tranh toàn cầu đầy khốc liệt ấy, chúng ta
vẫn còn một khoảng cách quá xa vì còn thua
kém về nhiều mặt và có nhiều việc cần phải làm
để có thể chạm đến cái đích văn minh và thịnh
vượng phía trước.
Vậy ai là người sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng
cách ấy và tiến về đích, nếu không phải là chính
chúng ta?
Mahatma Gandhi - một nhà hiền triết vĩ đại của
thế kỷ 20 đã từng nói rằng: “Chính bạn phải là sự
thay đổi mà bạn mong muốn được nhìn thấy trong
cuộc đời này” / “You must be the change you wish to
see in the world”.
Thực vậy, thay đổi lớn lao nào cũng phải bắt đầu
trước hết từ sự thay đổi ở chính mỗi con người.
Khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới không
thể được rút ngắn, và cái đích đến thịnh vượng
và văn minh cũng xa vời, nếu chúng ta không có
những con người dám dấn thân vào hành trình
khai phóng bản thân để đổi thay chính mình,
cũng như sẵn sàng lan tỏa tinh thần ấy để tạo ra
những đổi thay tích cực cho cộng đồng xã hội.
Đó chính là những con người mà chúng tôi gọi là
“hạt giống lãnh đạo” - không phải “lãnh đạo” theo
nghĩa là người có danh vị đứng đầu hay người có
chức có quyền, mà là những con người ưu tú dám
dấn thân trên hành trình khai phóng bản thân và biết
đi chuyên sâu trong lĩnh vực của mình và trở thành
những chuyên gia xuất sắc ở tầm quốc gia và quốc tế.
Từ mong ước về một thế hệ mới đó, IPL đã ra đời
như là một nơi góp phần “ươm mầm” giáo dục
khai phóng, là nơi những người trẻ ưu tú giàu
khát vọng sẽ thực học để khai phóng chính mình,
đồng thời lan tỏa “tinh thần thực học để khai
phóng” đó một cách rộng rãi trong cộng đồng trẻ
nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.
IPL còn là một dự án “chung tay vì việc nghĩa” - nơi
mà những con người tiến bộ có thể bắt tay nhau
để cùng hiện thực hóa những điều mà mình hằng
ấp ủ, không chỉ cho chính bản thân mình, cho
những người quanh mình, mà còn cho cả cộng
đồng của mình. Hy vọng rằng từ IPL, chúng ta
có thể nhìn thấy dáng dấp của một “ngôi trường
làm việc nghĩa”, để khơi lại và tiếp nối những khát
vọng mà cha ông chúng ta đã từng thắp lên trong
lịch sử tiến bộ của dân tộc với những phong trào
như“Đông Kinh Nghĩa Thục”hay“Duy Tân”.
Trong tài liệu này, chúng tôi trân trọng giới thiệu
đến Quý vị những thông tin cốt lõi nhất của dự
án đặc biệt này, về tinh thần IPL, về sứ mệnh mà
IPL đang gánh vác, về chương trình IPL, về con
đường mà IPL đã, đang và sẽ đi qua, cũng như các
thông tin khác.
Dẫu biết rằng những nỗ lực và những kết quả mà
IPL đạt được chỉ là khởi đầu của một hành trình
dài và còn rất nhiều gian khó phía trước, nhưng
chúng tôi tin rằng với sự chia sẻ và chung tay của
Quý vị, sẽ ngày càng có thêm nhiều “hạt giống
lãnh đạo”được nảy nở và trưởng thành trên mảnh
đất quê hương xứ sở này, từ đó có thể mơ về một
thế hệ mới và một chân dung mới cho đất nước
Việt Nam.
Một cánh én có thể là chưa đủ để làm nên mùa
Xuân, nhưng lại có thể báo hiệu được mùa Xuân
đến. Và khi nhiều cánh én bay đến, ấy là khi mùa
Xuân đang đến thật gần. Cùng nhau, chúng ta sẽ
làm nên mùa Xuân mong ước ấy!
3
“Lễ ra mắt IPL” và cũng là Lễ
khai giảng Khóa 1 (IPL1) được
tổ chức long trọng tại Nhà hát
Lớn TP. HCM
Hội Đồng Sáng Lập
khai lập Dự án IPL tại
Khách sạn Sheraton
TP. HCM, Việt Nam
Các học viên Khóa IPL1 hoàn
tất giai đoạn “được đào tạo” và
chính thức bước vào giai đoạn
“tự trải nghiệm”
Tháng06/2009
21/11/2007
Tháng06/2010Họp báo chính thức công bố Dự án IPL
Ông Trần Bá Dương thay mặt HĐSL
tuyên bố khai giảng Khóa 1 (IPL1)
10/07/2008
I. TỔNG QUAN VỀ IPL
1. Tên gọi chính thức
• Tên gọi đầy đủ (Tiếng Việt):
Chương Trình Phát Triển Hạt Giống Lãnh Đạo
• Tên gọi đầy đủ (Tiếng Anh):
“Institute of Potential Leaders” Program
• Tên gọi tắt (tiếng Việt):
Chương trình IPL
• Tên gọi tắt (tiếng Anh):
IPL Program
2. Mô tả chung về IPL
Chính thức ra đời vào ngày 21/11/2007, Chương trình
Hạt giống Lãnh đạo IPL là một dự án giáo dục phi
chính phủ, phi lợi nhuận và phi tôn giáo do các doanh
nhân, trí thức tâm huyết và Trường Doanh Nhân PACE
cùng phối hợp sáng lập và triển khai thực hiện.
Với sứ mệnh tiếp sức cho những người trẻ ưu tú trên
hành trình “thực học, khai phóng và chuyên sâu”, nội
dung chương trình IPL đã được thiết kế đặc biệt, gổm
3 cấu phần: vừa là một chương trình giáo dục khai phóng,
vừa là một chương trình phát triển lãnh đạo, vừa là
một chương trình định hướng chuyên sâu.
Mục tiêu cụ thể của IPL là tuyển chọn “hạt giống lãnh đạo”
(những người trẻ giàu tiềm năng và đầy khát vọng
tiên phong) và tiếp sức cho những “hạt giống” quý
này thông qua chương trình đào tạo đặc biệt nói trên
để “hạt giống” có thể trở thành những tài năng trong
tương lai, bất kể là tài năng về lãnh đạo hay tài năng
về chuyên môn; bất kể là tài năng trong kinh doanh,
trong khoa học, trong nghệ thuật, hay trong các nghề
có tính chuyên nghiệp cao khác.
4
Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu
chào mừng tại buổi “Lễ ra mắt IPL” được IPL tổ chức tại
Nhà hát lớn TP. HCM (Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên
Đài Truyền Hình VN - VTV và Đài Truyền Hình TP.HCM - HTV)
Lễ Khai giảng Khóa 2 (IPL2)
với chủ đề “Ánh sáng của
những ước mơ”
IPL khởi xướng và tổ chức
“Diễn đàn Tinh hoa Trẻ Việt Nam”
(Young Leader Forum / YLF) tại
TP. HCM và tại Hà Nội
(Kết nối giới tinh hoa trẻ của
VN trong nhiều ngành nghề,
lĩnh vực khác nhau, từ khắp
mọi miền và từ khắp nơi trên
thế giới nhằm cùng suy ngẫm
về tương lai của chính mình và
bàn về vai trò của người trẻ đối với
tương lai của dân tộc, của xã hội)
IPL chính thức công bố
tuyển sinh Khóa 3 (IPL3)
Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập IPL,
và cũng là Ngày truyền thống IPL
(IPL Day) với chủ đề
“Thay đổi đến từ TÔI”
Các học viên Khóa IPL2 hoàn tất
giai đoạn “được đào tạo” và thực
hiện “Đề án tốt nghiệp” theo mô
hình E-LAB (Enterprise Lab)
Các học viên Khóa IPL3 có chuyến
học tập và trải nghiệp (Study Trip)
tại ĐH Quốc gia Singapore và Hãng
Công nghệ Google tại Singapore
“Cộng đồng IPL” trở thành một
cộng đồng tinh hoa trẻ nổi bật
ở Việt Nam với hàng chục ngàn
thành viên tham gia kết nối, chia sẻ
Các học viên Khóa IPL3 hoàn tất
chương trình học của giai đoạn
“được đào tạo” và triển khai thực
hiện “Đề án tốt nghiệp” theo mô
hình thực nghiệp E-Lab
Tháng06/2011
Tháng11/2012
Tháng04/2014
Tháng09/2012
Tháng06/2012
Tháng01/2014
Tháng10/2012
Lễ Khai giảng Khóa 3 (IPL3) với chủ
đề “Một chặng đường mới”
Tháng07/2013
Tháng09/2012
3. Một số cột mốc quan trọng của IPL
IPL - Thực học để khai phóng
5
1. Sứ mệnh của IPL
“IPL là nơi tiếp sức cho người trẻ trên hành trình thực học,
khai phóng và chuyên sâu để trở thành con người tự do,
công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú”
2. Mục tiêu của IPL
Dự án IPL hướng đến hai mục tiêu sau:
•	 Mục tiêu giáo dục (phát triển cá nhân):
Góp phần phát hiện và phát triển “hạt giống lãnh đạo”
(những người trẻ giàu tiềm năng, sẵn lòng dấn thân
trên hành trình“thực học, khai phóng và chuyên sâu”)
nhằm kiến tạo nền tảng cho những “hạt giống” này
để có thể trở thành những tài năng trong tương lai (bất
kể là tài năng về lãnh đạo hay tài năng về chuyên
môn; bất kể là tài năng trong khu vực thị trường, hay
nhànước,hayxãhội dân sự; bấtkểlà tài năng trong kinh
doanh, trong khoa học, trong nghệ thuật, hay trong các
nghề có tính chuyên nghiệp cao như luật sư, bác sỹ, kỹ
sư, nhà báo, nhà giáo…).
•	 Mục tiêu văn hóa (phát triển cộng đồng):
Góp phần khởi phát và cổ vũ một cách mạnh mẽ 3
tinh thần (thực học, khai phóng & chuyên sâu) và 3giátrị
(con người tự do, công dân trách nhiệm & chuyên gia
ưu tú) trong cộng đồng trẻ nói riêng và trong cộng
đồng xã hội nói chung nhằm hướng đến một xã hội
thịnh vượng và văn minh.
3. Nhiệm vụ của IPL
Để hiện thực hóa được sứ mệnh và mục tiêu nói trên,
nhiệm vụ và công việc cụ thể của IPL sẽ là:
•	 Tuyển chọn và quy tụ những người trẻ ưu tú, giàu tiềm
năng và nhiềuhoàivọng, vàpháttriển những“hạtgiống”
này bằng một chương trình đào tạo đặc biệt, với một
cơ chế hỗ trợ tài chính đặc biệt, nhằm tiếp sức cho
những“hạt giống”này trong việc hình thành nền tảng
vững chắc để có thể tiến xa trong tương lai.
•	 Tổ chức và triển khai nhiều hoạt động đa dạng (online
và offline) nhằm khởi phát, xác lập và lan tỏa tinh thần
thực học, khai phóng và chuyên sâu… trong cộng
đồng trẻ và cộng đồng xã hội.
4. Tinh thần IPL
IPL khởi phát và lan tỏa 3 tinh thần chủ đạo như sau:
Tinh thần thực học
IPL mong muốn tạo ra một nơi mà ở đó giá trị“thực học”
được tôn vinh và sự “hư học” sẽ bị tẩy chay. Và tinh thần
“thực học” này cũng là một trong những điều kiện cốt
yếu để mỗi người có thể được“khai phóng”, từ đó mới có
thể trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và
chuyên gia ưu tú.
Chính vì vậy, IPL luôn hướng đến việc tạo dựng một môi
trường học tập nghiêm túc, nơi đòi hỏi mỗi giảng viên,
mỗi học viên đều thực sự hết mình trong dạy và học. Nói
cách khác, IPL là nơi quy tụ các “chân tài thực học”, và
“dân IPL”không học chỉ vì“bằng cấp”, mà học vì tầm vóc
văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo của
chính mình.
Tinh thần khai phóng
Một người được xem là có “tinh thần khai phóng” khi
người đó dám dấn thân để khai minh và giải phóng
chính mình để trở thành một con người tự do (còn gọi là
con người tự trị).
Chỉ có sự thực học của bản thân mới có thể giúp một
người khai phóng được chính mình, và chỉ có sự học khai
phóng mới có thể giúp người đó chạm đến các giá trị
phổ quát và có khả năng minh định được: ai là ai, cái gì là
cái gì và mình là ai; minh định được: đúng-sai, phải-trái,
chân-giả, thiện-ác, chính-tà, hay-dở, tốt-xấu, nên-không
nên, đáng khinh-đáng trọng… trước những vấn đề của
riêng mình, cũng như những vấn đề chung và quan trọng
của xã hội.
Trách nhiệm của mỗi người trẻ trong IPL không chỉ là nỗ
lực học tập để “khai phóng” cho chính bản thân mình,
mà còn là dùng sự hiểu biết và minh định ấy để góp sức
cho hành trình “tự khai phóng” của những người quanh
mình, của xã hội. Nói cách khác, là góp sức cho việc xác
lập và lan tỏa những tinh thần và giá trị mà mình tin là
cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo
hướng tiến bộ, cũng như không ngừng nỗ lực bảo vệ
những tinh thần và giá trị đó.
Tinh thần chuyên sâu
Cốt lõi của tinh thần chuyên sâu là “Hãy theo đuổi sự ưu
tú, thành công sẽ theo đuổi bạn”.
Quả vậy, khi ta đạt tới sự xuất sắc và luôn duy trì được sự
xuất sắc của mình trong một công việc, nghề nghiệp hay
lĩnh vực nào đó thì nhất định thành công sẽ đến với ta
như là một hệ quả tất yếu.
Nếu như “khai phóng” giúp ta có văn hóa (để làm người) thì
“chuyên sâu” giúp ta có chuyên môn (để làm nghề, làm
nghề ở trình độ ưu tú, xuất sắc).
Dù IPL không phải là một chương trình dạy nghề
(nhằm trang bị cho học viên một nghề nghiệp chuyên môn
cụ thể nào đó), nhưng IPL là nơi để học viên hình thành
cho mình tinh thần chuyên sâu, vì chỉ có tinh thần này
mới có thể trở thành những chuyên gia ưu tú trong nghề
nghiệp hay lĩnh vực mà mình đã lựa chọn.
Như vậy, IPL không chỉ cổ vũ cho tinh thần “thực học
để khai phóng”, mà còn cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần
“thực học để chuyên sâu”.
II. TINH THẦN IPL (IPL SPIRIT)
6
5. Giá trị cốt lõi của IPL
Giáo dục ở IPL cổ vũ cho 3 tinh thần Thực học, Khai phóng,
và Chuyên sâu nhằm giúp mỗi học viên tự đào luyện
mình trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và
chuyên gia ưu tú.
Và việc tự đào luyện này cũng sẽ giúp học viên hình thành nên các
đặc tính và các giá trị cốt lõi cho chính mình là:“Tín thực, Trách nhiệm,
Dấnthân,Sángtạo,Tôntrọng”, cũngnhư“Tựdo,TráchnhiệmvàƯutú”.
“ConngườiIPL”(con người mang trong mình tinh thần và giá trị IPL)
chính là đích đến của mỗi Học viên IPL.
6. Hành trình IPL
IPL - Thực học để khai phóng
7
Từ câu chuyện về chú đại bàng ngủ quên trong
kiếp gà …
Chuyện kể rằng: Có một cái trứng đại bàng run rủi thế
nào rơi vào nhà của chị gà mái đang chuẩn bị đến ngày
làm mẹ. Thế là trong đàn gà con lông vàng óng ả mỗi
ngày theo mẹ đi kiếm mồi, có một chú “gà lạ” trông rất
khác biệt. Chú “gà đại bàng” này chẳng nghĩ suy gì nhiều,
sống một cuộc sống như bao con gà khác. Tình cờ, một
ngày, chú ta nhìn lên bầu trời và chợt thấy những con đại
bàng bay vút qua, thật oai hùng và dũng mãnh. Chú ước
ao “giá mà mình cũng bay được như thế!”. Đến đây,
câu chuyện về cuộc đời của “gà đại bàng” có thể được
viết tiếp với hai “kịch bản” như sau:
Kịch bản thứ nhất: Thỉnh thoảng, “gà đại bàng” vẫn
ngước lên bầu trời để dõi theo những màn trình diễn
ngoạn mục của đại bàng, nhưng chưa khi nào chú dám
thử đập cánh bay lên… Vì xung quanh chú, những con
gà vẫn chăm chỉ bới đất tìm giun, và chú cũng đang
bận rộn với những công việc hàng ngày của gà như thế.
Đôi cánh vốn dĩ là của đại bàng không được tung đập đã
dần nhỏ lại, chân thì to ra... Chú đã sống trọn vẹn một
kiếp gà, và sau đó chết đi, cũng lặng lẽ một… kiếp gà.
Kịch bản thứ hai: “Gà lạ” giật mình: “Sao mình lại giống
những con đại bàng kia quá vậy”. Kể từ ngày đó, lòng chú
đầy tâm trạng, những đôi cánh dũng mãnh dang rộng,
những nhịp vỗ mạnh hơn gió thổi, cao hơn mây trời đầy
kiêu hãnh hiện lên trong giấc mơ hàng đêm của chú.
“Gà đại bàng” nuôi một giấc mơ, một khát vọng và
bắt đầu âm thầm tập bay. Nhưng tập một thời gian,
chú vẫn không bay được. Chẳng bao lâu sau, nản chí,
chú bỏ cuộc! Và từ đó chú thực sự tin rằng mình là một
con gà, một con gà có ngoại hình khác thường, chứ không
phải là đại bàng.
Câu chuyện “gà đại bàng” nói trên thực chất là câu
chuyện về “tố chất & khát vọng”, và “gà đại bàng” là
hình ảnh ẩn dụ về những con người (từ mọi xuất thân)
có những tố chất đặc biệt và mang trong mình những
khát vọng lớn. Những tố chất ấy nếu được tôi luyện,
những khát vọng ấy nếu được chắp cánh, họ sẽ trở
thành những con người ưu tú có ảnh hưởng lớn đến
cộng đồng.
Tuy nhiên, trong cả hai kịch bản trên, điều đó đã không
thành hiện thực. Ở kịch bản thứ nhất, “gà đại bàng”
không biết rằng mình có tố chất của đại bàng, vì thế
cũng không có hoài bão lớn. Ở kịch bản thứ hai,“gà đại
bàng”đã tin vào tố chất của mình và đã âm thầm nuôi
dưỡng khát vọng, nhưng thật đáng tiếc là lại thiếu
đi một môi trường để rèn luyện, để thoát kiếp gà, để
vươn cao và bay xa.
Liệu còn có một kịch bản nào khác
cho cuộc đời của “gàđạibàng”?
...đến cơ hội cho những người trẻ ưu tú
Câu hỏi trên cũng chính là nỗi trăn trở của rất nhiều
người trong chúng ta, khi mà đây đó quanh ta vẫn
còn những kịch bản tương tự, vẫn còn những người
trẻ ưu tú không có cơ hội biến tố chất của mình thành
tài năng để thành công và đóng góp nhiều hơn cho
xã hội. Cũng chính từ nỗi trăn trở ấy, Chương trình IPL
đã được khai lập.
IPL (Institute of Potential Leaders) là tên viết tắt của
Chương trình Phát Triển Hạt Giống Lãnh Đạo (hay còn
gọi là “Chương trình IPL”) - một dự án giáo dục không
vì mục tiêu lợi nhuận do các doanh nhân và trí thức
tâm huyết cùng phối hợp sáng lập và triển khai thực
hiện nhằm góp phần phát hiện và phát triển nhân tài
tương lai cho cộng đồng.
Chương trình xác lập mục tiêu tuyển chọn và quy tụ
những người trẻ ưu tú, có tố chất và khát vọng,
đồng thời, triển khai đào tạo những “hạt giống” này
bằng một chương trình đào tạo đặc biệt và với một
cơ chế hỗ trợ tài chính đặc biệt dành riêng cho họ
(100% ứng viên trúng tuyển sẽ được hỗ trợ tài chính
để tham dự chương trình này).
Trong hàng vạn bạn trẻ tuổi từ 20 đến 25 đang hừng
hực nhựa sống và khát vọng cống hiến hiện nay,
có bao nhiêu người thực sự nghĩ mình là “ưu tú”, là
những “hạt giống” để có thể tham gia vào đội ngũ
những nhà lãnh đạo tương lai? Có bao nhiêu bạn trẻ
tin mình có đủ tố chất để vượt qua quá trình tuyển
chọn đầy cam go (gồm 5 vòng thi) của 4 Hội đồng:
•	 Hội Đồng Sáng Lập
•	 Hội Đồng Quản Trị
•	 Hội Đồng Tuyển Sinh
•	 Hội Đồng Chuyên Môn
để giành lấy suất học bổng đầy vinh dự mà những
người tâm huyết trao lại và sở hữu niềm tự hào là
“dân IPL”/ IPLer?
Kỳ thi tuyển này sẽ là bước khởi đầu của “Hành trình
5-1-5” mà mọi ứng viên trúng tuyển đều trải qua,
bao gồm: 5 vòng thi tuyển sinh, 1 năm được đào tạo
và 5 kỳ tự trải nghiệm thực tế nghề nghiệp - một
hành trình đầy gian khó và đủ dài để xuất hiện những
“chú đại bàng” thực sự có khả năng tung cánh trên
bầu trời bao la của thế giới nghề nghiệp toàn cầu.
Câu chuyện 1:“Gà đại bàng”
7. IPL và 3 câu chuyện
8
Từ câu chuyện “rời hang”…
“Ngàyxửangàyxưa,xưaơilàxưa,cómộtcáihangvàcó
một cộng đồng lớn sống trong cái hang đó. Vì cái hang
ấy vô cùng lớn với các ngóc ngách rất lắt léo và cộng
đồng ấy đã sống ở đó qua nhiều thế hệ, nên lâu ngày
họ mặc nhiên tin rằng cái hang ấy là cả thế giới và ánh
sáng từ đống lửa trong hang là ánh sáng duy nhất mà
họ có.
Cho đến một ngày nọ, có một người bỗng vô tình lọt ra
được ngoài hang. Ban đầu, anh ta cảm thấy đau đớn
vì bị lóa mắt trước ánh mặt trời và cơ thể chưa thích
ứng được với khí hậu và thời tiết của thế giới bên ngoài.
Nhưngkhiđãquendầnvàcảmnhậnđượcsựấmápcủa
ánh mặt trời, sự sinh động huyền ảo của vạn vật, của cỏ
cây hoa lá, anh ta nhận ra rằng đây mới thực sự là thế
giới của “con người”.
Anh ta quyết định quay trở về hang và ra sức thuyết
phục, tìm cách đưa những người đồng hang rời hang
để về với thế giới. Thế nhưng, sau khi nghe anh ta kể câu
chuyện ở thế giới bên ngoài hang, những người trong
hang không những không tin, mà còn quyết định giết
chết anh ta, vì cho rằng đó là những điều bịa đặt, và vì lo
sợ rằng, những nỗ lực và việc làm của anh ta sẽ gây ra sự
rối loạn, cũng như đe dọa cuộc sống êm ấm hạnh phúc
bao đời của cộng đồng trong hang…”.
… đến câu hỏi cho cuộc đời
Mỗi khi ngẫm nghĩ về câu chuyện này, tôi lại tự hỏi
mình rằng: Mình đã “rời hang” chưa? Gia đình mình,
tổ chức mình, cộng đồng mình… đã“rời hang”chưa?
Nếu mình đã rời hang và ra với ánh sáng thì thật là
tuyệt vời. Nhưng nếu vẫn còn ở trong hang và mình
biết rõ điều đó (và đang từng bước tìm cách rời hang)
thì cũng không phải là điều tệ hại. Còn nếu mình
đang ở trong hang mà lại cứ tưởng rằng đã rời hang
rồi và ra với ánh sáng rồi thì thật là bất hạnh.
Nhưng có một điều còn bất hạnh hơn vô vàn lần, đó
là, mình đã thực sự rời hang rồi, nhưng không phải là
“rời hang” để ra “ánh sáng”, mà là rời cái hang này để
rồi lại chui vào một cái hang khác, to hơn, tăm tối hơn,
nhưng mình lại không hề nhận ra điều đó và cứ đinh
ninh rằng mình đã rời hang!!!
Và mỗi con người, ai cũng có thể có đến mấy“cái hang”
(chứ không phải chỉ một). Gia đình mình, tổ chức
của mình, xứ sở mình, và thậm chí cả thế giới này đều
có thể là những cái hang. Nhưng, “cái hang” to nhất,
tăm tối nhất chính là cái hang“vô minh và ấu trĩ”bên
trong con người của mình.
Nếu như hành trình khai phóng bản thân, đưa bản
thân “rời hang” đã khó, thì hành trình khai phóng xã
hội và cùng cộng đồng mình “rời hang” lại càng gian
nan gấp bội phần. Đó là một hành trình đầy gian khó,
rất dài lâu và nhiều hiểm nguy, nhưng là một hành
trình tất yếu mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thấy
rằng không thể không bước tiếp.
Câu chuyện 2:“Rời hang”
IPL - Thực học để khai phóng
9
Một sớm tinh mơ, khi mặt biển còn mù
sương, tôi bắt đầu chạy thể dục với chiếc
walkman đeo bên hông. Ở phía xa, tôi
thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Cậu chạy
lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi
quăng nó xuống biển. Nếu đó là trò chơi
thi ném đá thì tôi có thể trổ tài cùng cậu bé.
Ngày nhỏ, tôi cũng thường hay chơi trò
này. Nhưng khi nghe thấy tiếng cậu hét:
“Vềnhàngaynhé!Bốmẹmàyđangđợiđấy!”.
Có thể bạn không tin, như chính tôi lúc
ấy, những “viên đá” đó thì ra là những con
sao biển bị mắc cạn trên bãi. Và vị cứu tinh
nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại
bãi biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài
giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không
tài nào chịu đựng nổi.
Nhưng những cố gắng của cậu bé rồi sẽ
chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa
hàng ngàn con sao biển về “nhà” của
chúng được? Tôi gọi to: “Này nhóc, làm
thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả
những con sao biển?”.
Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao
biển và hét trả lời: “Nhưng em có thể cứu
được con này mà. Nó sẽ được về nhà!”
Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ
xuống biển. Rồi lại lập tức cúi xuống với
một con khác...
Rõ ràng cậu bé không quan tâm đến việc
có vô số những con sao biển trên cát. Cậu
chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang
nắm trong tay. Cái mà cậu bé nhìn thấy,
dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy
ý nghĩa. Còn tôi, tôi nhìn thấy một con số
quá khổng lồ đó là vô vọng.
Thế là tôi cúi xuống nhặt một con sao biển
lên và đưa nó về nhà.
Và khi thấy hai chú cháu chúng tôi làm
như vậy, rất nhiều người trên bãi biển
cũng nhặt những con sao biển để đưa
chúng “về nhà”.
Chẳng bao lâu sau, hàng vạn con sao biển
trên bãi biển hôm đó đã được “về nhà”…
Câu chuyện 3:“Những con sao biển”
10
	 Trước các thầy và các bạn đồng môn,
	 Trước những người thân của tôi,
	 Trước tất cả những quý vị hiện diện,
	 Trước những gì mà tôi thành kính tin tưởng,
	 Và trên hết, trước Lương tâm và Phẩm giá của chính tôi,
Tôi, Học viên Chương trình Hạt giống Lãnh đạo IPL
XIN TUYÊN THỆ
1.	 Tôi sẽ học tập với tất cả nỗ lực và quyết tâm để có thể tận dụng sức mạnh của tri thức nhằm
góp phần tạo ra những giá trị tốt đẹp cho mình, cho đời, cho ngành nghề, lĩnh vực mà tôi
theo đuổi.
2.	 Tôi sẽ dấn thân trên hành trình khai phóng bản thân và tìm ra chính mình để trở thành
con người tự do, trách nhiệm và luôn theo đuổi sự ưu tú trong mọi công việc mình làm.
3.	 Tôi sẽ chỉ làm lợi cho bản thân bằng cách phụng sự xã hội và không làm phương hại đến
người khác.
4.	 Tôi sẽ cùng các bạn đồng môn hun đúc và lan toả 3 tinh thần“Thực học, Khai phóng, Chuyên sâu”
và 3 giá trị “Tự do, Trách nhiệm, Ưu tú” của IPL bằng chính những hành động cụ thể trong
cuộc sống hàng ngày của mình; Tôi sẽ luôn tôn trọng, trung thành và bảo vệ những tinh thần
và giá trị đó.
5.	 Tôi sẽ luôn tự nhắc nhở bản thân và nhắc nhở lẫn nhau giữa các bạn đồng môn để sống với
chính mình và giữ được chính mình trên những hành trình mà mỗi người sẽ đi qua, để những
tham vọng của bản thân và những tác động bên ngoài không đẩy tôi rời xa những điều mình
đã tuyên thệ hôm nay.
Tôi tuyên thệ những điều trên với tất cả sự thấu hiểu,
tinh thần tự nguyện và ý chí quyết tâm của chính mình.
XIN THỀ!
LỜI THỀ IPL
IPL - Thực học để khai phóng
11
III. TUYỂN SINH - ĐÀO TẠO - TRẢI NGHIỆM
Chiến lược phát hiện và phát triển“hạt giống”lãnh đạo của Chương trình IPL
còn gọi là“chiến lược 5-1-5”:
-	 Giai đoạn tuyển sinh: 	 “5 vòng thi tuyển sinh”
-	 Giai đoạn đào tạo: 	 “1 năm được đào tạo”
-	 Giai đoạn trải nghiệm: 	 “5 kỳ tự trải nghiệm”
Ở IPL, khái niệm “lãnh đạo” được định nghĩa lại. Đó không phải là người có
chức hay có quyền, mà là người có khả năng mở ra những con đường mới
và có khả năng đi tiên phong trong ngành nghề lĩnh vực của mình. Chính vì
vậy, tất cả những người trẻ trong độ tuổi từ 20 - 25 tuổi, tự tin mình ưu tú và
có khả năng tiên phong trong lĩnh vực mà mình lựa chọn, bất kể lĩnh vực đó
là quản trị kinh doanh, hay khoa học kỹ thuật, hay văn hóa nghệ thuật, hay
chính trị xã hội… đều có thể tham gia ứng tuyển vào chương trình.
1.	 Điều kiện dự tuyển
Bất kỳ ứng viên nào đáp ứng hai điều kiện (bắt buộc) sau đều có quyền
dự tuyển vào Chương trình IPL:
•	 Tuổi từ 20 đến 25 (sinh từ năm 1989 đến năm 1995)
•	 Có khát vọng dấn thân và tự tin mình là một người trẻ ưu tú
Lưu ý:
1/ Ngoài 2 điều kiện chính trên, những điều kiện sau cũng là những điều kiện
mà hiển nhiên ứng viên cần phải có: (a) Là người Việt Nam; (b) Có đầy đủ tư
cách công dân và năng lực hành vi dân sự tại thời điểm dự tuyển.
2/ Thông thạo tiếng Việt (bản ngữ) và trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) ở mức
khá trở lên để có thể tham gia học tập và thảo luận trong những môn học
được triển khai hoàn toàn bằng tiếng Anh mà không có phiên dịch.
2.	 Thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển
Chương IPL khóa 4 sẽ nhận Hồ sơ dự tuyển đến hết ngày 15/02/2015
(Quy chuẩn về Hồ sơ dự tuyển được công bố tại: www.IPL.edu.vn).
3.	 Các vòng thi tuyển sinh
Vòng 1: Đánh giá hồ sơ
Vòng 2: Thực hiện bài luận và 2 Thư giới thiệu
Vòng 3: Làm bài thi (120-180 phút)
Vòng 4: Giao lưu với các ứng viên khác và với Hội Đồng Tuyển Sinh
Vòng 5: Phỏng vấn trực tiếp với Hội Đồng Tuyển Sinh (từng ứng viên)
Ghi chú: Hồ sơ dự tuyển của ứng viên sẽ được bảo mật theo nguyên tắc bảo mật
của Chương trình IPL
A. Giai đoạn tuyển sinh
12
Ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch Tập đoàn Đồng Tâm)
và các thành viên trong Hội đồng Tuyển sinh đang
phỏng vấn ứng viên tại Vòng 5 (Phỏng vấn trực tiếp)
Một số hình ảnh
các vòng tuyển sinh
Khóa IPL1, IPL2 và IPL3
Ông Cô Gia Thọ (Chủ tịch Tập đoàn Thiên Long) và
các thành viên trong Hội đồng Tuyển sinh đang
phỏng vấn ứng viên tại Vòng 5 (Phỏng vấn trực tiếp)
IPL - Thực học để khai phóng
13
B. Giai đoạn đào tạo
1. Triết lý giáo dục của IPL
Mục tiêu của sự học tại IPL
Đích đến của“học viên IPL”là trở thành“con người IPL”. Có thể khái quát chân dung“con người IPL”đó như sau:
Chính vì vậy, mục tiêu sự học của học viên IPL trong chương trình IPL chính là hình thành cho mình những
nền tảng thiết yếu để trở thành “con người IPL” nêu trên, cũng như để tiến xa hơn trên hành trình sau này.
Phương pháp giáo dục tại IPL
“Ta là sản phẩm của chính mình!”. Nghĩa là,
tại IPL, học viên không những không bị
tước mất cái quyền được “làm ra chính
mình”, mà còn được hỗ trợ để nắm lấy và
thực hiện cái quyền thiêng liêng này. Cụ
thể là học viên IPL sẽ được tiếp sức để: Khai
phóng bản thân, Làm ra chính mình, Sống
với chính mình và Giữ được chính mình.
Mỗi IPLer luôn theo đuổi tinh thần thực học,
khai phóng và chuyên sâu để trở thành
con người tự do, công dân trách nhiệm và
chuyên gia ưu tú.
Khi IPLer được khai phóng và biết chuyên
sâu thì không chỉ đạt tới một tầm vóc văn hóa
với cái đầu sáng (để minh định) và trái tim
nóng (để hành động), mà còn trở thành một
chuyêngia ưu tú với cái đầu chuyên sâu và
tráitimyêunghề.
Để “làm ra chính mình”, học viên IPL phải
làm chủ sự học của mình. Và để làm chủ
được sự học của mình, học viên IPL sẽ
quản trị sự học theo mô hình“2W1H - Why
to Learn, What to Learn, How to Learn”.
Nghĩa là, trong mọi sự học, mọi kỳ học/
môn học/buổi học… của mình, Học viên
IPL luôn hiểu rõ Lý do học (Why to Learn)
và Mục đích học (Learn forWhat) trước khi
xác định Nội dung học (What to Learn) và
Cách thức học (How to Learn).
14
2. Mô hình đào tạo của IPL
Có thể khái quát cấu trúc của Chương trình IPL bằng mô hình sau:
Học viên IPL hiểu được
lýdohọc(Why)vàmụcđíchhọc(ForWhat)
trướckhixácđịnhhọccáigì (What/nội dung học)
và họcnhưthếnào(How/cách học).
2W1H
Why to learn & Learn forWhat
What to learn
How to learn
IPL - Thực học để khai phóng
15
2.1. Các cấu phần đào tạo chính (3 cấu phần)
Các môn học trong chương trình IPL được phân bổ trong 3 cấu phần chính như sau:
Cấu phần 1: Năng lực khai phóng (Liberal Education)
Cấu phần này bao gồm những môn học nhằm giúp Học viên tự hình thành hệ thống các quan niệm về những
vấn đề quan trọng cho cuộc đời và sự nghiệp của mình như: “sự học”, “sự đời”, “triết học”, “văn hóa”, “pháp luật”…
để từ đó biết cách trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú.
•	 Bàn về sự học (Learning Revolution)
•	 Quản trị cuộc đời (Life Management)
•	 Bàn về triết học (On Philosophy)
•	 Bàn về pháp luật (On Laws)
•	 Bàn về văn hóa (On Culture)
•	 Các chuyên đề khai phóng khác (Liberal Topics)
Cấuphần2: Nănglựclãnhđạo(LeadershipDevelopment)
Cấu phần này gồm những môn học nhằm giúp học viên
biết cách phát triển tiềm năng lãnh đạo của bản thân
cũng như năng lực để sáng tạo, đột phá nhằm đi tiên
phong trong ngành nghề, lĩnh vực của mình.
•	 Chân dung lãnh đạo (On Becoming A Leader)
•	 Tư duy đột phá (Breakthrough Thinking)
•	 Năng lực khởi tạo (Entrepreneurship)
•	 7 HABITS OF HIGHLY EFFECTIVE PEOPLE
7Thóiquen để Thành đạt (*)
•	 LEADING WITH THE SPEED OF TRUST
LãnhđạovớiTốcđộcủaNiềmtin(*)
(*) Đây là hai chương trình phát triển lãnh đạo và nâng tầm
văn hóa danh tiếng toàn cầu của FranklinCovey Worldwide
- một tổ chức phát triển lãnh đạo hàng đầu thế giới.
Các chương trình phát triển lãnh đạo, nâng cao hiệu quả
và nâng tầm văn hóa của FranklinCovey Worldwide tại VN
do Trường PACE, Đơn vị Điều hành IPL độc quyền triển khai.
16
7 X 7 CONTRACT
ROLES BIG ROCKS
Big Rocks WEEK OF: _________________________________________
BODY:
MIND:
HEART:
SPIRIT:
1
2
3
4
5
6
7
Sharpen
the Saw®
© FranklinCovey.
Habit 6
SYNERGIZE
Habit 4
THINK WIN-WIN
Habit 3
PUT FIRST THINGS FIRST
Habit 1
BE PROACTIVE
Habit 2
BEGIN WITH THE
END IN MIND
PRIVATE VICTORY
PUBLIC VICTORY
INDEPENDENCE
DEPENDENCE
INTERDEPENDENCE
Habit 7 SHARPEN
TH
E
SAW
Habit 5
SEEKFIRSTTOUNDERSTAND,
THENTOBE
UNDERSTOOD
The 7 Habits of Highly
Effective People®
PRACTICE CARDS
SKILL CARDS
Cấu phần 3: Năng lực chuyên môn (Professional Development)
“Năng lực chuyên sâu” ở đây không có nghĩa rằng IPL là một chương trình dạy nghề (nhằm trang bị cho các
bạn trẻ một nghề nghiệp chuyên môn cụ thể nào đó), mà IPL là nơi tiếp sức để những người trẻ biết cách tìm ra“con
người chuyên môn” của mình (mình thích và hợp với công việc/nghề nghiệp/sự nghiệp nào nhất) nhằm hình
thành một nền tảng vững chắc cho chính mình, để có thể trở thành những chuyên gia xuất sắc, ưu tú trong
một công việc, nghề nghiệp hay lĩnh vực mà mình lựa chọn sau này.
Thông điệp cốt lõi của cấu phần này là:“Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Quả vậy, khi bạn đạt
tới sự xuất sắc và luôn duy trì được sự xuất sắc của mình trong một công việc, nghề nghiệp hay lĩnh vực nào đó
thì nhất định thành công sẽ đến với bạn như là một hệ quả tất yếu.
Bên cạnh các môn học, cấu phần này còn bao gồm những chuỗi đối thoại nhằm giúp học viên có những góc
nhìn thực tế nhất về các ngành nghề/ lĩnh vực, cũng như để kết nối và giúp học viên được chia sẻ kinh nghiệm
từ những chuyên gia, những người đi trước có uy tín trong từng ngành nghề/lĩnh vực.
•	 Chân dung các nghề (Nature of Each Profession)
•	 Định hướng sự nghiệp (Career Orientation)
•	 Kỹ năng làm việc thiết yếu (Professional Skills)
•	 Nền tảng quản trị thiết yếu (Management Skills)
IPL - Thực học để khai phóng
17
6 7
1
2 3
Học viên IPL và Gs. Dave Ulrich – người được Tạp chí HR Magazine bình chọn là “bộ óc” số 1 thế giới về nhân sự tại Hội thảo
quốc tế “Rethinking HR & Talent” (Tư duy lại nhân lực và nhân tài) do ông chủ trì vào ngày 29/09/2011 tại Tp. HCM
18
4 5
Một vài hình ảnh học tập của IPL
710 11
IPL - Thực học để khai phóng
19
Học viên IPL và Gs. Dave Ulrich - Đại học Michigan
(Hoa Kỳ) - Chuyên gia hàng đầu thế giới về quản trị
nhân sự và phát triển nhân tài (đứng giữa, cao nhất)
Môn học: Marketing dành cho Lãnh đạo
GS. Jean Pierre Baeyens - Đại học Brussels (Brussels, Bỉ)
Môn học: Pháp luật kinh doanh
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa
Môn học: Quản trị Nhân lực dành cho Lãnh đạo
GS. Roberto M. Fernandez - Đại học MIT (Hoa Kỳ)
Môn học: Phát triển năng lực lãnh đạo
GS. Daniel Quinn Mills - Đại học Harvard (Hoa Kỳ)
Môn học: Bàn về sự học
Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung
Môn học: Triết học đương đại
Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn
Môn học: Kinh tế học dành cho Lãnh đạo
Chuyên gia kinh tế-quản trị Bùi Văn
Môn học: Thương mại quốc tế
GS. Nguyễn Vân Nam
Môn học: Quản trị chiến lược
GS.TS. Đinh Toàn Trung
Môn học: Quản trị dựa vào tri thức
PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
1
2
3
4
5
8
7
6
9
11
10
8
6
7
9
2.2. Các hoạt động song song (5 hoạt động)
Các hoạt động này được tổ chức song song với các cấu phần đào tạo chính. Phần này bao gồm 5 hoạt động
song song như sau:
a. Hoạt động 1: IPL Talk - Đối thoại với Người dẫn đầu
Chuỗi chương trình IPL TALK là nơi các bạn trẻ có cơ hội được gặp gỡ, đối thoại và trò chuyện với các nhân vật
là các nhà lãnh đạo, các bậc thức giả, các chuyên gia uy tín của nhiều lĩnh vực khác nhau về nhiều chủ đề khác
nhau liên quan đến quản lý - lãnh đạo, kinh tế - kinh doanh, và văn hóa - giáo dục.
IPL TALK còn là nơi mỗi người có thể tìm thấy cơ hội được“truyền nghề”,“truyền lửa”, được chia sẻ những bài học
và kinh nghiệm quý giá từ người thành công vượt trội đi trước để từ đó có thể đúc kết và tìm thấy con đường
riêng cho mình.
Với chuỗi chương trình IPL TALK, IPL cũng đã trở thành một diễn đàn, nơi gặp gỡ của nhân vật hàng đầu và
những người trẻ ưu tú để cùng bàn về tương lai của chính mình và vai trò của người trẻ nói chung đối với
tương lai, tiền đồ của dân tộc mình và của thế giới.
Dưới đây là hình ảnh của một vài diễn giả khách mời trong chuỗi chương trình IPL Talk mà IPL đã tổ chức
thời gian qua:
Gs. Trần Văn Khê - Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc (bên trái)
TS. Vũ Minh Khương - ĐH Quốc Gia Singapore (bên phải) Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch Tập đoàn Thép Việt (bên phải)
Ông Cao Tiến Vị - CEO Sài Gòn Paper Group (bên trái)
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (ở giữa)
TS. Lê Đăng Doanh (bên phải)
Ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại (bên trái) GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng trò chuyện về sức khoẻ (bên trái)
Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Sacombank (bên phải)
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn (bên trái)
Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc (ở giữa)
Nhà phê bình mỹ thuật, họa sỹ Nguyễn Quân (bên phải)
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – TGĐ của Tập đoàn Viettel (bên phải)
Ông Võ Tấn Long – CEO của Tập đoàn IBM Việt Nam (bên trái)
20
b. Hoạt động 2: Book Discussion - Học từ sách
Đọc sách là một hoạt động học tập quan trọng và không thể thiếu của Học viên trong chương trình IPL.
Những cuốn sách được chọn trong chương trình IPL là những cuốn sách kinh điển, những cuốn sách đặc sắc về
quản lý và lãnh đạo, về kinh tế và kinh doanh, về văn hóa và giáo dục…
Trong suốt chương trình, Học viên IPL được yêu cầu đọc kỹ một số cuốn sách và chia sẻ những bài học hữu ích
mà mình học được từ sách, cũng như những góc nhìn, những bình luận của mình về cuốn sách đó.
Để học viên IPL có thể biến kiến thức từ sách thành kiến thức của mình, cũng như lan tỏa rộng rãi hơn tri thức
từ sách, việc đọc sách trong Chương trình IPL được tổ chức theo mô hình “Câu lạc bộ đọc sách” (không chỉ đọc
mà còn chia sẻ và thảo luận để mỗi ý kiến chia sẻ đều được tôn trọng và lắng nghe, và để mỗi thành viên đều có
thể học được những điều thú vị từ các góc nhìn, ý kiến khác biệt).
Nhà văn Homer Hickam (người thắt caravat màu nâu) -Ông là
tác giả của tác phẩm nổi tiếng“Rocket boys”(Cậu bé hỏa tiễn)
Nhà Thiết kế Sĩ Hoàng giao lưu chia sẻ tại Bảo tàng áo dài Việt Nam GS. Paul Brown tại sự kiện IPLTalk với chủ đề Cảm xúc thông minh
GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng trò chuyện về sức khoẻ
Gs. Trần Văn Khê - Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc giao lưu cùng
Học viên IPL
Gs. R.P. Billimoria (bên phải) – Trường Quản lý Fore, Đại học New Delhi
(Ấn Độ), Nguyên Chủ tịch Hãng Hàng không Quốc gia Indian Airlines
IPL - Thực học để khai phóng
21
d. Hoạt động 4: Extra-Curricular - Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa trong giai đoạn đào tạo được tổ chức dưới hình thức team-building, hoặc tham quan
tổ chức/doanh nghiệp, hoặc một hình thức ngoại khóa/dã ngoại phù hợp khác (do Nhóm Học viên và Ban Giáo Vụ
tổ chức theo kế hoạch tổ chức được phê duyệt bởi Ban Điều Hành IPL).
e. Hoạt động 5: E-Bridge - Nhịp cầu nghề nghiệp
Khi cácTổ chức/Doanh nghiệp có nhu cầu kết nối với học viên IPL và học viên IPL cũng có nhu cầu kết nối với các
Tổ chức/Doanh nghiệp đó thì Chương trình IPL sẽ hỗ trợ tổ chức chương trình“Nhịp cầu nghề nghiệp”(E-Bridge).
Qua chương trình E-Bridge này, học viên IPL và Tổ chức/Doanh nghiệp sẽ tự kết nối với nhau nhằm tìm kiếm sự
hợp tác (nếu có) giữa hai bên. Nội dung và cách thức kết nối cụ thể sẽ được Chương trình IPL thông báo cho học viên
IPL theo từng đợt.
Tham quan Nhà máy Giấy Sài Gòn và Nhà máy luyện thép của
Tập đoàn Thép Việt (KCN Mỹ Xuân, Bà Rịa-VT) – Tháng 04/2010
Teambuilding Khóa IPL2 tại Hồ Cốc, Vũng Tàu
Chủ nhiệm
Phó Chủ nhiệm
Trưởng ban Trưởng banTrưởng ban Trưởng ban
Phó Chủ nhiệm
c. Hoạt động 3: IPL Club - Câu lạc bộ IPL
IPL Club / CLB IPL được xem là sân chơi chính thức của Cộng đồng IPL (hiện nay Cộng đồng IPL đã thu hút hàng
chục ngàn thành viên, bao gồm các học viên chính thức của chương trình IPL và tất cả các bạn trẻ cùng chia sẻ
những tinh thần và các giá trị cốt lõi của IPL).
CLB IPL hoạt động theo “Điều lệ/Quy chế Tổ chức và Hoạt động” của CLB IPL do Ban điều hành IPL ban hành.
Học viên IPL thì mặc nhiên là Thành viên CLB IPL và Thành viên của Cộng đồng IPL, đồng thời sẽ là “hạt nhân”
trong mọi hoạt động của CLB IPL và Cộng đồng IPL.
Cộng đồng IPL là nơi gặp gỡ của những người trẻ“đồng chí”(cùng chia sẻ một chí hướng chung, đó là chí hướng IPL)
và“cùng hệ”(cùng chia sẻ một hệ giá trị chung, đó là giá trị IPL). Hiện cộng đồng IPL được xem là một cộng đồng
tinh hoa trẻ nổi bật của Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của Ban Chủ Nhiệm CLB IPL
22
Tranhthủdãngoạ
i trong chuyến đi khảo sát thực tế về“Tìm hiểu về nông nghiệp” t
ạiLongAn,TiềnGiang&BếnTre
NgàytruyềnthốngIP
L/IPLDay2010vớichủ đề“Tiếng Gọi/The Call”
IPL Day 2012 với chủ đề
“Thay đổi đến từ TÔI / Be the Change”
Diễn đàn Tinh hoa trẻ Việt Nam do IPL tổ chức
Tham quan CtyTropdiCorp và tìm hiểu Khu nông nghiệpcôngnghệcao CủChi,
TP.HCM
IPL - Thực học để khai phóng
23
2.3. Đề án tốt nghiệp (E-Lab)
Học viên IPL sẽ thực hiện “Đề án tốt nghiệp” của
mình theo mô hình “Enterprise Lab” (gọi tắt là
“E-Lab”), một mô hình hoạt động thực hành
nổi tiếng, đang được những trường đại học hàng
đầu trên thế giới áp dụng.
Cụ thể là, sau khi hoàn tất các cấu phần đào tạo
của mình, học viên sẽ vào các tổ chức/doanh
nghiệp thực tế để thực hiện các dự án theo nhóm
nhằm giúp tổ chức/doanh nghiệp đó giải quyết
một vấn đề cụ thể mà tổ chức/doanh nghiệp
đang gặp phải hoặc cần ý kiến tư vấn khách quan
bên ngoài trong hoạt động của mình.
Để đảm bảo rằng dự án sẽ mang lại hiệu quả tốt
nhất có thể cho tổ chức/doanh nghiệp và giúp
cho học viên học hỏi được nhiều nhất có thể, việc
thực hiện dự án không chỉ là công việc của (1)
Nhóm thực hiện dự án (Nhóm học viên IPL) và (2)
Tổ chức/Doanh nghiệp; mà còn có sự hỗ trợ của
(3) Chuyên gia hướng dẫn và (4) Người giám sát
do Chương trình IPL cử ra cho mỗi dự án.
Việc đánh giá các dự án này (cũng là Đề án tốt
nghiệp) sẽ do một Hội đồng bao gồm: Đại diện Ban
lãnh đạo của tổ chức/doanh nghiệp (nơi học viên
thực hiện đề tài), Chuyên gia hướng dẫn, và Đại diện
Chương trình IPL.
2.4 Điều kiện để được công nhận tốt nghiệp giai đoạn đào tạo
Theo“Quy chế Đào tạo”của Chương trình IPL, Học viên sẽ chỉ được công nhận tốt nghiệp giai đoạn“1 năm được
đào tạo”tại Nhà trường (để bước vào giai đoạn“5 kỳ tự trải nghiệm”) khi đã đáp ứng được đầy đủ tất cả các yêu
cầu sau đây:
	 Hoàn tất thành công tất cả các môn học trong cấu phần đào tạo chính của chương trình (nêu tại mục 2.1).
	 Hoàn tất thành công tất cả các hoạt động song song trong chương trình (nêu tại mục 2.2).
	 Hoàn tất thành công Đề án tốt nghiệp theo mô hình E-lab của chương trình (nêu tại mục 2.3).
	 Tham dự tối thiểu 80% thời lượng các môn học và hoạt động song song (nêu tại mục 2.1 & 2.2).
	 Và không rơi vào một hay một số các trường hợp sau:
- Có từ 03 (ba) bài Pre-work trở lên không đạt yêu cầu
- Có từ 03 (ba) bài thuyết trình/thảo luận trở lên không đạt yêu cầu
- Có từ 03 (ba) bài tập/bài luận trở lên không đạt yêu cầu
- Có từ 03 (ba) bài thi hết môn trở lên không đạt yêu cầu
24
2.5. Phương pháp học tập và Ban giảng huấn
a. Phương pháp học tập
Để tối ưu hóa giá trị học tập của học viên, các môn học/chuyên đề trong chương trình IPL được triển khai dưới
hình thức tích hợp nhiều hoạt động học tập đa dạng như:
	 Đọc sách/tài liệu và viết bài thu hoạch/bài tóm tắt trước khi đến lớp (Pre-work)
	 Học với Giảng viên (Lecturing)
	 Thuyết trình và Thảo luận (Presentation & Group Discussion)
	 Làm Bài luận/Bài tập hết môn (Project/Assignment)
	 Thi kết thúc môn học (Test/Exams)
b. Ban giảng huấn
	 Để các Học viên IPL có cơ hội học hỏi tốt nhất, Ban giảng huấn của chương trình bao gồm những chuyên gia
uy tín, những“bậc thầy”trong lĩnh vực và chủ đề mà họ phụ trách.
	 Các Diễn giả là những nhân vật tên tuổi, có ảnh hưởng lớn trong xã hội đến từ nhiều lĩnh vực như kinh tế,
quản trị, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, lịch sử, y tế, nông nghiệp….
	 Các thành viên Hội đồng Chuyên môn là những chuyên gia có bề dày học thuật và kinh nghiệm thực tiễn
để giúp học viên“học làm người, học làm việc và học làm dân”; giúp học viên“thực học để khai phóng”và biết
cách“thực học để chuyên sâu”.
IPL - Thực học để khai phóng
25
C. Giai đoạn trải nghiệm
Với triết lý giáo dục từ trải nghiệm của Chương trình:
	 “Học mà không hành thì thực sự là chưa học gì”(To learn
and not to do is really not to learn) và “Biết mà không
dùng thì thực sự là chưa biết gì”(To know and not to do
is really not to know).
	 Có những bài học mà không cần phải trả giá cũng học
được vậy thì tại sao phải trả giá! Đó là lý do vì sao phải
“đượcđàotạo”để bớt phải trả giá. Nhưng có những bài học
mà nếu không trả giá thì không thể học được. Đó cũng
là lý do vì sao cần phải“tự trải nghiệm”để học hỏi.
Do vậy, sau khi hoàn tất thành công giai đoạn đào tạo,
Học viên IPL sẽ tiếp tục bước sang một giai đoạn mới của
Chương trình IPL, đó là giai đoạn “tự trải nghiệm” trong
vòng 5 kỳ, mỗi kỳ 6 tháng (kể từ ngày 1/1 của năm đầu tiên
sau khi kết thúc giai đoạn“1 năm được đào tạo”).
Giai đoạn “5 kỳ tự trải nghiệm” này là quãng thời gian để
Học viên thể hiện vai trò“người làm chủ”việc tự trải nghiệm của mình trong quá trình chuyển hóa từ“nhận thức”
đến“hành vi”, từ“hiểu biết”đến“tạo ra giá trị”.
Trong 5 kỳ trải nghiệm này, Học viên IPL sẽ hoàn toàn tự học và tự trải nghiệm thông qua cuộc sống và công việc
mà mình phụ trách tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Chương trình IPL sẽ đóng vai trò là bổ sung“chất xúc tác”để
Học viên có thêm cơ hội nhằm tối ưu hóa giá trị của hành trình“tự trải nghiệm”đó.
Chẳng hạn như, trong quá trình“tự trải nghiệm”, Học viên sẽ được Chương trình IPL tạo điều kiện để tổ chức và
tham gia các kỳ sinh hoạt nội bộ (Nội khóa IPL hay Liên khóa IPL), tham gia các kỳ cập nhật kiến thức như IPLTalk,
IPL Sharing, IPL Workshop…
Học viên chỉ được công nhận là hoàn tất thành công giai đoạn “5 kỳ tự trải nghiệm” (cũng chính là Tốt nghiệp
toàn bộ Chương trình IPL) khi hoàn tất “Báo cáo trải nghiệm” về quá trình “5 kỳ tự trải nghiệm” của mình và
Báo cáo trải nghiệm này được Chương trình IPL đánh giá là“đạt”.
Tôi tự hào được vào đội ngũ những người“trồng cây”
Mức độ thành công của dự án IPL là rất khả thi. Có ba điểm khác biệt lớn góp phần khẳng định thành công của
dự án là: tính thực tế, chú trọng kỹ năng và kiến thức cập nhật, hiện đại. Kinh nghiệm thực tế về kinh doanh của
các thành viên doanh nhân sáng lập sẽ được chọn lọc và đưa vào nội dung đào tạo. Khác với giáo dục tại các
trường đại học, chúng tôi chú trọng xây dựng kỹ năng làm việc đồng thời giới thiệu những kiến thức hiện đại
đang áp dụng thành công tại một số quốc gia trên thế giới.
Tôi cảm thấy tự hào được gia nhập đội ngũ“30 người trồng cây”đầu tiên này.
TríchphátbiểutrênTBKTSGcủaBàĐàmBíchThủy,CEONgânhàngANZViệtNam(ThànhviênHộiđồngsánglậpIPL)
Tolearn and not to do is really not to learn
Toknow and not to do is really not to know
26
1. Quỹ IPL
Quỹ IPL (hay còn được gọi là“Quỹ Hạt giống Lãnh đạo IPL”) là một
quỹ giáo dục phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi tôn giáo, được
thành lập nhằm huy động các nguồn tài chính để tài trợ cho
Chương trình IPL.
Quỹ IPL được sự quản lý và giám sát trực tiếp của Hội Đồng Quản Trị
IPL và Ban Kiểm Soát IPL. Hội Đồng Quản Trị IPL và Ban Kiểm Soát IPL
hoạt động theo nhiệm kỳ và được bổ nhiệm bởi Hội ĐồngTàiTrợ IPL.
Và Quỹ IPL được kiểm toán định kỳ bởi một tổ chức kiểm toán uy tín
do các nhà tài trợ của IPL chỉ định.
Tất cả các học viên được tuyển chọn, đào tạo và phát triển trong
khuôn khổ Chương trình IPL đều được hưởng cơ chế hỗ trợ tài chính
của Quỹ IPL bằng hình thức cấp học bổng học tập.
2. Học bổng IPL
Nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, Chương trình IPL Khóa 4 (IPL4)
chỉ tuyển chọn tối đa 30 học viên (là các ứng viên xuất sắc đã vượt
qua thành công cả 05 vòng thi tuyển sinh của Chương trình IPL).
Tất cả học viên trúng tuyển Chương trình IPL (Khóa 4) đều có cơ
hội nhận được học bổng toàn phần (được tài trợ 100% tổng chi
phí đào tạo của chương trình, tức 150 triệu đồng/học viên) từ Quỹ
IPL để theo học Chương trình IPL.
IV. HỌC BỔNG IPL
Vì số lượng ứng viên dự tuyển hàng năm
đều vượt xa số lượng học bổng của
chương trình, nên mỗi suất học bổng
được trao đi cho một người trẻ này
đồng nghĩa với một người trẻ khác bị
mất đi một cơ hội được rèn giũa trong
chương trình. Do đó, ứng viên được
nhận học bổng cần có cam kết nghiêm
túc và có sự thể hiện xứng đáng với
học bổng mà mình được nhận. Cụ thể
là nếu Học viên nào không vượt qua
thành công giai đoạn “1 năm được
đào tạo” vì bất cứ lý do gì (tự ý bỏ học
hay bị nhà trường buộc thôi học) thì
sẽ phải bồi thường cho Quỹ IPL một số
tiền tương đương 50% giá trị học bổng
toàn phần (ngoại trừ những trường bất
khả kháng được quy định cụ thể trong
Quy chế đào tạo của Chương trình IPL).
27
1. Đôi nét về Chương trình“Đáp đền tiếp nối”
Chương trình này cũng được hình thành và phát triển
dựa trên một triết lý mang tên “Tiếp tục cho đi” (Pay It
Forward). Nội dung cụ thể của triết lý này là: Khi ai đó
giúp bạn (hoặc, chia sẻ với bạn những điều hay), cách
bạn trả ơn tốt nhất là, hãy tiếp tục giúp đỡ những người
khác (hoặc, hãy tiếp tục chia sẻ những điều hay đó cho
những người khác), và những người đó cũng sẽ trả ơn
bạn bằng cách tương tự.
Chẳng hạn, nếu ai đó giúp bạn, bạn hãy giúp 3 người khác,
ba người sẽ giúp 9 người, chín người sẽ giúp 27 người,
cứ thế tiếp nối và lòng tốt sẽ được nhân rộng đến
nhiều người, rất nhiều người.
Chẳng hạn, nếu ai đó chia sẻ với bạn những điều hay
khiến bạn tâm đắc, bạn hãy chia sẻ nó với 3 người khác,
ba người sẽ chia sẻ cho 9 người, 9 người sẽ chia sẻ cho
27 người, cứ thế tiếp nối và điều hay sẽ được lan tỏa đến
nhiều người, rất nhiều người.
Và trong Chương trình IPL, mỗi người trẻ ưu tú được
lựa chọn đã tự nhận lãnh ba (03) sứ mệnh quan trọng đối
với cộng đồng:
• Thứ nhất, bạn sẽ nỗ lực “thực học để khai phóng
chính mình”và“thực học để trở thành chuyên gia ưu tú”,
và đồng thời góp phần hiện thực hóa kỳ vọng của xã hội
về một thế hệ công dân mới, thế hệ tự do, trách nhiệm
và ưu tú.
• Thứ hai, sau khi trưởng thành từ chương trình IPL và
thành đạt, bạn sẽ kế thừa và tiếp nối truyền thống
“thế hệ đi trước chắp cánh cho thế hệ đi sau”. Cụ thể là
sau khi hoàn tất chương trình và thành đạt, những người
được tài trợ để tham gia chương trình hôm nay sẽ tiếp
tục nhân bản nghĩa cử đẹp đó thông qua việc hỗ trợ
cho những thế hệ lãnh đạo kế tiếp mình bằng nguồn tài
chính của mình hoặc vận động từ những nguồn khác.
Lớp anh nâng đỡ lớp em, thế hệ trước chắp cánh cho thế
hệ sau. Cứ thế, từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
•Thứ ba, sau khi rời chương trình, bạn sẽ sống với những
tinh thần và giá trị của IPL, và đồng thời, bạn cũng sẽ lan
tỏa mạnh mẽ những tinh thần, giá trị và tri thức từ IPL
cho những người xung quanh và cho cộng đồng xã hội.
Và những người được các bạn lan tỏa sẽ tiếp tục chia sẻ
cho những người khác. Cứ thế, người này chia sẻ và lan
tỏa cho người khác, chúng ta sẽ cùng nhau kiến tạo một
cộng đồng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
V. TRIẾT LÝ“ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI”/“PAY IT FORWARD”
2. Ý nghĩa của Chương trình“Đáp đến tiếp nối”
Mục đích và ý nghĩa của
chương trình/ phong trào“Đáp
đền tiếp nối” (Tiếp tục cho đi/
Nhân bản giá trị) là: Góp phần
duy trì và phát triển chương
trình IPL nhằm hiện thực hóa
sứ mệnh mà IPL đã đề ra.
Cụ thể là:
Nhờcóchươngtrình/phongtrào
“Đáp đền tiếp nối” mà nhiều
bạn trẻ ưu tú sẽ có cơ hội tham
gia vào Chương trình IPL để
phát triển bản thân mà không
phải lo lắng về vấn đề tài chính vì đã có sự chung tay góp sức của
xã hội.
Nhờ có chương trình/phong trào“Đáp đền tiếp nối”mà rất nhiều
người trong xã hội sẽ được chia sẻ những điều hay, được chia sẻ
những tinh thần mới, giá trị mới, tri thức mới… từ IPL, dù họ chưa
hề có cơ hội được tiếp cận với chương trình IPL.
Nhờ có chương trình/phong trào“Đáp đền tiếp nối”mà“Tinh thần IPL”
(IPL Spirit) được chia sẻ và lan tỏa ngày một rộng rãi hơn trong
cộng đồng trẻ nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung nhằm
hướng đến một xã hội thịnh vượng và văn minh.
Ngoài ra, chương trình/phong trào“Đáp đền tiếp nối”này cũng sẽ
góp phần tạo ra xu hướng mới, triết lý mới về tài trợ, đó là:
Từ trước đến nay, người ta vẫn thường có suy nghĩ, đã là tài trợ
thì có nghĩa là“giúp người nghèo”, còn mục tiêu của chương trình
“Đáp đền tiếp nối”này là:“hỗ trợ người giỏi”.
Người ta nói rằng“cho là để nhận”, hay“nhận thì phải trả”, còn với
chương trình “Đáp đền tiếp nối” thì “cho nhưng không phải để
nhận lại”và“nhận cũng không phải để trả lại”, mà là“nhận để tiếp
tục cho đi”(nói ngắn gọn là“NHẬN ĐỂ CHO”).
Một cách khái quát hơn, khi bạn cho ai hay giúp ai một cái gì, bạn
không hề mong đợi được nhận lại, mà chỉ mong rằng hành động
đẹp của mình sẽ được tiếp nối, sẽ được nhân rộng ra mãi, gọi là
“nhân bản hành động đẹp”(Pay it forward).
KHI THAM GIA
CHƯƠNG TRÌNH IPL,
HỌC VIÊN SẼ
Nỗ lực phát triển bản thân bằng con đường
“Thực học để khai phóng”và“Thực học để chuyên sâu”
Khởi phát và lan tỏa phong trào“Đáp đền tiếp nối”trong xã hội
Phát triển cộng đồng bằng cách lan tỏa tinh thần và giá trị IPL
Sẽ có những hạt giống đơm hoa kết quả
Kinh nghiệm của Nhật Bản và nhiều nước đã phát triển cho
thấy doanh nhân có hoài bão đóng góp vào việc phát triển đất
nước thường phải tự mình học hỏi qua kinh nghiệm, qua thực
tế. Sau một thời gian dài họ tích lũy được kiến thức và tạo cho
mình một triết lý, một phong cách kinh doanh. Trong bối cảnh
của thế kỷ 19 hoặc nửa đầu thế kỷ 20, Nhật và các nước phát
triển không có cách chọn lựa nào khác.
Ngày nay, trường doanh thương của các đại học nổi tiếng thế
giới đóng vai trò đào tạo doanh nhân trong tương lai. Nhưng
tham gia vào các chương trình này rất tốn kém, không thể cho
ra đời doanh nhân với số lượng nhiều. Mặt khác, nhiều người
đi học ở các trường đó có thể sẽ làm việc ở nước ngoài với thu
nhập rất cao.
Dự án IPL vừa gắn bó với thực tiễn đất nước vừa tiếp cận được
những tri thức tiên tiến, hy vọng những hạt giống sẽ lớn lên và
đơm hoa kết quả.
Trích phát biểu trên TBKTSG của GS. Trần Văn Thọ,
ĐH Waseda, Nhật Bản (Thành viên Hội đồng sáng lập Dự án IPL)
28
PHỤ LỤC 1:
NHỮNG THẾ HỆ HỌC VIÊN IPL ĐẦU TIÊN
Thế hệ học viên đầu tiên ra mắt tại "Lễ ra mắt IPL”
Lễ Khai giảng của thế hệ Học viên thứ hai tại Nhà Hát Lớn TP. HCM
Lễ Khai giảng của thế hệ Học viên thứ ba tại khách sạn Rex TP. HCM
IPL - Thực học để khai phóng
29
Ông THÁI TUẤN CHÍ - Chủ tịch HĐQT - Thái Tuấn Group
Ông LÊ ĐĂNG DOANH - TS, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp
Ông NGUYỄN SỸ DŨNG - TS, Phó Chủ Nhiệm - Văn phòng Quốc hội
Ông TRẦN BÁ DƯƠNG - Chủ tịch HĐQT - Trường Hải Auto Group
Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG - Tổng Giám Đốc - Tập đoàn Viettel
Ông TRƯƠNG VĨ KIẾN - Tổng Giám Đốc - Tân Cường Thành Group
Ông VŨ MINH KHƯƠNG - GS.TS, Chuyên gia Cao cấp (ĐH QG Singapore)
Ông NGUYỄN HOÀI NAM - Tổng Giám Đốc Bajaya Việt Nam
Ông LÊ QUANG PHÚC - Chủ tịch HĐQT - Công ty BDSC
Ông HUỲNH BỬU SƠN - Chuyên gia Kinh tế Cao cấp
Ông ĐỖ DUY THÁI - Chủ tịch HĐQT - Thép Việt Group
Ông LÊ ĐỨC THẮNG - Nguyên CEO - Tập đoàn TBWA Việt Nam
Ông VÕ QUỐC THẮNG - Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group
Ông TRẦN QUÝ THANH - Chủ tịch HĐQT - THP Group
Ông ĐẶNG VĂN THÀNH - Chủ tịch HĐQT - Tập đoàn Thành Thành Công
Ông CÔ GIA THỌ - Chủ tịch HĐQT - Thiên Long Group
Ông TRẦN VĂN THỌ - GS.TS, Đại Học Waseda (Tokyo)
Bà ĐÀM BÍCH THỦY - Phó Chủ Tịch - Ngân hàng ANZ Đông Dương
Ông GIẢN TƯ TRUNG - Hiệu trưởng - Trường Doanh Nhân PACE
Ông LÝ QUÍ TRUNG - Đồng sáng lập Phở 24 & Nguyên CEO Nam An Group
Ông HÀ DUY TRUNG - Nguyên Phó Chủ Nhiệm CLB Doanh Nhân Sài Gòn
Ông NGUYỄN MINH TUẤN - Chủ tịch HĐQT - Kềm Nghĩa Group
Ông CAO TIẾN VỊ - CEO Sài Gòn Paper Group & Nguyên Chủ tịch Hội DNT TP. HCM
Ông ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ - Chủ tịch HĐQT - Trung Nguyên Group
PHỤ LỤC 2:
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP IPL
(Danh sách được xếp theo thứ tự ABC)
Thể hiện trách nhiệm đối với đất nước
Có thể đánh giá tầm vóc của một cộng đồng ở năm mức. Mức
thấp nhất: mọi thành viên không thiết gặp mặt nhau. Mức
thứ hai: mọi người mong gặp nhau để giao lưu. Mức thứ ba:
các thành viên có thể đi đến những dự án hợp tác tay đôi cụ
thể. Mức thứ tư: các thành viên cùng chia sẻ sự trăn trở và
trách nhiệm về tương lai của cộng đồng và đất nước. Mức
thứ năm: nỗ lực biến trăn trở và trách nhiệm của mình thành
những dự án cụ thể vì lợi ích lâu dài của cả cộng đồng và đất
nước. Tôi cho rằng nhóm chúng tôi đang vươn đến mức thứ
năm và IPL là một dự án cụ thể khởi đầu.
(Trích phát biểu trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày
10/8/2008 của các đại diện Hội đồng sáng lập Dự án IPL)
Cuộc họp khai lập Dự án IPL của Hội Đồng Sáng Lập
Ngày 21/11/2007 tại Khách sạn Sheraton Tp. HCM
30
PHỤ LỤC 3:
ĐÔI NÉT VỀ
ĐƠNVỊ ĐIỀU HÀNH IPL
Trường Doanh Nhân PACE (gọi tắt là“Trường PACE”) là một“học viện
lãnh đạo” hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, một ngôi trường đặc biệt
của doanh giới, nơi ngày ngày chia sẻ và lan tỏa “Tinh thần mới,
con người mới cho nền kinh thương mới”.
Sứ mệnh của Trường PACE là:“Góp phần định hình một nền kinh thương
mới tại Việt Nam thông qua việc phát triển năng lực lãnh đạo, năng lực
chuyên môn và nền tảng văn hóa (nâng cao doanh trí) cho các cá nhân,
tổ chức và cộng đồng nhằm đạt được thành công ở cả phạm vi địa phương
lẫn trong môi trường quốc tế”.
Theo đó, Trường PACE đã và đang nỗ lực triển khai các hoạt động
trong 3 mảng chính là: (1) Đào tạo Doanh nghiệp; (2) Nghiên cứu -
Xuất bản, và (3) Hội thảo - Sự kiện; Đồng thời cũng khai lập và quản
lý một số dự án giáo dục phi lợi nhuận để có thể hiện thực hóa sứ mệnh
của mình một cách tổng thể, đa chiều và đầy đủ nhất.
Cho đến nay, Trường PACE đã và đang triển khai hơn 110 chương trình
đào tạo với hàng ngàn khóa học, cho hơn 80 ngàn doanh nhân và
giám đốc của các tập đoàn, các công ty trong và ngoài nước, các cán bộ
lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa
phương, cũng như lãnh đạo của các tổ chức/hiệp hội phi lợi nhuận,
phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, với mong muốn giúp “người Việt Nam trở thành
chuyên gia đẳng cấp quốc tế” trong các chuyên ngành về quản trị
như: nhân sự, marketing, tài chính, kế toán, dự án… Nhà Trường
cũng phối hợp với các đối tác uy tín của thế giới để đào tạo và
hướng dẫn học viên đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp được
công nhận trên phạm vi quốc tế trong các lĩnh vực này.
Cũng trong sứ mệnh nói trên, Trường PACE đã tổ chức thành công
hàng loạt hội thảo khoa học (quốc gia và quốc tế) về kinh tế và
kinh doanh, về quản lý và lãnh đạo, về văn hóa và giáo dục. Đồng thời,
qua đó cũng góp phần kết nối Việt Nam với những “bộ óc” lớn của
thế giới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và quản trị. Cụ thể, trong
những năm qua, Trường PACE đã mời đến Việt Nam những nhà
tư tưởng bậc thầy của giới kinh thương toàn cầu như: Philip Kotler 
(cha đẻ marketing hiện đại), Michael Porter (cha đẻ chiến lược hiện đại), 
Paul Krugman (Nobel kinh tế), Dave Ulrich (Bộ óc“số 1”về nhân sự)…
Ngoài ra, Nhà Trường còn xây dựng “Tủ Sách Doanh Trí” và trực tiếp
biên soạn nhiều cuốn sách có giá trị dành cho doanh nhân, giám đốc
và các nhà quản lý trong lĩnh vực công và tư; đồng thời tuyển chọn,
biên dịch, xuất bản và giới thiệu những cuốn sách quý của thế giới,
những cuốn sách “gối đầu giường” của giới doanh thương toàn cầu
cho doanh nhân Việt Nam.
Đặc biệt, Trường PACE đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân tâm huyết
trong xã hội để cùng sáng lập và triển khai một số dự án giáo dục
có ý nghĩa, không vì mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể như: Dự án Phát Triển
Hạt Giống Lãnh Đạo IPL (www.IPL.edu.vn), Dự án giáo dục Sách Hay 
(www.SachHay.org),  Giải thưởng Sách Hay  thường niên, Dự án
OneBook / Một Cuốn Sách, và một số dự án giáo dục khác.
Để biết thêm thông tin về Trường Doanh Nhân PACE, vui lòng truy
cập vào website www.PACE.edu.vn
IPL - Thực học để khai phóng
31
VĂN PHÒNG ĐƠN VỊ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH IPL
Tòa nhà PACE – 341 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: +84 (08) 3837.0212 Fax: +84 (08) 5404.1173
Website: www.IPL.edu.vn - Email: info@IPL.edu.vn

More Related Content

Similar to Ipl

Vietopia - Thành phồ hướng nghiệp tương lai cho trẻ em!
Vietopia - Thành phồ hướng nghiệp tương lai cho trẻ em!Vietopia - Thành phồ hướng nghiệp tương lai cho trẻ em!
Vietopia - Thành phồ hướng nghiệp tương lai cho trẻ em!Thái Trần Lý
 
[Svkn] Cuộc thi "Ngăn chặn Ngày tận thế" MOI TAI TRO (public)
[Svkn] Cuộc thi "Ngăn chặn Ngày tận thế" MOI TAI TRO (public)[Svkn] Cuộc thi "Ngăn chặn Ngày tận thế" MOI TAI TRO (public)
[Svkn] Cuộc thi "Ngăn chặn Ngày tận thế" MOI TAI TRO (public)Chuong Ngo
 
Vietnam Young Leaders Forum 2016_Introduction
Vietnam Young Leaders Forum 2016_IntroductionVietnam Young Leaders Forum 2016_Introduction
Vietnam Young Leaders Forum 2016_IntroductionVan Phan
 
Hồ sơ mời tài trợ: Hành trình mơ ước
Hồ sơ mời tài trợ: Hành trình mơ ướcHồ sơ mời tài trợ: Hành trình mơ ước
Hồ sơ mời tài trợ: Hành trình mơ ướcTalentPool Vietnam
 
Anbooks for the future of professional job
Anbooks for the future of professional jobAnbooks for the future of professional job
Anbooks for the future of professional jobJason Vu
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Hoa Sen University
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdfBÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdfNuioKila
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)Hannie Tran
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...hieu anh
 
Bản Tin Doanh Nghiệp Xã Hội - Tháng4/2012
Bản Tin Doanh Nghiệp Xã Hội - Tháng4/2012Bản Tin Doanh Nghiệp Xã Hội - Tháng4/2012
Bản Tin Doanh Nghiệp Xã Hội - Tháng4/2012Thuy-Vy Pham
 
Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013
Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013
Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013Cao Cong Minh
 
[YECrecruitment2022] [Vòng 2] [1ST.One] Slides.pptx
[YECrecruitment2022] [Vòng 2] [1ST.One] Slides.pptx[YECrecruitment2022] [Vòng 2] [1ST.One] Slides.pptx
[YECrecruitment2022] [Vòng 2] [1ST.One] Slides.pptxssuser892101
 

Similar to Ipl (20)

Vietopia - Thành phồ hướng nghiệp tương lai cho trẻ em!
Vietopia - Thành phồ hướng nghiệp tương lai cho trẻ em!Vietopia - Thành phồ hướng nghiệp tương lai cho trẻ em!
Vietopia - Thành phồ hướng nghiệp tương lai cho trẻ em!
 
[Svkn] Cuộc thi "Ngăn chặn Ngày tận thế" MOI TAI TRO (public)
[Svkn] Cuộc thi "Ngăn chặn Ngày tận thế" MOI TAI TRO (public)[Svkn] Cuộc thi "Ngăn chặn Ngày tận thế" MOI TAI TRO (public)
[Svkn] Cuộc thi "Ngăn chặn Ngày tận thế" MOI TAI TRO (public)
 
Vietnam Young Leaders Forum 2016_Introduction
Vietnam Young Leaders Forum 2016_IntroductionVietnam Young Leaders Forum 2016_Introduction
Vietnam Young Leaders Forum 2016_Introduction
 
Hồ sơ mời tài trợ: Hành trình mơ ước
Hồ sơ mời tài trợ: Hành trình mơ ướcHồ sơ mời tài trợ: Hành trình mơ ước
Hồ sơ mời tài trợ: Hành trình mơ ước
 
Anbooks for the future of professional job
Anbooks for the future of professional jobAnbooks for the future of professional job
Anbooks for the future of professional job
 
SEP 2014
SEP 2014SEP 2014
SEP 2014
 
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
Cẩm nang Hướng nghiệp 2017
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdfBÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN VÀ LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP.pdf
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
[Ac] giới thiệu clb kỹ năng doanh nhân
[Ac] giới thiệu clb kỹ năng doanh nhân[Ac] giới thiệu clb kỹ năng doanh nhân
[Ac] giới thiệu clb kỹ năng doanh nhân
 
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
[Hạ Về 2014] HỒ SƠ TÀI TRỢ (3)
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
 
Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen
 
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
 
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
Đề tài: Nghiên cứu áp dụng phần mềm Moodle trong giảng dạy tiếng Anh tại trườ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Bản Tin Doanh Nghiệp Xã Hội - Tháng4/2012
Bản Tin Doanh Nghiệp Xã Hội - Tháng4/2012Bản Tin Doanh Nghiệp Xã Hội - Tháng4/2012
Bản Tin Doanh Nghiệp Xã Hội - Tháng4/2012
 
Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013
Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013
Tập san TOPICA số 42 tháng 10/2013
 
[YECrecruitment2022] [Vòng 2] [1ST.One] Slides.pptx
[YECrecruitment2022] [Vòng 2] [1ST.One] Slides.pptx[YECrecruitment2022] [Vòng 2] [1ST.One] Slides.pptx
[YECrecruitment2022] [Vòng 2] [1ST.One] Slides.pptx
 

Ipl

  • 1. rình “IPLlànơitiếpsứcchongườitrẻtrênhànhtrìnhthựchọc,khaiphóngvàchuyên sâu để trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú”
  • 2. Thư của Chương trình IPL I. TỔNG QUAN VỀ IPL 1. Tên gọi chính thức 2. Mô tả chung về IPL 3. Một số cột mốc của IPL II. TINH THẦN IPL 1. Sứ mệnh của IPL 2. Mục tiêu của IPL 3. Nhiệm vụ của IPL 4. Tinh thần IPL 5. Giá trị IPL 6. Hành trình IPL 7. IPL và 3 Câu chuyện III. TUYỂN SINH - ĐÀO TẠO - TRẢI NGHIỆM A. Giai đoạn tuyển sinh 1. Điều kiện dự tuyển 2. Thời hạn dự tuyển 3. Các vòng thi tuyển B. Giai đoạn đào tạo 1. Triết lý giáo dục 2. Mô hình đào tạo của IPL - Các cấu phần đào tạo chính - Các hoạt động song song - Thực hiện Đề án tốt nghiệp C. Giai đoạn trải nghiệm IV. HỌC BỔNG IPL 1. Quỹ IPL 2. Học bổng IPL V. CHƯƠNG TRÌNH“ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI” 1. Đôi nét về Chương trình“Đáp đền tiếp nối”(Pay it forward) 2. Mục đích và ý nghĩa của Chương trình“Đáp đền tiếp nối” VI. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Hình ảnh các thế hệ Học viên IPL đầu tiên Phụ lục 2: Danh sách Hội đồng Sáng lập dự án IPL Phụ lục 3: Đôi nét về Trường PACE - Đơn vị điều hành IPL 3 4 4 4 5 6 6 6 6 6 7 7 8 11 11 11 11 11 13 21 14 18 19 23 25 25 26 26 27 27 27 28 29 30 MỤC LỤC 2
  • 3. THỰC HỌC ĐỂ KHAI PHÓNG! Quý vị đang cầm trên tay tài liệu giới thiệu về IPL - một dự án giáo dục phi chính phủ, phi lợi nhuận và phi tôn giáo, được khai lập với sứ mệnh góp phần phát triển cá nhân và phát triển cộng đồng thông qua một chương trình đào tạo đặc biệt, với tinh thần cốt lõi là “Thực học để khai phóng”. Việt Nam, từ những thế hệ chỉ miệt mài lao động với mong ước sao cho có cái ăn cái mặc, đến nay đã có nhiều người, nhất là những người trẻ đã dám nghĩ xa hơn và nghĩ lớn hơn đến chuyện đua tranh cùng bạn bè quốc tế trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực để hướng đến một xã hội thịnh vượng và văn minh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong cuộc đua tranh toàn cầu đầy khốc liệt ấy, chúng ta vẫn còn một khoảng cách quá xa vì còn thua kém về nhiều mặt và có nhiều việc cần phải làm để có thể chạm đến cái đích văn minh và thịnh vượng phía trước. Vậy ai là người sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách ấy và tiến về đích, nếu không phải là chính chúng ta? Mahatma Gandhi - một nhà hiền triết vĩ đại của thế kỷ 20 đã từng nói rằng: “Chính bạn phải là sự thay đổi mà bạn mong muốn được nhìn thấy trong cuộc đời này” / “You must be the change you wish to see in the world”. Thực vậy, thay đổi lớn lao nào cũng phải bắt đầu trước hết từ sự thay đổi ở chính mỗi con người. Khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới không thể được rút ngắn, và cái đích đến thịnh vượng và văn minh cũng xa vời, nếu chúng ta không có những con người dám dấn thân vào hành trình khai phóng bản thân để đổi thay chính mình, cũng như sẵn sàng lan tỏa tinh thần ấy để tạo ra những đổi thay tích cực cho cộng đồng xã hội. Đó chính là những con người mà chúng tôi gọi là “hạt giống lãnh đạo” - không phải “lãnh đạo” theo nghĩa là người có danh vị đứng đầu hay người có chức có quyền, mà là những con người ưu tú dám dấn thân trên hành trình khai phóng bản thân và biết đi chuyên sâu trong lĩnh vực của mình và trở thành những chuyên gia xuất sắc ở tầm quốc gia và quốc tế. Từ mong ước về một thế hệ mới đó, IPL đã ra đời như là một nơi góp phần “ươm mầm” giáo dục khai phóng, là nơi những người trẻ ưu tú giàu khát vọng sẽ thực học để khai phóng chính mình, đồng thời lan tỏa “tinh thần thực học để khai phóng” đó một cách rộng rãi trong cộng đồng trẻ nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. IPL còn là một dự án “chung tay vì việc nghĩa” - nơi mà những con người tiến bộ có thể bắt tay nhau để cùng hiện thực hóa những điều mà mình hằng ấp ủ, không chỉ cho chính bản thân mình, cho những người quanh mình, mà còn cho cả cộng đồng của mình. Hy vọng rằng từ IPL, chúng ta có thể nhìn thấy dáng dấp của một “ngôi trường làm việc nghĩa”, để khơi lại và tiếp nối những khát vọng mà cha ông chúng ta đã từng thắp lên trong lịch sử tiến bộ của dân tộc với những phong trào như“Đông Kinh Nghĩa Thục”hay“Duy Tân”. Trong tài liệu này, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến Quý vị những thông tin cốt lõi nhất của dự án đặc biệt này, về tinh thần IPL, về sứ mệnh mà IPL đang gánh vác, về chương trình IPL, về con đường mà IPL đã, đang và sẽ đi qua, cũng như các thông tin khác. Dẫu biết rằng những nỗ lực và những kết quả mà IPL đạt được chỉ là khởi đầu của một hành trình dài và còn rất nhiều gian khó phía trước, nhưng chúng tôi tin rằng với sự chia sẻ và chung tay của Quý vị, sẽ ngày càng có thêm nhiều “hạt giống lãnh đạo”được nảy nở và trưởng thành trên mảnh đất quê hương xứ sở này, từ đó có thể mơ về một thế hệ mới và một chân dung mới cho đất nước Việt Nam. Một cánh én có thể là chưa đủ để làm nên mùa Xuân, nhưng lại có thể báo hiệu được mùa Xuân đến. Và khi nhiều cánh én bay đến, ấy là khi mùa Xuân đang đến thật gần. Cùng nhau, chúng ta sẽ làm nên mùa Xuân mong ước ấy! 3
  • 4. “Lễ ra mắt IPL” và cũng là Lễ khai giảng Khóa 1 (IPL1) được tổ chức long trọng tại Nhà hát Lớn TP. HCM Hội Đồng Sáng Lập khai lập Dự án IPL tại Khách sạn Sheraton TP. HCM, Việt Nam Các học viên Khóa IPL1 hoàn tất giai đoạn “được đào tạo” và chính thức bước vào giai đoạn “tự trải nghiệm” Tháng06/2009 21/11/2007 Tháng06/2010Họp báo chính thức công bố Dự án IPL Ông Trần Bá Dương thay mặt HĐSL tuyên bố khai giảng Khóa 1 (IPL1) 10/07/2008 I. TỔNG QUAN VỀ IPL 1. Tên gọi chính thức • Tên gọi đầy đủ (Tiếng Việt): Chương Trình Phát Triển Hạt Giống Lãnh Đạo • Tên gọi đầy đủ (Tiếng Anh): “Institute of Potential Leaders” Program • Tên gọi tắt (tiếng Việt): Chương trình IPL • Tên gọi tắt (tiếng Anh): IPL Program 2. Mô tả chung về IPL Chính thức ra đời vào ngày 21/11/2007, Chương trình Hạt giống Lãnh đạo IPL là một dự án giáo dục phi chính phủ, phi lợi nhuận và phi tôn giáo do các doanh nhân, trí thức tâm huyết và Trường Doanh Nhân PACE cùng phối hợp sáng lập và triển khai thực hiện. Với sứ mệnh tiếp sức cho những người trẻ ưu tú trên hành trình “thực học, khai phóng và chuyên sâu”, nội dung chương trình IPL đã được thiết kế đặc biệt, gổm 3 cấu phần: vừa là một chương trình giáo dục khai phóng, vừa là một chương trình phát triển lãnh đạo, vừa là một chương trình định hướng chuyên sâu. Mục tiêu cụ thể của IPL là tuyển chọn “hạt giống lãnh đạo” (những người trẻ giàu tiềm năng và đầy khát vọng tiên phong) và tiếp sức cho những “hạt giống” quý này thông qua chương trình đào tạo đặc biệt nói trên để “hạt giống” có thể trở thành những tài năng trong tương lai, bất kể là tài năng về lãnh đạo hay tài năng về chuyên môn; bất kể là tài năng trong kinh doanh, trong khoa học, trong nghệ thuật, hay trong các nghề có tính chuyên nghiệp cao khác. 4 Bà Nguyễn Thị Hồng - Phó chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu chào mừng tại buổi “Lễ ra mắt IPL” được IPL tổ chức tại Nhà hát lớn TP. HCM (Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền Hình VN - VTV và Đài Truyền Hình TP.HCM - HTV)
  • 5. Lễ Khai giảng Khóa 2 (IPL2) với chủ đề “Ánh sáng của những ước mơ” IPL khởi xướng và tổ chức “Diễn đàn Tinh hoa Trẻ Việt Nam” (Young Leader Forum / YLF) tại TP. HCM và tại Hà Nội (Kết nối giới tinh hoa trẻ của VN trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ khắp mọi miền và từ khắp nơi trên thế giới nhằm cùng suy ngẫm về tương lai của chính mình và bàn về vai trò của người trẻ đối với tương lai của dân tộc, của xã hội) IPL chính thức công bố tuyển sinh Khóa 3 (IPL3) Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập IPL, và cũng là Ngày truyền thống IPL (IPL Day) với chủ đề “Thay đổi đến từ TÔI” Các học viên Khóa IPL2 hoàn tất giai đoạn “được đào tạo” và thực hiện “Đề án tốt nghiệp” theo mô hình E-LAB (Enterprise Lab) Các học viên Khóa IPL3 có chuyến học tập và trải nghiệp (Study Trip) tại ĐH Quốc gia Singapore và Hãng Công nghệ Google tại Singapore “Cộng đồng IPL” trở thành một cộng đồng tinh hoa trẻ nổi bật ở Việt Nam với hàng chục ngàn thành viên tham gia kết nối, chia sẻ Các học viên Khóa IPL3 hoàn tất chương trình học của giai đoạn “được đào tạo” và triển khai thực hiện “Đề án tốt nghiệp” theo mô hình thực nghiệp E-Lab Tháng06/2011 Tháng11/2012 Tháng04/2014 Tháng09/2012 Tháng06/2012 Tháng01/2014 Tháng10/2012 Lễ Khai giảng Khóa 3 (IPL3) với chủ đề “Một chặng đường mới” Tháng07/2013 Tháng09/2012 3. Một số cột mốc quan trọng của IPL IPL - Thực học để khai phóng 5
  • 6. 1. Sứ mệnh của IPL “IPL là nơi tiếp sức cho người trẻ trên hành trình thực học, khai phóng và chuyên sâu để trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú” 2. Mục tiêu của IPL Dự án IPL hướng đến hai mục tiêu sau: • Mục tiêu giáo dục (phát triển cá nhân): Góp phần phát hiện và phát triển “hạt giống lãnh đạo” (những người trẻ giàu tiềm năng, sẵn lòng dấn thân trên hành trình“thực học, khai phóng và chuyên sâu”) nhằm kiến tạo nền tảng cho những “hạt giống” này để có thể trở thành những tài năng trong tương lai (bất kể là tài năng về lãnh đạo hay tài năng về chuyên môn; bất kể là tài năng trong khu vực thị trường, hay nhànước,hayxãhội dân sự; bấtkểlà tài năng trong kinh doanh, trong khoa học, trong nghệ thuật, hay trong các nghề có tính chuyên nghiệp cao như luật sư, bác sỹ, kỹ sư, nhà báo, nhà giáo…). • Mục tiêu văn hóa (phát triển cộng đồng): Góp phần khởi phát và cổ vũ một cách mạnh mẽ 3 tinh thần (thực học, khai phóng & chuyên sâu) và 3giátrị (con người tự do, công dân trách nhiệm & chuyên gia ưu tú) trong cộng đồng trẻ nói riêng và trong cộng đồng xã hội nói chung nhằm hướng đến một xã hội thịnh vượng và văn minh. 3. Nhiệm vụ của IPL Để hiện thực hóa được sứ mệnh và mục tiêu nói trên, nhiệm vụ và công việc cụ thể của IPL sẽ là: • Tuyển chọn và quy tụ những người trẻ ưu tú, giàu tiềm năng và nhiềuhoàivọng, vàpháttriển những“hạtgiống” này bằng một chương trình đào tạo đặc biệt, với một cơ chế hỗ trợ tài chính đặc biệt, nhằm tiếp sức cho những“hạt giống”này trong việc hình thành nền tảng vững chắc để có thể tiến xa trong tương lai. • Tổ chức và triển khai nhiều hoạt động đa dạng (online và offline) nhằm khởi phát, xác lập và lan tỏa tinh thần thực học, khai phóng và chuyên sâu… trong cộng đồng trẻ và cộng đồng xã hội. 4. Tinh thần IPL IPL khởi phát và lan tỏa 3 tinh thần chủ đạo như sau: Tinh thần thực học IPL mong muốn tạo ra một nơi mà ở đó giá trị“thực học” được tôn vinh và sự “hư học” sẽ bị tẩy chay. Và tinh thần “thực học” này cũng là một trong những điều kiện cốt yếu để mỗi người có thể được“khai phóng”, từ đó mới có thể trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú. Chính vì vậy, IPL luôn hướng đến việc tạo dựng một môi trường học tập nghiêm túc, nơi đòi hỏi mỗi giảng viên, mỗi học viên đều thực sự hết mình trong dạy và học. Nói cách khác, IPL là nơi quy tụ các “chân tài thực học”, và “dân IPL”không học chỉ vì“bằng cấp”, mà học vì tầm vóc văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo của chính mình. Tinh thần khai phóng Một người được xem là có “tinh thần khai phóng” khi người đó dám dấn thân để khai minh và giải phóng chính mình để trở thành một con người tự do (còn gọi là con người tự trị). Chỉ có sự thực học của bản thân mới có thể giúp một người khai phóng được chính mình, và chỉ có sự học khai phóng mới có thể giúp người đó chạm đến các giá trị phổ quát và có khả năng minh định được: ai là ai, cái gì là cái gì và mình là ai; minh định được: đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà, hay-dở, tốt-xấu, nên-không nên, đáng khinh-đáng trọng… trước những vấn đề của riêng mình, cũng như những vấn đề chung và quan trọng của xã hội. Trách nhiệm của mỗi người trẻ trong IPL không chỉ là nỗ lực học tập để “khai phóng” cho chính bản thân mình, mà còn là dùng sự hiểu biết và minh định ấy để góp sức cho hành trình “tự khai phóng” của những người quanh mình, của xã hội. Nói cách khác, là góp sức cho việc xác lập và lan tỏa những tinh thần và giá trị mà mình tin là cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng tiến bộ, cũng như không ngừng nỗ lực bảo vệ những tinh thần và giá trị đó. Tinh thần chuyên sâu Cốt lõi của tinh thần chuyên sâu là “Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Quả vậy, khi ta đạt tới sự xuất sắc và luôn duy trì được sự xuất sắc của mình trong một công việc, nghề nghiệp hay lĩnh vực nào đó thì nhất định thành công sẽ đến với ta như là một hệ quả tất yếu. Nếu như “khai phóng” giúp ta có văn hóa (để làm người) thì “chuyên sâu” giúp ta có chuyên môn (để làm nghề, làm nghề ở trình độ ưu tú, xuất sắc). Dù IPL không phải là một chương trình dạy nghề (nhằm trang bị cho học viên một nghề nghiệp chuyên môn cụ thể nào đó), nhưng IPL là nơi để học viên hình thành cho mình tinh thần chuyên sâu, vì chỉ có tinh thần này mới có thể trở thành những chuyên gia ưu tú trong nghề nghiệp hay lĩnh vực mà mình đã lựa chọn. Như vậy, IPL không chỉ cổ vũ cho tinh thần “thực học để khai phóng”, mà còn cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần “thực học để chuyên sâu”. II. TINH THẦN IPL (IPL SPIRIT) 6
  • 7. 5. Giá trị cốt lõi của IPL Giáo dục ở IPL cổ vũ cho 3 tinh thần Thực học, Khai phóng, và Chuyên sâu nhằm giúp mỗi học viên tự đào luyện mình trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú. Và việc tự đào luyện này cũng sẽ giúp học viên hình thành nên các đặc tính và các giá trị cốt lõi cho chính mình là:“Tín thực, Trách nhiệm, Dấnthân,Sángtạo,Tôntrọng”, cũngnhư“Tựdo,TráchnhiệmvàƯutú”. “ConngườiIPL”(con người mang trong mình tinh thần và giá trị IPL) chính là đích đến của mỗi Học viên IPL. 6. Hành trình IPL IPL - Thực học để khai phóng 7
  • 8. Từ câu chuyện về chú đại bàng ngủ quên trong kiếp gà … Chuyện kể rằng: Có một cái trứng đại bàng run rủi thế nào rơi vào nhà của chị gà mái đang chuẩn bị đến ngày làm mẹ. Thế là trong đàn gà con lông vàng óng ả mỗi ngày theo mẹ đi kiếm mồi, có một chú “gà lạ” trông rất khác biệt. Chú “gà đại bàng” này chẳng nghĩ suy gì nhiều, sống một cuộc sống như bao con gà khác. Tình cờ, một ngày, chú ta nhìn lên bầu trời và chợt thấy những con đại bàng bay vút qua, thật oai hùng và dũng mãnh. Chú ước ao “giá mà mình cũng bay được như thế!”. Đến đây, câu chuyện về cuộc đời của “gà đại bàng” có thể được viết tiếp với hai “kịch bản” như sau: Kịch bản thứ nhất: Thỉnh thoảng, “gà đại bàng” vẫn ngước lên bầu trời để dõi theo những màn trình diễn ngoạn mục của đại bàng, nhưng chưa khi nào chú dám thử đập cánh bay lên… Vì xung quanh chú, những con gà vẫn chăm chỉ bới đất tìm giun, và chú cũng đang bận rộn với những công việc hàng ngày của gà như thế. Đôi cánh vốn dĩ là của đại bàng không được tung đập đã dần nhỏ lại, chân thì to ra... Chú đã sống trọn vẹn một kiếp gà, và sau đó chết đi, cũng lặng lẽ một… kiếp gà. Kịch bản thứ hai: “Gà lạ” giật mình: “Sao mình lại giống những con đại bàng kia quá vậy”. Kể từ ngày đó, lòng chú đầy tâm trạng, những đôi cánh dũng mãnh dang rộng, những nhịp vỗ mạnh hơn gió thổi, cao hơn mây trời đầy kiêu hãnh hiện lên trong giấc mơ hàng đêm của chú. “Gà đại bàng” nuôi một giấc mơ, một khát vọng và bắt đầu âm thầm tập bay. Nhưng tập một thời gian, chú vẫn không bay được. Chẳng bao lâu sau, nản chí, chú bỏ cuộc! Và từ đó chú thực sự tin rằng mình là một con gà, một con gà có ngoại hình khác thường, chứ không phải là đại bàng. Câu chuyện “gà đại bàng” nói trên thực chất là câu chuyện về “tố chất & khát vọng”, và “gà đại bàng” là hình ảnh ẩn dụ về những con người (từ mọi xuất thân) có những tố chất đặc biệt và mang trong mình những khát vọng lớn. Những tố chất ấy nếu được tôi luyện, những khát vọng ấy nếu được chắp cánh, họ sẽ trở thành những con người ưu tú có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Tuy nhiên, trong cả hai kịch bản trên, điều đó đã không thành hiện thực. Ở kịch bản thứ nhất, “gà đại bàng” không biết rằng mình có tố chất của đại bàng, vì thế cũng không có hoài bão lớn. Ở kịch bản thứ hai,“gà đại bàng”đã tin vào tố chất của mình và đã âm thầm nuôi dưỡng khát vọng, nhưng thật đáng tiếc là lại thiếu đi một môi trường để rèn luyện, để thoát kiếp gà, để vươn cao và bay xa. Liệu còn có một kịch bản nào khác cho cuộc đời của “gàđạibàng”? ...đến cơ hội cho những người trẻ ưu tú Câu hỏi trên cũng chính là nỗi trăn trở của rất nhiều người trong chúng ta, khi mà đây đó quanh ta vẫn còn những kịch bản tương tự, vẫn còn những người trẻ ưu tú không có cơ hội biến tố chất của mình thành tài năng để thành công và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Cũng chính từ nỗi trăn trở ấy, Chương trình IPL đã được khai lập. IPL (Institute of Potential Leaders) là tên viết tắt của Chương trình Phát Triển Hạt Giống Lãnh Đạo (hay còn gọi là “Chương trình IPL”) - một dự án giáo dục không vì mục tiêu lợi nhuận do các doanh nhân và trí thức tâm huyết cùng phối hợp sáng lập và triển khai thực hiện nhằm góp phần phát hiện và phát triển nhân tài tương lai cho cộng đồng. Chương trình xác lập mục tiêu tuyển chọn và quy tụ những người trẻ ưu tú, có tố chất và khát vọng, đồng thời, triển khai đào tạo những “hạt giống” này bằng một chương trình đào tạo đặc biệt và với một cơ chế hỗ trợ tài chính đặc biệt dành riêng cho họ (100% ứng viên trúng tuyển sẽ được hỗ trợ tài chính để tham dự chương trình này). Trong hàng vạn bạn trẻ tuổi từ 20 đến 25 đang hừng hực nhựa sống và khát vọng cống hiến hiện nay, có bao nhiêu người thực sự nghĩ mình là “ưu tú”, là những “hạt giống” để có thể tham gia vào đội ngũ những nhà lãnh đạo tương lai? Có bao nhiêu bạn trẻ tin mình có đủ tố chất để vượt qua quá trình tuyển chọn đầy cam go (gồm 5 vòng thi) của 4 Hội đồng: • Hội Đồng Sáng Lập • Hội Đồng Quản Trị • Hội Đồng Tuyển Sinh • Hội Đồng Chuyên Môn để giành lấy suất học bổng đầy vinh dự mà những người tâm huyết trao lại và sở hữu niềm tự hào là “dân IPL”/ IPLer? Kỳ thi tuyển này sẽ là bước khởi đầu của “Hành trình 5-1-5” mà mọi ứng viên trúng tuyển đều trải qua, bao gồm: 5 vòng thi tuyển sinh, 1 năm được đào tạo và 5 kỳ tự trải nghiệm thực tế nghề nghiệp - một hành trình đầy gian khó và đủ dài để xuất hiện những “chú đại bàng” thực sự có khả năng tung cánh trên bầu trời bao la của thế giới nghề nghiệp toàn cầu. Câu chuyện 1:“Gà đại bàng” 7. IPL và 3 câu chuyện 8
  • 9. Từ câu chuyện “rời hang”… “Ngàyxửangàyxưa,xưaơilàxưa,cómộtcáihangvàcó một cộng đồng lớn sống trong cái hang đó. Vì cái hang ấy vô cùng lớn với các ngóc ngách rất lắt léo và cộng đồng ấy đã sống ở đó qua nhiều thế hệ, nên lâu ngày họ mặc nhiên tin rằng cái hang ấy là cả thế giới và ánh sáng từ đống lửa trong hang là ánh sáng duy nhất mà họ có. Cho đến một ngày nọ, có một người bỗng vô tình lọt ra được ngoài hang. Ban đầu, anh ta cảm thấy đau đớn vì bị lóa mắt trước ánh mặt trời và cơ thể chưa thích ứng được với khí hậu và thời tiết của thế giới bên ngoài. Nhưngkhiđãquendầnvàcảmnhậnđượcsựấmápcủa ánh mặt trời, sự sinh động huyền ảo của vạn vật, của cỏ cây hoa lá, anh ta nhận ra rằng đây mới thực sự là thế giới của “con người”. Anh ta quyết định quay trở về hang và ra sức thuyết phục, tìm cách đưa những người đồng hang rời hang để về với thế giới. Thế nhưng, sau khi nghe anh ta kể câu chuyện ở thế giới bên ngoài hang, những người trong hang không những không tin, mà còn quyết định giết chết anh ta, vì cho rằng đó là những điều bịa đặt, và vì lo sợ rằng, những nỗ lực và việc làm của anh ta sẽ gây ra sự rối loạn, cũng như đe dọa cuộc sống êm ấm hạnh phúc bao đời của cộng đồng trong hang…”. … đến câu hỏi cho cuộc đời Mỗi khi ngẫm nghĩ về câu chuyện này, tôi lại tự hỏi mình rằng: Mình đã “rời hang” chưa? Gia đình mình, tổ chức mình, cộng đồng mình… đã“rời hang”chưa? Nếu mình đã rời hang và ra với ánh sáng thì thật là tuyệt vời. Nhưng nếu vẫn còn ở trong hang và mình biết rõ điều đó (và đang từng bước tìm cách rời hang) thì cũng không phải là điều tệ hại. Còn nếu mình đang ở trong hang mà lại cứ tưởng rằng đã rời hang rồi và ra với ánh sáng rồi thì thật là bất hạnh. Nhưng có một điều còn bất hạnh hơn vô vàn lần, đó là, mình đã thực sự rời hang rồi, nhưng không phải là “rời hang” để ra “ánh sáng”, mà là rời cái hang này để rồi lại chui vào một cái hang khác, to hơn, tăm tối hơn, nhưng mình lại không hề nhận ra điều đó và cứ đinh ninh rằng mình đã rời hang!!! Và mỗi con người, ai cũng có thể có đến mấy“cái hang” (chứ không phải chỉ một). Gia đình mình, tổ chức của mình, xứ sở mình, và thậm chí cả thế giới này đều có thể là những cái hang. Nhưng, “cái hang” to nhất, tăm tối nhất chính là cái hang“vô minh và ấu trĩ”bên trong con người của mình. Nếu như hành trình khai phóng bản thân, đưa bản thân “rời hang” đã khó, thì hành trình khai phóng xã hội và cùng cộng đồng mình “rời hang” lại càng gian nan gấp bội phần. Đó là một hành trình đầy gian khó, rất dài lâu và nhiều hiểm nguy, nhưng là một hành trình tất yếu mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thấy rằng không thể không bước tiếp. Câu chuyện 2:“Rời hang” IPL - Thực học để khai phóng 9
  • 10. Một sớm tinh mơ, khi mặt biển còn mù sương, tôi bắt đầu chạy thể dục với chiếc walkman đeo bên hông. Ở phía xa, tôi thấy một cậu bé có vẻ bận rộn. Cậu chạy lăng xăng, cúi nhặt những vật gì đó rồi quăng nó xuống biển. Nếu đó là trò chơi thi ném đá thì tôi có thể trổ tài cùng cậu bé. Ngày nhỏ, tôi cũng thường hay chơi trò này. Nhưng khi nghe thấy tiếng cậu hét: “Vềnhàngaynhé!Bốmẹmàyđangđợiđấy!”. Có thể bạn không tin, như chính tôi lúc ấy, những “viên đá” đó thì ra là những con sao biển bị mắc cạn trên bãi. Và vị cứu tinh nhỏ này đang cố gắng đưa chúng trở lại bãi biển, chạy đua với Mặt trời mà chỉ vài giờ nữa thôi sẽ trở nên gay gắt và không tài nào chịu đựng nổi. Nhưng những cố gắng của cậu bé rồi sẽ chỉ là công cốc thôi. Làm sao có thể đưa hàng ngàn con sao biển về “nhà” của chúng được? Tôi gọi to: “Này nhóc, làm thế làm gì? Làm sao em cứu được tất cả những con sao biển?”. Cậu bé lại cúi xuống, nhặt một con sao biển và hét trả lời: “Nhưng em có thể cứu được con này mà. Nó sẽ được về nhà!” Cậu bé vung tay quăng con vật bé nhỏ xuống biển. Rồi lại lập tức cúi xuống với một con khác... Rõ ràng cậu bé không quan tâm đến việc có vô số những con sao biển trên cát. Cậu chỉ nhìn thấy những sự sống mà cậu đang nắm trong tay. Cái mà cậu bé nhìn thấy, dù chỉ là một con số nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa. Còn tôi, tôi nhìn thấy một con số quá khổng lồ đó là vô vọng. Thế là tôi cúi xuống nhặt một con sao biển lên và đưa nó về nhà. Và khi thấy hai chú cháu chúng tôi làm như vậy, rất nhiều người trên bãi biển cũng nhặt những con sao biển để đưa chúng “về nhà”. Chẳng bao lâu sau, hàng vạn con sao biển trên bãi biển hôm đó đã được “về nhà”… Câu chuyện 3:“Những con sao biển” 10
  • 11.  Trước các thầy và các bạn đồng môn,  Trước những người thân của tôi,  Trước tất cả những quý vị hiện diện,  Trước những gì mà tôi thành kính tin tưởng,  Và trên hết, trước Lương tâm và Phẩm giá của chính tôi, Tôi, Học viên Chương trình Hạt giống Lãnh đạo IPL XIN TUYÊN THỆ 1. Tôi sẽ học tập với tất cả nỗ lực và quyết tâm để có thể tận dụng sức mạnh của tri thức nhằm góp phần tạo ra những giá trị tốt đẹp cho mình, cho đời, cho ngành nghề, lĩnh vực mà tôi theo đuổi. 2. Tôi sẽ dấn thân trên hành trình khai phóng bản thân và tìm ra chính mình để trở thành con người tự do, trách nhiệm và luôn theo đuổi sự ưu tú trong mọi công việc mình làm. 3. Tôi sẽ chỉ làm lợi cho bản thân bằng cách phụng sự xã hội và không làm phương hại đến người khác. 4. Tôi sẽ cùng các bạn đồng môn hun đúc và lan toả 3 tinh thần“Thực học, Khai phóng, Chuyên sâu” và 3 giá trị “Tự do, Trách nhiệm, Ưu tú” của IPL bằng chính những hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của mình; Tôi sẽ luôn tôn trọng, trung thành và bảo vệ những tinh thần và giá trị đó. 5. Tôi sẽ luôn tự nhắc nhở bản thân và nhắc nhở lẫn nhau giữa các bạn đồng môn để sống với chính mình và giữ được chính mình trên những hành trình mà mỗi người sẽ đi qua, để những tham vọng của bản thân và những tác động bên ngoài không đẩy tôi rời xa những điều mình đã tuyên thệ hôm nay. Tôi tuyên thệ những điều trên với tất cả sự thấu hiểu, tinh thần tự nguyện và ý chí quyết tâm của chính mình. XIN THỀ! LỜI THỀ IPL IPL - Thực học để khai phóng 11
  • 12. III. TUYỂN SINH - ĐÀO TẠO - TRẢI NGHIỆM Chiến lược phát hiện và phát triển“hạt giống”lãnh đạo của Chương trình IPL còn gọi là“chiến lược 5-1-5”: - Giai đoạn tuyển sinh: “5 vòng thi tuyển sinh” - Giai đoạn đào tạo: “1 năm được đào tạo” - Giai đoạn trải nghiệm: “5 kỳ tự trải nghiệm” Ở IPL, khái niệm “lãnh đạo” được định nghĩa lại. Đó không phải là người có chức hay có quyền, mà là người có khả năng mở ra những con đường mới và có khả năng đi tiên phong trong ngành nghề lĩnh vực của mình. Chính vì vậy, tất cả những người trẻ trong độ tuổi từ 20 - 25 tuổi, tự tin mình ưu tú và có khả năng tiên phong trong lĩnh vực mà mình lựa chọn, bất kể lĩnh vực đó là quản trị kinh doanh, hay khoa học kỹ thuật, hay văn hóa nghệ thuật, hay chính trị xã hội… đều có thể tham gia ứng tuyển vào chương trình. 1. Điều kiện dự tuyển Bất kỳ ứng viên nào đáp ứng hai điều kiện (bắt buộc) sau đều có quyền dự tuyển vào Chương trình IPL: • Tuổi từ 20 đến 25 (sinh từ năm 1989 đến năm 1995) • Có khát vọng dấn thân và tự tin mình là một người trẻ ưu tú Lưu ý: 1/ Ngoài 2 điều kiện chính trên, những điều kiện sau cũng là những điều kiện mà hiển nhiên ứng viên cần phải có: (a) Là người Việt Nam; (b) Có đầy đủ tư cách công dân và năng lực hành vi dân sự tại thời điểm dự tuyển. 2/ Thông thạo tiếng Việt (bản ngữ) và trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) ở mức khá trở lên để có thể tham gia học tập và thảo luận trong những môn học được triển khai hoàn toàn bằng tiếng Anh mà không có phiên dịch. 2. Thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển Chương IPL khóa 4 sẽ nhận Hồ sơ dự tuyển đến hết ngày 15/02/2015 (Quy chuẩn về Hồ sơ dự tuyển được công bố tại: www.IPL.edu.vn). 3. Các vòng thi tuyển sinh Vòng 1: Đánh giá hồ sơ Vòng 2: Thực hiện bài luận và 2 Thư giới thiệu Vòng 3: Làm bài thi (120-180 phút) Vòng 4: Giao lưu với các ứng viên khác và với Hội Đồng Tuyển Sinh Vòng 5: Phỏng vấn trực tiếp với Hội Đồng Tuyển Sinh (từng ứng viên) Ghi chú: Hồ sơ dự tuyển của ứng viên sẽ được bảo mật theo nguyên tắc bảo mật của Chương trình IPL A. Giai đoạn tuyển sinh 12
  • 13. Ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch Tập đoàn Đồng Tâm) và các thành viên trong Hội đồng Tuyển sinh đang phỏng vấn ứng viên tại Vòng 5 (Phỏng vấn trực tiếp) Một số hình ảnh các vòng tuyển sinh Khóa IPL1, IPL2 và IPL3 Ông Cô Gia Thọ (Chủ tịch Tập đoàn Thiên Long) và các thành viên trong Hội đồng Tuyển sinh đang phỏng vấn ứng viên tại Vòng 5 (Phỏng vấn trực tiếp) IPL - Thực học để khai phóng 13
  • 14. B. Giai đoạn đào tạo 1. Triết lý giáo dục của IPL Mục tiêu của sự học tại IPL Đích đến của“học viên IPL”là trở thành“con người IPL”. Có thể khái quát chân dung“con người IPL”đó như sau: Chính vì vậy, mục tiêu sự học của học viên IPL trong chương trình IPL chính là hình thành cho mình những nền tảng thiết yếu để trở thành “con người IPL” nêu trên, cũng như để tiến xa hơn trên hành trình sau này. Phương pháp giáo dục tại IPL “Ta là sản phẩm của chính mình!”. Nghĩa là, tại IPL, học viên không những không bị tước mất cái quyền được “làm ra chính mình”, mà còn được hỗ trợ để nắm lấy và thực hiện cái quyền thiêng liêng này. Cụ thể là học viên IPL sẽ được tiếp sức để: Khai phóng bản thân, Làm ra chính mình, Sống với chính mình và Giữ được chính mình. Mỗi IPLer luôn theo đuổi tinh thần thực học, khai phóng và chuyên sâu để trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú. Khi IPLer được khai phóng và biết chuyên sâu thì không chỉ đạt tới một tầm vóc văn hóa với cái đầu sáng (để minh định) và trái tim nóng (để hành động), mà còn trở thành một chuyêngia ưu tú với cái đầu chuyên sâu và tráitimyêunghề. Để “làm ra chính mình”, học viên IPL phải làm chủ sự học của mình. Và để làm chủ được sự học của mình, học viên IPL sẽ quản trị sự học theo mô hình“2W1H - Why to Learn, What to Learn, How to Learn”. Nghĩa là, trong mọi sự học, mọi kỳ học/ môn học/buổi học… của mình, Học viên IPL luôn hiểu rõ Lý do học (Why to Learn) và Mục đích học (Learn forWhat) trước khi xác định Nội dung học (What to Learn) và Cách thức học (How to Learn). 14
  • 15. 2. Mô hình đào tạo của IPL Có thể khái quát cấu trúc của Chương trình IPL bằng mô hình sau: Học viên IPL hiểu được lýdohọc(Why)vàmụcđíchhọc(ForWhat) trướckhixácđịnhhọccáigì (What/nội dung học) và họcnhưthếnào(How/cách học). 2W1H Why to learn & Learn forWhat What to learn How to learn IPL - Thực học để khai phóng 15
  • 16. 2.1. Các cấu phần đào tạo chính (3 cấu phần) Các môn học trong chương trình IPL được phân bổ trong 3 cấu phần chính như sau: Cấu phần 1: Năng lực khai phóng (Liberal Education) Cấu phần này bao gồm những môn học nhằm giúp Học viên tự hình thành hệ thống các quan niệm về những vấn đề quan trọng cho cuộc đời và sự nghiệp của mình như: “sự học”, “sự đời”, “triết học”, “văn hóa”, “pháp luật”… để từ đó biết cách trở thành con người tự do, công dân trách nhiệm và chuyên gia ưu tú. • Bàn về sự học (Learning Revolution) • Quản trị cuộc đời (Life Management) • Bàn về triết học (On Philosophy) • Bàn về pháp luật (On Laws) • Bàn về văn hóa (On Culture) • Các chuyên đề khai phóng khác (Liberal Topics) Cấuphần2: Nănglựclãnhđạo(LeadershipDevelopment) Cấu phần này gồm những môn học nhằm giúp học viên biết cách phát triển tiềm năng lãnh đạo của bản thân cũng như năng lực để sáng tạo, đột phá nhằm đi tiên phong trong ngành nghề, lĩnh vực của mình. • Chân dung lãnh đạo (On Becoming A Leader) • Tư duy đột phá (Breakthrough Thinking) • Năng lực khởi tạo (Entrepreneurship) • 7 HABITS OF HIGHLY EFFECTIVE PEOPLE 7Thóiquen để Thành đạt (*) • LEADING WITH THE SPEED OF TRUST LãnhđạovớiTốcđộcủaNiềmtin(*) (*) Đây là hai chương trình phát triển lãnh đạo và nâng tầm văn hóa danh tiếng toàn cầu của FranklinCovey Worldwide - một tổ chức phát triển lãnh đạo hàng đầu thế giới. Các chương trình phát triển lãnh đạo, nâng cao hiệu quả và nâng tầm văn hóa của FranklinCovey Worldwide tại VN do Trường PACE, Đơn vị Điều hành IPL độc quyền triển khai. 16 7 X 7 CONTRACT ROLES BIG ROCKS Big Rocks WEEK OF: _________________________________________ BODY: MIND: HEART: SPIRIT: 1 2 3 4 5 6 7 Sharpen the Saw® © FranklinCovey. Habit 6 SYNERGIZE Habit 4 THINK WIN-WIN Habit 3 PUT FIRST THINGS FIRST Habit 1 BE PROACTIVE Habit 2 BEGIN WITH THE END IN MIND PRIVATE VICTORY PUBLIC VICTORY INDEPENDENCE DEPENDENCE INTERDEPENDENCE Habit 7 SHARPEN TH E SAW Habit 5 SEEKFIRSTTOUNDERSTAND, THENTOBE UNDERSTOOD The 7 Habits of Highly Effective People® PRACTICE CARDS SKILL CARDS
  • 17. Cấu phần 3: Năng lực chuyên môn (Professional Development) “Năng lực chuyên sâu” ở đây không có nghĩa rằng IPL là một chương trình dạy nghề (nhằm trang bị cho các bạn trẻ một nghề nghiệp chuyên môn cụ thể nào đó), mà IPL là nơi tiếp sức để những người trẻ biết cách tìm ra“con người chuyên môn” của mình (mình thích và hợp với công việc/nghề nghiệp/sự nghiệp nào nhất) nhằm hình thành một nền tảng vững chắc cho chính mình, để có thể trở thành những chuyên gia xuất sắc, ưu tú trong một công việc, nghề nghiệp hay lĩnh vực mà mình lựa chọn sau này. Thông điệp cốt lõi của cấu phần này là:“Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Quả vậy, khi bạn đạt tới sự xuất sắc và luôn duy trì được sự xuất sắc của mình trong một công việc, nghề nghiệp hay lĩnh vực nào đó thì nhất định thành công sẽ đến với bạn như là một hệ quả tất yếu. Bên cạnh các môn học, cấu phần này còn bao gồm những chuỗi đối thoại nhằm giúp học viên có những góc nhìn thực tế nhất về các ngành nghề/ lĩnh vực, cũng như để kết nối và giúp học viên được chia sẻ kinh nghiệm từ những chuyên gia, những người đi trước có uy tín trong từng ngành nghề/lĩnh vực. • Chân dung các nghề (Nature of Each Profession) • Định hướng sự nghiệp (Career Orientation) • Kỹ năng làm việc thiết yếu (Professional Skills) • Nền tảng quản trị thiết yếu (Management Skills) IPL - Thực học để khai phóng 17
  • 18. 6 7 1 2 3 Học viên IPL và Gs. Dave Ulrich – người được Tạp chí HR Magazine bình chọn là “bộ óc” số 1 thế giới về nhân sự tại Hội thảo quốc tế “Rethinking HR & Talent” (Tư duy lại nhân lực và nhân tài) do ông chủ trì vào ngày 29/09/2011 tại Tp. HCM 18 4 5
  • 19. Một vài hình ảnh học tập của IPL 710 11 IPL - Thực học để khai phóng 19 Học viên IPL và Gs. Dave Ulrich - Đại học Michigan (Hoa Kỳ) - Chuyên gia hàng đầu thế giới về quản trị nhân sự và phát triển nhân tài (đứng giữa, cao nhất) Môn học: Marketing dành cho Lãnh đạo GS. Jean Pierre Baeyens - Đại học Brussels (Brussels, Bỉ) Môn học: Pháp luật kinh doanh PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa Môn học: Quản trị Nhân lực dành cho Lãnh đạo GS. Roberto M. Fernandez - Đại học MIT (Hoa Kỳ) Môn học: Phát triển năng lực lãnh đạo GS. Daniel Quinn Mills - Đại học Harvard (Hoa Kỳ) Môn học: Bàn về sự học Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung Môn học: Triết học đương đại Nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn Môn học: Kinh tế học dành cho Lãnh đạo Chuyên gia kinh tế-quản trị Bùi Văn Môn học: Thương mại quốc tế GS. Nguyễn Vân Nam Môn học: Quản trị chiến lược GS.TS. Đinh Toàn Trung Môn học: Quản trị dựa vào tri thức PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng 1 2 3 4 5 8 7 6 9 11 10 8 6 7 9
  • 20. 2.2. Các hoạt động song song (5 hoạt động) Các hoạt động này được tổ chức song song với các cấu phần đào tạo chính. Phần này bao gồm 5 hoạt động song song như sau: a. Hoạt động 1: IPL Talk - Đối thoại với Người dẫn đầu Chuỗi chương trình IPL TALK là nơi các bạn trẻ có cơ hội được gặp gỡ, đối thoại và trò chuyện với các nhân vật là các nhà lãnh đạo, các bậc thức giả, các chuyên gia uy tín của nhiều lĩnh vực khác nhau về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến quản lý - lãnh đạo, kinh tế - kinh doanh, và văn hóa - giáo dục. IPL TALK còn là nơi mỗi người có thể tìm thấy cơ hội được“truyền nghề”,“truyền lửa”, được chia sẻ những bài học và kinh nghiệm quý giá từ người thành công vượt trội đi trước để từ đó có thể đúc kết và tìm thấy con đường riêng cho mình. Với chuỗi chương trình IPL TALK, IPL cũng đã trở thành một diễn đàn, nơi gặp gỡ của nhân vật hàng đầu và những người trẻ ưu tú để cùng bàn về tương lai của chính mình và vai trò của người trẻ nói chung đối với tương lai, tiền đồ của dân tộc mình và của thế giới. Dưới đây là hình ảnh của một vài diễn giả khách mời trong chuỗi chương trình IPL Talk mà IPL đã tổ chức thời gian qua: Gs. Trần Văn Khê - Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc (bên trái) TS. Vũ Minh Khương - ĐH Quốc Gia Singapore (bên phải) Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch Tập đoàn Thép Việt (bên phải) Ông Cao Tiến Vị - CEO Sài Gòn Paper Group (bên trái) Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (ở giữa) TS. Lê Đăng Doanh (bên phải) Ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ thương mại (bên trái) GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng trò chuyện về sức khoẻ (bên trái) Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Sacombank (bên phải) Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn (bên trái) Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc (ở giữa) Nhà phê bình mỹ thuật, họa sỹ Nguyễn Quân (bên phải) Ông Nguyễn Mạnh Hùng – TGĐ của Tập đoàn Viettel (bên phải) Ông Võ Tấn Long – CEO của Tập đoàn IBM Việt Nam (bên trái) 20
  • 21. b. Hoạt động 2: Book Discussion - Học từ sách Đọc sách là một hoạt động học tập quan trọng và không thể thiếu của Học viên trong chương trình IPL. Những cuốn sách được chọn trong chương trình IPL là những cuốn sách kinh điển, những cuốn sách đặc sắc về quản lý và lãnh đạo, về kinh tế và kinh doanh, về văn hóa và giáo dục… Trong suốt chương trình, Học viên IPL được yêu cầu đọc kỹ một số cuốn sách và chia sẻ những bài học hữu ích mà mình học được từ sách, cũng như những góc nhìn, những bình luận của mình về cuốn sách đó. Để học viên IPL có thể biến kiến thức từ sách thành kiến thức của mình, cũng như lan tỏa rộng rãi hơn tri thức từ sách, việc đọc sách trong Chương trình IPL được tổ chức theo mô hình “Câu lạc bộ đọc sách” (không chỉ đọc mà còn chia sẻ và thảo luận để mỗi ý kiến chia sẻ đều được tôn trọng và lắng nghe, và để mỗi thành viên đều có thể học được những điều thú vị từ các góc nhìn, ý kiến khác biệt). Nhà văn Homer Hickam (người thắt caravat màu nâu) -Ông là tác giả của tác phẩm nổi tiếng“Rocket boys”(Cậu bé hỏa tiễn) Nhà Thiết kế Sĩ Hoàng giao lưu chia sẻ tại Bảo tàng áo dài Việt Nam GS. Paul Brown tại sự kiện IPLTalk với chủ đề Cảm xúc thông minh GS.BS. Nguyễn Chấn Hùng trò chuyện về sức khoẻ Gs. Trần Văn Khê - Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc giao lưu cùng Học viên IPL Gs. R.P. Billimoria (bên phải) – Trường Quản lý Fore, Đại học New Delhi (Ấn Độ), Nguyên Chủ tịch Hãng Hàng không Quốc gia Indian Airlines IPL - Thực học để khai phóng 21
  • 22. d. Hoạt động 4: Extra-Curricular - Hoạt động ngoại khóa Hoạt động ngoại khóa trong giai đoạn đào tạo được tổ chức dưới hình thức team-building, hoặc tham quan tổ chức/doanh nghiệp, hoặc một hình thức ngoại khóa/dã ngoại phù hợp khác (do Nhóm Học viên và Ban Giáo Vụ tổ chức theo kế hoạch tổ chức được phê duyệt bởi Ban Điều Hành IPL). e. Hoạt động 5: E-Bridge - Nhịp cầu nghề nghiệp Khi cácTổ chức/Doanh nghiệp có nhu cầu kết nối với học viên IPL và học viên IPL cũng có nhu cầu kết nối với các Tổ chức/Doanh nghiệp đó thì Chương trình IPL sẽ hỗ trợ tổ chức chương trình“Nhịp cầu nghề nghiệp”(E-Bridge). Qua chương trình E-Bridge này, học viên IPL và Tổ chức/Doanh nghiệp sẽ tự kết nối với nhau nhằm tìm kiếm sự hợp tác (nếu có) giữa hai bên. Nội dung và cách thức kết nối cụ thể sẽ được Chương trình IPL thông báo cho học viên IPL theo từng đợt. Tham quan Nhà máy Giấy Sài Gòn và Nhà máy luyện thép của Tập đoàn Thép Việt (KCN Mỹ Xuân, Bà Rịa-VT) – Tháng 04/2010 Teambuilding Khóa IPL2 tại Hồ Cốc, Vũng Tàu Chủ nhiệm Phó Chủ nhiệm Trưởng ban Trưởng banTrưởng ban Trưởng ban Phó Chủ nhiệm c. Hoạt động 3: IPL Club - Câu lạc bộ IPL IPL Club / CLB IPL được xem là sân chơi chính thức của Cộng đồng IPL (hiện nay Cộng đồng IPL đã thu hút hàng chục ngàn thành viên, bao gồm các học viên chính thức của chương trình IPL và tất cả các bạn trẻ cùng chia sẻ những tinh thần và các giá trị cốt lõi của IPL). CLB IPL hoạt động theo “Điều lệ/Quy chế Tổ chức và Hoạt động” của CLB IPL do Ban điều hành IPL ban hành. Học viên IPL thì mặc nhiên là Thành viên CLB IPL và Thành viên của Cộng đồng IPL, đồng thời sẽ là “hạt nhân” trong mọi hoạt động của CLB IPL và Cộng đồng IPL. Cộng đồng IPL là nơi gặp gỡ của những người trẻ“đồng chí”(cùng chia sẻ một chí hướng chung, đó là chí hướng IPL) và“cùng hệ”(cùng chia sẻ một hệ giá trị chung, đó là giá trị IPL). Hiện cộng đồng IPL được xem là một cộng đồng tinh hoa trẻ nổi bật của Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Ban Chủ Nhiệm CLB IPL 22
  • 23. Tranhthủdãngoạ i trong chuyến đi khảo sát thực tế về“Tìm hiểu về nông nghiệp” t ạiLongAn,TiềnGiang&BếnTre NgàytruyềnthốngIP L/IPLDay2010vớichủ đề“Tiếng Gọi/The Call” IPL Day 2012 với chủ đề “Thay đổi đến từ TÔI / Be the Change” Diễn đàn Tinh hoa trẻ Việt Nam do IPL tổ chức Tham quan CtyTropdiCorp và tìm hiểu Khu nông nghiệpcôngnghệcao CủChi, TP.HCM IPL - Thực học để khai phóng 23
  • 24. 2.3. Đề án tốt nghiệp (E-Lab) Học viên IPL sẽ thực hiện “Đề án tốt nghiệp” của mình theo mô hình “Enterprise Lab” (gọi tắt là “E-Lab”), một mô hình hoạt động thực hành nổi tiếng, đang được những trường đại học hàng đầu trên thế giới áp dụng. Cụ thể là, sau khi hoàn tất các cấu phần đào tạo của mình, học viên sẽ vào các tổ chức/doanh nghiệp thực tế để thực hiện các dự án theo nhóm nhằm giúp tổ chức/doanh nghiệp đó giải quyết một vấn đề cụ thể mà tổ chức/doanh nghiệp đang gặp phải hoặc cần ý kiến tư vấn khách quan bên ngoài trong hoạt động của mình. Để đảm bảo rằng dự án sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất có thể cho tổ chức/doanh nghiệp và giúp cho học viên học hỏi được nhiều nhất có thể, việc thực hiện dự án không chỉ là công việc của (1) Nhóm thực hiện dự án (Nhóm học viên IPL) và (2) Tổ chức/Doanh nghiệp; mà còn có sự hỗ trợ của (3) Chuyên gia hướng dẫn và (4) Người giám sát do Chương trình IPL cử ra cho mỗi dự án. Việc đánh giá các dự án này (cũng là Đề án tốt nghiệp) sẽ do một Hội đồng bao gồm: Đại diện Ban lãnh đạo của tổ chức/doanh nghiệp (nơi học viên thực hiện đề tài), Chuyên gia hướng dẫn, và Đại diện Chương trình IPL. 2.4 Điều kiện để được công nhận tốt nghiệp giai đoạn đào tạo Theo“Quy chế Đào tạo”của Chương trình IPL, Học viên sẽ chỉ được công nhận tốt nghiệp giai đoạn“1 năm được đào tạo”tại Nhà trường (để bước vào giai đoạn“5 kỳ tự trải nghiệm”) khi đã đáp ứng được đầy đủ tất cả các yêu cầu sau đây:  Hoàn tất thành công tất cả các môn học trong cấu phần đào tạo chính của chương trình (nêu tại mục 2.1).  Hoàn tất thành công tất cả các hoạt động song song trong chương trình (nêu tại mục 2.2).  Hoàn tất thành công Đề án tốt nghiệp theo mô hình E-lab của chương trình (nêu tại mục 2.3).  Tham dự tối thiểu 80% thời lượng các môn học và hoạt động song song (nêu tại mục 2.1 & 2.2).  Và không rơi vào một hay một số các trường hợp sau: - Có từ 03 (ba) bài Pre-work trở lên không đạt yêu cầu - Có từ 03 (ba) bài thuyết trình/thảo luận trở lên không đạt yêu cầu - Có từ 03 (ba) bài tập/bài luận trở lên không đạt yêu cầu - Có từ 03 (ba) bài thi hết môn trở lên không đạt yêu cầu 24
  • 25. 2.5. Phương pháp học tập và Ban giảng huấn a. Phương pháp học tập Để tối ưu hóa giá trị học tập của học viên, các môn học/chuyên đề trong chương trình IPL được triển khai dưới hình thức tích hợp nhiều hoạt động học tập đa dạng như:  Đọc sách/tài liệu và viết bài thu hoạch/bài tóm tắt trước khi đến lớp (Pre-work)  Học với Giảng viên (Lecturing)  Thuyết trình và Thảo luận (Presentation & Group Discussion)  Làm Bài luận/Bài tập hết môn (Project/Assignment)  Thi kết thúc môn học (Test/Exams) b. Ban giảng huấn  Để các Học viên IPL có cơ hội học hỏi tốt nhất, Ban giảng huấn của chương trình bao gồm những chuyên gia uy tín, những“bậc thầy”trong lĩnh vực và chủ đề mà họ phụ trách.  Các Diễn giả là những nhân vật tên tuổi, có ảnh hưởng lớn trong xã hội đến từ nhiều lĩnh vực như kinh tế, quản trị, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, lịch sử, y tế, nông nghiệp….  Các thành viên Hội đồng Chuyên môn là những chuyên gia có bề dày học thuật và kinh nghiệm thực tiễn để giúp học viên“học làm người, học làm việc và học làm dân”; giúp học viên“thực học để khai phóng”và biết cách“thực học để chuyên sâu”. IPL - Thực học để khai phóng 25
  • 26. C. Giai đoạn trải nghiệm Với triết lý giáo dục từ trải nghiệm của Chương trình:  “Học mà không hành thì thực sự là chưa học gì”(To learn and not to do is really not to learn) và “Biết mà không dùng thì thực sự là chưa biết gì”(To know and not to do is really not to know).  Có những bài học mà không cần phải trả giá cũng học được vậy thì tại sao phải trả giá! Đó là lý do vì sao phải “đượcđàotạo”để bớt phải trả giá. Nhưng có những bài học mà nếu không trả giá thì không thể học được. Đó cũng là lý do vì sao cần phải“tự trải nghiệm”để học hỏi. Do vậy, sau khi hoàn tất thành công giai đoạn đào tạo, Học viên IPL sẽ tiếp tục bước sang một giai đoạn mới của Chương trình IPL, đó là giai đoạn “tự trải nghiệm” trong vòng 5 kỳ, mỗi kỳ 6 tháng (kể từ ngày 1/1 của năm đầu tiên sau khi kết thúc giai đoạn“1 năm được đào tạo”). Giai đoạn “5 kỳ tự trải nghiệm” này là quãng thời gian để Học viên thể hiện vai trò“người làm chủ”việc tự trải nghiệm của mình trong quá trình chuyển hóa từ“nhận thức” đến“hành vi”, từ“hiểu biết”đến“tạo ra giá trị”. Trong 5 kỳ trải nghiệm này, Học viên IPL sẽ hoàn toàn tự học và tự trải nghiệm thông qua cuộc sống và công việc mà mình phụ trách tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Chương trình IPL sẽ đóng vai trò là bổ sung“chất xúc tác”để Học viên có thêm cơ hội nhằm tối ưu hóa giá trị của hành trình“tự trải nghiệm”đó. Chẳng hạn như, trong quá trình“tự trải nghiệm”, Học viên sẽ được Chương trình IPL tạo điều kiện để tổ chức và tham gia các kỳ sinh hoạt nội bộ (Nội khóa IPL hay Liên khóa IPL), tham gia các kỳ cập nhật kiến thức như IPLTalk, IPL Sharing, IPL Workshop… Học viên chỉ được công nhận là hoàn tất thành công giai đoạn “5 kỳ tự trải nghiệm” (cũng chính là Tốt nghiệp toàn bộ Chương trình IPL) khi hoàn tất “Báo cáo trải nghiệm” về quá trình “5 kỳ tự trải nghiệm” của mình và Báo cáo trải nghiệm này được Chương trình IPL đánh giá là“đạt”. Tôi tự hào được vào đội ngũ những người“trồng cây” Mức độ thành công của dự án IPL là rất khả thi. Có ba điểm khác biệt lớn góp phần khẳng định thành công của dự án là: tính thực tế, chú trọng kỹ năng và kiến thức cập nhật, hiện đại. Kinh nghiệm thực tế về kinh doanh của các thành viên doanh nhân sáng lập sẽ được chọn lọc và đưa vào nội dung đào tạo. Khác với giáo dục tại các trường đại học, chúng tôi chú trọng xây dựng kỹ năng làm việc đồng thời giới thiệu những kiến thức hiện đại đang áp dụng thành công tại một số quốc gia trên thế giới. Tôi cảm thấy tự hào được gia nhập đội ngũ“30 người trồng cây”đầu tiên này. TríchphátbiểutrênTBKTSGcủaBàĐàmBíchThủy,CEONgânhàngANZViệtNam(ThànhviênHộiđồngsánglậpIPL) Tolearn and not to do is really not to learn Toknow and not to do is really not to know 26
  • 27. 1. Quỹ IPL Quỹ IPL (hay còn được gọi là“Quỹ Hạt giống Lãnh đạo IPL”) là một quỹ giáo dục phi chính phủ, phi lợi nhuận, phi tôn giáo, được thành lập nhằm huy động các nguồn tài chính để tài trợ cho Chương trình IPL. Quỹ IPL được sự quản lý và giám sát trực tiếp của Hội Đồng Quản Trị IPL và Ban Kiểm Soát IPL. Hội Đồng Quản Trị IPL và Ban Kiểm Soát IPL hoạt động theo nhiệm kỳ và được bổ nhiệm bởi Hội ĐồngTàiTrợ IPL. Và Quỹ IPL được kiểm toán định kỳ bởi một tổ chức kiểm toán uy tín do các nhà tài trợ của IPL chỉ định. Tất cả các học viên được tuyển chọn, đào tạo và phát triển trong khuôn khổ Chương trình IPL đều được hưởng cơ chế hỗ trợ tài chính của Quỹ IPL bằng hình thức cấp học bổng học tập. 2. Học bổng IPL Nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, Chương trình IPL Khóa 4 (IPL4) chỉ tuyển chọn tối đa 30 học viên (là các ứng viên xuất sắc đã vượt qua thành công cả 05 vòng thi tuyển sinh của Chương trình IPL). Tất cả học viên trúng tuyển Chương trình IPL (Khóa 4) đều có cơ hội nhận được học bổng toàn phần (được tài trợ 100% tổng chi phí đào tạo của chương trình, tức 150 triệu đồng/học viên) từ Quỹ IPL để theo học Chương trình IPL. IV. HỌC BỔNG IPL Vì số lượng ứng viên dự tuyển hàng năm đều vượt xa số lượng học bổng của chương trình, nên mỗi suất học bổng được trao đi cho một người trẻ này đồng nghĩa với một người trẻ khác bị mất đi một cơ hội được rèn giũa trong chương trình. Do đó, ứng viên được nhận học bổng cần có cam kết nghiêm túc và có sự thể hiện xứng đáng với học bổng mà mình được nhận. Cụ thể là nếu Học viên nào không vượt qua thành công giai đoạn “1 năm được đào tạo” vì bất cứ lý do gì (tự ý bỏ học hay bị nhà trường buộc thôi học) thì sẽ phải bồi thường cho Quỹ IPL một số tiền tương đương 50% giá trị học bổng toàn phần (ngoại trừ những trường bất khả kháng được quy định cụ thể trong Quy chế đào tạo của Chương trình IPL). 27
  • 28. 1. Đôi nét về Chương trình“Đáp đền tiếp nối” Chương trình này cũng được hình thành và phát triển dựa trên một triết lý mang tên “Tiếp tục cho đi” (Pay It Forward). Nội dung cụ thể của triết lý này là: Khi ai đó giúp bạn (hoặc, chia sẻ với bạn những điều hay), cách bạn trả ơn tốt nhất là, hãy tiếp tục giúp đỡ những người khác (hoặc, hãy tiếp tục chia sẻ những điều hay đó cho những người khác), và những người đó cũng sẽ trả ơn bạn bằng cách tương tự. Chẳng hạn, nếu ai đó giúp bạn, bạn hãy giúp 3 người khác, ba người sẽ giúp 9 người, chín người sẽ giúp 27 người, cứ thế tiếp nối và lòng tốt sẽ được nhân rộng đến nhiều người, rất nhiều người. Chẳng hạn, nếu ai đó chia sẻ với bạn những điều hay khiến bạn tâm đắc, bạn hãy chia sẻ nó với 3 người khác, ba người sẽ chia sẻ cho 9 người, 9 người sẽ chia sẻ cho 27 người, cứ thế tiếp nối và điều hay sẽ được lan tỏa đến nhiều người, rất nhiều người. Và trong Chương trình IPL, mỗi người trẻ ưu tú được lựa chọn đã tự nhận lãnh ba (03) sứ mệnh quan trọng đối với cộng đồng: • Thứ nhất, bạn sẽ nỗ lực “thực học để khai phóng chính mình”và“thực học để trở thành chuyên gia ưu tú”, và đồng thời góp phần hiện thực hóa kỳ vọng của xã hội về một thế hệ công dân mới, thế hệ tự do, trách nhiệm và ưu tú. • Thứ hai, sau khi trưởng thành từ chương trình IPL và thành đạt, bạn sẽ kế thừa và tiếp nối truyền thống “thế hệ đi trước chắp cánh cho thế hệ đi sau”. Cụ thể là sau khi hoàn tất chương trình và thành đạt, những người được tài trợ để tham gia chương trình hôm nay sẽ tiếp tục nhân bản nghĩa cử đẹp đó thông qua việc hỗ trợ cho những thế hệ lãnh đạo kế tiếp mình bằng nguồn tài chính của mình hoặc vận động từ những nguồn khác. Lớp anh nâng đỡ lớp em, thế hệ trước chắp cánh cho thế hệ sau. Cứ thế, từ năm này sang năm khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. •Thứ ba, sau khi rời chương trình, bạn sẽ sống với những tinh thần và giá trị của IPL, và đồng thời, bạn cũng sẽ lan tỏa mạnh mẽ những tinh thần, giá trị và tri thức từ IPL cho những người xung quanh và cho cộng đồng xã hội. Và những người được các bạn lan tỏa sẽ tiếp tục chia sẻ cho những người khác. Cứ thế, người này chia sẻ và lan tỏa cho người khác, chúng ta sẽ cùng nhau kiến tạo một cộng đồng xã hội ngày một tốt đẹp hơn. V. TRIẾT LÝ“ĐÁP ĐỀN TIẾP NỐI”/“PAY IT FORWARD” 2. Ý nghĩa của Chương trình“Đáp đến tiếp nối” Mục đích và ý nghĩa của chương trình/ phong trào“Đáp đền tiếp nối” (Tiếp tục cho đi/ Nhân bản giá trị) là: Góp phần duy trì và phát triển chương trình IPL nhằm hiện thực hóa sứ mệnh mà IPL đã đề ra. Cụ thể là: Nhờcóchươngtrình/phongtrào “Đáp đền tiếp nối” mà nhiều bạn trẻ ưu tú sẽ có cơ hội tham gia vào Chương trình IPL để phát triển bản thân mà không phải lo lắng về vấn đề tài chính vì đã có sự chung tay góp sức của xã hội. Nhờ có chương trình/phong trào“Đáp đền tiếp nối”mà rất nhiều người trong xã hội sẽ được chia sẻ những điều hay, được chia sẻ những tinh thần mới, giá trị mới, tri thức mới… từ IPL, dù họ chưa hề có cơ hội được tiếp cận với chương trình IPL. Nhờ có chương trình/phong trào“Đáp đền tiếp nối”mà“Tinh thần IPL” (IPL Spirit) được chia sẻ và lan tỏa ngày một rộng rãi hơn trong cộng đồng trẻ nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung nhằm hướng đến một xã hội thịnh vượng và văn minh. Ngoài ra, chương trình/phong trào“Đáp đền tiếp nối”này cũng sẽ góp phần tạo ra xu hướng mới, triết lý mới về tài trợ, đó là: Từ trước đến nay, người ta vẫn thường có suy nghĩ, đã là tài trợ thì có nghĩa là“giúp người nghèo”, còn mục tiêu của chương trình “Đáp đền tiếp nối”này là:“hỗ trợ người giỏi”. Người ta nói rằng“cho là để nhận”, hay“nhận thì phải trả”, còn với chương trình “Đáp đền tiếp nối” thì “cho nhưng không phải để nhận lại”và“nhận cũng không phải để trả lại”, mà là“nhận để tiếp tục cho đi”(nói ngắn gọn là“NHẬN ĐỂ CHO”). Một cách khái quát hơn, khi bạn cho ai hay giúp ai một cái gì, bạn không hề mong đợi được nhận lại, mà chỉ mong rằng hành động đẹp của mình sẽ được tiếp nối, sẽ được nhân rộng ra mãi, gọi là “nhân bản hành động đẹp”(Pay it forward). KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH IPL, HỌC VIÊN SẼ Nỗ lực phát triển bản thân bằng con đường “Thực học để khai phóng”và“Thực học để chuyên sâu” Khởi phát và lan tỏa phong trào“Đáp đền tiếp nối”trong xã hội Phát triển cộng đồng bằng cách lan tỏa tinh thần và giá trị IPL Sẽ có những hạt giống đơm hoa kết quả Kinh nghiệm của Nhật Bản và nhiều nước đã phát triển cho thấy doanh nhân có hoài bão đóng góp vào việc phát triển đất nước thường phải tự mình học hỏi qua kinh nghiệm, qua thực tế. Sau một thời gian dài họ tích lũy được kiến thức và tạo cho mình một triết lý, một phong cách kinh doanh. Trong bối cảnh của thế kỷ 19 hoặc nửa đầu thế kỷ 20, Nhật và các nước phát triển không có cách chọn lựa nào khác. Ngày nay, trường doanh thương của các đại học nổi tiếng thế giới đóng vai trò đào tạo doanh nhân trong tương lai. Nhưng tham gia vào các chương trình này rất tốn kém, không thể cho ra đời doanh nhân với số lượng nhiều. Mặt khác, nhiều người đi học ở các trường đó có thể sẽ làm việc ở nước ngoài với thu nhập rất cao. Dự án IPL vừa gắn bó với thực tiễn đất nước vừa tiếp cận được những tri thức tiên tiến, hy vọng những hạt giống sẽ lớn lên và đơm hoa kết quả. Trích phát biểu trên TBKTSG của GS. Trần Văn Thọ, ĐH Waseda, Nhật Bản (Thành viên Hội đồng sáng lập Dự án IPL) 28
  • 29. PHỤ LỤC 1: NHỮNG THẾ HỆ HỌC VIÊN IPL ĐẦU TIÊN Thế hệ học viên đầu tiên ra mắt tại "Lễ ra mắt IPL” Lễ Khai giảng của thế hệ Học viên thứ hai tại Nhà Hát Lớn TP. HCM Lễ Khai giảng của thế hệ Học viên thứ ba tại khách sạn Rex TP. HCM IPL - Thực học để khai phóng 29
  • 30. Ông THÁI TUẤN CHÍ - Chủ tịch HĐQT - Thái Tuấn Group Ông LÊ ĐĂNG DOANH - TS, Chuyên gia Kinh tế Cao cấp Ông NGUYỄN SỸ DŨNG - TS, Phó Chủ Nhiệm - Văn phòng Quốc hội Ông TRẦN BÁ DƯƠNG - Chủ tịch HĐQT - Trường Hải Auto Group Ông NGUYỄN MẠNH HÙNG - Tổng Giám Đốc - Tập đoàn Viettel Ông TRƯƠNG VĨ KIẾN - Tổng Giám Đốc - Tân Cường Thành Group Ông VŨ MINH KHƯƠNG - GS.TS, Chuyên gia Cao cấp (ĐH QG Singapore) Ông NGUYỄN HOÀI NAM - Tổng Giám Đốc Bajaya Việt Nam Ông LÊ QUANG PHÚC - Chủ tịch HĐQT - Công ty BDSC Ông HUỲNH BỬU SƠN - Chuyên gia Kinh tế Cao cấp Ông ĐỖ DUY THÁI - Chủ tịch HĐQT - Thép Việt Group Ông LÊ ĐỨC THẮNG - Nguyên CEO - Tập đoàn TBWA Việt Nam Ông VÕ QUỐC THẮNG - Chủ tịch HĐQT Đồng Tâm Group Ông TRẦN QUÝ THANH - Chủ tịch HĐQT - THP Group Ông ĐẶNG VĂN THÀNH - Chủ tịch HĐQT - Tập đoàn Thành Thành Công Ông CÔ GIA THỌ - Chủ tịch HĐQT - Thiên Long Group Ông TRẦN VĂN THỌ - GS.TS, Đại Học Waseda (Tokyo) Bà ĐÀM BÍCH THỦY - Phó Chủ Tịch - Ngân hàng ANZ Đông Dương Ông GIẢN TƯ TRUNG - Hiệu trưởng - Trường Doanh Nhân PACE Ông LÝ QUÍ TRUNG - Đồng sáng lập Phở 24 & Nguyên CEO Nam An Group Ông HÀ DUY TRUNG - Nguyên Phó Chủ Nhiệm CLB Doanh Nhân Sài Gòn Ông NGUYỄN MINH TUẤN - Chủ tịch HĐQT - Kềm Nghĩa Group Ông CAO TIẾN VỊ - CEO Sài Gòn Paper Group & Nguyên Chủ tịch Hội DNT TP. HCM Ông ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ - Chủ tịch HĐQT - Trung Nguyên Group PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP IPL (Danh sách được xếp theo thứ tự ABC) Thể hiện trách nhiệm đối với đất nước Có thể đánh giá tầm vóc của một cộng đồng ở năm mức. Mức thấp nhất: mọi thành viên không thiết gặp mặt nhau. Mức thứ hai: mọi người mong gặp nhau để giao lưu. Mức thứ ba: các thành viên có thể đi đến những dự án hợp tác tay đôi cụ thể. Mức thứ tư: các thành viên cùng chia sẻ sự trăn trở và trách nhiệm về tương lai của cộng đồng và đất nước. Mức thứ năm: nỗ lực biến trăn trở và trách nhiệm của mình thành những dự án cụ thể vì lợi ích lâu dài của cả cộng đồng và đất nước. Tôi cho rằng nhóm chúng tôi đang vươn đến mức thứ năm và IPL là một dự án cụ thể khởi đầu. (Trích phát biểu trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 10/8/2008 của các đại diện Hội đồng sáng lập Dự án IPL) Cuộc họp khai lập Dự án IPL của Hội Đồng Sáng Lập Ngày 21/11/2007 tại Khách sạn Sheraton Tp. HCM 30
  • 31. PHỤ LỤC 3: ĐÔI NÉT VỀ ĐƠNVỊ ĐIỀU HÀNH IPL Trường Doanh Nhân PACE (gọi tắt là“Trường PACE”) là một“học viện lãnh đạo” hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, một ngôi trường đặc biệt của doanh giới, nơi ngày ngày chia sẻ và lan tỏa “Tinh thần mới, con người mới cho nền kinh thương mới”. Sứ mệnh của Trường PACE là:“Góp phần định hình một nền kinh thương mới tại Việt Nam thông qua việc phát triển năng lực lãnh đạo, năng lực chuyên môn và nền tảng văn hóa (nâng cao doanh trí) cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng nhằm đạt được thành công ở cả phạm vi địa phương lẫn trong môi trường quốc tế”. Theo đó, Trường PACE đã và đang nỗ lực triển khai các hoạt động trong 3 mảng chính là: (1) Đào tạo Doanh nghiệp; (2) Nghiên cứu - Xuất bản, và (3) Hội thảo - Sự kiện; Đồng thời cũng khai lập và quản lý một số dự án giáo dục phi lợi nhuận để có thể hiện thực hóa sứ mệnh của mình một cách tổng thể, đa chiều và đầy đủ nhất. Cho đến nay, Trường PACE đã và đang triển khai hơn 110 chương trình đào tạo với hàng ngàn khóa học, cho hơn 80 ngàn doanh nhân và giám đốc của các tập đoàn, các công ty trong và ngoài nước, các cán bộ lãnh đạo của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, cũng như lãnh đạo của các tổ chức/hiệp hội phi lợi nhuận, phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, với mong muốn giúp “người Việt Nam trở thành chuyên gia đẳng cấp quốc tế” trong các chuyên ngành về quản trị như: nhân sự, marketing, tài chính, kế toán, dự án… Nhà Trường cũng phối hợp với các đối tác uy tín của thế giới để đào tạo và hướng dẫn học viên đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận trên phạm vi quốc tế trong các lĩnh vực này. Cũng trong sứ mệnh nói trên, Trường PACE đã tổ chức thành công hàng loạt hội thảo khoa học (quốc gia và quốc tế) về kinh tế và kinh doanh, về quản lý và lãnh đạo, về văn hóa và giáo dục. Đồng thời, qua đó cũng góp phần kết nối Việt Nam với những “bộ óc” lớn của thế giới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và quản trị. Cụ thể, trong những năm qua, Trường PACE đã mời đến Việt Nam những nhà tư tưởng bậc thầy của giới kinh thương toàn cầu như: Philip Kotler  (cha đẻ marketing hiện đại), Michael Porter (cha đẻ chiến lược hiện đại),  Paul Krugman (Nobel kinh tế), Dave Ulrich (Bộ óc“số 1”về nhân sự)… Ngoài ra, Nhà Trường còn xây dựng “Tủ Sách Doanh Trí” và trực tiếp biên soạn nhiều cuốn sách có giá trị dành cho doanh nhân, giám đốc và các nhà quản lý trong lĩnh vực công và tư; đồng thời tuyển chọn, biên dịch, xuất bản và giới thiệu những cuốn sách quý của thế giới, những cuốn sách “gối đầu giường” của giới doanh thương toàn cầu cho doanh nhân Việt Nam. Đặc biệt, Trường PACE đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân tâm huyết trong xã hội để cùng sáng lập và triển khai một số dự án giáo dục có ý nghĩa, không vì mục tiêu lợi nhuận. Cụ thể như: Dự án Phát Triển Hạt Giống Lãnh Đạo IPL (www.IPL.edu.vn), Dự án giáo dục Sách Hay  (www.SachHay.org),  Giải thưởng Sách Hay  thường niên, Dự án OneBook / Một Cuốn Sách, và một số dự án giáo dục khác. Để biết thêm thông tin về Trường Doanh Nhân PACE, vui lòng truy cập vào website www.PACE.edu.vn IPL - Thực học để khai phóng 31
  • 32. VĂN PHÒNG ĐƠN VỊ ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH IPL Tòa nhà PACE – 341 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: +84 (08) 3837.0212 Fax: +84 (08) 5404.1173 Website: www.IPL.edu.vn - Email: info@IPL.edu.vn