SlideShare a Scribd company logo
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ
KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC BẢO TÀNG
–
Mô đun: Sự kiện và nhân vật
IV. Chuẩn bị
1. Đối với Bảo tàng:
 Xây dựng kế hoạch, nội dung các hoạt động trò chơi
 Bố trí người tham gia các trò chơi cùng với học sinh.
 Lo cơ sở vật chất tại bảo tàng.
 Giữ mối liên lạc với nhà trường.
2. Phía Nhà trường:
 Liên hệ với Bảo tàng, để nắm bắt nội dung
 Thông báo cho học sinh chủ đề của buổi sinh hoạt.
HỌC TẬP TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
 Ngoàiviệc củng cố, trang bị kiến thức theo thời khóa biểu ở lớp, các em còn
được tham gia các hoạtđộng bổ ích, thông qua hình thức “chơi mà học, học
mà chơi” mà ở trường ít thời gian, chưa đủ điều kiện.
 Bổ sung, củng cố và mở rộng kiến thức lịch sử thông qua các hoạt động
chơi tại bảo tàng (ngoài thực địa).
 Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, tự tin, chủ động.
 Nâng cao nhận thức trân trọng quá khứ.
 Góp phần hình thành ý thức tương thân, tương ái, lòng yêu thương con
người trong mỗi học sinh.
II. Thời gian
 Học kỳ I
 1/2 ngày
III. Đối tượng
 Học sinh lớp 4
 Kế hoạch được thông qua Ban Giám hiệu.
 Thông báo kế hoạch đi tham quan Bảo tàng tới toàn thể cha mẹ học sinh (thời
gian và địa điểm).
 Thuê xe, phân công người quản lý học sinh.
3. Về phía học sinh:
 Củng cố lại kiến thức đã được học trên lớp
 Nếu có thể, tra cứu thêm trên mạng Internét, để mở rộng kiến thức trước khi
đến sinh hoạt (tham gia trò chơi).
 Thực hiện đúng nội quy của phía Bảo tàng.
V. Các bước tiến hành
1. Tập trung tại Bảo tàng; ổn định lớp (5’)
- Giáo viên tập trung học sinh tại bảo tàng.
- Làm quen và phổ biến nội quy với cán bộ của Bảo tàng.
2. Các hoạt động chủ yếu
 Hoạt động I: Ai nhanh, ai đúng (Thời gian: 25 phút)
Hình thức:
 Chơi theo đội (20 em chia làm 2 đội), mỗi đội 10 em, hai em tạo thành một cặp
chơi.
Đạo cụ:
 Chuẩn bị 10 quả bóng bay và một tấm bảng lớn, trên đó chia thành 2 cột: Đúng
và Sai.
Cách chơi:
 Hai đội chơi cùng 1 lúc. Từ điểm xuất phát đến chỗ dán đáp án cách nhau từ 5
đến 7 mét. Khi trọng tài hô 1 - 2 - 3, trò chơi bắt đầu, hai em đầu tiên (cặp 1)
cùng di chuyển 1 quả bóng bằng đầu (không dùng tay) đến thả vào rổ và chọn
1 bông hoa có in sẵn câu hỏi. Sau khi đọc câu hỏi, hai bạn cùng trao đổi và
chạy đến tấm bảng, dán bông hoa vào cột Đúng hoặc Sai. Hoàn thành xong,
hai bạn cùng chạy về cuối hàng để cặp tiếp theo xuất phát. Cứ như vậy cho đến
cặp chơi cuối cùng (Trong quá trình chơi, nếu để bóng rơi xuống đất hoặc
dùng tay thì phải quay trở lại vị trí cuối hàng để cặp sau tiếp tục chơi).
Luật chơi:
 Khi người quản trò ra hiệu lệnh, trò chơi mới được bắt đầu. Khi cặp 1 trở về
đích thì cặp chơi tiếp theo mới được xuất phát.
Tổ trọng tài:
 Mỗi đội cử 1 bạn làm trọng tài
+ Theo dõi xem đội nào xong trước.
+ Có phạm quy không: có chạm tay vào bóng, chạy trước tín hiệu chơi, đứng
quá vạch qui định…
Nội dung các câu hỏi:
Câu 1: Cung nỏ là vũ khí ưa chuộng của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Đáp án: Đúng
Câu 2: Nhà sàn là kiến trúc sớm nhất của người Việt cổ.
Đáp án: Đúng
Câu 3: Kinh đô của nhà Đinh ở Hoa Lư (Ninh Bình).
Đáp án: Đúng
Câu 4: Kinh đô cuối cùng của Việt Nam gắn với vương triều Nguyễn là kinh
đô Huế.
Đáp án: Đúng
Câu 5: Biểu tượng của nền văn minh Việt cổ là Trống đồng.
Đáp án: Đúng
Câu 6: Nguyễn Trãi được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Đáp án: Đúng
Câu 7: Cuộc khởi nghĩa chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của nước ta là Khởi
nghĩa Hai Bà Trưng.
Đáp án: Sai (Khởi nghĩa Ngô Quyền)
Câu 8: Lê Lợi lên ngôi sau khi đánh tan quân xâm lược Thanh.
Đáp án: Sai (Đánh tan quân xâm lược Minh)
Câu 9: Tại Hội nghị Diên Hồng, Vua tôi nhà Trần bàn về việc phát triển nền
nông nghiệp của đất nước.
Đáp án: Sai (Bàn về kế sách đánh giặc)
Câu 10: Thời Lê, đất nước ta chia cắt thành hai miền. Tên của hai miền đó
là: miền Nam - miền Bắc.
Đáp án: Sai (Đàng Trong - Đàng Ngoài)
 Hoạt động II: Vượt chướng ngại vật hoàn thành nhiệm vụ (Thời gian:
20 phút)
Hình thức:
 Chơi theo nhóm, cần 10 em học sinh tham gia trò chơi.
Đạo cụ:
 Chuẩn bị 10 lá cờ nhỏ, những đoạn dây và những quả chuông gắn trên sợi dây.
Các sợi dây được gắn với nhau chằng chịt.
Cách chơi:
 Học sinh xếp thành một hàng dọc theo thứ tự từ 1 đến 10 và mỗi bạn cầm một
lá cờ. Khi người quản trò ra lệnh trò chơi bắt đầu, bạn số 1 di chuyển sao cho
không chạm vào sợi dây (nếu chạm vào dây là chuông sẽ kêu và phải quay trở
lại cuối hàng để bạn phía sau tiếp tục chơi) lên đến bàn có các bông hoa có
chứa câu hỏi và trả lời nhanh. Nếu trả lời đúng sẽ được tặng 1 lá cờ và quay trở
về vị trí xuất phát, bạn số 2 tiếp tục chơi cho đến bạn số 10. Nếu bạn nào trả lời
sai thì phải quay lại để bạn phía sau tiếp tục cho đến khi nào hết 10 câu hỏi.
Kết thúc trò chơi, những bạn nào có cờ là người chiến thắng.
Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời từ bao giờ?
Đáp án: 2000 - 2500 Trước Công nguyên
Câu 2: Lưỡi cày đồng phát hiện ở văn hóa Đông Sơn cho em hiểu điều gì?
Đáp án: Nền văn minh lúa nước (hoặc kinh tế lúa nước)
Câu 3: Việt Nam chịu ách đô hộ của Phong kiến phương Bắc trong thời gian
bao lâu?
Đáp án: 1000 năm
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc?
Đáp án: Khởi nghĩa Ngô Quyền
Câu 5: Người dẹp loạn 12 sứ quân là ai?
Đáp án: Đinh Bộ Lĩnh
Câu 6: Lý Công Uẩn đã dời đô về địa danh nào?
Đáp án: Thăng Long
Câu 7: Vị tướng nào đã lãnh đạo quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược
Tống (1075 - 1077)?
Đáp án: Lý Thường Kiệt
Câu 8: Ai đã bóp nát quả cam khi không được tham gia bàn về kế sách đánh
giặc?
Đáp án: Trần Quốc Toản
Câu 9: Ai đã đại phá quân Thanh?
Đáp án: Nguyễn Huệ (Quang Trung)
Câu 10: Trước đây, Thăng Long còn có tên gọi nào khác?
Đáp án: Đại La
 Hoạt động III: Rung chuông vàng (Thời gian: 30 phút)
Hình thức:
 Cần 15 học sinh tham gia chơi.
Cách chơi:
 Học sinh đăng kí dự phần thi “Rung chuông vàng”, sau đó bốc thăm và ngồi
đúng vị trí theo số thứ tự của mình.
 Sau khi nghe câu hỏi, học sinh dự thi viết câu trả lời ra bảng, thời gian suy
nghĩ: 10 giây/1 câu. Khi có hiệu lệnh, học sinh giơ bảng của mình lên cao. Học
sinh nào trả lời sai thì bị loại khỏi cuộc thi. Câu hỏi sẽ theo mức độ khó dần.
Học sinh nào trả lời được câu 10 thì được rung chuông vàng.
Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Tên vị vua đã ra “Chiếu dời đô” từ Hoa Lư về Thăng Long năm
1010?
Đáp án: Lý Công Uẩn (hay còn gọi là Lý Thái Tổ)
Câu 2: Trong 3 tôn giáo sau đây: Phậtgiáo, Đạo giáo và Nho giáo, tôn giáo
nào được Nhà Lý coi như là quốc giáo?
Đáp án: Phật giáo
Câu 3: Nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên - Mông bao nhiêu lần?
Đáp án: 3 lần
Câu 4: Biểu tượng của nền văn minh Việt cổ là Trống đồng, đúng hay sai?
Đáp án: Đúng
Câu 5: Di tích nào trong những di tích sau đây gắn với chiến thắng của
Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ: Ải Chi Lăng, Gò Đống Đa, sông Bạch
Đằng?
Đáp án: Gò Đống Đa
Câu 6: Lê Lợi lên ngôi sau sự kiện nào dưới đây?
+ Đánh tan quân xâm lược Minh
+ Đánh tan quân xâm lược Thanh
+ Đánh tan quân xâm lược Tống
Đáp án: Đánh tan quân xâm lược Minh
Câu 7: Hãy kể tên những thành thị nổi tiếng thời Lê?
Đáp án: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An
Câu 8: Em hãy cho biết trên sông Bạch Đằng, dân và quân ta đã đánh tan
những quân xâm lược nào: Nam Hán, Tống, Nguyên Mông?
Đáp án: Cả 3 (Nam Hán, Tống và Nguyên Mông)
Câu 9: Thời Lê, đất nước ta chia cắt thành hai miền, hãy cho biết tên của hai
miền đó?
Đáp án: Đàng Trong - Đàng Ngoài
Câu 10: Ai đã lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn?
Đáp án: Nguyễn Ánh
 Hoạt động IV: Trò chơi ô chữ (Thời gian: 40 phút)
Hình thức:
 Tất cả cùng được chơi. Trên màn hình sẽ hiện lên 14 ô chữ ở hàng dọc tương
đương với 14 câu hỏi cho hàng ngang. Các em học sinh lắng nghe câu hỏi và
khi có đáp án thì giơ tay trả lời. Khi có bạn tìm ra được ô chữ hàng dọc, trò
chơi vẫn tiếp tục cho đến khi mở hết ô chữ. Nếu bạn nào trả lời sai, bạn khác
sẽ được trả lời.
Câu hỏi:
Từ hàng ngang số 1: Người Việt cổ đi lại trên sông nước bằng gì?
Đáp án: Thuyền (chữ T)
Từ hàng ngang số 2: Sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đóng đô ở đâu?
Đáp án: Hoa Lư (chữ H)
Từ hàng ngang số 3: Cho biết tên trường Đại học đầu tiên ở nước ta?
Đáp án: Văn Miếu (chữ Ă)
Từ hàng ngang số 4: Ai đã lãnh đạo quân dân ta đánh tan quân Nam Hán
trên sông Bạch Đằng ?
Đáp án: Ngô Quyền (chữ N)
Từ hàng ngang số 5: Thành Cổ Loa được xây dựng ở đâu?
Đáp án: Đông Anh (chữ G)
Từ hàng ngang số 6: Ai đã chỉ huy quân dân ta kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077).
Đáp án: Lý Thường Kiệt (chữ L)
Từ hàng ngang số 7: Ai đã chỉ huy quân dân ta đánh tan quân xâm lược
Tống năm 941?
Đáp án: Lê Hoàn (chữ O)
Từ hàng ngang số 8: Triều đại phong kiến Việt Nam nào đã 3 lần đánh tan
quân xâm lược Nguyên – Mông?
Đáp án: Trần (chữ N)
Từ hàng ngang số 9: Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam là triều
đại nào?
Đáp án: Nguyễn (chữ G)
Từ hàng ngang số 10: Lê Lợi lên ngôi sau khi đánh tan quân xâm lược nào?
Đáp án: Minh (chữ H)
Từ hàng ngang số 11: Quốc hiệu của nước ta ở triều Lý là gì?
Đáp án: Đại Việt (chữ A)
Từ hàng ngang số 12: Nghĩa quân do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo có
tên gọi là gì?
Đáp án: Tây Sơn (chữ N)
Từ hàng ngang số 13: Lê Lợi đã trả lại gươm thần choầu vàng ở đâu?
Đáp án: Hồ Gươm (chữ Ô)
Từ hàng ngang số 14: Cùng với Thăng Long, Phố Hiến, đây là thành thị nổ
tiếng của Việt Nam ở thời Lê?
Đáp án: Hội An (chữ I)
Từ khóa hàng dọc: Thăng Long - Hà Nội.
1 T H U Y E N
2 H O A L Ư
3 V A N M I E U
4 N G O Q U Y E N
5 Đ O N G A N H
6 L Y T H U O N G K I E T
7 L E H O A N
8 T R A N
9 N G U Y E N
10 M I N H
11 Đ A I V I E T
12 T A Y S O N
13 H O G U O M
14 H O I A N
VI. Gợi ý cho người sử dụng
 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 1 Phố Phạm Ngũ lão, Quận Hoàn Kiếm Hà
Nội.
 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ và bảo quản những di sản văn hóa
vật thể quý báu của quốc gia. Hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng tái hiện
lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khi xuất hiện cuộc sống sơ khai
của con người trên đất nước Việt Nam đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 -
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tiến trình lịch sử này được thể hiện
trong một không gian trưng bày với tổng diện tích 2.200m2, trên 7.000 hiện
vật lịch sử.
Mô đun: Theo dòng lịch sử
IV. Chuẩn bị
1. Đối với Bảo tàng:
 Xây dựng kế hoạch, nội dung các hoạt động trò chơi
 Bố trí người tham gia các trò chơi cùng với học sinh.
 Lo cơ sở vật chất tại bảo tàng.
 Giữ mối liên lạc với nhà trường.
2. Phía Nhà trường:
HỌC TẬP TẠI BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
 Ngoàiviệc củng cố, trang bị kiến thức theo thời khóa biểu ở lớp, các em còn
được tham gia các hoạtđộng bổ ích, thông qua hình thức “chơi mà học, học
mà chơi” mà ở trường ít thời gian, chưa đủ điều kiện.
 Bổ sung, củng cố và mở rộng kiến thức lịch sử thông qua các hoạt động
chơi tại bảo tàng (ngoài thực địa).
 Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, tự tin, chủ động.
 Nâng cao nhận thứctrân trọng quá khứ, “ăn quả nhớ người trồng cây” của
học sinh đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu giành độc lập cho
dân tộc.
 Góp phần hình thành ý thức tương thân, tương ái, lòng yêu thương con
người trong mỗi học sinh.
II. Thời gian
 Học kỳ II
 1/2 ngày
 Buổi sáng: Từ 9h-11h; buổi chiều: 14h-16h
III. Đối tượng
 Học sinh lớp 5
 Liên hệ với Bảo tàng, để nắm bắt nội dung
 Thông báo cho học sinh chủ đề của buổi sinh hoạt.
 Kế hoạch được thông qua Ban Giám hiệu.
 Thông báo kế hoạch đi tham quan Bảo tàng tới toàn thể cha mẹ học sinh (thời
gian và địa điểm).
 Thuê xe, phân công người quản lý học sinh.
3. Về phía học sinh:
 Củng cố lại kiến thức đã được học trên lớp
 Nếu có thể, tra cứu thêm trên mạng Internét, để mở rộng kiến thức trước khi
đến sinh hoạt (tham gia trò chơi).
 Thực hiện đúng nội quy của phía Bảo tàng.
V. Các bước tiến hành
1. Tập trung tại Bảo tàng; ổn định lớp (5’)
- Giáo viên tập trung học sinh tại bảo tàng.
- Làm quen và phổ biến nội quy với cán bộ của Bảo tàng.
2. Các hoạt động chủ yếu
 Hoạt động I: Ai nhanh, ai đúng (Thời gian: 25 phút)
Hình thức:
 Chơi theo đội (30 em chia làm 2 đội), mỗi đội 15 học sinh, tương đương với 15
cái thẻ.
Đạo cụ:
 Làm 2 bộ thẻ giống nhau. Các tấm thẻ được làm bằng chất liệu là bìa, vải nhựa
hoặc mica.
Cách chơi:
 2 đội đứng thành hàng dọc (có thể điểm danh, kiểm tra lại số lượng đội mình).
 Từ điểm xuất phát đến chỗ lấy thẻ cách nhau 5 đến 7 mét.
 Khi trọng tài hô:3-2-1, trò chơi bắt đầu.
 Bạn đầu tiên chạy lên, rút tấm thẻ, đọc nội dung, suy nghĩ nhanh và đặt vào các
tấm bảng (vị trí A, B hay C). Đây là 3 nội dung lớn, trong mỗi nội dung lớn có
nhiều nội dung nhỏ, mỗi tấm thẻ tương ứng với 1 nội dung nhỏ. Sau khi đặt
xong chạy ngược lại (vị trí xuất phát) tiếp sức cho bạn mình (vỗ vào tay bạn);
bạn thứ hai tiếp tục chạy lên lấy thẻ (đọc và đặt nhanh) vào vị trí theo nội dung
(theo kiến thức hiểu biết của mình), tiếp tục cho đến bạn cuối cùng.
Luật chơi:
 Khi người quản trò ra hiệu lệnh trò chơi mới được bắt đầu; Mỗi lần (lượt) chơi
chỉ được sử dụng 1 thẻ.
Tổ trọng tài:
 Mắt phải tinh, tai phải thính. Đặc biệt phải công minh (mỗi đội cử 01 bạn tham
gia làm trọng tài)
 Kiểm tra chéo nhau xem đội nào xong trước (đặt hết thẻ)
 Theo dõi các đội có phạm quy không, bằng cách:
- Có chạm tay vào bạn hay không
- Chạy trước khi tín hiệu chưa phát
- Đứng vượt quá vạch quy định
Nội dung các tấm thẻ:
 Gồm 3 nội dung:
Nội dung A (tấm bìa A) có 4 tấm thẻ:
Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945
1. Thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta lần nữa (23/9)
2. Các lực lượng phản động liên kết nhau chống phá cách mạng
3. Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết
4. 90% đồng bào không biết chữ.
Nội dung B (tấm bìa B) có 6 tấm thẻ:
Những biện pháp Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân vượt qua nạn đói, dốt
1. Lập hũ gạo cứu đói
2. Quyên góp tiền vàng
3. Đẩy mạnh khai hoang, tăng gia sản xuất
4. Đắp lại đê bị vỡ
5. Chia ruộng cho dân nghèo
6. Mờ trường học, tổ chức các lớp bình dân học vụ
Nội dung C (tấm bìa C) có 5 tấm thẻ:
Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước
1. Pháp gửi tối hậu thư đe dọa, ngày 18/12/1946
2. Phái ta kiên quyết giữ từng căn nhà, góc phố
3. Nhân dân Hà Nội chặt cây, khuân bàn ghế ra đường làm chướng ngại vật cản
địch
4. Cuộc chiến đấu diễn ra ròng ra trong 60 ngày đêm
5. Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến
Đánh giá kết quả của hai đội, căn cứ vào các tiêu chí sau:
 Thời gian (đội nào đặt hết thẻ trong thời gian ngắn nhất)
 Kết quả (đội nào có nhiều thẻ đặt đúng nhất)
 Phạm quy (làm trước hoặc sau khi người quản trò báo hết thời gian vẫn còn
chơi)
 Đội thắng cuộc sẽ nhận được quà của Ban tổ chức
Chú ý: Cuối hoạt động chơi, người quản trò (hoặc giáo viên) củng cố các nội
dung A-B-C theo trình tự để học sinh nhớ lại kiến thức một cách hệ thống.
 Hoạt động II: Vượt chướng ngại vật hoàn thành nhiệm vụ (Thời gian:
20 phút)
Hình thức:
 Chơi theo nhóm (20 em chia thành 2 nhóm). Vật liệu chuẩn bị là những chiếc
thìa và quả bóng bàn.
Cách chơi:
 Các nhóm sẽ phải vận chuyển bóng bằng những chiếc thìa, sau đó đổ vào rổ
sao cho bóng không bị rơi ra ngoài. Sau khi cho hết bóng vào rổ, các em lần
lượt được nhặt 1 bông hoa trong rổ, đọc kĩ nội dung, gắn bông hoa mình nhặt
được tương ứng với mốc thời gian của sự kiện. Kết thúc sẽ có nhận xét của
giám khảo.
Vật liệu:
 Chuẩn bị xốp trắng (4 tấm cho 2 nhóm), cắt theo các hình tròn, chữ nhật, bán
nguyệt. Trên tấm xốp vẽ các trục thời gian, với các mốc: 1858, 1862, 1890,
1911, 1930, 1930 - 1931, 1941, 1945, 1946, 1954.
Nội dung sự kiện (Không để theo thứ tự):
Câu 1: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
Câu 2: Triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước, nhượng ba tỉnh miền Đông Nam
Kỳ cho thực dân Pháp.
Câu 3: Năm sinh của Nguyễn Sinh Cung?
Câu 4: Năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 5: Năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Câu 6: Năm nổ ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Câu 7: Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, cho biết năm Bác Hồ trở về nước?
Câu 8: Năm diễn ra Cách mạng tháng Tám?
Câu 9: Năm diễn ra sự kiện Toàn quốc kháng chiến?
Câu 10: Năm kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ?
 Hoạt động III: Theo dòng lịch sử - Hành trình theo chân Bác (Thời
gian: 30 phút)
Hình thức:
 Tất cả cùng được chơi, các em ngồi thoải mái, nhìn lên màn hình. Máy Project
bắt đầu chiếu: các câu chữ, hình ảnh lần lượt được hiện ra những câu chưa
hoàn chỉnh với rất nhiều chỗ trống (18 chỗ trống). Nhiệm vụ của các em chọn
từ (hay hình ảnh còn thiếu) đặt vào chỗ trống sao cho thích hợp với nội dung
lịch sử để hoàn chỉnh đoạn văn.
Luật chơi:
 Mỗi bạn được trả lời một câu (một chỗ trống), nếu trả lời sai, bạn khác có
quyền trả lời.
Nội dung:
Ngày 5/6/1911 từ ………..(1) người thanh niên ……… (2) với tên gọi
…………(3) đã xuống tàu………………..(4) của ………. (5) bắt đầu cuộc hành
trình gian khổ ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Ở trên tàu, Bác Hồ phải làm nhiều việc rất vất vả như …………. (6),
………….. (7). Bác đến nhiều nơi trên thế giới , thời gian ở luân Đôn (nước Anh),
Bác từng làm việc …… (8) cho một ……….(9) nổi tiếng ở đó. Sau này Bác xin
làm việc ở ………..(10).
Năm 1917, Người quay trở lại ………(11) lần thứ hai. Năm 1919, với bút
danh ………. (12) Bác đã gửi tới Hội nghị Véc Xây bản ……..(13), đòi quyền tự
do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
Ngôi nhà số ……… (14), nơi Bác ở những năm 1921 - 1923. Ở đây, Người
vừa hoạt động cách mạng, vừa kiếm sống, Nghề Bác Hồ làm lúc này ……… (15)
ở Paris, Bác đã sử dụng tấm ……… (16). Mùa đông nước Pháp rất lạnh, mỗi buổi
sáng trước khi đi làm, Bác thường phải mang ….. (17) xuống dưới tầng hầm, gửi
vào lò sưởi, đến tối mang về phòng, để dưới ……… (18) ngủ cho đỡ lạnh.
Đây cũng là thời kỳ khó khăn và cực nhọc nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc.
Đáp án:
1. Bến cảng Nhà Rồng
2. Nguyễn Tất Thành
3. Văn Ba
4. La-tu-sơ Tre-vin
5. Pháp
6. nấu cơm
7. xách nước
8. quét tuyết
9. trường học
10. tiệm ăn Các-tơ-lông
11. nước Pháp
12. Nguyễn Ái Quốc
13. yêu sách 8 điểm
14. 9 ngõ Công Poăng
15. thợ ảnh
16. danh thiếp
17. viên gạch
18. gối
 Hoạt động IV: Ô chữ bí mật (Thời gian: 40 phút)
Hình thức:
 Chơi theo đội (A và B), mỗi đội 5 bạn (Mỗi đội sẽ cử một bạn làm đội trưởng).
Đội trưởng của hai đội sẽ bốc thăm xem đội nào được chọn ô cửa trước.
Luật chơi:
 Trên màn hình sẽ hiện lên những ô cửa (Được đánh số thứ tự từ 1 đến 10). Đội
trưởng sẽ chọn ô cửa và đọc câu hỏi trong ô cửa đó. Sau đó, cả đội cùng hội ý
và đưa ra câu trả lời (Thời gian suy nghĩ 30 giây/1 ô cửa). Nếu trả lời sai, đội
kia sẽ có quyền trả lời. Sau khi đội này trả lời xong ô cửa thì đội kia được chọn
ô cửa tiếp theo (Không nhất thiết phải chọn theo số thứ tự của từng ô cửa).
Nội dung ô chữ:
Ô số 1: Ông là một trong những ông vua triều Nguyễn đầu tiên kiên quyết
chống thực dân Pháp, sau đó bị chúng bắt và mang đi đày ở Angiêri. Ông là ai?
Đáp án: Vua Hàm Nghi
Ô số 2: Năm 1941 Bác Hồ trở về nước, nơi Người đặt chân đầu tiên thuộc
tỉnh nào?
Đáp án: Cao Bằng
Ô số 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại đâu?
Đáp án: Nhà số 48 - phố Hàng Ngang (Hà Nội)
Ô số 4: Nhà tù nào ở Hà Nội đã từng giam cầm hàng nghìn đảng viên, cán
bộ cách mạng của nước ta?
Đáp án: Nhà tù Hỏa Lò.
Ô số 5: Máy bay nào được đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc tập kích bằng
không quân vào miền Bắc lần thứ hai, năm 1972?
Đáp án: Máy bay B52
Ô số 6: Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã nổ phát
súng đầu tiên vào địa phương nào?
Đáp án: Đà Nẵng
Ô số 7: Ông là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam?
Đáp án: Vua Bảo Đại
Ô số 8: Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh diễn ra năm nào?
Đáp án: 1930 - 1931
Ô số 9: Chiến thắng nào của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp chấm dứt
cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
Đáp án: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)
Ô số 10: Chiến thắng 12 ngày đêm của quân và dân Hà Nội chống lại cuộc
tập kích bằng không quân của đế quốc Mỹ được biết với tên gọi nào?
Đáp án: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Kết quả:
 Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Đội chiến thắng là đội có số điểm cao hơn.
VI. Gợi ý cho người sử dụng
 Bảo tàng Cách mạng Việt Nam - 25 Phố Tông Đản và 216 Phố Trần Quang
Khải - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
 Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi lưu giữ và bảo quản những di sản văn
hóa vật thể quý báu của quốc gia. Hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng tái
hiện lịch sử của dân tộc từ cuối thế kỷ XIX đến sự ra đời của Đảng, Cách mạng
tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Tiếp theo là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc
chống Mỹ. Trong suốt chiều dài lịch sử vẻ vang của dân tộc, lịch sử oai hùng
và đầy bi tráng của những năm tháng chống Pháp, Mỹ cũng như sự kiện trọng
đại 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã được tái hiện sống động
và chi tiết tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
Mô đun: Học tập tại Bảo tàng Dân tộc học
IV. Chuẩn bị
1. Đối với nhà trường và giáo viên:
 Xác định các môn học/bài học có liên quan
 Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức
cho học sinh tại Bảo tàng Dân tộc học
 Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua
 Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Bảo tàng dân tộc học.
 Gửi kế hoạch học tập chi tiết trước cho Bảo tàng biết được thời gian, lịch trình,
các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự
kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập; các nội dung cần sự hỗ trợ của
cán bộ, hướng dẫn viên của Bảo tàng, ...)
 Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và
với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh;
mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em
HỌC TẬP TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
I. Mục tiêu
 Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học
thông qua các hoạt động trải nghiệm ở thực địa.
 Hiểu hơn và tự hào về dân tộc Việt Nam.
 Góp phần hình thànhở các em học sinh ý thức, tình cảm trân trọng với các
hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng của dân tộc Việt Nam.
II. Thời gian
 1/2 ngày
III. Đối tượng
 Học sinh lớp 3
 Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1
tuần trước khi đi)
 Các đồ dùng, phương tiện cần cho việc tổ chức học tập
 Thuê phương tiện đưa đón học sinh
 Chuẩn bị về hậu cần: Ăn giữa ca của học sinh, nước uống, ...
 Máy ảnh, máy quay phim
2. Đối với học sinh:
 Tìm hiểu các kiến thức đến Bảo tàng dân tộc
 Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: vở, bút, ...
 Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm)
 Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa
3. Đối với phụ huynh học sinh:
 Khuyến khích con tích cực tham gia các buổi học tại thực địa
 Nếu có vần đề gì chưa rõ, phụ huynh nên chủ động liên lạc, trao đổi với giáo
viên chủ nhiệm
4. Đối với Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
 Cử 02 cán bộ để giới thiệu và hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu về 2 khu vực
trong nhà và ngoài trơi.
 Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình học tập của học sinh
V. Các bước tiến hành
Các mốc thời gian và các hoạt động
7h30 Học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh sau đó học sinh xếp
hàng ra ôtô (học sinh dậy sớm và ăn sáng tại nhà)
8h00 Xe khởi hành từ Trường học đến Bảo tàng Dân tộc
8h00 - 8h30 Giáo viên tổ chức các hoạt động cho các em trên ô tô: Ôn lại
các kiến thức về an toàn giao thông (Tìm hiểu tên các đường
phố đi qua, các biển báo giao thông trên đường); ôn lại các bài
hát đã được học và thi trả lời các câu hỏi, câu đố, trò chơi.
8h30- 8h45 Làm thủ tục vào học tập tại Bảo tàng
8h45 - 9h45 2 nhóm nghe Hướng dẫn viên/Cán bộ của Bảo tàng giới thiệu
về 2 khu vực trưng bày hiện vật trong nhà và ngoài trời của Bảo
tàng (Mỗi khu vực 30 phút)
9h30- 9h45 Giải lao, ăn nhẹ
9h45 - 10h45 Tham quan thiên nhiên; chia nhóm thảo luận, trình bày những
cảm nhận của HS sau khi được học tập tại Bảo tàng và thực
hành làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để trang trí lớp học.
10h45 - 10h50: Tập trung lên xe.
10h50 - 11h20: Đi về trường.
VI. Gợi ý cho người sử dụng
 Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ
chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cũng như các thành viên trong nhóm
 Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của các học sinh và
đánh giá buổi học ngoài thực địa và rút kinh nghiệm
 Có thể tổ chức kết hợp các hoạt động học tập khác tại Bảo tàng dân tộc như:
Vẽ về đề tài thiên nhiên (Mỹ thuật); Đi thăm thiên nhiên (Tự nhiên và Xã hội),
...
 Một số thông tin về Bảo tàng dân tộc:
- Nằm trên một khu đất rộng 3h, tại đường Nguyễn Văn Huyên, cách trung
tâm Hà Nội chừng 8 km, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai
trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, nơi đây đã thực sự thu hút
sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hóa, dân
tộc học trong nước và quốc tế.
- Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng,
hàng trăm băng video, băng cát-sét phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt,
phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam.
- Hiện vật trưng bày được sắp xếp, bố trí một cách khoa học, dễ hiểu, dễ
cảm thụ. Khu trưng bày thường xuyên trong nhà có diện tích 2.500m²
(bao gồm 2 tầng).
- Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng
nhất của các dân tộc Việt Nam. Hiện tại đã có trưng bày về ngôi nhà dài
Ê-Đê, nhà sàn Tày, ngôi nhà nửa sàn và nửa trệt của người Dao, nhà mái
lợp bằng gỗ pơ-mu của người H'Mông, ngôi nhà Việt với mái lợp ngói,
ngôi nhà mồ Gia-Rai, nhà Rông của người Ba-Na, ngôi nhà Chăm và
ngôi nhà đất trình tường của người Hà Nhì.
- Trong tương lai, Bảo tàng dự định trưng bày ngôi nhà mồ của dân tộc
Cơ-Tu và khuôn viên hoàn thiện của ngôi nhà Việt. Một số loại cây thuộc
địa phương của mỗi ngôi nhà cũng được mang đến và trồng tại đây.
- Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00 vào các ngày trong tuần; trừ thứ 2 và các ngày
lễ, Tết trong năm.
- Giá vé: Vé thường: 20.000 đồng/lượt; Vé giảm giá: 3.000 đồng/lượt dành
cho học sinh tiểu học và phổ thông trung học; Vé miễn phí: Trẻ em dưới
6 tuổi.

More Related Content

More from Thành Nguyễn

Ced final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engCed final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation eng
Thành Nguyễn
 
List of documents
List of documents List of documents
List of documents
Thành Nguyễn
 
Flegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryFlegt literature non eu library
Flegt literature non eu library
Thành Nguyễn
 
Flegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalFlegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 final
Thành Nguyễn
 
Eu library flegt
Eu library flegtEu library flegt
Eu library flegt
Thành Nguyễn
 
Report vcci 31.10.17 final eng
Report vcci 31.10.17 final  engReport vcci 31.10.17 final  eng
Report vcci 31.10.17 final eng
Thành Nguyễn
 
Report bifa final march 29 2017_ eng
Report bifa  final march 29 2017_ engReport bifa  final march 29 2017_ eng
Report bifa final march 29 2017_ eng
Thành Nguyễn
 
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Thành Nguyễn
 
White book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterWhite book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disaster
Thành Nguyễn
 
White book business responses to cc and natural disaster
White book  business responses to cc and natural disasterWhite book  business responses to cc and natural disaster
White book business responses to cc and natural disaster
Thành Nguyễn
 
E newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionE newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng edition
Thành Nguyễn
 
E newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionE newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng edition
Thành Nguyễn
 
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageAction plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Thành Nguyễn
 
Usaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangUsaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danang
Thành Nguyễn
 
Usaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseUsaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouse
Thành Nguyễn
 
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Thành Nguyễn
 
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Thành Nguyễn
 
Annual report ofda dec 30_2013 final
Annual report ofda dec 30_2013 finalAnnual report ofda dec 30_2013 final
Annual report ofda dec 30_2013 final
Thành Nguyễn
 
Annual report ofda dec 8 2014
Annual report ofda dec 8 2014Annual report ofda dec 8 2014
Annual report ofda dec 8 2014
Thành Nguyễn
 
PART II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSES
PART II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESPART II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSES
PART II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSES
Thành Nguyễn
 

More from Thành Nguyễn (20)

Ced final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engCed final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation eng
 
List of documents
List of documents List of documents
List of documents
 
Flegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryFlegt literature non eu library
Flegt literature non eu library
 
Flegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalFlegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 final
 
Eu library flegt
Eu library flegtEu library flegt
Eu library flegt
 
Report vcci 31.10.17 final eng
Report vcci 31.10.17 final  engReport vcci 31.10.17 final  eng
Report vcci 31.10.17 final eng
 
Report bifa final march 29 2017_ eng
Report bifa  final march 29 2017_ engReport bifa  final march 29 2017_ eng
Report bifa final march 29 2017_ eng
 
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
 
White book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterWhite book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disaster
 
White book business responses to cc and natural disaster
White book  business responses to cc and natural disasterWhite book  business responses to cc and natural disaster
White book business responses to cc and natural disaster
 
E newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionE newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng edition
 
E newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionE newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng edition
 
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageAction plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
 
Usaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangUsaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danang
 
Usaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseUsaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouse
 
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
 
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012
 
Annual report ofda dec 30_2013 final
Annual report ofda dec 30_2013 finalAnnual report ofda dec 30_2013 final
Annual report ofda dec 30_2013 final
 
Annual report ofda dec 8 2014
Annual report ofda dec 8 2014Annual report ofda dec 8 2014
Annual report ofda dec 8 2014
 
PART II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSES
PART II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESPART II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSES
PART II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSES
 

Hoc moi truong tai cac bao tang

  • 1. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC BẢO TÀNG
  • 2. – Mô đun: Sự kiện và nhân vật IV. Chuẩn bị 1. Đối với Bảo tàng:  Xây dựng kế hoạch, nội dung các hoạt động trò chơi  Bố trí người tham gia các trò chơi cùng với học sinh.  Lo cơ sở vật chất tại bảo tàng.  Giữ mối liên lạc với nhà trường. 2. Phía Nhà trường:  Liên hệ với Bảo tàng, để nắm bắt nội dung  Thông báo cho học sinh chủ đề của buổi sinh hoạt. HỌC TẬP TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM I. Mục tiêu Giúp học sinh:  Ngoàiviệc củng cố, trang bị kiến thức theo thời khóa biểu ở lớp, các em còn được tham gia các hoạtđộng bổ ích, thông qua hình thức “chơi mà học, học mà chơi” mà ở trường ít thời gian, chưa đủ điều kiện.  Bổ sung, củng cố và mở rộng kiến thức lịch sử thông qua các hoạt động chơi tại bảo tàng (ngoài thực địa).  Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, tự tin, chủ động.  Nâng cao nhận thức trân trọng quá khứ.  Góp phần hình thành ý thức tương thân, tương ái, lòng yêu thương con người trong mỗi học sinh. II. Thời gian  Học kỳ I  1/2 ngày III. Đối tượng  Học sinh lớp 4
  • 3.  Kế hoạch được thông qua Ban Giám hiệu.  Thông báo kế hoạch đi tham quan Bảo tàng tới toàn thể cha mẹ học sinh (thời gian và địa điểm).  Thuê xe, phân công người quản lý học sinh. 3. Về phía học sinh:  Củng cố lại kiến thức đã được học trên lớp  Nếu có thể, tra cứu thêm trên mạng Internét, để mở rộng kiến thức trước khi đến sinh hoạt (tham gia trò chơi).  Thực hiện đúng nội quy của phía Bảo tàng. V. Các bước tiến hành 1. Tập trung tại Bảo tàng; ổn định lớp (5’) - Giáo viên tập trung học sinh tại bảo tàng. - Làm quen và phổ biến nội quy với cán bộ của Bảo tàng. 2. Các hoạt động chủ yếu  Hoạt động I: Ai nhanh, ai đúng (Thời gian: 25 phút) Hình thức:  Chơi theo đội (20 em chia làm 2 đội), mỗi đội 10 em, hai em tạo thành một cặp chơi. Đạo cụ:  Chuẩn bị 10 quả bóng bay và một tấm bảng lớn, trên đó chia thành 2 cột: Đúng và Sai. Cách chơi:  Hai đội chơi cùng 1 lúc. Từ điểm xuất phát đến chỗ dán đáp án cách nhau từ 5 đến 7 mét. Khi trọng tài hô 1 - 2 - 3, trò chơi bắt đầu, hai em đầu tiên (cặp 1) cùng di chuyển 1 quả bóng bằng đầu (không dùng tay) đến thả vào rổ và chọn 1 bông hoa có in sẵn câu hỏi. Sau khi đọc câu hỏi, hai bạn cùng trao đổi và chạy đến tấm bảng, dán bông hoa vào cột Đúng hoặc Sai. Hoàn thành xong, hai bạn cùng chạy về cuối hàng để cặp tiếp theo xuất phát. Cứ như vậy cho đến cặp chơi cuối cùng (Trong quá trình chơi, nếu để bóng rơi xuống đất hoặc dùng tay thì phải quay trở lại vị trí cuối hàng để cặp sau tiếp tục chơi). Luật chơi:
  • 4.  Khi người quản trò ra hiệu lệnh, trò chơi mới được bắt đầu. Khi cặp 1 trở về đích thì cặp chơi tiếp theo mới được xuất phát. Tổ trọng tài:  Mỗi đội cử 1 bạn làm trọng tài + Theo dõi xem đội nào xong trước. + Có phạm quy không: có chạm tay vào bóng, chạy trước tín hiệu chơi, đứng quá vạch qui định… Nội dung các câu hỏi: Câu 1: Cung nỏ là vũ khí ưa chuộng của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Đáp án: Đúng Câu 2: Nhà sàn là kiến trúc sớm nhất của người Việt cổ. Đáp án: Đúng Câu 3: Kinh đô của nhà Đinh ở Hoa Lư (Ninh Bình). Đáp án: Đúng Câu 4: Kinh đô cuối cùng của Việt Nam gắn với vương triều Nguyễn là kinh đô Huế. Đáp án: Đúng Câu 5: Biểu tượng của nền văn minh Việt cổ là Trống đồng. Đáp án: Đúng Câu 6: Nguyễn Trãi được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Đáp án: Đúng Câu 7: Cuộc khởi nghĩa chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của nước ta là Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đáp án: Sai (Khởi nghĩa Ngô Quyền) Câu 8: Lê Lợi lên ngôi sau khi đánh tan quân xâm lược Thanh. Đáp án: Sai (Đánh tan quân xâm lược Minh) Câu 9: Tại Hội nghị Diên Hồng, Vua tôi nhà Trần bàn về việc phát triển nền nông nghiệp của đất nước. Đáp án: Sai (Bàn về kế sách đánh giặc) Câu 10: Thời Lê, đất nước ta chia cắt thành hai miền. Tên của hai miền đó là: miền Nam - miền Bắc. Đáp án: Sai (Đàng Trong - Đàng Ngoài)
  • 5.  Hoạt động II: Vượt chướng ngại vật hoàn thành nhiệm vụ (Thời gian: 20 phút) Hình thức:  Chơi theo nhóm, cần 10 em học sinh tham gia trò chơi. Đạo cụ:  Chuẩn bị 10 lá cờ nhỏ, những đoạn dây và những quả chuông gắn trên sợi dây. Các sợi dây được gắn với nhau chằng chịt. Cách chơi:  Học sinh xếp thành một hàng dọc theo thứ tự từ 1 đến 10 và mỗi bạn cầm một lá cờ. Khi người quản trò ra lệnh trò chơi bắt đầu, bạn số 1 di chuyển sao cho không chạm vào sợi dây (nếu chạm vào dây là chuông sẽ kêu và phải quay trở lại cuối hàng để bạn phía sau tiếp tục chơi) lên đến bàn có các bông hoa có chứa câu hỏi và trả lời nhanh. Nếu trả lời đúng sẽ được tặng 1 lá cờ và quay trở về vị trí xuất phát, bạn số 2 tiếp tục chơi cho đến bạn số 10. Nếu bạn nào trả lời sai thì phải quay lại để bạn phía sau tiếp tục cho đến khi nào hết 10 câu hỏi. Kết thúc trò chơi, những bạn nào có cờ là người chiến thắng. Nội dung câu hỏi: Câu 1: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời từ bao giờ? Đáp án: 2000 - 2500 Trước Công nguyên Câu 2: Lưỡi cày đồng phát hiện ở văn hóa Đông Sơn cho em hiểu điều gì? Đáp án: Nền văn minh lúa nước (hoặc kinh tế lúa nước) Câu 3: Việt Nam chịu ách đô hộ của Phong kiến phương Bắc trong thời gian bao lâu? Đáp án: 1000 năm Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc? Đáp án: Khởi nghĩa Ngô Quyền Câu 5: Người dẹp loạn 12 sứ quân là ai? Đáp án: Đinh Bộ Lĩnh Câu 6: Lý Công Uẩn đã dời đô về địa danh nào? Đáp án: Thăng Long Câu 7: Vị tướng nào đã lãnh đạo quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống (1075 - 1077)?
  • 6. Đáp án: Lý Thường Kiệt Câu 8: Ai đã bóp nát quả cam khi không được tham gia bàn về kế sách đánh giặc? Đáp án: Trần Quốc Toản Câu 9: Ai đã đại phá quân Thanh? Đáp án: Nguyễn Huệ (Quang Trung) Câu 10: Trước đây, Thăng Long còn có tên gọi nào khác? Đáp án: Đại La  Hoạt động III: Rung chuông vàng (Thời gian: 30 phút) Hình thức:  Cần 15 học sinh tham gia chơi. Cách chơi:  Học sinh đăng kí dự phần thi “Rung chuông vàng”, sau đó bốc thăm và ngồi đúng vị trí theo số thứ tự của mình.  Sau khi nghe câu hỏi, học sinh dự thi viết câu trả lời ra bảng, thời gian suy nghĩ: 10 giây/1 câu. Khi có hiệu lệnh, học sinh giơ bảng của mình lên cao. Học sinh nào trả lời sai thì bị loại khỏi cuộc thi. Câu hỏi sẽ theo mức độ khó dần. Học sinh nào trả lời được câu 10 thì được rung chuông vàng. Nội dung câu hỏi: Câu 1: Tên vị vua đã ra “Chiếu dời đô” từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010? Đáp án: Lý Công Uẩn (hay còn gọi là Lý Thái Tổ) Câu 2: Trong 3 tôn giáo sau đây: Phậtgiáo, Đạo giáo và Nho giáo, tôn giáo nào được Nhà Lý coi như là quốc giáo? Đáp án: Phật giáo Câu 3: Nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên - Mông bao nhiêu lần? Đáp án: 3 lần Câu 4: Biểu tượng của nền văn minh Việt cổ là Trống đồng, đúng hay sai? Đáp án: Đúng Câu 5: Di tích nào trong những di tích sau đây gắn với chiến thắng của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ: Ải Chi Lăng, Gò Đống Đa, sông Bạch Đằng?
  • 7. Đáp án: Gò Đống Đa Câu 6: Lê Lợi lên ngôi sau sự kiện nào dưới đây? + Đánh tan quân xâm lược Minh + Đánh tan quân xâm lược Thanh + Đánh tan quân xâm lược Tống Đáp án: Đánh tan quân xâm lược Minh Câu 7: Hãy kể tên những thành thị nổi tiếng thời Lê? Đáp án: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An Câu 8: Em hãy cho biết trên sông Bạch Đằng, dân và quân ta đã đánh tan những quân xâm lược nào: Nam Hán, Tống, Nguyên Mông? Đáp án: Cả 3 (Nam Hán, Tống và Nguyên Mông) Câu 9: Thời Lê, đất nước ta chia cắt thành hai miền, hãy cho biết tên của hai miền đó? Đáp án: Đàng Trong - Đàng Ngoài Câu 10: Ai đã lật đổ triều Tây Sơn, lập nên triều Nguyễn? Đáp án: Nguyễn Ánh  Hoạt động IV: Trò chơi ô chữ (Thời gian: 40 phút) Hình thức:  Tất cả cùng được chơi. Trên màn hình sẽ hiện lên 14 ô chữ ở hàng dọc tương đương với 14 câu hỏi cho hàng ngang. Các em học sinh lắng nghe câu hỏi và khi có đáp án thì giơ tay trả lời. Khi có bạn tìm ra được ô chữ hàng dọc, trò chơi vẫn tiếp tục cho đến khi mở hết ô chữ. Nếu bạn nào trả lời sai, bạn khác sẽ được trả lời. Câu hỏi: Từ hàng ngang số 1: Người Việt cổ đi lại trên sông nước bằng gì? Đáp án: Thuyền (chữ T) Từ hàng ngang số 2: Sau khi lên ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đóng đô ở đâu? Đáp án: Hoa Lư (chữ H) Từ hàng ngang số 3: Cho biết tên trường Đại học đầu tiên ở nước ta? Đáp án: Văn Miếu (chữ Ă) Từ hàng ngang số 4: Ai đã lãnh đạo quân dân ta đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ?
  • 8. Đáp án: Ngô Quyền (chữ N) Từ hàng ngang số 5: Thành Cổ Loa được xây dựng ở đâu? Đáp án: Đông Anh (chữ G) Từ hàng ngang số 6: Ai đã chỉ huy quân dân ta kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077). Đáp án: Lý Thường Kiệt (chữ L) Từ hàng ngang số 7: Ai đã chỉ huy quân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống năm 941? Đáp án: Lê Hoàn (chữ O) Từ hàng ngang số 8: Triều đại phong kiến Việt Nam nào đã 3 lần đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông? Đáp án: Trần (chữ N) Từ hàng ngang số 9: Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam là triều đại nào? Đáp án: Nguyễn (chữ G) Từ hàng ngang số 10: Lê Lợi lên ngôi sau khi đánh tan quân xâm lược nào? Đáp án: Minh (chữ H) Từ hàng ngang số 11: Quốc hiệu của nước ta ở triều Lý là gì? Đáp án: Đại Việt (chữ A) Từ hàng ngang số 12: Nghĩa quân do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo có tên gọi là gì? Đáp án: Tây Sơn (chữ N) Từ hàng ngang số 13: Lê Lợi đã trả lại gươm thần choầu vàng ở đâu? Đáp án: Hồ Gươm (chữ Ô) Từ hàng ngang số 14: Cùng với Thăng Long, Phố Hiến, đây là thành thị nổ tiếng của Việt Nam ở thời Lê? Đáp án: Hội An (chữ I) Từ khóa hàng dọc: Thăng Long - Hà Nội. 1 T H U Y E N 2 H O A L Ư 3 V A N M I E U
  • 9. 4 N G O Q U Y E N 5 Đ O N G A N H 6 L Y T H U O N G K I E T 7 L E H O A N 8 T R A N 9 N G U Y E N 10 M I N H 11 Đ A I V I E T 12 T A Y S O N 13 H O G U O M 14 H O I A N VI. Gợi ý cho người sử dụng  Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 1 Phố Phạm Ngũ lão, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội.  Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là nơi lưu giữ và bảo quản những di sản văn hóa vật thể quý báu của quốc gia. Hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng tái hiện lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc từ khi xuất hiện cuộc sống sơ khai của con người trên đất nước Việt Nam đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tiến trình lịch sử này được thể hiện trong một không gian trưng bày với tổng diện tích 2.200m2, trên 7.000 hiện vật lịch sử.
  • 10. Mô đun: Theo dòng lịch sử IV. Chuẩn bị 1. Đối với Bảo tàng:  Xây dựng kế hoạch, nội dung các hoạt động trò chơi  Bố trí người tham gia các trò chơi cùng với học sinh.  Lo cơ sở vật chất tại bảo tàng.  Giữ mối liên lạc với nhà trường. 2. Phía Nhà trường: HỌC TẬP TẠI BẢO TÀNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM I. Mục tiêu Giúp học sinh:  Ngoàiviệc củng cố, trang bị kiến thức theo thời khóa biểu ở lớp, các em còn được tham gia các hoạtđộng bổ ích, thông qua hình thức “chơi mà học, học mà chơi” mà ở trường ít thời gian, chưa đủ điều kiện.  Bổ sung, củng cố và mở rộng kiến thức lịch sử thông qua các hoạt động chơi tại bảo tàng (ngoài thực địa).  Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, tự tin, chủ động.  Nâng cao nhận thứctrân trọng quá khứ, “ăn quả nhớ người trồng cây” của học sinh đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu giành độc lập cho dân tộc.  Góp phần hình thành ý thức tương thân, tương ái, lòng yêu thương con người trong mỗi học sinh. II. Thời gian  Học kỳ II  1/2 ngày  Buổi sáng: Từ 9h-11h; buổi chiều: 14h-16h III. Đối tượng  Học sinh lớp 5
  • 11.  Liên hệ với Bảo tàng, để nắm bắt nội dung  Thông báo cho học sinh chủ đề của buổi sinh hoạt.  Kế hoạch được thông qua Ban Giám hiệu.  Thông báo kế hoạch đi tham quan Bảo tàng tới toàn thể cha mẹ học sinh (thời gian và địa điểm).  Thuê xe, phân công người quản lý học sinh. 3. Về phía học sinh:  Củng cố lại kiến thức đã được học trên lớp  Nếu có thể, tra cứu thêm trên mạng Internét, để mở rộng kiến thức trước khi đến sinh hoạt (tham gia trò chơi).  Thực hiện đúng nội quy của phía Bảo tàng. V. Các bước tiến hành 1. Tập trung tại Bảo tàng; ổn định lớp (5’) - Giáo viên tập trung học sinh tại bảo tàng. - Làm quen và phổ biến nội quy với cán bộ của Bảo tàng. 2. Các hoạt động chủ yếu  Hoạt động I: Ai nhanh, ai đúng (Thời gian: 25 phút) Hình thức:  Chơi theo đội (30 em chia làm 2 đội), mỗi đội 15 học sinh, tương đương với 15 cái thẻ. Đạo cụ:  Làm 2 bộ thẻ giống nhau. Các tấm thẻ được làm bằng chất liệu là bìa, vải nhựa hoặc mica. Cách chơi:  2 đội đứng thành hàng dọc (có thể điểm danh, kiểm tra lại số lượng đội mình).  Từ điểm xuất phát đến chỗ lấy thẻ cách nhau 5 đến 7 mét.  Khi trọng tài hô:3-2-1, trò chơi bắt đầu.  Bạn đầu tiên chạy lên, rút tấm thẻ, đọc nội dung, suy nghĩ nhanh và đặt vào các tấm bảng (vị trí A, B hay C). Đây là 3 nội dung lớn, trong mỗi nội dung lớn có nhiều nội dung nhỏ, mỗi tấm thẻ tương ứng với 1 nội dung nhỏ. Sau khi đặt
  • 12. xong chạy ngược lại (vị trí xuất phát) tiếp sức cho bạn mình (vỗ vào tay bạn); bạn thứ hai tiếp tục chạy lên lấy thẻ (đọc và đặt nhanh) vào vị trí theo nội dung (theo kiến thức hiểu biết của mình), tiếp tục cho đến bạn cuối cùng. Luật chơi:  Khi người quản trò ra hiệu lệnh trò chơi mới được bắt đầu; Mỗi lần (lượt) chơi chỉ được sử dụng 1 thẻ. Tổ trọng tài:  Mắt phải tinh, tai phải thính. Đặc biệt phải công minh (mỗi đội cử 01 bạn tham gia làm trọng tài)  Kiểm tra chéo nhau xem đội nào xong trước (đặt hết thẻ)  Theo dõi các đội có phạm quy không, bằng cách: - Có chạm tay vào bạn hay không - Chạy trước khi tín hiệu chưa phát - Đứng vượt quá vạch quy định Nội dung các tấm thẻ:  Gồm 3 nội dung: Nội dung A (tấm bìa A) có 4 tấm thẻ: Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 1. Thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta lần nữa (23/9) 2. Các lực lượng phản động liên kết nhau chống phá cách mạng 3. Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết 4. 90% đồng bào không biết chữ. Nội dung B (tấm bìa B) có 6 tấm thẻ: Những biện pháp Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân vượt qua nạn đói, dốt 1. Lập hũ gạo cứu đói 2. Quyên góp tiền vàng 3. Đẩy mạnh khai hoang, tăng gia sản xuất 4. Đắp lại đê bị vỡ 5. Chia ruộng cho dân nghèo 6. Mờ trường học, tổ chức các lớp bình dân học vụ
  • 13. Nội dung C (tấm bìa C) có 5 tấm thẻ: Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước 1. Pháp gửi tối hậu thư đe dọa, ngày 18/12/1946 2. Phái ta kiên quyết giữ từng căn nhà, góc phố 3. Nhân dân Hà Nội chặt cây, khuân bàn ghế ra đường làm chướng ngại vật cản địch 4. Cuộc chiến đấu diễn ra ròng ra trong 60 ngày đêm 5. Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến Đánh giá kết quả của hai đội, căn cứ vào các tiêu chí sau:  Thời gian (đội nào đặt hết thẻ trong thời gian ngắn nhất)  Kết quả (đội nào có nhiều thẻ đặt đúng nhất)  Phạm quy (làm trước hoặc sau khi người quản trò báo hết thời gian vẫn còn chơi)  Đội thắng cuộc sẽ nhận được quà của Ban tổ chức Chú ý: Cuối hoạt động chơi, người quản trò (hoặc giáo viên) củng cố các nội dung A-B-C theo trình tự để học sinh nhớ lại kiến thức một cách hệ thống.  Hoạt động II: Vượt chướng ngại vật hoàn thành nhiệm vụ (Thời gian: 20 phút) Hình thức:  Chơi theo nhóm (20 em chia thành 2 nhóm). Vật liệu chuẩn bị là những chiếc thìa và quả bóng bàn. Cách chơi:  Các nhóm sẽ phải vận chuyển bóng bằng những chiếc thìa, sau đó đổ vào rổ sao cho bóng không bị rơi ra ngoài. Sau khi cho hết bóng vào rổ, các em lần lượt được nhặt 1 bông hoa trong rổ, đọc kĩ nội dung, gắn bông hoa mình nhặt được tương ứng với mốc thời gian của sự kiện. Kết thúc sẽ có nhận xét của giám khảo. Vật liệu:
  • 14.  Chuẩn bị xốp trắng (4 tấm cho 2 nhóm), cắt theo các hình tròn, chữ nhật, bán nguyệt. Trên tấm xốp vẽ các trục thời gian, với các mốc: 1858, 1862, 1890, 1911, 1930, 1930 - 1931, 1941, 1945, 1946, 1954. Nội dung sự kiện (Không để theo thứ tự): Câu 1: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Câu 2: Triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước, nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp. Câu 3: Năm sinh của Nguyễn Sinh Cung? Câu 4: Năm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Câu 5: Năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Câu 6: Năm nổ ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Câu 7: Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, cho biết năm Bác Hồ trở về nước? Câu 8: Năm diễn ra Cách mạng tháng Tám? Câu 9: Năm diễn ra sự kiện Toàn quốc kháng chiến? Câu 10: Năm kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ?  Hoạt động III: Theo dòng lịch sử - Hành trình theo chân Bác (Thời gian: 30 phút) Hình thức:  Tất cả cùng được chơi, các em ngồi thoải mái, nhìn lên màn hình. Máy Project bắt đầu chiếu: các câu chữ, hình ảnh lần lượt được hiện ra những câu chưa hoàn chỉnh với rất nhiều chỗ trống (18 chỗ trống). Nhiệm vụ của các em chọn từ (hay hình ảnh còn thiếu) đặt vào chỗ trống sao cho thích hợp với nội dung lịch sử để hoàn chỉnh đoạn văn. Luật chơi:  Mỗi bạn được trả lời một câu (một chỗ trống), nếu trả lời sai, bạn khác có quyền trả lời. Nội dung: Ngày 5/6/1911 từ ………..(1) người thanh niên ……… (2) với tên gọi …………(3) đã xuống tàu………………..(4) của ………. (5) bắt đầu cuộc hành trình gian khổ ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
  • 15. Ở trên tàu, Bác Hồ phải làm nhiều việc rất vất vả như …………. (6), ………….. (7). Bác đến nhiều nơi trên thế giới , thời gian ở luân Đôn (nước Anh), Bác từng làm việc …… (8) cho một ……….(9) nổi tiếng ở đó. Sau này Bác xin làm việc ở ………..(10). Năm 1917, Người quay trở lại ………(11) lần thứ hai. Năm 1919, với bút danh ………. (12) Bác đã gửi tới Hội nghị Véc Xây bản ……..(13), đòi quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Ngôi nhà số ……… (14), nơi Bác ở những năm 1921 - 1923. Ở đây, Người vừa hoạt động cách mạng, vừa kiếm sống, Nghề Bác Hồ làm lúc này ……… (15) ở Paris, Bác đã sử dụng tấm ……… (16). Mùa đông nước Pháp rất lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, Bác thường phải mang ….. (17) xuống dưới tầng hầm, gửi vào lò sưởi, đến tối mang về phòng, để dưới ……… (18) ngủ cho đỡ lạnh. Đây cũng là thời kỳ khó khăn và cực nhọc nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đáp án: 1. Bến cảng Nhà Rồng 2. Nguyễn Tất Thành 3. Văn Ba 4. La-tu-sơ Tre-vin 5. Pháp 6. nấu cơm 7. xách nước 8. quét tuyết 9. trường học 10. tiệm ăn Các-tơ-lông 11. nước Pháp 12. Nguyễn Ái Quốc 13. yêu sách 8 điểm 14. 9 ngõ Công Poăng 15. thợ ảnh 16. danh thiếp 17. viên gạch 18. gối  Hoạt động IV: Ô chữ bí mật (Thời gian: 40 phút) Hình thức:  Chơi theo đội (A và B), mỗi đội 5 bạn (Mỗi đội sẽ cử một bạn làm đội trưởng). Đội trưởng của hai đội sẽ bốc thăm xem đội nào được chọn ô cửa trước. Luật chơi:
  • 16.  Trên màn hình sẽ hiện lên những ô cửa (Được đánh số thứ tự từ 1 đến 10). Đội trưởng sẽ chọn ô cửa và đọc câu hỏi trong ô cửa đó. Sau đó, cả đội cùng hội ý và đưa ra câu trả lời (Thời gian suy nghĩ 30 giây/1 ô cửa). Nếu trả lời sai, đội kia sẽ có quyền trả lời. Sau khi đội này trả lời xong ô cửa thì đội kia được chọn ô cửa tiếp theo (Không nhất thiết phải chọn theo số thứ tự của từng ô cửa). Nội dung ô chữ: Ô số 1: Ông là một trong những ông vua triều Nguyễn đầu tiên kiên quyết chống thực dân Pháp, sau đó bị chúng bắt và mang đi đày ở Angiêri. Ông là ai? Đáp án: Vua Hàm Nghi Ô số 2: Năm 1941 Bác Hồ trở về nước, nơi Người đặt chân đầu tiên thuộc tỉnh nào? Đáp án: Cao Bằng Ô số 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tại đâu? Đáp án: Nhà số 48 - phố Hàng Ngang (Hà Nội) Ô số 4: Nhà tù nào ở Hà Nội đã từng giam cầm hàng nghìn đảng viên, cán bộ cách mạng của nước ta? Đáp án: Nhà tù Hỏa Lò. Ô số 5: Máy bay nào được đế quốc Mỹ sử dụng trong cuộc tập kích bằng không quân vào miền Bắc lần thứ hai, năm 1972? Đáp án: Máy bay B52 Ô số 6: Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng đã nổ phát súng đầu tiên vào địa phương nào? Đáp án: Đà Nẵng Ô số 7: Ông là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam? Đáp án: Vua Bảo Đại Ô số 8: Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh diễn ra năm nào? Đáp án: 1930 - 1931 Ô số 9: Chiến thắng nào của quân và dân ta đã buộc thực dân Pháp chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam? Đáp án: Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)
  • 17. Ô số 10: Chiến thắng 12 ngày đêm của quân và dân Hà Nội chống lại cuộc tập kích bằng không quân của đế quốc Mỹ được biết với tên gọi nào? Đáp án: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không Kết quả:  Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Đội chiến thắng là đội có số điểm cao hơn. VI. Gợi ý cho người sử dụng  Bảo tàng Cách mạng Việt Nam - 25 Phố Tông Đản và 216 Phố Trần Quang Khải - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.  Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi lưu giữ và bảo quản những di sản văn hóa vật thể quý báu của quốc gia. Hệ thống trưng bày chính của Bảo tàng tái hiện lịch sử của dân tộc từ cuối thế kỷ XIX đến sự ra đời của Đảng, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tiếp theo là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc chống Mỹ. Trong suốt chiều dài lịch sử vẻ vang của dân tộc, lịch sử oai hùng và đầy bi tráng của những năm tháng chống Pháp, Mỹ cũng như sự kiện trọng đại 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đã được tái hiện sống động và chi tiết tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
  • 18. Mô đun: Học tập tại Bảo tàng Dân tộc học IV. Chuẩn bị 1. Đối với nhà trường và giáo viên:  Xác định các môn học/bài học có liên quan  Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức cho học sinh tại Bảo tàng Dân tộc học  Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua  Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Bảo tàng dân tộc học.  Gửi kế hoạch học tập chi tiết trước cho Bảo tàng biết được thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ, hướng dẫn viên của Bảo tàng, ...)  Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em HỌC TẬP TẠI BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM I. Mục tiêu  Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học thông qua các hoạt động trải nghiệm ở thực địa.  Hiểu hơn và tự hào về dân tộc Việt Nam.  Góp phần hình thànhở các em học sinh ý thức, tình cảm trân trọng với các hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng của dân tộc Việt Nam. II. Thời gian  1/2 ngày III. Đối tượng  Học sinh lớp 3
  • 19.  Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1 tuần trước khi đi)  Các đồ dùng, phương tiện cần cho việc tổ chức học tập  Thuê phương tiện đưa đón học sinh  Chuẩn bị về hậu cần: Ăn giữa ca của học sinh, nước uống, ...  Máy ảnh, máy quay phim 2. Đối với học sinh:  Tìm hiểu các kiến thức đến Bảo tàng dân tộc  Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: vở, bút, ...  Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm)  Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa 3. Đối với phụ huynh học sinh:  Khuyến khích con tích cực tham gia các buổi học tại thực địa  Nếu có vần đề gì chưa rõ, phụ huynh nên chủ động liên lạc, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm 4. Đối với Bảo tàng dân tộc học Việt Nam  Cử 02 cán bộ để giới thiệu và hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu về 2 khu vực trong nhà và ngoài trơi.  Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình học tập của học sinh V. Các bước tiến hành Các mốc thời gian và các hoạt động 7h30 Học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh sau đó học sinh xếp hàng ra ôtô (học sinh dậy sớm và ăn sáng tại nhà) 8h00 Xe khởi hành từ Trường học đến Bảo tàng Dân tộc 8h00 - 8h30 Giáo viên tổ chức các hoạt động cho các em trên ô tô: Ôn lại các kiến thức về an toàn giao thông (Tìm hiểu tên các đường phố đi qua, các biển báo giao thông trên đường); ôn lại các bài hát đã được học và thi trả lời các câu hỏi, câu đố, trò chơi. 8h30- 8h45 Làm thủ tục vào học tập tại Bảo tàng
  • 20. 8h45 - 9h45 2 nhóm nghe Hướng dẫn viên/Cán bộ của Bảo tàng giới thiệu về 2 khu vực trưng bày hiện vật trong nhà và ngoài trời của Bảo tàng (Mỗi khu vực 30 phút) 9h30- 9h45 Giải lao, ăn nhẹ 9h45 - 10h45 Tham quan thiên nhiên; chia nhóm thảo luận, trình bày những cảm nhận của HS sau khi được học tập tại Bảo tàng và thực hành làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để trang trí lớp học. 10h45 - 10h50: Tập trung lên xe. 10h50 - 11h20: Đi về trường. VI. Gợi ý cho người sử dụng  Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cũng như các thành viên trong nhóm  Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của các học sinh và đánh giá buổi học ngoài thực địa và rút kinh nghiệm  Có thể tổ chức kết hợp các hoạt động học tập khác tại Bảo tàng dân tộc như: Vẽ về đề tài thiên nhiên (Mỹ thuật); Đi thăm thiên nhiên (Tự nhiên và Xã hội), ...  Một số thông tin về Bảo tàng dân tộc: - Nằm trên một khu đất rộng 3h, tại đường Nguyễn Văn Huyên, cách trung tâm Hà Nội chừng 8 km, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, nơi đây đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hóa, dân tộc học trong nước và quốc tế. - Bảo tàng Dân tộc học lưu giữ 10.000 hiện vật, 15.000 ảnh đen trắng, hàng trăm băng video, băng cát-sét phản ánh mọi mặt đời sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán của 54 dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. - Hiện vật trưng bày được sắp xếp, bố trí một cách khoa học, dễ hiểu, dễ cảm thụ. Khu trưng bày thường xuyên trong nhà có diện tích 2.500m² (bao gồm 2 tầng). - Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của các dân tộc Việt Nam. Hiện tại đã có trưng bày về ngôi nhà dài Ê-Đê, nhà sàn Tày, ngôi nhà nửa sàn và nửa trệt của người Dao, nhà mái
  • 21. lợp bằng gỗ pơ-mu của người H'Mông, ngôi nhà Việt với mái lợp ngói, ngôi nhà mồ Gia-Rai, nhà Rông của người Ba-Na, ngôi nhà Chăm và ngôi nhà đất trình tường của người Hà Nhì. - Trong tương lai, Bảo tàng dự định trưng bày ngôi nhà mồ của dân tộc Cơ-Tu và khuôn viên hoàn thiện của ngôi nhà Việt. Một số loại cây thuộc địa phương của mỗi ngôi nhà cũng được mang đến và trồng tại đây. - Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00 vào các ngày trong tuần; trừ thứ 2 và các ngày lễ, Tết trong năm. - Giá vé: Vé thường: 20.000 đồng/lượt; Vé giảm giá: 3.000 đồng/lượt dành cho học sinh tiểu học và phổ thông trung học; Vé miễn phí: Trẻ em dưới 6 tuổi.