SlideShare a Scribd company logo
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 1
TỈNH QUẢNG NAM
HUYỆN ĐIỆN BÀN – XÃ ĐIỆN QUANG
TỘC PHAN BẢO AN
PHAN BÁ LƯƠNG (2/16)
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 2
MỤC LỤC
1.-Về Ngài Nghệ An trại chủ tước Quan nội hầu trang 5
2.-Về gốc tích dòng tộc trang 7
3.-Về niên bểu Phan tộc trang 9, 53
4.-Về năm sinh và năm mất của Ông Phan Chính Nghị trang 11
5.-Về lại bộ viên ngoại Phan Khảm và Quản cẩn tướng trang 17
quân tả các môn sứ viên ngoại Phan Đa Lôi
6.-Về việc vào nam trang 17
7.-Về đất Điện Bàn trong lịch sử trang 24
8.-Về tam kiết hữu trang 26
9.-Về đối chiếu vơi các giả thuyết vào nam khác trang 26
10.-Về Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Cẩm y vệ trang 28
Đô chỉ huy sứ Địch nghĩa bá Phan Nhơn Bàn
11.-Về ấm phong trang 32
12.-Về Cai tổng Sùng lương bá Phan Văn Bài trang 33
13.-Về tướng thần Phan Phước Hề và Thượng tướng quân trang 34
tướng thần lão nhiêu quan Nghĩa lý tử Phan Long Lân
14.-Về các danh nhân Phan tộc trang 35
15.-Về Khuyến nông quan Phan Văn Hàn, tổ phái nhì trang 54
16.-Về Đặc tiến thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy trang 55
sứ chưởng vệ sự Chưởng kỳ Toàn đức hầu Phan Văn Du
và Đặc tiến thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ
ty Cai đội Liêm trực hầu Phan Văn Huyền
17.-Về Nhiêu học kiêm tri hương sự Phan Văn Kiết trang 57
18.-Về các Quốc thủ Phan Văn Nghi, Phan Đức Trọng, trang 58
Phan Đức Điều, Phan Đức Thành
19.-Về Ngũ đồn trung quân Thư ký Phan Ngọc Thức, trang 59
các Chi trưởng Phan Văn Nhiều, Phan Văn Cân
20.-Về câu viết “Nhị bách dư niên” của ông Phan Khắc Nhu trang 61
trong Phổ hệ nguyên tự năm 1857
21.-Linh phù tôn thần trang 65
22.-Án sát trang 68
23.-Anh danh Giáo dưỡng trang 71
24.-Ấm sinh trang 72
25.-Ấm thụ trang 74
26.-Ấm tử trang 81
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 3
27.-Bá hộ trang 81
28.-Biện trang 82
29.-Cai đội trang 83
30.-Cai tổng trang 87
31.-Cẩm y vệ trang 92
32.-Chánh đội trưởng trang 94
33.-Cử nhân trang 94
34.-Cửu phẩm trang 106
35.-Chuyên biện trang 130
36.-Dịch mục trang 130
37.-Đô úy trang 132
38.-Đô chỉ huy sứ trang 132
39.-Đội trưởng và Chánh đội trưởng trang 134
40.-Đội lệ trang 136
41.-Giáo thọ (Giáo thụ) trang 137
42.-Hàn lâm viện trang 136
43.-Khuyến nông quan trang 140
44.-Khóa sinh trang 142
45.-Kinh binh thư lại trang 144
46.-Lãnh binh trang 144
47.-Lục sự trang 145
48.-Nhiêu học trang 147
49.-Ngũ đồn quân trung thư ký trang 147
50.-Ngũ tước trang 149
51.-Nội các trang 151
52.-Phẩm trật trang 153
53.-Phó quản cơ trang 155
54.-Quốc thủ trang 155
55.-Quan viên phụ trang 155
56.-Quan viên tử trang 157
57.-Quản cơ trang 161
58.-Sắc tứ thọ dân trang 161
59.-Tham tá trang 162
60.-Thí sinh trang 163
61.-Thư lại trang 164
62.-Thứ đội trưởng trang 165
63.-Thừa phái trang 166
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 4
64.-Tri huyện trang 167
65.-Tri phủ trang 173
66.-Trùm trang 175
67.-Tú tài trang 176
68.-Tướng thần trang 178
69.-Xã trưởng hay Lý trưởng trang 179
70.-Y sanh trang 185
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 5
BÀI 1
Tôi sinh năm Canh dần 1950, là cháu đời 16 thuộc phái nhì tộc Phan Bảo An. Từ những
năm 1971-1972 tôi đã được đọc Phổ hệ Phan nhì xuất bản tại Saigòn mùa thu năm Tân hợi 1971
và với tuổi trẻ lúc bấy giờ, tôi chỉ thấy thích thú khi được biết thêm một số người tưởng chừng
xa lạ mà bỗng chốc trở thành thân thương vì cùng dòng tộc. Rồi thời gian trôi đi, khi nhà thờ tộc
Phan được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, được tham dự những ngày giỗ Tổ tiên, được
gặp các bậc ông bà, chú bác, anh chị em Phan tộc 5 phái, trong tôi những nỗi niềm bắt đầu phát
sinh và ngày càng thêm lớn: chẵng lẽ một dòng tộc đã phát triển 18, 19 đời, trong đó có những
người đã đạt được những thành tựu nhất định, đã được lưu danh vào sử sách mà lại chỉ còn đơn
giản là những cái tên, nơi chôn cất và những ngày giỗ... bất động thôi ư, tiền nhân dòng tộc đã
sống và phát triển ra sao trong tiến trình lịch sử của đất nước, còn gốc tích xã Ao Giản, huyện
Nghi Xuân, phủ Đức Quang, thừa tuyên Nghệ An v.v...và v.v...
May thay, đầu năm 1995, tôi được xem Phổ hệ Phan tộc do Ban Tục biên lập năm 1994
đã giải quyết được phần nào tâm tư, nỗi niềm đã có, nhưng càng đọc tôi lại càng thấy còn
những vấn đề lớn cần tìm hiểu, bổ sung... - một việc làm đòi hỏi phải tốn nhiều công sức của
nhiều người mới có thể thực hiện được - nhằm làm sáng tỏ công sức của tiền nhân đối với đất
nước và đối với dòng tộc.
Sử sách đất nước ta đã thất lạc hoặc mất mát nhiều qua những cơn binh lửa, nhưng với
những gì còn sót lại, các nhà viết sử đã tái hiện được lịch sử, nhờ vậy ngày nay chúng ta mới
biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mới biết được Hùng Vương, Hai Bà
Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... và biết bao nhân vật
lịch sử khác, và cùng với họ, tên tuổi của những nhà viết sử như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Phan
Phù Tiên, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... đã trở thành bất tử. Tất nhiên các nhà viết sử đã gặp
không ít khó khăn trong công việc của mình, nhưng bằng tấm lòng thành cùng tinh thần trách
nhiệm lớn lao đối với đất nước, với dân tộc, và nhất là đối với hậu thế, họ đã làm và đã thành
công. Niềm tự hào Việt Nam qua mấy ngàn năm lịch sử có được một phần là nhờ ở công sức của
họ vậy.
Cũng giống như lịch sử đất nước, cũng bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng thành đối
với tổ tiên và con cháu đời sau mà các Ông Phan Phước Hề (4/4), Phan Long Lân (5/4), Phan
Văn Du (5/6), Phan Văn Điện (5/6), Phan Văn Nghi (1/9) Phan Kim Huống (5/9), Phan Văn Sỹ
(1/10), Phan Khắc Nhu (2/11), Phan Trân (2/12), Phan Thúc Luyện (2/12), Phan Nghiện (2/12),
Phan Văn Thoại (1/13), Phan Mạch (2/13), Phan Xuân Cáo (2/13), Phan Quý Thuyên (2/13),
Phan Niên (3/13), Phan Sô (4/13), Phan Du (3/13), Phan Văn Mua (5/13), Phan Thanh (1/14),
Phan Văn Đợi (1/14), Phan Lượng (1/14), Phan Tui (1/14), Phan Bá Mạo (2/14), Phan Thóa
(2/14), Phan Huy Tùng (2/14), Phan Xuân Huy (2/14), Phan Đức Mỹ (3/14), Phan On (5/14),
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 6
Phan Tiết (5/14),... và còn rất nhiều Ông nữa đã bỏ nhiều công sức làm nên, trùng tu Phổ hệ để
con cháu đời sau hiểu biết được mà có tự hào về dòng tộc. Công ơn của các Ông, con cháu đời
sau sẽ mãi mãi ghi nhớ.
Đầu năm 1996, với lòng thành kính đối với Tổ tiên, tôi đã viết bài 1 "Góp phần vào HÀNH
TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC" tìm hiểu bước đầu về Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn và gởi Tộc. Thật cảm
động là sau khi bài viết được gởi đi, tôi đã nhận được nhiều lời động viên, góp ý, trong đó có hai
lá thư của các Ông Phan Sô (4/13) và Phan Đức Mỹ (3/14). Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả
những lời động viên, còn những góp ý sẽ là kinh nghiệm giúp tôi khi viết tiếp những bài sau, và
cũng vì vậy, sau khi thu thập thêm sử liệu, tôi quyết định gộp cả bài 1 (đã viết) và bài 2 (sắp
viết) vào thành bài viết này. Nói như vậy không có nghĩa là bài viết này đã là hoàn chỉnh nhất,
mà tôi nghĩ đây cũng chỉ là bước khởi đầu, cũng còn cần phải nghiên cứu, bổ sung thêm.
Trước khi đi vào những vấn đề tìm hiểu chính của bài viết này, xin nêu lên một số cơ sở,
đó là:
1.-Tôi chỉ như một người ghi chép sử liệu để kể lại cho mọi người trong Tộc cùng biết, vì
vậy bài viết có hình thức dẫn chứng sử liệu là chính, qua đó, người đọc có thể so sánh, đối
chiếu, rút ra được nhiều vấn đề mà có khi bài viết này cũng không đề cập đến. Sử liệu làm dẫn
chứng cũng do nhiều sử gia viết nên có khi cùng một vấn đề mà hai hay nhiều sử liệu nói khác
nhau, nếu tôi đã có đọc qua những sử liệu khác nhau này, tôi sẽ ghi chú ở bên dưới trang viết.
2.-Những vấn đề được nêu trong bài viết chỉ là những tham khảo và mang tính chất đề
nghị. Việc sử dụng bài viết như một sử liệu của Tộc sẽ do Tộc quyết định theo ý kiến chung,
nhất là ý kiến của những Ông lớn tuổi, lớn thế thứ, đức cao vọng trọng.
3.-Việc sử dụng các đại danh từ Ngài và Ông cũng cần được xác định vì nếu không sẽ
gặp nhiều rắc rối và đôi khi sẽ trở thành thiếu khiêm tốn đối với các bậc tiền nhân, dù người viết
không cố ý. Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng từ Ngài cho Ngài Nghệ An Trại chủ và Ngài Thuỷ
tổ Nhơn Bàn cùng hai đời trên của Ngài Thuỷ tổ, còn đối với những trường hợp khác sẽ sử dụng
từ Ông. Sở dĩ như vậy là vì Ngài Nghệ An Trại chủ là người khai sáng toàn tộc Phan của chúng
ta, còn Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn là người khai sáng tộc Phan Bảo An, và theo lễ nghi thì được tôn
vinh hai đời nên tôi cũng sử dụng từ Ngài đối với Ngài Đa Lư và Ngài Nhơn Huyện. Xin hiểu cho
rằng, đối với tôi, dù là Ngài hay Ông cũng đều được tôn kính.
4.-Các Phổ hệ và Hệ phổ nếu viết cho đầy đủ thì rất dài dòng nên sẽ sử dụng cách viết
tắt, thí dụ thay vì phải viết Hệ phổ Phan Xá do Ông Phan Chính Nghị viết năm 1525-1527 thì sẽ
được viết tắt là Hệ phổ 1525 mà người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa. Tương tự như vậy,
Phổ hệ trùng tu lần một do Ông Phan Văn Du sai người em là Phan Văn Điện viết năm 1634 sẽ
được viết tắt là Phổ hệ 1634, Phổ hệ Phan Cả do Ban Tục biên lập năm 1994 sẽ được viết tắt là
Phổ hệ 1994, Phổ hệ Phan Phái nhì lập tại Saigòn mùa thu Tân hợi 1971 sẽ được viết tắt là Phổ
hệ II-1971 (xin lưu ý rằng vì đây là Phổ hệ của phái nên có thêm một chữ số La mã đứng trước
năm thành lập) ... và các trường hợp khác (nếu có) cũng vậy, sẽ áp dụng các viết tắt cho gọn và
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 7
không trùng lấp.
5.-Việc chú thích sử liệu sẽ được ghi bằng ký hiệu ( ) cộng với số thứ tự, thí dụ (1), (2),
(3) và sẽ được nêu tại cuối từng trang viết.
Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng còn gặp nhiều trở ngại trong công việc, đó là chưa có
đủ thời gian để đọc được nhiều sử liệu hơn, đó là nguồn sử liệu có phần hạn chế, có những sử
liệu mà ngày trước các tác giả đã sử dụng làm tư liệu nay không biết ở đâu mà tìm, đó là tôi
chưa được nghe những Ông lớn tuổi kể chuyện, hoặc đi thực tế tại quê nhà, đó là tôi không
được tiếp cận - mà có tiếp cận được thì cũng không đủ sức học - để đọc các Phổ hệ đời trước
ghi bằng chữ Hán mà tôi nghĩ là rất quan trọng, đóng góp rất nhiều cho việc tìm hiểu lịch sử
dòng tộc. Vì vậy, tôi mong mọi người trong Tộc bổ sung thêm những gì còn thiếu sót, chưa đúng
để lịch sử dòng tộc thêm sống động hơn, chính xác hơn và con cháu đời sau càng tự hào hơn
với quá khứ.
Từ những suy nghĩ nêu trên, bài viết này nêu ra một số vấn đề đã tìm hiểu như sau:
1.-VỀ NGÀI NGHỆ AN TRẠI CHỦ, TƯỚC QUAN NỘI HẦU:
Khi đọc Phổ hệ 1994, có lẻ không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người đã hiểu chữ Trại theo
ý nghĩa đời nay, theo đó Trại là lãnh thổ của một người chủ với một diện tích đất đai độ vài ba
héc-ta trở lên. Trên lãnh thổ đó chủ yếu là khai thác nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt (trại
chăn nuôi heo, trại gà, trại bò, trại bông vãi...) và như vậy Trại đơn thuần chỉ là một đơn vị kinh
tế tư nhân, không có liên quan đến hệ thống chính quyền Nhà nước. Từ suy nghĩ này, một câu
hỏi đã được đặt ra là tại sao cả một vùng đất rộng lớn mang tên Nghệ An lại chỉ là một Trại với
một trong những Trại chủ là Ngài Phan tướng công tước Quan nội hầu? Tước này ra sao vào thời
bấy giờ ?
Sách Đại nam nhất thống chí (1
) ghi về tỉnh Nghệ An như sau: "...Xưa là đất Việt Thường,
đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc Cửu Chân, đời Ngô chia quận Cửu Chân mà đặt quận
Cửu Đức, đời Tuỳ Khai Hoàng đặt châu Hoan, Đại Nghiệp đổi là quận Nhật Nam, đời Đường đặt
3 châu Hoan, Diễn, và Đường Lâm. Nước ta đời Đinh, Lê là châu Hoan, đời Lý năm Thuận Thiên
1 lấy châu Hoan làm Trại, năm Thông Thụy 3 đổi là châu Nghệ An (tên Nghệ An bắt đầu từ
đây). Đời Trần năm Nguyên Phong 6 lại gọi là Trại, năm Long Khánh 3 đổi châu Diễn làm lộ
Diễn Châu, châu Hoan làm lộ Nghệ An nam, Nghệ An trung, Nghệ An bắc, cũng gọi là phủ Nghệ
An, sau đổi là trấn (chưa rõ đời nào)....".
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (2
) thì ghi như sau:
+Trang 192 tập 1: "...Canh tuất năm Thuận Thiên 1 (1010) đổi 10 đạo làm 24 lộ, châu
( 1
) Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Phạm Trọng Điềm phiên dịch, Đào Duy
Anh hiệu đính, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1969. Tỉnh Nghệ An, trang 102.
( 2
)Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo
chứng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1967.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 8
Hoan, châu Ái làm trại..."
+Trang 26 tập 2: "...Bính thìn 1365, mùa xuân tháng 2, mở khoa thi chọn học trò, lấy
Trần Quốc Lặc đỗ Kinh trạng nguyên, Trương Xáng đổ Trại trạng nguyên, Chu Hinh đỗ Bảng
nhãn, Trần Uyên đỗ Thám hoa lang, lấy đỗ Thái học sinh 43 người ( kinh 42 người, trại 01
người) cho xuất thân theo thứ bậc khác nhau. Khi mới dựng nước, số người thi đỗ chưa chia ra
kinh, trại, đỗ đầu gọi là Trạng nguyên, đến đây chia Thanh Hóa, Nghệ An làm trại cho nên có
kinh, trại khác nhau...."
+Trang 131 tập 2: "...Đinh sửu 1337 lấy Nguyễn Trung Ngạn làm An phủ sứ Nghệ An
kiêm Quốc sử viện giám tu quốc sử, hành Khoái Châu lộ Tào vận sứ..."
+Trang 256 tập 2: "...các trại có trại chủ..."
Sách Lịch triều hiến chương loại chí (3
) ghi: "...Thời nhà Lý ban tước, lấy tước vương,
tước công đứng đầu các thân (thân tộc của vua), huân (người có công lớn) như Thái Tổ phong
anh làm Vũ uy vương, chú làm Vũ đạo vương, Lý Thường Kiệt được tặng tước Việt quốc công,
Tô Hiến Thành được phong tước vương. Ngoài ra thì được phong tước hầu (như Đào Cam Mộc
được phong Tín nghĩa hầu). Lại có những bực Đại liêu ban, Nội thượng chế, và Minh tự để gia
thưởng cho người có công. Thời nhà Trần thì người Tôn Thất được phong tước vương (cũng có
người là cựu thần được phong tước vương như Trần Tá Chu được phong Hưng nhân vương),
còn phong cho các quan văn võ thì có các bực như Quốc công, Thượng hầu, Quan nội hầu,
Quan phục hầu, Khai huyện bá, Nội minh tự, và Thượng phẩm..."
Qua những phần được liệt kê thuộc 3 cuốn sách nói trên cho thấy :
a-Trại đích thực là một đơn vị hành chánh như các lộ, châu ở trung châu miền Bắc, tuy
mức độ phát triển về mọi mặt của trại có thể chưa bằng được với lộ, châu. Lịch sử cho thấy có
hai thời kỳ phần đất Nghệ An được gọi là Trại, đó là:
*Từ năm Thuận Thiên 1 (1010) đời vua Lý Thái Tổ kéo dài đến năm Thông Thụy
3 (1036) đời vua Lý Thái Tông, cộng 27 năm, thời kỳ này phần đất Nghệ An có tên gọi chính
thức là Trại Hoan.
*Từ năm Nguyên Phong 6 (1256) đời vua Trần Thái Tông kéo dài đến năm Long
Khánh 3 (1374) đời vua Trần Duệ Tông, cộng 119 năm (theo sách Đại nam nhất thống chí),
hoặc chỉ kéo dài đến năm Khai Hựu 9 (1337) đời vua Trần Hiến Tông, cộng 82 năm (theo sách
Đại việt sử ký toàn thư, vì sách này tuy không xác định năm chấm dứt tên gọi Trại, nhưng bằng
vào việc năm 1337 cử Nguyễn Trung Ngạn làm An phủ sứ Nghệ An đã gián tiếp xác nhận rằng
tên gọi Trại đã chấm dứt từ trước hoặc chí ít là cũng vào năm 1337 đó), thời kỳ này phần đất
Nghệ An có tên gọi là Trại Nghệ An.
( 3
) Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Viện Sử học phiên dịch và chú giải, Nhà xuất
bản Sử học 1992. Quan chức chí trang 529.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 9
b-Một khi đã được xem là một đơn vị hành chánh thì lẽ đương nhiên triều đình phải cử
quan lại đến cai trị mà người đứng đầu đơn vị hành chánh này là Trại chủ, trong đó có Ngài
Phan tướng công của dòng tộc ta.
c-Ngài Phan tướng công làm Trại chủ Nghệ An dưới thời Trần vì dưới thời này mới có
danh xưng Trại Nghệ An và tước vị Quan nội hầu.
d-Căn cứ vào năm sinh của Ông Phan Chính Nghị là năm 1476 (xem giải thích năm sinh
này ở phần sau) mà tính lên 10 đời (vì Ông Phan Chính Nghị là cháu 10 đời của Ngài Nghệ An
Trại chủ), mỗi đời tính bình quân là 20 năm thì có thể thấy Ngài Nghệ An Trại chủ sống và làm
quan trong khoảng các đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314-1329), Trần
Hiến Tông (1329-1341), và điều này là phù hợp với sử liệu và Phổ hệ 1994.
2.- VỀ GỐC TÍCH DÒNG TỘC:
Các Phổ hệ tộc Phan Bảo an đều ghi nhận gốc tích của Tộc ta là: "Dĩ tiền Nghệ An thừa
tuyên, Đức Quang phủ, Nghi Xuân huyện, Ao Giản xã" (4
).
Thế nhưng chính Phổ hệ 1994 lại ghi: "...Ông tổ chúng ta là thủ lãnh ở xã Đa, huyện
Thiên Lộc, làm quan đời nhà Trần đến chức Nghệ An Trại chủ...(5
).
Vậy thì đích thực gốc tích tộc Phan là ở đâu? Xã Ao Giản huyện Nghi Xuân hay xã Đa
huyện Thiên Lộc? Hay xã Ao Giản và xã Đa chỉ là một mà có hai tên gọi khác nhau là do cách
phân chia địa giới và đặt tên của chính quyền ngày trước?
Sách Lịch triều hiến chương loại chí (6
) ghi: "...Phủ Đức Quang có 6 huyện là Thiên Lộc,
La Sơn, Chân Phúc, Thanh Chương, Hương Sơn, Nghi Xuân. Phủ ở giữa trấn Nghệ An, phía tây
gần Ai Lao, phía đông giáp biển lớn. Huyện Thiên Lộc, huyện Nghi Xuân đất gần bãi biển, bờ cỏi
cùng liền nhau, lấy núi Hồng Lĩnh làm giới hạn...".
Sách Đại nam nhất thống chí (7
) ghi: "...Huyện Nghi Xuân đông tây cách nhau 30 dặm,
nam bắc cách nhau 20 dặm, phía đông đến biển 7 dặm, phía tây đến địa giới huyện La Sơn 26
dặm, phía nam đến núi Hồng Lĩnh giáp địa giới huyện Can Lộc 11 dặm, phía bắc đến địa giới
huyện Chân Lộc 1 dặm, xưa là đất huyện Hàm Hoan, thời thuộc Minh là huyện Nha Nghi, đời Lê
đặt tên hiện nay, nay vẫn theo như thế ..." và " ...Huyện Can Lộc đông tây cách nhau 49 dặm,
nam bắc cách nhau 5 dặm, phía đông đến địa giới huyện Thạch Hà 25 dặm, phía bắc đến huyện
Nghi Xuân 1 dặm, xưa là huyện Hà Hoàng, thời thuộc Minh là huyện Phi Lộc, đời Lê Quang
Thuận đổi là huyện Thiên Lộc, bản triều vẫn theo như thế, năm Tự Đức thứ 15 đổi tên hiện
nay...".
( 4
) Phổ hệ 1994 trang 16, Phổ hệ II-1971 trang 5.
( 5
) Phổ hệ 1994 trang 21.
( 6
) Sách đã dẫn - Dư địa chí trang 63.
( 7
)Sách đã dẫn - Tỉnh Nghệ An trang 110.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 10
Sách Khởi nghĩa Lam sơn (8
) ghi: "...Phủ Nghệ An thời thuộc Minh là miền nam tỉnh Nghệ
Tĩnh ngày nay; trừ Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn là đất châu Quỳ thuộc phủ Thanh Hóa; và
Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành là đất phủ Diễn Châu. Phủ Nghệ An gồm 8 huyện và 4 châu:
*8 huyện là Nha Nghi (là miền huyện Nghi Xuân), Phi Lộc (là miền huyện Can Lộc), Cổ
Đổ (là miền huyện Hương Sơn), Thổ Hoàng (là miền huyện Hương Khê), Chi La (là miền huyện
Đức Thọ), Chân Phúc (là miền huyện Nghi Lộc ), Thổ Du (là miền huyện Thanh Chương và một
phần huyện Anh Sơn).
*4 châu là châu Nam Tỉnh (gồm 4 huyện: Hà Hoàng là miền huyện Thạch Hà, Bàn Thạch
là miền huyện Thạch Hà, Hà Hoa là miền huyện Kỳ Anh, Kỳ La là miền huyện Cẩm Xuyên), châu
Hoan (gồm 4 huyện: Thạch Đường là miền bắc huyện Nam Đàn, Sa Nam là miền nam huyện
Nam Đàn, Đông Ngạn là miền huyện Anh Sơn, Lộ Bình là miền huyện Hưng Nguyên), châu Trà
Long (là miền huyện Tương Dương, Con Cuông), và châu Ngọc Ma (là miền thượng lưu sông
Ngàn Phố, Ngàn Sâu trở lên phía tây)...".
Sách Pháp chế sử (9
) ghi: "...Vua Trần Thái Tông chia nước làm 12 lộ. Các lộ chia thành
phủ và châu, địa phương nào ở miền đồng bằng mà dân cư là người Việt gọi là phủ, còn địa
phương nào ở miền núi có lẫn dân tộc thiểu số với người Việt thì gọi là châu. Phủ cũng như châu
đều chia thành xã...Cách tổ chức này được giữ nguyên dưới các đời vua kế nghiệp Trần Thái
Tông, cho mãi đến năm thứ 10 đời vua Trần Thuận Tông (1398) nhà vua giáng chiếu lập thêm
một phân hạt hành chánh nữa đặt tên là huyện. Theo tổ chức mới này, nước ta hồi đó chia ra lộ
(sau đổi tên gọi là trấn), lộ chia thành phủ, phủ chia thành châu, châu chia thành huyện....".
Qua ghi chép của các sử liệu trên cho thấy:
1.Đơn vị hành chánh địa phương có tên gọi là huyện chỉ bắt đầu có từ đời vua Trần
Thuận Tông - năm 1398 - trở về sau, còn trước đó nước ta không có đơn vị hành chánh này.
2.Huyện Can Lộc ngày nay, xưa có tên gọi là huyện Hà Hoàng, từ 1407 đến 1468 là
huyện Phi Lộc, từ 1469 đến 1862 là huyện Thiên Lộc và từ 1863 đến nay là huyện Can Lộc.
3.Huyện Nghi Xuân ngày nay, xưa có tên gọi là huyện Hàm Hoan, từ 1407 đến 1468 là
huyện Nha Nghi, từ 1469 đến nay là huyện Nghi Xuân.
4.Ranh giới giữa hai huyện Can Lộc và Nghi Xuân là núi Hồng Lĩnh 99 ngọn (10
). Đây là
một trong những ranh giới thiên nhiên mà từ xưa đến nay con người vẫn thường sử dụng để
( 8
) Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà xuất bản KHXH 1977, trang 236.
( 9
) Pháp chế sử của Vũ Quốc Thông, chư ơng trình cử nhân Luật khoa năm thứ nhất, tủ sách Đại học
Sài Gòn 1968, trang 149.
( 10
)Đại nam nhất thống chí, sđd, tỉnh Nghệ An trang 132: Núi Hồng Lĩnh ở giữa hai huyện Can Lộc và
Nghi Xuân, mạch núi từ Trà Sơn kéo đến, hình thế hùng vĩ rất đẹp, tương truyền có 99 ngọn, trong ấy có
ngọn Am, ngọn Lậm, ngọn Sư Tử, ngọn Đông Dương (Hương Tích), ngọn Hồ Trung, ngọn Thiên Tượng.
Năm Minh Mạng thứ 7 khắc tượng vào Anh đ ỉnh, năm Thiệu Trị thứ 3, khi bắc tuần, nhà vua làm thơ vịnh
có khắc vào bia.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 11
phân chia lãnh thổ. Có thể qua nhiều thời kỳ huyện Can Lộc và huyện Nghi Xuân có địa giới khác
nhau, hoặc rộng hơn hoặc hẹp hơn, nhưng cũng chỉ có thể phát triển về các hướng khác, còn
hướng ranh giới thiên nhiên này thì không thể vượt qua được để có thể sát nhập hoặc chồng lấp
một phần lãnh thổ lên nhau, do đó có thể nói từ thời xa xưa hai huyện này vẫn là hai huyện
riêng biệt ở sát nhau.
5.Sách Đại Nam nhất thống chí ghi huyện Can Lộc xưa là huyện Hà Hoàng, còn huyện
Nghi Xuân xưa là huyện Hàm Hoan, vậy có thể đây là tên gọi huyện vào đời vua Trần Thuận
Tông (1398) như đã nói ở trên?
6.Sách Nghệ An ký (11
) nói về Ông Phan Chính Nghị cũng ghi rằng gia phả nhà Ông ghi
tổ tiên ở xã Đa Hoạch, huyện Thiên Lộc, đến đời Ông Huy Tài do lấy con gái của Ông Phan Như
Lê - người làng Phan Xá, huyện Nghi Xuân - nên mới làm nhà ở Phan Xá và tiếp tục ở từ đó cho
đến nay.
Nhưng từ những nhận định như trên lại phát sinh ra câu hỏi là thế thì tại sao các Phổ hệ
từ trước đến nay vẫn ghi là xã Ao Giản, huyện Nghi Xuân? Theo tôi, cách giải thích có thể là sau
đời Ngài Nghệ An Trại chủ, cũng không rõ được là đến đời Ông nào, có một số Ông đã di chuyển
đến huyện Nghi Xuân, còn một số Ông vẫn còn ở lại huyện Can Lộc. Xem Phổ hệ 1994 ở phần
ghi nhận Tông đồ thì có thể thấy rõ điều này vì từ Ông Khảm, Ông Thiên hiện nay con cháu vẫn
còn ở huyện Nghi Xuân tại các xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Xuân Giang, Cổ Đạm, còn ba Ông là Ông
Thiên, Ông Quế, Ông Thu thì không có ghi nhận Tông đồ, vậy phải chăng ba Ông vẫn còn ở lại
tại huyện Can Lộc? Sách Nghệ An ký cũng không nói rõ Ông Huy Tài đã từ đâu chuyển đến làng
Phan Xá, cho nên có thể nói các đời trước Ông Huy Tài đã chuyển đến ở đâu đó trong huyện
Nghi Xuân, rồi sau đến Ông Huy Tài mới chuyển đến làng Phan Xá. Riêng đối với Ông Đa Lôi,
việc Hệ phổ 1525 còn ghi nhận Ông và Ngài Đa Lư cũng là điều khẳng định Ông đã đi vào huyện
Nghi Xuân, rồi sau đó từ Ngài Nhơn Huyện mới chuyển vào nam lập thành tộc Phan Bảo An hiện
nay.
Tôi cũng biết rằng trong lá thư của tộc Phan Phan Xá gởi cho tộc Phan Bảo An - được
đính kèm trong Phổ hệ 1994 - đã xác nhận không tìm thấy hậu duệ của Ngài Nghệ An Trại chủ ở
tại huyện Can Lộc, đây là điều dễ hiểu vì đã hơn 500 năm không liên hệ, đất nước lại trải qua
nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cũng không phải vì việc không tìm được hậu duệ này mà không
ghi nhận quê tổ của tộc Phan Bảo An vẫn là xã Đa huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can
Lộc tỉnh Hà Tĩnh.
3.- VỀ NIÊN BIỂU PHAN TỘC:
Do nhiều lý do khách quan, các Phổ hệ Phan tộc đã không ghi nhận được năm sinh, năm
mất của các bậc tiền nhân, vì vậy việc tìm hiểu niên biểu Phan tộc, theo tôi là nên được làm
( 11
)Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch, Nguyễn Thị Thảo dịch, Bạch Hào hiệu đính, Nhà xuất bản KHXH
1993. Xem nguyên văn ở trang 13 bài viết này về năm sinh và năm mất của Ông Phan Chánh Nghị.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 12
trước để có cở sở làm căn cứ cho những suy luận sau này.
Việc tìm hiểu niên biểu Phan tộc dựa vào các điểm sau đây:
a/ Ngài Nghệ An Trại chủ làm quan đời Trần.
b/ Căn cứ vào năm sinh của Ông Phan Chính Nghị, vì đây là sử liệu duy nhất ghi nhận
được năm sinh của người trong tộc.
c/ Ông Huy Tài hệ Phan Xá làm quan đời vua Lê Thái Tổ vì như sách Lịch triều hiến
chương loại chí (12
) đã ghi :"... Thời Lê sơ, Thái Tổ khởi nghĩa phong tước cho các tướng thần,
có các bực Á hầu, Thông hầu, Quan phục hầu, Trước phục hầu. Đến khi tiến đến Đông đô thì
phong tước có các bậc Thượng phẩm, Hạ phẩm, Thượng trí tự, Hạ trí tự, Minh tự, Đại liêu ban, Á
liêu ban...". Ta biết rằng vào thời Lý có tước Đại liêu ban, đến thời Trần không còn tước này,
năm 1426 khi Lê Lợi tiến đến Đông đô thì mới khôi phục lại tước Đại liêu ban, nhưng đến năm
1428 khi quân Minh rút hết về nước và Lê Lợi lên ngôi với tên hiệu là Lê Thái Tổ thì cũng không
còn tước này, mà Ông Huy Tài như gia phả đã ghi là có tước Đại liêu ban, vậy Ông phải làm
quan với tước này trong khoảng từ 1426 đến 1428.
d/ Ông Phan Nhân hệ Phan Xá làm Chuyển vận sứ huyện Phù Lưu vào năm 1435 đời vua
Lê Thái Tông (1434 -1442) vì như Đại việt sử ký toàn thư (13
) đã ghi:
-Trang 100 tập 3: Ất mão 1435 lấy Chuyển vận sứ huyện Phù Lưu là Phan Nhân
làm An phủ phó sứ lộ Thiên Trường.
-Trang 147 tập 3: Mậu thìn 1448, tháng 9, cho Thượng hầu An phủ sứ Phan Nhân
làm Đồng tri thẩm hình viện sự.
-Trang 155 tập 3: Kỷ tỵ 1449, giáng Đồng tri thẩm hình viện sự Phan Nhân làm
An phủ phó sứ Lỵ Nhân lộ.
e/ Năm Quang Thuận 3 (1462) vua Lê Thánh Tông chỉ truyền cho các quan văn võ đang
tại chức, đến 65 tuổi muốn về hưu cho đầu đơn cáo tại Lại bộ, kê tâu để thi hành (14
).
g/ Năm Hồng Đức 1 (1470) vua Lê Thánh Tông đặt hai vệ Kim ngô và Cẩm y (15
).
h/ Năm 1634 Ông Phan Văn Du sai người em là Phan Văn Điện trùng tu Phổ hệ, lúc này
Ông đã là một cao quan với tước Toàn đức hầu.
i/ Năm 1810 Ông Phan Kim Huống trùng tu Phổ hệ.
k/ Phải căn cứ trên trực hệ.
Từ những căn cứ trên, cách tính của tôi là xem xét thời gian cách nhau của mỗi đời, bắt
đầu từ mỗi đời cách nhau 20 năm, rồi lại nâng lên hoặc lùi lại từng thời gian từ 5 đến 10 năm để
( 12
) Sách đã dẫn – Quan chức chí, trang 529.
( 13
)Sách đã dẫn , các trang 100, 147, 155 tập 3.
( 14
) Lịch triều hiến chương loại chí, sđd, Quan chức chí trang 556, và Tổ chức chính quyền trung
ương dưới triều Lê Thánh Tông của Lê Kim Ngân, tủ sách Viện khảo cổ Sài Gòn 1963, trang 154.
( 15
) Lịch triều hiến chương loại chí, sđd, Binh chế chí trang 11.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 13
xem xét từng niên biểu một, qua đó tìm ra những niên biểu thích hợp nhất phù hợp với các căn
cứ nêu trên. Ta lần lượt xem xét :
A. Về năm sinh và năm mất của Ông Phan Chính Nghị:
Sách Nghệ An ký khi viết về Ông Phan Chính Nghị đã ghi: "...Ông người xã Phan Xá,
huyện Nghi Xuân. Theo Đăng khoa lục, năm 36 tuổi, Ông đổ Đồng tiến sĩ khoa Tân mùi đời Lê
Tương Dực niên hiệu Hồng Thuận (1511) làm đến Đô ngự sử, tiết nghĩa và được phong phúc
thần. Gia phả nhà Ông chép tổ tiên tại xã Đa Hoạch, huyện Thiên Lộc. Thuỷ tổ tên làng Thứ lĩnh
thời Trần, làm Trại chủ Nghệ An tước Quan nội hầu, tổ tám đời tên Quang làm chức Thư viện, tổ
bốn đời tên Hy Tái làm chức Đại toát hữu, tước Đại liêu ban, lấy con gái của Tuần kiểm sứ cửa
biển Nam giới Phan Như Lê người làng Phan Xá huyện Nghi Xuân, nhân làm nhà ở tại đây. Cố
của Ông tên Nhân làm An phủ sứ lộ Lỵ nhân, cha là Khắc Thần làm nho sinh. Khi họ Mạc cướp
ngôi, Ông bỏ quan trốn đi, bị nhà Mạc cưỡng bức về, đến xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm thì Ông
gieo mình xuống sông tự tử. Nay ở xã Phan Xá có đền thờ Ông, dân làng Bát Tràng cũng lập
đền thờ. Con cháu Ông đông đúc các đời xuất thân văn học..."
Như vậy, Ông Phan Chính Nghị sinh năm Hồng Đức 7 đời vua Lê Thánh Tông (1476), đổ
Đồng tiến sĩ năm Hồng Thuận 3 đời vua Lê Tương Dực (1511) lúc 36 tuổi.
B. Về niên biểu Phan tộc :
Từ năm sinh và năm mất của Ông Phan Chính Nghị, có thể tính ra được niên biểu Phan
tộc, ta lần lượt tính theo các trường hợp sau đây:
a-Trường hợp 1: mỗi đời cách nhau 20 năm, ta có niên biểu sau (xin hiểu là sinh vào
khoảng năm):
1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1296
2.Ô. Quang, 1316
3.Ô. Khảm, 1336 Ô. Đa Lôi, 1340
4.Ô. Trình, 1356 Ngài Đa Lư 1360
5.Ô. Tựu, 1376 Ngài Nhơn Huyện, 1380
6.Ô. Huy Tài 1396 Ngài Nhơn Bàn, 1400
7.Ô. Nhân, 1416 Ô. Văn Liêu, 1420
8.Ô. Trí Phụ, 1436 Ô. Văn Huyền, 1440
9.Ô. Khắc Đạn, 1456 Ô. Long Lân, 1480
10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1480
11. Ô. Văn Du, 1500
Niên biểu này có những điểm không phù hợp là:
-Năm 1470 khi vua Lê Thánh Tông đặt vệ Cẩm y thì Ngài Nhơn Bàn đã 70 tuổi, mà theo
luật thì đến tuổi 65 phải về trí sĩ, như vậy Ngài không thể đảm nhận chức vụ Cẩm y vệ Đô chỉ
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 14
huy sứ được.
-Ông Văn Du đến năm 1634 khi trùng tu Phổ hệ đã 143 tuổi, điều này khó có thể xảy ra.
b-Trường hợp 2: mỗi đời cách nhau 25 năm, ta có niên biểu:
1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1251
2.Ô. Quang, 1276
3.Ô. Khảm, 1301 Ô. Đa Lôi, 1305
4.Ô. Trình, 1326 Ô.Đa Lư, 1330
5.Ô. Tựu, 1351 Ngài Nhơn Huyện, 1355
6.Ô. Huy Tài, 1376 Ngài Nhơn Bàn, 1380
7.Ô. Nhân, 1401 Ô. Văn Liêu, 1405
8.Ô. Trí Phụ, 1426 Ô. Văn Huyền, 1430
9.Ô. Khắc Đạn 1451 Ô. Long Lân, 1455
10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1480
11. Ô. Văn Du, 1505
Niên biểu này cũng có những điểm không phù hợp tương tự như niên biểu 1 ở chỗ cả
Ngài Nhơn Bàn và Ông Văn Du đều đã quá tuổi để đảm nhận công việc, Ngài Nhơn Bàn 90 tuổi
vào năm 1470, còn Ông Văn Du 129 tuổi vào năm 1634.
c-Trường hợp 3: Mỗi đời cách nhau 20 năm đối với hệ Phan Xá, còn hệ Bảo An thì từ Ông
Đa Lôi đến Ngài Nhơn Bàn mỗi đời cách nhau 20 năm, từ Ông Văn Liêu đến Ông Văn Du mỗi đời
cách nhau 25 năm, sở dĩ phải tính kéo dài thời gian giữa các đời là vì khi vào nam phải vừa khai
hoang, vừa chiến tranh và nhất là phong tục tập quán phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh
hiện tại. Ta có niên biểu sau :
1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1296
2.Ô. Quang, 1316
3.Ô. Khảm, 1336 Ô. Đa Lôi, 1340
4.Ô. Trình, 1356 Ngài Đa Lư, 1360
5.Ô. Tựu, 1376 Ngài Nhơn Huyện, 1380
6.Ô. Huy Tài, 1396 Ngài Nhơn Bàn, 1400
7.Ô. Nhân, 1416 Ô. Văn Liêu, 1450
8.Ô. Trí Phụ, 1456 Ô. Văn Huyền, 1475
9.Ô. Khắc Đạn, 1456 Ô. Long Lân, 1475
10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1500
11. Ô.Văn Du, 1525
Niên biểu này cũng không phù hợp ở điểm Ngài Nhơn Bàn đã 70 tuổi vào năm 1470, và
Ông Văn Du đã 109 tuổi vào năm 1634.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 15
d-Trường hợp 4: Giống như cách tính niên biểu 3, chỉ thay đổi từ Ông Văn Liêu đến Ông
Văn Du, mỗi đời cách nhau 30 năm, ta có niên biểu (từ đây về sau vì hệ Phan Xá không thay đổi
cách tính nên không viết nữa, còn nếu tính hệ Phan Xá theo 15 năm thì tôi e rằng quá trẻ để có
người nối dõi, vã lại nếu tính 15 năm thì Ngài Nghệ An Trại chủ sẽ sinh vào khoảng năm 1341,
lúc đó Nghệ An đã không còn tên gọi là Trại nữa và vì vậy Ngài cũng không làm Trại chủ Nghệ
An được).
Đời 3. Ô. Đa Lôi, 1340
4. Ngài Đa Lư, 1360
5. Ngài Nhơn Huyện, 1380
6. Ngài Nhơn Bàn, 1400
7. Ô. Văn Liêu, 1430
8. Ô. Văn Huyền, 1460
9. Ô. Long Lân, 1490
10. Ô. Ích Tráng, 1520
11. Ô. Văn Du, 1550
Niên biểu này cho thấy có thể đúng với trường hợp của Ông Văn Du (84 tuổi vào năm
1634), nhưng vẫn không đúng với Ngài Nhơn Bàn (70 tuổi vào năm 1470).
e-Trường hợp 5: Giống như cách tính niên biểu 4, nhưng lùi năm sinh của Ngài Nhơn Bàn
lại 10 năm để thích ứng với chức vụ Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ (không thể lùi lại 5 năm vì như vậy
đến năm 1470 Ngài đã 65 tuổi là tuổi đã trí sĩ), ta có niên biểu:
Đời 3. Ô. Đa Lôi, 1350
4. Ngài Đa Lư, 1370
5. Ngài Nhơn Huyện, 1390
6. Ngài Nhơn Bàn, 1410
7. Ô. Văn Liêu, 1440
8. Ô. Văn Huyền, 1470
9. Ô. Long Lân, 1500
10. Ô. Ích Tráng, 1530
11. Ô. Văn Du, 1560
Niên biểu này phù hợp với Ngài Nhơn Bàn (60 tuổi vào năm 1470) và Ông Văn Du (74
tuổi vào năm 1634), tuy khoảng thời gian chênh lệch giữa hai anh em Ông Khảm và Ông Đa Lôi
là 14 năm, theo tôi thì điều này có thể chấp nhận được.
g-Trường hợp 6: Giống như cách tính niên biểu 5, nhưng tiếp tục lùi năm sinh của Ngài
Nhơn Bàn lại 15 năm, ta có niên biểu:
Đời 3. Ô. Đa Lôi, 1355
4. Ngài Đa Lư, 1375
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 16
5. Ngài Nhơn Huyện, 1395
6. Ngài Nhơn Bàn, 1415
7. Ô. Văn Liêu, 1445
8. Ô. Văn Huyền, 1475
9. Ô. Long Lân, 1505
10. Ô. Ích Tráng, 1535
11. Ô. Văn Du, 1565
Niên biểu này phù hợp với Ngài Nhơn Bàn (55 tuổi vào năm 1470) và Ông Văn Du (69
tuổi vào năm 1634), nhưng khoảng thời gian giữa hai anh em Ông Khảm và Ông Đa Lôi lại cách
nhau quá xa, đến 19 năm là không phù hợp.
Như vậy, trong 6 cách tính niên biểu như trên, chỉ có cách tính niên biểu thứ 5 là tương
đối phù hợp, tôi viết niên biểu này lại đầy đủ như sau:
1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1296
2.Ô. Quang, 1316
3.Ô. Khảm, 1336 Ô. Đa Lôi, 1350
4.Ô. Trình, 1356 Ngài Đa Lư, 1370
5.Ô. Tựu, 1376 Ngài Nhơn Huyện, 1390
6.Ô. Huy Tài, 1396 Ngài Nhơn Bàn, 1410
7.Ô. Nhân, 1416 Ô. Văn Liêu, 1440
8.Ô. Trí Phu, 1436 Ô. Văn Huyền, 1470
9.Ô. Khắc Đạn, 1456 Ô. Long Lân, 1500
10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1530
11. Ô. Văn Du, 1560
h-Trường hợp 7: Tiếp tục xem xét đến lần trùng tu Phổ hệ kế tiếp do Ông Phan Kim
Huống thực hiện vào năm 1810, cũng giống như cách tính niên biểu 6, ta có niên biểu sau đây:
6. Ngài Nhơn Bàn, 1410
7. Ô. Văn Liêu, 1440
8. Ô. Văn Huyền, 1470
9. Ô. Long Lân, 1500
10. Ô. Ich Tráng, 1530
11. Ô. Văn Du, 1560
12. Ô. Văn Linh, 1604
13. Ô. Ích Nghi, 1634
14. Ô. Kim Huống, 1664
Sở dĩ tính phần Ông Văn Linh cộng thêm 14 năm là vì Ông Văn Linh không phải là trực
hệ của Ông Văn Du, và tính theo cách tương tự giữa Ông Khảm và Ông Đa Lôi.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 17
Niên biểu này không phù hợp với Ông Kim Huống vì vào năm 1810 Ông đã 146 tuổi.
i-Trường hợp 8: Giống như cách tính 7 nhưng mỗi đời cách nhau 35 năm, ta có niên
biểu:
6. Ngài Nhơn Bàn, 1410
7. Ô. Văn Liêu, 1445
8. Ô. Văn Huyền, 1480
9. Ô. Long Lân, 1515
10. Ô. Ích Tráng, 1550
11. Ô. Văn Du, 1585
12. Ô. Văn Linh, 1634
13. Ô. Ích Nghi, 1669
14. Ô. Kim Huống, 1704
Niên biểu này phù hợp với Ông Văn Du (49 tuổi vào năm 1634) nhưng lại không phù hợp
với Ông Kim Huống (106 tuổi vào năm 1810).
k-Trường hơp 9 : Giống như cách tính 8 nhưng mỗi đời cách nhau 40 năm, ta có niên
biểu:
6. Ngài Nhơn Bàn, 1410
7. Ô. Văn Liêu, 1450
8. Ô. Văn Huyền, 1490
9. Ô. Long Lân, 1530
10. Ô. Ích Tráng, 1570
11. Ô. Văn Du, 1610
12. Ô. Văn Linh, 1664
13. Ô. Ích Nghi, 1704
14. Ô. Kim Huống, 1744
Niên biểu này không phù hợp với Ông Văn Du (24 tuổi vào năm 1634) tuy có thể phù
hợp với Ông Kim Huống (66 tuổi vào năm 1810).
l-Trường hợp 10: Như vậy ta phải chấp nhận cách tính 8 cho trường hợp của Ông Văn
Du, và sẽ thay đổi từ Ông Văn Linh đến Ông Kim Huống, mỗi đời cách nhau 40 năm, ta có niên
biểu:
11.Ô. Văn Du, 1585
12.Ô. Văn Linh, 1639
13.Ô. Ích Nghi, 1679
14.Ô. Kim Huống, 1719
Niên biểu này không phù hợp ở chỗ vào năm 1810 Ông Kim Huống đã 91 tuổi.
m-Trường hợp 11: Giống như cách tính 10 nhưng mỗi đời các nhau 45 năm, ta có niên
biểu:
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 18
11.Ô. Văn Du, 1585
12.Ô. Văn Linh, 1644
13.Ô. Ích Nghi, 1689
14.Ô. Kim Huống, 1734
Như vậy vào năm 1810, Ông Kim Huống được 76 tuổi.
Tôi tạm dừng ở cách tính này vì nếu tính mỗi đời cách nhau 50 năm thì xa quá và khó có
thể xảy ra vào thời bấy giờ.
Và qua trình bày các cách tính niên biểu nêu trên, ta có một niên biểu có thể châp nhận
được , đó là :
1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1296
2.Ô. Quang, 1316
3.Ô. Khảm, 1336 Ô. Đa Lôi 1350
4.Ô. Trình, 1356 Ngài Đa Lư, 1370
5.Ô. Tựu, 1376 Ngài Nhơn Huyện, 1390
6.Ô. Huy Tài, 1396 Ngài Nhơn Bàn, 1410
7.Ô. Nhân, 1416 Ô. Văn Liêu, 1445
8.Ô. Trí Phu, 1436 Ô. Văn Huyền, 1480
9.Ô. Khắc Đạn, 1456 Ô. Long Lân, 1515
10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1550
11. Ô. Văn Du, 1585
12. Ô. Văn Linh, 1664
13. Ô. Ích Nghi, 1689
14. Ô. Kim Huống, 1734
Niên biểu được chấp nhận này có những điểm phù hợp sau đây:
-Ngài Nghệ An Trại chủ sinh khoảng năm 1296 đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), đến
năm 1337 khi chấm dứt tên gọi Trại Nghệ An thì Ngài đã khoảng 42 tuổi, một cái tuổi có thể làm
Trại chủ Nghệ An được.
-Ông Huy Tài sinh khoảng năm 1396, đến năm 1426 khi Lê Lợi tiến vào Đông đô phong
tước cho các tướng thần thì Ông khoảng 31 tuổi.
-Ông Nhân sinh khoảng năm 1416, năm 1435 khi từ Chuyển vận sứ huyện Phù Lưu
chuyển lên làm An phủ phó sứ lộ Thiên Trường thì Ông đã được khoảng 20 tuổi. Có thể nói Ông
còn trẻ nhưng ta biết rằng cha của Ông là Ông Huy Tài vào năm 1426 đã giữ chức Đại liêu ban,
là một công thần tham gia kháng chiến chống Minh thì ta có thể hiểu và chấp nhận được việc
Ông là Chuyển vận sứ rồi An phủ phó sứ vào khoảng năm 20 tuổi.
-Ngài Nhơn Bàn sinh khoảng năm 1410, vào năm 1470 Ngài được khoảng 61 tuổi đủ để
đảm nhận chức vụ Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ và được phong tước Địch nghĩa bá.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 19
-Ông Văn Du sinh khoảng năm 1585, vậy vào năm 1634 lúc trùng tu Phổ hệ Ông đã
khoảng 49 tuổi, đủ để đạt chức vị Toàn đức hầu.
Ở đây cũng xin mở ngoặc nói thêm rằng, nếu có người hỏi tôi tại sao lại cho rằng Ông
Phan Nhân ghi trong Đại việt sử ký toàn thư chính là Ông Nhân của hệ Phan xá thì tôi cũng đành
phải xin người hỏi chấp nhận vì ngoại trừ chức vụ An phủ sứ (hoặc An phủ sứ phó sứ) lộ Lỵ
Nhân là một điểm chung thì tôi chỉ còn lại một sự linh cảm mà thôi.
4.- VỀ LẠI BỘ VIÊN NGOẠI PHAN KHẢM VÀ QUẢN CẨN TƯỚNG QUÂN TẢ CÁC MÔN SỨ
VIÊN NGOẠI PHAN ĐA LÔI:
Sách Lịch triều hiến chương loại chí (16
) ghi: "...Chức Viên ngoại bắt đầu từ đời Lý,
thường dùng chức quan sung sứ bộ đi sứ (như năm Thuận Thiên 1 sai Viên ngoại lang là bọn
Lương Văn sang Tống, năm thứ 2 lại sai Viên ngoại lang Lý Văn Nghĩa sang Tống, năm thứ 3 lại
sai Viên ngoại lang là bọn Ngô Nhương sang Tống). Đến đời vua Thần Tông lại đặt chức Viên
ngoại lang ở Thượng thư sảnh, dự bàn chính sự, danh vị cũng trọng, quan trong quan ngoài
thường gia thêm chức ấy (như nội thị là bọn Phí Công Tín, Hàn Quốc Bảo cũng gia chức Viên
ngoại lang, coi việc phủ Thanh Hoá là bọn Phạm Tín, Dương Chưởng cũng gia chức Viên ngoại
lang). Nhà Trần theo đặt chức ấy, chức sự cũng thuộc về Trung Thư. Nhà Lê lúc mới dựng nước
bắt đầu đặt chức Viên ngoại lang ở 6 bộ (lấy bọn Nguyễn Tôn Vỹ 6 người làm chức ấy). Đến đời
Hồng Đức định lại quan chế, đặt phẩm trật Viên ngoại lang vào hàng tòng lục. Thời trung hưng
về sau noi theo không đổi, nhưng chức danh hơi thấp, chỉ để trao cho những người tạp lưu
trúng trường thôi...".
Xem như vậy thì thấy rằng chỉ đến đời Lê trung hưng thì chức Viên ngoại lang mới có
chức vị hơi thấp, còn trước đó đều là chức vọng trọng, giữ việc ngoại giao đại diện cho đất nước
trong việc giao dịch với nước ngoài (thời Lý), hoặc giữ việc đề nghị các việc lên vua và vâng
tuyên mệnh lệnh (thời Trần) (17
), những công việc đòi hỏi người đảm đương chức vụ phải là
người có tài, được nhà vua tin cẩn. Cả hai Ông Phan Khảm và Phan Đa Lôi đều sống và làm
quan thời Trần khoảng các đời vua Trần Hiến Tông (1329-1341), Trần Dụ Tông (1341-1369),
Trần Nghệ Tông (1370-1372), Trần Duệ Tông (1372-1377)... nên chức Viên ngoại lang của hai
Ông cũng là trọng.
Sở dĩ tôi ghi lại đây chức vụ Viên ngoại lang là vì tôi nghĩ có thể có người cho rằng đây là
một chức thấp, điều này sẽ làm giảm mất uy tín và công sức của hai Ông đối với đất nước và đối
với dòng tộc.
5.- VỀ VIỆC VÀO NAM:
( 16
) Sách đã dẫn, Quan chức chí trang 480.
( 17
) Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập 3 trang 256: Trung thư sảnh có Trung thư lệnh, Thị lang, Tả hữu gián nghị
đại phu, Tả hữu chính ngôn, Tả hữu tham nghị … giữ việc đề nghị các việc lên vua và vâng tuyên mệnh lệnh.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 20
Như phần niên biểu đã ghi nhận, đất nước ta bị đô hộ bởi nhà Minh vào lúc Ngài Thuỷ tổ
Nhơn Bàn chào đời, nên tôi nghĩ đầu tiên là phải tìm hiểu tình hình chung thời bấy giờ, sau đó
mới đề cập đến việc vào nam.
A- Đất nước ta thời thuộc Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :
a/ Nhà Minh với chính sách đô hộ tàn bạo (18
):
Năm 1407 sau khi bắt được cha con Hồ Quý Ly, nhà Minh đã thực sự bắt đầu cuộc đô
hộ nước ta kéo dài 20 năm. Âm mưu của nhà Minh là không những chiếm nước ta làm thuộc
quốc mà còn muốn thực hiện dã tâm đồng hóa, vĩnh viễn xóa bỏ nước ta, sát nhập hẳn vào lãnh
thổ nhà Minh bằng việc đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, coi như một địa phương của quốc gia
phong kiến nhà Minh, đặt quan cai trị, lập ra nhiều cơ quan thu thuế nhằm mục đích vơ vét tài
nguyên, của cải của nước ta, thiết lập các tổ chức văn hóa, tôn giáo xuống tận châu huyện để
ràng buộc lòng người (19
). Chính sách tàn bạo của nhà Minh đã được Nguyễn Trãi nêu rõ trong
Bình ngô đại cáo:
Thui dân đen trên lò bạo ngược
Vùi con đỏ dưới hố tai ương
Lừa chúng dối trời, kế dỡ đủ muôn nghìn khóe
Động binh gây hấn, ác chứa gần hai mươi năm
Đủ điều bại hoại nghĩa nhân, chẳng còn trời đất
Hết cách vét vơ thuế má, nhẵn sạch núi đầm
Lên núi đào vàng, xông lam chướng để phá rừng đãi cát
Ra khơi mò ngọc, vấp giao long mà lặn biển dòng dây
Nhiễu dân bẫy đặt bắt hươu đen
Hại vật lưới đăng lùng trả biếc
Dù thảo mộc côn trùng cũng không thỏa sống
Đến khốn cùng quan quả cũng chẵng yên thân
Rút máu mủ sinh linh, lũ kiệt hiệt miệng văng nhờn béo
Đủ công trình thổ mộc, chỗ công tư nhà cửa nguy nga
( 18
) Tóm lược sách Khởi nghĩa Lam Sơn, sđd.
( 19
) Dã tâm cai trị bằng văn hóa và tư tưởng của nhà Minh của Hồ Bạch Thảo, www.talawas.com-
Tư tưởng lịch sử 3/2007. Các tổ chức này có thể tóm tắt như sau:
-Nho học: 12 ty tại phủ, 19 ty tại châu, 62 ty tại huyện
-Âm dương học: 6 ty tại phủ, 14 ty tại châu, 26 ty tại huyện
-Phật học: 3 ty Tăng cang tại phủ, 14 ty Tăng chính tại châu, 56 ty Tăng hội tại huyện
-Đạo học: 6 Đạo kỷ tại phủ, 15 Đạo chính tại châu, 37 Đạo hội tại huyện
qua đó cho thấy các tổ chức này xen kẻ chằng chịt trong các địa phương như chân bạch tuột, dân ta lâm
vào cảnh “lọt sàng xuống nia”, cuối cùng cũng bị một trong những tổ chức này khống chế.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 21
Chốn hương thôn sưu dịch nặng nề
Trong làng xóm cửi canh bỏ phế...
Tội ác đó:
Tát khô nước Đông hải, không rữa sạch tanh hôi
Chẻ hết trúc Nam sơn, khó ghi đầy tội ác
Do đó:
Thần nhân đều căm giận
Trời đất lẽ nào dung tha
Vì vậy, những cuộc khởi nghĩa giành độc lập đã liên tục nổ ra như các cuộc khởi nghĩa
của Phạm Chấn, Phạm Tất Đại, Trần Nguyên Thôi, Trần Ngỗi (Giản định đế), Trần Quý Khoán
(Trùng quang đế), Nguyễn Sư Cối, Đồng Mặc, Phạm Tuân, Hoàng Thiêm Hữu, Nông Văn Lịch,
Nguyễn Liễu, Trần Quý Tảm, Nguyễn Trinh, Nguyễn Chích, Phan Liêu, Lộ Văn Luật, Phạm
Ngọc, Lê Ngã... nhưng rồi trước sức mạnh của quân Minh, tất cả những cuộc khởi nghĩa hoặc
thất bại hoặc gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Lam Sơn.
b/ Khởi nghĩa Lam Sơn (20
):
Vào một buổi sáng đầu tháng 2 năm Bính thân 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín
nhất làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh giặc cứu nước tại làng Lũng Nhai
(tức Lũng Mi, tên nôm là làng Mé thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân), rồi đến ngày 2
tháng giêng năm Mậu tuất (tức ngày 7/02/1418) trong không khí ngày Tết Nguyên đán cổ
truyền của dân tộc, Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng
là Bình Định vương, truyền hịch đi các nơi kêu gọi nhân dân nỗi dậy giết giặc cứu nước.
Buổi đầu khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, có lúc tuyệt lương phải tìm măng tre, nứa và
các thứ cây, củ có thể ăn được sống qua ngày, Lê Lợi bị quân Minh quật cả mồ mã tổ tiên, vợ và
con đều bị giặc bắt...Nhưng bằng tấm lòng yêu nước và biết chọn lối đánh thích hợp, thế lực của
nghĩa quân Lam Sơn ngày càng lớn mạnh.
Năm 1424, với kế hoạch chuyển hướng chiến lược vào nam, nghĩa quân bất ngờ đột kích
thành Đa Căng (xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá), hạ thành Trà Long (tương
ứng với đất huyện Tương Dương, Con Cuông, tỉnh Nghệ An), rồi tiếp đó là các chiến thắng Khả
Lưu (Vĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An), và Bồ Ải (có lẽ thuộc Đức Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) đã làm
cho quân địch bị tổn thất nặng, chỉ còn cố thủ trong thành Nghệ An. Nhân đó nghĩa quân đã giải
phóng toàn bộ các châu huyện ở Nghệ An, xây dựng căn cứ địa ở Đỗ Gia rồi chuyển ra thành
Lục Niên, rồi một mặt đưa một bộ phận nghĩa quân tiến ra Bắc giải phóng Diễn Châu, Thanh
Hoá, và mặt khác một bộ phận nghĩa quân tiến vào nam giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, tạo
nên những bước trưởng thành vượt bực của nghĩa quân trong hai năm 1424 - 1425. Tại những
châu huyện được giải phóng, nhân dân vô cùng phấn khởi đem hết nhiệt tình ra đón tiếp và ủng
( 20
) Tóm lược sách Khởi nghĩa Lam Sơn, sđd.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 22
hộ nghĩa quân, hàng vạn trai tráng đã đầu quân đánh giặc, lực lượng nghĩa quân vì thế không
những được tăng cường về số lượng mà còn được nhanh chóng nâng cao về chất lượng.
B- Vào nam:
Phổ hệ 1994 (21
) ghi: "... trong Phổ hệ tự tự (có Mục lục đồ tự) và Phổ hệ tiểu tự (có
Cung lục thiệt lục) đều viết: Liêm Thuần nhị quận công tranh, Thăng Điện nhị phủ chi dân binh
khách đại dân ly tán Nhân Huyện nãi sứ ngã...nghĩa là vào thời kỳ Sơ tổ và Thuỷ tổ chúng ta vào
lập nghiệp ở Hòa Đa và Bảo An, hai quận Liêm Thuần còn đang đánh nhau, nhân dân rất khổ
cực và ly tán...Từ đó, sau khi nghiên cứu Phổ hệ nhiều tộc, trong đó có tộc có mối quan hệ tam
kiết hữu với tộc Phan, Phổ hệ 1994 xác định thời gian vào nam phải vào thời vua Lê Nhân Tông.
Vào ở được một thời gian, Ngài Nhơn Bàn xin cha mẹ ra tham gia việc quân. Ngài làm tới chức
Thượng tướng và được phong tước Bá, và do nhu cầu công vụ Ngài được cử trở về Quảng Nam
trông coi việc thuế và lo việc quốc kế dân sinh, nên có câu liễn thờ:
Trở lại đất nam vì nước vì dân công quá lớn
Điềm lành ứng báo này con này cháu đức lâu dài
Trở lại Bảo An, Ngài gặp mẫu thân và tìm phần mộ phụ thân từ Cồn Ông Bản ở làng Bất
Nhị, cải táng về xứ Cồn nai hạ ở Bảo An. Tiếp tục sự nghiệp mở đất xây nền của phụ thân, Ngài
cùng hai Ngài Nguyễn tổ và Ngô tổ khai khẩn mở mang thêm đất đai lập xã hiệu Phi Phú, triều
Tây Sơn đổi Phú An, đến thời Minh Mạng đổi Bảo An. Ngài có công với nước, có hiếu với cha mẹ
và giàu lòng tình nghiã, kính trên mến dưới, trọng đức tài, nên Ngài được sắc phong Tiền hiền
khai khẩn, hai Ngài Nguyễn tổ và Ngô tổ cũng được sắc phong cùng lúc. Ngài được hai lần sắc
phong:
+Lần 1: Tiền hiền khai khẩn, Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Cẩm y vệ đô
chỉ huy sứ Địch nghĩa bá.
+Lần 2: Tiền hiền khai canh, Dục bảo trung hưng linh phò tôn thần.
Phổ hệ II-1971 (22
) ghi: "...Ngài Sơ tổ chúng ta đã cùng Ngài Tiền hiền Nguyễn Liệt (tổ
họ Nguyễn) và Ngài Tiền hiền Ngô Văn (tổ họ Ngô) đều có chí khai hoang lập xã. Ba ngài kết
bạn tâm giao mang vợ con vào nam sáng lập ấp Hòa Đa gần làng La Nan phía bắc sông Thu
Bồn. Sau một thời gian cư trú tại đây, nhận thấy đất xấu, nước lại không tốt, không đúng với ý
nguyện tác lập một cơ đồ vĩnh viễn để lại cho con cháu ngày sau, ba Ngài bèn ủy thác người
canh thủ và đã vượt sông qua phía nam tìm được một nơi hoang nhàn, rộng rãi, đất đai phì
nhiêu, cỏ cây tú mậu liền mang vợ con đến cư trú, đồng tâm hiệp lực, ngày thì khai phá, tối ngủ
trên cây, công lao khó nhọc không sao kể xiết. Nhưng chưa được bao lâu thì đất nước loạn ly
nhân dân phân tán, Ngài Nhơn Huyện mới bảo con là Ngài Nhơn Bàn về lại cố hương để lánh
nạn. Vâng lời của thân phụ, Ngài Nhơn Bàn về tới cố hương thì bà con cũng bị cảnh loạn ly tản
( 21
) Sách đã dẫn , trang 442.
( 22
) Sách đã dẫn, trang 5.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 23
mác điêu tàn. Trong hoàn cảnh tứ cố vô thân nên Ngài phải xin làm con nuôi một gia đình rồi
kết duyên cùng bà Dương thị người Quảng Nam. Sau khi lập gia đình xong, Ông bà cùng nhau
trở vào nam, khi vào thì thân phụ là Ngài Nhơn Huyện chẳng may đã qua đời, chỉ còn thân mẫu.
Trong khi hàn huyên, bà thuật lại thân phụ vì lánh nạn mạng chung tại ấp Bác Nhị, mai táng tại
đấy nhưng không biết đích xác nơi phần mộ, Ngài Nhơn Bàn bèn nhờ thầy soi môi tìm cốt và đã
nhận thấy nơi ống chân có tật nên biết đây là di hài của thân phụ, bèn khâm liệm đem về làng
chôn tại xứ Cồn nai hạ. Người ta nhìn thấy nơi mai táng có ong về làm tổ nên đều nghĩ rằng đó
là điềm con cháu ngày sau đông đúc. Tống táng thân phụ xong, Ngài lo nối chí thân sinh, cùng
hai Ngài Nguyễn, Ngô tiếp tục khai khẩn đất đai, lập thành xã Phi Phú gồm cả ấp Hòa Đa và sau
đổi tên xã Phi Phú là Phú An. Vậy Ngài Nhơn Bàn là Thuỷ tổ tộc Phan chúng ta, Ngài tức là Tiền
hiền tộc Phan kể là đời thứ nhất. Đến triều Tây Sơn tu bộ chia Phú An thành hai ấp, đến đời
Minh Mạng thứ 17 đổi ra Bảo An đông, tây nhị xã. Khi lập xã xong, Ngài Thuỷ tổ chúng ta xuất sĩ
làm quan đến chức Đặc tấn phụ quốc thượng tướng quân Cẩm y vệ đô chỉ huy sứ Địch nghĩa bá.
Ngài sinh hạ được 7 trai, 3 gái đều được quý hiển, trong ấy 2 Ngài chết, còn lại 5 Ngài là Thế tổ
5 phái, tức là thế hệ thứ hai vậy...
Từ việc ghi chép của hai Phổ hệ cho thấy :
a/ Việc vào nam được xác nhận là thời kỳ ly loạn, nhân dân xiêu tán. Tôi ghi lại đây sử
liệu từ thời kỳ 1407 đến 1471 để tiện việc giải thích thêm sau này :
*Từ 1407 đến 1428 là thời kỳ thuộc Minh, nhân ta bị đô hộ tàn bạo, và cuộc kháng chiến
của Bình Định vương Lê Lợi kéo dài từ 1418 đến 1428 có ảnh hưởng sâu rộng trên cả nước.
*Từ 1434 đến 1471 là những cuộc xâm lấn của Chiêm Thành có ảnh hưởng đến Hoá
Châu (23
) gồm :
+Tháng 4 năm Giáp dần 1434, Chiêm Thành vào cướp cửa Việt (Quảng Trị).
+Tháng 5 năm Giáp tí 1444, vua Chiêm là Bí Cái đến cướp thành Hoá Châu, triều
đình sai Lê Khả và Lê Bôi đem 10 vạn quân đi đánh.
+Tháng 4 năm Ất sửu 1445, Chiêm Thành vào cướp Hoá Châu, triều đình sai Tư
đồ Lê Thận và Đô đốc Nguyễn Xí đem quân đi đánh.
+Tháng chạp năm Ất sửu 1445, Lê Khả đem quân đi đánh Chiêm Thành.
+Tháng 3 năm Kỷ sửu 1469, Chiêm Thành quấy nhiễu vùng Hoá Châu.
+Tháng 8 năm Canh dần 1470, vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem 10 vạn quân
vào đánh Hóa Châu. Vua Lê Thánh Tông điều 26 vạn quân, tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành,
vây thành Trà Bàn, bắt được vua Chiêm là Trà Toàn.
+Tháng 11 năm Tân mão 1471, Chiêm Thành lại làm phản, nhà vua sai Lê Niệm
đánh bắt được vua Chiêm là Trà Toại và đồng đảng đem về kinh.
( 23
) Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam của Viện Sử học, Nhà xuất bản KHXH 1987, trang 255 -
269.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 24
Xem các cuộc chiến tranh giữa nước ta và các nước láng giềng được sử liệu ghi lại cho
thấy, cuộc kháng chiến chống Minh của Bình Định vương Lê Lợi là một cuộc chiến đấu một mất
một còn của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh, nghĩa quân từ chỗ không có gì nhưng nhờ vào tấm lòng
yêu nước, căm thù giặc tàn bạo và được lãnh đạo bởi một bộ chỉ huy tài trí đã lần lượt đi từ
thắng lợi nầy đến thắng lợi khác và cuối cùng là chiến thắng kẻ thù, giải phóng đất nước sau 10
năm gian khổ. Trong khi đó những cuộc xâm lấn của Chiêm Thành xảy ra vào lúc đất nước
chúng ta đã có chính quyền vững mạnh, tính chất của các trận chiến đánh Chiêm Thành không
mang một ý nghĩa sống còn đối với dân tộc ta so với cuộc kháng chiến chống Minh, vì lúc đó
tương quan lực lượng giữa ta và Chiêm Thành khác hẳn, ta là một nước mạnh còn Chiêm Thành
là một nước yếu, như vậy thì có thể thấy câu Liêm Thuần nhị quận công tranh có ý nghĩa phù
hợp với công cuộc kháng chiến chống Minh hơn là việc đánh Chiêm Thành.
b/ Trở lại với việc chống quân Minh, năm 1424 nghĩa quân giải phóng các châu huyện ở
Nghệ An, nhân dân nô nức, già trẻ trai gái đều hăng hái tham gia vào các công việc của nghĩa
quân, hàng vạn trai tráng đã gia nhập hàng ngũ, vào lúc đó Ngài Nhơn Huyện được khoảng 36
tuổi và Ngài Nhơn Bàn được khoảng 16 tuổi. Ta cũng biết rằng vào lúc nghĩa quân giải phóng
các châu huyện của Nghệ An, ở đây cũng còn những lực lượng kháng chiến chống Minh khác
của Phan Liêu, Lộ Văn Luật, Cầm Quý, Nguyễn Biên, Trương Hán, Phan Đà, Nguyễn Tuấn Thiện
v.v...và do uy tín rộng lớn của Lê Lợi và bộ tham mưu, do những chiến công vang dội của nghĩa
quân, các lực lượng chống Minh này đều gia nhập nghiã quân Lam Sơn. Hiện nay ta không có tài
liệu nhưng cũng có thể cho rằng Ngài Nhơn Huyện đã tham gia vào các lực lượng đó và đã cùng
gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Lam Sơn vào thời gian này, còn Ngài Nhơn Bàn thì vừa độ tuổi
trai tráng, khí huyết phương cương, trong tình hình nô nức phấn khởi như thế, việc Ngài đầu
quân vào cờ nghĩa Lam Sơn là một điều có thể khẳng định. Ta cũng nên biết thêm là chính nghĩa
quân đã xây dựng căn cứ địa tại Nghệ An nên tình hình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn ở tại Nghệ
An cũng có khác so với các nơi, vì về mặt tâm lý ngoài lòng yêu nước mà bất cứ người dân Việt
nào ở bất cứ nơi đâu cũng có, họ còn có niềm tự hào là nơi căn cứ địa của bộ chỉ huy nghĩa
quân.
Nhưng công việc chống Minh không ngừng lại ở Nghệ An, với kế hoạch mở rộng vùng
giải phóng làm hậu phương vững chắc, Lê Lợi đã liên tục cho quân ra bắc, vào nam. Tháng 8
năm 1425, Lê Lợi phái Trần Nguyên Hản đem quân vào nam giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa,
có thể tin rằng trong đạo quân này có cả Ngài Nhơn Huyện cùng Ngài Nhơn Bàn, Ngài Nguyễn
Liệt, Ngài Ngô Bồ. Và như câu đối ở nhà thờ đã ghi "Bắc địa tùng Vương tam kiết hữu", trong lần
vào nam này đã diễn ra cuộc kết nghĩa Đào viên của ba Ngài họ Phan, họ Nguyễn, họ Ngô. Cả
ba Ngài trước đó ở các nơi khác nhau, không ai biết ai, nhưng cùng vào nam dưới lá cờ nghĩa,
cùng hành động vì mục đích chung là giải phóng đất nước đã gắn liền ba Ngài làm một và họ đã
kết nghĩa anh em. Từ đây, ta có thể xác định "tùng Vương" chính là theo lệnh Bình Định vương
Lê Lợi, xét về mặt ý nghĩa và cả về mặt từ ngữ thì phù hợp hơn là theo lệnh các vua nào khác.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 25
Cuộc kháng chiến vẫn chưa kết thúc, miền bắc nước ta vẫn còn ở dưới ách thống trị của
quân Minh, các lực lượng nghĩa quân lại được lệnh tập trung ra bắc giải phóng Đông đô, nhưng
miền nam là nơi giáp giới với Chiêm Thành cũng cần phải lo vì lúc này Chiêm Thành ngã về phía
nhà Minh, nhận chức tước của vua Minh, hơn nữa đây lại là vùng mới giải phóng nên chắc chắn
tuy có đưa quân ra bắc nhưng một lực lượng nghĩa quân vẫn còn ở lại tại đây (Thuận Hóa) để
vừa xây dựng hậu phương làm chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến vừa chống giặc phương nam.
Và Ngài Nhơn Bàn đã theo quân ra bắc, còn ba Ngài Nhơn Huyện, Nguyễn Liệt, Ngô Bồ ở lại
miền nam. Nhưng ở lại với mục đích là xây dựng hậu phương nên chắc chắn là lực lượng nghĩa
quân đã tổ chức thành những “đồn điền" (một hình thức “ngụ binh ư nông” của tổ tiên ta bao
gồm quân lính và nhân dân, quân để giữ trị an và cùng dân lo khai phá đất đai, mở rộng diện
tích canh tác, bảo đảm và ổn định đời sống), rồi từ những đồn điền đã ổn định lại tiến lên xây
dựng những đồn điền mới. Đây là lý do giải thích vì sao từ phía bắc sông Thu Bồn (ấp Hoà Đa)
cả ba Ngài Phan, Nguyễn, Ngô đã tiến xuống phía nam sông Thu Bồn làm thành Bảo An hiện
nay, nhờ công sức mở đất đó cả ba Ngài cùng được sắc phong Tiền hiền khai khẩn.
Còn Ngài Nhơn Bàn như đã nói ở trên là đã theo đoàn quân tiến ra bắc giải phóng Đông
Đô (Thăng Long), giải phóng đất nước, con đường chinh chiến này đã góp phần đưa Ngài từ
một thanh niên trai tráng trở thành một tuớng lĩnh và sau này được phong tước bá. Ta biết rằng
đến năm 1428, sau khi quân Minh rút hết về nước, Bình Định vương Lê Lợi lên ngôi lấy hiệu là
Lê Thái Tổ, binh số lúc bấy giờ là 25 vạn, nhà vua cho 15 vạn về làm ruộng, chỉ lưu 10 vạn tại
ngủ (24
), trong số 10 vạn lưu tại ngũ có Ngài Nhơn Bàn là một tướng lĩnh, còn ba Ngài Nhơn
Huyện, Nguyễn Liệt, Ngô Bồ lẽ đương nhiên là ở lại luôn Bảo An mà không quay ra bắc vì mảnh
đất mới đã thấm bao công sức của các Ngài trong những ngày gian khổ trước đó. Rồi Ngài Nhơn
Bàn cũng trở về nam và theo tôi, Ngài trở về nam vì công vụ, vì mặt nam vẫn là một điểm trọng
yếu cần quân binh trấn thủ để giữ yên bờ cỏi đang còn nhiều khó khăn sau hơn 20 năm đô hộ
của quân Minh và 10 năm kháng chiến của nghĩa quân. Điều này giải thích được tại sao Ngài
Nhơn Bàn ra bắc rồi lại về nam, không phải như Phổ hệ II-1971 ghi là Ngài đi lánh nạn, vì một
người đi lánh nạn thì không thể sau này được phong tước bá và chỉ huy vệ Cẩm y là cấm binh
được.
Ta biết rằng sau chiến thắng quân Minh giải phóng đất nước, nhiệm vụ quan trọng đặt ra
cho vua Lê Thái Tổ là phải nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi
chiến tranh, mà phía nam giáp giới với Chiêm Thành là nơi đất rộng người thưa, cho nên tiếp tục
chính sách "đồn điền" là một phương cách vừa giữ yên bờ cỏi vừa thực hiện được nhiệm vụ kinh
tế. Ngài Nhơn Bàn trở về nam là cũng để thực hiện chính sách đó (có thể đây là điều mà trong
Phổ hệ 1994 ghi là điều quốc kế dân sinh), nên sau khi cải táng xong thân phụ, Ngài lại cùng hai
Ngài Nguyễn, Ngô tiếp tục việc khai hoang mở đất, tạo nên vế đối "Nam thiên lập xã".
( 24
) Lịch triều hiến chương loại chí, sđd, Binh chế chí, trang 11.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 26
Công việc rất lớn, đòi hỏi công sức của nhiều người cùng tham gia, đây lại là chính sách
của nhà nước nên không chỉ có ba Ngài mà còn rất nhiều người nữa cùng thực hiện, vì vậy mà
sau này đã phải đổi câu đối lại thành "long hữu nghị" và "tác dân sơ" như các Phổ hệ đã ghi.
Tuy nhiên nói gì thì nói, công sức của bốn Ngài đã được ghi nhận bằng những sắc phong Tiền
hiền khai khẩn còn lưu lại đến ngày nay.
Nhưng rồi việc quân lại gọi Ngài Nhơn Bàn ra đi...
C-Về đất Điện Bàn trong lịch sử:
Nói đến Bảo An là phải nói đến Điện Bàn vì Bảo An luôn là một bộ phận của Điện Bàn.
Việc tìm hiểu lịch sử đất Điện Bàn cũng góp phần trong việc xác định các Ngài đã vào nam vào
lúc nào.
Trước hết nói về tên Điện Bàn. Sử liệu không xác định tên "Điện Bàn" do ai đặt và xuất
hiện từ thời nào, nhưng theo Phổ chí họ Phan ở Đà Sơn thì Ngài Thuỷ tổ là Phan Công Thiên
được vua Trần phong chức "Đô chỉ huy kinh lược chiêu dụ xử trí sứ" trông coi từ Hóa Châu trở
vào nam. Sau thời gian cai trị, giáo hóa nhân dân chăm lo cày cấy, học hành, thấy dân trong xứ
tiến hóa đã nhiều, Ngài dâng sớ xin vua Trần chia Hóa Châu từ Hải Vân (động Trà Ngâm) đến
động Trà Khúc (nay là Tư Nghĩa) lập một huyện với tên là Đà Bàn. Vua chỉ dụ sửa tên là Điện
Bàn. Địa danh Điện Bàn xuất hiện từ đó. Phổ chí Phan Đà Sơn không nói rõ đời vua Trần nào,
nhưng lấy ngày Ngài Thuỷ tổ mất (14 tháng 4 năm Khai Đại 3, tức là năm 1405) trở lui khoảng
20 năm thì nhằm đời vua Trần Thuận Tông (1388-1398) (25
). Phổ chí Phan Đà Sơn có mấy điểm
cần xem xét như sau :
*Xem nguyên văn chữ Hán "công thân thỉnh phân Hóa Châu tự Ải Vân Trà Ngâm động
(kim Câu Đê xã) dĩ nam chí Trà Khúc động (kim Tư Nghĩa phủ) lập nhất Đà Bàn huyện, chỉ cải
Điện Bàn huyện địa", ta thấy huyện Điện Bàn sẽ kéo dài từ xã Câu Đê đến phủ Tư Nghĩa tức là
bao gồm một phần đất rộng lớn từ phía nam đèo Hải Vân đến huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi
ngày nay, diện tích như vậy là quá lớn không phù hợp với một dơn vị hành chánh mang tên là
huyện.
*Về lãnh thổ, biên giới nước ta vào đời Trần chỉ đến châu Hóa (gồm Thừa Thiên Huế và
các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn ngày nay), mãi đến năm nhâm ngọ 1402 Hồ Quý Ly
thân chinh đánh Chiêm Thành, buộc vua Chiêm dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy động lập thành
bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, như vậy không thể có việc vào thời vua Trần Thuận Tông biên
giới nước ta đã vào đến Tư Nghĩa.
Dù sao, đây cũng là một phát hiện mới về tên đất Điện Bàn.
Kế đến là lịch sử đất Điện Bàn. Sách Lịch triều hiến chương loại chí (26
) ghi: "...Quảng
Nam đời cổ là nước Việt Thường, Tần Hán là Châu Tượng, Tấn Đường là Lâm Ấp, sau là nước
( 25
) Thư của Ông Phan Sô (4/13) ngày 24/3/1996.
( 26
) Sách đã dẫn, Dư địa chí, trang 164.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 27
Chiêm Thành. Đời Lý, Trần tuy đã được Hoá Châu, nhưng từ đèo Hải Vân trở vào nam vẫn còn
là đất cũ của người Chiêm. Hồ Hán Thương đánh Chiêm Thành mới lấy đất động Cổ Lũy đặt ra
bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, từ đó phủ Thăng Hoa trở vào trong mới vào bản đồ nước ta
cùng với Tân Bình, Thuận Hóa là ba phủ. Khi thuộc Minh thì phủ Thăng Hoa lại mất vào nước
Chiêm Thành. Buổi đầu đời Lê sơ, người Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu vì Hóa Châu liền
với đất Chiêm, triều đình thường sai một viên trọng thần đóng đó để phòng giữ. Trong đời Hồng
Đức, Thánh Tông đi thân chinh bắt được chúa Chiêm Thành, mới lấy đất đặt thành Thừa tuyên
Quảng Nam thống lĩnh 3 phủ 9 huyện. Đầu đời Hoằng Định, Thái Tổ hoàng đế (Nguyễn Hoàng)
lại đặt thêm một phủ. Nay gồm 4 phủ, 14 huyện...".
Sách này lại viết (27
):"...Phủ Điện Bàn gồm 3 huyện Diên Khánh, Hoà Lạc, Duy Xuyên ở
phía tây trấn Quảng Nam, tiếp giáp các núi Ải Vân, liền vào cỏi đất Thuận Hóa. Theo bản đồ và
sổ sách vào đầu thời Lê, phủ này nguyên thuộc về châu Hóa. Sau trung hưng, Thái Tổ hoàng đế
gây dựng cơ đồ ở miền nam bắt đầu lấy huyện Điện Bàn làm phủ cho lệ thuộc về Quảng Nam,
lại chia những cõi đất bên cạnh Thăng Hoa làm 5 huyện cho thuộc vào Điện Bàn. Đất cũng tốt
như Thăng Hoa. Các thứ lúa và sản vật hàng hóa tốt đáng gọi là bậc nhất ở Nam châu...".
Sách Đại nam nhất thống chí (28
) thì viết: "...Nước ta đời Trần Anh Tông năm Hưng Long
thứ 14 (1306) lấy đất châu Ô, châu Lý đặt làm châu Thuận, châu Hóa, châu Thuận nay là Quảng
Trị, châu Hóa nay là Thừa Thiên và phủ Điện Bàn thuộc Quảng Nam. Cuối đời Trần, thuộc nhà
Minh, đổi đặt phủ Thuận Hóa, đem châu Thuận, châu Hóa lệ vào. Đầu đời Lê đổi làm lộ Thuận
Hóa thuộc đạo Hải Tây, đặt Tổng quản và Tri phủ ở lộ, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đặt 3
ty ở Thuận Hóa thừa tuyên, lãnh 2 phủ Triệu Phong và Tân Bình. (Phủ huyện chí trong Thiên
nam dư hạ tập đời Lê Thánh Tông chép phủ Triệu Phong thuộc Thuận Hóa thừa tuyên có 5
huyện là Kim Trà, Đan Điền, Hải Lăng, Võ Xương, Tư Vang, Điện Bàn và 2 châu Sa Bôi, Thuận
Bình). Bản triều Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế năm mậu ngọ (1558) gây cơ nghiệp ở miền nam có cả
đất Thuận Hóa và Quảng Nam, bèn đặt dinh Ái Tử, sau đổi huyện Kim Trà thành huyện Hương
Trà, huyện Đan Điền thành huyện Quảng Điền, huyện Tư Vang thành huyện Phú Vang, huyện
Võ Xương thành huyện Đăng Xương, lại trích lấy huyện Điện Bàn thăng làm phủ lệ vào Quảng
Nam...").
Sách Đại việt sử ký tục biên (29
) viết: "...Xứ Thuận Hóa trước kia gồm hai phủ Tân Bình
và Triệu Phong. Tân Bình gồm hai huyện là Khang Lộc, Lệ Thủy và hai châu là Minh Linh, Bố
Chính. Triệu Phong gồm 6 huyện Vũ Xương, Đan Điền, Hải Lăng, Kim Trà, Tư Vinh, Điện Bàn và
2 châu Thuận Bình, Sa Bôi. Cộng 2 phủ có 8 huyện, 4 châu, 554 xã, 44 thôn, 3 trang, 12 nguồn,
10 động, 124 sách. Xứ Quảng Nam có 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. Phủ Thăng Hoa
( 27
) Sách đã dẫn, Dư địa chí trang 166.
( 28
) Sách đã dẫn, Thừa Thiên phủ chí trang 76.
( 29
)Đại Việt sử ký tục biên 1676-1789, không rõ tên tác giả, Ngô Thế Long-Nguyễn Kim Hưng dịch và
khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính. Nhà xuất bản KHXH 1994, trang 1774.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 28
có 3 huyện Lê Giang, Hà Đông, Hy Giang. Phủ Tư Nghĩa có 3 huyện Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa
Giang. Phủ Hoài Nhân có 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn. Cộng 3 phủ, 9 huyện, 78 xã. Đó
là thời Hồng Đức định bản đồ như thế. Từ khi họ Nguyễn chiếm đất này thì tên và số huyện có
thay đổi. Xứ Thuận Hóa có 2 phủ: Tiên Bình đổi thành Quảng Bình có 3 huyện Minh Linh, Khang
Lộc, Lệ Thủy và một châu là Nam Bố Chính cộng 200 xã, 20 thôn, 18 phường, 11 trang. Triệu
Phong có 5 huyện là Hương Trà, Phú Vinh (Phú Vang), Quảng Điền, Hải Lăng, Đăng Xương cộng
398 xã, 23 thôn, 122 phường, 8 giáp, 5 sách, 1 châu, 1 ấp, 3 tộc (họ). Xứ Quảng Nam có 2 phủ
là Điện Bàn và Thăng Hoa: Phủ Điện Bàn có 5 huyện Hòa Vinh (Hòa Vang), An La, Diên Khánh,
Tân Phúc, Phú Xuyên cộng 197 xã, 19 thôn, 7 giáp, 205 phường, 86 châu. Phủ Thăng Hoa có 3
huyện là Lễ Dương, Hà Đông, La Xuyên có phân biệt chính và mới đặt cộng 228 xã, 27 thôn, 10
phường...".
Xem tất cả các sách trên viết thì có thể biết được rằng Điện Bàn từ khi trực thuộc vào
nước ta (1306) là phần lãnh thổ châu Hóa (thời Trần), phủ Thuận Hóa (thời thuộc Minh), phủ
Triệu Phong của Thừa tuyên Thuận Hóa (thời Lê), đến năm 1604 thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng
mới đưa về trực thuộc Quảng Nam, và như vậy việc vào nam của hai Ngài Nhơn Huyện và Nhơn
Bàn vào thời kỳ Bình Định vương Lê Lợi là có thể tin được (30
).
D-Về tam kiết hữu:
Như mọi người trong tộc đều biết, trong việc vào nam có cuộc kết nghĩa Đào viên giữa
ba Ngài Phan, Nguyễn, Ngô. Phổ hệ 1994 ghi nhận người kết nghĩa là Ngài Nhơn Huyện, và cũng
ghi nhận rằng "...Họ Phạm làng Bảo An, con gái Ngài Thuỷ tổ họ Phạm là bà Tổ phái tư Phan
Văn Yến (trang 438)..." và "..Việc vào khai khẩn làng Bảo An và Hoà Đa ấp, có thể không riêng
ba Ngài Phan, Nguyễn, Ngô mà còn có các Ngài Thuỷ tổ họ Thái và họ Phạm (trang 440)...".
Như vậy có thể thấy các Ngài Thuỷ tổ họ Phan (Nhơn Bàn), họ Nguyễn (Nguyễn Liệt), họ Ngô
(Ngô Văn), họ Thái, họ Phạm, họ Trần v.v... là những người đồng trang lứa, vì vậy mà sau này
các Ngài mới kết nghĩa thông gia với nhau (bà Phạm thị là bà Tổ phái tư, bà Trần thị là bà Tổ
phái năm), còn Ngài Nhơn Huyện thì lớn tuổi hơn. Từ đó tôi cho rằng việc kết nghĩa Đào viên có
thể là của ba Ngài Nhơn Bàn, Nguyễn Liệt, Ngô Bồ là đúng hơn và có lẽ cũng vì lý do này mà
năm 1865 khi xây dựng Phổ hệ nguyên tự, Ông Phan Khắc Nhu đã ghi lại Ngài Thuỷ tổ Nhơn
Bàn là đời thứ nhất.
E-Về đối chiếu vơi các giả thuyết vào nam khác:
( 30
) Bài Những trương đầu của hai xứ Thuận Quảng của Phan Khoang đăng trong Tập san Sử Địa số
11 năm 1968 tại Sài Gòn viết: “Lấy được Thăng, Hoa, quân Chiêm lại ra đánh Hóa Châu” và giải thích Hóa
Châu đây có lẻ chỉ đất ở phía bắc núi Hải Vân tức là huyện Phù Vang, Phú Lộc, còn đất ở nam Hải Vân
trong tỉnh Quảng Nam tiếp giáp với Thăng, Hoa đã bị người Chiêm chiếm cứ. Ở đây, theo các sách đã
dẫn, cho các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, và Điện Bàn vẫn thuộc Hóa Châu, tức là phần đất mà người Việt
quản lãnh.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 29
Để việc tính niên biểu Phan tộc và việc vào nam của hai Ngài Nhơn Huyện và Nhơn Bàn
như đã trình bày ở trên được chắc chắn hơn, tôi đem cách tính này đối chiếu với các giả thuyết
vào nam khác đã có, thì thấy:
a.Giả thuyết vào nam đời vua Lê Nhân Tông:
Phổ hệ 1994 cho rằng hai Ngài Nhơn Huyện và Nhơn Bàn vào nam thời vua Lê Nhân
Tông (1442-1459), cụ thể vào năm 1446, đem thời gian này đối chiếu với niên biểu Phan tộc thì
xảy ra các trường hợp sau đây:
*Nếu giữ nguyên tuổi của Ngài Nhơn Bàn như đã tính trong niên biểu Phan tộc thì đến
năm 1446 Ngài đã khoảng trên 30 tuổi. Với tuổi này mà mới xuất sĩ thì tôi cho rằng đã quá lớn
và do đó sau này khó có thể trở thành một Địch nghĩa bá, là tước quan đứng trên hàng chánh
nhất phẩm của triều đình.
*Nếu lùi tuổi của Ngài Nhơn Bàn lại 20-30 năm thì có những việc không phù hợp xảy ra
như :
+Ngài Nghệ An Trại chủ phải lùi lại 20-30 tuổi, tức là phải sinh vào khoảng năm
1316 hoặc 1326. Đem năm sinh này đối chiếu với năm 1337 khi Nguyễn Trung Ngạn được cử
làm An phủ sứ Nghệ An thì Ngài Nghệ An Trại chủ chỉ mới có khoảng 21 tuổi (sinh 1316) hoặc
khoảng 11 tuổi (sinh 1326), như vậy Ngài chưa đủ tuổi để làm Trại chủ Nghệ An với tước Quan
phục hầu là tước quan đứng hàng thứ ba vào thời Trần, mà đó cũng là mới tính đến năm 1337,
còn nếu Trại Nghệ An đã đổi thành lộ Nghệ An từ trước đó nữa thì lại càng chứng tỏ Ngài Nghệ
An Trại chủ không đủ tuổi để đảm đương chức trách được.
+Tương tự, các Ông Huy Tài cũng phải lùi lại năm sinh là khoảng 1416, như vậy
đến 1426 Ông mới có 10 tuổi thì làm sao giữ được tước Đại liêu ban thời vua Lê Thái Tổ, và Ông
Phan Nhân sinh khoảng năm 1436 thì không thể nào vào năm 1435 (trước khi sinh 1 năm) Ông
đã là Chuyển vận sứ huyện Phù Lưu được thăng An phủ phó sứ lộ Thiên Trường được v.v...
+Nếu chỉ lùi tuổi hệ Bảo An mà không lùi tuổi hệ Phan Xá thì ta sẽ có Ông Đa Lôi
sinh khoảng năm 1370 trong khi Ông Khảm sinh năm 1337, hai Ông là anh em ruột mà cách
nhau đến 33 tuổi là không phù hợp.
b.Giả thuyết vào nam thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng:
Mọi người đều biết rằng vào năm 1558 niên hiệu Chính Trị 1 đời vua Lê Anh Tông,
Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ Thuận Hóa (31
), như vậy nếu tính từ năm 1558 hai
Ngài Nhơn Huyện và Nhơn Bàn vào nam đến năm 1634 khi Ông Văn Du trùng tu lại Phổ hệ lần
thứ nhất thì thời gian chỉ có 76 năm, đem thời gian 76 năm này chia cho năm đời từ Ông Văn
Liêu đến Ông Văn Du thì mỗi đời chỉ cách nhau có 15 năm, và Ông Văn Du sẽ sinh vào khoảng
( 31
) Quảng Nam qua các thời đại của Phan Du, tủ sách Cổ học tùng thư- Đà Nẵng 1974, trang 53.
Việt Nam khai quốc chí truyện của Nguyễn Khoa Chiêm, Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch, chú
và giới thiệu, Nhà xuất bản Hội nhà văn 1994, trang 21.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 30
năm 1618, tính đến năm 1634 thì Ông mới vừa 15 tuổi, tuổi này thì chắc chắn không thể làm
quan đến tước Toàn đức hầu và nghĩ đến việc trùng tu Phổ hệ được. Còn đối với Ông Văn Điện,
năm 1634 Ông lại còn nhỏ tuổi hơn Ông Văn Du thì làm sao trùng tu Phổ hệ và viết Phổ hệ Tự
tự.
6.- VỀ ĐẶC TIẾN PHỤ QUỐC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN CẨM Y VỆ ĐÔ CHỈ HUY SỨ ĐỊCH
NGHĨA BÁ PHAN NHƠN BÀN:
1-Những chiến công:
Như đã ghi ở các phần trên, Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn đã đầu quân dưới cờ nghĩa Lam Sơn
tại Nghệ An, sau đó lại theo quân vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và trở ra Bắc giải phóng
Đông đô (Thăng Long), giải phóng đất nước hoàn toàn khỏi ách đô hộ của nhà Minh. Hòa bình
được lập lại, Ngài lại trở vào Thuận Hóa với sứ mạng nặng nề hơn vì đây là nơi chiến tuyến giữa
nước ta và Chiêm Thành, và vì lúc này Ngài đã không còn là một chiến binh mà đã giữ một chức
chỉ huy sau 4 năm trong quân ngũ.
Sử liệu và Phổ hệ không cho ta biết được bước đường xuất sĩ của Ngài Thuỷ tổ, nhưng
Ngài là một tướng võ, vì vậy tôi ghi lại đây những trận chiến sau khi giải phóng để xem xét và
tìm hiểu những chiến công mà Ngài Thuỷ tổ đã đạt được, đó là (32
) :
-Tháng 11 năm canh tuất 1430, vua đi đánh Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái ở châu
Thạch Lam (thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay), hai người đã dấy quân chống lại triều đình.
-Tháng giêng năm nhâm tí 1432, thổ tù châu Ninh Viễn (nay thuộc vùng đất Lai Châu) là
Đèo Cát Hản làm phản. Nhà vua sai Quốc vương Tư Tề và Tư khấu Lê Sát đi đánh. Sau lại tự
mình thân chinh đi đánh. Đèo Cát Hản chạy trốn. Nhà vua thắng trận trở về, đổi Ninh Viễn thành
châu Phục Lễ.
-Tháng 11 năm nhâm tí 1432, vua tự làm tướng đem quân đi đánh Ai Lao.
-Tháng 2 năm giáp dần 1434, thổ tù Lạng Sơn là Hoàng Nguyên Ý làm phản, Lê Thái
Tông sai Tư mã Bắc đạo Lê Văn An đi đánh dẹp được.
-Tháng 4 năm giáp dần 1434, quân Chiêm Thành vào cướp cửa Việt (Quảng Trị).
-Tháng 7 năm ất mão 1435, quân Ai Lao đánh vào Mường Viễn, dân địa phương tự đánh
đuổi được.
-Tháng giêng năm kỷ mùi 1439, người thiểu số họ Cầm ở miền tây bắc nổi loạn, đưa 3
vạn quân Ai Lao vào cướp phá châu Phục Lễ, vua thân đem quân đi đánh và dẹp yên được.
-Tháng giêng năm canh thân 1440, vua thân đem quân đi đánh kẻ làm phản là Hà Lai ở
huyện Thu Vật, tỉnh Tuyên Quang (huyện Yên Bình ngày nay).
-Tháng 3 năm canh thân 1440, vua thân đem quân đi đánh tù trưởng Thuận Châu tên là
Nghiễm vì tội làm phản và đưa người Ai Lao xâm lấn biên giới.
( 32
)Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, sđd, trang 253 - 271.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 31
-Tháng 3 năm tân dậu 1441, bọn Nghiễm lại làm phản. Vua Thái Tông lại thân đi đánh,
bắt được tướng Ai Lao và con gái Nghiễm, Nghiễm đầu hàng, vua đem quân về.
-Tháng 5 năm giáp tí 1444, vua Chiêm là Bí Cái đến cướp thành Hóa Châu, triều đình sai
Lê Bôi và Lê Khả đem 10 vạn quân đi đánh.
-Tháng 4 năm ất sửu 1445, Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu. Triều đình sai Tư đồ Lê
Thận và Đô đốc Nguyễn Xí đem quân đi đánh.
-Tháng chạp năm ất sửu 1445, Lê Khả đem quân đi đánh Chiêm Thành.
-Tháng giêng năm bính dần 1446, triều đình sai Lê Thụ, Lê Khả và Lê Khắc Phục đem
hơn 60 vạn quân đi đánh Chiêm Thành vì vua Chiêm Thành là Bí Cai nhiều lần đem quân vào
cướp biên giới nước ta.
-Tháng 11 năm mậu thìn 1448, một số tù trưởng ở Tuyên Quang làm phản, vua sai Lê
Luân, Tổng quản Tuyên Quang đem quân đi đánh dẹp được.
-Tháng giêng năm tân tị 1461, hạ lệnh cho Thái phó Đinh Liệt, Lê Lựu, và Thái bảo Lê
Lăng đi đánh Bồn Man.
-Tháng 2 năm đinh hợi 1467, sai Hành tổng binh là Khuất Đổ đem 5.000 quân đi đánh Ai
Lao, vì trước đây Ai Lao chiếm động Cư Lộng, lấn cướp đất ngoài biên giới.
-Tháng 11 năm mậu tí 1468, người Minh quấy nhiễu vùng biên giới Quảng Ninh.
-Tháng 3 năm kỹ sửu 1469, nhà vua đem quân đi đánh Bồn Man. Chiêm Thành quấy
nhiễu vùng Hoá Châu.
-Tháng 8 năm canh dần 1470, vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem 10 vạn quân vào đánh
Hóa Châu.
-Tháng chạp năm canh dần 1470, vua điều 26 vạn quân, tự làm tướng đi đánh Chiêm
Thành vì Chiêm Thành quấy nhiễu biên giới.
-Tháng 2 năm tân mão 1471, vua vây thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm Thành là Trà
Toàn.
-Tháng 11 năm tân mão 1471, nước Chiêm Thành lại làm phản, nhà vua sai Lê Niệm
đánh bắt được vua nước Chiêm là Trà Toại và bộ đảng đem về kinh.
-Tháng 9 năm giáp ngọ 1474, mộ quân đi đánh Sơn Man vì Sơn Man trước đây ở châu
Bằng Tường nhà Minh hay quấy nhiễu vùng biên giới Lạng Sơn. Nhà vua định lệnh "chinh man"
sai quân đi đánh, đuổi ra ngoài quan ải, đến đây lại sang quấy rối nơi biên giới. Nhà vua cho mộ
quân và dân đến tháng 10 đi đánh .
Chắc chắn rằng trong bấy nhiêu trận chiến được nêu trên, Ngài Thuỷ tổ tham gia một
phần lớn và lập được nhiều công trận, cộng với công trận bình Ngô nên Ngài đã trở thành một
võ quan cao cấp của triều đình .
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 32
Nhưng để trở thành một Cẩm y vệ đô chỉ huy sứ Địch nghĩa bá, tôi cho rằng Ngài đã
tham dự vào việc lật đổ Nghi Dân, đưa Gia vương Tư Thành lên làm vua, tức là vua Lê Thánh
Tông. Ta hãy xem sử liệu viết: (33
):
-Tháng 10 năm kỷ mão 1459, Nghi Dân, con trưởng Thái Tông, cùng bọn chỉ huy Lê Đắc
Ninh đột nhập vào cung giết vua Lê Nhân Tông và Hoàng Thái hậu. Nghi Dân tiếm ngôi, xưng
đế, đổi niên hiệu là Thiên Hưng.
-Tháng 6 năm canh thìn 1460, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa, giết bọn
phản nghịch là Phạm Đồn và Phan Ban, truất ngôi Nghi Dân, lập Tư Thành lên làm vua, tức là Lê
Thánh Tông. Tư Thành lên ngôi vua ở điện Tường Quang, đổi niên hiệu là Quang Thuận, đại xá
cho thiên hạ. Trị tội Đắc Ninh vì Đắc Ninh giữ cấm cung mà không bảo vệ xã tắc.
Như vậy, năm 1470 khi vua Lê Thánh Tông lập Vệ Kim ngô và Vệ Cẩm y đã đưa Ngài
sang làm Cẩm y vệ đô chỉ huy sứ vì đây là vệ quân canh giữ cấm thành, thân cận nhà vua, chỉ
sử dụng họ hàng thân thuộc hoặc phải được nhà vua đặc biệt tín nhiệm, nhất là vừa qua cái họa
Nghi Dân, rồi đến năm 1471, khi định quan chế, vì những cống hiến to lớn của Ngài, Ngài đã
được phong tước Địch nghĩa bá và được thăng thụ Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân.
2/-Quan tước:
Để dễ hình dung và so sánh quan tước của Ngài Thuỷ tổ hầu thấy hết công lao to lớn của
Ngài đối với đất nước, đối với dòng tộc, tôi ghi lại đây các lệ về quan tước dưới triều Lê Thánh
Tông như sau:
a.Về phong tước, lấy họ nhà vua đứng đầu: thân vương thì hoàng tử được phong, lấy
phủ làm hiệu (như Kiến xương vương là tên lấy từ phủ Kiến Xương), tự thân vương thì thế tử
của thân vương được phong, lấy huyện làm hiệu (như Hải lăng vương là tên lấy từ huyện Hải
Lăng), tước công thì các con của hoàng thái tử và thân vương được phong, dùng mỹ tự (chữ
hay) làm hiệu (như Triệu khang công), tước hầu thì con trưởng của tự vương có tước công được
phong, lấy mỹ tự làm hiệu (như Vĩnh kiến hầu), tước bá thì hoàng thái tôn, các con của tự
vương có tước công và con trưởng của thân công chúa được phong, lấy mỹ tự làm hiệu (như
Tỉnh cung bá), tước tử thì các con của thân công chúa và con trưởng của tước hầu tước bá được
phong, lấy mỹ tự làm hiệu (như Diên xương tử), tước nam thì con trưởng của thân công chúa
được truy tặng và các con của tước hầu tước bá được phong, lấy mỹ tự làm hiệu (như Quảng
trạch nam). Thứ đến tước phong cho các công thần, nếu không phải là người có đức lớn công to
thì không được dự, như tước quốc công, tước quận công, lấy phủ huyện làm hiệu, chỉ dùng một
chữ (như Phú quốc công Lê Thọ Vực, Tỉnh quốc công Lê Niệm), tước hầu tước bá lấy xã làm
hiệu, dùng cả hai chữ (như Nam xương hầu là tên lấy từ xã Nam Xương, Diên hà bá là tên lấy từ
( 33
) Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, sđd.
Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 33
xã Diên Hà) (34
).
So với chín phẩm (cửu phẩm) thì:
-Tước vương, công, hầu, bá đều đứng trên hàng chánh nhất phẩm.
-Tước tử ngang hàng với chánh nhất phẩm.
-Tước nam mgang hàng với tòng nhất phẩm.(35
)
b.Về hàm, võ ban thì Chánh nhất phẩm được thăng thụ là Đặc tiến phụ quốc thượng
tướng quân, gia thụ là Đặc tiến khai quốc thượng tướng quân; Tòng nhất phẩm thì thăng thụ
là Sùng tiến phụ quốc đại tướng quân, gia thụ là Sùng tiến trấn quốc đại tướng quân; Chánh nhị
phẩm thì sơ thụ là Chiêu nghị tướng quân, thăng thụ là Chiêu hùng tướng quân, gia thụ là Chiêu
dũng tướng quân; Tòng nhị phẩm (lần lượt sơ thụ, thăng thụ, gia thụ) là Võ huân tướng quân,
Võ lược tướng quân, Võ nghị tướng quân; Chánh tam phẩm là Anh liệt tướng quân, Anh túc
tướng quân, Anh vĩ tướng quân; Tòng tam phẩm là Minh dực tướng quân, Minh quyết tướng
quân, Minh ý tướng quân; Chánh tứ phẩm là Hoài viễn tướng quân, Định viễn tướng quân, An
viễn tướng quân; Tòng tứ phẩm là Trì oai tướng quân, Bỉnh oai tướng quân, Quảng oai tướng
quân; Chánh ngũ phẩm là Kiện trung tướng quân, Quán trung tướng quân, Bảo trung tướng
quân; Tòng ngũ phẩm là Tráng tiết tướng quân, Tận tiết tướng quân, Kính tiết tướng quân;
Chánh lục phẩm là Phấn lực tướng quân, Quả lực tướng quân, Chấn lực tướng quân; Tòng lục
phẩm là Quả cảm tướng quân, Hùng cảm tướng quân, Cường cảm tướng quân (Sơ thụ là danh
hiệu được phong cho lúc mới nhận chức, thăng thụ là khi có công, cũng như cho vào biên chế
ngày nay, gia thụ là khi thăng thụ rồi mà lại có công nữa) (36
).
c.Về chức, quân ngũ tại các đạo và tại kinh sư được định đặt như sau:
+Quân ngũ tại các đạo:
Quân phủ Đứng đầu là Tả hữu đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc
thiêm sự.
Đô ty Đô tổng binh sứ, Tổng binh đồng tri, Tổng binh thiêm
sự.
Vệ Tổng tri, Đồng tổng tri, Thiêm tổng tri.
Sở Quản lãnh, Phó quản lãnh, Chánh võ úy, Phó võ úy.
( 34
) Lịch triều hiến chương loại chí, sđd, Quan chức chí trang 530.
( 35
) Tổ chức chính quyền Trung ương dưới triều Lê Thánh Tôn, sđd, trang 138. Lịch triều hiến
chương loại chí cho rằng, tước bá ngang hàng với chánh nhất phẩm, tước tử ngang hàng với tòng nhị
phẩm, tôi thấy không đúng vì ngang hàng với chánh nhất phẩm thì không thể truy phong cho cha và ông
là Thái bảo, tức là chánh nhất phẩm được.
( 36
) Tổ chức chính quyền Trung ương dưới triều Lê Thánh Tôn, sđd, trang 111.
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc
Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc

More Related Content

What's hot

Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Greeny_Lam
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Alolove Nguyễn
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Tài liệu - Tiếng Việt Thực Hành
Tài liệu - Tiếng Việt Thực HànhTài liệu - Tiếng Việt Thực Hành
Tài liệu - Tiếng Việt Thực HànhJenlytine
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
nataliej4
 
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TẠI VIỆT NAM - TẢI FREE ZALO: 093 4...
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TẠI VIỆT NAM - TẢI FREE ZALO: 093 4...VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TẠI VIỆT NAM - TẢI FREE ZALO: 093 4...
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TẠI VIỆT NAM - TẢI FREE ZALO: 093 4...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Cách bỏ dấu hỏi - ngã trong tiếng Việt
Cách bỏ dấu hỏi - ngã trong tiếng ViệtCách bỏ dấu hỏi - ngã trong tiếng Việt
Cách bỏ dấu hỏi - ngã trong tiếng Việt
Vu Hung Nguyen
 
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trangcác chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
dung1983
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh   nha van lon cua mien namHo bieu chanh   nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh nha van lon cua mien namKelsi Luist
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
Mây Bay
 
On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
kennyback209
 
Trích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNTrích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHN
Vo Hieu Nghia
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
nataliej4
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (17)

Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ vănChương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
Chương trình chuyên sâu trường THPT Chuyên - Môn Ngữ văn
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
 
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn BínhCái tôi trong thơ Nguyễn Bính
Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
Tài liệu - Tiếng Việt Thực Hành
Tài liệu - Tiếng Việt Thực HànhTài liệu - Tiếng Việt Thực Hành
Tài liệu - Tiếng Việt Thực Hành
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TẠI VIỆT NAM - TẢI FREE ZALO: 093 4...
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TẠI VIỆT NAM - TẢI FREE ZALO: 093 4...VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TẠI VIỆT NAM - TẢI FREE ZALO: 093 4...
VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA TẠI VIỆT NAM - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.comHướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
Hướng dẫn ôn tập văn học lớp 12truonghocso.com
 
Cách bỏ dấu hỏi - ngã trong tiếng Việt
Cách bỏ dấu hỏi - ngã trong tiếng ViệtCách bỏ dấu hỏi - ngã trong tiếng Việt
Cách bỏ dấu hỏi - ngã trong tiếng Việt
 
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trangcác chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
các chuyên đề ôn thi vào lớp 10 - 139 trang
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh   nha van lon cua mien namHo bieu chanh   nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 
On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
Trích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHNTrích dẫn 3 bài hành VHN
Trích dẫn 3 bài hành VHN
 
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
Giọt nước trong biển cả - Hoàng Văn Hoan
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 

Similar to Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc

CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
phamhieu56
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
TiLiu5
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
langsontung
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
TiLiu5
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
phamhieu56
 
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdfSAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
Mai
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHuong Vu
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHuong Vu
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
longvanhien
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Thi đàn Việt Nam
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
Thi đàn Việt Nam
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
nataliej4
 
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt NamĐào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Trang trinh nguyenbinhkhiem-bachvanthitapchugiai
Trang trinh nguyenbinhkhiem-bachvanthitapchugiaiTrang trinh nguyenbinhkhiem-bachvanthitapchugiai
Trang trinh nguyenbinhkhiem-bachvanthitapchugiai
Hoài Nguyễn
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Thi đàn Việt Nam
 
Hoi kynguyendangmanh
Hoi kynguyendangmanhHoi kynguyendangmanh
Hoi kynguyendangmanhMai Thanh
 
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdfTỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Xuandia Nguyen
 
Xuat duong luu biet
Xuat duong luu bietXuat duong luu biet
Xuat duong luu biet
Lam Nguyen Tuan
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Alolove Nguyễn
 

Similar to Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc (20)

CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng ...
 
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdfSAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
SAM TRUYEN CA 2-1-2023.pdf
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toi
 
Han mac tu anh toi
Han mac tu anh toiHan mac tu anh toi
Han mac tu anh toi
 
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình (Phạm Việt Long - vanhien.vn)
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
 
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt NamĐào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
Đào Nguyên Phổ trong đời sống văn hóa và văn học Việt Nam
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
Trang trinh nguyenbinhkhiem-bachvanthitapchugiai
Trang trinh nguyenbinhkhiem-bachvanthitapchugiaiTrang trinh nguyenbinhkhiem-bachvanthitapchugiai
Trang trinh nguyenbinhkhiem-bachvanthitapchugiai
 
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
Nha tho nha giao hp (ban sua) (1)
 
Hoi kynguyendangmanh
Hoi kynguyendangmanhHoi kynguyendangmanh
Hoi kynguyendangmanh
 
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdfTỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
 
Xuat duong luu biet
Xuat duong luu bietXuat duong luu biet
Xuat duong luu biet
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (10)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Góp phần vào hành trình tìm về dòng tộc

  • 1. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 1 TỈNH QUẢNG NAM HUYỆN ĐIỆN BÀN – XÃ ĐIỆN QUANG TỘC PHAN BẢO AN PHAN BÁ LƯƠNG (2/16)
  • 2. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 2 MỤC LỤC 1.-Về Ngài Nghệ An trại chủ tước Quan nội hầu trang 5 2.-Về gốc tích dòng tộc trang 7 3.-Về niên bểu Phan tộc trang 9, 53 4.-Về năm sinh và năm mất của Ông Phan Chính Nghị trang 11 5.-Về lại bộ viên ngoại Phan Khảm và Quản cẩn tướng trang 17 quân tả các môn sứ viên ngoại Phan Đa Lôi 6.-Về việc vào nam trang 17 7.-Về đất Điện Bàn trong lịch sử trang 24 8.-Về tam kiết hữu trang 26 9.-Về đối chiếu vơi các giả thuyết vào nam khác trang 26 10.-Về Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Cẩm y vệ trang 28 Đô chỉ huy sứ Địch nghĩa bá Phan Nhơn Bàn 11.-Về ấm phong trang 32 12.-Về Cai tổng Sùng lương bá Phan Văn Bài trang 33 13.-Về tướng thần Phan Phước Hề và Thượng tướng quân trang 34 tướng thần lão nhiêu quan Nghĩa lý tử Phan Long Lân 14.-Về các danh nhân Phan tộc trang 35 15.-Về Khuyến nông quan Phan Văn Hàn, tổ phái nhì trang 54 16.-Về Đặc tiến thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy trang 55 sứ chưởng vệ sự Chưởng kỳ Toàn đức hầu Phan Văn Du và Đặc tiến thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Cai đội Liêm trực hầu Phan Văn Huyền 17.-Về Nhiêu học kiêm tri hương sự Phan Văn Kiết trang 57 18.-Về các Quốc thủ Phan Văn Nghi, Phan Đức Trọng, trang 58 Phan Đức Điều, Phan Đức Thành 19.-Về Ngũ đồn trung quân Thư ký Phan Ngọc Thức, trang 59 các Chi trưởng Phan Văn Nhiều, Phan Văn Cân 20.-Về câu viết “Nhị bách dư niên” của ông Phan Khắc Nhu trang 61 trong Phổ hệ nguyên tự năm 1857 21.-Linh phù tôn thần trang 65 22.-Án sát trang 68 23.-Anh danh Giáo dưỡng trang 71 24.-Ấm sinh trang 72 25.-Ấm thụ trang 74 26.-Ấm tử trang 81
  • 3. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 3 27.-Bá hộ trang 81 28.-Biện trang 82 29.-Cai đội trang 83 30.-Cai tổng trang 87 31.-Cẩm y vệ trang 92 32.-Chánh đội trưởng trang 94 33.-Cử nhân trang 94 34.-Cửu phẩm trang 106 35.-Chuyên biện trang 130 36.-Dịch mục trang 130 37.-Đô úy trang 132 38.-Đô chỉ huy sứ trang 132 39.-Đội trưởng và Chánh đội trưởng trang 134 40.-Đội lệ trang 136 41.-Giáo thọ (Giáo thụ) trang 137 42.-Hàn lâm viện trang 136 43.-Khuyến nông quan trang 140 44.-Khóa sinh trang 142 45.-Kinh binh thư lại trang 144 46.-Lãnh binh trang 144 47.-Lục sự trang 145 48.-Nhiêu học trang 147 49.-Ngũ đồn quân trung thư ký trang 147 50.-Ngũ tước trang 149 51.-Nội các trang 151 52.-Phẩm trật trang 153 53.-Phó quản cơ trang 155 54.-Quốc thủ trang 155 55.-Quan viên phụ trang 155 56.-Quan viên tử trang 157 57.-Quản cơ trang 161 58.-Sắc tứ thọ dân trang 161 59.-Tham tá trang 162 60.-Thí sinh trang 163 61.-Thư lại trang 164 62.-Thứ đội trưởng trang 165 63.-Thừa phái trang 166
  • 4. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 4 64.-Tri huyện trang 167 65.-Tri phủ trang 173 66.-Trùm trang 175 67.-Tú tài trang 176 68.-Tướng thần trang 178 69.-Xã trưởng hay Lý trưởng trang 179 70.-Y sanh trang 185
  • 5. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 5 BÀI 1 Tôi sinh năm Canh dần 1950, là cháu đời 16 thuộc phái nhì tộc Phan Bảo An. Từ những năm 1971-1972 tôi đã được đọc Phổ hệ Phan nhì xuất bản tại Saigòn mùa thu năm Tân hợi 1971 và với tuổi trẻ lúc bấy giờ, tôi chỉ thấy thích thú khi được biết thêm một số người tưởng chừng xa lạ mà bỗng chốc trở thành thân thương vì cùng dòng tộc. Rồi thời gian trôi đi, khi nhà thờ tộc Phan được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, được tham dự những ngày giỗ Tổ tiên, được gặp các bậc ông bà, chú bác, anh chị em Phan tộc 5 phái, trong tôi những nỗi niềm bắt đầu phát sinh và ngày càng thêm lớn: chẵng lẽ một dòng tộc đã phát triển 18, 19 đời, trong đó có những người đã đạt được những thành tựu nhất định, đã được lưu danh vào sử sách mà lại chỉ còn đơn giản là những cái tên, nơi chôn cất và những ngày giỗ... bất động thôi ư, tiền nhân dòng tộc đã sống và phát triển ra sao trong tiến trình lịch sử của đất nước, còn gốc tích xã Ao Giản, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, thừa tuyên Nghệ An v.v...và v.v... May thay, đầu năm 1995, tôi được xem Phổ hệ Phan tộc do Ban Tục biên lập năm 1994 đã giải quyết được phần nào tâm tư, nỗi niềm đã có, nhưng càng đọc tôi lại càng thấy còn những vấn đề lớn cần tìm hiểu, bổ sung... - một việc làm đòi hỏi phải tốn nhiều công sức của nhiều người mới có thể thực hiện được - nhằm làm sáng tỏ công sức của tiền nhân đối với đất nước và đối với dòng tộc. Sử sách đất nước ta đã thất lạc hoặc mất mát nhiều qua những cơn binh lửa, nhưng với những gì còn sót lại, các nhà viết sử đã tái hiện được lịch sử, nhờ vậy ngày nay chúng ta mới biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mới biết được Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... và biết bao nhân vật lịch sử khác, và cùng với họ, tên tuổi của những nhà viết sử như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Phan Phù Tiên, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú... đã trở thành bất tử. Tất nhiên các nhà viết sử đã gặp không ít khó khăn trong công việc của mình, nhưng bằng tấm lòng thành cùng tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với đất nước, với dân tộc, và nhất là đối với hậu thế, họ đã làm và đã thành công. Niềm tự hào Việt Nam qua mấy ngàn năm lịch sử có được một phần là nhờ ở công sức của họ vậy. Cũng giống như lịch sử đất nước, cũng bằng tinh thần trách nhiệm và tấm lòng thành đối với tổ tiên và con cháu đời sau mà các Ông Phan Phước Hề (4/4), Phan Long Lân (5/4), Phan Văn Du (5/6), Phan Văn Điện (5/6), Phan Văn Nghi (1/9) Phan Kim Huống (5/9), Phan Văn Sỹ (1/10), Phan Khắc Nhu (2/11), Phan Trân (2/12), Phan Thúc Luyện (2/12), Phan Nghiện (2/12), Phan Văn Thoại (1/13), Phan Mạch (2/13), Phan Xuân Cáo (2/13), Phan Quý Thuyên (2/13), Phan Niên (3/13), Phan Sô (4/13), Phan Du (3/13), Phan Văn Mua (5/13), Phan Thanh (1/14), Phan Văn Đợi (1/14), Phan Lượng (1/14), Phan Tui (1/14), Phan Bá Mạo (2/14), Phan Thóa (2/14), Phan Huy Tùng (2/14), Phan Xuân Huy (2/14), Phan Đức Mỹ (3/14), Phan On (5/14),
  • 6. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 6 Phan Tiết (5/14),... và còn rất nhiều Ông nữa đã bỏ nhiều công sức làm nên, trùng tu Phổ hệ để con cháu đời sau hiểu biết được mà có tự hào về dòng tộc. Công ơn của các Ông, con cháu đời sau sẽ mãi mãi ghi nhớ. Đầu năm 1996, với lòng thành kính đối với Tổ tiên, tôi đã viết bài 1 "Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC" tìm hiểu bước đầu về Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn và gởi Tộc. Thật cảm động là sau khi bài viết được gởi đi, tôi đã nhận được nhiều lời động viên, góp ý, trong đó có hai lá thư của các Ông Phan Sô (4/13) và Phan Đức Mỹ (3/14). Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những lời động viên, còn những góp ý sẽ là kinh nghiệm giúp tôi khi viết tiếp những bài sau, và cũng vì vậy, sau khi thu thập thêm sử liệu, tôi quyết định gộp cả bài 1 (đã viết) và bài 2 (sắp viết) vào thành bài viết này. Nói như vậy không có nghĩa là bài viết này đã là hoàn chỉnh nhất, mà tôi nghĩ đây cũng chỉ là bước khởi đầu, cũng còn cần phải nghiên cứu, bổ sung thêm. Trước khi đi vào những vấn đề tìm hiểu chính của bài viết này, xin nêu lên một số cơ sở, đó là: 1.-Tôi chỉ như một người ghi chép sử liệu để kể lại cho mọi người trong Tộc cùng biết, vì vậy bài viết có hình thức dẫn chứng sử liệu là chính, qua đó, người đọc có thể so sánh, đối chiếu, rút ra được nhiều vấn đề mà có khi bài viết này cũng không đề cập đến. Sử liệu làm dẫn chứng cũng do nhiều sử gia viết nên có khi cùng một vấn đề mà hai hay nhiều sử liệu nói khác nhau, nếu tôi đã có đọc qua những sử liệu khác nhau này, tôi sẽ ghi chú ở bên dưới trang viết. 2.-Những vấn đề được nêu trong bài viết chỉ là những tham khảo và mang tính chất đề nghị. Việc sử dụng bài viết như một sử liệu của Tộc sẽ do Tộc quyết định theo ý kiến chung, nhất là ý kiến của những Ông lớn tuổi, lớn thế thứ, đức cao vọng trọng. 3.-Việc sử dụng các đại danh từ Ngài và Ông cũng cần được xác định vì nếu không sẽ gặp nhiều rắc rối và đôi khi sẽ trở thành thiếu khiêm tốn đối với các bậc tiền nhân, dù người viết không cố ý. Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng từ Ngài cho Ngài Nghệ An Trại chủ và Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn cùng hai đời trên của Ngài Thuỷ tổ, còn đối với những trường hợp khác sẽ sử dụng từ Ông. Sở dĩ như vậy là vì Ngài Nghệ An Trại chủ là người khai sáng toàn tộc Phan của chúng ta, còn Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn là người khai sáng tộc Phan Bảo An, và theo lễ nghi thì được tôn vinh hai đời nên tôi cũng sử dụng từ Ngài đối với Ngài Đa Lư và Ngài Nhơn Huyện. Xin hiểu cho rằng, đối với tôi, dù là Ngài hay Ông cũng đều được tôn kính. 4.-Các Phổ hệ và Hệ phổ nếu viết cho đầy đủ thì rất dài dòng nên sẽ sử dụng cách viết tắt, thí dụ thay vì phải viết Hệ phổ Phan Xá do Ông Phan Chính Nghị viết năm 1525-1527 thì sẽ được viết tắt là Hệ phổ 1525 mà người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa. Tương tự như vậy, Phổ hệ trùng tu lần một do Ông Phan Văn Du sai người em là Phan Văn Điện viết năm 1634 sẽ được viết tắt là Phổ hệ 1634, Phổ hệ Phan Cả do Ban Tục biên lập năm 1994 sẽ được viết tắt là Phổ hệ 1994, Phổ hệ Phan Phái nhì lập tại Saigòn mùa thu Tân hợi 1971 sẽ được viết tắt là Phổ hệ II-1971 (xin lưu ý rằng vì đây là Phổ hệ của phái nên có thêm một chữ số La mã đứng trước năm thành lập) ... và các trường hợp khác (nếu có) cũng vậy, sẽ áp dụng các viết tắt cho gọn và
  • 7. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 7 không trùng lấp. 5.-Việc chú thích sử liệu sẽ được ghi bằng ký hiệu ( ) cộng với số thứ tự, thí dụ (1), (2), (3) và sẽ được nêu tại cuối từng trang viết. Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng còn gặp nhiều trở ngại trong công việc, đó là chưa có đủ thời gian để đọc được nhiều sử liệu hơn, đó là nguồn sử liệu có phần hạn chế, có những sử liệu mà ngày trước các tác giả đã sử dụng làm tư liệu nay không biết ở đâu mà tìm, đó là tôi chưa được nghe những Ông lớn tuổi kể chuyện, hoặc đi thực tế tại quê nhà, đó là tôi không được tiếp cận - mà có tiếp cận được thì cũng không đủ sức học - để đọc các Phổ hệ đời trước ghi bằng chữ Hán mà tôi nghĩ là rất quan trọng, đóng góp rất nhiều cho việc tìm hiểu lịch sử dòng tộc. Vì vậy, tôi mong mọi người trong Tộc bổ sung thêm những gì còn thiếu sót, chưa đúng để lịch sử dòng tộc thêm sống động hơn, chính xác hơn và con cháu đời sau càng tự hào hơn với quá khứ. Từ những suy nghĩ nêu trên, bài viết này nêu ra một số vấn đề đã tìm hiểu như sau: 1.-VỀ NGÀI NGHỆ AN TRẠI CHỦ, TƯỚC QUAN NỘI HẦU: Khi đọc Phổ hệ 1994, có lẻ không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người đã hiểu chữ Trại theo ý nghĩa đời nay, theo đó Trại là lãnh thổ của một người chủ với một diện tích đất đai độ vài ba héc-ta trở lên. Trên lãnh thổ đó chủ yếu là khai thác nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt (trại chăn nuôi heo, trại gà, trại bò, trại bông vãi...) và như vậy Trại đơn thuần chỉ là một đơn vị kinh tế tư nhân, không có liên quan đến hệ thống chính quyền Nhà nước. Từ suy nghĩ này, một câu hỏi đã được đặt ra là tại sao cả một vùng đất rộng lớn mang tên Nghệ An lại chỉ là một Trại với một trong những Trại chủ là Ngài Phan tướng công tước Quan nội hầu? Tước này ra sao vào thời bấy giờ ? Sách Đại nam nhất thống chí (1 ) ghi về tỉnh Nghệ An như sau: "...Xưa là đất Việt Thường, đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc Cửu Chân, đời Ngô chia quận Cửu Chân mà đặt quận Cửu Đức, đời Tuỳ Khai Hoàng đặt châu Hoan, Đại Nghiệp đổi là quận Nhật Nam, đời Đường đặt 3 châu Hoan, Diễn, và Đường Lâm. Nước ta đời Đinh, Lê là châu Hoan, đời Lý năm Thuận Thiên 1 lấy châu Hoan làm Trại, năm Thông Thụy 3 đổi là châu Nghệ An (tên Nghệ An bắt đầu từ đây). Đời Trần năm Nguyên Phong 6 lại gọi là Trại, năm Long Khánh 3 đổi châu Diễn làm lộ Diễn Châu, châu Hoan làm lộ Nghệ An nam, Nghệ An trung, Nghệ An bắc, cũng gọi là phủ Nghệ An, sau đổi là trấn (chưa rõ đời nào)....". Sách Đại Việt sử ký toàn thư (2 ) thì ghi như sau: +Trang 192 tập 1: "...Canh tuất năm Thuận Thiên 1 (1010) đổi 10 đạo làm 24 lộ, châu ( 1 ) Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Phạm Trọng Điềm phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1969. Tỉnh Nghệ An, trang 102. ( 2 )Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng. Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1967.
  • 8. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 8 Hoan, châu Ái làm trại..." +Trang 26 tập 2: "...Bính thìn 1365, mùa xuân tháng 2, mở khoa thi chọn học trò, lấy Trần Quốc Lặc đỗ Kinh trạng nguyên, Trương Xáng đổ Trại trạng nguyên, Chu Hinh đỗ Bảng nhãn, Trần Uyên đỗ Thám hoa lang, lấy đỗ Thái học sinh 43 người ( kinh 42 người, trại 01 người) cho xuất thân theo thứ bậc khác nhau. Khi mới dựng nước, số người thi đỗ chưa chia ra kinh, trại, đỗ đầu gọi là Trạng nguyên, đến đây chia Thanh Hóa, Nghệ An làm trại cho nên có kinh, trại khác nhau...." +Trang 131 tập 2: "...Đinh sửu 1337 lấy Nguyễn Trung Ngạn làm An phủ sứ Nghệ An kiêm Quốc sử viện giám tu quốc sử, hành Khoái Châu lộ Tào vận sứ..." +Trang 256 tập 2: "...các trại có trại chủ..." Sách Lịch triều hiến chương loại chí (3 ) ghi: "...Thời nhà Lý ban tước, lấy tước vương, tước công đứng đầu các thân (thân tộc của vua), huân (người có công lớn) như Thái Tổ phong anh làm Vũ uy vương, chú làm Vũ đạo vương, Lý Thường Kiệt được tặng tước Việt quốc công, Tô Hiến Thành được phong tước vương. Ngoài ra thì được phong tước hầu (như Đào Cam Mộc được phong Tín nghĩa hầu). Lại có những bực Đại liêu ban, Nội thượng chế, và Minh tự để gia thưởng cho người có công. Thời nhà Trần thì người Tôn Thất được phong tước vương (cũng có người là cựu thần được phong tước vương như Trần Tá Chu được phong Hưng nhân vương), còn phong cho các quan văn võ thì có các bực như Quốc công, Thượng hầu, Quan nội hầu, Quan phục hầu, Khai huyện bá, Nội minh tự, và Thượng phẩm..." Qua những phần được liệt kê thuộc 3 cuốn sách nói trên cho thấy : a-Trại đích thực là một đơn vị hành chánh như các lộ, châu ở trung châu miền Bắc, tuy mức độ phát triển về mọi mặt của trại có thể chưa bằng được với lộ, châu. Lịch sử cho thấy có hai thời kỳ phần đất Nghệ An được gọi là Trại, đó là: *Từ năm Thuận Thiên 1 (1010) đời vua Lý Thái Tổ kéo dài đến năm Thông Thụy 3 (1036) đời vua Lý Thái Tông, cộng 27 năm, thời kỳ này phần đất Nghệ An có tên gọi chính thức là Trại Hoan. *Từ năm Nguyên Phong 6 (1256) đời vua Trần Thái Tông kéo dài đến năm Long Khánh 3 (1374) đời vua Trần Duệ Tông, cộng 119 năm (theo sách Đại nam nhất thống chí), hoặc chỉ kéo dài đến năm Khai Hựu 9 (1337) đời vua Trần Hiến Tông, cộng 82 năm (theo sách Đại việt sử ký toàn thư, vì sách này tuy không xác định năm chấm dứt tên gọi Trại, nhưng bằng vào việc năm 1337 cử Nguyễn Trung Ngạn làm An phủ sứ Nghệ An đã gián tiếp xác nhận rằng tên gọi Trại đã chấm dứt từ trước hoặc chí ít là cũng vào năm 1337 đó), thời kỳ này phần đất Nghệ An có tên gọi là Trại Nghệ An. ( 3 ) Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Viện Sử học phiên dịch và chú giải, Nhà xuất bản Sử học 1992. Quan chức chí trang 529.
  • 9. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 9 b-Một khi đã được xem là một đơn vị hành chánh thì lẽ đương nhiên triều đình phải cử quan lại đến cai trị mà người đứng đầu đơn vị hành chánh này là Trại chủ, trong đó có Ngài Phan tướng công của dòng tộc ta. c-Ngài Phan tướng công làm Trại chủ Nghệ An dưới thời Trần vì dưới thời này mới có danh xưng Trại Nghệ An và tước vị Quan nội hầu. d-Căn cứ vào năm sinh của Ông Phan Chính Nghị là năm 1476 (xem giải thích năm sinh này ở phần sau) mà tính lên 10 đời (vì Ông Phan Chính Nghị là cháu 10 đời của Ngài Nghệ An Trại chủ), mỗi đời tính bình quân là 20 năm thì có thể thấy Ngài Nghệ An Trại chủ sống và làm quan trong khoảng các đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), Trần Minh Tông (1314-1329), Trần Hiến Tông (1329-1341), và điều này là phù hợp với sử liệu và Phổ hệ 1994. 2.- VỀ GỐC TÍCH DÒNG TỘC: Các Phổ hệ tộc Phan Bảo an đều ghi nhận gốc tích của Tộc ta là: "Dĩ tiền Nghệ An thừa tuyên, Đức Quang phủ, Nghi Xuân huyện, Ao Giản xã" (4 ). Thế nhưng chính Phổ hệ 1994 lại ghi: "...Ông tổ chúng ta là thủ lãnh ở xã Đa, huyện Thiên Lộc, làm quan đời nhà Trần đến chức Nghệ An Trại chủ...(5 ). Vậy thì đích thực gốc tích tộc Phan là ở đâu? Xã Ao Giản huyện Nghi Xuân hay xã Đa huyện Thiên Lộc? Hay xã Ao Giản và xã Đa chỉ là một mà có hai tên gọi khác nhau là do cách phân chia địa giới và đặt tên của chính quyền ngày trước? Sách Lịch triều hiến chương loại chí (6 ) ghi: "...Phủ Đức Quang có 6 huyện là Thiên Lộc, La Sơn, Chân Phúc, Thanh Chương, Hương Sơn, Nghi Xuân. Phủ ở giữa trấn Nghệ An, phía tây gần Ai Lao, phía đông giáp biển lớn. Huyện Thiên Lộc, huyện Nghi Xuân đất gần bãi biển, bờ cỏi cùng liền nhau, lấy núi Hồng Lĩnh làm giới hạn...". Sách Đại nam nhất thống chí (7 ) ghi: "...Huyện Nghi Xuân đông tây cách nhau 30 dặm, nam bắc cách nhau 20 dặm, phía đông đến biển 7 dặm, phía tây đến địa giới huyện La Sơn 26 dặm, phía nam đến núi Hồng Lĩnh giáp địa giới huyện Can Lộc 11 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Chân Lộc 1 dặm, xưa là đất huyện Hàm Hoan, thời thuộc Minh là huyện Nha Nghi, đời Lê đặt tên hiện nay, nay vẫn theo như thế ..." và " ...Huyện Can Lộc đông tây cách nhau 49 dặm, nam bắc cách nhau 5 dặm, phía đông đến địa giới huyện Thạch Hà 25 dặm, phía bắc đến huyện Nghi Xuân 1 dặm, xưa là huyện Hà Hoàng, thời thuộc Minh là huyện Phi Lộc, đời Lê Quang Thuận đổi là huyện Thiên Lộc, bản triều vẫn theo như thế, năm Tự Đức thứ 15 đổi tên hiện nay...". ( 4 ) Phổ hệ 1994 trang 16, Phổ hệ II-1971 trang 5. ( 5 ) Phổ hệ 1994 trang 21. ( 6 ) Sách đã dẫn - Dư địa chí trang 63. ( 7 )Sách đã dẫn - Tỉnh Nghệ An trang 110.
  • 10. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 10 Sách Khởi nghĩa Lam sơn (8 ) ghi: "...Phủ Nghệ An thời thuộc Minh là miền nam tỉnh Nghệ Tĩnh ngày nay; trừ Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn là đất châu Quỳ thuộc phủ Thanh Hóa; và Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành là đất phủ Diễn Châu. Phủ Nghệ An gồm 8 huyện và 4 châu: *8 huyện là Nha Nghi (là miền huyện Nghi Xuân), Phi Lộc (là miền huyện Can Lộc), Cổ Đổ (là miền huyện Hương Sơn), Thổ Hoàng (là miền huyện Hương Khê), Chi La (là miền huyện Đức Thọ), Chân Phúc (là miền huyện Nghi Lộc ), Thổ Du (là miền huyện Thanh Chương và một phần huyện Anh Sơn). *4 châu là châu Nam Tỉnh (gồm 4 huyện: Hà Hoàng là miền huyện Thạch Hà, Bàn Thạch là miền huyện Thạch Hà, Hà Hoa là miền huyện Kỳ Anh, Kỳ La là miền huyện Cẩm Xuyên), châu Hoan (gồm 4 huyện: Thạch Đường là miền bắc huyện Nam Đàn, Sa Nam là miền nam huyện Nam Đàn, Đông Ngạn là miền huyện Anh Sơn, Lộ Bình là miền huyện Hưng Nguyên), châu Trà Long (là miền huyện Tương Dương, Con Cuông), và châu Ngọc Ma (là miền thượng lưu sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu trở lên phía tây)...". Sách Pháp chế sử (9 ) ghi: "...Vua Trần Thái Tông chia nước làm 12 lộ. Các lộ chia thành phủ và châu, địa phương nào ở miền đồng bằng mà dân cư là người Việt gọi là phủ, còn địa phương nào ở miền núi có lẫn dân tộc thiểu số với người Việt thì gọi là châu. Phủ cũng như châu đều chia thành xã...Cách tổ chức này được giữ nguyên dưới các đời vua kế nghiệp Trần Thái Tông, cho mãi đến năm thứ 10 đời vua Trần Thuận Tông (1398) nhà vua giáng chiếu lập thêm một phân hạt hành chánh nữa đặt tên là huyện. Theo tổ chức mới này, nước ta hồi đó chia ra lộ (sau đổi tên gọi là trấn), lộ chia thành phủ, phủ chia thành châu, châu chia thành huyện....". Qua ghi chép của các sử liệu trên cho thấy: 1.Đơn vị hành chánh địa phương có tên gọi là huyện chỉ bắt đầu có từ đời vua Trần Thuận Tông - năm 1398 - trở về sau, còn trước đó nước ta không có đơn vị hành chánh này. 2.Huyện Can Lộc ngày nay, xưa có tên gọi là huyện Hà Hoàng, từ 1407 đến 1468 là huyện Phi Lộc, từ 1469 đến 1862 là huyện Thiên Lộc và từ 1863 đến nay là huyện Can Lộc. 3.Huyện Nghi Xuân ngày nay, xưa có tên gọi là huyện Hàm Hoan, từ 1407 đến 1468 là huyện Nha Nghi, từ 1469 đến nay là huyện Nghi Xuân. 4.Ranh giới giữa hai huyện Can Lộc và Nghi Xuân là núi Hồng Lĩnh 99 ngọn (10 ). Đây là một trong những ranh giới thiên nhiên mà từ xưa đến nay con người vẫn thường sử dụng để ( 8 ) Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà xuất bản KHXH 1977, trang 236. ( 9 ) Pháp chế sử của Vũ Quốc Thông, chư ơng trình cử nhân Luật khoa năm thứ nhất, tủ sách Đại học Sài Gòn 1968, trang 149. ( 10 )Đại nam nhất thống chí, sđd, tỉnh Nghệ An trang 132: Núi Hồng Lĩnh ở giữa hai huyện Can Lộc và Nghi Xuân, mạch núi từ Trà Sơn kéo đến, hình thế hùng vĩ rất đẹp, tương truyền có 99 ngọn, trong ấy có ngọn Am, ngọn Lậm, ngọn Sư Tử, ngọn Đông Dương (Hương Tích), ngọn Hồ Trung, ngọn Thiên Tượng. Năm Minh Mạng thứ 7 khắc tượng vào Anh đ ỉnh, năm Thiệu Trị thứ 3, khi bắc tuần, nhà vua làm thơ vịnh có khắc vào bia.
  • 11. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 11 phân chia lãnh thổ. Có thể qua nhiều thời kỳ huyện Can Lộc và huyện Nghi Xuân có địa giới khác nhau, hoặc rộng hơn hoặc hẹp hơn, nhưng cũng chỉ có thể phát triển về các hướng khác, còn hướng ranh giới thiên nhiên này thì không thể vượt qua được để có thể sát nhập hoặc chồng lấp một phần lãnh thổ lên nhau, do đó có thể nói từ thời xa xưa hai huyện này vẫn là hai huyện riêng biệt ở sát nhau. 5.Sách Đại Nam nhất thống chí ghi huyện Can Lộc xưa là huyện Hà Hoàng, còn huyện Nghi Xuân xưa là huyện Hàm Hoan, vậy có thể đây là tên gọi huyện vào đời vua Trần Thuận Tông (1398) như đã nói ở trên? 6.Sách Nghệ An ký (11 ) nói về Ông Phan Chính Nghị cũng ghi rằng gia phả nhà Ông ghi tổ tiên ở xã Đa Hoạch, huyện Thiên Lộc, đến đời Ông Huy Tài do lấy con gái của Ông Phan Như Lê - người làng Phan Xá, huyện Nghi Xuân - nên mới làm nhà ở Phan Xá và tiếp tục ở từ đó cho đến nay. Nhưng từ những nhận định như trên lại phát sinh ra câu hỏi là thế thì tại sao các Phổ hệ từ trước đến nay vẫn ghi là xã Ao Giản, huyện Nghi Xuân? Theo tôi, cách giải thích có thể là sau đời Ngài Nghệ An Trại chủ, cũng không rõ được là đến đời Ông nào, có một số Ông đã di chuyển đến huyện Nghi Xuân, còn một số Ông vẫn còn ở lại huyện Can Lộc. Xem Phổ hệ 1994 ở phần ghi nhận Tông đồ thì có thể thấy rõ điều này vì từ Ông Khảm, Ông Thiên hiện nay con cháu vẫn còn ở huyện Nghi Xuân tại các xã Xuân Viên, Xuân Mỹ, Xuân Giang, Cổ Đạm, còn ba Ông là Ông Thiên, Ông Quế, Ông Thu thì không có ghi nhận Tông đồ, vậy phải chăng ba Ông vẫn còn ở lại tại huyện Can Lộc? Sách Nghệ An ký cũng không nói rõ Ông Huy Tài đã từ đâu chuyển đến làng Phan Xá, cho nên có thể nói các đời trước Ông Huy Tài đã chuyển đến ở đâu đó trong huyện Nghi Xuân, rồi sau đến Ông Huy Tài mới chuyển đến làng Phan Xá. Riêng đối với Ông Đa Lôi, việc Hệ phổ 1525 còn ghi nhận Ông và Ngài Đa Lư cũng là điều khẳng định Ông đã đi vào huyện Nghi Xuân, rồi sau đó từ Ngài Nhơn Huyện mới chuyển vào nam lập thành tộc Phan Bảo An hiện nay. Tôi cũng biết rằng trong lá thư của tộc Phan Phan Xá gởi cho tộc Phan Bảo An - được đính kèm trong Phổ hệ 1994 - đã xác nhận không tìm thấy hậu duệ của Ngài Nghệ An Trại chủ ở tại huyện Can Lộc, đây là điều dễ hiểu vì đã hơn 500 năm không liên hệ, đất nước lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cũng không phải vì việc không tìm được hậu duệ này mà không ghi nhận quê tổ của tộc Phan Bảo An vẫn là xã Đa huyện Thiên Lộc, nay là huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. 3.- VỀ NIÊN BIỂU PHAN TỘC: Do nhiều lý do khách quan, các Phổ hệ Phan tộc đã không ghi nhận được năm sinh, năm mất của các bậc tiền nhân, vì vậy việc tìm hiểu niên biểu Phan tộc, theo tôi là nên được làm ( 11 )Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch, Nguyễn Thị Thảo dịch, Bạch Hào hiệu đính, Nhà xuất bản KHXH 1993. Xem nguyên văn ở trang 13 bài viết này về năm sinh và năm mất của Ông Phan Chánh Nghị.
  • 12. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 12 trước để có cở sở làm căn cứ cho những suy luận sau này. Việc tìm hiểu niên biểu Phan tộc dựa vào các điểm sau đây: a/ Ngài Nghệ An Trại chủ làm quan đời Trần. b/ Căn cứ vào năm sinh của Ông Phan Chính Nghị, vì đây là sử liệu duy nhất ghi nhận được năm sinh của người trong tộc. c/ Ông Huy Tài hệ Phan Xá làm quan đời vua Lê Thái Tổ vì như sách Lịch triều hiến chương loại chí (12 ) đã ghi :"... Thời Lê sơ, Thái Tổ khởi nghĩa phong tước cho các tướng thần, có các bực Á hầu, Thông hầu, Quan phục hầu, Trước phục hầu. Đến khi tiến đến Đông đô thì phong tước có các bậc Thượng phẩm, Hạ phẩm, Thượng trí tự, Hạ trí tự, Minh tự, Đại liêu ban, Á liêu ban...". Ta biết rằng vào thời Lý có tước Đại liêu ban, đến thời Trần không còn tước này, năm 1426 khi Lê Lợi tiến đến Đông đô thì mới khôi phục lại tước Đại liêu ban, nhưng đến năm 1428 khi quân Minh rút hết về nước và Lê Lợi lên ngôi với tên hiệu là Lê Thái Tổ thì cũng không còn tước này, mà Ông Huy Tài như gia phả đã ghi là có tước Đại liêu ban, vậy Ông phải làm quan với tước này trong khoảng từ 1426 đến 1428. d/ Ông Phan Nhân hệ Phan Xá làm Chuyển vận sứ huyện Phù Lưu vào năm 1435 đời vua Lê Thái Tông (1434 -1442) vì như Đại việt sử ký toàn thư (13 ) đã ghi: -Trang 100 tập 3: Ất mão 1435 lấy Chuyển vận sứ huyện Phù Lưu là Phan Nhân làm An phủ phó sứ lộ Thiên Trường. -Trang 147 tập 3: Mậu thìn 1448, tháng 9, cho Thượng hầu An phủ sứ Phan Nhân làm Đồng tri thẩm hình viện sự. -Trang 155 tập 3: Kỷ tỵ 1449, giáng Đồng tri thẩm hình viện sự Phan Nhân làm An phủ phó sứ Lỵ Nhân lộ. e/ Năm Quang Thuận 3 (1462) vua Lê Thánh Tông chỉ truyền cho các quan văn võ đang tại chức, đến 65 tuổi muốn về hưu cho đầu đơn cáo tại Lại bộ, kê tâu để thi hành (14 ). g/ Năm Hồng Đức 1 (1470) vua Lê Thánh Tông đặt hai vệ Kim ngô và Cẩm y (15 ). h/ Năm 1634 Ông Phan Văn Du sai người em là Phan Văn Điện trùng tu Phổ hệ, lúc này Ông đã là một cao quan với tước Toàn đức hầu. i/ Năm 1810 Ông Phan Kim Huống trùng tu Phổ hệ. k/ Phải căn cứ trên trực hệ. Từ những căn cứ trên, cách tính của tôi là xem xét thời gian cách nhau của mỗi đời, bắt đầu từ mỗi đời cách nhau 20 năm, rồi lại nâng lên hoặc lùi lại từng thời gian từ 5 đến 10 năm để ( 12 ) Sách đã dẫn – Quan chức chí, trang 529. ( 13 )Sách đã dẫn , các trang 100, 147, 155 tập 3. ( 14 ) Lịch triều hiến chương loại chí, sđd, Quan chức chí trang 556, và Tổ chức chính quyền trung ương dưới triều Lê Thánh Tông của Lê Kim Ngân, tủ sách Viện khảo cổ Sài Gòn 1963, trang 154. ( 15 ) Lịch triều hiến chương loại chí, sđd, Binh chế chí trang 11.
  • 13. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 13 xem xét từng niên biểu một, qua đó tìm ra những niên biểu thích hợp nhất phù hợp với các căn cứ nêu trên. Ta lần lượt xem xét : A. Về năm sinh và năm mất của Ông Phan Chính Nghị: Sách Nghệ An ký khi viết về Ông Phan Chính Nghị đã ghi: "...Ông người xã Phan Xá, huyện Nghi Xuân. Theo Đăng khoa lục, năm 36 tuổi, Ông đổ Đồng tiến sĩ khoa Tân mùi đời Lê Tương Dực niên hiệu Hồng Thuận (1511) làm đến Đô ngự sử, tiết nghĩa và được phong phúc thần. Gia phả nhà Ông chép tổ tiên tại xã Đa Hoạch, huyện Thiên Lộc. Thuỷ tổ tên làng Thứ lĩnh thời Trần, làm Trại chủ Nghệ An tước Quan nội hầu, tổ tám đời tên Quang làm chức Thư viện, tổ bốn đời tên Hy Tái làm chức Đại toát hữu, tước Đại liêu ban, lấy con gái của Tuần kiểm sứ cửa biển Nam giới Phan Như Lê người làng Phan Xá huyện Nghi Xuân, nhân làm nhà ở tại đây. Cố của Ông tên Nhân làm An phủ sứ lộ Lỵ nhân, cha là Khắc Thần làm nho sinh. Khi họ Mạc cướp ngôi, Ông bỏ quan trốn đi, bị nhà Mạc cưỡng bức về, đến xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm thì Ông gieo mình xuống sông tự tử. Nay ở xã Phan Xá có đền thờ Ông, dân làng Bát Tràng cũng lập đền thờ. Con cháu Ông đông đúc các đời xuất thân văn học..." Như vậy, Ông Phan Chính Nghị sinh năm Hồng Đức 7 đời vua Lê Thánh Tông (1476), đổ Đồng tiến sĩ năm Hồng Thuận 3 đời vua Lê Tương Dực (1511) lúc 36 tuổi. B. Về niên biểu Phan tộc : Từ năm sinh và năm mất của Ông Phan Chính Nghị, có thể tính ra được niên biểu Phan tộc, ta lần lượt tính theo các trường hợp sau đây: a-Trường hợp 1: mỗi đời cách nhau 20 năm, ta có niên biểu sau (xin hiểu là sinh vào khoảng năm): 1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1296 2.Ô. Quang, 1316 3.Ô. Khảm, 1336 Ô. Đa Lôi, 1340 4.Ô. Trình, 1356 Ngài Đa Lư 1360 5.Ô. Tựu, 1376 Ngài Nhơn Huyện, 1380 6.Ô. Huy Tài 1396 Ngài Nhơn Bàn, 1400 7.Ô. Nhân, 1416 Ô. Văn Liêu, 1420 8.Ô. Trí Phụ, 1436 Ô. Văn Huyền, 1440 9.Ô. Khắc Đạn, 1456 Ô. Long Lân, 1480 10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1480 11. Ô. Văn Du, 1500 Niên biểu này có những điểm không phù hợp là: -Năm 1470 khi vua Lê Thánh Tông đặt vệ Cẩm y thì Ngài Nhơn Bàn đã 70 tuổi, mà theo luật thì đến tuổi 65 phải về trí sĩ, như vậy Ngài không thể đảm nhận chức vụ Cẩm y vệ Đô chỉ
  • 14. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 14 huy sứ được. -Ông Văn Du đến năm 1634 khi trùng tu Phổ hệ đã 143 tuổi, điều này khó có thể xảy ra. b-Trường hợp 2: mỗi đời cách nhau 25 năm, ta có niên biểu: 1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1251 2.Ô. Quang, 1276 3.Ô. Khảm, 1301 Ô. Đa Lôi, 1305 4.Ô. Trình, 1326 Ô.Đa Lư, 1330 5.Ô. Tựu, 1351 Ngài Nhơn Huyện, 1355 6.Ô. Huy Tài, 1376 Ngài Nhơn Bàn, 1380 7.Ô. Nhân, 1401 Ô. Văn Liêu, 1405 8.Ô. Trí Phụ, 1426 Ô. Văn Huyền, 1430 9.Ô. Khắc Đạn 1451 Ô. Long Lân, 1455 10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1480 11. Ô. Văn Du, 1505 Niên biểu này cũng có những điểm không phù hợp tương tự như niên biểu 1 ở chỗ cả Ngài Nhơn Bàn và Ông Văn Du đều đã quá tuổi để đảm nhận công việc, Ngài Nhơn Bàn 90 tuổi vào năm 1470, còn Ông Văn Du 129 tuổi vào năm 1634. c-Trường hợp 3: Mỗi đời cách nhau 20 năm đối với hệ Phan Xá, còn hệ Bảo An thì từ Ông Đa Lôi đến Ngài Nhơn Bàn mỗi đời cách nhau 20 năm, từ Ông Văn Liêu đến Ông Văn Du mỗi đời cách nhau 25 năm, sở dĩ phải tính kéo dài thời gian giữa các đời là vì khi vào nam phải vừa khai hoang, vừa chiến tranh và nhất là phong tục tập quán phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Ta có niên biểu sau : 1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1296 2.Ô. Quang, 1316 3.Ô. Khảm, 1336 Ô. Đa Lôi, 1340 4.Ô. Trình, 1356 Ngài Đa Lư, 1360 5.Ô. Tựu, 1376 Ngài Nhơn Huyện, 1380 6.Ô. Huy Tài, 1396 Ngài Nhơn Bàn, 1400 7.Ô. Nhân, 1416 Ô. Văn Liêu, 1450 8.Ô. Trí Phụ, 1456 Ô. Văn Huyền, 1475 9.Ô. Khắc Đạn, 1456 Ô. Long Lân, 1475 10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1500 11. Ô.Văn Du, 1525 Niên biểu này cũng không phù hợp ở điểm Ngài Nhơn Bàn đã 70 tuổi vào năm 1470, và Ông Văn Du đã 109 tuổi vào năm 1634.
  • 15. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 15 d-Trường hợp 4: Giống như cách tính niên biểu 3, chỉ thay đổi từ Ông Văn Liêu đến Ông Văn Du, mỗi đời cách nhau 30 năm, ta có niên biểu (từ đây về sau vì hệ Phan Xá không thay đổi cách tính nên không viết nữa, còn nếu tính hệ Phan Xá theo 15 năm thì tôi e rằng quá trẻ để có người nối dõi, vã lại nếu tính 15 năm thì Ngài Nghệ An Trại chủ sẽ sinh vào khoảng năm 1341, lúc đó Nghệ An đã không còn tên gọi là Trại nữa và vì vậy Ngài cũng không làm Trại chủ Nghệ An được). Đời 3. Ô. Đa Lôi, 1340 4. Ngài Đa Lư, 1360 5. Ngài Nhơn Huyện, 1380 6. Ngài Nhơn Bàn, 1400 7. Ô. Văn Liêu, 1430 8. Ô. Văn Huyền, 1460 9. Ô. Long Lân, 1490 10. Ô. Ích Tráng, 1520 11. Ô. Văn Du, 1550 Niên biểu này cho thấy có thể đúng với trường hợp của Ông Văn Du (84 tuổi vào năm 1634), nhưng vẫn không đúng với Ngài Nhơn Bàn (70 tuổi vào năm 1470). e-Trường hợp 5: Giống như cách tính niên biểu 4, nhưng lùi năm sinh của Ngài Nhơn Bàn lại 10 năm để thích ứng với chức vụ Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ (không thể lùi lại 5 năm vì như vậy đến năm 1470 Ngài đã 65 tuổi là tuổi đã trí sĩ), ta có niên biểu: Đời 3. Ô. Đa Lôi, 1350 4. Ngài Đa Lư, 1370 5. Ngài Nhơn Huyện, 1390 6. Ngài Nhơn Bàn, 1410 7. Ô. Văn Liêu, 1440 8. Ô. Văn Huyền, 1470 9. Ô. Long Lân, 1500 10. Ô. Ích Tráng, 1530 11. Ô. Văn Du, 1560 Niên biểu này phù hợp với Ngài Nhơn Bàn (60 tuổi vào năm 1470) và Ông Văn Du (74 tuổi vào năm 1634), tuy khoảng thời gian chênh lệch giữa hai anh em Ông Khảm và Ông Đa Lôi là 14 năm, theo tôi thì điều này có thể chấp nhận được. g-Trường hợp 6: Giống như cách tính niên biểu 5, nhưng tiếp tục lùi năm sinh của Ngài Nhơn Bàn lại 15 năm, ta có niên biểu: Đời 3. Ô. Đa Lôi, 1355 4. Ngài Đa Lư, 1375
  • 16. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 16 5. Ngài Nhơn Huyện, 1395 6. Ngài Nhơn Bàn, 1415 7. Ô. Văn Liêu, 1445 8. Ô. Văn Huyền, 1475 9. Ô. Long Lân, 1505 10. Ô. Ích Tráng, 1535 11. Ô. Văn Du, 1565 Niên biểu này phù hợp với Ngài Nhơn Bàn (55 tuổi vào năm 1470) và Ông Văn Du (69 tuổi vào năm 1634), nhưng khoảng thời gian giữa hai anh em Ông Khảm và Ông Đa Lôi lại cách nhau quá xa, đến 19 năm là không phù hợp. Như vậy, trong 6 cách tính niên biểu như trên, chỉ có cách tính niên biểu thứ 5 là tương đối phù hợp, tôi viết niên biểu này lại đầy đủ như sau: 1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1296 2.Ô. Quang, 1316 3.Ô. Khảm, 1336 Ô. Đa Lôi, 1350 4.Ô. Trình, 1356 Ngài Đa Lư, 1370 5.Ô. Tựu, 1376 Ngài Nhơn Huyện, 1390 6.Ô. Huy Tài, 1396 Ngài Nhơn Bàn, 1410 7.Ô. Nhân, 1416 Ô. Văn Liêu, 1440 8.Ô. Trí Phu, 1436 Ô. Văn Huyền, 1470 9.Ô. Khắc Đạn, 1456 Ô. Long Lân, 1500 10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1530 11. Ô. Văn Du, 1560 h-Trường hợp 7: Tiếp tục xem xét đến lần trùng tu Phổ hệ kế tiếp do Ông Phan Kim Huống thực hiện vào năm 1810, cũng giống như cách tính niên biểu 6, ta có niên biểu sau đây: 6. Ngài Nhơn Bàn, 1410 7. Ô. Văn Liêu, 1440 8. Ô. Văn Huyền, 1470 9. Ô. Long Lân, 1500 10. Ô. Ich Tráng, 1530 11. Ô. Văn Du, 1560 12. Ô. Văn Linh, 1604 13. Ô. Ích Nghi, 1634 14. Ô. Kim Huống, 1664 Sở dĩ tính phần Ông Văn Linh cộng thêm 14 năm là vì Ông Văn Linh không phải là trực hệ của Ông Văn Du, và tính theo cách tương tự giữa Ông Khảm và Ông Đa Lôi.
  • 17. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 17 Niên biểu này không phù hợp với Ông Kim Huống vì vào năm 1810 Ông đã 146 tuổi. i-Trường hợp 8: Giống như cách tính 7 nhưng mỗi đời cách nhau 35 năm, ta có niên biểu: 6. Ngài Nhơn Bàn, 1410 7. Ô. Văn Liêu, 1445 8. Ô. Văn Huyền, 1480 9. Ô. Long Lân, 1515 10. Ô. Ích Tráng, 1550 11. Ô. Văn Du, 1585 12. Ô. Văn Linh, 1634 13. Ô. Ích Nghi, 1669 14. Ô. Kim Huống, 1704 Niên biểu này phù hợp với Ông Văn Du (49 tuổi vào năm 1634) nhưng lại không phù hợp với Ông Kim Huống (106 tuổi vào năm 1810). k-Trường hơp 9 : Giống như cách tính 8 nhưng mỗi đời cách nhau 40 năm, ta có niên biểu: 6. Ngài Nhơn Bàn, 1410 7. Ô. Văn Liêu, 1450 8. Ô. Văn Huyền, 1490 9. Ô. Long Lân, 1530 10. Ô. Ích Tráng, 1570 11. Ô. Văn Du, 1610 12. Ô. Văn Linh, 1664 13. Ô. Ích Nghi, 1704 14. Ô. Kim Huống, 1744 Niên biểu này không phù hợp với Ông Văn Du (24 tuổi vào năm 1634) tuy có thể phù hợp với Ông Kim Huống (66 tuổi vào năm 1810). l-Trường hợp 10: Như vậy ta phải chấp nhận cách tính 8 cho trường hợp của Ông Văn Du, và sẽ thay đổi từ Ông Văn Linh đến Ông Kim Huống, mỗi đời cách nhau 40 năm, ta có niên biểu: 11.Ô. Văn Du, 1585 12.Ô. Văn Linh, 1639 13.Ô. Ích Nghi, 1679 14.Ô. Kim Huống, 1719 Niên biểu này không phù hợp ở chỗ vào năm 1810 Ông Kim Huống đã 91 tuổi. m-Trường hợp 11: Giống như cách tính 10 nhưng mỗi đời các nhau 45 năm, ta có niên biểu:
  • 18. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 18 11.Ô. Văn Du, 1585 12.Ô. Văn Linh, 1644 13.Ô. Ích Nghi, 1689 14.Ô. Kim Huống, 1734 Như vậy vào năm 1810, Ông Kim Huống được 76 tuổi. Tôi tạm dừng ở cách tính này vì nếu tính mỗi đời cách nhau 50 năm thì xa quá và khó có thể xảy ra vào thời bấy giờ. Và qua trình bày các cách tính niên biểu nêu trên, ta có một niên biểu có thể châp nhận được , đó là : 1.Ngài Nghệ An Trại chủ, 1296 2.Ô. Quang, 1316 3.Ô. Khảm, 1336 Ô. Đa Lôi 1350 4.Ô. Trình, 1356 Ngài Đa Lư, 1370 5.Ô. Tựu, 1376 Ngài Nhơn Huyện, 1390 6.Ô. Huy Tài, 1396 Ngài Nhơn Bàn, 1410 7.Ô. Nhân, 1416 Ô. Văn Liêu, 1445 8.Ô. Trí Phu, 1436 Ô. Văn Huyền, 1480 9.Ô. Khắc Đạn, 1456 Ô. Long Lân, 1515 10.Ô. Chính Nghị, 1476 Ô. Ích Tráng, 1550 11. Ô. Văn Du, 1585 12. Ô. Văn Linh, 1664 13. Ô. Ích Nghi, 1689 14. Ô. Kim Huống, 1734 Niên biểu được chấp nhận này có những điểm phù hợp sau đây: -Ngài Nghệ An Trại chủ sinh khoảng năm 1296 đời vua Trần Anh Tông (1293-1314), đến năm 1337 khi chấm dứt tên gọi Trại Nghệ An thì Ngài đã khoảng 42 tuổi, một cái tuổi có thể làm Trại chủ Nghệ An được. -Ông Huy Tài sinh khoảng năm 1396, đến năm 1426 khi Lê Lợi tiến vào Đông đô phong tước cho các tướng thần thì Ông khoảng 31 tuổi. -Ông Nhân sinh khoảng năm 1416, năm 1435 khi từ Chuyển vận sứ huyện Phù Lưu chuyển lên làm An phủ phó sứ lộ Thiên Trường thì Ông đã được khoảng 20 tuổi. Có thể nói Ông còn trẻ nhưng ta biết rằng cha của Ông là Ông Huy Tài vào năm 1426 đã giữ chức Đại liêu ban, là một công thần tham gia kháng chiến chống Minh thì ta có thể hiểu và chấp nhận được việc Ông là Chuyển vận sứ rồi An phủ phó sứ vào khoảng năm 20 tuổi. -Ngài Nhơn Bàn sinh khoảng năm 1410, vào năm 1470 Ngài được khoảng 61 tuổi đủ để đảm nhận chức vụ Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ và được phong tước Địch nghĩa bá.
  • 19. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 19 -Ông Văn Du sinh khoảng năm 1585, vậy vào năm 1634 lúc trùng tu Phổ hệ Ông đã khoảng 49 tuổi, đủ để đạt chức vị Toàn đức hầu. Ở đây cũng xin mở ngoặc nói thêm rằng, nếu có người hỏi tôi tại sao lại cho rằng Ông Phan Nhân ghi trong Đại việt sử ký toàn thư chính là Ông Nhân của hệ Phan xá thì tôi cũng đành phải xin người hỏi chấp nhận vì ngoại trừ chức vụ An phủ sứ (hoặc An phủ sứ phó sứ) lộ Lỵ Nhân là một điểm chung thì tôi chỉ còn lại một sự linh cảm mà thôi. 4.- VỀ LẠI BỘ VIÊN NGOẠI PHAN KHẢM VÀ QUẢN CẨN TƯỚNG QUÂN TẢ CÁC MÔN SỨ VIÊN NGOẠI PHAN ĐA LÔI: Sách Lịch triều hiến chương loại chí (16 ) ghi: "...Chức Viên ngoại bắt đầu từ đời Lý, thường dùng chức quan sung sứ bộ đi sứ (như năm Thuận Thiên 1 sai Viên ngoại lang là bọn Lương Văn sang Tống, năm thứ 2 lại sai Viên ngoại lang Lý Văn Nghĩa sang Tống, năm thứ 3 lại sai Viên ngoại lang là bọn Ngô Nhương sang Tống). Đến đời vua Thần Tông lại đặt chức Viên ngoại lang ở Thượng thư sảnh, dự bàn chính sự, danh vị cũng trọng, quan trong quan ngoài thường gia thêm chức ấy (như nội thị là bọn Phí Công Tín, Hàn Quốc Bảo cũng gia chức Viên ngoại lang, coi việc phủ Thanh Hoá là bọn Phạm Tín, Dương Chưởng cũng gia chức Viên ngoại lang). Nhà Trần theo đặt chức ấy, chức sự cũng thuộc về Trung Thư. Nhà Lê lúc mới dựng nước bắt đầu đặt chức Viên ngoại lang ở 6 bộ (lấy bọn Nguyễn Tôn Vỹ 6 người làm chức ấy). Đến đời Hồng Đức định lại quan chế, đặt phẩm trật Viên ngoại lang vào hàng tòng lục. Thời trung hưng về sau noi theo không đổi, nhưng chức danh hơi thấp, chỉ để trao cho những người tạp lưu trúng trường thôi...". Xem như vậy thì thấy rằng chỉ đến đời Lê trung hưng thì chức Viên ngoại lang mới có chức vị hơi thấp, còn trước đó đều là chức vọng trọng, giữ việc ngoại giao đại diện cho đất nước trong việc giao dịch với nước ngoài (thời Lý), hoặc giữ việc đề nghị các việc lên vua và vâng tuyên mệnh lệnh (thời Trần) (17 ), những công việc đòi hỏi người đảm đương chức vụ phải là người có tài, được nhà vua tin cẩn. Cả hai Ông Phan Khảm và Phan Đa Lôi đều sống và làm quan thời Trần khoảng các đời vua Trần Hiến Tông (1329-1341), Trần Dụ Tông (1341-1369), Trần Nghệ Tông (1370-1372), Trần Duệ Tông (1372-1377)... nên chức Viên ngoại lang của hai Ông cũng là trọng. Sở dĩ tôi ghi lại đây chức vụ Viên ngoại lang là vì tôi nghĩ có thể có người cho rằng đây là một chức thấp, điều này sẽ làm giảm mất uy tín và công sức của hai Ông đối với đất nước và đối với dòng tộc. 5.- VỀ VIỆC VÀO NAM: ( 16 ) Sách đã dẫn, Quan chức chí trang 480. ( 17 ) Đại Việt sử ký toàn thư, sđd, tập 3 trang 256: Trung thư sảnh có Trung thư lệnh, Thị lang, Tả hữu gián nghị đại phu, Tả hữu chính ngôn, Tả hữu tham nghị … giữ việc đề nghị các việc lên vua và vâng tuyên mệnh lệnh.
  • 20. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 20 Như phần niên biểu đã ghi nhận, đất nước ta bị đô hộ bởi nhà Minh vào lúc Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn chào đời, nên tôi nghĩ đầu tiên là phải tìm hiểu tình hình chung thời bấy giờ, sau đó mới đề cập đến việc vào nam. A- Đất nước ta thời thuộc Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn : a/ Nhà Minh với chính sách đô hộ tàn bạo (18 ): Năm 1407 sau khi bắt được cha con Hồ Quý Ly, nhà Minh đã thực sự bắt đầu cuộc đô hộ nước ta kéo dài 20 năm. Âm mưu của nhà Minh là không những chiếm nước ta làm thuộc quốc mà còn muốn thực hiện dã tâm đồng hóa, vĩnh viễn xóa bỏ nước ta, sát nhập hẳn vào lãnh thổ nhà Minh bằng việc đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, coi như một địa phương của quốc gia phong kiến nhà Minh, đặt quan cai trị, lập ra nhiều cơ quan thu thuế nhằm mục đích vơ vét tài nguyên, của cải của nước ta, thiết lập các tổ chức văn hóa, tôn giáo xuống tận châu huyện để ràng buộc lòng người (19 ). Chính sách tàn bạo của nhà Minh đã được Nguyễn Trãi nêu rõ trong Bình ngô đại cáo: Thui dân đen trên lò bạo ngược Vùi con đỏ dưới hố tai ương Lừa chúng dối trời, kế dỡ đủ muôn nghìn khóe Động binh gây hấn, ác chứa gần hai mươi năm Đủ điều bại hoại nghĩa nhân, chẳng còn trời đất Hết cách vét vơ thuế má, nhẵn sạch núi đầm Lên núi đào vàng, xông lam chướng để phá rừng đãi cát Ra khơi mò ngọc, vấp giao long mà lặn biển dòng dây Nhiễu dân bẫy đặt bắt hươu đen Hại vật lưới đăng lùng trả biếc Dù thảo mộc côn trùng cũng không thỏa sống Đến khốn cùng quan quả cũng chẵng yên thân Rút máu mủ sinh linh, lũ kiệt hiệt miệng văng nhờn béo Đủ công trình thổ mộc, chỗ công tư nhà cửa nguy nga ( 18 ) Tóm lược sách Khởi nghĩa Lam Sơn, sđd. ( 19 ) Dã tâm cai trị bằng văn hóa và tư tưởng của nhà Minh của Hồ Bạch Thảo, www.talawas.com- Tư tưởng lịch sử 3/2007. Các tổ chức này có thể tóm tắt như sau: -Nho học: 12 ty tại phủ, 19 ty tại châu, 62 ty tại huyện -Âm dương học: 6 ty tại phủ, 14 ty tại châu, 26 ty tại huyện -Phật học: 3 ty Tăng cang tại phủ, 14 ty Tăng chính tại châu, 56 ty Tăng hội tại huyện -Đạo học: 6 Đạo kỷ tại phủ, 15 Đạo chính tại châu, 37 Đạo hội tại huyện qua đó cho thấy các tổ chức này xen kẻ chằng chịt trong các địa phương như chân bạch tuột, dân ta lâm vào cảnh “lọt sàng xuống nia”, cuối cùng cũng bị một trong những tổ chức này khống chế.
  • 21. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 21 Chốn hương thôn sưu dịch nặng nề Trong làng xóm cửi canh bỏ phế... Tội ác đó: Tát khô nước Đông hải, không rữa sạch tanh hôi Chẻ hết trúc Nam sơn, khó ghi đầy tội ác Do đó: Thần nhân đều căm giận Trời đất lẽ nào dung tha Vì vậy, những cuộc khởi nghĩa giành độc lập đã liên tục nổ ra như các cuộc khởi nghĩa của Phạm Chấn, Phạm Tất Đại, Trần Nguyên Thôi, Trần Ngỗi (Giản định đế), Trần Quý Khoán (Trùng quang đế), Nguyễn Sư Cối, Đồng Mặc, Phạm Tuân, Hoàng Thiêm Hữu, Nông Văn Lịch, Nguyễn Liễu, Trần Quý Tảm, Nguyễn Trinh, Nguyễn Chích, Phan Liêu, Lộ Văn Luật, Phạm Ngọc, Lê Ngã... nhưng rồi trước sức mạnh của quân Minh, tất cả những cuộc khởi nghĩa hoặc thất bại hoặc gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Lam Sơn. b/ Khởi nghĩa Lam Sơn (20 ): Vào một buổi sáng đầu tháng 2 năm Bính thân 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em quyết tâm đánh giặc cứu nước tại làng Lũng Nhai (tức Lũng Mi, tên nôm là làng Mé thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân), rồi đến ngày 2 tháng giêng năm Mậu tuất (tức ngày 7/02/1418) trong không khí ngày Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định vương, truyền hịch đi các nơi kêu gọi nhân dân nỗi dậy giết giặc cứu nước. Buổi đầu khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, có lúc tuyệt lương phải tìm măng tre, nứa và các thứ cây, củ có thể ăn được sống qua ngày, Lê Lợi bị quân Minh quật cả mồ mã tổ tiên, vợ và con đều bị giặc bắt...Nhưng bằng tấm lòng yêu nước và biết chọn lối đánh thích hợp, thế lực của nghĩa quân Lam Sơn ngày càng lớn mạnh. Năm 1424, với kế hoạch chuyển hướng chiến lược vào nam, nghĩa quân bất ngờ đột kích thành Đa Căng (xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá), hạ thành Trà Long (tương ứng với đất huyện Tương Dương, Con Cuông, tỉnh Nghệ An), rồi tiếp đó là các chiến thắng Khả Lưu (Vĩnh Sơn, Anh Sơn, Nghệ An), và Bồ Ải (có lẽ thuộc Đức Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) đã làm cho quân địch bị tổn thất nặng, chỉ còn cố thủ trong thành Nghệ An. Nhân đó nghĩa quân đã giải phóng toàn bộ các châu huyện ở Nghệ An, xây dựng căn cứ địa ở Đỗ Gia rồi chuyển ra thành Lục Niên, rồi một mặt đưa một bộ phận nghĩa quân tiến ra Bắc giải phóng Diễn Châu, Thanh Hoá, và mặt khác một bộ phận nghĩa quân tiến vào nam giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, tạo nên những bước trưởng thành vượt bực của nghĩa quân trong hai năm 1424 - 1425. Tại những châu huyện được giải phóng, nhân dân vô cùng phấn khởi đem hết nhiệt tình ra đón tiếp và ủng ( 20 ) Tóm lược sách Khởi nghĩa Lam Sơn, sđd.
  • 22. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 22 hộ nghĩa quân, hàng vạn trai tráng đã đầu quân đánh giặc, lực lượng nghĩa quân vì thế không những được tăng cường về số lượng mà còn được nhanh chóng nâng cao về chất lượng. B- Vào nam: Phổ hệ 1994 (21 ) ghi: "... trong Phổ hệ tự tự (có Mục lục đồ tự) và Phổ hệ tiểu tự (có Cung lục thiệt lục) đều viết: Liêm Thuần nhị quận công tranh, Thăng Điện nhị phủ chi dân binh khách đại dân ly tán Nhân Huyện nãi sứ ngã...nghĩa là vào thời kỳ Sơ tổ và Thuỷ tổ chúng ta vào lập nghiệp ở Hòa Đa và Bảo An, hai quận Liêm Thuần còn đang đánh nhau, nhân dân rất khổ cực và ly tán...Từ đó, sau khi nghiên cứu Phổ hệ nhiều tộc, trong đó có tộc có mối quan hệ tam kiết hữu với tộc Phan, Phổ hệ 1994 xác định thời gian vào nam phải vào thời vua Lê Nhân Tông. Vào ở được một thời gian, Ngài Nhơn Bàn xin cha mẹ ra tham gia việc quân. Ngài làm tới chức Thượng tướng và được phong tước Bá, và do nhu cầu công vụ Ngài được cử trở về Quảng Nam trông coi việc thuế và lo việc quốc kế dân sinh, nên có câu liễn thờ: Trở lại đất nam vì nước vì dân công quá lớn Điềm lành ứng báo này con này cháu đức lâu dài Trở lại Bảo An, Ngài gặp mẫu thân và tìm phần mộ phụ thân từ Cồn Ông Bản ở làng Bất Nhị, cải táng về xứ Cồn nai hạ ở Bảo An. Tiếp tục sự nghiệp mở đất xây nền của phụ thân, Ngài cùng hai Ngài Nguyễn tổ và Ngô tổ khai khẩn mở mang thêm đất đai lập xã hiệu Phi Phú, triều Tây Sơn đổi Phú An, đến thời Minh Mạng đổi Bảo An. Ngài có công với nước, có hiếu với cha mẹ và giàu lòng tình nghiã, kính trên mến dưới, trọng đức tài, nên Ngài được sắc phong Tiền hiền khai khẩn, hai Ngài Nguyễn tổ và Ngô tổ cũng được sắc phong cùng lúc. Ngài được hai lần sắc phong: +Lần 1: Tiền hiền khai khẩn, Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Cẩm y vệ đô chỉ huy sứ Địch nghĩa bá. +Lần 2: Tiền hiền khai canh, Dục bảo trung hưng linh phò tôn thần. Phổ hệ II-1971 (22 ) ghi: "...Ngài Sơ tổ chúng ta đã cùng Ngài Tiền hiền Nguyễn Liệt (tổ họ Nguyễn) và Ngài Tiền hiền Ngô Văn (tổ họ Ngô) đều có chí khai hoang lập xã. Ba ngài kết bạn tâm giao mang vợ con vào nam sáng lập ấp Hòa Đa gần làng La Nan phía bắc sông Thu Bồn. Sau một thời gian cư trú tại đây, nhận thấy đất xấu, nước lại không tốt, không đúng với ý nguyện tác lập một cơ đồ vĩnh viễn để lại cho con cháu ngày sau, ba Ngài bèn ủy thác người canh thủ và đã vượt sông qua phía nam tìm được một nơi hoang nhàn, rộng rãi, đất đai phì nhiêu, cỏ cây tú mậu liền mang vợ con đến cư trú, đồng tâm hiệp lực, ngày thì khai phá, tối ngủ trên cây, công lao khó nhọc không sao kể xiết. Nhưng chưa được bao lâu thì đất nước loạn ly nhân dân phân tán, Ngài Nhơn Huyện mới bảo con là Ngài Nhơn Bàn về lại cố hương để lánh nạn. Vâng lời của thân phụ, Ngài Nhơn Bàn về tới cố hương thì bà con cũng bị cảnh loạn ly tản ( 21 ) Sách đã dẫn , trang 442. ( 22 ) Sách đã dẫn, trang 5.
  • 23. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 23 mác điêu tàn. Trong hoàn cảnh tứ cố vô thân nên Ngài phải xin làm con nuôi một gia đình rồi kết duyên cùng bà Dương thị người Quảng Nam. Sau khi lập gia đình xong, Ông bà cùng nhau trở vào nam, khi vào thì thân phụ là Ngài Nhơn Huyện chẳng may đã qua đời, chỉ còn thân mẫu. Trong khi hàn huyên, bà thuật lại thân phụ vì lánh nạn mạng chung tại ấp Bác Nhị, mai táng tại đấy nhưng không biết đích xác nơi phần mộ, Ngài Nhơn Bàn bèn nhờ thầy soi môi tìm cốt và đã nhận thấy nơi ống chân có tật nên biết đây là di hài của thân phụ, bèn khâm liệm đem về làng chôn tại xứ Cồn nai hạ. Người ta nhìn thấy nơi mai táng có ong về làm tổ nên đều nghĩ rằng đó là điềm con cháu ngày sau đông đúc. Tống táng thân phụ xong, Ngài lo nối chí thân sinh, cùng hai Ngài Nguyễn, Ngô tiếp tục khai khẩn đất đai, lập thành xã Phi Phú gồm cả ấp Hòa Đa và sau đổi tên xã Phi Phú là Phú An. Vậy Ngài Nhơn Bàn là Thuỷ tổ tộc Phan chúng ta, Ngài tức là Tiền hiền tộc Phan kể là đời thứ nhất. Đến triều Tây Sơn tu bộ chia Phú An thành hai ấp, đến đời Minh Mạng thứ 17 đổi ra Bảo An đông, tây nhị xã. Khi lập xã xong, Ngài Thuỷ tổ chúng ta xuất sĩ làm quan đến chức Đặc tấn phụ quốc thượng tướng quân Cẩm y vệ đô chỉ huy sứ Địch nghĩa bá. Ngài sinh hạ được 7 trai, 3 gái đều được quý hiển, trong ấy 2 Ngài chết, còn lại 5 Ngài là Thế tổ 5 phái, tức là thế hệ thứ hai vậy... Từ việc ghi chép của hai Phổ hệ cho thấy : a/ Việc vào nam được xác nhận là thời kỳ ly loạn, nhân dân xiêu tán. Tôi ghi lại đây sử liệu từ thời kỳ 1407 đến 1471 để tiện việc giải thích thêm sau này : *Từ 1407 đến 1428 là thời kỳ thuộc Minh, nhân ta bị đô hộ tàn bạo, và cuộc kháng chiến của Bình Định vương Lê Lợi kéo dài từ 1418 đến 1428 có ảnh hưởng sâu rộng trên cả nước. *Từ 1434 đến 1471 là những cuộc xâm lấn của Chiêm Thành có ảnh hưởng đến Hoá Châu (23 ) gồm : +Tháng 4 năm Giáp dần 1434, Chiêm Thành vào cướp cửa Việt (Quảng Trị). +Tháng 5 năm Giáp tí 1444, vua Chiêm là Bí Cái đến cướp thành Hoá Châu, triều đình sai Lê Khả và Lê Bôi đem 10 vạn quân đi đánh. +Tháng 4 năm Ất sửu 1445, Chiêm Thành vào cướp Hoá Châu, triều đình sai Tư đồ Lê Thận và Đô đốc Nguyễn Xí đem quân đi đánh. +Tháng chạp năm Ất sửu 1445, Lê Khả đem quân đi đánh Chiêm Thành. +Tháng 3 năm Kỷ sửu 1469, Chiêm Thành quấy nhiễu vùng Hoá Châu. +Tháng 8 năm Canh dần 1470, vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem 10 vạn quân vào đánh Hóa Châu. Vua Lê Thánh Tông điều 26 vạn quân, tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành, vây thành Trà Bàn, bắt được vua Chiêm là Trà Toàn. +Tháng 11 năm Tân mão 1471, Chiêm Thành lại làm phản, nhà vua sai Lê Niệm đánh bắt được vua Chiêm là Trà Toại và đồng đảng đem về kinh. ( 23 ) Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam của Viện Sử học, Nhà xuất bản KHXH 1987, trang 255 - 269.
  • 24. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 24 Xem các cuộc chiến tranh giữa nước ta và các nước láng giềng được sử liệu ghi lại cho thấy, cuộc kháng chiến chống Minh của Bình Định vương Lê Lợi là một cuộc chiến đấu một mất một còn của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh, nghĩa quân từ chỗ không có gì nhưng nhờ vào tấm lòng yêu nước, căm thù giặc tàn bạo và được lãnh đạo bởi một bộ chỉ huy tài trí đã lần lượt đi từ thắng lợi nầy đến thắng lợi khác và cuối cùng là chiến thắng kẻ thù, giải phóng đất nước sau 10 năm gian khổ. Trong khi đó những cuộc xâm lấn của Chiêm Thành xảy ra vào lúc đất nước chúng ta đã có chính quyền vững mạnh, tính chất của các trận chiến đánh Chiêm Thành không mang một ý nghĩa sống còn đối với dân tộc ta so với cuộc kháng chiến chống Minh, vì lúc đó tương quan lực lượng giữa ta và Chiêm Thành khác hẳn, ta là một nước mạnh còn Chiêm Thành là một nước yếu, như vậy thì có thể thấy câu Liêm Thuần nhị quận công tranh có ý nghĩa phù hợp với công cuộc kháng chiến chống Minh hơn là việc đánh Chiêm Thành. b/ Trở lại với việc chống quân Minh, năm 1424 nghĩa quân giải phóng các châu huyện ở Nghệ An, nhân dân nô nức, già trẻ trai gái đều hăng hái tham gia vào các công việc của nghĩa quân, hàng vạn trai tráng đã gia nhập hàng ngũ, vào lúc đó Ngài Nhơn Huyện được khoảng 36 tuổi và Ngài Nhơn Bàn được khoảng 16 tuổi. Ta cũng biết rằng vào lúc nghĩa quân giải phóng các châu huyện của Nghệ An, ở đây cũng còn những lực lượng kháng chiến chống Minh khác của Phan Liêu, Lộ Văn Luật, Cầm Quý, Nguyễn Biên, Trương Hán, Phan Đà, Nguyễn Tuấn Thiện v.v...và do uy tín rộng lớn của Lê Lợi và bộ tham mưu, do những chiến công vang dội của nghĩa quân, các lực lượng chống Minh này đều gia nhập nghiã quân Lam Sơn. Hiện nay ta không có tài liệu nhưng cũng có thể cho rằng Ngài Nhơn Huyện đã tham gia vào các lực lượng đó và đã cùng gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Lam Sơn vào thời gian này, còn Ngài Nhơn Bàn thì vừa độ tuổi trai tráng, khí huyết phương cương, trong tình hình nô nức phấn khởi như thế, việc Ngài đầu quân vào cờ nghĩa Lam Sơn là một điều có thể khẳng định. Ta cũng nên biết thêm là chính nghĩa quân đã xây dựng căn cứ địa tại Nghệ An nên tình hình gia nhập nghĩa quân Lam Sơn ở tại Nghệ An cũng có khác so với các nơi, vì về mặt tâm lý ngoài lòng yêu nước mà bất cứ người dân Việt nào ở bất cứ nơi đâu cũng có, họ còn có niềm tự hào là nơi căn cứ địa của bộ chỉ huy nghĩa quân. Nhưng công việc chống Minh không ngừng lại ở Nghệ An, với kế hoạch mở rộng vùng giải phóng làm hậu phương vững chắc, Lê Lợi đã liên tục cho quân ra bắc, vào nam. Tháng 8 năm 1425, Lê Lợi phái Trần Nguyên Hản đem quân vào nam giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, có thể tin rằng trong đạo quân này có cả Ngài Nhơn Huyện cùng Ngài Nhơn Bàn, Ngài Nguyễn Liệt, Ngài Ngô Bồ. Và như câu đối ở nhà thờ đã ghi "Bắc địa tùng Vương tam kiết hữu", trong lần vào nam này đã diễn ra cuộc kết nghĩa Đào viên của ba Ngài họ Phan, họ Nguyễn, họ Ngô. Cả ba Ngài trước đó ở các nơi khác nhau, không ai biết ai, nhưng cùng vào nam dưới lá cờ nghĩa, cùng hành động vì mục đích chung là giải phóng đất nước đã gắn liền ba Ngài làm một và họ đã kết nghĩa anh em. Từ đây, ta có thể xác định "tùng Vương" chính là theo lệnh Bình Định vương Lê Lợi, xét về mặt ý nghĩa và cả về mặt từ ngữ thì phù hợp hơn là theo lệnh các vua nào khác.
  • 25. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 25 Cuộc kháng chiến vẫn chưa kết thúc, miền bắc nước ta vẫn còn ở dưới ách thống trị của quân Minh, các lực lượng nghĩa quân lại được lệnh tập trung ra bắc giải phóng Đông đô, nhưng miền nam là nơi giáp giới với Chiêm Thành cũng cần phải lo vì lúc này Chiêm Thành ngã về phía nhà Minh, nhận chức tước của vua Minh, hơn nữa đây lại là vùng mới giải phóng nên chắc chắn tuy có đưa quân ra bắc nhưng một lực lượng nghĩa quân vẫn còn ở lại tại đây (Thuận Hóa) để vừa xây dựng hậu phương làm chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến vừa chống giặc phương nam. Và Ngài Nhơn Bàn đã theo quân ra bắc, còn ba Ngài Nhơn Huyện, Nguyễn Liệt, Ngô Bồ ở lại miền nam. Nhưng ở lại với mục đích là xây dựng hậu phương nên chắc chắn là lực lượng nghĩa quân đã tổ chức thành những “đồn điền" (một hình thức “ngụ binh ư nông” của tổ tiên ta bao gồm quân lính và nhân dân, quân để giữ trị an và cùng dân lo khai phá đất đai, mở rộng diện tích canh tác, bảo đảm và ổn định đời sống), rồi từ những đồn điền đã ổn định lại tiến lên xây dựng những đồn điền mới. Đây là lý do giải thích vì sao từ phía bắc sông Thu Bồn (ấp Hoà Đa) cả ba Ngài Phan, Nguyễn, Ngô đã tiến xuống phía nam sông Thu Bồn làm thành Bảo An hiện nay, nhờ công sức mở đất đó cả ba Ngài cùng được sắc phong Tiền hiền khai khẩn. Còn Ngài Nhơn Bàn như đã nói ở trên là đã theo đoàn quân tiến ra bắc giải phóng Đông Đô (Thăng Long), giải phóng đất nước, con đường chinh chiến này đã góp phần đưa Ngài từ một thanh niên trai tráng trở thành một tuớng lĩnh và sau này được phong tước bá. Ta biết rằng đến năm 1428, sau khi quân Minh rút hết về nước, Bình Định vương Lê Lợi lên ngôi lấy hiệu là Lê Thái Tổ, binh số lúc bấy giờ là 25 vạn, nhà vua cho 15 vạn về làm ruộng, chỉ lưu 10 vạn tại ngủ (24 ), trong số 10 vạn lưu tại ngũ có Ngài Nhơn Bàn là một tướng lĩnh, còn ba Ngài Nhơn Huyện, Nguyễn Liệt, Ngô Bồ lẽ đương nhiên là ở lại luôn Bảo An mà không quay ra bắc vì mảnh đất mới đã thấm bao công sức của các Ngài trong những ngày gian khổ trước đó. Rồi Ngài Nhơn Bàn cũng trở về nam và theo tôi, Ngài trở về nam vì công vụ, vì mặt nam vẫn là một điểm trọng yếu cần quân binh trấn thủ để giữ yên bờ cỏi đang còn nhiều khó khăn sau hơn 20 năm đô hộ của quân Minh và 10 năm kháng chiến của nghĩa quân. Điều này giải thích được tại sao Ngài Nhơn Bàn ra bắc rồi lại về nam, không phải như Phổ hệ II-1971 ghi là Ngài đi lánh nạn, vì một người đi lánh nạn thì không thể sau này được phong tước bá và chỉ huy vệ Cẩm y là cấm binh được. Ta biết rằng sau chiến thắng quân Minh giải phóng đất nước, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho vua Lê Thái Tổ là phải nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, mà phía nam giáp giới với Chiêm Thành là nơi đất rộng người thưa, cho nên tiếp tục chính sách "đồn điền" là một phương cách vừa giữ yên bờ cỏi vừa thực hiện được nhiệm vụ kinh tế. Ngài Nhơn Bàn trở về nam là cũng để thực hiện chính sách đó (có thể đây là điều mà trong Phổ hệ 1994 ghi là điều quốc kế dân sinh), nên sau khi cải táng xong thân phụ, Ngài lại cùng hai Ngài Nguyễn, Ngô tiếp tục việc khai hoang mở đất, tạo nên vế đối "Nam thiên lập xã". ( 24 ) Lịch triều hiến chương loại chí, sđd, Binh chế chí, trang 11.
  • 26. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 26 Công việc rất lớn, đòi hỏi công sức của nhiều người cùng tham gia, đây lại là chính sách của nhà nước nên không chỉ có ba Ngài mà còn rất nhiều người nữa cùng thực hiện, vì vậy mà sau này đã phải đổi câu đối lại thành "long hữu nghị" và "tác dân sơ" như các Phổ hệ đã ghi. Tuy nhiên nói gì thì nói, công sức của bốn Ngài đã được ghi nhận bằng những sắc phong Tiền hiền khai khẩn còn lưu lại đến ngày nay. Nhưng rồi việc quân lại gọi Ngài Nhơn Bàn ra đi... C-Về đất Điện Bàn trong lịch sử: Nói đến Bảo An là phải nói đến Điện Bàn vì Bảo An luôn là một bộ phận của Điện Bàn. Việc tìm hiểu lịch sử đất Điện Bàn cũng góp phần trong việc xác định các Ngài đã vào nam vào lúc nào. Trước hết nói về tên Điện Bàn. Sử liệu không xác định tên "Điện Bàn" do ai đặt và xuất hiện từ thời nào, nhưng theo Phổ chí họ Phan ở Đà Sơn thì Ngài Thuỷ tổ là Phan Công Thiên được vua Trần phong chức "Đô chỉ huy kinh lược chiêu dụ xử trí sứ" trông coi từ Hóa Châu trở vào nam. Sau thời gian cai trị, giáo hóa nhân dân chăm lo cày cấy, học hành, thấy dân trong xứ tiến hóa đã nhiều, Ngài dâng sớ xin vua Trần chia Hóa Châu từ Hải Vân (động Trà Ngâm) đến động Trà Khúc (nay là Tư Nghĩa) lập một huyện với tên là Đà Bàn. Vua chỉ dụ sửa tên là Điện Bàn. Địa danh Điện Bàn xuất hiện từ đó. Phổ chí Phan Đà Sơn không nói rõ đời vua Trần nào, nhưng lấy ngày Ngài Thuỷ tổ mất (14 tháng 4 năm Khai Đại 3, tức là năm 1405) trở lui khoảng 20 năm thì nhằm đời vua Trần Thuận Tông (1388-1398) (25 ). Phổ chí Phan Đà Sơn có mấy điểm cần xem xét như sau : *Xem nguyên văn chữ Hán "công thân thỉnh phân Hóa Châu tự Ải Vân Trà Ngâm động (kim Câu Đê xã) dĩ nam chí Trà Khúc động (kim Tư Nghĩa phủ) lập nhất Đà Bàn huyện, chỉ cải Điện Bàn huyện địa", ta thấy huyện Điện Bàn sẽ kéo dài từ xã Câu Đê đến phủ Tư Nghĩa tức là bao gồm một phần đất rộng lớn từ phía nam đèo Hải Vân đến huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi ngày nay, diện tích như vậy là quá lớn không phù hợp với một dơn vị hành chánh mang tên là huyện. *Về lãnh thổ, biên giới nước ta vào đời Trần chỉ đến châu Hóa (gồm Thừa Thiên Huế và các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn ngày nay), mãi đến năm nhâm ngọ 1402 Hồ Quý Ly thân chinh đánh Chiêm Thành, buộc vua Chiêm dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy động lập thành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, như vậy không thể có việc vào thời vua Trần Thuận Tông biên giới nước ta đã vào đến Tư Nghĩa. Dù sao, đây cũng là một phát hiện mới về tên đất Điện Bàn. Kế đến là lịch sử đất Điện Bàn. Sách Lịch triều hiến chương loại chí (26 ) ghi: "...Quảng Nam đời cổ là nước Việt Thường, Tần Hán là Châu Tượng, Tấn Đường là Lâm Ấp, sau là nước ( 25 ) Thư của Ông Phan Sô (4/13) ngày 24/3/1996. ( 26 ) Sách đã dẫn, Dư địa chí, trang 164.
  • 27. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 27 Chiêm Thành. Đời Lý, Trần tuy đã được Hoá Châu, nhưng từ đèo Hải Vân trở vào nam vẫn còn là đất cũ của người Chiêm. Hồ Hán Thương đánh Chiêm Thành mới lấy đất động Cổ Lũy đặt ra bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, từ đó phủ Thăng Hoa trở vào trong mới vào bản đồ nước ta cùng với Tân Bình, Thuận Hóa là ba phủ. Khi thuộc Minh thì phủ Thăng Hoa lại mất vào nước Chiêm Thành. Buổi đầu đời Lê sơ, người Chiêm Thành thường sang quấy nhiễu vì Hóa Châu liền với đất Chiêm, triều đình thường sai một viên trọng thần đóng đó để phòng giữ. Trong đời Hồng Đức, Thánh Tông đi thân chinh bắt được chúa Chiêm Thành, mới lấy đất đặt thành Thừa tuyên Quảng Nam thống lĩnh 3 phủ 9 huyện. Đầu đời Hoằng Định, Thái Tổ hoàng đế (Nguyễn Hoàng) lại đặt thêm một phủ. Nay gồm 4 phủ, 14 huyện...". Sách này lại viết (27 ):"...Phủ Điện Bàn gồm 3 huyện Diên Khánh, Hoà Lạc, Duy Xuyên ở phía tây trấn Quảng Nam, tiếp giáp các núi Ải Vân, liền vào cỏi đất Thuận Hóa. Theo bản đồ và sổ sách vào đầu thời Lê, phủ này nguyên thuộc về châu Hóa. Sau trung hưng, Thái Tổ hoàng đế gây dựng cơ đồ ở miền nam bắt đầu lấy huyện Điện Bàn làm phủ cho lệ thuộc về Quảng Nam, lại chia những cõi đất bên cạnh Thăng Hoa làm 5 huyện cho thuộc vào Điện Bàn. Đất cũng tốt như Thăng Hoa. Các thứ lúa và sản vật hàng hóa tốt đáng gọi là bậc nhất ở Nam châu...". Sách Đại nam nhất thống chí (28 ) thì viết: "...Nước ta đời Trần Anh Tông năm Hưng Long thứ 14 (1306) lấy đất châu Ô, châu Lý đặt làm châu Thuận, châu Hóa, châu Thuận nay là Quảng Trị, châu Hóa nay là Thừa Thiên và phủ Điện Bàn thuộc Quảng Nam. Cuối đời Trần, thuộc nhà Minh, đổi đặt phủ Thuận Hóa, đem châu Thuận, châu Hóa lệ vào. Đầu đời Lê đổi làm lộ Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây, đặt Tổng quản và Tri phủ ở lộ, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đặt 3 ty ở Thuận Hóa thừa tuyên, lãnh 2 phủ Triệu Phong và Tân Bình. (Phủ huyện chí trong Thiên nam dư hạ tập đời Lê Thánh Tông chép phủ Triệu Phong thuộc Thuận Hóa thừa tuyên có 5 huyện là Kim Trà, Đan Điền, Hải Lăng, Võ Xương, Tư Vang, Điện Bàn và 2 châu Sa Bôi, Thuận Bình). Bản triều Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế năm mậu ngọ (1558) gây cơ nghiệp ở miền nam có cả đất Thuận Hóa và Quảng Nam, bèn đặt dinh Ái Tử, sau đổi huyện Kim Trà thành huyện Hương Trà, huyện Đan Điền thành huyện Quảng Điền, huyện Tư Vang thành huyện Phú Vang, huyện Võ Xương thành huyện Đăng Xương, lại trích lấy huyện Điện Bàn thăng làm phủ lệ vào Quảng Nam..."). Sách Đại việt sử ký tục biên (29 ) viết: "...Xứ Thuận Hóa trước kia gồm hai phủ Tân Bình và Triệu Phong. Tân Bình gồm hai huyện là Khang Lộc, Lệ Thủy và hai châu là Minh Linh, Bố Chính. Triệu Phong gồm 6 huyện Vũ Xương, Đan Điền, Hải Lăng, Kim Trà, Tư Vinh, Điện Bàn và 2 châu Thuận Bình, Sa Bôi. Cộng 2 phủ có 8 huyện, 4 châu, 554 xã, 44 thôn, 3 trang, 12 nguồn, 10 động, 124 sách. Xứ Quảng Nam có 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. Phủ Thăng Hoa ( 27 ) Sách đã dẫn, Dư địa chí trang 166. ( 28 ) Sách đã dẫn, Thừa Thiên phủ chí trang 76. ( 29 )Đại Việt sử ký tục biên 1676-1789, không rõ tên tác giả, Ngô Thế Long-Nguyễn Kim Hưng dịch và khảo chứng, Nguyễn Đổng Chi hiệu đính. Nhà xuất bản KHXH 1994, trang 1774.
  • 28. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 28 có 3 huyện Lê Giang, Hà Đông, Hy Giang. Phủ Tư Nghĩa có 3 huyện Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa Giang. Phủ Hoài Nhân có 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn. Cộng 3 phủ, 9 huyện, 78 xã. Đó là thời Hồng Đức định bản đồ như thế. Từ khi họ Nguyễn chiếm đất này thì tên và số huyện có thay đổi. Xứ Thuận Hóa có 2 phủ: Tiên Bình đổi thành Quảng Bình có 3 huyện Minh Linh, Khang Lộc, Lệ Thủy và một châu là Nam Bố Chính cộng 200 xã, 20 thôn, 18 phường, 11 trang. Triệu Phong có 5 huyện là Hương Trà, Phú Vinh (Phú Vang), Quảng Điền, Hải Lăng, Đăng Xương cộng 398 xã, 23 thôn, 122 phường, 8 giáp, 5 sách, 1 châu, 1 ấp, 3 tộc (họ). Xứ Quảng Nam có 2 phủ là Điện Bàn và Thăng Hoa: Phủ Điện Bàn có 5 huyện Hòa Vinh (Hòa Vang), An La, Diên Khánh, Tân Phúc, Phú Xuyên cộng 197 xã, 19 thôn, 7 giáp, 205 phường, 86 châu. Phủ Thăng Hoa có 3 huyện là Lễ Dương, Hà Đông, La Xuyên có phân biệt chính và mới đặt cộng 228 xã, 27 thôn, 10 phường...". Xem tất cả các sách trên viết thì có thể biết được rằng Điện Bàn từ khi trực thuộc vào nước ta (1306) là phần lãnh thổ châu Hóa (thời Trần), phủ Thuận Hóa (thời thuộc Minh), phủ Triệu Phong của Thừa tuyên Thuận Hóa (thời Lê), đến năm 1604 thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng mới đưa về trực thuộc Quảng Nam, và như vậy việc vào nam của hai Ngài Nhơn Huyện và Nhơn Bàn vào thời kỳ Bình Định vương Lê Lợi là có thể tin được (30 ). D-Về tam kiết hữu: Như mọi người trong tộc đều biết, trong việc vào nam có cuộc kết nghĩa Đào viên giữa ba Ngài Phan, Nguyễn, Ngô. Phổ hệ 1994 ghi nhận người kết nghĩa là Ngài Nhơn Huyện, và cũng ghi nhận rằng "...Họ Phạm làng Bảo An, con gái Ngài Thuỷ tổ họ Phạm là bà Tổ phái tư Phan Văn Yến (trang 438)..." và "..Việc vào khai khẩn làng Bảo An và Hoà Đa ấp, có thể không riêng ba Ngài Phan, Nguyễn, Ngô mà còn có các Ngài Thuỷ tổ họ Thái và họ Phạm (trang 440)...". Như vậy có thể thấy các Ngài Thuỷ tổ họ Phan (Nhơn Bàn), họ Nguyễn (Nguyễn Liệt), họ Ngô (Ngô Văn), họ Thái, họ Phạm, họ Trần v.v... là những người đồng trang lứa, vì vậy mà sau này các Ngài mới kết nghĩa thông gia với nhau (bà Phạm thị là bà Tổ phái tư, bà Trần thị là bà Tổ phái năm), còn Ngài Nhơn Huyện thì lớn tuổi hơn. Từ đó tôi cho rằng việc kết nghĩa Đào viên có thể là của ba Ngài Nhơn Bàn, Nguyễn Liệt, Ngô Bồ là đúng hơn và có lẽ cũng vì lý do này mà năm 1865 khi xây dựng Phổ hệ nguyên tự, Ông Phan Khắc Nhu đã ghi lại Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn là đời thứ nhất. E-Về đối chiếu vơi các giả thuyết vào nam khác: ( 30 ) Bài Những trương đầu của hai xứ Thuận Quảng của Phan Khoang đăng trong Tập san Sử Địa số 11 năm 1968 tại Sài Gòn viết: “Lấy được Thăng, Hoa, quân Chiêm lại ra đánh Hóa Châu” và giải thích Hóa Châu đây có lẻ chỉ đất ở phía bắc núi Hải Vân tức là huyện Phù Vang, Phú Lộc, còn đất ở nam Hải Vân trong tỉnh Quảng Nam tiếp giáp với Thăng, Hoa đã bị người Chiêm chiếm cứ. Ở đây, theo các sách đã dẫn, cho các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, và Điện Bàn vẫn thuộc Hóa Châu, tức là phần đất mà người Việt quản lãnh.
  • 29. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 29 Để việc tính niên biểu Phan tộc và việc vào nam của hai Ngài Nhơn Huyện và Nhơn Bàn như đã trình bày ở trên được chắc chắn hơn, tôi đem cách tính này đối chiếu với các giả thuyết vào nam khác đã có, thì thấy: a.Giả thuyết vào nam đời vua Lê Nhân Tông: Phổ hệ 1994 cho rằng hai Ngài Nhơn Huyện và Nhơn Bàn vào nam thời vua Lê Nhân Tông (1442-1459), cụ thể vào năm 1446, đem thời gian này đối chiếu với niên biểu Phan tộc thì xảy ra các trường hợp sau đây: *Nếu giữ nguyên tuổi của Ngài Nhơn Bàn như đã tính trong niên biểu Phan tộc thì đến năm 1446 Ngài đã khoảng trên 30 tuổi. Với tuổi này mà mới xuất sĩ thì tôi cho rằng đã quá lớn và do đó sau này khó có thể trở thành một Địch nghĩa bá, là tước quan đứng trên hàng chánh nhất phẩm của triều đình. *Nếu lùi tuổi của Ngài Nhơn Bàn lại 20-30 năm thì có những việc không phù hợp xảy ra như : +Ngài Nghệ An Trại chủ phải lùi lại 20-30 tuổi, tức là phải sinh vào khoảng năm 1316 hoặc 1326. Đem năm sinh này đối chiếu với năm 1337 khi Nguyễn Trung Ngạn được cử làm An phủ sứ Nghệ An thì Ngài Nghệ An Trại chủ chỉ mới có khoảng 21 tuổi (sinh 1316) hoặc khoảng 11 tuổi (sinh 1326), như vậy Ngài chưa đủ tuổi để làm Trại chủ Nghệ An với tước Quan phục hầu là tước quan đứng hàng thứ ba vào thời Trần, mà đó cũng là mới tính đến năm 1337, còn nếu Trại Nghệ An đã đổi thành lộ Nghệ An từ trước đó nữa thì lại càng chứng tỏ Ngài Nghệ An Trại chủ không đủ tuổi để đảm đương chức trách được. +Tương tự, các Ông Huy Tài cũng phải lùi lại năm sinh là khoảng 1416, như vậy đến 1426 Ông mới có 10 tuổi thì làm sao giữ được tước Đại liêu ban thời vua Lê Thái Tổ, và Ông Phan Nhân sinh khoảng năm 1436 thì không thể nào vào năm 1435 (trước khi sinh 1 năm) Ông đã là Chuyển vận sứ huyện Phù Lưu được thăng An phủ phó sứ lộ Thiên Trường được v.v... +Nếu chỉ lùi tuổi hệ Bảo An mà không lùi tuổi hệ Phan Xá thì ta sẽ có Ông Đa Lôi sinh khoảng năm 1370 trong khi Ông Khảm sinh năm 1337, hai Ông là anh em ruột mà cách nhau đến 33 tuổi là không phù hợp. b.Giả thuyết vào nam thời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng: Mọi người đều biết rằng vào năm 1558 niên hiệu Chính Trị 1 đời vua Lê Anh Tông, Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ Thuận Hóa (31 ), như vậy nếu tính từ năm 1558 hai Ngài Nhơn Huyện và Nhơn Bàn vào nam đến năm 1634 khi Ông Văn Du trùng tu lại Phổ hệ lần thứ nhất thì thời gian chỉ có 76 năm, đem thời gian 76 năm này chia cho năm đời từ Ông Văn Liêu đến Ông Văn Du thì mỗi đời chỉ cách nhau có 15 năm, và Ông Văn Du sẽ sinh vào khoảng ( 31 ) Quảng Nam qua các thời đại của Phan Du, tủ sách Cổ học tùng thư- Đà Nẵng 1974, trang 53. Việt Nam khai quốc chí truyện của Nguyễn Khoa Chiêm, Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dịch, chú và giới thiệu, Nhà xuất bản Hội nhà văn 1994, trang 21.
  • 30. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 30 năm 1618, tính đến năm 1634 thì Ông mới vừa 15 tuổi, tuổi này thì chắc chắn không thể làm quan đến tước Toàn đức hầu và nghĩ đến việc trùng tu Phổ hệ được. Còn đối với Ông Văn Điện, năm 1634 Ông lại còn nhỏ tuổi hơn Ông Văn Du thì làm sao trùng tu Phổ hệ và viết Phổ hệ Tự tự. 6.- VỀ ĐẶC TIẾN PHỤ QUỐC THƯỢNG TƯỚNG QUÂN CẨM Y VỆ ĐÔ CHỈ HUY SỨ ĐỊCH NGHĨA BÁ PHAN NHƠN BÀN: 1-Những chiến công: Như đã ghi ở các phần trên, Ngài Thuỷ tổ Nhơn Bàn đã đầu quân dưới cờ nghĩa Lam Sơn tại Nghệ An, sau đó lại theo quân vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa và trở ra Bắc giải phóng Đông đô (Thăng Long), giải phóng đất nước hoàn toàn khỏi ách đô hộ của nhà Minh. Hòa bình được lập lại, Ngài lại trở vào Thuận Hóa với sứ mạng nặng nề hơn vì đây là nơi chiến tuyến giữa nước ta và Chiêm Thành, và vì lúc này Ngài đã không còn là một chiến binh mà đã giữ một chức chỉ huy sau 4 năm trong quân ngũ. Sử liệu và Phổ hệ không cho ta biết được bước đường xuất sĩ của Ngài Thuỷ tổ, nhưng Ngài là một tướng võ, vì vậy tôi ghi lại đây những trận chiến sau khi giải phóng để xem xét và tìm hiểu những chiến công mà Ngài Thuỷ tổ đã đạt được, đó là (32 ) : -Tháng 11 năm canh tuất 1430, vua đi đánh Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái ở châu Thạch Lam (thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay), hai người đã dấy quân chống lại triều đình. -Tháng giêng năm nhâm tí 1432, thổ tù châu Ninh Viễn (nay thuộc vùng đất Lai Châu) là Đèo Cát Hản làm phản. Nhà vua sai Quốc vương Tư Tề và Tư khấu Lê Sát đi đánh. Sau lại tự mình thân chinh đi đánh. Đèo Cát Hản chạy trốn. Nhà vua thắng trận trở về, đổi Ninh Viễn thành châu Phục Lễ. -Tháng 11 năm nhâm tí 1432, vua tự làm tướng đem quân đi đánh Ai Lao. -Tháng 2 năm giáp dần 1434, thổ tù Lạng Sơn là Hoàng Nguyên Ý làm phản, Lê Thái Tông sai Tư mã Bắc đạo Lê Văn An đi đánh dẹp được. -Tháng 4 năm giáp dần 1434, quân Chiêm Thành vào cướp cửa Việt (Quảng Trị). -Tháng 7 năm ất mão 1435, quân Ai Lao đánh vào Mường Viễn, dân địa phương tự đánh đuổi được. -Tháng giêng năm kỷ mùi 1439, người thiểu số họ Cầm ở miền tây bắc nổi loạn, đưa 3 vạn quân Ai Lao vào cướp phá châu Phục Lễ, vua thân đem quân đi đánh và dẹp yên được. -Tháng giêng năm canh thân 1440, vua thân đem quân đi đánh kẻ làm phản là Hà Lai ở huyện Thu Vật, tỉnh Tuyên Quang (huyện Yên Bình ngày nay). -Tháng 3 năm canh thân 1440, vua thân đem quân đi đánh tù trưởng Thuận Châu tên là Nghiễm vì tội làm phản và đưa người Ai Lao xâm lấn biên giới. ( 32 )Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, sđd, trang 253 - 271.
  • 31. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 31 -Tháng 3 năm tân dậu 1441, bọn Nghiễm lại làm phản. Vua Thái Tông lại thân đi đánh, bắt được tướng Ai Lao và con gái Nghiễm, Nghiễm đầu hàng, vua đem quân về. -Tháng 5 năm giáp tí 1444, vua Chiêm là Bí Cái đến cướp thành Hóa Châu, triều đình sai Lê Bôi và Lê Khả đem 10 vạn quân đi đánh. -Tháng 4 năm ất sửu 1445, Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu. Triều đình sai Tư đồ Lê Thận và Đô đốc Nguyễn Xí đem quân đi đánh. -Tháng chạp năm ất sửu 1445, Lê Khả đem quân đi đánh Chiêm Thành. -Tháng giêng năm bính dần 1446, triều đình sai Lê Thụ, Lê Khả và Lê Khắc Phục đem hơn 60 vạn quân đi đánh Chiêm Thành vì vua Chiêm Thành là Bí Cai nhiều lần đem quân vào cướp biên giới nước ta. -Tháng 11 năm mậu thìn 1448, một số tù trưởng ở Tuyên Quang làm phản, vua sai Lê Luân, Tổng quản Tuyên Quang đem quân đi đánh dẹp được. -Tháng giêng năm tân tị 1461, hạ lệnh cho Thái phó Đinh Liệt, Lê Lựu, và Thái bảo Lê Lăng đi đánh Bồn Man. -Tháng 2 năm đinh hợi 1467, sai Hành tổng binh là Khuất Đổ đem 5.000 quân đi đánh Ai Lao, vì trước đây Ai Lao chiếm động Cư Lộng, lấn cướp đất ngoài biên giới. -Tháng 11 năm mậu tí 1468, người Minh quấy nhiễu vùng biên giới Quảng Ninh. -Tháng 3 năm kỹ sửu 1469, nhà vua đem quân đi đánh Bồn Man. Chiêm Thành quấy nhiễu vùng Hoá Châu. -Tháng 8 năm canh dần 1470, vua Chiêm Thành là Trà Toàn đem 10 vạn quân vào đánh Hóa Châu. -Tháng chạp năm canh dần 1470, vua điều 26 vạn quân, tự làm tướng đi đánh Chiêm Thành vì Chiêm Thành quấy nhiễu biên giới. -Tháng 2 năm tân mão 1471, vua vây thành Chà Bàn, bắt được vua Chiêm Thành là Trà Toàn. -Tháng 11 năm tân mão 1471, nước Chiêm Thành lại làm phản, nhà vua sai Lê Niệm đánh bắt được vua nước Chiêm là Trà Toại và bộ đảng đem về kinh. -Tháng 9 năm giáp ngọ 1474, mộ quân đi đánh Sơn Man vì Sơn Man trước đây ở châu Bằng Tường nhà Minh hay quấy nhiễu vùng biên giới Lạng Sơn. Nhà vua định lệnh "chinh man" sai quân đi đánh, đuổi ra ngoài quan ải, đến đây lại sang quấy rối nơi biên giới. Nhà vua cho mộ quân và dân đến tháng 10 đi đánh . Chắc chắn rằng trong bấy nhiêu trận chiến được nêu trên, Ngài Thuỷ tổ tham gia một phần lớn và lập được nhiều công trận, cộng với công trận bình Ngô nên Ngài đã trở thành một võ quan cao cấp của triều đình .
  • 32. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 32 Nhưng để trở thành một Cẩm y vệ đô chỉ huy sứ Địch nghĩa bá, tôi cho rằng Ngài đã tham dự vào việc lật đổ Nghi Dân, đưa Gia vương Tư Thành lên làm vua, tức là vua Lê Thánh Tông. Ta hãy xem sử liệu viết: (33 ): -Tháng 10 năm kỷ mão 1459, Nghi Dân, con trưởng Thái Tông, cùng bọn chỉ huy Lê Đắc Ninh đột nhập vào cung giết vua Lê Nhân Tông và Hoàng Thái hậu. Nghi Dân tiếm ngôi, xưng đế, đổi niên hiệu là Thiên Hưng. -Tháng 6 năm canh thìn 1460, các đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa, giết bọn phản nghịch là Phạm Đồn và Phan Ban, truất ngôi Nghi Dân, lập Tư Thành lên làm vua, tức là Lê Thánh Tông. Tư Thành lên ngôi vua ở điện Tường Quang, đổi niên hiệu là Quang Thuận, đại xá cho thiên hạ. Trị tội Đắc Ninh vì Đắc Ninh giữ cấm cung mà không bảo vệ xã tắc. Như vậy, năm 1470 khi vua Lê Thánh Tông lập Vệ Kim ngô và Vệ Cẩm y đã đưa Ngài sang làm Cẩm y vệ đô chỉ huy sứ vì đây là vệ quân canh giữ cấm thành, thân cận nhà vua, chỉ sử dụng họ hàng thân thuộc hoặc phải được nhà vua đặc biệt tín nhiệm, nhất là vừa qua cái họa Nghi Dân, rồi đến năm 1471, khi định quan chế, vì những cống hiến to lớn của Ngài, Ngài đã được phong tước Địch nghĩa bá và được thăng thụ Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân. 2/-Quan tước: Để dễ hình dung và so sánh quan tước của Ngài Thuỷ tổ hầu thấy hết công lao to lớn của Ngài đối với đất nước, đối với dòng tộc, tôi ghi lại đây các lệ về quan tước dưới triều Lê Thánh Tông như sau: a.Về phong tước, lấy họ nhà vua đứng đầu: thân vương thì hoàng tử được phong, lấy phủ làm hiệu (như Kiến xương vương là tên lấy từ phủ Kiến Xương), tự thân vương thì thế tử của thân vương được phong, lấy huyện làm hiệu (như Hải lăng vương là tên lấy từ huyện Hải Lăng), tước công thì các con của hoàng thái tử và thân vương được phong, dùng mỹ tự (chữ hay) làm hiệu (như Triệu khang công), tước hầu thì con trưởng của tự vương có tước công được phong, lấy mỹ tự làm hiệu (như Vĩnh kiến hầu), tước bá thì hoàng thái tôn, các con của tự vương có tước công và con trưởng của thân công chúa được phong, lấy mỹ tự làm hiệu (như Tỉnh cung bá), tước tử thì các con của thân công chúa và con trưởng của tước hầu tước bá được phong, lấy mỹ tự làm hiệu (như Diên xương tử), tước nam thì con trưởng của thân công chúa được truy tặng và các con của tước hầu tước bá được phong, lấy mỹ tự làm hiệu (như Quảng trạch nam). Thứ đến tước phong cho các công thần, nếu không phải là người có đức lớn công to thì không được dự, như tước quốc công, tước quận công, lấy phủ huyện làm hiệu, chỉ dùng một chữ (như Phú quốc công Lê Thọ Vực, Tỉnh quốc công Lê Niệm), tước hầu tước bá lấy xã làm hiệu, dùng cả hai chữ (như Nam xương hầu là tên lấy từ xã Nam Xương, Diên hà bá là tên lấy từ ( 33 ) Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, sđd.
  • 33. Góp phần vào HÀNH TRÌNH TÌM VỀ DÒNG TỘC 33 xã Diên Hà) (34 ). So với chín phẩm (cửu phẩm) thì: -Tước vương, công, hầu, bá đều đứng trên hàng chánh nhất phẩm. -Tước tử ngang hàng với chánh nhất phẩm. -Tước nam mgang hàng với tòng nhất phẩm.(35 ) b.Về hàm, võ ban thì Chánh nhất phẩm được thăng thụ là Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, gia thụ là Đặc tiến khai quốc thượng tướng quân; Tòng nhất phẩm thì thăng thụ là Sùng tiến phụ quốc đại tướng quân, gia thụ là Sùng tiến trấn quốc đại tướng quân; Chánh nhị phẩm thì sơ thụ là Chiêu nghị tướng quân, thăng thụ là Chiêu hùng tướng quân, gia thụ là Chiêu dũng tướng quân; Tòng nhị phẩm (lần lượt sơ thụ, thăng thụ, gia thụ) là Võ huân tướng quân, Võ lược tướng quân, Võ nghị tướng quân; Chánh tam phẩm là Anh liệt tướng quân, Anh túc tướng quân, Anh vĩ tướng quân; Tòng tam phẩm là Minh dực tướng quân, Minh quyết tướng quân, Minh ý tướng quân; Chánh tứ phẩm là Hoài viễn tướng quân, Định viễn tướng quân, An viễn tướng quân; Tòng tứ phẩm là Trì oai tướng quân, Bỉnh oai tướng quân, Quảng oai tướng quân; Chánh ngũ phẩm là Kiện trung tướng quân, Quán trung tướng quân, Bảo trung tướng quân; Tòng ngũ phẩm là Tráng tiết tướng quân, Tận tiết tướng quân, Kính tiết tướng quân; Chánh lục phẩm là Phấn lực tướng quân, Quả lực tướng quân, Chấn lực tướng quân; Tòng lục phẩm là Quả cảm tướng quân, Hùng cảm tướng quân, Cường cảm tướng quân (Sơ thụ là danh hiệu được phong cho lúc mới nhận chức, thăng thụ là khi có công, cũng như cho vào biên chế ngày nay, gia thụ là khi thăng thụ rồi mà lại có công nữa) (36 ). c.Về chức, quân ngũ tại các đạo và tại kinh sư được định đặt như sau: +Quân ngũ tại các đạo: Quân phủ Đứng đầu là Tả hữu đô đốc, Đô đốc đồng tri, Đô đốc thiêm sự. Đô ty Đô tổng binh sứ, Tổng binh đồng tri, Tổng binh thiêm sự. Vệ Tổng tri, Đồng tổng tri, Thiêm tổng tri. Sở Quản lãnh, Phó quản lãnh, Chánh võ úy, Phó võ úy. ( 34 ) Lịch triều hiến chương loại chí, sđd, Quan chức chí trang 530. ( 35 ) Tổ chức chính quyền Trung ương dưới triều Lê Thánh Tôn, sđd, trang 138. Lịch triều hiến chương loại chí cho rằng, tước bá ngang hàng với chánh nhất phẩm, tước tử ngang hàng với tòng nhị phẩm, tôi thấy không đúng vì ngang hàng với chánh nhất phẩm thì không thể truy phong cho cha và ông là Thái bảo, tức là chánh nhất phẩm được. ( 36 ) Tổ chức chính quyền Trung ương dưới triều Lê Thánh Tôn, sđd, trang 111.