SlideShare a Scribd company logo
1 of 530
Download to read offline
KỶYẾUHỘITHẢOQUỐCGIA2015
VỀĐIỆNTỬ,TRUYỀNTHÔNGVÀCÔNGNGHỆTHÔNGTIN
ProceedingsofThe2015NationalConferenceonElectronics,CommunicationsandInformationTechnology
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA 2015
VỀ ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG
VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Proceedings of The 2015 National Conference
on Electronics, Communications
and Information Technology
HỘI VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
ECIT2015
SÁCH KHÔNG BÁN
215166H00
ISBN: 978-604-67-0635-9
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA 2015
VỀ ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG
VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Proceedings of The 2015 National Conference
on Electronics, Communications
and Information Technology
ECIT2015
ECIT 2015
i
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA 2015
về ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG
và CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Proceedings of The 2015 National Conference
on Electronics, Communications
and Information Technology
ECIT 2015
ii
iii
iv
MỤC LỤC
Mục lục.......................................................................................................................................... iv
Lời chào mừng của Giám Đốc Học Viện.................................................................................... xi
Ban tổ chức hội thảo.................................................................................................................. xii
Ban chương trình....................................................................................................................... xiii
Danh sách các phản biện.......................................................................................................... xvi
Báo cáo mời 1: Quy hoạch tần số cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5 tại Việt Nam
Mr. Đoàn Quang Hoan, Cục Trưởng Cục Tần Số Vô Tuyến Điện,
Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam.....................................................................................xviii
Báo cáo mời 2: Enabling Technologies for Future Sustainable Optical Infrastructure
Dr. Tetsuya Miyazaki, Photonic Network Research Institute (PNRI),National Institute of
Information and Communications Technology (NICT)...................................................................xix
Báo cáo mời 3: Điều Chế Đa Sóng Mang Như Công Cụ Chống Nhiễu Nhân Tạo
(Multicarrier Modulation as Tool to Combat the Influence of Man-made Noise)
Prof.Huỳnh Hữu Tuệ,Technical Editor-in-Chief, REV Journal on Electronics and
Communications, Vietnam............................................................................................................. xx
Báo cáo mời của tiểu ban Truyền Thông và Mạng: Build Tomorrow’s 5G Systems Today
Mr. Phạm Ðăng Khoa, Kỹ sư ứng dụng, National Instruments...................................................xxii
Hiệu quả sử dụng năng lượng của đường xuống trong hệ thống thông tin MIMO
với rất nhiều ăngten ở trạm gốc
Lương Đức Bằng, Nguyễn Thị Thanh Hương, Trương Trung Kiên................................................. 1
Giải pháp ánh xạ thích nghi cho hệ thống OFDM bằng mã BICM-ID với các bộ ánh xạ tín hiệu
16-QAM khác nhau
Đỗ Công Hùng................................................................................................................................. 7
Quy hoạch tần số cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5 tại Việt Nam
Đoàn Quang Hoan, Nguyễn Anh Tuấn.......................................................................................... 13
Tối ưu hoá lưu trữ nội dung trong mạng ICN
Nguyễn Quốc Anh, Võ Thị Lưu Phương, Lê Tuấn Anh................................................................. 18
Điều Phối Tác Vụ Trong Hệ Thống MAP-REDUCE Dựa Trên Tính Địa Phương Của Dữ Liệu
Huỳnh Tấn Đạt, Bùi Xuân Lộc....................................................................................................... 24
Ứng dụng tối ưu hóa đa mục tiêu trong bài toán tự động phân loại thư rác
Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Anh, Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Thanh Hà............................... 30
Nâng cao chất lượng tạo ảnh siêu âm sóng biến dạng sử dụng hai bước lọc
Lương Quang Hải, Nguyễn Linh Trung, Trần Đức Tân................................................................. 36
Thủy vân trên mô hình 3D
Nguyễn Lương Nhật, Đào Duy Liêm, Lương Xuân Dẫn................................................................ 41
Phát hiện và ước lượng khoảng cách tới vật cản trợ giúp cảnh báo cho người khiếm thị
Nguyễn Quốc Hùng, Trần Thị Thanh Hải, Vũ Hải, Hoàng Văn Nam, Nguyễn Quang Hoan......... 45
v
Khảo sát giải thuật điều khiển tắc nghẽn cho luồng TCP
Nguyễn Xuân Khánh..................................................................................................................... 51
Mô Phỏng Sự Tác Động Của Lượng Mưa Lên Quá Trình Thủy Triều
Tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Hoàng Ngọc Hiển, Huỳnh Xuân Hiệp............................................................................................ 60
Giải Thuật Phòng Tránh Tình Trạng Quá Tải Trong Điện Toán Đám Mây
Nguyễn Xuân Phi, Trần Công Hùng.............................................................................................. 66
Gán nhãn ngữ nghĩa trong song ngữ Anh-Việt
Huỳnh Quang Đức, Trần Lê Tâm Linh.......................................................................................... 71
Xây dựng giải pháp điều khiển thích nghi hội tụ nhanh để thiết kế bộ lọc tích cực 3 pha
Huỳnh Lê Minh Thiện, Hồ Văn Cừu, Trần Thanh Vũ, Đỗ Đăng Trình........................................... 77
Một phương pháp trích trọn thuộc tính hiệu quả cho dữ liệu có số chiều lớn
Hà Văn Sang, Đồng Thị Ngọc Lan, Ngô Thị Thu Trang................................................................ 82
Giao thức định tuyến IPv6 có sự nhận thức về năng lượng cho mạng cảm biến không dây
Vũ Chiến Thắng, Nguyễn Văn Tảo, Vũ Văn San, Lê Nhật Thăng................................................ 87
Một phương thức phát hiện bất thường trong lưu lượng mạng
Nguyễn Hà Dương........................................................................................................................ 92
Đề xuất giải pháp đánh giá cân bằng băng thông mạng
Nguyễn Chiến Trinh, Trần Minh Anh.............................................................................................. 96
Thiết Kế và Chế Tạo Bộ Dao Động VCO Băng S Rộng Một Octave
Nguyễn Tấn Nhân....................................................................................................................... 102
Thiết Kế Phòng Thí Nghiệm Viễn Thông Từ Xa Dựa Trên Bộ Thí Nghiệm Emona DATEx
Lương Vinh Quốc Danh, Nguyễn Thị Trâm................................................................................. 107
Phát triển lược đồ chữ ký số mù
Nguyễn Tiền Giang, Nguyễn Đức Thụy, Lê Đình Sơn, Lưu Hồng Dũng......................................112
Mô hình trọng số kết hợp các phương pháp trích chọn đặc tính
trong nhận dạng hành động người
Nguyễn Năng Hùng Vân, Phạm Minh Tuấn, Ung Nho Dãi...........................................................119
Theo vết đa đối tượng bằng giải thuật lọc hạt trên cơ sở của chuỗi Markov Monte Carlo
Trương Công Dung Nghi, Chế Viết Nhật Anh, Hồ Phước Tiến, Đỗ Hồng Tuấn.......................... 125
Nâng cao chất lượng gom cụm kết quả tìm kiếm video sử dụng kết hợp đặc trưng âm thanh,
đặc trưng thị giác và thông tin văn bản
Nguyễn Quang Phúc, Nguyễn Thị Anh Thư, Ngô Đức Thành, Lê Đình Duy,
Nguyễn Hoàng Tú Anh................................................................................................................ 130
Ứng dụng PCA trong nhận dạng cử chỉ tay ngôn ngữ tiếng Việt
Nguyễn Thị Hương Thảo, Vũ Hữu Tiến, Nguyễn Ngọc Minh, Vũ Văn San................................. 136
vi
Tổng quan những thách thức của kỹ thuật theo dõi bệnh tiểu đường bằng phương pháp
không xâm lấn
Chử Đức Hoàng, Lê Thị Như, Trần Minh Tú, Hoàng Đình Đại, Đỗ Xuân Hiếu........................... 140
Công nghệ nhúng trong thiết kế thiết bị đo điện tim có chức năng phát hiện phức bộ QRS
Phạm Văn Nam, Trần Hoài Linh.................................................................................................. 146
Phương Pháp Tham Số Cho Bài Toán Ước Lượng Thời Gian Trễ Thay Đổi Theo Thời Gian
Giữa Hai Tín Hiệu Điện Cơ
Lưu Gia Thiện, Trần Trung Duy, Tân Hạnh, Lê Quang Phú........................................................ 152
Hệ thống hỗ trợ nông dân trên thiết bị di động: Nhận dạng cua giống
Nguyễn Thiện An, Nguyễn Thái Nghe......................................................................................... 159
Phương Pháp Ước Lượng Giá Trị Hệ Số Hấp Thụ Riêng (SAR) Của Thiết Bị Di Động
Có Đa Ăng-ten Phát Sử Dụng Gần Cơ Thể Con Người
Chu Văn Hải, Lê Đình Thành...................................................................................................... 165
Nâng Cao Tín Hiệu Tiếng Nói Bằng Giảm Nhiễu Phi Tuyến Dựa Vào Miền Wavelet
Tuan V. Tran, Tuan V. Pham........................................................................................................ 169
Anten Dò Sóng Terahertz Trong Hệ Quang Phổ Miền Thời Gian Dùng Xung Laser Femto Giây
Nguyễn Trương Khang, Nguyễn Thanh Tú, Đặng Lê Khoa, Hứa Thị Hoàng Yến,
Huỳnh Văn Tuấn.......................................................................................................................... 175
Đánh giá hiệu quả cập nhật nhiễu trực tuyến trong các thuật toán nâng cao chất lượng
tiếng nói
Đào Văn Lân, Hoàng Văn Phúc, Vũ Hỏa Tiễn............................................................................ 178
Tăng Khả Năng Phát Hiện Mục Tiêu Có Kích Thước Nhỏ, Phản Xạ Yếu Chuyển Động
Trên Bề Mặt Nền Bằng Giải Pháp Phân Cực-Doppler
Phạm Trọng Hùng....................................................................................................................... 182
Hệ Thống Mã Hoá Và Nhận Dạng Mẫu Hai Chiều Ứng Dụng Trong In Ấn
Và Tra Cứu Thông Tin
Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Phương, Bùi Trọng Tú............................................................... 186
Bộ Ước Lượng Chuyển Động Nguyên Thông Lượng Cao Trên Thuật Toán Full-Search
Cho Chuẩn H.264
Huỳnh Quốc Thịnh, Bùi Trọng Tú................................................................................................ 190
Thuật toán lpso lập lịch thực thi luồng công việc cho các ứng dụng khoa học
trong môi trường điện toán đám mây
Phan Thanh Toàn, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Doãn Cường........................................................ 194
Hệ Thống Nhúng Nhận Dạng Tiếng Nói Tiếng Việt Sử Dụng Mel-Frequency Cepstral
Coefficients Và Dynamic Time Warping
Lê Đức Lộc, Trần Văn Hoàng, Hoàng Trang............................................................................... 200
Một Phương Pháp Dịch Từ Mới Trong Dịch Máy Hoa-Việt
Trần Thanh Phước, Trịnh Thanh Duy, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Đinh Điền................................ 206
vii
Mẫu Thiết Kế Cho Việc Phát Triển Phần Mềm Trong Môi Trường Đám Mây: Bản Khảo Sát
Hiện Trạng
Ngô Huy Biên, Trần Đan Thư...................................................................................................... 212
Nhận dạng ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt với cử chỉ động dựa trên hệ tọa độ cầu
Võ Đức Hoàng, Huỳnh Hữu Hưng, Nguyễn Hồng Sang, Jean Meunier..................................... 222
Về một phương pháp xây dựng hệ mật mã lai ghép
Nguyễn ToànThắng, Ngô ĐứcThiện............................................................................................ 227
Phát triển thuật toán xác lập khoá cho các hệ mật mã khóa đối xứng
Hoàng Văn Việt, Nguyễn Đức Thụy, Bùi Thế Truyền, Lưu Hồng Dũng....................................... 232
Nén tín hiệu ECG và bảo mật thông tin bệnh nhân
Nguyễn Lương Nhật, Đào Duy Liêm, Nguyễn Thị Minh Thy....................................................... 236
E-RISKE, một sơ đồ mật mã khóa bí mật dựa trên các phần tử khả nghịch và khả nghịch
mở rộng trong các vành đa thức bậc hữu hạn hệ số nhị phân có hai lớp kề cyclic
Cao Minh Thắng, Nguyễn Bình, Hoàng Mạnh Thắng, Nguyễn Ngọc Quân................................ 240
Một số phương pháp mới xác định cấp của đa thức trên vành đa thức sử dụng tính chất
của nhóm nhân cyclic đối xứng
Nguyễn Trung Hiếu...................................................................................................................... 248
Về một kiến trúc mạng nơ-ron nhân tạo trên FPGA ứng dụng trong nhận dạng
chữ số viết tay
Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Trường Thọ, Huỳnh Việt Thắng................................................... 253
Cải Tiến Tốc Độ Hội Tụ Của Giải Thuật Tối Ưu Bầy Đàn Cho Bài Toán Ánh Xạ Ứng Dụng
Lên Mạng Trên Chip
Đặng Thị Hương Giang, Phạm Minh Triển.................................................................................. 257
Xây dựng thuật toán điều khiển tia siêu âm hội tụ dựa trên FPGA
Trần Trọng Thắng, Nguyễn Duy Thông, Trịnh Quang Đức.......................................................... 262
Phương pháp chênh lệch trong hiện thực hóa các hàm phức tạp trên ASIC
cho các hệ thống DSP
Sái Văn Thuận, Hoàng Văn Phúc, Trần Văn Khẩn...................................................................... 267
Chương Trình Điều Khiển, Thu Thập Và Xử Lý Dữ Liệu Các Đại Lượng Điện Được Đo,
Kiểm Tra Bằng Thiết Bị Đo Công Suất Hioki 3334
Nguyễn Trọng Thắng, Phùng Phú Bình....................................................................................... 273
Mạng thế hệ mới – Tương lai của Internet và truyền thông
Nguyễn Chiến Trinh, Trần Minh Anh............................................................................................ 276
Nghiên cứu và thiết kế Gương thông minh kiêm thiết bị theo dõi sức khoẻ
Phan Ngọc Điệp, Phạm Văn Tuấn............................................................................................... 282
Phân Loại Câu Trả Lời Giả Mạo Trên Các Trang Web Hỏi Đáp Cộng Đồng Dựa Vào
Quan Hệ Người Dùng
Nông Thị Hoa, Quách Xuân Trưởng, Nguyễn Thuỳ Linh, Vũ Thị Thuý Thảo,
Nguyễn Xuân Hưng..................................................................................................................... 288
viii
Đánh Giá Trải Nghiệm Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ IPTV
Phan Thanh Vy, Lê Tuấn Anh...................................................................................................... 293
Thuật toán xử lý không gian thích nghi các tín hiệu ở mạng anten số
Lê Ngọc Uyên, Nguyễn Trung Thành.......................................................................................... 297
Sử dụng quay pha phụ tối ưu sóng mang thu để giảm ảnh hưởng riêng của méo phi tuyến
trên hệ thống MIMO STBC 2xNR
Nguyễn Tất Nam, Nguyễn Quốc Bình......................................................................................... 303
Kỹ Thuật Sắp Xếp Can Nhiễu Cho Hệ Thống Phối Hợp Nhiều Cell Với Thông Tin
Trạng Thái Kênh Không Hoàn Hảo
Nguyễn Quang Tuấn, Hà Hoàng Kha, Tạ Quang Hùng, Võ Quế Sơn........................................ 309
Phân tích tỷ số tín hiệu/ tạp của hệ thống radar mimo
Lê Ngọc Uyên, Võ Văn Phúc, Đinh Văn Trường, Cao Văn Vũ.................................................... 314
Nâng cao tốc độ truyền tin trong một kênh nước biển nông thuộc vịnh Bắc Bộ của Việt Nam
dùng điều chế OFDM
Trần Cao Quyền.......................................................................................................................... 318
Nâng cao hiệu quả của mã BCH sử dụng phương pháp giải mã dựa trên chuẩn Syndrome
Phạm Khắc Hoan, Lê Văn Thái................................................................................................... 322
Hiệu năng mã hóa với tập lệnh AES-NI
Nguyễn Tuấn Anh, Lương Thế Dũng, Nguyễn Thị Trang............................................................ 327
Đánh Giá Hiệu Năng Máy Vector Hỗ Trợ Sử Dụng Hàm Nhân Radial Basic
trong Hệ Thống Nhận Dạng Khuôn Mặt Sử Dụng Khối Trích Xuất PCA-LDA
Phạm Văn Tuấn, Hà Xuân Cường, Hồ Đức Trung...................................................................... 330
Đánh giá bộ nhãn ngữ nghĩa LLOCE
Hồ Xuân Vinh, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Đinh Điền.................................................................... 336
Đánh giá hiệu năng một số mô hình học máy thống kê với vấn đề nhận dạng
thanh điệu tiếng Việt nói
Nguyễn Hồng Quang, Trịnh Văn Loan........................................................................................ 342
Dự báo dịch tả dựa trên mô hình học máy phân lớp
Lê Thị Ngọc Anh, Hoàng Xuân Dậu............................................................................................ 348
Kỹ thuật tra cứu ảnh cây dược liệu dựa vào nội dung phục vụ cho phát hiện,
quản lý và khai thác
Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Văn Tảo.......................................................................................... 353
Thiết kế chế tạo thiết bị sưởi ấm máu và dịch truyền
Nguyễn Phan Kiên, Đỗ Thị Thu Hằng, Truong Duc Thuan......................................................... 358
Một phương pháp đo đạc tính chất điện môi cho chất lỏng tổn hao cao ở tần số vi ba
Nguyễn Đạt Sơn, Lâm Tấn Phát, Lê Nguyên Ngân.................................................................... 363
Nghiên cứu và thiết kế chip xử lý đa nhân sử dụng Multi2Sim
Ngô Quang Vinh, Đỗ Đức Hào, Hoàng Trang, Vũ Đình Thành................................................... 369
ix
Phát hiện bất thường trong dáng đi ở người dựa trên khung xương sử dụng
mô hình Markov ẩn
Nguyễn Trọng Nguyên, Huỳnh Hữu Hưng.................................................................................. 378
Kỹ Thuật Nén Tiếng Nói Số Ứng Dụng Trong Thông Tin Vô Tuyến Sóng Ngắn
Nguyễn Nam Hải......................................................................................................................... 384
Hệ Thống Gợi Ý Bài Báo Khoa Học
Sử Kim Anh, Nguyễn Thái Nghe................................................................................................. 388
Thiết kế anten mảng tái cấu hình tần số sử dụng cấu trúc DGS
Nguyễn Ngọc Lan, Vũ Văn Yêm, Bernard Journeet, Lâm Hồng Thạch, Trịnh Thị Hương.......... 394
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ thiết bị thực hành điện tâm đồ phục vụ đào tạo
Nguyễn Lê Cường, Hoàng Văn Đông, Đinh Văn Tuấn................................................................ 399
Những Ảnh Hưởng Của Thời Tiết Đối Với Kết Nối Mạng Quang Vô Tuyến
Lê Quốc Cường,Tăng Chí Kiệt.................................................................................................... 403
Kỹ Thuật Điều Chế QPSK Cho Hệ Thống Thông Tin Quang Vô Tuyến DWDM
Lê Quốc Cường, Lê Duy Hưng.................................................................................................... 409
Phân tích ảnh hưởng của góc truyền, đường phản xạ và sự phân bố nguồn sáng
trong truyền thông ánh sáng khả kiến dùng LED
Nguyễn Thanh Sơn, Trần Phú Cường......................................................................................... 415
Mô hình đánh giá suy hao hai vùng truyền sóng trong hầm mỏ than chữ nhật
Nguyễn Văn Tài, Lâm Hồng Thạch, Nguyễn Hoàng Hải............................................................. 420
Thiết kế hệ thống giám sát dây chuyền sản xuất công nghiệp thời gian thực sử dụng
công nghệ PLC tích hợp trên nền giao thức IP
Đỗ Trọng Tuấn, Phạm Gia Điềm, Phạm Hoàng Anh, Đoàn Văn Toàn, Nguyễn Việt Đức,
Phạm Tiến Đạt, Lê Bảo Sơn, Lê Anh Tuấn Dương..................................................................... 425
Mô hình tính toán và Kiến trúc mảng tái cấu hình cấu trúc thô cho các ứng dụng
điều khiển hiệu năng cao
Nguyễn Đức Nam, Trần Quang Vinh, Nguyễn Kiêm Hùng.......................................................... 431
Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Truyền Dữ Liệu Thời Gian Thực Sử Dụng
Ánh Sáng Đèn LED
Đỗ Trọng Tuấn, Hà Duyên Trung, La Văn Thiện, Phan Văn Huy, Lương Tuấn Hải..................... 437
Phát hiện và bám đuổi cá bằng phương pháp GMM kết hợp Frame-Differencing
Nguyễn Đình Minh Nhật, Huỳnh Như Kiên, Võ Ngọc Nhân, Phạm Văn Tuấn............................ 443
Điều khiển dẫn đường hành vi cho robot di động hai bánh vi sai
Nguyễn Thị Thanh Vân, Phùng Mạnh Dương, Đặng Anh Việt, Quách Công Hoàng,
Trần Quang Vinh......................................................................................................................... 450
Nghiên cứu tác động của phương pháp điều chỉnh mức sáng dựa trên cắt mức
năng lượng biên sau lên đối tượng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và đèn compact
Nguyễn Phan Kiên, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Anh Dũng, Trần Đức Hưng, Đỗ Chí Hiếu.... 456
x
Kiến Trúc Vi Mạch FFT Cơ Số Hai Với Số Điểm Linh Động Và Độ Chính Xác Cao
Với Công Nghệ 130nm
Phạm Đăng Lâm, Nguyễn Trọng Ngô Nhật Du, Ngô Thành Đạt, Hoàng Trang.......................... 461
Đánh giá hiệu năng bảo mật của mạng vô tuyến nhận thức chuyển tiếp đa chặng
Chu Tiến Dũng, Võ Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Lương Nhật, Hồ Văn Cừu............................... 466
Khảo Sát Sự Ảnh Hưởng Của Phần Cứng Không Hoàn Hảo Lên Mạng Chuyển Tiếp
Đa Chặng Trong Các Môi Trường Fading Khác Nhau
Phạm Minh Quang, Trần Trung Duy, Võ Nguyễn Quốc Bảo....................................................... 471
Đánh Giá Hiệu Năng Mạng Vô Tuyến Nhận Thức Dạng Nền Với TAS/SC
và Suy Hao Phần Cứng
Phạm Thị Đan Ngọc, Trần Trung Duy, Võ Nguyễn Quốc Bảo, Hồ Văn Khương,
Nguyễn Lương Nhật.................................................................................................................... 477
Nâng Cao Hiệu Năng Bảo Mật Mạng Thứ Cấp Với Kỹ Thuật Chọn Nhiều Nút
Chuyển Tiếp Đơn Phần
Đặng Thế Hùng, Trần Trung Duy, Lưu Gia Thiện, Võ Nguyễn Quốc Bảo................................... 482
Phân Tích Hiệu Năng của Hệ Thống Truyền Thông Chuyển Tiếp Đường Lên
với Thu Thập Năng Lượng và Kết Hợp Lựa Chọn tại Nút Đích
Trần Mạnh Hoàng, Nguyễn Thị Thái Hòa, Trần Trung Duy, Võ Nguyễn Quốc Bảo..................... 488
Điều Khiển Xe Lăn Dựa Trên Nhận Dạng Ảnh Trạng Thái Của Bàn Tay
Với Board Intel Galileo
Trương Phong Tuyên, Phạm Hoàng Lượm, Phạm Thanh Hùng................................................. 494
Danh sách tác giả...................................................................................................................... 502
xi
LỜI CHÀO MỪNG CỦA GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN
Kính thưa quý vị đại biểu, các nhà khoa học và các tác giả
Tiếp nối sự thành công của Hội nghị Quốc tế về các công nghệ tiên tiến trong truyền thông
(ATC’ 2014) diễn ra tại Hà Nội năm 2014, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Học viện)
thật vinh dự tiếp tục cùng Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia năm 2015
về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (The 2015 National Conference on Electronics,
Communications, and Information Technology - ECIT 2015) tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai
ngày 10-11/12/2015.
Với bề dày 60 năm hình thành và phát triển, trong những năm qua, Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông, nay trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những đóng góp và cống hiến
to lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thông qua việc cung cấp nguồn nhân
lực và các sản phẩm nghiên cứu có chất lượng cao trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền
thông. Học viện hiện là cái nôi đào tạo và nghiên cứu của hơn 20.000 sinh viên, học viên và gần
1.000 cán bộ nghiên cứu và giảng viên đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại 09 ngành
đào tạo, 03 Viện nghiên cứu và 02 cơ sở đào tạo dài hạn và ngắn hạn tại hai thành phố lớn nhất cả
nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong những năm qua, Hội thảo ECIT đã khẳng định là hoạt động trao đổi học thuật uy tín
cấp quốc gia do Hội Vô tuyến Điện tử tổ chức, theo mô hình kết hợp giữa Hội khoa học với các
trường đại học nhằm tạo lập một diễn đàn trao đổi chuyên sâu có chất lượng về các lĩnh vực thuộc
chuyên ngành điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông. Là trường Đại học hàng đầu trong lĩnh
vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, trực thuộc Bộ chuyên ngành chủ quản, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông vinh dự cùng phối hợp với Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam tham gia Hội
thảo ECIT 2015. Hội thảo lần này đã thu hút được 62 bài báo dạng thuyết trình và 30 bài báo dạng
poster trên tổng số 135 bài báo đăng ký. Các chủ đề được trình bày đều là các lĩnh vực được quan
tâm hiện nay như khoa học máy tính, kỹ thuật truyền thông, mạng truyền dữ liệu, xử lý tín hiệu và
hình ảnh và điện tử y sinh, điều này hứa hẹn mang đến một Hội thảo có chất lượng chuyên môn cao
của Ngành. Hội thảo cũng là nơi để các nhà khoa học, các đại biểu có dịp chia sẻ, trao đổi những
kinh nghiệm quý báu, những kết quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong các lĩnh
vực nêu trên, qua đó đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế của đất nước.
Trong suốt quá trình chuẩn bị Hội thảo, Học viện đã nhận được sự ủng hộ, phối hợp và chỉ
đạo và tư vấn thường xuyên của Ban chỉ đạo Hội thảo, sự tận tâm và trách nhiệm của Ban chương
trình Hội nghị, sự chu đáo, nhiệt tình của các tiểu ban hậu cần, khánh tiết và đặc biệt là sự đóng góp
tích cực của các tác giả bài báo để có được thành công của Hội thảo ECIT 2015. Qua Hội thảo lần
này, Học viện mong muốn tiếp tục cùng Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam đăng cai các Hội nghị, Hội
thảo trong nước và quốc tế khác trong thời gian tới, nhằm đóng góp hơn nữa vào sự phát triển của
nền khoa học, công nghệ của nước nhà.
Thay mặt Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, xin kính chúc quý vị đại biểu, các vị
khách mời, các tác giả và người tham dự gặt hái được nhiều kết quả hữu ích từ Hội thảo và có
những ngày giao lưu, chia sẻ trong một không khí đầm ấm tại thành phố mang tên Bác.
Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
TS. Vũ Văn San
xii
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
BAN CHỈ ĐẠO
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam
TS. Vũ Văn San, Giám Đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
GS. Huỳnh Hữu Tuệ, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
BAN TỔ CHỨC
TS. Tân Hạnh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
PGS.TS. Trần Xuân Nam, Học viện KTQS & Hội VTĐT Việt Nam
PGS.TS. Nguyễn Hữu Thanh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
PGS.TS. Trương Vũ Bằng Giang, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
PGS.TS. Nguyễn Lê Hùng, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
PGS. TS. Đinh Đức Anh Vũ, Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP. Hồ Chí Minh
TS. Mai Linh, Trường Đại Học Quốc Tế TP. Hồ Chí Minh
TS. Bùi Trọng Tú, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh
PGS. TS. Võ Nguyễn Quốc Bảo, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
BAN TỔ CHỨC ĐỊA PHƯƠNG
TS. Đặng Hoài Bắc, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
TS. Trần Trung Duy, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
BAN XUẤT BẢN
PGS. TSKH. Hoàng Đăng Hải, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
PGS. TS. Đặng Thế Ngọc, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
BAN THƯ KÝ
ThS. Phạm Thị Đan Ngọc, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
ThS. Phạm Minh Quang, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Triều Phương Thảo, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
xiii
BAN CHƯƠNG TRÌNH
BAN CHƯƠNG TRÌNH
PGS. TS. Trần Quang Anh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
PGS. TS. Trương Vũ Bằng Giang, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
TS. Đỗ Hồng Tuấn, Trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
PGS. TS. Võ Nguyễn Quốc Bảo, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
TIỂU BAN KỸ THUẬT TRUYỀN THÔNG
PGS. TS. Hồ Văn Khương, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
TS. Trương Trung Kiên, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
TS. Lê Bá Tân, Bộ Thông Tin TruyềnThông
TIỂU BAN SIÊU CAO TẦN VÀ TRUYỀN SÓNG
TS. Nguyễn Bình Dương, Đại Học Quốc Tế TP. Hồ Chí Minh
PGS. TS. Vũ Văn Yêm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
PGS.TS. Trần Minh Tuấn, Viện Nghiên cứu Chiến lược Công nghệ thông tin - Truyền thông
TIỂU BAN KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
PGS. TS. Đinh Đức Anh Vũ, Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP. Hồ Chí Minh
TS. Huỳnh Phú Minh Cường, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh
TS. Lê Đức Hùng, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh
TS. Hà Đắc Bình, Đại Học Duy Tân, Đà Nẵng
TIỂU BAN KỸ THUẬT MẠNG MÁY TÍNH VÀ ĐIỀU KHIỂN
PGS. TS. Nguyễn Hữu Thanh, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
TS. Võ Nguyên Sơn, Đại Học Duy Tân, TP. Hồ Chí Minh
PGS. TS. Chử Đức Trình, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN
TIỂU BAN XỬ LÝ TÍN HIỆU
PGS. TS. Trần Đức Tân, Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
PGS. TS. Trần Đỗ Đạt, Trung Tâm MICA, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
TS. Võ Trung Dũng, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
TIỂU BAN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PGS.TS. Phạm Ngọc Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội
PGS. TS. Trần Công Hùng, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
TIỂU BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PGS. TS. Từ Minh Phương, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
PGS. TS. Bùi Thu Lâm, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC
Lê Tuấn Anh, Đại Học Thủ Dầu Một
Chế Viết Nhật Anh, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Ngô Xuân Bách, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Võ Nguyễn Quốc Bảo, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
xiv
Võ Đình Bảy, Đại Học Tôn Đức Thắng
Phí Hòa Bình, Viện Vật Liệu - Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
Phạm Văn Cường, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Văn Cường, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
Lương Vinh Quốc Danh, Đại Học Cần Thơ
Trần Đỗ Đạt, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Hoàng Xuân Dậu, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Quốc Định, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự
Nguyễn Quốc Định, Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Tuấn Đức, Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Đặng Ngọc Minh Đức, Đại Học Tôn Đức Thắng
Ngô Vũ Đức, Đại học Bách khoa Hà Nội
Nguyễn Bình Dương, Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Trần Trung Duy, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Phạm Thanh Giang, Viện Công Nghệ Thông Tin
Nguyễn Xuân Hà, Đại Học Tân Tạo
Trần Thị Thanh Hải, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Thanh Hiệp, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
Đinh Chí Hiếu, Bộ Thông Tin và Truyền Thông
Nguyễn Xuân Hoài, Đại Học Hà Nội
Nguyễn Huy Hoàng, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
Nguyễn Kiêm Hùng, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Lê Đức Hùng, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Việt Hùng, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Lê Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
Hà Hoàng Kha, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Hồ Văn Khương, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Trương Trung Kiên, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Lê Thị Lan, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Võ Thị Kiều Loan, Đại Học Tân Tạo
Bùi Xuân Lộc, Đại Học Tân Tạo
Ngô Thành Long, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
Nguyễn Ngọc Trường Minh, Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Phạm Tuấn Minh, Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nguyễn Ngọc Minh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Trần Xuân Nam, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
Phạm Thị Đan Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Đặng Thế Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Đỗ Thị Bích Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Hoàng Văn Phúc, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
xv
Võ Thị Lưu Phương, Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Từ Minh Phương, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Phạm Minh Quang, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Trần Minh Quang, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Xuân Quyền, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trần Thế Sơn, Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn
Trần Đức Tân, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Hoàng Mạnh Thắng, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Cao Minh Thắng, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Trần Thiên Thanh, Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh
Quản Thành Thơ, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Vũ Hữu Tiến, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Nam Trân, Đại Học Sasketchewan, Canada
Nguyễn Chiến Trinh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Hà Duyên Trung, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trần Xuân Tú, Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Phạm Văn Tuấn, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
Huỳnh Hữu Tuệ, Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Trần Quang Vinh, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trương Quang Vinh, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Lê Sỹ Vinh, Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Đinh Đức Anh Vũ, Đại Học Công Nghệ Thông Tin - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Vũ Văn Yêm, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
xvi
DANH SÁCH CÁC PHẢN BIỆN
Chế Viết Nhật Anh, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Lê Tuấn Anh, Đại Học Thủ Dầu Một
Ngô Xuân Bách, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Trương Quốc Bảo, Đại Học Cần Thơ
Võ Đình Bảy, Đại Học Tôn Đức Thắng
Phạm Văn Cường, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Tuấn Đăng, Đại Học Lạc Hồng
Lương Vinh Quốc Danh, Đại Học Cần Thơ
Hoàng Xuân Dậu, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Quốc Định, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự
Đặng Ngọc Minh Đức, Đại Học Tôn Đức Thắng
Ngô Vũ Đức, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Tuấn Đức, Đại Học Quốc Tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Bình Dương, Đại Học Quốc Tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Trần Trung Duy, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Phan Đình Duy, Đại Học Công Nghệ Thông Tin
Nguyễn Xuân Hà, Đại Học Tân Tạo
Hoàng Mạnh Hà, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Phạm Thanh Hiệp, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
Đinh Chí Hiếu, Bộ Thông Tin và Truyền Thông
Đặng Thế Hùng, Trường Sỹ Quan Thông Tin Nha Trang
Nguyễn Việt Hùng, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Lê Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
Nguyễn Kiêm Hùng, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Lê Đức Hùng, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Trương Thu Hương, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Hà Hoàng Kha, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Hồ Văn Khương, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
TrươngTrung Kiên, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Lê Thị Lan, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Bùi Xuân Lộc, Đại Học Tân Tạo
Ngô Thành Long, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
Phạm Tuấn Minh, Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nguyễn NgọcTrường Minh, Đại Học Quốc Tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Trần Xuân Nam, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
Nguyễn Thị Kim Ngân, Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Đặng Thế Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Đỗ Thị Bích Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Hữu Phát, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
xvii
Hoàng Văn Phúc, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
Võ Thị Lưu Phương, Đại Học Quốc Tế, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
Từ Minh Phương, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Trần Minh Quang, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Xuân Quyền, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trần Thế Sơn, Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn
Phạm Ngọc Sơn, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Trần Đức Tân, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Hoàng Mạnh Thắng, Đại Học Kỹ Thuật Hà Nội
Ngô Đức Thiện, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Quản Thành Thơ, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh
Đỗ Đình Thuấn, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Vũ HữuTiến, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Nguyễn Chiến Trinh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Hà Duyên Trung, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Trần Quang Vinh, Đại Học Kỹ Thuật Hà Nội
Đinh Đức Anh Vũ, Đại Học Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
xviii
BÁO CÁO MỜI SỐ 1
Quy Hoạch Tần Số Cho Hệ Thống Thông Tin Di Động
Thế Hệ Thứ 5 Tại Việt Nam
Mr. Đoàn Quang Hoan
Cục Trưởng Cục Tần Số Vô Tuyến Điện,
Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam
Tóm tắt:
Thế giới đang hướng tới mạng thông tin kết nối rộng khắp và kết nối mọi loại hình thiết bị. Thiết bị
thông tin di động ngày càng đa dạng và đang là thành phần thiết yếu của cuộc sống. Mạng thông
tin di động thế hệ thứ 5 cần phải đáp ứng nhu cầu về tốc độ cao và dung lượng dữ liệu lớn, kết nối
nhiều thiết bị cùng lúc, độ trễ thấp và độ tin cậy cao khi mà mạng thông tin thế hệ thứ 4 chưa đáp
ứng được. Bài báo này sẽ đánh giá lại hiện trạng quy hoạch và sử dụng băng tần cho thông tin di
động của Việt Nam. Đồng thời đánh giá sự tăng trưởng của thị trường thông tin di động giai đoạn
2011-2014, dự báo nhu cầu giai đoạn 2015-2020 để đánh giá nhu cầu phổ tần đối với thông tin di
động băng rộng của Việt Nam. Dựa trên các phân tích này, bài báo phân tích những khó khăn và
thuận lợi trong việc quản lý tài nguyên tần số. Tác giả cũng sẽ đưa ra giải pháp quy hoạch lại các
băng tần hiện có cho thông tin di động băng rộng và giải pháp tìm kiếm quy hoạch băng tần mới
cho thông tin di động băng rộng của Việt Nam.
Tiểu sử:
Ông Đoàn Quang Hoan là một trong những chuyên gia hàng đầu trong
lĩnh vực quản lý tần số vô tuyến điện. Ông tốt nghiệp Kỹ sư Thông tin vô
tuyến Đại học Bách Khoa Hà Nội vào năm 1980. Từ năm 1995 đến 2006,
ông công tác trải qua nhiều chức vụ tại Cục Tần Số Vô Tuyến Điện. Từ
năm 2006 đến nay, ông đảm nhiệm chức Cục Trưởng Cục Tần Số Vô
Tuyến Điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam. Ông đã lãnh đạo
nhóm điều phối dự án vệ tinh thành công ở Việt Nam. Ông là Phó Trưởng
Phái Đoàn Việt Nam trong Hội nghị Thông tin Vô tuyến Thế Giới (WRC),
Hiệp hội Thông tin Vô tuyến vào những năm 2003, 2007 và 2012. Ông
cũng là Chủ tịch Phân nhóm Quản lý Tần số ASEAN và đồng Chủ tịch
Diễn đàn Chính sách Tần số ASEAN. Ông còn là thành viên của Hội đồng Quy chuẩn Vô tuyến
ITU vào năm 2014.
xix
BÁO CÁO MỜI SỐ 2
Enabling Technologies for Future Sustainable Optical
Infrastructure
Dr. Tetsuya Miyazaki
Photonic Network Research Institute (PNRI)
National Institute of Information and Communications Technology (NICT)
Tóm tắt:
I would like to introduce most recent research activities of PNRI of NICT, convergence of optical
& wireless communication and spatial division multiplexing (SDM) transmission technologies and
network architecture for future sustainable network infrastructure.
Tiểu sử:
Tetsuya Miyazaki received the M.S. and Dr. Eng. degrees in information
processing from the Tokyo Institute of Technology, Tokyo, Japan, in 1987
and 1997, respectively.
From 1987 to 2002, he was with KDDI R&D Laboratories, where he was
engaged in research on coherent optical communications and WDM
optical networks.
Since 2002 April, he has been with NICT where he was engaged in research on ultra-fast and
multi-level modulation techniques. He has been a Director General of Photonic Network Research
Institute of NICT since April 2011.
xx
BÁO CÁO MỜI SỐ 3
Điều Chế Đa Sóng Mang Như Công Cụ Chống Nhiễu Nhân Tạo
(Multicarrier Modulation as Tool to Combat the Influence of
Man-made Noise)
Prof. Huỳnh Hữu Tuệ
Technical Editor-in-Chief, REV Journal on Electronics and Communications, Vietnam
Tóm tắt:
Mấy thập niên qua, mạng viễn thông không dây được phát triển như vũ bão; số nguồn phát sóng
ngày hôm nay thật sự dày đặc, tạo ra một nguồn nhiễu nhân tạo quan trọng có tính chất xung.
Nguồn nhiễu này đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm; họ đã đề ra một số mô hình thống kê
và cũng đã được thực nghiệm kiểm chứng. Đồng thời, mạng truyền dữ liệu được nghiên cứu và triển
khai trên nền mạng tải điện (Power Lines Communications). Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn
đến chất lượng của hệ thống PLC là loại nhiễu cộng có tính chất xung. Loại nhiễu này xuất hiện do
các sự kiện xảy ra trên hệ thống tải điện như công tắc bật mở, nhiễu nền do biến động của mức điện
một chiều, v.v… Loại nhiễu này cũng được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Loại nhiễu có tính
chất xung cũng xuất hiện trong các hệ thống thông tin quang và các hệ thống ADSL. Tất cả loại nhiễu
này đều có tính chất xung, tức là nhiễu xuất hiện dưới dạng tổ hợp các tín hiệu có dạng chuyển tiếp
ngẫu nhiên, giống như nhiễu loại sốc (Shot Noise) trong các thiết bị điện tử đã được nghiên cứu từ
những năm 30-40 của thế kỷ trước.
Bài thuyết trình này sẽ trình bày các quan điểm cũng như các mô hình nhiễu không chuẩn, phát xuất
từ loại nhiễu xung như vừa được trình bày. Dựa vào đo lường thực nghiệm, chúng tôi khuyến cáo
nên dùng mô hình nhiễu loại A là mô hình có tính tương thích cao so với thực tiễn. Từ đấy, một số
phương pháp đánh giá chất lượng các hệ thống truyền dẫn dưới ảnh hưởng của loại nhiễu không
chuẩn này cũng sẽ được đề cập, đặc biệt là phương pháp mô phỏng Monté-Carlo. Chống lại ảnh
hưởng của loại nhiễu này, người ta thường sử dụng một số phương pháp xử lý phi tuyến như mức
hóa (thresholding), mạng nơ ron, v.v… Những phương pháp này có thể có chất lượng cao, nhưng
vì độ phức tạp của nó, nên khó có thể được sử sụng trong thực tế. Một phương pháp khác đã được
khởi xướng đầu những năm 60 là trải và nén trải tín hiệu (spread-despread). Hiện nay, với mô hình
nhiễu loại A, lúc sử dụng hệ điều sóng đa sóng mang, ta thấy xuất hiện thao tác trải nhiễu một cách
tự nhiên, làm ảnh hưởng của nhiễu bớt trầm trọng. Để kết luận bài thuyết trình này, chúng tôi sẽ
trình bày một số kết quả vừa thu lượm được bằng mô phỏng Monté-Carlo và cắt nghĩa lý do tại sao
COFDM là hệ thống vừa có khả năng chống pha đinh đa đường vừa chống nhiễu không chuẩn một
cách có hiệu quả.
xxi
GS. TS. Huỳnh Hữu Tuệ sinh trưởng tại Thành phố Huế; bảo vệ
thành công luận án Sc.D. năm 1972 tại Đại học Laval, tại đấy, từ năm
1966 đến 1972, ông là Nghiên cứu viên và Giáo sư trợ giảng của
khoa Kỹ sư Điện và Máy tính; sau đó ông trở thành Phó Giáo sư vào
năm 1975 và Giáo sư thực thụ năm 1983. Năm 2004, ông rời Đại học
Laval để trở về tiếp tục công việc giảng dạy, hướng dẫn và nghiên
cứu tại Đại học Công Nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông rời
Đại học Công nghệ năm 2007 để tham gia xây dựng Đại học Quốc tế
Bắc Hà mà ông là người Hiệu trưởng đầu tiên. Ông là khách mời của AT&T Information Systems
in Neptune, N.J. năm 1984 và đã từng được mời giảng dạy tại một số Đại học ở Bắc Mỹ, Âu Châu
và Á Châu. Từ năm 2012 đến nay, ông là Giáo sư tại Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ là tác giả và đồng tác giả của 2 quyển sách
chuyên khảo do Nhà xuất bản Economica và Wiley phát hành và hơn 200 công trình nghiên cứu
được công bố dưới dạng “Research reports” của các công ty hay trên các tạp chí chuyên ngành.
Ông đã hướng dẫn thành công 17 luận án tiến sĩ và 45 luận án thạc sĩ ở trong và ngoài nước; ông
cũng từng là cố vấn cho một số công ty và một số tổ chức nhà nước ở Canada và Hoa Kỳ. Mối
quan tâm hiện nay của Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ bao gồm các kỹ thuật mô hình hóa, mô phỏng
Monte Carlo nhanh, các thuật toán và cấu trúc xử lý nhanh với áp dụng vào các vấn đề thực tiễn,
chủ yếu là hệ thống truyền dẫn số.
xxii
BÁO CÁO MỜI CỦA TIỂU BAN TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG
Build Tomorrow’s 5G Systems Today
Mr. Phạm Đăng Khoa
Kỹ sư ứng dụng,
National Instruments
Tóm tắt:
Trong bài thuyết trình này, chúng tôi sẽ trao đổi về tầm nhìn 5G và các hướng nghiên cứu chính
về 5G trên thế giới hiện nay. Chúng tôi sẽ giới thiệu các công nghệ phần cứng và phần mềm của
National Instruments hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc chế thử (prototype) và hiện thực hóa
các ý tưởng nghiên cứu. Và chúng tôi cũng sẽ cập nhật những kết quả nghiên cứu đột phá trong
công nghệ 5G của các trường đại học và các tập đoàn viễn thông trên thế giới.
Tiểu sử:
Phạm Ðăng Khoa tốt nghiệp từ trường Ðại học Quốc gia Singapore
(NUS) với bằng Cử nhân Kỹ thuật điện & điện tử. Trước khi gia nhập
National Instruments, anh đã từng làm việc cho một công ty phát triển
giao diện người và máy dựa trên công nghệ mới về cảm ứng âm thanh.
Anh cũng từng công tác tại Viện nghiên cứu viễn thông ở Singapore
với vai trò kỹ sư nghiên cứu.
Gia nhập National Instruments từ tháng 9 năm 2011, Ðăng Khoa hiện
chịu trách nhiệm hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và tiến hành đào tạo kỹ thuật
về sản phẩm và công nghệ của National Instruments cho khách hàng
tại Việt Nam. Anh cũng chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho công việc quảng bá các công nghệ
của National Instruments đến người dùng.
1
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
ISBN: 978-604-67-0635-9
Hiệu quả sử dụng năng lượng của
đường xuống trong hệ thống thông tin MIMO
với rất nhiều ăngten ở trạm gốc
Lương Đức Bằng∗§, Nguyễn Thị Thanh Hương†§ và Trương Trung Kiên‡§
∗ Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Thông tin Vô tuyến, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện
† Bộ môn Marketing, Viện Kinh tế Bưu điện
‡ Khoa Kỹ thuật Điện tử I
§ Phòng thí nghiệm Hệ thống Vô tuyến và Ứng dụng
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 122 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam
Email: ducbang.dtvt.k52@gmail.com, huongntt@ptit.edu.vn, kientruong@utexas.edu
Tóm tắt—Hệ thống thông tin nhiều đầu vào nhiều đầu
ra (MIMO - Multiple-Input Multiple-Output) với rất nhiều
ăngten ở trạm gốc là một công nghệ ứng cử cho mạng
thông tin di động thế hệ 5 (5G). Ý tưởng của hệ thống
này là sử dụng hợp lý các ăngten ở trạm gốc để truyền
dữ liệu độc lập đồng thời tới nhiều thuê bao. Các bài báo
trước đây khi nghiên cứu hệ thống này thường tập trung
vào hoặc khả năng cải thiện tổng dung lượng truyền tin
với một công suất tiêu thụ cố định hoặc khả năng giảm
công suất tiêu thụ những vẫn đảm bảo tổng dung lượng
truyền tin cho trước. Một số ít bài báo nghiên cứu hiệu
quả sử dụng năng lượng của hệ thống này nhưng chủ yếu
cho mô hình đơn cell, do đó bỏ qua một số tính chất quan
trọng của hệ thống như nhiễu tín hiệu hoa tiêu. Trong
bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp mới để
phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng đường xuống của
mạng thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc
và với nhiều cell hoạt động trên cùng băng tần. Dựa trên
kết quả mô phỏng số tương ứng, chúng tôi cũng thu được
những nhận xét thú vị về ảnh hưởng của một số tham số
hệ thống lên hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống.
Từ khóa—Hiệu quả sử dụng năng lượng, hệ thống
MIMO với rất nhiều ăng-ten ở trạm gốc, mạng thông tin
di động thế hệ 5 (5G), hệ thống thông tin "xanh".
I. GIỚI THIỆU
Mặc dù đã tích hợp công nghệ thông tin nhiều đầu vào
nhiều đầu ra (MIMO - Multiple-Input Multiple-Output),
các hệ thống di động tế bào hiện nay vẫn chưa đạt được
mức tốc độ cao mà công nghệ này hứa hẹn do mới
xem xét các cấu hình MIMO nhỏ [1]. Ví dụ trong hệ
thống 4G LTE/LTE-Advanced, mỗi trạm gốc có tối đa 8
ăngten trong khi thiết bị người dùng có tối đa 4 ăngten.
Hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm
gốc là một kỹ thuật thông tin đột phá mới hứa hẹn phát
huy hết khả năng của công nghệ MIMO thông qua việc
triển khai hàng trăm ăngten ở từng trạm gốc và sử dụng
truyền dẫn MIMO đa người dùng (MU-MIMO) để phục
vụ đồng thời hàng chục người dùng [2]. Các bài báo
trước đây khi nghiên cứu các hệ thống thông tin MIMO
với rất nhiều ăngten ở trạm gốc thường tập trung vào
hoặc khả năng cải thiện tổng dung lượng truyền tin với
một công suất tiêu thụ cố định [2]–[4] hoặc khả năng
giảm công suất tiêu thụ những vẫn đảm bảo tổng dung
lượng truyền tin cho trước [5]. Trong thực tế, một cách
tiếp cận để dung hoà hai mục tiêu thiết kế có phần mâu
thuẫn nhau này là tối đa hoá tỷ số hiệu quả sử dụng
năng lượng của hệ thống. Theo định nghĩa, hiệu quả sử
dụng năng lượng của một hệ thống thông tin là tỷ số
giữa tổng dung lượng thông tin được truyền đi trên tổng
công suất tiêu thụ tương ứng.
Trong khả năng hiểu biết của chúng tôi, đến nay có
khá ít bài báo đã nghiên cứu hiệu quả sử dụng năng
lượng của hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten
ở trạm gốc [6]–[9]. Bài báo [6] so sánh hiệu quả sử dụng
hiệu quả năng lượng giữa hệ thống MIMO với nhiều
ăngten ở trạm gốc và hệ thống sử dụng cell cỡ nhỏ. Tuy
nhiên, bài báo này mới chỉ tính đến công suất tiêu thụ
liên quan đến bức xạ tín hiệu. Bài báo [7] đề xuất một
mô hình công suất tiêu thụ mới không chỉ bao gồm công
suất phát trên bộ khếch đại công suất mà còn là công
suất tiêu thụ mạch bởi các thành phần của trạm BSs
(Base Stations) và bởi các thiết bị tương tự. Từ mô hình
mới đưa ra được công thức tính hiệu quả năng lượng,
sau đó xác định được số ăng-ten cần thiết để mang lại
hiệu quả năng lượng cho hệ thống MIMO cỡ rất lớn.
Tuy nhiên, mô hình công suất tiêu thụ sử dụng trong
1
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
2
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
bài báo [7] khá đơn giản và chưa phản ánh được các
đặc trưng riêng của truyền dẫn MIMO đa người dùng.
Các bài báo [8], [9] đề xuất một mô hình công suất tiêu
thụ thực tế hơn và có khả năng phản ánh cơ chế xử lý
tín hiệu và truyền dẫn MIMO đa người dùng để nghiên
cứu hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống MIMO
đơn cell với nhiều ăngten ở trạm gốc. Việc xem xét chỉ
một cell duy nhất bỏ qua một số tính chất quan trọng
của hệ thống này như nhiễu tín hiệu hoa tiêu và nhiễu
liên cell khi truyền dữ liệu.
Trong bài báo này, chúng tôi xem xét hệ thống thông
tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc và với nhiều
cell hoạt động trên cùng một băng tần. Chúng tôi giả
thiết hệ thống này hoạt động ở chế độ song công phân
chia theo thời gian (TDD - Time Division Duplexing)
trong đó trạm gốc ước lượng các hệ số kênh truyền dựa
trên tín hiệu hoa tiêu ở đường lên. Chúng tôi giả thiết
trạm gốc sử dụng mã trước truyền tỷ số cực đại (MRT -
Maximal Ratio Transmission) để truyền dữ liệu ở đường
xuống. Đóng góp chính của chúng tôi trong bài báo này
là đề xuất một phương pháp mới để phân tích hiệu quả
sử dụng năng lượng của hệ thống trên bằng cách sử
dụng các tiếp cận tìm giá trị tất định tương đương và
môt mô hình công suất tiêu thụ được sửa đổi từ mô hình
đề xuất trong các bài báo [8], [9]. Kết quả phân tích cho
ra một giá trị xấp xỉ của hiệu quả sử dụng năng lượng
của hệ thống dưới dạng một hàm số của một số tham
số hệ thống như hệ số pha đinh phạm vi lớn, số ăngten
ở trạm gốc, số thuê bao trong mỗi cell, công suất tiêu
thụ của mỗi phần tử trong mạng. Kết quả mô phỏng số
cho phép chúng tôi có một số nhận xét quan trọng về
ảnh hưởng của các tham số hệ thống lên hiệu quả sử
dụng năng lượng của hệ thống. Ví dụ, khi cố định số
thuê bao trong một cell, tồn tại một giá trị số ăngten
trên trạm gốc tối ưu. Đáng chú ý là giá trị tối ưu này
nằm trong giới hạn cho phép của các công nghệ chế tạo
ăngten hiện nay. Bên cạnh đó, khi cố định số ăngten
trên trạm gốc, tăng số thuê bao trong một cell có thể
góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
II. MÔ HÌNH HỆ THỐNG
Xét một mạng tế bào với C cell, hay ô tế bào. Mỗi
cell có một trạm gốc với Nt ăngten để phục vụ đồng thời
cho U người dùng được phân bố một cách ngẫu nhiêu
trong cùng cell. Các cell và trạm gốc được đánh số bởi
tập C = {1, 2, · · · , C}. Người dùng trong cell c ∈ C
được đánh số bởi tập Uc = {1, 2, · · · , U}. Thiết bị đầu
cuối người dùng sử dụng chỉ có một ăngten. Trong hệ
thống MIMO cỡ sử dụng rất nhiều ăngten ở trạm gốc,
số lượng ăngten tại mỗi trạm gốc thường phải lớn hơn
rất nhiều so với số người dùng được phục vụ, tức là
Nt U. Hệ thống mạng hoạt động ở chế độ TDD
trong đó tất cả các cell dùng chung một băng tần có độ
rộng B Hz. Có nghĩa là tín hiệu đường lên và đường
xuống được truyền trên toàn bộ băng tần tại những thời
điểm khác nhau. Chúng tôi giả thiết rằng tất cả các trạm
gốc và thiết bị người dùng được đồng bộ cả về thời gian
và về tần số. Bên cạnh đó, chúng tôi giả thiết rằng các
khoảng bảo vệ ở miền tần số được bỏ qua.
Ký hiệu BC (Hz) là độ rộng băng thông kết hợp và
TC (giây) là thời gian kết hợp của kênh truyền giữa trạm
gốc và thiết bị người dùng. Chúng tôi giả thiết mô hình
kênh pha đinh khối cận tĩnh trong đó các hệ số kênh
truyền được coi như không thay đổi trong mỗi khối tài
nguyên thời gian-tần số có kích thước τt = BCTC lần sử
dụng kênh. Chúng tôi cũng giả thiết một khung truyền
dẫn ứng với một khối tài nguyên thời gian-tần số. Ký
hiệu hbcu ∈ CNt×1
là vector hệ số kênh truyền đường
lên từ thuê bao u ∈ Uc tới trạm gốc b ∈ C. Chúng tôi giả
thiết mô hình kênh truyền không tương quan về không
gian. Cụ thể, hbcu được biểu diễn bởi [2], [3]
hbcu =β
1/2
bcu gbcu (1)
trong đó gbcu ∈ CNt×1
là vector hệ số kênh truyền
pha đinh nhanh và βbcu là giá trị tất định biểu diễn
hệ số kênh truyền pha đinh phạm vi lớn bao gồm
các hiệu ứng như suy hao đường truyền, che khuất và
suy hao xuyên tường. Chúng tôi giả thiết rằng các hệ
số của gbcu là độc lập thống kê và cùng tuân theo
phân bố chuẩn, tức là gbcu ∼ CN(0, INt
). Chúng tôi
cũng giả thiết kênh đường lên và kênh đường xuống
có tính chất đảo nhau (reciprocity) hoàn hảo. Để tiện
cho việc viết các biểu thức toán học, chúng tôi giả
thiết h∗
bcu ∈ C1×Nt
là vector hệ số kênh truyền đường
xuống từ trạm gốc b ∈ C tới thuê bao u ∈ Uc. Ký hiệu
Hbc = [hbc1hbc2 · · · hbcU ] ∈ CNt×U
là ma trận kênh
tổng hợp từ tất cả các thuê bao trong cell c ∈ C tới trạm
gốc b ∈ C.
Trong hệ thống này, chúng tôi giả thiết rằng thiết bị
người dùng chỉ có thông tin trạng thái kênh thống kê của
kênh truyền giữa thiết bị đó và trạm gốc trong cùng cell.
Các trạm gốc phải ước lượng các hệ số kênh truyền tức
thời từ trạm gốc đó tới các thuê bao trong cùng cell dựa
trên tín hiệu hoa tiêu đường lên. Không mất tính tổng
quát, chúng tôi giả thiết tín hiệu hoa tiêu được truyền đi
ở đường lên trong τp lần sử dụng kênh ở đầu mỗi khung
truyền dẫn [2], [10]–[12]. Trong bài báo này, chúng tôi
giả thiết chỉ tập trung vào truyền dữ liệu đường xuống.
Sau khi ước lượng kênh và thiết kế bộ mã trước, mỗi
trạm gốc sẽ truyền đồng thời dữ liệu đến các thuê bao
trong cùng cell trong τd = (τt − τp) lần sử dụng kênh
2
3
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
còn lại. Chúng tôi giả thiết các khung truyền dẫn được
đồng bộ trên toàn mạng.
Giả thiết rằng tất cả các cell dùng chung một tập tín
hiệu hoa tiêu tương hỗ trực giao từng cặp ký hiệu. Tính
trực giao này yêu cầu τp ≥ U. Giả thiết rằng các trạm
gốc sử dụng phương pháp ước lượng kênh sai số trung
phương nhỏ nhất (MMSE - Minimum Mean Squared
Error). Khi đó, trạm gốc b thu được một ước lượng của
hbbu như sau [2], [3]
ˆhbbu =
βbbu
θbu
hbbu +
c=b
hbcu + ˜zp,b (2)
trong đó θbu = σ2
ppτp
+
C
c=1 βbcu. Với mọi c ∈ C, chúng
tôi định nghĩa
ξbcu =
βbbuβbcu
θbu
. (3)
Chú ý rằng ˆhbbu ∼ CN(0, ξbbuINt
). Sai số ước lượng
kênh được cho bởi ˜hbbu = hbbu − ˆhbbu trong đó ˜hbbu ∼
CN(0, (βbbu − ξbbu)INt
).
Ký hiệu xbu là ký hiệu dữ liệu mà trạm gốc b ∈ C
cần truyền cho thuê bao u ∈ Ub trong một lần sử dụng
kênh. Chúng tôi giả thiết rằng các ký hiệu dữ liệu cần
truyền ở đường xuống độc lập thống kê với nhau và
cùng tuân theo phân bố Gauss với E[xr,bu|] = 0 và
E[|xr,bu|2
] = 1. Trạm gốc b ∈ C sử dụng một ma trận
mã trước bu ∈ CNt×1
để ánh xạ xbu tới các ăngten
phát. Ký hiệu λb là hệ số chuẩn hoá ứng với giới hạn
công suất phát trung bình. Công thức tính λb như sau
λb =
1
U
u=1 E[f∗
bufbu]
. (4)
Ký hiệu zbu là tạp âm Gauss trắng cộng với trung bình
không và phương sai σ2
tại thuê bao u ∈ Ub. Ký hiệu
pf là công suất phát trung bình tại trạm gốc để truyền
dữ liệu tới mỗi thuê bao. Chúng tôi giả thiết rằng pf là
bằng nhau cho tất cả thuê bao. Thuê bao u ∈ Ub nhận
được tín hiệu sau đây ở đường xuống
ybu =
√
pf
C
c=1
U
u=1
λch∗
cbufckxf,ck + zf,bu. (5)
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG
A. Đánh giá tốc độ dữ liệu đường xuống đạt được
Trong bài báo này, để thuận lợi cho việc tính toán,
chúng tôi giả thiết rằng các trạm gốc sử dụng ma trận
mã trước MRT. Ma trận mã trước này được thiết kế dựa
trên ước lượng kênh tương ứng, tức là fbu = ˆhbbu với
mọi b ∈ C và u ∈ Ub. Chúng tôi cũng sử dụng phương
pháp tính giá trị tương đương tất định (deterministic
equivalence) (được sử dụng rộng rãi như trong [3], [4] để
tìm giá trị xấp xỉ của tỷ số công suất tín hiệu trên công
suất nhiễu và tạp âm (SINR - Signal-to-Interference-
plus-Noise Ratio) đường xuống ứng với thuê bao u ∈ Ub.
Cụ thể là, bằng cách thay thế Rbcu = βbcuINt
vào trong
Định lý 5 trong [3] và sau một số biến đổi , chúng tôi
thu được giá trị SINR tương đương tất định ứng với thuê
bao u ∈ Ub như sau
¯ηbu(τp, Nt) =
Abu(τp)Nt
Bbu(τp)Nt + Cbu(τp)
(6)
trong đó
¯λb(τp) =
U
k=1
βbbk
−1
(7)
Abu(τp) =¯λb(τp)ξ2
bbu (8)
Bbu(τp) =
c=b
¯λc(τp)ξ2
bcu (9)
Cbu(τp) =
σ2
pf
+
(c,k)=(b,u)
¯λc(τp)βbckξbbu. (10)
Khi phần mào đầu để ước lượng kênh được tính đến,
giá trị tất định tương đương của tốc độ dữ liệu đường
xuống đạt được ứng với thuê bao u ∈ Ub trên cả băng
tần hoạt động là
¯Rbu(τp, Nt) =
Bτd
τt
log2[1 + ¯ηbu(τp, Nt)](bit/s) (11)
trong đó B
BC
thể hiện số khối tài nguyên thời gian-không
gian độc lập trên cả băng tần hoạt động và τd
τt
thể hiện
tỷ lệ thời gian thực sự được dùng để truyền dữ liệu trong
một khoảng thời gian kết hợp. Chú ý rằng tốc độ đạt
được tại mỗi thuê bao phụ thuộc vào cả τp và Nt.
B. Đánh giá công suất tiêu thụ
Chúng tôi có thể chia công suất tiêu thụ trong mạng
thành hai nhóm: công suất bức xạ và công suất tiêu thụ
của mạch điện tử. Chúng tôi giả thiết rằng các phần tử
thiết bị tương đương ở các trạm gốc có giá trị tham số
hoạt động giống nhau. Tương tự, chúng tôi giả thiết rằng
các phần tử thiết bị tương đương ở các thiết bị người
sử dụng cũng có giá trị tham số hoạt động giống nhau.
Giống như khi đánh giá tốc độ dữ liệu đạt được, trong
phần này chúng tôi sẽ tính các công suất tiêu thụ thành
phần ứng với cả băng tần hoạt động B Hz.
1) Công suất bức xạ: Ký hiệu ηBS là hiệu suất của
bộ khuếch đại công suất tại trạm gốc và ηUE là hiệu suất
bộ khuếch đại công suất ở thiết bị người dùng, trong đó
0 < ηBS, ηUE ≤ 1. Ký hiệu PRP−p là công suất bức xạ
3
4
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
(tính theo Watt) của các thiết bị người sử dụng trong
một cell trong giai đoạn truyền tín hiệu hoa tiêu. Ký
hiệu PRP−f là công suất bức xạ (tính bằng W) của một
trạm gốc trong giai đoạn truyền dữ liệu đường xuống.
Công suất bức xạ tổng cộng của trạm gốc và các thiết
bị người dùng trong một cell được tính như sau
PRP(τp) =
1
TC
∗ (
Uppτp
ηUE
PRP−p
+
pf τd
ηBS
PRP−f
) (W). (12)
Chú ý rằng PRP(τp) độc lập thống kê với Nt.
2) Công suất tiêu thụ của mạch điện tử: Trong bài
báo này, chúng tôi đề xuất áp dụng một phiên bản sửa
đổi của mô hình công suất tiêu thụ của mạch điện trong
hệ thống truyền dẫn MIMO đa người dùng được đề xuất
trong [9]. Công suất tiêu thụ cho các phần tử mạch điện
tử và cho các hoạt động tính toán được trình bày chi tiết
trong phần này.
Đầu tiên, ký hiệu PTC là công suất tiêu thụ của chuỗi
thu phát (transceiver chains). Ký hiệu PBS là công suất
tiêu thụ của tất cả các phần tử mạch điện tử dành riêng
cho một ăngten ở trạm gốc và PUE là công suất tiêu
thụ của tất cả các phần tử mạch điện tử dành riêng cho
một ăngten ở thiết bị người dùng. Chú ý rằng cả PBS
và PUE không phụ thuộc vào Nt, U và tốc độ dữ liệu.
Theo các kết quả trong [13] chúng tôi có thể tính công
suất tiêu thụ ở các chuỗi thu phát là
PTC(Nt) =NtPBS + UPUE (W). (13)
Công suất tiêu thụ này độc lập với τp.
Thứ hai, ký hiệu PCE là công suất tiêu thụ của quá
trình ước lượng kênh (channel estimation). Ký hiệu LBS
và LUE là hiệu suất tính toán ở dạng số các phép toán
giá trị phức trên Joule (hay số flop/Watt) tại trạm gốc
và tại thiết bị người dùng. Khi ước lượng kênh truyền,
trạm gốc b thực hiện phép nhân ma trận Yp,b ∈ CNt×τp
với ψu ∈ Cτp×1
. Đây là một phép tính đại số tuyến
tính thông thường và được thực hiện một lần trong mỗi
khung truyền dẫn. Như vậy, chúng tôi có
PCE(τp, Nt) =
B
τt
2UNtτp
LBS
(W). (14)
Thứ ba, ký hiệu PC/D,b là công suất tiêu thụ của các
khối mã hoá và giải mã kênh ở trong cell b trong một
khung truyền dẫn. Ký hiệu PCD là tổng công suất tiêu
thụ (tín theo Watt/bit) để mã hoá và giải mã một bit
thông tin. Chúng tôi tính được
PC/D,b(τp, Nt) =PCD
U
u=1
¯Rbu(τp, Nt) (W). (15)
Thứ tư, ký hiệu PBT là công suất tiêu thụ (tính theo
Watt/bit) để truyền 1 bit dữ liệu đường xuống qua đường
trục. Khi đó, công suất tiêu thụ phụ thuộc tải tin của
đường trục trong cell b được tính như sau
PBH,b(τp, Nt) =PBT
U
u=1
¯Rbu(τp, Nt) (W). (16)
Thứ năm, ký hiệu PLP là công suất tiêu thụ của quá
trình xử lý tín hiệu tuyến tính. Có hai hoạt động tính
toán chính trong quá trình xử lý tín hiệu tuyến tính tại
trạm gốc b: i) xác định ma trận mã trước và ii) nhân
vector ký hiệu cần truyền với ma trận mã trước. Chú
ý rằng hoạt động đầu tiên chỉ được thực hiện một lần
trong mỗi khung trong khi đó hoạt động thứ hai được
thực hiện cho mỗi lần sử dụng kênh trong quá trình
truyền dữ liệu. Vì vậy, dựa trên mô hình công suất tiêu
thụ được đề xuất trong [9], chúng tôi tính PLP như sau
PLP(τp, Nt) =
B
τt
3NtU
LBS
+ τd
2NtU
LBS
(W). (17)
Cuối cùng, ký hiệu PFIX(W) là công suất tiêu thụ
cố định trong một khung truyền dẫn dành cho việc làm
mát nhà trạm, báo hiệu điều khiển và bộ xử lý băng tần
gốc. Chú ý rằng PFIX không phụ thuộc vào τp, Nt và
lượng dữ liệu cần truyền.
Tóm lại, tổng công suất tiêu thụ của mạch điện tử
trong trạm gốc và các thiết bị người dùng trong cell b
được ký hiệu là PCP,b(τp, Nt) và được tính như sau
PCP,b(τp, Nt) =PFIX + PTC(Nt) + PCE(τp, Nt)
+ PC/D,b(τp, Nt) + PBH,b(τp, Nt)
+ PLP(τp, Nt) (W). (18)
3) Công suất tiêu thụ tổng cộng: Tổng công suất tiêu
thụ thực tế của mạch điện là Pb(τp, Nt) = PRP(τp) +
PCP,b(τp, Nt). Thay thế Rbu(τp, Nt) bởi giá trị tất định
tương đương ¯Rbu(τp, Nt) trong (15) and (16) và thay thế
các kết quả nhận được vào (18), chúng tôi nhận được
¯Pb(τp, Nt) là giá trị tất định tương đương của công suất
tiêu thụ tổng cộng ứng với cell b. Chú ý rằng công suất
tiêu thụ tổng cộng phụ thuộc vào cả τp và Nt.
C. Tính toán hiệu quả sử dụng năng lượng
Hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống được định
nghĩa là tỷ số giữa lượng dữ liệu tổng cộng được truyền
đi thành công trên tổng công suất tiêu thụ tương ứng.
Ký hiệu EEb là hiệu quả sử dụng năng lượng của cell
b. Theo định nghĩa, chúng tôi có
EEb(τp, Nt) =
U
u=1 Rbu(τp, Nt)
Pb(τp, Nt)
(bit/J). (19)
4
5
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
Vì vậy, giá trị tất định tương đương của hiệu quả sử
dụng năng lượng của cell b được tính như sau
EEb(τp, Nt) =
U
u=1
¯Rbu(τp, Nt))
¯Pb(τp, Nt)
(bit/J). (20)
IV. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ TÍNH TOÁN SỐ
Trong phần này, chúng tôi mô phỏng một mạng thông
tin di động có 7 cell, mỗi cell có hình lục giác đều được
bố trí như trong Hình 1. Trong đó, các trạm gốc được
đặt ở trung tâm của cell và được miêu tả bằng hình tròn.
Thuê bao có vị trí phân bố đều ngẫu nhiên trong diện
tích của mỗi cell và được miêu tả bằng hình chữ nhật.
Do đến thời điểm bài báo được gửi đăng, 3GPP vẫn
chưa thống nhất bộ tham số cho hệ thống thông tin di
động 5G phát triển trên nền LTE/LTE-Advanced. Vì vậy,
chúng tôi có thể sử dụng một phần bộ tham số của hệ
thống thông tin di động 4G LTE/LTE-Advanced khi xây
dựng kịch bản mô phỏng. Ví dụ, mô hình suy hao đường
truyền là 128, 1 + 37, 6 log10(d) với d > 0, 035km là
khoảng cách truyền dẫn tính theo km. Bảng IV trình bày
một số tham số hệ thống chính dùng trong mô phỏng.
Chúng tôi sẽ khảo sát hiệu quả sử dụng năng lượng của
cell trung tâm trong Hình 1.
Thuê
bao
Trạm gốc (BS)
Hình 1. Mô hình mạng được mô phỏng gồm 7 cell.
Hình 2 trình bày kết quả mô phỏng hiệu quả sử dụng
năng lượng của hệ thống MIMO sử dụng rất nhiều
ăngten ở trạm gốc dưới dạng hàm số của Nt cho các
giá trị khác nhau của U ∈ {6, 12, 18, 24}. Từ các kết
quả mô phỏng trên, chúng ta có thể có một số nhận xét
như sau. Trước hết, với U cố định, hiệu quả sử dụng
năng lượng của hệ thống là một hàm lồi của số ăng-ten
tại trạm gốc. Điều này có thể giải thích dựa vào tốc độ
tăng của tốc độ bit tổng cộng và của tổng công suất
tiêu thụ khi tăng Nt. Chú ý rằng, tổng công suất tiêu
thụ là một hàm tuyến tính bậc nhất của Nt. Trong khi
đó, tốc độ bit tổng cộng là một hàm logarithm của Nt.
Vì vậy, trong miền giá trị Nt nhỏ, khi tăng Nt, hiệu
năng sử dụng năng lượng của hệ thống tăng gần như
tuyến tính. Nếu tiếp tục tăng Nt, đến một thời điểm
Bảng I
MỘT SỐ THAM SỐ MÔ PHỎNG
Tên tham số Giá trị
Công suất phát của UE 24dBm
Công suất phát của BS 43dBm
Tần số sóng mang 2GHz
Mật độ tạp âm nhiệt -174dBm/Hz
Băng thông kết hợp BC 180kHz
Thời gian kết hợp TC 10ms
Tăng ích ăngten BS 10dBi
Tăng ích ăngten ở UE 0dBi
Hệ số tạp âm nhiệt ở BS 5dB
Hệ số tạp âm nhiệt ở UE 9dB
Hiệu suất tính toán tại BS 12,8 Gflops/W
Hiệu suất tính toán tại UE 5 Gflops/W
Hệ số khuếch đại công suất tại BS 0,39
Hệ số khuếch đại công suất tại UE 0,3
Công suất tiêu thụ cố định 18W
Công suất tiêu thụ ứng với một ăng-
ten tại BS
1W
Công suất tiêu thụ ứng với một ăng-
ten ở UE
0,1W
Công suất tiêu thụ để mã hóa và giải
mã
0,9 W/(Gbit/s)
Công suất tiêu thụ để truyền dữ liệu
qua đường trục
0,25
W/(Gbit/s)
nhất định, tốc độ tăng của tốc độ bit tổng cộng sẽ chậm
hơn tốc độ tăng của tổng công suất tiêu thụ, khiến cho
hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống bắt đầu giảm.
Tiếp theo, với U ∈ {6, 12, 18, 24}, số ăng-ten tại trạm
gốc tối ưu về hiệu quả sử dụng năng lượng tương ứng
là N∗
t = {44, 60, 68, 76}. Hiện nay, một số công ty đã
triển khai thử nghiệm một số hệ thống thông tin di động
MIMO có tới 128 ăngten nhằm mục đích nghiên cứu và
thử nghiệm. Có thể nhận thấy, để tối ưu hiệu quả sử
dụng năng lượng trong hệ thống MIMO sử dụng rất
nhiều ăng-ten ở trạm gốc, số lượng ăng-ten tối ưu nên
triển khai tại mỗi trạm gốc hoàn toàn nằm trong giới
hạn cho phép của các công nghệ hiện có.
Hình 3 trình bày kết quả mô phỏng hiệu quả sử dụng
năng lượng của hệ thống MIMO sử dụng rất nhiều
ăngten ở trạm gốc là hàm số của U với Nt cho trước.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng với Nt cho trước, việc
tăng U (sao cho điều kiện U ≤ Nt/2) luôn được thoả
mãn) sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trung
bình của hệ thống. Tuy nhiên, lượng tăng hiệu quả sử
dụng năng lượng trung bình của hệ thống trên mỗi thuê
bao mới sẽ giảm đi.
5
6
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
24 56 88 120 152 184 216 248
1
1.2
1.4
1.6
1.8
2
2.2
2.4
Số ăngten ở mỗi trạm gốc
Hiệuquảsửdụngtrungbình[Mbit/J]
06 thuê bao/cell
12 thuê bao/cell
18 thuê bao/cell
24 thuê bao/cell
Hình 2. Ảnh hưởng của số lượng ăng-ten tại trạm gốc lên hiệu quả sử
dụng năng lượng trung bình với số thuê bao trong một cell cho trước.
6 9 12 15 18 21
1.2
1.4
1.6
1.8
2
2.2
2.4
Số thuê bao trong một cell
Hiệuquảsửdụngnănglượngtrungbình[Mbit/J]
Nt
= 144 ăngten/BS
Nt
= 128 ăngten/BS
Nt
= 84 ăngten/BS
Hình 3. Ảnh hưởng của số thuê bao trong một cell lên hiệu quả sử
dụng năng lượng trung bình với số ăng-ten tại trạm gốc cho trước.
V. KẾT LUẬN
Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương
pháp phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng của đường
xuống trong hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều
ăngten ở trạm gốc với nhiều cell hoạt động trên cùng
băng tần. Phương pháp này dựa trên cách tiếp cận tìm
giá trị tất định tương đương và một mô hình khá thực
tế về công suất tiêu thụ trong mạng. Kết quả mô phỏng
cho thấy với số thuê bao trong một cell cho trước, tồn
tại một giá trị số ăngten trên trạm gốc tối ưu. Giá trị tối
ưu này nằm trong giới hạn cho phép của các công nghệ
chế tạo ăngten hiện nay. Kết quả mô phỏng cũng cho
thấy với số ăngten trên trạm gốc cho trước, tăng số thuê
bao trong một cell có thể góp phần làm tăng hiệu quả
sử dụng năng lượng. Một hướng nghiên cứu tiếp theo
là xác định tìm cách xác định số ăngten tối ưu tại trạm
gốc với số thuê bao trong một cell cho trước. Một hướng
nghiên cứu khác là khảo sát hiệu quả năng lượng của
các hệ thống MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc sử
dụng các loại xử ký tín hiệu tuyến tính phức tạp hơn.
LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa
học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài
mã số 102.02-2013.09.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] F. Rusek, D. Persson, B. K. Lau, E. G. Larsson, T. L. Marzetta,
O. Edfors, and F. Tufvesson, “Scaling up MIMO: Opportunities
and challenges with very large arrays,” IEEE Signal Processing
Mag., vol. 30, no. 1, pp. 40–60, Jan. 2013.
[2] T. L. Marzetta, “Noncooperative cellular wireless with unlim-
ited numbers of base station antennas,” IEEE Trans. Wireless
Commun., vol. 9, no. 11, pp. 3590–3600, Nov. 2010.
[3] J. Hoydis, S. ten Brink, and M. Debbah, “Massive MIMO in
the UL/DL of cellular networks: How many antennas do we
need?” IEEE J. Sel. Areas Commun., vol. 31, no. 2, pp. 160–
171, February 2013.
[4] K. T. Truong and R. W. Heath, Jr., “Effects of channel aging in
massive MIMO systems,” J. Commun. Networks, vol. 14, no. 4,
pp. 338–351, Aug. 2013.
[5] H. Q. Ngo, E. G. Larsson, and T. L. Marzetta, “Energy and
spectral efficiency of very large multiuser MIMO systems,” IEEE
Trans. Commun., vol. 61, no. 4, pp. 1436–1449, Apr. 2013.
[6] W. Liu, S. Han, C. Yang, and C. Sun, “Massive MIMO or small
cell network: Who is more energy efficient?” in Proc. of IEEE
Wireless Commun. Networking Conf., Apr. 2013, pp. 24–29.
[7] D. Ha, K. Lee, and J. Kang, “Energy efficiency analysis with
circuit power consumption in massive MIMO systems,” in Proc.
of IEEE Int. Symp. Personal Indoor Mobile Radio Commun.,
Sep. 2013, pp. 938–942.
[8] E. Bjornson, J. Hoydis, M. Kountouris, and M. Debbah, “Mas-
sive MIMO systems with non-ideal hardware: Energy efficiency,
estimation, and capacity limits,” IEEE Tran. Info. Theory, vol. 60,
no. 11, pp. 7112–7139, Nov. 2014.
[9] E. Bjornson, L. Sanguinetti, J. Hoydis, and M. Debbah, “Optimal
design of energy-efficient multi-user MIMO systems: Is massive
MIMO the answer?” IEEE Trans. Wireless Commun., vol. 14,
no. 6, pp. 3059–3075, Jun. 2015.
[10] B. Hassibi and B. M. Hochwald, “How much training is needed
in multiple-antenna wireless links?” IEEE Trans. Info. Theory,
vol. 49, no. 4, pp. 951–963, Apr. 2003.
[11] G. Caire, N. Jindal, M. Kobayashi, and N. Ravindran, “Multiuser
MIMO achievable rates with downlink training and channel state
feedback,” IEEE Trans. Info. Theory, vol. 56, no. 6, pp. 2845–
2866, Jun. 2010.
[12] K. T. Truong, A. Lozano, and R. Heath, Jr., “Optimal training
in continuous flat-fading massive MIMO systems,” in Proc. of
IEEE European Wireless Conf., Barcelona, Spain, May 2014, pp.
1–6.
[13] S. Cui, A. Goldsmith, and A. Babai, “Energy efficiency of
MIMO and cooperative MIMO techniques in sensor networks,”
IEEE J. Sel. Areas Commun., vol. 22, no. 6, pp. 1089–1098,
2004.
6
7
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
Giải pháp ánh xạ thích nghi cho hệ thống OFDM
bằng mã BICM-ID với các bộ ánh xạ tín hiệu
16-QAM khác nhau
Đỗ Công Hùng
Khoa CNKT Điện tử-Viễn thông
Đại học Thành Đô
Email: conghung@thanhdo.edu.vn, doconghung2000@gmail.com
Abstract— Yêu cầu nâng cao chất lượng lỗi bít và tốc độ truyền
dẫn của một hệ thống thông tin bất kỳ luôn mâu thuẫn với nhau.
Trong điều kiện kênh fading chọn lọc theo tần số, kỹ thuật
OFDM và các giải pháp thích nghi theo bậc điều chế hay rate
matching cho mã Turbo đã được ứng dụng cho hệ thống 4G LTE
không đảm bảo được yêu cầu cố định về tốc độ truyền dẫn cho hệ
thống.
So với các phương thức mã kênh truyền thống, việc sử dụng
mã BICM- ID không chỉ chứng tỏ khả năng về tăng ích mã hóa
[12] mà còn có khả năng thích nghi để đảm bảo tốc độ truyền dẫn
không đổi nhờ việc sử dụng các bộ ánh xạ khác nhau.
Tiếp theo các kết quả chứng minh cho giải pháp thích nghi
dung BICM-ID với các bộ ánh xạ 8-PSK khác nhau được trình
bày trong bài báo [13] tại REV10-2006. Bài báo này trình bày các
tính toán và kết quả mô phỏng chứng minh cho giải pháp thích
nghi hệ thống OFDM dùng mã BICM-ID với các bộ ánh xạ 16-
QAM khác nhau trong điều kiện kênh pha đinh đa đường có sự
tác động đồng thời của tạp âm Gauss.
Keywords- Orthogonal Frequency Division Multiplexing (OFDM),
Adaptive OFDM (AOFDM), Bit Interleaved Coded Modulation
with Iterative Decoding (BICM-ID).
I. GIỚI THIỆU
Như đã biết, là một trường hợp đặc biệt của phương thức
phát đa sóng mang, trong những năm gần đây OFDM
(Orthogonal Frequency Division Multiplexing) không ngừng
được nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng nhờ những ưu
điểm của nó trong tiết kiệm băng tần và khả năng chống lại pha
đinh chọn lọc theo tần số cũng như xuyên nhiễu băng hẹp.
Cùng với sự ra đời của các chíp FFT (Fast Fourier
Transformers) có dung lượng lớn, OFDM đã được ứng dụng
rộng rãi trong hệ thống truyền hình kỹ thuật số DVB-T, các
mạng không dây theo chuẩn IEEE 802.11a, b, g, n, các hệ
thống Wimax theo chuẩn 802.16 ...và hệ thống thông tin 4G
theo cả hướng LTE và Wimax.
Nhằm khai thác tối đa dung lượng của hệ thống OFDM
trên các kênh pha đinh băng hẹp, cho đến nay các nghiên cứu
và ứng dụng về OFDM thích nghi (AOFDM) được tiến hành
theo các hướng: điều chế đa mức trên các băng con [2]; thay
đổi thích nghi các tham số OFDM [11]; thích nghi các mã
RSSC, mã turbo cho OFDM [2].
Tuy nhiên, các phương pháp thích nghi truyền thống làm
thông lượng dữ liệu của hệ thống thay đổi nên là một hạn chế
với các hệ thống yêu cầu tốc độ dữ liệu không đổi như truyền
Audio-Video hai chiều trong thời gian thực. Mặt khác, do quá
trình thích nghi đa mức bị giới hạn bởi ngưỡng SNR mà tại đó
các bộ giải mã vẫn làm việc tốt, do đó việc nghiên cứu các bộ
mã tốt cho hệ thống OFDM luôn là một công việc cần thiết.
Sau mã Turbo, gần đây mã BICM-ID (Bit Interleaved Coded
Modulation with Iterative Decoding) được đề suất sử dụng kết
hợp với OFDM nhằm đạt được chất lượng lỗi bít tốt nhất[4].
Qua phân tích lý thuyết và các kết quả mô phỏng, chúng
tôi thấy rằng hệ thống BICM-ID OFDM khi sử dụng các phép
ánh xạ symbol Gray, SP, MSEW (Maximum Squared
Euclidean Weight)... sẽ cho các đặc tính lỗi bít khác nhau tại
các vùng SNR (Signal to Noise Rate) khác nhau. Dựa trên đặc
tính này, bài báo đề xuất một giải pháp thích nghi mới cho hệ
thống OFDM là thay đổi thích nghi các bộ ánh xạ theo các
ngưỡng SNR khác nhau, cho phép tối đa hóa đặc tính lỗi bít
trên toàn dải SNR. Giải pháp này mang lại hiệu quả về đáng kể
về tỉ lệ lỗi bít mà vẫn đảm bảo được thông lượng thông tin
không đổi, phù hợp cho các ứng dụng 2 chiều trong thời gian
thực. Sau khi tính toán và tiến hành các thí nghiệm mô phỏng
thành công cho hệ thống BICM-ID- OFDM với bộ điều chế 4
QAM và 8-PSK, chúng tôi tiếp tục tiến hành xây dựng mô
hình mô phỏng để chứng minh cho hệ thống BICM-ID- OFDM
với các bộ điều chế 16-QAM.
Các nội dung tiếp theo của bài báo được sắp xếp như sau:
Phần II trình bày cơ sở lý thuyết về OFDM và BICM-ID. Phần
III trình bày mô hình mô phỏng hệ thống OFDM-BICM-ID với
các bộ ánh xạ khác nhau. Phần IV là các kết quả mô phỏng
chứng minh cho giải pháp thích nghi được đề xuất. Phần V là
các kết luận được rút ra.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết cơ bản về OFDM và AOFDM
Về bản chất, OFDM là một trường hợp đặc biệt của phương
thức phát đa sóng mang theo nguyên lý chia dòng dữ liệu tốc
độ cao thành các dòng dữ liệu tốc độ thấp hơn và phát đồng
thời trên một số các sóng mang được phân bổ trực giao với
nhau. Phổ của tín hiệu OFDM được mô tả ở hình 1.
7
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
ISBN: 978-604-67-0635-9
8
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
Hình 1: Phổ của sóng mang và tín hiệu OFDM
Hình 1 cho thấy do tính trực giao, các sóng mang con không bị
xuyên nhiễu bởi các sóng mang con khác. Với kỹ thuật đa
sóng mang dựa trên IFFT và FFT, hệ thông OFDM đạt được
hiệu quả không phải bằng các bộ lọc giải thông mà bằng xử lý
băng gốc.
Trong hệ thống OFDM, nhờ thực hiện biến đổi chuỗi dữ liệu từ
nối tiếp sang song song nên thời gian symbol tăng lên. Do đó
sự phân tán theo thời gian gây bởi trải trễ do truyền dẫn đa
đường giảm. Mặt khác, do chu kỳ phòng vệ CP được chèn vào
giữa các symbol OFDM nên xuyên nhiễu giữa các symbol (ISI)
hầu như bị loại trừ hoàn toàn (hình 2). Trong khoảng thời gian
phòng vệ, symbol OFDM được kéo dài theo chu kỳ để tránh
xuyên nhiễu giữa các sóng mang (ICI) [11].
Hình 2. Khoảng phòng vệ giữa các Symbol OFDM
Với hệ thống sóng mang đơn, một pha đinh hoặc xuyên
nhiễu đơn sẽ có tác động tới toàn bộ dữ liệu truyền trên kênh.
Trong hệ thống OFDM, do việc truyền dẫn được thực hiện trên
nhiều sóng mang trực giao nhau nên chỉ một phần dữ liệu bị
ảnh hưởng. Phần dữ liệu bị sai đó sẽ được sửa bằng các mã sửa
lỗi thích hợp. Vì vậy khả năng chống pha đinh của hệ thống
OFDM phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chống nhiễu của các
bộ mã sửa lỗi. Đó chính là lý do mà các bộ mã sử dụng cho hệ
thống OFDM liên tục được nghiên cứu cải tiến.
Nhằm khai thác tối đa dung lượng Shanon biến đổi theo
thời gian của các kênh pha đinh băng hẹp, ý tưởng làm thích
nghi tốc độ dữ liệu trên mỗi sóng mang OFDM tuỳ thuộc SNR
của sóng mang đó được Steele và Webb đề suất vào năm 1991.
Sau đó là các nghiên cứu của Sampei-Osaka, Gold Smith-
Stanfor; Peace và Tozer-York; Lau và Mc.Leod - Cambridge
cũng như của L.Hanzzo và các đồng nghiệp [2]. Trong các
kênh pha đinh chọn lọc theo tần số, lỗi bít thường tập trung tại
một vài sóng mang con bị pha đinh, trong khi các sóng mang
khác lại không bị pha đinh. Do đó cần nhận diện các sóng
mang con có xác suất lỗi bít cao trong symbol OFDM và loại
trừ ra khỏi việc mang dữ liệu. Tuy vậy, fading trong miền tần
số có thể làm xấu SNR của một số sóng mang này nhưng lại
làm tăng SNR của các sóng mang con khác nên sự thiệt hại về
thông lượng dữ liệu do việc loại trừ các sóng mang bị pha đinh
có thể được bù lại bằng cách sử dụng các bộ điều chế đa mức
bậc cao hơn tại các sóng mang có giá trị SNR cao. Tuy nhiên,
các phương pháp thích nghi truyền thống cho OFDM làm
thông lượng dữ liệu của hệ thống thay đổi nên khó ứng dụng
cho các hệ thống yêu cầu tốc độ dữ liệu không đổi như truyền
Audio-Vieo hai chiều trong thời gian thực.
Sau mã Turbo, mã BICM-ID được đề suất từ nhứng năm 1990
bởi nhóm nghiên cứu Li và Ritcey là bộ mã tốt cho truyền dẫn
trên cả kênh Gauss và kênh pha đinh nhờ thừa hưởng ưu điểm
của các mã xoắn cơ sở, tăng ích xáo trộn bít và các thuật toán
giải mã lặp [4]. Để làm rõ hơn bộ mã BICM-ID cũng như giải
pháp thích nghi đề xuất cho hệ thống OFDM, chúng ta sẽ phân
tích nguyên lý bộ mã BICM-ID trong mục tiếp theo.
2.2. Cơ sở lý thuyết về BICM-ID
Đối với kênh tạp âm Gauss trắng cộng tính (AWGN), kỹ thuật
điều chế mã lưới TCM [1] đã chứng tỏ là một phương pháp có
hiệu quả để ánh xạ các bít được mã hoá vào tập tín hiệu sao
cho cự li Euclid tối thiểu giữa các từ mã là đủ lớn. Tuy nhiên,
đối với kênh pha đinh thì tại tỷ lệ tín trên tạp (SNR) cao, chất
lượng của mã phụ thuộc vào cự li Hamming tối thiểu giữa các
bít mã hơn là phụ thuộc vào cự li Euclid giữa các chuỗi tín
hiệu. Để cải thiện hoạt động của mã TCM trên kênh fading, [2,
3] đã đề xuất một sơ đồ khác gọi là điều chế mã có xáo trộn bít
BICM (Bit Interleaved Coded Modulation). Trong sơ đồ này,
các bít đầu ra của máy mã nhị phân sẽ bị xáo trộn vị trí trước
khi được ánh xạ vào tập tín hiệu. Ngoài việc đạt cự li Hamming
lớn hơn, sơ đồ BICM còn cho khả năng thích ứng tốc độ truyền
dẫn một cách mềm dẻo.
Do sử dụng xáo trộn vị trí ở mức bít chứ không phải là ở mức
tín hiệu, các sơ đồ BICM hoạt động kém trên kênh Gauss [6].
Lý do là vì qui luật ánh xạ lên tập tín hiệu của BICM không thể
tối ưu hoá theo tiêu chuẩn cực đại cự li Euclid tối thiểu giữa
các chuỗi tín hiệu. Tuy nhiên, cấu trúc liên kết mã hoá với điều
chế thông qua bộ xáo trộn vị trí cho phép thực hiện giải mã lặp
một cách rất có hiệu quả. Trên thực tế, bộ Biến đổi Tín hiệu-Bít
BSC (Symbol-to-Bit Converter) thực hiện giải điều chế mềm,
cùng với bộ giải mã vòng ngoài đầu vào mềm-đầu ra mềm
SISO (Soft Input-Soft Output) cung cấp thông tin về độ tin cậy
của các bít, cho phép coi cặp Điều chế/Giải điều chế M mức
như là log2M kênh nhị phân. Sơ đồ BICM kết hợp với giải mã
lặp (Iterative Decoding) được ký hiệu là BICM-ID [6]. Việc sử
dụng giải mã lặp không những cải thiện chất lượng của hệ
thống trên kênh fading, mà còn cho chất lượng tốt trên kênh
Gauss [4, 6]. Hơn thể nữa, điểm mấu chốt ở đây là có thể đạt
được các hiệu quả BER khác nhau nhờ sự thay đổi phép ánh
xạ Gray được sử dụng trong bộ tạo mã BICM của Zehavi [4,6].
.
Hình 3: Sơ đồ bộ mã hóa và giải mã BICM-ID
8
Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings
Ecit'15 proceedings

More Related Content

Similar to Ecit'15 proceedings

Bai-giang_An-ninh-mang-thong-tin.pdf
Bai-giang_An-ninh-mang-thong-tin.pdfBai-giang_An-ninh-mang-thong-tin.pdf
Bai-giang_An-ninh-mang-thong-tin.pdf
LVitTn1
 
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Man_Ebook
 
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_docTim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Viet Nam
 
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_docTim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Duy Vọng
 
Luận văn thạc sĩ vật lý hạt nhân mô phỏng máy gia tốc tuyến tính dùng trong x...
Luận văn thạc sĩ vật lý hạt nhân mô phỏng máy gia tốc tuyến tính dùng trong x...Luận văn thạc sĩ vật lý hạt nhân mô phỏng máy gia tốc tuyến tính dùng trong x...
Luận văn thạc sĩ vật lý hạt nhân mô phỏng máy gia tốc tuyến tính dùng trong x...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Ecit'15 proceedings (20)

S7 300 voi mps
S7 300 voi mpsS7 300 voi mps
S7 300 voi mps
 
Bai-giang_An-ninh-mang-thong-tin.pdf
Bai-giang_An-ninh-mang-thong-tin.pdfBai-giang_An-ninh-mang-thong-tin.pdf
Bai-giang_An-ninh-mang-thong-tin.pdf
 
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng
Luận án: Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạngLuận án: Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng
Luận án: Nghiên cứu cải tiến cơ chế điều khiển tại các nút mạng
 
6 giáo trình tin học ứng dụng ngành may 1
6 giáo trình tin học ứng dụng ngành may 16 giáo trình tin học ứng dụng ngành may 1
6 giáo trình tin học ứng dụng ngành may 1
 
Giáo trình tin học ứng dụng ngành may 1
Giáo trình tin học ứng dụng ngành may 1Giáo trình tin học ứng dụng ngành may 1
Giáo trình tin học ứng dụng ngành may 1
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN CSHT TRẠM VIỄN THÔNG – SMU
TÀI LIỆU KỸ THUẬT HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN CSHT TRẠM VIỄN THÔNG – SMU TÀI LIỆU KỸ THUẬT HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN CSHT TRẠM VIỄN THÔNG – SMU
TÀI LIỆU KỸ THUẬT HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN CSHT TRẠM VIỄN THÔNG – SMU
 
Thuc tap
Thuc tapThuc tap
Thuc tap
 
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
 
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_docTim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
 
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_docTim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
Tim kiem ngu_nghia_tren_e_doc
 
Cá Nhân Hóa Đánh Giá Nguy Cơ Gãy Xương Ở Phụ Nữ Sau Mãn Kinh Tiến Bộ Và Thách...
Cá Nhân Hóa Đánh Giá Nguy Cơ Gãy Xương Ở Phụ Nữ Sau Mãn Kinh Tiến Bộ Và Thách...Cá Nhân Hóa Đánh Giá Nguy Cơ Gãy Xương Ở Phụ Nữ Sau Mãn Kinh Tiến Bộ Và Thách...
Cá Nhân Hóa Đánh Giá Nguy Cơ Gãy Xương Ở Phụ Nữ Sau Mãn Kinh Tiến Bộ Và Thách...
 
Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai
Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai
Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai
 
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4
tài liệu xét nghệm: đếm tế bào TCD 4
 
Luận văn thạc sĩ vật lý hạt nhân mô phỏng máy gia tốc tuyến tính dùng trong x...
Luận văn thạc sĩ vật lý hạt nhân mô phỏng máy gia tốc tuyến tính dùng trong x...Luận văn thạc sĩ vật lý hạt nhân mô phỏng máy gia tốc tuyến tính dùng trong x...
Luận văn thạc sĩ vật lý hạt nhân mô phỏng máy gia tốc tuyến tính dùng trong x...
 
Ứng dụng AR trên ARtoolkit + Nodejs
Ứng dụng AR trên ARtoolkit + NodejsỨng dụng AR trên ARtoolkit + Nodejs
Ứng dụng AR trên ARtoolkit + Nodejs
 
Luận Văn Nghiên Cứu Phương Pháp Phân Tích Động Mã Độc.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Phương Pháp Phân Tích Động Mã Độc.docLuận Văn Nghiên Cứu Phương Pháp Phân Tích Động Mã Độc.doc
Luận Văn Nghiên Cứu Phương Pháp Phân Tích Động Mã Độc.doc
 
Nhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tinNhập môn công nghệ thông tin
Nhập môn công nghệ thông tin
 
Hệ thống điều khiển bám cho panel lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Hệ thống điều khiển bám cho panel lắp đặt pin năng lượng mặt trờiHệ thống điều khiển bám cho panel lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Hệ thống điều khiển bám cho panel lắp đặt pin năng lượng mặt trời
 
bai bao kombucha cascara.pdf
bai bao kombucha cascara.pdfbai bao kombucha cascara.pdf
bai bao kombucha cascara.pdf
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gióĐồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
Đồ án Năng lượng gió đi sâu tìm hiểu điểm công suất cực đại cho tuabin gió
 
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.docĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
ĐỒ ÁN THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGƯỜI KHIẾM THỊ.doc
 
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...
Đồ án Kỹ thuật thực phẩm Tính toán thiết kế thiết bị sấy thùng quay sấy đậu x...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu trích ly và định lượng Charantin từ khổ qua rừng
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu trích ly và định lượng Charantin từ khổ qua rừngĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu trích ly và định lượng Charantin từ khổ qua rừng
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu trích ly và định lượng Charantin từ khổ qua rừng
 
Đồ án Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống ổn định đi...
Đồ án Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống ổn định đi...Đồ án Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống ổn định đi...
Đồ án Nghiên cứu các loại máy phát điện, đi sâu phân tích hệ thống ổn định đi...
 
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
Đồ án Tìm hiểu các hệ thống khí nén, đi sâu phân tích nguyên lý hoạt động của...
 
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tô
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tôĐồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tô
Đồ án Điều khiển không cảm biến động cơ PMSM cho truyền động kéo ô tô
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm linh chi (Ganoderma...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm linh chi (Ganoderma...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm linh chi (Ganoderma...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu quy trình sản xuất cà phê nấm linh chi (Ganoderma...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu sản xuất xà phòng tự nhiên quy mô phòng thí nghiệm
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu sản xuất xà phòng tự nhiên quy mô phòng thí nghiệmĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu sản xuất xà phòng tự nhiên quy mô phòng thí nghiệm
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu sản xuất xà phòng tự nhiên quy mô phòng thí nghiệm
 
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P-O bám điểm công suất c...
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P-O bám điểm công suất c...Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P-O bám điểm công suất c...
Đồ án Năng lượng mặt trời đi sâu tìm hiểu thuật toán P-O bám điểm công suất c...
 
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
Đồ án Tìm hiểu máy điện không đồng bộ rô to dây quấn, thiết kế mạch khởi động...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữ...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữ...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữ...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu, đề xuất quy trình chế biến sữa gạo từ gạo đen hữ...
 
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
Đồ án Pin mặt trời, tìm hiểu phương pháp đảm bảo công suất tối đa của dàn pin...
 
ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NGÔI NHÀ THÔNG MINH
ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NGÔI NHÀ THÔNG MINHĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NGÔI NHÀ THÔNG MINH
ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NGÔI NHÀ THÔNG MINH
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp...Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp...
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp...
 
Đồ án Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cán, đi sâu tìm hiểu ...
Đồ án Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cán, đi sâu tìm hiểu ...Đồ án Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cán, đi sâu tìm hiểu ...
Đồ án Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy cán, đi sâu tìm hiểu ...
 
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.docĐồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
Đồ án Giám sát hệ thống đèn chiếu sáng.doc
 
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY IN 3D
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY IN 3DĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY IN 3D
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY IN 3D
 
Đồ án Nghiên cứu quá trình sản xuất của nhà máy nước. Đi sâu hệ thống ổn định...
Đồ án Nghiên cứu quá trình sản xuất của nhà máy nước. Đi sâu hệ thống ổn định...Đồ án Nghiên cứu quá trình sản xuất của nhà máy nước. Đi sâu hệ thống ổn định...
Đồ án Nghiên cứu quá trình sản xuất của nhà máy nước. Đi sâu hệ thống ổn định...
 
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnĐồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Đồ án tốt nghiệp Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 

Ecit'15 proceedings

  • 1. KỶYẾUHỘITHẢOQUỐCGIA2015 VỀĐIỆNTỬ,TRUYỀNTHÔNGVÀCÔNGNGHỆTHÔNGTIN ProceedingsofThe2015NationalConferenceonElectronics,CommunicationsandInformationTechnology KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA 2015 VỀ ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Proceedings of The 2015 National Conference on Electronics, Communications and Information Technology HỘI VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ECIT2015 SÁCH KHÔNG BÁN 215166H00 ISBN: 978-604-67-0635-9 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA 2015 VỀ ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Proceedings of The 2015 National Conference on Electronics, Communications and Information Technology ECIT2015 ECIT 2015
  • 2. i KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA 2015 về ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG và CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Proceedings of The 2015 National Conference on Electronics, Communications and Information Technology ECIT 2015
  • 3. ii
  • 4. iii
  • 5. iv MỤC LỤC Mục lục.......................................................................................................................................... iv Lời chào mừng của Giám Đốc Học Viện.................................................................................... xi Ban tổ chức hội thảo.................................................................................................................. xii Ban chương trình....................................................................................................................... xiii Danh sách các phản biện.......................................................................................................... xvi Báo cáo mời 1: Quy hoạch tần số cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5 tại Việt Nam Mr. Đoàn Quang Hoan, Cục Trưởng Cục Tần Số Vô Tuyến Điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam.....................................................................................xviii Báo cáo mời 2: Enabling Technologies for Future Sustainable Optical Infrastructure Dr. Tetsuya Miyazaki, Photonic Network Research Institute (PNRI),National Institute of Information and Communications Technology (NICT)...................................................................xix Báo cáo mời 3: Điều Chế Đa Sóng Mang Như Công Cụ Chống Nhiễu Nhân Tạo (Multicarrier Modulation as Tool to Combat the Influence of Man-made Noise) Prof.Huỳnh Hữu Tuệ,Technical Editor-in-Chief, REV Journal on Electronics and Communications, Vietnam............................................................................................................. xx Báo cáo mời của tiểu ban Truyền Thông và Mạng: Build Tomorrow’s 5G Systems Today Mr. Phạm Ðăng Khoa, Kỹ sư ứng dụng, National Instruments...................................................xxii Hiệu quả sử dụng năng lượng của đường xuống trong hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc Lương Đức Bằng, Nguyễn Thị Thanh Hương, Trương Trung Kiên................................................. 1 Giải pháp ánh xạ thích nghi cho hệ thống OFDM bằng mã BICM-ID với các bộ ánh xạ tín hiệu 16-QAM khác nhau Đỗ Công Hùng................................................................................................................................. 7 Quy hoạch tần số cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 5 tại Việt Nam Đoàn Quang Hoan, Nguyễn Anh Tuấn.......................................................................................... 13 Tối ưu hoá lưu trữ nội dung trong mạng ICN Nguyễn Quốc Anh, Võ Thị Lưu Phương, Lê Tuấn Anh................................................................. 18 Điều Phối Tác Vụ Trong Hệ Thống MAP-REDUCE Dựa Trên Tính Địa Phương Của Dữ Liệu Huỳnh Tấn Đạt, Bùi Xuân Lộc....................................................................................................... 24 Ứng dụng tối ưu hóa đa mục tiêu trong bài toán tự động phân loại thư rác Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Anh, Trịnh Bảo Ngọc, Nguyễn Thanh Hà............................... 30 Nâng cao chất lượng tạo ảnh siêu âm sóng biến dạng sử dụng hai bước lọc Lương Quang Hải, Nguyễn Linh Trung, Trần Đức Tân................................................................. 36 Thủy vân trên mô hình 3D Nguyễn Lương Nhật, Đào Duy Liêm, Lương Xuân Dẫn................................................................ 41 Phát hiện và ước lượng khoảng cách tới vật cản trợ giúp cảnh báo cho người khiếm thị Nguyễn Quốc Hùng, Trần Thị Thanh Hải, Vũ Hải, Hoàng Văn Nam, Nguyễn Quang Hoan......... 45
  • 6. v Khảo sát giải thuật điều khiển tắc nghẽn cho luồng TCP Nguyễn Xuân Khánh..................................................................................................................... 51 Mô Phỏng Sự Tác Động Của Lượng Mưa Lên Quá Trình Thủy Triều Tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Hoàng Ngọc Hiển, Huỳnh Xuân Hiệp............................................................................................ 60 Giải Thuật Phòng Tránh Tình Trạng Quá Tải Trong Điện Toán Đám Mây Nguyễn Xuân Phi, Trần Công Hùng.............................................................................................. 66 Gán nhãn ngữ nghĩa trong song ngữ Anh-Việt Huỳnh Quang Đức, Trần Lê Tâm Linh.......................................................................................... 71 Xây dựng giải pháp điều khiển thích nghi hội tụ nhanh để thiết kế bộ lọc tích cực 3 pha Huỳnh Lê Minh Thiện, Hồ Văn Cừu, Trần Thanh Vũ, Đỗ Đăng Trình........................................... 77 Một phương pháp trích trọn thuộc tính hiệu quả cho dữ liệu có số chiều lớn Hà Văn Sang, Đồng Thị Ngọc Lan, Ngô Thị Thu Trang................................................................ 82 Giao thức định tuyến IPv6 có sự nhận thức về năng lượng cho mạng cảm biến không dây Vũ Chiến Thắng, Nguyễn Văn Tảo, Vũ Văn San, Lê Nhật Thăng................................................ 87 Một phương thức phát hiện bất thường trong lưu lượng mạng Nguyễn Hà Dương........................................................................................................................ 92 Đề xuất giải pháp đánh giá cân bằng băng thông mạng Nguyễn Chiến Trinh, Trần Minh Anh.............................................................................................. 96 Thiết Kế và Chế Tạo Bộ Dao Động VCO Băng S Rộng Một Octave Nguyễn Tấn Nhân....................................................................................................................... 102 Thiết Kế Phòng Thí Nghiệm Viễn Thông Từ Xa Dựa Trên Bộ Thí Nghiệm Emona DATEx Lương Vinh Quốc Danh, Nguyễn Thị Trâm................................................................................. 107 Phát triển lược đồ chữ ký số mù Nguyễn Tiền Giang, Nguyễn Đức Thụy, Lê Đình Sơn, Lưu Hồng Dũng......................................112 Mô hình trọng số kết hợp các phương pháp trích chọn đặc tính trong nhận dạng hành động người Nguyễn Năng Hùng Vân, Phạm Minh Tuấn, Ung Nho Dãi...........................................................119 Theo vết đa đối tượng bằng giải thuật lọc hạt trên cơ sở của chuỗi Markov Monte Carlo Trương Công Dung Nghi, Chế Viết Nhật Anh, Hồ Phước Tiến, Đỗ Hồng Tuấn.......................... 125 Nâng cao chất lượng gom cụm kết quả tìm kiếm video sử dụng kết hợp đặc trưng âm thanh, đặc trưng thị giác và thông tin văn bản Nguyễn Quang Phúc, Nguyễn Thị Anh Thư, Ngô Đức Thành, Lê Đình Duy, Nguyễn Hoàng Tú Anh................................................................................................................ 130 Ứng dụng PCA trong nhận dạng cử chỉ tay ngôn ngữ tiếng Việt Nguyễn Thị Hương Thảo, Vũ Hữu Tiến, Nguyễn Ngọc Minh, Vũ Văn San................................. 136
  • 7. vi Tổng quan những thách thức của kỹ thuật theo dõi bệnh tiểu đường bằng phương pháp không xâm lấn Chử Đức Hoàng, Lê Thị Như, Trần Minh Tú, Hoàng Đình Đại, Đỗ Xuân Hiếu........................... 140 Công nghệ nhúng trong thiết kế thiết bị đo điện tim có chức năng phát hiện phức bộ QRS Phạm Văn Nam, Trần Hoài Linh.................................................................................................. 146 Phương Pháp Tham Số Cho Bài Toán Ước Lượng Thời Gian Trễ Thay Đổi Theo Thời Gian Giữa Hai Tín Hiệu Điện Cơ Lưu Gia Thiện, Trần Trung Duy, Tân Hạnh, Lê Quang Phú........................................................ 152 Hệ thống hỗ trợ nông dân trên thiết bị di động: Nhận dạng cua giống Nguyễn Thiện An, Nguyễn Thái Nghe......................................................................................... 159 Phương Pháp Ước Lượng Giá Trị Hệ Số Hấp Thụ Riêng (SAR) Của Thiết Bị Di Động Có Đa Ăng-ten Phát Sử Dụng Gần Cơ Thể Con Người Chu Văn Hải, Lê Đình Thành...................................................................................................... 165 Nâng Cao Tín Hiệu Tiếng Nói Bằng Giảm Nhiễu Phi Tuyến Dựa Vào Miền Wavelet Tuan V. Tran, Tuan V. Pham........................................................................................................ 169 Anten Dò Sóng Terahertz Trong Hệ Quang Phổ Miền Thời Gian Dùng Xung Laser Femto Giây Nguyễn Trương Khang, Nguyễn Thanh Tú, Đặng Lê Khoa, Hứa Thị Hoàng Yến, Huỳnh Văn Tuấn.......................................................................................................................... 175 Đánh giá hiệu quả cập nhật nhiễu trực tuyến trong các thuật toán nâng cao chất lượng tiếng nói Đào Văn Lân, Hoàng Văn Phúc, Vũ Hỏa Tiễn............................................................................ 178 Tăng Khả Năng Phát Hiện Mục Tiêu Có Kích Thước Nhỏ, Phản Xạ Yếu Chuyển Động Trên Bề Mặt Nền Bằng Giải Pháp Phân Cực-Doppler Phạm Trọng Hùng....................................................................................................................... 182 Hệ Thống Mã Hoá Và Nhận Dạng Mẫu Hai Chiều Ứng Dụng Trong In Ấn Và Tra Cứu Thông Tin Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Phương, Bùi Trọng Tú............................................................... 186 Bộ Ước Lượng Chuyển Động Nguyên Thông Lượng Cao Trên Thuật Toán Full-Search Cho Chuẩn H.264 Huỳnh Quốc Thịnh, Bùi Trọng Tú................................................................................................ 190 Thuật toán lpso lập lịch thực thi luồng công việc cho các ứng dụng khoa học trong môi trường điện toán đám mây Phan Thanh Toàn, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Doãn Cường........................................................ 194 Hệ Thống Nhúng Nhận Dạng Tiếng Nói Tiếng Việt Sử Dụng Mel-Frequency Cepstral Coefficients Và Dynamic Time Warping Lê Đức Lộc, Trần Văn Hoàng, Hoàng Trang............................................................................... 200 Một Phương Pháp Dịch Từ Mới Trong Dịch Máy Hoa-Việt Trần Thanh Phước, Trịnh Thanh Duy, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Đinh Điền................................ 206
  • 8. vii Mẫu Thiết Kế Cho Việc Phát Triển Phần Mềm Trong Môi Trường Đám Mây: Bản Khảo Sát Hiện Trạng Ngô Huy Biên, Trần Đan Thư...................................................................................................... 212 Nhận dạng ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt với cử chỉ động dựa trên hệ tọa độ cầu Võ Đức Hoàng, Huỳnh Hữu Hưng, Nguyễn Hồng Sang, Jean Meunier..................................... 222 Về một phương pháp xây dựng hệ mật mã lai ghép Nguyễn ToànThắng, Ngô ĐứcThiện............................................................................................ 227 Phát triển thuật toán xác lập khoá cho các hệ mật mã khóa đối xứng Hoàng Văn Việt, Nguyễn Đức Thụy, Bùi Thế Truyền, Lưu Hồng Dũng....................................... 232 Nén tín hiệu ECG và bảo mật thông tin bệnh nhân Nguyễn Lương Nhật, Đào Duy Liêm, Nguyễn Thị Minh Thy....................................................... 236 E-RISKE, một sơ đồ mật mã khóa bí mật dựa trên các phần tử khả nghịch và khả nghịch mở rộng trong các vành đa thức bậc hữu hạn hệ số nhị phân có hai lớp kề cyclic Cao Minh Thắng, Nguyễn Bình, Hoàng Mạnh Thắng, Nguyễn Ngọc Quân................................ 240 Một số phương pháp mới xác định cấp của đa thức trên vành đa thức sử dụng tính chất của nhóm nhân cyclic đối xứng Nguyễn Trung Hiếu...................................................................................................................... 248 Về một kiến trúc mạng nơ-ron nhân tạo trên FPGA ứng dụng trong nhận dạng chữ số viết tay Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Trường Thọ, Huỳnh Việt Thắng................................................... 253 Cải Tiến Tốc Độ Hội Tụ Của Giải Thuật Tối Ưu Bầy Đàn Cho Bài Toán Ánh Xạ Ứng Dụng Lên Mạng Trên Chip Đặng Thị Hương Giang, Phạm Minh Triển.................................................................................. 257 Xây dựng thuật toán điều khiển tia siêu âm hội tụ dựa trên FPGA Trần Trọng Thắng, Nguyễn Duy Thông, Trịnh Quang Đức.......................................................... 262 Phương pháp chênh lệch trong hiện thực hóa các hàm phức tạp trên ASIC cho các hệ thống DSP Sái Văn Thuận, Hoàng Văn Phúc, Trần Văn Khẩn...................................................................... 267 Chương Trình Điều Khiển, Thu Thập Và Xử Lý Dữ Liệu Các Đại Lượng Điện Được Đo, Kiểm Tra Bằng Thiết Bị Đo Công Suất Hioki 3334 Nguyễn Trọng Thắng, Phùng Phú Bình....................................................................................... 273 Mạng thế hệ mới – Tương lai của Internet và truyền thông Nguyễn Chiến Trinh, Trần Minh Anh............................................................................................ 276 Nghiên cứu và thiết kế Gương thông minh kiêm thiết bị theo dõi sức khoẻ Phan Ngọc Điệp, Phạm Văn Tuấn............................................................................................... 282 Phân Loại Câu Trả Lời Giả Mạo Trên Các Trang Web Hỏi Đáp Cộng Đồng Dựa Vào Quan Hệ Người Dùng Nông Thị Hoa, Quách Xuân Trưởng, Nguyễn Thuỳ Linh, Vũ Thị Thuý Thảo, Nguyễn Xuân Hưng..................................................................................................................... 288
  • 9. viii Đánh Giá Trải Nghiệm Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ IPTV Phan Thanh Vy, Lê Tuấn Anh...................................................................................................... 293 Thuật toán xử lý không gian thích nghi các tín hiệu ở mạng anten số Lê Ngọc Uyên, Nguyễn Trung Thành.......................................................................................... 297 Sử dụng quay pha phụ tối ưu sóng mang thu để giảm ảnh hưởng riêng của méo phi tuyến trên hệ thống MIMO STBC 2xNR Nguyễn Tất Nam, Nguyễn Quốc Bình......................................................................................... 303 Kỹ Thuật Sắp Xếp Can Nhiễu Cho Hệ Thống Phối Hợp Nhiều Cell Với Thông Tin Trạng Thái Kênh Không Hoàn Hảo Nguyễn Quang Tuấn, Hà Hoàng Kha, Tạ Quang Hùng, Võ Quế Sơn........................................ 309 Phân tích tỷ số tín hiệu/ tạp của hệ thống radar mimo Lê Ngọc Uyên, Võ Văn Phúc, Đinh Văn Trường, Cao Văn Vũ.................................................... 314 Nâng cao tốc độ truyền tin trong một kênh nước biển nông thuộc vịnh Bắc Bộ của Việt Nam dùng điều chế OFDM Trần Cao Quyền.......................................................................................................................... 318 Nâng cao hiệu quả của mã BCH sử dụng phương pháp giải mã dựa trên chuẩn Syndrome Phạm Khắc Hoan, Lê Văn Thái................................................................................................... 322 Hiệu năng mã hóa với tập lệnh AES-NI Nguyễn Tuấn Anh, Lương Thế Dũng, Nguyễn Thị Trang............................................................ 327 Đánh Giá Hiệu Năng Máy Vector Hỗ Trợ Sử Dụng Hàm Nhân Radial Basic trong Hệ Thống Nhận Dạng Khuôn Mặt Sử Dụng Khối Trích Xuất PCA-LDA Phạm Văn Tuấn, Hà Xuân Cường, Hồ Đức Trung...................................................................... 330 Đánh giá bộ nhãn ngữ nghĩa LLOCE Hồ Xuân Vinh, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Đinh Điền.................................................................... 336 Đánh giá hiệu năng một số mô hình học máy thống kê với vấn đề nhận dạng thanh điệu tiếng Việt nói Nguyễn Hồng Quang, Trịnh Văn Loan........................................................................................ 342 Dự báo dịch tả dựa trên mô hình học máy phân lớp Lê Thị Ngọc Anh, Hoàng Xuân Dậu............................................................................................ 348 Kỹ thuật tra cứu ảnh cây dược liệu dựa vào nội dung phục vụ cho phát hiện, quản lý và khai thác Nguyễn Văn Huân, Nguyễn Văn Tảo.......................................................................................... 353 Thiết kế chế tạo thiết bị sưởi ấm máu và dịch truyền Nguyễn Phan Kiên, Đỗ Thị Thu Hằng, Truong Duc Thuan......................................................... 358 Một phương pháp đo đạc tính chất điện môi cho chất lỏng tổn hao cao ở tần số vi ba Nguyễn Đạt Sơn, Lâm Tấn Phát, Lê Nguyên Ngân.................................................................... 363 Nghiên cứu và thiết kế chip xử lý đa nhân sử dụng Multi2Sim Ngô Quang Vinh, Đỗ Đức Hào, Hoàng Trang, Vũ Đình Thành................................................... 369
  • 10. ix Phát hiện bất thường trong dáng đi ở người dựa trên khung xương sử dụng mô hình Markov ẩn Nguyễn Trọng Nguyên, Huỳnh Hữu Hưng.................................................................................. 378 Kỹ Thuật Nén Tiếng Nói Số Ứng Dụng Trong Thông Tin Vô Tuyến Sóng Ngắn Nguyễn Nam Hải......................................................................................................................... 384 Hệ Thống Gợi Ý Bài Báo Khoa Học Sử Kim Anh, Nguyễn Thái Nghe................................................................................................. 388 Thiết kế anten mảng tái cấu hình tần số sử dụng cấu trúc DGS Nguyễn Ngọc Lan, Vũ Văn Yêm, Bernard Journeet, Lâm Hồng Thạch, Trịnh Thị Hương.......... 394 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ thiết bị thực hành điện tâm đồ phục vụ đào tạo Nguyễn Lê Cường, Hoàng Văn Đông, Đinh Văn Tuấn................................................................ 399 Những Ảnh Hưởng Của Thời Tiết Đối Với Kết Nối Mạng Quang Vô Tuyến Lê Quốc Cường,Tăng Chí Kiệt.................................................................................................... 403 Kỹ Thuật Điều Chế QPSK Cho Hệ Thống Thông Tin Quang Vô Tuyến DWDM Lê Quốc Cường, Lê Duy Hưng.................................................................................................... 409 Phân tích ảnh hưởng của góc truyền, đường phản xạ và sự phân bố nguồn sáng trong truyền thông ánh sáng khả kiến dùng LED Nguyễn Thanh Sơn, Trần Phú Cường......................................................................................... 415 Mô hình đánh giá suy hao hai vùng truyền sóng trong hầm mỏ than chữ nhật Nguyễn Văn Tài, Lâm Hồng Thạch, Nguyễn Hoàng Hải............................................................. 420 Thiết kế hệ thống giám sát dây chuyền sản xuất công nghiệp thời gian thực sử dụng công nghệ PLC tích hợp trên nền giao thức IP Đỗ Trọng Tuấn, Phạm Gia Điềm, Phạm Hoàng Anh, Đoàn Văn Toàn, Nguyễn Việt Đức, Phạm Tiến Đạt, Lê Bảo Sơn, Lê Anh Tuấn Dương..................................................................... 425 Mô hình tính toán và Kiến trúc mảng tái cấu hình cấu trúc thô cho các ứng dụng điều khiển hiệu năng cao Nguyễn Đức Nam, Trần Quang Vinh, Nguyễn Kiêm Hùng.......................................................... 431 Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Truyền Dữ Liệu Thời Gian Thực Sử Dụng Ánh Sáng Đèn LED Đỗ Trọng Tuấn, Hà Duyên Trung, La Văn Thiện, Phan Văn Huy, Lương Tuấn Hải..................... 437 Phát hiện và bám đuổi cá bằng phương pháp GMM kết hợp Frame-Differencing Nguyễn Đình Minh Nhật, Huỳnh Như Kiên, Võ Ngọc Nhân, Phạm Văn Tuấn............................ 443 Điều khiển dẫn đường hành vi cho robot di động hai bánh vi sai Nguyễn Thị Thanh Vân, Phùng Mạnh Dương, Đặng Anh Việt, Quách Công Hoàng, Trần Quang Vinh......................................................................................................................... 450 Nghiên cứu tác động của phương pháp điều chỉnh mức sáng dựa trên cắt mức năng lượng biên sau lên đối tượng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và đèn compact Nguyễn Phan Kiên, Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Anh Dũng, Trần Đức Hưng, Đỗ Chí Hiếu.... 456
  • 11. x Kiến Trúc Vi Mạch FFT Cơ Số Hai Với Số Điểm Linh Động Và Độ Chính Xác Cao Với Công Nghệ 130nm Phạm Đăng Lâm, Nguyễn Trọng Ngô Nhật Du, Ngô Thành Đạt, Hoàng Trang.......................... 461 Đánh giá hiệu năng bảo mật của mạng vô tuyến nhận thức chuyển tiếp đa chặng Chu Tiến Dũng, Võ Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Lương Nhật, Hồ Văn Cừu............................... 466 Khảo Sát Sự Ảnh Hưởng Của Phần Cứng Không Hoàn Hảo Lên Mạng Chuyển Tiếp Đa Chặng Trong Các Môi Trường Fading Khác Nhau Phạm Minh Quang, Trần Trung Duy, Võ Nguyễn Quốc Bảo....................................................... 471 Đánh Giá Hiệu Năng Mạng Vô Tuyến Nhận Thức Dạng Nền Với TAS/SC và Suy Hao Phần Cứng Phạm Thị Đan Ngọc, Trần Trung Duy, Võ Nguyễn Quốc Bảo, Hồ Văn Khương, Nguyễn Lương Nhật.................................................................................................................... 477 Nâng Cao Hiệu Năng Bảo Mật Mạng Thứ Cấp Với Kỹ Thuật Chọn Nhiều Nút Chuyển Tiếp Đơn Phần Đặng Thế Hùng, Trần Trung Duy, Lưu Gia Thiện, Võ Nguyễn Quốc Bảo................................... 482 Phân Tích Hiệu Năng của Hệ Thống Truyền Thông Chuyển Tiếp Đường Lên với Thu Thập Năng Lượng và Kết Hợp Lựa Chọn tại Nút Đích Trần Mạnh Hoàng, Nguyễn Thị Thái Hòa, Trần Trung Duy, Võ Nguyễn Quốc Bảo..................... 488 Điều Khiển Xe Lăn Dựa Trên Nhận Dạng Ảnh Trạng Thái Của Bàn Tay Với Board Intel Galileo Trương Phong Tuyên, Phạm Hoàng Lượm, Phạm Thanh Hùng................................................. 494 Danh sách tác giả...................................................................................................................... 502
  • 12. xi LỜI CHÀO MỪNG CỦA GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN Kính thưa quý vị đại biểu, các nhà khoa học và các tác giả Tiếp nối sự thành công của Hội nghị Quốc tế về các công nghệ tiên tiến trong truyền thông (ATC’ 2014) diễn ra tại Hà Nội năm 2014, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Học viện) thật vinh dự tiếp tục cùng Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia năm 2015 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (The 2015 National Conference on Electronics, Communications, and Information Technology - ECIT 2015) tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày 10-11/12/2015. Với bề dày 60 năm hình thành và phát triển, trong những năm qua, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, nay trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những đóng góp và cống hiến to lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực và các sản phẩm nghiên cứu có chất lượng cao trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông. Học viện hiện là cái nôi đào tạo và nghiên cứu của hơn 20.000 sinh viên, học viên và gần 1.000 cán bộ nghiên cứu và giảng viên đang trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại 09 ngành đào tạo, 03 Viện nghiên cứu và 02 cơ sở đào tạo dài hạn và ngắn hạn tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, Hội thảo ECIT đã khẳng định là hoạt động trao đổi học thuật uy tín cấp quốc gia do Hội Vô tuyến Điện tử tổ chức, theo mô hình kết hợp giữa Hội khoa học với các trường đại học nhằm tạo lập một diễn đàn trao đổi chuyên sâu có chất lượng về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông. Là trường Đại học hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông, trực thuộc Bộ chuyên ngành chủ quản, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vinh dự cùng phối hợp với Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam tham gia Hội thảo ECIT 2015. Hội thảo lần này đã thu hút được 62 bài báo dạng thuyết trình và 30 bài báo dạng poster trên tổng số 135 bài báo đăng ký. Các chủ đề được trình bày đều là các lĩnh vực được quan tâm hiện nay như khoa học máy tính, kỹ thuật truyền thông, mạng truyền dữ liệu, xử lý tín hiệu và hình ảnh và điện tử y sinh, điều này hứa hẹn mang đến một Hội thảo có chất lượng chuyên môn cao của Ngành. Hội thảo cũng là nơi để các nhà khoa học, các đại biểu có dịp chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm quý báu, những kết quả trong hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực nêu trên, qua đó đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong suốt quá trình chuẩn bị Hội thảo, Học viện đã nhận được sự ủng hộ, phối hợp và chỉ đạo và tư vấn thường xuyên của Ban chỉ đạo Hội thảo, sự tận tâm và trách nhiệm của Ban chương trình Hội nghị, sự chu đáo, nhiệt tình của các tiểu ban hậu cần, khánh tiết và đặc biệt là sự đóng góp tích cực của các tác giả bài báo để có được thành công của Hội thảo ECIT 2015. Qua Hội thảo lần này, Học viện mong muốn tiếp tục cùng Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam đăng cai các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế khác trong thời gian tới, nhằm đóng góp hơn nữa vào sự phát triển của nền khoa học, công nghệ của nước nhà. Thay mặt Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, xin kính chúc quý vị đại biểu, các vị khách mời, các tác giả và người tham dự gặt hái được nhiều kết quả hữu ích từ Hội thảo và có những ngày giao lưu, chia sẻ trong một không khí đầm ấm tại thành phố mang tên Bác. Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TS. Vũ Văn San
  • 13. xii BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO BAN CHỈ ĐẠO PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam TS. Vũ Văn San, Giám Đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông GS. Huỳnh Hữu Tuệ, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh BAN TỔ CHỨC TS. Tân Hạnh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PGS.TS. Trần Xuân Nam, Học viện KTQS & Hội VTĐT Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Hữu Thanh, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội PGS.TS. Trương Vũ Bằng Giang, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN PGS.TS. Nguyễn Lê Hùng, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng PGS. TS. Đinh Đức Anh Vũ, Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP. Hồ Chí Minh TS. Mai Linh, Trường Đại Học Quốc Tế TP. Hồ Chí Minh TS. Bùi Trọng Tú, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh PGS. TS. Võ Nguyễn Quốc Bảo, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông BAN TỔ CHỨC ĐỊA PHƯƠNG TS. Đặng Hoài Bắc, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TS. Trần Trung Duy, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông BAN XUẤT BẢN PGS. TSKH. Hoàng Đăng Hải, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PGS. TS. Đặng Thế Ngọc, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông BAN THƯ KÝ ThS. Phạm Thị Đan Ngọc, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ThS. Phạm Minh Quang, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Triều Phương Thảo, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • 14. xiii BAN CHƯƠNG TRÌNH BAN CHƯƠNG TRÌNH PGS. TS. Trần Quang Anh, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PGS. TS. Trương Vũ Bằng Giang, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN TS. Đỗ Hồng Tuấn, Trường Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh PGS. TS. Võ Nguyễn Quốc Bảo, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TIỂU BAN KỸ THUẬT TRUYỀN THÔNG PGS. TS. Hồ Văn Khương, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh TS. Trương Trung Kiên, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TS. Lê Bá Tân, Bộ Thông Tin TruyềnThông TIỂU BAN SIÊU CAO TẦN VÀ TRUYỀN SÓNG TS. Nguyễn Bình Dương, Đại Học Quốc Tế TP. Hồ Chí Minh PGS. TS. Vũ Văn Yêm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội PGS.TS. Trần Minh Tuấn, Viện Nghiên cứu Chiến lược Công nghệ thông tin - Truyền thông TIỂU BAN KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ PGS. TS. Đinh Đức Anh Vũ, Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP. Hồ Chí Minh TS. Huỳnh Phú Minh Cường, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh TS. Lê Đức Hùng, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh TS. Hà Đắc Bình, Đại Học Duy Tân, Đà Nẵng TIỂU BAN KỸ THUẬT MẠNG MÁY TÍNH VÀ ĐIỀU KHIỂN PGS. TS. Nguyễn Hữu Thanh, Đại Học Bách Khoa Hà Nội TS. Võ Nguyên Sơn, Đại Học Duy Tân, TP. Hồ Chí Minh PGS. TS. Chử Đức Trình, Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN TIỂU BAN XỬ LÝ TÍN HIỆU PGS. TS. Trần Đức Tân, Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội PGS. TS. Trần Đỗ Đạt, Trung Tâm MICA, Đại Học Bách Khoa Hà Nội TS. Võ Trung Dũng, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh TIỂU BAN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PGS.TS. Phạm Ngọc Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội PGS. TS. Trần Công Hùng, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông TIỂU BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PGS. TS. Từ Minh Phương, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông PGS. TS. Bùi Thu Lâm, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự CÁC THÀNH VIÊN KHÁC Lê Tuấn Anh, Đại Học Thủ Dầu Một Chế Viết Nhật Anh, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Ngô Xuân Bách, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Võ Nguyễn Quốc Bảo, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
  • 15. xiv Võ Đình Bảy, Đại Học Tôn Đức Thắng Phí Hòa Bình, Viện Vật Liệu - Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam Phạm Văn Cường, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Văn Cường, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng Lương Vinh Quốc Danh, Đại Học Cần Thơ Trần Đỗ Đạt, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hoàng Xuân Dậu, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Quốc Định, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự Nguyễn Quốc Định, Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Tuấn Đức, Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Đặng Ngọc Minh Đức, Đại Học Tôn Đức Thắng Ngô Vũ Đức, Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Bình Dương, Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Trần Trung Duy, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Phạm Thanh Giang, Viện Công Nghệ Thông Tin Nguyễn Xuân Hà, Đại Học Tân Tạo Trần Thị Thanh Hải, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Phạm Thanh Hiệp, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn Đinh Chí Hiếu, Bộ Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Xuân Hoài, Đại Học Hà Nội Nguyễn Huy Hoàng, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn Nguyễn Kiêm Hùng, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Lê Đức Hùng, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Hùng, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Lê Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng Hà Hoàng Kha, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Hồ Văn Khương, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Trương Trung Kiên, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Lê Thị Lan, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Võ Thị Kiều Loan, Đại Học Tân Tạo Bùi Xuân Lộc, Đại Học Tân Tạo Ngô Thành Long, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn Nguyễn Ngọc Trường Minh, Đại Học Quốc Tế - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Phạm Tuấn Minh, Đại Học Sư Phạm Hà Nội Nguyễn Ngọc Minh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Trần Xuân Nam, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn Phạm Thị Đan Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Đặng Thế Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Đỗ Thị Bích Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hoàng Văn Phúc, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn
  • 16. xv Võ Thị Lưu Phương, Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Từ Minh Phương, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Phạm Minh Quang, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Trần Minh Quang, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Quyền, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Trần Thế Sơn, Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn Trần Đức Tân, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Hoàng Mạnh Thắng, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Cao Minh Thắng, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Trần Thiên Thanh, Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh Quản Thành Thơ, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Vũ Hữu Tiến, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Nam Trân, Đại Học Sasketchewan, Canada Nguyễn Chiến Trinh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Duyên Trung, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Trần Xuân Tú, Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Phạm Văn Tuấn, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng Huỳnh Hữu Tuệ, Đại Học Quốc Tế, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Trần Quang Vinh, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Trương Quang Vinh, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Lê Sỹ Vinh, Đại Học Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Đinh Đức Anh Vũ, Đại Học Công Nghệ Thông Tin - Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Văn Yêm, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • 17. xvi DANH SÁCH CÁC PHẢN BIỆN Chế Viết Nhật Anh, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Lê Tuấn Anh, Đại Học Thủ Dầu Một Ngô Xuân Bách, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Trương Quốc Bảo, Đại Học Cần Thơ Võ Đình Bảy, Đại Học Tôn Đức Thắng Phạm Văn Cường, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Tuấn Đăng, Đại Học Lạc Hồng Lương Vinh Quốc Danh, Đại Học Cần Thơ Hoàng Xuân Dậu, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Quốc Định, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự Đặng Ngọc Minh Đức, Đại Học Tôn Đức Thắng Ngô Vũ Đức, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Tuấn Đức, Đại Học Quốc Tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Bình Dương, Đại Học Quốc Tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Trần Trung Duy, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Phan Đình Duy, Đại Học Công Nghệ Thông Tin Nguyễn Xuân Hà, Đại Học Tân Tạo Hoàng Mạnh Hà, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Phạm Thanh Hiệp, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn Đinh Chí Hiếu, Bộ Thông Tin và Truyền Thông Đặng Thế Hùng, Trường Sỹ Quan Thông Tin Nha Trang Nguyễn Việt Hùng, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Lê Hùng, Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng Nguyễn Kiêm Hùng, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Lê Đức Hùng, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Trương Thu Hương, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hà Hoàng Kha, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Hồ Văn Khương, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh TrươngTrung Kiên, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Lê Thị Lan, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Bùi Xuân Lộc, Đại Học Tân Tạo Ngô Thành Long, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn Phạm Tuấn Minh, Đại Học Sư Phạm Hà Nội Nguyễn NgọcTrường Minh, Đại Học Quốc Tế - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Trần Xuân Nam, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn Nguyễn Thị Kim Ngân, Đại Học Sư Phạm Hà Nội Đặng Thế Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Đỗ Thị Bích Ngọc, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Hữu Phát, Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • 18. xvii Hoàng Văn Phúc, Đại Học Kỹ Thuật Lê Quý Đôn Võ Thị Lưu Phương, Đại Học Quốc Tế, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh Từ Minh Phương, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Trần Minh Quang, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Quyền, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Trần Thế Sơn, Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin Hữu Nghị Việt - Hàn Phạm Ngọc Sơn, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Trần Đức Tân, Đại Học Quốc Gia Hà Nội Hoàng Mạnh Thắng, Đại Học Kỹ Thuật Hà Nội Ngô Đức Thiện, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Quản Thành Thơ, Đại Học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh Đỗ Đình Thuấn, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vũ HữuTiến, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Nguyễn Chiến Trinh, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Duyên Trung, Đại Học Bách Khoa Hà Nội Trần Quang Vinh, Đại Học Kỹ Thuật Hà Nội Đinh Đức Anh Vũ, Đại Học Công Nghệ Thông Tin - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh
  • 19. xviii BÁO CÁO MỜI SỐ 1 Quy Hoạch Tần Số Cho Hệ Thống Thông Tin Di Động Thế Hệ Thứ 5 Tại Việt Nam Mr. Đoàn Quang Hoan Cục Trưởng Cục Tần Số Vô Tuyến Điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam Tóm tắt: Thế giới đang hướng tới mạng thông tin kết nối rộng khắp và kết nối mọi loại hình thiết bị. Thiết bị thông tin di động ngày càng đa dạng và đang là thành phần thiết yếu của cuộc sống. Mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 cần phải đáp ứng nhu cầu về tốc độ cao và dung lượng dữ liệu lớn, kết nối nhiều thiết bị cùng lúc, độ trễ thấp và độ tin cậy cao khi mà mạng thông tin thế hệ thứ 4 chưa đáp ứng được. Bài báo này sẽ đánh giá lại hiện trạng quy hoạch và sử dụng băng tần cho thông tin di động của Việt Nam. Đồng thời đánh giá sự tăng trưởng của thị trường thông tin di động giai đoạn 2011-2014, dự báo nhu cầu giai đoạn 2015-2020 để đánh giá nhu cầu phổ tần đối với thông tin di động băng rộng của Việt Nam. Dựa trên các phân tích này, bài báo phân tích những khó khăn và thuận lợi trong việc quản lý tài nguyên tần số. Tác giả cũng sẽ đưa ra giải pháp quy hoạch lại các băng tần hiện có cho thông tin di động băng rộng và giải pháp tìm kiếm quy hoạch băng tần mới cho thông tin di động băng rộng của Việt Nam. Tiểu sử: Ông Đoàn Quang Hoan là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực quản lý tần số vô tuyến điện. Ông tốt nghiệp Kỹ sư Thông tin vô tuyến Đại học Bách Khoa Hà Nội vào năm 1980. Từ năm 1995 đến 2006, ông công tác trải qua nhiều chức vụ tại Cục Tần Số Vô Tuyến Điện. Từ năm 2006 đến nay, ông đảm nhiệm chức Cục Trưởng Cục Tần Số Vô Tuyến Điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam. Ông đã lãnh đạo nhóm điều phối dự án vệ tinh thành công ở Việt Nam. Ông là Phó Trưởng Phái Đoàn Việt Nam trong Hội nghị Thông tin Vô tuyến Thế Giới (WRC), Hiệp hội Thông tin Vô tuyến vào những năm 2003, 2007 và 2012. Ông cũng là Chủ tịch Phân nhóm Quản lý Tần số ASEAN và đồng Chủ tịch Diễn đàn Chính sách Tần số ASEAN. Ông còn là thành viên của Hội đồng Quy chuẩn Vô tuyến ITU vào năm 2014.
  • 20. xix BÁO CÁO MỜI SỐ 2 Enabling Technologies for Future Sustainable Optical Infrastructure Dr. Tetsuya Miyazaki Photonic Network Research Institute (PNRI) National Institute of Information and Communications Technology (NICT) Tóm tắt: I would like to introduce most recent research activities of PNRI of NICT, convergence of optical & wireless communication and spatial division multiplexing (SDM) transmission technologies and network architecture for future sustainable network infrastructure. Tiểu sử: Tetsuya Miyazaki received the M.S. and Dr. Eng. degrees in information processing from the Tokyo Institute of Technology, Tokyo, Japan, in 1987 and 1997, respectively. From 1987 to 2002, he was with KDDI R&D Laboratories, where he was engaged in research on coherent optical communications and WDM optical networks. Since 2002 April, he has been with NICT where he was engaged in research on ultra-fast and multi-level modulation techniques. He has been a Director General of Photonic Network Research Institute of NICT since April 2011.
  • 21. xx BÁO CÁO MỜI SỐ 3 Điều Chế Đa Sóng Mang Như Công Cụ Chống Nhiễu Nhân Tạo (Multicarrier Modulation as Tool to Combat the Influence of Man-made Noise) Prof. Huỳnh Hữu Tuệ Technical Editor-in-Chief, REV Journal on Electronics and Communications, Vietnam Tóm tắt: Mấy thập niên qua, mạng viễn thông không dây được phát triển như vũ bão; số nguồn phát sóng ngày hôm nay thật sự dày đặc, tạo ra một nguồn nhiễu nhân tạo quan trọng có tính chất xung. Nguồn nhiễu này đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm; họ đã đề ra một số mô hình thống kê và cũng đã được thực nghiệm kiểm chứng. Đồng thời, mạng truyền dữ liệu được nghiên cứu và triển khai trên nền mạng tải điện (Power Lines Communications). Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hệ thống PLC là loại nhiễu cộng có tính chất xung. Loại nhiễu này xuất hiện do các sự kiện xảy ra trên hệ thống tải điện như công tắc bật mở, nhiễu nền do biến động của mức điện một chiều, v.v… Loại nhiễu này cũng được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Loại nhiễu có tính chất xung cũng xuất hiện trong các hệ thống thông tin quang và các hệ thống ADSL. Tất cả loại nhiễu này đều có tính chất xung, tức là nhiễu xuất hiện dưới dạng tổ hợp các tín hiệu có dạng chuyển tiếp ngẫu nhiên, giống như nhiễu loại sốc (Shot Noise) trong các thiết bị điện tử đã được nghiên cứu từ những năm 30-40 của thế kỷ trước. Bài thuyết trình này sẽ trình bày các quan điểm cũng như các mô hình nhiễu không chuẩn, phát xuất từ loại nhiễu xung như vừa được trình bày. Dựa vào đo lường thực nghiệm, chúng tôi khuyến cáo nên dùng mô hình nhiễu loại A là mô hình có tính tương thích cao so với thực tiễn. Từ đấy, một số phương pháp đánh giá chất lượng các hệ thống truyền dẫn dưới ảnh hưởng của loại nhiễu không chuẩn này cũng sẽ được đề cập, đặc biệt là phương pháp mô phỏng Monté-Carlo. Chống lại ảnh hưởng của loại nhiễu này, người ta thường sử dụng một số phương pháp xử lý phi tuyến như mức hóa (thresholding), mạng nơ ron, v.v… Những phương pháp này có thể có chất lượng cao, nhưng vì độ phức tạp của nó, nên khó có thể được sử sụng trong thực tế. Một phương pháp khác đã được khởi xướng đầu những năm 60 là trải và nén trải tín hiệu (spread-despread). Hiện nay, với mô hình nhiễu loại A, lúc sử dụng hệ điều sóng đa sóng mang, ta thấy xuất hiện thao tác trải nhiễu một cách tự nhiên, làm ảnh hưởng của nhiễu bớt trầm trọng. Để kết luận bài thuyết trình này, chúng tôi sẽ trình bày một số kết quả vừa thu lượm được bằng mô phỏng Monté-Carlo và cắt nghĩa lý do tại sao COFDM là hệ thống vừa có khả năng chống pha đinh đa đường vừa chống nhiễu không chuẩn một cách có hiệu quả.
  • 22. xxi GS. TS. Huỳnh Hữu Tuệ sinh trưởng tại Thành phố Huế; bảo vệ thành công luận án Sc.D. năm 1972 tại Đại học Laval, tại đấy, từ năm 1966 đến 1972, ông là Nghiên cứu viên và Giáo sư trợ giảng của khoa Kỹ sư Điện và Máy tính; sau đó ông trở thành Phó Giáo sư vào năm 1975 và Giáo sư thực thụ năm 1983. Năm 2004, ông rời Đại học Laval để trở về tiếp tục công việc giảng dạy, hướng dẫn và nghiên cứu tại Đại học Công Nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông rời Đại học Công nghệ năm 2007 để tham gia xây dựng Đại học Quốc tế Bắc Hà mà ông là người Hiệu trưởng đầu tiên. Ông là khách mời của AT&T Information Systems in Neptune, N.J. năm 1984 và đã từng được mời giảng dạy tại một số Đại học ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Từ năm 2012 đến nay, ông là Giáo sư tại Đại học Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ là tác giả và đồng tác giả của 2 quyển sách chuyên khảo do Nhà xuất bản Economica và Wiley phát hành và hơn 200 công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng “Research reports” của các công ty hay trên các tạp chí chuyên ngành. Ông đã hướng dẫn thành công 17 luận án tiến sĩ và 45 luận án thạc sĩ ở trong và ngoài nước; ông cũng từng là cố vấn cho một số công ty và một số tổ chức nhà nước ở Canada và Hoa Kỳ. Mối quan tâm hiện nay của Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ bao gồm các kỹ thuật mô hình hóa, mô phỏng Monte Carlo nhanh, các thuật toán và cấu trúc xử lý nhanh với áp dụng vào các vấn đề thực tiễn, chủ yếu là hệ thống truyền dẫn số.
  • 23. xxii BÁO CÁO MỜI CỦA TIỂU BAN TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG Build Tomorrow’s 5G Systems Today Mr. Phạm Đăng Khoa Kỹ sư ứng dụng, National Instruments Tóm tắt: Trong bài thuyết trình này, chúng tôi sẽ trao đổi về tầm nhìn 5G và các hướng nghiên cứu chính về 5G trên thế giới hiện nay. Chúng tôi sẽ giới thiệu các công nghệ phần cứng và phần mềm của National Instruments hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc chế thử (prototype) và hiện thực hóa các ý tưởng nghiên cứu. Và chúng tôi cũng sẽ cập nhật những kết quả nghiên cứu đột phá trong công nghệ 5G của các trường đại học và các tập đoàn viễn thông trên thế giới. Tiểu sử: Phạm Ðăng Khoa tốt nghiệp từ trường Ðại học Quốc gia Singapore (NUS) với bằng Cử nhân Kỹ thuật điện & điện tử. Trước khi gia nhập National Instruments, anh đã từng làm việc cho một công ty phát triển giao diện người và máy dựa trên công nghệ mới về cảm ứng âm thanh. Anh cũng từng công tác tại Viện nghiên cứu viễn thông ở Singapore với vai trò kỹ sư nghiên cứu. Gia nhập National Instruments từ tháng 9 năm 2011, Ðăng Khoa hiện chịu trách nhiệm hỗ trợ tư vấn kỹ thuật và tiến hành đào tạo kỹ thuật về sản phẩm và công nghệ của National Instruments cho khách hàng tại Việt Nam. Anh cũng chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật cho công việc quảng bá các công nghệ của National Instruments đến người dùng.
  • 24. 1 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) ISBN: 978-604-67-0635-9 Hiệu quả sử dụng năng lượng của đường xuống trong hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc Lương Đức Bằng∗§, Nguyễn Thị Thanh Hương†§ và Trương Trung Kiên‡§ ∗ Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Thông tin Vô tuyến, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện † Bộ môn Marketing, Viện Kinh tế Bưu điện ‡ Khoa Kỹ thuật Điện tử I § Phòng thí nghiệm Hệ thống Vô tuyến và Ứng dụng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 122 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam Email: ducbang.dtvt.k52@gmail.com, huongntt@ptit.edu.vn, kientruong@utexas.edu Tóm tắt—Hệ thống thông tin nhiều đầu vào nhiều đầu ra (MIMO - Multiple-Input Multiple-Output) với rất nhiều ăngten ở trạm gốc là một công nghệ ứng cử cho mạng thông tin di động thế hệ 5 (5G). Ý tưởng của hệ thống này là sử dụng hợp lý các ăngten ở trạm gốc để truyền dữ liệu độc lập đồng thời tới nhiều thuê bao. Các bài báo trước đây khi nghiên cứu hệ thống này thường tập trung vào hoặc khả năng cải thiện tổng dung lượng truyền tin với một công suất tiêu thụ cố định hoặc khả năng giảm công suất tiêu thụ những vẫn đảm bảo tổng dung lượng truyền tin cho trước. Một số ít bài báo nghiên cứu hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống này nhưng chủ yếu cho mô hình đơn cell, do đó bỏ qua một số tính chất quan trọng của hệ thống như nhiễu tín hiệu hoa tiêu. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp mới để phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng đường xuống của mạng thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc và với nhiều cell hoạt động trên cùng băng tần. Dựa trên kết quả mô phỏng số tương ứng, chúng tôi cũng thu được những nhận xét thú vị về ảnh hưởng của một số tham số hệ thống lên hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống. Từ khóa—Hiệu quả sử dụng năng lượng, hệ thống MIMO với rất nhiều ăng-ten ở trạm gốc, mạng thông tin di động thế hệ 5 (5G), hệ thống thông tin "xanh". I. GIỚI THIỆU Mặc dù đã tích hợp công nghệ thông tin nhiều đầu vào nhiều đầu ra (MIMO - Multiple-Input Multiple-Output), các hệ thống di động tế bào hiện nay vẫn chưa đạt được mức tốc độ cao mà công nghệ này hứa hẹn do mới xem xét các cấu hình MIMO nhỏ [1]. Ví dụ trong hệ thống 4G LTE/LTE-Advanced, mỗi trạm gốc có tối đa 8 ăngten trong khi thiết bị người dùng có tối đa 4 ăngten. Hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc là một kỹ thuật thông tin đột phá mới hứa hẹn phát huy hết khả năng của công nghệ MIMO thông qua việc triển khai hàng trăm ăngten ở từng trạm gốc và sử dụng truyền dẫn MIMO đa người dùng (MU-MIMO) để phục vụ đồng thời hàng chục người dùng [2]. Các bài báo trước đây khi nghiên cứu các hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc thường tập trung vào hoặc khả năng cải thiện tổng dung lượng truyền tin với một công suất tiêu thụ cố định [2]–[4] hoặc khả năng giảm công suất tiêu thụ những vẫn đảm bảo tổng dung lượng truyền tin cho trước [5]. Trong thực tế, một cách tiếp cận để dung hoà hai mục tiêu thiết kế có phần mâu thuẫn nhau này là tối đa hoá tỷ số hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống. Theo định nghĩa, hiệu quả sử dụng năng lượng của một hệ thống thông tin là tỷ số giữa tổng dung lượng thông tin được truyền đi trên tổng công suất tiêu thụ tương ứng. Trong khả năng hiểu biết của chúng tôi, đến nay có khá ít bài báo đã nghiên cứu hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc [6]–[9]. Bài báo [6] so sánh hiệu quả sử dụng hiệu quả năng lượng giữa hệ thống MIMO với nhiều ăngten ở trạm gốc và hệ thống sử dụng cell cỡ nhỏ. Tuy nhiên, bài báo này mới chỉ tính đến công suất tiêu thụ liên quan đến bức xạ tín hiệu. Bài báo [7] đề xuất một mô hình công suất tiêu thụ mới không chỉ bao gồm công suất phát trên bộ khếch đại công suất mà còn là công suất tiêu thụ mạch bởi các thành phần của trạm BSs (Base Stations) và bởi các thiết bị tương tự. Từ mô hình mới đưa ra được công thức tính hiệu quả năng lượng, sau đó xác định được số ăng-ten cần thiết để mang lại hiệu quả năng lượng cho hệ thống MIMO cỡ rất lớn. Tuy nhiên, mô hình công suất tiêu thụ sử dụng trong 1 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)
  • 25. 2 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) bài báo [7] khá đơn giản và chưa phản ánh được các đặc trưng riêng của truyền dẫn MIMO đa người dùng. Các bài báo [8], [9] đề xuất một mô hình công suất tiêu thụ thực tế hơn và có khả năng phản ánh cơ chế xử lý tín hiệu và truyền dẫn MIMO đa người dùng để nghiên cứu hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống MIMO đơn cell với nhiều ăngten ở trạm gốc. Việc xem xét chỉ một cell duy nhất bỏ qua một số tính chất quan trọng của hệ thống này như nhiễu tín hiệu hoa tiêu và nhiễu liên cell khi truyền dữ liệu. Trong bài báo này, chúng tôi xem xét hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc và với nhiều cell hoạt động trên cùng một băng tần. Chúng tôi giả thiết hệ thống này hoạt động ở chế độ song công phân chia theo thời gian (TDD - Time Division Duplexing) trong đó trạm gốc ước lượng các hệ số kênh truyền dựa trên tín hiệu hoa tiêu ở đường lên. Chúng tôi giả thiết trạm gốc sử dụng mã trước truyền tỷ số cực đại (MRT - Maximal Ratio Transmission) để truyền dữ liệu ở đường xuống. Đóng góp chính của chúng tôi trong bài báo này là đề xuất một phương pháp mới để phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống trên bằng cách sử dụng các tiếp cận tìm giá trị tất định tương đương và môt mô hình công suất tiêu thụ được sửa đổi từ mô hình đề xuất trong các bài báo [8], [9]. Kết quả phân tích cho ra một giá trị xấp xỉ của hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống dưới dạng một hàm số của một số tham số hệ thống như hệ số pha đinh phạm vi lớn, số ăngten ở trạm gốc, số thuê bao trong mỗi cell, công suất tiêu thụ của mỗi phần tử trong mạng. Kết quả mô phỏng số cho phép chúng tôi có một số nhận xét quan trọng về ảnh hưởng của các tham số hệ thống lên hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống. Ví dụ, khi cố định số thuê bao trong một cell, tồn tại một giá trị số ăngten trên trạm gốc tối ưu. Đáng chú ý là giá trị tối ưu này nằm trong giới hạn cho phép của các công nghệ chế tạo ăngten hiện nay. Bên cạnh đó, khi cố định số ăngten trên trạm gốc, tăng số thuê bao trong một cell có thể góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. II. MÔ HÌNH HỆ THỐNG Xét một mạng tế bào với C cell, hay ô tế bào. Mỗi cell có một trạm gốc với Nt ăngten để phục vụ đồng thời cho U người dùng được phân bố một cách ngẫu nhiêu trong cùng cell. Các cell và trạm gốc được đánh số bởi tập C = {1, 2, · · · , C}. Người dùng trong cell c ∈ C được đánh số bởi tập Uc = {1, 2, · · · , U}. Thiết bị đầu cuối người dùng sử dụng chỉ có một ăngten. Trong hệ thống MIMO cỡ sử dụng rất nhiều ăngten ở trạm gốc, số lượng ăngten tại mỗi trạm gốc thường phải lớn hơn rất nhiều so với số người dùng được phục vụ, tức là Nt U. Hệ thống mạng hoạt động ở chế độ TDD trong đó tất cả các cell dùng chung một băng tần có độ rộng B Hz. Có nghĩa là tín hiệu đường lên và đường xuống được truyền trên toàn bộ băng tần tại những thời điểm khác nhau. Chúng tôi giả thiết rằng tất cả các trạm gốc và thiết bị người dùng được đồng bộ cả về thời gian và về tần số. Bên cạnh đó, chúng tôi giả thiết rằng các khoảng bảo vệ ở miền tần số được bỏ qua. Ký hiệu BC (Hz) là độ rộng băng thông kết hợp và TC (giây) là thời gian kết hợp của kênh truyền giữa trạm gốc và thiết bị người dùng. Chúng tôi giả thiết mô hình kênh pha đinh khối cận tĩnh trong đó các hệ số kênh truyền được coi như không thay đổi trong mỗi khối tài nguyên thời gian-tần số có kích thước τt = BCTC lần sử dụng kênh. Chúng tôi cũng giả thiết một khung truyền dẫn ứng với một khối tài nguyên thời gian-tần số. Ký hiệu hbcu ∈ CNt×1 là vector hệ số kênh truyền đường lên từ thuê bao u ∈ Uc tới trạm gốc b ∈ C. Chúng tôi giả thiết mô hình kênh truyền không tương quan về không gian. Cụ thể, hbcu được biểu diễn bởi [2], [3] hbcu =β 1/2 bcu gbcu (1) trong đó gbcu ∈ CNt×1 là vector hệ số kênh truyền pha đinh nhanh và βbcu là giá trị tất định biểu diễn hệ số kênh truyền pha đinh phạm vi lớn bao gồm các hiệu ứng như suy hao đường truyền, che khuất và suy hao xuyên tường. Chúng tôi giả thiết rằng các hệ số của gbcu là độc lập thống kê và cùng tuân theo phân bố chuẩn, tức là gbcu ∼ CN(0, INt ). Chúng tôi cũng giả thiết kênh đường lên và kênh đường xuống có tính chất đảo nhau (reciprocity) hoàn hảo. Để tiện cho việc viết các biểu thức toán học, chúng tôi giả thiết h∗ bcu ∈ C1×Nt là vector hệ số kênh truyền đường xuống từ trạm gốc b ∈ C tới thuê bao u ∈ Uc. Ký hiệu Hbc = [hbc1hbc2 · · · hbcU ] ∈ CNt×U là ma trận kênh tổng hợp từ tất cả các thuê bao trong cell c ∈ C tới trạm gốc b ∈ C. Trong hệ thống này, chúng tôi giả thiết rằng thiết bị người dùng chỉ có thông tin trạng thái kênh thống kê của kênh truyền giữa thiết bị đó và trạm gốc trong cùng cell. Các trạm gốc phải ước lượng các hệ số kênh truyền tức thời từ trạm gốc đó tới các thuê bao trong cùng cell dựa trên tín hiệu hoa tiêu đường lên. Không mất tính tổng quát, chúng tôi giả thiết tín hiệu hoa tiêu được truyền đi ở đường lên trong τp lần sử dụng kênh ở đầu mỗi khung truyền dẫn [2], [10]–[12]. Trong bài báo này, chúng tôi giả thiết chỉ tập trung vào truyền dữ liệu đường xuống. Sau khi ước lượng kênh và thiết kế bộ mã trước, mỗi trạm gốc sẽ truyền đồng thời dữ liệu đến các thuê bao trong cùng cell trong τd = (τt − τp) lần sử dụng kênh 2
  • 26. 3 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) còn lại. Chúng tôi giả thiết các khung truyền dẫn được đồng bộ trên toàn mạng. Giả thiết rằng tất cả các cell dùng chung một tập tín hiệu hoa tiêu tương hỗ trực giao từng cặp ký hiệu. Tính trực giao này yêu cầu τp ≥ U. Giả thiết rằng các trạm gốc sử dụng phương pháp ước lượng kênh sai số trung phương nhỏ nhất (MMSE - Minimum Mean Squared Error). Khi đó, trạm gốc b thu được một ước lượng của hbbu như sau [2], [3] ˆhbbu = βbbu θbu hbbu + c=b hbcu + ˜zp,b (2) trong đó θbu = σ2 ppτp + C c=1 βbcu. Với mọi c ∈ C, chúng tôi định nghĩa ξbcu = βbbuβbcu θbu . (3) Chú ý rằng ˆhbbu ∼ CN(0, ξbbuINt ). Sai số ước lượng kênh được cho bởi ˜hbbu = hbbu − ˆhbbu trong đó ˜hbbu ∼ CN(0, (βbbu − ξbbu)INt ). Ký hiệu xbu là ký hiệu dữ liệu mà trạm gốc b ∈ C cần truyền cho thuê bao u ∈ Ub trong một lần sử dụng kênh. Chúng tôi giả thiết rằng các ký hiệu dữ liệu cần truyền ở đường xuống độc lập thống kê với nhau và cùng tuân theo phân bố Gauss với E[xr,bu|] = 0 và E[|xr,bu|2 ] = 1. Trạm gốc b ∈ C sử dụng một ma trận mã trước bu ∈ CNt×1 để ánh xạ xbu tới các ăngten phát. Ký hiệu λb là hệ số chuẩn hoá ứng với giới hạn công suất phát trung bình. Công thức tính λb như sau λb = 1 U u=1 E[f∗ bufbu] . (4) Ký hiệu zbu là tạp âm Gauss trắng cộng với trung bình không và phương sai σ2 tại thuê bao u ∈ Ub. Ký hiệu pf là công suất phát trung bình tại trạm gốc để truyền dữ liệu tới mỗi thuê bao. Chúng tôi giả thiết rằng pf là bằng nhau cho tất cả thuê bao. Thuê bao u ∈ Ub nhận được tín hiệu sau đây ở đường xuống ybu = √ pf C c=1 U u=1 λch∗ cbufckxf,ck + zf,bu. (5) III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG A. Đánh giá tốc độ dữ liệu đường xuống đạt được Trong bài báo này, để thuận lợi cho việc tính toán, chúng tôi giả thiết rằng các trạm gốc sử dụng ma trận mã trước MRT. Ma trận mã trước này được thiết kế dựa trên ước lượng kênh tương ứng, tức là fbu = ˆhbbu với mọi b ∈ C và u ∈ Ub. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tính giá trị tương đương tất định (deterministic equivalence) (được sử dụng rộng rãi như trong [3], [4] để tìm giá trị xấp xỉ của tỷ số công suất tín hiệu trên công suất nhiễu và tạp âm (SINR - Signal-to-Interference- plus-Noise Ratio) đường xuống ứng với thuê bao u ∈ Ub. Cụ thể là, bằng cách thay thế Rbcu = βbcuINt vào trong Định lý 5 trong [3] và sau một số biến đổi , chúng tôi thu được giá trị SINR tương đương tất định ứng với thuê bao u ∈ Ub như sau ¯ηbu(τp, Nt) = Abu(τp)Nt Bbu(τp)Nt + Cbu(τp) (6) trong đó ¯λb(τp) = U k=1 βbbk −1 (7) Abu(τp) =¯λb(τp)ξ2 bbu (8) Bbu(τp) = c=b ¯λc(τp)ξ2 bcu (9) Cbu(τp) = σ2 pf + (c,k)=(b,u) ¯λc(τp)βbckξbbu. (10) Khi phần mào đầu để ước lượng kênh được tính đến, giá trị tất định tương đương của tốc độ dữ liệu đường xuống đạt được ứng với thuê bao u ∈ Ub trên cả băng tần hoạt động là ¯Rbu(τp, Nt) = Bτd τt log2[1 + ¯ηbu(τp, Nt)](bit/s) (11) trong đó B BC thể hiện số khối tài nguyên thời gian-không gian độc lập trên cả băng tần hoạt động và τd τt thể hiện tỷ lệ thời gian thực sự được dùng để truyền dữ liệu trong một khoảng thời gian kết hợp. Chú ý rằng tốc độ đạt được tại mỗi thuê bao phụ thuộc vào cả τp và Nt. B. Đánh giá công suất tiêu thụ Chúng tôi có thể chia công suất tiêu thụ trong mạng thành hai nhóm: công suất bức xạ và công suất tiêu thụ của mạch điện tử. Chúng tôi giả thiết rằng các phần tử thiết bị tương đương ở các trạm gốc có giá trị tham số hoạt động giống nhau. Tương tự, chúng tôi giả thiết rằng các phần tử thiết bị tương đương ở các thiết bị người sử dụng cũng có giá trị tham số hoạt động giống nhau. Giống như khi đánh giá tốc độ dữ liệu đạt được, trong phần này chúng tôi sẽ tính các công suất tiêu thụ thành phần ứng với cả băng tần hoạt động B Hz. 1) Công suất bức xạ: Ký hiệu ηBS là hiệu suất của bộ khuếch đại công suất tại trạm gốc và ηUE là hiệu suất bộ khuếch đại công suất ở thiết bị người dùng, trong đó 0 < ηBS, ηUE ≤ 1. Ký hiệu PRP−p là công suất bức xạ 3
  • 27. 4 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) (tính theo Watt) của các thiết bị người sử dụng trong một cell trong giai đoạn truyền tín hiệu hoa tiêu. Ký hiệu PRP−f là công suất bức xạ (tính bằng W) của một trạm gốc trong giai đoạn truyền dữ liệu đường xuống. Công suất bức xạ tổng cộng của trạm gốc và các thiết bị người dùng trong một cell được tính như sau PRP(τp) = 1 TC ∗ ( Uppτp ηUE PRP−p + pf τd ηBS PRP−f ) (W). (12) Chú ý rằng PRP(τp) độc lập thống kê với Nt. 2) Công suất tiêu thụ của mạch điện tử: Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất áp dụng một phiên bản sửa đổi của mô hình công suất tiêu thụ của mạch điện trong hệ thống truyền dẫn MIMO đa người dùng được đề xuất trong [9]. Công suất tiêu thụ cho các phần tử mạch điện tử và cho các hoạt động tính toán được trình bày chi tiết trong phần này. Đầu tiên, ký hiệu PTC là công suất tiêu thụ của chuỗi thu phát (transceiver chains). Ký hiệu PBS là công suất tiêu thụ của tất cả các phần tử mạch điện tử dành riêng cho một ăngten ở trạm gốc và PUE là công suất tiêu thụ của tất cả các phần tử mạch điện tử dành riêng cho một ăngten ở thiết bị người dùng. Chú ý rằng cả PBS và PUE không phụ thuộc vào Nt, U và tốc độ dữ liệu. Theo các kết quả trong [13] chúng tôi có thể tính công suất tiêu thụ ở các chuỗi thu phát là PTC(Nt) =NtPBS + UPUE (W). (13) Công suất tiêu thụ này độc lập với τp. Thứ hai, ký hiệu PCE là công suất tiêu thụ của quá trình ước lượng kênh (channel estimation). Ký hiệu LBS và LUE là hiệu suất tính toán ở dạng số các phép toán giá trị phức trên Joule (hay số flop/Watt) tại trạm gốc và tại thiết bị người dùng. Khi ước lượng kênh truyền, trạm gốc b thực hiện phép nhân ma trận Yp,b ∈ CNt×τp với ψu ∈ Cτp×1 . Đây là một phép tính đại số tuyến tính thông thường và được thực hiện một lần trong mỗi khung truyền dẫn. Như vậy, chúng tôi có PCE(τp, Nt) = B τt 2UNtτp LBS (W). (14) Thứ ba, ký hiệu PC/D,b là công suất tiêu thụ của các khối mã hoá và giải mã kênh ở trong cell b trong một khung truyền dẫn. Ký hiệu PCD là tổng công suất tiêu thụ (tín theo Watt/bit) để mã hoá và giải mã một bit thông tin. Chúng tôi tính được PC/D,b(τp, Nt) =PCD U u=1 ¯Rbu(τp, Nt) (W). (15) Thứ tư, ký hiệu PBT là công suất tiêu thụ (tính theo Watt/bit) để truyền 1 bit dữ liệu đường xuống qua đường trục. Khi đó, công suất tiêu thụ phụ thuộc tải tin của đường trục trong cell b được tính như sau PBH,b(τp, Nt) =PBT U u=1 ¯Rbu(τp, Nt) (W). (16) Thứ năm, ký hiệu PLP là công suất tiêu thụ của quá trình xử lý tín hiệu tuyến tính. Có hai hoạt động tính toán chính trong quá trình xử lý tín hiệu tuyến tính tại trạm gốc b: i) xác định ma trận mã trước và ii) nhân vector ký hiệu cần truyền với ma trận mã trước. Chú ý rằng hoạt động đầu tiên chỉ được thực hiện một lần trong mỗi khung trong khi đó hoạt động thứ hai được thực hiện cho mỗi lần sử dụng kênh trong quá trình truyền dữ liệu. Vì vậy, dựa trên mô hình công suất tiêu thụ được đề xuất trong [9], chúng tôi tính PLP như sau PLP(τp, Nt) = B τt 3NtU LBS + τd 2NtU LBS (W). (17) Cuối cùng, ký hiệu PFIX(W) là công suất tiêu thụ cố định trong một khung truyền dẫn dành cho việc làm mát nhà trạm, báo hiệu điều khiển và bộ xử lý băng tần gốc. Chú ý rằng PFIX không phụ thuộc vào τp, Nt và lượng dữ liệu cần truyền. Tóm lại, tổng công suất tiêu thụ của mạch điện tử trong trạm gốc và các thiết bị người dùng trong cell b được ký hiệu là PCP,b(τp, Nt) và được tính như sau PCP,b(τp, Nt) =PFIX + PTC(Nt) + PCE(τp, Nt) + PC/D,b(τp, Nt) + PBH,b(τp, Nt) + PLP(τp, Nt) (W). (18) 3) Công suất tiêu thụ tổng cộng: Tổng công suất tiêu thụ thực tế của mạch điện là Pb(τp, Nt) = PRP(τp) + PCP,b(τp, Nt). Thay thế Rbu(τp, Nt) bởi giá trị tất định tương đương ¯Rbu(τp, Nt) trong (15) and (16) và thay thế các kết quả nhận được vào (18), chúng tôi nhận được ¯Pb(τp, Nt) là giá trị tất định tương đương của công suất tiêu thụ tổng cộng ứng với cell b. Chú ý rằng công suất tiêu thụ tổng cộng phụ thuộc vào cả τp và Nt. C. Tính toán hiệu quả sử dụng năng lượng Hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống được định nghĩa là tỷ số giữa lượng dữ liệu tổng cộng được truyền đi thành công trên tổng công suất tiêu thụ tương ứng. Ký hiệu EEb là hiệu quả sử dụng năng lượng của cell b. Theo định nghĩa, chúng tôi có EEb(τp, Nt) = U u=1 Rbu(τp, Nt) Pb(τp, Nt) (bit/J). (19) 4
  • 28. 5 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) Vì vậy, giá trị tất định tương đương của hiệu quả sử dụng năng lượng của cell b được tính như sau EEb(τp, Nt) = U u=1 ¯Rbu(τp, Nt)) ¯Pb(τp, Nt) (bit/J). (20) IV. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ TÍNH TOÁN SỐ Trong phần này, chúng tôi mô phỏng một mạng thông tin di động có 7 cell, mỗi cell có hình lục giác đều được bố trí như trong Hình 1. Trong đó, các trạm gốc được đặt ở trung tâm của cell và được miêu tả bằng hình tròn. Thuê bao có vị trí phân bố đều ngẫu nhiên trong diện tích của mỗi cell và được miêu tả bằng hình chữ nhật. Do đến thời điểm bài báo được gửi đăng, 3GPP vẫn chưa thống nhất bộ tham số cho hệ thống thông tin di động 5G phát triển trên nền LTE/LTE-Advanced. Vì vậy, chúng tôi có thể sử dụng một phần bộ tham số của hệ thống thông tin di động 4G LTE/LTE-Advanced khi xây dựng kịch bản mô phỏng. Ví dụ, mô hình suy hao đường truyền là 128, 1 + 37, 6 log10(d) với d > 0, 035km là khoảng cách truyền dẫn tính theo km. Bảng IV trình bày một số tham số hệ thống chính dùng trong mô phỏng. Chúng tôi sẽ khảo sát hiệu quả sử dụng năng lượng của cell trung tâm trong Hình 1. Thuê bao Trạm gốc (BS) Hình 1. Mô hình mạng được mô phỏng gồm 7 cell. Hình 2 trình bày kết quả mô phỏng hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống MIMO sử dụng rất nhiều ăngten ở trạm gốc dưới dạng hàm số của Nt cho các giá trị khác nhau của U ∈ {6, 12, 18, 24}. Từ các kết quả mô phỏng trên, chúng ta có thể có một số nhận xét như sau. Trước hết, với U cố định, hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống là một hàm lồi của số ăng-ten tại trạm gốc. Điều này có thể giải thích dựa vào tốc độ tăng của tốc độ bit tổng cộng và của tổng công suất tiêu thụ khi tăng Nt. Chú ý rằng, tổng công suất tiêu thụ là một hàm tuyến tính bậc nhất của Nt. Trong khi đó, tốc độ bit tổng cộng là một hàm logarithm của Nt. Vì vậy, trong miền giá trị Nt nhỏ, khi tăng Nt, hiệu năng sử dụng năng lượng của hệ thống tăng gần như tuyến tính. Nếu tiếp tục tăng Nt, đến một thời điểm Bảng I MỘT SỐ THAM SỐ MÔ PHỎNG Tên tham số Giá trị Công suất phát của UE 24dBm Công suất phát của BS 43dBm Tần số sóng mang 2GHz Mật độ tạp âm nhiệt -174dBm/Hz Băng thông kết hợp BC 180kHz Thời gian kết hợp TC 10ms Tăng ích ăngten BS 10dBi Tăng ích ăngten ở UE 0dBi Hệ số tạp âm nhiệt ở BS 5dB Hệ số tạp âm nhiệt ở UE 9dB Hiệu suất tính toán tại BS 12,8 Gflops/W Hiệu suất tính toán tại UE 5 Gflops/W Hệ số khuếch đại công suất tại BS 0,39 Hệ số khuếch đại công suất tại UE 0,3 Công suất tiêu thụ cố định 18W Công suất tiêu thụ ứng với một ăng- ten tại BS 1W Công suất tiêu thụ ứng với một ăng- ten ở UE 0,1W Công suất tiêu thụ để mã hóa và giải mã 0,9 W/(Gbit/s) Công suất tiêu thụ để truyền dữ liệu qua đường trục 0,25 W/(Gbit/s) nhất định, tốc độ tăng của tốc độ bit tổng cộng sẽ chậm hơn tốc độ tăng của tổng công suất tiêu thụ, khiến cho hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống bắt đầu giảm. Tiếp theo, với U ∈ {6, 12, 18, 24}, số ăng-ten tại trạm gốc tối ưu về hiệu quả sử dụng năng lượng tương ứng là N∗ t = {44, 60, 68, 76}. Hiện nay, một số công ty đã triển khai thử nghiệm một số hệ thống thông tin di động MIMO có tới 128 ăngten nhằm mục đích nghiên cứu và thử nghiệm. Có thể nhận thấy, để tối ưu hiệu quả sử dụng năng lượng trong hệ thống MIMO sử dụng rất nhiều ăng-ten ở trạm gốc, số lượng ăng-ten tối ưu nên triển khai tại mỗi trạm gốc hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép của các công nghệ hiện có. Hình 3 trình bày kết quả mô phỏng hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống MIMO sử dụng rất nhiều ăngten ở trạm gốc là hàm số của U với Nt cho trước. Chúng ta có thể nhận thấy rằng với Nt cho trước, việc tăng U (sao cho điều kiện U ≤ Nt/2) luôn được thoả mãn) sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trung bình của hệ thống. Tuy nhiên, lượng tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trung bình của hệ thống trên mỗi thuê bao mới sẽ giảm đi. 5
  • 29. 6 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) 24 56 88 120 152 184 216 248 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2 2.4 Số ăngten ở mỗi trạm gốc Hiệuquảsửdụngtrungbình[Mbit/J] 06 thuê bao/cell 12 thuê bao/cell 18 thuê bao/cell 24 thuê bao/cell Hình 2. Ảnh hưởng của số lượng ăng-ten tại trạm gốc lên hiệu quả sử dụng năng lượng trung bình với số thuê bao trong một cell cho trước. 6 9 12 15 18 21 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2 2.4 Số thuê bao trong một cell Hiệuquảsửdụngnănglượngtrungbình[Mbit/J] Nt = 144 ăngten/BS Nt = 128 ăngten/BS Nt = 84 ăngten/BS Hình 3. Ảnh hưởng của số thuê bao trong một cell lên hiệu quả sử dụng năng lượng trung bình với số ăng-ten tại trạm gốc cho trước. V. KẾT LUẬN Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng của đường xuống trong hệ thống thông tin MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc với nhiều cell hoạt động trên cùng băng tần. Phương pháp này dựa trên cách tiếp cận tìm giá trị tất định tương đương và một mô hình khá thực tế về công suất tiêu thụ trong mạng. Kết quả mô phỏng cho thấy với số thuê bao trong một cell cho trước, tồn tại một giá trị số ăngten trên trạm gốc tối ưu. Giá trị tối ưu này nằm trong giới hạn cho phép của các công nghệ chế tạo ăngten hiện nay. Kết quả mô phỏng cũng cho thấy với số ăngten trên trạm gốc cho trước, tăng số thuê bao trong một cell có thể góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Một hướng nghiên cứu tiếp theo là xác định tìm cách xác định số ăngten tối ưu tại trạm gốc với số thuê bao trong một cell cho trước. Một hướng nghiên cứu khác là khảo sát hiệu quả năng lượng của các hệ thống MIMO với rất nhiều ăngten ở trạm gốc sử dụng các loại xử ký tín hiệu tuyến tính phức tạp hơn. LỜI CÁM ƠN Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 102.02-2013.09. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] F. Rusek, D. Persson, B. K. Lau, E. G. Larsson, T. L. Marzetta, O. Edfors, and F. Tufvesson, “Scaling up MIMO: Opportunities and challenges with very large arrays,” IEEE Signal Processing Mag., vol. 30, no. 1, pp. 40–60, Jan. 2013. [2] T. L. Marzetta, “Noncooperative cellular wireless with unlim- ited numbers of base station antennas,” IEEE Trans. Wireless Commun., vol. 9, no. 11, pp. 3590–3600, Nov. 2010. [3] J. Hoydis, S. ten Brink, and M. Debbah, “Massive MIMO in the UL/DL of cellular networks: How many antennas do we need?” IEEE J. Sel. Areas Commun., vol. 31, no. 2, pp. 160– 171, February 2013. [4] K. T. Truong and R. W. Heath, Jr., “Effects of channel aging in massive MIMO systems,” J. Commun. Networks, vol. 14, no. 4, pp. 338–351, Aug. 2013. [5] H. Q. Ngo, E. G. Larsson, and T. L. Marzetta, “Energy and spectral efficiency of very large multiuser MIMO systems,” IEEE Trans. Commun., vol. 61, no. 4, pp. 1436–1449, Apr. 2013. [6] W. Liu, S. Han, C. Yang, and C. Sun, “Massive MIMO or small cell network: Who is more energy efficient?” in Proc. of IEEE Wireless Commun. Networking Conf., Apr. 2013, pp. 24–29. [7] D. Ha, K. Lee, and J. Kang, “Energy efficiency analysis with circuit power consumption in massive MIMO systems,” in Proc. of IEEE Int. Symp. Personal Indoor Mobile Radio Commun., Sep. 2013, pp. 938–942. [8] E. Bjornson, J. Hoydis, M. Kountouris, and M. Debbah, “Mas- sive MIMO systems with non-ideal hardware: Energy efficiency, estimation, and capacity limits,” IEEE Tran. Info. Theory, vol. 60, no. 11, pp. 7112–7139, Nov. 2014. [9] E. Bjornson, L. Sanguinetti, J. Hoydis, and M. Debbah, “Optimal design of energy-efficient multi-user MIMO systems: Is massive MIMO the answer?” IEEE Trans. Wireless Commun., vol. 14, no. 6, pp. 3059–3075, Jun. 2015. [10] B. Hassibi and B. M. Hochwald, “How much training is needed in multiple-antenna wireless links?” IEEE Trans. Info. Theory, vol. 49, no. 4, pp. 951–963, Apr. 2003. [11] G. Caire, N. Jindal, M. Kobayashi, and N. Ravindran, “Multiuser MIMO achievable rates with downlink training and channel state feedback,” IEEE Trans. Info. Theory, vol. 56, no. 6, pp. 2845– 2866, Jun. 2010. [12] K. T. Truong, A. Lozano, and R. Heath, Jr., “Optimal training in continuous flat-fading massive MIMO systems,” in Proc. of IEEE European Wireless Conf., Barcelona, Spain, May 2014, pp. 1–6. [13] S. Cui, A. Goldsmith, and A. Babai, “Energy efficiency of MIMO and cooperative MIMO techniques in sensor networks,” IEEE J. Sel. Areas Commun., vol. 22, no. 6, pp. 1089–1098, 2004. 6
  • 30. 7 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) Giải pháp ánh xạ thích nghi cho hệ thống OFDM bằng mã BICM-ID với các bộ ánh xạ tín hiệu 16-QAM khác nhau Đỗ Công Hùng Khoa CNKT Điện tử-Viễn thông Đại học Thành Đô Email: conghung@thanhdo.edu.vn, doconghung2000@gmail.com Abstract— Yêu cầu nâng cao chất lượng lỗi bít và tốc độ truyền dẫn của một hệ thống thông tin bất kỳ luôn mâu thuẫn với nhau. Trong điều kiện kênh fading chọn lọc theo tần số, kỹ thuật OFDM và các giải pháp thích nghi theo bậc điều chế hay rate matching cho mã Turbo đã được ứng dụng cho hệ thống 4G LTE không đảm bảo được yêu cầu cố định về tốc độ truyền dẫn cho hệ thống. So với các phương thức mã kênh truyền thống, việc sử dụng mã BICM- ID không chỉ chứng tỏ khả năng về tăng ích mã hóa [12] mà còn có khả năng thích nghi để đảm bảo tốc độ truyền dẫn không đổi nhờ việc sử dụng các bộ ánh xạ khác nhau. Tiếp theo các kết quả chứng minh cho giải pháp thích nghi dung BICM-ID với các bộ ánh xạ 8-PSK khác nhau được trình bày trong bài báo [13] tại REV10-2006. Bài báo này trình bày các tính toán và kết quả mô phỏng chứng minh cho giải pháp thích nghi hệ thống OFDM dùng mã BICM-ID với các bộ ánh xạ 16- QAM khác nhau trong điều kiện kênh pha đinh đa đường có sự tác động đồng thời của tạp âm Gauss. Keywords- Orthogonal Frequency Division Multiplexing (OFDM), Adaptive OFDM (AOFDM), Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Decoding (BICM-ID). I. GIỚI THIỆU Như đã biết, là một trường hợp đặc biệt của phương thức phát đa sóng mang, trong những năm gần đây OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing) không ngừng được nghiên cứu và mở rộng phạm vi ứng dụng nhờ những ưu điểm của nó trong tiết kiệm băng tần và khả năng chống lại pha đinh chọn lọc theo tần số cũng như xuyên nhiễu băng hẹp. Cùng với sự ra đời của các chíp FFT (Fast Fourier Transformers) có dung lượng lớn, OFDM đã được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống truyền hình kỹ thuật số DVB-T, các mạng không dây theo chuẩn IEEE 802.11a, b, g, n, các hệ thống Wimax theo chuẩn 802.16 ...và hệ thống thông tin 4G theo cả hướng LTE và Wimax. Nhằm khai thác tối đa dung lượng của hệ thống OFDM trên các kênh pha đinh băng hẹp, cho đến nay các nghiên cứu và ứng dụng về OFDM thích nghi (AOFDM) được tiến hành theo các hướng: điều chế đa mức trên các băng con [2]; thay đổi thích nghi các tham số OFDM [11]; thích nghi các mã RSSC, mã turbo cho OFDM [2]. Tuy nhiên, các phương pháp thích nghi truyền thống làm thông lượng dữ liệu của hệ thống thay đổi nên là một hạn chế với các hệ thống yêu cầu tốc độ dữ liệu không đổi như truyền Audio-Video hai chiều trong thời gian thực. Mặt khác, do quá trình thích nghi đa mức bị giới hạn bởi ngưỡng SNR mà tại đó các bộ giải mã vẫn làm việc tốt, do đó việc nghiên cứu các bộ mã tốt cho hệ thống OFDM luôn là một công việc cần thiết. Sau mã Turbo, gần đây mã BICM-ID (Bit Interleaved Coded Modulation with Iterative Decoding) được đề suất sử dụng kết hợp với OFDM nhằm đạt được chất lượng lỗi bít tốt nhất[4]. Qua phân tích lý thuyết và các kết quả mô phỏng, chúng tôi thấy rằng hệ thống BICM-ID OFDM khi sử dụng các phép ánh xạ symbol Gray, SP, MSEW (Maximum Squared Euclidean Weight)... sẽ cho các đặc tính lỗi bít khác nhau tại các vùng SNR (Signal to Noise Rate) khác nhau. Dựa trên đặc tính này, bài báo đề xuất một giải pháp thích nghi mới cho hệ thống OFDM là thay đổi thích nghi các bộ ánh xạ theo các ngưỡng SNR khác nhau, cho phép tối đa hóa đặc tính lỗi bít trên toàn dải SNR. Giải pháp này mang lại hiệu quả về đáng kể về tỉ lệ lỗi bít mà vẫn đảm bảo được thông lượng thông tin không đổi, phù hợp cho các ứng dụng 2 chiều trong thời gian thực. Sau khi tính toán và tiến hành các thí nghiệm mô phỏng thành công cho hệ thống BICM-ID- OFDM với bộ điều chế 4 QAM và 8-PSK, chúng tôi tiếp tục tiến hành xây dựng mô hình mô phỏng để chứng minh cho hệ thống BICM-ID- OFDM với các bộ điều chế 16-QAM. Các nội dung tiếp theo của bài báo được sắp xếp như sau: Phần II trình bày cơ sở lý thuyết về OFDM và BICM-ID. Phần III trình bày mô hình mô phỏng hệ thống OFDM-BICM-ID với các bộ ánh xạ khác nhau. Phần IV là các kết quả mô phỏng chứng minh cho giải pháp thích nghi được đề xuất. Phần V là các kết luận được rút ra. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết cơ bản về OFDM và AOFDM Về bản chất, OFDM là một trường hợp đặc biệt của phương thức phát đa sóng mang theo nguyên lý chia dòng dữ liệu tốc độ cao thành các dòng dữ liệu tốc độ thấp hơn và phát đồng thời trên một số các sóng mang được phân bổ trực giao với nhau. Phổ của tín hiệu OFDM được mô tả ở hình 1. 7 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) ISBN: 978-604-67-0635-9
  • 31. 8 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015) Hình 1: Phổ của sóng mang và tín hiệu OFDM Hình 1 cho thấy do tính trực giao, các sóng mang con không bị xuyên nhiễu bởi các sóng mang con khác. Với kỹ thuật đa sóng mang dựa trên IFFT và FFT, hệ thông OFDM đạt được hiệu quả không phải bằng các bộ lọc giải thông mà bằng xử lý băng gốc. Trong hệ thống OFDM, nhờ thực hiện biến đổi chuỗi dữ liệu từ nối tiếp sang song song nên thời gian symbol tăng lên. Do đó sự phân tán theo thời gian gây bởi trải trễ do truyền dẫn đa đường giảm. Mặt khác, do chu kỳ phòng vệ CP được chèn vào giữa các symbol OFDM nên xuyên nhiễu giữa các symbol (ISI) hầu như bị loại trừ hoàn toàn (hình 2). Trong khoảng thời gian phòng vệ, symbol OFDM được kéo dài theo chu kỳ để tránh xuyên nhiễu giữa các sóng mang (ICI) [11]. Hình 2. Khoảng phòng vệ giữa các Symbol OFDM Với hệ thống sóng mang đơn, một pha đinh hoặc xuyên nhiễu đơn sẽ có tác động tới toàn bộ dữ liệu truyền trên kênh. Trong hệ thống OFDM, do việc truyền dẫn được thực hiện trên nhiều sóng mang trực giao nhau nên chỉ một phần dữ liệu bị ảnh hưởng. Phần dữ liệu bị sai đó sẽ được sửa bằng các mã sửa lỗi thích hợp. Vì vậy khả năng chống pha đinh của hệ thống OFDM phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chống nhiễu của các bộ mã sửa lỗi. Đó chính là lý do mà các bộ mã sử dụng cho hệ thống OFDM liên tục được nghiên cứu cải tiến. Nhằm khai thác tối đa dung lượng Shanon biến đổi theo thời gian của các kênh pha đinh băng hẹp, ý tưởng làm thích nghi tốc độ dữ liệu trên mỗi sóng mang OFDM tuỳ thuộc SNR của sóng mang đó được Steele và Webb đề suất vào năm 1991. Sau đó là các nghiên cứu của Sampei-Osaka, Gold Smith- Stanfor; Peace và Tozer-York; Lau và Mc.Leod - Cambridge cũng như của L.Hanzzo và các đồng nghiệp [2]. Trong các kênh pha đinh chọn lọc theo tần số, lỗi bít thường tập trung tại một vài sóng mang con bị pha đinh, trong khi các sóng mang khác lại không bị pha đinh. Do đó cần nhận diện các sóng mang con có xác suất lỗi bít cao trong symbol OFDM và loại trừ ra khỏi việc mang dữ liệu. Tuy vậy, fading trong miền tần số có thể làm xấu SNR của một số sóng mang này nhưng lại làm tăng SNR của các sóng mang con khác nên sự thiệt hại về thông lượng dữ liệu do việc loại trừ các sóng mang bị pha đinh có thể được bù lại bằng cách sử dụng các bộ điều chế đa mức bậc cao hơn tại các sóng mang có giá trị SNR cao. Tuy nhiên, các phương pháp thích nghi truyền thống cho OFDM làm thông lượng dữ liệu của hệ thống thay đổi nên khó ứng dụng cho các hệ thống yêu cầu tốc độ dữ liệu không đổi như truyền Audio-Vieo hai chiều trong thời gian thực. Sau mã Turbo, mã BICM-ID được đề suất từ nhứng năm 1990 bởi nhóm nghiên cứu Li và Ritcey là bộ mã tốt cho truyền dẫn trên cả kênh Gauss và kênh pha đinh nhờ thừa hưởng ưu điểm của các mã xoắn cơ sở, tăng ích xáo trộn bít và các thuật toán giải mã lặp [4]. Để làm rõ hơn bộ mã BICM-ID cũng như giải pháp thích nghi đề xuất cho hệ thống OFDM, chúng ta sẽ phân tích nguyên lý bộ mã BICM-ID trong mục tiếp theo. 2.2. Cơ sở lý thuyết về BICM-ID Đối với kênh tạp âm Gauss trắng cộng tính (AWGN), kỹ thuật điều chế mã lưới TCM [1] đã chứng tỏ là một phương pháp có hiệu quả để ánh xạ các bít được mã hoá vào tập tín hiệu sao cho cự li Euclid tối thiểu giữa các từ mã là đủ lớn. Tuy nhiên, đối với kênh pha đinh thì tại tỷ lệ tín trên tạp (SNR) cao, chất lượng của mã phụ thuộc vào cự li Hamming tối thiểu giữa các bít mã hơn là phụ thuộc vào cự li Euclid giữa các chuỗi tín hiệu. Để cải thiện hoạt động của mã TCM trên kênh fading, [2, 3] đã đề xuất một sơ đồ khác gọi là điều chế mã có xáo trộn bít BICM (Bit Interleaved Coded Modulation). Trong sơ đồ này, các bít đầu ra của máy mã nhị phân sẽ bị xáo trộn vị trí trước khi được ánh xạ vào tập tín hiệu. Ngoài việc đạt cự li Hamming lớn hơn, sơ đồ BICM còn cho khả năng thích ứng tốc độ truyền dẫn một cách mềm dẻo. Do sử dụng xáo trộn vị trí ở mức bít chứ không phải là ở mức tín hiệu, các sơ đồ BICM hoạt động kém trên kênh Gauss [6]. Lý do là vì qui luật ánh xạ lên tập tín hiệu của BICM không thể tối ưu hoá theo tiêu chuẩn cực đại cự li Euclid tối thiểu giữa các chuỗi tín hiệu. Tuy nhiên, cấu trúc liên kết mã hoá với điều chế thông qua bộ xáo trộn vị trí cho phép thực hiện giải mã lặp một cách rất có hiệu quả. Trên thực tế, bộ Biến đổi Tín hiệu-Bít BSC (Symbol-to-Bit Converter) thực hiện giải điều chế mềm, cùng với bộ giải mã vòng ngoài đầu vào mềm-đầu ra mềm SISO (Soft Input-Soft Output) cung cấp thông tin về độ tin cậy của các bít, cho phép coi cặp Điều chế/Giải điều chế M mức như là log2M kênh nhị phân. Sơ đồ BICM kết hợp với giải mã lặp (Iterative Decoding) được ký hiệu là BICM-ID [6]. Việc sử dụng giải mã lặp không những cải thiện chất lượng của hệ thống trên kênh fading, mà còn cho chất lượng tốt trên kênh Gauss [4, 6]. Hơn thể nữa, điểm mấu chốt ở đây là có thể đạt được các hiệu quả BER khác nhau nhờ sự thay đổi phép ánh xạ Gray được sử dụng trong bộ tạo mã BICM của Zehavi [4,6]. . Hình 3: Sơ đồ bộ mã hóa và giải mã BICM-ID 8 Hội Thảo Quốc Gia 2015 về Điện Tử, Truyền Thông và Công Nghệ Thông Tin (ECIT 2015)