SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
1 
DÒNG TIỀN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 
3.1. Phân tích dòng ti ền của công ty 
Dòng tiền được xem là huyết mạch của công ty và là mối quan tâm bậc nhất của các nhà 
quản trị trong các quyết định hàng ngày, cũng như khi đưa ra các quyết định về chiến lược với 
mong muốn làm tăng giá trị của cổ đông. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng tiền của công 
ty chính là khấu hao (hay bất kỳ các khoản chi phí không bằng tiền). Dưới góc nhìn của một nhà 
kế toán, dòng tiền của công ty có thể được tính toán và tổng kết trong Báo cáo ngân lưu. Với cách 
nhìn của một nhà tài chính, các công ty thường sẽ quan tâm đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 
(Operating Cash Flow), dòng tiền này được các nhà quản trị sử dụng để đưa ra các quyết định, 
ngoài ra, họ còn xét đến dòng tiền tự do (Free Cash Flow), dòng tiền tự do này được các thành 
phần trong thị trường tài chính quan tâm. Ta bắt đầu việc phân tích dòng tiền bằng việc xem xét 
những khía cạnh quan trọng của khấu hao, là nhân tố chính, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của 
công ty. 
Khấu hao 
Các công ty được phép tính một phần chi phí hao mòn của tài sản cố định với mục đích 
khai báo thuế cũng như lập báo cáo tài chính. Việc trích chi phí này được gọi là khấu hao. Cục 
thuế liên bang Mỹ sẽ cho một bộ luật các công ty được phép trích khấu hao như thế nào. Do mục 
đích của việc lập báo cáo tài chính có thể khác so với mục đích khai thuế, các công ty có thể được 
phép sử dụng các phương pháp khấu hao khác nhau cho việc khai thuế và lập báo cáo tài chính. 
Luật thuế của Mỹ được xây dựng sao cho các công ty có động cơ đầu tư vào một số tài sản trong 
khi mục đích của việc lập báo cáo hoàn toàn có thể khác. Trong nước Mỹ, việc lập và giữ 2 bộ dữ 
liệu này hoàn toàn hợp pháp. 
Việc tính khấu hao cho mục đích thuế thường được các công ty sử dụng phương pháp khấu 
hao nhanh, một trong các phương pháp này chính là phương pháp MACRS (Modified Accelerated 
Cost Recovery System); trong khi đó, một số các phương pháp khấu hao khác sẽ được sử dụng 
cho mục đích báo cáo tài chính. Trước khi khảo sát các phương pháp tính khấu hao, bạn cần phải 
nắm rõ hai khái niệm: giá trị khấu hao của tài sản và thời gian khấu hao của tài sản.
2 
Giá trị khấu hao của tài sản 
Với phương pháp MACRS, giá trị khấu hao của tài sản chính là chi phí mua tài sản đó, kể 
cả chi phí lắp ráp, vận chuyển, … Không có điều chỉnh nào cần thiết cho giá trị còn lại (hay còn 
gọi là giá trị thặng dư: salvage value). 
Ví dụ. Công ty Baker vừa mua một thiết bị có giá $38,000, với chi phí lắp ráp là $2,000. Bất chấp 
giá trị thặng dư là bao nhiêu, giá trị khấu hao của tài sản này sẽ là $40,000: bằng giá mua $38,000 
+ chi phí lắp ráp $2,000. 
Thời gian khấu hao của tài sản 
Khoảng thời gian tài sản được trích khấu hao có thể ảnh hưởng lớn đến dòng tiền. Nếu thời 
gian khấu hao ngắn, dòng tiền trích ra từ khấu hao về công ty sẽ nhanh hơn. Một nhà quản trị 
thường sẽ thích có dòng tiền vào nhanh hơn từ khấu hao. Tuy nhiên, công ty phải tuân thủ luật của 
cục thuế về thời gian khấu hao cho phép. Theo phương pháp MACRS, ứng với cả tài sản cũ hay 
mới đều phải tuân thủ theo một chu kỳ thu hồi vốn (recovery periods) nhất định. Theo phương 
pháp này, có các chu kỳ thu hồi vốn gồm 3, 5, 7, 10, 15 và 20 năm (ngoại trừ bất động sản). Các 
tài sản sẽ được phân chia thành từng loại, ứng với mỗi loại sẽ có thời gian thu hồi vốn cho phép. 
Bốn loại đầu tiên (các loại này thường được các công ty sử dụng), được định nghĩa và phân loại 
trong Bảng 3.1. 
Bảng 3.1. Bốn loại tài sản đầu tiên trong phương pháp MACRS 
Loại tài sản (chu kỳ thu hồi) Định nghĩa 
3 năm Các thiết bị dùng để nghiên cứu và một số thiết bị đặc biệt 
5 năm Máy vi tính, máy đánh máy, máy photocopy, ôtô, xe tải loại nhỏ 
và các loại tài sản tương tự 
7 năm Thiết bị văn phòng (bàn, ghế, …), các thiết bị sản xuất, hệ thống 
đường ray xe lửa, các công trình kiến trúc dành cho nông nghiệp 
nhưng chỉ với 1 mục đích duy nhất 
10 năm Các thiết bị sử dụng trong các nhà máy lọc dầu hoặc sử dụng 
trong sản xuất thuốc lá và một số loại sản phẩm thức ăn cụ thể. 
Các phương pháp khấu hao 
Ứng với mục đích báo cáo tài chính, một số phương pháp khấu hao khác sẽ được sử dụng 
(chẳng hạn như khấu hao theo đường thẳng, khấu hao nhanh [double-declining balance], hay khấu
hao tổng số [sum-of-the-years’-digits]). Ứng với mục đích thuế, phương pháp MACRS sẽ tính 
khấu hao trên bốn loại tài sản trên theo phương pháp khấu hao nhanh (200%), sử dụng quy ước 
nửa năm và chuyển sang khấu hao đường thẳng khi có lợi. Mặc dù cục thuế không đưa ra bảng 
tính khấu hao cụ thể theo phần trăm ở từng năm, ta có thể xấp xỉ phần trăm khấu hao theo từng 
năm cho bốn loại tài sản này như trình bày trong Bảng 3.2. Thay vì sử dụng dữ liệu phần trăm như 
trong bảng, công ty có thể sử dụng phương pháp đường thẳng trong suốt chu kỳ khấu hao với quy 
ước nửa năm hay có thể sử dụng phương pháp khấu hao khác. Trong tài liệu này, ta sẽ sử dụng tỷ 
lệ phần trăm theo phương pháp MACRS do phương pháp này cho ta dòng tiền thu hồi nhanh nhất 
và nó cho thấy ảnh hưởng tốt nhất đến lợi nhuận của một công ty. 
Do phương pháp MACRS thực hiện theo quy ước nửa năm, phương pháp này giả định tài 
sản được công ty mua về vào thời kỳ giữa năm và do đó, vào năm đầu tiên, công ty chỉ có thể tính 
khấu hao cho nửa năm mà thôi. Do đó, khấu hao của nửa năm cuối sẽ được tính vào năm tiếp theo. 
Trong Bảng 3.2, phần trăm khấu hao của năm thứ n sẽ được tính vào năm n + 1. Cho ví dụ, một 
tài sản tuổi thọ 5 năm sẽ được khấu hao trong 6 năm. Bảng 3.2 có thể được tính toán để minh họa 
cho ví dụ sau. 
Ví dụ. Công ty Baker mua một thiết bị có giá trị $40,000 với tuổi thọ 5 năm. Sử dụng Bảng 3.2, 
3 
công ty có thể tính khấu hao từng năm như sau: 
Năm Chi phí (nguyên giá) 
(1) 
Phần trăm (theo Bảng 3.2) 
(2) 
Lượng khấu hao [(1) × (2)] 
(3) 
1 $40,000 20% $ 8,000 
2 $40,000 32 12,800 
3 $40,000 19 7,600 
4 $40,000 12 4,800 
5 $40,000 12 4,800 
6 $40,000 5 2,000 
Tổng 100% $40,000 
Cột 3 cho thấy tổng số tiền mua tài sản được thu hồi sau 6 năm. 
Do các nhà quản trị tài chính quan tâm chủ yếu đến dòng tiền, trong phạm vi tài liệu này, 
ta chỉ quan tâm đến phương pháp khấu hao mà thôi.
4 
Phân tích Báo cáo ngân lưu 
Báo cáo ngân lưu là một báo cáo tổng kết dòng tiền của công ty trong một khoảng thời gian. 
Trước khi thảo luận và giải thích ý nghĩa của báo cáo này, ta sẽ ôn lại, xem xét lại dòng chảy của 
tiền trong công ty và phân loại dòng tiền vào và dòng tiền ra. 
Các dòng tiền của công ty 
Hình 3.1 minh họa các dòng tiền của công ty. Chú ý thấy các chứng khoán ngắn hạn 
(marketable securities) được xem là tương đương tiền do tính thanh khoản cao của chúng. Ta có 
thể gom chúng và tiền và gọi là “tiền và các khoản tương đương tiền” và tài khoản này sẽ tăng khi 
ta có dòng tiền vào và giảm khi có dòng tiền ra. Cũng cần phải chú ý rằng, dòng tiền của công ty 
được phân loại thành (1) dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, (2) từ hoạt động đầu tư và (3) từ hoạt 
động tài chính. 
Gợi ý: nhắc lại rằng, trong tài chính, tiền được xem là thượng đế. Lợi nhuận từ Báo cáo thu nhập 
hoàn toàn tốt, nhưng nó không thể trả các khoản chi phí cũng như các chủ tài sản chấp nhận nó 
như là tiền.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là những dòng tiền liên quan đến doanh thu và chi phí 
từ hoạt động chính của công ty (bán hàng và cung cấp dịch vụ). Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là 
những dòng liên quan đến việc mua bán các tài sản cố định để công ty có thể hoạt động hay các 
dòng tiền mà công ty bỏ ra trong một vụ đầu tư nào đó. Dễ thấy rằng, một nghiệp vụ mua sắm sẽ 
là dòng tiền ra trong khi nghiệp vụ bán đi tài sản sẽ có dòng tiền vào của hoạt động đầu tư. Dòng 
tiền từ hoạt động tài chính là kết quả của các nghiệp vụ liên quan đến cơ cấu vốn của công ty, 
chẳng hạn như đi vay hay phát hành cổ phiếu, trả cổ tức. Tổng của ba dòng tiền này trong một chu 
kỳ sẽ chính là sự thay đổi của tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền. 
5
6 
Phân loại các dòng tiền vào và dòng tiền ra 
Báo cáo ngân lưu tổng kết các dòng tiền vào và ra của công ty trong một chu kỳ thời gian. 
Bảng 13.3 phân loại các dòng tiền vào cơ bản (nguồn tiền) và các dòng tiền ra (sử dụng tiền). Cho 
ví dụ, nếu khoản phải trả của công ty tăng $1,000 trong năm, sự thay đổi này cho thấy có dòng tiền 
vào, nếu hàng tồn kho tăng $2,500, sự thay đổi này cho thấy một dòng tiền ra. 
Một số điểm cần lưu ý trong phân loại dòng tiền ở Bảng 3.3: 
1. Khi một tài khoản tài sản giảm, nó chính là dòng tiền vào, ý nghĩa ở đây chính là lượng tiền 
gắn với tài sản đó đã được giải thoát và được dùng cho các mục đích khác, chẳng hạn như để 
trả tiền nợ vay. Ngược lại, khi tài khoản tài sản tăng, nó chính là dòng tiền ra. 
2. Khấu hao (hay các khoản khấu trừ khác) là chi phí không bằng tiền, chi phí này được trừ ra 
trong Báo cáo thu nhập để xác định lãi ròng nhưng không thực sự được chi trả bằng tiền bao 
giờ. Do các chi phí không bằng tiền này được khai vào báo cáo thu nhập, nó làm giảm đi lượng 
thuế mà công ty phải trả, các chi phí này được xem như là dòng tiền vào. Với khía cạnh nhìn 
từ nhà kế toán, cộng khấu hao trở lại với lãi ròng sẽ cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: 
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = Lãi ròng + Khấu hao và các chi phí không bằng tiền (3.1) 
Bảng 3.3. Dòng ti ền vào và dòng ti ền ra 
Dòng vào (nguồn tiền) Dòng ra (sử dụng tiền) 
Giảm trong các tài khoản tài sản Tăng trong các tài khoản tài sản 
Tăng trong các khoản nợ Giảm trong các khoản nợ 
Lợi nhuận sau thuế Lỗ ròng 
Khấu hao và các chi phí không bằng tiền Trả cổ tức 
Phát hành cổ phiếu Mua lại cổ phiếu công ty 
Chú ý thấy công ty có thể có lỗ ròng (lợi nhuận sau thuế âm) mà vẫn có thể có dòng tiền 
dương từ hoạt động kinh doanh một khi lượng khấu hao (hay các chi phí không bằng tiền khác) 
trong kỳ lớn hơn phần lỗ ròng này. Trong Báo cáo ngân lưu, lợi nhuận sau thuế (hay lỗ) và khấu 
hao (cũng như các chi phí không bằng tiền khác) được xem xét như là các khoản riêng biệt. 
3. Việc tính khấu hao được xem xét như là một dòng tiền vào, do đó, thay đổi trong tài sản được 
tính trên tổng thay đổi (nguyên giá) chứ không phải tính trên thay đổi của tài sản cố định ròng. 
Điều này giúp tránh tính nhầm khấu hao hai lần.
4. Các bút toán trực tiếp làm thay đổi Lợi nhuận giữ lại sẽ không tính trong Báo cáo ngân lưu. 
Thay vào đó, những bút toán làm ảnh hưởng đến Lợi nhuận giữ lại sẽ xuất hiện trong lãi (lỗ) 
ròng và chi trả cổ tức. 
7 
Chuẩn bị Báo cáo ngân lưu 
Báo cáo ngân lưu trong một chu kỳ được xây dựng bằng cách sử dụng Báo cáo thu nhập 
cũng trong chu kỳ đó, kết hợp với các giá trị đầu kỳ và cuối kỳ của các tài khoản trong Bảng cân 
đối kế toán. Báo cáo thu nhập tại thời điểm 31/12/2003 và số liệu đầu kỳ cuối kỳ Bảng cân đối kế 
toán của công ty Baker lần lượt được cho trong Bảng 3.4 và 3.5. Báo cáo ngân lưu năm 2003 của 
công ty Baker được trình bày trong Bảng 3.6.
Chú ý thấy tất cả các dòng tiền vào cũng như lợi nhuận sau thuế và khấu hao đều được ghi 
nhận là các dòng tiền dương. Tất cả các dòng tiền ra, các phần lỗ, và trả cổ tức đều ghi nhận bằng 
số âm. Từng dòng tiền của các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính được tính và rồi lấy tổng. 
Tổng của 3 dòng tiền chính là sự thay đổi của tài khoản Tiền và các khoản tương đương tiền. 
8
9 
Giải thích ý nghĩa của Báo cáo ngân lưu 
Báo cáo ngân lưu giúp các nhà quản trị, cũng như những người quan tâm khác có thể phân 
tích dòng tiền của một công ty. Các nhà quản trị cần đặc biệt quan tâm đến những khoản mục có 
các khoản tiền vào (hay ra) lớn để có thể đánh giá sự thay đổi này có phù hợp với chính sách tài 
chính của công ty hay không. Thêm vào đó, Báo cáo ngân lưu có thể được sử dụng để đánh giá 
xem công ty có đạt được mục đích đã đề ra hay không, hay cũng có thể tìm nguyên nhân của những 
tồn tại, xác định những vùng hoạt động chưa hiệu quả. Cho ví dụ, nếu việc tăng giá trị của khoản 
phải thu hay hàng tồn kho dẫn đến một lượng tiền ra mà lớn, điều này có thể là tín hiệu báo cho 
các nhà quản trị rằng chính sách bán chịu hay việc quản lý hàng tồn kho của công ty đang có vấn 
đề. Các nhà quản trị cũng có thể chuẩn bị một Báo cáo ngân lưu từ những Báo cáo tài chính dự 
toán. Phương pháp này có thể được áp dụng để xem xét kết quả của Báo cáo ngân lưu có như dự 
tính của nhà quản trị hay không.
Hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản tài chính được trình bày trong tài liệu này là điều cần thiết 
10 
để có thể giải thích ý nghĩa của Báo cáo ngân lưu. 
Dòng ti ền từ Hoạt động kinh doanh 
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty (Operating Cash Flow: OCF) là dòng tiền 
mà công ty thu hoạch được từ hoạt động chính của công ty – hoạt động bán hàng hay cung cấp 
dịch vụ. Một vài khái niệm (định nghĩa) của OCF khác nhau cũng có thể được sử dụng từ các viện 
tài chính. Công thức 3.1 cho thấy một định nghĩa đơn giản của kế toán về dòng tiền từ hoạt động 
kinh doanh. Ở đây, ta sẽ phân tích rõ định nghĩa này để có thể xác định dòng tiền một cách chính 
xác. Không như định nghĩa trước đây về dòng tiền, định nghĩa dòng tiền trong công thức này đã 
bỏ qua lãi vay và thuế để tập trung chủ yếu vào dòng tiền thực sự mà công ty đạt được từ hoạt 
động kinh doanh, bỏ qua các chi phí tài chính và thuế. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) 
được định nghĩa như trong Công thức 3.2. 
OCF = EBIT ‒ Thuế + Khấu hao (3.2) 
Ví dụ. Đưa các giá trị từ Báo cáo thu nhập của công ty Baker vào công thức 3.2, ta được 
OCF  $370$120$100  $350 
Trong năm 2003, công ty Baker tạo ra được dòng tiền $350,000 từ hoạt động kinh doanh 
bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do lượng tiền này dương, ta kết luận hoạt động kinh doanh của 
công ty đã cho một dòng tiền vào. 
So sánh Công thức 3.1 và 3.2 cho ta thấy sự khác biệt chính giữa định nghĩa về dòng tiền 
từ hoạt động kinh doanh của kế toán và tài chính. Công thức 3.2 của tài chính bỏ qua chi phí lãi 
vay trong dòng tiền hoạt động kinh doanh trong khi Công thức 3.1 của kế toán thì không, kế toán 
tính lãi vay vào trong dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, khi công 
ty không nó chi phí lãi vay, khi đó định nghĩa của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của kế toán 
và tài chính sẽ bằng nhau. 
Dòng tiền tự do (Free Cash Flow) 
Dòng tiền tự do chính là lượng tiền của công ty dành cho các nhà đầu tư – chủ nợ (creditors) 
và các cổ đông (owners) – sau khi công ty đã trang trải hết các khoản chi cần thiết cho hoạt động 
kinh doanh cũng như đã trả đủ cho các khoản đầu tư vào tài sản cố định cũng như vào vốn lưu
động. Đây chính là lượng tiền ròng dành cho các chủ nợ và chủ sở hữu trong kỳ hoạt động. Dòng 
tiền tự do có thể được tính bằng Công thức 3.3. 
FCF = OCF ‒ Đầu tư ròng vào TSCĐ ‒ Đầu tư ròng vào Vốn lưu động (3.3) 
Trong đó: Đầu tư ròng vào TSCĐ là Net Fixed Asset Investment (NFAI) và Đầu tư ròng 
11 
vào Vốn động là Net Current Asset Investment (NCAI). 
Đầu tư ròng vào TSCĐ có thể được tính bằng Công thức 3.4. 
Đầu tư ròng vào TSCĐ = Sự thay đổi trong TSCĐ ròng + Khấu hao (3.4) 
Ví dụ. Sử dụng số liệu ở Bảng cân đối kế toán của công ty Baker trong Bảng 3.5, ta thấy rằng thay 
đổi trong TSCĐ ròng từ năm 2002 và 2003 là +$200 ($1,200 trong năm 2003 ‒ $1,000 ở năm 
2002). Đưa giá trị này và lượng khấu hao $100 của năm 2003 vào Công thức 3.4, ta nhận được 
Đầu tư ròng vào TSCĐ (NFAI) của công ty trong năm 2003 là 
NFAI  $200$100  $300 
Công ty Baker đã đầu tư một lượng tiền ròng $300,000 vào TSCĐ trong năm 2003. Lượng 
tiền này chính là dòng tiền ra để chi đầu tư vào TSCĐ của công ty. 
Xét Công thức 3.4, ta thấy rằng, nếu lượng khấu hao trong năm nhỏ hơn sự thay đổi giảm 
của TSCĐ ròng, NFAI sẽ âm. Một lượng NFAI âm cho thấy có một dòng tiền vào ròng, điều này 
có nghĩa là công ty đã bán nhiều tài sản cố định hơn mua. 
Thay đổi ròng trong Vốn lưu động (NCAI) chính là lượng tiền ròng công ty đầu tư vào 
lượng vốn lưu động (dành cho hoạt động kinh doanh) trong năm. Vốn lưu động ròng nghĩa là sự 
khác biệt giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn này bao gồm những khoản phải trả 
không có chi phí lãi. Vì thế, các khoản vay ngắn hạn có lãi suất vay sẽ không được tính trong phần 
này. Thay vào đó, nó là phần đòi hỏi của chủ nợ trên dòng tiền tự do của công ty. Công thức 3.5 
cho ta thấy cách tính NCAI. 
NCAI = Thay đổi tài sản ngắn hạn ‒ Thay đổi nợ ngắn hạn (3.5) 
Ví dụ. Dựa trên Bảng cân đối kế toán của công ty Baker trong Bảng 3.5, ta thấy rằng sự thay đổi 
của tài sản ngắn hạn là +$100, trong khi sự thay đổi của các khoản nợ ngắn hạn là +$100. Đưa các 
số liệu này vào trong Công thức 3.5, ta nhận được NCAI của công ty trong năm 2003 là
12 
NCAI = $100 ‒ $100 = 0 
Điều này có nghĩa là trong năm 2003, công ty Baker đã không đầu tư thêm vào Vốn lưu 
động. 
Bây giờ, ta sẽ đưa các số liệu của công ty Baker trong năm 2003, bao gồm dòng tiền từ hoạt 
động kinh doanh (OCF) là $350, đầu tư ròng vào TSCĐ (NFAI) là $300, và lượng đầu tư vào vốn 
lưu động ($0) vào trong Công thức 3.3 để xác định dòng tiền tự do (FCF) của công ty: 
FCF  $350$300$0  $50 
Ta có thể thấy rằng, trong năm 2003, công ty Baker đã tạo ra được dòng tiền tự do là 
$50,000. Lượng tiền này có thể được công ty sử dụng để trả cho các chủ nợ thông qua nợ và lãi 
vay hay dùng để trả cổ tức cho các cổ đông. Do đó, công ty đã tạo ra dòng tiền đủ để thanh toán 
các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh và đầu tư mà vẫn còn một lượng tiền dư để trả cho 
các nhà đầu tư. 
Các phân tích sâu hơn về dòng tiền tự do nằm ngoài phạm vi của tài liệu này. Ở đây, ta chỉ 
giới thiệu đến dòng tiền. Dễ dàng thấy rằng dòng tiền là huyết mạch của công ty. Kế tiếp, ta sẽ xét 
đến một số điều về kế hoạch tài chính của lợi nhuận và dòng tiền. 
3.2. Quy trình kế hoạch tài chính 
Kế hoạch tài chính là một phần quan trọng trong hoạt động của công ty trong việc thực hiện 
các mục tiêu của mình. Hai thành phần quan trọng của kế hoạch tài chính là kế hoạch tiền mặt 
(cash planning) và kế hoạch lợi nhuận (profit planning). Kế hoạch tiền mặt bao gồm các bước 
chuẩn bị cho ngân sách tiền mặt (cash budget) của công ty. Kế hoạch lợi nhuận bao gồm các bước 
chuẩn bị cho các báo cáo tài chính dự toán (pro forma statements). Cả ngân sách tiền mặt và các 
báo cáo tài chính dự toán đều rất hữu ích trong kế hoạch của các nhà quản trị; đây cũng là những 
báo cáo mà các nhà cho vay đòi hỏi công ty phải dự trình khi đi vay. 
Quy trình kế hoạch tài chính (Financial Planning Process) bắt đầu bằng kế hoạch dài hạn 
(còn gọi là chiến lược). Từ chiến lược dài hạn này, các nhà quản trị sẽ hình thành các kế hoạch 
ngắn hạn, hay còn gọi là ngân sách hoạt động cho công ty. Thông thường, các ngân sách và kế 
hoạch ngắn hạn vẫn thực hiện mục tiêu dài hạn mà công ty đặt ra. Mặc dù chương này chủ yếu sẽ 
đề cập đến các kế hoạch hay ngân sách ngắn hạn, một vài ý kiến về dài hạn cũng sẽ được nói đến.
13 
Chi ến lược tài chính dài hạn (Long-term Financial Plans) 
Chiến lược tài chính dài hạn sẽ đưa ra một kế hoạch hoạt động cho công ty trong thời gian 
từ 2 đến 10 năm. Thường các công ty sẽ đưa ra một chiến lược trong từng 5 năm. Với những công 
ty sẽ gặp trở ngại về doanh thu không ổn định, hay chu kỳ sản phẩm ngắn, hay có thể bị cả hai 
trường hợp và do đó, sẽ phải chọn một chiến lược ngắn hạn hơn. 
Kế hoạch tài chính dài hạn là 1 phần của chiến lược toàn công ty, kết hợp với các kế hoạch 
sản xuất và marketing, giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra. Kế hoạch tài chính dài hạn này sẽ 
xem xét đến việc đầu tư vào TSCĐ, đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu phát triển, chiến lược 
marketing, phát triển sản phẩm mới, tìm nguồn tài trợ, kế hoạch về cơ cấu vốn. Trong chiến lược 
dài hạn cũng bao gồm việc thanh lý các dự án, loại bỏ một số chi nhánh, trả các khoản nợ vay hay 
kế hoạch thu mua một công ty. Những kế hoạch này thường được hỗ trợ bằng một số các ngân 
sách trong các năm liên tiếp và dựa trên các kế hoạch lợi nhuận. 
Kế hoạch tài chính ngắn hạn (hoạt động kinh doanh) 
Các kế hoạch tài chính ngắn hạn thường là các kế hoạch trong vòng 1 hay 2 năm tới. Một 
số biến số đầu vào quan trọng là lượng doanh thu dự báo và một số dữ liệu tài chính của hoạt động 
kinh doanh. Các biến đầu ra quan trọng là ngân sách hoạt động kinh doanh, ngân sách tiền mặt và 
các bảng báo cáo tài chính dự toán. Quá trình kế hoạch tài chính ngắn hạn được trình bày trong 
Hình 3.2.
Kế hoạch tài chính ngắn hạn bắt đầu bằng việc thực hiện dự báo cho doanh thu. Từ đó, kế 
hoạch sản xuất sẽ được xây dựng theo từng bước, trong đó bao gồm việc ước lượng lượng nguyên 
vật liệu cần thiết để sản xuất. Với kế hoạch sản xuất, công ty có thể ước tính lượng lao động trực 
tiếp cần thiết phải có, kế hoạch xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất và tính toán chi phí kinh 
doanh. Khi tất cả dữ liệu trên đã được ước lượng, báo cáo kết quả kinh doanh dự toán và ngân sách 
tiền mặt sẽ được vạch ra. Với các biến đầu vào cơ bản trên (bao gồm báo cáo thu nhập dự toán, 
ngân sách tiền mặt, kế hoạch đầu tư tài sản cố định, kế hoạch tài chính dài hạn và với bảng cân đối 
kế toán hiện có), công ty sẽ xây dựng được bảng cân đối kế toán dự toán. 
Từ đây đến cuối chương, chúng ta sẽ tập trung vào một số các biến đầu ra quan trọng trong 
kế hoạch tài chính ngắn hạn như: ngân sách tiền mặt, báo cáo thu nhập dự toán và bảng cân đối kế 
toán dự toán. 
14 
3.3. Kế hoạch ti ền mặt: Ngân sách ti ền mặt 
Ngân sách tiền mặt (cash budget), hay còn gọi lại dự báo tiền mặt (cash forecast), là bảng 
kế hoạch về các dòng tiền vào và ra của công ty. Ngân sách tiền mặt được sử dụng để ước lượng 
số tiền cần thiết công ty phải có trong ngắn hạn, chú trọng vào kế hoạch cho lượng dư thừa hay 
thiếu tiền mặt của công ty. 
Thông thường, ngân sách tiền mặt được kế hoạch cho chu kỳ 1 năm, trong đó, kế hoạch sẽ 
được chia thành nhiều chu kỳ nhỏ hơn. Số các chu kỳ tùy thuộc vào tính chất của hoạt động kinh 
doanh của công ty. Một công ty có chu kỳ kinh doanh theo mùa, với dòng tiền vào không ổn định, 
sẽ có nhiều chu kỳ nhỏ cho ngân sách tiền mặt. Do đa số công ty có dòng tiền theo mùa, vì thế, 
ngân sách tiền mặt thường chia thành chu kỳ tháng. Các công ty có dòng tiền ổn định có thể sử 
dụng chu kỳ theo quý, nửa năm hay có thể 1 năm. 
Dự báo doanh thu 
Biến đầu vào quan trọng của kế hoạch tài chính ngắn hạn chính là doanh thu dự báo. Thông 
thường, bộ phận marketing sẽ đưa ra dự báo của doanh thu trong một chu kỳ. Dựa trên doanh thu 
dự báo này, kết hợp với kế hoạch sản xuất, nhà quản trị tài chính có thể ước lượng được dòng tiền 
hàng tháng của công ty. Hơn nữa, các nhà quản trị có thể xác định được lượng tài sản cố định cần 
phải đầu tư, cũng như lượng tài trợ thế nào để phù hợp với mức sản xuất và tiêu thụ dự báo của 
công ty. Trên thực tế, thu thập bộ dữ liệu tốt là việc làm khó khăn nhất trong dự báo. Doanh thu
dự báo có thể dựa vào phân tích dữ liệu nội bộ (internal data), dữ liệu bên ngoài (external data) 
hay có thể là kết hợp giữa 2 bộ dữ liệu. 
Dự báo theo biến ngoài (external forecast) phụ thuộc vào mối liên hệ giữa doanh thu của 
công ty với các chỉ số của nền kinh tế, chẳng hạn như chỉ số thu nhập quốc gia (GDP), dân số tăng 
trong khu vực, niềm tin (lạc quan) của người tiêu dùng, và thu nhập khả dụng của người dân. Dự 
báo doanh thu theo các chỉ số này luôn luôn có thể được áp dụng. Do doanh thu của công ty thường 
sẽ lệ thuộc vào một số các chỉ số của nền kinh tế, dự báo về nền kinh tế sẽ cho thấy ảnh hưởng của 
nó dến doanh thu tương lai của công ty. 
Dự báo theo biến trong (internal forecast) dựa vào các thông tin nội bộ của công ty thông 
qua các chi nhánh, đại lý của công ty. Thông thường, các nhân viên bán hàng (salesperson) sẽ được 
hỏi số lượng sản phẩm mà họ dự kiến có thể bán được trong chu kỳ tới. Các số liệu dự báo này sẽ 
được giám đốc kinh doanh thu thập lại, số liệu có thể được giám đốc kinh doanh điều chỉnh dựa 
trên kinh nghiệm của ông về thị trường cụ thể, hay dựa vào khả năng dự báo của một số nhân viên 
bán hàng. Cuối cùng, giám đốc kinh doanh có thể điều chỉnh số liệu dựa vào các yếu tố nội bộ, 
chẳng hạn như khả năng sản xuất của toàn công ty. 
Công ty có thể kết hợp cả hai phương pháp (biến trong và ngoài) để đưa ra dự báo doanh 
thu. Thông tin nội bộ sẽ giúp giám đốc kinh doanh đưa ra doanh thu kỳ vọng của công ty, từ đó, 
ông có thể sử dụng các dữ liệu của nền kinh tế để điều chỉnh mức doanh thu kỳ vọng trên. Loại 
sản phẩm của công ty cũng có thể là nguyên nhân công ty nên sử dụng phương pháp nào. 
15 
Chuẩn bị ngân sách tiền mặt 
Cấu trúc thông thường của ngân sách tiền mặt được minh họa trong Bảng 3.7. Chúng ta sẽ 
khảo sát từng mục cụ thể trong Bảng kế hoạch ngân sách này.
16 
Hóa đơn thu tiền (Cash Receipts) 
Hóa đơn thu tiền bao gồm tất cả các dòng tiền vào của công ty trong một chu kỳ hoạt động. 
Các thành phần chính của hóa đơn thu tiền là tiền mặt nhận được từ khách hàng, bao gồm tiền thu 
được từ khoản phải thu và tiền mặt thu trực tiếp từ khách hàng. 
Ví dụ. Công ty Coulson đang xây dựng một ngân sách tiền mặt cho tháng 10, 11 và 12. Doanh thu 
của công ty trong tháng 8 và 9 lần lượt là $100,000 và $200,000. Doanh thu dự kiến trong 3 tháng 
10, 11 và 12 lần lượt là $400,000, $300,000, và $200,000. Trong quá khứ, doanh thu bằng tiền của 
công ty là 20%, 50% lượng doanh thu (trong khoản phải thu) sẽ nhận được sau 1 tháng và số còn 
lại (30%) sẽ thu được sau 2 tháng. Chi phí cho các khoản nợ khó đòi coi như không đáng kể. Trong 
tháng 12, công ty sẽ nhận được $30,000 tiền cổ tức từ một công ty con. Các dòng tiền vào dự kiến 
được trình bày trong Bảng 3.8, bao gồm các chỉ mục sau: 
Doanh thu dự báo (Forecast Sales). Đây là biến đầu vào ban đầu, dựa trên các thông tin và các 
dữ liệu trong và ngoài công ty. 
Doanh thu bằng tiền (Cash Sales). Doanh thu bằng tiền mỗi tháng chinh là 20% doanh thu dự 
báo của tháng đó. 
Tiền thu từ khoản phải thu (Collections of A/R). Số tiền công ty thu được từ khách hàng ứng với 
doanh thu của các tháng trước đó. 
Tiền trễ 1 tháng (Lagged 1 month). Số tiền mà công ty thu được từ khoản phải thu (từ doanh thu 
của tháng trước đó). Do 50% lượng doanh thu trong kỳ này sẽ thu được từ khách hàng sau 1 tháng, 
tiền thu được từ khoản phải thu trong phần tiền trễ 1 tháng của tháng 9 chính là 50% doanh thu
của tháng 8, tiền thu được từ khoản phải thu trong phần tiền trễ 1 tháng của tháng 10 chính là 50% 
doanh thu của tháng 9, và cứ tiếp tục như thế. 
Tiền trễ 2 tháng (Lagged 2 month). Số tiền mà công ty thu được từ khoản phải thu (từ doanh thu 
của 2 tháng trước đó). Do 30% lượng doanh thu trong kỳ này sẽ thu được từ khách hàng sau 2 
tháng, tiền thu được từ khoản phải thu trong phần tiền trễ 2 tháng của tháng 10 chính là 50% doanh 
thu của tháng 8, … 
Các hóa đơn tiền khác (Other Cash Receipts). Bao gồm các hóa đơn thu tiền khác, không phải từ 
doanh thu của công ty. Tiền lãi vay, cổ tức, tiền bán tài sản cố định, bán cổ phiếu, trái phiếu, tiền 
nhận được khi cho thuê tài sản thường sẽ xuất hiện trong phần này. Với công ty Coulson, phần hóa 
đơn tiền khác chỉ bao gồm cổ tức sẽ nhận được vào tháng 12. 
Tổng số tiền nhận được (Total Cash Receipts). Đây là tổng số tiền mà công ty nhận được, được 
liệt theo từng tháng. Với công ty Coulson, ta chỉ quan tâm đến số tiền trong các tháng 10, 11 và 
12, như được trình bày trong Bảng 3.8. 
17 
Các dòng tiền ra (Cash Disbursements) 
Các dòng tiền ra bao gồm tất cả kế hoạch chi tiền của công ty trong kỳ, thông thường sẽ gồm: 
Tiền mua hàng Kế hoạch chi mua TSCĐ 
Tiền trả khoản phải trả Tiền trả lãi vay 
Tiền mướn (Rent) hay thuê (lease) Chi trả cổ tức 
Lương nhân viên Trả nợ vay 
Trả thuế Mua lại cổ phiếu công ty 
Cần chú ý rằng, khấu hao và các khoản chi phí không bằng tiền sẽ KHÔNG được tính trong 
ngân sách tiền mặt do các chi phí này chỉ là những khoản được thành lập để cho thấy sự hao mòn 
của một khoản chi TSCĐ trước đây. Ảnh hưởng của khấu hao chính là chi phí này làm giảm dòng 
tiền trả thuế. 
FOCUS ON PRACTICE (CÂU CHUYỆN THỰC TẾ). Sự cần thi ết phải dự báo dòng tiền 
(dù ra sao đi nữa!) 
Ta có thể thấy tầm quan trọng của dòng tiền đối với các nhà quản trị tài chính. Vì thế, ta sẽ 
rất ngạc nhiên khi thấy rằng, rất nhiều công ty trên thực tế đã bỏ qua quá trình dự báo dòng tiền. 
Người ta đưa ra 3 lý do chính: (1) Dòng tiền dự báo thường cho kết quả sai, (2) rất khó để thực
hiện, và (3) các nhà quản trị không thấy lợi ích của việc dự báo tiền mặt, trừ phi khi công ty đang 
gặp khó khăn về tiền. Thêm vào đó, mỗi công ty có phương pháp dự báo cho riêng mình. Nếu các 
dòng tiền vào (ra) không theo một quy trình nhất định nào đó, rất khó để các nhà quản trị dự báo 
dòng tiền trong tương lai. 
Tuy nhiên, nhiều lý do cho thấy ta nên thực hiện dự báo tiền mặt: việc dự báo dòng tiền sẽ 
giúp ích cho tính thanh khoản của công ty, giúp công ty hạn chế tối thiểu chi phí đi vay và tối đa 
thu nhập trong đầu tư. Nó cũng giúp các nhà quản trị tài chính trong tổn thất hối đoái một cách 
chính xác. Trong một số trường hợp gặp khó khăn về tín dụng, một số nhà cho vay đòi hỏi người 
đi vay phải theo dõi tiền mặt một cách kỹ lưỡng, khi đó, nhà cho vay sẽ dễ dàng thương lượng một 
khi công ty đưa ra một ngân sách dự báo cụ thể, rõ ràng. Khi lượng tiền mặt cần phải có và ngân 
sách dự báo không chính xác, các nhà quản trị có thể đi vay từ quỹ (funds) để san bằng sự khác 
biệt này. 
Công ty Salant, một công ty may mặc trong thành phố New York, rất quan tâm đến kế 
hoạch tài chính và dự báo. Trưởng phòng tài chính của công ty, ông William R. Bennett nói rằng: 
“Mục tiêu khó khăn nhất của chúng tôi là tìm cách dự báo dòng tiền cũng như dự báo lợi nhuận 
(hay lỗ) và có được một bảng cân đối kế toán phù hợp.” Ông cũng cho rằng: “Chúng tôi đã học 
được bài học, và cũng đã xây dựng được cho mình một mô hình Excel trong việc dự báo.” Mặc dù 
xây dựng mô hình dự báo cho công ty rất khó khăn, việc sử dụng chúng khá dễ dàng cho các nhà 
quản trị. 
Salant là một công ty hoạt động với nhiều máy móc thiết bị (capital intensive), và vì thế, 
tính thanh khoản của công ty lệ thuộc vào tài sản. Ông Bennet dự báo hàng tồn kho và khoản phải 
thu để có thể ước lượng khoản tiền vay cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty. 
Cũng như công ty Salant, rất nhiều công ty đã sử dụng công nghệ để dự báo dòng tiền. Các 
phần mềm hiện nay có thể sử dụng các phương pháp thống kê, vẽ đồ thị dữ liệu hoặc có thể đưa 
ra mô hình cho từng khách hàng của công ty dựa theo quy trình (cách thức) trả tiền của họ. Không 
những thế, các phần mềm này còn lưu trữ các dữ liệu việc mua hàng của công ty với từng thông 
tin các nghiệp vụ đến khách hàng. Các dữ liệu này giúp ích rất nhiều cho việc dự báo chính xác. 
Ví dụ. Công ty Coulson thu nhập các dữ liệu cần thiết để chuẩn bị cho lịch trả tiền vào 3 tháng 10, 
18 
11 và 12 như sau.
Mua hàng (Purchases). Tiền mua hàng của công ty chiếm 70% doanh thu. Trong tổng số tiền mua 
hàng này, 10% sẽ được trả bằng tiền ngay lập tức, 70% sẽ được trả trong tháng kế tiếp và 20% còn 
lại sẽ thanh toán vào tháng thứ 2 sau khi mua hàng. 
19 
Tiền thuê. Lượng tiền thuê trả hàng tháng là $5,000. 
Lương nhân viên. Tiền lương cố định cho nhân viên hàng năm là $96,000 (hay $8,000 mỗi tháng). 
Thêm vào đó, chi phí lương biến đổi ước tính vào khoảng 10% doanh thu hàng tháng. 
Trả thuế. Công ty cần phải trả một lượng thuế $25,000 vào tháng 12. 
Kế hoạch đầu tư TSCĐ. Một thiết bị có nguyên giá $130,000 sẽ được mua và thanh toán tiền trong 
tháng 11. 
Trả lãi vay. Một khoản lãi vay $10,000 phải trả trong tháng 12. 
Trả cổ tức. Lượng cổ tức $20,000 sẽ phải trả trong tháng 10. 
Nợ vay. Một khoản nợ vay $20,000 tới hạn trả trong tháng 12. 
Mua lại cổ phiếu công ty. Công ty không có kế hoạch mua lại cổ phiếu trong khoảng thời gian từ 
tháng 10 đến tháng 12. 
Dựa vào cách thông tin trên, lịch trả tiền của công ty được cho trong Bảng 3.9. Một số chỉ 
mục trong Bảng được giải thích rõ hơn như sau. 
Mua hàng. Phần ghi nhận này chỉ là thông tin. Số liệu phản ánh 70% doanh thu của từng tháng. 
Số liệu này được đưa vào để có thể tính lượng tiền mua hàng và các khoản chi trả có liên quan. 
Tiền mua hàng (Cash purchases). Đây là lượng tiền mặt công ty bỏ ra, tương ứng với 10% số 
tiền mua hàng tháng. 
Tiền trả cho khoản phải trả (Payments of A/P). Những khoản tiền công ty trả cho khoản phải trả, 
đây là tiền mua hàng của công ty vào những tháng trước. 
Trễ 1 tháng (Lagged 1 month). Đây là lượng tiền công ty trả cho nhà cung cấp trong tháng, ứng 
với lượng tiền mua hàng của tháng trước đó. Do 70% lượng tiền mua hàng được công ty trả sau 1 
tháng kể từ ngày mua hàng, lượng tiền trả trễ 1 tháng của công ty trong tháng 9 chính là 70% số 
tiền công ty mua hàng trong tháng 8, tiền trả trong tháng 10 chính là 70% số tiền mua hàng trong 
tháng 9, …
Trễ 2 tháng (Lagged 2 month). Đây là lượng tiền công ty trả cho nhà cung cấp trong tháng, ứng 
với lượng tiền mua hàng của 2 tháng trước đó. Do 20% lượng tiền mua hàng được công ty trả sau 
2 tháng kể từ ngày mua hàng, lượng tiền trả trễ 2 tháng của công ty trong tháng 10 chính là 20% 
số tiền công ty mua hàng trong tháng 8, … 
Lương nhân viên. Lượng tiền này được tính bằng cách cộng $8,000 (lương cố định) với 10% 
20 
doanh thu mỗi tháng (cho lương biến đổi). 
Các chỉ mục còn lại là dòng tiền chi ra và có thể tự hiểu. 
Dòng tiền ròng, Số dư tiền mặt cuối kỳ, Tài trợ, và lượng dư thừa tiền mặt. 
Xét lại cấu trúc tổng quát của ngân sách tiền mặt trong Bảng 3.7. Ta có biến đầu vào cho 
hai mục đầu tiên, từ đó, ta sẽ tính toán lượng tiền công ty cần có. Dòng tiền ròng có thể được tính 
bằng cách lấy tổng dòng thu trừ tổng dòng chi trong mỗi chu kỳ. Sau đó, lấy dòng tiền ròng này, 
cộng với số dư tiền mặt đầu kỳ sẽ cho số dư tiền mặt cuối kỳ. Cuối cùng, lấy số dư tiền mặt cuối 
kỳ trừ cho lượng tồn quỹ tiền mặt tối thiểu để tìm lượng tiền cần tài trợ (required total financing) 
hay tìm ra lượng dư thừa tiền mặt (excess cash balance). Nếu lượng tiền mặt cuối kỳ nhỏ hơn 
lượng tồn quỹ tiền mặt tối thiểu, khi đó công ty cần phải tìm nguồn tài trợ. Nguồn tài trợ này
thường được xem là nguồn ngắn hạn và sẽ liệt kê vào nợ vay ngắn hạn (notes payable). Trong 
trường hợp ngược lại, ta có lượng dư thừa tiền mặt. Với lượng dư thừa tiền mặt, ta giả định công 
ty sẽ đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn. 
Ví dụ. Ngân sách tiền mặt của công ty Coulson được trình bày trong Bảng 3.10 dựa trên các thông 
tin trên. Vào cuối tháng 9, số dư tiền mặt của công ty là $50,000 và số dư trong tài khoản nợ vay 
ngắn hạn cũng như đầu tư tài chính ngắn hạn đều bằng $01. Công ty muốn duy trì lượng tiền mặt 
tối thiểu là $25,000. 
Nếu công ty Coulson muốn giữ lượng tiền mặt tối thiểu là $25,000, công ty cần phải đi vay 
một khoản tiền $76,000 trong tháng 11 và một lượng $41,000 nữa vào tháng 12. Trong tháng 10, 
công ty sẽ có một lượng dư thừa tiền mặt $22,000 có thể sử dụng để đầu tư vào các chứng khoán 
ngắn hạn. Tổng số tiền vay cần có trong bảng ngân sách tiền mặt cho thấy công ty cần phải đi vay 
bao nhiêu tại thời điểm cuối tháng; nó không phải là sự thay đổi của khoản vay trong tháng. 
1 Nếu Coulson có số dư tài khoản vay ngắn hạn hay đầu tư tài chính ngắn hạn khác 0 vào cuối tháng 9, giá trị số dư 
tiền mặt đầu kỳ có thể không phản ánh đúng. Nó có thể lớn hay nhỏ hơn, tùy vào công ty có nợ vay ngắn hạn hay 
đầu tư ngắn hạn vào thời điểm đó. Để đơn giản, trong phần ngân sách tiền mặt và các bài tập trong chương này, ta 
giả định rằng số dư của hai tài khoản này đều bằng $0 tại đầu mỗi chu kỳ. 
21
Sự thay đổi của khoản vay trong tháng và sự thay đổi trong lượng dư thừa tiền mặt có thể 
tìm thấy bằng cách phân tích bảng ngân sách tiền mặt. Trong tháng 10, công ty có số dư tiền mặt 
đầu kỳ $50,000, và sau khi có dòng ra $3,000, số dư tiền mặt cuối kỳ là $47,000. Kết quả là công 
ty có lượng dư thừa tiền mặt $22,000 (do lượng tiền tối thiểu chỉ là $25,000). Trong tháng 11, công 
ty cần tài trợ $76,000 do kết quả của dòng tiền ra $98,000 trừ đi cho khoản dư thừa tiền $22,000 
từ tháng 10. Trong tháng 12, tổng tài trợ công ty cần là $41,000, đây là kết quả của việc giảm phần 
tài trợ $76,000 trong tháng 11 bằng dòng tiền vào $35,000 trong tháng 12. Tổng kết các nghiệp vụ 
tài chính của công ty trong từng tháng như sau: 
22 
Tháng 10: Đầu tư $22,000 lượng dư thừa tiền mặt vào chứng khoán ngắn hạn. 
Tháng 11: Thu hồi $22,000 từ chứng khoán ngắn hạn và vay ngắn hạn khoản tiền $76,000. 
Tháng 12: Trả tiền vay ngắn hạn $35,000 và tài trợ cần phải có là $41,000. 
Đánh giá ngân sách ti ền mặt. 
Ngân sách tiền mặt cho ta thấy công ty sẽ kỳ vọng có một lượng tiền mặt dư thừa hay thiếu 
hụt trong từng tháng sắp tới. Số liệu của mỗi tháng dựa vào lượng tiền mặt đòi hỏi tối thiểu mà 
công ty cần phải có và số dư tiền mặt dự toán vào cuối tháng. 
Sau cuối mỗi tháng, công ty Coulson dự kiến sẽ có số dư của các tài khoản tiền, chứng 
khoán ngắn hạn và vay ngắn hạn như sau: 
Chú ý thấy, công ty giả định sẽ bán chứng khoán ngắn hạn trước để phục vụ cho nhu cầu 
thiếu hụt ngân sách, nếu vẫn còn thiếu, công ty sẽ đi vay ngắn hạn. Vì thế, công ty sẽ không bao 
giờ có số dư trên cả hai tài khoản này trong cùng thời điểm. 
Do công ty có thể phải đi vay với lượng tiền $76,000 trong chu kỳ 3 tháng tới, nhà quản trị 
tài chính cần phải chuẩn bị sẵn để tìm nguồn tài trợ cho khoản vay này.
23 
Đối phó với vi ệc không chắc chắn của ngân sách ti ền mặt 
Ngoài việc phải cẩn thận trong ước lượng các biến đầu vào của ngân sách tiền mặt, có 2 
cách để đối phó với việc không chắc chắn của ngân sách tiền mặt. Cách thứ nhất là chuẩn bị một 
số ngân sách tiền mặt, dựa vào các tình trạng khác nhau: bi quan, có thể xảy ra, và lạc quan. Ứng 
với vùng dòng tiền ước lượng này, các nhà quản trị cá thể xác định lượng tài trợ cần thiết trong 
trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Việc xây dựng một số ngân sách tiền mặt dựa vào một số giả 
định khác nhau cũng có thể giúp nhà quản trị một cái nhìn sâu sắc hơn về rủi ro trong các phương 
án. Đây chính là phương pháp phân tích độ nhạy (sensitivity analysis), hay còn gọi là phương pháp 
“what if”. Phương pháp này thường được sử dụng khi phân tích dòng tiền trong một số trường hợp 
khác nhau. Máy vi tính và phần mềm Excel sẽ giúp cho quá trình phân tích độ nhay đơn giản hơn. 
Ví dụ. Bảng 3.11 tổng kết ngân sách tiền mặt của công ty Coulson cho từng tháng trong 3 trạng 
thái: bi quan, có thể xảy ra và lạc quan. Với các ước lượng của dòng vào và dòng ra. Ước lượng 
trong trường hợp có thể xảy ra được dựa trên các kỳ vọng mà ta đã nói ở trên. 
Trong tháng 10, công ty Coulson trong trường hợp xấu nhất, cần phải tài trợ một lượng tiền 
$15,000 và trong trường hợp tốt nhất, sẽ có lượng dư tiền $62,000 trong tài khoản tiền mặt. Trong 
tháng 11, lượng tiền cần tài trợ nằm trong khoảng từ $0 đến $185,000 hay công ty có thể có lượng 
dư thừa tiền vào khoảng $5,000. Kế hoạch trong tháng 12 cho thấy lượng tiền vay tối đa có thể 
phải là $190,000 và lượng dư thừa tiền có thể sẽ là $107,000. Bằng cách xem xét hai giá trị cực 
biên trong trường hợp xấu nhất và tốt nhất, công ty Coulson có thể tìm cách để đưa ra kế hoạch 
liên quan đến tiền mặt tốt hơn. Trong chu kỳ 3 tháng, lượng tiền cần tài trợ trong trường hợp xấu 
nhất sẽ là $190,000, lớn hơn nhiều so với lượng tiền mà công ty ước lượng trong khả năng có thể 
xảy ra là $76,000. 
Cách thứ hai, và cũng là cách khá phức tạp để đối phó với việc không chắc chắn của ngân 
sách tiền chính là sử dụng mô phỏng (simulation), được thảo luận trong Chương 10. Bằng phương 
pháp mô phỏng theo doanh thu, cũng như theo cáo biến không chắc chắn khác, công ty có thể xác 
định phân phối xác suất cho dòng tiền từng tháng. Nhà quản trị, khi đó, sẽ có thể sử dụng phân phối 
xác suất này để xác định lượng tài trợ cần thiết cho công ty, tránh cho công ty bị thiếu hụt tiền.
24 
Dòng tiền trong tháng 
Do ngân sách tiền mặt chỉ cho thấy tổng dòng tiền mỗi tháng. Thông tin này từ ngân sách 
tiền mặt không cho ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty. Công ty cần phải xem xét từng 
dòng tiền vào và ra để bảo đảm rằng luôn có đủ tiền trong tài khoản để trả các khoản chi phí đến 
hạn phải trả. Ví dụ liên quan đến vấn đề này có thể được tham khảo tại website: 
www.aw.com/gitman. 
Dòng tiền vào cuối tháng trong ngân sách tiền không cho ta thấy khả năng trả nợ của công 
ty ở từng ngày trong tháng. Do dòng tiền của công ty dao động lớn khi ta xét từng ngày, một kế 
hoạch tiền mặt tốt hơn cần thiết phải được xem xét kỹ lưỡng chứ không thể dựa trên ngân sách 
tiền mặt. Nhà quản trị tài chính cần phải có một kế hoạch và cần phải theo dõi dòng tiền với chu 
kỳ bé hơn là từng tháng. Nếu dao động của dòng tiền từng ngày mà lớn, khi đó, các nhà quản trị 
cần phải lưu ý nhiều hơn. 
3.4. Kế hoạch l ợi nhuận: Các báo cáo tài chính dự toán. 
Trong khi ngân sách tiền mặt chủ yếu quan tâm đến các dòng tiền, một kế hoạch lợi nhuận 
sẽ dựa vào các nguyên lý của kế toán theo thực tế phát sinh để xác định lợi nhuận của công ty. Các 
cổ đông, các nhà cho vay và hội đồng quản trị của công ty sẽ theo dõi kỹ lưỡng các báo cáo tài
chính dự toán. Các báo cáo dự toán này được xây dựng (hay được dự báo) bao gồm báo cáo thu 
nhập và bảng cân đối kế toán. Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch tài chính ngắn hạn được 
minh họa trong Hình 3.2. Một vài phương pháp được dùng để dự báo các bảng báo cáo tài chính 
dự toán được xây dựng dựa trên niềm tin cho rằng mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính trong 
quá khứ sẽ không thay đổi trong tương lai. Các phương pháp thường được sử dụng sẽ được trình 
bày trong các phần kế tiếp sau. 
Hai yếu tố đầu vào cần thiết để chuẩn bị cho báo cáo tài chính dự toán là: (1) Các báo cáo 
tài chính của năm trước và (2) Doanh thu dự báo cho năm tới. Một số giả định cần phải được thực 
hiện. Công ty trong ví dụ minh họa của chúng ta là công ty Vectra, một công ty sản xuất và tiêu 
thụ chỉ 1 sản phẩm (để có thể minh họa một cách đơn giản nhất). Sản phẩm của công ty được chia 
thành hai loại: X và Y. Cả hai loại đều được chế tạo với cùng quy trình nhưng cần lượng nguyên 
vật liệu và nhân công khác nhau. 
25 
Các báo cáo tài chính của năm trước 
Báo cáo thu nhập của công ty trong năm 2003 được trình bày trong Bảng 3.12. Báo cáo cho 
thấy doanh thu của Vectra là $100,000, giá vốn hàng bán $80,000, lãi trước thuế $9,000, và lãi
ròng $7,650. Công ty chi $4,000 tiền mặt cho cổ tức, số còn lại là $3,650 được đưa vào phần lợi 
nhuận giữ lại. Bảng cân đối kế toán của công ty cho bởi Bảng 3.13. 
26 
Doanh thu dự toán 
Cũng như ngân sách tiền mặt, các biến đầu vào quan trọng cho các báo cáo tài chính dự 
toán chính là doanh thu dự toán. Dự báo cho doanh thu của công ty Vectra, dựa trên các dữ liệu 
trong và ngoài, được trình bày trong Bảng 3.14. Giá bán của sản phẩm được dự kiến sẽ tăng từ $20 
đến $25 cho loại sản phẩm X và từ $40 đến $45 cho loại sản phẩm Y. Giá bán dự kiến tăng này là 
cần thiết do chi phí đầu vào để chế tạo sản phẩm sẽ tăng.
27 
3.5. Chuẩn bị Báo cáo thu nhập dự toán 
Một phương pháp đơn giản để xây dựng một báo cáo thu nhập dự toán chính là phương 
pháp phần trăm theo doanh thu (percent-of-sales method). Với phương pháp này, công ty sẽ dự 
báo doanh thu trong kỳ kế tiếp và các chỉ mục trong báo cáo thu nhập sẽ được tính toán theo phần 
trăm của doanh thu dự báo này. Phần trăm được tính toán của các chỉ mục thường tính dựa vào 
phầm trăm của chúng theo doanh thu trong kỳ trước. Với Báo cáo thu nhập của công ty Vectra 
trong năm 2003 (Bảng 3.12), ta có thể tính toán các phần trăm này như sau: 
$80,000 
  
80.0% 
Giaù voán haøng baùn 
oanh thu 
D $100,000 
$10,000 
10.0% 
$100,000 
Chi phí kinh doanh 
Doanh thu 
  
$1,000 
1.0% 
$100,000 
Chi phí laõi vay 
Doanh thu 
  
Áp dụng các tỷ lệ phần trăm này vào doanh thu dự báo $135,000 (được xây dựng trong 
Bảng 3.14), ta có báo cáo thu nhập dự toán của công ty trong năm 2004 như trong Bảng 3.15. Ta 
giả định rằng công ty Vectra sẽ trả cổ tức $4,000, và do đó, lượng lợi nhuận giữ lại trong năm 2004 
sẽ là $6,327. Lượng lợi nhuận giữ lại này tăng so với lượng lợi nhuận giữ lại $3,650 trong năm 
trước (xem Bảng 3.12). 
Xem xét các loại chi phí 
Phương pháp sử dụng để chuẩn bị cho báo cáo thu nhập dự toán trong Bảng 3.15 được giả 
định các chi phí của công ty đều là biến phí. Điều này có nghĩa là, ta giả định rằng, ứng với một 
phần trăm tăng của doanh thu sẽ dẫn đến một lượng phần trăm tăng như vậy trong chi phí giá vốn 
hàng bán, chi phí kinh doanh và chi phí lãi vay. Cho ví dụ, khi doanh thu của công ty Vectra tăng 
35% (từ $100,000 trong năm 2003 tới $135,000 dự kiến cho năm 2004), ta giả định rằng giá vốn 
hàng bán cũng sẽ tăng 35% (từ $80,000 trong năm 2003 đến $108,000 trong năm 2004). Với giả 
định này, lãi trước thuế của công ty cũng sẽ tăng 35% (từ $9,000 trong năm 2003 đến $12,150 dự 
kiến cho năm 2004). 
Phương pháp này không cho ta thấy được lợi ích của công ty từ việc sử dụng chi phí cố 
định khi doanh thu tăng. Dễ dàng thấy rằng, nếu công ty sử dụng chi phí cố định, lượng chi phí
này sẽ không thay đổi khi doanh thu tăng, và kết quả sẽ làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, một khi 
doanh thu giảm, do chi phí này cũng sẽ không đổi và sẽ làm cho lợi nhuận giảm theo. Do đó, việc 
sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu thường sẽ cho mức lợi nhuận bé hơn thật sự khi 
doanh thu tăng. (Tương tự, phương pháp này cũng cho mức lợi nhuận cao hơn thực tế khi doanh 
thu giảm). Phương pháp tốt nhất để điều chỉnh khi có sự hiện diện của chi phí cố định khi thực 
hiện báo cáo thu nhập dự toán là phân loại chi phí của công ty thành hai loại: chi phí cố định và 
chi phí biến đổi. 
Ví dụ. Chi phí trong Báo cáo thu nhập năm 2003 của công ty Vectra và báo cáo dự toán được phân 
28 
loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định như sau: 
Phân loại chi phí của công ty Vectra thành chi phí cố định và chi phí biến đổi sẽ cho ta một 
dự báo tốt hơn cho lợi nhuận của công ty. Bằng việc giả định tất cả chi phí đều là chi phí biến đổi 
(như trong Bảng 3.15), ta sẽ nhận được lãi trước thuế cũng bằng 9% theo doanh thu (trong năm 
2003, lãi trước thuế là $9,000 so với doanh thu $100,000). Do đó, lãi trước thuế của năm 2004 sẽ 
là $12,150 (0.09 × $135,000 doanh thu dự toán) thay vì là $28,250 nếu ta áp dụng phương pháp 
phân loại chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Dễ dàng thấy rằng, khi sử dụng phương pháp đơn giản như phương pháp phần trăm theo 
29 
doanh thu, ta nên phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. 
3.6. Chuẩn bị Bảng cân đối kế toán dự toán 
Có một số các phương pháp đơn giản để tính bảng cân đối kế toán dự toán. Phương pháp 
tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất chính là phương pháp đánh giá (judgmental approach). Với 
phương pháp này, giá trị của một số tài khoản trên bảng cân đối kế toán được ước lượng và công 
ty sẽ đi vay (gọi là tài trợ bên ngoài: external financing) một lượng để cân bằng bảng cân đối, và 
ta gọi là giá trị “điền thêm” (“plug”). Để áp dụng phương pháp đánh giá cho việc chuẩn bị bảng 
cân đối kế toán năm 2004 của công ty Vectra, ta cần giả định một số giá trị của các tài khoản như 
sau: 
1. Một lượng tiền tối thiểu $6,000 trong tài khoản tiền mặt. 
2. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn được giả định không đổi so với mức hiện tại là $4,000. 
3. Khoản phải thu, tính trung bình của 45 ngày doanh thu. Do doanh thu năm của công ty dự kiến 
sẽ là $135,000, khoản phải thu của công ty, tính trung bình, sẽ là $16,875 (1/8 × $135,000). 
4. Số dư cuối kỳ của hàng tồn kho cần giữ ở mức $16,000, trong đó 25% (vào khoảng $4,000) 
sẽ là nguyên vật liệu và phần còn lại là 75% (vào khoảng $12,000) sẽ là thành phẩm. 
5. Một thiết bị có giá trị $20,000 sẽ được mua. Tổng số tiền khấu hao trong năm là $8,000. Cộng 
thêm $20,000 thiết bị mới này vào phần tài sản cố định ròng hiện nay là $51,000 và trừ đi cho 
khấu hao $8,000 sẽ cho ta tài sản cố định ròng mới sẽ là $63,000. 
6. Tiền mua hàng từ nhà cung cấp dự tính vào khoảng 30% doanh thu, lượng tiền này xấp xỉ là 
$40,500 (0.30 × $135,000). Công ty dự kiến kỳ trả tiền bình quân trong khoản phải trả là 72 
ngày. Do đó, số dư trong khoản phải trả sẽ là 1/5 (72 ngày/360 ngày trong năm) lượng tiền 
mua hàng, và bằng $8,100 (1/5 × $40,500). 
7. Thuế phải trả dự kiến sẽ bằng ¼ phần nợ thuế năm nay, và bằng $455 (1/4 phần nợ thuế là 
$1,823 trong báo cáo thu nhập dự toán trong Bảng 3.15). 
8. Vay ngắn hạn được giả định không thay đổi so với mức hiện nay là $8,300. 
9. Dự kiến sẽ không có thay đổi trong các khoản nợ ngắn hạn. Phần nợ ngắn hạn sẽ giữ nguyên 
ở mức $3,400 như của năm trước.
10. Phần nợ dài hạn và Vốn cổ phần dự kiến sẽ không đổi và giữ nguyên ở mức $18,000 và 
30 
$30,000. Không phát hành thêm hay mua lại cổ phiếu của công ty. 
11. Lợi nhuận giữ lại sẽ tăng từ số dư đầu kỳ $23,000 (từ bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 
trong Bảng 3.13) tới $29,327. Lượng tăng thêm $6,327 được tính trong phần lợi nhuận giữ lại 
của báo cáo thu nhập dự toán, được tính trong Bảng 3.15. 
Bảng cân đối kế toán dự toán năm 2004 của công ty Vectra tính toán dựa trên các giả định 
trên được trình bày trong Bảng 3.16. Giá trị “điền thêm” – gọi là phần tài trợ ngoài cần phải có – 
sẽ là $8,293 để bảng cân đối kế toán được cân đối. Điều này có nghĩa là công ty cần phải tìm nguồn 
tài trợ vào khoảng $8,293 để phục vụ cho mức doanh thu tăng thêm trong năm 2004. 
Giá trị dương của “phần tài trợ bên ngoài” (external financing required) như cho thấy trong 
Bảng 3.16 có nghĩa là, để công ty có thể hoạt động ở mức doanh thu trong dự báo, công ty cần 
phải đi tìm một nguồn tài trợ bên ngoài, hoặc bằng cách đi vay, hay bằng cách phát hành cổ phiếu, 
hay có thể giảm việc chi trả cổ tức. Một khi kế hoạch tài trợ được nhà quản trị đưa ra quyết định, 
“phần tài trợ bên ngoài” trong bảng cân đối kế toán dự toán sẽ được thay thế bằng 1 tài khoản phù 
hợp. 
Giá trị âm trong “phần tài trợ bên ngoài” có nghĩa rằng lượng tài trợ dự báo đang lớn hơn 
mức tài trợ mà công ty cần có. Trong trường hợp này, công ty đang có dư một lượng tiền và có thể
sử dụng để trả các khoản nợ vay, mua lại cổ phiếu hay tăng việc chi trả cổ tức. Tương tự như trên, 
một tài khoản phù hợp sẽ được thay thế cho khoản này trong bảng cân đối kế toán dự toán. Dễ 
dàng thấy rằng, với phương pháp đánh giá, ngoài việc dùng để chuẩn bị một bảng cân đối kế toán 
dự toán, phương pháp này còn được sử dụng để ước lượng khoản tiền công ty cần tài trợ. 
31 
3.7. Đánh giá các bảng báo cáo tài chính dự toán 
Rất khó để dự đoán một số biến số trong việc chuẩn bị các bảng báo cáo tài chính dự toán. 
Do đó, các nhà đầu tư, nhà cho vay và các nhà quản trị thường sẽ sử dụng phương pháp mà ta thảo 
luận trong chương này để xấp xỉ cho các chỉ mục trong báo cáo tài chính dự toán. Tuy nhiên, ta 
cần phải nhận biết các điểm yếu trong phương pháp này. Sai sót của phương pháp này nằm ở 2 giả 
định của nó: (1) công ty dựa vào tình trạng tài chính của quá khứ để dự báo cho tương lai, và (2) 
một số các biến (chẳng hạn như tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho …) được gán cho một giá 
trị mà các nhà quản trị có thể áp đặt. Các giả định này không thể được cho là hợp lý chỉ vì nó làm 
đơn giản việc tính toán trong khi thực hiện các báo cáo dự toán. Tuy nhiên, cho dù có một số 
khuyết điểm, phương pháp đơn giản này vẫn được sử dụng rộng rãi để thực hiện các báo cáo tài 
chính dự toán do nó rất dễ sử dụng. Ngày nay, việc sử dụng hệ thống máy tính để xây dựng các kế 
hoạch tài chính đã trở thành tiêu chuẩn chung. 
Cho dù các báo cáo tài chính dự toán được xây dựng như thế nào đi nữa, các nhà phân tích 
cần phải hiểu cách sử dụng chúng để đưa ra quyết định tài chính. Các nhà quản trị cũng như những 
người cho vay cần dựa vào các báo cáo tài chính dự toán để phân tích dòng tiền vào và dòng tiền 
ra của công ty, cũng như tính thanh khoản, các khoản nợ vay, lợi nhuận và giá trị thị trường của 
chúng. Một số các tỷ số cũng sẽ được tính toán từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán dự 
toán để đánh giá hoạt động của công ty. Các dòng tiền vào và ra cũng sẽ được phân tích bằng cách 
lập bảng báo cáo ngân lưu dự toán. Sau khi phân tích các báo cáo tài chính dự toán, nhà quản trị 
sẽ thực hiện bước kế tiếp, đó là điều chỉnh một số hoạt động trong kinh doanh của công ty để đạt 
được chỉ tiêu trong ngắn hạn của công ty. Cho ví dụ, nếu lợi nhuận từ báo cáo thu nhập dự toán 
đang ở mức thấp, nhà quản trị có thể tìm cách điều chỉnh, xem xét mức giá sản phẩm hoặc tìm một 
giải pháp cắt giảm chi phí. Nếu mức dự báo của khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán dự toán 
quá cao, một sự thay đổi trong chính sách bán chịu, hay một điều chỉnh trong chính sách thu nợ 
cần phải được thực hiện. Các báo cáo tài chính dự toán vì thế rất quan trọng trong kế hoạch tài 
chính của công ty trong các năm tiếp theo.
32 
TỔNG KẾT. 
Tập trung vào giá trị. 
Dòng tiền được xem là huyết mạch của một công ty, là nhân tố quan trọng nhất để ước 
lượng giá trị của công ty. Nhà quản trị tài chính vì thế cần phải có kế hoạch để quản lý, theo dõi 
dòng tiền của công ty. Mục đích chính cần phải làm đó là bảo đảm tính thanh khoản của công ty 
bằng cách bảo đảm nghĩa vụ trả các khoản nợ vay khi tới hạn cũng như có thể tạo ra các khoản 
tiền vào tới tay các cổ đông của công ty. Độ lớn cũng như rủi ro của các dòng tiền tạo được từ 
công ty tới các cổ đông sẽ xác định giá trị công ty. 
Để có thể thực hiện trách nhiệm mang lại lợi ích, tạo thêm giá trị cho cổ đông, các nhà quản 
trị cần phải sử dụng một số công cụ, chẳng hạn như ngân sách tiền mặt và các báo cáo tài chính 
dự toán. Các công ty này là một trong những quá trình tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp. Một kế 
hoạch tài chính tốt sẽ dẫn đến một dòng tiền tự do làm thỏa mãn các nhà đầu tư, chủ sở hữu cũng 
như người cho vay. Dĩ nhiên, các nhà quản trị cần phải đưa ra một kế hoạch chu đáo để có thể 
quản lý tốt dòng tiền của công ty để đạt được mục đích cuối cùng, chính là tối đa giá trị cổ phiếu. 
BÀI TẬP PHẦN 1 
1. Khấu hao và dòng tiền. Một công ty dự kiến có thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) vào 
khoảng $160,000 mỗi năm trong 6 năm tới. Công ty trả lãi vay hàng năm $1,500. Công ty dự 
kiến sẽ mua một TSCĐ có giá mua $140,000, với chi phí lắp đặt, chạy thử vào khoảng $10,000. 
Thiết bị này có đời sống hữu dụng 5 năm. Đây sẽ là thiết bị duy nhất của công ty và chi phí 
khấu hao của nó đã được tính trong ước lượng EBIT ở trên. 
a. Tính chi phí khấu hao hàng năm của thiết bị này theo phương pháp MACRS, bằng cách 
sử dụng phần trăm khấu hao trong Bảng 3.2, trang 4. 
b. Tính dòng tiền hoạt động kinh doanh của mỗi năm trong 6 năm, sử dụng cả hai định nghĩa 
dòng tiền từ kế toán và tài chính. Giả sử rằng thuế suất thuế doanh nghiệp là 40%. 
c. Giả sử tài sản cố định ròng, tài sản ngắn hạn, khoản phải trả, và các khoản phải trả khác 
(Accrual) vào đầu năm và cuối năm thứ 6 được cho trong bảng sau. Tính dòng tiền tự do 
của công ty trong năm thứ 6.
33 
d. So sánh và thảo luận ý nghĩa của các giá trị đã tính toán trong phần b và c. 
2. Ngân sách tiền mặt và các biến đầu vào của bảng cân đối kế toán dự toán. Jane McDonald 
là một nhà phân tích tài chính cho công ty Carroll. Cô đưa ra kế hoạch về doanh thu và các 
khoản chi trả của công ty trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 trong năm như sau. 
Cô chú thích rằng, trong quá khứ, 30% doanh thu sẽ nhận được bằng tiền mặt. Trong số doanh 
thu bán chịu, 70% sẽ thu được tiền từ khách hàng sau 1 tháng, phần còn lại (30%) sẽ thu được 
sau 2 tháng. Công ty cần phải giữ một lượng tiền mặt tối thiểu là $25. Lượng tiền dư so với số 
tiền này sẽ được đầu tư vào trái phiếu chính phủ (ngắn hạn). Nếu như có thiếu hụt, lượng thiếu 
hụt này cần tài trợ thông qua vay ngắn hạn. Số dư trong tài khoản tiền mặt vào ngày ¼ là $115. 
a. Thành lập ngân sách tiền mặt cho các tháng 4, 5 và 6. 
b. Trong chu kỳ 3 tháng này, lượng tiền cần tài trợ (nếu có) tối đa để phục vụ cho hoạt động 
của công ty sẽ là bao nhiêu? 
c. Một bảng cân đối kế toán dự toán cần được dự thảo cho thời điểm cuối tháng 6 từ các 
thông tin trên. Cho biết số liệu trên các tài khoản: tiền, vay ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn, và 
khoản phải thu. 
3. Báo cáo thu nhập dự toán. Công ty Euro Designs dự kiến doanh thu sẽ tăng từ mức $3.5 triệu 
của năm 2003 thành $3.9 triệu trong năm 2004. Dựa trên bảng hoàn trả các khoản nợ vay, chi
phí lãi vay trong năm 2004 sẽ là $325,000. Công ty dự kiến sẽ tăng chi trả cổ tức năm 2004 và 
sẽ trả cổ tức $320,000. Báo cáo thu nhập của công ty vào cuối năm 2003 được cho như sau: 
a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, thiết lập báo cáo thu nhập dự toán của 
34 
công ty vào cuối năm 2004. 
b. Giải thích tại sao báo cáo thu nhập dự toán này có thể đánh giá thấp so với báo cáo thu 
nhập thực tế trong năm 2004? 
BÀI TẬP PHẦN 2. 
1. Khấu hao. Vào ngày 30/3/2003, công ty Norton mua 2 tài sản cố định mới. Tài sản A là một 
thiết bị nghiên cứu, có chi phí mua $17,000 với tuổi thọ là 3 năm. Tài sản B là một thiết bị sao 
chép (duplicating equipment) có giá trị (tính cả chi phí lắp đặt) là $45,000 và tuổi thọ 5 năm. 
Sử dụng phương pháp khấu hao MACRS trong Bảng 3.2, trang 4, lập bảng khấu hao cho từng 
tài sản trên. 
2. Dòng tiền theo phương pháp kế toán. Công ty có lãi ròng trong năm 2003 là $50,000. Chi 
phí khấu hao $28,000, chi phí khấu trừ $2,000. Dựa theo phương pháp kế toán, dòng tiền từ 
hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2003 là bao nhiêu? (xem Công thức 3.1). 
3. Chi phí khấu hao theo phương pháp MACRS và dòng tiền kế toán. Công ty Pavlovich dự 
kiến có lợi nhuận trước thuế trong năm nay là $430,000. Nhà quản trị tài chính của công ty
đang xem xét thời điểm để mua một thiết bị mới. Thiết bị này có chi phí mua $80,000 với tuổi 
thọ 5 năm và sẽ được tính khấu hao theo phương pháp MACRS. 
a. Nếu công ty mua thiết bị này trước thời điểm cuối năm, chi phí khấu hao trong năm sẽ là 
35 
bao nhiêu? (Sử dụng Bảng 3.2, trang 4). 
b. Nếu công ty giảm lợi nhuận trước thuế bằng lượng khấu hao tính trong phần a, công ty sẽ 
tiết kiệm được tiền trả thuế là bao nhiêu? 
c. Giả sử rằng công ty Pavlovich mua thiết bị này trong năm và thiết bị này là tài sản cố định 
duy nhất của công ty để tính khấu hao. Sử dụng định nghĩa của kế toán cho bởi Công thức 
3.1, tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm. 
4. Khấu hao và Dòng tiền theo phương pháp kế toán. Một công ty trong năm thứ 3 khấu hao 
của một TSCĐ duy nhất. Tài sản này có nguyên giá mua $180,000 và có tuổi thọ 5 năm theo 
phương pháp MACRS. Công ty có một số thông tin sau: 
a. Xác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (theo định nghĩa của kế toán) trong năm. 
b. Giải thích ảnh hưởng của chi phí khấu hao, cũng như các chi phí không bằng tiền khác tới 
dòng tiền của công ty. 
5. Phân loại dòng tiền vào và dòng tiền ra. Ứng với từng thay đổi trong các tài khoản sau, xác 
định sự thay đổi này là dòng tiền vào (I), dòng tiền ra (O) hay không là dòng tiền (N).
6. Dòng tiền hoạt động kinh doanh và dòng tiền tự do. Xét bảng cân đối kế toán và một số dữ 
36 
liệu chọn lọc trong báo cáo thu nhập của công ty Keith cho trong bảng sau: 
a. Tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp kế toán, sử dụng Công thức 
3.1. 
b. Tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF), sử dụng Công thức 3.2. 
c. Tính dòng tiền tự do của công ty, sử dụng Công thức 3.3. 
d. So sánh và giải thích ý nghĩa của các dòng tiền trong phần a, b, và c. 
7. Dòng tiền vào (Cash receipts). Một công ty có doanh thu $65,000 trong tháng 4 và $60,000 
trong tháng 5. Công ty dự kiến sẽ có doanh thu $70,000 trong tháng 6 và $100,000 trong tháng 
7 và tháng 8. Giả sử doanh thu là nguồn thu tiền duy nhất của công ty và phân nửa doanh thu
được khách hàng trả bằng tiền mặt. Số tiền còn lại sẽ được khách hàng trả đều trong 2 tháng 
sau đó. Cho biết lượng tiền công ty dự kiến sẽ thu được từ khách hàng trong tháng 6, 7 và 8? 
8. Dòng tiền ra (Cash disbursements schedule). Công ty Maris Brothers cần một bảng kế hoạch 
trả tiền cho tháng 4, 5 và 6. Sử dụng kết cấu từ Bảng 3.9 và các thông tin sau đây, hãy thành 
lập kế hoạch trả tiền cho công ty. 
Doanh thu: Tháng 2 = $500,000; tháng 3 = $500,000; tháng 4 = $560,000; tháng 5 = $610,000; 
37 
tháng 6 = $650,000; tháng 7 = $650,000. 
Mua hàng: Lượng tiền mua hàng dự tính vào khoảng 60% của doanh thu trong tháng kế tiếp, 
10% lượng mua sẽ được công ty trả bằng tiền mặt, 50% lượng mua sẽ được trả trong tháng kế 
tiếp và phần còn lại (40%) sẽ được thanh toán 2 tháng sau ngày mua. 
Tiền thuê: Công ty phải trả tiền thuê nhà xưởng $8,000/tháng. 
Lương nhân viên: Lương cố định vào khoảng $6,000/tháng và lương biến đổi chiếm 7% doanh 
thu trong tháng. 
Thuế: Lượng thuế phải trả trong tháng 6 là $54,500. 
Kế hoạch mua TSCĐ: Một thiết bị có giá $75,000 sẽ mua và thanh toán tiền trong tháng 4. 
Trả lãi vay: Một lượng lãi vay $30,000 phải trả trong tháng 6. 
Cổ tức bằng tiền: Một lượng cổ tức $12,500 sẽ được thanh toán trong tháng 4. 
Trả nợ vay và mua lại cổ phiếu công ty: Trong các tháng này, công ty không dự kiến trả 
khoảng nợ vay hay mua lại cổ phiếu. 
9. Ngân sách tiền mặt (Cơ bản). Công ty Grenoble có doanh thu trong tháng 3 và 4 lần lượt là 
$50,000 và $60,000. Dự báo doanh thu của công ty trong các tháng 5, 6, và 7 lần lượt là 
$70,000, $80,000, và $100,000. Công ty có số dư tiền mặt vào ngày 1/5 là $5,000 và lượng 
tiền tối thiểu cần phải có trong tài khoản tiền mặt là $5,000. Với các thông tin sau, chuẩn bị 
ngân sách tiền mặt cho công ty vào các tháng 5, 6 và 7. Giải thích cách xây dựng. 
(1) 20% doanh thu của công ty được khách hàng trả ngay bằng tiền mặt. 60% được trả trong 
tháng kế tiếp và 20% còn lại sẽ được trả 2 tháng sau ngày bán hàng. 
(2) Công ty sẽ có doanh thu khác $2,000/tháng.
(3) Tất cả các khoản mua hàng của công ty đều trả ngay bằng tiền mặt. Lượng tiền mua hàng 
38 
cho các tháng 5, 6, và 7 lần lượt là $50,000, $70,000 và $80,000. 
(4) Tiền thuê nhà $3,000/tháng. 
(5) Lương nhân viên vào khoảng 10% doanh thu của tháng trước đó. 
(6) Một lượng tiền trả cổ tức $3,000 sẽ được trả vào tháng 6. 
(7) Một khoản trả nợ và lãi vay $4,000 tới hạn trả vào tháng 6. 
(8) Một thiết bị $6,000 có kế hoạch mua vào tháng 7. 
(9) Thuế $6,000 sẽ phải trả trong tháng 6. 
10. Ngân sách tiền mặt (Nâng cao). Doanh thu và lượng tiền mua hàng thực tế của công ty 
Xenocore của tháng 9 và 10/2003 cùng với dự báo doanh thu và lượng mua hàng cho các tháng 
từ tháng 10/2003 đến tháng 4/2004 được cho như sau: 
20% doanh thu được khách hàng trả ngay bằng tiền mặt và số còn lại sẽ được chia đều cho 2 
tháng kế tiếp (mỗi tháng nhận được 40%). Các dòng tiền vào khác dự kiến sẽ là $12,000 cho 
tháng 9 và tháng 4, $15,000 cho tháng 1 và tháng 3, và $27,000 cho tháng 2. Trong doanh số 
mua hàng, công ty trả ngay 10% bằng tiền mặt, 50% doanh số mua sẽ trả trong tháng kế tiếp 
và 40% còn lại sẽ trả 2 tháng sau ngày mua hàng. 
Lương nhân viên dự tính vào khoảng 20% doanh thu của tháng trước đó. Tiền thuê hàng tháng 
cần thiết phải trả là $20,000. Trong tháng 1 và tháng 4, công ty phải trả lãi vay $10,000. Một 
lượng nợ vay $30,000 tới hạn trả trong tháng 4. Công ty dự kiến sẽ trả cổ tức $20,000 trong 
tháng 1 và tháng 4. Thuế $80,000 phải trả trong tháng 4. Công ty cũng dự kiến sẽ mua một tài 
sản cố định có giá trị $25,000 trong tháng 12.
a. Giả sử số dư tiền mặt đầu kỳ của tháng 11 là $22,000, xác định số dư tiền mặt vào cuối kỳ 
39 
của từng tháng, từ tháng 11 đến tháng 4. 
b. Giả sử công ty muốn duy trì lượng tiền tối thiểu $15,000 trong tài khoản tiền mặt, xác định 
lượng tiền công ty phải tìm nguồn tài trợ hay lượng dư thừa tiền mặt vào cuối mỗi tháng, 
từ tháng 11 đến tháng 4. 
c. Nếu công ty cần phải vay để tài trợ cho hoạt động của công ty trong khoảng thời gian từ 
tháng 11 đến tháng 4, mức vay này sẽ là bao nhiêu? Giải thích. 
11. Khái niệm dòng tiền. Sau đây là các nghiệp vụ mà công ty Johnsfield dự kiến sẽ thực hiện 
trong tháng tới. Xác định từng nghiệp vụ sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính nào. 
12. Ngân sách tiền mặt – Phân tích độ nhạy. Công ty Trotter có các thông tin sau để lập kế hoạch 
tiền mặt và kế hoạch đầu tư ngắn hạn cho các tháng 10, 11 và 12. Đơn vị tính: ngàn US dollars. 
a. Thành lập phân tích độ nhạy của ngân sách tiền mặt công ty Trotter bằng cách sử dụng số 
dư tiền mặt đầu kỳ của tháng 10 là $20,000 và lượng tiền tối thiểu cần có là $18,000.
b. Sử dụng phần phân tích trong câu (a), dự báo lượng tài trợ cần thiết cũng như các cơ hội 
đầu tư của công ty trong các tháng 10, 11 và 12. Thảo luận việc nhận biết các thời điểm 
và lượng tiền có liên quan sẽ giúp ích trong quá trình đưa ra kế hoạch. 
13. Nhiều ngân sách tiền mặt – phân tích độ nhạy. Công ty Brownstein dự kiến có doanh thu 
$100,000/tháng trong 3 tháng tới. Tiền mua hàng mỗi tháng trong 3 tháng này sẽ là $60,000. 
Lương nhân viên là $10,000/tháng cộng 5% doanh thu trong tháng. Công ty dự kiến trả thuế 
$20,000 trong tháng tới và công ty sẽ mua một tài sản cố định trong tháng thứ 2. Công ty sẽ 
bán 1 tài sản cố định với giá bán $8,000 trong tháng thứ 3. Tất cả doanh thu và lượng mua 
hàng đều bằng tiền mặt. Số dư tài khoản tiền mặt đầu kỳ và lượng tiền tối thiểu giả định đều 
bằng 0. 
40 
a. Xây dựng ngân sách tiền mặt cho 3 tháng tới. 
b. Công ty Brownstein không chắc mức doanh thu, tuy nhiên, các số liệu khác đều chắc chắn. 
nếu mức doanh thu trong tình trạng bi quan là $80,000/tháng và $120,000/tháng trong tình 
trạng lạc quan, xác định số dư tiền mặt tối thiểu và tối đa mà công ty dự kiến trong mỗi 
tháng của 3 tháng tới. 
c. Giải thích ngắn gọn, nhà quản trị sẽ sử dụng dữ liệu trong câu (a) và (a) như thế nào để 
đưa ra kế hoạch tài trợ cần thiết. 
14. Báo cáo thu nhập dự toán. Phòng marketing của công ty Metroline ước lượng doanh thu của 
công ty trong năm 2004 sẽ là $1.5 triệu. Chi phí lãi vay dự kiến sẽ không đổi và vào khoảng 
$35,000. Công ty có kế hoạch trả cổ tức $70,000 trong năm 2004. Báo cáo thu nhập của công 
ty vào ngày 31/12/2003 được cho dưới đây với các chi phí được liệt kê theo từng chỉ mục. 
a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, xây dựng báo cáo thu nhập dự kiến của 
công ty vào ngày 31/12/2004. 
b. Sử dụng các dữ liệu về chi phí cố định và biến phí, xây dựng báo cáo thu nhập dự kiến của 
công ty vào ngày 31/12/2004. 
c. So sánh hai báo cáo thu nhập dự kiến trong câu (a) và (b). Báo cáo nào sẽ cho kết quả ước 
lượng thu nhập năm 2004 tốt hơn? Giải thích.
15. Báo cáo thu nhập dự kiến – Phân tích độ nhạy. Công ty Allen muốn thực hiện phân tích độ 
nhạy cho phần dự báo của năm tới. Trong tình huống bi quan, doanh thu là $900,000; tình 
huống dễ xảy ra nhất sẽ có doanh thu $1,125,000; và trong tình huống lạc quan, doanh thu sẽ 
là $1,280,000. Báo cáo thu nhập của công ty năm gần đây nhất được cho như sau. 
a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, với báo cáo thu nhập của ngày 
31/12/2003, và với doanh thu dự báo để thành lập báo cáo thu nhập dự toán trong các tình 
huống bi quan, dễ xảy ra, và lạc quan. 
41
b. Giải thích tại sao phương pháp phần trăm theo doanh thu có thể dẫn tới lượng thu nhập 
lớn hơn trong trường hợp bi quan và thu nhập thấp hơn trong trường hợp lạc quan cũng 
như trong trường hợp dễ xảy ra. 
42 
c. Thành lập lại báo cáo thu nhập dự toán với các giả định thêm về chi phí như sau: 
$250,000 trong chi phí giá vốn hàng bán là chi phí cố định, phần còn lại là biến phí. 
$180,000 trong chi phí kinh doanh là chi phí cố định, phần còn lại là biến phí. 
Tất cả các chi phí lãi vay đều là chi phí cố định. 
d. So sánh câu trả lời của bạn trong phần (c) so với phần (a). Phần tính toán này có phù hợp 
với giải thích của bạn trong phần (b) hay không? 
16. Bảng cân đối kế toán dự toán (Cơ bản). Công ty Leonard muốn chuẩn bị một bảng cân đối 
kế toán dự toán cho ngày 31/12/2004. Công ty dự kiến doanh thu năm 2004 sẽ là $3,000,000. 
Công ty thu thập được các thông tin sau. 
(1) Lượng tiền mặt tối thiểu trong tài khoản tiền mặt phải là $50,000. 
(2) Tài khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn sẽ giữ nguyên số dư (không đổi). 
(3) Số dư trong khoản phải thu chiếm 10% doanh thu trong kỳ. 
(4) Số dư trong hàng tồn kho chiếm 12% doanh thu trong kỳ. 
(5) Một thiết bị với giá $90,000 sẽ được mua trong năm 2004. Số tiền khấu hao trong năm sẽ 
là $32,000. 
(6) Số dư trong khoản phải trả chiếm 14% doanh thu trong kỳ. 
(7) Tất cả các khoản phải trả ngắn hạn khác, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu dự kiến sẽ không 
thay đổi trong năm. 
(8) Tỷ số lãi ròng/doanh thu (profit margin) là 4% và công ty dự kiến sẽ trả $70,000 cổ tức 
trong năm 2004. 
(9) Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 được cho như sau.
a. Sử dụng phương pháp đánh giá (judgmental approach), xây dựng bảng cân đối kế toán dự 
43 
toán ngày 31/12/2004 cho công ty Leonard. 
b. Trong năm 2004, công ty cần tài trợ thêm bao nhiêu (nếu có)? Thảo luận. 
c. Công ty Leonard có thể điều chỉnh lượng trả cổ tức trong năm 2004 để tránh tình trạng đi 
tìm nguồn tài trợ như thảo luận trong câu (b) hay không? Giải thích. 
17. Bảng cân đối kế toán dự toán. Công ty Peabody có doanh thu năm 2003 là $10 triệu. Công 
ty cần phân tích tình hình hoạt động kỳ vọng và lượng tài trợ cần thiết cho năm 2005 (tính 
trước 2 năm). Với những thôn tin cho sau đây, hãy trả lời câu hỏi (a) và (b) sau đó. 
(1) Phần trăm theo doanh thu của các tài khoản liên quan đến doanh thu như sau: 
Khoản phải thu: 12% Hàng tồn kho: 18% 
Khoản phải trả: 14% Tỷ số Lãi ròng/Doanh thu: 3% 
(2) Đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải trả khác dự kiến không đổi. 
(3) Lượng tiền mặt tối thiểu phải là $480,000. 
(4) Một thiết bị với giá $650,000 sẽ được mua trong năm 2004, một thiết bị khác với giá 
$850,000 sẽ mua trong năm 2005. Lượng khấu hao dự kiến trong năm 2004 và 2005 lần 
lượt là $290,000 và $390,000.
(5) Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh (accruals) dự kiến sẽ tăng tới 
44 
$500,000 vào cuối năm 2005. 
(6) Không có nghiệp vụ vay hay trả nợ vay dài hạn nào dự kiến sẽ xảy ra. 
(7) Không có nghiệp vụ mua lại cổ phiếu nào dự kiến sẽ xảy ra. 
(8) Tỷ lệ chi trả cổ tức 50% dự kiến sẽ tiếp tục được thực hiện. 
(9) Doanh thu trong các năm 2004 và 2005 dự kiến lần lượt là $11 triệu và $12 triệu. 
(10) Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 được cho như sau: 
a. Chuẩn bị bảng cân đối kế toán dự kiến ngày 31/12/2005 cho công ty. 
b. Thảo luận về mức tài trợ thay đổi dựa theo bảng cân đối kế toán dự toán trong câu (a). 
18. Các báo cáo tài chính dự toán. Nhà hàng Red Queen muốn thành lập các kế hoạch tài chính. 
Sử dụng các báo cáo tài chính và các thông tin thêm sau đây để xây dựng kế hoạch tài chính. 
Các dữ liệu tài chính được cho như sau: 
(1) Công ty dự báo doanh thu năm 2004 sẽ là $900,000. 
(2) Công ty dự kiến trả cổ tức $35,000 trong năm 2004. 
(3) Công ty cần phải có lượng tiền tối thiểu $30,000. 
(4) Số dư trong khoản phải thu vào khoảng 18% doanh thu trong năm.
(5) Số dư cuối kỳ của hàng tồn kho sẽ thay đổi trực tiếp với thay đổi của doanh thu năm 2004. 
(6) Một thiết bị với giá $42,000 sẽ được mua trong năm 2004. Lượng khấu hao năm 2004 sẽ 
45 
là $17,000. 
(7) Số dư cuối kỳ của khoản phải trả sẽ thay đổi trực tiếp với thay đổi của doanh thu năm 
2004. 
(8) Thuế phải trả sẽ bằng ¼ chi phí thuế trong báo cáo thu nhập dự toán. 
(9) Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải trả khác, nợ dài hạn và vốn cổ phần sẽ 
không thay đổi. 
a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, thành lập báo cáo thu nhập dự toán vào ngày 
31/12/2004.
b. Sử dụng phương pháp đánh giá, thành lập bảng cân đối kế toán dự toán vào ngày 31/12/2004. 
c. Phân tích các báo cáo tài chính trên, thảo luận về lượng tài trợ bên ngoài cần thiết để phục vụ 
46 
hoạt động của công ty. 
19. Các báo cáo tài chính dự toán. Công ty Provincial có các báo cáo tài chính và các thông tin 
thêm sau đây cho năm tới. 
Các thông tin về tài chính trong năm 2004 như sau: 
(1) Doanh thu dự báo là $6,000,000.
47 
(2) Chi phí cố định $1,000,000 có trong giá vốn hàng bán. 
(3) Chi phí cố định $250,000 có trong chi phí kinh doanh. 
(4) Chi phí lãi vay sẽ giữ nguyên (không thay đổi). 
(5) Tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty giữ nguyên ở mức 40%. 
(6) Số dư tiền mặt và số dư trong hàng tồn kho sẽ tăng gấp 2. 
(7) Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, vay ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần sẽ không thay 
đổi. 
(8) Khoản phải thu, khoản phải trả và các khoản phải trả khác sẽ thay đổi trực tiếp theo sự 
thay đổi của doanh thu. 
(9) Một hệ thống máy vi tính mới sẽ được mua với giá $356,000 trong năm. Chi phí khấu hao 
của năm là $110,000. 
a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, thành lập báo cáo thu nhập dự toán vào ngày 
31/12/2004. 
b. Sử dụng phương pháp đánh giá, thành lập bảng cân đối kế toán dự toán vào ngày 31/12/2004. 
c. Phân tích các báo cáo tài chính trên, thảo luận về lượng tài trợ bên ngoài cần thiết để phục vụ 
hoạt động của công ty. 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (CASE STUDY) 
Xây dựng các báo cáo tài chính dự toán năm 2004 cho công ty Martin. 
Để có thể tăng vị trí cạnh tranh của mình trong ngành, công ty Martin dự tính sẽ xây dựng 
một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại trong quy trình sản xuất. Máy móc thiết bị cần thiết để 
thực hiện chương trình này có chi phí $400,000 trong năm 2004. Với thiết bị mới này, công ty dự 
kiến sẽ giảm biến phí đơn vị sản phẩm. Cô Terri Spiro, là một nhà phân tích ngân sách có kinh 
nghiệm, được giao nhiệm vụ chuẩn bị các báo cáo tài chính dự toán cho năm 2004 của công ty với 
hệ thống sản xuất mới này. Cô sẽ xem xét các báo cáo tài chính năm 2003 của công ty và với các 
thông tin tài chính được cho như sau.
48
a. Sử dụng các báo cáo tài chính của năm 2003, kết hợp với các dữ liệu tài chính trên, hãy 
xây dựng báo cáo thu nhập dự toán vào ngày 31/12/2004 của công ty (Gợi ý: Sử dụng 
phương pháp phần trăm theo doanh thu để ước lượng tất cả các giá trị, ngoại trừ chi phí 
khấu hao và chi phí lãi vay. Hai chi phí này đã được ước lượng bởi nhà quản trị trong bảng 
dữ liệu tài chính.) 
49
b. Sử dụng các thông tin về dữ liệu tài chính trên, kết hợp với báo cáo thu nhập dự toán vừa 
thành lập trong câu (a), xây dựng bảng cân đối kế toán dự toán (Gợi ý: sử dụng phương 
pháp đánh giá). 
c. Công ty Martin có cần thêm nguồn tài trợ bên ngoài cho dự án này hay không? Giải thích. 
50 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2 (CASE STUDY) 
Công ty Track Software 
Bảy năm về trước (sau 15 năm làm việc trong công việc kế toán), ông Stanley Booker đã 
xin từ chức vụ Giám đốc chương trình chi phí của công ty Davis, Cohen & O’Brien (một công ty 
trong ngành kế toán) để có thể mở công ty riêng cho chính ông, công ty Track Software. Hai năm 
trước khi nghỉ việc, Stanley đã dành nhiều thời gian để xây dựng một chương trình khá phức tạp 
để thực hiện trong kế toán chi phí (cost-accounting). Chương trình này sẽ là sản phẩm ban đầu mà 
công ty Track Software giới thiệu ra thị trường. Khi công ty tăng trưởng, Stanley có kế hoạch mở 
rộng kinh doanh và đưa ra thị trường thêm sản phẩm – tất cả sản phẩm mới đều phục vụ cho kế 
toán từ các công ty cỡ trung bình đến các công ty lớn. 
Mặc dù kinh doanh lỗ hai năm đầu tiên khi mới thành lập (năm 1997 và 1998), lợi nhuận 
của công ty tăng đều kể từ năm 1999 đến năm 2003. Lợi nhuận của công ty trong các năm, kể cả 
các phần trả cổ tức cũng như phần tăng thêm trong lợi nhuận giữ lại được tổng kết trong Bảng 1. 
Stanley đã đầu tư $100,000 khi bắt đầu mở công ty, với vốn của ông là $50,000 và phần 
còn lại $50,000 đi vay dài hạn từ ngân hàng. Ông hy vọng sẽ tiếp tục nắm giữ 100% quyền chủ sở
hữu ban đầu với công ty trong tương lai. Tuy nhiên, sau khi kinh doanh năm đ ầu tiên (năm 1997), 
công ty đã lỗ $50,000 và ông phải bán 60% lượng cổ phiếu tới một nhóm nhà đầu tư để có thể 
tiếp tục hoạt động. Kể từ đó, công ty không có một nghiệp vụ nào liên quan đến mua bán cổ phiếu. 
Mặc dù chỉ nắm giữ 40% cổ phần của công ty, Stanley là nhà quản trị duy nhất, điều hành tất cả 
các hoạt động của công ty; các cổ đông khác không tham gia trong việc điều hành công ty. Giá cổ 
phiếu của công ty cuối năm 2002 là $4.50/CP và ở mức $5.28/CP vào cuối năm 2003. 
Stanley vừa thực hiện xong báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập giữ 
lại của công ty trong năm 2003, các báo cáo này được trình bày trong Bảng 2, 3 và 4, cùng với 
bảng cân đối kế toán của năm 2002. Thêm vào đó, ông cũng tính toán các tỷ số tài chính của công 
ty trong năm 2002 cũng như tỷ số của trung bình ngành của năm 2003, các tỷ số này được tổng 
kết trong Bảng 5. Ông cũng rất hãnh diện khi thu nhập sau thuế của công ty trong năm 2003 đạt 
mức kỷ lục $48,000. Tuy nhiên, ông vẫn có đôi chút lo lắng về dòng tiền của công ty. Cụ thể, ông 
thấy rằng việc thanh toán các khoản chi phí đúng hạn đang trở thành một vấn đề khó khăn của 
công ty cũng như khả năng tạo ra dòng tiền tới các nhà đầu tư – bao gồm chủ nợ và chủ sở hữu. 
Để có thể thấy rõ vấn đề về dòng tiền này, Stanley dự tính sẽ tìm dòng tiền từ hoạt động kinh 
doanh (OCF) của công ty cũng như dòng tiền tự do (FCF). 
51
52
Stanley cũng rất bực mình khi công ty không thể mướn một lập trình viên có thể hoàn tất 
phần mềm ước lượng chi phí sản xuất mà ông tin rằng nếu sản phẩm này được tung ra thị trường, 
công ty sẽ có thể có mức doanh thu rất cao. Stanley đã bắt đầu viết chương trình cho phần mềm 
này 2 năm trước. Tuy nhiên, do ông phải làm việc liên tục và công ty không ngừng phát triển, ông 
đã không còn thời gian để kết thúc dự án viết phần mềm này. Điều duy nhất cản trở ông thuê một 
lập trình viên để hoàn tất phần mềm trên chính là do chi phí lương, ông dự tính để có thể mướn 
53
Dong tienvakehoachtaichinh

More Related Content

What's hot

4000 thuat ngu kinh te
4000 thuat ngu kinh te4000 thuat ngu kinh te
4000 thuat ngu kinh tecongtoan
 
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reportingBài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reportingPhahamy Phahamy
 
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5Thao Vy
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1Nguyen Phuong Thao
 
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánBài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàLan Te
 
E-book kế toán căn bản cho người không chuyên
E-book kế toán căn bản cho người không chuyênE-book kế toán căn bản cho người không chuyên
E-book kế toán căn bản cho người không chuyênfastcorp
 
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongNLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongLong Tran Huy
 
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excelHướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excelKiến Trúc KISATO
 
Cách trình bày báo cáo tài chính
Cách trình bày báo cáo tài chínhCách trình bày báo cáo tài chính
Cách trình bày báo cáo tài chínhTâm Phúc Hồ
 
08 acc202 bai 5_v2.0013107222
08 acc202 bai 5_v2.001310722208 acc202 bai 5_v2.0013107222
08 acc202 bai 5_v2.0013107222Yen Dang
 
Bài giảng "Báo cáo tài chính"
Bài giảng "Báo cáo tài chính"Bài giảng "Báo cáo tài chính"
Bài giảng "Báo cáo tài chính"Tuấn Anh
 

What's hot (20)

4000 thuat ngu kinh te
4000 thuat ngu kinh te4000 thuat ngu kinh te
4000 thuat ngu kinh te
 
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reportingBài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
Bài dịch KẾ TOÁN MỸ- The conceptual framework for financial reporting
 
Học viện tài chính full
Học viện tài chính fullHọc viện tài chính full
Học viện tài chính full
 
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017Đề tài  lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 
Maudubaotaichinh
MaudubaotaichinhMaudubaotaichinh
Maudubaotaichinh
 
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
Huong dan thuc tap tot nghiep chuong 1,2,5
 
giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1giáo trình kế toán quản trị P1
giáo trình kế toán quản trị P1
 
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toánBài giảng môn nguyên lý kế toán
Bài giảng môn nguyên lý kế toán
 
Chương 4
Chương 4Chương 4
Chương 4
 
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hàPhan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
Phan tich-tinh-hinh-tai-chinh minh hà
 
E-book kế toán căn bản cho người không chuyên
E-book kế toán căn bản cho người không chuyênE-book kế toán căn bản cho người không chuyên
E-book kế toán căn bản cho người không chuyên
 
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuongNLKT.HuynhThiNgocPhuong
NLKT.HuynhThiNgocPhuong
 
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excelHướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính trên phần mềm excel
 
Bài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trịBài giảng kế toán quản trị
Bài giảng kế toán quản trị
 
Cách trình bày báo cáo tài chính
Cách trình bày báo cáo tài chínhCách trình bày báo cáo tài chính
Cách trình bày báo cáo tài chính
 
Quan tri tai chinh ch 1
Quan tri tai chinh  ch 1Quan tri tai chinh  ch 1
Quan tri tai chinh ch 1
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
08 acc202 bai 5_v2.0013107222
08 acc202 bai 5_v2.001310722208 acc202 bai 5_v2.0013107222
08 acc202 bai 5_v2.0013107222
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tạ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tạ...Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tạ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Báo cáo tình hình tài chính tạ...
 
Bài giảng "Báo cáo tài chính"
Bài giảng "Báo cáo tài chính"Bài giảng "Báo cáo tài chính"
Bài giảng "Báo cáo tài chính"
 

Similar to Dong tienvakehoachtaichinh

Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Alynk Chan
 
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...PhmTriuAn
 
Cơ sở dồn tích trong kế toán
Cơ sở dồn tích trong kế toánCơ sở dồn tích trong kế toán
Cơ sở dồn tích trong kế toánthanhch
 
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepMau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepmuathuhoadao
 
06 acc202 bai 3_v2.0013107222
06 acc202 bai 3_v2.001310722206 acc202 bai 3_v2.0013107222
06 acc202 bai 3_v2.0013107222Yen Dang
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpssuser499fca
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuyLAa LA
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupSương Tuyết
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342LiVnYn
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Treanh hieu
 
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdfBÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdfNuioKila
 
Hamtaichanh excel ud
Hamtaichanh excel udHamtaichanh excel ud
Hamtaichanh excel udvantai30
 
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017 Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017 Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Dong tienvakehoachtaichinh (20)

Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
Phân tích các báo cáo tài chính(sua)
 
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
Bài thuyet trình qttc Hacker IELTS Listening.pdfHacker IELTS Listening.pdfHac...
 
Đề Tài Tốt Nghiệp Phân Tích Khả Năng Sinh Lợi Của Công Ty
Đề Tài Tốt Nghiệp Phân Tích Khả Năng Sinh Lợi Của Công TyĐề Tài Tốt Nghiệp Phân Tích Khả Năng Sinh Lợi Của Công Ty
Đề Tài Tốt Nghiệp Phân Tích Khả Năng Sinh Lợi Của Công Ty
 
Cơ sở dồn tích trong kế toán
Cơ sở dồn tích trong kế toánCơ sở dồn tích trong kế toán
Cơ sở dồn tích trong kế toán
 
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiepMau du bao tai chinh doanh nghiep
Mau du bao tai chinh doanh nghiep
 
06 acc202 bai 3_v2.0013107222
06 acc202 bai 3_v2.001310722206 acc202 bai 3_v2.0013107222
06 acc202 bai 3_v2.0013107222
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thiết...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thiết...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thiết...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thiết...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thiết...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thiết...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thiết...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Thiết...
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuySlide bai giang_tcdn-ha thi thuy
Slide bai giang_tcdn-ha thi thuy
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài ChínhCơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
 
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Lập Và Phân Tích Báo Cáo Tài Chính.
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...Tiểu luận môn quản trị tài chính   đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
Tiểu luận môn quản trị tài chính đề tài phân tích tình hình tài chính của c...
 
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
Phan tich-bao-cao-tai-chinh-7342
 
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến TreLập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 tại Công ty cổ phần in Bến Tre
 
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdfBÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf
 
Hamtaichanh excel ud
Hamtaichanh excel udHamtaichanh excel ud
Hamtaichanh excel ud
 
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
Download free Chuyên đề tốt nghiệp lập báo cáo tài chính hay 2017
 
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017 Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
Đề tài : kế toán lập báo cáo tài chính và phân tích tài chính hay nhất 2017
 

Dong tienvakehoachtaichinh

  • 1. 1 DÒNG TIỀN VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3.1. Phân tích dòng ti ền của công ty Dòng tiền được xem là huyết mạch của công ty và là mối quan tâm bậc nhất của các nhà quản trị trong các quyết định hàng ngày, cũng như khi đưa ra các quyết định về chiến lược với mong muốn làm tăng giá trị của cổ đông. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty chính là khấu hao (hay bất kỳ các khoản chi phí không bằng tiền). Dưới góc nhìn của một nhà kế toán, dòng tiền của công ty có thể được tính toán và tổng kết trong Báo cáo ngân lưu. Với cách nhìn của một nhà tài chính, các công ty thường sẽ quan tâm đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow), dòng tiền này được các nhà quản trị sử dụng để đưa ra các quyết định, ngoài ra, họ còn xét đến dòng tiền tự do (Free Cash Flow), dòng tiền tự do này được các thành phần trong thị trường tài chính quan tâm. Ta bắt đầu việc phân tích dòng tiền bằng việc xem xét những khía cạnh quan trọng của khấu hao, là nhân tố chính, ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền của công ty. Khấu hao Các công ty được phép tính một phần chi phí hao mòn của tài sản cố định với mục đích khai báo thuế cũng như lập báo cáo tài chính. Việc trích chi phí này được gọi là khấu hao. Cục thuế liên bang Mỹ sẽ cho một bộ luật các công ty được phép trích khấu hao như thế nào. Do mục đích của việc lập báo cáo tài chính có thể khác so với mục đích khai thuế, các công ty có thể được phép sử dụng các phương pháp khấu hao khác nhau cho việc khai thuế và lập báo cáo tài chính. Luật thuế của Mỹ được xây dựng sao cho các công ty có động cơ đầu tư vào một số tài sản trong khi mục đích của việc lập báo cáo hoàn toàn có thể khác. Trong nước Mỹ, việc lập và giữ 2 bộ dữ liệu này hoàn toàn hợp pháp. Việc tính khấu hao cho mục đích thuế thường được các công ty sử dụng phương pháp khấu hao nhanh, một trong các phương pháp này chính là phương pháp MACRS (Modified Accelerated Cost Recovery System); trong khi đó, một số các phương pháp khấu hao khác sẽ được sử dụng cho mục đích báo cáo tài chính. Trước khi khảo sát các phương pháp tính khấu hao, bạn cần phải nắm rõ hai khái niệm: giá trị khấu hao của tài sản và thời gian khấu hao của tài sản.
  • 2. 2 Giá trị khấu hao của tài sản Với phương pháp MACRS, giá trị khấu hao của tài sản chính là chi phí mua tài sản đó, kể cả chi phí lắp ráp, vận chuyển, … Không có điều chỉnh nào cần thiết cho giá trị còn lại (hay còn gọi là giá trị thặng dư: salvage value). Ví dụ. Công ty Baker vừa mua một thiết bị có giá $38,000, với chi phí lắp ráp là $2,000. Bất chấp giá trị thặng dư là bao nhiêu, giá trị khấu hao của tài sản này sẽ là $40,000: bằng giá mua $38,000 + chi phí lắp ráp $2,000. Thời gian khấu hao của tài sản Khoảng thời gian tài sản được trích khấu hao có thể ảnh hưởng lớn đến dòng tiền. Nếu thời gian khấu hao ngắn, dòng tiền trích ra từ khấu hao về công ty sẽ nhanh hơn. Một nhà quản trị thường sẽ thích có dòng tiền vào nhanh hơn từ khấu hao. Tuy nhiên, công ty phải tuân thủ luật của cục thuế về thời gian khấu hao cho phép. Theo phương pháp MACRS, ứng với cả tài sản cũ hay mới đều phải tuân thủ theo một chu kỳ thu hồi vốn (recovery periods) nhất định. Theo phương pháp này, có các chu kỳ thu hồi vốn gồm 3, 5, 7, 10, 15 và 20 năm (ngoại trừ bất động sản). Các tài sản sẽ được phân chia thành từng loại, ứng với mỗi loại sẽ có thời gian thu hồi vốn cho phép. Bốn loại đầu tiên (các loại này thường được các công ty sử dụng), được định nghĩa và phân loại trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Bốn loại tài sản đầu tiên trong phương pháp MACRS Loại tài sản (chu kỳ thu hồi) Định nghĩa 3 năm Các thiết bị dùng để nghiên cứu và một số thiết bị đặc biệt 5 năm Máy vi tính, máy đánh máy, máy photocopy, ôtô, xe tải loại nhỏ và các loại tài sản tương tự 7 năm Thiết bị văn phòng (bàn, ghế, …), các thiết bị sản xuất, hệ thống đường ray xe lửa, các công trình kiến trúc dành cho nông nghiệp nhưng chỉ với 1 mục đích duy nhất 10 năm Các thiết bị sử dụng trong các nhà máy lọc dầu hoặc sử dụng trong sản xuất thuốc lá và một số loại sản phẩm thức ăn cụ thể. Các phương pháp khấu hao Ứng với mục đích báo cáo tài chính, một số phương pháp khấu hao khác sẽ được sử dụng (chẳng hạn như khấu hao theo đường thẳng, khấu hao nhanh [double-declining balance], hay khấu
  • 3. hao tổng số [sum-of-the-years’-digits]). Ứng với mục đích thuế, phương pháp MACRS sẽ tính khấu hao trên bốn loại tài sản trên theo phương pháp khấu hao nhanh (200%), sử dụng quy ước nửa năm và chuyển sang khấu hao đường thẳng khi có lợi. Mặc dù cục thuế không đưa ra bảng tính khấu hao cụ thể theo phần trăm ở từng năm, ta có thể xấp xỉ phần trăm khấu hao theo từng năm cho bốn loại tài sản này như trình bày trong Bảng 3.2. Thay vì sử dụng dữ liệu phần trăm như trong bảng, công ty có thể sử dụng phương pháp đường thẳng trong suốt chu kỳ khấu hao với quy ước nửa năm hay có thể sử dụng phương pháp khấu hao khác. Trong tài liệu này, ta sẽ sử dụng tỷ lệ phần trăm theo phương pháp MACRS do phương pháp này cho ta dòng tiền thu hồi nhanh nhất và nó cho thấy ảnh hưởng tốt nhất đến lợi nhuận của một công ty. Do phương pháp MACRS thực hiện theo quy ước nửa năm, phương pháp này giả định tài sản được công ty mua về vào thời kỳ giữa năm và do đó, vào năm đầu tiên, công ty chỉ có thể tính khấu hao cho nửa năm mà thôi. Do đó, khấu hao của nửa năm cuối sẽ được tính vào năm tiếp theo. Trong Bảng 3.2, phần trăm khấu hao của năm thứ n sẽ được tính vào năm n + 1. Cho ví dụ, một tài sản tuổi thọ 5 năm sẽ được khấu hao trong 6 năm. Bảng 3.2 có thể được tính toán để minh họa cho ví dụ sau. Ví dụ. Công ty Baker mua một thiết bị có giá trị $40,000 với tuổi thọ 5 năm. Sử dụng Bảng 3.2, 3 công ty có thể tính khấu hao từng năm như sau: Năm Chi phí (nguyên giá) (1) Phần trăm (theo Bảng 3.2) (2) Lượng khấu hao [(1) × (2)] (3) 1 $40,000 20% $ 8,000 2 $40,000 32 12,800 3 $40,000 19 7,600 4 $40,000 12 4,800 5 $40,000 12 4,800 6 $40,000 5 2,000 Tổng 100% $40,000 Cột 3 cho thấy tổng số tiền mua tài sản được thu hồi sau 6 năm. Do các nhà quản trị tài chính quan tâm chủ yếu đến dòng tiền, trong phạm vi tài liệu này, ta chỉ quan tâm đến phương pháp khấu hao mà thôi.
  • 4. 4 Phân tích Báo cáo ngân lưu Báo cáo ngân lưu là một báo cáo tổng kết dòng tiền của công ty trong một khoảng thời gian. Trước khi thảo luận và giải thích ý nghĩa của báo cáo này, ta sẽ ôn lại, xem xét lại dòng chảy của tiền trong công ty và phân loại dòng tiền vào và dòng tiền ra. Các dòng tiền của công ty Hình 3.1 minh họa các dòng tiền của công ty. Chú ý thấy các chứng khoán ngắn hạn (marketable securities) được xem là tương đương tiền do tính thanh khoản cao của chúng. Ta có thể gom chúng và tiền và gọi là “tiền và các khoản tương đương tiền” và tài khoản này sẽ tăng khi ta có dòng tiền vào và giảm khi có dòng tiền ra. Cũng cần phải chú ý rằng, dòng tiền của công ty được phân loại thành (1) dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, (2) từ hoạt động đầu tư và (3) từ hoạt động tài chính. Gợi ý: nhắc lại rằng, trong tài chính, tiền được xem là thượng đế. Lợi nhuận từ Báo cáo thu nhập hoàn toàn tốt, nhưng nó không thể trả các khoản chi phí cũng như các chủ tài sản chấp nhận nó như là tiền.
  • 5. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là những dòng tiền liên quan đến doanh thu và chi phí từ hoạt động chính của công ty (bán hàng và cung cấp dịch vụ). Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là những dòng liên quan đến việc mua bán các tài sản cố định để công ty có thể hoạt động hay các dòng tiền mà công ty bỏ ra trong một vụ đầu tư nào đó. Dễ thấy rằng, một nghiệp vụ mua sắm sẽ là dòng tiền ra trong khi nghiệp vụ bán đi tài sản sẽ có dòng tiền vào của hoạt động đầu tư. Dòng tiền từ hoạt động tài chính là kết quả của các nghiệp vụ liên quan đến cơ cấu vốn của công ty, chẳng hạn như đi vay hay phát hành cổ phiếu, trả cổ tức. Tổng của ba dòng tiền này trong một chu kỳ sẽ chính là sự thay đổi của tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền. 5
  • 6. 6 Phân loại các dòng tiền vào và dòng tiền ra Báo cáo ngân lưu tổng kết các dòng tiền vào và ra của công ty trong một chu kỳ thời gian. Bảng 13.3 phân loại các dòng tiền vào cơ bản (nguồn tiền) và các dòng tiền ra (sử dụng tiền). Cho ví dụ, nếu khoản phải trả của công ty tăng $1,000 trong năm, sự thay đổi này cho thấy có dòng tiền vào, nếu hàng tồn kho tăng $2,500, sự thay đổi này cho thấy một dòng tiền ra. Một số điểm cần lưu ý trong phân loại dòng tiền ở Bảng 3.3: 1. Khi một tài khoản tài sản giảm, nó chính là dòng tiền vào, ý nghĩa ở đây chính là lượng tiền gắn với tài sản đó đã được giải thoát và được dùng cho các mục đích khác, chẳng hạn như để trả tiền nợ vay. Ngược lại, khi tài khoản tài sản tăng, nó chính là dòng tiền ra. 2. Khấu hao (hay các khoản khấu trừ khác) là chi phí không bằng tiền, chi phí này được trừ ra trong Báo cáo thu nhập để xác định lãi ròng nhưng không thực sự được chi trả bằng tiền bao giờ. Do các chi phí không bằng tiền này được khai vào báo cáo thu nhập, nó làm giảm đi lượng thuế mà công ty phải trả, các chi phí này được xem như là dòng tiền vào. Với khía cạnh nhìn từ nhà kế toán, cộng khấu hao trở lại với lãi ròng sẽ cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh = Lãi ròng + Khấu hao và các chi phí không bằng tiền (3.1) Bảng 3.3. Dòng ti ền vào và dòng ti ền ra Dòng vào (nguồn tiền) Dòng ra (sử dụng tiền) Giảm trong các tài khoản tài sản Tăng trong các tài khoản tài sản Tăng trong các khoản nợ Giảm trong các khoản nợ Lợi nhuận sau thuế Lỗ ròng Khấu hao và các chi phí không bằng tiền Trả cổ tức Phát hành cổ phiếu Mua lại cổ phiếu công ty Chú ý thấy công ty có thể có lỗ ròng (lợi nhuận sau thuế âm) mà vẫn có thể có dòng tiền dương từ hoạt động kinh doanh một khi lượng khấu hao (hay các chi phí không bằng tiền khác) trong kỳ lớn hơn phần lỗ ròng này. Trong Báo cáo ngân lưu, lợi nhuận sau thuế (hay lỗ) và khấu hao (cũng như các chi phí không bằng tiền khác) được xem xét như là các khoản riêng biệt. 3. Việc tính khấu hao được xem xét như là một dòng tiền vào, do đó, thay đổi trong tài sản được tính trên tổng thay đổi (nguyên giá) chứ không phải tính trên thay đổi của tài sản cố định ròng. Điều này giúp tránh tính nhầm khấu hao hai lần.
  • 7. 4. Các bút toán trực tiếp làm thay đổi Lợi nhuận giữ lại sẽ không tính trong Báo cáo ngân lưu. Thay vào đó, những bút toán làm ảnh hưởng đến Lợi nhuận giữ lại sẽ xuất hiện trong lãi (lỗ) ròng và chi trả cổ tức. 7 Chuẩn bị Báo cáo ngân lưu Báo cáo ngân lưu trong một chu kỳ được xây dựng bằng cách sử dụng Báo cáo thu nhập cũng trong chu kỳ đó, kết hợp với các giá trị đầu kỳ và cuối kỳ của các tài khoản trong Bảng cân đối kế toán. Báo cáo thu nhập tại thời điểm 31/12/2003 và số liệu đầu kỳ cuối kỳ Bảng cân đối kế toán của công ty Baker lần lượt được cho trong Bảng 3.4 và 3.5. Báo cáo ngân lưu năm 2003 của công ty Baker được trình bày trong Bảng 3.6.
  • 8. Chú ý thấy tất cả các dòng tiền vào cũng như lợi nhuận sau thuế và khấu hao đều được ghi nhận là các dòng tiền dương. Tất cả các dòng tiền ra, các phần lỗ, và trả cổ tức đều ghi nhận bằng số âm. Từng dòng tiền của các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính được tính và rồi lấy tổng. Tổng của 3 dòng tiền chính là sự thay đổi của tài khoản Tiền và các khoản tương đương tiền. 8
  • 9. 9 Giải thích ý nghĩa của Báo cáo ngân lưu Báo cáo ngân lưu giúp các nhà quản trị, cũng như những người quan tâm khác có thể phân tích dòng tiền của một công ty. Các nhà quản trị cần đặc biệt quan tâm đến những khoản mục có các khoản tiền vào (hay ra) lớn để có thể đánh giá sự thay đổi này có phù hợp với chính sách tài chính của công ty hay không. Thêm vào đó, Báo cáo ngân lưu có thể được sử dụng để đánh giá xem công ty có đạt được mục đích đã đề ra hay không, hay cũng có thể tìm nguyên nhân của những tồn tại, xác định những vùng hoạt động chưa hiệu quả. Cho ví dụ, nếu việc tăng giá trị của khoản phải thu hay hàng tồn kho dẫn đến một lượng tiền ra mà lớn, điều này có thể là tín hiệu báo cho các nhà quản trị rằng chính sách bán chịu hay việc quản lý hàng tồn kho của công ty đang có vấn đề. Các nhà quản trị cũng có thể chuẩn bị một Báo cáo ngân lưu từ những Báo cáo tài chính dự toán. Phương pháp này có thể được áp dụng để xem xét kết quả của Báo cáo ngân lưu có như dự tính của nhà quản trị hay không.
  • 10. Hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản tài chính được trình bày trong tài liệu này là điều cần thiết 10 để có thể giải thích ý nghĩa của Báo cáo ngân lưu. Dòng ti ền từ Hoạt động kinh doanh Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty (Operating Cash Flow: OCF) là dòng tiền mà công ty thu hoạch được từ hoạt động chính của công ty – hoạt động bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Một vài khái niệm (định nghĩa) của OCF khác nhau cũng có thể được sử dụng từ các viện tài chính. Công thức 3.1 cho thấy một định nghĩa đơn giản của kế toán về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Ở đây, ta sẽ phân tích rõ định nghĩa này để có thể xác định dòng tiền một cách chính xác. Không như định nghĩa trước đây về dòng tiền, định nghĩa dòng tiền trong công thức này đã bỏ qua lãi vay và thuế để tập trung chủ yếu vào dòng tiền thực sự mà công ty đạt được từ hoạt động kinh doanh, bỏ qua các chi phí tài chính và thuế. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) được định nghĩa như trong Công thức 3.2. OCF = EBIT ‒ Thuế + Khấu hao (3.2) Ví dụ. Đưa các giá trị từ Báo cáo thu nhập của công ty Baker vào công thức 3.2, ta được OCF  $370$120$100  $350 Trong năm 2003, công ty Baker tạo ra được dòng tiền $350,000 từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do lượng tiền này dương, ta kết luận hoạt động kinh doanh của công ty đã cho một dòng tiền vào. So sánh Công thức 3.1 và 3.2 cho ta thấy sự khác biệt chính giữa định nghĩa về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của kế toán và tài chính. Công thức 3.2 của tài chính bỏ qua chi phí lãi vay trong dòng tiền hoạt động kinh doanh trong khi Công thức 3.1 của kế toán thì không, kế toán tính lãi vay vào trong dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Chỉ trong trường hợp đặc biệt, khi công ty không nó chi phí lãi vay, khi đó định nghĩa của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của kế toán và tài chính sẽ bằng nhau. Dòng tiền tự do (Free Cash Flow) Dòng tiền tự do chính là lượng tiền của công ty dành cho các nhà đầu tư – chủ nợ (creditors) và các cổ đông (owners) – sau khi công ty đã trang trải hết các khoản chi cần thiết cho hoạt động kinh doanh cũng như đã trả đủ cho các khoản đầu tư vào tài sản cố định cũng như vào vốn lưu
  • 11. động. Đây chính là lượng tiền ròng dành cho các chủ nợ và chủ sở hữu trong kỳ hoạt động. Dòng tiền tự do có thể được tính bằng Công thức 3.3. FCF = OCF ‒ Đầu tư ròng vào TSCĐ ‒ Đầu tư ròng vào Vốn lưu động (3.3) Trong đó: Đầu tư ròng vào TSCĐ là Net Fixed Asset Investment (NFAI) và Đầu tư ròng 11 vào Vốn động là Net Current Asset Investment (NCAI). Đầu tư ròng vào TSCĐ có thể được tính bằng Công thức 3.4. Đầu tư ròng vào TSCĐ = Sự thay đổi trong TSCĐ ròng + Khấu hao (3.4) Ví dụ. Sử dụng số liệu ở Bảng cân đối kế toán của công ty Baker trong Bảng 3.5, ta thấy rằng thay đổi trong TSCĐ ròng từ năm 2002 và 2003 là +$200 ($1,200 trong năm 2003 ‒ $1,000 ở năm 2002). Đưa giá trị này và lượng khấu hao $100 của năm 2003 vào Công thức 3.4, ta nhận được Đầu tư ròng vào TSCĐ (NFAI) của công ty trong năm 2003 là NFAI  $200$100  $300 Công ty Baker đã đầu tư một lượng tiền ròng $300,000 vào TSCĐ trong năm 2003. Lượng tiền này chính là dòng tiền ra để chi đầu tư vào TSCĐ của công ty. Xét Công thức 3.4, ta thấy rằng, nếu lượng khấu hao trong năm nhỏ hơn sự thay đổi giảm của TSCĐ ròng, NFAI sẽ âm. Một lượng NFAI âm cho thấy có một dòng tiền vào ròng, điều này có nghĩa là công ty đã bán nhiều tài sản cố định hơn mua. Thay đổi ròng trong Vốn lưu động (NCAI) chính là lượng tiền ròng công ty đầu tư vào lượng vốn lưu động (dành cho hoạt động kinh doanh) trong năm. Vốn lưu động ròng nghĩa là sự khác biệt giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn này bao gồm những khoản phải trả không có chi phí lãi. Vì thế, các khoản vay ngắn hạn có lãi suất vay sẽ không được tính trong phần này. Thay vào đó, nó là phần đòi hỏi của chủ nợ trên dòng tiền tự do của công ty. Công thức 3.5 cho ta thấy cách tính NCAI. NCAI = Thay đổi tài sản ngắn hạn ‒ Thay đổi nợ ngắn hạn (3.5) Ví dụ. Dựa trên Bảng cân đối kế toán của công ty Baker trong Bảng 3.5, ta thấy rằng sự thay đổi của tài sản ngắn hạn là +$100, trong khi sự thay đổi của các khoản nợ ngắn hạn là +$100. Đưa các số liệu này vào trong Công thức 3.5, ta nhận được NCAI của công ty trong năm 2003 là
  • 12. 12 NCAI = $100 ‒ $100 = 0 Điều này có nghĩa là trong năm 2003, công ty Baker đã không đầu tư thêm vào Vốn lưu động. Bây giờ, ta sẽ đưa các số liệu của công ty Baker trong năm 2003, bao gồm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) là $350, đầu tư ròng vào TSCĐ (NFAI) là $300, và lượng đầu tư vào vốn lưu động ($0) vào trong Công thức 3.3 để xác định dòng tiền tự do (FCF) của công ty: FCF  $350$300$0  $50 Ta có thể thấy rằng, trong năm 2003, công ty Baker đã tạo ra được dòng tiền tự do là $50,000. Lượng tiền này có thể được công ty sử dụng để trả cho các chủ nợ thông qua nợ và lãi vay hay dùng để trả cổ tức cho các cổ đông. Do đó, công ty đã tạo ra dòng tiền đủ để thanh toán các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh và đầu tư mà vẫn còn một lượng tiền dư để trả cho các nhà đầu tư. Các phân tích sâu hơn về dòng tiền tự do nằm ngoài phạm vi của tài liệu này. Ở đây, ta chỉ giới thiệu đến dòng tiền. Dễ dàng thấy rằng dòng tiền là huyết mạch của công ty. Kế tiếp, ta sẽ xét đến một số điều về kế hoạch tài chính của lợi nhuận và dòng tiền. 3.2. Quy trình kế hoạch tài chính Kế hoạch tài chính là một phần quan trọng trong hoạt động của công ty trong việc thực hiện các mục tiêu của mình. Hai thành phần quan trọng của kế hoạch tài chính là kế hoạch tiền mặt (cash planning) và kế hoạch lợi nhuận (profit planning). Kế hoạch tiền mặt bao gồm các bước chuẩn bị cho ngân sách tiền mặt (cash budget) của công ty. Kế hoạch lợi nhuận bao gồm các bước chuẩn bị cho các báo cáo tài chính dự toán (pro forma statements). Cả ngân sách tiền mặt và các báo cáo tài chính dự toán đều rất hữu ích trong kế hoạch của các nhà quản trị; đây cũng là những báo cáo mà các nhà cho vay đòi hỏi công ty phải dự trình khi đi vay. Quy trình kế hoạch tài chính (Financial Planning Process) bắt đầu bằng kế hoạch dài hạn (còn gọi là chiến lược). Từ chiến lược dài hạn này, các nhà quản trị sẽ hình thành các kế hoạch ngắn hạn, hay còn gọi là ngân sách hoạt động cho công ty. Thông thường, các ngân sách và kế hoạch ngắn hạn vẫn thực hiện mục tiêu dài hạn mà công ty đặt ra. Mặc dù chương này chủ yếu sẽ đề cập đến các kế hoạch hay ngân sách ngắn hạn, một vài ý kiến về dài hạn cũng sẽ được nói đến.
  • 13. 13 Chi ến lược tài chính dài hạn (Long-term Financial Plans) Chiến lược tài chính dài hạn sẽ đưa ra một kế hoạch hoạt động cho công ty trong thời gian từ 2 đến 10 năm. Thường các công ty sẽ đưa ra một chiến lược trong từng 5 năm. Với những công ty sẽ gặp trở ngại về doanh thu không ổn định, hay chu kỳ sản phẩm ngắn, hay có thể bị cả hai trường hợp và do đó, sẽ phải chọn một chiến lược ngắn hạn hơn. Kế hoạch tài chính dài hạn là 1 phần của chiến lược toàn công ty, kết hợp với các kế hoạch sản xuất và marketing, giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra. Kế hoạch tài chính dài hạn này sẽ xem xét đến việc đầu tư vào TSCĐ, đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu phát triển, chiến lược marketing, phát triển sản phẩm mới, tìm nguồn tài trợ, kế hoạch về cơ cấu vốn. Trong chiến lược dài hạn cũng bao gồm việc thanh lý các dự án, loại bỏ một số chi nhánh, trả các khoản nợ vay hay kế hoạch thu mua một công ty. Những kế hoạch này thường được hỗ trợ bằng một số các ngân sách trong các năm liên tiếp và dựa trên các kế hoạch lợi nhuận. Kế hoạch tài chính ngắn hạn (hoạt động kinh doanh) Các kế hoạch tài chính ngắn hạn thường là các kế hoạch trong vòng 1 hay 2 năm tới. Một số biến số đầu vào quan trọng là lượng doanh thu dự báo và một số dữ liệu tài chính của hoạt động kinh doanh. Các biến đầu ra quan trọng là ngân sách hoạt động kinh doanh, ngân sách tiền mặt và các bảng báo cáo tài chính dự toán. Quá trình kế hoạch tài chính ngắn hạn được trình bày trong Hình 3.2.
  • 14. Kế hoạch tài chính ngắn hạn bắt đầu bằng việc thực hiện dự báo cho doanh thu. Từ đó, kế hoạch sản xuất sẽ được xây dựng theo từng bước, trong đó bao gồm việc ước lượng lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất. Với kế hoạch sản xuất, công ty có thể ước tính lượng lao động trực tiếp cần thiết phải có, kế hoạch xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất và tính toán chi phí kinh doanh. Khi tất cả dữ liệu trên đã được ước lượng, báo cáo kết quả kinh doanh dự toán và ngân sách tiền mặt sẽ được vạch ra. Với các biến đầu vào cơ bản trên (bao gồm báo cáo thu nhập dự toán, ngân sách tiền mặt, kế hoạch đầu tư tài sản cố định, kế hoạch tài chính dài hạn và với bảng cân đối kế toán hiện có), công ty sẽ xây dựng được bảng cân đối kế toán dự toán. Từ đây đến cuối chương, chúng ta sẽ tập trung vào một số các biến đầu ra quan trọng trong kế hoạch tài chính ngắn hạn như: ngân sách tiền mặt, báo cáo thu nhập dự toán và bảng cân đối kế toán dự toán. 14 3.3. Kế hoạch ti ền mặt: Ngân sách ti ền mặt Ngân sách tiền mặt (cash budget), hay còn gọi lại dự báo tiền mặt (cash forecast), là bảng kế hoạch về các dòng tiền vào và ra của công ty. Ngân sách tiền mặt được sử dụng để ước lượng số tiền cần thiết công ty phải có trong ngắn hạn, chú trọng vào kế hoạch cho lượng dư thừa hay thiếu tiền mặt của công ty. Thông thường, ngân sách tiền mặt được kế hoạch cho chu kỳ 1 năm, trong đó, kế hoạch sẽ được chia thành nhiều chu kỳ nhỏ hơn. Số các chu kỳ tùy thuộc vào tính chất của hoạt động kinh doanh của công ty. Một công ty có chu kỳ kinh doanh theo mùa, với dòng tiền vào không ổn định, sẽ có nhiều chu kỳ nhỏ cho ngân sách tiền mặt. Do đa số công ty có dòng tiền theo mùa, vì thế, ngân sách tiền mặt thường chia thành chu kỳ tháng. Các công ty có dòng tiền ổn định có thể sử dụng chu kỳ theo quý, nửa năm hay có thể 1 năm. Dự báo doanh thu Biến đầu vào quan trọng của kế hoạch tài chính ngắn hạn chính là doanh thu dự báo. Thông thường, bộ phận marketing sẽ đưa ra dự báo của doanh thu trong một chu kỳ. Dựa trên doanh thu dự báo này, kết hợp với kế hoạch sản xuất, nhà quản trị tài chính có thể ước lượng được dòng tiền hàng tháng của công ty. Hơn nữa, các nhà quản trị có thể xác định được lượng tài sản cố định cần phải đầu tư, cũng như lượng tài trợ thế nào để phù hợp với mức sản xuất và tiêu thụ dự báo của công ty. Trên thực tế, thu thập bộ dữ liệu tốt là việc làm khó khăn nhất trong dự báo. Doanh thu
  • 15. dự báo có thể dựa vào phân tích dữ liệu nội bộ (internal data), dữ liệu bên ngoài (external data) hay có thể là kết hợp giữa 2 bộ dữ liệu. Dự báo theo biến ngoài (external forecast) phụ thuộc vào mối liên hệ giữa doanh thu của công ty với các chỉ số của nền kinh tế, chẳng hạn như chỉ số thu nhập quốc gia (GDP), dân số tăng trong khu vực, niềm tin (lạc quan) của người tiêu dùng, và thu nhập khả dụng của người dân. Dự báo doanh thu theo các chỉ số này luôn luôn có thể được áp dụng. Do doanh thu của công ty thường sẽ lệ thuộc vào một số các chỉ số của nền kinh tế, dự báo về nền kinh tế sẽ cho thấy ảnh hưởng của nó dến doanh thu tương lai của công ty. Dự báo theo biến trong (internal forecast) dựa vào các thông tin nội bộ của công ty thông qua các chi nhánh, đại lý của công ty. Thông thường, các nhân viên bán hàng (salesperson) sẽ được hỏi số lượng sản phẩm mà họ dự kiến có thể bán được trong chu kỳ tới. Các số liệu dự báo này sẽ được giám đốc kinh doanh thu thập lại, số liệu có thể được giám đốc kinh doanh điều chỉnh dựa trên kinh nghiệm của ông về thị trường cụ thể, hay dựa vào khả năng dự báo của một số nhân viên bán hàng. Cuối cùng, giám đốc kinh doanh có thể điều chỉnh số liệu dựa vào các yếu tố nội bộ, chẳng hạn như khả năng sản xuất của toàn công ty. Công ty có thể kết hợp cả hai phương pháp (biến trong và ngoài) để đưa ra dự báo doanh thu. Thông tin nội bộ sẽ giúp giám đốc kinh doanh đưa ra doanh thu kỳ vọng của công ty, từ đó, ông có thể sử dụng các dữ liệu của nền kinh tế để điều chỉnh mức doanh thu kỳ vọng trên. Loại sản phẩm của công ty cũng có thể là nguyên nhân công ty nên sử dụng phương pháp nào. 15 Chuẩn bị ngân sách tiền mặt Cấu trúc thông thường của ngân sách tiền mặt được minh họa trong Bảng 3.7. Chúng ta sẽ khảo sát từng mục cụ thể trong Bảng kế hoạch ngân sách này.
  • 16. 16 Hóa đơn thu tiền (Cash Receipts) Hóa đơn thu tiền bao gồm tất cả các dòng tiền vào của công ty trong một chu kỳ hoạt động. Các thành phần chính của hóa đơn thu tiền là tiền mặt nhận được từ khách hàng, bao gồm tiền thu được từ khoản phải thu và tiền mặt thu trực tiếp từ khách hàng. Ví dụ. Công ty Coulson đang xây dựng một ngân sách tiền mặt cho tháng 10, 11 và 12. Doanh thu của công ty trong tháng 8 và 9 lần lượt là $100,000 và $200,000. Doanh thu dự kiến trong 3 tháng 10, 11 và 12 lần lượt là $400,000, $300,000, và $200,000. Trong quá khứ, doanh thu bằng tiền của công ty là 20%, 50% lượng doanh thu (trong khoản phải thu) sẽ nhận được sau 1 tháng và số còn lại (30%) sẽ thu được sau 2 tháng. Chi phí cho các khoản nợ khó đòi coi như không đáng kể. Trong tháng 12, công ty sẽ nhận được $30,000 tiền cổ tức từ một công ty con. Các dòng tiền vào dự kiến được trình bày trong Bảng 3.8, bao gồm các chỉ mục sau: Doanh thu dự báo (Forecast Sales). Đây là biến đầu vào ban đầu, dựa trên các thông tin và các dữ liệu trong và ngoài công ty. Doanh thu bằng tiền (Cash Sales). Doanh thu bằng tiền mỗi tháng chinh là 20% doanh thu dự báo của tháng đó. Tiền thu từ khoản phải thu (Collections of A/R). Số tiền công ty thu được từ khách hàng ứng với doanh thu của các tháng trước đó. Tiền trễ 1 tháng (Lagged 1 month). Số tiền mà công ty thu được từ khoản phải thu (từ doanh thu của tháng trước đó). Do 50% lượng doanh thu trong kỳ này sẽ thu được từ khách hàng sau 1 tháng, tiền thu được từ khoản phải thu trong phần tiền trễ 1 tháng của tháng 9 chính là 50% doanh thu
  • 17. của tháng 8, tiền thu được từ khoản phải thu trong phần tiền trễ 1 tháng của tháng 10 chính là 50% doanh thu của tháng 9, và cứ tiếp tục như thế. Tiền trễ 2 tháng (Lagged 2 month). Số tiền mà công ty thu được từ khoản phải thu (từ doanh thu của 2 tháng trước đó). Do 30% lượng doanh thu trong kỳ này sẽ thu được từ khách hàng sau 2 tháng, tiền thu được từ khoản phải thu trong phần tiền trễ 2 tháng của tháng 10 chính là 50% doanh thu của tháng 8, … Các hóa đơn tiền khác (Other Cash Receipts). Bao gồm các hóa đơn thu tiền khác, không phải từ doanh thu của công ty. Tiền lãi vay, cổ tức, tiền bán tài sản cố định, bán cổ phiếu, trái phiếu, tiền nhận được khi cho thuê tài sản thường sẽ xuất hiện trong phần này. Với công ty Coulson, phần hóa đơn tiền khác chỉ bao gồm cổ tức sẽ nhận được vào tháng 12. Tổng số tiền nhận được (Total Cash Receipts). Đây là tổng số tiền mà công ty nhận được, được liệt theo từng tháng. Với công ty Coulson, ta chỉ quan tâm đến số tiền trong các tháng 10, 11 và 12, như được trình bày trong Bảng 3.8. 17 Các dòng tiền ra (Cash Disbursements) Các dòng tiền ra bao gồm tất cả kế hoạch chi tiền của công ty trong kỳ, thông thường sẽ gồm: Tiền mua hàng Kế hoạch chi mua TSCĐ Tiền trả khoản phải trả Tiền trả lãi vay Tiền mướn (Rent) hay thuê (lease) Chi trả cổ tức Lương nhân viên Trả nợ vay Trả thuế Mua lại cổ phiếu công ty Cần chú ý rằng, khấu hao và các khoản chi phí không bằng tiền sẽ KHÔNG được tính trong ngân sách tiền mặt do các chi phí này chỉ là những khoản được thành lập để cho thấy sự hao mòn của một khoản chi TSCĐ trước đây. Ảnh hưởng của khấu hao chính là chi phí này làm giảm dòng tiền trả thuế. FOCUS ON PRACTICE (CÂU CHUYỆN THỰC TẾ). Sự cần thi ết phải dự báo dòng tiền (dù ra sao đi nữa!) Ta có thể thấy tầm quan trọng của dòng tiền đối với các nhà quản trị tài chính. Vì thế, ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy rằng, rất nhiều công ty trên thực tế đã bỏ qua quá trình dự báo dòng tiền. Người ta đưa ra 3 lý do chính: (1) Dòng tiền dự báo thường cho kết quả sai, (2) rất khó để thực
  • 18. hiện, và (3) các nhà quản trị không thấy lợi ích của việc dự báo tiền mặt, trừ phi khi công ty đang gặp khó khăn về tiền. Thêm vào đó, mỗi công ty có phương pháp dự báo cho riêng mình. Nếu các dòng tiền vào (ra) không theo một quy trình nhất định nào đó, rất khó để các nhà quản trị dự báo dòng tiền trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều lý do cho thấy ta nên thực hiện dự báo tiền mặt: việc dự báo dòng tiền sẽ giúp ích cho tính thanh khoản của công ty, giúp công ty hạn chế tối thiểu chi phí đi vay và tối đa thu nhập trong đầu tư. Nó cũng giúp các nhà quản trị tài chính trong tổn thất hối đoái một cách chính xác. Trong một số trường hợp gặp khó khăn về tín dụng, một số nhà cho vay đòi hỏi người đi vay phải theo dõi tiền mặt một cách kỹ lưỡng, khi đó, nhà cho vay sẽ dễ dàng thương lượng một khi công ty đưa ra một ngân sách dự báo cụ thể, rõ ràng. Khi lượng tiền mặt cần phải có và ngân sách dự báo không chính xác, các nhà quản trị có thể đi vay từ quỹ (funds) để san bằng sự khác biệt này. Công ty Salant, một công ty may mặc trong thành phố New York, rất quan tâm đến kế hoạch tài chính và dự báo. Trưởng phòng tài chính của công ty, ông William R. Bennett nói rằng: “Mục tiêu khó khăn nhất của chúng tôi là tìm cách dự báo dòng tiền cũng như dự báo lợi nhuận (hay lỗ) và có được một bảng cân đối kế toán phù hợp.” Ông cũng cho rằng: “Chúng tôi đã học được bài học, và cũng đã xây dựng được cho mình một mô hình Excel trong việc dự báo.” Mặc dù xây dựng mô hình dự báo cho công ty rất khó khăn, việc sử dụng chúng khá dễ dàng cho các nhà quản trị. Salant là một công ty hoạt động với nhiều máy móc thiết bị (capital intensive), và vì thế, tính thanh khoản của công ty lệ thuộc vào tài sản. Ông Bennet dự báo hàng tồn kho và khoản phải thu để có thể ước lượng khoản tiền vay cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty. Cũng như công ty Salant, rất nhiều công ty đã sử dụng công nghệ để dự báo dòng tiền. Các phần mềm hiện nay có thể sử dụng các phương pháp thống kê, vẽ đồ thị dữ liệu hoặc có thể đưa ra mô hình cho từng khách hàng của công ty dựa theo quy trình (cách thức) trả tiền của họ. Không những thế, các phần mềm này còn lưu trữ các dữ liệu việc mua hàng của công ty với từng thông tin các nghiệp vụ đến khách hàng. Các dữ liệu này giúp ích rất nhiều cho việc dự báo chính xác. Ví dụ. Công ty Coulson thu nhập các dữ liệu cần thiết để chuẩn bị cho lịch trả tiền vào 3 tháng 10, 18 11 và 12 như sau.
  • 19. Mua hàng (Purchases). Tiền mua hàng của công ty chiếm 70% doanh thu. Trong tổng số tiền mua hàng này, 10% sẽ được trả bằng tiền ngay lập tức, 70% sẽ được trả trong tháng kế tiếp và 20% còn lại sẽ thanh toán vào tháng thứ 2 sau khi mua hàng. 19 Tiền thuê. Lượng tiền thuê trả hàng tháng là $5,000. Lương nhân viên. Tiền lương cố định cho nhân viên hàng năm là $96,000 (hay $8,000 mỗi tháng). Thêm vào đó, chi phí lương biến đổi ước tính vào khoảng 10% doanh thu hàng tháng. Trả thuế. Công ty cần phải trả một lượng thuế $25,000 vào tháng 12. Kế hoạch đầu tư TSCĐ. Một thiết bị có nguyên giá $130,000 sẽ được mua và thanh toán tiền trong tháng 11. Trả lãi vay. Một khoản lãi vay $10,000 phải trả trong tháng 12. Trả cổ tức. Lượng cổ tức $20,000 sẽ phải trả trong tháng 10. Nợ vay. Một khoản nợ vay $20,000 tới hạn trả trong tháng 12. Mua lại cổ phiếu công ty. Công ty không có kế hoạch mua lại cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Dựa vào cách thông tin trên, lịch trả tiền của công ty được cho trong Bảng 3.9. Một số chỉ mục trong Bảng được giải thích rõ hơn như sau. Mua hàng. Phần ghi nhận này chỉ là thông tin. Số liệu phản ánh 70% doanh thu của từng tháng. Số liệu này được đưa vào để có thể tính lượng tiền mua hàng và các khoản chi trả có liên quan. Tiền mua hàng (Cash purchases). Đây là lượng tiền mặt công ty bỏ ra, tương ứng với 10% số tiền mua hàng tháng. Tiền trả cho khoản phải trả (Payments of A/P). Những khoản tiền công ty trả cho khoản phải trả, đây là tiền mua hàng của công ty vào những tháng trước. Trễ 1 tháng (Lagged 1 month). Đây là lượng tiền công ty trả cho nhà cung cấp trong tháng, ứng với lượng tiền mua hàng của tháng trước đó. Do 70% lượng tiền mua hàng được công ty trả sau 1 tháng kể từ ngày mua hàng, lượng tiền trả trễ 1 tháng của công ty trong tháng 9 chính là 70% số tiền công ty mua hàng trong tháng 8, tiền trả trong tháng 10 chính là 70% số tiền mua hàng trong tháng 9, …
  • 20. Trễ 2 tháng (Lagged 2 month). Đây là lượng tiền công ty trả cho nhà cung cấp trong tháng, ứng với lượng tiền mua hàng của 2 tháng trước đó. Do 20% lượng tiền mua hàng được công ty trả sau 2 tháng kể từ ngày mua hàng, lượng tiền trả trễ 2 tháng của công ty trong tháng 10 chính là 20% số tiền công ty mua hàng trong tháng 8, … Lương nhân viên. Lượng tiền này được tính bằng cách cộng $8,000 (lương cố định) với 10% 20 doanh thu mỗi tháng (cho lương biến đổi). Các chỉ mục còn lại là dòng tiền chi ra và có thể tự hiểu. Dòng tiền ròng, Số dư tiền mặt cuối kỳ, Tài trợ, và lượng dư thừa tiền mặt. Xét lại cấu trúc tổng quát của ngân sách tiền mặt trong Bảng 3.7. Ta có biến đầu vào cho hai mục đầu tiên, từ đó, ta sẽ tính toán lượng tiền công ty cần có. Dòng tiền ròng có thể được tính bằng cách lấy tổng dòng thu trừ tổng dòng chi trong mỗi chu kỳ. Sau đó, lấy dòng tiền ròng này, cộng với số dư tiền mặt đầu kỳ sẽ cho số dư tiền mặt cuối kỳ. Cuối cùng, lấy số dư tiền mặt cuối kỳ trừ cho lượng tồn quỹ tiền mặt tối thiểu để tìm lượng tiền cần tài trợ (required total financing) hay tìm ra lượng dư thừa tiền mặt (excess cash balance). Nếu lượng tiền mặt cuối kỳ nhỏ hơn lượng tồn quỹ tiền mặt tối thiểu, khi đó công ty cần phải tìm nguồn tài trợ. Nguồn tài trợ này
  • 21. thường được xem là nguồn ngắn hạn và sẽ liệt kê vào nợ vay ngắn hạn (notes payable). Trong trường hợp ngược lại, ta có lượng dư thừa tiền mặt. Với lượng dư thừa tiền mặt, ta giả định công ty sẽ đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn. Ví dụ. Ngân sách tiền mặt của công ty Coulson được trình bày trong Bảng 3.10 dựa trên các thông tin trên. Vào cuối tháng 9, số dư tiền mặt của công ty là $50,000 và số dư trong tài khoản nợ vay ngắn hạn cũng như đầu tư tài chính ngắn hạn đều bằng $01. Công ty muốn duy trì lượng tiền mặt tối thiểu là $25,000. Nếu công ty Coulson muốn giữ lượng tiền mặt tối thiểu là $25,000, công ty cần phải đi vay một khoản tiền $76,000 trong tháng 11 và một lượng $41,000 nữa vào tháng 12. Trong tháng 10, công ty sẽ có một lượng dư thừa tiền mặt $22,000 có thể sử dụng để đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn. Tổng số tiền vay cần có trong bảng ngân sách tiền mặt cho thấy công ty cần phải đi vay bao nhiêu tại thời điểm cuối tháng; nó không phải là sự thay đổi của khoản vay trong tháng. 1 Nếu Coulson có số dư tài khoản vay ngắn hạn hay đầu tư tài chính ngắn hạn khác 0 vào cuối tháng 9, giá trị số dư tiền mặt đầu kỳ có thể không phản ánh đúng. Nó có thể lớn hay nhỏ hơn, tùy vào công ty có nợ vay ngắn hạn hay đầu tư ngắn hạn vào thời điểm đó. Để đơn giản, trong phần ngân sách tiền mặt và các bài tập trong chương này, ta giả định rằng số dư của hai tài khoản này đều bằng $0 tại đầu mỗi chu kỳ. 21
  • 22. Sự thay đổi của khoản vay trong tháng và sự thay đổi trong lượng dư thừa tiền mặt có thể tìm thấy bằng cách phân tích bảng ngân sách tiền mặt. Trong tháng 10, công ty có số dư tiền mặt đầu kỳ $50,000, và sau khi có dòng ra $3,000, số dư tiền mặt cuối kỳ là $47,000. Kết quả là công ty có lượng dư thừa tiền mặt $22,000 (do lượng tiền tối thiểu chỉ là $25,000). Trong tháng 11, công ty cần tài trợ $76,000 do kết quả của dòng tiền ra $98,000 trừ đi cho khoản dư thừa tiền $22,000 từ tháng 10. Trong tháng 12, tổng tài trợ công ty cần là $41,000, đây là kết quả của việc giảm phần tài trợ $76,000 trong tháng 11 bằng dòng tiền vào $35,000 trong tháng 12. Tổng kết các nghiệp vụ tài chính của công ty trong từng tháng như sau: 22 Tháng 10: Đầu tư $22,000 lượng dư thừa tiền mặt vào chứng khoán ngắn hạn. Tháng 11: Thu hồi $22,000 từ chứng khoán ngắn hạn và vay ngắn hạn khoản tiền $76,000. Tháng 12: Trả tiền vay ngắn hạn $35,000 và tài trợ cần phải có là $41,000. Đánh giá ngân sách ti ền mặt. Ngân sách tiền mặt cho ta thấy công ty sẽ kỳ vọng có một lượng tiền mặt dư thừa hay thiếu hụt trong từng tháng sắp tới. Số liệu của mỗi tháng dựa vào lượng tiền mặt đòi hỏi tối thiểu mà công ty cần phải có và số dư tiền mặt dự toán vào cuối tháng. Sau cuối mỗi tháng, công ty Coulson dự kiến sẽ có số dư của các tài khoản tiền, chứng khoán ngắn hạn và vay ngắn hạn như sau: Chú ý thấy, công ty giả định sẽ bán chứng khoán ngắn hạn trước để phục vụ cho nhu cầu thiếu hụt ngân sách, nếu vẫn còn thiếu, công ty sẽ đi vay ngắn hạn. Vì thế, công ty sẽ không bao giờ có số dư trên cả hai tài khoản này trong cùng thời điểm. Do công ty có thể phải đi vay với lượng tiền $76,000 trong chu kỳ 3 tháng tới, nhà quản trị tài chính cần phải chuẩn bị sẵn để tìm nguồn tài trợ cho khoản vay này.
  • 23. 23 Đối phó với vi ệc không chắc chắn của ngân sách ti ền mặt Ngoài việc phải cẩn thận trong ước lượng các biến đầu vào của ngân sách tiền mặt, có 2 cách để đối phó với việc không chắc chắn của ngân sách tiền mặt. Cách thứ nhất là chuẩn bị một số ngân sách tiền mặt, dựa vào các tình trạng khác nhau: bi quan, có thể xảy ra, và lạc quan. Ứng với vùng dòng tiền ước lượng này, các nhà quản trị cá thể xác định lượng tài trợ cần thiết trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Việc xây dựng một số ngân sách tiền mặt dựa vào một số giả định khác nhau cũng có thể giúp nhà quản trị một cái nhìn sâu sắc hơn về rủi ro trong các phương án. Đây chính là phương pháp phân tích độ nhạy (sensitivity analysis), hay còn gọi là phương pháp “what if”. Phương pháp này thường được sử dụng khi phân tích dòng tiền trong một số trường hợp khác nhau. Máy vi tính và phần mềm Excel sẽ giúp cho quá trình phân tích độ nhay đơn giản hơn. Ví dụ. Bảng 3.11 tổng kết ngân sách tiền mặt của công ty Coulson cho từng tháng trong 3 trạng thái: bi quan, có thể xảy ra và lạc quan. Với các ước lượng của dòng vào và dòng ra. Ước lượng trong trường hợp có thể xảy ra được dựa trên các kỳ vọng mà ta đã nói ở trên. Trong tháng 10, công ty Coulson trong trường hợp xấu nhất, cần phải tài trợ một lượng tiền $15,000 và trong trường hợp tốt nhất, sẽ có lượng dư tiền $62,000 trong tài khoản tiền mặt. Trong tháng 11, lượng tiền cần tài trợ nằm trong khoảng từ $0 đến $185,000 hay công ty có thể có lượng dư thừa tiền vào khoảng $5,000. Kế hoạch trong tháng 12 cho thấy lượng tiền vay tối đa có thể phải là $190,000 và lượng dư thừa tiền có thể sẽ là $107,000. Bằng cách xem xét hai giá trị cực biên trong trường hợp xấu nhất và tốt nhất, công ty Coulson có thể tìm cách để đưa ra kế hoạch liên quan đến tiền mặt tốt hơn. Trong chu kỳ 3 tháng, lượng tiền cần tài trợ trong trường hợp xấu nhất sẽ là $190,000, lớn hơn nhiều so với lượng tiền mà công ty ước lượng trong khả năng có thể xảy ra là $76,000. Cách thứ hai, và cũng là cách khá phức tạp để đối phó với việc không chắc chắn của ngân sách tiền chính là sử dụng mô phỏng (simulation), được thảo luận trong Chương 10. Bằng phương pháp mô phỏng theo doanh thu, cũng như theo cáo biến không chắc chắn khác, công ty có thể xác định phân phối xác suất cho dòng tiền từng tháng. Nhà quản trị, khi đó, sẽ có thể sử dụng phân phối xác suất này để xác định lượng tài trợ cần thiết cho công ty, tránh cho công ty bị thiếu hụt tiền.
  • 24. 24 Dòng tiền trong tháng Do ngân sách tiền mặt chỉ cho thấy tổng dòng tiền mỗi tháng. Thông tin này từ ngân sách tiền mặt không cho ta thấy khả năng thanh toán nợ của công ty. Công ty cần phải xem xét từng dòng tiền vào và ra để bảo đảm rằng luôn có đủ tiền trong tài khoản để trả các khoản chi phí đến hạn phải trả. Ví dụ liên quan đến vấn đề này có thể được tham khảo tại website: www.aw.com/gitman. Dòng tiền vào cuối tháng trong ngân sách tiền không cho ta thấy khả năng trả nợ của công ty ở từng ngày trong tháng. Do dòng tiền của công ty dao động lớn khi ta xét từng ngày, một kế hoạch tiền mặt tốt hơn cần thiết phải được xem xét kỹ lưỡng chứ không thể dựa trên ngân sách tiền mặt. Nhà quản trị tài chính cần phải có một kế hoạch và cần phải theo dõi dòng tiền với chu kỳ bé hơn là từng tháng. Nếu dao động của dòng tiền từng ngày mà lớn, khi đó, các nhà quản trị cần phải lưu ý nhiều hơn. 3.4. Kế hoạch l ợi nhuận: Các báo cáo tài chính dự toán. Trong khi ngân sách tiền mặt chủ yếu quan tâm đến các dòng tiền, một kế hoạch lợi nhuận sẽ dựa vào các nguyên lý của kế toán theo thực tế phát sinh để xác định lợi nhuận của công ty. Các cổ đông, các nhà cho vay và hội đồng quản trị của công ty sẽ theo dõi kỹ lưỡng các báo cáo tài
  • 25. chính dự toán. Các báo cáo dự toán này được xây dựng (hay được dự báo) bao gồm báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Các bước cơ bản để xây dựng một kế hoạch tài chính ngắn hạn được minh họa trong Hình 3.2. Một vài phương pháp được dùng để dự báo các bảng báo cáo tài chính dự toán được xây dựng dựa trên niềm tin cho rằng mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính trong quá khứ sẽ không thay đổi trong tương lai. Các phương pháp thường được sử dụng sẽ được trình bày trong các phần kế tiếp sau. Hai yếu tố đầu vào cần thiết để chuẩn bị cho báo cáo tài chính dự toán là: (1) Các báo cáo tài chính của năm trước và (2) Doanh thu dự báo cho năm tới. Một số giả định cần phải được thực hiện. Công ty trong ví dụ minh họa của chúng ta là công ty Vectra, một công ty sản xuất và tiêu thụ chỉ 1 sản phẩm (để có thể minh họa một cách đơn giản nhất). Sản phẩm của công ty được chia thành hai loại: X và Y. Cả hai loại đều được chế tạo với cùng quy trình nhưng cần lượng nguyên vật liệu và nhân công khác nhau. 25 Các báo cáo tài chính của năm trước Báo cáo thu nhập của công ty trong năm 2003 được trình bày trong Bảng 3.12. Báo cáo cho thấy doanh thu của Vectra là $100,000, giá vốn hàng bán $80,000, lãi trước thuế $9,000, và lãi
  • 26. ròng $7,650. Công ty chi $4,000 tiền mặt cho cổ tức, số còn lại là $3,650 được đưa vào phần lợi nhuận giữ lại. Bảng cân đối kế toán của công ty cho bởi Bảng 3.13. 26 Doanh thu dự toán Cũng như ngân sách tiền mặt, các biến đầu vào quan trọng cho các báo cáo tài chính dự toán chính là doanh thu dự toán. Dự báo cho doanh thu của công ty Vectra, dựa trên các dữ liệu trong và ngoài, được trình bày trong Bảng 3.14. Giá bán của sản phẩm được dự kiến sẽ tăng từ $20 đến $25 cho loại sản phẩm X và từ $40 đến $45 cho loại sản phẩm Y. Giá bán dự kiến tăng này là cần thiết do chi phí đầu vào để chế tạo sản phẩm sẽ tăng.
  • 27. 27 3.5. Chuẩn bị Báo cáo thu nhập dự toán Một phương pháp đơn giản để xây dựng một báo cáo thu nhập dự toán chính là phương pháp phần trăm theo doanh thu (percent-of-sales method). Với phương pháp này, công ty sẽ dự báo doanh thu trong kỳ kế tiếp và các chỉ mục trong báo cáo thu nhập sẽ được tính toán theo phần trăm của doanh thu dự báo này. Phần trăm được tính toán của các chỉ mục thường tính dựa vào phầm trăm của chúng theo doanh thu trong kỳ trước. Với Báo cáo thu nhập của công ty Vectra trong năm 2003 (Bảng 3.12), ta có thể tính toán các phần trăm này như sau: $80,000   80.0% Giaù voán haøng baùn oanh thu D $100,000 $10,000 10.0% $100,000 Chi phí kinh doanh Doanh thu   $1,000 1.0% $100,000 Chi phí laõi vay Doanh thu   Áp dụng các tỷ lệ phần trăm này vào doanh thu dự báo $135,000 (được xây dựng trong Bảng 3.14), ta có báo cáo thu nhập dự toán của công ty trong năm 2004 như trong Bảng 3.15. Ta giả định rằng công ty Vectra sẽ trả cổ tức $4,000, và do đó, lượng lợi nhuận giữ lại trong năm 2004 sẽ là $6,327. Lượng lợi nhuận giữ lại này tăng so với lượng lợi nhuận giữ lại $3,650 trong năm trước (xem Bảng 3.12). Xem xét các loại chi phí Phương pháp sử dụng để chuẩn bị cho báo cáo thu nhập dự toán trong Bảng 3.15 được giả định các chi phí của công ty đều là biến phí. Điều này có nghĩa là, ta giả định rằng, ứng với một phần trăm tăng của doanh thu sẽ dẫn đến một lượng phần trăm tăng như vậy trong chi phí giá vốn hàng bán, chi phí kinh doanh và chi phí lãi vay. Cho ví dụ, khi doanh thu của công ty Vectra tăng 35% (từ $100,000 trong năm 2003 tới $135,000 dự kiến cho năm 2004), ta giả định rằng giá vốn hàng bán cũng sẽ tăng 35% (từ $80,000 trong năm 2003 đến $108,000 trong năm 2004). Với giả định này, lãi trước thuế của công ty cũng sẽ tăng 35% (từ $9,000 trong năm 2003 đến $12,150 dự kiến cho năm 2004). Phương pháp này không cho ta thấy được lợi ích của công ty từ việc sử dụng chi phí cố định khi doanh thu tăng. Dễ dàng thấy rằng, nếu công ty sử dụng chi phí cố định, lượng chi phí
  • 28. này sẽ không thay đổi khi doanh thu tăng, và kết quả sẽ làm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, một khi doanh thu giảm, do chi phí này cũng sẽ không đổi và sẽ làm cho lợi nhuận giảm theo. Do đó, việc sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu thường sẽ cho mức lợi nhuận bé hơn thật sự khi doanh thu tăng. (Tương tự, phương pháp này cũng cho mức lợi nhuận cao hơn thực tế khi doanh thu giảm). Phương pháp tốt nhất để điều chỉnh khi có sự hiện diện của chi phí cố định khi thực hiện báo cáo thu nhập dự toán là phân loại chi phí của công ty thành hai loại: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Ví dụ. Chi phí trong Báo cáo thu nhập năm 2003 của công ty Vectra và báo cáo dự toán được phân 28 loại thành chi phí biến đổi và chi phí cố định như sau: Phân loại chi phí của công ty Vectra thành chi phí cố định và chi phí biến đổi sẽ cho ta một dự báo tốt hơn cho lợi nhuận của công ty. Bằng việc giả định tất cả chi phí đều là chi phí biến đổi (như trong Bảng 3.15), ta sẽ nhận được lãi trước thuế cũng bằng 9% theo doanh thu (trong năm 2003, lãi trước thuế là $9,000 so với doanh thu $100,000). Do đó, lãi trước thuế của năm 2004 sẽ là $12,150 (0.09 × $135,000 doanh thu dự toán) thay vì là $28,250 nếu ta áp dụng phương pháp phân loại chi phí cố định và chi phí biến đổi.
  • 29. Dễ dàng thấy rằng, khi sử dụng phương pháp đơn giản như phương pháp phần trăm theo 29 doanh thu, ta nên phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. 3.6. Chuẩn bị Bảng cân đối kế toán dự toán Có một số các phương pháp đơn giản để tính bảng cân đối kế toán dự toán. Phương pháp tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất chính là phương pháp đánh giá (judgmental approach). Với phương pháp này, giá trị của một số tài khoản trên bảng cân đối kế toán được ước lượng và công ty sẽ đi vay (gọi là tài trợ bên ngoài: external financing) một lượng để cân bằng bảng cân đối, và ta gọi là giá trị “điền thêm” (“plug”). Để áp dụng phương pháp đánh giá cho việc chuẩn bị bảng cân đối kế toán năm 2004 của công ty Vectra, ta cần giả định một số giá trị của các tài khoản như sau: 1. Một lượng tiền tối thiểu $6,000 trong tài khoản tiền mặt. 2. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn được giả định không đổi so với mức hiện tại là $4,000. 3. Khoản phải thu, tính trung bình của 45 ngày doanh thu. Do doanh thu năm của công ty dự kiến sẽ là $135,000, khoản phải thu của công ty, tính trung bình, sẽ là $16,875 (1/8 × $135,000). 4. Số dư cuối kỳ của hàng tồn kho cần giữ ở mức $16,000, trong đó 25% (vào khoảng $4,000) sẽ là nguyên vật liệu và phần còn lại là 75% (vào khoảng $12,000) sẽ là thành phẩm. 5. Một thiết bị có giá trị $20,000 sẽ được mua. Tổng số tiền khấu hao trong năm là $8,000. Cộng thêm $20,000 thiết bị mới này vào phần tài sản cố định ròng hiện nay là $51,000 và trừ đi cho khấu hao $8,000 sẽ cho ta tài sản cố định ròng mới sẽ là $63,000. 6. Tiền mua hàng từ nhà cung cấp dự tính vào khoảng 30% doanh thu, lượng tiền này xấp xỉ là $40,500 (0.30 × $135,000). Công ty dự kiến kỳ trả tiền bình quân trong khoản phải trả là 72 ngày. Do đó, số dư trong khoản phải trả sẽ là 1/5 (72 ngày/360 ngày trong năm) lượng tiền mua hàng, và bằng $8,100 (1/5 × $40,500). 7. Thuế phải trả dự kiến sẽ bằng ¼ phần nợ thuế năm nay, và bằng $455 (1/4 phần nợ thuế là $1,823 trong báo cáo thu nhập dự toán trong Bảng 3.15). 8. Vay ngắn hạn được giả định không thay đổi so với mức hiện nay là $8,300. 9. Dự kiến sẽ không có thay đổi trong các khoản nợ ngắn hạn. Phần nợ ngắn hạn sẽ giữ nguyên ở mức $3,400 như của năm trước.
  • 30. 10. Phần nợ dài hạn và Vốn cổ phần dự kiến sẽ không đổi và giữ nguyên ở mức $18,000 và 30 $30,000. Không phát hành thêm hay mua lại cổ phiếu của công ty. 11. Lợi nhuận giữ lại sẽ tăng từ số dư đầu kỳ $23,000 (từ bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 trong Bảng 3.13) tới $29,327. Lượng tăng thêm $6,327 được tính trong phần lợi nhuận giữ lại của báo cáo thu nhập dự toán, được tính trong Bảng 3.15. Bảng cân đối kế toán dự toán năm 2004 của công ty Vectra tính toán dựa trên các giả định trên được trình bày trong Bảng 3.16. Giá trị “điền thêm” – gọi là phần tài trợ ngoài cần phải có – sẽ là $8,293 để bảng cân đối kế toán được cân đối. Điều này có nghĩa là công ty cần phải tìm nguồn tài trợ vào khoảng $8,293 để phục vụ cho mức doanh thu tăng thêm trong năm 2004. Giá trị dương của “phần tài trợ bên ngoài” (external financing required) như cho thấy trong Bảng 3.16 có nghĩa là, để công ty có thể hoạt động ở mức doanh thu trong dự báo, công ty cần phải đi tìm một nguồn tài trợ bên ngoài, hoặc bằng cách đi vay, hay bằng cách phát hành cổ phiếu, hay có thể giảm việc chi trả cổ tức. Một khi kế hoạch tài trợ được nhà quản trị đưa ra quyết định, “phần tài trợ bên ngoài” trong bảng cân đối kế toán dự toán sẽ được thay thế bằng 1 tài khoản phù hợp. Giá trị âm trong “phần tài trợ bên ngoài” có nghĩa rằng lượng tài trợ dự báo đang lớn hơn mức tài trợ mà công ty cần có. Trong trường hợp này, công ty đang có dư một lượng tiền và có thể
  • 31. sử dụng để trả các khoản nợ vay, mua lại cổ phiếu hay tăng việc chi trả cổ tức. Tương tự như trên, một tài khoản phù hợp sẽ được thay thế cho khoản này trong bảng cân đối kế toán dự toán. Dễ dàng thấy rằng, với phương pháp đánh giá, ngoài việc dùng để chuẩn bị một bảng cân đối kế toán dự toán, phương pháp này còn được sử dụng để ước lượng khoản tiền công ty cần tài trợ. 31 3.7. Đánh giá các bảng báo cáo tài chính dự toán Rất khó để dự đoán một số biến số trong việc chuẩn bị các bảng báo cáo tài chính dự toán. Do đó, các nhà đầu tư, nhà cho vay và các nhà quản trị thường sẽ sử dụng phương pháp mà ta thảo luận trong chương này để xấp xỉ cho các chỉ mục trong báo cáo tài chính dự toán. Tuy nhiên, ta cần phải nhận biết các điểm yếu trong phương pháp này. Sai sót của phương pháp này nằm ở 2 giả định của nó: (1) công ty dựa vào tình trạng tài chính của quá khứ để dự báo cho tương lai, và (2) một số các biến (chẳng hạn như tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho …) được gán cho một giá trị mà các nhà quản trị có thể áp đặt. Các giả định này không thể được cho là hợp lý chỉ vì nó làm đơn giản việc tính toán trong khi thực hiện các báo cáo dự toán. Tuy nhiên, cho dù có một số khuyết điểm, phương pháp đơn giản này vẫn được sử dụng rộng rãi để thực hiện các báo cáo tài chính dự toán do nó rất dễ sử dụng. Ngày nay, việc sử dụng hệ thống máy tính để xây dựng các kế hoạch tài chính đã trở thành tiêu chuẩn chung. Cho dù các báo cáo tài chính dự toán được xây dựng như thế nào đi nữa, các nhà phân tích cần phải hiểu cách sử dụng chúng để đưa ra quyết định tài chính. Các nhà quản trị cũng như những người cho vay cần dựa vào các báo cáo tài chính dự toán để phân tích dòng tiền vào và dòng tiền ra của công ty, cũng như tính thanh khoản, các khoản nợ vay, lợi nhuận và giá trị thị trường của chúng. Một số các tỷ số cũng sẽ được tính toán từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán dự toán để đánh giá hoạt động của công ty. Các dòng tiền vào và ra cũng sẽ được phân tích bằng cách lập bảng báo cáo ngân lưu dự toán. Sau khi phân tích các báo cáo tài chính dự toán, nhà quản trị sẽ thực hiện bước kế tiếp, đó là điều chỉnh một số hoạt động trong kinh doanh của công ty để đạt được chỉ tiêu trong ngắn hạn của công ty. Cho ví dụ, nếu lợi nhuận từ báo cáo thu nhập dự toán đang ở mức thấp, nhà quản trị có thể tìm cách điều chỉnh, xem xét mức giá sản phẩm hoặc tìm một giải pháp cắt giảm chi phí. Nếu mức dự báo của khoản phải thu trong bảng cân đối kế toán dự toán quá cao, một sự thay đổi trong chính sách bán chịu, hay một điều chỉnh trong chính sách thu nợ cần phải được thực hiện. Các báo cáo tài chính dự toán vì thế rất quan trọng trong kế hoạch tài chính của công ty trong các năm tiếp theo.
  • 32. 32 TỔNG KẾT. Tập trung vào giá trị. Dòng tiền được xem là huyết mạch của một công ty, là nhân tố quan trọng nhất để ước lượng giá trị của công ty. Nhà quản trị tài chính vì thế cần phải có kế hoạch để quản lý, theo dõi dòng tiền của công ty. Mục đích chính cần phải làm đó là bảo đảm tính thanh khoản của công ty bằng cách bảo đảm nghĩa vụ trả các khoản nợ vay khi tới hạn cũng như có thể tạo ra các khoản tiền vào tới tay các cổ đông của công ty. Độ lớn cũng như rủi ro của các dòng tiền tạo được từ công ty tới các cổ đông sẽ xác định giá trị công ty. Để có thể thực hiện trách nhiệm mang lại lợi ích, tạo thêm giá trị cho cổ đông, các nhà quản trị cần phải sử dụng một số công cụ, chẳng hạn như ngân sách tiền mặt và các báo cáo tài chính dự toán. Các công ty này là một trong những quá trình tạo ra dòng tiền cho doanh nghiệp. Một kế hoạch tài chính tốt sẽ dẫn đến một dòng tiền tự do làm thỏa mãn các nhà đầu tư, chủ sở hữu cũng như người cho vay. Dĩ nhiên, các nhà quản trị cần phải đưa ra một kế hoạch chu đáo để có thể quản lý tốt dòng tiền của công ty để đạt được mục đích cuối cùng, chính là tối đa giá trị cổ phiếu. BÀI TẬP PHẦN 1 1. Khấu hao và dòng tiền. Một công ty dự kiến có thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) vào khoảng $160,000 mỗi năm trong 6 năm tới. Công ty trả lãi vay hàng năm $1,500. Công ty dự kiến sẽ mua một TSCĐ có giá mua $140,000, với chi phí lắp đặt, chạy thử vào khoảng $10,000. Thiết bị này có đời sống hữu dụng 5 năm. Đây sẽ là thiết bị duy nhất của công ty và chi phí khấu hao của nó đã được tính trong ước lượng EBIT ở trên. a. Tính chi phí khấu hao hàng năm của thiết bị này theo phương pháp MACRS, bằng cách sử dụng phần trăm khấu hao trong Bảng 3.2, trang 4. b. Tính dòng tiền hoạt động kinh doanh của mỗi năm trong 6 năm, sử dụng cả hai định nghĩa dòng tiền từ kế toán và tài chính. Giả sử rằng thuế suất thuế doanh nghiệp là 40%. c. Giả sử tài sản cố định ròng, tài sản ngắn hạn, khoản phải trả, và các khoản phải trả khác (Accrual) vào đầu năm và cuối năm thứ 6 được cho trong bảng sau. Tính dòng tiền tự do của công ty trong năm thứ 6.
  • 33. 33 d. So sánh và thảo luận ý nghĩa của các giá trị đã tính toán trong phần b và c. 2. Ngân sách tiền mặt và các biến đầu vào của bảng cân đối kế toán dự toán. Jane McDonald là một nhà phân tích tài chính cho công ty Carroll. Cô đưa ra kế hoạch về doanh thu và các khoản chi trả của công ty trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 trong năm như sau. Cô chú thích rằng, trong quá khứ, 30% doanh thu sẽ nhận được bằng tiền mặt. Trong số doanh thu bán chịu, 70% sẽ thu được tiền từ khách hàng sau 1 tháng, phần còn lại (30%) sẽ thu được sau 2 tháng. Công ty cần phải giữ một lượng tiền mặt tối thiểu là $25. Lượng tiền dư so với số tiền này sẽ được đầu tư vào trái phiếu chính phủ (ngắn hạn). Nếu như có thiếu hụt, lượng thiếu hụt này cần tài trợ thông qua vay ngắn hạn. Số dư trong tài khoản tiền mặt vào ngày ¼ là $115. a. Thành lập ngân sách tiền mặt cho các tháng 4, 5 và 6. b. Trong chu kỳ 3 tháng này, lượng tiền cần tài trợ (nếu có) tối đa để phục vụ cho hoạt động của công ty sẽ là bao nhiêu? c. Một bảng cân đối kế toán dự toán cần được dự thảo cho thời điểm cuối tháng 6 từ các thông tin trên. Cho biết số liệu trên các tài khoản: tiền, vay ngắn hạn, đầu tư ngắn hạn, và khoản phải thu. 3. Báo cáo thu nhập dự toán. Công ty Euro Designs dự kiến doanh thu sẽ tăng từ mức $3.5 triệu của năm 2003 thành $3.9 triệu trong năm 2004. Dựa trên bảng hoàn trả các khoản nợ vay, chi
  • 34. phí lãi vay trong năm 2004 sẽ là $325,000. Công ty dự kiến sẽ tăng chi trả cổ tức năm 2004 và sẽ trả cổ tức $320,000. Báo cáo thu nhập của công ty vào cuối năm 2003 được cho như sau: a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, thiết lập báo cáo thu nhập dự toán của 34 công ty vào cuối năm 2004. b. Giải thích tại sao báo cáo thu nhập dự toán này có thể đánh giá thấp so với báo cáo thu nhập thực tế trong năm 2004? BÀI TẬP PHẦN 2. 1. Khấu hao. Vào ngày 30/3/2003, công ty Norton mua 2 tài sản cố định mới. Tài sản A là một thiết bị nghiên cứu, có chi phí mua $17,000 với tuổi thọ là 3 năm. Tài sản B là một thiết bị sao chép (duplicating equipment) có giá trị (tính cả chi phí lắp đặt) là $45,000 và tuổi thọ 5 năm. Sử dụng phương pháp khấu hao MACRS trong Bảng 3.2, trang 4, lập bảng khấu hao cho từng tài sản trên. 2. Dòng tiền theo phương pháp kế toán. Công ty có lãi ròng trong năm 2003 là $50,000. Chi phí khấu hao $28,000, chi phí khấu trừ $2,000. Dựa theo phương pháp kế toán, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2003 là bao nhiêu? (xem Công thức 3.1). 3. Chi phí khấu hao theo phương pháp MACRS và dòng tiền kế toán. Công ty Pavlovich dự kiến có lợi nhuận trước thuế trong năm nay là $430,000. Nhà quản trị tài chính của công ty
  • 35. đang xem xét thời điểm để mua một thiết bị mới. Thiết bị này có chi phí mua $80,000 với tuổi thọ 5 năm và sẽ được tính khấu hao theo phương pháp MACRS. a. Nếu công ty mua thiết bị này trước thời điểm cuối năm, chi phí khấu hao trong năm sẽ là 35 bao nhiêu? (Sử dụng Bảng 3.2, trang 4). b. Nếu công ty giảm lợi nhuận trước thuế bằng lượng khấu hao tính trong phần a, công ty sẽ tiết kiệm được tiền trả thuế là bao nhiêu? c. Giả sử rằng công ty Pavlovich mua thiết bị này trong năm và thiết bị này là tài sản cố định duy nhất của công ty để tính khấu hao. Sử dụng định nghĩa của kế toán cho bởi Công thức 3.1, tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm. 4. Khấu hao và Dòng tiền theo phương pháp kế toán. Một công ty trong năm thứ 3 khấu hao của một TSCĐ duy nhất. Tài sản này có nguyên giá mua $180,000 và có tuổi thọ 5 năm theo phương pháp MACRS. Công ty có một số thông tin sau: a. Xác định dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (theo định nghĩa của kế toán) trong năm. b. Giải thích ảnh hưởng của chi phí khấu hao, cũng như các chi phí không bằng tiền khác tới dòng tiền của công ty. 5. Phân loại dòng tiền vào và dòng tiền ra. Ứng với từng thay đổi trong các tài khoản sau, xác định sự thay đổi này là dòng tiền vào (I), dòng tiền ra (O) hay không là dòng tiền (N).
  • 36. 6. Dòng tiền hoạt động kinh doanh và dòng tiền tự do. Xét bảng cân đối kế toán và một số dữ 36 liệu chọn lọc trong báo cáo thu nhập của công ty Keith cho trong bảng sau: a. Tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp kế toán, sử dụng Công thức 3.1. b. Tính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF), sử dụng Công thức 3.2. c. Tính dòng tiền tự do của công ty, sử dụng Công thức 3.3. d. So sánh và giải thích ý nghĩa của các dòng tiền trong phần a, b, và c. 7. Dòng tiền vào (Cash receipts). Một công ty có doanh thu $65,000 trong tháng 4 và $60,000 trong tháng 5. Công ty dự kiến sẽ có doanh thu $70,000 trong tháng 6 và $100,000 trong tháng 7 và tháng 8. Giả sử doanh thu là nguồn thu tiền duy nhất của công ty và phân nửa doanh thu
  • 37. được khách hàng trả bằng tiền mặt. Số tiền còn lại sẽ được khách hàng trả đều trong 2 tháng sau đó. Cho biết lượng tiền công ty dự kiến sẽ thu được từ khách hàng trong tháng 6, 7 và 8? 8. Dòng tiền ra (Cash disbursements schedule). Công ty Maris Brothers cần một bảng kế hoạch trả tiền cho tháng 4, 5 và 6. Sử dụng kết cấu từ Bảng 3.9 và các thông tin sau đây, hãy thành lập kế hoạch trả tiền cho công ty. Doanh thu: Tháng 2 = $500,000; tháng 3 = $500,000; tháng 4 = $560,000; tháng 5 = $610,000; 37 tháng 6 = $650,000; tháng 7 = $650,000. Mua hàng: Lượng tiền mua hàng dự tính vào khoảng 60% của doanh thu trong tháng kế tiếp, 10% lượng mua sẽ được công ty trả bằng tiền mặt, 50% lượng mua sẽ được trả trong tháng kế tiếp và phần còn lại (40%) sẽ được thanh toán 2 tháng sau ngày mua. Tiền thuê: Công ty phải trả tiền thuê nhà xưởng $8,000/tháng. Lương nhân viên: Lương cố định vào khoảng $6,000/tháng và lương biến đổi chiếm 7% doanh thu trong tháng. Thuế: Lượng thuế phải trả trong tháng 6 là $54,500. Kế hoạch mua TSCĐ: Một thiết bị có giá $75,000 sẽ mua và thanh toán tiền trong tháng 4. Trả lãi vay: Một lượng lãi vay $30,000 phải trả trong tháng 6. Cổ tức bằng tiền: Một lượng cổ tức $12,500 sẽ được thanh toán trong tháng 4. Trả nợ vay và mua lại cổ phiếu công ty: Trong các tháng này, công ty không dự kiến trả khoảng nợ vay hay mua lại cổ phiếu. 9. Ngân sách tiền mặt (Cơ bản). Công ty Grenoble có doanh thu trong tháng 3 và 4 lần lượt là $50,000 và $60,000. Dự báo doanh thu của công ty trong các tháng 5, 6, và 7 lần lượt là $70,000, $80,000, và $100,000. Công ty có số dư tiền mặt vào ngày 1/5 là $5,000 và lượng tiền tối thiểu cần phải có trong tài khoản tiền mặt là $5,000. Với các thông tin sau, chuẩn bị ngân sách tiền mặt cho công ty vào các tháng 5, 6 và 7. Giải thích cách xây dựng. (1) 20% doanh thu của công ty được khách hàng trả ngay bằng tiền mặt. 60% được trả trong tháng kế tiếp và 20% còn lại sẽ được trả 2 tháng sau ngày bán hàng. (2) Công ty sẽ có doanh thu khác $2,000/tháng.
  • 38. (3) Tất cả các khoản mua hàng của công ty đều trả ngay bằng tiền mặt. Lượng tiền mua hàng 38 cho các tháng 5, 6, và 7 lần lượt là $50,000, $70,000 và $80,000. (4) Tiền thuê nhà $3,000/tháng. (5) Lương nhân viên vào khoảng 10% doanh thu của tháng trước đó. (6) Một lượng tiền trả cổ tức $3,000 sẽ được trả vào tháng 6. (7) Một khoản trả nợ và lãi vay $4,000 tới hạn trả vào tháng 6. (8) Một thiết bị $6,000 có kế hoạch mua vào tháng 7. (9) Thuế $6,000 sẽ phải trả trong tháng 6. 10. Ngân sách tiền mặt (Nâng cao). Doanh thu và lượng tiền mua hàng thực tế của công ty Xenocore của tháng 9 và 10/2003 cùng với dự báo doanh thu và lượng mua hàng cho các tháng từ tháng 10/2003 đến tháng 4/2004 được cho như sau: 20% doanh thu được khách hàng trả ngay bằng tiền mặt và số còn lại sẽ được chia đều cho 2 tháng kế tiếp (mỗi tháng nhận được 40%). Các dòng tiền vào khác dự kiến sẽ là $12,000 cho tháng 9 và tháng 4, $15,000 cho tháng 1 và tháng 3, và $27,000 cho tháng 2. Trong doanh số mua hàng, công ty trả ngay 10% bằng tiền mặt, 50% doanh số mua sẽ trả trong tháng kế tiếp và 40% còn lại sẽ trả 2 tháng sau ngày mua hàng. Lương nhân viên dự tính vào khoảng 20% doanh thu của tháng trước đó. Tiền thuê hàng tháng cần thiết phải trả là $20,000. Trong tháng 1 và tháng 4, công ty phải trả lãi vay $10,000. Một lượng nợ vay $30,000 tới hạn trả trong tháng 4. Công ty dự kiến sẽ trả cổ tức $20,000 trong tháng 1 và tháng 4. Thuế $80,000 phải trả trong tháng 4. Công ty cũng dự kiến sẽ mua một tài sản cố định có giá trị $25,000 trong tháng 12.
  • 39. a. Giả sử số dư tiền mặt đầu kỳ của tháng 11 là $22,000, xác định số dư tiền mặt vào cuối kỳ 39 của từng tháng, từ tháng 11 đến tháng 4. b. Giả sử công ty muốn duy trì lượng tiền tối thiểu $15,000 trong tài khoản tiền mặt, xác định lượng tiền công ty phải tìm nguồn tài trợ hay lượng dư thừa tiền mặt vào cuối mỗi tháng, từ tháng 11 đến tháng 4. c. Nếu công ty cần phải vay để tài trợ cho hoạt động của công ty trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4, mức vay này sẽ là bao nhiêu? Giải thích. 11. Khái niệm dòng tiền. Sau đây là các nghiệp vụ mà công ty Johnsfield dự kiến sẽ thực hiện trong tháng tới. Xác định từng nghiệp vụ sẽ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính nào. 12. Ngân sách tiền mặt – Phân tích độ nhạy. Công ty Trotter có các thông tin sau để lập kế hoạch tiền mặt và kế hoạch đầu tư ngắn hạn cho các tháng 10, 11 và 12. Đơn vị tính: ngàn US dollars. a. Thành lập phân tích độ nhạy của ngân sách tiền mặt công ty Trotter bằng cách sử dụng số dư tiền mặt đầu kỳ của tháng 10 là $20,000 và lượng tiền tối thiểu cần có là $18,000.
  • 40. b. Sử dụng phần phân tích trong câu (a), dự báo lượng tài trợ cần thiết cũng như các cơ hội đầu tư của công ty trong các tháng 10, 11 và 12. Thảo luận việc nhận biết các thời điểm và lượng tiền có liên quan sẽ giúp ích trong quá trình đưa ra kế hoạch. 13. Nhiều ngân sách tiền mặt – phân tích độ nhạy. Công ty Brownstein dự kiến có doanh thu $100,000/tháng trong 3 tháng tới. Tiền mua hàng mỗi tháng trong 3 tháng này sẽ là $60,000. Lương nhân viên là $10,000/tháng cộng 5% doanh thu trong tháng. Công ty dự kiến trả thuế $20,000 trong tháng tới và công ty sẽ mua một tài sản cố định trong tháng thứ 2. Công ty sẽ bán 1 tài sản cố định với giá bán $8,000 trong tháng thứ 3. Tất cả doanh thu và lượng mua hàng đều bằng tiền mặt. Số dư tài khoản tiền mặt đầu kỳ và lượng tiền tối thiểu giả định đều bằng 0. 40 a. Xây dựng ngân sách tiền mặt cho 3 tháng tới. b. Công ty Brownstein không chắc mức doanh thu, tuy nhiên, các số liệu khác đều chắc chắn. nếu mức doanh thu trong tình trạng bi quan là $80,000/tháng và $120,000/tháng trong tình trạng lạc quan, xác định số dư tiền mặt tối thiểu và tối đa mà công ty dự kiến trong mỗi tháng của 3 tháng tới. c. Giải thích ngắn gọn, nhà quản trị sẽ sử dụng dữ liệu trong câu (a) và (a) như thế nào để đưa ra kế hoạch tài trợ cần thiết. 14. Báo cáo thu nhập dự toán. Phòng marketing của công ty Metroline ước lượng doanh thu của công ty trong năm 2004 sẽ là $1.5 triệu. Chi phí lãi vay dự kiến sẽ không đổi và vào khoảng $35,000. Công ty có kế hoạch trả cổ tức $70,000 trong năm 2004. Báo cáo thu nhập của công ty vào ngày 31/12/2003 được cho dưới đây với các chi phí được liệt kê theo từng chỉ mục. a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, xây dựng báo cáo thu nhập dự kiến của công ty vào ngày 31/12/2004. b. Sử dụng các dữ liệu về chi phí cố định và biến phí, xây dựng báo cáo thu nhập dự kiến của công ty vào ngày 31/12/2004. c. So sánh hai báo cáo thu nhập dự kiến trong câu (a) và (b). Báo cáo nào sẽ cho kết quả ước lượng thu nhập năm 2004 tốt hơn? Giải thích.
  • 41. 15. Báo cáo thu nhập dự kiến – Phân tích độ nhạy. Công ty Allen muốn thực hiện phân tích độ nhạy cho phần dự báo của năm tới. Trong tình huống bi quan, doanh thu là $900,000; tình huống dễ xảy ra nhất sẽ có doanh thu $1,125,000; và trong tình huống lạc quan, doanh thu sẽ là $1,280,000. Báo cáo thu nhập của công ty năm gần đây nhất được cho như sau. a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, với báo cáo thu nhập của ngày 31/12/2003, và với doanh thu dự báo để thành lập báo cáo thu nhập dự toán trong các tình huống bi quan, dễ xảy ra, và lạc quan. 41
  • 42. b. Giải thích tại sao phương pháp phần trăm theo doanh thu có thể dẫn tới lượng thu nhập lớn hơn trong trường hợp bi quan và thu nhập thấp hơn trong trường hợp lạc quan cũng như trong trường hợp dễ xảy ra. 42 c. Thành lập lại báo cáo thu nhập dự toán với các giả định thêm về chi phí như sau: $250,000 trong chi phí giá vốn hàng bán là chi phí cố định, phần còn lại là biến phí. $180,000 trong chi phí kinh doanh là chi phí cố định, phần còn lại là biến phí. Tất cả các chi phí lãi vay đều là chi phí cố định. d. So sánh câu trả lời của bạn trong phần (c) so với phần (a). Phần tính toán này có phù hợp với giải thích của bạn trong phần (b) hay không? 16. Bảng cân đối kế toán dự toán (Cơ bản). Công ty Leonard muốn chuẩn bị một bảng cân đối kế toán dự toán cho ngày 31/12/2004. Công ty dự kiến doanh thu năm 2004 sẽ là $3,000,000. Công ty thu thập được các thông tin sau. (1) Lượng tiền mặt tối thiểu trong tài khoản tiền mặt phải là $50,000. (2) Tài khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn sẽ giữ nguyên số dư (không đổi). (3) Số dư trong khoản phải thu chiếm 10% doanh thu trong kỳ. (4) Số dư trong hàng tồn kho chiếm 12% doanh thu trong kỳ. (5) Một thiết bị với giá $90,000 sẽ được mua trong năm 2004. Số tiền khấu hao trong năm sẽ là $32,000. (6) Số dư trong khoản phải trả chiếm 14% doanh thu trong kỳ. (7) Tất cả các khoản phải trả ngắn hạn khác, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu dự kiến sẽ không thay đổi trong năm. (8) Tỷ số lãi ròng/doanh thu (profit margin) là 4% và công ty dự kiến sẽ trả $70,000 cổ tức trong năm 2004. (9) Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 được cho như sau.
  • 43. a. Sử dụng phương pháp đánh giá (judgmental approach), xây dựng bảng cân đối kế toán dự 43 toán ngày 31/12/2004 cho công ty Leonard. b. Trong năm 2004, công ty cần tài trợ thêm bao nhiêu (nếu có)? Thảo luận. c. Công ty Leonard có thể điều chỉnh lượng trả cổ tức trong năm 2004 để tránh tình trạng đi tìm nguồn tài trợ như thảo luận trong câu (b) hay không? Giải thích. 17. Bảng cân đối kế toán dự toán. Công ty Peabody có doanh thu năm 2003 là $10 triệu. Công ty cần phân tích tình hình hoạt động kỳ vọng và lượng tài trợ cần thiết cho năm 2005 (tính trước 2 năm). Với những thôn tin cho sau đây, hãy trả lời câu hỏi (a) và (b) sau đó. (1) Phần trăm theo doanh thu của các tài khoản liên quan đến doanh thu như sau: Khoản phải thu: 12% Hàng tồn kho: 18% Khoản phải trả: 14% Tỷ số Lãi ròng/Doanh thu: 3% (2) Đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải trả khác dự kiến không đổi. (3) Lượng tiền mặt tối thiểu phải là $480,000. (4) Một thiết bị với giá $650,000 sẽ được mua trong năm 2004, một thiết bị khác với giá $850,000 sẽ mua trong năm 2005. Lượng khấu hao dự kiến trong năm 2004 và 2005 lần lượt là $290,000 và $390,000.
  • 44. (5) Các khoản phải trả liên quan đến hoạt động kinh doanh (accruals) dự kiến sẽ tăng tới 44 $500,000 vào cuối năm 2005. (6) Không có nghiệp vụ vay hay trả nợ vay dài hạn nào dự kiến sẽ xảy ra. (7) Không có nghiệp vụ mua lại cổ phiếu nào dự kiến sẽ xảy ra. (8) Tỷ lệ chi trả cổ tức 50% dự kiến sẽ tiếp tục được thực hiện. (9) Doanh thu trong các năm 2004 và 2005 dự kiến lần lượt là $11 triệu và $12 triệu. (10) Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 được cho như sau: a. Chuẩn bị bảng cân đối kế toán dự kiến ngày 31/12/2005 cho công ty. b. Thảo luận về mức tài trợ thay đổi dựa theo bảng cân đối kế toán dự toán trong câu (a). 18. Các báo cáo tài chính dự toán. Nhà hàng Red Queen muốn thành lập các kế hoạch tài chính. Sử dụng các báo cáo tài chính và các thông tin thêm sau đây để xây dựng kế hoạch tài chính. Các dữ liệu tài chính được cho như sau: (1) Công ty dự báo doanh thu năm 2004 sẽ là $900,000. (2) Công ty dự kiến trả cổ tức $35,000 trong năm 2004. (3) Công ty cần phải có lượng tiền tối thiểu $30,000. (4) Số dư trong khoản phải thu vào khoảng 18% doanh thu trong năm.
  • 45. (5) Số dư cuối kỳ của hàng tồn kho sẽ thay đổi trực tiếp với thay đổi của doanh thu năm 2004. (6) Một thiết bị với giá $42,000 sẽ được mua trong năm 2004. Lượng khấu hao năm 2004 sẽ 45 là $17,000. (7) Số dư cuối kỳ của khoản phải trả sẽ thay đổi trực tiếp với thay đổi của doanh thu năm 2004. (8) Thuế phải trả sẽ bằng ¼ chi phí thuế trong báo cáo thu nhập dự toán. (9) Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải trả khác, nợ dài hạn và vốn cổ phần sẽ không thay đổi. a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, thành lập báo cáo thu nhập dự toán vào ngày 31/12/2004.
  • 46. b. Sử dụng phương pháp đánh giá, thành lập bảng cân đối kế toán dự toán vào ngày 31/12/2004. c. Phân tích các báo cáo tài chính trên, thảo luận về lượng tài trợ bên ngoài cần thiết để phục vụ 46 hoạt động của công ty. 19. Các báo cáo tài chính dự toán. Công ty Provincial có các báo cáo tài chính và các thông tin thêm sau đây cho năm tới. Các thông tin về tài chính trong năm 2004 như sau: (1) Doanh thu dự báo là $6,000,000.
  • 47. 47 (2) Chi phí cố định $1,000,000 có trong giá vốn hàng bán. (3) Chi phí cố định $250,000 có trong chi phí kinh doanh. (4) Chi phí lãi vay sẽ giữ nguyên (không thay đổi). (5) Tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty giữ nguyên ở mức 40%. (6) Số dư tiền mặt và số dư trong hàng tồn kho sẽ tăng gấp 2. (7) Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, vay ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần sẽ không thay đổi. (8) Khoản phải thu, khoản phải trả và các khoản phải trả khác sẽ thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của doanh thu. (9) Một hệ thống máy vi tính mới sẽ được mua với giá $356,000 trong năm. Chi phí khấu hao của năm là $110,000. a. Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu, thành lập báo cáo thu nhập dự toán vào ngày 31/12/2004. b. Sử dụng phương pháp đánh giá, thành lập bảng cân đối kế toán dự toán vào ngày 31/12/2004. c. Phân tích các báo cáo tài chính trên, thảo luận về lượng tài trợ bên ngoài cần thiết để phục vụ hoạt động của công ty. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (CASE STUDY) Xây dựng các báo cáo tài chính dự toán năm 2004 cho công ty Martin. Để có thể tăng vị trí cạnh tranh của mình trong ngành, công ty Martin dự tính sẽ xây dựng một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại trong quy trình sản xuất. Máy móc thiết bị cần thiết để thực hiện chương trình này có chi phí $400,000 trong năm 2004. Với thiết bị mới này, công ty dự kiến sẽ giảm biến phí đơn vị sản phẩm. Cô Terri Spiro, là một nhà phân tích ngân sách có kinh nghiệm, được giao nhiệm vụ chuẩn bị các báo cáo tài chính dự toán cho năm 2004 của công ty với hệ thống sản xuất mới này. Cô sẽ xem xét các báo cáo tài chính năm 2003 của công ty và với các thông tin tài chính được cho như sau.
  • 48. 48
  • 49. a. Sử dụng các báo cáo tài chính của năm 2003, kết hợp với các dữ liệu tài chính trên, hãy xây dựng báo cáo thu nhập dự toán vào ngày 31/12/2004 của công ty (Gợi ý: Sử dụng phương pháp phần trăm theo doanh thu để ước lượng tất cả các giá trị, ngoại trừ chi phí khấu hao và chi phí lãi vay. Hai chi phí này đã được ước lượng bởi nhà quản trị trong bảng dữ liệu tài chính.) 49
  • 50. b. Sử dụng các thông tin về dữ liệu tài chính trên, kết hợp với báo cáo thu nhập dự toán vừa thành lập trong câu (a), xây dựng bảng cân đối kế toán dự toán (Gợi ý: sử dụng phương pháp đánh giá). c. Công ty Martin có cần thêm nguồn tài trợ bên ngoài cho dự án này hay không? Giải thích. 50 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2 (CASE STUDY) Công ty Track Software Bảy năm về trước (sau 15 năm làm việc trong công việc kế toán), ông Stanley Booker đã xin từ chức vụ Giám đốc chương trình chi phí của công ty Davis, Cohen & O’Brien (một công ty trong ngành kế toán) để có thể mở công ty riêng cho chính ông, công ty Track Software. Hai năm trước khi nghỉ việc, Stanley đã dành nhiều thời gian để xây dựng một chương trình khá phức tạp để thực hiện trong kế toán chi phí (cost-accounting). Chương trình này sẽ là sản phẩm ban đầu mà công ty Track Software giới thiệu ra thị trường. Khi công ty tăng trưởng, Stanley có kế hoạch mở rộng kinh doanh và đưa ra thị trường thêm sản phẩm – tất cả sản phẩm mới đều phục vụ cho kế toán từ các công ty cỡ trung bình đến các công ty lớn. Mặc dù kinh doanh lỗ hai năm đầu tiên khi mới thành lập (năm 1997 và 1998), lợi nhuận của công ty tăng đều kể từ năm 1999 đến năm 2003. Lợi nhuận của công ty trong các năm, kể cả các phần trả cổ tức cũng như phần tăng thêm trong lợi nhuận giữ lại được tổng kết trong Bảng 1. Stanley đã đầu tư $100,000 khi bắt đầu mở công ty, với vốn của ông là $50,000 và phần còn lại $50,000 đi vay dài hạn từ ngân hàng. Ông hy vọng sẽ tiếp tục nắm giữ 100% quyền chủ sở
  • 51. hữu ban đầu với công ty trong tương lai. Tuy nhiên, sau khi kinh doanh năm đ ầu tiên (năm 1997), công ty đã lỗ $50,000 và ông phải bán 60% lượng cổ phiếu tới một nhóm nhà đầu tư để có thể tiếp tục hoạt động. Kể từ đó, công ty không có một nghiệp vụ nào liên quan đến mua bán cổ phiếu. Mặc dù chỉ nắm giữ 40% cổ phần của công ty, Stanley là nhà quản trị duy nhất, điều hành tất cả các hoạt động của công ty; các cổ đông khác không tham gia trong việc điều hành công ty. Giá cổ phiếu của công ty cuối năm 2002 là $4.50/CP và ở mức $5.28/CP vào cuối năm 2003. Stanley vừa thực hiện xong báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập giữ lại của công ty trong năm 2003, các báo cáo này được trình bày trong Bảng 2, 3 và 4, cùng với bảng cân đối kế toán của năm 2002. Thêm vào đó, ông cũng tính toán các tỷ số tài chính của công ty trong năm 2002 cũng như tỷ số của trung bình ngành của năm 2003, các tỷ số này được tổng kết trong Bảng 5. Ông cũng rất hãnh diện khi thu nhập sau thuế của công ty trong năm 2003 đạt mức kỷ lục $48,000. Tuy nhiên, ông vẫn có đôi chút lo lắng về dòng tiền của công ty. Cụ thể, ông thấy rằng việc thanh toán các khoản chi phí đúng hạn đang trở thành một vấn đề khó khăn của công ty cũng như khả năng tạo ra dòng tiền tới các nhà đầu tư – bao gồm chủ nợ và chủ sở hữu. Để có thể thấy rõ vấn đề về dòng tiền này, Stanley dự tính sẽ tìm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) của công ty cũng như dòng tiền tự do (FCF). 51
  • 52. 52
  • 53. Stanley cũng rất bực mình khi công ty không thể mướn một lập trình viên có thể hoàn tất phần mềm ước lượng chi phí sản xuất mà ông tin rằng nếu sản phẩm này được tung ra thị trường, công ty sẽ có thể có mức doanh thu rất cao. Stanley đã bắt đầu viết chương trình cho phần mềm này 2 năm trước. Tuy nhiên, do ông phải làm việc liên tục và công ty không ngừng phát triển, ông đã không còn thời gian để kết thúc dự án viết phần mềm này. Điều duy nhất cản trở ông thuê một lập trình viên để hoàn tất phần mềm trên chính là do chi phí lương, ông dự tính để có thể mướn 53