SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA NGHỆ THUẬT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP CƠ SỞ
MSĐT: CS 2012- 31
TÊN ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG
GIẢNG DẠY THANH NHẠC
NĂM THỨ 2 ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ÂM NHẠC
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: - Ths. LÂM TRÚC QUYÊN
Cùng nhóm: - Ths. NGUYỄN XUÂN CHIẾN
- Cn. NGUYỄN THỊ NHƢỜNG
Thực hiện 01/01/ 2012 - 30/12/2012
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------- 4
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN -------------------------------------------------- 7
1.1. Quan điểm và phƣơng pháp sƣ phạm---------------------------------------- - 7
1.2. Nội dung, chƣơng trình dạy học học phần thanh nhạc năm thứ hai.---- 11
1.3. Nghiên cứu tác phẩm ------------------------------------------------------------- 11
1.4. Dàn dựng tác phẩm --------------------------------------------------------------- 12
1.5. Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tƣ tƣởng qua tác phẩm ---------------------- 12
1.6. Các giải pháp khắc phục những khó khăn khi dạy học thanh nhạc----12
CHƢƠNG II. PHẦN LÝ THUYẾT----------------------------------------------- 17
2.1. Thanh quản, thanh đới -------------------------------------------------------------17
2.1.1. Nhiệm vụ của thanh quản, thanh đới---------------------------------------17
2.1.2. Nhiệm vụ của môi giọng--------------------------------------------------- ---19
2.2. Cuống họng -------------------------------------------------------------------------- 22
2.2.1. Miệng -------------------------------------------------------------------------- 23
2.3. Bộ máy phát âm và phƣơng pháp phát âm ----------------------------------- 24
2.3.1. Khẩu hình khi phát âm -----------------------------------------------------25
2.3.2.Nguyên âm ---------------------------------------------------------------------25
1.3.3. Phụ âm --------------------------------------------------------------------- --26
2.4. Vị trí âm thanh, các khoảng vang cộng minh ----------------------------- 28
2.4.1. Hát có cộng minh ----------------------------------------------------------- 28
2.4.2. Cộng minh đầu------------------------------------------------------------- 28
2.4.3. Cộng minh ngực --------------------------------------------------------- 29
2.4.4. Các loại giọng sinh ra sự cộng hƣởng khác nhau ------------- 30
2.5. Âm khu của giọng hát. Phân biệt tính chất các loại giọng hát.---- 31
2.5.1.Định nghĩa âm khu và sự phân chia âm khu của các loại giọng hát 31
2.5.2.1. Ý nghĩa quan trọng của việc xác định, phân loại giọng hát. 31
2.5.2.2. Những cách xác định giọng hát ------------------------------------- 33
2.6. Đặc điểm của từng loại giọng hát-----------------------------------------------36
2.6.1.Giọng nữ ---------------------------------------------------------------------- 36
2.6.2.Giọng nam --------------------------------------------------------------------- 37
CHƢƠNG III. PHẦN THỰC HÀNH -------------------------------------- 39
3.1. Các bài luyện tập---------------------------------------------------------------------39
3.2.Danhmục tác phẩm sử dụng trong học phần thanh nhạc năm II---------41
3.3. Hƣớng dẫn học tập---------------- ------------------------------------------------ 42
3.3.1. Bài vocalise ( conconne ) ------------------------------------------------ 42
3.3.2. Dân ca việt Nam ------------------------------------------- ----- ----------48
3.3.3. Ca khúc nƣớc ngoài -------------------------------------------------------52
3.3.4. Ca khúc Việt Nam -------------------------------------------------------- 57
KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 72
Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------- 73
Phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU
+ Lý do chọn đề tài:
Với những yêu cầu cấp bách cho sự nghiệp giáo dục. Chỉ thị số 06-CT/TW
ngày 7/11/năm 2007 của Bộ Chính Trị về tổ chức “ Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” và nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ “ Xây dựng mục tiêu,
thiết kế lại chương trình, phương pháp giáo dục…” Nghị quyết có nói rõ đến việc
phải tìm ra cách thức đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy
nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
+ Căn cứ chỉ thị số 4899/2009/CT-BGD&ĐT ngày 4/8/2009 của Bộ GD&ĐT về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông,GDMN và giáo dục thường xuyên năm
học 2009- 2010.
+ Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế-văn hóa- chính trị của xã
hội hiện nay đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giáo dục con người phát
triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ.
+ Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của
sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát
triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa…Đại hội VIII của Đảng ta khẳng định:
“Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây dựng chiến lược
con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước
phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai được với các nước phát
triển trong khu vực và thế giới”. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy mà đòi hỏi ngành
giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp
đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng một cách toàn diện và hiệu quả cao.
Từ trước đến nay tài liệu viết cho ngành âm nhạc nói chung và bộ môn thanh
nhạc nói riêng rất ít lý thuyết cho bộ môn này. Hầu như ở các cơ sở đào tạo thanh
nhạc chỉ chú tâm đến dạy thực hành luyện thanh, luyện giọng và dàn dựng bài hát.
Hoặc có những tài liệu viết về thanh nhạc nhưng chưa phù hợp với ngành sư phạm
trong trường Đại Học Sài Gòn. Qua đó chúng tôi tâm niệm rằng đã là ngành sư
phạm thì phải được đào tạo cho sinh viên có hệ thống, hiểu và nắm vững các kiến
thức cơ bản liên quan đến môn học để có một chương trình và nội dung phù hợp
giúp sinh viên có phương pháp học tập một cách tốt nhất. Năm 2011 chúng tôi đã
nghiên cứu và viết “Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc cho
năm thứ nhất đại học sư phạm âm nhạc” tài liệu đã nghiệm thu và đánh giá tốt. Và
năm nay, chúng tôi cũng mạnh dạn và đem hết tâm huyết nghiên cứu và viết tiếp
tục “Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc năm thứ hai đại học
sư phạm âm nhạc” cho phù hợp với mục đích yêu cầu giảng dạy tại khoa nghệ
thuật Trường đại học Sài Gòn.
+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng một xã hội công nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Cùng với thời kỳ mở cửa, hội nhập, ngành văn hóa, giáo dục cũng
trên đà phát triển, đang góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng một nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nối tiếp nền tảng của sự nghiệp giáo dục
âm nhạc quốc gia đã hình thành trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ qua các giọng ca của nghệ sĩ đã cống hiến giọng hát phục vụ kháng
chiến góp phần giáo dục tư tưởng qua các thời kỳ “tiếng hát át tiếng bom”. Trong
quá trình đó, nhạc viện Hà Nội và nhạc viện các nước Xã hội Chủ nghĩa đã giúp ta
đào tạo các ca sĩ, nhạc sĩ, giảng viên về âm nhạc, giúp Việt Nam có một đội ngũ
làm công tác văn hóa nghệ thuật có trình độ nhất định. Việc học tập tiếp thu và
phát triển văn hóa nghệ thuật đang góp phần quan trọng trong cuộc xây dựng một
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Song song vào việc
phát triển của văn hóa giáo dục, một số tài liệu và giáo trình âm nhạc được viết và
dịch thuật nhưng số lượng khá khiếm tốn. Riêng về bộ môn thanh nhạc thì chỉ có
một số tài liệu của Phó giáo Sư Trung Kiên “Phương pháp học sư phạm thanh
nhạc” viết về chuyên ngành thanh nhạc, tức đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp. Phó giáo
sư Mai Khanh, viết về giáo trình đào tạo ca hát cho người công tác văn hóa văn
nghệ. Và một số bài viết của Nghệ sĩ nhân dân Lô Thanh về kỹ thuật thanh nhạc
dùng cho ca sĩ.
Bộ môn thanh nhạc trong chương trình đào tạo sinh viên đại học sư phạm âm
nhạc là môn học bắt buộc và dạy xuyên suốt 8 học kỳ. Việc soạn, viết giáo trình để
dạy và học bộ môn cho phù hợp với trình độ và đối tượng học là vô cùng quan
trọng. Chúng tôi đã tham khảo các giáo trình thanh nhạc cho nhiều đối tượng học
cộng với nhiều năm giảng dạy thanh nhạc tại trường, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
và viết tiếp “đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc năm thứ hai”
nhằm để giảng viên có thể lựa chọn phương pháp dạy và chọn bài để phù hợp với
trình độ của từng sinh viên giỏi, khá, trung bình và một chương trình phù hợp để
giảng dạy tại các trường đào tạo giáo viên sư phạm âm nhạc.
+ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Mục đích - Nhiệm vụ
Trong quá trình giáo dục, đào tạo hòan thiện các yêu cầu cần thiết trong chuyên
ngành, giúp sinh viên phát triển khả năng chuyên môn, tình yêu đối với nghề
nghiệp, tin tưởng vào sức mạnh, khả năng của mình, đồng thời khao khát vượt qua
những khó khăn trên con đường đã chọn. Vì vậy, việc nghiên cứu để đổi mới
chương trình, nội dung dạy và học bộ môn sư phạm thanh nhạc phải chứa đựng
những cơ sở khoa học để thực hiện những yêu cầu cần thiết của từng đối tượng
sinh viên.
Chương trình bổ trợ kiến thức và bài tập thực hành về một loại hình nghệ thuật
âm nhạc có lịch sử lâu đời đó là thanh nhạc, giúp cho sinh viên có khả năng phát
triển giọng hát biết kết hợp hát có kỹ thuật và nghệ thuật để hỗ trợ cho việc giảng
dạy, học tập âm nhạc có hệ thống, phát triển tiếp ở các năm sau.
Chúng tôi nghiên cứu những chương trình và đề tài trên kết hợp với một số tư
liệu khác, từ đó viết ra việc đổi mới chương trình và nội dung dạy thanh nhạc năm
thứ II đại học sư phạm âm nhạc tại khoa nghệ thuật Trường đại học Sài Gòn.
+ Khách thể nghiên cứu:
- Các bộ phận tạo ra giọng hát và phát triển giọng hát của con người.
- Các phương pháp xác định giọng hát của người học hát.
- Một số tài liệu và bài tập thực hành luyện tập giảng dạy thanh nhạc 2A, 2B
+ Đối tƣợng nghiên cứu:
- Chương trình học thanh nhạc của sinh viên học sư phạm âm nhạc năm thứ II
- Những giáo trình được giảng dạy tại các trường nghệ thuật âm nhạc.
- Băng, đĩa các bài luyện tập tham khảo.
+ Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài:
Giới hạn nghiên cứu đổi mới cho phù hợp chương trình và nội dung về thanh nhạc
cho sinh viên học sư đại học phạm năm hai (thanh nhạc 2A và thanh nhạc 2B).
+ Nội dung nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu gồm phần mở đầu, chương I, chương II, chương III và kết luận.
- Phần mở đầu
- Chương 1. Cơ sở lý luận
- Chương 2. Phần lý thuyết
- Chương 3. Phần thực hành
+ Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu các tài liệu
Phương pháp quan sát quá trình học tập của sinh viên
Phương pháp đàm thoại cùng đồng nghiệp và sinh viên
Phương pháp thực hành, ứng dụng từng nhóm, cá nhân sinh viên
Phương pháp trực quan, thị phạm trên lớp, xem, nghe băng đĩa…
+ Sản phẩm dự kiến của đề tài:
Hoàn thành việc nghiên cứu khoa học đổi mới nội dung và chương trình giảng
dạy thanh nhạc năm thứ hai đại học sư phạm âm nhạc. Viết khoảng 73 trang.
+ Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài:
Dùng làm tài liệu trong giảng dạy và học tập cho sinh viên năm thứ hai ngành sư
phạm âm nhạc.
+ Kế hoạch nghiên cứu: tháng 01- 12/2012
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Ths. Lâm Trúc Quyên
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Quan điểm và phƣơng pháp sƣ phạm
Trong mọi thời đại, giáo dục đều hướng tới sự phát triển toàn diện của con
người, bao gồm” đức, trí, thể, mỹ”. Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện nhân
cách của con người luôn được đặt ra. Đặc biệt đối với giáo dục nghệ thuật được
xem như phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng nhân cách con người.
Ở nước ta, âm nhạc là môn học nghệ thuật được đưa vào trường phổ thông từ
sau năm 1954,( hòa bình lập lại ở miền Bắc). Môn học này được lược bỏ trong giai
đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Cho đến năm 1990 môn âm
nhạc được khôi phục trong trường phổ thông, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở một số
trung tâm lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v… Gần 15 năm trở lại
đây, môn Âm nhạc đã được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như các môn học
khác của chương trình giáo dục âm nhạc ở bậc học phổ thông
Trong thời kỳ hiện nay, nhân loại đang đi vào nền văn minh trí tuệ với sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, xu thế của thời đại được thể hiện rõ
nét của một xã hội có nền kinh tế tri thức, một xã hội học tập. Những thành tựu tiến
bộ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi đáng kể hình thức và nội dung mọi mặt
của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v… trên phạm vi toàn
thế giới.
Trước những xu thế mới của thời đại, yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta nói
chung, các trường đại học - cao đẳng nói riêng, được đặt ra với những thách thức
mới. Đặc biệt, với các cơ sở đào tạo có tính đặc thù: vừa là giáo viên, vừa là nghệ
sĩ như chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc thì việc đào tạo giáo viên có tri thức và kỹ
năng nghề nghiệp, có phương pháp tư duy khoa học, có nhân cách đạo đức nhằm
đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của xã hội là việc làm rất quan trọng, vì vậy nhiệm
vụ đào tạo sinh viên sư phạm âm nhạc cần phải được xác định rõ ràng với các yếu
tố sau:
Phát triển trí tuệ cho sinh viên *
Chắc chắn rằng, một xã hội dựa vào tri thức hẳn phải là một xã hội bắt nguồn
từ tiềm năng con người với những tư duy sáng tạo. Vì vậy, phát triển trí tuệ người
học là nhiệm vụ thiết yếu đối với tất cả các ngành đào tạo, đó là việc trang bị cho
sinh viên những tri thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp xã hội mới.
Cũng như các ngành khác, phát triển trí tuệ cho sinh viên chuyên ngành Sư
phạm Âm nhạc là nhiệm vụ không thể thiếu trong đào tạo. Trong âm nhạc chia ra
thành nhiều môn học như: Lý thuyết cơ bản về âm nhạc, Lịch sử âm nhạc, Hoà
thanh, Phức điệu…Nội dung các môn học bổ trợ qua lại lẫn nhau. Người học âm
nhạc nếu không có tri thức âm nhạc thì sẽ không có tư duy âm nhạc. Như vậy, việc
trang bị tri thức âm nhạc cho sinh viên cần theo một hệ thống logic về phương diện
phát triển tư duy.
Không những các môn học lý luận, các môn học thực hành như: Nhạc cụ,
Thanh nhạc, Xướng âm, Múa…sinh viên cần được sự rèn luyện để có kỹ năng môn
học. Tuy nhiên, khác với các ngành khác, trong âm nhạc ngoài việc hình thành tri
thức và kỹ năng thực hành còn gắn với sự rung cảm. Vì vậy, đánh giá nhận thức
của người học âm nhạc không chỉ về mặt tư duy thuần tuý mà ở đó không thể thiếu
phương diện cảm xúc – một yếu tố quan trọng để thể hiện âm thanh và chuyển tải
đến người nghe một cách thuyết phục. Đây là một đặc điểm của ngành học nên
chúng ta một mặt trang bị cho sinh viên tri thức âm nhạc song tri thức đó lại gắn
với sự rung cảm. Chính cảm xúc trong âm nhạc đã phát huy ở sinh viên sự tưởng
tượng, sự sáng tạo và từ đây kích thích ở sinh viên sự hứng thú say mê học tập.
Ở nhiệm vụ này, việc trang bị tri thức âm nhạc cho sinh viên là quan trọng
song không có nghĩa là tri thức càng nhiều thì tư duy càng phát triển. Tri thức về
âm nhạc hay những tri thức có liên quan đến ngành học là vô cùng rộng lớn, vì vậy
việc trang bị tri thức cho sinh viên cần có sự lựa chọn cho phù hợp với nghề
nghiệp của họ - giáo viên âm nhạc tiểu học và THCS.
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, đất nước hội nhập,
giao lưu văn hóa được mở rộng, việc trang bị tri thức cho sinh viên chuyên ngành
Sư phạm Âm nhạc cần phải hiện đại, cập nhật. Ngoài ra, sinh viên còn phải nắm
được những tri thức khoa học khác để bổ trợ cho nghề nghiệp của mình.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc,
hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên là rất cần thiết.
Đối với các môn học Lý luận âm nhạc như: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Hòa
âm, Hình thức Âm nhạc… tùy vào đặc điểm môn học mà giảng viên có thể sử
dụng kết hợp các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học khác nhau: thuyết
trình- diễn giảng,vấn đáp, đóng vai, đố vui, làm việc theo nhóm, v.v…Phương
pháp tích hợp, liên môn cũng nên khai thác ở các môn học lý luận âm nhạc. Để hỗ
trợ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên dạy các môn lý
luận âm nhạc nên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như: Máy tính, Projector,
máy Cassette…các phần mềm tin học chuyên ngành, một số tư liệu trên các
Website, v.v… Nói chung, những hình ảnh và âm thanh được các giảng viên khai
thác từ các phầm mềm âm nhạc và từ các địa chỉ trên mạng internet sẽ làm phong
phú cho nội dung bài học, giờ học trở nên sinh động, tạo ra không ít hứng thú và
tác động tích cực vào tinh thần học của sinh viên.
Cùng với việc trang bị tri thức cho sinh viên, chúng ta cần rèn luyện cho sinh
viên các kỹ năng nghề nghiệp từ đơn giản đến phức tạp. Đối với các môn học thực
hành âm nhạc như: Ký-Xướng âm,Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa…trên cơ sở của
phương pháp dạy học truyền thống, giảng viên có thể thay đổi về hình thức tổ chức
và truyền thụ kiến thức như: phối hợp giữa cá nhân và tập thể, hạn chế phương
pháp làm mẫu và thay vào đó bằng sự gợi mở tư duy trong thực hành có sáng tạo,
yêu cầu về khả năng sáng tạo của sinh viên. Phương pháp chính mà chúng ta vận
dụng vào các môn học thực hành là: thực hành luyện tập. Các bài tập thực hành
của sinh viên cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành các kỹ năng, kỹ xảo
cần thiết; phương pháp luyện tập từ thấp đến cao, dễ đến khó, đơn giản đến phức
tạp, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Trang bị cho sinh viên phƣơng pháp tƣ duy khoa học
Nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc không chỉ
phát triển trí tuệ cho sinh viên mà cần phải trang bị cho họ phương pháp tư duy
khoa học, cách tiếp cận đối tượng.
Tự học là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên, vì vậy
nhiệm vụ của người giảng viên là phải trang bị cho sinh viên có được phương pháp
tự học. Phương pháp tự học của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc được
biểu hiện như: độc lập suy nghĩ để tiếp thu tri thức; linh hoạt vận dụng tri thức vào
thực tiễn; lập cho mình kế hoạch học tập khoa học và hiệu quả; kết hợp hài hoà
giữa việc tự học với sự hướng dẫn của giảng viên, với các hoạt động học tập của
tập thể; chuyển dần từ phương pháp học tập sang phương pháp nghiên cứu để có
kế hoạch học tập tốt hơn.
(* trích lược Tham luận Hội thảo Giáo dục Nghệ thuật và cuộc sống)
Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không
có tài làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, song song với việc phát triển trí tuệ và trang
bị phương pháp tư duy khoa học cho sinh viên, “dạy người” là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của trường Đại Học Sài Gòn hiện nay.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ mới của một xã hội với chính
sách mở cửa, hội nhập; sự bùng nổ thông tin qua phương tiện truyền thông, báo
chí, Internet, v.v… đã ảnh hưởng nhiều mặt tích cực cũng như tiêu cực tới đạo
đức, lối sống của người dân Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ nói riêng trong đó một
bộ phận không nhỏ là sinh viên.
Bên cạnh nhiều mặt tích cực, sinh viên nói chung còn có những biểu hiện
thiếu lành mạnh trong đạo đức, lối sống như: đẩy việc khó cho người khác, tinh
thần tập thể kém, làm mất trật tự nơi công cộng, nói tục, v.v… Ở sinh viên chuyên
ngành Sư phạm Âm nhạc còn xuất hiện một số cá nhân tự coi mình là nghệ sĩ, song
thực chất là sự hiểu sai về nghệ sĩ nên họ đã có những hành vi, thái độ thái quá,
thiếu lành mạnh như: uống rượu say, hút thuốc, ăn mặc không phù hợp với thuần
phong mỹ tục của người Việt, v.v…
Sinh viên Sư phạm Âm nhạc, những nhà giáo tương lai sẽ trực tiếp giáo dục
thẩm mỹ nghệ thuật cho thế hệ trẻ của đất nước, đạo đức, lối sống của họ sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới đạo đức, lối sống của học sinh Tiểu học và THCS sau này.
Nhiều sinh viên có năng lực biểu diễn âm nhạc có thể trở thành “sứ giả” đem đến
cho công chúng cái đẹp vốn có của nghệ thuật âm nhạc, phong cách ăn mặc và thái
độ của họ sẽ tác động tới công chúng. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường
sư phạm, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng
của các nhà giáo dục.
Tóm lại, ba nhiệm vụ phát triển trí tuệ, trang bị phương pháp tư duy khoa học,
giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc là điều
cần thiết của mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi giảng viên trong quá trình đào
tạo. Cả ba nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. Việc trang
bị tri thức và kỹ năng âm nhạc cùng các môn học khác trong chương trình đào tạo
sẽ hình thành lý tưởng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Phát triển trí trí tuệ giúp
cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc lĩnh hội tri thức nhanh chóng, giúp họ hình thành
thế giới quan, có phương pháp luận đúng đắn. Ngược lại, khi sinh viên Sư phạm
Âm nhạc có phẩm chất đạo đức, có thế giới quan, họ sẽ có động cơ học tập, động
cơ để nắm tri thức, động cơ để phát triển trí tuệ. Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên
đây của trường đại học, đào tạo Sư phạm Âm nhạc sẽ giúp người giáo viên âm
nhạc tương lai có đủ bản lĩnh vững bước trên bục giảng của thời đại mới.
1. 2.Nội dung, chƣơng trình dạy học học phần thanh nhạc năm thứ hai.
Chia làm 2 học phần: học phần 1 là thanh nhạc 2A 30 tiết và học phần thanh
nhạc 2B 30 tiết.
Gồm lý thuyết và thực hành dạy đan xen nhau.
Sắp xếp chương trình dạy như sau: Buổi đầu tiên giới thiệu cho sinh viên làm
quen, cách đọc, tìm hiểu và nghe giảng lý thuyết 5 tiết.Các buổi sau cũng dạy đan
xen giữa lý thuyết và thực hành từ dễ đến khó dần. Dạy khoảng 10 tiết lý thuyết
cho cả nhóm, dạy thực hành luyện thanh, vỡ bài cho nhóm, cá nhân, chỉnh sửa
nhóm, cá nhân. Trong lúc dạy giảng viên nắm được những thuận lợi và khó khăn
về chất giọng của từng sinh viên mà có kế hoạch, chỉnh sửa, phát triển cho phù
hợp. Sau đó sinh viên được ráp nhạc đệm với giảng viên đệm đàn piano để chuẩn
bị cho thi kết thúc học phần.
Một số câu luyện thanh, bài luyện thanh và bài hát quy định trong năm thứ hai;
Từ 5 -> 7 câu luyện thanh từ dễ đến khó dần, quãng 2, 3, 4, 5, 8
Từ 4 -> 6 bài luyện thanh từ bài 5 đến bài 10 conconne.
Một trong những nhiệm vụ của giảng viên dạy thanh nhạc là phải biết lựa chọn
những bài hát phù hợp với chương trình đào tạo và phù hợp với trình độ của sinh
viên. Những bài hát đó phải từ dễ đến khó dần và có nội dung, tiết tấu, giai điệu,
lời ca phù hợp với chương trình chung của cấp học. Ngoài ra các em sau khi học
còn có thể thực hành hát các bài để biểu diễn cho các chương trình văn nghệ của
lớp, của trường…Đấy cũng là giúp các em thường xuyên trao dồi khả năng hát của
mình, “hát hay không bằng hay hát” Khi các em tham gia thường xuyên vào các
hoạt động văn nghệ ngoại khóa giúp các em có nhiều kinh nghiệm để khi ra trường
có thể tham gia, dàn dựng các phong trào văn nghệ cho cơ quan, trường học…
1.3. Nghiên cứu tác phẩm:
Đây là một khâu quan trọng của người giảng dạy. Ở mỗi tác phẩm, khi đã được
chọn để dàn dựng cho lớp, nó phải được giảng viên hướng dẫn để sinh viên nghiên
cứu, tìm hiểu thật cẩn thận về kỹ thuật hát, cách hát nào cho phù hợp với tính chất
và nội dung của tác phẩm. Có bài thì phù hợp với cách hát legato( hát liền tiếng),
có bài thì chỉ hợp với cách hát staccato (hát âm nảy), hoặc hát marcato cho những
tác phẩm mang tính chất khỏe khoắn, hùng tráng…
Trước khi tiến hành dàn dựng, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
kĩ về tác giả, bố cục tác phẩm, hình thức, tính chất, giọng, nhịp, ca từ, tiết tấu,
luyến, ngắt, ngân, câu, đoạn, chỗ lấy hơi, ngắt câu cho chính xác, hợp lý, tạo ra
cách hát cho phù hợp, hiệu quả. Tránh tình trạng hát cẩu thả, sai rồi mới chỉnh sửa
mất thời gian, mệt mỏi, hiệu quả kém.
1.4. Dàn dựng tác phẩm
Sau khi đã phân tích, nghiên cứu bài hát, vỡ bài hát là cách làm từng bước để
sinh viên hát đúng, chính xác bằng cách cho sinh viên xướng âm từng câu theo lối
móc xích, nối lại các câu trong một đoạn có chỉnh sửa cho chính xác, có thể chia
lớp thành nhiều nhóm để dễ luyện tập. Nhóm này hát, nhóm kia nghe và nhận xét.
Nếu em nào hát sai giảng viên sẽ kịp thời có biện pháp sửa sai, nhóm còn lại sẽ rút
được kinh nghiệm và cứ thế giảng viên cho các em tập luyện đến hết bài.
Tùy theo bài hát ngắn dài, đơn giản hay nâng cao mà giảng viên có thể phân
chia thời gian luyện tập cho thích hợp, có thể dạy xen lý thuyết cho các em đỡ
mệt. Sau khi các em hát đúng, chính xác, gỉảng viên luyện tập để các em nắm vững
và tiến hành ráp lời có kết hợp việc lấy hơi, nhả chữ, khẩu hình…
1.5. Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tƣ tƣởng qua tác phẩm
Muốn thể hiện bài hát tốt, người hát phải biết kết hợp thể hiện hát có sắc thái
và một số kỹ thuật hát. Người có kỹ thuật hát tốt chưa hẳn là người hát hay. Điều
khó trong ca hát là ngoài hát đúng, hát có kỹ thuật rồi người hát phải từng bước
ứng dụng kĩ thuật hát, hát phải có nội tâm để thể hiện phần hồn của tác phẩm. Điều
quan trọng là phải hướng dẫn, phân tích kỹ nội dung của bài hát như khi hát một số
bài về nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, các tấm gương hy sinh của các vị anh
hùng, tình cảm của cha, mẹ, anh em, đồng đội hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật
nào đều có cái hay cái đẹp riêng... Giảng viên phải có trách nhiệm dẫn dắt các em
thấy được những cách thể hiện để từ một tác phẩm viết trên giấy, các em cần nắm
được ý tưởng của tác giả và luyện tập thường xuyên để ứng dụng những phần tiềm
ẩn để thể hiện qua giọng hát của mình và dần dần biến nó thành một tác phẩn nghệ
thuật được thể hiện qua giọng hát của người trình bày. Một ca khúc, khi tác giả viết
ra thì bao hàm nhiều tình tiết và nội dung là muốn nói lên điều gì đó trong cuộc
sống. Nó có chủ đề về tư tưởng và có tính giáo dục rất cao. Bởi thế, khi trình bày,
người hát biết lột tả nội dung bài qua giọng hát và thể hiện được phần hồn của tác
phẩm. Có những người đã có sẵn giọng hát trời cho và đã thành công qua một số
bài hát nhưng chỉ thể hiện được một vài bài phù hợp với chất giọng mà thôi. Vì họ
không được học tập có hệ thống và quá trình thực tế, nếu một người vừa có giọng
hát vừa được học tập có hệ thống và khoa học thì việc hát có kỹ thuật cộng với thể
hiện tốt nội dung của bài hát thì họ sẽ tiến rất xa và giữ được giọng hát lâu bền.
1.6. Các giải pháp khắc phục những khó khăn khi dạy học thanh nhạc
Một số giải pháp để sửa chữa những sai lệch về âm sắc của giọng hát
“Mỗi giọng hát có một âm sắc đặc biệt, qua âm sắc ta nhận ra được giọng
hát quen biết. Không phải sức mạnh của âm thanh hay âm vực là giá trị bậc nhất
của giọng hát, mà giá trị này dành cho âm sắc. Một giọng hát không khỏe lắm
nhưng âm sắc đẹp sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với giọng hát khỏe nhưng âm sắc không
đẹp. Tóm lại, âm sắc là điều kiện tự nhiên cơ bản nhất của giọng hát. Muốn học hát
phải có giọng, mà ở đây trước hết là âm sắc đẹp. Bởi vậy, trong khi học tập và biểu
diễn cần phải gìn giữ và phát triển cho giọng hát ngày càng đẹp và phong phú về
âm sắc. Nếu thấy có những sai lệch về kỹ thuật, ảnh hưởng xấu tới âm sắc, phải kịp
thời sửa chữa ngay.
Giải pháp sửa chữa những sai lệch về âm sắc của giọng hát.
Một số người vì không nắm vững kỹ thuật, do chưa được học tập đầy đủ, học
không đúng phương pháp, đã mắc phải một số những sai lệch về âm sắc, như tập
hát giọng sâu cổ, giọng mũi. Và một số sai lệch khác về kỹ thuật...muốn sửa được
những sai lệch này, điều trước tiên là người hát phải tự nhận biết sai lệch mà mình
mắc phải, sau đó tìm nguyên nhân gây ra những sai lệch đó và cùng với kinh
nghiệm của giảng viên có biện pháp sửa chữa cho phù hợp, có hiệu quả.
Những sai lệch mà người học hát thường gặp phải là:
- Giải pháp 1: Giọng cổ: Giọng cổ là một sai lệch khá phổ biến. Âm sắc giọng
cổ không trong sáng, không êm ái mà gằn tiếng, nặng nề, âm thanh khó thoát ra
ngoài miệng. Người hát đúng, âm thanh phát ra sẽ thoải mái, tự nhiên, không căng
thẳng. Còn người mắc tật hát giọng ở cổ, khi nghe âm thanh của họ ta thấy có sự
chà xát, gằn tiếng, căng thẳng ở sâu trong cổ họng. Ở các giọng nam, tật hát giọng
cổ thường do hát âm thanh mở ở âm khu cao của giọng, hoặc hát âm thanh đóng
sâu quá. Ở các giọng nữ, sai lệch hát giọng cổ thường xảy ra khi hát âm khu ngực,
đôi khi do hát giọng ngực lên nốt cao quá. Cả giọng nam và nữ, nếu mắc tật hát
giọng cổ khi hát những nốt cao ta nghe âm thanh như tiếng gào, chứ không phải
tiếng hát. Tóm lại, sai lệch về hát giọng cổ do mấy nguyên nhân sau đây:
- Do hát âm thanh mở với hơi thở quá nông, không nén. Muốn khắc phục sai
lệch này phải tập hát với hơi thở sâu hơn, nén và đẩy hơi đều đặn, liên tục, làm dịu
bớt mức căng thẳng của thanh đới để cho thanh đới rung lên được linh hoạt.
- Do hát âm thanh đóng không đúng. Trường hợp này phải tập lại cả cách hát
âm thanh mở, tức là những nốt thấp và trung bình của giọng, rồi trên cơ sở âm
thanh mở đúng, mới tập hát âm thanh đóng ở âm khu cao.
- Do bộ phận truyền âm làm việc không đúng, chủ yếu là hoạt động ở ngoài
miệng, thường là do hàm dưới quá cứng, lưỡi cứng, hàm ếch mềm không nhấc lên
được. Cách sửa chữa ở trường hợp này là khắc phục những hoạt động không đúng
của miệng, cụ thể là tập cho hàm dưới mềm mại, lưỡi hoạt động linh hoạt và hàm
ếch mềm nhấc lên mềm mại ở mức độ cần thiết.
- Do hát quá sức. Như trên đã phân tích, giá trị chủ yếu của âm thanh là âm sắc
và độ vang(cộng minh) của nó, chứ không phải là to hay nhỏ. Người ca hát có kinh
nghiệm là người biết vận dụng sức lực một cách tối thiểu mà hiệu quả tiếng hát đạt
mức tối đa. Không bao giờ nên hát hết sức hoặc quá sức, có như vậy giọng hát
cũng như cơ thể mới hoạt động thoải mái, xử lý được mọi yêu cầu về kỹ thuật, biểu
hiện được tình cảm một cách chủ động và linh hoạt. Khi sửa tật hát giọng cổ do
quen hát quá to gây ra, không nên ngay tức khắc tập hát nhỏ, vì làm như vậy có thể
dẫn đến sai lệch là hát không nén hơi thở (còn gọi là hơi thở không có điểm tựa).
Ta phải tập cho giọng hát cũng như cơ thể quen dần với trạng thái mềm mại. Một
biện pháp có hiệu quả tốt là chọn những bài hát có giai điệu êm dịu, hoặc những
bài hát có tốc độ nhanh, đòi hỏi âm thanh nhẹ nhàng, trong sáng, linh hoạt. Nếu
người hát có nhạc cảm tốt thì với những bài hát loại đó sẽ tìm ra được lối hát phù
hợp. Khi tập những bài luyện âm, không nên chọn những bài có tốc độ chậm dễ có
điều kiện để hát gằn cổ, còn tốc độ nhanh dễ tránh được sai lệch đó. Tập những bài
có tốc độ nhanh, tức là những nốt nhạc có trường độ ngắn, đòi hỏi âm thanh linh
hoạt, sẽ giải phóng được phần nào sự căng thẳng không cần thiết của giọng hát.
Luyện tập để khắc phục sai lệch hát giọng cổ là một công việc phức tạp, phải kiên
trì. Điều chủ yếu là bản thân người hát phải tự thấy sai lệch và phải cố gắng luyện
tập kiên trì mới có kết quả.
Giải pháp 2: Giọng mũi: Giọng mũi là một sai lệch mà các giọng hát cao dễ
mắc phải. Nguyên nhân là do chưa hiểu và thực hiện chưa tốt yêu cầu về vị trí cao
của âm thanh, nhầm lẫn giữa vị trí cao của âm thanh và giọng mũi. Sai lệch này do
sự hoạt động không đúng của các bộ phận sau đây: Hàm ếch mềm khi hát hạ quá
thấp, không nhấc lên để mở lối cho âm thanh vang ở miệng, mà âm thanh theo hơi
thở hoàn toàn đi vào mũi. Giọng mũi còn do hát với hơi thở quá nông, không nén
hơi. Âm sắc của giọng mũi xỉn, nghẹt tiếng và yếu. Người mắc tật hát giọng mũi sẽ
gặp khó khăn khi hát những nốt cao. Nếu cố gắng để hát nốt cao thì nhiều khi âm
thanh lại bị giọng cổ.
Muốn sửa chữa sai lệch này ta phải sửa những hoạt động không đúng của
hàm ếch mềm và hơi thở theo các cách tập đã giới thiệu ở những phần trên. Khi tập
luyện thanh, nên dùng những nguyên âm mở tiếng như a, ô kết hợp những phụ âm
d,đ,r để bật âm thanh ra ngoài miệng.”*
(* trích dẫn Phương pháp sư phạm âm nhạc – Nguyễn Trung Kiên, nhà xuất bàn viện âm
nhạc 2001)
Giải pháp 3: Hát không chuẩn xác cao độ:
Yêu cầu của âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng, trước hết là sự chuẩn
xác về cao độ của âm thanh. Nghe một người hát mà cao độ của âm thanh không
chuẩn xác, ta cảm thấy khó chịu, mọi biểu hiện đều vì thế mà mất tác dụng không
còn có sự hấp dẫn nữa. Sự chính xác của âm thanh có ý nghĩa như vậy, nhưng một
số người ca hát không chuyên và có ca sĩ chuyên nghiệp vẫn mắc tật hát không
chuẩn xác cao độ, mà ta thường gọi là hát phô: “faux”. Có người khi hát, cũng biết
là mình hát không chuẩn xác nhưng không điều chỉnh được (thường gọi đùa là
“không tìm ra số nhà”), có em thì lại không biết là tiếng hát mình bị phô. Người thì
hát chênh lên, người thì âm thanh tụt xuống thấp. Có người thì trong một bài hát,
chỗ hát chênh lên chỗ hát thấp xuống. Có em lại chỉ hát chênh lên ở những nốt cao,
hay những chỗ chuyển giọng..Hát không chuẩn xác cao độ do mấy nguyên nhân
sau:
- Tai nghe không thính, cảm giác về âm thanh không nhạy bén. Khi hát không bắt
được giọng, điệu chính của bài hát. Người hát chưa hát quen với một nhạc cụ đệm
theo hoặc với dàn nhạc. Không bình tĩnh trước người nghe cũng dễ làm mất khả
năng chủ động điều khiển giọng hát, dẫn đến tình trạng hát không chuẩn xác về cao
độ. Có trường hợp, trong một bài hát có một chỗ khó mà ca sĩ chưa giải quyết
được, nên khi hát tới đó, như một phản xạ, bắt đầu hát không chuẩn xác. Những
trường hợp trên thường xảy ra ở những người mới học hát, còn chưa có kinh
nghiệm, chưa tiếp xúc nhiều với âm nhạc. Đối với những trường hợp này, việc sửa
chữa không khó khăn lắm.
- Có khi hát không chuẩn xác về cao độ do những thiếu sót về kỹ thuật. Người hát
vẫn nghe được phần nhạc dạo, vẫn bắt vào đúng giọng điệu của bài hát, nhưng
càng hát thì tiếng hát càng mất sự chuẩn xác. Khi đó, nếu người hướng dẫn hoặc
người chỉ huy có nhắc, hoặc ra hiệu cho người hát biết, cũng không điều chỉnh cho
tiếng hát chuẩn xác lại được. Ở đây không giống như người nhạc công kéo loại đàn
không phím, nếu như âm thanh không chuẩn xác có thể điều chỉnh các ngón tay
nhích lên hoặc hạ thấp xuống trên dây đàn. Nhưng đối với cây đàn của “nhạc khí
sống” này thì vấn đề lại phức tạp hơn, vì trước tiên nó phụ thuộc vào tâm lý, mà
tâm lý lại do thần kinh chi phối.
- Những thiếu sót về kỹ thuật thường gây nên sự không chuẩn xác về cao độ là: hơi
thở yếu, không nén hoặc tống hơi quá mạnh, ồ ạt. Ở các giọng nữ, sự sai lệch còn
nảy sinh ra do hát các nốt chuyển giọng hơi thở không chuẩn bị tốt, hoặc hát giọng
ngực lên cao quá. Một số người thích hát to cũng hay mắc những tật này.
- Muốn hát chuẩn xác về cao độ, cần rèn luyện để có những điều kiện sau:
- Tai nghe thính, cảm giác âm nhạc nhạy bén.
- Hoạt động của cơ quan phát âm chủ yếu là thanh đới và hơi thở, phải đúng, phải
phù hợp.
- Chủ động, vững vàng khi hát.
- Có thể khắc phục tập hát không chuẩn xác cao độ bằng mấy cách: Nếu hát không
chuẩn xác về cao độ do tai nghe nhạc không tốt, cần tập nghe các hợp âm trên đàn
piano, accordeon, hoặc guitare.
- Tập xướng âm thường xuyên, lúc đầu tập một vài câu, rồi kiểm tra lại giọng, điệu
bằng đàn, sau đó hát hết bài mới kiểm tra lại. Tập bài hát cũng vậy, không dùng
đàn đệm theo. Phải chủ động học thuộc nhạc bài hát, không nên học truyền khẩu,
luôn luôn kiểm tra nốt nhạc trong bài hát.
- Nếu hát không chuẩn xác cao độ do thiếu sót về kỹ thuật phát âm, thì phải kiên
quyết tập lại để khắc phục những tật xấu từ trước, sao cho mọi hoạt động của cơ
quan phát âm được đúng và phù hợp với nhau.
- Sửa chữa tật hát không chuẩn xác về cao độ là công việc tương đối khó, cần phải
kiên trì và nghiêm khắc với bản thân, không nên nôn nóng hoặc đại khái qua loa.
Trong một thời gian ngắn không thể sửa chữa ngay được mà phải dần dần mới có
kết quả.
Vào năm thứ hai các em đã nắm được một số kỹ thuật hát cơ bản ở năm học
thứ nhất. Các em đã nắm được lý thuyết và biết cách lấy hơi, giữ hơi và nén hơi
thở khi hát, nhưng chưa được thường xuyên và phải có thời gian để thực tập, rèn
luyện thường xuyên và liên tục.Trong số các sinh viên theo học sẽ có một số
trường hợp hát bị “ lộ hơi” tức khi hát không ghìm hơi xuống hoành cách mô mà
thả lỏng vùng bụng như thế thì hơi thở sẽ không được khống chế mà cứ trôi theo
lời hát âm thanh và hơi thở sẽ phát ra ồ ạt không tiết kiệm nguồn hơi do đó âm
thanh phát ra sẽ không mềm mại, mượt mà, người hát lúc nào cũng cảm thấy thiếu,
hụt hơi. Ở trường hợp này các em cần cố gắng lắng nghe sự phân tích, minh họa,
thị phạm của giảng viên và bản thân sinh viên phải cố gắng tập luyện nhiều để
khắc phục sự sai lệch trên.
Khi giảng dạy, giảng viên cần nắm được những yếu điểm của từng em mà có
hướng chỉnh sửa khắc phục. Giảng viên cần kiên nhẫn, không nên nóng vội, phải
thường xuyên quan tâm, động viên những em còn yếu, khuyến khích, ân cần để các
em mạnh dạn hơn. Mới đầu khuyến khích các em hãy lắng nghe, thực hiện, luyện
tập thường xuyên để dần sửa những yếu điểm của mình. Mỗi buổi học, giảng viên
cần áp dụng các phương pháp như:
Tập cho sinh viên quan sát, lắng nghe, nhận xét, phân tích, thực hành, luyện tập
thường xuyên và củng cố các phần lý thuyết đã học, gợi ý cho các em trả lời, theo
dõi sự hiểu và nắm bắt bài giảng của sinh viên tới đâu, giảng viên có sự cố vấn và
khen ngợi kịp thời.
Vào mỗi buổi học, giành khoảng 10 phút để tập luyện hơi thở, tập chung cả
nhóm, kiểm tra riêng từng sinh viên. Sau đó tập luyện thanh khoảng 15 phút cho cả
nhóm, các câu luyện thanh từ dễ đến khó dần, mỗi lần lên nửa cung từ nốt thấp đến
nốt cao dần và ngược lại. Cần chú ý và điều chỉnh hơi thở và vị trí âm thanh cần
thiết, khi xuống thấp và hát lên cao, kiểm tra luyện thanh các nhân để chỉnh sửa.
Chia nhóm có cả em khá và em yếu ngồi học chung với nhau. Sinh viên khá có
thểtrao đổi thêm với những bạn còn hạn chế giọng khi học hát, em hát chưa tốt có
thể nghe và học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
Thường xuyên tập cho sinh viên nghe quãng và hợp âm trên đàn, trên giọng
người, sinh viên luyện tai nghe từ dễ đến khó dần. Mới đầu có thể cho các em
xướng âm theo giai điệu bài luyện thanh, bài hát, cho các em nghe hợp âm để tập
bắt giọng vào nốt đầu của câu, tiến dần nghe hợp âm để bắt vào bài. Ở giai đoạn
này, sinh viên có thể học tập, trao đổi và rèn luyện kỹ thuật hát cùng với nhau. Có
thể em này đàn cho nhóm cùng luyện thanh, hoặc tự đàn và hát để luyện tập dần
các kỹ năng.Tập cho các em nắm được các thể loại phát âm trong các bài hát dân
ca, bài hát mang âm hưởng dân ca. Việc phát âm nhả chữ theo từng vùng miền của
dân ca, tập phát âm chuẩn ngữ âm người Hà Nội để xử lý mở, đóng nguyên âm,
phụ âm, tránh lối hát nuốt chữ, nhả chữ không rõ ràng của tiếng Việt. Giảng viên
hướng dẫn cho sinh viên làm quen, nghiên cứu trước, trong việc phân tích bài hát,
về tác giả, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời, hình thức,thể loại, các kỹ thuật
hát bài hát sắp học.
- Trong các câu luyện thanh, bài luyện thanh cần kiểm tra kỹ việc sử lý các kỹ
thuật hát to, nhỏ, liền tiếng, ngắt tiếng để tạo cho người học thói quen quan sát các
ký hiệu ghi trong bản nhạc và phải thực hiện đầy đủ và chính xác các yêu cầu được
ghi trong bản nhạc đó.
- Tập cho các em thói quen hát trước gương lớn để quan sát các tư thế hát, sửa
chửa các yếu điểm khi trình bày, diễn đạt bài hát.
- Sinh viên trước khi thi học phần, cần được ráp với giảng viên đệm đàn một số
buổi để giữa phần hát và phần nhạc đệm hòa quyện thống nhất cách thể hiện bài
hát.
CHƢƠNG II. PHẦN LÝ THUYẾT
2.1. Thanh quản, thanh đới
2.1.1. Nhiệm vụ của thanh quản, thanh đới
Đây là bộ phận chủ yếu phát ra âm thanh, là một ống nối tiếp với khí quản, nằm
phía trước của cổ, phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai, chỗ thắt lại này là do
những dây cơ và sụn nằm chắn ngang hai bên, đó là thanh đới.
Môi giọng giữ vai trò như “động cơ”phát ra tiếng hát. Nó là một phần của thanh
quản. Thanh quản là đầu của khí quản. Thanh quản tựa như một nắp đậy và bộ cơ
của môi giọng điều khiển việc đóng mở nắp ấy trong quá trình hô hấp. Phía trước
thanh quản có một phần lồi lên là sụn bao quanh giáp trạng, mà chúng ta quen gọi
là “quả táo Ađam” hay “trái cấm”.
Trong khi hít thở: Những van này tự động mở ra nhiều hay ít tùy thuộc vào
lượng khí lưu thông, trao đổi với bên ngoài.
Hình a. Môi giọng và Thanh quản ở vị trí mở
Hình b. Môi giọng và Thanh quản ở vị trí đóng
Trong khi nuốt: Nó hướng thức ăn đi đúng vào thực quản, không để vật lạ lọt
vào khí quản gây nghẹt thở.
Tạo ra áp lực cần thiết: Nhờ hệ thống van này, tạo ra áp suất cần thiết cho cơ
thể khi:
- Những hoạt động cần đến sức như: nâng bổng, đánh vật, leo trèo,v.v…nghĩa là
những hoạt động dễ khiến cho con người bị mất thăng bằng.
- Khi chúng ta ho, nó loại những vật lạ đột nhập vào khí quản, nhất là từ đường
thực quản.
- Tạo ra âm giọng. Những môi giọng dao động, tạo thành âm thanh, tiếng nói,
giọng hát.
Thanh quản có nhiệm vụ quan trọng như vậy nhưng ít khi nào chúng ta để ý
giữ gìn nó. Muốn thành công trong nghề ca hát, chúng ta phải giữ gìn nó như
người thợ bảo vệ giữ gìn đồ nghề của mình, như người lính luôn phải lau chùi súng
ống của mình, bất kể giáp trận hay không.
2.1.2. Nhiệm vụ của môi giọng
Như chúng ta đã biết, ngoài nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hô hấp, việc
đóng mở bộ van này còn kết hợp với sự rung động của luồng không khí đi ngang
qua mà sản xuất ra giọng người. Trên nguyên tắc, môi giọng là một cấu trúc gấp
nếp, có khả năng dao động, bao gồm cơ giọng và dây thanh quản.
Khi chúng ta hít thở, môi giọng mở ra tạo thành một cửa hình tam giác để
luồng không khí( hơi thở) đi ngang. Khi môi giọng được đóng lại, nghĩa là bị ép
vào giữa, các môi nằm sát cạnh nhau.Tại vị trí này, chúng ta có thể tạo ra âm
thanh. Hai mép của môi giọng càng khép kín và co ngắn lại khi chúng ta hát một
âm thanh càng cao.
Hay nói cách khác, thanh quản là bộ phận chủ yếu phát ra âm thanh. Đó là một
ống nối tiếp với khí quản, nằm ở phía trước cổ, phần giữa thanh quản thắt lại như
cổ chai, chỗ thắt lại này là do những dây cơ và sụn nằm chắn ngang hai bên, đó là
thanh đới. Thanh đới khi không hoạt động nằm ở hai bên ống thanh quản tạo nên
một khe hở gọi là khe thanh quản. Khe này thay đổi hình dáng, lúc đóng, lúc mở
do thanh đới rung lên, dưới tác động của luồng hơi thở từ phía phổi đẩy ra.
Thanh đới là phần quan trọng nhất của thanh quản, nó là một tổ chức hết sức
sinh động, cấu tạo không thuần nhất bởi những dây cơ và sụn, chúng chịu sự điều
khiển trực tiếp của hệ thống thần kinh trung ương. Mặc dù phát ra âm thanh nhờ
tác động của hơi thở, song thanh đới hoàn toàn không giống lưỡi gà của những
nhạc khí hơi.(Hình dưới)Tác dụng của các cơ nhẫn giáp kéo dài(căng) nếp thanh
âm.
Tác dụng của các cơ nhẫn- phễu sau Tác dụng của các cơ phễu bên
Dạng xa nếp thanh âm Khép nếp thanh âm
Tác dụng của cơ phễu ngang Tác dụng của các cơ thanh âm và giáp phễu
Khép nếp thanh âm Làm ngăn ( chùng) nếp thanh âm.
Hoạt động của thanh đới là hoạt động chủ yếu trong quá trình phát âm. Tất cả
những hoạt động khác, mặc dù giữ vai trò quan trọng và liên quan, nhưng nói
chung cũng chỉ phục vụ, hỗ trợ và phát huy cho hoạt động của thanh đới mà thôi.
Ta phải xác định điều này để thấy rõ hoạt động nào là hoạt động chủ yếu trong quá
trình phát âm, từ đó có sự chú ý trong khi học tập.
Nếu như luồng hơi thở tác động lên thanh đới làm thanh đới rung phát ra âm
thanh, thì trong thời gian hoàn thành chức năng đó, thanh đới cũng tác động trở lại
đối với luồng hơi thở ra. Hai lực tác động lẫn nhau luôn luôn phải ở mức độ tương
ứng phù hợp với nhau mới tạo nên một âm thanh mong muốn. Nếu lực của hơi thở
đẩy ra mạnh hơn hẳn lực cản của thanh đới rung, thanh đới phải chịu một áp lực
quá mạnh sẽ ảnh hưởng tới độ rung của nó, tạo nên một âm thanh quá căng thẳng
như tiếng gào thét. Ngược lại nếu lực của hơi thở đẩy ra quá yếu, thanh đới sẽ
không rung lên được một âm thanh có cao độ, cường độ cần thiết. Và với hơi thở
yếu đó, ta cứ cố gắng để có một âm thanh như ý muốn và có thể xảy ra tình trạng
vỡ tiếng. Sức mạnh và khả năng làm việc của thanh đới là điều kiện tối cần thiết
cho người học hát. Một giọng hát tốt trước tiên thanh đới phải là một thanh đới tốt,
khỏe mạnh.
Thanh đới mệt mỏi, suy yếu là nguyên nhân chủ yếu của những âm thanh xấu.
Ta không thể hát tốt được khi bị khản cổ,vì đó là biểu hiện thanh đới bị tổn thương.
Bởi vậy những người học hát phải luôn luôn chú ý bảo vệ thanh đới, theo dõi hoạt
động của nó, nếu thấy biểu hiện nào không bình thường thì phải nghỉ hát, đi khám
để kịp thời điều trị. Một biện pháp bảo vệ thanh đới tốt nhất là phải hát đúng.
Nghĩa là hát theo một phương pháp mà mọi hoạt động hỗ trợ cho thanh đới đều
phải phù hợp. Một điều phải luôn luôn nhớ là không bao giờ được hát quá sức.
Phải hát bằng khả năng mà giọng hát của mình cho phép, tránh tình trạng thích hát
quá to đến nỗi như gào thét, kiểu hát này sẽ dẫn tới hiện tượng mất giọng, tức là
thanh đới mất khả năng làm việc một cách linh hoạt theo yêu cầu của nghệ thuật ca
hát. Đó là sai lầm rất nghiêm trọng về phương pháp mà những ca sĩ chuyên nghiệp
cũng như không chuyên cần phải luôn chú ý để không mắc phải.
Hình dưới đây chỉ cho chúng ta quan sát các vùng liên quan tới những bộ phận
phát tiếng, truyền âm, thanh quản, thanh đới, thực quản…và những khoảng xoang,
vùng để tạo nên khoảng vang cộng minh.
2.2. CUỐNG HỌNG
Phần trên thanh đới có hai khoảng trống ở hai bên, song song với nhau, gọi là
thanh quản. Phần trên cùng của thanh quản có một bộ phận nhỏ như cái nắp gọi là
nắp thanh nhiệt. Nắp này mở ra khi phát âm và đóng chặt lại khi ta nuốt thức ăn, để
thức ăn đi vào thực quản không lọt vào thanh quản, cuống họng. Thanh đới rung
tạo ra âm thanh. Âm thanh đó đi từ khe thanh quản lên, trước hết được phóng to ra
trong cuống họng, một bộ phận tiếp giáp trên thanh quản. Khi há miệng rộng, hạ
cuống lưỡi xuống nhìn sâu vào trong, ta thấy được cuống họng từ nắp thanh nhiệt
đến vòm họng. Cuống họng cũng có thể mở rộng ra được chút ít so với mức bình
thường. Cuống họng còn được gọi là bộ phận truyền âm, nằm tiếp giáp với miệng,
nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thời tiết, của độ nóng lạnh của các vị
khác nhau của đồ ăn, thức uống lúc đi qua nó. Cuống họng được bao bọc bởi một
tổ chức niêm mạc, dễ bị kích thích. Do vậy cần phải chú ý giữ gìn để cuống họng
không bị viêm nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến giọng hát.
2.2.1. MIỆNG
Cuối cùng, âm thanh đi ra ngoài bằng miệng. Miệng là bộ phận hoạt động liên
tục trong suốt thời gian ca hát, hình dáng của miệng khi hoạt động phụ thuộc vào
lời của bài hát. Hoạt động của miệng bao gồm những cử động của hàm ếch mềm,
lưỡi, môi, hàm dưới và sự hỗ trợ của răng. Miệng giữ vai trò quan trọng khi phát
âm. Những âm thanh phát ra từ thanh đới đi ra ngoài thông qua những hoạt động
của miệng, tạo nên âm thanh chính xác, có âm sắc đẹp, theo những yêu cầu cần
thiết. Và cũng từ đây, âm thanh chứa đựng một nội dung cụ thể, thông qua ngôn
ngữ hợp lại bởi những nguyên âm và phụ âm do các hoạt động của miệng tạo ra.
Dưới sự chỉ đạo của não, âm thanh ở đây còn được mang những cảm xúc tinh tế có
tính nghệ thuật.
Những bộ phận của miệng như hàm ếch mềm, lưỡi, môi, hàm ếch dưới trong
khi hoạt động để tạo ra âm thanh và lời hát với nội dung và tình cảm cần thiết lại
còn có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động của thanh đới và hơi thở…Ca hát là nghệ
thuật kết hơp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, vì vậy hoạt động của miệng để tạo ra
những âm thanh mang nội dung thông qua ngôn ngữ là rất quan trọng. Do vậy,
trong khi học tập thanh nhạc phải hết sức chú ý tới vấn đề này.
Ngoài các bộ phận chính của của cơ quan phát âm đã giới thiệu ở trên, còn một
phần phụ nữa cũng không kém phần quan trọng, nó hỗ trợ việc phát âm, đó là
những xoang của mũi, vòm mặt và trán. Những xoang này tạo nên cảm giác về sự
âm vang của âm thanh mà danh từ thanh nhạc gọi là cộng minh. Như vậy chúng ta
đã tìm hiểu từng bộ phận và toàn bộ cơ quan phát âm, xác định vị trí và chức năng
của nó trong hoạt động tạo ra tiếng hát. Những bộ phận này thực hiện những nhiệm
vụ khác nhau. Nếu hoạt động của một bộ phận nào đó không đúng, không phù hợp,
sẽ phá hoạt động của các bộ phận khác. Chúng ta nghiên cứu từng bộ phận để thấy
tác động của nó trong toàn bộ, để có những hiểu biết chính xác về quá trình tạo ra
tiếng hát và với việc tập luyện, dần dần chủ động được giọng hát của mình, biểu
hiện được những yêu cầu về tình cảm, nội dung nghệ thuật.
2.3. Bộ máy phát âm và phƣơng pháp phát âm
Sau khi đã làm quen với giọng và hơi thở- năng lực của giọng người, giờ đây
chúng ta tìm hiểu thêm về cơ quan tạo nên giọng người trong cơ thể con người: bộ
máy phát âm.
Nguồn gốc của giọng người nằm ẩn sâu trong cổ họng. Giọng là tác động qua
lại giữa thanh quản với những cơ quan nhạy cảm khác. Tất cả những bộ phận này
hợp lại thành một máy phát âm phức tạp, tinh vi.
Nói đến các bộ máy phát âm thì ngoài các cơ quan hô hấp( như phổi, khí
quản,hoành cách mô), các xoang cộng minh đầu, mũi, miệng, ngực…và các bộ
phận bên ngoài ( thấy được) như: môi, răng, lưỡi, chúng ta còn phải lưu ý đến một
bộ phận tuy không thấy được nhưng rất quan trọng là: thanh quản và môi giọng.
2.3.1. Khẩu hình khi phát âm.
Khi phát âm trong ca hát, cách mở miệng là yếu tố quan trọng hàng đầu để có
một âm thanh tròn đầy, vang và rõ lời. Cách mở miệng này gọi là khẩu hình. Khẩu
hình không chỉ là hình dáng bề ngoài của miệng mà là sự kết hợp giữa miệng, môi,
răng, lưỡi. Hát tròn vành rõ chữ là một nguyên tắc không thể thiếu của người ca sĩ.
Mỗi một dân tộc có khẩu hình cho các nguyên âm và phụ âm hơi khác nhau.
Chúng ta cần kết hợp với ngôn ngữ Việt Nam để giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời
kết hợp được với tinh hoa của nghệ thuật thanh nhạc quốc tế.
2.3.2. Nguyên âm
Trong các nguyên âm “A” được coi là âm cơ bản, mẫu mực nhất trong việc luyện
thanh. Nó có khẩu hình rộng hơn cả.
Chúng ta xem hình bên
đây để thấy khẩu hình của “ A”. Nó được mở rộng bao nhiêu tùy theo cơ thể mỗi
người. Chúng ta có thể lấy kích cỡ cho mình bằng cách chụm đứng bốn ngón tay:
trỏ, giữa, đeo nhẫn và ngón út và đưa vào miệng để kiểm tra cho khẩu hình âm
“A”cho chính mình. Khi phát âm, đầu lưỡi nằm cách chân răng khoảng 1.5cm. Sau
khi đã có khẩu hình mẫu cho “A”, chúng ta xem các hình sau đây để lấy khẩu hình
của các nguyên âm: “A”, “I”, “ E” , “Ê”, “O” , “Ơ” , “U”.
2.3.3. Phụ âm
Trong lọat hình dưới đây, chúng ta thấy được vị trí của môi, răng, lưỡi cũng như
đường đi của hơi thở khi phát ra các phụ âm chính.
2.4. Vị trí âm thanh, các khoảng vang cộng minh
2.4.1. Hát có cộng minh
Khi học thanh nhạc, ta thường gặp những danh từ chuyên môn như: cộng
minh, vị trí…Đối với những người không học hát thì những danh từ này có vẻ trừu
tượng khó hiểu, ta tìm hiểu kỹ nhé.
Trong khi chúng ta nói chuyện bình thường, hơi thở đi ra tự nhiên theo đường
mũi và miệng. Hơi thở đó chưa được sử dụng để thành khí lực như trong ca hát.
Khi hát, môi giọng dao động làm cho luồng hơi thở đi ngang chúng phát ra thành
tiếng. Sở dĩ chúng ta nghe được tiếng này là do chúng va đập vào và dội lại từ các
hốc (gọi là xoang) trong đầu, trong mặt chúng ta. Sự dội âm này chính là một hiện
tượng cộng hưởng.Việc ca hát sử dụng đến sự dội âm ấy một cách có kỹ thuật gọi
là hát có cộng minh.
2.4.2. Cộng minh đầu:
Khi một người hát tốt, ta cảm giác như âm thanh phát ra không phải âm vang
tử miệng phát ra, mà ở chỗ nào đó cao hơn ở trong đầu, ở hốc mũi, ở trán…Hiện
tượng đó là có thực. Âm thanh của giọng hát không chỉ vang lên ở miệng, mũi mà
truyền đi ở những hốc vang khác nữa. Khi ta hát một âm thanh vang tốt, ta thấy hơi
rung ở xương mặt. Vì thế, trước kia trong kỹ thuật thanh nhạc, người ta gọi cảm
giác đó là âm thanh đưa vào “mặt nạ”.
Tại sao cảm giác rung của âm thanh lại chính ở xương mặt? Vấn đề là ở chỗ,
trên xương vòm mặt có những hốc gọi là xương phụ của mũi, gồm có xoang trán,
xoang đáy hốc mũi, hốc mê đạo, xoang hàm. Tất cả những xoang này ăn thông với
nhau và với hốc mũi bằng những đường ống rất bé và quanh co. Những xoang này
được bao bọc bởi những niêm mạc, trên phần niêm mạc có một hệ thống dây thần
kinh chi chít. Những dây thần kinh này kích thích rung động và gây nên những
cảm giác đặc biệt, gọi là cộng minh đầu. Danh từ “mặt nạ” dùng trước kia bây giờ
được thay bằng từ “vị trí cao” của âm thanh. Đây không chỉ là sự thay đổi đơn
thuần về cách nói, mà còn bao hàm ý nghĩa khác về nội dung.Vị trí cao của âm
thanh không những là cảm giác cộng minh đầu, mà còn chứa đựng tính chất đặc
biệt về âm sắc của âm thanh với những bồi âm phong phú, một âm thanh đẹp, âm
vang mạnh mẽ, trong sáng và gọn gàng.
Cần phải hiểu thêm rằng, chính những xoang cộng minh này không phát được
ra âm thanh vang tốt mà chỉ dội lại những âm thanh từ thanh quản phát ra mà thôi.
Tuy vậy, sự dội lại đó có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người học hát kiểm tra được
chất lượng của âm thanh và điều chỉnh tiếng hát. Một điểm nữa xin lưu ý thêm về
cảm giác cộng minh đầu. Ta phải phân biệt giữa vị trí cao của âm thanh với âm
thanh giọng mũi. Hai loại âm thanh này khá xa nhau. Nguyên nhân của giọng mũi
là sự làm việc sai lệch của phần truyền âm do hơi thở nông, không nén, hàm cứng.
Còn âm thanh có vị trí cao, chỉ có thể đạt được với hơi thở sâu, nén tốt, bộ phận
truyền âm “miệng” làm việc phù hợp và tích cực mà thôi.
2.4.3. Cộng minh ngực
Cộng minh ngực được gọi một cách đơn giản là vang ở ngực. Đó là cảm giác
rung ở lồng ngực khi hát. Hiện tượng này xảy ra khi người hát ở âm khu ngực, tức
là những nốt nhạc trung và thấp của giọng, lúc đó đặt tay lên ngực sẽ thấy lồng
ngực hơi rung.Thực ra không phải toàn bộ lồng ngực cộng minh, mà chỉ có khí
quản và cuống phổi cộng minh thôi. Khí quản và cuống phổi tương đối dài, chẳng
hạn khí quản dài 15cm, có thể cộng hưởng những âm thanh với tần số khoảng
500Hz. Chính tần số sóng này phù hợp với những âm thanh của âm khu ngực. Tuy
đặt tay lên ngực thấy ngực hơi rung lên khi hát, nhưng âm thanh không phải từ
lồng ngực truyền đi, không giống như hộp cộng hưởng của các nhạc khí.Chính vì
vậy mà khi hát, người ca sĩ dù mặc bộ áo gì, cũng không hề ảnh hưởng tới âm
thanh, còn như hộp cộng hưởng của nhạc khí mà bọc ra ngoài một cái bao thì âm
thanh sẽ bị ảnh hưởng ngay.
Cộng minh ngực chỉ xuất hiện khi thanh đới rung lên những âm trầm, do vậy
khi hát giọng giả không có cảm giác cộng minh ngực.
Như đã trình bày ở trên, cộng minh đầu và cộng minh ngực đều là hai cảm
giác quan trọng, qua đó người ca sĩ có thể đánh giá hoạt động của cơ quan phát âm
đúng hay sai. Ở mỗi giọng hát, những cảm giác cộng minh này có mức độ nhiều, ít
khác nhau. Chẳng hạn ở giọng cao, âm khu chủ yếu phát triển là âm khu cao, vì
vậy cảm giác cộng minh đầu thường xuất hiện nhiều và được chú ý hơn là cộng
minh ngực, vì phần âm khu thấp của giọng cao tương đối ngắn. Ngược lại, ở những
giọng trầm, yếu, do đó sẽ luôn luôn cảm thấy cộng minh ngực. Tuy mức độ của hai
loại cộng minh đầu và ngực có khác nhau, nhưng khi luyện tập, ta không nên chỉ
chú ý một loại cộng minh này mà bỏ qua loại công minh kia, như vậy sẽ hạn chế sự
phát triển hoàn chỉnh âm vực của giọng. Nói một cách khác, nếu người hát giọng
cao chỉ tập hát ở âm khu cao, không tập âm khu thấp, thì dần dần âm vực của giọng
sẽ bị co hẹp lại ở phần thấp, âm thanh ở âm khu này sẽ xỉn và yếu. Còn những
người hát giọng trầm trong một mức độ nào đó cũng cần phải tập hát ở âm khu cao
để phát triển âm vực hoàn chỉnh hơn, đáp ứng dần mọi yêu cầu kỹ thuật trong tác
phẩm.
Cộng minh đầu, cộng minh ngực. Cảm giác vị trí âm thanh,toàn bộ khu vực.
1- hốc trên thanh quản. 2- cuống họng
3- miệng. 4- hốc mũi.
2.4.4. Các loại giọng sinh ra sự cộng hƣởng khác nhau
Giọng thấp phát ra khi chúng ta điều khiển cho âm thanh vang lên ở lồng
ngực. Chúng ta thấy lồng ngực hơi rung lên khi hát. Những giọng trầm như Alto,
Basse thường hát với sự cộng hưởng ở lồng ngực. Những giọng thuộc âm vực
trung như: Mezzo- Soprano, Baryton sẽ hát giọng ngực khi xuống những nốt thấp.
Tuy nhiên, nên kết hợp khoảng vang ở âm khu trung để có được âm thanh mượt
mà hơn. Nếu để tiếng hát vang dội một phần ở xoang mũi và trán, chúng sẽ tạo ra
vị trí âm thanh treo cao hay còn gọi là “giọng óc”. Khi hát với giọng óc, chúng ta
sẽ cảm thấy hơi thở dội lên ở phần hốc mắt, tỏa qua trán lên đến đỉnh đầu (chỗ mỏ
ác). Những giọng hát thuộc âm vực cao: Soprano, Tenore sẽ phải hát ở giọng này,
nhất là ở nốt nhạc cao.
2.5. Âm khu của giọng hát. Phân biệt tính chất các loại giọng hát.
2.5.1.Định nghĩa âm khu và sự phân chia âm khu của các loại giọng hát.
Âm khu của giọng hát là một chuỗi âm thanh có âm sắc thống nhất nằm trong
âm vực của giọng hát, được tạo nên bởi những hoạt động thống nhất của cơ quan
phát âm. Giọng hát chia ra làm nhiều âm khu, nghĩa là từ phần thấp, trung, tới phần
cao của giọng hát, âm thanh mang những tính chất nhau. Nếu một người chưa nắm
được kỹ thuật thanh nhạc , khi hát từ thấp lên cao trong phạm vi những âm thanh
tự nhiên của giọng hát cho phép, hát đến độ cao nào đó, người ấy sẽ cảm thấy khó
hát, âm thanh bị chập chững không ổn định, âm sắc thay đổi rõ rệt. Nếu hát tiếp
qua những nốt khó hát ấy thì lại cảm thấy dễ hát hơn. Những nốt khó hát đólà giới
hạn giữa các âm khu của giọng hát, gọi là nốt chuyển giọng.
Do cấu tạo sinh lý và khả năng hoạt động của nam và nữ có nhiều đặc tính
khác nhau, cho nên sự phân chia các âm khu của giọng nam và nữ cũng khác nhau.
Các giọng nam có hai âm khu: âm khu ngực, còn gọi là giọng ngực, gồm những âm
thanh thấp và trung của giọng, âm khu giọng giả ( Falsetto) còn gọi là giọng óc,
gồm những âm thanh cao của giọng. Giữa hai âm khu này có một chỗ chuyển
giọng, các giọng nữ chia ra làm ba âm khu: âm khu ngực (giọng ngực), gồm những
âm thanh thấp của giọng; âm khu trung gọi là giọng pha hay giọng hỗn hợp(
mixco); và âm khu giọng óc. Tương đương với ba âm khu này có hai chỗ chuyển
giọng. Người ca sĩ có trình độ kỹ thuật tốt, biết hát các âm khu của giọng với âm
thanh tương đối thống nhất và đều đặn, không có sự thay đổi rõ rệt, biết hát những
nốt chuyển giọng một cách dễ dàng. Do đó để hát được toàn bộ âm vực với âm
thanh tương đối thống nhất là một yêu cầu bắt buộc và người học hát phải cố gắng,
kiên trì rèn luyện mới có kết quả mong muốn.
2.5.2. Phân biệt tính chất các loại giọng hát.
2.5.2.1. Ý nghĩa quan trọng của việc xác định, phân loại giọng hát.
Xác định và phân loại giọng hát là công việc cần thiết, nếu ta làm tốt việc này
thì ta đã có một phương hướng học tập, rèn luyện phù hợp, tạo điều kiện cho giọng
hát phát triển thuận lợi, đây là công việc mà người giảng viên phải làm, nhưng
không nên kết luận vội vàng, mà phải tìm hiểu cẩn thận. Nhiều khi đối với giọng
hát khó xác định thì phải sau một thời gian tìm hiểu, thử thách trong luyện tập mới
xác định được, một trong những tác hại lớn đối với người học hát là sự xác định
nhầm loại giọng, nghĩa là hát không đúng giọng tự nhiên của mình. Thí dụ một
người có giọng hát tự nhiên là nam cao. Do một nguyên nhân nào đó khi mới học
hát vì chưa nắm được kỹ thuật, hát khó những nốt cao,nên khi hát đã hạ thấp giọng
của bài hát xuống. Cứ như vậy rồi một thời gian lầm tưởng mình thuộc loại giọng
nam trung trong khi học tập không đúng giọng tự nhiên và giọng hát càng ngày
càng không phát triển. Lại có trường hợp tùy tiện khi phân bè trong các tốp ca. Khi
ở một bè nào đó thiếu người hát, bèn chuyển người ở bè khác hát thay vào. Nếu để
thời gian hát như vậy kéo dài mà không được điều chỉnh lại, dần dần người ca sĩ
hát không đúng giọng sẽ mất dần khả năng của giọng hát tự nhiên mà mình đã có.
Còn một số trường hợp hát không đúng giọng nữa cũng khá phổ biến cho
những người mới học hát cũng đã từng xảy ra. Sự nhầm lẫn ở đây không phải do
nguyên nhân gặp khó khăn trong việc xác định giọng hát, mà do người học hát
thích hát một loại giọng nào đó, không thích hát theo giọng tự nhiên của mình!
Chẳng hạn có người cho rằng giọng nữ trầm là quý, hiếm, dễ bắt micro, dễ chiếm
được tình cảm và sự thán phục của người nghe, thế là quyết định hát kiểu giọng nữ
trầm bằng cách hát “bạch thanh”mặc dù thực ra giọng hát tự nhiên của người đó là
giọng nữ trung, thậm chí là giọng nữ cao. Muốn có được âm thanh “có vẻ là giọng
nữ trầm” người đó phải gằn cổ, hát toàn bằng giọng ngực, với âm thanh ồm ồm
cứng nhắc. Thế mà đôi khi, vì một sự dễ dãi của một số người nghe nào đó, điều
sai lầm ấy cũng mang lại một ít “thành công”, nhưng chính những thành công giả
tạo này đã hạn chế không ít khả năng phát triển của giọng hát. Thật ra, mỗi loại
giọng đều có khả năng biểu hiện độc đáo, sự hấp dẫn riêng. Sự thành công của
người ca sĩ không phải do một loại giọng nào quyết định, mà do tài nghệ mà người
học có được qua những năm tháng khổ công rèn luyện.
Chủ yếu việc xác định, phân loại giọng hát được tiến hành thông qua tai nghe,
dựa vào những đặc tính của từng giọng để phân biệt. Những đặc tính đó là: Âm
vực của giọng và âm sắc của giọng, các nốt chuyển giọng. Với cách xác định như
vậy, người mới học hát, do chưa có kinh nghiệm, sẽ gặp khó khăn khi tự xác định
giọng của mình. Muốn đảm bảo chính xác, cần phải có sự giúp đỡ của giảng viên
thanh nhạc có kinh nghiệm. Thường thường đối với nhiều giọng chỉ nghe hát một
hai bài là đã có thể xác định là loại giọng gì. Nhưng cũng có những giọng hát, rất
khó phân biệt. Những giọng này mang nhiều đặc tính trùng hợp giữa các loại
giọng. Thí dụ: giọng nam trung trữ tình lại hát được những nốt cao của âm khu
giọng nam cao, hoặc lại có âm sắc hơi giống âm sắc của giọng nam cao…Ngược
lại có giọng hát lại thiếu những đặc tính của chính giọng hát ấy, chẳng hạn giọng
nam cao mà không hát được âm khu cao…Với những loại giọng này, nếu chỉ dựa
vào một đặc tính nào đó của giọng để xác định, phân loại giọng, thì có thể mắc
nhầm lẫn. Ở đây chỉ cần tìm hiểu kỹ, phối hợp nhiều đặc tính khác nhau của giọng
và đôi khi phải có thời gian thử thách mới khẳng định được. Sau đây chúng tôi xin
giới thiệu những cách xác định phân loại giọng hát.
2.5.2.2. Những cách xác định giọng hát
• Xác định giọng hát thông qua âm vực của giọng
Đây là cách xác định giọng thông thường nhất, từ trước đến nay hay được sử
dụng. Người được thử giọng sẽ hát từ thấp lên cao với một nguyên âm dễ hát. Khi
nghe, đặc biết chú ý những nốt thấp và những nốt cao của giọng. Đối với những
giọng hát dễ xác định thì kiểu thử giọng này thường mang lại kết quả chính xác,
bởi vì thông thường mỗi loại giọng có một âm vực tương đối rõ ràng.Chẳng hạn
giọng nam cao thường xuống thấp có hiệu quả tới nốt thực vang thấp hơn 1 quãng
8. Giọng nữ trầm xuống thấp có hiệu quả tới nốt sòn nhỏ lên cao tới nốt mi 2, Fa
2…Tuy nhiên kiểu thử giọng này cũng gặp phải những khó khăn sau đây:
Trong thời gian đầu mới học hát, rất ít người có một âm vực rõ ràng, đầy đủ và
ổn định, đặc biệt ở âm khu cao. Một số khi mới học hát chỉ có một âm vực rất
ngắn, giới hạn ở âm khu ngực, nghĩa là khoảng thấp và trung của giọng hát, bởi vì
chưa biết hát những nốt chuyển giọng vì cơ quan phát âm chưa được rèn luyện
nhiều nên giọng hát chưa phát triển. Vì vậy khi hát thường phải hạ thấp tầm cữ của
bài hát xuống, do đó dễ gây nhầm lẫn lúc thử giọng: Ngược lại có trường hợp
giọng hát tự nhiên, tuy chưa được học, đã có một âm vực rất rộng, hát được cả âm
khu thấp lẫn âm khu cao, do vậy khi thử giọng cũng dễ nhầm lẫn giữa giọng này
với giọng khác nếu chỉ dựa vào đặc điểm về âm vực của giọng để xác định. Đó là
những khó khăn có thể gặp khi xác định, phân loại giọng hát thông qua âm vực.
Mặc dù có thể gặp những khó khăn trong những trường hợp đặc biệt, nhưng âm
vực vẫn là một đặc tính quan trọng nổi bật, cần thiết phải dựa vào khi xác định,
phân loại giọng hát.
• Xác định, phân loại giọng hát thông qua đặc tính về âm sắc của giọng.
Khi đã thử âm vực rồi mà còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa khẳng định được
là loại giọng gì, người ta phải tìm đặc tính khác của giọng để hỗ trợ, làm sáng tỏ
thêm. Một trong những đặc tính đó là âm sắc của giọng. Theo cách này người học
hát sẽ được xác định là giọng nam cao, nếu giọng hát của người đó có âm sắc của
giọng nam cao( trong sáng, bay bổng). Người học hát được xác định là giọng nam
trung thì giọng hát phải mang đặc tính âm sắc của giọng nam trung.v.v…Nói
chung âm sắc của giọng hát là một đặc điểm khá nổi bật, là cơ sở tốt mà ta nghe có
thể thông qua đó để phân loại giọng. Tuy vậy vẫn có thể gặp khó khăn, vì có
trường hợp mà ở mỗi âm khu lại có những âm sắc riêng biệt, chẳng hạn giọng nam
cao trữ tình, khi hát ở âm thấp thì âm sắc của giọng nam trung, còn khi hát lên cao,
thì tiếng hát lại có âm sắc của giọng nam cao. Trong những trường hợp này đặc
điểm về âm sắc của giọng không dễ giúp ta phân biệt được loại giọng hát. Hơn
nữa, ta cũng biết rằng âm sắc của giọng hát không hoàn toàn chỉ là đặc điểm tự
nhiên, mà còn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật thanh nhạc nữa. Bởi vậy âm sắc của
giọng không thể là một đặc điểm quyết định được loại giọng hát, mà chỉ là một
trong những đặc điểm cần thiết trong việc xác định, phân loại giọng hát mà thôi.
• Xác định, phân loại giọng hát thông qua vị trí các nốt chuyển giọng.
Mỗi một giọng hát có những âm khu khác nhau, nghĩa là trong từng khoảng
của âm vực, âm thanh lại mang nhiều tính chất khác nhau. Những chỗ chuyển từ
âm khu này sang âm khu kia là những nốt chuyển giọng. Ở những nốt này, người
học hát thường thấy khó hát. Đối với những người đã luyện tập nhiều, có kinh
nghiệm thì khi hát những nốt chuyển giọng sẽ dễ dàng, không có những thay đổi
đặc biệt trong âm thanh. Còn những người mới học thường cảm thấy khó khăn khi
hát những nốt chuyển giọng, âm thanh thay đổi rõ rệt. Vị trí nốt chuyển giọng ở
mỗi loại nằm ở những cao độ khác nhau, do vậy, có thể dựa vào đặc điểm này để
phân biệt loại giọng hát. Sau đây là vị trí các nốt chuyển giọng (chuyển âm khu) ở
các giọng hát.
- Giọng nam cao: Mi-Fa- Fa thăng bát độ thứ nhất
- Giọng nam trầm: Đô-Đô thăng bát độ thứ nhất
- Giọng nam trung: Rê-Mi giáng bát độ thứ nhất.
- Giọng nữ cao:MI-Fa-Fa thăng bát độ thứ nhất; Mi-Fa-Fa thăng bát độ thứ hai.
- Giọng nữ trung: Đô-Rê-Rê thăng bát độ thứ nhất;Đô-Rê-Rê thăng bát độ thứ hai.
- Giọng nữ trầm: Si-Đô bát độ thứ nhất; Si- Đô bát độ thứ hai.
Ở giọng nữ, những nốt chuyển giọng nằm ở âm khu thấp, còn ở giọng nam ở
âm khu cao. Ở giọng nữ những nốt chuyển giọng từ âm khu trung lên âm khu cao ít
có sự thay đổi rõ rệt.
• Xác định, phân loại giọng hát thônng qua tầm cữ cao thấp (tessitura) của tác
phẩm phù hợp với từng loại giọng.
Đây cũng là một biện pháp có thể bổ sung làm sáng tỏ hơn khi thử giọng hát.
Tầm cữ của bài hát có phần cao và phần thấp, nhưng ở một tác phẩm viết cho một
loại giọng nào đó, tác giả bao giờ cũng sử dụng những âm thanh có độ cao thuận
lợi cho loại giọng ấy. Tầm cữ của bài hát là bộ phận âm vực mà trong bài hát đó
được dùng đến nhiều. Cho nên khi thử một loại giọng nào đó, thấy âm thanh trong
sáng gần với âm sắc của giọng nam cao, thử cho người đó hát một bài hát quen
thuộc được viết dành riêng cho giọng nam cao, nếu thấy giọng hát không thoải mái
ở tầm cữ của bài hát thì có thể giọng hát của người đó không phải là giọng nam
cao, mà do cách phát âm không đúng đã tạo nên một âm sắc mà mới nghe có vẻ
như âm sắc của giọng nam cao. Do vậy,với cách thử bằng tầm cữ của bài hát cũng
giúp ta thêm cơ sở để xác định, phân loại giọng hát chính xác.
• Xác định, phân loại giọng hát bằng cách đo thanh đới.
Ở các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, với những dụng cụ y học như
gương soi, các máy điện tử hiện đại, người ta có thể soi và đo được thanh
đới.Thông thường, ở những người hát giọng cao thì thanh đới tương đối ngắn. Còn
những người hát giọng trầm thì thanh đới dài hơn. Bằng cách này góp thêm cho ta
những điều kiện để tìm hiểu giọng hát. Nhưng ngay trong biện pháp khoa học cụ
thể này cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ. Có một trường hợp khá điển hình mà
những tài liệu về thanh nhạc thế giới khi đề cập vấn đề phân loại giọng bằng cách
xem tính chất của thanh đới, thường nêu ra như một dẫn chứng về sự thiếu chính
xác của biện pháp này: đó là trường hợp ca sĩ nam cao nổi tiếng người Ý, Caruso
có một thanh đới dài và dày như thanh đới của người hát giọng trầm thật sự. Do
vậy, trong thực tế, việc xác định, phân loại giọng bằng cách đo thanh đới của ca sĩ
không phải lúc nào cũng cho ta những kết luận chính xác, và ta chỉ nên xem nó
như một biện pháp hỗ trợ góp phần làm sáng tỏ thêm mà thôi. Hơn nữa, không
phải ở đâu cũng có điều kiện làm công việc đo thanh đới như vậy.
Ngoài những cách xác định phân loại giọng hát thông thường như trên, người
ta còn dựa vào những đặc điểm khác nữa của người học hát để làm căn cứ thêm
cho việc xác định, phân loại giọng hát. Chẳng hạn, có người cho rằng, người hát
giọng trầm thường có miệng rộng hơn người hát giọng cao.Thực ra mức độ rộng,
hẹp của miệng chỉ ảnh hưởng trên âm sắc của giọng, không trực tiếp quyết định
loại giọng hát. Có người nhận xét rằng người hát giọng cao thường nhỏ bé, nhanh
nhẹn, còn người hát giọng trầm thì to lớn, chậm chạp.
Chúng ta đã điểm qua một số phương pháp xác định, phân loại giọng hát. Những
phương pháp này đều dựa vào nhiều đặc điểm có tính chất phổ biến của từng loại
giọng. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt, những đặc điểm ấy có thể bộc lộ ra
với những mức độ rõ rệt khác nhau. Do vậy, khi thử giọng để xác định, phân loại
giọng, ta nên cùng kết hợp tìm hiểu những đặc điểm cơ bản nhất, nghĩa là bằng
nhiều cách thử giọng khác nhau như trên, như thế mới bảo dảm sự chính xác.
- Xác định, phân biệt qua âm vực của giọng
- Xác định, phân biệt qua âm sắc của giọng
- Xác định, phân biệt qua vị trí nốt chuyển giọng.
• Vấn đề đồng nhất các âm khu.
Như đã nói ở trên, chúng ta không nên chỉ dùng riêng một loại giọng nào. Việc
phân loại như trên không có nghĩa cứng nhắc là, giọng cao lúc nào cũng phải hát
cộng minh dội ở óc, giọng trung phải hát cộng minh ở vùng mặt, giọng trầm hát
cộng minh ở vùng ngực. Trong một tác phẩm, với cùng một loại âm vực giọng
(cao, trung, trầm), tùy vào giai điệu đi lên hay đi xuống, đi ngang mà chúng ta ứng
dụng phần cộng minh cho phù hợp. vấn đề là làm sao cho chỗ đổi giọng, âm thanh
phát ra phải đẹp, liền mạch và mượt mà.
Muốn chuyển từ nốt nhạc thấp qua nốt nhạc cao, chúng chuyển ở chỗ giao
nhau giữa các âm vực( điểm đổi giọng).Ví dụ, ở khoảng vài nốt cao nhất của âm
vực trầm( Alto, Basse)và vài nốt thấp nhất ở âm vực trung( Baryton, Soprano) là
chỗ tốt nhất để chuyển từ giọng ngực sang giọng trung (mũi). Chúng ta hãy cố
luyện tập để cho việc chuyển giọng này xảy ra một cách khéo léo, mà vẫn giữ
nguyên được tiếng hát và đừng quá “lộ liễu”. Việc thuộc lòng bài hát, xem qua
trước các nốt nhạc và xác định giọng, cách tiến hành giai điệu với những nốt nhạc
quá cao, quá thấp, sẽ giúp chúng ta rất nhiều để xác định khi nào phải chuyển
giọng. Chẳnh hạn, khi gặp những chỗ mà nốt nhạc rơi đột ngột từ cao xuống thấp,
chúng ta dùng giọng óc. Nhưng ở vài nốt cao cuối cùng trước khi chuyển giọng,
chúng ta hát giọng ngực để khi nốt nhạc xuống thấp, thì đã có sự chuẩn bị chuyển
xuống giọng ngực mà hát tiếp.Đó là một ví dụ về sự phối hợp các giọng.Cuối cùng,
như kinh nghiệm của nhiều chuyên gia về thanh nhạc, chúng ta không nên yêu cầu
sinh viên cố hát bài hát hay đoạn nhạc nào quá tầm cữ giọng của các em. Hãy nhắc
các em nên chọn lựa tác phẩm phù hợp với giọng của mình, hoặc dịch giọng lên
cao hay xuống thấp cho hợp với giọng của mình.
2.6. Đặc điểm của từng loại giọng hát
Khi nghiên cứu lịch sử của nghệ thuật ca hát thế giới, ta thấy từ trước thế kỷ
thứ XIX, những tác phẩm thanh nhạc thường chỉ dành cho giọng cao và giọng
trầm. Tầm cữ (tessitura) âm thanh của những tác phẩm đó không rộng lắm, chỉ
rộng khoảng một bát độ rưỡi trở lại. Khi viết cho giọng cao, người sáng tác chỉ viết
với âm vực cao hơn âm vực của giọng trầm một quãng ba, và ít dùng những nốt ở
âm khu cao. Từ thế kỷ XIX, các nhạc sĩ đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp ấy. Trong
các tác phẩm thanh nhạc, đặc biệt là nhạc kịch, đã có nhiều cao trào âm nhạc thể
hiện những mâu thuẫn đầy kịch tính trong nội dung của tác phẩm. Phần hát của các
vai phát triển rất lớn, có khi các tác giả đã sử dụng tối da âm vực của các giọng.
Lúc này giọng hát của nam và nữ được chia ra làm ba loại chính: Giọng cao, giọng
trung và giọng trầm. Ở ba loại giọng này, tùy theo khả năng biểu hiện, còn chia ra
các giọng: Giọng trữ tình, giọng kịch tính, giọng màu sắc. Sự phân chia tỉ mỉ này
đặc biệt dành cho các ca sĩ biểu diễn nhạc kịch để phù hợp với tính cách từng nhân
vật của tác phẩm.
2.6.1.Giọng nữ:
• Giọng nữ cao( soprano) là giọng hát cao nhất trong các loại giọng
Âm vực của giọng nữ cao
Nốt chuyển giọng Nốt chuyển giọng Hiếm
+ Giọng nữ cao chia ra làm ba loại:
- Nữ cao kịch tính, vang khỏe trong toàn bộ âm vực, ở phần thấp, âm sắc hơi
giống giọng nữ trung.
- Nữ cao trữ tình: Có màu sắc mềm mại uyển chuyển.
- Giọng nữ cao màu sắc:(coloratura) rất nhẹ nhàng, linh hoạt, âm sắc trong
sáng, có khả năng hát tốt những âm nảy( staccato) ở âm khu cao để thể hiện niềm
vui sướng hoặc tiếng chim hót…
• Giọng nữ trung( mezzosoprano) là giọng hát trung gian giữa nữ cao và nữ
trầm.
Âm vực của giọng nữ trung:
Giọng nữ trung có âm sắc ấm áp, êm dịu, khỏe, đầy đặn.
• Giọng nữ trầm(contralto), phát huy khả năng mạnh nhất ở âm khu ngực,
tức là phẩn thấp của giọng. Âm sắc trầm, ấm áp, đầy đặn, nhiều khi nghe
như giọng nam cao.
Âm vực của giọng nữ trầm.
2.6.2. Giọng nam
• Giọng nam cao( tenore) Giọng nam cao chia làm hai loại:
- Nam cao trữ tình và nam cao kịch tính.
Âm vực của giọng nam cao.
+ Giọng nam cao trữ tình, giọng đẹp, sáng, bay bổng. Giọng nam cao trữ
tìnhthường là nhân vật chính khá phổ biến trong các vỡ opera.
+ Giọng nam cao kịch tính hát vang, khỏe. Toàn bộ âm vực, âm thanh đầy đặn,
nhiều chất “thép”hơn giọng nam cao trữ tình.
• Giọng nam trung( baritone) là giọng hát chiếm tỉ lệ cao trong các giọng
nam.
Âm vực của giọng nam trung.
Giọng nam trung chia làm hai loại, Nam trung trữ tình và nam trung kịch tính.
Giọng nam trung trữ tình có âm sắc ấm áp, mềm mại, gần với âm sắc giọng của
nam cao.Giọng nam cao kịch tính có âm sắc hơi tối hơn, nhưng vang, khỏe, đặc
biệt là phần trung và phần cao của giọng.
• Giọng nam trầm( basse), phát huy tốt ở phần thấp của âm vực,âm sắc
trầm, ấm, đầy đặc, ít linh hoạt. Giọng nam trầm còn chia ra nam trầm cao
và nam trầm thấp, hai loại này khác nhau về âm sắc và âm lượng ở từng
âm khu.
Âm vực của giọng nam trầm.
Ở những giọng nam có những loại vừa mang tính chất trữ tình, vừa cả tính
chất kịch tính.
Chúng ta đã điểm qua các loại giọng với những đặc điểm chủ yếu của từng
loại, ta cần nắm vững những đặc điểm này để xác định, phân loại giọng được chính
xác và hiểu được khả năng của các loại giọng hát. Như chúng ta đã trình bày, có
những giọng hát có âm vực và âm sắc tương đối giống nhau, như giọng nam trung
trữ tình và giọng nam cao kịch tính, giọng nữ trung và giọng nữ cao kịch tính. Với
những trường hợp này, khi thử giọng chú ý tới vị trí của những nốt chuyển giọng.
Vì mặc dù âm sắc có thể giống nhau ở từng âm khu, song vị trí nốt chuyển giọng ở
mỗi giọng tương đối cố định, do đó có thể phân biệt được là loại giọng nào. Tất
nhiên đối với những người chưa có kinh nghiệm thì ở những trường hợp đó không
thể dễ dàng phân biệt được. Nói tóm lại, khi học hát việc xác định, phân loại giọng
là công việc quan trọng và đôi khi khá phức tạp. Không nên coi nhẹ, làm một cách
qua loa, vội vàng, mà phải thận trọng, tìm hiểu kỹ, đặc biệt đối với những giọng
khó phân biệt.Việc xác định giọng đúng thì có thể có phương pháp giảng dạy đúng
và tạo điều kiện để phát triển giọng hát sau này.
Một câu hỏi cũng thường đặt ra là: Ở lứa tuổi nào thì việc học hát thuận lợi
nhất?
Nhiều ca sĩ nổi tiếng bắt đầu học hát ở những lứa tuổi khác nhau. Có người hát
từ nhỏ trong các đội đồng ca ở các trường, các nhà thờ, và ngay từ lúc nhỏ đã được
học tập kỹ thuật thanh nhạc.Có người thì bắt đầu học hát ở lứa tuổi thanh niên. Có
người chậm hơn, đến tuổi trung niên mới bắt đầu học hát.Thực tế cho biết rằng
học hát ở lứa tuổi thanh niên, khi mà cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và
sức lực đang ở lúc dồi dào nhất là tốt hơn cả. Với những giọng trầm thì giọng hát
phát triển ở tuổi muộn hơn một chút. Một điều nên tránh là không nên học hát ở
thời kỳ đang “vỡ giọng”. Đó là thời kỳ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên.
Sự phát triển về sinh lí của cơ thể, trong đó đặc biệt là sự thay đổi về giọng hát ở
thời kỳ này gây ảnh hưởng không tốt cho việc học hát. Các giọng nữ thì ở giai
đọan “ vỡ giọng” ít thay đổi hơn ở các giọng nam.
Ở lứa tuổi khi chưa “vỡ giọng” vẫn có thể tập hát được. Cách luyện tập ở lứa
tuổi này không nên đòi hỏi toàn diện, mà chỉ nên làm quen dần với những thói
quen tốt cho việc phát triển giọng hát về sau. Chẳng hạn, có thể luyện tập một chút
về cách lấy hơi thở và cách đẩy hơi tích cực hơn hơi thở bình thường, tập phát âm
rõ ràng các nguyên âm, các phụ âm, luyện tai nghe, và đặc biệt là học tập âm nhạc.
Trong thời kỳ này không nên tập hát cao quá, hát to quá, tập hát như vậy là không
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamYenPhuong16
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3nataliej4
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Phước Nguyễn
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B nataliej4
 
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP nataliej4
 
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng naiHướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nainataliej4
 
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3jackjohn45
 
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 3 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 3 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 3 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 3 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014tieuhocvn .info
 
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Nguyễn Hữu Học Inc
 
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Nguyễn Bá Quý
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdfPhngUyn922456
 

What's hot (20)

Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
Đề tài: Dạy học hát cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, HOT
Đề tài: Dạy học hát cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, HOTĐề tài: Dạy học hát cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, HOT
Đề tài: Dạy học hát cho sinh viên Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, HOT
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường Trung h...
 
Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk LắkĐề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
Đề tài: Dạy nhạc lý cơ bản tại Trường Văn hóa Nghệ thuật Đắk Lắk
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh 56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
 
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
Chuyên đề PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON CÁC KHỐI, LỚP
 
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viênLuận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
Luận án: Tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên
 
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng naiHướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
 
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
Biện pháp nâng cao kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 3
 
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 3 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 3 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 3 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
Giáo án Tự nhiên Xã hội Lớp 3 cả năm theo Chuẩn KTKN - 2014
 
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
 
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá traLuận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật chế biến xương cá tra
 
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
Lựa chọn thiết kế khoa học sư phạm ứng dụng ,nghiên cứu khoa học .
 
Đề tài: Kỹ thuật luyện ngón trên đàn phím điện tử cho sinh viên, 9đ
Đề tài: Kỹ thuật luyện ngón trên đàn phím điện tử cho sinh viên, 9đĐề tài: Kỹ thuật luyện ngón trên đàn phím điện tử cho sinh viên, 9đ
Đề tài: Kỹ thuật luyện ngón trên đàn phím điện tử cho sinh viên, 9đ
 
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
215-cau-hoi-va-dap-an-trac-nghiem-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc (1).pdf
 

Similar to Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

ctam_nhac_193202020.pdf
ctam_nhac_193202020.pdfctam_nhac_193202020.pdf
ctam_nhac_193202020.pdfVyNguyn580616
 
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...NuioKila
 
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...NuioKila
 
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-am-nhac.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-am-nhac.pdfchuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-am-nhac.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-am-nhac.pdfVyNguyn580616
 

Similar to Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Dạy Dân ca Đông Anh cho sinh viên thanh nhạc, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy Dân ca Đông Anh cho sinh viên thanh nhạc, HAY, 9đĐề tài: Dạy Dân ca Đông Anh cho sinh viên thanh nhạc, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy Dân ca Đông Anh cho sinh viên thanh nhạc, HAY, 9đ
 
Đề tài: soạn ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt, 9đ
Đề tài: soạn ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt, 9đĐề tài: soạn ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt, 9đ
Đề tài: soạn ca khúc mang âm hưởng dân ca cho đàn Nguyệt, 9đ
 
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinhĐề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Đề tài: Dạy dân ca Jrai trong hoạt động ngoại khóa cho học sinh
 
ctam_nhac_193202020.pdf
ctam_nhac_193202020.pdfctam_nhac_193202020.pdf
ctam_nhac_193202020.pdf
 
Đề tài: Đưa Hát ru vào trường THCS Hoàng Hoa Thám, HAY
Đề tài: Đưa Hát ru vào trường THCS Hoàng Hoa Thám, HAYĐề tài: Đưa Hát ru vào trường THCS Hoàng Hoa Thám, HAY
Đề tài: Đưa Hát ru vào trường THCS Hoàng Hoa Thám, HAY
 
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đĐề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
Đề tài: Dàn dựng chương trình biểu diễn âm nhạc cho học sinh, 9đ
 
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đLuận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
Luận văn: Dạy thanh nhạc cho sinh viên giọng nam cao, HAY, 9đ
 
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao BằngĐề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
Đề tài: Đưa Hát Then vào dạy học tại Trường sư phạm Cao Bằng
 
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóaĐề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
Đề tài: Dạy học hát dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh tại trường văn hóa
 
Đề tài: Dạy thanh nhạc cho giọng nữ trung ĐH Sư phạm Âm nhạc
Đề tài: Dạy thanh nhạc cho giọng nữ trung ĐH Sư phạm Âm nhạcĐề tài: Dạy thanh nhạc cho giọng nữ trung ĐH Sư phạm Âm nhạc
Đề tài: Dạy thanh nhạc cho giọng nữ trung ĐH Sư phạm Âm nhạc
 
Đề tài: Dạy ca khúc của Trần Hoàn cho hệ Trung cấp Thanh nhạc
Đề tài: Dạy ca khúc của Trần Hoàn cho hệ Trung cấp Thanh nhạcĐề tài: Dạy ca khúc của Trần Hoàn cho hệ Trung cấp Thanh nhạc
Đề tài: Dạy ca khúc của Trần Hoàn cho hệ Trung cấp Thanh nhạc
 
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạmĐề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
Đề tài: Dàn dựng làn điệu hát Then dân ca Tày tại trường sư phạm
 
Đề tài: Dạy môn Ký Xướng âm cho sinh viên cao đẳng âm nhạc, 9đ
Đề tài: Dạy môn Ký Xướng âm cho sinh viên cao đẳng âm nhạc, 9đĐề tài: Dạy môn Ký Xướng âm cho sinh viên cao đẳng âm nhạc, 9đ
Đề tài: Dạy môn Ký Xướng âm cho sinh viên cao đẳng âm nhạc, 9đ
 
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
 
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
DẠY HỌC HÁT CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM, THÀNH PHỐ BUÔ...
 
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đĐề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
Đề tài: Hướng dẫn cảm thụ âm nhạc giao hưởng cho học sinh, 9đ
 
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-am-nhac.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-am-nhac.pdfchuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-am-nhac.pdf
chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-mon-am-nhac.pdf
 
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAYĐề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
Đề tài: Dạy học Sli, Lượn trong giờ ngoại khóa cho sinh viên, HAY
 
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu họcĐề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Đề tài: Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA NGHỆ THUẬT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ MSĐT: CS 2012- 31 TÊN ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG GIẢNG DẠY THANH NHẠC NĂM THỨ 2 ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ÂM NHẠC CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: - Ths. LÂM TRÚC QUYÊN Cùng nhóm: - Ths. NGUYỄN XUÂN CHIẾN - Cn. NGUYỄN THỊ NHƢỜNG
  • 2. Thực hiện 01/01/ 2012 - 30/12/2012 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------- 4 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN -------------------------------------------------- 7 1.1. Quan điểm và phƣơng pháp sƣ phạm---------------------------------------- - 7 1.2. Nội dung, chƣơng trình dạy học học phần thanh nhạc năm thứ hai.---- 11 1.3. Nghiên cứu tác phẩm ------------------------------------------------------------- 11 1.4. Dàn dựng tác phẩm --------------------------------------------------------------- 12 1.5. Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tƣ tƣởng qua tác phẩm ---------------------- 12 1.6. Các giải pháp khắc phục những khó khăn khi dạy học thanh nhạc----12 CHƢƠNG II. PHẦN LÝ THUYẾT----------------------------------------------- 17 2.1. Thanh quản, thanh đới -------------------------------------------------------------17 2.1.1. Nhiệm vụ của thanh quản, thanh đới---------------------------------------17 2.1.2. Nhiệm vụ của môi giọng--------------------------------------------------- ---19 2.2. Cuống họng -------------------------------------------------------------------------- 22 2.2.1. Miệng -------------------------------------------------------------------------- 23 2.3. Bộ máy phát âm và phƣơng pháp phát âm ----------------------------------- 24 2.3.1. Khẩu hình khi phát âm -----------------------------------------------------25 2.3.2.Nguyên âm ---------------------------------------------------------------------25 1.3.3. Phụ âm --------------------------------------------------------------------- --26 2.4. Vị trí âm thanh, các khoảng vang cộng minh ----------------------------- 28 2.4.1. Hát có cộng minh ----------------------------------------------------------- 28 2.4.2. Cộng minh đầu------------------------------------------------------------- 28 2.4.3. Cộng minh ngực --------------------------------------------------------- 29 2.4.4. Các loại giọng sinh ra sự cộng hƣởng khác nhau ------------- 30 2.5. Âm khu của giọng hát. Phân biệt tính chất các loại giọng hát.---- 31 2.5.1.Định nghĩa âm khu và sự phân chia âm khu của các loại giọng hát 31 2.5.2.1. Ý nghĩa quan trọng của việc xác định, phân loại giọng hát. 31 2.5.2.2. Những cách xác định giọng hát ------------------------------------- 33 2.6. Đặc điểm của từng loại giọng hát-----------------------------------------------36 2.6.1.Giọng nữ ---------------------------------------------------------------------- 36
  • 3. 2.6.2.Giọng nam --------------------------------------------------------------------- 37 CHƢƠNG III. PHẦN THỰC HÀNH -------------------------------------- 39 3.1. Các bài luyện tập---------------------------------------------------------------------39 3.2.Danhmục tác phẩm sử dụng trong học phần thanh nhạc năm II---------41 3.3. Hƣớng dẫn học tập---------------- ------------------------------------------------ 42 3.3.1. Bài vocalise ( conconne ) ------------------------------------------------ 42 3.3.2. Dân ca việt Nam ------------------------------------------- ----- ----------48 3.3.3. Ca khúc nƣớc ngoài -------------------------------------------------------52 3.3.4. Ca khúc Việt Nam -------------------------------------------------------- 57 KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------- 72 Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------------- 73 Phụ lục
  • 4. PHẦN MỞ ĐẦU + Lý do chọn đề tài: Với những yêu cầu cấp bách cho sự nghiệp giáo dục. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/năm 2007 của Bộ Chính Trị về tổ chức “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ “ Xây dựng mục tiêu, thiết kế lại chương trình, phương pháp giáo dục…” Nghị quyết có nói rõ đến việc phải tìm ra cách thức đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. + Căn cứ chỉ thị số 4899/2009/CT-BGD&ĐT ngày 4/8/2009 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông,GDMN và giáo dục thường xuyên năm học 2009- 2010. + Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế-văn hóa- chính trị của xã hội hiện nay đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề giáo dục con người phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ. + Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa…Đại hội VIII của Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai được với các nước phát triển trong khu vực và thế giới”. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng một cách toàn diện và hiệu quả cao. Từ trước đến nay tài liệu viết cho ngành âm nhạc nói chung và bộ môn thanh nhạc nói riêng rất ít lý thuyết cho bộ môn này. Hầu như ở các cơ sở đào tạo thanh nhạc chỉ chú tâm đến dạy thực hành luyện thanh, luyện giọng và dàn dựng bài hát.
  • 5. Hoặc có những tài liệu viết về thanh nhạc nhưng chưa phù hợp với ngành sư phạm trong trường Đại Học Sài Gòn. Qua đó chúng tôi tâm niệm rằng đã là ngành sư phạm thì phải được đào tạo cho sinh viên có hệ thống, hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản liên quan đến môn học để có một chương trình và nội dung phù hợp giúp sinh viên có phương pháp học tập một cách tốt nhất. Năm 2011 chúng tôi đã nghiên cứu và viết “Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc cho năm thứ nhất đại học sư phạm âm nhạc” tài liệu đã nghiệm thu và đánh giá tốt. Và năm nay, chúng tôi cũng mạnh dạn và đem hết tâm huyết nghiên cứu và viết tiếp tục “Đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc năm thứ hai đại học sư phạm âm nhạc” cho phù hợp với mục đích yêu cầu giảng dạy tại khoa nghệ thuật Trường đại học Sài Gòn. + Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ xây dựng một xã hội công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Cùng với thời kỳ mở cửa, hội nhập, ngành văn hóa, giáo dục cũng trên đà phát triển, đang góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nối tiếp nền tảng của sự nghiệp giáo dục âm nhạc quốc gia đã hình thành trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ qua các giọng ca của nghệ sĩ đã cống hiến giọng hát phục vụ kháng chiến góp phần giáo dục tư tưởng qua các thời kỳ “tiếng hát át tiếng bom”. Trong quá trình đó, nhạc viện Hà Nội và nhạc viện các nước Xã hội Chủ nghĩa đã giúp ta đào tạo các ca sĩ, nhạc sĩ, giảng viên về âm nhạc, giúp Việt Nam có một đội ngũ làm công tác văn hóa nghệ thuật có trình độ nhất định. Việc học tập tiếp thu và phát triển văn hóa nghệ thuật đang góp phần quan trọng trong cuộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Song song vào việc phát triển của văn hóa giáo dục, một số tài liệu và giáo trình âm nhạc được viết và dịch thuật nhưng số lượng khá khiếm tốn. Riêng về bộ môn thanh nhạc thì chỉ có một số tài liệu của Phó giáo Sư Trung Kiên “Phương pháp học sư phạm thanh nhạc” viết về chuyên ngành thanh nhạc, tức đào tạo ca sĩ chuyên nghiệp. Phó giáo sư Mai Khanh, viết về giáo trình đào tạo ca hát cho người công tác văn hóa văn nghệ. Và một số bài viết của Nghệ sĩ nhân dân Lô Thanh về kỹ thuật thanh nhạc dùng cho ca sĩ. Bộ môn thanh nhạc trong chương trình đào tạo sinh viên đại học sư phạm âm nhạc là môn học bắt buộc và dạy xuyên suốt 8 học kỳ. Việc soạn, viết giáo trình để dạy và học bộ môn cho phù hợp với trình độ và đối tượng học là vô cùng quan trọng. Chúng tôi đã tham khảo các giáo trình thanh nhạc cho nhiều đối tượng học
  • 6. cộng với nhiều năm giảng dạy thanh nhạc tại trường, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và viết tiếp “đổi mới chương trình và nội dung giảng dạy thanh nhạc năm thứ hai” nhằm để giảng viên có thể lựa chọn phương pháp dạy và chọn bài để phù hợp với trình độ của từng sinh viên giỏi, khá, trung bình và một chương trình phù hợp để giảng dạy tại các trường đào tạo giáo viên sư phạm âm nhạc. + Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: - Mục đích - Nhiệm vụ Trong quá trình giáo dục, đào tạo hòan thiện các yêu cầu cần thiết trong chuyên ngành, giúp sinh viên phát triển khả năng chuyên môn, tình yêu đối với nghề nghiệp, tin tưởng vào sức mạnh, khả năng của mình, đồng thời khao khát vượt qua những khó khăn trên con đường đã chọn. Vì vậy, việc nghiên cứu để đổi mới chương trình, nội dung dạy và học bộ môn sư phạm thanh nhạc phải chứa đựng những cơ sở khoa học để thực hiện những yêu cầu cần thiết của từng đối tượng sinh viên. Chương trình bổ trợ kiến thức và bài tập thực hành về một loại hình nghệ thuật âm nhạc có lịch sử lâu đời đó là thanh nhạc, giúp cho sinh viên có khả năng phát triển giọng hát biết kết hợp hát có kỹ thuật và nghệ thuật để hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập âm nhạc có hệ thống, phát triển tiếp ở các năm sau. Chúng tôi nghiên cứu những chương trình và đề tài trên kết hợp với một số tư liệu khác, từ đó viết ra việc đổi mới chương trình và nội dung dạy thanh nhạc năm thứ II đại học sư phạm âm nhạc tại khoa nghệ thuật Trường đại học Sài Gòn. + Khách thể nghiên cứu: - Các bộ phận tạo ra giọng hát và phát triển giọng hát của con người. - Các phương pháp xác định giọng hát của người học hát. - Một số tài liệu và bài tập thực hành luyện tập giảng dạy thanh nhạc 2A, 2B + Đối tƣợng nghiên cứu: - Chương trình học thanh nhạc của sinh viên học sư phạm âm nhạc năm thứ II - Những giáo trình được giảng dạy tại các trường nghệ thuật âm nhạc. - Băng, đĩa các bài luyện tập tham khảo. + Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài: Giới hạn nghiên cứu đổi mới cho phù hợp chương trình và nội dung về thanh nhạc cho sinh viên học sư đại học phạm năm hai (thanh nhạc 2A và thanh nhạc 2B). + Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu gồm phần mở đầu, chương I, chương II, chương III và kết luận. - Phần mở đầu
  • 7. - Chương 1. Cơ sở lý luận - Chương 2. Phần lý thuyết - Chương 3. Phần thực hành + Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu các tài liệu Phương pháp quan sát quá trình học tập của sinh viên Phương pháp đàm thoại cùng đồng nghiệp và sinh viên Phương pháp thực hành, ứng dụng từng nhóm, cá nhân sinh viên Phương pháp trực quan, thị phạm trên lớp, xem, nghe băng đĩa… + Sản phẩm dự kiến của đề tài: Hoàn thành việc nghiên cứu khoa học đổi mới nội dung và chương trình giảng dạy thanh nhạc năm thứ hai đại học sư phạm âm nhạc. Viết khoảng 73 trang. + Ý nghĩa, hiệu quả của đề tài: Dùng làm tài liệu trong giảng dạy và học tập cho sinh viên năm thứ hai ngành sư phạm âm nhạc. + Kế hoạch nghiên cứu: tháng 01- 12/2012 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Ths. Lâm Trúc Quyên CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Quan điểm và phƣơng pháp sƣ phạm Trong mọi thời đại, giáo dục đều hướng tới sự phát triển toàn diện của con người, bao gồm” đức, trí, thể, mỹ”. Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện nhân cách của con người luôn được đặt ra. Đặc biệt đối với giáo dục nghệ thuật được xem như phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng nhân cách con người. Ở nước ta, âm nhạc là môn học nghệ thuật được đưa vào trường phổ thông từ sau năm 1954,( hòa bình lập lại ở miền Bắc). Môn học này được lược bỏ trong giai đoạn chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Cho đến năm 1990 môn âm nhạc được khôi phục trong trường phổ thông, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở một số
  • 8. trung tâm lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, v.v… Gần 15 năm trở lại đây, môn Âm nhạc đã được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như các môn học khác của chương trình giáo dục âm nhạc ở bậc học phổ thông Trong thời kỳ hiện nay, nhân loại đang đi vào nền văn minh trí tuệ với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, xu thế của thời đại được thể hiện rõ nét của một xã hội có nền kinh tế tri thức, một xã hội học tập. Những thành tựu tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi đáng kể hình thức và nội dung mọi mặt của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v… trên phạm vi toàn thế giới. Trước những xu thế mới của thời đại, yêu cầu đổi mới giáo dục ở nước ta nói chung, các trường đại học - cao đẳng nói riêng, được đặt ra với những thách thức mới. Đặc biệt, với các cơ sở đào tạo có tính đặc thù: vừa là giáo viên, vừa là nghệ sĩ như chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc thì việc đào tạo giáo viên có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, có phương pháp tư duy khoa học, có nhân cách đạo đức nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của xã hội là việc làm rất quan trọng, vì vậy nhiệm vụ đào tạo sinh viên sư phạm âm nhạc cần phải được xác định rõ ràng với các yếu tố sau: Phát triển trí tuệ cho sinh viên * Chắc chắn rằng, một xã hội dựa vào tri thức hẳn phải là một xã hội bắt nguồn từ tiềm năng con người với những tư duy sáng tạo. Vì vậy, phát triển trí tuệ người học là nhiệm vụ thiết yếu đối với tất cả các ngành đào tạo, đó là việc trang bị cho sinh viên những tri thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp xã hội mới. Cũng như các ngành khác, phát triển trí tuệ cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc là nhiệm vụ không thể thiếu trong đào tạo. Trong âm nhạc chia ra thành nhiều môn học như: Lý thuyết cơ bản về âm nhạc, Lịch sử âm nhạc, Hoà thanh, Phức điệu…Nội dung các môn học bổ trợ qua lại lẫn nhau. Người học âm nhạc nếu không có tri thức âm nhạc thì sẽ không có tư duy âm nhạc. Như vậy, việc trang bị tri thức âm nhạc cho sinh viên cần theo một hệ thống logic về phương diện phát triển tư duy. Không những các môn học lý luận, các môn học thực hành như: Nhạc cụ, Thanh nhạc, Xướng âm, Múa…sinh viên cần được sự rèn luyện để có kỹ năng môn học. Tuy nhiên, khác với các ngành khác, trong âm nhạc ngoài việc hình thành tri thức và kỹ năng thực hành còn gắn với sự rung cảm. Vì vậy, đánh giá nhận thức
  • 9. của người học âm nhạc không chỉ về mặt tư duy thuần tuý mà ở đó không thể thiếu phương diện cảm xúc – một yếu tố quan trọng để thể hiện âm thanh và chuyển tải đến người nghe một cách thuyết phục. Đây là một đặc điểm của ngành học nên chúng ta một mặt trang bị cho sinh viên tri thức âm nhạc song tri thức đó lại gắn với sự rung cảm. Chính cảm xúc trong âm nhạc đã phát huy ở sinh viên sự tưởng tượng, sự sáng tạo và từ đây kích thích ở sinh viên sự hứng thú say mê học tập. Ở nhiệm vụ này, việc trang bị tri thức âm nhạc cho sinh viên là quan trọng song không có nghĩa là tri thức càng nhiều thì tư duy càng phát triển. Tri thức về âm nhạc hay những tri thức có liên quan đến ngành học là vô cùng rộng lớn, vì vậy việc trang bị tri thức cho sinh viên cần có sự lựa chọn cho phù hợp với nghề nghiệp của họ - giáo viên âm nhạc tiểu học và THCS. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, đất nước hội nhập, giao lưu văn hóa được mở rộng, việc trang bị tri thức cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc cần phải hiện đại, cập nhật. Ngoài ra, sinh viên còn phải nắm được những tri thức khoa học khác để bổ trợ cho nghề nghiệp của mình. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển trí tuệ cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên là rất cần thiết. Đối với các môn học Lý luận âm nhạc như: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Hòa âm, Hình thức Âm nhạc… tùy vào đặc điểm môn học mà giảng viên có thể sử dụng kết hợp các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học khác nhau: thuyết trình- diễn giảng,vấn đáp, đóng vai, đố vui, làm việc theo nhóm, v.v…Phương pháp tích hợp, liên môn cũng nên khai thác ở các môn học lý luận âm nhạc. Để hỗ trợ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên dạy các môn lý luận âm nhạc nên sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như: Máy tính, Projector, máy Cassette…các phần mềm tin học chuyên ngành, một số tư liệu trên các Website, v.v… Nói chung, những hình ảnh và âm thanh được các giảng viên khai thác từ các phầm mềm âm nhạc và từ các địa chỉ trên mạng internet sẽ làm phong phú cho nội dung bài học, giờ học trở nên sinh động, tạo ra không ít hứng thú và tác động tích cực vào tinh thần học của sinh viên. Cùng với việc trang bị tri thức cho sinh viên, chúng ta cần rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp từ đơn giản đến phức tạp. Đối với các môn học thực hành âm nhạc như: Ký-Xướng âm,Thanh nhạc, Nhạc cụ, Múa…trên cơ sở của phương pháp dạy học truyền thống, giảng viên có thể thay đổi về hình thức tổ chức
  • 10. và truyền thụ kiến thức như: phối hợp giữa cá nhân và tập thể, hạn chế phương pháp làm mẫu và thay vào đó bằng sự gợi mở tư duy trong thực hành có sáng tạo, yêu cầu về khả năng sáng tạo của sinh viên. Phương pháp chính mà chúng ta vận dụng vào các môn học thực hành là: thực hành luyện tập. Các bài tập thực hành của sinh viên cần được lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; phương pháp luyện tập từ thấp đến cao, dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trang bị cho sinh viên phƣơng pháp tƣ duy khoa học Nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc không chỉ phát triển trí tuệ cho sinh viên mà cần phải trang bị cho họ phương pháp tư duy khoa học, cách tiếp cận đối tượng. Tự học là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên, vì vậy nhiệm vụ của người giảng viên là phải trang bị cho sinh viên có được phương pháp tự học. Phương pháp tự học của sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc được biểu hiện như: độc lập suy nghĩ để tiếp thu tri thức; linh hoạt vận dụng tri thức vào thực tiễn; lập cho mình kế hoạch học tập khoa học và hiệu quả; kết hợp hài hoà giữa việc tự học với sự hướng dẫn của giảng viên, với các hoạt động học tập của tập thể; chuyển dần từ phương pháp học tập sang phương pháp nghiên cứu để có kế hoạch học tập tốt hơn. (* trích lược Tham luận Hội thảo Giáo dục Nghệ thuật và cuộc sống) Giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Bác Hồ đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, song song với việc phát triển trí tuệ và trang bị phương pháp tư duy khoa học cho sinh viên, “dạy người” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường Đại Học Sài Gòn hiện nay. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ mới của một xã hội với chính sách mở cửa, hội nhập; sự bùng nổ thông tin qua phương tiện truyền thông, báo chí, Internet, v.v… đã ảnh hưởng nhiều mặt tích cực cũng như tiêu cực tới đạo đức, lối sống của người dân Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ nói riêng trong đó một bộ phận không nhỏ là sinh viên.
  • 11. Bên cạnh nhiều mặt tích cực, sinh viên nói chung còn có những biểu hiện thiếu lành mạnh trong đạo đức, lối sống như: đẩy việc khó cho người khác, tinh thần tập thể kém, làm mất trật tự nơi công cộng, nói tục, v.v… Ở sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc còn xuất hiện một số cá nhân tự coi mình là nghệ sĩ, song thực chất là sự hiểu sai về nghệ sĩ nên họ đã có những hành vi, thái độ thái quá, thiếu lành mạnh như: uống rượu say, hút thuốc, ăn mặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt, v.v… Sinh viên Sư phạm Âm nhạc, những nhà giáo tương lai sẽ trực tiếp giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật cho thế hệ trẻ của đất nước, đạo đức, lối sống của họ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức, lối sống của học sinh Tiểu học và THCS sau này. Nhiều sinh viên có năng lực biểu diễn âm nhạc có thể trở thành “sứ giả” đem đến cho công chúng cái đẹp vốn có của nghệ thuật âm nhạc, phong cách ăn mặc và thái độ của họ sẽ tác động tới công chúng. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường sư phạm, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà giáo dục. Tóm lại, ba nhiệm vụ phát triển trí tuệ, trang bị phương pháp tư duy khoa học, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc là điều cần thiết của mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi giảng viên trong quá trình đào tạo. Cả ba nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau. Việc trang bị tri thức và kỹ năng âm nhạc cùng các môn học khác trong chương trình đào tạo sẽ hình thành lý tưởng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Phát triển trí trí tuệ giúp cho sinh viên Sư phạm Âm nhạc lĩnh hội tri thức nhanh chóng, giúp họ hình thành thế giới quan, có phương pháp luận đúng đắn. Ngược lại, khi sinh viên Sư phạm Âm nhạc có phẩm chất đạo đức, có thế giới quan, họ sẽ có động cơ học tập, động cơ để nắm tri thức, động cơ để phát triển trí tuệ. Thực hiện tốt các nhiệm vụ trên đây của trường đại học, đào tạo Sư phạm Âm nhạc sẽ giúp người giáo viên âm nhạc tương lai có đủ bản lĩnh vững bước trên bục giảng của thời đại mới. 1. 2.Nội dung, chƣơng trình dạy học học phần thanh nhạc năm thứ hai. Chia làm 2 học phần: học phần 1 là thanh nhạc 2A 30 tiết và học phần thanh nhạc 2B 30 tiết. Gồm lý thuyết và thực hành dạy đan xen nhau. Sắp xếp chương trình dạy như sau: Buổi đầu tiên giới thiệu cho sinh viên làm quen, cách đọc, tìm hiểu và nghe giảng lý thuyết 5 tiết.Các buổi sau cũng dạy đan
  • 12. xen giữa lý thuyết và thực hành từ dễ đến khó dần. Dạy khoảng 10 tiết lý thuyết cho cả nhóm, dạy thực hành luyện thanh, vỡ bài cho nhóm, cá nhân, chỉnh sửa nhóm, cá nhân. Trong lúc dạy giảng viên nắm được những thuận lợi và khó khăn về chất giọng của từng sinh viên mà có kế hoạch, chỉnh sửa, phát triển cho phù hợp. Sau đó sinh viên được ráp nhạc đệm với giảng viên đệm đàn piano để chuẩn bị cho thi kết thúc học phần. Một số câu luyện thanh, bài luyện thanh và bài hát quy định trong năm thứ hai; Từ 5 -> 7 câu luyện thanh từ dễ đến khó dần, quãng 2, 3, 4, 5, 8 Từ 4 -> 6 bài luyện thanh từ bài 5 đến bài 10 conconne. Một trong những nhiệm vụ của giảng viên dạy thanh nhạc là phải biết lựa chọn những bài hát phù hợp với chương trình đào tạo và phù hợp với trình độ của sinh viên. Những bài hát đó phải từ dễ đến khó dần và có nội dung, tiết tấu, giai điệu, lời ca phù hợp với chương trình chung của cấp học. Ngoài ra các em sau khi học còn có thể thực hành hát các bài để biểu diễn cho các chương trình văn nghệ của lớp, của trường…Đấy cũng là giúp các em thường xuyên trao dồi khả năng hát của mình, “hát hay không bằng hay hát” Khi các em tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn nghệ ngoại khóa giúp các em có nhiều kinh nghiệm để khi ra trường có thể tham gia, dàn dựng các phong trào văn nghệ cho cơ quan, trường học… 1.3. Nghiên cứu tác phẩm: Đây là một khâu quan trọng của người giảng dạy. Ở mỗi tác phẩm, khi đã được chọn để dàn dựng cho lớp, nó phải được giảng viên hướng dẫn để sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu thật cẩn thận về kỹ thuật hát, cách hát nào cho phù hợp với tính chất và nội dung của tác phẩm. Có bài thì phù hợp với cách hát legato( hát liền tiếng), có bài thì chỉ hợp với cách hát staccato (hát âm nảy), hoặc hát marcato cho những tác phẩm mang tính chất khỏe khoắn, hùng tráng… Trước khi tiến hành dàn dựng, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên nghiên cứu kĩ về tác giả, bố cục tác phẩm, hình thức, tính chất, giọng, nhịp, ca từ, tiết tấu, luyến, ngắt, ngân, câu, đoạn, chỗ lấy hơi, ngắt câu cho chính xác, hợp lý, tạo ra cách hát cho phù hợp, hiệu quả. Tránh tình trạng hát cẩu thả, sai rồi mới chỉnh sửa mất thời gian, mệt mỏi, hiệu quả kém. 1.4. Dàn dựng tác phẩm Sau khi đã phân tích, nghiên cứu bài hát, vỡ bài hát là cách làm từng bước để sinh viên hát đúng, chính xác bằng cách cho sinh viên xướng âm từng câu theo lối móc xích, nối lại các câu trong một đoạn có chỉnh sửa cho chính xác, có thể chia lớp thành nhiều nhóm để dễ luyện tập. Nhóm này hát, nhóm kia nghe và nhận xét.
  • 13. Nếu em nào hát sai giảng viên sẽ kịp thời có biện pháp sửa sai, nhóm còn lại sẽ rút được kinh nghiệm và cứ thế giảng viên cho các em tập luyện đến hết bài. Tùy theo bài hát ngắn dài, đơn giản hay nâng cao mà giảng viên có thể phân chia thời gian luyện tập cho thích hợp, có thể dạy xen lý thuyết cho các em đỡ mệt. Sau khi các em hát đúng, chính xác, gỉảng viên luyện tập để các em nắm vững và tiến hành ráp lời có kết hợp việc lấy hơi, nhả chữ, khẩu hình… 1.5. Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tƣ tƣởng qua tác phẩm Muốn thể hiện bài hát tốt, người hát phải biết kết hợp thể hiện hát có sắc thái và một số kỹ thuật hát. Người có kỹ thuật hát tốt chưa hẳn là người hát hay. Điều khó trong ca hát là ngoài hát đúng, hát có kỹ thuật rồi người hát phải từng bước ứng dụng kĩ thuật hát, hát phải có nội tâm để thể hiện phần hồn của tác phẩm. Điều quan trọng là phải hướng dẫn, phân tích kỹ nội dung của bài hát như khi hát một số bài về nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, các tấm gương hy sinh của các vị anh hùng, tình cảm của cha, mẹ, anh em, đồng đội hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào đều có cái hay cái đẹp riêng... Giảng viên phải có trách nhiệm dẫn dắt các em thấy được những cách thể hiện để từ một tác phẩm viết trên giấy, các em cần nắm được ý tưởng của tác giả và luyện tập thường xuyên để ứng dụng những phần tiềm ẩn để thể hiện qua giọng hát của mình và dần dần biến nó thành một tác phẩn nghệ thuật được thể hiện qua giọng hát của người trình bày. Một ca khúc, khi tác giả viết ra thì bao hàm nhiều tình tiết và nội dung là muốn nói lên điều gì đó trong cuộc sống. Nó có chủ đề về tư tưởng và có tính giáo dục rất cao. Bởi thế, khi trình bày, người hát biết lột tả nội dung bài qua giọng hát và thể hiện được phần hồn của tác phẩm. Có những người đã có sẵn giọng hát trời cho và đã thành công qua một số bài hát nhưng chỉ thể hiện được một vài bài phù hợp với chất giọng mà thôi. Vì họ không được học tập có hệ thống và quá trình thực tế, nếu một người vừa có giọng hát vừa được học tập có hệ thống và khoa học thì việc hát có kỹ thuật cộng với thể hiện tốt nội dung của bài hát thì họ sẽ tiến rất xa và giữ được giọng hát lâu bền. 1.6. Các giải pháp khắc phục những khó khăn khi dạy học thanh nhạc Một số giải pháp để sửa chữa những sai lệch về âm sắc của giọng hát “Mỗi giọng hát có một âm sắc đặc biệt, qua âm sắc ta nhận ra được giọng hát quen biết. Không phải sức mạnh của âm thanh hay âm vực là giá trị bậc nhất của giọng hát, mà giá trị này dành cho âm sắc. Một giọng hát không khỏe lắm nhưng âm sắc đẹp sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với giọng hát khỏe nhưng âm sắc không đẹp. Tóm lại, âm sắc là điều kiện tự nhiên cơ bản nhất của giọng hát. Muốn học hát phải có giọng, mà ở đây trước hết là âm sắc đẹp. Bởi vậy, trong khi học tập và biểu
  • 14. diễn cần phải gìn giữ và phát triển cho giọng hát ngày càng đẹp và phong phú về âm sắc. Nếu thấy có những sai lệch về kỹ thuật, ảnh hưởng xấu tới âm sắc, phải kịp thời sửa chữa ngay. Giải pháp sửa chữa những sai lệch về âm sắc của giọng hát. Một số người vì không nắm vững kỹ thuật, do chưa được học tập đầy đủ, học không đúng phương pháp, đã mắc phải một số những sai lệch về âm sắc, như tập hát giọng sâu cổ, giọng mũi. Và một số sai lệch khác về kỹ thuật...muốn sửa được những sai lệch này, điều trước tiên là người hát phải tự nhận biết sai lệch mà mình mắc phải, sau đó tìm nguyên nhân gây ra những sai lệch đó và cùng với kinh nghiệm của giảng viên có biện pháp sửa chữa cho phù hợp, có hiệu quả. Những sai lệch mà người học hát thường gặp phải là: - Giải pháp 1: Giọng cổ: Giọng cổ là một sai lệch khá phổ biến. Âm sắc giọng cổ không trong sáng, không êm ái mà gằn tiếng, nặng nề, âm thanh khó thoát ra ngoài miệng. Người hát đúng, âm thanh phát ra sẽ thoải mái, tự nhiên, không căng thẳng. Còn người mắc tật hát giọng ở cổ, khi nghe âm thanh của họ ta thấy có sự chà xát, gằn tiếng, căng thẳng ở sâu trong cổ họng. Ở các giọng nam, tật hát giọng cổ thường do hát âm thanh mở ở âm khu cao của giọng, hoặc hát âm thanh đóng sâu quá. Ở các giọng nữ, sai lệch hát giọng cổ thường xảy ra khi hát âm khu ngực, đôi khi do hát giọng ngực lên nốt cao quá. Cả giọng nam và nữ, nếu mắc tật hát giọng cổ khi hát những nốt cao ta nghe âm thanh như tiếng gào, chứ không phải tiếng hát. Tóm lại, sai lệch về hát giọng cổ do mấy nguyên nhân sau đây: - Do hát âm thanh mở với hơi thở quá nông, không nén. Muốn khắc phục sai lệch này phải tập hát với hơi thở sâu hơn, nén và đẩy hơi đều đặn, liên tục, làm dịu bớt mức căng thẳng của thanh đới để cho thanh đới rung lên được linh hoạt. - Do hát âm thanh đóng không đúng. Trường hợp này phải tập lại cả cách hát âm thanh mở, tức là những nốt thấp và trung bình của giọng, rồi trên cơ sở âm thanh mở đúng, mới tập hát âm thanh đóng ở âm khu cao. - Do bộ phận truyền âm làm việc không đúng, chủ yếu là hoạt động ở ngoài miệng, thường là do hàm dưới quá cứng, lưỡi cứng, hàm ếch mềm không nhấc lên được. Cách sửa chữa ở trường hợp này là khắc phục những hoạt động không đúng của miệng, cụ thể là tập cho hàm dưới mềm mại, lưỡi hoạt động linh hoạt và hàm ếch mềm nhấc lên mềm mại ở mức độ cần thiết. - Do hát quá sức. Như trên đã phân tích, giá trị chủ yếu của âm thanh là âm sắc và độ vang(cộng minh) của nó, chứ không phải là to hay nhỏ. Người ca hát có kinh nghiệm là người biết vận dụng sức lực một cách tối thiểu mà hiệu quả tiếng hát đạt
  • 15. mức tối đa. Không bao giờ nên hát hết sức hoặc quá sức, có như vậy giọng hát cũng như cơ thể mới hoạt động thoải mái, xử lý được mọi yêu cầu về kỹ thuật, biểu hiện được tình cảm một cách chủ động và linh hoạt. Khi sửa tật hát giọng cổ do quen hát quá to gây ra, không nên ngay tức khắc tập hát nhỏ, vì làm như vậy có thể dẫn đến sai lệch là hát không nén hơi thở (còn gọi là hơi thở không có điểm tựa). Ta phải tập cho giọng hát cũng như cơ thể quen dần với trạng thái mềm mại. Một biện pháp có hiệu quả tốt là chọn những bài hát có giai điệu êm dịu, hoặc những bài hát có tốc độ nhanh, đòi hỏi âm thanh nhẹ nhàng, trong sáng, linh hoạt. Nếu người hát có nhạc cảm tốt thì với những bài hát loại đó sẽ tìm ra được lối hát phù hợp. Khi tập những bài luyện âm, không nên chọn những bài có tốc độ chậm dễ có điều kiện để hát gằn cổ, còn tốc độ nhanh dễ tránh được sai lệch đó. Tập những bài có tốc độ nhanh, tức là những nốt nhạc có trường độ ngắn, đòi hỏi âm thanh linh hoạt, sẽ giải phóng được phần nào sự căng thẳng không cần thiết của giọng hát. Luyện tập để khắc phục sai lệch hát giọng cổ là một công việc phức tạp, phải kiên trì. Điều chủ yếu là bản thân người hát phải tự thấy sai lệch và phải cố gắng luyện tập kiên trì mới có kết quả. Giải pháp 2: Giọng mũi: Giọng mũi là một sai lệch mà các giọng hát cao dễ mắc phải. Nguyên nhân là do chưa hiểu và thực hiện chưa tốt yêu cầu về vị trí cao của âm thanh, nhầm lẫn giữa vị trí cao của âm thanh và giọng mũi. Sai lệch này do sự hoạt động không đúng của các bộ phận sau đây: Hàm ếch mềm khi hát hạ quá thấp, không nhấc lên để mở lối cho âm thanh vang ở miệng, mà âm thanh theo hơi thở hoàn toàn đi vào mũi. Giọng mũi còn do hát với hơi thở quá nông, không nén hơi. Âm sắc của giọng mũi xỉn, nghẹt tiếng và yếu. Người mắc tật hát giọng mũi sẽ gặp khó khăn khi hát những nốt cao. Nếu cố gắng để hát nốt cao thì nhiều khi âm thanh lại bị giọng cổ. Muốn sửa chữa sai lệch này ta phải sửa những hoạt động không đúng của hàm ếch mềm và hơi thở theo các cách tập đã giới thiệu ở những phần trên. Khi tập luyện thanh, nên dùng những nguyên âm mở tiếng như a, ô kết hợp những phụ âm d,đ,r để bật âm thanh ra ngoài miệng.”* (* trích dẫn Phương pháp sư phạm âm nhạc – Nguyễn Trung Kiên, nhà xuất bàn viện âm nhạc 2001) Giải pháp 3: Hát không chuẩn xác cao độ:
  • 16. Yêu cầu của âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng, trước hết là sự chuẩn xác về cao độ của âm thanh. Nghe một người hát mà cao độ của âm thanh không chuẩn xác, ta cảm thấy khó chịu, mọi biểu hiện đều vì thế mà mất tác dụng không còn có sự hấp dẫn nữa. Sự chính xác của âm thanh có ý nghĩa như vậy, nhưng một số người ca hát không chuyên và có ca sĩ chuyên nghiệp vẫn mắc tật hát không chuẩn xác cao độ, mà ta thường gọi là hát phô: “faux”. Có người khi hát, cũng biết là mình hát không chuẩn xác nhưng không điều chỉnh được (thường gọi đùa là “không tìm ra số nhà”), có em thì lại không biết là tiếng hát mình bị phô. Người thì hát chênh lên, người thì âm thanh tụt xuống thấp. Có người thì trong một bài hát, chỗ hát chênh lên chỗ hát thấp xuống. Có em lại chỉ hát chênh lên ở những nốt cao, hay những chỗ chuyển giọng..Hát không chuẩn xác cao độ do mấy nguyên nhân sau: - Tai nghe không thính, cảm giác về âm thanh không nhạy bén. Khi hát không bắt được giọng, điệu chính của bài hát. Người hát chưa hát quen với một nhạc cụ đệm theo hoặc với dàn nhạc. Không bình tĩnh trước người nghe cũng dễ làm mất khả năng chủ động điều khiển giọng hát, dẫn đến tình trạng hát không chuẩn xác về cao độ. Có trường hợp, trong một bài hát có một chỗ khó mà ca sĩ chưa giải quyết được, nên khi hát tới đó, như một phản xạ, bắt đầu hát không chuẩn xác. Những trường hợp trên thường xảy ra ở những người mới học hát, còn chưa có kinh nghiệm, chưa tiếp xúc nhiều với âm nhạc. Đối với những trường hợp này, việc sửa chữa không khó khăn lắm. - Có khi hát không chuẩn xác về cao độ do những thiếu sót về kỹ thuật. Người hát vẫn nghe được phần nhạc dạo, vẫn bắt vào đúng giọng điệu của bài hát, nhưng càng hát thì tiếng hát càng mất sự chuẩn xác. Khi đó, nếu người hướng dẫn hoặc người chỉ huy có nhắc, hoặc ra hiệu cho người hát biết, cũng không điều chỉnh cho tiếng hát chuẩn xác lại được. Ở đây không giống như người nhạc công kéo loại đàn không phím, nếu như âm thanh không chuẩn xác có thể điều chỉnh các ngón tay nhích lên hoặc hạ thấp xuống trên dây đàn. Nhưng đối với cây đàn của “nhạc khí sống” này thì vấn đề lại phức tạp hơn, vì trước tiên nó phụ thuộc vào tâm lý, mà tâm lý lại do thần kinh chi phối. - Những thiếu sót về kỹ thuật thường gây nên sự không chuẩn xác về cao độ là: hơi thở yếu, không nén hoặc tống hơi quá mạnh, ồ ạt. Ở các giọng nữ, sự sai lệch còn nảy sinh ra do hát các nốt chuyển giọng hơi thở không chuẩn bị tốt, hoặc hát giọng ngực lên cao quá. Một số người thích hát to cũng hay mắc những tật này. - Muốn hát chuẩn xác về cao độ, cần rèn luyện để có những điều kiện sau:
  • 17. - Tai nghe thính, cảm giác âm nhạc nhạy bén. - Hoạt động của cơ quan phát âm chủ yếu là thanh đới và hơi thở, phải đúng, phải phù hợp. - Chủ động, vững vàng khi hát. - Có thể khắc phục tập hát không chuẩn xác cao độ bằng mấy cách: Nếu hát không chuẩn xác về cao độ do tai nghe nhạc không tốt, cần tập nghe các hợp âm trên đàn piano, accordeon, hoặc guitare. - Tập xướng âm thường xuyên, lúc đầu tập một vài câu, rồi kiểm tra lại giọng, điệu bằng đàn, sau đó hát hết bài mới kiểm tra lại. Tập bài hát cũng vậy, không dùng đàn đệm theo. Phải chủ động học thuộc nhạc bài hát, không nên học truyền khẩu, luôn luôn kiểm tra nốt nhạc trong bài hát. - Nếu hát không chuẩn xác cao độ do thiếu sót về kỹ thuật phát âm, thì phải kiên quyết tập lại để khắc phục những tật xấu từ trước, sao cho mọi hoạt động của cơ quan phát âm được đúng và phù hợp với nhau. - Sửa chữa tật hát không chuẩn xác về cao độ là công việc tương đối khó, cần phải kiên trì và nghiêm khắc với bản thân, không nên nôn nóng hoặc đại khái qua loa. Trong một thời gian ngắn không thể sửa chữa ngay được mà phải dần dần mới có kết quả. Vào năm thứ hai các em đã nắm được một số kỹ thuật hát cơ bản ở năm học thứ nhất. Các em đã nắm được lý thuyết và biết cách lấy hơi, giữ hơi và nén hơi thở khi hát, nhưng chưa được thường xuyên và phải có thời gian để thực tập, rèn luyện thường xuyên và liên tục.Trong số các sinh viên theo học sẽ có một số trường hợp hát bị “ lộ hơi” tức khi hát không ghìm hơi xuống hoành cách mô mà thả lỏng vùng bụng như thế thì hơi thở sẽ không được khống chế mà cứ trôi theo lời hát âm thanh và hơi thở sẽ phát ra ồ ạt không tiết kiệm nguồn hơi do đó âm thanh phát ra sẽ không mềm mại, mượt mà, người hát lúc nào cũng cảm thấy thiếu, hụt hơi. Ở trường hợp này các em cần cố gắng lắng nghe sự phân tích, minh họa, thị phạm của giảng viên và bản thân sinh viên phải cố gắng tập luyện nhiều để khắc phục sự sai lệch trên. Khi giảng dạy, giảng viên cần nắm được những yếu điểm của từng em mà có hướng chỉnh sửa khắc phục. Giảng viên cần kiên nhẫn, không nên nóng vội, phải thường xuyên quan tâm, động viên những em còn yếu, khuyến khích, ân cần để các em mạnh dạn hơn. Mới đầu khuyến khích các em hãy lắng nghe, thực hiện, luyện tập thường xuyên để dần sửa những yếu điểm của mình. Mỗi buổi học, giảng viên cần áp dụng các phương pháp như:
  • 18. Tập cho sinh viên quan sát, lắng nghe, nhận xét, phân tích, thực hành, luyện tập thường xuyên và củng cố các phần lý thuyết đã học, gợi ý cho các em trả lời, theo dõi sự hiểu và nắm bắt bài giảng của sinh viên tới đâu, giảng viên có sự cố vấn và khen ngợi kịp thời. Vào mỗi buổi học, giành khoảng 10 phút để tập luyện hơi thở, tập chung cả nhóm, kiểm tra riêng từng sinh viên. Sau đó tập luyện thanh khoảng 15 phút cho cả nhóm, các câu luyện thanh từ dễ đến khó dần, mỗi lần lên nửa cung từ nốt thấp đến nốt cao dần và ngược lại. Cần chú ý và điều chỉnh hơi thở và vị trí âm thanh cần thiết, khi xuống thấp và hát lên cao, kiểm tra luyện thanh các nhân để chỉnh sửa. Chia nhóm có cả em khá và em yếu ngồi học chung với nhau. Sinh viên khá có thểtrao đổi thêm với những bạn còn hạn chế giọng khi học hát, em hát chưa tốt có thể nghe và học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Thường xuyên tập cho sinh viên nghe quãng và hợp âm trên đàn, trên giọng người, sinh viên luyện tai nghe từ dễ đến khó dần. Mới đầu có thể cho các em xướng âm theo giai điệu bài luyện thanh, bài hát, cho các em nghe hợp âm để tập bắt giọng vào nốt đầu của câu, tiến dần nghe hợp âm để bắt vào bài. Ở giai đoạn này, sinh viên có thể học tập, trao đổi và rèn luyện kỹ thuật hát cùng với nhau. Có thể em này đàn cho nhóm cùng luyện thanh, hoặc tự đàn và hát để luyện tập dần các kỹ năng.Tập cho các em nắm được các thể loại phát âm trong các bài hát dân ca, bài hát mang âm hưởng dân ca. Việc phát âm nhả chữ theo từng vùng miền của dân ca, tập phát âm chuẩn ngữ âm người Hà Nội để xử lý mở, đóng nguyên âm, phụ âm, tránh lối hát nuốt chữ, nhả chữ không rõ ràng của tiếng Việt. Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên làm quen, nghiên cứu trước, trong việc phân tích bài hát, về tác giả, phong cách sáng tác, hoàn cảnh ra đời, hình thức,thể loại, các kỹ thuật hát bài hát sắp học. - Trong các câu luyện thanh, bài luyện thanh cần kiểm tra kỹ việc sử lý các kỹ thuật hát to, nhỏ, liền tiếng, ngắt tiếng để tạo cho người học thói quen quan sát các ký hiệu ghi trong bản nhạc và phải thực hiện đầy đủ và chính xác các yêu cầu được ghi trong bản nhạc đó. - Tập cho các em thói quen hát trước gương lớn để quan sát các tư thế hát, sửa chửa các yếu điểm khi trình bày, diễn đạt bài hát. - Sinh viên trước khi thi học phần, cần được ráp với giảng viên đệm đàn một số buổi để giữa phần hát và phần nhạc đệm hòa quyện thống nhất cách thể hiện bài hát.
  • 19. CHƢƠNG II. PHẦN LÝ THUYẾT 2.1. Thanh quản, thanh đới 2.1.1. Nhiệm vụ của thanh quản, thanh đới Đây là bộ phận chủ yếu phát ra âm thanh, là một ống nối tiếp với khí quản, nằm phía trước của cổ, phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai, chỗ thắt lại này là do những dây cơ và sụn nằm chắn ngang hai bên, đó là thanh đới. Môi giọng giữ vai trò như “động cơ”phát ra tiếng hát. Nó là một phần của thanh quản. Thanh quản là đầu của khí quản. Thanh quản tựa như một nắp đậy và bộ cơ của môi giọng điều khiển việc đóng mở nắp ấy trong quá trình hô hấp. Phía trước thanh quản có một phần lồi lên là sụn bao quanh giáp trạng, mà chúng ta quen gọi là “quả táo Ađam” hay “trái cấm”.
  • 20. Trong khi hít thở: Những van này tự động mở ra nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng khí lưu thông, trao đổi với bên ngoài. Hình a. Môi giọng và Thanh quản ở vị trí mở Hình b. Môi giọng và Thanh quản ở vị trí đóng Trong khi nuốt: Nó hướng thức ăn đi đúng vào thực quản, không để vật lạ lọt vào khí quản gây nghẹt thở. Tạo ra áp lực cần thiết: Nhờ hệ thống van này, tạo ra áp suất cần thiết cho cơ thể khi: - Những hoạt động cần đến sức như: nâng bổng, đánh vật, leo trèo,v.v…nghĩa là những hoạt động dễ khiến cho con người bị mất thăng bằng. - Khi chúng ta ho, nó loại những vật lạ đột nhập vào khí quản, nhất là từ đường thực quản.
  • 21. - Tạo ra âm giọng. Những môi giọng dao động, tạo thành âm thanh, tiếng nói, giọng hát. Thanh quản có nhiệm vụ quan trọng như vậy nhưng ít khi nào chúng ta để ý giữ gìn nó. Muốn thành công trong nghề ca hát, chúng ta phải giữ gìn nó như người thợ bảo vệ giữ gìn đồ nghề của mình, như người lính luôn phải lau chùi súng ống của mình, bất kể giáp trận hay không. 2.1.2. Nhiệm vụ của môi giọng Như chúng ta đã biết, ngoài nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hô hấp, việc đóng mở bộ van này còn kết hợp với sự rung động của luồng không khí đi ngang qua mà sản xuất ra giọng người. Trên nguyên tắc, môi giọng là một cấu trúc gấp nếp, có khả năng dao động, bao gồm cơ giọng và dây thanh quản. Khi chúng ta hít thở, môi giọng mở ra tạo thành một cửa hình tam giác để luồng không khí( hơi thở) đi ngang. Khi môi giọng được đóng lại, nghĩa là bị ép vào giữa, các môi nằm sát cạnh nhau.Tại vị trí này, chúng ta có thể tạo ra âm thanh. Hai mép của môi giọng càng khép kín và co ngắn lại khi chúng ta hát một âm thanh càng cao. Hay nói cách khác, thanh quản là bộ phận chủ yếu phát ra âm thanh. Đó là một ống nối tiếp với khí quản, nằm ở phía trước cổ, phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai, chỗ thắt lại này là do những dây cơ và sụn nằm chắn ngang hai bên, đó là thanh đới. Thanh đới khi không hoạt động nằm ở hai bên ống thanh quản tạo nên một khe hở gọi là khe thanh quản. Khe này thay đổi hình dáng, lúc đóng, lúc mở do thanh đới rung lên, dưới tác động của luồng hơi thở từ phía phổi đẩy ra. Thanh đới là phần quan trọng nhất của thanh quản, nó là một tổ chức hết sức sinh động, cấu tạo không thuần nhất bởi những dây cơ và sụn, chúng chịu sự điều khiển trực tiếp của hệ thống thần kinh trung ương. Mặc dù phát ra âm thanh nhờ tác động của hơi thở, song thanh đới hoàn toàn không giống lưỡi gà của những nhạc khí hơi.(Hình dưới)Tác dụng của các cơ nhẫn giáp kéo dài(căng) nếp thanh âm.
  • 22. Tác dụng của các cơ nhẫn- phễu sau Tác dụng của các cơ phễu bên Dạng xa nếp thanh âm Khép nếp thanh âm Tác dụng của cơ phễu ngang Tác dụng của các cơ thanh âm và giáp phễu Khép nếp thanh âm Làm ngăn ( chùng) nếp thanh âm. Hoạt động của thanh đới là hoạt động chủ yếu trong quá trình phát âm. Tất cả những hoạt động khác, mặc dù giữ vai trò quan trọng và liên quan, nhưng nói chung cũng chỉ phục vụ, hỗ trợ và phát huy cho hoạt động của thanh đới mà thôi. Ta phải xác định điều này để thấy rõ hoạt động nào là hoạt động chủ yếu trong quá trình phát âm, từ đó có sự chú ý trong khi học tập. Nếu như luồng hơi thở tác động lên thanh đới làm thanh đới rung phát ra âm thanh, thì trong thời gian hoàn thành chức năng đó, thanh đới cũng tác động trở lại đối với luồng hơi thở ra. Hai lực tác động lẫn nhau luôn luôn phải ở mức độ tương ứng phù hợp với nhau mới tạo nên một âm thanh mong muốn. Nếu lực của hơi thở đẩy ra mạnh hơn hẳn lực cản của thanh đới rung, thanh đới phải chịu một áp lực quá mạnh sẽ ảnh hưởng tới độ rung của nó, tạo nên một âm thanh quá căng thẳng như tiếng gào thét. Ngược lại nếu lực của hơi thở đẩy ra quá yếu, thanh đới sẽ không rung lên được một âm thanh có cao độ, cường độ cần thiết. Và với hơi thở yếu đó, ta cứ cố gắng để có một âm thanh như ý muốn và có thể xảy ra tình trạng vỡ tiếng. Sức mạnh và khả năng làm việc của thanh đới là điều kiện tối cần thiết cho người học hát. Một giọng hát tốt trước tiên thanh đới phải là một thanh đới tốt, khỏe mạnh.
  • 23. Thanh đới mệt mỏi, suy yếu là nguyên nhân chủ yếu của những âm thanh xấu. Ta không thể hát tốt được khi bị khản cổ,vì đó là biểu hiện thanh đới bị tổn thương. Bởi vậy những người học hát phải luôn luôn chú ý bảo vệ thanh đới, theo dõi hoạt động của nó, nếu thấy biểu hiện nào không bình thường thì phải nghỉ hát, đi khám để kịp thời điều trị. Một biện pháp bảo vệ thanh đới tốt nhất là phải hát đúng. Nghĩa là hát theo một phương pháp mà mọi hoạt động hỗ trợ cho thanh đới đều phải phù hợp. Một điều phải luôn luôn nhớ là không bao giờ được hát quá sức. Phải hát bằng khả năng mà giọng hát của mình cho phép, tránh tình trạng thích hát quá to đến nỗi như gào thét, kiểu hát này sẽ dẫn tới hiện tượng mất giọng, tức là thanh đới mất khả năng làm việc một cách linh hoạt theo yêu cầu của nghệ thuật ca hát. Đó là sai lầm rất nghiêm trọng về phương pháp mà những ca sĩ chuyên nghiệp cũng như không chuyên cần phải luôn chú ý để không mắc phải. Hình dưới đây chỉ cho chúng ta quan sát các vùng liên quan tới những bộ phận phát tiếng, truyền âm, thanh quản, thanh đới, thực quản…và những khoảng xoang, vùng để tạo nên khoảng vang cộng minh.
  • 24. 2.2. CUỐNG HỌNG Phần trên thanh đới có hai khoảng trống ở hai bên, song song với nhau, gọi là thanh quản. Phần trên cùng của thanh quản có một bộ phận nhỏ như cái nắp gọi là nắp thanh nhiệt. Nắp này mở ra khi phát âm và đóng chặt lại khi ta nuốt thức ăn, để thức ăn đi vào thực quản không lọt vào thanh quản, cuống họng. Thanh đới rung tạo ra âm thanh. Âm thanh đó đi từ khe thanh quản lên, trước hết được phóng to ra trong cuống họng, một bộ phận tiếp giáp trên thanh quản. Khi há miệng rộng, hạ cuống lưỡi xuống nhìn sâu vào trong, ta thấy được cuống họng từ nắp thanh nhiệt đến vòm họng. Cuống họng cũng có thể mở rộng ra được chút ít so với mức bình thường. Cuống họng còn được gọi là bộ phận truyền âm, nằm tiếp giáp với miệng, nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thời tiết, của độ nóng lạnh của các vị khác nhau của đồ ăn, thức uống lúc đi qua nó. Cuống họng được bao bọc bởi một tổ chức niêm mạc, dễ bị kích thích. Do vậy cần phải chú ý giữ gìn để cuống họng không bị viêm nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến giọng hát.
  • 25. 2.2.1. MIỆNG Cuối cùng, âm thanh đi ra ngoài bằng miệng. Miệng là bộ phận hoạt động liên tục trong suốt thời gian ca hát, hình dáng của miệng khi hoạt động phụ thuộc vào lời của bài hát. Hoạt động của miệng bao gồm những cử động của hàm ếch mềm, lưỡi, môi, hàm dưới và sự hỗ trợ của răng. Miệng giữ vai trò quan trọng khi phát âm. Những âm thanh phát ra từ thanh đới đi ra ngoài thông qua những hoạt động của miệng, tạo nên âm thanh chính xác, có âm sắc đẹp, theo những yêu cầu cần thiết. Và cũng từ đây, âm thanh chứa đựng một nội dung cụ thể, thông qua ngôn ngữ hợp lại bởi những nguyên âm và phụ âm do các hoạt động của miệng tạo ra. Dưới sự chỉ đạo của não, âm thanh ở đây còn được mang những cảm xúc tinh tế có tính nghệ thuật. Những bộ phận của miệng như hàm ếch mềm, lưỡi, môi, hàm ếch dưới trong khi hoạt động để tạo ra âm thanh và lời hát với nội dung và tình cảm cần thiết lại còn có tác dụng hỗ trợ cho các hoạt động của thanh đới và hơi thở…Ca hát là nghệ thuật kết hơp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, vì vậy hoạt động của miệng để tạo ra những âm thanh mang nội dung thông qua ngôn ngữ là rất quan trọng. Do vậy, trong khi học tập thanh nhạc phải hết sức chú ý tới vấn đề này.
  • 26. Ngoài các bộ phận chính của của cơ quan phát âm đã giới thiệu ở trên, còn một phần phụ nữa cũng không kém phần quan trọng, nó hỗ trợ việc phát âm, đó là những xoang của mũi, vòm mặt và trán. Những xoang này tạo nên cảm giác về sự âm vang của âm thanh mà danh từ thanh nhạc gọi là cộng minh. Như vậy chúng ta đã tìm hiểu từng bộ phận và toàn bộ cơ quan phát âm, xác định vị trí và chức năng của nó trong hoạt động tạo ra tiếng hát. Những bộ phận này thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Nếu hoạt động của một bộ phận nào đó không đúng, không phù hợp, sẽ phá hoạt động của các bộ phận khác. Chúng ta nghiên cứu từng bộ phận để thấy tác động của nó trong toàn bộ, để có những hiểu biết chính xác về quá trình tạo ra tiếng hát và với việc tập luyện, dần dần chủ động được giọng hát của mình, biểu hiện được những yêu cầu về tình cảm, nội dung nghệ thuật.
  • 27. 2.3. Bộ máy phát âm và phƣơng pháp phát âm Sau khi đã làm quen với giọng và hơi thở- năng lực của giọng người, giờ đây chúng ta tìm hiểu thêm về cơ quan tạo nên giọng người trong cơ thể con người: bộ máy phát âm. Nguồn gốc của giọng người nằm ẩn sâu trong cổ họng. Giọng là tác động qua lại giữa thanh quản với những cơ quan nhạy cảm khác. Tất cả những bộ phận này hợp lại thành một máy phát âm phức tạp, tinh vi. Nói đến các bộ máy phát âm thì ngoài các cơ quan hô hấp( như phổi, khí quản,hoành cách mô), các xoang cộng minh đầu, mũi, miệng, ngực…và các bộ phận bên ngoài ( thấy được) như: môi, răng, lưỡi, chúng ta còn phải lưu ý đến một bộ phận tuy không thấy được nhưng rất quan trọng là: thanh quản và môi giọng. 2.3.1. Khẩu hình khi phát âm. Khi phát âm trong ca hát, cách mở miệng là yếu tố quan trọng hàng đầu để có một âm thanh tròn đầy, vang và rõ lời. Cách mở miệng này gọi là khẩu hình. Khẩu hình không chỉ là hình dáng bề ngoài của miệng mà là sự kết hợp giữa miệng, môi, răng, lưỡi. Hát tròn vành rõ chữ là một nguyên tắc không thể thiếu của người ca sĩ. Mỗi một dân tộc có khẩu hình cho các nguyên âm và phụ âm hơi khác nhau. Chúng ta cần kết hợp với ngôn ngữ Việt Nam để giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời kết hợp được với tinh hoa của nghệ thuật thanh nhạc quốc tế. 2.3.2. Nguyên âm Trong các nguyên âm “A” được coi là âm cơ bản, mẫu mực nhất trong việc luyện thanh. Nó có khẩu hình rộng hơn cả. Chúng ta xem hình bên đây để thấy khẩu hình của “ A”. Nó được mở rộng bao nhiêu tùy theo cơ thể mỗi người. Chúng ta có thể lấy kích cỡ cho mình bằng cách chụm đứng bốn ngón tay:
  • 28. trỏ, giữa, đeo nhẫn và ngón út và đưa vào miệng để kiểm tra cho khẩu hình âm “A”cho chính mình. Khi phát âm, đầu lưỡi nằm cách chân răng khoảng 1.5cm. Sau khi đã có khẩu hình mẫu cho “A”, chúng ta xem các hình sau đây để lấy khẩu hình của các nguyên âm: “A”, “I”, “ E” , “Ê”, “O” , “Ơ” , “U”.
  • 29. 2.3.3. Phụ âm Trong lọat hình dưới đây, chúng ta thấy được vị trí của môi, răng, lưỡi cũng như đường đi của hơi thở khi phát ra các phụ âm chính.
  • 30. 2.4. Vị trí âm thanh, các khoảng vang cộng minh 2.4.1. Hát có cộng minh Khi học thanh nhạc, ta thường gặp những danh từ chuyên môn như: cộng minh, vị trí…Đối với những người không học hát thì những danh từ này có vẻ trừu tượng khó hiểu, ta tìm hiểu kỹ nhé. Trong khi chúng ta nói chuyện bình thường, hơi thở đi ra tự nhiên theo đường mũi và miệng. Hơi thở đó chưa được sử dụng để thành khí lực như trong ca hát. Khi hát, môi giọng dao động làm cho luồng hơi thở đi ngang chúng phát ra thành
  • 31. tiếng. Sở dĩ chúng ta nghe được tiếng này là do chúng va đập vào và dội lại từ các hốc (gọi là xoang) trong đầu, trong mặt chúng ta. Sự dội âm này chính là một hiện tượng cộng hưởng.Việc ca hát sử dụng đến sự dội âm ấy một cách có kỹ thuật gọi là hát có cộng minh. 2.4.2. Cộng minh đầu: Khi một người hát tốt, ta cảm giác như âm thanh phát ra không phải âm vang tử miệng phát ra, mà ở chỗ nào đó cao hơn ở trong đầu, ở hốc mũi, ở trán…Hiện tượng đó là có thực. Âm thanh của giọng hát không chỉ vang lên ở miệng, mũi mà truyền đi ở những hốc vang khác nữa. Khi ta hát một âm thanh vang tốt, ta thấy hơi rung ở xương mặt. Vì thế, trước kia trong kỹ thuật thanh nhạc, người ta gọi cảm giác đó là âm thanh đưa vào “mặt nạ”. Tại sao cảm giác rung của âm thanh lại chính ở xương mặt? Vấn đề là ở chỗ, trên xương vòm mặt có những hốc gọi là xương phụ của mũi, gồm có xoang trán, xoang đáy hốc mũi, hốc mê đạo, xoang hàm. Tất cả những xoang này ăn thông với nhau và với hốc mũi bằng những đường ống rất bé và quanh co. Những xoang này được bao bọc bởi những niêm mạc, trên phần niêm mạc có một hệ thống dây thần kinh chi chít. Những dây thần kinh này kích thích rung động và gây nên những cảm giác đặc biệt, gọi là cộng minh đầu. Danh từ “mặt nạ” dùng trước kia bây giờ được thay bằng từ “vị trí cao” của âm thanh. Đây không chỉ là sự thay đổi đơn thuần về cách nói, mà còn bao hàm ý nghĩa khác về nội dung.Vị trí cao của âm thanh không những là cảm giác cộng minh đầu, mà còn chứa đựng tính chất đặc biệt về âm sắc của âm thanh với những bồi âm phong phú, một âm thanh đẹp, âm vang mạnh mẽ, trong sáng và gọn gàng. Cần phải hiểu thêm rằng, chính những xoang cộng minh này không phát được ra âm thanh vang tốt mà chỉ dội lại những âm thanh từ thanh quản phát ra mà thôi. Tuy vậy, sự dội lại đó có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người học hát kiểm tra được chất lượng của âm thanh và điều chỉnh tiếng hát. Một điểm nữa xin lưu ý thêm về cảm giác cộng minh đầu. Ta phải phân biệt giữa vị trí cao của âm thanh với âm thanh giọng mũi. Hai loại âm thanh này khá xa nhau. Nguyên nhân của giọng mũi là sự làm việc sai lệch của phần truyền âm do hơi thở nông, không nén, hàm cứng. Còn âm thanh có vị trí cao, chỉ có thể đạt được với hơi thở sâu, nén tốt, bộ phận truyền âm “miệng” làm việc phù hợp và tích cực mà thôi. 2.4.3. Cộng minh ngực Cộng minh ngực được gọi một cách đơn giản là vang ở ngực. Đó là cảm giác rung ở lồng ngực khi hát. Hiện tượng này xảy ra khi người hát ở âm khu ngực, tức
  • 32. là những nốt nhạc trung và thấp của giọng, lúc đó đặt tay lên ngực sẽ thấy lồng ngực hơi rung.Thực ra không phải toàn bộ lồng ngực cộng minh, mà chỉ có khí quản và cuống phổi cộng minh thôi. Khí quản và cuống phổi tương đối dài, chẳng hạn khí quản dài 15cm, có thể cộng hưởng những âm thanh với tần số khoảng 500Hz. Chính tần số sóng này phù hợp với những âm thanh của âm khu ngực. Tuy đặt tay lên ngực thấy ngực hơi rung lên khi hát, nhưng âm thanh không phải từ lồng ngực truyền đi, không giống như hộp cộng hưởng của các nhạc khí.Chính vì vậy mà khi hát, người ca sĩ dù mặc bộ áo gì, cũng không hề ảnh hưởng tới âm thanh, còn như hộp cộng hưởng của nhạc khí mà bọc ra ngoài một cái bao thì âm thanh sẽ bị ảnh hưởng ngay. Cộng minh ngực chỉ xuất hiện khi thanh đới rung lên những âm trầm, do vậy khi hát giọng giả không có cảm giác cộng minh ngực. Như đã trình bày ở trên, cộng minh đầu và cộng minh ngực đều là hai cảm giác quan trọng, qua đó người ca sĩ có thể đánh giá hoạt động của cơ quan phát âm đúng hay sai. Ở mỗi giọng hát, những cảm giác cộng minh này có mức độ nhiều, ít khác nhau. Chẳng hạn ở giọng cao, âm khu chủ yếu phát triển là âm khu cao, vì vậy cảm giác cộng minh đầu thường xuất hiện nhiều và được chú ý hơn là cộng minh ngực, vì phần âm khu thấp của giọng cao tương đối ngắn. Ngược lại, ở những giọng trầm, yếu, do đó sẽ luôn luôn cảm thấy cộng minh ngực. Tuy mức độ của hai loại cộng minh đầu và ngực có khác nhau, nhưng khi luyện tập, ta không nên chỉ chú ý một loại cộng minh này mà bỏ qua loại công minh kia, như vậy sẽ hạn chế sự phát triển hoàn chỉnh âm vực của giọng. Nói một cách khác, nếu người hát giọng cao chỉ tập hát ở âm khu cao, không tập âm khu thấp, thì dần dần âm vực của giọng sẽ bị co hẹp lại ở phần thấp, âm thanh ở âm khu này sẽ xỉn và yếu. Còn những người hát giọng trầm trong một mức độ nào đó cũng cần phải tập hát ở âm khu cao để phát triển âm vực hoàn chỉnh hơn, đáp ứng dần mọi yêu cầu kỹ thuật trong tác phẩm.
  • 33. Cộng minh đầu, cộng minh ngực. Cảm giác vị trí âm thanh,toàn bộ khu vực. 1- hốc trên thanh quản. 2- cuống họng 3- miệng. 4- hốc mũi. 2.4.4. Các loại giọng sinh ra sự cộng hƣởng khác nhau Giọng thấp phát ra khi chúng ta điều khiển cho âm thanh vang lên ở lồng ngực. Chúng ta thấy lồng ngực hơi rung lên khi hát. Những giọng trầm như Alto, Basse thường hát với sự cộng hưởng ở lồng ngực. Những giọng thuộc âm vực trung như: Mezzo- Soprano, Baryton sẽ hát giọng ngực khi xuống những nốt thấp. Tuy nhiên, nên kết hợp khoảng vang ở âm khu trung để có được âm thanh mượt mà hơn. Nếu để tiếng hát vang dội một phần ở xoang mũi và trán, chúng sẽ tạo ra vị trí âm thanh treo cao hay còn gọi là “giọng óc”. Khi hát với giọng óc, chúng ta sẽ cảm thấy hơi thở dội lên ở phần hốc mắt, tỏa qua trán lên đến đỉnh đầu (chỗ mỏ ác). Những giọng hát thuộc âm vực cao: Soprano, Tenore sẽ phải hát ở giọng này, nhất là ở nốt nhạc cao. 2.5. Âm khu của giọng hát. Phân biệt tính chất các loại giọng hát. 2.5.1.Định nghĩa âm khu và sự phân chia âm khu của các loại giọng hát. Âm khu của giọng hát là một chuỗi âm thanh có âm sắc thống nhất nằm trong âm vực của giọng hát, được tạo nên bởi những hoạt động thống nhất của cơ quan phát âm. Giọng hát chia ra làm nhiều âm khu, nghĩa là từ phần thấp, trung, tới phần
  • 34. cao của giọng hát, âm thanh mang những tính chất nhau. Nếu một người chưa nắm được kỹ thuật thanh nhạc , khi hát từ thấp lên cao trong phạm vi những âm thanh tự nhiên của giọng hát cho phép, hát đến độ cao nào đó, người ấy sẽ cảm thấy khó hát, âm thanh bị chập chững không ổn định, âm sắc thay đổi rõ rệt. Nếu hát tiếp qua những nốt khó hát ấy thì lại cảm thấy dễ hát hơn. Những nốt khó hát đólà giới hạn giữa các âm khu của giọng hát, gọi là nốt chuyển giọng. Do cấu tạo sinh lý và khả năng hoạt động của nam và nữ có nhiều đặc tính khác nhau, cho nên sự phân chia các âm khu của giọng nam và nữ cũng khác nhau. Các giọng nam có hai âm khu: âm khu ngực, còn gọi là giọng ngực, gồm những âm thanh thấp và trung của giọng, âm khu giọng giả ( Falsetto) còn gọi là giọng óc, gồm những âm thanh cao của giọng. Giữa hai âm khu này có một chỗ chuyển giọng, các giọng nữ chia ra làm ba âm khu: âm khu ngực (giọng ngực), gồm những âm thanh thấp của giọng; âm khu trung gọi là giọng pha hay giọng hỗn hợp( mixco); và âm khu giọng óc. Tương đương với ba âm khu này có hai chỗ chuyển giọng. Người ca sĩ có trình độ kỹ thuật tốt, biết hát các âm khu của giọng với âm thanh tương đối thống nhất và đều đặn, không có sự thay đổi rõ rệt, biết hát những nốt chuyển giọng một cách dễ dàng. Do đó để hát được toàn bộ âm vực với âm thanh tương đối thống nhất là một yêu cầu bắt buộc và người học hát phải cố gắng, kiên trì rèn luyện mới có kết quả mong muốn. 2.5.2. Phân biệt tính chất các loại giọng hát. 2.5.2.1. Ý nghĩa quan trọng của việc xác định, phân loại giọng hát. Xác định và phân loại giọng hát là công việc cần thiết, nếu ta làm tốt việc này thì ta đã có một phương hướng học tập, rèn luyện phù hợp, tạo điều kiện cho giọng hát phát triển thuận lợi, đây là công việc mà người giảng viên phải làm, nhưng không nên kết luận vội vàng, mà phải tìm hiểu cẩn thận. Nhiều khi đối với giọng hát khó xác định thì phải sau một thời gian tìm hiểu, thử thách trong luyện tập mới xác định được, một trong những tác hại lớn đối với người học hát là sự xác định nhầm loại giọng, nghĩa là hát không đúng giọng tự nhiên của mình. Thí dụ một người có giọng hát tự nhiên là nam cao. Do một nguyên nhân nào đó khi mới học hát vì chưa nắm được kỹ thuật, hát khó những nốt cao,nên khi hát đã hạ thấp giọng của bài hát xuống. Cứ như vậy rồi một thời gian lầm tưởng mình thuộc loại giọng nam trung trong khi học tập không đúng giọng tự nhiên và giọng hát càng ngày càng không phát triển. Lại có trường hợp tùy tiện khi phân bè trong các tốp ca. Khi ở một bè nào đó thiếu người hát, bèn chuyển người ở bè khác hát thay vào. Nếu để
  • 35. thời gian hát như vậy kéo dài mà không được điều chỉnh lại, dần dần người ca sĩ hát không đúng giọng sẽ mất dần khả năng của giọng hát tự nhiên mà mình đã có. Còn một số trường hợp hát không đúng giọng nữa cũng khá phổ biến cho những người mới học hát cũng đã từng xảy ra. Sự nhầm lẫn ở đây không phải do nguyên nhân gặp khó khăn trong việc xác định giọng hát, mà do người học hát thích hát một loại giọng nào đó, không thích hát theo giọng tự nhiên của mình! Chẳng hạn có người cho rằng giọng nữ trầm là quý, hiếm, dễ bắt micro, dễ chiếm được tình cảm và sự thán phục của người nghe, thế là quyết định hát kiểu giọng nữ trầm bằng cách hát “bạch thanh”mặc dù thực ra giọng hát tự nhiên của người đó là giọng nữ trung, thậm chí là giọng nữ cao. Muốn có được âm thanh “có vẻ là giọng nữ trầm” người đó phải gằn cổ, hát toàn bằng giọng ngực, với âm thanh ồm ồm cứng nhắc. Thế mà đôi khi, vì một sự dễ dãi của một số người nghe nào đó, điều sai lầm ấy cũng mang lại một ít “thành công”, nhưng chính những thành công giả tạo này đã hạn chế không ít khả năng phát triển của giọng hát. Thật ra, mỗi loại giọng đều có khả năng biểu hiện độc đáo, sự hấp dẫn riêng. Sự thành công của người ca sĩ không phải do một loại giọng nào quyết định, mà do tài nghệ mà người học có được qua những năm tháng khổ công rèn luyện. Chủ yếu việc xác định, phân loại giọng hát được tiến hành thông qua tai nghe, dựa vào những đặc tính của từng giọng để phân biệt. Những đặc tính đó là: Âm vực của giọng và âm sắc của giọng, các nốt chuyển giọng. Với cách xác định như vậy, người mới học hát, do chưa có kinh nghiệm, sẽ gặp khó khăn khi tự xác định giọng của mình. Muốn đảm bảo chính xác, cần phải có sự giúp đỡ của giảng viên thanh nhạc có kinh nghiệm. Thường thường đối với nhiều giọng chỉ nghe hát một hai bài là đã có thể xác định là loại giọng gì. Nhưng cũng có những giọng hát, rất khó phân biệt. Những giọng này mang nhiều đặc tính trùng hợp giữa các loại giọng. Thí dụ: giọng nam trung trữ tình lại hát được những nốt cao của âm khu giọng nam cao, hoặc lại có âm sắc hơi giống âm sắc của giọng nam cao…Ngược lại có giọng hát lại thiếu những đặc tính của chính giọng hát ấy, chẳng hạn giọng nam cao mà không hát được âm khu cao…Với những loại giọng này, nếu chỉ dựa vào một đặc tính nào đó của giọng để xác định, phân loại giọng, thì có thể mắc nhầm lẫn. Ở đây chỉ cần tìm hiểu kỹ, phối hợp nhiều đặc tính khác nhau của giọng và đôi khi phải có thời gian thử thách mới khẳng định được. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những cách xác định phân loại giọng hát. 2.5.2.2. Những cách xác định giọng hát • Xác định giọng hát thông qua âm vực của giọng
  • 36. Đây là cách xác định giọng thông thường nhất, từ trước đến nay hay được sử dụng. Người được thử giọng sẽ hát từ thấp lên cao với một nguyên âm dễ hát. Khi nghe, đặc biết chú ý những nốt thấp và những nốt cao của giọng. Đối với những giọng hát dễ xác định thì kiểu thử giọng này thường mang lại kết quả chính xác, bởi vì thông thường mỗi loại giọng có một âm vực tương đối rõ ràng.Chẳng hạn giọng nam cao thường xuống thấp có hiệu quả tới nốt thực vang thấp hơn 1 quãng 8. Giọng nữ trầm xuống thấp có hiệu quả tới nốt sòn nhỏ lên cao tới nốt mi 2, Fa 2…Tuy nhiên kiểu thử giọng này cũng gặp phải những khó khăn sau đây: Trong thời gian đầu mới học hát, rất ít người có một âm vực rõ ràng, đầy đủ và ổn định, đặc biệt ở âm khu cao. Một số khi mới học hát chỉ có một âm vực rất ngắn, giới hạn ở âm khu ngực, nghĩa là khoảng thấp và trung của giọng hát, bởi vì chưa biết hát những nốt chuyển giọng vì cơ quan phát âm chưa được rèn luyện nhiều nên giọng hát chưa phát triển. Vì vậy khi hát thường phải hạ thấp tầm cữ của bài hát xuống, do đó dễ gây nhầm lẫn lúc thử giọng: Ngược lại có trường hợp giọng hát tự nhiên, tuy chưa được học, đã có một âm vực rất rộng, hát được cả âm khu thấp lẫn âm khu cao, do vậy khi thử giọng cũng dễ nhầm lẫn giữa giọng này với giọng khác nếu chỉ dựa vào đặc điểm về âm vực của giọng để xác định. Đó là những khó khăn có thể gặp khi xác định, phân loại giọng hát thông qua âm vực. Mặc dù có thể gặp những khó khăn trong những trường hợp đặc biệt, nhưng âm vực vẫn là một đặc tính quan trọng nổi bật, cần thiết phải dựa vào khi xác định, phân loại giọng hát. • Xác định, phân loại giọng hát thông qua đặc tính về âm sắc của giọng. Khi đã thử âm vực rồi mà còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa khẳng định được là loại giọng gì, người ta phải tìm đặc tính khác của giọng để hỗ trợ, làm sáng tỏ thêm. Một trong những đặc tính đó là âm sắc của giọng. Theo cách này người học hát sẽ được xác định là giọng nam cao, nếu giọng hát của người đó có âm sắc của giọng nam cao( trong sáng, bay bổng). Người học hát được xác định là giọng nam trung thì giọng hát phải mang đặc tính âm sắc của giọng nam trung.v.v…Nói chung âm sắc của giọng hát là một đặc điểm khá nổi bật, là cơ sở tốt mà ta nghe có thể thông qua đó để phân loại giọng. Tuy vậy vẫn có thể gặp khó khăn, vì có trường hợp mà ở mỗi âm khu lại có những âm sắc riêng biệt, chẳng hạn giọng nam cao trữ tình, khi hát ở âm thấp thì âm sắc của giọng nam trung, còn khi hát lên cao, thì tiếng hát lại có âm sắc của giọng nam cao. Trong những trường hợp này đặc điểm về âm sắc của giọng không dễ giúp ta phân biệt được loại giọng hát. Hơn nữa, ta cũng biết rằng âm sắc của giọng hát không hoàn toàn chỉ là đặc điểm tự
  • 37. nhiên, mà còn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật thanh nhạc nữa. Bởi vậy âm sắc của giọng không thể là một đặc điểm quyết định được loại giọng hát, mà chỉ là một trong những đặc điểm cần thiết trong việc xác định, phân loại giọng hát mà thôi. • Xác định, phân loại giọng hát thông qua vị trí các nốt chuyển giọng. Mỗi một giọng hát có những âm khu khác nhau, nghĩa là trong từng khoảng của âm vực, âm thanh lại mang nhiều tính chất khác nhau. Những chỗ chuyển từ âm khu này sang âm khu kia là những nốt chuyển giọng. Ở những nốt này, người học hát thường thấy khó hát. Đối với những người đã luyện tập nhiều, có kinh nghiệm thì khi hát những nốt chuyển giọng sẽ dễ dàng, không có những thay đổi đặc biệt trong âm thanh. Còn những người mới học thường cảm thấy khó khăn khi hát những nốt chuyển giọng, âm thanh thay đổi rõ rệt. Vị trí nốt chuyển giọng ở mỗi loại nằm ở những cao độ khác nhau, do vậy, có thể dựa vào đặc điểm này để phân biệt loại giọng hát. Sau đây là vị trí các nốt chuyển giọng (chuyển âm khu) ở các giọng hát. - Giọng nam cao: Mi-Fa- Fa thăng bát độ thứ nhất - Giọng nam trầm: Đô-Đô thăng bát độ thứ nhất - Giọng nam trung: Rê-Mi giáng bát độ thứ nhất. - Giọng nữ cao:MI-Fa-Fa thăng bát độ thứ nhất; Mi-Fa-Fa thăng bát độ thứ hai. - Giọng nữ trung: Đô-Rê-Rê thăng bát độ thứ nhất;Đô-Rê-Rê thăng bát độ thứ hai. - Giọng nữ trầm: Si-Đô bát độ thứ nhất; Si- Đô bát độ thứ hai. Ở giọng nữ, những nốt chuyển giọng nằm ở âm khu thấp, còn ở giọng nam ở âm khu cao. Ở giọng nữ những nốt chuyển giọng từ âm khu trung lên âm khu cao ít có sự thay đổi rõ rệt. • Xác định, phân loại giọng hát thônng qua tầm cữ cao thấp (tessitura) của tác phẩm phù hợp với từng loại giọng. Đây cũng là một biện pháp có thể bổ sung làm sáng tỏ hơn khi thử giọng hát. Tầm cữ của bài hát có phần cao và phần thấp, nhưng ở một tác phẩm viết cho một loại giọng nào đó, tác giả bao giờ cũng sử dụng những âm thanh có độ cao thuận lợi cho loại giọng ấy. Tầm cữ của bài hát là bộ phận âm vực mà trong bài hát đó được dùng đến nhiều. Cho nên khi thử một loại giọng nào đó, thấy âm thanh trong sáng gần với âm sắc của giọng nam cao, thử cho người đó hát một bài hát quen thuộc được viết dành riêng cho giọng nam cao, nếu thấy giọng hát không thoải mái ở tầm cữ của bài hát thì có thể giọng hát của người đó không phải là giọng nam cao, mà do cách phát âm không đúng đã tạo nên một âm sắc mà mới nghe có vẻ
  • 38. như âm sắc của giọng nam cao. Do vậy,với cách thử bằng tầm cữ của bài hát cũng giúp ta thêm cơ sở để xác định, phân loại giọng hát chính xác. • Xác định, phân loại giọng hát bằng cách đo thanh đới. Ở các phòng khám chuyên khoa tai mũi họng, với những dụng cụ y học như gương soi, các máy điện tử hiện đại, người ta có thể soi và đo được thanh đới.Thông thường, ở những người hát giọng cao thì thanh đới tương đối ngắn. Còn những người hát giọng trầm thì thanh đới dài hơn. Bằng cách này góp thêm cho ta những điều kiện để tìm hiểu giọng hát. Nhưng ngay trong biện pháp khoa học cụ thể này cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ. Có một trường hợp khá điển hình mà những tài liệu về thanh nhạc thế giới khi đề cập vấn đề phân loại giọng bằng cách xem tính chất của thanh đới, thường nêu ra như một dẫn chứng về sự thiếu chính xác của biện pháp này: đó là trường hợp ca sĩ nam cao nổi tiếng người Ý, Caruso có một thanh đới dài và dày như thanh đới của người hát giọng trầm thật sự. Do vậy, trong thực tế, việc xác định, phân loại giọng bằng cách đo thanh đới của ca sĩ không phải lúc nào cũng cho ta những kết luận chính xác, và ta chỉ nên xem nó như một biện pháp hỗ trợ góp phần làm sáng tỏ thêm mà thôi. Hơn nữa, không phải ở đâu cũng có điều kiện làm công việc đo thanh đới như vậy. Ngoài những cách xác định phân loại giọng hát thông thường như trên, người ta còn dựa vào những đặc điểm khác nữa của người học hát để làm căn cứ thêm cho việc xác định, phân loại giọng hát. Chẳng hạn, có người cho rằng, người hát giọng trầm thường có miệng rộng hơn người hát giọng cao.Thực ra mức độ rộng, hẹp của miệng chỉ ảnh hưởng trên âm sắc của giọng, không trực tiếp quyết định loại giọng hát. Có người nhận xét rằng người hát giọng cao thường nhỏ bé, nhanh nhẹn, còn người hát giọng trầm thì to lớn, chậm chạp. Chúng ta đã điểm qua một số phương pháp xác định, phân loại giọng hát. Những phương pháp này đều dựa vào nhiều đặc điểm có tính chất phổ biến của từng loại giọng. Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt, những đặc điểm ấy có thể bộc lộ ra với những mức độ rõ rệt khác nhau. Do vậy, khi thử giọng để xác định, phân loại giọng, ta nên cùng kết hợp tìm hiểu những đặc điểm cơ bản nhất, nghĩa là bằng nhiều cách thử giọng khác nhau như trên, như thế mới bảo dảm sự chính xác. - Xác định, phân biệt qua âm vực của giọng - Xác định, phân biệt qua âm sắc của giọng - Xác định, phân biệt qua vị trí nốt chuyển giọng. • Vấn đề đồng nhất các âm khu.
  • 39. Như đã nói ở trên, chúng ta không nên chỉ dùng riêng một loại giọng nào. Việc phân loại như trên không có nghĩa cứng nhắc là, giọng cao lúc nào cũng phải hát cộng minh dội ở óc, giọng trung phải hát cộng minh ở vùng mặt, giọng trầm hát cộng minh ở vùng ngực. Trong một tác phẩm, với cùng một loại âm vực giọng (cao, trung, trầm), tùy vào giai điệu đi lên hay đi xuống, đi ngang mà chúng ta ứng dụng phần cộng minh cho phù hợp. vấn đề là làm sao cho chỗ đổi giọng, âm thanh phát ra phải đẹp, liền mạch và mượt mà. Muốn chuyển từ nốt nhạc thấp qua nốt nhạc cao, chúng chuyển ở chỗ giao nhau giữa các âm vực( điểm đổi giọng).Ví dụ, ở khoảng vài nốt cao nhất của âm vực trầm( Alto, Basse)và vài nốt thấp nhất ở âm vực trung( Baryton, Soprano) là chỗ tốt nhất để chuyển từ giọng ngực sang giọng trung (mũi). Chúng ta hãy cố luyện tập để cho việc chuyển giọng này xảy ra một cách khéo léo, mà vẫn giữ nguyên được tiếng hát và đừng quá “lộ liễu”. Việc thuộc lòng bài hát, xem qua trước các nốt nhạc và xác định giọng, cách tiến hành giai điệu với những nốt nhạc quá cao, quá thấp, sẽ giúp chúng ta rất nhiều để xác định khi nào phải chuyển giọng. Chẳnh hạn, khi gặp những chỗ mà nốt nhạc rơi đột ngột từ cao xuống thấp, chúng ta dùng giọng óc. Nhưng ở vài nốt cao cuối cùng trước khi chuyển giọng, chúng ta hát giọng ngực để khi nốt nhạc xuống thấp, thì đã có sự chuẩn bị chuyển xuống giọng ngực mà hát tiếp.Đó là một ví dụ về sự phối hợp các giọng.Cuối cùng, như kinh nghiệm của nhiều chuyên gia về thanh nhạc, chúng ta không nên yêu cầu sinh viên cố hát bài hát hay đoạn nhạc nào quá tầm cữ giọng của các em. Hãy nhắc các em nên chọn lựa tác phẩm phù hợp với giọng của mình, hoặc dịch giọng lên cao hay xuống thấp cho hợp với giọng của mình. 2.6. Đặc điểm của từng loại giọng hát Khi nghiên cứu lịch sử của nghệ thuật ca hát thế giới, ta thấy từ trước thế kỷ thứ XIX, những tác phẩm thanh nhạc thường chỉ dành cho giọng cao và giọng trầm. Tầm cữ (tessitura) âm thanh của những tác phẩm đó không rộng lắm, chỉ rộng khoảng một bát độ rưỡi trở lại. Khi viết cho giọng cao, người sáng tác chỉ viết với âm vực cao hơn âm vực của giọng trầm một quãng ba, và ít dùng những nốt ở âm khu cao. Từ thế kỷ XIX, các nhạc sĩ đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp ấy. Trong các tác phẩm thanh nhạc, đặc biệt là nhạc kịch, đã có nhiều cao trào âm nhạc thể hiện những mâu thuẫn đầy kịch tính trong nội dung của tác phẩm. Phần hát của các vai phát triển rất lớn, có khi các tác giả đã sử dụng tối da âm vực của các giọng. Lúc này giọng hát của nam và nữ được chia ra làm ba loại chính: Giọng cao, giọng trung và giọng trầm. Ở ba loại giọng này, tùy theo khả năng biểu hiện, còn chia ra
  • 40. các giọng: Giọng trữ tình, giọng kịch tính, giọng màu sắc. Sự phân chia tỉ mỉ này đặc biệt dành cho các ca sĩ biểu diễn nhạc kịch để phù hợp với tính cách từng nhân vật của tác phẩm. 2.6.1.Giọng nữ: • Giọng nữ cao( soprano) là giọng hát cao nhất trong các loại giọng Âm vực của giọng nữ cao Nốt chuyển giọng Nốt chuyển giọng Hiếm + Giọng nữ cao chia ra làm ba loại: - Nữ cao kịch tính, vang khỏe trong toàn bộ âm vực, ở phần thấp, âm sắc hơi giống giọng nữ trung. - Nữ cao trữ tình: Có màu sắc mềm mại uyển chuyển. - Giọng nữ cao màu sắc:(coloratura) rất nhẹ nhàng, linh hoạt, âm sắc trong sáng, có khả năng hát tốt những âm nảy( staccato) ở âm khu cao để thể hiện niềm vui sướng hoặc tiếng chim hót… • Giọng nữ trung( mezzosoprano) là giọng hát trung gian giữa nữ cao và nữ trầm. Âm vực của giọng nữ trung: Giọng nữ trung có âm sắc ấm áp, êm dịu, khỏe, đầy đặn. • Giọng nữ trầm(contralto), phát huy khả năng mạnh nhất ở âm khu ngực, tức là phẩn thấp của giọng. Âm sắc trầm, ấm áp, đầy đặn, nhiều khi nghe như giọng nam cao. Âm vực của giọng nữ trầm. 2.6.2. Giọng nam
  • 41. • Giọng nam cao( tenore) Giọng nam cao chia làm hai loại: - Nam cao trữ tình và nam cao kịch tính. Âm vực của giọng nam cao. + Giọng nam cao trữ tình, giọng đẹp, sáng, bay bổng. Giọng nam cao trữ tìnhthường là nhân vật chính khá phổ biến trong các vỡ opera. + Giọng nam cao kịch tính hát vang, khỏe. Toàn bộ âm vực, âm thanh đầy đặn, nhiều chất “thép”hơn giọng nam cao trữ tình. • Giọng nam trung( baritone) là giọng hát chiếm tỉ lệ cao trong các giọng nam. Âm vực của giọng nam trung. Giọng nam trung chia làm hai loại, Nam trung trữ tình và nam trung kịch tính. Giọng nam trung trữ tình có âm sắc ấm áp, mềm mại, gần với âm sắc giọng của nam cao.Giọng nam cao kịch tính có âm sắc hơi tối hơn, nhưng vang, khỏe, đặc biệt là phần trung và phần cao của giọng. • Giọng nam trầm( basse), phát huy tốt ở phần thấp của âm vực,âm sắc trầm, ấm, đầy đặc, ít linh hoạt. Giọng nam trầm còn chia ra nam trầm cao và nam trầm thấp, hai loại này khác nhau về âm sắc và âm lượng ở từng âm khu. Âm vực của giọng nam trầm.
  • 42. Ở những giọng nam có những loại vừa mang tính chất trữ tình, vừa cả tính chất kịch tính. Chúng ta đã điểm qua các loại giọng với những đặc điểm chủ yếu của từng loại, ta cần nắm vững những đặc điểm này để xác định, phân loại giọng được chính xác và hiểu được khả năng của các loại giọng hát. Như chúng ta đã trình bày, có những giọng hát có âm vực và âm sắc tương đối giống nhau, như giọng nam trung trữ tình và giọng nam cao kịch tính, giọng nữ trung và giọng nữ cao kịch tính. Với những trường hợp này, khi thử giọng chú ý tới vị trí của những nốt chuyển giọng. Vì mặc dù âm sắc có thể giống nhau ở từng âm khu, song vị trí nốt chuyển giọng ở mỗi giọng tương đối cố định, do đó có thể phân biệt được là loại giọng nào. Tất nhiên đối với những người chưa có kinh nghiệm thì ở những trường hợp đó không thể dễ dàng phân biệt được. Nói tóm lại, khi học hát việc xác định, phân loại giọng là công việc quan trọng và đôi khi khá phức tạp. Không nên coi nhẹ, làm một cách qua loa, vội vàng, mà phải thận trọng, tìm hiểu kỹ, đặc biệt đối với những giọng khó phân biệt.Việc xác định giọng đúng thì có thể có phương pháp giảng dạy đúng và tạo điều kiện để phát triển giọng hát sau này. Một câu hỏi cũng thường đặt ra là: Ở lứa tuổi nào thì việc học hát thuận lợi nhất? Nhiều ca sĩ nổi tiếng bắt đầu học hát ở những lứa tuổi khác nhau. Có người hát từ nhỏ trong các đội đồng ca ở các trường, các nhà thờ, và ngay từ lúc nhỏ đã được học tập kỹ thuật thanh nhạc.Có người thì bắt đầu học hát ở lứa tuổi thanh niên. Có người chậm hơn, đến tuổi trung niên mới bắt đầu học hát.Thực tế cho biết rằng học hát ở lứa tuổi thanh niên, khi mà cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và sức lực đang ở lúc dồi dào nhất là tốt hơn cả. Với những giọng trầm thì giọng hát phát triển ở tuổi muộn hơn một chút. Một điều nên tránh là không nên học hát ở thời kỳ đang “vỡ giọng”. Đó là thời kỳ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên. Sự phát triển về sinh lí của cơ thể, trong đó đặc biệt là sự thay đổi về giọng hát ở thời kỳ này gây ảnh hưởng không tốt cho việc học hát. Các giọng nữ thì ở giai đọan “ vỡ giọng” ít thay đổi hơn ở các giọng nam. Ở lứa tuổi khi chưa “vỡ giọng” vẫn có thể tập hát được. Cách luyện tập ở lứa tuổi này không nên đòi hỏi toàn diện, mà chỉ nên làm quen dần với những thói quen tốt cho việc phát triển giọng hát về sau. Chẳng hạn, có thể luyện tập một chút về cách lấy hơi thở và cách đẩy hơi tích cực hơn hơi thở bình thường, tập phát âm rõ ràng các nguyên âm, các phụ âm, luyện tai nghe, và đặc biệt là học tập âm nhạc. Trong thời kỳ này không nên tập hát cao quá, hát to quá, tập hát như vậy là không