SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
Download to read offline
Trang ii
MỤC LỤC
***
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu........................................................................1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn................................................................ 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.3.1. Không gian .......................................................................................... 2
1.3.2. Thời gian.............................................................................................. 2
1.3.3. Ðối tuợng nghiên cứu...........................................................................3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN.............................................3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................5
2.1.1. Đặc điểm kế toán khoản mục phải thu khách hàng .................................5
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại khoản mục phải thu khách hàng .................. 5
2.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán........................................................................5
2.1.1.3. Dự phòng phải thu khó đòi ............................................................... 6
2.1.1.4. Mối quan hệ giữa tài khoản phải thu khách hàng và các tài khoản
khác trong chu trình doanh thu............................................................................7
2.1.1.5 Dòng luân chuyển chứng từ nợ phải thu.............................................8
2.1.1.6. Trình bày trên Báo cáo tài chính ....................................................... 8
2.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng....................... 9
2.1.2.1. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ áp dụng phổ biến đối với khoản mục
phải thu khách hàng ........................................................................................... 9
2.1.2.2. Các nguyên tắc quản lý đối với khoản phải thu khách hàng .............. 9
2.1.3. Các sai sót và gian lận phổ biến đối với khoản mục phải thu khách h àng11
2.1.4. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách h àng ..................... 12
Trang iii
2.1.4.1. Xác định phạm vi kiểm toán ............................................................ 12
2.1.4.2. Xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu ....................... 12
2.1.4.3. Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục
phải thu khách hàng .......................................................................................... 13
2.1.4.4. Thực hiện thử nghiệm cơ bản ......................................................... 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 19
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 19
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK .................. 20
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK ..................................20
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty kiểm toán TDK ............. 20
3.1.2. Tóm lược cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành tại công ty kiểm
toán TDK .......................................................................................................... 22
3.1.3. Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và các dịch vụ do công ty kiểm toán
TDK cung cấp...................................................................................................23
3.1.3.1. Nguyên tắc ...................................................................................... 24
3.1.3.2. Mục tiêu .......................................................................................... 24
3.1.3.3. Các dịch vụ cung cấp ......................................................................24
3.2. TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM
TOÁN TDK .....................................................................................................25
3.2.1. Liên hệ và khảo sát khách hàng............................................................. 25
3.2.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng......................................26
3.2 3. Phân công kiểm toán viên thực hiện kiểm toán .....................................26
3.2.4. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể ........................................................... 26
3.2.5. Thực hiện kiểm toán tại đơn vị.............................................................. 26
3.2.6. Lập báo cáo kiểm toán dự thảo trình ban giám đốc duyệt và gửi cho
khách hàng ........................................................................................................ 27
3.2.7. Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức ............................................. 27
3.2.8. Hoàn thiện và tổ chức lưu trữ file hồ sơ tại công ty ............................... 28
3.2.9. Giới thiệu các mẫu giấy làm việc của công ty kiểm toán TDK .............. 28
3.3. GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK...................................29
Trang iv
3.3.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách h àng......................... 29
3.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát ......................................................................29
3.3.3. Thử nghiệm kiểm soát........................................................................... 30
3.3.4. Thử nghiệm cơ bản ............................................................................... 30
3.3.4.1. Thủ tục phân tích............................................................................. 30
3.3.3.2. Thử nghiệm chi tiết.......................................................................... 31
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU
TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK............................................................... 35
4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHÁCH HÀNG – CÔNG TY CỔ PHẦN
J&D ................................................................................................................ 32
4.1.1. Khái quát về công ty khách hàng – công ty J&D .................................32
4.1.2. Phân công kiểm toán viên .....................................................................35
4.1.3. Chiến lược kiểm toán ............................................................................ 35
4.2. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU ................ 36
4.2.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................................... 36
4.2.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát ........................................................... 37
4.2.3. Đánh giá rủi ro...................................................................................... 43
4.2.4. Xác định mức trọng yếu .......................................................................46
4.2.5. Thực hiện thử nghiệm cơ bản................................................................ 47
4.2.5.1. Chương trình kiểm toán...................................................................47
4.2.5.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản.................................................... 48
4.2.5.3. Kết thúc kiểm toán........................................................................... 72
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ
PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK ............... 77
5.1. NHẬN XÉT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI
THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK ......................... 77
5.1.1. Ưu điểm ............................................................................................. 77
5.1.2. Nhược điểm ....................................................................................... 78
5.1.3. So sánh quy trình kiểm toán nợ phải thu giữa thực tế và lý thuyết ......80
5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK.......81
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 85
Trang v
6.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 85
6.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 86
6.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước..................................................................86
6.2.1.1. Để phát triển thị trường kiểm toán Nhà nước ..................................86
6.2.1.2. Để nâng cao chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán Việt
Nam .................................................................................................................. 87
6.2.2. Kiến nghị đối với công ty kiểm toán TDK ............................................ 88
6.2.2.1. Để nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................... 88
6.2.2.2. Đối với xây dựng chương trình kiểm toán........................................ 89
6.2.2.3. Khi tiến hành kiểm toán...................................................................90
Trang vi
DANH MỤC BIỂU BẢNG
***
Trang
Bảng 1: KIỂM TRA ĐƠN ĐẶT HÀNG ..................................................................... 38
Bảng 2: KIỂM TRA PHIẾU XUẤT KHO VÀ HÓA ĐƠN ......................................... 49
Bảng 3: BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU GIỮA CÁC BỘ PHẬN ....................... 41
Bảng 4: BẢNG KÊ QUÁ TRÌNH QUAN SÁT ........................................................... 42
Bảng 5: BẢNG CÂU HỎI VỀ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN J&D.................................................................................................... 44
Bảng 6: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU ......................................... 47
Bảng 7: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NỢ PHẢI THU .................................................. 48
Bảng 8: ĐỐI CHIẾU SỐ DƯ CUỐI NĂM 2007 VỚI SỐ DƯ ĐẦU NĂM 2008........ 50
Bảng 9: PHÁT SINH NỢ PHẢI THU KHÁCH H ÀNG .............................................. 51
Bảng 10: KIỂM TRA CHỨNG TỪ............................................................................. 52
Bảng 11: KIỂM TRA VÀ ĐỐI CHIẾU SỔ CHI TIẾT VÀ SỔ CÁI............................ 53
Bảng 12: KHÁCH HÀNG ỨNG TRƯỚC CHO ĐƠN VỊ ........................................... 54
Bảng 13: DANH SÁCH CÔNG NỢ GỬI THƯ XÁC NHẬN ..................................... 56
Bảng 14: CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ CỬA HÀNG ĐIỆN MÁY TÙNG........ 59
Bảng 15: CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ CỬA HÀNG ĐIỆN TỬ HỒNG PHÚC 60
Bảng 16: KIỂM TRA NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TRƯỚC VÀ SAU NIÊN ĐỘ ........ 62
Bảng 17: KIỂM TRA CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ........................................................... 64
Bảng 18: DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI...................................................... 65
Bảng 19: THUYẾT MINH CHI TIẾT DANH SÁCH CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH
HÀNG ĐẾN HẾT NGÀY 31/12/2008 ........................................................................ 66
Bảng 20: CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH................................................................. 74
Bảng 21: BIỂU CHỈ ĐẠO .......................................................................................... 75
Trang vii
DANH MỤC HÌNH
***
Hình 1: CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN KHOẢN NỢ PHẢI THU .................... 7
Hình 2: DÒNG LƯU CHUYỂN CHỨNG TỪ NỢ PHẢI THU ..................................... 8
Hình 3: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK ................... 22
Trang viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
***
BCTC Báo cáo tài chính
BCĐKT Bản cân đối kế toán
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
GTGT Giá trị gia tăng
KTV Kiểm toán viên
TK Tài khoản
CHĐT Cửa hàng điện tử
TM – DV Thương mại, dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
CP Cổ phần
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 1 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Trong giai đoạn Việt Nam vừa mới gia nhập WTO - Tổ chức Thương mại
Thế giới thì nền kinh tế nước ta đang đứng trước một thách thức mới và ngành
kiểm toán Việt Nam cũng bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc với nhiều khó
khăn và cơ hội mới. Các doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu chuyển dần sang cổ
phần hóa, các công ty tư nhân trong nước thì cạnh tranh khốc liệt với các doanh
nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, và thị trường
chứng khoán Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Thế nên các doanh nghiệp có
xu hướng gian lận trên báo cáo tài chính nhằm phục vụ những mục đích của cá
nhân doanh nghiệp làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng.
Báo cáo tài chính là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động của doanh
nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh và khoản mục nợ
phải thu cũng đóng góp một phần rất quan trọng, có giá trị lớn, các nghiệp vụ
phát sinh xoay quanh nợ phải thu rất phong phú và đa dạng. Tùy vào mục tiêu
kinh tế của từng doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp thường có xu hướng
phản ánh tăng hay giảm nợ phải thu để l àm đẹp các báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
Kiểm toán khoản mục nợ phải thu là một phần hành quan trọng trong kiểm
toán báo cáo tài chính. Khoản phải thu là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả
năng thanh toán và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Măt khác tài
khoản phải thu cũng là một tài khoản chứa đựng nhiều rủi ro, sai sót nên số lượng
bằng chứng cần thu thập tương đối lớn. Nhận thức được điều này trong thời gian
thực tập tại công ty kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK, em đã chọn đề tài
“Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại công ty kiểm toán và dịch vụ
phần mềm TDK ” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 2 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Dựa trên các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam về các thủ tục kiểm
toán, các Quyết định cũng như Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán
của Bộ tài chính.
Đồng thời kết hợp với số liệu thực tế t ừ hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính
của công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ phần mền TDK ( gọi tắt là công ty kiểm
toán TDK) để minh họa cho quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách
hàng trên báo cáo tài chính .
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích về quy trình kiểm toán khoản mục nợ
phải thu tại công ty kiểm toán TDK để từ đó đ ưa ra giải pháp hoàn thiện quy
trình kiểm toán nợ phải thu nhằm tăng cường độ tin cậy, tính chính xác của kết
quả kiểm toán khoản mục nợ phải thu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại công ty
kiểm toán TDK.
- Vận dụng quy trình kiểm toán nợ phải thu của công ty kiểm toán TDK vào
quá trình kiểm toán thực tế tại Công ty Cổ phần J&D .
- Qua đó đánh giá ưu điểm và nhược điểm của quy trình kiểm toán nợ phải
thu tại công ty kiểm toán TDK.
- Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm để hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ
phải thu.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ phần mềm
TDK, trụ sở tại C14 Quang Trung, Q. Gò Vấp, TPHCM, với số liệu minh họa từ
công ty cổ phần J&D .
1.3.2. Thời gian
- Thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 02/02/2009 và kết thúc ngày
25/04/2009
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 3 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Số liệu thực hiện kiểm toán tại công ty cổ phần J&D cho năm tài chính kết
thúc vào ngày 31/12/2008.
1.3.3. Ðối tuợng nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu vào phần hành kiểm toán nợ phải
thu ngắn hạn nhưng thực tế khoản mục này có liên quan đến các khoản mục khác
trong quá trình kiểm toán nhưng khi trình bày trong nội dung của đề tài không
thể trình bày tất cả vấn đề.
- Do bảo đảm tính bảo mật nên đề tài hạn chế trong việc tìm hiểu về thông
tin công ty khách hàng tại Công ty kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Đề tài được thực hiện sau khi đã tham khảo nhiều nhiều đề tài nghiên cứu
khoa học có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trong đó có các đề t ài,
luận văn, tiểu luận tốt nghiệp của một số sinh viên ở các trường đại học trong
nước. cụ thể như sau:
(1) “QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY KIỂM
TOÁN SGN”, Dương Thị Thuyết, kế toán K30, Đại học Cần Thơ. Đề tài này
được thực hiện tại công ty kiểm toán SGN, với phần h ành kiểm toán Nợ phải thu
tại công ty CP Thủy sản Sóc Trăng. Kết quả đề tài thu thập được các bằng chứng,
cũng như khá hoàn thiện về quy trình kiểm toán đối với khoản phải thu. Tuy
nhiên đề tài chỉ dừng lại một số thủ tục cơ bản, chưa đi sâu vào các thủ tục cụ
thể.
(2) “THỦ TỤC PHÂN TÍCH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN”, Vũ Ánh
Nguyệt, kế toán K30, Đại học Cần Thơ. Kết quả đề tài thực hiện phân tích đối
với báo cáo tài chính, các tỷ số tài chính ở cả 3 giai đoạn kiểm toán. Tuy nhiên đề
tài chỉ dừng lại ở phân tích biến động và tỷ số tài chính, chưa áp dụng các thủ tục
phân tích cụ thể cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính và thủ tục phân tích
biến động đối với tổng thể báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
như đề tài đã trình bày là chưa thật sự hiệu quả, vì rằng thủ tục này thường được
vận dụng trong giai đoạn lập kế hoạch – định hướng kiểm toán sẽ đạt hiệu quả tốt
hơn.
(3) “ QUY TRÌNH XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI
RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C”, Nguyễn Thị Thanh
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 4 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
Hồng, kế toán K16, Đại học Kinh Tế TPHCM. Đề t ài khá hoàn thiện về toàn bộ
quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán tại một công ty
kiểm toán cụ thể. Tuy nhiên quy trình đưa ra mang tính chung chung cho mọi đối
tượng khách hàng, chưa xác lập một quy trình cụ thể cho từng đối tượng, vì rằng
đây là vấn đề trọng yếu để tăng hiệu quả trong kiểm toán.
(5) “CHUYÊN NGHIỆP HÓA HỒ SƠ KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY
KIỂM TOÁN AASC”. Đề tài trình bày khá chi tiết về cách thức lưu hồ sơ trong
kiểm toán và đề xuất một số giải pháp để chuyên nghiệp hóa hồ sơ để đáp ứng
nhu cầu phát triển mang tính xã hội hóa đối với công tác kiểm toán.
(6) “CÁC THỦ TỤC KHI KẾT THÚC KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG
TY KIỂM TOÁN A&C”, Hà Thị Khôi An, kế toán K28, Đại học Kinh Tế
TPHCM. Kết quả đề tài đưa ra được các công việc cần thực hiện trong khâu hoàn
thành, soát xét báo cáo tài chính. Tuy nhiên trình tự thực hiện các công việc chưa
thật sự tối ưu.
Qua những ưu điểm và nhược điểm của các đề tài nêu trên, em sẽ phát huy
những điểm mạnh vào đề tài “ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ
PHẢI THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ PHẦN MỀM TDK” để
bài luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 5 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Đặc điểm kế toán khoản mục phải thu khách hàng
2.1.1.1. Khái niệm và phân loại khoản mục phải thu khách hàng
a. Khái niệm
Khoản mục phải thu khách hàng phản ánh các khoản nợ phải thu và tình
hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền
bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ.
Khoản mục này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu
xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã
hoàn thành.
b. Phân loại
Tuỳ thuộc theo các tiêu chí khác nhau mà ngư ời ta chia khoản phải thu
thành các loại khác nhau. Cụ thể:
- Nếu xét theo tiêu chí thời gian thì khoản phải thu bao gồm:
+ Nợ chưa đến hạn (Not Yet Due Accounts Receivable)
+ Nợ quá hạn (Past Due Accounts Receivable)
- Nếu xét theo khả năng thu đòi thì khoản phải thu bao gồm:
+ Nợ có khả năng thu hồi (Collectible Accounts Receivable)
+ Nợ không có khả năng thu đòi (Uncollectible Accounts Receivable)
- Nếu xét theo tính thương mại thì khoản phải thu bao gồm:
+ Nợ phải thu thương mại (Trade Accounts Receivable)
+ Nợ phải thu phi thương mại (Non-trade Accounts Receivable)
2.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán
Khi hạch toán tài khoản nợ phải thu cần tôn trọng một số quy định sau:
- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo
từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và
ghi chép theo từng lần thanh toán.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 6 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá,
bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay.
- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các
khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng
thu hồi được để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc
có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
- Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận
giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư
đã giao, dịch vụ đã cung cấp không theo đúng thoả thuận trong hợp đồng kinh tế
thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số
hàng đã giao.
2.1.1.3. Dự phòng phải thu khó đòi
Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được quy định trong Thông tư
132006TT – BTC ngày 27022006 của Bộ Tài Chính, KT Bộ trưởng Thứ
trưởng Lê Thị Băng Tâm đã ký. Cụ thể như sau:
a. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi
Các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau: khoản nợ phải có chứng
từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, có đủ căn cứ xác
định là khoản nợ phải thu khó đòi.
b. Phương pháp lập dự phòng
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự ph òng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến d ưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến d ưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm
vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,
vvv..., thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi đ ược để trích lập dự
phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp
tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn
cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 7 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
2.1.1.4. Mối quan hệ giữa tài khoản phải thu khách hàng và các tài khoản
khác trong chu trình doanh thu
Khoản mục phải thu khách hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nghiệp vụ bán
hàng. Trong chu trình doanh thu, khoản mục phải thu khách hàng có mối liên hệ
với các khoản mục như: Tiền mặt (111), Tiền gửi ngân hàng (112), Dự phòng
phải thu khó đòi (139), Doanh thu (511), Chiết khấu (521), Hàng bán bị trả lại
(531), Giảm giá hàng bán (532), …và được thể hiện cụ thể như sau:
Hình 1: CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN
KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU
TK 515
Doanh thu bán hàng
chưa thu tiền
Nợ phải thu
(TK 131)
TK 333
VAT đầu ra
TK 511
TK 111, 331, 112
TK 711
Thu nhập khác chưa
thu tiền
Doanh thu tài chính
Các khoản chi hộ
cho khách hàng
TK 515
Lập dự phòng
Hoàn nhập dự phòng
Doanh thu bán hàng
chưa thu tiền
TK 111, 331, 112
Chiết khấu, giảm giá,
hàng bán bị trả lại
TK 139
Xoá sổ nợ không đòi được
TK 521,531,532
TK 111, 112,113
Khách hàng ứng trước
Và thanh toán tiền
TK 331
Bù trừ nợ
Các khoản chi hộ cho
khách hàng
TK 642
TK 152, …156
Thu nợ bằng VT, HH
Nợ phải thu
(TK 131)
TK 333
VAT đầu ra
TK 511
TK 711
Thu nhập khác
chưa thu tiền
Doanh thu tài chính
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 8 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
2.1.1.5. Dòng luân chuyển chứng từ nợ phải thu
Chứng từ ghi tăng Chứng từ ghi giảm
Hình 2: DÒNG LƯU CHUYỂN CHỨNG TỪ NỢ PHẢI THU
Khi xuất hàng doanh nghiệp phản ánh doanh thu đồng thời ghi tăng khoản
phải thu với các chứng từ như hóa đơn, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận. Khi
khách hàng thanh toán nợ cho doanh nghiệp thì phản ánh nghiệp vụ giảm khoản
phải thu với các chứng từ như phiếu thu, ủy nhiệm thu, sec, giấy báo có của ngân
hàng,…Và để việc quản lý khoản phải thu được hữu hiệu thì doanh nghiệp liệt kê
danh sách các khách hàng còn nợ từng thời điểm. Ngoài ra, để cho việc quản lý
khoản phải thu được chính xác, doanh nghiệp còn dùng các chứng từ khác như:
thư xác nhận công nợ, biên bản xóa nợ khó đòi,…
2.1.1.6. Trình bày trên Báo cáo tài chính
Nợ phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối
kế toán bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ
- Hóa đơn
- Phiếu xuất
kho
- Biên bản
giao nhận
131
- Phiếu thu
Ủy nhiệm thu.
- Séc.
- Báo Có
- Biên bản đối chiếu công nợ
- Biên bản xóa nợ khó đòi.
- Danh sách khách hàng
- Danh sách khách hàng.
Chứng từ dùng trong
quản lý
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 9 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
chưa đến hạn thanh toán. Các khoản phải thu được ghi nhận như là tài sản của
công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai.
Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục phải thu khách hàng được trình bày
tại phần A “Tài sản ngắn hạn”, gồm các khoản mục phải thu khách hàng ghi theo
số phải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm. Do đó
hiệu số giữa phải thu khách hàng và dự phòng nợ phải thu khó đòi sẽ phản ánh số
nợ phải thu thuần.
2.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng
2.1.2.1. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ áp dụng phổ biến đối với khoản
mục phải thu khách hàng
Để hệ thống kiểm soát nội bộ có tính hữu hiệu và hiệu quả đối với khoản
mục phải thu khách hàng thì quả doanh nghiệp cần có các nguyên tắc kiểm soát
nội bộ sau:
- Quản lý theo từng đối tượng phải thu (mỗi khách hàng có một mã số nhất
định), quản lý theo từng nội dung phải thu (phải thu, ứng tr ước).
- Ghi chép cho từng lần thanh toán (từng lần thu tiền, chiết khấu, thời gian
nợ và hạn mức công nợ).
- Tiến hành phân loại và đánh giá chất lượng của khoản phải thu. Chất
lượng khoản phải thu phụ thuộc vào khả năng thu đòi. Doanh nghiệp có thể phân
loại khoản phải thu bằng báo cáo phân tích t uổi nợ hoặc báo cáo phân loại theo
tính thương mại.
- Nhắc nợ (bằng thư, điện thoại hay e-mail), thường xuyên liên lạc, theo dõi
và đối chiếu công nợ định kỳ (bằng chứng l à biên bản đối chiếu công nợ). Doanh
nghiệp phải lên kế hoạch thu nợ đối với từng khách hàng để từ đó dự kiến được
dòng chi.
2.1.2.2. Các nguyên tắc quản lý đối với khoản phải thu khách hàng
a. Quản lý nội bộ theo chức năng kế toán kết hợp với kinh doanh
Đây là mô hình do doanh nghiệp tự lập ra và theo dõi công nợ.
- Bước 1: Phải xây dựng được phân lớp khách hàng, xây dựng hệ thống mã
khách hàng giúp cho việc phân mức hạn mức tín dụng được đồng đều.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 10 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Bước 2: Xây dựng hạn mức tín dụng tương ứng với tình trạng và khả năng
tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp
mà vẫn tạo tính linh động trong từng phân lớp khách hàng.
- Bước 3: Xây dựng ngày công nợ cấp cho từng đối tượng khách hàng hoặc
cho từng thương vụ kinh doanh.
- Bước 4: Tổ chức tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết
- Bước 5: Tổ chức phát hành hoá đơn
- Bước 6: Sử dụng hệ thống các chỉ và các báo cáo so sánh để theo dõi.
- Bước 7: Thu nợ, doanh nghiệp phải có các biện pháp kiểm soát số tiền thu
nộp, kiểm soát ngày nộp hoặc sử dụng thanh toán qua ngân hàng.
b. Mô hình thuê ngoài (Outsourcing)
Ở nước ta mô hình này mới chỉ phổ biến trong hoạt động xuất khẩu. Trong
đó:
- Factoring là việc chuyển nợ của người mua hàng từ người bán sang công
ty mua nợ. Công ty mua nợ đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro về không trả nợ
hoặc không có khả năng trả nợ của người mua. Công ty mua nợ có thể trả trước
thời hạn toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với một khoản
hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được đều do người tài trợ
gánh chịu. Từ đó hình thành một quan hệ tài chính liên quan tới ba bên gồm công
ty mua nợ (ngân hàng, tổ chức tài chính), người bán hàng hoá hay cung ứng dịch
vụ và người mua hàng hoá hay nhận dịch vụ.
- Note Receivable (Thương phiếu phải thu): Là chứng chỉ nhận nợ của
khách hàng cam kết sẽ thanh toán một số tiền vào thời điểm xác định trong tương
lai. Người cam kết thanh toán gọi là người phát hành (maker), người được trả
tiền gọi là người thụ hưởng (payee). Khi đến hạn, người phát hành sẽ phải thanh
toán cho người thụ hưởng cả tiền gốc (princilal) và tiền lãi (interest). Thương
phiếu thường được sử dụng trong các nghiệp vụ có thời hạn thanh toán dài như
bán hàng trả góp hay bán những mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị.
c. Quy trình xử lý khoản phải thu khách hàng
Tùy theo quy mô, đặc điểm của từng doanh nghiệp mà cách thức tổ chức cụ
thể về kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng có thể rất khác nhau.
Để theo dõi chặt chẽ việc thu tiền, cần phải liệt kê các khoản nợ phải thu
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 11 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
theo từng nhóm tuổi để lập chương trình và phân công đòi nợ. Ngoài ra, để giảm
thiểu sai phạm, doanh nghiệp có thể phân công cho hai nhân viên khác nhau ph ụ
trách về kế toán chi tiết công nợ và kế toán tổng hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp
nên thường xuyên thực hiện thủ tục gửi thư thông báo nợ cho khách hàng để vừa
giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, vừa giúp doanh nghiệp
xác minh và điều chỉnh kịp thời những chênh lệch giữa số liệu của hai bên (nếu
có).
Đối với các khoản phải thu khách hàng không còn khả năng thu hồi, nhà
quản lý có trách nhiệm xem xét để cho phép hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cho
phép được xoá sổ các khoản nợ này. Để tăng cường kiểm soát đối với việc xoá sổ
nợ phải thu khó đòi, hạn chế các gian lận có thể phát sinh, doanh nghiệp cần quy
định chặt chẽ thủ tục xét duyệt này.
2.1.3. Các sai sót và gian lận phổ biến đối với khoản mục phải thu khách
hàng
- Thứ nhất, khoản phải thu khách hàng thuần được trình bày không thể thu
hồi được vì các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận là khống, hoặc tồn tại
những khoản phải thu không thu hồi được
- Thứ hai, khoản phải thu khách hàng được công bố như là khoản ký quỹ
trái ngược với những khoản vay cụ thể có giới hạn về điều kiện sử dụng.
- Thứ ba, các khoản phải thu khách hàng không được phân loại đúng như
thực tế khi mà khả năng thu hồi khoản phải thu ấy trong năm tiếp theo là rất thấp.
- Thứ tư, đối với việc phát hành hoá đơn : có hai khả năng sai sót và gian lận
đó là:
+ Phát hành hoá đơn không phù hợp về ngày: Doanh nghiệp phát hành hoá
đơn trước ngày nhằm thay đổi tình hình tài chính hoặc để đạt một doanh số kế
hoạch.
+ Phát hành hoá đơn sai đối tượng : Sai sót này có thể xảy ra nhiều nhất đối
với các công ty bảo hiểm hoặc công ty bán hàng đa cấp.
- Thứ năm, trong quản lý công nợ : có sáu khả năng gian lận và sai sót như
sau:
+ Đánh giá sai về khách hàng dẫn đến cấp hạn mức tín dụng và ngày công
nợ sai
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 12 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
+ Đánh giá sai về chất lượng khoản phải thu.
+ Lập dự phòng sai hoặc không lập dự phòng.
+ Không kiểm soát được kế hoạch thu đòi công nợ.
+ Xóa nợ khó đòi sai.
+ Lapping: Thu tiền của khách hàng A với số tiền X nhưng lại ghi xoá nợ
cho khách hàng B với số tiền Y (thông thường X>Y), thu tiền của khách hàng C
để bù đắp vào chênh lệch (X – Y). Vì vậy sẽ dẫn tới gian lận là luôn có một
khoản tiền ở ngoài quỹ doanh nghiệp.
2.1.4. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
2.1.4.1. Xác định phạm vi kiểm toán
Khi tiến hành kiểm toán mỗi khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán
viên cần phải xác định phạm vi kiểm toán đối với khoản mục đó. Đối với khoản
mục phải thu khách hàng, phạm vi kiểm toán được xác định như sau:
Thứ nhất: Khoản phải thu bao gồm các khoản bán nợ cho khách hàng, các
khoản khách hàng ứng trước và dự phòng phải thu khó đòi.
Thứ hai: Khoản phải thu thể hiện quyền thu đòi của doanh nghiệp đối với
một khoản nợ của khách hàng khi họ đã nhận và sử dụng hàng hoá, dịch vụ của
doanh nghiệp.
Thứ ba: phải thu khách hàng (TK 131) và dự phòng phải thu khó đòi (TK
139) là hai khoản mục chủ yếu kiểm toán viên cần phải quan tâm khi tiến hành
kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng.
2.1.4.2. Xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu
- Các khoản nợ phải thu khách hàng đã ghi chép có thực tại thời điểm lập
báo cáo (Hiện hữu).
- Các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo thuộc về đơn vị
(Quyền sở hữu).
- Những khoản nợ phải thu khách hàng phải được ghi chép đúng số tiền gộp
trên báo cáo tài chính và phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu khách h àng với sổ
cái (Ghi chép chính xác).
- Các khoản dự phòng được tính toán hợp lí để giá trị thuần của nợ phải thu
khách hàng gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được (Đánh giá).
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 13 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản nợ phải thu, bao gồm việc
trình bày đúng đắn các khoản nợ phải thu, cũng như công bố đầy đủ những vấn
đề có liên quan như cầm cố, thế chấp,… (Trình bày và công bố).
2.1.4.3. Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản
mục phải thu khách hàng
a. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
Để tìm hiểu kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu, kiểm toán viên có thể
thiết lập bảng câu hỏi. Sau đó kiểm toán viên cần thực hiện kỹ thuật walk –
through để kiểm tra xem trên thực tế kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như mô
tả của doanh nghiệp hay không.
b. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ đánh giá
sơ bộ rủi ro kiểm soát nhằm xem xét tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên tiến
hành thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Ngược lại, kiểm toán viên
không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà mở rộng thử nghiệm cơ bản.
c. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm
toán mà kiểm toán viên dự định là sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản. Một số thử
nghiệm kiểm soát thường được sử dụng:
- Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng:
Kiểm toán viên chọn mẫu các hoá đơn phát hành trong kỳ
+ Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về
chủng loại, số lượng, giá cả, chữ ký…, nhằm chứng minh rằng hoá đơn được lập
trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra.
+ Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ
các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không.
+ Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hoá đơn, so sánh
giá trên hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm, nhằm chứng minh
rằng hoá đơn với bảng giá tính chính xác và trước khi gửi đi chúng được thực
hiện một cách hữu hiệu.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 14 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
+ Kiểm toán viên sẽ lần theo các hoá đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng
trên sổ sách kế toán. Thủ tục này nhằm chứng minh về sự hữu hiệu của các thủ
tục kiểm soát có liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ
bán hàng trên sổ kế toán.
+ Khi thử nghiệm kiểm toán viên cũng cần chú ý về các thủ tục kiểm soát
đối với hàng ký gửi và tìm hiểu về chính sách bán hàng của khách hàng kiểm
toán.
- Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với các hóa đơn liên quan
Cần chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với
hoá đơn có liên quan, đặc biệt lưu ý đến tính liên tục của các chứng từ là đơn đặt
hàng, chứng từ chuyển hàng và hoá đơn bán hàng.
- Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng
Kiểm toán viên có thể chọn mẫu chứng từ liên quan đến các hàng hoá bị trả
lại hay hư hỏng để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối
chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị. Bên cạnh đó, kiểm toán viên
cũng cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ
chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản phải thu khách hàng có liên quan.
d. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Căn cứ vào kết quả thực hiện kiểm soát, kiểm toán viên sẽ đánh giá mức rủi
ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản phải thu khách hàng và
nghiệp vụ bán hàng. Khi đánh giá, kiểm toán viên nên nhận diện những điểm yếu
của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh
cho phép giảm thiểu những thử nghiệm cơ bản.
2.1.4.4. Thực hiện thử nghiệm cơ bản
a. Thủ tục phân tích đối với khoản mục phải thu khách hàng
Kết quả phân tích là yếu tố quan trọng để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết.
Dưới đây là một số thủ tục phân tích thường được sử dụng trong kiểm toán nợ
phải thu:
- Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu
Tỉ lệ lãi gộp
trên doanh thu
Lãi gộp
Doanh Thu
=
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 15 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ
của ngành hoặc của năm trước. Sự biến động trong tỷ lệ lãi gộp có thể xuất phát
từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như sự thay đổi chính sách giá của
đơn vị, biến động giá hàng mua hoặc thay đổi cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên, sự
biến động của tỷ lệ lãi gộp từ những sai sót trong số liệu kế toán. Chẳng hạn việc
ghi chép thiếu doanh thu có thể làm tỷ lệ lãi gộp sụt giảm bất thường
- Tính số vòng quay khoản phải thu
Việc so sánh tỷ số vòng quay khoản phải thu với số liệu của ngành hoặc của
năm trước có thể giúp kiểm toán viên hiểu biết về họat động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính
như:
+ Do sự thay đổi chính sách bán chịu của đ ơn vị, thí dụ đơn vị đã mở rộng
hay thu hẹp điều kiện, thời hạn bán chịu….
+ Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đ òi trong nợ phải thu của đơn vị.
Điều này sẽ liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
+ Sai lệch trong số liệu kế toán, thí dụ do vi ệc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót
các khoản phải thu khách hàng.
- So sánh số dư nợ quá hạn của năm nay so với năm trước
Thủ tục này cũng giúp kiểm toán viên ghi nhận những biến động trong việc
thu hồi nợ và khả năng có sai lệch trong số liệu nợ phải thu. K iểm toán viên có
thể mở rộng thủ tục này bằng cách so sánh bảng phân tích số dư theo tuổi nợ của
cuối kì với đầu kì để ghi nhận những biến động của các khoản phải thu quá hạn
theo những mức thời gian khác nhau.
- Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu
Việc so sánh tỷ số này với tỷ số năm trước rất hữu ích vì giúp kiểm toán
viên đánh giá sự hợp lý của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Vòng vay
nợ phải thu
Doanh Thu
Nợ phải thu binh quân
=
Chi phí dự phòng trên
sô dư nợ phải thu
Dự phòng phải thu khó đòi
Doanh thu bán chịu
=
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 16 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
b. Thử nghiệm chi tiết
- Thu thập hay tự lập bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ để đối chiếu
với sổ chi tiết và sổ cái
Thử nghiệm chi tiết phải thu khách hàng và dự phòng nợ khó đòi chủ yếu là
dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Bảng này liệt kê số dư của từng
khách hàng và và sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ (Tính từ ngày hết hạn trả cho
đến ngày lập báo cáo). Khi nghiên cứu bảng này, tuỳ thuộc vào tính hữu hiệu của
kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần xem lại thể thức lập bảng và xác định các thử
nghiệm cần thực hiện.
- Gửi thư xác nhận đến khách hàng
Để xác nhận tính hiện hữu của tài khoản phải thu khách hàng, thử nghiệm
được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là gửi thư xin xác nhận đến khách hàng
và đây là thủ tục rất quan trọng trong kiểm toán khoản mục phải thu khách h àng.
Trong phần lớn các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thường chỉ chọn mẫu để
gửi thư xác nhận. Sau đây là một số điều cần lưu ý trong việc chọn mẫu:
+ Thứ nhất, đối với thiết kế mẫu
Do chỉ gửi thư xác nhận trong phạm vi mẫu được chọn nên cỡ mẫu cần
phải lớn, và phải đại diện cho tổng thể để có thể thu t hập được bằng chứng đáng
tin cậy. Cỡ mẫu sẽ thay đổi tuỳ theo mức độ trọng yếu của khoản mục phải thu
khách hàng so với tổng thể tài sản. Mặt khác, cỡ mẫu cũng tuỳ thuộc v ào sự đánh
giá của rủi ro kiểm soát, việc chọn phương pháp xác nhận. Nếu rủi ro phát hiện ở
mức thấp, kiểm toán viên thường phải xin xác nhận sau ngày kết thúc niên độ.
Trường hợp ngược lại, ngày xin xác nhận có thể là một hoặc hai tháng trước ngày
kết thúc niên độ, lúc này kiểm toán viên cần tìm hiểu về các thay đổi chủ yếu
phát sinh từ ngày xác nhận đến ngày kết thúc niên độ. Trong trường hợp số dư
phải thu khách hàng bao gồm nhiều khách hàng với số dư khác nhau, kiểm toán
viên nên phân nhóm trước khi gửi thư xác nhận. Thông thường kiểm toán viên sẽ
chọn khách hàng nào có số dư lớn hơn một khoản quy định nào đó; và trong số
khách hàng còn lại kiểm toán viên có thể chọn ngẫu nhiên một số khách hàng.
+ Thứ hai, giải quyết số chênh lệch giữa thư xác nhận của khách hàng (bên
thứ ba) với số liệu của doanh nghiệp đ ược kiểm toán.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 17 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
Khi có khác biệt về số liệu, kiểm toán viên có thể đề nghị doanh nghiệp
giải thích và đề xuất cách giải quyết. Trong trường hợp thư xác nhận khẳng định,
số dư hiện hành là không chính xác thì kiểm toán viên cần lập bảng chỉnh hợp
giữa số liệu trên các sổ chi tiết có liên quan với bảng kê chi tiết do khách hàng
gửi đến để xác định số thực tế.
+ Thứ ba, các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với các khoản phải thu khách
hàng không có thư trả lời.
Nếu không nhận được thư trả lời kiểm toán viên sẽ tiếp tục gửi thư đến lần
thứ hai hoặc thứ ba, hay áp dụng các hình thức khác như gửi fax, email, gọi điện
thoại…Ngoài ra kiểm toán viên có thể kiểm tra sự hiện hữu về địa chỉ và nợ tồn
đọng của khách hàng thông qua việc tham chiếu các số liệu tại doanh nghiệp hay
các nguồn tài liệu khác, nếu vẫn không xác nhận được thì kiểm toán viên có thể
xem đó là sai sót khi đánh giá kết quả.
+ Thứ tư, tóm tắt và đánh giá kết quả
Kiểm toán viên cần lập bảng tóm tắt để liệt kê các thư đã nhận được và
tổng hợp kết quả chung. Đây là một nội dung quan trọng trong hồ sơ kiểm toán.
+ Thứ năm, sau khi đã giải quyết mọi chênh lệch thông qua thư xác nhận,
kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro đối với khoản mục phải thu khách h àng.
Nếu sai sót đáng kể khác xa so với mức dự kiến của kiểm toán vi ên, thì cần
đánh giá lại và thay đổi phạm vi của các thử nghiệm cơ bản có liên quan. Việc
gửi thư xác nhận luôn có rủi ro nhưng thư xác nhận vẫn cung cấp bằng chứng
đáng tin cậy nên nó vẫn là một kỹ thuật quan trọng trong kiểm toán.
- Kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi
Bước đầu tiên trong quá trình kiểm toán các khoản dự phòng là xem xét
kết quả của các thử nghiệm khác có li ên quan đến chính sách bán chịu của doanh
nghiệp. Nếu chính sách bán chịu không thay đổi th ì sự thay đổi số dư của tài
khoản phải thu khách hàng chỉ có thể là do sự thay đổi của hoạt động kinh doanh
và doanh số bán. Ngược lại, nếu chính sách bán chịu đã thay đổi đáng kể, kiểm
toán viên cần phải thận trọng khi đánh giá kết quả của những thay đổi n ày.
Để xác định doanh nghiệp có lập dự ph òng đúng hay không, trước tiên cần
phải lập bảng phân tích dự phòng phải thu khó đòi. Sau đó, kiểm toán viên cần
lần theo những khoản ghi nợ trên dự phòng phải thu khó đòi đến các chứng từ có
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 18 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
liên quan, cũng như tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Nên so sánh bút toán ghi Có
của tài khoản dự phòng phải thu khó đòi với tài khoản chi phí dự phòng phải thu
khó đòi. Sau đó, kiểm toán viên thường thực hiện các bước công việc sau đây:
Bước 1: So sánh chi tiết các khoản nợ phân theo nhóm tuổi của năm nay so
với năm trước. Xem xét các công nợ còn tồn vào cuối năm mà vẫn chưa thu được
vào các tháng đầu của năm sau (lưu ý đến các yếu tố như mức thanh toán, ngày
thanh toán cũng như các khoản bán hàng gần nhất cho những khách hàng được
thực hiện bằng hình thức bán chịu, hay bán thu tiền ngay)
Bước 2: Xem xét các khoản bán chịu quá hạn và lớn bất thường. Cần quan
tâm đến tình hình chung của nền kinh tế hay nghành nghề khi đánh giá khả năng
trả nợ của khách hàng vào ngày đáo hạn.
Bước 3: Rà soát lại các thư xác nhận từ khách hàng, đặc biệt là các khoản
nợ còn đang được tranh chấp.
Bước 4: Tổng cộng tất cả những khoản nợ có khả năng không thu hồi đ ược
ước tính dựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, và lập danh sách những
khách hàng nghi ngờ là sẽ không đòi được, ghi lý do lập và ước tính mức dự
phòng cần lập
Bước 5: Cùng với nhân viên phụ trách bán chịu xem xét lại về mọi khoản
nợ ước tính không thể thu hồi được lập ở bước trên. Ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán
về ý kiến của nhân viên phụ trách bán chịu đối với số tiền ước tính không thu hồi
được của từng khoản nợ phải thu trên danh sách, và giải thích mức dự phòng phải
thu khó đòi đã lập.
Bước 6: Tính toán và xem xét về số ngày bán chịu, và mối liên hệ giữa
khoản dự phòng phải thu khó đòi với khoản mục phải thu khách hàng và doanh
thu bán chịu.
- Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ bán hàng
Để kiểm tra các gian lận trong ghi nhận doanh thu kiểm toán vi ên cần tiến
hành kiểm tra cut – off và đối chiếu hoá đơn bán hàng với các chứng từ chuyển
hàng cũng như xác nhận các tài liệu công nợ có liên quan.
- Xem xét về các khoản phải thu khách hàng bị cầm cố thế chấp
Trong một số trường hợp doanh nghiệp không có quyền sỡ hữu đầy đủ đối
với các khoản nợ phải thu do đem đi thế chấp, cầm cố. Bằng chứng về sự cầm cố
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 19 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
này có thể được thu thập thông qua thư xác nhận. Bên cạnh đó việc phân tích chi
phí lãi vay có thể giúp kiểm toán viên phát hiện ra chi phí phải trả cho việc cầm
cố thế chấp, từ đó tìm ra các nghiệp vụ cầm cố thế chấp không được khai báo.
- Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản nợ phải thu khách hàng
trên Báo cáo tài chính
Kiểm toán viên sau khi kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ,
sẽ xem xét xem các khoản nợ có được phân loại đúng không. Nếu tài khoản phải
thu khách hàng có số dư có thì phải trình bày trên bảng cân đối kế toán trong
khoản nợ phải trả. Kiểm toán viên cần xem xét sự trình bày và công bố khoản
phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính có tuân thủ đúng các chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành hay không.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thực hiện phần hành lấy từ phòng kế toán công ty khách hàng J&D
và từ hồ sơ, sổ sách về các khoản phải thu khách h àng của công ty cổ phần J&D
được lưu trữ tại công ty kiểm toán TDK.
- Các số liệu được thu thập bằng phương pháp thủ công như việc xin báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, xin các chứng từ t ài liệu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu ở phòng kế toán, từ những số liệu này sẽ được tổng hợp lại cho phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Các số liệu được thu thập và phân tích thông qua việc phân tích các chỉ số
tài chính nhằm đánh giá tình hình nợ phải thu của công ty.
- Phương pháp so sánh: So sánh các s ố liệu liên quan thực hiên thử nghiệm
kiểm toán dựa trên căn cứ số liệu qua các năm của khách hàng mà tiến hành so
sánh định lượng để đưa ra sự khác biệt, những thay đổi của các đối t ượng nghiên
cứu.
- Phương pháp phân tích biến động: là phương pháp nghiên cứu mà đối
tượng nghiên cứu sau khi đã được so sánh sẽ đưa ra những biến động cả về số
tương đối (tỷ lệ thay đổi biểu hiện dưới dạng %) lẫn số tuyệt đối (sự thay đổi
biểu hiện bằng con số cụ thể). Và từ đó sẽ đưa ra nhận định, xem xét nguyên
nhân của những biến động đó
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 20 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty kiểm toán TDK
Công ty kiểm toán TDK là công ty có tư cách pháp nhân t ại thành phố Hồ
Chí Minh hoạt động chuyên về các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, t ư vấn pháp
luật nhằm đáp ứng nhu cầu mọi loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Là tổ chức tư vấn, kiểm toán độc lập hợp
pháp có qui mô hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Công ty Kiểm Toán TDK được thành lập ngày 28/02/2002, giấy phép đăng
kí số:4102008644 ngày 28/02/2002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ
Chí Minh cấp. Ngày 28/02/2002 công ty chính thức đi vào hoạt động.
Tên giao dịch : TDK auditing & Software Service Company
Tên viết tắt : TDK
Số điện thoại : ( 08 ) 39142228
Số Fax : ( 08 ) 39142158
Email : tdkaco@hcm.vnn.vn
Website : www.tdkaco.com
Trụ sở đặt tại : 84 Nguyễn Công Trứ, Q1, Tp.HCM
Và đến đầu năm 2005 công ty đã dời về địa chỉ mới
Trụ sở đặt tại : C14 Quang Trung , Q. Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại : (08) 35897462 – (08) 35897463
Số Fax : (08) 35897464
Tài khoản Ngân hàng : 4311.00.30.01.1371 tại ngân hàng Thương Mại-Cổ
Phần Đông Á chi nhánh Quận I
Mã số thuế : 0302544969
Hình thức hoạt động : trách nhiệm hữu hạn
Ngành nghề kinh doanh : Dịch vụ Kiểm Toán, Kế Toán, T ư vấn Tài Chính
(trừ xuất bản phần mềm).
Hội đồng thành viên :(5 thành viên)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 21 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Chủ Tịch Hội Đồng thành viên kiêm Giám Đốc phụ trách nghiệp vụ Kiểm
Toán, Tài Chính.
- Giám Đốc phụ trách đối ngoại.
- Phó Giám Đốc phụ trách về nghiệp vụ phần mềm vi tính.
- Kế Toán Trưởng.
- Trưởng phòng Kiểm Toán phụ trách các nghiệp vụ kiểm toán.
TDK quy tụ nhiều người có tài năng, có kinh nghiệm lâu năm. Nhân viên
trong công ty gồm Luật Sư, Kiểm Toán, Kế toán, chuyên viên phần mềm máy
tính.
TDK đã và sẽ không ngừng mở rộng qui mô, phạm vi hoạt động, nâng cao
chất lượng công việc cũng như ngày càng được sự tín nhiệm của khách hàng nhờ
vào đội ngũ nhân viên nhạy bén, năng động, ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến
cao. Cụ thể năm 2002 công ty kiểm toán TDK có 50 khách hàng, năm 2003 TDK
có 80 khách hàng, năm 2004 công ty có 150 khách hàng và trong năm 2005 s ố
lượng khách hàng công ty có là 230 khách hàng, trong năm 200 6 số lượng khách
hàng tăng lên đến 154 khách hàng (trong đó có 138 khách hàng là những doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài). Và đến năm 2007 công ty có khoản 200
khách hàng.
Qui mô vốn:
- Vốn điều lệ : 3.000.000.000 đồng
- Vốn pháp định : 3.000.000.000 đồng
TDK được hình thành trên cơ sở tập hợp các chuyên viên có nhiều năm kinh
nghiệm đã từng làm việc trên các lĩnh vực Kế Toán, Kiểm Toán, Thuế, T ư Vấn
Pháp Luật, thiết kế cài đặt phần mềm kế toán và đặc biệt có đội ngũ chuyên về
kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản để quyết toán vốn đầu tư nhất là các
đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, kiểm toán các dự án tài trợ ODA cho nông
nghiệp và cấp thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách hàng chủ yếu của TDK là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài thuộc các nước Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc…
Phạm vi hoạt động: miền Nam, miền Trung( Lâm Đồng, Đồng Nai, B ình Dương,
Tây Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An….)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 22 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
3.1.2. Tóm lược cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành tại Công ty
kiểm toán TDK
Công ty kiểm toán TDK có các bộ phận:
- Bộ phận kiểm toán Báo Cáo Tài Chính và tư vấn.
- Bộ phận kiểm toán quyết toán công trình xây dựng cơ bản.
- Bộ phận cài đặt phần mềm.
- Bộ phận kế toán – tổ chức hành chánh.
- Bộ phận nhập dữ liệu.
Về mặt nhân sự, công ty kiểm koán TDK quy tụ các kiểm toán viên, các
chuyên viên, kỹ sư phần mềm kế toán, các luật sư và các kế toán trưởng lâu năm,
lành nghề với số lượng 17 nhân viên đang làm việc chính thức và một đội ngũ
cộng tác viên hơn 28 người. Những người này đã từng làm việc nhiều năm kinh
nghiệm trên các lĩnh vực: sản xuất, thương mại và dịch vụ …, ngày càng nhận
được sự tín nhiệm của khách hàng.
Hình 3: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK
GIÁM ĐỐC
BỘ
PHẬN
KIỂM
TOÁN
BÁO
CÁO
TÀI
CHÍNH
BỘ
PHẬN
KIỂM
TOÁN
CÔNG
TRÌNH
XÂY
DƯNG
CƠ
BẢN
BỘ
PHẬN
TƯ
VẤN
KẾ
TOÁN
THUẾ
BỘ
PHẬN
LẬP
TRÌNH
PHẦN
MỀN
KẾ
TOÁN
BỘ
PHẬN
KẾ
TOÁN
CÔNG
TY
TRƯỞNG PHÒNG KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP
P.G.Đ THƯỜNG TRỰC
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 23 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
Qua hệ thống tổ chức công ty cho thấy Giám Đốc là người trực tiếp điều
hành hoạt động chung của công ty, Phó Giám Đốc phụ trách nghiệp vụ sẽ quản lý
phòng nghiệp vụ.
Khi thực hiện hợp đồng kiểm toán thì Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc sẽ chỉ
định nhân sự. Đồng thời, yêu cầu nhóm trưởng nhóm kiểm toán phải lập kế
hoạch kiểm toán và báo cáo kết quả quá trình thực hiện kiểm toán để giám đốc
hoặc phó giám Đốc kiểm tra lại trước khi ký vào báo cáo kiểm toán.
Cơ cấu tổ chức đơn giản là một yếu tố quan trọng giúp hoạt động công ty
trở nên hiệu quả hơn. Vì khi này dễ dàng có sự phân công, bố trí công việc một
cách linh hoạt, môi trường làm việc thuận tiện, thoải mái tạo điều kiện cho nhân
viên có thể giúp đở, hổ trợ nhau rất nhiều trong quá tr ình thực hiện công việc.
3.1.3. Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và các dịch vụ do công ty kiểm toán
TDK cung cấp
3.1.3.1. Nguyên tắc
- Công ty kiểm toán TDK hoạt động theo nguyên tắc: độc lập, khách quan,
chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật của khách hàng cũng như quyền lợi của
chính bản thân mình, trên cơ sở tuân thủ pháp luật.
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm pháp luật v à có khả năng bồi
thường nếu gây thiệt hại cho khách hàng theo các điều khoản quy định trong hợp
đồng.
- Hoạt động của công ty kiểm toán TDK nhằm góp phần giúp doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời v à áp dụng đúng các qui định pháp luật
của nhà nước Việt Nam.
- Công ty kiểm toán TDK tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam,
Kiểm Toán quốc tế, chuẩn mực kế toá n Việt Nam, Luật kế toán, thông tư hướng
dẫn mới nhất, luật đầu tư nước ngoài. Các chính sách Thuế luôn được TDK cập
nhật thường xuyên để áp dụng.
- TDK hoạt động theo qui định của Bộ Tài Chính.
- Đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ và chữ tín là những chuẩn mực
hàng đầu mà mọi nhân viên TDK luôn tuân thủ..
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 24 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
3.1.3.2. Mục tiêu
“Mục tiêu chủ yếu của TDK là uy tín, chất lượng công việc và là bạn đồng
hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp”
Hoạt động của TDK góp phần giúp các doanh nghiệp, các đ ơn vị kinh tế
thực hiện tốt công tác Kế toán - Tài chính theo đúng qui định và pháp luật nhà
nước Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận.
Đảm bảo số liệu kế toán phản ánh đúng đắn thực trạng của quá tr ình hoạt động
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Góp phần giúp cho các doanh nghiệp,
các đơn vị kinh tế kịp thời phát hiện và chấn chỉnh sai sót, phòng ngừa những rủi
ro thiệt hại có thể gây ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Giúp các doanh nghiệp trong nước và những doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời các qui
định của nhà nước Việt Nam về Kế Toán–Tài Chính –Thuế - Phần mềm kế toán
– Quản lý, tổ chức tốt hệ thống kế toán của doanh nghiệp; giúp cho hoạt độn g
kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, đạt hiệu quả cao, giúp nh à đầu
tư tin tưởng và mạnh dạng hơn trong việc đầu tư vào Việt Nam.
Giúp các đơn vị quản lý cấp trên có số liệu trung thực, chính xác, hợp lý để
thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh trong nền kinh
tế .Trên cơ sở đó xác định và đánh giá đúng đắn nghĩa vụ và trách nhiệm của
doanh nghiệp về các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước và quyền lợi của
doanh nghiệp được hưởng; đồng thời phát huy vai trò chủ đạo vào việc tổ chức
giữ vững kỷ cương, trật tự trong công tác kế toán, tài chính phù hợp với chuẩn
mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế được chấp nhận.
3.1.3.3. Các dịch vụ cung cấp
a. Kiểm toán
- Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm cho doanh nghiệp.
- Kiểm toán quyết toán công trình xây dựng cơ bản
- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu t ư hoàn thành.
- Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo luật định.
b. Dịch vụ kế toán tài chính
- Hướng dẫn đơn vị thực hiện các sổ sách kế toán v à lập báo cáo tài chính
theo quy định hiện hành.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 25 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Nhập dữ liệu lên sổ sách kế toán, báo cáo thuế và báo cáo tài chính cho
các đơn vị khi mới thành lập hoặc bộ máy kế toán chưa ổn định.
- Tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp, tham gia thị tr ường chứng khoán.
c. Tư vấn thuế
- Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
- Kê khai và hoàn thuế GTGT.
- Tư vấn các loại thuế theo luật định.
d. Cung cấp dịch vu tin học phần mềm kế toán
Tư vấn về việc lựa chọn thiết bị tin học, c ài đặt phần mềm xử lý thông tin
trong quản trị kinh doanh sao cho tiện lợi v à có hiệu quả nhất. Phù hợp với khả
năng kinh tế và điều kiện hoạt động, đặc thù kinh doanh của từng khách hàng.
Tư vấn về việc sử dụng phần mềm tin học v à cung cấp các phần mềm quản
lý: Quản trị kinh doanh, kế toán doanh nghiệp, kế toán thương mại, quản trị du
lịch, khách sạn, thuế, quản lý ngân sách, quản lý kho bạc, q uản lý các công trình
xây dựng cơ bản…Theo thông lệ kế toán Việt Nam và một số hệ thống kế toán
quốc tế mà doanh nghiệp được áp dụng.
3.2. TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM
TOÁN TDK
3.2.1. Liên hệ và khảo sát khách hàng
Giám đốc cùng với các nhân viên thường xuyên liên hệ với các khách hàng
cũ nhằm cập nhật những thông tin mới nhất của họ, phục vụ tốt h ơn cho công
việc kiểm toán. Bên cạnh đó, công ty luôn khảo sát nhu cầu của khách h àng mới
để tìm kiếm những hợp đồng mới. Những cách tiếp cận khách h àng tốt nhất là
thư giới thiệu, điện thoại, fax, thư báo giá hay gặp gỡ trực tiếp khách hàng.
Khi khách hàng bước đầu chấp nhận đề nghị kiểm toán, ban giám đốc sẽ
xem xét và phân công kiểm toán viên phụ trách. Kiểm toán viên được phân công
sẽ tiến hành tiếp xúc với khách hàng nhằm tìm hiểu mục tiêu kiểm toán, các yêu
cầu khác, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Đây l à công viêc có ý
nghĩa rất quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán l àm cơ sở
cho việc có chấp nhận hợp đồng này hay không. Nếu không đánh giá chính xác
và đúng đắn, công ty có thể vi phạm hợp đồng, thâm chí l à vi phạm pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 26 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
3.2.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng
Sau những tìm hiểu bước đầu, nếu nhận thấy không có gì bất lợi công ty sẽ
tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Công ty chủ trương phải rõ ràng trong việc
ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên nên hợp đồng kiểm toán phải bao gồm đầy
đủ các điều khoản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nhằm đảm bảo lợi
ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Sau khi hai bên đã thống nhất các
điều khoản hợp đồng, công ty lập hợp đồng tr ình lên ban giám đốc, đồng thời gửi
cho khách hàng để xem xét lại. Khi đã thống nhất các điều khoản hai bên sẽ ký
kết hợp đồng.
3.2 3. Phân công kiểm toán viên thực hiện kiểm toán
Sau khi ký hợp đồng, Ban giám đốc sẽ phân công một nhóm kiểm toán thực
hiện quá trình kiểm toán cho khách hàng. Nhóm bao gồm một nhóm trưởng là
kiểm toán viên đã tiếp xúc tìm hiểu khách hàng và cùng một số trợ lý kiểm toán
tùy theo quy mô và tính phức tạp của hợp đồng. Nhóm trưởng sẽ phân công công
việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán của mình, sau đó tiến hành tổ
chức công tác kiểm toán đối với khách h àng được phân công cho đến khi hoàn tất
mọi công việc kiểm toán.
3.2.4. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể
Trước khi lập kế hoạch, trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng
cung cấp các báo cáo tài chính trong kỳ kiểm toán như: Bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo l ưu chuyển tiền tệ , báo cáo kiểm
toán năm trước (nếu có)… Để làm cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm
toán. Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc
kiểm toán cũng như thời gian hoàn thành hợp đồng. Một kế hoạch kiểm toán đầy
đủ, khoa học sẽ tạo thuận lợi cho người thực hiện về trình tự kiểm toán, bằng
chứng kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy, tránh những sai lầm rủi ro, thời gian thực
hiện nhanh hơn.
3.2.5. Thực hiện kiểm toán tại đơn vị
Đến thời hạn kiểm toán, nhóm kiểm toán phụ trách khách h àng nào thì thực
hiện kiểm toán tại đơn vị đó.
Khi đến đơn vị, nhóm phụ trách sẽ thực hiện các công việc sau:
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 27 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Thu thập đầy đủ các hồ sơ liệt kê trong kế hoạch kiểm toán đã gửi cho đơn
vị.
- Đối chiếu số liệu từ các sổ chi tiết với báo cáo t ài chính, bảng cân đối phát
sinh, số dư năm trước.
- Sử dụng giấy làm việc để ghi nhận việc kiểm tra và phân tích các sổ chi
tiết tài khoản của đơn vị đối với từng tài khoản.
- Trong vấn đề làm việc, các vấn đề chưa rõ cần phải hỏi những bộ phận có
trách nhiệm của khách hàng để họ giải trình, cần phải lưu ý những giải trình đã
thoả đáng hay chưa thoả đáng đều ghi nhận vào giấy làm việc.
Giai đoạn này đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp rất cao của các kiểm toán
viên dựa trên kinh nghiệm tích luỹ của họ trong quá trình kiểm tra số liệu thực tế
tại đơn vị. Họ phải phán đoán mức rủi ro để áp dụng các thủ tục thích hợp, nhằm
không bỏ sót sai lệch trọng yếu của đơn vị.
3.2.6. Lập báo cáo kiểm toán dự thảo trình ban giám đốc duyệt và gửi cho
khách hàng
Nhóm trưởng sẽ tổng hợp những bằng chứng thu thập đ ược từ cuộc kiểm
toán cùng với sự xét đoán nghề nghiệp để hình thành nên ý kiến và lập báo cáo
kiểm toán dự thảo trình ban giám đốc đồng thời gửi cho khách hàng để xem xét
lại xem có đồng ý với báo cáo hay không. Nếu không đồng ý, hai b ên sẽ bàn bạc
để thống nhất ý kiến.
Ngoài ra, công ty còn lập thư quản lý để lưu ý cho công ty những điều cần
thay đổi bổ sung cho phù hợp chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đây là
một ưu điểm của công ty tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, tránh khỏi
những sai sót trong thực hành kế toán. Bên cạnh đó, thư quản lý còn là một bằng
chứng khẳng định công ty đã bàn bạc và nhắc nhở những sai sót mà khách hàng
phạm phải trong công tác kế toán, hoạt động kinh doanh.
3.2.7. Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức
Sau khi khách hàng đồng ý với các bản dự thảo, hoặc sau khi TDK đ ã điều
chỉnh những ý kiến của khách hàng thì Báo Cáo Tài Chính đã được kiểm toán sẽ
được in ấn và trình lên Ban Giám Đốc để ký duyệt và phát hành Báo Cáo Kiểm
Toán. Báo cáo được lập thành nhiều bản, công ty kierm toán TDK sẽ giữ một bản
lưu lại.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 28 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
3.2.8. Hoàn thiện và tổ chức lưu trữ file hồ sơ tại công ty
Đây là công việc cuối cùng kiểm toán phải thực hiện. Các file hồ s ơ là kết
quả của quá trình kiểm toán và là bằng chứng pháp lý rất quan trọng trong việc
xác định trách nhiệm của cả hai bên. Việc tổ chức lưu trữ các File hồ sơ một cách
có khoa học giúp dễ tìm kiếm, tránh thất lạc.
File hồ sơ có 2 loại:
- File hồ sơ kiểm toán chung: lưu trữ Giấy phép hoạt động kinh doanh, Giấy
phép đầu tư, Báo cáo kiểm toán năm trước và các giấy tờ khác có liên quan (
photo) của những khách hàng quen thuộc.
- File hồ sơ kiểm toán năm: lưu trữ các giấy làm việc và các bằng chứng thu
thập được xếp theo thứ tự A,B,C,…..
A- Phần tổng hợp: các giấy làm việc tổng hợp.
B- Hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ: Giấy phép đầu tư, Báo cáo tài
chính, Bảng cân đối phát sinh hàng tháng, Báo cáo kiểm toán năm trước ( nếu có)
CZ : lưu các giấy làm việc của từng khoản mục và các bằng chứng kèm
theo.
3.2.9. Giới thiệu các mẫu giấy làm việc của công ty kiểm toán TDK
Giấy làm việc của công ty gồm 3 mẫu giấy cơ bản. Hướng dẫn làm việc trên
3 mẫu giấy làm việc: trong mẫu giấy làm việc đều phải ghi nhận tên đơn vị, niên
độ, tài khoản, ngày kiểm toán, người kiểm toán và người rà soát và đánh số tham
chiếu.
Với mẫu số 1:
- Ghi nhận số liệu của đơn vị: được lấy từ bảng cân đối tài khoản hoặc lấy
từ bảng cân đối phát sinh, ghi nhận số đầu kỳ, phát sinh nợ, phát sinh có, số cuối
kỳ.
- Ghi nhận số liệu kiểm toán: nếu không có những đều chỉnh, số liệu n ày sẽ
bằng với số liệu của đơn vị, nếu phát sinh bút toán đều chỉnh th ì số liệu kiểm
toán bằng số liệu của đơn vị cộng hoặc trừ số tiền tương ứng với phần tăng hoặc
giảm số tiền trên bút toán điều chỉnh.
Với mẫu số 2: kiểm toán viên ghi nhận lại tất cả những vấn đề cần quan
tâm để theo dõi: sơ đồ chữ T, những sai sót và bất thường, những vấn đề cần lưu
ý, hay những giải trình của khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 29 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
Với mẫu số 3: kiểm toán viên ghi nhận lại những mẫu đã chọn đâỳ đủ hay
không đầy đủ, việc chọn mẫu tuỳ thuộc vào sự xét đoán và kinh nghiệm của kiểm
toán viên.
Tham chiếu chỉ được đánh khi đã hoàn tất hồ sơ kiểm toán.
3.3. GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU
KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK
3.3.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách h àng
Với bất cứ một khách hàng nào thuộc mọi thành phần kinh tế thì việc tìm
hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đó là một việc quan trọng đối với mọi
cuộc kiểm toán.
Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng công ty khách hàng mà TDK sử
dụng các phương pháp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ
phải thu là khác nhau.
Thông thường, đối với những khách hàng nhỏ, hệ thống kiểm soát nội bộ
của họ ít được duy trì thì KTV dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp, đánh giá ri êng
thông qua việc quan sát, xem xét chứng từ , sổ sách v à thực hiện bằng việc phỏng
vấn các nhân viên kế toán, người quản lý hoặc những người có liên quan trực tiếp
đến bộ phận kế toán chứ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trên giấy làm
việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán.
Đối với những khách hàng có quy mô lớn thì việc đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ được thực hiện theo mẫu câu hỏi được thiết kế sẵn và cập nhật những
thông tin về sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, cơ cấu nhân sự cũng như kế
hoạch và dự đoán được lập cho năm kiểm toán. Xem xét sự phân chia trách
nhiệm có rõ ràng theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không? Có định kỳ đối chiếu
công nợ hay không, hóa đơn bán hàng có được lập trên cơ sở của đơn đặc hàng
đã được phê duyệt hay không?
3.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát
Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đánh giá sơ bộ rủi ro
kiểm soát, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao khi hệ thống k iểm soát nội
bộ không hữu hiệu và hiệu quả, nghĩa là phần lớn câu hỏi được trả lời là
“không”. Khi đó kiểm toán viên sẽ tăng cường các thử nghiệm chi tiết.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 30 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
Ngược lại, nều phần lớn câu trả lời là “Có” thì KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm
toán ở mức thấp, đồng thời KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát.
3.3.3. Thử nghiệm kiểm soát
Việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp KTV xét độ tin cậy của
các cơ sở dẫn liệu cho khoản mục nợ phải thu khách h àng, sự hữu hiệu trong
thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Chọn mẫu đơn đặt hàng để kiểm tra việc xét duyệt hạn mức tín dụng, kiểm
tra việc lập lệnh bán hàng sau khi đơn đặt hàng đã được duyệt.
- Chọn mẫu phiếu xuất xuất kho và hóa đơn tương ứng để kiểm tra việc
đánh số liên tục trên các chứng từ này, và cũng để kiểm tra xem phiếu xuất kho
có đầy đủ chữ ký của thủ kho, bộ phận bán h àng và người nhận hàng.
- Thu thập bảng kê đối chiếu vào cuối mỗi tháng để kiểm tra việc thực hiện
đối chiếu định kỳ giữa bộ phận xuất h àng với bộ phận lập hóa đơn, đối chiếu
định kỳ giữa phiếu xuất kho và lệnh bán hàng.
- Kiểm tra biên bản họp của Hội đồng Quản trị về việc xóa sổ nợ phải thu
khó đòi và lập dự phòng nợ phải thu.
- Chọn mẫu nghiệp vụ hàng bán bị trả lại để kiểm tra quá trình nhận hàng bị
trả lại của công ty.
- Thủ tục quan sát:
+ Quan sát quá trình giao hàng có lập phiếu xuất kho không.
+ Quan sát xem có ghi vào sổ chi tiết nợ phải thu của từng khách h àng
không.
+ Quan sát xem có phân chia trách nhiệm giữa bộ phận theo dõi công nợ và
bộ phận bán hàng không.
+ Quan sát xem có biện pháp phòng tránh rủi ro khi thu được tiền không.
Căn cứ vào kết quả của các thử nghiệm kiểm soát, KTV đánh giá lại rủi ro
kiểm soát và xác định phạm vi của các thử nghiệm cơ bản.
3.3.4. Thử nghiệm cơ bản
3.3.4.1. Thủ tục phân tích
Thông thường thủ tục này ít khi được thực hiện trong quá trình kiểm toán
tại TDK.Việc tính toán các tỷ lệ lãi gộp/doanh thu, vòng quay khoản phải thu, chi
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 31 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
phí dự phòng/số dư nợ phải thu,…để so sánh tỉ lệ nghành và so sánh với năm
trước ít khi được thực hiện và lưu vào hồ sơ kiểm toán.
Các kiểm toán viên thường chỉ xem xét sơ qua mức biến động số dư nợ phải
thu so với năm trước, và số nợ phải thu trong năm so với doanh thu.
Trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng, các kiểm toán viên thường tập
trung vào các thử nghiệm chi tiết. Các thử nghiệm n ày được thực hiện trên giấy
làm việc và được lưu vào hồ sơ kiểm toán năm.
3.3.3.2. Thử nghiệm chi tiết
Đối với khoản mục nợ phải thu khách h àng, các kiểm toán viên thường thực
hiện các thử nghiệm sau:
Thủ tục 1: Đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ sách của đơn vị với số liệu trên
báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước; số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ
giữa sổ cái và BCĐKT.
Thủ tục 2: Thu thập danh sách các khoản phải thu tại thời điểm khóa sổ để
đối chiếu với sổ chi tiết, tổng hợp và BCTC.
Thủ tục 3: Rà soát các nghiệp vụ bất thường
Thủ tục 4: Kiểm tra đối với khách hàng có số dư có
Thu thập các hợp đồng, đối chiếu công nợ ứng tiền, giấy báo của ngân h àng,
phiếu thu tiền mặt để chứng minh nghiệp vụ này là có hiện hữu và phát sinh.
Thủ tục 5: Lập danh sách gửi thư xác nhận công nợ
Gửi thư xác nhận công nợ là bằng chứng hữu hiệu nhất trong công tác thu
thập và đánh giá bằng chứng đối với khoản mục nợ phải thu. Đây l à loại bằng
chứng có nguồn gốc từ bên ngoài và dưới hình thức văn bản. Quá trình lưu
chuyển của thư xác nhận rất chặt chẽ: Kiêm toán viên lập thư xác nhận, sau đó
gửi đến đơn vị để ký nhận rồi gửi theo đường bưu điện đến khách hàng và cuối
cùng thư đã được xác nhận gửi về công ty kiểm toán. Với bằng chứng hữu hiệu
như vậy, nhưng không phải đối với tất cả các đơn vị, KTV đều gửi thư xác nhận
100%. Do nhiều vấn đề ảnh hưởng như chi phí, thời gian cũng như cấu khách
hàng của đơn vị,…mà TDK áp dụng nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau tùy
thuộc vào đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng của từng đơn vị.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 32 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Chọn mẫu 100% khách hàng: cách chọn này phù hợp với những doanh
nghiệp có khối lượng khách hàng ít, hay với những loại hình doanh nghiệp khác
mà số liệu của khách hàng làm kiểm toán viên không tin tưởng.
- Chọn mẫu đối với các khách hàng đặc biêt:
+ Các khách hàng thường xuyên, hoặc có doanh số phát sinh lớn, hoặc biểu
hiện bất thường như rủi ro cao, có sai xót,…ngay cả khách h àng có số dư bằng
“không” hay những khách hàng có số dư mà KTV nghi ngờ cũng cần xác nhận.
+ Tất cả các khách hàng có giá trị từ một số tiền nào đó trở lên như giá trị
cỡ mẫu phải đại diện từ 50% đến 70% số d ư cuối kỳ của khoản mục nợ phải thu
khách hàng.
Ngoài ra KTV có thể chọn mẫu theo một xác suất ngẫu nhiên trong số
khách hàng của đơn vị
Thủ tục 6: Nếu khách hàng không hồi âm thì KTV thực hiện các thủ tục
thay thế như:
- KTV trực tiếp gọi điện, hay fax đến khách hàng.
- Xem sổ tiền mặt, chứng từ ngân hàng hay các chứng từ gốc khác để biết
việc thanh toán sau niên độ của khách hàng.
Để đối phó với những gian lận hay sai sót khác trong việc theo dõi hay thu
hồi công nợ, KTV sẽ kiểm tra việc thu nợ sau niên độ để đánh giá việc thu nợ
này có diễn ra bình thường hay không, nghĩa là việc thu nợ sau niên độ có tuân
thủ đúng chính sách nợ của đơn vị hay không, đúng thời gian, kỳ hạn, số tiền
thanh toán hay không? Gian lận có thể xảy ra khi trong niên độ, có hai trường
hợp:
+ Đơn vị muốn tăng lên một khoản tài sản, có thể bằng cách tạo ra một
khách hàng ảo, đến khi kết thúc niên độ khách hàng này sẻ biến mất và không có
ai thanh toán số nợ đó.
+ Ngược lại, đơn vị muốn che dấu một khoản tài sản thì đơn vị thông đồng
với khách hàng của mình trả tiền ít hoặc không trả tiền đến khi sau ng ày kết thúc
niên độ đơn vị thu hồi các khoản nợ đó.
- Nếu việc thanh toán đó chưa đủ cho số dư đã được treo, thì KTV tiến hành
xem xét các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua
bán, thư qua lại có liên quan.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 33 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
Mục tiêu: Để chứng minh nghiệp vu bán hàng đó là hiện hữu và tính chính
xác của số dư đó.
Thủ tục 7: Lập bảng tổng hợp các kết quả yêu cầu xác nhận, tóm tắt kết quả
xác nhận:
Thủ tục 8: Chọn khách hàng để kiểm tra chi tiết số dư
Ngoài việc chọn khách hàng gửi thư xác nhận để thu hồi được bằng chứng
về sự có thực và chính xác. Thì KTV cũng phải chọn mẫu để kiểm tra chi tiết số
dư của khách hàng thông qua những nghiệp vụ phát sinh trong những chứng từ
gốc của đơn vị như: Đơn đặt hàng, hợp đồng, hóa đơn,…và tìm hiểu tại sao còn
treo các số dư này.
Thủ tục 9: Chọn mẫu một số nghiệp vụ bán hàng và thu tiền trong năm
Thủ tục 10: Kiểm tra việc ghi nhận nợ phải thu vào thời điểm trước và sau
ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính ( Thủ tục cut off)
Chọn chứng từ giao hàng trước và sau ngày kết thúc niên độ để đối chiếu
với các hồ sơ khác như: Hóa đơn, đơn đặt hàng, hợp đồng, hồ sơ khác để đảm
bảo rằng các khoản phải thu được hạch toán đúng niên độ.
Thông qua quá trình kiểm kê hàng hóa tồn kho, nắm được các hóa đơn cuối
cùng, các biên bản hàng hóa nhận lại từ người mua. Đồng thời xem xét các hóa
đơn và phiếu xuất kho đầu niên độ sau.
So sánh hóa đơn bán hàng đã chọn ở bước trên với sổ xuất hàng, chứng từ
xuất hàng.
Thủ tục 11: Kiểm tra việc điều chỉnh số dư các khoản nợ gốc ngoại tệ theo
đúng quy định
Khi kiểm toán những đơn vị có khách hàng ở nước ngoài, hoặc thực hiện
việc thanh toán không phải là VNĐ thì KTV còn phải làm thêm công tác đánh
giá chênh lệch tỷ giá giữa VNĐ và ngoại tệ.
Thủ tục 12: Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo
quy định
Thủ tục 13: Xem xét chung về sự trình bày và công bố trên báo cáo tài
chính
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 34 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
CHƯƠNG 4
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK
4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHÁCH HÀNG – CÔNG TY CỔ PHẦN
J&D
4.1.1. Khái quát về công ty khách hàng – công ty J&D
a. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Công ty Cổ phần J&D hoạt động theo giấy phép đầu tư số 12XX/GP ngày
xx/yy/zz của sở kế hoạch và đầu tư.
- Quá trình hình thành:
+ Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần (Nhà nước chiếm 51%)
+ Luật chi phối và hoạt động của doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp Việt
Nam
+ Vốn pháp định: 60.000.000.000 đồng
+ Vốn đầu tư: 85.000.000.000 đồng
- Lĩnh vực hoạt động: sản xuất, kinh doanh sản phẩm điện tử dân dụng
- Ban giám đốc:
+ Ban giám đốc: 3 người, 1 Giám đốc và 2 Phó Giám Đốc.
+ Người thực sự quyết định tại công ty: Giám Đốc
b. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng
- Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
c. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
- Chế độ kế toán: Áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định
15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ
d. Các chính sách kế toán áp dụng
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền
+ Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiề n
sử dụng trong kế toán: Theo tỷ giá bán ngoại tệ do ngân h àng công bố
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Trần Quế Anh Trang 35 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắt giá gốc
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư:
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo chuẩn mực kế
toán và Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: Theo phương
pháp đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư
+ Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư: Theo chuẩn mực kế toán
+ Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư: Theo phương pháp đường
thẳng
4.1.2. Phân công kiểm toán viên
Việc thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán phải được tiến
hành hết sức thận trọng do đó công việc kiểm toán đ òi hỏi được thực hiện bởi
những kiểm toán viên có năng lực, kinh nghiệm.
Đối với khách hàng lâu năm một mặt tổ chức kiểm toán nên hạn chế việc
thường xuyên thay đổi kiểm toán viên, nhằm giúp cho họ nắm vững những nét
đặc thù trong kinh doanh, duy trì mối quan hệ mật thiết giữa hai bên… Mặt khác
tổ chức kiểm toán phải có chính sách luân chuyển kiểm toán vi ên tránh việc quá
quen thuộc với khách hàng, dễ dẫn đến sức ỳ về tâm lý và kiểm tra theo lối mòn
hoặc mất đi tính khách quan độc lập…
4.1.3. Chiến lược kiểm toán
Đây là năm thứ hai TDK kiểm toán công ty CP J&D. Tại công ty này không
có bộ phận kiểm toán nội bộ nên sẽ kiểm tra chi tiết từng khoản mục. Đối với
khoản mục nợ phải thu cần chú ý việc trích lập v à hoàn nhập dự phòng phải thu
khó đòi, các khoản chi phí, hóa đơn, chứng từ ghi nhận nợ phải thu,…
Kiểm toán viên lên lịch kế hoạch kiểm toán, trong đó yêu cầu công ty cổ
phần J&D chuẩn bị các tài liệu và hồ sơ như: Giấy phép đầu tư, danh sách thành
viên ban giám đốc, các quy định về tài chính kế toán của công ty, biên bản kiểm
tra về quyết toán thuế cuả cơ quan thuế; các sổ sách kế toán như: Bảng cân đối
phát sinh trong từng tháng và cả năm, Báo cáo tài chính năm 2008, toàn bộ sổ cái
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf
[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf

More Related Content

Similar to [CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf

Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfNguyễn Công Huy
 
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyAi cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyGiang Nguyễn
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Giao trinh nguyen ly ke toan
Giao trinh nguyen ly ke toanGiao trinh nguyen ly ke toan
Giao trinh nguyen ly ke toanngothibichhien
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 

Similar to [CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf (20)

Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docxDự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
Dự án “Nhà máy chế biến vật liệu đá xây dựng”.docx
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
 
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docxDự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
Dự án kho bãi và lưu trữ hàng hóa, cửa khẩu quốc tế.docx
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Cơ điện Xây dựng
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Cơ điện Xây dựngLuận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Cơ điện Xây dựng
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty Cơ điện Xây dựng
 
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Kiểm toán thuế Giá trị gia tăng trong báo cáo tài chính, 9đ
 
Luận văn: Thiết kế hệ thống tạo mẫu nhanh SLS theo mô đun, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống tạo mẫu nhanh SLS theo mô đun, HAYLuận văn: Thiết kế hệ thống tạo mẫu nhanh SLS theo mô đun, HAY
Luận văn: Thiết kế hệ thống tạo mẫu nhanh SLS theo mô đun, HAY
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
 
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyAi cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Giao trinh nguyen ly ke toan
Giao trinh nguyen ly ke toanGiao trinh nguyen ly ke toan
Giao trinh nguyen ly ke toan
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
 

[CTU.VN]-[Luan van 010158]-Quy trinh kiem toan khoan muc no phai thu tai cong ty kiem toan va dich vu phan mem TDK.pdf

  • 1. Trang ii MỤC LỤC *** Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu........................................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn................................................................ 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.3.1. Không gian .......................................................................................... 2 1.3.2. Thời gian.............................................................................................. 2 1.3.3. Ðối tuợng nghiên cứu...........................................................................3 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN.............................................3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................5 2.1.1. Đặc điểm kế toán khoản mục phải thu khách hàng .................................5 2.1.1.1. Khái niệm và phân loại khoản mục phải thu khách hàng .................. 5 2.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán........................................................................5 2.1.1.3. Dự phòng phải thu khó đòi ............................................................... 6 2.1.1.4. Mối quan hệ giữa tài khoản phải thu khách hàng và các tài khoản khác trong chu trình doanh thu............................................................................7 2.1.1.5 Dòng luân chuyển chứng từ nợ phải thu.............................................8 2.1.1.6. Trình bày trên Báo cáo tài chính ....................................................... 8 2.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng....................... 9 2.1.2.1. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ áp dụng phổ biến đối với khoản mục phải thu khách hàng ........................................................................................... 9 2.1.2.2. Các nguyên tắc quản lý đối với khoản phải thu khách hàng .............. 9 2.1.3. Các sai sót và gian lận phổ biến đối với khoản mục phải thu khách h àng11 2.1.4. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách h àng ..................... 12
  • 2. Trang iii 2.1.4.1. Xác định phạm vi kiểm toán ............................................................ 12 2.1.4.2. Xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu ....................... 12 2.1.4.3. Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng .......................................................................................... 13 2.1.4.4. Thực hiện thử nghiệm cơ bản ......................................................... 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 19 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 19 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK .................. 20 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK ..................................20 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty kiểm toán TDK ............. 20 3.1.2. Tóm lược cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành tại công ty kiểm toán TDK .......................................................................................................... 22 3.1.3. Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và các dịch vụ do công ty kiểm toán TDK cung cấp...................................................................................................23 3.1.3.1. Nguyên tắc ...................................................................................... 24 3.1.3.2. Mục tiêu .......................................................................................... 24 3.1.3.3. Các dịch vụ cung cấp ......................................................................24 3.2. TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK .....................................................................................................25 3.2.1. Liên hệ và khảo sát khách hàng............................................................. 25 3.2.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng......................................26 3.2 3. Phân công kiểm toán viên thực hiện kiểm toán .....................................26 3.2.4. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể ........................................................... 26 3.2.5. Thực hiện kiểm toán tại đơn vị.............................................................. 26 3.2.6. Lập báo cáo kiểm toán dự thảo trình ban giám đốc duyệt và gửi cho khách hàng ........................................................................................................ 27 3.2.7. Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức ............................................. 27 3.2.8. Hoàn thiện và tổ chức lưu trữ file hồ sơ tại công ty ............................... 28 3.2.9. Giới thiệu các mẫu giấy làm việc của công ty kiểm toán TDK .............. 28 3.3. GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK...................................29
  • 3. Trang iv 3.3.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách h àng......................... 29 3.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát ......................................................................29 3.3.3. Thử nghiệm kiểm soát........................................................................... 30 3.3.4. Thử nghiệm cơ bản ............................................................................... 30 3.3.4.1. Thủ tục phân tích............................................................................. 30 3.3.3.2. Thử nghiệm chi tiết.......................................................................... 31 CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK............................................................... 35 4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHÁCH HÀNG – CÔNG TY CỔ PHẦN J&D ................................................................................................................ 32 4.1.1. Khái quát về công ty khách hàng – công ty J&D .................................32 4.1.2. Phân công kiểm toán viên .....................................................................35 4.1.3. Chiến lược kiểm toán ............................................................................ 35 4.2. THỰC HIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU ................ 36 4.2.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ...................................................... 36 4.2.2. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát ........................................................... 37 4.2.3. Đánh giá rủi ro...................................................................................... 43 4.2.4. Xác định mức trọng yếu .......................................................................46 4.2.5. Thực hiện thử nghiệm cơ bản................................................................ 47 4.2.5.1. Chương trình kiểm toán...................................................................47 4.2.5.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản.................................................... 48 4.2.5.3. Kết thúc kiểm toán........................................................................... 72 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK ............... 77 5.1. NHẬN XÉT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK ......................... 77 5.1.1. Ưu điểm ............................................................................................. 77 5.1.2. Nhược điểm ....................................................................................... 78 5.1.3. So sánh quy trình kiểm toán nợ phải thu giữa thực tế và lý thuyết ......80 5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK.......81 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 85
  • 4. Trang v 6.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 85 6.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 86 6.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước..................................................................86 6.2.1.1. Để phát triển thị trường kiểm toán Nhà nước ..................................86 6.2.1.2. Để nâng cao chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán Việt Nam .................................................................................................................. 87 6.2.2. Kiến nghị đối với công ty kiểm toán TDK ............................................ 88 6.2.2.1. Để nâng cao năng lực cạnh tranh .................................................... 88 6.2.2.2. Đối với xây dựng chương trình kiểm toán........................................ 89 6.2.2.3. Khi tiến hành kiểm toán...................................................................90
  • 5. Trang vi DANH MỤC BIỂU BẢNG *** Trang Bảng 1: KIỂM TRA ĐƠN ĐẶT HÀNG ..................................................................... 38 Bảng 2: KIỂM TRA PHIẾU XUẤT KHO VÀ HÓA ĐƠN ......................................... 49 Bảng 3: BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỐI CHIẾU GIỮA CÁC BỘ PHẬN ....................... 41 Bảng 4: BẢNG KÊ QUÁ TRÌNH QUAN SÁT ........................................................... 42 Bảng 5: BẢNG CÂU HỎI VỀ TÌM HIỂU TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN J&D.................................................................................................... 44 Bảng 6: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU ......................................... 47 Bảng 7: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NỢ PHẢI THU .................................................. 48 Bảng 8: ĐỐI CHIẾU SỐ DƯ CUỐI NĂM 2007 VỚI SỐ DƯ ĐẦU NĂM 2008........ 50 Bảng 9: PHÁT SINH NỢ PHẢI THU KHÁCH H ÀNG .............................................. 51 Bảng 10: KIỂM TRA CHỨNG TỪ............................................................................. 52 Bảng 11: KIỂM TRA VÀ ĐỐI CHIẾU SỔ CHI TIẾT VÀ SỔ CÁI............................ 53 Bảng 12: KHÁCH HÀNG ỨNG TRƯỚC CHO ĐƠN VỊ ........................................... 54 Bảng 13: DANH SÁCH CÔNG NỢ GỬI THƯ XÁC NHẬN ..................................... 56 Bảng 14: CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ CỬA HÀNG ĐIỆN MÁY TÙNG........ 59 Bảng 15: CHI TIẾT PHÁT SINH CÔNG NỢ CỬA HÀNG ĐIỆN TỬ HỒNG PHÚC 60 Bảng 16: KIỂM TRA NGHIỆP VỤ PHÁT SINH TRƯỚC VÀ SAU NIÊN ĐỘ ........ 62 Bảng 17: KIỂM TRA CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ........................................................... 64 Bảng 18: DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI...................................................... 65 Bảng 19: THUYẾT MINH CHI TIẾT DANH SÁCH CÔNG NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG ĐẾN HẾT NGÀY 31/12/2008 ........................................................................ 66 Bảng 20: CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH................................................................. 74 Bảng 21: BIỂU CHỈ ĐẠO .......................................................................................... 75
  • 6. Trang vii DANH MỤC HÌNH *** Hình 1: CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN KHOẢN NỢ PHẢI THU .................... 7 Hình 2: DÒNG LƯU CHUYỂN CHỨNG TỪ NỢ PHẢI THU ..................................... 8 Hình 3: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK ................... 22
  • 7. Trang viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT *** BCTC Báo cáo tài chính BCĐKT Bản cân đối kế toán HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ GTGT Giá trị gia tăng KTV Kiểm toán viên TK Tài khoản CHĐT Cửa hàng điện tử TM – DV Thương mại, dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn CP Cổ phần TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
  • 8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 1 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong giai đoạn Việt Nam vừa mới gia nhập WTO - Tổ chức Thương mại Thế giới thì nền kinh tế nước ta đang đứng trước một thách thức mới và ngành kiểm toán Việt Nam cũng bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc với nhiều khó khăn và cơ hội mới. Các doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu chuyển dần sang cổ phần hóa, các công ty tư nhân trong nước thì cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, và thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Thế nên các doanh nghiệp có xu hướng gian lận trên báo cáo tài chính nhằm phục vụ những mục đích của cá nhân doanh nghiệp làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng. Báo cáo tài chính là tấm gương phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh và khoản mục nợ phải thu cũng đóng góp một phần rất quan trọng, có giá trị lớn, các nghiệp vụ phát sinh xoay quanh nợ phải thu rất phong phú và đa dạng. Tùy vào mục tiêu kinh tế của từng doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp thường có xu hướng phản ánh tăng hay giảm nợ phải thu để l àm đẹp các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Kiểm toán khoản mục nợ phải thu là một phần hành quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Khoản phải thu là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng thanh toán và phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Măt khác tài khoản phải thu cũng là một tài khoản chứa đựng nhiều rủi ro, sai sót nên số lượng bằng chứng cần thu thập tương đối lớn. Nhận thức được điều này trong thời gian thực tập tại công ty kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK, em đã chọn đề tài “Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại công ty kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK ” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 2 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Dựa trên các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam về các thủ tục kiểm toán, các Quyết định cũng như Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính. Đồng thời kết hợp với số liệu thực tế t ừ hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính của công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ phần mền TDK ( gọi tắt là công ty kiểm toán TDK) để minh họa cho quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính . 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại công ty kiểm toán TDK để từ đó đ ưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu nhằm tăng cường độ tin cậy, tính chính xác của kết quả kiểm toán khoản mục nợ phải thu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu về quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu tại công ty kiểm toán TDK. - Vận dụng quy trình kiểm toán nợ phải thu của công ty kiểm toán TDK vào quá trình kiểm toán thực tế tại Công ty Cổ phần J&D . - Qua đó đánh giá ưu điểm và nhược điểm của quy trình kiểm toán nợ phải thu tại công ty kiểm toán TDK. - Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm để hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải thu. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK, trụ sở tại C14 Quang Trung, Q. Gò Vấp, TPHCM, với số liệu minh họa từ công ty cổ phần J&D . 1.3.2. Thời gian - Thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 02/02/2009 và kết thúc ngày 25/04/2009
  • 10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 3 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Số liệu thực hiện kiểm toán tại công ty cổ phần J&D cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2008. 1.3.3. Ðối tuợng nghiên cứu - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu vào phần hành kiểm toán nợ phải thu ngắn hạn nhưng thực tế khoản mục này có liên quan đến các khoản mục khác trong quá trình kiểm toán nhưng khi trình bày trong nội dung của đề tài không thể trình bày tất cả vấn đề. - Do bảo đảm tính bảo mật nên đề tài hạn chế trong việc tìm hiểu về thông tin công ty khách hàng tại Công ty kiểm toán và dịch vụ phần mềm TDK. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN Đề tài được thực hiện sau khi đã tham khảo nhiều nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Trong đó có các đề t ài, luận văn, tiểu luận tốt nghiệp của một số sinh viên ở các trường đại học trong nước. cụ thể như sau: (1) “QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN”, Dương Thị Thuyết, kế toán K30, Đại học Cần Thơ. Đề tài này được thực hiện tại công ty kiểm toán SGN, với phần h ành kiểm toán Nợ phải thu tại công ty CP Thủy sản Sóc Trăng. Kết quả đề tài thu thập được các bằng chứng, cũng như khá hoàn thiện về quy trình kiểm toán đối với khoản phải thu. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại một số thủ tục cơ bản, chưa đi sâu vào các thủ tục cụ thể. (2) “THỦ TỤC PHÂN TÍCH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN SGN”, Vũ Ánh Nguyệt, kế toán K30, Đại học Cần Thơ. Kết quả đề tài thực hiện phân tích đối với báo cáo tài chính, các tỷ số tài chính ở cả 3 giai đoạn kiểm toán. Tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại ở phân tích biến động và tỷ số tài chính, chưa áp dụng các thủ tục phân tích cụ thể cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính và thủ tục phân tích biến động đối với tổng thể báo cáo tài chính trong giai đoạn thực hiện kiểm toán như đề tài đã trình bày là chưa thật sự hiệu quả, vì rằng thủ tục này thường được vận dụng trong giai đoạn lập kế hoạch – định hướng kiểm toán sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. (3) “ QUY TRÌNH XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C”, Nguyễn Thị Thanh
  • 11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 4 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Hồng, kế toán K16, Đại học Kinh Tế TPHCM. Đề t ài khá hoàn thiện về toàn bộ quy trình xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán tại một công ty kiểm toán cụ thể. Tuy nhiên quy trình đưa ra mang tính chung chung cho mọi đối tượng khách hàng, chưa xác lập một quy trình cụ thể cho từng đối tượng, vì rằng đây là vấn đề trọng yếu để tăng hiệu quả trong kiểm toán. (5) “CHUYÊN NGHIỆP HÓA HỒ SƠ KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC”. Đề tài trình bày khá chi tiết về cách thức lưu hồ sơ trong kiểm toán và đề xuất một số giải pháp để chuyên nghiệp hóa hồ sơ để đáp ứng nhu cầu phát triển mang tính xã hội hóa đối với công tác kiểm toán. (6) “CÁC THỦ TỤC KHI KẾT THÚC KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN A&C”, Hà Thị Khôi An, kế toán K28, Đại học Kinh Tế TPHCM. Kết quả đề tài đưa ra được các công việc cần thực hiện trong khâu hoàn thành, soát xét báo cáo tài chính. Tuy nhiên trình tự thực hiện các công việc chưa thật sự tối ưu. Qua những ưu điểm và nhược điểm của các đề tài nêu trên, em sẽ phát huy những điểm mạnh vào đề tài “ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ PHẦN MỀM TDK” để bài luận của em được hoàn chỉnh hơn.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 5 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Đặc điểm kế toán khoản mục phải thu khách hàng 2.1.1.1. Khái niệm và phân loại khoản mục phải thu khách hàng a. Khái niệm Khoản mục phải thu khách hàng phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ. Khoản mục này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản với người giao thầu về khối lượng công tác xây dựng cơ bản đã hoàn thành. b. Phân loại Tuỳ thuộc theo các tiêu chí khác nhau mà ngư ời ta chia khoản phải thu thành các loại khác nhau. Cụ thể: - Nếu xét theo tiêu chí thời gian thì khoản phải thu bao gồm: + Nợ chưa đến hạn (Not Yet Due Accounts Receivable) + Nợ quá hạn (Past Due Accounts Receivable) - Nếu xét theo khả năng thu đòi thì khoản phải thu bao gồm: + Nợ có khả năng thu hồi (Collectible Accounts Receivable) + Nợ không có khả năng thu đòi (Uncollectible Accounts Receivable) - Nếu xét theo tính thương mại thì khoản phải thu bao gồm: + Nợ phải thu thương mại (Trade Accounts Receivable) + Nợ phải thu phi thương mại (Non-trade Accounts Receivable) 2.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán Khi hạch toán tài khoản nợ phải thu cần tôn trọng một số quy định sau: - Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 6 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay. - Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi được để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. - Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không theo đúng thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao. 2.1.1.3. Dự phòng phải thu khó đòi Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được quy định trong Thông tư 132006TT – BTC ngày 27022006 của Bộ Tài Chính, KT Bộ trưởng Thứ trưởng Lê Thị Băng Tâm đã ký. Cụ thể như sau: a. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi Các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau: khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi. b. Phương pháp lập dự phòng - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự ph òng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến d ưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến d ưới 3 năm. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, vvv..., thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi đ ược để trích lập dự phòng. - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 7 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc 2.1.1.4. Mối quan hệ giữa tài khoản phải thu khách hàng và các tài khoản khác trong chu trình doanh thu Khoản mục phải thu khách hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nghiệp vụ bán hàng. Trong chu trình doanh thu, khoản mục phải thu khách hàng có mối liên hệ với các khoản mục như: Tiền mặt (111), Tiền gửi ngân hàng (112), Dự phòng phải thu khó đòi (139), Doanh thu (511), Chiết khấu (521), Hàng bán bị trả lại (531), Giảm giá hàng bán (532), …và được thể hiện cụ thể như sau: Hình 1: CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU TK 515 Doanh thu bán hàng chưa thu tiền Nợ phải thu (TK 131) TK 333 VAT đầu ra TK 511 TK 111, 331, 112 TK 711 Thu nhập khác chưa thu tiền Doanh thu tài chính Các khoản chi hộ cho khách hàng TK 515 Lập dự phòng Hoàn nhập dự phòng Doanh thu bán hàng chưa thu tiền TK 111, 331, 112 Chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại TK 139 Xoá sổ nợ không đòi được TK 521,531,532 TK 111, 112,113 Khách hàng ứng trước Và thanh toán tiền TK 331 Bù trừ nợ Các khoản chi hộ cho khách hàng TK 642 TK 152, …156 Thu nợ bằng VT, HH Nợ phải thu (TK 131) TK 333 VAT đầu ra TK 511 TK 711 Thu nhập khác chưa thu tiền Doanh thu tài chính
  • 15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 8 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc 2.1.1.5. Dòng luân chuyển chứng từ nợ phải thu Chứng từ ghi tăng Chứng từ ghi giảm Hình 2: DÒNG LƯU CHUYỂN CHỨNG TỪ NỢ PHẢI THU Khi xuất hàng doanh nghiệp phản ánh doanh thu đồng thời ghi tăng khoản phải thu với các chứng từ như hóa đơn, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận. Khi khách hàng thanh toán nợ cho doanh nghiệp thì phản ánh nghiệp vụ giảm khoản phải thu với các chứng từ như phiếu thu, ủy nhiệm thu, sec, giấy báo có của ngân hàng,…Và để việc quản lý khoản phải thu được hữu hiệu thì doanh nghiệp liệt kê danh sách các khách hàng còn nợ từng thời điểm. Ngoài ra, để cho việc quản lý khoản phải thu được chính xác, doanh nghiệp còn dùng các chứng từ khác như: thư xác nhận công nợ, biên bản xóa nợ khó đòi,… 2.1.1.6. Trình bày trên Báo cáo tài chính Nợ phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản nợ - Hóa đơn - Phiếu xuất kho - Biên bản giao nhận 131 - Phiếu thu Ủy nhiệm thu. - Séc. - Báo Có - Biên bản đối chiếu công nợ - Biên bản xóa nợ khó đòi. - Danh sách khách hàng - Danh sách khách hàng. Chứng từ dùng trong quản lý
  • 16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 9 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc chưa đến hạn thanh toán. Các khoản phải thu được ghi nhận như là tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai. Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục phải thu khách hàng được trình bày tại phần A “Tài sản ngắn hạn”, gồm các khoản mục phải thu khách hàng ghi theo số phải thu gộp và khoản mục dự phòng phải thu khó đòi được ghi âm. Do đó hiệu số giữa phải thu khách hàng và dự phòng nợ phải thu khó đòi sẽ phản ánh số nợ phải thu thuần. 2.1.2. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng 2.1.2.1. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ áp dụng phổ biến đối với khoản mục phải thu khách hàng Để hệ thống kiểm soát nội bộ có tính hữu hiệu và hiệu quả đối với khoản mục phải thu khách hàng thì quả doanh nghiệp cần có các nguyên tắc kiểm soát nội bộ sau: - Quản lý theo từng đối tượng phải thu (mỗi khách hàng có một mã số nhất định), quản lý theo từng nội dung phải thu (phải thu, ứng tr ước). - Ghi chép cho từng lần thanh toán (từng lần thu tiền, chiết khấu, thời gian nợ và hạn mức công nợ). - Tiến hành phân loại và đánh giá chất lượng của khoản phải thu. Chất lượng khoản phải thu phụ thuộc vào khả năng thu đòi. Doanh nghiệp có thể phân loại khoản phải thu bằng báo cáo phân tích t uổi nợ hoặc báo cáo phân loại theo tính thương mại. - Nhắc nợ (bằng thư, điện thoại hay e-mail), thường xuyên liên lạc, theo dõi và đối chiếu công nợ định kỳ (bằng chứng l à biên bản đối chiếu công nợ). Doanh nghiệp phải lên kế hoạch thu nợ đối với từng khách hàng để từ đó dự kiến được dòng chi. 2.1.2.2. Các nguyên tắc quản lý đối với khoản phải thu khách hàng a. Quản lý nội bộ theo chức năng kế toán kết hợp với kinh doanh Đây là mô hình do doanh nghiệp tự lập ra và theo dõi công nợ. - Bước 1: Phải xây dựng được phân lớp khách hàng, xây dựng hệ thống mã khách hàng giúp cho việc phân mức hạn mức tín dụng được đồng đều.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 10 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Bước 2: Xây dựng hạn mức tín dụng tương ứng với tình trạng và khả năng tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà vẫn tạo tính linh động trong từng phân lớp khách hàng. - Bước 3: Xây dựng ngày công nợ cấp cho từng đối tượng khách hàng hoặc cho từng thương vụ kinh doanh. - Bước 4: Tổ chức tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết - Bước 5: Tổ chức phát hành hoá đơn - Bước 6: Sử dụng hệ thống các chỉ và các báo cáo so sánh để theo dõi. - Bước 7: Thu nợ, doanh nghiệp phải có các biện pháp kiểm soát số tiền thu nộp, kiểm soát ngày nộp hoặc sử dụng thanh toán qua ngân hàng. b. Mô hình thuê ngoài (Outsourcing) Ở nước ta mô hình này mới chỉ phổ biến trong hoạt động xuất khẩu. Trong đó: - Factoring là việc chuyển nợ của người mua hàng từ người bán sang công ty mua nợ. Công ty mua nợ đảm bảo việc thu nợ, tránh các rủi ro về không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ của người mua. Công ty mua nợ có thể trả trước thời hạn toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng với một khoản hoa hồng tài trợ và phí thu nợ. Mọi rủi ro không thu được đều do người tài trợ gánh chịu. Từ đó hình thành một quan hệ tài chính liên quan tới ba bên gồm công ty mua nợ (ngân hàng, tổ chức tài chính), người bán hàng hoá hay cung ứng dịch vụ và người mua hàng hoá hay nhận dịch vụ. - Note Receivable (Thương phiếu phải thu): Là chứng chỉ nhận nợ của khách hàng cam kết sẽ thanh toán một số tiền vào thời điểm xác định trong tương lai. Người cam kết thanh toán gọi là người phát hành (maker), người được trả tiền gọi là người thụ hưởng (payee). Khi đến hạn, người phát hành sẽ phải thanh toán cho người thụ hưởng cả tiền gốc (princilal) và tiền lãi (interest). Thương phiếu thường được sử dụng trong các nghiệp vụ có thời hạn thanh toán dài như bán hàng trả góp hay bán những mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị. c. Quy trình xử lý khoản phải thu khách hàng Tùy theo quy mô, đặc điểm của từng doanh nghiệp mà cách thức tổ chức cụ thể về kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng có thể rất khác nhau. Để theo dõi chặt chẽ việc thu tiền, cần phải liệt kê các khoản nợ phải thu
  • 18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 11 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc theo từng nhóm tuổi để lập chương trình và phân công đòi nợ. Ngoài ra, để giảm thiểu sai phạm, doanh nghiệp có thể phân công cho hai nhân viên khác nhau ph ụ trách về kế toán chi tiết công nợ và kế toán tổng hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên thường xuyên thực hiện thủ tục gửi thư thông báo nợ cho khách hàng để vừa giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi các khoản nợ, vừa giúp doanh nghiệp xác minh và điều chỉnh kịp thời những chênh lệch giữa số liệu của hai bên (nếu có). Đối với các khoản phải thu khách hàng không còn khả năng thu hồi, nhà quản lý có trách nhiệm xem xét để cho phép hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép được xoá sổ các khoản nợ này. Để tăng cường kiểm soát đối với việc xoá sổ nợ phải thu khó đòi, hạn chế các gian lận có thể phát sinh, doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ thủ tục xét duyệt này. 2.1.3. Các sai sót và gian lận phổ biến đối với khoản mục phải thu khách hàng - Thứ nhất, khoản phải thu khách hàng thuần được trình bày không thể thu hồi được vì các khoản phải thu khách hàng được ghi nhận là khống, hoặc tồn tại những khoản phải thu không thu hồi được - Thứ hai, khoản phải thu khách hàng được công bố như là khoản ký quỹ trái ngược với những khoản vay cụ thể có giới hạn về điều kiện sử dụng. - Thứ ba, các khoản phải thu khách hàng không được phân loại đúng như thực tế khi mà khả năng thu hồi khoản phải thu ấy trong năm tiếp theo là rất thấp. - Thứ tư, đối với việc phát hành hoá đơn : có hai khả năng sai sót và gian lận đó là: + Phát hành hoá đơn không phù hợp về ngày: Doanh nghiệp phát hành hoá đơn trước ngày nhằm thay đổi tình hình tài chính hoặc để đạt một doanh số kế hoạch. + Phát hành hoá đơn sai đối tượng : Sai sót này có thể xảy ra nhiều nhất đối với các công ty bảo hiểm hoặc công ty bán hàng đa cấp. - Thứ năm, trong quản lý công nợ : có sáu khả năng gian lận và sai sót như sau: + Đánh giá sai về khách hàng dẫn đến cấp hạn mức tín dụng và ngày công nợ sai
  • 19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 12 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc + Đánh giá sai về chất lượng khoản phải thu. + Lập dự phòng sai hoặc không lập dự phòng. + Không kiểm soát được kế hoạch thu đòi công nợ. + Xóa nợ khó đòi sai. + Lapping: Thu tiền của khách hàng A với số tiền X nhưng lại ghi xoá nợ cho khách hàng B với số tiền Y (thông thường X>Y), thu tiền của khách hàng C để bù đắp vào chênh lệch (X – Y). Vì vậy sẽ dẫn tới gian lận là luôn có một khoản tiền ở ngoài quỹ doanh nghiệp. 2.1.4. Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng 2.1.4.1. Xác định phạm vi kiểm toán Khi tiến hành kiểm toán mỗi khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phải xác định phạm vi kiểm toán đối với khoản mục đó. Đối với khoản mục phải thu khách hàng, phạm vi kiểm toán được xác định như sau: Thứ nhất: Khoản phải thu bao gồm các khoản bán nợ cho khách hàng, các khoản khách hàng ứng trước và dự phòng phải thu khó đòi. Thứ hai: Khoản phải thu thể hiện quyền thu đòi của doanh nghiệp đối với một khoản nợ của khách hàng khi họ đã nhận và sử dụng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Thứ ba: phải thu khách hàng (TK 131) và dự phòng phải thu khó đòi (TK 139) là hai khoản mục chủ yếu kiểm toán viên cần phải quan tâm khi tiến hành kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. 2.1.4.2. Xác định mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu - Các khoản nợ phải thu khách hàng đã ghi chép có thực tại thời điểm lập báo cáo (Hiện hữu). - Các khoản nợ phải thu khách hàng vào ngày lập báo cáo thuộc về đơn vị (Quyền sở hữu). - Những khoản nợ phải thu khách hàng phải được ghi chép đúng số tiền gộp trên báo cáo tài chính và phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu khách h àng với sổ cái (Ghi chép chính xác). - Các khoản dự phòng được tính toán hợp lí để giá trị thuần của nợ phải thu khách hàng gần đúng với giá trị thuần có thể thực hiện được (Đánh giá).
  • 20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 13 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Sự đúng đắn trong trình bày và công bố khoản nợ phải thu, bao gồm việc trình bày đúng đắn các khoản nợ phải thu, cũng như công bố đầy đủ những vấn đề có liên quan như cầm cố, thế chấp,… (Trình bày và công bố). 2.1.4.3. Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải thu khách hàng a. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ Để tìm hiểu kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu, kiểm toán viên có thể thiết lập bảng câu hỏi. Sau đó kiểm toán viên cần thực hiện kỹ thuật walk – through để kiểm tra xem trên thực tế kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như mô tả của doanh nghiệp hay không. b. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát nhằm xem xét tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên tiến hành thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Ngược lại, kiểm toán viên không thực hiện thử nghiệm kiểm soát mà mở rộng thử nghiệm cơ bản. c. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên dự định là sẽ giảm các thử nghiệm cơ bản. Một số thử nghiệm kiểm soát thường được sử dụng: - Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng: Kiểm toán viên chọn mẫu các hoá đơn phát hành trong kỳ + Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, số lượng, giá cả, chữ ký…, nhằm chứng minh rằng hoá đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra. + Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không. + Xem xét tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng hoá đơn, so sánh giá trên hoá đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm, nhằm chứng minh rằng hoá đơn với bảng giá tính chính xác và trước khi gửi đi chúng được thực hiện một cách hữu hiệu.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 14 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc + Kiểm toán viên sẽ lần theo các hoá đơn để kiểm tra việc ghi chép chúng trên sổ sách kế toán. Thủ tục này nhằm chứng minh về sự hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát có liên quan đến việc ghi chép đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ bán hàng trên sổ kế toán. + Khi thử nghiệm kiểm toán viên cũng cần chú ý về các thủ tục kiểm soát đối với hàng ký gửi và tìm hiểu về chính sách bán hàng của khách hàng kiểm toán. - Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng với các hóa đơn liên quan Cần chọn mẫu các chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với hoá đơn có liên quan, đặc biệt lưu ý đến tính liên tục của các chứng từ là đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hoá đơn bán hàng. - Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng Kiểm toán viên có thể chọn mẫu chứng từ liên quan đến các hàng hoá bị trả lại hay hư hỏng để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần kiểm tra việc tính giá, cộng dồn, ghi vào nhật ký, chuyển vào sổ cái, sổ chi tiết hàng bị trả lại và tài khoản phải thu khách hàng có liên quan. d. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản Căn cứ vào kết quả thực hiện kiểm soát, kiểm toán viên sẽ đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng. Khi đánh giá, kiểm toán viên nên nhận diện những điểm yếu của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu những thử nghiệm cơ bản. 2.1.4.4. Thực hiện thử nghiệm cơ bản a. Thủ tục phân tích đối với khoản mục phải thu khách hàng Kết quả phân tích là yếu tố quan trọng để lựa chọn các thử nghiệm chi tiết. Dưới đây là một số thủ tục phân tích thường được sử dụng trong kiểm toán nợ phải thu: - Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu Tỉ lệ lãi gộp trên doanh thu Lãi gộp Doanh Thu =
  • 22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 15 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành hoặc của năm trước. Sự biến động trong tỷ lệ lãi gộp có thể xuất phát từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như sự thay đổi chính sách giá của đơn vị, biến động giá hàng mua hoặc thay đổi cơ cấu mặt hàng. Tuy nhiên, sự biến động của tỷ lệ lãi gộp từ những sai sót trong số liệu kế toán. Chẳng hạn việc ghi chép thiếu doanh thu có thể làm tỷ lệ lãi gộp sụt giảm bất thường - Tính số vòng quay khoản phải thu Việc so sánh tỷ số vòng quay khoản phải thu với số liệu của ngành hoặc của năm trước có thể giúp kiểm toán viên hiểu biết về họat động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như dự đoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính như: + Do sự thay đổi chính sách bán chịu của đ ơn vị, thí dụ đơn vị đã mở rộng hay thu hẹp điều kiện, thời hạn bán chịu…. + Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đ òi trong nợ phải thu của đơn vị. Điều này sẽ liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. + Sai lệch trong số liệu kế toán, thí dụ do vi ệc ghi chép trùng lắp hay bỏ sót các khoản phải thu khách hàng. - So sánh số dư nợ quá hạn của năm nay so với năm trước Thủ tục này cũng giúp kiểm toán viên ghi nhận những biến động trong việc thu hồi nợ và khả năng có sai lệch trong số liệu nợ phải thu. K iểm toán viên có thể mở rộng thủ tục này bằng cách so sánh bảng phân tích số dư theo tuổi nợ của cuối kì với đầu kì để ghi nhận những biến động của các khoản phải thu quá hạn theo những mức thời gian khác nhau. - Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu Việc so sánh tỷ số này với tỷ số năm trước rất hữu ích vì giúp kiểm toán viên đánh giá sự hợp lý của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Vòng vay nợ phải thu Doanh Thu Nợ phải thu binh quân = Chi phí dự phòng trên sô dư nợ phải thu Dự phòng phải thu khó đòi Doanh thu bán chịu =
  • 23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 16 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc b. Thử nghiệm chi tiết - Thu thập hay tự lập bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ để đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái Thử nghiệm chi tiết phải thu khách hàng và dự phòng nợ khó đòi chủ yếu là dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Bảng này liệt kê số dư của từng khách hàng và và sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ (Tính từ ngày hết hạn trả cho đến ngày lập báo cáo). Khi nghiên cứu bảng này, tuỳ thuộc vào tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần xem lại thể thức lập bảng và xác định các thử nghiệm cần thực hiện. - Gửi thư xác nhận đến khách hàng Để xác nhận tính hiện hữu của tài khoản phải thu khách hàng, thử nghiệm được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất là gửi thư xin xác nhận đến khách hàng và đây là thủ tục rất quan trọng trong kiểm toán khoản mục phải thu khách h àng. Trong phần lớn các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thường chỉ chọn mẫu để gửi thư xác nhận. Sau đây là một số điều cần lưu ý trong việc chọn mẫu: + Thứ nhất, đối với thiết kế mẫu Do chỉ gửi thư xác nhận trong phạm vi mẫu được chọn nên cỡ mẫu cần phải lớn, và phải đại diện cho tổng thể để có thể thu t hập được bằng chứng đáng tin cậy. Cỡ mẫu sẽ thay đổi tuỳ theo mức độ trọng yếu của khoản mục phải thu khách hàng so với tổng thể tài sản. Mặt khác, cỡ mẫu cũng tuỳ thuộc v ào sự đánh giá của rủi ro kiểm soát, việc chọn phương pháp xác nhận. Nếu rủi ro phát hiện ở mức thấp, kiểm toán viên thường phải xin xác nhận sau ngày kết thúc niên độ. Trường hợp ngược lại, ngày xin xác nhận có thể là một hoặc hai tháng trước ngày kết thúc niên độ, lúc này kiểm toán viên cần tìm hiểu về các thay đổi chủ yếu phát sinh từ ngày xác nhận đến ngày kết thúc niên độ. Trong trường hợp số dư phải thu khách hàng bao gồm nhiều khách hàng với số dư khác nhau, kiểm toán viên nên phân nhóm trước khi gửi thư xác nhận. Thông thường kiểm toán viên sẽ chọn khách hàng nào có số dư lớn hơn một khoản quy định nào đó; và trong số khách hàng còn lại kiểm toán viên có thể chọn ngẫu nhiên một số khách hàng. + Thứ hai, giải quyết số chênh lệch giữa thư xác nhận của khách hàng (bên thứ ba) với số liệu của doanh nghiệp đ ược kiểm toán.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 17 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Khi có khác biệt về số liệu, kiểm toán viên có thể đề nghị doanh nghiệp giải thích và đề xuất cách giải quyết. Trong trường hợp thư xác nhận khẳng định, số dư hiện hành là không chính xác thì kiểm toán viên cần lập bảng chỉnh hợp giữa số liệu trên các sổ chi tiết có liên quan với bảng kê chi tiết do khách hàng gửi đến để xác định số thực tế. + Thứ ba, các thủ tục kiểm toán áp dụng đối với các khoản phải thu khách hàng không có thư trả lời. Nếu không nhận được thư trả lời kiểm toán viên sẽ tiếp tục gửi thư đến lần thứ hai hoặc thứ ba, hay áp dụng các hình thức khác như gửi fax, email, gọi điện thoại…Ngoài ra kiểm toán viên có thể kiểm tra sự hiện hữu về địa chỉ và nợ tồn đọng của khách hàng thông qua việc tham chiếu các số liệu tại doanh nghiệp hay các nguồn tài liệu khác, nếu vẫn không xác nhận được thì kiểm toán viên có thể xem đó là sai sót khi đánh giá kết quả. + Thứ tư, tóm tắt và đánh giá kết quả Kiểm toán viên cần lập bảng tóm tắt để liệt kê các thư đã nhận được và tổng hợp kết quả chung. Đây là một nội dung quan trọng trong hồ sơ kiểm toán. + Thứ năm, sau khi đã giải quyết mọi chênh lệch thông qua thư xác nhận, kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro đối với khoản mục phải thu khách h àng. Nếu sai sót đáng kể khác xa so với mức dự kiến của kiểm toán vi ên, thì cần đánh giá lại và thay đổi phạm vi của các thử nghiệm cơ bản có liên quan. Việc gửi thư xác nhận luôn có rủi ro nhưng thư xác nhận vẫn cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nên nó vẫn là một kỹ thuật quan trọng trong kiểm toán. - Kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi Bước đầu tiên trong quá trình kiểm toán các khoản dự phòng là xem xét kết quả của các thử nghiệm khác có li ên quan đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu chính sách bán chịu không thay đổi th ì sự thay đổi số dư của tài khoản phải thu khách hàng chỉ có thể là do sự thay đổi của hoạt động kinh doanh và doanh số bán. Ngược lại, nếu chính sách bán chịu đã thay đổi đáng kể, kiểm toán viên cần phải thận trọng khi đánh giá kết quả của những thay đổi n ày. Để xác định doanh nghiệp có lập dự ph òng đúng hay không, trước tiên cần phải lập bảng phân tích dự phòng phải thu khó đòi. Sau đó, kiểm toán viên cần lần theo những khoản ghi nợ trên dự phòng phải thu khó đòi đến các chứng từ có
  • 25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 18 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc liên quan, cũng như tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Nên so sánh bút toán ghi Có của tài khoản dự phòng phải thu khó đòi với tài khoản chi phí dự phòng phải thu khó đòi. Sau đó, kiểm toán viên thường thực hiện các bước công việc sau đây: Bước 1: So sánh chi tiết các khoản nợ phân theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước. Xem xét các công nợ còn tồn vào cuối năm mà vẫn chưa thu được vào các tháng đầu của năm sau (lưu ý đến các yếu tố như mức thanh toán, ngày thanh toán cũng như các khoản bán hàng gần nhất cho những khách hàng được thực hiện bằng hình thức bán chịu, hay bán thu tiền ngay) Bước 2: Xem xét các khoản bán chịu quá hạn và lớn bất thường. Cần quan tâm đến tình hình chung của nền kinh tế hay nghành nghề khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vào ngày đáo hạn. Bước 3: Rà soát lại các thư xác nhận từ khách hàng, đặc biệt là các khoản nợ còn đang được tranh chấp. Bước 4: Tổng cộng tất cả những khoản nợ có khả năng không thu hồi đ ược ước tính dựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, và lập danh sách những khách hàng nghi ngờ là sẽ không đòi được, ghi lý do lập và ước tính mức dự phòng cần lập Bước 5: Cùng với nhân viên phụ trách bán chịu xem xét lại về mọi khoản nợ ước tính không thể thu hồi được lập ở bước trên. Ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán về ý kiến của nhân viên phụ trách bán chịu đối với số tiền ước tính không thu hồi được của từng khoản nợ phải thu trên danh sách, và giải thích mức dự phòng phải thu khó đòi đã lập. Bước 6: Tính toán và xem xét về số ngày bán chịu, và mối liên hệ giữa khoản dự phòng phải thu khó đòi với khoản mục phải thu khách hàng và doanh thu bán chịu. - Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ bán hàng Để kiểm tra các gian lận trong ghi nhận doanh thu kiểm toán vi ên cần tiến hành kiểm tra cut – off và đối chiếu hoá đơn bán hàng với các chứng từ chuyển hàng cũng như xác nhận các tài liệu công nợ có liên quan. - Xem xét về các khoản phải thu khách hàng bị cầm cố thế chấp Trong một số trường hợp doanh nghiệp không có quyền sỡ hữu đầy đủ đối với các khoản nợ phải thu do đem đi thế chấp, cầm cố. Bằng chứng về sự cầm cố
  • 26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 19 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc này có thể được thu thập thông qua thư xác nhận. Bên cạnh đó việc phân tích chi phí lãi vay có thể giúp kiểm toán viên phát hiện ra chi phí phải trả cho việc cầm cố thế chấp, từ đó tìm ra các nghiệp vụ cầm cố thế chấp không được khai báo. - Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản nợ phải thu khách hàng trên Báo cáo tài chính Kiểm toán viên sau khi kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ, sẽ xem xét xem các khoản nợ có được phân loại đúng không. Nếu tài khoản phải thu khách hàng có số dư có thì phải trình bày trên bảng cân đối kế toán trong khoản nợ phải trả. Kiểm toán viên cần xem xét sự trình bày và công bố khoản phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính có tuân thủ đúng các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thực hiện phần hành lấy từ phòng kế toán công ty khách hàng J&D và từ hồ sơ, sổ sách về các khoản phải thu khách h àng của công ty cổ phần J&D được lưu trữ tại công ty kiểm toán TDK. - Các số liệu được thu thập bằng phương pháp thủ công như việc xin báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, xin các chứng từ t ài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở phòng kế toán, từ những số liệu này sẽ được tổng hợp lại cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Các số liệu được thu thập và phân tích thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giá tình hình nợ phải thu của công ty. - Phương pháp so sánh: So sánh các s ố liệu liên quan thực hiên thử nghiệm kiểm toán dựa trên căn cứ số liệu qua các năm của khách hàng mà tiến hành so sánh định lượng để đưa ra sự khác biệt, những thay đổi của các đối t ượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích biến động: là phương pháp nghiên cứu mà đối tượng nghiên cứu sau khi đã được so sánh sẽ đưa ra những biến động cả về số tương đối (tỷ lệ thay đổi biểu hiện dưới dạng %) lẫn số tuyệt đối (sự thay đổi biểu hiện bằng con số cụ thể). Và từ đó sẽ đưa ra nhận định, xem xét nguyên nhân của những biến động đó
  • 27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 20 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty kiểm toán TDK Công ty kiểm toán TDK là công ty có tư cách pháp nhân t ại thành phố Hồ Chí Minh hoạt động chuyên về các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế, t ư vấn pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu mọi loại hình doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Là tổ chức tư vấn, kiểm toán độc lập hợp pháp có qui mô hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Công ty Kiểm Toán TDK được thành lập ngày 28/02/2002, giấy phép đăng kí số:4102008644 ngày 28/02/2002 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp. Ngày 28/02/2002 công ty chính thức đi vào hoạt động. Tên giao dịch : TDK auditing & Software Service Company Tên viết tắt : TDK Số điện thoại : ( 08 ) 39142228 Số Fax : ( 08 ) 39142158 Email : tdkaco@hcm.vnn.vn Website : www.tdkaco.com Trụ sở đặt tại : 84 Nguyễn Công Trứ, Q1, Tp.HCM Và đến đầu năm 2005 công ty đã dời về địa chỉ mới Trụ sở đặt tại : C14 Quang Trung , Q. Gò Vấp, Tp.HCM Điện thoại : (08) 35897462 – (08) 35897463 Số Fax : (08) 35897464 Tài khoản Ngân hàng : 4311.00.30.01.1371 tại ngân hàng Thương Mại-Cổ Phần Đông Á chi nhánh Quận I Mã số thuế : 0302544969 Hình thức hoạt động : trách nhiệm hữu hạn Ngành nghề kinh doanh : Dịch vụ Kiểm Toán, Kế Toán, T ư vấn Tài Chính (trừ xuất bản phần mềm). Hội đồng thành viên :(5 thành viên)
  • 28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 21 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Chủ Tịch Hội Đồng thành viên kiêm Giám Đốc phụ trách nghiệp vụ Kiểm Toán, Tài Chính. - Giám Đốc phụ trách đối ngoại. - Phó Giám Đốc phụ trách về nghiệp vụ phần mềm vi tính. - Kế Toán Trưởng. - Trưởng phòng Kiểm Toán phụ trách các nghiệp vụ kiểm toán. TDK quy tụ nhiều người có tài năng, có kinh nghiệm lâu năm. Nhân viên trong công ty gồm Luật Sư, Kiểm Toán, Kế toán, chuyên viên phần mềm máy tính. TDK đã và sẽ không ngừng mở rộng qui mô, phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng công việc cũng như ngày càng được sự tín nhiệm của khách hàng nhờ vào đội ngũ nhân viên nhạy bén, năng động, ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến cao. Cụ thể năm 2002 công ty kiểm toán TDK có 50 khách hàng, năm 2003 TDK có 80 khách hàng, năm 2004 công ty có 150 khách hàng và trong năm 2005 s ố lượng khách hàng công ty có là 230 khách hàng, trong năm 200 6 số lượng khách hàng tăng lên đến 154 khách hàng (trong đó có 138 khách hàng là những doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài). Và đến năm 2007 công ty có khoản 200 khách hàng. Qui mô vốn: - Vốn điều lệ : 3.000.000.000 đồng - Vốn pháp định : 3.000.000.000 đồng TDK được hình thành trên cơ sở tập hợp các chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm đã từng làm việc trên các lĩnh vực Kế Toán, Kiểm Toán, Thuế, T ư Vấn Pháp Luật, thiết kế cài đặt phần mềm kế toán và đặc biệt có đội ngũ chuyên về kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản để quyết toán vốn đầu tư nhất là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, kiểm toán các dự án tài trợ ODA cho nông nghiệp và cấp thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng chủ yếu của TDK là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các nước Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc… Phạm vi hoạt động: miền Nam, miền Trung( Lâm Đồng, Đồng Nai, B ình Dương, Tây Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh, Long An….)
  • 29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 22 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc 3.1.2. Tóm lược cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành tại Công ty kiểm toán TDK Công ty kiểm toán TDK có các bộ phận: - Bộ phận kiểm toán Báo Cáo Tài Chính và tư vấn. - Bộ phận kiểm toán quyết toán công trình xây dựng cơ bản. - Bộ phận cài đặt phần mềm. - Bộ phận kế toán – tổ chức hành chánh. - Bộ phận nhập dữ liệu. Về mặt nhân sự, công ty kiểm koán TDK quy tụ các kiểm toán viên, các chuyên viên, kỹ sư phần mềm kế toán, các luật sư và các kế toán trưởng lâu năm, lành nghề với số lượng 17 nhân viên đang làm việc chính thức và một đội ngũ cộng tác viên hơn 28 người. Những người này đã từng làm việc nhiều năm kinh nghiệm trên các lĩnh vực: sản xuất, thương mại và dịch vụ …, ngày càng nhận được sự tín nhiệm của khách hàng. Hình 3: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH BỘ PHẬN KIỂM TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DƯNG CƠ BẢN BỘ PHẬN TƯ VẤN KẾ TOÁN THUẾ BỘ PHẬN LẬP TRÌNH PHẦN MỀN KẾ TOÁN BỘ PHẬN KẾ TOÁN CÔNG TY TRƯỞNG PHÒNG KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP P.G.Đ THƯỜNG TRỰC
  • 30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 23 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Qua hệ thống tổ chức công ty cho thấy Giám Đốc là người trực tiếp điều hành hoạt động chung của công ty, Phó Giám Đốc phụ trách nghiệp vụ sẽ quản lý phòng nghiệp vụ. Khi thực hiện hợp đồng kiểm toán thì Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc sẽ chỉ định nhân sự. Đồng thời, yêu cầu nhóm trưởng nhóm kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán và báo cáo kết quả quá trình thực hiện kiểm toán để giám đốc hoặc phó giám Đốc kiểm tra lại trước khi ký vào báo cáo kiểm toán. Cơ cấu tổ chức đơn giản là một yếu tố quan trọng giúp hoạt động công ty trở nên hiệu quả hơn. Vì khi này dễ dàng có sự phân công, bố trí công việc một cách linh hoạt, môi trường làm việc thuận tiện, thoải mái tạo điều kiện cho nhân viên có thể giúp đở, hổ trợ nhau rất nhiều trong quá tr ình thực hiện công việc. 3.1.3. Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động và các dịch vụ do công ty kiểm toán TDK cung cấp 3.1.3.1. Nguyên tắc - Công ty kiểm toán TDK hoạt động theo nguyên tắc: độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật của khách hàng cũng như quyền lợi của chính bản thân mình, trên cơ sở tuân thủ pháp luật. - Hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm pháp luật v à có khả năng bồi thường nếu gây thiệt hại cho khách hàng theo các điều khoản quy định trong hợp đồng. - Hoạt động của công ty kiểm toán TDK nhằm góp phần giúp doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời v à áp dụng đúng các qui định pháp luật của nhà nước Việt Nam. - Công ty kiểm toán TDK tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Kiểm Toán quốc tế, chuẩn mực kế toá n Việt Nam, Luật kế toán, thông tư hướng dẫn mới nhất, luật đầu tư nước ngoài. Các chính sách Thuế luôn được TDK cập nhật thường xuyên để áp dụng. - TDK hoạt động theo qui định của Bộ Tài Chính. - Đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ và chữ tín là những chuẩn mực hàng đầu mà mọi nhân viên TDK luôn tuân thủ..
  • 31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 24 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc 3.1.3.2. Mục tiêu “Mục tiêu chủ yếu của TDK là uy tín, chất lượng công việc và là bạn đồng hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp” Hoạt động của TDK góp phần giúp các doanh nghiệp, các đ ơn vị kinh tế thực hiện tốt công tác Kế toán - Tài chính theo đúng qui định và pháp luật nhà nước Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận. Đảm bảo số liệu kế toán phản ánh đúng đắn thực trạng của quá tr ình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế kịp thời phát hiện và chấn chỉnh sai sót, phòng ngừa những rủi ro thiệt hại có thể gây ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Giúp các doanh nghiệp trong nước và những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời các qui định của nhà nước Việt Nam về Kế Toán–Tài Chính –Thuế - Phần mềm kế toán – Quản lý, tổ chức tốt hệ thống kế toán của doanh nghiệp; giúp cho hoạt độn g kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, đạt hiệu quả cao, giúp nh à đầu tư tin tưởng và mạnh dạng hơn trong việc đầu tư vào Việt Nam. Giúp các đơn vị quản lý cấp trên có số liệu trung thực, chính xác, hợp lý để thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế .Trên cơ sở đó xác định và đánh giá đúng đắn nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp về các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước và quyền lợi của doanh nghiệp được hưởng; đồng thời phát huy vai trò chủ đạo vào việc tổ chức giữ vững kỷ cương, trật tự trong công tác kế toán, tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế được chấp nhận. 3.1.3.3. Các dịch vụ cung cấp a. Kiểm toán - Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm cho doanh nghiệp. - Kiểm toán quyết toán công trình xây dựng cơ bản - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu t ư hoàn thành. - Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo luật định. b. Dịch vụ kế toán tài chính - Hướng dẫn đơn vị thực hiện các sổ sách kế toán v à lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 25 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Nhập dữ liệu lên sổ sách kế toán, báo cáo thuế và báo cáo tài chính cho các đơn vị khi mới thành lập hoặc bộ máy kế toán chưa ổn định. - Tư vấn cổ phần hoá doanh nghiệp, tham gia thị tr ường chứng khoán. c. Tư vấn thuế - Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. - Kê khai và hoàn thuế GTGT. - Tư vấn các loại thuế theo luật định. d. Cung cấp dịch vu tin học phần mềm kế toán Tư vấn về việc lựa chọn thiết bị tin học, c ài đặt phần mềm xử lý thông tin trong quản trị kinh doanh sao cho tiện lợi v à có hiệu quả nhất. Phù hợp với khả năng kinh tế và điều kiện hoạt động, đặc thù kinh doanh của từng khách hàng. Tư vấn về việc sử dụng phần mềm tin học v à cung cấp các phần mềm quản lý: Quản trị kinh doanh, kế toán doanh nghiệp, kế toán thương mại, quản trị du lịch, khách sạn, thuế, quản lý ngân sách, quản lý kho bạc, q uản lý các công trình xây dựng cơ bản…Theo thông lệ kế toán Việt Nam và một số hệ thống kế toán quốc tế mà doanh nghiệp được áp dụng. 3.2. TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK 3.2.1. Liên hệ và khảo sát khách hàng Giám đốc cùng với các nhân viên thường xuyên liên hệ với các khách hàng cũ nhằm cập nhật những thông tin mới nhất của họ, phục vụ tốt h ơn cho công việc kiểm toán. Bên cạnh đó, công ty luôn khảo sát nhu cầu của khách h àng mới để tìm kiếm những hợp đồng mới. Những cách tiếp cận khách h àng tốt nhất là thư giới thiệu, điện thoại, fax, thư báo giá hay gặp gỡ trực tiếp khách hàng. Khi khách hàng bước đầu chấp nhận đề nghị kiểm toán, ban giám đốc sẽ xem xét và phân công kiểm toán viên phụ trách. Kiểm toán viên được phân công sẽ tiến hành tiếp xúc với khách hàng nhằm tìm hiểu mục tiêu kiểm toán, các yêu cầu khác, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Đây l à công viêc có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán l àm cơ sở cho việc có chấp nhận hợp đồng này hay không. Nếu không đánh giá chính xác và đúng đắn, công ty có thể vi phạm hợp đồng, thâm chí l à vi phạm pháp luật.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 26 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc 3.2.2. Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng Sau những tìm hiểu bước đầu, nếu nhận thấy không có gì bất lợi công ty sẽ tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Công ty chủ trương phải rõ ràng trong việc ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên nên hợp đồng kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các điều khoản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan. Sau khi hai bên đã thống nhất các điều khoản hợp đồng, công ty lập hợp đồng tr ình lên ban giám đốc, đồng thời gửi cho khách hàng để xem xét lại. Khi đã thống nhất các điều khoản hai bên sẽ ký kết hợp đồng. 3.2 3. Phân công kiểm toán viên thực hiện kiểm toán Sau khi ký hợp đồng, Ban giám đốc sẽ phân công một nhóm kiểm toán thực hiện quá trình kiểm toán cho khách hàng. Nhóm bao gồm một nhóm trưởng là kiểm toán viên đã tiếp xúc tìm hiểu khách hàng và cùng một số trợ lý kiểm toán tùy theo quy mô và tính phức tạp của hợp đồng. Nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán của mình, sau đó tiến hành tổ chức công tác kiểm toán đối với khách h àng được phân công cho đến khi hoàn tất mọi công việc kiểm toán. 3.2.4. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể Trước khi lập kế hoạch, trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính trong kỳ kiểm toán như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo l ưu chuyển tiền tệ , báo cáo kiểm toán năm trước (nếu có)… Để làm cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán cũng như thời gian hoàn thành hợp đồng. Một kế hoạch kiểm toán đầy đủ, khoa học sẽ tạo thuận lợi cho người thực hiện về trình tự kiểm toán, bằng chứng kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy, tránh những sai lầm rủi ro, thời gian thực hiện nhanh hơn. 3.2.5. Thực hiện kiểm toán tại đơn vị Đến thời hạn kiểm toán, nhóm kiểm toán phụ trách khách h àng nào thì thực hiện kiểm toán tại đơn vị đó. Khi đến đơn vị, nhóm phụ trách sẽ thực hiện các công việc sau:
  • 34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 27 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Thu thập đầy đủ các hồ sơ liệt kê trong kế hoạch kiểm toán đã gửi cho đơn vị. - Đối chiếu số liệu từ các sổ chi tiết với báo cáo t ài chính, bảng cân đối phát sinh, số dư năm trước. - Sử dụng giấy làm việc để ghi nhận việc kiểm tra và phân tích các sổ chi tiết tài khoản của đơn vị đối với từng tài khoản. - Trong vấn đề làm việc, các vấn đề chưa rõ cần phải hỏi những bộ phận có trách nhiệm của khách hàng để họ giải trình, cần phải lưu ý những giải trình đã thoả đáng hay chưa thoả đáng đều ghi nhận vào giấy làm việc. Giai đoạn này đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp rất cao của các kiểm toán viên dựa trên kinh nghiệm tích luỹ của họ trong quá trình kiểm tra số liệu thực tế tại đơn vị. Họ phải phán đoán mức rủi ro để áp dụng các thủ tục thích hợp, nhằm không bỏ sót sai lệch trọng yếu của đơn vị. 3.2.6. Lập báo cáo kiểm toán dự thảo trình ban giám đốc duyệt và gửi cho khách hàng Nhóm trưởng sẽ tổng hợp những bằng chứng thu thập đ ược từ cuộc kiểm toán cùng với sự xét đoán nghề nghiệp để hình thành nên ý kiến và lập báo cáo kiểm toán dự thảo trình ban giám đốc đồng thời gửi cho khách hàng để xem xét lại xem có đồng ý với báo cáo hay không. Nếu không đồng ý, hai b ên sẽ bàn bạc để thống nhất ý kiến. Ngoài ra, công ty còn lập thư quản lý để lưu ý cho công ty những điều cần thay đổi bổ sung cho phù hợp chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Đây là một ưu điểm của công ty tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, tránh khỏi những sai sót trong thực hành kế toán. Bên cạnh đó, thư quản lý còn là một bằng chứng khẳng định công ty đã bàn bạc và nhắc nhở những sai sót mà khách hàng phạm phải trong công tác kế toán, hoạt động kinh doanh. 3.2.7. Phát hành báo cáo kiểm toán chính thức Sau khi khách hàng đồng ý với các bản dự thảo, hoặc sau khi TDK đ ã điều chỉnh những ý kiến của khách hàng thì Báo Cáo Tài Chính đã được kiểm toán sẽ được in ấn và trình lên Ban Giám Đốc để ký duyệt và phát hành Báo Cáo Kiểm Toán. Báo cáo được lập thành nhiều bản, công ty kierm toán TDK sẽ giữ một bản lưu lại.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 28 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc 3.2.8. Hoàn thiện và tổ chức lưu trữ file hồ sơ tại công ty Đây là công việc cuối cùng kiểm toán phải thực hiện. Các file hồ s ơ là kết quả của quá trình kiểm toán và là bằng chứng pháp lý rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của cả hai bên. Việc tổ chức lưu trữ các File hồ sơ một cách có khoa học giúp dễ tìm kiếm, tránh thất lạc. File hồ sơ có 2 loại: - File hồ sơ kiểm toán chung: lưu trữ Giấy phép hoạt động kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Báo cáo kiểm toán năm trước và các giấy tờ khác có liên quan ( photo) của những khách hàng quen thuộc. - File hồ sơ kiểm toán năm: lưu trữ các giấy làm việc và các bằng chứng thu thập được xếp theo thứ tự A,B,C,….. A- Phần tổng hợp: các giấy làm việc tổng hợp. B- Hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ: Giấy phép đầu tư, Báo cáo tài chính, Bảng cân đối phát sinh hàng tháng, Báo cáo kiểm toán năm trước ( nếu có) CZ : lưu các giấy làm việc của từng khoản mục và các bằng chứng kèm theo. 3.2.9. Giới thiệu các mẫu giấy làm việc của công ty kiểm toán TDK Giấy làm việc của công ty gồm 3 mẫu giấy cơ bản. Hướng dẫn làm việc trên 3 mẫu giấy làm việc: trong mẫu giấy làm việc đều phải ghi nhận tên đơn vị, niên độ, tài khoản, ngày kiểm toán, người kiểm toán và người rà soát và đánh số tham chiếu. Với mẫu số 1: - Ghi nhận số liệu của đơn vị: được lấy từ bảng cân đối tài khoản hoặc lấy từ bảng cân đối phát sinh, ghi nhận số đầu kỳ, phát sinh nợ, phát sinh có, số cuối kỳ. - Ghi nhận số liệu kiểm toán: nếu không có những đều chỉnh, số liệu n ày sẽ bằng với số liệu của đơn vị, nếu phát sinh bút toán đều chỉnh th ì số liệu kiểm toán bằng số liệu của đơn vị cộng hoặc trừ số tiền tương ứng với phần tăng hoặc giảm số tiền trên bút toán điều chỉnh. Với mẫu số 2: kiểm toán viên ghi nhận lại tất cả những vấn đề cần quan tâm để theo dõi: sơ đồ chữ T, những sai sót và bất thường, những vấn đề cần lưu ý, hay những giải trình của khách hàng.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 29 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Với mẫu số 3: kiểm toán viên ghi nhận lại những mẫu đã chọn đâỳ đủ hay không đầy đủ, việc chọn mẫu tuỳ thuộc vào sự xét đoán và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Tham chiếu chỉ được đánh khi đã hoàn tất hồ sơ kiểm toán. 3.3. GIỚI THIỆU VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK 3.3.1. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách h àng Với bất cứ một khách hàng nào thuộc mọi thành phần kinh tế thì việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đó là một việc quan trọng đối với mọi cuộc kiểm toán. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng công ty khách hàng mà TDK sử dụng các phương pháp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải thu là khác nhau. Thông thường, đối với những khách hàng nhỏ, hệ thống kiểm soát nội bộ của họ ít được duy trì thì KTV dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp, đánh giá ri êng thông qua việc quan sát, xem xét chứng từ , sổ sách v à thực hiện bằng việc phỏng vấn các nhân viên kế toán, người quản lý hoặc những người có liên quan trực tiếp đến bộ phận kế toán chứ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trên giấy làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Đối với những khách hàng có quy mô lớn thì việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo mẫu câu hỏi được thiết kế sẵn và cập nhật những thông tin về sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo, cơ cấu nhân sự cũng như kế hoạch và dự đoán được lập cho năm kiểm toán. Xem xét sự phân chia trách nhiệm có rõ ràng theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không? Có định kỳ đối chiếu công nợ hay không, hóa đơn bán hàng có được lập trên cơ sở của đơn đặc hàng đã được phê duyệt hay không? 3.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao khi hệ thống k iểm soát nội bộ không hữu hiệu và hiệu quả, nghĩa là phần lớn câu hỏi được trả lời là “không”. Khi đó kiểm toán viên sẽ tăng cường các thử nghiệm chi tiết.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 30 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Ngược lại, nều phần lớn câu trả lời là “Có” thì KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán ở mức thấp, đồng thời KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát. 3.3.3. Thử nghiệm kiểm soát Việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp KTV xét độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu cho khoản mục nợ phải thu khách h àng, sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ. - Chọn mẫu đơn đặt hàng để kiểm tra việc xét duyệt hạn mức tín dụng, kiểm tra việc lập lệnh bán hàng sau khi đơn đặt hàng đã được duyệt. - Chọn mẫu phiếu xuất xuất kho và hóa đơn tương ứng để kiểm tra việc đánh số liên tục trên các chứng từ này, và cũng để kiểm tra xem phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký của thủ kho, bộ phận bán h àng và người nhận hàng. - Thu thập bảng kê đối chiếu vào cuối mỗi tháng để kiểm tra việc thực hiện đối chiếu định kỳ giữa bộ phận xuất h àng với bộ phận lập hóa đơn, đối chiếu định kỳ giữa phiếu xuất kho và lệnh bán hàng. - Kiểm tra biên bản họp của Hội đồng Quản trị về việc xóa sổ nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng nợ phải thu. - Chọn mẫu nghiệp vụ hàng bán bị trả lại để kiểm tra quá trình nhận hàng bị trả lại của công ty. - Thủ tục quan sát: + Quan sát quá trình giao hàng có lập phiếu xuất kho không. + Quan sát xem có ghi vào sổ chi tiết nợ phải thu của từng khách h àng không. + Quan sát xem có phân chia trách nhiệm giữa bộ phận theo dõi công nợ và bộ phận bán hàng không. + Quan sát xem có biện pháp phòng tránh rủi ro khi thu được tiền không. Căn cứ vào kết quả của các thử nghiệm kiểm soát, KTV đánh giá lại rủi ro kiểm soát và xác định phạm vi của các thử nghiệm cơ bản. 3.3.4. Thử nghiệm cơ bản 3.3.4.1. Thủ tục phân tích Thông thường thủ tục này ít khi được thực hiện trong quá trình kiểm toán tại TDK.Việc tính toán các tỷ lệ lãi gộp/doanh thu, vòng quay khoản phải thu, chi
  • 38. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 31 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc phí dự phòng/số dư nợ phải thu,…để so sánh tỉ lệ nghành và so sánh với năm trước ít khi được thực hiện và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Các kiểm toán viên thường chỉ xem xét sơ qua mức biến động số dư nợ phải thu so với năm trước, và số nợ phải thu trong năm so với doanh thu. Trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng, các kiểm toán viên thường tập trung vào các thử nghiệm chi tiết. Các thử nghiệm n ày được thực hiện trên giấy làm việc và được lưu vào hồ sơ kiểm toán năm. 3.3.3.2. Thử nghiệm chi tiết Đối với khoản mục nợ phải thu khách h àng, các kiểm toán viên thường thực hiện các thử nghiệm sau: Thủ tục 1: Đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ sách của đơn vị với số liệu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước; số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ giữa sổ cái và BCĐKT. Thủ tục 2: Thu thập danh sách các khoản phải thu tại thời điểm khóa sổ để đối chiếu với sổ chi tiết, tổng hợp và BCTC. Thủ tục 3: Rà soát các nghiệp vụ bất thường Thủ tục 4: Kiểm tra đối với khách hàng có số dư có Thu thập các hợp đồng, đối chiếu công nợ ứng tiền, giấy báo của ngân h àng, phiếu thu tiền mặt để chứng minh nghiệp vụ này là có hiện hữu và phát sinh. Thủ tục 5: Lập danh sách gửi thư xác nhận công nợ Gửi thư xác nhận công nợ là bằng chứng hữu hiệu nhất trong công tác thu thập và đánh giá bằng chứng đối với khoản mục nợ phải thu. Đây l à loại bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài và dưới hình thức văn bản. Quá trình lưu chuyển của thư xác nhận rất chặt chẽ: Kiêm toán viên lập thư xác nhận, sau đó gửi đến đơn vị để ký nhận rồi gửi theo đường bưu điện đến khách hàng và cuối cùng thư đã được xác nhận gửi về công ty kiểm toán. Với bằng chứng hữu hiệu như vậy, nhưng không phải đối với tất cả các đơn vị, KTV đều gửi thư xác nhận 100%. Do nhiều vấn đề ảnh hưởng như chi phí, thời gian cũng như cấu khách hàng của đơn vị,…mà TDK áp dụng nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm khoản mục nợ phải thu khách hàng của từng đơn vị.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 32 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Chọn mẫu 100% khách hàng: cách chọn này phù hợp với những doanh nghiệp có khối lượng khách hàng ít, hay với những loại hình doanh nghiệp khác mà số liệu của khách hàng làm kiểm toán viên không tin tưởng. - Chọn mẫu đối với các khách hàng đặc biêt: + Các khách hàng thường xuyên, hoặc có doanh số phát sinh lớn, hoặc biểu hiện bất thường như rủi ro cao, có sai xót,…ngay cả khách h àng có số dư bằng “không” hay những khách hàng có số dư mà KTV nghi ngờ cũng cần xác nhận. + Tất cả các khách hàng có giá trị từ một số tiền nào đó trở lên như giá trị cỡ mẫu phải đại diện từ 50% đến 70% số d ư cuối kỳ của khoản mục nợ phải thu khách hàng. Ngoài ra KTV có thể chọn mẫu theo một xác suất ngẫu nhiên trong số khách hàng của đơn vị Thủ tục 6: Nếu khách hàng không hồi âm thì KTV thực hiện các thủ tục thay thế như: - KTV trực tiếp gọi điện, hay fax đến khách hàng. - Xem sổ tiền mặt, chứng từ ngân hàng hay các chứng từ gốc khác để biết việc thanh toán sau niên độ của khách hàng. Để đối phó với những gian lận hay sai sót khác trong việc theo dõi hay thu hồi công nợ, KTV sẽ kiểm tra việc thu nợ sau niên độ để đánh giá việc thu nợ này có diễn ra bình thường hay không, nghĩa là việc thu nợ sau niên độ có tuân thủ đúng chính sách nợ của đơn vị hay không, đúng thời gian, kỳ hạn, số tiền thanh toán hay không? Gian lận có thể xảy ra khi trong niên độ, có hai trường hợp: + Đơn vị muốn tăng lên một khoản tài sản, có thể bằng cách tạo ra một khách hàng ảo, đến khi kết thúc niên độ khách hàng này sẻ biến mất và không có ai thanh toán số nợ đó. + Ngược lại, đơn vị muốn che dấu một khoản tài sản thì đơn vị thông đồng với khách hàng của mình trả tiền ít hoặc không trả tiền đến khi sau ng ày kết thúc niên độ đơn vị thu hồi các khoản nợ đó. - Nếu việc thanh toán đó chưa đủ cho số dư đã được treo, thì KTV tiến hành xem xét các chứng từ gốc như phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán, thư qua lại có liên quan.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 33 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc Mục tiêu: Để chứng minh nghiệp vu bán hàng đó là hiện hữu và tính chính xác của số dư đó. Thủ tục 7: Lập bảng tổng hợp các kết quả yêu cầu xác nhận, tóm tắt kết quả xác nhận: Thủ tục 8: Chọn khách hàng để kiểm tra chi tiết số dư Ngoài việc chọn khách hàng gửi thư xác nhận để thu hồi được bằng chứng về sự có thực và chính xác. Thì KTV cũng phải chọn mẫu để kiểm tra chi tiết số dư của khách hàng thông qua những nghiệp vụ phát sinh trong những chứng từ gốc của đơn vị như: Đơn đặt hàng, hợp đồng, hóa đơn,…và tìm hiểu tại sao còn treo các số dư này. Thủ tục 9: Chọn mẫu một số nghiệp vụ bán hàng và thu tiền trong năm Thủ tục 10: Kiểm tra việc ghi nhận nợ phải thu vào thời điểm trước và sau ngày khóa sổ lập báo cáo tài chính ( Thủ tục cut off) Chọn chứng từ giao hàng trước và sau ngày kết thúc niên độ để đối chiếu với các hồ sơ khác như: Hóa đơn, đơn đặt hàng, hợp đồng, hồ sơ khác để đảm bảo rằng các khoản phải thu được hạch toán đúng niên độ. Thông qua quá trình kiểm kê hàng hóa tồn kho, nắm được các hóa đơn cuối cùng, các biên bản hàng hóa nhận lại từ người mua. Đồng thời xem xét các hóa đơn và phiếu xuất kho đầu niên độ sau. So sánh hóa đơn bán hàng đã chọn ở bước trên với sổ xuất hàng, chứng từ xuất hàng. Thủ tục 11: Kiểm tra việc điều chỉnh số dư các khoản nợ gốc ngoại tệ theo đúng quy định Khi kiểm toán những đơn vị có khách hàng ở nước ngoài, hoặc thực hiện việc thanh toán không phải là VNĐ thì KTV còn phải làm thêm công tác đánh giá chênh lệch tỷ giá giữa VNĐ và ngoại tệ. Thủ tục 12: Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định Thủ tục 13: Xem xét chung về sự trình bày và công bố trên báo cáo tài chính
  • 41. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 34 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN TDK 4.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KHÁCH HÀNG – CÔNG TY CỔ PHẦN J&D 4.1.1. Khái quát về công ty khách hàng – công ty J&D a. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Công ty Cổ phần J&D hoạt động theo giấy phép đầu tư số 12XX/GP ngày xx/yy/zz của sở kế hoạch và đầu tư. - Quá trình hình thành: + Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần (Nhà nước chiếm 51%) + Luật chi phối và hoạt động của doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp Việt Nam + Vốn pháp định: 60.000.000.000 đồng + Vốn đầu tư: 85.000.000.000 đồng - Lĩnh vực hoạt động: sản xuất, kinh doanh sản phẩm điện tử dân dụng - Ban giám đốc: + Ban giám đốc: 3 người, 1 Giám đốc và 2 Phó Giám Đốc. + Người thực sự quyết định tại công ty: Giám Đốc b. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ c. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng - Chế độ kế toán: Áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ d. Các chính sách kế toán áp dụng - Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền + Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiề n sử dụng trong kế toán: Theo tỷ giá bán ngoại tệ do ngân h àng công bố
  • 42. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Trần Quế Anh Trang 35 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Lạc - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắt giá gốc + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: + Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Theo chuẩn mực kế toán và Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của bộ tài chính + Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: Theo phương pháp đường thẳng - Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư + Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư: Theo chuẩn mực kế toán + Phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư: Theo phương pháp đường thẳng 4.1.2. Phân công kiểm toán viên Việc thực hiện kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán phải được tiến hành hết sức thận trọng do đó công việc kiểm toán đ òi hỏi được thực hiện bởi những kiểm toán viên có năng lực, kinh nghiệm. Đối với khách hàng lâu năm một mặt tổ chức kiểm toán nên hạn chế việc thường xuyên thay đổi kiểm toán viên, nhằm giúp cho họ nắm vững những nét đặc thù trong kinh doanh, duy trì mối quan hệ mật thiết giữa hai bên… Mặt khác tổ chức kiểm toán phải có chính sách luân chuyển kiểm toán vi ên tránh việc quá quen thuộc với khách hàng, dễ dẫn đến sức ỳ về tâm lý và kiểm tra theo lối mòn hoặc mất đi tính khách quan độc lập… 4.1.3. Chiến lược kiểm toán Đây là năm thứ hai TDK kiểm toán công ty CP J&D. Tại công ty này không có bộ phận kiểm toán nội bộ nên sẽ kiểm tra chi tiết từng khoản mục. Đối với khoản mục nợ phải thu cần chú ý việc trích lập v à hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, các khoản chi phí, hóa đơn, chứng từ ghi nhận nợ phải thu,… Kiểm toán viên lên lịch kế hoạch kiểm toán, trong đó yêu cầu công ty cổ phần J&D chuẩn bị các tài liệu và hồ sơ như: Giấy phép đầu tư, danh sách thành viên ban giám đốc, các quy định về tài chính kế toán của công ty, biên bản kiểm tra về quyết toán thuế cuả cơ quan thuế; các sổ sách kế toán như: Bảng cân đối phát sinh trong từng tháng và cả năm, Báo cáo tài chính năm 2008, toàn bộ sổ cái