SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU
GVHD: TS Bùi Thanh Tráng
Chứng nhận xuất xứ Trang 1
Trần Chân Phương (Trưởng nhóm)
 Nguyễn Minh Thành
 Phạm Duy Nghiệp
 Phạm Lê Phương Uyên
 Võ Lê Thuỳ Dung
 Trần Văn Dũng
 Nguyễn Tố Ngân
 Lê Thị Mỹ Dung
Chứng nhận xuất xứ Trang 2
MỤC LỤC
I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ.....................................................................................4
1. Khái niệm.................................................................................................................................4
2. Mục đích ..................................................................................................................................4
3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ .....................................................................................4
II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai......................................................................5
1. C/O form A: .............................................................................................................................5
2. C/O form B:..............................................................................................................................8
3. C/O form ICO:........................................................................................................................11
a. Danh sách tên nước & Mã số tương ứng..............................................................................13
4. C/O form T: (C/O form Textitle).............................................................................................18
5. C/O Form D............................................................................................................................20
a. QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT .......................................................24
6. C/O form E:............................................................................................................................27
7. C/O form AK:.........................................................................................................................30
8. C/O form AJ:..........................................................................................................................31
III. Cơ quan thẩm quyền cấp:........................................................................................................31
1. Cơ quan cấp C/O ....................................................................................................................31
2. Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN: ..............................................................................................31
IV. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ................................................................................33
1. Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O................................................................33
2. Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết.......................................................................................34
a. Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang).........................................................................................34
b. Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM...................................................36
c. Đơn xin cấp C/O .................................................................................................................37
d. Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu theo tỉ lệ
phần trăm...................................................................................................................................37
3. Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp...................................................................................38
V. Tác dụng của C/O......................................................................................................................43
1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng: .......................................................................................43
a. Đối với người xuất khẩu:.....................................................................................................43
b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: ....................................................................43
2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan:...........................................................................44
a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu:...............................................44
b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: ..........................................44
3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước. ..44
a. Đối với nước xuất khẩu .......................................................................................................44
Chứng nhận xuất xứ Trang 3
b. Đối với nước nhập khẩu...................................................................................................45
VI. Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua:......................................................46
1. Khái quát:...............................................................................................................................46
a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam ...............................................................................46
b. Số lượng các bộ C/O đã được cấp:...................................................................................49
2. Những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quá trình khai và cấp C/O ....................................49
a. Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O: ...............................................................49
b. Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O: ...................................................51
c. Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O:..............................................52
VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam:..........................................................53
1. Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O:..........................................................................54
2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: .................................................................56
3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O:............................................................................57
VIII. Tài liệu tham khảo...............................................................................................................59
Chứng nhận xuất xứ Trang 4
I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ
1. Khái niệm
Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền,
thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại/ Bộ Công Thương cấp để xác nhận nơi sản
xuất hoặc khai thác ra hàng hoá.
Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá
2. Mục đích
Xác định xuất xứ hàng hoá là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế.
Các quốc gia cần quan tâm đến xuất xứ hàng hoá để:
 Ưu đãi thuế quan.
 Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá
 Thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch…
3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ
Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm:
 Tên và địa chỉ người mua
 Tên và địa chỉ người bán
 Tên hàng; số lượng; kỹ mã hiệu
 Lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng
 Xác nhận cơ quan có thẩm quyền
Chứng nhận xuất xứ Trang 5
II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai
1. C/O form A:
 Chứng nhận xuất xứ mẫu A, còn gọi tắt đối với những người làm công tác thanh toán
quốc tế là CO form A hay GSP form A. Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh
toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương
mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Nó được một số quốc
gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc
gia đang phát triển.
 Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định
được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã
được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A
cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với
cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
C/O Form A
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 6
 Cách khai:
Kê khai VIETNAM tiếp sau Issued in (dưới dòng tiêu đề FORM A)
 Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam
 Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định
sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với
vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.
 Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện
vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng
cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ:
BY SEA : BACH DANG V.03
FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG
B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004
Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2
phải cùng một nước nhập (ô 12).
 Ô 4: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :
 C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY
 Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số
C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ
C/O phó bản.
 Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả
C/O cũ : REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày
cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.
Ngoài ra còn có các ghi chú khác như thông báo hàng xuất sang các nước ASEAN để sản
xuất hoặc/và xuất tiếp sang các nước EU, Norway, Turkey; dấu cộng gộp ASEAN, EU,
Switzerland, Norway, Turkey,... Hàng xuất sang Japan chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP
cộng gộp ASEAN kê khai trên ô 4 chữ C-ASEAN tiếp theo là số và ngày giấy chứng nhận
sản xuất, gia công cộng gộp khu vực.
 Ô 5: Kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo.
 Ô 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có).
 Ô 7: - Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng
 Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS
DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan
hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo
hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai
báo: DECLARED BY <người khai báo>.
 Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy
đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >
* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định.
- kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai
không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER
GOODS (..và các hàng khác),v.v.
Chứng nhận xuất xứ Trang 7
 Ô 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Cụ thể: Hàng xuất sang Australia và New
Zealand bỏ trống. Xuất sang các nước khác :
 Hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam kê khai chữ "P"
 Hàng có xuất xứ không thuần túy Việt Nam : kê khai theo hướng dẫn tại mục III.(b)
phía sau tờ form A bản chính. Chú ý : hàng xuất sang Canada được sản xuất từ hơn 1
nước được hưởng ưu đãi GSP của Canada(hay hàng xuất khẩu chỉ đáp ứng quy định
xuất xứ GSP cộng gộp toàn cầu của Canada) kê khai chữ G" trên ô 8, trường hợp khác
kê khai chữ "F".
 Ô 9: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa.
* Lưu ý :
 Ô 5,7,8,9 phải khai thẳng hàng thứ tự, tên, tiêu chuẩn xuất xứ, trọng lượng thô
(hoặc số lượng khác) của mỗi loại hàng. Trường hợp mỗi loại hàng được đóng gói
và có ký, mã hiệu riêng thì nội dung khai báo trên ô 6 cũng phải thẳng hàng tương
ứng.
 Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai
báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 7 (Ví dụ : Page 1/3).
 Gạch ngang trên ô 5,6,7,8,9 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng thô
(hoặc số lượng khác), sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô
hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).
 Ô 10: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi
rõ lý do.
 Ô 11: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.
* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát
hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày
xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này.
* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng
dd/mm/yyyy.
* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như
Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.
 Ô 12: Kê khai nước xuất xứ của hàng hóa (VIETNAM) tiếp sau produced in. Trường hợp
C/O form A được cấp theo quy định xuất xứ GSP cộng gộp nguyên liệu khu vực ASEAN
(quy định của EU, Switzerland, Norway, Turkey), sẽ kê khai nước xuất xứ xác định theo quy
định này.
Kê khai nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country).
Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu
Việt Nam).
Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải
bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với các doanh nghiệp
người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy
quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh
nghiệp, và dấu tên.
Chứng nhận xuất xứ Trang 8
2. C/O form B:
Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới
trong các trường hợp sau:
 Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP
 Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng
 Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này
nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.
C/O Form B
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 9
Cách khai:
 Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước (Vietnam) của người xuất khẩu Việt Nam.
 Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định
sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với
vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.
 Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện
vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng
cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ:
BY SEA : BACH DANG V.03
FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG
B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004
* Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2
phải cùng một nước nhập (ô 10).
 Ô 4: Tên, địa chỉ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O. Cụ thể C/O cấp tại Chi nhánh
VCCI HCM khai :
CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM
HOCHIMINH CITY BRANCH
171 Vo Thi Sau Str., 3rd
Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698
Fax 84.8.9325472 Email : vcci-hcm@hcm.vnn.vn
 Ô 5: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :
 C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY
 Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số
C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ
C/O phó bản.
 Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa
trả bản chính C/O cũ: REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay
thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.
 Ô 6: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng.
 Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS
DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải
quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người
khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai
báo: DECLARED BY <người khai báo>.
 Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số
đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >
* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định.
- kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về
hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER GOODS (..và
các hàng khác),v.v.
 Ô 7: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa.
* Lưu ý :
Chứng nhận xuất xứ Trang 10
 Ô 6, 7 phải khai thẳng hàng tên và trọng lượng (hoặc số lượng) của mỗi loại hàng.
 Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai
báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 6 (Ví dụ : Page 1/3).
 Gạch ngang trên ô 6,7 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng (hoặc số
lượng) hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số
(TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).
 Ô 8: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi
rõ lý do.
 Ô 9: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.
* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát
hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày
xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này.
* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng
dd/mm/yyyy.
* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như
Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.
 Ô 10: - Kê khai nước hàng hóa xuất khẩu tới (nước nhập khẩu) phía trên dòng (importing
country).
- Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu
Việt Nam). Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành
C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với
các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người
được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức
danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.
Chứng nhận xuất xứ Trang 11
3. C/O form ICO:
Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê.
Loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B.
C/O Form ICO
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 12
Cách khai:
C/O mẫu ICO gồm 2 phần PART A và PART B. Ðơn vị xuất khẩu chỉ phải kê khai phần
PART A. Cách kê khai trên các ô phần PART A như sau :
 Ô 1 : điền tên đầy đủ và địa chỉ của đơn vị xuất khẩu (hoặc người gửi hàng) Việt Nam.
Ðiền mã số đơn vị xuất khẩu (hoặc gửi hàng) do VCCI HCM cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía
bên phải của ô 1.
 Ô 2 : điền tên, địa chỉ thông báo (bên nhận hàng, nhập khẩu). Ðiền mã số tương ứng của
bên thông báo do đơn vị xuất khẩu tự cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 2. Ðơn
vị xuất khẩu tự lập DANH SÁCH TÊN ÐỊA CHỈ THÔNG BÁO (Notify address) & MÃ
SỐ TƯƠNG ỨNG theo mẫu. Mỗi lô hàng xuất có bên nhận hàng mới, đơn vị xuất khẩu tự
điền mã số (theo thứ tự tăng dần từ 0001), và tên địa chỉ đầy đủ của bên thông báo này vào
danh sách. Danh sách phải xuất trình mỗi khi xin cấp C/O mẫu ICO và photo sao y gửi
VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO.
 Ô 3 : điền số thứ tự C/O mẫu ICO của đơn vị xuất khẩu trong vụ cà phê. Căn cứ ngày
xuất hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam : vụ cà phê bắt đầu từ 1/10 hàng năm và kéo dài đến
hết 30/9 năm sau. Ví dụ : vụ cà phê 2002-2003 bắt đầu từ 1/10/2002 đến hết 30/9/2003).
 Ô 4 : gồm 3 ô nhỏ Country code cố định khai 145; Port code : xuất khẩu từ các cảng
Thành phố Hồ Chí Minh khai 01; Serial No. số thứ tự C/O MẪU ICO của tổ chức cấp C/O,
do tổ chức này tự theo dõi và cung cấp cho đơn vị xuất khẩu khai.
 Ô 5 : điền tên nước sản xuất (Vietnam) và điền vào 3 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô
5 mã số tương ứng (145).
 Ô 6 : điền tên nước đến (nước nhập khẩu) và mã số tương ứng (xem DANH SÁCH TÊN
NƯỚC & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG).
 Ô 7 : điền ngày xuất khẩu dạng ngày / tháng / năm (DD/MM/YYYY). Ví dụ 31/06/2003.
 Ô 8 : điền tên nước chuyển tải và mã số tương ứng. Trong trường hợp chuyển thẳng khai
chữ DIRECT và 3 ô mã số để trống.
 Ô 9 : điền tên tàu biển vận chuyển. Ðiền mã số tàu tương ứng do đơn vị xuất khẩu tự cấp
vào 5 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 9. Nếu không vận chuyển bằng tàu biển, hãy điền
những thông tin cần thiết về phương tiện vận chuyển được sử dụng, ví dụ như bằng xe tải
(by lorry), bằng tàu hỏa (by rail), bằng máy bay (by air),.. Ðơn vị xuất khẩu tự lập DANH
SÁCH TÊN TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNGtheo mẫu. Mỗi lô
hàng xuất vận chuyển bằng tàu biển mới, đơn vị xuất khẩu tự điền mã số (theo thứ tự tăng
dần từ 00001), và tên tàu biển vận chuyển này vào danh sách. Danh sách phải xuất trình mỗi
khi xin cấp C/O mẫu ICO và photo sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO.
 Ô 10 : điền vào phần ---/----/---- các nội dung : 145 / mã số đơn vị xuất khẩu do VCCI
cấp (như ô 1) / số thự tự C/O mẫu ICO của đơn vị (như ô 3).
Ðiền vào phần Other marks các dấu hiệu khác (nếu có).
 Ô 11 : điền dấu X vào ô tương ứng.
 Ô 12 : điền trọng lượng tịnh đã quy đổi ra kilôgam. Ví dụ xuất 18.23454 MTS (NW) điền
số quy đổi ra kg : 18,234.54. Trường hợp cần thể hiện trọng lượng tịnh khác như chứng từ
thì ghi rõ thêm trong ngoặc. Ví dụ : (18.23454 MTS).
Chứng nhận xuất xứ Trang 13
 Ô 13 : điền dấu X vào ô kg.
 Ô 14 : điền 1 dấu X vào 1 ô tương ứng. Ghi rõ thêm chủng loại, hình thức cà phê nếu
thuộc loại hàng cà phê khác. Lưu ý : mỗi C/O mẫu ICO chỉ khai cho 1 loại hàng cà phê. Nếu
một lô hàng cà phê gồm nhiều loại hàng cà phê thì phải tách thành nhiều C/O mẫu ICO
tương ứng cho mỗi loại hàng cà phê.
 Ô 15 : điền dấu X vào ô phương pháp chế biến tương ứng (chế biến khô, ướt, loại bỏ chất
cafêin, hữu cơ).
 Ô 16 : phần bên trái điền ngày ký chứng nhận xuất khẩu dạng DD/MM/YYYY, địa điểm
ký chứng nhận xuất khẩu, và ký đóng dấu của cơ quan hải quan nơi xuất hàng. Ðể thuận tiện
cho việc đối chiếu, kiểm tra lại nên ghi rõ số và ngày tờ khai hải quan hàng xuất phía trên
của phần này, chẳng hạn : Customs declaration for export comodities No.
26424/XK/KD/KV4 dated 15/10/2002.
Phần bên phải điền ngày, địa điểm ký chứng nhận xuất xứ của tổ chức cấp C/O.
a. Danh sách tên nước & Mã số tương ứng
TÊN NƯỚC MÃ
SỐ
TÊN NƯỚC MÃ
SỐ
ABU DHABI 257 LESOTHO 077
AFGHANISTAN 073 LIBERIA (*) 107
AJMAN 258 LIBYA 108
ALBANIA 074 LIECHTENSTEIN 199
ALGERIA 075 LITHUNIA 044
AMERICAN SAMOA 234 LUXEMBOURG 251
ANDORRA 203 MACAU 043
ANGOLA (*) 158 MACEDONIA 289
ANGUILLA 221 MADAGASCAR (*) 025
ANTIGUA & BARBUDA 222 MALAWI (*) 109
ARGENTINA 050 MALAYSIA 110
ARMENIA 266 MALDIVES 214
ARUBA 197 MALI 111
AUSTRALIA 051 MALTA 112
AUSTRIA 052 MARSHALL ISLANDS 182
AZERBAIZAN 276 MARTINIQUE 170
AZORES AND
MADEIRA
165 MAURITANIA 113
BAHAMAS 216 MAURITIUS 208
BAHRAIN 076 MAYOTTE 252
BANGLADESH 254 MELILLA 297
BARBADOS 217 MEXICO (*) 016
BELARUS 081 MICRONESIA 183
BELGIUM 046 MOLDOVA 265
BELIZE 195 MONACO 205
BENIN (*) 022 MONGOLIA 114
BERMUDA 246 MONTSERRAT 224
BHUTAN 212 MOROCCO 115
BOLIVIA (*) 001 MOZAMBIQUE 160
BONAIRE 190 MYANMAR 080
Chứng nhận xuất xứ Trang 14
BOSNIA AND
HERZEGOVINA
287 NAMIBIA 135
BOTSWANA 078 NAURU 239
BRAZIL (*) 002 NEPAL 117
BRUNEI
DARUSSALAM
213 NETHERLANDS 061
BULGARIA 079 NETHERLANDS
ANTILLES
193
BURKINA FASO 143 NEW CALEDONIA 173
BURUNDI (*) 027 NEW ZEALAND 070
CAMBODIA 082 NICARAGUA 017
CAMEROON (*) 019 NIGER 119
CANADA 054 NIGERIA (*) 018
CAPE VERDE 162 NIUE 177
CAROLINE ISLANDS 305 NORFOLK ISLAND 240
CAYMAN ISLANDS 218 NORTHERN MARIANAS 204
CENTRAL AFRICAN
REPUBLIC (*)
020 NORWAY 062
CEUTA 296 OMAN 116
CHAD 084 PAKISTAN 121
CHILE 055 PALAU 244
CHINA 043 PANAMA (*) 029
CHRISTMAS ISLAND 235 PAPUA NEW GUINEA (*) 166
COCOS ISLANDS 223 PARAGUAY (*) 122
COLOMBIA (*) 003 PERU (*) 030
COMOROS 172 PHILIPPINES (*) 123
CONGO, DEM. REP. OF
(*)
021 PITCAIRN 198
CONGO, REP. OF (*) 004 POLAND 124
COOK ISLANDS 176 PORTUGAL 031
COSTA RICA (*) 005 PUERTO RICO 125
COTE D'IVOIRE (*) 024 QATAR 126
CROATIA 288 RAS AL KHAIMAH 261
CUBA (*) 006 REUNION 171
CURACAO 191 ROMANIA 128
CYPRUS 086 RUSSIA 127
CZECH 299 RWANDA (*) 028
DENMARK 056 SABAH 294
DJIBOUTI 175 SAINT HELENA 209
DOMINICA 230 SAINT KITTS AND NEVIS 226
DOMINICAN
REPUBLIC (*)
007 SAINT LUCIA 232
DUBAI 259 SAINT PIERRE &
MIQUELON
129
E.C. (Unspecified) 250 SAINT VINCENT AND
THE GRENADINES
233
EAST TIMOR 159 SAMOA 194
ECUADOR (*) 008 SAN MARINO 206
EGYPT 142 SAO TOME AND
PRINCIPE
161
EL SALVADOR (*) 009 SARAWAK 295
EQUATORIAL GUINEA 167 SAUDI ARABIA 130
Chứng nhận xuất xứ Trang 15
(*)
ERITREA 045 SENEGAL 131
ESTONIA 041 SEYCHELLES 210
ETHIOPIA (*) 010 SHARJAH 262
FAEROE ISLANDS 220 SIERRA LEONE (*) 032
FALKLAND ISLANDS 220 SINGAPORE 132
FIJI 236 SLOVAKIA 300
FINLAND 071 SLOVENIA 292
FRANCE 058 SOLOMON ISLANDS 242
FRENCH GUIANA 168 SOMALIA 133
FRENCH POLYNESIA 174 SOUTH AFRICA 134
FUJAIRAH 260 SPAIN 063
GABON (*) 023 SRI LANKA (*) 083
GAMBIA 196 SUDAN 136
GAZA STRIP 192 SURINAME 139
GEORGIA 211 SVALBARD AND JAN
MAYEN ISLANDS
225
GERMANY 040 SWAZILAND 137
GHANA (*) 038 SWEDEN 064
GIBRALTAR 090 SWITZERLAND 065
GREECE 091 SYRIA 138
GREENLAND 202 TAHITI 306
GRENADA 231 TAIWAN 089
GUADELOUPE 169 TAJIKISTAN 285
GUAM 238 TANZANIA (*) 033
GUATEMALA (*) 011 THAILAND (*) 140
GUINEA (*) 092 TOGO (*) 026
GUINEA-BISSAU 163 TOKELAU 178
GUYANA 049 TONGA 243
HAITI (*) 012 TRINIDAD & TOBAGO (*) 034
HOLY SEE 207 TUNISIA 066
HONDURAS (*) 013 TURKEY 141
HONG KONG 043 TURKMENISTAN 286
HUNGARY 094 TURKS & CAICOS
ISLANDS
229
ICELAND 095 TUVALU 186
INDIA (*) 014 UCRAINA 179
INDONESIA (*) 015 UGANDA (*) 035
IRAN 096 UMM AL QAIWAIN 263
IRAQ 097 UNITED ARAB EMIRATES 120
IRELAND 098 UNITED KINGDOM 068
ISRAEL 099 UNITED STATES OF
AMERICA
369
ITALY 059 URUGUAY 144
JAMAICA (*) 100 UZBEKISTAN 282
JAPAN 060 VANUATU 118
JORDAN 101 VENEZUELA (*) 036
KAZAKHSTAN 279 VIETNAM (*) 145
KENYA (*) 037 VIRGIN ISLANDS (UK) 227
KIRIBATI 237 VIRGIN ISLANDS (US) 228
KOREA (NORTH) 102 WALLIS & FUTUNA
ISLANDS
245
Chứng nhận xuất xứ Trang 16
KOREA (SOUTH) 103 WESTERN SAHARA 155
KUWAIT 104 WINDWARD ISLANDS
(Unspecified)
248
KYRGYZSTAN 283 YEMEN 146
LAOS 105 YUGOSLAVIA (SERBIA &
MONTENEGRO)
291
LATVIA 042 ZAMBIA (*) 149
LEBANON 106 ZIMBABWE (*) 039
LEEWARD ISLANDS
(Unspecified)
247
(*) Các nước xuất khẩu cà phê
Mẫu 1 :
DANH SÁCH TÊN ÐỊA CHỈ THÔNG BÁO (Notify address) & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG
Ðơn vị xuất khẩu : Mã số do VCCI cấp :
Mã
số
Tên, địa chỉ thông báo
0001
. . .
Mẫu 2 :
DANH SÁCH TÊN TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG
Ðơn vị xuất khẩu : Mã số do VCCI cấp :
Mã số Tên phương tiện vận chuyển
00001
. . .
* Lưu ý : Trường hợp vận chuyển bởi nhiều phương tiện, thông báo tới nhiều địa chỉ
thông báo thì ô mã số trong ô 2 khai mã số người nhận hàng chính thức, hoặc mã số địa
chỉ thông báo thứ nhất (nếu không xác định được người nhận hàng chính thức); ô mã số
trong ô 9 khai mã số phương tiện vận chuyển từ Việt Nam.
Ví dụ:
Chứng nhận xuất xứ Trang 17
A & Z EXPORT CORPORATION
1096 TRAN HUNG DAO STR., HOCHIMINH CITY,
VIETNAM
SARL ANDE, CITY LES SOURCES BT. 9
BIR MOURAD RAIS, ALGER, ALGERIE
ALGERIA
SINGAPORE
145 9628 9628
9 6 2 8
0 0 0 6
0 7 5
1 3 2
145 01
VIETNAM
21/12/2003
1 4 5
MEKONG PRIDE V.0379 & A.P.MOLLER V.0408
B/L NO.: SGNE19492
DATED : DEC. 21,2003 0 0 0 0 1
X
53,910.00 KGS
X
900 BAGS VIETNAM ROBUSTA COFFEE GRADE 1, SCREEN 16
DEC. 21,2003
HOCHIMINH CITY
DEC.21,2003
HOCHIMINH CITY
09
Customs declaration No. 123/XK/KD/KV1 Date 20/12/2003
Chứng nhận xuất xứ Trang 18
4. C/O form T: (C/O form Textitle)
Là loại C/O theo quy định của Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU.
 Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam.
 Ô 2: kê khai số C/O gồm 4 chữ và 8 số : 2 chữ đầu VN; 2 chữ tiếp theo đối với hàng xuất
khẩu sang Austria kê khai chữ AT. Tương tự : Belgium, Luxembourg và Netherlands: BL,
Denmark: DK, Finland: FI, France: FR, Germany: DE, Greece: GR, Ireland: IR, Italy: IT,
Portugal: PL, Spain: ES, Sweden: SE, United Kingdom: UK; 1 số đầu chỉ năm, 2 số tiếp
theo chỉ địa bàn cấp E/L (TP.HCM 02, Ðồng Nai 04, Bình Dương 06), 5 số cuối cùng chỉ số
thứ tự C/O do tổ chức cấp C/O cung cấp.
 Ô 3: kê khai năm hạn ngạch (lô hàng XK sử dụng hạn ngạch của năm nào thì sẽ kê khai
năm đó)
 Ô 4: kê khai số cat (category).
 Ô 5: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định
sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với
vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.
 Ô 6: kê khai nước xuất xứ (VIETNAM)
 Ô 7: kê khai nước nhập khẩu cuối cùng (thuộc EU)
 Ô 8: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện
vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng
cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ:
BY SEA : BACH DANG V.03
FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG
B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004
Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 8 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 5
phải cùng một nước nhập (ô 7).
 Ô 9: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :
 C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY
 Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số
C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ
C/O phó bản.
 Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả
bản chính C/O cũ : REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày
cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.
 Ô 10: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng.
 Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS
DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải
quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người
khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai
báo: DECLARED BY <người khai báo>.
 Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số
đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >
Chứng nhận xuất xứ Trang 19
* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định.
- kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai
không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND
OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v.
 Ô 11: Kê khai trọng lượng tịnh (kg) và cả số lượng khác theo quy định cho category.
 Ô 12: Kê khai trị giá FOB của hàng (theo loại tiền trong hợp đồng mua bán).
* Lưu ý :
- Ô 10,11,12 phải khai thẳng hàng tên, trọng lượng tịnh (hoặc số lượng khác), và trị giá
FOB của mỗi loại hàng.
- Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo
rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 10 (Ví dụ : Page 1/3).
- Gạch ngang trên ô 10,11,12 khi kết thúc khai báo tên, trọng lượng tịnh (hoặc số lượng
khác), và trị giá FOB của hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng), trị giá
FOB của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).
 Ô 12: kê khai trị giá FOB của mỗi loại hàng xuất.
 Ô 13: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.
* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát
hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày
xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này.
* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng
dd/mm/yyyy.
* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như
Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.
 Ô 14: kê khai tên, địa chỉ đầy đủ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O (xem phần các
cơ quan có thẩm quyền cấp C/O). C/O form Textile được cấp bởi VCCI HCM kê khai ô 14
nội dung sau :
CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM
HOCHIMINH CITY BRANCH
171 Vo Thi Sau Str., 3rd
Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel: 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698
Fax: 84.8.9325472 Email: vcci-hcm@hcm.vnn.vn
Chứng nhận xuất xứ Trang 20
5. C/O Form D
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D (sau đây gọi tắt là giấy
chứng nhận Mẫu D) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu
khu vực của Bộ Thương mại cấp cho hàng hoá của Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp
định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực
Thương mại tự do ASEAN (AFTA)" (dưới đây gọi là Hiệp định CEPT).
C/O Form D
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 21
 Hiệp định CEPT là Hiệp định quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN mà Việt Nam đã
ký tham gia tại Băng cốc - Thái lan ngày 15 tháng 12 năm 1995 và được thực hiện từ ngày 1
tháng 1 năm 1996.
 Hàng hoá được cấp giấy chứng nhận Mẫu D:Là các hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các
điều kiện về xuất xứ quy định tại Hiệp định CEPT.
 Cách khai:
Giấy chứng nhận Mẫu D phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải
phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá
đơn thương mại và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá xuất
nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra).
 Ô số 1: Tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam).
 Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được
thanh khoản). Ô trên cùng bên phải: Do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ghi. Số
tham chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:
* Nhóm 1: 02 ký tự “VN” (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam.
* Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như
sau: BR Bruney IN Indonexia ML Malaysia PL Philipines SG Singapore TL Thái Lan
* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận.
* Nhóm 4: 01 ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp Giấy chứng
nhận Mẫu D theo quy định như sau: Số 1 Hà Nội; Số 2 Hải Phòng; Số 3 Ðà Nẵng; Số 4 Nha
Trang; Số 5 TP Hồ Chí Minh;Số 6 Cần Thơ
* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu D. Giữa nhóm 3
và 4 cũng như giữa nhóm 4 và 5 có dấu gạch chéo ” / “.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng
nhận Mẫu D mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 1996 thì
cách ghi số tham chiếu của Giấy chứng nhận Mẫu D này sẽ như sau: VN-TL 96/5/00006
 Ô số 3: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng
đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?
 Ô số 4: Ðể trống (sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm
nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu
vực đã cấp Giấy chứng nhận Mẫu D này).
 Ô số 5: Danh mục hàng hoá (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian).
 Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng.
Chứng nhận xuất xứ Trang 22
 Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập
khẩu).
 Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:
a. Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên
phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ “X”.
b. Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ
lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì khai ghi rõ
số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai
thác tại Việt Nam, ví dụ 40%.
c. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN
nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví
dụ 40%.
 Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB).
 Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.
 Ô số 11:
- Dòng thứ nhất ghi chữ Việt Nam;
- Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu;
- Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, và chữ ký.
 Ô số 12: Ðể trống.
- Trường hợp cấp sau theo quy định tại Ðiều 9 thì ghi: “Issued retroactively”.
- Trường hợp cấp lại theo quy định tại Ðiều 10 thì ghi: “Certified true copy”.
Ví dụ:
Chứng nhận xuất xứ Trang 23
Chứng nhận xuất xứ Trang 24
a. QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT
Khi xác định xuất xứ của hàng hóa đủ điều kiện hưởng Chương trình CEPT theo Hiệp định
CEPT, sẽ áp dụng các quy tắc sau:
QUY TẮC 1: XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ CỦA SẢN PHẨM
Các hàng hóa thuộc diện CEPT được nhập khẩu vào một nước thành viên từ một nước thành
viên khác được vận tải trực tiếp theo nghĩa của Quy tắc 5 của quy chế này, sẽ đủ điều kiện
được hưởng ưu đãi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo một trong các điều kiện sau
đây:
a. Các hàng hóa có xuất xứ thuần túy (được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành
viên xuất khẩu) như qui định tại Quy tắc 2;
b. Các hàng hóa có xuất xứ không thuần túy (không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ
tại nước thành viên xuất khẩu), miễn là các hàng hóa đó đủ điều kiện theo Quy tắc 3
hoặc Quy tắc 4.
QUY TẮC 2: XUẤT XỨ THUẦN TÚY
Theo nghĩa của Quy tắc 1 các hàng hóa sau được coi là có xuất xứ thuần túy:
a. Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó;
b. Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó;
c. Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó;
d. Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục (c) trên đây;
e. Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó;
f. Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản do các tầu của nước đó lấy
được từ biển;
g. Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tầu của nước đó từ các sản phẩm
nêu ở mục (f) trên đây;
h. Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên
liệu;
i. Đồ phế thải từ các hoạt động công nghiệp tại nước đó; và
j. Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm từ mục (a) đến (i);
QUY TẮC 3: XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY
a. (i) Hàng hóa sẽ được coi là xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN, nếu có ít nhất 40%
hàm lượng xuất xứ từ bất cứ nước thành viên nào.
Chứng nhận xuất xứ Trang 25
(ii) Nguyên phụ liệu mua trong nước do các nhà sản xuất đã được cấp phép cung cấp,
tuân thủ các quy định của pháp luật tại nước đó được coi là đáp ứng về xuất xứ ASEAN;
nguyên phụ liệu mua từ nguồn khác phải kiểm tra hàm lượng để xác định xuất xứ.
(iii) Theo tiểu mục (i) ở trên, nhằm mục đích thực hiện các quy định của quy tắc 1 (b),
các sản phẩm được chế tạo hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử
dụng có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không
xác định được không vượt quá 60% của giá FOB của sản phẩm được sản xuất hoặc chế
biến và có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ nước xuất khẩu là
thành viên.
b. Giá trị nguyên phụ liệu không xuất xứ từ ASEAN sẽ là:
(i) Giá CIF của hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu;
(ii) Giá xác định ban đầu của sản phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của
nước thành viên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến.
Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau:
(Giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN
+
Giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định được)
× 100% ÷ Giá FOB ≤ 60%
QUY TẮC 4: QUY TẮC XUẤT XỨ CỘNG GỘP
Các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ quy định tại quy tắc 1 và được sử dụng
tại một nước thành viên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được
hưởng ưu đãi tại các nước thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại nước
thành viên là nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng
ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.
QUY TẮC 5: VẬN TẢI TRỰC TIẾP
Các trường hợp sau được coi là vận tải trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên đến nước
nhập khẩu là thành viên:
a. Nếu hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của bất kỳ một nước ASEAN nào;
b. Nếu hàng hóa được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là
thành viên ASEAN nào khác;
c. Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là
thành viên ASEAN có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó,
với điều kiện:
(i) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải
hàng;
(ii) Hàng hóa không được mua bán hoặc sử dụng ở các nước quá cảnh đó; và
Chứng nhận xuất xứ Trang 26
(iii) Không được xử lý gì đối với sản phẩm ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc
những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo.
QUY TẮC 6: XỬ LÝ BAO BÌ HÀNG HÓA
a. Trong trường hợp để xác định thuế hải quan, một nước thành viên sẽ xét hàng hóa tách
riêng với bao bì. Đối với hàng nhập khẩu chuyển tới từ một nước thành viên khác, nước
thành viên có thể cũng xét riêng xuất xứ của bao bì.
b. Trường hợp không áp dụng được theo mục (a) trên đây, bao bì sẽ được xét chung với
hàng hóa. Phần bao bì dùng do yêu cầu vận tải hoặc lưu kho được coi là có xuất xứ
ASEAN.
QUY TẮC 7: C/O MẪU D PHÙ HỢP
Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nếu có C/O Mẫu D do
một cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp. Các nước thành
viên phải thông báo cho nhau biết cơ quan cấp C/O Mẫu D và các thủ tục cấp C/O Mẫu D
phải phù hợp với các thủ tục cấp C/O Mẫu D được quy định và Hội nghị các quan chức kinh
tế cấp cao (SEOM) thông qua.
Chứng nhận xuất xứ Trang 27
6. C/O form E:
Đây là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng
các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11
năm 2003.
C/O Form E
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 28
 Cách khai:
C/O mẫu E phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ
khai hải quan đã làm thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương
mại và Biên bản kiểm tra xuất xứ của Tổ chức Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (trong
trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O mẫu E cụ thể như sau:
 Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt
Nam).
 Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
Ô trên cùng bên phải: do Tổ chức cấp C/O ghi. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5
nhóm, chi tiết cách ghi như sau:
a. Nhóm 1: 02 ký tự "VN" (viết in hoa) là viết tắt của hai (02) chữ Việt Nam.
b. Nhóm 2: 02 ký tự (viết in hoa) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt
như sau:
STT Tên đơn vị Mã số
1 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội 1
2
Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh 2
3 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng 3
4 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai 4
5 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng 5
6 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương 6
7 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu 7
8 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn 8
9 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh 9
10 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai 71
11 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình 72
12 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa 73
13 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An 74
14 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang 75
15 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ 76
16 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương 77
17 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên 78
18 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa 80
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O Mẫu E
mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2007 thì cách ghi
số tham chiếu của C/O Mẫu E này sẽ là: VN-CN 07/2/00006.
 Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh "By
air", nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
Chứng nhận xuất xứ Trang 29
 Ô số 4: Để trống. Sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm
nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho tổ chức đã cấp C/O Mẫu E này.
 Ô số 5: Danh mục hàng hóa (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian)
 Ô số 6: Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng
 Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của
nước nhập khẩu).
 Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:
Hàng hóa được sản xuất tại nước có
tên đầu tiên ở ô số 11 của C/O này gồm
các trường hợp sau:
Điền vào ô số 8:
a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc
được sản xuất toàn bộ tại người xuất khẩu
theo Điều 3 của Phụ lục 1 Quyết định
12/2007/QĐ-BTM
Ghi "WO"
b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
theo Điều 4 của Phụ lục I Quyết định
12/2007/QĐ-BTM
Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng
được tính theo giá FOB của hàng
hóa được sản xuất hay khai thác tại
Việt Nam, chẳng hạn ghi 40%
c) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
theo Điều 4 và Điều 5 của Phụ lục I
Quyết định 12/2007/QĐ-BTM (xuất xứ
cộng gộp)
Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng cộng
gộp ACFTA được tính theo giá
FOB, chẳng hạn ghi 40%
d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 của Phụ lục I
Quyết định 12/2007/QĐ-BTM
Ghi "PSR"
 Ô số 9: Trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và giá trị FOB.
 Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại.
 Ô số 11:
a. Dòng thứ nhất ghi chữ "Vietnam".
b. Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu.
c. Dòng thứ ba ghi địa điểm cấp, ngày tháng năm, và chữ ký của người được ủy quyền ký
cấp.
 Ô số 12: do tổ chức cấp C/O ghi
 Ô số 13:
a. Trường hợp cấp sau theo quy định tại Điều 11, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô: "ISSUED
RETROACTIVELY"
b. Trường hợp sản phẩm được gửi từ Bên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Bên khác
và được bán trong hoặc sau triển lãm tại Bên nhập khẩu theo quy định tại Điều 22, Phụ
Chứng nhận xuất xứ Trang 30
lục 2 thì đánh dấu vào ô "Exhibition", tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm phải ghi rõ tại Ô
số 2
c. Trường hợp sản phẩm được cấp C/O giáp lưng theo quy định tại Điều 12, Phụ lục 2 thì
đánh dấu vào ô "Movement Certificate", tên Tổ chức cấp C/O mẫu E gốc, ngày cấp và số
tham chiếu của C/O mẫu E gốc phải được ghi rõ tại Ô số 13;
d. Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì
đánh dấu vào ô "Third Party Invoicing", số hóa đơn phải được ghi rõ tại Ô số 10, tên
công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại Nước đó phải được
ghi rõ tại Ô số 7
7. C/O form AK:
Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung
về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).
C/O Form AK
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 31
8. C/O form AJ:
Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung
về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản.
III. Cơ quan thẩm quyền cấp:
1. Cơ quan cấp C/O
 Do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền của nước xuất xứ hàng hoá cấp.
 Do nhà sản xuất cấp: Phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của
nước cấp có liên quan.
 Do nước lai xứ cấp: Trường hợp hàng hoá có đi qua nước thứ 3 (nước lai xứ) để tập kết,
chuyển tải, chuyển khẩu (kể cả trường hợp hàng hoá làm thủ tục nhập khẩu vào nước thứ ba
sau đó tái xuất khẩu) nhưng không làm thay đổi xuất xứ hàng hoá, vẫn đảm bảo tính nguyên
trạng, hoặc (nếu có) chỉ thực hiện một số hoạt động đơn giản để bảo quản hay đóng gói lại
hàng hoá nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá, không làm thay đổi giá trị thương mại của
hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá đi qua nhiều nước, thì “nước thứ 3” được xác định là
nước cuối cùng mà từ đó hàng hoá được xuất khẩu đến Việt Nam-nước nhập khẩu. C/O do
nước lai xứ cấp được chấp nhận tính pháp lý trong hai trường hợp sau:
 Nếu nước lai xứ cũng là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O do
nước lai xứ cấp
 Nếu nước lai xứ không là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O do
nước lai xứ cấp kèm bản sao C/O của nước xuất xứ (là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế
quan của Việt Nam).
2. Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN:
 Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu
chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O
sau:
. C/O form A
. C/O form D;
. C/O form E;
. C/O form S;
. C/O form AK;
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong
đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU).
Chứng nhận xuất xứ Trang 32
http://co.vietforward.com/QUY DINH/Quy dinh chung/Bang tong hop.htm
Chứng nhận xuất xứ Trang 33
IV.Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ
1. Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O
 Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ
C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (xem các mẫu hồ sơ bên dưới)
hoặc xin tại Bộ phận C/O - Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM (xem mẫu bên dưới) và
nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1
bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.
 Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin
cấp C/O như sau:
a) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm
quyền của DN (xem mẫu bên dưới)
b) Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một
loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu
A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua
mẫu C/O nào).
C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người
xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.
Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O
phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần
dấu và chữ ký của DN).
c) Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.
d) Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu
đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp
hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.
Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các
chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:
e) Packing List: 1 bản gốc của doanh nghiệp
f) Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN
và dấu “Sao y bản chính”
g) Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước
ngoài; hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua
các nguyên vật liệu trong nước.
h) Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu
xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng để đáp ứng
tiêu chuẩn xuất xứ.
i) Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu
hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm tuỳ
từng mặt hàng và nước xuất khẩu.
Chứng nhận xuất xứ Trang 34
2. Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết
a. Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang)
HỒ SƠ DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
MÃ SỐ DOANH NGHIỆP (nếu có): ……………..
1. Tên tiếng Việt……………………………………………………………………………………..…...
2. Tên tiếng Anh………………………………………………………………..………..……………….
3. Tên viết tắt…………………………………………………………….……..……………….….…….
4. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………...……………………….….….
5. Điện thoại: ………..…………..… Fax: …………...…. E-mail: …………………………..……….
6. Website: ………………………………………... Mã số thuế………………………………..…...….
7. Giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc giấy phép đầu tư) số: ……….…… ngày cấp: …..……….…………
8. Cơ quan cấp……………………………………………………………...……………………….…...
9. Vốn điều lệ: ……………………………………………………………………………………...……
10. Loại hình doanh nghiệp:
Tư nhân Cổ phần Nhà nước
Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Khác
(Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ghi rõ % vốn góp của (các) bên nước ngoài)
Trường hợp doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước ghi rõ % vốn góp của Nhà nước
11. Ngành, nghề kinh doanh: …………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
…
12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………………………...
Mobile: …………………………………………. Tel: …………………………………………………
13. Cán bộ XNK (đầu mối liên hệ về C/O): .............................................................................................
Mobile: …………………………………………. Tel: …………………………………………………
14. Các chi nhánh, văn phòng đại diện: …………………………………………………………………
…………………..................…………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
15. Là hội viên các hiệp hội:
- VCCI (nếu có) số giấy chứng nhận: …………………………. Ngày cấp: ………/………./………….
- Các hiệp hội khác (nếu có ghi rõ tên): ……………………….................................................................
……………………………………………………………………………………………………………
Đính kèm:
1. Đăng ký các cá nhân có thẩm quyền ký đơn đề nghị cấp C/O. Form C/O và các cá nhân được uỷ quyền tới liên hệ cấp
C/O tại VCCI
2. Danh sách các cơ sở sản xuất hang xuất khẩu cho doanh nghiệp đề nghị cấp C/O tại VCCI
Lập tại ……………………….. ngày ….…./ ………../ ……….
(Ký tên và đóng dấu)
Chứng nhận xuất xứ Trang 35
ĐĂNG KÝ
CÁC CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN KÝ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O, FORM C/O VÀ CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC UỶ
QUYỀN TỚI LIÊN HỆ CẤP C/O TẠI VCCI
1. Đăng ký các cá nhân của doanh nghiệp có tên, mẫu chữ ký và dấu dưới đây:
TT Họ và tên Chức vụ Mẫu chữ ký Mẫu dấu doanh nghiệp
1
2
3
4
5
có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký trên Đơn đề nghị cấp C/O, Form C/O tại VCCI.
2. Đăng ký các cá nhân có tên dưới đây:
TT Họ và tên Chức danh Phòng (Công ty) Số chứng minh thư
1
2
3
4
5
được ủy quyền tới liên hệ cấp C/O tại VCCI………………………….... (tên của Tổ chức cấp C/O).
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này.
Lập tại ……………………….. ngày ….…./ ………../ ……….
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên và đóng dấu)
Chứng nhận xuất xứ Trang 36
b. Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM
Mã số đơn vị C/O: Số C/O:
1. Mã số thuế: Số C/O cà phê: Số C/O hàng dệt:
2. Kính gửi: Chi nhánh Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 9326498-9325989, Fax: 9325472
Email : co-vcci@hcm.vnn.vn
3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
FORM ___
4. Hình thức cấp (đánh dấu √ vào ô thích hợp)
Cấp lần thứ nhất Có trả lại C/O gốc
Cấp lần thứ hai
Lý do: …… ……………………………………………
………………………….………………………………
5. Bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp C/O
- Mẫu C/O
- Tờ khai hải quan xuất khẩu
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu
- Giấy phép xuất khẩu
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước
- Vận đơn đường biển
- Vận đơn đường không
- Các chứng từ khác…………………………..
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):………………………………………………………………………………
- Tên tiếng Anh: …………………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại: …………………………. Fax: ………………………………
7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt):
- Tên tiếng Anh: …………………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại: …………………………. Fax: ………………………………
8. Tên hang (tiếng Việt và tiếng Anh) 9. Mã HS (8 số) 10. Số CAT 11. Số lượng 12. Trị giá
13. Số
Invoice:….
………………..
…
Ngày: …/…../…
14. Nước nhập khẩu:
…………………….
…………………….
15. Số vận đơn:……………….
………………………………..
Ngày: ……./……../…………..
16. Những khai báo khác:
………………………………...
………………………………...
17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O:
- Ngày cấp:……./……./………………….
- Số……………..Lệ phí………………….
- Người kiểm tra: ………………………
- Người nhập dữ liệu: ……………………
- Người ký: ………………………………
- Người trả: ………………………………
- Đề nghị đóng:
18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các
quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai.
Làm tại………………ngày……..tháng……năm……….
(Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Mẫu VCCI HCM 010906-6
Chứng nhận xuất xứ Trang 37
c. Đơn xin cấp C/O
Phụ lục III
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
(Kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17 tháng 4 năm 2006
của Bộ Thương mại)
1. Mã số thuế……………………………………… Số C/O: ………………………….
……………………………………………………. Số C/O cà phê: ………………… Số C/O hàng dệt:…………
2. Kính gửi: (Tổ chức cấp C/O)…………………..
……………………………………………………..
3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O
FORM…………….
4. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp)
Cấp lần thứ nhất Có trả lại C/O gốc
Cấp lần thứ hai
Lý do: ……………………………………………………
……………………………………………………………
5. Bộ hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp C/O
- Mẫu C/O
- Tờ khai hải quan xuất khẩu
- Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu
- Giấy phép xuất khẩu
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước
- Vận đơn đường biển
- Vận đơn đường không
- Các chứng từ khác…………………………..
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):……………………………………………………………………………………
- Tên tiếng Anh: ………………………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại: …………………………. Fax: ………………………………
7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt):
- Tên tiếng Anh: …………………………………………………………………………………………………………
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………
- Điện thoại: …………………………. Fax: ………………………………
8. Tên hàng (tiếng Việt và tiếng Anh) 9. Mã HS 10. Số CAT 11. Số lượng 12. Trị giá
13. Số Invoice:…….
…………………….
Ngày: ……/…../…..
14. Nước nhập khẩu:
…………………….
…………………….
15. Số vận đơn:……………….
………………………………..
Ngày: ……./……../…………..
16. Những khai báo khác:
……………………………………...
……………………………………...
17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O:
- Ngày cấp:……./……./………………….
- Số……………..Lệ phí………………….
- Người kiểm tra: …………………………
- Người nhập dữ liệu: …………………….
- Người ký: ……………………………….
- Người trả: ………………………………
- Đề nghị đóng:
18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù
hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời
khai.
Làm tại………………ngày……..tháng……năm……….
(Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)
 Correction
 Issued
 Duplicate
 Dấu khác
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
d. Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu
theo tỉ lệ phần trăm
Mẫu 01
Chứng nhận xuất xứ Trang 38
BẢNG GIẢI TRÌNH ĐỂ SẢN PHẨM ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN
GSP (FORM A) CỦA NƯỚC NHẬP KHẨU THEO TIÊU CHÍ TỈ LỆ %
Tên sản phẩm:
Mã HS:
Đơn vị tính: 1 (pcs, prs, set, m2, kg, ctns,
yard,…)
STT Tên nguyên vật
liệu
Mã HS Xuất
xứ
Định mức Đơn giá Thành tiền (USD,
VND, ..)
Ghi chú
Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của Form……, xuất khẩu đi………………, sản phẩm
này phải đáp ứng tỷ lệ phần trăm
Công thức tính:
Giá nguyên liệu nhập khẩu + Giá nguyên liệu không rõ xuất xứ x 100% =
%
(Giá FOB hoặc Giá xuất xưởng của sản phẩm hoặc Tổng chi phí…)*
Chú giải:
* Doanh nghiệp phải tính tỷ lệ % nguyên vật liệu nhập khẩu và không rõ xuất xứ
để sản xuất ra sản phẩm so với Giá FOB/ Giá xuất xưởng/ Tổng chi phí sản
xuất thì phải tùy thuộc vào quy tắc ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.
* Ký tên và đóng dấu
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
3. Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp
 Bước 1: Đăng nhập
Để sử dụng các form khai báo C/O, đầu tiên Doanh nghiệp (DN) phải đăng nhập vào
hệ thống bằng cách nhập Mã số thuế (MST) và mật khẩu (do VCCI cung cấp). Chúng
Chứng nhận xuất xứ Trang 39
tôi sẽ mặc định mật khẩu cũng chính là Mã số thuế của doanh nghiệp. Sau đó để đảm
báo tính bảo mật doanh nghiệp có thể thay đổi mật khẩu của mình.
Nhập chính xác MST và mật khẩu. Sau khi đăng nhập thành công Mẫu form xin cấp
C/O xuất hiện.
 Bước 2: Điền mẫu form xin cấp C/O
Tổng quan về mẫu đơn kê khai (hình minh họa)
Chứng nhận xuất xứ Trang 40
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Về cơ bản việc điền thông tin form xin cấp C/O cũng tương tự như khi DN điền form
trên giấy, các DN điền thông tin vào các vị trí trống trên form (vị trí có đường kẻ
gạch nối) và các tùy chọn theo kiểu đánh dấu.
Những thuận tiện khi khai báo C/O điện tử:
 Trong mục Đơn đề nghị cấp C/O DN khai báo chú ý việc chọn loại form. DN
chọn form nào trong bước kê khai form tiếp theo hệ thống sẽ hiển thị luôn loại form
đó để doanh nghiệp tiện khai báo.
 Trong mục Công ty xuất khẩu hệ thống sẽ tự động điền thông tin của DN xuất
khẩu theo MST và mật khẩu của DN đó đã đăng nhập.
Chứng nhận xuất xứ Trang 41
 Trong mục Công ty nhập khẩu có 2 trường hợp như sau:
- Nếu hệ thống chưa tồn tại DNNK thì DN khai báo phải nhấn vào Thêm mới bên
cạnh (Nhấn Ctrl + Click chuột) để điền thông tin và thêm mới doanh nghiệp nhập
khẩu vào hệ thống.
- Nếu hệ thống đã có DNNK cần khai báo, trên dòng Công ty nhập khẩu sẽ xuất
hiện một danh sách hiện ra , DN khai báo chỉ việc chọn tên DN cần thiết là hệ thống
sẽ tự động điền thông tin vào mục này.
 Mục Khai báo mã hàng hóa DN chọn đường liên kết (link) Chọn Mã HS, một
cửa sổ mở ra để bạn chọn mã HS phù hợp.
 Nhấn vào nút Xóa tất cả Mã HS trong trường hợp muốn chọn lại mã HS.
 Khai báo ngày giờ hệ thống sẽ tự động điền tháng và năm theo tháng năm hiện
hành, DN khai báo hoàn toàn có thể chỉnh sửa cho phù hợp.
Sau khi hoàn thành việc khai báo nhấn nút xác nhận, DN chờ trong giây lát để hệ
thống lưu thông tin và một thông báo thành công xuất hiện. Kết thúc quá trình khai
báo đăng ký.
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng nhận xuất xứ Trang 42
 Bước 3: kê khai form
Kê khai form A:
- Cách khai báo form A điện tử cũng tương tự như cách khai báo trên giấy. DN
khai báo theo các tiêu chí cụ thể trên form
- Tên công ty xuất khẩu và nhập khẩu cũng được hệ thống tự động điền sẵn từ
khi DN khai báo form kê khai.
- Trong mục kê khai hàng hóa, hệ thống khai báo điện tử hỗ trợ bạn khai báo
tối đa 25 dòng.
- Tên các quốc gia sẽ được hệ thống lấy thông tin từ form kê khai và điền tự động
vào form A.
- Kết thúc quá trình kê khai form A.
- Kê khai form B: Quy trình khai báo form B, DN làm giống như khai báo form
A
 Bước 4: Quản lý các form đã kê khai
Giao diện quản lý
1. Tên công ty nhập khẩu
2. Ngày được cấp
3. Tên hàng
4. Số lần cấp
5. Lý do cấp
6. In đơn
7. In form
8. Nút sửa lại form.
9. Xóa kê khai In đơn khai báo
Sau khi cửa sổ inform hiện lên bạn đơn giản chỉ việc nhấn nút print như hình dưới
đây:
Giao diện In đơn In các form
Tương tự như cách in khai báo
 Bước 5: Hoàn tất quy trình
Sau khi kết thúc quy trình in đơn, form. Trên mỗi tờ đơn, form sẽ xuất hiện một mã
vạch 2 chiều (Hình minh họa). Mã vạch này sẽ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin
của đơn, form tới hệ thống tiếp nhận đặt tại VCCI thông qua đầu đọc mã vạch 2
chiều.
Mã vạch 2 chiều Thay đổi mật khẩu quản trị
Để đảm bảo an toàn về thông tin khi sử dụng hệ thống khai báo CO điện tử trực tuyến
Chứng nhận xuất xứ Trang 43
V. Tác dụng của C/O
C/O có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tầm quan
trọng của C/O có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh: tác dụng đối với người xuất
khẩu, đối với người nhập khẩu, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu.
1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng:
a. Đối với người xuất khẩu:
C/O nói lên phẩm chất của hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng khi xuất khẩu, đặc biệt
là các mặt hàng thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa phương nới sản xuất các
sản phẩm nôi tiếng trên thế giới. Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu đối
tượng mua bán ghi trong hợp đồng được gắn liền với tên và địa danh nơi sản xuất đã
có tiếng tăm thì đã chứng minh được phẩm chất của hàng hóa đó.
C/O là bằng chứng để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng hóa được giao là
phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng
C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu. Theo quy chế của hải
quan nếu có quy định về xuất trình C/O cho lô hàng xuất khẩu, thì nó là một chứng từ
không thể thiếu trong bộ chứng từ hải quan để thông quan hàng hóa.
C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh toán tiền
hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng mua bán ngoại
thương quy định phương thức thanh toán bằng L/C thì người xuất khẩu chỉ nhận được
tiền thanh toán khi C/O được xuất trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O
thì bộ chứng từ coi như chưa đủ theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp
nhận thanh toán.
C/O trong chế độ ưu đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng
hóa và đàm phán tăng giá hàng hóa hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu. Các doanh
nghiệp xuất khẩu ở những nước được hưởng ưu đãi thường sử dụng C/O làm phương
tiện cạnh tranh với các nước khác không được hưởng ưu đãi cho cùng một mặt hàng
có phẩm chất và giá cả tương đương. Tác dụng của C/O càng lớn hơn khi mặt hàng
xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa được miễn thuế hoàn toàn, bởi khi đó nhà xuất
khẩu có điều kiện để đàm phán nâng giá lên cao hơn.
b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu:
C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu thiếu C/O, cơ quan hải quan nước nhập
khẩu sẽ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng hoặc sẽ tính thuế nhập khẩu ở mức
cao nhất đối với hàng hóa mà trên thực tế hàng hóa đó có thể được giảm thuế, thậm
chí là miễn thuế.
C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu, là cơ sở để nhà
nhập khẩu chắc chắn rằng sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ muốn.
Nước xuất xứ của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nhập khẩu bởi nó liên
quan trực tiếp đến mục đích mua hàng của nhà nhập khẩu.
C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định về xuất
xứ hàng hóa nhập khẩu. Có quốc gia khi thực hiện chính sách thương mại với quốc
Chứng nhận xuất xứ Trang 44
gia khác như cấm vận, cấm nhập khẩu các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm
nhập… thì CO là một bằng chứng quan trọng đối với họ để thực hiện chính sách này.
Cụ thể quốc gia đó sẽ dựa váo C/O để theo dõi và chứng minh hàng hóa nhập khẩu
không có xuất xứ từ nước bị cấm nhập khẩu hàng hóa.
C/O mẫu A là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi GSP, tức là
giảm thuế nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, tăng lợi nhuận kinh doanh. Thông
thường ở hầu hết các nước cho hưởng ưu đãi GSP, mức thuế ưu đãi phổ biến đối với
đa số sản phẩm được hưởng GSP là 50% so với mức thuế MFN, cũng có những nước
cho hưởng nhiều hơn hoặc ít hơn mức 50% so với mức MFN. Nếu quốc gia nào được
hưởng ưu đãi GSP từ các nước cho hưởng thì hiển nhiên hàng hóa của quốc gia được
hưởng khi nhập vào nước cho hưởng sẽ được giảm thuế nhập khẩu, từ đó có cơ hội
tăng lợi nhuận cho mình.
2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan:
a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu:
Khi thủ tục thông quan hàng hóa có quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các
chứng từ hàng hóa, trong đó có C/O, thì C/O là một căn cứ quan trọng để cơ quan hải
quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hóa. C/O giúp cơ quan hải quan
thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa đang làm thủ tục hải quan
xuất khẩu, đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước
mình, xác định được tỉ lệ hàng hóa quá cảnh.
b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu:
C/O giúp cơ quan hải quan nước nhập khẩu kiểm tra, quản lý được hàng hóa nhập
khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của chính
phủ nước mình và chính phủ nước xuất xứ hàng hóa. C/O còn giúp cơ quan hải quan
ngăn chặn được kịp thời hàng hóa từ những nước đang là đối tượng bị hạn chế và cấm
nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ
thuế quan hiện hành. Trên cơ sở thông tin về C/O cho phép cơ quan hải quan tiến
hành công tác thống kê ngoại thương, xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt
hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại
thương của Nhà nước.
a. Đối với nước xuất khẩu
Khi các cam kết quốc tế về mua bán hàng hóa mà nhà nước đã ký kết với các nước
hay tổ chức kinh tế quốc tế có quy định về cung cấp C/O để được hưởng quyền lợi có
liên quan như ưu đãi thuế quan thì C/O là căn cứ để được hưởng các quyền lợi đó.
Khi nước xuất khẩu là nước đang và kém phát triển thuộc danh mục các nước được
hưởng ưu đãi của chế độ GSP của các nước phát triển thì C/O là bằng chứng thực
hiện các quy định về cung cấp C/O của chế độ ưu đãi này. Nó cũng tương tự khi nước
xuất khẩu là thành viên của ASEAN như đã được cam kết trong hiệp định về chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung – CEPT.
Chứng nhận xuất xứ Trang 45
Khi C/O là cơ sở để được hưởng ưu đãi, nó giúp các nước xuất khẩu tang cường khả
năng thâm nhập thị trường của các nước phát triển cho hưởng ưu đãi, giúp mở rộng
thị phần và hàng hóa của họ trở nên có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng hóa cùng
loại của các nước không được hưởng ưu đãi có các điều kiện khác như nhau. Điều
này làm tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, kích thích sản
xuất, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
b. Đối với nước nhập khẩu
C/O là cơ sở để thực hiện công tác thống kê ngoại thương của Cơ quan Hải quan và
các cơ quan quản lý chức năng có liên quan. Trên cơ sở các thống kê ngoại thương
này, nước nhập khẩu nắm được tình hình nhập khẩu hàng hóa, tình hình thực hiện hạn
nghạch nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nước được phân bổ, tình hình chất
lượng hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác nhau, tác động về mặt xã hội- vệ
sinh- môi trường của hàng hóa nhập khẩu. Từ đó các cơ quan này có các biện pháp
quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu biểu thuế thích hợp, chính sách quản lý
cũng như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho hàng nhập khẩu từ các nước khác nhau
một cách kịp thời, có kế hoạch bảo vệ sức khỏe và an ninh công cộng nếu cần thiết.
Đặc biệt đối với các chương trình ưu đãi thuế quan dành cho hàng hóa có xuất xứ từ
các nước được hưởng ưu đãi, C/O cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi là căn cứ để
chính phủ các nước cho hưởng theo dõi tình hình thực hiện ưu đãi của các nước được
hưởng. Từ đó chính phủ của các nước này có thể xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời
các chính sách ưu đãi của mình.
Hàng năm các nước hưởng ưu đãi GSP vẫn thường tổng kết tình hình nhập khẩu hàng
hóa từ các nước được hưởng ưu đãi, để sau đó quyết định hoặc cho phép tiếp tục giữ
nguyên chế độ ưu đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để
được cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt giảm thẳng thừng.
Do đó danh mục các nước được hưởng ưu đãi, sản phẩm được hưởng ưu đãi, danh
mục các sản phẩm bị cắt hưởng ưu đãi và giới hạn số lượng của sản phẩm được
hưởng ưu đãi vẫn được các nước cho hưởng đưa ra hàng năm.
Ví dụ: Trên cơ sở kết quả thống kê về hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ được
hưởng ưu đãi, EU đã có thể xác định được mức độ phát triển kinh tế chung và của
từng nghành của các nước được hưởng ưu đãi để áp dụng chính sách nước trưởng
thành và hàng trưởng thành đối với một số nước có mức độ phát triển kinh tế cao.
Trong quyết định về những đề nghị của Ủy ban Châu Âu liên quan đến chế độ ưu đãi
thuế quan mới đối với một số nước đang phát triển có hiệu lực từ ngày 01/01/1995
đến ngày 31/12/1997 thì các nước được hưởng ưu đãi sẽ được chuyển dần từ các
nước đang phát triển giàu có sang các nước kém phát triển hơn. Theo đó một số nước
đã không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP của EU từ ngày 01/01/1997 như Bruney,
Hongkong, Hàn quốc, Singapore..
Liên quan đến mặt hàng giầy dép vào EU từ các nước được hưởng, mức độ ưu đãi
cho mặt hàng giầy dép có xuất xứ từ các nước Hongkong, Singapore, Hàn quốc,
Braxin, Trung quốc, Thái lan, Indonesia giảm dần như sau:
Ngày 01/01, 1996 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1997 đối với Hong Kong,
Singapore, Hàn Quốc.
Chứng nhận xuất xứ Trang 46
Ngày 01/01/1997 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1998 đối với Braxin, Trung
quốc, Thái Lan và Indonesia.
Từ đó, thuế đánh vào mặt hàng giầy dép nhập khẩu vào EU từ các nước đang được
hưởng ưu đãi được chia ra như danh mục sau:
Kế hoạch thuế suất cho mặt hàng giầy dép (mã số HS 6402, 6404 có thuế suất thông
thường 20%, thuế suất ưu đãi 16%)
Quốc gia 01/01/95 01/01/96 01/01/97 01/01/98
I
Braxin, Trung
Quốc, Thái Lan,
Indonesia
16% 16% 18% 20%
II
Hongkong,
Sinhgapor , Hàn
Quốc
16% 20% 20% 20%
III Việt Nam 16% 16% 16% 16%
(Nguồn : Tạp chí nghiên cứu năm 2000 )
Điều này có nghĩa là thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho sản phẩm giầy dép xuất xứ từ
Hongkong, Singapore, Hàn quốc, Braxin, Trung quốc, Thái Lan, Indonesia sẽ không
còn nữa vào những năm 1998. Mức thuế áp dụng là mức phổ thông cho hàng giày dép
nhập khẩu từ các nước này phù hợp với chính sách quản lý ngoại thương của EU là
GSP sẽ không còn áp dụng nữa khi mục tiêu giúp phát triển kinh tế các nước được
hưởng ưu đãi đã đạt được.
VI.Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua:
1. Khái quát:
a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam
Lào Cai:
Tháng 1-2009, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (XNK) khu vực Lào Cai chính thức đi
vào hoạt động. Phòng có nhiệm vụ cấp C/O ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu gồm C/O
mẫu D, mẫu E, mẫu S, mẫu AK, mẫu AJ; cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa theo ủy quyền của Bộ Công Thương.
Tính chung cả năm 2009, mới chỉ có 389 bộ C/O được cấp tại Lào Cai, tuy nhiên 9
tháng đầu năm 2010 con số này đã tăng 35% so cả năm 2009.
Theo Phòng Quản lý XNK khu vực Lào Cai, 9 tháng đầu năm 2010 đơn vị đã cấp 528
bộ C/O mẫu E cho cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lào
Cai sang thị trường Trung Quốc với khối lượng hàng hóa đạt 68.921 tấn. Trong đó,
Co
Co
Co
Co
Co
Co
Co
Co
Co
Co
Co
Co
Co
Co

More Related Content

What's hot

Thủ tục Hải quan hàng XNK-TC và Phi mậu dịch.
Thủ tục Hải quan hàng XNK-TC và Phi mậu dịch.Thủ tục Hải quan hàng XNK-TC và Phi mậu dịch.
Thủ tục Hải quan hàng XNK-TC và Phi mậu dịch.
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Ngọc Hưng
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
nataliej4
 
Baocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệpBaocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệp
nguyễn hương
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
IESCL
 
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên containerKhoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Ho Van Tan
 
Bill of lâding
Bill of lâdingBill of lâding
Bill of lâding
Viettintin
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bienGiao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Haiyen Nguyen
 
Thu tuc hai quan xuat nhap khau tai cho
Thu tuc hai quan xuat nhap khau tai choThu tuc hai quan xuat nhap khau tai cho
Thu tuc hai quan xuat nhap khau tai cho
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
KhoTi1
 
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hayĐề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
anh hieu
 
Đề tài Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
Đề tài  Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hayĐề tài  Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
Đề tài Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (19)

Thủ tục Hải quan hàng XNK-TC và Phi mậu dịch.
Thủ tục Hải quan hàng XNK-TC và Phi mậu dịch.Thủ tục Hải quan hàng XNK-TC và Phi mậu dịch.
Thủ tục Hải quan hàng XNK-TC và Phi mậu dịch.
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
 
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
Luận văn: Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu công ty hàng h...
 
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
Giáo Trình Hướng Dẫn Thực Hành Nghiệp Vụ Vận Tải - Giao Nhận - Bảo Hiểm Hàng ...
 
Baocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệpBaocaothuctap tốt nghiệp
Baocaothuctap tốt nghiệp
 
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
Quy trình xuất khẩu hàng hóaQuy trình xuất khẩu hàng hóa
Quy trình xuất khẩu hàng hóa
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên containerKhoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
 
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu báo cáo thực tập ngành logistics, HAY, 9 ĐIỂM
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
 
Bill of lâding
Bill of lâdingBill of lâding
Bill of lâding
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu
 
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bienGiao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
Giao nhan-van-tai-hang-hoa-bang-duong-bien
 
Thu tuc hai quan xuat nhap khau tai cho
Thu tuc hai quan xuat nhap khau tai choThu tuc hai quan xuat nhap khau tai cho
Thu tuc hai quan xuat nhap khau tai cho
 
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
Phát triển dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần VINALINES LOGISTICS – VIỆT N...
 
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hayĐề tài  Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
Đề tài Nghiệp vụ hải quan hải quan điện tử tại Việt Nam điểm cao rất hay
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đƣờng biển...
 
Đề tài Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
Đề tài  Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hayĐề tài  Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
Đề tài Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu rất hay
 

Similar to Co

Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoàiThanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN...
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN...BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN...
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN...
OnTimeVitThu
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từPhát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
NOT
 
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX: THỰC TRẠ...
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX: THỰC TRẠ...HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX: THỰC TRẠ...
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX: THỰC TRẠ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docxCuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
DngNguynNhtQunh
 
Mẫu hợp đồng nhập khẩu phân bón (Tiếng Việt)
Mẫu hợp đồng nhập khẩu phân bón (Tiếng Việt)Mẫu hợp đồng nhập khẩu phân bón (Tiếng Việt)
Mẫu hợp đồng nhập khẩu phân bón (Tiếng Việt)
VanBanMuaBanNhanh
 
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm ViệtKiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: quy trình nhập khẩu máy thiết bị văn phòng, HAY!
Báo cáo thực tập: quy trình nhập khẩu máy thiết bị văn phòng, HAY!Báo cáo thực tập: quy trình nhập khẩu máy thiết bị văn phòng, HAY!
Báo cáo thực tập: quy trình nhập khẩu máy thiết bị văn phòng, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Doan Tran Ngocvu
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 

Similar to Co (20)

Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
Đề tài: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng...
 
Thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoàiThanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN...
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN...BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN...
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN...
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
 
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từPhát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
 
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần thương m...
 
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX: THỰC TRẠ...
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX: THỰC TRẠ...HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX: THỰC TRẠ...
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX: THỰC TRẠ...
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
Cuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docxCuoi khoa-Final.docx
Cuoi khoa-Final.docx
 
19254
1925419254
19254
 
Mẫu hợp đồng nhập khẩu phân bón (Tiếng Việt)
Mẫu hợp đồng nhập khẩu phân bón (Tiếng Việt)Mẫu hợp đồng nhập khẩu phân bón (Tiếng Việt)
Mẫu hợp đồng nhập khẩu phân bón (Tiếng Việt)
 
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm ViệtKiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
Kiểm toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty Kiểm Toán Nhân Tâm Việt
 
Báo cáo thực tập: quy trình nhập khẩu máy thiết bị văn phòng, HAY!
Báo cáo thực tập: quy trình nhập khẩu máy thiết bị văn phòng, HAY!Báo cáo thực tập: quy trình nhập khẩu máy thiết bị văn phòng, HAY!
Báo cáo thực tập: quy trình nhập khẩu máy thiết bị văn phòng, HAY!
 
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
Phân tích quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị văn phòng, 9 điểm!
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại cục Hải quan TP. Hồ Ch...
 
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
Luận án: Quản lý hải quan trong hội nhập quốc tế tại cửa khẩu Lao Bảo - Gửi m...
 
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
Luận án: Quản lý hải quan trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế tại Cửa k...
 
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
 

More from Thanh Long

Bikienstphonchnhchnh 120328025339-phpapp02
Bikienstphonchnhchnh 120328025339-phpapp02Bikienstphonchnhchnh 120328025339-phpapp02
Bikienstphonchnhchnh 120328025339-phpapp02
Thanh Long
 
Bi quyet thuyet trinh cua steve jobs
Bi quyet thuyet trinh cua steve jobsBi quyet thuyet trinh cua steve jobs
Bi quyet thuyet trinh cua steve jobsThanh Long
 
Bai bao-cao-nhe1baadp-hang-nguyen-cont-nha-forwader
Bai bao-cao-nhe1baadp-hang-nguyen-cont-nha-forwaderBai bao-cao-nhe1baadp-hang-nguyen-cont-nha-forwader
Bai bao-cao-nhe1baadp-hang-nguyen-cont-nha-forwader
Thanh Long
 
Av kinh te van tai
Av kinh te van taiAv kinh te van tai
Av kinh te van taiThanh Long
 
Chép tay
Chép tayChép tay
Chép tay
Thanh Long
 
Anh van thuong mai 1
Anh van thuong mai 1Anh van thuong mai 1
Anh van thuong mai 1
Thanh Long
 

More from Thanh Long (6)

Bikienstphonchnhchnh 120328025339-phpapp02
Bikienstphonchnhchnh 120328025339-phpapp02Bikienstphonchnhchnh 120328025339-phpapp02
Bikienstphonchnhchnh 120328025339-phpapp02
 
Bi quyet thuyet trinh cua steve jobs
Bi quyet thuyet trinh cua steve jobsBi quyet thuyet trinh cua steve jobs
Bi quyet thuyet trinh cua steve jobs
 
Bai bao-cao-nhe1baadp-hang-nguyen-cont-nha-forwader
Bai bao-cao-nhe1baadp-hang-nguyen-cont-nha-forwaderBai bao-cao-nhe1baadp-hang-nguyen-cont-nha-forwader
Bai bao-cao-nhe1baadp-hang-nguyen-cont-nha-forwader
 
Av kinh te van tai
Av kinh te van taiAv kinh te van tai
Av kinh te van tai
 
Chép tay
Chép tayChép tay
Chép tay
 
Anh van thuong mai 1
Anh van thuong mai 1Anh van thuong mai 1
Anh van thuong mai 1
 

Co

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU GVHD: TS Bùi Thanh Tráng
  • 2. Chứng nhận xuất xứ Trang 1 Trần Chân Phương (Trưởng nhóm)  Nguyễn Minh Thành  Phạm Duy Nghiệp  Phạm Lê Phương Uyên  Võ Lê Thuỳ Dung  Trần Văn Dũng  Nguyễn Tố Ngân  Lê Thị Mỹ Dung
  • 3. Chứng nhận xuất xứ Trang 2 MỤC LỤC I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ.....................................................................................4 1. Khái niệm.................................................................................................................................4 2. Mục đích ..................................................................................................................................4 3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ .....................................................................................4 II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai......................................................................5 1. C/O form A: .............................................................................................................................5 2. C/O form B:..............................................................................................................................8 3. C/O form ICO:........................................................................................................................11 a. Danh sách tên nước & Mã số tương ứng..............................................................................13 4. C/O form T: (C/O form Textitle).............................................................................................18 5. C/O Form D............................................................................................................................20 a. QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT .......................................................24 6. C/O form E:............................................................................................................................27 7. C/O form AK:.........................................................................................................................30 8. C/O form AJ:..........................................................................................................................31 III. Cơ quan thẩm quyền cấp:........................................................................................................31 1. Cơ quan cấp C/O ....................................................................................................................31 2. Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN: ..............................................................................................31 IV. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ................................................................................33 1. Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O................................................................33 2. Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết.......................................................................................34 a. Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang).........................................................................................34 b. Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM...................................................36 c. Đơn xin cấp C/O .................................................................................................................37 d. Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu theo tỉ lệ phần trăm...................................................................................................................................37 3. Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp...................................................................................38 V. Tác dụng của C/O......................................................................................................................43 1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng: .......................................................................................43 a. Đối với người xuất khẩu:.....................................................................................................43 b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: ....................................................................43 2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan:...........................................................................44 a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu:...............................................44 b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: ..........................................44 3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước. ..44 a. Đối với nước xuất khẩu .......................................................................................................44
  • 4. Chứng nhận xuất xứ Trang 3 b. Đối với nước nhập khẩu...................................................................................................45 VI. Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua:......................................................46 1. Khái quát:...............................................................................................................................46 a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam ...............................................................................46 b. Số lượng các bộ C/O đã được cấp:...................................................................................49 2. Những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quá trình khai và cấp C/O ....................................49 a. Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O: ...............................................................49 b. Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O: ...................................................51 c. Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O:..............................................52 VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam:..........................................................53 1. Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O:..........................................................................54 2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: .................................................................56 3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O:............................................................................57 VIII. Tài liệu tham khảo...............................................................................................................59
  • 5. Chứng nhận xuất xứ Trang 4 I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ 1. Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại/ Bộ Công Thương cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hoá. Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá 2. Mục đích Xác định xuất xứ hàng hoá là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế. Các quốc gia cần quan tâm đến xuất xứ hàng hoá để:  Ưu đãi thuế quan.  Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá  Thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch… 3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm:  Tên và địa chỉ người mua  Tên và địa chỉ người bán  Tên hàng; số lượng; kỹ mã hiệu  Lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng  Xác nhận cơ quan có thẩm quyền
  • 6. Chứng nhận xuất xứ Trang 5 II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai 1. C/O form A:  Chứng nhận xuất xứ mẫu A, còn gọi tắt đối với những người làm công tác thanh toán quốc tế là CO form A hay GSP form A. Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Nó được một số quốc gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đang phát triển.  Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. C/O Form A Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • 7. Chứng nhận xuất xứ Trang 6  Cách khai: Kê khai VIETNAM tiếp sau Issued in (dưới dòng tiêu đề FORM A)  Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam  Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.  Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ: BY SEA : BACH DANG V.03 FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004 Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập (ô 12).  Ô 4: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :  C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY  Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.  Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả C/O cũ : REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>. Ngoài ra còn có các ghi chú khác như thông báo hàng xuất sang các nước ASEAN để sản xuất hoặc/và xuất tiếp sang các nước EU, Norway, Turkey; dấu cộng gộp ASEAN, EU, Switzerland, Norway, Turkey,... Hàng xuất sang Japan chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP cộng gộp ASEAN kê khai trên ô 4 chữ C-ASEAN tiếp theo là số và ngày giấy chứng nhận sản xuất, gia công cộng gộp khu vực.  Ô 5: Kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo.  Ô 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có).  Ô 7: - Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng  Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>.  Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu > * Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định. - kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v.
  • 8. Chứng nhận xuất xứ Trang 7  Ô 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Cụ thể: Hàng xuất sang Australia và New Zealand bỏ trống. Xuất sang các nước khác :  Hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam kê khai chữ "P"  Hàng có xuất xứ không thuần túy Việt Nam : kê khai theo hướng dẫn tại mục III.(b) phía sau tờ form A bản chính. Chú ý : hàng xuất sang Canada được sản xuất từ hơn 1 nước được hưởng ưu đãi GSP của Canada(hay hàng xuất khẩu chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP cộng gộp toàn cầu của Canada) kê khai chữ G" trên ô 8, trường hợp khác kê khai chữ "F".  Ô 9: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa. * Lưu ý :  Ô 5,7,8,9 phải khai thẳng hàng thứ tự, tên, tiêu chuẩn xuất xứ, trọng lượng thô (hoặc số lượng khác) của mỗi loại hàng. Trường hợp mỗi loại hàng được đóng gói và có ký, mã hiệu riêng thì nội dung khai báo trên ô 6 cũng phải thẳng hàng tương ứng.  Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 7 (Ví dụ : Page 1/3).  Gạch ngang trên ô 5,6,7,8,9 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng thô (hoặc số lượng khác), sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).  Ô 10: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi rõ lý do.  Ô 11: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O. * Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này. * Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy. * Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.  Ô 12: Kê khai nước xuất xứ của hàng hóa (VIETNAM) tiếp sau produced in. Trường hợp C/O form A được cấp theo quy định xuất xứ GSP cộng gộp nguyên liệu khu vực ASEAN (quy định của EU, Switzerland, Norway, Turkey), sẽ kê khai nước xuất xứ xác định theo quy định này. Kê khai nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country). Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam). Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.
  • 9. Chứng nhận xuất xứ Trang 8 2. C/O form B: Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:  Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP  Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng  Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra. C/O Form B Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • 10. Chứng nhận xuất xứ Trang 9 Cách khai:  Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước (Vietnam) của người xuất khẩu Việt Nam.  Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.  Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ: BY SEA : BACH DANG V.03 FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004 * Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập (ô 10).  Ô 4: Tên, địa chỉ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O. Cụ thể C/O cấp tại Chi nhánh VCCI HCM khai : CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM HOCHIMINH CITY BRANCH 171 Vo Thi Sau Str., 3rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam Tel 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698 Fax 84.8.9325472 Email : vcci-hcm@hcm.vnn.vn  Ô 5: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :  C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY  Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.  Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả bản chính C/O cũ: REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.  Ô 6: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng.  Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>.  Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu > * Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định. - kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v.  Ô 7: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa. * Lưu ý :
  • 11. Chứng nhận xuất xứ Trang 10  Ô 6, 7 phải khai thẳng hàng tên và trọng lượng (hoặc số lượng) của mỗi loại hàng.  Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 6 (Ví dụ : Page 1/3).  Gạch ngang trên ô 6,7 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng (hoặc số lượng) hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).  Ô 8: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi rõ lý do.  Ô 9: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O. * Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này. * Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy. * Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.  Ô 10: - Kê khai nước hàng hóa xuất khẩu tới (nước nhập khẩu) phía trên dòng (importing country). - Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam). Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.
  • 12. Chứng nhận xuất xứ Trang 11 3. C/O form ICO: Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê. Loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B. C/O Form ICO Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • 13. Chứng nhận xuất xứ Trang 12 Cách khai: C/O mẫu ICO gồm 2 phần PART A và PART B. Ðơn vị xuất khẩu chỉ phải kê khai phần PART A. Cách kê khai trên các ô phần PART A như sau :  Ô 1 : điền tên đầy đủ và địa chỉ của đơn vị xuất khẩu (hoặc người gửi hàng) Việt Nam. Ðiền mã số đơn vị xuất khẩu (hoặc gửi hàng) do VCCI HCM cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 1.  Ô 2 : điền tên, địa chỉ thông báo (bên nhận hàng, nhập khẩu). Ðiền mã số tương ứng của bên thông báo do đơn vị xuất khẩu tự cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 2. Ðơn vị xuất khẩu tự lập DANH SÁCH TÊN ÐỊA CHỈ THÔNG BÁO (Notify address) & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG theo mẫu. Mỗi lô hàng xuất có bên nhận hàng mới, đơn vị xuất khẩu tự điền mã số (theo thứ tự tăng dần từ 0001), và tên địa chỉ đầy đủ của bên thông báo này vào danh sách. Danh sách phải xuất trình mỗi khi xin cấp C/O mẫu ICO và photo sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO.  Ô 3 : điền số thứ tự C/O mẫu ICO của đơn vị xuất khẩu trong vụ cà phê. Căn cứ ngày xuất hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam : vụ cà phê bắt đầu từ 1/10 hàng năm và kéo dài đến hết 30/9 năm sau. Ví dụ : vụ cà phê 2002-2003 bắt đầu từ 1/10/2002 đến hết 30/9/2003).  Ô 4 : gồm 3 ô nhỏ Country code cố định khai 145; Port code : xuất khẩu từ các cảng Thành phố Hồ Chí Minh khai 01; Serial No. số thứ tự C/O MẪU ICO của tổ chức cấp C/O, do tổ chức này tự theo dõi và cung cấp cho đơn vị xuất khẩu khai.  Ô 5 : điền tên nước sản xuất (Vietnam) và điền vào 3 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 5 mã số tương ứng (145).  Ô 6 : điền tên nước đến (nước nhập khẩu) và mã số tương ứng (xem DANH SÁCH TÊN NƯỚC & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG).  Ô 7 : điền ngày xuất khẩu dạng ngày / tháng / năm (DD/MM/YYYY). Ví dụ 31/06/2003.  Ô 8 : điền tên nước chuyển tải và mã số tương ứng. Trong trường hợp chuyển thẳng khai chữ DIRECT và 3 ô mã số để trống.  Ô 9 : điền tên tàu biển vận chuyển. Ðiền mã số tàu tương ứng do đơn vị xuất khẩu tự cấp vào 5 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 9. Nếu không vận chuyển bằng tàu biển, hãy điền những thông tin cần thiết về phương tiện vận chuyển được sử dụng, ví dụ như bằng xe tải (by lorry), bằng tàu hỏa (by rail), bằng máy bay (by air),.. Ðơn vị xuất khẩu tự lập DANH SÁCH TÊN TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNGtheo mẫu. Mỗi lô hàng xuất vận chuyển bằng tàu biển mới, đơn vị xuất khẩu tự điền mã số (theo thứ tự tăng dần từ 00001), và tên tàu biển vận chuyển này vào danh sách. Danh sách phải xuất trình mỗi khi xin cấp C/O mẫu ICO và photo sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO.  Ô 10 : điền vào phần ---/----/---- các nội dung : 145 / mã số đơn vị xuất khẩu do VCCI cấp (như ô 1) / số thự tự C/O mẫu ICO của đơn vị (như ô 3). Ðiền vào phần Other marks các dấu hiệu khác (nếu có).  Ô 11 : điền dấu X vào ô tương ứng.  Ô 12 : điền trọng lượng tịnh đã quy đổi ra kilôgam. Ví dụ xuất 18.23454 MTS (NW) điền số quy đổi ra kg : 18,234.54. Trường hợp cần thể hiện trọng lượng tịnh khác như chứng từ thì ghi rõ thêm trong ngoặc. Ví dụ : (18.23454 MTS).
  • 14. Chứng nhận xuất xứ Trang 13  Ô 13 : điền dấu X vào ô kg.  Ô 14 : điền 1 dấu X vào 1 ô tương ứng. Ghi rõ thêm chủng loại, hình thức cà phê nếu thuộc loại hàng cà phê khác. Lưu ý : mỗi C/O mẫu ICO chỉ khai cho 1 loại hàng cà phê. Nếu một lô hàng cà phê gồm nhiều loại hàng cà phê thì phải tách thành nhiều C/O mẫu ICO tương ứng cho mỗi loại hàng cà phê.  Ô 15 : điền dấu X vào ô phương pháp chế biến tương ứng (chế biến khô, ướt, loại bỏ chất cafêin, hữu cơ).  Ô 16 : phần bên trái điền ngày ký chứng nhận xuất khẩu dạng DD/MM/YYYY, địa điểm ký chứng nhận xuất khẩu, và ký đóng dấu của cơ quan hải quan nơi xuất hàng. Ðể thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra lại nên ghi rõ số và ngày tờ khai hải quan hàng xuất phía trên của phần này, chẳng hạn : Customs declaration for export comodities No. 26424/XK/KD/KV4 dated 15/10/2002. Phần bên phải điền ngày, địa điểm ký chứng nhận xuất xứ của tổ chức cấp C/O. a. Danh sách tên nước & Mã số tương ứng TÊN NƯỚC MÃ SỐ TÊN NƯỚC MÃ SỐ ABU DHABI 257 LESOTHO 077 AFGHANISTAN 073 LIBERIA (*) 107 AJMAN 258 LIBYA 108 ALBANIA 074 LIECHTENSTEIN 199 ALGERIA 075 LITHUNIA 044 AMERICAN SAMOA 234 LUXEMBOURG 251 ANDORRA 203 MACAU 043 ANGOLA (*) 158 MACEDONIA 289 ANGUILLA 221 MADAGASCAR (*) 025 ANTIGUA & BARBUDA 222 MALAWI (*) 109 ARGENTINA 050 MALAYSIA 110 ARMENIA 266 MALDIVES 214 ARUBA 197 MALI 111 AUSTRALIA 051 MALTA 112 AUSTRIA 052 MARSHALL ISLANDS 182 AZERBAIZAN 276 MARTINIQUE 170 AZORES AND MADEIRA 165 MAURITANIA 113 BAHAMAS 216 MAURITIUS 208 BAHRAIN 076 MAYOTTE 252 BANGLADESH 254 MELILLA 297 BARBADOS 217 MEXICO (*) 016 BELARUS 081 MICRONESIA 183 BELGIUM 046 MOLDOVA 265 BELIZE 195 MONACO 205 BENIN (*) 022 MONGOLIA 114 BERMUDA 246 MONTSERRAT 224 BHUTAN 212 MOROCCO 115 BOLIVIA (*) 001 MOZAMBIQUE 160 BONAIRE 190 MYANMAR 080
  • 15. Chứng nhận xuất xứ Trang 14 BOSNIA AND HERZEGOVINA 287 NAMIBIA 135 BOTSWANA 078 NAURU 239 BRAZIL (*) 002 NEPAL 117 BRUNEI DARUSSALAM 213 NETHERLANDS 061 BULGARIA 079 NETHERLANDS ANTILLES 193 BURKINA FASO 143 NEW CALEDONIA 173 BURUNDI (*) 027 NEW ZEALAND 070 CAMBODIA 082 NICARAGUA 017 CAMEROON (*) 019 NIGER 119 CANADA 054 NIGERIA (*) 018 CAPE VERDE 162 NIUE 177 CAROLINE ISLANDS 305 NORFOLK ISLAND 240 CAYMAN ISLANDS 218 NORTHERN MARIANAS 204 CENTRAL AFRICAN REPUBLIC (*) 020 NORWAY 062 CEUTA 296 OMAN 116 CHAD 084 PAKISTAN 121 CHILE 055 PALAU 244 CHINA 043 PANAMA (*) 029 CHRISTMAS ISLAND 235 PAPUA NEW GUINEA (*) 166 COCOS ISLANDS 223 PARAGUAY (*) 122 COLOMBIA (*) 003 PERU (*) 030 COMOROS 172 PHILIPPINES (*) 123 CONGO, DEM. REP. OF (*) 021 PITCAIRN 198 CONGO, REP. OF (*) 004 POLAND 124 COOK ISLANDS 176 PORTUGAL 031 COSTA RICA (*) 005 PUERTO RICO 125 COTE D'IVOIRE (*) 024 QATAR 126 CROATIA 288 RAS AL KHAIMAH 261 CUBA (*) 006 REUNION 171 CURACAO 191 ROMANIA 128 CYPRUS 086 RUSSIA 127 CZECH 299 RWANDA (*) 028 DENMARK 056 SABAH 294 DJIBOUTI 175 SAINT HELENA 209 DOMINICA 230 SAINT KITTS AND NEVIS 226 DOMINICAN REPUBLIC (*) 007 SAINT LUCIA 232 DUBAI 259 SAINT PIERRE & MIQUELON 129 E.C. (Unspecified) 250 SAINT VINCENT AND THE GRENADINES 233 EAST TIMOR 159 SAMOA 194 ECUADOR (*) 008 SAN MARINO 206 EGYPT 142 SAO TOME AND PRINCIPE 161 EL SALVADOR (*) 009 SARAWAK 295 EQUATORIAL GUINEA 167 SAUDI ARABIA 130
  • 16. Chứng nhận xuất xứ Trang 15 (*) ERITREA 045 SENEGAL 131 ESTONIA 041 SEYCHELLES 210 ETHIOPIA (*) 010 SHARJAH 262 FAEROE ISLANDS 220 SIERRA LEONE (*) 032 FALKLAND ISLANDS 220 SINGAPORE 132 FIJI 236 SLOVAKIA 300 FINLAND 071 SLOVENIA 292 FRANCE 058 SOLOMON ISLANDS 242 FRENCH GUIANA 168 SOMALIA 133 FRENCH POLYNESIA 174 SOUTH AFRICA 134 FUJAIRAH 260 SPAIN 063 GABON (*) 023 SRI LANKA (*) 083 GAMBIA 196 SUDAN 136 GAZA STRIP 192 SURINAME 139 GEORGIA 211 SVALBARD AND JAN MAYEN ISLANDS 225 GERMANY 040 SWAZILAND 137 GHANA (*) 038 SWEDEN 064 GIBRALTAR 090 SWITZERLAND 065 GREECE 091 SYRIA 138 GREENLAND 202 TAHITI 306 GRENADA 231 TAIWAN 089 GUADELOUPE 169 TAJIKISTAN 285 GUAM 238 TANZANIA (*) 033 GUATEMALA (*) 011 THAILAND (*) 140 GUINEA (*) 092 TOGO (*) 026 GUINEA-BISSAU 163 TOKELAU 178 GUYANA 049 TONGA 243 HAITI (*) 012 TRINIDAD & TOBAGO (*) 034 HOLY SEE 207 TUNISIA 066 HONDURAS (*) 013 TURKEY 141 HONG KONG 043 TURKMENISTAN 286 HUNGARY 094 TURKS & CAICOS ISLANDS 229 ICELAND 095 TUVALU 186 INDIA (*) 014 UCRAINA 179 INDONESIA (*) 015 UGANDA (*) 035 IRAN 096 UMM AL QAIWAIN 263 IRAQ 097 UNITED ARAB EMIRATES 120 IRELAND 098 UNITED KINGDOM 068 ISRAEL 099 UNITED STATES OF AMERICA 369 ITALY 059 URUGUAY 144 JAMAICA (*) 100 UZBEKISTAN 282 JAPAN 060 VANUATU 118 JORDAN 101 VENEZUELA (*) 036 KAZAKHSTAN 279 VIETNAM (*) 145 KENYA (*) 037 VIRGIN ISLANDS (UK) 227 KIRIBATI 237 VIRGIN ISLANDS (US) 228 KOREA (NORTH) 102 WALLIS & FUTUNA ISLANDS 245
  • 17. Chứng nhận xuất xứ Trang 16 KOREA (SOUTH) 103 WESTERN SAHARA 155 KUWAIT 104 WINDWARD ISLANDS (Unspecified) 248 KYRGYZSTAN 283 YEMEN 146 LAOS 105 YUGOSLAVIA (SERBIA & MONTENEGRO) 291 LATVIA 042 ZAMBIA (*) 149 LEBANON 106 ZIMBABWE (*) 039 LEEWARD ISLANDS (Unspecified) 247 (*) Các nước xuất khẩu cà phê Mẫu 1 : DANH SÁCH TÊN ÐỊA CHỈ THÔNG BÁO (Notify address) & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG Ðơn vị xuất khẩu : Mã số do VCCI cấp : Mã số Tên, địa chỉ thông báo 0001 . . . Mẫu 2 : DANH SÁCH TÊN TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG Ðơn vị xuất khẩu : Mã số do VCCI cấp : Mã số Tên phương tiện vận chuyển 00001 . . . * Lưu ý : Trường hợp vận chuyển bởi nhiều phương tiện, thông báo tới nhiều địa chỉ thông báo thì ô mã số trong ô 2 khai mã số người nhận hàng chính thức, hoặc mã số địa chỉ thông báo thứ nhất (nếu không xác định được người nhận hàng chính thức); ô mã số trong ô 9 khai mã số phương tiện vận chuyển từ Việt Nam. Ví dụ:
  • 18. Chứng nhận xuất xứ Trang 17 A & Z EXPORT CORPORATION 1096 TRAN HUNG DAO STR., HOCHIMINH CITY, VIETNAM SARL ANDE, CITY LES SOURCES BT. 9 BIR MOURAD RAIS, ALGER, ALGERIE ALGERIA SINGAPORE 145 9628 9628 9 6 2 8 0 0 0 6 0 7 5 1 3 2 145 01 VIETNAM 21/12/2003 1 4 5 MEKONG PRIDE V.0379 & A.P.MOLLER V.0408 B/L NO.: SGNE19492 DATED : DEC. 21,2003 0 0 0 0 1 X 53,910.00 KGS X 900 BAGS VIETNAM ROBUSTA COFFEE GRADE 1, SCREEN 16 DEC. 21,2003 HOCHIMINH CITY DEC.21,2003 HOCHIMINH CITY 09 Customs declaration No. 123/XK/KD/KV1 Date 20/12/2003
  • 19. Chứng nhận xuất xứ Trang 18 4. C/O form T: (C/O form Textitle) Là loại C/O theo quy định của Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU.  Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam.  Ô 2: kê khai số C/O gồm 4 chữ và 8 số : 2 chữ đầu VN; 2 chữ tiếp theo đối với hàng xuất khẩu sang Austria kê khai chữ AT. Tương tự : Belgium, Luxembourg và Netherlands: BL, Denmark: DK, Finland: FI, France: FR, Germany: DE, Greece: GR, Ireland: IR, Italy: IT, Portugal: PL, Spain: ES, Sweden: SE, United Kingdom: UK; 1 số đầu chỉ năm, 2 số tiếp theo chỉ địa bàn cấp E/L (TP.HCM 02, Ðồng Nai 04, Bình Dương 06), 5 số cuối cùng chỉ số thứ tự C/O do tổ chức cấp C/O cung cấp.  Ô 3: kê khai năm hạn ngạch (lô hàng XK sử dụng hạn ngạch của năm nào thì sẽ kê khai năm đó)  Ô 4: kê khai số cat (category).  Ô 5: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.  Ô 6: kê khai nước xuất xứ (VIETNAM)  Ô 7: kê khai nước nhập khẩu cuối cùng (thuộc EU)  Ô 8: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ: BY SEA : BACH DANG V.03 FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004 Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 8 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 5 phải cùng một nước nhập (ô 7).  Ô 9: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :  C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY  Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.  Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả bản chính C/O cũ : REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.  Ô 10: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng.  Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>.  Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >
  • 20. Chứng nhận xuất xứ Trang 19 * Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định. - kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v.  Ô 11: Kê khai trọng lượng tịnh (kg) và cả số lượng khác theo quy định cho category.  Ô 12: Kê khai trị giá FOB của hàng (theo loại tiền trong hợp đồng mua bán). * Lưu ý : - Ô 10,11,12 phải khai thẳng hàng tên, trọng lượng tịnh (hoặc số lượng khác), và trị giá FOB của mỗi loại hàng. - Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 10 (Ví dụ : Page 1/3). - Gạch ngang trên ô 10,11,12 khi kết thúc khai báo tên, trọng lượng tịnh (hoặc số lượng khác), và trị giá FOB của hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng), trị giá FOB của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).  Ô 12: kê khai trị giá FOB của mỗi loại hàng xuất.  Ô 13: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O. * Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này. * Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy. * Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.  Ô 14: kê khai tên, địa chỉ đầy đủ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O (xem phần các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O). C/O form Textile được cấp bởi VCCI HCM kê khai ô 14 nội dung sau : CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM HOCHIMINH CITY BRANCH 171 Vo Thi Sau Str., 3rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam Tel: 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698 Fax: 84.8.9325472 Email: vcci-hcm@hcm.vnn.vn
  • 21. Chứng nhận xuất xứ Trang 20 5. C/O Form D Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận Mẫu D) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại cấp cho hàng hoá của Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA)" (dưới đây gọi là Hiệp định CEPT). C/O Form D Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • 22. Chứng nhận xuất xứ Trang 21  Hiệp định CEPT là Hiệp định quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN mà Việt Nam đã ký tham gia tại Băng cốc - Thái lan ngày 15 tháng 12 năm 1995 và được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1996.  Hàng hoá được cấp giấy chứng nhận Mẫu D:Là các hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ quy định tại Hiệp định CEPT.  Cách khai: Giấy chứng nhận Mẫu D phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra).  Ô số 1: Tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam).  Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản). Ô trên cùng bên phải: Do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ghi. Số tham chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau: * Nhóm 1: 02 ký tự “VN” (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam. * Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau: BR Bruney IN Indonexia ML Malaysia PL Philipines SG Singapore TL Thái Lan * Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận. * Nhóm 4: 01 ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp Giấy chứng nhận Mẫu D theo quy định như sau: Số 1 Hà Nội; Số 2 Hải Phòng; Số 3 Ðà Nẵng; Số 4 Nha Trang; Số 5 TP Hồ Chí Minh;Số 6 Cần Thơ * Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu D. Giữa nhóm 3 và 4 cũng như giữa nhóm 4 và 5 có dấu gạch chéo ” / “. Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Mẫu D mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 1996 thì cách ghi số tham chiếu của Giấy chứng nhận Mẫu D này sẽ như sau: VN-TL 96/5/00006  Ô số 3: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?  Ô số 4: Ðể trống (sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp Giấy chứng nhận Mẫu D này).  Ô số 5: Danh mục hàng hoá (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian).  Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng.
  • 23. Chứng nhận xuất xứ Trang 22  Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu).  Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau: a. Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ “X”. b. Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì khai ghi rõ số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, ví dụ 40%. c. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví dụ 40%.  Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB).  Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.  Ô số 11: - Dòng thứ nhất ghi chữ Việt Nam; - Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu; - Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, và chữ ký.  Ô số 12: Ðể trống. - Trường hợp cấp sau theo quy định tại Ðiều 9 thì ghi: “Issued retroactively”. - Trường hợp cấp lại theo quy định tại Ðiều 10 thì ghi: “Certified true copy”. Ví dụ:
  • 24. Chứng nhận xuất xứ Trang 23
  • 25. Chứng nhận xuất xứ Trang 24 a. QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT Khi xác định xuất xứ của hàng hóa đủ điều kiện hưởng Chương trình CEPT theo Hiệp định CEPT, sẽ áp dụng các quy tắc sau: QUY TẮC 1: XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ CỦA SẢN PHẨM Các hàng hóa thuộc diện CEPT được nhập khẩu vào một nước thành viên từ một nước thành viên khác được vận tải trực tiếp theo nghĩa của Quy tắc 5 của quy chế này, sẽ đủ điều kiện được hưởng ưu đãi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo một trong các điều kiện sau đây: a. Các hàng hóa có xuất xứ thuần túy (được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu) như qui định tại Quy tắc 2; b. Các hàng hóa có xuất xứ không thuần túy (không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu), miễn là các hàng hóa đó đủ điều kiện theo Quy tắc 3 hoặc Quy tắc 4. QUY TẮC 2: XUẤT XỨ THUẦN TÚY Theo nghĩa của Quy tắc 1 các hàng hóa sau được coi là có xuất xứ thuần túy: a. Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó; b. Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó; c. Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó; d. Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục (c) trên đây; e. Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó; f. Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản do các tầu của nước đó lấy được từ biển; g. Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tầu của nước đó từ các sản phẩm nêu ở mục (f) trên đây; h. Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên liệu; i. Đồ phế thải từ các hoạt động công nghiệp tại nước đó; và j. Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm từ mục (a) đến (i); QUY TẮC 3: XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY a. (i) Hàng hóa sẽ được coi là xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN, nếu có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất cứ nước thành viên nào.
  • 26. Chứng nhận xuất xứ Trang 25 (ii) Nguyên phụ liệu mua trong nước do các nhà sản xuất đã được cấp phép cung cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật tại nước đó được coi là đáp ứng về xuất xứ ASEAN; nguyên phụ liệu mua từ nguồn khác phải kiểm tra hàm lượng để xác định xuất xứ. (iii) Theo tiểu mục (i) ở trên, nhằm mục đích thực hiện các quy định của quy tắc 1 (b), các sản phẩm được chế tạo hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% của giá FOB của sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến và có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên. b. Giá trị nguyên phụ liệu không xuất xứ từ ASEAN sẽ là: (i) Giá CIF của hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu; (ii) Giá xác định ban đầu của sản phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của nước thành viên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến. Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau: (Giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN + Giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định được) × 100% ÷ Giá FOB ≤ 60% QUY TẮC 4: QUY TẮC XUẤT XỨ CỘNG GỘP Các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ quy định tại quy tắc 1 và được sử dụng tại một nước thành viên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại các nước thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại nước thành viên là nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%. QUY TẮC 5: VẬN TẢI TRỰC TIẾP Các trường hợp sau được coi là vận tải trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên đến nước nhập khẩu là thành viên: a. Nếu hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của bất kỳ một nước ASEAN nào; b. Nếu hàng hóa được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác; c. Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là thành viên ASEAN có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện: (i) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng; (ii) Hàng hóa không được mua bán hoặc sử dụng ở các nước quá cảnh đó; và
  • 27. Chứng nhận xuất xứ Trang 26 (iii) Không được xử lý gì đối với sản phẩm ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo. QUY TẮC 6: XỬ LÝ BAO BÌ HÀNG HÓA a. Trong trường hợp để xác định thuế hải quan, một nước thành viên sẽ xét hàng hóa tách riêng với bao bì. Đối với hàng nhập khẩu chuyển tới từ một nước thành viên khác, nước thành viên có thể cũng xét riêng xuất xứ của bao bì. b. Trường hợp không áp dụng được theo mục (a) trên đây, bao bì sẽ được xét chung với hàng hóa. Phần bao bì dùng do yêu cầu vận tải hoặc lưu kho được coi là có xuất xứ ASEAN. QUY TẮC 7: C/O MẪU D PHÙ HỢP Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nếu có C/O Mẫu D do một cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp. Các nước thành viên phải thông báo cho nhau biết cơ quan cấp C/O Mẫu D và các thủ tục cấp C/O Mẫu D phải phù hợp với các thủ tục cấp C/O Mẫu D được quy định và Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM) thông qua.
  • 28. Chứng nhận xuất xứ Trang 27 6. C/O form E: Đây là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003. C/O Form E Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • 29. Chứng nhận xuất xứ Trang 28  Cách khai: C/O mẫu E phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại và Biên bản kiểm tra xuất xứ của Tổ chức Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O mẫu E cụ thể như sau:  Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).  Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước. Ô trên cùng bên phải: do Tổ chức cấp C/O ghi. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau: a. Nhóm 1: 02 ký tự "VN" (viết in hoa) là viết tắt của hai (02) chữ Việt Nam. b. Nhóm 2: 02 ký tự (viết in hoa) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau: STT Tên đơn vị Mã số 1 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội 1 2 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 2 3 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng 3 4 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai 4 5 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng 5 6 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương 6 7 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu 7 8 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn 8 9 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh 9 10 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai 71 11 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình 72 12 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa 73 13 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An 74 14 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang 75 15 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ 76 16 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương 77 17 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên 78 18 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa 80 Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O Mẫu E mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2007 thì cách ghi số tham chiếu của C/O Mẫu E này sẽ là: VN-CN 07/2/00006.  Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh "By air", nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
  • 30. Chứng nhận xuất xứ Trang 29  Ô số 4: Để trống. Sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho tổ chức đã cấp C/O Mẫu E này.  Ô số 5: Danh mục hàng hóa (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian)  Ô số 6: Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng  Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).  Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau: Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên đầu tiên ở ô số 11 của C/O này gồm các trường hợp sau: Điền vào ô số 8: a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại người xuất khẩu theo Điều 3 của Phụ lục 1 Quyết định 12/2007/QĐ-BTM Ghi "WO" b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng được tính theo giá FOB của hàng hóa được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, chẳng hạn ghi 40% c) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 và Điều 5 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM (xuất xứ cộng gộp) Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng cộng gộp ACFTA được tính theo giá FOB, chẳng hạn ghi 40% d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM Ghi "PSR"  Ô số 9: Trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và giá trị FOB.  Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại.  Ô số 11: a. Dòng thứ nhất ghi chữ "Vietnam". b. Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu. c. Dòng thứ ba ghi địa điểm cấp, ngày tháng năm, và chữ ký của người được ủy quyền ký cấp.  Ô số 12: do tổ chức cấp C/O ghi  Ô số 13: a. Trường hợp cấp sau theo quy định tại Điều 11, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô: "ISSUED RETROACTIVELY" b. Trường hợp sản phẩm được gửi từ Bên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Bên khác và được bán trong hoặc sau triển lãm tại Bên nhập khẩu theo quy định tại Điều 22, Phụ
  • 31. Chứng nhận xuất xứ Trang 30 lục 2 thì đánh dấu vào ô "Exhibition", tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm phải ghi rõ tại Ô số 2 c. Trường hợp sản phẩm được cấp C/O giáp lưng theo quy định tại Điều 12, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô "Movement Certificate", tên Tổ chức cấp C/O mẫu E gốc, ngày cấp và số tham chiếu của C/O mẫu E gốc phải được ghi rõ tại Ô số 13; d. Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô "Third Party Invoicing", số hóa đơn phải được ghi rõ tại Ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại Nước đó phải được ghi rõ tại Ô số 7 7. C/O form AK: Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc). C/O Form AK Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • 32. Chứng nhận xuất xứ Trang 31 8. C/O form AJ: Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản. III. Cơ quan thẩm quyền cấp: 1. Cơ quan cấp C/O  Do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền của nước xuất xứ hàng hoá cấp.  Do nhà sản xuất cấp: Phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước cấp có liên quan.  Do nước lai xứ cấp: Trường hợp hàng hoá có đi qua nước thứ 3 (nước lai xứ) để tập kết, chuyển tải, chuyển khẩu (kể cả trường hợp hàng hoá làm thủ tục nhập khẩu vào nước thứ ba sau đó tái xuất khẩu) nhưng không làm thay đổi xuất xứ hàng hoá, vẫn đảm bảo tính nguyên trạng, hoặc (nếu có) chỉ thực hiện một số hoạt động đơn giản để bảo quản hay đóng gói lại hàng hoá nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá, không làm thay đổi giá trị thương mại của hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá đi qua nhiều nước, thì “nước thứ 3” được xác định là nước cuối cùng mà từ đó hàng hoá được xuất khẩu đến Việt Nam-nước nhập khẩu. C/O do nước lai xứ cấp được chấp nhận tính pháp lý trong hai trường hợp sau:  Nếu nước lai xứ cũng là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O do nước lai xứ cấp  Nếu nước lai xứ không là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O do nước lai xứ cấp kèm bản sao C/O của nước xuất xứ (là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của Việt Nam). 2. Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN:  Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau: . C/O form A . C/O form D; . C/O form E; . C/O form S; . C/O form AK; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU).
  • 33. Chứng nhận xuất xứ Trang 32 http://co.vietforward.com/QUY DINH/Quy dinh chung/Bang tong hop.htm
  • 34. Chứng nhận xuất xứ Trang 33 IV.Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ 1. Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O  Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (xem các mẫu hồ sơ bên dưới) hoặc xin tại Bộ phận C/O - Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM (xem mẫu bên dưới) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN.  Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau: a) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN (xem mẫu bên dưới) b) Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào). C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản. Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN). c) Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành. d) Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: e) Packing List: 1 bản gốc của doanh nghiệp f) Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính” g) Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài; hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước. h) Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. i) Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu.
  • 35. Chứng nhận xuất xứ Trang 34 2. Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết a. Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang) HỒ SƠ DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CẤP C/O MÃ SỐ DOANH NGHIỆP (nếu có): …………….. 1. Tên tiếng Việt……………………………………………………………………………………..…... 2. Tên tiếng Anh………………………………………………………………..………..………………. 3. Tên viết tắt…………………………………………………………….……..……………….….……. 4. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………...……………………….….…. 5. Điện thoại: ………..…………..… Fax: …………...…. E-mail: …………………………..………. 6. Website: ………………………………………... Mã số thuế………………………………..…...…. 7. Giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc giấy phép đầu tư) số: ……….…… ngày cấp: …..……….………… 8. Cơ quan cấp……………………………………………………………...……………………….…... 9. Vốn điều lệ: ……………………………………………………………………………………...…… 10. Loại hình doanh nghiệp: Tư nhân Cổ phần Nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Khác (Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ghi rõ % vốn góp của (các) bên nước ngoài) Trường hợp doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước ghi rõ % vốn góp của Nhà nước 11. Ngành, nghề kinh doanh: ……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… … 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………………………... Mobile: …………………………………………. Tel: ………………………………………………… 13. Cán bộ XNK (đầu mối liên hệ về C/O): ............................................................................................. Mobile: …………………………………………. Tel: ………………………………………………… 14. Các chi nhánh, văn phòng đại diện: ………………………………………………………………… …………………..................……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………… 15. Là hội viên các hiệp hội: - VCCI (nếu có) số giấy chứng nhận: …………………………. Ngày cấp: ………/………./…………. - Các hiệp hội khác (nếu có ghi rõ tên): ………………………................................................................. …………………………………………………………………………………………………………… Đính kèm: 1. Đăng ký các cá nhân có thẩm quyền ký đơn đề nghị cấp C/O. Form C/O và các cá nhân được uỷ quyền tới liên hệ cấp C/O tại VCCI 2. Danh sách các cơ sở sản xuất hang xuất khẩu cho doanh nghiệp đề nghị cấp C/O tại VCCI Lập tại ……………………….. ngày ….…./ ………../ ………. (Ký tên và đóng dấu)
  • 36. Chứng nhận xuất xứ Trang 35 ĐĂNG KÝ CÁC CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN KÝ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O, FORM C/O VÀ CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC UỶ QUYỀN TỚI LIÊN HỆ CẤP C/O TẠI VCCI 1. Đăng ký các cá nhân của doanh nghiệp có tên, mẫu chữ ký và dấu dưới đây: TT Họ và tên Chức vụ Mẫu chữ ký Mẫu dấu doanh nghiệp 1 2 3 4 5 có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký trên Đơn đề nghị cấp C/O, Form C/O tại VCCI. 2. Đăng ký các cá nhân có tên dưới đây: TT Họ và tên Chức danh Phòng (Công ty) Số chứng minh thư 1 2 3 4 5 được ủy quyền tới liên hệ cấp C/O tại VCCI………………………….... (tên của Tổ chức cấp C/O). Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này. Lập tại ……………………….. ngày ….…./ ………../ ………. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên và đóng dấu)
  • 37. Chứng nhận xuất xứ Trang 36 b. Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM Mã số đơn vị C/O: Số C/O: 1. Mã số thuế: Số C/O cà phê: Số C/O hàng dệt: 2. Kính gửi: Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: 9326498-9325989, Fax: 9325472 Email : co-vcci@hcm.vnn.vn 3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O FORM ___ 4. Hình thức cấp (đánh dấu √ vào ô thích hợp) Cấp lần thứ nhất Có trả lại C/O gốc Cấp lần thứ hai Lý do: …… …………………………………………… ………………………….……………………………… 5. Bộ hồ sơ gồm có: - Đơn đề nghị cấp C/O - Mẫu C/O - Tờ khai hải quan xuất khẩu - Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu - Giấy phép xuất khẩu - Hợp đồng mua bán - Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước - Vận đơn đường biển - Vận đơn đường không - Các chứng từ khác………………………….. ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… 6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):……………………………………………………………………………… - Tên tiếng Anh: ………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………… 7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): - Tên tiếng Anh: ………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………… 8. Tên hang (tiếng Việt và tiếng Anh) 9. Mã HS (8 số) 10. Số CAT 11. Số lượng 12. Trị giá 13. Số Invoice:…. ……………….. … Ngày: …/…../… 14. Nước nhập khẩu: ……………………. ……………………. 15. Số vận đơn:………………. ……………………………….. Ngày: ……./……../………….. 16. Những khai báo khác: ………………………………... ………………………………... 17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O: - Ngày cấp:……./……./…………………. - Số……………..Lệ phí…………………. - Người kiểm tra: ……………………… - Người nhập dữ liệu: …………………… - Người ký: ……………………………… - Người trả: ……………………………… - Đề nghị đóng: 18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai. Làm tại………………ngày……..tháng……năm………. (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu) Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Mẫu VCCI HCM 010906-6
  • 38. Chứng nhận xuất xứ Trang 37 c. Đơn xin cấp C/O Phụ lục III ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O (Kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương mại) 1. Mã số thuế……………………………………… Số C/O: …………………………. ……………………………………………………. Số C/O cà phê: ………………… Số C/O hàng dệt:………… 2. Kính gửi: (Tổ chức cấp C/O)………………….. …………………………………………………….. 3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O FORM……………. 4. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp) Cấp lần thứ nhất Có trả lại C/O gốc Cấp lần thứ hai Lý do: …………………………………………………… …………………………………………………………… 5. Bộ hồ sơ gồm có: - Đơn đề nghị cấp C/O - Mẫu C/O - Tờ khai hải quan xuất khẩu - Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu - Giấy phép xuất khẩu - Hợp đồng mua bán - Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước - Vận đơn đường biển - Vận đơn đường không - Các chứng từ khác………………………….. ………………………………………………… ………………………………………………… ………………………………………………… 6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):…………………………………………………………………………………… - Tên tiếng Anh: ……………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………… 7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): - Tên tiếng Anh: ………………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………… 8. Tên hàng (tiếng Việt và tiếng Anh) 9. Mã HS 10. Số CAT 11. Số lượng 12. Trị giá 13. Số Invoice:……. ……………………. Ngày: ……/…../….. 14. Nước nhập khẩu: ……………………. ……………………. 15. Số vận đơn:………………. ……………………………….. Ngày: ……./……../………….. 16. Những khai báo khác: ……………………………………... ……………………………………... 17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O: - Ngày cấp:……./……./…………………. - Số……………..Lệ phí…………………. - Người kiểm tra: ………………………… - Người nhập dữ liệu: ……………………. - Người ký: ………………………………. - Người trả: ……………………………… - Đề nghị đóng: 18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai. Làm tại………………ngày……..tháng……năm………. (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)  Correction  Issued  Duplicate  Dấu khác Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam d. Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu theo tỉ lệ phần trăm Mẫu 01
  • 39. Chứng nhận xuất xứ Trang 38 BẢNG GIẢI TRÌNH ĐỂ SẢN PHẨM ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN GSP (FORM A) CỦA NƯỚC NHẬP KHẨU THEO TIÊU CHÍ TỈ LỆ % Tên sản phẩm: Mã HS: Đơn vị tính: 1 (pcs, prs, set, m2, kg, ctns, yard,…) STT Tên nguyên vật liệu Mã HS Xuất xứ Định mức Đơn giá Thành tiền (USD, VND, ..) Ghi chú Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của Form……, xuất khẩu đi………………, sản phẩm này phải đáp ứng tỷ lệ phần trăm Công thức tính: Giá nguyên liệu nhập khẩu + Giá nguyên liệu không rõ xuất xứ x 100% = % (Giá FOB hoặc Giá xuất xưởng của sản phẩm hoặc Tổng chi phí…)* Chú giải: * Doanh nghiệp phải tính tỷ lệ % nguyên vật liệu nhập khẩu và không rõ xuất xứ để sản xuất ra sản phẩm so với Giá FOB/ Giá xuất xưởng/ Tổng chi phí sản xuất thì phải tùy thuộc vào quy tắc ưu đãi GSP của nước nhập khẩu. * Ký tên và đóng dấu Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 3. Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp  Bước 1: Đăng nhập Để sử dụng các form khai báo C/O, đầu tiên Doanh nghiệp (DN) phải đăng nhập vào hệ thống bằng cách nhập Mã số thuế (MST) và mật khẩu (do VCCI cung cấp). Chúng
  • 40. Chứng nhận xuất xứ Trang 39 tôi sẽ mặc định mật khẩu cũng chính là Mã số thuế của doanh nghiệp. Sau đó để đảm báo tính bảo mật doanh nghiệp có thể thay đổi mật khẩu của mình. Nhập chính xác MST và mật khẩu. Sau khi đăng nhập thành công Mẫu form xin cấp C/O xuất hiện.  Bước 2: Điền mẫu form xin cấp C/O Tổng quan về mẫu đơn kê khai (hình minh họa)
  • 41. Chứng nhận xuất xứ Trang 40 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Về cơ bản việc điền thông tin form xin cấp C/O cũng tương tự như khi DN điền form trên giấy, các DN điền thông tin vào các vị trí trống trên form (vị trí có đường kẻ gạch nối) và các tùy chọn theo kiểu đánh dấu. Những thuận tiện khi khai báo C/O điện tử:  Trong mục Đơn đề nghị cấp C/O DN khai báo chú ý việc chọn loại form. DN chọn form nào trong bước kê khai form tiếp theo hệ thống sẽ hiển thị luôn loại form đó để doanh nghiệp tiện khai báo.  Trong mục Công ty xuất khẩu hệ thống sẽ tự động điền thông tin của DN xuất khẩu theo MST và mật khẩu của DN đó đã đăng nhập.
  • 42. Chứng nhận xuất xứ Trang 41  Trong mục Công ty nhập khẩu có 2 trường hợp như sau: - Nếu hệ thống chưa tồn tại DNNK thì DN khai báo phải nhấn vào Thêm mới bên cạnh (Nhấn Ctrl + Click chuột) để điền thông tin và thêm mới doanh nghiệp nhập khẩu vào hệ thống. - Nếu hệ thống đã có DNNK cần khai báo, trên dòng Công ty nhập khẩu sẽ xuất hiện một danh sách hiện ra , DN khai báo chỉ việc chọn tên DN cần thiết là hệ thống sẽ tự động điền thông tin vào mục này.  Mục Khai báo mã hàng hóa DN chọn đường liên kết (link) Chọn Mã HS, một cửa sổ mở ra để bạn chọn mã HS phù hợp.  Nhấn vào nút Xóa tất cả Mã HS trong trường hợp muốn chọn lại mã HS.  Khai báo ngày giờ hệ thống sẽ tự động điền tháng và năm theo tháng năm hiện hành, DN khai báo hoàn toàn có thể chỉnh sửa cho phù hợp. Sau khi hoàn thành việc khai báo nhấn nút xác nhận, DN chờ trong giây lát để hệ thống lưu thông tin và một thông báo thành công xuất hiện. Kết thúc quá trình khai báo đăng ký. Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  • 43. Chứng nhận xuất xứ Trang 42  Bước 3: kê khai form Kê khai form A: - Cách khai báo form A điện tử cũng tương tự như cách khai báo trên giấy. DN khai báo theo các tiêu chí cụ thể trên form - Tên công ty xuất khẩu và nhập khẩu cũng được hệ thống tự động điền sẵn từ khi DN khai báo form kê khai. - Trong mục kê khai hàng hóa, hệ thống khai báo điện tử hỗ trợ bạn khai báo tối đa 25 dòng. - Tên các quốc gia sẽ được hệ thống lấy thông tin từ form kê khai và điền tự động vào form A. - Kết thúc quá trình kê khai form A. - Kê khai form B: Quy trình khai báo form B, DN làm giống như khai báo form A  Bước 4: Quản lý các form đã kê khai Giao diện quản lý 1. Tên công ty nhập khẩu 2. Ngày được cấp 3. Tên hàng 4. Số lần cấp 5. Lý do cấp 6. In đơn 7. In form 8. Nút sửa lại form. 9. Xóa kê khai In đơn khai báo Sau khi cửa sổ inform hiện lên bạn đơn giản chỉ việc nhấn nút print như hình dưới đây: Giao diện In đơn In các form Tương tự như cách in khai báo  Bước 5: Hoàn tất quy trình Sau khi kết thúc quy trình in đơn, form. Trên mỗi tờ đơn, form sẽ xuất hiện một mã vạch 2 chiều (Hình minh họa). Mã vạch này sẽ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin của đơn, form tới hệ thống tiếp nhận đặt tại VCCI thông qua đầu đọc mã vạch 2 chiều. Mã vạch 2 chiều Thay đổi mật khẩu quản trị Để đảm bảo an toàn về thông tin khi sử dụng hệ thống khai báo CO điện tử trực tuyến
  • 44. Chứng nhận xuất xứ Trang 43 V. Tác dụng của C/O C/O có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tầm quan trọng của C/O có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh: tác dụng đối với người xuất khẩu, đối với người nhập khẩu, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. 1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng: a. Đối với người xuất khẩu: C/O nói lên phẩm chất của hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng khi xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa phương nới sản xuất các sản phẩm nôi tiếng trên thế giới. Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu đối tượng mua bán ghi trong hợp đồng được gắn liền với tên và địa danh nơi sản xuất đã có tiếng tăm thì đã chứng minh được phẩm chất của hàng hóa đó. C/O là bằng chứng để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng hóa được giao là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu. Theo quy chế của hải quan nếu có quy định về xuất trình C/O cho lô hàng xuất khẩu, thì nó là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ hải quan để thông quan hàng hóa. C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh toán tiền hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng mua bán ngoại thương quy định phương thức thanh toán bằng L/C thì người xuất khẩu chỉ nhận được tiền thanh toán khi C/O được xuất trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O thì bộ chứng từ coi như chưa đủ theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán. C/O trong chế độ ưu đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và đàm phán tăng giá hàng hóa hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu ở những nước được hưởng ưu đãi thường sử dụng C/O làm phương tiện cạnh tranh với các nước khác không được hưởng ưu đãi cho cùng một mặt hàng có phẩm chất và giá cả tương đương. Tác dụng của C/O càng lớn hơn khi mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa được miễn thuế hoàn toàn, bởi khi đó nhà xuất khẩu có điều kiện để đàm phán nâng giá lên cao hơn. b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu thiếu C/O, cơ quan hải quan nước nhập khẩu sẽ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng hoặc sẽ tính thuế nhập khẩu ở mức cao nhất đối với hàng hóa mà trên thực tế hàng hóa đó có thể được giảm thuế, thậm chí là miễn thuế. C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu, là cơ sở để nhà nhập khẩu chắc chắn rằng sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ muốn. Nước xuất xứ của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nhập khẩu bởi nó liên quan trực tiếp đến mục đích mua hàng của nhà nhập khẩu. C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Có quốc gia khi thực hiện chính sách thương mại với quốc
  • 45. Chứng nhận xuất xứ Trang 44 gia khác như cấm vận, cấm nhập khẩu các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập… thì CO là một bằng chứng quan trọng đối với họ để thực hiện chính sách này. Cụ thể quốc gia đó sẽ dựa váo C/O để theo dõi và chứng minh hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ từ nước bị cấm nhập khẩu hàng hóa. C/O mẫu A là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi GSP, tức là giảm thuế nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, tăng lợi nhuận kinh doanh. Thông thường ở hầu hết các nước cho hưởng ưu đãi GSP, mức thuế ưu đãi phổ biến đối với đa số sản phẩm được hưởng GSP là 50% so với mức thuế MFN, cũng có những nước cho hưởng nhiều hơn hoặc ít hơn mức 50% so với mức MFN. Nếu quốc gia nào được hưởng ưu đãi GSP từ các nước cho hưởng thì hiển nhiên hàng hóa của quốc gia được hưởng khi nhập vào nước cho hưởng sẽ được giảm thuế nhập khẩu, từ đó có cơ hội tăng lợi nhuận cho mình. 2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan: a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu: Khi thủ tục thông quan hàng hóa có quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các chứng từ hàng hóa, trong đó có C/O, thì C/O là một căn cứ quan trọng để cơ quan hải quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hóa. C/O giúp cơ quan hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa đang làm thủ tục hải quan xuất khẩu, đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước mình, xác định được tỉ lệ hàng hóa quá cảnh. b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: C/O giúp cơ quan hải quan nước nhập khẩu kiểm tra, quản lý được hàng hóa nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của chính phủ nước mình và chính phủ nước xuất xứ hàng hóa. C/O còn giúp cơ quan hải quan ngăn chặn được kịp thời hàng hóa từ những nước đang là đối tượng bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành. Trên cơ sở thông tin về C/O cho phép cơ quan hải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thương, xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. 3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước. a. Đối với nước xuất khẩu Khi các cam kết quốc tế về mua bán hàng hóa mà nhà nước đã ký kết với các nước hay tổ chức kinh tế quốc tế có quy định về cung cấp C/O để được hưởng quyền lợi có liên quan như ưu đãi thuế quan thì C/O là căn cứ để được hưởng các quyền lợi đó. Khi nước xuất khẩu là nước đang và kém phát triển thuộc danh mục các nước được hưởng ưu đãi của chế độ GSP của các nước phát triển thì C/O là bằng chứng thực hiện các quy định về cung cấp C/O của chế độ ưu đãi này. Nó cũng tương tự khi nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN như đã được cam kết trong hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung – CEPT.
  • 46. Chứng nhận xuất xứ Trang 45 Khi C/O là cơ sở để được hưởng ưu đãi, nó giúp các nước xuất khẩu tang cường khả năng thâm nhập thị trường của các nước phát triển cho hưởng ưu đãi, giúp mở rộng thị phần và hàng hóa của họ trở nên có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng hóa cùng loại của các nước không được hưởng ưu đãi có các điều kiện khác như nhau. Điều này làm tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, kích thích sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. b. Đối với nước nhập khẩu C/O là cơ sở để thực hiện công tác thống kê ngoại thương của Cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chức năng có liên quan. Trên cơ sở các thống kê ngoại thương này, nước nhập khẩu nắm được tình hình nhập khẩu hàng hóa, tình hình thực hiện hạn nghạch nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nước được phân bổ, tình hình chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác nhau, tác động về mặt xã hội- vệ sinh- môi trường của hàng hóa nhập khẩu. Từ đó các cơ quan này có các biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu biểu thuế thích hợp, chính sách quản lý cũng như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho hàng nhập khẩu từ các nước khác nhau một cách kịp thời, có kế hoạch bảo vệ sức khỏe và an ninh công cộng nếu cần thiết. Đặc biệt đối với các chương trình ưu đãi thuế quan dành cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi, C/O cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi là căn cứ để chính phủ các nước cho hưởng theo dõi tình hình thực hiện ưu đãi của các nước được hưởng. Từ đó chính phủ của các nước này có thể xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách ưu đãi của mình. Hàng năm các nước hưởng ưu đãi GSP vẫn thường tổng kết tình hình nhập khẩu hàng hóa từ các nước được hưởng ưu đãi, để sau đó quyết định hoặc cho phép tiếp tục giữ nguyên chế độ ưu đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để được cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt giảm thẳng thừng. Do đó danh mục các nước được hưởng ưu đãi, sản phẩm được hưởng ưu đãi, danh mục các sản phẩm bị cắt hưởng ưu đãi và giới hạn số lượng của sản phẩm được hưởng ưu đãi vẫn được các nước cho hưởng đưa ra hàng năm. Ví dụ: Trên cơ sở kết quả thống kê về hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ được hưởng ưu đãi, EU đã có thể xác định được mức độ phát triển kinh tế chung và của từng nghành của các nước được hưởng ưu đãi để áp dụng chính sách nước trưởng thành và hàng trưởng thành đối với một số nước có mức độ phát triển kinh tế cao. Trong quyết định về những đề nghị của Ủy ban Châu Âu liên quan đến chế độ ưu đãi thuế quan mới đối với một số nước đang phát triển có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/1997 thì các nước được hưởng ưu đãi sẽ được chuyển dần từ các nước đang phát triển giàu có sang các nước kém phát triển hơn. Theo đó một số nước đã không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP của EU từ ngày 01/01/1997 như Bruney, Hongkong, Hàn quốc, Singapore.. Liên quan đến mặt hàng giầy dép vào EU từ các nước được hưởng, mức độ ưu đãi cho mặt hàng giầy dép có xuất xứ từ các nước Hongkong, Singapore, Hàn quốc, Braxin, Trung quốc, Thái lan, Indonesia giảm dần như sau: Ngày 01/01, 1996 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1997 đối với Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc.
  • 47. Chứng nhận xuất xứ Trang 46 Ngày 01/01/1997 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1998 đối với Braxin, Trung quốc, Thái Lan và Indonesia. Từ đó, thuế đánh vào mặt hàng giầy dép nhập khẩu vào EU từ các nước đang được hưởng ưu đãi được chia ra như danh mục sau: Kế hoạch thuế suất cho mặt hàng giầy dép (mã số HS 6402, 6404 có thuế suất thông thường 20%, thuế suất ưu đãi 16%) Quốc gia 01/01/95 01/01/96 01/01/97 01/01/98 I Braxin, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia 16% 16% 18% 20% II Hongkong, Sinhgapor , Hàn Quốc 16% 20% 20% 20% III Việt Nam 16% 16% 16% 16% (Nguồn : Tạp chí nghiên cứu năm 2000 ) Điều này có nghĩa là thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho sản phẩm giầy dép xuất xứ từ Hongkong, Singapore, Hàn quốc, Braxin, Trung quốc, Thái Lan, Indonesia sẽ không còn nữa vào những năm 1998. Mức thuế áp dụng là mức phổ thông cho hàng giày dép nhập khẩu từ các nước này phù hợp với chính sách quản lý ngoại thương của EU là GSP sẽ không còn áp dụng nữa khi mục tiêu giúp phát triển kinh tế các nước được hưởng ưu đãi đã đạt được. VI.Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua: 1. Khái quát: a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam Lào Cai: Tháng 1-2009, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (XNK) khu vực Lào Cai chính thức đi vào hoạt động. Phòng có nhiệm vụ cấp C/O ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu gồm C/O mẫu D, mẫu E, mẫu S, mẫu AK, mẫu AJ; cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của Bộ Công Thương. Tính chung cả năm 2009, mới chỉ có 389 bộ C/O được cấp tại Lào Cai, tuy nhiên 9 tháng đầu năm 2010 con số này đã tăng 35% so cả năm 2009. Theo Phòng Quản lý XNK khu vực Lào Cai, 9 tháng đầu năm 2010 đơn vị đã cấp 528 bộ C/O mẫu E cho cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang thị trường Trung Quốc với khối lượng hàng hóa đạt 68.921 tấn. Trong đó,