SlideShare a Scribd company logo
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
ĐỀ CƯƠNG
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Đề tài:
KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VỀ HÀNH
VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Lớp học phần: DHKT14ATT
Nhóm: 3
GVHD: Nguyễn Thị ThuTrang
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
ĐỀ CƯƠNG
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Đề tài:
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN THỨC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VỀ HÀNH VI
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Lớp học phần: DHKT14ATT
Nhóm: 3
STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký
1
2
3
4
5
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019
1
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VỀ HÀNH
VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em như một tờ giấy trắng, ngây thơ và trong sáng. Trẻ em đang trong độ tuổi
phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm lý và khó có thể tự bảo vệ bản thân
trước những nguy cơ bị xâm hại tình dục nên rất cần đến sự bảo bọc, quan tâm, chăm
sóc của tất cả mọi người. Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị ngược đãi, xâm hại tình
dục đang diễn biến ngày càng phức tạp và chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Các
hành vi xâm hại tình dục có tính chất ngày càng nghiêm trọng, báo động về sự suy
đồi đạo đức. Theo số liệu của bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội, tính 4 năm
(2015 – 2018) và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 7.7829 vụ xâm hại trẻ em,
với 7.767 trẻ em bị xâm hại tình dục. Tại Hà Nội, từ năm 2015 đến hết tháng 6/ 2019,
có 365 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục có 199 vụ (chiếm 54,5%). Trong
đó độ tuổi trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng nhỏ, chủ yếu là bé gái. Điều quan
trọng ở đây là 93% nghi phạm trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em lại là người thân
quen của nạn nhân như hàng xóm, họ hàng, bố dượng và ngay chính bố đẻ của các
em. Đằng sau những con số đáng sợ đó là những hậu quả nặng nề không chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe mà còn gây tổn thương tâm lý của trẻ trong thời gian dài, thậm
chí là hết cuộc đời.
Là những sinh viên, ai cũng đã từng trải qua giai đoạn là trẻ em, nhóm nghiên cứu
cũng cảm thấy bức xúc và lo sợ trước nạn trẻ em bị xâm hại tình dục. Trong tương
lai, sinh viên là lực lượng tri thức dẫn đầu trong mọi hoạt động. Vì vậy, tất cả sinh
viên cần phải có nhận thức về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, từ đó biết cách phòng
chống và có thể truyền đạt lại cho em của mình, hoặc là tất cả trẻ em trên đất nước
này. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
2
Cho nên, việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.
HCM về xâm hại tình dục trẻ em là việc quan trọng và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
Tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về
hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
2.2. Mục tiêu cụ thể
 Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Công
Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
 Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học
Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường
Đại học Công Nghiệp TP. HCM về xâm hại tình dục trẻ em.
3. Câu hỏi nghiên cứu
 Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM có nhận thức như thế
nào về hành vi xâm hại tình dục trẻ em?
 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại
học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em?
 Các giải pháp nào có thể góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên
trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ
em?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm
hại tình dục trẻ em.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM.
3
- Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học các ngành thuộc bậc đại học
ở trường trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM.
- Trong phạm vi đề tài này nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu nhận thức của
sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về các hình thức, nguyên
nhân, hậu quả, cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em và các yếu tố ảnh
hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM
về hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
- Nghiên cứu sẽ được tiến hành trong vòng 9 tháng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu bổ sung vào khoa học đề tài nhận thức của sinh viên nói chung và
sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM nói riêng về vấn đề xâm hại tình
dục trẻ em. Nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các vấn
đề liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em mà trước đây chưa có nghiên cứu nào thực
hiện. Quan trọng nhất là nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến
nhận thức của sinh viên về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, từ đó có thể đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu sẽ đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Công
Nghiệp về hành vi xâm hại tình dục trẻ em hiện nay và đồng thời tìm hiểu những yếu
tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên. Cùng với những kết quả trên, nghiên cứu
cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể về phía nhà trường, xã hội và chính bản thân sinh
viên. Do vậy, đề tài nghiên cứu này có giá trị thực tiễn cao, nhất là giúp cho nhà
trường Đại học Công Nghiệp cũng như các trường đại học khác đánh giá được mức
độ nhận thức của sinh viên về hành xâm hại tình dục trẻ em. Qua đó, tạo cơ sở cho
nhà trường, xã hội thực hiện những công tác nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ việc giảng dạy,
học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực xã hội, tâm lý, giáo dục,…
4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm trẻ em
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế
tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần được ưu tiên bảo vệ và giáo dục
(Thanh Đỗ, 2015). Ở Việt Nam, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp
luật áp dụng trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn (Luật bảo vệ, giáo dục và
chăm sóc trẻ em, 2004). Dưới góc nhìn của tâm lý học thì khái niệm ‘trẻ em’ được
dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý, nhân cách con người và lứa tuổi
trẻ em được chia thành nhiều giai đoạn: Tuổi sơ sinh (từ 0 - 2 tháng tuổi), tuổi hài nhi
(từ 2 – 12 tháng tuổi), tuổi vườn trẻ (từ 1-3 tuổi), tuổi mẫu giáo(từ 3 – 6 tuổi), tuổi
nhi đồng (từ 6 – 11 tuổi), tuổi thiếu niên (từ 11 – 15 tuổi), tuổi thanh niên mới lớn (từ
15 – 18 tuổi). Trẻ em có độ tuổi khác nhau thì có những đặc điểm rất khác nhau hoặc
cùng một độ tuổi nhưng sống ở xã hội khác nhau thì những đặc điểm tâm lý, xu
hướng phát triển cũng không giống nhau (Trần Thị Nga, 2018).
1.2. Khái niệm xâm hại trẻ em
Hàng ngày, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác
nhau. Xâm hại trẻ em xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi tại bất kỳ quốc gia nào (Child Safe
Tourism, 2014). Ở Việt Nam, xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình
cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm
hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác (Luật
trẻ em, 2016), các hành vi có thể là hành động hoặc không nhất thiết là hành động, có
chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ em (Child Safe Tourism, 2014).
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chỉ ra mọi hình thức ngược đãi, xâm hại trẻ em đều
xuất phát từ việc lợi dụng chức phận, lòng tin hoặc quyền hạn gây ra những tổn
thương đến sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá của các em (Vũ
Thị Thanh Nga, 2018).
5
Trên khắp thế giới có bốn hình thức xâm hại được thừa nhận bao gồm: xâm hại về
thể xác, xâm hại tình dục, xâm hại tâm lý và xao nhãng. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngoài
bốn hình thức trên thì chứng kiến bạo lực gia đình, buôn bán trẻ em, lao động trẻ em
cũng là xâm hại trẻ em (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Thông thường, trẻ em phải chịu
nhiều hình thức xâm hại khác nhau. Ví dụ như, một trẻ có thể bị cha mẹ xao nhãng và
ra đường, em có thể trở thành nạn nhân của xâm hại thể chất và có thể bị xâm hại về
tinh thần hay tình dục. Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu
dài cả về thể chất và tâm lý. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và
toàn xã hội. Trẻ em không bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại, ngay cả việc này làm
ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng (Child Safe Tourism, 2015).
1.3. Khái niệm ‘xâm hại tình dục’
Cụm từ ‘xâm hại tình dục’ có thể được hiểu là hành vi tình dục không tự nguyện,
trong một số trường hợp còn dùng đến vũ lực nhằm lôi kéo, cưỡng bức người khác
vào hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình. Xâm hại tình dục bao gồm
việc lạm dụng tình dục, loạn luân, cưỡng hiếp và bóc lột tình dục bởi những người
được xem là đáng tin cậy, chẳng hạn như bác sĩ, giáo viên, người thân, … (Đinh Thị
Vân Anh, 2014). Chúng ta không nên nghĩ phải có hoặc hướng tới hành vi giao cấu
mới là tội xâm hại tình dục, hành vi quấy rối tình dục người khác cũng là một hành vi
nhằm thỏa mãn một phần dục vọng của kẻ thực hiện hành vi này (Nguyễn Tuấn
Thiện, 2015) và là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp
lý làm xúc phạm đối với người nhận và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ,
thù địch và khó chịu (Đỗ Thị Huế, 2018).
1.4. Khái niệm ‘nhận thức’
Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình
cảm, hành động). Nó có quan hệ mật thiết với hai mặt kia nhưng có điểm khác biệt
về đối tượng, tính chất, nội dung, phương thức phản ảnh và sản phẩm (Trần Thanh
Nguyên, 2007). Có quan điểm thì cho rằng nhận thức là quá trình và kết quả phản
ánh, tái tạo thực tiễn vào tư duy của con người và sự tác động qua lại giữa nhận
6
thức cảm tính và lý tính sẽ làm cho nhận thức của con người càng chính xác hơn
về đối tượng, càng tiến gần hơn chân lý khách quan (Bùi Hiền và cộng sự, 2001).
Một nhận định khác thì khẳng định: nhận thức là một hoạt động chủ thể phản ánh
hiện thực khách quan để thích ứng với nó hoặc cải tạo nó. Hoạt động nhận thức đi
từ chưa biết đến biết, từ thuộc tính bên ngoài đến thuộc tính bên trong. Ở những
giai đoạn phát triển nhất định thì học tập là hoạt động nhận thức chủ yếu (Nguyễn
Thị Tâm, 2008). Con người không chỉ dừng lại ở việc nhận thức thế giới mà còn
thực hiện nhiệm vụ lớn lao hơn là cải tạo thế giới. Do đó, hoạt động dạy học và
giáo dục là giúp cho đối tượng nhận thức hiểu được bản chất và quy luật và giúp
họ nắm được phương pháp nhận thức để tiếp tục khám phá, tìm hiểu thực tiễn
hướng đến việc làm phong phú nhận thức của con người (Trần Thanh Nguyên,
2007).
2. Các nghiên cứu về hành vi xâm hại tình dục trẻ em
2.1. Định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em
Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào hoạt động liên quan đến tình
dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra
quyết định đối với hành vi này (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Bên cạnh đó, việc dùng vũ
lực, áp lực để ép trẻ tham gia vào, hoặc hỗ trợ người khác tham gia để thực hiện hành
vi tình dục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm cũng
làm xâm hại tình dục trẻ em (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Có nhận định thì lại cho
rằng xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự
tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục (Child Safe Tourism, 2014).
Nhìn chung, có rất nhiều cách hiểu về xâm hại tình dục trẻ em và từ đó cho thấy
tính chất phức tạp của vấn đề này. Việc có nhiều cách định nghĩa như trên khiến cho
gia đình, những người làm công tác giáo dục gặp phải khó khăn trong việc hiểu đúng
bản chất của hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Xuất phát từ tình hình đó, Luật Việt
Nam đã nêu rõ: xâm hại tình dục trẻ em được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục
7
bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu và dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào
mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (Luật trẻ em, 2016).
Về khía cạnh pháp lý, xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực
hiện lỗi do cố ý, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm và sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ (Nguyễn Tuấn Thiện,
2015). Mọi người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự
và là hành vi phi đạo đức mà xã hội không thể chấp nhận và không thể coi đó là điều
bình thường được (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012).
2.2. Đối tượng có nguy cơ bị xâm hại tình dục
Mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả sống trong
gia đình nghèo khó hay khá giả. Không những trẻ em gái mà trẻ em là nam giới cũng
có thể là nạn nhân bị xâm hại tình dục (Trần Thị Nga, 2018). Đối với trẻ em gái, nguy
cơ bị xâm hại tình dục tăng lên theo độ tuổi còn đối với trẻ em trai, xâm hại tình dục
thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Nạn nhân bị xâm
hại tình dục trong độ tuổi từ 0 – 16 tuổi, đó có thể là trẻ sơ sinh, thiếu niên hay thiếu
nhi. Nạn nhân có thể là trẻ em thuộc giới tính thứ ba hoặc trẻ bị bốc lột tình dục có
thể có nguy cơ rất cao (Child Safe Tourism, 2014). Tuy nhiên một số trẻ em thuộc các
nhóm sau được nhận diện là có nguy cơ cao hơn so với trẻ khác là trẻ em từ các gia
đình khó khăn; sống trong gia đình khuyết thiếu chỉ có ba hoặc mẹ; trẻ chậm phát
triển; trẻ từ vùng dân tộc thiểu số và trẻ sống trong hoàn cảnh có nhiều cám dỗ
(Nguyễn Thị Đào, 2014).
2.3. Hình thức của hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Các hình thức xâm hại tình dục bao gồm giao tiếp trực tiếp (như giao cấu, tiếp xúc
với cơ quan sinh dục, hôn, ôm hoặc đụng chạm theo cách tình dục), giao tiếp gián
tiếp (như nhìn, đe dọa, tán tỉnh), và bạo hành tình dục (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012).
Theo quan điểm của Nguyễn Văn Điền (2017) thì trẻ em có thể bị xâm hại tình dục
dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất là xâm hại bằng cách đụng
8
chạm và không đụng chạm. Xâm hại bằng cách không dụng chạm bộc lộ qua một số
hành vi như hôn hít, ôn trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ
hoặc bắt trẻ sờ mó bộ phận sinh dục của người lớn hoặc một trẻ khác lớn hơn, ép trẻ
thực hiện hành vi mại dâm, … Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không dụng chạm
là những hành vi như dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm làm cho trẻ sốc, làm cho
trẻ hưng phấn tình dục hoặc cho trẻ làm quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn
những cảnh tình dục, … Những hành vi nhìn chỗ kín là thị dâm, nói chuyện về vấn đề
liên quan đến hoạt động tình dục hay nói về bộ phận sinh dục là khẩu dâm, hoặc là
những hành vi nghe, động chạm, ôm đều là hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Trần Thị
Thu Hiền, 2014).
2.4. Thủ phạm và địa điểm thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Trẻ em có thể gặp phải nguy cơ bị xâm hại tình dục ở bất cứ đâu, trên sân chơi, ở
trường học hay thậm chí ở trong chính ngôi nhà của mình (Nguyễn Văn Điền, 2017).
Hầu hết những người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em là những người quen của các
em, có thể là những người trong gia đình hoặc họ hàng, hàng xóm, người quen của
gia đình, người trông trẻ, … và cũng có nhiều trường hợp là người lạ (Trần Thị Cẩm
Nhung, 2012). Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng có nhiều dạng: Có kẻ mới 14
– 15 tuổi nhưng có kẻ đã ngoài 60 tuổi, thậm chí trong gia đình trẻ bị xâm hại bởi
chính bố đẻ và ông của mình, cũng có khi lại là giáo viên dạy trẻ - người mà hầu như
cha mẹ gửi gắm hoàn toàn sự tin tưởng tuyệt đối (Nguyễn Văn Điền, 2017). Kẻ xâm
hại tình dục trẻ em thì bề ngoài cũng trông giống như người thường khác, có thể là
bất cứ ai: già hay trẻ, người quen hay lạ, người trong gia đình hay ngoài gia đình.
Ngoài ra cũng có thể là thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma túy, rượu bia, đôi khi kẻ
xâm hại tình dục lại là những người bị bệnh tâm thần, mất ý thức về việc đang làm
(Trần Thị Nga, 2018).
2.5. Nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em
2.5.1. Nguyên nhân chủ quan
9
Yếu tố chủ quan dẫn đến trẻ em bị xâm hại tình dục xuất phát từ những đặc điểm
của bản thân trẻ. Thứ nhất, là do đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ, sự bồng bột thiếu
suy nghĩ và sự non nớt về trí tuệ, sự chuyển biến về sinh lý, làm theo phim ảnh, sách
báo đồi trụy, sử dụng chất kích thích là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị xâm hại
(Trần Thị Thu Hiền, 2014). Thứ hai, những đặc điểm về thể chất, trẻ em còn yếu ớt
chưa có sự phá triển đầy đủ, các em chưa có khả năng chống cự lại có hành vi xâm
hại của tội phạm (Nguyễn Tuấn Thiện, 2015). Bên cạnh đó, trẻ em có trình độ nhận
thức còn nhiều hạn chế, còn thiếu kiến thức về xã hội, pháp luật, giới tính hoặc do
người bị hại có nhược điểm về tinh thần từ đó tạo điều kiện cho kẻ xấu thức hiện
hành vi trái pháp luật (Vũ Thị Thanh Nga, 2018).
2.5.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em là do nhận thức
về vai trò trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ
và giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ chưa đầy đủ và đúng đắn (Phí Thị
Hiếu, 2017).
Yếu tố gia đình
Hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em thường xuất hiện ở những gia đình không hòa
thuận, có bạo lực, gia đình mà mối quan hệ gia đình lỏng lẻo và có người nghiện rượu
hoặc ma túy (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sự
nghèo đói, lạc hậu, không có điều kiện để chăm sóc, quản lý giáo dục trẻ em, thường
xuyên để các em ở nhà một mình hoặc là gửi các em ở những đối tượng không đáng
tin cậy sẽ tạo điều kiện để tội phạm xâm hại trẻ em (Trần Thị Thu Hiền, 2017). Mặc
khác, trong trường hợp nếu như trẻ bị xâm hại tình dục thì gia đình lại ngại tố cáo,
cho qua vì sợ tai tiếng, mặc cảm điều đó vô tình đã tiếp tay cho tội phạm thoát tội và
tiếp tục phạm tội (Phí Thị Hiếu, 2017).
Yếu tố giáo dục
10
Việc giáo dục giới tính trong nhà trường đang là vấn đề gây tranh cãi. Hiện nay các
nội dung giáo dục giới tính đã được đưa vào một phần trong giáo dục nhà trường,
song chỉ dừng lại ở mức “giới thiệu” cùng với đó là dạy xen kẽ trong các môn sinh
học, giáo dục công dân. Vì thế mà nhiều học sinh chưa hiểu một cách sâu sắc về giới
tính, do đó mà tạo cho các em cảm giác tò mò hơn về vấn đề này (Trần Văn Thưởng,
2018). Vấn đề giáo dục giới tính cũng như là giáo dục cho các em biết cách tự bảo vệ
mình còn bị coi nhẹ, chưa được chú trọng ngay khi các em đang học mẫu giáo hay
tiểu học. Các trường mẫu giáo, tiểu học hiện nay chủ yếu chú trọng trong việc day
chữ hơn là dạy người, do đó trẻ em yếu kém trong các kỹ năng tự bảo vệ mình trước
nguy cơ bị xâm hại tình duc (Vũ Thị Thanh Nga, 2018).
Yếu tố xã hội
Công tác quản lý các loại hình dịch vụ, băng đĩa, văn phẩm đồi trụy thiếu chặt chẽ,
nhiều bộ phim hay sách truyện có nội dung bạo lực, khiêu dâm vẫn được trình chiếu
và bán trên thị trường. Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thể từ Trung
ương đến địa phương còn thiếu sự thống nhất, thiếu đồng bộ và kiên quyết (Phí Thị
Hiếu, 2017). Bên cạnh đó, do lối sống buông thả, suy đồi đạo đức có ham muốn dục
vọng cá nhân thấp hèn, mất nhân tính, những việc làm tiêu cực của người lớn cũng
ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội đối với trẻ em (Nguyễn Thị Đào, 2014). Ngoài ra,
tình trạng mù chữ, nạn thất học, không có việc làm, không hiểu biết pháp luật, coi
thường pháp luật cũng gây nên những hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Đinh Thị Vân
Anh, 2014).
2.6. Hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em
2.6.1. Về phía nạn nhân
Xâm hại tình dục trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với
nạn nhân trên nhiều phương diện (Child Safe Tourism, 2014).
2.6.1.1. Về mặt thể chất
11
Khi trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ để lại những hậu quả có thể thấy được ngay ở trẻ
em như những vết bầm tím xuất hiện do phản kháng lại hành vi xâm hại tình dục
bằng bạo lực. Đối với trẻ em nhỏ thì chảy máu nặng do rách âm đạo, trực tràng, các
tổn thương ở bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như
HIV/AIDS, giang mai, viêm gan, … Đối với trẻ lớn hơn, sau khi bị xâm hại thì trẻ có
nguy cơ có thai khi còn quá nhỏ (Trần Thị Nga, 2018). Do tình dục không an toàn,
hậu quả có thể để lại ở việc mang thai ngoài ý muốn. Với những trường hợp này, sức
khỏe sinh sản của trẻ trong tương lai rất mong manh, khó khăn. Ngoài ra, sau khi bị
xâm hại tình dục trẻ sẽ bị rối loạn tình dục khi trưởng thành và nghiêm trọng hơn là
có xu hướng tình dục đồng giới và có khả năng trở thành người mại dâm chuyên
nghiệp hay quan hệ tình dục bừa bãi (Nguyễn Văn Điền, 2017).
2.6.1.2. Về mặt tâm lý
Sau khi bị xâm hại tình dục trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý đến suốt cuộc đời. Nhiều trẻ
có sự hoảng loạn, nặng hơn là xuất hiện ảo giác bệnh lý như luôn có cảm giác bất an,
giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh thủ phạm hay tiếng nói của họ, rối loạn giấc ngủ,
mặc cảm và luôn cảnh giác với mọi người xung quanh (Phí Thị Hiếu, 2017). Trẻ
thường cho rằng mình là kẻ thất bại và có nguy cơ trở thành tội phạm khi trưởng
thành(Trần Thị Nga, 2018). Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị tâm lý kịp thời sau
khi bị xâm hại thì rất dễ bị ám ảnh lâu dài và sau khi lớn lên có thể trở thành người đi
xâm hại tình dục trẻ em khác (Đinh Thị Vân Anh, 2014). Bên cạnh đó, sau khi bị xâm
hại tình dục trẻ sẽ có nguy cơ trầm cảm, suy giảm năng lực trí tuệ, … hoặc có thể tìm
đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần (Phí Thị Hiếu, 2017).
Điều đáng ngại là không phải lúc nào trẻ bị xâm hại tình dục cũng thể hiện ra bên
ngoài, cơn sang chấn tâm lý phải sau nhiều năm mới thể hiện ra. Nhiều trẻ đã từng bị
xâm hại tình dục có xu hướng tiếp tục bị lạm dụng kể cả khi đã trưởng thành (Trần
Thị Cẩm Nhung, 2012). Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi còn quá nhỏ, trẻ có thể
lớn lên và tin rằng tình dục là cách duy nhất để thể hiện cảm xúc và an toàn. Nếu
12
không được hỗ trợ và giúp đỡ để có thể tự hàn gắn từ xâm hại, những trẻ em bị xâm
hại có thẻ trở thành những người đi xâm hại (Trần Thị Nga, 2018).
2.6.2. Về phía gia đình
Khi bị xâm hại, gia đình của những trẻ bị xâm hại có thể sống trong sự sợ hãi, lo
lắng rằng trẻ sẽ có thể tiếp tục trở thành nạn nhân, một số gia đình khác thì có thái độ
mặc cảm, xấu hổ với hàng xóm, họ hàng, … Chính những điều trên sẽ gây ra bầu
không khí tâm lý căng thẳng, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các thành viên
trong gia đình (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Bên cạnh đó, hậu quả của xâm hại tình dục
trẻ em còn là những tổn thất về kinh tế cho gia đình nạn nhân trong việc khám chữa
và phục hồi sức khỏe cho các em (Nguyễn Thị Đào, 2014).
2.6.3. Về phía xã hội
Xâm hại tình dục trẻ em có tác động lớn đến đạo đức xã hội, đi ngược lại với
những giá trị văn hóa đời sống của con người (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Hành vi
xâm hại tình dục trẻ em gây rối trật tự an ninh xã hội, làm gia tăng tệ nạn xã hội và
làm ảnh hưởng đến tâm lý của các cá nhân trong cộng đồng. Bên cạnh đó xâm hại
tình dục còn để lại gánh nặng cho cộng đồng và xã hội về vật chất và tinh thần đối với
việc phục hồi sức khỏe và tâm lý cho nạn nhân, cùng với chi phí điều tra, xử lý và
đền bù do các vụ án gây ra (Phí Thị Hiếu, 2017).
Xâm hại tình dục trẻ em ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lâu bền của đất nước.
Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ khó có đủ điều kiện sức khỏe và học tập tốt để sau này
tham gia lao động, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể trở thành một trong những vấn nạn xã
hội tăng lên theo cớ chế lây lan, tạp nhiễm hành vi xấu của những đối tượng có trình
độ nhận thức kém trong xã hội, khiến họ trở thành những kẻ xâm hại, kẻ phạm tội mà
không ý thức rõ hành vi của mình (Trần Thị Thu Hiền, 2014).
3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
13
Từ tổng quan các nghiên cứu trên có thể thấy: các nghiên cứu và công trình nghiên
cứu về xâm hại tình dục trẻ em đã được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau. Nhìn
chung, các nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng xâm hại tình dục cũng như xâm hại tình
dục trẻ em hiện nay, những vấn đề cơ bản có liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em
như khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cung cấp những kiến thức, thông
tin để ngăn chặn, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, chưa có công
trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu nghiên cứu nhận thức của sinh viên nói chung
và sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói riêng về hành vi xâm
hại tình dục trẻ em. Trong khi sinh viên lại là lực lượng tri thức trẻ, có thể dẫn đầu
cho các phong trào phòng chống vấn nạn này. Nhưng lại chưa có đề tài nào nghiên
cứu nhằm đánh giá, phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên về hành vi xâm hại
tình dục trẻ em và đề xuất các giải pháp nhằm tăng nhận thức của sinh viên.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết kế nghiên cứu
Với đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế theo định lượng, thu thập thông tin bằng
cách khảo sát bằng bảng câu hỏi. Lý do sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng vì:
- Với mục tiêu mà nghiên cứu đề ra là tìm hiểu nhận thức của sinh viên về
hành vi xâm hại tình dục trẻ em, do đó để lượng hóa được thông tin thì việc
sử dụng nghiên cứu định lương là hợp lý nhất.
- Để phân tích dữ liệu nhằm xác định mức độ nhận thức của sinh viên về
hành vi xâm hại tình dục trẻ em cần một lượng lớn thông tin mà nghiên cứu
định lượng thì có thể thỏa mãn được.
- Do thực hiện trên dân số đông, sử dụng nghiên cứu định lượng có thể khái
quát hóa cho dân số nghiên cứu.
2. Chọn mẫu
2.1. Vài nét về khách thể và phạm vi nghiên cứu
Với tiền thân là Trường Huấn Nghiệp Gò Vấp do các tu sĩ thành lập, trải qua hơn
60 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh đã có sứ mệnh cao cả là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên
14
môn cao, có kỹ năng tiếp cận với thực tiễn và chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra giá
trị vật chất và tinh thần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành Công
Thương và của đất nước môt cách có hiệu quả. Với sứ mệnh ấy, Trường Đại học
Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nay đã trở thành một trong những cơ sở giáo
dục đại học lớn tại Việt Nam. Đến nay, trường đã có 17 khoa và 3 viện được chia
thành 2 khối chính: khối kinh tế và khối công nghệ. Trường đào tạo theo nhiều cấp
khác nhau từ cao đẳng đến tiến sỹ. Trong đó, hệ đại học chiếm số lượng cao nhất.
Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ham học hỏi, tích
cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và tích lũy cho mình hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ
năng chuyên môn. Phong trào rèn luyện nghiệp vụ được sinh viên tham gia hăng hái.
Các phong trào tình nguyên, hiến máu nhân đạo, … luôn được mọi sinh viên tham gia
một cách nhiệt tình. Số sinh viên tham gia các câu lạc bộ trong và ngoài trường chiếm
tỷ lệ cao và hoạt động trong sự hình thành phẩm chất và năng lực cần thiết.
2.2. Chiến lược chọn mẫu
Nhóm nghiên cứu sẽ chọn sinh viên đang theo học tại trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thuộc bậc đại học. Với dân số khoảng 28.834 sinh
viên.
Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng chiến lược chọn mẫu phi xác xuất – chọn
mẫu định mức. Dân số nghiên cứu sẽ được chia thành 2 nhóm theo giới tính: thứ nhất
là nhóm sinh viên nữ, thứ hai là nhóm sinh viên nam. Lý do mà nhóm nghiên cứ chọn
chiến lược này vì:
- Số lượng sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
đông, không thể có danh sách từng sinh viên mà phương pháp này không
đòi hỏi phải có thông tin về khung mẫu, do đó mà ít tốn kém, ít tốn thời
gian.
- Việc định mức tiêu chí giới tính giúp nhóm lấy được dữ liệu chính xác hơn
cho việc kết luận giả thuyết về mức độ quan tâm giữa sinh viên nam và
sinh viên nữ đối với vấn đề nghiên cứu.
15
- Thuận tiện cho việc tiếp cận sinh viên có đầy đủ đặc điểm phù hợp với hai
điều kiện trên và có thể khảo sát ngay cả những bạn chung lớp.
Kích cỡ mẫu được nhóm nghiên cứu xác định dựa trên kích cỡ của tổng thể nghiên
cứu. Dựa vào bảng tính kích cỡ mẫu được hiệu chỉnh từ Johnson & Christensen
(2014). Với dân số hơn 28.000, dựa vào bảng bên dưới kích thước mẫu tối thiểu là
377, cùng với việc tránh rủi ro khi thực hiện khảo sát, số lượng phiếu thu về không
đạt yêu cầu thì nhóm đã quyết định chọn kích cỡ mẫu là 400 sinh viên. Trong đó bao
gồm 200 sinh viên nam và 200 sinh viên nữ thuộc bậc đại học đang theo học tại
trường.
(Johnson & Christensen, 2014. Education Reasearch. Quantitative, Quanlitative an Mixed
Research. London: Sage Publication, Inc, p.267).
3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Với mục đích là thu thập các thông tin, số liệu, dữ liệu để xác định thực trạng nhận
thức của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về hành vi
xâm hại tình dục trẻ em. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng những câu hỏi đóng và mở với
nhiều dạng phương án trả lời để khảo sát các bạn sinh viên.
Đầu tiên dựa vào các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, nhóm sẽ tiến hành tạo bảng
xây dựng câu hỏi khảo sát với những câu hỏi và phương án trả lời tương ứng. Sau đó,
dựa vào bảng xây dựng câu hỏi đó, nhóm sẽ tiến hành lập phiếu khảo sát một cách
hoàn chỉnh.
N n N n N n N n N n
10 10 150 86 1.000 278 4.000 351 50.000 381
20 19 200 132 1.500 306 5.000 357 100.000 384
50 44 300 169 2.000 322 10.000 370 1.000.000 384
100 80 500 217 3.000 341 20.000 377 500.000.000 384
16
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng những
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.1.1. Khảo sát bằng phiếu câu hỏi
Đối với mục tiêu 1 và mục tiêu 2:
- Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học
Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
- Mục tiêu 2: Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về hành vi xâm hại tình dục
trẻ em.
Ở hai mục tiêu này, thì nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp khảo sát bằng
phiếu câu hỏi. Được tiến hành với 200 sinh viên nam và 200 sinh viên nữ thuộc bậc
đại học tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu
dự kiến tiến hành khảo sát vào ngày 10/02/2020 đến ngày 10/03/2020. Nhóm nghiên
cứu sẽ phát phiếu cho các bạn sinh viên ở khuôn viên của Trường Đại học Công
Nghiệp TP. HCM và dành thời gian cho các bạn trả lời. Sau đó thu lại phiếu, kiểm tra
số phiếu và chuyển sang bước xử lý và phân tích dữ liệu.
Lý do nhóm sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi là: Thứ nhất, nhóm
sẽ thu được một lượng lớn thông tin mà không cần nhiều thời gian và chi phí. Thứ
hai, do chỉ phát phiếu và thu về nên nhanh chóng sẽ có được kết quả. Thứ ba, kết quả
sẽ khái quát hóa cho dân số nghiên cứu.
4.1.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ phải xử lý và phân tích dữ liệu nhằm
tìm ra những thông tin cần thiết để trẳ lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình, để chứng
minh hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Từ các dữ liệu thô mà nhóm thu thập được
qua quá trình khảo sát, nhóm sẽ kiểm tra lại các phiếu khảo sát đã được điền đầy đủ
thông tin hay chưa, sau đó sẽ chuyển hóa các câu trả lời sang dạng số để có thể nhập
liệu và xử lý và được thực hiện trên phần mềm Excel 2010.
17
Sau khi chuẩn bị xong dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích dữ liệu với
sự hỗ trợ của phần mềm Excel và sử dụng các phương pháp thông kê sau:
Phương pháp thống kê mô tả sẽ được sử dụng để tính giá trị trung bình (mean),
những yếu tố thường xuyên xuất hiện nhất (mode), tỷ lệ phần trăm,… Kết quả sẽ thể
hiện được thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
TP. HCM như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên.
Phương pháp thống kê suy luận: Nhóm sẽ sử dụng phương pháp so sánh trung
bình (T- test) để so sánh nhận thức của sinh viên dựa vào giới tính. Từ đó có thể kết
luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu (Sinh viên nữ quan tâm nhiều hơn
sinh viên nam) mà nhóm đã nêu ra.
4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nhóm sẽ tiến hành thu thập, hệ thống hóa và xử lý các nguồn tài liệu đã có từ các
sách, báo, tạp chí; Các đề tài, luận văn nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài,…
Trên cơ sở tài liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích, chọn lọc, tham khảo
các kết quả đó để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu ở phần tổng quan tài liệu. Các tài
liệu được sử dụng trong đề tài, đều được trích nguồn, liệt kê rõ ràng ở phần danh mục
tài liệu tham khảo.
Nhóm cũng sẽ dùng phương pháp này để thực hiện mục tiêu số 3: Đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM
về xâm hại tình dục trẻ em. Để đạt được mục tiêu này, nhóm sẽ kết hợp những kết
quả của quá trình nghiên cứu cùng với cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên về
hành vi xâm hại tình dục trẻ em và điều kiện thực tế của trường Đại học Công Nghiệp
TP. HCM, từ đó đề xuất ra những giải pháp hợp lý.
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Gồm 6 chương chủ yếu sau:
Chương 1: Mở đầu
18
Ở chương này, nhóm sẽ trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, những điểm nổi bật của đề tài.
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1.4. Giả thuyết nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.6. Cấu trúc của luận văn
Chương 2: Cơ sở lý luận về xâm hại tình dục trẻ em
Trình bày các khái niệm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em và lịch sử nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến xâm hại tình dục và xâm hại tình dục trẻ em. Bao
gồm các tiểu mục:
2.1. Các khái niệm cở bản
2.2. Lịch sử nghiên cứu về hành vi xâm hại tình dục trẻ em
2.2.1. Định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em
2.2.2. Đối tượng có nguy cơ bị xâm hại tình dục
2.2.3. Hình thức của hành vi xâm hại tình dục trẻ em
2.2.4. Thủ phạm và địa điểm
2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em
2.2.6. Hậu quả
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, phương pháp chọn mẫu,
quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm đạt được
mục tiêu cụ thể đã đề ra.
3.1. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
3.2. Quy trình nghiên cứu
3.3. Phương pháp chọn mẫu
19
3.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này sẽ mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu. Kết luận rằng chấp
nhận hay bác bỏ giả thuyết.
4.1. Phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.
HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.3. Thảo luận
Chương 5: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại
học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em
Từ kết quả nghiên cứu nhóm sẽ đề xuất một số giải pháp có thể thực hiện được để
nâng cao nhận thức của sinh đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu được tìm ra, gợi ý một số chính sách. Hạn chế
và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
6.2. Kiến nghị
6.3. Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo
6.4. Kết luận
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ được tiến hành bắt đầu từ 10/2019 đến tháng 7/2020 với bảng kế
hoạch bên dưới:
20
ST
T
Công việc Thời gian thực hiện 9 tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 Viết đề cương nghiên cứu
2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
3 Bảo vệ đề cương và đợi đề cương được duyệt
4 Tiến hành khảo sát
5 Xử lý và phân tích dữ liệu
6 Viết luận văn
7 Bảo vệ luận văn
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục trong nước
1. Thanh Đỗ (2015). Xâm hại tình dục ở trẻ em – Nguyên nhân và các giải pháp phòng
chống. Hà Nội ngày, 17/04/2015. Tổ chức trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon
Children’s Foundation).
2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004). Điều 1, Luật số 25/2004/QH11 quy
định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và
xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hà Nội, 15/06/2004.
3. Trần Thị Nga (2018). Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị
xâm hại tình dục. Luận văn Thạc sĩ công tác xã hội. Trường Đại học Lao động – Xã
hội.
4. Child Safe Tourism (2014). Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Hà Nội. Cơ quan
Hỗ trợ phát triển Úc (AusAID) và Tổ chức tầm nhìn thế giới (World Vision).
5. Vũ Thị Thanh Nga (2018). Vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay và sự cần thiết
của hoạt động tham vấn tâm lý tại trường học. Bài dự thi viết về bình đẳng giới.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
6. Đinh Thị Vân Anh (2014). Trẻ em bị xâm hại tình dục. Báo cáo xã hội học. Trường
Đại học Lao động – Xã hội.
7. Nguyễn Tuấn Thiện (2015). Các tội phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt
Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Đại học quốc gia Hà Nội khoa Luật.
8. Đỗ Thị Huế (2018). Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho
học sinh nữ Trường THCS Bắc Hồng Đông Anh – Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ công tác
xã hội. Trường Đại học Lao động – Xã hội.
9. Trần Thanh Nguyên (2007). Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang về
sức khỏe sinh sản. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.
10.Bùi Hiền và cộng sự (2001). Từ điển Giáo dục học. Hà Nội: Nhà xuất bản từ điển
Bách khoa.
22
11.Nguyễn Thị Tâm (2008). Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn
tâm lý trong doanh nghiệp. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Trần Thị Cẩm Nhung (2012). Một số cách tiếp cận nghiên cứu xâm hại tình dục trẻ
em qua các nghiên cứu nước ngoài. Báo nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 6.
13.Luật trẻ em (2016). Luật số 102/2016/QH13 quy định về quyền, bổn phận; nguyên
tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ
sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Hà
Nội, 05/04/2016.
14.Nguyễn Thị Đào (2014). Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác
xã hội, Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II, trang 245. Đại học Thăng Long.
15.Nguyễn Văn Điền (2017). Một số khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng,
chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Tạp chí Toàn án nhândân [e – journal] <
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-kho-khan-va-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong-
tac-dau-tranh-phong-chong-toi-pham-xam-hai-tinh-duc-tre-em> [26/11/2019].
16.Trần Văn Thưởng (2018). Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Đông
Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa. Luận án Tiến sĩ Luật học.
Học Viện Khoa học xã hội.
17.Phí Thị Hiếu (20170. Một số vấn đề xâm hại trẻ em. Tạp chí thiết bị giáo dục, Số
153.
18.Trần Thị Thu Hiền (2014). Nguyên nhân phạm tội xâm hại tình dục trẻ em và biện
pháp phòng ngừa.<http://vienkiemsatquangbinh.gov.vn/index.php/vi/news/Kiem-sat-vien-
viet/Nguyen-nhan-cua-toi-pham-xam-hai-tinh-duc-tre-em-va-mot-so-bien-phap-dau-tranh-phong-
ngua-225/>. [Ngày truy cập: 8/11/2019].
23
MỤC LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM
Nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TPHCM về hành vi
xâm hại tình dục trẻ em, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách trả lời những
câu hỏi dưới đây và bổ sung những ý khác (nếu có)
PHẦN I – THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên (không bắt buộc):.......................................................................................................
Bạn đang học chuyên ngành: ....................................................................................................
Giới tính của bạn là?  NAM  NỮ
PHẦN II- NỘI DUNG
Bạn hãy đánh dấu tích vào ô  theo suy nghĩ của bạn:
Câu hỏi:
1. Bạn quan tâm đến các tin tức về xâm hại tình dục ở trẻ em đến mức độ nào?
 Rất quan tâm
 Quan tâm
 Ít quan tâm
 Không quan tâm
2. Bạn thường tìm hiểu thông tin về xâm hại tình dục về trẻ em đến mức độ nào?
 Rất thường xuyên
 Thường xuyên
 Thỉnh thoảng
 Không tìm hiểu
24
3. Theo bạn, câu nào dưới đây bạn cho là đúng nhất khi nói về khái niệm ‘xâm hại tình
dục’ ?
 Xâm hại tình dục là hành vi tình dục không tự nguyện.
 Xâm hại tình duc là hành động trong đó một người đụng chạm tới người khác
mà không có sự đồng thuận của người đó.
 Xâm hại tình dục là hành vi lôi kéo, cưỡng bức người khác vào hoạt động tình
dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình.
 Xâm hại tình dục là một hành động là hành động đụng chạm tới người khác
mà không có sự đồng thuận, hoặc ép buộc tinh thần hoặc dùng sức ép một
người tham gia vào hành vi trái ngược với nguyện vọng.
4. Theo bạn, xâm hại tình dục trẻ em là gì?
 Là tất cả các hành vi dụ dỗ, xúi bẩy, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi
mang tính chất tính dục không phù hợp với lứa tuổi của các em.
 Là việc người lớn dùng vũ lực đe dọa, ép buộc trẻ em tham gia vào hoạt động
tình dục làm tổn thương thể xác lẫn tinh thân của trẻ em.
 Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi đối xử tệ bạc, lợi dụng hay
bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay có khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân
phẩm hay sự phát triển của trẻ em, làm cho trẻ bi khủng hoảng tinh thần trong
thời gian dài.
5. Theo bạn những biểu hiện nào dưới dây là hành vi xâm hại tình dục trẻ em? (có thể
trả lời nhiều phương án)
A. Xâm hại tình dục bằng cách không đụng chạm
 Dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ quen
với tình dục
 Chửi bới, đe dọa trẻ ở trường học
 Cho trẻ chơi những đồ chơi tình dục
 Nhìn trộm trẻ trong khi thay quần áo hoặc khi tắm
 Có những lời nói xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm trẻ
 Phô bày bộ phận sinh dục của mình trước mặt trẻ
B. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm
25
 Kiểm soát mọi hoạt động của trẻ
 Sờ vào vùng kín của trẻ
 Hôn hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục
 Ép buộc trẻ quan hệ tình dục
 Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc trẻ lớn hơn.
 Ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm
 Ép trẻ quan hệ qua đường hậu môn
Ý kiến khác (nếu có) :………………
6. Theo bạn, những đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em thường là ai?
 Người hay tiếp xúc với nạn nhân (Hàng xóm, người thân,..)
 Người nhà
 Người lạ
 Đối tượng khác
7. Theo bạn, những địa điểm nào có khả năng xảy ra hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em?
 Nơi hẻo lánh
 Công viên
 Nhà nạn nhân hoặc xung quanh nhà
 Trường học
 Nơi khác .............................................................................................
8. Hiện nay có rất nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mà thủ phạm là người thân trong gia
đình, hãy cho biết suy nghĩ của bạn về hành vi này?
 Là điều không thể chấp nhận được, cần được cần nghiêm trị thủ phạm.
 Cần lên án hành vi này nhưng bỏ qua cho thủ phạm vì đó là người thân.
 Chỉ cần răn đe thủ phạm
 Không qua tâm đến vấn đề này
9. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới hành vi xâm hại tình dục trẻ em, bạn hãy cho
biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu 
26
NGUYÊN NHÂN Ý KIẾN
Đồng
ý
Phân
vân
Không
đồng ý
Do trẻ còn nhỏ, chưa biết cách bảo vệ chính bản
thân.
Trẻ thiếu nhận thức, kiến thức về các vấn đề và các
mối nguy hiểm từ việc xâm hại tình dục.
Do bố mẹ bỏ mặc không chăm lo con cái.
Do gia đình và nhà trường không giáo dục cho trẻ
về cách bảo vệ bản thân .
Do những trò chơi, thông tin trên mạng có tính
khiêu dâm.
Do đặc điểm sinh học và nhận thức lệch lạc của
chính bản thân thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em.
Ý kiến khác (nếu có):
10.Theo bạn, hậu quả mà hành vi xâm hại tình dục trẻ em gây ra là gì?
 Trẻ bị tổn thương về thể chất, tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai
 Trẻ khó hòa nhập với xã hội
 Bị nhiễm các bệnh xã hội ,bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
 Mang thai ngoài ý muốn
 Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình
 Suy thoái đạo đức xã hội, đi ngược lại với giá trị văn hóa đời sống
11. Bạn hãy cho ý kiến của mình về những biện pháp góp phần phòng chống vấn nạn
xâm hại tình dục trẻ em?
27
12. Hãy cho biết mức độ quan tâm của bạn đối với hoạt động phòng chống xâm hại tình
dục trẻ em như thế nào?
Hoạt động
Mức độ quan tâm
Rất
thường
xuyên
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao
giờ
Tự tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, các
phương tiện truyền thông, sách, báo…để nâng
cao nhận thức cho bản thân
BIỆN PHÁP Ý KIẾN
Đồng ý Phân
vân
Không
đồng ý
A. Đối với giađình
Trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết về
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Hạn chế để trẻ ở một mình với người lạ nơi vắng vẻ.
Không cho trẻ tiếp xúc với những ấn phẩm , trò chơi, thông
tin trên Internet có tính chất khiêu dâm.
B. Đối với nhà trường
Tổ chức các buổi giáo dục kỹ năng sống về chủ đề phòng
tránh xâm hại tình dục cho trẻ.
Đẩy mạnh hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ
C. Đối với xã hội
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
xã hội về tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho trẻ.
Cần có những chế tài, hình thức xử lý nghiêm minh và đủ
sức răn đe với những đối tượng xâm hại tình dục trẻ em.
Ý kiến khác (nếu có):
28
Tham gia các hoạt động tuyên truyền cho phụ
huynh, trẻ em (vẽ tranh, đóng kịch…) về
nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em.
Tham gia các lớp học phòng chống xâm hại
tình dục trẻ em.
Tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo với chủ
đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Tham gia các buổi tập huấn về kỹ năng phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em.
Ýkiếnkhác:……………………………………
………...........
13.Các yếu tố nào sau đây mà bạn cho rằng nó ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về
hành vi xâm hại tình dục trẻ em?
 Internet, các phương tiện truyền thông, sách, báo…
 Các hoạt động tuyên truyền (vẽ tranh, đóng kịch,…) về nguyên nhân, hậu quả
và cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
 Các lớp học phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.
 Buổi tọa đàm, hội thảo với chủ đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
 Yếu tố khác: ......................................................................................................
14.Bạn hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau tới nhận thức của bạn về
hành vi xâm hại tình dục trẻ em:
29
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn!
CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ
Ảnh
hưởng
nhiều
Ảnh
hưởng
ít
Không
ảnh
hưởng
Các phương tiện truyền thông( Internet, sách báo,
tivi,…)
Thái độ của những người xung quanh về hành vi xâm
hại tình dục trẻ em.
Nội dung giáo dục giáo tính trong nhà trường.
Các buổi thảo luận, tọa đàm, hội thảo về phòng chống
xâm hại tình dục trẻ em.
Ý kiến khác (nếu có):

More Related Content

What's hot

Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninh
Dang Dong
 
Mẫu báo cáo bài tập lớn
Mẫu báo cáo bài tập lớnMẫu báo cáo bài tập lớn
Mẫu báo cáo bài tập lớn
John MacTavish
 
Đề thi mẫu trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu cà giải thuật
Đề thi mẫu trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu cà giải thuậtĐề thi mẫu trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu cà giải thuật
Đề thi mẫu trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu cà giải thuật
Hưởng Nguyễn
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
Powerpoint Tại nạn giao thông
Powerpoint Tại nạn giao thôngPowerpoint Tại nạn giao thông
Powerpoint Tại nạn giao thông
Nhung Lê
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Huyen Pham
 
Hình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtHình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtnguyentuanhcmute
 
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Shopping Cart Example (HTML + Javascript)
Shopping Cart Example (HTML + Javascript)Shopping Cart Example (HTML + Javascript)
Shopping Cart Example (HTML + Javascript)
Ngô Thanh Tùng
 
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
alexandreminho
 
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
nataliej4
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Heli Sama
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN  250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
alexandreminho
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixHương Nguyễn
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
Nguyen Vietnam
 
Chuyên đề lượng giác ôn thi đại học
Chuyên đề lượng giác ôn thi đại họcChuyên đề lượng giác ôn thi đại học
Chuyên đề lượng giác ôn thi đại họcThế Giới Tinh Hoa
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Võ Phúc
 

What's hot (20)

Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninh
 
Mẫu báo cáo bài tập lớn
Mẫu báo cáo bài tập lớnMẫu báo cáo bài tập lớn
Mẫu báo cáo bài tập lớn
 
Đề thi mẫu trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu cà giải thuật
Đề thi mẫu trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu cà giải thuậtĐề thi mẫu trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu cà giải thuật
Đề thi mẫu trắc nghiệm cấu trúc dữ liệu cà giải thuật
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt NamTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Và Con Đường Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Powerpoint Tại nạn giao thông
Powerpoint Tại nạn giao thôngPowerpoint Tại nạn giao thông
Powerpoint Tại nạn giao thông
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Hình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuậtHình họa vẽ kĩ thuật
Hình họa vẽ kĩ thuật
 
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại họcLuận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
Luận văn: Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại học
 
Shopping Cart Example (HTML + Javascript)
Shopping Cart Example (HTML + Javascript)Shopping Cart Example (HTML + Javascript)
Shopping Cart Example (HTML + Javascript)
 
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
276 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
 
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TẢI FREE ZALO: 093...
 
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
ĐỀ TÀI HÀNH VI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƢƠNG
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sởĐề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
Đề tài: Tác động của mạng xã hội Facebook đối với học sinh trung học cơ sở
 
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN  250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
 
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hixNội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
Nội dung công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hix
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
 
Chuyên đề lượng giác ôn thi đại học
Chuyên đề lượng giác ôn thi đại họcChuyên đề lượng giác ôn thi đại học
Chuyên đề lượng giác ôn thi đại học
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 

Similar to IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docx

SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptxSLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
NguynThMNhi
 
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiệnKhóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
nataliej4
 
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
jackjohn45
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dânBảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh PhúcLuận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Young Marketers 5+1 + Nguyễn Xuân Vinh
Young Marketers 5+1 + Nguyễn Xuân VinhYoung Marketers 5+1 + Nguyễn Xuân Vinh
Young Marketers 5+1 + Nguyễn Xuân Vinh
nguyenxvinh
 
Young Marketers 5+1 The Second Chance + Nguyễn Huỳnh Thúy Vy
Young Marketers 5+1 The Second Chance + Nguyễn Huỳnh Thúy VyYoung Marketers 5+1 The Second Chance + Nguyễn Huỳnh Thúy Vy
Young Marketers 5+1 The Second Chance + Nguyễn Huỳnh Thúy Vy
VyNguyen0312
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành NiênCơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
luanvantrust
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Young Marketers 5+1 + Lý Thu Hiền
Young Marketers 5+1 + Lý Thu HiềnYoung Marketers 5+1 + Lý Thu Hiền
Young Marketers 5+1 + Lý Thu Hiền
Lý Thu Hiền
 
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtCông tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
phongnq
 

Similar to IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docx (20)

SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptxSLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
SLIDE_PPLNCKH_HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM.pptx
 
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiệnKhóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
Khóa luận tốt nghiệp tội phạm học về tình hình tội phạm do học sinh thực hiện
 
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
 
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học 5162451
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
 
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dânBảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
 
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
Luận văn: Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên đối với vấn đề quan hệ tì...
 
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh PhúcLuận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
 
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
Cơ Sở Lý Luận Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em Trong Luật Hình Sự Việt...
 
Young Marketers 5+1 + Nguyễn Xuân Vinh
Young Marketers 5+1 + Nguyễn Xuân VinhYoung Marketers 5+1 + Nguyễn Xuân Vinh
Young Marketers 5+1 + Nguyễn Xuân Vinh
 
Young Marketers 5+1 The Second Chance + Nguyễn Huỳnh Thúy Vy
Young Marketers 5+1 The Second Chance + Nguyễn Huỳnh Thúy VyYoung Marketers 5+1 The Second Chance + Nguyễn Huỳnh Thúy Vy
Young Marketers 5+1 The Second Chance + Nguyễn Huỳnh Thúy Vy
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
 
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành NiênCơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên
 
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
Cơ Sở Lý Luận Hành Vi Bạo Lực Của Cha Mẹ Đối Với Con Tuổi Vị Thành Niên.
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 
Young Marketers 5+1 + Lý Thu Hiền
Young Marketers 5+1 + Lý Thu HiềnYoung Marketers 5+1 + Lý Thu Hiền
Young Marketers 5+1 + Lý Thu Hiền
 
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtCông tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 

Recently uploaded (12)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 

IUH_Đề Cương Phương Pháp Luận Khoa Học_Hành vi xâm hại tình dục trẻ em.docx

  • 1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VỀ HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Lớp học phần: DHKT14ATT Nhóm: 3 GVHD: Nguyễn Thị ThuTrang Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019
  • 2. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VỀ HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM Lớp học phần: DHKT14ATT Nhóm: 3 STT HỌ VÀ TÊN MSSV Chữ ký 1 2 3 4 5 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019
  • 3. 1 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH VỀ HÀNH VI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em như một tờ giấy trắng, ngây thơ và trong sáng. Trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm lý và khó có thể tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại tình dục nên rất cần đến sự bảo bọc, quan tâm, chăm sóc của tất cả mọi người. Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị ngược đãi, xâm hại tình dục đang diễn biến ngày càng phức tạp và chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Các hành vi xâm hại tình dục có tính chất ngày càng nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức. Theo số liệu của bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội, tính 4 năm (2015 – 2018) và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 7.7829 vụ xâm hại trẻ em, với 7.767 trẻ em bị xâm hại tình dục. Tại Hà Nội, từ năm 2015 đến hết tháng 6/ 2019, có 365 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục có 199 vụ (chiếm 54,5%). Trong đó độ tuổi trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng nhỏ, chủ yếu là bé gái. Điều quan trọng ở đây là 93% nghi phạm trong các vụ xâm hại tình dục trẻ em lại là người thân quen của nạn nhân như hàng xóm, họ hàng, bố dượng và ngay chính bố đẻ của các em. Đằng sau những con số đáng sợ đó là những hậu quả nặng nề không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tổn thương tâm lý của trẻ trong thời gian dài, thậm chí là hết cuộc đời. Là những sinh viên, ai cũng đã từng trải qua giai đoạn là trẻ em, nhóm nghiên cứu cũng cảm thấy bức xúc và lo sợ trước nạn trẻ em bị xâm hại tình dục. Trong tương lai, sinh viên là lực lượng tri thức dẫn đầu trong mọi hoạt động. Vì vậy, tất cả sinh viên cần phải có nhận thức về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, từ đó biết cách phòng chống và có thể truyền đạt lại cho em của mình, hoặc là tất cả trẻ em trên đất nước này. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
  • 4. 2 Cho nên, việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về xâm hại tình dục trẻ em là việc quan trọng và cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chính Tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em.  Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em.  Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về xâm hại tình dục trẻ em. 3. Câu hỏi nghiên cứu  Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM có nhận thức như thế nào về hành vi xâm hại tình dục trẻ em?  Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em?  Các giải pháp nào có thể góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM.
  • 5. 3 - Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học các ngành thuộc bậc đại học ở trường trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM. - Trong phạm vi đề tài này nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về các hình thức, nguyên nhân, hậu quả, cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. - Nghiên cứu sẽ được tiến hành trong vòng 9 tháng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 5.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu bổ sung vào khoa học đề tài nhận thức của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM nói riêng về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Nghiên cứu này sẽ tập trung tìm hiểu nhận thức của sinh viên về các vấn đề liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em mà trước đây chưa có nghiên cứu nào thực hiện. Quan trọng nhất là nghiên cứu này sẽ tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, từ đó có thể đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu sẽ đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp về hành vi xâm hại tình dục trẻ em hiện nay và đồng thời tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên. Cùng với những kết quả trên, nghiên cứu cũng đưa ra những kiến nghị cụ thể về phía nhà trường, xã hội và chính bản thân sinh viên. Do vậy, đề tài nghiên cứu này có giá trị thực tiễn cao, nhất là giúp cho nhà trường Đại học Công Nghiệp cũng như các trường đại học khác đánh giá được mức độ nhận thức của sinh viên về hành xâm hại tình dục trẻ em. Qua đó, tạo cơ sở cho nhà trường, xã hội thực hiện những công tác nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực xã hội, tâm lý, giáo dục,…
  • 6. 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Các khái niệm 1.1. Khái niệm trẻ em Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần được ưu tiên bảo vệ và giáo dục (Thanh Đỗ, 2015). Ở Việt Nam, trẻ em là công dân dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn (Luật bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em, 2004). Dưới góc nhìn của tâm lý học thì khái niệm ‘trẻ em’ được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý, nhân cách con người và lứa tuổi trẻ em được chia thành nhiều giai đoạn: Tuổi sơ sinh (từ 0 - 2 tháng tuổi), tuổi hài nhi (từ 2 – 12 tháng tuổi), tuổi vườn trẻ (từ 1-3 tuổi), tuổi mẫu giáo(từ 3 – 6 tuổi), tuổi nhi đồng (từ 6 – 11 tuổi), tuổi thiếu niên (từ 11 – 15 tuổi), tuổi thanh niên mới lớn (từ 15 – 18 tuổi). Trẻ em có độ tuổi khác nhau thì có những đặc điểm rất khác nhau hoặc cùng một độ tuổi nhưng sống ở xã hội khác nhau thì những đặc điểm tâm lý, xu hướng phát triển cũng không giống nhau (Trần Thị Nga, 2018). 1.2. Khái niệm xâm hại trẻ em Hàng ngày, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau. Xâm hại trẻ em xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi tại bất kỳ quốc gia nào (Child Safe Tourism, 2014). Ở Việt Nam, xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác (Luật trẻ em, 2016), các hành vi có thể là hành động hoặc không nhất thiết là hành động, có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ em (Child Safe Tourism, 2014). Tổ chức Y tế thế giới WHO đã chỉ ra mọi hình thức ngược đãi, xâm hại trẻ em đều xuất phát từ việc lợi dụng chức phận, lòng tin hoặc quyền hạn gây ra những tổn thương đến sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá của các em (Vũ Thị Thanh Nga, 2018).
  • 7. 5 Trên khắp thế giới có bốn hình thức xâm hại được thừa nhận bao gồm: xâm hại về thể xác, xâm hại tình dục, xâm hại tâm lý và xao nhãng. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngoài bốn hình thức trên thì chứng kiến bạo lực gia đình, buôn bán trẻ em, lao động trẻ em cũng là xâm hại trẻ em (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Thông thường, trẻ em phải chịu nhiều hình thức xâm hại khác nhau. Ví dụ như, một trẻ có thể bị cha mẹ xao nhãng và ra đường, em có thể trở thành nạn nhân của xâm hại thể chất và có thể bị xâm hại về tinh thần hay tình dục. Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất và tâm lý. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em không bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại, ngay cả việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng (Child Safe Tourism, 2015). 1.3. Khái niệm ‘xâm hại tình dục’ Cụm từ ‘xâm hại tình dục’ có thể được hiểu là hành vi tình dục không tự nguyện, trong một số trường hợp còn dùng đến vũ lực nhằm lôi kéo, cưỡng bức người khác vào hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình. Xâm hại tình dục bao gồm việc lạm dụng tình dục, loạn luân, cưỡng hiếp và bóc lột tình dục bởi những người được xem là đáng tin cậy, chẳng hạn như bác sĩ, giáo viên, người thân, … (Đinh Thị Vân Anh, 2014). Chúng ta không nên nghĩ phải có hoặc hướng tới hành vi giao cấu mới là tội xâm hại tình dục, hành vi quấy rối tình dục người khác cũng là một hành vi nhằm thỏa mãn một phần dục vọng của kẻ thực hiện hành vi này (Nguyễn Tuấn Thiện, 2015) và là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu (Đỗ Thị Huế, 2018). 1.4. Khái niệm ‘nhận thức’ Nhận thức là một trong ba mặt của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động). Nó có quan hệ mật thiết với hai mặt kia nhưng có điểm khác biệt về đối tượng, tính chất, nội dung, phương thức phản ảnh và sản phẩm (Trần Thanh Nguyên, 2007). Có quan điểm thì cho rằng nhận thức là quá trình và kết quả phản ánh, tái tạo thực tiễn vào tư duy của con người và sự tác động qua lại giữa nhận
  • 8. 6 thức cảm tính và lý tính sẽ làm cho nhận thức của con người càng chính xác hơn về đối tượng, càng tiến gần hơn chân lý khách quan (Bùi Hiền và cộng sự, 2001). Một nhận định khác thì khẳng định: nhận thức là một hoạt động chủ thể phản ánh hiện thực khách quan để thích ứng với nó hoặc cải tạo nó. Hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết, từ thuộc tính bên ngoài đến thuộc tính bên trong. Ở những giai đoạn phát triển nhất định thì học tập là hoạt động nhận thức chủ yếu (Nguyễn Thị Tâm, 2008). Con người không chỉ dừng lại ở việc nhận thức thế giới mà còn thực hiện nhiệm vụ lớn lao hơn là cải tạo thế giới. Do đó, hoạt động dạy học và giáo dục là giúp cho đối tượng nhận thức hiểu được bản chất và quy luật và giúp họ nắm được phương pháp nhận thức để tiếp tục khám phá, tìm hiểu thực tiễn hướng đến việc làm phong phú nhận thức của con người (Trần Thanh Nguyên, 2007). 2. Các nghiên cứu về hành vi xâm hại tình dục trẻ em 2.1. Định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với hành vi này (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Bên cạnh đó, việc dùng vũ lực, áp lực để ép trẻ tham gia vào, hoặc hỗ trợ người khác tham gia để thực hiện hành vi tình dục hoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm cũng làm xâm hại tình dục trẻ em (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Có nhận định thì lại cho rằng xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục (Child Safe Tourism, 2014). Nhìn chung, có rất nhiều cách hiểu về xâm hại tình dục trẻ em và từ đó cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề này. Việc có nhiều cách định nghĩa như trên khiến cho gia đình, những người làm công tác giáo dục gặp phải khó khăn trong việc hiểu đúng bản chất của hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Xuất phát từ tình hình đó, Luật Việt Nam đã nêu rõ: xâm hại tình dục trẻ em được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục
  • 9. 7 bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu và dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (Luật trẻ em, 2016). Về khía cạnh pháp lý, xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực hiện lỗi do cố ý, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ (Nguyễn Tuấn Thiện, 2015). Mọi người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã hội không thể chấp nhận và không thể coi đó là điều bình thường được (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). 2.2. Đối tượng có nguy cơ bị xâm hại tình dục Mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục kể cả sống trong gia đình nghèo khó hay khá giả. Không những trẻ em gái mà trẻ em là nam giới cũng có thể là nạn nhân bị xâm hại tình dục (Trần Thị Nga, 2018). Đối với trẻ em gái, nguy cơ bị xâm hại tình dục tăng lên theo độ tuổi còn đối với trẻ em trai, xâm hại tình dục thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Nạn nhân bị xâm hại tình dục trong độ tuổi từ 0 – 16 tuổi, đó có thể là trẻ sơ sinh, thiếu niên hay thiếu nhi. Nạn nhân có thể là trẻ em thuộc giới tính thứ ba hoặc trẻ bị bốc lột tình dục có thể có nguy cơ rất cao (Child Safe Tourism, 2014). Tuy nhiên một số trẻ em thuộc các nhóm sau được nhận diện là có nguy cơ cao hơn so với trẻ khác là trẻ em từ các gia đình khó khăn; sống trong gia đình khuyết thiếu chỉ có ba hoặc mẹ; trẻ chậm phát triển; trẻ từ vùng dân tộc thiểu số và trẻ sống trong hoàn cảnh có nhiều cám dỗ (Nguyễn Thị Đào, 2014). 2.3. Hình thức của hành vi xâm hại tình dục trẻ em Các hình thức xâm hại tình dục bao gồm giao tiếp trực tiếp (như giao cấu, tiếp xúc với cơ quan sinh dục, hôn, ôm hoặc đụng chạm theo cách tình dục), giao tiếp gián tiếp (như nhìn, đe dọa, tán tỉnh), và bạo hành tình dục (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Theo quan điểm của Nguyễn Văn Điền (2017) thì trẻ em có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất là xâm hại bằng cách đụng
  • 10. 8 chạm và không đụng chạm. Xâm hại bằng cách không dụng chạm bộc lộ qua một số hành vi như hôn hít, ôn trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ hoặc bắt trẻ sờ mó bộ phận sinh dục của người lớn hoặc một trẻ khác lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm, … Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không dụng chạm là những hành vi như dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc cho trẻ làm quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn những cảnh tình dục, … Những hành vi nhìn chỗ kín là thị dâm, nói chuyện về vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục hay nói về bộ phận sinh dục là khẩu dâm, hoặc là những hành vi nghe, động chạm, ôm đều là hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Trần Thị Thu Hiền, 2014). 2.4. Thủ phạm và địa điểm thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em Trẻ em có thể gặp phải nguy cơ bị xâm hại tình dục ở bất cứ đâu, trên sân chơi, ở trường học hay thậm chí ở trong chính ngôi nhà của mình (Nguyễn Văn Điền, 2017). Hầu hết những người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em là những người quen của các em, có thể là những người trong gia đình hoặc họ hàng, hàng xóm, người quen của gia đình, người trông trẻ, … và cũng có nhiều trường hợp là người lạ (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng có nhiều dạng: Có kẻ mới 14 – 15 tuổi nhưng có kẻ đã ngoài 60 tuổi, thậm chí trong gia đình trẻ bị xâm hại bởi chính bố đẻ và ông của mình, cũng có khi lại là giáo viên dạy trẻ - người mà hầu như cha mẹ gửi gắm hoàn toàn sự tin tưởng tuyệt đối (Nguyễn Văn Điền, 2017). Kẻ xâm hại tình dục trẻ em thì bề ngoài cũng trông giống như người thường khác, có thể là bất cứ ai: già hay trẻ, người quen hay lạ, người trong gia đình hay ngoài gia đình. Ngoài ra cũng có thể là thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma túy, rượu bia, đôi khi kẻ xâm hại tình dục lại là những người bị bệnh tâm thần, mất ý thức về việc đang làm (Trần Thị Nga, 2018). 2.5. Nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em 2.5.1. Nguyên nhân chủ quan
  • 11. 9 Yếu tố chủ quan dẫn đến trẻ em bị xâm hại tình dục xuất phát từ những đặc điểm của bản thân trẻ. Thứ nhất, là do đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ, sự bồng bột thiếu suy nghĩ và sự non nớt về trí tuệ, sự chuyển biến về sinh lý, làm theo phim ảnh, sách báo đồi trụy, sử dụng chất kích thích là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị xâm hại (Trần Thị Thu Hiền, 2014). Thứ hai, những đặc điểm về thể chất, trẻ em còn yếu ớt chưa có sự phá triển đầy đủ, các em chưa có khả năng chống cự lại có hành vi xâm hại của tội phạm (Nguyễn Tuấn Thiện, 2015). Bên cạnh đó, trẻ em có trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, còn thiếu kiến thức về xã hội, pháp luật, giới tính hoặc do người bị hại có nhược điểm về tinh thần từ đó tạo điều kiện cho kẻ xấu thức hiện hành vi trái pháp luật (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). 2.5.2. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em là do nhận thức về vai trò trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ và giáo dục phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ chưa đầy đủ và đúng đắn (Phí Thị Hiếu, 2017). Yếu tố gia đình Hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em thường xuất hiện ở những gia đình không hòa thuận, có bạo lực, gia đình mà mối quan hệ gia đình lỏng lẻo và có người nghiện rượu hoặc ma túy (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sự nghèo đói, lạc hậu, không có điều kiện để chăm sóc, quản lý giáo dục trẻ em, thường xuyên để các em ở nhà một mình hoặc là gửi các em ở những đối tượng không đáng tin cậy sẽ tạo điều kiện để tội phạm xâm hại trẻ em (Trần Thị Thu Hiền, 2017). Mặc khác, trong trường hợp nếu như trẻ bị xâm hại tình dục thì gia đình lại ngại tố cáo, cho qua vì sợ tai tiếng, mặc cảm điều đó vô tình đã tiếp tay cho tội phạm thoát tội và tiếp tục phạm tội (Phí Thị Hiếu, 2017). Yếu tố giáo dục
  • 12. 10 Việc giáo dục giới tính trong nhà trường đang là vấn đề gây tranh cãi. Hiện nay các nội dung giáo dục giới tính đã được đưa vào một phần trong giáo dục nhà trường, song chỉ dừng lại ở mức “giới thiệu” cùng với đó là dạy xen kẽ trong các môn sinh học, giáo dục công dân. Vì thế mà nhiều học sinh chưa hiểu một cách sâu sắc về giới tính, do đó mà tạo cho các em cảm giác tò mò hơn về vấn đề này (Trần Văn Thưởng, 2018). Vấn đề giáo dục giới tính cũng như là giáo dục cho các em biết cách tự bảo vệ mình còn bị coi nhẹ, chưa được chú trọng ngay khi các em đang học mẫu giáo hay tiểu học. Các trường mẫu giáo, tiểu học hiện nay chủ yếu chú trọng trong việc day chữ hơn là dạy người, do đó trẻ em yếu kém trong các kỹ năng tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại tình duc (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Yếu tố xã hội Công tác quản lý các loại hình dịch vụ, băng đĩa, văn phẩm đồi trụy thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim hay sách truyện có nội dung bạo lực, khiêu dâm vẫn được trình chiếu và bán trên thị trường. Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương còn thiếu sự thống nhất, thiếu đồng bộ và kiên quyết (Phí Thị Hiếu, 2017). Bên cạnh đó, do lối sống buông thả, suy đồi đạo đức có ham muốn dục vọng cá nhân thấp hèn, mất nhân tính, những việc làm tiêu cực của người lớn cũng ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội đối với trẻ em (Nguyễn Thị Đào, 2014). Ngoài ra, tình trạng mù chữ, nạn thất học, không có việc làm, không hiểu biết pháp luật, coi thường pháp luật cũng gây nên những hành vi xâm hại tình dục trẻ em (Đinh Thị Vân Anh, 2014). 2.6. Hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em 2.6.1. Về phía nạn nhân Xâm hại tình dục trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với nạn nhân trên nhiều phương diện (Child Safe Tourism, 2014). 2.6.1.1. Về mặt thể chất
  • 13. 11 Khi trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ để lại những hậu quả có thể thấy được ngay ở trẻ em như những vết bầm tím xuất hiện do phản kháng lại hành vi xâm hại tình dục bằng bạo lực. Đối với trẻ em nhỏ thì chảy máu nặng do rách âm đạo, trực tràng, các tổn thương ở bộ phận sinh dục, nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, giang mai, viêm gan, … Đối với trẻ lớn hơn, sau khi bị xâm hại thì trẻ có nguy cơ có thai khi còn quá nhỏ (Trần Thị Nga, 2018). Do tình dục không an toàn, hậu quả có thể để lại ở việc mang thai ngoài ý muốn. Với những trường hợp này, sức khỏe sinh sản của trẻ trong tương lai rất mong manh, khó khăn. Ngoài ra, sau khi bị xâm hại tình dục trẻ sẽ bị rối loạn tình dục khi trưởng thành và nghiêm trọng hơn là có xu hướng tình dục đồng giới và có khả năng trở thành người mại dâm chuyên nghiệp hay quan hệ tình dục bừa bãi (Nguyễn Văn Điền, 2017). 2.6.1.2. Về mặt tâm lý Sau khi bị xâm hại tình dục trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý đến suốt cuộc đời. Nhiều trẻ có sự hoảng loạn, nặng hơn là xuất hiện ảo giác bệnh lý như luôn có cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra hình ảnh thủ phạm hay tiếng nói của họ, rối loạn giấc ngủ, mặc cảm và luôn cảnh giác với mọi người xung quanh (Phí Thị Hiếu, 2017). Trẻ thường cho rằng mình là kẻ thất bại và có nguy cơ trở thành tội phạm khi trưởng thành(Trần Thị Nga, 2018). Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị tâm lý kịp thời sau khi bị xâm hại thì rất dễ bị ám ảnh lâu dài và sau khi lớn lên có thể trở thành người đi xâm hại tình dục trẻ em khác (Đinh Thị Vân Anh, 2014). Bên cạnh đó, sau khi bị xâm hại tình dục trẻ sẽ có nguy cơ trầm cảm, suy giảm năng lực trí tuệ, … hoặc có thể tìm đến cái chết do bị sốc về mặt tinh thần (Phí Thị Hiếu, 2017). Điều đáng ngại là không phải lúc nào trẻ bị xâm hại tình dục cũng thể hiện ra bên ngoài, cơn sang chấn tâm lý phải sau nhiều năm mới thể hiện ra. Nhiều trẻ đã từng bị xâm hại tình dục có xu hướng tiếp tục bị lạm dụng kể cả khi đã trưởng thành (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012). Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi còn quá nhỏ, trẻ có thể lớn lên và tin rằng tình dục là cách duy nhất để thể hiện cảm xúc và an toàn. Nếu
  • 14. 12 không được hỗ trợ và giúp đỡ để có thể tự hàn gắn từ xâm hại, những trẻ em bị xâm hại có thẻ trở thành những người đi xâm hại (Trần Thị Nga, 2018). 2.6.2. Về phía gia đình Khi bị xâm hại, gia đình của những trẻ bị xâm hại có thể sống trong sự sợ hãi, lo lắng rằng trẻ sẽ có thể tiếp tục trở thành nạn nhân, một số gia đình khác thì có thái độ mặc cảm, xấu hổ với hàng xóm, họ hàng, … Chính những điều trên sẽ gây ra bầu không khí tâm lý căng thẳng, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Bên cạnh đó, hậu quả của xâm hại tình dục trẻ em còn là những tổn thất về kinh tế cho gia đình nạn nhân trong việc khám chữa và phục hồi sức khỏe cho các em (Nguyễn Thị Đào, 2014). 2.6.3. Về phía xã hội Xâm hại tình dục trẻ em có tác động lớn đến đạo đức xã hội, đi ngược lại với những giá trị văn hóa đời sống của con người (Vũ Thị Thanh Nga, 2018). Hành vi xâm hại tình dục trẻ em gây rối trật tự an ninh xã hội, làm gia tăng tệ nạn xã hội và làm ảnh hưởng đến tâm lý của các cá nhân trong cộng đồng. Bên cạnh đó xâm hại tình dục còn để lại gánh nặng cho cộng đồng và xã hội về vật chất và tinh thần đối với việc phục hồi sức khỏe và tâm lý cho nạn nhân, cùng với chi phí điều tra, xử lý và đền bù do các vụ án gây ra (Phí Thị Hiếu, 2017). Xâm hại tình dục trẻ em ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển lâu bền của đất nước. Trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ khó có đủ điều kiện sức khỏe và học tập tốt để sau này tham gia lao động, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể trở thành một trong những vấn nạn xã hội tăng lên theo cớ chế lây lan, tạp nhiễm hành vi xấu của những đối tượng có trình độ nhận thức kém trong xã hội, khiến họ trở thành những kẻ xâm hại, kẻ phạm tội mà không ý thức rõ hành vi của mình (Trần Thị Thu Hiền, 2014). 3. Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
  • 15. 13 Từ tổng quan các nghiên cứu trên có thể thấy: các nghiên cứu và công trình nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em đã được tiếp cận dưới các góc độ khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng xâm hại tình dục cũng như xâm hại tình dục trẻ em hiện nay, những vấn đề cơ bản có liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em như khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả và cung cấp những kiến thức, thông tin để ngăn chặn, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung đi sâu nghiên cứu nhận thức của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói riêng về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Trong khi sinh viên lại là lực lượng tri thức trẻ, có thể dẫn đầu cho các phong trào phòng chống vấn nạn này. Nhưng lại chưa có đề tài nào nghiên cứu nhằm đánh giá, phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên về hành vi xâm hại tình dục trẻ em và đề xuất các giải pháp nhằm tăng nhận thức của sinh viên. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Thiết kế nghiên cứu Với đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế theo định lượng, thu thập thông tin bằng cách khảo sát bằng bảng câu hỏi. Lý do sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng vì: - Với mục tiêu mà nghiên cứu đề ra là tìm hiểu nhận thức của sinh viên về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, do đó để lượng hóa được thông tin thì việc sử dụng nghiên cứu định lương là hợp lý nhất. - Để phân tích dữ liệu nhằm xác định mức độ nhận thức của sinh viên về hành vi xâm hại tình dục trẻ em cần một lượng lớn thông tin mà nghiên cứu định lượng thì có thể thỏa mãn được. - Do thực hiện trên dân số đông, sử dụng nghiên cứu định lượng có thể khái quát hóa cho dân số nghiên cứu. 2. Chọn mẫu 2.1. Vài nét về khách thể và phạm vi nghiên cứu Với tiền thân là Trường Huấn Nghiệp Gò Vấp do các tu sĩ thành lập, trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã có sứ mệnh cao cả là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên
  • 16. 14 môn cao, có kỹ năng tiếp cận với thực tiễn và chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra giá trị vật chất và tinh thần phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành Công Thương và của đất nước môt cách có hiệu quả. Với sứ mệnh ấy, Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nay đã trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học lớn tại Việt Nam. Đến nay, trường đã có 17 khoa và 3 viện được chia thành 2 khối chính: khối kinh tế và khối công nghệ. Trường đào tạo theo nhiều cấp khác nhau từ cao đẳng đến tiến sỹ. Trong đó, hệ đại học chiếm số lượng cao nhất. Sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ham học hỏi, tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và tích lũy cho mình hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ năng chuyên môn. Phong trào rèn luyện nghiệp vụ được sinh viên tham gia hăng hái. Các phong trào tình nguyên, hiến máu nhân đạo, … luôn được mọi sinh viên tham gia một cách nhiệt tình. Số sinh viên tham gia các câu lạc bộ trong và ngoài trường chiếm tỷ lệ cao và hoạt động trong sự hình thành phẩm chất và năng lực cần thiết. 2.2. Chiến lược chọn mẫu Nhóm nghiên cứu sẽ chọn sinh viên đang theo học tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thuộc bậc đại học. Với dân số khoảng 28.834 sinh viên. Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng chiến lược chọn mẫu phi xác xuất – chọn mẫu định mức. Dân số nghiên cứu sẽ được chia thành 2 nhóm theo giới tính: thứ nhất là nhóm sinh viên nữ, thứ hai là nhóm sinh viên nam. Lý do mà nhóm nghiên cứ chọn chiến lược này vì: - Số lượng sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đông, không thể có danh sách từng sinh viên mà phương pháp này không đòi hỏi phải có thông tin về khung mẫu, do đó mà ít tốn kém, ít tốn thời gian. - Việc định mức tiêu chí giới tính giúp nhóm lấy được dữ liệu chính xác hơn cho việc kết luận giả thuyết về mức độ quan tâm giữa sinh viên nam và sinh viên nữ đối với vấn đề nghiên cứu.
  • 17. 15 - Thuận tiện cho việc tiếp cận sinh viên có đầy đủ đặc điểm phù hợp với hai điều kiện trên và có thể khảo sát ngay cả những bạn chung lớp. Kích cỡ mẫu được nhóm nghiên cứu xác định dựa trên kích cỡ của tổng thể nghiên cứu. Dựa vào bảng tính kích cỡ mẫu được hiệu chỉnh từ Johnson & Christensen (2014). Với dân số hơn 28.000, dựa vào bảng bên dưới kích thước mẫu tối thiểu là 377, cùng với việc tránh rủi ro khi thực hiện khảo sát, số lượng phiếu thu về không đạt yêu cầu thì nhóm đã quyết định chọn kích cỡ mẫu là 400 sinh viên. Trong đó bao gồm 200 sinh viên nam và 200 sinh viên nữ thuộc bậc đại học đang theo học tại trường. (Johnson & Christensen, 2014. Education Reasearch. Quantitative, Quanlitative an Mixed Research. London: Sage Publication, Inc, p.267). 3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Với mục đích là thu thập các thông tin, số liệu, dữ liệu để xác định thực trạng nhận thức của sinh viên và những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng những câu hỏi đóng và mở với nhiều dạng phương án trả lời để khảo sát các bạn sinh viên. Đầu tiên dựa vào các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, nhóm sẽ tiến hành tạo bảng xây dựng câu hỏi khảo sát với những câu hỏi và phương án trả lời tương ứng. Sau đó, dựa vào bảng xây dựng câu hỏi đó, nhóm sẽ tiến hành lập phiếu khảo sát một cách hoàn chỉnh. N n N n N n N n N n 10 10 150 86 1.000 278 4.000 351 50.000 381 20 19 200 132 1.500 306 5.000 357 100.000 384 50 44 300 169 2.000 322 10.000 370 1.000.000 384 100 80 500 217 3.000 341 20.000 377 500.000.000 384
  • 18. 16 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.1.1. Khảo sát bằng phiếu câu hỏi Đối với mục tiêu 1 và mục tiêu 2: - Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. - Mục tiêu 2: Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Ở hai mục tiêu này, thì nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi. Được tiến hành với 200 sinh viên nam và 200 sinh viên nữ thuộc bậc đại học tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu dự kiến tiến hành khảo sát vào ngày 10/02/2020 đến ngày 10/03/2020. Nhóm nghiên cứu sẽ phát phiếu cho các bạn sinh viên ở khuôn viên của Trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM và dành thời gian cho các bạn trả lời. Sau đó thu lại phiếu, kiểm tra số phiếu và chuyển sang bước xử lý và phân tích dữ liệu. Lý do nhóm sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi là: Thứ nhất, nhóm sẽ thu được một lượng lớn thông tin mà không cần nhiều thời gian và chi phí. Thứ hai, do chỉ phát phiếu và thu về nên nhanh chóng sẽ có được kết quả. Thứ ba, kết quả sẽ khái quát hóa cho dân số nghiên cứu. 4.1.2. Xử lý và phân tích dữ liệu Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ phải xử lý và phân tích dữ liệu nhằm tìm ra những thông tin cần thiết để trẳ lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình, để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu. Từ các dữ liệu thô mà nhóm thu thập được qua quá trình khảo sát, nhóm sẽ kiểm tra lại các phiếu khảo sát đã được điền đầy đủ thông tin hay chưa, sau đó sẽ chuyển hóa các câu trả lời sang dạng số để có thể nhập liệu và xử lý và được thực hiện trên phần mềm Excel 2010.
  • 19. 17 Sau khi chuẩn bị xong dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và sử dụng các phương pháp thông kê sau: Phương pháp thống kê mô tả sẽ được sử dụng để tính giá trị trung bình (mean), những yếu tố thường xuyên xuất hiện nhất (mode), tỷ lệ phần trăm,… Kết quả sẽ thể hiện được thực trạng mức độ nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM như thế nào và những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên. Phương pháp thống kê suy luận: Nhóm sẽ sử dụng phương pháp so sánh trung bình (T- test) để so sánh nhận thức của sinh viên dựa vào giới tính. Từ đó có thể kết luận chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu (Sinh viên nữ quan tâm nhiều hơn sinh viên nam) mà nhóm đã nêu ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nhóm sẽ tiến hành thu thập, hệ thống hóa và xử lý các nguồn tài liệu đã có từ các sách, báo, tạp chí; Các đề tài, luận văn nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài,… Trên cơ sở tài liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích, chọn lọc, tham khảo các kết quả đó để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu ở phần tổng quan tài liệu. Các tài liệu được sử dụng trong đề tài, đều được trích nguồn, liệt kê rõ ràng ở phần danh mục tài liệu tham khảo. Nhóm cũng sẽ dùng phương pháp này để thực hiện mục tiêu số 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về xâm hại tình dục trẻ em. Để đạt được mục tiêu này, nhóm sẽ kết hợp những kết quả của quá trình nghiên cứu cùng với cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên về hành vi xâm hại tình dục trẻ em và điều kiện thực tế của trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM, từ đó đề xuất ra những giải pháp hợp lý. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Gồm 6 chương chủ yếu sau: Chương 1: Mở đầu
  • 20. 18 Ở chương này, nhóm sẽ trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, những điểm nổi bật của đề tài. 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 1.4. Giả thuyết nghiên cứu 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu 1.6. Cấu trúc của luận văn Chương 2: Cơ sở lý luận về xâm hại tình dục trẻ em Trình bày các khái niệm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em và lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến xâm hại tình dục và xâm hại tình dục trẻ em. Bao gồm các tiểu mục: 2.1. Các khái niệm cở bản 2.2. Lịch sử nghiên cứu về hành vi xâm hại tình dục trẻ em 2.2.1. Định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em 2.2.2. Đối tượng có nguy cơ bị xâm hại tình dục 2.2.3. Hình thức của hành vi xâm hại tình dục trẻ em 2.2.4. Thủ phạm và địa điểm 2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em 2.2.6. Hậu quả Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu cụ thể đã đề ra. 3.1. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu 3.2. Quy trình nghiên cứu 3.3. Phương pháp chọn mẫu
  • 21. 19 3.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này sẽ mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu. Kết luận rằng chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết. 4.1. Phân tích thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. 4.2. Kết quả nghiên cứu 4.3. Thảo luận Chương 5: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP. HCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em Từ kết quả nghiên cứu nhóm sẽ đề xuất một số giải pháp có thể thực hiện được để nâng cao nhận thức của sinh đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Chương 6: Kết luận và kiến nghị Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu được tìm ra, gợi ý một số chính sách. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. 6.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu 6.2. Kiến nghị 6.3. Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 6.4. Kết luận KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sẽ được tiến hành bắt đầu từ 10/2019 đến tháng 7/2020 với bảng kế hoạch bên dưới:
  • 22. 20 ST T Công việc Thời gian thực hiện 9 tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Viết đề cương nghiên cứu 2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 3 Bảo vệ đề cương và đợi đề cương được duyệt 4 Tiến hành khảo sát 5 Xử lý và phân tích dữ liệu 6 Viết luận văn 7 Bảo vệ luận văn
  • 23. 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục trong nước 1. Thanh Đỗ (2015). Xâm hại tình dục ở trẻ em – Nguyên nhân và các giải pháp phòng chống. Hà Nội ngày, 17/04/2015. Tổ chức trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children’s Foundation). 2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004). Điều 1, Luật số 25/2004/QH11 quy định các quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hà Nội, 15/06/2004. 3. Trần Thị Nga (2018). Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Luận văn Thạc sĩ công tác xã hội. Trường Đại học Lao động – Xã hội. 4. Child Safe Tourism (2014). Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Hà Nội. Cơ quan Hỗ trợ phát triển Úc (AusAID) và Tổ chức tầm nhìn thế giới (World Vision). 5. Vũ Thị Thanh Nga (2018). Vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay và sự cần thiết của hoạt động tham vấn tâm lý tại trường học. Bài dự thi viết về bình đẳng giới. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 6. Đinh Thị Vân Anh (2014). Trẻ em bị xâm hại tình dục. Báo cáo xã hội học. Trường Đại học Lao động – Xã hội. 7. Nguyễn Tuấn Thiện (2015). Các tội phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Luật học. Đại học quốc gia Hà Nội khoa Luật. 8. Đỗ Thị Huế (2018). Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ Trường THCS Bắc Hồng Đông Anh – Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ công tác xã hội. Trường Đại học Lao động – Xã hội. 9. Trần Thanh Nguyên (2007). Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 10.Bùi Hiền và cộng sự (2001). Từ điển Giáo dục học. Hà Nội: Nhà xuất bản từ điển Bách khoa.
  • 24. 22 11.Nguyễn Thị Tâm (2008). Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 12. Trần Thị Cẩm Nhung (2012). Một số cách tiếp cận nghiên cứu xâm hại tình dục trẻ em qua các nghiên cứu nước ngoài. Báo nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 6. 13.Luật trẻ em (2016). Luật số 102/2016/QH13 quy định về quyền, bổn phận; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Hà Nội, 05/04/2016. 14.Nguyễn Thị Đào (2014). Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác xã hội, Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II, trang 245. Đại học Thăng Long. 15.Nguyễn Văn Điền (2017). Một số khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Tạp chí Toàn án nhândân [e – journal] < https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-kho-khan-va-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-cong- tac-dau-tranh-phong-chong-toi-pham-xam-hai-tinh-duc-tre-em> [26/11/2019]. 16.Trần Văn Thưởng (2018). Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Đông Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa. Luận án Tiến sĩ Luật học. Học Viện Khoa học xã hội. 17.Phí Thị Hiếu (20170. Một số vấn đề xâm hại trẻ em. Tạp chí thiết bị giáo dục, Số 153. 18.Trần Thị Thu Hiền (2014). Nguyên nhân phạm tội xâm hại tình dục trẻ em và biện pháp phòng ngừa.<http://vienkiemsatquangbinh.gov.vn/index.php/vi/news/Kiem-sat-vien- viet/Nguyen-nhan-cua-toi-pham-xam-hai-tinh-duc-tre-em-va-mot-so-bien-phap-dau-tranh-phong- ngua-225/>. [Ngày truy cập: 8/11/2019].
  • 25. 23 MỤC LỤC PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM Nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TPHCM về hành vi xâm hại tình dục trẻ em, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây và bổ sung những ý khác (nếu có) PHẦN I – THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên (không bắt buộc):....................................................................................................... Bạn đang học chuyên ngành: .................................................................................................... Giới tính của bạn là?  NAM  NỮ PHẦN II- NỘI DUNG Bạn hãy đánh dấu tích vào ô  theo suy nghĩ của bạn: Câu hỏi: 1. Bạn quan tâm đến các tin tức về xâm hại tình dục ở trẻ em đến mức độ nào?  Rất quan tâm  Quan tâm  Ít quan tâm  Không quan tâm 2. Bạn thường tìm hiểu thông tin về xâm hại tình dục về trẻ em đến mức độ nào?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không tìm hiểu
  • 26. 24 3. Theo bạn, câu nào dưới đây bạn cho là đúng nhất khi nói về khái niệm ‘xâm hại tình dục’ ?  Xâm hại tình dục là hành vi tình dục không tự nguyện.  Xâm hại tình duc là hành động trong đó một người đụng chạm tới người khác mà không có sự đồng thuận của người đó.  Xâm hại tình dục là hành vi lôi kéo, cưỡng bức người khác vào hoạt động tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình.  Xâm hại tình dục là một hành động là hành động đụng chạm tới người khác mà không có sự đồng thuận, hoặc ép buộc tinh thần hoặc dùng sức ép một người tham gia vào hành vi trái ngược với nguyện vọng. 4. Theo bạn, xâm hại tình dục trẻ em là gì?  Là tất cả các hành vi dụ dỗ, xúi bẩy, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi mang tính chất tính dục không phù hợp với lứa tuổi của các em.  Là việc người lớn dùng vũ lực đe dọa, ép buộc trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục làm tổn thương thể xác lẫn tinh thân của trẻ em.  Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi đối xử tệ bạc, lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay có khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm hay sự phát triển của trẻ em, làm cho trẻ bi khủng hoảng tinh thần trong thời gian dài. 5. Theo bạn những biểu hiện nào dưới dây là hành vi xâm hại tình dục trẻ em? (có thể trả lời nhiều phương án) A. Xâm hại tình dục bằng cách không đụng chạm  Dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ quen với tình dục  Chửi bới, đe dọa trẻ ở trường học  Cho trẻ chơi những đồ chơi tình dục  Nhìn trộm trẻ trong khi thay quần áo hoặc khi tắm  Có những lời nói xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm trẻ  Phô bày bộ phận sinh dục của mình trước mặt trẻ B. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm
  • 27. 25  Kiểm soát mọi hoạt động của trẻ  Sờ vào vùng kín của trẻ  Hôn hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục  Ép buộc trẻ quan hệ tình dục  Bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc trẻ lớn hơn.  Ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm  Ép trẻ quan hệ qua đường hậu môn Ý kiến khác (nếu có) :……………… 6. Theo bạn, những đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em thường là ai?  Người hay tiếp xúc với nạn nhân (Hàng xóm, người thân,..)  Người nhà  Người lạ  Đối tượng khác 7. Theo bạn, những địa điểm nào có khả năng xảy ra hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em?  Nơi hẻo lánh  Công viên  Nhà nạn nhân hoặc xung quanh nhà  Trường học  Nơi khác ............................................................................................. 8. Hiện nay có rất nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mà thủ phạm là người thân trong gia đình, hãy cho biết suy nghĩ của bạn về hành vi này?  Là điều không thể chấp nhận được, cần được cần nghiêm trị thủ phạm.  Cần lên án hành vi này nhưng bỏ qua cho thủ phạm vì đó là người thân.  Chỉ cần răn đe thủ phạm  Không qua tâm đến vấn đề này 9. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới hành vi xâm hại tình dục trẻ em, bạn hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu 
  • 28. 26 NGUYÊN NHÂN Ý KIẾN Đồng ý Phân vân Không đồng ý Do trẻ còn nhỏ, chưa biết cách bảo vệ chính bản thân. Trẻ thiếu nhận thức, kiến thức về các vấn đề và các mối nguy hiểm từ việc xâm hại tình dục. Do bố mẹ bỏ mặc không chăm lo con cái. Do gia đình và nhà trường không giáo dục cho trẻ về cách bảo vệ bản thân . Do những trò chơi, thông tin trên mạng có tính khiêu dâm. Do đặc điểm sinh học và nhận thức lệch lạc của chính bản thân thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em. Ý kiến khác (nếu có): 10.Theo bạn, hậu quả mà hành vi xâm hại tình dục trẻ em gây ra là gì?  Trẻ bị tổn thương về thể chất, tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai  Trẻ khó hòa nhập với xã hội  Bị nhiễm các bệnh xã hội ,bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS  Mang thai ngoài ý muốn  Ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của các thành viên trong gia đình  Suy thoái đạo đức xã hội, đi ngược lại với giá trị văn hóa đời sống 11. Bạn hãy cho ý kiến của mình về những biện pháp góp phần phòng chống vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em?
  • 29. 27 12. Hãy cho biết mức độ quan tâm của bạn đối với hoạt động phòng chống xâm hại tình dục trẻ em như thế nào? Hoạt động Mức độ quan tâm Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Tự tìm hiểu thông tin trên mạng Internet, các phương tiện truyền thông, sách, báo…để nâng cao nhận thức cho bản thân BIỆN PHÁP Ý KIẾN Đồng ý Phân vân Không đồng ý A. Đối với giađình Trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cần thiết về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Hạn chế để trẻ ở một mình với người lạ nơi vắng vẻ. Không cho trẻ tiếp xúc với những ấn phẩm , trò chơi, thông tin trên Internet có tính chất khiêu dâm. B. Đối với nhà trường Tổ chức các buổi giáo dục kỹ năng sống về chủ đề phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ. Đẩy mạnh hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ C. Đối với xã hội Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của giáo dục giới tính cho trẻ. Cần có những chế tài, hình thức xử lý nghiêm minh và đủ sức răn đe với những đối tượng xâm hại tình dục trẻ em. Ý kiến khác (nếu có):
  • 30. 28 Tham gia các hoạt động tuyên truyền cho phụ huynh, trẻ em (vẽ tranh, đóng kịch…) về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Tham gia các lớp học phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo với chủ đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Tham gia các buổi tập huấn về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Ýkiếnkhác:…………………………………… ………........... 13.Các yếu tố nào sau đây mà bạn cho rằng nó ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về hành vi xâm hại tình dục trẻ em?  Internet, các phương tiện truyền thông, sách, báo…  Các hoạt động tuyên truyền (vẽ tranh, đóng kịch,…) về nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.  Các lớp học phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.  Buổi tọa đàm, hội thảo với chủ đề phòng chống xâm hại tình dục trẻ em  Yếu tố khác: ...................................................................................................... 14.Bạn hãy đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau tới nhận thức của bạn về hành vi xâm hại tình dục trẻ em:
  • 31. 29 Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn! CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Không ảnh hưởng Các phương tiện truyền thông( Internet, sách báo, tivi,…) Thái độ của những người xung quanh về hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Nội dung giáo dục giáo tính trong nhà trường. Các buổi thảo luận, tọa đàm, hội thảo về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Ý kiến khác (nếu có):